ĐỀ cƯƠng qp

25
Câu 1: Trình bày quan điểm chủ nghĩa Mác - Lê nin về chiến tranh, quân đội ? Trả lời: 1.Về chiến tranh: - Chiến tranh là hiên tượng lịch sử xã hội. - Chiến tranh bắt nguồn từ chế độ tư hữu tư nhân có giai cấp có nhà nước. - Bản chất, của chiến tranh là sự kế tục chính trị bằng các thủ đoạn bạo lực đây là phương tiện công cụ phục vụ cho lợi ích chính trị của nhà nước giai cấp đó. Theo Lênin mọi cuộc chiến tranh đều gắn liền với chế độ chính trị sinh ra nó. - Nói về tính chất của chiến tranh xuất phát từ địa vị lịch sử của giai cấp , Lênin phân ra: + Chiến tranh tiến bộ : giải phóng dân tộc, nội chiến của giai cấp bóc lột. + Chiến tranh phản động là chiến tranh của các nước xâm lược, áp bức dân tộc khác. Từ đây suy ra ta phải phục vụ chiến tranh tiến bộ lên án chiến tranh phản cách mạng phi nghĩa. 2.Về quân đội: - Theo Ănggen quân đội là một tập đoàn người có vũ trang có tổ chức do nhà nước xây dựng đề dùng vào cuộc chiến tranh tấn công hay chiến tranh phòng ngự. - Quân đội là công cụ chủ yếu để tiến hành chiến tranh: + Quân đôi ra đời gắn liền với sự hình thành phát triển của chế độ tư hữu. + Trong chế độ công xã nguyên thuỷ không có chiến tranh nên không có quân đội.

Upload: zonzonvn

Post on 11-Jun-2015

9.422 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: ĐỀ CƯƠNG QP

Câu 1: Trình bày quan điểm chủ nghĩa Mác - Lê nin về chiến tranh, quân

đội ?

Trả lời:

1.Về chiến tranh:- Chiến tranh là hiên tượng lịch sử xã hội.- Chiến tranh bắt nguồn từ chế độ tư hữu tư nhân có giai cấp có nhà nước. - Bản chất, của chiến tranh là sự kế tục chính trị bằng các thủ đoạn bạo lực đây là phương tiện công cụ phục vụ cho lợi ích chính trị của nhà nước giai cấp đó. Theo Lênin mọi cuộc chiến tranh đều gắn liền với chế độ chính trị sinh ra nó.- Nói về tính chất của chiến tranh xuất phát từ địa vị lịch sử của giai cấp , Lênin phân ra:+ Chiến tranh tiến bộ : giải phóng dân tộc, nội chiến của giai cấp bóc lột.+ Chiến tranh phản động là chiến tranh của các nước xâm lược, áp bức dân tộc khác. Từ đây suy ra ta phải phục vụ chiến tranh tiến bộ lên án chiến tranh phản cách mạng phi nghĩa.

2.Về quân đội:- Theo Ănggen quân đội là một tập đoàn người có vũ trang có tổ chức do nhà nước xây dựng đề dùng vào cuộc chiến tranh tấn công hay chiến tranh phòng ngự.- Quân đội là công cụ chủ yếu để tiến hành chiến tranh:+ Quân đôi ra đời gắn liền với sự hình thành phát triển của chế độ tư hữu.+ Trong chế độ công xã nguyên thuỷ không có chiến tranh nên không có quân đội.- Bản chất của quân đội là công cụ bạo lực vũ trang của một giai cấp, của một nhà nước nhất định đó chính là bản chất của giai cấp bóc lột.- Sức mạnh chiến đấu của quân đội: nhấn mạnh quan hệ của quân đội với các mặt đời sống xã hội trong đó nhân tố con người giữ vai trò quyết định.- Nguyên tắc xây dựng quân đội kiểu mới của Lênin kế tục và vận dụng thành công vào việc xây dựng quân đội Nga Xô viết.Ngày nay những quan điểm trên vẫn là cơ sở của các đảng cộng sản đề ra nguyên tắc xây dựng quân đôi cho mình.

Câu 5 : Trình bày quan điểm chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh về chiến tranh? Tại sao chiến tranh nhân dân Việt Nam phải đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng CS Việt Nam?

Page 2: ĐỀ CƯƠNG QP

Trả lời:

- Quan điểm của Mác Lênin về chiến tranh (4 quan điểm):+ Chiến tranh là hiện tượng lịch sử xã hội.+ Nguồn gốc chiến tranh từ khi xuất hiện chế độ tư hữu nhà nước.+ Bản chất chiến tranh là kế thừa chính tri bằng thủ đoạn bạo lực.+ Tính chất chiến tranh (2 loại) : chiến tranh cách mạng và chiến tranh phản cách mạng - chiến tranh phi nghĩa và chính nghĩa.

- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chiến tranh (4 ý):+ Phân biệt rõ sự đối lập mục đích chính trị của chiến tranh xâm lược và chiến tranh chống xâm lược.+ Xác định tính chất xã hội của chiến tranh, khẳng định phải dùng bạo lực cách mạng để giành chính quyền và giữ chính quyền. + Tiến hành chiến tranh nhân đân dưới sự lãnh đạo của Đảng.+ Kháng chiến lâu dài dựa vào sức mình là chính.

*Chiến tranh phải đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng vì:- Hồ Chí Minh khẳng định phải tiến hành chiến tranh nhân dân (vì cuộc kháng chiến của chúng ta là kháng chiến toàn dân) phải vũ trang toàn dân . Cách mạng là sự nghiệp quần chúng nhân dân (dân là gốc) để xây dựng bầu trời thắng lợi.- Tiến hành chiến tranh nhân dân là toàn dân đánh giặc “… bất kì đàn ông đàn bà người già người trẻ … hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh giặc cứu Tổ quốc”.- Toàn dân đánh giặc đi đôi đánh giặc toàn diện, trên tất cả các mặt trận: quân sự, chính trị, kinh tế, văn hoá, ngoại giao… các mặt trận đều quan trọng mỗi quốc dân là 1 chiến sĩ, mỗi làng xóm là 1 pháo đài.

