cÔng tÁc khoa giÁo trong viỆc ĐỊnh hƯỚng, /2009 chỈ...

29
1 THÔNG TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ BẮC KẠN CÔNG TÁC KHOA GIÁO TRONG VIỆC ĐỊNH HƯỚNG, CHỈ ĐẠO HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Phạm Huy Hoàng - Phó Trưởng ban Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy ông tác khoa giáo là hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng trong các lĩnh vực như khoa học và công nghệ; giáo dục và đào tạo; chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ; dân số, gia đình và trẻ em; thể dục, thể thao; công tác đào tạo, bồi dưỡng nhân tài nhằm thực hiện đường lối của Đảng; phát huy sức mạnh của toàn dân, chăm lo nhân tố con người, đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực; nghiên cứu vận dụng, đưa nhanh các tiến bộ khoa học - công nghệ vào sản xuất để tăng trưởng kinh tế, thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh. Công tác khoa giáo về lĩnh vực khoa học và công nghệ là hoạt động tham mưu cho các cấp uỷ Đảng lãnh đạo, chỉ đạo để phát huy sức mạnh của khoa học và công nghệ trong sự nghiệp phát triển bền vững của đất nước. Nhiệm vụ của công tác khoa giáo trong lĩnh vực khoa học và công nghệ là tổ chức quán triệt, học tập các quan điểm đường lối của Đảng về các lĩnh vực khoa học và công nghệ trong đảng viên và nhân dân. Cụ thể là: Nghị quyết số 02-NQ/TW ngày 24 tháng 12 năm 1996 của Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII về: “Định hướng chiến lược phát triển khoa học và công nghệ trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá và nhiệm vụ đến năm 2020”; Chỉ thị số 58-CT/TW ngày 17 tháng 10 năm 2000 của Bộ Chính trị (khoá VIII) về: “Đẩy mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá”; Chỉ thị số 50-CT/TW ngày 4 tháng 3 năm 2005 của Ban Bí thư (khoá IX) về: việc đẩy mạnh phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; Nghị quyết Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá XI) về phát triển khoa học và công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế (Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 31 tháng 10 năm 2012). Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 01 tháng 7 năm 2014 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế. Tham mưu cho cấp uỷ các cấp xây dựng các nghị quyết, chỉ thị hay chương trình hành động của địa phương về các lĩnh vực khoa học và công nghệ, đồng thời hướng dẫn các cấp thực hiện và tiến hành kiểm tra việc thực hiện các chỉ thị, nghị quyết. Nắm bắt tình hình tư tưởng của đội ngũ cán bộ và các tầng lớp nhân dân làm khoa học và công nghệ. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá XI) về phát triển khoa học và công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế đã nêu những quan điểm chỉ đạo và chỉ rõ nhiệm vụ, giải pháp về phát triển khoa học và công nghệ nước ta như sau: Về quan điểm chỉ đạo: - Phát triển và ứng dụng khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu, là một trong những động lực quan trọng nhất để phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc; là một nội dung cần được ưu tiên tập trung đầu tư trước một bước trong hoạt động của các C Hội nghị giao ban khoa học và công nghệ các tỉnh trung du miền núi phía Bắc lần thứ XV.

Upload: others

Post on 09-Oct-2019

3 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: CÔNG TÁC KHOA GIÁO TRONG VIỆC ĐỊNH HƯỚNG, /2009 CHỈ …khcnbackan.gov.vn/upload/8552/20150106/maket ttkhcn so 3 nam 2014.pdfcông nghiệp hoá, hiện đại hoá trong

1

THÔNG TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ BẮC KẠN

/2009

CÔNG TÁC KHOA GIÁO TRONG VIỆC ĐỊNH HƯỚNG, CHỈ ĐẠO HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

Phạm Huy Hoàng - Phó Trưởng ban Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy

ông tác khoa giáo là hoạt động lãnh đạo,

chỉ đạo của Đảng trong các lĩnh vực như

khoa học và công nghệ; giáo dục và đào tạo;

chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ; dân số, gia đình

và trẻ em; thể dục, thể thao; công tác đào tạo,

bồi dưỡng nhân tài nhằm thực hiện đường lối

của Đảng; phát huy sức mạnh của toàn dân,

chăm lo nhân tố con người, đào tạo, bồi

dưỡng nguồn nhân lực; nghiên cứu vận dụng,

đưa nhanh các tiến bộ khoa học - công nghệ

vào sản xuất để tăng trưởng kinh tế, thực hiện

mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội dân

chủ, công bằng, văn minh. Công tác khoa giáo

về lĩnh vực khoa học và công nghệ là hoạt

động tham mưu cho các cấp uỷ Đảng lãnh

đạo, chỉ đạo để phát huy sức mạnh của khoa

học và công nghệ trong sự nghiệp phát triển

bền vững của đất nước.

Nhiệm vụ của công tác khoa giáo trong

lĩnh vực khoa học và công nghệ là tổ chức

quán triệt, học tập các quan điểm đường lối

của Đảng về các lĩnh vực khoa học và công

nghệ trong đảng viên và nhân dân. Cụ thể là:

Nghị quyết số 02-NQ/TW ngày 24 tháng 12

năm 1996 của Hội nghị Ban Chấp hành Trung

ương Đảng khoá VIII về: “Định hướng chiến

lược phát triển khoa học và công nghệ trong

thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá và

nhiệm vụ đến năm 2020”; Chỉ thị số 58-CT/TW

ngày 17 tháng 10 năm 2000 của Bộ Chính trị

(khoá VIII) về: “Đẩy mạnh ứng dụng và phát

triển công nghệ thông tin phục vụ sự nghiệp

công nghiệp hoá, hiện đại hoá”; Chỉ thị số

50-CT/TW ngày 4 tháng 3 năm 2005 của Ban

Bí thư (khoá IX) về: việc đẩy mạnh phát triển

và ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ sự

nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất

nước; Nghị quyết Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp

hành Trung ương Đảng (khoá XI) về phát triển

khoa học và công nghệ phục vụ sự nghiệp

công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện

kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

và hội nhập quốc tế (Nghị quyết số 20-NQ/TW

ngày 31 tháng 10 năm 2012). Nghị quyết số

36-NQ/TW ngày 01 tháng 7 năm 2014 của Bộ

Chính trị về đẩy mạnh ứng dụng, phát triển

công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu phát

triển bền vững và hội nhập quốc tế. Tham

mưu cho cấp uỷ các cấp xây dựng các nghị

quyết, chỉ thị hay chương trình hành động của

địa phương về các lĩnh vực khoa học và công

nghệ, đồng thời hướng dẫn các cấp thực hiện

và tiến hành kiểm tra việc thực hiện các chỉ

thị, nghị quyết. Nắm bắt tình hình tư tưởng

của đội ngũ cán bộ và các tầng lớp nhân dân

làm khoa học và công nghệ.

Nghị quyết Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp

hành Trung ương Đảng (khoá XI) về phát triển

khoa học và công nghệ phục vụ sự nghiệp

công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện

kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

và hội nhập quốc tế đã nêu những quan điểm

chỉ đạo và chỉ rõ nhiệm vụ, giải pháp về phát

triển khoa học và công nghệ nước ta như sau:

Về quan điểm chỉ đạo:

- Phát triển và ứng dụng khoa học và

công nghệ là quốc sách hàng đầu, là một

trong những động lực quan trọng nhất để phát

triển kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc; là một

nội dung cần được ưu tiên tập trung đầu tư

trước một bước trong hoạt động của các

C

Hội nghị giao ban khoa học và công nghệ các tỉnh trung du miền núi phía Bắc lần thứ XV.

Page 2: CÔNG TÁC KHOA GIÁO TRONG VIỆC ĐỊNH HƯỚNG, /2009 CHỈ …khcnbackan.gov.vn/upload/8552/20150106/maket ttkhcn so 3 nam 2014.pdfcông nghiệp hoá, hiện đại hoá trong

2

THÔNG TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ BẮC KẠN

/2009

ngành, các cấp. Sự lãnh đạo của Đảng, năng

lực quản lý của Nhà nước và tài năng, tâm

huyết của đội ngũ cán bộ khoa học đóng vai

trò quyết định thành công của sự nghiệp phát

triển khoa học và công nghệ.

- Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ

về tổ chức, cơ chế quản lý, cơ chế hoạt động,

công tác xây dựng chiến lược, kế hoạch phát

triển khoa học và công nghệ; phương thức

đầu tư, cơ chế tài chính, chính sách cán bộ,

cơ chế tự chủ của các tổ chức khoa học và

công nghệ phù hợp với kinh tế thị trường định

hướng xã hội chủ nghĩa.

- Đầu tư cho nhân lực khoa học và công

nghệ là đầu tư cho phát triển bền vững, trực

tiếp nâng tầm trí tuệ và sức mạnh của dân

tộc. Đảng và Nhà nước có chính sách phát

triển, phát huy và trọng dụng đội ngũ cán bộ

khoa học.

- Ưu tiên và tập trung mọi nguồn lực

quốc gia cho phát triển khoa học và công

nghệ. Nhà nước có trách nhiệm đầu tư,

khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia

phát triển hạ tầng, nâng cao đồng bộ tiềm lực

khoa học xã hội và nhân văn, khoa học tự

nhiên, kỹ thuật và công nghệ. Chú trọng

nghiên cứu ứng dụng và triển khai; coi doanh

nghiệp và các đơn vị dịch vụ công là trung tâm

của đổi mới ứng dụng và chuyển giao công

nghệ, là nguồn cầu quan trọng nhất của thị

trường khoa học và công nghệ.

- Chủ động, tích cực hội nhập quốc tế

để cập nhật tri thức khoa học và công nghệ

tiên tiến của thế giới, thu hút nguồn lực và

chuyên gia, người Việt Nam định cư ở nước

ngoài và người nước ngoài tham gia các dự

án khoa học và công nghệ của Việt Nam.

Nhiệm vụ và giải pháp trong lĩnh vực

khoa học và công nghệ:

- Đổi mới tư duy, tăng cường vai trò

lãnh đạo, nâng cao nhận thức, trách nhiệm

của các cấp ủy đảng và chính quyền đối với

sự nghiệp phát triển khoa học và công nghệ.

Xác định phát triển khoa học và công nghệ

là một nhiệm vụ trọng tâm của các cấp ủy

đảng và chính quyền; là một trong những nội

dung lãnh đạo quan trọng của người đứng

đầu cấp ủy đảng, chính quyền từ Trung ương

đến địa phương.

- Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ, đồng bộ cơ

chế quản lý, tổ chức, hoạt động khoa học và

công nghệ. Điều chỉnh phân bổ ngân sách nhà

nước cho hoạt động khoa học và công nghệ

theo hướng căn cứ vào kết quả, hiệu quả sử

dụng kinh phí khoa học và công nghệ của bộ,

ngành, địa phương, khắc phục tình trạng đầu

tư dàn trải, kém hiệu quả. Xây dựng cơ chế

đặc thù trong quản lý, sử dụng ngân sách nhà

nước để thực hiện nhiệm vụ khoa học và công

nghệ theo hướng giao quyền tự chủ, tự chịu

trách nhiệm cho tổ chức, cá nhân chủ trì

nhiệm vụ khoa học và công nghệ.

- Triển khai các định hướng nhiệm vụ

khoa học và công nghệ chủ yếu. Tăng cường

nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu phục vụ hoạch

định đường lối, chính sách phát triển đất

nước, bảo đảm quốc phòng, an ninh và mục

đích công cộng; quan tâm nghiên cứu cơ bản

có trọng điểm . Xây dựng chương trình phát

triển khoa học cơ bản trong một số lĩnh vực

toán, vật lý, khoa học sự sống , khoa học biển.

Chú trọng phat triên môt sô linh vưc liên

ngành giữa khoa hoc tư nhiên với khoa học kỹ

thuật và công nghệ, khoa học xã hội và nhân

văn phục vụ phát triển bền vững . Chú trọng

các nghiên cứu về mô hình và chiến lược phat

triên, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định

hướng xã hội chủ nghĩa; công tác xây dựng

Đảng, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội

chủ nghĩa. Ưu tiên phát triển một số công

nghệ tiên tiến , công nghệ cao , công nghệ liên

ngành; tiêp tuc đẩy mạnh phát triển công nghệ

thông tin và truyền thông đat trinh đô quốc tế ;

ứng dụng có hiệu quả các công nghệ hiện đại

vào môt sô linh vưc chu yêu : nông - lâm - ngư

nghiệp, y - dược, công nghiệp chế biến, bảo

vệ môi trường,

- Đẩy mạnh ứng dụng, phát triển khoa

học và công nghệ trong các ngành, lĩnh vực,

vùng, địa phương. Tiếp tục phát triển khoa học

và công nghệ nông nghiệp, góp phần đưa

nước ta trở thành nước có nền sản xuất nông

nghiệp tiên tiến.

Page 3: CÔNG TÁC KHOA GIÁO TRONG VIỆC ĐỊNH HƯỚNG, /2009 CHỈ …khcnbackan.gov.vn/upload/8552/20150106/maket ttkhcn so 3 nam 2014.pdfcông nghiệp hoá, hiện đại hoá trong

3

THÔNG TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ BẮC KẠN

/2009

- Phát huy và tăng cường tiềm lực khoa

học và công nghệ quốc gia. Tập trung đầu tư

phát triển một số viện khoa học và công nghệ,

trường đại học cấp quốc gia theo mô hình tiên

tiến của thế giới. Từng bước hình thành và

phát triển viện hoặc trung tâm nghiên cứu tại

các vùng kinh tế trọng điểm để phát huy tiềm

năng, lợi thế của từng vùng; tập trung nguồn

lực xây dựng và đưa vào hoạt động có hiệu

quả ba khu công nghệ cao quốc gia. Quy

hoạch các khu nông nghiệp ứng dụng công

nghệ cao, khu công nghệ thông tin tập trung.

- Phát triển thị trường khoa học và công

nghệ; hoàn thiện pháp luật về sở hữu trí tuệ.

Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong

việc cung cấp, trao đổi, giao dịch thông tin về

khoa học và công nghệ.

- Tăng cường hợp tác giữa các trung

tâm nghiên cứu trong nước với các tổ chức

nghiên cứu khoa học và công nghệ nước

ngoài; phát huy hiệu quả hoạt động của mạng

lưới đại diện khoa học và công nghệ Việt Nam

ở nước ngoài.

Thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của

Trung ương về khoa học và công nghệ, Tỉnh

uỷ Bắc Kạn đã chỉ đạo, tổ chức triển khai thực

hiện và cụ thể hoá bằng các văn bản như:

- Chương trình hành động số 02-CTr/TU

ngày 20/9/2002 thực hiện kết luận Hội nghị lần

thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương (khoá IX)

về giáo dục -đào tạo, khoa học và công nghệ

đến năm 2005 và 2010.

- Kế hoạch số 61-KH/TU ngày 29/7/2005

triển khai thực hiện Chỉ thị 50-CT/TW của Ban

Bí thư Trung ương (khoá IX) về việc đẩy mạnh

phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học

phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH đất nước.

- Nghị quyết số 17/NQ/TU ngày 05/10/2007

về phát triển khoa học & công nghệ giai đoạn

2007-2010, định hướng đến năm 2015.

- Chương trình hành động số 07-CTr/TU

ngày 27/10/2008 thực hiện Nghị quyết Hội nghị

lần bảy Ban Chấp hành Trung ương (khoá X) về

xây dựng đội ngũ trí thức trong thời kỳ đẩy

mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

- Chương trình hành động số 14-CTr/TU

ngày 27/9/2010 thực hiện Thông báo kết luận

số 234-TB/TW của Bộ Chính trị “Báo cáo kiểm

điểm tình hình thực hiện Nghị quyết 02 (khoá

VIII) về khoa học và công nghệ và nhiệm vụ,

giải pháp phát triển khoa học và công nghệ từ

nay đến năm 2020”.

- Chương trình hành động số 11- CTr/TU

ngày 20/02/2013 thực hiện Nghị quyết Hội nghị

lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng

(khoá XI) về phát triển khoa học và công nghệ

phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại

hoá trong điều kiện kinh tế thị trường định

hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.

- Kế hoạch số 151- KH/TU ngày 19

tháng 8 năm 2014 về triển khai thực hiện Nghị

quyết số 36-NQ/TW của Bộ Chính trị về đẩy

mạnh ứng dụng, phát triển công nghệ thông

tin đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội

nhập quốc tế.

Thực hiện nghiêm chỉnh các quan điểm,

chủ trương, định hướng của Trung ương và

của Tỉnh uỷ, trong những năm qua, hoạt động

khoa học và công nghệ của tỉnh Bắc Kạn đã

thực hiện tốt chủ trương lấy nghiên cứu ứng

dụng các tiến bộ kỹ thuật và chuyển giao công

nghệ vào sản xuất và đời sống là nhiệm vụ

trọng tâm, tập trung các nguồn lực về kinh phí,

cơ sở vật chất và lực lượng cán bộ khoa học

kỹ thuật trong và ngoài tỉnh để xây dựng và

triển khai các đề tài, dự án khoa học và công

nghệ, tạo bước chuyển biến rõ rệt trong phát

triển kinh tế - xã hội.

