dac trung gddh mot so nuoc ngay 7 thang 8

56
1.3. Đặc trưng giáo dục đại học một số nước. Bài học kinh nghiệm từ các mô hình giáo dục của một số quốc gia trên thế giới Hàn Quốc Singapore Hà Lan Anh Quốc TQ Hoa Kỳ

Upload: jame-quintina

Post on 15-Apr-2017

36 views

Category:

Education


3 download

TRANSCRIPT

Page 1: Dac trung gddh mot so nuoc ngay 7 thang 8

1.3. Đặc trưng giáo dục đại học một số nước. Bài học kinh nghiệm từ các mô hình giáo dục của một số quốc

gia trên thế giới

Hàn QuốcSingaporeHà LanAnh QuốcTQHoa Kỳ

Page 2: Dac trung gddh mot so nuoc ngay 7 thang 8

Hàn Quốc

Mục tiêu GD rõ ràng: - Xây dựng một nền GD nhân đạo, trong sạch với tinh thần cởi mở; GD là phúc lợi toàn xã hội; chú trọng công nghệ thông tin

- Đào tạo những con người tự lập, có tinh thần độc lập, con người sáng tạo, đạo đức, có tinh thần dân chủ

Page 3: Dac trung gddh mot so nuoc ngay 7 thang 8

Đánh giá tổng quan

• Là nền GD đảm bảo quyền bình đẳng, tạo cơ hội học tập cho mọi công dân theo năng lực của họ, không phân biệt giới tính, tôn giáo, vùng miền hay địa vị XH.

• GD có vai trò quan trọng, được bắt nguồn từ truyền thống hiếu học chịu ảnh hưởng sâu sắc của Nho giáo và cả lịch sử đau thương của dân tộc

• GD được đầu tư lớn từ cả nhà nước và người dân. Chính phủ HQ chi 4%GDP cho GD, + sự đóng góp của toàn dân thì tổng chi cho GD là 10%. Chỉ với 50 triệu dân, GDP 1000 tỉ $ cho GD, số tiền đầu tư cho GD tính trên đầu người là số tiền lớn.

• Xóa nạn mù chữ.• Hệ thống GD vươn tầm quốc tế, có khả năng cạnh

tranh trong khu vực và quốc tế

Page 4: Dac trung gddh mot so nuoc ngay 7 thang 8

GD Hàn Quốc

- Hệ thống giáo dục Hàn Quốc (hình 9 trang 35)

HQ theo hệ thống GD: 6-3-3.Tiểu học: lớp 1-6 ; THCS: lớp 7-9; TH: lớp 10-12Sau Trung học (đại học): 4 năm; riêng Y, Dược

là 6 nămCao đẳng và nghề: 2-3 nămThạc sĩ: 2 nămTiến sĩ: 3 năm

Page 5: Dac trung gddh mot so nuoc ngay 7 thang 8

GD Hàn Quốc

- Hệ thống GD cao đẳng và ĐH phát triển mạnh từ 1980 trong quá trình CNH, HĐH.

Theo Luật ĐH, quy định các loại trường (xem tr.34)1. CĐ và ĐH2. Các trường ĐH công nghiệp3. Các trường ĐH Giáo dục4. Trường CĐ5. ĐH mở quốc gia6. Các trường C Đ kỹ thuật7. Các trường hỗn hợp-Tất cả các trường thuộc Bộ giáo dục và phát triển nguồn nhân lực

HQ (MOEHRD)-Tăng quyền tự chủ, tự trị cho các trường bằng hình thức tổ chức thi

tuyển (College Scholastic Ability Test - CSAT)

Page 6: Dac trung gddh mot so nuoc ngay 7 thang 8

- Sau kì kiểm tra khả năng học đại học, HS có nhiều cơ hội học cao đẳng hoặc đại học bởi có 3 kì thi tuyển sinh. HS được quyền nộp đơn vào rất nhiều trường.

- Có nhiều trường cao đẳng kĩ thuật, công nghệ đào tạo 2-3 năm. Tuyển sinh cao đẳng được áp dụng cho HS tốt nghiệp THPT hoặc tương đương. Số HS trung bình khá có cơ hội lựa chọn đào tạo nghề.

- Có sự hợp tác công nghiệp-cao đẳng: sinh viên đi thực tế, thực tập, công nhân đi học cao đẳng.