Kết luận : Sự lãnh đạo của Đảng là nguyên tắc cao nhất là nguồn đóc sức mạnh để bảo vệ vững chắc Tổ quốc VNXHCN . Chính vì vậy chiến tranh nhân dân phải dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam.

C©u 8: Quèc phßng lµ g×? T¹i sao ph¶i x©y ®ùng tiÒm lùc quèc phßng trong ngµnh khoa häc?Lµ c¸n bé chñ chèt cña ngµnh bu chÝnh viÔn th«ng

anh chÞ ph¶i lµm g×

®Ó thùc hiÖn tèt nhiÖm vô x©y dùng tiÒm lùc quèc

phßng cña ngµnh?

Tr¶ lêi:

- Quèc phßng lµ c«ng viÖc gi÷ níc cña nhµ níc vµ nh©n

d©n: gåm tæng thÓ c¸c ho¹t ®éng ®èi néi vµ ®èi ngo¹i vÒ

Page 3: ĐỀ CƯƠNG QP

qu©n sù, chÝnh trÞ, kinh tÕ, v¨n hãa khoa häc, nh»m t¹o nªn

søc m¹nh toµn diÖn, c©n ®èi cña nhµ níc. Trong ®ã søc

m¹nh qu©n sù lµ ®Æc trng, ®Èy lïi, ng¨n chÆn c¸c ho¹t

®éng ph¸ ho¹i hßa b×nh cña kÎ thï, vµ s½n sµng ®¸nh b¹i

chiÕn tranh x©m lîc díi mäi h×nh thøc vµ quy m«.

- X©y dùng tiÒm lùc khoa häc c«ng nghÖ lµ vÊn ®Ò quan

träng quèc s¸ch hµng ®Çu trong c«ng cuéc x©y dùng ®Êt

níc hiÖn nay, lµ nÒn t¶ng, ®éng lùc ®Èy m¹nh c«ng nghiÖp

hãa, hiÖn ®¹i hãa ®Êt níc.

+ Lµ nh©n tè chñ yÕu thóc ®Èy t¨ng trëng kinh tÕ,

cñng cè quèc phßng an ninh, ®a ®Êt níc ta tho¸t khái nghÌo

nµn l¹c hËu, v¬n lªn tr×nh ®é tiªn tiÕn cña thÕ giíi.

+ TiÒm lùc khoa häc c«ng nghÖ biÓu hiÖn chñ yªó: kh¶

n¨ng ph¸t triÓn khoa häc, sè lîng vµ chÊt lîng ®éi ngò c¸n bé

khoa häc...

+ TËp trung ®Çu t ph¸t triÓn tiÒm lc khoa häc c«ng

nghÖ. Chó träng ®µo t¹o, båi dìng c¸n bé khoa häc. NhÊt lµ

c¸n bé trÎ, c¸n bé ®Çu ngµnh , ®æi míi tõng bíc, hiÖn ®¹i

hãa c¬ së h¹ tÇng.

- Lµ c¸n bé chñ chèt, t«i sÏ............................(tù viÕt)

+ N¾m ch¾c chñ tr¬ng, ®êng lèi quan ®iÓm cña §¶ng

vÒ x©y dùng nÒn quèc phßng toµn d©n, chiÕn tranh nh©n

d©n.

+ Qu¸n triÖt ®Çy ®ñ s©u s¾c c¸c néi dung: chØ thÞ

quy ®Þnh vÒ c«ng t¸c qu©n sù quèc phßng cho ngµnh, cho

toµn thÓ c¸n bé thuéc quyÒn.

Page 4: ĐỀ CƯƠNG QP

+ X©y dùng c¸c kÕ ho¹ch c«ng t¸c quèc phßng an ninh

®èi víi ngµnh m×nh phï hîp víi nhiÖm vô, yªu cÇu c«ng t¸c

quèc phßng ®Þa ph¬ng.

+ Tæ chøc huÊn luyÖn ®Çy ®ñ, chÆt chÏ theo ®óng

quyÕt ®Þnh kÕ ho¹ch cña ban chØ huy qu©n sù ®Þa ph¬ng

n¬i c tró.

+ KiÓm tra chu ®¸o vÒ tæ chøc x©y ®ùng lùc lîng,

®¸nh gi¸ kÕt qu¶ vÒ (chÝnh trÞ t tëng vµ tæ chøc) chÊt lîng,

chuyªn m«n, nghiÖp vô qu©n sù, ph¬ng ¸n b¶o vÖ c¬ quan,

®¬n vÞ.

+ Tham mu víi c¬ quan qu©n sù cÊp trªn, ngµnh däc

vÒ x©y dùng tiÒm lùc quèc phßng cho ngµnh.

Câu 10: Trình bày nội dung chủ yếu xây dựng tiềm lực quốc phòng ở nước ta? Phân tích nội dung xây dựng tiềm lực chính trị tinh thần?

Trả lời:1.Ý a:Nội dung xây dựng nền quốc phòng toàn dân bao gồm: xây dựng tiềm lực quốc phòng và thế trận quốc phòng.

- Nội dung xây dựng tiềm lực quốc phòng (4 quan điểm):+ Xây dựng tiềm lực chính trị tinh thần.+ Xây dựng tiềm lực kinh tế.+ Xây dựng tiềm lực khoa học, công nghệ.+ Xây dựng tiềm lực quân sự, an ninh.

