de cuong so bo

29
BẢNG TÓM TẮT ĐỀ TÀI TÊN ĐỀ TÀI: “KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CTY TNHH LE KHANH SINH VIÊN THỰC HIỆN: ĐẶNG THÁI BẰNG LỚP: ĐHKT08B EMAIL: [email protected]@yahoo.com GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN: Ths. Trần Thị Bích Liên PHẦN I: MỞ ĐẦU 1. / Lý do chọn đề tài: Trong những năm gần đây, nền kinh tế Việt Nam đang trên đà phục hồi sau những năm khủng hoảng kinh tế và đạt tốc độ tăng trưởng khá cao và phát triển tương đối toàn diện. Hoạt động kinh tế đối ngoại và hội nhập kinh tế quốc tế có những bước tiến mới, đặc biệt kể từ khi Việt Nam chính thức gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới WTO vào tháng 11/2006. Sự kiện trọng đại này đã mang đến cho Việt Nam cơ hội mở rộng giao thương, nhưng đồng thời cũng tạo ra thách thức lớn đối với các doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình hội nhập. Để tăng sức cạnh tranh, tiếp tục tồn tại và phát triển, các doanh nghiệp phải quan tâm đến việc hoạch định và kiểm soát chi phí bởi vì lợi nhuận thu được nhiều hay ít, chịu ảnh hưởng trực tiếp của những chi phí đã bỏ ra. Đối với doanh nghiệp sản xuất, chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm rất quan trọng vì đó là một trong

Upload: dang-thaibang

Post on 21-Jul-2015

318 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

BẢNG TÓM TẮT ĐỀ TÀI

TÊN ĐỀ TÀI:

“KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM

TẠI CTY TNHH LE KHANH

SINH VIÊN THỰC HIỆN: ĐẶNG THÁI BẰNG

LỚP: ĐHKT08B

EMAIL: [email protected]@yahoo.com

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN: Ths. Trần Thị Bích Liên

PHẦN I: MỞ ĐẦU

1. / Lý do chọn đề tài:

Trong những năm gần đây, nền kinh tế Việt Nam đang trên đà phục hồi sau

những năm khủng hoảng kinh tế và đạt tốc độ tăng trưởng khá cao và phát triển

tương đối toàn diện. Hoạt động kinh tế đối ngoại và hội nhập kinh tế quốc tế có

những bước tiến mới, đặc biệt kể từ khi Việt Nam chính thức gia nhập Tổ chức

Thương mại Thế giới WTO vào tháng 11/2006. Sự kiện trọng đại này đã mang

đến cho Việt Nam cơ hội mở rộng giao thương, nhưng đồng thời cũng tạo ra thách

thức lớn đối với các doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình hội nhập.

Để tăng sức cạnh tranh, tiếp tục tồn tại và phát triển, các doanh nghiệp phải

quan tâm đến việc hoạch định và kiểm soát chi phí bởi vì lợi nhuận thu được nhiều

hay ít, chịu ảnh hưởng trực tiếp của những chi phí đã bỏ ra. Đối với doanh nghiệp

sản xuất, chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm rất quan trọng vì đó là một trong

những chỉ tiêu hàng đầu để đánh giá hiệu quả quản lý hoạt động sản xuất kinh

doanh. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để kiểm soát tốt các khoản chi phí, từ đó hạ

giá thành mà vẫn đảm bảo chất lượng sản phẩm, tạo điều kiện nâng cao khả năng

cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường.

Vì thế em đã chọn đề tài “KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH

GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CTY TNHH LE KHANH” làm chuyên đề của

mình.

2. Mục tiêu nghiên cứu:

2.1 Mục tiêu chung:

- Tìm hiểu về Công ty và công tác tổ chức kế toán tại Công ty.

- Nghiên cứu thực tế kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm

của Công ty.

- Xem xét tính hợp lý của các khoản mục chi phí cấu thành nên giá thành

sản phẩm.

- Đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện hơn công tác kế toán chi phí sản

xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty.

2.2 Mục tiêu cụ thể:

Khi chọn đề tài này, em muốn tìm hiểu các yếu tố cấu thành nên giá

thành sản phẩm và cách kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của

riêng Công ty. Từ đó phân tích một số tác động của cách kế toán này và đề ra một

số biện pháp tiết kiệm chi phí sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất

kinh doanh của doanh nghiệp.

3. Phạm vi nghiên cứu:

- Địa bàn nghiên cứu: Công ty TNHH LE KHANH

- Thời gian nghiên cứu: Từ ngày 24/11/2011 đến ngày 22/12/2011

- Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu kế toán chi phí sản xuất và tính giá

thành sản tại Công ty TNHH LE KHANH

- Số liệu để tính giá thành sản phẩm là số liệu tháng 11 năn 2011.

4. / Phương pháp nghiên cứu:

4.1 . Phương pháp thu thập số liệu:

Số liệu lấy từ sách kế toán chi phí , kế toán tài chính và internet (…)

4.2. Phương pháp xử lý số liệu :

Sử dụng phương pháp thống kê, so sánh, đối chiếu, tổng hợp và phân tích

số liệu.

PHẦN II: NỘI DUNG

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ THUYẾT

Chương 1: Cơ sở lý luận về kê toán chi phí sản xuất và tính giá thành

sản phẩm

1.1Những vấn đề chung về chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm

1.1.1Chi phí sản xuất

1.1.2Khái niệm

Chi phí sản xuất trong doanh nghiệp là biểu hiện bằng tiền của toản bộ hao phí lao động sống và lao động vật hoá cần thiết mà doanh nghiệp đó chi ra để tiến hành hoạt động sản xuất trong một thời kỳ nhất định.Xác định nội dung chi phí sản xuất để thấy được bản chất của chi phí sản xuất là vấn đề có ý nghĩa quan trọng trong quản lý chi phí sản xuất của các doanh nghiệp. Chi phí sản xuất được hợp thành do có sự chuyển dịch giá trị của các yếu tố sản xuất vào sản phẩm sản xuất ra và được biểu hiện trên hai mặt. Về mặt định tính, đó là bản thân các yếu tố về vật chất phát sinh và tiêu hao trong quá trình sản xuất và đạt được mục đích là tạo ra sản phẩm.

