documentco

61
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TPHCM MÔN QUẢN TRỊ XUẤT NHẬP KHẨU GVHD: TS Bùi Thanh Tráng

Upload: long-tran

Post on 29-Jun-2015

862 views

Category:

Business


4 download

DESCRIPTION

TRANSCRIPT

Page 1: DocumentCo

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TPHCM MÔN QUẢN TRỊ XUẤT NHẬP KHẨU

GVHD: TS Bùi Thanh Tráng

Page 2: DocumentCo

Chứng nhận xuất xứ Trang 1

Trần Chân Phương (Trưởng nhóm) Nguyễn Minh Thành

Phạm Duy Nghiệp

Phạm Lê Phương Uyên

Võ Lê Thuỳ Dung

Trần Văn Dũng

Nguyễn Tố Ngân

Lê Thị Mỹ Dung

Page 3: DocumentCo

Chứng nhận xuất xứ Trang 2

MỤC LỤC I. Khái niệm, nội dung chứng nhận xuất xứ ..................................................................................... 4

1. Khái niệm ................................................................................................................................. 4

2. Mục đích .................................................................................................................................. 4

3. Nội dung của giấy chứng nhận xuất xứ ..................................................................................... 4

II. Các mẫu C/O thông dụng ở Việt Nam và cách khai...................................................................... 5

1. C/O form A: ............................................................................................................................. 5

2. C/O form B: .............................................................................................................................. 8

3. C/O form ICO: ........................................................................................................................ 11

a. Danh sách tên nước & Mã số tương ứng .............................................................................. 13

4. C/O form T: (C/O form Textitle)............................................................................................. 18

5. C/O Form D ............................................................................................................................ 20

a. QUY CHẾ XUẤT XỨ DÙNG CHO HIỆP ĐỊNH CEPT ....................................................... 24

6. C/O form E: ............................................................................................................................ 27

7. C/O form AK: ......................................................................................................................... 30

8. C/O form AJ: .......................................................................................................................... 31

III. Cơ quan thẩm quyền cấp: ........................................................................................................ 31

1. Cơ quan cấp C/O .................................................................................................................... 31

2. Cơ quan quản lí cấp C/O ở VN: .............................................................................................. 31

IV. Thủ tục xin cấp giấy chứng nhận xuất xứ ................................................................................ 33

1. Thủ tục cấp C/O cho doanh nghiệp lần đầu xin C/O ................................................................ 33

2. Các mẫu hồ sơ và chứng từ cần thiết ....................................................................................... 34

a. Bộ Hồ sơ Thương nhân (3 trang) ......................................................................................... 34

b. Bộ Hồ sơ xin C/O nếu xin tại VCCI chi nhánh TpHCM ................................................... 36

c. Đơn xin cấp C/O ................................................................................................................. 37

d. Bảng giải trình để sản phẩm đáp ứng tiêu chuẩn GSP của các nước nhập khẩu theo tỉ lệ phần trăm................................................................................................................................... 37

3. Quy trình đăng kí C/O điện tử trực tiếp ................................................................................... 38

V. Tác dụng của C/O ...................................................................................................................... 43

1. Tác dụng của C/O đối với chủ hàng: ....................................................................................... 43

a. Đối với người xuất khẩu: ..................................................................................................... 43

b. Tác dụng của C/O đối với người nhập khẩu: .................................................................... 43

2. Tác dụng của C/O đối với cơ quan hải quan: ........................................................................... 44

a. Tác dụng của C/O đối với cơ quan hải quan nước xuất khẩu: ............................................... 44

b. Tác dụng của C/O đối với cơ quan hải quan nước nhập khẩu: .......................................... 44

3. Tác dụng của C/O đối với việc phát triển kinh tế và chính sách ngoại thương của Nhà nước. .. 44

a. Đối với nước xuất khẩu ....................................................................................................... 44

Page 4: DocumentCo

Chứng nhận xuất xứ Trang 3

b. Đối với nước nhập khẩu ................................................................................................... 45

VI. Tình hình cấp C/O ở Việt Nam trong những năm vừa qua: ...................................................... 46

1. Khái quát: ............................................................................................................................... 46

a. Hoạt động cấp C/O diễn ra ở Việt Nam ............................................................................... 46

b. Số lượng các bộ C/O đã được cấp: ................................................................................... 49

2. Những vấn đề vướng mắc còn tồn tại trong quá trình khai và cấp C/O .................................... 49

a. Vấn đề tồn tại về phía doanh nghiệp xin cấp C/O: ............................................................... 49

b. Vấn đề tồn tại từ phía cơ quan có thẩm quyền cấp C/O: ................................................... 51

c. Những vấn đề tồn tại ở cơ quan quản lý việc xin và cấp C/O: .............................................. 52

VII. Giải pháp hoàn thiện việc xin và cấp C/O tại Việt Nam:.......................................................... 53

1. Giải pháp với các doanh nghiệp xin cấp C/O:.......................................................................... 54

2. Giải pháp đối với tổ chức có thẩm quyền cấp C/O: ................................................................. 56

3. Giải pháp đối với cơ quan quản lý cấp C/O: ............................................................................ 57

VIII. Tài liệu tham khảo ............................................................................................................... 59

Page 5: DocumentCo

Chứng nhận xuất xứ Trang 4

I. Khái niệm, nội dung chứng nhận xuất xứ

1. Khái niệm

Giấy chứng nhận xuất xứ là chứng từ do nhà sản xuất hoặc do cơ quan có thẩm quyền, thường là Phòng Thương mại/ Bộ Thương mại/ Bộ Công Thương cấp để xác nhận nơi sản xuất hoặc khai thác ra hàng hoá.

Giấy chứng nhận xuất xứ là cơ sở để xác định nguồn gốc xuất xứ hàng hoá

2. Mục đích

Xác định xuất xứ hàng hoá là công việc rất cần thiết và quan trọng trong thương mại quốc tế. Các quốc gia cần quan tâm đến xuất xứ hàng hoá để: Ưu đãi thuế quan.

Áp dụng thuế chống bán phá giá và trợ giá

Thống kê thương mại và theo dõi hệ thống hạn ngạch…

3. Nội dung của giấy chứng nhận xuất xứ

Nội dung của giấy chứng nhận xuất xứ bao gồm: Tên và địa chỉ người mua

Tên và địa chỉ người bán

Tên hàng; số lượng; kỹ mã hiệu

Lời khai của chủ hàng về nơi sản xuất hoặc khai thác hàng

Xác nhận cơ quan có thẩm quyền

Page 6: DocumentCo

Chứng nhận xuất xứ Trang 5

II. Các mẫu C/O thông dụng ở Việt Nam và cách khai

1. C/O form A:

Chứng nhận xuất xứ mẫu A, còn gọi tắt đối với những người làm công tác thanh toán quốc tế là CO form A hay GSP form A. Đây là một trong các chứng từ sử dụng trong thanh toán quốc tế với các nhà nhập khẩu của một số quốc gia khác, bên cạnh hóa đơn thương mại, hối phiếu, vận đơn và các chứng từ khác có liên quan (nếu có). Nó được một số quốc gia phát triển giàu có chấp nhận nhằm tính thuế ưu đãi cho hàng hóa có xuất xứ từ các quốc gia đang phát triển. Mục đích của CO form A là để làm căn cứ giúp cho các cơ quan quản lý về thuế xác định được mức thuế suất thuế nhập khẩu (ưu đãi) cũng như trị giá tính thuế của các mặt hàng đã được cấp chứng nhận xuất xứ từ quốc gia phát hành ghi trên một chứng nhận xuất xứ mẫu A cụ thể, do các quốc gia nhập khẩu áp dụng các biểu thuế suất nhập khẩu khác nhau đối với cùng một mặt hàng nhưng có nguồn gốc xuất xứ khác nhau.

C/O Form A

Nguồn: Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam

Page 7: DocumentCo

Chứng nhận xuất xứ Trang 6

Cách khai: Kê khai VIETNAM tiếp sau Issued in (dưới dòng tiêu đề FORM A)

Ô 1: kê khai tên, địa chỉ, nước của người xuất khẩu Việt Nam

Ô 2: kê khai tên, địa chỉ, nước của người nhận hàng. Trường hợp nhận hàng theo chỉ định sẽ được khai báo là TO ORDER hoặc TO ORDER OF <người ra chỉ định>, thống nhất với vận đơn và các chứng từ giao nhận hợp lệ khác.

Ô 3: kê khai về vận tải (càng chi tiết càng tốt) như hình thức vận chuyển, tên phương tiện vận chuyển, số và ký hiệu chuyến, hành trình (cửa khẩu xuất hàng, cửa khẩu nhận hàng cuối cùng), số và ngày vận đơn,. Ví dụ:

BY SEA : BACH DANG V.03 FROM : HOCHIMINH CITY TO : HAMBOURG B/L No. : 1234 DATED : APRIL 10, 2004 Lưu ý : cửa khẩu nhận hàng cuối cùng trên ô 3 và người nhận hàng (đích danh) trên ô 2 phải cùng một nước nhập (ô 12).

Ô 4: Ghi chú của cơ quan cấp C/O. Thường có các ghi chú sau :

C/O cấp sau ngày xuất hàng : đóng dấu thông báo ISSUED RETROSPECTIVELY Cấp phó bản do bị mất bản chính : THE ORIGINAL OF C/O No. <số

C/O> DATED <ngày cấp> WAS LOST, đồng thời đóng dấu DUPILCATE trên tờ C/O phó bản.

Cấp thay thế C/O cho trường hợp cấp lại C/O (toàn bộ hoặc một phần) nhưng chưa trả C/O cũ : REPLACEMENT C/O No. <số C/O bị thay thế> DATED <ngày cấp> <FOR mô tả phần được thay thế>.

Ngoài ra còn có các ghi chú khác như thông báo hàng xuất sang các nước ASEAN để sản xuất hoặc/và xuất tiếp sang các nước EU, Norway, Turkey; dấu cộng gộp ASEAN, EU, Switzerland, Norway, Turkey,... Hàng xuất sang Japan chỉ đáp ứng quy định xuất xứ GSP cộng gộp ASEAN kê khai trên ô 4 chữ C-ASEAN tiếp theo là số và ngày giấy chứng nhận sản xuất, gia công cộng gộp khu vực. Ô 5: Kê khai số thứ tự các mặt hàng khai báo. Ô 6: Kê khai nhãn và số hiệu thùng hàng (nếu có). Ô 7: - Kê khai số và loại của thùng hàng (nếu có); tên và mô tả hàng

Ghi rõ số, ngày tờ khai hải quan hàng xuất (nếu đã có) trên ô 6 : CUSTOMS DECLARATION FOR EXPORT COMMODITIES No. <số đầy đủ của tờ khai hải quan hàng xuất> DATED <ngày tờ khai hải quan hàng xuất>. Trường hợp người khai báo hải quan và người gửi hàng khác nhau phải ghi rõ thêm về người khai báo: DECLARED BY <người khai báo>.

Ghi rõ số, ngày giấy phép xuất khẩu (nếu có) trên ô 6 : EXPORT LICENCE No.<số đầy đủ của giấy phép xuất khẩu> DATED <ngày giấy phép xuất khẩu >

* Lưu ý : - kê khai số container, số niêm chì (cont./seal No. ..) nếu đã xác định. - kê khai tên cụ thể và mô tả rõ về hàng hóa. Không được khai sai, hoặc khai không rõ về hàng hóa như GENERAL MERCHANDISE (hàng tổng hợp), . AND OTHER GOODS (..và các hàng khác),v.v.

Page 8: DocumentCo

Chứng nhận xuất xứ Trang 7

Ô 8: Kê khai tiêu chuẩn xuất xứ của hàng hóa. Cụ thể: Hàng xuất sang Australia và New Zealand bỏ trống. Xuất sang các nước khác :

Hàng có xuất xứ thuần túy Việt Nam kê khai chữ "P" Hàng có xuất xứ không thuần túy Việt Nam : kê khai theo hướng dẫn tại mục III.(b)

phía sau tờ form A bản chính. Chú ý : hàng xuất sang Canada được sản xuất từ hơn 1 nước được hưởng ưu đãi GSP của Canada(hay hàng xuất khẩu chỉ đáp ứng quy định xuất xứ GSP cộng gộp toàn cầu của Canada) kê khai chữ G" trên ô 8, trường hợp khác kê khai chữ "F".

Ô 9: Kê khai trọng lượng thô hoặc số lượng khác của hàng hóa. * Lưu ý :

Ô 5,7,8,9 phải khai thẳng hàng thứ tự, tên, tiêu chuẩn xuất xứ, trọng lượng thô (hoặc số lượng khác) của mỗi loại hàng. Trường hợp mỗi loại hàng được đóng gói và có ký, mã hiệu riêng thì nội dung khai báo trên ô 6 cũng phải thẳng hàng tương ứng.

Trường hợp tên hàng và mô tả nhiều có thể khai báo sang trang tiếp, mỗi trang khai báo rõ số thứ tự trang ở góc dưới ô 7 (Ví dụ : Page 1/3).

Gạch ngang trên ô 5,6,7,8,9 khi kết thúc khai báo tên, mô tả hàng; trọng lượng thô (hoặc số lượng khác), sau đó ghi rõ tổng trọng lượng (hoặc số lượng) của cả lô hàng bằng số (TOTAL) và bằng chữ (SAY TOTAL).

Ô 10: kê khai số và ngày của hóa đơn. Trường hợp hàng xuất không có hóa đơn phải ghi rõ lý do. Ô 11: kê khai địa điểm, ngày phát hành C/O.

* Lưu ý ngày nộp C/O và quy định về thời gian cấp C/O để kê khai chính xác ngày phát hành C/O. Không ghi ngày phát hành C/O là ngày nghỉ làm việc theo quy định, hoặc ngày xuất hàng, hoặc ngày khác nếu thực tế ngày phát hành C/O không phải ngày này. * Trừ trường hợp tháng được khai bằng chữ (April, May,..), ngày khai thống nhất theo dạng dd/mm/yyyy. * Ngày phát hành C/O bằng hoặc sau ngày các chứng từ đã được khai báo trên C/O như Invoice, tờ khai hải quan hàng xuất, giấy phép xuất khẩu,. Ô 12: Kê khai nước xuất xứ của hàng hóa (VIETNAM) tiếp sau produced in. Trường hợp C/O form A được cấp theo quy định xuất xứ GSP cộng gộp nguyên liệu khu vực ASEAN (quy định của EU, Switzerland, Norway, Turkey), sẽ kê khai nước xuất xứ xác định theo quy định này.

Kê khai nước nhập khẩu phía trên dòng (importing country). Kê khai địa điểm, ngày ký và ký tên của người ký có thẩm quyền (của người xuất khẩu

Việt Nam). Lưu ý : Ngày ký của người xuất khẩu phải trước hoặc bằng ngày phát hành C/O, và phải bằng hoặc sau ngày các chứng từ khác đã được kê khai trên C/O. Ðối với các doanh nghiệp người ký có thẩm quyền authorised signatory là thủ trưởng hoặc người được thủ trưởng ủy quyền ký. Chữ ký phải được ký bằng tay, và được đóng dấu rõ chức danh, dấu doanh nghiệp, và dấu tên.

Page 9: DocumentCo

Chứng nhận xuất xứ Trang 8

2. C/O form B:

Loại C/O cấp cho hàng hóa xuất xứ tại Việt Nam xuất khẩu sang các nước khác trên thế giới trong các trường hợp sau:

Nước nhập khẩu không có chế độ ưu đãi GSP

Nước nhập khẩu có chế độ GSP nhưng không cho Việt Nam hưởng

Nước nhập khẩu có chế độ ưu đãi GSP và cho Việt Nam hưởng ưu đãi từ chế độ này nhưng hàng hóa xuất khẩu không đáp ứng các tiêu chuẩn do chế độ này đặt ra.

C/O Form B Nguồn: Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam

Page 10: DocumentCo

Chứng nhận xuất xứ Trang 9

Cách khai: Ô 1: kê khai tên, địa chỉ, nước (Vietnam) của người xuất khẩu Việt Nam.

Ô 2: kê khai tên, địa chỉ, nước của người nhận hàng. Trường hợp nhận hàng theo chỉ định sẽ được khai báo là TO ORDER hoặc TO ORDER OF <người ra chỉ định>, thống nhất với vận đơn và các chứng từ giao nhận hợp lệ khác. Ô 3: kê khai về vận tải (càng chi tiết càng tốt) như hình thức vận chuyển, tên phương tiện vận chuyển, số và ký hiệu chuyến, hành trình (cửa khẩu xuất hàng, cửa khẩu nhận hàng cuối cùng), số và ngày vận đơn,. Ví dụ:

BY SEA : BACH DANG V.03 FROM : HOCHIMINH CITY TO : HAMBOURG B/L No. : 1234 DATED : APRIL 10, 2004 * Lưu ý : cửa khẩu nhận hàng cuối cùng trên ô 3 và người nhận hàng (đích danh) trên ô 2 phải cùng một nước nhập (ô 10). Ô 4: Tên, địa chỉ, nước của cơ quan thẩm quyền cấp C/O. Cụ thể C/O cấp tại Chi nhánh VCCI HCM khai : CHAMBER OF COMMERCE & INDUSTRY OF VIETNAM HOCHIMINH CITY BRANCH 171 Vo Thi Sau Str., 3rd Dist., Ho Chi Minh City, Vietnam Tel 84.8.9326498, 84.8.9325989, 84.8.9325698 Fax 84.8.9325472 Email : [email protected]

Ô 5: Ghi chú của cơ quan cấp C/O. Thường có các ghi chú sau :

C/O cấp sau ngày xuất hàng : đóng dấu thông báo ISSUED RETROSPECTIVELY

Cấp phó bản do bị mất bản chính : THE ORIGINAL OF C/O No. <số C/O> DATED <ngày cấp> WAS LOST, đồng thời đóng dấu DUPILCATE trên tờ C/O phó bản.

Cấp thay thế C/O cho trường hợp cấp lại C/O (toàn bộ hoặc một phần) nhưng chưa trả bản chính C/O cũ: REPLACEMENT C/O No. <số C/O bị thay thế> DATED <ngày cấp> <FOR mô tả phần được thay thế>.

Ô 6: - Kê khai nhãn hiệu, số và loại của thùng hàng (nếu có); tên và mô tả hàng.

Ghi rõ số, ngày tờ khai hải quan hàng xuất (nếu đã có) trên ô 6 : CUSTOMS DECLARATION FOR EXPORT COMMODITIES No. <số đầy đủ của tờ khai hải quan hàng xuất> DATED <ngày tờ khai hải quan hàng xuất>. Trường hợp người khai báo hải quan và người gửi hàng khác nhau phải ghi rõ thêm về người khai báo: DECLARED BY <người khai báo>.

Ghi rõ số, ngày giấy phép xuất khẩu (nếu có) trên ô 6 : EXPORT LICENCE No.<số đầy đủ của giấy phép xuất khẩu> DATED <ngày giấy phép xuất khẩu >

* Lưu ý : - kê khai số container, số niêm chì (cont./seal No. ..) nếu đã xác định. - kê khai tên cụ thể và mô tả rõ về hàng hóa. Không được khai sai, hoặc khai không rõ về hàng hóa như GENERAL MERCHANDISE (hàng tổng hợp), . AND OTHER GOODS (..và các hàng khác),v.v. Ô 7: Kê khai trọng lượng thô hoặc số lượng khác của hàng hóa.

* Lưu ý :

Page 11: DocumentCo

Chứng nhận xuất xứ Trang 10

Ô 6, 7 phải khai thẳng hàng tên và trọng lượng (hoặc số lượng) của mỗi loại hàng.

Trường hợp tên hàng và mô tả nhiều có thể khai báo sang trang tiếp, mỗi trang khai báo rõ số thứ tự trang ở góc dưới ô 6 (Ví dụ : Page 1/3).