- Thế trận quốc phòng:+ Trong giai đoạn hiện nay việc xây dựng thế lực quốc phòng toàn dân

phải kết hợp giữa lực - thế. Thế trận quốc phòng là tổ chức bố trí lực lượng mọi mặt của đất nước và của toàn dân trên toàn lãnh thổ theo ý định chiến lược bảo vệ Tổ quốc.

+ Phân vùng chiến lược gắn với hậu phương chiến lược.+ Xây dựng khu vực phòng thủ tỉnh (thành phố) trong khu vực chung của

cả nước.

Page 5: ĐỀ CƯƠNG QP

+ Tổ chức phòng thủ dân sự, đảm bảo toàn dân đánh giặc. Phòng tránh khắc phục hậu quả chiến tranh.

+ Kết hợp thế trận quốc phòng toàn dân với an ninh nhân dân.

2.Ý b:- Tiềm lực chính trị tinh thần: là khả năng về chính trị có thể huy động nhằm tạo thành sức mạnh để thực hiện nhiệm vụ quốc phòng.- Thể hiện ở hệ tư tưởng - chính trị chế độ xã hội, hệ thống chính sách (đối nội và đối ngoại).- Tiềm lực chính trị tinh thần (TLCTTT): là nhân tố cơ bản tạo nên sức mạnh quốc phòng tạo nên sức mạnh quốc phòng, tác động to lớn đến hiệu quả sử dụng các tiềm lực khác, là sức mạnh tiềm tàng của thế trận lòng dân.- Xây dựng TLCTTT trong giai đoạn mới: xây dựng tình cảm yêu nước yêu chế độ, lòng tin của nhân dân vào Đảng nhà nước vào sự thắng lợi của sự nghiệp đổi mới…

Câu 15: Tại sao phải xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam ? Cho biết tư tưởng HCM về xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân ?

Trả lời:

* Lực lượng vũ trang nhân dân là các tổ chức vũ trang và bán vũ trang của nhân dân Việt Nam do DCSVN lãnh đạo nhà nước CHXHCNVN quản lý có nhiệm vụ chiến đấu, giành và giữ độc lập chủ quyền thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của tổ quốc bảo vệ AN quốc gia và TTAT xã hội, bảo vệ nhân dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa và những thành quả cách mạng cùng toàn dân xây tựng đất nước. Là lực lượng xung kích trong khởi nghĩa toàn dân giành chính quyền là lực lượng nòng cốt của Quốc phòng toàn dân và chiến tranh nhân dân.- Các thế lực thù địch đang thực hiện chiến lược diễn biến hoà bình và bạo loạn lật đổ đối với Việt Nam ngày càng quyết liệt và tinh xảo hơn. Mục tiêu là xoá bỏ chủ nghĩa xã hội và Đảng Cộng sản Việt Nam trong đó vô hiệu hoá lực lượng vũ trang làm mũi nhọn và tách rời sự lãnh đạo của Đảng đối với lực lượng vũ trang. Chính vì vậy Đảng ta xác định phải giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng CSVN đối với lực lượng vũ trang nhân dân. Đây là quan điểm và nguyên tắc cơ bản nhất trong xây dựng lực lưọng VTND ngày càng vững mạnh toàn diện nâng cao sức mạnh tổng hợp sẵn sàng chiến đấu và chiến thắng trong mọi tình huống, bảo vệ vững chắc TQ.- Theo tư tưởng HCM lực lượng chính trị quần chúng và lực lượng vũ trang nhân dân là hai lực lượng chủ yếu để tiến hành khởi nghĩa và chiến tranh cách mạng. Hai lực lượng đó tạo nên sức mạnh tổng hợp của kháng chiến. Xây dựng lực lượng vũ trang theo 3 thứ quân: Bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương và dân quân du kích là một nội dung lớn và

Page 6: ĐỀ CƯƠNG QP

sáng tạo trong tư tưởng quân sự của HCM. Chủ tịch HCM đã đúc kết 1 truyền thống quý báu khái quát bản chất chính trị của lực lượng vũ trang nhân dân: Trung với Đảng, hiếu với dân sẵn sàng chiến đấu hi sinh vì độc lập tự do của tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội và xác định quân đội có 3 nhiệm vụ: Đội quân chiến đấu, đội quân công tác và đội quân sản xuất. Từ đó người khẳng định 1 nguyên tắc bất di bất dịch: là sự lãnh đạo tuyệt đối trực tiếp về mọi mặt của Đảng đối với lực lượng vũ trang nhân dân 3 thứ quân và lực lượng công an nhân dân.- HCM đã nêu một luận điểm hết sức quan trọng và được diễn đạt vô cùng giản dị và cô đọng đó là người trước súng sau. Nghĩa là sự thống nhất giữa người cầm vũ khí với vũ khí trong đó người cầm vũ khí đóng vai trò quyết định.- HCM đặc biệt quan tâm chăm lo bồi dưỡng cán bộ chiến sĩ có bản lĩnh chính trị có phẩm chất đạo đức trình độ văn hoá trí thức và khả năng quân sự có sức khoẻ để đủ năng lực hoàn thành nhiệm vụ của một đội quân chiến đấu sản xuất và công tác

Câu 22: Tại sao nói phối hợp chặt chẽ hoạt động quốc phòng, an ninh với hoạt động đối ngoại là phối hợp đấu tranh của ba lĩnh vực phục vụ nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ tổ quốc?

