Đả lôi đài

10
Đầu năm 1929, Phó chủ nhiệm học viện võ thuật trung ương Trung Quốc, Li Jinglin, đã viết thư cho chưởng môn và hộ pháp của các môn phái khác nhau từ khắp nơi trên đất nước, gợi ý rằng ông muốn tổ chức một đại hội võ thuật toàn quốc, nhằm truyền thêm cảm hứng cho người Trung Hoa đến với võ thuật. Đề xuất của ông đã được hưởng ứng mạnh mẽ. Ngày 03 tháng 5 năm 1929, chính quyền tỉnh Chiết Giang đã quyết định tổ chức sự kiện “Đại hội biểu diễn & thi đấu võ thuật” vào tháng 11 năm đó tại Hàng Châu (sự kiện này còn được gọi với tên Giải đấu lôi đài toàn quốc). Tháng 8 năm đó, học viện võ thuật Chiết Giang được thành lập và giành quyền tổ chức sự kiện. Ban tổ chức giải đấu được thành lập ngày 11 tháng 10. Chen Tianshen, một trong các học viên của học viện, khi đó mới 14 tuổi, tha thiết muốn được tham gia thi đấu lôi đài nhưng không được phép do quá trẻ. Cậu chỉ được phân công giúp đỡ ban tổ chức. Li Jinglin hay Li Fangchen (1885 – 1931): biệt danh Trung hoa đệ nhất kiếm, thiên kiếm. (Jinglin có nghĩa là diệu kiếm) Ngày 09 tháng 11, các hoạt động quảng bá cho giải đấu đã diễn ra một cách rầm rộ, với các cổng vòm trang trí được lắp đặt ở phía trước khách sạn Qinghua và Qingtai nằm ở trung tâm thành phố Hàng Châu. Băng rôn lụa đỏ với tiêu đề “Nhà khách phục vụ cho đại hội võ thuật” được xâu thành chuỗi, treo lên các cổng vòm trong khi Chen và các thành viên khác của học viện phát tờ thông tin trên đường phố. Ngày hôm sau, người tham gia từ khắp nơi trên đất nước bắt đầu đổ vào Hàng Châu. Thành viên dự thi già nhất là Ruan Zenghui đến từ Phụng Hóa, Chiết Giang, 68 tuổi; trong khi đó trẻ nhất là Lin Biao từ Ôn Châu, Chiết Giang, chỉ mới 7 tuổi. Số lượng người đăng ký biểu diễn tăng từ 270 lên 345 trong khi có 125 thí sinh tham gia đối kháng tự do. Cùng lúc, 'người hâm mộ’ từ khắp nơi trên đất nước đổ về Hàng Châu, khiến mọi khách sạn ở đây cháy phòng.

Upload: nambaccuc

Post on 07-Dec-2015

7 views

Category:

Documents


5 download

TRANSCRIPT

Page 1: Đả lôi đài

Đầu năm 1929, Phó chủ nhiệm học viện võ thuật trung ương Trung Quốc, Li Jinglin, đã viết thư cho chưởng môn và hộ pháp của các môn phái khác nhau từ khắp nơi trên đất nước, gợi ý rằng ông muốn tổ chức một đại hội võ thuật toàn quốc, nhằm truyền thêm cảm hứng cho người Trung Hoa đến với võ thuật. Đề xuất của ông đã được hưởng ứng mạnh mẽ. Ngày 03 tháng 5 năm 1929, chính quyền tỉnh Chiết Giang đã quyết định tổ chức sự kiện “Đại hội biểu diễn & thi đấu võ thuật” vào tháng 11 năm đó tại Hàng Châu (sự kiện này còn được gọi với tên Giải đấu lôi đài toàn quốc). Tháng 8 năm đó, học viện võ thuật Chiết Giang được thành lập và giành quyền tổ chức sự kiện. Ban tổ chức giải đấu được thành lập ngày 11 tháng 10. Chen Tianshen, một trong các học viên của học viện, khi đó mới 14 tuổi, tha thiết muốn được tham gia thi đấu lôi đài nhưng không được phép do quá trẻ. Cậu chỉ được phân công giúp đỡ ban tổ chức.

