dialogue inflation case[1]

21
CHƯƠNG TRÌNH GING DY KINH TFULBRIGHT KINH TVĨ Nghiên cu tình hung Tình hình lm phát gn đây – Người quen cũ hay thách thc mi? 1 29/9/2005 Đây là mt tình hung được xây dng nhm mc đích ging dy cho môn hc Kinh tế Vĩ mô ti Chương trình Ging dy Kinh tế Fulbright. Tt cnhân vt trong tình hung đều là hư cu. Chúng tôi không chu trách nhim vvic sdng tình hung này cho bt cvic gì. Biên son: Nguyn Hoài Bo, Thái Văn Cn Các tác gixin chân thành cm ơn nhng đóng góp có giá trca Giám đốc Đào to Châu Văn Thành, và Ging viên Trương Quang Hùng ti FETP cho tình hung này. Mi sai sót còn li là trách nhim ca chính tác gi. 1 Bn tho ngày 9/29/2005.

Upload: van-pt

Post on 05-Aug-2015

49 views

Category:

Documents


4 download

TRANSCRIPT

Page 1: Dialogue Inflation Case[1]

CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY KINH TẾ FULBRIGHT

KINH TẾ VĨ MÔ

Nghiên cứu tình huống

Tình hình lạm phát gần đây – Người quen cũ hay thách thức mới?1

29/9/2005

Đây là một tình huống được xây dựng nhằm mục đích giảng dạy cho môn học Kinh tế Vĩ mô tại Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright. Tất cả nhân vật trong tình huống đều là hư cấu. Chúng tôi không chịu trách nhiệm về việc sử dụng tình huống này cho bất cứ việc gì. Biên soạn: Nguyễn Hoài Bảo, Thái Văn Cẩn Các tác giả xin chân thành cảm ơn những đóng góp có giá trị của Giám đốc Đào tạo Châu Văn Thành, và Giảng viên Trương Quang Hùng tại FETP cho tình huống này. Mọi sai sót còn lại là trách nhiệm của chính tác giả. 1 Bản thảo ngày 9/29/2005.

Page 2: Dialogue Inflation Case[1]

2

THÔNG TIN NỀN TẢNG

Vài năm sau khủng hoảng kinh tế ở Đông Á 1997, kinh tế của Việt Nam đang trên đường tăng trưởng. Năm 1999, kinh tế tăng 4.8 phần trăm và tiếp tục đến 7.5 phần trăm trong 2004 và dự báo sẽ tiếp tục giữ tốc độ này trong năm 2005.2 Sự tăng trưởng này đi cùng với tình hình tài chính căn thẳng hơn. Thâm hụt ngân sách tăng từ 4.5 phần trăm trên GDP vào năm 2002 lên 5 phần trăm vào năm 2003 và giữ ở mức cao tương tự trong năm 2004. Sự thâm hụt ngân sách này làm cán cân tài khoản vãng lai từ thặng dư 2 phần trăm trong năm 2001 trở thành thâm hụt 4.7phần trăm vào năm 2003 và tiếp tục ở mức cao tương tự trong 2004. Số lượng tiền rộng (MOQ) tiếp tục gia tăng trung bình 25 phần trăm 1 năm trong giai đoạn 2002-2004. Một trong những lý do chính của việc tăng nhanh số lượng tiền rộng là do lượng tín dụng cho nền kinh tế, đặc biệt là doanh nghiệp nhà nước. Phản ảnh một phần của sự gia tăng của MOQ là lạm phát tăng từ 1 phần trăm năm 2001 lên 9.5 phần trăm trong năm 2004 và dự báo trong năm 2005 mức lạm phát tiếp tục tăng tương tự. Tuy mức lạm phát này là mức cao nhưng nếu so sánh với những năm 80 là một thành quả lớn. Vì nhờ những chính sách tái cơ cấu nền kinh tế, nhất là giải phóng giá cả, xiếc chặc chính sách ngân sách và tiền tệ. Lạm phát đã giảm từ 700 phần trăm vào những năm 1986 xuống còn 35 phần trăm vào năm 1989 và 1 phần trăm trong năm 2001.

2 Số liệu sử dụng từ Báo cáo của IMF 2005 theo điều ước IV (Country Report No 05/148 Tháng 5/2005). Xem chi tiết ở phần phụ lục.

Page 3: Dialogue Inflation Case[1]

3

TÌNH HUỐNG LẠM PHÁT:

NGƯỜI QUEN CŨ HAY THÁCH THỨC MỚI? Nguyễn Văn Việt - một phóng viên kinh tế có kinh nghiệm của của tờ Thời Báo Kinh có uy tín ở Việt Nam, là một người nhạy cảm với những tin tức kinh tế ông muốn có câu trả lời rõ ràng về vấn đề lạm phát hiện thời. Có lạm phát không? Nguyên nhân nào tạo ra lạm phát đó? Tác động của lạm phát trên nền kinh tế như thế nào? Chính sách thích hợp đối phó cho tình trạng lạm phát này là gì? Rất may, ngày mai anh sẽ tham dự một hội thảo được tổ chức bởi văn phòng nghiên cứu của thủ tướng chính phủ về chủ đề lạm phát ở Việt Nam. Anh Việt kỳ vọng rằng sẽ đủ thông tin cũng như lập luận để có một bài phân tich chuẩn mực về chủ đề này.

HỘI THẢO VỀ LẠM PHÁT: NGUYÊN NHÂN, TÁC ĐỘNG VÀ GIẢI PHÁP

I. Lạm phát tăng vọt ?

Chủ toạ: Như chúng ta đã biết, lạm phát của Việt Nam đang tăng trở lại. Sự kiện lạm phát tăng nhanh như vậy cần phải được phân tích thận trọng để tìm ra nguyên nhân, tác động và có những chính sách thích ứng. Đó là nội dung trọng tâm của hộ thảo hôm nay. Chúng tôi rất hân hạnh được sự có mặt đại diện của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), Bộ tài Chính, Bộ Thương Mại và Tổng cục Thống Kê và các đại diện khác.

II. Nguyên nhân

Phía cung

Chủ tọa NHNN là cơ quan trách nhiệm quản lý và điều hành tiền tệ và ổn định giá cả trong nền kinh tế để thúc đẩy tăng trưởng. Xin ông thống đốc cho biết do đâu mà lạm phát của Việt Nam tăng vọt rất nhanh trong năm 2004 và 2005?

Thống đốc Vâng, chúng tôi cho rằng lạm phát chủ yếu không bắt nguồn từ nguyên nhân tiền tệ mà là do những cú sốc bên ngoài mang lại. Bắt đầu từ năm 2003 và kéo dài cả năm 2004, nhiều mặt hàng quan trọng trong nền kinh tế đã tăng giá.

Chủ tọa Cụ thể là như thế nào, thưa ông?

Thống đốc Bằng cách mổ xẻ cơ cấu các nhóm hàng hoá bên trong hợp thành chỉ số CPI sẽ thấy rằng việc lạm phát tăng cao chủ yếu bắt nguồn từ ba nhóm cơ bản: Nhóm thứ nhất, là hàng lương thực thực phẩm có trọng số trong CPI là 47%. Nhóm hàng này có giá cả tăng vọt được lý giải rằng do dịch cúm gia cầm, giá gạo tăng đột biến do sốc mùa vụ. Nhóm thứ hai, chiếm tỷ trọng 8,2% trong CPI là nhà cửa và vật liệu xây dựng. Nhóm này có giá cả tăng vì bị tác động giá thép trên thị trường

Page 4: Dialogue Inflation Case[1]

4

thế giới tăng. Nhóm cuối cùng cũng chiếm tỷ trọng cao là vận tải, bưu điện, viễn thông. Nhóm này chiếm khoản 10% trong rổ hàng hoá tính CPI và tăng giá do ảnh hưởng của giá dầu thế giới.

Chủ toạ Như vậy, chúng ta có nhập khẩu lạm phát không?

Thống đốc Vâng, chúng ta có nhập khẩu lạm phát.

Chủ toạ Nhưng phần lớn một số mặt hàng quan trọng có ảnh hưởng đến giá nhập khẩu đều được chính phủ kiểm soát như xăng dầu, phân bón, xi măng …, nghĩa là giá cả không được tự do thì làm sao lại có “nhập khẩu lạm phát?”

