chuyÊn tu phÁp thÂn hÀnh ni mnguyent1/images/ebooks/chuyentuthn.pdf2. thân hành niệm và...

13
Bài pháp: Chuyên tu Pháp Thân Hành Niệm Đối tượng: T khưu Từ Quang Ngày: 23.03 & 03.04, 2009 Biên tập: Sư Từ Quang Hồ sơ: PhHh I / 1&2 Nội dung bài pháp CHUYÊN TU PHÁP THÂN HÀNH NIỆM 1. Tổng quát: Hai thân hành Nội – Ngoại 6. Điều kiện 30 phút nhiếp tâm 2. Thân Hành Niệm và sức tĩnh giác 7. An trú tâm 3. Khắc phục ác pháp 8. Chuyên tu pháp Thân Hành Niệm 4. Trạng thái tưởng 9. Thân Hành Niệm kiên cố như cỗ xe 5. Làm chủ giờ tu - Giờ nghỉ 10. Hướng tâm và Bốn niệm xứ CHUYÊN TU PHÁP THÂN HÀNH NIỆM Giới thanh tịnh thì đúng thời tu chuyên pháp Thân Hành Niệm. 1. Tổng quát: Hai thân hành Nội - Ngoại Thân Hành Niệm cấu kết thành cỗ xe Thân Hành Niệm là gồm cả thân hành nội và thân hành ngoại. Những hành động như co tay, co chân, ngồi xuống, đứng lên, đi tới, đi lui,.... Đi là hành của hai chân; tay được hướng dẫn đưa ra sau lưng, đưa tay ra trước mặt,... là hành của tay; rồi hành của hai chân khi co gối gập ngồi xuống; duỗi ra, kéo vào kiết già; rồi co gối, thẳng gối đứng lên,... đó là những thân hành ngoại. Tu Thân Hành Niệm ngoại không nên đi nhiều, chỉ nên đi 10 bước thôi; 20 bước là nhiều quá, mà 5 bước thì ít quá. Thân Hành Niệm nội là ngồi nhiếp tâm và an trú tâm trong hơi thở. Tu thân hành niệm nội cho thuần thục trong các đề mục từ thứ nhất đến thứ bảy của định niệm hơi thở, tức "biết hơi thở vô ra", "Hơi thở dài", "Hơi thở ngắn", "Cảm giác thân hành", "An tịnh thân hành", "Cảm giác tâm hành" và "An tịnh tâm hành". Các đề mục từ thứ 8 - 19 sẽ tu trên tâm bốn niệm xứ. Trong thực hành tu pháp Thân Hành Niệm ngoại có ba giai đoạn liên tục: Trong giai đoạn đầu này, tác ý ra lệnh xong mới thực hiện hành động. Tác ý ra lệnh từng hành động của thân, không bỏ sót hành động nào. Tác ý thầm hay bằng lời: "dở chân lên" xong thì mới dở chân sau lệnh tác ý đó. Chú ý rất kỹ vào chuyển động của thân sau khi lệnh điều khiển thân được ý chủ động. Đó là pháp tu thân hành niệm ngoại. Trong giai đoạn thứ hai, vừa niệm tác ý thì chân vừa dở. Nghĩa là ra lệnh thầm trong đầu: "Dở chân lên" thì chân cũng vừa dở lên cùng lúc. Tức lệnh và động tác đi đôi với nhau, chân vừa dở lên thì lệnh dở chân đi liền với dở chân. Tâm lúc nào cũng bám sát thân hành. Qua giai đoạn thứ ba thì thân làm tới đâu tâm biết tới đó liền. Vừa muốn có động dụng nào của thân thì cái tâm đã biết nên nó hướng thân hành động, làm cho hành động đó được thực hiện, không cần có tác ý thân hành hay niệm tác ý, không tác ý ra lệnh "Dở chân lên". Đó là giai đoạn hướng tâm thực hiện hành động. Đi biết đi. Cái biết đó là "Hướng". Đó là giai đoạn đã đủ sức tĩnh giác, sức tỉnh đã cao. Tâm biết thân hành, cái biết không rời khỏi thân, nó luôn luôn theo dõi thân hành một cách tự nhiên. Không còn tác ý, không còn niệm. Đó là giai đoạn vi tế, giai đoạn

Upload: others

Post on 03-Oct-2020

4 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: CHUYÊN TU PHÁP THÂN HÀNH NI Mnguyent1/images/ebooks/ChuyenTuTHN.pdf2. Thân Hành Niệm và sức tĩnh giác 7. An trú tâm 3. Khắc phục ác pháp 8. Chuyên tu pháp Thân

Bài pháp: Chuyên tu Pháp Thân Hành Niệm Đối tượng: Ty khưu Từ Quang Ngày: 23.03 & 03.04, 2009 Biên tập: Sư Từ Quang Hồ sơ: PhHh I / 1&2 Nội dung bài pháp CHUYÊN TU PHÁP THÂN HÀNH NIỆM 1. Tổng quát: Hai thân hành Nội – Ngoại 6. Điều kiện 30 phút nhiếp tâm 2. Thân Hành Niệm và sức tĩnh giác 7. An trú tâm 3. Khắc phục ác pháp 8. Chuyên tu pháp Thân Hành Niệm 4. Trạng thái tưởng 9. Thân Hành Niệm kiên cố như cỗ xe 5. Làm chủ giờ tu - Giờ nghỉ 10. Hướng tâm và Bốn niệm xứ

CHUYÊN TU PHÁP THÂN HÀNH NIỆM Giới thanh tịnh thì đúng thời tu chuyên pháp Thân Hành Niệm.

1. Tổng quát: Hai thân hành Nội - Ngoại

Thân Hành Niệm cấu kết thành cỗ xe Thân Hành Niệm là gồm cả thân hành nội và thân hành ngoại.

Những hành động như co tay, co chân, ngồi xuống, đứng lên, đi tới, đi lui,.... Đi là hành của hai chân; tay được hướng dẫn đưa ra sau lưng, đưa tay ra trước mặt,... là hành của tay; rồi hành của hai chân khi co gối gập ngồi xuống; duỗi ra, kéo vào kiết già; rồi co gối, thẳng gối đứng lên,... đó là những thân hành ngoại. Tu Thân Hành Niệm ngoại không nên đi nhiều, chỉ nên đi 10 bước thôi; 20 bước là nhiều quá, mà 5 bước thì ít quá.

Thân Hành Niệm nội là ngồi nhiếp tâm và an trú tâm trong hơi thở. Tu thân hành niệm nội cho thuần thục trong các đề mục từ thứ nhất đến thứ bảy của định niệm hơi thở, tức "biết hơi thở vô ra", "Hơi thở dài", "Hơi thở ngắn", "Cảm giác thân hành", "An tịnh thân hành", "Cảm giác tâm hành" và "An tịnh tâm hành". Các đề mục từ thứ 8 - 19 sẽ tu trên tâm bốn niệm xứ.

Trong thực hành tu pháp Thân Hành Niệm ngoại có ba giai đoạn liên tục:

Trong giai đoạn đầu này, tác ý ra lệnh xong mới thực hiện hành động. Tác ý ra lệnh từng hành động của thân, không bỏ sót hành động nào. Tác ý thầm hay bằng lời: "dở chân lên" xong thì mới dở chân sau lệnh tác ý đó. Chú ý rất kỹ vào chuyển động của thân sau khi lệnh điều khiển thân được ý chủ động. Đó là pháp tu thân hành niệm ngoại.

Trong giai đoạn thứ hai, vừa niệm tác ý thì chân vừa dở. Nghĩa là ra lệnh thầm trong đầu: "Dở chân lên" thì chân cũng vừa dở lên cùng lúc. Tức lệnh và động tác đi đôi với nhau, chân vừa dở lên thì lệnh dở chân đi liền với dở chân. Tâm lúc nào cũng bám sát thân hành.

Qua giai đoạn thứ ba thì thân làm tới đâu tâm biết tới đó liền. Vừa muốn có động dụng nào của thân thì cái tâm đã biết nên nó hướng thân hành động, làm cho hành động đó được thực hiện, không cần có tác ý thân hành hay niệm tác ý, không tác ý ra lệnh "Dở chân lên". Đó là giai đoạn hướng tâm thực hiện hành động. Đi biết đi. Cái biết đó là "Hướng". Đó là giai đoạn đã đủ sức tĩnh giác, sức tỉnh đã cao. Tâm biết thân hành, cái biết không rời khỏi thân, nó luôn luôn theo dõi thân hành một cách tự nhiên. Không còn tác ý, không còn niệm. Đó là giai đoạn vi tế, giai đoạn

Page 2: CHUYÊN TU PHÁP THÂN HÀNH NI Mnguyent1/images/ebooks/ChuyenTuTHN.pdf2. Thân Hành Niệm và sức tĩnh giác 7. An trú tâm 3. Khắc phục ác pháp 8. Chuyên tu pháp Thân

tâm đã thanh tịnh rồi. Sau một thời gian tu, tâm rất tỉnh thì mới đến giai đoạn hướng tâm. Lúc đó ngồi và ra lệnh "Tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự" thì thân tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự liền.