Trả lời:

- Quốc phòng và an ninh đối ngoại là những hoat động xã hội có chức năng nhiệm vụ khác nhau. Nhưng có mối quan hệ gắn bó với nhau trong việc tạo ra môi trường hoà bình để xây dựng đất nước, ngăn chặn đẩy lùi nguy cơ chiến tranh bảo vệ độc lập chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ chế độ XHCN. Nếu có chiến tranh xảy ra phối hợp các hoat động đó thành những mặt trận để đánh thắng kẻ thù. - Quan điểm của Đảng coi AN - QP và đối ngoại là những lĩnh vực hết sức quan trọng và có quan hệ hữu cơ với nhau. Đại hội 8 dã xác định “phối hợp chặt chẽ hoạt động quốc, an ninh với hoạt động đối ngoại”.- Kết hợp chặt chẽ quốc phòng an ninh và đối ngoại cần được kết hợp ngay thì hoạch định chiến lược QP - AN và đối ngoại. - Kết hợp QP - AN và đối ngoại trong giai đoạn hiên nay là nội dung cực kì quan trọng trong sự nghiệp xây dựng đất nước và bảo vệ Tổ quốc đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hoá đất nước. - Phối hợp chặt chẽ hoạt động QP - AN với hoạt động đối ngoại là phối hợp đấu tranh của 3 lĩnh vực đó phục vụ nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. - Kết hợp kinh tế với QP, QP với kinh tế, QP với AN và đối ngoại là nhằm tạo nên sức mạnh tổng hợp để phát triển kinh tế củng cố quốc phòng, an ninh vững mạnh bảo vệ độc lập chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ đất nước và an ninh quốc gia.

Page 7: ĐỀ CƯƠNG QP

Câu 24: Trình bày những nét đặc sắc về nghệ thuật quân sự Việt Nam từ khi có Đảng CSVN lãnh đạo?

Trả lời:

- Nghệ thuật quân sự là lý luận và thực tiễn chuẩn bị và thực hành chiến tranh, chủ yếu là đấu tranh vũ trang gồm chiến lược quân sự, nghệ thuật chiến dịch và chiến thuật. Đảng ta đã vận dụng nghệ thuật quân sự của CN Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, truyền thống kinh nghiệm nghệ thuật đánh giặc của tổ tiên đã xây dựng nghệ thuật quân sự Việt Nam về chiến lược quân sự: Xác định đúng kẻ thù và đối tượng tác chiến, là vấn đề tối quan trọng của chiến lược quân sự và phức tạp, từ đó có đối sách và phương thức đối phó hiệu quả nhất.

+ Đánh giá đúng kẻ thù.+ Mở đầu và kết thúc chiến tranh đúng lúc. + Phương châm tiến hành chiến tranh. + Phương thức tiến hành chiến tranh.

- Nghệ thuật chiến dịch: là lý luận và thực tiễn, thực hành chiến dịch và hoạt động tác chiến tương đương, bộ phận hợp thành của nghệ thuật quân sự, khâu nối liền chiến lược quân sự với chiến thuật.

+ Loại hình chiến dịch.+ Quy mô chiến dịch.+ Cách đánh chiến dịch.

- Chiến thuật: là lý luận thực tiễn về chuẩn bị và thực hành trận chiến đấu của quân đội, binh đội và binh đoàn của lực lượng vũ trang, bộ phận hợp thành của nghệ thuật quân sự Việt Nam.

+ Vận dụng hình thức chiến thuật vào các trận chiến đấu. + Quy mô lức lượng tham gia trong các trận chiến.+ Cách đánh.

Kết luận : - Nghệ thuật quân sự Việt Nam từ khi có Đảng lãnh đạo, đã kế thừa nghệ thuật

đánh giặc của tổ tiên, không ngừng phát triển cả 3 bộ phận chiến lược quân sự, nghệ thuật chiến dịch và chiến thuật góp phần quyết định thắng lợi trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ xâm lược. Là bài học kinh nghiệm quý báu, bổ xung cho kho tàng truyền thống quân sự Việt Nam có thể vận dụng trong sự nghiệp bảo vệ TQVNXHCN ngày nay.

Câu 25: Tại sao chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch thực hiện âm mưu DBHB - BLLĐ chống phá các nước XHCN và các phong trào CM thế giới? Cho biết âm mưu thủ đoạn chúng sử dụng chống phá CMVN?

Page 8: ĐỀ CƯƠNG QP

Trả lời:

- DBHB là chiến lược cơ bản của CN đế quốc và các thế lực phản động nhằm lật đổ chế độ chính trị XH của các nước tiến bộ, trước hết là các nước XHCN.

- Từ sau chiến tranh Thế giới thứ 2. Năm 1945 - 1970 của thế kỉ 20. CNXH phát triển thành hệ thống các nước XHCN, là chỗ dựa vững chắc của phong trào đấu tranh vì hòa bình độc lập dân tộc dân chủ và tiến bộ XH của nhân dân TG. Sự phát triển của hệ thống CNXH và phong trào GPDT đã làm thay đổi căn bản tình hình so sánh lực lượng trên TG.

- Từ những năm 1980 của thập kỉ 20 cho đến nay, các nước XHCN thực hiện cải tổ, cải cách đổi mới, là chủ trương đúng đắn, nhằm làm cho XHCN phát triển. Nhưng trong quá trình thực hiện có một số sai lầm. Lợi dụng tình hình đó, đế quốc Mĩ đã điều chỉnh chiến lược chống phá các nước XHCN và phong trào CMTG. Năm 1988, tổng thống Nixơn xuất bản cuốn sách “1999 chiến thắng không cần chiến tranh”. Đó là cơ sở làm mốc cho sự hoàn chỉnh chiến lược DBHB về lí luận.

- Vào những năm 80 đầu 90 của thế kỉ 20, tổng thống G.Bu-sơ xúc tiến chiến lược toàn cầu (vượt trên ngăn chặn) dùng biện pháp chiến lược “phi quân sự” là chủ yếu tiến công làm cho LX và các nước XHCN Đông Âu sụp đổ.

