danh gia-tac-dong-moi-truong-ha-tien02

61
ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT KHOA MÔI TRƯỜNG BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CHỦ ĐỀ: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG XÂY DỰNG NHÀ MÁY XI MĂNG GVHD: NGUYỄN NGỌC ANH NHÓM SVTH: MSSV VŨ MẠNH TÌNH 0712626 MÔNG TỰU HÀO 0712575 NGUYỄN THI THU 0713882 NGUYỄN THỊ HẬU 0713587 NGUYỄN THỊ NGÒ 0712199 TĂNG THỊ ÁNH MINH 0713593 NGUYỄN TRỌNG CƯỜNG 0712562 NGUYỄN THỊ THÙY TRANG 0713606

Upload: think-le

Post on 16-Feb-2017

387 views

Category:

Documents


2 download

TRANSCRIPT

Page 1: Danh gia-tac-dong-moi-truong-ha-tien02

ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT

KHOA MÔI TRƯỜNG

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

CHỦ ĐỀ: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNGMÔI TRƯỜNG XÂY DỰNG NHÀMÁYXI MĂNG

GVHD: NGUYỄN NGỌC ANH

NHÓM SVTH: MSSV

VŨ MẠNH TÌNH 0712626

MÔNG TỰU HÀO 0712575

NGUYỄN THI THU 0713882

NGUYỄN THỊ HẬU 0713587

NGUYỄN THỊ NGÒ 0712199

TĂNG THỊ ÁNH MINH 0713593

NGUYỄN TRỌNG CƯỜNG 0712562

NGUYỄN THỊ THÙY TRANG 0713606

Page 2: Danh gia-tac-dong-moi-truong-ha-tien02

MỤC LỤCMở Đầu1.Xuất xứ dự ánChương I: MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN1.1. Tên dự án1.2. Chủ dự án1.3. Vị trí địa lí của dự án1.4. Nội dung của dự án1.5. Công nghệ sản xuất1.6. Các phương pháp đánh giáChương II ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN – MÔI TRƯỜNG KINH TẾ - XÃ HỘI2.1.Điều kiện tự nhiên và môi trường

2.1.1. Vị trí địa lí2.1.2.Đặc điểm địa hình2.1.3. Đặc điểm khí hậu

2.2.Điều kiện kinh tế- xã hội2.2.1.Cơ cấu hành chính và dân số hiện nay2.2.2.Tình hình kinh tế- văn hóa- xã hội

2.3 Tài nguyên thiên nhiên2.4 Cơ sở hạ tầng – dịch vụ2.5 xử lí môi trường nềnCHƯƠNG III: HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG - KHU VỰC CÔNG TY XI MĂNG HÀTIÊNI) Hiện trạng môi trường vật lý1) Địa hình và thổ nhưỡng:2) Khí hậu3) Chế độ triều:4) Hiện trạng môi trường không khí5) Hiện trạng chất lượng nước

II) Tài nguyên sinh vật1)Hệ sinh thái cạn vùng dự án2)Sinh vật đáyIII) Các vấn đề kinh tế xã hội khu vực Công ty Xi măng Hà Tiên 2:1)Dân số lao động2) Hoạt động kinh tế3) Kết luận chung về kinh tế - xã hội thị trấn Kiên Lương4) Ý kiến của nhân dân trong vùng về Công ty Xi măng Hà Tiên 2

Page 3: Danh gia-tac-dong-moi-truong-ha-tien02

CHƯƠNG IVĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG TỚI MÔI TRƯỜNG CỦA NHÀ MÁY XI MĂNG HÀ TIÊN 24.1 Nguồn gây tác động:4.1.1/ Các tác động:4.1.2 Tiêu chuẩn môi trường áp dụng cho hoạt động của Công ty4.2 Đối tượng và quy mô bị tác động:Các bảng thông tin liên quan

CHƯƠNG VCÁC BIỆN PHÁP HẠN CHẾ TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC MÔI TRƯỜNG CHƯƠNGTRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG CỦA NHÀ MÁY XI MĂNG HÀ

TIÊN 2I.) Các biện pháp hạn chế tác động tiêu cực tới môi trường1. Định hướng quy hoạch thị trấn Kiên Lương.2 Quy hoạch kỹ thuật3. Thoát nước thải4. Quy hoạch cấp nước5. Luật môi trường và chuyển giao công nghệII.) Các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường2.1. Các biện pháp khống chế ô nhiễm do hoạt động của dự án2.1.1. phương pháp kiểm soát ô nhiễm2.2.2. Các biện pháp giảm thiểu ổ nhiễm nguồn nước2.2.3. Các giải pháp khác nhằm giảm thiểu ô nhiễm và làm đẹp cảnh quan môi trườngnhà máy xi măng2.2.4. Giải pháp giảm thiểu các tác động kinh tế - xã hội

Chương VI: Tham Vấn Ý Kiến Cộng Đồng:1. Dự án tác động đến kinh tế - xã hội:2. Dự án xây dựng nhà máy bia tác động đến y tế, sức khỏe, giáo dục, văn hóa,di tích lịch sử:3. Dự án xây dựng nhà máy bia tác động tới đời sống, việc làm và thu nhập củanhân dân:4. Dự án xây dựng nhà máy bia tác động tới vệ sinh môi trường của cộng đồng:

KẾT LUẬN CHUNG

Page 4: Danh gia-tac-dong-moi-truong-ha-tien02

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA NHÀMÁY XIMĂNG HÀ TIÊN 2

MỞ ĐẦU

Xuất xứ của dự ánCùng với nhịp độ phát triển kinh tế có mức độ tăng trưởng nhanh, nhu cầu xâydựng nói chung, xây dựng các trung tâm đô thị lớn, các hạ tầng cơ sở kỹ thuật, hệthống đường xá... cũng ngày càng trở nên cấp thiết. Quyết định số 108/2005/QĐ-TTg ngày 16/5/2005 của Chính phủ phê duyệt quy hoạch phát triển ngành xi măngđến năm 2010 và định hướng đến năm 2020.Nhằm đáp ứng nhu cầu nêu trên, chắcchắn trong thời gian tới hoạt động sản xuất xi măng sẽ ngày càng phát triển mạnhcả về chiều sâu và chiều rộng. Hoạt động sản xuất này sẽ đem lại hiệu quả kinh tếcao, song cũng là loại hình công nghiệp có nhiều tiềm năng gây ô nhiễm, suy thoáimôi trường.

Theo quy định tại Ðiều 18 Luật Bảo vệ Môi trường của Nước CHXHCN ViệtNam số 52/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005, các dự án sản xuất xi măngphải thực hiện lập báo cáo đánh giá tác động môi trường (ÐTM) trình nộp Cơquan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường thẩm định (Sở tài nguyên môitrường )

Nguồn dữ liệu tài liệu tham khảo

Luật Bảo vệ Môi trường của Nước CHXHCN Việt Nam số 52/2005/QH11 ngày29 tháng 11 năm 2005

TCVN 2005 và QCVN 2009

Thông tư số 05/2008/TT-BTNMT ngày 8 tháng 12 năm 2008 Bộ Tài Nguyên MôiTrường

Nghị định 80/2006

Báo cáo “Mô tả hiện trạng Công ty Xi măng Hà Tiên 2” do Công ty Xi măng HàTiên 2 cung cấp tháng 9.1996, bổ sung 2009

Page 5: Danh gia-tac-dong-moi-truong-ha-tien02

Báo cáo “Khảo sát, xây dựng danh mục và đánh giá tác động môi trường cácnguồn ô nhiễm chính tại khu công nghiệp Kiên Lương - Ba Hòn - Hòn Chông vàthị xã Rạch Giá tỉnh Kiên Giang” do EPC thực hiện 3.1996.

Các sách, hướng dẫn về kỹ thuật ĐTM của Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân hàngphát triển Châu Á (ADB), Chương trình Môi trường của Liên Hợp Quốc (UNEP)và Ủy ban Kinh tế Văn hóa Xã hội Châu Á Thái Bình Dương (ESCAP).

Hướng dẫn về quan trắc môi trường của Hệ thống quan trắc môi trường Toàn cầu(GEMS), 1987.

Hướng dẫn về phương pháp đánh giá nhanh về ô nhiễm môi trường do tổ chức YTế Thế Giới (WHO), phát hành năm 1993

CHƯƠNG 1 : MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN

1.1. Tên dự ánCông ty xi măng Hà Tiên 2 công suất 1400.000 tấn / năm

Số nhân công: 200 người

Đã làm ĐTM từ năm thành lập – 1989. Nay làm lại ĐTM bổ sung năm 2009

1.2. Chủ dự án:Công ty CP Xi Măng Hà Tiên 2 là một doanh nghiệp nhà nước (trực thuộcTổng Công ty CN xi măng Việt nam ) có trụ sở chính đặt tại Thị trấn KiênLương, Huyện Kiên Lương, Tỉnh Kiên Giang.

1.3. Vị trí địa lý của dự án:Công ty xi măng Hà Tiên 2 thuộc thị trấn Kiên Lương- huyện Hà Tiên- tỉnhKiên Giang. Công ty nằm dọc theo quốc lộ 80 cách thị xã Rạch Gía- KiênGiang 60 km về hướng Đông Nam, cách biên giới Campuchia về phía Bắckhoảng chừng 30 km. Diện tích toàn công ty là 9686600 m2, trong đó diện tíchsản xuất là 345947 m2.1.4.Nội dung chủ yếu của dự án

1) Quy mô nhà máy2) Năng lực sản xuất hiện tại 2009

Sản xuất clinker

1) Phương pháp ướt công suất 240000 tấn/ năm, máy móc tương đối đãcũ (1989)

Page 6: Danh gia-tac-dong-moi-truong-ha-tien02

2) Phương pháp khô công suất 900000 tấn / năm, máy móc có tuổi thọđến 2025

3) Sản xuất xi măng có công suất 1400000 tấn / năm

1.5. Công nghệ sản xuất

1) Sɳ đ˪ sʱn xuʳt c a nhà máy:

2) Các hạng mục công trình và khối lượng xây lắp

Hệ thống nhà xưởng chính.

Các công trình phụ trợ.

Khối lượng các công trình thi công.

3) Nhu cầu về năng lượng, nhiên liệu, nước phục vụ sản xuất

Nhu cầu về năng lượng và phương thức cung cấp,

Nhu cầu về nhiên liệu và phương thức cung cấp,

Page 7: Danh gia-tac-dong-moi-truong-ha-tien02

Nhu cầu cấp nước (sản xuất, sinh hoạt) và phương thức cung cấp.

Nhu cầu và phương thức cung cấp nguyên liệu

Nhu cầu về đá vôi và phương thức cung cấp,

Nhu cầu về sét và phương thức cung cấp,

Nhu cầu về các loại nguyên liệu phụ khác và phương thức cung cấp.

4) Phương thức vận chuyển, phân phối thành phẩm

Phương thức vận chuyển, phân phối xi măng bằng đường bộ, đường thuỷ (nếu có),

Phương thức vận chuyển phân phối clinke (nếu có).

5) Tiến độ thực hiện dự án

Nêu lịch trình thực hiện các hạng mục công trình của dự án từ giai đoạn chuẩn bịđến giai đoạn hoàn thành đưa công trình vào hoạt động

1.6. Các phương pháp đánh giá tác động môi trường

Ðối với các dự án Nhà máy xi măng, việc đánh giá tác động môi trường thườngđược tiến hành bằng những phương pháp sau đây:

1) Phương pháp liệt kê (Checklists)2) Phương pháp ma trận (Matrices)3) Phương pháp mạng lưới (Networks)4) Phương pháp so sánh.5) Phương pháp chuyên gia.6) Phương pháp đánh giá nhanh.7) Phương pháp nghiên cứu, khảo sát thực địa.8) Phương pháp mô hình hoá.9) Phương pháp phân tích chi phí, lợi ích.

CHƯƠNG IIĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN , MÔI TRƯỜNG VÀ KINH TẾ XÃ HỘI

Bảng2.1: Các thông số môi trường và tài nguyên cần khảo sát khi đánh giá môitrường nền đối với dự án nhà máy Xi măng

Page 8: Danh gia-tac-dong-moi-truong-ha-tien02

TT Môi trường vàtài nguyên

Thông số Phương pháp khảosát và quan trắc

(1) (2) (3) (4)

I. Ðiều kiện tự nhiên

1.1 Vị trí địa lý Ðịa danh, toạ độ và địa lý của khuvực thực hiện dự án. Vị trí hànhchính và giao thông

Tài liệu dự án hoặcatlat quốc gia

1.2 Ðặc điểm địahình, địa mạo

Mô tả những đặc điểm địa hìnhcủa khu vực dự án một cách chitiết (núi, đồi, đồng bằng...)

Tài liệu dự án hoặcđịa lý, địa chất khuvực

1.3 Ðặc điểm khíhậu, khí tượng,thuỷ văn

- Nhiệt độ

- Lượng mưa, độ ẩm

- Chế độ gió

- Các hiện tượng thời tiết bấtthường

Tài liệu của các trạmkhí tượng thuỷ vănkhu vực và quan trắctại hiện trường

II. Ðặc điểm kinh tế - xã hội

2.1 Dân cư -lao động

Chú ý đến tình hình dân cư kiếmsống trong những khu vực thựchiện dự án và chịu tác động củadự án

Theo số liệu thống kêcủa địa phương và tàiliệu điều tra, phỏngvấn khi khảo sát

2.2 Kinh tế Việc phát triển dự án trong mốiliên quan đến Quy hoạch pháttriển kinh tế của vùng, tỉnh

2.3 Tình hình xãhội

- Y tế và sức khoẻ cộng đồng

- Bệnh đường hô hấp, đặc biệtsilicos

- Mạng lưới và tình hình giáo dụcdân trí

Như 2.2

Page 9: Danh gia-tac-dong-moi-truong-ha-tien02

- Việc làm và thất nghiệp

2.4 Văn hoá lịch sử - Các công trình văn hoá, lịch sử,du lịch có giá trị trong khu vựcthực hiện dự án hoặc ở những khuvực lân cận chịu tác động của dựán.

- Thuần phong mỹ tục và phongtục tập quán của dân địa phươngcó thể có ảnh hưởng đến việc thựchiện dự án

III. Tài nguyên thiên nhiên

3.1 Tài nguyên đất - Tổng diện tích đất tự nhiên vàchất lượng

- Hiện trạng sử dụng đất (nôngnghiệp, lâm nghiệp, chuyên dùng,đất ở, sử dụng khác, đất chưa sửdụng)

Như 2.2

3.2 Tài nguyênnước mặt

- Ðặc điểm hệ thống thuỷ văn mặttrong khu vực (sông, hồ, kênhmương)

- Hiện trạng sử dụng tài nguyênnước mặt trong khu vực

Thu thập thông tin,tư liệu điều tra cơbản của khu vực vàkhảo sát, điều tra bổsung

3.3 Tài nguyênnước ngầm (vànước khoáng)

- Ðặc điểm địa chất thuỷ văn khuvực (tầng chứa nước, trữ lượng,chất lượng nước ngầm).

- Hiện trạng khai thác và sử dụng.

Như 3.2

3.4 Tài nguyênđộng thực vật

Các số liệu về thảm thực vật và hệđộng vật trong khu vực thực hiệndự án. Cần đặc biệt chú ý đếnnhững chủng loại đặc thù của khu

Như 3.2

Page 10: Danh gia-tac-dong-moi-truong-ha-tien02

vực hoặc có trong sách Ðỏ

IV. Hạ tầng cơ sở và dịch vụ

4.1 Giao thông - Ðặc điểm của các tuyến đườnggiao thông (thuỷ, bộ) có liên quanđến hoạt động vận chuyển của dựán

- Tai nạn, sự cố giao thông

Tài liệu của cơ quanchức năng và quản lýhành chính địaphương

4.2 Dịch vụ,thương mại

Hiện trạng và khả năng cung cấpdịch vụ, thương mại

V. Hiện trạng môi trường vật lý

5.1 Chất lượng đất - Hàm lượng chất hữu cơ

- Nitơ tổng số

- Phốtpho tổng số

- Ðộ pH

- Các kim loại nặng

- Phương pháp chuẩnđộ Mohr sau khi oxyhoá mẫu bằng kaliBicromat

- Phương phápKjendahn

- Phương pháp trắcquang

- Máy đo pH

- Quang phổ hấp thụnguyên tử

5.2 Chất lượngnước mặt, nướcngầm

- Nhiệt độ

- Ðộ pH

- Hàm lượng cặn lơ lửng

- Ðộ đục

- Tổng độ khoáng hoá

- Oxy hoà tan (DO)

- Nhiệt kế

- Máy đo pH điệncực thuỷ tinh

- Lọc, sấy ở 1050C

- Máy đo độ đục

- Máy đo độ khoáng

Page 11: Danh gia-tac-dong-moi-truong-ha-tien02

- Nhu cầu oxy sinh hoá (BOD5)

- Một số kim loại nặng có nguồngốc từ đá vôi, sét

- Hàm lượng dầu, mỡ

- Tổng số Coliform

- Winhle hoặc điệncực oxy

- Oxy tiêu thụ sau 5ngày ở nhiệt độ 200C

- Quang phổ hấp thụnguyên tử

- Sắc ký khí

- Lọc qua màng vànuôi cấy ở 430C

5.3.