Khi đi Thân Hành Niệm đừng cúi đầu xuống mà phải như nhìn tới trước nhưng mắt nhìn xuống bước chân, tâm cảm giác bước chân, ý ra lệnh cho thân làm theo. Khi đang còn giai đoạn tác ý, phải tập trung thật mạnh và tác ý thật rõ, phải tác ý xong mới hành động là đúng cách; còn nếu hành động xong mới tác ý là sai. Giai đoạn niệm thì tâm bám thật sát theo thân hành cùng với niệm tác ý, không niệm là sai, không đúng cách. Khi đã qua giai đoạn hướng thì tâm phải vắng lặng, không tác ý, không niệm, cũng không chú tâm theo dõi mà chỉ còn cái biết nhẹ nhàng biết thân đang hành động; cái biết ở với thân, không rời thân.

Pháp Thân Hành Niệm là pháp rất quan trọng, nó kết hợp hết các thân hành. Trong pháp Thân Hành Niệm ngoại gồm cả ba thân hành: ý hành thân hành niệm là ý nghĩ ra lệnh, khẩu hành thân hành niệm là miệng ra lệnh, thân hành thân hành niệm là thân động dụng theo lệnh. Tu tập đầy đủ tất cả ba thân hành làm thành cỗ xe Thân Hành Niệm.

Muốn tu tập tĩnh giác trên thân hành nội ngoại cho đến khi kết hợp thành cỗ xe thì có bốn giai đoạn:

Giai đoạn kinh hành,

Giai đoạn kết hợp đi và ngồi, Giai đoạn hơi thở, và cuối cùng là Giai đoạn kết hợp tất cả thân khẩu ý để thành cỗ xe Thân Hành Niệm.

Trong kinh nói "Thánh Chánh Niệm Tỉnh Giác" chính là pháp Thân Hành Niệm.

2.- Thân Hành Niệm và sức tĩnh giác

Làm sao tĩnh giác trên thân hành? Muốn tĩnh giác trên thân hành thì phải theo phương pháp tu chuyên nhất, chỉ một thân hành, nghĩa là giờ này tu đi kinh hành thì phải gom toàn sức tu tĩnh giác trong pháp đi kinh hành, chứ rải ra tu tất cả các thân hành thì làm sao tu đạt được kết quả tốt đẹp. Nói theo lý thuyết thì được, nghĩa là chỉ có trên lý thuyết thôi, không thể thực hành đạt kết quả được. Những ghi chép trong kinh Thân Hành Niệm dạy tĩnh giác trong mọi hành động là kết quả, không phải pháp tu, không phải cách tu. Làm được vậy là chỉ khi đã thật sự tĩnh giác trong từng hành động. Sức tĩnh giác rất cao mới làm được. Khi sức tỉnh chưa có, nếu không chia ra từng hành động để tu tập, mà gom tu cùng lúc tất cả mọi hành động thì rất khó tu, không thể tu được. Lấy kết quả để tu thì làm sao tu được. Biết kết quả để làm mục tiêu tu tập đạt cho được, chứ không phải lấy kết quả để tu. Con hiểu ý chứ? Do vậy phải tập từng phần, từng động tác của tay chân, thân mình. Khi thành tựu nhiếp tâm, an trú tâm vào tất cả các phần nhỏ này, thuần thục từng hành động một, thì mới gom chúng lại, ráp chúng với nhau để có sức tĩnh giác trong tất cả mọi thân hành.

Tĩnh giác hoàn toàn trong thế đi và ngồi hít thở thì mới kết hợp chúng lại trong pháp đưa tay, duỗi chân, ngồi hít thở. Tức là kết hợp mọi thân hành để thực sự biết đã tĩnh giác trong tất cả mọi hành động của thân. Thậm chí nhìn, liếc, nói, nín,... đều phải tĩnh giác. Đừng có một động dụng nào của thân mà thiếu, mà quên tĩnh giác. Đến khi ngồi lại mà hễ trong thân có động dụng chỗ nào tâm đều biết rõ. Lúc đó mới đúng như trong kinh Phật dạy "Liếc, ngó, nói, nín, đi, đứng,... đều tĩnh giác", thì đó là Thánh Chánh Niệm Tỉnh Giác. Khi đã đạt được Thánh Chánh Niệm Tỉnh Giác, chừng đó ra lệnh "Tâm bất động thanh thản an lạc vô sự" thì cả thân tâm đều sẽ bất động.

Vậy muốn tĩnh giác trong tất cả mọi hành động thì phải:

Đi kinh hành thì chỉ chuyên đi kinh hành.

Page 3: CHUYÊN TU PHÁP THÂN HÀNH NI Mnguyent1/images/ebooks/ChuyenTuTHN.pdf2. Thân Hành Niệm và sức tĩnh giác 7. An trú tâm 3. Khắc phục ác pháp 8. Chuyên tu pháp Thân

Ngồi hít thở thì cũng chuyên tu hơi thở thôi.

Và tu tập cho thuần thục tĩnh giác trong từng hành động đó. Suốt ngày sống trong tĩnh giác.

Như hồi trước con tỉnh như thế nào? Nay tỉnh như thế nào? So sánh đối chiếu con sẽ tự nhận ra sự khác biệt lúc trước với lúc này. Con cũng nhận ra sức tỉnh tiến thì tình trạng mờ mịt tâm trí vì buồn ngủ (hôn trầm) phải lui. Tình trạng buồn ngủ cứ lùi hoài thì đến một lúc nào hoàn toàn hết buồn ngủ, lúc đó toàn bộ sức tĩnh giác tự nhiên hiện ra, con đạt được sự tĩnh giác hoàn toàn.

Nên biết rằng muốn ngồi mà tâm không có những ý nghĩ tự động khởi ra trong trí kéo dài trong 30 phút thì ít ra phải ôm pháp Thân Hành Niệm đi liên tục 2 giờ, nghĩa là trong suốt 2 giờ đi Thân Hành Niệm liên tục mà lúc nào cũng cảm thấy thân tâm thoải mái, không có tạp niệm, tâm bám chặt thân hành.

Còn muốn ngồi một giờ tâm không có ý nghĩ nào tự động khởi ra trong trí thì phải ôm pháp Thân Hành Niệm đi liên tục suốt 3 giờ mà vẫn thấy thân tâm thoải mái, không có tạp niệm, tâm bám chặt thân hành. Khi đạt trình độ đó ổn định rồi thì ngồi lại, chỉ cần một lần tác ý nhắc "Tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự" thì tâm hoàn toàn yên lặng bất động, không vọng niệm, không buồn ngủ, tỉnh táo vô cùng mà thân thì bất động, không nhúc nhích, không động đậy.

Tâm bất động thanh thản an lạc vô sự là chân lý thứ ba, Diệt Đế của Phật Giáo. Biết vậy, nhưng bây giờ mình chưa giữ được, không giữ được thì phải tập Thánh Chánh Niệm Tỉnh Giác, làm cho tâm phải thật tỉnh thức trong mọi thân hành; mà muốn được vậy thì phải tu pháp Thân Hành Niệm. Không luyện tập Thân Hành Niệm thì không cách nào đạt được sự tỉnh thức. Hơn nữa, ngoài Thân Hành Niệm thì không có pháp nào giải thoát sanh tử được. Đi có thân hành, ngồi có thân hành, hít thở có thân hành,... mỗi mỗi động dụng đều có thân hành, không có động dụng nào của thân mà không phải thân hành.

Có tỉnh thức mới điều khiển được thân hành bằng ý thức; ý thức có điều khiển được thân hành mới chủ động làm ngưng (tịnh chỉ) hơi thở. Có là làm ngưng hơi thở được bằng ý thức chủ động thì mới làm chủ sự sống chết của bản thân. Bởi vậy, muốn chứng đạo phải tu pháp Thân Hành Niệm. Phải do người đã tu xong mới hiểu, mới biết cách để dạy người khác tu cho đúng, tu cho đạt kết quả.

Như vậy, trong giai đoạn này con chỉ còn ôm một pháp Thân Hành Niệm mà tu thôi. Ngoài pháp Thân Hành Niệm thì không còn cần tu thêm pháp nào nữa. Khi tu tập thì phải tu tập từng động tác chậm tới mức đủ cho tâm bám theo cho kịp, bám cho chặt. Nhanh quá thì tâm bám theo không kịp, mà quá chậm thì dư thời giờ, phí phạm thời giờ. Càng tỉnh thì các hành động thân hành trở nên càng chậm; có vậy tâm mới bám theo chặt chẻ vào thân hành. Cho nên trong khi tu, con cần khéo léo hành động để thời giờ không thiếu, không dư. Tóm lại, trong một buổi chỉ tu một pháp, một thân hành thôi; phải tu thật kỹ, thật thuần thục. Kết quả này sẽ trợ giúp kết quả tới cao hơn. Tu phải chuyên, không tu 2, 3 pháp cùng lúc, bằng không thì không nhuần nhuyển được.

Vào chuyên tu thì không nghe băng dĩa, không đọc kinh sách gì nữa.

