d n ch a 12.10 - tgpsaigon.nettgpsaigon.net/sites/default/files/dan_chua_1_2011.pdfnguyỆt san dÂn...

64
NI DUNG SĐI P HÒA BÌNH THGI I 2011 ............................................ 02 ĐỨC MA-RI-A MLOÀI NGƯỜI – MCHÚNG TA ..................... 17 HƯỚNG VNĂM MI 2011 .......................................................... 27 TI SAO GI LÀ LBA VUA? ....................................................... 33 ĐỂ THÀNH CÔNG TRONG ĐỜI SNG VCHNG .................. 39 TÂM SCA MT THAI NHI ........................................................ 43 ĐO LOÃNG XƯƠNG BNG GÌ? .................................................... 46 CÂU ĐỐI NĂM THÁNH 2010.......................................................... 49 TÁI SINH QUA PHÉP RA TI ..................................................... 50 KINH THÁNH CHO TREM........................................................... 53 TRUYN NGN: RNG CAO SU THAY LÁ (tt)............................ 55 ĐI M TIN CÔNG GIÁO ................................................................... 60 Thư từ, tin tức, bài viết, thơ, truyện ngắn, tranh, ảnh… xin vui lòng gửi về hộp thư ñiện tử trước ngày 15 mỗi tháng: [email protected] Liên lạc với Ns. Dân Chúa tại: Văn Phòng Ban Mục Vụ Truyền Thông TGP. TP.HCM 180 Nguyễn Đình Chiểu, P.6 Quận 3 (VPTTGM P. 216) 39. 304. 523 – 38.206.662 0909. 394. 135 – 0909. 354. 403 LƯU HÀNH NI B

Upload: others

Post on 12-Sep-2019

0 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

NỘI DUNG SỨ ĐIỆP HÒA BÌNH THẾ GIỚI 2011 ............................................ 02

ĐỨC MA-RI-A MẸ LOÀI NGƯỜI – MẸ CHÚNG TA ..................... 17

HƯỚNG VỀ NĂM MỚI 2011.......................................................... 27

TẠI SAO GỌI LÀ LỄ BA VUA? ....................................................... 33

ĐỂ THÀNH CÔNG TRONG ĐỜI SỐNG VỢ CHỒNG.................. 39

TÂM SỰ CỦA MỘT THAI NHI ........................................................ 43

ĐO LOÃNG XƯƠNG BẰNG GÌ?.................................................... 46

CÂU ĐỐI NĂM THÁNH 2010.......................................................... 49

TÁI SINH QUA PHÉP RỬA TỘI ..................................................... 50

KINH THÁNH CHO TRẺ EM........................................................... 53

TRUYỆN NGẮN: RỪNG CAO SU THAY LÁ (tt)............................ 55

ĐIỂM TIN CÔNG GIÁO................................................................... 60

Thư từ, tin tức, bài viết, thơ, truyện ngắn, tranh, ảnh…

xin vui lòng gửi về hộp thư ñiện tử trước ngày 15 mỗi tháng:

[email protected]

Liên lạc với Ns. Dân Chúa tại:

Văn Phòng Ban Mục Vụ Truyền Thông TGP. TP.HCM

180 Nguyễn Đình Chiểu, P.6 Quận 3 (VPTTGM P. 216)

� 39. 304. 523 – 38.206.662

� 0909. 394. 135 – 0909. 354. 403

LƯU HÀNH NỘI BỘ

NGUYỆT SAN DÂN CHÚA 34, 01 - 2011

2

Lm. G. Trần Đức Anh O.P.

(chuyển ý từ bản tiếng Ý và Pháp)

“TỰ DO TÔN GIÁO, CON ĐƯỜNG DẪN ĐẾN HÒA BÌNH”

1. Vào ñầu Năm Mới, tôi muốn gửi lời chúc mừng ñến tất cả và từng người; những lời cầu chúc khang an và thịnh vượng, nhưng nhất là lời cầu chúc an bình. Đáng tiếc là trong năm sắp chấm dứt cũng ñã có những cuộc bách hại, kỳ thị và những hành vi kinh khủng bạo lực và bất bao dung về tôn giáo.

Tôi ñặc biệt nghĩ ñến ñất nước Irak yêu quí, trên con ñường tiến tới sự ổn ñịnh và hòa giải vẫn hằng mong ước, quốc gia này tiếp tục là nơi xảy ra bạo lực và khủng bố. Tôi nghĩ ñến những ñau khổ mới ñây của cộng ñồng Ki-tô, cách riêng là vụ khủng bố hèn nhát chống lại Nhà thờ chính tòa ”Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp” của Giáo hội Công giáo Siri ở Baghdad: tại ñây ngày 31-10 vừa qua hai Linh mục và hơn 50 tín hữu ñã bị giết, trong lúc họp nhau ñể cử hành thánh lễ. Vài ngày sau ñó có thêm những cuộc tấn

không khác, kể cả tại các tư gia, tạo nên sợ hãi trong cộng ñoàn Ki-tô và làm cho nhiều người muốn xuất cư ñể tìm kiếm những ñiều kiện sống tốt ñẹp hơn. Tôi bảo ñảm với họ sự gần gũi của tôi và của toàn thể Giáo hội. Tâm tình này ñã ñược biểu lộ một cách cụ thể trong Thượng HĐGM ñặc biệt gần ñây về Trung Đông. Công nghị GM ấy ñã gửi ñến các cộng ñoàn Công giáo tại Irak và toàn vùng Trung Đông, lời khích lệ sống tình hiệp thông và tiếp tục

LỜI CHỦ CHĂN

3

làm chứng tá can ñảm về ñức tin tại các vùng ấy.

Tôi nhiệt liệt cảm ơn các chính phủ ñã nỗ lực thoa dịu ñau khổ của những anh chị em ấy và mời gọi tất cả các tín hữu Công giáo hãy cầu nguyện cho anh chị em ñồng ñạo của mình ñang chịu ñau khổ vì bạo lực và bất bao dung, và hãy liên ñới với họ. Trong bối cảnh ấy, tôi nồng nhiệt cảm thấy cơ hội rất thuận tiện ñể chia sẻ với tất cả anh chị em một số suy tư về tự do tôn giáo, con ñường dẫn ñến hòa bình. Thực vậy, thật là ñau lòng khi nhận thấy tại một số miền trên thế giới người ta không thể tuyên xưng và tự do biểu lộ tôn giáo của mình, vì có nguy cơ bị mất mạng và mất tự do bản thân. Tại các miền khác, có những hình thức âm thầm và tinh vi hơn qua những thành kiến và chống ñối các tín hữu và các biểu tượng tôn giáo.

Hiện nay các tín hữu Ki-tô là nhóm tôn giáo ñang phải chịu nhiều cuộc bách hại nhất vì ñức tin. Bao nhiêu người hằng ngày phải chịu những xúc phạm và thường sống trong sợ hãi vì sự tìm kiếm của họ ñối với chân lý, vì niềm tin của họ nơi Chúa Giê-su Ki-tô và lời kêu gọi chân

thành của họ yêu cầu nhìn nhận tự do tôn giáo. Tất cả những ñiều ấy không thể chấp nhận ñược, vì ñó là một sự xúc phạm ñến Thiên Chúa và phẩm giá con người; hơn nữa, ñó là một ñe dọa an ninh và hòa bình, và nó ngăn cản việc thực thi sự phát triển toàn diện ñích thực cho con người 1.

Thực vậy, chính trong tự do tôn giáo có biểu lộ ñặc tính của con người, nhờ tự do ấy con người có thể xếp ñặt ñời sống bản thân và xã hội của mình theo Thiên Chúa: dưới ánh sáng của Chúa, con người hiểu ñược trọn vẹn căn tính, ý nghĩa và cùng ñích của mình. Phủ nhận hoặc giới hạn tự do tôn giáo một cách ñộc ñoán có nghĩa là nuôi dưỡng một quan niệm hẹp hòi về con người, làm lu mờ vai trò công cộng của tôn giáo có nghĩa là tạo nên một xã hội bất công, vì không hợp với bản chất ñích thực của con người; ñiều này có nghĩa là làm cho sự khẳng ñịnh một nền hòa bình chân chính và lâu bền của toàn thể nhân loại trở thành ñiều không thể thực hiện ñược.

Vì vậy, tôi nhắn nhủ những người nam nữ thiện chí hãy canh tân quyết tâm xây dựng

NGUYỆT SAN DÂN CHÚA 34, 01 - 2011

4

một thế giới trong ñó tất cả mọi người ñều ñược tự do tuyên xưng tôn giáo hoặc tín ngưỡng của mình và sống tình yêu của mình ñối với Thiên Chúa một cách hết lòng, hết linh hồn và tâm trí (x. Mt 22,37). Đó chính là tâm tình gợi hứng và hướng dẫn Sứ ñiệp nhân ngày Hòa Bình thế giới lần thứ 45 với chủ ñề ”Tự do tôn giáo, con ñường dẫn ñến hòa bình”.

Quyền thánh thiêng ñược sống và có ñời sống tinh thần

2. Quyền tự do tôn giáo có căn cội trong chính phẩm giá con người 2, và không thể làm ngơ không biết tới hoặc lơ là bản tính siêu việt của con người. Thiên Chúa ñã dựng nên con người có nam, có nữ theo hình ảnh giống Ngài (x. St 1,27).

Vì thế, mỗi người ñều có quyền thánh thiêng là có một cuộc sống toàn vẹn về phương diện tinh thần. Nếu không nhìn nhận bản chất tinh thần của mình, không cởi mở ñối với siêu việt, thì con người sẽ co cụm vào mình, không tìm ñược những câu trả lời cho những vấn nạn của tâm hồn mình về ý nghĩa cuộc sống và không thủ ñắc ñược những giá trị và nguyên

tắc luân lý lâu bền. Họ cũng không cảm nghiệm ñược tự do chân thực cũng như không phát triển một xã hội công chính 3.

Kinh Thánh, cùng với chính kinh nghiệm của chúng ta, cho thấy giá trị sâu xa của phẩm giá con người: ”Khi con nhìn trời cao, công trình do tay Chúa dựng nên, mặt trăng và các vì sao mà Chúa ñã tạo dựng, thì con người có là chi mà Chúa nhớ ñến, phàm nhân là gì mà Chúa phải bận tâm? Quả thực, Chúa ñã dựng nên con người chỉ kém thần linh, ban vinh quang và danh dự cho họ. Chúa cho con người quyền làm chủ trên các công trình tay Chúa dựng nên, Chúa ñặt mọi sự dưới chân con người” (Tv 8,4-7).

Đứng trước thực tại cao cả của bản tính con người, chúng ta có thể cảm nghiệm cùng thái ñộ ngưỡng mộ như tác giả thánh vịnh. Thực tại ấy ñược biểu mộ như một sự cởi mở ñối với Mầu Nhiệm, như khả năng tự hỏi sâu thẳm về chính mình và về nguồn gốc của vũ trụ, như một âm vang sâu xa về Tình Yêu tột ñỉnh của Thiên Chúa, Đấng là nguyên thủy và là cùng ñích của vạn vật, của mọi người và mọi dân tộc (4). Phẩm giá siêu việt của con người

LỜI CHỦ CHĂN

5

là một giá trị thiết yếu của sự khôn ngoan Do-thái Ki-tô, nhưng nhờ lý trí, mọi người cũng có thể nhận biết ñược. Phẩm giá này, ñược hiểu như khả năng vượt lên trên chất thể của mình và tìm kiếm chân lý, cần ñược nhìn nhận như một thiện ích phổ quát, tối cần thiết cho việc xây dựng một xã hội hướng về sự thực hiện và sự viên mãn của con người. Sự tôn trọng các yếu tố thiết yếu của phẩm giá con người, như quyền sống và quyền tự do tôn giáo, chính là một ñiều kiện ñể mọi qui luật xã hội và pháp lý ñược hợp pháp về luân lý.

Tự do tôn giáo và sự tôn trọng nhau

3. Tự do tôn giáo ở căn cội tự do luân lý. Thực vậy, sự cởi mở ñối với chân lý và sự thiện, cởi mở ñối với Thiên Chúa, có nguồn cội nơi bản tính con người, mang lại phẩm giá trọn vẹn cho mỗi người và là bảo ñảm sự tôn trọng giữa con người với nhau một cách trọn vẹn. Vì thế, tự do tôn giáo phải ñược hiểu không phải chỉ là không bị cưỡng bách, nhưng trước tiên như một khả năng xếp ñặt các chọn lựa của mình theo chân lý.

Có một mối liên hệ không thể tách rời giữa tự do và tôn trọng; lý do vì, ”luật luân lý bó buộc mọi người và mọi nhóm xã hội, khi thi hành các quyền của mình, phải ñể ý tới các quyền của người khác, cũng như tới những nghĩa vụ của mình ñối với người khác và công ích của mọi người” 5.

Một tự do thù nghịch và dửng dưng ñối với Thiên Chúa rốt cục sẽ chối bỏ chính tự do và không bảo ñảm sự tôn trọng hoàn toàn ñối với tha nhân. Một ý chí tin rằng mình hoàn toàn không có khả năng tìm sự thật và sự thiện thì không có những lý do khách quan và những ñộng lực ñể hành ñộng, ngoài những ñộng lực do lợi lộc nhất thời và phụ thuộc của mình, ý chí ấy không có ”một căn tính” phải bảo tồn và xây dựng khi thực hiện những chọn lựa thực sự tự do và có ý thức. Vì thế, không thể ñòi sự tôn trọng từ phía những ”ý chí” khác, và những ý chí này cũng bị tách rời khỏi bản chất sâu xa nhất của họ, và do ñó không thể nại tới những ”lý do” khác, hoặc thậm chí không có lý do nào. Ảo tưởng theo ñó người ta có thể tìm thấy trong sự duy tương ñối về

NGUYỆT SAN DÂN CHÚA 34, 01 - 2011

6

luân lý một chìa khóa ñể sống chung hòa bình, trong thực tế nó là nguồn gốc gây ra chia rẽ và phủ nhận phẩm giá của con người. Vì thế, ta hiểu tại sao cần phải nhìn nhận cả hai chiều kích trong con người: chiều kích tôn giáo và chiều kích xã hội. Về vấn ñề này, không thể chủ trương các tín hữu ”phải loại bỏ một phần của mình, tức là ñức tin của họ, ñể trở thành những công dân tích cực; không bao giờ cần phải phủ nhận Thiên Chúa ñể có thể hưởng các quyền của mình” 6.

Gia ñình, trường dạy tự do và hòa bình

4. Nếu tự do tôn giáo là con ñường dẫn ñến hòa bình, thì giáo dục tôn giáo là con ñường ưu tiên ñể giúp giới trẻ có khả năng nhìn nhận tha nhân là anh em, chị em của mình, cùng tiến bước và cộng tác ñể tất cả mọi người cảm thấy mình là những phần tử sinh ñộng của cùng một gia ñình nhân loại, và không ai bị loại khỏi gia ñình này.

Gia ñình dựa trên hôn nhân, biểu lộ sự kết hiệp thân mật và bổ túc giữa người một người nam và một người nữ, ñược tháp nhập vào bối cảnh chung như trường học ñầu

tiên ñể huấn luyện và làm tăng trưởng con cái về mặt xã hội, văn hóa, luân lý và tinh thần, chúng phải luôn luôn có thể tìm ñược nơi cha mẹ những chứng nhân ñầu tiên về một cuộc sống hướng về sự tìm kiếm chân lý và tình thương của Thiên Chúa. Chính các cha mẹ phải luôn ñược tự do và với tinh thần trách nhiệm thông truyền gia sản ñức tin, các giá trị và văn hóa của mình cho con cái mà không bị cưỡng bách. Gia ñình, tế bào ñầu tiên của xã hội loài người, vẫn là môi trường ñầu tiên ñể huấn luyện về những quan hệ hòa hợp ở mọi cấp ñộ của sự sống chung giữa con người, quốc gia và quốc tế. Đây là con ñường phải theo một cách khôn ngoan ñể xây dựng một xã hội vững chắc và liên ñới, ñể chuẩn bị người trẻ ñảm nhận trách nhiệm của họ trong cuộc sống, giữa một xã hội tự do, trong một tinh thần cảm thông và an bình.

Một gia sản chung

5. Ta có thể nói rằng, trong số các quyền và tự do cơ bản có căn cội trong phẩm giá con người, tự do tôn giáo có một qui chế ñặc biệt. Khi tự do tôn giáo ñược nhìn nhận, thì phẩm giá con người ñược tôn trọng trong căn cội của nó và luân lý cũng

LỜI CHỦ CHĂN

7

như các ñịnh chế của các dân tộc ñược củng cố. Trái lại, khi tự do tôn giáo bị chối bỏ, khi toan tính ngăn cản việc tuyên xưng tôn giáo hoặc tín ngưỡng và cuộc sống phù hợp với tôn giáo, thì người ta xúc phạm ñến phẩm giá con người, và ñồng thời ñe dọa công lý và hòa bình, là những ñiều dựa trên trật tự ngay thẳng của xã hội ñược xây dựng dưới ánh sáng của Sự Thật và Sự Thiện Tối Cao.

Tự do tôn giáo theo nghĩa này cũng là sự thủ ñắc nền văn minh chính trị và pháp lý. Nó là một thiện ích thiết yếu: mỗi người phải có thể tự do thi hành quyền tuyên xưng và bày tỏ tôn giáo hoặc tín ngưỡng của mình, một cách cá nhân hoặc cộng ñồng, công khai hoặc riêng tư, trong việc giảng dạy, trong việc thực hành, qua việc ấn loát, trong việc phụng tự và tuân giữ các lễ nghi. Họ không phải gặp chướng ngại nếu họ muốn ñi theo một tôn giáo hoặc hoặc không tuyên xưng tôn giáo nào. Trong lãnh vực này, các qui ñịnh quốc tế là ñiều tiêu biểu và là ví dụ quan trọng cho các quốc gia, chúng không chấp nhận vi phạm nào ñối với tự do tôn giáo, ngoại trừ những ñòi khỏi chính ñáng của

trật tự công cộng ñược thi hành theo công lý 7. Qui ñịnh quốc tế nhìn nhận rằng các quyền về tôn giáo có cùng qui chế như quyền sống và tự do cá nhân, vì chúng thuộc về nòng cốt các quyền con người, thuộc về các quyền phổ quát và tự nhiên mà nhân luật không bao giờ có thể chối bỏ.

Tự do tôn giáo không phải là một gia sản ñộc quyền của các tín hữu, nhưng của toàn thể gia ñình các dân tộc trên trái ñất. Đó là một yếu tố không thể thiếu trong một Nhà nước pháp quyền; người ta không thể phủ nhận quyền tự do này mà không ñồng thời làm thương tổn tất cả các quyền và tự do cơ bản, bởi vì nó là tổng hợp và là tột ñỉnh của tất cả các quyền ñó. Tự do tôn giáo là phương thế ñể kiểm chứng xem tất cả các nhân quyền khác có ñược tôn trọng hay không” 8. Tự do tôn giáo tạo ñiều kiện dễ dàng cho việc thực thi các khả năng tiêu biểu nhất của con người, ñồng thời tạo nên tiền ñề cần thiết ñể thực hiện sự phát triển toàn diện, một sự phát triển toàn con người trong mọi chiều kích 9.

Chiều kích công cộng của tôn giáo

NGUYỆT SAN DÂN CHÚA 34, 01 - 2011

8

6. Tự do tôn giáo, cũng như mọi quyền tự do khác, tuy ở trong lãnh vực bản thân, nhưng cũng ñược thực hiện trong tương quan với tha nhân. Một tự do không có tương quan thì không phải là tự do ñầy ñủ. Cả tự do tôn giáo cũng không ñóng khung trong chiều kích cá nhân mà thôi, nhưng ñược thể hiện trong cộng ñoàn và xã hội của mình, phù hợp với ñặc tính của con người là một hữu thể có tương quan và với bản chất công khai của tôn giáo.

Đặc tính có quan hệ là một yếu tố quyết ñịnh của tự do tôn giáo, thúc ñẩy cộng ñoàn các tín hữu thực thi tình liên ñới ñể mưu công ích. Trong chiều kích cộng ñoàn này, mỗi người vẫn giữ nguyên ñặc tính có một không hai và không thể sao lại, và ñồng thời ñược bổ túc và thể hiện trọn vẹn. Một ñiều không thể phủ nhận là sự ñóng góp mà cộng ñoàn tôn giáo mang lại cho xã hội. Có nhiều tổ chức từ thiện và văn hóa chứng tỏ vai trò xây dựng của các tín hữu cho ñời sống xã hội. Điều quan trọng hơn nữa chính là sự ñóng góp của tôn giáo về luân lý ñạo ñức trong lãnh vực chính trị. Không ñược gạt bỏ hoặc cấm ñoán sự ñóng góp này,

nhưng phải hiểu ñây là một ñóng góp giá trị cho sự thăng tiến công ích. Trong viễn tượng này cần nói ñến chiều kích tôn giáo của văn hóa, ñược hình thành qua bao thế kỷ nhờ những ñóng góp của tôn giáo về mặt xã hội và nhất là về luân lý ñạo ñức. Chiều kích này không hề tạo nên một sự kỳ thị những người không chia sẻ cùng một tín ngưỡng, trái lại nó củng cố sự ñoàn kết xã hội, sự hội nhập và liên ñới.

Tự do tôn giáo, sức mạnh của tự do và văn minh: những nguy cơ bị lợi dụng.

