Để Đà lạt là đô thị văn minh -...

8
TÒA SOẠN - BẠN ĐỌC Tan nát một tuyến đường liên phường, xã TRANG 7 BÁO LÂM ĐỒNG PHÁT HÀNH THỨ HAI, THỨ BA, THỨ TƯ, THỨ SÁU VÀ CUỐI TUẦN www.baolamdong.vn - www.dalatonline.vn, ĐƯỜNG DÂY NÓNG: 3811383 - 01645477577. VĂN PHÒNG TẠI BẢO LỘC: 17 Nguyễn Công Trứ - P. II - Bảo Lộc; ĐIỆN THOẠI: 3720550 - Fax: 3720560. Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠT Điện thoại: 3822472 - 3822473 Fax: 3827608 E-mail: [email protected] CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNG SỐ 4940 - THỨ TƯ NGÀY 13/12/2017 NHỚ LỜI BÁC DẠY Phụ nữ làm đẹp cho các không gian hoa TRANG 5 Mình đối với mình: Đừng tự mãn, tự túc; nếu tự mãn, tự túc thì không tiến bộ. Phải tìm học hỏi cầu tiến bộ. Đừng kiêu ngạo, học lấy điều hay của người ta. Phải siêng năng tiết kiệm. (BÀI NÓI CHUYỆN VỚI CÁN BỘ TỈNH THANH HÓA, 20/2/1947, T. 5, TR. 54) XEM TIẾP TRANG 2 KINH TẾ Xử lý hiện tượng vàng lá cà phê Lâm Đồng TRANG 3 Quản lý, bảo vệ rừng giao thời TRANG 4 TRANG 6 TRANG 5 Không gian hoa tại công viên Ánh Sáng luôn hấp dẫn khách du lịch. Ảnh: P.Nhân Hướng nghiệp cho học sinh từ trường phổ thông Bắt đầu từ năm học 2017 - 2018, Trường THPT Lộc Thanh (Bảo Lộc) triển khai dạy nghề phổ thông cho học sinh khối 11 gắn với thực tế địa phương. Qua đó, hướng tới học tập gắn với sản xuất, kinh doanh để hướng nghiệp cho học sinh ngay từ trên ghế nhà trường. TRANG 2 Vấn đề trọng tâm kinh tế - xã hội của tỉnh trong năm 2017 là nội dung đã và đang được nhiều cử tri và nhân dân quan tâm tại kỳ họp HĐND tỉnh lần thứ 4, khóa IX vừa qua. Tại kỳ họp, đông đảo các tầng lớp nhân dân đã được nghe Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Đoàn ĐBQH đơn vị tỉnh Lâm Đồng Đoàn Văn Việt báo cáo khái quát, giải trình, phân tích nguyên nhân hạn chế, khuyết điểm và giải pháp bứt phá trong năm 2018. Để Đà Lạt là đô thị văn minh Nỗ lực của cả hệ thống chính trị Chính sách thu hút, tạo nguồn cán bộ từ sinh viên xuất sắc, cán bộ khoa học trẻ Văn Phòng Chính phủ cho biết, Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 140 về chính sách thu hút, tạo nguồn cán bộ từ sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, cán bộ khoa học trẻ. Nghị định quy định về chính sách thu hút, tạo nguồn cán bộ từ sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, cán bộ khoa học trẻ làm việc tại các cơ quan của Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội từ trung ương đến cấp huyện; các đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng, Nhà nước và lực lượng vũ trang. Nghị định quy định cụ thể từng đối tượng, tiêu chuẩn áp dụng chính sách thu hút, tạo nguồn cán bộ. Cụ thể, sinh viên tốt nghiệp đại học loại xuất sắc tại cơ sở giáo dục đại học ở trong nước hoặc nước ngoài được công nhận tương đương về văn bằng, chứng chỉ theo quy định của pháp luật có kết quả học tập và rèn luyện xuất sắc các năm học của bậc đại học, trong độ tuổi quy định tại Điều 1 Luật Thanh niên tính đến thời điểm nộp hồ sơ dự tuyển và đáp ứng một trong các tiêu chuẩn: Đoạt giải ba cá nhân trở lên tại một trong các kỳ thi lựa chọn học sinh giỏi cấp tỉnh; đoạt giải khuyến khích trở lên trong các kỳ thi lựa chọn học sinh giỏi cấp quốc gia hoặc Bằng khen trở lên trong các kỳ thi lựa chọn học sinh giỏi quốc tế thuộc một trong các môn khoa học tự nhiên (Toán, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Tin học) và khoa học xã hội (Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, Ngoại ngữ) trong thời gian học ở cấp trung học phổ thông;...

Upload: truongphuc

Post on 29-Aug-2019

214 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

TÒA SOẠN - BẠN ĐỌCTan nát một tuyến đường

liên phường, xãTRANG 7

BÁO LÂM ĐỒNG PHÁT HÀNH THỨ HAI, THỨ BA, THỨ TƯ, THỨ SÁU VÀ CUỐI TUẦN www.baolamdong.vn - www.dalatonline.vn, ĐƯỜNG DÂY NÓNG: 3811383 - 01645477577.

VĂN PHÒNG TẠI BẢO LỘC: 17 Nguyễn Công Trứ - P. II - Bảo Lộc; ĐIỆN THOẠI: 3720550 - Fax: 3720560.

Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠTĐiện thoại: 3822472 - 3822473 Fax: 3827608E-mail: [email protected]

CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNGSỐ 4940 - THỨ TƯ NGÀY 13/12/2017

NHỚ LỜI BÁC DẠY

Phụ nữ làm đẹp cho các không gian hoa

TRANG 5

Mình đối với mình: Đừng tự mãn, tự túc; nếu tự mãn, tự túc thì không tiến bộ. Phải tìm học hỏi cầu tiến bộ. Đừng kiêu ngạo, học lấy điều hay của người ta. Phải siêng năng tiết kiệm.

(BÀI NÓI CHUYỆN VỚI CÁN BỘ TỈNH THANH HÓA,20/2/1947, T. 5, TR. 54)

XEM TIẾP TRANG 2

KINH TẾXử lý hiện tượng vàng lá

cà phê Lâm ĐồngTRANG 3

Quản lý, bảo vệ rừng giao thời

TRANG 4

TRANG 6TRANG 5

Không gian hoa tại công viên Ánh Sáng luôn hấp dẫn khách du lịch. Ảnh: P.Nhân

Hướng nghiệp cho học sinh từ trường phổ thông

Bắt đầu từ năm học 2017 - 2018, Trường THPT Lộc

Thanh (Bảo Lộc) triển khai dạy nghề phổ thông cho học sinh khối 11 gắn với thực tế địa phương. Qua đó, hướng tới học tập gắn với sản xuất, kinh doanh để hướng nghiệp cho học sinh ngay từ trên ghế nhà trường.

TRANG 2

Vấn đề trọng tâm kinh tế - xã hội của tỉnh trong năm 2017 là nội dung đã và đang được nhiều cử tri và nhân dân quan tâm tại kỳ họp HĐND tỉnh lần thứ 4, khóa IX vừa qua. Tại kỳ họp, đông đảo các tầng lớp nhân dân đã được nghe Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Đoàn ĐBQH đơn vị tỉnh Lâm Đồng Đoàn Văn Việt báo cáo khái quát, giải trình, phân tích nguyên nhân hạn chế, khuyết điểm và giải pháp bứt phá trong năm 2018.

Để Đà Lạt là đô thị văn minh Nỗ lực của cả hệ thống chính trị

Chính sách thu hút, tạo nguồn cán bộ từ sinh viên xuất sắc, cán bộ khoa học trẻVăn Phòng Chính phủ cho biết, Chính phủ

vừa ban hành Nghị định số 140 về chính sách thu hút, tạo nguồn cán bộ từ sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, cán bộ khoa học trẻ. Nghị định quy định về chính sách thu hút, tạo nguồn cán bộ từ sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, cán bộ khoa học trẻ làm việc tại các cơ quan của Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội từ trung ương đến cấp huyện; các đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng, Nhà nước và lực lượng vũ trang.

Nghị định quy định cụ thể từng đối tượng, tiêu chuẩn áp dụng chính sách thu hút, tạo nguồn cán bộ. Cụ thể, sinh viên tốt nghiệp đại học loại xuất sắc tại cơ sở giáo dục đại học ở trong nước hoặc nước ngoài được công nhận tương đương về văn bằng, chứng chỉ theo quy định của pháp luật có kết quả học tập và rèn luyện xuất sắc các năm học của bậc đại học, trong độ tuổi quy định tại Điều 1 Luật Thanh niên tính đến thời điểm nộp hồ sơ dự tuyển và đáp ứng một trong các tiêu chuẩn: Đoạt

giải ba cá nhân trở lên tại một trong các kỳ thi lựa chọn học sinh giỏi cấp tỉnh; đoạt giải khuyến khích trở lên trong các kỳ thi lựa chọn học sinh giỏi cấp quốc gia hoặc Bằng khen trở lên trong các kỳ thi lựa chọn học sinh giỏi quốc tế thuộc một trong các môn khoa học tự nhiên (Toán, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Tin học) và khoa học xã hội (Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, Ngoại ngữ) trong thời gian học ở cấp trung học phổ thông;...

2 THỨ TƯ 13 - 12 - 2017 THỜI SỰ - CHÍNH TRỊ

... đoạt giải ba cá nhân trở lên tại cuộc thi khoa học - kỹ thuật cấp quốc gia hoặc quốc tế trong thời

gian học ở cấp trung học phổ thông hoặc bậc đại học; đoạt giải ba cá

nhân trở lên tại cuộc thi Ô-lim-pích thuộc một trong các môn Toán, Vật lý, Hóa học, Cơ học, Tin học hoặc các chuyên ngành khác trong thời

gian học ở bậc đại học được Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận. Riêng đối với người có trình độ thạc sĩ, bác sĩ chuyên khoa cấp

I, bác sĩ nội trú, dược sĩ chuyên khoa cấp I chuyên ngành y học, dược học trong độ tuổi quy định

tại Điều 1 Luật thanh niên tính đến thời điểm nộp hồ sơ dự tuyển và

đáp ứng đủ các tiêu chuẩn theo qui định và phải tốt nghiệp đại học loại khá trở lên và có chuyên ngành đào tạo sau đại học cùng ngành đào tạo

ở bậc đại học...NGUYỄN NGHĨA

Chính sách thu hút... TIẾP TRANG 1

17/18 chỉ tiêu kinh tế - xã hội đạt và vượt kế hoạch đề raTỉnh Lâm Đồng triển khai thực hiện nhiệm

vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2017 trong bối cảnh vừa có những thuận lợi, vừa có một số khó khăn; tình hình thời tiết diễn biến phức tạp, mưa lũ kéo dài, dịch bệnh phát sinh trên một số cây trồng,... Tuy nhiện, với những nỗ lực, cố gắng của các cấp, các ngành, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân trong tỉnh, kinh tế - xã hội năm 2017 của tỉnh đã đạt được những kết quả quan trọng, toàn diện trên các lĩnh vực. Đã có 17/18 chỉ tiêu kinh tế - xã hội đạt và vượt kế hoạch đề ra; an sinh xã hội được bảo đảm, phát triển toàn diện văn hóa, y tế, giáo dục, thể thao; giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội; quốc phòng được củng cố và tăng cường; quan hệ đối ngoại được đẩy mạnh.

Kinh tế của tỉnh tiếp tục phát triển và đạt mức tăng trưởng cao 8,16%, cao hơn mức tăng trưởng bình quân chung của cả nước (cả nước ước đạt tăng trưởng từ 6,7%).

Trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn và nông dân, tuy chịu nhiều ảnh hưởng do diễn biến phức tạp của thời tiết, mưa lũ bất thường, dịch bệnh bùng phát trên nhiều loại cây trồng, nhưng đã đạt được nhiều kết quả tích cực; tổng giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản tăng bình quân 4,32%/năm; giá trị sản phẩm thu hoạch trên một đơn vị diện tích đến năm 2017 đạt 158 triệu đồng/ha. Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tiếp tục phát triển cả về chiều rộng lẫn chiều sâu; đã phối hợp với tổ chức tư vấn quốc tế hoàn thành đề án xây dựng thương hiệu nông sản “Đà Lạt, kết tinh kỳ diệu từ đất lành”.

Năm 2017, thực hiện nghiêm chủ trương đóng cửa rừng tự nhiên của Chính phủ, công tác QLBVR được quan tâm chỉ đạo thực hiện quyết liệt, không để xảy ra cháy rừng lớn; công tác phát triển rừng được triển khai theo kế hoạch; công tác tuần tra, kiểm tra ngăn chặn vi phạm được tăng cường và thực hiện thường xuyên. Bên cạnh đó, phong trào xây dựng nông thôn mới tiếp tục được đông đảo các tầng lớp nhân dân đồng thuận, tích cực hưởng ứng cùng

với việc chỉ đạo quyết liệt và sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị nên đến cuối năm 2017, tỉnh Lâm Đồng đã có 72/117 xã đạt chuẩn nông thôn mới, chiếm 61,5% tổng số xã và tăng 2 xã so kế hoạch năm 2017.

Hoạt động thương mại, dịch vụ, nhất là dịch vụ du lịch tiếp tục duy trì, phát triển và tăng trưởng khá, công tác quản lý nhà nước về thương mại, dịch vụ và du lịch có nhiều chuyển biến tích cực; cơ sở hạ tầng các khu du lịch tiếp tục được đầu tư, nâng cấp; chất lượng dịch vụ du lịch được cải thiện. Lượng khách du lịch tăng đáng kể nhất là khách du lịch quốc tế. Cụ thể, trong năm 2017, có 5,9 triệu lượt khách du lịch đến Lâm Đồng, đạt 100,9% kế hoạch, tăng 8,7% so với năm 2016; trong đó: khách quốc tế 400 ngàn lượt, tăng 35,6%; khách nội địa 5,5 triệu lượt, tăng 7,6%. Khách lưu trú đạt 4 triệu lượt, tăng 10,3% so với năm 2016.

Hoạt động của các doanh nghiệp có nhiều khởi sắc, số lượng doanh nghiệp đăng ký thành lập mới tăng (trong năm 2017 toàn tỉnh có khoảng 1.050 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng vốn đăng ký 6.700 tỷ đồng; tăng 14,5% về số lượng doanh nghiệp so với năm 2016, có 47 dự án được cấp mới, với tổng vốn đăng ký 5.595 tỷ đồng. So với năm 2016, bằng 87% về số dự án, bằng 227,3% về vốn; trong đó: 7 dự án có vốn đầu tư nước ngoài với tổng vốn đầu tư đăng ký 1.331 tỷ đồng (có 22 dự án được điều chỉnh nội dung dự án đầu tư).

Với quyết tâm cao trong chỉ đạo, điều hành của cấp ủy và chính quyền từ tỉnh đến cơ sở; sự nỗ lực, cố gắng của các cấp, các ngành, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân trong tỉnh, tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn dự kiến đến ngày 31/12/2017 đạt 6.078 tỷ đồng, bằng 104,9% dự toán địa phương. Trong đó, thu từ thuế, phí và lệ phí 3.924 tỷ đồng, đạt 103% dự toán địa phương; thu từ đất nhà 815 tỷ đồng, bằng 117,3% dự toán địa phương.

Đến cuối năm 2017, qua kết quả rà soát sơ bộ, tỷ lệ hộ nghèo (theo tiêu chí nghèo đa chiều) còn 3,94%, giảm 1,3% so với năm 2016 (khoảng 3.800 hộ thoát nghèo trong năm); trong đó tỷ lệ hộ nghèo đồng bào DTTS còn 12,2%,

giảm 2,52% so với năm 2016 (khoảng 1.600 hộ thoát nghèo trong năm); đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân tiếp tục được nâng lên.

Thẳng thắn, nghiêm túc nhìn nhận khuyết điểm, hạn chếMặc dù đã đạt nhiều kết quả, song việc triển

khai nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2017 cho thấy trong quá trình thực hiện vẫn còn gặp nhiều khó khăn, thách thức, đó là: Tăng trưởng của ngành nông nghiệp không đạt được kế hoạch đề ra, thấp hơn năm 2016 (tăng 4,32%). Theo phân tích của Chủ tịch UBND tỉnh, nguyên nhân khách quan thiệt hại do dịch bệnh trên cây trồng khoảng 801 tỷ đồng; trong đó, dịch bọ xít muỗi bùng phát thành dịch và gây thiệt hại khoảng 26.250/29.005 ha điều tại 3 huyện phía Nam (90,5% diện tích); ước tính niên vụ 2017 sản lượng điều toàn tỉnh giảm 63% so cùng kỳ; tương ứng với thiệt hại khoảng 190 tỷ đồng. Ngay sau khi công bố hết dịch bọ xít muỗi, UBND tỉnh đã chỉ đạo rà soát, thống kê, đánh giá giá trị thiệt hại để xây dựng phương án hỗ trợ đến từng hộ dân và có văn bản đề nghị Trung ương hỗ trợ kinh phí khắc phục. Trên cơ sở nguồn kinh phí Trung ương cấp và từ nguồn dự phòng ngân sách tỉnh, đề xuất của các sở, ngành và địa phương UBND tỉnh dự kiến phân bổ kinh phí hỗ trợ cho 3 huyện phía Nam khắc phục thiệt hại là 77,77 tỷ đồng (nguồn kinh phí hỗ trợ của Trung ương 57,3 tỷ đồng; dự phòng ngân sách tỉnh 20,47 tỷ đồng)… Năm 2017, trước diễn biến phức tạp, khó lường của thời tiết đã gây ra cho tỉnh những thiệt hại do thiên tai: Ảnh hưởng của cơn bão số 12, một số địa phương trên địa bàn tỉnh đã xảy ra mưa lớn, lũ quét, ngập úng,… tổng diện tích cây trồng bị thiệt hại là 752 ha; thiệt hại trên 300 tấn cá tầm; ước tính thiệt hại khoảng 191 tỷ đồng. Bên cạnh đó, mưa lớn kéo dài đã gây thiệt hại, ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp tại thành phố Đà Lạt và các huyện Đơn Dương, Đức Trọng. Ước tính niên vụ 2017, sản lượng rau bị ảnh hưởng do thời tiết là 25.424 tấn, giá trị thiệt hại 135 tỷ đồng (tính theo giá cố định 2010). Sản lượng cà phê

Nỗ lực của cả hệ thống chính trị Vấn đề trọng tâm kinh tế - xã hội của tỉnh trong năm 2017 là nội dung đã và đang được nhiều cử tri và nhân dân quan tâm tại kỳ họp HĐND tỉnh lần thứ 4, khóa IX vừa qua. Tại kỳ họp, đông đảo các tầng lớp nhân dân đã được nghe Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Đoàn ĐBQH đơn vị tỉnh Lâm Đồng Đoàn Văn Việt báo cáo khái quát, giải trình, phân tích nguyên nhân hạn chế, khuyết điểm và giải pháp bứt phá trong năm 2018.

giảm 3.365 tấn, giá trị thiệt hại do giảm năng suất khoảng 91 tỷ đồng (tính theo giá cố định 2010)... Về nguyên nhân chủ quan, lãnh đạo UBND tỉnh cũng đã thẳng thắn nhìn nhận đánh giá rất khách quan. Đó là do công tác dự báo dịch bệnh trên cây trồng, triển khai các biện pháp xử lý dịch bệnh còn bị động, lúng túng nên việc chống dịch chưa kịp thời, hiệu quả. Công tác quy hoạch, quản lý quy hoạch và phát triển chăn nuôi còn bất cập, hiệu quả chưa cao; công tác dự báo phát triển chăn nuôi trong và ngoài tỉnh chưa sát thực tế; việc liên kết giữa doanh nghiệp và người chăn nuôi chưa tốt, thiếu chặt chẽ,... nên khi xảy ra cung vượt cầu ảnh hưởng ngay đến tiêu thụ và giá cả,... gây thiệt hại cho nông dân. Trong chỉ đạo xây dựng một số chương trình, dự án chưa kịp thời; kế hoạch nâng cao chất lượng giống cây trồng, vật nuôi triển khai chậm nên ảnh hưởng đến việc phát triển chung của lĩnh vực sản xuất nông nghiệp.

“Với tinh thần thẳng thắn, nghiêm túc, trách nhiệm cao, quyết tâm tạo sự bứt phá, phát triển toàn diện trên tất cả các lĩnh vực, các ngành, địa phương cần chủ động nắm bắt, tận dụng tốt thời cơ, thuận lợi, khắc phục hạn chế, khó khăn, tạo xung lực mới cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong giai đoạn mới, thực hiện đúng chủ đề của năm 2018 là “hành động mạnh mẽ - đồng bộ của hệ thống chính trị” đã được Ban Thường vụ Tỉnh ủy và Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh xác định”.

Chủ tịch UBND tỉnh Đoàn Văn Việt

Để tiếp tục điều hành quản lý tốt trong năm 2018, Chủ tịch UBND tỉnh cũng đã nêu lên 14 nhóm giải pháp căn bản để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và được Tỉnh ủy, HĐND tỉnh ghi nhận, đánh giá cao. Trong đó, mục tiêu chính vẫn là tiếp tục đẩy mạnh phát triển kinh tế theo Đề án tái cơ cấu, đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao chất lượng, năng suất, sức cạnh tranh của nền kinh tế, phấn đấu đạt mức tăng trưởng cao hơn năm 2017. NGUYỆT THU

Kỷ luật khiển trách 3 cán bộ Liên đoàn Lao động tỉnhNgày 12/12, Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Lâm

Đồng (khóa X) nhiệm kỳ 2015 - 2020 đã tiến hành kỳ họp thứ 15. Đồng chí Dương Công Hiệp - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy chủ trì kỳ họp.

Tại kỳ họp này, Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy đã xem xét, kết luận cuộc kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với Đảng đoàn và một số cán bộ chủ chốt của Liên đoàn Lao động tỉnh Lâm Đồng. Qua xem xét, nghiên cứu, phân tích, đánh giá, Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy đã kết luận Đảng đoàn và các đảng viên được kiểm tra có một số vi phạm, khuyết điểm như: vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ; vi phạm quy chế làm việc của Đảng đoàn; buông lỏng lãnh đạo công tác kiểm tra; buông lỏng lãnh đạo công tác quản lý, sử dụng tài chính dẫn đến Liên đoàn Lao động tỉnh có nhiều khuyết điểm vi phạm nghiêm trọng trong công tác quản lý tài chính; chi sai quy định, ủy quyền cho thuê tài sản và trích quỹ sai quy định số tiền 3,3 tỷ đồng.

Quá trình kiểm tra, Đảng đoàn và các đảng viên được kiểm tra đã nhìn nhận được những vi phạm, khuyết điểm, hợp tác tốt với Đoàn kiểm tra, tự giác nhận hình thức kỷ luật, chủ

động khắc phục hậu quả vi phạm. Áp dụng các tình tiết giảm nhẹ theo quy định về xử lý kỷ luật tổ chức đảng và đảng viên vi phạm của Bộ Chính trị, Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy không xử lý kỷ luật đối với Đảng đoàn và một số đảng viên. Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Lâm Đồng quyết định kỷ luật khiển trách đối với 3 cá nhân là các đồng chí: Thái Văn Thịnh - Phó Bí thư Đảng đoàn, Phó Chủ tịch LĐLĐ tỉnh; Trịnh Thị Kim Duyên - Ủy viên

BCH, Trưởng ban Tài chính LĐLĐ tỉnh; Lê Thị Mỹ Hòa - Chuyên viên Ban Tài chính LĐLĐ tỉnh.

Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy yêu cầu Đảng đoàn và các đồng chí khác được kiểm tra nghiêm túc kiểm điểm, rút kinh nghiệm, kịp thời có biện pháp khắc phục hậu quả. Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy yêu cầu thu hồi số tiền hơn 2,7 tỷ đồng vào tài khoản tạm giữ của Sở Tài chính Lâm Đồng. DUY NGUYỄN

Các đại biểu tham dự kỳ họp.

3 3 THỨ TƯ 13 - 12 - 2017KINH TẾ

Vàng lá hơn 23.000 ha cà phêTheo Chi cục Trồng trọt và Bảo

vệ thực vật (TT&BVTV) Lâm Đồng, từ năm 2007, bệnh thối rễ, vàng lá trên cây cà phê xuất hiện trên diện rộng thuộc các vùng sản xuất trọng điểm của Lâm Đồng như Lâm Hà, Đức Trọng, Di Linh, Bảo Lộc, Bảo Lâm, mức độ gây hại khác nhau từ vài ngàn hecta đã liên tục tăng lên cả chục ngàn hecta rồi lên đến 21.600 ha và hơn 23.000 ha (trong đó 6.400 ha nhiễm từ trung bình đến nặng) lần lượt trong 2 năm 2012, 2013.

Tháng 5/2014, Đề tài “Nghiên cứu các giải pháp phòng trừ tổng hợp bệnh thối rễ, vàng lá cà phê ở Lâm Đồng” chính thức được triển khai, do Chi cục TT&BVTV Lâm Đồng chủ trì. Qua điều tra 300 hộ nông dân trồng cà phê tiêu biểu ở 4 huyện Lâm Hà, Đức Trọng, Di Linh, Bảo Lâm và thành phố Bảo Lộc cho thấy việc tiếp cận khoa học kỹ thuật để áp dụng phòng trừ bệnh thối rễ, vàng lá trên cây cà phê còn nhiều hạn chế, phần lớn nông dân tự trao đổi, thực hành kinh nghiệm theo tập quán canh tác từ khu vực sản xuất này nhân rộng đến khu vực sản xuất khác. Dẫn đến trong quá trình sản xuất, vẫn còn tỷ lệ khá cao hộ nông dân chưa nhận dạng các nguyên nhân nhiễm bệnh thối rễ, vàng lá trên cây cà phê như về sinh lý cây trồng, các loại nấm và tuyến trùng gây hại. Trong khi đó, một tỷ lệ đáng kể diện tích cà phê của nông dân vẫn thâm canh cây giống cà phê thực sinh và các loại giống khác đang dần thoái hóa vì già cỗi, nên không có khả năng đề kháng các loại bệnh hại nói chung, bệnh vàng lá, thối rễ nói riêng.

Cụ thể hơn, Chị cục TT&BVTV Lâm Đồng đã phân tích nguyên nhân vàng lá, thối rễ cà phê từ

Xử lý hiện tượng vàng lá cà phê Lâm ĐồngHiện tượng vàng lá cây cà phê Lâm Đồng xuất hiện trong 10 năm qua, phổ biến từ thời kỳ kiến thiết cơ bản đến thời kỳ bắt đầu kinh doanh. Sau nhiều năm điều tra, cơ quan bảo vệ thực vật Lâm Đồng đã xác định tác nhân gây hại bởi các loại nấm và tuyến trùng, khuyến cáo nông dân áp dụng từng biện pháp quản lý phòng trừ hữu hiệu hơn.

các biện pháp canh tác không phù hợp là: “sử dụng phân chuồng thấp hơn lượng khuyến cáo, bón phân không đúng thời điểm và không đúng cách, khiến một số khu vực đất canh tác bị chai cứng; cung cấp nước tưới không kịp thời và đầy đủ trong thời kỳ cây ra hoa đậu trái; tỷ lệ trồng cây che bóng, chống xói mòn đất còn rất thấp; chưa chọn lựa đúng nguồn cây giống cà phê chất lượng cao để tái canh…”.

Nhận dạng nấm và tuyến trùng gây hạiKết quả phân tích mẫu đất, mẫu

rễ cây cà phê vàng lá trong điều kiện canh tác khác nhau ở 4 huyện Lâm Hà, Đức Trọng, Di Linh, Bảo Lâm và thành phố Bảo Lộc nói trên, Chi cục TT&BVTV Lâm Đồng nhận dạng 4 giống tuyến trùng và 3 nhóm nấm gây hại.

Đó là tuyến trùng Pratylenchus, Meloidogyne mật độ trên 100 g

đất lần lượt 163 con và 148 con; tuyến trùng Radopholus, Rotylenchus tần suất xuất hiện từ 20 con - 41 con/100 g đất. Và 3 nhóm nấm xác định trong mẫu đất phân tích với các tỷ lệ 100% (Fusarium), gần 78% (Rhizoctonia) và hơn 61% (Pythium). Ngoài ra nguyên nhân gây thối rễ, vàng lá cà phê còn do yếu tố dinh dưỡng bổ sung trong đất thiếu các tỷ lệ thành phần như: Magie (38,9%), canxi (66,7%), kẽm (33,3%), kali (22,2%), lân (27,8%)…

Qua khảo nghiệm từng mô hình đối chứng, Chi cục TT&BVTV Lâm Đồng đã khuyến cáo nông dân phòng trừ bệnh vàng lá, thối rễ cây cà phê bằng việc sử dụng các chế phẩm sinh học Landsaver (20 - 40 lít/ha), nấm Paecilomyces lilacinus (30 kg/ha), thuốc điều hòa sinh trưởng Ric 10wp, bón thêm vôi 1.000 - 1.200 kg/ha…

Kết quả chuyển giao rộng rãi cho nông dân thực hành các quy trình kỹ thuật canh tác và sử dụng các chế phẩm mới vừa nêu, bệnh thối rễ, vàng lá trên các vùng cà phê trọng điểm trong tỉnh Lâm Đồng đã giảm xuống rõ rệt cả về diện tích và tỷ lệ gây hại. Đáng kể nhất là tính đến thời điểm nghiệm thu Đề tài vào tháng 11/2017, diện tích cà phê vàng lá, thối rễ toàn tỉnh Lâm Đồng giảm xuống còn 7.730 ha, trong đó chỉ còn 960 ha nhiễm bệnh mức trung bình, tỷ lệ hại từ 7,5% đến 20%.

“Như vậy bệnh thối rễ, vàng lá đã tìm ra giải pháp xử lý đối với cây cà phê vối, còn lại đối với cây cà phê chè (chiếm 15% trên tổng diện tích) trong thời gian tới cần được tiếp tục đầu tư nghiên cứu trên diện rộng, từ đó xây dựng quy trình hiệu quả nhất để sớm chuyển giao cho nông dân…”, Chi cục TT&BVTV Lâm Đồng nhận định. VĂN VIỆT

Chọn cây giống cà phê đảm bảo chất lượng nhằm tăng khả năng đề kháng bệnh thối rễ, vàng lá trong quá trình sinh trưởng. Ảnh: V.Việt

Năm 2017, Cát Tiên thành lập mới 3 HTX

Theo UBND huyện Cát Tiên, trong năm 2017, Cát Tiên thành lập mới

3 hợp tác xã (HTX), bao gồm HTX Phước Trung, HTX Cát Lâm II, HTX Dâu tằm và Dịch vụ nông nghiệp xã Quảng Ngãi, nâng tổng số HTX trên

địa bàn huyện Cát Tiên lên con số 19. Trong đó, 14 HTX nông nghiệp,

4 HTX tiểu thủ công nghiệp và 1 HTX vận tải. Ngoài ra, huyện Cát

Tiên còn có 33 tổ hợp tác hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp và tiểu

thủ công nghiệp.UBND huyện Cát Tiên cho biết,

phát triển các thành phần kinh tế tập thể (HTX và tổ hợp tác) là một trong

những nhiệm vụ quan trọng, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu trong

Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới, từng bước nâng

cao thu nhập cho người dân.Được biết, tất cả các HTX nói trên

đều đã hoàn thành việc chuyển đổi hình thức hoạt động theo quy định của Luật

Hợp tác xã.TRỊNH CHU

ĐAM RÔNG: Tổng nguồn vốn huy động đầu tư hỗ trợ phát triển sản xuất gần 20,4 tỷ đồng

20 tỷ 365 triệu đồng là tổng nguồn vốn huy động đầu tư hỗ trợ phát

triển sản xuất trong năm 2017 trên địa bàn huyện Đam Rông. Trong

đó, nguồn vốn của Nhà nước 18 tỷ 852 triệu đồng, nhân dân đối ứng trên 1,5 tỷ đồng. Nguồn vốn trên

đã được huyện tập trung đầu tư hỗ trợ phân bón để chăm sóc gần 800 ha diện tích cây trồng như: cà phê,

cây ăn quả, cải tạo đất lúa. Đồng thời, hỗ trợ gần 140 ha về giống

cây trồng, trong đó chủ yếu là dâu tằm, bơ ghép, bưởi da xanh, cỏ chăn nuôi bò. Ngoài ra, từ nguồn vốn trên

huyện còn ưu tiên hỗ trợ giống vật nuôi và hỗ trợ máy móc nông cơ

phục vụ sản xuất nông nghiệp.LÊ TUẤN

Cổ phần hóa Công ty TNHH MTV Cấp thoát nước Lâm Đồng

Phương án cổ phần hóa Công ty TNHH một thành viên (MTV) Cấp thoát nước Lâm Đồng vừa được cơ

quan thẩm quyền tỉnh Lâm Đồng phê duyệt, tổng vốn điều lệ 788 tỷ đồng,

tương đương 78,8 triệu cổ phần . Trong đó vốn điều lệ và cơ cấu

cổ phần phát hành gồm các tỷ lệ: 40% vốn cổ phần nhà nước nắm giữ;

40,91% bán cho nhà đầu tư chiến lược; 17,53% bán đấu giá công khai;

1,56% bán ưu đãi cho người lao động trong doanh nghiệp. Với mệnh giá

10.000 đồng/cổ phần, giá khởi điểm đấu giá lần đầu 11.000 đồng/cổ phần.

Tổng số lao động của Công ty TNHH MTV Cấp thoát nước Lâm

Đồng chuyển sang Công ty cổ phần còn 457 người, dôi dư 16 người so

với thời điểm công bố giá trị doanh nghiệp nhà nước. Số lao động dôi

dư này được giải quyết đảm bảo chế độ, quyền lợi phù hợp quy định

pháp luật hiện hành.MẠC KHẢI

UBND Đà Lạt đang đưa ra mục tiêu phấn đấu nâng lượng khách đến thành phố du lịch trong năm 2018 thêm 500 nghìn lượt, đạt 5,6 triệu lượt khách so với 5,1 triệu lượt trong năm 2017.

Theo thống kê của UBND thành phố Đà Lạt, hiện toàn thành phố có 1.043 cơ sở lưu trú với trên 15.800 phòng, trong đó có 314 cơ sở là khách sạn từ 1 đến 5 sao; có 288 cơ sở từ 1 đến 2 sao; 26 cơ sở từ 3 đến 5 sao; có 45 cơ sở là

ĐAM RÔNG: 18 trang trại đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận kinh tế trang trạiTheo thống kê của Phòng NN

và PTNT huyện Đam Rông, hiện toàn huyện có 18 trang trại đạt các tiêu chuẩn về tiêu chí và thủ tục cấp giấy chứng nhận kinh tế trang trại. Trong đó, có 1 trang

trại chăn nuôi, 11 trang trại tổng hợp và 6 trang trại trồng trọt.

Theo quy định, các trang trại trồng trọt, nuôi trồng thủy sản, sản xuất tổng hợp phải có diện tích trên mức hạn điền tối thiểu

2,1 ha và giá trị sản lượng hàng hóa đạt 700 triệu đồng/năm trở lên; trang trại chăn nuôi đạt giá trị sản lượng hàng hóa từ 1 tỷ đồng/năm trở lên.

Hiện nay, những trang trại đủ

điều kiện đã được Phòng NN và PTNT huyện hướng dẫn hoàn tất các thủ tục liên quan để cấp giấy chứng nhận kinh tế trang trại theo quy định.

LÊ TUẤN

ĐÀ LẠT: Phấn đấu đón 5,6 triệu lượt du khách trong năm 2018biệt thự; 222 nhà nghỉ cùng 332 cơ sở luu trú, homestay.

Trong 5,1 triệu lượt khách đến trong năm 2017 có khoảng 14% là khách quốc tế; số ngày lưu trú của du khách trong năm bình quân 2,4 ngày/khách, tăng lên so với những năm trước. VT

Những loài hoa dại nở theo mùa cũng là một trong những yếu tố “kéo” khách đến với thành phố Festival Hoa

Đà Lạt. Ảnh: N.Nghĩa

4 THỨ TƯ 13 - 12 - 2017

CHÀO MỪNG ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU HỘI CỰU CHIẾN BINH TỈNH LÂM ĐỒNG LẦN THỨ VI, NHIỆM KỲ 2017 - 2022

VĂN HÓA - XÃ HỘI

Lập lại trật tựtrong xây dựng và giao thông Đà Lạt - đô thị loại 1, hiện có khoảng 224

nghìn dân cư, khoảng 65 nghìn hộ sinh sống tại 12 phường, 4 xã với 249 thôn, tổ dân phố trên địa bàn.

Là đầu tàu tăng trưởng kinh tế của Lâm Đồng, Đà Lạt có tốc độ tăng trưởng hằng năm rất ấn tượng, trên 9,4%. Thành phố đang chuyển dịch rất nhanh theo hướng du lịch - dịch vụ, giảm dần tỷ trọng nông - lâm nghiệp trong cơ cấu kinh tế. Dịch vụ - thương mại tại Đà Lạt đến nay chiếm 65%; công nghiệp - xây dựng chiếm 17,4% , nông - lâm - thủy chỉ còn 17,6%; thu nhập bình quân đầu người đạt 67 triệu đồng/năm; tỷ lệ hộ nghèo còn rất thấp, chỉ 0,25%.

Như mọi đô thị khác trong nước, Đà Lạt trong quá trình phát triển cũng đối mặt với rất nhiều khó khăn. Thuận lợi về làm ăn, sinh sống đã khiến lượng người nhập cư vào Đà Lạt hằng năm rất đông, dân cư tăng, nhu cầu về nhà ở tăng cao tạo sức ép lớn cho chính quyền thành phố trong công tác quản lý trật tự xây dựng trong khi lượng nhà ở xã hội, nhà ở cho đối tượng thu nhập thấp chưa nhiều. Cùng đó, hệ thống giao thông dù đã được đầu tư nâng cấp, nhiều trục đường chính được mở rộng nhưng đang dần quá tải khi xe cộ ngày càng tăng, đặc biệt là trong những dịp cuối tuần, tết hay khi thành phố tổ chức các sự kiện lớn, lễ hội diễn ra với một lượng lớn du khách đổ về.

Để là một đô thị du lịch, thành phố của lễ hội hoa, chính quyền Đà Lạt những năm gần đây đã không ngừng nỗ lực xây dựng thành phố thành một đô thị văn minh, đặc biệt trong công tác quản lý kiến trúc, xây dựng theo quy hoạch cũng như trong việc tạo dựng mỹ quan đường phố.

Nhằm quản lý trật tự xây dựng, song song với việc phát huy vai trò tự quản của cộng đồng dân cư trong chấp hành quy định về trật tự xây dựng và thực hiện văn minh đô thị, thành phố tăng cường kiểm tra, chấn chỉnh; kiên quyết xử lý các trường hợp vi phạm. Từ năm 2010 đến nay, Đà Lạt đã xử lý hàng nghìn vụ vi phạm về xây dựng, điều đáng nói số vụ vi phạm trật tự xây dựng này qua từng năm những năm gần đây đã giảm đi một cách đáng kể. Cùng đó, Đà Lạt cũng tiến hành cấp lại biển số nhà, đất trên toàn địa bàn, tạo điều kiện dễ dàng hơn cho công tác quản lý và cũng như thuận lợi hơn cho người dân.

Để đảm bảo an toàn giao thông trên địa bàn, chủ trương chung của Đà Lạt là tăng cường giáo dục pháp luật gắn với kiểm tra, kịp thời

phát hiện và xử lý kiên quyết với các trường hợp vi phạm, đã có hàng nghìn vụ vi phạm được xử lý hằng năm. Đến nay cơ bản thành phố đã giảm thiểu, khắc phục được tình trạng lấn chiếm lộ giới, lòng đường để đậu xe, buôn bán, dựng bảng hiệu, bảng quảng cáo trái phép trên địa bàn. Đồng thời từng bước mở rộng, nâng cấp hệ thống giao thông đô thị, cải tạo hệ thống chiếu sáng, vỉa hè ở một số con đường chính, lắp thêm biển báo, sơn kẻ lại vạch đường, cải tạo lại một số nút giao thông quan trọng và cho trồng hoa tại các dải phân cách, kiến tạo các tháp hoa ở vòng xoay các trục chính một số tuyến chính, tạo nét mỹ quan cho thành phố hoa.

Xây dựng nếp sống văn minhTừ năm 2012 một kế hoạch cụ thể đã được

chính quyền địa phương đưa ra nhằm xây dựng Đà Lạt thành một thành phố “văn minh, thân thiện” trong đó nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc xây dựng nếp sống văn minh trong toàn thành phố.

Thành phố đến nay đang là một trong những địa phương đi đầu trong tỉnh về cải cách hành chính, trong đó một trong những nội dung quan trọng là xây dựng văn minh công sở một cách hiệu quả, nâng cao ý thức trách nhiệm và tinh thần phục vụ của đội ngũ cán bộ công chức viên chức, không gây phiền hà cho người dân khi đến liên hệ công tác.

Thành phố chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, UBND các phường, xã tăng cường tuyên truyền, đăng ký hưởng ứng, lồng ghép các nội dung thực hiện nếp sống văn minh trong xây dựng công sở văn hóa, cơ quan văn hóa, trường học văn hóa, thôn văn hóa trên địa bàn mình phụ trách. Đồng thời, thành phố nâng cao chất lượng phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” đang thực hiện lâu nay một cách đồng bộ trên phạm vi toàn địa bàn; bổ sung và nâng cao các tiêu chí đánh giá về “Gia đình văn hóa”, “Khu dân cư văn hóa”, “Cơ quan, đơn vị văn hóa”, lồng ghép vào đó các nội dung liên quan về xây dựng nếp sống văn minh nơi công cộng.

Đến nay, 95% số hộ trên địa bàn Đà Lạt đạt chuẩn văn hóa, 97,5% khu dân cư đạt chuẩn văn hóa, 95% cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa; tất cả 12 phường đều đạt danh hiệu: “Phường đạt chuẩn văn minh đô thị”, cả 4 xã đều đạt danh hiệu “Xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới”.

Tại chợ Đà Lạt, thành phố đang duy trì chương trình văn minh thương mại với các nội dung như không nói thách, bán đúng giá

Để Đà Lạt là đô thị văn minh Là thành phố du lịch nghỉ dưỡng, trung tâm hành chính, kinh tế, văn hóa - xã hội của Lâm Đồng, những năm gần đây, Đà Lạt đã không ngừng nỗ lực xây dựng thành phố thành một đô thị văn minh.

Đường hoa cầu Ông Đạotại Lễ hội HoaĐà Lạt 2015.Ảnh: V.T

Khám bệnh và cấp thuốc miễn phí cho gần 400 người dân ở xã Đạ K’Nàng

Gần 400 người dân, chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số và người nghèo ở xã Đạ K’Nàng, huyện Đam Rông đã được khám bệnh và cấp phát thuốc miễn phí do nhóm nhân đạo “Trái tim nhỏ” với các thành viên chủ yếu là các y, bác sỹ thuộc một số bệnh viện tại TP Hồ Chí Minh thực hiện vừa qua tại xã Đạ K’Nàng. Cùng với đó, nhóm từ thiện trên còn dành tặng 300 suất quà gồm nhu yếu phẩm, mỗi suất trị giá 300.000 đồng cho đồng bào nghèo, đối tượng bảo trợ ở xã Đạ K’Nàng.

Những hoạt động trên đã góp phần giúp đồng bào nghèo, đối tượng bảo trợ xã hội ở xã Đạ K’Nàng giảm bớt khó khăn trong cuộc sống và có điều kiện tốt hơn trong việc chăm sóc sức khỏe.

ĐAM TRỌNG

ĐÀ LẠT: Gần 46% văn bản gửi đi được chuyển qua mạng điện tử

UBND thành phố Đà Lạt cho biết, trong năm 2017, nhờ đẩy mạnh chương trình chính phủ điện tử cùng ứng dụng công nghệ thông tin trên địa bàn nên tỷ lệ văn bản gửi đi và gửi đến qua mạng điện tử (hoàn toàn không dùng văn bản giấy) của thành phố đã tăng lên.

Cụ thể, tỷ lệ văn bản đi được chuyển bằng mạng điện tử đã chiếm 45,8% so với tổng số văn bản gửi đi giữa các cơ quan, đơn vị trong nội bộ của thành phố, tỉnh và trung ương. Còn tỷ lệ văn bản đến trên mạng điện tử cũng chiếm tỷ lệ 28% so với tổng số văn bản gửi đến giữa các cơ quan, đơn vị nội bộ của trung ương, tỉnh và thành phố.

Trong khi đó, tỷ lệ văn bản cả đến và đi được gửi song song qua đường điện tử và qua đường bưu chính chiếm tỷ lệ khoảng 30% trong tổng số văn bản đến và đi giữa nội bộ các cơ quan, đơn vị của trung ương, tỉnh và thành phố.

Đà Lạt hiện đang đẩy mạnh việc sử dụng văn bản điện tử, trong năm 2017 này đã tích cực sử dụng chữ kỹ số đồng thời tăng cường chuyển văn bản thông qua hệ thống liên thông văn phòng điện tử và hộp thư điện tử công vụ. V.T

ĐÀ LẠT: Cơ sở lưu trú, homestayphát triển nhanh

Ngành chức năng Đà Lạt cho biết, loại hình cơ sở lưu trú, homestay (khách du lịch đến ở cùng gia đình) đang phát triển rất nhanh tại Đà Lạt trong thời gian gần đây.

Cụ thể, đến thời điểm này, trong tổng số 1.043 đơn vị làm du lịch trên địa bàn, đã có đến 332 cơ sở lưu trú, homestay đăng ký với 2.268 phòng, trên 5.600 giường, trong đó có 96 cơ sở có phòng tập thể.

Cùng đó, còn có khoảng 130 cơ sở chưa được thẩm định, trong đó nhiều cơ sở này là cơ sở lưu trú, homestay.

Đà Lạt gần đây đã phát triển thêm nhiều loại hình du lịch để thu hút du khách như du lịch vườn, du lịch nông nghiệp tham quan mô hình sản xuất rau hoa, du lịch homestay để du khách đến sống và sinh hoạt cùng chủ nhà nhằm góp phần đa dạng hóa các loại hình du lịch trên địa bàn. G.K

niêm yết, bán hàng đảm bảo chất lượng, phục vụ khách hàng với thái độ nhã nhặn, lịch sự, thể hiện phong cách người Đà Lạt thanh lịch hiền hòa mến khách.

Thành phố cũng tăng cường công tác kiểm tra, giám sát các hoạt động trong kinh doanh - thương mại, chống hàng giả, hàng kém chất lượng, chống gian lận thương mại, tạo môi trường kinh doanh bình đẳng.

Thành phố yêu cầu các cấp chính quyền cơ sở chấn chỉnh trình trạng kinh doanh lấn chiếm lòng lề đường, họp chợ tự phát, chợ cóc chợ tạm, xả nước thải ra chốn công cộng, chấn chỉnh hoạt động quảng cáo ngoài trời.

Trong du lịch, Đà Lạt khuyến khích phát triển du lịch có chất lượng, vận động các cơ sở kinh doanh, nhà hàng khách sạn lưu trú thực hiện các tiêu chuẩn về đăng ký “Nhãn hiệu xanh”, nâng cấp cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng phục vụ, trồng hoa, trồng cây xanh, bảo vệ môi trường; xây dựng các “Điểm mua sắm chất lượng cao” tại các điểm bán hàng đặc sản địa phương; vận động xây dựng các điểm “Tham quan du lịch công nghệ cao” trên địa bàn.

Tại cộng đồng dân cư, thông qua các cuộc họp dân cũng như phát tờ rơi đến từng hộ, thành phố tích cực vận động người dân trên địa bàn thực hiện văn minh trong tổ chức tang ma, cưới hỏi, giỗ chạp, sinh hoạt tín ngưỡng, duy trì những tập quán tốt đẹp, bài trừ các hủ tục lạc hậu, xây dựng và bổ sung vào quy ước của cộng đồng dân cư các nội dung thực hiện đời sống văn minh công cộng.

Và một nhiệm vụ quan trọng không kém, thành phố tích cực vận động mọi người dân Đà Lạt cùng chung tay vào giữ gìn cảnh quan môi trường và đây là một trong những tiêu chí để đánh giá công nhận gia đình văn hóa, khu dân cư văn hóa, cơ quan văn hóa hằng năm. Nhiều cộng đồng dân cư trên địa bàn đến nay thực hiện rất tốt các “Tuyến đường không rác”, tích cực tham gia ra quân “Ngày chủ nhật xanh”, nhiều gia đình hưởng ứng rất tốt cuộc vận động “Xanh - sạch - đẹp” của thành phố, tham gia “người người trồng hoa, nhà nhà trồng hoa” do khu phố, thôn phát động; trồng cây cảnh, cây xanh trong khuôn viên nhà, mỗi nhà có thùng rác hợp vệ sinh, bỏ rác đúng nơi quy định, đúng giờ theo lịch thu gom của thành phố; các các cơ quan, đơn vị, trường học cũng phát động phong trào trồng hoa, trồng cây xanh trong nội bộ cơ quan mình để cùng thành phố làm đẹp môi trường sống và cảnh quan chung của đô thị Đà Lạt.

VIẾT TRỌNG

5 THỨ TƯ 13 - 12 - 2017

CHÀO MỪNG ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU HỘI CỰU CHIẾN BINH TỈNH LÂM ĐỒNG LẦN THỨ VI, NHIỆM KỲ 2017 - 2022

VĂN HÓA - XÃ HỘI

Dạy nghề gắn vớithực tế địa phươngMột buổi đi thực tế tại vườn lan

Văn Sỹ của hơn 300 học sinh khối 11 Trường THPT Lộc Thanh đã để lại ấn tượng cho nhiều học sinh. Hoàng Thái Bảo - lớp 12A3 mân mê những giò lan rừng trổ từng cành hoa đẹp quyến rũ. “Em rất thích chơi lan, ở nhà cũng trồng vài giò nhưng chưa biết cách chăm sóc nên hoa không nở đẹp thế này. Đến đây thấy vườn lan của chú Sỹ quy mô với nhiều loại lan rừng quý hiếm, em thật sự ngưỡng mộ. Điều kiện kinh tế gia đình em cũng khó khăn, nên có lẽ sau khi học xong cấp 3 em sẽ theo nghề trồng lan, vừa để thỏa đam mê vừa tạo ra thu nhập cho bản thân và gia đình”, Thái Bảo chia sẻ.

“Đây cũng là năm học đầu tiên Trường THPT Lộc Thanh xây dựng kế hoạch dạy nghề phổ thông cho học sinh khối 11 bằng những nghề gắn với thực tế địa phương. Thay vì những nghề quen thuộc trước đây như tin học, đan, móc... học sinh chỉ học cho có chứng chỉ nghề để được công nhận tốt nghiệp, sau đó chẳng em nào theo tiếp. Vì vậy, năm học này nhà trường đã mạnh dạn triển khai dạy những nghề được xem là thế mạnh của địa phương để học sinh có thể theo sau khi học hết phổ thông. Điều này sẽ giúp các em định hướng nghề nghiệp phù hợp với điều kiện, sở thích… ngay từ trong nhà trường”, thầy Trần Thạch Cẩm - Phó Hiệu trưởng Trường THPT Lộc Thanh cho biết.

Qua khảo sát, tìm hiểu và liên hệ

Hướng nghiệp cho học sinh từ trường phổ thôngBắt đầu từ năm học 2017 - 2018, Trường THPT Lộc Thanh (Bảo Lộc) triển khai dạy nghề phổ thông cho học sinh khối 11 gắn với thực tế địa phương. Qua đó, hướng tới học tập gắn với sản xuất, kinh doanh để hướng nghiệp cho học sinh ngay từ trên ghế nhà trường.

Mỗi ngày, bà Nguyễn Thị Bích Thủy (Phường 2, TP Đà Lạt) đều bận rộn với

việc trang trí nhà cửa để chuẩn bị chào đón những người bạn phương xa đến chơi nhân dịp Festival sắp tới đây. Khoảng không gian gần 100 m2 xung quanh nhà được bà trang trí đủ các loại cây cảnh, hoa như hoa hồng, cúc... Vốn là người yêu hoa, yêu thiên nhiên, sau khi về hưu, bà và gia đình chuyển từ Hà Nội vào Đà Lạt để sinh sống. Phần sân trước, sân sau, hành lang hai bên được tận dụng để trồng và treo các loại hoa mà bà yêu thích. Bà bảo rằng sống tại thành phố ngàn hoa mà không trồng hoa là một thiếu sót lớn.

Với vai trò là chi hội trưởng chi hội phụ nữ, bà Thủy còn thường xuyên đi vận động các hội viên phụ nữ trong tổ dọn dẹp đường phố, nhất là khu vực trước cửa nhà. “Đầu tiên là mình vận động chị em dọn dẹp vệ sinh để tạo không gian sạch sẽ, thoáng đãng. Nhà nào không có quỹ đất để trồng hoa thì có thể mua

các chậu hoa về treo trước cửa nhà, trên lan can… Ngay cả những ngày bình thường cũng nên làm điều đó, khi Festival đang đến gần thì mình càng cần chăm chút hơn để cả trong nhà, ngoài ngõ đều trở nên rực rỡ”, bà Thủy chia sẻ.

Còn với gia đình bà Thái Thị Đại (P8, TP Đà Lạt), bà tham gia hưởng ứng nội dung vận động cải tạo cảnh quan của Hội Phụ nữ vừa để duy trì không gian sống cho gia đình, vừa góp phần làm đẹp cho thành phố.

Hơn 40 loại cây và hoa trong khuôn viên trước nhà được hai vợ chồng bà Thái Thị Đại tỉ mỉ chăm chút hàng ngày, bởi vậy, khu vườn luôn thắm sắc hoa. Các tiểu cảnh bằng những gốc cây xanh là khoảng không gian lý tưởng để thư giãn và tận hưởng không khí trong lành của xứ cao nguyên. Bà cho biết, những năm trước gia đình bà còn tham gia triển lãm hoa, cây cảnh trong Festival, hội hoa xuân và giành được giải vàng. Năm nay, tuy không có tác phẩm tham gia hội thi nhưng gia đình bà sẽ tiếp tục tham gia vào

những năm sau để giới thiệu đến du khách những loại hoa độc đáo của Đà Lạt.

Không chỉ giữ gìn cho không gian hoa tại nhà mà Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) các phường cũng

thường xuyên tổ chức trồng cây, dọn dẹp vỉa hè, tham gia chỉnh trang đô thị. Chị Lê Thị Hoan, Chủ tịch Hội LHPN Phường 9 cho biết, ngay từ đầu tháng 11, Hội Phụ nữ phường đã triển khai trồng hơn 1.000 cây

hoa các loại dọc các tuyến đường Sương Nguyệt Ánh, Nguyễn Đình Chiểu và Yersin. Việc chăm sóc được phân công cho các hộ ở sát mặt đường chịu trách nhiệm. Ngoài ra còn phối hợp với các khu dân cư dọn dẹp vệ sinh, vỉa hè…

Bà Hoàng Nhật Lệ - Chủ tịch Hội LHPN thành phố Đà Lạt cho biết, Hội đã triển khai đến các chi hội tổ chức các hoạt động hướng về Festival Hoa, thu hút sự tham gia hưởng ứng nhiệt tình của chị em. Tại mỗi chi hội, các hội viên cùng thực hiện giữ gìn cảnh quan, đặc biệt là tiến hành trồng và chăm sóc hoa dọc theo các tuyến đường. Ngoài ra, phụ nữ thành phố cũng có các hoạt động chào mừng như tổ chức thi cắm hoa và thi thời trang hoa... Đó là một số nội dung nổi bật của Hội LHPN nhằm góp phần vào thành công của Festival Hoa Đà Lạt lần thứ VII, qua đó cùng quảng bá thương hiệu du lịch Đà Lạt; thể hiện tính cách và con người Đà Lạt thông qua việc chung tay bảo vệ môi trường, tôn tạo cảnh quan nơi mình sinh sống, nâng cao ý thức của cộng đồng trong việc xây dựng khu dân cư văn hóa, sáng - xanh - sạch - đẹp…

HỒNG THẮM

Phụ nữ làm đẹp cho các không gian hoa Hòa chung các hoạt động chào mừng Festival Hoa lần thứ VII, cùng với đông đảo công dân của thành phố những người phụ nữ cũng đang hằng ngày chăm chút cho từng khoảng không gian xanh không chỉ của gia đình mà còn của khu phố, cộng đồng.

Chăm sóc hoa trong nhà, ngoài ngõ là công việc mỗi ngày được bà Thủy ưu tiên.Ảnh: H.T

với các nhà vườn, Trường THPT Lộc Thanh đưa ba nghề cơ bản vào chương trình dạy nghề phổ thông cho học sinh khối 11. Đó là nghề trồng lan, trồng hoa hồng môn và trồng chè - ba sản phẩm đang tạo ra giá trị kinh tế ở địa phương. Bằng thỏa thuận hợp tác giữa nhà trường và cơ sở, các chủ vườn sẽ hướng dẫn, cung cấp kiến thức trồng và chăm sóc các loại cây trồng trên. “Chăm sóc lan rừng không khó nhưng phải thật sự yêu thích, tỉ mỉ mới tạo ra được những giò lan đẹp. Tôi thấy chương trình dạy nghề của Trường THPT Lộc Thanh rất thiết thực. Biết đâu mấy năm nữa sẽ có những vườn lan nổi tiếng của các cô cậu trẻ tuổi, tạo ra thêm nhiều sản phẩm có giá trị kinh tế cho thành phố Bảo Lộc. Nếu học sinh nào hứng thú với nghề này, tôi sẽ chỉ dạy”, ông Trịnh Văn Sỹ - chủ vườn

lan Văn Sỹ vui vẻ.Từ đầu năm học đến nay, 300

học sinh khối 11 Trường THPT Lộc Thanh đã được đi thực tế, tham quan, tìm hiểu quy trình trồng và chăm sóc lan, hoa hồng môn và chè. Thầy Cẩm cho hay, trong thời gian tới, các em sẽ được thực hành thí nghiệm trên giá thể để bắt tay vào công việc nhà nông thực thụ. Hiện nhà trường đang liên hệ với Doanh nghiệp chè - cà phê Phương Nam với dây chuyền chế biến chè Oolong nổi tiếng của Bảo Lộc để học sinh được học nghề theo một quy trình khép kín: từ trồng - chăm sóc - chế biến đến khi ra sản phẩm.

Góp phần phân luồng học sinh“Hiện nhà trường đang thí điểm

cho học sinh khối 11 để làm tiền đề sang năm học tới triển khai cho

cả học sinh khối 10, 11. Qua đó, trường sẽ xây dựng bộ tài liệu hoàn chỉnh cho chương trình dạy nghề phổ thông. Sản phẩm cuối cùng nhà trường hướng đến là từ việc dạy nghề phổ thông gắn với thực tế địa phương, phát huy thế mạnh của địa phương để tạo ra sản phẩm mang lợi ích kinh tế cho địa phương. Qua đó, hướng tới học tập gắn với sản xuất kinh doanh, góp phần định hướng nghề nghiệp cũng như phân luồng học sinh từ trường phổ thông”, thầy Cẩm cho biết thêm.

Theo số liệu từ Sở Giáo dục và Đào tạo, mặc dù chỉ tiêu phân luồng hàng năm khoảng 10 - 15% học sinh tốt nghiệp trung học vào học trung cấp chuyên nghiệp hoặc học nghề. Tuy nhiên, mục tiêu này hầu như không đạt được. Thực tế nhiều học sinh sau khi tốt nghiệp đều muốn học lên tiếp, ít học sinh theo học nghề, dẫn đến tình trạng số lượng sinh viên tốt nghiệp đại học, cao đẳng không tìm được việc làm ngày càng tăng. Ngược lại, lao động được đào tạo nghề chiếm số ít trong khi nhu cầu xã hội ngày càng nhiều. Vì vậy, việc định hướng nghề nghiệp để phân luồng học sinh ngay từ bậc trung học là điều cần thiết. Và mô hình dạy nghề phổ thông gắn với sản xuất, kinh doanh bằng những nghề phù hợp thực tế địa phương của Trường THPT Lộc Thanh được đánh giá đang mở ra nhiều tín hiệu khả quan trong việc hướng nghiệp, dạy nghề và phân luồng học sinh trong nhà trường.

TUẤN HƯƠNG

Học sinh Trường THPT Lộc Thanh tham quan vườn ươm thực nghiệm. Ảnh: T.H

HỘI LHPN HUYỆN ĐỨC TRỌNG:Tích cực triển khaicác phong trào thi đua

Ngày 12/12, Hội LHPN huyện Đức Trọng đã tổ chức tổng kết

phong trào thi đua, công tác hội năm 2017.

Trong năm qua, Hội LHPN huyện đã chủ động, tích cực trong triển khai phong trào thi đua “Phụ

nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc”; đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Bác; cuộc vận động “Xây dựng

gia đình 5 không, 3 sạch” và các nhiệm vụ trọng tâm của Hội luôn gắn với nhiệm vụ phát triển kinh

tế - xã hội của địa phương. Các cấp hội tiếp tục duy trì và xây

dựng các mô hình tổ nhóm tiết kiệm, hùn vốn; các mô hình “tiếp kiệm” làm theo Bác... với tổng số

tiền hơn 312 triệu đồng.Cũng trong năm qua, toàn

huyện đã đăng ký xây dựng được 5 xã và 30 chi hội kiểu

mẫu “5 không, 3 sạch” với những việc làm thiết thực, hiệu

quả như vận động cán bộ, hội viên làm đường bê tông; xây

dựng mô hình tuyến đường không rác... Song song với các

hoạt động trên, trong năm 2017, các cấp Hội phụ nữ trong huyện còn tích cực tham gia các nhiệm

vụ trọng tâm như: Vận động, hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế,

giảm nghèo bền vững, bảo vệ môi trường; vận động, hỗ trợ

phụ nữ xây dựng gia đình hạnh phúc, bền vững...

Dịp này, Hội LHPN huyện đã biểu dương các tập thể, cá nhân

xuất sắc trong phong trào hội năm 2017.

T.VŨ

6 THỨ TƯ 13 - 12 - 2017 ĐỜI SỐNG - PHÁP LUẬT

Trong tháng 11/2017, trên địa bàn toàn tỉnh Lâm Đồng các lực lượng chức năng đã phát hiện và lập biên bản 88 vụ vi phạm Luật BV&PTR, diện tích

thiệt hại do phá rừng 126.981 m2; lâm sản thiệt hại 467,111 m3. Trong đó, vi phạm quy định về quản lý rừng, sử dụng rừng 26 vụ với 78,210 m3; vi phạm quy định về phát triển rừng 17 vụ; vi phạm quy định về quản lý lâm sản 45 vụ. Cần lưu ý là, so sánh với tháng 10/2017, số vụ vi phạm đã tăng thêm 20 vụ, diện tích thiệt hại do phá rừng đã tăng 111.571 m2.

Mặc dù so cùng kỳ năm 2016, số vụ giảm 16 vụ (15%), diện tích thiệt hại do phá rừng giảm 28.496 m2 (18%) và lâm sản thiệt hại giảm 282,769 m3 (38%); tuy nhiên, số liệu trên đã và đang phản ánh tình hình QLBV rừng ngày càng khó khăn, phức tạp theo thời gian.

Đặc biệt, thời tiết đã bắt đầu chuyển sang mùa khô, công tác phòng cháy chữa cháy rừng (PCCCR) càng đặt ra hệ trọng hơn bao giờ hết. Được biết, mùa khô năm 2016-2017, toàn tỉnh chỉ để xảy ra 8 vụ cháy với diện tích 25,44 ha; trong đó, cháy rừng trồng 3 vụ với 18,29 ha (giảm 24 vụ với 90,4 ha so với mùa khô năm 2015-2016) và cháy thảm cỏ cây bụi 5 vụ với 7,15 ha (giảm 2 vụ với 0,73 ha so với mùa khô năm trước). Tuy nhiên, cần nhận thức và quán triệt sâu sắc rằng, sở dĩ tình hình xảy ra cháy rừng giảm mạnh như nêu trên, một phần do công tác chuẩn bị kỹ lưỡng từ sớm, chủ động trong triển khai thực hiện; phần khác, rất quan trọng là nhờ thời gian mưa kéo dài. Vì vậy, mùa khô năm 2017-2018 này, việc chủ động xây dựng phương án PCCCR rất cần có chất lượng và hiệu quả.

Theo Chi cục Kiểm lâm, ngày 23/10, đơn vị này đã tổ chức sơ kết công tác PCCCR mùa khô và hướng dẫn xây dựng phương án PCCCR tới Hạt Kiểm lâm các huyện, thành phố, các đơn vị

Quản lý, bảo vệ rừng giao thờiNgày 12/12, số liệu từ Chi cục Kiểm lâm Lâm Đồng cho biết, lũy kế 11 tháng năm 2017 trên địa bàn toàn tỉnh có 963 vụ vi phạm Luật Bảo vệ và phát triển rừng (BV&PTR). So cùng kỳ đã giảm 30% vụ, giảm 31% diện tích thiệt hại do phá rừng và giảm 21% lâm sản thiệt hại. Những kết quả này rất đáng phấn khởi và khích lệ, tuy nhiên những ngày cuối năm 2017 - đầu năm 2018 bắt đầu vào mùa khô và là thời điểm trước và sau Tết Nguyên đán, nhiệm vụ quản lý, bảo vệ (QLBV) rừng càng nặng nề hơn bao giờ hết.

Vụ mất rừngở huyệnBảo Lâmluôn luônlà bài học nhắc nhở về công tác QLBVR. Ảnh: M.Đ

Nhờ chú trọng đến công tác lãnh chỉ đạo, nên năm 2017, công tác quản lý, bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng trên địa bàn huyện Đam Rông đã có nhiều chuyển biến tích cực, số vụ vi phạm lâm luật giảm nhiều so với năm 2016. Trong năm huyện Đam Rông đã tổ chức 23 đợt kiểm tra công tác quản lý, bảo vệ rừng để đôn đốc các đơn vị triển khai thực hiện; tổ chức các đợt tuần tra, truy quét các vùng trọng điểm phá rừng, khai thác, mua bán, vận chuyển lâm sản trái phép. Qua tuần tra, cơ quan chức năng đã phát hiện, lập biên bản 95 vụ vi phạm lâm luật (giảm 21 vụ so với cùng kỳ) và đã xử lý 91 vụ; trong đó, xử lý hình sự 10 vụ, xử lý hành chính 81 vụ, lâm sản tịch thu qua xử lý 162,85 m3, thu nộp ngân sách trên 672 triệu đồng.

Ngoài ra đến nay, các đơn vị chủ rừng trên địa bàn huyện đã tổ chức giải tỏa 64,6 ha đất lâm nghiệp bị lấn chiếm trái phép, trồng mới được 167,49 ha rừng thuộc các dự án và trồng 2.548 cây phân tán các loại. LAM PHƯƠNG

ĐẠ TÔNG:Người dân chuyển đổitrồng dâu nuôi tằm

Ông Nguyễn Văn Huy - Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy xã Đạ Tông (Đam Rông) cho biết: Sau khi khảo sát điều kiện tự nhiên, nguồn lực lao động tại địa phương có nhiều đặc điểm phù hợp với nghề trồng dâu nuôi tằm, Đảng ủy xã Đạ Tông đã ban hành Nghị quyết chuyên đề về trồng dâu nuôi tằm vào tháng 8/2017 để chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng cho bà con.

Sau khi Nghị quyết được ban hành, công tác tuyên truyền, vận động cũng như việc chuyển giao khoa học kỹ thuật được lãnh đạo xã tiến hành. Hiện, ở Đạ Tông đã có 18 hộ thực hiện với 5 ha diện tích dâu. Với giá khoảng 110 - 120 ngàn đồng/kg kén như hiện nay thì thu nhập từ nuôi tằm cao hơn 7 - 8 lần so với trồng bắp truyền thống như trước đây của người dân.

Được biết, Đảng ủy xã Đạ Tông đặt mục tiêu đến đầu năm 2018 xây dựng thành công 10 mô hình điểm, vận động người dân chuyển đổi 50 - 60 ha đất trồng hoa màu kém hiệu quả sang trồng dâu nuôi tằm và tiếp tục nhân rộng vào các năm tới. N. NGÀ

Chuyển giao kiến thứcvề chuỗi giá trị

Hội Nông dân tỉnh Lâm Đồng vừa tổ chức lớp tập huấn kiến thức về mô hình sản xuất theo chuỗi giá trị cho trên 50 thành viên là các hộ nông dân sản xuất giỏi, chủ trang trại, cán bộ Hội Nông dân cơ sở, thành viên HTX. Lớp tập huấn cung cấp cho nông dân những kiến thức về chuỗi giá trị, hướng dẫn kỹ thuật sản xuất và cách thức tham gia sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, Global GAP, nâng cao năng lực quản trị chuỗi giá trị. Đồng thời, nông dân cũng được hướng dẫn xây dựng HTX, tổ hợp tác trong nông nghiệp cũng như xác định vai trò của các cấp Hội trong việc thúc đẩy chuỗi giá trị nông sản hàng hóa. Giúp nông dân tham gia vào các chuỗi giá trị sản xuất là biện pháp giúp nông nghiệp tăng trưởng bền vững mà Lâm Đồng hướng tới. D.Q

Trong 2 tháng vừa qua, huyện Lâm Hà vừa thực hiện kiểm tra, đánh giá, xếp loại cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp, vừa kiểm tra chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm nông - lâm - thủy sản đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với 140 cơ sở của 116 hộ trên địa bàn huyện; trong đó gồm 76 cơ sở kinh doanh phân bón, 8 cơ sở kinh doanh thức ăn chăn nuôi, 35 cơ sở bán thuốc bảo vệ thực vật, 6 cơ sở kinh doanh thuốc thú y, 9 cơ sở giết mổ gia cầm, 2 cơ sở rang xay gia công cà phê bột, 4 cơ sở sản xuất, kinh doanh giống cây trồng công nghiệp và cây ăn trái lâu năm.

Qua đó, đã tiến hành xếp loại các cơ sở:

8 cơ sở loại A, 130 cơ sở loại B và 2 cơ sở loại C. Đáng chú ý, chỉ có 2 cơ sở đạt loại C là cơ sở kinh doanh phân bón của hộ ông Nguyễn Xuân Tú, Thôn 1, xã Tân Thanh và cơ sở rang xay gia công cà phê bột của hộ ông Phan Văn Tỉnh, thôn Gian Thi, xã Gia Lâm. UBND huyện Lâm Hà đã giao cho UBND các xã, thị trấn trong huyện thông báo rộng rãi đến các thôn, tổ dân phố thực hiện niêm yết công khai kết quả kiểm tra, đánh giá phân loại các cơ sở; đồng thời tiếp tục tăng cường kiểm tra với tần suất 2 năm 1 lần với cơ sở xếp loại A, 1 lần/năm đối với cơ sở xếp loại B, ít nhất 6 tháng 1 lần với cơ sở xếp loại C tùy vào mức độ sai lỗi của các cơ sở loại C

theo đúng quy định.Ông Nguyễn Minh An - Phó Chủ tịch

UBND huyện Lâm Hà nhấn mạnh: Việc kiểm tra kỹ lưỡng theo định kỳ, phân loại chặt chẽ đúng quy định các cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp là giải pháp quan trọng để tăng cường đảm bảo an toàn thực phẩm, nâng cao chất lượng các cơ sở sản xuất, kinh doanh, hạn chế người dân bán hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, ngăn chặn nạn phân bón, thuốc bảo vệ thực vật giả, kém chất lượng; qua đó đem lại lợi ích cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh chân chính và người tiêu dùng.

QUỲNH UYỂN

chủ rừng. Chi cục Kiểm lâm cũng đã tham mưu cho Sở NN&PTNT tỉnh văn bản gửi Sở Tài chính trình UBND tỉnh đề nghị thẩm định định mức đơn giá kinh phí áp dụng trong PCCCR mùa khô 2017-2018 trên địa bàn tỉnh. Sau khi đã có hướng dẫn chỉ đạo, Chi cục Kiểm lâm thẩm định phương án PCCCR mùa khô 2017-2018 của các đơn vị chủ rừng là tổ chức nhà nước, tổ chức trực thuộc trung ương và các Hạt Kiểm lâm. Cần lưu ý là phương án phải được xây dựng sớm, chi tiết, cụ thể để theo đó triển khai thực hiện luôn luôn chủ động.

Để những tháng cuối năm 2017 và đầu năm 2018 hạn chế đến mức thấp nhất số vụ vi phạm Luật BV&PTR, diện tích thiệt hại do phá rừng và lâm sản thiệt hại, cả hệ thống chính trị phải cùng vào cuộc, đặc biệt các đơn vị chức năng và liên quan cần khắc phục những mặt hạn chế, tồn tại thời gian qua. Đó là công tác kiểm tra, xử lý hành vi lấn chiếm đất lâm nghiệp vẫn chưa hiệu quả, việc giải tỏa thu hồi để tổ chức trồng rừng không kịp thời dẫn đến đất lâm nghiệp dễ bị lấn chiếm trở lại. (Trong 11 tháng 2017, toàn tỉnh có đến 226 vụ phá rừng trái pháp luật với tổng diện tích 839.158 m2; trong đó phá rừng làm rẫy 153 vụ với 619.561 m2).

Trong lúc các đối tượng vi phạm ngày càng hoạt động tinh vi, phức tạp, manh động, đòi hỏi các lực lượng chức năng hành động quyết liệt và sự phối kết hợp chặt chẽ hơn giữa các

ĐAM RÔNG:Tình hình vi phạm lâm luật giảm

LÂM HÀ: Kiểm tra, xếp loại 140 cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp

Vừa qua, tại xã Đa Chais, Đoàn cơ sở Công ty Xăng dầu Lâm Đồng phối hợp với Đoàn sơ sở Bệnh viện Đa khoa tỉnh, Đoàn cơ sở Phòng Cảnh sát Giao thông và Đoàn cơ sở Ngân hàng BIDV đã tổ chức trao tặng 150 phần quà, trị giá là 500.000 đồng/phần (gồm: nhu yếu phẩm, quần áo, sách vở…); khám chữa bệnh

và phát thuốc cho đồng bào có hoàn cảnh khó khăn; đồng thời, thăm hỏi các gia đình trong xã bị thiệt hại ảnh hưởng sau bão; giúp người dân khơi mương, cống, rãnh, khắc phục hậu quả thiệt hại sau bão…

Bên cạnh đó, Đoàn cơ sở Phòng Cảnh sát Giao thông còn thực hiện công tác dân vận tập

trung phổ biến kiến thức pháp luật về trật tự ATGT nhằm nâng cao ý thức chấp hành pháp luật khi tham gia giao thông cho người dân. Tại đây, các hộ đồng bào được các chiến sỹ tặng mũ bảo hiểm và hướng dẫn sử dụng mũ bảo hiểm đúng cách.

HOÀNG YÊN

150 suất quà cho đồng bào xã Đa Chais

ngành, địa phương liên quan thì mới truy bắt và xử lý đối tượng vi phạm đạt hiệu quả cao. Cùng đó, việc phối hợp điều tra, xác minh, truy tìm để xử lý các “đầu nậu”, chủ đường dây mua bán, vận chuyển lâm sản trái phép của các lực lượng chức năng phải thẳng thắn đánh giá là chưa triệt để. Mặt khác, tuy tỉnh đã có những chỉ đạo kiên quyết hơn, nhưng một số chủ rừng, nhất là các doanh nghiệp thuê đất, thuê rừng để thực hiện dự án đầu tư vẫn trong tình trạng buông lỏng về công tác BVR và PCCCR. Việc này rất cần các cơ quan chức năng cần tham mưu để tiếp tục xử lý mạnh tay hơn đối với những đơn vị không hoàn thành những cam kết về nghĩa vụ, trách nhiệm trong công tác QLBV rừng.

Như Chi cục phó Kiểm lâm Phạm Văn Huy đặt ra: Tiếp tục thực hiện đồng bộ các giải pháp, chương trình, dự án về QLBV rừng, PCCCR; phấn đấu giảm các hành vi xâm hại đến tài nguyên rừng cả về số vụ và diện tích thiệt hại, góp phần thực hiện mục tiêu chung năm 2017 giảm 20% số vụ vi phạm Luật BV&PTR và giảm ít nhất 50% diện tích rừng bị thiệt hại do cháy rừng, phá rừng gây ra so với năm 2016. Hy vọng nhiệm vụ chính trị quan trọng của tỉnh Lâm Đồng - QLBV và PTR sẽ được cả hệ thống chính trị tập trung và dốc lòng cùng quyết tâm hoàn thành xuất sắc như đã đặt ra. MINH ĐẠO

7 7 THỨ TƯ 13 - 12 - 2017TÒA SOẠN - BẠN ĐỌC

Đường “nát như tương”Từ thông tin phản ánh của người dân,

chúng tôi đã tìm về tận nơi để “mục sở thị” con đường “đau khổ” này. Tuy đường Trần Bình Trọng có tổng chiều dài gần 1,3 km, nhưng tại thời điểm chúng tôi có mặt, không khó để bắt gặp những đoạn bị bong tróc nham nhở, lầy lội đầy những ổ voi, ổ gà. Thậm chí có đoạn còn biến thành “ao” khi mưa xuống xe cộ qua lại làm nước bắn tung tóe tràn vào nhà người dân sống hai bên đường.

Do đường xuống cấp, hư hỏng trong một thời gian dài nhưng không được tu bổ, sửa chữa khiến tuyến đường này ngày càng “nát như tương” và trở thành nỗi ám ảnh với người dân địa phương.

Anh Nguyễn Ngọc Hoàng (ngụ Tổ dân phố 6, phường Lộc Phát) phản ánh: “Hiện tại, toàn bộ tuyến đường chẳng còn chỗ nào nguyên vẹn. Vì quá nhiều ổ voi, ổ gà và hố sâu xuất hiện nên người dân chúng tôi đi lại, vận chuyển hàng hóa trên tuyến đường này luôn đối diện với những nguy hiểm và gặp phải rất nhiều khó khăn. Riêng đoạn đi qua trước cửa nhà tôi đã biến thành một cái “ao”. Trời nắng ráo khi đi qua đoạn đường này người dân còn biết để tránh, nhưng khi trời mưa, đường bị ngập tạo thành “cái bẫy” nguy hiểm vô cùng. Hơn 2 năm qua, đã có hàng chục người đi xe máy, xe đạp bị té ngã, nhẹ thì trầy xước, nặng thì gãy tay chân do sập vào hố sâu”.

Ông Ngô Huỳnh Long (ngụ thôn Thanh

Tan nát một tuyến đường liên phường, xãGần 3 năm trở lại đây, tuyến đường liên phường, xã Trần Bình Trọng nối các tổ dân phố 6, 7, 10 và 11 (phường Lộc Phát) với thôn Thanh Xuân 1 (xã Lộc Thanh, TP Bảo Lộc) đã và đang trở thành “con đường đau khổ” với vô số “ổ voi, ổ gà” gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc đi lại, vận chuyển hàng hóa của hàng trăm hộ dân.

Xuân 1, xã Lộc Thanh) cho biết: “Tuyến đường này tuy đã làm cách đây hơn 15 năm, được thảm nhựa nóng khá chắc chắn. Tuy nhiên, những năm gần đây, do xe chở vật liệu, nông sản, vật tư nông nghiệp có trọng tải lớn qua lại quá nhiều khiến đường bị xuống cấp nhanh chóng. Đường bị xuống cấp nhưng lại không được đầu tư sửa chữa khiến tuyến đường bị hư hỏng, xuống cấp ngày càng nghiêm trọng hơn. Thật sự, đi khắp TP Bảo Lộc tôi chưa thấy tuyến đường nào bị hư hỏng, xuống cấp như tuyến đường này. Chúng tôi đã nhiều lần phản ánh sự việc tới chính quyền địa phương và các ngành chức năng. Họ cũng đã nhiều lần về kiểm tra, đo vẽ nhưng

không hiểu sao đến nay vẫn chưa được nâng cấp, cải tạo”.

Dự án được duyệt nhưng chưa thể triển khaiThực tế cho thấy, đường Trần Bình Trọng

bị xuống cấp nghiêm trọng đã và đang tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây tai nạn giao thông và làm kìm hãm sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Ông Nguyễn Minh Tuấn, Phó Chủ tịch UBND phường Lộc Phát (TP Bảo Lộc) cho biết: “Năm 2015, khi tuyến đường mới bắt đầu xuống cấp, UBND phường đã tiến hành kiểm tra và đưa vào kế hoạch trung hạn giai đoạn 2015 - 2020 và trình UBND TP Bảo Lộc xem xét để có

Đường Trần Bình Trọng đang xuống cấp ngày càng nghiêm trọng. Ảnh: K.Phúc

phương án đầu tư nâng cấp. UBND TP Bảo Lộc cũng đã ban hành Quyết định số 2583/QĐ - UBND ngày 25/10/2016 về việc phê duyệt báo cáo kinh tế - kỹ thuật để đầu tư nâng cấp đường Trần Bình Trọng. Theo đó, tổng số vốn đầu tư nâng cấp tuyến đường được UBND TP Bảo Lộc phê duyệt là gần 4,1 tỷ đồng. Trong đó, vốn Nhà nước là 2,257 tỷ đồng và nhân dân đối ứng 1,838 tỷ đồng. Theo kế hoạch, dự án sẽ được triển khai xây dựng từ đầu năm 2017, nhưng do một số vướng mắc trong việc huy động người dân đóng vốn đối ứng nên chưa thể triển khai”.

Cũng theo ông Tuấn, đường Trần Bình Trọng là tuyến đường liên phường, xã nên theo quy định việc đóng vốn đối ứng để xây dựng tuyến đường có sự khác nhau. Đối với các hộ dân xã Lộc Thanh vốn đóng đối ứng là 70/30 (Nhà nước 70% và người dân 30%). Trong khi đó, người dân phường Lộc Phát đóng vốn đối ứng là 50/50. Quy định này không được người dân phường Lộc Phát đồng thuận khiến việc triển khai Dự án nâng cấp, cải tạo đường Trần Bình Trọng bị gián đoạn.

“Hiện tại, trên địa bàn phường Lộc Phát có hơn 140 hộ phải đóng vốn đối ứng 50/50 để xây dựng tuyến đường này. Tuy nhiên, khi chúng tôi đi vận động bà con đóng góp vốn thì họ không chịu đóng. Vì theo họ, cùng một tuyến đường nhưng tại sao người dân xã Lộc Thanh chỉ đóng 30%, còn họ phải đóng 50%. Chúng tôi đã nhiều lần tổ chức họp dân và giải thích cho bà con hiểu về các quy định của Nhà nước trong việc đóng vốn đối ứng nhưng đều bị họ phản đối. Chính việc bà con không đồng thuận đóng vốn đối ứng là nguyên nhân khiến dự án không thể triển khai. Hiện tại, ý kiến của người dân đã được chúng tôi tập hợp và chuyển UBND TP Bảo Lộc xem xét để có hướng giải quyết” - ông Tuấn cho biết thêm.

KHÁNH PHÚC

Mới bước sang tuổi 17 - cái tuổi ăn chưa no, lo chưa tới, nhưng Liêng Hót K’Biên, ở thôn Mê

Ka, xã Đạ Tông đã có con gần 2 năm tuổi. Theo tìm hiểu của chúng tôi, cách đây 3 năm về trước, khi K’Biên đang theo học lớp 9 bỗng dưng nghỉ học giữa chừng, tới khi giáo viên chủ nhiệm đến tận nhà vận động ra lớp thì mới hay tin em bỏ học để lấy chồng. Vậy là từ một học sinh với bao hoài bão phía trước bỗng chốc em đảm nhiệm thiên chức của một người vợ, người mẹ khi chưa tròn 15 tuổi. Cũng vì chưa đến tuổi kết hôn theo quy định, nên vợ chồng K’Biên không có giấy chứng nhận đăng ký kết hôn.

K’Biên là con thứ 4 trong một gia đình có tới 7 người con, hoàn cảnh kinh tế đặc biệt khó khăn, cuộc sống của gia đình chủ yếu dựa vào 2 sào lúa nước và hơn 1 sào bắp, nhưng năng suất mang lại chẳng là bao, nên cái đói, cái nghèo cứ bủa vây lấy gia đình em. Hiện nay, cả 2 vợ chồng đang sống chung với bố mẹ đẻ, mà chưa có điều kiện để cất nhà riêng. Cũng vì do hoàn cảnh kinh tế quá khó khăn, đặc biệt là do thiếu kinh nghiệm nuôi dạy con cái nên con của K’Biên bị còi cọc, xanh xao và có dấu hiệu bị suy dinh dưỡng nặng.

Em Liêng Hót K’Biên thổ lộ: “Do không

am hiểu về pháp luật nên em đã bỏ học để lấy chồng sớm khi tuổi còn nhỏ, bây giờ rất hối hận nhưng sự việc đã lỡ rồi nên đành chịu thôi. Hiện nay, con em đã được gần 2 tuổi rồi nhưng vợ chồng em vẫn chưa được đăng ký kết hôn, vì chưa đến tuổi theo quy định”.

Một thực tế đáng buồn hiện nay là tình trạng tảo hôn không chỉ xảy ra ở các bản làng xa xôi mà đang len lỏi vào môi trường giáo dục học đường, nơi tưởng chừng các em được trang bị kiến thức, có thể tránh được nạn tảo hôn. Gần đây đã xảy ra nhiều cặp học sinh cưới nhau khiến tình trạng học sinh bỏ học giữa chừng liên tiếp xảy ra. Các em lấy vợ, lấy chồng khi cơ thể chưa phát triển đầy đủ. Rồi sinh nhiều con, con cái bị suy dinh dưỡng, bệnh tật, trí năng không phát triển bình thường như trẻ em khác.

Em Cơ Tría K’Phen, ở thôn NTôn, xã Đạ Tông mới học lớp 9 đã bỏ học ở nhà lấy chồng khi chưa bước qua cái tuổi 16. Trong căn nhà tồi tàn trống trơ không có vật dụng gì đáng giá đã nói lên bức tranh ảm đạm của một cặp vợ chồng trẻ. Hiện nay, K’Phen đã sinh em bé được 9 tháng tuổi. “Hiện nay, em rất muốn được đi học trở lại để sau này đỡ vất vả. Nhưng bây giờ có con nhỏ rồi, nên việc đi học lại rất khó vì phải

ở nhà chăm sóc con và gia đình. Em cũng mong các bạn khác đừng lấy chồng sớm như em, vì cuộc sống gia đình có nhiều cái khó khăn mà mình không biết trước được”, Tría K’Phen than thở.

Theo số liệu thống kê của Trung tâm Dân số - Kế hoạch hóa gia đình huyện Đam Rông, chỉ tính riêng từ năm 2015 đến nay trên địa bàn huyện đã có 74 cặp tảo hôn, chiếm tới 3,5% tổng số cặp kết hôn.

Qua kết quả khảo sát của ngành chức năng tình trạng tảo hôn xét theo giới tính và nhóm tuổi, thì tỷ lệ tảo hôn, kết hôn sớm của nam giới ở nhóm từ 15 đến 19 tuổi có xu hướng giảm từ 1,1% năm 2015 xuống còn 0,68% năm 2017; nữ giới ở nhóm tuổi từ 15 đến 19 tuổi có xu hướng tăng từ 1,8% năm 2015 lên 2,5% năm 2017.

Hủ tục lạc hậu vẫn còn tồn tại và ăn sâu trong nhận thức của đồng bào dân tộc thiểu số từ nhiều đời nay được coi là nguyên nhân chính của nạn tảo hôn đang ngày một gia tăng ở địa bàn có tới trên 70% số hộ đồng

Báo động tình trạng tảo hôn ở Đam Rôngbào DTTS sinh sống như Đam Rông. Bên cạnh đó, một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến tình trạng tảo hôn ở huyện Đam Rông gia tăng là do nhận thức của người dân còn nhiều hạn chế, chưa am hiểu về pháp luật. Mặt khác, việc quản lý con em trong gia đình chưa chặt chẽ, các bậc phụ huynh chưa quan tâm đến đời sống tâm lý, tình cảm của com em mình khi bước vào độ tuổi vị thành niên.

Ông Trần Văn Nguyên, Phó trưởng Phòng Dân tộc huyện Đam Rông cho biết: “Nguyên nhân của vấn đề tảo hôn của người đồng bào DTTS, nhất là đồng bào DTTS ở các tỉnh phía bắc vào chính là họ muốn sau khi kết hôn sẽ có thêm nguồn lao động cho gia đình và không nghĩ rằng việc lập gia đình phải đăng ký kết hôn đúng độ tuổi và cũng không biết được những hệ lụy về sức khỏe sinh sản sau này”.

Để hạn chế và từng bước đẩy lùi nạn tảo hôn ở Đam Rông, ngoài việc tiếp tục đẩy mạnh công tác truyền thông, nhằm nâng cao nhận thức cho người dân, thì chính quyền sở tại cũng cần nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình. Đồng thời, cần phát huy hơn nữa vai trò của già làng, chức sắc tôn giáo, người có uy tín, đặc biệt là sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường trong việc tuyên truyền, giáo dục nhân dân, nhất là các em thanh, thiếu niên hiểu rõ những tác hại khôn lường của tảo hôn. LÊ TUẤN

Mặc dù chính quyền địa phương và ngành chức năng huyện Đam Rông đã triển khai nhiều giải pháp để ngăn chặn tình trạng tảo hôn, nhưng xem ra vẫn chưa mang lại kết quả như mong muốn. Hiện nay, tình trạng tảo hôn vẫn còn tồn tại và diễn biến ngày càng phức tạp, nhất là tại các địa bàn có đông đồng bào dân tộc thiểu số.

8 THỨ TƯ 13 - 12 - 2017

QUỐC TẾ

GIAÙ2.500ñ

ª PHOÙ TOÅNG BIEÂN TAÄP PHUÏ TRAÙCH: HOÀ THÒ LAN ª GIAÁY PHEÙP XUAÁT BAÛN SOÁ 16/GP - BTTTT NGAØY 4/1/2012 (BOÄ TTTT)ª SAÉP CHÖÕ ÑIEÄN TÖÛ TAÏI BAÙO LAÂM ÑOÀNG ª IN TAÏI XÍ NGHIEÄP BAÛN ÑOÀ ÑAØ LAÏT

Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai huyện Di Linh thông báoBà Tô Thị Phô được UBND huyện Di Linh cấp giấy chứng nhận QSDĐ số AP

634536 ngày 3/7/2009, vào sổ theo dõi số H 07930/QSDĐ, chi tiết như sau:- Thửa đất số 181, tờ bản đồ số 13, xã Đinh Trang Hòa diện tích 7.000 m2 (200

m2 ONT + 6.800 m2 CLN).Năm 2010, bà Tô Thị Phô chuyển nhượng QSDĐ cho ông (bà) Trần Duy Phượng

và bà Phan Thị Quế thường trú tại Thôn 12, xã Đinh Trang Hòa, huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng, trong quá trình chuyển nhượng hai bên chưa thực hiện việc chuyển nhượng QSDĐ theo quy định của pháp luật và bà Tô Thị Phô đã giao giấy chứng nhận QSDĐ cho ông (bà) Trần Duy Phượng.

Hiện nay, bà Tô Thị Phô ở đâu liên hệ với UBND xã Đinh Trang Hòa hoặc Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai huyện Di Linh để lập thủ tục chuyển nhượng QSDĐ theo quy định của pháp luật.

Sau 30 ngày kể từ ngày thông báo này được đăng số báo đầu tiên, nếu không có tranh chấp khiếu nại, Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai huyện Di Linh sẽ chỉnh lý biến động hồ sơ địa chính, tham mưu cho Văn phòng Đăng ký đất đai tỉnh Lâm Đồng trình Sở Tài nguyên & Môi trường cấp lại giấy CNQSD đất cho ông (bà) Trần Duy Phượng theo quy định của pháp luật, mọi thắc mắc sau này Chi nhánh Văn phòng Đăng ký đất đai huyện Di Linh sẽ không chịu trách nhiệm giải quyết.

THÔNG BÁO mất giấy chứng nhận QSD đất

NH Sacombank - PGD Di Linh thông báo đến KH Phạm Văn Sang, SN 1988 cùng vợ là bà Bùi Thị Miền, SN 1991 cùng ngụ tại Thôn 13, xã Hòa Ninh, huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng bỏ đi khỏi địa phương từ khoảng tháng 3/2017 đến nay không trở về địa phương và không có tin tức gì. Hiện nay, vợ chồng anh Sang, chị Hiền ở đâu về ngay NH Sacombank - PGD Di Linh số 671 Hùng Vương, thị trấn Di Linh, huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng để giải quyết khoản vay tại NH Sacombank. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày ra thông báo, nếu anh/chị vẫn không có mặt thì NH Sacombank sẽ tiến hành các thủ tục thanh lý tài sản theo quy định của pháp luật. Điện thoại: 02633792996 - 0934193410 (gặp Duy)

THÔNG BÁO

THÔNG BÁOVề việc quy định mức thu giá dịch vụ sử dụng đường bộ tuyến cao tốc Liên Khương

- Prenn trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng Thực hiện Quyết định số 2656/QĐ-UBND ngày 7/2/2017 của UBND tỉnh Lâm Đồng.

Công ty TNHH Hùng Phát thông báo đến chủ phương tiện quy định về mức thu giá dịch vụ sử dụng đường bộ qua Trạm thu phí Định An như sau:

1. Mức thu giá mới áp dụng cho tất cả các phương tiện lưu thông (đã bao gồm thuế GTGT)

Phương tiện chịu phí Mức thu (đồng/vé/lượt)

Mức thu (đồng/vé/tháng)

Mức thu(đồng/vé/quý)

1. Xe dưới 12 ghế ngồi, xe tải có trọng tải dưới 2 tấn

30.000 900.000 2.430.000

2. Xe từ 12 ghế ngồi đến 30 ghế ngồi; xe tải có tải trọng từ 2 tấn đến dưới 4 tấn

40.000 1.200.000 3.240.000

3. Xe từ 31 ghế ngồi trở lên; xe tải có trọng tải từ 4 tấn đến dưới 10 tấn

50.000 1.500.000 4.050.000

4. Xe có tải trọng từ 10 tấn đến dưới 18 tấn; xe chở hàng bằng Container 20 fit

85.000 2.550.000 6.885.000

5. Xe tải có trọng tải từ 18 tấn trở lên; xe chở hàng bằng Container 40 fit

170.000 5.100.000 13.770.000

2. Mức thu áp dụng đối với các phương tiện đăng ký lưu thông chính chủ (trừ các phương tiện kinh doanh), có hộ khẩu thuộc địa bàn các xã Hiệp An, xã Hiệp Thạnh và một phần thị trấn Liên Nghĩa (Khu vực dân cư từ vòng xoay Liên Khương đến cầu Bồng Lai), huyện Đức Trọng; xã Đạ Ròn và thị trấn Thạnh Mỹ thuộc huyện Đơn Dương

Phương tiện chịu phí Mức thu(đồng/vé/lượt)

Mức thu (đồng/vé/tháng)

Mức thu (đồng/vé/quý )

1. Xe dưới 12 ghế ngồi, xe tải có trọng tải dưới 2 tấn

15.000 450.000 1.215.000

2. Xe từ 12 ghế ngồi đến 30 ghế ngồi; xe tải có tải trọng từ 2 tấn đến dưới 4 tấn

20.000 600.000 1.620.000

3. Xe từ 31 ghế ngồi trở lên; xe tải có trọng tải từ 4 tấn đến dưới 10 tấn

25.000 750.000 2.025.000

4. Xe có tải trọng từ 10 tấn đến dưới 18 tấn; xe chở hàng bằng Container 20 fit

40.000 1.200.000 3.240.000

5. Xe tải có trọng tải từ 18 tấn trở lên; xe chở hàng bằng Container 40 fit

80.000 2.400.000 6.480.000

3. Miễn giá dịch vụ sử dụng đường bộ đối với xe buýt hoạt động trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng lưu thông qua trạm thu phí Định An.

4. Thời gian áp dụng mức giá trên từ 0h ngày 18/12/2017.

CÔNG TY TNHH HÙNG PHÁT Trân trọng thông báo

HỘI NGHỊ BỘ TRƯỞNG WTO: Kêu gọi thúc đẩy thương mại đa phươngTại Hội nghị Bộ trưởng Tổ chức Thương

mại Thế giới (WTO) lần thứ 11 đang diễn ra tại Buenos Aires, Argentina, đại diện nước chủ nhà đã kêu gọi các nước đẩy mạnh hệ thống thương mại đa phương trong bối cảnh chủ nghĩa bảo hộ đang trỗi dậy.

Trong bài phát biểu tại phiên khai mạc, Bộ trưởng Ngoại giao Argentina Jorge Faurie đã đọc “Tuyên bố Buenos Aires”, trong đó nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thúc đẩy hệ thống thương mại đa phương cũng như các mục tiêu hướng tới phát triển bền vững.

Ông cho biết, chính phủ của Tổng thống Mauricio Macri đang thực thi những chủ trương này nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, giảm tỷ lệ thất nghiệp và củng cố đà tăng trưởng.

Theo nhà ngoại giao Argentina, các nước đang đối mặt với thách thức lớn trong bối cảnh diễn ra sự chuyển hóa về hệ thống thế giới, cách mạng công nghệ nổi lên và sự bất bình đẳng vẫn tồn tại.

Ông Faurie kỳ vọng rằng, Hội nghị WTO lần này gửi đi thông điệp về tầm quan trọng của hệ thống thương mại quốc tế mở cửa, công bằng dựa trên các quy tắc, qua đó góp phần củng cố các mục tiêu phát triển bền vững năm 2030 của Liên hợp quốc.

Trước đó, trong bài phát biểu khai mạc hội

nghị, Tổng thống Argentina Mauricio Macri nhấn mạnh sự kiện này là cơ hội để các bên đổi mới cam kết về hệ thống thương mại đa phương, trong đó đề cao thương mại công bằng dựa trên các quy định rõ ràng cụ thể.

Tuy nhiên, nhà lãnh đạo Argentina chỉ rõ vẫn còn tồn tại bất cập khi nhiều thành viên chưa được hưởng lợi từ WTO, một tổ chức mà ông Macri mở ra là cội nguồn để phát triển và tăng trưởng.

Tổng thống Macri cho biết, tại thêm hội nghị WTO lần này, nước chủ nhà Argentina sẽ nỗ lực mở rộng kết nối thương mại giữa các nước Mỹ Latinh với các đối tác châu Âu, qua đó cho phép tiến tới một thỏa thuận thương mại giữa Thị trường chung Nam Mỹ (Mercosur, gồm Argentina, Brazil, Paraguay, Uruguay và Venezuela) với Liên minh châu Âu (EU).

Hội nghị bộ trưởng Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) lần thứ 11 kéo dài trong 5 ngày (từ 10-14/12) với sự tham dự của đại diện 164 thành viên WTO và nhiều quan sát viên.

Các đại biểu sẽ bàn thảo phương hướng phát triển trong tương lai của WTO và loạt vấn đề trong các lĩnh vực như nông nghiệp, ngư nghiệp, dịch vụ và phát triển. Đây là những nội dung còn bế tắc từ Vòng đàm phán Doha diễn ra tại Hội nghị bộ trưởng WTO lần thứ 4 hồi năm 2001 tại Doha, Qatar. TTXVN

Bộ Tài chính Mỹ can thiệp để tránh nguy cơ chính phủ vỡ nợTrong một bước đi nhằm ngăn chặn nợ chính

phủ chạm mức trần cho phép, ngày 11/12, Bộ Tài chính Mỹ thông báo tạm ngừng cấp tài chính cho hai quỹ hưu trí của công chức liên bang.

Biện pháp này là một phần của nỗ lực nhằm tránh nguy cơ vỡ nợ cho đến khi Quốc hội Mỹ nâng trần nợ từ mức hiện tại hơn 20.000 tỷ USD.

Trong thư gửi giới lãnh đạo Quốc hội, Bộ trưởng Tài chính Steven Mnuchin đã yêu cầu cơ quan lập pháp này nhanh chóng nâng mức trần nợ công. Ông nhấn mạnh cần nâng mức giới hạn nợ cho phép “càng sớm càng tốt” để bảo vệ “uy tín và lòng tin vào nước Mỹ”, cũng như tránh các hậu quả kinh tế khác.

Hồi tuần trước, ông Mnuchin cũng đã thông báo với quốc hội rằng, Bộ Tài chính sẽ phải bắt đầu triển khai các biện pháp can thiệp cứng rắn để tránh nguy cơ vỡ nợ, trong đó bao gồm việc ngừng chi trả cho các quỹ hưu trí cho đến khi quốc hội hành động.

Tuần trước, nhằm tránh việc chính phủ phải đóng cửa, Quốc hội Mỹ đã thông qua dự luật chi tiêu tạm thời, theo đó cung cấp ngân sách cho các cơ quan chính phủ cho đến ngày 22/12, song vẫn chưa thống nhất về việc nới rộng quyền vay mượn của Mỹ.

Trong bối cảnh thâm hụt ngân sách Mỹ tăng cao trong năm tài khóa 2017, chính phủ liên bang không còn sự lựa chọn ngoài việc vay mượn để chi trả cho các hoạt động của chính phủ, bao gồm việc trả lương cho nhân viên, trợ cấp hưu trí, chi tiêu xã hội và các khoản phí khác.

Hồi tháng 9 vừa qua, nợ công của Mỹ đã chính thức vượt qua mức 20.000 tỷ USD chỉ ít ngày

sau khi Nhà Trắng cho phép Bộ Tài chính được vay thêm tiền để dùng cho hoạt động của chính phủ. Theo đó, đến ngày 12/9, nợ công của Chính phủ Mỹ đã đạt 20.160 tỷ USD, đồng nghĩa trung bình mỗi người Mỹ đang phải gánh một món nợ tương đương 62.000 USD. Trên thực tế, con số nợ công đã vượt trần từ tháng 3, tuy nhiên thời điểm đó, Bộ Tài chính chưa được phép vay thêm tiền và phải sử dụng các biện pháp can thiệp để giữ mức nợ ở quanh mức dưới 20.000 tỷ USD.

Tuy nhiên, đến hôm 9/9, Tổng thống Trump đã ký phê chuẩn các biện pháp rót ngân sách cho chính phủ liên bang và cho phép tạm thời đình chỉ các biện pháp giới hạn trần nợ tới ngày 8/12. Điều này cho phép Bộ Tài chính vay thêm ngân sách cho tới thời gian đó, khiến số nợ của chính phủ tăng thêm khoảng hơn 300 tỷ USD, kéo theo nợ công vượt mức 20.000 tỷ USD. Việc nợ gia tăng một lần nữa khiến Bộ Tài chính buộc phải sử dụng các biện pháp can thiệp nhằm đảm bảo số nợ không tiếp tục vượt trần. Các biện pháp này có thể kéo dài ít nhất tới tháng Ba tới hoặc có thể là hết mùa Hè năm 2018.

Việc điều chỉnh giới hạn nợ của chính phủ phải được cả Hạ viện và Thượng viện Mỹ thông qua trước khi Tổng thống ký ban hành thành luật. Kể từ năm 1962 đến nay, Quốc hội Mỹ đã hơn 70 lần điều chỉnh ngưỡng an toàn đối với nợ công. Tần suất điều chỉnh tăng cao kể từ năm 2002 đến nay. Giới chuyên gia nhận định việc Chính phủ Mỹ vỡ nợ sẽ châm ngòi cho sự hoảng loạn và dẫn tới những hậu quả “thảm khốc” đối với hệ thống tài chính toàn cầu. TTXVN