Li Jinglin hay Li Fangchen (1885 – 1931): biệt danh Trung hoa đệ nhất kiếm, thiên kiếm.

(Jinglin có nghĩa là diệu kiếm) 

Ngày 09 tháng 11, các hoạt động quảng bá cho giải đấu đã diễn ra một cách rầm rộ, với các cổng vòm trang trí được lắp đặt ở phía trước khách sạn Qinghua và Qingtai nằm ở trung tâm thành phố Hàng Châu. Băng rôn lụa đỏ với tiêu đề “Nhà khách phục vụ cho đại hội võ thuật” được xâu thành chuỗi, treo lên các cổng vòm trong khi Chen và các thành viên khác của học viện phát tờ thông tin trên đường phố. Ngày hôm sau, người tham gia từ khắp nơi trên đất nước bắt đầu đổ vào Hàng Châu. Thành viên dự thi già nhất là Ruan Zenghui đến từ Phụng Hóa, Chiết Giang, 68 tuổi; trong khi đó trẻ nhất là Lin Biao từ Ôn Châu, Chiết Giang, chỉ mới 7 tuổi. Số lượng người đăng ký biểu diễn tăng từ 270 lên 345 trong khi có 125 thí sinh tham gia đối kháng tự do. Cùng lúc, 'người hâm mộ’ từ khắp nơi trên đất nước đổ về Hàng Châu, khiến mọi khách sạn ở đây cháy phòng.

Địa điểm tổ chức giải đấu là phủ Futai, bên cạnh cầu Đồng Giang. Một đài thi đấu bằng bê tông cao 1.2m, rộng 17m, dài 18 m đã được dựng lên dành riêng cho sự kiện này.

Lễ khai mạc dự kiến được tổ chức vào buổi chiều 15 tháng 11, nhưng đã phải hoãn lại đến sáng hôm sau vì trời mưa. Ngày khai mạc, khu phủ cũ sau bao năm nằm im lìm đã bừng sáng trở lại với hội trường chật ních người: đại diện các nhóm, các phóng viên và khách mời. Khi tiếng chuông khai mạc vang lên, đội quân nhạc bắt đầu chơi, cả đám đông đứng dậy và làm lễ thượng cờ.

Giải đấu gồm 2 nội dung: biểu diễn và đối kháng.Thi đấu biểu diễn diễn ra từ 16 - 20 tháng Mười Một, kết quả dựa vào đánh giá của ban giám khảo. Thi đấu đối kháng tự do trên lôi đài diễn ra từ 21 - 27 tháng 11, bảng xếp hạng cao thấp sẽ được công bố sau cùng.

Page 2: Đả lôi đài

Giải đấu là sự kiện lớn đối với Hàng Châu thời đó, rất nhiều người muốn xem các trận đấu, và vé xem giải đấu trở thành một món hàng nóng. Có hai loại vé được bán ra: giá vé lẻ cho một lượt thi đấu là 5 hào, trong khi vé cho phép người giữ để xem 10 lượt thi đấu có giá 4 tệ. Giá vé như vậy là tương đối đắt bởi cân thịt lợn tại thời điểm đó chỉ có giá 1.5 hào. Số lượng khán giả lên đến hàng chục ngàn người mỗi ngày.

Để việc đánh giá được công bằng, các nhà tổ chức bầu ra một ban giám khảo gồm 29 trọng tài, gồm nhiều tên tuổi nổi tiếng làng võ thuật TQ thời đó như:

Li Jinglin, chủ tịch ban giám khảo, (tôn sư Võ Đang kiếm)

Sun Lutang (Tôn Lộc Đường), Phó Chủ tịch Ban giám khảo, (sáng lập Tôn thức thái cực quyền)

Chu Minyi

Liu Baichuan, (tôn sư Bắc Thiếu Lâm, biệt danh thiết cước)

Du Xinwu, (tôn sư Tự Nhiên môn)