- Có chương trình phát triển nghề nghiệp cho sinh viên tốt nghiệp (tốt nghiệp cao đẳng có thể học tiếp ĐH, hệ liên thông)

Page 7: Dac trung gddh mot so nuoc ngay 7 thang 8

Chương trình GD Hàn Quốc

• CTĐT được tiêu chuẩn hóa và quy định chặt chẽ các tiêu chuẩn để biên soạn SGK, cung cấp những hoạt động tổng quan cho việc dạy và học

• Dù vậy, CTGD của HQ có một khoảng tự do rất lớn cho người soạn SGK, chú trọng theo hướng phát triển năng lực

• CTĐT được đổi mới thường xuyên (từ 1955 đến nay có 7 lần biên soạn lại chương trình giáo dục quốc gia). Nhờ vậy, CT ĐT có tính cập nhật cao

Page 8: Dac trung gddh mot so nuoc ngay 7 thang 8

Tài liệu tham khảo chính

• Bùi Mạnh Hùng (2012), Vài nét về giáo dục Hàn Quốc và kinh nghiệm đối với Việt Nam, Tạp chí khoa học ĐHSP Tp. HCM, số 34 (năm 2012)

Page 9: Dac trung gddh mot so nuoc ngay 7 thang 8

Bài học kinh nghiệm từ nền GD Hàn Quốc

- Xây dựng hệ thống giáo dục “phân quyền”- Tổ chức lại hệ thống giáo dục; thực hiện những dự án

cải cách đồng bộ với các mục tiêu đáp ứng yêu cầu của TK 21, chú trọng GD ĐH.

- Đổi mới PPDH, PP đánh giá, thi cử- Tăng cường hợp tác giữa cơ sở GD và doanh nghiệp

theo hướng xây dựng mối quan hệ liên kết công nghiệp-trường học

- Phát triển nghề nghiệp của sinh viên tốt nghiệp, tạo điều kiện cho người học có cơ hội làm việc và học tập nâng cao trình độ.

Page 10: Dac trung gddh mot so nuoc ngay 7 thang 8

Giáo dục Singapore

• Tổng quan:Singapore tuy chỉ có diện tích 600km2 nhưng là một quốc gia phát triển (từ 1990 đã là “con Rồng châu Á); ổn định chính trị, kinh tế tăng trưởng, có nền GD phát triển và trình độ dân trí cao.

• Thành công của Singapore là nhờ:+ Vị trí địa lí thuận lợi+ Khả năng lãnh đạo linh hoạt+ Bộ máy nhà nước trong sạch+ Giáo dục được ưu tiên phát triển hàng đầu, đặc biệt có

chính sách GD tiến bộ, khoa học, nhân văn.

Page 11: Dac trung gddh mot so nuoc ngay 7 thang 8

Những chính sách Giáo dục

1) Chú trọng đầu tư ngân sách cho giáo dục1960 - 1970 đầu tư cho GD cao nhất châu Á, bình quân 20% tổng

ngân sách nhà nước; thành lập quỹ phát triển kĩ năng; xã hội hóa GD. Chính phủ rất nhạy bén, có chiến lược phát triển GD phù hợp

2) Chính sách song ngữ (từ 1966) nhằm duy trì hòa bình sắc tộc.+ Ngôn ngữ: Các trường phải dạy cả 4 ngôn ngữ gồm Malaysia,

tiếng TQ, Tamil,…và tiếng Anh như ngôn ngữ quốc tế. HS học tiếng mẹ đẻ và tiếng Anh.

Hạn chế:1) Chính sách này từng gặp sự phản đối của người Hoa-cộng đồng đông dân nhất ở quốc đảo này; 2) HS học nhiều;

3) Làm giảm đi giá trị truyền thống; 4) Chảy máu chất xám vì người Singapore thông thạo Anh ngữ dễ dàng làm việc trong môi trường quốc tế, làn sóng di cư sang phương Tây.

Page 12: Dac trung gddh mot so nuoc ngay 7 thang 8

Chính sách GD Singapore

- 3) Thu hút nhân tài ở trong và ngoài nước+ Chính sách này do Lí Quang Diệu khởi xướng; đánh giá cao

tiềm năng con người-nhân tố quyết định cho sự phát triển bền vững.