Về mặt định lượng, đó là mức tiêu hao cụ thể của các yếu tố vật chất tham gia vào quá trình sản xuất và được biểu hiện qua các thước đo khác nhau mà thước đo chủ yếu là thước đo tiền tệ. Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp cần phải có đầy đủ yếu tố cơ bản là: Lao động, tư liệu lao động và đối tượng lao động. Quá trình sử dụng các yếu tố cơ bản trong sản xuất cũng đồng thời là quá trình doanh nghiệp phải chi ra những chi phí sản xuất tương ứng: tương ứng với việc sử dụng tài sản cố định là chi phí về khấu hao tài sản cố định; tương ứng với việc sử dụng nguyên vật liệu, nhiên liệu là chi phí về nguyên vật liệu, nhiên liệu; tương ứng với việc sử dụng lao động là tiền lương, tiền công, chi phí bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn ... Trong điều kiện nền kinh tế hàng hoá và cơ chế hạch toán kinh doanh, mọi chi phí tiền lương, bảo hiểm xó hội, kinh phí công đoàn... là biểu hiện bằng tiền của hao phí lao động sống, chi phí về khấu hao tài sản cố định, nguyên vật liệu, nhiên liệu là biểu hiện bằng tiền của hao phí lao động vật hoá. Một doanh nghiệp sản xuất ngoài những hoạt động có liên quan đến sản xuất và sản phẩm hoặc lao vụ, cũn cú những hoạt động kinh doanh khác có tính chất sản xuất, ví dụ như hoạt động bán hàng, hoạt động quản lý, các hoạt động mang tính chất sự nghiệp. Do đó, không phải bất cứ khoản chi phí nào của doanh nghiệp cũng được gọi là chi phí sản xuất mà chỉ những khoản chi phí cho việc tiến hành sản xuất mới được gọi là chi phí sản xuất.Thực chất chi phí sản xuất ở các doanh nghiệp là sự chuyển dịch vốn của doanh nghiệp vào đối tượng tính giá nhất định, nó là vốn của doanh nghiệp bỏ vào quá trình sản xuất. Chi phí sản xuất của doanh nghiệp phát sinh thường xuyên trong suốt quá trình

tồn tại và hoạt động của doanh nghiệp. Nhưng để phục vụ cho quản lý và hạch

toán kinh doanh, chi phí sản xuất phải được tính toán tập hợp theo từng thời kỳ:

hàng tháng, quý, năm phù hợp với kỳ báo cáo. Chỉ những chi phí sản xuất mà

doanh nghiệp bỏ ra trong kỳ mới được tính vào chi phí sản xuất trong kỳ.

1.1.3Phân loại:

+ Theo tính chất, nội dung kinh tế:

Theo tiêu thức này thì các chi phí giống nhau được sắp xếp vào một yếu tố, không phân biệt chi phí đó phát sinh trong lĩnh vực hoạt động nào, ở đâu. Căn cứ vào tiêu thức này, chi phí sản xuất được phân loại thành:

- Chi phí nguyên vật liệu.

- Chi phí nhân công.- Chi phí khấu hao tài sản cố định.- Chi phí dịch vụ mua ngoài.- Chi phí khác bằng tiền.

Cách phân loại này có ưu điểm giúp cho doanh nghiệp biết được kết cấu, tỷ trọng của từng loại chi phí mà doanh nghiệp đó chi ra trong kỳ.+ Theo khoản mục giá thành

.+ Theo mối quan hệ với đối tượng chịu chi phí

Mỗi yếu tố chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ đều có mục đính và công dụng

nhất định đối với hoạt động sản xuất kinh doanh. Theo cách phân loại này, căn cứ

vào đối tượng chịu chi phí

trong sản xuất để chia ra các khoản mục chi phí khác nhau. Do vậy, toàn bộ chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ được chia làm các khoản mục chi phí sau:

- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Chi phí về nguyên liệu, vật liệu chính, phụ,

nhiên liệu sử dụng vào mục đính trực tiếp sản xuất sản phẩm.

- Chi phí nhân công trực tiếp: Bao gồm chi phí về tiền công, tiền trích bảo hiểm

xã hội, bảo hiểm y tế và kinh phí công đoàn.- Chi phí sản xuất chung: Đây là những chi phí dùng cho hoạt động sản xuất

chung ở các phân xưởng, tổ đội sản xuất ngoài hai khoản mục chi phí trực tiếp ở trên bao gồm các khoản sau:

- Chi phí nhân viên phân xưởng: Tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp, trích bảo hiểm... cho nhân viên quản lý phân xưởng, nhân viên thống kê, thủ kho, kế toán, tiếp liệu, công nhân vận chuyển, sửa chữa ở phân xưởng. - Chi phí vật liệu: Chi phí vật liệu sử dụng chung cho phân xưởng như vật liệu để sửa chữa, bảo dưỡng tài sản cố định của phân xưởng, vật liệu văn phũng và những vật liệu dựng cho nhu cầu quản lý chung ở phân xưởng, tổ, đội sản xuất. - Chi phí dụng cụ sản xuất: Phản ánh chi phí công cụ, dụng cụ cho nhu cầu sản xuất chung ở phân xưởng, tổ sản xuất, như khuôn mẫu dụng cụ giá lắp, dụng cụ bảo hộ lao động... - Chi phí khấu hao tài sản cố định: Phản ánh toàn bộ số tiền trích khấu hao của TSCĐ hữu hình, vô hình, thuê ngoài sử dụng ở các phân xưởng...

- Chi phí dịch vụ mua ngoài: là chi phí về lao vụ, dịch vụ mua từ bên ngoài để phục vụ cho hoạt động sản xuất chung ở phân xưởng, tổ đội sản xuất như chi phí về điện, nước, khí nén, hơi, điện thoại ...- chi phớ khác bằng tiền.

+ Theo cách ứng xử của chi phí

chi phí được chia thành biến phí và định phí.- Biến phí (chi phí khả biến ): Là những chi phí thay đổi về tổng số, và tỷ lệ so với khối lượng công việc hoàn thành. Tuy nhiên, chi phí biến đổi tính trên một đơn vị sản phẩm lại có tính cố định.- Định phí (chi phí cố định) : Là những chi phí không đổi về tổng số so với khối luợng công việc hoàn thành. Định phí trên một đơn vị sản phẩm lại thay đổi. Phân loại theo khoản mục này tạo điều kiện thuận tiện cho công việc lập kế hoạch và kiểm tra chi phí, đồng thời làm căn cứ để ra các quyết định kinh doanh. Ngoài các cách phân loại chủ yếu trong phục vụ trực tiếp cho công tác quản lý

và công tác kế toán, chi phí sản xuất kinh doanh cũng có thể được phân loại theo

các tiêu thức khác như căn cứ vào phương pháp tập hợp chi phí và mối quân hệ

với đối tượng chịu chi phí có chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp, theo nội dung

cấu thành của sản phẩm có chi phí đơn nhất và chi phí tổng hợp.

