cÔng ty tnhh vĨ an - quang binh province · web viewchương trình nhằm huy động nguồn...

49
ĐIỂM BÁO THÔNG TIN VỀ QUẢNG BÌNH QUA BÁO CHÍ TRONG NGÀY (Tin ngày 14 tháng 12 năm 2016) A. TỔNG QUAN THÔNG TIN VIẾT VỀ QUẢNG BÌNH Ngày 14/12/2016 có tổng số 43 tin bài viết về tỉnh Quảng Bình: Trong đó: Thời sự - Chính trị 12 tin; Kinh tế 3 tin; X hi 18 tin; An ninh – Quốc phòng 10 tin. B. CHI TIẾT THÔNG TIN CÁC TIN, BÀI: tt Tên bài/Nội dung Tên cơ quan báo chí và tác giả Ghi chú THỜI SỰ - CHÍNH TRỊ 1. 14 hồ thủy điện đang ào ạt xả lũ Pháp Luật Thành phố Hồ Chí Minh Online 14/12, Lê Phi; Thanh Niên Online 14/12, Nguyễn Tú; Gia Đình & X Hi 14/12, tr2, Đức Hoàng; Vietnamnet.vn 14/12, Minh Anh; VietnamPlus.vn 14/12, Minh Nguyệt; Nhân Dân 14/12, tr5; Thanh Niên 14/12, tr5; Quân Đi Nhân Dân 14/12, tr4 2. Quảng Bình: Phấn đấu trên 13 x đạt chuẩn nông thôn mới trong năm 2017 Xây Dựng 13/12, tr2, NL 3. Đại biểu HĐND tỉnh tiếp xúc cử tri sau kỳ họp thứ 4, HĐND tỉnh khóa XVII Baoquangbinh.vn 14/12 4. Đẩy nhanh tiến đ đầu tư tổ hợp dự án năng lượng tái tạo Baoquangbinh.vn 14/12, Hiền Phương 1

Upload: others

Post on 29-Dec-2019

4 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

CÔNG TY TNHH VĨ AN

ĐIỂM BÁO

THÔNG TIN VỀ QUẢNG BÌNH QUA BÁO CHÍ TRONG NGÀY

(Tin ngày 14 tháng 12 năm 2016)

A. TỔNG QUAN THÔNG TIN VIẾT VỀ QUẢNG BÌNH

Ngày 14/12/2016 có tổng số 43 tin bài viết về tỉnh Quảng Bình: Trong đó: Thời sự - Chính trị 12 tin; Kinh tế 3 tin; Xã hội 18 tin; An ninh – Quốc phòng 10 tin.

B. CHI TIẾT THÔNG TIN CÁC TIN, BÀI:

tt

Tên bài/Nội dung

Tên cơ quan báo chí và tác giả

Ghi chú

THỜI SỰ - CHÍNH TRỊ

1.

14 hồ thủy điện đang ào ạt xả lũ

Pháp Luật Thành phố Hồ Chí Minh Online 14/12, Lê Phi; Thanh Niên Online 14/12, Nguyễn Tú; Gia Đình & Xã Hội 14/12, tr2, Đức Hoàng; Vietnamnet.vn 14/12, Minh Anh; VietnamPlus.vn 14/12, Minh Nguyệt; Nhân Dân 14/12, tr5; Thanh Niên 14/12, tr5; Quân Đội Nhân Dân 14/12, tr4

2.

Quảng Bình: Phấn đấu trên 13 xã đạt chuẩn nông thôn mới trong năm 2017

Xây Dựng 13/12, tr2, NL

3.

Đại biểu HĐND tỉnh tiếp xúc cử tri sau kỳ họp thứ 4, HĐND tỉnh khóa XVII

Baoquangbinh.vn 14/12

4.

Đẩy nhanh tiến độ đầu tư tổ hợp dự án năng lượng tái tạo

Baoquangbinh.vn 14/12, Hiền Phương

KINH TẾ

5.

Hai Phó Chủ tịch tỉnh “ốp” Dự án Nhiệt điện Quảng Trạch

Pháp Luật Việt Nam Online 13/12, Võ Tuấn; Pháp Luật Việt Nam 14/12, tr13, Vũ Lanh

6.

Nhà máy TBS Long Giang: Tiêu thụ trên 8.000 tấn sắn nguyên liệu cho nông dân

Nông Nghiệp Việt Nam 14/12, tr12, T.Phùng

XÃ HỘI

7.

Đổ nợ vì tiếp khách

Người Lao Động Online 13/12, Lương Duy Cường; Người Lao Động 14/12, tr5, M.Tuấn

8.

Xử lý thế nào với người đàn ông trong clip “dìm trẻ em vào thùng nước“?

Lao Động Online 14/12, Quang Hùng

9.

3.000 tỉ bồi thường ngư dân sự cố Formosa, đã thực chi bao nhiêu?

Lao Động Online 14/12, Khánh Hòa; Hải Quan Online 14/12, Thùy Linh; Tin Tức Online 14/12, Hải Yến

10.

Dạy học trên đỉnh núi Giăng MànCập nhật: Thứ tư, 14/12/2016 - 9h5'

Cadn.com.vn 14/12, Đại Khải

11.

Người Vân Kiều vượt đèo dốc “bắt” con chữ

Nông Thôn Ngày Nay 13/12, tr13, Phan Phương

12.

Nguyện trọn đời làm giáo viên cắm bản

Giáo Dục & Thời Đại Online 14/12, Đại Khải – Xuân Vương

13.

UBND tỉnh Quảng Bình gửi thư cảm ơn báo Giáo dục và Thời đại

Giáo Dục & Thời Đại Online 14/12

14.

Quảng Bình: Ký kết phối hợp bảo vệ rừng

Giáo Dục & Thời Đại Online 14/12, Vĩnh Quý

15.

Hướng đến hỗ trợ toàn diện nạn nhân bom mìn

Tin Tức Online 14/12, Xuân Cường

16.

Mặt trận các tỉnh Bắc Trung Bộ tích cực vào cuộc, giúp nhân dân vượt khó

Đại Đoàn Kết Online 14/12, Hữu Thu

17.

Hội Từ thiện tại Anh hỗ trợ người dân vùng lũ Quảng Bình

VTVNews 13/12

18.

Cùng chiêm ngưỡng vẻ đẹp của quần thể hang Tú Làn qua camera Samsung Galaxy S7 edge

Dientutieudung.vn 13/12

19.

Đội quy tập 589, Bộ CHQS tỉnh Quảng Bình phát hiện, cất bốc phần mộ liệt sĩ tại Lào

Quân Đội Nhân Dân Online 14/12, Trần Dũng

20.

Quảng Bình: Nâng cao chất lượng cuộc sống cho người khuyết tật dựa vào cộng đồng

Lao Động & Xã Hội Online 13/12, Nguyễn Ngọc Vượng

21.

Công an tỉnh Đồng Nai trao quà cho người dân vùng lũ

ANTV.gov.vn 14/12

22.

AN NINH – QUỐC PHÒNG

23.

Xác minh clip cha bạo hành con bằng cách nhúng người vào lu nước

Nguoiduatin.vn 13/12, Ngô Huyền; Người Lao Động Online 13/12, M.Tuấn; Gia Đình & Xã Hội Online 13/12, Minh Khang; Giadinhvietnam.com 14/12; Phunutoday.vn 14/12; Đất Việt Online 14/12, Hữu Hải; Tiền Phong Online 13/12; Dân Trí 13/12; Nông Thôn Ngày Nay Online 13/12, Đông Thịnh

I. Thời sự - Chính trị14 hồ thủy điện đang ào ạt xả lũ

(Pháp Luật Thành phố Hồ Chí Minh Online 14/12, Lê Phi; Thanh Niên Online 14/12, Nguyễn Tú; Gia Đình & Xã Hội 14/12, tr2, Đức Hoàng; Vietnamnet.vn 14/12, Minh Anh; VietnamPlus.vn 14/12, Minh Nguyệt; Nhân Dân 14/12, tr5; Thanh Niên 14/12, tr5; Quân Đội Nhân Dân 14/12, tr4)

Sáng 14-12, Chi cục Phòng, chống thiên tai khu vực miền Trung-Tây Nguyên (đóng tại Đà Nẵng) cho hay hiện nay lũ trên sông Vu Gia - Thu Bồn (Quảng Nam), sông Lũy (Bình Thuận) và các sông ở Quảng Ngãi đang lên; các sông ở Thừa Thiên-Huế, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận đang xuống.

Dự báo trong 3 giờ tới, lũ trên sông Lũy tại trạm Sông Lũy có khả năng đạt đỉnh ở mức 28,0 m, mức báo động 3 (BĐ3).

Cảnh báo từ chiều 14-12, mực nước trên các sông từ Thừa Thiên-Huế đến Ninh Thuận sẽ lên trở lại. Trong đợt lũ này đỉnh lũ trên các sông phổ biến ở mức BĐ2-BĐ3, có nơi trên BĐ3.

Sáng sớm nay, không khí lạnh đã ảnh hưởng đến hầu hết các tỉnh vùng núi phía Bắc và khu Đông Bắc. Ngày và đêm nay, không khí lạnh sẽ ảnh hưởng đến các nơi khác ở Bắc Bộ và các tỉnh Trung Bộ.

Do ảnh hưởng của không khí lạnh, gió đông bắc trong đất liền ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ mạnh cấp 3, vùng ven biển cấp 4-5. Từ đêm nay ở các tỉnh Bắc Bộ trời chuyển rét, vùng núi có nơi rét đậm với nhiệt độ thấp nhất phổ biến 15-18oC, vùng núi 12-15oC, vùng núi cao có nơi dưới 12oC.

Ở vịnh Bắc Bộ; vùng biển ngoài khơi Trung Trung Bộ và khu vực bắc biển Đông có gió đông bắc mạnh cấp 6-7, giật cấp 8-9. Biển động mạnh. Sóng biển cao 2-4 m.

Do ảnh hưởng của gió mùa đông bắc kết hợp với nhiễu động trong đới gió Đông trên cao nên từ ngày hôm nay đến 17-12, ở các tỉnh từ Quảng Bình đến Ninh Thuận có mưa vừa, mưa to (tổng lượng mưa trên 200 mm), riêng các tỉnh từ Đà Nẵng đến Phú Yên có mưa to đến rất to (300-400 mm/đợt), trên các sông thuộc khu vực này có khả năng xuất hiện lũ kèm nguy cơ lũ quét, sạt lở đất.

Về tình hình hồ chứa thủy lợi, tình hình trữ nước các tỉnh Bắc Trung Bộ cụ thể như sau: Quảng Bình: 95%; Quảng Trị: 97%; Thừa Thiên-Huế: 83%. Có năm hồ đang vận hành xả qua cửa van: Quảng Trị: 2 hồ (Kinh Môn, Phú Dụng); Thừa Thiên-Huế: 3 hồ (Tả Trạch, Châu Sơn, Thềm Lúa).

Các hồ chứa có cửa van đang xả tràn: Đà Nẵng: 1 hồ (Đồng Nghệ); Quảng Nam: 1 hồ (Phú Ninh); Quảng Ngãi: 2 hồ (Liệt Sơn, Diên Trường); Bình Định: 3 hồ (Thuận Ninh, Suối Tre, Ông Lành).

Các hồ chứa có cửa van đang xả tràn: Đăk Lăk: 04 hồ (Ea Soup Thượng, Krông Buk Hạ, Buôn Yông, Vụ Bổn.