Yang Chengfu (Dương Trừng Phủ - Dương thức thái cực quyền)

Wu Jianquan, (Vũ thức thái cực quyền)

Jiang Xinshan, (em họ của Li Jinglin, bát quái chưởng, học trò của Cheng Haiting – con trai Cheng Tinghua)

Zhang Zhaodong (Trương Triệu Đông, sáng lập môn hình ý - bát quái)

Shang Yunxiang (Thượng Vân Tường, tôn sư hình ý quyền, học trò của Li cunyi – Lý Tồn Nghĩa)

Liu Caichen (học thái cực quyền từ Quan You, học hình ý từ bậc thầy nổi tiếng Geng Jishan)

Huang Bonian (bậc thầy bát quái chưởng)

Han Huachen (bậc thầy nổi tiếng bát cực quyền)

Xu Yusheng (Dương thức thái cực quyền)

Ma Yutang (hình ý quyền, học sinh của Li Cunyi)

Ngoài ra, một ban giám sát cũng được thành lập với 37 thành viên, trong đó có võ sư danh tiếng:

Chu Guiting (học hình ý từ Li Cunyi, bát quái từ Huang Bonian & thái cực từ Yang Chengfu)

Tian Zhaolin (Dương thức thái cực quyền)

Tong Zhongyi (bậc thầy môn vật & lục hợp quyền)

Gao Zhendong (hình ý quyền, học trò Ma Yutang)

Li Xingjie (hình ý quyền, học trò Li Cunyi)

Chen Weiming (Dương thức thái cực quyền)

Ye Dami (Dương thức thái cực quyền)

Li Shuwen (bậc thầy nổi tiếng bát cực quyền)

Wan Laisheng (tự nhiên môn)

Page 3: Đả lôi đài

Fu Jianqiu (Bát quái/hình ý)

Geng Xiaguang (hình ý quyền, con trai của Geng Jishan)

Han Qichang (bậc thầy nổi tiếng Mai hoa quyền)

Zhao Daoxin (Ý quyền, đệ tử của Wang Xiangzhai)

Cheng Yougong (bát quái chưởng, con trai của Cheng Tinghua)

Ngày đầu tiên của đại hội, các trọng tài, giám sát viên và thí sinh từ 30 môn phái khác nhau trong đó có Võ Đang, Thiếu Lâm, Hình ý, Bát quái, thái cực… đã thực hiện biểu diễn hơn 500 bài quyền, binh khí. Các tuyệt kỹ Nội công, ngoại công, ám khí, khinh công đều có trong nội dung biểu diễn. Li Jinglin và vợ biểu diễn màn bài song đấu thái cực kiếm.

Photo of performance of 2-man Wudang sword set at the tournament

Tới ngày thứ 3, nội dung đấu đài tự do bắt đầu khởi tranh. Các thí sinh bốc thăm chia cặp đấu, thí sinh chiến thắng sẽ tiếp tục được vào vòng sau. Thí sinh không được phép tấn công mắt, cổ họng hoặc háng - bất cứ ai vi phạm những quy định này đều bị loại. Bầu không khí trong suốt giải đấu rất căng thẳng, nhưng vào cuối ngày đầu tiên, có tới hơn một nửa trong số các thí sinh còn trụ lại. Điều này xảy ra do một lỗ hổng trong luật thi đấu: nếu 2 thí sinh được phân định bất phân thắng bại trong một trận đấu, cả 2 đều được vào vòng sau. Vào cuối ngày đầu tiên, Ủy ban trọng tài thay đổi luật lệ: trong trường hợp bất phân thắng bại, cả hai đấu thủ đều bị loại. Sau khi luật thi đấu được điều chỉnh, các thí sinh không còn thi đấu giữ miếng nữa, khiến nhiều người bị thương, chủ yếu ở vùng đầu. Ban trọng tài lại điều chỉnh luật một lần nữa, quy định các thí sinh không được tấn công liên tục vào phần đầu của đối thủ. Nhờ đó, từ ngày thứ ba khán giả được chứng kiến nhiều pha ra đòn hơn nhắm vào phần dưới của cơ thể, kỹ năng ra đòn cũng đa dạng hơn nhiều. Tuy nhiên, bầu không khí của giải đấu vẫn còn căng thẳng.