Thống đốc Thời gian vừa quan chính phủ cũng đã điều chỉnh một số mặt hàng để giá trong nước phản ảnh giá thế giới, ví dụ như xăng dầu.

Phía cầu

Chủ tọa Vâng, đó là những nguyên nhân của phía cung có thể tạo ra lạm phát hiện nay. Vậy nguyên nhân về phía cầu thì như thế nào, chẳng hạn ảnh hưởng của chính sách tiền tệ lên lạm phát?

Thống đốc Hiện nay tốc độ tăng MOQ hàng năm có xu hướng tăng lên. Chẳng hạn năm 2003 tốc độ tăng MOQ là 39 phần trăm, còn năm 2004 theo ước tính của chúng tôi là 42 phần trăm. Chúng tôi đang kiểm soát tốc độ tăng này.

Chủ toạ Về phía cầu, ngoài chính sách tiền tệ còn có chính sách ngân sách. Đến dự hội thảo hôm nay có Bộ trưởng Bộ tài chính, xin ông cho biết ảnh hưởng của chính sách ngân sách lên lạm phát hiện nay?

Bộ tài chính

Sau khủng hoảng Đông Á xảy ra vào năm 1997, để tránh suy thoái, chính phủ đã thực hiện chính sách kích cầu. Do vậy, tỷ lệ thâm hụt ngân sách trên GDP vẫn có khuynh hướng gia tăng.

Chủ toạ Xin ông nói rõ hơn

Bộ tài chính

Sự thâm hụt này là do đầu tư tăng lên của chính phủ và tăng lương trong thời gian gần đây cho công chức.

Chủ tọa Vậy việc thâm hụt này được tài trợ như thế nào, thưa ông.

Bộ Tài chính

Thâm hụt này được tài trợ từ vốn vay của ngân hàng trong nuớc (30%) và vay nợ nước ngoài (70%)

Chủ toạ Chúng ta vừa được nghe những thông tin và phân tích ở khu vực tiền tệ và ngân sách. Một bộ phận quan trọng khác cũng ảnh hưởng cung tiền và liên quan đến lạm phát là cán cân thanh toán. Xin ông bộ trưởng Bộ Thương mại cho ý kiến.

Bộ Thương mại

Trước hết về cán cân thương mại, số liệu của bảng đính kèm cho thấy từ năm 1999 cán cân thương mại là cân bằng nhưng từ đó trở đi thâm hụt bắt đầu tăng và cho đến năm 2003 thâm hụt này là 7.6 phần trăm so với GDP, bằng 5,5 tỷ đô la.

Page 5: Dialogue Inflation Case[1]

5

Chủ toạ Ông đánh giá thế nào về tình hình cán cân thanh toán?

Bộ thương mại

Hiện nay thâm hụt trong cán cân thương mại chưa tạo ra khủng hoảng trong cán cân thanh toán. Chúng ta có khoảng 2,5 tỷ tiền của lao động ở nước ngoài và Việt kiều gửi về hàng năm. Ngoài ra có khoảng 1 tỷ từ đầu tư nước ngoài, phần còn lại được tài trợ từ vay ưu đãi.

Page 6: Dialogue Inflation Case[1]

6

III. Tác động

Chủ toạ Chúng ta vừa phân tích những nguyên nhân dẫn đến lạm phát. Xin phép bộ trưởng bộ kế hoạch và đầu tư cho biết những tác động nào của lạm phát lên nền kinh tế hiện nay đối với tăng trưởng?

Bộ kế hoạch và đầu tư

Lạm phát tăng lên đã dẫ đến lãi suất phải tăng, thời gian vừa rồi lãi suất của ngân hàng đã tăng lên đồng loạt. Việc này sẽ dẫn đến đầu tư trong xã hội giảm đi và trong trung hạn nếu không có điều tiếc nào từ chính phủ thì nhất định tăng trưởng sẽ giảm.

Chủ toạ Tác động vĩ mô là thế, còn đối với doanh nghiệp và hộ gia đình?

Bộ kế hoạch và đầu tư

Doanh nghiệp rất lo lắng vì giá cả lên và xản xuất xuất khẩu sẽ giảm. Đời sống của gia đình sẽ khó khăn hơn và họ sẽ yêu tăng lương.

Chủ toạ Vậy thì lạm phát ảnh hưởng đến nền kinh tế địa phương như thế nào?

Bộ kế hoạch và đầu tư

Những địa phương có tỷ trọng hàng xuất khẩu nhiều sẽ gặp khó hơn vì giá cả nội địa lên.

Chủ toạ Còn ảnh hưởng lạm phát lên tính cạnh tranh của hàng hoá của Việt Nam thì như thế nào, thưa bộ trưởng bộ thương mại?

Bộ Thương

Lạm phát của Việt Nam đang cao hơn các nước cạnh tranh trên thị trường thế giới, vì thế làm cho tỷ giá hối đoái thực hiệu dụng của Việt Nam cũng tăng lên. Điều này sẽ làm cho tính cạnh tranh của hàng hoá xuất khẩu giảm đi. Chẳng hạn như Thái Lan và Trung Quốc có lạm phát thấp hơn (xem hình 1) thì cạnh tranh của Việt Nam sẽ yếu hơn.

Lạm phát

-4-202468

1012

2000 2001 2002 2003 2004

% năm

ThailandChinaVietnam

(Nguồn: Thống Kê IMF)

Page 7: Dialogue Inflation Case[1]

7

IV. Chính sách

Chủ toạ Trước diễn biến lạm phát cứ tăng vọt như vậy, về phía ngân hàng Trung ương đã có những chính sách nào, thưa ông thống đốc?

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã có động thái nâng lãi suất chiết khấu và lãi suất tái cấp vốn kể từ 15/1 để khẳng định các ngân hàng phải huy động vốn từ các nguồn trong dân cư và doanh nghiệp, giảm bớt chỗ dựa vào nguồn cho vay tái cấp vốn của ngân hàng trung ương. Để đối phó với việc tăng giá, ngân hàng nhà nước vẫn yêu cầu giữ tỷ lệ dự trữ bắt buộc, đồng thời điều chỉnh lãi suất tái cấp vốn và lãi suất chiết khấu lên 0,5%/năm cho hai loại trên. Ngoài ra, tiếp tục điều chỉnh tỷ giá theo hướng giữ ổn định tỷ giá hối đoái. Bên cạnh đó, ngay từ đầu năm Ngân hàng Nhà nước đã có biện pháp để tăng trưởng tín dụng cả năm nằm trong mục tiêu kiểm soát được (không quá 25%). Ngoài ra có một số yếu tố mà chúng tôi đang gặp khó khăn. Thứ nhất là lượng tín dụng chỉ định của chính phủ, mà phần lớn không thông qua vay thương mại đối với các doanh nghiệp sở hữu nhà nước hoặc các dự án công. Thứ hai là lượng tiền mà dân chúng đang nắm giữ. Gần đây lượng tiền kiều bào gửi về mỗi năm đều tăng, một phần trong số đó được chuyển ở kênh phi chính thức và chuyện này làm việc quản lý tiền tệ của chúng tôi vô cùng khó khăn. Theo số liệu chính thức trong năm 2004 lượng kiều hối chuyển về khoảng 3 tỷ USD, con số này đều cao hơn cả viện trợ chính thức và đầu tư trực tiếp nước ngoài. Đây chỉ là số liệu tiền chuyển qua các ngân hàng chính thức, theo ước lượng số phi chính thức chiếm khoản 30 – 60% lượng tiền chính thức.

Chủ tọa Còn về phía bộ tài chính thì chính sách ngân sách như thế nào?

Bộ tài chính

Trong ngắn hạn, chúng tôi sẽ cố gắng giảm bớt thâm hụt. Trung trung hạn và dài hạn để tăng hiệu quả của đầu tư, chúng tôi sẽ quản lý những dự án đầu tư tốt hơn để sử dụng hiệu quả nguồn vốn.

Chủ tọa Ngoài chính sách tiền tệ và ngân sách, chúng ta còn có thể thực hiện những chính sách nào khác nữa để ổn định giá cả, thưa ông thống đốc?

Thống đốc Chúng tôi đang nghiên cứu những công cụ sau: a. Lạm phát mục tiêu. b. Neo tỷ giá danh nghĩa. c. Neo tỷ giá thực.

