diendannguoivietquocgia.comdiendannguoivietquocgia.com/nationalist vietnamese...

90
KỸ THUẬT –VŨ KHÍ & AI SỢ NƯỚC MỸ, NƯỚC MỸ SỢ AI Thưa quý bạn đọc, Bài viết này gồm nhiều trích đoạn ngắn liên quan đến sự tan vỡ của thị trường chứng khoán China, gây ảnh hưởng đến thị trường toàn cầu, chứng khoán khắp nơi xuống giá mạnh trong mấy tuần qua, các diễn biến đó thực ra không bất ngờ đối với nhiều bạn đã tham gia sinh hoạt trên diễn đàn. Dù truyện gì sảy ra, trước sau tôi vẫn khẳng định rằng: biến động tại China dù chính trị/quân sự/kinh tế đều chỉ mới đánh dấu bước chuyển biến mới đối với tình hình tại đông Eurasia mà thôi. Các phía vẫn còn nhiều vấn đề cần gấp rút giải quyết, đến một giới hạn nào đó, chiến tranh lớn sẽ sảy ra trên toàn cõi đông Eurasia, để dẫn đưa thế giới vào trật tự mới. Bài viết này còn bao gồm phần dịch thuật 6 bài viết trên tờ Economist được đánh số từ 1 đến 6, sen kẽ với phần góp ý chung của tôi, cho nên bài viết này thiếu một dàn bài hợp lý, nhất là qua các phần góp ý, tôi hay nhắc đến những phát biểu trên làn sóng Radio trên vùng phía đông trong thời gian 18 năm qua, hoặc qua cuốn sách đã viết từ 23 năm trứoc khi mới đến Mỹ định cư, hầu hết các dự kiến đó nay đang thành hiện thực theo cách nào đó, không dễ nhận biết qua cách nhìn thông thường của người ít quen với các vấn đề chiến lươc. An ninh quốc gia là chủ đề lớn, tiếc thay chúng ta chưa quan tâm đúng mức, xuất phát từ chỗ ta chưa bao giờ có cơ hội thẩm định lịch sử đúng như lịch sử diễn biến, nguy hiểm nhất là ta không hề dám tranh luận trong tinh thần thượng võ về các vấn đề sinh tử đối với dân tộc. Ta cứ sợ bóng sợ gió về một mối đe dọa nào đó do Tầu gây ra cho ta chăng, kể cũng đã mấy ngàn năm rồi, cho dù việc này xuất phát từ hàng loạt các ngộ nhận lịch sử; đã đến lúc ta phải quyết tâm thẳng thắn duyệt lại hết mọi sự, cho dù việc đó sẽ làm một số người buồn lòng. Người Việt hải ngoại hiện nay đa số đã là công dân siêu cường Mỹ, có đủ điều kiện để học biết rất nhiều thứ hiện đại

Upload: trinhngoc

Post on 06-Mar-2019

220 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: diendannguoivietquocgia.comdiendannguoivietquocgia.com/Nationalist Vietnamese Forum/Document...  · Web viewKỸ THUẬT –VŨ KHÍ & AI SỢ NƯỚC MỸ, NƯỚC MỸ SỢ AI

KỸ THUẬT –VŨ KHÍ & AI SỢ NƯỚC MỸ, NƯỚC MỸ SỢ AI

Thưa quý bạn đọc,

Bài viết này gồm nhiều trích đoạn ngắn liên quan đến sự tan vỡ của thị trường chứng khoán China, gây ảnh hưởng đến thị trường toàn cầu, chứng khoán khắp nơi xuống giá mạnh trong mấy tuần qua, các diễn biến đó thực ra không bất ngờ đối với nhiều bạn đã tham gia sinh hoạt trên diễn đàn. Dù truyện gì sảy ra, trước sau tôi vẫn khẳng định rằng: biến động tại China dù chính trị/quân sự/kinh tế đều chỉ mới đánh dấu bước chuyển biến mới đối với tình hình tại đông Eurasia mà thôi. Các phía vẫn còn nhiều vấn đề cần gấp rút giải quyết, đến một giới hạn nào đó, chiến tranh lớn sẽ sảy ra trên toàn cõi đông Eurasia, để dẫn đưa thế giới vào trật tự mới.