3.- Khắc phục ác pháp

Ác pháp ngoại lai: Giai đoạn mới tu, nếu có ác pháp ngoại lai như kiến bò, muỗi châm,... thì phải làm cho chấm dứt sự quấy phá đó; đừng để tâm bị động cũng đừng ức chế chịu đựng để cố làm sao cho tâm nhiếp chặt vào đối tượng tu. Làm như vậy là ức chế tâm. Nếu bằng cách ức chế chịu đựng để vượt qua, để quên cảm thọ đó đi, tuy được, nhưng không đúng với kinh Phật dạy "Pháp ta không có thời gian, đến để mà thấy".

Cảm thọ do ngồi kiết già: Khi ngồi chéo chân mà cảm thọ đau chân làm khó chịu thì

Page 4: CHUYÊN TU PHÁP THÂN HÀNH NI Mnguyent1/images/ebooks/ChuyenTuTHN.pdf2. Thân Hành Niệm và sức tĩnh giác 7. An trú tâm 3. Khắc phục ác pháp 8. Chuyên tu pháp Thân

nên xả ra, đứng lên một lúc, hay bằng cách nào làm cho cảm thọ đau chân đó giảm thì tùy nghi sử dụng. Nếu cố gắng ráng chịu đựng tuy có thể vượt qua, có thể đến một lúc thì đạt được cảm giác an; nhưng rất dễ lọt trong không, đó là không tưởng, không phải là pháp xả tâm, đi trật đường của Phật dạy. Chỉ khi tới giai đoạn tâm an trú, do sức nhiếp tâm và an trú mà các cảm thọ không tác động vào tâm được, mới đúng cách tu.

Đẩy lui bệnh: Pháp Thân Hành Niệm đẩy lui các chướng ngại hết, nó cán dập nát hết cho nên những bệnh đang có trong thân bị nó cán nát làm cho hết bệnh, thân không còn đau bệnh nào nữa. Càng tu ngày càng khỏe ra.

Buồn ngủ: Khi dùng pháp Thân Hành Niệm nội ngồi tu tâm bất động mà thấy dạng buồn ngủ (hôn trầm) thì hãy mau đứng lên dùng pháp Thân Hành Niệm tu; hay khi ngồi tu giữ tâm bất động mà thấy 5 phút, 3 phút có niệm xẹt vô thì đứng lên đi pháp Thân Hành Niệm liền. Pháp Thân Hành Niệm diệt sạch tất cả những ác pháp trên thân tâm. buồn ngủ, ngủ gục, có niệm, đau nhức,... tất cả những cái đó là ác pháp mà chỉ có pháp Thân Hành Niệm mới dẹp chúng, mới diệt chúng nhanh chóng. Con chỉ cần đi Thân Hành Niệm thì các ác pháp đó tự diệt chứ không dùng pháp nào ức chế tâm để diệt các ác pháp đó.

Nếu con dùng câu tác ý trong định niệm hơi thở để phá tình trạng buồn ngủ (hôn trầm) "Với tâm định tỉnh tôi biết tôi hít vô; với tâm định tỉnh tôi biết tôi thở ra" mà vẫn hít thở bình thường thì không phá buồn ngủ được. Con phải hít vô thở ra thật chậm, càng chậm càng tốt, phải dùng hơi thở dài thì mới phá được tình trạng mờ mịt tâm trí vì buồn ngủ, ngủ gục. Tác ý bảo định tỉnh mà hành không đúng pháp định tỉnh thì làm sao phá tình trạng buồn ngủ được. Người nào dạy về Định Niệm Hơi Thở mà tự mình không biết cách tu, tu không đúng pháp thì làm sao dạy đúng được? Thí dụ tâm còn sân thì tác ý "Quán từ bỏ tâm sân, tôi biết tôi hít vô. Quán từ bỏ tâm sân, tôi biết tôi thở ra". Ngày nào cũng tác ý từ bỏ trong suốt ba tháng thì tâm phải sinh lực từ bỏ cái tâm sân đó. Tóm lại, khi chú tâm tác ý từ bỏ thì trong tâm phải sinh lực từ bỏ. Kinh dạy "Có tác ý như lý, lậu hoặc chưa sanh sẽ không sanh, mà đã sanh thì sẽ bị diệt".

Nhưng bây giờ con chỉ chuyên tu pháp Thân Hành Niệm thì không còn tu các pháp khác nữa, kể luôn cả pháp định niệm hơi thở.

Khi xưa, Thầy chưa nghiên cứu kinh Nikaya nên không biết pháp tác ý như lý cũng chưa biết cách tu pháp Thân Hành Niệm, khi đó Thầy đang nhiệt tâm hết sức tu pháp Tri Vọng Liền Buông của Hoà thượng Thanh Từ, cố gắng biết vọng thì buông, càng tu thì càng mệt lại càng buồn ngủ, nếu không quyết tâm và thiếu nghị lực mà sống một mình thì rất dễ sinh tâm lười biếng, buồn ngủ là đi ngủ. Hồi đó, Thầy lên trên đảo sống trên đỉnh núi, chung quanh chỉ có những tảng đá không thể đi kinh hành như ở đất liền được để phá buồn ngủ. Thầy tự hỏi bây giờ phải làm sao vượt qua sự buồn ngủ đây? Cho nên Thầy đi kinh hành gần cạnh bìa của những tảng đả lớn sát mé vực núi, chung quanh là những hố sâu, phải đi thật chậm bằng cách chia mỗi bước ra làm nhiều đoạn rồi chú tâm rất kỹ vào chuyển động của hai chân, phải tỉnh chứ nếu không sẽ bị lọt hố chết ngay. Sau này mới biết là Thầy đã tu đúng theo pháp Thân Hành Niệm. Thầy ôm pháp Thân Hành Niệm như thế tu để phá tình trạng buồn ngủ thì thấy nó phá sạch, không còn tình trạng buồn ngủ nữa. Thật là gian khổ khi chiến đấu với sự buồn ngủ.

Khi ngồi tu tâm bất động mà thấy khó vượt qua tình trạng buồn ngủ, ngủ gục, hay có nhiều ý nghĩ tự động khởi ra trong trí thì có thể do con tu quá sức, nghĩa là sức chỉ nên tu ở mức dưới đó mà con đã tăng lên vượt trên sức. Vậy thì phải lùi giờ tu trở lui, bớt giờ tu đi, lùi trở xuống giờ ở mức dưới. Sau khi đã quen với giờ tu tâm bất động đó thì mới tăng trở lên giờ nhiều hơn, tu cho thật thuần quen với giờ tu mới rồi mới tăng thêm nữa. Bây giờ trong khi con ngồi tu tâm bất động mà thấy cái thân chớp rung động do con tu quá sức thì xả nghỉ đi, chỉ tu vừa sức thôi. Nếu tu tâm bất động đủ thời gian ấn định mà còn 5, 7 phút mới hết thời khoá thì xả tâm bất động ra, phải tu Thân Hành Niệm thay cho hết

Page 5: CHUYÊN TU PHÁP THÂN HÀNH NI Mnguyent1/images/ebooks/ChuyenTuTHN.pdf2. Thân Hành Niệm và sức tĩnh giác 7. An trú tâm 3. Khắc phục ác pháp 8. Chuyên tu pháp Thân

5, 7 phút đó.

Phạm giới trong ý: Giờ các con được Thầy dạy không sai kinh Phật, đúng với pháp tác ý như lý. Thầy đọc kinh Nikaya: "Có tác ý như lý thì lậu hoặc chưa sanh sẽ không sanh, lậu hoặc đã sanh thì bị diệt". Vậy thì khi tâm khởi ra ý nghĩ gì mà có tính chất phạm giới thì phải tác ý liền, tác ý thật mạnh. Lúc nào phạm giới gì thì tác ý ngay để xả, phải tác ý xả nhiều lần. Cứ tác ý xả hoài thì sẽ có lực ý thức giúp ta ly dục ly ác pháp một cách dễ dàng. Khi tâm sinh ra những tư tưởng, ý nghĩ tham ăn, tham ngủ,... nếu không có pháp tác ý như lý thì rất khó trị chúng. Thầy không ngờ nhờ pháp tác ý giúp Thầy thắng được tâm vi phạm giới ăn, ngủ phi thời,... Thật rất khó để thắng tâm mình, nên cần phải gan dạ, phải quyết chí.

Qua kinh nghiệm tu tập từ bản thân của Thầy, khi đem những kinh nghiệm đó ra dạy cho các con thì Thầy đã thấu hiểu lời Phật dạy trong kinh Nikaya. Người không có kinh nghiệm từ bản thân tu xong, thì không thể hiểu đúng lời Phật dạy trong kinh như Thầy được. Thầy dạy bằng kinh nghiệm thực tu của chính Thầy. Có thực hành tu tập mới có kinh nghiệm thực tế cụ thể chứ người không thực hành, hay thực hành chưa tới mức thì không thể hiểu kinh, không thể biết cụ thể qua kinh nghiệm bản thân thực tế được. Như khi con đọc kinh Nikaya mà không được Thầy giảng giải thì con hiểu lời dạy của Phật trong kinh đó ra sao. Khi các con tu xong, chừng đó có kinh nghiệm của bản thân, rồi dựa vào các kinh sách do Thầy viết mà trình bày lại theo cách của các con để làm lợi ích cho chúng sanh.