7. Sự lợi dụng tự do tôn giáo ñể che ñậy những lợi lộc thầm kín, ví dụ ñể lật ñổ trật tự ñã ñược thiết ñịnh, chiếm hữu tài nguyên hoặc duy trì quyền bính từ phía một phe nhóm, có thể tạo nên những tai hại rất lớn cho xã hội. Thái ñộ cuồng tín, cực ñoan, những hành ñộng trái với phẩm giá con người, không bao giờ có thể biện minh ñược và càng không thể thực hành những ñiều ñó nhân danh tôn giáo. Không thể lợi dụng sự tuyên xưng một tôn giáo và cũng không thể áp ñặt sự tuyên xưng ấy bằng võ lực. Vì thế, các quốc gia và các cộng ñồng con người

LỜI CHỦ CHĂN

9

không bao giờ ñược quên rằng tự do tôn giáo là ñiều kiện ñể tìm kiếm sự thật và không thể bị áp ñặt sự thật bằng bạo lực nhưng bằng ”sức mạnh của chính sự thật” 10. Theo ý nghĩa ñó, tôn giáo là sức mạnh tích cực và là ñộng lực thúc ñẩy xây dựng xã hội dân sự và chính trị.

Làm sao có thể phủ nhận ñóng góp của các tôn giáo lớn trên thế giới cho sự phát huy văn minh? Sự chân thành tìm kiếm Thiên Chúa ñã ñưa tới sự tôn trọng nhiều hơn ñối với phẩm giá con người. Các cộng ñồng Ki-tô, với gia sản các giá trị và nguyên tắc của mình, ñã ñóng góp nhiều cho sự ý thức về con người và các dân tộc về căn tính và phẩm giá của mình, và cho sự chinh phục của các ñịnh chế dân chủ, cũng như cho sự củng cố các quyền con người và những nghĩa vụ tương ứng. Ngày nay, trong một xã hội ngày càng hoàn cầu hóa, các tín hữu Kitô cũng ñược mời gọi, không những qua sự dấn thân trách nhiệm về mặt dân sự, kinh tế và chính trị, nhưng còn qua chứng tá tin yêu của mình, góp phần quí giá vào công trình, tuy cam go nhưng rất phấn khởi, cho công lý, cho sự

phát triển toàn diện con người và cho trật tự ñúng ñắn của các thực tại con người. Sự loại trừ tôn giáo ra khỏi lãnh vực công cộng tước bỏ môi trường sinh tử ñó của xã hội, một môi trường cởi mở hướng về siêu việt. Nếu không có kinh nghiệm ưu tiên ấy thì sẽ rất khó hướng xã hội về những nguyên tắc luân lý ñạo ñức phổ quát và khó thiết lập các trật tự quốc gia và quốc tế trong ñó các quyền và tự do cơ bản có thể ñược hoàn toàn nhìn nhận và thực thi, như các mục tiêu của tuyên ngôn quốc tế nhân quyền năm 1948. Và rất tiếc là các mục tiêu ấy vẫn không ñược ñể ý hoặc bị nói ngược lại.

Một vấn ñề công lý và văn minh: trào lưu cực ñoan và sự thù nghịch ñối với các tín hữu làm thiệt hại cho ñặc tính ñời tích cực của Nhà Nước

8. Sự quyết liệt lên án mọi hình thức cuồng tín và tôn giáo cực ñoan cũng phải thúc ñẩy chống lại tất cả mọi hình thức thù nghịch chống lại tôn giáo, chúng giới hạn vai trò công cộng của các tín hữu trong ñời sống dân sự và chính trị.

NGUYỆT SAN DÂN CHÚA 34, 01 - 2011

10

Ta không thể quên rằng trào lưu tôn giáo cực ñoan (duy căn) và duy ñời là những hình thức tương ứng và cực ñoan của sự phủ nhận ña nguyên hợp pháp và nguyên tắc ñời. Thực vậy cả hai thái ñộ ñó ñều tuyệt ñối hóa nhân sinh quan hẹp hòi và phiếm diện, trong trường hợp thứ nhất, nó tạo ñiều kiện dễ dàng cho những hình thức tôn giáo thủ cựu và trong trường hợp thứ hai nó cổ võ chủ thuyết duy lý. Xã hội nào muốn dùng bạo lực ñể áp ñặt, hoặc ngược lại, phủ nhận tôn giáo, là một xã hội bất công ñối với con người và Thiên Chúa, và ñối với cả chính mình nữa. Thiên Chúa kêu gọi nhân loại ñến với Ngài trong ý ñịnh yêu thương, ý ñịnh này liên hệ tới toàn thể con người trong chiều kích tự nhiên và tinh thần, và ñòi con người phải ñáp lại trong tự do và trách nhiệm, với trọn tâm hồn và trọn hữu thể của mình, theo chiều kích cá nhân và cộng ñoàn. Vì thế, cả xã hội, trong tư cách là một sự biểu hiện con người và toàn thể các chiều kích cấu thành của con người, cũng phải sống và ñược tổ chức làm sao ñể giúp con người cởi mở ñối với siêu việt. Chính vì thế, không thể thiết lập các luật lệ và ñịnh

chế của xã hội mà không ñể ý tới chiều kích tôn giáo của các công dân hoặc hoàn toàn loại bỏ chiều kích ấy. Nhờ sự tham gia trong tinh thần dân chủ của mọi công dân ý thức về ơn gọi cao cả của mình, các luật lệ và ñịnh chế phải tương xứng với con người ñể có thể giúp con người trong chiều kích tôn giáo của họ. Vì không phải là ñiều do Nhà Nước tạo nên, nên chiều kích tôn giáo không thể bị Nhà Nước lèo lái; ñúng hơn, Nhà Nước phải nhìn nhận và tôn trọng chiều kích ấy.

Hệ thống luật pháp ở mọi cấp ñộ, quốc gia và quốc tế, khi cho phép hoặc tỏ ra dung dưỡng trào lưu cuồng tín về tôn giáo hoặc chống tôn giáo thì hệ thống ấy lỗi sứ mạng của mình là bảo vệ và thăng tiến công lý cũng như quyền của mọi người. Những thực tại này không thể bị tùy thuộc ý riêng của nhà lập pháp hoặc ña số, vì như Cicero ñã từng dạy, công lý không phải chỉ là làm luật và áp dụng luật, nó còn là một cái gì hơn nữa. Công lý bao hàm sự nhìn nhận phẩm giá của mỗi người 11, mà nếu không có tự do tôn giáo ñược bảo ñảm và ñược sống theo yếu tính của nó, thì phẩm giá ấy sẽ bị què quặt và thương

LỜI CHỦ CHĂN

11

tổn, có nguy cơ phải chịu sự thống trị của các thần tượng, của những thiện ích tương ñối ñược tuyệt ñối hóa. Tất cả những ñiều ñó có nguy cơ ñưa xã hội ñến chế ñộ ñộc tài về chính trị và ý thức hệ vốn ñề cao công quyền một cách thái quá, ñồng thời bóp nghẹt hoặc cưỡng bách tự do lương tâm, tự do tư tưởng và tự do tôn giáo như thể những quyền tự do này cạnh tranh với công quyền.

Đối thoại giữa các tổ chức dân sự và tôn giáo

9. Gia sản các nguyên tắc và các giá trị ñược biểu lộ qua cuộc sống tôn giáo chân chính là một ñiều phong phú cho các dân tộc và phong hóa của họ. Gia sản ấy trực tiếp nói với lương tâm và lý trí con người nam nữ, nhắc nhở cho họ giới luật hoán cải luân lý, thúc ñẩy họ vun trồng việc thực hành các nhân ñức, và làm cho họ xích lại gần nhau trong tình yêu thương, trong tinh thần huynh ñệ, như những phần tử của ñại gia ñình nhân loại 12.

Phải luôn luôn tôn trọng chiều kích công cộng của tôn giáo, trong niềm tôn trọng ñặc tính ñời tích cực của các tổ chức quốc gia. Với mục ñích ñó, một

ñiều cơ bản là phải thiết lập sự ñối thoại lành mạnh giữa các tổ chức dân sự và tôn giáo ñể phát triển toàn diện con người và sự hòa hợp xã hội. Sống trong tình thương và sự thật

10. Trong thế giới hoàn cầu hóa, làm cho xã hội ngày càng ña chủng tộc và ña tôn giáo, các tôn giáo lớn có thể là một yếu tố quan trọng giúp ñoàn kết và mang lại hòa bình cho gia ñình nhân loại. Từ những xác tín tôn giáo của mình và tìm kiếm công ích hợp lý, các tín ñồ tôn giáo ñược mời gọi sống sự dấn thân của mình với tinh thần trách nhiệm trong một bối cảnh tự do tôn giáo. Giữa những nền văn hóa tôn giáo khác nhau, phải loại bỏ tất cả những gì trái ngược phẩm giá người nam và người nữ, và ñối lại, cần phải ñón nhận tất cả những gì là tích cực cho sự sống chung dân sự như một kho tàng quí giá.

Môi trường công cộng mà cộng ñoàn quốc tế dành cho các tôn giáo và cho ñề nghị của tôn giáo về một ”cuộc sống tốt ñẹp”, giúp làm nổi lên một mẫu mực chung về sự thật và sự thiện, cũng như một sự ñồng thuận luân lý, là những ñiều thiếu yếu ñối với một

NGUYỆT SAN DÂN CHÚA 34, 01 - 2011

12

cuộc sống chung ñúng ñắn và an bình. Do vai trò cũng như ảnh hưởng và uy tín trong các cộng ñoàn của mình, các vị lãnh ñạo các tôn giáo lớn là những người ñầu tiên ñược mời gọi tôn trọng và ñối thoại với nhau.

Về phần các tín hữu Ki-tô, họ ñược niềm tin nơi Thiên Chúa là Cha Đức Giê-su Ki-tô kêu gọi hãy sống như anh em, gặp gỡ nhau trong Giáo hội và cộng tác vào việc xây dựng một thế giới trong ñó cá nhân và các dân tộc, sẽ ”không còn làm ñiều ác và bạo hành (…) vì sự nhận biết Thiên Chúa sẽ ñầy tràn trái ñất như nước phủ lòng biển cả” (Is 11,9).

Đối thoại như một sự cùng nhau tìm kiếm

11. Đối với Giáo hội, việc ñối thoại giữa các tín ñồ tôn giáo khác nhau là một phương thế quan trọng ñể cộng tác với tất cả các cộng ñoàn tôn giáo hầu mưu công ích. Giáo hội cũng không loại bỏ những gì là chân thật và thánh thiêng trong các tôn giáo khác. ”Giáo hội chân thành tôn trọng những lối sống và hành ñộng, các giới luật và ñạo lý ấy, dù chúng khác biệt trong nhiều ñiểm với những gì Giáo hội tuyên xưng và ñề nghị, nhưng

nhiều khi chúng cũng phản ảnh một tia sáng chân lý soi chiếu cho tất cả mọi người” 13.

Con ñường như thế không phải là con ñường duy tương ñối hoặc tổng hợp tôn giáo. Thực vậy, Giáo hội ”loan báo và bó buộc phải loan báo, Đức Ki-tô là ”ñường, là sự thật và là sự sống” (Ga 14,6), nơi Người con người phải tìm ñược sự viên mãn của ñời sống tôn giáo và trong Người Thiên Chúa ñã hòa giải với mính tất cả mọi sự” 14. Điều này không loại bỏ ñối thoại và sự cùng nhau tìm kiếm sự thật trong các lãnh vực sinh tử, như một câu nói thường ñược thánh Tô-ma A-qui-nô sử dụng, ”Mọi chân lý, bất kỳ do ai nói lên, ñều ñến từ Thánh Linh” 15.

Năm 2011 là năm kỷ niệm 25 năm Ngày Thế giới cầu nguyện cho hòa bình, ñã ñược Đấng Đáng Kính Gio-an Phaolô II triệu tập tại Assisi năm 1986. Trong dịp ñó các vị lãnh ñạo các tôn giáo lớn trên thế giới ñã chứng tỏ rằng tôn giáo là một yếu tố ñoàn kết và hòa bình, chứ không phải là yếu tố chia rẽ và xung ñột. Kỷ niệm kinh nghiệm ấy là một ñộng lực thúc ñẩy hy vọng một tương lai trong ñó tất cả các tín hữu ñều

LỜI CHỦ CHĂN

13

cảm thấy và thực sự trở thành những người kiến tạo công lý và hòa bình.

Sự thật luân lý trong chính trị và ngoại giao

12. Chính trị và ngoại giao phải nhìn gia sản luân lý và tinh thần do các tôn giáo lớn trên thế giới mang lại ñể công nhận và khẳng ñịnh chân lý, các nguyên tắc và các giá trị phổ quát mà nếu phủ nhận chúng, thì ñồng thời người ta cũng chối bỏ chính phẩm giá con người. Nhưng trong thực hành, thăng tiến sự thật luân lý trong giới chính trị và ngoại giao có nghĩa là gì? Có nghĩa là hành ñộng theo tinh thần trách nhiệm ñi từ nhận thức khách quan và ñầy ñủ về các sự kiện; có nghĩa là giải tỏa các ý thức hệ chính trị ñảo lộn chân lý và phẩm giá con người, và muốn cổ võ các giá trị giả tạo dưới chiêu bài hòa bình, phát triển và bảo vệ các quyền con người; có nghĩa là tạo ñiều kiện thuận tiện cho sự dấn thân liên lỷ ñể thiết lập các luật lệ tích cực dựa trên các nguyên tắc của luật tự nhiên 16. Tất cả những ñiều ấy là cần thiết và phù hợp với sự tôn trọng phẩm giá và giá trị nhân vị, ñược các dân tộc trên trái ñất phê chuẩn trong Hiến chương của LHQ hồi năm

1945, Hiến chương này trình bày các giá trị và các nguyên tắc luân lý phổ quát mà các qui luật, các ñịnh chế và các chế ñộ sống chung trên bình diện quốc gia và quốc tế cần phải tham chiếu.

Khắc phục oán ghét và thành kiến

13. Mặc dù có những bài học lịch sử và sự dấn thân của các quốc gia, các Tổ chức Quốc tế trên bình diện hoàn cầu và ñịa phương, cũng như của các Tổ chức phi chính phủ và của mọi người nam nữ thiện chí hằng ngày xả thân bảo vệ các quyền và tự do căn bản, trên thế giới ngày nay người ta ghi nhận vẫn còn những cuộc bách hại, kỳ thị, những hành vi bạo lực và bất bao dung dựa trên tôn giáo. Đặc biệt tại Á, Phi, các nạn nhân chính vẫn là những phần tử của các nhóm tôn giáo thiểu số, người ta cấm họ không ñược tự do tuyên xưng tôn giáo của mình hoặc thay ñổi tôn giáo, qua những hành vi dọa nạt hoặc vi phạm các quyền, các tự do cơ bản và những tài sản thiết yếu, ñến ñộ tước ñoạt tự do bản thân và cả sinh mạng của họ nữa.

Rồi như tôi ñã nói, có những hình thức tinh vi hơn thù nghịch chống lại tôn giáo, tại các nước Tây Phương,

NGUYỆT SAN DÂN CHÚA 34, 01 - 2011

14

những hình thức này ñôi khi ñược biểu lộ qua sự chối bỏ lịch sử và các biểu tượng tôn giáo trong ñó có phản ánh căn tính và văn hóa của ñại ña số công dân. Những hình thức ñó thường nuôi dưỡng oán ghét và thành kiến, và không phù hợp với quan niệm trong sáng và quân bình về sự ña nguyên và ñặc tính ñời của các tổ chức chính quyền, không kể sự kiện các thế hệ trẻ có nguy cơ không ñược tiếp xúc với gia sản tinh thần quí giá của quê hương họ.

Việc bảo vệ tôn giáo ñược thể hiện qua sự bảo vệ các quyền và tự do của các cộng ñoàn tôn giáo. Các vị lãnh ñạo các tôn giáo lớn trên thế giới và các vị lãnh ñạo quốc gia cần tái quyết tâm dấn thân thăng tiến và bảo vệ tự do tôn giáo, ñặc biệt là bảo vệ các nhóm tôn giáo thiểu số, các nhóm này không phải là một ñe dọa chống lại căn tính của nhóm ña số, nhưng trái lại họ là cơ hội ñể ñối thoại và làm cho nhau ñược thêm phong phú về văn hóa. Việc bảo vệ họ chính là cách thức lý tưởng ñể củng cố tinh thần từ nhân, cởi mở, và hỗ tương nhờ ñó bảo vệ các quyền và tự do cơ bản trong mọi lãnh vực và mọi miền trên thế giới.

Tự do tôn giáo trên thế giới

14. Sau cùng, tôi ngỏ lời với các cộng ñồng Ki-tô ñang bị bách hại, kỳ thị, phải chịu những hành vi bạo lực và bất bao dung, ñặc biệt tại Á, Phi, Trung Đông, và nhất là tại Thánh Địa, nơi ñã ñược Thiên Chúa ưu tuyển và chúc lành. Trong khi tôi tái bày tỏ với họ lòng quý mến hiền phụ và ñoan hứa cầu nguyện cho họ, tôi xin tất cả các vị hữu trách hãy mau lẹ hành ñộng ñể chấm dứt mọi bạo hành chống các Ki-tô hữu cư ngụ tại các miền ấy. Ước gì các môn ñệ Chúa Ki-tô, ñứng trước những nghịch cảnh hiện tại, vẫn không nản chí, vì việc làm chứng cho Tin Mừng ñang và sẽ luôn luôn là dấu chỉ chống ñối!

Chúng ta hãy suy niệm trong lòng những lời của Chúa Giê-su: ”Phúc cho những người khóc lóc, vì họ sẽ ñược an ủi [..]. Phúc cho những người ñói khát sự công chính, vì họ sẽ ñược no ñầy [..] Phúc cho các con khi người ta lăng mạ, bách hại các con, và nói xấu ñủ ñiều chống lại các con vì Thầy. Các con hãy vui mừng hân hoan, vì phần thưởng các con thật lớn lao ở trên trời” (Mt 5,4 -12). Vậy chúng ta tái ”quyết tâm thực thi bao dung và tha thứ, mà chúng ta cầu xin trong kinh Lạy Cha, coi ñó như ñiều kiện và mẫu mực ñể ñược lòng từ bi mong ước.

LỜI CHỦ CHĂN

15

Thực vậy, chúng ta cầu nguyện thế này ”Xin tha nợ chúng con như chúng con cũng tha kẻ có nợ chúng con” (Mt 6,12) 17. Không thể thắng bạo lực bằng bạo lực. Cần phải luôn làm cho tiếng kêu ñau thương của chúng ta ñược ñức tin, cậy và chứng tá về tình thương của Thiên Chúa ñi kèm. Tôi cũng mong ước rằng tại Tây Phương, ñặc biệt tại Âu Châu, sẽ chấm dứt những thái ñộ thù nghịch và những thành kiến chống các tín hữu Ki-tô chỉ vì họ muốn làm cho cuộc sống của họ phù hợp với các giá trị và nguyên tắc ñã ñược diễn tả trong Tin Mừng. Đúng hơn, Âu Châu cần biết hòa giải với các căn cội Ki-tô của mình, là những ñiều rất quan trọng ñể hiểu vai trò mà Âu Châu ñã, ñang và muốn nắm giữ trong lịch sử; như thế Âu Châu sẽ cảm nghiệm ñược công lý, hòa hợp và hòa bình, trong khi vun trồng một cuộc ñối thoại chân thành với tất cả các dân tộc.

Tự do tôn giáo, con ñường dẫn ñến hòa bình

15. Thế giới cần ñến Thiên Chúa. Cần những giá trị luân lý ñạo ñức và tinh thần, phổ quát và chung, và tôn giáo có thể cống hiến một sự ñóng góp quí giá trong việc tìm kiếm các giá trị ấy ñể xây dựng một trật tự xã hội

công chính và hòa bình, trên bình diện quốc gia và quốc tế.

Hòa bình là một hồng ân của Thiên Chúa và ñồng thời là một dự phóng cần phải thực hiện, nhưng không bao giờ hoàn tất trọn vẹn. Một xã hội ñược hòa giải với Thiên Chúa thì gần gũi với hòa bình hơn, và hòa bình không phải chỉ là vắng bóng chiến tranh, không phải chỉ là thành quả của sự thống trị kinh tế hoặc chính trị và càng không phải là kết quả của những gian xảo lừa ñảo hoặc những lèo lái khéo léo. Trái lại, hòa bình là kết quả của một tiến trình thanh tẩy và nâng cao văn hóa, luân lý và tinh thần của mỗi người và mỗi dân tộc, trong ñó phẩm giá con người ñược hoàn toàn tôn trọng. Tôi mời gọi tất cả những ai muốn trở thành người xây dựng hòa bình, nhất là người trẻ, hãy lắng nghe tiếng nói trong nội tâm mình, ñể tìm thấy nơi Thiên Chúa ñiểm tham chiếu vững bền hầu ñạt tới tự do chân chính, sức mạnh vô tận ñể ñịnh hướng thế giới với một tinh thần mới mẻ, có khả năng không tái phạm những lỗi lầm quá khứ. Như lời dạy của Vị Tôi Tớ Chúa Phao-lô VI, Người ñã khôn ngoan nhìn xa trông rộng khi lập

NGUYỆT SAN DÂN CHÚA 34, 01 - 2011

16

ra Ngày Hòa bình thế giới, ”Trước tiên cần mang lại cho hòa bình những vũ khí khác, không phải những vũ khí nhắm giết hại và tàn sát nhân loại. Nhất là cần những võ khí tinh thần, mang lại sức mạnh và uy tín cho công pháp quốc tế; trước tiên là tuân giữ các hiệp ước” 18. Tự do tôn giáo là võ khí ñích thực của hòa bình, với sứ mạng lịch sự và ngôn sứ. Thực vậy tự do tôn giáo ñề cao giá trị và làm cho những phẩm tính và tiềm năng sâu xa nhất của con người ñược kết quả, có khả năng thay ñổi và cải tiến thế giới. Tự do tôn giáo giúp nuôi dưỡng hy vọng một tương lai công lý và hòa bình, cả khi ñứng trước những bất công trầm trọng và những lầm than về vật chất và tinh thần. Ước gì tất cả mọi người và mọi xã hội ở mọi cấp ñộ và ở mọi nơi trên trái ñất sớm ñược cảm nghiệm tự do tôn giáo, con ñường dẫn ñến hòa bình!