Gạch ngang trên ô 6,7 khi kết thúc khai báo tên, mô tả hàng; trọng lượng (hoặc số lượng) hàng, sau đó ghi rõ tổng trọng lượng (hoặc số lượng) của cả lô hàng bằng số (TOTAL) và bằng chữ (SAY TOTAL).

Ô 8: kê khai số và ngày của hóa đơn. Trường hợp hàng xuất không có hóa đơn phải ghi rõ lý do.

Ô 9: kê khai địa điểm, ngày phát hành C/O. * Lưu ý ngày nộp C/O và quy định về thời gian cấp C/O để kê khai chính xác ngày phát hành C/O. Không ghi ngày phát hành C/O là ngày nghỉ làm việc theo quy định, hoặc ngày xuất hàng, hoặc ngày khác nếu thực tế ngày phát hành C/O không phải ngày này. * Trừ trường hợp tháng được khai bằng chữ (April, May,..), ngày khai thống nhất theo dạng dd/mm/yyyy. * Ngày phát hành C/O bằng hoặc sau ngày các chứng từ đã được khai báo trên C/O như Invoice, tờ khai hải quan hàng xuất, giấy phép xuất khẩu,.

Ô 10: - Kê khai nước hàng hóa xuất khẩu tới (nước nhập khẩu) phía trên dòng (importing country).

- Kê khai địa điểm, ngày ký và ký tên của người ký có thẩm quyền (của người xuất khẩu Việt Nam). Lưu ý : Ngày ký của người xuất khẩu phải trước hoặc bằng ngày phát hành C/O, và phải bằng hoặc sau ngày các chứng từ khác đã được kê khai trên C/O. Ðối với các doanh nghiệp người ký có thẩm quyền authorised signatory là thủ trưởng hoặc người được thủ trưởng ủy quyền ký. Chữ ký phải được ký bằng tay, và được đóng dấu rõ chức danh, dấu doanh nghiệp, và dấu tên.

Page 12: DocumentCo

Chứng nhận xuất xứ Trang 11

3. C/O form ICO:

Là loại C/O theo quy định của Tổ chức Cà phê Thế giới (ICO) chỉ cấp cho mặt hàng cà phê.

Loại Mẫu này luôn được cấp kèm với hoặc Mẫu A hoặc Mẫu B.

C/O Form ICO Nguồn: Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam

Page 13: DocumentCo

Chứng nhận xuất xứ Trang 12

Cách khai: C/O mẫu ICO gồm 2 phần PART A và PART B. Ðơn vị xuất khẩu chỉ phải kê khai phần PART A. Cách kê khai trên các ô phần PART A như sau :

Ô 1 : điền tên đầy đủ và địa chỉ của đơn vị xuất khẩu (hoặc người gửi hàng) Việt Nam. Ðiền mã số đơn vị xuất khẩu (hoặc gửi hàng) do VCCI HCM cấp vào 4 ô nhỏ góc dưới phía bên phải của ô 1. Ô 2 : điền tên, địa chỉ thông báo (bên nhận hàng, nhập khẩu). Ðiền mã số tương ứng của bên thông báo do đơn vị xuất khẩu tự cấp vào 4 ô nhỏ góc dưới phía bên phải của ô 2. Ðơn vị xuất khẩu tự lập DANH SÁCH TÊN ÐỊA CHỈ THÔNG BÁO (Notify address) & MÃ SỐ TƯƠNG ỨNG theo mẫu. Mỗi lô hàng xuất có bên nhận hàng mới, đơn vị xuất khẩu tự điền mã số (theo thứ tự tăng dần từ 0001), và tên địa chỉ đầy đủ của bên thông báo này vào danh sách. Danh sách phải xuất trình mỗi khi xin cấp C/O mẫu ICO và photo sao y gửi VCCI HCM 1 bản để tổng hợp gửi ICO.

Ô 3 : điền số thứ tự C/O mẫu ICO của đơn vị xuất khẩu trong vụ cà phê. Căn cứ ngày xuất hàng ra khỏi lãnh thổ Việt Nam : vụ cà phê bắt đầu từ 1/10 hàng năm và kéo dài đến hết 30/9 năm sau. Ví dụ : vụ cà phê 2002-2003 bắt đầu từ 1/10/2002 đến hết 30/9/2003). Ô 4 : gồm 3 ô nhỏ Country code cố định khai 145; Port code : xuất khẩu từ các cảng Thành phố Hồ Chí Minh khai 01; Serial No. số thứ tự C/O MẪU ICO của tổ chức cấp C/O, do tổ chức này tự theo dõi và cung cấp cho đơn vị xuất khẩu khai.

Ô 5 : điền tên nước sản xuất (Vietnam) và điền vào 3 ô nhỏ góc dưới phía bên phải của ô 5 mã số tương ứng (145).

Ô 6 : điền tên nước đến (nước nhập khẩu) và mã số tương ứng (xem DANH SÁCH TÊN NƯỚC & MÃ SỐ TƯƠNG ỨNG).

Ô 7 : điền ngày xuất khẩu dạng ngày / tháng / năm (DD/MM/YYYY). Ví dụ 31/06/2003. Ô 8 : điền tên nước chuyển tải và mã số tương ứng. Trong trường hợp chuyển thẳng khai chữ DIRECT và 3 ô mã số để trống. Ô 9 : điền tên tàu biển vận chuyển. Ðiền mã số tàu tương ứng do đơn vị xuất khẩu tự cấp vào 5 ô nhỏ góc dưới phía bên phải của ô 9. Nếu không vận chuyển bằng tàu biển, hãy điền những thông tin cần thiết về phương tiện vận chuyển được sử dụng, ví dụ như bằng xe tải (by lorry), bằng tàu hỏa (by rail), bằng máy bay (by air),.. Ðơn vị xuất khẩu tự lập DANH SÁCH TÊN TÀU BIỂN VẬN CHUYỂN & MÃ SỐ TƯƠNG ỨNGtheo mẫu. Mỗi lô hàng xuất vận chuyển bằng tàu biển mới, đơn vị xuất khẩu tự điền mã số (theo thứ tự tăng dần từ 00001), và tên tàu biển vận chuyển này vào danh sách. Danh sách phải xuất trình mỗi khi xin cấp C/O mẫu ICO và photo sao y gửi VCCI HCM 1 bản để tổng hợp gửi ICO. Ô 10 : điền vào phần ---/----/---- các nội dung : 145 / mã số đơn vị xuất khẩu do VCCI cấp (như ô 1) / số thự tự C/O mẫu ICO của đơn vị (như ô 3).

Ðiền vào phần Other marks các dấu hiệu khác (nếu có).

Ô 11 : điền dấu X vào ô tương ứng. Ô 12 : điền trọng lượng tịnh đã quy đổi ra kilôgam. Ví dụ xuất 18.23454 MTS (NW) điền số quy đổi ra kg : 18,234.54. Trường hợp cần thể hiện trọng lượng tịnh khác như chứng từ thì ghi rõ thêm trong ngoặc. Ví dụ : (18.23454 MTS).

Page 14: DocumentCo

Chứng nhận xuất xứ Trang 13

Ô 13 : điền dấu X vào ô kg. Ô 14 : điền 1 dấu X vào 1 ô tương ứng. Ghi rõ thêm chủng loại, hình thức cà phê nếu thuộc loại hàng cà phê khác. Lưu ý : mỗi C/O mẫu ICO chỉ khai cho 1 loại hàng cà phê. Nếu một lô hàng cà phê gồm nhiều loại hàng cà phê thì phải tách thành nhiều C/O mẫu ICO tương ứng cho mỗi loại hàng cà phê. Ô 15 : điền dấu X vào ô phương pháp chế biến tương ứng (chế biến khô, ướt, loại bỏ chất cafêin, hữu cơ). Ô 16 : phần bên trái điền ngày ký chứng nhận xuất khẩu dạng DD/MM/YYYY, địa điểm ký chứng nhận xuất khẩu, và ký đóng dấu của cơ quan hải quan nơi xuất hàng. Ðể thuận tiện cho việc đối chiếu, kiểm tra lại nên ghi rõ số và ngày tờ khai hải quan hàng xuất phía trên của phần này, chẳng hạn : Customs declaration for export comodities No. 26424/XK/KD/KV4 dated 15/10/2002.

Phần bên phải điền ngày, địa điểm ký chứng nhận xuất xứ của tổ chức cấp C/O. a. Danh sách tên nước & Mã số tương ứng TÊN NƯỚC MÃ

SỐ TÊN NƯỚC MÃ

SỐ ABU DHABI 257 LESOTHO 077 AFGHANISTAN 073 LIBERIA (*) 107 AJMAN 258 LIBYA 108 ALBANIA 074 LIECHTENSTEIN 199 ALGERIA 075 LITHUNIA 044 AMERICAN SAMOA 234 LUXEMBOURG 251 ANDORRA 203 MACAU 043 ANGOLA (*) 158 MACEDONIA 289 ANGUILLA 221 MADAGASCAR (*) 025 ANTIGUA & BARBUDA 222 MALAWI (*) 109 ARGENTINA 050 MALAYSIA 110 ARMENIA 266 MALDIVES 214 ARUBA 197 MALI 111 AUSTRALIA 051 MALTA 112 AUSTRIA 052 MARSHALL ISLANDS 182 AZERBAIZAN 276 MARTINIQUE 170 AZORES AND MADEIRA

165 MAURITANIA 113

BAHAMAS 216 MAURITIUS 208 BAHRAIN 076 MAYOTTE 252 BANGLADESH 254 MELILLA 297 BARBADOS 217 MEXICO (*) 016 BELARUS 081 MICRONESIA 183 BELGIUM 046 MOLDOVA 265 BELIZE 195 MONACO 205 BENIN (*) 022 MONGOLIA 114 BERMUDA 246 MONTSERRAT 224 BHUTAN 212 MOROCCO 115 BOLIVIA (*) 001 MOZAMBIQUE 160 BONAIRE 190 MYANMAR 080

Page 15: DocumentCo

Chứng nhận xuất xứ Trang 14

BOSNIA AND HERZEGOVINA

287 NAMIBIA 135

BOTSWANA 078 NAURU 239 BRAZIL (*) 002 NEPAL 117 BRUNEI DARUSSALAM

213 NETHERLANDS 061

BULGARIA 079 NETHERLANDS ANTILLES

193

BURKINA FASO 143 NEW CALEDONIA 173 BURUNDI (*) 027 NEW ZEALAND 070 CAMBODIA 082 NICARAGUA 017 CAMEROON (*) 019 NIGER 119 CANADA 054 NIGERIA (*) 018 CAPE VERDE 162 NIUE 177 CAROLINE ISLANDS 305 NORFOLK ISLAND 240 CAYMAN ISLANDS 218 NORTHERN MARIANAS 204 CENTRAL AFRICAN REPUBLIC (*)

020 NORWAY 062

CEUTA 296 OMAN 116 CHAD 084 PAKISTAN 121 CHILE 055 PALAU 244 CHINA 043 PANAMA (*) 029 CHRISTMAS ISLAND 235 PAPUA NEW GUINEA (*) 166 COCOS ISLANDS 223 PARAGUAY (*) 122 COLOMBIA (*) 003 PERU (*) 030 COMOROS 172 PHILIPPINES (*) 123 CONGO, DEM. REP. OF (*)

021 PITCAIRN 198

CONGO, REP. OF (*) 004 POLAND 124 COOK ISLANDS 176 PORTUGAL 031 COSTA RICA (*) 005 PUERTO RICO 125 COTE D'IVOIRE (*) 024 QATAR 126 CROATIA 288 RAS AL KHAIMAH 261 CUBA (*) 006 REUNION 171 CURACAO 191 ROMANIA 128 CYPRUS 086 RUSSIA 127 CZECH 299 RWANDA (*) 028 DENMARK 056 SABAH 294 DJIBOUTI 175 SAINT HELENA 209 DOMINICA 230 SAINT KITTS AND NEVIS 226 DOMINICAN REPUBLIC (*)

007 SAINT LUCIA 232

DUBAI 259 SAINT PIERRE & MIQUELON

129

E.C. (Unspecified) 250 SAINT VINCENT AND THE GRENADINES

233

EAST TIMOR 159 SAMOA 194 ECUADOR (*) 008 SAN MARINO 206 EGYPT 142 SAO TOME AND

PRINCIPE 161

EL SALVADOR (*) 009 SARAWAK 295 EQUATORIAL GUINEA 167 SAUDI ARABIA 130

Page 16: DocumentCo

Chứng nhận xuất xứ Trang 15

(*) ERITREA 045 SENEGAL 131 ESTONIA 041 SEYCHELLES 210 ETHIOPIA (*) 010 SHARJAH 262 FAEROE ISLANDS 220 SIERRA LEONE (*) 032 FALKLAND ISLANDS 220 SINGAPORE 132 FIJI 236 SLOVAKIA 300 FINLAND 071 SLOVENIA 292 FRANCE 058 SOLOMON ISLANDS 242 FRENCH GUIANA 168 SOMALIA 133 FRENCH POLYNESIA 174 SOUTH AFRICA 134 FUJAIRAH 260 SPAIN 063 GABON (*) 023 SRI LANKA (*) 083 GAMBIA 196 SUDAN 136 GAZA STRIP 192 SURINAME 139 GEORGIA 211 SVALBARD AND JAN

MAYEN ISLANDS 225

GERMANY 040 SWAZILAND 137 GHANA (*) 038 SWEDEN 064 GIBRALTAR 090 SWITZERLAND 065 GREECE 091 SYRIA 138 GREENLAND 202 TAHITI 306 GRENADA 231 TAIWAN 089 GUADELOUPE 169 TAJIKISTAN 285 GUAM 238 TANZANIA (*) 033 GUATEMALA (*) 011 THAILAND (*) 140 GUINEA (*) 092 TOGO (*) 026 GUINEA-BISSAU 163 TOKELAU 178 GUYANA 049 TONGA 243 HAITI (*) 012 TRINIDAD & TOBAGO (*) 034 HOLY SEE 207 TUNISIA 066 HONDURAS (*) 013 TURKEY 141 HONG KONG 043 TURKMENISTAN 286 HUNGARY 094 TURKS & CAICOS

ISLANDS 229

ICELAND 095 TUVALU 186 INDIA (*) 014 UCRAINA 179 INDONESIA (*) 015 UGANDA (*) 035 IRAN 096 UMM AL QAIWAIN 263 IRAQ 097 UNITED ARAB EMIRATES 120 IRELAND 098 UNITED KINGDOM 068 ISRAEL 099 UNITED STATES OF

AMERICA 369

ITALY 059 URUGUAY 144 JAMAICA (*) 100 UZBEKISTAN 282 JAPAN 060 VANUATU 118 JORDAN 101 VENEZUELA (*) 036 KAZAKHSTAN 279 VIETNAM (*) 145 KENYA (*) 037 VIRGIN ISLANDS (UK) 227 KIRIBATI 237 VIRGIN ISLANDS (US) 228 KOREA (NORTH) 102 WALLIS & FUTUNA

ISLANDS 245

Page 17: DocumentCo

Chứng nhận xuất xứ Trang 16

KOREA (SOUTH) 103 WESTERN SAHARA 155 KUWAIT 104 WINDWARD ISLANDS

(Unspecified) 248

KYRGYZSTAN 283 YEMEN 146 LAOS 105 YUGOSLAVIA (SERBIA &

MONTENEGRO) 291

LATVIA 042 ZAMBIA (*) 149 LEBANON 106 ZIMBABWE (*) 039 LEEWARD ISLANDS (Unspecified)

247

(*) Các nước xuất khẩu cà phê

Mẫu 1 : DANH SÁCH TÊN ÐỊA CHỈ THÔNG BÁO (Notify address) & MÃ SỐ TƯƠNG ỨNG

Ðơn vị xuất khẩu : Mã số do VCCI cấp : Mã số

Tên, địa chỉ thông báo

0001 . . .

Mẫu 2 :

DANH SÁCH TÊN TÀU BIỂN VẬN CHUYỂN & MÃ SỐ TƯƠNG ỨNG Ðơn vị xuất khẩu : Mã số do VCCI cấp : Mã số Tên phương tiện vận chuyển 00001 . . .

* Lưu ý : Trường hợp vận chuyển bởi nhiều phương tiện, thông báo tới nhiều địa chỉ thông báo thì ô mã số trong ô 2 khai mã số người nhận hàng chính thức, hoặc mã số địa chỉ thông báo thứ nhất (nếu không xác định được người nhận hàng chính thức); ô mã số trong ô 9 khai mã số phương tiện vận chuyển từ Việt Nam.

Ví dụ:

Page 18: DocumentCo

Chứng nhận xuất xứ Trang 17

A & Z EXPORT CORPORATION 1096 TRAN HUNG DAO STR., HOCHIMINH CITY, VIETNAM

SARL ANDE, CITY LES SOURCES BT. 9 BIR MOURAD RAIS, ALGER, ALGERIE

ALGERIA

SINGAPORE

145 9628 9628

9 6 2 8

0 0 0 6

0 7 5

1 3 2

145 01

VIETNAM

21/12/2003

1 4 5

MEKONG PRIDE V.0379 & A.P.MOLLER V.0408 B/L NO.: SGNE19492 DATED : DEC. 21,2003 0 0 0 0 1

X

53,910.00 KGS X

900 BAGS VIETNAM ROBUSTA COFFEE GRADE 1, SCREEN 16

DEC. 21,2003 HOCHIMINH CITY

DEC.21,2003 HOCHIMINH CITY

09

Customs declaration No. 123/XK/KD/KV1 Date 20/12/2003

Page 19: DocumentCo

Chứng nhận xuất xứ Trang 18

4. C/O form T: (C/O form Textitle)

Là loại C/O theo quy định của Hiệp định Dệt May giữa Việt Nam và EU. Ô 1: kê khai tên, địa chỉ, nước của người xuất khẩu Việt Nam.

Ô 2: kê khai số C/O gồm 4 chữ và 8 số : 2 chữ đầu VN; 2 chữ tiếp theo đối với hàng xuất khẩu sang Austria kê khai chữ AT. Tương tự : Belgium, Luxembourg và Netherlands: BL, Denmark: DK, Finland: FI, France: FR, Germany: DE, Greece: GR, Ireland: IR, Italy: IT, Portugal: PL, Spain: ES, Sweden: SE, United Kingdom: UK; 1 số đầu chỉ năm, 2 số tiếp theo chỉ địa bàn cấp E/L (TP.HCM 02, Ðồng Nai 04, Bình Dương 06), 5 số cuối cùng chỉ số thứ tự C/O do tổ chức cấp C/O cung cấp.

Ô 3: kê khai năm hạn ngạch (lô hàng XK sử dụng hạn ngạch của năm nào thì sẽ kê khai năm đó)

Ô 4: kê khai số cat (category). Ô 5: kê khai tên, địa chỉ, nước của người nhận hàng. Trường hợp nhận hàng theo chỉ định sẽ được khai báo là TO ORDER hoặc TO ORDER OF <người ra chỉ định>, thống nhất với vận đơn và các chứng từ giao nhận hợp lệ khác.

Ô 6: kê khai nước xuất xứ (VIETNAM) Ô 7: kê khai nước nhập khẩu cuối cùng (thuộc EU)

Ô 8: kê khai về vận tải (càng chi tiết càng tốt) như hình thức vận chuyển, tên phương tiện vận chuyển, số và ký hiệu chuyến, hành trình (cửa khẩu xuất hàng, cửa khẩu nhận hàng cuối cùng), số và ngày vận đơn,. Ví dụ: BY SEA : BACH DANG V.03 FROM : HOCHIMINH CITY TO : HAMBOURG B/L No. : 1234 DATED : APRIL 10, 2004 Lưu ý : cửa khẩu nhận hàng cuối cùng trên ô 8 và người nhận hàng (đích danh) trên ô 5 phải cùng một nước nhập (ô 7).