Vọng tưởng hay tham sân si thô: Pháp Thân Hành Niệm cán hết những ý nghĩ tự động khởi ra trong trí, cũng gọi là những vọng tưởng, và tình trạng tâm trí mờ mịt vì buồn ngủ, ngủ gục cho nên kết quả thật sự của pháp Thân Hành Niệm là tâm không còn những ý nghĩ tự động khởi ra, cũng không buồn ngủ, ngủ gục. Tu cho tới khi nào pháp Thân Hành Niệm thành như cỗ xe, như căn cứ địa thì những ý nghĩ tự động đó hay sự buồn ngủ, ngủ gục không có cơ hội xuất hiện. Không cần phải dùng tác ý đuổi những ý nghĩ khởi ra đó, hay tác ý ra khỏi tình trạng buồn ngủ như trong pháp định niệm hơi thở.

Tập kết hợp thân hành nội năm hơi thở với thân hành ngoại làm cho pháp Thân Hành Niệm có đủ cả thân hành nội và thân hành ngoại. Làm cho nó trở thành đầy đủ một cỗ xe. Có nghĩa là khi đi Thân Hành Niệm phải giữ tâm bám thật chặt vào thân hành, nhiếp tâm vào thân hành, không cho một ý nghĩ (niệm) nào khác xen vào. Làm cho ý thức có lực cán nát hết tình trạng buồn ngủ, ngủ gục và những ý nghĩ khởi ra trong trí; tức là làm cho pháp Thân Hành Niệm cán, diệt sạch tham sân si thô. Nếu còn những ý nghĩ tự động khởi ra, hay còn tình trạng buồn ngủ, ngủ gục thì còn ôm pháp Thân Hành Niệm tu. Nhưng cái gốc tham sân si vẫn còn mặc dù chúng không hiện ra vì chúng thuộc dạng tham sân si vi tế, chúng tùy miên trong tâm. Chỉ có pháp bốn niệm xứ không bị sứt mẻ, nghĩa là chỉ có cái biết thuần nhất và liên tục, không có ý nghĩ nào xen vào làm gián đoạn cái biết, quét tâm liên tục trong bảy ngày đêm thì mới quét sạch các vi tế tham sân si này. Nếu pháp bốn niệm xứ còn bị sứt mẻ, nghĩa là cái biết bị có ý nghĩ xen vào, dù chỉ một lần trong suốt thời gian đó, thì không đủ lực quét sạch được chúng. Nếu không biết cách thức, không được vị thầy có đầy đủ kinh nghiệm hướng dẫn, dạy bảo thì tu hoài mà không đạt kết quả nào, tình trạng buồn ngủ, ngủ gục không diệt được, những ý nghĩ tự động khởi ra cũng không hết.

Chính pháp Thân Hành Niệm diệt những ý nghĩ tự động khởi ra trong trí chứ không phải ngồi mà hết những ý nghĩ đó. Vì vậy, lâu nay con ngồi mà đâu hết những ý nghĩ tự động này, cũng không hết tình trạng buồn ngủ, ngủ gục. Chỉ có pháp Thân Hành Niệm mới diệt hết những ý nghĩ đó và tình trạng buồn ngủ, ngủ gục. Trong khi thực hành tu Thân Hành Niệm mà những ý nghĩ tự động khởi ra thì bị pháp đó dập liền. Cho nên con cần ôm pháp Thân Hành Niệm đầy đủ tác ý, tu cho đạt sự tỉnh táo cần thiết. Phải tu một thời gian cho

Page 6: CHUYÊN TU PHÁP THÂN HÀNH NI Mnguyent1/images/ebooks/ChuyenTuTHN.pdf2. Thân Hành Niệm và sức tĩnh giác 7. An trú tâm 3. Khắc phục ác pháp 8. Chuyên tu pháp Thân

có kết quả căn bản tiêu chuẩn 30 phút nhiếp tâm không niệm khởi mới tu lên pháp khác, tu qua giai đoạn khác, chứ đâu thể muốn mà tu tập ngay liền được đâu. Không thể tu nhãy vọt mà phải tu tập từ từ.

Cảm thọ do tưởng và do ác nghiệp: Và phải coi chừng tưởng đánh con bằng cảm thọ đau nhức chỗ này chỗ kia trên thân. Pháp Thân Hành Niệm là pháp làm chủ sự sống chết. Cái thân là thân nghiệp, cái tâm là tâm nghiệp, do nghiệp phát sinh mới có thân người, cho nên nghiệp cản trở đường tu bằng cách đưa ra cảm thọ. Con phải gan dạ, phải cương quyết, phải thắng cảm thọ, phải thắng nghiệp. Dù thân đau nhức tới đâu cũng phải ôm pháp mà tu; phải dùng pháp Thân Hành Niệm phá cho được cảm thọ ác pháp đó. Dù thân có những cảm thọ khốc liệt cũng dựng thân lên ngồi sừng sững, chết bỏ. Phải có ý chí gan dạ. Đau đừng sợ chết, ngồi yên bất động tu. Cứ tác ý. Bền chí kiên trì chịu đựng tác động của cảm thọ trên thân tâm trong thời gian từ một giờ đến ba giờ; quyết tâm vượt qua bằng sự tác ý thì dù cảm thọ mãnh liệt đến đâu cũng phải hết, sẽ hết. Cứ ôm chặt pháp tác ý như lý thì bao nhiêu chướng ngại pháp đều bị diệt hết, diệt sạch.

Bây giờ con chỉ còn ôm một pháp Thân Hành Niệm mà tu thì mọi ác pháp phải bị diệt. Tu pháp Thân Hành Niệm cho đến khi tới được giai đoạn hướng tâm sẽ giúp con nhiếp tâm rồi an trú tâm trong bất động thì con sẽ vượt qua mọi ác pháp. Cứ chuyên tu pháp Thân Hành Niệm cho đến khi tâm định trên thân thì tiến lên tu bốn niệm xứ.

Ghi thêm: Trong kinh số 2, Tất Cả Lậu Hoặc, Trung Bộ 1, Phật có dạy "Vị tỷ khưu ấy có tánh kham nhẫn các cảm thọ về thân, những cảm thọ thống khổ, khốc liệt, đau nhói, nhức nhối, không sung sướng, không thích thú, chết điếng người. Này các tỷ khưu, nếu vị ấy không kham nhẫn như vậy, các lậu hoặc tàn hại và nhiệt não có thể khởi lên. Nếu vị ấy kham nhẫn như vậy, các lậu hoặc tàn hại và nhiệt não ấy không còn nữa." cho thấy sự chiến đấu với các mức độ cảm thọ sinh khởi trong khi tu tập cần phải chịu đựng trong một thời gian, cho đến khi tâm vượt qua các cảm thọ bằng pháp tác ý và khi sức an trú làm cho không bị cảm thọ tác động.

4.- Trạng thái tưởng

Khi ôm pháp Thân Hành Niệm thì coi chừng tưởng xen vô trong khi đi. Khi cảm giác như là có một lực đẩy chân lên khi vừa dở chân lên. Cảm giác chân có lực đẩy lên chính là tưởng lực đẩy. Sức đẩy đó là tưởng lực. Nó vô được là do tâm đang nhiếp vào hành động của thân, nhiếp vào vào chân. Cái ý thức nhiếp vào thân nên ý thức không hoạt động được. Do kẽ hở này nên tưởng thức xen vào hoạt động. Con đi mà thấy phơn phới nhẹ nhàng đó là đã bị cảm giác tưởng, là bị tưởng tạo ra cảm giác đó. Điều cần thiết là phải nhận ra lúc nào thì bắt đầu bị tưởng xen vào, nhờ vậy áp dụng những câu tác ý làm cho tưởng bị diệt trừ, trạng thái tưởng không có thời gian chuẩn bị hoạt động. Lúc có cảm giác đó thì phải tác ý cho mạnh "Đi phải bình thường! Không có lực đẩy này! Lực đẩy phải chấm dứt! Không được đẩy như thế!". Con không đủ duyên gần Thầy thì phải nhớ không để tưởng lực tác động đẩy thân hành. Nếu có dạng tưởng nào xẩy ra thì phải tác ý ngay liền: "Tưởng phải ngưng lại! Thân phải theo lệnh của ý thức, tưởng thức không được xen vào!".

Lúc nào cũng dùng ý làm chủ vì ý tạo tác. Phải tu trong ý thức; đừng để tưởng thức xen vào là đúng pháp, đúng cách. Trong khi tu pháp tâm bất động mà tưởng hiện ra dưới những hình thức làm con thích thú, đó là xúc tưởng hỉ lạc, phải xả tưởng đó liền, với tác ý mạnh "Ta không cần cái tưởng này, ta chỉ cần cái tâm bất động thôi!"

