cỘng ĐỒng cÔng giÁo viỆt nam tỔng giÁo phẬn …lm. anthony phạm hữu tâm, icm....

11
Thánh lễ cuối tuần CỘNG ĐỒNG CÔNG GIÁO VIỆT NAM TỔNG GIÁO PHẬN GALVESTON-HOUSTON VIETNAMESE CATHOLICS OF THE ARCHDIOCESE OF GALVESTON-HOUSTON DŨNG LẠC 8503 S. Kirkwood Rd. - Houston, Texas 77099 - Phone: 281-495-8133 www.cgvnhouston.org Tổng Giám Mục: Hồng Y Daniel DiNardo Giám Mục Phụ Tá: GM. George A. Sheltz G Lm. Gioan Viannêy Nguyễn Ngọc Thụ Đại Diện Đức Tổng Giám Mục Chủ Tịch Cộng Đồng Công Giáo VN 281-495-8133 Hội Đồng Giáo Dân, TGP Galveston-Houston Chủ Tịch: Ô. Phêrô Võ Tiến Đạt Giáo Xứ Đức Kitô Ngôi Lời Nhập Thể 281-827-9571 Phó CT Nội Vụ: Ô. Phêrô Nguyễn Tài (GXĐMLV) 281-932-4655 Phó CT Ngoại Vụ: Ô. Phêrô Vũ Đức Phú (GXLĐ) 281-777-2229 Tổng Thư Ký: Giuse Nguyễn Văn Hùng (CĐSJ) 832-403-7871 Thành viên: CT HĐMV các giáo xứ và cộng đoàn GX. CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT NAM TB: 6:00 pm - CN: 7:00; 8:30; 10:30 am; 6:00 pm Lm. Giuse Vũ Thành Lm. Gioan Nguyễn M. Hùng Pt. Giuse Nguyễn Phẩm Pt. Giuse Lê Văn Rõ 10610 Kingspoint Rd.- Houston, TX 77075 713-941-0521 GX. ĐỨC KITÔ NGÔI LỜI NHẬP THỂ TB: 6:00 pm - CN: 7:00 am; 9:00 am; 11:00 am; 2:30 pm; 7:00 pm Lm. Gioan Viannêy Nguyễn Ngọc Thụ Lm. Giuse Bùi Phương Tiến Pt. Phêrô Nguyễn Cường Pt. Vincentê Đoàn Hồng Phúc Pt. Giuse Maria Phạm Harry Hưng Pt. Gioan Baotixita Hoàng Anh Dũng 8503 S. Kirkwood Rd.- Houston, TX 77099 281-495-8133 GIÁO XỨ ĐỨC MẸ LA VANG TB: 6:00 pm - CN: 7:30; 9:15; 11:00 am; 6:00 pm Lm. Thomas Trần Thiên Ân, OP. Lm. Phaolô Nguyễn Hải Đăng, OP. Lm. Phêrô Phạm Duy Khánh, OP Pt. Micae Nguyễn Kim Khánh 12320 Old Foltin Rd.- Houston, TX 77086 281-999-1672 GIÁO XỨ ĐỨC MẸ LỘ ĐỨC TB: 6:00 pm - CN: 7:00; 9:00; 11:00; 1:15; 6:00 Lm. Đaminh Trịnh Thế Huy, OP. Lm. Giuse Trần Trung Liêm, OP. Lm. Gioan Hoàng Thanh Sơn, OP. Pt. Giuse Đỗ Nguyên Chương 6550 Fairbanks N. Houston, Houston, TX 77040 713-939-1906 CỘNG ĐOÀN THÁNH TÂM TB: 7:00 pm - CN: 1:00 Lm. Giuse Phan Đình Lộc 1701 San Jacinto St. - Houston, TX 77002 713-659-1561 ext. 135 Chúa Nhật IV Mùa Vọng, Năm A, Ngày 22-12-2019 Vinh danh Thiên Chúa trên trời, bình an dưới thế cho người thiện tâm.Luca 2:14 Nguyện kính chúc Đức Hồng Y DiNardo, quý Giám Mục, quý Đức Ông, quý Linh Mục, quý Phó Tế, quý Tu Sĩ nam nữ và Cộng Đồng Dân Chúa vui hưởng Mùa Giáng Sinh AN BÌNH - tràn đầy Ân Sủng của Chúa Hài Nhi Giêsu và Mẹ Thánh Ngài. Kính thưa Cộng Đồng Dân Chúa, cùng với toàn thể Giáo Hội Công Giáo Hoàn Vũ, chúng ta hân hoan mừng đại Lễ Chúa Giáng Sinh và đang sửa soạn bước vào năm 2020. Khi Ngôi Lời Nhập Thể giáng trần tại hang đá Bê Lem trong khung cảnh thật nghèo khó, thiếu thốn, lạnh lẽo cách đây hơn 2000 năm, cùng lúc đó, các mục đồng được nghe tiếng hát huyền diệu của thiên sứ khi loan báo tin mừng trọng đại: Hài Nhi Giêsu – Vua của Trời Đất được hạ sinh cho con người. Emmanuen – Thiên Chúa ở cùng chúng ta”. Hơn bao giờ hết, con người hôm nay rất cần ơn BÌNH AN”. Tuy nhiên, nhiều nơi và nhiều tâm hồn vẫn trống vắng sự bình an. Lòng người thiếu bình an vì chưa đặt Thiên Chúa trên hết mọi sự trong cuộc sống; Vì thiếu thiện tâm, nên lòng ngưởi bị chết ngạt bởi văn hóa của sự chết để không nhận ra Thiên Chúa hiện hữu, không nhìn ra hình ảnh của Thiên Chúa nơi anh chị em, túng thiếu, nghèo đói, không tiếng nói đặc biệt những thai nhi còn trong lòng mẹ hoặc những người già nua, bệnh tật, đơn côi. Trong mùa Hồng Ân Chúa Giáng Sinh, chúng ta hãy mạnh dạn đến cùng Chúa Hài Nhi Giêsu, qua sự chuyển cầu của Mẹ Maria, giúp tất cả sống gần gũi, mật thiết hơn với Con của Mẹ và với mọi người là anh chị em một Cha trên trời. Có như thế lòng người sẽ thiện tâm, ơn bình an được trao tặng, và khi có ơn bình an, chúng ta biết chia sẻ hồng ân này đến mọi người. Nguyện xin Chúa Hài Nhi Giêsu tuôn trào muôn ơn lành đến mọi thành phần Dân Chúa trong Mùa Giáng Sinh và Năm Mới 2020. Chân thành trong Đức Kitô Ngôi Lời Nhập Thể, Lm. Gioan Viannêy Nguyễn Ngọc Thụ - Đại Diện Đức Hồng Y, TGP Galveston-Houston - Chủ Tịch Cộng Đồng Công Giáo VN, TGP

Upload: others

Post on 05-Feb-2020

3 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

BTDL 22-12-2019 tr. 1

Thánh lễ cuối tuần

CỘNG ĐỒNG CÔNG GIÁO VIỆT NAM TỔNG GIÁO PHẬN GALVESTON-HOUSTON

VIETNAMESE CATHOLICS OF THE ARCHDIOCESE OF GALVESTON-HOUSTON

DŨNG LẠC

8503 S. Kirkwood Rd. - Houston, Texas 77099 - Phone: 281-495-8133 www.cgvnhouston.org Tổng Giám Mục: Hồng Y Daniel DiNardo

Giám Mục Phụ Tá: GM. George A. Sheltz G

Lm. Gioan Viannêy Nguyễn Ngọc Thụ Đại Diện Đức Tổng Giám Mục

Chủ Tịch Cộng Đồng Công Giáo VN 281-495-8133

Hội Đồng Giáo Dân, TGP Galveston-Houston

Chủ Tịch: Ô. Phêrô Võ Tiến Đạt

Giáo Xứ Đức Kitô Ngôi Lời Nhập Thể

281-827-9571

Phó CT Nội Vụ: Ô. Phêrô Nguyễn Tài (GXĐMLV)

281-932-4655

Phó CT Ngoại Vụ: Ô. Phêrô Vũ Đức Phú (GXLĐ)

281-777-2229

Tổng Thư Ký: Giuse Nguyễn Văn Hùng (CĐSJ)

832-403-7871

Thành viên: CT HĐMV các giáo xứ và cộng đoàn

GX. CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT NAM

TB: 6:00 pm - CN: 7:00; 8:30; 10:30 am; 6:00 pm Lm. Giuse Vũ Thành

Lm. Gioan Nguyễn M. Hùng Pt. Giuse Nguyễn Phẩm

Pt. Giuse Lê Văn Rõ

10610 Kingspoint Rd.- Houston, TX 77075 713-941-0521

GX. ĐỨC KITÔ NGÔI LỜI NHẬP THỂ

TB: 6:00 pm - CN: 7:00 am; 9:00 am; 11:00 am;

2:30 pm; 7:00 pm Lm. Gioan Viannêy Nguyễn Ngọc Thụ

Lm. Giuse Bùi Phương Tiến Pt. Phêrô Nguyễn Cường

Pt. Vincentê Đoàn Hồng Phúc Pt. Giuse Maria Phạm Harry Hưng

Pt. Gioan Baotixita Hoàng Anh Dũng

8503 S. Kirkwood Rd.- Houston, TX 77099

281-495-8133

GIÁO XỨ ĐỨC MẸ LA VANG

TB: 6:00 pm - CN: 7:30; 9:15; 11:00 am; 6:00 pm Lm. Thomas Trần Thiên Ân, OP.

Lm. Phaolô Nguyễn Hải Đăng, OP. Lm. Phêrô Phạm Duy Khánh, OP

Pt. Micae Nguyễn Kim Khánh

12320 Old Foltin Rd.- Houston, TX 77086

281-999-1672

GIÁO XỨ ĐỨC MẸ LỘ ĐỨC

TB: 6:00 pm - CN: 7:00; 9:00; 11:00; 1:15; 6:00 Lm. Đaminh Trịnh Thế Huy, OP. Lm. Giuse Trần Trung Liêm, OP. Lm. Gioan Hoàng Thanh Sơn, OP.

