cÔng ty tnhh vĨ an - quang binh province · web viewĐoàn công tác đã tiến hành trao quà...

47
ĐIỂM BÁO THÔNG TIN VỀ QUẢNG BÌNH QUA BÁO CHÍ TRONG NGÀY (Tin ngày 23 tháng 11 năm 2016) tt Tên bài/Nội dung Tên cơ quan báo chí và tác giả Ghi chú THỜI SỰ - CHÍNH TRỊ 1. Viết tiếp bài “huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình: Nỗi lòng người mẹ trẻ đơn thân và sự lật kèo của bà cán bộ huyện: Hé lộ nhiều sai phạm về quản lý đất đai ở địa phương Người Cao Tuổi 23/11, tr10, Hoàng Kim 2. ĐBQH: Tại sao Giám đốc Sở KH&CN Quảng Bình lại để gỗ ở cơ quan? Nguoiduatin.vn 22/11, Thu Dương 3. Dự án Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa: Còn băn khoăn về tính khả thi Pháp Luật Việt Nam 23/11, tr3, Minh Ngọc; Nhân Dân Online 23/11, PV; Thanh Niên 23/11, tr6, Trường Sơn; Báo Chính Phủ Điện Tử 22/11, Lê Sơn; Phụ Nữ Việt Nam 23/11, tr2, H.Hòa; Thời Báo Kinh Tế Việt Nam 23/11, tr5, Thanh Hải 4. Kỳ họp thứ 2 thể hiện nhiều đổi mới trong hoạt động lập pháp VietnamPlus.vn 23/11, Quỳnh Hoa; TTXVN 23/11, Quỳnh Hoa; Tin Tức Online 23/11, Quỳnh Hoa KINH TẾ 5. Ôm nợ... nuôi tôm Nông Nghiệp Việt Nam 23/11, tr13, Quang Bình; Nông Nghiệp Việt Nam Online 23/11 1

Upload: others

Post on 28-Jan-2020

2 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

ĐIỂM BÁOTHÔNG TIN VỀ QUẢNG BÌNH QUA BÁO CHÍ TRONG NGÀY

(Tin ngày 23 tháng 11 năm 2016)

tt Tên bài/Nội dung Tên cơ quan báo chí và tác giả Ghi chú

THỜI SỰ - CHÍNH TRỊ

1.

Viết tiếp bài “huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình: Nỗi lòng người mẹ trẻ đơn thân và sự lật kèo của bà cán bộ huyện: Hé lộ nhiều sai phạm về quản lý đất đai ở địa phương

Người Cao Tuổi 23/11, tr10, Hoàng Kim

2.ĐBQH: Tại sao Giám đốc Sở KH&CN Quảng Bình lại để gỗ ở cơ quan?

Nguoiduatin.vn 22/11, Thu Dương

3.Dự án Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa: Còn băn khoăn về tính khả thi

Pháp Luật Việt Nam 23/11, tr3, Minh Ngọc; Nhân Dân Online 23/11, PV; Thanh Niên 23/11, tr6, Trường Sơn; Báo Chính Phủ Điện Tử 22/11, Lê Sơn; Phụ Nữ Việt Nam 23/11, tr2, H.Hòa; Thời Báo Kinh Tế Việt Nam 23/11, tr5, Thanh Hải

4. Kỳ họp thứ 2 thể hiện nhiều đổi mới trong hoạt động lập pháp

VietnamPlus.vn 23/11, Quỳnh Hoa; TTXVN 23/11, Quỳnh Hoa; Tin Tức Online 23/11, Quỳnh Hoa

KINH TẾ

5. Ôm nợ... nuôi tômNông Nghiệp Việt Nam 23/11, tr13, Quang Bình; Nông Nghiệp Việt Nam Online 23/11

6. Giao lưu trực tuyến: 'Tín dụng chính sách đồng hành với bà con vùng lũ' Thanh Niên Online 23/11

7. Liên ngành hỗ trợ tiêu thụ hải sản của 4 tỉnh miền Trung Giao Thông 23/11, tr6, C.Sơn

XÃ HỘI

8.Trường Tiểu học Cồn Sẻ (Quảng Bình): Nhiều học sinh không biết đọc, biết viết vẫn phải… lên lớp

Thương Hiệu và Công Luận 22/11, Nguyên Dũng – Lưu Hà

9. Quảng Bình đẩy nhanh bồi thường sự cố môi trường biển VOVNews 23/11, Minh Phong

1

tt Tên bài/Nội dung Tên cơ quan báo chí và tác giả Ghi chú

10. 8 di sản thế giới của Việt Nam sao chưa được kết nối hiệu quả? VOVNews 23/11, Hoài Hương

11. Lệch… Kinh Tế & Đô Thị 23/11, tr5, Nhật Minh

12. Học sinh Việt Nam tại Hàn Quốc ủng hộ đồng bào miền Trung

Kinh Tế & Đô Thị Online 22/11, Hà Phương

13. 200 suất quà đến với bà con vùng lũ Cadn.com.vn 22/11, Sơn Tùng

14. Sẻ chia với bà con vùng lũ Tuổi Trẻ Thủ Đô 23/11, tr3, Anh Vũ

15.Quảng Bình nhận được hơn 200 tỷ đồng hỗ trợ khắc phục lũ lụt từ các tổ chức, đơn vị trong và ngoài nước

Baoquangbinh.vn 23/11, Đ.V

16.Công bố ranh giới phía Nam, vùng mở rộng và vùng đệm trong Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng

Baoquangbinh.vn 23/11, Lê Mai

AN NINH – QUỐC PHÒNG

17.Ngăn ngừa "tem giấy" "tấn công" học đường Baoquangbinh.vn 23/11, Ngọc Mai

I. Thời sự - Chính trị

Viết tiếp bài “huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình: Nỗi lòng người mẹ trẻ đơn thân và sự lật kèo của bà cán bộ huyện: Hé lộ nhiều sai phạm về quản lý đất đai ở địa phương(Người Cao Tuổi 23/11, tr10, Hoàng Kim)

Báo Người cao tuổi số 184 ngày 17/11/2016 đăng bài trên, phản ánh một số sai phạm của bà Lê Thị Xinh khi giữ các chức: Phó Trưởng phòng Tài nguyên & Môi trường, Giám đốc Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất huyện Quảng Ninh. Bài báo nhận được sự đồng tình của đông đảo dư luận nhân dân địa phương. Qua vụ việc này, hé lộ nhiều sai phạm nghiêm trọng, kéo dài nhiều năm về quản lý đất đai ở đây.

2

Nhân dân xã Ninh Hải đồng loạt ký đơn tố cáo

Đơn tố cáo của hàng chục người dân xã Ninh Hải, ngoài phản ánh hành vi giao đất trái pháp luật cho bố chồng bà Xinh còn giao đất rừng cho các hộ ông Trương Văn Tý – Cán bộ địa chính xã; ông Lê Thế Giới – chồng bà Hoàng Thị Hoa – Trưởng ban Tổ chức Huyện ủy Quảng Ninh, mỗi hộ 10ha.

Đơn tố cáo cho biết, những người được giao rừng nói trên nhiều năm không sử dụng đất giao, làm cho vùng rừng được nhân dân trồng hơn 20 năm trước thành vùng hoang hóa. Đến khi có Dự án, họ mới thuê người trồng cây nhằm trục lợi tiền đền bù. Năm 2014, khi bà XInh giữ vụ Giám đốc Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất, ngoài làm hồ sơ cho cụ Doái chuyển đổi 7,1ha đất rừng sản xuất sang đất nông nghiệp, ông Giới cũng được chuyển đổi 6,7ha sang đất nông nghiệp. Việc chuyển đổi này vượt quá mức quy định tới 9,69ha (cụ Doái vượt 5,12ha, ông Giới vượt 4,57ha). Đơn viết “Sai phạm thuộc về bà Xinh là người có chức quyền ở huyện đã ngang nhiên trục lợi trên vùng đất thấm đẫm mồ hôi nước mắt và máu của nhân dân Hải Ninh chúng tôi...” và “Theo chúng tôi được biết, hầu hết tiền đền bù thuộc về cán bộ địa phương, thậm chí có trường hợp được đền bù lên tới 4-5 tỷ đồng, trong đó phải kể đến gia đình ông Doái, bà Xinh và gia đình bà Hoa. Đặc biệt trường hợp của ông Mai Văn Buôi – cựu chủ tịch xã Hải Ninh được đền bù 7,3 tỷ đồng”. Nhân dân xã cho rằng: Đây là hành vi vi phạm ở mức độ nghiêm trọng nhất phải được xử lý theo pháp luật vì diện tích được cấp trái quy định là rất lớn (10ha) và số tiền đền bù gia đình bà Xinh nhận được cũng rất lớn. Người dân kiến nghị Thanh tra Chính phủ cần vào cuộc, thanh tra lại những vấn đề liên quan đến Dự án, làm rõ những bất thường trong việc giao đất trồng rừng thời kỳ bà Xinh nắm giữ quyền hạn về quản lý đất đai ở huyện Quảng Ninh.

Thanh tra tỉnh kết luận có sai phạm

Bức xúc trên dẫn đến sự kiện người dân phản đối khi Dự án khởi công. Sự việc nóng lên, thanh tra tỉnh phải vào cuộc. Ngày 14/7/2016, Phó Chủ tịch tỉnh Nguyễn Xuân Quang ký kết luận thanh tra số 1091 về thanh tra đột xuất công tác giải phóng mặt bằng dự án. Trong đó kết luận thanh tra làm rõ: Ngày 7/4/2014 ông Doái lập hồ sơ chuyển mục đích 71.295,7m2 đất rừng sản xuất sang đất nông nghiệp. Ngày 28/4/2014, Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất huyện thẩm tra, đăng lý chuyển mục đích và ngày 8/5/2014 huyện cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho ông Doái với diện tích 71.295,7m2 đất nông nghiệp khác. Tháng 11/2015 ông Doái làm thủ tục tách thửa và chuyển nhượng cho 3 hộ khác (đây là những giao dịch hợp đồng giả cách, được phản ánh tại số báo 184 (191) ngày 17/11/2016).

“Ngày 23/4/2014, ông Giới lập hồ sơ đăng ký chuyển mục đích 67.701,4m2 đất rừng sản xuất sang đất nông nghiệp khác... Ngày 13/5/2014, Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất huyện thẩm tra đăng ký chuyển mục đích; ngày 14/5/2014

3

huyện cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho ông Giới với diện tích 67.701,4m2 đất nông nghiệp khác. Tháng 11/2015 ông Giới làm thủ tục tách thửa và chuyển nhượng cho 3 hộ gia đình khác với diện tích 47.896,9m2”.

Kết luận thanh tra xác định “Việc văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất huyện thực hiện đăng ký chuyển toàn bộ diện tích rừng sản xuất của ông Doái 7,12ha (vượt 5,12ha); ông Giới 6,77ha (vượt 4,57ha) sang đất nông nghiệp và tham mưu cho huyện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất với mục đích sử dụng đất “đất nông nghiệp khác” là không đúng quy định. Về xử lý kết luận thanh tra kiến nghị “đề nghị Ban Thường vụ Huyện ủy Quảng Ninh chỉ đạo UBND huyện nghiêm túc kiểm điểm và có hình thức kỷ luật đúng mức cả về Đảng và chính quyền với bà Xinh”. Dư luận nhân dân địa phương cho rằng, việc đề nghị xử lý về Đảng và chính quyền với bà XInh như thế là quá nhẹ Liệu bà Xinh có hành vi hình sự hay không?