+ Khắc phục làn sóng di cư những năm 1970+ Thu hút nhân tài trên thế giới đến Singapore bằng chính sách,

chế độ học bổng cho sinh viên quốc tế, chế độ tiền lương, dịch vụ và phúc lợi xã hội,…

- 4) Kết hợp các mô hình giáo dục cả phương Đông và phương Tây

+ Mô hình phương Đông: học hỏi tinh hoa TQ, Nhật Bản, HQ, chú trọng văn hóa phương Đông, đánh giá cao vai trò Khổng giáo.

+ Mô hình phương Tây: chú trọng phát triển ý thức tự lập cá nhân.

Page 13: Dac trung gddh mot so nuoc ngay 7 thang 8

Chính sách giáo dục Singapore

5) Áp dụng phương pháp dạy ít, học nhiều+ Trước 1997 PPGD mang nặng truyền thống Á Đông,

nặng về kiến thức lí thuyết, không giúp HS sáng tạo.+Từ 1997 học tập phương Tây, chú trọng phát triển kĩ

năng tư duy độc lập, sáng tạo, các kĩ năng sống hòa nhập cộng đồng.

+ Áp dụng mô hình “Project Work” từ năm 2000, khuyến khích người học làm việc nhóm, hợp tác.

+ Chú trọng các kĩ năng: áp dụng kiến thức; truyền thông; hợp tác; học tập độc lập.

6) Chú trọng các môn khoa học tự nhiên (đặc biệt là toán, khoa học máy tính)

Page 14: Dac trung gddh mot so nuoc ngay 7 thang 8

Tổng quan thành tựu GD Singapore

• Theo thống kê 1996, tỉ lệ người biết chữ hơn 90%• Lợi ích của chính sách song ngữ đã làm cho trình độ

tiếng Anh của người dân rất cao, tạo môi trường thuận lợi cho phát triển kinh tế theo xu hướng hội nhập, quốc tế hóa. Đây là “bí quyết hóa Rồng” của Singapore.

• Có một số trường học Singapore được xếp thứ hạng cao trên thế giới (ĐH Quốc gia xếp thứ 18, Đại học kỹ thuật Nanyang đứng thứ 9 trong các trường đại học kỹ thuật thế giới,…)

• Sau Nhật Bản, Giáo dục Singapore khẳng định thương hiệu quốc tế của mình.

Page 15: Dac trung gddh mot so nuoc ngay 7 thang 8

• Hệ thống các trường tư đào tạo bậc ĐH và sau ĐH được định hướng theo chủ trương "đi tắt đón đầu’’, liên kết với các trường ĐH danh tiếng.

• Chiến lược “ nhập khẩu giáo dục”: Trước đây Lý Quang Diệu đã nhập khẩu mô hình và toàn bộ sách của giáo dục Anh. Hiện nay Lý Hiển Long – nhập khẩu mô hình của Đức.

Ngoài ra, họ luôn trải thảm mời các nhà giáo dục và nhân tài thế giới đến Singapore làm việc nhằm giúp Singapore vươn lên tốp đầu thế giới.

“Nếu thắng trong cuộc đua giáo dục, sẽ thắng trong phát triển kinh tế”

(Lý Quang Diệu)

Page 16: Dac trung gddh mot so nuoc ngay 7 thang 8

• Chất lượng giáo dục và hệ thống bằng cấp được công nhận toàn cầu, giúp cho SV, HS có cơ hội chuyển tiếp hoặc liên thông lên qua một nền GD khác một cách dễ dàng.

• Hệ thống GD ngày càng hoàn thiện theo hướng linh hoạt và đa dạng, nhằm đem đến nhiều sự lựa chọn ngành học cho SV.

• Mối liên hệ mật thiết giữa hệ các tổ chức giáo dục và các doanh nghiệp tạo cơ hội thực tập và làm việc cho SV trong thời gian đào tạo và sau khi ra trường.