Pt. Giuse Đỗ Nguyên Chương

6550 Fairbanks N. Houston, Houston, TX 77040 713-939-1906

CỘNG ĐOÀN THÁNH TÂM

TB: 7:00 pm - CN: 1:00 Lm. Giuse Phan Đình Lộc

1701 San Jacinto St. - Houston, TX 77002 713-659-1561 ext. 135

Chúa Nhật IV Mùa Vọng, Năm A, Ngày 22-12-2019

“Vinh danh Thiên Chúa trên trời, bình an dưới thế cho người thiện tâm.” Luca 2:14 Nguyện kính chúc Đức Hồng Y DiNardo, quý Giám Mục, quý Đức Ông, quý Linh Mục, quý Phó Tế, quý Tu Sĩ nam nữ và Cộng Đồng Dân Chúa vui hưởng Mùa Giáng Sinh AN BÌNH - tràn đầy Ân Sủng của Chúa Hài Nhi Giêsu và Mẹ Thánh Ngài.

Kính thưa Cộng Đồng Dân Chúa, cùng với toàn thể Giáo Hội Công Giáo Hoàn Vũ, chúng ta hân hoan mừng đại Lễ Chúa Giáng Sinh và đang sửa soạn bước vào năm 2020.

Khi Ngôi Lời Nhập Thể giáng trần tại hang đá Bê Lem trong khung cảnh thật nghèo khó, thiếu thốn, lạnh lẽo cách đây hơn 2000 năm, cùng lúc đó, các mục đồng được nghe tiếng hát huyền diệu của thiên sứ khi loan báo tin mừng trọng đại: Hài Nhi Giêsu – Vua của Trời Đất được hạ sinh cho con người. “Emmanuen – Thiên Chúa ở cùng chúng ta”.

Hơn bao giờ hết, con người hôm nay rất cần ơn “BÌNH AN”. Tuy nhiên, nhiều nơi và nhiều tâm hồn vẫn trống vắng sự bình an. Lòng người thiếu bình an vì chưa đặt Thiên Chúa trên hết mọi sự trong cuộc sống; Vì thiếu thiện tâm, nên lòng ngưởi bị chết ngạt bởi văn hóa của sự chết để không nhận ra Thiên Chúa hiện hữu, không nhìn ra hình ảnh của Thiên Chúa nơi anh chị em, túng thiếu, nghèo đói, không tiếng nói đặc biệt những thai nhi còn trong lòng mẹ hoặc những người già nua, bệnh tật, đơn côi.

Trong mùa Hồng Ân Chúa Giáng Sinh, chúng ta hãy mạnh dạn đến cùng Chúa Hài Nhi Giêsu, qua sự chuyển cầu của Mẹ Maria, giúp tất cả sống gần gũi, mật thiết hơn với Con của Mẹ và với mọi người là anh chị em một Cha trên trời. Có như thế lòng người sẽ thiện tâm, ơn bình an được trao tặng, và khi có ơn bình an, chúng ta biết chia sẻ hồng ân này đến mọi người.

Nguyện xin Chúa Hài Nhi Giêsu tuôn trào muôn ơn lành đến mọi thành phần Dân Chúa trong Mùa Giáng Sinh và Năm Mới 2020.

Chân thành trong Đức Kitô Ngôi Lời Nhập Thể,

Lm. Gioan Viannêy Nguyễn Ngọc Thụ - Đại Diện Đức Hồng Y, TGP Galveston-Houston - Chủ Tịch Cộng Đồng Công Giáo VN, TGP

BTDL 22-12-2019 tr. 2

Chương Trình Phát Thanh Tin Yêu: Saigon-Houston làn sóng 900 AM từ 4:00 đến 4:45 chiều Chúa Nhật

Phụ Trách

AC. Trần Tú - Mai Dung 281-467-5223 - [email protected] AC. Nguyễn Lập - Huệ 281-253-9761 - [email protected] A. Đỗ Minh Tân 281-736-7970 - [email protected] AC. Nguyễn Lương - Anna Phương 832-816-3402 - [email protected]

Muốn nhận Bản Tin Dũng Lạc qua email xin gửi điện thư yêu cầu về: [email protected] hay [email protected]

Ban Điều Hành Bản Tin Dũng Lạc

Ô. Nguyễn Văn Mẫu 713-231-6242 - [email protected] Ô. Nguyễn Đức Chính 713-269-0554 - [email protected] Ô. Nguyễn Văn Thắng 832-661-3076 - [email protected] Ch. Hiền Lê 281-495-8133 - [email protected]

Ngày 17 tháng 12 vừa qua, ta đã đọc bài Phúc Âm nói về gia phả Đức Giêsu, trong đó Chúa Giêsu sinh bởi dòng dõi vua Đavít. Hôm nay, Phúc Âm lại trình bày cho ta một gốc tích khác của Người: Chúa Giêsu sinh ra bởi Đức Maria do quyền năng của Chúa Thánh Thần. Phải chăng Thánh Sử Mat-thêu mâu thuẫn khi đưa ra hai gốc tích khác nhau như thế?

Thánh sử Matthêu không mâu thuẫn, nhưng khi trình bày cho ta hai gốc tích khác nhau của Chúa Giêsu, Thánh Sử có một dụng ý thần học. Chúa Giêsu là Thiên Chúa, nên việc thụ thai phải do quyền năng của Chúa Thánh Thần. Nhưng Chúa Giêsu cũng là người nên phải sinh ra bởi một con người. Thiên Chúa ban Con Một cho loài người. Đức Maria đã đại diện loài người lãnh nhận. Nhưng quyền năng Chúa Thánh Thần tác

CỘNG ĐOÀN HOLY ROSARY

CN: 3:15; 6:30 Lm. Anthony Trần Ngọc Hùng, OP

3617 Milam St. - Houston, TX 77002 713-518-2319

CỘNG ĐOÀN ST. CHRISTOPHER

CN: 4:30 Lm. Giuse Lê Thu

8150 Park Place – Houston, TX 77017

713-645-6614

CĐ. ST. JUSTIN TỬ ĐẠO

CN: 12:00 Lm. Phêrô Nguyễn Hữu Thăng

Pt. Giuse Trần Văn Nhật

13350 Ashford Point Dr. Houston, TX 77082 281-556-5116

CỘNG ĐOÀN FATIMA

CN: 9:00 Lm. Đaminh Trịnh Thế Huy, OP.

1003 Gulf Bank-Houston, TX 77037

713-732-0132

Giáo xứ Mỹ

có thánh lễ Việt ngữ cuối tuần

TB: 8:00 pm St. Elizabeth Ann Seton

6646 Addicks Satsuma Rd. Houston, TX 77084 281-463-7878

TB: 7:00 pm St. Francis de Sales

8200 Roos Rd. Houston, TX 77036

713-774-7475

LIÊN ĐOÀN THIẾU NHI THÁNH THỂ Tổng Tuyên Úy: Lm. Giuse Lê Thu

Trưởng Phêrô Võ Khanh Tony (GX/CTTĐVN) 832-455-5961

LIÊN HỘI CÁC BÀ MẸ CÔNG GIÁO Tổng Linh Hướng: Lm. Giuse Bùi Phương Tiến

___________________________ __________________

LIÊN ĐOÀN LIÊN MINH THÁNH TÂM Tổng Linh Hướng: Lm. Giuse Vũ Thành

Ông Nguyễn Văn Xuân 832-260-5016

LIÊN ĐOÀN TÔNG ĐỒ FATIMA Tổng Linh Hướng: Lm. Anthony Trần Ngọc Hùng

713-518-2319 Ông Phêrô M. Nguyễn Văn Triệu (Gx. CTTĐ)

281-484-3157

ĐẠO BINH ĐỨC MẸ (LEGIO MARIE) Tổng Linh Hướng: Lm. Gioan Nguyễn M. Hùng

Trưởng Curia Giuse Nguyễn Ngọc Thiên 832-433-2198

PHONG TRÀO CURSILLO Tổng Linh Hướng:

Lm. Anthony Phạm Hữu Tâm, ICM.

Trưởng Lãnh Đạo: Maria Nguyễn Thu Trang 713-303-7982

LH. ĐOÀN DÒNG BA ĐA MINH Tổng Linh Hướng: Lm. Đinh Minh Tiên, OP

Ông Cao Văn Thuận (Giáo Xứ Lộ Đức)

281-859-8268

TUYÊN UÝ NHÀ THƯƠNG

Lm. Anthony Trần Ngọc Hùng

713-757-1000 ext. 1624

PHÁT THANH TIN YÊU Tuyên Úy: Lm. Gioan Trần Đình Khả

10135 West Rd. Houston, TX 77064

281-955-7328

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Matthêu I, 18-24

Thư Mời

Tham Dự Đại Lễ Mừng Chúa Giáng Sinh 2019

Kính thưa toàn thể Cộng Đồng Dân Chúa,

Đại Lễ mừng Chúa Giáng Sinh do Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam Tổng Giáo Phận Galveston-Houston tổ chức vào thứ Ba, ngày 24 tháng 12 năm 2019 tại:

George R. Brown Convention Center 1001 Avenida De Las Americas Houston Texas 77010 713- 853-8000

Chương trình chi tiết:

- 4 giờ đến 5 giờ 30: sẽ có nhiều linh mục ban Bí Tích Xá Giải. - 5 giờ đến 5 giờ 30: Thánh Ca Vọng Giáng Sinh - 5 giờ 30: Cung Nghinh Thánh Tượng Chúa Hài Đồng. - 6 giờ 00: Thánh Lễ Đại Trào - ĐHY DiNardo chủ tế, các linh mục Việt

Mỹ đồng tế.

Trân trọng kính mời Cộng Đồng Dân Chúa cùng tham dự mừng Đại Lễ Chúa Giáng Sinh.

Nguyện kính chúc Đức Hồng Y, quý Đức Giám Mục, quý Đức Ông, quý Linh Mục, quý Phó Tế, quý Tu Sĩ nam nữ và toàn thể Cộng Đoàn Dân Chúa mùa Giáng Sinh trần đầy Ân Sủng của Chúa Hài Nhi Giêsu và Mẹ Thánh Ngài.

Trân trọng kính mời,

Lm. Gioan Viannêy Nguyễn Ngọc Thụ - Đại Diện Đức Hồng Y - TGP Galveston-Houston - Chủ Tịch Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam.

BTDL 22-12-2019 tr. 3

động trên Đức Maria chỉ diễn ra trong riêng tư, âm thầm. Chính Thánh Giuse đưa Chúa Giêsu ra công khai khi nhận Ngài vào dòng tộc Đavít. Qua trung gian của Thánh Giuse, Chúa Giêsu đã chính thức gia nhập gia đình nhân loại, trong một đất nước, trong một dân tộc, trong một dòng họ. Tên tuổi của Người được ghi trong lịch sử của dân tộc, của dòng họ, của gia đình. Vận mệnh của Người gắn chặt với dân tộc, dòng họ, gia đình ấy. Người thực là Emmanuel, là “Thiên Chúa ở với chúng ta”.