Trao đổi về vấn đề này, Luật sư Trần Xuân Tiền – Trưởng phòng Luật sư Đồng ĐỘi, Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội cho biết: “Chúng tôi đã nghiên cứu rất kỹ các tài liệu có trong hồ sơ vụ việc, thấy rằng bà Xinh có chuỗi hành vi vi phạm pháp luật ở mức độ nghiêm trọng trong thời gian dài. Việc cụ Doái, ông Giới làm hồ sơ xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất lầm nghiệp sang đất nông nghiệp khác... Hạn mức chuyển đổi là 2ha nhưng gia đình cụ Doái được chuyển 7,1ha, ông Giới được 6,7ha, bà Xinh là người trực tiếp thực hiện việc chuyển đổi này, sau đó đến tháng 11/2015, cụ Doái và ông Giới đã chuyển nhượng đất trên cho 6 hộ khác với diện tích 10ha (giả cách). Như vậy bà Xinh có dấu hiệu của hành vi vi phạm các quy định về quản lý đất đai quy địnht ại Điều 174, Bộ Luật hình sự năm 1999. Không chỉ vậy bà Xinh còn có dấu hiệu vi phạm pháp luật hình sự với hành vi lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ, quy định tại Điều 281 Bộ luật này. Dấu hiệu rõ rang nhất là bà Xinh thực hiện những hành vi đó vì mục đích vụ lợi cá nhân, chiếm đoát tiền từ việc giao đất, sử dụng, cho thuê và bồi thường, hỗ trợ từ Dự án.

Liên quan đến vụ việc tranh chấp tiền đền bù, hỗ trợ giữa chị Hồng và gia đình bà Xinh, luật sư Trần Xuân Tiền cho rằng, bà Xinh có các hành vi: Dụ dỗ, lừa gạt chị Hồng, hứa hẹn chia cho chị Hồng 2 tỷ đồng nhằm mục đích để chị Hồng ký vào Hợp đồng hủy bỏ hợp đồng thuê đất nhưng lật kèo, chỉ giao cho chị Hồng 300 triệu đồng, nhằm chiếm đoạt số tiền bồi thường của dự án lên tới 22 tỷ đồng (hiện bà XInh đã nhận 5,3 tỷ đồng). Nhưu vậy đã đủ yếu tố cấu thành hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản quy định tại điều 139 Bộ luật hình sự năm 1999 hoặc hành vi Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản quy định tại Điều 140 Bộ Luật này. Văn phòng luật sư Đồng Đội đã có nhiều văn bản gửi cơ quan chức năng tỉnh Quảng Bình, kiến nghị vụ việc này nhưng tới nay chưa có hồi âm”.

4

Những sai phạm của bà Xinh là rất rõ, được chỉ ra cụ thể tại kết luận thanh tra số 1091 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình. Thiết nghĩ các cơ quan chức năng tỉnh Quảng Bình nên xem xét xử lý nghiêm theo đúng quy định của pháp luật. Báo sẽ tiếp tục thông tin tới bạn đọc.

Liên quan tới hành vi xúc phạm dân nghèo tài buổi hòa giải ở Tòa án, như Người Cao Tuổi số ra ngày 17/11/2016 đã phản ánh, theo chỉ đạo của Thường vụ Huyện ủy, UBND huyện Quảng Ninh đã có quyết định đình chỉ công tác với bà Xinh, thời gian 15 ngày để Ủy ban kiểm tra Huyện ủy xem xét.

5

6

ĐBQH: Tại sao Giám đốc Sở KH&CN Quảng Bình lại để gỗ ở cơ quan?(Nguoiduatin.vn 22/11, Thu Dương)

ĐB Phạm Văn Hòa bày tỏ sự băn khoăn trước việc Giám đốc Sở KH&CN Quảng Bình cất gỗ ở cơ quan và cho rằng lãnh đạo tỉnh cần làm rõ vấn đề này để trả lời dư luận.

Vụ việc ông Nguyễn Đức Lý, Giám đốc Sở Khoa học và Công Nghệ (KH&CN) tỉnh Quảng Bình đưa số gỗ mua được của gia đình về cất giữ

tại trụ sở của 2 đơn vị trực thuộc đang khiến dư luận bức xúc.

PV báo Người Đưa Tin đã có cuộc trao đổi với ĐB Phạm Văn Hòa, Ủy viên Ủy ban Pháp luật của Quốc hội xung quanh vấn đề này.

Ông có bình luận như thế nào trước việc Giám đốc Sở cất giữ tài sản gia đình (cụ thể là gỗ - PV) ở trụ sở làm việc?

Tôi nghĩ rằng, chưa nói đến vấn đề số gỗ đó có nguồn gốc hay không nhưng việc Giám đốc dùng trụ sở cơ quan Nhà nước để cất giữ đồ riêng tư của mình là chưa đúng. Thậm chí, dư luận sẽ cho rằng, cán bộ công chức, viên chức đang lợi dụng chức vụ quyền hạn để làm lợi cho cá nhân, dùng tài sản Nhà nước để tư lợi.

Tôi nghĩ, lãnh đạo tỉnh Quảng Bình cần làm rõ vấn đề này để trả lời dư luận. Người dân sẽ rất bức xúc vấn đề này, cá nhân tôi đọc thông tin báo phản ánh cũng thấy rất bức xúc.

Cần làm rõ nguồn gốc gỗ đó xuất phát từ đâu, mua có nguồn gốc hay không. Thêm nữa, cần làm rõ vì sao vị Giám đốc không để gỗ ở nhà, nơi riêng tư của mình mà lại để ở cơ quan hàng năm trời như vậy.

Được biết, lực lượng kiểm lâm TP. Đồng Hới đã xử phạt vi phạm hành chính về quản lý rừng, phát triển rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản đối với công ty bán gỗ cho ông Nguyễn Đức Lý vì đã thực hiện hành vi bán lâm sản trái quy định của Nhà nước. Ông có suy nghĩ gì về điều này?

Đọc thông tin đại diện Hạt Kiểm lâm Đồng Hới trả lời trên báo “lỗi do người bán”, tôi thấy chưa hài lòng về xử lý trách nhiệm. Nếu nói hàng có chứng từ, sai

ĐB Phạm Văn Hòa, Phó Trưởng đoàn đại biểu Quốc

hội tỉnh Đồng Tháp.

7

ở người bán chứ không phải người mua là vô lý bởi người mua phải biết gỗ đó là gỗ thật hay giả, nguồn gốc ở đâu.

Người cố tình mua đồ gian, hàng giả rồi đổ thừa cho người bán là không đúng. Tôi cho rằng, cả người bán và người mua đều biết và đều chịu trách nhiệm. Chăng hạn người bán bán hàng giả thì đương nhiên người mua phải biết và mua với giá rẻ hơn thị trường.

Cần khăng định, nếu số gỗ đó không xác định được nguồn gốc là do lỗi của cả hai bên mua và bán. Hơn ai hết, bản thân vị Giám đốc Sở phải biết nguồn gốc số gỗ này ở đâu.

Nếu có tiền, mua gỗ một cách hợp pháp thì không có gì đáng phải bàn. Nhưng ít nhất cũng phải biết nguồn gốc xuất xứ, chất lượng gỗ có xứng với đồng tiền mình bỏ ra hay không.

Quảng Bình lại là địa phương có nhiều rừng cấm khai thác gỗ, dư luận sẽ dấy lên nhiều lo ngại với những sự việc như thế này. Là Giám đốc Sở phải có hiểu biết nhất định, càng không thể vi phạm được. Mặc dù kiểm lâm nói số gỗ mua có nguồn gốc xuất xứ nhưng gỗ của ai, bán như thế nào cần được làm rõ. Nếu đúng là vị Giám đốc đã mua thì trả lại sự trong sạch cho ông ấy, còn nếu không đúng thì phải xem xét lại vị trí của Giám đốc.

Ông có cho rằng, đây là một trong những vấn đề nhức nhối và là minh chứng sự cần thiết sửa đổi Luật Quản lý tài sản công (Luật Quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước (sửa đổi) mà Quốc hội đã cho ý kiến tại kỳ họp thứ 2 này?

Kho của cơ quan là nơi chứa vật dụng của cơ quan chứ không phải kho để chứa gỗ cho giám đốc. Vừa qua, Quốc hội cho ý kiến vào Luật quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước (sửa đổi). Nhiều đại biểu cho rằng, tài sản công phải được dùng cho việc công, không dùng cho việc riêng.

Lãnh đạo một cơ quan của tỉnh sử dụng tài sản công như vậy là sai. Qua những việc như thế này mới càng thấy sự cần thiết ban hành Luật để có chế tài cụ thể với từng cơ quan, tổ chức, cá nhân sử dụng tài sản công không hợp lý.

Luật cần quy định rõ, không để như thời gian qua, nhiều cơ quan, đơn vị sử dụng tài sản công không đúng mục đích. Có những cơ quan, trụ sở không sử dụng hết mà đi cho thuê.

Được biết, tỉnh Quảng Bình đã yêu cầu vị Giám đốc làm tường trình. Ông đánh giá sao về động thái này?

Tôi tin Tỉnh ủy Quảng Bình sẽ xử lý nghiêm trường hợp này. Mức độ ra sao tùy theo sai phạm nhưng cần xử lý nghiêm để làm gương. Cán bộ, lãnh đạo phải nêu

8

gương. Cần kiểm điểm trách nhiệm, làm gương cán bộ, không làm xấu hình ảnh người cán bộ trong lòng cử tri.

Xin trân trọng cảm ơn ông! Về đầu tranghttp://www.nguoiduatin.vn/dbqh-tai-sao-giam-doc-so-khcn-quang-binh-lai-de-go-o-co-quan-a307198.html

Dự án Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa: Còn băn khoăn về tính khả thi(Pháp Luật Việt Nam 23/11, tr3, Minh Ngọc; Nhân Dân Online 23/11, PV; Thanh Niên 23/11, tr6, Trường Sơn; Báo Chính Phủ Điện Tử 22/11, Lê Sơn; Phụ Nữ Việt Nam 23/11, tr2, H.Hòa; Thời Báo Kinh Tế Việt Nam 23/11, tr5, Thanh Hải)

Thảo luận ở hội trường về Dự án Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa sáng 22/11, đa số các đại biểu Quốc hội (ĐBQH) nhất trí về sự cần thiết của việc ban hành Luật. Song, nhiều ĐB cho rằng đối tượng áp dụng như quy định của Dự thảo Luật là quá rộng, ngân sách khó có khả năng hỗ trợ đủ.

Đối tượng áp dụng quá rộng

Phát biểu tại phiên họp, nhiều ĐB nhất trí cho rằng các chính sách về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa quy định tại Nghị định 56/2009/NĐ-CP của Chính phủ về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa và các văn bản pháp luật liên quan thời gian qua đã đạt được một số kết quả đáng ghi nhận nhưng chính sách và tổ chức thực hiện hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa còn một số hạn chế, bất cập. Do vậy, các ĐB thống nhất sự cần thiết phải ban hành luật.

Tuy nhiên, ĐB Thạch Phước Bình (Trà Vinh) cho rằng đối tượng áp dụng như quy định của Dự thảo Luật là quá rộng. “Khoảng 520.000 doanh nghiệp, chiếm trên 97% số lượng doanh nghiệp sẽ đáp ứng các tiêu chí xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa” – ĐB cho biết.

ĐB Bình cũng cho rằng Dự thảo Luật đưa ra rất nhiều chính sách hỗ trợ nhưng việc cân đối các nguồn lực để thực hiện các hỗ trợ đó không rõ nét, có thể dẫn đến tính khả thi không cao của chính sách, nhất là nguồn lực về mặt tài chính.

Đại biểu Quốc hội bấm nút biểu quyết thông qua Nghị

quyết về việc thực hiện thí điểm cấp thị thực điện tử cho người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam.

9

“Luật yêu cầu các ngân hàng thương mại có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, nghe có vẻ hợp lý. Tuy vậy, sau đó Nhà nước lại phải hỗ trợ ưu đãi cho các ngân hàng, bởi nếu không, họ sẽ không có nguồn lực để hỗ trợ cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa, bởi bản thân ngân hàng cũng là một doanh nghiệp. Chính phủ phải quy định chi tiết các ưu đãi đó” – ĐB đề nghị.