Vatican ngày 08 tháng 12 năm 2010

Biển Đức XVI, Giáo Hoàng.

Chú thích: ———–

(1) Biển Đức 16, Thông ñiệp Caritas in veritate, 29.55-57

(2) x. Công ñồng Vatican II, Dignitatis humanae, 2. (3) x. Biển Đức 16, Thông ñiệp Caritas in veritate, 78 (4) x. Công ñồng Vatican II, Nostra aetate, 1. (5) x. Id,. Dignitatis humanae, 7 (6) Biển Đức 16, Diễn văn tại LHQ ngày 18-4-2008: AAS 100 (2008), 337 (7) x. Dignitatis humanae, 2. (8) Gio-an Phao-lô II, Diễn văn tại Nghị viện của tổ chức OSCE, 10-10-2003, 1: AAS 96 (2004), 111. (9) x. Biển Đức 16, Caritas in veritate, 11. (10) x. Id., Dignitatis humanae, 1. (11) x. Cicerone, De inventione, II, 160. (12) x. Biển Đức 16, Diễn văn với các Đại diện tôn giáo khác ở Anh quốc (17-9-2010): L’Osservatore Romano, 18-9-2010, p.12. (13) Nostra aetate, 2. (14) ibidem. (15)Super evangelium Joannis, I,3. (16) x. Biển Đức 16, Diễn văn trước chính quyền và ngoại giao ñoàn tại Cipro (5-6-2010): L’Osservatore Romano (6-6-2010), p.8; Ủy ban Thần Học Quốc Tế, tìm kiếm một nền luân lý ñạo ñức phổ quát: một cái nhìn về luật tự nhiên, Città del Vaticano 2009. (17) Phao-lô VI, Sứ ñiệp nhân Ngày Hòa bình thế giới 1976: AAS 67 (1975), 671. (18) Ibid., p.668.

Nguồn: vietvatican.net

TRANG CHUYÊN ĐỀ

17

Lâm Phước O.P. Công ñồng Vatican II (1962-1965) dạy: "Từ muôn ñời, Đức Trinh Nữ ñã ñược tiền ñịnh làm Mẹ Thiên Chúa cùng một lúc với việc Nhập Thể của Ngôi Lời Thiên Chúa... Đức Trinh Nữ nhờ ơn huệ và vai trò làm Mẹ Thiên Chúa, Mẹ ñược hợp nhất với Con Mẹ là Đấng Cứu Chuộc và hiệp nhất với Giáo hội.. Mẹ Thiên Chúa là mẫu mực của Giáo hội trên bình diện ñức tin, ñức ái và hoàn toàn hiệp nhất với Chúa Ki-tô". Nhờ

Giáo huấn của Giáo hội và lời giảng dạy của các Thánh Giáo phụ, các Thánh tiến sĩ và các nhà thần học, giáo dân trong khắp Giáo hội mỗi ngày thêm vững tin tín ñiều Mẹ Thiên Chúa và sốt sắng sùng mến Mẹ.

ếu ai ñã từng coi bộ phim thiếu nhi Trung Quốc: "Tiểu Long Nhân", chắc không quên

ñược những cảnh tìm mẹ của Tiểu Long Nhân. Sau bao lần vượt qua gian nan, thử thách, cùng với những người bạn tốt là Bối Bối, Kỳ Kỳ và Bảo Bảo, em ñã gặp ñược mẹ Long Nữ. Khi gặp ñược mẹ bằng xương bằng thịt (vì trước ñó,

các em chỉ gặp trong giấc mơ và tiếng vang), Tiểu Long Nhân hỏi: "Mẹ Long Nữ ơi! Mẹ có ñúng là mẹ của con không?". Lúc ñó, Bối Bối, Kỳ Kỳ, Bảo Bảo cũng lên tiếng từng ñứa một, "Mẹ cũng là mẹ của con nữa". Long Nữ ôm chầm các con và nói: "Mẹ là mẹ chúng con ñây!". Ðến lúc ñó, tôi nghĩ ngay ñến Mẹ Ma-ri-a và tự nhủ:

N

NGUYỆT SAN DÂN CHÚA 34, 01 - 2011

18

"Ơ! Tôi và mọi người cũng ñều có chung một người Mẹ chứ!".

Thú thật trong các tín ñiều hoặc tước hiệu về Mẹ: Mẹ Thiên Chúa, Mẹ Hồn xác lên trời, Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội, Mẹ Ðồng Trinh, Mẹ Giáo Hội, Mẹ Cứu Thế, Mẹ Mân Côi… Tôi thích nhất tước hiệu "Mẹ loài người" hơn, vì có cảm giác người mẹ ñó gần với chúng ta, mà chúng ta có thể "nắm bắt" ñược : "Mẹ Ma-ri-a là Mẹ loài người, là Mẹ của chúng con". Tương tự như thánh Tô-ma thốt lên sau khi xem thấy Chúa Giê-su sống lại: "Lạy Thiên Chúa! Lạy Thiên Chúa của tôi!". Danh xưng này giúp tôi biết Mẹ Ma-ri-a không là của riêng ai, mà là của cả loài người, kể cả người ngoài Giáo hội.

Ðể sở thích này không chỉ dừng lại cảm xúc tình cảm, bởi vì tôn sùng Ðức Mẹ không ở chỗ cảm hứng nhất thời và vô hiệu lực, cũng không ở chỗ quá dễ tin, mà có suy tư bắt nguồn từ mặc khải Thánh kinh và Thánh truyền, từ truyền thống Giáo hội, tức là một ñức tin thuần tuý . Chúng ta cùng nhau lược qua những ñiểm chính yếu về Mẹ Ma-ri-a, Mẹ loài người, Mẹ chúng ta; từ ñó chiêm ngắm rõ hơn những phẩm chất của người "Mẹ chúng sinh" ở bình diện cao siêu.

THÁNH KINH VÀ THÁNH TRUYỀN ÐỀU XÁC ÐỊNH ÐỨC MA-RI-A LÀ MẸ NHÂN LOẠI

Trong những thế kỷ ñầu của Giáo hội, Ðức Ma-ri-a ñã ñược gọi là "Mẹ Ðức Giê-su", "Mẹ Ðồng trinh", "Mẹ Thiên Chúa"… Dù với tước hiệu hay vị trí nào, tất cả ñều nhằm diễn tả mối tương quan giữa Ðức Ma-ri-a với mầu nhiệm Con Thiên Chúa làm người. Các sách Cựu Ước mô tả lịch sử cứu ñộ, trong ñó giới thiệu Ðức Ki-tô vào thế giới ñã ñược chuẩn bị cách tiệm tiến. Những tài liệu tiên khởi này, khi ñược ñọc trong Hội thánh và ñược hiểu dưới ánh sáng mặc khải trọn vẹn, ñã từ từ cho thấy khuôn mặt của một người nữ: Thân mẫu Ðấng Cứu Thế" (HT 55) .

Như vậy, Công ñồng nhắc nhớ, khuôn mặt của Ðức Ma-ri-a ñược phác họa ngay từ khởi nguyên của lịch sử cứu ñộ. "Ta sẽ ñặt mối thù giữa mi và người nữ, giữa dòng dõi mi với dòng dõi người nữ, người này sẽ ñạp ñầu mi và mi sẽ rình ñể cắn gót chân của người" (St 3,15). Ðoạn văn này ñược truyền thống thế kỷ XIV ñặt tên là "Phúc âm tiên khởi", hé mở cho chúng ta thấy ý ñịnh cứu ñộ của Thiên Chúa ngay từ lúc khởi nguyên của nhân loại . Nếu như trước ñây, bà E-và trở thành ñồng

TRANG CHUYÊN ĐỀ

19

minh của con rắn lôi kéo con người vào vòng tội lỗi, thì nay Thiên Chúa loan báo, Người sẽ biến người phụ nữ (E-và mới) thành thù ñịch của con rắn. Người phụ nữ ấy là ai? Chúng ta chỉ biết ñược tường tận khi ñọc bản văn Cựu Ước trong Hội thánh và ñược giải thích dưới ánh sáng của Tân Ước.

Dưới ánh sáng Tân Ước và truyền thống Hội thánh, chúng ta biết "E-và mới" chính là Ðức Ma-ri-a; còn dòng dõi của người ñàn bà là Ðức Giê-su, người chiến thắng quyền lực Sa-tan nhờ mầu nhiệm Vượt Qua. Và nếu như "E-và cũ" tượng trưng cho loài người bất tuân, thành mẹ của người chết, thì "E-và mới" lại tượng trưng cho dòng dõi loài người ñón nhận Lời Chúa qua sự vâng phục, khi ñó Ðức Ma-ri-a là mẹ của những người sống. Ðiều ñó ñược minh chứng qua biến cố Truyền tin, Công Ðồng Va-ti-ca-nô II nhấn mạnh: "Chúa Cha giàu lòng từ bi muốn rằng sự thỏa thuận của Ðấng ñịnh làm mẹ thì ñi trước cuộc Nhập thể, bởi vì như thế, cũng như một người nữ ñã góp phần vào việc mang lại sự chết, thì một người nữ cũng góp phần vào việc mang lại sự sống" (HT 56). Hiến chế Ánh sáng muôn dân cũng khẳng ñịnh: "Cũng như nhân loại

ñã bị cái chết ñô hộ vì một người nữ, thì cũng ñược giải thoát khỏi cái chết nhờ một trinh nữ; như vậy sự bất tuân của một người nữ ñã ñược chấn chỉnh lại nhờ sự tuân phục của một người nữ…".

Tân Ước minh chứng rõ hơn. Nếu như Ðức Ma-ri-a là Thân mẫu Ðức Giê-su (x. Mt 1,23); Công Ðồng Ê-phê-sô năm 431; truyền thống cổ ñiển - và Công ñồng Va-ti-ca-nô II - Hiến chế Ánh sáng muôn dân số 52, minh nhiên công nhận Ðức Ma-ri-a là mẹ của chúng ta, bởi vì "Các tín hữu liên kết với Ðức Ki-tô là ñầu, thì cũng kết hiệp với các thánh của Người, và cũng phải tôn kính, trước hết là Ðức Ma-ri-a vinh hiển trọn ñời ñồng trinh, Thân mẫu Ðức Giê-su Ki-tô, Thiên Chúa và Chúa chúng ta" .

Mẹ là người ñã cưu mang Mầm Sống (là Ðức Ki-tô, Con Thiên Chúa) ñem lại sự sống vĩnh cửu cho nhân loại, thì Mẹ cũng là Mẹ của những người ñón nhận Sự Sống ñó. Tước hiệu "Mẹ sự sống" ñã ñược thánh Grê-gô-ri-ô Nis-sê-nô sử dụng, và ông Guerrico Igny (qua ñời năm 1157) giải thích: "Người là mẹ của Sự Sống, nhờ ñó tất cả mọi người ñược sống; khi sinh ra Sự Sống này, cách nào ñó Người ñã sinh hết những người sẽ ñược sống. Duy chỉ một người ñã

NGUYỆT SAN DÂN CHÚA 34, 01 - 2011

20

ñược sinh ra, nhưng tất cả chúng ta ñã ñược tái sinh" (In Assumptione I,2) .

Nhưng trên hết, niềm tin chắc chắn vào Ðức Ma-ri-a, Mẹ loài người là nhờ lời của Chúa Giê-su trối lại: "Thưa Bà! Ðây là con của Bà!"; rồi nói với môn ñệ: "Ðây là Mẹ của anh!" (Ga 19,26-27). Lời "mặc khải này" vuợt quá tầm mức của một câu chuyện gia ñình (bày tỏ tâm tình con thảo qua việc gởi gấm) như một người giải thích. Quả thật, Ðức Ki-tô Giê-su ñã ấn ñịnh tương quan mới về Tình yêu của Ðức Maria với con người; nói cách khác, Người trao cho Mẹ một sứ mạng mới : làm Mẹ chúng sinh. Ý tưởng này nằm trong thần học của thánh Gio-an Tông ñồ khi trình bày hai bản văn kiểu Sê-mít (ñóng mở) nói về Ðức Ma-ri-a có mặt lúc khai mạc sứ vụ của Ðấng Cứu thế và kết thúc sứ mạng của Người (Ga 2,1-11 và Ga 19, 26-17).

Như vậy, không còn nghi ngờ gì nữa, Ðức Ma-ri-a là Mẹ loài người, là Mẹ chúng ta; mầu nhiệm này luôn liên kết mật thiết với Ðức Ki-tô. Ðiều này cũng phù hợp với phương pháp nghiên cứu về Thánh mẫu học: ñặt Ðức Ðức Ma-ri-a trong tương quan mầu nhiệm cứu rỗi; ñó là ba tương quan: Hội thánh, Ðức Ki-tô và Chúa Thánh Thần .

Nếu chúng ta ñã nhìn nhận Ðức Ma-ri-a là Mẹ chúng ta, Mẹ nhân loại, giờ ñây, hãy tiếp tục chiêm ngắm những phẩm chất của Mẹ mình, những phẩm chất luôn có nơi một người mẹ sinh ra chúng ta bằng xương bằng thịt nhưng ở bình diện siêu việt hơn và có nền tảng hơn.

NHỮNG PHẨM CHẤT CỦA ÐỨC MA-RI-A, MẸ NHÂN LOẠI

Ý tưởng này khởi ñiểm từ việc nhìn thấy bối cảnh xã hội ngày nay, một xã hội mà người ta ñang chú trọng vào việc lấy thật nhiều bằng cấp. Lái xe phải có bằng, giữ trẻ phải có bằng, dạy học phải có bằng, nộp ñơn xin bất kỳ việc làm nào cũng phải có bằng… Có người có hai ba cái bằng, nhưng khả năng thực thì ñúng là chỉ dừng lại cái bằng. Bằng cấp là gì, phải chăng khả năng của anh chỉ ñạt tới mức cái bằng? Tài năng thì ñâu giới hạn trong một mảnh giấy. Còn nếu so sánh bằng cấp thì ñây: Người mẹ nào sinh ra ta lại không có biết bao nhiêu là bằng cấp: bằng sinh ñẻ, bằng thay tã, bằng băng bó, bằng thức khuya, bằng lắng nghe và ru con, bằng trực giác hơn cả 'Counsellor" ở trung học, bằng chờ ñợi, bằng kiên nhẫn, bằng khoan dung ñộ lượng, bằng săn sóc…

TRANG CHUYÊN ĐỀ

21

Thực chất ai có thể cấp bằng ñó cho người mẹ của mình. Không một ñại học nào cấp ñược, vì ñại học chỉ cấp cơ sở, cấp kiến thức, kỹ thuật mà thôi, trong khi người mẹ luôn có cả con TIM.

Vậy, Mẹ Ma-ri-a ñúng là một "Giáo sư Cao học" về:

VIỆC GÌN GIỮ MẦM SỐNG LÀ ÐỨC KI-TÔ, ÐẤNG ÐEM LẠI SỰ SỐNG CHO NHÂN LOẠI

Trước hết, qua trình thuật Lc 1,26-38 (Biến cố Truyền tin), chúng ta biết Ðức Mẹ ñã bắt ñầu cưu mang Mầm Sống ñem lại sự sống cho nhân loại. Khi cưu mang Ðấng thánh, ñược gọi là Con Thiên Chúa, Mẹ ñã bắt ñầu gặp "trắc trở" nơi bạn mình là thánh Giu-se (x. Mt 1,18-25); sau ñó, với thân mang dạ chửa, Mẹ ñã phải từ thành Na-da-rét, miền Ga-li-lê mà cất bước nặng nhọc lên thành Bê-lem. Vì sắp tới ngày sinh nở, lại phải ñường sá xa xôi, nên Mầm Sống ñó ñã "vội vàng" "kết trái" giữa nơi chốn thấp hèn, thiếu thốn (x. Lc 2,6-7). Mang lấy ñã khó, giữ gìn càng lại khó, từ lúc người con ra ñời? Mẹ ñã phải tiếp tục trải qua lận ñận, lao ñao trong việc gìn giữ Mầm Sống mới sinh khi trốn sang Ai Cập, do Hê-rô-ñê tìm giết (x. Mt 2,13-15); và cùng với con

thơ nhỏ dại ñó, Mẹ lại trở ngược về quê nhà Ít-ra-en.

Nào có yên, vì Ác-khê-lao, kẻ kế vị vua Hê-rô-ñê còn ác hơn cả cha mình, nên Mẹ ñành ôm con về miền Ga-li-lê và ở tại Na-da-rét…. Chạy nạn một mình ñã là ñiều vất vả, lại bồng thêm ñứa con thơ; ñồng thời trong tâm trạng bất an, nơm nớp lo sợ, thử hỏi, còn nỗi khổ cực nào hơn. Nỗi lo sợ lớn nhất không phải lo bản thân Mẹ mà chính là bảo toàn Nguồn ñem lại sự sống cho nhân loại mai sau. Khi thuật trình những hoàn cảnh khổ cực và nghèo khó của hành trình và sinh hạ, chúng ta mới thấy ñặc tính của Vương quyền của Ðấng Mê-si-a là như vậy ñó: không danh dự, không quyền bính trần thế, không nương tựa vững chắc, ñiều mà sau này Người công bố: "Con Người không có nơi tựa ñầu" (Lc 9, 58).

Và như vậy, Mẹ ñã chia sẻ sâu sắc thân phận ñó với sự vâng phục hoàn toàn, Mẹ làm với tất cả tấm lòng trân trọng, "Bà ñã sinh hạ một con trai, quấn khăn và ñặt trong một máng cỏ…" (Lc 2,7). Hành ñộng minh chứng, Mẹ sẵn sàng thực thi những gì mình ñã cam kết : "Xin Chúa cứ làm cho tôi như lời Sứ thần ñã nói" (Lc 1,38); cũng như ñứng trước biết bao sự

NGUYỆT SAN DÂN CHÚA 34, 01 - 2011

22

kiện, Mẹ "Hằng ghi nhớ mọi kỷ niệm ấy và suy ñi nghĩ lại trong lòng" (Lc 2,19). Quả thật, Mẹ xứng ñáng là Mẹ của chúng ta, bởi Mẹ ñã gìn giữ Ðấng mang lại sự sống chúng ta ngay tại trần gian. Chính nhờ Mẹ, "Ðã gợi lên cho bà mẹ khác, là Hội thánh, hãy biết trân trọng hồng ân và bổn phận suy niệm và suy tư thần học, ngõ hầu có thể ñón nhận mầu nhiệm cứu ñộ, hiểu biết mầu nhiệm sâu rộng hơn, và loan truyền mầu nhiệm với nhiệt tình mới mẻ cho mọi người thuộc mọi thời ñại" .

… VIỆC TRUNG THÀNH VỚI THIÊN CHÚA – ÐỒNG HÀNH CÙNG CON LÚC VUI SƯỚNG và ÐAU KHỔ

Chúng ta ñã biết một yếu tố quan trọng trong tình cảm (tình yêu, tình bạn, gia ñình, nghề nghiệp…) dù trong giai ñoạn nào (bắt ñầu hay ñã lâu) hoặc ở ñâu là, sự chân thành. Nhưng, tôi yêu người yêu chân thành, hết lòng, rồi một thời gian sau ñó quen người khác, tôi cũng yêu hết lòng, hết mình, có ñược không? Tôi thành thật với bạn bè, với vợ con, sau ñó tôi gặp bạn khác, người tình khác, tôi cũng hết lòng thương yêu chứ không hề giả dối, thì sao? Vì vậy, một yếu tố ñể ñánh giá tình yêu

ñích thực hoặc sự cam kết trọn vẹn là lòng trung thành.

Một trong ñặc tính của lòng trung thành là luôn hiện diện với người mình cam kết không chỉ trong những lúc thành công, hạnh phúc, sung sướng… mà còn trong lúc thất bại, gian nan thử thách, ñau khổ. Bởi vậy, ca dao tục ngữ Việt Nam có câu:

"Ai ơi ! giữ chí cho bền,

Dù ai xoay hướng, ñổi nền mặc ai !".

Còn trong Thánh kinh, thánh Gio-an nêu khá rõ ñặc tính này qua hai ñoạn biểu trưng nhất của sự hiện diện của Mẹ Ma-ri-a trong lúc vui sướng (x. Ga 2,1-11) và ñau khổ tận cùng (x. Ga 19,25-27).