Nhờ đâu mà Thánh Giuse và Đức Maria được diễm phúc là những người đầu tiên, đại diện nhân loại tiếp đón Đấng Cứu Thế. Qua bài Phúc Âm Truyền Tin và bài Phúc Âm hôm nay, ta thấy Thánh Giuse và Đức Maria có những đặc điểm sau đây.

1) Các Ngài có tâm hồn khiêm nhường sâu xa. Đức Maria là một thiếu nữ có tâm hồn khiêm nhường. Từ nhiều thế kỷ qua, lời sấm về

Đấng Cứu Thế vẫn được truyền tụng trong dân Do Thái. Thiếu nữ nào cũng mong được làm mẹ Đấng Cứu Thế. Đó là một hạnh phúc, một vinh dự không chỉ cho cá nhân mà còn cho cả gia đình, cho dòng họ, cho đất nước. Vậy mà khi nghe Thiên Thần loan báo tin làm mẹ Đấng Cứu Thế, Đức Maria chỉ khiêm tốn thưa: “Này là tôi tớ Chúa, tôi xin vâng như lời Thiên Thần truyền”. Khi bà Êlisabeth ca tụng Ngài, Đức Maria đã đáp lại: “Vì Chúa đã đoái thương phận tôi tớ thấp hèn. Người nâng cao những người bé nhỏ”. Đức Maria nhận ra sự thật là: Nếu Ngài được ơn Chúa ban thì không phải vì công trạng của mình, nhưng do lòng từ bi thương xót của Chúa. Vì khiêm tốn, nên Đức Maria âm thầm ghi nhớ tất cả mọi việc Chúa làm, mọi lời Chúa phán. Ghi nhớ để suy gẫm trong lòng. Càng suy gẫm lại càng thêm khiêm nhường. Càng khiêm nhường lại càng kín đáo.

Thánh Giuse cũng có tâm hồn khiêm nhường không kém. Đọc Phúc Âm, ta có cảm tưởng là Thánh Giuse luôn tự rút lui vào trong bóng tối. Ngài luôn sống âm thầm khiêm tốn trong công việc tầm thường của thợ thuyền. Sự khiêm tốn ấy đặc biệt thể hiện trong bài Phúc Âm hôm nay. Khi biết tin Đức Mẹ đang mang thai Đấng Cứu Thế, Thánh Giuse đã âm thầm bỏ đi. Ngài không dám tự cho mình cái vinh dự được làm cha Đấng Cứu Thế. Ngài không dám chiếm hữu quyền làm cha của Thiên Chúa. Ngài không dám mạo nhận công việc của Chúa Thánh Linh. Ngài là người công chính vì khiêm tốn sống đúng thân phận của mình. Ngài là người công chính vì trả lại cho Thiên Chúa những gì thuộc về Thiên Chúa.

2) Các Ngài mau mắn vâng lời Thiên Chúa. Các Ngài có chương trình cho đời sống. Chương trình ấy được suy nghĩ kỹ lưỡng vì

được thực hành nghiêm chỉnh. Đức Maria khấn giữ mình đồng trinh. Thánh Giuse muốn sống âm thầm trong bóng tối. Nhưng khi nghe biết thánh ý Thiên Chúa các Ngài đã mau mắn xin vâng, bỏ dở chương trình riêng tư, chuyển hướng cuộc đời để thi hành thánh ý Thiên Chúa. Đức Maria đã thưa “xin vâng” bất chấp những đau khổ, khó khăn đang chờ đón. Thánh Giuse đã mau mắn vâng lời dù thánh ý Thiên Chúa chỉ mơ hồ giữa bóng đêm dày đặc, trong một giấc mộng lãng đãng mơ hồ.

Vì Chúa, các Ngài đã từ bỏ ý riêng mình. Vì Chúa, các Ngài đã thay đổi toàn bộ đời sống. Thay đổi quyết liệt. Từ bỏ dứt khoát. Vâng lời mau mắn.

Thái độ của các Ngài rất gần với thái độ của Chúa Giêsu. Chúa Giêsu xuống trần trong một thái độ tự hạ mình thẳm sâu. Dù là Thiên Chúa, Người đã không đòi cho mình quyền được ngang hàng với Thiên Chúa, nhưng đã tự hạ làm một người bé nhỏ nghèo hèn. Người luôn vâng lời Đức Chúa Cha, vâng lời cho đến chết trên Thập Giá.

Đồng thanh tương ứng, đồng ý tương cầu. Giống nhau thì tìm đến nhau. Chúa Giêsu xuống trần trong một thái độ khiêm hạ và vâng phục thánh ý Chúa Cha đã tìm được nơi cư trú tâm đắc nơi Đức Maria và Thánh Giuse, hai tâm hồn khiêm nhường và tuyệt đối vâng lời.

Lạy Chúa Giêsu bé nhỏ, bây giờ thì con đã hiểu biết phải dọn một máng cỏ như thế nào cho Chúa. Chúa muốn con khoét một hang sâu khiêm nhường trong lòng con, trải trên đó những sợi cỏ vâng lời mau mắn. Như thế con sẽ được hạnh phúc đón tiếp Chúa, Đấng rất khiêm nhường và rất vâng lời. Amen.

KIỂM ĐIỂM ĐỜI SỐNG 1) Ngày càng có nhiều người mừng lễ Chúa Giáng Sinh. Nhưng Lễ Giáng Sinh đã bị

thương mại hóa. Bạn sẽ chuẩn bị Lễ Giáng Sinh thế nào cho phù hợp với tinh thần của Chúa? 2) Sống khiêm nhường và vâng lời trong xã hội hôm nay có dễ không? 3) Bạn nghĩ gì về việc Chúa Giêsu tự nguyện xuống thế, làm một người, làm con trong

một gia đình? +ĐTGM Giuse Ngô Quang Kiệt

Văn Phòng Ơn Gọi Linh Mục và Tu Sĩ

713-652-8239

Đại Chủng Viện St. Mary

713-686-4345

MỤC VỤ GIỚI TRẺ Lm. JBA Trần S. Steven, CSsR

713-433-9836

Lm. Nguyễn Cao Trường Sơn

832-788-1636

MỤC VỤ GIA ĐÌNH Lm. Giuse Châu Xuân Báu, CSsR

713-681-5144 ext. 107

ỦY BAN PHỤNG VỤ Lm. Gioan Nguyễn M. Hùng

832-425-5116

ỦY BAN THÁNH NHẠC Lm. Christopher Nguyễn Cường

281-356-2000

ỦY BAN GIÁO LÝ Lm. Đinh Minh Tiên, OP

713-732-0132

ỦY BAN CÔNG LÝ

HÒA BÌNH - LIÊN TÔN

Lm. Anthony Phạm Hữu Tâm, ICM

281-575-7246

Lm. Anthony Trần Ngọc Hùng, OP

713-529-4854

DÒNG CHÚA CỨU THẾ

3417 W. Little York Road

Houston, TX 77091

713-681-5144

DÒNG NỮ ĐA MINH

5250 Gasmer Drive

Houston, Texas 77035

713-723-8250

TU XÁ THÁNH ĐA MINH

12314 Old Foltin Road

Houston, TX 77086

281-999-4928

DÒNG NỮ LA SAN 14562 Cypress N. Houston

Cypress, TX 77429

281-894-7756

DÒNG MẾN THÁNH GIÁ 8138 Lynn St.

Houston, TX 77017

346-571-5116

DÒNG CHÚA THÁNH THẦN

4410 Yoakum Blvd.

Houston, TX 77006

713-529-0405

TU HỘI TẬN HIẾN

20303 Kermier Road

Waller, TX 77484-8743

832-923-7784

TU HỘI GIA ĐÌNH

MẸ MARIA THĂM VIẾNG

11663 Quinn Ridge Way

Houston, TX 77038

713-518-2977

Website

Cộng Đồng Công Giáo VN - Houston

www.cgvnhouston.org Phụ Trách: Pt. Giuse Trần Văn Nhật

[email protected]

713-870-8955

BTDL 22-12-2019 tr. 4

Roma đã vào đông nên khí hậu cũng lạnh hơn. Do đó, từ sáng thứ Tư 11/12 hôm nay cho đến hết mùa đông, các buổi tiếp kiến chung của Đức Thánh Cha sẽ được tổ chức tại Đại Thính Đường Phaolô VI.

Có khoảng 8000 người tham dự buổi tiếp kiến hôm nay, đặc biệt có phái đoàn hành hương 1000 người của Giáo Phận Mukachevo nghi lễ Bizantin của Ucraina, được Đức Thánh Cha gặp riêng tại Đền Thờ Thánh Phêrô trước khi gặp các tín hữu tại Đại Thính Đường Phaolô VI.

Trong bài giáo lý, Đức Thánh Cha trình bày về chứng tá của Thánh Phaolô, được ghi dấu với đau khổ mà Ngài phải chịu, như được thuật lại trong sách Công Vụ Tông Đồ. Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng xiềng xích của Thánh Phaolô đã trở thành khí cụ loan báo Tin Mừng nhờ tình yêu của Ngài dành cho Chúa Kitô. Đức Thánh Cha mời gọi các tín hữu theo gương thánh nhân, kiên vững trong đức tin, nhìn mọi sự với đôi mắt đức tin và là môn đệ truyền giáo, chứng nhân của niềm vui Tin Mừng.

Thánh Phaolô, chứng nhân đau khổ của Chúa Phục Sinh.

Mở đầu bài giáo lý, Đức Thánh Cha nhận định: “Thánh Phaolô không chỉ là người rao giảng Tin Mừng đầy nhiệt huyết, nhà truyền giáo gan dạ giữa những người ngoại giáo, mang lại sự sống cho các cộng đoàn Kitô giáo mới, nhưng còn là chứng nhân đau khổ của Chúa Phục Sinh (x. Cv 9, 15-16).

Chứng tá đau khổ của Thánh Phao-lô lớn lên theo dòng thời gian của cuộc đời Ngài. Đức Thánh Cha giải thích: Việc Thánh Tông Đồ đến Giêrusalem, được mô tả trong chương 21 của sách Công Vụ, tạo nên sự thù ghét dữ dội đối với Ngài. Như đối với Chúa Giêsu, Giêrusalem cũng là thành phố thù địch đối với Ngài. Ngài đi đến đền thờ, bị nhận diện, bị đưa ra ngoài để hành hình và đã được những người lính Roma cứu trong đường tơ kẽ tóc. Bị buộc tội giảng dạy chống lại Lề Luật và đền thờ, Ngài bị bắt và bắt đầu hành trình ngục tù; trước tiên là ra trước Thượng Hội Đồng, rồi đến trước công tố viên Roma tại Caesarea, và cuối cùng là trước vua

Agrippa. Thánh Luca nhấn mạnh sự tương đồng giữa Thánh Phaolô và Chúa Giêsu, cả hai đều bị những kẻ đối nghịch thù ghét, bị buộc tội

công khai và được chính quyền đế quốc công nhận là vô tội; và vì thế Thánh Phaolô được liên kết với cuộc thương khó của Thầy mình, và cuộc thương khó của Ngài trở thành một Phúc Âm sống động.