1.1.4Giá thành sản phẩm

+ Khái niệm

Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ chi phí về lao động

sống, lao động vật hoá mà doanh nghiệp đã bỏ ra tính cho 1 đơn vị sản phẩm hoặc

là công việc lao vụ sản xuất đã hoàn thành. Giá thành là một chỉ tiêu kinh tế tổng

hợp phản ánh chất lượng toàn bộ hoạt động SXKD của doanh nghiệp trong đó

phản ánh kết quả sử dụng vật tư, tài sản, tiền vốn, các giải pháp kinh tế kỹ thuật

mà doanh nghiệp đã thực hiện nhằm đạt được mục đích là sản xuất được nhiều

sản phẩm nhưng tiết kiệm được chi phí sản xuất và hạ thấp giá thành sản phẩm.

+ Phân loại

- Phân loại giá thành theo thời gian và cơ sở số liệu để tính giá thành.

Giá thành kế hoạch: Được tính trên cơ sở chi phí sản xuất kế hoạch và sản

lượng kế hoạch

Giá thành định mức: Thường căn cứ vào các định mức chi phí hiện hành để

tính cho một đơn vị sản phẩm.

Giá thành thực tế: Là chỉ tiêu được xác định sau khi đã kết thúc quá trình

sản xuất sản phẩm trên cơ sở các chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất sản

phẩm.

- Phân loại giá thành theo phạm vi tính toán.

Giá thành sản xuất (Giá thành công xưởng): Bao gồm chi phí nguyên vật

liệu trực tiếp(CPNVLTT), chi phí nhân công trực tiếp (CPNCTT) và chi phí sản

xuất chung(CPSXC) tính trên sản phẩm đã hoàn thành

Giá thành tiêu thụ(Giá thành toàn bộ): Bao gồm giá thành sản xuất, chi phí

bán hàng, chi phí quản lý DN tính cho sản phẩm đó.

1.1.5Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất, đối tượng tính giá thành

+ Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất

+ Đối tượng tính giá thành

+ Mối quan hệ giữa đối tượng tập hợp chi phi sản xuất và đối tượng tính giá thành

1.2 Kế toán các khoản chi phí sản xuất

1.2.1 Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là những khoản chi phí về nguyên vật liệu, vật

liệu phụ, nửa thành phẩm mua ngoài, nhiên liệu sử dụng trực tiếp cho sản xuất chế

tạo sản phẩm. Các chi phí này có liên quan trực tiếp đến từng đối tượng chịu chi

phí nên có thể tập hợp theo phương pháp ghi trực tiếp căn cứ trên các chứng từ có

liên quan đến nguyên vật liệu trực tiếp để ghi theo đúng đối tượng có liên quan.

Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp thường bao gồm chi phí nguyên vật liệu

chính, chi phí vật liệu phụ, chi phí nhiên liệu... được xuất dùng trực tiếp để sản

xuất sản phẩm.

Đối với nguyên vật liệu chính thường phân bổ theo tiêu chuẩn chi phí định mức

của nguyên vật liệu chính hoặc theo khối lượng sản phẩm đã sản xuất ra.

Công thức phân bổ như sau:

CPVL phân

bổ cho từng đối

tượng

=

Tổng tiêu thức

phân bổ của từng đối

tượng

x

Tỷ lệ( hay

hệ số ) phân

bổTrong đó:

Tỷ lệ(hay hệ số)

phân bổ=

Tổng CP vật liệu cần phân bổ

Tổng tiêu thức phân bổ của tất cả các

đối tượng

Để đảm bảo cho việc tập hợp chi phí được chính xác thì chi phí NVLTT còn phải

chú ý trừ giá trị NVL đã lĩnh dùng nhưng chưa sử dụng hết và giá trị phế liệu thu hồi

(nếu có):

CPNVL thực tế

trong

kỳ

=

Giá

trị NVL

xuất dùng

để SXSP

Giá

trị NVL

chưa sử

dụng cuối

kỳ

Giá

trị phế liệu

thu hồi

Để theo dõi các khoản chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, kế toán sử dụng

TK621- nguyên vật liệu trực tiếp. Tài khoản này được mở sổ chi tiết theo từng đối

tượng tập hợp chi phí (phân xưởng, bộ phận sản xuất).

Nội dung kết cấu TK621:

+Bên nợ : Giá trị nguyên, vật liệu xuất dùng trực tiếp cho chế tạo sản phẩm

+Bên có : − Giá trị vật liệu không dùng hết trả lại kho

− Kết chuyển chi phí NVLTT vào TK154 để tính giá thành sản phẩm

+Số dư : TK621 cuối kỳ không có số dư.

Sơ đồ 1.1: Sơ đồ hạch toán tổng hợp chi phí NVL trực tiếp

TK154

TK1331

TK152TK621TK 152

TK 111,112, 331

NVL xuất dùng trực tiếpđể sản xuất

NVL không dùng hết trả lại nhập kho

Kết chuyển CPNVLTT để dùng tính giá thành SP

Giá trị NVL mua ngoài dùng trực tiếp sx

Thuế VAT được khấu trừ của VL mua ngoài

1.2.2 Kế toán chi phí nhân công trực tiếp

Chi phí nhân công trực tiếp là khoản thù lao lao động phải trả cho công nhân trực

tiếp sản xuất, trực tiếp thực hiện các lao vụ dịch vụ như tiền lương chính, lương

phụ và các khoản phụ cấp có tính chất lương.

Chi phí nhân công trực tiếp là những khoản phải trả công nhân trực tiếp sản

xuất sản phẩm, trực tiếp thực hiện các lao vụ, dịch vụ như: tiền lương chính, lương

phụ và các khoản phụ cấp có tính chất lương. Ngoài ra chi phí nhân công trực tiếp

còn bao gồm các khoản đóng góp cho các quỹ BHXH, BHYT, KPCĐ do chủ sử

dụng lao động chịu và được tính vào chi phí kinh doanh theo một tỷ lệ nhất định

với số tiền lương phát sinh của công nhân trực tiếp sản xuất.

Trong hạch toán, kế toán sử dụng TK622- CPNCTT để phản ánh chi phí

nhân công của người lao động trực tiếp sản xuất sản phẩm.