Ô 9: Ghi chú của cơ quan cấp C/O. Thường có các ghi chú sau :

C/O cấp sau ngày xuất hàng : đóng dấu thông báo ISSUED RETROSPECTIVELY Cấp phó bản do bị mất bản chính : THE ORIGINAL OF C/O No. <số

C/O> DATED <ngày cấp> WAS LOST, đồng thời đóng dấu DUPILCATE trên tờ C/O phó bản.

Cấp thay thế C/O cho trường hợp cấp lại C/O (toàn bộ hoặc một phần) nhưng chưa trả bản chính C/O cũ : REPLACEMENT C/O No. <số C/O bị thay thế> DATED <ngày cấp> <FOR mô tả phần được thay thế>.

Ô 10: - Kê khai nhãn hiệu, số và loại của thùng hàng (nếu có); tên và mô tả hàng.

Ghi rõ số, ngày tờ khai hải quan hàng xuất (nếu đã có) trên ô 6 : CUSTOMS DECLARATION FOR EXPORT COMMODITIES No. <số đầy đủ của tờ khai hải quan hàng xuất> DATED <ngày tờ khai hải quan hàng xuất>. Trường hợp người khai báo hải quan và người gửi hàng khác nhau phải ghi rõ thêm về người khai báo: DECLARED BY <người khai báo>.

Ghi rõ số, ngày giấy phép xuất khẩu (nếu có) trên ô 6 : EXPORT LICENCE No.<số đầy đủ của giấy phép xuất khẩu> DATED <ngày giấy phép xuất khẩu >

Page 20: DocumentCo

Chứng nhận xuất xứ Trang 19

* Lưu ý : - kê khai số container, số niêm chì (cont./seal No. ..) nếu đã xác định. - kê khai tên cụ thể và mô tả rõ về hàng hóa. Không được khai sai, hoặc khai không rõ về hàng hóa như GENERAL MERCHANDISE (hàng tổng hợp), . AND OTHER GOODS (..và các hàng khác),v.v.

Ô 11: Kê khai trọng lượng tịnh (kg) và cả số lượng khác theo quy định cho category. Ô 12: Kê khai trị giá FOB của hàng (theo loại tiền trong hợp đồng mua bán).

* Lưu ý : - Ô 10,11,12 phải khai thẳng hàng tên, trọng lượng tịnh (hoặc số lượng khác), và trị giá FOB của mỗi loại hàng. - Trường hợp tên hàng và mô tả nhiều có thể khai báo sang trang tiếp, mỗi trang khai báo rõ số thứ tự trang ở góc dưới ô 10 (Ví dụ : Page 1/3). - Gạch ngang trên ô 10,11,12 khi kết thúc khai báo tên, trọng lượng tịnh (hoặc số lượng khác), và trị giá FOB của hàng, sau đó ghi rõ tổng trọng lượng (hoặc số lượng), trị giá FOB của cả lô hàng bằng số (TOTAL) và bằng chữ (SAY TOTAL).

Ô 12: kê khai trị giá FOB của mỗi loại hàng xuất. Ô 13: kê khai địa điểm, ngày phát hành C/O.

* Lưu ý ngày nộp C/O và quy định về thời gian cấp C/O để kê khai chính xác ngày phát hành C/O. Không ghi ngày phát hành C/O là ngày nghỉ làm việc theo quy định, hoặc ngày xuất hàng, hoặc ngày khác nếu thực tế ngày phát hành C/O không phải ngày này. * Trừ trường hợp tháng được khai bằng chữ (April, May,..), ngày khai thống nhất theo dạng dd/mm/yyyy. * Ngày phát hành C/O bằng hoặc sau ngày các chứng từ đã được khai báo trên C/O như Invoice, tờ khai hải quan hàng xuất, giấy phép xuất khẩu,. Ô 14: kê khai tên, địa chỉ đầy đủ, nước của cơ quan thẩm quyền cấp C/O (xem phần các cơ quan có thẩm quyền cấp C/O). C/O form Textile được cấp bởi VCCI HCM kê khai ô 14 nội dung sau :

CHAMBER OF COMMERCE & INDUSTRY OF VIETNAM HOCHIMINH CITY BRANCH

171 Vo Thi Sau Str., 3rd Dist., Ho Chi Minh City, Vietnam Tel: 84.8.9326498, 84.8.9325989, 84.8.9325698

Fax: 84.8.9325472 Email: [email protected]

Page 21: DocumentCo

Chứng nhận xuất xứ Trang 20

5. C/O Form D

Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá ASEAN của Việt Nam - Mẫu D (sau đây gọi tắt là giấy chứng nhận Mẫu D) là giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá do Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu khu vực của Bộ Thương mại cấp cho hàng hoá của Việt Nam để hưởng các ưu đãi theo "Hiệp định về chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung (CEPT) để thành lập Khu vực Thương mại tự do ASEAN (AFTA)" (dưới đây gọi là Hiệp định CEPT).

C/O Form D Nguồn: Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam

Page 22: DocumentCo

Chứng nhận xuất xứ Trang 21

Hiệp định CEPT là Hiệp định quốc tế giữa các nước thành viên ASEAN mà Việt Nam đã ký tham gia tại Băng cốc - Thái lan ngày 15 tháng 12 năm 1995 và được thực hiện từ ngày 1 tháng 1 năm 1996.

Hàng hoá được cấp giấy chứng nhận Mẫu D:Là các hàng hoá đáp ứng được đầy đủ các điều kiện về xuất xứ quy định tại Hiệp định CEPT.

Cách khai: Giấy chứng nhận Mẫu D phải được khai bằng tiếng Anh và đánh máy. Nội dung khai phải phù hợp với tờ khai hải quan đã được thanh khoản và các chứng từ khác như vận đơn, hoá đơn thương mại và giấy chứng nhận kiểm tra xuất xứ của Công ty Giám định hàng hoá xuất nhập khẩu (trong trường hợp có yêu cầu kiểm tra).

Ô số 1: Tên giao dịch của người xuất hàng + địa chỉ + tên nước (Việt Nam).

Ô số 2: Tên người nhận hàng + địa chỉ + tên nước (phù hợp với tờ khai hải quan đã được thanh khoản). Ô trên cùng bên phải: Do Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu khu vực ghi. Số tham chiếu gồm 12 ký tự, chia làm 5 nhóm, chi tiết cách ghi như sau:

* Nhóm 1: 02 ký tự “VN” (viết in) là viết tắt của 2 chữ Việt Nam.

* Nhóm 2: 02 ký tự (viết in) là viết tắt tên nước nhập khẩu, quy định các chữ viết tắt như sau: BR Bruney IN Indonexia ML Malaysia PL Philipines SG Singapore TL Thái Lan

* Nhóm 3: 02 ký tự biểu hiện năm cấp giấy chứng nhận. * Nhóm 4: 01 ký tự thể hiện tên Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu khu vực cấp Giấy chứng nhận Mẫu D theo quy định như sau: Số 1 Hà Nội; Số 2 Hải Phòng; Số 3 Ðà Nẵng; Số 4 Nha Trang; Số 5 TP Hồ Chí Minh;Số 6 Cần Thơ

* Nhóm 5: Gồm 05 ký tự biểu hiện số thứ tự của Giấy chứng nhận Mẫu D. Giữa nhóm 3 và 4 cũng như giữa nhóm 4 và 5 có dấu gạch chéo ” / “.

Ví dụ: Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu khu vực thành phố Hồ Chí Minh cấp Giấy chứng nhận Mẫu D mang số thứ 6 cho một lô hàng xuất khẩu sang Thái Lan trong năm 1996 thì cách ghi số tham chiếu của Giấy chứng nhận Mẫu D này sẽ như sau: VN-TL 96/5/00006

Ô số 3: Tên phương tiện vận tải (nếu gửi bằng máy bay thì đánh “By air”, nếu gửi bằng đường biển thì đánh tên tàu) + từ cảng nào? đến cảng nào?

Ô số 4: Ðể trống (sau khi nhập khẩu hàng hoá, cơ quan hải quan tại cảng hoặc địa điểm nhập khẩu sẽ đánh dấu thích hợp trước khi gửi lại cho Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu khu vực đã cấp Giấy chứng nhận Mẫu D này).

Ô số 5: Danh mục hàng hoá (01 mặt hàng, 01 lô hàng, đi 01 nước, trong một thời gian).

Ô số 6: Ký mã và số hiệu của kiện hàng.

Page 23: DocumentCo

Chứng nhận xuất xứ Trang 22

Ô số 7: Số loại kiện hàng, mô tả hàng hoá (bao gồm số lượng và số HS của nước nhập khẩu).

Ô số 8: Hướng dẫn cụ thể như sau:

a. Trường hợp hàng hoá/sản phẩm có xuất xứ toàn bộ tại Việt Nam (không sử dụng nguyên

phụ liệu nhập khẩu) thì đánh chữ “X”.

b. Hàng hoá không được sản xuất hay khai thác toàn bộ tại Việt Nam như Quy tắc 3 Phụ lục 1 của Quy chế xuất xứ sẽ nêu ở phần sau theo quy định của ASEAN thì khai ghi rõ số phần trăm giá trị đã được tính theo giá FOB của hàng hoá được sản xuất hay khai thác tại Việt Nam, ví dụ 40%.

c. Hàng hoá có xuất xứ cộng gộp như Quy tắc 4 Phụ lục 1 của Quy chế xuất xứ ASEAN

nêu tại Phụ lục 1 thì ghi rõ số phần trăm của hàm lượng có xuất xứ cộng gộp ASEAN, ví dụ 40%.

Ô số 9: Trọng lượng cả bì hoặc số lượng và giá trị khác (Giá FOB).

Ô số 10: Số và ngày của hoá đơn thương mại.

Ô số 11:

- Dòng thứ nhất ghi chữ Việt Nam;

- Dòng thứ hai ghi đầy đủ tên nước nhập khẩu; - Dòng thứ ba ghi địa điểm, ngày tháng năm, và chữ ký.

Ô số 12: Ðể trống. - Trường hợp cấp sau theo quy định tại Ðiều 9 thì ghi: “Issued retroactively”. - Trường hợp cấp lại theo quy định tại Ðiều 10 thì ghi: “Certified true copy”.

Ví dụ:

Page 24: DocumentCo

Chứng nhận xuất xứ Trang 23

Page 25: DocumentCo

Chứng nhận xuất xứ Trang 24

a. QUY CHẾ XUẤT XỨ DÙNG CHO HIỆP ĐỊNH CEPT Khi xác định xuất xứ của hàng hóa đủ điều kiện hưởng Chương trình CEPT theo Hiệp định CEPT, sẽ áp dụng các quy tắc sau:

QUY TẮC 1: XÁC ĐỊNH XUẤT XỨ CỦA SẢN PHẨM Các hàng hóa thuộc diện CEPT được nhập khẩu vào một nước thành viên từ một nước thành viên khác được vận tải trực tiếp theo nghĩa của Quy tắc 5 của quy chế này, sẽ đủ điều kiện được hưởng ưu đãi nếu chúng đáp ứng các yêu cầu xuất xứ theo một trong các điều kiện sau đây:

a. Các hàng hóa có xuất xứ thuần túy (được sản xuất hoặc thu hoạch toàn bộ tại nước thành viên xuất khẩu) như qui định tại Quy tắc 2;

b. Các hàng hóa có xuất xứ không thuần túy (không được sản xuất hoặc thu hoạch toàn bộ tại nước thành viên xuất khẩu), miễn là các hàng hóa đó đủ điều kiện theo Quy tắc 3 hoặc Quy tắc 4.

QUY TẮC 2: XUẤT XỨ THUẦN TÚY Theo nghĩa của Quy tắc 1 các hàng hóa sau được coi là có xuất xứ thuần túy: a. Các khoáng sản được khai thác từ lòng đất, mặt nước hay đáy biển của nước đó;

b. Các hàng hóa nông sản được thu hoạch ở nước đó;

c. Các động vật được sinh ra và chăn nuôi ở nước đó;

d. Các sản phẩm từ động vật nêu ở mục (c) trên đây;

e. Các sản phẩm thu được do săn bắn hoặc đánh bắt ở nước đó;

f. Các sản phẩm thu được do đánh cá trên biển và các đồ hải sản do các tầu của nước đó lấy

được từ biển;

g. Các sản phẩm được chế biến hay sản xuất trên boong tầu của nước đó từ các sản phẩm

nêu ở mục (f) trên đây;

h. Các nguyên liệu đã qua sử dụng được thu nhặt tại nước đó, chỉ dùng để tái chế nguyên

liệu;

i. Đồ phế thải từ các hoạt động công nghiệp tại nước đó; và

j. Các hàng hóa được sản xuất từ các sản phẩm từ mục (a) đến (i);

QUY TẮC 3: XUẤT XỨ KHÔNG THUẦN TÚY

a. (i) Hàng hóa sẽ được coi là xuất xứ từ các nước thành viên ASEAN, nếu có ít nhất 40% hàm lượng xuất xứ từ bất cứ nước thành viên nào.

Page 26: DocumentCo

Chứng nhận xuất xứ Trang 25

(ii) Nguyên phụ liệu mua trong nước do các nhà sản xuất đã được cấp phép cung cấp, tuân thủ các quy định của pháp luật tại nước đó được coi là đáp ứng về xuất xứ ASEAN; nguyên phụ liệu mua từ nguồn khác phải kiểm tra hàm lượng để xác định xuất xứ.

(iii) Theo tiểu mục (i) ở trên, nhằm mục đích thực hiện các quy định của quy tắc 1 (b), các sản phẩm được chế tạo hoặc gia công mà có tổng giá trị nguyên phụ liệu được sử dụng có xuất xứ từ các nước không phải là thành viên ASEAN hoặc có xuất xứ không xác định được không vượt quá 60% của giá FOB của sản phẩm được sản xuất hoặc chế biến và có quá trình sản xuất cuối cùng được thực hiện trên lãnh thổ nước xuất khẩu là thành viên.

b. Giá trị nguyên phụ liệu không xuất xứ từ ASEAN sẽ là:

(i) Giá CIF của hàng hóa tại thời điểm nhập khẩu;

(ii) Giá xác định ban đầu của sản phẩm có xuất xứ không xác định được tại lãnh thổ của nước thành viên nơi thực hiện quá trình gia công chế biến.

Công thức 40% hàm lượng ASEAN như sau:

(Giá trị nguyên phụ liệu nhập khẩu từ nước không phải là thành viên ASEAN + Giá trị nguyên phụ liệu có xuất xứ không xác định được) × 100% ÷ Giá FOB ≤ 60%

QUY TẮC 4: QUY TẮC XUẤT XỨ CỘNG GỘP Các sản phẩm đã đáp ứng được các yêu cầu xuất xứ quy định tại quy tắc 1 và được sử dụng tại một nước thành viên như là đầu vào của một sản phẩm hoàn chỉnh đủ điều kiện được hưởng ưu đãi tại các nước thành viên khác sẽ được coi là các sản phẩm có xuất xứ tại nước thành viên là nơi tổ chức gia công chế biến sản phẩm cuối cùng miễn là tổng hàm lượng ASEAN của sản phẩm cuối cùng không nhỏ hơn 40%.

QUY TẮC 5: VẬN TẢI TRỰC TIẾP Các trường hợp sau được coi là vận tải trực tiếp từ nước xuất khẩu là thành viên đến nước nhập khẩu là thành viên:

a. Nếu hàng hóa được vận chuyển qua lãnh thổ của bất kỳ một nước ASEAN nào; b. Nếu hàng hóa được vận chuyển không qua lãnh thổ của bất kỳ một nước không phải là

thành viên ASEAN nào khác; c. Hàng hóa được vận chuyển quá cảnh qua một hoặc nhiều nước trung gian không phải là

thành viên ASEAN có hoặc không có chuyển tải hoặc lưu kho tạm thời tại các nước đó, với điều kiện: (i) Quá cảnh là cần thiết vì lý do địa lý hay do yêu cầu có liên quan trực tiếp đến vận tải

hàng; (ii) Hàng hóa không được mua bán hoặc sử dụng ở các nước quá cảnh đó; và

Page 27: DocumentCo

Chứng nhận xuất xứ Trang 26

(iii) Không được xử lý gì đối với sản phẩm ngoài việc dỡ hàng và tái xếp hàng hoặc những công việc cần thiết để giữ hàng trong điều kiện đảm bảo.

QUY TẮC 6: XỬ LÝ BAO BÌ HÀNG HÓA a. Trong trường hợp để xác định thuế hải quan, một nước thành viên sẽ xét hàng hóa tách

riêng với bao bì. Đối với hàng nhập khẩu chuyển tới từ một nước thành viên khác, nước thành viên có thể cũng xét riêng xuất xứ của bao bì.

b. Trường hợp không áp dụng được theo mục (a) trên đây, bao bì sẽ được xét chung với hàng hóa. Phần bao bì dùng do yêu cầu vận tải hoặc lưu kho được coi là có xuất xứ ASEAN.

QUY TẮC 7: C/O MẪU D PHÙ HỢP Hàng hóa sẽ được hưởng ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung (CEPT) nếu có C/O Mẫu D do một cơ quan có thẩm quyền của Chính phủ nước xuất khẩu là thành viên cấp. Các nước thành viên phải thông báo cho nhau biết cơ quan cấp C/O Mẫu D và các thủ tục cấp C/O Mẫu D phải phù hợp với các thủ tục cấp C/O Mẫu D được quy định và Hội nghị các quan chức kinh tế cấp cao (SEOM) thông qua.

Page 28: DocumentCo

Chứng nhận xuất xứ Trang 27

6. C/O form E:

Đây là loại Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa cấp cho hàng hóa của Việt Nam được hưởng các ưu đãi thuế quan theo Hiệp định khung về Hợp tác Kinh tế toàn diện giữa Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á và Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa có hiệu lực từ ngày 26 tháng 11 năm 2003.

C/O Form E

Nguồn: Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam

Page 29: DocumentCo

Chứng nhận xuất xứ Trang 28

Cách khai: C/O mẫu E phải được khai bằng tiếng Anh và đánh máy. Nội dung khai phải phù hợp với tờ khai hải quan đã làm thủ tục hải quan và các chứng từ khác như vận đơn, hóa đơn thương mại và Biên bản kiểm tra xuất xứ của Tổ chức Giám định hàng hóa xuất nhập khẩu (trong trường hợp có yêu cầu kiểm tra). Nội dung kê khai C/O mẫu E cụ thể như sau:

Ô số 1: ghi tên giao dịch của người xuất khẩu, địa chỉ, tên quốc gia xuất khẩu (Việt Nam).