Ngày nay, rất nhiều Kitô hữu bị bách hại và hy sinh mạng sống vì đức tin.

Đức Thánh Cha chia sẻ với các tín hữu: Tôi vừa từ đền thờ Thánh Phêrô đến, ở đó tôi đã tiếp các tín hữu hành hương của một Giáo Phận Ucraina. Dân tộc này đã bị bách hại, họ đã đau khổ rất nhiều vì Tin Mừng! Nhưng họ không thỏa hiệp về đức tin. Họ là một gương mẫu. Ngày nay, trên thế giới, tại châu Âu, rất nhiều Kitô hữu bị bách hại và hy sinh mạng sống vì đức tin, hay bị bách hại bởi những người mang găng tay trắng, nghĩa là bị loại ra, gạt ra bên lề. Tử đạo là không khí của cuộc sống Kitô hữu, của cộng đoàn Kitô giáo. Luôn luôn có những vị tử đạo ở giữa chúng ta: điều này là dấu hiệu chúng ta đang đi trên con đường của Chúa Giêsu. Thật là phúc lành của Chúa khi có người nào đó trong cộng đồng dân Chúa làm chứng tá tử đạo này.

Nhà truyền giáo đích thực không chú trọng vào chính mình, nhưng luôn hướng về Chúa.

Đức Thánh Cha tiếp tục bài giáo lý: Thánh Phaolô được yêu cầu tự bào chữa cho mình trước những lời buộc tội và cuối cùng, trước sự chứng kiến của vua Agrippa II, lời biện luận của Ngài trở thành một chứng tá hiệu quả của đức tin (x. Cv 26, 1-23). Ngay cả khi nói về chính mình, Thánh Phaolô loan báo và bày tỏ về Chúa của mình. Thật vậy, nhà truyền giáo đích thực không chú trọng vào chính mình, mà tất cả đều hướng về Chúa, Đấng là trung tâm của mọi điều, đặc biệt là của tâm hồn Ngài.

Sứ mạng truyền giáo giữa các dân tộc.

Sau đó, Thánh Phaolô kể lại cuộc hoán cải của chính mình: Chúa Kitô Phục Sinh đã biến Ngài trở thành Kitô hữu và giao cho Ngài sứ mạng truyền giáo giữa các dân tộc, "khiến họ rời bóng tối mà trở về cùng ánh sáng, thoát khỏi quyền lực Satan mà trở về cùng Thiên Chúa. Như vậy, nhờ tin vào Ta,

họ sẽ được ơn tha tội và được hưởng phần gia tài cùng với các người đã được thánh hiến.” (Cv 26, 18). Thánh Phaolô vâng theo sứ vụ này và không làm gì khác hơn là tỏ cho thấy các tiên tri và Môsê đã báo trước điều mà bây giờ ông loan báo: " Đấng Kitô sẽ chịu đau khổ và là người đầu tiên sống lại từ cõi chết, để loan báo ánh sáng cho dân Do Thái cũng như cho các dân ngoại” (câu 23). Chứng tá nhiệt thành của Thánh Phaolô chạm đến con tim của vua Agrippa, người chỉ thiếu bước quyết định: "Chút nữa là ông thuyết phục được tôi trở thành Kitô hữu rồi đấy!” (câu 28). Thánh Phaolô được tuyên bố vô tội, Nhưng không thể được phóng thích vì Ngài đã kháng cáo lên Hoàng Đế. Và cứ thế, cuộc hành trình không thể bị ngăn cản của Lời Chúa đã tiếp tục đến Ro-ma.

Xiềng xích của Thánh Phaolô là dấu hiệu của lòng trung thành.

Đức Thánh Cha nhận xét: Kể từ giây phút này, chân dung của Phaolô là chân dung của một tù nhân và xiềng xích là dấu hiệu của lòng trung thành của Ngài với Tin Mừng và chứng tá về Đấng Phục Sinh.

Xiềng xích chắc chắn là một thử nghiệm nhục nhã đối với Thánh Tông Đồ, xuất hiện trước mắt thế gian như một "tên tội phạm" (2 Tm 2, 9). Nhưng tình yêu của Ngài dành cho Chúa Kitô mạnh đến nỗi ngay cả những xiềng xích này cũng được đọc với con mắt đức tin; niềm tin đối với Thánh Phaolô không phải là "một lý thuyết, một ý kiến về Thiên Chúa và thế giới", mà là "tác động của tình yêu của Thiên Chúa đối với trái tim Ngài, [...] là tình yêu dành cho Chúa Giêsu Kitô" (Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI, bài giảng nhân dịp Năm Thánh Phaolô, 28/06/2008).

Cuối cùng, Đức Thánh Cha nhắn nhủ các tín hữu: Anh chị em thân mến, Thánh Phaolô dạy chúng ta kiên trì trong thử thách và khả năng đọc mọi sự với con mắt đức tin. Hôm nay chúng ta cầu xin Chúa, qua lời chuyển cầu của Thánh Tông Đồ, làm sống lại đức tin của chúng ta và giúp chúng ta trở thành các tín hữu cho đến tận căn của ơn gọi trở thành các môn đệ truyền giáo.

Hồng Thủy - Vatican

Trong bài giáo lý nói về những bắt bớ tù đày Thánh Phaolô phải chịu khi rao giảng Tin Mừng và làm chứng về Chúa Kitô, Đức Thánh Cha nhận định rằng ngày nay có nhiều Kitô hữu bị bách hại và hy sinh vì đức tin. Tử đạo là không khí của Kitô hữu, của các cộng đoàn Kitô giáo.

BTDL 22-12-2019 tr. 5

Phân công Đại lễ Giáng Sinh năm 2019

Phân công Đại lễ GS 2019:

Nhiệm vụ trong Thánh lễ:

Ban Nhóm/Người Trách Nhiệm

1 Trưởng ban Tổ chức Cha Chủ tịch Gioan Vianney Nguyên Ngoc Thu

2 Ban Điều Hành Giáo Xứ Đức Kitô Ngôi Lời & Hội Đồng Giáo Dân

3 Hát Vọng Giáng Sinh Giáo Xứ Đức Kitô Ngôi Lời

4 Ban Thánh nhạc Giáo Xứ Đức Kitô Ngôi Lời

5 Ban Phụng vụ, bánh thánh Cộng Đoàn Holy Rosary

6 Ban Tiếp tân Liên đoan Hương Đao

7 Ban Quyên Tiền Giáo Xứ Đức Mẹ Lộ Đức

8 Ban Âm thanh, Ánh sáng Cộng Đoàn St. Justin Tử Đạo

9 Ban Trang trí, dâng của lễ Hội Đồng Giáo Dân, tất cả các Giáo Xứ, Cộng Đoàn

10 Hang đá, cây Giáng Sinh CĐ Holy Rosary, CĐ St. Christopher, CĐ Fatima

11 Hàng rào Danh dự Knight of Columbus - Liên Đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể

12 Ban An ninh, Trật tự Giáo Xứ Đức Mẹ La Vang

13 Đoàn rước Liên Đoàn Tông đồ Fatima

14 Ban Hướng dẫn Rước lễ Liên Đoàn Liên Minh Thánh Tâm

15 - Thực hiện các bảng hướng dẫn.

- Hướng dẫn Giải Tội

Cộng Đoàn Thánh Tâm

16 Ban Thừa Tác Viên Thánh Thể Giáo Xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam

17 Ban Giúp lễ Dòng Chúa Cứu Thế

18 Ban Thánh Gia Cộng Đoàn Thánh Tâm

19 Ban Bán hoa sau Thánh lễ Các Bà Mẹ Công Giao, Giáo Xứ Đức Kitô Ngôi Lời

20 Ban Dọn dẹp Tất cả các Giáo Xứ, Cộng Đoàn và hội đoàn

21 Thiên thần Giáo xứ Đức Kitô Ngôi Lơi Nhập Thể

22 Lịch Công Giáo Phó Tế Giuse Trần Văn Nhật

23 Phân phối lịch sau thánh lễ Phong Tráo Thăng Tiến Hôn Nhân

24 Sách dùng trong thánh lễ Phó Tế Giuse TrVăn Nhật

25

Truyền thông

Bản Tin Dũng Lạc

Chương Trình Phát Thanh Tin Yêu

1 Chủ tế & Giảng thuyết Đức Hồng y Daniel DiNardo

2 Đồng tế Quý Linh mục Việt - Mỹ

3 Phó tế Lời Chúa Pt. Giuse Maria Phạm Harry Hưng

4 Phó tế Bàn thờ Pt. Giuse Nguyễn Phẩm

5 MC – Hướng dẫn lễ Lm. Jeff Bame

6 Ban Giúp lễ Quý Thầy dòng Chúa Cứu Thế

7 Thánh nhạc Giáo Xứ Đức Kitô Ngôi Lời

8 Bài đọc 1 Nữ tu dòng Đa Minh

9 Bài đọc 2 Thầy Dòng Chúa Cứu Thế

10

Lời nguyện giáo dân

Đại diện các liên đoàn: 1. Các Bà Mẹ Công Giáo - 2. Thiếu Nhi Thánh

Thể - 3. Liên Đoàn Liên Minh Thánh Tâm - 4. LĐ Tông Đồ Fatima

5. LH Legio Mariae - 6. LH Đoàn Dòng Ba Đa Minh

11 Dâng của lễ Chủ tịch các giáo xứ, cộng đoàn

BTDL 22-12-2019 tr. 6

…đời hiến dâng là hành trình một chuyến đò. Đường chuyển động của con đò là con đường vô định…. Ta không thể lường trước được những khó khăn hay may mắn sẽ gặp trong hành trình….. Vậy ai là người chung tay giúp ta vượt qua những khó khăn, thách đố ấy? ….