Chủ toạ Làm thế nào để các chính sách này đạt đúng mục tiêu ổn định giá cả, thưa ông bộ trưởng bộ tài chính.

Bộ tài chính

Chúng tôi sẽ phối hợp với ngân hàng nhà nước, bộ kế hoạch và đầu tư cũng như những cơ quan khác và sẽ có thông cáo chung về việc này.

Page 8: Dialogue Inflation Case[1]

8

V. Theo dõi lạm phát (monitoring inflation):

Chủ toạ Về mặc quản lý, chúng ta có thể làm gì phát để đánh giá đúng chiều hướng của lạm phát để có biện pháp thích ứng kiệp thời.

Tổng cục Thống kê

Chúng tôi đang xem sét lại cách tính CPI và đặc biệt là lạm phát cơ bản (core inflation) để phản ảnh đúng hơn chiều hướng của giá cả thực và tác động của các chính sách.

Thống đốc Phòng nghiên cứu của ngân hàng nhà nước theo dõi cập nhật những biến động của nền kinh tế, đặc biệt là tiền tệ, tín dụng, tỷ giá …

Bộ tài chính

Bộ tài chính theo dõi, cập nhật những biến động của nền kinh tế, đặc biệt là các nguồn thu, chi, tài trợ ngân sách và sẽ trao đổi thông tin chặc chẽ với ngân hàng nhà nước và các bộ ngành khác.

Chủ toạ Xin chân thành cảm ơn sự hợp tác của đại diện NHNN, Bộ tài chính, Bộ kế hoạch và đầu tư và Tổng cục trưởng thống kê đã làm sáng tỏ nguyên nhân, tác động và những chích sách cho tình hình lạm phát hiện nay.

TÌNH HUỐNG CỦA ÔNG VIỆT Mặc dù đã có nhiều thông tin về lạm phát từ cuộc hội thảo, khi ông Việt viết bài báo thì vẫn còn một số thắc mắc, ông muốn nhờ học viên của FETP giải thích rõ hơn.

CÂU HỎI THẢO LUẬN

Trong các phát biểu trên, anh chị phân tích:

1. Việt Nam có lạm phát hay không trong năm 2004-2005? 2. Có phải lạm phát do cúm gà, giá dầu lửa trên thế giới tăng? 3. Lạm phát có bắt nguồn từ chính sách tiền tệ? 4. Lạm phát có bắt nguồn từ chính sách ngân sách? 5. Ảnh hưởng của lạm phát lên nền kinh tế như thế nào? 6. Làm thế nào để chống lạm phát? Về phía cung, về phía cầu?

Với những ý phân tích trên, anh chị liên hệ lại các phát biểu của thống đốc, bộ trưởng bộ tài chính, bộ trưởng bộ kế hoạch và đầu tư và tổng cục thống kê. Liệu những phát biểu đã có đủ bằng chứng, dữ kiệu và đầy đủ lý do hay không?

Page 9: Dialogue Inflation Case[1]

9

TÀI LIỆU THAM KHẢO ADB, 2004, Vietnam Development Report 2005- Governance, Hanoi. Dwight H. Perkins, 1994, Theo hướng rồng bay - cải cách kinh tế Việt Nam, HIID xuất bản. Debelle, Guy, et al, Inflation Targeting As A Framework For Monetary Policy, 2000, Washinton DC: IMF. Hồng Phúc, 2005, “Chính sách kinh tế đang đẩy giá cả lên cao”, Vietnamnet ngày 17/9/2005. N.G. Mankiw, Macroeconomics, ấn bản lần 5 (Bedford: Worth, 2003) Nguyễn Hoài Bảo, 2005, “Câu chuyện lạm phát ở Việt Nam”, Hội thảo hè 2005, Đà Nẵng.

IMF, “Vietnam: Statistical Appendix”, hay “Public Information Notice: IMF Execuitive Board Concludes 2005 Article IV Consutation with Vietnam”. Xem trên www.imf.org. Lê Đức Thuý, 2005, “2005: Tiếp tục chính sách tiền tệ ổn định”, Vnexpress, ngày 10/2/2005. Lê Đức Thuý, 2004, “Tôi bất ngờ vì giá cả tháng 5 leo thang”, Lao Động, ngày 26/5/2004. Vnexpress, “Bắt đầu tính toán lạm phát cơ bản”, Phỏng vấn của Vnexpress ngày 14/9/2004.

Page 10: Dialogue Inflation Case[1]

10

PHỤ LỤC

Page 11: Dialogue Inflation Case[1]

11

Hộp 1: Bắt đầu tính toán lạm phát cơ bản

Ngân hàng Nhà nước và Tổng cục Thống kê đang phối hợp để tính toán lạm phát cơ bản - việc từ trước đến nay VN chưa từng làm. Theo bà Nguyễn Thị Thu, Phó phòng Phân tích kinh tế (Vụ chính sách tiền tệ), mục tiêu chính của việc này là phục vụ nhà hoạch định chính sách vĩ mô, đặc biệt trong điều hành tiền tệ.

- Tại sao lại đặt vấn đề tính toán lạm phát cơ bản vào lúc này, thưa bà?

- Việc sớm nghiên cứu tính lạm phát cơ bản (loại bỏ những yếu tố mang tính đột biến, tạm thời) sẽ giúp ngân hàng trung ương có cơ sở để điều hành chính sách tiền tệ và kiểm soát lạm phát có hiệu quả. Mỗi động thái của ngân hàng trung ương đều có ảnh hưởng lớn đến lạm phát và tăng trưởng kinh tế, vì vậy cần có thông số chính xác về lạm phát cơ bản để linh hoạt điều hành chính sách.

Thực ra, kiến nghị về tính toán lạm phát cơ bản đã được Hội đồng tài chính tiền tệ quốc gia (do Phó Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng làm chủ tịch, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Đức Thúy làm phó chủ tịch thường trực cùng đại diện các bộ ngành khác) đưa ra từ khá lâu. Trong đó, có đề nghị Thủ tướng chỉ đạo Tổng cục Thống kê tính toán chỉ số này.

- Trong nhiều năm, VN vẫn luôn coi chỉ số giá tiêu dùng (CPI) là lạm phát để từ đó đề ra các mục tiêu. Tuy nhiên, đến thời điểm này, Ngân hàng Nhà nước lại đưa ra khái niệm lạm phát cơ bản. Phải chăng, các cơ quan quản lý lo ngại CPI đang, sẽ tiếp tục lên cao và đưa chỉ số này để "trấn an" dư luận?

- Khoảng thời gian 1986-1992, Việt Nam rơi vào tình trạng siêu lạm phát (liên tục ở mức 2 và 3 con số), vì vậy, Nhà nước đã sử dụng công cụ là chính sách tiền tệ để kiềm chế và đã thành công sau đó. Kết quả là giai đoạn 1992-1998, lạm phát cơ bản đã đi xuống, đặc biệt là năm 1999 và 2000 CPI chỉ còn 0,1% và -0,6%.

Chính vào thời điểm lạm phát xuống thấp - năm 2000, chúng tôi đã kiến nghị cần có phương pháp tính toán lạm phát cơ bản. Bởi vì khi giá cả đi xuống thì người tiêu dùng được lợi, nhưng lại hại cho nhà sản xuất (lợi nhuận thấp) và làm cho tốc độ tăng trưởng giảm. Tuy nhiên, do chưa có sự phối hợp và thời điểm này vấn đề giá cả vẫn chưa thực sự bức xúc nên đề xuất trên không thực hiện được.

- Vậy VN sẽ tính toán lạm phát cơ bản sẽ như thế nào?

- Trên lý thuyết, hiện có đến 6 phương pháp tính [ở Cục Thống Kê Việt Nam]. Một trong những phương pháp đó là căn cứ vào 86 nhóm mặt hàng cấp 2, cơ quan thực hiện sẽ loại bỏ để tính hoặc cho quyền số nhỏ những mặt hàng gây đột biến, loại những mặt hàng khác với xu thế của các nhóm khác (tăng quá cao hoặc giảm quá nhiều)... Hiện nay, việc tính toán vẫn chưa bắt đầu và vẫn trong giai đoạn thử nghiệm nên chưa thể nói phương pháp nào sẽ hợp lý đối với Việt Nam.

Trong giai đoạn đầu, Ngân hàng Nhà nước và Tổng cục Thống kê sẽ phối hợp với nhau để tính toán. Trên cơ sở đó sẽ tiến hành phân tích những kết quả thu được để tìm ra phương pháp hợp lý nhất. Các nước cũng vậy, họ cũng không chỉ dựa vào một cách tính. Chẳng hạn, Mỹ thì loại bỏ nhóm lương thực thô và năng lượng, Ông bỏ thuế gián thu và những mặt hàng do Nhà nước quản lý, New Zealand loại bỏ lãi suất cho vay cầm cố...

(Nguồn: Bản tin của VNExpress, ngày 14/9/2004)

Page 12: Dialogue Inflation Case[1]

12

Hộp 2: Sai số thống kê

Tất cả thống kê đều có nguồn cung cấp từ Việt Nam, như Tổng cục Thống Kê, NHNN, Bộ Tài chính, Hải quan …Các cơ quan quốc tế dựa trên tài liệu cung cấp phẩn loại lại cho đúng tiêu chuẩn quốc tế hay để dùng vào phân tích của họ. Đối với nguồn dữ liệu do Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cung cấp chúng ta có thể trực tiếp dùng trên các báo cáo từ website của họ, chẳng hạn “Statistical Appendix” (SA)3 hoặc có thể dùng nguồn dữ liệu mà họ cung cấp định kỳ là International Financail Statistics (IFS). Tuy nhiên, cả hai nguồn dữ liệu này thường không bao giờ khớp nhau và có lúc sai số một cách đáng ngờ. Chẳng hạn, năm 1999 theo báo cáo trong SA thì tốc độ tăng M2 là 56,6% còn IFS thì 82.8%. Hay số liệu về lượng tín dụng trong nền kinh tế, năm 2003 theo báo cáo mới nhất lúc đầu năm là 29,4% nhưng tìm lại IFS thì số tăng là 32.4%. Một nguồn khác mà chúng ta cũng có thể khai thác dữ liệu dễ dàng là từ ADB. Báo cáo thống kê về tiền tệ của ADB cũng cho thấy sự khác biệt rất lớn so với IMF mặc dù cả hai nguồn dữ liệu về tiền tệ này đều được cung cấp bởi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (xem bảng ).

So sánh các số liệu tiền tệ được công bố bởi các cơ quan khác nhau

(Nguồn: Bảo, 2005)

3 Báo cáo gần nhất là “Vietnam: Statistical Appendix”, hay “Public Information Notice: IMF Execuitive Board Concludes 2005 Article IV Consutation with Vietnam”. Xem trên www.imf.org.

Page 13: Dialogue Inflation Case[1]

13

Hộp 3

Lạm phát mục tiêu (inflation targeting): Một khuôn khổ cho chính sách tiền tệ4

Lạm phát mục tiêu là gì?

Lạm phát mục tiêu là một khuôn khổ chính sách tiền tệ ràng buộc ngân hàng trung ương vào việc phải đạt được lạm phát thấp trong nền kinh tế. Ngân hàng trung ương và chính phủ (thường là bộ tài chính) công khai mục tiêu lạm phát được định lượng rõ ràng và tuyên bố sẽ đạt được mục tiêu này theo khung thời gian nhất định – ví dụ lạm phát 2% một năm cho giai đoạn hai năm sau. Ngân hàng trung ương phải có sự độc lập trong việc chọn lựa các công cụ để đạt được mục tiêu này và phải thường xuyên cung cấp thông tin cho công chúng về chiến lược của mình. Cam kết minh bạch này giúp giảm thiểu tính bất định của chính sách tiền tệ trong tương lai, đồng thời nâng cao uy tín và trách nhiệm giải trình của ngân hàng trung ương.

Điều kiện gì?

Có hai điều kiện: thứ nhất, ngân hàng trung ương phải có sự độc lập ở mức độ nhất định để thực hiện chính sách tiền tệ. Ngân hàng nên tránh tình trạng bị ngân sách chi phối, hay cụ thể là trường hợp cân nhắc về ngân sách, ví dụ tiền tệ hóa thâm hụt ngân sách, không thể chi phối chính sách tiền tệ.

Thứ hai, ngân hàng trung ương sẵn sàng và có thể không nhắm đến các chỉ báo danh nghĩa khác như tỉ giá hối đoái. Mục tiêu tỉ giá hối đoái cố định có thể chiếm vị trí ưu tiên so với mục tiêu lạm phát, và đó làm cho lạm phát mục tiêu ít có khả năng thành công hơn. Chính phủ có thể muốn tránh những giao động trong tỉ giá hối đoái vì nó có thể gia tăng qui mô nợ nước ngoài tính theo giá nội tệ, do tỉ giá hối đoái giảm. Việc duy trì mốc tỉ giá cố định có thể quan trọng hơn lạm phát mục tiêu.

Thực tế, ngân hàng trung ương thường quyết định về xu hướng tương lai của chính sách tiền tệ sau khi đánh giá thông tin có được từ một số chỉ báo, như các dự báo lạm phát hình thành từ những mô hình cơ cấu kinh tế vĩ mô, những dự báo được tạo ra bởi các cách tiếp cận thiên về cơ học – như mô hình tự hồi qui vectơ – và những khảo sát về kỳ vọng lạm phát dựa vào thị trường. Các cơ quan tiền tệ cũng cũng xem xét những chuyển biến trong các biến số tiền tệ và tài chính quan trọng như tiền và tín dụng, cấu trúc kỳ hạn của lãi suất, giá cả tài sản và các điều kiện trên thị trường lao động. Chỉ cần một trong những chỉ báo này gợi lên rằng lạm phát tương lai có khả năng vượt qua mục tiêu, thì sự cần thiết phải kích hoạt các công cụ sẽ trở nên rõ ràng hơn.

Các vấn đề phát sinh khi thực hiện ?

Việc thực hiện mục tiêu lạm phát đòi hỏi các nhà chức trách phải đưa ra nhiều quyết định quan trọng. Thứ nhất, họ cần phải xác định phương pháp tính lạm phát nào được sử dụng. Hai chọn lựa tự nhiên là chỉ số giá tiêu dùng (CPI) và chỉ số khử lạm phát (GDP deflator).

Thứ hai, họ cần quyết định mức lạm phát mục tiêu. Đa số các nước công nghiệp có lạm phát thấp đã chọn mục tiêu lạm phát từ 1- 3%. Nhưng không ai chọn mục tiêu lạm phát zero. Vì thứ nhất, tính cứng nhắc theo hướng đi xuống trong tiền lương danh nghĩa và giá cả luôn hiện hữu sẽ thúc đẩy một tỉ lệ lạm phát dương để cho phép những thay đổi cần thiết trong tiền lương thực và các loại giá cả tương đối khác. Mục tiêu lạm phát zero cũng sẽ không cho phép lãi suất thực trở nên âm trong chu kỳ kinh tế, nếu điều này là bắt buộc.

Thứ ba là nên áp dụng điểm mục tiêu lạm phát (point) hay khoảng mục tiêu (range) – nghĩa là các mục tiêu lạm phát với khoảng xê dịch được định trước hay khoảng dao động cho phép…Do những khó khăn trong dự báo lạm phát, đa số các ngân hàng trung ương lạm phát mục tiêu, trừ một vài ngoại lệ, đều chọn lựa khoảng mục tiêu thay vì điểm mục tiêu. 4 Chi tiết xin xem Debelle, Guy, et al, Inflation Targeting As A Framework For Monetary Policy, 2000, Washinton DC: IMF.

Page 14: Dialogue Inflation Case[1]

14

Vấn đề thứ tư là chọn lựa tầm chính sách (policy horizon) – nghĩa là tốc độ giảm đi của đường tới mục tiêu là gì. Thực tế, nếu mức lạm phát ban đầu lớn hơn nhiều so với mong đợi, thì tốc độ đẩy lạm phát tới mục tiêu của chính sách phụ thuộc vào đánh giá chi phí chuyển tiếp của quá trình giảm lạm phát (disinflation).

Kế quả thực hiện lạm phát mục tiêu cho đến nay?

Cho đến nay, thành quả của chính sách lạm phát mục tiêu trong số các nước công nghiệp tỏ ra khá hứa hẹn. Thật vậy, trọng tâm ổn định giá cả nhìn chung đã góp phần tạo sự hội tụ đáng kể các tỉ lệ lạm phát giữa những nước này. Nhưng kết quả đó không nhất thiết xuất phát từ việc áp dụng mục tiêu lạm phát, và điều này thì chưa được kiểm chứng trong suốt chu kỳ kinh tế.

Điều kiện để áp dụng trong các nước đang phát triển?

Kinh nghiệm hứa hẹn của những nước đi tiên phong trong lạm phát mục tiêu cũng như một số kinh nghiệm thất bại đối với việc chốt tỉ giá hối đoái cố định ở châu Á và Mỹ Latin, đã thuyết phục một số nước đang phát triển áp dụng chiến lược tương tự để thuần hóa lạm phát, tăng cường uy tín và cố định các kỳ vọng.

Lạm phát mục tiêu có thể có lợi cho các nước đang phát triển theo nhiều cách, thông qua cung cấp một phương tiện phối hợp đối với các kỳ vọng lạm phát cũng như thước đo trách nhiệm giải trình của ngân hàng trung ương. Nhưng các nước đang phát triển có những khó khăn cụ thể khiến cho lạm phát mục tiêu trở nên khó thực hiện hơn ở các nước này so với các nước công nghiệp.

Thứ nhất, vì nhiều nước đang phát triển vẫn có tỉ lệ lạm phát tương đối cao, rất khó dự báo lạm phát tương lai một cách chính xác. Kết quả là khả năng trượt mục tiêu lạm phát là cao hơn so với các nước phát triển hơn.

Thứ hai, mức độ chuyển (pass-through) từ những thay đổi tỉ giá hối đoái sang giá cả (mà ở các nước đang phát triển lại có khuynh hướng cao hơn) và các cơ chế chỉ số hóa công khai phổ biến hay thậm chí ngầm ẩn sẽ dẫn đến một sức ì lạm phát đáng kể.

Thứ ba, ở nhiều nước đang phát triển, sự độc lập của ngân hàng trung ương mang tính qui định hơn là thực tế, vì những quyết định của họ vẫn bị chi phối chủ yếu bởi nhu cầu tài trợ cho thâm hụt ngân sách, và vẫn còn tình trạng ngân sách chiếm ưu thế. Cuối cùng, một số nước đang phát triển có thể gặp phải những khó khăn trong việc đáp ứng những yêu cầu thông tin phức tạp mà công việc dự báo lạm phát đòi hỏi (ví dụ, các báo cáo về những chỉ báo chủ đạo và các mô hình kinh tế lượng đáng tin cậy).

Page 15: Dialogue Inflation Case[1]

15

Bảng 1 : Tỷ lệ tăng cung tiền và giá cả ở Việt Nam 1988 – 2004 Năm Phần trăm tăng của cung tiền

(M2) Phần trăm tăng của giá cả

(GDPdeflator) 1988 445 411 1989 189 70.0 1990 53.0 41.0 1991 79.0 73.0 1992 34.0 35.0 1993 19.0 17.4 1994 27.3 17.0 1995 22.6 17.0 1996 22.7 8.70 1997 26.1 6.60 1998 25.6 8.80 1999 39.3 5.70 2000 56.2 3.40 2001 25.5 1.90 2002 17.6 4.00 2003 24.9 5.40 Nguồn: từ năm 1988 đến năm 1992: Perkins, 1994. Từ 1993 đến 2004: Tổng cục Thống Kê.

Bảng 2 : Cơ cấu các thành phần chính trong CPI Trọng số 2004 Tháng

8/2005 Chỉ số giá tiêu dùng 100 09.5 06.0 Lương thực thực phẩm 47.9 15.6 08.0 - Các mặt hàng chủ yếu 13.1 14.3 04.5 - Thực phẩm 29.6 17.1 09.3 Đồ uống và thuốc lá 4.5 03.6 03.7 Quần áo, mũ nón, giầy dép 7.6 04.1 02.9 Nhà cửa và vật liệu xây dựng 8.2 07.4 05.4 Hàng hoá và thiết bị gia đình 9.2 03.6 03.2 Thuốc men và chăm sóc sức khoẻ 2.4 09.1 03.2 Giao thông/bưu chính viễn thông 10.1 05.9 05.8 Giáo dục 2.9 -02.8 -05.9 Văn hoá, thể thao, giải trí 3.8 02.2 02.4 Hàng hoá và dịch vụ khác 3.4 05.2 04.0 (Nguồn: Báo cáo của Tổng cục thống kê Tháng 12/2004 và tháng 8/2005).

Page 16: Dialogue Inflation Case[1]

- 27 -

Table 1. Vietnam: Social and Demographic Indicators

Unit of 1985 1993 1998 1999 2000 2001 2002

Indicator Measure (or latest year available) East Low-Asia Income

PovertyUpper poverty line 1/ Thousand dong ... 1,160 1,790 1,790 1,790 … … ... ...

Percent of population living below ... 58 37 37 37 32 29 … …Food poverty line 1/ Thousand dong ... 750 1,287 1,287 1,287 1,287 1,287 … …

Percent of population living below ... 25 15 13 13 10 10 ... ...GDP per capita U.S. dollars ... 355 360 374 401 413 440 914 432Access to safe water: total Percent of population ... 26.1 40.1 40.1 40.1 40.6 48.5 … …

Urban Percent of population ... 58.5 76.8 76.8 76.8 76.3 76.3 … …Rural Percent of population ... 18.1 29.1 29.1 29.1 39.6 39.6 … …

Access to health care 2/ Percent of population 75.0 93.0 97.0 97.0 97.0 … … ... ...

HealthMortality

Infant mortality Per thousand live birth 63 36 30 30 18 18 18 34 80Under 5 mortality Per thousand live birth 105 47 40 40 24 24 24 44 121

ImmunizationMeasles Percent of age group 19.0 93.0 96.0 93.0 97.0 97.0 96.0 76.3 59.8DPT Percent of age group 42.0 91.0 95.0 93.0 96.0 98.0 75.0 76.8 61.5

Child malnutrition (under 5) Percent of age group 52.0 51.0 34.0 34.0 34.0 33.8 29.5 14.8 …Maternal mortality rate 4/ Per 100,000 live births 110 ... 200 200 200 200 165 … …Population per physician Persons 4,061 2,428 2,208 2,941 2,941 3,279 3,228 595 ...Population per nurse Persons 1,245 723 789 789 789 813 822 … …Population per hospital bed Persons 271 355 379 399 399 409 414 420 …

Human resourcesPopulation Millions 60 69 75 77 78 79 80 1,823 2,506

Age dependency ratio Ratio 0.82 0.74 0.66 0.64 0.62 0.60 0.58 0.50 0.70Urban Percent of population 19.6 19.8 23.1 23.6 24.2 24.7 25.1 37.3 30.8Population growth rate Annual percent 2.2 1.7 1.6 1.5 1.4 1.4 1.3 0.9 1.8

Urban Annual percent 2.4 2.8 3.7 3.5 3.8 3.7 2.8 3.3 3.0Life expectancy Years 62 67 68 68 69 69 70 69 59

Female advantage Years 3.8 4.5 4.8 4.8 4.8 4.9 4.9 3.5 2.1Total fertility rate Births per woman 4.6 3.3 2.4 2.3 1.9 2.2 1.9 2.1 3.5Labor force (15-64) Millions 29 36 39 40 40 41 42 1,038 1,138

Female Percent of labor force 48.9 49.5 49.1 49.0 48.9 48.8 48.7 44.5 37.9

Natural resourcesArea Thousands sq. km. 325 325 325 325 325 325 325 16,301 33,031Density Persons per sq. km. 184 213 232 235 239 242 245 115 76Agricultural lands Percent of land area 21.0 24.0 26.2 26.2 26.2 26.2 26.2 … …Agricultural land under irrigation Percent 28.0 28.0 30.2 30.2 30.2 30.2 30.2 … …Forests and woodland Thousand sq. km. 97 83 ... 109 109 109 98 … …Energy consumption per capita Kg. of oil equivalent 368 383 448 454 471 495 ... 871 569

IncomeShare of top 20 percent of households Percent of income ... 42.0 43.3 43.3 43.3 45.9 46.0 ... ...Share of bottom 40 percent of households Percent of income ... 20.7 20.1 20.1 20.1 19.0 19.0 ... ...Share of bottom 20 percent of households Percent of income ... 8.0 8.2 8.2 8.2 7.8 7.8 ... ...

EducationNet enrollment ratios

Primary Percent of gross 103.0 111.0 109.0 108.0 106.0 103.0 ... 105.7 91.8Male 3/ Percent of gross 106.0 114.0 114.0 111.0 109.0 107.0 ... 105.3 103.0Female 3/ Percent of gross 100.0 108.0 105.0 104.0 102.0 100.0 ... 106.1 87.5Pupil-teacher ratio: primary Pupils per teacher 34 35 30 30 28 26 24

Secondary Percent of Gross 42.7 35.5 61.9 65.0 67.1 69.7 60.8 44.5Illiteracy Percent of population age 15+ 10.8 9.0 7.9 7.7 7.5 7.3 ... 13.2 37.0

Female Percent of female age 15+ 14.9 11.8 10.0 9.7 9.3 9.1 ... 19.2 46.1

Sources: Vietnam: Statistical Yearbook (various years), and General Statistical Office, Vietnam Living Standards Survey 1997-1998 ; World Bank: Vietnam Development Report

2000: Attacking Poverty , and Vietnam Development Report 2001: Entering the 21 st Century , Vietnam Development Report 2004: Poverty ; Vietnam Population Committee: Demographic and Health Survey 2002; and World Development Indicators; and staff estimates.

1/ The upper poverty line is constituted by the cost of a representative food bundle yielding 2,100 calories per day, plus a representative nonfood component. The lower povertyline represents the approximate cost of this food bundle only.2/ For 1993 and 1998, rural population.3/ For 1993 and 1998, net enrollment ratios.

Income GroupSame Region/

Page 17: Dialogue Inflation Case[1]

- 28 -

Nominal GDP (2003): US$39.0 billion GDP per capita (2003): US$483Population (2003): 80.9 million Fund quota: SDR 329.1 million

2000 2001 2002 2005 Est. August 1/ Proj. Proj.

Real GDP (annual percentage change) 6.8 6.9 7.1 7.3 ... 7-7½ 7-7½Industrial output 18.4 13.7 18.8 16.9 19.2 ... ...

Inflation (annual percentage change) Period average -1.6 -0.4 4.0 3.2 6.9 2/ 7-8 5-6 End of period -0.5 0.7 4.0 2.9 10.1 2/ 9½ 4-5

General government budgetTotal revenue and grants 20.5 21.6 22.2 23.4 20.5 3/ 23.3 23.4

of which: oil revenue 6.5 7.4 6.6 6.5 ... 6.7 6.8Total Expenditure and net lending 25.5 26.6 26.8 28.4 21.6 3/ 26.8 28.1

Current expenditure 15.9 16.0 15.8 17.0 14.9 3/ 16.3 17.6Capital expenditure 7.4 8.4 8.2 8.4 6.7 3/ 7.8 8.2Net lending 4/ 2.2 2.2 2.7 2.9 ... 2.7 2.3

Fiscal balance -5.0 -5.0 -4.5 -5.0 ... -3.5 -4.7 (Excluding net lending) -2.7 -2.8 -1.9 -2.0 ... -0.8 -2.4

Money and credit (annual percentage change, end of period) Broad money 39.0 25.5 17.6 24.9 26.4 5/ ... ...Credit to the economy 38.1 21.4 22.2 28.4 35.7 5/ ... ...

Interest rates (in percent, end of period)Three-month deposits (households) 4.3 5.9 7.0 6.3 6.7 6/ ... ...Short-term lending (less than one year) 9.8 8.8 9.9 10.0 10.3 6/ ... ...

Current account balance (including official transfers)(in millions of U.S. dollars) 642 670 -421 -1,844 ... -1,942 -2,145(in percent of GDP) 2.1 2.1 -1.2 -4.7 ... -4.4 -4.5Exports f.o.b (annual percentage change, U.S. dollar terms) 25.2 4.0 11.2 19.6 26.1 7/ 22.9 12.3Imports f.o.b. (annual percentage change, U.S. dollar terms) 34.5 2.3 22.1 27.9 22.8 7/ 8/ 20.1 12.3

Foreign exchange reserves (in millions of U.S. dollars, end of period)Gross official reserves, including gold 3,030 3,387 3,692 5,620 5,766 5/ 6,004 6,237

(in weeks of next year's imports of goods and nonfactor services) 8.9 8.3 7.3 9.3 9.6 5/ 8.9 8.0Net international reserves, including gold 2,191 2,555 2,956 4,683 4,736 5/ ... ...

External debt (in percent of GDP) 9/ 38.6 37.9 34.9 34.1 ... 34.0 34.9Debt service due (in percent of exports of goods and nonfactor services) 10.5 10.6 8.6 7.9 ... 6.5 6.0

Exchange rate (dong per U.S. dollar)Period average 14,170 14,806 15,272 15,514 15,767 ... ...End of period 14,514 15,084 15,404 15,646 15,764 ... ...

Real effective exchange rate (annual percentage change)Period average -2.8 0.9 -0.6 -5.0 -1.7 ... ...End of period 2.2 1.3 -4.1 -6.2 6.3 10/ ... ...

Memorandum items:GDP (in trillions of dong at current market prices) 441.6 481.3 535.8 605.6 ... 716.8 807.9Per capita GDP (in U.S. dollars) 401 413 440 483 ... 537 568

Sources: Data provided by the authorities; and Fund staff estimates and projections.

1/ Data as of August 2004, unless otherwise indicated.2/ September 2004.3/ June 2004.4/ Includes DAF operations. The authorities record ODA received for onlending; repayments are included under amortization.5/ July 2004.6/ September 2004.7/ Growth rates of cumulative exports and imports for the year so far, compared with the same period last year.8/ For monthly data, rate of growth based on imports c.i.f.9/ Includes the loan component of foreign direct investment and other private sector borrowing and short-term debt.10/ Compared to end-2003.

2003 2004

Table 2. Vietnam: Selected Economic Indicators, 2000-05

Page 18: Dialogue Inflation Case[1]

- 29 -

Table 3. Vietnam: Balance of Payments, 2000-05

2000 2001 2002 2005 Est. Proj.

Current account balance 642 670 -421 -1,844 -1,942 -2,145 Excluding official transfers 506 520 -552 -1,983 -2,081 -2,284

Trade balance 378 627 -876 -2,510 -2,455 -2,757 Exports, f.o.b. 14,449 15,027 16,706 19,986 24,562 27,582 of which: oil 3,503 3,126 3,270 3,821 5,487 5,925 Imports, f.o.b. 14,071 14,400 17,582 22,495 27,017 30,339 of which: oil 2,016 1,828 2,017 2,410 3,509 4,246

Non-factor services (net) -615 -572 -648 -778 -886 -912 Receipts 2,695 2,810 2,948 3,272 3,508 4,025 Payments 3,310 3,382 3,596 4,050 4,394 4,937

Investment income (net) -597 -635 -794 -796 -940 -915Receipts 185 160 167 125 165 288Payments 782 795 961 921 1,105 1,203

Interest payment 529 345 293 290 393 419Dividends on FDI ... ... 668 631 712 784

Transfers (net) 1,476 1,250 1,898 2,239 2,339 2,439 Private 1,340 1,100 1,767 2,100 2,200 2,300 Official 136 150 131 139 139 139

Capital account balance -526 -476 885 3,992 2,313 2,378

Gross foreign direct investment (FDI) inflows 1,101 1,252 2,045 1,829 1,155 1,400 Equity 977 1,067 1,904 1,228 755 1,000 Loan disbursements 124 185 141 600 400 400 FDI loan repayments 601 819 414 590 400 524

Medium and long-term loans (net) 729 623 526 1,047 1,454 1,532 Disbursements 1,411 988 1,102 1,540 1,981 2,013 ODA loans 1,361 958 1,073 1,258 1,419 1,500 Commercial loans 50 30 29 283 562 513 Amortization 1/ 682 365 576 493 527 481

Short-term capital (net) 2/ -1,755 -1,532 -1,273 1,706 104 -30

Overall balance 115 194 464 2,148 372 233

Financing -115 -194 -464 -2148 -384 -233Change in reserves (- indicates increase) -115 -194 -464 -2,148 -384 -233

Memorandum items: Gross official reserves 3,030 3,387 3,692 5,620 6,004 6,237

In weeks of next year's imports 8.9 8.3 7.3 9.3 8.9 8.0

Current account deficit (in percent of GDP) 2.1 2.1 -1.2 -4.7 -4.4 -4.5Non-oil current account deficit (in percent of GDP) -2.7 -1.9 -4.8 -8.3 -8.9 -8.1Export value growth (in percent) 25.2 4.0 11.2 19.6 22.9 12.3Import value growth (in percent) 34.5 2.3 22.1 27.9 20.1 12.3External debt (in percent of GDP) 38.6 37.9 34.9 34.1 34.0 34.9Debt service (in percent of exports of exports of goods 10.5 10.6 8.6 7.9 6.5 6.0

Sources: Data provided by the Vietnamese authorities; and staff estimates and projections.1/ Including two debt buyback operations carried out in 2002 and 2003, respectively.

(In millions of U.S. dollars, unless otherwise indicated)

2003 2004

Page 19: Dialogue Inflation Case[1]

- 30 -

Table 4. Vietnam: Monetary Survey, 2000-04 1/

2000 2001 2002 2003Mar. June Sept. Dec. Mar. June July

(In trillions of Dong)

Net foreign assets 95.7 117.6 117.4 127.4 125.6 129.9 131.4 133.6 130.5 134.3 Foreign assets 112.7 135.9 135.9 144.4 143.7 147.8 150.5 153.2 152.1 156.7 Foreign liabilities -17.0 -18.3 -18.4 -17.0 -18.1 -17.9 -19.1 -19.6 -21.7 -22.4

Net domestic assets 127.2 162.2 211.7 218.3 242.9 252.3 279.8 303.8 328.4 334.7 Domestic credit 155.2 191.2 239.9 246.5 274.8 290.4 316.9 341.5 372.4 379.8 Net claims on government 2/ -0.5 2.1 8.8 2.6 9.0 12.7 20.1 17.0 15.6 13.8 Credit to the economy 3/ 155.7 189.1 231.1 243.9 265.8 277.6 296.7 324.5 356.8 366.0 Of which in foreign currency 32.3 36.5 46.2 51.6 60.1 61.7 65.2 71.9 83.0 ... Claims on state enterprises 3/ 4/ 69.9 79.7 89.5 92.3 97.8 101.2 105.4 115.8 127.5 ... Claims on other sectors 3/ 4/ 85.8 109.4 141.6 151.6 168.0 176.4 191.3 208.6 229.3 ... Other items, net -28.0 -29.0 -28.2 -28.3 -31.9 -38.1 -37.0 -37.7 -44.0 -45.0

Total liquidity (M2) 222.9 279.8 329.1 345.7 368.5 382.2 411.2 437.4 458.9 469.1 Of which: total deposits 170.7 213.5 254.9 266.8 288.5 301.7 320.6 341.7 363.8 373.6 Dong liquidity 152.5 191.1 235.5 251.6 274.7 288.6 314.1 332.5 348.1 355.1 Currency outside banks 52.2 66.3 74.3 78.9 79.9 80.5 90.6 95.7 95.0 95.5 Deposits 100.3 124.8 161.3 172.7 194.7 208.1 223.6 236.9 253.1 259.6 Foreign currency deposits 70.4 88.7 93.6 94.1 93.8 93.6 97.1 104.9 110.7 114.0 (in millions of U.S. dollars) 4,854 5,884 6,093 6,106 6,066 6,032 6,220 6,670 7,042 7,235

(Annual percentage change, unless otherwise indicated)

Net foreign assets 56.4 22.9 -0.2 9.1 4.0 8.0 11.9 4.8 3.9 8.5Net domestic assets 28.2 27.5 30.6 26.1 33.5 29.5 32.2 39.2 35.2 35.4 Domestic credit 34.2 23.2 25.5 22.4 30.0 29.3 32.1 38.5 35.5 34.9 Credit to the economy 3/ 38.1 21.4 22.2 22.9 27.1 26.6 28.4 33.0 34.2 35.7 Of which in foreign currency 11.8 13.1 26.6 33.7 48.1 43.0 41.0 39.3 38.1 ... Claims on state enterprises 3/ 28.7 14.1 12.2 13.0 16.3 16.4 17.8 25.5 30.4 ... Claims on other sectors 3/ 46.9 27.5 29.5 29.8 34.3 33.2 35.1 37.6 36.5 ...Total liquidity (M2) 39.0 25.5 17.6 19.3 21.7 21.3 24.9 26.5 24.5 26.4 Of which: total deposits 43.3 25.1 19.4 24.0 24.2 22.8 25.8 28.1 26.1 28.6 Dong liquidity 30.8 25.3 23.2 24.1 31.3 31.6 33.4 32.2 26.8 28.1 Currency outside banks 26.6 27.0 12.0 5.6 13.6 16.2 22.0 21.3 18.9 18.5 Deposits 33.2 24.4 29.2 34.9 40.2 38.7 38.6 37.2 30.0 32.0 Foreign currency deposits 60.5 26.0 5.6 8.0 0.4 -2.2 3.7 11.4 18.0 21.5

Memorandum items:Velocity 4/ 1.9 1.6 1.6 1.6 1.5 1.5 1.4 1.3 1.2 1.2Dong velocity 4/ 2.8 2.5 2.2 2.3 2.1 2.0 1.8 1.7 1.6 1.6Money multiplier 5/ 3.1 3.3 3.4 3.1 2.9 3.3 3.4 3.7 3.7 3.8Currency/broad money 23.4 23.7 22.6 22.8 21.7 21.1 22.0 21.9 20.7 20.4Currency/dong deposits 52.1 53.1 46.1 45.7 41.1 38.7 40.5 40.4 37.5 36.8Foreign currency deposits/total deposits 41.2 41.5 36.7 35.3 32.5 31.0 31.0 30.7 30.4 30.5Foreign currency loans/total loans 20.7 19.3 20.0 21.1 22.6 22.2 22.0 22.2 23.3 ...

(In millions of U.S. dollar, unless otherwise indicated)

Gross official international reserves (adjusted) 6/ 3,030 3,387 3,692 4,814 5,616 5,317 5,620 5,563 5,886 5,766Net official international reserves (adjusted) 6/ 7/ 2,191 2,555 2,956 3,516 3,826 4,397 4,683 4,646 4,983 4,858Net foreign assets of the banking system 6,599 7,805 7,640 8,266 8,120 8,372 8,419 8,496 8,298 8,529

Sources: State Bank of Vietnam; and Fund staff estimates. 1/ Data comprise the State Bank of Vietnam (SBV), six state-owned commercial banks, and 83 non-state owned banks. 2/ Fund staff projections exclude capital cost of banking reform and the possible issuance of international bonds by the government. 3/ Fund staff projections exclude the possible transfer in collateralized nonperforming loans of commercial banks to an AMC. 4/ Velocity is measured as the ratio of GDP to end-of-period total liquidity (M2) or dong liquidity respectively 5/ Money multiplier is measured as the ratio of total liquidity (M2) to reserve money. 6/ Excludes foreign currency counterpart of swap operations, government foreign currency deposits at the SBV, and foreign currency transactions related to the possible issuance of international bonds by the government. 7/ Excludes foreign currency deposits of DMBs at the SBV.

2004

(In percent, unless otherwise indicated )

Page 20: Dialogue Inflation Case[1]

- 31 -

2000 2001 2002 2003 2005

Budget Proj. Proj.

