cuỘc sỐng vÀ thỜi ĐẠ michael k...và trong những năm 1941-1945 phục vụtrong quân...

38
CUC SNG VÀ THỜI ĐẠI CA MICHAEL K J.M.Coetzee Making Ebook Project BOOKAHOLIC CLUB

Upload: others

Post on 30-Dec-2019

2 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

CUỘC SỐNG VÀ THỜI ĐẠI CỦA MICHAEL K

J.M.Coetzee

Making Ebook Project

BOOKAHOLIC CLUB

J.M.CoetzeeCUỘC SỐNG VÀ THỜI ĐẠI CỦA MICHAEL K

2B

OO

KA

HO

LIC

CL

UB

| M

ak

ing

Eb

oo

k P

roje

ct

Tên sách: CUỘC SỐNG VÀ THỜI ĐẠI CỦA MICHAEL K Tác giả: J.M.Coetzee Dịch giả: Thanh Vân Dịch từ nguyên bản tiếng Anh: Life and Times of Michael K Nhà xuất bản: Phụ Nữ Năm xuất bản: 2004 Số trang: 287 Giá tiền: 29.000 VNĐ Khổ: 13x19 cm

Đánh máy: Mai Lê, Diệu Thương, Hồng Giang, Phương Anh, Thùy DungKiểm tra: Hoàng MaiChế bản ebook: Hanki Duong NguyenNgày thực hiện: 13/02/2010Making Ebook Project #37 – www.BookaholicClub.com

J.M.CoetzeeCUỘC SỐNG VÀ THỜI ĐẠI CỦA MICHAEL K

3B

OO

KA

HO

LIC

CL

UB

| M

ak

ing

Eb

oo

k P

roje

ct

John Maxwell Coetzee sinh ngày 9 tháng 2 năm 1940 tại Cape Town (Nam Phi), là anh cảtrong gia đình hai anh em. Mẹ ông dạy tiểu học. Cha là luật sư tập sự nhưng chỉ làm cầm chừng, và trong những năm 1941-1945 phục vụ trong quân đội Nam Phi chiến đấu tại Bắc Phi và Ý. Mặc dù cha mẹ không phải dòng dõi người Anh nhưng ở nhà nói tiếng Anh.

Coetzee bắt đầu viết tiểu thuyết năm 1969. Tác phẩm đầu tiên Dusklands, xuất bản tại Nam Phi năm 1974. In the Heart of the Country (1977) đoạt giải văn chương Nam Phi, giải CNA, và xuất bản tại Anh và Mỹ. Waiting for the Barbarians (1980) được quốc tế ngợi khen. Danh tiếng của ông được khẳng định bởi Life & Times of Michael K (1983), đoạt giải Booker. Kế đó là Foe (1986), Age of Iron (1990), The Master of Petersburg (1994) và Disgrace (1999), lại đoạt giải Booker một lần nữa.

Coetzee cũng viết hai hồi ký tiểu thuyết, Boyhood (1997) và Youth (2002). The Lives of Animals (1999) là một tập thuyết trình tiểu thuyết hóa, sau đó cho in chung vào Elizabeth Costello(2003). White Writing (1988) là một bộ tiểu luận về văn chương và văn hóa Nam Mỹ. Doubling the Point (1992) gồm những bài tiểu luận và phỏng vấn với David Attwell. Giving Offense(1996) là một nghiên cứu về kiểm duyệt văn chương. Stranger Shores (2001) là tập hợp những tiểu luận văn chương sau này.

Coetzee còn là một phiên dịch viên xuất sắc, từ tiếng Hà Lan và tiếng Afrikaan sang tiếng Anh.

Năm 2002 Coetzee di cư sang Úc, sống với người vợ sau Dorothy Driver ở Adelaide, nơi ông giữ một chức vụ danh dự tại Đại học Adelaide.

J.M.CoetzeeCUỘC SỐNG VÀ THỜI ĐẠI CỦA MICHAEL K

4B

OO

KA

HO

LIC

CL

UB

| M

ak

ing

Eb

oo

k P

roje

ct

Anna K sinh trưởng tại một nông trại ở quận Prince Albert. Cha của bà không phải là người chính chắn; ông cụnghiện rượu và trong những năm thiếu thời của bà, họ đã chuyển hết nông trại này sang nông trại khác. Mẹ bà giặt giũ thuê và làm trong nhiều nhà bếp khác nhau, Anna thường đỡđần bà cụ. Sau này, họ dọn đến thành phố Oudtshoorn, ở đấy Anna được đi học một thời gian. Sau khi sinh đứa con đầu lòng, Anna chuyển đến Cape Town. Bà sinh đứa con thứ hai với người chồng khác, đứa thứ ba bị chết, rồi mới đến Michael.

Trong hồi nhớ của Anna, những năm trước khi đến Oudtshoorn là những năm hạnh phúc nhất của đời bà, một thời sôi nổi và sung túc. Bà nhớ lúc ngồi trên nền sân nuôi gà vịt trong lúc đàn gà kêu cục cục và bới đất; nhớ lúc nhặt trứng dưới bụi cây. Nằm trên giường trong căn phòng thiếu không khí của bà suốt những buổi chiều đông, mưa rơi trên các bậc bên ngoài nhà, bà mơ đến việc thoát khỏi cách cư xửthô bạo, lơ đễnh, khỏi những chuyến xe buýt lèn chật người, khỏi cảnh xếp hàng mua thức ăn, khỏi những người chủ hiệu ngạo mạn, những tên kẻ cắp và những người ăn mày, tiếng còi báo động ban đêm, thoát khỏi lệnh giới nghiêm, thoát cái lạnh và ẩm ướt, mơ trở về miền quê và nếu bà có chết, ít ra bà cũng được chết dưới bầu trời xang ngắt...

“Một cuốn sách trong sáng, sinh động và gợi cảm… nó sẽ còn ám ảnh tôi mãi.”

OBSERVER

“Cách viểt tuyệt đẹp, văn phong mạnh mẽ, mộc mạc và không hề phô trương… một tác phẩm đáng chú ý vì sự hóm hỉnh tàn nhẫn và lối kể chuyện khéo léo đầy sức thuyết phục.”

SUNDAY EXPRESS

J.M.CoetzeeCUỘC SỐNG VÀ THỜI ĐẠI CỦA MICHAEL K

5B

OO

KA

HO

LIC

CL

UB

| M

ak

ing

Eb

oo

k P

roje

ct

PHẦN MỘT

J.M.CoetzeeCUỘC SỐNG VÀ THỜI ĐẠI CỦA MICHAEL K

6B

OO

KA

HO

LIC

CL

UB

| M

ak

ing

Eb

oo

k P

roje

ct

Điều bà đỡ chú ý trước tiên đến Michael K lúc giúp bé chào đời là bé có cái môi thỏ. Môi bé cuộn lên như chân con sên, lỗ mũi bên trái há hoác. Che cho bé khỏi tầm mắt bà mẹ trong giây lát, bà đỡ vạch cái miệng bé xíu ra và thầm cảm ơn khi thấy hàm ếch nguyên vẹn.

Bà nói với người mẹ:

- Chị nên vui mừng vì chúng sẽ đem lại may mắn cho cả nhà.

Nhưng ngay từ ban đầu, Anna K đã không thích cái miệng không ngậm lại được và lớp thịt hồng hồng cứ phơi ra trước mắt chị. Chị rùng mình khi nghĩ cái đó đã lớn lên trong người mình suốt từng ấy tháng. Đứa trẻ không thể bú mẹ và khóc ngằn ngặt vì đói. Anna thử cho bé bú bình, nhưng lúc bé không thể bú nổi, chị đành cho con ăn bằng cùi dìa; Bé nôn nóng gặm, rồi ho, thở phì phì và khóc.

- Môi sẽ khép lại khi cháu lớn hơn – Bà đỡ hứa hẹn. Tuy vậy, môi em không khép được nữa cũng như mũi em không thể thẳng lại.

Anna đưa con đến nơi làm việc và tiếp tục như thế lúc em không còn bé nữa. Những nụ cười và lời xì xào của thiên hạ làm chị tủi thân, chị giữ cho đứa con cách biệt các trẻ khác. Hết năm này sang năm khác, Micael K ngồi trong tấm mền nhìn mẹ em lau sàn cho người khác, em đã học được cách im lặng.

Vì mặt mũi xấu xí và trí óc chậm phát triển, Michael bị đưa khỏi trường sau một cuộc thử nghiệm ngắn và giao cho nhà tế bần Huis Norenius ở Faure bảo trợ. Em ở đây hết thời thơ ấu, được Nhà nước nuôi cùng trẻ em khuyết tật và bất hạnh khác; Các em học đọc, học viết, học tính; quét nhà, cọ sàn, dọn giường, rửa bát đĩa, dệt túi, làm mộc và đào đất. Năm mười lăm tuổi, Michael rời trường của Huis Norenius và gia nhập đội Làm vườn và Công viên thuộc đơn vị dịch vụ của thành phố Cape Town, là người làm vườn bậc ba. Ba năm sau, cậu rời nhóm Vườn và Công viên, và sau một đợt nghỉ không ai thuê mướn, chỉ nằm trên giường ngắm hai bàn tay, cậu nhận phục vụ ban đêm tại

J.M.CoetzeeCUỘC SỐNG VÀ THỜI ĐẠI CỦA MICHAEL K

7B

OO

KA

HO

LIC

CL

UB

| M

ak

ing

Eb

oo

k P

roje

ct

nhà vệ sinh công cộng ở Quảng trường Greenmarket. Một đêm thứ Sáu khuya khoắt, vừa rời tàu điện ngầm trên đường từ nơi làm việc về nhà, cậu bị hai gã đàn ông đánh túi bụi, lột hết đồng hồ, tiền, giày và để cậu nằm lại, bất tỉnh, một vết chém dọc cánh tay, ngón tay cái bị trật khớp, hai xương sườn bị gãy. Sau tai nạn đó, cậu bỏ việc làm ban đêm và trở lại Đội Làm vườn và Công viên, dần dà cậu trở thành Người làm vườn bậc một.

Vì mặt mũi như thế, Michael K không có bạn bè nữ. Anh thấy thoải mái nhất lúc chỉ có một mình. Cả hai công việc đều đem lại cho anh sự cô độc nhất định, dù trong nhà vệ sinh anh bị ức chế vì ánh đèn neon rực rỡ, chiếu vào những viên gạch men trắng lóa và tạo thành khoảng không gian không hắt bóng. Anh thích các công viên hơn, ở đấy có những cây thông cao vút và những con đường đi bộ rợp bóng agapanthus1. Đôi khi vào những ngày thứ Bảy, anh quên cả nghe tiếng súng đùng đoàng giữa trưa và lủi thủi làm việc một mình suốt buổi chiều. Các buổi sang Chủ nhật anh thường ngủ dậy muộn, còn chiều Chủ nhật đi thăm mẹ.

Cuối một buổi sáng tháng Sáu, năm Michael ba mươi mốt tuổi, lúc anh đang cào lá trong công viên De Waal, người ta mang tới cho anh một bức điện. Bức điện của mẹ anh gửi qua người khác: bà được ra viện và muốn anh đến đón bà. K bỏ dụng cụ và bắt xe buýt đến bệnh viện Somerset, anh thấy mẹ anh ngồi trên chiếc ghế dài ở một khoảng dãi nắng bên ngoài cổng. Nhìn thấy con trai, bà bật khóc, một tay che lên mắt để các bệnh nhân khác và những người đến thăm không nhìn thấy.

Đã nhiều tháng nay, Anna K đau đớn vì cánh tay và cẳng chân sưng phù, sau đó bụng bà bắt đầu to ra. Bà công nhận với bệnh viện là không thể đi lại được và chỉ có thể thở mà thôi. Bà đã trải qua năm ngày nằm ngoài hành lang,giữa hàng đống nạn nhân bị đâm, bị đánh đập và bị thương vì những phát đạn. Bà không ngủ được vì họ làm ồn, các cô y tá bỏ mặc bà, họ chẳng có thời giờgiải khuây cho một bà lão trong khi có bao người trẻ tuổi quanh đó đang bị cái chết rình rập. Lúc đến đây, bà sống được nhờ oxy, bà được tiêm và uống thuốc cho chỗ sưng xẹp xuống. Tuy vậy, mỗi khi bà muốn dùng bô, rất hiếm khi họ

1 Agapanthus: một loại cây huệ tây dùng để trang trí, nguồn gốc Nam Phi, có hoa màu xanh lơ hoặc trắng muốt (ND).

J.M.CoetzeeCUỘC SỐNG VÀ THỜI ĐẠI CỦA MICHAEL K

8B

OO

KA

HO

LIC

CL

UB

| M

ak

ing

Eb

oo

k P

roje

ct

mang tới. Bà không có áo khoác ngoài. Một hôm, bà đang men tường đến nhà vệ sinh, bà bị một lão già mặc pyjama màu xám ngăn lại và nói những lời bẩn thỉu, rồi lão phô cái của quý ra. Những nhu cầu của thân thể dày vò bà. Những khi y tá hỏi về thuốc thang. Bà nói bà uống rồi nhưng thường là bà nói dối. Mặc dầu bớt nghẹn thở, song đôi chân bà ngứa đến nỗi bà phải nằm đè lên hai bàn tay để kiềm chế cơn thèm cào, gãi. Đến ngày thứ ba, bà năn nỉ xin về nhà, dù hiển nhiên là bà nài xin không đúng người. Vì vậy, những giọt nước mắt lớn bà khóc trong ngày thứ sáu là nỗi nhẹ lòng được thoát khỏi cảnh khổ sở.