Cảm hứng từ 1Sm 3, 9. Lạy Chúa, đời hiến dâng là hành

trình một chuyến đò. Đường chuyển động của con đò là con đường vô định. Bến của con đò xa tít mù khơi mắt chúng con không trông thấy. Người lái đò là một Đấng mà chúng con không thể thấy bằng mắt phàm trần, phải nhìn bằng con mắt đức tin để thấy được Đấng bẻ bánh lái cho đò xuôi dòng. Đành rằng mỗi chuyến đò đều có mục đích ra khơi, nhưng thật vô định.

Ta không thể lường trước được những khó khăn hay may mắn sẽ gặp trong hành trình. Sự kiện diễn ra lớn hay nhỏ ta chẳng hay. Nhưng chúng ta phải chuẩn bị tâm thế rằng: Hành trình của chuyến đò vô định ấy chắc hẳn sẽ không thiếu những lần gặp lũ, hay mắc cạn hoặc bị những cơn giông tố thét gào, và có lẽ cũng không thiếu lần phải đương đầu với những trận “cuồng phong” và “sóng thần” làm lay động mạnh đời sống tinh thần và thể lý của ta.

Vậy ai là người chung tay giúp ta vượt qua những khó khăn, thách đố ấy? Phài chăng là những người cùng chung chuyến đò? hay Người lái đò phải đương đầu tất cả? Có khi nào ta bị nhụt chí thoái thác tất cả những khó khăn đó cho số phận không?

Chúng ta nên nhớ, chuyến đò vô định của đời ta, là chuyến đò kỳ diệu, Người lái đò là Đấng tuyệt vời, Đấng có quyền trên tất cả mọi thần dữ. Ngài đã từng ngăm đe gió và sóng biển gào thét phải lặng im như tờ.

Tuy nhiên, chúng ta cũng phải coi chừng những lúc Ngài để cho ta tự lèo lái con đò đời mình, tự mình đương đầu với những cơn sóng dập vùi. Đó là tự do Ngài ban cho chúng ta. Nhưng sự hèn nhát của con người khi vắng bóng Thiên Chúa, làm ta dễ hoảng sợ và tháo lui. Chúa đã quở trách Phêrô “hèn tin, sao nghi ngờ”. Và Phêrô chỉ bừng tỉnh khi ông thực sự vượt ra khỏi cái tôi hèn nhát

của mình để lắng nghe tiếng Chúa từ trong sâu thẳm của lòng mình. (x. Lc 5, 8).

Còn chúng ta hôm nay, giữa một cuộc sống sa hoa và xô bồ, có biết bao thú vui lôi kéo, làm cho đời sống người tu sĩ bị tha hóa. Vậy làm thế nào để chúng ta nghe được tiếng Chúa? Sẽ có muôn vàn cách trả lời khác nhau. Nhưng thiết nghĩ điều cơ bản và cần thiết đó là: “cần trở nên nhỏ bé”. Chính Chúa đã mặc khải cho những người bé nhỏ (x. Lc 10, 21). Điều bé nhỏ lại là điều luôn đẹp ý Chúa.

Thánh vịnh 116, 6 cũng diễn tả: “Thiên Chúa hằng gìn giữ những ai bé mọn, tôi yếu đuối Người đã cứu tôi”. Trở về với thời Cựu ước Thiên Chúa nhiều lần gọi Samuel trong đêm (x. Sm 3, 1-10; 19-20). Đây chính là cách Thiên Chúa tỏ mình ra trong sự tĩnh lặng để kêu gọi con người, mỗi chúng ta cần chậm lại để nghe tiếng Chúa trong mọi hoàn cảnh, cần đọc ra bài học qua tấm gương của Elia (x.1V 18, 19). Từ một hành trình kiệt sức nay trở nên một hành trình mới, một kế hoạch mới mà chính Chúa đã chỉ cho ông. Mỗi người chúng ta cũng cần lắng nghe để được chính Chúa chỉ dạy và dẫn dắt.

Muốn vậy chúng ta không sờn lòng nản chí, hãy cậy trông vào Chúa, mạnh bạo lên, can đảm lên. Và đừng vội vã, hãy dọn tấm lòng để lắng nghe. Hãy dành thời gian tĩnh lặng để tìm gặp Chúa vì “Chiên của Ta thì nghe tiếng Ta, Ta biết chúng và chúng theo Ta” (Gc 10, 27). Và hãy sẵn lòng để Chúa làm chủ cuộc đời mình. Hãy phục vụ Ngài bằng chính đời sống, hết lòng tin tưởng phó thác hoàn toàn cho sự dẫn dắt của Chúa. “mọi lo âu hãy trút cả cho Người vì Ngươi chăm sóc anh em” (1Pr 5, 7). Trong cuộc sống mỗi người cần cảm nhận rõ vai trò và sự cần thiết của việc lắng nghe tiếng Chúa. Ngài nói “Người ta sống không chỉ nhờ cơm bánh, nhưng còn sống nhờ mọi lời do miệng Thiên Chúa phán ra” (Mt 4, 4)

Như vậy, hành trình đời tu của mỗi chúng ta như một chuyến đò vô định. Nhưng để đạt tới đích điểm là Thiên Chúa thì không gì khác hơn là lắng nghe tiếng Chúa. Tìm gặp Chúa trong mọi hoàn cảnh. Tín trung và tín thác vào lòng từ ái vô biên của Ngài, quyết tâm thực thi theo đường Ngài chỉ vẽ trong từng khoảnh khắc của cuộc sống, qua từng biến cố trong chính cuộc đời mỗi chúng ta.

Nt. Maria Nguyễn Thị Thuận

…Làm thế nào để sử dụng tiền của mình theo thứ trật? Để minh họa, tính lôgích của thứ trật này có thể tóm tắt như sau: … Cho đi là bổn phận thiết yếu của tín hữu Kitô, vì của cải và tiền bạc được giao phó cho chúng ta là để vì lợi ích chung. Việc sử dụng tiền là kết quả của nghĩa vụ quốc gia của chúng ta, rồi

sau đó chúng ta được mời gọi để chi tiêu hữu ích, để đầu tư và để cho. Chọn lựa người hưởng món tiền là trách nhiệm và tùy theo ơn gọi của chúng ta. Các công việc của Giáo Hội là ưu tiên.

Làm thế nào để sử dụng tiền của mình theo thứ trật? Để minh họa, tính lôgích của thứ trật này có thể tóm tắt như sau: mức tối thiểu cần phải có để sống cho đúng mực; tiền đóng góp (cho Giáo Hội và các công việc của Giáo Hội, tiền cho người nghèo, cho tù nhân v.v…); sau đó là mức chi tiêu hữu ích và phù hợp với địa vị của chúng ta trong xã hội (gồm tiền tiết kiệm phòng hao, tiền dành cho di sản gia đình), cũng như đầu tư sáng tạo và “rộng lượng” tài trợ (quyên góp và các khoản đầu tư bổ sung – cho việc làm, cho nghệ thuật, cho văn hóa).

Nhận và cho theo ơn gọi của mình. Đương nhiên, nó không thể máy móc kéo theo một lô việc: phải xét từng

trường hợp một theo mức độ chi tiêu đã dự trù, theo số lượng và bản chất của nó so với sức của chúng ta. Mức độ tế nhị nhất để xác định là mức thích ứng với chi tiêu, tùy thuộc vào địa vị của chúng ta, đặc biệt là trong một xã hội như xã hội chúng ta. Rõ ràng là không có công thức nào có thể được đưa ra. Điều cốt yếu phải nói, trước hết là không có một chi tiêu nào mà không được biện minh bằng bản chất của nó, ngoại trừ đó là nhu cầu không thể tránh khỏi.

Sau đó, chúng chỉ được biện minh nếu chúng là nguồn của một điều tốt, có nghĩa là tốt hoặc cần thiết để đạt được một điều tốt, hay duy trì một tình huống có thể là nguồn của một việc làm tốt đẹp hơn. Nhưng điều này không biện minh cho một đời sống xa hoa. Nó cho phép người giàu có dư giả có mức chi tiêu cao hơn đáng kể, để họ có thể có vai trò kinh tế theo địa vị của họ, chẳng hạn khuyến khích

BTDL 22-12-2019 tr. 7

nghệ thuật hay các kỹ thuật mới. Vì họ đã nhận nhiều, họ cho nhiều và như thế họ chi tiêu nhiều hơn. Nhưng ngoài các nhu cầu thiết yếu, hoặc chính xác hơn, vì dần dần, với một thu nhập và một vị trí xã hội của mình, khi chi tiêu tăng lên thì đòi hỏi của lợi ích tập thể cũng phải tăng lên.

Đương nhiên, tất cả điều này tùy thuộc vào ơn gọi riêng của chúng ta, và do đó tùy thuộc vào mức độ thăng tiến tâm linh của chúng ta. Chúng ta càng tiến bộ trên con đường của Chúa, thì chúng ta càng càng thấy mối quan hệ của mình với của cải được phát triển. Không phải lúc nào cũng ở trong chiều hướng từ bỏ hoàn toàn (chẳng hạn như các tấm gương từ bỏ của các vua thánh như các vua Thánh Lu-i hay Henri). Nhưng chắc chắn trong chiều hướng của họ đối với người khác, và ý nghĩa của chúng.

Lựa chọn của người thụ hưởng. Cho ai? Điều này cũng tùy thuộc

vào ơn gọi riêng của chúng ta và tiếng gọi của Chúa dành cho chúng ta. Tiếng gọi này cũng tiến triển vì chúng ta càng tiến bộ trên con đường đến với Chúa, thì chúng ta càng thấy mối quan hệ riêng của mình với của cải cũng tiến triển. Điều đó muốn nói, một phần đáng kể món tiền của chúng ta phải dành cho Giáo Hội, mà Giáo Hội ở Pháp thì không giàu. Các giáo xứ, các cộng đoàn của chúng ta sống nhờ tiền quyên góp. Họ không nhận gì từ nhà nước. Giáo Hội Công Giáo nói về 1 đến 2 % thu nhập của mỗi người. Và đây là điểm khởi đầu, chúng ta có thể cho nhiều hơn.

Thêm nữa, đó là trách nhiệm của chúng ta, nếu chúng ta biết lắng nghe

những gì Chúa yêu cầu. Cũng vậy với việc chọn lựa các cơ quan để cho, dù ưu tiên cho các công việc của Kitô hữu hay của Giáo Hội, thì đó là cũng là một ưu tiên tự nhiên: một phương tiện để đóng góp vào việc rao giảng Tin Mừng.

Trường hợp của người rất giàu. Còn những người rất giàu thì sao?