Đến 6 giờ ngày 14-12, các hồ đang xả theo quy trình vận hành liên hồ chứa với lưu lượng xả/lưu lượng đến của một số hồ như sau: A Lưới: 197/203 m3/s; Hương Điền: 580/580 m3/s; Bình Điền: 115/150 m3/s; A Vương 76/198 m3/s; Sông Tranh 2: 1.277/822 m3/s; Sông Bung 4: 166/439 m3/s; Sông Ba Hạ: 2.400/2.400 m3/s; Sông Hinh: 555/830 m3/s; An Khê: 248/248 m3/s; Pleikrông: 0/140 m3/s; Ialy: 27/184 m3/s; Buôn Tua Sarh: 178/245 m3/s; Buôn Kuôp: 455/489 m3/s; Srepok 3: 662/550 m3/s.

http://plo.vn/thoi-su/14-ho-thuy-dien-dang-ao-at-xa-lu-671524.html

Quảng Bình: Phấn đấu trên 13 xã đạt chuẩn nông thôn mới trong năm 2017

(Xây Dựng 13/12, tr2, NL)

Năm 2016, tỉnh Quảng Bình đã có thêm 14 xã hoàn thành 19/19 tiêu chí, tăng 2 xã so với kế hoạch đề ra ban đầu, đưa tổng số xã đạt chuẩn nông thôn mới lên con số 42 xã, chiếm 30,9%. Số tiêu chí nông thôn mới bình quân đạt 13 tiêu chí, tăng 0,8 tiêu chí/xã so với thời điểm năm 2015. Các xã đã đạt nông thôn mới tiếp tục duy trì, nâng cao chất lượng của các tiêu chí đã đạt, 100% các xã đã hoàn thành phê duyệt quy chế quản lý quy hoạch và điều chỉnh quy hoạch phát triển sản xuất.

Thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới, trong năm 2017, Ban Chỉ đạo Chương trình các cấp, các ngành và địa phương trên địa bàn tỉnh sẽ tăng cường chỉ đạo, tổ chức đoàn kiểm tra, làm việc với các huyện, thị xã để đôn đốc đẩy nhanh tiến độ, đồng thời phân công các Sở, ngành phụ trách theo lĩnh vực trực tiếp chỉ đạo các xã đăng ký đạt chuẩn nông thôn mới.

Đại biểu HĐND tỉnh tiếp xúc cử tri sau kỳ họp thứ 4, HĐND tỉnh khóa XVII

(Baoquangbinh.vn 14/12)

Các đại biểu HĐND tỉnh tiếp xúc với cử tri tại phường Ba Đồn.

Sáng 13-12, tổ đại biểu HĐND tỉnh gồm các đại biểu: Nguyễn Lương Bình, Tỉnh ủy viên, Chủ tịch LĐLĐ tỉnh và Trần Thị Chung đã có buổi tiếp xúc với cử tri thành phố Đồng Hới tại xã Đức Ninh. Cùng tham dự có lãnh đạo thành phố Đồng Hới.

Thay mặt tổ đại biểu HĐND tỉnh, đồng chí Nguyễn Lương Bình đã báo cáo với cử tri thành phố Đồng Hới những kết quả của kỳ họp thứ 4, HĐND tỉnh khóa XVII; tình hình kinh tế- xã hội, quốc phòng - an ninh năm 2016 và những định hướng phát triển kinh tế- xã hội tỉnh năm 2017.

Tại buổi tiếp xúc, cử tri thành phố Đồng Hới đã có những kiến nghị gửi đến HĐND tỉnh và các sở, ban, ngành liên quan như: cần đẩy mạnh hơn nữa vấn đề cải cách hành chính; chính sách hỗ trợ làm mới, tu sửa nhà cho gia đình chính sách, người có công cho đến nay vốn giải ngân rất chậm, nguyên nhân vì sao?

Các hộ dân kinh doanh, chế biến thủy hải sản tại chợ Cộn và các địa phương lân cận bị ảnh hưởng do sự cố ô nhiễm môi trường biển có thuộc diện đền bù, hỗ trợ? Phụ cấp cho trưởng thôn quá thấp, không đáp ứng so với lượng công việc quá lớn tại cơ sở, đề nghị HĐND tỉnh có giải pháp tăng phụ cấp cho trưởng thôn...

Cử tri thôn Đức Điền đề xuất thành phố và tỉnh có giải pháp nâng cấp hệ thống thoát nước trên địa bàn thôn vì đây là nơi thấp trũng, thường xuyên bị ngập lụt. Cử tri thôn Đức Môn đề nghị cần có giải pháp tu sửa, nâng cấp tuyến đê Trung ương đi qua địa bàn xã bị hư hỏng nặng trong đợt lũ lụt cuối năm 2016, nếu không sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống, dân sinh khi mùa mưa lũ đến.

Cử tri phường Nam Lý hỏi chế độ thờ cúng cho liệt sỹ được nhà nước hỗ trợ 500 nghìn đồng/năm từ năm 2013, nhưng trên địa bàn Đồng Hới nhiều gia đình thân nhân liệt sỹ chưa nhận đủ, như vậy có được truy lĩnh hay không?

* Chiều cùng ngày, tổ đại biểu HĐND tỉnh tiếp tục tiếp xúc cử tri thành phố tại phường Phú Hải.

Cử tri thành phố tiếp tục có những ý kiến chuyển đến cho tổ đại biểu HĐND tỉnh liên quan đến các nhóm vấn đề ô nhiễm môi trường biển do Formosa Hà Tĩnh gây ra; quá trình thống kê thiệt hại vẫn chưa thỏa đáng so với thực tế; cần có giải pháp hỗ trợ hợp lý cho số lượng hải sản cấp đông đang tồn kho hoặc đã được tiêu hủy. Cử tri phường Phú Hải đề xuất tỉnh cần đầu tư cho phường các công trình phúc lợi, dân sinh; quan tâm đến những vấn đề an sinh xã hội; chăm lo cho đối tượng chính sách, người có công...

Liên quan đến ý kiến cử tri nêu, những vấn đề liên quan đến phạm vi cấp xã và thành phố được lãnh đạo thành phố Đồng Hới trực tiếp trả lời cho cử tri được rõ. Những ý kiến còn lại đại biểu HĐND tỉnh tập hợp để chuyển tải đến kỳ họp HĐND tỉnh sắp tới.

* Chiều 13-12, tổ đại biểu HĐND tỉnh gồm các đại biểu: Trần Thắng, Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Bí thư Thị uỷ, Chủ tịch HĐND thị xã Ba Đồn; Trương An Ninh, Tỉnh uỷ viên, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; Phạm Thị Hân, Tỉnh uỷ viên, Chủ tịch Hội LHPN tỉnh; Mai Xuân Hạp; Trần Sơn Tùng và Hồ Thái Bạch đã tiếp xúc với cử tri thị xã Ba Đồn tại xã Quảng Tiên và phường Ba Đồn.

Tại các điểm tiếp xúc cử tri, đại diện tổ đại biểu HĐND tỉnh đã báo cáo với cử tri kết quả kỳ họp thứ 4, HĐND tỉnh khóa XVII và ý kiến trả lời, giải trình của các cơ quan chức năng đối với một số kiến nghị, đề xuất của cử tri Ba Đồn trong kỳ tiếp xúc trước.

Cử tri thị xã Ba Đồn đã có nhiều ý kiến đề xuất lên HĐND tỉnh xem xét giải quyết như: đầu tư xây dựng kè chống xói lở ở thôn Tiên Xuân (xã Quảng Tiên); nâng cấp và tu sửa một số tuyến giao thông đã xuống cấp nghiêm trọng do ảnh hưởng của mưa lũ; quan tâm giải quyết các chế độ chính sách cho giáo viên và cán bộ thôn, xóm; giải pháp để sử dụng có hiệu quả nguồn vốn huy động từ sức dân trong xây dựng nông thôn mới; nâng cao chất lượng công tác cải cách hành chính tại các UBND xã; thúc đẩy tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ dân; tăng cường các biện pháp bảo vệ môi trường.

Cử tri thị xã Ba Đồn còn phản ánh về tình trạng chồng chéo trong việc gửi công văn thông báo nhận tiền đền bù giải phóng mặt bằng; một số quy định thu hồi đất chưa rõ ràng; những bất cập trong công tác bồi thường đất đai; một số phường chưa thông báo rộng rãi lịch tiếp xúc cử tri đến người dân; tình trạng khai man hồ sơ để nhận tiền hỗ trợ của Nhà nước vẫn còn tồn tại; việc thực hiện chế độ chính sách cho người có công với cách mạng còn nhiều bất cập.

Ngoài ra, cử tri phường Quảng Thuận còn có nhiều ý kiến phản ánh về dải phân cách trên Quốc lộ 1A đã cản trở việc thoát nước trong 2 đợt mưa lũ vừa qua, gây ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống sinh hoạt và tài sản của người dân; cử tri phường Ba Đồn kiến nghị cần có các giải pháp để đẩy mạnh phong trào xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh...

Đại diện tổ đại biểu HĐND tỉnh và lãnh đạo thị xã Ba Đồn đã trực tiếp giải trình một số ý kiến phản ánh và đề xuất của cử tri. Những kiến nghị còn lại sẽ được các đại biểu tập hợp và chuyển đến các cơ quan chức năng xem xét giải quyết trong thời gian sớm nhất.

http://www.baoquangbinh.vn/tin-tuc-su-kien/201612/dai-bieu-hdnd-tinh-tiep-xuc-cu-tri-sau-ky-hop-thu-4-hdnd-tinh-khoa-xvii-2141079/

Đẩy nhanh tiến độ đầu tư tổ hợp dự án năng lượng tái tạo

(Baoquangbinh.vn 14/12, Hiền Phương)

Đồng chí Nguyễn Hữu Hoài, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì buổi làm việc với Công ty TNHH năng lượng xanh Dohwa về đầu tư tổ hợp dự án năng lượng tái tạo.

Chiều 13-12, đồng chí Nguyễn Hữu Hoài, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh đã chủ trì buổi làm việc với Công ty TNHH năng lượng xanh Dohwa về đầu tư tổ hợp dự án năng lượng tái tạo gồm điện mặt trời và điện sinh khối Biomas tại Quảng Bình.

Thực hiện biên bản cam kết ghi nhớ hợp tác đầu tư giữa Tập đoàn Dohwa Engineering và UBND tỉnh, Tập đoàn Dohwa đã thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Quảng Bình mang tên Công ty TNHH năng lượng xanh Dohwa do ông Kwak Dae Keyn, Giám đốc đầu tư nước ngoài của Tập đoàn làm Tổng Giám đốc công ty.

Theo kế hoạch, Công ty TNHH năng lượng xanh Dohwa sẽ đầu tư ở tỉnh ta dự án Nhà máy sản xuất viên nén năng lượng và dự án năng lượng tái tạo Dohwa tại Lệ Thủy (gồm: Nhà máy điện mặt trời 49,5MW và Nhà máy điện sinh khối Biomas 49,5MW).

Hiện tại, Công ty TNHH năng lượng xanh Dohwa đã được cấp giấy chứng nhận đầu tư; thực hiện thuê đất với thời hạn 50 năm; hoàn thành các thủ tục ký quỹ đầu tư với số tiền 3,6 tỷ đồng... Ngoài ra, Công ty đã thiết kế bản vẽ và trong quý 1-2017 tiến hành lựa chọn đơn vị thi công để thực hiện san lấp mặt bằng và một số hạng mục về xây dựng khác.

Công ty cũng đã ký hợp đồng với Viện Năng lượng (Bộ Công thương) để hỗ trợ xây dựng Nhà máy điện mặt trời, đồng thời phối hợp với Sở Nông nghiệp-PTNT tìm kiếm nguồn nguyên liệu, quy hoạch rừng... để cung cấp cho Nhà máy điện sinh khối Biomas...

Tại buổi làm việc, đại diện các ban, ngành liên quan và Công ty TNHH năng lượng Xanh Dohwa đã thảo luận, đóng góp ý kiến về việc thực hiện các dự án.