Giai đoạn tác ý trong pháp Thân Hành Niệm thì cần phải tác ý. Chưa bỏ tác ý được vì ý thức là phải tác ý. Có tác ý thì ý thức mới được sử dụng, ý thức không bị chìm, không bị lặn, không tạo cơ hội khiến tưởng thức hoạt động. Đến giai đoạn niệm thân hành thì phải

Page 7: CHUYÊN TU PHÁP THÂN HÀNH NI Mnguyent1/images/ebooks/ChuyenTuTHN.pdf2. Thân Hành Niệm và sức tĩnh giác 7. An trú tâm 3. Khắc phục ác pháp 8. Chuyên tu pháp Thân

niệm thầm để ý thức hoạt động, do đó tưởng thức cũng không thể hoạt động, tưởng thức không lọt vào trong khi tu được. Nếu bỏ qua giai đoạn tác ý, bỏ qua giai đoạn niệm, chỉ hướng thôi thì rất dễ bị lọt tưởng. Đi Thân Hành Niệm mà thấy như có một lực đẩy tay chân thân, có cảm giác bồng bềnh như bị sóng nhồi đưa lên đẩy xuống, đưa qua đưa lại. Đó là bị tưởng. Do vậy khi đi Thân Hành Niệm, những lệnh tác ý như "Dở gót lên!", "Dở chân lên!",... mà thấy có lực đẩy thì phải tác ý với lệnh làm cho tưởng thức ngưng hoạt động "Không được đẩy! Chỉ dở gót lên thôi, không được có lực đẩy!" Phải tác ý cho đến khi không còn lực đẩy đó. Tưởng không hoạt động mà lệnh của ý thức thì thân phải làm theo lệnh của ý thức. Thân dở gót lên, thân dở chân lên,... theo sự điều hành hoạt động của ý thức, không cho tưởng thức xen vào hay thay thế; từ đó tình trạng mờ mịt tâm trí vì buồn ngủ mới bị dập xuống, những ý nghĩ tự động khởi ra trong trí cũng bị cán nát không còn. Nếu không ra lệnh cho tưởng thức ngưng thì tưởng thức xen vô, nó sẽ dẫn tới chỗ không tưởng, nó đưa vào không tưởng. Khi đã bị không tưởng thì rất khó chiến đấu với những dạng không tưởng làm mất ý thức này.

Nếu tu dùng tưởng vào đạo thì đó là đạo tưởng chứ không phải đạo giải thoát. Phần lớn những pháp người ta đang tu là những pháp dẫn đạo vào tâm và như vậy, đó là đạo tưởng chứ không phải đạo làm chủ sống chết, đạo giải thoát. Đạo giải thoát phải dùng ý mà họ lại dùng tưởng, chỉ dùng tưởng, là sai đường lối tu tập Phật giáo. Họ chạy theo dục đạo là chạy theo cảm thọ hỉ lạc trong khi tu, đó là họ bỏ dục đời chạy theo dục đạo, là sai.

5.- Làm chủ giờ tu - Giờ nghỉ

Giữ giờ giấc tu tập cho nghiêm, nửa giờ là nửa giờ, một giờ là một giờ. Đừng thay đổi giờ tu lúc vầy lúc khác, không ổn định. Nếu không giữ đúng thời gian tu thì sẽ làm cho tâm không được huấn luyện an trú đúng thời gian theo ý của mình, đến chừng muốn ra lệnh cho tâm phải an trú một thời gian nào thì tâm sẽ không chấp hành lệnh đó được, không thực hiện lệnh đúng với thời gian con muốn. Thí dụ nếu đã luyện cho tâm quen sự chấp hành giờ giấc rất đúng từ trước, khi muốn tâm an trú nửa giờ thì tâm sẽ an trú nửa giờ, hay một giờ thì sẽ an trú một giờ. Nếu bây giờ không huấn luyện cho tâm sự chấp hành giờ giấc này thì đến lúc đó con không thể ra lệnh, và dù lệnh được ra nhưng không được tâm thi hành đúng với ý của con.

Đạo Phật là đạo làm chủ nên ngay từ bây giờ phải tu tập thể hiện sự làm chủ trong mọi thời tu. Vậy phải định rõ tu trong bao lâu mỗi lần tu và giữ cho đúng thời gian đó. Sau khi pháp tu đã thành tựu thì chừng đó con bảo tâm giữ trạng thái đó của tâm trong bao lâu thì tâm mới thực hiện được. Nó hay lắm. Nó ghi nhận như thế nào trong tâm của mình để nó tạo ra cái lực đó. Nó ghi nhận lệnh lúc nào cũng đúng y như vậy thì sau này nó mới thực hiện được. Nếu không theo một thời gian nhất định, một thời gian tu nhất định thì con làm cho tâm bị rối loạn.

Do vậy, mọi cái phải lấy ý làm chủ, vì ý tạo tác, ý dẫn đầu mọi pháp.

Trong giai đoạn tác ý và giai đoạn niệm cứ nghỉ mười phút giữa hai lần nửa giờ tu Thân Hành Niệm. Khi tăng giờ tu lên 40 phút, 50 phút, hay 1giờ thì cũng chỉ nghỉ mười phút. Nếu lần kế, trong khi tu mà cảm giác thoải mái là đủ sức tu. Còn nếu lần kế trong khi tu mà cảm giác mệt mõi, không thoải mái thì tăng giờ nghỉ lên, thí dụ tăng lên mười lăm phút mà vẫn còn uễ oãi thì tăng lên hai mươi phút,... nhưng không tăng giờ nghỉ lên lâu hơn giờ tu, nghĩa là thí dụ tu 30 phút thì chỉ được nghỉ lâu nhất là 30 phút, không lâu hơn 30 phút. Giờ tu và giờ nghỉ bằng nhau là giới hạn lâu nhất của giờ nghỉ. Nhưng khi nghỉ xong mà vào tu thấy khỏe, rất thoải mái thì giảm giờ nghỉ xuống; cũng giảm từ từ như lúc tăng giờ nghỉ vậy. Dù còn 5, 10 phút là hết giờ của thời khoá thì cũng phải ôm pháp Thân Hành Niệm tu, không bỏ.

Page 8: CHUYÊN TU PHÁP THÂN HÀNH NI Mnguyent1/images/ebooks/ChuyenTuTHN.pdf2. Thân Hành Niệm và sức tĩnh giác 7. An trú tâm 3. Khắc phục ác pháp 8. Chuyên tu pháp Thân

Trong giai đoạn còn tác ý hay niệm thân hành này, mỗi chặng giờ giữ như vậy tu trong một tuần là vừa đủ. Tu trong hai tuần cũng được, nhưng như vậy là phí phạm thời gian. Chỉ tu ổn định trong một tuần là vừa phải. Không phí cũng không thiếu, đủ thời gian cho sự tiến bộ ổn định. Sau đó tăng thêm giờ tu lên. Trong khi nghỉ giữa hai lần tu đi Thân Hành Niệm, ngồi lại cứ để tâm tự nhiên, có niệm cũng được, không cần tác ý đuổi niệm, không cần gì hết, đó là giờ nghỉ thì phải nghỉ ngơi. Trong giờ tu Thân Hành Niệm đã dụng công rất nhiều trong việc tác ý và nhiếp tâm vào thân hành nên giờ nghĩ là phải nghỉ, không tu gì cả. Trong khi đi Thân Hành Niệm con đã phải dùng năng lượng rất nhiều thế để tâm theo dõi thân hành, thế mà trong giờ nghỉ còn dụng công giữ tâm bất động nữa thì đến giờ tu kế tâm không thể theo bám sát với thân hành nổi, không thể tập trung đúng mức nên sẽ bị vọng niệm hay uễ oải, làm cho con không đạt đúng kết quả của pháp tu. Nghỉ là phải nghỉ, không tu gì cả. Thí dụ thời tu là ba giờ, tu Thân Hành Niệm nửa giờ rồi thì nghỉ mười phút. Trong mười phút nghỉ đó con phải nghỉ thật sự cũng giống như người nông phu ngồi nghỉ dưới gốc cây hay trong bóng mát. Con phải ngồi chơi thật sự, không sợ suy nghĩ, không dùng tác ý tâm như vầy hay như thế khác. Đầu óc có suy nghĩ gì cứ cho nó suy nghĩ. Chừng đến giờ vô tu thì phải ôm chặt pháp tu, không cho khởi niệm vọng xen vào. Không giải đải, lơ là, lơ lỏng trong khi đi Thân Hành Niệm. Có nghỉ thật sự như vậy, đến chừng vô tu mới tu được, mới tu kỹ lưỡng được. Hết giờ tu thì được phép ngủ. Ngủ để bù sức đã hao, chuẩn bị cho giờ tu kế tiếp cho tốt.