Chất lượngkhông khí

- CO

- SO2

- NOx

- H2S

- Bụi lơ lửng tổng số (TSP)

- Bụi lơ lửng có đường kính dưới10 m mm

- Phương pháp sắc kýkhí theo hay phươngpháp thử Folin-Ciocalteur

- Phương phápTetracloromercurat(TCM/pararosanilin)

- Phương pháp Griss-Saltman

- Phương pháp đokhối lượng

- Máy đo PM10

5.4 Tiếng ồn - L50

- L eq

- Lmax

- Máy đo mức ồntương đương tíchphân.

- nt -

- nt -

5.5 Chấn động - Gia tốc

- Vận tốc

- Máy đo chấn động

- nt -

Page 12: Danh gia-tac-dong-moi-truong-ha-tien02

- Tần số - nt -

2.2. Xử lý tài liệu môi trường nền

Số liệu môi trường nền sau khi được thu thập cần phải được xử lý và thể hiệntrong báo cáo ÐTM một cách rõ ràng, đơn giản với mức độ càng định lượng càngtốt. Dưới đây là một vài hướng dẫn cụ thể để tham khảo trong khi thực hiện xácđịnh chất lượng của từng thành phần môi trường.

2.2.1. Môi trường đất

Môi trường đất của khu vực thực hiện dự án được đánh giá dựa vào các số liệuđiều tra về hiện trạng sử dụng đất cho các mục đích phát triển kinh tế Các số liệucần được thể hiện một cách định lượng và có thể lập thành bảng như dưới đây.

2.2.2. Môi trường nước

Đối với Dự án Nhà máy xi măng, việc đánh giá chất lượng môi trường nước nóichung, nước mặt và nước ngầm nói riêng căn cứ vào kết quả đo đạc và phân tíchmẫu nước tại các điểm lấy mẫu theo các chỉ tiêu đã nêu

2.2.3. Môi trường không khí

Hoạt động của dự án có nhiều tiềm năng gây ô nhiễm môi trường không khí đặcbiệt là bụi, khí độc. Do vậy các số liệu khảo sát, đo đạc cần phải được lựa chọn saocho phản ánh được một cách chính xác và trung thực nhất về chất lượng môitrường không khí khu vực thực hiện dự án và khu vực lân cận (chịu những tácđộng trực tiếp hay gián tiếp của dự án).

2.2.4. Tiếng ồn

Ðể đánh giá mức ồn nền, phải tiến hành lựa chọn địa điểm sao cho thật thích hợpđể có thể xác định những nguồn gây ra tiếng ồn hiện có trong khu vực đồng thờiđánh giá được khả năng lan truyền âm thanh. Ðể thuận lợi cho việc theo dõi, giámsát, vị trí các điểm đo đạc chất lượng môi trường không khí nói chung, tiếng ồnnói riêng phải được thể hiện trên một bản đồ ở tỷ lệ thích hợp.

2.2.5. Hiện trạng các điều kiện kinh tế - xã hội

Các điều kiện kinh tế - xã hội tại khu vực thực hiện Dự án và lân cận sẽ chịunhững ảnh hưởng trực tiếp, gián tiếp nhất định, vì vậy việc khảo sát và đánh giáhiện trạng các điều kiện kinh tế xã hội của khu vực là một vấn đề rất cần thiết.

Page 13: Danh gia-tac-dong-moi-truong-ha-tien02

CHƯƠNG III:

HIỆN TRẠNGMÔI TRƯỜNG

KHU VỰC CÔNG TY XI MĂNG HÀ TIÊN

I) Hiện trạng môi trường vật lý

1) Địa hình và thổ nhưỡng:

Công ty Xi măng Hà Tiên 2 nằm trong vùng ranh giới của 2 tiểu vùng sinhthái là: vùng núi sót và vùng đồng lụt nửa hở.

Núi sót là các núi đá vôi tận cùng của dãy núi Con Voi chạy từ Campuchia.Đây là các núi đá vôi có độ cao 150 - 200 m nằm rải rác trong vùng đồng bằngtrũng và ra đến tận ngoài biển .

Vùng đồng lụt nửa hở là vùng bằng phẳng có địa hình tương đối thấp(thường < 1,0 m so với mực nước biển) và bằng phẳng. Về mùa lũ chịu ngập nông(dưới 1,0 m) ngắn hạn (thường dưới 3 tháng). Do sát biển và địa hình thấp xâmnhập mặn trở thành vấn đề nghiêm trọng.

Điều kiện thổ nhưỡng có nhiều khắc nghiệt, đa số là đất phèn. Vào mùa khô,đất tại khu vực Công ty bị xâm nhập mặn. Các nhóm đất chính là : đất mặn nhiều -phèn tiềm tàng nặng và đất mặn nhiều - phèn hoạt động trung bình bão hòa nướctrên 9 tháng

Khu vực Kiên Lương - Ba Hòn - Hòn Chông có nhiều núi đá vôi và có trữlượng phosphorite, dolomite lớn nhất ở phía Nam. Trữ lượng đá vôi là284.390.285 Tấn. Trữ lượng phosphorite là 827.702 Tấn. Trữ lượng dolomite là4.200.000 Tấn. Hiện nay trong khu vực đã có nhiều cơ sở sản xuất xi măng và vậtliệu xây dựng qui mô lớn.

2) Khí hậu

a) Nhiệt độ không khí

Tại Rạch Giá nhiệt độ trung bình nhiều năm là 28 0C. Tháng nóng nhất làtháng 4 với nhiệt độ trung bình là 300C. Tháng lạnh nhất là tháng 1 với nhiệt độtrung bình là 25,5oC. Nhiệt độ cao nhất đo được là 37,20C (tháng 4 -2007). Nhiệtđộ thấp nhất đo được là 19oC (tháng 1- 2005).

Page 14: Danh gia-tac-dong-moi-truong-ha-tien02

Tại Phú Quốc nhiệt độ trung bình nhiều năm là 27,2oC. Tháng nóng nhất làtháng 4 với nhiệt độ trung bình là 28,7oC. Tháng lạnh nhất là tháng 12 với nhiệtđộ trung bình là 25,8oC. Nhiệt độ cao nhất đo được là 32,5oC (tháng 4 - 2007).Nhiệt độ thấp nhất đo được là 14,7oC (tháng 1 - 2005).

b) Độ ẩm không khí

Tại Rạch Giá Độ ẩm tuyệt đối nhiều năm là 29,6 mb. Độ ẩm tuyệt đối caonhất là 36,8 mb (tháng 5 - 2000). Độ ẩm tuyệt đối thấp nhất là 17,2 mb (tháng 1 -2000). Độ ẩm tương đối trung bình nhiều năm là 81,8%. Độ ẩm tương đối cao nhấtlà 100% (tháng 9 - 2000) Độ ẩm tương đối thấp nhất là 39% (tháng 1 - 2000).

c) Áp suất khí quyển

Tại Rạch Giá Áp suất khí quyển trung bình nhiều năm là 1009 mb. Tháng10 có áp suất trung bình cao nhất (1.012 mb) và tháng 5 có áp suất trung bình thấpnhất (1006,9 mb). Áp suất cao nhất đo được là 1018 mb (tháng 1 - 2005). Áp suấtthấp nhất đo được 1003 mb (tháng 5 - 2002).

d) Mưa

- Tại Rạch Gía

Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 tới tháng 11. Mùa khô kéo dài từ tháng 12 đến tháng4 năm sau. Lượng mưa trung bình nhiều năm khoảng 2.016 mm/năm. Tháng 8 làtháng mưa nhiều nhất với lượng mưa 310 mm. Tháng giêng là tháng mưa ít nhấtvới 6,5 mm. Lượng mưa trong mùa mưa chiếm trên 90% lượng mưa trong năm.Số ngày có mưa trung bình trong năm là 178,6 ngày, trong đó mùa mưa chiếmkhoảng 159,3 ngày. Tháng 8 có số ngày mưa nhiều nhất với 26,2 ngày. Tháng 2 cósố ngày mưa ít nhất với 1,0 ngày

Tại Hà Tiên

Chế độ mưa tương tự như tại Rạch Giá. Lượng mưa trung bình nhiều nămlà 2.031 mm/năm.

e) Độ bốc hơi

- Tại Hà Tiên Độ bốc hơi trung bình năm là 1109,3 mm, cao nhất là tháng 9 (122,9mm) và thấp nhất là tháng 9,10 (72 mm). Độ bốc hơi tại Rạch Giá cao hơn một ít,trung bình năm 1167,9 mm, cao nhất vào tháng 3 (128,4 mm), thấp nhất vào tháng10 (91,6 mm).

Page 15: Danh gia-tac-dong-moi-truong-ha-tien02

f) Sương mù và tầm nhìn

- Sương mù : Tại Rạch Giá: Số ngày có sương mù trung bình năm là 0,8 ngày.Năm 1989 có 3 ngày sương mù. Các ngày có sương mù chỉ xuất hiện trong tháng12 và tháng 1.

- Tầm nhìn xa: Số ngày trung bình có tầm nhìn xa nhỏ hơn 5 km là 7,6 ngày/năm.Từ tháng 1 tới tháng 3 đều có tầm nhìn xa hơn 5 km.

g) Chế độ gió

Có hai mùa chính đó là mùa gió Tây - Nam và mùa gió Đông - Bắc.

Tại trạm khí tượng quốc gia Rạch Giá, từ tháng 6 tới tháng 9 hướng gió chủyếu là hướng Tây Nam và hướng Tây với tần suất thay đổi như sau:

- Hướng Tây Nam: từ 26,95% (tháng 6) tới 33,07% (tháng 8).

- Hướng Tây: từ 35,17% (tháng 7) tới 41,47% (tháng 9).

Tốc độ gió theo các hướng trên thay đổi trong khoảng 4 m/s đến 8,9 m/s.Gió với vận tốc từ 9 m/s đến 14,9 m/s xuất hiện 73/83 lần trong 5 năm. Gió vớivận tốc lớn hơn 16 m/s chỉ xuất hiện một lần vào ngày 7/9/1989. Từ tháng 11 đếntháng 3 năm sau hướng gió chủ yếu là Đông Bắc và hướng Đông. Tuy nhiên gióĐông Nam cũng xuất hiện với tần suất tương đối lớn trong tháng 1 và tháng 2. Tầnsuất của các hướng gió như sau:

Hướng Đông Bắc: từ 2,53% (tháng 3) đến 33,33% (tháng 11)

Hướng Đông: từ 9,67% (tháng 11) đến 33,71% (tháng 1)

Hướng Đông Nam: từ 3,00% (tháng 11) đến 33,38% (tháng 3)

Vận tốc trung bình trong thời gian này thay đổi từ 0,1 m/s đến 3,9 m/s. Vậntốc cực đại đo được hai lần với vận tốc trong khoảng 9 - 14 m/s. Từ tháng 4 đếntháng 5 hướng gió thay đổi từ Đông Bắc tới Tây Nam. Trong tháng 10 hướng gióthay đổi từ Tây Nam tới Đông Bắc.

Ngoài ra tại ngay vùng nhà máy thường có gío từ biển thổi vào và gíokhông định hướng thường xuyên.

h) Bão: Khu vực khảo sát ít bị ảnh hưởng trực tiếp của bão. Theo kết quả quan trắctrong thời gian 39 năm, tại đây trung bình 10 năm mới có 1 cơn bão.

Page 16: Danh gia-tac-dong-moi-truong-ha-tien02

3) Chế độ triều:

Kênh Ba Hòn thông ra biển và chịu ảnh hưởng hoàn toàn của thủy văn biểnVịnh Thái Lan. Chế độ triều Vịnh Thái Lan khác hẳn ở Biển Đông vùng ĐBSCL.Vịnh Thái Lan tương đối kín. Tại đây nhật triều (một lần triều trong ngày) là chủđạo. Biên độ triều thấp (0.5 - 1.5 m so với 2.0 - 3.5 m ở biển Đông). Do vậy việcgây xói mòn biển và xâm nhập mặn vào đất liền ít hơn so với vùng biển Đông ởĐBSCL.

Ngoài Vịnh, nhiệt độ nước biển ấm áp hầu như quanh năm, mức giao độngthường từ 26oC đến 31oC trên bề mặt và 27oC - 30oC ở độ sâu 30 m. Độ mặn nướcVịnh (vùng biển Việt Nam) dao động trong khoảng 28 - 34 ppt (ở bề mặt) và 32.6- 33.0 ppt ở vùng độ sâu 30m. Về mùa lũ ở ĐBSCL (tháng 7 - 10) độ mặn trongvịnh giảm chút ít.

Theo dõi trên kênh cho thấy ảnh hưởng triều gây nên hiện tượng xâm nhậpmặn. Vào mùa nước (tháng mùa mưa) nước trong kênh khu vực nhà máy ngọt.Vào mùa khô nước lợ.

Tất cả các điều kiện môi trường vật lý trên tạo ra độ phong phú về số loàivà sinh khối lớn của các loài thủy sinh trong Vịnh nhưng trong kênh việc khai thácthủy sản không được đặt thành một nhất là đối với thị trấn Kiên Lương.

4) Hiện trạng môi trường không khí

theo QCVN 19 -2009

Trong tháng 12- 1995, khu vực xung quanh Công ty Xi măng Hà Tiên 2 đãbị ô nhiễm không khí do bụi, nồng độ bụi trong không khí xung quanh cao hơntiêu chuẩn (TCVN 5937 - 1995) cho phép (0,38 - 0,73 mg/m3). Các chất ô nhiễmcó nguồn gốc từ việc đốt nhiên liệu hóa thạch (SO2 và NO2) thấp hơn tiêu chuẩnkhoảng 4 lần và 15 lần (SO2: 0,056 - 0,14 mg/m3; NO2: 0,018 - 0,027 mg/m3). Khuvực xa Công ty hơn (Ba Hòn - Hòn Chông) không khí còn sạch, đạt tiêu chuẩnkhông khí cho khu dân cư. Có thể nói, nguyên nhân chính gây ô nhiễm không khílà hoạt động của ngành CN xi măng trong đó phần chính là Công ty xi măng vàgiao thông vận tải.

Nồng độ bụi tại các điểm đo trong và ngoài khu vực Công ty đều cao hơn tiêuchuẩn cho phép đối với tiêu chuẩn không khí bao quanh. Các điểm đo ngoài khuvực sản xuất có nồng độ bụi vượt tiêu chuẩn không khí bao quanh từ 2 đến 3 lần.Các điểm đo trong khu vực sản xuất đều rất cao. Nồng độ bụi cao nhất tại kho

Page 17: Danh gia-tac-dong-moi-truong-ha-tien02

chứa clinker của dây chuyền ướt (180,5 mg/m3) và bến xuất clinker được đo ởcuối hướng gió, vào thời điểm xuất clinker rời xuống xà lan (176,8 mg/m3) sau đólà khu vực đóng bao (85 mg/m3) rồi đến khu vực cấp clinker từ dây chuyền sảnxuất theo phương pháp khô xuống băng tải (68 mg/m3) và khu vực rót xi măng baoxuống xe tải (48 mg/m3).

Nồng độ SO2 và NO2 tại các điểm được đo đều thấp, đạt tiêu chuẩn cho phép đốivới không khí bao quanh.

- Tiếng ồn trong khu vực cối đập đá, khu vực máy nghiền bi, máy nén khí cao hơntiêu chuẩn. Khu vực cối đập đá có tiếng ồn cao nhất (115 - 117 dB) nhưng do xâydựng ở sát chân núi, cách khá xa các khu vực hoạt động khác nên tiếng ồn chỉ ảnhhưởng trong phạm vi hẹp. Tiếng ồn ngoài cổng bảo vệ và khu vực hành chính thấp,đạt tiêu chuẩn cho phép.

Trong bốn thông số ô nhiễm bụi, SO2, tiếng ồn đã tiến hành đo kiểm tra chỉ cónồng độ SO2 và NO2 là đạt tiêu chuẩn của môi trường. Riêng nồng độ NOx trongxưởng hàn cao do ảnh hưởng của khói hàn quẩn trong xưởng. Chất lượng khôngkhí trong và ngoài khu vực Công ty xi măng Hà Tiên 2 hiện nay bị ô nhiễm chủyếu do bụi và tiếng ồn. Nguyên nhân chính là chưa kiểm soát được lượng bụi thảira từ các nguồn khác nhau trong quá trình sản xuất. Việc xác định nguồn gốc vàđặc trưng các nguồn ô nhiễm để từ đó đề ra các phương án xử lý giảm thiểu ônhiễm là một trong những nội dung cơ bản của báo cáo đánh giá tác động môitrường này.