Ngoài lo lắng về tính khả thi của Dự án Luật, ĐB Vũ Thị Lưu Mai (TP Hà Nội) còn băn khoăn về sự nhất quán trong việc ban hành chính sách nếu Dự án Luật được thực thi.

“Cách đây 10 ngày, QH thông qua Nghị quyết về tài chính trung hạn và áp dụng cho 5 năm 2016-2020, trong đó khăng định rất rõ quan điểm không ban hành chính sách chế độ, đề án khi không cân đối được nguồn lực; đề nghị rà soát, thu hẹp, miễn giảm thuế, hạn chế tối đa việc lồng ghép các chính sách xã hội trong các chính sách thuế; rà soát các chính sách ưu đãi ảnh hưởng đến thu ngân sách. Trong Nghị quyết về dự toán ngân sách năm 2017 cũng khăng định quan điểm nhất quán là hạn chế tối đa việc các chính sách làm giảm thu ngân sách. Thế nhưng theo báo cáo đánh giá tác động, số thu giảm 13.000 tỷ hoặc còn cao hơn” – ĐB Mai phân tích.

Do đó, ĐB Bình và một số ĐB khác đề nghị Ban soạn thảo cần nghiên cứu, lựa chọn và tập trung ưu tiên hỗ trợ cho nhóm doanh nghiệp có tiềm năng, doanh nghiệp sản xuất, doanh nghiệp khoa học và công nghệ, doanh nghiệp tạo giá trị gia tăng cho nền kinh tế như áp dụng công nghệ cao...

Cần minh bạch trong tiêu chí xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa

Thảo luận về môt số nội dung khác của Dự thảo Luật, ĐB Trần Thị Hiền (Hà Nam) nhất trí sử dụng tiêu chí tổng nguồn vốn và số lao động để phân loại quy mô doanh nghiệp nhỏ và vừa. Song, ĐB đề nghị bảo đảm diễn giải và quy định minh bạch về tiêu chí xác định từng loại quy mô doanh nghiệp để áp dụng pháp luật chính xác, dễ viện dẫn. “Thực tế có nhiều trường hợp tổng nguồn vốn lớn hơn 20 tỷ, nhưng số lao động không đạt tới 200 người thì xếp loại doanh nghiệp nhỏ hay vừa. Điều này rất cần minh bạch vì liên quan đến chính sách thuế và tư cách tham gia dự thầu của doanh nghiệp” – ĐB phân tích. Theo ĐB Hiền, Dự thảo Luật xác định doanh nghiệp theo ba quy mô, phân biệt rõ giữa nhỏ và siêu nhỏ nhưng hoàn toàn thiếu vắng các quy định thể hiện hoạt động hỗ trợ gắn với từng quy mô doanh nghiệp.

Trong khi đó, ĐB Nguyễn Ngọc Phương (Quảng Bình) nêu ý kiến quy định rõ các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp bao gồm: hỗ trợ doanh nghiệp về thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp, đăng ký kinh doanh để giảm bớt các thủ tục hành chính và bớt phiền hà, sách nhiễu; tạo cơ chế thông thoáng trong kinh doanh để hạn chế thanh tra, giám sát và cũng có quy định mỗi năm có bao nhiêu

10

lần được thanh tra, kiểm tra, tránh tình trạng một doanh nghiệp nhỏ một tháng có đến 3-4 đoàn kiểm tra; bên cạnh đó hạn chế các hình thức, tổ chức, cá nhân xin-cho. “Đến nay doanh nghiệp rất vất vả ở chỗ hết đơn vị này đến xin, hội kia đến xin, các ngày lễ đến xin làm cho doanh nghiệp rất vất vả, điểm này là điểm doanh nghiệp rất cần” – ĐB phản ánh. Về đầu trang

Kỳ họp thứ 2 thể hiện nhiều đổi mới trong hoạt động lập pháp(VietnamPlus.vn 23/11, Quỳnh Hoa; TTXVN 23/11, Quỳnh Hoa; Tin Tức Online 23/11, Quỳnh Hoa)

Sáng 23/11, Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XIV đã bế mạc, khép lại những ngày làm việc tích cực, khẩn trương, đạt được kết quả đã đặt ra từ đầu kỳ họp.

Bên lề Quốc hội, các đại biểu nhìn nhận Kỳ họp thứ 2 đã thể hiện nhiều đổi mới trong hoạt động lập pháp, giám sát và quyết định các vấn đề quan trọng của đất

nước, góp phần tích cực nâng cao chất lượng hoạt động của Quốc hội.

Đại biểu Nguyễn Trường Giang (Đắk Nông) khăng định Kỳ họp thứ 2 đã thể hiện rất nhiều đổi mới rất cần thiết để nâng cao chất lượng hoạt động của Quốc hội. Việc đổi mới này bám sát các quy định về trình tự thủ tục và theo quy định của pháp luật.

Trong từng nội dung, Đoàn Chủ tịch đã có những cách thức tổ chức điều hành công việc phù hợp, hiệu quả. Cụ thể trong công tác xây dựng pháp luật, một vấn đề đặt ra qua tổng kết nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIII là việc các cơ quan chủ trì soạn thảo, cơ quan trình dự án luật trước Quốc hội cần tích cực hơn, bám sát hơn quá trình Quốc hội thảo luận, cho ý kiến cũng như xem xét thông qua dự án luật.

Một điểm đổi mới nổi bật đáng ghi nhận đó trong phần thảo luận các dự án luật tại hội trường, có sự tranh luận giữa các đại biểu Quốc hội và Trưởng ban soạn thảo dự án Luật.

Đại biểu Trường Giang đánh giá đây là sự đổi mới cần thiết, qua đó góp phần nâng cao chất lượng công tác xây dựng pháp luật trong thời gian tới.

Tuy nhiên, đây là lần đầu áp dụng cách thức này trong Quốc hội, bên cạnh hiệu quả, nên theo đại biểu việc đại biểu Quốc hội thể hiện chính kiến của mình là

Quang cảnh lễ bế mạc. (Ảnh: Phương Hoa/TTXVN)

11

cần thiết, ban soạn thảo cần trả lời thăng vào những vấn đề mà đại biểu Quốc hội quan tâm, đồng thời không nên để giải trình tất cả các vấn đề vào cuối phiên thảo luận.

"Có thể trong phiên điều hành, Đoàn Chủ tịch cần linh hoạt hơn, khi có nhiều vấn đề mà đại biểu nêu, Trưởng ban soạn thảo thấy cần trao đổi lại sẽ phải trao đổi ngay," đại biểu đề xuất.

Đối với phiên thảo luận về kinh tế-xã hội, đại biểu Trường Giang nhận thấy các đại biểu Quốc hội đã có sự nghiên cứu và qua quá trình thực tiễn các hoạt động của địa phương, các bộ, ngành đã có những đánh giá rất sát với tình hình thực tiễn, tình hình kinh tế-xã hội của đất nước.

Cách điều hành phiên thảo luận quan trọng này đã có sự linh hoạt trong thời gian thảo luận của mỗi đại biểu, lúc đầu là 7 phút nhưng sau đó, khi những vấn đề nêu ra đã có sự tập trung hoặc có sự trùng nhau, Đoàn Chủ tịch đã rút xuống 5 phút và cũng đặt ra vấn đề tranh luận.

"Tôi thấy cách điều hành này tuy mang tính kỹ thuật nhiều nhưng sẽ góp phần rất lớn vào việc thảo luận về kinh tế-xã hội để đưa ra những giải pháp trong thời gian tới," đại biểu nêu.

Theo đại biểu, sau khi kết thúc mỗi phiên thảo luận, cần có sự định hướng cho phiên tiếp theo, qua đó sẽ tập trung hơn, góp phần định hướng rõ những vấn đề, những nội dung đại biểu Quốc hội cần tập trung cho ý kiến.

Chất vấn và trả lời chất vấn luôn là một nội dung quan trọng, thu hút sự quan tâm, chú ý của cử tri và nhân dân cả nước. Đây là lần đầu tiên, Quốc hội khóa XIV tổ chức phiên chất vấn các thành viên Chính phủ. Nội dung chất vấn đi vào các nhóm vấn đề - một điểm mới trong Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng Nhân dân.

Qua theo dõi 2,5 ngày chất vấn các thành viên Chính phủ, theo đại biểu Trương Giang, cách thức tiến hành đã được thực hiện đúng theo quy định của pháp luật.

Trong quá trình điều hành, Đoàn Chủ tịch đã rất linh hoạt, đặc biệt là việc chất vấn và trả lời chất vấn, có sự tranh luận giữa đại biểu Quốc hội và Bộ trưởng. Đây là cách làm hiệu quả để Bộ trưởng làm rõ những vấn đề mà cử tri và đại biểu Quốc hội quan tâm.

Riêng về vấn đề chất vấn, đại biểu đánh giá "nếu như tiếp tục triển khai thực hiện tốt theo hướng như Đoàn Chủ tịch và Ủy ban Thường vụ Quốc hội đặt ra trong Kỳ họp thứ 2, sẽ góp phần cho phiên chất vấn sôi động hơn, qua đó giúp cho Bộ trưởng và các thành viên Chính phủ nhận ra được trách nhiệm của mình trong công tác quản lý và điều hành kinh tế-xã hội."

12

Theo đánh giá của đại biểu Lê Công Nhường (Bình Định), điểm đổi mới khác biệt của Kỳ họp này là việc các đại biểu Quốc hội được quyền giơ bảng tranh luận về những vấn đề quan tâm, qua đó làm sáng rõ vấn đề.

Tại các phiên thảo luận, các đại biểu Quốc hội đã phát biểu rất sôi nổi, có sự tranh luận trở lại để góp phần xây dựng luật khả thi, dễ dàng đi vào cuộc sống.

Tại kỳ họp này, Quốc hội đã xem xét kinh tế-xã hội năm 2016 và phương hướng năm 2017; kế hoạch đầu tư công trung hạn 2016-2020, kế hoạch tài chính 5 năm... qua đó góp phần để kinh tế đất nước phát triển bền vững và thống nhất.

Đại biểu Nguyễn Ngọc Phương (Quảng Bình) nhìn nhận sau gần 1 tháng làm việc với tinh thần dân chủ, quyết liệt và đầy trách nhiệm, Quốc hội đã cơ bản hoàn thành xong khối lượng công việc đặt ra, từ xây dựng pháp luật, thảo luận và quyết định về các vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao.

Những vấn đề, nội dung được Quốc hội lựa chọn đưa vào chương trình làm việc lần này, theo đại biểu được cử tri đánh giá cao và rất tin tưởng.

Ngay sau khi Quốc hội thông qua Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết số 55/2010/QH12 về miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp đã được cử tri làm trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn rất vui mừng và phấn khởi...

Đại biểu cảm nhận được chứng kiến một Quốc hội trách nhiệm, dân chủ, nhìn thăng nhìn vào sự thật. Quốc hội chỉ ra yếu kém, tồn tại trong các ngành, lĩnh vực; những hạn chế trong công tác quản lý thu, chi ngân sách nhà nước, công tác quy hoạch...

Với trách nhiệm trước cử tri cả nước, các vấn đề quốc kế dân sinh đã được Quốc hội đặt lên bàn nghị sự, thảo luận nghiêm túc, trách nhiệm.http://www.vietnamplus.vn/ky-hop-thu-2-the-hien-nhieu-doi-moi-trong-hoat-dong-lap-phap/417397.vnp Về đầu trang

II. Kinh tế

Ôm nợ... nuôi tôm(Nông Nghiệp Việt Nam 23/11, tr13, Quang Bình; Nông Nghiệp Việt Nam Online 23/11)

13

Xã Ngư Thủy Trung, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình có khoảng 45 hộ nuôi tôm trên cát ở khu nuôi tập trung.