Bài viết này còn bao gồm phần dịch thuật 6 bài viết trên tờ Economist được đánh số từ 1 đến 6, sen kẽ với phần góp ý chung của tôi, cho nên bài viết này thiếu một dàn bài hợp lý, nhất là qua các phần góp ý, tôi hay nhắc đến những phát biểu trên làn sóng Radio trên vùng phía đông trong thời gian 18 năm qua, hoặc qua cuốn sách đã viết từ 23 năm trứoc khi mới đến Mỹ định cư, hầu hết các dự kiến đó nay đang thành hiện thực theo cách nào đó, không dễ nhận biết qua cách nhìn thông thường của người ít quen với các vấn đề chiến lươc.

An ninh quốc gia là chủ đề lớn, tiếc thay chúng ta chưa quan tâm đúng mức, xuất phát từ chỗ ta chưa bao giờ có cơ hội thẩm định lịch sử đúng như lịch sử diễn biến, nguy hiểm nhất là ta không hề dám tranh luận trong tinh thần thượng võ về các vấn đề sinh tử đối với dân tộc. Ta cứ sợ bóng sợ gió về một mối đe dọa nào đó do Tầu gây ra cho ta chăng, kể cũng đã mấy ngàn năm rồi, cho dù việc này xuất phát từ hàng loạt các ngộ nhận lịch sử; đã đến lúc ta phải quyết tâm thẳng thắn duyệt lại hết mọi sự, cho dù việc đó sẽ làm một số người buồn lòng.

Người Việt hải ngoại hiện nay đa số đã là công dân siêu cường Mỹ, có đủ điều kiện để học biết rất nhiều thứ hiện đại nhất, thế mà ta không dám đứng trên vị trí của công dân siêu cường ngó lại lịch sử nước nhà bên kia bờ Thái Bình Dương, kể cũng lạ; Ta cần thẳng thắn đánh giá lịch sử theo tầm nhìn chiến lược, để mở đường cho các thế hệ người Việt noi theo. Bài viết này nêu lên nhiều vấn đề sâu rộng mang tính phân tích dựa trên lăng kinh an ninh quốc gia, nói thẳng ra là theo lối nhìn kiểu tình báo chiến lược, để đánh giá về hiểm nguy mà dân tộc đang trải qua và mưu thuật của tình báo Hoa Nam MSS qua con đường xử dụng tôn giáo làm phân rã sức đấu tranh của nòi Việt nói chung nhằm tìm cách mãi mãi cột chặt Việt Ta vào với Hán.

Môn học về quyền lực thực tế bao gồm thập bát ban võ nghệ, môn nào cũng phải tổng hợp được tinh hoa của lý thuyết, điều kiện khách quan dẫn đến việc đề ra lý thuyết, và quyền lực nào thực sự đứng sau các trào lưu xã hội được hình thành trong gần 500 năm qua đối với lịch sử Phương Tây. Đặc biệt là các dàn dựng đối với thế giới trong thời gian hơn 200 năm qua để dẫn đưa thế giới đến tình trạng như hôm nay, xuất phát từ một trung tâm phát lực duy nhất, được hình thành bởi văn minh Phương Tây Kyto Giáo. Không hiểu thấu đáo văn minh Phương Tây một cách có hệ thống, bạn không thể đánh giá chính

Page 2: diendannguoivietquocgia.comdiendannguoivietquocgia.com/Nationalist Vietnamese Forum/Document...  · Web viewKỸ THUẬT –VŨ KHÍ & AI SỢ NƯỚC MỸ, NƯỚC MỸ SỢ AI

xác hơn đối với những gì quen được nói tới là: thuyết dàn dựng (conspiracy). Trong đó thiệc/ác, đúng/sai trộn lẫn với nhau thành một mớ bong bong nhằm tung hỏa mù khiến người không thực sự nắm vững quy luật vận hành quyền lực, bạn rất dễ bị lạc hướng trong nghiên cứu các vấn đề cốt lõi thuộc văn minh Phương Tây –Kyto Giáo (cứ xem da-vinci là thấy rõ).

Đào tạo được một lớp người, đứng ngoài quyền lực, khách quan thâu thập các tin tức được phổ biến công khai (80% các tin tức xuất hiện trên các phương tiện truyền thông đại chúng trong xã hội hiện đại) tổng hợp để dự kiến chính xác về tương lai là việc khó; Việc đưa các đánh giá chính xác đó trở thành chính sách trong hệ thống quyền lực của quốc gia và bảo mật được các kế hoạch hành động là việc còn khó hơn gấp bội; Hôm nay không làm thì bao giờ ta mới có cơ hội để làm; Cánh cửa lớn của lịch sử hàng ngàn năm mới mở ra một lần, phúc cho ai có cơ hội đi vào lịch sử qua cánh cửa lớn đó.

Tôi chẳng dám chỉ bảo cho bất cứ ai, tôi cũng chẳng phải là trí thức theo bất cứ nghĩa nào, suy nghĩ sao viết vậy, lấy tâm thành nói lên những điều cần nói: chỉ ra âm mưu thâm độc của kẻ thù đội lốt người Việt vẫn đang thi hành chủ trương cột chặt ta vào với Hán bằng mọi thủ đoạn trong đó xử dụng ngoại chiêu tôn giáo là nguy hiểm nhất, tất cả chỉ vì tương lai của đất nước đã phải chống đỡ liên tục với các làn sóng xâm lăng của Hán-China từ phương bắc.

Định lại quan hệ Việt/Hán trên nền tảng mới là cực kỳ quan trọng đối với Việt Ta cũng như với Việt Hoa Nam, chủ đề rộng lớn này đã được tôi chánh thức nêu lên từ hơn mươi năm trước, nỗ lực rộng lớn này được thi hành đúng vào thời điểm này của lịch sử nhân loại. Ta cần nắm bắt cơ hội để khôi phục lại văn hiến đã mất, đồng thời giúp xây dựng lại quan hệ giữa Việt với Việt trên căn bản mới; Hướng tiến của văn minh là vậy, chả ai cưỡng lại được.

Muốn hiểu người, hiểu mình, trước hết phải am tường lịch sử trong chỗ thâm sâu của sử liên quan đến mưu thuật cúng như người tạo ra mưu thuật đó, họ mới là chủ nhân đích thực đẩy lịch sử đi đúng với thời đại tiến hóa, liên tục nối tiếp nhau do cộng đồng nhân loại đạt được đánh dấu mỗi tiến bộ của từng thời đại khác nhau. Ngày xưa là các vị anh hùng của mỗi dân tộc, mỗi văn minh, ngày nay là các nhà nước, các định chế quốc tế cũng như các cao trào được gọi là mạng xa hội: thánh hay thần cũng từ đó mà ra. Đặc trưng của xã hội hiện đại là sự xuất hiện của quyền lực vô hình đứng sau mọi sắp xếp, có thiên, có ác, mượn tay người khác để tạo sự kiện lịch sử, đẩy thế giới vào chiến tranh hay hòa bình, trên nền tảng đó tạo dựng trật tự tạm thời hay lâu dài đối với thế giới, tiến hóa vô lường, không bao giờ ngưng nghỉ. Những bí mật kiểu như vậy luôn mang tính tình báo, chẳng am tường thủ thuật tình báo thuộc khoa vận dụng quyền lực, chẳng thể hiểu được người cũng như ta, xin hãy đứng ngoài chính trị và lịch sử.

Không am tường kinh tế/tài chánh/tiền tệ chẳng thể hiểu được động lực thúc đẩy quyền lực vận hành ra sao, xin hãy rời xa chính trị; Không am hiểu về quân sự cùng tiến hóa kỹ thuật, không biết cách phối hợp xử dụng mọi loại quyền lực như thế nào để đẩy tình hình diễn biến đúng như mục tiêu đề ra, xin hãy tránh xa chính trị và chẳng nên viết lung tung, hại vào thân đấy.

Page 3: diendannguoivietquocgia.comdiendannguoivietquocgia.com/Nationalist Vietnamese Forum/Document...  · Web viewKỸ THUẬT –VŨ KHÍ & AI SỢ NƯỚC MỸ, NƯỚC MỸ SỢ AI

Biến Động thị trường và chính trị tại China

Chỉ trong một tháng, kể từ khi thị trường chứng khoán China (gồm Shanghai, Shenzen) bị rơi tự do; Bắc Kinh cố tìm cách chống đỡ đà rớt giá theo đúng truyền thống của đảng độc tài nắm quyền tuyệt đối, dã thi hành chủ trương can thiệp thô bạo vào thị trường, với hy vọng có thể ngăn chặn được đà mất giá; Làm như vậy, Bắc Kinh không giải quyết vấn đề tại gốc mà chỉ cố chữa cháy cấp thời mà thôi. Căn nguyên dẫn đến tình trạng này xuất phát từ chính hệ thống kinh tế/chính trị//xã hội China, thực chất chính là tập hợp của nhiều sứ quân, có quyền lợi đan chéo vào nhau. Bài học lớn nhất về kinh tế cho thấy: “con quái vật kinh tế hoạt động theo quy luật khách quan (cung/cầu tự điều tiết), lạm dung quyền lực can thiệp để buộc con quái vật kinh tế phải đi theo hướng chủ quan chỉ làm cho tình hình trở nên tồi tệ hơn mà thôi, tất yếu sẽ dẫn đến tan rã thật sự đối với bất cứ hệ thống xã hội nào cố tình cưỡng lại quy luật khách quan đó.”

Trong mấy chục năm qua, sau khi Mỹ-Hoa ký thông cáo chung Thượng Hải 1972, các sứ quân hình thành thực thể kinh tế/chính trị tại China dựa trên thỏa thuận chia phần đối với các thành quả do công cuộc đổi mới đem lại (thí dụ thỏa thuận không truy cứu trách nhiệm của người lánh đạo đảng CS đã xuống chức) Nhưng khi kinh tế suy đồi, cần quyết liệt giải quyết như ngày nay, thì không sứ quân nào chịu giảm phần quyền lực của nhóm mà họ lãnh đạo trong hệ thống sứ quân do các hoàng tử đỏ lãnh đạo (chấp nhận giảm là bị loại và bị kết tội, thanh trừng). China bị rơi vào vòng bất ổn quyền lực sâu rộng không thể giải quyết được khi thỏa thuận chia phần nêu trên bị thử thách bởi quy luật khách quan, đúng như truyền thống lịch sử của Hán-China, cũng như của các nhà nước thuộc văn minh Phương Đông nói chung.

Bế tắc của Hán là vấn đề lịch sử, vì xã hội cổ được cai trị dựa trên hình thức triều cống của hệ cấp thấp đối với cấp trên.Ngày nay biến tướng thành xã hội hoang dã với nhà nước tham nhũng, tập hợp nhiều nhóm sứ quân được hình thành nhờ mạng lưới quyền lợi cột chặt mỗi nhóm với nhau, khiến cho xã hội ấy không thể được cai trị bởi hay bằng luật được, vì mỗi nhóm sẵn sàng hành động bất chấp luật pháp, miễn sao vị trí quyền lực và quyền lợi của nhóm được củng cố. Nên xã hội ấy chẳng thể tự mình cải cách để trở thành xã hội hiện đại được: tan rã xuất phát từ đây.

Xã hội ấy đã sống quá lâu với giả dối, ngụy tạo mọi thứ dữ kiện để che dấu sự yếu kém của hệ thống quyền lực CS/China, chỉ cần một vài dấu hiệu cho thấy sự yếu kém đó cũng đủ gây cho toàn bộ cấu trúc quyền lực ấy bị lâm vào bất ổn xã hội rồi lần hồi tan rã, đó là điều ta đang chứng kiến lúc này.