Ô số 2: ghi tên người nhận hàng, địa chỉ, tên nước. Ô trên cùng bên phải: do Tổ chức cấp C/O ghi. Số tham chiếu gồm 13 ký tự, chia làm 5 nhóm, chi tiết cách ghi như sau:

a. Nhóm 1: 02 ký tự "VN" (viết in hoa) là viết tắt của hai (02) chữ Việt Nam.

b. Nhóm 2: 02 ký tự (viết in hoa) là viết tắt tên nước nhập khẩu, quy định các chữ viết tắt như sau:

STT Tên đơn vị Mã số

1 Phòng quản lý xuất nhập khẩu khu vực Hà Nội 1

2 Phòng quản lý xuất nhập khẩu khu vực Thành phố Hồ Chí Minh 2

3 Phòng quản lý xuất nhập khẩu khu vực Đà Nẵng 3 4 Phòng quản lý xuất nhập khẩu khu vực Đồng Nai 4 5 Phòng quản lý xuất nhập khẩu khu vực Hải Phòng 5 6 Phòng quản lý xuất nhập khẩu khu vực Bình Dương 6 7 Phòng quản lý xuất nhập khẩu khu vực Vũng Tàu 7 8 Phòng quản lý xuất nhập khẩu khu vực Lạng Sơn 8 9 Phòng quản lý xuất nhập khẩu khu vực Quảng Ninh 9

10 Phòng Quản lý xuất nhập khẩu khu vực Lào Cai 71 11 Phòng Quản lý xuất nhập khẩu khu vực Thái Bình 72 12 Phòng Quản lý xuất nhập khẩu khu vực Thanh Hóa 73 13 Phòng Quản lý xuất nhập khẩu khu vực Nghệ An 74 14 Phòng Quản lý xuất nhập khẩu khu vực Tiền Giang 75 15 Phòng Quản lý xuất nhập khẩu khu vực Cần Thơ 76 16 Phòng Quản lý xuất nhập khẩu khu vực Hải Dương 77 17 Phòng Quản lý xuất nhập khẩu khu vực Bình Trị Thiên 78 18 Phòng Quản lý xuất nhập khẩu khu vực Khánh Hòa 80

Ví dụ: Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu khu vực thành phố Hồ Chí Minh cấp C/O Mẫu E mang số thứ 6 cho một lô hàng xuất khẩu sang Trung Quốc trong năm 2007 thì cách ghi số tham chiếu của C/O Mẫu E này sẽ là: VN-CN 07/2/00006.

Ô số 3: Ngày khởi hành, tên phương tiện vận tải (nếu gửi bằng máy bay thì đánh "By air", nếu gửi bằng đường biển thì đánh tên tàu) và tên cảng bốc dỡ hàng.

Page 30: DocumentCo

Chứng nhận xuất xứ Trang 29

Ô số 4: Để trống. Sau khi nhập khẩu hàng hóa, cơ quan hải quan tại cảng hoặc địa điểm nhập khẩu sẽ đánh dấu thích hợp trước khi gửi lại cho tổ chức đã cấp C/O Mẫu E này.

Ô số 5: Danh mục hàng hóa (01 mặt hàng, 01 lô hàng, đi 01 nước, trong một thời gian)

Ô số 6: Ký hiệu và số hiệu của kiện hàng Ô số 7: Số kiện hàng, loại kiện hàng, mô tả hàng hóa (bao gồm số lượng và mã HS của nước nhập khẩu). Ô số 8: Hướng dẫn cụ thể như sau:

Hàng hóa được sản xuất tại nước có tên đầu tiên ở ô số 11 của C/O này gồm các trường hợp sau:

Điền vào ô số 8:

a) Hàng hóa có xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ tại người xuất khẩu theo Điều 3 của Phụ lục 1 Quyết định 12/2007/QĐ-BTM

Ghi "WO"

b) Hàng hóa có xuất xứ không thuần túy theo Điều 4 của Phụ lục I Quyết định 12/2007/QĐ-BTM

Ghi tỉ lệ phần trăm hàm lượng được tính theo giá FOB của hàng hóa được sản xuất hay khai thác tại Việt Nam, chẳng hạn ghi 40%

c) Hàng hóa có xuất xứ không thuần túy theo Điều 4 và Điều 5 của Phụ lục I Quyết định 12/2007/QĐ-BTM (xuất xứ cộng gộp)

Ghi tỉ lệ phần trăm hàm lượng cộng gộp ACFTA được tính theo giá FOB, chẳng hạn ghi 40%

d) Hàng hóa đáp ứng Điều 6 của Phụ lục I Quyết định 12/2007/QĐ-BTM

Ghi "PSR"

Ô số 9: Trọng lượng cả bì của hàng hóa (hoặc số lượng khác) và giá trị FOB. Ô số 10: Số và ngày của hóa đơn thương mại.

Ô số 11: a. Dòng thứ nhất ghi chữ "Vietnam".

b. Dòng thứ hai ghi đầy đủ tên nước nhập khẩu. c. Dòng thứ ba ghi địa điểm cấp, ngày tháng năm, và chữ ký của người được ủy quyền ký

cấp.

Ô số 12: do tổ chức cấp C/O ghi Ô số 13:

a. Trường hợp cấp sau theo quy định tại Điều 11, Phụ lục 2 thì đánh dấu vào ô: "ISSUED RETROACTIVELY"

b. Trường hợp sản phẩm được gửi từ Bên xuất khẩu để tham gia triển lãm tại một Bên khác và được bán trong hoặc sau triển lãm tại Bên nhập khẩu theo quy định tại Điều 22, Phụ

Page 31: DocumentCo

Chứng nhận xuất xứ Trang 30

lục 2 thì đánh dấu vào ô "Exhibition", tên và địa chỉ nơi diễn ra triển lãm phải ghi rõ tại Ô số 2

c. Trường hợp sản phẩm được cấp C/O giáp lưng theo quy định tại Điều 12, Phụ lục 2 thì đánh dấu vào ô "Movement Certificate", tên Tổ chức cấp C/O mẫu E gốc, ngày cấp và số tham chiếu của C/O mẫu E gốc phải được ghi rõ tại Ô số 13;

d. Trường hợp hóa đơn phát hành tại Bên thứ ba theo quy định tại Điều 23, Phụ lục 2 thì đánh dấu vào ô "Third Party Invoicing", số hóa đơn phải được ghi rõ tại Ô số 10, tên công ty phát hành hóa đơn và tên Nước mà công ty này đặt trụ sở tại Nước đó phải được ghi rõ tại Ô số 7

7. C/O form AK:

Là loại C/O hưởng các ưu đãi theo Hiệp định Thương mại hàng hóa thuộc Hiệp định khung về Hợp tác kinh tế toàn diện giữa các Chính phủ của các nước thành viên thuộc Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á và Chính phủ Đại Hàn Dân Quốc (Hàn Quốc).

C/O Form AK

Nguồn: Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam

Page 32: DocumentCo

Chứng nhận xuất xứ Trang 31

8. C/O form AJ:

Là loại C/O hưởng các ưu đãi theo Hiệp định Thương mại hàng hóa thuộc Hiệp định khung về Hợp tác kinh tế toàn diện giữa các Chính phủ của các nước thành viên thuộc Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á và Nhật Bản.

III. Cơ quan thẩm quyền cấp:

1. Cơ quan cấp C/O

Do cơ quan hay tổ chức có thẩm quyền của nước xuất xứ hàng hoá cấp.

Do nhà sản xuất cấp: Phải có xác nhận của cơ quan hoặc tổ chức có thẩm quyền của nước cấp có liên quan.

Do nước lai xứ cấp: Trường hợp hàng hoá có đi qua nước thứ 3 (nước lai xứ) để tập kết, chuyển tải, chuyển khẩu (kể cả trường hợp hàng hoá làm thủ tục nhập khẩu vào nước thứ ba sau đó tái xuất khẩu) nhưng không làm thay đổi xuất xứ hàng hoá, vẫn đảm bảo tính nguyên trạng, hoặc (nếu có) chỉ thực hiện một số hoạt động đơn giản để bảo quản hay đóng gói lại hàng hoá nhằm đảm bảo chất lượng hàng hoá, không làm thay đổi giá trị thương mại của hàng hoá. Trong trường hợp hàng hoá đi qua nhiều nước, thì “nước thứ 3” được xác định là nước cuối cùng mà từ đó hàng hoá được xuất khẩu đến Việt Nam-nước nhập khẩu. C/O do nước lai xứ cấp được chấp nhận tính pháp lý trong hai trường hợp sau: Nếu nước lai xứ cũng là nước được hưởng chế độ ưu đãi thuế quan thì chấp nhận C/O do nước lai xứ cấp

Nếu nước lai xứ không là nước được hưởng chế độ ưu đãi thuế quan thì chấp nhận C/O do nước lai xứ cấp kèm bản sao C/O của nước xuất xứ (là nước được hưởng chế độ ưu đãi thuế quan của Việt Nam).

2. Cơ quan quản lí cấp C/O ở VN:

Bộ Công thương là cơ quan Tổ chức việc thực hiện cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa xuất khẩu; trực tiếp cấp hoặc ủy quyền cho Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam và các tổ chức khác thực hiện việc cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa.

Hiện tại, các phòng quản lý xuất nhập khẩu của Bộ Công thương, một số ban quản lý các khu chế xuất, khu công nghiệp được Bộ Công thương ủy quyền thực hiện việc cấp các loại C/O sau:

. C/O form A . C/O form D;

. C/O form E; . C/O form S;

. C/O form AK; Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam có thẩm quyền cấp các loại C/O còn lại (trong đó gồm cả C/O form B hàng giày dép xuất khẩu sang EU).

Page 33: DocumentCo

Chứng nhận xuất xứ Trang 32

http://co.vietforward.com/QUY DINH/Quy dinh chung/Bang tong hop.htm

Page 34: DocumentCo

Chứng nhận xuất xứ Trang 33

IV. Thủ tục xin cấp giấy chứng nhận xuất xứ

1. Thủ tục cấp C/O cho doanh nghiệp lần đầu xin C/O

Bước 1: Đối với doanh nghiệp (DN) lần đầu xin C/O, trước khi chuẩn bị các chứng từ C/O, phải điền đầy đủ Bộ Hồ sơ Thương nhân gồm 3 trang (xem các mẫu hồ sơ bên dưới) hoặc xin tại Bộ phận C/O - Nếu xin C/O tại Chi nhánh VCCI HCM (xem mẫu bên dưới) và nộp lại cho Bộ phận C/O, VCCI cùng với 1 bản sao của Giấy phép Đăng ký kinh doanh và 1 bản sao của Giấy Đăng ký Mã số thuế của DN. Bước 2: Sau khi nộp các giấy tờ trên cho VCCI, DN phải chuẩn bị đầy đủ Bộ Hồ sơ xin cấp C/O như sau: a) Đơn xin cấp C/O: Điền đầy đủ các ô trên đơn và có dấu, chữ ký của người có thẩm quyền của DN (xem mẫu bên dưới) b) Mẫu C/O (A, B, T, Mexico, Venezuela,…): Người xuất khẩu chỉ được đề nghị cấp một loại Mẫu C/O cho mỗi lô hàng xuất khẩu, trừ Mẫu C/O cà phê có thể đề nghị cấp thêm Mẫu A hoặc Mẫu B (Tùy loại mặt hàng và nước xuất khẩu, cán bộ C/O sẽ tư vấn cho DN mua mẫu C/O nào). C/O đã được khai gồm có 1 bản gốc và ít nhất 2 bản sao C/O để Tổ chức cấp C/O và Người xuất khẩu mỗi bên lưu một bản. Lưu ý: DN phải đánh máy đầy đủ các ô trên Form bằng tiếng Anh, bản chính và bản sao C/O phải có dấu đỏ và chữ ký người có thẩm quyền ký của DN (trừ trên C/O Form T không cần dấu và chữ ký của DN).

c) Commercial Invoice (Hóa đơn thương mại): 1 bản gốc do DN phát hành. d) Tờ khai Hải quan hàng xuất khẩu: đã hoàn thành thủ tục hải quan (1 bản sao có dấu đỏ, chữ ký người có thẩm quyền ký của DN, và dấu “Sao y bản chính”), trừ các trường hợp hàng xuất khẩu không phải khai báo tờ khai hải quan xuất khẩu theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp có lý do chính đáng, Người xuất khẩu có thể nộp sau chứng từ này. Nếu xét thấy cần thiết, Tổ chức cấp C/O có thể yêu cầu Người xuất khẩu cung cấp thêm các chứng từ liên quan đến sản phẩm xuất khẩu như: e) Packing List: 1 bản gốc của doanh nghiệp

f) Bill of Lading (Vận đơn): 1 bản sao có dấu đỏ, chữ ký người có thẩm quyền ký của DN và dấu “Sao y bản chính”

g) Tờ khai Hải quan hàng nhập (1 bản sao): nếu DN nhập các nguyên, phụ liệu từ nước ngoài; hoặc Hoá đơn gía trị gia tăng mua bán nguyên phụ liệu trong nước: nếu DN mua các nguyên vật liệu trong nước. h) Bảng giải trình Quy trình sản xuất: Đối với DN lần đầu xin C/O hay mặt hàng lần đầu xin C/O phải được DN giải trình các bước sản xuất thành sản phẩm cuối cùng để đáp ứng tiêu chuẩn xuất xứ.

i) Các giấy tờ khác: như Giấy phép xuất khẩu; Hợp đồng mua bán; Mẫu nguyên, phụ liệu hoặc sản phẩm xuất khẩu; hoặc các chứng từ khác để chứng minh xuất xứ của sản phẩm tuỳ từng mặt hàng và nước xuất khẩu.

Page 35: DocumentCo

Chứng nhận xuất xứ Trang 34

2. Các mẫu hồ sơ và chứng từ cần thiết

a. Bộ Hồ sơ Thương nhân (3 trang) HỒ SƠ DOANH NGHIỆP ĐỀ NGHỊ CẤP C/O

MÃ SỐ DOANH NGHIỆP (nếu có): …………….. 1. Tên tiếng Việt……………………………………………………………………………………..…... 2. Tên tiếng Anh………………………………………………………………..………..………………. 3. Tên viết tắt…………………………………………………………….……..……………….….……. 4. Địa chỉ trụ sở chính: …………………………………………………...……………………….….…. 5. Điện thoại: ………..…………..… Fax: …………...…. E-mail: …………………………..………. 6. Website: ………………………………………... Mã số thuế………………………………..…...…. 7. Giấy chứng nhận ĐKKD (hoặc giấy phép đầu tư) số: ……….…… ngày cấp: …..……….………… 8. Cơ quan cấp……………………………………………………………...……………………….…... 9. Vốn điều lệ: ……………………………………………………………………………………...…… 10. Loại hình doanh nghiệp: Tư nhân Cổ phần Nhà nước Trách nhiệm hữu hạn Liên doanh Khác (Trường hợp doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ghi rõ % vốn góp của (các) bên nước ngoài)

Trường hợp doanh nghiệp có vốn góp của Nhà nước ghi rõ % vốn góp của Nhà nước

11. Ngành, nghề kinh doanh: ……………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… 12. Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp: …………………………………………………... Mobile: …………………………………………. Tel: ………………………………………………… 13. Cán bộ XNK (đầu mối liên hệ về C/O): ............................................................................................. Mobile: …………………………………………. Tel: ………………………………………………… 14. Các chi nhánh, văn phòng đại diện: ………………………………………………………………… …………………..................……………………………………………………………………………. ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… 15. Là hội viên các hiệp hội: - VCCI (nếu có) số giấy chứng nhận: …………………………. Ngày cấp: ………/………./…………. - Các hiệp hội khác (nếu có ghi rõ tên): ………………………................................................................. ……………………………………………………………………………………………………………

Đính kèm:

1. Đăng ký các cá nhân có thẩm quyền ký đơn đề nghị cấp C/O. Form C/O và các cá nhân được uỷ quyền tới liên hệ cấp C/O tại VCCI

2. Danh sách các cơ sở sản xuất hang xuất khẩu cho doanh nghiệp đề nghị cấp C/O tại VCCI

Lập tại ……………………….. ngày ….…./ ………../ ………. (Ký tên và đóng dấu)

Page 36: DocumentCo

Chứng nhận xuất xứ Trang 35

ĐĂNG KÝ CÁC CÁ NHÂN CÓ THẨM QUYỀN KÝ ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP C/O, FORM C/O VÀ CÁC CÁ NHÂN ĐƯỢC UỶ

QUYỀN TỚI LIÊN HỆ CẤP C/O TẠI VCCI 1. Đăng ký các cá nhân của doanh nghiệp có tên, mẫu chữ ký và dấu dưới đây: TT Họ và tên Chức vụ Mẫu chữ ký Mẫu dấu doanh nghiệp 1 2 3 4 5

có thẩm quyền hoặc được ủy quyền ký trên Đơn đề nghị cấp C/O, Form C/O tại VCCI. 2. Đăng ký các cá nhân có tên dưới đây: TT Họ và tên Chức danh Phòng (Công ty) Số chứng minh thư 1 2 3 4 5

được ủy quyền tới liên hệ cấp C/O tại VCCI………………………….... (tên của Tổ chức cấp C/O). Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật về việc đăng ký, ủy quyền này.

Lập tại ……………………….. ngày ….…./ ………../ ………. Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp

(Ký tên và đóng dấu)

Page 37: DocumentCo

Chứng nhận xuất xứ Trang 36

b. Bộ Hồ sơ xin C/O nếu xin tại VCCI chi nhánh TpHCM

Mã số đơn vị C/O:

Số C/O:

1. Mã số thuế:

Số C/O cà phê:

Số C/O hàng dệt:

2. Kính gửi: Chi nhánh Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh 171 Võ Thị Sáu, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh Tel: 9326498-9325989, Fax: 9325472 Email : [email protected]

3. ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP C/O

FORM ___ 4. Hình thức cấp (đánh dấu √ vào ô thích hợp)

Cấp lần thứ nhất Có trả lại C/O gốc Cấp lần thứ hai

Lý do: …… …………………………………………… ………………………….………………………………

5. Bộ hồ sơ gồm có: - Đơn đề nghị cấp C/O - Mẫu C/O - Tờ khai hải quan xuất khẩu - Tờ khai hải quan nhập khẩu nguyên liệu - Giấy phép xuất khẩu - Hợp đồng mua bán

- Hóa đơn mua bán nguyên liệu trong nước - Vận đơn đường biển - Vận đơn đường không - Các chứng từ khác………………………….. ………………………………………………… ………………………………………………… …………………………………………………

6. Người xuất khẩu (tên tiếng Việt):……………………………………………………………………………… - Tên tiếng Anh: ………………………………………………………………………………………………… - Địa chỉ: ………………………………………………………………………………………………………… - Điện thoại: …………………………. Fax: ……………………………… 7. Người nhập khẩu/ Người mua (tên tiếng Việt): - Tên tiếng Anh: ………………………………………………………………………………………………… - Địa chỉ: ………………………………………………………………………………………………………… - Điện thoại: …………………………. Fax: ……………………………… 8. Tên hang (tiếng Việt và tiếng Anh) 9. Mã HS (8 số) 10. Số CAT 11. Số lượng 12. Trị giá

13. Số Invoice:…. ………………..… Ngày: …/…../…

14. Nước nhập khẩu: ……………………. …………………….

15. Số vận đơn:………………. ……………………………….. Ngày: ……./……../…………..

16. Những khai báo khác: ………………………………... ………………………………...

17. Ghi chú của Tổ chức cấp C/O: - Ngày cấp:……./……./…………………. - Số……………..Lệ phí…………………. - Người kiểm tra: ……………………… - Người nhập dữ liệu: …………………… - Người ký: ……………………………… - Người trả: ……………………………… - Đề nghị đóng:

18. Đơn vị chúng tôi xin cam đoan lô hàng nói trên được khai báo chính xác, đúng sự thực và phù hợp với các quy định về xuất xứ hàng hóa hiện hành. Chúng tôi xin chịu mọi trách nhiệm về lời khai.

Làm tại………………ngày……..tháng……năm………. (Ký tên, ghi rõ chức vụ và đóng dấu)

Nguồn: Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam

Mẫu VCCI HCM 010906-6

Page 38: DocumentCo

Chứng nhận xuất xứ Trang 37

c. Đơn xin cấp C/O Phụ lục III

ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP C/O (Kèm theo Thông tư số 07/2006/TT-BTM ngày 17 tháng 4 năm 2006

của Bộ Thương mại) 1. Mã số thuế……………………………………… Số C/O: …………………………. ……………………………………………………. Số C/O cà phê: ………………… Số C/O hàng dệt:………… 2. Kính gửi: (Tổ chức cấp C/O)………………….. ……………………………………………………..

3. ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP C/O FORM…………….