Về sau, khi tu pháp Thân Hành Niệm trong pháp hướng tâm đã thuần thục, tức khi đi Thân Hành Niệm từ giờ này qua giờ khác, không còn tác ý hay niệm theo thân hành, chỉ còn cái biết thân hành này hay thân hành khác của thân mà trong tâm không bị tạp niệm sinh ra xen vào, lúc đó giờ nghỉ tu Thân Hành Niệm chính là giờ xả tâm, tâm ở trạng thái bất động không niệm, không có tạp niệm, tâm lúc nào cũng thanh thản an lạc vô sự. Nhưng nhớ là nó tự nhiên ở trạng thái bất động thanh thản an lạc chứ không phải làm cách này cách khác cho nó ở trạng thái đó. Trong khi tu giữ tâm bất động, con có thể nằm, nhưng khi thấy có triệu chứng, có vẻ như buồn ngủ thì phải đứng dậy ngay và ôm pháp Thân Hành Niệm tu liền, không được để buồn ngủ hay ngủ phi thời. Trong giai đoạn hướng này, đến giờ vô tu thì ôm pháp Thân Hành Niệm tu suốt thời khoá ba giờ; hết giờ tu thì ôm pháp giữ tâm bất động thanh thản an lạc vô sự. Tu như vậy cho tới khi đi Thân Hành Niệm tâm nhiếp chặt vào thân hành một cách tự nhiên, không một niệm khởi ra, xen vào. Không cần tăng giờ tu pháp Thân Hành Niệm lên 4, 5 giờ,.... gì hết, chỉ giữ 3 giờ mỗi thời mà tu. Tu trọn đủ 3 giờ từ đây cho đến khi con đạt trình độ ngồi lại nghỉ thì tâm hoàn toàn bất động không niệm tự nhiên. Khi nghỉ tu pháp Thân Hành Niệm, ngồi lại thì tâm tự nhiên ở trạng thái không niệm bất động, lúc đó tâm thường thấy thân, đó là nó đang quán thân. Nếu con chủ động quán thân trên thân là ức chế, còn để tâm tự nhiên quán là đúng cách, không bị ức chế.

Chỗ tâm bất động là chỗ tâm bốn niệm xứ, là trạng thái chứng đạo, chứng cái trạng thái bất động thanh thản an lạc vô sự đó.

6.- Điều kiện 30 phút nhiếp tâm

Trong giai đoạn còn niệm tác ý theo động dụng của thân, phải tu tập cho đến khi tâm bất động đạt điều kiện chuẩn 30 phút, nghĩa là trong 30 phút đi pháp Thân Hành Niệm tâm không có một niệm nào xen vô. Nếu chưa đạt, thì con còn ở giai đoạn phải tác ý, còn ở giai đoạn niệm từng động tác một, từng hành động một cho đến khi tâm nhiếp chặt vào trong hành động của thân bằng phương pháp tác ý hay niệm từng hành động như thế mới qua giai đoạn hướng.

Khi pháp đi Thân Hành Niệm điều kiện chuẩn 30 phút tâm không khởi niệm đã được ổn định, thì con mới chuyển qua ngồi tu pháp nhiếp tâm vào hơi thở; lúc đó, con chỉ cần tác

Page 9: CHUYÊN TU PHÁP THÂN HÀNH NI Mnguyent1/images/ebooks/ChuyenTuTHN.pdf2. Thân Hành Niệm và sức tĩnh giác 7. An trú tâm 3. Khắc phục ác pháp 8. Chuyên tu pháp Thân

ý một lần mà tâm hoàn toàn thanh tịnh, bám chặt vào hơi thở mà không cần tác ý nữa. Khi tâm đã nhiếp chặt vào trong hơi thở bằng pháp tác ý rồi, nghĩa là khi chỉ cần tác ý một lần mà tâm nhiếp chặt vào hơi thở trong suốt thời gian dụng công, lúc đó mới tăng thời gian dụng công lên. Thí dụ con tác ý một lần mà suốt thời gian hít thở năm hơi không có một niệm nào khởi lên, xen vô, tâm hoàn toàn thanh tịnh, tâm bám chặt vào trong hơi thở, lần nào cũng được như vậy, thời nào trong suốt một tuần cũng y như vậy, thì mới tăng thời gian lên. Tăng thời gian thì cũng tăng từ từ. Theo cách tăng mỗi lần gấp đôi thời gian trước mà thôi. Thí dụ từ năm hơi thở lên mười hơi; từ mười hơi thở lên hai mươi hơi,... Đó là theo cách đếm hơi thở. Nếu tính thời giờ thì cũng tăng theo cách tương tự. Tăng từ năm phút lên mười phút; từ mười phút lên hai mươi phút, từ hai mươi lên ba mươi... Chỉ tăng thời gian lên sau khi chỉ tác ý một lần mà tâm hoàn toàn thanh tịnh trong suốt số phút sau khi đã tăng và phải sau một tuần lễ tu tập không một lần bị thất bại. Phải chắc chắn đạt như vậy mới được tăng.

Pháp Thân Hành Niệm là pháp rất quan trọng, nó giúp cho con tỉnh, không còn mê, tức là không còn ngủ gục. Sức tỉnh cao thì mê, có gốc là tham sân si, không thể vào được. Khi còn suy nghĩ, còn khởi niệm này kia thì tham sân si cứ còn hoài, không thể bị diệt. Khi đã tỉnh, không còn bị buồn ngủ (hôn trầm), hay tâm khởi niệm, thì tâm tham sân si thô phải bị diệt. Con không cần tác ý diệt tham sân si nhưng vì nó trồi lên không được nên nó bị diệt.

Khi có mục đích diệt niệm mà dùng pháp nhiếp tâm vào hơi thở hay nhiếp tâm trong kinh hành... là đã ức chế tâm không niệm, là không được, sai cách không niệm tự nhiên. Không niệm tự nhiên là tự nhiên mà tâm im lặng, tự nhiên mà tâm không niệm chứ không dùng pháp nào ức chế tâm cho không niệm. Ta tu pháp Thân Hành Niệm chứ ta không dùng pháp Thân Hành Niệm để diệt niệm là không ức chế tâm, không ức chế ý thức. Khi pháp Thân Hành Niệm đạt kết quả thì tâm cũng tự nhiên không niệm. Tâm tự nhiên không niệm là kết quả tự nhiên của pháp Thân Hành Niệm. Ta chỉ tu pháp Thân Hành Niệm, ngồi tu, đi tu chứ không có ức chế tâm cho không niệm, không có chủ ý diệt niệm. Tại cái pháp Thân Hành Niệm là như vậy, nó có công năng như vậy; ta đâu có chủ ý diệt niệm, mà niệm tự bị diệt trong khi ta tu pháp Thân Hành Niệm. Pháp Thân Hành Niệm hay như vậy.

Khi qua giai đoạn hướng tâm, mặc dù đang trong giờ tu tâm bất động của thời khóa, nhưng cũng được phép nghỉ khi quá mệt, có thể nằm, nhưng giữ không để bị lôi vào ngủ gà ngủ gật phi thời, đừng để lặn vào tình trạng buồn ngủ làm mờ mịt tâm trí. Pháp Thân Hành Niệm làm cho tâm nhiếp vào thân hành và không niệm một cách tự nhiên. Khi tâm không có niệm, tâm thanh tịnh suốt 30 phút mới được xem là làm chủ sự nhiếp tâm vào thân hành.

7.- An trú tâm

Khi nào con ngồi tu hơi thở mà chỉ cần tác ý chỉ một lần, tâm nhiếp vào hơi thở suốt 30 phút, lần nào cũng được y như vậy, trong suốt ít nhất một tuần không hề thất bại, không hề có niệm nào xẹt vô, phải thật sự làm chủ sự nhiếp tâm, thật sự không có một niệm nào trong suốt 30 phút nhiếp tâm thì mới đi vào giai đoạn an trú, mới qua giai đoạn an trú. Chừng đó thay đổi câu tác ý bằng câu "An tịnh thân hành, tôi biết tôi hít vô. An tịnh thân hành, tôi biết tôi thở ra". Khi chuyển qua tu an trú tâm trong hơi thở thì phải khởi tu từ căn bản, nghĩa là phải tác ý an trú tâm từ năm hơi thở cho đến khi trạng thái an trú hiện ra và hiện ra cho đến khi thật rõ ràng, thật chắc chắn mới tăng thời gian lên theo cách áp dụng trong lúc tu nhiếp tâm. Nghĩa là mỗi lần chỉ tăng thời gian lên gấp đôi mà thôi, và khi nào trạng thái an trú thật ổn định, không bị thất bại lần nào trong thời gian đó và sau một tuần tu mới tăng thêm. Phải tu tập từ từ, không được gấp. Đạt cho được tiêu chuẩn

Page 10: CHUYÊN TU PHÁP THÂN HÀNH NI Mnguyent1/images/ebooks/ChuyenTuTHN.pdf2. Thân Hành Niệm và sức tĩnh giác 7. An trú tâm 3. Khắc phục ác pháp 8. Chuyên tu pháp Thân

30 phút an trú, nghĩa là thân tâm lúc nào cũng an lạc và không khởi niệm ổn định trong khi nhiếp tâm vào hơi thở ít nhất suốt một tuần thì mới qua giai đoạn ngồi giữ tâm bất động không niệm của giai đoạn khởi tu tâm bốn niệm xứ.

