chuyện ông cả đánh Đức thầy - wordpress.com...nhưng suốt cả buổi trời, đội...

2
Một hôm các tín đồ tựu hội về Tổ Đình, Đức Thầy nhìn ông Cả mà nhắc nhở rằng: - Sau này có một lúc tôi đi xa; vậy khi tôi xa vắng tín đồ, ông Cả hãy làm ông từ đốt nhang ở tổ đình, ai có phong cho chức tước gì cũng đừng nhận. Phải nhớ là làm ông từ đốt nhang tổ đình thôi. Ông Cả hỏi Thầy: - Thầy nói sau này Thầy vắng mặt một thời gian, rồi khi nào Thầy sẽ trở về ? Đức Thầy trầm ngâm một chút rồi nhìn thẳng vào mặt ông Cả mà đáp: - Chừng tôi trở về, chắc chắn là ông Cả sẽ đánh tôi. Nghe Thầy nói vậy, ai cũng tưởng Thầy nói cho ông Cả vui chơi thôi. Quả thật là ngày 16-4-1947, Đức Thầy họp với Bửu Vinh ở Đốc Vàng, và Thầy ra đi vắng bóng biền biệt, để lại lá thơ cuối cùng như sau: Mỗi lần đọc lá thơ Thầy để lại, ai cũng ngậm ngùi thương nhớ Thầy khôn ngui. Ai cũng hết dạ chờ mong ngày Thầy sẽ trở về như Thầy đã hứa với tín đồ. Mãi sau này tới thời Đệ Nhị Cộng Hòa, chánh quyền phong cho ông Cả giữ chức cố vấn, ông Cả vui vẻ nhận, được lương bổng và lính bảo vệ thật oai nghi. Ông Cả cảm thấy mình có phong độ của một ông quan, có lương, có phẩm hàm, đi hội họp trên tỉnh quận có lính hầu bảo vệ, khí phách hiên ngang lẫm liệt. Quả là vinh quang biết mấy! Nhưng vinh quang phẩm hàm chức tước gì cũng không bằng ngày vui mừng đón Thầy trở về bằng xương bằng thịt. Một bữa trưa, đội bảo vệ canh vòng quanh Tổ đình, cô Năm {em Đức Thầy} đang ngồi ở bộ ván ngựa nhà trước, ông Cả ngủ trưa trong phòng. Bỗng có một cô gái lạ hối hả đi xồng xộc vào nhà và hỏi cô Năm: - Cô Năm cho tôi gặp ông Cả gấp! Cô Năm hỏi lại: - Cô là ai mà muốn gặp cha tôi. Gặp có chuyện gì? - Chuyện gấp lắm!- Cô gái lạ vừa nói vừa đi nhanh vào phòng ông Cả đang ngủ. Ông Cả đang say giấc ngủ trưa, bỗng bị cô gái lạ nắm mấy ngón chân lay ông dậy. Ông nghĩ con gái nhà ai mà dám cả gan đánh thức giấc ngủ của ông, ông hầm hầm giận dữ vội bước xuống lấy roi mây hét: - Mầy là con nhà ai mà dám cả gan vô phòng phá giấc ngủ của ông. Nằm xuống ông đánh ba roi cho bỏ tật. Mỗi roi đánh xuống mông cô gái, ông Cả đều nghiến răng gằn giọng: - Bỏ tật nghe chưa, bỏ tật nghe chưa… Cô gái riu ríu nằm cho ông Cả đánh 3 roi xong rồi hối hả ra đi. Sau đó ông cả trở lại giường dỗ giấc ngủ, nhưng cảm thấy bức rức ngủ không được. Rồi bỗng dưng ông Cả hoảng hốt khi nhớ lại ngày xưa Thầy có nói là khi Thầy trở về bị ông Cả đánh đòn. Thế là ông Cả vội vã lên nhà trước nói với cô Năm: Chuyn ông Cđánh Đức Thy

Upload: others

Post on 24-Dec-2019

8 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: Chuyện ông Cả đánh Đức Thầy - WordPress.com...Nhưng suốt cả buổi trời, đội bảo vệ và bà con tín đồ lùng sục khắp nơi không ai thấy tông

Một hôm các tín đồ tựu hội về Tổ Đình, Đức Thầy nhìn ông Cả mà nhắc nhở rằng: - Sau này có một lúc tôi đi xa; vậy khi tôi xa vắng tín đồ, ông Cả hãy làm ông từ đốt nhang ở tổ đình, ai có phong cho chức tước gì cũng đừng nhận. Phải nhớ là làm ông từ đốt nhang tổ đình thôi. Ông Cả hỏi Thầy: - Thầy nói sau này Thầy vắng mặt một thời gian, rồi khi nào Thầy sẽ trở về ? Đức Thầy trầm ngâm một chút rồi nhìn thẳng vào mặt ông Cả mà đáp: - Chừng tôi trở về, chắc chắn là ông Cả sẽ đánh tôi. Nghe Thầy nói vậy, ai cũng tưởng Thầy nói cho ông Cả vui chơi thôi. Quả thật là ngày 16-4-1947, Đức Thầy họp với Bửu Vinh ở Đốc Vàng, và Thầy ra đi vắng bóng biền biệt, để lại lá thơ cuối cùng như sau: Mỗi lần đọc lá thơ Thầy để lại, ai cũng ngậm ngùi thương nhớ Thầy khôn ngui. Ai cũng hết dạ chờ mong ngày Thầy sẽ trở về như Thầy đã hứa với tín đồ.