- Như vậy DBHB là biện pháp thủ đoạn trong chiến lược toàn cầu (ngăn chặn) phát triển thành chiến lược DBHB trong chiến lược toàn cầu (vượt lên ngăn chặn) của chủ nghĩa đế quốc, đứng đầu là Mĩ. Ngày nay, đế quốc Mĩ vẫn nuôi tham vọng thống trị TG, mưu đồ xóa bỏ các nước XHCN còn lại. Chúng ta điều chỉnh chiến lược toàn cầu thành (dính líu khuyếch trương chủ động can dự sớm), coi chiến lược DBHB là bộ phận trọng yếu trong chiến lược toàn cầu.

*Âm mưu, thủ đoạn mà chúng chống phá CMVN:- VN là ngọn cờ đấu tranh độc lập dân tộc đang kiên quyết nhất trong

chống CN đế quốc và xâm lược. Nếu xóa bỏ CNXH VN sẽ có thuận lợi xóa bỏ các nước XHCN còn lại. Uy hiếp độc lập dân tộc của các nước, nếu xóa bỏ CNXH VN với hy vọng xóa bỏ hội chứng VN trên đất Mĩ.

- Về âm mưu thủ đoạn:+ DBHB - BLLĐ nhằm tạo ra quá trình tự diễn biến “tự chuyển hóa từ bên trong nội bộ chúng ta: Đảng, Nhà nước, lực lượng vũ trang và nhân dân”. Các thủ đoạn đó diễn ra trên tất cả các lĩnh vực đời sống XH, mọi đối tượng, trong đó tập trung vào 6 lĩnh vực chủ yếu sau:

Chống phá về chính trị tư tưởng.

Page 9: ĐỀ CƯƠNG QP

Phá hoại kinh tế. Lợi dụng vấn đề tôn giáo, dân tộc để chống phá ta. Xâm nhập về văn hóa, vô hiệu hóa lực lượng vũ trang. Kích động, phối hợp hoạt động của lực lượng phản động trong

nước và ngoài nước.

Câu 26: Cho biết mục tiêu, nhiệm vụ và quan điểm phương châm chỉ đạo chống “diễn biến hoà bình - bạo loạn lật đổ” để bảo vệ cững chắc tổ quốc Việt Nam XHCN?

Trả lời:

- Có 6 mục tiêu : + Bảo vệ vững chắc độc lập chu quyền thống nhất toàn ven lãnh thổ.+ Bảo vệ Đảng nhà nước nhân dân và chế độ XHCN.+ Bảo vệ sự nghiệp đổi mới công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước.+ Bảo vệ lợi ích quốc gia dân tộc.+ Bảo vệ an ninh chính trị, trật tự ATXH và nền văn hoá.+ Giữ vững ổn định chính trị và mối trường hoà bình phát triển đất nước theo định hướng XHCN.- Có 6 nhiệm vụ:+ Giữ vững hoà bình ổn định để thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước theo định hướng XHCN.+ Xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt, kết hợp chặt chẽ với nhiệm vụ bảo vệ Đảng, bảo vệ vững chắc an ninh chính trị nội bộ.+ Thực hiện thắng lợi nhiệm vụ trọng tâm là phát triển kinh tế gắn với giải quyết tất cả các vấn đề xã hội, đẩy mạnh công nghiệp hoá hiện đại hoá, không ngừng nâng cao đời sống nhân dân, đảm bảo công bằng xã hội, xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ…+ Phát huy sức mạnh đoàn kết dân tộc, mở rộng dân chủ XHCN đi đôi tăng cường trật tự kỉ cương…+ Tăng cường quốc phòng, giữ vững ANQP và toàn vẹn lãnh thổ đó là nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên của Đảng nhà nước và toàn dân trong đó quân đội ND, công an ND là lực lượng nòng cốt.+ Đẩy mạnh hoạt động đối ngoại vơi tinh thần: “Việt Nam sẵn sàng làm bạn với các nước trong cộng đông thế giới phấn đấu vì hoà bình độc lập và phát triển”.- Có 6 quan điểm chỉ đạo:+ Giữ vững vai trò lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng đối với sự nghiệp bảo vệ TQ.

Page 10: ĐỀ CƯƠNG QP

+ Kiên định mục tiêu độc lập dân tộc gắn với CNXH.+ Kết hợp chặt chẽ 2 nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ TQVNXHCN.+ Xây dựng sức mạnh tổng hợp chính trị kinh tế văn hoá xã hội đối ngoại...+ Phát huy nội lực, đồng thời tranh thủ, khái thác mọi thuận lợi ngoại lực.+ Chủ động ngăn ngừa kịp thời phát hiện và tiêu diệt mọi âm mưu thủ đoạn của kẻ thù.

Câu 27: Cho biết nội dung, biện pháp chủ yếu để làm thất bại Diễn biến hoà bình của Chủ nghĩa đế quốc?

Trả lời:Chiến lược điến biến hoà bình là chiến lược cơ bản của Chủ nghĩa Đế quốc và các thế lực thù địch phản động nhằm lật đổ chế độ chính trị xã hội của các nước tiến bộ trước hết là các nước chủ nghĩa xã hội từ bên trong chủ yếu bằng biện pháp phi quân sự. Tác động của chiến lược diễn biến hoà bình là một phần nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ của các nước XHCN ở Liên Xô và các nước Đông Âu. Chính vì vậy Đảng ta đề ra những nội dung, biện pháp làm thất bại chiến lược diến biến hoà bình của chủ nghĩa đế quốc với cách mạng VIệt Nam.

a. Luôn nắm vững mục tiêu, quan điểm, phương châm, nhiệm vụ bảo vệ tổ quốc:- Mục tiêu (6 mục tiêu):

+ Bảo vệ vững chắc độc lập chủ quyền thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ. + Bảo vệ Đảng Nhà nước, nhân dân và chế độ CNXH.+ Bảo vệ sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.+ Bảo vệ lợi ích quốc gia,.+ Bảo vệ an ninh chính trị, trật tự ATXH và nền văn hoá.+ Giữ vững ổn định chính trị và môi trường hoà bình phát triển đất nước theo định hướng XHCN.