Michael K đến bên bàn tiếp tân, xin được dùng xe đẩy và bị từ chối ngay. Xách túi và giày cho mẹ, anh dìu bà đến bến xe buýt cách đó độ năm chục bước. Ở đó đã có một hàng người dài dằng dặc. Bảng giờ xe chạy dán trên một con sào ghi mười lăm phút có một chuyến. Họ đợi một tiếng liền, trong lúc những cái bóng cứ kéo dài ra và gió ngày càng lạnh giá. Không thể đứng nổi, Anna K ngồi dựa vào tường, duỗi thẳng chân ra đằng trước giống một mụ ăn mày, trong khi Michael đứng giữ chỗ trong hàng. Lúc xe buýt đến, không còn ghế nào. Michael nắm lấy tay vịn và ôm lấy mẹ cho bà đỡ chao đảo. Năm giờ chiều, họ mới về đến phòng của bà ở Sea Point.

Tám năm nay, Anna K làm người hầu trong nhà một chủ xưởng dệt kim đã nghỉ hưu; ông ta sống cùng vợ trong một căn hộ năm phòng ở Sea Point, nhìn xuống Đại Tây Dương. Trong hợp đồng, bà đến làm từ chín giờ sáng đến tám giờ tối, buổi trưa được nghỉ ba tiếng. Bà làm luân phiên năm và sáu ngày một tuần. Bà được nghỉ hưởng lương nửa tháng và có phòng riêng trong nhà. Tiền lương hợp lý, ông bà chủ là người biết điều, công việc đang khó kiếm, và Anna K chẳng có gì phàn nàn. Tuy vậy, một năm trước đây, bà bắt đầu thấy chóng mặt và đau thắt ngực mỗi khi cúi xuống. Rồi bệnh phù bắt đầu. Ông bà Buhrmanns giữ bà lại nấu bếp, cắt một phần ba lương, và thuê một người đàn bà trẻ hơn làm công việc trong nhà. Bà được phép ở lại căn phòng nhà Buhrmanns đã xếp cho bà. Bệnh phù ngày càng nặng hơn. Trước khi đến bệnh viện, bà đã nằm liệt giường nhiều tuần, không sao làm việc được. Bà nơm nớp lo lòng nhân đức của nhà Buhrmanns chấm dứt.

Căn phòng của bà ở dưới gầm cầu thang Côte d’Azur vốn là nơi định để điều hoà nhiệt độ, song chẳng bao giờ được lắp. Trên cửa có một ký hiệu: một

J.M.CoetzeeCUỘC SỐNG VÀ THỜI ĐẠI CỦA MICHAEL K

9B

OO

KA

HO

LIC

CL

UB

| M

ak

ing

Eb

oo

k P

roje

ct

đầu lâu trên hai cái xướng bắt chéo sơn màu đỏ, và bên dưới ghi chú nguy hiểm. Không có đèn điện và hệ thống thông gió, không khí luôn có mùi ẩm mốc. Michael K mở cửa cho mẹ, anh châm một cây nến rồi bước ra ngoài trong lúc bà dọn giường. Anh ở đây với bà buổi tối hôm về đầu tiên của bà, và mỗi buổi tối trong tuần tiếp đó. Anh hâm nóng súp cho bà trên bếp dầu, thấy bà dễchịu, anh làm các việc cần thiết, an ủi bằng cách vuốt ve cánh tay bà mỗi khi bà rơi nước mắt. Một buổi tối, không có chuyến xe buýt nào chạy từ Sea Point và anh phải ngủ lại phòng bà, anh thức giấc vì khí lạnh thấu xương. Không thể ngủ được, mà cũng không thể ra đi vì lệnh giới nghiêm, anh đành ngồi run rẩy trên ghế cho đến rạng sáng, trong lúc mẹ anh rên rỉ và ngáy.

Michael K không thích sự gần gũi về thể chất nên những buổi tối dài dằng dặc trong căn phòng nhỏ xíu làm cả hai mẹ con đều gượng gạo. Anh thấy cái cảnh đôi cẳng chân sưng phù của mẹ làm anh bối rối và anh ngoảnh nhìn đi mỗi khi giúp bà lên giường. Bắp đùi và cánh tay bà đầy vết cào xước ( có lúc bà đi cả găng tay vào ban đêm). Nhưng anh không lẩn tránh bất cứ việc gì anh thấy là nhiệm vụ. Điều khó hiểu là vì sao anh lại xuất hiện trên đời này đã được đưa ra thảo luận ở đằng sau nhà để xe đạp ở Huis Noremius, và anh đã nhận được câu trả lời: anh ở trên đời này để chăm sóc mẹ anh.

Chẳng lời nào của con trai có thể dẹp nỗi lo nhỡ đâu bị mất phòng của Anna K. Những đêm chết dần chết mòn trong hành lang bệnh viện Somerset đã làm bà nghĩ nhiều đến nhà mình và thấy cuộc đời này dửng dưng biết bao với một bà già đau ốm, khó coi trong lúc đang chiến tranh. Không làm việc được, bà thấy mình thoát khỏi cảnh bùn lầy nước đọng chỉ nhờ vào sự thiện chí khó tin được của nhà Buhrmanns và sự tận tâm của con trai tối dạ, và phương tiện cuối cùng của bà là khoản tiền tiết kiệm bà cất trong xắc để tận vali dưới gầm giường, những đồng tiền mới để trong một cái ví, loại tiền cũ hiện giờ không còn gái trị, nhưng bà quá đa nghi nên không chịu đổi, bà để trong một cái ví khác.

Một tối kia, Michael đến và nói về việc dân thợ ở đội Công viên và Vườn, bà bắt đầu suy đi xét lại trong trí một việc mà cho đến nay vẫn chỉ là một ước mơ vu vơ: dự định bỏ thành phố quá ít hứa hẹn với bà để trở về miền thôn quê thời con gái của bà, êm ả hơn nhiều.

J.M.CoetzeeCUỘC SỐNG VÀ THỜI ĐẠI CỦA MICHAEL K

10B

OO

KA

HO

LIC

CL

UB

| M

ak

ing

Eb

oo

k P

roje

ct

Anna K sinh trưởng tại một nông trại ở quận Prince Albert. Cha của bà không phải là người chín chắn; ông cụ nghiện rượu và trong những năm thiếu thời của bà, họ đã chuyển hết nông trại này sang nông trại khác. Mẹ bà giặt giũ thuê và làm trong nhiều nhà bếp khác nhau, Anna thường đỡ đần bà cụ. Sau này, họ dọn đến thành phố Oudtshoorn, ở đấy Anna được đi học một thời gian. Sau khi sinh đứa con đầu lòng, Anna chuyển đến Cape Town. Bà sinh đứa con thứ hai với người chồng khác, đứa thứ ba bị chết, rồi mới đến Michael. Trong hồi nhớ của Anna, những năm trước khi đến Oudtshoorn là những năm hạnh phúc nhất của đời bà, một thời sôi nổi và sung túc. Bà nhớ lúc ngồi trên nền sân nuôi gà vịt trong lúc đàn gà kêu cục cục và bới đất; nhớ lúc nhặt trứng dưới bụi cây. Nằm trên giường trong căn phòng thiếu không khí của bà suốt những buổi chiều đông, mưa rơi trên các bậc bên ngoài, bà mơ đến việc thoát khỏi cách cư xử thô bạo, lơ đễnh, khỏi những chuyến xe buýt lèn chật người, khỏi cảnh xếp hàng mua thức ăn, khỏi những người chủ hiệu ngạo mạn, những tên kẻ cắp và những người ăn mày, tiếng còi báo động ban đêm, thoát lệnh giới nghiêm, thoát cái lạnh và ẩm ướt, mơ trở về miền quê và nếu bà có chết, ít ra bà cũng được chết dưới bầu trời xanh ngắt.

Trong kế hoạch bà vạch ra với Michael, bà không nói đến cái chết hoặc bà đang chết. Bà gợi ý anh nên bỏ đội Công viên và Vườn trước khi bị đuổi việc, rồi cùng bà đi tàu hoả về Prince Albert, ở đấy bà sẽ thuê một căn phòng trong lúc anh đi tìm việc ở nông trại. Nếu phòng anh đủ rộng, bà sẽ ở với anh và trông nom nhà cửa; nếu không anh có thể đến thăm bà trong những ngày nghỉ cuối tuần. Muốn chứng tỏ kế hoạch của bà là nghiêm túc, bà bảo anh lấy cái vali dưới gậm giường và trước mắt anh, bà lấy ra những tập tiền mới đầy ví, bà bảo đã dành cho việc này.

Bà tưởng Michael sẽ hỏi sao bà có thể tin rằng một thị trấn nông thôn nhỏ bé lại có thể tiếp nhận hai người xa lạ, một người là bà già ốm ỵếu. Thậm chí bà đã chuẩn bị sẵn câu trả lời. Nhưng Michael không hề ngờ vực gì bà. Suốt nhiều năm ròng ở Huis Norenius, anh đã tin rằng mẹ anh bỏ anh lại đấy là có lý do, nếu lúc đầu có mơ hồ thì cuối cùng sẽ rõ ràng, vì thế anh chấp nhận mà không mảy may ngờ vực gì vào sự sáng suốt trong kế hoạch của bà. Anh nhìn thấy không phải là những tờ giấy bạc trải trên tấm mền, mà trong trí anh hiện lên một căn nhà quét vôi trắng ở vùng thảo nguyên rộng rãi, khói cuộn từ ống khói

J.M.CoetzeeCUỘC SỐNG VÀ THỜI ĐẠI CỦA MICHAEL K

11B

OO

KA

HO

LIC

CL

UB

| M

ak

ing

Eb

oo

k P

roje

ct

lên, mẹ anh đứng ở cửa trước, mỉm cười và khoẻ khoắn chào đón anh về nhà sau một ngày dài.

Sáng hôm sau, Michael không đến làm việc. Anh nhét hai nắm tiền của mẹ vào bít tất rời lên đường đến ga xe lửa và đến phòng bán vé các tuyến chính. Nhân viên bán vé bảo với anh rằng trong lúc anh ta rất vui lòng bán hai vé đến Prince Albert (hay Prince Alfred, anh ta hỏi), thì K đừng mong gì lên được chuyến tàu có hai chỗ giữ trước và được phép đến vùng cảnh sát Cape Peninsula đã cấm. Anh ta chỉ có thể dành chỗ giữ trước sớm nhất là ngày mười tám tháng Tám, nghĩa là hai tháng nữa, và phải được phép của cảnh sát. K năn nỉ xin đi sớm hơn, nhưng vô ích: tình trạng sức khoẻ của mẹ anh không phải là lý do đặc biệt, người bán vé bảo anh thế; Ngược lại, anh ta còn khuyên Michael đừng nên đả động đến chuyện đó.

Từ ga, K đến Quảng trường Caledon và đứng xếp hàng hai giờ liền sau một người phụ nữ bế đứa bé đang khóc thút thít. Người ta đưa cho anh hai bộ đơn, một cho mẹ anh, một cho anh.

- Điền chỗ đặt trước vào tờ màu xanh này, mang đến phòng E 5 – Nữ cảnh sát ngồi bên bàn nói.

Mỗi khi trời mưa, Anna K nhét một chiếc khăn mặt cũ xuống dưới khe cửa, ngăn không cho nước rỉ vào. Căn phòng sặc mùi Dettol và bột tan.

- Mẹ cảm thấy sống ở đây như một con cóc dưới tảng đá – Bà thì thào –Mẹ không thể đợi đến tháng Tám được.

Bà ôm mặt và nằm lặng ngắt. Michael K cảm thấy không thể thở được trong giây lát. Anh đến cửa hàng ở góc phố. Không có bánh mì.

- Không bánh mỳ, không sữa – Người bán hàng nói – Đến mai.

Michael mua bánh bích qui và sữa cô đặc, rồi đứng dưới mái hiên nhìn mưa rơi. Hôm sau, anh mang đơn đến phòng E 5. Ngừơi ta bảo giấy phép sẽ gửi qua bưu điện theo đúng trình tự, sau khi cảnh sát ở Prince Albert xem xét và phê chuẩn.

J.M.CoetzeeCUỘC SỐNG VÀ THỜI ĐẠI CỦA MICHAEL K

12B

OO

KA

HO

LIC

CL

UB

| M

ak

ing

Eb

oo

k P

roje

ct

Trở lại Công viên De Waal, người ta nói sẽ trả lương đến hết tháng rồi cho anh nghỉ, đúng như anh nghĩ.

- Không sao – Anh nói với viên đốc công – Đằng nào thì mẹ tôi và tôi cũng sắp đi.

Anh nhớ lại những chuyến mẹ đến Huis Norenius thăm anh. Thi thoảng bà mang mứt dẻo, đôi khi mang bánh bích quy sôcôla. Hai mẹ con đi dạo ở sân vận động, rồi đến phòng đợi uống trà. Vào những ngày tiếp khách, các chàng trai mặc bộ kaki đẹp nhất và đi xăngđan màu nâu. Một số cậu không có cha mẹ, hoặc đã bị cha mẹ bỏ quên.

- Bố tôi đã mất, mẹ tôi đang làm việc – Anh nói về bản thân.