Total Revenue and grants 20.5 21.6 22.2 23.4 20.8 23.3 23.4Oil revenues 6.5 7.4 6.6 6.5 ... 6.7 6.8Nonoil revenue 13.6 13.8 15.2 16.7 ... 16.3 16.3

Tax revenue 11.5 11.6 12.9 13.9 ... 12.8 12.8Nontax revenue 2.1 2.2 2.4 2.8 ... 3.5 3.5

Grants 0.5 0.4 0.4 0.3 0.3 0.3 0.3

Total Expenditure and net lending 25.5 26.6 26.8 28.4 25.9 26.8 28.1Current Expenditure 15.9 16.0 15.8 17.0 15.5 16.3 17.6

Wages and salaries 3.3 3.6 3.4 3.8 ... 3.8 4.2Interest payments 0.8 0.9 1.1 1.1 0.9 0.9 1.0Other current expenditure 11.8 11.5 11.3 12.2 ... 11.5 12.5

Capital Expenditure 7.4 8.4 8.2 8.4 7.5 7.8 8.2Net lending 1/ 2.2 2.2 2.7 2.9 2.9 2.7 2.3

ODA financed 2.2 1.0 1.2 1.3 1.6 1.6 1.2domestically financed 0.0 1.2 1.5 1.7 1.3 1.1 1.1

Fiscal Balance -5.0 -5.0 -4.5 -5.0 -5.1 -3.5 -4.7 (Excluding net lending) -2.7 -2.8 -1.9 -2.0 -2.2 -0.8 -2.4

Financing 5.0 5.0 4.5 5.0 5.1 3.5 4.7Domestic (net) 1.3 2.9 2.3 2.9 3.1 0.7 2.0

Banking System -0.8 0.5 0.4 1.9 ... ... ...Nonbank public 2.1 2.4 2.0 1.1 ... ... ...

Foreign (net) 3.7 2.0 2.2 2.1 2.0 2.8 2.7Borrowing 4.2 2.5 2.6 2.5 2.7 3.2 3.2Amortization 0.5 0.4 0.4 0.5 0.6 0.4 0.4

Memorandum ItemsReform costs 2/ 0.0 0.3 0.7 14.7 ... 4.8 2.7Public debt stock 3/ ... ... 33.9 50.1 ... 51.6 54.3

Domestic ... ... 9.2 25.8 ... 27.3 28.9Foreign ... ... 24.7 24.3 ... 24.3 25.4

Non-oil deficit (as a share of nonoil GDP) -14.3 -15.2 -14.4 -14.4 ... -13.5 -14.3Expenditure managed by units 4/ 1.4 1.8 1.6 2.5 2.7 2.7 ...Total poverty reducing expenditures 5/ 5.3 5.7 5.9 6.3 ... 6.2 ...Costs of social safety nets 0.0 0.0 0.0 0.1 ... 0.2 ...Nonoil GDP (trillions of dong) 421 462 517 584 686 686 784Nominal GDP (trillions of dong) 442 481 536 606 717 717 808

Sources: Ministry of Finance; and Fund staff estimates

1/ Includes DAF operations. The authorities record ODA received for onlending; repayments are included under amortization.2/ From 2003 onward, contingent liabilities of the banking system are taken into account. 3/ Including DAF debt and contingent liabilities.4/ Self-financed expenditures undertaken by government administrative units, which are excluded from the above budget present5/ Staff estimate based on (i) current expenditure on education, training, health, and family planning and (ii) capital expenditure

training, health, and poverty-related projects in the agriculture, transportation, electricity, and water sectors.

2004

Table 5. Vietnam: Summary of General Government Budgetary Operations, 2000-05

(in percent of GDP)

Page 21: Dialogue Inflation Case[1]

- 32 -

2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009

Real GDP (annual percentage change) 6.8 6.9 7.1 7.3 7-7½ 7-7½ 7.0 7.0 7.0 7.0Consumer prices (annual average) -1.6 -0.4 4.0 3.2 7-8 5-6 4.0 3.5 3.5 3.0

Saving-investment balance 2.1 2.1 -1.2 -4.7 -4.4 -4.5 -3.5 -2.4 -1.5 -1.1Gross national saving 31.7 33.2 32.0 30.4 31.1 30.1 31.0 31.3 31.5 31.1Gross investment 29.6 31.2 33.2 35.1 35.5 34.6 34.5 33.7 33.0 32.2ICOR 4.1 4.2 4.4 4.5 4.6 4.6 4.6 4.4 4.3 4.2

General government budget -5.0 -5.0 -4.5 -5.0 -3.5 -4.7 -4.7 -4.7 -4.7 -4.7 (excluding net lending) -2.7 -2.8 -1.9 -2.0 -0.8 -2.4 -2.3 -2.5 -2.7 -2.8

Total revenue and grants 20.5 21.6 22.2 23.4 23.3 23.4 23.0 22.7 22.6 22.6Revenue 20.1 21.2 21.8 23.1 23.0 23.1 22.7 22.4 22.3 22.4

Of which: oil revenue 6.5 7.4 6.6 6.5 6.7 6.8 5.8 5.1 4.9 4.7 Grants 0.5 0.4 0.4 0.3 0.3 0.3 0.3 0.3 0.3 0.2

Total Expenditure and net lending 25.5 26.6 26.8 28.4 26.8 28.1 27.7 27.4 27.3 27.3Current expenditure 15.9 16.0 15.8 17.0 16.3 17.6 17.1 17.0 17.2 17.4Capital expenditure 7.4 8.4 8.2 8.4 7.8 8.2 8.2 8.2 8.1 8.1Net lending 1/ 2.2 2.2 2.7 2.9 2.7 2.3 2.4 2.2 2.0 1.9

Current account balance 642 670 -421 -1,844 -1,942 -2,145 -1,767 -1,331 -885 -688(In percent of GDP) 2.1 2.1 -1.2 -4.7 -4.4 -4.5 -3.5 -2.4 -1.5 -1.1

Trade balance 378 627 -876 -2,510 -2,455 -2,757 -2,461 -1,976 -1,545 -1,349 Exports 14,449 15,027 16,706 19,986 24,562 27,582 32,463 38,023 44,416 51,494 (Percentage change) 2/ 25.2 4.0 11.2 19.6 22.9 12.3 17.7 17.1 16.8 15.9 Imports 14,071 14,400 17,582 22,495 27,017 30,339 34,925 40,000 45,961 52,843 (Percentage change) 2/ 34.5 2.3 22.1 27.9 20.1 12.3 15.1 14.5 14.9 15.0 Net services and transfers (incl. investment income) 1,476 1,250 1,898 2,239 2,339 2,439 2,650 2,760 2,870 2,980 Of which: private transfers 1,340 1,100 1,767 2,100 2,200 2,300 2,500 2,600 2,700 2,800

Capital and financial account (net) -526 -476 885 3,992 2,313 2,378 2,764 2,750 2,772 3,295 Direct investment 1,101 1,252 2,045 1,829 1,155 1,400 2,000 2,200 2,420 2,662 Medium- and long-term loans 729 623 526 1,047 1,454 1,532 1,518 1,384 1,266 1,231 Of which: ODA disbursements 1,361 958 1,073 1,258 1,419 1,500 1,400 1,300 1,100 1,000 Short-term capital (net) -1,755 -1,532 -1,273 1,706 104 -30 -150 -150 -150 -150

Changes in reserves (- indicates increase) -115 -194 -464 -2,148 -384 -233 -997 -1,419 -1,887 -2,607

Memorandum itemsGross official reserves (in billions of US dollars) 3.0 3.4 3.7 5.6 6.2 6.2 7.2 8.7 10.5 13.1

(in weeks of next year's imports of goods and nonfactor services) 8.9 8.3 7.3 9.3 8.9 8.0 8.1 8.4 8.9 9.7Debt service payments (in billions of U.S. dollars) 1.7 1.9 1.7 1.8 1.8 1.9 2.3 2.6 3.0 3.0

(in percent of exports of goods and nonfactor services) 10.5 10.6 8.6 7.9 6.5 6.0 6.1 6.0 5.9 5.1External debt (in billion US dollars) 3/ 11.5 12.3 12.2 13.3 15.0 16.5 17.8 19.1 20.1 21.4

(in percent of GDP) 38.6 37.9 34.9 34.1 34.0 34.9 35.2 34.9 33.9 33.3Nominal GDP (US dollars) 31.2 32.5 35.1 39.0 44.1 47.3 50.7 54.7 59.2 64.3

Sources: Data provided by the authorities; and Fudn staff estimates and projections.

1/ Includes DAF operations.2/ Growth rates of cumulative exports and imports for the year so far, compared with the same period last year.3/ Includes the loan component of foreign direct investment and other private sector borrowing and short-term debt.

(In percent of GDP)

(In millions of U.S. dollars; unless otherwise indicated)

Table 6. Vietnam: Medium-Term Scenario, 2000-09

Projection

(Percentage change)