Hầu hết các nhiệm vụ khoa học và công

nghệ đã bám sát nhiệm vụ kinh tế, chính trị

của địa phương. Thông qua các đề tài, dự án

ứng dụng; trên cơ sở khai thác các tiềm năng,

thế mạnh của địa phương về các lĩnh vực tài

nguyên đất đai, khí hậu, khoáng sản, các loại

cây, con bản địa; hoạt động khoa học và công

nghệ của tỉnh đã từng bước đưa các tiềm

năng này vào khai thác, ứng dụng trong thực

tế phục vụ đời sống nhân dân, đưa nhanh

những tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất, đem

lại hiệu quả kinh tế, nâng cao thu nhập, đảm

bảo an ninh lương thực, ổn định đời sống của

người dân, góp phần thực hiện thắng lợi mục

tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh./.

Page 4: CÔNG TÁC KHOA GIÁO TRONG VIỆC ĐỊNH HƯỚNG, /2009 CHỈ …khcnbackan.gov.vn/upload/8552/20150106/maket ttkhcn so 3 nam 2014.pdfcông nghiệp hoá, hiện đại hoá trong

4

THÔNG TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ BẮC KẠN

/2009

Kiểm tra đồng hồ đo đếm điện năng. Ảnh TL.

HOẠT ĐỘNG TIÊU CHUẨN ĐO LƯỜNG CHẤT LƯỢNG BẮC KẠN GÓP PHẦN THÚC ĐẨY KINH TẾ PHÁT TRIỂN,

BẢO VỆ QUYỀN, LỢI ÍCH CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN

Nguyễn Văn Tiến - Phó Giám đốc Sở Chi Cục trưởng Chi cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng

oạt động tiêu chuẩn, đo lường, chất

lượng là vấn đề hết sức quan trọng

trong sản xuất kinh doanh và dịch vụ, đó là

điều kiện cần thiết để cho doanh nghiệp

phát triển theo hướng bền vững, đảm bảo

nâng cao năng suất chất lượng và góp phần

thúc đẩy nền kinh tế phát triển, bảo vệ

quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá

nhân và người tiêu dùng.

Trải qua hơn 16 năm hoạt động (1997-

2013), công tác tiêu chuẩn, đo lường, chất

lượng đã từng bước đi vào hoạt động ổn

định, nhiệm vụ công tác tiêu chuẩn đo lường

chất lượng luôn được thực thi nghiêm túc và

tích cực.

Được sự quan tâm của Uỷ ban nhân

dân tỉnh với phương châm vừa làm, vừa

đào tạo, vừa trang bị, đến nay Chi cục Tiêu

chuẩn đo lường chất lượng đã được trang bị

các chuẩn đo lường khối lượng, dung tích,

điện, huyết áp kế, điện trở tiếp đất…, các

trang thiết bị thử nghiệm cơ-hoá lý vật liệu

xây dựng phục vụ công tác quản lý, giám

định và dịch vụ ngày càng hiệu quả. Tích

cực triển khai thực hiện các qui định hiện

hành của Nhà nước về Tiêu chuẩn, đo

lường, chất lượng nhằm bảo đảm minh

bạch, khách quan, không phân biệt đối xử

về xuất xứ hàng hoá và tổ chức, cá nhân có

hoạt động liên quan đến chất lượng sản

phẩm, hàng hoá, phù hợp với thông lệ quốc

tế. Góp phần giúp các cơ sở sản xuất kinh

doanh, dịch vụ nâng cao năng suất, chất

lượng sản phẩm hàng hoá, khả năng cạnh

tranh trên thị trường. Kết quả được thể hiện

trên các mặt sau:

Đối với Công tác tiêu chuẩn hoá: Công

tác tiêu chuẩn hoá đã được triển khai có

hiệu quả. Hệ thống tiêu chuẩn các cấp như

tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN), tiêu chuẩn cơ

sở được cập nhật thường xuyên cơ bản đáp

ứng được nhu cầu quản lý và nhu cầu của

các doanh nghiệp trên địa bàn trong việc áp

dụng vào sản xuất kinh doanh. Xây dựng

kho tiêu chuẩn với khoảng 300 tiêu chuẩn,

quy chuẩn sản phẩm hàng hóa. Duy trì

thành viên ISMQ - Trung tâm thông tin -

Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng

cập nhật thường xuyên danh mục TCVN

làm căn cứ hướng dẫn doanh nghiệp thiết

kế sản xuất, xây dựng tiêu chuẩn sản phẩm,

đánh giá xác định chất lượng hàng hoá,

phục vụ công tác thanh kiểm tra chất lượng

hàng hoá…Việc tuyên truyền áp dụng các

tiêu chuẩn Việt Nam và các tiêu chuẩn khác

trong sản xuất kinh doanh ngày càng được

quan tâm.

H

Page 5: CÔNG TÁC KHOA GIÁO TRONG VIỆC ĐỊNH HƯỚNG, /2009 CHỈ …khcnbackan.gov.vn/upload/8552/20150106/maket ttkhcn so 3 nam 2014.pdfcông nghiệp hoá, hiện đại hoá trong

5

THÔNG TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ BẮC KẠN

/2009

Công tác Đo lường - Thử nghiệm: Mặc

dù còn nhiều khó khăn nhưng Chi cục đã

tham mưu cho Sở KH&CN và UBND tỉnh

từng bước xây dựng hệ thống chuẩn đo

lường của địa phương với các lĩnh vực chủ

yếu là: Điện, dung tích, khối lượng... Hàng

năm, Sở đã kiểm định khoảng 500 phương

tiện đo các loại. Công tác đo lường đã đáp

ứng yêu cầu quản lý tại địa phương trong

các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, bảo vệ

quyền lợi người tiêu dùng, đảm bảo công

bằng xã hội..

Công tác Chất lượng: Hệ thống văn

bản Nhà nước về công tác quản lý chất

lượng đã được đưa vào thực tiễn quản lý

của địa phương với phương châm đề cao

trách nhiệm của nhà sản xuất, kinh doanh

trong việc áp dụng các tiêu chuẩn và chịu

trách nhiệm trước khách hàng, trước pháp

luật về chất lượng hàng hoá do mình sản

xuất. Từ 2002 đến nay đã hướng dẫn các

đơn vị, doanh nghiệp lập trên 60 hồ sơ công

bố Tiêu chuẩn chất lượng hàng hoá, 20 hồ

sơ đăng ký sử dụng mã số, mã vạch. Công

tác chất lượng góp phần hạn chế hàng kém

chất lượng, hàng giả, thúc đẩy các yếu tố

tích cực trong sản xuất.

Triển khai xây dựng, áp dụng Hệ

thống quản lý chất lượng ISO 9001-2008 tại

tất cả các sở, ban, ngành, Chi cục của tỉnh;

các huyện, thị xã. Qua đó góp phần tích cực

trong cải cách hành chính, phân định rõ

chức năng nhiệm vụ các bộ phận của cơ

quan, giảm thiểu phiền hà cho người dân.

Ngoài ra có 03 doanh nghiệp, đơn vị áp

dụng Hệ thống quản lý chất lượng ISO

17025 nhằm nâng cao chất lượng dịch

vụ, hiệu quả công tác quản lý, sản xuất

kinh doanh.

Mặc dù đã đạt được một số kết quả,

tuy nhiên hoạt động tiêu chuẩn đo lường

chất lượng còn một số hạn chế: Công tác

tiêu chuẩn, đo lường chất lượng sản phẩm

hàng hoá chưa được các doanh nghiệp

quan tâm đúng mực, hàng hoá của địa

phương chưa tạo được năng lực cạnh

tranh. Hiện nay Chi cục Tiêu chuẩn đo

lường chất lượng chưa có trụ sở riêng cũng

gây rất nhiều khó khăn trong việc tổ chức,

triển khai thực hiện các nhiệm vụ.

Trong thời gian tới Chi cục Tiêu chuẩn

đo lường chất lượng sẽ tập trung thực hiện

các nhiệm vụ, hoàn thiện, kiện toàn bộ máy

tổ chức tiêu chuẩn đo lường chất lượng;

đào tạo chuyên sâu cho cán bộ với phương

châm cán bộ giỏi một việc, biết nhiều việc.

Tiếp tục đầu tư trang thiết bị đáp ứng việc

kiểm định các phương tiện đo lường thông

dụng theo quy định và đủ năng lực kiểm tra

các đơn vị được công nhận khả năng kiểm

định như công tơ điện, đồng hồ nước, áp

kế... trang bị các thiết bị mang tính công

nghệ cao có thể đo lường được các sản

phẩm hàng hóa lợi thế của địa phương và

phục vụ công tác thử nghiệm. Thực hiện

việc thanh tra, kiểm tra đột xuất, kiểm tra

theo chuyên đề về đo lường, chất lượng sản

phẩm hàng hóa lưu thông trên thị trường.

Triển khai dư an Nâng cao năng suất

và chất lượng sản phẩm , hàng hóa của

doanh nghiệp tỉnh Bắc Kạn đến năm 2020

và thực hiện hiệp định hàng rào kỹ thuật

trong thương mại tỉnh Bắc Kạn giai đoạn từ

năm 2014 đến năm 2015, nhằm tạo bước

chuyển biến rõ rệt về năng suất và chất

lượng của các sản phẩm, hàng hóa chủ lực,

khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp

đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế -

xã hội của tỉnh.

Để hoạt động tiêu chuẩn chất lượng

đạt hiệu quả cao, đo lường chính xác, công

bằng, nâng cao chất lượng và khả năng

cạnh tranh của hàng hoá địa phương góp

phần phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh cần

tập hợp nhiều yếu tố như cơ chế, chính

sách, công nghệ, đào tạo… Đòi hỏi sự quan

Page 6: CÔNG TÁC KHOA GIÁO TRONG VIỆC ĐỊNH HƯỚNG, /2009 CHỈ …khcnbackan.gov.vn/upload/8552/20150106/maket ttkhcn so 3 nam 2014.pdfcông nghiệp hoá, hiện đại hoá trong

6

THÔNG TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ BẮC KẠN

/2009

tâm của các cấp, các ngành, của người sản xuất kinh doanh và người tiêu dùng./.

NHÌN LẠI CÔNG TÁC DÂN VẬN NHỮNG NĂM QUA, NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM THỜI GIAN TỚI

Hà Thị Phần - Tỉnh ủy viên - Phó Trưởng ban Thường trực Ban Dân vận Tỉnh ủy

hực hiện các chỉ thị, nghị quyết của Đảng

về công tác dân vận, đặc biệt là thực hiện

Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ X và

thực hiện mục tiêu, kế hoạch công tác hằng

năm, những năm qua hoạt động công tác dân vận đã đạt được nhiều kết quả quan trọng.

Trong 5 năm qua, Ban Dân vận Tỉnh ủy

đã thực hiện tốt công tác tham mưu cho cấp

ủy ban hành nhiều văn bản lãnh đạo, chỉ đạo

về công tác dân vận của tỉnh như: Tham mưu

tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 62-

CT/TW ngày 08/11/1995 của Ban Bí thư TW

Đảng về „„Tăng cường công tác người Hoa

trong tình hình mới”; báo cáo tổng kết 13 năm

thực hiện Chỉ thị số 42 - CT/TW ngày

06/11/1998 của Ban Chấp hành Trung ương

Đảng (khoá VIII) về "Tăng cường sự lãnh đạo

của Đảng đối với tổ chức và hoạt động của

các Hội quần chúng". Tham mưu cho Ban

Thường vụ Tỉnh uỷ ban hành Quyết định số

81- QĐ/TU ngày 05 tháng 01 năm 2011 về

việc “Ban hành Quy chế công tác dân vận của

hệ thống chính trị tỉnh Bắc Kạn” và tổ chức

triên khai trong toan Đang bô . Ban hành công

văn chỉ đạo việc triển khai, thực hiện Chỉ thị số

17 - CT/TW về “Tiếp tục đổi mới và tăng

cường sự lãnh đạo của Đảng đối với các hội

quần chúng”; tổng kết 10 năm thực hiện Nghị

quyết Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành

Trung ương Đảng (khoá IX) về “Phát huy sức

mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc vì dân giàu,

nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn

minh; về công tác dân tộc; về công tác tôn

giáo”. Phối hợp tham gia xây dựng báo cáo

thực hiện đề án của Ban Bí thư về “Một số giải

pháp xây dựng đội ngũ cán bộ dân vận của

Đảng thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện

đại hoá đất nước”; tổ chức thành công hội

nghị phổ biến, quán triệt Nghị quyết Hội nghị

lần thứ tư Ban Chấp hàng Trung ương Đảng

(khóa XI) “Một số vấn đề cấp bách về xây

dựng Đảng hiện nay” và các hội nghị tham gia

góp ý xây dựng Đảng theo tinh thần Nghị

quyết; Ban Dân vận các cấp tham mưu triển

khai phong trào thi đua “Dân vận khéo” được

các cấp ủy Đảng quan tâm chỉ đạo gắn với

các phong trào thi đua yêu nước của địa

phương bước đầu mang lại hiệu quả tích cực,

góp phần thúc đẩy hoàn thành nhiệm vụ chính

trị của cơ quan , đơn vị va thay đôi tac phong

của cán bộ công chức theo hướng gần dân ,

sát cơ sở . Thông qua phong trào ngày càng

có nhiều cách làm hay, mô hình, điển hình

“Dân vận khéo” trên các lĩnh vực; nhiều mô

hình, điển hình có sức lan tỏa trong cộng

đồng, mang lại hiệu quả thiết thực góp phần

xây dựng, đời sống văn hóa, phát triển kinh tế,

xóa đói giảm nghèo, giữ vững an ninh chính trị

- trật tự an toàn xã hội của địa phương.

Đến nay, theo số liệu thống kê chưa đầy

đủ đã có 241 tập thể, 189 cá nhân đăng ký

xây dựng mô hình, điển hình “Dân vận khéo”

trên tất cả các lĩnh vực, điển hình như: xã

Đồng Phúc vận động nhân dân đóng góp làm

đường giao thông nông thôn, làm đường vào

khu sản xuất, xây tường bao nhà họp thôn

được 410 ngày công; 23m2 cát, sỏi; 11,5 tấn xi

măng; 200 viên gạch; 20.764.000đ; hiến

3.000m2 đất. Thôn lủng Pjầu xã Phúc Lộc, vận

động nhân dân hiến được 3.950m2 đất, 769

ngày công và 15 triệu đồng để mở đường vào

thôn và làm đường vào khu sản xuất. Ông Lý

Văn Ba, trưởng thôn Nà Lầu, xã Mỹ Phương

vận động nhân dân đóng góp được

9.600.000đ, 150 ngày công, hiến 63m2 đất để

làm nhà họp thôn, ngoài ra còn vận động 13

hộ dân tộc Mông xuống khu tái định cư mới để

ổn định cuộc sống, đồng thời vận động 13 hộ

hiến đất làm đường với tổng chiều dài 970m,

rộng 3,5m; nhân dân huyên Chơ Đô n tư năm

2010-2014, đã đóng góp 55.260 công lao

động, sửa chữa, đổ bê tông 171,58km đường

giao thông nông thôn và nạo vét, sửa chữa

455,627km kênh mương, với khối lượng đào

đắp 43,914 m3; sửa chữa 123 phòng học, trạm

T

Page 7: CÔNG TÁC KHOA GIÁO TRONG VIỆC ĐỊNH HƯỚNG, /2009 CHỈ …khcnbackan.gov.vn/upload/8552/20150106/maket ttkhcn so 3 nam 2014.pdfcông nghiệp hoá, hiện đại hoá trong

7

THÔNG TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ BẮC KẠN

/2009

y tế và cầu cống; Hội nông dân thị xã Bắc Kạn

xây dựng mô hình điểm trong chăn nuôi lợn

nái móng cái thuần, trồng mướp, trồng hoa....