5) Hiện trạng chất lượng nước

· Chất lượng nước mặt

Kết quả phân tích mẫu nước kinh Ba Hòn cho thấy: nhìn chung nước kênhtrong vùng dự án hiện bị ô nhiễm nhẹ do chất hữu cơ, riêng khu vực bến xuất nhậpcủa nhà máy COD lên tới 41 mg/l. Tuy nhiên nước bị nhiễm phèn khá nặng (pHthấp 3,3 - 3,6, SO4- khá cao 20 - 70 mg/l). Vào thời điểm khảo sát (tháng10.2006)nước ngọt, độ mặn khoảng 0,38 ppt - 0,42 ppt. Vào mùa khô tại đây có hiện tượngxâm nhập mặn, nước bị lợ nên không thể sử dụng cấp nước sinh hoạt. Hoạt độngbốc dỡ và giao thông thủy đã gây ô nhiễm nước về dầu mỡ trên kênh. Chỉ tiêu visinh khá cao (46000 MNP/100 ml) ở bến bốc dỡ cho thấy sự hiện diện của sinhhoạt tập trung tại bến. Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân làm cho ôxy hòa tan trong nước khá thấp (4,4 - 4,6 mg/l).

Page 18: Danh gia-tac-dong-moi-truong-ha-tien02

· Chất lượng nước ngầm

Khu vực Công ty Xi măng Hà Tiên 2 không có nguồn nước ngầm đạt tiêuchuẩn cấp nước. Nước ngầm ở đây khan hiếm và phần lớn bị nhiễm phèn, mặn.Tại khu vực Kiên Lương nước ngầm trong tầng đá vôi ở độ sâu 100 m có thể đạtlưu lượng tới 5 m3/h. Nước có độ kiềm cao, pH = 8,2, hàm lượng bicacbonat lêntới 356 mg/l, hàm lượng Cl- khoảng 265 mg/l. Ở tầng sâu hơn nước thường bịnhiễm mặn.

· Chất lượng nước cung cấp cho Công ty Xi măng Hà Tiên 2

Hiện nay Công ty Xi măng Hà Tiên 2 sử dụng nguồn nước cấp từ hồ2.000.000 m3 trong khu vực Công ty. Vào mùa mưa nước ngọt đổ từ đầu nguồn về,nước được bơm từ kênh vào hồ. Khi mùa khô đến, nước kênh Ba Hòn tại khu vựcbị nhiễm mặn, nước cấp được lấy từ nguồn nước dự trữ trong hồ. Lưu lượng nướcđược khai thác khoảng 3500 m3/ngày. Dựa trên kết quả phân tích, chất lượng nướchồ sau khi xử lý dùng cấp nước cho Công Ty thỏa mãn yêu cầu về hóa lý chấtlượng nguồn nước sinh hoạt. Tuy nhiên để đảm bảo về chỉ tiêu vi sinh Công ty cầncó thêm biện pháp khử trùng trước khi sử dụng

II) Tài nguyên sinh vật

1) Hệ sinh thái cạn vùng dự án

Công ty Xi măng Hà Tiên 2 tọa lạc trong một khuôn viên 9.686.600 m2.Phía Nam của Công ty là kênh Ba Hòn, liền đó là Tỉnh lộ Rạch Giá - Hà Tiên.Phía Đông của Công ty là bến cảng (của Công ty) và khu dân cư. Các phía Bắc vàTây là vùng đất ngập nước (wetland) kéo dài đến biển. Vùng đất ngập nước nàyhiện còn hệ sinh thái tự nhiên chưa được chuyển thành đất nông nghiệp do đấtphèn, nước phèn (về mùa mưa) và nước mặn (về mùa khô).

Phụ thuộc vào địa hình, chất lượng đất và độ mặn, thảm thực vật vùng đấtngập nước ven Công ty Xi măng Hà Tiên 2 được xác định như sau:

- Vùng nước có độ mặn < 5 (cách Công ty độ 1 km về phía Tây) cây chủđạo là dừa và 1 số cây bụi.

- Vùng nước có độ mặn 5 - 10 (cách Công ty 1 - 3 km về phía Tây): chủyếu là dừa nước (Nipa fruticans) và 1 số loại cây bụi hoang dại.

- Vùng núi đá vôi: ven và trên các núi đá vôi (Núi Còm, Núi Nai, núiTrầu ...) chỉ có một số loại cây bụi hoang dại mọc thưa thớt.

Page 19: Danh gia-tac-dong-moi-truong-ha-tien02

- Vùng ven biển cửa kênh Ba Hòn:

Tại vùng này còn dải rừng ngập mặn thưa, các loại cây ưu thế là đước(Rhizophora), nét (Ceriops), vẹt (Bruguiera).

Nhìn chung hệ sinh thái đất ngập nước và núi đá vôi ven Công ty Xi măngHà Tiên 2 đã bị xâm phạm. Trên diện tích này hầu như không còn rừng nguyênsinh mà đã bị diễn thế, tạo điều kiện phát triển các loại cây bụi là chủ yếu.

Qua nghiên cứu từ 2005 đến nay Trung tâm Bảo vệ Môi trường và Phânviện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật đã xác định được tại vùng Kiên Lương - BaHòn 211 loài thực vật thuộc 60 họ đặc trưng cho cả 4 hệ sinh thái: ngập mặn, đồngngập nội địa, núi đá vôi và hệ sinh thái nông nghiệp.

Trong vùng ven Công ty Xi măng Hà Tiên 2 không phát hiện các loài độngvật hoang dã quí hiếm, tại một số núi đá vôi Cây Xoài và Bãi Voi Lớn thuộc Côngty xi măng Sao Mai có một số bầy khỉ. Các loài động vật hoang dã ở Kiên Lươngđã phát hiện với số lượng còn phong phú là: các loài bò sát (rắn, rùa, tắc kè ...);các loài lưỡng thê (ếch, nhái) và nhiều loại côn trùng.

2) Sinh vật đáy

Kết quả phân tích mẫu sinh vật đáy tại 3 trạm ở vùng này như sau:

- Trạm 1: không có mẫu sinh vật đáy.

- Trạm 2: chỉ có Giun nhiều tơ thuộc họ Maldanidae, khối lượng là 0,60g/m2 và mật độ 40 con/m2.

- Trạm 3: cũng chỉ thu được Giun nhiều tơ (họ Maldanidae), khối lượng 0,1g/m2 và mật độ 20 con/m2.

Ngoài Giun ra, chưa phát hiện được một loại sinh vật đáy nào khác tại vùng này.

Sinh vật đáy trong khu vực nghèo nàn. Chất đáy tại các trạm thu mẫu là bùnsét vón cục, không thích hợp cho sinh vật đáy sinh sống. Nguyên liệu rơi vãi vàcác chất thải của Nhà máy xi măng ở đây là một trong những nguyên nhân làmcho đáy của kênh không phù hợp cho sinh vật đáy.

3) Động vật phù du

Động vật phù du có thành phần loài phong phú, số lượng nhiều, chúng làthức ăn của nhiều loài cá và hải sản có giá trị kinh tế, chúng là khâu cơ bản trong

Page 20: Danh gia-tac-dong-moi-truong-ha-tien02

chuỗi thức ăn của thủy vực. Sinh vật lượng động vật phù du tăng hay giảm đềuảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến sự biến động nguồn lợi nghề cá và ngànhnuôi trồng thủy sản.

III) Các vấn đề kinh tế xã hội khu vực Công ty Xi măng Hà Tiên 2:

1) Dân số lao động

Thị trấn có 16.110 người (kể cả lực lượng công nhân các xí nghiệp đóngtrong Thị trấn), trong đó số nữ 8764 người chiếm 54,4 %. Số lao động (trên 15tuổi) là 7833 người (48,6 % dân số). Tốc độ gia tăng dân số năm 2005 là 1,5 %, dựkiến đến năm 2010 là 1,0 %.

2) Hoạt động kinh tế

- Công nghiệp

Kiên Lương là thị trấn công nghiệp tập trung lớn nhất tỉnh Kiên Giang vàthuộc loại lớn ở ĐBSCL (chỉ sau khu CN Trà Nóc ở Cần Thơ). Số lượng côngnhân tại các Công ty lớn đã gần 2000 người (Công ty Xi măng Hà Tiên 2 có 1300người, xi măng Kiên Giang có 350 người, công nhân xí nghiệp lắp máy 18 - 2 trên250 người). Số lao động làm việc tại các cơ sở tiểu thủ công nghiệp tại KiênLương trên 500 người. Do đó có thể nói CN và tiểu CN là ngành kinh tế quantrọng nhất của Kiên Lương. Tổng sản phẩm công nghiệp (kể cả của Trung Ương)hàng năm trên 150.000.000 USD.

Tuy nhiên, do trình độ văn hóa thấp số người gốc Kiên Lương được nhậnvào các công ty CN chưa tới 500 người phần lớn chỉ làm công nhân.

- Nông nghiệp

Gần 70 % số dân thị trấn làm nông nghiệp. Nông nghiệp trong thị trấn bịảnh hưởng của các yếu tố: vùng đất ngập nước có độ mặn cao về mùa khô và cókhả năng bị axít hóa vào đầu mùa mưa nên khó đạt năng suất cao.

Diện tích đất canh tác lúa hiện nay chỉ 1100 ha (7,3 % tổng diện tích thịtrấn), do ảnh hưởng mặn nên phần lớn diện tích chỉ trồng lúa 1 vụ (lúa mùa) năngsuất 3 - 4 tấn/ha. Diện tích cây màu (bắp, mè) và rau chỉ 100 ha. Diện tích cây dàingày (điều, bạch đàn) độ 100 ha. Phần lớn diện tích đất của thị trấn vẫn còn bỏhoang, do điều kiện canh tác khó khăn.

Trong thị trấn không có nghề nuôi hoặc đánh bắt thủy sản.

Page 21: Danh gia-tac-dong-moi-truong-ha-tien02

- Dịch vụ

Dịch vụ đóng vai trò quan trọng tại Thị trấn công nghiệp này. Kiên Lương có khuvực chợ rộng lớn với trên 500 sạp hàng (điện máy, bách hóa, thực phẩm, nhàhàng). Dọc quốc lộ có nhiều hàng quán ăn uống, tạp hóa, sửa chữa xe, tiệm may.Nghề xe ôm khá phát triển với trên 50 đầu xe, phần lớn người chạy xe ôm là côngnhân các Công ty Nhà nước hiện đang bị thất nghiệp.

- Thu nhập

Thu nhập bình quân của nhân dân Kiên Lương là 3.500.000 đ/năm (2005)thuộc loại trung bình so với toàn tỉnh Kiên Giang.

- Giáo dục

Năm học 2000 - 2005 Kiên Lương có 3 trường cấp 1 với 3247 học sinh, 1trường cấp 2 (1816 học sinh) và 1 trường cấp 3 (439 học sinh). Năm học 2005-2006 có 10 học sinh Kiên Lương thi đỗ đại học, năm học 2006 -2007 số học sinhthi đỗ đại học là 20.

Trong toàn thị trấn 96 % số trẻ em được đi học. Tại vùng nông thôn sốngười mù chữ vẫn còn nhiều.

Nhìn chung so với các huyện, xã ở Kiên Giang, mức độ phát triển giáo dụcở Kiên Lương thuộc loại khá.

- Văn hóa

Trong thị trấn có nhà văn hóa (của Công ty Xi măng Hà Tiên 2) thỉnhthoảng có hoạt động. Phần lớn nhân dân hưởng thụ văn hóa qua xem ti vi (80 % sốhộ có tivi), video (phần lớn chương trình video là phim Hồng Kông, Đài Loanhoặc ca nhạc hải ngoại).

Toàn thị trấn có 2608 hộ trong đó 75% số hộ đã có điện. Riêng ấp LungLớn chưa có điện. Theo ý kiến của lãnh đạo, thị trấn hiện nay không có tệ nạn xìke, ma túy, trộm cướp. Tuy nhiên tệ nạn cờ bạc còn phổ biến, mại dâm vẫn còn tạicác điểm ven tuyến đường sông.

- Y tế

Trong thị trấn có bệnh viện đa khoa với 50 giường, 7 bác sĩ. Bệnh viện này phụcvụ luôn cho công nhân các nhà máy trong khu vực.

Page 22: Danh gia-tac-dong-moi-truong-ha-tien02

Tại mỗi ấp đều có 1, 2 tổ y tế làm nhiệm vụ chích ngừa (tiêm chủng), tuyên truyềnvệ sinh và kế hoạch hóa.

Các bệnh phổ biến hiện nay chủ yếu là bệnh truyền nhiễm: tiêu chảy, lỵ, phụ khoa,sốt rét. Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng khá cao (tại ấp Lò Bom có 122 em dưới 12tháng trong đó có 10 em bị suy dinh dưỡng cấp 1, 2).

- Cơ sở hạ tầng

Kiên Lương là thị trấn có cơ sở hạ tầng vào loại khá so với tỉnh Kiên Giang.

- Hệ thống giao thông:

Quốc lộ Rạch Giá - Hà Tiên rải nhựa, rộng 6m xuyên theo chiều dài thị trấnvà kênh Rạch Giá - Hà Tiên, kênh Ba Hòn rộng 50 - 60 m, sâu 2- 4 m là các tuyếngiao thông chính phục vụ vận chuyển hàng hóa (kể cả sản phẩm và nguyên liệu từCông ty Xi măng Hà Tiên 2), hành khách đến TP Hồ Chí Minh, Rạch Giá, HàTiên và các trung tâm khác ở ĐBSCL. Từ đây hàng hóa có thể đi Campuchia, TháiLan.

- Hệ thống thông tin

Hệ thống thông tin ở Kiên Lương (Bưu điện Kiên Lương) có thể đảm bảoliên lạc với tất cả các vùng trong nước và quốc tế.

- Cấp điện

Điện trong thị trấn được cấp qua mạng lưới quốc gia, tuy nhiên cả 1 ấp(trong số 4 ấp) của thị trấn chưa có điện thắp sáng.

- Cấp nước

Khu chợ và khu tập thể công nhân được cấp nước qua đường ống từ hồ chứa nướccủa Công ty Xi măng Hà Tiên 2. Nguồn nước này mặc dầu chưa đạt tiêu chuẩnViệt Nam về chất lượng nước uống nhưng có thể sử dụng cho sinh hoạt và ănuống (sau khi đun sôi). Một phần dân chúng chưa được cấp nước phải sử dụngnước mưa tích trữ từ mùa mưa để ăn uống. Một số ít gia đình (ấp Lung Lơn) đôikhi còn dùng nước kênh ô nhiễm (dầu mỡ, vi trùng) làm nguồn nước sinh hoạt.

- Vệ sinh môi trường

Mặc dầu điều kiện vệ sinh môi trường ở Kiên Lương khá hơn nhiều vùng ởĐBSCL nhưng vẫn còn ở mức lạc hậu. Toàn thị trấn không có bãi rác đúng qui

Page 23: Danh gia-tac-dong-moi-truong-ha-tien02

cách, không có hệ thống thu gom, xử lý nước thải. Nước thải, chất thải sinh hoạtvẫn còn đưa trực tiếp vào đất, vào kênh rạch. Đây là nguyên nhân của các bệnhđường nước vẫn còn phổ biến ở đây.

3) Kết luận chung về kinh tế - xã hội thị trấn Kiên Lương

Thị trấn có diện tích lớn, cơ sở hạ tầng tương đối tốt, điều kiện phát triểnkinh tế, văn hóa, y tế khá hơn phần lớn các huyện ở Kiên Giang và ĐBSCL. Kếtquả này có được một phần là nhờ sự phát triển công nhiệp trong vùng, trong đóCông ty Xi măng Hà Tiên 2 đóng vai trò chủ đạo. Tuy nhiên, Kiên Lương vẫnchưa thoát khỏi tình trạng lạc hậu về nông, lâm nghiệp, văn hóa, giáo dục, y tế ...Do vậy việc đẩy mạnh công nghiệp hóa, phát triển các cơ sở sản xuất hiện hữu,như Công ty Xi măng Hà Tiên 2, là 3) Kết luận chung về kinh tế - xã hội thịtrấn Kiên Lương

nhu cầu cấp bách.