- Quan điểm chỉ đạo (6 quan điểm): + Giữ vững vai trò lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng đối với sự nghiệp bảo vệ tổ quốc.+ Kiên định với mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với CNXH.+ Kết hợp chặt chẽ 2 nhiệm vụ chiến lược. + Xây dựng sức mạnh tổng hợp.+ Phát huy nội lực, tranh thủ khai thác thuận lợi ngoại lực.+ Chủ động ngăn ngừa…

- Phương châm chỉ đạo (3 phương châm): + Kiên định nguyên tắc chiến lược đi đôi vận dụng nguyên tắc sách lược. + Chỉ đạo cụ thể…

Page 11: ĐỀ CƯƠNG QP

+ Luôn sâu sát cơ sở..- Nhiệm vụ cơ bản (6 nhiệm vụ):

+ Giữ vững hoà bình ổn định để thực hiện, thắng lợi sự nghiệp CNH, HĐH đất nước.+ Xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt. + Thực hiện thắng lợi nhiệm vụ trung tâm phát triển kinh tế. + Phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc…+ Tăng cường quốc phòng an ninh.b. Tăng cường củng cố thế trận chính trị tư tưởng, văn hoá, giữ vững ổn định chính

trị và an ninh xã hội.c. Nâng cao cảnh giác trước mọi âm mưu, luận điệu xuyên tạc của địch trên các

phương tiện thông tin đại chúng và mọi hoạt động khác. Kết luận:

Xác định chống chiến lược Diễn biến hoà bình là trách nhiệm lâu dài cấp bách hàng đầu hiện nay của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta. Trách nhiệm của tuổi trẻ rất lớn trong cuộc đấu tranh đó.

Câu 28: Mối quan hệ giữa cơ động, phòng tránh, đánh trả, tiến công HL bằng VKCNC của địch như thế nào?

Trả lời:

- Phòng tránh đánh trả tiến công bằng VKCNC của địch là 2 mặt của 1 vấn đề, có quan hệ tác động lẫn nhau 1 cách biện chứng, đan xen nhau. Đánh trả có hiệu quả tạo điều kiện phòng tránh an toàn, chúng ta cần hiểu rằng trong phòng tránh có đánh trả, trong đánh trả có phòng tránh.

- Phòng tránh tiến công bằng VKCNC của địch là 1 biện pháp có ý nghĩa chiến lược để bảo toàn lực lượng, giảm thiểu thiệt hại về người và tài sản, là 1 yếu tố quan trọng để giành thắng lợi.- Trong phòng tránh phải triệt để tận dụng ưu thế địa hình tự nhiên để cải tạo xây dựng công trình, để phòng tránh theo 1 ý định chiến lược chung trên phạm vi toàn quốc.- Đánh trả có hiệu quả, là vấn đề cốt lõi nhất của phòng tránh đánh trả, là biện pháp tích cực nhất. Chủ động nhất để bảo vệ chủ quyền đất nước, bảo vệ mục tiêu, bảo toàn lực lượng chiến đấu.- Trong thực hành đánh trả địch phải vận dụng 1 cách linh hoạt các hình thức tác chiến, chiến thuật phương phướng h/đ chiến đấu khác nhau cho từng lực lượng.- Ngày nay nếu cuộc chiến tranh xảy ra sẽ là cuội chiến tranh sử dụng VKCNC, do vậy ở các thành phố, thị xã trọng điểm nơi tập trung đông dân cư và cơ sở KT lớn chủ yếu là sơ tán, còn các trọng điểm khác có thể gần.

Page 12: ĐỀ CƯƠNG QP

- Tóm lại: phương thức phòng chống địch tiến công HL bằng VKCNC là 1 vấn đề lớn của đất nước trong sự nghiệp XD và bảo vệ TQ.- Với kinh nghiệm và truyền thống, với sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân, trong điều kiện mới chúng ta tin tưởng ta có đầy đủ khả năng để đối phó với tiến công bằng VKCNC của địch.

Câu 30: Dân quân tự vệ là gì? Cho biết những quan điểm, nguyên tắc xây dựng lực lượng DQTV trong tình hình mới?

Trả lời:

1.Khái niệm:- Dân quân tự vệ là lực lượng vũ trang quần chúng không thoát li sản xuất, công

tác, là 1 bộ phận của lực lượng vũ trang nhân dân của Nhà nước CHXNCNVN, đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản VN, sự quản lí, điều hành của chính phủ và của ủy ban nhân dân các cấp, sự chỉ đạo, chỉ huy thống nhất của Bộ trưởng Bộ quốc phòng và sự chỉ đạo, chỉ huy trực tiếp của cơ quan quân sự địa phương. Lực lượng này được tổ chức ở xã, phường, thị trấn, gọi là dân quân; được tổ chức ở cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội gọi là tự vệ.

2.Những quan điểm, nguyên tắc xây dựng lực lượng DQTV:- Xây dựng lực lượng dân quân vững mạnh, rộng khắp, coi chất lượng là chính:

+ DQTV được xây dựng rộng khắp trên cả nước, đáp ứng yêu cầu phòng thủ quốc gia, đảm bảo tính bố trí được.+ DQTV ở địa phương phải được xây dựng vững mạnh toàn diện trừ tính chất biên chế, trang bị, giáo dục, huấn luyện, cơ chế lãnh đạo.+ Coi lực lượng là chính, phải quyết đúng đắn số lượng, chất lượng, cốt lõi là chất lượng chính trị.+ Quán triệt quan điểm quốc phòng toàn dân và nguyên tắc công bằng xã hội và pháp chế hóa nghĩa vụ tham gia tổ chức dân quân tự vệ. + Quan điểm nền quốc phòng toàn dân được thực hiện bằng sự tham gia dông đảo của nhân dân và lực lượng DQTV trực tiếp cầm súng bảo vệ TQ, bảo vệ chế độ ở địa bàn trên TQ.+ Động viên tinh thần tự nguyện của công dân tham gia lực lượng DQTV, đó là tinh thần và nghĩa vụ đã được thể hiện hóa bằng văn bản quy phạm pháp luật.+ DQTV đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng: đây là quan điểm khẳng định nguyên tắc lãnh đạo trực tiếp mọi mặt với DQTV.