Trách nhiệm của họ rõ ràng là rất lớn, đến mức giàu có có thể là một tai họa tinh thần, dù sao đó cũng là một trách nhiệm kèm theo các rủi ro lớn: dễ dàng phối hợp với quyền lực để họ gần như khó cưỡng lại được với chính thỏa hiệp của mình. Tin Mừng nói rất rõ ràng về điều này. Tuy nhiên vẫn có các tài sản mà những người này có được, và được Chúa muốn. Nghĩa là có một trách nhiệm tập thể được giao phó cho một người nào, nặng nề nhưng nhiệt thành, và có thể là tích cực.

Trên thực tế, không có một tiến bộ nào mà nhân loại đạt được trong lãnh vực khoa học, văn hóa hay công nghệ mà không có những người giàu dám liều nhận rủi ro; cũng vậy đối với đời sống Giáo Hội. Vì vậy, ai ở trong hoàn cảnh này, ngoại trừ có ơn gọi riêng sống đời sống tu trì khó nghèo, họ đều phải ý thức và quyết tâm đảm trách các hệ quả. Điều này muốn nói sống trong môi trường giàu có nhưng không là tù nhân, chấp nhận mất của cải hoặc cho tùy theo trường hợp và sắp xếp tốt nhất các phương tiện này theo nghĩa cái gì phù nhất cho lợi ích chung, có nghĩa là cho đi, tiêu đi vì lợi ích và đầu tư. Nhưng tiếc thay cho những ai mà của cải đã thống trị họ…

Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch (PHANXICO.VN)

đơn giản là những con người chính trực với cuộc sống ngay thẳng. Thiên Chúa đã không chỉ có ý dùng Thánh Kinh là một cuốn sách luật để hướng dẫn chúng ta trong khi Người theo dõi (chúng ta) từ xa. Người muốn có một mối tương quan với chúng ta. Người muốn trò chuyện với chúng ta ở đây và bây giờ và Người làm điều đó qua Thánh Kinh.

Không giống như bất cứ cuốn sách nào đã từng được viết, Thánh Kinh thì “sống động và hữu hiệu” (Dt 4, 12). Được linh hứng bởi Chúa Thánh Thần, Thánh Kinh có khả năng mang chính Thiên Chúa vào trong cuộc sống của chúng ta. Chẳng hạn, bạn hãy lắng nghe Môsê khi ông nói với dân Ítraen như khi họ sắp tiến vào Đất Hứa. Ông nói với họ rằng lời của Thiên Chúa…

Không vượt quá sức lực hay ngoài tầm tay anh em. Mệnh lệnh đó không ở trên trời, khiến anh em phải nói: ‘Ai sẽ lên trời lấy xuống cho chúng tôi và nói cho chúng tôi nghe, để chúng tôi đem ra thực hành? Mệnh lệnh đó cũng không ở bên kia biển, khiến anh em phải nói: ‘Ai sang bên kia biển lấy về cho chúng tôi và nói cho chúng tôi, để chúng tôi đem ra thực hành? Thật vậy, lời đó ở rất gần anh em, ngay trong miệng, trong lòng anh em, (để anh em đem ra thực hành) (Đnl 30, 11-14).

Thiên Chúa đã ghi khắc những lời của Người vào trong tâm hồn chúng ta (x. Gr 31, 33), và mỗi lần chúng ta tìm kiếm tiếng nói của Chúa trong Thánh Kinh, tâm hồn chúng ta cảm thấy mình được động viên, có hy vọng và tin tưởng rằng Thiên Chúa thật sự ở cùng chúng ta. Như Thánh Augustinô đã từng cầu nguyện: “Lạy Chúa, Chúa đã xuyên thấu con bằng lời của Chúa và con yêu mến Chúa”.

Nhiều thế kỷ sau khi Môsê khích lệ dân Ítraen, một trong những Thánh Vịnh đã nhắc nhở dân của ông về lịch sử phức tạp của Ítraen trong những chuyến đi lang thang trong sa mạc của họ.

“Ngày hôm nay, ước gì anh em nghe tiếng Chúa! (Người phán): “Các ngươi chớ cứng lòng như tại Mơriva, như ngày ở Maxa trong sa mạc, nơi tổ phụ các ngươi đã từng thách thức và dám thử thách Ta, dù đã thấy những việc Ta làm” (Tv 95, 7-9).

Thiên Chúa đã nói cách rõ ràng và ấn tượng với các tổ tiên của họ trên Núi Sinai từ nhiều thế kỷ trước đó, và Thánh Vịnh gia này dường như coi đó là điều hiển nhiên Thiên Chúa muốn nói với họ lần nữa “ngày hôm nay” và mỗi ngày. Rõ ràng, có thể không có “ngày hôm nay” nếu Thiên Chúa vẫn đang không nói với dân của Người. Chỉ có thể có “lúc đó (lúc bấy giờ)”, khi Thiên Chúa nói với Môsê – hoặc trong trường hợp của

…làm cách nào để ngày hôm nay chúng ta nghe được tiếng của Thiên Chúa?…

Chúng ta có thể làm gì để đảm bảo rằng sau khi cầu nguyện hoặc sau khi tham dự Thánh Lễ

Chúa Thánh Thần dùng “cái đầu tri thức” của chúng ta và hoàn thiện nó bằng ân sủng của Người.

Chúng ta biết các câu chuyện: Ađam và Evà; Cain và Aben; Giacóp và Esau. Chúng ta biết những lời: “Thiên Chúa quá yêu thế gian…”; “Bất cứ điều gì

anh em làm cho kẻ bé mọn nhất trong những người dân của Ta…”; “Thiên Chúa là tình yêu”. Chúng ta còn biết cả các điều răn (lệnh truyền): “Các ngươi không được giết người”; “Các ngươi tôn kính cha mẹ của các ngươi”; “Các ngươi không được ham muốn (thèm muốn của người khác)”.

Bởi vì quá nhiều người trong chúng ta đã lớn lên cùng với những câu chuyện và những điều răn này, chúng đã tự đan dệt thành cái khung trong cuộc sống của chúng ta. Chẳng hạn, bạn có từng để ý làm thế nào các từ và các đoạn trong Thánh Kinh lại phát ra khỏi miệng lưỡi của chúng ta cách dễ dàng? Thật dễ dàng thế nào để nói: “Hãy yêu thương người thân cận như chính mình” hoặc “Trèo cao thì ngã đau”.

Tất cả điều này thì khá ấn tượng, nhưng trong tâm trí Cha trên trời của chúng ta, khía cạnh về “cấu trúc” này của Thánh Kinh chỉ là sự khởi đầu của những gì Chúa muốn thực hiện qua lời của Người. Thiên Chúa đã không tạo dựng chúng ta chỉ

BTDL 22-12-2019 tr. 8

chúng ta, “lúc đó (lúc bấy giờ)” là khi Chúa Giêsu bước đi (sống) trên trần gian này.

Như thế làm cách nào để ngày hôm nay chúng ta nghe được tiếng của Thiên Chúa? Chúng ta có thể làm gì để đảm bảo rằng sau khi cầu nguyện hoặc sau khi tham dự Thánh Lễ chúng ta có thể thốt lên với niềm tin tưởng lớn lao: “Thiên Chúa đã nói với tôi hôm nay?” Để tìm thấy một câu trả lời, chúng ta không cần đi đâu xa hơn Sách Thánh Vịnh, sách hướng dẫn riêng của Thánh Kinh để cầu nguyện. Ngay phần đầu, hai câu đầu tiên của chính Thánh Vịnh đầu tiên, chúng ta thấy một công thức để nghe Thiên Chúa và nhận biết những phúc lành của sự hiện diện của Người:

“Phúc thay người chẳng nghe theo lời bọn ác nhân, chẳng bước vào đường quân tội lỗi, không nhập bọn với phường ngạo mạn kiêu căng, nhưng vui thú với lề luật Chúa, nhẩm đi nhẩm lại suốt đêm ngày” (Tv 1, 1-2)

Chìa khóa để nghe Thiên Chúa nói với chúng ta trong Thánh Kinh là nghệ thuật của việc suy gẫm. Điều đó được tìm thấy trong việc thực hành đọc, nghiên cứu và gẫm đi gẫm lại một đoạn Thánh Kinh cho đến khi nghe được Thiên Chúa đang nói với chúng ta cách cá vị qua những lời đó.

Trong khi thoạt đầu việc suy gẫm dường như là dòng chảy tự do và không có bất cứ hình thức nào, kinh nghiệm cho thấy rằng tốt hơn chúng ta nên thực hiện một loạt phương pháp hoặc sự tiếp cận để giữ chúng ta khỏi sự lơ đãng không tập trung. Đừng cho rằng bạn có thể suy gẫm về Thánh Kinh khi bạn đang lái xe, đang lăng xăng lo những công việc lặt vặt hoặc khi đang chạy bộ trong công viên. Bạn càng tập trung sự chú ý của bạn vào Thiên Chúa, thì càng dễ hơn để nghe tiếng của Người. Vì thế, hãy chọn một thời gian khi bạn sẵn sàng nhất. Và bạn hãy tìm một nơi vừa dễ chịu vừa không bị phân tâm hay ồn ào huyên náo.

Bất cứ đoạn nào bạn chọn, hãy cẩn thận đừng làm quá dài. Mục đích của việc suy gẫm Chúa không phải là để nhớ hoặc kiểm tra một phần của Thánh Kinh nhưng còn để lắng nghe Thiên Chúa nói với tâm hồn bạn. Và vì thế, có khi ít hơn lại là nhiều hơn. Nhiều người chọn một trong những bài đọc từ phụng vụ hằng ngày. Những người khác chọn suy niệm từ từ một Tin Mừng hoặc một lá thư trong Tân Ước.

Một khi bạn đã tập trung và làm tâm trí của bạn lắng xuống rồi, thì hãy tiếp tục và đọc đoạn văn bạn đã chọn. Hãy dành thời gian. Bạn hãy cân nhắc và thận trọng khi bạn đọc. Hãy đọc đoạn đó nhiều lần cho đến khi bạn cảm thấy dễ

chịu với những gì những câu (Thánh Kinh) đang nói. Nếu bạn gặp một từ hoặc cụm từ khó hiểu, bạn hãy chuyển sang một lời bình luận hoặc ghi chú trong Thánh Kinh của bạn để được giúp đỡ. Nhưng đừng dành quá nhiều thời gian cho việc này. Chỉ cần làm những gì cần thiết để giải quyết bất cứ sự bối rối và sau đó trở lại để cầu nguyện.