4. Hình thức cấp (đánh (√) vào ô thích hợp) Cấp lần thứ nhất Có trả lại C/O gốc Cấp lần thứ hai

Lý do: …………………………………………………… ……………………………………………………………

5. Bộ hồ sơ gồm có: - Đơn đề nghị cấp C/O - Mẫu C/O - Tờ khai hải quan xuất khẩu - Tờ khai hải quan nhập khẩu nguyên liệu - Giấy phép xuất khẩu - Hợp đồng mua bán

- Hóa đơn mua bán nguyên liệu trong nước - Vận đơn đường biển - Vận đơn đường không - Các chứng từ khác………………………….. ………………………………………………… ………………………………………………… …………………………………………………

6. Người xuất khẩu (tên tiếng Việt):…………………………………………………………………………………… - Tên tiếng Anh: ……………………………………………………………………………………………………… - Địa chỉ: ……………………………………………………………………………………………………………… - Điện thoại: …………………………. Fax: ……………………………… 7. Người nhập khẩu/ Người mua (tên tiếng Việt): - Tên tiếng Anh: ………………………………………………………………………………………………………… - Địa chỉ: ………………………………………………………………………………………………………………… - Điện thoại: …………………………. Fax: ……………………………… 8. Tên hàng (tiếng Việt và tiếng Anh) 9. Mã HS 10. Số CAT 11. Số lượng 12. Trị giá

13. Số Invoice:……. ……………………. Ngày: ……/…../…..

14. Nước nhập khẩu: ……………………. …………………….

15. Số vận đơn:………………. ……………………………….. Ngày: ……./……../…………..

16. Những khai báo khác: ……………………………………... ……………………………………...

17. Ghi chú của Tổ chức cấp C/O: - Ngày cấp:……./……./…………………. - Số……………..Lệ phí…………………. - Người kiểm tra: ………………………… - Người nhập dữ liệu: ……………………. - Người ký: ………………………………. - Người trả: ……………………………… - Đề nghị đóng:

18. Đơn vị chúng tôi xin cam đoan lô hàng nói trên được khai báo chính xác, đúng sự thực và phù hợp với các quy định về xuất xứ hàng hóa hiện hành. Chúng tôi xin chịu mọi trách nhiệm về lời khai.

Làm tại………………ngày……..tháng……năm………. (Ký tên, ghi rõ chức vụ và đóng dấu)

Correction Issued Duplicate Dấu khác

Nguồn: Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam

d. Bảng giải trình để sản phẩm đáp ứng tiêu chuẩn GSP của các nước nhập khẩu theo tỉ lệ phần trăm

Mẫu 01

Page 39: DocumentCo

Chứng nhận xuất xứ Trang 38

BẢNG GIẢI TRÌNH ĐỂ SẢN PHẨM ĐÁP ỨNG TIÊU CHUẨN GSP (FORM A) CỦA NƯỚC NHẬP KHẨU THEO TIÊU CHÍ TỈ LỆ %

Tên sản phẩm: Mã HS: Đơn vị tính: 1 (pcs, prs, set, m2, kg, ctns, yard,…)

STT Tên nguyên vật

liệu Mã HS Xuất

xứ Định mức Đơn giá Thành tiền (USD,

VND, ..) Ghi chú

Để đáp ứng tiêu chuẩn xuất xứ của Form……, xuất khẩu đi………………, sản phẩm này phải đáp ứng tỷ lệ phần trăm

Công thức tính:

Giá nguyên liệu nhập khẩu + Giá nguyên liệu không rõ xuất xứ x 100% =

% (Giá FOB hoặc Giá xuất xưởng của sản phẩm hoặc Tổng chi phí…)*

Chú giải:

* Doanh nghiệp phải tính tỷ lệ % nguyên vật liệu nhập khẩu và không rõ xuất xứ để sản xuất ra sản phẩm so với Giá FOB/ Giá xuất xưởng/ Tổng chi phí sản xuất thì phải tùy thuộc vào quy tắc ưu đãi GSP của nước nhập khẩu. * Ký tên và đóng dấu

Nguồn: Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam

3. Quy trình đăng kí C/O điện tử trực tiếp

Bước 1: Đăng nhập Để sử dụng các form khai báo C/O, đầu tiên Doanh nghiệp (DN) phải đăng nhập vào hệ thống bằng cách nhập Mã số thuế (MST) và mật khẩu (do VCCI cung cấp). Chúng

Page 40: DocumentCo

Chứng nhận xuất xứ Trang 39

tôi sẽ mặc định mật khẩu cũng chính là Mã số thuế của doanh nghiệp. Sau đó để đảm báo tính bảo mật doanh nghiệp có thể thay đổi mật khẩu của mình.

Nhập chính xác MST và mật khẩu. Sau khi đăng nhập thành công Mẫu form xin cấp C/O xuất hiện. Bước 2: Điền mẫu form xin cấp C/O

Tổng quan về mẫu đơn kê khai (hình minh họa)

Page 41: DocumentCo

Chứng nhận xuất xứ Trang 40

Nguồn: Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam

Về cơ bản việc điền thông tin form xin cấp C/O cũng tương tự như khi DN điền form trên giấy, các DN điền thông tin vào các vị trí trống trên form (vị trí có đường kẻ gạch nối) và các tùy chọn theo kiểu đánh dấu. Những thuận tiện khi khai báo C/O điện tử:

Trong mục Đơn đề nghị cấp C/O DN khai báo chú ý việc chọn loại form. DN chọn form nào trong bước kê khai form tiếp theo hệ thống sẽ hiển thị luôn loại form đó để doanh nghiệp tiện khai báo. Trong mục Công ty xuất khẩu hệ thống sẽ tự động điền thông tin của DN xuất khẩu theo MST và mật khẩu của DN đó đã đăng nhập.

Page 42: DocumentCo

Chứng nhận xuất xứ Trang 41

Trong mục Công ty nhập khẩu có 2 trường hợp như sau: - Nếu hệ thống chưa tồn tại DNNK thì DN khai báo phải nhấn vào Thêm mới bên cạnh (Nhấn Ctrl + Click chuột) để điền thông tin và thêm mới doanh nghiệp nhập khẩu vào hệ thống. - Nếu hệ thống đã có DNNK cần khai báo, trên dòng Công ty nhập khẩu sẽ xuất hiện một danh sách hiện ra , DN khai báo chỉ việc chọn tên DN cần thiết là hệ thống sẽ tự động điền thông tin vào mục này. Mục Khai báo mã hàng hóa DN chọn đường liên kết (link) Chọn Mã HS, một cửa sổ mở ra để bạn chọn mã HS phù hợp. Nhấn vào nút Xóa tất cả Mã HS trong trường hợp muốn chọn lại mã HS. Khai báo ngày giờ hệ thống sẽ tự động điền tháng và năm theo tháng năm hiện hành, DN khai báo hoàn toàn có thể chỉnh sửa cho phù hợp. Sau khi hoàn thành việc khai báo nhấn nút xác nhận, DN chờ trong giây lát để hệ thống lưu thông tin và một thông báo thành công xuất hiện. Kết thúc quá trình khai báo đăng ký.

Nguồn: Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam

Page 43: DocumentCo

Chứng nhận xuất xứ Trang 42

Bước 3: kê khai form Kê khai form A:

- Cách khai báo form A điện tử cũng tương tự như cách khai báo trên giấy. DN khai báo theo các tiêu chí cụ thể trên form - Tên công ty xuất khẩu và nhập khẩu cũng được hệ thống tự động điền sẵn từ khi DN khai báo form kê khai. - Trong mục kê khai hàng hóa, hệ thống khai báo điện tử hỗ trợ bạn khai báo tối đa 25 dòng. - Tên các quốc gia sẽ được hệ thống lấy thông tin từ form kê khai và điền tự động vào form A. - Kết thúc quá trình kê khai form A.

- Kê khai form B: Quy trình khai báo form B, DN làm giống như khai báo form A

Bước 4: Quản lý các form đã kê khai

Giao diện quản lý 1. Tên công ty nhập khẩu 2. Ngày được cấp 3. Tên hàng 4. Số lần cấp 5. Lý do cấp 6. In đơn 7. In form 8. Nút sửa lại form. 9. Xóa kê khai In đơn khai báo Sau khi cửa sổ inform hiện lên bạn đơn giản chỉ việc nhấn nút print như hình dưới đây: Giao diện In đơn In các form Tương tự như cách in khai báo

Bước 5: Hoàn tất quy trình Sau khi kết thúc quy trình in đơn, form. Trên mỗi tờ đơn, form sẽ xuất hiện một mã vạch 2 chiều (Hình minh họa). Mã vạch này sẽ có nhiệm vụ cung cấp các thông tin của đơn, form tới hệ thống tiếp nhận đặt tại VCCI thông qua đầu đọc mã vạch 2 chiều. Mã vạch 2 chiều Thay đổi mật khẩu quản trị Để đảm bảo an toàn về thông tin khi sử dụng hệ thống khai báo CO điện tử trực tuyến

Page 44: DocumentCo

Chứng nhận xuất xứ Trang 43

V. Tác dụng của C/O

C/O có vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu. Tầm quan trọng của C/O có thể được xem xét ở nhiều khía cạnh: tác dụng đối với người xuất khẩu, đối với người nhập khẩu, với cơ quan nhà nước có thẩm quyền, với nước xuất khẩu và nước nhập khẩu.

1. Tác dụng của C/O đối với chủ hàng: a. Đối với người xuất khẩu: C/O nói lên phẩm chất của hàng hóa đảm bảo chất lượng hàng khi xuất khẩu, đặc biệt là các mặt hàng thổ sản mà tên của nó gắn liền với tên địa phương nới sản xuất các sản phẩm nôi tiếng trên thế giới. Trong hợp đồng mua bán ngoại thương, nếu đối tượng mua bán ghi trong hợp đồng được gắn liền với tên và địa danh nơi sản xuất đã có tiếng tăm thì đã chứng minh được phẩm chất của hàng hóa đó.

C/O là bằng chứng để nước xuất khẩu chứng minh xuất xứ của hàng hóa được giao là phù hợp với thỏa thuận trong hợp đồng

C/O là căn cứ để tiến hành thông quan hàng hóa xuất khẩu. Theo quy chế của hải quan nếu có quy định về xuất trình C/O cho lô hàng xuất khẩu, thì nó là một chứng từ không thể thiếu trong bộ chứng từ hải quan để thông quan hàng hóa. C/O là một chứng từ thiết yếu trong bộ chứng từ thanh toán để được thanh toán tiền hàng khi sử dụng phương thức tín dụng chứng từ. Khi hợp đồng mua bán ngoại thương quy định phương thức thanh toán bằng L/C thì người xuất khẩu chỉ nhận được tiền thanh toán khi C/O được xuất trình cùng với các chứng từ khác. Nếu thiếu C/O thì bộ chứng từ coi như chưa đủ theo quy định của L/C và ngân hàng sẽ không chấp nhận thanh toán. C/O trong chế độ ưu đãi phổ cập GSP là cơ sở để tăng khả năng cạnh tranh của hàng hóa và đàm phán tăng giá hàng hóa hoặc giá gia công của nhà xuất khẩu. Các doanh nghiệp xuất khẩu ở những nước được hưởng ưu đãi thường sử dụng C/O làm phương tiện cạnh tranh với các nước khác không được hưởng ưu đãi cho cùng một mặt hàng có phẩm chất và giá cả tương đương. Tác dụng của C/O càng lớn hơn khi mặt hàng xuất khẩu thuộc danh mục hàng hóa được miễn thuế hoàn toàn, bởi khi đó nhà xuất khẩu có điều kiện để đàm phán nâng giá lên cao hơn.

b. Tác dụng của C/O đối với người nhập khẩu: C/O là căn cứ để làm thủ tục nhập khẩu. Nếu thiếu C/O, cơ quan hải quan nước nhập khẩu sẽ không làm thủ tục nhập khẩu cho lô hàng hoặc sẽ tính thuế nhập khẩu ở mức cao nhất đối với hàng hóa mà trên thực tế hàng hóa đó có thể được giảm thuế, thậm chí là miễn thuế. C/O là cơ sở xác định xuất xứ phù hợp của sản phẩm cần nhập khẩu, là cơ sở để nhà nhập khẩu chắc chắn rằng sản phẩm mà họ mua có xuất xứ từ nước mà họ muốn. Nước xuất xứ của sản phẩm có ý nghĩa quan trọng đối với nhà nhập khẩu bởi nó liên quan trực tiếp đến mục đích mua hàng của nhà nhập khẩu. C/O là căn cứ để nhà nhập khẩu chứng minh không vi phạm những quy định về xuất xứ hàng hóa nhập khẩu. Có quốc gia khi thực hiện chính sách thương mại với quốc

Page 45: DocumentCo

Chứng nhận xuất xứ Trang 44

gia khác như cấm vận, cấm nhập khẩu các hàng hóa thuộc danh mục hàng hóa cấm nhập… thì CO là một bằng chứng quan trọng đối với họ để thực hiện chính sách này. Cụ thể quốc gia đó sẽ dựa váo C/O để theo dõi và chứng minh hàng hóa nhập khẩu không có xuất xứ từ nước bị cấm nhập khẩu hàng hóa.

C/O mẫu A là căn cứ để người nhập khẩu được hưởng mức thuế ưu đãi GSP, tức là giảm thuế nhập khẩu, giảm chi phí nhập khẩu, tăng lợi nhuận kinh doanh. Thông thường ở hầu hết các nước cho hưởng ưu đãi GSP, mức thuế ưu đãi phổ biến đối với đa số sản phẩm được hưởng GSP là 50% so với mức thuế MFN, cũng có những nước cho hưởng nhiều hơn hoặc ít hơn mức 50% so với mức MFN. Nếu quốc gia nào được hưởng ưu đãi GSP từ các nước cho hưởng thì hiển nhiên hàng hóa của quốc gia được hưởng khi nhập vào nước cho hưởng sẽ được giảm thuế nhập khẩu, từ đó có cơ hội tăng lợi nhuận cho mình.

2. Tác dụng của C/O đối với cơ quan hải quan: a. Tác dụng của C/O đối với cơ quan hải quan nước xuất khẩu:

Khi thủ tục thông quan hàng hóa có quy định phải dựa trên sự xuất trình đầy đủ các chứng từ hàng hóa, trong đó có C/O, thì C/O là một căn cứ quan trọng để cơ quan hải quan cho phép người xuất khẩu thông quan hàng hóa. C/O giúp cơ quan hải quan thuận tiện trong việc kiểm tra và xác định xuất xứ hàng hóa đang làm thủ tục hải quan xuất khẩu, đánh giá được khả năng xuất khẩu thực tế hàng hóa có xuất xứ từ nước mình, xác định được tỉ lệ hàng hóa quá cảnh.

b. Tác dụng của C/O đối với cơ quan hải quan nước nhập khẩu: C/O giúp cơ quan hải quan nước nhập khẩu kiểm tra, quản lý được hàng hóa nhập khẩu phù hợp với chính sách ngoại thương và quan hệ kinh tế đối ngoại của chính phủ nước mình và chính phủ nước xuất xứ hàng hóa. C/O còn giúp cơ quan hải quan ngăn chặn được kịp thời hàng hóa từ những nước đang là đối tượng bị hạn chế và cấm nhập khẩu, xác định mức thuế áp dụng cho lô hàng nhập khẩu phù hợp với chế độ thuế quan hiện hành. Trên cơ sở thông tin về C/O cho phép cơ quan hải quan tiến hành công tác thống kê ngoại thương, xác định nguồn nhập chủ yếu của từng mặt hàng để từ đó có chế độ tính thuế nhằm bảo vệ sản xuất trong nước.

3. Tác dụng của C/O đối với việc phát triển kinh tế và chính sách ngoại thương của Nhà nước. a. Đối với nước xuất khẩu Khi các cam kết quốc tế về mua bán hàng hóa mà nhà nước đã ký kết với các nước hay tổ chức kinh tế quốc tế có quy định về cung cấp C/O để được hưởng quyền lợi có liên quan như ưu đãi thuế quan thì C/O là căn cứ để được hưởng các quyền lợi đó.

Khi nước xuất khẩu là nước đang và kém phát triển thuộc danh mục các nước được hưởng ưu đãi của chế độ GSP của các nước phát triển thì C/O là bằng chứng thực hiện các quy định về cung cấp C/O của chế độ ưu đãi này. Nó cũng tương tự khi nước xuất khẩu là thành viên của ASEAN như đã được cam kết trong hiệp định về chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung – CEPT.

Page 46: DocumentCo

Chứng nhận xuất xứ Trang 45

Khi C/O là cơ sở để được hưởng ưu đãi, nó giúp các nước xuất khẩu tang cường khả năng thâm nhập thị trường của các nước phát triển cho hưởng ưu đãi, giúp mở rộng thị phần và hàng hóa của họ trở nên có sức cạnh tranh cao hơn so với hàng hóa cùng loại của các nước không được hưởng ưu đãi có các điều kiện khác như nhau. Điều này làm tăng lợi nhuận xuất khẩu, tăng nhanh tốc độ phát triển kinh tế, kích thích sản xuất, giải quyết công ăn việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp.

b. Đối với nước nhập khẩu C/O là cơ sở để thực hiện công tác thống kê ngoại thương của Cơ quan Hải quan và các cơ quan quản lý chức năng có liên quan. Trên cơ sở các thống kê ngoại thương này, nước nhập khẩu nắm được tình hình nhập khẩu hàng hóa, tình hình thực hiện hạn nghạch nhập khẩu sản phẩm có xuất xứ từ các nước được phân bổ, tình hình chất lượng hàng hóa nhập khẩu từ các thị trường khác nhau, tác động về mặt xã hội- vệ sinh- môi trường của hàng hóa nhập khẩu. Từ đó các cơ quan này có các biện pháp quản lý và xây dựng chính sách nhập khẩu biểu thuế thích hợp, chính sách quản lý cũng như hệ thống tiêu chuẩn chất lượng cho hàng nhập khẩu từ các nước khác nhau một cách kịp thời, có kế hoạch bảo vệ sức khỏe và an ninh công cộng nếu cần thiết.

Đặc biệt đối với các chương trình ưu đãi thuế quan dành cho hàng hóa có xuất xứ từ các nước được hưởng ưu đãi, C/O cấp cho hàng hóa được hưởng ưu đãi là căn cứ để chính phủ các nước cho hưởng theo dõi tình hình thực hiện ưu đãi của các nước được hưởng. Từ đó chính phủ của các nước này có thể xây dựng, sửa đổi, bổ sung kịp thời các chính sách ưu đãi của mình. Hàng năm các nước hưởng ưu đãi GSP vẫn thường tổng kết tình hình nhập khẩu hàng hóa từ các nước được hưởng ưu đãi, để sau đó quyết định hoặc cho phép tiếp tục giữ nguyên chế độ ưu đãi hoặc cắt giảm bằng những yêu cầu cao hơn về tiêu chuẩn để được cấp C/O phù hợp hoặc tuyên bố cắt giảm thẳng thừng. Do đó danh mục các nước được hưởng ưu đãi, sản phẩm được hưởng ưu đãi, danh mục các sản phẩm bị cắt hưởng ưu đãi và giới hạn số lượng của sản phẩm được hưởng ưu đãi vẫn được các nước cho hưởng đưa ra hàng năm.

Ví dụ: Trên cơ sở kết quả thống kê về hàng hóa có giấy chứng nhận xuất xứ được hưởng ưu đãi, EU đã có thể xác định được mức độ phát triển kinh tế chung và của từng nghành của các nước được hưởng ưu đãi để áp dụng chính sách nước trưởng thành và hàng trưởng thành đối với một số nước có mức độ phát triển kinh tế cao. Trong quyết định về những đề nghị của Ủy ban Châu Âu liên quan đến chế độ ưu đãi thuế quan mới đối với một số nước đang phát triển có hiệu lực từ ngày 01/01/1995 đến ngày 31/12/1997 thì các nước được hưởng ưu đãi sẽ được chuyển dần từ các nước đang phát triển giàu có sang các nước kém phát triển hơn. Theo đó một số nước đã không được hưởng ưu đãi thuế quan GSP của EU từ ngày 01/01/1997 như Bruney, Hongkong, Hàn quốc, Singapore..