Bên cạnh đó, ngay sau khi Ban Dân vận

Trung ương ban hành Hướng dẫn số 43-

HD/BDVTW ngày 10/02/2012 về phong trào

thi đua “Dân vận khéo” thực hiện Chương

trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn

mới, Ban Dân vận Tỉnh ủy đã xây dựng

Hướng dẫn số 184-HD/DVTU ngày 11/4/2012

về phong trào thi đua “Dân vận khéo” thực

hiện “Chương trình muc tiêu Quôc gia xây

dựng nông thôn mới” tỉnh Băc Kan đến năm

2020. Trên cơ sở Hướng dẫn của Ban Dân

vận Tỉnh ủy, Ban dân vận các huyện, thị ủy ra

văn bản chỉ đạo, đôn đốc khối dân vận cơ sở

tham mưu với cấp ủy, chính quyền địa

phương vận động nhân dân tích cực triển khai

thực hiện. Việc thực hiện phong trào thi đua

“Dân vận khéo” trong xây dựng nông thôn mới

đã tạo ra không khí vô cùng phấn khởi tại các

vùng nông thôn và đã được MTTQ, các đoàn

thể tỉnh xây dựng kế hoạch chỉ đạo lồng ghép

với việc triển khai thực hiện các cuộc vận

động, các phong trào thi đua lao động sản

xuất, phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội đến

các cấp cùng triển khai và thực hiện. Đến nay,

MTTQ và các đoàn thể đã có báo cáo thống

kê việc thực hiện các mô hình dân vận khéo

trong xây dựng nông thôn mới; các tập thể, cá

nhân điển hình tiên tiến tiêu biểu trong việc

thực hiện phong trào về Ban Dân vận Tỉnh ủy,

kết quả có hơn 50 mô hình “Dân vận khéo

trong xây dựng nông thôn mới” đang được

đăng ký triển khai thực hiện với sự tham gia

của rất nhiều tập thể, cá nhân như mô hình:

“Vận động nhân dân hiến đất làm đường xây

dựng nông thôn mới”; vận động nhân dân

“Sáng tạo chuyển dịch cơ cấu cây trồng, áp

dụng khoa học kỹ thuật vào cây trồng”; thực

hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây

dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư" gắn với

phong trào chung sức xây dựng nông thôn

mới; thực hiện có hiệu quả phong trào “5

không, 3 sạch, phát triển kinh tế, nuôi con tốt,

dạy con ngoan”; mô hình “Chăn nuôi gia cầm,

lợn thương phẩm”; mô hình “Thôn văn hóa du

lịch đảm bảo an ninh trật tự”; mô hình “Tuyên

truyền vận động nhân dân nuôi gà thả vườn”;

mô hình “Quyên góp ủng hộ vật chất cho trẻ

em vùng cao”; mô hình “Thắp điện chiếu sáng

các ngõ hẻm trên địa bàn phường, xã”; “Vận

động nhân dân hàng tuần vệ sinh đường làng,

ngõ, xóm sạch sẽ, khang trang”; mô hình

“Xưởng sản xuất gỗ bóc” góp phần nâng cao

thu nhập cho gia đình và bà con trong thôn;

mô hình xây dựng “Thôn văn hóa - văn nghệ -

thể dục - thể thao”; “Sản xuất rượu men lá kết

hợp với chăn nuôi lợn và chế biến chè shan

tuyết”; tuyên truyền vận động các hộ gia đình

xây dựng mô hình trồng "Hàng rào xanh"; mô

hình “Trồng cây ăn quả cam, quít và kết hợp

chăn nuôi lợn”; “Vận động hội viên nông dân

thực hiện trồng rau sạch”; “Vận động hội viên

trồng hoa, rau và các cây màu năng xuất cao”;

“Tuyên truyền hội viên bảo vệ môi trường”;

“Đoàn thanh niên chung tay cùng thị xã lên

thành phố”; “Vận động tốt công tác xã hội hóa

thu gom rác thải xây dựng ngõ phố văn minh”…

Những năm qua, bộ máy cán bộ công

chức của Ban Dân vận các cấp thường xuyên

được kiện toàn, bổ sung tạo thuận lợi cho việc

thực hiện kế hoạch từng tháng, quý đi vào nề

nếp, ngày càng nâng cao chất lượng và hiệu

quả công tác dân vận. Duy trì chế độ giao ban

thường kỳ với Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể,

hội quần chúng, Ban Dân vận các huyện, thị.

Do vậy, thường xuyên nắm rõ tình hình, tâm

tư, nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân

trong tỉnh để kịp thời tham mưu cho cấp uỷ về

công tác vận động quần chúng. Trong 5 năm

qua Ban Dân vận Tỉnh ủy đẩy mạnh các hoạt

động từ cơ sở, tăng cường hướng dẫn, kiểm

tra, đôn đốc Ban Dân vận các huyện, thị và cơ

sở về công tác dân vận, vận động quần

chúng, tổ chức trên 52 đợt công tác đến 75 xã,

93 thôn, bản vùng sâu, vùng xa khó khăn của

tỉnh. Ngoài ra, Ban Dân vận Tỉnh ủy còn phối

hợp với Ban Dân vận, Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh

tổ chức được 5 đợt công tác đưa cán bộ

xuống cơ sở thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền

đặc biệt và cùng ăn, cùng ở, cùng làm với bà

con tại địa phương. Ngoài ra, Ban Dân vận

Tỉnh ủy làm tốt nhiệm vụ là cơ quan thường

trực Ban Chỉ đạo quy chế dân chủ cơ sở tỉnh

đã thường xuyên tham mưu cho Tỉnh ủy kiện

toàn thành viên , xây dựng chương trình công

tác và kế hoạch kiểm tra , tự kiểm tra việc thực

hiện Quy chế dân chủ . Tổ chức tuyên truyền

quy chế dân chủ ở loại hình cơ sơ xa ,

Page 8: CÔNG TÁC KHOA GIÁO TRONG VIỆC ĐỊNH HƯỚNG, /2009 CHỈ …khcnbackan.gov.vn/upload/8552/20150106/maket ttkhcn so 3 nam 2014.pdfcông nghiệp hoá, hiện đại hoá trong

8

THÔNG TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ BẮC KẠN

/2009

phương, thị trấ n tại các huyện Bạch Thông ,

Ngân Sơn, Na Rỳ va Ba Bê . Từ đầu nhiêm ky

đến nay tham mưu thành lập được 11 đoàn

của Ban Chỉ đạo thực hiện Qui chế dân chủ

(QCDC) cơ sở tỉnh kiểm tra việc thực hiện

QCDC tại 30 đơn vi , địa phương. Ngoài ra,

Ban còn tổ chức các đợt kiểm tra việc thực

hiện Quy chế dân chủ cơ sở gắn với kiểm tra

công tác dân vận tại cơ sở. Ban Dân vận các

huyện, thị ủy đã tích cực, chủ động tham mưu

cho Ban chỉ đạo QCDC cơ sở các huyện, thị

thành lập được 88 đoàn của Ban Chỉ đạo thực

hiện QCDC cơ sở tỉnh kiểm tra việc thực hiện

QCDC tại 373 đơn vi, địa phương.

Có thể nói những năm qua, công tác

dân vận của tỉnh tiếp tục có những chuyển

biến mới cả về phương thức và nội dung hoạt

động. Ban Dân vận các cấp tích cực nắm tình

hình tư tưởng, dư luận trong nhân dân và tăng

cường kiểm tra hoạt động tại cơ sở. Công tác

tuyên truyền, vận động các tầng lớp nhân dân

vượt qua khó khăn, thực hiện tốt các chủ

trương, chính sách, pháp luật của Đảng và

Nhà nước được tăng cường. Vai trò tham

mưu, hướng dẫn, kiểm tra của Ban Dân vận

các cấp và công tác vận động các tầng lớp

nhân dân của Mặt trận tổ quốc, các đoàn thể

ngày càng có hiệu quả, đề xuất được nhiều

việc đúng với yêu cầu nhiệm vụ, với tâm tư,

nguyện vọng của đoàn viên, hội viên và các

tầng lớp nhân dân, giúp cấp uỷ chỉ đạo kịp

thời và đạt hiệu quả cao trong công tác dân

vận, công tác dân tộc, tôn giáo. Đội ngũ cán

bộ làm công tác dân vận, công tác dân tộc,

công tác tôn giáo ngày càng được tăng

cường, càng ý thức rõ phải gắn bó với dân,

trách nhiệm với công việc, sâu sát với tình

hình và được trưởng thành tốt hơn trong hoạt

động thực tiễn. Chất lượng công tác của Ban

Dân vận các cấp đã được nâng lên, phục vụ

tốt hơn yêu cầu lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp

uỷ Đảng. Làm tốt công tác tham mưu cho cấp

ủy ban hành Quy chế công tác dân vận của hệ

thống chính trị tỉnh Bắc Kạn, phối hợp xây

dựng đề án thực hiện thí điểm Ban Tuyên vận

xã, tổ tuyên vận thôn, chỉ đạo triển khai thực

hiện phong trào thi đua “dân vận khéo” có sức

lan tỏa... Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả

đạt được công tác dân vận còn một số tồn tại,

hạn chế như: việc tham mưu, đề xuất với cấp

ủy về chủ trương lãnh đạo, chỉ đạo sơ kết,

tổng kết một số Chỉ thị, Nghị quyết liên quan

đến công tác dân vận, công tác dân tộc, tôn

giáo chưa được kịp thời. Công tác tuyên

truyền, vận động, tập hợp khối đại đoàn kết

toàn dân tộc còn hạn chế, nhất là ở vùng sâu,

vùng xa, vùng đồng bào dân tộc ít người. Việc

nắm tình hình và định hướng dư luận quần

chúng trong quá trình xử lý các vụ việc khiếu

kiện, phức tạp kéo dài còn chậm, hiệu quả

chưa cao còn gây bức xúc trong nhân dân.

Trong thời gian tới, công tác dân vận của

tỉnh tập trung vào các nhiệm vụ trọng tâm sau:

Tiếp tục thực hiện và cụ thể hóa các nội

dung của Nghị quyết số 25 - NQ/TW, ngày

3/6/2013 của Ban Chấp hành Trung ương

Đảng (khóa XI); Chương trình hành động số

14 - CTr/TU ngày 06 tháng 8 năm 2013 của

Ban Thường vụ Tỉnh ủy về “Tăng cường và

đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác

dân vận trong tình hình mới”.

Tham mưu, theo dõi, đôn đốc các

ngành, các đơn vị, địa phương thực hiện tốt

Quyết định 81 - QĐ/TU ngày 05/01/2011 của

Tỉnh ủy Bắc Kạn “Về việc ban hành Quy chế

công tác Dân vận của hệ thống chính trị” tỉnh

Bắc Kạn. Tham mưu vận động, tập hợp các

tầng lớp nhân dân để xây dựng khối đại đoàn

kết các dân tộc, tăng cường mối quan hệ mật

thiết giữa Đảng và nhân dân; phát huy vai trò,

uy tín và sự ảnh hưởng của Già làng, trưởng

thôn, người có uy tín ở khu dân cư tạo sự

chuyển biến tích cực trong lĩnh vực phát triển

kinh tế - xã hội, tăng cường quốc phòng - an

ninh và xây dựng Đảng, củng cố chính quyền

tại địa phương. Phối hợp tham mưu đổi mới

nội dung, phương thức hoạt động của Mặt

trận Tổ quốc, các đoàn thể nhân dân; làm tốt

chức năng tuyên truyền, vận động, tập hợp, tổ

chức các phong trào thi đua yêu nước; đại

diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính

đáng của đoàn viên, hội viên; chức năng giám

sát và phản biện xã hội. Tiếp tục đưa phong

trào thi đua “Dân vận khéo” đi vào nền nếp và

nhân rộng ở các cấp, các ngành, các lĩnh vực

xã hội, tập trung vào xây dựng thực hiện Quy

chế dân chủ cơ sở, công tác dân vận chính

quyền và xây dựng nông thôn mới; tham mưu

Page 9: CÔNG TÁC KHOA GIÁO TRONG VIỆC ĐỊNH HƯỚNG, /2009 CHỈ …khcnbackan.gov.vn/upload/8552/20150106/maket ttkhcn so 3 nam 2014.pdfcông nghiệp hoá, hiện đại hoá trong

9

THÔNG TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ BẮC KẠN

/2009

2

2

2/1 .d

pqZn

và phối hợp kiểm tra việc tổ chức thực hiện

cũng như tổng kết, sơ kết các nghị quyết của

Đảng về công tác vận động quần chúng./.

KẾT QUẢ CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC "THỰC TRẠNG KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, THỰC HÀNH VỀ SỨC KHỎE SINH SẢN VỊ THÀNH NIÊN CỦA HỌC SINH

TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG BẮC KẠN"

BsCK2.Tạc Văn Nam - Giám đốc Trung tâm TTGDSK Bắc Kạn

1. Đặt vấn đề: Chăm sóc sức khỏe sinh

sản (CSSKSS) ở lứa tuổi vị thành niên (VTN)

là một vấn đề sức khỏe đang được xã hội

quan tâm. Thực tế cho thấy, tình trạng VTN

"yêu thoáng" và quan hệ tình dục sớm dẫn đến

mang thai ngoài ý muốn, nạo phá thai, tảo

hôn... xảy ra nhiều ở nhóm học sinh đang theo

học tại các Trường Trung học phổ thông

(THPT), ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức

khỏe, đến kết quả học tập và tương lai của các

em, mà nguyên nhân chính là do nhận thức về

lĩnh vực CSSKSS còn hạn chế, dẫn đến có

những hành vi nêu trên. Để hiểu rõ thực trạng

về vấn đề này, đồng thời đưa ra các biện pháp

truyền thông kịp thời, phù hợp cho đối tượng

VTN. Từ tháng 6-11/2013, Trung tâm Truyền

thông giáo dục sức khỏe tỉnh Bắc Kạn đã phối

hợp với Ban giám hiệu cùng các giáo viên

Trường THPT Bắc Kạn triển khai đề tài nghiên

cứu khoa học "Thực trạng kiến thức, thái độ,

thực hành về sức khỏe sinh sản vị thành niên

của học sinh trường trung học phổ thông Bắc

Kạn năm 2013”. Nghiên cứu nhằm 2 mục tiêu

1.1. Mô tả thực trạng kiến thức, thái độ,

thực hành về sức khỏe sinh sản vị thành niên

tại trường trung học phổ thông Bắc Kạn.

1.2. Xác định nhu cầu truyền thông về

chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên

trong đối tượng nghiên cứu.

2. Phương pháp nghiên cứu

2.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu:

Trường THPT Bắc Kạn, từ tháng 06 - 11/2013.

2.2. Đối tượng nghiên cứu: Học sinh

trường THPT Bắc Kạn.

- Tiêu chuẩn lựa chọn: Là học sinh đang

học tập tại trường trong thời điểm nghiên cứu,

đồng ý và tự nguyện tham gia nghiên cứu.

- Tiêu chuẩn loại trừ: Học sinh không

đồng ý tham gia nghiên cứu.

2.3. Phương pháp nghiên cứu: Mô tả

cắt ngang.

- Cỡ mẫu: được tính theo công thức

Với công thức trên, cỡ mẫu được tính là

384, làm tròn là n=400.

- Công cụ thu thập số liệu: Thông tin thu

thập bằng phiếu tự điền, khuyết danh.

- Kỹ thuật thu thập số liệu: Trước khi

phát vấn bằng bộ phiếu được thiết kế sẵn,

điều tra viên giới thiệu với học sinh về mục

đích của nghiên cứu này cũng như chia sẻ với

các em những vấn đề mà các em quan tâm

xung quanh nội dung sức khoẻ sinh sản vị

thành niên. Điều tra viên cũng giới thiệu qua

nội dung của phiếu tự điền, giải thích một số

cụm từ mà các em học sinh chưa rõ hiểu biết

về các hành vi tình dục an toàn, quan niệm

của bản thân về QHTD trước hôn nhân... Học

sinh tự điền các thông tin vào phiếu điều tra

dưới sự hướng dẫn, giám sát của điều tra

viên. Sau khi điền xong thu phiếu tại lớp,

thông tin được hoàn toàn giữ bí mật.

- Xử lý số liệu: Toàn bộ số liệu được làm

sạch trước và sau khi nhập vào máy tính bằng

phần mềm EPI DATA.

- Đánh giá mức độ về Kiến thức, thái độ

và thực hành (KAP), chúng tôi chia ra làm 3

mức độ (theo thang điểm 10)

+ Tốt: Từ 7 điểm -10 điểm;

+ Trung bình: Từ 5-<7 điểm;

+ Yếu: Dưới 5 điểm;

3. Kết quả nghiên cứu và Bàn luận

3.1. Đánh giá thực trạng kiến thức, thái

độ, thực hành trong việc chăm sóc SKSS

của VTN.

Page 10: CÔNG TÁC KHOA GIÁO TRONG VIỆC ĐỊNH HƯỚNG, /2009 CHỈ …khcnbackan.gov.vn/upload/8552/20150106/maket ttkhcn so 3 nam 2014.pdfcông nghiệp hoá, hiện đại hoá trong

10

THÔNG TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ BẮC KẠN

/2009

- Kiến thức về SKSS của VTN

Kết quả nghiên cứu cho thấy: Tỷ lệ VTN

biết được 3 dấu hiệu dậy thì trở lên chiếm

97%, biết 1 dấu hiệu chỉ chiếm 1%. Các em

cũng đã nhận thức được những biến đổi của

cơ thể trong độ tuổi dậy thì như ở nam là:

mộng tinh, vỡ giọng, mọc lông nách…; ở nữ

là: cơ thể phát triển nhanh, bắt đầu có kinh

nguyệt, phát triển vú, mọc lông mu… Tỷ lệ

VTN nêu đúng về tuổi kết hôn chiếm 100%,

nêu đúng về giai đoạn dễ có thai nhất trong

chu kỳ kinh nguyệt chiếm 42%, không đúng

chiếm 25%, không biết 33%. Kết quả này cao

hơn kết quả nghiên cứu của Phạm Quang

Ngọc và cũng cao hơn điều tra SAVY khi vị

thành niên được hỏi về kiến thức thời điểm dễ

có thai trong chu kỳ kinh nguyệt chỉ có dưới

27,8% trả lời đúng. Như vậy, các em đều nắm

vững về tuổi kết hôn theo luật định, tuy nhiên

nêu đúng về giai đoạn dễ có thai nhất trong

chu kỳ kinh nguyệt chỉ chiếm 42%, trong khi

đó kiến thức này lại rất quan trọng trong việc

phòng mang thai ngoài ý muốn.

Hầu hết VTN có thể kể tên được các

biện pháp tránh thai (BPTT) và BPTT mà VTN

biết đến nhiều nhất là sử dụng Bao cao su

trong QHTD (91%), sau đó đến vòng tránh

thai (69%), sử dụng viên tránh thai khẩn cấp

là 53%, xuất tinh ra ngoài âm đạo là 48%,

Biện pháp sử dụng thuốc tiêm và cấy tránh

thai thấp nhất (21% và 17%). Kết quả này

cao hơn Nghiên cứu của Trường Đại học y

Thái Bình (2009).