Đừng cố ép buộc bất cứ điều gì trong việc suy gẫm của bạn. Thay vào đó, hãy thinh lặng và lắng nghe tiếng Chúa. Hãy lắng nghe bất cứ cảm giác (ấn tượng) nào mà những lời này mang lại cho bạn. Phải chăng những lời ấy đang làm rung động tâm hồn bạn với niềm hy vọng? Phải chăng những lời ấy đang chỉ ra một nơi tối tăm mà bạn cần đưa ra ánh sáng của việc xưng thú tội lỗi? Phải chăng những lời ấy đang an ủi bạn hay đang làm cho bạn tràn đầy bằng một cảm giác biết ơn và yêu mến? Phải chăng những lời ấy đang thúc đẩy bạn thực hiện một hành động nào đó, hoặc trong việc cư xử với thói quen của chính bạn hay trong việc giúp bạn với một mối tương quan thân thiết?

Bất kể Chúa nói với bạn những gì hoặc bằng cách nào, những lời của Chúa sẽ luôn được đi kèm bởi một cảm giác của sự gần gũi và thân mật. Đây không phải là một điều gì đó mà chúng ta có thể tạo ra. Đó là một quà tặng mà chúng ta chỉ có thể lãnh nhận với lòng biết ơn, khiêm tốn và lòng yêu mến. Điều đó chỉ xảy ra khi chúng ta làm cho tâm trí hay chia trí, lộn xộn của mình bình tâm lại và chờ đợi để nghe những gì Thiên Chúa muốn nói với chúng ta.

Trong Thông Điệp Providentissi-mus Deus (Thiên Chúa Rất Quan Phòng) năm 1893, Đức Giáo Hoàng Leo XIII đã viết: “Sách Thánh không giống như những cuốn sách khác. Được linh hứng (viết ra) bởi Chúa Thánh Thần, Sách Thánh chứa đựng những điều có tầm quan trọng sâu sắc nhất, trong nhiều trường hợp là khó khăn và tối nghĩa nhất. Để hiểu và giải thích những điều như vậy, thì luôn luôn có sự xuất hiện “cần thiết (đòi hỏi)” của cùng một Chúa Thánh Thần; điều đó phải nói là, ánh sáng và ân sủng của Người (5).

Bằng những lời này, Đức Giáo Hoàng Leo đã dạy rằng khi Chúa Thánh Thần mở mắt chúng ta và mạc khải những chân lý của Thiên Chúa, thì sự mặc khải này có sức mạnh biến đổi chúng ta. “Ánh sáng và ân sủng” của Thiên Chúa mở rộng tâm trí và tâm hồn của chúng ta ra với sự hiện diện của Người và giúp chúng ta nhìn thấy Người trong một ánh sáng mới và đầy cảm hứng kính tôn. Khi chúng ta suy niệm Thánh Kinh, Chúa Thánh Thần ban cho chúng ta một ý niệm thoáng hiện về

Thiên Chúa như Người thực sự là: (Đấng) toàn năng; tuyệt đối thánh thiện; hoàn toàn khôn ngoan, yêu thương và công chính (công minh, chính trực).

Thánh Giêrônimô, một trong những học giả Thánh Kinh vĩ đại nhất của Giáo Hội, đã diễn tả kinh nghiệm của mình về Chúa Thánh Thần trong Thánh Kinh theo cách này:

“Thức ăn nào, mật ong nào có thể ngọt ngào hơn để học biết Sự Quan Phòng của Thiên Chúa, để bước vào đền thờ của Người và để nhìn vào trong tâm trí của Đấng Tạo Hóa, để lắng nghe lời của Đức Chúa, những lời mà thế gian cười chê, nhưng những lời ấy thực sự chứa đựng đầy những giáo huấn tinh thần?” (Thư gửi cho Paula, 30. 13).

Về phần mình, khi chúng ta đọc và suy niệm Thánh Kinh để cầu nguyện, chúng ta bắt đầu nhận ra Chúa Giêsu là viên ngọc vô cùng đáng giá và là con đường cho cuộc sống của chúng ta (x. Mt 13, 46; Tv 119, 105). Chúng ta trải nghiệm một nỗi khát khao trong lòng chúng ta là được ở gần với Chúa Giêsu bất cứ cách nào. Tất cả bởi vì Chúa Thánh Thần đã lấy “sự hiểu biết trong đầu” – sự hiểu biết sâu sắc của chúng ta về Thiên Chúa – và lấp đầy sự hiểu biết ấy bằng ân sủng của Người. Những gì từng có trong tâm trí chúng ta đã đi vào trong tâm hồn chúng ta, cho chúng ta niềm vui khi biết Chúa Giêsu, sự bình an khi cảm nghiệm ơn cứu độ của Người, và đáp lại chúng ta khao khát yêu mến Chúa vì mọi sự Người đã làm cho chúng ta.

Anh chị em thân mến, Thiên Chúa yêu thích nói nơi phần sâu thẳm nhất trong tâm hồn của chúng ta. Người yêu thích mạc khải chân lý của Người, củng cố tình yêu của Người và dạy chúng ta các đường lối của Người. Ước mong chúng ta không bao giờ mệt mỏi lắng nghe tiếng Chúa và lãnh nhận mạc khải của Người!

Theo The Word Among Us [wau.org] Chuyển ngữ:

Sr. Maria Trần Thị Ngọc Hương

Chuyện kể rằng: có một cô gái hàng ngày cầu nguyện đã nhiều năm qua, xin Thánh Giuse tìm cho được tấm chồng tốt, nhưng chẳng kết quả gì. Cô bắt đầu

cảm thấy thất vọng. Một sáng Chúa Nhật, sau khi đi lễ

về, cô quì trước tượng Thánh Giuse nài xin Ngài ban cho điều cô khấn nguyện. Nhưng

Đọc tiếp trang 11

BTDL 22-12-2019 tr. 9

Giữa một thế giới đầy dẫy những rối ren, một thế giới bị chi phối bởi những ngẫu thần mới là tiền tài, danh vọng và quyền lực; một hệ thống chính trị thay vì phục vụ; những bạo động và bất bình đẳng đang diễn ra tràn lan khiến con người dần ngập sâu vào những vòng xoáy của sự tục hóa, nhất là đối với người trẻ.

Hơn lúc nào hết, gia đình luôn đóng vai trò quan trọng trong việc giáo dục đức tin, tri thức và nhân cách cho người trẻ, để những “tương lai của xã hội” dần bước đi trên những đôi chân vững chắc trong hành trình cuộc đời.

Như chiếc thuyền kia đi mãi, đi mãi rồi cũng có lúc trở về với nơi mà nó xuất phát. Mỗi người trong chúng ta ai cũng có một chốn để trở về, đó là gia đình. Gia đình là nơi ta sinh ra, lớn lên và trưởng thành. Gia đình cũng là nơi để ta được sống trong vòng tay yêu thương của người thân; cho ta những kiến thức, kinh nghiệm để vững tâm bước vào đời. Trong học thuyết Công Giáo Docat, Đức Phanxicô đã nói: “Gia đình là nền tảng của xã hội” phần nào nói lên vai trò của gia đình đối với người trẻ trong thời đại hôm nay. Với sự hữu hạn của mình, người viết xin được trình bày vai trò của gia đình đối với người trẻ dưới 3 góc độ: (1) Vai trò của gia đình trong việc định hướng người trẻ; (2) Vai trò trong việc giáo dục tri thức; (3) Vai trò trong việc giáo dục nhân cách.

Trước hết, theo từ điển Công Giáo, gia đình là một nhóm người có liên hệ với nhau do hôn nhân và máu mủ. Trong gia đình thường hội tụ các thành phần như: ông bà, cha mẹ và con cái…Thứ đến, “gia đình là nền tảng của xã hội” vì gia đình là tế bào, là chi thể của xã hội. Gia đình tốt thì xã hội mới tốt. Không có gia đình tái tạo ra con người để xây dựng xã hội thì xã hội cũng không thể tồn tại và phát triển được. Gia đình cũng là nơi ươm mầm những ơn gọi cho Giáo Hội. Do đó, vai trò của gia đình là hết sức quan trọng đối với xã hội, nhất là đối với thành phần giới trẻ hôm nay.

Như ngọn hải đăng chỉ đường cho tàu thuyền trong đêm tối, bất cứ gia đình nào cũng có vai trò định hướng cho con cái của mình. Từ khi được sinh ra, người

trẻ được gia đình gieo mầm đức tin để sống đúng với con đường chân lý mà Thiên Chúa mời gọi: “Ai tin vào tôi thì sẽ có sự sống đời đời” (Ga 3, 14-2). Gia đình là nơi truyền dạy niềm tin và có trách nhiệm loan báo Tin Mừng cho con cái thông qua việc giáo dục và thực hành đời sống của mình. Mỗi gia đình cần giới thiệu khuôn mặt một Đức Kitô đã chịu hiến thân làm giá chuộc cho muôn người, không để người trẻ chạy theo những học thuyết sai lạc mà làm xấu khuôn mặt ấy. Từ việc gieo mầm đức tin, gia đình có vai trò giúp người trẻ phân định ơn gọi của mình. Thiên Chúa là Đấng luôn mời gọi mỗi người sống đúng với ơn gọi của mình.

Do đó, gia đình giúp người trẻ nhận ra ơn gọi của họ, hoặc là ơn gọi thánh hiến, hoặc là ơn gọi sống bậc hôn nhân gia đình. Ơn gọi thánh hiến là một ơn gọi đặc biệt, đó là việc sống cuộc đời độc thân, hiến dâng trọn vẹn cho Đức Kitô và dấn thân phục vụ tha nhân. Còn ơn gọi hôn nhân gia đình là việc kết hợp giữa người nam và người nữ được chứng giám bởi Thiên Chúa và cộng đoàn Kitô hữu nhằm sản sinh nhiều ơn gọi khác. Không chỉ việc gieo mầm đức tin và định hướng ơn gọi, gia đình còn giúp người trẻ định hướng tương lai của mình.

Mỗi người trẻ có những khả năng, sở thích và niềm đam mê khác nhau, nên gia đình cần giúp họ nhận ra được những tiêu chí trên nhằm hướng tới một tương lai tốt hơn. Nếu chúng ta tìm hiểu kỹ thì không phải ngẫu nhiên mà các danh thủ bóng đá nổi tiếng như hiện nay tự nhiên mà có, mà đó là một quá trình đào tạo bài bản từ khi gia đình và tuyển trạch viên nhận ra được khả năng chơi bóng của họ. Từ đó, người trẻ mới sống đúng và sống hạnh phúc với cuộc đời của mình.