Liên quan đến mặt hàng giầy dép vào EU từ các nước được hưởng, mức độ ưu đãi cho mặt hàng giầy dép có xuất xứ từ các nước Hongkong, Singapore, Hàn quốc, Braxin, Trung quốc, Thái lan, Indonesia giảm dần như sau: Ngày 01/01, 1996 giảm 50% và xóa bỏ hẳn từ ngày 01/01/1997 đối với Hong Kong, Singapore, Hàn Quốc.

Page 47: DocumentCo

Chứng nhận xuất xứ Trang 46

Ngày 01/01/1997 giảm 50% và xóa bỏ hẳn từ ngày 01/01/1998 đối với Braxin, Trung quốc, Thái Lan và Indonesia.

Từ đó, thuế đánh vào mặt hàng giầy dép nhập khẩu vào EU từ các nước đang được hưởng ưu đãi được chia ra như danh mục sau:

Kế hoạch thuế suất cho mặt hàng giầy dép (mã số HS 6402, 6404 có thuế suất thông thường 20%, thuế suất ưu đãi 16%)

Quốc gia 01/01/95 01/01/96 01/01/97 01/01/98

I Braxin, Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia

16% 16% 18% 20%

II Hongkong, Sinhgapor , Hàn Quốc

16% 20% 20% 20%

III Việt Nam 16% 16% 16% 16%

(Nguồn : Tạp chí nghiên cứu năm 2000 ) Điều này có nghĩa là thuế nhập khẩu ưu đãi dành cho sản phẩm giầy dép xuất xứ từ Hongkong, Singapore, Hàn quốc, Braxin, Trung quốc, Thái Lan, Indonesia sẽ không còn nữa vào những năm 1998. Mức thuế áp dụng là mức phổ thông cho hàng giày dép nhập khẩu từ các nước này phù hợp với chính sách quản lý ngoại thương của EU là GSP sẽ không còn áp dụng nữa khi mục tiêu giúp phát triển kinh tế các nước được hưởng ưu đãi đã đạt được.

VI. Tình hình cấp C/O ở Việt Nam trong những năm vừa qua: 1. Khái quát: a. Hoạt động cấp C/O diễn ra ở Việt Nam

Lào Cai: Tháng 1-2009, Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu (XNK) khu vực Lào Cai chính thức đi vào hoạt động. Phòng có nhiệm vụ cấp C/O ưu đãi cho hàng hóa xuất khẩu gồm C/O mẫu D, mẫu E, mẫu S, mẫu AK, mẫu AJ; cấp Giấy chứng nhận xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa theo ủy quyền của Bộ Công Thương.

Tính chung cả năm 2009, mới chỉ có 389 bộ C/O được cấp tại Lào Cai, tuy nhiên 9 tháng đầu năm 2010 con số này đã tăng 35% so cả năm 2009.

Theo Phòng Quản lý XNK khu vực Lào Cai, 9 tháng đầu năm 2010 đơn vị đã cấp 528 bộ C/O mẫu E cho cho doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa qua cửa khẩu quốc tế Lào Cai sang thị trường Trung Quốc với khối lượng hàng hóa đạt 68.921 tấn. Trong đó,

Page 48: DocumentCo

Chứng nhận xuất xứ Trang 47

chiếm khối lượng lớn nhất là mặt hàng sắn tươi và sắn khô đạt gần 55.000 tấn, tiếp đó là quả vải tươi 12.590 tấn, xơ dừa trên 1.000 tấn...

Đối với việc cấp C/O cho mặt hàng quả vải tươi, năm 2009 mới chỉ có 1.220 tấn quả vải tươi làm thủ tục cấp C/O thì đến năm 2011 con số này đứng ở mức 16.139 tấn, tăng gấp hơn 13 lần so năm 2009. Cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) ngay tại Lào Cai thời gian qua là “điểm sáng” trong hoạt động thương mại biên giới Việt - Trung, bởi các doanh nghiệp Việt Nam đã biết khai thác những ưu đãi thuế quan trong Khu vực mậu dịch tự do và góp phần đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu Lào Cai.

Thái Bình: Theo Sở Công Thương Thái Bình, năm 2010, Phòng đã tiếp nhận 78 Hồ sơ đăng ký thương nhân và chấp nhận cho 78 doanh nghiệp được xin cấp C/O tại Phòng. Bên cạnh đó đến hết 30/12/2010, phòng đã tiếp nhận và xét cấp 2.794 C/O, trong đó có 809 C/O Form AJ, 1.442 C/O Form AK, 254 C/O Form D, 228 C/O Form E, 02 C/O Form S, 05 C/O Form VJ, 54 CO Form AANZ với Tổng trị giá 116.951.592,28 USD. 6 tháng đầu năm 2012 phòng QL XNK khu vực Thái Bình tiếp tục tiếp nhận và chấp thuận cho 360 doanh nghiệp được xin cấp C/O. Trong đó có 15 C/O Form AANZ – BCT; 115C/O Form AJ – BCT; 119 C/O Form AK – BCT; 25 C/O Form D – BCT; 78 C/O Form E – BCT; 08 C/O Form VJ –BCT với tổng trị giá 18.745.384,21 USD. Việc cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá cho các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đã hỗ trợ tích cực, rút ngắn thời gian xin cấp C/O và chi phí cho doanh nghiệp vì vậy giúp doanh nghiệp nhanh chóng hoàn thành bộ chứng từ thanh toán tiền hàng, lưu chuyển vốn hiệu quả hơn đồng thời nhà nhập khẩu nước ngoài sớm nhận được bộ chứng từ đầy đủ để nhận hàng và được hưởng chính sách ưu đãi về thuế quan mà các nước đã cam kết, góp phần nâng cao sức cạnh tranh hàng hoá, đảm bảo hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.

Gian lận trong việc cấp C/O: Theo tuoitre.vn đăng ngày 07/12/2011 thì Hiện tượng gắn mác “made in Vietnam” cho hàng hóa nguồn gốc Trung Quốc để xuất khẩu đi nước khác nhằm tận dụng những ưu đãi thuế quan mà một số thị trường xuất khẩu đang áp dụng cho VN cho thấy khâu cấp giấy chứng nhận xuất xứ (C/O) hiện khá lỏng lẻo và bị lợi dụng để trục lợi. Lí do là việc cấp C/O hiện nay khá đơn giản, cơ quan cấp C/O chỉ kiểm tra trên giấy tờ mà chưa một lần kiểm tra thực tế ở doanh nghiệp nên dễ tạo điều kiện cho viện gian lận trong cấp C/O diễn ra. Ông Võ Quốc Thắng, phó chủ tịch Hiệp hội Gốm sứ xây dựng VN (VIBCA), cho biết không phải hiện mới có tình trạng gạch nhập khẩu từ Trung Quốc (TQ) vào VN. Phổ biến nhất là hình thức gạch nhập từ TQ dưới dạng bán thành phẩm (chưa đóng gói bao bì, chưa mài bóng...) được khai báo dưới tên gọi “nguyên liệu sản xuất”. Khi vào VN, gạch này sẽ được mài sơ thêm và đóng gói bao bì đàng hoàng, sau đó xin cấp C/O tại VN để xuất tiếp đi nước khác. Ông Thắng cho rằng nếu nhìn vào quy trình để cấp C/O như hiện nay, việc giám sát và quản lý số lượng C/O đã cấp ra từ cơ quan chức năng có vẻ như chưa được chặt chẽ. Theo các doanh nghiệp làm hàng xuất

Page 49: DocumentCo

Chứng nhận xuất xứ Trang 48

khẩu, với quy trình kiểm tra và cấp C/O dựa theo khai báo của doanh nghiệp, hiện tượng gian lận dễ dàng xảy ra.

Ông Trần Quốc Mạnh, phó chủ tịch Hội Mỹ nghệ và chế biến gỗ TP.HCM, cho rằng sơ hở để các thương nhân làm ăn gian dối có thể lợi dụng để biến hàng TQ thành hàng xuất xứ VN rồi xuất khẩu hưởng ưu đãi là ở khâu cấp C/O. Khâu này lỏng lẻo mới để “lọt lưới” cho các lô hàng gian lận.

Theo tapchitaichinh.vn ngày 20/06/2012 , Cục Hải quan Đồng Nai vừa phát hiện một DN FDI đang thực hiện việc thay các nhãn mác hàng hóa ghi xuất xứ Trung Quốc bằng xuất xứ VN. Sự việc này tiếp tục gióng lên hồi chuông cảnh báo tình trạng lợi dụng xuất xứ hàng hóa của VN.

Hồ sơ giả mạo xin cấp C/O tăng đột biến: Theo cafef.vn đăng ngày 21/12/2012, số bộ hồ sơ xin chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) qua VCCI dự kiến đến ngày 31/12/2013 là 513.874 bộ, giảm 6,71% so với cùng kỳ năm trước.

Thông tin này được đưa ra tại cuộc họp tổng kết Hội đồng tư vấn, cảnh báo và ngăn chặn gian lận thương mại qua C/O thuộc Trung tâm xác nhận chứng từ thương mại chiều 21-12 tại Hà Nội. Bà Trần Thị Thu Hương, Giám đốc Trung tâm xác nhận chứng từ thương mại (Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam- VCCI) cho biết, năm 2012 số bộ hồ sơ xin chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) qua VCCI dự kiến đến ngày 31-12 là 513.874 bộ, giảm 6,71% so với cùng kỳ năm trước, trong khi đó số lượng hồ sơ giả mạo tăng đột biến với 80 bộ bị làm giả và 3 bộ bị sửa chữa.

Theo bà Hương, số lượng hồ sơ xin cấp C/O giảm có thể là do tác động của những vụ kiện phòng vệ thương mại mà Hoa Kỳ và một số quốc gia khác đang tiến hành điều tra khiến nhu cầu xuất hàng của doanh nghiệp vào những thị trường này giảm. Thông tin thêm về số hồ sơ bị làm giả, sửa chữa tăng cao bất thường so với giai đoạn từ năm 2009 đến năm 2011, bà Hương cho biết, những hồ sơ này chỉ xin cấp C/O cho những mặt hàng bình thường như thủ công mỹ nghệ, chè xanh, gạo nhưng điểm chú ý là những C/O này tập trung xuất sang thị trường Nga và Đông Âu. Điểm lạ thứ hai là ngoài mặt hàng thủ công mỹ nghệ, chè xanh… năm 2012 xuất hiện hồ sơ bị làm giả ở những mặt hàng mới là bánh đa, mỳ, bột mỳ. Theo bà Hương, đây là những thông tin và xu hướng mới cần được lưu tâm trong trong thời gian tới.

Có khả năng doanh nghiệp tự cấp giấy chứng nhận xuất xứ: Theo trang gafin.vn đăng ngày 14/01/213 trích lời ông Phan Văn Chinh, Vụ trưởng Vụ Xuất nhập khẩu trong Hội nghị giao ban trực tuyến của Bộ Công Thương, hiện Bộ Công Thương đang xây dựng một đề án theo hướng cho phép doanh nghiệp tự chứng nhận xuất xứ nếu đáp ứng được các tiêu chí về xuất xứ. Có nghĩa là, doanh nghiệp sẽ không cần đến cơ quan quản lý để xin cấp giấy chứng nhận xuất xứ (C/O - Certificate of origin).

Page 50: DocumentCo

Chứng nhận xuất xứ Trang 49

Ông Chinh cho biết thêm, đây là lộ trình để Việt Nam tận dụng tốt cơ hội trong những hiệp định tự do thương mại (FTA) dự kiến ký kết trong thời gian tới, như Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Vị vụ trưởng này cho biết thêm, hiện Việt Nam đã ký 8 FTA trong khuôn khổ đa phương (ASEAN) và song phương. Xuất khẩu của Việt Nam vào khu vực FTA này chiếm 46,7% trong tổng xuất khẩu của Việt Nam trong năm 2012, tức 53,5 tỉ đô la Mỹ/114,6 tỉ đô la Mỹ. Nếu Việt Nam ký hiệp định TPP, và FTA với Liên minh châu Âu (EU), thì toàn bộ dung lượng các thị trường mà Việt Nam ký FTA sẽ chiếm khoảng 86% tổng xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam.

Tỉ lệ tận dụng C/O để hưởng ưu đãi thuế trong tổng xuất khẩu của Việt Nam tăng trong các năm qua, từ mức 9,43% trong năm 2009 lên 15% trong năm 2011 và 15,7% trong năm 2012, và chiếm 33,6% trong tổng xuất khẩu của Việt Nam sang khu vực có FTA trong năm 2012.

Hiện Hàn Quốc là thị trường mà doanh nghiệp Việt Nam tận dụng tốt nhất ưu đãi thuế quan. Cụ thể, trong năm 2012, tỉ lệ hàng hoá Việt Nam có sử dụng C/O qua Hàn Quốc đạt 76% với 4,2 tỉ đô la Mỹ, sang Nhật Bản chiếm 33%, đạt 13,1 tỉ đô la Mỹ, qua Trung Quốc đạt 27% với 3,25 tỉ đô la Mỹ, qua ASEAN chiếm 20%.

b. Số lượng các bộ C/O đã được cấp: Số bộ hồ sơ xin chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) qua VCCI dự kiến đến ngày 31/12/2012 là 513.874 bộ, giảm 6,71% so với cùng kỳ năm trước. Số lượng hồ sơ xin cấp C/O giảm có thể là do tác động của những vụ kiện phòng vệ thương mại mà Hoa Kỳ và một số quốc gia khác đang tiến hành điều tra khiến nhu cầu xuất hàng của doanh nghiệp vào những thị trường này giảm.

2. Những vấn đề vướng mắc còn tồn tại trong quá trình khai và cấp C/O a. Vấn đề tồn tại về phía doanh nghiệp xin cấp C/O:

+ Sau khi Việt Nam chuyển hướng sang nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp ngoại thương của chúng ta đã có một khoảng thời gian khá lâu kinh doanh trực tiếp với các nhà nhập khẩu nước ngoài, tham gia cạnh tranh gay gắt trên thị trường buôn bán thế giới, cố gắng tồn tại và phát triển. Tuy nhiên, không phải hầu hết các doanh nghiệp đã nắm bắt đầy đủ kiến thức và kỹ thuật nghiệp vụ về C/O trong buôn bán quốc tế, thậm chí những kiến thức về tiêu chuẩn xuất xứ, mức thuế ưu đãi dành cho sản phẩm nhập khẩu của các nước cho hưởng ưu đãi. Chẳng hạn, do không nắm được tiêu chuẩn xuất xứ quy định cho giày dép xuất khẩu sang EU là nguyên phụ liệu nhập khẩu không được có mã số HS 6406, nên có những doanh nghiệp khi ký hợp đồng ngoại thương đã chấp nhận đề nghị của người nhập khẩu cung cấp C/O Form A, mặc dù trên thực tế vẫn sử dụng đế giầy nhập khẩu có mã số HS 6406, do đó sản phẩm không đáp ứng được tiêu chuẩn xuất xứ Form A. Khi bị cơ quan cấp C/O từ chối cấp C/O Form A, doanh nghiệp không thể thực hiện những quy định trong hợp đồng và bị người nhập khẩu khiếu nại.

Có những trường hợp hàng hóa xuất khẩu đáp ứng tiêu chuẩn xuất xứ để được cấp C/O Form A, nhưng doanh nghiệp không nắm vững được tiêu chuẩn xuất xứ này nên

Page 51: DocumentCo

Chứng nhận xuất xứ Trang 50

không ký kết điều khoản cung cấp C/O Form A trong hợp đồng. Do đó, doanh nghiệp đã để lỡ một lợi thế trong quá trình đàm phán, ký kết hợp đồng để có thể nâng giá hàng hay giá gia công có lợi cho mình. + Khi xin cấp C/O, nhiều doanh nghiệp khai báo sai do không biết. Do Form D mới được bắt đầu sử dụng từ năm 1996, nên nhiều doanh nghiệp chưa nắm bắt được các quy định về tiêu chuẩn xuất xứ hàng hóa xuất khẩu để được cấp C/O Form D. Trên thực tế, đã có nhiều trường hợp hàng hoá là nông sản, khoáng sản, các sản phẩm thu hoạch trong nước đáp ứng đủ tiêu chuẩn xuất xứ thuần tuý để được cấp C/O Form D, nhưng khi xin cấp C/O doanh nghiệp lại khai C/O Form B. Do đó sản phẩm không được hưởng ưu đãi thuế quan khi xuất khẩu sang các nước ASEAN.

+ Trong khi khai báo các doanh nghiệp thường khai không chính xác và đầy đủ. Có những trường hợp doanh nghiệp quên không ghi vào ô tiêu chuẩn xuất xứ của sản phẩm, thiếu trọng lượng lô hàng, ngày lập hóa đơn sau ngày xin cấp C/O... Kết quả là doanh nghiệp bị từ chối cấp C/O và phải bổ sung, sửa chữa trên tờ khai. Điều này làm mất thời gian của doanh nghiệp và tạo ra sự khó khăn trong quá trình thanh toán nếu doanh nghiệp sử dụng phương thức thanh toán bằng L/C và thời hạn xuất trình chứng từ thanh toán quy định trong L/C đã gần hết. Nguyên nhân dẫn đến những thiếu sót nêu trên là các kiến thức về C/O không được phổ cập rộng rãi cho các doanh nghiệp trên cả nước. + Ngoài ra cũng có một số trường hợp doanh nghiệp cố tình gian lận, sử dụng sai Form C/O. Trong thời gian qua có nhiều lô hàng được nhập khẩu vào Việt Nam từ Trung Quốc, rồi sau đó được xuất khẩu sang EU. Mặc dù sản phẩm không có xuất xứ Việt Nam nhưng vẫn đề mác "sản xuất tại Việt Nam" ("made in Việt Nam") do các nhà sản xuất, xuất khẩu Trung Quốc muốn lợi dụng C/O Form A của Việt Nam để được hưởng ưu đãi khi xuất khẩu giầy dép sang EU. Các doanh nghiệp Việt Nam mặc dù đã biết được điều này nhưng vẫn cố tình lập chứng từ giả khai hàng hóa có xuất xứ Việt Nam và xin cấp C/O Form A. Khi Hải quan EU phát hiện ra và nghi ngờ tính xuất xứ của sản phẩm, họ đã có khiếu nại với cơ quan cấp C/O. Người nhập khẩu không được hưởng ưu đãi thuế quan và phải nộp thuế theo biểu thuế suất thông thường. Từ đó người nhập khẩu khiếu nại người xuất khẩu, đồng thời khiếu nại cả cơ quan cấp C/O đòi đền bù thiệt hại. Thậm chí nếu tình trạng còn tiếp diễn, có thể EU sẽ cắt ưu đãi dành cho toàn bộ hàng hoá của Việt Nam và áp dụng các biện pháp hạn chế nhập khẩu các mặt hàng khác của Việt Nam. Tất cả các trường hợp làm giả C/O đều do ham lợi, vì lợi ích cá nhân, bất chấp mọi quy định. Tuy nhiên, cũng cần phải thấy rằng sự lỏng lẻo trong các quy định của các cơ quan có thẩm quyền cấp C/O và các cơ quan khác có liên quan cũng là một nguyên nhân của vấn nạn này.