Vùng nuôi tôm rộng trên 14ha. Trước đây đến vụ thu hoạch, khu vực này tấp nập người mua, kẻ bán. Xe ô tô đông lạnh thi nhau chạy để ăn hàng. Bây giờ thì "vắng như chùa bà Đanh". Người dân mong một phép lạ để vùng tôm được hồi

sinh. Nợ chồng lên nợ

Gia đình ông Trương Quốc Tuấn ở xã Hải Ninh, huyện Quảng Ninh lên xã Ngư Thủy Trung thuê đất làm hồ nuôi tôm gần 5 năm qua. Tính đến nay, ông đã đầu tư trên 2 tỷ đồng để làm 5 hồ với diện tích hơn 1,5ha... Những năm trước, chuyện nuôi tôm như trúng số vì lãi lớn nên ai cũng mừng. Lúc đó, một hồ tôm (có diện tích từ 3.500 - 4.000m2) được đầu tư lần đầu, con giống, thức ăn, thuốc bệnh... khoảng 1 tỷ đồng thì sau 3 - 4 tháng thu hoạch bán cũng được 1,5 tỷ đồng. Cứ một hồ tôm trừ chi phí còn lãi ròng vài trăm triệu đồng/vụ. Chính vì vậy mà vùng nuôi tôm ngày càng được mở rộng và nhiều bà con tham gia nuôi.

Nhưng từ năm 2016 tôm chết hàng loạt không rõ nguyên nhân khiến cả vùng nuôi lâm cảnh nợ nần. Gia đình ông Tuấn cũng lao đao vì nợ và chấp nhận ôm nợ để tiếp tục nuôi tôm. Ông Tuấn cho biết trước đây tôm chết còn biết nguyên nhân như bệnh đốm trắng, bệnh gan... thì còn có hướng xử lý. Tuy nhiên, thời gian này thì tôm chết không rõ vì sao. Khi cấp nước vào hồ thì tôm chết rất nhiều, tôm không chết đột ngột mà chết dần dần. Vào những vụ tôm cuối năm, hiện tượng tôm chết đã ít dần đi, nhưng lại "vướng" vào chuyện tôm chậm lớn.

"Trước đây, tôm thả nuôi tùy theo chất lượng hồ và chế độ thâm canh có thời gian xuất hồ từ 3 - 4 tháng. Nay tôm nuôi đã 6 tháng mà vẫn chưa đạt được số lượng như trước", ông Tuấn phân trần.

Từ đầu năm đến nay, mấy vụ tôm như "tuốt" hết sức lực ông Tuấn. Hồ lỗ ít, hồ lỗ nhiều, hồ nào may mắn thì giữ được ngang vốn. Vốn liếng để dành từ mấy vụ lãi trước cũng lấp vào mấy vụ lỗ cũng không đủ. Ông Tuấn vay ngân hàng, vay bà con... tiếp tục "đánh" vào con tôm. Số nợ cũng đã lên đến con số tiền tỷ. Ông Tuấn bộc bạch: "May mà mấy đại lý thức ăn tôm chưa đòi ráo riết. Họ cũng chia sẻ với người nuôi, chứ không thì chết".

Vùng nuôi tôm tập trung xã Ngư Thủy Trung

14

Hiện tại, ông Tuấn có 3 hồ tôm. Một hồ thả nuôi được 6 tháng và 2 hồ thả được 3 tháng. Hồ nuôi 6 tháng thì đang ngâm vì giá xuống thấp. Nếu được giá thì còn lãi được chút bằng cái móng tay, còn không thì lỗ. "Tui neo lại chờ giá để còn hy vọng. Chứ bán mà lỗ thì lại đi nói khó mấy chủ nợ cho nợ thêm. Chừng nào tôm có lãi thì trả luôn một thể", ông Tuấn thêm chút lạc quan. Nuôi... đột phá

Cũng nuôi tôm ở vùng tập trung, nhưng ông Ngô Minh Phiện lại có cách đột phá mới. Với kinh nghiệm gần 10 năm nuôi tôm ở vùng này thì từ đầu năm đến nay là lâm vào thế khó khăn nhất.

Cuối năm 2015, trời lạnh làm tôm chết hàng loạt đã khiến người nuôi lao đao. Bước vào đầu năm nay, tôm nuôi không hề lớn mặc dù chế độ thức ăn, sục khí, thay nước… vẫn như trước.

"Như vậy là nước biển ở tầng đáy nơi bà con thường lấy vào hồ tôm có vấn đề", ông Phiện suy luận.

Với suy nghĩ như vậy, ông Phiện làm liều bằng cách nuôi tôm bằng... nước ngọt. Ông khoan giếng trên bờ cát và lấy nước ngọt từ đó cho vào hồ tôm. Với diện tích 2,5ha (8 hồ), ông phải chi phí tăng thêm vì phải tăng lượng khoáng cho tôm. Mỗi lần tăng khoáng ông tốn vài trăm triệu đồng.

Ông Phiện cho biết, khi tôm được khoảng 3 tháng thì sẽ cho nước biển vào. Thay bằng lấy nước tầng đáy, ông bơm nước tầng mặt. Đến nay, các hồ tôm thả chăm sóc đã được hơn 4 tháng, tôm chậm lớn nhưng không còn hiện tượng chết nhiều như trước nữa.

Ông Phiện cũng dự tính thêm thời gian nữa sẽ thu hoạch vào dịp cuối năm. Nếu được giá thì cũng có lãi…

Cũng như ông Tuấn, các ông Trần Văn Trung, Ngô Văn Hoàng, Nguyễn Văn Khá... cũng đang ôm 1 - 2 hồ tôm chờ được giá. Chờ thì không biết đến lúc nào nhưng niềm tin ở họ thì cứ vơi bớt dần đi.

Ông Khá vừa đi thăm hồ tôm về nói trong nhăn nhó: "Tôm cũng cứ chậm lớn mặc dù thứ ăn đổ xuống không thiếu một lạng. Nếu vụ này mà lỗ thì tiếp vụ nữa phải đi vay nợ mà làm. Không chấp nhận vay nợ theo tôm thì biết làm gì. Chăng lẽ tiền tỷ bỏ ra rồi bỏ không. Thôi thì cứ mong là lỗ ít, đến huề vốn và đến có lãi. Bây giờ vô thế phải theo lao chứ không dừng lại được nữa rồi".Về đầu trang

Giao lưu trực tuyến: 'Tín dụng chính sách đồng hành với bà con vùng lũ'(Thanh Niên Online 23/11)

15

Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) Việt Nam phối hợp với Báo Thanh Niên tổ chức chương trình giao lưu trực tuyến với chủ đề 'Tín dụng chính sách đồng hành với bà con vùng lũ'.

Theo NHCSXH, tính đến hết tháng 10.2016, tại ngân hàng có 8.605 món vay bị ảnh hưởng thiệt hại với số tiền là 167,6 tỉ đồng bởi sự cố môi trường biển. Trong đó, thiệt hại trực tiếp đến vốn tín dụng chính sách của NHCSXH do cá, tôm, ngao nuôi bị chết là 7,1 tỉ đồng; ảnh hưởng gián tiếp đến nguồn vốn của NHCSXH như: Ngư cụ đánh bắt hải sản mua từ nguồn vốn vay tại NHCSXH nay không đi đánh bắt được; máy móc, vật liệu sản xuất chế biến thủy hải sản nay không có nguyên liệu để chế biến; hải sản đánh bắt không bán được, lao động mất việc làm từ ngư nghiệp và kinh doanh dịch vụ liên quan, số tiền thiệt hại ước tính 160,5 tỉ đồng.

Về thiệt hại do mưa lũ, tại 5 tỉnh miền Trung: Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, đến tháng 10.2016, tình hình thiệt hại vốn tín dụng NHCSXH là 4.066 món vay, với tổng số tiền là gần 78 tỉ đồng.

Trước tình hình trên NHCSXH đã thông báo vốn cho vay bổ sung đối với các hộ có phương án sản suất kinh doanh mới theo đề nghị của các tỉnh với số tiền 216 tỉ đồng để giúp cho hộ vay vốn vượt qua khó khăn, khôi phục lại sản xuất hoặc chuyển đổi ngành nghề.

Với mong muốn giúp bà con miền Trung vượt qua chặng đường gian khó, chương trình giao lưu trực tuyến nhằm cung cấp cho độc giả những thông tin mới nhất về chính sách vay vốn, hỗ trợ nguồn vốn giúp người dân tái sản xuất; đồng thời các chuyên gia cũng sẽ liên quan đến thủ tục, hồ sơ trong quá trình vay vốn giúp người dân ổn định cuộc sống, vượt qua khó khăn và góp phần đảm bảo an sinh xã hội tại địa phương.

Khách mời là chuyên gia tín dụng của Ngân hàng Chính sách xã hội.

Thời gian tổ chức từ 14 giờ -16 giờ ngày 24.11, mời quý bạn đọc theo dõi và gửi câu hỏi cho các chuyên gia, khách mời theo box bên cạnh. Về đầu tranghttp://thanhnien.vn/doi-song/giao-luu-truc-tuyen-tin-dung-chinh-sach-dong-hanh-voi-ba-con-vung-lu-767741.html

Liên ngành hỗ trợ tiêu thụ hải sản của 4 tỉnh miền Trung(Giao Thông 23/11, tr6, C.Sơn)

Ngày 22/11, Bộ Công Thương cho hay, Sở Công Thương các địa phương phối hợp với Sở Y tế, Nông nghiệp và các đơn vị liên quan nhằm đưa ra giải pháp tiêu thụ hải sản tồn kho đạt chất lượng an toàn thực phẩm tại 4 tỉnh miền Trung.

16

Theo đó, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ làm đầu mối triển khai đến các doanh nghiệp sản xuất, chế biến, xay xát thủy, hải sản trên địa bàn tỉnh, thành phố; đồng thời lắng nghe ý kiến, xem xét các phương án để hỗ trợ thu mua hải sản an toàn tại 4 tỉnh miền Trung đã được xác nhận của ngành y tế.

Sở Y tế hỗ trợ công tác kiểm định lại chất lượng sản phẩm cá đã được xác nhận an toàn khi có yêu cầu từ doanh nghiệp thu mua. Sở Công Thương có trách nhiệm triển khai đến các hệ thống phân phối trên địa bàn để có kế hoạch thực hiện hỗ trợ tiêu thụ hải sản cho 04 tỉnh miền Trung. Về đầu trang

III. Xã hội

Trường Tiểu học Cồn Sẻ (Quảng Bình): Nhiều học sinh không biết đọc, biết viết vẫn phải… lên lớp(Thương Hiệu và Công Luận 22/11, Nguyên Dũng – Lưu Hà)

Đó là thực trạng của nhiều em học sinh tại Trường Tiểu học Cồn Sẻ (thôn Cồn Sẻ, TX. Ba Đồn, Quảng Bình). Nhiều em lên lớp 3, lớp 4, thậm chí lớp 5, lớp 6, nhưng vẫn không biết đọc, biết viết.

Kết quả là… “con số không”

Chị Nguyễn Thị Hảo (36 tuổi), phụ huynh em Nguyễn Hoàng Phúc Lộc (lớp 3C, Trường tiểu học Cồn Sẻ) cho

biết, đầu năm học 2016 -2017, chị phát hiện con mình không đọc được chữ, viết cũng không được. Quá ngỡ ngàng, chị cho kiểm lại kiến thức căn bản lớp 1 và lớp 2 của Lộc thì kết quả cũng chỉ là “con số không”. Quá bất ngờ ở chỗ em Lộc vẫn được nhà trường cho… lên lớp.

“Khi biết nhà trường cho cháu lên lớp 3C, tôi đã nằng nặc xin cô giáo chủ nhiệm cho cháu ở lại lớp, học lại cho biết đọc, biết viết đã. Cô chủ nhiệm bảo phải có ý kiến của thầy Hiệu trưởng, chứ họ không quyết được. Tôi lại chạy lên xin thầy Hiệu trưởng cho cháu ở lại lớp, nhưng thầy bảo danh sách, thủ tục lên lớp đã hoàn tất, gửi lên cấp trên rồi. Vậy là cháu vẫn phải lên lớp 3C trong lúc không biết đọc, không biết viết. Nay cháu vẫn mù chữ”, chị Hảo buồn rầu.