Page 4: Đả lôi đài

ĐẢ LÔI ĐÀI NĂM 1929 TRONG MẮT ZHAO DAOXIN (TRIỆU ĐẠO TÍN)

Zhao là một trong số vài người đến từ Thiên Tân tham gia nội dung đối kháng của giải đấu. Lúc đó Zhao chỉ 20 tuổi, đang ở giai đoạn đầu trong sự nghiệp võ thuật của mình. Ông xếp hạng 13 chung cuộc, giải đấu mà hầu hết những người nằm trong top 30 đều ở độ tuổi tam tuần.

Zhao Daoxin là đệ tử của Trương Triệu Đông, sớm thành danh trong cộng đồng võ thuật tại Thiên Tân, nổi tiếng với lối đánh tấn công dũng mãnh, tàn khốc. Ông được xem như Lỗ Tấn của làng võ với quan điểm sẵn sàng thử nghiệm, đãi cát tìm vàng trong luyện tập võ thuật. Trong những năm 1980, Zhao Daoxin (ở độ tuổi 80) đã truyền hết sở học của mình cho Zhang Hong-Jun. Dưới sự dẫn dẵn của Zhao và nỗ lực khổ luyện của bản thân, Zhang đã trở thành một đấu sĩ tán thủ nổi tiếng trên toàn quốc. Ông kế thừa các cú đấm, cú đá nặng như búa bổ của Zhao.

Zhao Daoxin khi còn trẻ

Zhao Daoxin (giữa) cùng huynh đệ môn Ý quyền

Zhao Daoxin (1908 – 1990): đệ tử Trương Triệu Đông, sau theo Vương Hương Trai học Ý Quyền. Ông cũng được VHT gửi đến Wu Yi Hui học thêm Thủy quyền.

Khi được hỏi về sự tham gia của Zhao ở giải đấu lôi đài 1929, Zhang Hong-jun cho phóng viên này thấy một phần của cuốn nhật ký của Zhao tóm tắt sự hiểu biết của ông về kungfu và suy nghĩ của mình về các trận đấu năm đó: 'Không người nước ngoài nào dám đăng ký lên đài. Nhiều đệ tử chân truyền, chính thống của võ thuật cổ truyền, từ các cao tăng cho đến các danh sư một vùng, đã bị đo ván hoặc sợ hãi rút lui khỏi các trận đấu. Lúc đăng ký, mọi người đều xác nhận tên môn phái của mình. Tuy vậy đấu sỹ nào cũng có các bài tập, dụng cụ tập bổ trợ chuyên biệt cho riêng mình.

Giải đấu ở Hàng Châu không phân hạng cân thi đấu. 240 đối thủ cạnh tranh được chia thành 4 nhóm. Tất cả các thí sinh mặc áo khoác cổ truyền và quần bằng vải màu xám. Đai màu đỏ hoặc trắng được buộc quanh thắt lưng để phân biệt 2 đối thủ khi lên đài. Trước khi bắt đầu giải đấu, tên của các thí sinh đã được thay thế bằng những con số, sau đó được đặt trong quả bóng gỗ. Những quả bóng gỗ sau đó được đặt vào một quả cầu bằng đồng lớn hơn. Giám sát viên sẽ lắc quả cầu đồng cho quả bóng gỗ nhỏ lăn ra để xác định từng cặp đấu một. Ngày đầu tiên của giải đấu, một đối thủ chỉ bị loại khi bị hạ đo ván hoặc tự xin thua cuộc.