Nội dung kết cấu TK622:

+Bên nợ : Chi phí nhân công trực tiếp sản xuất sản phẩm

+Bên có : Kết chuyển CPNCTT vào TK154 để tính giá thành sản phẩm.

+Số dư : TK622 cuối kỳ không có số dư.

Sơ đồ 1.2: Sơ đồ hạch toán tổng hợp chi phí nhân công trực tiếp

TK154TK622TK 334

TK 338

Tiền lương và phụ cấp phải trả cho công nhân trực tiếp

K/chuyển CP nhân công TT để tính giá thành sản phẩm

Các khoản trích theo lương được tính vào chi phí

Trích trước tiền lương cuả công nhân sx vào chi phí

TK 335

1.2.3 Kế toán chi phí sản xuất chung

Chi phí sản xuất chung là những chi phí cần thiết còn lại để sản xuất sản

phẩm sau chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp. Đây là

những chi phí phát sinh trong phạm vi các phân xưởng, bộ phận sản xuất của

doanh nghiệp.

Chi phí sản xuất chung gồm chi phí nhân viên phân xưởng, chi phí vật liệu,

chi phí công cụ sản xuất, chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí dịch vụ mua

ngoài và các chi phí khác

Để theo dõi các khoản chi phí sản xuất chung, kế toán sử dụng TK 627-

CPSXC, mở chi tiết theo từng phân xưởng, bộ phận sản xuất, dịch vụ.

* Nội dung kết cấu TK 627:

- Bên nợ: Chi phí SXC thực tế phát sinh trong kỳ.

- Bên có: Kết chuyển chi phí SXC vào TK 154 để tính giá thành sản phẩm và

lao vụ dịch vụ.

TK 627 cuối kỳ không có số dư.

TK 627 được chi tiết thành 6 TK cấp 2:

+ TK 6271: Chi phí nhân viên phân xưởng

+ TK 6272: Chi phí vật liệu xuất dùng chung cho phân xưởng

+ TK 6273: Chi phí công cụ dụng cụ xuất dùng cho phân xưởng

+ TK 6274: Chi phí khấu hao TSCĐ tại phân xưởng

+TK 6277: Chi phí dịch vụ mua ngoài phục vụ cho hoạt động SXKD của

phân xưởng

+ TK 6278: Chi phí khác bằng tiền của phân xưởng.

TK 627 cuối kỳ phải tiến hành phân bổ cho từng loại sản phẩm mà người ta

thường chọn tiêu thức phân bổ là phân bổ theo chi phí định mức giờ làm việc thực

tế của công nhân sản xuất và phân bổ theo tiền lương trực tiếp của công nhân sản

xuất sản phẩm.

* Phương pháp hạch toán:

Trong kỳ tập hợp chi phí từ TK liên quan vào bên nợ TK627. Cuối kỳ phân

ra các khoản ghi giảm chi phí và những TK liên quan, còn lại phân bổ chi phí

sản xuất cho từng đối tượng kết chuyển vào TK 154 (doanh nghiệp áp dụng

PPKKTX) hay vào TK 631 (doanh nghiệp áp dụng PPKKĐK

Sơ đồ 1.3: Sơ đồ hạch toán tổng hợp chi phí sản xuấtChung

1.2.4 Kế toán các khoản thiệt hại trong sản xuất

1.2.4.1 Thiệt hại về sản phẩm hỏng

Sản phẩm hỏng là những sản phẩm không đạt tiêu chuẩn chất lượng và đặc

điểm kỹ thuật về sản xuất sản phẩm như mẫu mã, kích cỡ, cách lắp ráp, màu sắc

của sản phẩm... Tuỳ theo mức độ hư hỏng của sản phẩm mà sản phẩm hỏng chia

ra làm hai loại khác nhau:

TK 338,334 TK 627 TK111, 112,152

TK 152

TK153

TK 214

TK 331

TK111,112

Tập hợp cp nhân viên px

Tập hợp CPVL

Các khoản ghi giảm CPSX

K/ chuyển (phân bổ) CPSX vào đối tượng tính giá thành

Chi phí khấu hao TSCĐ

Tập hợp CP CCDC

CP dịch vụ mua ngoài

CP khác bằng tiền

TK 154(chi tiết..)

TK 111, 112, 152

−Sản phẩm hỏng có thể sửa chữa được: Là những sản phẩm hỏng mà về mặt

kỹ thuật có thể sửa chữa được, chi phí về sửa chữa mặc dù có bỏ ra nhưng

vẫn còn lợi ích kinh tế.

−Sản phẩm hỏng không thể sửa chữa được: Là những sản phẩm hỏng về mặt

kỹ thuật không sửa chữa được, không khôi phục lại được giá trị sử dụng ban

đầu của sản phẩm và chi phí sửa chữa bỏ ra không mang lại lợi ích kinh tế.

Hiện nay trong một số doanh nghiệp ở nước ta có quy định sản phẩm hỏng

trong định mức và sản phẩm hỏng ngoài định mức. Đối với sản phẩm hỏng trong

định mức thường được quy định theo một tỷ lệ nhất định và những chi phí đối với

sản phẩm hỏng trong định mức được coi như là chi phí chính phẩm. Còn đối với

chi phí sản phẩm hỏng ngoài định mức là những sản phẩm hỏng ngoài dự kiến,

ngoài những quy định do những nguyên nhân bất thường không lường trước được

và khi đã được xác định và có ý kiến giải quyết thì xem như đó là một khoản chi

phí về thiệt hại những tổn thất bất thường.

−Đối với sản phẩm hỏng trong định mức thì chi phí đó vẫn tính vào chi phí

chung trong quá trình sản xuất sản phẩm. Còn đối với sản phẩm hỏng ngoài

định mức thì phải hạch toán riêng vào TK 154 và được chi tiết theo sản phẩm

hỏng ngoài định mức.

Sơ đồ 1.4: Hạch toán thiệt hại về sản phẩm hỏng có thể sửa chữa được (sản phẩm hỏng trong định mức).

K/chuyển vào TK154 để tính giá thành

TK 152,155,334TK 621, 622, 627

TK 154 TK155

CP sửa chữa SP hỏngGiá thực tế sp hthành

nhập kho

Sơ đồ 1.5: Hạch toán thiệt hại về sản phẩm hỏng không thể sửa chữa được (sản phẩm hỏng ngoài định mức).