4) Ý kiến của nhân dân trong vùng về Công ty Xi măng Hà Tiên 2

· Ý kiến của lãnh đạo UBND Kiên Lương

UBND thị trấn Kiên Lương đánh giá cao sự hỗ trợ của Công ty Xi măng HàTiên 2 trong việc góp phần giải quyết lao động địa phương và hỗ trợ địa phươngtrong 1 số công trình phúc lợi. Tuy nhiên Uy ban mong muốn Công ty có thêm cácchương trình giúp đỡ địa phương trong việc nâng cấp cơ sở hạ tầng và phát triểnvăn hóa, y tế, xã hội. Chính quyền địa phương cũng yêu cầu Công ty Xi măng HàTiên 2 quan tâm giải quyết sớm vấn đề ô nhiễm môi trường (cụ thể là khói, bụi ...).

· Ý kiến của người dân

Qua phỏng vấn 12 chủ hộ sống ven quốc lộ cách Công ty từ 200 m đến5000 m, ý kiến của nhân dân tập trung ở 2 điểm sau:

- Nhân dân ủng hộ sự tồn tại và phát triển của Công ty Xi măng Hà Tiên 2.

- Tất cả các hộ với mức độ khác nhau đều than phiền về ô nhiễm môitrường do các nhà máy xi măng gây ra trong đó có Công ty Xi măng Hà Tiên 2.

Các hộ cách nhà máy < 2000 m (ấp Lò Bom) đều cho rằng ô nhiễm bụinặng nhất là về mùa khô (bụi phủ trên mái nhà, trong sân, có khi không thể ăncơm ngoài trời do bụi). Đại diện Hội đồng Nhân dân Kiên Lương và cán bộ y tế ấp

Page 24: Danh gia-tac-dong-moi-truong-ha-tien02

Lò Bom cho rằng có tỉ lệ cao dân bị bệnh viêm mũi, ho, viêm đường hô hấp trêndo khói bụi từ các nhà máy (không có số liệu, bệnh án thống kê chi tiết).

Các hộ cách nhà máy 2000 - 5000 m (ấp Xà Ngách và ấp Ba Hòn xã DươngHòa) cho rằng thỉnh thoảng có khói bụi, đặc biệt vào mùa khô, bụi gây ngứa mắt.

Các hộ ở ấp Cư Xá, Chợ Tròn (cách Công ty độ 4000 m cho rằng bụi nhiềuchỉ khi có gió đưa về.

Nói chung người dân than phiền về vấn đề ô nhiễm bụi do các nhà máytrong khu vực gây ra, trong đó có Công ty Xi măng Hà Tiên 2 (vấn đề này đã đượcnêu trong 1 số hội nghị của Hội đồng Nhân dân Thị trấn). Tuy nhiên, cho đến naycũng chưa có đơn khiếu nại từ dân chúng.

CHƯƠNG IV

ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG TỚI MÔI TRƯỜNG CỦA NHÀ MÁY XI MĂNGHÀ TIÊN2

4.1 Nguồn gây tác động:

4.1.1/ Các tác động:

- Tác động do vị trí của Công ty

- Ảnh hưởng do thiết kế.

- Các tác động do hoạt động của nhà máy.

- Khai thác sét, đá

- Sử dụng nước, năng lượng và hệ thống giao thông

- Bốc dỡ vận chuyển, lưu trữ

- Hoạt động của thiết bị lò nung

- Dây chuyền nghiền clinker

- Tiêu hủy nước thải sinh hoạt và nước lẫn dầu

- Nạo vét luồng kênh và giao thông thủy

Page 25: Danh gia-tac-dong-moi-truong-ha-tien02

Trong suốt quá trình hoạt động tác động chính yếu tới môi trường đượcđánh gía là do xuất phát từ dây chuyền sản xuất clinker ướt. Trong quá trình vậnhành tác động xấu đến cộng đồng chủ yếu do những khiếm khuyết về thiết kế hayhoạt động bất cẩn gây sự cố, và do các tác nhân ô nhiễm phát sinh từ quá trình sảnxuất như dầu mỡ thất thoát hoặc các tác động do khai thác nguyên liệu. Các tácnhân này gây ảnh hưởng lâu dài nhưng có khả năng kiểm soát. Các tác động trênđược phân tích lần lượt ở các tiểu mục trong Chương IV này.

4.1.2 Tiêu chuẩn môi trường áp dụng cho hoạt động của Công ty

Ở Việt Nam Bộ Tiêu chuẩn Nhà nước về môi trường đã được ban hànhnăm 1995 (TCVN-1995). Bộ tiêu chuẩn là cơ sở pháp lý để Công ty xi măng HàTiên 2 và các cơ quan quản lý môi trường thực hiện nghiêm chỉnh. Các tiêu chuẩnquan trọng nhất liên quan đến hoạt động của Công ty là:

- Tiêu chuẩn nước thải công nghiệp (QCVN 24 - 2009)

- Tiêu chuẩn nước bề mặt ( QCVN 08 - 2008)

- Tiêu chuẩn không khí xung quanh (QCVN 05 - 2009)

- Tiêu chuẩn nồng độ tối đa cho phép khí thải nhà máy xi măng (QCVN 23- 2009)

- Tiêu chuẩn khí thải CN đối với bụi và các chất vô cơ (QCVN 19 - 2009)

- Tiêu chuẩn tiếng ồn (5945-2005)

4.2 Đối tượng và quy mô bị tác động:

4.2.1) Ảnh hưởng của vị trí dự án tới môi trường

-Đối với cảnh quan thiên nhiên

Công ty xi măng nằm ở thị trấn Kiên Lương thuộc huyện Hà Tiên tỉnh KiênGiang. Thị trấn nằm ở ranh giới giữa hai tiểu vùng sinh thái: vùng núi sót và vùngđồng lũ hở. Cạnh nhà máy xi măng có ba hòn núi có tên núi Còm, núi Trầu và núiChâu Hang cũng nằm trong khu vực này. Theo như qui hoạch và khai thác của nhàmáy núi Còm, núi Trầu còn có thể cung cấp nguyên liệu cho Công ty khoảng 15năm,núi này được qui định bảo tồn. Như vậy hoạt động của nhà máy như hiện nay

Page 26: Danh gia-tac-dong-moi-truong-ha-tien02

có ảnh hưởng lớn đến cảnh quan tự nhiên khu vực nhưng không vi phạm các vùngđược quy hoạch bảovệ.

-Đối với công trình lân cận

Trong khu vực dự án các nhà máy lân cận có cùng tính chất (xi măng). Nhưvậy ảnh hưởng do các yếu tố chủ yếu như bụi hầu như không ảnh hưởng đến hoạtđộng sản xuất ngoại trừ sức khoẻ của công nhân. Ảnh hưởng được đánh gía là lớncũng do bụi tới nhà dân trong thị trấn Kiên Lương. Ảnh hưởng này là từ lâu vàchưa khắc phục cho đến thời điểm này.

-Đối với chất lượng đất trong khu vực

Do tác động của bụi đá và xi măng (chủ yếu) đất trồng quanh khu vực cóthể bị chai cứng, vôi hóa làm giảm độ màu của đất. Hiện nay khu vực ảnh hưởngchủ yếu nằm trong khuôn viên nhà máy nơi không có sản xuất nông nghiệp.

-Đối với nuôi trồng thủy sản

Nuôi trồng thủy sản trong khu vực hầu như không có. Tuy nhiên, từ hoạtđộng của Công ty tác nhân dầu mỡ thất thoát có ảnh hưởng đến chất lượng nướcvà thủy sinh của kênh Ba Hòn.

4.2.2)Ảnh hưởng của quy trình công nghệ

-Dây chuyền nung clinker ướt

Dây chuyền nung clinker ướt là một dây chuyền khép kín có đặc điểm côngnghệ là phối liệu được đưa vào lò dạng ướt. Việc điểu khiển từ phòng điều độtrung tâm. Công suất của 2 lò tổng cộng đạt 850 tấn/ngày clinker. Là dây chuyềnđược thiết kế và chế tạo vào những năm 60 nên bản thân công nghệ cũng như thiếtbị đã cũ và chưa đáp ứng được tiêu chuẩn về môi trường hiện nay. Nhà máy đã cónhiều cải tiến và sửa chữa nhưng về cơ bản không giải quyết triệt để được vấn đề ônhiễm môi trường.

4.2.3/Ảnh hưởng tới môi trường do hoạt động khai thc v sản xuất

* Hoạt động khai thác:

-Nguồn gốc gây ô nhiễm không khí và các chất ô nhiễm chỉ thị trong quá trìnhkhai thác được tổng kết trong Bảng 4.3 dưới đây:

Bảng 4.3 Nguồn gốc và vấn đề ô nhiễm không khí tại khu vực khai thác

Page 27: Danh gia-tac-dong-moi-truong-ha-tien02

nguyên liệu

Nguoàn goác oânhieãm

Vaán ñeà oâ nhieãm ñaëctröng

Ñaëc ñieåmnguoàn

Khoan vaø noå mìn - Buïi ñaát ñaù, khoùithuoác noå,

- Phaân taùn,khoâng

tieáng oàn, rung. lieân tuïc.

Ñaäp, nghieàn,saøng ñaù

- Buïi ñaù, tieáng oàn,rung

- Phaân taùn,lieân tuïc

Döï tröõ ñaù trongbaõi chöùa

- Buïi ñaù phaùt taùntheo gioù

- Phaân taùn.

Ñoå roùt ñaù ôûñaàu baêng taûi

- Buïi ñaù, tieáng oàn. - Phaân taùn,khoâng

lieân tuïc.

Ñaøo, uûi, xuùc ñaátseùt, ñaù

- Buïi ñaù, khí thaûi xecoâng trình

- Phaân taùn,khoâng

voâi chöùa khoùi buïi, NOx,SO2,CO2, CO

lieân tuïc.

.

Döï tröõ ñaát seùt - Buïi ñaát. - Phaân taùn.

Page 28: Danh gia-tac-dong-moi-truong-ha-tien02

trong baõi

Quá trình khai thác, chế biến đá vôi và đất sét gây nên một số tác động tớimôi trường trong đó hai tác nhân chính là bụi và tiếng ồn rung.

- Đặc trưng các nguồn ô nhiễm

Đối với nguồn ô nhiễm phân tán, không liên tục có thể ước tính tải lượngcác chất ô nhiễm đưa vào môi trường. Tải lượng ô nhiễm trong quá trình khai thácđược tính toán dựa trên nhu cầu nguyên liệu sử dụng hàng năm và hệ số ô nhiễmtương ứng với từng hoạt động. Tải lượng ô nhiễm bụi đất và bụi đá tại Công tyđược tính theo nhu cầu nguyên liệu phục vụ sản xuất năm 1996.

- Khai thác và chế biến đá

Theo phương pháp đánh giá nhanh của Tổ chức Y tế thế giới, lượng bụi tạo thànhtrong quá trình khai thác và chế biến đá là:

0,4 kg bụi/tấn đá trong công đoạn nổ mìn khai thác đá hộc.

0,14 kg bụi/tấn đá khi xay, sàng khô hoặc 0,009 kg/tấn nếu xay sàng ướt.

0,17 kg bụi/tấn đá khi bốc xếp, vận chuyển.

Với khối lượng khai thác đá 1.607.000 tấn/năm thì lượng bụi sinh ra trong khu vựcước tính là:

Hoạt động Tải lượng (tấn/năm)

Khai thác 642,8

Xay, sàng khô 224,98

Xay, sàng ướt 14,46

Bốc xếp, vận chuyển 273,19

Page 29: Danh gia-tac-dong-moi-truong-ha-tien02

Như vậy, trong quá trình khai thác đá, tải lượng ô nhiễm bụi là 1.140,97 tấn/nămkhi xay sàng đá theo phương pháp khô hoặc 882,24 tấn/năm khi xay sàng đá theophương pháp ướt.

- Khai thác đất sét

Lượng bụi bay vào không khí trong hoạt động khai thác, vận chuyển và chứa tạibãi ước tính khoảng 0,134 kg/tấn đất sét. Khối lượng đất sét được khai thác là297.800 tấn/năm nên tải lượng bụi bay vào không khí là 39,9 tấn/năm.

-Tác động của bụi đá và đất sét

Quá trình khai thác và chế biến sơ bộ đất sét hầu như không gây ô nhiễmkhông khí. Trong phương pháp khai thác ướt lượng bùn sét trong các hồ chứa cóđộ ẩm tới 60 - 65%, khi khai thác theo phương pháp khô đất vẫn có độ ẩm tựnhiên khá cao (16 - 20%) do đó bụi sinh ra không đáng kể. Ô nhiễm chỉ sinh ra khitồn trữ đất sét trong bãi chứa, sân phơi ngoài trời. Vào mùa khô nóng, gió lớn, mộtmột phần mặt đất lộ ra, khô trên bề mặt có thể theo gió phát tán vào không khí.

Ô nhiễm không khí chủ yếu là bụi đá trong quá trình nổ mìn, ủi, xúc lên xe tảivà đập bằng cối đập. Hệ thống băng tải vận chuyển đá sau khi đập được bao kínnên đã giảm đáng kể lượng bụi đá phát tán vào không khí. Tuy vậy, ở hầu hết cácvị trí khác như các điểm đầu băng tải, điểm rót đá sau khi đập xuống bãi chứa…đều chưa lắp đặt hệ thống thu bụi hoặc che bao. Đặc biệt, điểm rót đá từ băng tảixuống bãi chứa đá quá cao so với mặt đất nên bụi đá trong khi rơi theo gió phát tánvào không khí đã gây ô nhiễm, ảnh hưởng trên một vùng rộng.

Bụi đất đá vào phổi thường gây kích thích cơ học và phát sinh phản ứng xơhóa phổi, gây nên những bệnh về hô hấp. Do có đặc tính trơ và không chứa cáchợp chất có tính gây độc nào khác nên bụi đá không gây ra các bệnh di truyền, độctính mãn. Bụi đất đá có kích thước lớn (bụi thô), nặng, ít có khả năng đi vào phếnang phổi, ít ảnh hưởng đến sức khỏe. Còn bụi có kích thước nhỏ (bụi hô hấp) thìnguy hiểm hơn đối với đường hô hấp. Tại vị trí đầu băng tải vận chuyển đá sau khira khỏi cối đập KA03, nồng độ bụi không quá cao như những nơi khác (2,5 mg/m3)nhưng lại là loại bụi có kích thước nhỏ và tác động của loại bụi có kích thước nhỏnày được đánh gía là cao hơn hẳn đối với sức khoẻ của công nhân.

-Tác động của tiếng ồn, rung

Quá trình khai thác đá vôi gây nên tiếng ồn lớn tại khu vực sản xuất và vùnglân cận. Các nguồn gây ồn chính là tiếng máy khoan, tiếng nổ mìn, xe xúc, tiếng

Page 30: Danh gia-tac-dong-moi-truong-ha-tien02

ồn do các xe tải chở đá về cối đập (có 32 xe, trọng tải < 15 tấn phục vụ khai thácđá vôi). Tiếng ồn tại các mỏ đá thường ảnh hưởng trong phạm vi tương đối rộng,tiếng nổ mìn khai thác đá có thể vượt 100 dB ở khoảng cách 300 m cách điểm nổ.Nguồn ô nhiễm này không liên tục, chỉ có khi khai thác

Quá trình nổ mìn tạo ra độ rung lớn trong khu vực có bán kính từ 500 đến1.000 m cách điểm đặt mìn. Độ rung và chấn động lớn sẽ gây ảnh hưởng tới cáccông trình xây dựng hoặc nhà ở của nhân dân trong khu vực.

Công ty đã nghiên cứu biện pháp chống rung tối thiểu do nổ mìn, giảm ảnhhưởng đến công trình xây dựng.

*/ Hoạt động sản xuất

-quá trình sản xuất clinker

Nguồn gốc gây ô nhiễm không khí trong quá trình sản xuất clinker gồm:

+Bụi nguyên liệu (đá vôi, đất sét, laterite, cát theo phương pháp khô và đá vôi, đấtsét, laterite theo phương pháp ướt) phát sinh trong quá trình vận chuyển, dự trữtrong các kho, bãi chứa.

+Bụi nguyên liệu sinh ra trong quá trình vận chuyển trên các băng tải, gầu nâng,máng trượt, phễu cân định lượng, đổ rót, nghiền, trộn…

+Khí thải sinh ra từ ống khói lò nung clinker có chứa bụi, CO, CO2, SO2 và NOx.

+Bụi clinker trong quá trình vận chuyển clinker tới si lo, rút clinker từ silo chứaxuống băng tải, xuất clinker rời xuống xà lan tại bến xuất…

-Tiếng ồn và các yếu tố vi khí hậu trong khu vực sản xuất.

- Khí thải của các phương tiện vận tải (ô tô, tàu, xà lan) và các loại xe nâng, ủi,xúc… có chứa các chất ô nhiễm như bụi than, SO2, NOx, các chất hữu cơ bay hơi(VOC) và Pb.