Việc em Lộc không biết đọc, không biết viết khiến vợ chồng chị Hảo rất buồn. Nhưng điều đáng buồn và gây sốc hơn đó là không biết tương lai của cháu sẽ đi về đâu khi mà hàng năm, Lộc vẫn đều đều được nhà trường cho lên lớp vì đã

Chị Nguyễn Thị Hảo, bức xúc khi biết con không biết đọc, không biết viết nhưng vẫn bị trường… “ép” cho

lên lớp

17

hoàn thành chương trình học tập. “Dù biết lực học của con tôi rất yếu, nhưng đến mức không biết đọc, không biết viết thì quả thực là đau lòng. Năm nay, cháu đã lên lớp 3 rồi. Cứ đà này, chắc cháu mù chữ”, chị Hảo nghẹn ngào.

Qua tìm hiểu, chúng tôi được biết, không riêng gì trường hợp em Lộc mà còn có trường hợp “đặc biệt” hơn đó là em Hoàng Văn Phượng (12 tuổi), con của vợ chồng chị Nguyễn Thị Xem (45 tuổi, thôn Cồn Sẻ).

Năm học 2014 - 2015, Phượng được Trường Tiểu học Cồn Sẻ xác nhận “đã hoàn thành chương trình tiểu học”. Năm học 2015 - 2016, Phượng lên lớp 6. Nhưng vì biết được khả năng thực tế của Phượng là chưa biết đọc, chưa biết viết, trong khi trường không cho ở lại lớp nên gia đình đành phải cho Phượng ở nhà, thi thoảng nhờ thầy giáo cũ dạy cho chương trình lớp 1, nhưng đến nay học sinh này vẫn chưa biết đọc, chưa biết viết.

“Vừa rồi (16/11/2016), sau khi nhà báo về làm việc, vì sợ liên lụy trách nhiệm là có học sinh đã hoàn thành chương trình tiểu học rồi mà vẫn quay lại trường học chương trình lớp 1 (vì chưa biết đọc, chưa biết viết) nên thầy Nguyễn Minh Khai, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Cồn Sẻ đã “đuổi” Phượng, không cho cô giáo cũ dạy cháu nữa. Bây giờ con tôi không biết phải học nhờ ở đâu”, chị Xem nói.

Chị Xem cũng cho biết thêm, hàng năm vì biết con mình không biết đọc, không biết viết nhưng vẫn được lên lớp đều nên gia đình đã đến xin cho con ở lại lớp, nhưng nhà trường nói đã hoàn thành chương trình học rồi, không cho ở lại.

“Thực tế, con tôi học đến lớp 4, lớp 5 nhưng cháu lại không biết đọc, biết viết, làm toán cũng rất yếu. Đã bao lần, tôi lên xin trường cho cháu ở lại nhưng không được. Trường cứ bảo là cháu hoàn thành chương trình và danh sách lên lớp đã niêm yết rồi nên không thể ở lại lớp. Chúng tôi gửi con vào trường, chi ra bao nhiêu khoản chi phí cho cháu học là để cháu có kiến thức, biết đọc, biết viết, biết làm toán, có văn hóa, chứ không phải để được lên lớp. Tại sao vì chạy theo thành tích mà trường bỏ rơi lại tương lai của cháu vậy?”, chị Xem nói.

Để làm rõ những bức xúc của phụ huynh, chúng tôi đã đến gia đình gặp Phượng và nhờ em đọc một số chữ, câu đơn giản nhưng dù chật vật đánh vần thế nào đi chăng nữa, em cũng không đọc được, những dấu sắc, huyền, hỏi, ngã em không phân biệt được, đều đọc sai hoàn toàn. Còn về viết chính tả thì ngay cái họ tên đầy đủ của mình là “Hoàng Văn Phượng” em cũng không thể viết được. Phượng đã ứa nước mắt khi chúng tôi hỏi về nguyên nhân và nhờ em cố gắng nhớ lại kiến thức, viết thêm tên mình một lần nữa.

Ngoài 2 học sinh trên, về thôn Cồn Sẻ (xã Quảng Lộc, TX. Ba Đồn, Quảng Bình), hỏi thăm trường hợp em Mai Xuân Dương (10 tuổi), con của vợ chồng anh Mai Văn Đại, Phạm Thị Sơn, hầu như ai cũng biết rõ. Vì Dương không

18

thuộc bảng chữ cái nên đọc và viết chữ cũng không được. Riêng các phép toán cộng, trừ đơn giản dành cho học sinh lớp 1 thì Dương cũng làm không được, dù năm nay (2016 – 2017), Dương đã lên lớp 5B, Trường Tiểu học Cồn Sẻ.

Chị Sơn cho biết: “Nhà nghèo, nhưng nhiều năm qua, gia đình cũng cố gắng chạy vạy, vay mượn để cho con ăn học. Khi biết ra sự thực là đã học đến lớp 5B nhưng cháu vẫn chưa biết đọc, biết viết thì vợ chồng chị đã ôm con khóc. Nhiều tháng qua, Dương buồn tủi, thường bỏ học ở nhà giúp cha đi biển. Cháu bảo vì xấu hổ với bạn bè nên sắp tới sẽ bỏ học luôn. Chừ gia đình không biết mần răng”…

Ám ảnh căn bệnh thành tích

Giải thích lý do vì sao không biết đọc, không biết viết mà vẫn cho học sinh lên lớp, ông Nguyễn Minh Khai, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Cồn Sẻ biện minh: Về nguyên tắc, nhà trường không cho các em Nguyễn Hoàng Phúc Lộc (lớp 3C), Hoàng Văn Phượng (lớp 5B); Mai Xuân Dương (lớp 5B) ở lại lớp (lưu ban) là vì các em cứ đủ điểm các kỳ thi, tức là hoàn thành chương trình học là được lên lớp.

Khi chúng tôi hỏi “tại sao trên thực tế các em học sinh này không biết đọc, không biết viết mà vẫn đủ điểm thi, vẫn hoàn thành chương trình học?”, ông Khai nói: “Có thể trong quá trình kiểm tra, thi cử, những học sinh này đã quay cóp, nhìn bài bạn” (?!).

Ông Khai thừa nhận, đầu năm học 2016 -2017, có việc chị Nguyễn Thị Hảo (36 tuổi), phụ huynh em Nguyễn Hoàng Phúc Lộc (lớp 3C) đến xin ông cho con ở lại lớp 2C vì Lộc chưa biết đọc, chưa biết viết nhưng ông không đồng ý. “Việc chị Hảo xin cho con ở lại lớp là không thể vì quá muộn. Chúng tôi đã lập danh sách học sinh lên lớp gửi lên cấp trên rồi”, ông Khai nói.

Lý giải vì sao có nhiều học sinh lớp 3, lớp 5 không biết đọc, biết viết mà vẫn được lên lớp, một giáo viên (xin được giấu tên) Trường Tiểu học Cồn Sẻ, cho biết, giáo viên của trường cũng chịu nhiều áp lực thành tích, xét danh hiệu thi đua từ trường, từ cấp trên áp xuống.

Ngoài ra, nhà trường cũng có quy định nếu lớp nào có học sinh yếu thì giáo viên tự chịu trách nhiệm nên nhiều giáo viên đã cho điểm khống luôn để khỏi mất công và không bị khiển trách.

Liên quan đến vụ việc nhiều học sinh tại Trường Tiểu học Cồn Sẻ, dù không biết đọc, không biết viết nhưng vẫn được lên lớp, trao đổi với PV, ông Phạm Thanh Minh, Trưởng phòng GD&ĐT TX. Ba Đồn cho biết, đơn vị đã nhận được thông tin về vụ việc và sắp tới sẽ cử đoàn công tác phối hợp với các cơ quan chức năng liên quan thanh tra chất lượng giáo dục tại trường này.

19

“Nếu đúng như thông tin phản ánh, chúng tôi sẽ chỉ đạo và xử lý nghiêm Hiệu trưởng Trường Tiểu học Cồn Sẻ và những giáo viên liên quan”, ông Minh nói.

Chị Phạm Thị Sơn: “Nhà nghèo, nhưng nhiều năm qua, gia đình cũng cố gắng chạy vạy, vay mượn để cho con ăn học. Khi biết ra sự thực là đã học đến lớp 5B nhưng cháu vẫn chưa biết đọc, biết viết thì vợ chồng chị đã ôm con khóc. Nhiều tháng qua, Dương buồn tủi, thường bỏ học ở nhà giúp cha đi biển. Cháu bảo vì xấu hổ với bạn bè nên sắp tới sẽ bỏ học luôn. Chừ gia đình không biết mần răng”… Về đầu tranghttp://thuonghieucongluan.com.vn/truong-tieu-hoc-con-se-quang-binh-nhieu-hoc-sinh-khong-biet-doc-biet-viet-van-phai-len-lop-a31222.html

Quảng Bình đẩy nhanh bồi thường sự cố môi trường biển(VOVNews 23/11, Minh Phong)

Tỉnh Quảng Bình vừa chỉ đạo các địa phương đẩy nhanh tiến độ chi trả tiền bồi thường sự cố môi trường biển.

Các địa phương có số đối tượng được đền bù nhiều nhất tại tỉnh Quảng Bình là thị xã Ba Đồn, thành phố Đồng Hới và huyện Quảng Trạch.

Riêng tại thị xã Ba Đồn, tổng số tiền áp giá bồi thường theo quy định sau khi kê khai thẩm định hơn 434 tỷ đồng. Đến nay, thị xã Ba Đồn đã chi trả bồi thường đợt 1 tại 5 xã với số tiền gần 30 tỷ đồng.

Ông Hoàng Đăng Quang, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Bình, cho biết đã chỉ đạo các địa phương đẩy nhanh tiến độ chi trả tiền bồi thường, đảm bảo chính xác, đúng đối tượng.

Ông Hoàng Đăng Quang nói: "Những nơi nào đã thống kê công khai, được nhân dân đồng thuận thì tiến hành chi trả. Những trường hợp nào vướng mắc, phải xem xét để giải quyết một cách thận trọng; xử lý nghiêm các đối tượng kê khai khống, lợi dụng việc chi trả để gây nhũng nhiễu với nhân dân".Về đầu tranghttp://vov.vn/tin-24h/quang-binh-day-nhanh-boi-thuong-su-co-moi-truong-bien-571786.vov

Người dân Quảng Bình làm thủ tục nhận tiền đền bù (Ảnh: CTV Thanh Trung)

20

8 di sản thế giới của Việt Nam sao chưa được kết nối hiệu quả?(VOVNews 23/11, Hoài Hương)

Việt Nam đã từng tổ chức nhiều hội thảo với chủ đề “Kết nối các di sản thế giới ở Việt Nam” nhưng đến hiện tại, các di sản này vẫn “hồn ai nấy giữ”.

Việt Nam có 8 di sản vật thể được UNESCO vinh danh: Quần thể di tích cố đô Huế, Khu phố cổ Hội An, Khu di tích đền tháp Thánh địa Mỹ

Sơn (Quảng Nam), Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long (Hà Nội), Thành nhà Hồ (Thanh Hóa), Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh), Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng (Quảng Bình), Quần thể danh thắng Tràng An - Ninh Bình (Ninh Bình).

23 năm kể từ ngày di sản đầu tiên (quần thể di tích cố đô Huế) được UNESCO vinh danh năm 1993, đến nay Việt Nam vẫn chưa có được mô hình quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị di sản phù hợp, vẫn “hồn ai nấy giữ” ở từng địa phương.

Di sản là của chung hay của riêng ?

Theo “định giá” của UNESCO, mỗi di sản sau khi được vinh danh có một “giá trị gốc” ước tính 500 triệu USD, giá trị này sẽ tăng theo thời gian như một “thương hiệu” nếu biết khai thác đúng “chuẩn”.