Mãi sau này tới thời Đệ Nhị Cộng Hòa, chánh quyền phong cho ông Cả giữ chức cố vấn, ông Cả vui vẻ nhận, được lương bổng và lính bảo vệ thật oai nghi. Ông Cả cảm thấy mình có phong độ của một ông quan, có lương, có phẩm hàm, đi hội họp trên tỉnh quận có lính hầu bảo vệ, khí phách hiên ngang lẫm liệt. Quả là vinh quang biết mấy! Nhưng vinh quang phẩm hàm chức tước gì cũng không bằng ngày vui mừng đón Thầy trở về bằng xương bằng thịt.

Một bữa trưa, đội bảo vệ canh vòng quanh Tổ đình, cô Năm {em Đức Thầy} đang ngồi ở bộ ván ngựa nhà trước, ông Cả ngủ trưa trong phòng. Bỗng có một cô gái lạ hối hả đi xồng xộc vào nhà và hỏi cô Năm: - Cô Năm cho tôi gặp ông Cả gấp! Cô Năm hỏi lại: - Cô là ai mà muốn gặp cha tôi. Gặp có chuyện gì? - Chuyện gấp lắm!- Cô gái lạ vừa nói vừa đi nhanh vào phòng ông Cả đang ngủ. Ông Cả đang say giấc ngủ trưa, bỗng bị cô gái lạ nắm mấy ngón chân lay ông dậy. Ông nghĩ con gái nhà ai mà dám cả gan đánh thức giấc ngủ của ông, ông hầm hầm giận dữ vội bước xuống lấy roi mây hét: - Mầy là con nhà ai mà dám cả gan vô phòng phá giấc ngủ của ông. Nằm xuống ông đánh ba roi cho bỏ tật. Mỗi roi đánh xuống mông cô gái, ông Cả đều nghiến răng gằn giọng: - Bỏ tật nghe chưa, bỏ tật nghe chưa… Cô gái riu ríu nằm cho ông Cả đánh 3 roi xong rồi hối hả ra đi. Sau đó ông cả trở lại giường dỗ giấc ngủ, nhưng cảm thấy bức rức ngủ không được. Rồi bỗng dưng ông Cả hoảng hốt khi nhớ lại ngày xưa Thầy có nói là khi Thầy trở về bị ông Cả đánh đòn. Thế là ông Cả vội vã lên nhà trước nói với cô Năm:

Chuyện ông Cả đánh Đức Thầy

Page 2: Chuyện ông Cả đánh Đức Thầy - WordPress.com...Nhưng suốt cả buổi trời, đội bảo vệ và bà con tín đồ lùng sục khắp nơi không ai thấy tông

- Năm à, cha nghi quá! Cô Năm hỏi: - Cha nghi chuyện gì? Ông Cả đáp: - Cha nghi cô gái vô phòng cha hồi nãy chính là Đức Thầy trở về. Cô Năm giựt mình nói: - Phải rồi, hồi nãy cô gái mới vô nhà, gọi con là cô Năm. Chỉ có Đức Thầy mới gọi con là cô Năm như vậy thôi. Ông Cả mếu máo nói với cô Năm:

- Hồi xưa Thầy có nói là khi Thầy trở về cha đánh Thầy. Phải rồi. Bây giờ làm sao mà gặp lại Thầy để xin sám hối! Sau đó ông Cả luýnh quýnh ra lịnh cho đội bảo vệ tức tốc tìm cô gái ấy. Nhưng suốt cả buổi trời, đội bảo vệ và bà con tín đồ lùng sục khắp nơi không ai thấy tông tích cô gái ấy ở đâu. Ôi lỡ tay cầm roi đánh Đức Thầy rồi, bây giờ biết Thầy ở đâu mà xin sám hối tạ tội. Rồi sau hôm đó, ông Cả quyết tâm sám hối bằng cách xin từ chức cố vấn, chỉ ở Tổ đình đốt nhang bái sám.

Khi ra đi, Thầy có để lại lá thơ dặn dò tín đồ kỹ lưỡng, bảo phải triệt để tuân lịnh Thầy. Và trong quyển sấm giảng đầu viết năm 1939, Thầy căn dặn tín đồ đừng ham làm chức tước gì hết, ai cãi lời Thầy sẽ bị cảnh lao tù:

Đừng ham làm chức nắc nia, Ngày sau như khóa không chìa dân ôi!*

Tu hành như thể thả trôi, Nay lở mai bồi chẳng có thiềng tâm.