Phát biểu kết luận tại buổi làm việc, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh nhấn mạnh, UBND tỉnh sẽ hỗ trợ Công ty TNHH năng lượng xanh Dohwa xây dựng kè và hạ tầng ngoài hàng rào nhà máy; chỉ đạo các ban, ngành liên quan giúp đỡ Công ty thực hiện công tác giải phóng mặt bằng; quy hoạch vùng nguyên liệu để cung cấp cho Nhà máy điện sinh khối hoạt động liên tục... góp phần để các dự án sớm đi vào hoạt động thuận lợi và hiệu quả. Về đầu trang

http://www.baoquangbinh.vn/tin-tuc-su-kien/201612/day-nhanh-tien-do-dau-tu-to-hop-du-an-nang-luong-tai-tao-2141078/

II. Kinh tếHai Phó Chủ tịch tỉnh “ốp” Dự án Nhiệt điện Quảng Trạch

(Pháp Luật Việt Nam Online 13/12, Võ Tuấn; Pháp Luật Việt Nam 14/12, tr13, Vũ Lanh)

Phó Chủ tịch Lê Minh Ngân: “Quảng Bình sẽ tạo mọi điều kiện thuận lợi để EVN đầu tư”

Ngoài ông Nguyễn Xuân Quang - Phó Chủ tịch Thường trực - người sẽ trực tiếp theo dõi, chỉ đạo quá trình thực hiện dự án nói trên, một Phó Chủ tịch khác của UBND tỉnh Quảng Bình là ông Lê Minh Ngân cũng đã vào cuộc rà soát công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng (GPMB) trước khi bàn giao cho Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) triển khai dự án trên thực địa.

Kiện toàn Hội đồng giải phóng mặt bằng

Xác định đây là 1 trong 8 dự án đầu tư trọng điểm của địa phương, tháng 11/2016, UBND tỉnh Quảng Bình đã chính thức phân công Phó Chủ tịch Thường trực Nguyễn Xuân Quang theo dõi, chỉ đạo 4/8 dự án, trong đó có Dự án Nhà máy Nhiệt điện Quảng Trạch I và II.

“Thực hiện nhiệm vụ kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2016, để nâng cao hiệu quả trong công tác chỉ đạo, điều hành của UBND tỉnh, ngoài việc lãnh đạo, chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh, UBND tỉnh phân công đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh trực tiếp chỉ đạo một số dự án đầu tư trọng điểm đã phê duyệt, đồng ý chủ trương đầu tư trên địa bàn tỉnh”, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình Nguyễn Hữu Hoài nhấn mạnh trong văn bản phân nhiệm đề ngày 4/11.

Được biết, ít ngày sau khi EVN và lãnh đạo Tỉnh ủy, UBND tỉnh Quảng Bình có cuộc họp bàn về việc triển khai dự án sau nhiều năm bị chậm tiến độ khi còn “trong tay” Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN), ngày 25/11, UBND tỉnh này dưới sự chủ trì của Phó Chủ tịch Lê Minh Ngân đã tiến hành rà soát lại toàn bộ công tác bồi thường, GPMB trước khi bàn giao cho chủ đầu tư mới.

“Chúng tôi đã triệu tập các sở ngành, địa phương liên quan để kiểm tra công tác thu hồi đất phục vụ việc xây dựng nhà máy chính và khu vực tái định cư trước bàn giao cho chủ đầu tư. Theo tôi biết, hiện tại EVN đang có một số điều chỉnh dự án cho phù hợp. Vì vậy, tỉnh đang nắm bắt thông tin xem vị trí nào cần mở rộng, nơi nào cần thu hẹp để giao mặt bằng cho phù hợp. Riêng đối với những vị trí đã có quy hoạch và không thay đổi thì phải tiến hành xử lý ngay, với tình thần càng nhanh càng tốt”, ông Ngân nói với PLVN.

Cụ thể, Phó Chủ tịch Lê Minh Ngân đã chỉ đạo UBND huyện Quảng Trạch - nơi đặt nhà máy phải khẩn trương kiện toàn lại Hội đồng bồi thường, GPMB Dự án Nhiệt điện Quảng Trạch I; đồng thời triển khai ngay việc tổng hợp, thống kê những tồn tại, vướng mắc trong công tác bồi thường, GPMB để chủ động chuẩn bị phương án, xây dựng kế hoạch nhằm giải quyết dứt điểm các tồn tại, vướng mắc đó.

Về phía Sở Tài nguyên & Môi trường cần rà soát lại công tác giao đất theo quy hoạch của dự án đã được phê duyệt; kiểm tra, đối chiếu phương án GPMB đã được phê duyệt với kết quả GPMB và kế hoạch sử dụng đất, giao đất; xác định cụ thể phần đất nào đã được phê duyệt phương án nhưng chưa GPMB được, phần đất nào thuộc quy hoạch của dự án nhưng chưa xây dựng kế hoạch thu hồi đất, giao đất để chủ động trong việc điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, giao đất phục vụ cho EVN triển khai dự án.

Cơ bản hoàn thành quyết toán

“Tại cuộc họp rà soát mới đây, chúng tôi cũng yêu cầu Sở Tài chính tham mưu UBND tỉnh trong công tác quyết toán phần kinh phí (250 tỷ đồng) do PVN chuyển cho địa phương để thực hiện công tác bồi thường, GPMB và tái định cư dự án - làm cơ sở phục vụ cho việc chuyển giao giữa PVN và EVN sau này”, Phó Chủ tịch Ngân thông tin thêm.

Về vấn đề này, trao đổi với PLVN, bà Lê Thị Tuyển - Phó Giám đốc Sở Tài chính Quảng Bình cho hay, thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh, sở này đã phối hợp với Ban Quản lý Dự án Điện lực Dầu khí Vũng Áng - Quảng Trạch và các đơn vị liên quan tiến hành kiểm tra hồ sơ, khối lượng để thực hiện công tác quyết toán phục vụ chuyển giao dự án, và hiện tại thì mọi việc đã cơ bản hoàn thành.

“Đến thời điểm này, việc bồi thường, GPMB đã quyết toán gần xong. Cụ thể, đã xong hơn 230/250 tỷ đồng, khoảng 16 tỷ còn lại cũng đã có khối lượng và chúng tôi đang hoàn thiện các hồ sơ, thủ tục. Mọi việc sẽ hoàn thành đúng kế hoạch mà tỉnh yêu cầu để phục vụ công tác bàn giao giữa 2 Tập đoàn”, bà Tuyển khẳng định.

Những động thái này cho thấy Quảng Bình đã và đang dồn lực để làm “nóng” dự án, và mong muốn chủ đầu tư mới - EVN chia sẻ bằng những hành động thiết thức, khẩn trương... trên công trường Nhà máy Nhiệt điện Quảng Trạch I.

Đã quyết toán hơn 230 tỷ đồng

“Đến thời điểm này, việc bồi thường, GPMB đã quyết toán gần xong. Cụ thể, đã xong hơn 230/250 tỷ đồng, khoảng 16 tỷ còn lại cũng đã có khối lượng và chúng tôi đang hoàn thiện các thủ tục. Mọi việc sẽ hoàn thành đúng kế hoạch mà tỉnh yêu cầu để phục vụ công tác bàn giao dự án giữa 2 Tập đoàn”, bà Lê Thị Tuyển – Phó Giám đốc Sở Tài chính Quảng Bình.

http://baophapluat.vn/chinh-sach/hai-pho-chu-tich-tinh-op-du-an-nhiet-dien-quang-trach-310009.html Về đầu trang

Nhà máy TBS Long Giang: Tiêu thụ trên 8.000 tấn sắn nguyên liệu cho nông dân

(Nông Nghiệp Việt Nam 14/12, tr12, T.Phùng)

Vận chuyển sắn nguyên liệu đến NM

Nhà máy TBS Long Giang (thuộc Cty CP Tư vấn và Đầu tư Long Giang Thình) đóng tại xã Vĩnh Ninh, huyện Quảng Ninh, Quảng Bình, đã tăng cường tiêu thụ sắn nguyên liệu cho nông dân, hỗ trợ kịp thời cho bà con vũng bị ngập lũ lụt ở Quảng Bình, Quảng Trị.

Tính đến đầu tháng 12, NM đã thu mua trên 8.000 tấn sắn nguyên liệu cho nông dân các tỉnh với giá trung bình 1.200 đồng/kg.

Sản phẩm tinh bột sắn của NM có chất lượng đảm bảo, được tiêu thụ ở các tỉnh phía Bắc và xuất sang Trung Quốc, Đài Loan... Mức thu nhập bình quân của người lao động tại NM đạt khoảng 5 triệu đồng/người/tháng.

Trong niên vụ sản xuất vừa qua, NM đã đầu tư cho nông dân làm nhiều mô hình trình diễn sắn cao sản trên các chất đất khác nhau. Các mô hình sắn đạt năng suất từ 32-42 tấn/ha.

Theo ông Lê Văn Thơ - Giám đốc NM, ngoài việc mở rộng sản xuất, nâng cao công suất, đa dạng hóa sản phẩm, NM tiếp tục đầu tư hệ thống xử lý nước thải đạt chuẩn, nhằm làm tốt môi trường trong khu vực. Về đầu trang

III. Xã hội

Đổ nợ vì tiếp khách

(Người Lao Động Online 13/12, Lương Duy Cường; Người Lao Động 14/12, tr5, M.Tuấn)

Lãnh đạo Sở Y tế Quảng Bình ngày 13-12 cho biết Công an tỉnh Quảng Bình đã vào cuộc để làm rõ thông tin Trung tâm Y tế dự phòng (YTDP) huyện Tuyên Hóa chỉ trong 4 tháng đầu năm đã chi tiếp khách gần 300 triệu đồng.

Sự việc chỉ “lòi” ra khi chính đơn vị này có báo cáo gửi cấp trên trình bày về việc kinh phí hoạt động 7 tháng cuối năm thiếu hụt trầm trọng mà không có phương án giải quyết, trong đó có cả chế độ của cán bộ, nhân viên tại đây.

Sở dĩ dư luận quan tâm đến chuyện này bởi lâu nay Quảng Bình được xem là tỉnh nghèo, ngay kinh phí ngân sách cấp cho Trung tâm YTDP huyện Tuyên Hóa hoạt động cả năm 2016 cũng chỉ ở mức 3,4 tỉ đồng thì cái khoản “tiếp khách” như đã nêu quả là rất lạ. Dĩ nhiên, “tiếp khách” nhưng có khi không hẳn là tiếp khách. Chính cán bộ nhân viên ở trung tâm này cũng nói rõ là trong 4 tháng đầu năm chỉ có 2 đoàn khách đến trung tâm, mà tiếp mỗi đoàn đi ăn uống cao lắm cũng chỉ 5 triệu đồng, lấy đâu ra con số hàng trăm triệu đồng như vậy?

Đó là chuyện ở một đơn vị nhỏ. Thực ra, việc chi tiền ngân sách “tiếp khách” đến mức quá lãng phí hay dựa cớ để hợp thức hóa những khoản chi khác đã như một thứ dịch bệnh tràn lan. Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Hải Dương mới đây cũng buộc phải làm tờ trình xin cấp trên hỗ trợ kinh phí để trả các khoản nợ do tiếp khách tới 310 triệu đồng. Chủ một quán nhậu ở tỉnh Cà Mau từng đòi đốt trụ sở UBND một xã vì cán bộ xã này ký nợ tiền tiếp khách nhiều quá...

Cho nên, có lạ chăng là ở chỗ vì sao những kiểu chi bất hợp lý như vậy vẫn được quyết toán? Ông Trần Du Lịch (Đoàn Đại biểu Quốc hội TP HCM) từng thẳng thắn nói giữa nghị trường rằng khi ông đến thăm một nước, bạn đã không mời cơm vì ngân sách chưa có nhưng ở Việt Nam thì ăn nhậu vô tội vạ mà vẫn quyết toán được.

Có người nói vì ta quản lý lỏng lẻo, vì thiếu quy định cụ thể về chuyện tiếp khách nên lắm kẽ hở, dễ sinh lợi dụng. Quản lý lỏng lẻo thì rõ rồi nhưng quy định thì không thiếu. Thậm chí, chúng ta đã ban hành cả Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí (hiệu lực từ ngày 1-6-2006). Bộ Chính trị rồi Chính phủ cũng đã có rất nhiều chỉ thị, nghị định về việc này.