Vào ngày thứ hai, ban giám khảo đã phải thay đổi luật thi đấu vì số lượng lớn các trận đấu được phân định hòa và cả hai được vào vòng sau. Ví dụ, trận đấu giữa Wen Zhenfei và Wang Pu kéo dài 10 phút vẫn bất phân thắng bại; trong khi trận đấu giữa Han Qichang với Gao Shouwu vẫn hòa sau 60 hiệp đấu (??).Gao và Han được cho nghỉ giải lao 3 phút trước khi tiếp tục. Chả bên nào chiếm được lợi thế rõ rệt, và trận đấu chỉ được định đoạt bởi một khoảnh khắc mà Gao Shouwu chớp được cơ hội, tung ra một một cú đá và giành phần thắng. Tại bởi thời điểm đó cả hai đều đã kiệt

Page 5: Đả lôi đài

sức và họ hầu như không thể thở được nữa. Sau đó ban tổ chức thay đổi thể lệ thi đấu: mỗi hiệp chỉ kéo dài 4 phút – thời gian nghỉ giữa hiệp là 2 phút. Nếu không ai có thể giành chiến thắng trong vòng 10 phút, trận đấu được tuyên bố hòa và hai đối thủ sẽ tái đấu vào ngày hôm sau. Ban tổ chức cũng tuyên bố rằng, thí sinh sẽ bị loại nếu không tuân thủ tiếng còi của trọng tài.

Han Qichang (1895- 1988), học võ vật từ nhỏ, sau theo Lý Tồn Nghĩa học hình ý quyền. Năm 22 tuổi ông trở thành đệ tử chân truyền Mai hoa quyền

Trong thời gian diễn ra giải đấu, bầu không khí nho giáo truyền thống ở Hàng châu nhường chỗ cho bầu không khí của tinh thần thượng võ. Khán giả hò hét nhiệt tình cổ vũ các trận đấu trên lôi đài. Giải đấu quy mô lớn thu hút sự chú ý của không chỉ người dân Trung Quốc, một số võ sĩ Nhật Bản và Nga cũng đến chứng kiến. Một tá người Mỹ mang máy ảnh của họ vào giải đấu và chụp hết bức ảnh này đến bức ảnh khác. Mặc dù ban tổ chức cho phép bất cứ ai (kể cả người nước ngoài) tham gia giải đấu, nhưng không có người nước ngoài nào dám đăng ký. Lý do vì không có thiết bị bảo hộ (không có găng tay, mũ bảo hiểm) và quá ít vùng cơ thể bị hạn chế tấn công – chỉ cấm móc mắt, bóp cổ, đánh hạ bộ.

Zhang Hong-jun bình luận "Thế nào là kungfu? Giải đấu lôi đài tại Hàng Châu năm 1929 là một ví dụ kinh điển để chúng ta hiểu ý nghĩa của từ kungfu"

NHỮNG DANH SƯ ĐÁNH MẤT HÀO QUANG

Trong giải đấu, Cao Yanhai (một đệ tử của học viện võ thuật trung ương, xếp thứ tư chung cuộc) phải đối đầu với danh sư Liu Gaosheng. Liu Gaosheng rất nổi tiếng ở Thượng Hải với công phu thiết chưởng và tự nhiên môn. Ông đào tạo vệ sỹ cho 4 cửa hàng bách hóa lớn nhất ở Thượng Hải, có gần 3.000 đệ tử, và là ứng cử viên vô địch hàng đầu của giải đấu. Không chỉ là bậc thầy công phu thiết chưởng, Liu còn tinh thông ngoại gia cương khí. Gặp gỡ một đối thủ lừng danh như vậy trong vòng đầu tiên là một áp lực lớn với Cao. Khi trận đấu bắt đầu, Liu vung chưởng tấn công Cao. Cao đưa tay tiếp đòn đánh, nhằm đánh giá sức mạnh của Liu, ông nhận thấy ngay rằng mình không thể chịu nổi, bởi một nửa cơ thể lập tức tê cứng. May mắn thay, Cao đã giữ được cái đầu lạnh dưới áp lực và không sụp đổ. Ông hít một hơi thật sâu, lắc mình và vội vàng thay đổi chiến thuật. Thay vì dùng lực đối lực với Liu, Cao tránh né càng nhiều càng tốt, cố gắng sử dụng các đòn đá thấp và đá quét để tấn công chân của Liu. Chiến thuật này đã giúp Cao dần thay đổi cục diện trận đấu. Tại hiệp hai, Cao đã chớp cơ hội và hạ Liu bằng một quyền khiến Liu bay khỏi võ đài, qua đó giành chiến thắng. Ngày hôm sau, khi gặp nhau, Zhao thắc mắc với Liu làm sao ông lại có thể

Page 6: Đả lôi đài

thua cuộc; Liu điên tiết, vung tay đấm vỡ viên gạch dưới đất làm hai và chửi thế “Chết tiệt, chết tiệt”.