Page 13: ĐỀ CƯƠNG QP

Câu 31: Dân quân tự vệ là gì? Tại sao phải xây dựng lực lượng DQTV? Là cán bộ chủ chốt của ngành BCVT anh (chị) phải làm gì để thực hiện xây dựng lực lượng tự vệ của ngành vững mạnh?

Trả lời:

- Dân quân tự vệ là lực lượng vũ trang quần chúng không thoát li sản xuất, công tác, là 1 bộ phận của lực lượng vũ trang nhân dân của Nhà nước CHXNCNVN, đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản VN, sự quản lí, điều hành của chính phủ và của ủy ban nhân dân các cấp, sự chỉ đạo, chỉ huy thống nhất của Bộ trưởng Bộ quốc phòng và sự chỉ đạo, chỉ huy trực tiếp của cơ quan quân sự địa phương.

- Dân quân tự vệ là 1 lực lượng chiến lược trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Là lực lượng nòng cốt trong xây dựng nền quốc phòng toàn dân đánh giặc trong chiến tranh BVTQ và trong thời bình tại địa phương. Trong tình hình hiện nay, chúng ta phải đối phó với chiến lược “Diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ và sẵn sàng chiến đấu chống mọi tình huống chiến tranh xâm lược của các thế lực thù địch thì vai trò của dân quân tự vệ càng được coi trọng.

- Lực lượng dân quân tự vệ, Chủ tịch HCM đã nói: “Dân quân tự vệ và du kích là lực lượng của toàn dân tộc, là lực lượng vô địch, là bức tường sắt của Tổ quốc. Vô luận kẻ thù nào dù hung bạo đến đâu hễ đụng vào lực lượng đó. Bức tường đó thì địch thủ nào cũng phải tan rã”.

- Trong thời bình, dân quân tự vệ làm nòng cốt cho toàn dân đánh giặc, chiến đấu, tiêu hao, tiêu diệt lực lượng, phương tiên của địch, căng kéo, kìm chân, buộc địch phải sa lầy tại địa phương, vận dụng linh hoạt các hình thức chiến thuật, các thủ đoạn chiến đấu, tạo thế tạo lực cho bộ đội chủ địch, bộ đội địa phương chiến đấu, tham gia phục vụ chiến đấu giữ vững thế trân chiến tranh ND.

Câu 35 : Trình bày quan điểm của Đảng và nhà nước ta về xây dựng và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia? Liên hệ trách nhiệm của công dân và sinh viên?

Trả lời:

1.Quan điểm:- Xây dựng, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia là một nội dung quan trọng của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN.

Page 14: ĐỀ CƯƠNG QP

- Lãnh thổ và biên giới quốc gia VN là một bộ phận hợp thành quan trọng, không thể tách rời của TQ VN XHCN. Lãnh thổ và biên giới là yếu tố cơ bản bảo đảm cho sự ổn định, bền chắc của đất nước VN. Chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia là sự khẳng định chủ quyền của Nhà nước VN,bao gồm cả quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp trong phạm vi lãnh thổ, gồm cả vùng đất, vùng trời, nội thủy, lãnh thổ đặc biệt của Cộng hòa XHCN VN. Vì vậy, xây dựng, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia là một nội dung đặc biệt quan trọng của xây dựng và bảo vệ tổ quốc VN XHCN. Sự nghiệp xây dựng và BVTQ VN XHCN không thể được xây dựng và bảo vệ tốt, bị xâm phậm.- Chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia VN là quyền thiêng liêng , bất khả xâm phạm của dân tộc VN, nhà nước VN, NDVN quyết tâm giữ gìn và bảo vệ quyền thiêng liêng, bất khả xâm phạm đó. Luật biên giới quốc gia của nước CHXNCNVN khẳng định: “Biên giới quốc gia của nước CHXHCNVN là thiêng liêng, bất khả xâm phạm. Xây dựng, quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sự toàn vẹn lãnh thổ, chủ quyền quốc gia, qóp phần giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế- xã hội, tăng cường quốc phòng và an ninh của đất nước”.- Xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị, ổn định, giải quyết các vấn đề tranh chấp thông qua đàm phán hòa bình, tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và lợi ích chính đáng của nhau.- Xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị, ổn định là vấn đề đặc biệt quan trọng của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ TQ, Đó là quan điểm nhất quán của Đảng và nhà nước ta. Quan điểm này phù hợp với lợi ích và luật pháp của VN, phù hợp với công ước và luật pháp của quốc tế, cũng như lợi ích của các quốc gia có liên quan. Đảng và Nhà nước ta coi việc giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện công nghiệp hóa hiện đại hoá theo định hướng xã hội chủ nghĩa là lợi ích cao nhất của đất nước.- Xây dựng và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia là sự nghiệp của toàn dân, dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lí thống nhất của nhà nước, lực lượng vũ trang là nòng cốt.- ĐCSVN lãnh đạo sự nghiệp xây dựng và bảo vệ TQ XHCN. Nhà nước thống nhất quản lí việc xây dựng, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia, có chính sách ưu tiên đặc biệt xây dựng khu vực biên giới vững mạnh về mọi mặt. Mặt trận Tổ quốc VN và các tổ chức thành viên trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm tuyên truyền, vận động các tầng lớp ND nghiêm chỉnh chấp hành đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, đặc biệt là Nghị quyết về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới...