Quy định nhiều nhưng tình trạng lãng phí trong tiếp khách, rộng ra nữa là hội họp, du lịch, thăm viếng… trong các cơ quan nhà nước, đơn vị hành chính sự nghiệp vẫn xảy ra tràn lan thì rõ là vấn đề không thể giải quyết rốt ráo nếu chỉ dừng lại ở tuyên truyền, giáo dục, vận động.

Nợ công ở mức cao, bội chi luôn đe dọa ngân khố nên tiết kiệm chi tiêu ngân sách chính là một trong những cách phải làm ngay để giảm áp lực tài chính. Tiết kiệm chi tiêu ngân sách không chỉ trong những việc như mua sắm xe công, xây trụ sở… mà còn ở cả những việc rất thường ngày như tiếp khách. Vận nước thịnh suy cũng không từ đâu xa mà từ những hành động tiết kiệm chi tiêu công quỹ có phù hợp và chính sách quản lý có hiệu quả hay không... Về đầu trang

http://nld.com.vn/thoi-su-trong-nuoc/do-no-vi-tiep-khach-20161213233100977.htm

Xử lý thế nào với người đàn ông trong clip “dìm trẻ em vào thùng nước“?

(Lao Động Online 14/12, Quang Hùng)

Hình ảnh người đàn ông đang dìm hai em nhỏ vào lu nước. (Ảnh cắt từ clip)

Trẻ em được gia đình, nhà nước và xã hội bảo vệ tính mạng, thân thể, nhân phẩm và danh dự, mọi hành vi vi phạm quyền của trẻ em, làm tổn hại đến sự phát triển bình thường của trẻ em đều bị nghiêm trị.

Những ngày qua, một clip bạo hành trẻ em được cho là xảy ra ở Quảng Bình lan truyền trên mạng xã hội Facebook đã gây phẫn nộ cộng đồng mạng. Đoạn video clip này được đăng tải trên Fanpage “Hội những người yêu trẻ con” vào ngày 10.12 với chú thích “Vụ án bạo hành trẻ em mới xảy ra tại Quảng Bình đang gây xôn xao dư luận! Người cha tàn ác dìm con trai 1 tuổi của mình vào lu nước”.

Nội dung đoạn clip ghi lại hình ảnh một người đàn ông đang bạo hành 2 em nhỏ bằng cách dìm vào lu nước. Liên quan đến vụ việc, trưa ngày 13.12, một cán bộ Công an tỉnh Quảng Bình cho hay: “Chúng tôi đã nắm thông tin về đoạn clip bạo hành trẻ em đăng tải mấy ngày qua trên mạng xã hội, được cho rằng xảy ra ở Quảng Bình. Hiện tại chúng tôi đang xác minh tính chính xác của đoạn clip đó xem có phải xuất hiện ở Quảng Bình hay không, bởi thông tin nó còn khá mập mờ và không cụ thể”.

Luật sư Đặng Thị Tâm – Văn phòng Luật sư Quốc Thái, Đoàn Luật sư TP. Hà Nội phân tích: Theo quy định của pháp luật, trẻ em được gia đình, nhà nước và xã hội bảo vệ tính mạng, thân thể, nhân phẩm và danh dự, mọi hành vi vi phạm quyền của trẻ em, làm tổn hại đến sự phát triển bình thường của trẻ em đều bị nghiêm trị.

Cũng theo Luật sư Đặng Thị Tâm: Người đàn ông trong clip được đăng tải trên Facebook đã có hành vi dìm hai em nhỏ vào lu nước. Đây là hành vi hành hạ, ngược đãi, làm nhục trẻ em bị nghiêm cấm theo quy định tại Khoản 6 Điều 7 Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em 2004. Hành vi này có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng theo Điều 27 Nghị định 144/2013/NĐ-CP quy định xử phạtvi phạm hành chính về bảo trợ, cứu trợ xã hội và bảo vệ, chăm sóc trẻ em.

Nếu hành vi này gây hậu quả nghiêm trọng và trong trường hợp người đàn ông trên là cha của các cháu bé thì hành vi trên còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình được quy định tại Điều 151 Bộ luật Hình sự.

“Hành vi nói trên gây phẫn nộ trong dư luận, các cơ quan có thẩm quyền cần sớm vào cuộc xác minh và có hình thức xử lý đối với người đàn ông trong clip này” – Luật sư Tâm nhấn mạnh. Về đầu trang

http://laodong.com.vn/tu-van-phap-luat/xu-ly-the-nao-voi-nguoi-dan-ong-trong-clip-dim-tre-em-vao-thung-nuoc-620368.bld

3.000 tỉ bồi thường ngư dân sự cố Formosa, đã thực chi bao nhiêu?

(Lao Động Online 14/12, Khánh Hòa; Hải Quan Online 14/12, Thùy Linh; Tin Tức Online 14/12, Hải Yến)

Sau gần 2 tháng giải ngân, ngư dân 4 tỉnh bị thiệt hại bởi sự cố môi trường Formosa đã được nhận được hơn 50% số tiền bồi thường tạm ứng với 1.379,6 tỉ đồng.

Những số liệu chi tiết về tình hình giải ngân và huy động vốn trong năm 2016 vừa được Kho bạc Nhà nước công bố. Theo đó, tính đến ngày 13.12.2016, các phòng tài chính kế hoạch huyện của 4 tỉnh miền Trung là Hà Tĩnh, Quảng Trị, Quảng Bình, Thừa Thiên Huế đã rút 1.379,6 tỉ đồng/2.728 tỉ đồng để chi trả bồi thường cho người dân bị thiệt hại do sự cố môi trường biển Formosa, tương đương với 50,57% số kinh phí chuyển qua Kho bạc Nhà nước.

Khi được hỏi về tiến độ giải ngân tiền bồi thường cho ngư dân, ông Nguyễn Đức Hiệp, Vụ trưởng vụ kiểm soát chi - Kho bạc nhà nước cho biết vào đầu tháng 10.2016, Bộ tài chính đã chi trả 3.000 tỉ đồng cho 4 tỉnh liên quan và Kho bạc Nhà nước đã chuyển đủ 3.000 tỉ đồng về kho bạc huyện, tỉnh để chi trả cho ngư dân. Tuy nhiên, hiện nay kho bạc địa phương mới giải ngân thực tế mới là 1.379 tỉ và đây là số tiền trực tiếp chi trả trên tổng số 2.728 tỉ đồng tiền bồi thường cho danh sách đối tượng đền bù đã được UBND các tỉnh phê duyệt.

Đại diện Kho bạc nhà nước cho biết dù Bộ tài chính đã chuyển đủ 3.000 tỉ nhưng danh sách đền bù cụ thể được phê duyệt mới ở mức 2.728 tỉ đồng và trong quá trình chi trả bồi thường còn gặp một số vướng mắc do tình hình lũ lụt tại miền Trung nên tốc độ giải ngân hơi chậm.

Việc chi trả bồi thường cho ngư dân bắt đầu từ cuối tháng 10 sau khi Bộ Tài chính chuyển gần 3.000 tỉ đồng tiền tạm ứng cho 4 địa phương gồm 1.100 tỉ đồng cho tỉnh Quảng Bình, 1.000 tỉ đồng cho Hà Tĩnh, 500 tỉ đồng cho Quảng Trị và 400 tỉ đồng cho Thừa Thiên - Huế. Số tiền này được chuyển cho các địa phương để tạm ứng trước cho người dân 50% tiền bồi thường thiệt hại do Formosa gây ra theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Theo Kho bạc nhà nước, việc chi trả kinh phí bồi thường thiệt hại cho người dân được thực hiện bằng hình thức chuyển khoản trong trường hợp cá nhân có tài khoản, hoặc thanh toán bằng tiền mặt và tới nay việc chi trả được Kho bạc nhà nước nhận định là chính xác, không có tiêu cực.

Cũng theo Kho bạc nhà nước, tính đến ngày 30.11.2016, hệ thống kho bạc nhà nước kiểm soát đạt 659.386 tỉ đồng (không bao gồm chi trả nợ, viện trợ, chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính, dự phòng) bằng 78,8% dự toán năm. Luỹ kế giải ngân chi thường xuyên đến 30.11 là 654.628 tỉ đồng, đạt 84,3% so với dự toán năm 2015.

Thông qua công tác kiểm soát chi thường xuyên, các đơn vị của kho bạc đã phát hiện và yêu cầu bổ sung hồ sơ thanh toán khoảng 26.396 khoản chi chưa đủ thủ tục, từ chối thanh toán 24,6 tỉ đồng.

Đối với chi đầu tư xây dựng cơ bản, đến ngày 30.11 hệ thống kho bạc chi đạt 217.507,9 tỉ đồng và sau khi kiểm soát thanh toán vốn đầu tư, hệ thống kho bạc đã từ chối thanh toán 84 tỉ đồng do chủ đầu tư đề nghị thanh toán chưa đúng chế độ quy định. Tính đến ngày 7.12.2016, tổng khối lượng huy động vốn đạt 281.294 tỉ đồng, bằng 99,9% kế hoạch năm.

http://laodong.com.vn/kinh-te/3000-ti-boi-thuong-ngu-dan-su-co-formosa-da-thuc-chi-bao-nhieu-620311.bld Về đầu trang

Dạy học trên đỉnh núi Giăng MànCập nhật: Thứ tư, 14/12/2016 - 9h5'

(Cadn.com.vn 14/12, Đại Khải)

Ký ức về những điểm trường tranh tre, nứa lá luôn in đậm trong mỗi cán bộ, giáo viên Trường tiểu học và THCS số 2 Trọng Hóa.

Đỉnh núi Giăng Màn quanh năm mây phủ. Ở đó, có những người giáo viên lặng thầm vượt núi cắm bản “gieo” chữ cho con em đồng bào. Cuộc sống đối diện muôn vàn khó khăn, gian khổ, hiểm nguy nhưng các thầy cô giáo vẫn một lòng bám trường, bám lớp. Với họ, niềm hạnh phúc lớn nhất là nhìn thấy con em đồng bào dân tộc được đến lớp mỗi ngày theo học con chữ. Họ là những người giáo viên Trường tiểu học và THCS số 2 Trọng Hóa (xã miền núi Trọng Hóa, H. Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình).

Nhọc nhằn đường lên lớp

Sau nhiều cuộc hẹn, cuối cùng tôi đã có cuộc hành trình với những giáo viên cắm bản lên đại ngàn Trường Sơn. Một ngày đầu đông, khoảng 4 giờ 30 sáng, tôi gặp thầy Đoàn Anh Tuấn (giáo viên Trường tiểu học và THCS số 2 Trọng Hóa) tại điểm hẹn. Trời vùng cao mưa như trút nước, những cơn gió lạnh đầu mùa bắt đầu tràn về. Sợ chúng tôi không thể đi cùng vì mưa lũ, thầy Tuấn khuyên nên chờ đến dịp nắng ráo hãy đi. Nhưng chúng tôi vẫn quyết định cùng các thầy “xẻ núi, băng rừng” đến với các điểm trường heo hút nơi vùng biên giới Việt – Lào. “Do đường đi lại khó khăn hiểm trở, sáng nay lại mưa to nên các giáo viên hẹn nhau cùng đi một lúc, đề phòng có chuyện bất trắc xảy ra”, thầy Tuấn nói.

Sau hơn 3 giờ đồng hồ xuất phát từ thị trấn Quy Đạt (H. Tuyên Hóa, Quảng Bình), chúng tôi mới chạm đất xã Trọng Hóa. Từ đây, muốn vào đến Trường TH và THCS Ra Mai phải rẽ vào một con đường bê-tông nhỏ, dốc cao thẳng đứng. Phía bên trái là đỉnh núi Giăng Màn cao chót vót, bên phải là khe Dọi nước chảy đục ngầu. Thỉnh thoảng, chúng tôi lại bắt gặp những thác nước từ trên cao đổ xuống ào ào như muốn cuốn trôi đi tất cả. Vượt qua 3 con suối nhỏ nhưng nước chảy rất xiết, xe của hai cô giáo bị chết máy giữa dòng phải lội xuống dắt bộ. Một cô giáo bị té ngã giữa dòng suýt bị nước cuốn trôi, may mà có một thầy giáo lao ra giữ lại.