Suốt nhiều buổi tối, Michael lấy nệm và những tấm khăn trải quây thành một cái ổ trong góc phòng và ngồi trong bóng tối, lắng nghe mẹ anh thở. Bà ngày càng ngủ nhiều hơn. Đôi khi anh cũng ngủ thiếp đi ngay tại chỗ đang ngồi, và lỡ mất chuyến xe buýt. Buổi sáng anh thức giấc, đầu đau như búa bổ. Anh lang thang suốt ngày trên phố. Mọi việc phải hoãn lại đợi giấy phép, mà nó vẫn chưa tới.

Một sớm Chủ nhật, anh đến thăm Công viên De Waal và bẻ gẫy khóa chiếc lều đựng dụng cụ của những người làm vườn. Anh lấy dụng cụ cầm tay và chiếc xe cút kít, rồi đẩy về Sea Point. Hì hục trong cái ngõ nhỏ đằng sau căn hộ, anh đập bẹp một cái thùng thưa cũ và ghép vào thành một cái bục diện tích khoảng sáu mươi phân vuông, có lưng tựa cao, rồi buộc vào chiếc xe cút kít. Sau đó, anh dỗ bà mẹ đi dạo chơi một chuyến bằng xe.

- Không khí sẽ làm mẹ khỏe lên – Anh nói – Không ai nhìn thấy đâu, bây giờ hơn năm giờ rồi, đằng trước vắng lắm.

- Người ở nhà khác có thể nhìn thấy – Bà đáp – Mẹ không chịu được cảnh ấy đâu.

Ngày hôm sau, bà mủi lòng. Đội mũ, mặc áo khoác và đi dép lê, bà lết ra khỏi nhà, bước vào buổi chiều muộn xám xịt và để Michael đỡ bà lên xe. Anh đẩy bà qua phố Beach, lên con đường đi dạo lát đá ven biển. Nơi đây chẳng có

J.M.CoetzeeCUỘC SỐNG VÀ THỜI ĐẠI CỦA MICHAEL K

13B

OO

KA

HO

LIC

CL

UB

| M

ak

ing

Eb

oo

k P

roje

ct

ai ngoài một cặp vợ chồng già đang dạo chơi cùng con chó. Anna K nắm chặt cứng hai bên mép bục, hít thở không khí biển mát lạnh, trong lúc con trai bà đẩy khoảng một trăm mét, dừng xe lại để bà ngắm sóng vỗ vào những tảng đá, rồi đẩy tiếp khoảng một trăm mét nữa lại dừng, sau đó mới đẩy trở về. Anh luống cuống thấy bà nặng biết bao, và cái xe chao đảo vô cùng. Có lúc nó lật nghiêng và suýt đánh đổ bà.

- Mẹ hít thở không khí trong lành sẽ tốt cho phổi – Anh nói. Chiều hôm sau trời mưa, và họ ở nhà.

Anh nghĩ đến làm một cái xe hai bánh kéo tay, có chỗ để người cưỡi lên trên như hai bánh xe đạp, nhưng không thể nghĩ kiếm ở đâu ra một cái trục xe.

Rồi một buổi chiều cuối tháng Sáu, một chiếc xe jeep quân đội đang chạy xuống phố Beach thì đâm phải một thanh niên đang sang đường, hất anh ta vào giữa đám xe đỗ bên lề. Chiếc xe jeep lạng đi và dừng lại trên bãi cỏ tươi tốt bên ngoài Côte d’Azur, hai người trong xe đối mặt với một đám bạn đầy giận dữ của cậu thanh niên. Cuộc ẩu đả xảy ra, và đám đông nhanh chóng tụ tập. Nhiều chiếc xe đã đỗ bị đập toang và đẩy cuộc đánh lộn tràn xuống đường phố. Còi giới nghiêm bị lờ đi. Một xe cứu thương chạy tới, có xe môtô hộ tống xoay ngang không đủ ngăn cản và chạy đi, bị một trận mưa các hòn đá ném theo. Từ ban công tầng bốn, một người đàn ông bắn một tràng súng lục. Đám đông la hét, lao đi tìm chỗ nấp, tản vào các khối nhà ven biển, chạy dọc hành lang , đấm cửa thình thình, đập vỡ cửa sổ và các ngọn đèn. Người đàn ông có súng lao khỏi chỗ nấp, như mê đi và nhảy xuống hè đường. Một số người trong các căn hộ chọn cách nấp kín trong bóng tối sau những cánh cửa khóa chặt, nhiều người khác lao ra đường phố. Một người đàn bà mắc ở cuối hành lang, quần áo bị xé tả tơi; có người tránh đạn, trượt vỡ cả mắt cá chân. Các cánh cửa bị đập tan, nhiều nhà bị cướp phá. Trong căn hộ bên trên phòng Anna K, bọn kẻ cướp xé rèm, vứt quần áo thành đống trên sàn, đập vỡ đồ đạc và châm lửa, dù ngọn lửa không lan rộng nhưng tỏa khói mù mịt. Trên bãi cỏ bên ngoài Côte d’Azur,Côte d’Or và Copacabana, một đám đông du thủ du thực tụ tập, một số đã chất đống đồ ăn cắp bên chân, chúng vớ đá trên những hòn non bộ ném vào những cánh cửa sổ lớn ven biển, cho đến khi không một ô kính nào còn nguyên.

J.M.CoetzeeCUỘC SỐNG VÀ THỜI ĐẠI CỦA MICHAEL K

14B

OO

KA

HO

LIC

CL

UB

| M

ak

ing

Eb

oo

k P

roje

ct

Một xe cảnh sát có đèn hiệu màu xanh lao đến, cách nơi dạo chơi khoảng năm chục mét. Một khẩu súng máy gầm lên nhả đạn, và sau chướng ngại vật bằng xe, các phát đạn bắn đáp lại. Chiếc xe hấp tấp quay đầu chạy, trong lúc đám đông la hét, tản xuống phố Beach. Hai mươi phút sau, bóng tối đã bao trùm trước khi cảnh sát và đám náo loạn kéo đến hành sự. Chúng chiếm các căn hộ hết tầng này đến tầng khác, chẳng gặp sự kháng cự của kẻ địch đã biến vào trong các ngõ hẻm. Một tên kẻ cướp, một người phụ nữ không chạy nhanh chân bị bắn chết. Cảnh sát nhặt đồ đạc bị bỏ lại khắp các phố quanh đấy, chất lên bãi cỏ. Lúc đêm đã khuya, đám dân sống trong các căn hộ chiếu đèn pin lục tìm đồ đạc của mình. Lúc nửa đêm, khi cuộc hành quân sắp chấm dứt, người ta tìm thấy một tên phiến loạn bị đạn xuyên qua phổi chúi trong một góc tối tăm của cái ngõ nhỏ, trong khu nhà xa hơn phía dưới và đem đi. Lính gác được bố trí canh đêm và lực lượng chủ lực rút về. Vào lúc sáng sớm, gió nổi lên và mưa bắt đầu rơi, xuyên qua các cửa sổ gẫy vỡ của Côte d’Azur, Côte d’ Or, Copacabana cũng như Egremont và Malibu Heights, những nơi cho đến nay vẫn là chỗ nương thân an toàn cho đường tàu bè qua lại đông- tây quanh Mũi Hảo vọng, quất vào các tấm rèm, làm các tấm thảm ướt sũng, và ở một số nơi còn ngập cả sàn.

Suốt thời gian xảy ra những sự kiện này, Anna K và con trai chúi vào nhau trong căn phòng dưới gầm cầu thang, im thin thít như những con chuột. Họ không nhúc nhích ngay cả lúc ngửi thấy mùi khói, cả lúc tiếng giày ống chạy qua thình thịch và một bàn tay rung cánh cửa đã khóa kêu lách cách. Họ không thể nghĩ sự náo loạn, những tiếng la hét, tiếng súng và tiếng kính vỡ ở ngay mấy khối nhà kề bên. Ngồi sát bên nhau trên giường, hai mẹ con chỉ dám nói thì thào, mỗi lúc càng nhận ra rằng cuộc chiến thực sự đã đến Sea Point và động chạm đến họ. Quá nửa đêm đã lâu, lúc bà mẹ đã thiu thiu ngủ, Michaelvẫn ngồi dỏng tai nghe ngóng, nhìn chằm chặp vào dải ánh sáng nhợt nhạt dưới cửa và thở rất khẽ. Lúc mẹ anh bắt đầu ngáy, anh nắm lấy vai để bà ngừng lại.

Ngổi thẳng đơ, lưng dựa vào tường, cuối cùng Michael ngủ mất. Lúc anh tỉnh dậy, ánh sáng dưới khe cửa đã rõ hơn. Anh mở khóa và lẻn ra ngoài. Hành lang ngổn ngang những mảnh kính vỡ. Bên cổng vào khu nhà, hai người lính đội mũ sắt ngồi trên gế xếp, quay lưng lại anh và đang nhìn chăm chắm ra trời

J.M.CoetzeeCUỘC SỐNG VÀ THỜI ĐẠI CỦA MICHAEL K

15B

OO

KA

HO

LIC

CL

UB

| M

ak

ing

Eb

oo

k P

roje

ct

mưa và mặt biển xám xịt. K rón rén trở lại căn phòng mẹ anh và ngủ thiếp đi trên tấm chiếu.

Cuối ngày hôm ấy, những người thuê nhà của Côte d’Azur lục tục kéo về dọn dẹp đống hỗn độn hoặc gói ghém đồ đạc, hay chỉ đứng nhìn những thiệt hại mà khóc. Lúc tạnh mưa, K lên đường đến phố Oliphant ở Green Point, đến Hội Truyền giáo St. Joseph, nơi trước kia người ta có thể kiếm được một bát súp và bánh mỳ ăn đêm mà không bị hỏi han gì, và anh hy vọng được phép đưa mẹ anh đến trọ một thời gian, xa lánh hẳn khu nhà bị tàn phá. Nhưng pho tượng Thánh Joseph có hàng ria mép, tay cầm quyền trượng đã bay mất, tấm biển đồng gắn bên cổng đã bị dỡ bỏ, các cửa sổ đóng kín cánh chớp. Anh gõ cửa nhàbên cạnh và nghe thấy tiếng ván sàn kêu cót két, nhưng không có ai ra.

Hàng ngày đi làm xuyên qua thành phố, K xoa xoa vai cùng với hàng đàn người không nhà không cửa và nghèo khổ, mới năm ngoái còn đầy trên các đường phố ở quận trung tâm, đang ăn mày, ăn cắp ăn trộm, hoặc xếp hàng đợi ở các chi nhánh cứu tế hay chỉ ngồi ở hành lang các tòa nhà công cộng cho ấm, tìm chốn nương thân ban đêm trong các nhà kho rỗng tuếch quanh bến cảng hoặc đi từ nhà này sang nhà khác trong các cơ ngơi vô chủ trên phố Bree, nơi cảnh sát chẳng bao giờ dám liều đặt chân tới. Trong năm, trước khi nhà cầm quyền áp đặt quyền kiểm soát phong trào cá nhân, Cape Town đã tràn ngập dân chúng từ nông thôn lên kiếm bất cứ việc làm loại gì. Họ không có việc làm, không nhà ở. K nghĩ liệu mẹ anh và anh có bị rơi vào cái biển người đói khát kia không? Anh có thể đẩy xe cho mẹ anh khắp các phố xin ăn được bao lâu? Anh lang thang suốt ngày không mục đích, rồi trở về căn phòng chìm trong ánh sáng lờ mờ. Anh dọn bữa tối có súp, bánh bit cốt và cá mòi đóng hộp, rồi lấy tấm mền che cái bếp lò, phòng khi ánh sáng lọt ra ngoài thu hút sự chú ý của người khác.

Hai mẹ con hy vọng tấm giấy phép sẽ cho họ được rời thành phố. Nhưng hòm thư của Buhrmanns để cảnh sát gửi giấy phép, nếu như họ có ý định gửi thật, đã khóa. Sau đêm bị cướp phá, vợ chồng Buhrmanns quá sốc nên đã được bạn bè đưa đi và không nói bao giờ trở lại. Vì vậy Anna K bảo con trai lên nhà trên kiếm chìa khóa hòm thư.

J.M.CoetzeeCUỘC SỐNG VÀ THỜI ĐẠI CỦA MICHAEL K

16B

OO

KA

HO

LIC

CL

UB

| M

ak

ing

Eb

oo

k P

roje

ct

Trước đây, Michael chưa lên nhà trên lần nào. Anh thấy căn nhà thật hỗn độn. Những luồng gió mạnh hắt nước qua cửa sổ, đồ đạc gãy vỡ, nệm rỗng ruột, những mảnh thủy tinh và gốm sứ vỡ la liệt, những chậu hoa héo quắt, chăn gối và thảm ướt sũng. Một cái bánh mì nhão nhoét, bánh ngũ cốc ăn sáng, đường, ổ mèo và đất dính bết vào giầy anh. Trong bếp, chiếc tủ lạnh nằm sấp, động cơ vẫn kêu rừ rừ, một lớp váng bẩn màu vàng rỉ ra qua bản lề thành vũng nước dày khoảng một phân trên sàn gạch. Những hàng chai lọ đã bị lấy khỏi giá, đâu đó bốc mùi rượu vang. Trên bức tường màu trắng sáng bóng, ai đó đã viết lên máy quét lò: Xéo đi.