·Đặc trưng của nguồn ô nhiễm

Tải lượng ô nhiễm của các tác nhân chính được xác định theo phương pháp trêncho từng công đoạn sản xuất clinker. Bảng 4.4 dưới đây là kết quả tính toán tổngtải lượng ô nhiễm cho cả hai dây chuyền sản xuất theo phương pháp khô và theophương pháp ướt tại Công ty.

Page 31: Danh gia-tac-dong-moi-truong-ha-tien02

Bảng 4.4 Tải lượng ô nhiễm từ các nguồn thải

Heä soá oânhieãm

Taûi löôïng oânhieãm

Hoaït ñoäng (kg/taánclinker)

(taán/naêm)

Buïi SO2 NOx Buïi SO2 NOx

- Döï tröõ nguyeânlieäu

0,14 - - 165,2

- Ñaäp, saøng nguyeânlieäu

4,2 - - 4956,0

- Vaän chuyeån baèngbaêng taûi

1,5 - - 1770,0

- Saáy nghieànnguyeân lieäu, nung

clinker theo phöôngphaùp öôùt

120,0

1,02

2,15

33600,0

285,6

602,0

- Saáy nghieànnguyeân lieäu, nung

clinker theo phöôngphaùp khoâ

0,34 1,02

2,15

306,0 918,0

1935,0

Page 32: Danh gia-tac-dong-moi-truong-ha-tien02

- Döï tröõ clinkertrong silo

0,12 - - 141,6

- Xuaát & vaänchuyeån theo taøu

0,1 - - 64,4

Toång coäng 41003,2

1203,6

2537,0

Theo phương pháp đánh giá nhanh của WHO, hàng năm tải lượng các chất ônhiễm thải ra từ tất cả các nguồn trong quá trình sản xuất linker vào khoảng41003,2 tấn bụi, 1203,6 tấn SO2, 2537,0 tấn NOx.

Kết quả tính toán cũng cho thấy nguồn gây ô nhiễm bụi lớn nhất là ống khói lònung clinker theo phương pháp ướt. Lò được xây dựng từ năm 1961, đưa vào hoạtđộng từ năm 1964 và không trang bị hệ thống xử lý. Mặc dù sản lượng clinkerhàng năm chỉ chiếm khoảng 1/3 tổng sản lượng chung của Công ty, nhưng lượngbụi từ lò nung của dây chuyền sản xuất theo phương pháp ướt lại đóng góp 80%tải lượng ô nhiễm bụi.

Các dự đoán trên tính cho tổng nguồn, riêng ống khói của lò nung là các nguồnđiểm lớn và ổn định. Để xác định phạm vi ảnh hưởng của khí thải lò nung clinkerchúng tôi áp dụng phương pháp mô hình hóa.

Một trong những tác nhân ô nhiễm nữa trong những năm gần đây được đánh gía làquan trọng xuất phát từ việc sử dụng gạch Cromit. Ở nhiệt độ cao một phần crom(III) chuyển hóa thành crom (VI) có độc tính cao. Hiện nay với các dây chuyềncông nghệ mới như của Xi măng Sao Mai (Hòn Chông) việc sử dụng gạch cóthành phần này bị loại bỏ. Dựa trên định mức hao hụt của Công ty tải lượng Cromthất thoát có thể ước tính trên cơ sở công suất lò và thành phần gạch chịu lửa.Gạch chịu lửa chứa 70% MgO và 5% Crom trong đo khoảng 2% nằm lại trongclinker, phần còn lại cháy bay vào không khí.

Daây chuyeàn öôùt Daây chuyeàn khoâ

Page 33: Danh gia-tac-dong-moi-truong-ha-tien02

Ñònh möùc tieâuhao gaïch chòu löûa

kg/taán clinker1.7 1.0

Möùc thaát thoaùt

kg/taán clinker

Crom

0.7

Caonhoâm

1.0

Crom

0.4

Caonhoâm

0.6

Löôïng thaát thoaùttoång kg/ngaøy

577.5 825 1200 1800

Phaàn vaøo khoângkhí chieám 3%kg/ngaøy

17.33 36

Toång löôïng cromphaùt taùn vaøokhoâng khí

20.93 kg/ngaøy

Ghi chú: Công suất dây chuyền ướt 825 tấn clinher/ngày

Công suất dây chuyền khô 3000 tấn clinher/ngày

Tính trên tổng lượng khói thoát ra từ ống khói thì gía trị nồng độ crom khoảng6.7.10-6 mg/m3.

Tính toán khả năng phát tán ô nhiễm từ lò nung clinker

Chọn lựa các thông số kỹ thuật cho tính toán phát tán ô nhiễm khí

Page 34: Danh gia-tac-dong-moi-truong-ha-tien02

Các nguồn điểm chính của nhà máy đã xác định gồm:

- Trạm phát điện được thiết kế gồm có 3 động cơ diesel 7500 kW

- Nguồn thải từ ống khói lò khô nung clinker

- Nguồn thải từ ống khói lò ướt

- Và ống khói từ các lục bụi tay áo khá trong nhà máy

Trong các nguồn này chúng tôi đánh gía ô nhiễm điểm chủ yếu từ ống khói dâychuyền ướt do không có hệ thống lọc bụi và đây là nguồn làm việc liên tục 24/24.Các nguồn còn lại hoặc không là nguồn liên tục (Trạm phát điện) hoặc đã có hệthống lọc bụi. Nhờ có các hệ thống lọc bụi nên nồng độ bụi phát tán từ các nguồnnày theo Công ty đạt 50 mg/m3. Với gía trị này bụi thoát ra không gây ảnh hưởnglớn và đáp ứng được TCVN.

Tải lượng ô nhiễm

Công ty xi măng Hà Tiên 2 đã phối hợp với Trung tâm Bảo vệ Môi trường tiếnhành đo lưu lượng khí thải và nồng độ bụi trong lò nung theo phương pháp ướt.Các gía trị đo đạc trong Bảng 4.5 và tính toán tóm tắt trong Bảng 4.6.

Bảng 4.5 Kết quả đo bụi trong ống khói lò

Maãu Keát quaû (g/m3) Ghi chuù

1 22.5 OÁng daøi

2 17.5 OÁng daøi

3 13.8 OÁng ngaén

4 11.6 OÁng ngaén

5 16.5 OÁng ngaén

Page 35: Danh gia-tac-dong-moi-truong-ha-tien02

Trung bình 16.4

Lò 2

Maãu Keát quaû (g/m3) Ghi chuù

1 .9 OÁng daøi

2 12.6 OÁng ngaén

3 22.9 OÁng daøi

4 17.5 OÁng daøi

5 9.2 OÁng ngaén

Trung bình 16.8

Bảng 4.6 Gía trị đo đạc và tính toán về nồng độ bụi tại ống khói dâychuyền ướt

Gía trò tính Gía trò ño

Noàng ñoä buïig/m3

17 - 25 16,5

Các thông số chọn lọc trên được chuyển đổi thành dạng phù hợp với môhình phát tán của Gausse. Các giá trị chuyển đổi trình bày trong Bảng 4.7. Giá trịtải lượng ô nhiễm chọn giá trị trung bình 18 mg/m3.

·Gía trị tiêu chuẩn môi trường áp dụng

Page 36: Danh gia-tac-dong-moi-truong-ha-tien02

-Tiêu chuẩn Việt Nam môi trường về phần khí có 2 tiêu chuẩn:

- Tiêu chuẩn QCVN 23 - 2009 qui định về nồng độ cho phép các chất ô nhiễmtrong khí thải.

- Tiêu chuẩn QCVN 05 -2009 qui định nồng độ các chất ô nhiễm tối đa cho phépđối với chất lượng không khí xung quanh. Tóm tắt ghi trong các Bảng 4.8 - 4.9:

Bảng 4.7 Tóm tắt các thông số chuyển đổi đầu vào cho tính phát tán

Thoâng soá Ñôn vò Giaù trò

1 Möùc tieâu thuï daàu daâychuyeàn öôùt

kg/h 5500

2 Haøn löôïng löu huyønh % wt 0,3

3

Ñaëc tính cuûa khí thaûi

Nhieät ñoä khí thoaùt ra taïimieäng thaûi cuûa oáng khoùi

oC 120

oK 393

Löu löôïng khí ôû m3/h 240,000

m3/s 66.67

Löu löôïng khí ôû 120oC m3/s 95.97

4 Thaønh phaàn khí taïi mieäng thaûi cuûa oáng khoùi

Page 37: Danh gia-tac-dong-moi-truong-ha-tien02

2. SO2

g/s 8.5

mg/m3 88.57

3. NOx

g/s 17.92

mg/m3 186.73

4. Buïi(18

g/m3

)

g/s 1200,2

mg/m3 12506

5

Caáu hình cuûa oáng khoùi

Page 38: Danh gia-tac-dong-moi-truong-ha-tien02

Ñöôøng kính oáng khoùi mm 3000

Chieàu cao oáng khoùi (thöïcteá)

mm 65000

Nguoàn: Baùo caùo cuûa Coâng ty Xi maêng Haø Tieân 2 &Ñaùnh gía nhanh cuûa WHO

Baûng 4.8 Tieâu chuaån veà khí thaûi

Buïi

mg/m3

SO2

mg/m3

NO2

mg/m3

Nguoàn loaïi A 400 1500 2500

Nguoàn loaïi B 100 500 1000

Ghi chú:Nguồn loại A áp dụng cho nhà máy

(Nguồn đang tồn tại trước khi tiêu chuẩn môi trường)

Buïi

mg/m3

SO2

mg/m3

NO2

mg/m3

Trung bình 1h

0.3 0.5 0.4

Trung bình 24h

0.2 0.3 0.1

Page 39: Danh gia-tac-dong-moi-truong-ha-tien02

-Tính tốc độ gió nguy hiểm

Tốc độ gió ảnh hưởng mạnh đến khả năng phát tán các chất ô nhiễm trong khí thải.Khi tốc độ gió tăng cao, độ dựng của ống khói bị giảm dẫn đến việc các chất ônhiễm không phát tán đi xa. Tuy nhiên khi tốc độ gió tăng các chất ô nhiễm bị lôicuốn mạnh hơn theo gió. Như vậy phụ thuộc vào thông số của ống khói, tồn tạimột tốc độ gío, mà ứng với vận tốc đó nồng độ các chất ô nhiễm ở mặt đất đạt cựcđại - còn gọi là cực đại tuyệt đối.

Theo tính toán tại dây chuyền ướt tốc độ gío nguy hiểm được xác định trongkhoảng 2,5 m/s tương ứng với tốc độ gío thịnh hành mùa khô. Đây cũng là một lýdo để dự đoán vào mùa khô mức độ ô nhiễm nhà máy gây ra sẽ cao hơn Bảng 4.10.Tốc độ gío 2,5 m/s được chọn cho tính toán phát tán vì đây là trường hợp bất lợinhất.

-Tính toán nồng độ chất ô nhiễm tại mặt đất

Một số điều kiện sau được giả định cho tính toán phát tán không khí:

- Dây chuyền lò ướt hoạt động ổn định ở công suất 800 tấn clinker /ngày.

- Dây chuyền lò khô và hệ thống lọc bụi vận hành tốt.

Tiêu chuẩn môi trường Việt Nam TCVN 2005 và QCVN 2009 được sử dụng để sosánh. Khi xem xét tỷ số giữa gía trị trung bình 24 h và trung bình 1h của bụi, quiđịnh ngặt nghèo nhất của bộ tiêu chuẩn là gía trị nồng trung bình 1h đối với và bụi.

Bʱng 4.10 Tính toán t˨c đ gió nguy hi˔m

Dây chuyền ướt không có lọc bụi tĩnh điện

Chiều cao vật lý của ống xả 65.00 m

Đường kính miệng ống xả 3,00 m

Tải lượng ô nhiễm 1667.000 g/s

Page 40: Danh gia-tac-dong-moi-truong-ha-tien02

Nhiêt độ dòng khí thải 393 0K

Nhiệt đọ không khí xung quanh 300 0K

Áp suất khí quyển 1010 mbar

Tinh toán cho nguồn nhận loại B,Vùng ngoại ô

Bʱng 4.11 Tóm tʽt kːt quʱ tính toán n˪ng đ b i tʭi m˅t đʳt

Toác ñoä gío 0.5 m/s 2.5 m/s 4.5 m/s

tb 1h tb 24h

tb 1h tb 24h

tb 1h tb 24h

Noàng ñoäbuïi max taïimaët ñaát(mg/m3)

1,62 0,82 2,83 1,44 2,56 1,30

Khoaûng caùcñaït C max(m)

1980 760 600

Khi lò ướt hoạt động, nồng độ bụi tại mặt đất tiến tới 2,83 mg/m3 (trungbình 1h h) cực đại ở cự ly 760 m cách ống khói và khoảng 10 lần cao hơn so vớiTCVN là 0,3 mg/m3 ứng với tốc độ gío mùa khô 2.5 m/s (Hình 4.4).

Trên cơ sở nghiên cứu các đường đẳng nồng độ Hình 4.5 cho thấy do ảnh hưởngcủa lò ướt khu vực chịu ảnh hưởng nồng độ bụi cao hơn 0.5 mg/m3, 1.0 mg/m3 và2.0 mg/m3 tương ứng với diện tích 148,44 ha đến 57,54; 13,5 ha.

Bảng 4.12 Tóm tắt vùng ảnh hưởng do bụi từ Công ty

Page 41: Danh gia-tac-dong-moi-truong-ha-tien02

Vuøngñaúngnoàngñoä(mg/m3)

Vuøng aûnhhöôûng

töø - ñeán theotruïc doïc (m)

Baùn kính aûnhhöôûng ngang(m)

Dieän tích aûnhhöôûng (ha)

0.5 350 - 3050 350 148,44

1.0 400 - 2050 222 57,54

2.0 500 - 1300 107 13,45

·Tác động cộng hợp tới môi trường không khí xung quanh

- Do nền môi trường tự nhiên

- Do các nhà máy lân cận

Trong thực tế các gía trị tổng đo đạc cao hơn nhiều ở từng thời điểm do tác độngcộng hợp của cả nền và của các nhà máy lân cận mà điển hình là nhà máy xi măng62000 tấn Kiên Giang của tỉnh.

Kết luận về tác động của phát tán không khí từ dây chuyền ướt

Ở chế độ bình thường, nhà máy có một nguồn điểm gây ô nhiễm lớn từ nguồnxả dây chuyển sản xuất ướt.

So sánh với tiêu chuẩn môi trường về tải lượng ô nhiễm ở đỉnh ống khói tiêuchuẩn về SO2 và NO2 (93.36 mg/m3 207.5 mg/m3 còn thấp hơn tiêu chuẩn chonguồn loại A là 1500 và 2500 mg/m3. Tuy nhiên gía trị tải lượng bụi quá cao12506 mg/m3 so với 400 mg/m3 (gấp 31.2 lần).

Đồng thời với tải lượng ô nhiễm bụi cao là nồng độ bụi cực đại phát tán ramôi trường tại mặt đất cũng rất lớn. Tại mặt đất nồng độ bụi dự đoán dao độngtrong khoảng 1.6 - 2.8 mg/m3 tùy thuộc vào tốc độ gío và hướng gío thịnh hành.Gía trị này cao hơn từ 6 đến 9 lần TCVN cho gía trị trung bình 1h. Tương tự như

Page 42: Danh gia-tac-dong-moi-truong-ha-tien02

vậy gía trị trung bình ngày đêm của bụi cũng vượt gía trị qui định 24h. Nếu khốngchế được tải lượng bụi đầu ra ống khói đạt TCVN thì ở nồng độ bụi do phát tán từống khói sẽ đạt tiêu chuẩn không khí xung quanh cho khu vực dân cư.

-Tác động từ quá trình sản xuất xi măng

Nguồn gốc gây ô nhiễm không khí trong quá trình sản xuất xi măng gồm:

- Bụi clinker và phụ gia (thạch cao, pozolan) trong khu vực máy đập, nghiền bi,máy sàng, máy phân ly và hệ thống vận chuyển.

- Bụi xi măng sinh ra trong quá trình vận chuyển xi măng rời, khu vực nạp và tháoxi măng ra từ silô.

- Bụi xi măng sinh ra từ máy đóng bao, khu vực xuất xi măng bao thành phẩm lênô tô và tàu.

- Tiếng ồn, rung của các loại mô tơ, quạt, máy nghiền, máy đập, máy nén khí… vàcác phương tiện vận tải.

·Đặc trưng của nguồn ô nhiễm

Tải lượng bụi thải ra từ tất cả các nguồn trong quá trình sản xuất xi măng ước tínhtheo phương pháp đánh giá nhanh là 227,9 tấn.