Tại tiệc cưới Ca-na, thánh sử có ghi: "Có cả Thân mẫu của Ðức Giê-su" (Ga 2,1), coi như gợi ý rằng, chính sự hiện diện của Mẹ Ma-ri-a là sự hợp tác vào sứ mạng của Con. Ý nghĩa của hiện diện ñó ñược biểu lộ khi ñôi tân hôn thiếu rượu. Là người nội trợ từng trải và tinh mắt, Ðức Mẹ nhận biết tình cảnh và ñã can thiệp ñể khỏi mất niềm vui của mọi người, và nhất là giải gỡ khó khăn của ñôi tân hôn. Mẹ ngỏ lời với Chúa Giê-su: "Họ ñã hết rượu rồi" (2,3). Một lời ngỏ ñầy niềm tin phó thác thay vì ñi tìm rượu chỗ khác. Như vậy, ngoài

TRANG CHUYÊN ĐỀ

23

ý nghĩa việc Ðức Ma-ri-a chính là người giới thiệu Ðấng Cứu Thế, chúng ta thấy, Mẹ luôn hiện diện cùng người Con trong việc khai mạc sứ vụ, và luôn cầu bầu cùng tất cả con người trong việc bảo tồn niềm vui. Niềm vui ñó sẽ nên vững mạnh và thành hiện thực khi "Các anh hãy làm ñiều mà Người truyền dạy". Ngoài ra, Mẹ Ma-ri-a còn hiện diện với người Con trong những lúc rao giảng, lúc ñược ca ngợi là "Phúc thay ai cho Thầy bú mớm", và chắc chắn trong lúc Con mình ñược tôn vinh tại ñền thờ Giê-ru-sa-lem…

Ðó là những lúc "thuận buồm xuôi gió". Nhưng ý nghĩa sâu sắc và giá trị nhất lòng trung thành của Mẹ Ma-ri-a chính là: ñồng hành với Con trong những lúc ñau khổ. Thật ra, trước khi hiệp thông mầu nhiệm ñau khổ với Ðức Giê-su, Mẹ ñã ñón nhận ñiều ñó khi ñược ông Si-mê-on tiên báo "Cháu bé này ñược ñặt làm duyên cớ cho nhiều người Ít-ra-en phải vấp ngã hay ñược chỗi dậy, dấu hiệu bị người ñời chống báng- Còn phần bà, thì một lưỡi gươm sẽ ñâm thâu tâm hồn bà, ngõ hầu những ý nghĩ từ thâm tâm nhiều người phải lộ ra" (Lc 2,34-35). Một lời tiên báo ñau khổ cho Ðấng Mê-si-a, cũng là lời liên

kết cuộc ñời Mẹ vào chung số phận của người Con.

Nhưng có lẽ ñỉnh cao của sự hiệp thông này là việc ñứng kề bên thập giá (x. Ga 19,25). Công Ðồng Va-ti-ca-nô II cũng nhấn mạnh tới chiều kích sâu thẳm của việc Ðức Ma-ri-a hiện diện trên núi Calvario, "Ðức Ma-ri-a ñã trung tín duy trì sự kết hiệp với Con mình cho tới cây Thập giá" (Ht 58). Qua ñó, Công Ðồng nhắc tới "sự ñồng tử nạn của Ðức Ma-ri-a", những gì mà Ðức Giê-su ñã chịu ñau khổ trong tâm hồn và trong thân xác thì ñều vọng lại trong con tim Mẹ. "Mẹ kết hợp hy tế của Con mình và thuận tình dâng hiến Thánh Tử vì phần rỗi nhân loại. Mẹ trở thành tấm gương cho niềm hy vọng vào ánh sáng Phục sinh giữa ñêm tối của Thập giá". Chính khi ñó, chúng ta mới cảm thấu ñược giá trị tuyệt ñỉnh của hai tiếng "Xin vâng", một lời ñáp trả trọn vẹn của ñức tin, một hành ñộng "Cạn tàu ráo máng" thể hiện những gì cam kết, chứ không là "chữ ký" suông. Và trong tận cùng của ñau khổ ñó, Mẹ cho chúng ta một bài học về niềm hy vọng, niềm hy vọng dưới chân Thập giá chưá ñựng một ánh sáng còn mạnh hơn gấp ngàn lần bóng tối lẩn trốn trong tâm hồn nhiều người. Và

NGUYỆT SAN DÂN CHÚA 34, 01 - 2011

24

nếu như ngày xưa Mẹ ñã chia ngọt sẻ bùi với Ðức Giê-su, con Mẹ, thì ngày nay, Mẹ Ma-ri-a cũng luôn ñồng hành với mỗi người chúng ta trong những lúc hân hoan,vui sướng, ñặc biệt những lúc khốn cực nhất của một con người: thất vọng, bi quan, bị hiểu lầm, bị chê bai, chống ñối…

Mẹ chúng ta là thế ñó! Có bằng cấp nào cấp cho Mẹ không. Những phẩm chất của Ðức Ma-ri-a không dừng lại ñó, bởi vì Mẹ chúng ta còn có cả…

MỘT LÒNG BAO DUNG QUẢNG ÐẠI - CHO ÐI TẤT CẢ

Chắc chúng ta ñã ñọc bài : "Lời cầu của một vị linh mục" vào buổi chiều Chúa nhật . Trong ñó có một ñoạn viết, "Con gặp thấy nhiều ñứa trẻ ñang chơi trên vỉa hè,… nhưng Lạy Chúa, những ñứa trẻ của người ta chứ không bao giờ là của con…..". Khi ñọc những nỗi ñau xót của người tận hiến, tôi hiểu phần nào tâm trạng của Mẹ Ma-ri-a, Mẹ của chúng ta khi xưa. Chúa Giê-su, con lòng mẹ ñã cưu mang, nhưng lại không phải của riêng mình, mà là cho nhân loại, cho dù 9 tháng mang nặng ñẻ ñau, cho dù ñã từng "thất kinh hoảng hồn" khi lạc mất con trong ñền thánh (x. Lc 2, 41-50). Chính

lúc ñó, khi mà Mẹ nhận ñược lời, "Cha mẹ không biết là Con có bổn phận ở nhà của Cha con sao?" (Lc 2,49), Mẹ mới cảm thấy rồi ñây người con mình ñã cưu mang và dạy dỗ chắc chắn sẽ là của muôn dân, chứ không của riêng mình. Ba mươi năm trời sống kề cận bên người Con, chắc chắn Mẹ lo tròn bổn phận cả ba mươi năm, bởi vì Mẹ ñã nhận lãnh sứ mạng: cưu mang và dưỡng dục người Con sinh ra cho muôn dân. Và, người ta "xem quả biết cây", những ñức tính nhân bản của người con này thế nào là tuỳ thời gian săn sóc dạy dỗ mà phần lớn là do Mẹ. Ðiều này ñã chứng minh qua việc khen ngợi của dân chúng: "Phúc thay ai ñã cho Thầy bú mớm". Ðến khi người Con khôn lớn và bắt ñầu khai mào sứ vụ bằng sự can thiệp của Mẹ tại tiệc cưới Ca-na, Mẹ Ma-ri-a hiểu rằng mốc ñiểm ñó ñánh dấu sự cách ly khỏi "tình ruột thịt" ñể nối kết "tình thiêng liêng" mang tính toàn cầu.

Nhưng sự cách ly này không phải xa biệt tâm trí, bởi vì sự cách ly ñó không ngăn cản ñược Mẹ theo dõi con từng bước bằng tinh thần, bằng việc suy niệm và giữ những lời giáo huấn của người Con như trước khi và trong khi sinh ra người Con ñó. Quả thật,

TRANG CHUYÊN ĐỀ

25

"Trong thời gian Ðức Ki-tô rao giảng, Mẹ Ma-ri-a ñã ñón nhận những lời mà Chúa Con ñã ñề cao Nước Thiên Chúa lên trên những mối tương quan ràng buộc ruột thịt, những lời công bố chân phúc của những người lắng nghe và tuân giữ lời của Chúa (x. Mc 3,35; Lc 11,27) và Mẹ trung thành thực hiện ñiều ñó (x. Lc 2,19.51)". Mẹ tin rằng chính khi chọn lựa cách ly khỏi người Con của mình và khỏi những tình cảm gia ñình, như Người ñã nói rõ về những ñiều kiện cho các môn ñệ theo Người và dấn thân truyền rao Nước Trời, là chính lúc Mẹ cộng tác với Ðấng Cứu chuộc liên kết mọi người trên thế gian thành một khối duy nhất, và ñưa tất cả vào dự phần sự sống vĩnh cửu Chúa Cha.

Lược qua cuộc ñời Ðức Ma-ri-a, chúng ta thấy, từ lúc ñón nhận lời mời gọi cộng tác vào chương trình cứu ñộ nhân thế bằng hai tiếng "Xin vâng", ñến khi nhận thánh Gio-an, ñại diện cho loài người làm con, (cũng bằng sự vâng lời trong suy niệm), Mẹ Ma-ri-a luôn thể hiện phẩm chất của một người mẹ tuyệt vời. Tuyệt vời không phải làm những ñiều kỳ công vĩ ñại vượt trên tự nhiên, nhưng tuyệt vời ở chỗ : Mẹ ñã nỗ lực phi thường trong những biến

cố tầm thường. Chính trong những việc bình thường của cuộc sống, những sự kiện ngang trái hằng ñầy dẫy ñời người, Mẹ ñã tỏ ra lòng khiêm nhường của một thánh nhân trước Thiên nhiệm, một ý chí kiên trì của một "nữ Anh thư", một tấm lòng trung thành của người "Tôi tớ" thực thi lời giao ước ñã quyết ñịnh chọn lựa, một tinh thần quảng ñại cho ñi những gì mình lãnh nhận… Tất cả chỉ là ñể làm theo thánh ý Thiên Chúa. Chính ñiều ñó mà chúng ta cảm thấy Mẹ rất gần gũi với chúng ta; cũng dễ hiểu, bởi vì Mẹ Ma-ri-a là mẹ loài người, là mẹ chúng ta. Chẳng những thế, Mẹ còn,

HIỆN DIỆN VỚI LOÀI NGƯỜI QUA VIỆC CẦU BẦU

Mẹ không là Mẹ chúng ta sao ñược khi Mẹ có ñầy ñủ phẩm chất của một người mẹ trần gian, nhưng thực thi ở bình diện siêu việt. Ngày nay Mẹ vẫn là mẹ chúng ta, Mẹ loài người trong vai trò Vị Trạng sư. Ngay khi ở trần gian Mẹ ñã thể hiện ñiều này qua việc can thiệp trong tiệc cưới Ca-na (x. Ga 2,1-11); và sự cầu bầu của Mẹ rõ nét hơn kể từ khi nhận làm Mẹ hết của mọi người lúc ñứng dưới chân thập giá (x. Ga 19,26). Công Ðồng Va-ti-ca-nô II cũng làm nổi bật vai trò này của

NGUYỆT SAN DÂN CHÚA 34, 01 - 2011

26

Ðức Ma-ri-a khi móc nối sự hợp tác của người vào công trình cứu ñộ của Ðức Ki-tô : "Do dự xếp ñặt của Chúa quan phòng trên trần gian này, Ðức Ma-ri-a ñã trở nên Mẹ cao trọng của Chúa cứu chuộc, cộng sự viên quảng ñại một cách ñặc biệt và là nữ tỳ khiêm hạ của Chúa" (HT 61). Quả thật, cùng hiệp thông với Ðức Ki-tô, "Ðấng có thể ñem ơn cứu ñộ vĩnh viễn cho những ai nhờ Người mà tiến lại gần Thiên Chúa. Thật vậy, Người hằng sống ñể chuyển cầu cho họ" (Dt 7,25). Do ñó, nhờ hai tiếng "Xin vâng", Mẹ Ma-ri-a ñã bào chữa và cứu thoát cho E-và khỏi tội bất tuân, nên nguyên nhân cứu rỗi bà E-và và cho toàn thể nhân loại.

Làm sao có thể gọi Mẹ là "Trạng sư" nếu Ðức Ma-ri-a không là Mẹ của chúng ta. Qua Mẹ, chúng ta càng nhận rõ hơn hình ảnh của một Thiên Chúa tình yêu (x. 1Ga 4,16) ñã làm người (x. Ga 1,14); bởi vì Mẹ là người mẹ bằng xương bằng thịt ñể từ ñó "Như trẻ sơ sinh, anh em hãy khao khát sữa tinh tuyền là Lời Chúa, nhờ ñó, anh em sẽ lớn lên ñể hưởng ơn cứu ñộ, nếu anh em ñã nghiệm thấy Chúa tốt lành" (1 Pr 2,2-3).

Vậy chúng ta hãy chúc tụng Chúa, vì Người ñã ban cho chúng ta một người mẹ: Mẹ Ma-ri-a, Mẹ của loài người, Mẹ của chúng ta !

* Các Thánh Giáo ph ụ ñã xác quy ết Đức Ma-ri-a là Mẹ Thiên Chúa:

Thánh Ignatio thành Antiochia (A.D +110) “Vì Đức Giê-su Ki-tô, Chúa chúng ta, ñã ñầu thai trong lòng Bà Ma-ri-a, phù hợp với chương trình cứu ñộ của Thiên Chúa”. (Letter to Ephesians, 18, 2; Williams A. Jurgens, editor, the faith of the Early Fathers, volume 1 n. 42).

Thánh Irênêo Giám mục Lyons (A.D. 140 - 202) “Đức Ma-ri-a, khi vâng lời Thiên Chúa, ñã nhận từ Thiên thần tin vui mừng là cưu mang Con Thiên Chúa” (Against Heresies, 5, 19, 1 Jurgens, Vol.1, n. 256a).

TRANG CHUYÊN ĐỀ

27

Đa-minh Nguyễn Ngọc Long

ăm Mới 2011 ñang dần tiến về với ñất trời và cho con

người. Xin chào mừng Năm Mới! Ngày tháng Năm Mới là qùa tặng. Nhưng cũng là một mầu nhiệm cho trí khôn cũng như lòng tin của con người. Năm Mới mời gọi con người cùng tiến vào tiếp nhận.

Thời gian Năm Mới mở ra một tương lai chân trời mới. Nhưng những thử thách cũng ñang chờ ñợi con người vượt qua nơi ñó.

Năm Mới mời gọi con người cùng ñi vào nhập cuộc thám hiểm.

Năm Mới mang ñến một khởi ñầu mới. Nhưng cũng không thiếu những lúc như bị ngừng trệ ñứng dậm chân tại chỗ sẽ xảy ñến.

Năm Mới mời gọi con người luôn cùng sãn sàng bắt ñầu lại từ ñầu.

1. Năm Mới khởi ñầu với Tháng Một (Tháng Giêng).

Tháng này theo người tây phương là tháng "cánh cửa“ mở ra ñi vào thời gian cùng không gian năm mới. Tháng này khởi ñầu với ngày 01.01. lễ kính Ðức Mẹ Ma-ri-a là mẹ Thiên Chúa. Và cũng là ngày Giáo hội chọn là ngày cầu nguyện cho Hoà Bình trên thế giới.

Xin thắp sáng ngọn nến Hòa Bình từ ngọn lửa cây nến Chúa Giê-su ñã mang ñến cho trần gian từ trời cao, khi Ngài sinh xuống làm người.

"Vinh danh Thiên Chúa trên trời,

Bình an dưới thế cho người Chúa thương“.

Ngày 06.01. lễ Ba Vua nhớ lại ngày xưa ñã tìm ñến thăm hài nhi Giêsu trong hang ñá. Họ dâng tặng

N

NGUYỆT SAN DÂN CHÚA 34, 01 - 2011

28

Hài Nhi Giê-su ba tặng vật cao quý là dấu chỉ lòng yêu mến ngưỡng mộ của họ. Những tặng vật này, ngày nay, cũng nhắn nhủ tôi và quý vị, những người ngưỡng mộ, tin yêu theo thần tượng Giê-su tâm tình như sau:

- Này Bạn, Bạn là con người do Thiên Chúa dựng nên giống hình ảnh Ngài, Đấng là cội nguồn sức sống và sự tốt lành thánh thiện. Xin Bạn ñừng bao giờ quên nhân vị con người của mình. Cuộc sống Bạn làm sao luôn chiếu toả nhân vị, và sứ mệnh là con Thiên Chúa của mình giữa trần gian.

- Này Bạn, nhân phẩm giá trị ñời Bạn cao quý như hương thơm nồng thắm, mang niềm vui, sự thanh thoát nho nhã ñến cho mình và cho người khác. Xin Bạn bảo trì ñiều này luôn mãi như chất xúc tác: men trong bột, ánh sáng trần gian, muối ướp cho cá khỏi thành hôi thối tan rữa.

- Này Bạn, sức khoẻ thể xác và sức khoẻ tâm hồn ñời Bạn là ân ñức từ Trời cao ban cho. Xin Bạn bảo trọng giữ gìn cho chính mình và cho cả người khác nữa. Trong cuộc sống, sự tương quan liên ñới với nhau giữa con người với con người là linh dược bổ ích, cao quý nhất cho nhau. Ngọn nến Hòa bình cho tâm hồn mỗi người, cho

cuộc sống chung của con người trong Giáo hội, trong xã hội và nhất là cho công việc xây dựng kiến tạo hòa bình trên thế giới.

Năm nay vào ngày 03.02.2011 tức Thứ Năm ñầu tháng là ngày Mùng Một Tết Nguyên Ðán Tân Mão. Xin hân hoan chào ñón chúa Xuân năm mới Tân Mão về trong ñất trời. Theo phong tục tập quán của người Công giáo Việt Nam ngày này là ngày tạ ơn Thiên Chúa

Ngày mùng Hai Tết Nguyên Đán, ngày nhớ ñến tiền nhân tổ tiên.

Và ngày mùng Ba Tết Nguyên Đán cầu xin cho công việc làm ăn sinh sống ñược Trời cao chúc phúc.

Xin thắp sáng cây nến Hòa bình chào ñón mùa Xuân Tết Nguyên Ðán Tân Mão năm mới cho bầu trời quê hương Việt Nam.

2. Tháng Hai là tháng ngắn nhất trong năm.

Tháng này thường chỉ có 28 ngày, và cứ bốn năm một lần, vào năm chia chẵn cho bốn, gọi là năm nhuận mới có 29 ngày. Vào ngày 02.02. là ngày lễ Nến, Đức Mẹ Ma-ri-a ñem Hài Nhi Giê-su vào ñền thờ dâng cho Thiên Chúa. Lễ này nhắc nhớ lại ngày chúng ta khi còn thơ bé cũng ñã ñược cha

TRANG CHUYÊN ĐỀ

29

mẹ mang ñến thánh ñường nhận lãnh làn nước Bí tích rửa tội. Cũng dịp này em bé tiếp nhận cây nến niềm tin cho tâm hồn mình.

Xin thắp sáng ngọn nến niềm tin cho ñời sống con người. Niềm tin là mũi tên, là kim chỉ nam giúp chỉ tìm phương hướng trong ñời sống làm người giữa trần gian.

3. Với Tháng Ba theo vòng tuần hoàn tứ thời bát tiết, mùa Ðông ñang dần ñi vào dĩ vãng và không khí mùa Xuân ñang trở về trong ñất trời.

Mùa Chay thánh kêu gọi thúc dục người tín hữu nhớ ñến việc giáo dục tâm hồn ñời sống theo ñường ngay nẻo chính. Tháng này còn có những ngày lễ lớn quan trọng kính:

- Thánh cả Giu-se, ngày 19.03.

-Thiên Thần Gáp-ri-en truyền tin cho Đức Ma-ri-a vào ngày 25.03: Chúa Giê-su con Thiên Chúa xuống thế làm người trong cung lòng trinh nữ Ma-ri-a.

Xin thắp sáng ngọn nến niềm Hy Vọng của Chúa cho con người và con người cho nhau. Niềm Hy vọng là thức ăn bổ dưỡng, là chất xúc tác giúp cuộc sống vươn lên tiến về ngày mai.

4. Sang tuần lễ thứ hai Tháng Tư, Giáo hội sống Tuần Thánh, từ ngày 18 ñến ngày 23, kỷ niệm biến cố Chúa Giê-su hy sinh chịu khổ nạn cứu chuộc con người khỏi vòng trầm luân của hình phạt tội lỗi. Cao ñiểm của lễ mừng ñức tin ơn cứu chuộc là ngày lễ Chúa Giê-su phục sinh từ cõi chết, Chúa nhật 24.04.2011. Sự sống lại của Chúa Giê-su mang ñến niềm hy vọng ơn cứu chuộc cho nhân loại.

Cũng trong tháng này, nhiều trẻ em, bạn trẻ lần ñầu tiên tiếp nhận tấm Bánh Thánh Thể tình yêu Chúa cho tâm hồn niềm tin ñời mình. Tấm Bánh Thánh Thể tình yêu không làm bao tử no ñầy. Nhưng tấm bánh Thánh Thể tình yêu là thức ăn nuôi dưỡng ñời sống ñức tin tâm hồn. Những người tín hữu Chúa Ki-tô cần thức ăn tình yêu cho tâm hồn ñời mình.

Xin thắp sáng ngọn nến Tuổi Trẻ cho các em thiếu nhi, các bạn trẻ, và cho cả những ai yêu mến qúy trọng tuổi trẻ. Tuổi trẻ tỏa chiếu niềm vui như ánh sáng ngọn nến ñang cháy lung linh. Tuổi trẻ mang lại sức sống ñổi mới vươn lên vào ngày mai.