Michael thuyết phục mẹ anh tự đến nhìn cảnh tàn phá. Bà không lên tầng trên đã hai tháng nay. Bà đứng trên cái thớt xắt bánh mỳ ở ngưỡng cửa phòng khách, mắt đầy lệ.

- Sao chúng lại làm thế này? – Bà lẩm bẩm. Bà không muốn vào bếp – Ông bà ấy thật tử tế! Mẹ không biết làm sao họ có thể vượt qua cảnh này! – Bà nói.Michael dìu bà trở lại phòng. Bà không yên tâm, cứ hỏi đi hỏi lại vợ chồng Buhrmanns đang ở đâu, ai dọn dẹp cho họ, bao giờ họ trở về.

Michael để bà đấy và trở lên căn nhà tan hoang. Anh dựng cái tủ lạnh lên, lấy hết các thứ ra, vun gọn các mảnh thủy tinh vỡ vào một góc, quét sạch nước. Anh hót đầy sáu túi rác và chất thành đống bên cửa trước. Anh để thức ăn còn dùng được sang một bên. Anh không cố dọn sạch phòng khách, nhưng ghim các tấm rèm vào khung cửa sổ toang hoác sao cho chắc nhất. Mình làm cái mình làm, không phải vì lợi ích của hai ông bà già kia, mà vì mẹ mình, anh tự nhủ.

Có điều hiển nhiên rằng các cửa sổ chưa được sửa, các tấm thảm đã bắt đầu bốc mùi và cần lột đi, ông bà Buhrmanns không thể sống ở đây được. Dù vậy, ý nghĩ gộp thêm căn hộ này vào phần nhà mình không hề nảy ra trong trí Michael, cho đến lúc lần đầu tiên, anh nhìn thấy buồng tắm.

- Chỉ một hoặc hai đêm thôi, mẹ ạ - Anh năn nỉ mẹ - để mẹ có dịp ngủ một mình. Cho đến lúc mẹ con mình biết sẽ làm gì. Con sẽ chuyển một cái đivăng vào phòng tắm. Đến sáng, con sẽ xếp mọi thứ lại như cũ. Con hứa đấy. Họ sẽ chẳng bao giờ biết đâu.

J.M.CoetzeeCUỘC SỐNG VÀ THỜI ĐẠI CỦA MICHAEL K

17B

OO

KA

HO

LIC

CL

UB

| M

ak

ing

Eb

oo

k P

roje

ct

Anh đặt đivăng trong phòng tắm, rải nhiều lớp khăn bàn và khăn trải giường. Anh che bìa các tông lên cửa sổ và bật đèn. Có nước nóng, thế là anh tắm. Buổi sáng, anh xóa hết dấu vết. Người đưa thư đi tới. Chẳng có gì trong hòm thư của Buhrmanns. Trời vẫn mưa. Anh ra ngoài, đến chỗ đợi xe buýt ngồi ngắm mưa rơi. Đến giữa chiều, anh thấy rõ rằng ông bà Buhrmanns không về, anh bèn trở lại căn hộ.

Mưa triền miên hết ngày này sang ngày khác.Vẫn không có tin tức gì của ông bà Buhrmanns. K quét chỗ nước đọng trên ban công và thông những chỗ cống tắc. Dù vậy, gió vẫn thổi khắp nhà, mùi hôi thối ngày càng nồng nặc. Michael cọ sàn bếp và khuân các túi rác xuống tầng dưới.

Anh bắt đầu ở trong căn nhà không chỉ ban đêm mà cả ban ngày. Anh tìm ra một chồng báo trong tủ bếp. Nằm trên giường hoặc trong buồng tắm, anh giở xem các bức ảnh phụ nữ đẹp và những món ăn ngon lành. Anh mê mải các món ăn hơn. Anh đưa cho mẹ xem ảnh chụp món sườn lợn quay bóng nhoáng, bày với quả anh đào và những khoanh dứa, nổi bật lên nhờ một bát quả mâm xôi, crem và bánh tạc làm bằng quả lý gai.

- Người ta không ăn những món như thế này đâu – Mẹ anh nói. Anh không đồng ý:

- Lợn không biết đang có chiến tranh. Món ăn vẫn cứ phát triển. Phải có người ăn nó chứ.

Anh trở lại ký túc xá nơi anh đã sống và lấy lại tiền thuê nhà.

- Tôi đã bỏ việc – Anh nói với người quản lý – Mẹ tôi và tôi sắp về quê để tránh mọi thứ. Chúng tôi chỉ còn đợi giấy phép.

Anh lấy cái xe đạp và vali của anh. Dừng lại ở bãi phế liệu, anh mua một thanh sắt dài một mét. Cái xe cút kít có chỗ ngồi vẫn để ở nơi anh bỏ lại, trong cái ngõ nhỏ sau nhà. Lúc này anh trở lại ý định dùng bánh xe đạp làm thành một chiếc xe kéo, đưa mẹ anh đi dạo. Nhưng dù hai bánh xe lồng vào thanh sắt làm trục êm ru, anh vẫn không làm thế nào cho chúng khỏi đảo. Anh mất nhiều giờ làm những cái vấu bằng dây thép, đánh vật với hai cái bánh xe mà không

J.M.CoetzeeCUỘC SỐNG VÀ THỜI ĐẠI CỦA MICHAEL K

18B

OO

KA

HO

LIC

CL

UB

| M

ak

ing

Eb

oo

k P

roje

ct

thành công. Sau đó anh đành chịu. Có một số việc mình không thể làm nổi, anh tự nhủ, rồi để chiếc xe đã tháo tung trên sàn bếp nhà Buhrmanns.

Trong đống vụn nát ở phòng đằng trước có một cái đài bán dẫn. Kim chỉ đến cuối vạch , pin đã yếu, và anh bỏ ngay ý định nghịch vớ vẩn. Lục các ngăn tủ bếp, anh tìm được dây chì và có thể cắm đài nghe những sóng chính. Thế là lúc này anh có thể nằm trong bóng tối ở buồng tắm nghe nhạc từ phòng khác. Đôi khi tiếng nhạc ru anh ngủ thiếp đi. Nhiều sáng anh thức giấc vẫn còn tiếng nhạc hoặc vọng đến cuộc nói chuyện bằng thứ tiếng anh chẳng hiểu lấy một lời, anh chỉ nhặt được tên của những nơi xa lạ: thành phố Walkkerstroom, Pietersburg, King William. Thi thoảng anh thấy mình khe khẽ hát theo.

Đọc hết các tạp chí, anh bắt đầu lật giở đến những tờ báo cũ để dưới cái bồn trong bếp, cũ đến mức anh chẳng nhớ được một sự kiện nào trong đó, dù anh nhận ra vài cầu thủ bóng đá. Dòng tít đề đã bắt được kẻ giết người ở Khamieskroon bên trên bức ảnh một người đàn ông bị xích tay, mặc áo trắng tả tơi đứng giữa hai cảnh sát cứng nhắc. Mặc dù cái còng làm vai anh ta nhô về phía trước và xuôi xuống, kẻ giết người ở Khamieskroom nhìn vào máy ảnh, mỉm một nụ cười mà K thấy hoàn toàn thanh thản. Bên dưới là bức ảnh thứ hai: một khẩu súng trường có dây đeo trên nền trắng, có tiêu đề “Vũ khí của kẻ giết người”. K dán trang có bài báo lên cửa tủ lạnh, và nhiều ngày sau, mỗi khi ngừng việc lắp xe, ngước nhìn lên mắt anh lại gặp mắt người đàn ông ở Khamieskroon.

Không có việc gì để làm, anh cố phơi khô sách vở của ông bà Buhrmanns bằng cách treo chúng lên dây chăng ngang phòng khách; Nhưng sách khô quá lâu làm anh mất cả hứng. Anh chưa bao giờ thích sách, và chẳng thấy có gì dính dáng đến anh trong các câu chuyện về những người đàn ông, đàn bà trong ngành quân sự có tên là Lavinia, dù anh đã dành một số thời gian để bóc các trang in ảnh quần đảo Ionian, Ma Rốc thuộc Tây Ban Nha, các hồ ở Phần Lan, Bali và nhiều nơi khác trên thế giới.

Một buổi sáng, Michael K vừa bắt đầu cạo gỉ ổ khóa cửa trước thì đối mặt với bốn người đàn ông mặc quần áo lao động, len qua anh chẳng nói một lời rồi bắt đầu vơ vét mọi thứ trong nhà. Anh vội vàng dẹp các mảnh xe đạp khỏi

J.M.CoetzeeCUỘC SỐNG VÀ THỜI ĐẠI CỦA MICHAEL K

19B

OO

KA

HO

LIC

CL

UB

| M

ak

ing

Eb

oo

k P

roje

ct

đường họ. Mẹ anh mặc áo trong nhà, lê ra ngoài và giữ một người lại trên bậc thang:

- Ông chủ đâu? Ông Buhrmanns đâu? – Bà hỏi. Người đó nhún vai. K ra phố và nói với người lái chiếc xe tải:

- Các anh ở chỗ ông Buhrmanns phải không?

- Trông giống thế hay sao, anh bạn? – Người lái xe nói.

Michael đỡ mẹ anh trở lại giường.

- Mẹ không hiểu gì cả - Bà nói – Sao họ không cho mẹ biết tý gì. Mẹ phải làm gì nếu có người gõ cửa và bảo mẹ phải dọn đi ngay lập tức, ông ta muốn lấy căn phòng này cho người hầu của ông ta chẳng hạn? Mẹ sẽ phải đi đâu?

Michael ngồi bên bà một lúc lâu, vuốt ve tay bà, lắng nghe lời than vãn của bà. Sau đó anh xách hai bánh xe đạp, thanh sắt và dụng cụ ra cái ngõ nhỏ và ngồi xuống con đường ngập nắng, đương đầu lần nữa với việc làm sao cho bánh xe khỏi chao đảo. Anh làm việc suốt buổi chiều; Đến tối, dùng một lưỡi cưa sắt, anh rạch một đường mỏng ở đầu thanh sắt, cần cù cưa thành nhiều cái vòng đệm dày hơn hai chục milimét. Lồng hai cái bánh xe vào thanh sắt giữa các vòng đệm, làm cho bánh xe quay êm và không đảo quanh trục, coi như anh đã giải quyết xong việc. Tối hôm đó anh chỉ việc ăn và ngủ, không còn nôn nóng bắt tay vào việc nữa. Đến sáng, anh dỡ thùng cái xe cút kít cũ kỹ và làm lại thành một cái hộp hẹp, có ba mặt và hai cái càng dài buộc vào trục xe. Bây giờ anh đã có một chiếc xe kéo có chỗ ngồi, tuy chưa chắc chắn lắm nhưng cũng chịu được sức nặng của mẹ anh. Tối hôm ấy, lúc ngọn gió lạnh lẽo từ phía Tây Bắc thổi tới, ngoài những khách bộ hành dày dạn, còn lại đều ở trong nhà, một lần nữa Michael có thể kéo mẹ anh, quấn kín trong tấm áo khoác và chăn dạo chơi, để con đường ven biển đem lại nụ cười trên môi bà.

Bây giờ là đúng lúc. Họ không trở về phòng trước khi anh tiết lộ một kếhoạch đã nghiền ngẫm suốt từ lúc lắp cái xe cút kít đầu tiên. Họ đang mất thời gian đợi giấy phép, anh nói. Giấy phép sẽ chẳng bao giờ đến. Mà không có giấy phép, họ không thể ra đi bằng tàu hoả. Hiện giờ, họ có thể bị trục xuất khỏi căn

J.M.CoetzeeCUỘC SỐNG VÀ THỜI ĐẠI CỦA MICHAEL K

20B

OO

KA

HO

LIC

CL

UB

| M

ak

ing

Eb

oo

k P

roje

ct

phòng bất cứ ngày nào. Vậy sao bà không để anh kéo bà đến Prince Albert bằng chiếc xe này? Tự bà cũng thấy nó khá thoải mái. Tiết trời ẩm ướt không tốt cho sức khoẻ của bà, chưa kể đến sự lo lắng triền miên về tương lai. Khi đã định cư ở Prince Albert, bà sẽ nhanh chóng phục hồi sức khoẻ. Họ sẽ chỉ đi nhiều nhất là một hoặc hai ngày đường. Có nhiều người tốt bụng, họ sẽ dừng lại và cho đi nhờ xe.

Michael thuyết phục mẹ nhiều giờ liền, chính anh cũng ngạc nhiên thấy mình năn nỉ khéo thế. Sao anh có thể nghĩ là bà ngủ ngoài trời giữa mùa đông? bà phản đối. Anh đáp lại, nếu may mắn họ có thể đến Prince Albert trong một ngày, vì nghĩ cho cùng, nó chỉ cách năm giờ xe chạy thôi. Nhưng nhỡ trời mưa thì sao? Bà hỏi. Anh sẽ làm một cái vòm che trên xe, anh đáp. Nếu cảnh sát giữ họ lại? Chắc chắn cảnh sát còn có nhiều việc tốt hơn là giữ hai người vô tội chẳng muốn gì hơn là một dịp tìm đường khỏi một thành phố quá đông đúc, anh trả lời.

- Sao cảnh sát cứ muốn mẹ con mình phải ẩn ở hiên nhà người khác nhiều đêm và ăn mày trên đường phố, chuốc hàng đống rắc rối cho mình nhỉ?