Tỷ lệ VTN biết được các ảnh hưởng của

nạo phá thai ở tuổi VTN tới sức khoẻ chiếm

cao nhất 93%, tới tâm lý là 72%, tương lai là

63% và kinh tế là 58%. Kết quả chung của

chúng tôi thấp hơn kết quả nghiên cứu của

Trung tâm nghiên cứu Dân số và sức khỏe

nông thôn thuộc Đại học Y Thái Bình; nhưng

cao hơn kết quả của Nguyễn Khắc Quyền

nghiên cứu tại Yên Bái (2010); Đồng thời VTN

cũng đã liệt kê được các tai biến nạo phá thai

ở tuổi VTN với các tỷ lệ lần lượt: chảy máu

(52%); vô sinh (37%), nhiễm trùng huyết

(35%), thủng dạ con (25%), chửa ngoài dạ

con (21%). Nhưng vẫn có 8% không biết gì về

vấn đề này.

Bên cạnh những kiến thức về các BPTT,

VTN còn hiểu rõ về bệnh lây truyền qua

đường tình dục (LTQĐTD). Kết quả nghiên

cứu cho thấy tỷ lệ VTN biết về các bệnh

LTQĐTD như bệnh HIV/AIDS cao nhất chiếm

78%, bệnh lậu là 65%, bệnh nấm là 40%,

giang mai là 40%, các bệnh như viêm gan B,

bệnh trùng roi, Clamydia chiếm tỷ lệ thấp hơn

lần lượt là (31%, 27% và 23%). Tỷ lệ VTN trả

lời không biết về các bệnh lây truyền qua

đường tình dục vẫn còn chiếm tỷ lệ là 12%.

VTN biết các đường lây truyền

HIV/AIDS cao nhất là do dùng chung bơm

kim tiêm (85%); QHTD không dùng BCS

(67%); truyền máu không an toàn (65%);

Dùng chung dao cạo, kim xăm (62%); mẹ

truyền sang con (42%); Chỉ có 22% số đối

tượng cho rằng dùng chung bàn chải đánh

răng có thể làm lây truyền HIV/AIDS. Bên

cạnh đó vẫn còn một số VTN vẫn cho rằng

muỗi và côn trùng đốt vẫn có khả năng lây

truyền HIV/AIDS (5%).

Đánh giá mức độ về kiến thức chung về

SKSS trong nhóm đối tượng nghiên cứu cho

thấy tỷ lệ VTN có kiến thức tốt về SKSS chiếm

58%, Trung bình là 28%, Yếu chiếm 15%.

Điều này phản ánh thực tế từ hiểu biết về các

dấu hiệu dậy thì, về thời điểm dễ thụ thai trong

chu kỳ kinh nguyệt, về các BPTT, các tai biến

do có thai ngoài ý muốn… Như vậy, để nâng

cao tỷ lệ VTN có kiến thức Tốt (đầy đủ)về

SKSS cần tăng cường các hoạt động tuyên

truyền phổ biến kiến thức và nâng số giờ học

ngoại khóa về lĩnh vực này. Vì để có hành vi

đúng trong vấn đề SKSS VTN trước hết đối

tượng VTN cần phải có kiến thức tốt về lĩnh vực

này. Thực tế vẫn còn 15% số đối tượng có kiến

thức Yếu về lĩnh vực này, cho thấy kiến thức

của các em thực sự chưa đầy đủ để có thể thực

hiện những hành vi có lợi cho SKSS.

- Thái độ của VTN về các nội dung SKSS

- Thái độ của VTN về việc có người yêu

ở tuổi vị thành niên phần lớn đều cho rằng

không nên có (chiếm 38%). Tỷ lệ này thấp hơn

nghiên cứu của Nguyễn Khắc Quyền (Yên Bái -

2010) (47,7%); Có cũng được chiếm tỷ lệ 36%;

Chỉ có 6,5% cho rằng là rất cần thiết.

Song VTN lại có vẻ dễ dàng chấp nhận

Page 11: CÔNG TÁC KHOA GIÁO TRONG VIỆC ĐỊNH HƯỚNG, /2009 CHỈ …khcnbackan.gov.vn/upload/8552/20150106/maket ttkhcn so 3 nam 2014.pdfcông nghiệp hoá, hiện đại hoá trong

11

THÔNG TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ BẮC KẠN

/2009

có quan hệ tình dục (QHTD) ở tuổi học trò khi

có tới 21% cho rằng QHTD cũng được, 19%

nên QHTD, 4% cho rằng rất cần QHTD trước

hôn nhân. Kết quả nghiên cứu này phù hợp với

kết quả nghiên cứu tại 3 tỉnh Hà Nội, Vĩnh Phú,

Thái Bình.

Về thái độ trong việc sử dụng BPTT

trong QHTD ở lứa tuổi VTN qua nghiên cứu ta

thấy thái độ của VTN đều cho rằng bắt buộc

phải dùng BPTT khi QHTD chiếm 56%, nên

dùng 32%, có thể dùng chiếm 7%, nhưng vẫn

có 2,25% cho rằng không nên dùng BPTT. Tỷ

lệ này thấp hơn nghiên cứu của SAVY và

nghiên cứu của Nguyễn Khắc Quyền (Yên

Bái). Như vậy cho thấy thái độ của VTN về

lĩnh vực này con nhiều hạn chế, việc bắt buộc

phải dùng các BPTT là thực sự cần thiết tuy

nhiên chỉ có hơn nửa số VTN được phỏng vấn

cho rằng bắt buộc phải sự dụng BPTT (56%),

vẫn có ý kiến cho rằng không nên sử dụng

BPTT; Hầu hết VTN đều cho rằng việc giáo dục

SKSS trong nhà trường là rất cần thiết (với tỷ lệ

74%). Cần thiết là 22%. Không cần thiết chỉ

chiếm 1%, như vậy thái độ các em đều có xu

hướng muốn được nhận những kiến thức

thông tin về lĩnh vực này cho đầy đủ hơn.

- Thực hành về SKSS của VTN: Trong

nghiên cứu này, với tổng số 400 VTN kết quả

cho thấy có 240 học sinh "thừa nhận" đã có

người yêu chiếm 58% trong nhóm đối tượng

nghiên cứu. Trong các độ tuổi của đối tượng

nghiên cứu, kết quả cho thấy tỷ lệ VTN bắt

đầu có người yêu ở độ tuổi còn nhỏ trước 16

tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất (43,75%) thấp nhất ở

độ tuổi trên 17 (25%). Tỷ lệ này cao hơn

nghiên cứu của Nguyễn Khắc Quyền (Yên Bái

- 2010) chỉ có 50%. Thực tế, trong điều kiện

hiện nay, kinh tế, văn hoá, xã hội phát triển;

môi trường sống sẽ tác động đến tình yêu của vị

thành niên, học sinh nảy nở tình yêu đôi lứa

sớm hơn. Đây là nội dung hết sức tế nhị, vì vậy

khoảng 58% trả lời có người yêu theo chúng tôi

đây là số liệu cũng tương đối phù hợp.

Trong số 240 học sinh tham gia nghiên

cứu trả lời đã có người yêu thì những hành vi

mà VTN thường làm nhiều nhất khi đi chơi với

người yêu lần lượt là: cầm tay (80%), ôm hôn

(45,8%), không làm gì (20%). Nhưng QHTD lại

chiếm tới 27,9% trong số đã có người yêu -

chiếm 16,75% trong số 400 đối tượng nghiên

cứu; Kết quả này cao hơn so với nghiên cứu

của SAVY; Thực tế cho thấy việc “yêu sớm”,

“yêu thoáng” ở lứa tuổi VTN đã dẫn đến việc

QHTD sớm. Có thể do bị động nhưng cũng có

thể do đòi hỏi từ phía bạn tình nhất là phía

nam giới (thường có suy nghĩ thoáng hơn về

QHTD). Do vậy, qua kết quả nghiên cứu thấy

rằng phần lớn VTN có QHTD lần đầu ở khách

sạn/nhà nghỉ (chiếm 43%) - có nghĩa là có sự

chủ động từ cả 2 phía trong QHTD lần đầu với

nhau; ở nhà mình (16,5%); Nơi vắng người

(12%); Nhà trọ 10,5%. Như vậy việc QHTD của

nhóm đối tượng này với tỷ lệ nêu trên cũng là

một tỷ lệ tương đối phù hợp, vì hiện nay công

nghệ thông tin, phim ảnh trên mạng Internet rất

phổ biến, việc lan tràn những sản phẩm phim

ảnh đồi trụy… đôi khi cũng tác động lớn đến thái

độ và hành vi trong vấn đề QHTD, tác động đến

trào lưu “yêu thoáng”, “QHTD thoáng”… ảnh

hưởng nhiều tới hành vi QHTD của nhóm đối

tượng này. Do vậy cần có những hoạt động

tuyên truyền sâu rộng trong VTN về lĩnh vực này.

Tuy nhiên tỷ lệ VTN sử dụng BPTT

trong lần QHTD đầu tiên thấp chỉ chiếm 48%,

Số không sử dụng chiếm tỷ lệ lớn hơn 52%.

Tỷ lệ này cao hơn nghiên cứu của Phạm

Quang Ngọc (38%). Như vậy, tỷ lệ này rất

đáng lo ngại khi VTN chưa có hành vi tích cực

trong việc sử dụng BPTT trong QHTD lần đầu

thể hiện kiến thức, cũng như thái độ còn yếu

về vấn đề này. Có thể là chưa có sự chuẩn bị

về mặt tinh thần, về phương tiện tránh thai, bị

động trong QHTD lần đầu tiên. VTN không sử

dụng biện pháp tránh thai (BPTT) trong lần

QHTD đầu tiên chủ yếu là không có phương

tiện (66%) và không thích sử dụng chiếm

20%. Tuy nhiên vẫn còn tới 14% VTN cho

rằng không biết cách sử dụng BPTT. Tỷ lệ này

là đáng “báo động”, do vậy cần có can thiệp

sâu về lĩnh vực phổ biến về kiến thức trong

lĩnh vực này mà trách nhiệm ở đây là có sự

phối hợp tốt giữa Gia đình - Nhà trường và

Ngành y tế.

Đánh giá về mức độ thực hành trong

CSSKSS thì ở mức độ tốt về thực hành chiếm

35%, Trung bình chiếm 51%, Yếu vẫn còn

Page 12: CÔNG TÁC KHOA GIÁO TRONG VIỆC ĐỊNH HƯỚNG, /2009 CHỈ …khcnbackan.gov.vn/upload/8552/20150106/maket ttkhcn so 3 nam 2014.pdfcông nghiệp hoá, hiện đại hoá trong

12

THÔNG TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ BẮC KẠN

/2009

Mô hình chăn nuôi dê tại xã Nông Thượng - thị xã Bắc Kạn. Ảnh TL.

chiếm 14%. Như vậy so sánh với mức độ tốt

về kiến thức, thái độ với thực hành ta thấy

tương đối phù hợp. Trong khi kiến thức mức

độ tốt chiếm 58%, thái độ (xem tiếp trang 28)

DỰ ÁN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ GIÚP TỈNH BẮC KẠN KHÔI PHỤC PHÁT TRIỂN ĐÀN DÊ

PGS-TS: Nguyễn Bá Mùi - Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội

ê là loài động vật ăn tạp, dễ nuôi, khả

năng kháng bệnh cao, thích ứng với mọi

địa hình... chính nhờ những đặc tính đó mà

nuôi dê đã trở thành thế mạnh, nghề truyền

thống của bà con nông dân tại một số địa

phương như Ninh Bình, Yên Bái, Hà Nam...

Với giá bán bình quân hiện nay từ 80 đến 120

nghìn đồng/kg thì nuôi dê đã mang lại nguồn

thu nhập đáng kể cho người chăn nuôi, góp

phần quan trọng vào việc chuyển dịch cơ cấu

kinh tế, xây dựng nền nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá.

Là tỉnh với trên 90% diện tích đất tự

nhiên là đồi núi, có hệ thảm thực vật đa dạng

và phong phú. Phát huy những tiềm năng lợi

thế sẵn có của địa phương nghề chăn nuôi dê

đã được bà con nông dân tỉnh Bắc Kạn phát

triển, chủ yếu được nuôi theo phương thức

chăn thả quảng canh với giống dê cỏ địa

phương. Nhờ vào chăn nuôi dê mà một số hộ

gia đình đã từng bước thoát được đói, nghèo

từng bước vươn lên làm giàu. Tuy nhiên, trong

những năm gần đây đàn dê của tỉnh Bắc Kạn có

chiều hướng giảm dần qua các năm. Theo số

liệu thống kê của cơ quan chức năng năm 2006

số lượng đàn dê của tỉnh Bắc Kạn là hơn 40

nghìn con thì đến năm 2010 chỉ còn gần 9

nghìn con. Nguyên nhân chính dẫn đến đàn

dê bị suy giảm là do người dân còn thiếu các

kiến thức về các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong

chăn nuôi nói chung và chăn nuôi dê nói riêng.

Công tác quản lý giống cũng chưa được chú

trọng đúng mức. Dê đực giao phối với con

hoặc anh em ruột giao phối lẫn nhau làm cho tỷ

lệ đồng huyết cao dẫn đến thoái hoá giống.

Đàn dê sinh ra có tầm vóc bé, khối lượng nhỏ,

lớn chậm, sản lượng thịt không cao. Muốn phát

triển chăn nuôi dê thì cần cải tạo nguồn giống

để cung ứng đủ con giống có chất lượng về thịt

và có khối lượng lớn. Vấn đề đặt ra là chọn lọc

con cái tốt trong đàn dê bản địa để lai tạo, đồng

thời nhập về một số giống dê đực lai có nguồn

gốc nước ngoài cho phối với đàn dê địa

phương từ đó giảm cận huyết sẽ cải tạo được tầm vóc, khối lượng đàn dê con sinh ra.

Xuất phát từ thực tế trên Trường Đại

học Nông nghiệp Hà Nội, Sở Khoa học và

Công nghệ Bắc Kạn đã xây dựng và triển khai

thực hiện dự án “Nghiên cứu cải tạo giống dê

tại tỉnh Bắc Kạn”. Thời gian thực hiện trong 3

năm từ năm 2011 - 2013. Địa điểm thực hiện

tại các xã Nông Thượng, Huyền Tụng và Xuất

Hóa thị xã Bắc Kạn và xã Hoà Mục huyện Chợ

Mới. Dự án được thực hiện với 3 nội dung

chính: Điều tra khảo sát cơ cấu đàn dê tại địa

bàn triển khai dự án; Xây dựng mô hình nhân

thuần dê địa phương; Xây dựng mô hình nuôi

dê lai 3 máu. Song song với đó, dự án còn

trồng thử nghiệm cây chè khổng lồ (một loại

cây dễ trồng ở địa hình miền núi) làm thức ăn

cho dê.

Sau gần 3 năm triển khai thực hiện, dự

án đã đạt được những kết quả rất đáng ghi

nhận. Cơ quan chủ trì dự án đã tiến hành điều

tra khảo sát cơ cấu đàn dê của 40 hộ dân tại 2

xã triển khai dự án. Chọn lọc đàn dê cái, mua

dê đực giống thuần địa phương. Nhập 10 dê

đực lai trong đó có 5 dê đực lai ¾ máu Boer

(Boer x BT) và 5 dê đực lai F1 (Boer x BT); và

D

Page 13: CÔNG TÁC KHOA GIÁO TRONG VIỆC ĐỊNH HƯỚNG, /2009 CHỈ …khcnbackan.gov.vn/upload/8552/20150106/maket ttkhcn so 3 nam 2014.pdfcông nghiệp hoá, hiện đại hoá trong

13

THÔNG TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ BẮC KẠN

/2009

nhập 08 dê đực địa phương từ Trung tâm

nghiên cứu Dê và Thỏ Sơn Tây - Viện chăn

nuôi. Xây dựng được 8 mô hình nuôi dê địa

phương thuần (mua dê đực từ nơi khác) và 10

mô hình nuôi dê lai 3 máu. Bình quân mỗi mô

hình nuôi từ 10 đến 20 dê cái địa phương đủ

tiêu chuẩn làm giống. Các mô hình triển khai

đạt 100% kế hoạch. Do được chăm sóc đúng

quy trình kỹ thuật dự án chuyển giao nên đàn

dê trong mô hình sinh trưởng phát triển bình

thường đã đẻ được 320 dê con trong đó có

203 con dê lai, 117 dê địa phương. Qua kết

quả theo dõi khả năng sinh trưởng của cán bộ

kỹ thuật và theo đánh giá của các hộ dân tham

gia dự án đều khẳng định đàn dê nuôi tại các

mô hình đều sinh trưởng tốt, tỷ lệ con lai sinh

ra to và có trọng lượng khá, sức chống chịu

với điều kiện tự nhiên rất tốt không kém dê địa phương… phù hợp để nhân rộng ra toàn tỉnh.

Ông Vi Văn Cừu - Phó Chủ tịch Ủy ban

nhân dân xã Hòa Mục huyện Chợ Mới cho

biết: Qua thăm nắm, các hộ tham gia mô hình

tại xã Hòa Mục đều ghi nhận giống dê lai bên

cạnh có khối lượng lớn hơn dê bản địa thì

sức chống chịu điều kiện thời tiết cũng như

sức đề kháng bệnh tật không hề thua kém

giống dê bản địa. Các hộ dân tham gia mô

hình rất phấn khởi và cho biết kích thước và

khả năng tăng khối lượng của dê lai cao hơn

dê địa phương trong cùng điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng.