5. Tháng Năm vẫn quen gọi là tháng hoa.

Khí trời tháng này dịu mát, hoa nở tỏa hương sắc khắp trong ñất

NGUYỆT SAN DÂN CHÚA 34, 01 - 2011

30

trời. Theo tập tục ñạo ñức, tháng này là mùa dâng hoa kính Đức Mẹ Ma-ri-a. Dâng kính Mẹ Chúa thiên ñình bằng bó bông hoa tươi xinh và lòng ñạo ñức kính mến. Nhưng ñồng thời cũng nhớ ñến cha mẹ trần gian của mỗi người.

Xin thắp sáng ngọn nến Tình Mẹ Cha với lòng biết ơn tưởng nhớ ñến tình yêu cùng công lao thịnh ñức cha mẹ ñã ban tặng cho ñời chúng ta từ ngày mới thành hình sự sống trong cung lòng mẹ.

Từ khi mở mắt chào ñời, tình yêu các ngài hằng bao bọc từ lúc còn tấm bé suốt dọc cuộc sống tới khi khôn lớn ñi lập gia ñình ở riêng hay chọn cuộc sống tu trì, luôn mãi. Nhờ ánh sáng tình yêu ñó, chúng ta phát triển thành người.

Thắp sáng cây nến Tình Mẹ Cha cho cha mẹ còn ñang sống trên trần gian và cho cha mẹ ñã ñược Thiên Chúa gọi trở về ñời sau.

6. Tháng Sáu ánh nắng mặt trời ñã chiếu sáng nóng hơn cho mùa màng hoa qủa chín mùi và tỏa hương thơm thắm mầu nắng cháy vàng của thiên nhiên. Chúa nhật 12.06.2011 ngày lễ kính Ðức Chúa Thánh Thần hiện xuống. Ðức Chúa Thánh Thần là Ngôi Ba Thiên Chúa, Ðấng là sự sống và tình yêu cùng

sức năng ñộng sáng tạo trong thiên nhiên cùng nơi con người.

Xin thắp sáng ngọn nến Hôn Nhân cho các anh chị bạn trẻ tìm gặp ñược nhau, và cùng nhau tay trong tay sát cánh xây dựng một tương lai gia ñình mới.

Xã hội con người cùng niềm tin ñạo giáo ñược tiếp tục sống ñộng nối dài khởi từ các tế bào gia ñình. Ðôi Bạn trẻ ñã tiếp nhận sức sống cùng niềm tin cho mình. Ngày nay khi xây dựng gia ñình mới họ muốn chuyển giao sự sống cùng niềm tin ñó cho thế hệ tương lai con cái của họ. Một ñời sống ñạo ñức thấm nhuộm tình người và ñòi hỏi nhiều hy sinh từ bỏ.

Thiên Chúa và Giáo hội cùng những người thân quen của các Bạn không quên các Bạn!

7. Tháng Bảy sức nóng mặt trời càng ngày càng gay gắt hơn vào mùa Hè. Không chỉ các em học sinh, các Bạn trẻ mà cả người lớn làm việc lao ñộng cũng cần thời giờ nghỉ ngơi lấy sức cho ñà tiến làm việc ngày mai.

Xin thắp sáng ngọn nến Chúa Thánh Thần ngày chịu bí tích Thêm sức cho tâm hồn niềm tin con người. Ánh sáng ngọn nến Chúa Thánh Thần giúp củng cố tinh thần sống niềm vui và biết

TRANG CHUYÊN ĐỀ

31

kính trọng sự sống cùng xa tránh tội lỗi ñiều xấu xa.

8. Tháng Tám mùa nghỉ hè ñang vào cao ñiểm.

Có những nơi hoặc vào giữa tháng, hay cuối tháng các trường học ñang sắp sửa trở lại sinh hoạt bắt ñầu một niên học mới. Cũng có nhiều nhóm Bạn trẻ cùng trang lứa hay cùng học một trường còn rủ nhau sống ôn lại những “ngày xưa thân ái” hay cùng tạo ra vòng thân ái với nhau.

Xin thắp sáng ngọn nến Tình Bạn cho các Bạn Trẻ. Tình bạn thân hữu trong ñời sống qua cuộc sống và gặp gỡ, tình bạn trong ñời sống niềm tin và tình bạn cùng chí hướng mục ñích muốn theo ñuổi.

9. Bước sang Tháng Chín mọi hoạt ñộng trường học cũng như nhà máy xưởng ñã trở lại với không khí sinh hoạt bình thường. Ðời sống ñối với nhiều Bạn Trẻ là ngưỡng cửa quyết ñịnh hoặc nhập trường học, hoặc học lên lớp mới, hoặc bắt ñầu học ngành nghề, hoặc thi ra trường và hoặc bước chân vào việc làm trong xã hội.

Xin thắp sáng ngọn nến Học Ðường nhớ về thời dĩ vãng ngày xưa lúc còn ñi học và hướng về học ñường tương lai ñang chờ ñón ta trong ñời sống. Học ñường là

ngưỡng cửa cho hết mọi người phải trải qua từ khi bắt ñầu cắp sách ñi học ñánh vần ABC, tập làm toán cộng trừ nhân chia, tập ñọc, tập viết, tập làm luận văn.

Học ñường không chỉ giới hạn trong khuôn viên một lớp học một nhà trường học. Nhưng cuộc sống sinh nhai làm việc cũng vẫn luôn là học ñường cho hết mọi người. Học ñường bây giờ không còn là ngưỡng cửa học ñánh vần, tập làm toán, tập ñọc... Nhưng là ngưỡng cửa học sống làm người. Làm người con với Chúa là Cha; làm người là anh chị em với nhau trong xã hội con người.

Ngọn nến Học Ðường không chỉ nhớ về thời học sinh, sinh viên của ta, nhưng còn nhớ ñến những người ñã góp công sức vào việc giúp ñào tạo mở mang trí khôn ta. Họ là những Thầy Cô giáo từ khu vườn trẻ mẫu giáo, trường tiểu học, trường trung học, trừơng dạy nghề và ngưỡng cửa ñại học. Nhớ ñến với tâm tình niềm vui và lòng biết ơn.

10. Tháng Mười trời ñã bắt ñầu dịu dần ánh nắng vàng sáng chói. Ðây là mùa thu hoạch những sản phẩm trồng trọt trễ hạn. Tháng này Giáo hội kêu mời mọi người tín hữu Công giáo hướng tâm hồn về Đức Mẹ Ma-ri-a qua việc ñọc kinh lần hạt Mân côi và

NGUYỆT SAN DÂN CHÚA 34, 01 - 2011

32

nhớ ñến việc rao truyền ñức tin của Chúa cho con người.

Xin thắp sáng ngọn nến Truyền Giáo cũng là ngọn nến Niềm Tin cho việc ra ñi loan truyền Tin mừng của Chúa cho mọi người như Chúa Giê-su ñã khuyên nhủ: Anh em hãy mang Lời Chúa ñến tận cùng mọi biên giới về không gian ñịa lý, về thời gian, về tâm lý con người, và về thân phận hoàn cảnh cuộc sống của họ.

11. Tháng Mười Một là tháng u buồn do khung cảnh thiên nhiên tối tăm, cùng mưa lạnh ngoài trời ñất tạo nên. Tâm tình tưởng nhớ ñến những người ñã qua ñời với ngày 02.11. lễ tưởng nhớ ñến các linh hồn làm cho tháng này có tên là tháng các linh hồn.

Xin thắp sáng ngọn nến Sự Sống Chúa Giê-su phục sinh trên nấm mồ cho những người ñã qua ñời với lòng cung kính và biết ơn.

Ánh sáng Chúa Giê-su phục sinh là ơn cứu ñộ ban cho linh hồn người qúa cố ñược cùng sống lại với Chúa Giê-su như Ngài ñã hứa: Thầy là sự sống và là sự sống lại. Ai tin vào Thầy sẽ có sự sống vĩnh cửu!

Ngày 24.11 hằng năm mừng kính các Thánh tử ñạo Việt Nam. Họ là những vị anh hùng, có ñời sống trung tín với niềm tin vào Thiên Chúa. Ðời sống gương sáng ñạo ñức của họ

khi xưa luôn là tấm gương trong sáng cho thế hệ con cháu soi chiếu vào, ñể có can ñảm sống làm nhân chứng cho ñức tin vào Chúa giữa trần gian.

12. Một năm kết thúc với con số 12, như chúng ta thường hay nói: một chục mười hai hay một tá. Mùa Ðông lạnh lẽo biến tháng Mười Hai cuối cùng của năm thành thời gian bản lề ở những xứ sở ñất nước có bốn mùa thay ñổi rõ rệt.

Ngày Ðông chí là ñêm dài nhất, ngày ngắn nhất. Và sau ngày này ánh sáng ngày dần dài thêm ra và ñêm tối dần ngắn ñi, nhường chỗ cho ánh sáng soi chiếu vào.

Chúa Giê-su giáng sinh làm người trong ñêm tối ñen dầy ñặc dài nhất trong năm, ngày 25 tháng 12. Ngài không sợ bóng tối, Ngài không bài trừ xóa tan bóng tối ñen tội lỗi. Nhưng Ngài ñến soi chiếu ánh sáng vào trong ñêm tối. Vì chính Ngài là ánh sáng cho trần gian.

Xin thắp sáng ngọn nến Chúa Giê-su Giáng sinh mừng kính mầu nhiệm Thiên Chúa làm người, ñể con người có ñược ñịa vị làm con Thiên Chúa.

Hân hoan chào ñón Năm mới Dương lịch 2011! Cầu chúc Năm Mới hạnh phúc! Xin hân hoan chào mừng năm mới Tân Mão!

Cung chúc Tân Xuân!

TRANG GIẢI ĐÁP THẮC MẮC

33

Lm. Giu-se. Phan Tấn Thành O.P.

Cuộc ñời con người là một cuộc kiếm tìm không ngơi nghỉ: tìm hạnh phúc, ý nghĩa cuộc sống, và sâu xa hơn, tìm Thượng Đế. Ba ñạo sĩ phương Đông cũng lên ñường ñể tìm kiếm vị Cứu Chúa muôn dân mong ñợi. Chấp nhận bỏ mái nhà ấm êm quen thuộc, vượt qua bao trở ngại trên ñường ñi, họ mong mỏi gặp Cứu Chúa chỉ ñể bày tỏ lòng thành của mình: bái lạy, dâng lễ vật. Qua lễ vật họ dâng trước nôi Hài nhi Giê-su, ta biết ñược họ quan niệm vị Cứu Tinh nhân loại sẽ như thế nào. Vàng ñể tặng vua, nhũ hương tặng thầy tư tế, mộc dược dành cho Đấng phải chịu chết. Nhờ ánh sao trên bầu trời và ánh sao lòng thành nơi tâm hồn, họ ñã gặp ñược Đấng Cứu Tinh mình mong chờ.

NGUYỆT SAN DÂN CHÚA 34, 01 - 2011

34

Hỏi: Giáo hội Công giáo Việt Nam cử hành Phụng vụ kính lễ Hiển linh vào ngày 02 – 01 năm nay, ñang khi mà tại Vatican và Italia, lễ Hiển linh ñược mừng vào ngày 06 – 01. Tuy nhiên, nhiều người vẫn quen gọi là lễ Ba vua? Danh xưng nào thì chính xác hơn?

Đáp: Nếu chỉ phân tích từ ngữ Hán Việt, thì quả thực là khó nói. ”Hiển Linh” là gì? Trong Từ ñiển Tiếng Việt do Viện Ngôn Ngữ Học xuất bản, ”Hiển Linh” (ñộng từ) ñược ñịnh nghĩa là: “thần thánh tỏ rõ sự linh thiêng, theo mê tín”. Từ ñiển Việt Nam do ông Thanh Nghị xuất bản năm 1958 cho rằng ”hiển linh” là tính từ, có nghĩa là: “linh thiêng, rõ ràng”. Xem ra ñó cũng là ý kiến của ông Lê Thanh, tác giả cuốn Tiếng nói nôm na (1999): hiển linh là “rất linh thiêng, thiêng liêng lộ rõ ra bằng sự thật”. Dù hiểu “hiển linh” như ñộng từ hay tính từ, thì chẳng qua cũng là dịch bởi danh từ gốc Hy-lạp epiphania, có nghĩa là sự “hiện ra, bày tỏ”. Tân Ước dùng từ này ñể nói ñến việc Thiên Chúa ñã xuất hiện (tỏ lộ, mặc khải) cho nhân loại ở nơi Đức Giê-su (Lc 1, 79;

Tt 2, 11; 3, 4), hoặc là việc Đức Ki-tô sẽ xuất hiện trong vinh quang hồi tận thế (2Tm 4,8; 2,13). Phụng vụ (cách riêng là bên Đông phương) nói ñến ba cuộc tỏ hiện của Chúa Giê-su:

� Tỏ hiện cho các nhà chiêm tinh (ñạo sĩ).

� Tỏ hiện tại sông Gio-ñan.

� Tỏ hiện tại tiệc cưới tại Ca-na miền Ga-li-lê.

Dù ba biến cố cách xa nhau hơn 30 năm trường, nhưng ñều bày tỏ thiên tính của Đức Giê-su, ñặc biệt vào chặng ñầu của mầu nhiệm Nhập thể. Cả ba biến cố ñều ñược ghi lại trong Tin Mừng và ñược tóm lại trong Điệp ca Magnificat Kinh chiều lễ Hiển linh.

Hỏi: Thế còn tại sao gọi là lễ Ba Vua?

Đáp: Như vừa nói, trong lễ Hiển linh (epiphania) phụng vụ mừng ba biến cố mà Chúa Giê-su xuất hiện cho nhân loại. Tuy nhiên, biến cố thứ nhất (nghĩa là tỏ hiện cho các ñạo sĩ) thu hút sự chú ý của dân gian hơn, bởi vì gắn liền với lễ Giáng sinh, mang theo hình ảnh của Hài Nhi Giê-su sinh ra tại hang ñá Bê-lem. Bên cạnh tượng Thánh nhi nằm trong máng cỏ giữa con bò

TRANG GIẢI ĐÁP THẮC MẮC

35

và con lừa, người ta ñặt tượng Đức Mẹ, thánh Giu-se; xa hơn chút nữa là các mục ñồng ñược các thiên thần gọi ñến hang ñá. Mãi hơn 10 ngày sau, người ta mới thêm một tốp nữa gồm có ba vua từ phương xa ñến thờ lạy Chúa, mang theo lễ phẩm là vàng, nhũ hương, mộc dược. Vì thế gọi là “lễ ba vua”.

Hỏi: Ba ông là Vua của những nước nào vậy?

Đáp: Chúng ta cần phải phân biệt ñâu là nền tảng Kinh Thánh và ñâu là truyền kỳ dân gian. Bản văn Tin Mừng theo thánh Mát-thêu nói rằng: “Khi Đức Giê-su ra ñời tại Bê-lem, miền Giu-ñê, thời vua Hê-rô-ñê trị vì, có mấy nhà chiêm tinh từ phương Đông ñến Giê-ru-sa-lem” (Mt 2,1). Bản văn nói ñến các nhà “chiêm tinh” chứ không phải là “vua”, và cũng không xác ñịnh con số là bao nhiêu vị. Nhiều bức họa cổ thời vẽ hai, bốn, sáu, tám, thậm chí có nơi tăng ñến số 12 (có lẽ cho cân xứng với 12 chi tộc Israel). Tuy nhiên, vào thế kỷ thứ III, ông Origene ñã nói ñến 3 vị, và truyền thuyết này dần dần lan rộng trở thành phổ thông từ thế kỷ thứ V.

Hỏi: Con số 3 có ý nghĩa gì không?

Đáp: Số 3 có thể giải thích vừa theo nghĩa ño lường toán học, vừa theo nghĩa biểu tượng. Trước tiên là theo nghĩa toán học. Thánh Mát-thêu (Mt 2,10) nói ñến 3 lễ phẩm mà các ông mang ñến: vàng, nhũ hương, mộc dược. Người ta suy ñoán rằng nếu có 3 lễ phẩm thì hẳn là phải có ba người: nếu ít hơn thì cồng kềnh (không lẽ một ông phải vác ba món quà?), nhiều hơn thì cũng kỳ (chẳng lẽ có người ñi tay không!). Theo nghĩa biểu tượng. Trong Cựu Ước, người ta nói ñến ba thiếu niên cương quyết không chịu bỏ ñạo mặc dù bị vua Na-bu-cô-ñô-nô-sô dọa bắt bỏ trong lò lửa. ba nhà chiêm tinh của chúng ta cũng thế: họ can ñảm lên ñường ñi tìm vua dân Do-thái, bất chấp những khó khăn của hành trình và kể cả nguy cơ bị vua Hê-rô-ñê ám sát.

Hỏi: Thánh Mát-thêu nói ñến các nhà chiêm tinh, tại sao ba nhà chiêm tinh lại biến thành ba vua?

Đáp: Theo các nhà chú giải Kinh Thánh, các nhà “chiêm tinh” không phải là các ông thầy

NGUYỆT SAN DÂN CHÚA 34, 01 - 2011

36

bói ñâu, nhưng có thể so sánh như các nhà thiên văn và cách riêng ở bên Ba-tư, họ thuộc hàng ngũ tư tế, làm cố vấn cho nhà vua về y khoa và thiên văn. Truyền thống dân gian gọi họ là “các vua” bởi vì móc nối với các lễ phẩm ñược nói ở thánh vịnh:

“Từ Tác-sít và hải ñảo xa xăm,

hàng vương giả sẽ về triều cống.

Cả những vua Ả-rập, Xơ-va,

cũng ñều tới tiến dâng lễ vật.

Mọi quân vương phủ phục trước bệ rồng,

muôn dân nước thảy ñều phụng sự” (Tv 72, 10).

Thực ra, thánh vịnh 72 nói ñến các vua chúa Ả-rập và Xơ-va ñến yết kiến vua Sa-lô-môn vì khâm phục tài trí không ngoan của ông. Nhưng các Ki-tô hữu áp dụng cho các vua từ tứ phương ñến thờ lạy Chúa Giê-su.

Hỏi: Làm sao mà có chuyện “tứ phương thiên hạ”, ñang khi mà thánh Mát-thêu chỉ nói ñến những nhà chiêm tinh ñến từ phương Đông?

Đáp: Trong tư tưởng thánh Mát-thêu, phương Đông chắc chắn không phải là Trung Hoa Việt Nam, mà chỉ là những nước nằm ở bên kia bờ sông

Gio-ñan, và các giáo phụ cho rằng có thể là từ Ba-tư hoặc Ả-rập. Thánh Au-gút-ti-nô ñã giải thích các ñạo sĩ từ phương Đông như là “hoa trái ñầu mùa của muôn dân sẽ ñược lãnh ơn cứu ñộ” (Sermo 200,1: PL38,1028). Nhưng mãi ñến thế kỷ thứ XIII mới phát sinh truyền thống nói ñến ba vua tượng trưng cho ba châu lục Âu, Á, Phi, thuộc ba dòng dõi của Nô-ê: Sêm, Kham và Gia-phết (x. St 10, 1). Từ ñó ta thấy ông vua da trắng, da vàng, da ñen. Tưởng cũng nên biết là khi mới khám phá châu Mỹ, người ta cũng muốn thêm một ông vua da ñỏ nữa, nhưng tục lệ này không ñược phổ biến cho lắm.

Hỏi: Ba vua không chỉ tượng trưng cho ba châu lục, mà còn có tên riêng nữa phải không?

Đáp: Đúng thế. Từ thế kỷ thứ VII, ba ông ñược ñặt tên là Balthasar vua Ấn ñộ, Melchior vua Ba-tư, Gaspar vua Ả-rập. Ta thấy các tên này không có màu sắc gì của châu Á và châu Phi cả! Chưa hết ñâu, lưu truyền dân gian còn muốn rằng sau khi ñã thờ lạy Chúa Giê-su, Ba ông trở về Ba-tư. Về sau khi thánh Tô-ma Tông ñồ ñi truyền giáo,

TRANG GIẢI ĐÁP THẮC MẮC

37

ngài ñã gặp lại ba ông và ñã tấn phong giám mục cho họ, ñồng thời cử họ ñi loan báo Tin mừng. Cả ba ñược phúc tử ñạo, thi hài ñược tôn kính ở Ba-tư, rồi sau ñó chuyển về Mi-la-nô (Italia), và từ cuối thế kỷ XII ñược hoàng ñế Phê-ñê-ri-cô I ñem qua nhà thờ chánh tòa Colonia (Đức).

Hỏi: Như vậy phần lớn chuyện ba vua là do truyền thống dân gian dựng nên. Còn thánh Mát-thêu muốn nói gì khi kể chuyện các nhà chiêm tinh ñến thờ lạy Chúa?