Theo đánh giá của Cục Di sản văn hóa, khi được UNESCO vinh danh, các di sản này là nguồn tài nguyên vật chất, cung cấp các sản phẩm, loại hình dịch vụ du lịch, văn hóa, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của địa phương nói riêng, của Việt Nam nói chung.

Nhưng tính từ năm 1993, khi Việt Nam được UNESCO vinh danh di sản đầu tiên đến nay, thế mạnh ấy không những chưa được khai thác, phát huy đúng tầm mà một số di sản còn đang rơi vào tình trạng báo động vì thiếu sự quản lý thống nhất dẫn đến nhiều hệ lụy phát sinh trong công tác bảo tồn, khai thác di sản.

Không thể phủ nhận nguồn lợi từ di sản mang đến cho sự tăng trưởng kinh tế của địa phương. Người dân tại khu vực có di sản cũng có điều kiện cải thiện đời sống nhờ tham gia làm du lịch, các dịch vụ phục vụ và còn là tiền đề khôi phục những làng nghề thủ công sản xuất vật phẩm lưu niệm có giá trị... Mặc dù vậy,

Phố cổ Hội An (Ảnh: Hà Thành)

21

việc khai thác, bảo tồn và phát huy giá trị hệ thống di sản thế giới ở Việt Nam đang đối mặt với những thách thức không nhỏ.

Ở tầm vĩ mô , theo những người quản lý di sản, nguyên nhân cơ bản khiến việc khai thác di sản thế giới ở Việt Nam chưa hợp lý là do thiếu mô hình quản lý thống nhất, còn có sự chồng chéo, mạnh ai nấy làm, “hồn ai nấy giữ”.

Hiện nay, các quy định, quy chế quản lý, bảo tồn, phát huy di sản thế giới ở nước ta còn thiếu, chưa đồng bộ. Ví dụ như Hội An, Mỹ Sơn chưa có kế hoạch quản lý tổng hợp theo Hướng dẫn thực hiện công ước di sản thế giới năm 1972.

Mô hình phân cấp quản lý di sản thế giới không có sự thống nhất. Bộ máy quản lý di sản Vịnh Hạ Long, Phong Nha - Kẻ Bàng, Cố đô Huế, Hoàng thành Thăng Long do UBND tỉnh, thành phố trực tiếp quản lý; Phố cổ Hội An trực thuộc TP Hội An, khu Mỹ Sơn trực thuộc UBND huyện Duy Xuyên (Quảng Nam); Thành nhà Hồ thuộc Sở VH,TT&DL Thanh Hóa nhưng một phần diện tích Thành Nội của di sản này vẫn thuộc quyền quản lý của chính quyền địa phương…

Việc nhiều chủ thể cùng tham gia quản lý một di sản chăng khác nào chủ nhà không có quyền xử lý những việc xảy ra trong ngôi nhà của mình. Sự thiếu thống nhất trong quản lý dẫn đến nhiều vấn đề như sự phối hợp giữa các đơn vị trực tiếp quản lý di sản với các cơ quan chức năng còn lỏng lẻo; quy định quản lý, sử dụng nguồn thu, cơ cấu chi cho di sản không nơi nào giống nơi nào…

Nhưng ở tầm vi mô, thì địa phương nào có di sản, thì xem như là của Trời cho “nhà” mình, và “bo bo” giữ, độc chiếm khai thác theo ý mình, thậm chí còn mang tư tưởng “ăn xổi ở thì”, chưa kể việc tự ý thay đổi nguyên trạng nguyên gốc trong công tác bảo tồn.

Muốn kết nối di sản cần một “nhạc trưởng” tài ba

Hiện tại Việt Nam với 8 di sản thế giới như một “đường dây” từ Bắc xuống Nam: Bắt đầu bằng Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh) - Kinh thành Thăng Long (Hà Nội) - Danh thắng Tràng An (Ninh Bình) - Thành nhà Hồ (Thanh Hóa) - Động Phong Nha - Kẻ Bàng (Quảng Bình) - Cố đô Huế (Thừa Thiên - Huế) - Kết thúc ở Thánh địa Mỹ Sơn và Phố cổ Hội An (Quảng Nam). Nếu biết liên kết thì sẽ tạo thành một thể thống nhất được khai thác rất hiệu quả.

Các chuyên gia về bảo tồn di sản cho rằng, mỗi di sản thế giới có đặc thù riêng song rất cần sự thống nhất trong quản lý, điều hành, cần có quy chế quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị các khu di sản thế giới.

Một thực tế dễ nhận thấy là hầu hết các di sản ở Việt Nam đã có quy hoạch tổng thể bảo tồn, phát huy giá trị, được quan tâm tu bổ, bảo quản, chống xuống cấp, giữ gìn môi trường, cảnh quan thiên nhiên… Song, quy chế quản lý, bảo tồn còn

22

thiếu và chưa đồng bộ. Bộ máy quản lý các di sản hiện nay rất khác nhau, việc phân cấp, giao trách nhiệm cho các đơn vị quản lý còn nhiều bất cập, chưa tương xứng với tầm vóc các di sản thế giới.

Đến lúc phải xóa bỏ tư duy di sản ở đâu thì ở đó hưởng lợi. Phải thấy rõ di sản là của chung, là “của để dành” ông cha để lại cho con cháu nước Việt.

Để quản lý, bảo tồn và phát huy tốt một di sản văn hóa đòi hỏi phải có sự thống nhất điều hành của một cấp quản lý hành chính nhà nước nhất định, toàn diện và trực tiếp, đủ sức làm “nhạc trưởng” để gắn kết được các “nhà”: Nhà quản lý, Nhà khoa học và Nhà dân (trong đó địa phương có di sản sẽ đại diện).

Bộ VHTTDL cũng cần sớm xây dựng Quy chế phối hợp giữa các ban ngành để tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động quản lý di sản tại địa phương. Kết nối các di sản thế giới ở Việt Nam, còn đòi hỏi tăng cường kết nối, phối hợp chặt chẽ giữa các ngành, các cấp, địa phương, doanh nghiệp và người dân để xây dựng, phát triển kinh tế du lịch ngày càng có sự đóng góp lớn hơn vào sự phát triển chung của đất nước.

Kết nối các di sản thế giới ở Việt Nam đã đến lúc không chỉ là khẩu hiệu suông mà mong nó là hiện thực bắt đầu ngay từ bây giờ, để di sản không còn trong tình trạng “hồn ai nấy giữ” mang tính nhỏ lẻ manh mún. Về đầu tranghttp://vov.vn/di-san/8-di-san-the-gioi-cua-viet-nam-sao-chua-duoc-ket-noi-hieu-qua-571798.vov

Lệch…(Kinh Tế & Đô Thị 23/11, tr5, Nhật Minh)

Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11) năm nào cũng rôm rả những triển lãm, hội thảo, hoạt động kỷ niệm đi kèm với niềm tự hào về độ giàu có di sản mà thiên nhiên ban tặng. Không tự hào sao được khi ta đang sở hữu trong tay trên 4

vạn di tích lịch sử văn hóa và danh lam thắng cảnh. Trong đó, có hơn 3.000 di tích được xếp hạng cấp quốc gia, hơn 5.000 di tích cấp tỉnh, cộng thêm gần 1.000 di sản phi vật thể được sưu tầm nghiên cứu, lưu trữ. Đáng nói hơn cả là 22 di sản thế giới đã được công nhận và tôn vinh.

Tự hào là vậy, nhưng trong lòng những người yêu di sản Việt vẫn cứ canh cánh một nỗi niềm khi nhìn về các di sản thế giới của Việt Nam. Bởi sau những lễ

23

đón nhận danh hiệu hoan hỉ và hoành tráng, những nơi sở hữu di sản lập tức bước ngay vào cuộc đua phát triển du lịch. Nhưng buồn một nỗi là nhận thức có sự “lệch chuẩn” giữa khai thác và bảo tồn di sản, sự chú tâm làm giàu từ di sản nhiều hơn là sự quan tâm đầu tư bảo tồn di sản. Vịnh Hạ Long, Phong Nha – Kẻ Bàng, Thánh địa Mỹ Sơn, Cao nguyên đá Đồng Văn… là thế, những lời quảng bá di sản nhằm hút khách đến địa phương nhiều hơn là những dự án, kế hoạch bảo tồn, gìn giữ di sản.

Chăng nói đâu xa, tính đến 5/7/2013 là chẵn 10 năm Phong Nha – Kẻ Bàng được công nhận Di sản thiên nhiên thế giới; và 3/7/2015 tiếp tục được UNESCO công nhận lần 2 danh hiệu này. Quảng Bình đã “thắng lớn” khi mở rộng du lịch hang động, sinh thái, mạo hiểm với hàng triệu lượt khách đến đây. Chỉ tính riêng năm 2012, doanh thu từ phí và lệ phí tham quan Phong Nha đã đạt 115 tỷ đồng. Vậy nhưng suốt 10 năm kể từ ngày được công nhận Di sản thiên nhiên thế giới, Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng chỉ đầu tư vào đây 46 tỷ đồng. 10 năm vinh hoa, nhưng du lịch ở đây vẫn đơn thuần là tham quan hang động, không có thêm gì mới mẻ, chưa tính đến những tác động từ du lịch ảnh hưởng đến di sản. Hay nặng nề hơn là việc khai thác du lịch “quá đà” ở các hang động trên vịnh Hạ Long – 1 trong 7 kỳ quan thiên nhiên của thế giới. Hoạt động ăn uống, biểu diễn nghệ thuật trong hang động tại vịnh Hạ Long đã khiến nhiều hang động tự nhiên bị cơ giới hóa bằng những sàn gỗ rộng cả trăm mét vuông; thạch nhũ trong một số hang, cụ thể là hang Trống bị ám một màu đen xỉn… Lùm xùm trong dư luận một thời gian, cuối cùng tỉnh Quảng Ninh cũng phải yêu cầu các tổ chức, DN chấm dứt việc tổ chức ăn uống trong hang động để bảo tồn nguyên trạng các giá trị của vịnh Hạ Long, hạn chế tối đa những hoạt động có khả năng ảnh hưởng, tác động không tốt tới cảnh quan, môi trường nơi này. Ấy có phải là những lời cảnh báo cho sự “lệch” trong khai thác và bảo tồn di sản thế giới?

Các địa phương vẫn đang nô nức kéo nhau vào cuộc chạy đua lập hồ sơ di sản chờ ngày đón nhận danh hiệu hào hoa. Và nỗi lo “lệch” giữa một bên là khai thác du lịch làm kinh tế và một bên là bảo tồn phát huy giá trị di sản vẫn cứ mênh mang. Đây chính là một dấu hỏi lớn, một bài toán đặt ra cho các địa phương đang và sẽ nắm giữ di sản thế giới. Về đầu trang

Học sinh Việt Nam tại Hàn Quốc ủng hộ đồng bào miền Trung(Kinh Tế & Đô Thị Online 22/11, Hà Phương)

Vừa qua, đoàn công tác của Hội Sinh viên Việt Nam tại Hàn Quốc (VSAK) đã có chuyến thăm, tặng quà cho đồng bào miền Trung chịu thiệt hại trong đợt lũ tháng 10/2016.

Anh Phạm Hải Chiến - Chủ tịch VSAK thăm hỏi và trao quà tặng cho đồng bào Rục tại bản Mò O Ồ

Ồ.

24

Được biết, đoàn công tác đã có mặt tại xã Thượng Hóa (huyện Minh Hóa, Quảng Bình) thực hiện việc trao quà tại các bản Phú Minh, Mò O Ồ Ồ, thôn Hát, thôn Quyền, thôn Tiến Hóa và thôn Khai Hóa cho 140 hộ dân theo kế hoạch ban đầu và trao thêm 37 hộ dân căn cứ hoàn cảnh thực tế đặc biệt khó khăn, chịu thiệt hại nặng sau lũ, lụt.