Bảng 4.13 Tải lượng ô nhiễm trong quá trình sản xuất xi măng

Caùc hoaït ñoäng saûnxuaát

Heä soá oânhieãm

Taûi löôïngoâ

(kg/taánclinker)

nhieãm(taán/naêm)

- Döï tröõ clinker trongsiloâ

0,12 64,35

- Döï tröõ puzolan, thaïchcao

0,14 75,07

Page 43: Danh gia-tac-dong-moi-truong-ha-tien02

- Vaän chuyeån clinker,phuï gia

0,075 40,22

- Ñaäp phuï gia, thaïchcao

0,02 10,72

- Nghieàn phoái lieäu 0,05 26,81

- Ñoùng bao xi maêng 0,01 5,36

- Vaän chuyeån xi maêng 0,01 5,36

Toång coäng 227,89

Tổng tải lượng ô nhiễm trong toàn bộ quá trình khai thác nguyên liệu, sảnxuất clinker và sản xuất xi măng tải Công ty tóm tắt trong Bảng 4.14.

Bảng 4.14 Tổng tải lượng ô nhiễm trong toàn bộ quá trình khai thácnguyên liệu

Hoaït ñoäng Buïi (taán) SO2 (taán) NOx (taán)

- Khai thaùc ñaùvoâi, ñaát seùt

1180,9

- Saûn xuaát clinker 41003,2 1203,6 2537,0

- Saûn xuaát ximaêng

227,9

Toång coäng 42412,0 1203,6 2537,0

Page 44: Danh gia-tac-dong-moi-truong-ha-tien02

Nhận xét hàng ngày ở Công ty xi măng Hà Tiên 2 có khoảng 8.6 tấn bụicác loại phát tán vào không khí. Đây là nguồn ô nhiễm lớn và cần có các biện phápđể giảm thiểu ảnh hưởng này.

·Tác động của bụi xi măng

Bụi xi măng có kích thước nằm trong khoảng từ 1,5 đến 100 m và những hạt bụicó kích thước nhỏ hơn 3 m tác hại đối với đường hô hấp do chúng dễ dàng theođường thở vào tận màng phổi. Đặc biệt, khi trong bụi xi măng có trên 2% silic tựdo thì có thể phát sinh bệnh bụi phổi-silic sau nhiều năm tiếp xúc. Theo báo cáo vềcông tác an toàn lao động của chính Công ty năm 2005 chưa phát hiện bệnh nghềnghiệp về đường hô hấp do bụi xi măng.

Có một khối lượng nhỏ bụi nguyên liệu và bụi xi măng từ các nguồn phântán, không kiểm soát được hoặc do rơi vãi có thể theo gió phát tán vào không khísau đó sa lắng xuống mặt nước, mặt đất. Bụi sa lắng làm tăng độ đục nguồn nước,đồng thời bụi sa lắng theo thời gian sẽ tích tụ làm cho đất đai khu vực xung quanhnhà máy càng ngày càng chai cứng, tính giữ nước bị kém đi và đất trở nên nghèodinh dưỡng.

Nồng độ bụi trong không khí tại khu vực cảng khá cao, đặc biệt tại các thời điểmđổ, rót clinker rời. Kết quả đo nồng độ bụi tại khu vực bến xuất cho thấy bụi trongkhông khí lên đến 176,8 mg/m3 khi lấy mẫu khí ở cuối chiều gió và cách điểm rótkhoảng 5 m. Cùng thời điểm, mẫu ở đầu hướng gió có nồng độ bụi cũng rất cao27,6 mg/m3. Với nồng độ bụi nói trên, công nhân có thể bị ảnh hưởng do hít thởkhông khí nhiễm bụi nhất là khi không chú ý đến việc bảo hộ lao động.

Mặt khác, bụi clinker và bụi xi măng phát sinh tại khu vực bến xuất có thể theo gióphát tán vào không khí sau đó sa lắng xuống kênh hoặc mặt đất. Bụi sa lắng làmtăng độ đục nguồn nước và gây bồi lắng tại khu vực cảng đồng thời bụi sa lắngtheo thời gian sẽ tích tụ làm cho đất đai xung quanh khu vực sản xuất càng ngàycàng chai cứng, tính giữ nước bị kém đi, đất trở nên nghèo dinh dưỡng và hệ thựcvật che phủ mặt đất sẽ dần dần bị suy thoái.

·Tác động của tiếng ồn, rung

Trong quá trình hoạt động của nhà máy, các loại thiết bị như cối đập đá, máynghiền, sàng nguyên liệu, nén khí, quạt gió, máy phát điện gây nên tiếng ồn lớntrong khu vực sản xuất. Tiếng ồn cao hơn tiêu chuẩn cho phép sẽ ảnh hưởng tới

Page 45: Danh gia-tac-dong-moi-truong-ha-tien02

sức khoẻ công nhân gây mệt mỏi, mất ngủ... làm giảm năng suất lao động. Chịuđựng tiếng ồn quá lớn liên tục trong 8 giờ và kéo dài trong nhiều năm có thể làmtăng huyết áp, ảnh hưởng hệ thần kinh, gây điếc nghề nghiệp… đồng thời là mộttác nhân gây nên hiện tượng ức chế (stress).

·Tác động và bệnh nghề nghiệp do crom và hợp chất của crom

Tổn thương cấp tính đường hô hấp Khi hít thở bụi, hơi sương chứa crom VIcó thể dẫn tới các triệu chứng cấp tính hắt hơi, tổn thương vách mũi, co thắt phếquản và một số trường hợp gặp cả những cơn hen điển hình. Tiếp xúc lâu ngày vớicrom có nồng độ 20 - 30 mg/m3 có thể gặp các triệu chứng ho, nhức đầu, khó thở.

Viêm da Các hợp chất crom hóa trị (VI) vừa gây kích thích da trực tiếp vừagây dị ứng. Bệnh nhân có phản ứng dương tính qua các thử nghiệm áp da vớidicromat 0.5%. Viên da nghề nghiệp do cromat là viêm da thể eczema, khó khỏivà dễ tái phát. Cơ chế sinh bệnh do crom (VI) nhiễm vào da qua tuyến mồ hôi vàchuyển thành crom hóa trị III và phản ứng với protein để tạo thành phức hợpkháng nguyên - kháng thể.

-Tác động của khí thải máy phát điện và các phương tiện vận tải

+Nhà máy có trạm phát điện với ba máy công suất 7500 kW/chiếc. Tác nhân ônhiễm chủ yếu là SO2, tuy nhiên dầu sử dụng cho máy phát là dầu có hàm lượnglưu huỳnh thấp <0.3%. Hơn nữa các máy chỉ được chạy đơn chiếc và có tính chấtdự phòng và phát bù công suất lưới điện nên nguồn này không lớn so với nguồn ônhiễm từ dây chuyền công nghệ.

+Khí thải các phương tiện vận tải có động cơ đốt trong có chứa bụi, SO2, NOx,CO, tổng hydrocarbon và chì (Pb). Các chất ô nhiễm này phát sinh từ các nguồnphân tán và tác động của chúng tới môi trường phụ thuộc nhiều vào điều kiện địahình và điều kiện khí tượng trong khu vực

+ Oxyt cacbon (CO) là khí thải từ loại xe sử dụng xăng là chủ yếu vì các xe sửdụng diesel tạo CO ít hơn 25 lần. Khi oxyt cacbon xâm nhập vào huyết cầu tố sẽcản trở máu tải oxy. Với liều lượng thấp CO gây nên đau đầu, chóng mặt, rối loạncảm giác. Liều lượng cao CO sẽ gây ngạt, có khi tử vong.

+ Chì tetraetyl được dùng làm chất phụ gia để nâng cao chỉ số ôctan của xăng,thực tế là để giảm tiếng ồn động cơ và chống hiện tượng nổ sớm. Chì đưa đếnnhững rối loạn thần kinh nhất là trẻ nhỏ và chì cũng gây ra chứng thiếu máu vì làm

Page 46: Danh gia-tac-dong-moi-truong-ha-tien02

rối loạn sự tổng hợp huyết cầu tố trong máu. Nhu cầu xăng không chì đã trở thànhmột yêu cầu tất yếu của hầu hết các nước.

+ Các hợp chất hữu cơ bay hơi (VOC): Sinh ra ở các khâu như bồn chứa xăng dầu,phương tiện vận chuyển, khu vực chạy máy phát điện. Trong khí xả các phươngtiện giao thông có lẫn hydrocacbon chưa cháy. Các VOC trong đó chủ yếu làcacbua hydro có hại cho sức khoẻ (nhiễm độc, kích thích, gây ung thư hay độtbiến)

-Tác dộng do nước thải nhà máy

+Nước thải sản xuất: Trong công nghệ sản xuất xi măng của Công ty, lượng nướcđược sử dụng cho sản xuất bao gồm:

Nước giải nhiệt 4%: 140 m3/ngày

Nước làm mát vỏ lò: 1400 m3/ngày

+Nước thải sau khi làm mát thiết bị nói chung là sạch (Bảng 3.6) chỉ nhiễm bẩndầu mỡ, chứa nhiều các chất lơ lửng; với một lượng nước thải làm mát không lớn(khoảng 65 m3/h) được sử dụng tuần hoàn, sau khi làm nguội, tách lọc dầu mỡ,kim loại có thể xả ra Kênh Ba Hòn

+Nước thải từ sản xuất còn xuất phát từ nguồn thải khi vệ sinh thiết bị, nhà xưởng,kho bãi, nước thải từ xưởng sửa chữa cơ khí và nước sau khi làm mát thiết bị....Loại nước thải này chứa hàm lượng cao chất rắn lơ lửng, dầu mỡ, kim loại và đặcbiệt nước thải vệ sinh khu vực sản xuất chứa nguyên liệu và xi măng có tính chấtkiềm.

+ Nước thải sinh hoạt: Nước thải sinh hoạt sinh ra chủ yếu từ khu vực hành chínhvà nhà tắm, nhà ăn, khu vệ sinh ... của Công ty. Lưu lượng và mức độ nhiễm bẩncủa nguồn nước thải này phụ thuộc vào số lượng người tại đây và định mức tiêuthụ nước cấp. Nước thải sinh hoạt chứa hàm lượng cao các chất hữu cơ, chất rắn lơlửng, dầu mỡ, chất dinh dưỡng và vi trùng.

+ Nước thải do sinh hoạt của công nhân

Theo phương pháp đánh giá nhanh của WHO tải lượng cực đại các tác nhân ônhiễm hàng ngày từ Công ty đưa vào môi trường tới:

BOD : 40 kg

Page 47: Danh gia-tac-dong-moi-truong-ha-tien02

Chất rắn lơ lửng : 86 kg

Tổng nitơ : 7,2 kg

Trung bình mỗi cán bộ, công nhân trong Công ty sử dụng 150 lít nước/ngày vànồng độ tối đa các tác nhân ô nhiễm trong nước thải sẽ là :

BOD: 330 mg/l vượt Tiêu chuẩn Môi Trường Việt Nam (TCMT5945) 6,6 lần đốivới nguồn tiếp nhận thuộc loại B theo phân loại.

Bảng 4.15 Đặc tính nước thải sinh hoạt của Công ty xi măng Hà Tiên 2

Số người : 800 người

Tiêu chuẩn dùng nước : 150 l/ng.ngày

Lưu lượng nước thải: 120 m3/ngày

Tải lượng ô nhiễm

BOD5 40 kg/ngày

TSS 86 kg/ngày

Tổng N 7,2 kg/ngày

Tổng P 1,92 kg/ngày

Dầu, mỡ 16 kg/ngày

TT Chæ tieâu

Noàngñoä

(mg/l)

Giaù trògiôùi haïntheo TCVN

Soá laànvöôïtquaù

Yeâucaàu xöûlyù (%)

1 BOD5 330 50 6,6 85

2 COD 580 100 5,8 83

Page 48: Danh gia-tac-dong-moi-truong-ha-tien02

3 TSS 717 100 7,2 86

4 Daàu, môõ 133 10,0 13 93

5 Toång nitô 60 60 1,0 0

6 Toång phoátpho

16 6 2,7 63

7 Amoni 24 1,0 24,0 96

Ghi chú: Tính toán dựa trên các số liệu thống kê của WHO

Nguồn nhận loại B (TCVN 5945 - 1995)

Do vậy mặc dầu khối lượng và tải lượng các tác nhân ô nhiễm trong nước thải sinhhoạt chỉ ở mức trung bình nhưng do nồng độ vượt qúa TCMT nên việc xử lý nướcthải sinh hoạt của Công ty là cần thiết trước khi thải ra sông.

-Tác động do nước mưa chảy tràn

Trong quá trình chảy tràn đáng lưu ý là nước cuốn trôi tất cả các chất ô nhiễmtrên từ khu vực khai thác nguyên liệu đến sản phẩm và bán sản có chứa độ kiềmcao, nồng độ các chất rắn lơ lửng cao có thể ảnh hưởng tới chất lượng nước và đấttrong khu vực do kiềm hóa và có thể gây bồi lắng dòng kênh. Tại một vị trí cao,thuận lợi (bên bờ kênh) khả năng thoát nước của nhà máy rất tốt.

-Tác động của dầu đối với quần thể sinh vật

- Màng dầu lm giảm oxy hòa tan trong nước gy tc hại đến đời sống các loài độngvật nước.

- Màng dầu bám vào các loài cây cỏ gây cản trở hô hấp, quang hợp.

-Các thành phần hòa tan trong nước của dầu đều có độc tính cao với tôm cá, nhấtlà ở giai đoạn trứng và giai đoạn chưa trưởng thành.

Page 49: Danh gia-tac-dong-moi-truong-ha-tien02

- Nguồn nước bị ô nhiễm dầu có thể tạo điều kiện phát triển nhiều loài tảo, trongđó có 1 số loài độc hại đối với tôm cá.

-Tác động do chất thải rắn

+Chất thải do hoạt động khai thác

Nhà máy xi măng Hà Tiên 2 đang khai thác hai mỏ đá vôi là Núi Còm và Núi Trầu.Công nghệ khai thác được sử dụng tại đây là phương pháp tầng, sử dụng thuốc nổ.Chất thải rắn của quá trình khai thác đá vôi là đất đá bị thuốc nổ bắn ra xa khỏikhu vực khai thác, số đất đá có chất lượng kém (xử lý bề mặt trước khi khai thác),đất đá bị vương vãi trong quá trình chuyên chở từ nơi khai thác về các cối đập. Đấtđá bị bắn xa có thể làm mất đi một số diện tích đất có thể canh tác được quanhchân núi Còm và núi Trầu. Việc san ủi đất đá thải không hợp lý sẽ làm mất cảnhquan khu vực, gây xói lở. Đất đá rơi vãi trên đường chuyên chở ngoài việc gây cóthể gây khó khăn cho các lái xe còn có thể gây hiện trượng trôi bùn vào mùa mưaxuống các khu đất thấp ven đường, xuống các thửa ruộng xung quanh núi.

Chất thải rắn có thể phát sinh từ công nghệ khai thác đất sét và bao gồm:

- Cặn bùn đất (giữ lại trước lưới lọc 10mm) trong dây chuyền khai thác theophương pháp ướt.

+Chất thải từ quá trình sản xuất clinker

Chất thải rắn từ quá trình sản xuất clinker bao gồm các nguồn sau:

Nguyên vật liệu không đạt chất lượng (đá vôi, đất sét), và nguyên vật liệu vươngvãi từ các băng tải trong dây chuyền sản xuất

Bụi clinker sa lắng và lượng cinker ra khỏi lò không đạt chất lượng

Gạch chịu lửa loại bỏ khi tiến hành thay gạch định kỳ (mỗi năm hai lần)

Bụi từ các hệ thống xử lý

Cặn dầu từ hệ thống bồn chứa nhiên liệu (nguồn không thường xuyên, 20 - 30năm mới súc rửa1 lần).

Các nguồn chất thải này có đặc tính là khối lượng rất lớn, tuy nhiên tính độc hạithấp. Anh hưởng môi trường lớn nhất của chúng làm mất cảnh quan nếu việc sanủi, chứa không hợp lý và có thể làm tăng độ đục của nguồn nước do hiện tượngrửa trôi vào mùa mưa.

Page 50: Danh gia-tac-dong-moi-truong-ha-tien02

Chất thải đáng quan tâm nhất tại nhà máy là cặn từ các bồn chứa dầu. Hiện naylượng dầu căn tồn lưu tại nhà máy rất lớn. Do chất lượng cặn dầu kém (hàm lượngnước và các cặn bẩn khác khá cao) nên việc tận dụng chúng trực tiếp cho dâychuyền sản xuất clinker không đảm bảo chất lượng sản phẩm

+Chất thải rắn từ dây chuyền sản xuất xi măng

Nguồn chất thải này bao gồm:

Bụi xi măng sa lắng xung quanh khu vực sản xuất

Cặn xi măng trong quá trình vệ sinh các silo chứa

Vỏ bao bị hư hỏng

Bụi xi măng sa lắng được nhà máy gom vét và tái sinh. Lượng bụi này khá lớn dohệ thống khống chế bụi của hệ thống vô bao và tại các băng tải chuyển xi mănglên ô tô chưa tốt (nồng độ bụi tại khu vực này là ...). Các bụi sa lắng này nếukhông được gom vét thường xuyên có thể bị rửa trôi theo nước mưa làm tăng độđục của nguồn nước. Số xi măng cặn từ các xi lô do được đóng bao thủ công (đểdùng nội bộ hoặc tái sinh), tuy số lượng không nhiều nhưng sẽ ảnh hưởng trực tiếpđến sức khỏe của công nhân vô bao.