Đáp: Thánh Mát-thêu gói ghém nhiều sứ ñiệp trong ñoạn Tin mừng mà phụng vụ công bố trong ngày lễ Hiển Linh. Như ñã nói, thánh sử không nói ñến các vua ñến thờ lạy Hài Nhi Giê-su, nhưng là các nhà chiêm tinh ñi tìm thờ lạy Đức Giê-su là Vua, như câu hỏi mà các ông ñã ñặt ra cho triều ñình Hê-rô-ñê: “Đức Vua dân Do-thái mới sinh, hiện ở ñâu? Chúng tôi ñã thấy vì sao của Người xuất hiện bên phương Đông, nên chúng tôi ñến bái lạy Người” (Mt 2,2). Các ông ñi bái lạy Đức Giê-su như là Vua. Các giáo phụ giải thích ý nghĩa của ba phẩm vật dâng tiến – vàng, nhũ hương,

mộc dược như là việc tuyên xưng ba phẩm tính của Người: vàng vì là vua, hương vì là Thiên Chúa, mộc dược như là con người hay chết. Tuy nhiên, có lẽ thánh Mát-thêu không ñi xa như vậy, ñiểm chính mà thánh sử muốn nhắm tới ñó là các dân ngoại từ phương xa ñã biết nhìn nhận Đức Giê-su là Vua Mê-si-a, ñang khi mà dân Do-thái thì thờ ơ lãnh ñạm, thậm chí còn muốn tìm cách thủ tiêu Người nữa.

Hỏi: Nhưng vua Hê-rô-ñê ñâu có giết ñược Chúa Giê-su?

Đáp: Đúng vậy. Thánh Mát-thêu cho chúng ta biết rằng một thiên sứ ñã hiện ra báo tin cho thánh Giu-se, và ngài ñã ñưa Đức Mẹ và Hài Nhi Giê-su lánh nạn sang Ai-cập. Tuy nhiên, ñiều xảy ra vào lúc giáng sinh ra như ñã tiên báo số phận tương lai của Đức Giê-su: Người sẽ bị dân tộc của mình tẩy chay (x. Mt 21, 42-43), nhưng các dân ngoại sẽ chấp nhận Tin Mừng. Mặt khác, ra như thánh sử cũng biện minh phần nào thái ñộ của dân Do-thái, ñó là sự hiểu lầm của họ. Vua Hê-rô-ñê nghe nói có một vị vua mới sinh ra, và ông lo ngại cho ngai báu của mình sẽ bị lung lay.

NGUYỆT SAN DÂN CHÚA 34, 01 - 2011

38

Nhưng Đức Giê-su không phải là Vua theo nghĩa chính trị ñâu. Người là Vua theo nghĩa khác, Vua Mê-si-a.

Hỏi: làm sao các nhà chiêm tinh biết ñược có vua Mê-si-a giáng trần?

Đáp: Qua dấu của ngôi sao. Nói cho ñúng, chuyện một ngôi sao lạ như là ñiềm của một vĩ nhân giáng trần không phải là xa lạ trong lịch sử các dân tộc. Tuy nhiên, có lẽ thánh sử Mát-thêu không dựa vào lịch sử các tôn giáo cho bằng dựa vào chính truyền thống của dân Do-thái. Từ ñoạn văn sách Dân số (24,17) nói ñến “một ngôi sao sẽ xuất hiện từ nhà Gia-cóp và vương trượng từ Israel”. Vào thời Tân ước, nhiều người gọi Đấng Mê-si-a như là ngôi sao nhà Đa-vít, như chúng ta thấy vết tích nơi sách Khải Huyền (22,16). Trong lịch sử Ki-tô giáo, ñã có nhiều cuộc tranh luận về bản chất của ngôi sao xuất hiện cho các nhà chiêm tinh: phải chăng ñó là một sao

chổi, hay một ngôi sao nào khác thường? Phải chăng ngôi sao trên bầu trời, hay chỉ là ngôi sao trong tâm hồn của các nhà chiêm tinh (nghĩa là hiểu theo nghĩa bóng)? Thánh sử mát-thêu không nói rõ ñiều ñó, mà chỉ ghi nhận rằng: các nhà chiêm tinh từ phương xa ñã nhìn nhận Đức Giê-su là vị cứu tinh, và họ lên ñường ñi tìm kiếm ñể thờ lạy; còn chính các luật sĩ sống ở Giê-ru-sa-lem cầm Kinh Thánh trên tay biết rằng Đức Mê-si-a sẽ giáng sinh tại Bê-lem, nhưng họ không bận tâm tìm kiếm thờ lạy. Hình như bài học này vẫn còn nguyên giá trị cho tất cả mỗi người chúng ta: chúng ta tự hào vì mình ñã tin Chúa, biết Chúa, nhưng chẳng buồn tìm kiếm thờ lạy yêu mến Người; ñang khi những người ngoại ñạo thì lại gần gũi Chúa hơn bởi vì họ không ngừng tìm chính ñạo và tuân giữ �

TRANG KIẾN THỨC CÔNG GIÁO HN & GĐ

39

HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC VIỆT NAM

UỶ BAN MỤC VỤ GIA ĐÌNH

Có những cặp vợ chồng gặt hái ñược thành công và cũng có những cặp vợ chồng gặp thất bại. Tại sao? Mỗi cặp có những lý do riêng của mình. Sau ñây là một số yếu tố tạo ñiều kiện thành công trong ñời sống vợ chồng.

1. Chấp nhận những sự khác nhau giữa vợ chồng

Thành công hay thất bại trong hôn nhân, trước hết, tùy thuộc thái ñộ hai vợ chồng, chấp nhận và khắc phục những khác biệt giữa hai người. Không chấp nhận người kia khác mình, thì không thể sống với nhau dài lâu. Biết ñón nhận một người bạn ñời khác mình sẽ làm cho mình ñược hạnh phúc hơn. Và nếu cuộc sống gia ñình ñòi hỏi phải ñược xây dựng từng ngày, thì hai vợ chồng cần phải từ từ lột bỏ hình thức hòa tan hay ñi theo ñể

tiến tới chỗ chấp nhận sống với một người khác mình.

2. Dành ưu tiên trong mối tương giao hai chiều

Tương giao hay trao ñổi với nhau có vai trò nào trong ñời sống vợ chồng? Có mấy anh chị có thể kể ngay một sinh hoạt êm ấm trong gia ñình gần ñây nhất? Phải chăng người ta có thể ñặt việc gặp gỡ, trao ñổi giữa vợ chồng sau ti vi, tờ báo, con cái,…? Cặp vợ chồng nào biết dành ưu tiên cho việc chuyện trò, ñối thoại với nhau, có nhiều cơ may tồn tại hơn.

NGUYỆT SAN DÂN CHÚA 34, 01 - 2011

40

3. Tin tưởng vào mình và tin tưởng vào người bạn ñời

Cần phát triển sự tự tin, vốn thường ñược xây dựng nhờ những thành công mình gặt hái ñược trong hoạt ñộng của mình. Do ñó mỗi người, vợ hay chồng, cần có một công việc riêng trong ñời sống lứa ñôi. Khi một người thiếu sự tự tin nơi mình, người ñó sẽ khó lòng tin tưởng vào người bạn ñời. Người ấy sẽ khó sống với người bạn khác vì họ không biết chủ ñộng trong chính cuộc ñời của mình.

4. Muốn sống tình yêu tới cùng

Yêu là một thách ñố phải vượt lên mỗi ngày. Cuộc sống tình yêu diễn ra trong lịch sử cụ thể của những con người hứa yêu nhau trọn ñời.

Nhưng tình yêu luôn mỏng dòn. Người ta có thể thay ñổi ñối tượng và tình yêu có thể chết ñi. Mọi dự phóng yêu thương ñều mang trong mình

khả thể thành công hay thất bại.

Tình yêu quả thật rất hời hợt và mau thay ñổi nếu chỉ là những cảm xúc, tình cảm. Nhưng có quyết tâm sống với nhau, tôn trọng những sự khác biệt và tha thiết mưu tìm hạnh phúc cho người bạn ñời, thì tình yêu chính là một quết ñịnh, một trách nhiệm, một sự hiến thân trong sự tin tưởng lẫn nhau và tin vào dự phóng mà hai người ñã vạch ra cho ñời mình.

Vì tình yêu ñược xây dựng trên một dự phóng, một ý chí thăng tiến lẫn nhau, cho nên nó không chỉ là ước muốn, là ghen tương , song còn là chia sẻ, là trung thành với nhau, với những gì làm nên con người và giá trị của nhau. Một tình yêu như thế xuất phát từ Thiên Chúa, là Đấng ñã yêu thương mỗi người, tuyển chọn và thánh hóa và muốn cho mỗi người ñược sống trong hạnh phúc làm con Thiên Chúa (x. Ep 4, 4).

5. Biết ñối thoại

Thành công trong hôn nhân, chính là tạo nên ñược sự hiệp thông sâu xa, ñặt nền trên

TRANG KIẾN THỨC CÔNG GIÁO HN & GĐ

41

tình yêu và sự hiệp nhất từ hai cuộc ñời khác nhau. Sự hiệp thông ñó biểu lộ ra qua lời nói, trò chuyện, thông ñạt, ñối thoại. Nói với nhau giúp xác ñịnh những công việc riêng chung, tạo nên những tình cảm, thái ñộ chung, là tin tưởng rằng người kia có thể nghe hiểu ñiều tôi nói. Yêu thôi chưa ñủ, mà còn phải học thành công trong tình yêu và chia sẻ phần bí mật riêng tư của mình với người mình yêu.

6. Tập thương thảo

Người này không giống người kia. Cho nên nhu cầu của tôi không phải là của bạn, và những gì bạn quyết ñịnh cho mình không hẳn cũng thích hợp với tôi. Vì lẽ ñó mà phải hiệp thương. Phải ñổ vào rượu một chút nước, nhưng chớ ñổ nước nhiều quá kẻo rượu không còn là rượu nữa (nếu cái gì cũng nhượng bộ hết).

Lý tưởng trong hiệp thương là không có kẻ thắng người thua, nhưng phát sinh một ñường hướng hành ñộng thỏa mãn cả ñôi bên. Muốn ñược như vậy, cần phải tập trung chú ý vào phút hiện tại

và ñặt con người trước việc phải làm.

Trước hết là xác ñịnh vấn ñề, vốn là nguyên nhân của phản ứng hay thái ñộ này kia. Mỗi người cân nhắc thái ñộ của mình mà không chê bai thái ñộ người kia. Sau ñó thử xác ñịnh những cách xử sự mới mà hai người có thể cùng chọn. Luôn kiểm tra kĩ xem mình có hiểu ñúng ý nghĩ và việc làm của người kia không. sau ñó cả hai cùng tìm kiếm những cách thức hành ñộng khác, mà họ sẽ duyệt xét lại sau ñó với nhau.

7. Thay ñổi những thói quen trong cuộc sống của mình

Bước ñầu là nói ra những tình cảm, chia sẻ các ý nghĩ, tập ñối thoại. Song bước tới ñó là thay ñổi những hành vi ñã kéo theo những tình cảm vô bổ, tiêu cực. Đừng tự thỏa mãn với những gì ñã nói, mà còn phải hành ñộng nữa. Yêu là hành ñộng. Những hành ñộng ở ñây là những thói quen trong cuộc sống, những tác phong lối sống gắn liền với những giá trị, nguyên tắc, niềm tin, có liên hệ với tình

NGUYỆT SAN DÂN CHÚA 34, 01 - 2011

42

yêu, cách ñối xử với nhau, với con cái hay người khác.

Điều quan trọng không hẳn là mỗi người có những công việc riêng hay chung, nhưng cả hai thực hiện chung với nhau một cái gì mang tính chất sánh tạo do hai người chung sức, cách ñều ñặn. Nhờ những công việc như vậy mà hai người hiểu nhau, gắn bó với nhau nhiều hơn.

8. Sống sự thân thiết

Sự thân thiết giữa hai vợ chồng phát sinh từ chỗ ñón nhận nhau, vượt lên trên những thử thách, khó khăn.

Sống thân thiết với một ai, có nghĩa là mình dám sống thật, thật tình, thật lòng mà vẫn cảm thấy mình ñược người kia ñón nhận, lhông mặt nạ. Cũng có nghĩa là biết nói, biết nghe, biết cùng nhau thinh lặng, tôn trọng sự tư riêng của bạn mình và biết ñối thoại. Sống như thế, tôi muốn hiện diện hết mình, cách nhưng không với bạn ñời: “Bạn ñáng ñược yêu và tôi bày tỏ tình yêu của tôi qua sự hiện diện nồng cháy này” (x. Is 43, 4 - 5, 15tt; Os2,21tt) �

ĐI LOAN TIN MỪNG

Chúa gọi con bước lên ñường,

Tin yêu trông cậy, vai mang lời Người.

Xin vâng con nguyện ñáp lời,

Đi làm nhân chứng, giữa nơi cuộc ñời.

Loan tin ñến khắp mọi nơi,

Ngôi Hai Con Chúa hạ sinh vào ñời.

Nước Chúa thật ñã ñến rồi,

Hồng ân cứu ñộ tin vui ngập tràn.

Cùng nhau ñổi mới canh tân,

Đón mưa ân phúc hồng ân của Người.

Loan tin con một Chúa Trời,

Vì yêu ñã chết, trên ñồi năm xưa.

Trái tim rộng mở bao la,

Làm nên dấu chứng, yêu ta trọn ñầy.

Loan tin Người sống lại rồi,

Vượt thắng sự chết, về trời uy nghi.

Ngài ñi dọn chỗ Nước Trời,

Rồi Người lại ñến, trong ngày quang lâm.

Đón người trung tín chính chuyên,

Vui bàn tiệc Thánh, hợp hoan muôn ñời .

Đoàn Văn Niên

GĐPÂ/TGP – Gx. BẠCH ĐẰNG

Giáo hạt Hóc Môn

TRANG GIỚI TRẺ

43

(BBT. Ns. Dân Chúa sưu tầm)

Đức Thánh Cha Bê-nê-ñíc-tô XVI ñã khai mạc Năm Phụng vụ năm 2011 hôm Chúa nhật I mùa Vọng vừa qua bằng giờ canh thức cầu nguyện cho các thai nhi. Ngài nói: “Tôi muốn bày tỏ lòng biết ơn ñối với những ai ñón nhận lời mời gọi này và ñối với những ai ñang ñầu tư ñặc biệt việc chào ñón và bảo vệ sự sống con người trong mọi hoàn cảnh mỏng

manh nhất của nó, nhất là khi sự sống ấy vừa mới ñược ñậu thai còn trong những thời kỳ ñầu. Cụ thể là, thời gian khởi ñầu Năm Phụng vụ này giúp chúng ta sống lại niềm trông ñợi vị Thiên Chúa, Đấng ñã ñảm nhận lấy phận người ñầu thai trong dạ Đức Trinh Nữ Ma-ri-a, vị Thiên Chúa ñã tự trở nên nhỏ bé thấp hèn. Một Thiên Chúa rất gần gũi ñã chọn sống kiếp con người ngay từ giai ñoạn ñầu tiên ñể cứu chuộc toàn thể ñời sống con người, ñem sự sống con người ñến viên mãn. Như thế, mầu nhiệm Chúa nhập thể và khởi ñầu của sự sống con người liên hệ với nhau thật chặt chẽ và hài hòa, và hòa ñiệu với nhau trong cùng một chương trình cứu ñộ duy nhất của Thiên Chúa, là Chúa của sự sống của mỗi người và của mọi người.”

Hưởng ứng lời kêu mời của Đức Thánh Cha về việc cầu nguyện cho việc phò Sự Sống, BBT. Ns. Dân Chúa xin gửi ñến các bạn bức tâm sự "của một thai nhi" gửi cho mẹ của em. Chúng ta cùng cầu nguyện cho phong trào Bảo Vệ Sự Sống, xin cho các gia ñình thực sự trở nên “cái nôi của sự sống, mái ấm của tình thương và ngôi trường ñầu tiên ñào tạo con người toàn diện. Cho các cha mẹ biết can ñảm ñón nhận con cái của mình.

NGUYỆT SAN DÂN CHÚA 34, 01 – 2011

44

ẹ Yêu Dấu,

Giờ ñây con ñang ở trên Thiên Đàng, bên cạnh Chúa. Ngài yêu con dường bao...

Con ñã từng mong muốn làm con gái yêu bé bỏng của mẹ. Con hoàn toàn không hiểu việc gì ñã xảy ra. Con ñã từng vui mừng khi nhận ra sự tồn tại của mình. Con ở trong một nơi tối nhưng rất dễ chịu. Con thấy mình có các ngón tay và ngón chân...

Con ngày một lớn dần nhưng vẫn chưa ñụng ñược các bức tường xung quanh con. Con trải qua hầu hết thời gian nghỉ ngơi và ngủ...

Ngay từ những ngày ñầu, con ñã cảm nhận mối liên hệ ñặc biệt giữa mẹ và con. Thỉnh thoảng con nghe mẹ khócvà con ñã khóc với mẹ. Con nghe ba hét lại. Con rất buồn và mong mẹ tìm lại ñược niềm vui. Con muốn biết tại sao mẹ khóc nhiều như thế...

Có một ngày, con nghe mẹ khóc suốt. Con ñau lòng cho mẹ. Con không thể tưởng tượng sao mẹ lại buồn ñến thế. Cùng trong ngày ñó, ñiều khủng khiếp nhất ñã xảy ra. Một quái vật chui vào nơi náu thân ấm áp

và dễ chịu của con. Con sợ quá, con hét lên, nhưng mẹ không hề nghe tiếng con.

Con quái vật tiến ñến càng gần trong khi con gào thét: "Mẹ ơi, mẹ ơi, cứu con với! Mẹ ơi, cứu con với!" Con khiếp sợ tột cùng. Con gào thét mãi cho ñến khi kiệt sức...

Rồi con quái vật bắt ñầu xé toạc hai cánh tay con ra. Con ñau lắm, nỗi ñau không thể diễn tả nổi. Con quái vật vần chưa chịu dừng tay. Ôi! con nài xin nó dừng tay. Con gào thét trong kinh hoàng khi nó xé toạc cả hai chân con. Con ñang chết dần...

Con biết con sẽ chẳng bao giờ con còn ñược trông thấy mặt mẹ hoặc nghe mẹ nói rằng mẹ yêu con dường bao. Con muốn lau ñi những giọt nước mắt của mẹ.

Con có nhiều dự ñịnh làm cho mẹ thật hạnh phúc. Giờ ñây, con không thể làm ñược rồi, tất cả những ước mơ của con ñã tiêu tan. Dù ñang gánh chịu nỗi ñau ñớn thể xác, con cảm thấy cõi lòng mình tan nát. Hơn tất cả mọi sự, con muốn ñược là con gái của mẹ ...

M

TRANG GIỚI TRẺ

45

Còn gì nữa ñâu vì con ñang chết trong ñau ñớn? Con chỉ có thể hình dung ra những ñiều ghê gớm mà người ta ñã làm với mẹ. Con muốn nói: con yêu mẹ trước khi ra ñi nhưng con không biết dùng lời lẽ nào ñể mẹ có thể hiểu con.

Và rồi, con không còn thở nổi. Con chết!

Con thấy mình ñược bay lên. Con ñược một Thiên Thần cao lớn ñưa ñến một nơi tuyệt ñẹp. Con vẫn còn khóc nhưng nỗi ñau thể xác ñã tan biến. Thiên thần dẫn con ñếngặp Chúa và Ngài chúc phúc cho con. Ngài nói Ngài yêu con dường bao. Con hỏi Ngài ñiều gì khiến con phải chết. Ngài trả lời:" Phá thai! Ta rất tiếc, con bé nhỏ: vì ta biết nó kinh khủng ra sao."

Con không biết phá thai là gì. Con ñoán "phá thai" là tên của con quái vật ñã rất ghét sự hiên diện trên ñời này của con , một ñứa bé ngây thơ dễ thương...

Con gửi những lời này ñến mẹ ñể chỉ nói rằng: con yêu mẹ

và con muốn ñược làm con gái của mẹ dường bao.

Con cố gắng hết sức ñể sống. Con muốn ñược sống. Con có ước muốn nhưng con không thể làm ñược, vì con quái vật quá dữ tợn kia. Nó rút chân tay con ra khỏi lòng mẹ và cuối cùng cả người con nữa. Con không thể nào sống nổi. Con chỉ muốn mẹ biết con ñã cố gắng ở lại với mẹ. Con không muốn chết!

Nhưng mẹ ơi, giờ ñây con hoàn toàn hạnh phúc ñược ở nơi Chúa và có nhiều bạn bè chơi ñùa cùng con. Nơi ñây chỉ có những khuôn mặt vui tươi. Con sẽ ở ñây ñể chờ mẹ

Mẹ yêu dấu, Chúa bảo con những kẻ ÍCH KỶ sẽ không ñược ñến dây! Con chắc mẹ của con là người tốt và con sẽ giới thiệu với Ngài cả ba lẫn mẹ yêu dấu của con .

Mẹ hãy coi chừng tên quái vật phá thai. Con yêu mẹ và rất ghét việc mẹ phải trải qua nỗi ñau mà con ñã phải chịu ñựng.

Hãy thận trọng mẹ nhé! Con yêu mẹ.

Con gái bé bỏng của mẹ �

NGUYỆT SAN DÂN CHÚA 34, 01 – 2011

46

Bs. GBt. Đào Ty Tách (Giới y tế Công giáo)

iện nay, nhiều qúy bà qúy cô lo lắng cho sức khỏe của mình, ñặc biệt là “bộ giàn

giáo” xương xẩu nên thường hỏi có nên ño loãng xương không, ño bằng máy gì, ở ñâu và ý nghĩa những con số trên bảng trả lời. Có nhiều phương pháp ño mật ñộ xương nhưng hiện nay kỹ thuật ñược sử dụng rộng rãi nhất là phương pháp ño hấp thụ tia X năng lượng kép DEXA

(Dual Energy X ray absorptionmetry).

