con dau quan than

14
CƠN ĐAU QUẶN THẬN Phan Huỳnh Tiến Đạt Y2009B

Upload: phanhuynhtiendat

Post on 22-Jun-2015

9.015 views

Category:

Education


3 download

TRANSCRIPT

Page 1: Con dau quan than

CƠN ĐAU QUẶN THẬN

Phan Huỳnh Tiến ĐạtY2009B

Page 2: Con dau quan than

Định nghĩa

• Là triệu chứng thường gặp trong niệu khoa.• Xảy ra do sự căng chướng đột ngột của vỏ

bao thận, đài bể thận, niệu quản.• Trong cơn đau có sự tăng nhu động của bể

thận-niệu quản nhằm tống xuất vật gây bế tắc (sỏi,…).

• Có sự phù nề của niêm mạc niệu quản xung quanh hòn sỏi.

• Cơn đau thường xảy ra đột ngột, sau khi lao động, chơi thể thao hay đi xe đường dài.

• BN có cảm giác như có sự co thắt ở bên trong, không có tư thế giảm đau

Page 3: Con dau quan than

Nguyên nhân

• Sự căng trướng đột ngột của vỏ bao thận:

- Sự bế tắc cấp tính ở đường tiểu dưới- Chủ mô thận bị phù nề (viêm thận-bể

thận cấp tính)- Chấn thương gây xuất huyết dưới bao• Sự căng trướng đột ngột của đài bể

thận và niệu quản:- Sỏi niệu quản- Cục máu đông- U bướu bên ngoài chèn ép, làm hẹp

niệu quản

Page 4: Con dau quan than

Triệu chứng cơ năng

1. Đau• Cơn đau của thận: khu trú ở hố thắt lưng, lan

ra phía trước (viêm thận-bể thận cấp, sỏi bể thận)

• Cơn đau của niệu quản:- Sỏi NQ 1/3 trên: đau từ vùng thắt lưng lan

xuống bộ phận sinh dục ngoài.- Sỏi NQ 1/3 giữa: đau ở ¼ bụng dưới phải

hoặc trái, dễ nhầm với viêm ruột thừa khi sỏi ở bên phải và viêm túi thừa khi sỏi ở bên trái.

- Sỏi NQ 1/3 dưới: đau ở hố chậu, kèm triệu chứng kích thích bàng quang như tiểu gắt buốt, tiểu lắt nhắt.

Page 5: Con dau quan than

Triệu chứng cơ năng (tt)

2. Các triệu chứng đi kèm• Buồn nôn, nôn ói• Bụng chướng, bí trung đại tiện do liệt

ruột• Sốt, lạnh run (nhiễm trùng tiểu)

Page 6: Con dau quan than

Triệu chứng thực thể

• Ấn đau điểm sườn lưng• Rung thận có thể dương tính• Chạm thận, bập bềnh thận (+) khi

thận to ứ nước độ 2, độ 3• Ấn đau các điểm đau niệu quản

Page 7: Con dau quan than

Cận lâm sàng

• Tổng phân tích nước tiểu: thường có nhiều hồng cầu trong nước tiểu

• Công thức máu: có thể có bạch cầu nếu có nhiễm trùng tiểu kèm theo.

• KUB: có thể thấy sỏi cản quang (90% sỏi niệu là sỏi cản quang).

• Siêu âm bụng: có thể phát hiện thận ứ nước và sỏi lớn, không phát hiện được những sỏi nhỏ (< 5 mm) hoặc sỏi nằm ở đoạn giữa và đoạn dưới của niệu quản.

Page 8: Con dau quan than

Cận lâm sàng (tt)

• UIV: có thể thấy các hình ảnh:- Thận chậm bài tiết phía bên thận bị

đau- Thấy rõ bóng thận nhưng thuốc cản

quang không sang được đài bể thận- Thuốc cản quang xuống đến niệu

quản và dừng lại chỗ có sỏi- Đài thận, niệu quản phía trên hòn sỏi

bị giãn nở- Thận câm

Page 9: Con dau quan than

Chẩn đoán phân biệt

• Viêm ruột thừa: đau âm ỉ và tăng dần.• Thai ngoài tử cung vỡ: BN có trễ kinh,

ra huyết âm đạo, test thai (+)• Cơn đau quặn mật: đau lan ra sau lưng,

lan lên vai, có kèm sốt, vàng da, XN nước tiểu có Billirubin.

• Cơn đau lưng do viêm rễ thần kinh: đau thường thay đổi theo tư thế, BN có cảm ứng mạnh khi kích thích da. Khi dùng ngón tay cái ấn sâu ở khối cơ thắt lưng, 2 bên xương sống, BN sẽ đau chói.

Page 10: Con dau quan than

Điều trị

1. Điều trị nội khoa• Giảm đau bằng thuốc kháng viêm

nonsteroid và chống co thắt cơ trơn.• Trường hợp có nhiễm trùng tiểu kèm

theo, nên cho BN nhập viện và kết hợp thuốc giảm đau và kháng sinh phổ rộng.

• Uống nhiều nước 2-3 lít / ngày, nếu không uống được thì phải tiêm truyền tĩnh mạch kết hợp với thuốc giảm đau giãn cơ.

• Phân tích thành phần hóa học của sỏi để dùng thuốc, hướng dẫn chế độ ăn uống.

Page 11: Con dau quan than

Điều trị

2. Điều trị bằng các phương tiện tiết niệu:• Tán sỏi ngoài cơ thể• Tán sỏi nội soi niệu quản• Lấy sỏi niệu quản bằng phương pháp nội soi ổ

bụng3. Điều trị bằng phẫu thuật kinh điển (mổ hở):

được chỉ định trong những trường hợp sỏi NQ kèm dị dạng đường niệu, co chít hẹp NQ, có nhiễm trùng tiểu, vô niệu do sỏi NQ mà đặt ống thông NQ thất bại, sỏi NQ có kích thước lớn, sỏi NQ đã gây biến chứng thận ứ nước, ứ mủ.

Page 12: Con dau quan than

Theo dõi diễn tiến bệnh

• BN có sỏi nhỏ một bên (< 6 mm), không nhiễm trùng, và cơn đau đã kiểm soát được bằng thuốc giảm đau, có thể xuất viện, cho toa thuốc giảm đau, khuyên uống nhiều nước (> 2 lít / ngày). Nếu sỏi đã ra thì XN thành phần sỏi để phòng ngừa.

• BN có nhiễm trùng và tắc nghẽn kèm theo, tắc nghẽn trên thận duy nhất, đau hoặc nôn ói không kiểm soát được, sỏi lớn, chẩn đoán chưa chắc chắn thì phải nhập viện.

Page 13: Con dau quan than

Phòng ngừa

• Sỏi niệu thường hay tái phát nên biện pháp phòng ngừa đơn giản và rẻ tiền là uống nhiều nước (> 2 lít / ngày)

Page 14: Con dau quan than

Tài liệu tham khảo

• Niệu khoa lâm sàng – ĐH Y Dược TP.HCM – 1996

• Sổ tay hướng dẫn lâm sàng – BV Chợ Rẫy

• Bệnh học tiết niệu – Hội tiết niệu thận học Việt Nam

• Bài giảng Ngoại Niệu – TS.BS Phạm Văn Bùi