Lời thuyết phục ấy của anh cuối cùng làm Anna K chịu thua, dù với hai điều kiện: anh phải đến cảnh sát lần cuối cùng để xem giấy phép đã đến chưa, và bà sẵn sàng ra đi nếu không bị giục giã. Michael vui sướng nhận lời.

Sáng hôm sau, thay cho đợi chuyến xe buýt có thể không bao giờ đến, anh đi theo đường cái từ Sea Point ra thành phố, thích thú vì trong lòng thanh thản, chân tay khoẻ khoắn. Dưới tấm biển di chuyển đã có nhiều người xếp hàng; mất một giờ sau anh mới đối mặt với một nữ cảnh sát có cặp mắt cảnh giác.

Anh đưa hai vé tàu hoả ra:

- Tôi muốn hỏi xem có giấy phép chưa.

Bà ta đẩy những tờ khai quen thuộc về phía anh.

- Điền vào các tờ khai này, mang đến phòng E5. Giữ lấy vé và phiếu đặt chỗ - Bà ta liếc nhìn người đàn ông đứng sau K qua vai anh – Sao?

J.M.CoetzeeCUỘC SỐNG VÀ THỜI ĐẠI CỦA MICHAEL K

21B

OO

KA

HO

LIC

CL

UB

| M

ak

ing

Eb

oo

k P

roje

ct

- Không ạ - K nói và cố làm bà ta chú ý – Tôi đã nộp đơn xin giấy phép. Tôi chỉ muốn biết đã có giấy phép chưa?

- Trước khi có giấy phép, anh phải đặt vé! Anh đã đặt chỗ chưa? Bao giờ?

- Ngày muời tám tháng Tám. Nhưng mẹ tôi…

- Còn một tháng nữa đến mười tám tháng Tám! Nếu anh đã nộp đơn xingiấy phép và nếu được phép thì sẽ có! Người ta sẽ gửi giấy phép về địa chỉ của anh! Người tiếp theo!

- Nhưng đấy là điều tôi muốn biết! Vì nếu giấy phép không đến, tôi phải cókế hoạch khác. Mẹ tôi bị ốm….

Người nữ cảnh sát đập vào mặt quầy bắt anh im:

- Đừng làm mất thì giờ của tôi. Tôi nói với anh lần cuối cùng, nếu được cấp, giấy phép sẽ tới! Anh không thấy những người này đang chờ à? Anh không hiểu à? Anh có phải là thằng ngốc không? Người tiếp theo! – Bà ta đập hết sức mạnh lên quầy và nhìn trừng trừng qua vai K – Anh kia, tiếp theo!

Nhưng K không nhúc nhích. Anh thở dồn, mắt anh nhìn chằm chằm. Người nữ cảnh sát miễn cưỡng nhìn lại anh, nhìn hàng ria mỏng và cái môi hở lớp thịt.

- Người tiếp theo! - Bà ta nói.

Ngày hôm sau, trước lúc rạng đông một giờ K đã đánh thức mẹ anh và trong lúc bà mặc quần áo, anh dọn xe, lót chăn mền vào thùng làm nệm và buộc vali vào càng xe. Lúc này, chiếc xe có mui bằng một tấm nhựa màu đen, trông như cái xe đẩy trẻ con cao. Vừa nhìn thấy cái xe, mẹ anh đứng lại và lắc đầu:

- Mẹ chịu thôi, mẹ chịu thôi, mẹ chịu thôi – Bà nói. Anh phải dỗ mất một lúc lâu, bà mới lên xe. Anh nhận thấy thực ra cái xe không đủ lớn: nó chịu được sức nặng của bà, nhưng bà phải ngồi lom khom dưới cái mui, không thể cử động chân tay. Anh phủ một tấm mền lên chân bà, rồi xếp lên xe một bọc đồ ăn, một cái bếp dầu, một chai dầu hoả để trong hộp, nhiều thứ linh tinh. Một

J.M.CoetzeeCUỘC SỐNG VÀ THỜI ĐẠI CỦA MICHAEL K

22B

OO

KA

HO

LIC

CL

UB

| M

ak

ing

Eb

oo

k P

roje

ct

ngọn đèn nháy sáng trong căn hộ bên cạnh. Họ có thể nghe thấy tiếng sóng đập lên những tảng đá.

- Chỉ một hoặc hai ngày thôi – Anh thì thào – là mẹ con mình sẽ ở đấy. Nếu mẹ chịu được, mẹ đừng cựa quậy quá nhiều từ bên này sang bên kia.

Bà gật, nhưng vẫn giấu mặt vào đôi găng len.Anh cúi xuống bà:

- Mẹ có muốn ở lại không, mẹ? – Anh nói – Nếu mẹ muốn, mẹ con mình có thể ở lại.

Bà lắc đầu. Thế là anh đội mũ, nhấc càng rồi kéo chiếc xe lên con đường đầy sương mù.

Anh chọn đường ngắn nhất, qua khu vực bị tàn phá, vòng quanh những bể chứa nhiên liệu cũ kỹ, nơi những ngôi nhà cháy rụi mới bắt đầu sập, qua khu bến tàu và những cái vỏ đen sì của các nhà kho mới năm trước là nơi chứa chấp các băng nhóm của thành phố. Chúng vẫn chưa thôi. Thực ra, rất ít người đi qua đây vào cái giờ sớm sủa này lại dám liếc nhìn chúng. Trên đường phố xuất hiện những chiếc xe lạ lùng: xe mua hàng lắp thêm cần đẩy, xe đạp ba bánh chở đầy những hộp ở trục sau, giỏ xếp chồng chất lên xe bán hàng rong, thùng thưa xếp lên các bình lọ, xe ba gác đủ cỡ. Một con lừa bán được tám chục rand1 tiền mới, một chiếc xe ba gác có lốp bán được hơn một trăm rand.

K cố đi đều đều, cứ nửa giờ lại dừng để chà xát hai bàn tay lạnh cóng và uốn đôi vai mỏi nhừ. Ở Sea Point, lúc đặt mẹ anh vào xe anh nhận ra nếu xếp tất cả hành lý vào phía trước, trục xe sẽ không ở giữa mà tụt lại sau quá nhiều. Lúc này, mỗi lúc mẹ anh càng trượt xuống hơn cho thoải mái, anh thấy mình càng phải nâng một trọng tải lớn hơn. Anh cố giữ bộ mặt tươi tỉnh để che giấu sự căng thẳng.

- Mẹ con mình phải đi đường vắng, kẻo có người chặn lại mất – Anh nói hổn hển.

1 Rand: Đơn vị tiền tệ ở Nam Phi, gồm 100 xu (ND).

J.M.CoetzeeCUỘC SỐNG VÀ THỜI ĐẠI CỦA MICHAEL K

23B

OO

KA

HO

LIC

CL

UB

| M

ak

ing

Eb

oo

k P

roje

ct

Đến trưa, họ xuyên qua khu công nghiệp Paarden Eiland. Một đôi công nhân ngồi trên bức tường ăn sandwich, lặng lẽ nhìn họ đi qua. Những chữ của cái đèn chiếu sáng màu đen nhoè nhoẹt dưới chân họ. K cảm thấy cánh tay tê dại nhưng vẫn lê bước thêm nửa dặm nữa. Khi con đường đi qua bên dưới Đại lộ Black River, anh đỡ mẹ xuống xe và đặt bà ngồi lên bờ cỏ dưới cầu. Họ ăn bữa trưa. Anh ngạc nhiên vì sự vắng vẻ của các con đường. Im ắng đến nỗi anh nghe thấy cả tiếng chim hót. Anh nằm ngửa trên lớp cỏ dày và nhắm mắt lại.

Một tiếng ầm ầm trong không khí làm anh tỉnh dậy. Lúc đầu anh tưởng là tiếng sấm phía xa. Song tiếng ồn mỗi lúc một to hơn, lan thành những làn sóng ầm ầm trên sàn cầu phía trên đầu họ. Từ hướng thành phố, bên phải họ, hai cặp mặc quân phục cưỡi môtô, súng trường vắt chéo qua lưng đang đi tới với tốc độ từ từ, sau họ là một xe bọc thép, súng máy đặt trên tháp. Tiếp theo là cả một đoàn diễu hành dài, đủ loại xe cộ hạng nặng, phần lớn là xe tải rỗng không. K bò lên mép cỏ với mẹ anh, hai mẹ con ngồi sát cạnh nhau mà nhìn, trong tiếng ầm ầm dường như làm không khí quánh lại. Đòan diễu hành đi qua mất nhiều phút. Đoạn cuối là một đoàn xe môtô, các xe tải loại nhẹ, tiếp đó là một xe quân sự màu xanh ôliu căng mui vải bạt,bên dưới là hai hàng lính đội mũ sắt ngồi, rồi đến một cặp xe môtô nữa.

Một trong những người lái môtô đi đầu quay nhìn K và mẹ anh chằm chặp lúc ngang qua. Lúc này hai người đi môtô cuối cùng tách khỏi đoàn hộ tống. Một người đợi bên lề đường, người kia trèo lên vệ cỏ. Nhấc kính che mặt, người đó gọi họ:

- Không được dừng lại dọc đường quốc lộ - Y nói. Y liếc nhìn chiếc xe cút kít – Xe của các người?

K gật.

- Các người đi đâu?

K thì thào, rồi hắng giọng và nói lần thứ hai:

- Đến Prince Albert. Ở Karoo.

J.M.CoetzeeCUỘC SỐNG VÀ THỜI ĐẠI CỦA MICHAEL K

24B

OO

KA

HO

LIC

CL

UB

| M

ak

ing

Eb

oo

k P

roje

ct

Người đi môtô huýt sáo, lắc nhẹ cái xe đẩy, rồi gọi với câu gì đó với người đồng hành. Y quay lại K:

- Đi theo đường này, đến chỗ rẽ có một trạm kiểm soát. Dừng lại ở trạm và trình giấy phép. Các người có giấy phép rời Peninsula không?

- Có.

- Các người không được đi lại bên ngoài Peninsula mà không có giấy phép. Đến trạm kiểm soát, trình giấy phép và giấy tờ. Và nghe đây: muốn dừng lại trên đường quốc lộ, phải cách xa đường năm chục mét. Đấy là quy định: cách lề đường năm chục mét. Nếu gần hơn, có thể bị bắn, không báo trước, không hỏi han gì hết. Hiểu chưa?

K gật. Những người đi môtô lên xe và rồ máy phóng theo đoàn xe. K không thể nhìn vào mắt mẹ anh:

- Có lẽ mẹ con mình nên chọn con đường khác yên tĩnh hơn – Anh nói.

Anh phải quay lại ngay lập tức, nếu không muốn bẽ mặt lần thứ hai. Anh giúp mẹ lên xe và đẩy bà đến chỗ những nhà chứa máy bay cũ, hiện đang có một chiếc jeep đỗ bên lề đường và ba người lính đang pha trà trên cái bếp dã chiến. Những lời cầu xin của anh đều vô hiệu.

- Anh có giấy phép không, có hay không? – Viên hạ sĩ hỏi – tôi không cần biết anh là ai, mẹ anh là ai, nếu không có giấy phép các người không được rời khỏi vùng này, hết.

K quay sang mẹ anh. Dưới cái mái che màu đen, mẹ anh nhìn chằm chằm hoàn toàn vô cảm vào người lính trẻ. Người lính giơ tay lên:

- Đừng có làm khó cho tôi! – Y quát – Lấy giấy phép, rồi tôi cho các người đi! – Y theo dõi K nhấc càng và xoay cái xe thành hình vòng cung. Một bánh xe bắt đầu lung lay.

Đêm đã xuống lúc họ đi qua những ngọn đèn giao thông đánh dấu ở đầu phố Beach. Những chướng ngại vật chặn đường trong lúc bao vây các khu nhà

J.M.CoetzeeCUỘC SỐNG VÀ THỜI ĐẠI CỦA MICHAEL K

25B

OO

KA

HO

LIC

CL

UB

| M

ak

ing

Eb

oo

k P

roje

ct

đã bị đẩy lên các bãi cỏ. Chìa khóa vẫn nằm trên cánh cửa dưới gầm cầu thang. Căn phòng lúc họ ra đi đã quét tước gọn gàng cho người ở tiếp đó. Anna K cứ để nguyên áo khoác và dép lê, nằm lên cái nệm trần trụi; Michael mang đồ đạc của họ vào. Một trận mưa rào làm các tấm nệm ướt sũng.

- Một, hai ngày nữa, mẹ con mình thử lần nữa, mẹ ạ - Anh thì thào. Bà lắc đầu – Mẹ kìa, giấy phép chưa đến mà! – Anh nói – Lần này chúng ta sẽ đi bằng đường phía sau. Có khi họ chưa chặn hết các đường đâu.

Anh ngồi xuống cạnh bà trên tấm thảm và cứ ngồi đó mãi, đặt bàn tay lên cánh tay bà cho đến lúc bà ngủ thiếp đi; sau đó anh lên tầng trên, ngủ trên sàn nhà Buhrmanns.