Phương pháp này chính xác nhưng hơi… ñắt tiền. Các phương pháp cũ như hấp thu photon ñơn thuần không dự ñoán ñược gãy xương. Đo mật ñộ xương bằng phương pháp DEXA ñược xem là phương pháp chuẩn mực ñể chẩn ñoán loãng xương và dự ñoán gãy xương bằng cách tính khối lượng xương trên ñơn vị thể tích

H

THẦY THUỐC GIA ĐÌNH

47

g/cm2. Tiêu chuẩn chẩn ñoán loãng xương là:

Trong ñó: T-score= (i BMD- m BMD)/ SD

i BMD: Mật ñộ xương của người ño.

m BMD: Mật ñộ xương trung bình.

SD: ñộ lệch chuẩn.

Kỹ thuật siêu âm là một phương pháp rẻ tiền và hiệu quả hơn trong việc sàng lọc loãng xương. Đo loãng xương qua siêu âm thường chỉ thực hiện tại xương gót chân chứ không thể ño loãng xương ở vị trí khác như xương hông hay cột sống nên cũng không dự báo gãy xương. Mặc dù các công ty nói rằng máy có thể cho biết "chất lượng" của xương, nhưng nghiên cứu cho thấy ñây chỉ là phương pháp ño khối lượng xương phổ thông.

Cách thứ ba là phương pháp QCT (quantitative computed tomography) dùng máy chụp cắt lớp ñiện toán ñịnh lượng mật ñộ xương ở cột sống. Phép ño này cho kết quả giảm dần nhanh hơn theo tuổi tác do ñó, T-score ở người lớn tuổi sẽ thấp hơn nhiều so với phương pháp DEXA.

Một số kỹ thuật ño mật ñộ xương ở bàn tay hay mắt cá chân như kỹ thuật ño hấp thu năng lượng duy nhất, chụp chụp cộng hưởng từ cũng cho kết quả tốt.

Biểu ñồ mật ñộ xương của khớp háng giảm dần theo tuổi. Đo mật ñộ xương quan trọng bởi vì nó giúp thầy thuốc dự ñoán nguy cơ gãy xương.

T-score và Z-score (ñiểm số T và ñiểm số Z) là hai con số dựa trên ñộ lệch chuẩn biểu hiện qua các ñường cong hình chuông cổ ñiển với dân số thấp hơn bên cạnh.

NGUYỆT SAN DÂN CHÚA 34, 01 - 2011

48

T-score là ñộ lệch chuẩn dưới mức trung bình của một người thanh niên có mật ñộ xương cao nhất. T-score khác nhau tùy thuộc vào nhóm người ñược sử dụng làm mẫu tham khảo (ví dụ phụ nữ da trắng, ñàn ông gốc Tây Ban Nha) trong khi Z-score là ñộ lệch chuẩn của những người trung bình cùng ñộ tuổi. Ngoài ra còn có nhiều loại Z-score khác nhau tùy theo nhóm ví dụ nhóm bao gồm tất cả mọi người cùng tuổi, hoặc nhóm giới hạn cho những người cùng lứa tuổi, chủng tộc, giới tính và cân nặng. Hơn nữa, một người có thể có T-score khác nhau ở cổ xương ñùi, ở khớp háng và ở cột sống.

Tổ chức Y tế Thế giới xác ñịnh các loại T- score sau ñây

dựa trên mật ñộ xương ở phụ nữ da trắng:

� Xương bình thường: T-score trên -1

� Thiếu xương: T-score giữa -1 và -2,5

� Loãng xương: T-score nhỏ hơn -2,5

� Loãng xương nặng gồm T-score như trên kèm theo gãy xương không do chấn thương.

Ủy ban WHO chưa ñủ dữ liệu ñịnh nghĩa cho nam giới và các nhóm dân tộc khác. Điều quan trọng qúy bà, quý cô nên biết là một mình T-score không dự ñoán ñược gãy xương và nên nhớ thiếu xương chưa chắc ñã là bệnh lý. Cho nên dù sao vẫn cần… ñến với các bác sĩ ñể ñược khám chữa bệnh! �

SỢ BÓNG SỢ GIÓ

Hai ông bà cụ già vì lớn tuổi không ñi dự lễ ñược nên ngồi xem lễ trên tivi ngày Chúa Nhật. Sau bài Phúc âm, khi vị linh mục vừa giảng xong bài giảng, thì cụ ông liền nói với cụ bà:

- Thôi bà tắt máy lẹ lẹ ñi, không thôi người ta bắt ñầu ñi xin thau rồi ñấy!

- Bà cụ: !!! ???

TRANG THƠ

49

(Thïë Kiïn Dominic)

CLB Àöìng Xanh Thú / TGP. TP. HCM

CÖÅI ÀÛÁC TIN, ÀÚÂI ÀÚÂI HÙÇNG VÛÄNG ÀÛÁNG NGUÖÌN ÚN PHUÁC, MAÄI MAÄI VÊÎN TRAÂO DÊNG

000 KINH NÙM THAÁNH, LÛU TRUYÏÌN ÚN XAÁ GIAÃI LÏÎ TAÅ ÚN, BAÃO ÀAÃM PHUÁC TRÛÚÂNG SINH.

000 NHAÂ ÊU LAÅC, HÖÌNG ÊN TÑN ÀÛÁC LUÖN THÙNG TIÏËN NÛÚÁC VIÏåT NAM, BAÁC AÁI CÖNG BÒNH MAÄI THÛÅC THI .

000 NÙM THAÁNH QUA, HÖÌNG ÊN COÂN TRIÏÍN NÚÃ, NGAÂY CHUÁA ÀÏËN, PHUÁC ÀÛÁC SEÄ THÙNG HOA.

000 NÙM THAÁNH QUA , VÛÄNG CHÑ NÛÚNG NHÚ ÚN CÛÁÛÁ ÀÖÅ,

NGAÂY C HUÁA ÀÏËN, HÊN HOAN ÀOÁN NHÊÅN PHUÁC TRÛÚÂNG SINH .

NGUYỆT SAN DÂN CHÚA 34, 01 – 2011

50

An Duy

ua bí tích Rửa tội, tất cả các Ki-tô hữu ñều ñược tháp nhập

vào Đức Ki-tô và trở thành chi thể sống ñộng của Nhiệm Thể Người là Hội Thánh. Dầu là linh mục, tu sĩ hay giáo dân, tất cả ñều lãnh nhận và chia sẻ cùng một ơn gọi chung là phải nên thánh. Vì thế người giáo dân cũng như các phần tử khác của dân Chúa ñều ñược gọi nên thánh (x. Hiến chế Hội thánh sốá 40 và 42; Tông huấn Người Kitô hữu giáo dân số 16).

Để nên thánh, chúng ta không cần phải làm những chuyện to lớn vĩ

ñại. Đàng khác, không phải ai cũng có thể làm những công tác vĩ ñại và không phải mọi người ñều có thể thực hành những việc khổ chế lớn lao hay là làm phép lạ. Đức Giê-su ñã trả lời cho một người chất vấn con ñường ñể ñược nên trọn lành là "Anh phải yêu mến Thiên Chúa và yêu thương tha nhân như chính mình" (Mt 22,37-39; Mc 12,30).

Thánh Phao-lô ñã khẳng ñịnh rằng dù nói ñược ngôn ngữ của các thiên thần và loài người, dù thực hiện ñược bao nhiêu việc lớn lao kể cả chịu tử ñạo mà thiếu ñức ái thì những việc ñó chẳng có giá trị gì (x. 1 Cr 13,1 tt).

Q

TRANG SỐNG ĐẠO

51

Thánh Gio-an thêm rằng chỉ có ai ở trong Đức ái thì người ñó ở trong Thiên Chúa và Thiên Chúa ở trong người ñó (1Ga 4,12).

Do mặc khải, chúng ta biết rằng sự thánh thiện hệ tại ở Đức ái. Các nhà thần học ñã ñưa ra những lý lẽ sau ñây:

Lý do 1: Đức ái là nhân ñức ñối thần hoàn hảo hơn hết, bởi vì nhân ñức ñó hướng ñến chính Thiên Chúa chứ không phải ñến các lời mặc khải của Chúa như trong Đức tin, hoặc những lời hứa của Chúa như trong Đức cậy.

Lý do 2 : Đức ái là mô thức của tất cả các nhân ñức khác nghĩa là Đức ái làm cho các nhân ñức khác nên hoàn hảo và làm cho chúng trở nên có công nghiệp trước mặt Chúa.

Lý do 3: Đức ái là một nhân ñức bao gồm tất cả mọi nhân ñức khác, xét vì ai yêu mến Thiên Chúa, thì vì lòng mến Chúa, họ ñón nhận Lời Chúa mạc khải, hy vọng vào lời hứa của Người và tuân hành tất cả những giới răn của Người.

Lý do 4: Nhất là vì Đức ái phần nào tiên báo trước tuy một cách bất toàn - sự chiêm ngưỡng Thiên Chúa

mà chúng ta sẽ ñược ở trên trời mà hiện nay chúng ta ñang cảm nghiệm phần nào ở dưới ñất. Chúng ta có thể thấy Chúa ở trong mọi vật ñược Chúa tạo dựng, thấy Chúa hiện diện trong các biến cố và nhất là thấy Chúa ở trong mọi người ñược Chúa nhậân là con cái; và do ñó họ trở thành anh em của chúng ta.

Người giáo dân cần thể hiện ơn gọi mến Chúa và tha nhân ñó một cách ñặc biệt qua việc dấn thân vào những thực tại trần thế và tích cực tham gia vào những hoạt ñộng ở ñời này (x. Th. NKHGD 17). Thánh Phao-lô ñã nói: "Tất cả những gì anh em làm bằng lời nói và việc làm, hãy làm tất cả nhân danh Chúa Giê-su và nhờ Người mà tạ ơn Chúa Cha" (Cl 3,17). Công ñồng Va-ti-ca-nô II khi áp dụng lời này vào các giáo dân ñã khẳng ñịnh rằng việc săn sóc gia ñình, các công tác trần thế không thể nào bị gạt ra bên lề ñời sống thiêng liêng của các giáo dân (Sắc lệnh Tông Đồ Giáo Dân số 4) và Tông huấn Người Ki-tô Hữu Giáo Dân còn nói rõ hơn nữa là các người giáo dân cần phải nên thánh bằng cách sống trong thế gian và làm việc cho trần gian( số 17).

NGUYỆT SAN DÂN CHÚA 34, 01 – 2011

52

Người giáo dân, qua bí tích rửa tội, ñược tham gia vào chức vụ tư tế, ngôn sứ và vương giả của Đức Ki-tô như lời thánh Phê-rô ñã nói (x. 1Pr 2,4) và Công ñồng Va-ti-ca-nô II ñã làm nổi bật ñiều ñó. Họ ñược Thiên Chúa dùng như những viên ñá sống ñộng ñể xây dựng Đền Thờ Thiên Chúa, và họ cũng như bao nhiêu người khác ñược Đức Giê-su mời gọi như ñã mời gọi các thợ vào vườn nho.

Thánh Lê-ô Cả ñã nói: "Hỡi người Ki-tô hữu hãy nhận thức phẩm giá của mình" và thánh Ma-xi-mô Giám mục Tô-ri-nô ñã nói với các người tân tòng rằng: "các bạn hãy xét tới vinh dự mà các bạn ñã nhận ñược qua nhiệm tích này". Thánh Au-gus-ti-nô cũng có thể nói với từng giáo dân ngày hôm nay :"Anh em hãy vui lên và hãy tạ ơn bởi vì không những anh em là những Ki-tô hữu mà anh em chính là Đức Ki-tô".

Như vậy người giáo dân cũng như các tu sĩ và linh mục ñều ñược ơn gọi sống thánh thiện bằng những phương thế và hoàn cảnh khác nhau. Tất cả ñều ñược mời gọi làm việc trong vườn nho Chúa �

... ”Vậy phải nói sao? Chúng ta cứ ở mãi trong tội lỗi, ñể ân sủng càng lan tràn ư? Không phải thế! Chúng ta là những kẻ ñã chết ñối với tội lỗi, thì làm sao còn sống mãi trong tội ñược? Anh em không biết rằng: khi chúng ta ñược dìm vào nước thanh tẩy, ñể thuộc về Đức Chúa GIÊ-SU KI-TÔ, là chúng ta ñược dìm vào trong cái chết của Người sao? Vì ñược dìm vào trong cái chết của Người, chúng ta ñã cùng ñược mai táng với Người. Bởi thế, cũng như Người ñã ñược sống lại từ cõi chết nhờ quyền năng vinh hiển của THIÊN CHÚA CHA, thì chúng ta cũng ñược sống một ñời sống mới” (Rm 6,1-4).

KINH THÁNH BẰNG HÌNH

53

MICHEL NGUYỄN HẠNH – NHÓM LASAN 100

Phụ trách

(tt)

NGUYỆT SAN DÂN CHÚA 34, 01 – 2011

54

(Còn tiếp)

TRANG TRUYỆN NGẮN

55

Lm. Đa-minh Nguyễn Đức Thông CSsR

ự lững thững ñi vào lều, vừa ñi, vừa giơ tay lay nhẹ những bông lúa bên ñường. Lều ọp

ẹp, ẩm thấp. Từ mái ñến vách, tất cả ñều bằng tranh, mốc meo, bạc phếch. Lều nhỏ, ôm gọn cái chõng tre mỗi bề chừng hơn một mét. Trên trải chiếc chiếu tả tơi. Dưới gầm, xung quanh mép, ñủ thứ hạt ñang thi nhau nẩy mầm. Cây mít non cao khoảng một gang tay, lá xanh xạm, nằm lọt thỏm giữa ñám lúa non vàng úa. Vài con cuốn chiếu ñang nghếch ñầu dò dẫm, ñụng phải chân Sự, vội khoanh tròn lại. Chú dế mèn trông thấy mái, phồng cánh gáy nhè nhẹ. Vài hạt chôm chôm dính trên vách tranh cũng ñang bật mầm trắng

xanh. Rễ mầu nâu thẫm, ñang cố vươn ra ôm lấy một vài cọng tranh tìm sự sống. Sự nhặt que, chọc vào giữa con cuốn chiếu ñang cuộn tròn dưới ñất, cố bẩy ra mà không sao bẩy nổi. Chán. Sự lên chõng nằm. Gió hiu hiu, lọt qua các khe lều, mát rười rượi. Sự vừa nằm vừa hát nghêu ngao mà chẳng biết mình ñang hát gì. Nghe có tiếng sột soạt trước ngõ, Sự bò dậy. Một bà trông quen quen, dong dỏng cao, ñầu ñội nón lá, mỉm cười hỏi: “Mẹ con ñâu hả cu?”

- Mẹ cháu ở ngoài ruộng lúa ấy.

Thấy mẹ vội vã ñi theo bà ấy, Sự cũng lẽo ñẽo ñi theo. Tới suối, mẹ nói: - “Mẹ ñi ñàng này một chút. Con theo mẹ làm gì? Nắng”.

S

NGUYỆT SAN DÂN CHÚA 34, 01 – 2011

56

“Nắng thật, nắng hơn rừng cao su nhiều” Sự lẩm bẩm. Nắng ñốt ñỏ cả hai cánh tay Sự. Nhìn theo mẹ một lát, Sự ngồi phệt xuống cầu, thả chân xuống suối. Nước mát lạnh, trong veo. Cá lượn lờ. Cá nhỏ bơi ở trên từng ñàn, cá lớn ở dưới, lác ñác vài con. Có con to bằng bàn tay Sự. Sự bứt lá, thả xuống. Một vài con cá từ ñáy nhao lên, ñớp lấy chiếc lá, kéo xuống khỏi mặt nước rồi lại thả ra. Sự khoái. Thấy tổ kiến vàng trước mặt, Sự bẻ cành, vứt xuống, cá thi nhau rỉa, ñớp. Bị kiến cắn, ñau quá, mất thăng bằng, Sự rơi tòm xuống suối. Nước sâu quá thắt lưng, mát lạnh. Cá xúm lại, ñớp lên chân, tay Sự, nhột nhạt. Thấy vật lạ, con cua rốc bò tới, kẹp lấy ngón chân út Sự. Đau ñiếng, Sự thét lên, leo vội lên bờ.

- Em làm sao thế? Bích Nga hỏi.

Sự ngồi xuống cầu, giơ chân lên. Hai vết ñỏ tươi rướm máu hoắm vào ngón chân út. - “Con gì cắn em, ñau quá!” Sự nhăn nhó, nước mắt tràn mi, lăn dài trên má, xuýt xoa.

- Cua kẹp rồi. Bích Nga nói, sao ướt hết rồi?

- Em bị ngã. Bắt kiến cho cá ăn, kiến cắn, ñau quá, em quờ quạng, rơi tòm xuống.

- Thôi, vào lều thay quần áo ñi. Bữa trưa hôm ấy, Bích Nga khoe:

- “Sáng cu Sự bị cua kẹp, khóc”. Sự cúi gằm mặt xuống, vừa mắc cỡ, vừa giận chị. Hương Lan hỏi: “Bị ở ñâu?”

- Ở suối. Ngã xuống suối không chịu lên ngay, cua kẹp cho. Bích Nga vừa nói, vừa như chọc tức. Sự lườm Bích Nga, căm phẫn, tính bước xuống khỏi chõng, Hương Lan chặn lại:

- “Con phản ứng như thế là không phải. Đau khóc là chuyện bình thường, không có gì phải xấu hổ cả. Chỉ khi nào con ăn trộm, ăn cắp, con ăn gian, nói dối, con chửi rủa, nhục mạ, ñánh ñấm người ta, mới ñáng mắc cỡ thôi. Vì ñó là ñiều làm cho con không còn là người nữa. Con mà làm những chuyện ấy, có khóc, mẹ cũng mặc kệ. Nói xong, Hương Lan nhìn Sự thông cảm: “Bị cắn chỗ nào, ñưa mẹ xem nào!” Sự giơ chân lên. Vết ñau ñã lành, chỉ còn lại một vết ñỏ mờ.

- Lúc ấy chắc ñau lắm hả? Vừa nói, Hương Lan vừa vuốt nhẹ lên mái tóc Sự.

- Lúc ấy lõm sâu, rươm máu. Sự bình tĩnh khoe.

- Thôi ñọc kinh ăn cơm. Hôm nay ñến phiên cu Sự.

Trang Truyện Ngắn : RỪNG CAO SU THAY LÁ

57

Gió nhẹ. Cây lao xao. Nắng nhạt. Sự nhìn Bích Nga mỉm cười, rồi nghiêm trang giơ tay làm dấu thánh giá, nói:

- “Xin Chúa chúc lành cho của ăn chúng con sắp hưởng dùng. Xin Chúa cùng ăn với con. Xin Chúa cũng nhớ ñến những người không có của ăn. Nhân danh Cha và Con và Thánh Thần”.

- Hoan hô. Hương Lan vỗ tay nói. Bích Nga ñưa tay bắt tay Sự: - “Chúc mừng em. Em giỏi lắm, giỏi hơn chị rồi”. Sự xúc ñộng, nước mắt lưng tròng, ñang tính nói, thì Hương Lan hỏi: “Mẹ ñố con biết, Chúa có cùng ăn với con không?” Sự ngập ngừng. Hương Lan tiếp: “Con xin Chúa cùng ăn với con thật, hay chỉ xin ñể mà xin?” Sự vẫn ngập ngừng. Hương Lan giải thích: “Nếu con xin thật, thì Chúa cũng ăn thật. Chúa ăn trong con…. Thôi ăn cơm ñi!”. Đang ăn cơm, Sự hỏi mẹ:

- “Mẹ, sao cơm mình ăn không ngứa, mà lúa ngứa thế?”

- Đúng. Hương Lan nhìn Sự, rồi ñưa chén cơm lên ngang mặt nói: “Chén cơm này là mồ hôi, nước mắt của bao nhiêu con người ñấy. Chính vì thế mà người ta mới bảo: ai ơi bưng bát cơm ñầy, dẻo thơm một hạt, ñắng cay

muôn phần. Áo con mặc cũng vậy, là công sức của bao nhiêu con người. Phí phạm cơm ăn, áo mặc là chà ñạp lên công sức và lên chính người ta ñấy”.

Mọi người lại im lặng, chỉ còn tiếng muỗng ñĩa lách cách, tiếng mái tranh loạt soạt và tiếng gió rì rào. Xa xa sấm bắt ñầu ùng ục. Đạn ñì ñọp. Máy bay ù ù. Cơm xong, Hương Lan nói: “Con tạ ơn Chúa ñi, rồi về. Trời sắp mưa rồi”. Sự giơ tay làm dấu thánh giá. Miệng lâm râm một lúc, rồi nhìn Hương Lan mỉm cười:

- “Về à mẹ?”

- Ừ.

- Để con lấy cái này ñã.

- Cái gì thế?

Sự không nói, chìa cho mẹ xem. Một hạt chôm chôm ñang nẩy mầm.

- Con lấy cái này về làm gì?

- Trồng xuống ñất chứ ñể nó trên vách tranh này, lấy ñất ñâu mà sống.

- Giỏi. Hương Lan âu yếm ôm lấy Sự, nói: “Con ñã biết cứu sống cỏ, cây, thì con cũng phải biết cứu sống con người. Cứu sống chứ không bao giờ ñược giết chết, ñem bình an chứ không ñem tang tóc, ñem hạnh phúc chứ không ñem bất hạnh, con nhớ không?”