1.2.4.2 Thiệt hại do ngừng sản xuất

Thiệt hại ngừng sản xuất ngoài kế hoạch thường do một nguyên nhân chủ

quan (máy móc hư hỏng) hoặc nguyên nhân khách quan (bão lụt, thiên tai...) gây

ra. Trong thời gian ngừng sản xuất các doanh nghiệp vẫn phải bỏ ra một số khoản

chi phí để duy trì hoạt động như tiền công lao động, khấu hao TSCĐ, chi phí bảo

dưỡng... Những khoản chi phí chi ra trong thời gian này được coi là thiệt hại về

ngừng sản xuất.

Chi phí thiệt hại ngừng sản xuất phải được theo dõi riêng và sau khi đã trừ

phần bồi thường, trừ phần thu hồi phế liệu (nếu có) thì số còn lại được coi là

khoản thiệt hại ngừng sản xuất và ghi vào TK 821.

Sơ đồ 1.6: Hạch toán tổng hợp thiệt hại ngừng sản xuất ngoài kế hoạch.

TK 154 (sp hỏng ngoài định mức)TK1388, 1528TK 621, 622, 627

Số sp hỏng ngoài định mức

TK 821

TK 154(SP)

K/chuyển cp để tính giá thành sp

Xử lý bồi thường hoặc thu hồi phế liệu

Khoản thiệt hại về sp hỏng

TK 152,334,111,112,331

TK1388, 152TK 621,622, 627 TK154(T/hại ngừng sx)

CP phát sinh liên quan t/hại ngừng sx ngoài kế

hoạch

K/chuyển cp về thiệt hại ngừng sx ngoài kế hoạch

Bồi thường, thu hồi

phế liệu

Thiệt hại ngừng sx ngoài kế hoạch

TK 811

1.3 Tính giá thành sản phẩm

1.3.1 Tổng hợp chi phí sản xuất

Sau khi đã tập hợp chi phí như là chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí

nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung thì cuối kỳ hạch toán (tháng, quý) phải kết

chuyển vào bên nợ của TK154 để phục vụ cho việc tính giá thành sản phẩm. TK 154

phải được mở chi tiết theo từng đối tượng tính giá thành.

* Nội dung kết cấu TK 154:

+Bên nợ: Tập hợp chi phí sản xuất trong kỳ (CPNVLTT, CPNCTT, CPSXC)

+Bên có:

− Các khoản chi phí được giảm như là phế liệu thu hồi hoặc sản phẩm

hỏng ngoài định mức

− Giá thành thực tế của sản phẩm hoàn thành đã nhập kho

+Số dư: (Bên nợ) Phản ánh chi phí thực tế của sản phẩm còn dở dang chưa hoàn

thành

Sơ đồ 1.7: Sơ đồ tổng hợp kế toán chi phí sản xuất

Tiêu thụ ngay

x x x

TK 621 TK 154(chi tiết...) TK 152,111

TK 622

TK627TK 157

K/chuyển CPNVLTT

K/chuyển CPNCTT

Các khoản ghi giảm CPSX

Tổng giá thành sx thực tế của sp hoàn thành

K/chuyển CPSXC

TK 155

TK 632

Nhập kho

Gửi bán

x x x

1.3.2. Hạch toán chi phí sản xuất theo phương pháp kiểm kê định kỳ:

Theo phương pháp kiểm kê định kỳ thì kế toán sử dụng TK 631- Giá thành

sản xuất. Kế toán vẫn sử dụng các TK621, 622, 627 để tập hợp chi phí và TK 154

nhưng TK 154 chỉ dùng để phản ánh số dư đầu kỳ và cuối kỳ. Bên nợ TK 631 tập

hợp các chi phí NVLTT, CPNCTT, CPSXC và giá trị sản phẩm làm dở đầu kỳ

chuyển sang. Cuối kỳ sau khi đã kiểm kê đánh giá sản phẩm làm dở cuối kỳ thì kết

chuyển giá trị sản phẩm làm dở cuối kỳ từ TK 631 sang TK 154. Và trên cơ sở số

dư đầu kỳ cộng chi phí tập hợp được trong kỳ trừ giá trị sản phẩm làm dở kiểm kê

cuối kỳ thì sẽ tính được giá thực tế của sản phẩm hoàn thành nhập kho.

* Nội dung kết cấu TK 631:

- Bên nợ: Giá trị sản phẩm làm dở đầu kỳ, các chi phí phát sinh trong kỳ

(CPNVLTT, CPNCTT, CPSXC)

- Bên có: + Kết chuyển giá trị sản phẩm làm dở kiểm kê cuối kỳ

+ Giá thành thực tế của sản phẩm hoàn thành nhập TK 631 cuối kỳ

không có số dư.

Sơ đồ 1.8: Sơ đồ hạch toán CPSX theo phương pháp kiểm kê định kỳ

TK 627

K/chuyển giá trị sp dở dang đầu kỳ

TK 154 TK 631 TK 154

TK 621

TK622

K/chuyển CPNVTT

K/chuyển giá trị sp làm dở kiểm kê cuối kỳ

Giá thành thực tế sp đã hoàn thành nhập khoK/chuyển CPNCTT

TK 632

K/ chuyển CPSX chung

1.3.3 Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ

1.3.3.1 Khái niệm

1.3.3.2 Các phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang

+ Phương pháp đánh giá theo chi phí nguyên vật liệu chính (trực tiếp)

Sản phẩm dở dang là những sản phẩm chưa kết thúc giai đoạn chế biến, còn

đang nằm trong quá trình sản xuất. Để tính được giá thành sản phẩm, doanh

nghiệp cần thiết phải tiến hành kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang. Tuỳ theo

đặc điểm tổ chức sản xuất, quy trình công nghệ và tính chất của sản phẩm mà

doanh nghiệp có thể áp dụng một trong số các phương pháp đánh giá sản phẩm dở

dang sau:

−Với bán thành phẩm: Có thể tính theo chi phí thực tế hoặc kế hoạch.

Với sản phẩm đang chế tạo dở dang: Có thể áp dụng một trong các phương pháp:

Trong trường hợp doanh nghiệp sản xuất có chi phí NVLTT chiếm tỷ trọng

lớn và chủ yếu trong giá thành của sản phẩm và sản phẩm làm dở nhỏ, không

chênh lệch nhiều giữa các kỳ thì doanh nghiệp áp dụng phương pháp này để đánh

giá sản phẩm làm dở cuối kỳ.