Hai ngày sau, họ lại lên đường, rời Sea Point trước khi rạng sáng một tiếng đồng hồ. Sự hào hứng của chuyến mạo hiểm lần đầu đã mất. Lúc này K biết họ có thể mất nhiều đêm trên đường. Hơn nữa, mẹ anh đã mất hẳn sự khao khát đến những nơi xa xôi. Bà phàn nàn vì đau trong ngực và ngồi cứng đờ, ủ rũ trong thùng xe, dưới cái tạp dề bằng chất dẻo K đã ghim trên mui để bà đỡ bị quá tệ khi mưa. Cố đi nhanh đều đều, tiếng lốp xe rít trên lớp nhựa đường ẩm ướt, anh đi theo con đường mới xuyên qua trung tâm thành phố, dọc phố Sir Lowry và ngoại ô Main Road, rồi vắt qua đường xe lửa Mowbray, đi qua nơi có thời là Bệnh viện Nhi trên phố cổ Klipfontein. Tại đây, hàng rào duy nhất bị xéo nát, họ nghỉ chặng đầu tiên giữa những túp lều dựng bằng bìa các tông và sắt túm tụm trên đường bóng của sân gôn. Sau khi ăn xong, K đứng bên lề đường, mẹ anh ở ngay bên cạnh, cố vẫy các xe chạy qua. Có rất ít xe cộ. Bachiếc xe tải loại nhẹ chạy nối đuôi nhau, lưới thép chăng ngoài đèn và cửa. Sau đó một chiếc xe ngựa gọn gàng chạy tới, những con ngựa hồng đeo từng chùm chuông trên yên, một toán trẻ con ngồi sau, chế giễu và ra hiệu với hai mẹ con. Sau một hồi lâu vắng vẻ, một chiếc xe tải dừng lại, người lái xe tỏ ý cho họ đi nhờ đến chỗ nhà máy xi măng, lại còn giúp K nhấc chiếc xe cút kít lên xe. Ngồi an toàn và khô ráo trong buồng lái, đếm những cây số bên ngoài qua khóe mắt, K huých khuỷu tay vào mẹ và bắt gặp nụ cười đáp lại cố làm ra vẻ nghiêm nghị của bà.

Thế là chấm dứt một ngày may mắn. Họ đợi bên ngoài nhà máy xi măng một tiếng; tuy cả một dòng người đi bộ và đi xe đạp, những chiếc xe ôtô duy

J.M.CoetzeeCUỘC SỐNG VÀ THỜI ĐẠI CỦA MICHAEL K

26B

OO

KA

HO

LIC

CL

UB

| M

ak

ing

Eb

oo

k P

roje

ct

nhất chạy qua đều là các xe tải chở nước thải. Mặt trời đang xế, gió bắt đầu buốt lúc K hạ chiếc xe cút kít xuống và lại lên đường. Anh nghĩ, tốt hơn là không phải dựa dẫm vào người khác. Từ chuyến đi đầu tiên anh đã chuyển trục xe về phía trước hai insơ; hện giờ, lúc anh kéo tiếp, chiếc xe nhẹ hẳn. Trên đường, anh vượt một người đẩy chiếc xe ba gác chở nhiều bụi cây, gật đầu chào lúc anh đi qua. Trong thùng xe nhỏ bé, tối tăm, bị ép thẳng đứng giữa hai bên thành xe cao, mẹ anh ngồi, nhắm nghiền mắt, đầu bà gục về phía trước.

Mặt trăng lờ mờ xuyên qua đám mây, cách đường cái độ nửa dặm, K dừng lại, đỡ mẹ ra khỏi xe rồi lao vào bụi cây dày đặc kiếm chỗ nghỉ qua đêm. Trong những rễ cây lan một nửa trên đất và nền đất ẩm ướt, mùi thối rữa phảng phất khắp nơi dường như lại là nơi trú ẩn an toàn hơn bất cứ nơi nào khác.

- Nơi này chẳng tốt lắm đâu – Anh nói với mẹ - nhưng mẹ con mình cố chịu một đêm – Anh giấu cái xe kín hết sức; đỡ mẹ một tay, tay kia xách vali, anh dò dẫm tìm đường trở lại bụi cây.

Họ ăn đồ ăn nguội và ngồi trên lớp lá cây, không khí ẩm thấp thấm qua lọt vào quần áo họ. Đến nửa đêm, một cơn mưa nhẹ bắt đầu rơi. Hai mẹ con chúi sát vào nhau dưới tán cây, trong lúc mưa nhỏ giọt lên tấm mền họ che trên đầu. Lúc tấm mền ướt sũng, Michael bò bằng tay vào đầu gối đến chỗ cái xe, lấy tấm nhựa. Anh đặt đầu mẹ lên vai anh và nghe thấy tiếng thở không sâu, nặng nhọc của bà. Lần đầu tiên anh nhận ra lý do mẹ anh không ca cẩm: có lẽ vì bà quá kiệt sức, hoặc không được chăm sóc chu đáo.

Mục đích của anh lên đường sớm thế để đến đường rẽ đi Stellenbosch và Paarl trước khi trời sáng. Nhưng đến rạng đông, mẹ anh vẫn tựa vào anh ngủ li bì, và anh bất đắc dĩ phải đánh thức bà. Không khí đã ấm hơn, anh thấy ngày càng khó ra lệnh cho mình. Vì vậy đến giữa buổi sáng, anh mới dìu bà ra khỏi bụi cây trở lại con đường. Lúc họ đang gói ghém chăn mền ướt sũng lên xe, họ bị hai người qua đường sáp lại gần, tấn công bất ngờ người thanh niên gầy gò và bà già ở một nơi hiu quạnh, đòi nộp hết đồ đạc thì sẽ tha cho. Một người lạ mặt giơ con dao chạm (lưỡi dao tuột từ ống tay áo ra lòng bàn tay hắn) ra với K, trong lúc tên kia để tay lên chiếc vali. Ngay lúc ánh dao lóe lên, K thấy ngay trước mắt cảnh làm nhục lần nữa trong lúc mẹ anh ngó nhìn, cảnh lùi lũi theo chiếc xe trở lại căn phòng ở Sea Point, ngồi trên tấm chiếu trải sàn, tay bịt chặt

J.M.CoetzeeCUỘC SỐNG VÀ THỜI ĐẠI CỦA MICHAEL K

27B

OO

KA

HO

LIC

CL

UB

| M

ak

ing

Eb

oo

k P

roje

ct

lấy tai chịu đựng hết ngày này sang ngày khác sự im lặng nặng trĩu của bà. Anh vào xe và rút ra vũ khí duy nhất của anh, dài gần bốn mươi centimet anh cưa từ thanh sắt làm trục xe. Vừa vung thanh đó lên, vừa giơ cánh tay trái che mặt, anh tiến về phía gã thanh niên cầm dao đang quay sang thằng bạn, trong lúc Anna K la hét inh ỏi. Những tên kẻ lạ mặt lùi lại. Không nói một lời, vẫn giơ thanh sắt đe dọa, K giằng lại chiếc vali và dìu người mẹ đang run lẩy bẩy vào xe, những tên kẻ cướp vẫn lảng vảng cách đó không quá hai mươi bước. Anh kéo xe trở lại con đường và từ từ đẩy mẹ anh cách xa dần bọn chúng. Chúng còn theo một lát, tên có dao làm những cử chỉ tục tĩu, bật môi và lưỡi dọa giết K. Rồi cũng bất ngờ như lúc xuất hiện, chúng biến vào một bụi cây.

Đường cái không một chiếc xe, nhưng có nhiều người, rất nhiều người đang đi, không biết từ đâu và đi từ lúc nào giữa lòng đường, mặc quần áo diện. Bên lề đường, cỏ dại mọc cao đến ngang ngực, mặt đường nứt nẻ và cỏ nhú lên trong các kẽ nứt. K đuổi kịp ba đứa bé, ba chị em mặc váy áo màu hồng giống hệt nhau đang trên đường đến nhà thờ. Chúng ngó vào cái thùng xe bé xíu của bà K và bắt chuyện với bà. Đến quãng cuối cùng, trước khi Michael rẽ đi Stellenbosch, đứa lớn nhất nắm lấy tay bà K. Lúc bọn trẻ tách ra, bà K lấy ví và cho mỗi bé gái một xu.

Bọn trẻ nói với họ rằng không có xe nào chạy trong ngày Chủ Nhật, nhưng trên đường Stellenbosch chúng vừa đi qua một đoàn xe của những người nông dân, một đoàn những xe tải loại nhẹ và ô tô, đi đầu là một xe bọc thép, cửa sau mở chăng lưới dày, có hai người đứng, đeo súng máy tự động nhìn chằm chằm mặt đất phía trước, K lùi khỏi đường chờ họ đi qua. Khách bộ hành liếc nhìn họ tò mò, bọn trẻ con chỉ trỏ và nói gì đó song K không nghe thấy.

Những vườn nho trụi lá trải dài đằng trước và đằng sau. Một đàn chim sẻ hiện ra trên nền trời, đậu xuống các bụi cây quanh họ một lúc rồi nhẹ nhàng bay vụt đi. Đi ngang qua những cánh đồng, họ nghe thấy tiếng chuông nhà thờ. Những hồi ức về Huis Norenius ùa đến với K, về những lúc ngồi trên giường nhà tế bần, vỗ vào gối và ngắm những hạt bụi đùa rỡn trong chùm ánh sáng.

Trời đã tối lúc họ lê bước vào Stellenbosch. Các đường phố vắng vẻ, gió lạnh thổi giật từng cơn. Anh chưa nghĩ ra sẽ ngủ ở đâu. Mẹ anh đang bị ho; sau

J.M.CoetzeeCUỘC SỐNG VÀ THỜI ĐẠI CỦA MICHAEL K

28B

OO

KA

HO

LIC

CL

UB

| M

ak

ing

Eb

oo

k P

roje

ct

mỗi cơn ho, bà phải há miệng để thở. Anh dừng lại bên một tiệm càphê và mua chả nướng bọc cary. Anh ăn ba cái, mẹ anh ăn một. Bà không thấy ngon miệng.

- Mẹ có phải đi khám bệnh không? – Anh hỏi. Bà lắc đầu, vỗ nhẹ vào ngực:

- Cổ họng mẹ khô không khốc – Bà nói. Hình như bà mong ngày mai hoặc ngày kia sẽ đến Prince Albert, và anh không muốn làm bà vỡ mộng.

- Mẹ quên mất tên nông trại rồi – Bà nói – nhưng chúng ta có thể hỏi,người ta biết mà. Có một sân nuôi gà vịt sát với nhà để xe, một cái sân nuôi gà vịt dài, và một cái máy bơm trên quả đồi. Chúng ta có một căn nhà trên sườn đồi. Ngoài cửa sau có một cây lê gai. Đấy là nơi con phải tìm.

Họ ngủ trong một con phố hẻm trên một tấm cactông đập bẹt. Michael chống cạnh dài của tấm cactông lên phía trên, nhưng gió thổi bay mất. Mẹ anh ho suốt đêm, làm anh không sao ngủ được. Có một lần, xe tuần tra của cảnh sát từ từ chạy qua xuống phố và anh phải đưa tay bịt miệng bà lại.

Trời vừa rạng, anh đã bế mẹ vào trong xe. Đầu bà rũ xuống, bà không biết mình đang ở đâu. Anh chặn người đầu tiên anh nhìn thấy và hỏi đường đến bệnh viện. Anna K không thể ngồi thẳng lên được nữa; và mỗi lần bà sụm xuống, Michael phải cố hết sức giữ cho xe khỏi đổ. Bà hơi sốt và thở rất khó khăn.

- Cổ họng mẹ khô thế - Bà thì thào, nhưng tiếng ho của bà ẩm ướt và khó chịu.

Tại bệnh viện, anh ngồi đỡ mẹ chờ đến lượt bà. Tiếp đó anh nhìn thấy bà nằm trên xe đẩy, giữa một biển các xe đẩy, mũi cắm một cái ống, bất tỉnh. Không biết làm gì, anh thơ thẩn trong hành lang đến lúc bị đuổi. Anh ở trong sân suốt buổi chiều, trong hơi ấm mỏng manh của mặt trời mùa đông. Hai lần anh lén trở vào xem cái xe đẩy đã đưa đi chưa. Lần thứ ba, anh rón rén đến cạnh mẹ và cúi xuống bà. Anh không phát hiện ra tiếng thở. Nỗi sợ bóp nghẹt tim anh, anh chạy đến cô y tá bên bàn trực và kéo tay áo cô ta:

- Xin cô lại mà xem, nhanh lên! – Anh nói. Người y tá giằng ra.

J.M.CoetzeeCUỘC SỐNG VÀ THỜI ĐẠI CỦA MICHAEL K

29B

OO

KA

HO

LIC

CL

UB

| M

ak

ing

Eb

oo

k P

roje

ct

- Anh là ai? – Cô ta rít lên. Cô theo anh đến bên chiếc xe đẩy và bắt mạch mẹ anh, nhìn đăm đăm vào khoảng xa. Rồi cô ta trở lại bàn, không nói một lời. K đứng trước mặt cô ta như một con chó ngốc trong lúc cô ta viết. Cô ta quay sang anh:

- Bây giờ nghe tôi đây – Cô ta nói, thì thào, căng thẳng – Anh có thấy những người kia không? – Cô ta chỉ ra hành lang và phòng bệnh – Tất cả bọn họ đang đợi chăm sóc. Mỗi khi làm việc về - không, anh đừng đi, nghe tôi đã! –lần này chính cô ta kéo anh lại, tiếng cô cất cao lên, mặt cô ghé gần mặt anh, anh có thể thấy những giọt nước mắt giận dữ mấp mé trong mắt cô – Mỗi lúc rời công việc, tôi mệt đến không thể ăn uống, tôi để cả giày mà ngủ thiếp đi. Tôi cũng chỉ là một người. Không phải là hai, là ba, mà là một người. Anh có hiểu không, hay khó quá không hiểu nổi?

K nhìn lảng đi:

- Tôi xin lỗi – Anh lẩm bẩm, rồi không biết nói gì thêm,anh trở ra sân.

Cái vali ở chỗ mẹ anh. Anh không có tiền trừ chỗ tiền lẻ còn thừa từ bữa tối hôm trước. Anh mua một cái bánh rán và uống nước ở vòi. Anh đi bộ quanh các phố, đá chân vào biển lá khô trên hè. Tìm ra một công viên, anh ngồi lên ghế dài, chăm chú ngước nhìn bầu trời xanh nhạt qua các cành cây trơ trụi. Một con sóc có thể lấy cắp, và chạy ào trở lại bệnh viện. Cái xe vẫn ở nguyên chỗ anh để, trong bãi xe. Anh lấy những tấm mền, nệm và cái bếp dầu nhưng rồi không biết giấu vào đâu.

Đến sáu giờ, anh thấy người y tá ca ngày ra về và cảm thấy thoải mái lúc lẻn trở lại. Mẹ anh không còn ở ngoài hành lang. Anh đến bên bàn hỏi xem tìm bà ở đâu và được bảo đến một chái nhà hẻo lánh trong bệnh viện, ở đấy chẳng hiểu anh nói về việc gì. Trở lại bàn, người ta bảo anh sáng mai hãy lại. Anh hỏi liệu có thể ngủ trên một chiếc ghế dài trong phòng đợi được không và bị từ chối.

Anh ngủ trong một ngõ hẻm, chui đầu vào cái hộp cactông. Anh có một giấc mơ: mẹ anh đến thăm anh ở Huis Norenius, bà mang một gói thức ăn.

J.M.CoetzeeCUỘC SỐNG VÀ THỜI ĐẠI CỦA MICHAEL K

30B

OO

KA

HO

LIC

CL

UB

| M

ak

ing

Eb

oo

k P

roje

ct

- Xe đi chậm quá – Bà nói trong mơ – Prince Albert đang đến đón mẹ - Cái gói nhẹ lạ lùng. Anh tỉnh giấc,lạnh đến mức chân anh thẳng đờ. Xa xa, một cái đồng hồ điểm ba hoặc có lẽ bốn tiếng. Những ngôi sao trên bầu trời trong trẻo chiếu lên anh. Anh lấy làm lạ là giấc mơ không làm anh hoang mang. Quấn tấm mền quanh người, lúc đầu anh đi đi lại lại trong ngõ, rồi anh thơ thẩn đi dọc phố, ngó vào tủ kính lờ mờ trong các cửa hiệu. nơi sau tấm phên sắt lóng lánh, trưng bày các hình nộm mặc thời trang mùa xuân.

Cuối cùng, khi được phép vào bệnh viện, anh tìm ra mẹ anh trong phòng bệnh nữ, không còn mặc chiếc áo khoác màu đen của bà mà đã mặc quần áo bệnh viện trắng toát. Bà nằm, nhắm nghiền mắt, chiếc ống quen thuộc cắm vào mũi. Miệng bà lệch hẳn về một bên, bộ mặt bà co rút, thậm chí lớp da trên cánh tay bà hình như cũng có nhiều nếp nhăn. Phòng bệnh có bốn dãy giường và không có chỗ đặt chân giữa các dãy, chẳng còn biết ngồi vào đâu.

Lúc mười một giờ, một hộ lý mang trà đến và để một chén cạnh mẹ anh, cùng một cái đĩa nông đựng bánh bích quy. Michael nâng đầu bà dậy, kề chén trà lên môi bà nhưng bà không uống. Anh đợi một lúc lâu trong lúc bụng anh réo ùng ục và trà nguội dần. Rồi lúc người hộ lý sắp quay lại; anh nuốt vội chỗ trà và bánh bích quy.

Anh xem kỹ các biểu đồ ở chân giường, nhưng không hiểu chúng liên quan đến mẹ anh hay ai.

Anh giữ một người mặc blu trắng ngoài hành lang và hỏi xin việc.

- Tôi không muốn có tiền – Anh nói – chỉ xin làm một việc gì đó. Quét sàn hoặc đại loại như thế. Dọn vườn chẳng hạn.

- Xuống văn phòng tầng dưới mà hỏi – Người đó nói, và gạt anh để đi. K không thể tìm ra văn phòng ở đâu.

Một người đàn ông bắt chuyện với anh trong sân bệnh viện.

- Anh đến đây để khâu? – Anh ta hỏi. K lắc đầu. Anh ta nhìn mặt anh, vẻ trách móc. Rồi anh ta kể lể dài dòng chuyện chiếc máy kéo đổ lên người, nghiến nát chân và hông anh ta, về những cái nẹp mà các bác sĩ đã lồng vào

J.M.CoetzeeCUỘC SỐNG VÀ THỜI ĐẠI CỦA MICHAEL K

31B

OO

KA

HO

LIC

CL

UB

| M

ak

ing

Eb

oo

k P

roje

ct

xương anh ta, những cái nẹp trắng nhu bạc, không bao giờ gỉ. Anh ta đi lại cùng một cái gậy nhôm có góc cạnh kỳ lạ.

- Tôi không biết có thể kiếm cái ăn ở đâu – K hỏi – Tôi không ăn từ hôm qua.

- Này anh, sao anh không đi mua bánh nướng cho cả hai chúng ta – Người đó nói, và đưa cho K đồng một rand. K đến lò bánh và mua hai cái bánh nướng nhân thịt gà nóng hổi. Anh ngồi cạnh người bạn mới và ăn. Bánh ngon đến mức nước mắt anh rưng rưng. K lắng nghe tiếng chim trên cây và cố nhớ lại đã lúc nào biết đến niềm hạnh phúc này chưa.

Chiều hôm ấy, anh ngồi bên mẹ suốt một tiếng và đến tối ngồi thêm tiếng nữa. Mặt bà xám ngoét, hơi thở chỉ có thể nhận thấy. Có một lúc hàm bà động đậy: như bị thôi miên, K theo dõi sợi nước bọt giữa cặp môi teo quắt của bà hết ngắn vào lại dài ra. Hình như bà thì thào câu gì đó, nhưng anh không hiểu nổi. Người y tá đã yêu cầu anh đi đi, bảo anh bà đã được cho thuốc giảm đau.

- Để làm gì? – K hỏi. Anh lấy trộm nước trà của mẹ anh và của bà lão giường bên, nuốt vội vàng giống như một con chó có lỗi trong lúc người hộ lý quay lưng lại.

Lúc trở lại ngõ hẻm, anh thấy cái hộp cactông đã bị dọn đi mất. Anh trú suốt đêm trong một ngưỡng cửa lõm vào so với mặt phố. Trên đầu anh, một cái đĩa đồng ghi: LE ROUX & HATTINGH – PROKUREURS. Anh thức giấc lúc cảnh sát đi tuần qua nhưng lại thiếp đi ngay. Đêm hôm ấy không rét như đêm trước.

Giường mẹ anh đã bị một phụ nữ lạ mặt đầu quấn băng chiếm mất. K đứng bên xuất đồ ăn của bệnh nhân và nhìn chằm chằm. Có lẽ mình vào nhầm phòng, anh nghĩ. Anh giữ người y tá lại.

- Mẹ tôi…hôm qua bà ấy ở đây…

- Hỏi bàn trực – Người y tá nói.

J.M.CoetzeeCUỘC SỐNG VÀ THỜI ĐẠI CỦA MICHAEL K

32B

OO

KA

HO

LIC

CL

UB

| M

ak

ing

Eb

oo

k P

roje

ct

- Mẹ anh đã mất đêm qua – Bà bác sĩ bảo anh – Chúng tôi đã làm hết sức, nhưng bà ấy ốm yếu quá. Chúng tôi muốn liên hệ với anh nhưng anh không để lại số.

Anh ngồi xuống chiếc ghế trong góc.

- Anh có muốn gọi điện không? – Bác sĩ hỏi.

Rõ ràng đây là một câu nói ám chỉ gì đó, nhưng anh không hiểu là gì. Anh lắc đầu.

Có ai đó mang cho anh một chén trà và anh uống. Nhiều người lảng vảng gần anh làm anh căng thẳng. Anh đan hai bàn tay vào nhau và nhìn chằm chằm xuống chân. Người ta muốn anh nói gì chăng? Anh hết xòe tay ra lại đan tay vào.

Họ đưa anh xuống dưới nhà nhìn mẹ anh. Bà nằm, cánh tay buông thõng bên sườn, vẫn mặc quần áo bệnh viện in chữ KPACPA trên ngực. Cái ống đã bỏ đi. Anh nhìn bà một lát, rồi không biết mình đi đâu nữa.

- Anh có người thân nào nữa không? – Người y tá bên bàn hỏi – Anh có muốn gọi điện cho họ không? Anh có muốn chúng tôi gọi cho họ không?

- Không quan trọng – K nói, rồi lại đến ngồi vào chiếc ghế trong góc. Sau đó họ để anh lại một mình, đến giữa trưa một khay đồ ăn bệnh viện xuất hiện, và anh ăn.

Lúc một người đàn ông mặc complê, thắt cà vạt đến hỏi chuyện, anh vẫn ngồi trong góc. Tên mẹ anh là gì, bao nhiêu tuổi, nơi ở, theo tôn giáo nào? Bà làm gì ở Stellenbosh? K có giấy tờ đi lại của bà không?

- Tôi đang đưa mẹ tôi về nhà – K đáp – Mẹ tôi sống ở Cape Town, nhưng ở đấy trời lạnh, lại mưa suốt có hại cho sức khỏe của bà. Tôi đang đưa mẹ tôi đến một nơi có thể bà sẽ khá hơn. Chúng tôi không định dừng lại ở Stellenbosh.

J.M.CoetzeeCUỘC SỐNG VÀ THỜI ĐẠI CỦA MICHAEL K

33B

OO

KA

HO

LIC

CL

UB

| M

ak

ing

Eb

oo

k P

roje

ct

Anh bắt đầu sợ đã nói lộ quá nhiều, và không trả lời các câu hỏi nữa. Người đàn ông chịu thua và bỏ đi. Một lúc sau ông ta quay lại, ngồi xổm xuống trước K và hỏi:

- Anh đã từng ở nhà thương điên hay trại tế bần bao giờ chưa? Anh đã đi làm lần nào chưa?

K không trả lời.

- Ký tên anh vào đây – Người đó nói và chìa tờ giấy, chỉ một khoảng trống. Lúc K lắc đầu, ông ta tự ký vào.

Các ca đổi phiên, và K lang thang ra bãi giữ xe. Anh đi tha thẩn và ngước nhìn bầu trời đêm trong trẻo. Rồi anh trở lại chiếc ghế kê sát tường. Người ta cũng chẳng bảo anh đi. Sau đó, lúc không còn ai ở đấy, anh xuống nhà dưới nhìn mẹ anh. Anh không tìm thấy bà, hay cửa dẫn đến chỗ bà đã khóa. Anh trèo vào một cái lồng to chăng dây, chứa vải lanh bẩn thỉu và ngủ ở đó, cuộn tròn như một con mèo.

Ngày thứ hai sau khi mẹ anh chết, một y tá anh chưa gặp bao giờ xuất hiện trước anh:

- Đi thôi, bây giờ đến lúc đi rồi, Michael – Cô ta nói. Anh theo cô đến bên bàn trong phòng đợi. Chiếc vali và hai gói giấy màu nâu đang đợi anh – Chúng tôi đã gói ghém quần áo của mẹ anh và các đồ dùng cá nhân để trong vali của bà. Anh có thể mang đi – Người y tá lạ nói. Cô ta đeo kính; có vẻ như cô ta đang đọc chữ trên một tấm thẻ. K chú ý thấy cô gái ngồi bên bàn đang liếc nhìn họ - Gói này đựng tro của mẹ anh. Mẹ anh đã hỏa táng sáng nay, Michael. Nếu anh chọn, anh có thể sử dụng chỗ tro này thích đáng, hoặc anh có thể mang cả đi. Cô ta chạm móng tay vào cái gói đang nói đến. Cả hai gói niêm phong gọn gàng bằng giấy màu nâu và buộc dây, gói tro thì nhỏ hơn.

- Anh có muốn chúng tôi chịu trách nhiệm trông nom cho không? – Cô ta nói. Ngón tay cô ta vuốt nhẹ cái gói. K lắc đầu – Còn trong gói này – Cô ta nói tiếp và đẩy một cách dứt khoát cái gói thứ hai về phía anh – chúng tôi xếp vài thứ nho nhỏ cho anh, có thể anh cần dùng, quần áo và đồ vệ sinh – Cô ta nhìn

J.M.CoetzeeCUỘC SỐNG VÀ THỜI ĐẠI CỦA MICHAEL K

34B

OO

KA

HO

LIC

CL

UB

| M

ak

ing

Eb

oo

k P

roje

ct

anh, ánh mắt thật thà và mỉm cười. Cô gái ngồi bên bàn quay lại với chiếc máy chữ.

Vậy là có chỗ hỏa thiêu, K nghĩ. Anh hình dung các bà lão trong phòng bệnh, người nọ tiếp người kia, mắt teo quắt vì nóng, môi teo quắt, bàn tay duỗi bên sườn đi vào lò thiêu. Đầu tiên là mớ tóc thành một vầng hào quang lửa, sau đó là một thứ còn lại, cho đến những thứ cuối cùng cháy và sụm xuống. Và lúc nào cũng xảy ra như thế.

- Làm sao tôi biết được? – Anh nói.

- Làm sao anh biết cái gì? – Người y tá nói. Anh sốt ruột chỉ cái hộp.

- Làm sao tôi biết được? – Anh thách thức. Cô ta tránh trả lời, hoặc không hiểu.

Ở bãi đỗ xe, anh xé giấy mở cái gói to hơn. Nó đựng một lưỡi dao cạo, một thỏi xà phòng, một áo khoác trắng có nhiều vạch màu hạt dẻ trên vai, một cái quần màu đen, một cái mũ nồi đen có phù hiệu bằng kim loại sáng rực đề chữ St.John – cấp cứu.

Anh chìa mớ quần áo cho cô gái ngồi bên bàn. Cô y tá đeo kính đã mất dạng.

- Sao anh cho tôi cái này? – Anh hỏi.

- Đừng hỏi tôi – Cô gái nói. Có lẽ ai đó đã bỏ lại – Cô không nhìn vào mặt anh.

Anh vứt miếng xà phòng và lưỡi dao cạo đi và định vứt nốt chỗ quần áo, nhưng lại thôi. Quần áo của anh đã bắt đầu bốc mùi.

Dù không còn việc gì ở đây nữa, anh thấy khó mà tách khỏi bệnh viện. Ban ngày anh đẩy cái xe cút kít đi quanh các phố lân cận; ban đêm anh ngủ dưới cống, sau hàng rào, trong các ngõ hẻm. Với anh, có vẻ lạ lùng là chiều chiều bọn trẻ con đi xe đạp từ trường về nhà; người ta vẫn ăn uống như thường ngày. Anh đi khắp nơi xin việc làm vườn, nhưng càng ngày anh càng co lại vì sự tởm

J.M.CoetzeeCUỘC SỐNG VÀ THỜI ĐẠI CỦA MICHAEL K

35B

OO

KA

HO

LIC

CL

UB

| M

ak

ing

Eb

oo

k P

roje

ct

ghét của các bà nội trợ không hề từ tâm với anh, lộ rõ khi họ mở cửa cho anh. Khi trời mưa, anh rúc vào dưới xe. Có nhiều lúc dài dằng dặc, anh ngồi nhìn trân trân vào hai bàn tay, đầu óc anh đờ đẫn.

Anh rơi vào nhóm đàn ông và đàn bà ngủ đỗ dưới gầm cầu và săn lùng chỗ trống sau cửa hàng rượu mùi trên phố Andriga. Thi thoảng, anh cho mượn xe . Trong một cơn hào phóng anh đem cho cái bếp dầu. Rồi một đêm, có người nào đó cố kéo cái vali gối dưới đầu anh trong lúc anh đang ngủ. Thế là xảy ra cuộc vật lộn, và anh bỏ đi.

Lúc xe cảnh sát đỗ lại bên anh trên đường phố và hai viên cảnh sát bước ra, kiểm tra xe anh. Họ mở vali và lục lọi các thứ bên trong. Họ lột tờ giấy khỏi cái gói thứ hai. Bên trong là một chiếc hộp cáctông, và trong nữa là cái túi bằng chất dẻo đựng một thứ tro xám sẫm. Lần đầu tiên K nhìn thấy nó. Anh ngoảnh đi.

- Cái gì thế này? – Viên cảnh sát hỏi.

- Đây là tro mẹ tôi – K nói. Viên cảnh sát tung tung cái gói nhỏ từ tay này sang tay kia và bình luận câu gì đó với bạn, nhưng K không nghe thấy.

Có một lần, anh đứng nhiều giờ bên kia đường một bệnh viện. Hình như nó nhỏ hơn cái bệnh viện trước, chỉ là một dãy nhà thấp lợp ngói đỏ.

Anh thôi theo dõi lệnh giới nghiêm. Anh không tin bất kỳ sự tổn thương nào đến với anh; và nếu có đến, thì cũng chẳng quan trọng gì. Anh mặc quần áo mới, cái áo jacket trắng và quần đen, đội mũ nồi, đẩy xe cút kít đến bất cứ nơi nào và lúc nào anh muốn. Đôi khi tình trạng ung dung bao trùm lên anh. Anh cảm thấy yếu hơn trước, nhưng không ốm. Anh ăn mỗi ngày một lần, mua bánh rán hoặc bánh nướng bằng số tiền trong ví mẹ anh. Anh thích thú trong việc tiêu pha mà không phải kiếm tiền: anh chẳng chú ý số tiền vơi đi nhanh biết chừng nào.

Anh xé một dải băng đen từ lớp vải lót chiếc áo khoác của mẹ anh và cài quanh cánh tay. Nhưng anh thấy anh không nhớ bà, trừ việc anh đã mất bà suốt đời.

J.M.CoetzeeCUỘC SỐNG VÀ THỜI ĐẠI CỦA MICHAEL K

36B

OO

KA

HO

LIC

CL

UB

| M

ak

ing

Eb

oo

k P

roje

ct

Không có việc làm, anh ngủ ngày càng nhiều hơn. Anh phát hiện ra mình có thể ngủ bất cứ đâu, bất cứ lúc nào, ở bất cứ tư thế nào: ngủ bên hè đường vào buổi trưa, nhiều người bước qua anh; đứng dựa vào tường, vali kẹp giữa hai chân. Ngủ ngon lành, trong đầu như có lớp sương mù che phủ, anh cũng chẳng muốn cưỡng lại. Anh không mơ thấy ai hoặc về bất cái gì.

Một hôm kia, chiếc xe cút kít biến mất. Anh nhún vai, coi khinh việc mất mát.

Có vẻ như anh phải lưu lại Stellenbosh một khoảng thời gian nào đó. Chẳng có cách gì rút ngắn thời gian. Anh do dự nhiều ngày, hay nhầm lẫn.

Một hôm anh đi dọc phố Banhoek như thỉnh thoảng vẫn làm, cùng chiếc vali. Sáng hôm ấy trời dịu và đầy sương mù. Anh nghe thấy tiếng móng ngựa gõ lóc cóc đằng sau; đầu tiên là mùi phân tươi, rồi một chiếc xe ngựa dần bắt kịp anh, một loại xe phế thải màu xanh lá cây cũ kỹ không có thùng xe, do một con ngựa vùng Clydesdale kéo và một ông già mặc quần áo bằng vải dầu điều khiển. Họ đi cạnh nhau trong giây lát. Ông lão hơi gật đầu; và K ngập ngừng trong phút chốc, đăm đăm ngó xuống đường phố dài thẳng tắp đầy sương mù, thấy rốt cuộc chẳng có gì ngăn giữ anh. Vì thế anh ngẩng đầu và nhảy lên ngồi cạnh ông lão.

- Cảm ơn ông – Anh nói – Nếu ông cần giúp thì cháu giúp.

Nhưng ông lão không cần giúp đỡ, cũng chẳng có tâm trạng trò chuyện. Ông thả K xuống cách đó một dặm rồi rẽ xuống một con đường đất. K đi suốt ngày và ban đêm ngủ trong một khu rừng khuynh diệp, gió rú trong các cành cây cao tít trên đầu. Giữa trưa ngày hôm sau, anh đã ở ven Paarl và theo quốc lộ nhằm thẳng hướng bắc. Anh chỉ dừng lại khi thấy trạm kiểm soát đầu tiên trong tầm mắt, và nấp một chỗ đợi cho đến lúc đoán chắc không còn ai bị chặn lại.

Đã mấy lần các đoàn xe có vũ trang tháp tùng đi qua chỗ anh. Lần nào anh cũng tránh đường và đứng ở nơi nhìn rõ, không cố ẩn nấp, giơ tay lên như những người khác vẫn làm.

J.M.CoetzeeCUỘC SỐNG VÀ THỜI ĐẠI CỦA MICHAEL K

37B

OO

KA

HO

LIC

CL

UB

| M

ak

ing

Eb

oo

k P

roje

ct

Michael ngủ bên lề đường và tỉnh dậy, người ướt sương. Trước mắt anh, con đường uốn lượn lên cao trong màn sương. Những con chim chuyền từ bụi này sang bụi khác, tiếng líu lo của chúng nghẹt lại. Anh móc vali vào đầu chiếc gậy rồi vắt lên vai. Đã hai ngày nay anh không ăn, tuy nhiên, hình như chẳng có giới hạn cho sự chịu đựng của anh.

Leo lên một dặm, một ngọn lửa nhấp nháy qua màn sương và anh nghe thấy nhiều giọng nói. Lúc đến gần hơn, mùi thịt lợn muối rán làm dạ dày anh cồn cào. Có nhiều người đang đứng quanh ngọn lửa cho ấm. Lúc anh đến, họ ngừng trò chuyện và nhìn anh chòng chọc. Anh sờ tay lên mũ nhưng không ai đáp lại. Anh đi qua chỗ họ, qua ngọn lửa thứ hai bên đường, qua một hàng xe nối đuôi nhau, đèn xe bật sáng, anh chợt nảy ra lý do để dừng lại. Nằm nghiêng chắn ngang đường, bánh sau chổng lên trời là một chiếc xe tải có khớp nối sơn xanh lơ nhạt. Buồng lái đã cháy rụi, cái xe đen sì vì khói. Một xe chở đầy những bao bị đâm, sập đổ, bột mỳ cháy tung toé trên đường. K lùi lại chỗ rẽ để có thể nhìn thấy phần còn lại của đoàn xe. Hai cái đài đang bật thật to ở hai trạm đối địch; từ trên cao vọng xuống mấy túi bột mì tràn ra đường, nhưng không chắc có làm được gì với thứ ấy không. Anh lê bước qua hết xe này đến xe khác, qua xe chở cừu, lèn chặt đến mức có một số con phải đứng trên chân sau; anh đi qua một toán lính quây quanh đống lửa, chẳng chú ý gì đến anh. Cuối đoàn xe có hai đèn hiệu đang chiếu sáng, xa hơn nữa, một xô nhựa đường cháy ở giữa đường, chẳng ai nhòm ngó.

Lúc đoàn xe đã lùi lại phía sau K nhẹ cả người, tưởng mình đã thoát, nhưng đến chỗ rẽ tiếp đó, một tên lính mặc quân phục nguỵ trang từ sau bụi cây bước ra, chĩa khẩu súng trường tự động vào ngực anh. K đứng lại. Tên lính hạ súng xuống, châm một điếu thuốc, nhả một luồng khói và lại nâng súng lên. Lúc này, K nhận thấy nòng súng chĩa vào măt hoặc họng anh.

- Mày là ai? - Tên lính hỏi - Mày nghĩ là mày đang đi đâu hở?

K trả lời vắn tắt.

- Cho tao xem - Tên lính nói - Nào. Cho tao xem trong này có gì.

J.M.CoetzeeCUỘC SỐNG VÀ THỜI ĐẠI CỦA MICHAEL K

38B

OO

KA

HO

LIC

CL

UB

| M

ak

ing

Eb

oo

k P

roje

ct

Đoàn xe đã khuất tầm mắt họ, tuy tiếng nhạc yếu ớt vẫn văng vẳng trong không trung. K bỏ chiếc vali khỏi vai và mở ra. Tên lính xua anh lùi lại, ngậm điếu thuốc rồi bằng một động tác, lật đổ chiếc vali. Mọi thứ tung ra đường: đôi dép lê bằng nỉ màu xanh, chiếc quần ống túm của nữ màu trắng, lọ bằng nhựa hồng đựng nước thơm, một lọ màu nâu đựng thuốc viên, cái xắc bằng nhựa màu nâu, khăn quàng hoa, khăn quàng mép quăn vỏ sò, áo khoác bằng len màu đen, hộp đựng nữ trang, váy nâu, áo cánh xanh, đồ lót, mấy cái gói bọc giấy nâu, một gói bọc nhựa màu trắng, một hộp màu cà phê kêu lách cách, bột tan, khăn mù xoa, thư từ, ảnh, hộp tro. K không động đậy.

- Mày ăn cắp những thứ này ở đâu? - Tên lính hỏi - Mày là thằng ăn trộm phải không? Một tên ăn trộm chạy trốn lên núi - Hắn đưa ủng thúc vào cái xắc -Mở ra - Hắn nói. Hắn sờ cái hộp nữ trang. Hắn sờ cái hộp màu cà phê. Hắn sờ cái hộp kia - Mở cho tao xem - Hắn nói và lùi lại.

K mở chiếc hộp màu cà phê. Hộp đựng các vòng treo rèm. Anh dốc chúng ra lòng bàn tay, rồi đổ lại vào hộp và đậy nắp. Anh mở hộp nữ trang và giơ ra. Tim anh đập ầm ầm trong ngực. Tên lính khua khoắng các thứ trong hộp, chọn lấy một cái trâm và đứng lùi lại. Hắn cười. K đậy chiếc hộp. Anh mở cái xắc và giơ ra. Tên lính ám hiệu. K dốc mọi thứ ra đường. Có một chiếc mù xoa, một cái lược và gương, một hộp phấn, hai cái ví. Tên lính chỉ tay và K đưa cho hắn hai cái ví. Hắn đút phắt vào túi áo. K liếm môi.

- Đấy không phải là tiền của tôi - Anh nói khó nhọc - Đấy là tiền của mẹ tôi, tiền bà làm ra.

Điều đó không đúng, mẹ anh đã chết, bà không cần tiền. Một lúc im lặng.