Qua khe Ka Định đến khe Cáp Pi, rồi khe Hà Nôông, đây là một trong những “cửa ải” khó khăn, là nỗi sợ hãi của giáo viên, nhất là những giáo viên nữ. Bởi muốn vượt qua con suối này trong mùa mưa lũ là phải khiêng xe. Hàng chục chiếc xe máy đang xếp hàng chờ được khiêng. Trước hết, những giáo viên nữ được các thầy dắt qua trước. Một số thầy thì hì hục chặt cây làm đòn khiêng. Trận mưa rừng đêm trước vẫn xối xả như trút nước. Nước khe vẫn đổ ào ào và càng chảy xiết hơn. Lột hết quần áo dài, cứ bốn thầy một xe vật lộn với dòng nước đục ngầu đang cuồn cuộn chảy. Chiếc xe đầu tiên, rồi xe thứ 2, thứ 3... được các thầy nhọc nhằn đưa qua. Đang khiêng chiếc xe cuối cùng thì có hai thầy bị trượt chân té ngã suýt bị nước cuốn. Tôi và những người đứng trên bờ sợ đến thót tim. Mấy thầy giáo trẻ dũng cảm lao ra giữa dòng, người trên bờ giữ chắc con sào bằng gỗ, một tay bám chặt lấy gốc cây mới kéo người dưới nước lên được. Sau gần 30 phút vật lộn với thủy thần, cuối cùng hàng chục chiếc xe cũng được đưa qua.

Dạy học nơi sơn cùng, thủy tận

Để dạy học tại các bản làng thuộc Trường tiểu học và THCS số 2 Trọng Hóa, ngoài công việc chuyên môn, các thầy cô giáo nơi đây còn phải cùng ăn, cùng ở, cùng làm và cùng nói tiếng dân tộc với bà con và học sinh. Trong ký ức của thầy giáo Đinh Thanh Liêm (quê thị trấn Quy Đạt, H. Minh Hóa) vẫn còn nhớ rõ kỷ niệm đi “bắt” học sinh đến lớp. Đó là những ngày đầu năm học 2009 - 2010, điểm trường bản Sy vừa được mở. Trước đó, tất cả con em nơi đây đều không biết chữ. Thời gian đầu mới mở lớp, các em có vẻ hào hứng, nhưng chỉ một thời gian ngắn là bỏ học gần hết. Lớp học được 15 em có 10 em bỏ học theo cha mẹ đi kiếm cái ăn. Có nhiều em vào tận bản Sòn cách lớp học hơn hai giờ đồng hồ đi bộ. Bằng mọi giá không để học sinh bỏ học, thầy cùng một đồng nghiệp quyết định băng rừng, vượt suối vào bản Sòn “bắt” học sinh về. Sau hai ngày lặn lội “bốn cùng” với học sinh và dân bản, thầy đã đưa toàn bộ học trò về lại trường. Thầy Liêm kể: “Khi tôi vào vận động thì bị bố mẹ các em phản đối nhiều lắm. Họ nói là “cái ăn chưa no làm sao lo việc học”. Vậy là tôi phải vận dụng hết vốn liếng tiếng dân tộc của mình để giải thích họ mới nhận ra ý nghĩa của việc cho con cái đến trường. Chừ các anh thấy đấy, học sinh ở đây đã quen việc đến lớp học chữ rồi, đó cũng là niềm hạnh phúc lớn nhất của anh, chị em giáo viên cắm bản chúng tôi”.

Ngoài công tác dạy học, giáo viên còn vận động bà con xóa bỏ các hủ tục lạc hậu, hướng dẫn họ thực hiện ăn uống vệ sinh, quan tâm đến việc học hành của con cái. Đáp lại nghĩa tình của người giáo viên, bà con dân bản luôn tận tình giúp đỡ, cưu mang các thầy cô trong những ngày mưa lũ cô lập, lương thực cạn kiệt. Trưởng bản K Oóc, Hồ Liên phấn khởi: “Dân bản miềng quý thầy cô giáo lắm! Họ không chỉ dạy cho con em cái chữ Bác Hồ mà còn giúp bà con làm nhà cửa, cho thuốc chữa bệnh, bày cho đồng bào cách sống định canh, định cư, xóa bỏ các hủ tục lạc hậu”.

Hơn 30 năm cắm bản gieo chữ nơi đại ngàn Trường Sơn, thầy Đinh Văn Hướng được nhiều đồng nghiệp gọi vui là Hồ Hướng, vì thầy đã gắn bó với đồng bào dân tộc quá lâu. Trong suốt thời gian ấy, dấu chân thầy đã in đậm trên tất cả các bản làng. Việc nói tiếng dân tộc của thầy đã trở nên quen thuộc như tiếng mẹ đẻ. Mọi phong tục tập quán nơi đây thầy đều biết hết. Khi rảnh rỗi, thầy gọi học sinh đi đánh cá về nấu cơm ăn chung. Vì thế mà học sinh và dân bản nơi đây rất yêu quý thầy. “Sống lâu với đồng bào và học sinh dân tộc vùng biên giới quen rồi. Nếu cấp trên không phân công về xuôi thì tôi nguyện ở lại cắm bản đến khi về hưu luôn”, thầy Hướng tâm sự. Về đầu trang

http://cadn.com.vn/news/137_159137_da-y-ho-c-tren-di-nh-nu-i-giang-ma-n.aspx

Người Vân Kiều vượt đèo dốc “bắt” con chữ

(Nông Thôn Ngày Nay 13/12, tr13, Phan Phương)

Nơi núi rừng biên ải xa xôi thuộc xã Trường Sơn, huyện Quảng Ninh (Quảng Bình), người Vân Kiều đang nỗ lực hết mình để chinh phục con chữ, mở mang kiến thức...

Cõng bàn ghế lên non dựng lớp

Nằm lọt thỏm giữa bốn bề là núi non, xã Trường Sơn, huyện Quảng Ninh là nơi sinh sống của đa số bà con dân tộc Vân Kiều. Xã có 20 bản làng, địa bàn trải rộng, có nhiều bản cách xa trung tâm xã cả ngày đường đi bộ. Một trong những bản xa nhất, nằm tận đường biên giới Việt-Lào là bản Dốc Mây. Bản này hiện chưa có điện, có đường, về trung tâm xã phải mất hơn một ngày đường đi bộ, leo qua từng đỉnh núi tai mèo nhọn hoắt.

Hôm chúng tôi dẫn đoàn từ thiện lên xã Trường Sơn, trưởng bản Dốc Mây Hồ Hải đưa danh sách các hộ dân đi nhận quà từ thiện, trong đó hơn một nửa phải điểm chỉ ký nhận quà vì không biết chữ. Trưởng bản Hồ Hải giải thích rằng, do bản Dốc Mây xa ngái quá nên việc học của người dân nơi đây khó khăn. Vì vậy một thế hệ người Vân Kiều ở bản Dốc Mây đến nay vẫn mù chữ. “Không biết chữ nên người Vân Kiều ở đây thiệt thòi nhiều thứ lắm. Có cuốn sách, tờ báo bộ đội đem vào cho cũng không biết đọc; đi nhận hàng cứu trợ cũng phải điểm chỉ. Ai vô bản buôn bán cái chi cũng không biết sao mà tính toán...” – ông Hải giải bày.

Ông Nguyễn Văn Tráng - Chủ tịch Ủy ban MTTQ xã Trường Sơn cho biết, 2 năm trước chính quyền xã đã phối hợp bộ đội biên phòng và Trường Tiểu học Long Sơn quyết tâm mở bằng được điểm trường ở Dốc Mây. “Dân bản cũng mừng và hào hứng lắm. Để mở được điểm trường trong đó, cả 20 hộ dân Dốc Mây đã cử người vượt đá tai mèo, gùi bàn ghế, vật liệu, đồ dùng vào bản để dựng trường, lớp... Và thành quả là điểm trường Dốc Mây đã có 15 cháu học từ lớp 1 đến lớp 5 và 5 cháu học cấp 2 ở trung tâm xã” – ông Tráng kể.

Nhọc nhằn con chữ vượt sông

Không nằm sát biên giới Việt - Lào nhưng để đến được với bản Hôi Rấy, xã Trường Sơn chỉ có 1 con đường độc đạo là vượt sông Long Đại qua gần chục cái thác lớn nhỏ. Mùa nắng còn được, nhưng mùa mưa lũ thì con đường độc đạo trở nên hiểm nguy khôn lường.

Việc học của con em Vân Kiều nơi đây quả thật là còn lắm nhọc nhằn. Ông Nguyễn Văn Tráng cho biết, vừa qua bản Hôi Rấy vừa mới thành lập được một điểm trường mầm non nhưng chưa có nhà lớp học. Cũng may trong bản có căn nhà nhỏ lợp tấm fibro xi măng của hộ ông Hồ Kên, bản đã mượn tạm để các cô, các cháu dạy học.

Phụ trách lớp học mầm non là 2 cô giáo trẻ của thế hệ 9X Trần Thị Hồng và Trương Thị Trang. Lớp học hiện có 18 học sinh mầm non, cửa bằng mấy tấp ván ghép lại. Một ít ghế nhựa được đưa về; không nhà vệ sinh nên cô Trang và Hồng vây lại mảnh bạt để làm nơi rửa ráy cho các cháu.

Ở bản Hôi Rấy còn có 1 điểm trường tiểu học với 24 cháu học sinh tiểu học. Nói là điểm trường cho oai, chứ thực chất đây vốn là một cái nhà văn hóa của bản đã xuống cấp trầm trọng. Phụ trách điểm trường này là 3 thầy giáo, trong đó có 2 thầy giáo là Trần Minh Tâm đã có thâm niên 20 năm “cắm” ở các bản trong xã. Còn thầy Nguyễn Văn Dinh có ít hơn, mới khoảng 8 năm.

Hôm chúng đến, thầy Dinh đang một mình đứng 2 lớp trong cùng 1 phòng. Vì chỉ có một phòng học duy nhất nên buổi sáng các thầy dạy hai lớp, 1 và 3; chiều dạy lớp, 2 và 4. Ở cuối ngôi nhà có 1 phòng ngăn tạm là nơi thầy ở. 4 thầy ngủ chung trên 2 cái giường nhỏ...

Ông Nguyễn Văn Tráng cho biết: "Nhiều lần xã đề nghị capáp vốn xây điểm trường Hôi Rấy, huyện đồng ý nhưng chỉ ghi vốn có 200 triệu đồng. Trong khi để xây dựng được trường phải mất đến tiền tỷ”. Về đầu trang

Nguyện trọn đời làm giáo viên cắm bản

(Giáo Dục & Thời Đại Online 14/12, Đại Khải – Xuân Vương)

Chuyện thầy giáo Đinh Văn Hướng - Giáo viên Trường TH và THCS số 2 Trọng Hóa (huyện miền núi Minh Hóa, Quảng Bình) nguyện dành trọn cả cuộc đời cắm bản gieo chữ giữa đại ngàn Trường Sơn trở thành tấm gương mẫu mực cho các thế hệ cán bộ, giáo viên địa phương.

Bao năm dạy học nơi miền biên viễn, thầy chỉ có một tâm niệm, con em đồng bào dân tộc nơi vùng cao biên giới đều được đến trường học chữ, lớn lên làm những việc có ích cho bản thân, gia đình và quê hương.

Dấn thân nơi “sơn cùng, thủy tận”

Một sáng trời đông lạnh giá, chúng tôi men theo con đường gập ghềnh, dốc dựng đứng đến với bản Ra Mai (xã Trọng Hóa) gặp thầy Đinh Văn Hướng - người gần như trọn đời gắn bó với các điểm trường heo hút nhất miền biên giới Việt - Lào.

Trong cái rét đầu mùa, thầy vẫn say sưa dạy cho các em từng con chữ, phép toán. Tiếng của thầy nhẹ nhàng ấm áp, tiếng học trò đọc bài vang vọng cả một góc biên cương.