Anh Phạm Hải Chiến - Chủ tịch VSAK cho biết, từ khi phát động, chương trình đã nhận được sự hưởng ứng đông đảo của cộng đồng du học sinh tại Hàn Quốc. Điều này thể hiện rằng những người con Việt Nam dù đi đâu làm gì cũng luôn hướng về quê hương ruột thịt, đặc biệt khi tổ quốc gặp khó khăn.

Với sự hỗ trợ tích cực của tỉnh Đoàn Quảng Bình, UBND xã Thượng Hóa, đồn biên phòng Cà Xèng, “chương trình về với đồng bào miền trung bị lũ lụt” của VSAK đã trao toàn bộ số tiền quyên góp của cộng đồng bao gồm 177 suất quà bằng tiền mặt (147 suất của hội sinh viên tại Hàn Quốc và 30 suất của Ban nhạc Giai điệu Việt tại Hàn Quốc) cho những hộ dân nghèo bị thiệt hại nặng sau lũ tại xã Thượng Hóa (huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình). Mỗi suất quà trị giá 1 triệu đồng tiền mặt nhằm giúp bà con nơi đây khôi phục sản xuất, khắc phục khó khăn sau thiên tai.

Đoàn công tác đã tiến hành trao quà tận tay cho đồng bào Rục ở bản Mò O Ồ Ồ nơi bị thiệt hại nặng nề tại tỉnh Quảng Bình trong đợt lũ vừa qua bởi ngôi nhà họ ở chỉ là những vách lán đơn sơ, tạm bợ. Ngay sau đó, đoàn tiếp tục đến thăm và trao quà cho các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn nhất tại bản Phú Minh, thôn Hát, thôn Quyền, thôn Tiến Hóa và thôn Khai Hóa, phần lớn đồng bào nơi đây là dân tộc Sách.

“Chương trình về với đồng bào miền trung bị lũ lụt” do VSAK phát động đã nhận được sự tin tưởng và ủng hộ về vật chất lẫn tinh thần từ cộng đồng du học sinh và một số tổ chức khác tại Hàn Quốc. Đây là sự khích lệ rất lớn để VSAK tiến hành các chương trình hướng về quê hương trong thời gian tới”, anh Nguyễn Trung Kiên - Phó Chủ tịch VSAK nhấn mạnh. Về đầu tranghttp://kinhtedothi.vn/hoc-sinh-viet-nam-tai-han-quoc-ung-ho-dong-bao-mien-trung-273576.html

200 suất quà đến với bà con vùng lũ(Cadn.com.vn 22/11, Sơn Tùng)

Chiều 20-11, đoàn cứu trợ do nhà thơ Nguyễn Ngọc Hạnh và Hội từ thiện Nhất Trung từ thành phố Đà Nẵng đã đưa 200 suất quà trị giá 100 triệu đồng đến xã Hưng Trạch, H. Bố Trạch, Quảng Bình để cùng góp phần giúp bà con trong vùng bị lũ lụt vượt qua khó khăn sau cơn lũ lớn vừa qua. Đây là món quà của những người thân của gia đình nhà thơ từ nước ngoài gửi về cộng với sự đồng hành của Hội từ thiện Nhất Trung thực hiện... Được biết, ngay sau lũ, Hội từ

25

thiện Nhất Trung Đà Nẵng đã mang đến bà con vùng lũ H. Lệ Thủy và xã Sơn Trạch, H. Bố Trạch 900 suất quà, trị giá khoảng 500 triệu đồng. Về đầu tranghttp://cadn.com.vn/news/74_158032_200-sua-t-qua-de-n-vo-i-ba-con-vu-ng-lu-.aspx

Sẻ chia với bà con vùng lũ(Tuổi Trẻ Thủ Đô 23/11, tr3, Anh Vũ)

Tập đoàn Tân Á Đại Thành phối hợp với Hội Chữ Thập đỏ thành phố Hà Nội – Hội Chữ Thập đổ tỉnh Quảng Bình vừa tổ chức trao 50 bồn chứa nước sạch, 100 suất quà tới các hộ khó khăn tỉnh Quảng Bình.

Phát biểu tại buổi trao quà, bà Phạm Thị Hà – Trưởng phòng Hành chính nhân sự Tập đoàn Tân Á Đại Thành chia sẻ: “Những món quà này là tình cảm và mong muốn góp phần xây dựng sự “Phồn vinh cuộc sống Việt” của lãnh đạo, nhân viên của Tập đoàn Tân Á. Chúng tôi mong muốn làm với đi phần nào vất vả, khó khăn của bà con vùng lũ”. Về đầu trang

Quảng Bình nhận được hơn 200 tỷ đồng hỗ trợ khắc phục lũ lụt từ các tổ chức, đơn vị trong và ngoài nước(Baoquangbinh.vn 23/11, Đ.V)

Nhằm chia sẻ với những tổn thất nặng nề mà người dân Quảng Bình phải gánh chịu do hai đợt lũ lịch sử vừa qua, đã có hàng trăm tổ chức, đơn vị, nhà hảo tâm trong và ngoài nước đến thăm, hỗ trợ bà con vùng lũ khắc phục hậu quả thiên tai.

Theo số liệu tổng hợp từ Ban Cứu trợ tỉnh, tính đến ngày 21-11, tổng số tiền, hàng quy ra tiền từ các tổ chức, đơn vị, nhà hảo tâm đã ủng hộ và đăng ký

ủng hộ tỉnh ta là hơn 200 tỷ đồng. Trong đó, hơn 156,1 tỷ đồng tiền và hàng hóa quy ra tiền thông qua Ban cứu trợ các cấp đi hỗ trợ trực tiếp cho bà con; hơn 44,1 tỷ đồng tiền mặt, chuyển khoản và đăng ký chuyển khoản thông qua Quỹ Cứu trợ tỉnh. Ban Cứu trợ các cấp đã và đang tích cực thực hiện công tác tiếp nhận, phân bổ tiền, hàng cứu trợ lũ lụt kịp thời, công khai; phối hợp tốt với chính quyền và các ban, ngành, đoàn thể về công tác tiếp nhận cũng như phân bổ nguồn tiền, hàng một cách hợp lý.

Với sự quan tâm, sẻ chia của các tổ chức, đơn vị, nhà hảo tâm, bà con vùng lũ Quảng Bình đã nhận được

những món quà thiết thực, ý nghĩa.

26

Về đầu trang http://www.baoquangbinh.vn/xa-hoi-doi-song/201611/quang-binh- nhan-duoc-hon-200-ty-dong-ho-tro-khac-phuc-lu-lut-tu-cac-to-chuc-don-vi-trong-va-ngoai-nuoc-2140505/

Công bố ranh giới phía Nam, vùng mở rộng và vùng đệm trong Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng(Baoquangbinh.vn 23/11, Lê Mai)

Chiều 22-11, Ban quản lý (BQL) dự án khu vực Phong Nha-Kẻ Bàng (PN-KB) tổ chức hội nghị công bố ranh giới phía Nam, ranh giới vùng mở rộng và ranh giới vùng đệm trong VQG PN-KB. Tham dự có đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành, địa phương liên quan.

Hội nghị công bố ranh giới phía Nam, ranh giới vùng

mở rộng và ranh giới vùng đệm trong VQG PN-KB nhằm giới thiệu và nâng cao vai trò trách nhiệm của các bên liên quan cũng như chính quyền và cộng đồng địa phương sống trong vùng đệm VQG PN-KB trong việc quản lý, bảo vệ rừng và bảo tồn đa dạng sinh học.

Tại hội nghị, đại diện BQL dự án khu vực PN-KB đã công bố các quyết định của UBND tỉnh về ranh giới vùng mở rộng, ranh giới phía Nam và ranh giới vùng đệm trong tại bản Arem. Theo quyết định của UBND tỉnh về ranh giới phía Nam, địa điểm thực hiện: trên đường ranh giới khu vực phía Nam VQG PN-KB đã được Thủ tướng Chính phủ quy định tại Quyết định số 1062/QĐ-TTg ngày 2-7-2013 về việc điều chỉnh ranh giới VQG PN-KB và trùng với đường ranh giới hành chính giữa huyện Bố Trạch và huyện Quảng Ninh. Khối lượng thực hiện: dự kiến xác định vị trí, lập hồ sơ và cắm 36 mốc, 3 bảng trên đường ranh giới dài 18.500m, giáp với Chi nhánh Lâm trường Trường Sơn (thuộc Công ty TNHH MTV LCN Long Đại).

Đối với ranh giới vùng đệm trong của VQG PN-KB, quyết định của UBND tỉnh nêu rõ phạm vi ranh giới vùng đệm trong của VQG PN-KB tại bản Arem, xã Tân Trạch (huyện Bố Trạch), nằm trong phân khu phục hồi sinh thái của VQG PN-KB với tổng diện tích 245ha (trong đó: đất có rừng tự nhiên 40,6ha; đất nương rẫy 185,9ha; đất rừng trồng 8,5ha; đất khu hành chính 1,4ha; đất khu dân cư 8,6ha). Giao BQL VQG PN-KB phối hợp với các địa phương, đơn vị có liên

Hội nghị công bố ranh giới phía Nam, ranh giới vùng mở rộng và ranh giới vùng đệm trong VQG Phong Nha-Kẻ

Bàng

27

quan tổ chức việc công bố và cắm mốc ranh giới vùng đệm tại xã Tân Trạch…Về đầu tranghttp://www.baoquangbinh.vn/tin-tuc-su-kien/201611/cong-bo-ranh-gioi-phia-nam-vung-mo-rong-va-vung-dem-trong-vuon-quoc-gia-phong-nha-ke-bang-2140488/

IV. An ninh – Quốc phòng

Ngăn ngừa "tem giấy" "tấn công" học đường(Baoquangbinh.vn 23/11, Ngọc Mai)

Thời gian qua, các phương tiện thông tin đại chúng đã phản ánh về việc xuất hiện một loại ma túy mới với dạng giấy, thường được gọi là “tem giấy” hay “bùa lưỡi”. Người sử dụng chỉ cần ngậm “tem giấy” sẽ gây cảm giác hoang tưởng, kích thích ảo giác, rối loạn thần kinh, không kiểm soát được hành vi và gây nghiện

tùy mức độ sử dụng. Để ngăn ngừa “tem giấy”, “bùa lưỡi” tấn công và gây tác hại đến đời sống xã hội trên địa bàn, đặc biệt là các trường học, Công an tỉnh đã có văn bản đề nghị Sở Giáo dục - Đào tạo chỉ đạo các trường học, cơ sở giáo dục tập trung tuyên truyền về sự xuất hiện và tác hại của loại ma túy mới này. Trao đổi với chúng tôi, thượng tá Ngô Xuân Hợp, Phó trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy (PC47) cho biết: Ma túy dưới dạng “tem giấy” hiện đang xuất hiện tại một số hàng quán xung quanh khu vực trường học tại thành phố Hồ Chí Minh và lan rộng ra một số tỉnh, thành trong cả nước. Đối tượng sử dụng “tem giấy” tập trung vào thanh thiếu niên, học sinh, sinh viên, gây hoang mang và bức xúc trong dư luận đời sống.

Với hình thức là miếng tem nhỏ, kích thước khoảng 1,5 x 1,5cm, “tem giấy” có những hình ảnh ngộ nghĩnh, đa dạng và bắt mắt, bề mặt được tẩm chất LSD.

Đây là một loại ma túy có tác dụng kích thích thần kinh cực mạnh mà chỉ cần một lượng rất nhỏ cũng đủ làm cho người dùng có cảm giác thất thường, hoang tưởng, rối loạn vị giác, gây ảo giác, không làm chủ được hành vi. LSD là chất nằm trong danh mục I, Nghị định 82/2013/NĐ-CP của Chính phủ về ban hành các danh mục chất ma túy, tiền ma túy.

Trường THPT Lương Thế Vinh phát tờ rơi tuyên truyền phòng chống ma túy cho học sinh.