Dù ở bất cứ thời đại nào đi chăng nữa thì vai trò của gia đình trong việc giáo dục người trẻ luôn là vấn đề hàng đầu. Gia đình là trường dạy tri thức đầu tiên cho người trẻ. Ở đó, gia đình chính là những người thầy, người cô đầu tiên và cũng chính là những người thầy, người cô đi suốt cuộc đời với người trẻ. Ngay từ khi chập chững bước đi, người trẻ được dạy cách tập nói, cách đi ra sao kẻo ngã…Lớn hơn một chút, gia đình giúp người trẻ học biết về tâm sinh lý của mình.

Trước một nền văn hóa đang biến phần lớn tính dục con người trở nên tầm thương thì vai trò của gia đình trong việc giáo dục người trẻ để họ đi đúng với chuẩn mực đạo đức xã hội cũng như giáo luật Kitô giáo là rất quan trọng. Gia

đình cần phân định rõ cho người trẻ hiểu rõ về giá trị của tình yêu để họ sống đúng với ơn gọi của mình. Nếu để người trẻ bước vào đời chỉ với tri thức có được thì rất dễ đổ vỡ ngay từ đầu. Do đó, bên cạnh việc giáo dục tri thức, gia đình còn là cái nôi đào tạo kỹ năng sống cho người trẻ. Những kỹ năng tối thiểu mà người trẻ được học như: vệ sinh cá nhân, giao tiếp lễ phép, tự tin…là việc mà mỗi thành viên trong gia đình cần chu toàn. Lớn hơn một chút, gia đình giúp người trẻ học được những kỹ năng phức tạp hơn như biết vượt qua thất bại, vượt qua áp lực thi cử, kỹ năng sinh tồn…Những điều này giúp người trẻ tự tin bước vào đời mà không dễ gì bị khuất phục.

Có người từng nói: “Có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”. Do đó, song song với việc đào tạo tri thức và kỹ năng sống, gia đình còn là môi trường giáo dục nhân cách cho người trẻ. Con người khi sinh ra được sống trong vòng tay yêu thương của cha mẹ. Không như con vật, khi sinh ra đã là chính nó, tự nó phải đấu tranh cho cuộc sống phía trước. Con trẻ được chăm sóc bằng bàn tay dịu hiền của mẹ và sự tận tình, chu đáo của cha.

Do đó, người trẻ được thừa hưởng về lòng quảng đại, vị tha từ gia đình để sống tốt với môi trường xung quanh. Đức Giêsu Kitô, từ khi còn là một cậu bé sống với cha mẹ mình là Thánh Giuse và Mẹ Maria, Ngài luôn được cha mẹ chăm sóc, dạy dỗ luôn được yêu thương để Ngài lớn lên từng ngày. Cũng thế, gia đình là nơi giúp người trẻ sống đúng với trách nhiệm của mình. Mỗi người trẻ được học để sống tốt trách nhiệm của bản thân, không làm bản thân trở nên xao nhãng, đi lạc với truyền thống tốt đẹp của gia đình.

Không những thế, người trẻ còn được giáo dục để sống trách nhiệm với tha nhân. Đó có thể là trách nhiệm về nghĩa vụ, trách nhiệm được giao phó…Đức Kitô khi được Chúa Cha giao phó trách nhiệm cứu chuộc nhân loại, Ngài đã lo chu toàn trách nhiệm đó với tất cả tình yêu vâng phục đối với Chúa Cha và tình yêu hy sinh đối với nhân loại. Hơn nữa, gia đình cần giáo dục đạo đức lối sống cho người trẻ. Đứng trước tình trạng xuống cấp trong lối sống của thế hệ trẻ ngày nay khiến chúng ta không khỏi đau buồn. Những tệ nạn như dâm ô, buôn bán ma túy, giết người nơi người trẻ khiến xã hội trở nên băng hoại hơn bao giờ hết. Có rất nhiều nguyên nhân được đưa ra.

Tuy nhiên, theo tôi nguyên nhân sâu xa nhất chính là việc gia đình thiếu trách nhiệm trong việc giáo dục người

BTDL 22-12-2019 tr. 10

BTDL 22-12-2019 tr. 11

Sau khi “cam kết”, các thành viên Ava sẽ đến các trường học, các nơi công cộng… để nói với các thanh niên khác về hậu quả tai hại từ việc quan hệ tình dục bừa bãi, tuyên truyền chống lại loại phim ảnh khiêu dâm, bạo lực và cả những nhóm nhạc có phong cách quá khích.

Thiên Phúc (Trích trong “Như Thầy Đã Yêu”)

rất mực tôn trọng chương trình của Người. Vì thế, ông đã quyết định âm thầm rút lui, không dám nhận “quyền làm cha” đứa trẻ. Giuse quả thật là “người công chính”.

Nhưng chính lúc Giuse khước từ “Đứa con theo xác thịt” thì ông lại nhận được “đứa con của lời hứa”. Cũng như tổ phụ Abraham hy sinh Isaac con trai mình, thì ông xem đứa con ấy như “của lễ” dâng cho Thiên Chúa. Chính vì dòng dõi vua Đavid mà Thiên Chúa đã muốn Giuse đổi ý để “đón Maria vợ ông về”, và “đặt tên cho con trẻ là Giêsu”. Theo ngôn ngữ Sêmit trong Kinh Thánh, việc đặt tên có nghĩa là “nhận lấy quyền làm cha pháp lý” cho đứa trẻ. Chính qua dòng họ Giuse mà Đức Giêsu mới trở nên “con vua Đavid, để hoàn tất mọi lời hứa của Thiên Chúa”. Kết thúc Tin Mừng hôm nay, Matthêu viết: “Khi tỉnh giấc, ông Giuse làm như sứ thần Chúa dạy và đón vợ về nhà” (Mt 1,24). Khép lại những giấc mơ của Giuse, là mở ra một thế giới tình yêu mới. Dù biết tình yêu rồi cũng không thoát khỏi những gian nan vất vả.

Như Maria, Giuse cũng phải mò mẫn trong đêm tối của đức tin, đến miền ánh sáng của thiên ý. Và khi nhận ra chương trình nhiệm mầu của Thiên Chúa, mặc dù chưa hiểu hết sự việc, các ngài vẫn mau mắn đáp lời xin vâng, với trọn niềm kính tin và phó thác. Các ngài nhìn tất cả chỗ nào cũng là hồng ân.

Thật đáng mừng là trong thế giới thực dụng và hưởng thụ của chúng ta ngày nay, vẫn còn hàng trăm ngàn các bạn trẻ nam nữ, tuổi 16 – 30 từ Mỹ và Pháp tình nguyện gia nhập hội Ava với bản hợp đồng “không sinh hoạt tình dục trước ngày cưới”. Đó là một lối sống mới tích cực trong hiểm họa AIDS hiện nay.

Nhưng mười phút sau cô bỗng phát cáu vì thánh nhân không chịu đáp lời. Cô liền cầm tượng thánh Giuse ném ra ngoài cửa sổ. Tượng rơi trúng đầu anh thanh niên vừa đi ngang qua đó làm cho anh bị thương. Anh vội chạy đến gõ cửa xin cô giúp đỡ.

Cô gái rất ân hận thành thật xin lỗi anh và ao ước được chăm sóc vết thương cho anh. Họ trở nên đôi bạn thân thiết và sáu tháng sau đám cưới được tổ chức rất trọng thể.

Qua câu chuyện vui hi hữu trên đây, Thánh Giuse đã giải quyết khá là ngoạn mục cho đôi tân hôn tưởng như không may lại hóa ra may mắn. Còn hôm nay, chuyện trăm năm của Ngài với Đức Mẹ phải tính sao đây? Thánh Kinh viết: “Trước khi hai ông bà về chung sống, bà đã có thai do quyền năng Chúa Thánh Thần” (Mt 1, 18). Đính hôn là thời kỳ hạnh phúc nhất, là lúc đôi bạn yêu nhau dệt nên bao giấc mộng vàng. Thế mà, giờ đây giấc mơ ấy, bỗng tan thành mây khói. Maria thục nữ 15 tuổi, đạo hạnh, kiều diễm lại có thai trước khi về nhà chồng. Thật là bối rối, khó xử.

Để rồi cuối cùng, Giuse cũng phải đi tới một quyết định “Đào vi thượng sách”: “Ông Giuse, chồng bà là người công chính và không muốn tố giác bà nên mới định tâm bỏ bà cách kín đáo” (Mt 1, 19). Bỏ mặc cho số phận một người vợ đang mang thai mà Thánh Kinh gọi là “người công chính” được sao? Có lẽ Đức Maria, hay nói đúng hơn là bà Thánh Anna mẹ của Đức Maria đã tiết lộ nguồn gốc của thai nhi, chính là bởi tác động của Chúa Thánh Thần. Biết được ý định mầu nhiệm của Thiên Chúa nơi Đức Maria nên Giuse

Tiếp theo tr. 8:

trẻ. Hơn bao giờ hết, gia đình cần hướng người trẻ đến với lối sống lành mạnh, xa lánh các tệ nạn xã hội, tham gia các hoạt động có ích cho cộng đồng. Hơn nữa, gia đình cần sống làm gương để người trẻ noi theo, không ngừng dẫn dắt người trẻ sống tốt và sống đúng với chuẩn mực đạo đức xã hội.

Thánh Nữ Clara được xem là vị thánh khó nghèo. Thánh nhân có được như vậy là nhờ thân mẫu của Ngài. Chính thân mẫu ấy đã dạy cho Ngài tâm tình cầu nguyện, đức từ bỏ và tính nhẫn nhục. Thân mẫu của Ngài không chỉ dạy bằng lời nói, nhưng chính bà còn làm gương sáng cho Clara để Ngài noi gương mẹ mình sống cuộc đời từ bỏ và đi theo con đường vác Thập Giá. Cuối cùng, Thánh nhân được Đức Thánh Cha Alexandre IV phong lên bậc các thánh đồng trinh. Chính những vai trò của gia đình giúp xã hội không ngừng phát triển và đi lên trong tình Chúa, tình người.

Nói tóm lại, vì là tế bào của xã hội, nên việc định hướng, giáo dục đức tin và nhân cách của gia đình đối với người trẻ là hết sức quan trọng trong một thế giới đầy biến động như ngày nay. Tuy nhiên, điều này không phải là dễ dàng đối với nhiều gia đình, bởi còn nhiều yếu tố khác dễ khiến người trẻ đi lạc hướng với mong muốn của gia đình. Thật vậy, một xã hội, một dân tộc hùng mạnh hay không đều nằm ở người trẻ.

Francis Cao (DCHT)

Tiếp theo tr. 9: