ĐỀ cƯƠng tham chiẾu - undp

12
1 ĐỀ CƯƠNG THAM CHIU Tài liu hóa kinh nghim ca thành phHChí Minh trong xây dng và áp dụng phương pháp đo lường nghèo đa chiều: Khuyến ngháp dng cho các tnh/thành phkhác và trong cnước 1. Bi cnh Vit Nam trthành nước thu nhp trung bình vào năm 2010 với mức GDP bình quân đầu người đạt 22.8 triệu đồng tương đương với 1.169 USD 1 . Quá trình độ thhoá Vit Nam din ra rt nhanh vi tldân sng khu vực đô thị tăng từ 20% vào năm 1990 lên 30% vào năm 2009 2 , nhanh hơn tốc độ tăng của thế giới. Đặc biệt, đô thị hóa din ra rt nhanh ti TP HChí Minh - trung tâm tăng trưởng phía Nam và là điểm hút lao động di cư từ các khu vc khác trong cnước. Năm 2009, dân di cư (chưa kể đối tượng sinh viên) chiếm tới hơn ¼ dân số TP HChí Minh. Song song vi hiu ứng tăng cơ hội vic làm vi thu nhp cao hơn, quá trình đô thị hoá và di cư cũng làm nảy sinh nhng vấn đề mới như sự gia tăng của bphận người nghèo với điều kin sinh hot và an ninh kém, thiếu tiếp cn các dch vxã hội cơ bản và an sinh xã hi, thiếu cơ hội hoà nhp cộng đồng, v.v... Quá trình này đang tạo ra thách thc vi quản lý đô thị và nlc gim nghèo không nhng cấp địa phương mà cả cp quc gia. Trong khi tlnghèo thu nhp TP HChí Minh rt thp (0,31%), mt bphn không nhdân cư ca thành phphi chu nhiu thiếu ht vcác khía cạnh đời sng xã hi, bao gm an sinh xã hi, cht lượng, din tích và dch vnhà (điện, nước, vsinh, v..v.), giáo dc, y tế, và tham gia các hoạt động xã hi. Kết quĐiều tra Nghèo đô thị 2009 và các nghiên cu liên quan trong khuôn khdán “Đánh giá sâu vtình trạng nghèo đô thị Hà Ni và TP HChí Minh” giai đoạn 2008-2011 (hay “Dự án nghèo đô thị”) đã cho thy rng: đứng tphương diện đa chiều, nghèo đô thị đã thực strthành thách thc ti TP HChí Minh. Đặc biệt nghèo trong nhóm người di cư hay lao động trong khu vc phi chính thc là vấn đề ni cm; đây là những nhóm dân cư mà Dự án Nghèo đô thị và các dán giám sát nghèo khác (như dự án “Theo dõi nghèo đô thị theo phương pháp cùng tham gia” của Oxfam hay dán “Giám sát tác động nhanh - RIM” của VASS/UN/WB) xác định là dbtổn thương nhất do các cú sc kinh tế-xã hội nhưng lại có ít cơ hội tiếp cn hơn (thậm chí là ít nhất) đến các dch vxã hội cơ bản và bo trxã hi (bao gm cbo him và trcp xã hội). Điều quan trng là cách tiếp cận đa chiều cho thy skhác biệt đáng kể giữa nhóm di cư và nhóm có hkhu trong khi cách tiếp cận đơn chiều chda trên thu nhp li che lấp đi sự không đồng nht này. 1 Tng cc Thng kê 2 Tng cc Thng kê

Upload: others

Post on 15-Feb-2022

3 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

1

ĐỀ CƯƠNG THAM CHIẾU

Tài liệu hóa kinh nghiệm của thành phố Hồ Chí Minh trong xây dựng và áp dụng phương pháp

đo lường nghèo đa chiều: Khuyến nghị áp dụng cho các tỉnh/thành phố khác và trong cả nước

1. Bối cảnh

Việt Nam trở thành nước thu nhập trung bình vào năm 2010 với mức GDP bình quân đầu người đạt

22.8 triệu đồng tương đương với 1.169 USD1. Quá trình độ thị hoá ở Việt Nam diễn ra rất nhanh với tỷ lệ cư

dân sống ở khu vực đô thị tăng từ 20% vào năm 1990 lên 30% vào năm 20092, nhanh hơn tốc độ tăng của

thế giới. Đặc biệt, đô thị hóa diễn ra rất nhanh tại TP Hồ Chí Minh - trung tâm tăng trưởng ở phía Nam và là

điểm hút lao động di cư từ các khu vực khác trong cả nước. Năm 2009, dân di cư (chưa kể đối tượng sinh

viên) chiếm tới hơn ¼ dân số TP Hồ Chí Minh. Song song với hiệu ứng tăng cơ hội việc làm với thu nhập cao

hơn, quá trình đô thị hoá và di cư cũng làm nảy sinh những vấn đề mới như sự gia tăng của bộ phận người

nghèo với điều kiện sinh hoạt và an ninh kém, thiếu tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản và an sinh xã hội,

thiếu cơ hội hoà nhập cộng đồng, v.v... Quá trình này đang tạo ra thách thức với quản lý đô thị và nỗ lực

giảm nghèo không những ở cấp địa phương mà cả ở cấp quốc gia.

Trong khi tỷ lệ nghèo thu nhập ở TP Hồ Chí Minh rất thấp (0,31%), một bộ phận không nhỏ dân cư

của thành phố phải chịu nhiều thiếu hụt về các khía cạnh đời sống xã hội, bao gồm an sinh xã hội, chất

lượng, diện tích và dịch vụ nhà ở (điện, nước, vệ sinh, v..v.), giáo dục, y tế, và tham gia các hoạt động xã

hội. Kết quả Điều tra Nghèo đô thị 2009 và các nghiên cứu liên quan trong khuôn khổ dự án “Đánh giá sâu

về tình trạng nghèo đô thị ở Hà Nội và TP Hồ Chí Minh” giai đoạn 2008-2011 (hay “Dự án nghèo đô thị”) đã

cho thấy rằng: đứng từ phương diện đa chiều, nghèo đô thị đã thực sự trở thành thách thức tại TP Hồ Chí

Minh. Đặc biệt nghèo trong nhóm người di cư hay lao động trong khu vực phi chính thức là vấn đề nổi cộm;

đây là những nhóm dân cư mà Dự án Nghèo đô thị và các dự án giám sát nghèo khác (như dự án “Theo dõi

nghèo đô thị theo phương pháp cùng tham gia” của Oxfam hay dự án “Giám sát tác động nhanh - RIM” của

VASS/UN/WB) xác định là dễ bị tổn thương nhất do các cú sốc kinh tế-xã hội nhưng lại có ít cơ hội tiếp cận

hơn (thậm chí là ít nhất) đến các dịch vụ xã hội cơ bản và bảo trợ xã hội (bao gồm cả bảo hiểm và trợ cấp xã

hội). Điều quan trọng là cách tiếp cận đa chiều cho thấy sự khác biệt đáng kể giữa nhóm di cư và nhóm có

hộ khẩu trong khi cách tiếp cận đơn chiều chỉ dựa trên thu nhập lại che lấp đi sự không đồng nhất này.

1 Tổng cục Thống kê

2 Tổng cục Thống kê

2

Trong thời gian từ 2012 đến 2016, với sự hỗ trợ của Dự án “Hỗ trợ giảm nghèo đa chiều ở khu vực

đô thị” do UNDP tài trợ, thành phố Hồ Chí Minh đã tiếp tục (i) hoàn thiện phương pháp đo lường nghèo đa

chiều, (ii) theo dõi/giám sát tình trạng nghèo đa chiều của thành phố và (iii) nâng cao năng lực của thành

phố trong việc xây dựng và thực hiện các chính sách phù hợp, sáng tạo nhằm giảm nghèo đô thị theo

hướng đa chiều, đặc biệt tình trạng nghèo trong nhóm dân dễ tổn thương như dân nhập cư hay lao động

trong khu vực phi chính thức. TPHCM đang phấn đấu đến năm 2018 nâng chuẩn hộ nghèo, cận nghèo lên

mức thu nhập bình quân từ 28 triệu đồng/người/năm trở xuống (hộ nghèo) và từ 28-32 triệu

đồng/người/năm (hộ cận nghèo). Tiêu chuẩn hộ nghèo và cận nghèo hiện nay lần lượt có thu nhập bình

quân dưới 21 triệu đồng và từ 21-28 triệu đồng/người/năm.

Bên cạnh đó, thành phố Hồ Chí Minh đã thành lập Trung tâm Giảm nghèo đa chiều (MDP Hub) vào tháng

7/2017 với nhiệm vụ xúc tiến, hỗ trợ việc xây dựng và áp dụng cách tiếp cận nghèo đa chiều trong giám sát,

đánh giá nhằm hỗ trợ hoạch định chính sách về giảm nghèo, nhận dạng hộ nghèo, hộ cận nghèo để hỗ trợ,

từ đó góp phần tích cực vào phát triển kinh tế - xã hội của thành phố theo hướng bền vững. Kinh nghiệm

của thành phố Hồ Chí Minh và các kết quả đã đạt được trong giảm nghèo đa chiều cần được tổng hợp lại

để chia sẻ với các địa phương khác và áp dụng trong phạm vi cả nước.

2. Mục tiêu

Hỗ trợ tài liệu hóa kinh nghiệm xây dựng và áp dụng NĐC của thành phố HCM để chia sẻ với các

địa phương khác ở VN và trong khu vực (chia sẻ trực tiếp giữa các địa phương với nhau hoặc

thông qua MDP Hub mới được thành lập).

Đưa ra khuyến nghị về khả năng và điều kiện áp dụng NĐC tại các tỉnh/thành phố khác.

Đề xuất hoàn thiện/điều chỉnh các quy định/cách thức đo lường nghèo đa chiều hiện hành và

chính sách ở cấp trung ương để tiếp tục áp dụng NĐC trong cả nước.

3. Dự kiến sản phẩm đầu ra

Báo cáo 1: Tài liệu giới thiệu về kinh nghiệm xây dựng và áp dụng NĐC ở TP HCM (bao gồm 1

báo cáo và 1 bộ bài giảng ppt (nhiều module như dự kiến ở phụ lục 1) để trình chiếu).

Báo cáo 2: Đánh giá độc lập về kết quả áp dụng NĐC ở HCMC và các điều kiện áp dụng tại các

tỉnh/thành phố khác.

Báo cáo 3: Đề xuất hoàn thiện các quy định hiện hành (về đo lường NĐC, xác định hộ nghèo và

các chính sách có liên quan) để tạo điều kiện cho việc áp dụng tốt hơn phương pháp tiếp cận

NĐC ở các địa phương khác và trong cả nước.

4. Phạm vi công việc và thời gian dự kiến

Để đạt được mục tiêu và các sản phẩm nêu trên, UNDP dự kiến tuyển 03 chuyên gia trong nước thực hiện

các hoạt động sau trong thời gian từ tháng 8 đến tháng 11/2017:

3

STT Nội dung

Số ngày làm việc

Thời gian Chuyên gia 1

(HCMC)

Chuyên gia 2

(Trưởng nhóm)

Chuyên gia 3

(Số liệu, phương pháp đo lường)

1. Thu thập tài liệu liên quan đến NĐC ở

Việt Nam (trung ương, địa phương -

thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh/thành

phố khác) và kinh nghiệm quốc tế

Rà soát, tổng hợp tài liệu

3 3 2 Tháng 8/2017

2. Xây dựng Kế hoạch triển khai và Đề

cương chi tiết cho 3 báo cáo 2 2 1 Tháng 8/2017

3. Tham vấn trực tiếp các nhà hoạch định

và thực hiện chính sách giảm nghèo ở

trung ương, thành phố HCM và một số

địa phương về kết quả thực hiện NĐC ở

HCMC và khả năng nhân rộng

5 Tháng 9/2017

4. Xây dựng bộ tài liệu giới thiệu về kinh

nghiệm xây dựng và áp dụng NĐC ở

HCMC, bao gồm cả các module tập huấn

(xem Phụ lục 1)

32 5 Tháng 9 -

10/2017

5. Dự thảo báo cáo đánh giá độc lập về kết

quả áp dụng NĐC ở HCMC và đề xuất

các điều kiện cần để áp dụng NĐC ở các

địa phương khác (xem Phụ lục 2)

5 10 1 Tháng 9 -

10/2017

Dự thảo báo cáo đề xuất hoàn thiện các

quy định hiện hành (về đo lường NĐC,

xác định hộ nghèo và các chính sách có

liên quan) - xem Phụ lục 3

5 10 12 Tháng 9 -

10/2017

6. Trình bày dự thảo tài liệu và các báo cáo

tại các buổi tọa đàm tham vấn với các

bên liên quan và hoàn thiện Bộ tài liệu

và các báo cáo

10 7 1 Tháng 9-

11/2017

Tổng cộng số ngày làm việc 57 42 17

Project ID 00105938 00105935

4

Ghi chú:

- Thù lao cho chuyên gia 1 (HCMC) sẽ được lấy từ nguồn kinh phí của giai đoạn xây dựng dự án “Thành phố

HCM sống tốt” do UNDP tài trợ.

- Thù lao cho chuyên gia 2 (Trưởng nhóm) và chuyên gia 3 (số liệu, phương pháp đo lường NĐC) sẽ được lấy từ

nguồn kinh phí của giai đoạn xây dựng dự án “Mở rộng quan hệ đối tác và thúc đẩy phát huy các sáng kiến

giảm nghèo đa chiều đối với phụ nữ dân tộc thiểu số” do UNDP tài trợ.

5. Yêu cầu đối với chuyên gia tư vấn

Chuyên gia 1 (NĐC ở thành phố Hồ Chí Minh):

Nhiệm vụ chính:

- Thực hiện các hoạt động như trong bảng “Các hoạt động và thời gian dự kiến” ở mục 4 nêu trên.

- Chịu trách nhiệm về Báo cáo 1: Tài liệu giới thiệu về NĐC ở thành phố HCM (bao gồm cả tài liệu ppt

phục vụ đào tạo/tập huấn) – xem Phụ lục 1 (Đề cương gợi ý cho báo cáo 1) để chuyên gia tham

khảo và hoàn thiện trong quá trình xây dựng báo cáo.

- Hỗ trợ, góp ý trong quá trình hoàn thiện Báo cáo 2: Đánh giá độc lập về kết quả áp dụng NĐC ở

HCMC và đề xuất các điều kiện cần để áp dụng NĐC ở các địa phương khác; và Báo cáo 3: Đề xuất

hoàn thiện các quy định hiện hành (về đo lường NĐC, xác định hộ nghèo và các chính sách có liên

quan).

Yêu cầu:

- Có bằng Đại học hoặc cao hơn, chuyên ngành kinh tế hoặc xã hội.

- Hiểu biết về phương pháp tiếp cận nghèo theo hướng đa chiều.

- Có kinh nghiệm rà soát, điều tra hộ nghèo theo hướng đa chiều tại thành phố Hồ Chí Minh.

- Có kiến thức, năng lực phân tích thống kê và trực quan hoá dữ liệu.

- Có kinh nghiệm trong việc dẫn dắt các cuộc thảo luận, hội thảo nhằm phát huy ý kiến của các bên

tham gia.

- Khả năng phân tích và tư duy tốt, có kỹ năng hỗ trợ, giao tiếp và viết tốt.

- Sử dụng thành thạo các phần mềm máy tính thông dụng.

Chuyên gia 2 (Trưởng nhóm):

Nhiệm vụ chính:

- Thực hiện các hoạt động như trong bảng “Các hoạt động và thời gian dự kiến” ở mục 4 nêu trên.

- Đề xuất phương pháp tiến hành hoạt động, dự thảo đề cương của 03 sản phẩm: i) Tài liệu giới thiệu

về NĐC ở thành phố HCM, ii) Báo cáo đánh giá độc lập về kết quả áp dụng NĐC ở HCMC và đề xuất

các điều kiện cần để áp dụng NĐC ở các địa phương khác; và ii) Báo cáo đề xuất hoàn thiện các quy

định hiện hành (về đo lường NĐC, xác định hộ nghèo và các chính sách có liên quan).

- Chịu trách nhiệm chính về sản phẩm 2: Báo cáo đánh giá độc lập về kết quả áp dụng NĐC ở HCMC

và đề xuất các điều kiện cần để áp dụng NĐC ở các địa phương khác; và sản phẩm 3: Báo cáo đề

xuất hoàn thiện các quy định hiện hành (về đo lường NĐC, xác định hộ nghèo và các chính sách có

5

liên quan)… Xem Phụ lục 2 và 3: Nội dung chính của Báo cáo 2 và Báo cáo 3 để chuyên gia tham

khảo và xây dựng đề cương chi tiết để UNDP duyệt trước khi triển khai xây dựng báo cáo.

- Hỗ trợ, góp ý để Chuyên gia 1 (HCMC) hoàn thiện sản phẩm 1: Tài liệu giới thiệu về NĐC ở thành

phố HCM.

Yêu cầu:

- Có bằng Thạc sĩ hoặc cao hơn, chuyên ngành kinh tế hoặc xã hội.

- Hiểu biết về phương pháp tiếp cận nghèo theo hướng đa chiều, có kinh nghiệm về rà soát, điều tra

hộ nghèo tại Việt Nam trên quy mô quốc gia.

- Có kinh nghiệm trong xác định đối tượng của các chương trình, chính sách xã hội; đặc biệt là kinh

nghiệm nghiên cứu, xây dựng công cụ giám sát, xác định hộ nghèo.

- Có kiến thức, năng lực phân tích thống kê và trực quan hoá dữ liệu.

- Am hiểu về các chính sách, chương trình giảm nghèo, đặc biệt như Nghị quyết 80, Nghị quyết 30a,

CTMTQG-GNBV, Chương trình 135, Chương trình xây dựng nông thôn mới và các hoạt động giảm

nghèo liên quan.

- Có kinh nghiệm làm việc với các Bộ, ngành, cơ quan Chính phủ, đặc biệt là VPQGGN, Bộ LĐTBXH,

Tổng cục Thống kê.

- Có kinh nghiệm làm việc với các tổ chức quốc tế tại Việt Nam, kinh nghiệm làm việc với UNDP là

một lợi thế.

- Có kinh nghiệm trong việc dẫn dắt các cuộc thảo luận, hội thảo nhằm phát huy ý kiến của các bên

tham gia.

- Khả năng phân tích và tư duy tốt, có kỹ năng hỗ trợ, giao tiếp và viết tốt.

- Sử dụng thành thạo các phần mềm máy tính thông dụng.

Chuyên gia 3 (số liệu, phương pháp đo lường):

Nhiệm vụ chính:

- Thực hiện các hoạt động như trong bảng “Các hoạt động và thời gian dự kiến” ở mục 4 nêu trên.

- Hỗ trợ chuyên gia 2 (Trưởng nhóm) trong việc phân tích số liệu, rà soát các phương pháp và công

cụ đo lường nghèo đa chiều và xác định hộ nghèo hiện hành để hoàn thiện sản phẩm 3: Báo cáo đề

xuất hoàn thiện các quy định hiện hành (về đo lường NĐC, xác định hộ nghèo và các chính sách có

liên quan).

- Hỗ trợ, góp ý trong quá trình hoàn thiện sản phẩm 1: Tài liệu giới thiệu về NĐC ở thành phố HCM

và sản phẩm 2: Đánh giá độc lập về kết quả áp dụng NĐC ở HCMC và đề xuất các điều kiện cần để

áp dụng NĐC ở các địa phương khác.

Yêu cầu:

- Có bằng Thạc sĩ hoặc cao hơn, chuyên ngành kinh tế hoặc xã hội.

- Hiểu biết về phương pháp tiếp cận nghèo theo hướng đa chiều.

- Có kinh nghiệm về thiết kế và hỗ trợ thực hiện rà soát, điều tra hộ nghèo tại Việt Nam trên quy mô

quốc gia.

6

- Có kinh nghiệm trong xác định đối tượng của các chương trình, chính sách xã hội; đặc biệt là kinh

nghiệm nghiên cứu, xây dựng công cụ giám sát, xác định hộ nghèo.

- Có kiến thức, năng lực phân tích thống kê và trực quan hoá dữ liệu.

- Am hiểu về các chính sách, chương trình giảm nghèo, đặc biệt như Nghị quyết 80, Nghị quyết 30a,

CTMTQG-GNBV, Chương trình 135, Chương trình xây dựng nông thôn mới và các hoạt động giảm

nghèo liên quan.

- Có kinh nghiệm làm việc với các Bộ, ngành, cơ quan Chính phủ, đặc biệt là VPQGGN, Bộ LĐTBXH,

Tổng cục Thống kê.

- Có kinh nghiệm làm việc với các tổ chức quốc tế tại Việt Nam, kinh nghiệm làm việc với UNDP là

một lợi thế.

- Khả năng phân tích và tư duy tốt, có kỹ năng hỗ trợ, giao tiếp và viết tốt.

- Sử dụng thành thạo các phần mềm máy tính thông dụng.

6. Hỗ trợ hành chính và tài liệu tham khảo

Văn phòng UNDP sẽ cung cấp các hỗ trợ cần thiết để tư vấn hoàn thành nhiệm vụ, bao gồm:

- Các tài liệu, báo cáo liên quan đến dự ánĐánh giá Nghèo đô thị(triển khai ở Hà Nội và thành phố Hồ

Chí Minh từ 2008-2011) và dự án Hỗ trợ giảm nghèo đa chiều ở khu vực đô thị (thực hiện từ 2012-

2016 tại thành phố Hồ Chí Minh);

- Tổ chức tọa đàm với các bên liên quan để trao đổi về dự thảo Tài liệu và Báo cáo.

7. Điều kiện và điều khoản thanh toán

Thanh toán lần 1: 60% tổng giá trị hợp đồng tư vấn, sau khi tư vấn nộp dự thảo 03 sản phẩm: i)

Tài liệu giới thiệu về NĐC ở thành phố HCM, ii) Báo cáo đánh giá độc lập về kết quả áp dụng

NĐC ở HCMC và đề xuất các điều kiện cần để áp dụng NĐC ở các địa phương khác; và ii) Báo

cáo đề xuất hoàn thiện các quy định hiện hành (về đo lường NĐC, xác định hộ nghèo và các

chính sách có liên quan).

Thanh toán lần 2: 40% tổng giá trị hợp đồng tư vấn, sau khi 03 sản phẩm: i) Tài liệu giới thiệu về

NĐC ở thành phố HCM, ii) Báo cáo đánh giá độc lập về kết quả áp dụng NĐC ở HCMC và đề xuất

các điều kiện cần để áp dụng NĐC ở các địa phương khác; và ii) Báo cáo đề xuất hoàn thiện các

quy định hiện hành (bản cuối) được hoàn thiện, nộp cho UNDP và được nghiệm thu bởi UNDP.

7

PHỤ LỤC 1: Gợi ý đề cương Báo cáo 1

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Xây dựng và áp dụng phương pháp đo lường nghèo đa chiều - Kinh nghiệm của

thành phố Hồ Chí Minh

A. Bối cảnh

- Một số nét đặc trưng của thành phố HCM: là đầu tầu phát triển kinh tế, đạt nhiều kết quả trong

phát triển xã hội, tuy nhiên ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa và di cư tăng

nhanh...--> các vấn đề về nhà ở, đường xá, môi trường, tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản, …

- Nhu cầu nghiên cứu và áp dụng NĐC:

B. Tổng quan về quá trình tiếp cận và áp dụng nghèo đa chiều tại TP HCM

- Giới thiệu khái quát về quá trình từ Điều tra Nghèo đô thị giai đoạn 1 đến ngày nay.

- Mô tả chung về từng giai đoạn trong 4 giai đoạn: i) nghiên cứu; ii) xây dựng; iii) áp dụng trong xác

định hộ nghèo; và iv) áp dụng trong xây dựng và thực hiện chính sách.

Lưu ý: Nêu bật vai trò của UNDP và TPHCM (ngành thống kê, Ban CĐ giảm nghèo, và UBND) trong các

giai đoạn

C. Các giai đoạn nghiên cứu, xây dựng và áp dụng NĐC ở TP HCM

Trong tất cả các giai đoạn đều nên có 3 phần chính:

- Các bước: xuất phát điểm, mục đích, thời gian thực hiện, đối tác, thuận lợi khó khăn, nguồn lực,

kết quả thu được và tác động, khả năng áp dụng cho các địa phương khác

- Bài học và khuyến nghị

- Danh sách sản phẩm chính cùng đường link hoặc tài liệu đính kèm)

C.1. Giai đoạn 1 (từ 2009 đến…): Khảo sát và nghiên cứu sâu thực trạng nghèo tại TP HCM

Một số lưu ý:

o Điều tra UPS 2009: nêu bật một số điểm:

Xuất phát điểm của điều tra: đánh giá sâu thực trạng nghèo tại TP HCM và Hà Nội

Thu thập số liệu cho cả bộ phận dân di cư và thường trú

Kết quả:

HCMC “nghèo” hơn Hà Nội

8

Chênh lệch về tiếp cận các dịch vụ và điều kiện sống cơ bản giữa dân di cư

và thường trú trong khi thu nhập không chênh lệch

o Các buổi công bố kết quả và thảo luận nghèo đa chiều: có tác động/ý nghĩa gì?

o Từ bao giờ/do đâu mà khái niệm nghèo đa chiều thực sự được sự quan tâm của TP HCM để

tiếp tục những giai đoạn tiếp theo? Thể hiện ở đâu? VD: Các khía cạnh nghèo đa chiều và

bộ phận dân di cư đã được thể chế hóa bằng cách lồng ghép vào Khảo sát mức sống hộ gia

đình thành phố 2012 như thế nào

- Sản phẩm: cơ sở dữ liệu và báo cáo nghèo đa chiều, phương pháp luận và bảng hỏi điều tra nghèo

đa chiều.

C.2. Giai đoạn 2 (từ… đến…): Xây dựng phương pháp đo lường NĐC ở HCMC và triển khai thực hiện

Các bước chính:

o Đào tạo của OPHI

o Study tour ở Mehico

o Trao đổi kinh nghiệm với Brazin

o Các đào tạo và hội thảo về xây dựng thước đo nghèo đa chiều trong thành phố

o Thí điểm tại 4 quận huyện đánh giá thực trạng nghèo theo phương pháp đa chiều

o Hội thảo nghèo đa chiều công bố kết quả

o Xây dựng phương pháp luận sau kết quả thí điểm

o Thể chế hóa pp luận

o Đào tạo tập huấn

Lưu ý nhấn mạnh: quá trình địa phương hóa, tham vấn đạt sự đồng thuận và thể chế hóa

Sản phẩm:

o 4 bài báo cáo về kết quả thí điểm và phương pháp luận

o Cơ sở dữ liệu vi mô

o Bảng hỏi, phương pháp luận khảo sát

o StatInfo

o Video clip và tờ rơi

o Tài liệu tập huấn

C.3. Giai đoạn 3 (từ… đến…): Thử nghiệm phương pháp xác định hộ nghèo theo phương pháp đa

chiều; Khảo sát lập danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo thành phố Hồ Chí Minh Năm 2016

- Thử nghiệm phương pháp xác định hộ nghèo theo phương pháp đa chiều

o Thử nghiệm tại 1 khu phố (quận), 1 ấp (huyện)

9

o Thử nghiệm tại 4 quận, huyện

- Khảo sát lập danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo thành phố Hồ Chí Minh Năm 2016:

o Xây dựng phương pháp luận tổng rà soát

o Đào tạo tập huấn

o Ứng dụng công nghệ thông tin trong xác định hộ nghèo, hộ cận nghèo theo phương pháp

đa chiều và đánh giá thực trạng nghèo đa chiều ở các cấp thành phố, quận/ huyện,

phường/xã phục vụ cho theo dõi, lập và thực hiện chính sách

o Tuyên truyền

o Tiến hành rà soát

- Khảo sát mức sống dân cư năm 2016 ( bổ sung khảo sát nghèo đa chiều) (Cục Thống kê)

o Lồng ghép Bảng hỏi

o Phương pháp luận chọn mẫu và tiến hành

o Thực tế thu thập số liệu

Lưu ý nêu bật:

- Phương pháp, quy trình, và chuẩn nghèo khác với trung ương như thế nào và tại sao lại vậy

- Nhấn mạnh đưa cả bộ phận dân di cư vào rà soát

- Lưu ý việc sót đối tượng, phải rà soát bổ sung

- Nếu ý nghĩa của việc lồng vào khảo sát hộ nghèo của nghành thống kê, tại sao phải làm vậy (số liệu

đại diện tốt hơn đặc biệt cho dân di cư, nắm nhiều khía cạnh sâu về đời sống phục vụ phân tích

chính sách, v.v…)

Sản phẩm chính:

- Kết quả thử nghiệm

- Phương pháp luận và bảng hỏi

- Cơ sở dữ liệu

- Báo cáo

C.4. Giai đoạn 4: Áp dụng NĐC trong quản lý nhà nước và phát triển kinh tế - xã hội

D. Các hoạt động Hợp tác quốc tế

Tổng kết các hoạt động hợp tác liên kết, trong đó nhấn mạnh: hội thảo vùng năm 2015

E. Trung tâm nghèo đa chiều

Giới thiệu về mục đích, sự hình thành, tổ chức và kế hoạch hoạt động…….

F. Bài học kinh nghiệm

10

Ví dụ: (i) thước đo phải phù hợp với đặc điểm địa phương (ii) phương pháp luận được xây dựng căn

cứ vào số liệu hiện trạng, có sự tham vấn và dựa trên sự đồng thuận của các bên liên quan (đặc biệt

là phản hồi của người dân và cộng đồng) (iii) phương pháp luận gọn nhẹ, thuận lợi trong thu thập

và xử lý số liệu (iv) có kế hoạch và biện pháp xử lý và sử dụng số liệu rõ ràng nhằm tối đa hóa lợi ích

của số liệu phục vụ cho theo dõi, lập và thực hiện chính sách (v) có sự phối hợp chặt chẽ giữa trung

ương và địa phương để đảm bảo chia sẻ kinh nghiệm, thể chế hóa, và phối hợp nâng cao năng lực

(vi) Phối hợp giữa các địa phương để chia sẻ kinh nghiệm, học tập để giảm thiểu thời gian xây

dựng, thử nghiệm và áp dụng (vii) đẩy mạnh hợp tác quốc tế...

G. Một số khuyến nghị

1. Khuyến nghị cho tiếp tục hoàn thiện phương pháp luận tính toán và thu thập số liệu nghèo đa chiều

cấp quốc gia: hoàn thiện, bổ sung các chiều và chỉ số, quy trình rà soát hộ nghèo, hoàn thiện cơ sở

dữ liệu phục vụ báo cáo, công bố và phân tích, v.v…

2. Khuyến nghị cho việc địa phương hóa phương pháp luận nghèo đa chiều ở cấp địa phương cho phù

hợp điều kiện phát triển và đặc tính địa phương.

Phụ lục: Tài liệu tập huấn, bao gồm các bài giảng ppt để thuyết trình trong quá trình tập huấn/chia sẻ

kinh nghiệm. Các module khuyến nghị (sẽ được bổ sung/điều chỉnh trong quá trình thực hiện hợp đồng,

căn cứ vào đề xuất của chuyên gia tư vấn):

1. Giới thiệu về NĐC: NĐC là gì? Kinh nghiệm quốc tế. Tại sao cần áp dụng ở VN/TP HCM?

2. Theo dõi, đánh giá NĐC

3. Xác định/lựa chọn các chiều và chỉ số nghèo

4. Quy trình thực hiện đánh giá NĐC

5. Áp dụng phương pháp đo lường NĐC trong xác định hộ nghèo

11

PHỤ LỤC 2:

Nội dung chính của Báo cáo 2

Đánh giá độc lập về kết quả áp dụng NĐC ở HCMC và đề xuất các điều kiện cần để

áp dụng NĐC ở các địa phương khác

1. Bối cảnh và sự cần thiết áp dụng NĐC tại phạm vi cấp tỉnh

1.1 Việt Nam

Phát triển kinh tế và quá trình đô thị hóa

Phân cấp, trao quyền cho địa phương

Thực hiện hiệu quả mục tiêu giảm nghèo

1.2. TPHCM

1.3 Các địa phương khác

2. Giới thiệu về đánh giá

Mục đích và phạm vi đánh giá

Phương pháp đánh giá

3. Đánh giá về kết quả áp dụng NĐC ở HCMC:

Có đáp ứng mục tiêu của áp dụng NĐC hay không:

- đo lường, giám sát;

- xác định đối tượng,

- thiết kế chính sách

Ghi nhận những bài học về thành công và hạn chế trong quá trình thiết kế hoạt động, tổ chức

hoạt động

4. Các yếu tố/điều kiện cần để áp dụng NĐC ở các địa phương khác

Khung chính sách, thể chế

Tổ chức bộ máy, nguồn lực

Khả năng linh hoạt/điều chỉnh ở từng địa phương

Các điều kiện khác

5. Quy trình vận dụng kinh nghiệm của HCMC

6. Các câu hỏi thường gặp (nếu cần)

Ghi chú: Trên đây là những nội dung gợi ý để chuyên gia tham khảo trong quá trình xây dựng Đề cương

chi tiết của Báo cáo để UNDP duyệt trước khi tiến hành hoạt động.

12

PHỤ LỤC 3:

Nội dung chính của Báo cáo 3

Đề xuất hoàn thiện các quy định hiện hành (về đo lường NĐC, xác định hộ nghèo

và các chính sách có liên quan)

1. Tổng hợp, đánh giá chung về các chính sách quy định hiện hành

a. Phương pháp và công cụ đo lường NĐC

b. Xác định hộ nghèo, đối tượng của các chương trình giảm nghèo, trợ giúp xã hội…. Những

điểm được và những điểm cần tiếp tục được nghiên cứu, điều chỉnh.

c. Áp dụng kết quả đo lường NĐC trong giảm nghèo và xây dựng/hoàn thiện chính sách phát

triển kinh tế - xã hội ở địa phương và trong cả nước.

2. Đề xuất hoàn hiện các quy định, chính sách hiện hành

d. Phương pháp và công cụ đo lường NĐC,

e. Xác định hộ nghèo, đối tượng của các chương trình giảm nghèo, trợ giúp xã hội…. Những

điểm cần điều chỉnh.

f. Áp dụng kết quả đo lường NĐC trong giảm nghèo và xây dựng/hoàn thiện chính sách phát

triển kinh tế - xã hội ở địa phương và trong cả nước.

3. Lộ trình và các điều kiện đảm bảo

Ghi chú: Trên đây là những nội dung gợi ý để chuyên gia tham khảo trong quá trình xây dựng Đề cương

chi tiết của Báo cáo để UNDP duyệt trước khi tiến hành hoạt động.