28

Về lâu dài, LSD tích tụ dần trong cơ thể khiến cơ thể nhờn thuốc và cần liều cao hơn. Người sử dụng sẽ bị tổn thương tâm lý dẫn đến trầm cảm, tâm thần phân liệt và đối mặt với nguy cơ tử vong do sốc thuốc. Trong bảng thống kê các chất ma túy tổng hợp, LSD được xem là loại ma túy có đặc tính kích thích ảo giác gây hại nhất hiện nay.

Từ những tác hại nêu trên, việc phòng ngừa, đấu tranh với việc sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, mua bán và sử dụng “tem giấy” đã và đang được các cơ quan chức năng quan tâm. Đặc biệt khi “tem giấy” đang có xu hướng tấn công vào giới trẻ học đường, nhiệm vụ này càng trở nên bức thiết. Cũng theo thượng tá Ngô Xuân Hợp, việc phòng ngừa, đấu tranh với loại ma túy dưới hình thức “tem giấy” này gặp rất nhiều khó khăn. Đầu tiên là giá “tem giấy” khá rẻ, chỉ cần vài chục nghìn đồng, các em học sinh hoàn toàn có thể sở hữu được một “con tem”.

Cách thức sử dụng đơn giản, chỉ cần liếm hoặc dán giấy lên lưỡi trong vòng vài phút, “tem giấy” sẽ phát huy tác dụng và duy trì ảo giác trong nhiều giờ liền. “Tem giấy” nhỏ gọn, trọng lượng nhẹ cũng là một trong những yếu tố khiến việc theo dõi, bắt giữ các đối tượng cũng không đơn giản. Bên cạnh đó, sự phát triển của mạng xã hội cũng kéo theo những hệ lụy, trong đó có việc nhiều đối tượng công khai tiến hành mua - bán “tem giấy” trên mạng một cách dễ dàng...

Trước sự nguy hiểm của “tem giấy” đối với giới trẻ học đường và những khó khăn trong công tác phòng ngừa, đấu tranh, ngày 26-9-2016, Công an tỉnh đã ban hành văn bản số 343/CV-PC47 gửi Sở Giáo dục - Đào tạo (GD-ĐT) yêu cầu Sở tăng cường công tác phối hợp, chỉ đạo các trường học, cơ sở giáo dục trong tỉnh nắm tình hình và có hình thức tuyên truyền phù hợp về sự xuất hiện và tác loại của ma túy LSD nói chung, dưới hình thức “tem giấy” nói riêng.

Tiếp đó, Sở GD-ĐT đã có Công văn số 2177/SGDĐT-CtrTT gửi các Phòng GD-ĐT, các trường học, đơn vị trực thuộc tích cực phối hợp với chính quyền, công an địa phương để theo dõi, năm bắt tình hình, đặc biệt là các hàng quán trước cổng trường; đồng thời đẩy mạnh công tác tuyên truyền trong học sinh và các bậc phụ huynh.

Trao đổi về vấn đề này, với cô giáo Nguyễn Thị Hải Yến, Hiệu trưởng Trường THPT Phan Đình Phùng cho biết: Bước vào năm học mới, nhà trường đã thành lập Ban ngoài giờ lên lớp (NGLL) với mục đích nắm tình hình chung và việc sử dụng các loại ma túy trong học sinh nói riêng. Trường có trên 1.000 học sinh, trong mỗi lớp học đều có thành viên của Ban NGLL để theo dõi, phát hiện và kịp thời có biện pháp ngăn chặn khi các em sử dụng ma túy.

Quá trình theo dõi cho thấy trước đây trường có hai em học sinh từng sử dụng “cỏ Mỹ”. Nhà trường đã nhắc nhở, tuyên truyền và động viên các em, tuy nhiên hai học sinh này đã bỏ học. Còn đến thời điểm này, toàn trường chưa phát hiện được học sinh sử dụng ma túy nói chung, “tem giấy” nói riêng. Nhà trường còn

29

tăng cường phối hợp với các bậc phụ huynh, chính quyền địa phương và công an phường, Phòng PC47 đẩy mạnh công tác tuyên truyền để học sinh và phụ huynh hiểu được sự nguy hiểm của ma túy nói chung, “tem giấy” nói riêng.

Với đặc thù của các trường học, việc học sinh mua bán đồ ăn, đồ dùng học tập tại những hàng quán trước cổng trường là không tránh khỏi, vì vậy để đề phòng ma túy xâm nhập, trường đã cùng với chính quyền địa phương và công an tuyên truyền với chủ các hàng quán, bảo đảm không xảy ra hành vi buôn bán ma túy cho các em. Bên cạnh việc tuyên truyền, theo dõi, nắm tình hình về sử dụng ma túy, Trường THPT Phan Đình Phùng cũng đã thành lập nhiều câu lạc bộ văn hóa, văn nghệ, thể thao để tạo môi trường lành mạnh, thu hút các em học sinh tham gia, tránh xa sự cám dỗ của ma túy.

Trường THPH Lương Thế Vinh đóng trên địa bàn thị xã Ba Đồn hiện có gần 1.700 học sinh. Tuyên truyền phòng chống ma túy là một trong những nhiệm vụ thường xuyên của nhà trường. Thông qua các buổi chào cờ, sinh hoạt câu lạc bộ, nhà trường đã phối hợp với Công an tỉnh, Công an thị xã và phường Ba Đồn để tuyên truyền khá đầy đủ về các loại ma túy, trong đó có LSD dưới dạng “tem giấy”.

Bên cạnh đó, trường có “Hộp thư công dân” để nhận những thông tin phản ánh nói chung và về tình hình ma túy trong trường học nói riêng. Một số lớp học trong trường cũng được lắp đặt camera an ninh nhằm tăng cường hiệu quả giám sát việc học tập, sinh hoạt của các em, góp phần xây dựng và giữ gìn môi trường học tập lành mạnh. Đến thời điểm này, Trường THPT Lương Thế Vinh là một điểm sáng về an ninh trật tự và không có học sinh nào sử dụng ma túy.

Không chỉ có các trường THPT đã và đang đẩy mạnh công tác tuyên truyền về sự nguy hiểm và tác hại của “tem giấy”, các phòng Giáo dục trong toàn tỉnh cũng đã chỉ đạo các trường học, cả bậc tiểu học và THCS tăng cường công tác tuyên truyền, phòng ngừa, đặc biệt là phối hợp với lực lượng chức năng và chính quyền địa phương theo dõi các hàng quán trước cổng trường. “Bên cạnh việc phối hợp với ngành Giáo dục, thời gian qua chúng tôi đã tổ chức theo dõi, nắm bắt tình hình về “tem giấy” trên địa bàn tỉnh ta. Đến thời điểm này có thể khăng định rằng, “tem giấy” vẫn chưa xuất hiện.

Tuy nhiên không vì thế mà chúng ta chủ quan. Các trường học, phụ huynh và các em học sinh phải luôn chủ động nắm bắt thông tin để ngăn chặn hiệu quả việc ma túy nói chung, LSD dưới dạng “tem giấy” nói riêng tấn công vào trường học để bảo vệ an toàn cho con em!”, thượng tá Ngô Xuân Hợp chia sẻ. Về đầu tranghttp://www.baoquangbinh.vn/phap-luat/201611/ngan-ngua-tem-giay-tan-cong-hoc-duong-2140492/

30

V. Điểm tin đã đưa

Theo Quyết định ban hành kế hoạch chuyển đổi mã vùng mới được Bộ TT&TT ban hành ngày 21/11/2016, mã vùng hiện tại của 59/63 tỉnh, thành phố trên toàn quốc sẽ được thay đổi sang mã vùng mới, đây là một bước trong việc triển khai thực hiện Quy hoạch kho số viễn thông và phù hợp với thông lệ quốc tế. Theo đó, trong giai đoạn 1 sẽ chuyển đổi mã vùng của 13 tỉnh, thành phố (trong đó có Quảng Bình). (VOVNews 23/11; Thanh Tra Online 23/11; VOVNews 23/11; VietQ.vn 23/11; Kinh Tế & Đô Thị Online 23/11; Giao Thông Online 23/11; Tiền Phong Online 23/11; Motthegioi.vn 23/11; Đời Sống & Pháp Luật Online 23/11; Nhân Dân Online 23/11; Người Lao Động Online 22/11; VnEconomy.vn 22/11; An Ninh Thủ Đô Online 22/11; Xây Dựng Online 22/11; VOVNews 22/11; Tin Tức Online 22/11; VTVNews 22/11; Vietnamnet.vn 22/11; ICTNews 22/11; Lao Động Online 22/11; VietnamPlus.vn 22/11; Nguoiduatin.vn 22/11; Sức Khỏe & Đời Sống 23/11, tr2; Hà Nội Mới 23/11, tr1+4; Nhân Dân 23/11, tr8; Lao Động 23/11, tr3; Pháp Luật Việt Nam 23/11, tr15; Sài Gòn Giải Phóng 23/11, tr1; Kinh Tế & Đô Thị 23/11, tr2; Nông Thôn Ngày Nay 23/11, tr2; Đại Đoàn Kết 23/11, tr7; Nhân Dân 23/11, tr7; An Ninh Thủ Đô 23/11, tr2; Thời Báo Kinh Tế Việt Nam 23/11, tr14; Lao Động 23/11, tr3) Về đầu trang

Sau khi tiếp nhận 2 dự án thuộc Trung tâm Điện lực Quảng Trạch từ PVN và đối tác Nga, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã có buổi làm việc với Quảng Bình liên quan đến các dự án này. (Công An Nhân Dân Online 23/11; Ndh.vn 22/11; Baodauthau.vn 22/11; Pháp Luật Việt Nam 23/11, tr12; Đại Biểu Nhân Dân 23/11, tr5; Đầu Tư 23/11, tr2) Về đầu trang

Hội đồng hương Quảng Bình tại Cộng hòa Czech vừa tổ chức đoàn cứu trợ cho người dân các huyện, thành phố vùng lũ Quảng Bình. (VTVNews 23/11) Về đầu trang

Trong 3 ngày 15,16 và 17/11 vừa qua, Công ty CP Phân bón Dầu khí Cà Mau (PVCFC) đã đi thăm và tặng quà với tổng kinh phí 250 triệu đồng cho người dân tại 2 tỉnh Hà Tĩnh và Quảng Bình. (VOVNews 23/11) Về đầu trang

Với tấm lòng hướng về vùng lũ hai tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, đoàn công tác đại sứ quán và cộng đồng người Việt Nam tại Liên Bang Nga đã có chuyến thăm hỏi, trao quà và 10 chiếc thuyền máy cho người dân. (Infonet.vn 23/11; Lao Động Online 22/11) Về đầu trang

Để đạt được mục tiêu giảm từ 5-10% về số vụ, số người chết và số người bị thương do TNGT so với năm 2015, UBND tỉnh Quảng Bình đã ban hành Công văn số 1939/UBND về việc thực hiện các biện pháp bảo đảm TTATGT những tháng cuối năm 2016. (Duongbo.vn 22/11) Về đầu trang

Theo Tổng cục Thủy sản (Bộ NN&PTNT), vùng biển Việt Nam có khoảng 1.100km2 rạn san hô với 240 loài. Mỗi năm Việt Nam mất hơn 50 tấn san hô,

31

chưa kể san hô đen ở tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Ninh, TP Hải Phòng... Hệ sinh thái này bị mất dẫn tới cạn kiệt nguồn lợi thủy sản bởi rạn san hô là nơi cư ngụ của 25% các loài sinh vật biển. (Pháp Luật Việt Nam 23/11, tr18) Về đầu trang

Liên quan đến việc ông Nguyễn Đức Lý, Giám đốc Sở Khoa học và Công Nghệ tỉnh Quảng Bình đưa 35 hộp gỗ chua mua được của gia đình về cất giữ tại trụ sở của 2 đơn vị trực thuộc khiến dư luận bất bình, ông Nguyễn Hữu Hoài – Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình đã xác nhận thông tin trên. (Đời Sống & Pháp Luật 23/11, tr5)Về đầu trang./.

SỞ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG

32