Nói về chuyện của mình, thầy kể: Năm 1978, thầy tốt nghiệp Trường Trung cấp Sư phạm Huế rồi về giảng dạy tại Trường cấp 1 Dân Hóa (nay là Trường TH và THCS Dân Hóa).

Dạy ở đây được 4 năm, theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc, thầy rời xa mái trường thân yêu và học trò lên đường làm nhiệm vụ. Đến năm 1986, thầy rời quân ngũ rồi trở về tiếp tục theo sự nghiệp trồng người nơi vùng biên giới này.

Thấy điều kiện học tập của các em nơi các bản, làng vùng biên giới còn khó khăn, thầy xung phong vào đứng chân dạy học. Điểm trường đầu tiên thầy đến là một trong những bản làng xa xôi, cách trở nhất - bản Rục ở xã Thượng Hóa.

Thầy nhớ lại: “Lúc tôi chọn lên đây, gia đình ai cũng phản đối. Bởi đồng bào Rục ở xã Thượng Hóa lúc đó là một vùng biệt lập hoàn toàn, nằm sâu trong núi, cách quê tôi khoảng 70 km đường rừng. Mỗi lần đến lớp phải chuẩn bị đồ từ sáng sớm, đi bộ nguyên một ngày trời mới vào tới”.

Đồng bào Rục ngày ấy chỉ có 9 hộ, với 32 nhân khẩu sống biệt lập trong các hang núi heo hút giữa đại ngàn Trường Sơn, trình độ dân trí thấp nên việc đưa cái chữ đến với trẻ em nơi đây quả là một điều hết sức khó khăn.

Thầy chia sẻ: “Để bám trụ được với bà con đồng bào Rục và dạy chữ cho trẻ em nơi đây, trước hết phải học tiếng của họ đã, phải sống như một người ở đây.

Rồi từ đó, mình làm quen với họ, gần gũi với họ mới có thể động viên được học sinh đến lớp được. Mình đã khó khăn, nhưng nhìn các em học sinh quần áo rách rưới, nhem nhuốc lại thấy thương!

Nhất là những lúc trời mưa lạnh thấy các em không có áo ấm để mặc đến lớp, đôi chân tím tái vì lạnh nên mình phải đốt lửa lên sưởi ấm cho các em rồi mới dạy được”.

Tận tâm cống hiến cho giáo dục vùng khó

Việc khó khăn nhất đối với mỗi giáo viên cắm bản nơi đây chính là ngôn ngữ giao tiếp. Để vượt qua rào cản này, thầy phải vừa dạy học trò, vừa nhờ trò dạy lại tiếng. Có khi hai bên chưa hiểu ngôn ngữ nhau, thầy phải dùng tất cả mọi cử chỉ, hành động để truyền dạy.

Thầy cho hay, ngày đó, đồng bào bản Rục còn hết sức khó khăn. Học sinh đến lớp không đủ sách vở. Bảng viết được cắt ra từ tấm ván nhỏ, phấn viết là than củi.

Học sinh lên lớp được đôi ba bữa là bỏ theo cha mẹ vào rừng, vào núi ở. Để níu chân học trò, phải vào tân rừng sâu xin gia đình để đưa các em ra.

Khó khăn chồng chất khó khăn, xa vợ xa con nhiều lúc muốn về nhà nhưng thời tiết mưa lũ nên có khi ba, bốn tháng thầy mới về thăm nhà một lần.

Thầy tâm sự: “Lúc đó, cơm không có ăn, mình phải vào rừng cùng dân bản để đào từng củ mài, củ nu, hái từng bó rau rừng để ăn qua ngày.

Căn bệnh sốt rét thường xuyên hành hạ như muốn đánh ngục ý chí, niềm tin của mình. Nhưng cứ nghĩ đến lũ trẻ nơi đây, khiến tôi càng quyết tâm bám trường, bám lớp dạy chữ cho các em”.

Rồi cứ thế suốt hơn 27 năm ròng rã, thầy trở thành người giáo viên cắm bản gieo chữ ở đồng bào Rục. Đến năm 2013, thầy có quyết định chuyển về công tác tại Trường TH và THCS số 2 Trọng Hóa.

Ngày thầy rời bản, rồi điểm trường, người dân, học sinh trong bản đã khóc đòi thầy ở lại, không cho đi. Thầy kể: “Lúc đó nhiều người còn làm đơn gửi lên Phòng Giáo dục và Đào tạo để xin cho mình ở lại, giải thích mãi với họ rằng: “Đây là công việc của Nhà nước! Thầy lên đó để dạy cho nhiều em khó khăn hơn, khi nào có thời gian tôi lại về với bà con”. Lúc đó, họ mới đồng ý cho tôi đi”.

Với hơn 30 năm tuổi nghề, thầy không thể nhớ hết đôi chân của mình đã vượt bao nhiêu đèo, lội bao nhiêu con suối, đến bao nhiêu hộ dân để vận động học sinh tới lớp.

Giờ đây khi chuẩn bị bước qua tuổi 58, nhưng thầy Đinh Văn Hướng vẫn ngày đêm miệt mài bám bản, bám làng, dạy học nơi miền biên viễn. Trong thầy vẫn không nguôi tấm lòng nhiệt huyết với nghề, với sự nghiệp giáo dục vùng khó. Về đầu trang

http://giaoducthoidai.vn/giao-duc/nguyen-tron-doi-lam-giao-vien-cam-ban-2683433-b.html

UBND tỉnh Quảng Bình gửi thư cảm ơn báo Giáo dục và Thời đại

(Giáo Dục & Thời Đại Online 14/12)

Ông Nguyễn Hữu Hoài - Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình - vừa thay mặt lãnh đạo và người dân Quảng Bình gửi thư cảm ơn tới báo Giáo dục và Thời đại đã sát cánh cùng người dân vùng lũ trong lúc khó khăn.

Như tin đã đưa, vào tháng 10/2016, nhân dân Quảng Bình đã gánh chịu trận lũ lụt lịch sử gây thiệt hại và mất mát lớn về người và tài sản.

Trong hoàn cảnh đó, phóng viên của báo Giáo dục và Thời đại đã có mặt kịp thời để đưa tin về tình hình mưa lũ cũng như công tác ứng phó, khắc phục hậu quả lũ lụt tại địa phương.

Những tin tức cập nhật, những hình ảnh chân thực của các phóng viên ghi lại đã thể hiện sự chia sẻ, động viên sâu sắc đối với người dân vùng lũ lụt, đồng thời là cầu nối kêu gọi sự ủng hộ hiệu quả, thiết thực từ các tổ chức, cá nhân hảo tâm trong và ngoài nước, giúp bà con vùng lũ lụt nhanh chóng đi vào ổn định cuộc sống và phục hồi sản xuất.

Ông Nguyễn Hữu Hoài chia sẻ: Sự chung sức, sát cánh cùng với người dân vùng lũ trong lúc khó khăn của các phóng viên là nghĩa cử cao đẹp mà người dân Quảng Bình không bao giờ quên.

Thay mặt lãnh đạo và người dân Quảng Bình, tôi trân trọng cảm ơn tình cảm của báo Giáo dục và Thời đại, phóng viên báo Giáo dục và Thời đại đã dành cho người dân Quảng Bình trong những ngày lũ lụt vừa qua.

Trong thời gian tới, tỉnh Quảng Bình mong muốn tiếp tục nhận được sự quan tâm, hỗ trợ tuyên truyền của các cơ quan truyền thông cũng như của báo Giáo dục và Thời đại trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ kinh tế- xã hội đã đề ra. Về đầu trang

http://giaoducthoidai.vn/ket-noi/ubnd-tinh-quang-binh-gui-thu-cam-on-bao-giao-duc-va-thoi-dai-2687715-v.html

Quảng Bình: Ký kết phối hợp bảo vệ rừng

(Giáo Dục & Thời Đại Online 14/12, Vĩnh Quý)

Lễ ký kết phối hợp công tác giữa Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng và Chi cục Kiểm lâm tỉnh Quảng Bình.

Ngày 13/12, Bộ Chỉ huy BĐBP và Chi cục Kiểm lâm tỉnh Quảng Bình đã tổ chức lễ ký kết phối hợp giữa hai đơn vị nhằm tăng cường công tác quản lý bảo vệ rừng khu vực biên giới, đấu tranh phòng chống buôn lậu, vận chuyển trái phép lâm sản qua biên giới trên địa bàn tỉnh Quảng Bình.

Tại lễ ký kết, hai bên thống nhất cao về trách nhiệm, nội dung và biện pháp phối hợp trong quản lý, bảo vệ rừng khu vực biên giới, đấu tranh phòng chống buôn lậu, vận chuyển trái phép lâm sản qua biên giới trên địa bàn tỉnh.

Ngoài ra, quá trình phối hợp phải bảo đảm chặt chẽ, thống nhất, an toàn nội bộ và hỗ trợ lẫn nhau trong thực hiện nhiệm vụ, không gây cản trở hoặc làm ảnh hưởng đến nhiệm vụ chung công việc chuyên môn giữa các bên phối hợp, cần tuyệt đối giữ bí mật về kế hoạch, phương án, biện pháp nghiệp vụ, mệnh lệnh của người chỉ huy trước, trong và sau khi phối hợp.

Với sự phối hợp chặt chẽ giữa Bộ Chỉ huy BĐBP và Chi cục Kiểm lâm tỉnh Quảng Bình, năm 2016 đã phát huy tính tích cực nhiệm vụ của mỗi bên và luôn lấy là cơ sở pháp lý để xác định trách nhiệm của mình trong công tác bảo vệ, phòng cháy, chữa cháy và đấu tranh phòng, chống hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng.

Với những nội dung cơ bản trong kế hoạch phối hợp như xây dựng cơ chế chính sách, phối hợp tham mưu, đề xuất với UBND tỉnh về những chủ trương, chính sách, biện pháp tăng cường công tác quản lý, bảo vệ rừng qua đó cùng đấu tranh ngăn chặn hoạt động buôn lậu, vận chuyển trái phép lâm sản qua biên giới.

Trao đổi thông tin quan trọng về quản lý, bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng; hoạt động của người, phương tiện trong khu vực biên giới, nắm rõ phương thức hoạt động của các đối tượng vi phạm liên quan đến lính vực quản lý, bảo vệ rừng; tăng cường kiểm tra, kiểm soát nhằm phát hiện, đấu tranh ngăn chặn và xử lý các hành vi xâm hại rừng.

Song song với đó là công tác giáo dục pháp luật cho nhân dân khu vực biên giới; công tác tập huấn, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho lực lượng tham gia quản lý, bảo vệ rừng...

Đánh giá công tác thực hiện trong thời gian qua, cả hai đơn vị nhận thấy việc phối hợp thời gian qua vẫn còn bộc lộ một số hạn chế dẫn đến công tác đấu tranh với các đối tượng vi phạm pháp luật trên địa bàn tỉnh chưa mang lại hiệu quả cao, các đơn vị thực hiện còn chủ quan trong thực hiện nhiệm vụ của mình...

Việc ký kết kế hoạch phối hợp giữa hai lực lượng để phù hợp với thực tiễn công tác là điều hết sức cần thiết, làm cơ sở pháp lý để mỗi bên xác định trách nhiệm của mình trong công tác bảo vệ rừng trong thời gian tới... Về đầu trang

http://giaoducthoidai.vn/thoi-su/quang-binh-ky-ket-phoi-hop-bao-ve-rung-2685398-c.html

Hướng đến hỗ trợ toàn diện nạn nhân bom mìn

(Tin Tức Online 14/12, Xuân Cường)

Quang cảnh hội nghị

Ngày 14/12, tại Hà Nội, Bộ Lao động Thương binh Xã hội (LĐTBXH) đã tổ chức "Hội nghị tăng cường hợp tác quốc tế hỗ trợ nạn nhân bom mìn sau chiến tranh".