Tuy nhiên, để nuôi dê đạt hiệu quả cao

các hộ dân chăn nuôi dê cần thực hiện theo

quy trình sau:

- Phải làm chuồng trại ở nơi cao ráo,

sàn chuồng phải cách mặt đất tối thiểu 60 - 70

cm. Bà con nên dùng cây tre, luồng to bằng cổ tay để làm sàn chuồng cho dễ thoát phân.

- Chăn thả dê 2 lần trong ngày: sáng từ

8h đến 11h; chiều từ 1h30 đến 5 - 6 h hoặc thả cả ngày dê sẽ sinh trưởng nhanh hơn.

- Những ngày mưa gió, hoặc quá rét

nên nhốt dê ở chuồng, cắt cỏ, lá rừng về

chuồng cho dê ăn và cho ăn thêm 1 lạng thức ăn tinh (ngô, cám, sắn…).

- Hàng năm phải tiêm đầy đủ các loại vacxin phòng bệnh cho dê.

- Khi dê ốm phải để ở nhà điều trị và

chăm sóc đặc biệt để giúp dê nhanh bình phục, giảm tỷ lệ chết.

Đối với các hộ dân ở những vùng có lợi

thế về bãi chăn thả nên tăng quy mô đàn, số

lượng con nuôi, có như thế mới có thể đáp

ứng nhu cầu cung cấp thịt dê thương phẩm

cho thị trường tỉnh Bắc Kạn cũng như các tỉnh

lân cận trước mắt và lâu dài. Các địa phương

cần đưa vào kế hoạch cụ thể duy trì mô hình,

tránh tình trạng dự án kết thúc thì người tham

gia mô hình lơ là hoặc giảm quy mô chăn nuôi.

Về lâu dài cần xã hội hóa bằng cách kêu gọi

doanh nghiệp tham gia đầu tư phát triển dê

sinh sản, chăn nuôi dê thịt; tìm đầu ra để bao

tiêu sản phẩm ổn định. Có như vậy thì kết quả

nghiên cứu của dự án mới được phát huy,

người chăn nuôi có điều kiện mở rộng phát triển làm giàu.

Việc xây dựng và triển khai dự án đã

góp phần nâng cao tay nghề, cung cấp các

thông tin về tiến bộ khoa học kỹ thuật đến với

người dân để áp dụng vào chăn nuôi nói

chung và chăn nuôi dê nói riêng từ đó nâng

cao thu nhập cho người dân địa phương. Kết

quả của dự án cũng đã góp phần vào việc bảo

tồn, cải tạo và phát triển đàn dê của địa

phương theo hướng chăn nuôi hàng hoá nâng

cao giá trị sản phẩm, năng suất chăn nuôi,

hiệu quả khi chăn thả đàn dê. Đồng thời khẳng

định được các giống dê lai có khả năng phát

triển tốt ở các vùng sinh thái trong tỉnh Bắc

Kạn; bổ sung thêm thông tin về các biện pháp

kỹ thuật chăn nuôi dê, tạo điều kiện cho phát

triển ngành chăn nuôi dê ở Bắc Kạn. Các mô

hình này về sau sẽ trở thành nơi để bà con

nông dân các địa phương khác đến tham

quan, học tập kinh nghiệm, đồng thời là địa

điểm cung ứng giống dê có chất lượng cho

người chăn nuôi trên địa bàn toàn tỉnh. Từ kết

quả thành công của dự án hiện nay Trung tâm

Khuyến nông - Khuyến lâm tỉnh Bắc Kạn đã

nhân rộng mô hình ra một số địa phương

trong tỉnh. Cùng với đó các huyện, thị cũng đã

chỉ đạo nhân dân mở rộng mô hình chăn nuôi

dê bước đầu đem lại hiệu quả kinh tế cho bà

con nông dân điển hình như huyện Ba Bể, Na Rì, Chợ Đồn…

Để duy trì và mở rộng đàn dê, các cấp,

các ngành trong tỉnh cần phải nỗ lực tháo gỡ

Page 14: CÔNG TÁC KHOA GIÁO TRONG VIỆC ĐỊNH HƯỚNG, /2009 CHỈ …khcnbackan.gov.vn/upload/8552/20150106/maket ttkhcn so 3 nam 2014.pdfcông nghiệp hoá, hiện đại hoá trong

14

THÔNG TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ BẮC KẠN

/2009

khó khăn, tìm ra những giải pháp phù hợp cho

các hộ nuôi dê. Vấn đề đặt ra đó là cần có cơ

chế đầu tư kinh phí như hỗ trợ, tạo điều kiện

cho vay vốn, tập huấn kỹ thuật chăn nuôi,

cung cấp giống… để đưa chăn nuôi dê thành

ngành sản xuất hàng hóa, tạo ra thế mạnh về nông nghiệp cho tỉnh Bắc Kạn./.

CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN CỦA ĐẢNG GÓP PHẦN QUAN TRỌNG TRONG CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI

La Kiều Diên - Phó trưởng Phòng Tuyên truyền - Báo chí - Xuất bản - Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy

ói đến công tác tuyên truyền của Đảng là

nói đến nhiệm vụ truyền bá sâu rộng chủ

nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh,

đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách,

pháp luật của Nhà nước tới toàn thể cán bộ,

đảng viên và quần chúng nhân dân; tuyên

truyền những sự kiện chính trị quan trọng,

những thành tựu trong công cuộc xây dựng và

bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Thực tiễn cách mạng Việt Nam hơn 80 năm

qua đã khẳng định công tác tuyên truyền của

Đảng đã góp phần quan trọng tạo nên các

phong trào cách mạng, góp phần lập nên

những chiến thắng. Trong công cuộc xây

dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay thì công tác

tuyên truyền lại càng có ý nghĩa quan trọng

hơn. Qua hơn 20 năm đổi mới, đất nước đã

đạt được nhiều thành tựu quan trọng mang

tính lịch sử trên tất cả các lĩnh vực, công tác

tuyên truyền đã góp phần tạo sự phấn khởi, tin

tưởng trong toàn Đảng, toàn dân, toàn quân;

trên cơ sở đó tăng cường củng cố sự đoàn

kết, thống nhất trong nhận thức và hành động,

nhằm làm nên sức mạnh tổng hợp của toàn xã

hội. Thời gian qua, cùng với cả nước, công tác

tuyên truyền trên địa bàn tỉnh ta được các cấp

ủy từ tỉnh đến cơ sở quan tâm và thực hiện có

hiệu quả. Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc

lần thứ XI, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần

thứ X, các nghị quyết, kết luận, chỉ thị của

Trung ương được triển khai rộng rãi trong cán

bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân. Việc

Hiến pháp nước Cộng hòa XHCN Việt Nam

được ban hành đã tạo niềm phấn khởi, niềm

tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân đối với

Đảng, Nhà nước và chế độ; coi đây là vấn đề

đặc biệt quan trọng trong việc xây dựng Nhà

nước pháp quyền XHCN Việt Nam của nhân

dân, do nhân dân, vì nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng.

Các sự kiện chính trị, xã hội quan trọng,

các ngày lễ lớn của đất nước và của tỉnh được

tổ chức bằng nhiều hình thức phong phú, phù

hợp, thu hút sự quan tâm của đông đảo quần

chúng nhân dân. Điển hình là kỷ niệm 60 năm

Chiến thắng Điện Biên Phủ, 70 năm ngày

thành lập chi bộ Chí Kiên - Chi bộ Đảng đầu

tiên của tỉnh Bắc Kạn. Đặc biệt, phong trào

học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ

Chí Minh đã ăn sâu trong tâm trí mỗi người

dân thể hiện bằng những hành động, việc làm

cụ thể. Nhiều tấm gương điển hình tiên tiến

đang được phát hiện và nhân lên trong đời

sống xã hội thông qua cuộc thi “Kể chuyện về

những điển hình tiên tiến học tập và làm theo

tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” đang được

triển khai sâu rộng trong toàn Đảng bộ. Bên

cạnh đó, công tác tuyên truyền cũng kịp thời

nắm bắt diễn biến tư tưởng, tâm trạng trong

cán bộ, đảng viên và nhân dân, nhất là ở

những địa bàn có nguy cơ xảy ra “điểm nóng”

về chính trị, kinh tế, xã hội, an ninh trật tự…

để kịp thời có biện pháp xử lý, không để kẻ

xấu lợi dụng, kích động, xuyên tạc, chống phá.

Đấu tranh ngăn chặn tình trạng suy thoái về tư

tưởng, khuynh hướng “tự diễn biến”, “tự chuyển

hóa”; kiên quyết đấu tranh làm thất bại âm

mưu “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù

địch, nhất là trên mặt trận tư tưởng - văn hóa.

Công tác thông tin đối ngoại, tuyên

truyền biển, đảo được tập trung tuyên truyền

mạnh mẽ, kịp thời và bằng nhiều hình thức.

Như triển lãm bản đồ và trưng bày tư liệu

“Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam - Những

bằng chứng lịch sử”, tuyên truyền trên các

phương tiện thông tin đại chúng, qua bài lên

lớp của đội ngũ báo cáo viên… Đặc biệt, sự

kiện Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan

Hải Dương 981 vào thềm lục địa và vùng đặc

quyền kinh tế của Việt Nam, thông qua các

N

Page 15: CÔNG TÁC KHOA GIÁO TRONG VIỆC ĐỊNH HƯỚNG, /2009 CHỈ …khcnbackan.gov.vn/upload/8552/20150106/maket ttkhcn so 3 nam 2014.pdfcông nghiệp hoá, hiện đại hoá trong

15

THÔNG TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ BẮC KẠN

/2009

hình thức tuyên truyền đã giúp cho toàn thể

cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân

trên địa bàn tỉnh hiểu được bản chất của vụ

việc, thể hiện thái độ phẫn nộ và cực lực lên

án hành động phi pháp trên của Trung Quốc.

Đồng thời, tin tưởng vào các chủ trương, giải

pháp đấu tranh của Đảng, Nhà nước Việt Nam

trong việc bảo vệ chủ quyền biển, đảo. Thể

hiện tinh thần yêu nước bằng những hành

động đúng pháp luật. Tuy nhiên, bên cạnh

những kết quả đạt được, công tác tuyên

truyền thời gian qua còn những hạn chế, tồn

tại: Một số cấp ủy, chính quyền nhận thức về

vai trò của công tác tuyên truyền còn ở mức

độ. Việc tuyên truyền các nghị quyết, chỉ thị

của Đảng còn hình thức, chưa chú trọng đổi

mới phương pháp quán triệt, học tập (đọc

nguyên văn nghị quyết, chỉ thị cho đảng viên

nghe) gây cảm giác khô khan, chưa có sức

thuyết phục. Tuyên truyền các điển hình tiên

tiến còn ít; việc tuyên truyền đấu tranh, phản

bác các quan điểm sai trái còn thụ động, chưa

phát huy được sức mạnh tổng hợp của cả hệ

thống chính trị vào cuộc đấu tranh này.

Từ nay đến hết năm 2014, bước sang

năm 2015, đất nước và tỉnh ta diễn ra nhiều sự kiện lớn, nhiều ngày lễ kỷ niệm trọng đại; vì vậy, công tác tuyên truyền cần được đặc biệt

coi trọng, được phát huy và thực sự có hiệu quả. Tập trung vào một số nhiệm vụ sau:

- Tiếp tục tuyên truyền việc học tập và triển khai thực hiện nghị quyết Đại hội Đảng

các cấp, các chỉ thị, nghị quyết của Trung ương tới toàn thể cán bộ, đảng viên và nhân dân. Đổi mới, nâng cao chất lượng học tập,

quán triệt nghị quyết (không phải đọc nguyên văn chỉ thị, nghị quyết cho đảng viên nghe mà phải phân tích, liên hệ và đặc biệt phải nói lên

được “cái hồn của nghị quyết”); như thế, nghị quyết mới có sức thuyết phục, đường lối, chính sách của Đảng mới dễ đi vào lòng dân, dễ đi vào cuộc sống.

- Đẩy mạnh tuyên truyền việc thực hiện Chỉ thị số 03-CT/TW về học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, gắn với đợt

sinh hoạt chính trị kỷ niệm 45 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Việc tuyên truyền cần chú trọng tìm tòi và phát hiện

những tấm gương “làm theo Bác” điển hình trên các lĩnh vực của đời sống xã hội để nhân

rộng, tạo sự lan tỏa mạnh mẽ trong các tầng lớp nhân dân.

- Tập trung tuyên truyền những sự kiện chính trị quan trọng, những ngày lễ lớn, trọng

đại của đất nước và của tỉnh, như: Đại hội Đảng các cấp, tiến tới Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII; Kỷ niệm 70 năm ngày thành lập

Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2014) và 25 năm ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2014); 40 năm

ngày Giải phóng Miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2015); 70 năm ngày thành lập Công an nhân dân (19/8/1945-

19/8/2015); 70 năm cách mạng tháng Tám (19/8/1945 - 19/8/2015) và Quốc khánh nước Cộng hòa XHCN Việt Nam (2/9/1945 -

2/9/2015); 115 năm ngày thành lập tỉnh Bắc Kạn (11/4/1900 - 11/4/2015)...

- Tăng cường tuyên truyền đấu tranh

chống các quan điểm sai trái của các thế lực

thù địch. Chủ động và kiên quyết phê phán,

bác bỏ những luận điệu phản động, góp phần

làm thất bại mọi âm mưu “diễn biến hoà bình”,

bạo loạn, lật đổ của các thế lực thù địch. Đẩy

mạnh công tác tuyên truyền biển đảo, bảo vệ

toàn vẹn chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc;

tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc, ý chí

quật cường của dân tộc trong công cuộc đấu

tranh xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Đất nước ta đang bước vào thời kỳ mới,

thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại

hoá. Bên cạnh những thuận lợi, còn không ít

những khó khăn, thách thức, những biến động

về chính trị trên thế giới và khu vực, sự chống

phá của các thế lực thù địch; trong Đảng

không ít cán bộ, đảng viên suy thoái về tư

tưởng chính trị, đạo đức lối sống làm suy giảm

lòng tin của nhân dân đối với vai trò lãnh đạo

của Đảng… Hơn lúc nào hết, những người

làm công tác tuyên truyền của Đảng nói chung

và của tỉnh ta nói riêng cần có bản lĩnh chính

trị vững vàng, làm tốt nhiệm vụ to lớn là giúp

cán bộ, đảng viên và nhân dân nắm vững lý

luận Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ

trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp

luật của Nhà nước, để cho cán bộ, đảng viên

và nhân dân dân tin tưởng vào sự lãnh đạo

của Đảng, vào con đường mà Đảng và Bác

Hồ đã lựa chọn. Công tác tuyên truyền của

Đảng phải thực sự là cầu nối chuyển tải

Page 16: CÔNG TÁC KHOA GIÁO TRONG VIỆC ĐỊNH HƯỚNG, /2009 CHỈ …khcnbackan.gov.vn/upload/8552/20150106/maket ttkhcn so 3 nam 2014.pdfcông nghiệp hoá, hiện đại hoá trong

16

THÔNG TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ BẮC KẠN

/2009

Đ/C: Triệu Đức Lân - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Kạn trao phần thưởng và giấy chứng

nhận cho các tác giả đoạt giải nhất.

Ảnh TL.

những thông tin của Đảng, Nhà nước tới cán

bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân, động

viên các tầng lớp nhân dân hăng hái tham gia

lao động sản xuất, phục vụ đắc lực sự nghiệp

cách mạng của Đảng, góp phần thực hiện

thắng lợi nghị quyết Đại hội Đảng các cấp đã

đề ra, quyết tâm xây dựng quê hương Bắc

Kạn ngày càng giàu mạnh./.

KẾT QUẢ TRIỂN KHAI CUỘC THI SÁNG TẠO THANH THIẾU NIÊN

NHI ĐỒNG TỈNH BẮC KẠN LẦN THỨ II (2013 - 2014)

Phòng TTTL - SHTT - Sở Khoa học và Công nghệ

uộc thi sáng tạo thanh thiếu niên, nhi

đồng tỉnh Bắc Kạn lần thứ II, năm 2013

- 2014 nhằm khơi dậy tiềm năng và phát

huy tư duy sáng tạo của thanh, thiếu niên,

nhi đồng trên địa bàn toàn tỉnh, đồng thời

giúp các em trau dồi kiến thức, rèn luyện kỹ

năng sáng tạo, xây dựng ước mơ trở thành

nhà sáng chế trong tương lai. Cuộc thi được

UBND tỉnh phê duyệt kế hoạch cho triển

khai tại Quyết định số 2397/QĐ-UBND ngày

26/12/2013 do Sở Khoa học và Công nghệ

Bắc Kạn, Sở Giáo dục và Đào tạo, Tỉnh

đoàn Bắc Kạn phối hợp tổ chức. Trong đó

Sở Khoa học và Công nghệ là cơ quan

thường trực Cuộc thi. Căn cứ vào chức

năng, nhiệm vụ được giao Ban Tổ chức

Cuộc thi đã thành lập Tổ thư ký Cuộc thi,

xây dựng quy chế hoạt động và ban hành

thể lệ Cuộc thi để gửi tới các trường học và

các em học sinh trong tỉnh. Đồng thời phối

hợp với Trường phổ thông Trung học

Chuyên Bắc Kạn tổ chức Lễ phát động

Cuộc thi với sự tham gia của gần 500 em

học sinh cùng toàn thể các thầy giáo, cô

giáo nhà trường; thành viên Ban tổ chức, Tổ

thư ký, lãnh đạo Ủy ban nhân dân thị xã Bắc

Kạn, Lãnh đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo

thị xã Bắc Kạn. Cùng với Lễ phát động Cuộc

thi tại Trường trung học phổ thông chuyên

Bắc Kạn, Sở Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo

các trường học trên địa bàn tỉnh tổ chức

Lễ phát động tại nhà trường đã góp phần

vào thành công của Cuộc thi. Cùng với

việc tổ chức Lễ phát động Ban tổ chức

Cuộc thi đã phối hợp với các cơ quan thông

tin đại chúng trên địa bàn tỉnh, treo băng rôn

tại các huyện, thị xã để tuyên truyền về

Cuộc thi.