Theo phương pháp này, chi phí làm dở cuối kỳ chỉ tính chi phí NVLTT hay

chi phí NVL chính trực tiếp, còn các chi phí khác tính hết cho thành phẩm.

Chi phí sản phẩm làm dở cuối kỳ được tính theo công thức:

CPSP làm dở cuối kỳ

=

CPSP làm dở đầu kỳ(khoản mục

NVLTT)+

Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp phát sinh

Số lượng SP hoàn thành trong kỳ

+Số lượng SP làm dở

cuối kỳ

xSố lượng

SP dở dang cuối kỳ

Trường hợp doanh nghiệp chỉ tính cho sản phẩm làm dở cuối kỳ phần chi phí

NVL chính trực tiếp thì cần tổ chức kế toán chi tiết khoản mục chi phí NVLTT

thành chi phí NVL chính và các chi phí NVL trực tiếp khác.

Nếu quy trình của doanh nghiệp là phức tạp, chế biến kiểu liên tục, qua nhiều

giai đoạn thì sản phẩm dở cuối kỳ ở giai đoạn đầu tính theo NVLTT, còn các giai

đoạn tiếp theo tính theo giá trị của bán thành phẩm của giai đoạn trước chuyển

sang, coi đó là NVLTT của giai đoạn tiếp theo.

+ Phương pháp ước lượng sản phẩm tương đương

Theo phương pháp này căn cứ vào mức độ hoàn thành và số lượng sản phẩm

dở dang để quy sản phẩm dở dang thành sản phẩm hoàn thành. Tiêu chuẩn quy đổi

thường dựa vào giờ công hoặc tiền lương định mức. Để đảm bảo tính chính xác

của việc đánh giá, phương pháp này chỉ nên áp dụng để tính các chi phí chế biến

( CPNCTT, CPSXC) còn các chi phí NVL chính phải xác định theo số thực tế đã

dùng.

Giá trị NVL chính nằm trong sp dở dang

=

Toàn bộ giá trị VL chính xuất dùng

Số lượng thành phẩm

+Số lượng dở dang

xSố lượng

SP dở dang cuối kỳ(không quy đổi)

+ Phương pháp tính 50% chi phí chế biến

Thực chất đây là một dạng của phương pháp ước tính theo sản lượng hoàn

thành tương đương trong đó giả định sản phẩm dở dang đã hoàn thành ở mức độ

50% so với thành phẩm:

Giá trị sp dở dang chưa hoàn thành

=Giá trị NVL chính nằm trong sp

dở dang+

50% chi phí chế biến

+ Phương pháp đánh giá theo chi phí định mức (kế hoạch)

Phương pháp này chỉ áp dụng thích hợp với những doanh nghiệp có quy

trình công nghệ sản xuất sản phẩm ổn định, đã xây dựng được các định mức kinh

tế kỹ thuật tương đối hợp lý và các định mức đã thực hiện có nề nếp thường

xuyên, việc tổ chức hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm có trình

độ nghiệp vụ vững vàng, chế độ hạch toán ban đầu có nề nếp chặt chẽ.

Đặc điểm nổi bật của phương pháp này là thực hiện được việc kiểm tra

thường xuyên, kịp thời việc thực hiện các định mức chi phí để phát hiện ra các

khoản chi phí vượt định mức (là những chi phí chênh lệch so với định mức đã đề

ra)

* Nội dung chủ yếu của phương pháp này:

−Căn cứ vào định mức kinh tế kỹ thuật và dự toán chi phí đã được duyệt để

tính ra giá thành định mức của sản phẩm.

−Phải hạch toán riêng chi phí sản xuất phù hợp với định mức và số chênh

lệch thoát ly định mức.

−Khi có thay đổi định mức phải tính lại giá thành định mức và số chênh lệch

do thay đổi định mức của sản phẩm làm dở.

Trên cơ sở của giá thành định mức số chênh lệch do thay đổi định mức, số

chênh lệch do thoát ly định mức sẽ tính được giá thành thực tế của sản phẩm theo

công thức:

Giá thành thực tế sản phẩm

=Giá thành định mức

xChênh lệch do thay

đổi định mứcx

Chênh lệch do thoát ly định mức

2.3.4 Các phương pháp tính giá thành sản phẩm

+ Phương pháp giản đơn (trực tiếp)

Phương pháp này thích hợp với những doanh nghiệp sản xuất có loại hình sản

xuất giản đơn, quy trình công nghệ sản xuất giản đơn, khép kín, tổ chức sản xuất ra nhiều

sản phẩm, chu kỳ sản xuất ngắn và xen kẽ liên tục. Do đó đối tượng tính giá thành phù

hợp với chu kỳ sản xuất sản phẩm, kỳ tính giá thành thường vào cuối tháng. Các doanh

nghiệp như sản xuất điện, nước, sản xuất bánh kẹo, khai thác than, quặng đều vận dụng

phương pháp này.

Trong trường hợp không cần phải đánh giá sản phẩm làm dở vì không có hoặc nếu

có thì rất ít, rất ổn định do đó thường thì tổng giá thành bằng tổng chi phí và:

Giá thành đơn vị =Tổng giá thành

Số lượng SP hoàn thành

Còn nếu cần phải đánh giá sản phẩm làm dở thì DN sẽ vận dụng phương

pháp thích hợp và tổng giá thành sẽ là:

Tổng giá thành sản phẩm

= Giá trị sp làm dở đầu kỳ

+ CPSX trong kỳ

− Giá trị sp làm dở cuối kỳ

Và:

Giá thành đơn vị =Tổng giá thành sản phẩm

Khối lượng sp hoàn thành

+ Phương pháp hệ số

Phương pháp này được áp dụng trong những doanh nghiệp mà trong cùng

một quá trình sản xuất cùng sử dụng một thứ nguyên liệu và một lượng lao động

nhưng thu được nhiều sản phẩm khác nhau còn gọi là sản xuất liên sản phẩm, và

chi phí không tập hợp riêng cho từng loại sản phẩm được mà phải tập hợp chung

cho quá trình sản xuất.

Đối với loại hình sản xuất này đối tượng tập hợp chi phí là toàn bộ quy trình

công nghệ sản xuất sản phẩm và đối tượng tính giá thành là từng loại sản phẩm do

quy trình công nghệ đó đã sản xuất hoàn thành. Muốn tính giá thành cho từng loại

sản phẩm thì kế toán căn cứ vào tiêu chuẩn kinh tế kỹ thuật để định cho mỗi loại

sản phẩm một hệ số trong đó lấy loại có hệ số là 1 là sản phẩm tiêu chuẩn.