Từ kết quả trận đấu có thể thấy kungfu của Liu Gaosheng hiển nhân không bằng Cao Yanhai dù Cao Yanhai không thể công phá gạch. Làm thế nào chúng ta có thể giải thích kết quả này? Lý do là, Cao Yanhai đối luyện hàng ngày, vì vậy ông rất giỏi áp dụng kỹ, chiến pháp. Liu, mặt khác, hiếm khi đối luyện, ngày này qua ngày khác chỉ tập nâng cao khả năng công phá của đôi tay, hiển nhiên là hầu hết người bình thường không thể chịu được. Trong trận đấu này, mặc dù chưởng lực của Liu có sức hủy diệt mạnh mẽ, ông không thể đánh trúng Cao, ngược lại còn bị hạ đo ván. Như vậy, ta không nên đánh đồng khả năng ngoại công hay khí công với khả năng chiến đấu. Trong một trận đấu thực sự, người chiến thắng là kẻ phản ứng nhanh hơn, đánh mạnh hơn. Li Jinglin, tôn sư Võ Đang kiếm, người đứng đầu Viện võ thuật trung ương, nhà tổ chức 2 giải đấu đả lôi đài, đã từng nói "Nếu tôi bị hạ đo ván, tôi sẽ tôn trọng và công nhận kungfu của đối thủ. Tất cả chúng ta nên chấp nhận thực tế rằng người có khả năng hạ mình đo ván là người có kungfu cao hơn mình".

HÀ BẮC ĐỘC CHIẾM 3 NGÔI ĐẦU

Càng về cuối giải đấu, các trận đấu càng trở nên hấp dẫn hơn, số lượng khán giả cổ vũ lên tới hàng chục ngàn. Không còn những trận đấu dài lê thê nữa, một số trận được phân định chỉ sau một vài đòn đánh. Trận đấu giữa Ma Chengzhi và Han Qingtang là một trong những trận nổi bật nhất ở vòng trong. Ma và Han đối đầu ở vòng 6 của giải đấu, lúc này chỉ có 10 đấu sỹ còn trụ lại. Han Qingtang là một trong những đại diện ưu tú của Bắc Thiếu Lâm. Ông rất giỏi Đường Lang Quyền và Thái Tổ Trường quyền.

Han Qingtang

Trận đấu vừa bắt đầu, Ma tiến về phía đối thủ còn Han đứng yên thủ thế. Khi khoảng cách giữa 2 người còn khoảng 1 m; Han tung quyền về phía đối thủ nhằm chặn đà nhập nội của Ma. Ma lập tức đảo mã, chuyển thân, sử dụng mã hình trong hình ý quyền để tiêu đòn và phản công cùng một lúc. Han trúng đòn, lảo đảo lùi lại vài bước nhưng vẫn trụ lại được. Sau khi lấy lại thăng bằng, Han một lần nữa áp dụng chiến thuật lấy tĩnh chế động, thủ thế chờ sơ hở của đối phương trong khi Ma từ từ tiếp cận. Lần này, Han lùi mã, hòng nhử Ma truy kích. Ngay khi Ma lướt theo, Han tung ra một loạt quyền, cước về phía đối thủ. Ma, thay vì thoái lui hay chặn đỡ, dụng Hùng (gấu) hình của Hình ý quyền, đạp bộ nhập nội, tránh khỏi loạt đòn tấn công, đồng thời tung cú đấm

Page 7: Đả lôi đài

thẳng vào hàm đối thủ. Han ngay lập tức bị đo ván. Sau trận đấu, Han hết lời ca ngợi thân pháp của Ma, "ông ta di chuyển như một cái bóng, liên tục thay đổi góc tiếp cận đối phương, tôi thậm chí không thể nhìn rõ thân ảnh của ông ta, chứ đừng nói tới chạm được vào người ông ấy."