Ví dụ 1: Trích nguồn website tạp chí tài chính, số báo ngày 20/06/2012. Cục Hải quan Đồng Nai đã chỉ đạo lực lượng chống buôn lậu điều tra phát hiện Công ty TNHH Công nghiệp SPC Tianhua VN (trụ sở tại KCN Nhơn Trạch 3, DN có 100% vốn nước ngoài) có hành vi giả mạo xuất xứ VN để xuất hàng đi Hoa Kỳ. Theo kết quả điều tra thì Cty này không sản xuất tại VN mà chỉ NK hợp chất xử lý nước từ Trung Quốc về rồi sau đó thay nhãn mác ghi xuất xứ Trung Quốc bằng nhãn mác ghi xuất xứ VN trên lô hàng để xuất khẩu đi Hoa Kỳ. (

Page 52: DocumentCo

Chứng nhận xuất xứ Trang 51

Nguồn:http://www.tapchitaichinh.vn/Tai-chinh-Phap-luat/Gian-lan-xuat-xu-hang-hoa-Nuoc-ngoai-mao-danh-Viet-Nam-thiet/5702.tctc)

Ví dụ 2: Năm 2008, Tổng cục hải quan đã ra quyết định truy thu thuế nhập khẩu Công Ty TNHH phân phối Tiên Tiến đối với mặt hàng sữa bột hiệu Enfa nhập khẩu từ Phillipines. Mặt hàng này không đáp ứng đủ tiêu chuẩn xuất xứ ASEAN nhưng đã được cấp giấy chứng nhận xuất xứ mẫu D để được hưởng thuế suất ưu đãi đặc biệt. Cụ thể: o Trên hộp sữa ghi: Nguyên liệu nhập từ Tân Tây Lan, Đóng gói (paeked) bởi Mead Johnsons Philippines; hoặc ghi: Nguyên liệu sữa nhập từ Newzealand, úc, Châu Âu hoặc Hoa Kỳ, Sản xuất và đóng gói bởi Mead Johnsons Philippines; hoặc ghi: Sản xuất Mead Johnsons B.V Middencampweg 2 Nijmegen, Hà Lan Authorized user, dưới sự uỷ quyền của Mead Johnsons Hoa Kỳ.Đây là mặt hàng sữa công thức (Milk Formular), thành phần chính là các vitamin, khoáng chất, mà các thành phần này được nhập khẩu từ khu vực trên, nên hàm lượng trị giá chủ yếu được tạo thành bởi nguyên liệu nhập khẩu ngoài Asean. Tuy nhiên, trên nhiều C/O lại ghi hàm lượng ngoài Asean chỉ 40% (non Asean content 40%). Theo thông lệ quốc tế, công đoạn đóng gói chỉ tạo ra một hàm lượng trị giá rất nhỏ, không thể đáp ứng tiêu chuẩn xuất xứ.( Nguồn:http://vinacus.com/home/detail.asp?iData=867&iCat=500&iChannel=48&nChannel=Products)

+ Riêng một số mặt hàng xuất khẩu chủ yếu như giầy dép, dệt may, xe đạp... xuất khẩu sang thị trường EU trong những năm qua, các doanh nghiệp đang gặp một vấn đề nan giải. Đối với các sản phẩm này các doanh nghiệp nhập khẩu của EU luôn yêu cầu nhà xuất khẩu Việt Nam phải xin được C/O Form A, mà trên thực tế sản phẩm của chúng ta chủ yếu là gia công, không đạt tiêu chuẩn xuất xứ GSP để được cấp C/O Form A. Ví dụ như sản phẩm dệt may được sản xuất chủ yếu từ vải nhập khẩu hay sản phẩm giày dép chủ yếu sử dụng đế, gót nhập khẩu có mã số HS 6406 không đáp ứng tiêu chuẩn về thành phần nhập khẩu. Nếu không cam kết cung cấp C/O Form A thì doanh nghiệp Việt Nam không ký được hợp đồng xuất khẩu. Trong trường hợp ngược lại khi không được đồng ý cấp C/O Form A thì doanh nghiệp không giao được hàng, bị khiếu nại do vi phạm hợp đồng hay không được thanh toán tiền hàng do thiếu C/O Form A trong bộ chứng từ thanh toán. Đó thực chất là những vướng mắc về công nghệ, vốn đầu tư. Nó không cho phép doanh nghiệp tự sản xuất được các thành phần nhập khẩu để tăng hàm lượng nội địa của thành phẩm và đáp ứng tiêu chuẩn xuất xứ GSP để được cấp C/O Form A. b. Vấn đề tồn tại từ phía cơ quan có thẩm quyền cấp C/O:

+ Việc cấp C/O chủ yếu mới chỉ dựa trên các chứng từ hàng hoá mà doanh nghiệp cung cấp chứ chưa tiến hành kiểm tra tính xuất xứ của sản phẩm tại nơi sản xuất. Việc cấp C/O phụ thuộc hoàn toàn vào sự trung thực, chính xác trong các lời khai trên giấy tờ của doanh nghiệp. Do đó, không tránh khỏi những trường hợp doanh nghiệp cố tình gian lận mà cơ quan cấp không phát hiện ra. + Do chế độ GSP của các nước có sự thay đổi qua các năm, qua từng thời kỳ mà tài liệu có liên quan không được cung cấp và cập nhật nên việc nắm bắt các quy chế cấp C/O Form A cho đúng đối tượng còn gặp khó khăn.

Page 53: DocumentCo

Chứng nhận xuất xứ Trang 52

+ Việc hướng dẫn của cán bộ cấp C/O cho người xuất khẩu khai trên C/O còn chưa chính xác. Chẳng hạn cán bộ cấp C/O hướng dẫn doanh nghiệp xác định mã số cho hàng hóa nhưng không được cơ quan nước nhập khẩu chấp nhận và cho phép chuyển tới người mua.

+ Trong một số trường hợp cán bộ cấp C/O chưa phát hiện được các sai sót khi kiểm tra các chứng từ và khai báo của chủ hàng. Một số C/O được cấp còn nhiều ô để trống. Do đó, các C/O này đã bị Hải quan nước nhập khẩu từ chối và khiếu nại yêu cầu kiểm tra lại tính xuất xứ của sản phẩm.

+ Liên quan đến vấn đề cấp C/O Form A cho một số sản phẩm giầy dép, dệt may xuất khẩu sang thị trường EU, cơ quan cấp C/O cũng gặp phải những khó khăn. Mặc dù biết rằng sản phẩm đó không đáp ứng tiêu chuẩn xuất xứ để được cấp C/O Form A nhưng đứng trước thực trạng khó khăn chung của doanh nghiệp, cơ quan có thẩm quyền cấp C/O không thể không cấp. Nếu không được cấp C/O Form A thì doanh nghiệp không ký được hợp đồng xuất khẩu, không có công ăn việc làm, tình trạng thất nghiệp sẽ diễn ra, doanh nghiệp sẽ rơi vào khủng hoảng... Cơ quan có thẩm quyền cấp C/O đã phải sử dụng đến "giải pháp tình thế", tức là vẫn cấp C/O Form A cho các sản phẩm đó. Tuy nhiên, họ cũng nhận thấy rằng nếu cứ cấp C/O Form A không đúng tiêu chuẩn, khi Hải quan EU phát hiện họ sẽ khiếu nại và truy thu thuế. Nghiêm trọng hơn, toàn bộ các sản phẩm của Việt Nam xuất khẩu sang EU có thể bị cắt ưu đãi GSP. Điều này ảnh hưởng không chỉ đến một số doanh nghiệp mà còn tác động đến toàn bộ các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh hàng xuất khẩu nói chung, gây phương hại đến uy tín thương mại của Việt Nam trên thị trường quốc tế. Do đó, đồng thời với việc vẫn cấp C/O Form A cho các doanh nghiệp, cơ quan có thẩm quyền cấp C/O cũng có những hướng dẫn, kiểm tra, nhắc nhở doanh nghiệp để có kế hoạch đầu tư, hỗ trợ doanh nghiệp khi họ có yêu cầu về vay vốn để đầu tư cho sản xuất nguyên phụ liệu, tăng tỷ lệ nội địa trong sản phẩm gia công, đáp ứng tiêu chuẩn xuất xứ không chỉ của EU mà của các nước khác. Mặc dù hiện nay đã có nhiều doanh nghiệp có khả năng tự sản xuất các bộ phận nhập khẩu của sản phẩm gia công và C/O Form A đã được ngừng cấp cho các sản phẩm không đạt tiêu chuẩn xuất xứ, nhưng cơ quan có thẩm quyền cấp C/O lại gặp khó khăn từ các khiếu nại về C/O Form A. Theo chỉ đạo chung, chúng ta tạm thời trả lời khiếu nại là C/O được cấp phù hợp với tiêu chuẩn xuất xứ để chúng ta có thời gian cho các doanh nghiệp triển khai việc mua máy móc thiết bị, đầu tư nhà xưởng, khuyến khích gia công nước ngoài tại Việt Nam. Chính vì vậy chúng ta đã giải quyết được các khiếu nại của Hải quan EU khi họ tiến hành kiểm tra các doanh nghiệp sản xuất giầy dép và dệt may của Việt Nam. + Theo Chỉ thị của thủ tướng Chính phủ số 246/TTG ngày 24/04/1997 Ban quản lý KCN - KCX cấp tỉnh được uỷ quyền cấp C/O cho hàng hóa của KCX và doanh nghiệp chế xuất. Hiện tại chưa có một quy chế riêng hay một số điều chỉnh dành cho việc cấp C/O tại các Ban quản lý này để phù hợp với thực tiễn quản lý. Điều này đã gây không ít khó khăn cho hoạt động cấp C/O ở đây.

c. Những vấn đề tồn tại ở cơ quan quản lý việc xin và cấp C/O: + Bộ Thương mại trong những năm qua chưa ban hành đầy đủ các văn bản về quản lý hoạt động xin và cấp C/O ở Việt Nam. Hằng năm không có báo cáo về tình hình cấp C/O của các tổ chức được Nhà Nước uỷ quyền cấp C/O cho Bộ Thương mại. Chính

Page 54: DocumentCo

Chứng nhận xuất xứ Trang 53

vì vậy, Bộ Thương mại không nắm được các vấn đề tồn tại, cũng như những vi phạm liên quan đến hoạt động xin và cấp C/O... Chỉ khi có những vấn đề nảy sinh như bị Hải quan nước nhập khẩu khiếu nại ở mức độ nghiêm trọng có nguy cơ ảnh hưởng đến mọi mặt hàng xuất khẩu sang thị trường đó thì nó mới hoạt động. Trên thực tế trong những năm qua chỉ có Vụ Âu - Mỹ đã phải thực hiện chức năng quản lý C/O sang thị trường EU đối với mặt hàng giầy dép, may mặc, xe đạp do C/O Form A cấp cho các sản phẩm này xuất khẩu sang EU đã bị Hải quan EU khiếu nại và yêu cầu kiểm tra các đơn vị sản xuất tại Việt Nam để xác định tính chân thực của C/O Form A đã được cấp. Chính vì vậy, đồng thời với việc giải quyết các khiếu nại này từ năm 2000 VCCI không được cấp C/O Form A cho mặt hàng giầy dép và chức năng này được chuyển cho Bộ Thương mại thực hiện (theo như tinh thần của Biên bản ghi nhớ của Việt Nam với EU về việc chống gian lận thương mại đối với mặt hàng giầy dép xuất khẩu sang EU). Còn ở các thị trường xuất khẩu khác chưa có vấn đề nào tương tự xẩy ra nên các Vụ quản lý thị trường đó không phải thực hiện chức năng quản lý C/O theo nghĩa đó. + C/O Form D bắt đầu được sử dụng từ tháng 06/1996. Trong thời gian qua đã có rất nhiều thay đổi trong lịch trình cắt giảm thuế cũng như trong Danh mục sản phẩm CEPT của các nước thành viên ASEAN. Trong khi đó, những thông tin về các thay đổi này không được thông báo một cách cụ thể kịp thời cho các doanh nghiệp. Điều này làm hạn chế khả năng tận dụng ưu đãi thuế quan của các doanh nghiệp cho các sản phẩm cuả mình. + Vấn đề thành lập Ban quản lý GSP để thuận tiện cho giao dịch đối ngoại và xúc tiến công tác GSP của Việt Nam đã được Bộ Thương mại họp bàn cùng VCCI, Tổng cục Hải quan ngày 18/07/1995 và trình bày cụ thể trong văn bản số 2340/TMAM gửi cho VCCI, Tổng cục Hải quan ngày 02/08/1995. Trong văn bản này Bộ Thương mại nêu rõ các nhiệm vụ của Ban quản lý GSP Việt Nam :

o Làm đầu mối trong quan hệ với các nước cho hưởng GSP và đầu mối của họ trong việc thực hiện GSP ở Việt Nam.

o Tổ chức việc cấp C/O trong cả nước và giám sát thực hiện quy chế xuất xứ khi cấp C/O cho các doanh nghiệp; đồng thời kiểm tra, giám sát các chứng từ, C/O tại cửa khẩu. o Thống kê tổng hợp và báo cáo các C/O đã được cấp định kỳ để kịp thời có những biện pháp xử lý thích hợp những vấn đề phát sinh, đáp ứng yêu cầu về quản lý và thực hiện chức năng hợp tác với các nước cho hưởng GSP khi có yêu cầu.

o Cung cấp thông tin, mở các lớp đào tạo, tuyên truyền phổ biến kiến thức qua mọi hình thức.

o Yêu cầu các cơ quan nêu trên cử đại diện cho việc thành lập và đưa vào hoạt động Ban quản lý GSP.

Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam đã có trả lời và cử người đại diện tham gia vào Ban quản lý, nhưng cho đến nay việc thành lập Ban quản lý GSP mới chỉ dừng lại ở đó. Ban quản lý GSP chưa ra đời.

VII. Giải pháp hoàn thiện việc xin và cấp C/O tại Việt Nam:

Page 55: DocumentCo

Chứng nhận xuất xứ Trang 54

Trước thực trạng xin và cấp C/O như đã trình bày ở trên , các doanh nghiệp và tổ chức cấp C/O cần có những cải tiến để hoàn thiện hơn việc xin và cấp C/O. Đồng thời phải có những biện pháp về mặt tổ chức đối với cơ quan quản lý cấp C/O ở Việt Nam .

1. Giải pháp với các doanh nghiệp xin cấp C/O: + Để tránh tình trạng khai báo sai, khai không chính xác, khai thiếu, sử dụng sai Form, các doanh nghiệp cần có các cán bộ chuyên môn nắm vững các vấn đề về C/O.

+ Doanh nghiệp cần phải quan tâm dành một phần chi phí đào tạo cán bộ chuyên phụ trách vấn đề sử dụng C/O của doanh nghiệp, cử cán bộ đi học các lớp, hội thảo về hướng dẫn sử dụng do Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam hay Bộ Thương mại tổ chức. Đặc biệt đối với C/O Form A và Form D cần phải có sự quan tâm thích đáng hơn để trên cơ sở đó sử dụng có hiệu quả các ưu đãi thuế quan mà các nước dành cho Việt Nam. Trong các lớp "bổ túc kiến thức" này cán bộ của các doanh nghiệp không chỉ học về các quy tắc xuất xứ, nắm vững các tiêu chuẩn xuất xứ, mà còn phải học cách thực hành. Điều đó sẽ giúp cho doanh nghiệp trong quá trình đàm phán ký kết hợp đồng với bạn hàng nước ngoài. + Cán bộ có chuyên môn về sử dụng C/O của doanh nghiệp phải là người chịu trách nhiệm tổ chức nghiên cứu những mặt hàng trong danh mục cho hưởng ưu đãi của các nước nhập khẩu, những mặt hàng mà doanh nghiệp đã và đang chưa khai thác được, các tiêu chuẩn xuất xứ mà hàng hoá xuất khẩu phải đáp ứng để được hưởng ưu đãi và các mức thuế ưu đãi dành cho các mặt hàng đó, tìm ra các mặt hàng có mức thuế ưu đãi cao và trong điều kiện của doanh nghiệp có thể đáp ứng được các tiêu chuẩn xuất xứ. Trên cơ sở các nguyên cứu đó, kiến nghị với cán bộ chịu trách nhiệm về kế hoạch kinh doanh, sản xuất của doanh nghiệp, về danh mục các mặt hàng trọng tâm của doanh nghiệp để tăng hàm lượng nội địa của sản phẩm, đáp ứng các tiêu chuẩn xuất xứ của các nước cho hưởng ưu đãi thuế quan. Từ đó có thể tăng khả năng cạnh tranh, khả năng thâm nhập vào thị trường các nước của sản phẩm.

Ngoài ra, với một số mặt hàng đáp ứng tiêu chuẩn xuất xứ của nước cho hưởng mà doanh nghiệp đã dành được uy tín và được khách hàng ưa chuộng, doanh nghiệp cần nắm vững mức thuế ưu đãi mà mặt hàng đó được hưởng. Trên cơ sở chắc chắn rằng sản phẩm đáp ứng tiêu chuẩn xuất xứ đó, doanh nghiệp cam kết cấp C/O Form A cho người nhập khẩu và có thể đàm phán nâng giá hàng hay giá gia công sản phẩm. Mức đàm phán nâng giá hàng trên một đơn vị sản phẩm có thể được xác định như sau (coi giá trị tính thuế là giá ghi trong hoá đơn thương mại): x : mức nâng giá hàng tối đa cho phép (trên một đơn vị sản phẩm)

a : giá ban đầu của một đơn vị sản phẩm b1 : thuế suất MFN

b2 : thuế suất thuế ưu đãi a+x : giá trên một đơn vị sản phẩm sau khi nâng giá

Page 56: DocumentCo

Chứng nhận xuất xứ Trang 55

a+ab1 : tổng số tiền thanh toán bao gồm thuế nhập khẩu không ưu đãi của một đơn vị sản phẩm

(a+x)+(a+x)b2 : tổng số tiền thanh toán bao gồm thuế nhập khẩu được ưu đãi và có nâng giá hàng trên một đơn vị sản phẩm

Mức nâng giá hàng cho phép có thể là : x < [(a+x)+(a+x)b2]-(a+ab1) hay x < a(b-b1)/b1

Công thức nâng giá hàng này có thể phát biểu như sau : "Trong trường hợp hàng hoá thuộc diện được hưởng ưu đãi thuế quan của nước nhập khẩu, mức đàm phán nâng giá hàng cho phép nằm trong giới hạn của tỷ số giữa tích của giá thị trường ban đầu và mức ưu đãi thuế quan (chênh lệch giữa thuế suất ưu đãi với thuế suất MFN) với thuế suất không ưu đãi. Như vậy, thuế suất thuế ưu đãi càng thấp so với thuế suất MFN thì mức ưu đãi càng cao và giới hạn cho phép nâng giá hàng càng lớn. Điều này cho phép doanh nghiệp xuất khẩu đàm phán nâng giá hàng lên cao hơn mà không làm ảnh hưởng đến tính cạnh tranh của hàng hoá so với các hàng hoá đồng loại không được hưởng ưu đãi. Trong trường hợp thuế ưu đãi bằng 0 thì tổng số tiền mà người nhập khẩu phải bỏ ra chỉ là tiền thanh toán cho người bán (coi các chi phí khác bằng 0). Do đó, doanh nghiệp xuất khẩu có thể nâng giá hàng trong mức số tiền thuế mà người nhập khẩu nếu mua hàng từ một nước thứ ba khác không được hưởng ưu đãi phải nộp. Khi đó, x < ab1. Tuy nhiên, đây chỉ là một trong những vấn đề mà người nhập khẩu cần phải tính đến trong quá trình đàm phán ký kết hợp đồng mua bán ngoại thương, còn kết quả nâng giá hàng có đạt được hay không, mức nâng giá hàng là bao nhiêu còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác. + Doanh nghiệp cần mở rộng mối quan hệ kinh doanh thương mại với các nước cho hưởng ưu đãi cho phép sử dụng tiêu chuẩn xuất xứ nước bảo trợ, hoặc với các nước trong khối ASEAN để tăng hàm lượng nội địa khu vực áp dụng theo tiêu chuẩn xuất xứ cộng gộp. Trên cơ sở mở rộng mối quan hệ với các nước cho hưởng, doanh nghiệp có thể nhập khẩu nguyên phụ liệu từ các nước đó, trong trường hợp không thể tìm đủ nguồn nguyên phụ liệu trong nước phục vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu. Như vậy, khi xuất khẩu trở lại các nước cho hưởng, các thành phần nhập khẩu vẫn được tính vào giá trị hàm lượng nội địa để xác định tính xuất xứ của sản phẩm. Trong trường hợp doanh nghiệp xuất khẩu hàng sang các nước cho hưởng áp dụng tiêu chuẩn xuất xứ cộng gộp mà nguyên phụ liệu trong nước không đủ cung ứng cho sản xuất, doanh nghiệp có thể tìm nguồn nhập khẩu từ các thị trường thuộc danh sách các nước được hưởng ưu đãi của nước nhập khẩu đó. Như vậy doanh nghiệp không mất nhiều thời gian để đi tìm nguyên phụ liệu ở trong nước mà còn mở rộng được các mối quan hệ kinh doanh, thương mại và đạt được mục đích kinh doanh của mình. + Riêng đối với các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm giầy dép, dệt may đã được cấp C/O Form A trước đây mặc dù không đạt tiêu chuẩn xuất xứ Form A, cần phải nắm vững các tiêu chuẩn xuất xứ cho các sản phẩm này để tìm ra phương hướng đầu tư thêm trang thiết bị, mở rộng khả năng sản xuất, tăng dần hàm lượng nội địa của sản phẩm, đặc biệt có thể thay thế toàn bộ các bộ phận vẫn phải nhập khẩu trước đây như

Page 57: DocumentCo

Chứng nhận xuất xứ Trang 56

: đế giầy, gót giầy, da sống, vải giả da, sợi ... để sản phẩm đạt tiêu chuẩn xuất xứ Form A. Điều này đem lại hai lợi ích cho doanh nghiệp:

. Thứ nhất, sản phẩm xuất khẩu của doanh nghiệp tiếp tục được cấp C/O Form A.

. Thứ hai, khi các C/O Form A được cấp trước kia bị khiếu nại, bị Cơ quan Hải quan nước cho hưởng tiến hành kiểm tra quy trình sản xuất tại xưởng thì có thể trả lời được rằng sản phẩm đáp ứng đúng tiêu chuẩn xuất xứ, không để cho các Cơ quan này phát hiện ra tính không chân thực của các C/O Form A được cấp trước đây. Nếu không có thể dẫn đến khả năng các nước cho hưởng ưu đãi sẽ cắt GSP dành cho sản phẩm đồng thời làm ảnh hưởng đến uy tín của các cơ quan cấp C/O. Hơn thế nữa, khi đó Hải quan các nước cũng sẽ truy thu thuế ưu đãi GSP và phạt nặng các doanh nghiệp nhập khẩu và các doanh nghiệp này khiếu nại trở lại chính các doanh nghiệp Việt Nam, Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam vì cấp C/O không chính xác làm họ thiệt hại.

Tuy nhiên, để đầu tư thêm trang thiết bị hiện đại, mở rộng khả năng sản xuất, nâng cao trình độ công nghệ ... doanh nghiệp lại gặp vấn đề thiếu vốn. Thu hút các nguồn vốn nhàn rỗi trong doanh nghiệp, ngoài xã hội hay vay vốn từ các ngân hàng là câu hỏi đặt ra cho các doanh nghiệp. Hiện nay thủ tục vay vốn ngân hàng là khá phức tạp và số tiền được vay không lớn. Làm thế nào để thu hút vốn đầu tư mà không làm ảnh hưởng đến nguồn tài sản và quá trình sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp. Cổ phần hoá cũng là một biện pháp hữu ích. Tuy nhiên, trước hết doanh nghiệp cần phải làm cho cán bộ công nhân viên tin tưởng vào khả năng sản xuất - kinh doanh của mình, tạo ra sự trung thành, yêu mến của họ đối với doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần có các biện pháp cụ thể để giải quyết các vướng mắc đó.

2. Giải pháp đối với tổ chức có thẩm quyền cấp C/O: Để giải quyết những vấn đề còn tồn tại trong khâu kiểm tra khi cấp C/O đặc biệt là C/O Form A, Form D, tổ chức cấp C/O cần tiến hành kiểm tra thực tế quy trình sản xuất của các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu, kiểm tra thành phần nguyên phụ liệu sử dụng để sản xuất hàng xuất khẩu có đáp ứng tiêu chuẩn xuất xứ theo quy định hay không. Việc kiểm tra có thể tiến hành thường kỳ hay đột xuất để từng bước khắc phục việc doanh nghiệp sử dụng chứng từ giả để làm bằng chứng về tính xuất xứ của sản phẩm. Để làm tốt công việc này cần phải có cán bộ kỹ thuật có chuyên môn về kiểm tra chất lượng, tiêu chuẩn xuất xứ của sản phẩm. Hiện nay thủ tục cấp C/O Form D của Việt Nam quy định trước khi cấp C/O Form D doanh nghiệp cần phải xin được Giấy chứng nhận kiểm tra xuất xứ hàng hoá mẫu D của công ty Giám định hàng hoá xuất nhập khẩu (VINACONTROL) thuộc Bộ thương mại. Bên cạnh đó các tổ chức cấp C/O khác (các bộ phận cấp của VCCI) cũng nên có quy định về kiểm tra xuất xứ hàng hoá xuất khẩu trước khi cấp các loại C/O nói chung và đặc biệt là C/O Form A. VCCI có thể kết hợp với VINACONTROL kiểm tra thường kỳ hoặc đột xuất quy trình sản xuất, chế biến, gia công của các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu. C/O cần phải luôn tỉnh táo, kiểm tra, cẩn thận, nắm vững những quy định về cách khai, về tiêu chuẩn xuất xứ áp dụng cho hàng hoá xuất khẩu để được cấp C/O đúng Form. Các cán bộ cấp C/O cần phải nắm vững quy chế cấp C/O ở Việt Nam cũng như

Page 58: DocumentCo

Chứng nhận xuất xứ Trang 57

ở các nước cho hưởng ưu đãi, có những hiểu biết cơ bản về mặt hàng được mô tả trong Danh mục hàng hoá xuất nhập khẩu và mã HS của chúng để đối chiếu với lời khai trên mẫu C/O. + Tổ chức cấp C/O cần luôn cập nhật các thông tin liên quan đến C/O; các thay đổi trong chế độ ưu đãi, danh mục sản phẩm được hưởng ưu đãi, các tiêu chuẩn xác định xuất xứ ...; tăng cường hơn nữa mối quan hệ với các cơ quan đại diện của Việt Nam tại nước ngoài, với Chính phủ các nước nhập khẩu nhất là của các nước cho hưởng ưu đãi để nắm bắt được chính sách nhập khẩu của các nước đó. Những thông tin này sẽ được thông báo lại cho các doanh nghiệp Việt Nam trong các lớp bồi dưỡng.

+ Việc tổ chức các lớp học ngắn hạn, dài hạn cho cán bộ cấp C/O là rất cần thiết. Thông qua các lớp học này các cán bộ có thể tham gia trao đổi kinh nghiệm thực tế cũng như các khó khăn mà mình gặp phải để cùng nhau rút ra những biện pháp hữu ích trong công việc của mình. Mặt khác các cán bộ phụ trách cũng sẽ phổ biến, hướng dẫn kịp thời cho cán bộ chuyên môn các quy định mới trong chính sách ưu đãi của từng nước cho hưởng. Điều này là rất cần thiết đối với các cán bộ ở các chi nhánh hay các cơ quan đại diện của các cơ quan cấp C/O tại các tỉnh, thành phố khác nhau. + Phải thống kê thường xuyên, kịp thời các C/O đã cấp để chủ động dự đoán tình hình kinh doanh của doanh nghiệp. Từ đó, hướng dẫn cho các doanh nghiệp có kế hoạch đầu tư tăng thêm thành phần nội địa trong sản phẩm, giảm bớt thành phần nhập khẩu mà trong nước đang sản xuất được; giới thiệu cho họ các nguồn nguyên phụ liệu đó. Ngoài ra, tổ chức cấp C/O có thể thay mặt cho doanh nghiệp kiến nghị lên cơ quan quản lý cấp C/O thực trạng đáp ứng tiêu chuẩn xuất xứ để từ đó tổ chức này kiến nghị với Nhà nước nhằm ban hành những chính sách hỗ trợ đầu tư sản xuất cho doanh nghiệp, đặc biệt là với những doanh nghiệp sản xuất những mặt hàng xuất khẩu chiến lược, có kim ngạch xuất khẩu lớn.

+ Khi có khiếu nại của Cơ quan Hải quan nước nhập khẩu về C/O, cơ quan cấp C/O cần nhanh chóng tiến hành trả lời khiếu nại để họ có thể xác minh tính chân thực của C/O do mình cấp, giải toả mối nghi ngờ về tính xuất xứ của sản phẩm. Từ đó Cơ quan Hải quan nước nhập khẩu mới nhanh chóng làm thủ tục thông quan cho hàng hoá, tránh phải nộp các khoản tiền phạt không cần thiết như tiền lưu kho, lưu bãi, vận chuyển, giám định. Đồng thời, nó cũng tạo được uy tín cho cơ quan cấp C/O và thiết lập được mối quan hệ chặt chẽ giữa họ với Cơ quan Hải quan của các nước nhập khẩu, tạo điều kiện thuận lợi cho các lô hàng sau.

3. Giải pháp đối với cơ quan quản lý cấp C/O: + Hiện tại cơ quan quản lý cấp C/O tập trung một mối về Bộ thương mại mà trực tiếp là chia theo thị trường do các Vụ quản lý thị trường có liên quan quản lý. Tuy nhiên, chưa có văn bản pháp luật riêng nào được ban hành quy định cụ thể về nhiệm vụ và trách nhiệm của các cơ quan đó. Hoạt động quản lý của các Vụ đều mang tính chất sự vụ; việc đến đâu giải quyết đến đó; không theo một thể chế, nhất quán. Đây là một trong những nguyên nhân gây ra rất nhiều thiếu sót trong việc quản lý cấp C/O. Do đó, Bộ thương mại cần sớm ban hành các văn bản pháp lý quy định lại chức năng và nhiệm vụ có liên quan đến việc quản lý cấp C/O của các Vụ quản lý thị trường này. Đồng thời cần có các thông tư hướng dẫn cụ thể và nhanh chóng tới các Vụ và

Page 59: DocumentCo

Chứng nhận xuất xứ Trang 58

các cơ quan hữu quan tránh hiện tượng thủ tục hành chính rườm rà làm mất nhiều thời gian cho cơ quan cấp C/O và cho doanh nghiệp xuất khẩu. Mối quan hệ dọc từ Vụ xuống các cơ quan cấp C/O phải là mối quan hệ "một - một" vì thực chất hoạt động cấp C/O rất đơn giản và gọn nhẹ. Quan hệ quản lý nên trực tiếp và giải quyết nhanh chóng giúp doanh nghiệp có được C/O trong vòng một ngày nếu hồ sơ đầy đủ, không có thiếu sót hoặc trong vòng ba ngày nếu cần làm rõ tính xuất xứ của hàng hoá. + Bộ thương mại cần kiến nghị lên thủ tướng Chính phủ nhằm có các điều chỉnh, quy định riêng cho hoạt động cấp C/O tại các Ban quản lý KCN - KCX cấp tỉnh cho phù hợp với hoạt động thực tiễn tại đây.

+ Thường xuyên theo dõi tình hình cấp C/O bằng cách cử cán bộ tham gia chỉ đạo và giám sát hoạt động cấp C/O tại các chi nhánh của VCCI cũng như các Phòng quản lý xuất nhập khẩu khu vực. + Chỉ đạo việc xin và cấp C/O bằng các văn bản pháp luật để đảm bảo xin và cấp C/O đúng thủ tục và không có sự vi phạm pháp luật như : quy định cụ thể hình thức phạt với những mức độ vi phạm các quy định về khai báo C/O của doanh nghiệp và mức độ vi phạm các quy định về cấp C/O của cán bộ và cơ quan cấp C/O. Các mức phạt phải có tính khả thi tức là không quá nhẹ để doanh nghiệp và các cơ quan coi nhẹ việc xin, cấp C/O nhưng cũng không nên trở thành gánh nặng cho các doanh nghiệp và các cơ quan này.

+ Hoạt động cấp C/O tại các chi nhánh của VCCI còn nhiều bất cập. Có nơi đã cập nhật số lượng C/O được cấp vào máy tính từng ngày từng giờ nhưng cũng có những nơi chỉ ghi trên sổ sách, việc cập nhật vào máy tính chậm chạp và thiếu chính xác. Hệ thống chương trình cập nhật số liệu cấp C/O tại các chi nhánh này khác nhau nên việc trao đổi thông tin mất nhiều thời gian. Vì vậy, Ban pháp chế của VCCI tại Hà Nội gặp rất nhiều khó khăn trong hoạt động quản lý cấp C/O. Để khắc phục tình trạng trên, VCCI cần kiến nghị lên Chính phủ xin ngân sách Nhà Nước để xây dựng hệ thống quản lý dữ liệu, thông tin trên mạng máy tính nối mạng toàn quốc.

+ Trên cơ sở các báo cáo của tổ chức cấp C/O cơ quan quản lý cấp C/O cần kiến nghị lên Chính phủ để ban hành những chính sách khuyến khích đầu tư, sản xuất của doanh nghiệp, tạo ra những thay đổi thích hợp trong các chính sách thuế, chính sách cho vay vốn cho các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu cần sự hỗ trợ. Liên quan đến C/O Form A, cơ quan quản lý cấp C/O không phê duyệt các hợp đồng gia công mà sản phẩm gia công không đáp ứng tiêu chuẩn xuất xứ Form A dù cho các doanh nghiệp đã cam kết cấp C/O Form A cho người nhập khẩu. + Tăng cường quan hệ với Chính phủ các nước cho hưởng ưu đãi để kịp thời nắm bắt được các thay đổi trong chế độ GSP của các nước này. Trên cơ sở đó, cơ quan quản lý C/O cần ban hành các văn bản hướng dẫn các cơ quan cấp C/O và hỗ trợ họ trong việc tổ chức hướng dẫn các doanh nghiệp thực hiện các tiêu chuẩn xuất xứ. + Hiện tại, C/O Form D và Form A cho giầy dép do Bộ thương mại cấp. Nhiệm vụ này nên chuyển cho VCCI thực hiện để thích hợp với chương trình cải cách hành chính hiện nay của Chính phủ. Hơn nữa, hoạt động cấp C/O là một hoạt động mang tính chất dịch vụ, không nên để cho Bộ thương mại là cơ quan quản lý Nhà Nước trực

Page 60: DocumentCo

Chứng nhận xuất xứ Trang 59

tiếp thực hiện vì không đảm bảo tính khách quan. Giao nhiệm vụ này cho VCCI sẽ đảm bảo chất lượng, hiệu quả công việc; đồng thời tạo điều kiện cho VCCI nắm đầy đủ hơn tình hình xin cấp C/O của doanh nghiệp, có điều kiện làm tốt hơn công tác tư vấn, xúc tiến thương mại.

+ Hiện nay C/O Form A cùng được Bộ thương mại và VCCI cấp nên sự chồng chéo và thiếu sót là không thể tránh khỏi. Chính vì vậy, việc thành lập Ban quản lý GSP là rất quan trọng. Bên cạnh đó việc được hưởng ưu đãi GSP vẫn rất cần thiết cho sự phát triển kinh tế nước nhà và cần phải sử dụng hiệu quả các ưu đãi này. Vấn đề thành lập Ban quản lý GSP trước đây đã được Bộ thương mại đưa ra trong văn bản gửi Tổng cục Hải quan và Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam số 2340 TM/AM ngày 02/08/2995 "V/v thành lập Ban quản lý GSP của Việt Nam" được VCCI nhất trí và đã có dự thảo về chức năng, nhiệm vụ của Ban quản lý này nhưng suốt từ đó việc thành lập vẫn chưa được xúc tiến. Do đó, Bộ thương mại nên tiếp tục nguyên cứu, xem xét vấn đề này.

VIII. Tài liệu tham khảo

Sách Quản Trị Xuất Nhập Khẩu - GS.TS Đoàn Thị Hồng Vân – NXB Tổng hợp TPHCM

Sách Quan hệ Kinh tế Quốc Tế - GS.TS Võ Thanh Thu – NXB Lao động Xã hội

http://www.tapchitaichinh.vn/Tai-chinh-Phap-luat/Gian-lan-xuat-xu-hang-hoa-Nuoc-ngoai-mao-danh-Viet-Nam-thiet/5702.tctc http://vinacus.com/home/detail.asp?iData=867&iCat=500&iChannel=48&nChannel=Products http://www.baomoi.com/9-thang-Lao-Cai-cap-528-giay-chung-nhan-xuat-xu-hang-hoa/45/4959906.epi http://gafin.vn/20130114081636297p0c33/co-kha-nang-doanh-nghiep-tu-cap-giay-chung-nhan-xuat-xu.htm http://tuoitre.vn/kinh-te/468268/hang-trung-quoc-doi-lot-hang-viet-cap-chung-nhan-xuat-xu-long-leo.html http://www.baomoi.com/9-thang-Lao-Cai-cap-528-giay-chung-nhan-xuat-xu-hang-hoa/45/4959906.epi http://www.baomoi.com/Lao-Cai-Cap-giay-chung-nhan-xuat-xu-hang-hoa-nhanh-chong-thuan-loi-cho-doanh-nghiep/45/7898880.epi http://socongthuong.thaibinh.gov.vn/ct/introduction/Lists/qlxnk/View_Detail.aspx?ItemID=12http://socongthuong.thaibinh.gov.vn/ct/introduction/Lists/qlxnk/View_Detail.aspx?ItemID=6 http://www.tapchitaichinh.vn/Tai-chinh-Phap-luat/Gian-lan-xuat-xu-hang-hoa-Nuoc-ngoai-mao-danh-Viet-Nam-thiet/5702.tctc http://cafef.vn/kinh-te-vi-mo-dau-tu/ho-so-gia-mao-xin-cap-co-tang-dot-bien-2012122109504832ca33.chn http://vi.wikipedia.org

http://doan.edu.vn/do-an

http://www.doko.vn/luan-van

Page 61: DocumentCo

Chứng nhận xuất xứ Trang 60

http://www.baohaiquan.vn/pages/tags.aspx?tag=c%2Fo

http://xuatnhapkhauvietnam.com/tong-quan-ve-co-certificate-of-origin.html

http://covcci.com.vn/bizcenter/0/Quy-%C4%91%E1%BB%8Bnh-

v%E1%BB%81-xu%E1%BA%A5t-x%E1%BB%A9-h%C3%A0ng-

ho%C3%A1-c%E1%BB%A7a-Hoa-K%E1%BB%B3/1539/14697

http://covcci.com.vn/bizcenter/

http://covcci.com.vn/bizcenter/0/M%E1%BB%99t-s%E1%BB%91-quy-%C4%91%E1%BB%8Bnh-v%E1%BB%81-gi%E1%BA%A5y-ch%E1%BB%A9ng-nh%E1%BA%ADn-xu%E1%BA%A5t-x%E1%BB%A9-h%C3%A0ng-ho%C3%A1/1537/14673 http://www.tgi.com.vn/app_data/cam_nang_ve_c_o/HUONG%20DAN/Huong%20dan/co%20quan%20cap%20co.htm