Trong quá trình triển khai Cuộc thi Sở

Giáo dục và Đào tạo: Đã có các công văn

chỉ đạo, đôn đốc Phòng Giáo dục và Đào

tạo các huyện, thị xã; các trường Trung học

phổ thông; Phổ thông Dân tộc nội trú; các

Trung tâm Giáo dục thường xuyên; Trung

tâm Kỹ thuật tổng hợp - Hướng nghiệp Bắc

Kạn tổ chức tuyên truyền, vận động toàn thể

các em học sinh, thanh thiếu niên nhi đồng

C

Page 17: CÔNG TÁC KHOA GIÁO TRONG VIỆC ĐỊNH HƯỚNG, /2009 CHỈ …khcnbackan.gov.vn/upload/8552/20150106/maket ttkhcn so 3 nam 2014.pdfcông nghiệp hoá, hiện đại hoá trong

17

THÔNG TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ BẮC KẠN

/2009

TS: Đỗ Tuấn Khiêm - Giám đốc Sở Khoa học

và Công nghệ trao phần thưởng và giấy

chứng nhận cho các tác giả đoạt giải ba.

Ảnh TL.

trên địa bàn toàn tỉnh tích cực hưởng ứng

tham gia Cuộc thi. Tỉnh đoàn Bắc Kạn có

văn bản chỉ đạo các cấp bộ đoàn trên địa

bàn tỉnh phối hợp với các trường học

tuyên truyền, vận động các đoàn viên,

thanh thiếu niên tích cực tham gia Cuộc

thi. Đồng thời đăng tải thể lệ Cuộc thi trên

bản tin Thanh niên.

Cùng với đó Ban Tổ chức Cuộc thi đã

tiến hành 2 đợt kiểm tra tại các huyện Na Rì,

Chợ Mới, Pác Nặm, Ba Bể. Thông qua đợt

kiểm tra đã kịp thời nắm bắt được những

tồn tồn tại, khó khăn của các huyện trong

việc triển khai Cuộc thi từ đó kịp thời tháo

gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá

trình triển khai Cuộc thi tại các huyện. Đồng

thời có những đề xuất với các cấp, các

ngành có những cơ chế, chính sách phù

hợp để tổ chức các Cuộc thi lần sau được

tốt hơn. Đồng thời Qua đợt kiểm tra cũng

thấy rằng một số huyện đã có những cách

làm để tổ chức Cuộc thi đạt kết quả tốt.

Cuộc thi đã được triển khai sôi nổi và

rộng rãi trên khắp các trường học trên địa

bàn tỉnh. Sau 7 tháng phát động, Ban Tổ

chức cuộc thi đã nhận được 101 đề tài của

145 em học sinh và 3 nhóm tập thể học sinh

trên địa bàn toàn tỉnh tham gia. Các đề tài

tập trung vào 5 lĩnh vực: Đồ dùng dành cho

học tập 32 đề tài; Phần mềm tin học 3 đề

tài; Sản phẩm thân thiện với môi trường 15

đề tài; Đồ chơi trẻ em, Các dụng cụ sinh

hoạt gia đình và đồ chơi trẻ em 33 đề tài;

Bảo vệ môi trường và Phát triển kinh tế 18

đề tài.

Nhìn chung đề tài của các em học sinh

tham gia đã bám sát chủ đề, đáp ứng được

yêu cầu đề ra. Nhiều đề tài của các em có

mô hình, ý tưởng mới, trực quan sinh động

có thể ứng dụng, phục vụ cho việc học một

số môn học tốt hơn, phục vụ vui chơi giải trí,

bảo vệ môi trường. Căn cứ vào thể lệ cuộc

thi Ban Tổ chức đã sơ khảo, lựa chọn 59 đề

tài để chấm chung khảo. Đồng thời Ban Tổ

chức thành lập 3 hội đồng giám khảo thuộc

các lĩnh vực: Dụng cụ sinh hoạt gia đình và

đồ chơi trẻ em; Đồ dùng học tập. Lĩnh vực:

Sản phẩm thân thiện môi trường, Bảo vệ

môi trường và phát triển kinh tế. Lĩnh vực:

Phần mềm tin học. Các thành viên hội đồng

là các chuyên gia có kinh nghiệm của các

Sở, ban, ngành khác nhau thuộc các lĩnh

vực. Theo đề nghị của hội đồng giám khảo,

căn cứ vào thể lệ Cuộc thi, cơ cấu giải

thưởng, Ban Tổ chức thống nhất xếp loại

giải thưởng, gồm có: 10 đề tài đoạt giải

khuyến khích là: Những con vật ngộ nghĩnh;

Quạt usb; Đèn học; Máy phát điện; 2 đề tài

Ngôi nhà mơ ước; Máy lọc không khí;

Thuyền M - 29 chạy bằng mơ tơ; Bàn ghế

Page 18: CÔNG TÁC KHOA GIÁO TRONG VIỆC ĐỊNH HƯỚNG, /2009 CHỈ …khcnbackan.gov.vn/upload/8552/20150106/maket ttkhcn so 3 nam 2014.pdfcông nghiệp hoá, hiện đại hoá trong

18

THÔNG TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ BẮC KẠN

/2009

thân thiện; Thuốc bảo vệ thực vật từ nguyên

liệu tự nhiên. 3 đề tài đoạt giải ba: Bảng học

từ mới Tiếng Anh; Bộ Trống; Thuyền đa

dụng. 02 đề tài đoạt giải nhì: Phần mềm

quản lý học sinh THPT ; Thùng đựng rác đa

năng; 01 đề tài đoạt giải nhất là: Tạo ra điện

năng từ quạt thông gió của nhà cao tầng.

Đồng tác giả: Triệu Quang Huy, Bàn Văn

Chung, Ngôn Văn Chung - Trường PTDT

nội trú Chợ Đồn. Tính mới, tính sáng tạo

của của đề tài từ quả cầu thông gió của nhà

cao tầng tác giả đã thiết kế thêm bộ phát

điện một chiều tạo ra điện năng khi quả cầu

quay nên rất thân thiện với môi trường. Sản

phẩm của đề tài có thể áp dụng cho các nhà

cao tầng, cho các trang trại chăn nuôi, gia

súc, gia cầm, vừa tạo thông gió vừa phát

điện phục vụ cho chiếu sáng giúp tiết kiệm

chi phí...Điểm ghi nhận trong Cuộc thi lần

này so với Cuộc thi lần thứ nhất đó là số

lượng các đề tài của các em học sinh tham

gia đã tăng gấp đôi, cả năm lĩnh vực đều có

đề tài dự thi, đã có giải nhất, giải nhì thể

hiện chất lượng cũng như tính sáng tạo của

các em học sinh đã được nâng lên. Căn cứ

vào kết quả giải thưởng Ban Tổ chức Cuộc

thi đã gửi ba đề tài tham gia Cuộc thi sáng

tạo thanh thiếu niên và nhi đồng toàn quốc

lần thứ 10. Sự sáng tạo không phụ thuộc

lứa tuổi, trong những điều kiện hoàn cảnh

khác nhau, người ta đều có thể tham gia

hoạt động sáng tạo, từ những vấn đề nhỏ,

những ý tưởng, cho đến những vấn đề phức

tạp. Cuộc thi lần này tiếp tục chứng minh

sức sáng tạo không giới hạn của các em

học sinh ở mọi lứa tuổi. Nhiều em học sinh

mới chỉ học ở bậc tiểu học cũng đã có các ý

tưởng tạo ra sản phẩm tham gia Cuộc thi.

Trong đó nhiều em học sinh còn thể hiện

khả năng lập trình phần mềm có chất lượng.

Đối với các em nữ cũng thể hiện khá rõ góc

nhìn cuộc sống thể hiện qua các sản phẩm

dự thi là các sản phẩm phục vụ cho sinh

hoạt gia đình.

Cùng với các kết quả chung đạt được,

một sự ghi nhận trong Cuộc thi lần II đó là

mặc dù nguồn kinh phí hạn hẹp, không

được cấp trong dự toán hàng năm nhưng

một số phòng giáo dục và đào tạo đã trích

một phần kinh phí thường xuyên của đơn vị

để tổ chức Cuộc thi và trao giải thưởng cho

các em có các đề tài tham gia Cuộc thi tại

cơ sở từ đó lựa chọn các giải pháp tham gia

Cuộc thi cấp tỉnh, đồng thời tích cực động

viên khích lệ các em học sinh có nhiều đề

tài tham gia như : Phòng Giáo dục và Đào

tạo huyện Na Rì; Phòng Giáo dục và Đào

tạo huyện Pác Nặm trao giải cho tất cả các

em có đề tài tham gia Cuộc thi…Tuy Giải

thưởng vật chất không nhiều nhưng đã thể

hiện quan tâm của các cấp tới các phong

trào nói chung và việc tổ chức Cuộc thi nói

riêng. Bên cạnh những địa phương tổ chức

tốt Cuộc thi vẫn còn những địa phương,

trường học chưa nhận thức đầy đủ về Cuộc

thi nên có số lượng đề tài ít.

Mặc dù trong quá trình triển khai còn

gặp một số khó khăn nhất định. Sự thành

công của Cuộc thi mang lại rất nhiều ý

nghĩa. Trước hết nó tiếp tục thắp sáng ước

mơ hoài bão về khoa học và công nghệ

của các em thiếu niên nhi đồng, sau đó

đây cũng là hoạt động để phát triển tri

thức, nhân cách, phục vụ cuộc sống và

trang bị cho các em những hành trang quý

giá để bước vào cuộc sống sau này vững

Page 19: CÔNG TÁC KHOA GIÁO TRONG VIỆC ĐỊNH HƯỚNG, /2009 CHỈ …khcnbackan.gov.vn/upload/8552/20150106/maket ttkhcn so 3 nam 2014.pdfcông nghiệp hoá, hiện đại hoá trong

19

THÔNG TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ BẮC KẠN

/2009

chãi và tự tin. Cuộc thi cũng thể hiện sự

quan tâm của các cấp, các ngành đến chủ

nhân tương lai của đất nước. Cuộc thi đã

và đang phát huy tốt những kết quả đạt

được và trở thành sân chơi bổ ích cho các

em thanh thiếu niên, nhi đồng trên địa bàn

tỉnh, giúp các em trau dồi kiến thức, kỹ

năng sáng tạo, nuôi dưỡng giấc mơ, hoài

bão trở thành các nhà khoa học, nhà sáng

chế trong tương lai./.

KỸ THUẬT TRỒNG NGÔ ĐÔNG

Cây ngô là một trong những cây trồng

chính trong vụ Đông sau khi thu hoạch lúa

mùa, vừa dễ làm lại mang lại hiệu quả kinh

tế cao cho bà con nông dân. Để nâng cao

năng suất, chất lượng và hiệu quả trồng ngô

Đông bà con cần lưu ý một số biện pháp kỹ

thuật chính như sau:

1. Giống

Hiện nay trên thị trường có nhiều

giống ngô có năng suất chất lượng cao:

Giống Ngô nếp: HN88, MX10, Wax44…

Giống Ngô tẻ lai ngắn ngày: LVN45, LVN4,

LVN61, CP333… Tùy vào thời vụ và mục

đích sử dụng mà bà con có thể chọn các

giống ngô thích hợp.

2. Thời vụ

Cây ngô là cây trồng ưa ấm do đó việc

bố trí thời vụ rất quan trọng để khi cây trỗ cờ

phun râu gặp điều kiện thời tiết thuận lợi,

tránh gặp mưa rét sẽ gây hiện tượng bắp

đuôi chuột làm giảm năng suất. Vì vậy vụ

Đông trồng càng sớm càng tốt, (riêng ngô

nếp, ngô quà có thời gian sinh trưởng ngắn

hơn và thu hoạch sớm hơn nên trồng đến

15/10). Để tranh thủ thời vụ bà con cần làm

bầu cho ngô.

3. Kỹ thuật làm bầu ngô

- Ngâm ủ:

Lượng giống khoảng từ 0,5 - 0,6

kg/360m2, tương đương với khoảng 1500 -

1600 cây/360m2 đối với ngô tẻ và 1800 -

2000 cây/360m2 với ngô nếp. Đối với ngô

nếp tuy trồng dày hơn nhưng hạt giống nhỏ

hơn nên lượng giống tương đương các

giống ngô tẻ.

- Ngâm hạt giống trong nước sạch 8 -

10 tiếng sau đó đem ủ, có thể ủ cùng cát,

trấu, tốt nhất nên dùng cát ẩm để ủ. Sau 20

- 24 tiếng là hạt nảy mầm, lưu ý cần kiểm tra

giá thể, nếu ẩm quá có thể làm thối giống.

Chỉ nên ủ hạt nứt nanh là tiến hành đem

gieo, vì nếu để rễ mầm quá dài khi thao tác

rất dễ gẫy, mà rễ mầm có vai trò hết sức

quan trọng đối với năng suất của cây ngô.

- Làm bầu ngô

Có nhiều phương pháp làm bầu cho

ngô nhưng làm bầu bánh chưng là phương

pháp dễ làm, kinh tế và có hiệu quả nhất.

Nơi làm bầu ngô phải dãi nắng, thoáng, tốt

nhất làm ngay trên bờ ruộng đã san phẳng

và nhặt sạch cỏ dại, gần nguồn nước, để dễ

vận chuyển ra ruộng.

Cách làm: trộn bùn với trấu xay, phân

chuồng mục theo tỷ lệ 1:1 và phân vi sinh đa

chủng đa chức năng Azotobacterin. Có thể

trộn thêm ít lân Super để kích thích ra rễ

nhanh, san đều lớp bùn trên nền đất cứng

đã được rắc trấu hoặc lót lá chuối bên dưới,

độ dày thay đổi từ 5 - 7 cm. Tuỳ thuộc vào

Page 20: CÔNG TÁC KHOA GIÁO TRONG VIỆC ĐỊNH HƯỚNG, /2009 CHỈ …khcnbackan.gov.vn/upload/8552/20150106/maket ttkhcn so 3 nam 2014.pdfcông nghiệp hoá, hiện đại hoá trong

20

THÔNG TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ BẮC KẠN

/2009

thời gian sống trong bầu mà chúng ta quyết

định kích thước của bầu. Đợi đất se mặt lại

rồi dùng que rạch theo kích thước định

trước. Dùng ngón tay chọc 1 lỗ giữa bầu,

đặt hạt giống đã ủ nứt nanh sao cho mầm

hạt lên phía trên. Tiếp đó phủ kín hạt bằng

một lớp đất bột nhỏ, đất cát hoặc trấu xay.

Thường xuyên tưới đủ ẩm, khi mưa to

phải che đậy, thời gian sống trong bầu tốt

nhất là 5 - 7 ngày, tối đa không quá 10 ngày,

nếu thời gian cây ngô ở trong bầu dài hơn

cần phải tưới bổ sung dinh dưỡng cho cây

bằng NPK pha loãng. Trước khi đưa cây

con ra ruộng cần phun phòng bệnh lở cổ rễ

bằng thuốc Valydacin dạng nước cho cây.

Trên các ruộng có thành phần cơ giới

nhẹ, đất tốt nên áp dụng phương pháp sau:

Cách làm như sau: trước gặt 2-3 ngày ngâm

hạt lên mộng dùng nia, mẹt dưới lót lá chuối

hoặc nilon có chọc thủng lỗ, giấy báo... trên

rải ít cát sông rồi rắc mộng ngô kín lên đó,

dùng cát phủ kín hạt tưới ẩm thường xuyên

ngày 2 - 3 lần khi cây ngô mọc dài 2 - 3 cm

(tức là ngô ra lá xoáy nõn) đem trồng.

4. Kỹ thuật trồng ngô và chăm sóc

giai đoạn đầu

- Làm đất, đưa cây ra ruộng

+ Để hạn chế ảnh hưởng xấu của

những trận mưa lớn đầu vụ, cần chủ động

tiêu thoát nước mặt ruộng, tu sửa mương

máng ngay khi lúa đỏ đuôi.

+ Chuẩn bị phân bón cho 360 m2. Bón

lót: Cần bón 3-5 tạ phân chuồng 1 bao

(25kg) phân lót NPK 5:10:3 dạng viên. Nếu

không có phân chồng thì dùng 10kg phân vi

sinh Azotobacterin. Phân thúc: 15-20kg NPK

16:16:8.