NGUYỆT SAN DÂN CHÚA 34, 01 – 2011

58

Sự gật ñầu, với nón ñội, nhảy phịch xuống ñất. Trời phía tây ñục ngầu. Gió hây lạnh. Sấm ùng ục ngay trên ñầu. Suối vẫn róc rách. Cỏ héo úa, ỉu xìu trong nắng.

Chiều hôm sau, Sự lại chui qua rừng cao su. Chiều hôm ấy nắng ñẹp. Rừng sáng hẳn lên. Ve vẫn rả rích nhưng Sự không còn quan tâm ñến ve nữa. Trong ñầu Sự bây giờ là 4 con chuột con hôm trước. Không biết chúng có còn sống không hay ñã chết. Không biết mẹ chúng có về với chúng không. Sự ñi thật nhanh. Vừa ñi vừa hát. Hai con diều hâu, thấy Sự vỗ cánh phành phách, kêu quang quác làm Sự giật mình. Quả cao su khô, vỡ lách tách, thả hạt xuống lộp ñộp như tiếng vật gì ném vào áo mưa làm Sự cảnh giác. Ngó về phía vừa phát ra tiếng lộp ñộp, Sự giật bắn cả người khi trông thấy một người nằm chết. Miệng há hốc. Sự quay lưng, cắm cổ chạy. Càng chạy, càng nghe như có người ñang ñuổi huỳnh huỵch sau lưng. Sự sợ quá, vừa chạy, vừa khóc. Mệt. Thấy nhoi nhói ở cạnh sườn bên trái, Sự tắp vào một gốc cao su nghe ngóng. Không thấy ai, Sự ñứng lên, lủi thủi ñi về, thỉnh thoảng lại nhìn về phía sau, cảnh giác. Đang ñứng nhìn, thì nghe có

tiếng sột soạt sau lưng, Sự hốt hoảng, tính quay ñầu chạy, thì nghe chú Viên gọi:

- “Sự! Đi ñâu ñấy?” Sự quay lại, mặt tái xanh, mồ hôi nhễ nhãi, nói không ra hơi: “Ở, ở chỗ kia có người chết”.

- Thật không? Người lớn hay con nít.

- Người lớn, ñắp áo mưa, nằm dưới gốc cao su, trên cành có hai con quạ.

- Đâu, lên chú chở.

Sự sợ, không muốn ñi nhưng sợ bị chê là nhát, nên miễn cưỡng trèo lên xe.

- Phía nào?

- Quẹo trái hai lô cao su, rồi cứ chạy thẳng.

Trời chiều. Rừng yên ắng. Nắng vàng nhạt ñượm màu tang tóc. Ba bốn con diều hâu ñen lánh lượn lờ phía trước.

- Tới chưa?

- Sắp tới. Chỗ mấy con quạ ấy, ở sát bên gốc cao su. Thả cháu xuống ñây, chú ñi một mình ñi, cháu sợ lắm. Chỉ còn mấy gốc cao su nữa là tới thôi.

Viên thả Sự xuống. Sự nép sát người vào gốc cao su, chăm chú nhìn theo chú Viên. Sự thấy chú Viên cúi xuống, nhắc cái gì ñó

Trang Truyện Ngắn : RỪNG CAO SU THAY LÁ

59

lên, rồi lại ném xuống, vừa ñi về chỗ Sự, vừa cười:

- “Người chết ñâu mà người chết. Hình nộm người ta làm, cắm ở ruộng lúa ñể ñuổi chim”.

- Vậy hả? Chú chở cháu lên xem. Cháu thấy miệng há hốc, trông ghê lắm. Tới nơi, Sự nói: “Thế mà…”

- Trông xa xa thì cũng giống người chết thật. Ai lại vứt hình nộm ở ñây không biết. Bây giờ cháu ñi nữa hay về nào?

- Cháu về thôi, mệt quá rồi.

- Lên chú chở về.

Về tới nhà, Sự gieo mình xuống võng, nghĩ vẩn vơ, rồi thiếp ñi lúc nào không biết. Đi làm về, thấy Sự nằm li bì, mồ hôi vã ướt hết một phần áo, hốt hoảng, Hương Lan cúi xuống, ôm lấy Sự, hỏi:

- “Con trai mẹ có sao không mà lại ngủ giờ này không biết”. Sự giật mình, mở mắt ra thấy mẹ, ôm chầm lấy cổ: “Sợ quá mẹ ơi!” Hương Lan bế Sự ra khỏi võng, hỏi: “Sợ cái gì?”

Hôm qua ñi tới cuối rừng cao su, thấy nhà ñòn ñã sợ muốn chết. Chiều nay, con qua rừng cao su ñể xem thử xem mấy con chuột hôm bữa còn sống hay chết. Đang ñi, thấy quạ kêu, lại

nghe hạt cao su rớt xuống tấm nylon lộp ñộp, con ngó sang, thấy một người nằm chết, miệng há hốc, sợ quá chạy thục mạng, ñau cả cạnh sườn, giờ này vẫn còn ñau. Mãi sau, chú Viên chở lên xem, mới biết ñó là hình nộm. Quê quá trời quê.

Hương Lan thả Sự xuống ñất, chỉ tay lên trán Sự, nghiêm nghị, nói:

- “Người chết làm sao mà con phải sợ. Không ai hiền hơn người chết. Nếu thấy người ta chết con phải chôn cất họ tử tế, thế mới là người. Thấy người ta bị nạn, thì cứu giúp, người ta chết thì chôn cất, nhớ chưa. Sống trên ñời này, con không phải sợ ai hết. Chúa ở trong con mà sợ gì. Chỉ có một ñiều phải sợ là mất Chúa thôi, con nhớ chưa?

- Sao người ta bảo, người chết hay về bắt trẻ con ñem ñi?

- Ai bảo? Con có thấy ñứa nào bị người chết bắt chưa nào?

Sự lắc ñầu. Hương Lan móc trong túi ñưa cho Sự một quả ổi chín mọng, nói: “ Của con ñây!”

- Cảm ơn mẹ �

(Còn tiếp)

NGUYỆT SAN DÂN CHÚA 34, 01 – 2011

60

Ngày Hòa bình Thế giới 2011

Chiều 16-12, cạnh Văn phòng Báo chí Tòa Thánh, Đức Hồng Y Peter Kodwo Appiah Turkson, Chủ tịch Hội ñồng Tòa Thánh Công lý và Hòa bình, ñã giới thiệu Sứ ñiệp của Đức Thánh Cha Bê-nê-ñíc-tô XVI nhân Ngày Hòa bình Thế giới, 01.01.2011 (xem toàn văn sứ ñiệp tr.2). Ngoài ra còn có sự tham dự của ĐGM Tổng Thư ký Mario Toso, SDB, các Đức ông Anthony Frontiero và Tommaso Di Ruzza, viên chức của Hội ñồng.

ĐHY cho biết: “Văn kiện này nêu lên tình trạng bạo lực nhắm vào các Ki-tô hữu tại Irak, và qua ñó ñề cập vấn ñề tự do tôn giáo và những phương cách sử dụng quyền tự do này ñể ñạt tới hòa bình… Trong phần kết luận, Sứ ñiệp gợi suy nghĩ hòa bình là ơn Chúa ban nhưng cũng là công trình của những người thiện tâm mà trước hết là các tín hữu… Tự do tôn giáo, chủ ñề của Sứ ñiệp Hòa bình 2011, là nội dung then chốt trong học thuyết của Giáo hội về xã hội. Quyền tự do này cũng ñồng thời tương ứng với nhu cầu căn bản của con người. Như một quyền phổ quát, tự do tôn giáo là chìa khóa của nền hòa bình không ngừng bị ñe dọa bởi chủ nghĩa thế tục cực

ñoan, thái ñộ không chấp nhận Thiên Chúa và bất khoan dung ñối với mọi biểu hiện mang tính chất tôn giáo, chủ trương chính trị hóa tôn giáo và xây dựng hình thức tôn giáo nhà nước, bởi chủ nghĩa tương ñối về văn hóa và tôn giáo ñang ngày càng ñược hiện thực hóa”.

Tiếp theo, ĐHY nhấn mạnh, sứ ñiệp của ĐTC nhắc lại một trong những nhiệm vụ chính ñã ñược thực hiện sau Đệ nhị thế chiến là soạn thảo bản Tuyên ngôn quốc tế về Nhân quyền (1948). ĐTC ca ngợi bản Tuyên ngôn ñồng thời bày tỏ “nỗi lo ngại trước tình hình ngày càng gia tăng sự phủ nhận có tính chất toàn cầu ñối với các quyền này, bằng cách nhân danh những quan ñiểm văn hóa, chính trị - xã hội và ñặc biệt quan ñiểm tôn giáo… Tự do tôn giáo không phải là quyền do nhà nước ban cho nhưng xuất phát từ “luật luân lý tự nhiên và từ phẩm giá con người khi ñược Thiên Chúa dựng nên. Nhà nước và các thiết chế công cộng khác phải thừa nhận quyền tự do tôn giáo thuộc về bản

ĐIỂM TIN CÔNG GIÁO

61

chất con người, như một yếu tố làm nên sự toàn vẹn của con người và của cả nền hòa bình nữa”.

ĐHY Chủ tịch Hội ñồng Tòa Thánh Công lý và Hòa bình lưu ý: “Tự do tôn giáo ñặt ra nghĩa vụ cho các quyền lực chính trị” bởi nhà nước không nắm quyền một cách không có giới hạn. Quyền tự do tôn giáo “là quyền con người ñược diễn tả sự chọn lựa ñáp lại chân lý, cũng như ñược dựng nên ñể sống với Thiên Chúa mà không bị ngăn cản. Nhờ vậy con người gặp ñược bình an và trở nên công cụ kiến tạo hòa bình… Tự do tôn giáo không có nghĩa là mọi tôn giáo ñều như nhau, cũng không biện minh cho chủ nghĩa tương ñối về tôn giáo hoặc thái ñộ thờ ơ ñối với tôn giáo… Tự do tôn giáo không thể biến thành thứ tự do muốn hành ñạo thế nào cũng ñược. Chiều kích xã hội của tự do tôn giáo tán thành việc ñóng góp của người tín hữu vào công cuộc xây dựng trật tự xã hội… Sự phủ nhận quyền ñược biểu lộ tôn giáo một cách công khai hoặc bác bỏ quyền ñược bảo vệ ñức tin trong tranh luận xã hội ñều cản trở sự phát triển lành mạnh… Việc thực thi quyền tự do tôn giáo nhằm xây dựng hòa bình còn nói lên việc công nhận sự hòa hợp giữa ñời sống riêng và chung, giữa cá

nhân và cộng ñồng… Vì thế, cũng phải phát triển và thực hiện quyền tự do tôn giáo trong cộng ñồng và nhất là trong gia ñình. Mặc dù không do Nhà nước ñặt ra nhưng Nhà nước phải công nhận quyền tự do tôn giáo là quyền thuộc về con người và thuộc về ñời sống công cộng. Nhìn nhận quyền tự do tôn giáo là biết tôn trọng phẩm giá của mỗi người. Điều này bao hàm nguyên tắc phải có trách nhiệm bảo vệ cộng ñồng cũng như xã hội hoặc quốc gia. Lời Giáo hội kêu gọi tôn trọng quyền tự do tôn giáo không ñơn giản là một yêu cầu có ñi có lại, ñặt ra cho cộng ñoàn tín hữu của mình phải tôn trọng các tín ñồ khác, với ñiều kiện họ cũng phải tôn trọng tín hữu của mình. Lời kêu gọi của Giáo Hội dựa trên chính phẩm giá con người. Tôn trọng tha nhân là ñúng lẽ công bằng, chứ không phải có qua có lại hoặc nhằm ñổi lấy ơn huệ. Nếu tha nhân bị bách hại vì niềm tin của mình, thì chúng ta có bổn phận phải ñồng cảm và liên ñới với họ”.

Sứ ñiệp của ĐTC cũng phê phán chủ nghĩa cuồng tín, chủ nghĩa giáo ñiều cũng như chủ nghĩa thế tục ñã không hề biết ñến bản chất của tự do tôn giáo, là khám phá, tự do, mang tính cộng ñồng, thuộc về sự siêu việt…

NGUYỆT SAN DÂN CHÚA 34, 01 – 2011

62

Đối với Giáo hội, cuộc ñối thoại liên tôn là một ñộng lực quan trọng cho sự hợp tác của tất cả các cộng ñồng tôn giáo trong việc tìm kiếm hòa bình. Như vậy, trong một thế giới toàn cầu hoá và trong một xã hội ngày càng ña sắc tộc và ña văn hóa, những tôn giáo lớn không thể là một vấn ñề nhưng là một nguồn lực, một yếu tố quan trọng cho sự ñoàn kết và ñồng tâm nhất trí”.

Với các nhà lãnh ñạo trên thế giới, Sứ ñiệp của ĐTC thúc giục họ “nhanh chóng hành ñộng ñể chấm dứt nạn bất công” ñối với các Ki-tô hữu tại châu Á, châu Phi và Trung Đông; ngài cũng hứa cầu nguyện cho mọi Ki-tô hữu ñang phải ñối mặt với bạo lực và phân biệt ñối xử, ñồng thời mời gọi họ tha thứ và hòa giải.

Trong phần kết của Sứ ñiệp, ĐTC xin các nước phương Tây chấm dứt “sự thù ñịch và thành kiến ñối với người Ki-tô hữu” và thúc giục châu Âu trở về với cội rễ Ki-tô giáo của mình, vốn thiết yếu ñể thúc ñẩy công lý, hòa hợp và hòa bình. Kết thúc bài giới thiệu Sứ ñiệp của ĐTC, ĐHY Turkson nhấn mạnh, việc loan báo Tin Mừng cũng hướng ñến sự thức tỉnh mỗi người về quyền tự do tôn giáo, bằng cách giúp những ai khao khát ñược tái khám phá sự thật Tin Mừng: “Chỉ có sự thật Tin mừng mới ñem lại

giải thoát… Vì vậy công cuộc Phúc âm hóa và truyền giáo không mâu thuẫn với quyền tự do tôn giáo”.

Sau ñó Đức cha Toso, TTK Hội ñồng, nhấn mạnh Sứ ñiệp của ĐTC cũng mời gọi “Tìm hiểu sâu thêm về chân lý tự do tôn giáo, về những ý nghĩa của quyền này trên các phương diện nhân học, ñạo ñức, luật pháp, chính trị, xã hội và tôn giáo… Như ĐTC nói, ngoài sự khoan dung, tự do tôn giáo còn là yếu tính của toàn bộ ñạo ñức và mọi quyền tự do, của sự tôn trọng lẫn nhau và của hòa bình”.

Ngoài ra, ĐTC cũng ghi nhận rằng năm 2011 là năm kỷ niệm lần thứ 25 Ngày Thế giới cầu nguyện cho Hòa bình do Đấng ñáng kính Gio-an Phao-lô II quy tụ tại Assisi vào năm 1986. Đức Hồng Y Turkson cho biết Hội ñồng Tòa thánh Công lý và Hòa bình, Hội ñồng Tòa thánh về Đối thoại liên tôn và một nhóm tu sĩ Dòng Phan-xi-cô ñã lập kế hoạch mừng ngày kỷ niệm này.

(Theo VIS & CNS)

Tòa Thánh Vatican ra thông cáo mới nhất về Giáo Hội tại Trung Quốc.

Theo AsiaNews, hôm 17.12.2010 Tòa Thánh ñã bày tỏ "nỗi buồn sâu sắc" và "lấy làm tiếc" về cách thức

ĐIỂM TIN CÔNG GIÁO

63

triệu tập và kết quả của Đại hội Đại biểu Công giáo Trung Quốc.

Một thông cáo do Văn phòng báo chí Tòa thánh công bố, lên án thái ñộ ñàn áp và mạnh bạo của chính quyền ñối với Giáo hội, coi ñó là "một dấu hiệu của sự yếu ñuối và sợ hãi, thay vì quyền uy", thông cáo khẳng ñịnh ñây là sự vi phạm tự do tôn giáo của người Công giáo, và ñặc biệt nhấn mạnh, các Giám mục, Linh mục tham gia vào vụ việc này phải nhận trách nhiệm trước mặt Thiên Chúa và trước Giáo hội. Thông cáo còn cho rằng, Hội Đồng Giám mục và Hội công giáo Yêu nước Trung Quốc là những tổ chức không ñược Giáo hội công nhận và không phù hợp với ñức tin Công giáo.

Tuy vậy, thông cáo viết, mặc dù thực tế ñó là "những hành vi không thể chấp nhận và mang tính thù ñịch", Tòa Thánh vẫn "tái khẳng ñịnh sự sẵn sàng ñối thoại một cách thiện chí" với Trung Quốc, ñồng thời nhắc lại lời mời gọi của Đức Thánh Cha gửi ñến tất cả người Công giáo trên toàn thế giới cầu nguyện cho Giáo Hội tại Trung Quốc ñang gặp khó khăn ñặc biệt.

Công bố Sứ ñiệp của Đức Thánh Cha nhân Ngày Bệnh Nhân

Tin từ Vatican, hôm 18.12.2010, Sứ ñiệp của ĐTC Biển Đức 16 nhân ngày Thế giới các bệnh nhân 11-2 năm 2011 ñã ñược công bố với chủ ñề ”Từ những vết thương của Chúa anh chị em ñược chữa lành” (1 Pr 2, 24).

Trong Sứ ñiệp ĐTC cảnh giác rằng: ”Một xã hội không biết chấp nhận những người ñau khổ và không có khả năng góp phần nhờ lòng từ bi làm cho ñau khổ ñược chia sẻ và chịu ñựng cả trong nội tâm, thì ñó là một xã hội tàn ác và vô nhân ñạo” (Spe salvi 38).

ĐTC cũng cho biết mỗi giáo phận sẽ ñề ra những sáng kiến nhân ngày thế giới các bệnh nhân nhắm làm cho việc săn sóc những người ñau khổ ñược hữu hiệu hơn. Ngài cũng loan báo Ngày Thế Giới các bệnh nhân sẽ ñược cử hành trọng thể vào năm 2013 tại Đền thánh Đức Mẹ Altoetting ở miền nam Đức.

Sứ ñiệp của ĐTC cũng trình bày một số suy niệm về cuộc khổ nạn của Chúa Ki-tô ñi từ hình ảnh trong khăn liệm thánh ở thành Torino và ngài nhắn nhủ anh chị em bệnh nhân rằng: ”Khi sống lại, Chúa không bước bỏ ñau khổ và sự ác khỏi trần thế, nhưng ngài ñã chiến thắng chúng tận gốc rễ. Ngài ñã ñặt sự toàn năng của tình yêu thương ñối nghịch với quyền

NGUYỆT SAN DÂN CHÚA 34, 01 – 2011

64

lực của sự ác. Qua ñó, Chúa chỉ cho chúng ta con ñường an bình và vui tươi, ñó là Tình Thương... Chúng ta hãy noi theo Thầy Chí Thánh trong thái ñộ sẵn sàng hiến mạng sống mình vì anh chị em chúng ta (1 Ga 3,16), trở thành những sứ giả của một niềm vui không sợ ñau ñớn, niềm vui Phục Sinh..”

ĐTC cũng khẳng ñịnh rằng Thiên Chúa, là Sự Thật và Tình Thương, ñã muốn chịu ñau khổ cho chúng ta và với chúng ta. Người ñã trở thành người ñể có thể cảm thông, cùng chịu ñau khổ với con người, một cách cụ thể, trong thân thể. Trong mỗi ñau khổ của con người, có Đấng ñi vào ñể chia sẻ ñau khổ và chịu ñựng, trong mỗi ñau khổ có niềm an ủi của tình thương tham phần của thiên Chúa… Anh chị em thân mến, tôi lập lại cho anh chị em sứ ñiệp này ñể anh chị em trở thành những chứng nhân của Chúa qua ñau khổ, qua cuộc sống và ñức tin của anh chị em”.

ĐHY Ivan Dias Đặc Sứ của Đức Thánh Cha tại Việt Nam

Cùng ngày 18.12.2010, Phòng báo chí Tòa Thánh thông báo: ĐTC ñã bổ nhiệm ĐHY Ivan Dias, Tổng Trưởng Thánh Bộ Truyền Giáo, làm ñặc sứ của ngài ñến chủ sự các lễ nghi bế mạc Năm Thánh tại Việt Nam.

Năm Thánh kỷ niệm 350 năm thành lập hai Giáo phận ñại diện Tông Tòa Đàng Trong và Đàng Ngoài và 50 năm thành lập hàng Giáo phẩm Việt Nam sẽ ñược bế mạc tại Trung tâm Thánh Mẫu Toàn Quốc Lavang từ ngày 04 – 06.01.2011. Năm Thánh ñã ñược khai mạc trọng thể tại Sở Kiện, thuộc Tổng Giáo phận Hà Nội ngày 24.11.2009, và có cao ñiểm là Đại hội Dân Chúa ở TGP. TP.HCM hồi trung tuần tháng 11.2010.

ĐHY Ivan Dias người Ấn ñộ năm nay 75 tuổi (1936), ñã từng làm Sứ thần Tòa Thánh tại Ghana, Benin, Togo, Hàn Quốc, Albani, TGM Giáo phận Mumbai Ấn ñộ, và từ gần 5 năm nay làm Tổng trưởng Thánh Bộ Truyền Giáo. (Nguồn:http://press.catholica.va)

ĐHY Ivan Dias Tổng Trưởng Thánh Bộ Truyền Giáo