Khi đi Thân Hành Niệm của giai đoạn hướng tâm, con cũng phải đạt trạng thái an trú tâm như khi ngồi tu hơi thở, nghĩa là trong khi hướng tâm theo thân hành lúc nào thân tâm cũng thoải mái và không có những ý nghĩ tự động khởi ra trong trí, cũng theo điều kiện thật ổn định như trong khi tu an trú tâm trong hơi thở.

Bất ky khi nào có niệm khởi thì trở lại ôm pháp Thân hành niệm với tác ý hay niệm tác ý để dập niệm đó xuống, dù đó là giai đoạn hướng tâm trong kinh hành hay giai đoạn an trú tâm trong hơi thở, cũng như giai đoạn khởi đầu tu tâm bốn niệm xứ.

8.- Chuyên tu pháp Thân Hành Niệm

Pháp Thân Hành Niệm là pháp chứng đạo, nhưng phải tu các pháp kia, như tri kiến giải thoát để hiểu biết và sống đúng y giới luật, tu tập các pháp định, nhiếp tâm và an trú tâm cho thật quen vào từng thân hành nội ngoại thì mới chuyên tu pháp Thân Hành Niệm được, chứ các con mới vào tu mà ôm ngay Thân Hành Niệm chuyên tu thì ma tưởng đánh gục hết. Thời gian tu những pháp kia là để các con từ bỏ tâm ham thích đời, xả bớt các kiết sử. Các con tu đã lâu rồi thì đủ sức chuyên tu pháp Thân Hành Niệm, phải ôm pháp Thân Hành Niệm chuyên tu, không còn chờ gì nữa. Các pháp tu trước kia đã giúp các con xả tâm, giúp các con giữ gìn giới luật. Thời gian qua, các con đã xả rất nhiều, không còn ham thích đời nữa là giới đã thanh tịnh. Mà giới thanh tịnh thì đúng thời tu chuyên pháp Thân Hành Niệm.

Bây giờ suốt ngày con chỉ tu một pháp Thân Hành Niệm thôi, với tác ý hay với niệm thân hành. Bắt đầu con tu mỗi lần chỉ 30 phút, rồi tăng lên 1 giờ, rồi 1giờ 30, 2 giờ, 2 giờ 30, rồi 3 giờ. Ngang 3 giờ thì không tăng thêm nữa, ngưng tăng ngang đây, giữ thời lượng như vậy tu trong cả bốn thời, mỗi thời ba tiếng trọn đủ trong nhiều ngày như thế cho đến khi con làm chủ hoàn toàn tâm con. Nghĩa là trong suốt ba giờ đi Thân Hành Niệm không một niệm nào khởi xen vào mà thân tâm vẫn cảm thấy thoải mái.

Trong giai đoạn hướng tâm, giờ nghỉ không làm gì hết, chỉ ngồi coi xem những ý nghĩ có tự động khởi ra trong trí, hay bị buồn ngủ (hôn trầm) làm mờ mịt tâm trí có tới không, có xen vào không? Nếu đáng lẻ giờ ngủ mà con vẫn tỉnh ráo, không buồn ngủ thì đừng sợ vì lúc đó con rất tỉnh nên không buồn ngủ. Chính trạng thái tỉnh nên con không buồn ngủ mà lại không niệm khởi. Kết quả đó là nhờ pháp Thân Hành Niệm. Chính pháp Thân Hành Niệm, một cách rất tự nhiên, cán nát tình trạng buồn ngủ và những ý nghĩ tự động khởi ra, con không dùng pháp nào ức chế tâm, cũng không dùng cách nào để nhiếp tâm, chỉ tu pháp Thân Hành Niệm đúng cách. Lúc đó con thấy rất an lạc mà tâm thì bất động, không còn những ý nghĩ khởi ra trong trí.

Giai đoạn này là giai đoạn tu chuyên pháp Thân Hành Niệm. Điều kiện là phải tìm một nơi yên ổn không bị động để độc cư 100%, phải phòng hộ sáu căn nghiêm chỉnh cho trọn vẹn. Không được tiếp duyên, tiếp chuyện. Không được ăn uống phi thời. Đừng để tâm phóng dật mới làm chủ sanh tử được, vì Phật nói "Ta thành Chánh Giác là nhờ tâm không phóng dật". Giờ mình tu quyết làm chủ sanh tử mà cứ để tâm phóng dật hoài thì làm sao tu thành công được.

9.- Thân Hành Niệm kiên cố như cỗ xe

Tu Thân Hành Niệm thì phải thoải mái, dễ chịu, không có đau nhức mõi mệt gì cả. Cho nên khi chuyên tu pháp Thân Hành Niệm đi suốt 3 giờ trong cả 4 thời thì sẽ có trạng thái không còn những ý nghĩ tự động khởi ra trong trí, rất an ổn, không buồn ngủ. Nếu có cảm

Page 11: CHUYÊN TU PHÁP THÂN HÀNH NI Mnguyent1/images/ebooks/ChuyenTuTHN.pdf2. Thân Hành Niệm và sức tĩnh giác 7. An trú tâm 3. Khắc phục ác pháp 8. Chuyên tu pháp Thân

giác mệt mõi, uể oải là do tu pháp Thân Hành Niệm không đúng cách. Lúc đó con cần kiểm soát để sửa lại cách tu cho đúng thì mới hết trạng thái đó.

Trong kinh Thân Hành Niệm, số 119 ở Trung Bộ, nói pháp Thân Hành Niệm gồm 13 hành động cấu kết thành cỗ xe Thân Hành Niệm. Trong pháp Thân Hành Niệm con đang tu, ý khởi ra lệnh là ý hành Thân Hành Niệm, câu tác ý là khẩu hành Thân Hành Niệm, đưa tay ra vào, đưa chân đi tới, co gối ngồi xuống.... là thân hành Thân Hành Niệm, hơi thở vô ra là thân hành nội Thân Hành Niệm... Tu pháp Thân Hành Niệm như vậy cho tới khi tâm trở thành kiên cố như một cỗ xe, nghĩa là phải tu tập đủ các pháp Thân Hành Niệm một thời gian cho quen, cho thành thục, cho đến khi các pháp liền lạc với nhau một cách chặt chẻ, không có kẽ hở để tạp niệm xen vô, thì mới trở thành kiên cố như cỗ xe. Khi cỗ xe chạy, nghĩa là khi đi Thân Hành Niệm thì nó cán nát hết các chướng ngại ác pháp như tình trạng buồn ngủ, ngủ gục, những ý nghĩ khởi trong trí, đau nhức,... Chạy một thời gian thì Thân Hành Niệm mới trở thành như căn cứ địa, tức thân tâm hợp nhất, không còn ác pháp gì xen vào thân tâm được.

Trong khi con ôm pháp Thân Hành Niệm nếu có trạng thái gì, có cái gì khác lạ thì liên lạc với Thầy để được hướng dẫn nên giữ hay bỏ hay thay đổi pháp tu cho đến khi tâm hoàn toàn bất động. Khi đạt được tâm bất động từ một giờ trở lên, tức ngồi lại trong suốt giờ mà không có niệm nào khởi, thì đó là lúc khởi đầu tu pháp bốn niệm xứ.

10.- Hướng tâm và Bốn niệm xứ

Chuyên tu pháp Thân Hành Niệm là đi Thân Hành Niệm suốt thời gian của thời khóa. Phải ôm pháp Thân Hành Niệm tu để sức tỉnh thức cao, không còn lúc nhớ, lúc quên nữa.

Lúc này con tập tất cả các thân hành trong pháp Thân Hành Niệm. Trước tiên, con cần tác ý. Dùng ý thức chủ động điều khiển thân hành. Tác ý tới đâu thân hành động tới đó. Khi đã thuần quen với tác ý thì qua giai đoạn niệm tác ý theo thân hành, không tác ý trước khi hành động. Trong thời gian này con phải niệm tác ý theo thân hành, tức phải tác ý thầm và theo dõi từng hành động đang được thực hiện cùng chung thời gian với lệnh tác ý để cho sự tác ý làm cho ý thức có lực, cho niệm có lực mạnh. Niệm tác ý cho đến khi niệm tác ý sinh niệm thân hành, là khi thân buộc phài hành động theo lệnh tác ý, thân không thể không theo lệnh. Phải thường xuyên niệm tác ý cho đầy đủ trong mọi hành động, không bỏ sót một hành động nào. Không thể bỏ giai đoạn tác ý, cũng không thể bỏ giai đoạn niệm tác ý mà qua ngay giai đoạn hướng được. Phải tập từ từ.