Page 15: ĐỀ CƯƠNG QP

- Quân đội NDVN là lực lượng nòng cốt với nhiệm vụ bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ của tổ quốc, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia. Bộ đội biên phòng là lực lượng nòng cốt, chuyên trách, phối hợp với lực lượng công an nhân dân, các ngành hữu quan và chính quyền địa phương trong hoạt động quản lí, bảo vệ biên giới quốc gia ,giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn xã hội ở khu vực biên giới theo quy định của phát luật.

2a.Trách nhiệm công dân trong xây dựng và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia: - Mọi công dân VN đều có nghĩa vụ, trách nhiệm xây dựng và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia VN.

2b.Trách nhiệm của sinh viên trong việc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia:- Sinh viên phải không ngừng học tập, nâng cao trình độ nhận thức về mọi mặt, hiểu biết sâu sắc về truyền thống dựng nước và giữ nước của dân tộc, truyền thống đấu tranh cách mạng của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của ĐCSVN, từ đó xây dựng, củng cố lòng yêu nước, lòng tự hào, tự tôn của dân tộc, ý chí tự chủ, tự lập, tự cường, nâng cao ý thức bảo vệ TA XHCN.- Thấy rõ ý nghĩa thiêng liêng, cao quý và bất khả xâm phạm về chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia của nước CHXNCNVN, xác định rõ vinh dự và trách nhiệm của công dân trong nhiệm vụ bảo vệ TQ, xây dựng và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia của nước CHXHCNVN.- Thực hiện tốt chương trình môn học Giáo dục quốc phòng - an ninh đối với sinh viên các trường đại học, cao đẳng, hoàn thành tốt các nhiệm vụ quân sự quốc phòng trong thời gian học tập tại trường.- Sau khi tốt nghiệp, sẵn sằng tự nguyện, tự giác tham gia quân đội nhân dân, công an ND khi Nhà nước yêu cầu. Tình nguyện tham gia xây dựng và phục vụ lâu dài tại các khu kinh tế - quốc phòng, góp phần xây dựng khu vực biên giới, hải đảo vững mạnh, phát triển kinh tế, xã hội, bảo vệ vững chắc độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của TQ, thực hiện nghiêm chỉnh Luật Biên giới quốc gia của nước CHXNCNVN.- SV đang học tại các trường đại học, cao đẳng cần nhận thức sâu sắc ý nghĩa, tầm quan trọng của chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia đối với sự toàn vẹn, thống nhất lãnh thổ, quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với việc xây dựng và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia. Trên cơ sở đó, nâng cao ý thức, trách nhiệm công dân, học tập tốt, thực hiện tốt các nhiệm vụ bảo vệ TQ.

Page 16: ĐỀ CƯƠNG QP

Câu 37: Cho biết những quan điểm, chính sách dân tộc tôn giáo của Đảng, Nhà Nước ta? Tại sao công tác miền núi, dân tộc, tôn giáo là nhiệm vụ của toàn dân và của cả hệ thống chính trị đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng ?

Trả lời:

1.Quan điểm chính sách dân tộc tôn giáo của Đảng và Nhà nước:- Quan điểm nhất quán: “Thực hiện chính sách bình đẳng, đoàn kết,

tương trợ giữa các dân tộc, tạo mọi điều kiện để các dân tộc phát triển đi lên con đường văn minh tiến bộ, gắn bó mật thiết với sự phát triên chung của cộng đồng các dân tộc VN”.

- Vấn đề dân tộc và đoàn kết các dân tộc có vị trí chiến lược lâu dài trong sự nghiệp cách mạng nước ta. Các dân tộc trong đại gia đình Việt Nam bình đăng, đoàn kết, tôn trọng và giúp đỡ nhau cùng tiến bộ; cùng nhau thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam Xã hội chủ nghĩa. Thực hiện tốt chiến lược phát triển kinh tế - xã hội ở miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, vùng căn cứ cách mạng. Thực hiện chính sách ưu tiên trong đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, trí thức là người dân tộc thiểu số.

2.Công tác miền núi, dân tộc, tôn giáo là nhiệm vụ của toàn dân và của cả hệ thống chính trị đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng vì:- Việt Nam là một quốc gia thống nhất gồm 54 dân tộc cùng sinh sống, có nhiều tôn giáo và nhiều người tin theo tôn giáo. Hiện nay ở nước ta có 6 tôn giáo lớn.- Các dân tộc thiểu số ở Việt Nam cư trú phân tán và xen kẽ trên địa bàn rộng lớn, chủ yếu là miền núi, biên giới, hải đảo. Không có dân tộc thiểu số nào cư trú duy nhất trên một địa bàn mà không xen kẽ với một vài dân tộc khác. Đồng thời các dân tộc ở nước ta có quy mô và trình độ phát triển không đều.

- Mặt khác tình hình tôn giáo còn có những diễn biến phức tạp, tiềm ẩn những nhân tố tây mất ổn định. Vẫn còn có chức sắc, tín đồ mang tư tưởng chống đối, cực đoan, quá khích gây tổn hại đến lợi ích dân tộc, vẫn còn các hoạt động tôn giáo xen lẫn với mê tín dị đoan, còn các hiện tượng tà giáo hoạt động lam mất trật tự an toàn xã hội.- Các thế lực thù địch vẫn luôn lợi dụng vấn đề tôn giáo để chống phá cách mạng Việt Nam. Chúng gắn vấn đề “dân chù”, “nhân quyền” với cái gọi là “tự do tôn giáo” để chia rẽ tôn giáo, dân tộc; tài trợ, xúi giục các

Page 17: ĐỀ CƯƠNG QP

phần tử xấu trong các tôn giáo truyền đạo trái phép, lôi kéo các tôn giáo vào những hoạt động trái pháp luật, gây mất ổn định chính trị.