+ Đối với ruộng đã gặt lúa: Tiến hành

tháo cạn nước và đặt bầu trực tiếp xuống

nền ruộng. Đặt bầu theo hàng gốc rạ, cứ

cách 2-3 hàng gốc rạ đặt 1 hàng ngô và

tiếp 3-4 hàng gốc rạ đặt 1 hàng ngô, trên

mỗi hàng đặt cây cách cây 25 - 30cm tùy

giống (chú ý ngô nếp trồng dày hơn). Rải

phân bón lót xung quanh bầu ngô. Cuốc 1-2

hàng gốc rạ lấy đất vun gốc ngô, đồng thời

tạo rãnh tiêu nước và hình thành luống ngô.

(lưu ý tuyệt đối không phủ đất kín mặt bầu).

+ Đối với ruộng chưa thu hoạch lúa:

Tháo cạn nước, rẽ lúa ra đặt bầu ngô.

Cứ 3 hàng lúa rẽ ra để đặt 1 hàng ngô tiếp

sau đó là 4 hàng lúa rẽ ra để đặt hàng ngô.

Tốt nhất 1 người rẽ lúa, người thứ 2 đi sau

đặt bầu. Gặt lúa xong mới bón phân lót và

vét rãnh vun đất xung quanh bầu ngô.

- Chăm sóc ngô giai đoạn đầu:

+ Yêu cầu chăm bón sớm ngay từ khi

mới ra bầu đến khi ngô 5-6 lá giai đoạn này

rất quan trọng để ngô tốt sớm, không bị

huyết dụ, chân chì.

+ Nếu đặt bầu trong điều kiện đất khô

cần tưới ngay cho liền thổ và cây nhanh ra

rễ mới. Sau đó pha loãng đạm và lân tưới

liên tục 2-3 lần.

+ Nếu ra bầu gặp mưa hoặc đất ướt

cần ngâm lân super với nước giải, pha

loãng tưới liên tục 2 - 3 lần, lần trước cách

lần sau 3 - 4 ngày.

- Nước tưới:

Page 21: CÔNG TÁC KHOA GIÁO TRONG VIỆC ĐỊNH HƯỚNG, /2009 CHỈ …khcnbackan.gov.vn/upload/8552/20150106/maket ttkhcn so 3 nam 2014.pdfcông nghiệp hoá, hiện đại hoá trong

21

THÔNG TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ BẮC KẠN

/2009

Cây ngô không chịu được ngập úng,

đặc biệt giai đoạn cây con. Do vậy không

nên để đọng nước trên mặt luống ngô. Tốt

nhất là giữ nền ruộng khô và múc nước tưới

từng gốc cây. Trường hợp đặc biệt, đất quá

khô hạn thì tưới nước vào rãnh, để qua đêm

rồi tháo đi.

Từ khi ngô xoáy nõn loa kèn đến khi

trỗ cờ phun râu xong, có thể giữ nước đáy rãnh

để duy trì lượng nước cần thiết cho ngô…/.

Theo: khuyennongvn.gov.vn

**********************

MỘT SỐ KINH NGHIỆM NUÔI LỢN NÁI

Từ xưa người Việt Nam đã có tập

quán chăn nuôi lợn nói chung và chăn nuôi

lợn nái nói riêng. Tuy nhiên người dân vẫn

thiếu kinh nghiệm trong quá trình chăn nuôi

đặc biệt là trong chăn nuôi lợn nái.

1. Chọn lợn giống nái:

Cần chọn 2 khía cạnh sau:

- Chọn nguồn gốc lợn cái được sinh ra

từ những lợn mẹ có năng suất cao, đẻ sai

con, nuôi con khéo, có lý lịch rõ ràng, xuất

thân nơi không có dịch.

- Chọn bản thân con cái đó cần các

yêu cầu sau:

Mông nở, thân dài, 4 chân chắc, dáng

đi nhanh nhẹn, lông thưa, mắt sáng.

Từ 12 vú trở lên, các vú nổi rõ cách

đều nhau, không có vú kẹ, vú lép. Quá trình

trên lựa chọn từ 2,5 - 3 tháng tuổi.

2. Nuôi dưỡng lợn nái:

Chương trình nuôi dưỡng lợn nái có

ngoại hình đạt mức tiêu chuẩn, không béo

quá, gầy quá, 2 trường hợp béo quá, quá

gầy đều dẫn đến hiệu quả xấu là năng suất

sinh sản thấp, đẻ ít con.

- Phương pháp cho ăn: Dùng thức ăn

tổng hợp của công ty lớn.

- Phát hiện động dục, phối giống và

nuôi dưỡng nái có chửa.

- Thời gian mang thai: 114 ngày, được

chia 2 giai đoạn:

+ Giai đoạn 1: Từ 1 - 90 ngày: gọi là

chửa kỳ I.

+ Giai đoạn 2: Từ 90 ngày - đẻ: gọi là

chửa kỳ II.

Chửa kỳ I: Là giai đoạn trứng được

thụ tinh, phôi đang ở trong tử cung và trọng

lượng bào thai phát triển chậm. Nuôi dưỡng

giai đoạn này được gọi giai đoạn kinh tế với

2 ý nghĩa:

- Thời gian nuôi dưỡng giai đoạn này

không tốt dẫn đến hậu quả xấu, tỷ lệ sống

của phôi thai thấp, nái đẻ ít con.

+ Nái béo quá ảnh hưởng xấu đến giai

đoạn tiết sữa như: nái ăn ít, tiết sữa kém,

con còi cọc.

Nên dùng thức ăn sạch, không nấm

mốc, không độc tố, không ôi thiu. Khẩu phần

ăn có chất xơ hợp lý tránh táo bón; khi bị táo

bón dẫn đến chết phôi, sẩy thai do nái phải

rặn nhiều.

Chăm sóc nhiệt độ môi trường:

- Nhiệt độ cao ảnh hưởng đến sức

sống lợn nái, thai chết nhiều.

Page 22: CÔNG TÁC KHOA GIÁO TRONG VIỆC ĐỊNH HƯỚNG, /2009 CHỈ …khcnbackan.gov.vn/upload/8552/20150106/maket ttkhcn so 3 nam 2014.pdfcông nghiệp hoá, hiện đại hoá trong

22

THÔNG TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ BẮC KẠN

/2009

- Nhiệt độ cao làm cho lợn kém ăn,

mệt mỏi, thở nhiều, hay sẩy và chết phôi,

chết thai, sẩy thai.

- Nhiệt độ phù hợp nái : 17 - 21oC.

Nếu thời tiết nóng thì:

- Tạo thông thoáng chuồng nuôi.

- Phun nước nền chuồng.

- Làm nước nhỏ giọt.

Giai đoạn mang thai cần được nghỉ

ngơi yên tĩnh, tránh kích thích va chạm

mạnh. Tránh tiếng động làm lợn nái hoảng

sợ, không nên để cắn nhau, nhảy phá chuồng.

Chửa kỳ II: 91 ngày đến đẻ:

Cần tăng dinh dưỡng để nuôi thai,

lượng thức ăn cấp cho nái chửa trên 90

ngày cần tăng 45 - 55% so với giai đoạn

trước đó.

Chăm sóc nái đẻ nuôi con

Giai đoạn này lợn nái cần được cung

cấp dinh dưỡng cao để tiết sữa nuôi con,

chất dinh dưỡng cung cấp tạo ra sữa như:

đạm, năng lượng, can xi, phốt pho. Nếu bị

hụt, bắt buộc huy động từ cơ thể ra để tạo

sữa, nên làm cho cơ thể gầy sút, giảm thể

trọng mỗi lứa đẻ 12%.

Mức huy động can xi, phốt pho làm

xương mềm yếu, gây bại liệt.

Khẩu phần giai đoạn này không đủ cơ

thể sẽ huy động đạm để làm sữa ảnh hưởng

đến cơ quan sinh dục như buồng trứng, các

tuyến nội tiết. Hậu quả là: khả năng sinh sản

thấp, các lứa đẻ kéo dài, chi phối kéo dài, số

lợn con lứa sau giảm.

Chú ý:

- Điều chỉnh thức ăn hàng ngày để duy

trì thể trọng cân đối của lợn nái giai đoạn

chửa.

- Áp dụng các hướng dẫn pha trộn

đúng quy trình của từng giống đạt hiệu quả

tốt nhất.

- Nguyên liệu pha trộn đảm bảo tươi

mới không bị chua mốc, vón cục hoặc nhiễm

sâu mọt.

Nếu lợn nái có chửa cho ăn không

đúng tiêu chuẩn (ăn quá nhiều) thì lúc nuôi

con giảm tính thèm ăn, độ ngon miệng, nái

không được ăn nhiều.

Về chăm sóc lợn nái nuôi con:

Cần tạo môi trường cho phù hợp để

nái ăn được nhiều và tiết sữa tốt, nhiệt độ

môi trường và nguồn cung cấp nước uống

là 2 yếu tố ảnh hưởng đến mức ăn, sức

khoẻ và khả năng tiết sữa của nái.

Nhiệt độ thích hợp 17-21oC nếu nóng

quá làm nái giảm ăn, tiết sữa kém, dễ mắc

bệnh. Nếu nóng kéo dài, nái dễ bỏ ăn và

mất sữa. Lợn con còi cọc, ỉa chảy.

Khắc phục thời tiết nắng nóng bằng

cách tạo thông thoáng chuồng nuôi, quạt

mát, cung cấp nước đầy đủ, thời tiết lạnh

tránh gió lùa, độn lót chuồng chống lạnh cho

lợn con, nên cho lợn mẹ ăn bổ sung vào

ban đêm khi trời mát.

3. Chăm sóc lợn con sơ sinh:

Chăm sóc lợn con sơ sinh có ý nghĩa

rất quan trọng, đây là giai đoạn khởi động,

nó ảnh hưởng đến sức khoẻ năng suất sau

này của lợn trưởng thành, sức khoẻ, năng

suất của lợn con phụ thuộc 2 yếu tố chính

là: sữa mẹ, môi trường.

Page 23: CÔNG TÁC KHOA GIÁO TRONG VIỆC ĐỊNH HƯỚNG, /2009 CHỈ …khcnbackan.gov.vn/upload/8552/20150106/maket ttkhcn so 3 nam 2014.pdfcông nghiệp hoá, hiện đại hoá trong

23

THÔNG TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ BẮC KẠN

/2009

3.1. Sữa mẹ: Khi sinh ra bắt buộc lợn

con phải được bú sữa đầu vì nó giúp cho

lợn con nhận được kháng thể của lợn mẹ

truyền cho để chống đỡ bệnh tật, lượng sữa

đầu tốt nhất là trong vòng 24 giờ sau khi sinh.

Để lợn con bú được tốt cần lưu ý các

điểm sau:

- Bầu vú lợn mẹ cần được lau chùi

sạch sẽ.

- Cần sắp xếp con yếu bú bằng vú đầu

- Xoa bóp kích thích đầu vú để lợn mẹ

tiết sữa được thoải mái.

- Tránh để lợn mẹ, lợn con hoảng sợ.

3.2. Môi trường:

Nhiệt độ, độ ẩm ảnh hưởng rất lớn

đến sức khoẻ lợn con, lợn con chỉ khoẻ

mạnh khi nhiệt độ và môi trường thích hợp.

Nếu nhiệt độ lạnh lợn con sẽ đau bụng, tiêu

chảy, viêm phổi.

Nhiệt độ phù hợp cho lợn nái chửa, nái đẻ và nái nuôi con:

Loại lợn Nhiệt độ phù hợp (oC) Nhiệt độ thấp mà lợn có thể

chịu đựng được

Nái chửa 17-21oC 13oC

Nái đẻ 17-21oC 13oC

Lợn con theo mẹ (1-7 ngày) 32-35oC 28oC

Lợn con theo mẹ (7-21 ngày) 31-32oC 27oC

Lợn con theo mẹ (21-45 ngày) 28-31oC 24oC

Tạo nhiệt độ thích hợp cho lợn mẹ,

lợn con.

- Đối với lợn con cần được sưởi ấm,

ngăn gió lùa đảm bảo nhiệt độ thích hợp,

tránh nóng quá, lạnh quá.

- Đối với lợn mẹ cần tạo không khí

thông thoáng.

Quan sát đàn con: Nếu đủ nhiệt độ lợn

con ngủ yên, nếu bị lạnh đàn con sẽ chồng

đống lên nhau, ỉa phân bừa bãi, cắn tai, cắn

đuôi nhau.

Về chế độ ăn: Chuồng lợn nái nuôi

con cần khô ráo sạch sẽ. Nếu nền chuồng

ẩm ướt cùng nước tiểu nước rửa chuồng,

nước phân sẽ làm gia tăng dịch bệnh cho

đàn lợn. Đặc biệt chú ý trong thời gian cho

con bú không được tắm cho lợn mẹ và con.

4. Nuôi dưỡng lợn con:

4.1. Tập ăn:

Sau đẻ 10 ngày cho lợn con tập ăn vì

sau 21 ngày tiết sữa, lượng sữa tốt nhất của

mẹ giảm dần. Nó chỉ đáp ứng được dưới

95% nhu cầu dinh dưỡng của lợn con.

Cho lợn con ăn sớm, thức ăn tập ăn

sẽ kích thích hệ tiêu hoá (các men tiêu hoá)

lợn con sớm phát triển.

Các bước tiến hành lợn con tập ăn đạt

kết quả cần các yếu tố như:

+ Chất lượng thức ăn tốt, mùi thơm

ngon dễ tiêu hoá không bị tiêu chảy.

+ Dụng cụ phương tiện: Thức ăn giàu

đạm dinh dưỡng cao nên rất dễ hư hỏng,

mốc, ôi, thiu nên dụng cụ phải sạch. Lợn

con dễ lấy được thức ăn, dễ rửa vệ sinh,

không để lợn con cho chân vào máng ăn.

Không để thức ăn rơi vãi ra ngoài, để máng

lợn con ăn xa lợn mẹ.

Page 24: CÔNG TÁC KHOA GIÁO TRONG VIỆC ĐỊNH HƯỚNG, /2009 CHỈ …khcnbackan.gov.vn/upload/8552/20150106/maket ttkhcn so 3 nam 2014.pdfcông nghiệp hoá, hiện đại hoá trong

24

THÔNG TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ BẮC KẠN

/2009

+ Cung cấp nước sạch: Đảm bảo

nước sạch tránh lợn con tiêu chảy. Không

để thức ăn tồn lâu trong máng.

4.2. Cai sữa lợn con:

Cai sữa lợn con để giảm sự hao mòn

cơ thể lợn mẹ. Tránh được nguy cơ yếu

chân và giảm số con tiếp theo, tăng lứa đẻ,

giảm chi phí thức ăn. Tiến hành cai sữa

sớm: Quá trình tập ăn kéo dài 2 tuần, quá

trình cai sữa sớm cần từ từ tránh đột ngột,

giảm dần số lần bú.

Tạo môi trường thích hợp: Khi cai sữa

lợn con cần đảm bảo nhiệt độ tốt, giữ ẩm,

tránh nóng quá, nền chuồng khô ráo không

tắm cho lợn con, mật độ chuồng nuôi 4-5

con/m2.

- Về dinh dưỡng: Đảm bảo về tiêu

hoá, bổ sung thêm một số kháng sinh phòng

tiêu chảy của lợn.

- Khâu nước: Cần đủ cho lợn uống

nên lắp núm tự động cho lợn con uống, cho

lợn con ăn đúng loại thức ăn hướng dẫn của

các công ty thức ăn./.

Theo: khuyennongvn.gov.vn

HỎI ĐÁP VỀ SỞ HỮU TRÍ TUỆ

Hỏi: Đề nghị cho biết khung hình

phạt đối với hành vi xâm phạm quyền đối

với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, tên thương

mại, kiểu dáng công nghiệp?

Trả lời: Điều 11, Nghị định 99/2013/NĐ-

CP ngày 29/8/2013 về xử phạt vi phạm hành

chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp,

quy định như sau:

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ

500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với

một trong các hành vi sau đây vì mục đích

kinh doanh trong trường hợp giá trị hàng

hóa, dịch vụ vi phạm đến 3.000.000 đồng:

a) Bán; chào hàng; vận chuyển, kể cả

quá cảnh; tàng trữ; trưng bày để bán hàng

hóa, dịch vụ xâm phạm quyền đối với nhãn

hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, kiểu

dáng công nghiệp;

b) Đặt hàng, giao việc, thuê người

khác thực hiện hành vi quy định tại Điểm a

Khoản này.

2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến

4.000.000 đồng đối với một trong các hành

vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này trong

trường hợp giá trị hàng hóa, dịch vụ vi phạm từ

trên 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.

3. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến

8.000.000 đồng đối với một trong các hành

vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này

trong trường hợp giá trị hàng hóa, dịch vụ vi

phạm từ trên 5.000.000 đồng đến

10.000.000 đồng.

4. Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến

15.000.000 đồng đối với một trong các hành

vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này

trong trường hợp giá trị hàng hóa, dịch vụ vi

phạm từ trên 10.000.000 đồng đến

20.000.000 đồng.

5. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến

25.000.000 đồng đối với một trong các hành

vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này

trong trường hợp giá trị hàng hóa, dịch vụ vi

phạm từ trên 20.000.000 đồng đến

40.000.000 đồng.

6. Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến

40.000.000 đồng đối với một trong các hành

vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này

trong trường hợp giá trị hàng hóa, dịch vụ vi

Page 25: CÔNG TÁC KHOA GIÁO TRONG VIỆC ĐỊNH HƯỚNG, /2009 CHỈ …khcnbackan.gov.vn/upload/8552/20150106/maket ttkhcn so 3 nam 2014.pdfcông nghiệp hoá, hiện đại hoá trong

25

THÔNG TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ BẮC KẠN

/2009

phạm từ trên 40.000.000 đồng đến

70.000.000 đồng.

7. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến

60.000.000 đồng đối với một trong các hành

vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này

trong trường hợp giá trị hàng hóa, dịch vụ vi

phạm từ trên 70.000.000 đồng đến

100.000.000 đồng.

8. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến

80.000.000 đồng đối với một trong các hành

vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này

trong trường hợp giá trị hàng hóa, dịch vụ vi

phạm từ trên 100.000.000 đồng đến

200.000.000 đồng.

9. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến

110.000.000 đồng đối với một trong các

hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều

này trong trường hợp giá trị hàng hóa, dịch

vụ vi phạm từ trên 200.000.000 đồng đến

300.000.000 đồng.

10. Phạt tiền từ 110.000.000 đồng đến

150.000.000 đồng đối với một trong các

hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều

này trong trường hợp giá trị hàng hóa, dịch

vụ vi phạm từ trên 300.000.000 đồng đến

400.000.000 đồng.

11. Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến

200.000.000 đồng đối với một trong các

hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều

này trong trường hợp giá trị hàng hóa, dịch

vụ vi phạm từ trên 400.000.000 đồng đến

500.000.000 đồng.

12. Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến

250.000.000 đồng đối với một trong các

hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều

này trong trường hợp giá trị hàng hóa vi

phạm trên 500.000.000 đồng.

13. Phạt tiền bằng 1,2 lần mức tiền

phạt quy định từ Khoản 1 đến Khoản 12

Điều này nhưng không vượt quá

250.000.000 đồng đối với một trong các

hành vi sau đây:

a) Thiết kế, chế tạo, gia công, lắp ráp,

chế biến, đóng gói hàng hóa mang dấu hiệu

xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu, tên thương

mại, chỉ dẫn địa lý, kiểu dáng công nghiệp;

b) In, dán, đính, đúc, dập khuôn hoặc

bằng hình thức khác tem, nhãn, vật phẩm

khác mang dấu hiệu xâm phạm quyền đối

với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, kiểu dáng công

nghiệp, tên thương mại lên hàng hóa;

c) Nhập khẩu hàng hóa mang dấu

hiệu xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu,

chỉ dẫn địa lý, tên thương mại, kiểu dáng

công nghiệp;

d) Đặt hàng, giao việc, thuê người

khác thực hiện hành vi quy định tại các

Điểm a, b và c Khoản này.

14. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến

30.000.000 đồng đối với hành vi xâm phạm

quyền đối với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, tên

thương mại, kiểu dáng công nghiệp quy định

tại Khoản 1 và Khoản 13 Điều này trong

trường hợp không có căn cứ xác định giá trị

hàng hóa, dịch vụ vi phạm.

15. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến

20.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng

dấu hiệu xâm phạm quyền đối với nhãn

hiệu, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại trên biển

hiệu, giấy tờ giao dịch kinh doanh, phương

tiện kinh doanh, phương tiện dịch vụ, bao bì

hàng hóa.

16. Hình thức xử phạt bổ sung:

Đình chỉ hoạt động kinh doanh hàng

hóa, dịch vụ vi phạm từ 01 tháng đến 03

Page 26: CÔNG TÁC KHOA GIÁO TRONG VIỆC ĐỊNH HƯỚNG, /2009 CHỈ …khcnbackan.gov.vn/upload/8552/20150106/maket ttkhcn so 3 nam 2014.pdfcông nghiệp hoá, hiện đại hoá trong

26

THÔNG TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ BẮC KẠN

/2009

tháng đối với hành vi vi phạm quy định từ

Khoản 1 đến Khoản 15 Điều này.

17. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc loại bỏ yếu tố vi phạm và tiêu

hủy yếu tố vi phạm đối với hành vi vi phạm

quy định từ Khoản 1 đến Khoản 15 Điều này;

b) Buộc tiêu hủy tang vật, phương tiện

vi phạm nếu không loại bỏ được yếu tố vi

phạm; tem, nhãn, bao bì, vật phẩm vi phạm

đối với hành vi vi phạm quy định từ Khoản 1

đến Khoản 15 Điều này;

c) Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam

hàng hóa quá cảnh xâm phạm quyền sở

hữu công nghiệp đối với hành vi vi phạm

quy định từ Khoản 1 đến Khoản 12 Điều này;

d) Buộc thay đổi tên doanh nghiệp,

loại bỏ yếu tố vi phạm trong tên doanh

nghiệp đối với hành vi vi phạm quy định từ

Khoản 1 đến Khoản 15 Điều này;

đ) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có

được do thực hiện hành vi vi phạm quy định

từ Khoản 1 đến Khoản 15 Điều này./.

Phòng Thông tin tư liệu - Sở hữu trí tuệ Sở Khoa học và Công nghệ

*********************

Thiết lập trở lại mặc định cho ứng dụng trên Windows

Nếu một chương trình không hoạt

động, người dùng đơn giản nhất chỉ cần cài

đặt lại thì sẽ không nhất thiết phải chỉnh sửa

nữa. Dưới đây chúng tôi đã liệt kê ra một số

cách có thể thiết lập trở lại mặc định cho

ứng dụng trên Windows.

Phương án dễ dàng nhất

Bạn có ý tưởng thiết lập lại các tùy

chỉnh cả ứng dụng bằng cách gỡ bỏ cài đặt

và kiểm tra “Delete preferences - xóa tùy

chọn” hay “Delete settings - xóa cài đặt”

trong hộp thoại. Tùy chọn này thường được

bỏ chọn theo mặc định và sau đó người

dùng cài đặt lại chương trình sau khi gỡ bỏ

cài đặt nó.

Không phải mọi chương trình có tùy

chọn này trong thao tác cài đặt. Nếu chương

trình không có tùy chọn này, bạn sẽ phải tìm

các thiết lập của ứng dụng ở nơi khác.

Sử dụng lựa chọn Reset Option -

Thiết lập lại

Một số chương trình cho phép lựa

chọn Reset option - Thiết lập lại được tích

hợp bên trong. Ví dụ, Firefox có thể quay trở

về thiết lập mặc định do đó bạn không cần

gặp quá nhiều phiền toái với trình duyệt này

việc sử dụng các tùy chọn cá nhân. Truy

Page 27: CÔNG TÁC KHOA GIÁO TRONG VIỆC ĐỊNH HƯỚNG, /2009 CHỈ …khcnbackan.gov.vn/upload/8552/20150106/maket ttkhcn so 3 nam 2014.pdfcông nghiệp hoá, hiện đại hoá trong

27

THÔNG TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ BẮC KẠN

/2009

cập tùy chọn này trong Firefox bằng cách

nhấn vào nút menu, nhấn vào nút Help, lựa

chọn Troubleshooting Information - thông tin

khắc phục sự cố, và Reset Firefox. Chrome,

Internet Explorer và một số chương trình

khác có các tùy chọn tương tự.

Xác định vị trí và xóa các thiết lập

của ứng dụng

Trước khi bạn xóa bất cứ điều gì bằng

tay thì cũng nên cẩn thận. Nếu bạn xóa

nhầm thư mục hoặc khóa dữ liệu-registry

key, hay xóa cài đặt chương trình khác gây

ra nhiều vấn đề với cấu hình hệ thống.

Trong hệ điều hành có vị trí lưu các thiết lập

của ứng dụng.

Thư mục AppData trong tài khoản

người dùng: Bạn có thể truy cập vào thư

mục này bằng cách gõ

C:\Users\Tên\AppData vào File Explorer

hoặc thanh địa chỉ của Windows Explorer và

nhấn Enter. Thư mục này được ẩn theo mặc

định. Hầu hết các ứng dụng lưu các thiết lập

của mình trong AppData\Roaming, nhưng

nhiều thiết lập lưu trữ trong thư mục địa

phương AppData \.

Windows registry: Bạn có thể

mở Registry Editor bằng cách nhấn

phím Windows + R, gõ regedit vào hộp

thoại Run và nhấn Enter. Thông thường bạn

sẽ tìm thấy các thiết lập của chương trình

của phần mềm hoặc

HKEY_LOCAL_MACHINE \

HKEY_CURRENT_USER \ Software. Xóa

các thiết lập của chương trình bằng cách tìm

đúng danh mục của nó (thư mục), kích

chuột phải vào đó, và xóa.

Hãy rất cẩn thận khi làm điều này - khi

xóa nhầm các khóa registry và hệ thống

Windows của bạn có thể gặp nhiều lỗi

nghiêm trọng. Ví dụ, nếu bạn đang cố gắng

để tiêu diệt các thiết lập của Mumble, cảm

thấy miễn phí để xóa các

khóa HKEY_CURRENT_USER \ Software \

Mumble. Nhưng lại xóa nhầm các khóa

HKEY_CURRENT_USER \ Software \

Microsoft có thể gây ra vấn đề rất nghiêm

trọng với hệ điều hành.

Thư mục ProgramData: thư mục này

nằm tại C: \ ProgramData - gõ C:

\ProgramData vào thanh địa chỉ quản lí tập

tin của bạn và nhấn Enter để truy cập vào

đó. Xóa các thư mục của ứng dụng và sẽ

loại bỏ sạch sẽ các thiết lập đã có. Các thiết

lập của chương trình cũ có thể lưu lại ở đây

nếu chỉ gỡ ở Uninstal và khi chúng ta cài lại

ứng dụng thì mọi thứ vẫn trở về như cũ.

Ứng dụng có thể lưu các thiết lập ở

nơi khác. Ví dụ, nhiều trò chơi lưu thiết lập

trong các thư mục trong Documents của

bạn. Một số ít các ứng dụng lưu trữ thiết lập

của người sử dụng trong thư mục chính của

bạn - vào C:\Users \NAME. Một số chương

trình có thể lưu các thiết lập ở những nơi

khác nhau - ví dụ, trong cả hai thư mục

AppData\Roaming và trong registry.

Kiểm tra Program với Process Monitor

Process Monitor có thể hiển thị cho

bạn nơi lưu trữ chương trình cài đặt.

Chạy Process Monitor, và sau đó mở ứng

dụng mà bạn muốn thiết lập lại. Process

Monitor sẽ đăng nhập chính xác những gì các

tập tin và khóa registry chương trình muốn

kiểm tra - điều này sẽ cho bạn biết nơi nó được

lưu trữ cài đặt. Sau đó, bạn có thể sử

dụng Process Monitor để xem chính xác những

Page 28: CÔNG TÁC KHOA GIÁO TRONG VIỆC ĐỊNH HƯỚNG, /2009 CHỈ …khcnbackan.gov.vn/upload/8552/20150106/maket ttkhcn so 3 nam 2014.pdfcông nghiệp hoá, hiện đại hoá trong

28

THÔNG TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ BẮC KẠN

/2009

gì các tập tin và cài đặt các chương trình đang

sử dụng. Nhấp vào trình đơn Filter và chọn.

Tạo ra một đường dẫn thư mục "Image Path"

và chọn link của chương trình box.

Bạn sẽ thấy những sự kiện liên quan

đến chương trình cụ thể. Cuộn qua danh

sách và tìm kiếm nơi mà chương trình lưu

trữ các thiết lập. Ở đây, chúng ta có thể nhìn

thấy WinDirStat đọc thiết lập từ các

khóa registryHKEY_CURRENT_USER\Soft

ware\Seifert\WinDirStat.

Đóng chương trình, xóa các khóa

registry và các tập tin phù hợp, và các ứng

dụng được thiết lập lại mặc định vốn có. Bạn

cũng có thể phải cài đặt lại chương trình sau

khi làm điều này - thiết lập phụ thuộc vào

chương trình. Một số chương trình có thể

phục hồi thiết lập từ các khóa registry của

nó nhưng một số gây phiền toái với chính

những tiện ích này.

Theo: quantrimang.com.vn

(Tiếp theo trang 11)

mức độ tốt chiếm 48% thì mức độ tốt về thực

hành mới chỉ chiếm 35%.

Khoa học hành vi đánh giá rất cao về cả

3 lĩnh vực: Kiến thức - Thái độ và Thực hành

(K-A-P), nhưng quan trọng nhất vẫn là lĩnh

vực thực hành. Mấu chốt của mọi vẫn đề vẫn

là thực hành đúng những hành vi có lợi cho

bản thân, gia đình và cộng đồng. Tại nghiên

cứu của chúng tôi cho thấy vẫn còn có 14%

thực hành ở mức độ yếu, tập trung vào các

hành vi như: QHTD sớm, Không sử dụng

BPTT khi QHTD… đây là thực trạng đáng bàn

trong lĩnh vực CSSKSS cho nhóm đối tượng

này. Muốn có thực hành về CSSKSS tốt cần

nâng cao kiến thức cho VTN về vấn đề này.

Tuy nhiên giữa nhận thức và thực hành chưa

hẳn đã tương đồng. Đôi khi có kiến thức tốt

chưa hẳn đã thực hành tốt, cần phải nâng cao

đồng bộ cả về kiến thức, thái độ mới mong có

thực hành đúng, thực hành tốt. Do vậy khi

tuyên truyền phổ biến chúng ta cần chú trọng

tác động tới nhóm đối tượng này nâng cao

đồng đều cả kiến thức, thái độ và thực hành.

Như vậy truyền thông mới đem lại hiệu quả

thiết thực đạt được mục tiêu đề ra.

3.2. Xác định nhu cầu về truyền thông,

cung cấp kiến thức về CSSKSS VTN: Trong

400 đối tượng được phỏng vấn thì 86,5% cho

rằng rất cần thiết, 8,75% cho rằng cần thiết,

4,75% cho rằng có cũng được và không có

cũng không sao, không có đối tượng nào cho

là không cần thiết. Như vậy trong nhóm đối

tượng nghiên cứu thực sự cho rằng hoạt động

truyền thông về CSSKSS là rất cần thiết, nhận

thức của VTN về vấn đề này còn hạn chế nên

các em có thái độ tích cực trong việc thu nhận

kiến thức về vấn đề này thông qua các hoạt

động truyền thông bằng các hình thức cụ thể

thiết thực. Không có đối tượng nào phản đối

việc này. Từ kết quả này cho thấy việc truyền

thông về CSSKSS sẽ tác động vào đúng nhu

cầu của VTN, đây là hoạt động chủ yếu nhằm

nâng cao kiến thức cho VTN, từ đó thay đổi

thái độ trong CSSKSS theo hướng tích cực,

giúp cho việc thực hành được đúng đắn trong

vấn đề liên quan tới SKSS VTN như: Yêu

đương, QHTD trước hôn nhân, sử dụng các

BPTT trong QHTD…

Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy tỷ lệ

VTN mong muốn được nhận thông tin cao

nhất từ cán bộ y tế (CBYT) (48%), Từ Cha mẹ

16%, từ thông tin đại chúng (12%), từ thầy cô

giáo 11%. Từ kết quả này cho thấy VTN mong

muốn được sự tuyên truyền tư vấn trực tiếp từ

những người có chuyên môn là CBYT, những

Page 29: CÔNG TÁC KHOA GIÁO TRONG VIỆC ĐỊNH HƯỚNG, /2009 CHỈ …khcnbackan.gov.vn/upload/8552/20150106/maket ttkhcn so 3 nam 2014.pdfcông nghiệp hoá, hiện đại hoá trong

29

THÔNG TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ BẮC KẠN

/2009

người này có thể giúp cho các đối tượng nhận

thức rõ ràng, đầy đủ hơn về CSSKSS, giúp tư

vấn các BPTT, địa chỉ các dịch vụ liên quan

CSSKSS. Tuy nhiên mong muốn nhận thông

tin từ Cha mẹ lại tương đối thấp (16%), từ

thông tin đại chúng là 12%, từ giáo viên chỉ

chiếm 11%, như vậy thấy rằng các em ít tin

tưởng với những người thân trong gia đình,

thầy cô giáo trong vấn đề chia sẻ thông tin về

CSSKSS. Qua đây Nhà trường và gia đình

cũng cần có những biện pháp giáo dục tuyên

truyền một cách thân thiện, cởi mở để các

em có thể tự tin chia sẻ những băn khoăn

của mình về giới tính, về QHTD… từ đó mới

góp phần cùng ngành y tế nâng cao kiến

thức, thái độ và thực hành của VTN trong lĩnh

vực này.

4. Kiến nghị

- Nâng cao Kiến thức, thái độ và thực

hành về CSSKSS cho VTN; Kết hợp chặt chẽ,

thường xuyên giữa gia đình, nhà trường và xã

hội trong việc truyền thông giáo dục và giải

quyết các vấn đề SKSS.

- Đáp ứng cơ bản nhu cầu về TT GDSK

lĩnh vực CSSKSS: Tăng cường sản xuất, in ấn

và cung cấp các loại tài liệu về CSSKSS phù

hợp với VTN nhằm nâng cao kiến thức, thay

đổi thái độ theo hướng tích cực và thực hành

những hành vi có lợi trong CSSKSS với đối

tượng VTN, nhất là giảm tỷ lệ chấp nhận yêu

sớm, giảm tỷ lệ QHTD trong lứa tuổi VTN; Cần

triển khai những nghiên cứu cấp tỉnh có can

thiệp để đánh giá so sánh hiệu quả trước sau

bằng việc TT- GDSK về SKSS./.