Sau một thời gian dài niệm tác ý đều đặn theo các thân hành cho đến khi nào sức tỉnh tăng cao, rất tỉnh, không còn bị quên tác ý, hay bị buồn ngủ, cho đến khi tâm tự động điều khiển thân hành, tức là tâm hướng thân hành, tâm hướng tới đâu thân hành động theo tới đó thì lúc đó không còn tác ý cũng không còn niệm theo thân hành nữa. Chân vừa dở lên thì cái ý đã biết, đã bám sát hành động dở chân. Cái tâm hướng thân hành, tức cái ý điều khiển thân hành động. Thân vừa động dụng thì nó biết. Lúc này ý thức bắt đầu có lực và rất tỉnh thức nên cái biết rất nhẹ nhàng, rất rõ ràng và rất tỉnh. Nghĩa là khi con thấy như tâm dán chặt vào thân hành làm như tâm bị cột chặt hay bị dán keo vào thân hành. Tâm lúc nào cũng bám chặt thân hành không rời, động dụng hành động tới đâu, tâm đều biết hết. Lúc đó là lúc con bắt đầu qua giai đoạn hướng, chỉ có hướng tâm thôi, không còn tác ý hay niệm theo thân hành nữa. Trong giai đoạn này, con ngồi lại thì thấy tỉnh từ trong ra ngoài. Từ trong thân cho đến mọi cái bên ngoài con đều biết hết. Có như vậy mới đúng là giai đoạn hướng thật sự. Phải tu pháp Thân Hành Niệm trong giai đoạn hướng tâm này cho đến khi con đạt ổn định thời gian 30 phút hướng tâm không vọng niệm, và khi ngồi lại không một niệm nào khởi sinh ra, không bị tình trạng buồn ngủ (hôn trầm) trong suốt 30 phút, lúc nào cũng cảm thấy tâm thanh thản an lạc vô sự, thì con chuyển lên giai đoạn khởi tu bốn niệm xứ giữ tâm bất động.

Page 12: CHUYÊN TU PHÁP THÂN HÀNH NI Mnguyent1/images/ebooks/ChuyenTuTHN.pdf2. Thân Hành Niệm và sức tĩnh giác 7. An trú tâm 3. Khắc phục ác pháp 8. Chuyên tu pháp Thân

Khi bắt đầu ôm pháp bốn niệm xứ tu, con ngồi yên lặng rồi tác ý "Tâm bất động, thanh thản, an lạc, vô sự" sẽ thấy tâm con im phăng phắc. Ngồi xuống tác ý là tâm vô ngay bất động. Tự nó bất động thì đó là tâm bốn niệm xứ. Lúc đó tâm vừa biết hơi thở vừa biết toàn thân mà không có ý nghĩ nào. Đó là trạng thái bất động của tâm bốn niệm xứ. Từ đây con có thể tăng dần giờ tu giữ tâm bất động lên nhiều hơn nửa giờ mới đúng cách của sự tu tập bốn niệm xứ trên thân quán thân. Pháp Thân Hành Niệm đi vào chỗ bốn niệm xứ trên thân quán thân.

Khi tu bốn niệm xứ, phải bất động cả thân và tâm. Thân ngồi bất động, không nhúc nhích, không lay chuyển, tâm cũng không rung động, không có niệm nào. Nếu thân còn nhúc nhích, còn động đậy thì tâm làm sao bất động được? Cho nên phải hoàn toàn bất động thân mới được. Khi tâm đang ở trên bốn niệm xứ là tâm định trên thân với đầy đủ ý thức cho nên chỉ có một chút nhúc nhích nhỏ trên thân, tâm cũng biết ngay liền. Ý thức chủ động điều động thân hành bất động, tâm hành bất động, trạng thái của tâm bốn niệm xứ, cho nên ý thức mà biết thì đâu để cho thân nhúc nhích. Chỉ khi lọt vào KHÔNG, không có ý thức, yên lặng trong không thì mới không biết gì hết. Khi tâm tự nhiên bất động thanh thản an lạc vô sự thì nó quán trên thân một cách tự nhiên, nó phải biết thân, nó phải nằm trên thân với đầy đủ ý thức một cách tự nhiên. Còn nếu bây giờ dùng pháp gì để quán thân là ức chế tâm, ức chế ý thức. Đừng gấp, đừng đi quá nhanh mà phải thật cẩn thận, phải từ từ nhưng phải chuyên cần không gián đoạn tu tập, kết quả phải thật chắc chắn, vững vàng thì con mới đi vào sự tu tập bốn niệm xứ đúng cách.

Phải biết giá trị lời chỉ dạy của bậc thầy. Con nên nhớ "Làm cái gì gấp quá thì cái đó không thể thành công" huống nữa là huấn luyện tâm, tức là làm cho trí óc được huấn luyện. Tu là phải từ từ, phải tu từng bước. Pháp bốn niệm xứ là pháp thứ bảy trong tám Chánh Đạo, nó là Chánh Niệm, vì vậy khi con chưa phá hết buồn ngủ, ngủ gục, chưa dẹp hết những ý nghĩ tự động khởi ra trong trí hay chủ động tác ý diệt niệm mà ngồi tu bốn niệm xứ, tu tâm bất động là sai pháp.

Nếu trong thời tu bốn niệm xứ nửa giờ mà có niệm thì trở lui tu pháp Thân Hành Niệm lại để dập niệm đó xuống. Vậy có nghĩa là con tu bốn niệm xứ để xem đã trọn vẹn thanh tịnh trong nửa giờ chưa. Nếu chưa thì trở về lại pháp Thân Hành Niệm mà dập niệm cho tâm thanh tịnh, cho bốn niệm xứ thanh tịnh. Sau đó tăng dần giờ tu lên cho tâm thanh tịnh không niệm bất động thanh thản an lạc vô sự kéo dài dần để nhiếp phục tham ưu.

Con tăng dần thời gian tâm thanh thản an lạc vô sự không niệm của tâm bốn niệm xứ đó lên theo cách thức như sau: Trừ khi ở mức 3 hay 6 giờ cần thời gian tu lâu hơn một tuần, còn các mức tăng kia chỉ cần tu cho ổn định trong một tuần là vừa. Bắt đầu từ nửa giờ, rồi tăng lên 1 giờ, 2 giờ, cho đến 3 giờ. Duy trì ở mức 3 giờ này trong nhiều ngày để tu cho tâm thanh tịnh không niệm thật ổn định, cho thật thành thục, rồi tăng dần lên từng giờ một, tức từ 3 giờ lên 4 giờ, rồi 5 giờ ... cho đến khi đạt tới thời gian 6 hay 8 giờ. Ngang mức này cũng ngưng lại tu trong một thời gian dài cho tâm quét sạch các tham sân si vi tế, cho đến khi nào con không còn cảm thấy trong tâm có chướng ngại ác pháp nào, thân hoàn toàn không còn đau nhức hay mõi mệt. Trong suốt thời gian dài tu tập, lúc nào cũng chỉ có cảm giác an lạc. Con giữ gìn, bảo vệ tâm đó ngày này qua ngày khác, mỗi lần 6 hay 8 giờ, cho đến khi nhiếp phục hết sạch các tham ưu, nghĩa là khi trong suốt thời gian dài 6 hay 8 giờ con tu tâm bốn niệm xứ này không còn cảm thấy một ác pháp nào trên thân hay tâm, lúc nào cũng cảm thấy thân thanh thản thoải mái, tâm an lạc dễ chịu; lúc đó các tham ưu không còn, là viên mãn được bốn niệm xứ.

Rồi bắt đầu ngồi kiết già bảo vệ thật kỹ lưỡng tâm bốn niệm xứ này liên tục lâu cho tới 7 ngày đêm không ngủ nghỉ, không để tâm bốn niệm xứ bị sứt mẻ (chỉ có cái biết, không có ý nghĩ nào) thì trong thời gian 7 ngày đêm này nó xuất hiện lần lượt từng giác chi một cho đến khi đủ cả 7 giác chi và khi 7 giác chi đầy đủ năng lực thì lập tức tự nhiên có đủ bốn

Page 13: CHUYÊN TU PHÁP THÂN HÀNH NI Mnguyent1/images/ebooks/ChuyenTuTHN.pdf2. Thân Hành Niệm và sức tĩnh giác 7. An trú tâm 3. Khắc phục ác pháp 8. Chuyên tu pháp Thân

lực thánh ý (tứ thần túc hay tứ như ý túc). Bốn lực thánh ý gồm có: dục thánh ý lực là sức mạnh của ý thức thực hiện các năng lực (thần thông) theo ý muốn, nếu vị đó muốn cái gì thì thân tâm vị đó thực hiện đúng như vậy; định thánh ý lực là vị đó muốn nhập Thánh định nào hay các tầng định tưởng vô sắc của ngoại đạo thì nhập ngay vào định đó, không tốn sức, không mệt nhọc; tuệ thánh ý lực là vị đó muốn biết cái gì ở bất cứ nơi nào, vào thời gian nào thì đều biết rõ hết ngay tức khắc; tinh tấn thánh ý lực là tâm vị đó lúc nào cũng ở trong trạng thái tâm bất động.

Tất cả bốn thánh ý đều do từ tâm bất động và ở trong bất động tâm của bốn niệm xứ. Dùng định thánh ý lực của 4 thánh ý này mới nhập định được. Không có 4 thánh ý lực, không dùng định thánh ý hướng tâm thì không nhập định được.

Tâm bốn niệm xứ là trạng thái thanh thản, an lạc, vô sự, là chân lý Diệt Đế của đạo Phật mà duy trì bảo vệ tâm bốn niệm xứ này liên tục trong thời gian dài 7 ngày đêm thì chứng đạo, là làm chủ sự sống chết.

- hết -