Hệ số đã quy định được sử dụng để tính giá thành cho từng loại sản phẩm.

Theo phương pháp này trình tự tính giá thành được quy định như sau:

- Quy đổi sản lượng thực tế của từng loại sản phẩm theo hệ số tính giá thành

để làm tiêu chuẩn phân bổ.

Sản lượng quy đổi = Sản lượng thực tế x Hệ số quy đổi

Hệ số phẩn bổ giá thành cho từng loại sản phẩm

=Sản lượng đã quy đổi

Tổng sản lượng quy đổi

- Trên cơ sở hệ số đã tính được sẽ tính ra giá thành thực tế của từng loại sản

phẩm theo khoản mục thì:

Giá thành sản phẩm của SP i

=Giá trị dở dang đầu

kỳ+

Chi phí trong kỳ −

Giá trị dở dang cuối

kỳx

Hệ số phân bổ giá thành cho sp

i

+ Phương pháp tỉ lệ

Phương pháp này thích hợp với những doanh nghiệp mà trong cùng một quy

trình công nghệ sản xuất có thể sản xuất ra một nhóm sản phẩm cùng loại với

những quy cách kích cỡ, chủng loại khác nhau như doanh nghiệp sản xuất ra các

ống nước có quy cách khác nhau, các công ty dệt kim, công ty may mặc, đóng

giày...

Với phương pháp tính giá thành này thì đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là

toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất của từng nhóm sản phẩm, đối tượng tính giá

thành là từng nhóm sản phẩm có cùng quy cách .

Trình tự tính giá thành như sau:

Xác định tiêu chuẩn phân bổ = sản lượng thực tế x giá đơn vị kế hoạch

Tính tỷ lệ giá thành theo từng khoản mục

=Tổng CP thực tế của nhóm SP

Tổng tiêu chuẩn phân bổ

- Tính giá thành sản phẩm cho nhóm sản phẩm cùng một quy cách.

Tổng giá thành SP có quy cách i

=Tiêu chuẩn phân bổ của nhóm SP

quy cách ix

Tỷ lệ tính giá thành

+ Phương pháp loại trừ giá trị sản phẩm phụ

Phương pháp này được áp dụng trong trường hợp trong cùng một quy trình

công nghệ sản xuất ngoài việc chế tạo sản phẩm chính ra còn thu thêm được sản

phẩm phụ. Nói là sản phẩm phụ vì nó không thuộc danh mục của sản phẩm chủ

yếu của quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm, về khối lượng và giá trị của sản

phẩm phụ chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ so với sản phẩm chính.

Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất theo phương pháp này là toàn bộ quy

trình công nghệ sản xuất. Đối tượng tính giá thành là sản phẩm chính đã hoàn

thành trên cơ sở tập hợp chi phí cho toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất trừ phần

chi phí của sản phẩm phụ được tính theo quy ước nhất định. Chi phí sản xuất của

sản phẩm phụ có thể tính theo chi phí định mức hoặc giá kế hoạch hoặc giá bán trừ

đi lợi nhuận định mức và thuế (nếu có).

Để đảm bảo cho giá thành sản phẩm chính được chính xác cần phải lựa chọn

cách tính về chi phí sản xuất của sản phẩm phụ thích hợp và cách tính CPSX của

sản phẩm phụ phải được thống nhất trong doanh nghiệp và trong quy tắc tính giá

thành.

+ Phương pháp phân bước

Phương pháp này còn gọi là phương pháp tổng cộng chi phí và được áp dụng trong

các trường hợp những doanh nghiệp có quy trình công nghệ sản xuất phức tạp, sản xuất

chế biến liên tục, sản xuất sản phẩm phải trải qua nhiều giai đoạn chế biến, nửa thành

phẩm của giai đoạn trước là đối tượng tiếp tục chế biến của giai đoạn sau. Đối tượng tính

giá thành là thành phẩm đã hoàn thành ở giai đoạn công nghệ cuối cùng hoặc là nửa

thành phẩm ở từng giai đoạn công nghệ. Kỳ tính giá thành vào thời điểm cuối tháng do

việc xác định đối tượng giá thành là thành phẩm hoặc là nửa thành phẩm. Do đó phương

pháp tính giá thành phân bước cũng chia làm hai phương pháp riêng là phương pháp tính

giá thành phân bước có tính giá thành nửa thành phẩm và phương pháp tính giá thành

phân bước không tính giá thành nửa thành phẩm.

a. Phương pháp tính giá thành phân bước có tính giá thành bán thành phẩm:Theo phương pháp này thì kế toán phải lần lượt tính giá thành của nửa thành

phẩm giai đoạn trước và kết chuyển sang giai đoạn sau một cách tuần tự để tiếp

tục tính gía thành nửa thành phẩm của giai đoạn sau và cứ thế tiếp tục cho đến khi

tính được giá thành của thành phẩm ở giai đoạn cuối cùng. Vì vậy phương pháp

này còn gọi là phương pháp kết chuyển tuần tự chi phí.

b.Phương pháp tính giá thành phân bước không tính giá thành bán thành phẩm:

Phương pháp này được áp dụng trong trường hợp xác định đối tượng tính giá

thành chỉ là thành phẩm, là sản phẩm đã hoàn thành ở giai đoạn cuối cùng của giai

đoạn công nghệ sản xuất sản phẩm.

Theo phương pháp này trước hết căn cứ vào số liệu chi phí sản xuất trong kỳ

đã tập hợp được cho từng giai đoạn sản xuất, cho từng phân xưởng và tính toán

CPNVLTT(bỏ vào từ đầu )

CPSX khác giai đoạn I

Tổng giá thành và giá thành sản

phẩm đơn vị nửa TPgiai đoạn

I

Giá thành nửa TP giai đoạn I chuyển sang

CPSX khác giai đoạn II

Giá và giá thành đơn vị nửa TP

giai đoạn II

Giá thành nửa TP giai đoạn n-1

chuyển sang

CPSX khác giai đoạn n

Tổng giá thành và giá thành đơn

vị Tphẩm

Giai đoạn I Giai đoạn II Giai đoạn n

SƠ ĐỒ 1.9: SƠ ĐỒ TÍNH GIÁ THÀNH PHÂN BƯỚCCÓ TÍNH GIÁ THÀNH BÁN THÀNH PHẨM

phần chi phí sản xuất nằm trong giá thành thành phẩm theo từng khoản mục chi

phí quy định.