+Chất thải rắn do hoạt động của cán bộ công nhân viên nhà máy

Ngoài lượng chất thải sinh hoạt ước tính khoảng 300 - 400 kg/ngày, nhà máy còncó thêm một lượng chất thải do hoạt động y tế ngay tại nhà máy.

+Chất thải y tế

Để đảm bảo sức khỏe cho công nhân, tổ chức dịch vụ y tế tại nhà máy có quy môkhá lớn và do đó lượng chất thải y tế sinh ra cũng rất đáng kể. Chất thải rắn dạngnày khối lượng không lớn nhưng do tính nguy hại của nó nên cần được quan tâm.

4.7 Đánh giá chung về tác động môi trường hoạt động của Công Ty

Hoạt động của một Công ty lớn bao gồm nhiều hoạt động trong đó có cả cáchoạt động sản xuất, hoạt động phụ trợ và các hoạt động phục vụ sinh hoạt. Cáchoạt động này đưa vào môi trường nhiều tác nhân có thể gây ảnh hưởng đến môitrường ở những nồng độ nhất định. Trên cơ sở phân tích các điều kiện tự nhiên vàcông nghệ, cân nhắc các tác động có thể phân loại theo mức độ:

Mức độ cao cần thực hiện các giải pháp khống chế ngay

Page 51: Danh gia-tac-dong-moi-truong-ha-tien02

- Tác nhân bụi từ Công ty gồm tất cả các dạng bụi. Nguồn phát sinh chủ yếu từdây chuyền sản xuất ướt và do vận chuyển trong các băng tải hở thiếu hệ thốngkiểm soát.

- Do rơi vãi từ khâu vận chuyển nhiên liệu

Mức độ trung bình

- Nước thải của nhà máy chưa kiểm soát triệt để

- Chất thải rắn gồm các phần đốt bỏ và rác y tế

- Một số tác nhân liên quan đến môi trường lao động trong nhà máy như tiếng ồn,nhiệt độ cao trong buồng máy.

CHƯƠNG VCÁC BIỆN PHÁP HẠN CHẾ TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC MÔI TRƯỜNGCHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG CỦA NHÀMÁY XI MĂNG HÀ TIÊN 2

III.) Các biện pháp hạn chế tác động tiêu cực tới môi trườngĐể nhà máy hoạt động và phát triển bền vững những tác động tiêu cực củacông ty cần được hạn chế bằng những giải pháp thích hợp và thực hiện cácbiện pháp này là nhiệm vụ bắt buộc phải thực hiện của công ty Hà Tiên 2 cầnphải thực hiện trong suốt quá trình hoạt động

6. Định hướng quy hoạch thị trấn Kiên LươngĐịnh hướng phát triển thị trấn chủ yếu là hướng đông và hướng nam hướng vềHòn Đất và Rạch Giá. Địa hình bằng phẳng tránh được hướng gió chính đưa bụitừ nhà máy xi măng về. Khu vực hướng bắc không được chú nhiều do bị ô nhiễmnặng và giao thông bất lợi. Hướng Tây cũng không ưu tiên phát triển vì để giữhành lang an toàn giữa các nhà máy và khu dân cư trên 5 km.7 Quy hoạch kỹ thuậto Mạng lưới thoát nước mưa

Nhà máy có thể dẫn nước mưa trực tiếp xuống kênh Ba Hòn qua cáctuyến cống sau khi nước mưa chảy qua khu vực nhà máy không chứacác chất ô nhiễm đặc biệt

o Giao thông vận tảiBên cạnh các đặc điểm tự nhiên về nguyên liệu đã quyết định hình thành khucông nghiệp vật liệu xây dựng là giao thông thủy bộTrong tương lai gần kênh Rạch Giá – Ba Hòn sẽ được nạo vét thườngxuyên. Đoạn bến xuất nhập của nhà máy cần có giải pháp nạo vét hợp lý

tránh ùn tắc giao thông 8. Quy hoạch cấp nước

Page 52: Danh gia-tac-dong-moi-truong-ha-tien02

Cho đến nay khu vực Kiên Lương vẫn chưa có quy hoạch cấp nước chi tiết. Việccấp nước cho cả thị trấn phụ thuộc vào việc cấp nước và trữ của hồ 2 triệu m3 củanhà máy. Trong những năm tới tại thị trấn chủ yếu với nguồn nước cấp mới chỉ cóđịnh hướngHoàn chỉnh bể chứa nước khu vực nhà máy với công suất 4000m3/ ngày

Lắp đặt hệ thống cấp nước bằng ống 200 cho khu dân cư dài 1840 m Xây dựng đài nước mới l

Như vậy công ty phải hoàn thiện và cải tạo hệ thống cấp nước của mình để đạt yêucầu9. Thoát nước thải

Hệ thống thoát nước trong khu công nghiệp được tổ chức theo 1 bước là nướcthải thu gom và xử lý ngay trong nhà máy để loại bỏ các chất ô nhiễm đặc biệt.Trước khi thải ra môi trường chất lượng nước thải phải đạt QCVN 24 – 2009trước khi nước thải vào nguồn tiếp nhận chủ yếu là kênh Ba HònVậy công ty cần sửa chữa, duy trì hoạt động của hệ thống hiện có và xây dựngthêm để đảm bảo khả năng xử lý nước thải nhà máy đạt quy chuẩn nguồn nhậnloại B trước khi đưa vào kênh Ba Hòn vào mùa mưaPhương án như vậy phù hợp với quy hoạch của thị trấn Kiên Lương là “ thutoàn bộ nước thải đã được xử lý cục bộ chảy vào kênh Cống Tra và kênh RạchGiá đồng thời chống ô nhiễm môi trường cho hồ ao quanh thị trấn kênh BaHòn”

10.Luật môi trường và chuyển giao công nghệCông ty xi măng Hà Tiên ra đời và vận hành vào thời điểm trước Luật Môi trườngvà Pháp lệnh chuyển giao công nghệ nước ngoài vào Việt Nam và các nghị định,thông tư hướng dẫn chi tiết việc thực hiện. Vì thế nhà máy cần phải cải tiến nângcao trình độ công nghệ sản xuất, khai thác hợp lý các nguồn nguyên liệu, mua báncông nghệ phải đảm bảoKhông gây những tác động làm ảnh hưởng hoặc đưa đến hậu quả xấu cho môitrường như ô nhiễm nguồn nước, không khí, hệ sinh thái và làm ảnh hưởng đếnmôi trường dân cư về mặt văn hóa xã hộiĐáp ứng yêu cầu về an toàn lao động điều kiện lao độngÁp dụng các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm là điều kiện tiên quyết để nhà máy cóthể hoạt động lâu dài

IV.) Các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường2.1. Các biện pháp khống chế ô nhiễm do hoạt động của dự án

2.1.1. phương pháp kiểm soát ô nhiễm

Để thực hiện giảm thiểu ô nhiễm bụi, dự án cần thực hiện các biện pháp tổng hợptừ việc lựa chọn kiểu thiết bị sản xuất trên cơ sở áp dụng các tiến bộ kỹ thuật nhằmkhống chế sự phát sinh bụi trong quá trình gia công chế biến kết hợp với sử dụngcác thiết bị khử bụi chuyên dụng để đạt hiệu quả khử bụi tối đa

Các biện pháp áp dụng gồm:

Page 53: Danh gia-tac-dong-moi-truong-ha-tien02

Tại các trạm đập đá vôi, đập đất sét, đập phụ gia phải trang bị các thiết bị lọc bụicông suất lớn để hạn chế tối đa việc sinh bụi của quá trình tiếp nhận và đậpnguyên liệu, đảm bảo hàm lượng bụi trong khí thải ≤ 50 mg/Nm3

Tại các công đoạn : nghiền phối liệu, nghiền xi măng, nghiền than, sử dụng máynghiền đứng là thiết bị tiến bộ kỹ thuật có độ kín cao nên khó phát sinh bụi ra môitrường. Đồng thời để thu hồi sản phẩm sau khi nghiền và khử bụi trong khí thảicủa quá trình nghiền có sử dụng lọc bụi điện và lọc bụi túi công suất lớn đảm bảohàm lượng bụi trong khí thải ≤ 50 mg/Nm3

Tận dụng khí thải của lò nung để sấy khi nghiền phôi liệu, tận dụng khí thải trongquá trình làm nguội clanhke để sấy khi nghiền than hạn chế tối đa sự ảnh hưởngcủa bụi trong khí thải của hệ thống lò nung

Khí thải trong quá trình làm nguội clanhke được sử l bụi bằng thiết bị lọc bụi trongđiều kiện khí thải nóng đên 180 0c

Sử dụng thiết bị vậ chuyển máng khí động là thiết bị hoàn toàn kín, không gây bụitại các công đoạn nghiền xi măng, vận chuyển xi măng bột đến si lô xi măng vàvận chuyển xi măng bột từ si lô xi măng đến nhà dóng bao

Sử dụng các túi lọc bụi có công suất thích hợp tại nhà máy đóng bao xi măng đểkhử bụi cho máy đóng bao, điểm đổ gầu nâng và các vị trí phát sinh bụi trong quátrình đóng bao xi măng.

Bao che kín băng tải ở những vị trí vận chuyển nguyên liệu dạng cục cần thiết hạnchế bụi

Bố trí lọc bụi ở tất cả các vị trí phta sinh bụi của các công đoạn sản xuất để đảmbảo nồng độ bụi trong khí thải ≤ 50 mg/Nm3

Sử dụng ống khói khí thải lò nung cao trên 90 m, ông khói nhà nghiền than cao35m, và ống khói cho thiết bị làm nguội clanhke ca0 25m để phát tán bụi nhằmđảm bảo nồng độ bụi cho phép theo QCVN 23 -2009

Khí thải ra trong quá trình đốt than có chứa các chất ô nhiễm chính là: bụi, SOx,NOx, và COx…Khí SOx được hấp thụ trong quá trình nung clinker ở nhiệt độ 800 –1000 0c bởi ôxit kim loại kiềm thổ như CaO tạo thành CaSO4 và CaSO3 nồng độNOx và SOx trong khí thải phải thấp tiêu chuẩn cho phép. Nồng độ SOx, NOx và

COx sẽ được pha loãng bởi ống khói có chiều cao 80 – 90 m

2.2.2. Các biện pháp giảm thiểu ổ nhiễm nguồn nước

o Xây dựng hệ thống thoát nước

Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm nước tiên và có hiệu quả cao là tổ chức hợp l hệthống thoát nước. Hệ thống thoát nước trong nhà máy là hệ thống thoát nướcriêng trong đó:

Page 54: Danh gia-tac-dong-moi-truong-ha-tien02

Nước mưa chảy theo các máng xây, tấm đan, độ dốc trung bình khoảng 2% .Do vậy, các tuyến ống được bố trí ngắn, sau các trận mưa cần mở tấm đan đểkiểm tra, nạo vét lại cống và máng, và xây dựng hố thu cát nước xả nước mưara môi trường.

Nước thải các khu vệ sinh sau khi qua bể tự hoại cùng với nước thải tắm rửagiặt giũ của cán bộ công nhân nhà máy chảy vào mạng lưới thoát nước thải sảnxuất về trạm xử lý nước thải tập trung

Nước làm nguội thiết bị được thu hồi làm mát, lọc sơ bộ để sử dụng lại vòngcấp nước tuần hoàn

Xử lý sơ bộ nước thải sinh hoạt

Nước thải sinh hoạt thường được xử lý bằng các phương pháp sinh hoc, Tùythuộc vào lưu lượng, phương thức thu gom và điều kiện mặt bằng mà người tachọn các phương pháp thích hợp cụ thể. Phương pháp được sử dụng nhiều nhất(và hiệu quả) hiện ở nước ta để xử lý nước thải các hộ gia đình, các cơ quan,cụm dân cư là bể tự hoại. Vai trò của bể tự hoại là lắng các chất rắn,phân hủyyếm khí các chất hữu cơ và chứa cặn. Bể tự hoại có khả năng chịu tải trọngthay đổi và lớn không đòi hỏi bảo trì đặc biệt. Hiệu suất xử lý làm giảm trên70% BOD so với đầu vào. Phương pháp này rất thích hợp với điều kiện hiệnnay ở nước ta khi chưa có khả năng thu gom toàn bộ lượng nước thải trong khuvực để xây dựng các nhà máy xử lý nước thải với quy mô lớn

Xử l nước thải vệ sinh khu vực sản xuất, kho bãi và bến tàu

Do đặc trưng của công nghệ sản xuất xi măng, nước thải sản xuất không chứacác chất ô nhiễm có độc tính cao và tải lượng các chất hữu cơ thấp. Thànhphần ô nhiễm chính trong nước thải là các chất rắn lơ lửng, đất , cát và các chấtvô cơ. Do vậy có thể thiết kế hệ thống xử lý đơn giản, chủ yếu là xử lý cơ học.Nước thải sau khi qua hệ thống hố ga hoặc được làm mát xả ra kênh theo hệthống cống thoát nước sạch sẽ, có thể kiểm soát và làm vệ sinh định kỳ

Biện pháp xử lý nước thải có chứa dầu

Xử lý nước thải có chứa dầu trên bờ

Khu vực có nguy cơ nhiễm dầu do nước mưa chảy tràn phải có hệ thống thugom riêng. Hệ thống này đồng thời được sử dụng để thoát nước thải nhiễm dầunước rửa sàn vêm sinh thiết bị bốc dỡ, các xưỡng thiết bị, dầu thải… Toàn bộlượng nước này phải được dẫn đến hệ thống tách dầu trước khi xả ra ngoài.Thiết bị tách dầu để xử lý nước xả đáy các bồn chứa dầu và nước mưa chảytràn cần lắp đặt ở những chỗ cần thiết.

Page 55: Danh gia-tac-dong-moi-truong-ha-tien02

Hệ thống phân ly dầu có thể xây bằng vật liệu bê tông cố định tại điểm gomloại nước chảy này hoặc có thể lắp đặt các thiết bị tách dầu rời có công suất vàhiệu suất cao

Trước mắt các hố phân tách dầu đơn giản ( nhiều cấp) cần được xây dựng.Kinh nghiệm ở nhiều nhà máy có nước thải chứa lượng dầu lớn ở TP Hồ ChíMinh như dầu ăn Tường An, …Nhà máy hiện có một hệ thống tách dầu đã xâydựng 4 năm về trước có thể khôi phục hoặc cải tạo lại

Lượng dầu thu gom lại được bơm vào thùng chứa và có thể tái sinh để sử dụnglàm nhiên liệu đốt. Căn dầu sinh ra được xử lý bằng cách hợp đồng thu gomvới công ty vệ sinh địa phương để chôn lấp ở bãi chôn lấp ở bãi rác côngnghiệp hay lam nhiên liệu

Xử lý nước dằn tàu thuyền nhiễm dầu

Trong trường hợp nước dằn tàu thuyền và nước thải nhiễm dầu được xử lý vàkiểm tra trên xà lan, trong thời gian lưu tại bến xuất nhập cần được bơm thugom theo hệ thống thoát nước chứa dầu trên bờ

Biện pháp chống nước chảy tràn

Nước mưa chảy tràn được quy ước là nước sạch và có thể thải bỏ trực tiếp vàohệ thống thoát nước chung ra sông sau khi được ngăn và tách dầu hoặc cácchất bẩn có kích thước lớn

Do nước mưa chỉ chứa một lượng nhỏ chất ô nhiễm, nên nhà máy có thể xâydựng hệ thống thoát nước nửa riêng. Hệ thống này được vận hành trên nguyêntắc dùng giêngs tràn tách nước mưa đợt đầu vào hệ thống xử lý nước thải; nướcmưa đợt sau coi như sạch có thể xả thẳng vào sông. Hệ thống này cần đượckiểm tra thiết kế dựa trên số liệu về đo đạc đạc lượng mưa trong mười năm trởlại đây với các yêu cầu:

Thoát nhanh

Khả năng tách dầu hoặc/ với các chất ô nhiễm khác trước khi thải ra sông

Hệ thống này mang tính khả thi bởi vị trí công ty ven kênh Ba Hòn

Phương pháp giảm thiểu ô nhiểm không khíSử dụng các kỹ thuật xử lý ô nhiễm bụi phù hợp

Phát tán bụi có thể giảm thiểu bằng cách ngăn chặn và xử lý. Các giải pháp vềxử lý thường có giá thành thấp hơn ngăn chặn. Việc lọc bụi được phân thành 3cấp (a) Cấp thô : chỉ lọc được các hạt bụi có đường kính lớn hơn 100 m, quátrình lọc sơ bộ nằm trong cấp này. (b) Cấp trung bình ; Lọc được các hạt bụi

Page 56: Danh gia-tac-dong-moi-truong-ha-tien02

nhở hơn 100m, nồng độ bụi sau lọc 30 – 50 mg/ m3. (c) Cấp tinh ; lọc đượcbụi có đường kính nhỏ hơn 10 m, nồng độ bụi sau khi lọc còn 1 -3 mg/ m3

Các phương pháp xử lý ô nhiễm bụi có thể lựa chọn áp dụng

Tách bụi quán tính

Dựa trên nguyên tắc quán tính để tách hạt bụi khỏi khí mang. Thiết bị táchquán tính thường dùng để sử lý sơ bộ tách các hạt bụi thô hoặc có kích thướctrung bình bao gồm các loại buồng lắng bụi cyclone ly tâm. Buồng lắng làngăn lắng bụi có kết cấu đường dẫn khí hoạt động dưới nguyên tắc trọng lực.Xyclon là thiết bị thiết bị thu bụi ly tâm có giá thành và chi phí vận hành hạthường dùng để loại bụi có kích thước 10 – 100 m. Hệ số hiệu quả lọc củaxyclon điển hình thấp hơn 70% so với lọc tĩnh điện và buồng lắng. Trong khiđó các thiết bị sau có khả năng loại bỏ tới 99.9% và hơn nữa. Chính vì vậyxyclon thường được chung đường dẫn khí vào, ra và thùng chứa bụi cách nàytăng hiệu suất lọc bụ đến 95%.