Ở vòng 7, Ma đối mặt với huynh đệ đồng môn là Hu Fengshan (cả hai đều là học trò của Sun Lutang). Bởi cùng theo một thầy, lại thường xuyên luyện tập với nhau nên cả hai đã quá quen thuộc với phong cách chiến đấu của nhau. Hu cuối cùng giành phần thắng bằng chiêu khóa mã (cài chân, giẫm chân) rồi tung ra một quyền trúng mặt đối thủ. Có lẽ không ai trong chúng ta, những người đam mê kungfu có thể tưởng tượng ra một chiêu thức, hay chiến thuật giao đấu như vậy trong một trận đấu đỉnh cao. Zhang Hongjun bình luận, đây là ví dụ điển hình minh họa cho tài ứng biến trong thực chiến. Người hâm mộ võ thuật có thể không thỏa mãn khi cho rằng đó là hành động tiểu xảo, khôn lỏi trong thi đấu, nhưng thực chiến là như vậy. Trong một trận đấu, một người có thể dùng sức mạnh chân chính để chiến thắng, đả thương đối phương; nhưng cũng có thể dùng chiêu thức xảo diệu để khuất phục đối thủ.

Ngày 27 tháng 11, sau vài ngày thi đấu căng thẳng, thứ hạng đã được phân định:Wang Ziqing, một huấn luyện viên từ học viện võ thuật trung ương xếp thứ nhất, Zhu Guolu thứ hai, thứ ba là Zhang Dianqing.

Tình cờ, 3 thứ hạng hàng đầu đều thuộc về tỉnh Hà Bắc: Wang, 30 tuổi, từ thành phố Bảo Định; Zhu, 29 tuổi, từ quận Định Hưng, Bảo Định; và Zhang, 25 tuổi, cũng từ Bảo Định. Đáng chú ý là cả 3 người đều không hề động lòng trước khoản tiền thưởng lớn giành cho ngôi vị đầu, họ đem số tiền này chia đều cho tất cả đấu sĩ tham gia giải đấu. Khi tin này lan đến Thiên Tân, thời báo “Công bình Thiên Tân” đã đăng tải thông tin về đại hội với tiêu đề 'Hà Bắc độc chiếm Top 3'. Cộng đồng võ thuật võ tại đây sau đó đã tổ chức một lễ mừng chiến thắng sau sự kiện này.

Chi tiết bảng xếp hạng cuối cùng của giải đấu:

1. Wang Ziqing (học thiếu lâm, vật)

2. Zhu Guolu (hình ý, đấm bốc)

3. Zhang Dianqing (phiên tử quyền, vật, ý quyền)

4. Cao Yanhai (ban đầu học mê tông quyền, học thông bối quyền từ Ma Yingtu, quách phải quyền từ Guo Changsheng , sau bái Sun Lutang làm thầy)

5. Hu Fengshan (ban đầu theo học hình ý quyền của Tang Shilin, sau trở thành đệ tử của Sun Lutang)

6. Ma Chengzhi (ban đầu học thiếu lâm, sau đó học hình ý quyền từ Sun Lutang)

7. Han Qingtang (đường lang quyền, thái tổ trường quyền, cũng là chuyên gia cầm nã)

8. Wan Changsheng (học Tra quyền từ Ma Jinbiao)

9. Zhu Zhenglin (học thái cự võ đang (???) từ Yang Mingzhai)

10. Zhang Xiaocai (học tra quyền từ Ma Jinbiao)

11. Gao Zuolin

12. Yue Xia (học bát quái từ Zhao Weixian)

13. Zhao Daoxin (Ý quyền)

14. Li Qinglan

Page 8: Đả lôi đài

15. Shang Zhenshan