+ Phương pháp đơn đặt hàng

Phương pháp này thường được áp dụng đối với những doanh nghiệp có tổ

chức sản xuất theo đơn chiếc hoặc là hàng loạt mặt hàng, sản phẩm nhiều nhưng

không ổn định, sản xuất theo đơn đặt hàng của người mua sau 1 lần sản xuất

không sản xuất lại nữa. Quy trình công nghệ sản xuất phức tạp theo kiểu chế biến

song song, lắp ráp, chu kỳ sản xuất dài, khi kết thúc chu kỳ sản xuất mới tính giá

thành còn nếu sản phẩm sản xuất theo đơn đặt hàng chưa hoàn thành thì đó đều là

chi phí của sản phẩm làm dở. Tính giá thành theo đơn đặt hàng thì đối tượng tính

giá thành là những sản phẩm đơn chiếc hoặc theo đơn đặt hàng. VD: các doanh

nghiệp đóng tàu, các doanh nghiệp chế tạo máy...

Khi tiến hành sản xuất theo đơn đặt hàng thì mỗi đơn đặt hàng mở ra một

phiếu tính giá thành, cuối tháng tập hợp chi phí có liên quan theo từng đơn đặt

hàng và chi phí sản xuất chung. Sau khi tập hợp thì sẽ tiến hành phân bổ cho các

đơn đặt hàng có liên quan theo tiêu chuẩn thích hợp. Khi đơn đặt hàng đã hoàn

thành kế hoạch căn cứ vào số liệu trên phiếu giá thành để tính ra tổng giá thành

đơn vị của đơn đặt hàng.

CHƯƠNG 2

GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY TNHH LE KHANH

2.1 Khái quát về Công Ty Lâm Nghiệp Sài Gòn

2.1.1Lịch sử hình thành và phát triển

+ Sau hơn 30 năm thành lập và phát triển Công ty TNHH LE KHANH đã

có những bước tiến đáng kể về mọi mặt. Từ những ngày đầu với các trang

thiết bị do Liên xô và Trung Quốc cung cấp .hìn lại chặng đường phát

triển hơn 30 năm qua, những người làm công tác bán hàng thể tự hào về

những thành quả đã đạt được. Con số thống kê đến năm 2000 đã chứng tỏ

được sự nỗ lực vì sự nghiệp phát triển sản phẩm: 100% lãnh thổ Việt

Nam đã thành lập chi nhánh và trên 80% dân số nước ta đã biết đến

thương hiệu của Công ty . Theo mục tiêu đặt ra, phấn đấu đến năm 2010

tất cả mọi người dân Việt Nam đều biết đến thương hiệu của Công ty.

Tuy nhiên để đạt được những mục tiêu trên là một vấn đề không đơn

giản. Do đặc điểm địa lý nước ta, đặc biệt là các tỉnh vùng sâu, vùng xa,

vùng núi cao có địa hình phức tạp nên việc đưa sản phẩm đến tay người

tiêu dùng ở các khu vực này rất khó khăn. Công ty TNHH LE KHANH

là đơn vị hàng đầu ngành về hàng may mặc của việt nam. Công ty đã

tham gia cung ứng trang phục cho hầu hết các cơ sở trong cả nước .

2.1.2Chức năng, nhiệm vụ, phương hướng phát triển

2.1.3Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty

2.1.4Tổ chức công tác kế toán của công ty

2.1.4.1 Cơ cấu bộ máy kế toán tại công ty

2.1.4.2 Hình thức sổ kế toán

2.1.4.3 Chính sách kế toán

Chương 3:

Thực trạng về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản

phẩm tại cty TNHH LE KHANH

3.1 Giới thiệu tổng quan về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành

sản phẩm tại nhà máy

3.2.1 Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành sản phẩm

3.2.2 Kỳ tính giá thành

3.2.3 Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm

3.2 Kế toán các khoản chi phí sản xuất

3.2.1 Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

3.2.1.1 Nội dung

3.2.1.2 Chứng từ sử dụng

3.2.1.3 Tài khoản sử dụng

3.2.1.4 Quy trình lưu chuyển chứng từ và trình tự ghi sổ

3.2.1.5 Quy trình hạch toán

3.2.2 Kế toán chi phí nhân công trực tiếp

3.2.2.1 Nội dung

3.2.2.2 Chứng từ sử dụng

3.2.2.3 Tài khoản sử dụng

3.2.2.4 Quy trình lưu chuyển chứng từ và trình tự ghi sổ

3.2.2.5 Quy trình hạch toán

3.2.3 Kế toán chi phí sản xuất chung

3.2.3.1 Nội dung

3.2.3.2 Chứng từ sử dụng

3.2.3.3 Tài khoản sử dụng

3.2.3.4 Quy trình lưu chuyển chứng từ và trình tự ghi sổ

3.2.3.5 Quy trình hạch toán

3.3 Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành thực tế một đơn

hàng

3.3.1 Tổng hợp chi phí sản xuất thực tế

3.3.2 Đánh giá sản phẩm dở dang

3.3.3 Tính giá thành thực tế một đơn hàng

3.4 Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch giá thành

CHƯƠNG 4

MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ

TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI

CTY TNHH LE KHANH

4.1. So sánh chi phí sản xuất và giá thành cá tra fillet của Công ty TNHH le

khanh với chi phí sản xuất và giá thành công ty cùng nghành ở các

năm trước.

4.2. So sánh chi phí sản xuất và giá thành cá tra fillet của Công ty TNHH

LE KHANH với các Công ty khác

4.3. Đánh giá chung tình hình thực hiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá

thành sản phẩm tại Công ty TNHH LEKHANH

4.3.1. Ưu điểm :

4.3.2. Những tồn tại cần khắc phục

4.4. Một số giải pháp góp phần hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và

tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH LEKHANH

4.4.1. Giải pháp hoàn thiện kế toán chi pí nguyên vật liệu trực tiếp:

4.4.2. Giải pháp hoàn thiện kế toán chi phí nhân công trực tiếp:

4.4.3. Giải pháp hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất chung :

4.4.4. Giải pháp hạ giá thành sản phẩm :

- Các giải pháp cạnh tranh qua chỉ tiêu về giá thành

- Biện pháp giảm giá thành

- Quản lý chi phí sản xuất

PHẦN III :

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. KẾT LUẬN :

2. KIẾN NGHỊ :