Lắng tĩnh điện (ESP)

o Xử lý nước thải

Nước thải sản xuất và nước thải sinh hoạt được xử lý chung tại trạm xử lý nướctập trung. Đối với các cụm nhà cán bộ công nhân viên ở khu vực độc lập, nướcthải từ khu vệ sinh được xử lý sơ bộ tại bể tự hoại.

Nước thải từ các quá trình làm nguội thiết bị xử lý trong các bể làm nguội( giảm nhiệt độ xuống 30 0c ), sau đó tách dầu và lắng cặn tại bể lắng. Nước saukhi xử lý về trạm bơm cùng nước bổ xung quay về làm nguội máy và thiết bị.

Phần lớn nước thải sinh hoạt, nước thải công nghệ và nước thải vệ sinh côngnghiệp được xử lý bằng phương pháp sinh học tại trạm xử lý tập trung trướckhi xả ra mương thoát nước để chảy ra môi trường

Các phế thải rắn trong nước thải sinh hoạt phần lớn được tách từ bể tự hoạitrước khi đưa về trạm xử lý tập trung.

Nước thải công nghệp và vệ sinh công nghiệp được lắng và tách dầu mỡ tại bểlắng sơ bộ trong khu vực sản xuất trước khi xử lý chung với nước thải sinhhoạt

Hỗn hợp nước thải sinh hoạt và nước thải sản xuất được xử lý bằng phươngpháp sinh hoc Aeroten và lắng đợt II

Nước thải của nhà máy sau quá trình xử lý sinh học cần đáp ứng được yêu cầuchất lượng nước thải khu công nghiệp và được phép xả thải theo QCVN 24 -20092.2.3. Các giải pháp khác nhằm giảm thiểu ô nhiễm và làm đẹp cảnh quan môitrường nhà máy xi măng

Page 57: Danh gia-tac-dong-moi-truong-ha-tien02

Khống chế ô nhiễm tiến ồn và rungĐể chống rung cho thiết bị, ngay từ trong quá trình thiết kế nhà máy cần thực hiệncác biện pháp sau :

Móng máy đúc đủ khối lượng, sử dụng bê tông mác cao, tăng chiều sâu móng, đàorãnh đổ cát khô để tránh rung theo mặt nền.

Lắp đặt đệm cao su và lò so chống rung đối với các thiết bị có công suất lớn.

Kiểm tra sự cân bằng của máy khi lắp đặt, Kiểm tra độ mòn của các chi tiết và dầubôi trơn thường kỳ.

Những chỗ điều hành sản xuất cần được cách âm

Để hạn chế ảnh hưởng ô nhiễm tiếng ồn cho người công nhân trực tiếp làm việc,vận hành trong các công đoạn sản xuất của nhà máy cần áp dụng các biện phápgiảm thiểu ô nhiễm tối đa như:

Tại nơi phát sinh cường độ âm lớn (máy đập, nghiền) ứng dụng biện pháp xâydựng chống ồn thích hợp để tránh lan truyền ra xung quanh.

Các quạt công nghệ và phục vụ công nghệ đều trang bị bộ phận chống rung.

Các buồng điều khiển, vị trí vận hành, hành lang được thiết kế hoặc đặt ở nhữngnơi mức ồn tối đa không vượt quá 70 dBA khi toàn bộ các thiết bị hoạt động

o Cải thiện các yếu tố khí hậu trong nhà máy

Yếu tố vi khí hậu ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của cán bộ, công nhân viênlàm việc trong nhà máy. Để giảm nhẹ các chất ô nhiễm gây ra cho con ngườivà môi trường, các biện pháp hỗ trợ cũng góp phần hạn chế ô nhiễm và cải tạomôi trường.

Thiết kế nhà xưởng đảm bảo thông thoáng và chống nóng.

Để giảm nhẹ ô nhiễm nhiệt, nhà máy áp dụng các giải pháp thông gió tự nhiênhoặc kết hợp với thông gió cơ khí để giải quyết tốt môi trường làm việc củangười công nhân

Quy hoạch khu vực thải chất thải rắn sinh hoạt phù hợp, nhằm tránh mùi hôido các chất phân hủy gây ra

Xây dựng đường nội bộ kiên cố, nhằm giảm bụi bốc lên do xe chạy trên đường

Vệ sinh nhà xưởng kho bãi sẽ được duy trì thường xuyên, nhằm thu gom toànbộ nguyên liệu, sản phẩm rơi vãi trong phạm vi của nhà máy và tạo ra môitrường hoạt động tốt, dễ chịu

Phun nước trên đường nội bộ về mùa nắng và mùa hanh khô để chống bốc bụitừ mặt đường.

Page 58: Danh gia-tac-dong-moi-truong-ha-tien02

Trồng cây xanh xung quanh nhà máy để che nắng, giảm lượng bức xạ mặt trời,tiếng ồn và bụi phát tán ra bên ngoài nhà máy, đồng thời còn tạo thẫm mỹ vàcảnh quan môi trường. Tỷ lệ diện tích đất trồng cây xanh trong nhà máy từ15% trở lên

Cung cấp nước uống giải nhiệt cho công nhân

Khai thác mỏ theo đúng quy hoạch, có chế độ tái tạo môi trường , môi sinh saukhi khai thác bằng cách san lấp, trồng cây xanh

o Phòng chống tác nhân ô nhiễm

Phòng cháy nổ: trong nhà máy cháy nổ có thể xảy ra do sử dụngnhiên liệu ( dầu DO, than ) ở các lò đốt phụ và lò nung; mạng lướicung cấp và dẫn điện, hệ thống ống dẫn dầu …. Về mùa mưa dễ xãyra cháy nổ do sét đánh. Để đảm bảo an toàn nhà máy sẽ áp dụng cácbiện pháp như sau:

Thiết kế bố trí trạm xăng dầu, kho thuốc nổ phải đảm bảo các tiêu chuẩn kỹthuật phòng cháy chữa cháy và được thỏa thuận của cơ quan phòng cháy chữacháy, xây dựng phương án phòng chống cháy nổ và nội quy an toàn về cháy nổ

Phòng chống sự cố khu vực phòng thí nghiệm, phòng điều khiển:

Xây dựng nôi quy an toàn phòng thí nghiệm, phòng điều khiển và phổ biến chocán bộ công nhân viên làm việc đó

Phòng thí ngiệm được lắp đặt các hệ thống thông gió chung và hệ thống thônggió cục bộ tại các nguồn phát sinh chất độc hại

Phòng chống sự cố thiết bị lọc bụi tĩnh điện

Đối với các thiết bị lọc bụi tĩnh điện khi nhiệt độ cao, hàm lượng khí CO và O2

trong khí thải cao có thể xảy mất an toàn và hiệu suất lọc bụi kém hiệu quả, vì vậyphải kiểm soát bằng các thiết bị tự động kiểm tra giám sát các thông số như:

Kiểm soát nhiệt độ khí, hàm lượng khí CO và O2 của khí thải trước vào thiết bị lọcbụi tĩnh điện, đồng thời kiểm soát nồng độ bụi trong khí thải sau khi qua khi qualọc bụi điện. Vệ sinh bảo dưỡng định kỳ thiết bị theo đúng quy trình hướng dẫncủa nhà chế tạo

Chế độ vận hành điều khiển hoàn toàn tự động theo chương trình đã được lập sẵnđảm bảo chế độ vận hành tối ưu

Thợ vận hành thiết bị phải được đào tạo cơ bản, vận hành dung theo quy trình,hướng dẫn của nhà cung cấp thiết bị

Các biện pháp khác

Page 59: Danh gia-tac-dong-moi-truong-ha-tien02

Giáo dục thức vệ sinh môi trường và vệ sinh côg nghiệp cho cán bộ công nhânviên nhà máy. Thực hiện thường xuyên và có khoa học các chương trình vệ sinh,quản lỳ chất thải công ty.

Cùng với các bộ phận khác trong khu vực tham gia thực hiện kế hoạch hạn chế tốiđa các chất ô nhiễm, bảo vệ môi trường theo các quy định và hướng dẫn chung củacác cấp chuyên môn và thẩm quyền của tỉnh

Thực hiện kiểm tra sức khỏe, kiểm tra y tế định kỳ cho cán bộ công nhân viên nhàmáy

2.2.4. Giải pháp giảm thiểu các tác động kinh tế - xã hội

Những vị trí sử dụng đất canh tác và di chuyển dân thì phải có kế hoạch thông tin,tuyên truyền, đền bù thỏa đáng. Phải chú lý đến nguyện vọng của dân, tôn trọngtập quán sinh hoạt, ngành nghề sinh sống của họ. Tạo các điều kiện và phương tiệnđể người dân an tâm di chuyển và sớm ổn định cuộc sống tại khu vực mới

Có chính sách mới với những người di chuyển từ nơi khác đến sống và làm việctrong khu công nghiệp. Đảm bảo cung cấp đầy đủ điện, nước lương thực, thựcphẩm cũng như nhà cửa … để họ hòa nhập được với công đồng và ổn định xã hội

Có kế hoạch tăng cường xây dựng trường học, hệ thống thông tin truyền thông,xây dựng các khu văn hóa và vui chơi giair trí

Xây dựng trạm y tế với trang thiết bị cần thiết, với các cán bộ y tế có trình độ,nhăm phòng ngừa bệnh dịch, chữa bệnh và bảo vệ tốt sức khỏe cho lực lượng laođộng của nhà máy

Phải có các phương tiện dự báo, cấp cứu khi xảy ra sụ cố môi trường

CHƯƠNG VITham Vấn Ý Kiến Cộng ĐồngTrong quá trình lập báo cáo đánh giá tác động môi trường, ban quản lý dự án đãcùng với đơn vị tư vấn tiến hành lấy ý kiến tham vấn cộng đồng khu vực thực hiệndự án khai thác. Ban quản lý dự án đã thông báo về những nội dung chính của dựán như quy mô công suất, công nghệ khai thác, các nguồn gây ô nhiễm và các biệnpháp khắc phục xử lý giảm thiểu những tác động xấu tới môi trường, để xin ý kiếncủa Ủy Ban Nhân Dân, Hội Đồng Nhân Dân huyện Kiên Lương tỉnh Kiên Giangvà đại diện người dân quanh khu vực dự án về những nội dung này. Những nộidung chính mà ban quản lý dự án đề cập để xin ý kiến tham vấn bao gồm:

1.Dự án tác động đến kinh tế - xã hội:- Thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội- Làm chậm quá trình phát triển kinh tế - xã hội

Page 60: Danh gia-tac-dong-moi-truong-ha-tien02

- Những tác động khác2. Dự án xây dựng nhà máy xi măng tác động đến y tế, sức khỏe, giáo dục,

văn hóa, di tích lịch sử3. Dự án xây dựng nhà máy xi măng tác động tới đời sống, việc làm và thu

nhập của nhân dân.4. Dự án xây dựng nhà máy xi măng tác động tới vệ sinh môi trường của

cộng đồng.Từ những nội dung trên Ủy Ban Nhân Dân, Hội Đồng Nhân Dân huyện KiênLương tỉnh Kiên Giang và đại diện người dân đã cho ý kiến về việc xây dựng vàmở rộng quy mô nhà máyKẾT LUẬN CHUNG

1. Với năng lực sản xuất to lớn và điều kiện thuận lợi về vị trí và nguồnnguyên liệu Công Ty Xi măng Hà Tiên 2 đã và đang góp phần đáng kể cho pháttriển KT-XH cho tỉnh Kiên Giang.

2. Quy mô sản xuất của Công ty rất lớn, với dây chuyền sản xuất khép kíngồm nhiều công đoạn từ khâu khai thác nguyên vật liệu đến sản phẩm cuối cùng làxi măng. Do đó việc không chế ô nhiễm môi trường các hoạt động của Công ty rấtphức tạp và đòi hỏi tỷ lệ đầu tư đáng kể.

3. Kết quả khảo sát và các thông số đo đạc, tính toán trong nghiên cứu ĐTMnày cho thấy hoạt động của Công ty làm nảy sinh một số vần đề môi trường cấpbách cần giải quyết hoặc phải có biện pháp hạn chế. Những vấn đề quan trọng nhấtbao gồm:

- Mức độ ô nhiễm bụi cao. Nguyên nhân chính là do khói thải từ dây chuyềnsản xuất clinker phương pháp ướt và bụi phát tán từ hầu hết các băng tải hở để vậnchuyển nguyên liệu và sản phẩm của Công ty.

- Nguy cơ tăng ô nhiễm nguồn nước do dầu thải, nước thải của Công ty; vàdo công tác nạo vét và hoạt động của tàu thuyền.

- Công tác quản lý và xử lý chất thải chưa hợp lý có thể làm phát tán các chấtô nhiễm ra môi trường.

4. Để cải thiện tình trạng ô nhiễm hiện nay Công ty Xi măng Hà Tiên 2 cầntăng cường các biện pháp khống chế ô nhiễm, đầu tư thích đáng cho công tác bảovệ môi trường. Công tác này đòi hỏi phải có kế hoạch, định hướng và thườngxuyên. Trước mắt Công ty nên đầu tư thực hiện ngay những việc sau:

Page 61: Danh gia-tac-dong-moi-truong-ha-tien02

- Lắp đặt bổ xung hệ thống lọc bụi tĩnh điện và lọc bụi tay áo vào những vị tríxung yếu. Nâng cấp hệ thống băng tải hở hiện này thành hệ kín nhất là đối vớinhững băng tải vận chuyển clinker và xi măng.

- Xây dựng, sửa chữa hệ thống thu gom xử lý nước thải, chú ý đặc biệt đến vấn đềtách dầu và lắng cặn. Nghiên cứu phương án xử lý cặn dầu hợp lý.

- Quy hoạch công tác thu gom và xử lý chất thải. Thiết lập bãi chôn lấp rác cókhống chế tại địa điểm thích hợp của Công ty.

- Nhà máy cần nghiên cứu các biện pháp thực thi nhất bảo vệ môi trường khi Thịtrấn mở rộng và phát triển.

5. Để tăng cường công tác bảo vệ môi trường ngoài các biện pháp kỹ thuậttrình bày trong báo cáo Công ty nên áp dụng các biện pháp hành chính và giáo dụcmôi trường cho cán bộ công nhân viên. Bổ sung nhân lực và chức năng cho Banan toàn. Công ty phải có trách nhiệm phối hợp, hỗ trợ Sở Khoa học Công nghệ vàMôi trường tỉnh Kiên Giang thực hiện công tác giám sát ô nhiễm môi trường trongkhu vực.

6. Với lợi ích KT-XH to lớn của Công ty Xi Măng Hà Tiên 2, và để sự pháttriển của Công ty bền vững đề nghị các cơ quan chức năng xem xét tạo điều kiệnthuận lợi cho Công ty thực hiện tốt các biện pháp bảo vệ môi trường.