Việt Nam là một trong những quốc gia bị ô nhiễm bom mìn lớn nhất và chịu hậu quả nặng nề nhất trên thế giới. Theo ước tính, số bom đạn còn sót lại sau chiến tranh khoảng 800.000 tấn, làm ô nhiễm trên 20% diện tích đất đai toàn quốc.

Từ năm 1975 đến nay, bom mìn tồn sót đã làm hơn 40.000 người bị chết, 60.000 người bị thương, trong đó phần lớn là lao động chính trong gia đình và trẻ em. Chỉ tính riêng một số tỉnh miền Trung, gồm: Quảng Bình, Bình Định, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế và Quảng Ngãi, đã có trên 22.800 nạn nhân do bom mìn, trong đó, 10.540 người chết và 12.260 người bị thương.

Theo bà Lê Kim Dung, Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế (Bộ LĐTBXH), tai nạn bom, mìn vẫn còn xảy ra, số người bị thương vong do bom mìn sau chiến tranh vẫn tăng. Do đó, hỗ trợ nạn nhân bom mìn sau chiến tranh là một trong những hoạt động quan trọng trong chương trình Hành động quốc gia khắc phục hậu quả bom mình giai đoạn 2010-2020 (chương trình 504).

Chương trình nhằm huy động nguồn lực trong nước và quốc tế nhằm giảm thiểu và tiến tới khắc phục hoàn toàn ảnh hưởng của bom mìn, đảm bảo an toàn cho nhân dân, giúp đỡ nạn nhân bom mìn hòa nhập cộng đồng.

“Tuy nhiên, thực tế tế cho thấy việc cấp cứu, hỗ trợ nạn nhân bom, mìn còn nhiều bất cập, do những hạn chế về cơ sở vật chất, dịch vụ tại các địa phương. Trong khi đại đa số nạn nhân bom, mìn sống ở nông thôn, có điều kiện sống khó khăn, thuộc các hộ nghèo, hoặc cận nghèo, không có việc làm, thu nhập bấp bênh. Với nguồn lực còn hạn chế, bài toán đặt ra là làm thế nào để có thể sử dụng tốt nhất nguồn lực sẵn có, để trợ giúp hiệu quả, đúng đối tượng, tránh bỏ sót các trường hợp cần trợ giúp, cũng như cần tránh chồng chéo trong việc trợ giúp các đối tượng xã hội nói chung, đảm bảo công bằng xã hội”, bà Lê Kim Dung cho biết.

Ông Đào Hữu Minh, Cục Bảo trợ xã hội cho biết: Công tác hỗ trợ các nạn nhân bom, mìn hoà nhập cộng đồng đã được Đảng, Nhà nước quan tâm. Nhiều văn bản quy phạm pháp luật quy định về trợ giúp nạn nhân bom mìn lồng ghép với chính sách trợ giúp người khuyết tật, trợ giúp đối tượng bảo trợ xã hội; được ban hành.

Các chính sách trợ giúp với nạn nhân bom mìn như: Trợ cấp hàng tháng, tiếp nhận nạn nhân bom mìn là người khuyết tật đặc biệt nặng, không có khả năng chăm sóc ở cộng đồng, không có người nuôi dưỡng vào cơ sở bảo trợ xã hội.

"Nạn nhân bom mìn là đối tượng bảo trợ xã hội được cấp thể bảo hiểm y tế; khi chết họ được hỗ trợ mai táng phí; những người trong độ tuổi lao động được tạo việc làm, ổn định cuộc sống; những người đang học văn hoá, học nghề được miễn phí… Tuy nhiên việc hỗ trợ này mới chỉ hướng đến đối tượng nạn nhân thương tật nặng và vùng bị ô nhiễm nặng. Cục Bảo trợ xã hội đang xây dựng dự thảo Kế hoạch hỗ trợ giúp đỡ nạn nhân bom mìn hòa nhập cộng đồng, lồng ghép trong chương trình hỗ trợ người khuyết tật giai đoạn 2017-2020. Trước mắt, đến tháng 6/2017, Cục Bảo trợ xã hội và Sở LĐTBXH các địa phương ô nhiễm nặng bom mìn, sẽ hoàn thành cấp giấy chứng nhận thương tật nhẹ cho nạn nhân bom mìn, để họ được hưởng các dịch vụ công ích như được giảm giá khi đi xe buýt, mua vé thăm quan, khám chữa bệnh…” ông Đào Hữu Minh cho biết.

Bên cạnh đó, các địa phương phát triển mạng lưới các cơ sở cung cấp dịch vụ công tác xã hội và phục hồi chức năng cho nạn nhân bom mìn; Phối hợp với các tổ chức quốc tế xây dựng mô hình chăm sóc, hỗ trợ sinh kế cho người khuyết tật và nạn nhân bom mìn tại một số tỉnh, thành. Đến nay, cả nước hiện có 107 cơ sở giáo dục chuyên biệt và 2.500 trường phổ thông tiến hành giáo dục hoà nhập... Về đầu trang

http://baotintuc.vn/van-de-quan-tam/huong-den-ho-tro-toan-dien-nan-nhan-bom-min-20161214130425124.htm

Mặt trận các tỉnh Bắc Trung Bộ tích cực vào cuộc, giúp nhân dân vượt khó

(Đại Đoàn Kết Online 14/12, Hữu Thu)

Phó Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam Lê Bá Trình chủ trì Hội nghị giao ban Công tác mặt trận cụm các tỉnh Bắc Trung Bộ năm 2016.

Sáng ngày 14/12, tại thành phố Huế đã diễn ra Hội nghị giao ban Công tác mặt trận cụm các tỉnh Bắc Trung Bộ năm 2016.

Ông Lê Bá Trình, Phó Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam; ông Bùi Thanh Hà, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế và ông Nguyễn Nam Tiến, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam Thừa Thiên Huế chủ trì hội nghị với sự tham dự của Chủ tịch và Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam 6 tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế.

Thay mặt Đảng bộ và Nhân dân Thừa Thiên Huế, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Bùi Thanh Hà chào mừng và tặng hoa Hội nghị.

Ông Võ Văn Chinh, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy Ban MTTQ Việt Nam Thừa Thiên Huế thay mặt Cụm trình bày Báo cáo tổng kết hoạt động của Mặt trận các tỉnh Bắc Trung Bộ.

Năm 2016, các tỉnh Bắc Trung Bộ, nhất là các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên Huế phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức bởi sự cố môi trường biển và lũ lụt hoành hành, điều này không chỉ làm ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất mà còn gây thiệt hại lớn về người và tài sản của nhân dân. Trước tình hình đó, Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp của 6 tỉnh Bắc Trung Bộ đã tích cực vào cuộc góp phần giúp nhân nhân ổn định cuộc sống; đồng thời nỗ lực triển khai nhiệm vụ trọng tâm là bầu cử Quốc hội và HĐND các cấp.

Đề cập về 5 nội dung thi đua, báo cáo cho biết: Mặt trận các cấp 6 tỉnh Bắc Trung Bộ thường xuyên tuyên truyền, vận động các tầng lớp nhân dân thực hiện các cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”; “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”; “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng,đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”; thực hiện đề án “Đổi mới công tác thông tin, tuyên truyền của MTTQVN”; Tăng cường nắm bát, tập hợp tâm tư, nguyện vọng, kiến nghị hợp pháp, chính đáng của nhân dân; Phát huy vai trò các nhân sĩ, trí thức, người tiêu biểu trong các tôn giáo, dân tộc tham gia giải quyết những vướng mắc, không để các thế lực lợi dụng xuyên tạc, chia rẽ, qua đó tập hợp và mở rộng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, phát huy dân chủ, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, hoàn thành nhiệm vụ chính trị năm 2016.

Triển khai cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam các tỉnh Bắc Trung Bộ đã kịp thời tham mưu để cấp ủy ban hành chỉ thị thực hiện.

Nhân dân các địa phương hưởng ứng không chỉ hiến đất mà còn góp công, góp của xây dựng nông thôn mới. Cụ thể, nhân dân Thừa Thiên Huế đóng góp trị giá 43,4 tỷ đồng; nhân dân Nghệ An hiến trên 390.000m2 đất, đóng góp trên 460.000 ngày công; nhân dân Thanh Hóa hiến trên 119ha đất, đóng góp trên 12.000 ngày công…

Để thực hiện cuộc vận động này, Thừa Thiên Huế đã tổ chức hội nghị “Mặt trận với cuộc vận động toàn dân tham gia đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”; Quảng Bình tham mưu để Ban Thường vụ Tỉnh ủy đề nghị chính quyền cấp 500 triệu đồng để triển khai thực hiện; Hà Tĩnh vận động nhân dân xây dựng vườn mẫu, khu dân cư kiểu mẫu, hiến đất làm đường, thủy lợi, dồn điền đổi thửa xây dựng cánh đồng mẫu…

95% khu dân cư đều tổ chức cả lễ và hội nhân “Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc”. Các chương trình mục tiêu quốc gia như về phòng chống tội phạm, ma túy, tệ nạn xã hội, HIV/AIDS, đảm bảo An toàn giao thông, dân số-kế hoạch hóa gia đình đều được Mặt trận các cấp phối hợp thực hiện; riêng Nghệ An đã cảm hóa giáo dục 2.178 người lầm lỗi, giúp đỡ 970 người nghiện ma túy tái hòa nhập cộng đồng, thiết lập 2.880 hòm thư tố giác tội phạm; Thanh Hóa cảm hóa, giáo dục, giúp đỡ 1.450 người lầm lỗi, xây dựng và duy trì 4.527 tổ hòa giải ở cơ sở; cùng Bộ đội Biên phòng vận động nhân dân 11 huyện miền núi và 16 biên giới tham gia phòng chống ma túy..

Các hoạt động vì người nghèo, từ thiện nhân đạo được Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp tích cực thực hiện trong đó mỗi tỉnh có cách làm riêng huy động được nhiều nguồn lực đóng góp vào qũy “Vì người nghèo” và chương trình an sinh xã hội, góp phần hỗ trợ, xây mới, sửa chữa nhà cho hộ nghèo, hỗ trợ các hộ nghèo vay vốn phát triển sản xuất vươn lên thoát nghèo bền vững. Trong đó, Qũy “Vì người nghèo” Thừa Thiên Huế nhận được 115 tỷ đồng; Quảng Bình trên 7,8 tỷ đồng;Hà Tĩnh trên 32 tỷ đồng; Quảng Trị trên 9 tỷ đồng; Nghệ An trên 42 tỷ đồng; Thanh Hóa trên 26 tỷ đồng.

Ngoài sự hỗ trợ của Nhà nước, từ nhiều nguồn ủng hộ, Mặt trận các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên Huế đã kịp thời giúp đỡ ngư dân bị ảnh hưởng sự cố môi trường biển ổn định cuộc sống, trong đó Thừa Thiên Huế trên 8,5 tỷ đồng; Quảng Bình gần 15 tỷ đồng và 30 tấn gạo; Hà Tĩnh 17,5 tỷ đồng và 30 tấn gạo; Quảng Trị trên 5,1 tỷ đồng.

Trong đợt lũ lụt vừa qua, Mặt trận các tỉnh ở Bắc Trung Bộ đã tiếp nhận và phân bổ tiền, hàng cứu trợ kịp thời giúp nhân dân vùng lũ ổn định cuộc sống. Trong đó, Quảng Bình trị giá trên 138 tỷ đồng; Hà Tĩnh trị giá trên 144 tỷ đồng; Quảng Trị trên 14,6 tỷ đồng; Thừa Thiên Huế gần 7 tỷ đồng; Nghệ An trên 30 tỷ đồng.

Thanh Hóa đã vận động nhân dân đóng góp gần 5,9 tỷ đồng nhằm chia xẻ với nhân dân vùng lũ miền Trung và trên 2 tỷ đồng ủng hộ đồng bào ở Nam Trung Bộ do bị ảnh hưởng hạn hán .

Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” được Mặt trận các tỉnh triển khai sâu rộng, phối hợp tuyên truyền, đưa các hội chợ, phiên chợ hàng Việt về tới khu dân cư đến tay người tiêu dùng, đáng chú ý Nghệ An tổ chức hơn 200 hội chợ; Thanh Hóa 137 lần tổ chức đưa hàng về nông thôn va tổ chức nhiều hội chợ giới thiệu hàng Việt Nam.

Công tác giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận các tỉnh từng bước đổi mới nâng cao chất lượng công tác giám sát, phối hợp với các tổ chức chính trị lựa chọn các chuyên đề giám sát phù hợp với địa phương. Trong đó, Quảng Bình tổ chức 4 cuộc giám sát bầu cử; thực hiện chính sách bồi thường giải phóng mặt bằng mở rộng quốc lộ IA,niêm yết giá thuốc tân dược và thanh toán của bệnh nhân..; Thừa Thiên Huế tổ chức 3 đợt giám sát bầu cử, 4 đoàn giám sát chương trình tín dụng của Ngân hàng NN&PTNT, chấp hành pháp luật trong việc bắt, giam, tạm giữ và thi hành án hình sự ; giám sát việc huy động nguồn lực của nhân dân trong xây dựng nông thôn mới, việc thực hiện chính sách Bảo hiểm xã hội tự nguyện và Bảo hiểm y tế toàn dân…

Hà Tĩnh tổ chức giám sát việc thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển nông thôn, giám sát về sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp, nâng cao hiệu quả giải quyết khiếu nại, tố cáo ở cơ sỏ, việc bảo hiểm xã hội ở các doanh nghiệp, giám sát về bảo đảm an toàn thực phẩm…; Nghệ An thực hiện 4 cuộc giám sát về công tác bầu cử; tổ chức phản biện xã hội Đề án quy định mức thu các loại phí và lệ phí thuộc thẩm quyền ban hành của địa phương, dự thảo mức thu học phí ở trường công lập, tham gia phản biện dự thảo Luật Tôn giáo, Tín ngưỡng, góp ý phẩn biện vào dự thảo Luật về Hội…, Thanh Hóa tổ chức 604 cuộc giám sát (trong đó cấp tỉnh là 8) liên quan đến bầu cử, phí và lệ phí, Bảo hiểm xã hội, an toàn vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ, thực hiện Luật người khuyết tật, Bảo vệ và chăm sóc trẻ em, kinh doan, sử dụng phân bón…

Bên cạnh những chuyển biến tích cực, Mặt trận các tỉnh cụm Bắc Trung Bộ nhìn nhận công tác thông tin, tuyên truyền còn nhiều hạn chế; hình thức tuyên truyền chư phong phú, chưa tạo dấu ấn riêng; một số phong trào thi đua, cuộc vận động do Mặt trận chủ trì ở một số địa phương kết quả chưa thật nổi bật, rõ nét.

Hội nghị đã thống nhất Chương trình phối hợp hành động năm 2017 của cụm thi đua các tỉnh Bắc Trung Bộ nhằm thực hiện tốt hơn 5 nội dung chính của phong trào và thống nhất giao Quảng Trị đảm đương vai trò Cụm trưởng . Về đầu trang

http://daidoanket.vn/cong-tac-mat-tran/mat-tran-cac-tinh-bac-trung-bo-tich-cuc-vao-cuoc-giup-nhan-dan-vuot-kho/141026

Hội Từ thiện tại Anh hỗ trợ người dân vùng lũ Quảng Bình

(VTVNews 13/12)

Đại diện Hội Từ thiện Mái ấm Việt Nam tại Anh vừa tổ chức trao quà hỗ trợ cho bà con dân tộc thiểu số tại xã Trường Sơn, huyện Quảng Ninh.

Các phần quà là nhu yếu phẩm phục vụ đời sống sau lũ như gạo, muối, nước mắm, thực phẩm khô, dụng cụ lọc nước, chăn ấm đã được đoàn trao cho bà con bản Pơ Luông và bản Zìn Zìn thuộc xã miền núi Trường Sơn, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình.

Trong các đợt mưa lũ vừa qua, Pơ Luông và Zìn Zìn là hai bản bị chia cắt hoàn toàn, đường tiếp viện hết sức khó khăn, bà con phải sống trong hoàn cảnh bị thiếu lương thực và nước uống nghiêm trọng. Các phần quà của các đơn vị thiện nguyện trong và ngoài nước lúc này là sự hỗ trợ kịp thời và rất đáng trân trọng.

Cũng trong đợt này, đoàn cứu trợ đã trao hơn 350 cặp phao cứu sinh và sách vở cho một số trường học bị thiệt do mưa lũ tại huyện Quảng Trạch và huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình.

http://vtv.vn/viet-nam-va-the-gioi/hoi-tu-thien-tai-anh-ho-tro-nguoi-dan-vung-lu-quang-binh-20161213151035047.htm Về đầu trang

Cùng chiêm ngưỡng vẻ đẹp của quần thể hang Tú Làn qua camera Samsung Galaxy S7 edge

(Dientutieudung.vn 13/12)

Sáng sớm ở cửa hang Ken.

Trong hành trình “Trải nghiệm Hệ sinh thái Galaxy kết hợp tham quan quần thể hang động Tú Làn” tại Quảng Bình vừa qua, Điện tử Tiêu dùng đã có dịp tham gia và mang đến cho bạn đọc những hình ảnh đầu tiên.

Hãy cùng chiêm ngưỡng vẻ đẹp của khu vực Tân Hóa (Quảng Bình) cũng như quần thể hang động Hang Ken và hang Tú Làn.

http://dientutieudung.vn/ra-pho/cung-chiem-nguong-ve-dep-cua-quan-the-hang-tu-lan-qua-camera-cua-samsung-galaxy-s7-edge/ Về đầu trang

Đội quy tập 589, Bộ CHQS tỉnh Quảng Bình phát hiện, cất bốc phần mộ liệt sĩ tại Lào

(Quân Đội Nhân Dân Online 14/12, Trần Dũng)

Đội quy tập 589 khai quật phần mộ liệt sĩ được tìm thấy trong hang đá thuộc bản Nhôm Ma Lạt Tạy - Lào

Chiều 13-12, Đội quy tập 589, Bộ CHQS tỉnh Quảng Bình phát hiện, cất bốc phần mộ liệt sĩ quân tình nguyện Việt Nam, tại huyện Nhôm Ma Lạt, tỉnh Khăm Muộn, Cộng hòa DCND Lào.

Phần mộ liệt sĩ quân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam được phát hiện trong hang đá, cách bản Nhôm Ma Lạt Tạy, thuộc huyện Nhôm Ma Lạt, tỉnh Khăm Muộn – Lào 3km về phía Tây. Quá trình cất bốc hài cốt liệt sĩ, cán bộ, nhân viên Đội quy tập 589 – Bộ CHQS tỉnh Quảng Bình tìm thấy các di vật như: Đế giày, vỏ đạn, tăng, vỏ lọ thuốc Penicilin, cùng một số đồ dùng cá nhân.

Theo nguồn tin của dân bản Nhôm Ma Lạt Tạy cung cấp, vào những năm 1968 đến 1972, địa điểm gần hang đá thuộc bản Nhôm Ma Lạt Tạy, nơi tìm thấy phần mộ liệt sĩ là địa bàn đóng quân của Trạm phẫu 35 của bộ đội Việt Nam. Sau khi cất bốc hài cốt liệt sĩ, cán bộ, nhân viên Đội quy tập 589, Bộ CHQS tỉnh Quảng Bình đã đưa phần mộ về địa điểm lưu giữ tại huyện Thà Khẹc để chuẩn bị các thủ tục đưa về an táng tại Việt Nam trong thời gian tới.

Đây là là phần mộ liệt sĩ thứ 11 được Đội quy tập 589, Bộ CHQS tỉnh Quảng Bình tìm kiếm, cất bốc được trong 2 tháng đầu mùa khô 2016 – 2017 tại tỉnh Khăm Muộn – Lào.

http://www.qdnd.vn/thong-tin-liet-si/ket-qua/doi-quy-tap-589-bo-chqs-tinh-quang-binh-phat-hien-cat-boc-phan-mo-liet-si-tai-lao-494953 Về đầu trang

Quảng Bình: Nâng cao chất lượng cuộc sống cho người khuyết tật dựa vào cộng đồng

(Lao Động & Xã Hội Online 13/12, Nguyễn Ngọc Vượng)

Ngày 13/12, tại TP Đồng Hới, Hội vì sự phát triển của Người khuyết tật tỉnh Quảng Bình (AEPD) tổ chức Hội thảo Tổng kết Dự án: Nâng cao chất lượng cuộc sống của người khuyết tật dựa vào cộng đồng.

Hội thảo Tổng kết Dự án “Nâng cao chất lượng cuộc sống của người khuyết tật thông qua nâng cao năng lực của các tổ chức phi chính phủ địa phương trong việc huy động nguồn lực và thực hiện các chương trình phục hồi chức năng toàn diện dựa vào cộng đồng trên địa bàn tỉnh Quảng Bình” có sự tham dự của đại diện của UBND tỉnh Quảng Bình, văn phòng UBND tỉnh Quảng Bình và các sở, ban, ngành hoạt động trong lĩnh vực hỗ trợ người khuyết tật trên toàn tỉnh Quảng Bình. Đặc biệt, có sự hiện diện của đại diện nhà tài trợ đến từ Cơ quan viện trợ Ai Len thuộc Đại sứ quán Ai Len tại Hà Nội. Ngoài ra, còn có sự đồng hành của các tổ chức xã hội, các doanh nghiệp và sự tham gia nhiệt tình từ các cấp chính quyền địa phương, CLB NKT và NKT.

Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng (PHCNDVCĐ-CBR) là một phương pháp tiếp cận đã được Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO) đề xuất và áp dụng từ cách đây hơn 20 năm. Qua quá trình thực hiện, CBR đã dần được hoàn thiện với sự tham gia của các tổ chức phát triển khác. Cho đến nay, CBR được xem là một cách tiếp cận thích hợp với Việt Nam. Bộ LĐ-TB&XH đã giới thiệu và áp dụng từ năm 2013 dựa trên hướng dẫn của tổ chức Y tế Thế giới đối với công tác hỗ trợ cho NKT. Trong bối cảnh đó, Hội vì sự phát triển của Người khuyết tật (AEPD) tại Quảng Bình đã xây dựng và thực hiện nhiều dự án khác nhau nhằm thúc đẩy, nhân rộng công tác phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng từ năm 2010 đến nay và đã gặt hái những thành công cũng như đúc rút nhiều bài học kinh nghiệm quý báu trong lĩnh vực này.

Hội thảo nhằm tổng kết kết quả thực hiện dự án “Nâng cao chất lượng cuộc sống của người khuyết tật thông qua nâng cao năng lực của các tổ chức phi chính phủ địa phương trong việc huy động nguồn lực và thực hiện các chương trình phục hồi chức năng toàn diện dựa vào cộng đồng trên địa bàn tỉnh Quảng Bình” do Cơ quan Viện trợ Ailen – Irish Aid tài trợ trong giai đoạn 2015 - 2016 nhằm thực hiện ba mục tiêu chính: Thúc đẩy thực hiện mô hình phục hồi toàn diện dựa vào cộng đồng tại tỉnh Quảng Bình; thúc đẩy tài liệu hóa những công tác thực tiễn người khuyết tật trong phạm vi địa phương, các tỉnh lân cận và toàn quốc; tăng cường năng lực cho AEPD trở thành một tổ chức phi chính phủ địa phương có đủ điều kiện huy động và thực hiện hiệu quả các chương trình mục tiêu hỗ trợ NKT và cung cấp các dịch vụ.

Hội thảo cũng là dịp để AEPD bày tỏ sự cảm kích và biết ơn sâu sắc đối với những đóng góp vô cùng quý báu của Cơ quan Viện trợ Ai Len (Irish Aid) đã tài trợ cho AEPD trong suốt 6 năm vừa qua trong công cuộc nỗ lực hỗ trợ NKT trên tỉnh nhà.

Các bài tham luận và các ý kiến