Mưu sâu thì họa cũng thâm, Ngày sau sẽ biết thú cầm chỉn ghê.

Hùm beo tây tượng bộn bề, Lại thêm ác thú mãng xà rít to.

Bá gia ai biết thì lo, Gác tai dèm siểm đôi co ích gì.

Hết Tây rồi đến Huê Kỳ,* tướng Pháp de Castries Sưu cao thuế nặng vậy thì thiết tha!* Tướng Mỹ Westmoreland

Dân nay như thể không cha, Chẳng ai dạy dỗ thiệt là thảm thương!

(Khuyên Người Đời Tu Niệm, Đức Thầy Huỳnh Giáo Chủ viết ở Hòa Hảo năm Kỷ Mão 1939)

* Cụm từ “khóa không chìa”, ám chỉ vào tù {trại cải tạo}, không biết ngày nào ra tù. * Câu sấm: “Hết Tây rồi đến Huê Kỳ” ám chỉ khi Tây thua trận Điện Biên Phủ, thì Mỹ âm mưu đổ quân vào Việt Nam, bùng nổ cuộc chiến tranh tàn khốc hơn. * Cụm từ “Sưu cao thuế nặng”, là ban ngày VNCH thâu thuế, ban đêm chiến binh du kích VC lại thu thuế, dân chịu 2 lần thuế: gọi là “thuế nặng”, một cổ chịu 2 tròng. * Qua đoạn sấm ngắn gọn, Đức Huỳnh Giáo Chủ tiên tri quân Mỹ thua trận chiến VN, và rút chạy; những ai theo Mỹ sẽ phải vào tù {trại cải tạo}. Ngài khuyên con dân nước Việt phải giữ ân đất nước. “Đừng ham làm chức nắc nia, Ngày sau như khóa không chìa dân ôi!” *

Chuyện Lạ ở Vàm Kinh Nước Mặn

Chiều 30 tết, gió se lạnh, có một ông già đạp chiếc xe bán bong bóng tết đến tá túc tại mái hiên trường bên cạnh quán bán nước

mía của tôi. Thấy ông già ốm yếu tội nghiệp, tôi nói:“Chiều tối cháu không bán, vậy bác qua bên quán cháu ngủ tránh sương lạnh.”

Ông già cám ơn rồi dọn qua quán tôi giăng mùng, và dựng chiếc xe đạp cũ vào cây cột, trên xe có vài giỏ đựng bong bóng màu

sặc sỡ đồ chơi tết cho trẻ con. Tôi nói: “ Chắc bác đói bụng, vậy cháu lấy nước ngọt và bánh mì thịt cho bác ăn nghen”.

Ông già nói: “Cám ơn cháu, bác ăn chay, vậy cháu cho bác ổ bánh mì không thịt, với lại nước lạnh, bác không uống được nước

ngọt.” Sau khi lấy cho ông nước và bánh mì, trời tối, tôi vào nhà ngủ.

Sáng hôm sau, tôi dậy trễ hơn mọi ngày, vì tôi muốn cho ông già kéo dài giấc ngủ. Khi tôi ra cửa thì thấy mùng mền vẫn còn,

nhưng ông già biến đi mất. Tôi kêu gọi tìm mãi không nghe thấy ông đâu. Chiếc xe đạp cũ của ông vẫn còn dựng vào cột nhà. Tôi

quýnh quá, báo chánh quyền tới lập biên bản và tôi giao chiếc xe của ông già cho chánh quyền giữ. Từ dạo đó tôi cứ mãi băn

khoăn không biết ông già biến đi đàng nào.

Rồi bỗng một hôm có cô gái lạ vào quán tôi uống nước, cô nghiêm nghị hỏi tôi: “ Cách nay ba tháng có một ông lão ngự ở đây qua đêm phải không cô?”.

Tôi giựt mình nhìn kỹ cô gái, tôi chưa vội trả lời, thì cô lại hỏi: “Ông lão ấy đã ngự ở đây qua đêm phải không cô?” Tôi chỉ

còn biết gật đầu. Thật là một chuyện lạ cứ khiến cho tôi thắc mắc mãi về ông già bán bong bóng ấy. (Kỳ Vân Cư Sĩ ghi theo lời kể của chị Năm Liêm con ông Cả Kiết ở chợ Kinh Nước Mặn)

Lời bình: Có hai điều lạ: Một là ông già biến mất để lại chiếc xe đạp và chánh quyền không tìm ra tông tích ông; hai là cô gái lạ

khi hỏi chị Năm Liêm, lẽ ra nói: “ông lão ngủ”, thì cô lại nói “ông lão ngự”. Phải chăng ám chỉ một đấng có ngôi vị cao siêu?

Giải cách nào cho hợp lí khoa học để không bị kết án là mê tín?

Sydney, 18-1-2018, Kỳ Vân Cư Sĩ biên khảo (facebook Mõ Tre) * https://kinhsamthatson.wordpress.com/