Page 17: Dac trung gddh mot so nuoc ngay 7 thang 8

Trường Đại học Công nghệ Nanyang (1981), top 50 châu Á

Page 18: Dac trung gddh mot so nuoc ngay 7 thang 8

• Tài liệu tham khảo:• Lí Quang Diệu, 40 năm tuyển tập chính luận• Phạm Thị Ngọc Thu, Bí huyết hóa rồng của

Singapore, Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, số 1,6 năm 2004

• Phan Ngọc Liên, Giáo dục-một động lực phát triển của Singapore, Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, 1991

• Tại sao nên học tập ở Singapore (internet)• Thu hút chất xám bằng học bổng (internet)

Page 19: Dac trung gddh mot so nuoc ngay 7 thang 8

Bài học kinh nghiệm từ nền GD Singapore

• Tăng cường việc dạy và học Tiếng Anh theo chuẩn quốc tế.

• Chú trọng đầu tư cho GD, chất lượng GD bằng nhiều biện pháp thực tế.

• VN cần chú trọng đầu tư phát triển nhiều trường đào tạo kỹ thuật, đào tạo công nhân lành nghề.

• Chú trọng đầu tư phát triển nông nghiệp hơn nữa (lợi thế của VN)

• Có chính sách thu hút nhân tài (chí ít là tránh chảy máu chất xám).

• Chuyển dịch theo cơ chế thị trường

Page 20: Dac trung gddh mot so nuoc ngay 7 thang 8

Đặc trưng GD ở Anh Quốc

Tổng quan- Khoảng 30 năm cuối TK 20, nhiều quốc gia Mỹ, Anh, Pháp, Đức, Nhật,…đều tiến hành đánh giá vai trò của GD, coi GD là nền tảng cho sự phát triển XH. Tiến hành cải cách GD.

- Vương quốc Anh tự hào là một trong những nước có nền GD hàng đầu với bề dày lịch sử: Có nhiều trường lâu đời, có uy tín (Oxford (1096), Cambridge (1209)

- Bằng cấp của Anh được thế giới công nhận.- Từ 1945-1980, hệ thống GD của Anh được cải tổ.- Phương châm GD: chú trọng khả năng làm việc độc

lập và khả năng sáng tạo; dạy cho HS “phương pháp suy nghĩ chứ không phải nghĩ cái gì”.

Page 21: Dac trung gddh mot so nuoc ngay 7 thang 8

Khái quát chung về thành tựu của nền GD Vương quốc Anh

- Trong số 10 phát minh khoa học vĩ đại TG thì có 4 do người Anh phát minh

- Trong 10 trường ĐH hàng đầu TG thì Mỹ (7), Anh (2), Pháp (1). Nền GD Mỹ thoát thai từ nền GD mẫu quốc là Anh, Harvard là “con đẻ” của Oxford và Cambridge.

- Nền GD Anh đã có sự ảnh hưởng đến GD các nước Bắc Mỹ, Úc, Nam Á, nam Asean, Hongkong và các nước thuộc khối Liên hiệp Vương quốc Anh

- Năm 2015, Anh đã về thứ 6 toàn cầu, thứ nhì châu Âu theo bảng xếp hạng được công bố bởi Economist Intelligent Unit.

(Trần Văn Nhung, Hội nhập quốc tế là giải pháp quan trọng nhất để đổi mới căn bản toàn diện nền GD VN)

Năm 2016, top 10 trường ĐH hàng đầu châu Âu (theo Times Higher Education) Anh sở hữu nhiều trường ĐH chất lượng tốt nhất Châu Âu (46/200 trường): Oxford, Cambrigde, ĐH Quốc học London top 5.

Page 22: Dac trung gddh mot so nuoc ngay 7 thang 8

Cơ sở đào tạo và chương trình học

• Hiện nay, có hơn 180 cơ sở đào tạo ĐH, khoảng 500 trường CĐ và 600 trường PT nội trú.

• Chương trình học: cấp 2,3• Chứng chỉ A Level, HS từ 16 tuổi trở lên• Dự bị đại học: HS lớp 11 trở lên, có nguyện vọng học

lên CĐ, ĐH• Cao đẳng (2 năm), có thể chuyển tiếp lên ĐH• ĐH (3-4 năm, tùy ngành); Cao học (1-2 năm, tùy

ngành)• Có 2 hệ thống GD: • +Chung cho 3 vùng lãnh thổ Anh, xứ Wales và Bắc

Ireland• +Hệ thống GD riêng của Scotland.

Page 23: Dac trung gddh mot so nuoc ngay 7 thang 8

Ở Anh, xứ Wales và Areland

Các Khóa Hàn Lâm - Các Khóa hướng nghiệp+ Tốt nghiệp PTTH - (Học nghề bậc 1)với điểm từ D đến G+ Tốt nghiệp PTTH với - (Học nghề bậc 2)điểm từ A đến C (Chương trình THPT quốc tế - (Học nghề bậc 3)Chứng chỉ A-A-Level (Tú tài quốc tế) - tương đương khóa dự bị hay chuyển tiếp vào dự bị đại học+Chứng chỉ sau PT Diploma - Học nghề bậc 4; (cử nhân) tương đương các khoa chuyên môn

Page 24: Dac trung gddh mot so nuoc ngay 7 thang 8

Ở Scotland:

Các Khóa Hàn Lâm - Các Khóa hướng nghiệp+ Khóa Standard Grade (SG)- Sơ cấp - Intermediate 1

(Tổng quát) (học nghề bậc 1)+ Khóa Standard Grade (SG) -Trung cấp – Intermediate(Nâng cao) (học nghề bậc 2)

+ Khóa Tú tài (Higher)Tú tài nâng cao (advanced Higher) - Chứng chỉ Diploma cao đẳng

(Học nghề bậc 3)

+ Cử nhân - Diploma học nghề cao cấp, (Học nghề bậc 4; (cử nhân) tương đương các khoa chuyên môn)

Page 25: Dac trung gddh mot so nuoc ngay 7 thang 8

Đặc trưng GD Vương quốc Anh

• GD phổ thông – School education-preshool (tiền học đường), 3-4 tuổi, không bắt buộc- Phổ cập GD dành cho trẻ 5-16 tuổi.- GDTH cho trẻ 5-11 tuổi, được chia thành infant (2 năm) và junior

(4 năm).7 tuổi, HS học các môn học chính và một số môn ngoại khóa như

nghệ thuật, khoa học máy tính, âm nhạc.Có rất nhiều trường cung cấp cho HS tuổi 11-16 với chương trình

học và thời gian khác nhau: Có trường chuyên kĩ thuật (technology College); chuyên về ứng dụng hơn lí thuyết (mordern secondary school); trường chuyên (grammar school)

Thang điểm: G – A; nếu HS đạt nhiều điểm A có thể đăng kí học sau PT để nhận chứng chỉ A level, đây là chiếc vé thông hành vào đại học.

Page 26: Dac trung gddh mot so nuoc ngay 7 thang 8

• GD sau phổ thông, có nhiều khóa học (từ 1-4 năm). SV tự do lựa chọn chiến lược phù hợp:

+Học ĐH từ đầu + Bắt đầu học tương đương đại cương sau đó

học khóa học chuyển tiếp lên ĐH;+ Khóa lấy bằng Diploma học nghề sau phổ

thông;+Khóa học nghề cao cấp quốc gia –(Higher

National Diploma)+ Khóa học đại cương

Page 27: Dac trung gddh mot so nuoc ngay 7 thang 8

• Sau đại học: rất phong phú các khóa học+ Diploma sau đại học (PG Dip)+ Thạc sĩ (MA): thạc sĩ nghiên cứu, sau đó học lên Tiến sĩ (PhD)Khóa học sau ĐH có thể kéo dài 1-4 năm, tùy theo lựa chọn của SVNhững khóa học 1 năm: Diploma, MBA;Khóa học 2 năm thạc sĩ MBANhững khóa học 3-4 năm: Tiến sĩ.Khóa dự bị thạc sĩ (1 HK đến 1 năm), học lý thuyết, văn hóa, ngôn

ngữ dành cho SV chưa đạt yêu cầu học thạc sĩ.Diploma sau đại học (PG Cert/Dip)Thạc sĩ (MA, MSs, LLM, Med,…) thường kéo dài 2 nămThạc sĩ nghiên cứu (Mres, Mphil)Tiến sĩ (PhD)

Page 28: Dac trung gddh mot so nuoc ngay 7 thang 8

Sự khác nhau giữa trường công và trường tư• Tất cả các trường ĐH đều công lập. Ở bậc PT, cao

đẳng có cả trường công, trường tư.• Trường công do chính phủ tài trợ, SV học chính quy.

Ngoài ra có hệ tại chức, bán thời gian. Đa số SV quốc tế học ở các trường này (sau khi qua lớp dự bị đại học)

• Trường tư phi lợi nhuận, HS ít hơn trường công• Sĩ số lớp ít: 10 HS. GV có thể kèm riêng từng HS. • Các khóa học thường được thiết kế linh hoạt theo yêu

cầu của SV

Page 29: Dac trung gddh mot so nuoc ngay 7 thang 8

• Ưu điểm:• HS, SV có nhiều cơ hội lựa chọn phù hợp với khả

năng, được định hướng từ cấp phổ thông.• SV có thể ra trường sớm hơn so với SV VN ít nhất 2

năm.• Sự thành công của GD Anh bắt nguồn ở sự tự chủ của

các trường học, môi trường học thuật tự do.• SGK phong phú, đuợc biên soạn theo hướng tiếp cận

năng lực. HS được học sáng tạo.• Các trường ĐH thường xuyên đổi mới CTGD.• Đảm bảo cân bằng giữa nghiên cứu và giảng dạy• Chính phủ khuyến khích sự cạnh tranh công bằng giữa

các cơ sở đào tạo.

Page 30: Dac trung gddh mot so nuoc ngay 7 thang 8

• Tài liệu tham khảo:• Trần Văn Nhung, Hội nhập quốc tê-giải

pháp quan trọng nhất để đổi mới căn bản toàn diện nền giáo dục VN

http://hocthenao.vn/2013/05/20• Hồng Hải, Hệ thống giáo dục Anhhttp://eduvietglobal.vn

Page 31: Dac trung gddh mot so nuoc ngay 7 thang 8

Đặc trưng giáo dục một số nước (Hoa Kỳ)

-Có nền GD ĐH tiên tiến, đặc thù của nền kinh tế thị trường

- Đa dạng các loại hình đào tạo; các tiểu bang có cấu trúc mô hình trường riêng

- Đại học (University). Hệ thống Đại học Hoa Kỳ đa lĩnh vực (đại học nghiên cứu-research university; trường chuyên ngành Luật, Y).

- Cao đẳng: gồm junior collegescao đẳng cộng đồng- community Colleges); các trường

cao đẳng kĩ thuật nghề nghiệp (Voc/Tech Institutions).

Page 32: Dac trung gddh mot so nuoc ngay 7 thang 8

Đặc trưng GD ĐH Hà Lan

• Loại hình đào tạo tập trung, không có hệ thống trường tư. Bộ GD, KH, VH quản lí (trừ một số chương trình đào tạo thuộc các lĩnh vực y tế, nông nghiệp do các bộ chuyên ngành quản lí.

• GD ĐH có 3 loại hình trường chính:• Đa ngành (university): CTĐT nặng tính hàn lâm• Đào tạo nghề nghiệp (Higher Education Institutions):

CTĐT thiên về thực hành• GDĐH quốc tế với các chương trình đào tạo các

chuyên ngành khác nhau.• Hệ thống văn bằng của Hà Lan không giống hệ thống

văn bằng Anh/Mỹ.

Page 33: Dac trung gddh mot so nuoc ngay 7 thang 8

ĐẶC TRĐẶC TRƯƯNG CNG CƠƠ BẢN CỦA GIÁO DỤC ĐẠI HỌC BẢN CỦA GIÁO DỤC ĐẠI HỌC

NHẬT BẢN- BÀI HỌC KINH NGHIỆMNHẬT BẢN- BÀI HỌC KINH NGHIỆM

Page 34: Dac trung gddh mot so nuoc ngay 7 thang 8

Giáo dục đại học Nhật Bản

Page 35: Dac trung gddh mot so nuoc ngay 7 thang 8

Hệ thống GD ĐH Nhật Bản

Trước thế chiến thứ II

-Hệ thống GDĐH hiện đại hình thành (Đại học Tokyo) vào năm

1887 ĐH Kyoto, Tohoku, Osaca…

- Mô hình Châu Âu (Đức)

-Cơ cấu: Cơ sở GD của nhà nước, trường công

- Hệ thống quản lý: hành chính tập trung (đại học hoàng gia)

Page 36: Dac trung gddh mot so nuoc ngay 7 thang 8

Hệ thông GD ĐH Nhật Bản

Sau Thế chiến II:

Trường ĐH đa ngành, đa lĩnh vực phát triển (Đại

học Tokyo, Osaca)

- Mô hình Mỹ, 4 cấp: cao đẳng, cử nhân, thạc sĩ

và tiến sĩ

- Cơ cấu: trường cao đẳng, đại học tư phát triển

Page 37: Dac trung gddh mot so nuoc ngay 7 thang 8

Sau thế chiến II

Cửnhân

Tiến sĩ Thạc sĩ

Page 38: Dac trung gddh mot so nuoc ngay 7 thang 8

Những năm 70 của thế kỷ 20

Page 39: Dac trung gddh mot so nuoc ngay 7 thang 8

Cuối thế kỷ 20 đầu thế kỷ 21

Page 40: Dac trung gddh mot so nuoc ngay 7 thang 8

Đến năm 1998

Page 41: Dac trung gddh mot so nuoc ngay 7 thang 8

Tuyển sinh• Không tổ chức kỳ thi quốc gia tuyển sinh đại học

• 2 vòng thi tuyển: +vòng 1: trung tâm quốc gia tuyển sinh đại học. + vòng 2: trường đại học tổ chức theo yêu cầu của từng khoa/ngành đào tạo

• Tỷ lệ sinh giảmHS thi tuyển giảm thu hút SV nước ngoài. Thành phần SV nước ngoài đạt trên 117,302 (2007): Trung Quốc (66%), Hàn Quốc, Thái Lan, Malaysia, Việt Nam, Hoa Kỳ

Page 42: Dac trung gddh mot so nuoc ngay 7 thang 8

Thời gian họcThời gian học

Học phầnHọc phần

TG tiết họcTG tiết học

4 nămThú y,y 6 năm

Tổng số 124

90 phút/tiết

Page 43: Dac trung gddh mot so nuoc ngay 7 thang 8

THÀNH TỰU

-0% tỷ lệ người mù chữ

-72,5% trình độ từ trung cấp trở lên

700 trường đại học

Quốc Lập

Công Lập

Dân Lập

08 người nhận giải Nobel các ngành KHTN từ 2000-

2008

IThành tựu GD Nhật Bản

Page 44: Dac trung gddh mot so nuoc ngay 7 thang 8

Đại học của Nhật có 2 hình thức tổ chức

Đa khoa47%

Chuyên khoa53%o

Page 45: Dac trung gddh mot so nuoc ngay 7 thang 8

18.6%16.6%

39.6%

0

5

10

15

20

25

30

35

40

45

KHXH KHNV KHKT

Thống kê ngành nghề các trường ĐH Nhật Bản tháng 5/2011

Page 46: Dac trung gddh mot so nuoc ngay 7 thang 8

BÀI HỌC KINH NGHIỆM TỪ NỀN GIÁO DỤC NHẬT BẢN

1. Tính cấp thiết của cải cách giáo dục Do: đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu phát

triển xã hội. Khó khăn, lâu dài, cần có tầm nhìn xa, sáng suốt,

chính sách phù hợp, kiên trì, kiên quyết trong việc thực hiện

Cải cách như thế nào? Điều tra, phân tích hạn chế của nền giáo

dục hiện hành Thiết kế diện mạo nền giáo dục mới

Chuyên gia: năng lực, bản lĩnh

Page 47: Dac trung gddh mot so nuoc ngay 7 thang 8

2. Tăng cường liên kết với đại học quốc tế, đào tạo chuyên gia Việt Nam-Mời GS nước ngoài nghiên cứu, giảng dạy.-Bổ nhiệm chuyên gia nước ngoài vào các vị trí quản lý thích hợp.-Quốc tế hóa chương trình đào tạo.-Liên kết đào tạo với các trường đại học NB-Phát triển nguồn nhân lực thông qua các chương trình hợp tác giáo dục với Nhật Bản nhằm đào tạo các chuyên gia tham gia vào việc cải cách giáo dục

IV. BÀI HỌC KINH NGHIỆM TỪ NỀN GIÁO DỤC NHẬT BẢN

Page 48: Dac trung gddh mot so nuoc ngay 7 thang 8

3. GD là công việc chung, cần có sự phối hợp giữa các cấp, ngành.Chính phủ và các Bộ ngành hữu quan có vai trò quyết địnhĐổi mới mô hình quản lý giáo dục không chỉ riêng Bộ giáo dục – cải cách quản lý hành chính quốc gia.Nâng cao đánh giá và kiểm định chất lượng giáo dục đại học.

IV. BÀI HỌC KINH NGHIỆM TỪ NỀN GIÁO DỤC NHẬT BẢN

Page 49: Dac trung gddh mot so nuoc ngay 7 thang 8

4. Bãi bỏ cơ chế bao cấp – áp dụng mô hình pp quản lý doanh nghiệpNhững hạn chế của cơ chế quản lí bao cấp (bản báo cáo về GD Nhật Bản): Hệ thống GD trung ương tập quyền hóaPhức tạpNhồi nhét một chiềuHành chính quan liêu, độc tài

IV. BÀI HỌC KINH NGHIỆM TỪ NỀN GIÁO DỤC NHẬT BẢN

Page 50: Dac trung gddh mot so nuoc ngay 7 thang 8

• Xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý có tầm nhìn xa

• Tăng cường đầu tư vào cơ sở vật chất, NCKH

• Khảo sát tình hình kinh tế xã hội đào tạo các chuyên ngành mà

xã hội cần

• Cải cách chương trình đào tạo cho phù hợp với thực tế

• Tăng cường hợp tác quốc tế về giáo dục

• Phân bố cán bộ phù hợp chuyên môn sử dụng được tối đa nguồn

chất xám

Page 51: Dac trung gddh mot so nuoc ngay 7 thang 8

Tài liệu tham khảo:1. Nguyễn Quốc Vượng, Yếu tố thành công của cải cách giáo dục Nhật Bản, http://giaoduc.net.vn/Giao-duc-24h/Yeu-to-tao-ra-thanh-cong-cua-cai-cach-giao-duc-Nhat-Ban-post160587.gd.2. Trần Khánh Đức (2010), Giáo dục Việt Nam và thế giới, NXB Hà Nội.

Page 52: Dac trung gddh mot so nuoc ngay 7 thang 8

Giáo dục đại ở TQ

• 1970-2010 thực hiện chính sách mở cửa, hội nhập quốc tế, hiện đại hóa GD ĐH.

• Xây dựng mục tiêu và bước đầu có nhiều thành tựu (nâng cao năng lực NCKH nhằm phát triển khoa học và chuyển giao công nghệ; gắn nghiên cứu với đào tạo và chuyển giao công nghệ hiện đại).

• Có chiến lược rõ ràng, xây dựng lộ trình thực hiện:

Page 53: Dac trung gddh mot so nuoc ngay 7 thang 8

Chiến lược cải cách, phát triển GD của TQ

1) Phát triển chất lượng cao trên nền giáo dục đại chúng, chuyển đổi từ giáo dục “tinh hoa” sang GD “đại chúng”

• Tăng quy mô đào tạo, số lượng SV tăng nhanh• Tập trung đầu tư 10 trường đại học trọng điểm

quốc gia với mục tiêu biến các trường này thành trung tâm đào tạo chất lượng cao (sau đại học); và là trung tâm NCKH và chuyển giao công nghệ.

Page 54: Dac trung gddh mot so nuoc ngay 7 thang 8

2) Đinh hướng thị trường và hội nhập quốc tếTQ phát triển KTTT có sự điều tiết của nhà nước

và vào WTO, hệ thống GD ĐH chịu áp lực cạnh tranh trong nước và quốc tế. Tính cạnh tranh giữa các trường trên tiêu chí quyết định chất lượng và sự tồn tại của trường đại học.

3) Tăng tính tự chủ và tự chịu trách nhiệm của các trường đại học (kiểm định chất lượng)

Page 55: Dac trung gddh mot so nuoc ngay 7 thang 8

4)Các chính sách đòn bẩy cho phát triển giáo dục đại học:

+Khuyến khích các doanh nghiệp thành lập hoặc liên doanh thành lập các đặc khu, vùng KT trọng điểm.

+Thành lập các công viên khoa học, các khu công nghệ cao cạnh trường ĐH.

+Thành lập Quỹ đặc biệt thuộc BGD để giúp đỡ các trường đại học trong các lĩnh vực nghiên cứu, khoa học cơ bản, chủ chốt, sản xuất thử…

+ Thực hiện chính sách thu hút chuyên gia nước ngoài giỏi.

Page 56: Dac trung gddh mot so nuoc ngay 7 thang 8