Xin đặc biệt lưu ý về vai trò lãnh đạo thế giới của hệ thống xã hội hiện đại đối với các xã hội lạc hậu a/ bất chấp tuổi tác của bất cứ xã hội nào dù quá khứ có huy hoàng đến đâu, nhưng không cải cách để trở thành xã hội duy lý-hiện đại thì tuổi tác của văn minh đó lại trở thành cản trở đối với tiến hóa nói chung, b/ và rằng văn minh chuyển dịch theo hướng đông/tây theo đúng chiều quay của trái đất, cũng là hướng thiên di của loài người dọc theo thảo nguyên Trung Á. Văn minh Phương Tây ngày càng hiện đại vì đã phát triển đúng theo quy luật tiến hóa khách quan, văn minh Phương Tây đích thực là tổng hợp mọi

Page 4: diendannguoivietquocgia.comdiendannguoivietquocgia.com/Nationalist Vietnamese Forum/Document...  · Web viewKỸ THUẬT –VŨ KHÍ & AI SỢ NƯỚC MỸ, NƯỚC MỸ SỢ AI

văn minh mà nhân loại đã trải qua trên bước đường tiến hóa nói chung thuộc văn minh này.

“Illuminati là sự kết hợp hoàn hảo nhất của tiến hóa sử làm thăng hoa tinh thần khoa học duy lý, được lập căn trên nền tảng văn minh Phương Tây Kyto Giáo, đã tạo điều kiện để tinh thần duy lý sơ kỳ do Hy Lạp đề ra vào thời thế kỷ 4 BCE ngày càng được phát triển và hiện đại hơn khi văn minh chuyển dịch vào Âu Châu và nay chuyển đến Mỹ để trở thành văn minh vũ trụ”

Hán không thể cứ nói rằng: khi xưa Hán hùng mạnh thì nay cũng phải hùng mạnh như khẩu hiệu của Tập nêu lên, dù được ngụy tạo thế nào thì cấu trúc xã hội Hán-China vẫn là biến thái của chế độ nhà nước sứ quân phương đông còn sót lại mà thôi, chế độ ấy không thể cưỡng lại được với đà tiến của nhân loại. Tất yếu xã hội ấy phải bị xụp đổ hoàn toàn; Cần lưu ý là Hán mạnh lên hay xụp đổ đều là tai họa cho thế giới, việc này sẽ dẫn đến sự xụp đổ tiếp theo của nhiều vùng rộng lớn tại đông Eurasia, nhân loại muốn tránh cũng chả được, phải can đảm tìm cách đối phó.

Tình hình hôm nay august 24th 15

Thực ra kinh tế China bắt đầu bị rơi vào suy thoái từ sau khủng hoảng tài chánh xuất phát từ Mỹ năm 2007-08, nhưng Bắc Kinh vẫn chủ quan tin rằng họ chỉ cần tăng khối dự trữ ngoại tệ cũng đủ sức giải quyết suy thoái kinh tế do khủng hoảng tài chánh năm 2008 gây ra, dựa vào thị trường 1.4 tỷ người Hoa trong nước, kết hợp với mạng lưới xuất khẩu rộng lớn do China đã có sẵn hoặc sẽ dồn nỗ lực xây dựng sau này. Cho nên khi thị trường cổ phiếu giảm giá đột ngột, Hán tung đồng yuan ra để khôi phục thị trường đồng thời phá giá đồng yuan để tăng sức cạnh tranh của kinh tế Hán, việc đó ngay tức khắc tạo thành làn sóng phá giá tiếp theo của các nước khác khiến kinh tế thế giới bị suy yếu thêm.

Ảnh hưởng dây chuyền cộng hưởng lan rất nhanh sau vụ nổ ở Thiên Tân kết hợp với thị trường mất giá khiến cho trong gần tuần qua, thị trường khắp nơi giảm liên tục: hôm nay august 24-15 tính từ thời điểm giá cao nhất thì Dow và Nasdag mất giá 13% S&P mất 11%, nhưng thị trường Shanghai và Shenzen đã mất gần 50% giá trị. Quan sát phản ứng của giới đầu tư, ta thấy thị trường cổ phiếu, thị trường trái phiếu đều mất giá song song với đà mất giá của các mặt hàng chiến lược là dầu thô giảm còn trên 36 dollar/thùng (nay đã lên trở lại ở mức 44d/thùng).

Điều này cho thấy: mối âu lo của giới đầu tư thực sự nằm ở chỗ bất ổn chính trị tại China sau hàng loạt các tin đồn do tờ Epoch Time và vài trang mạng như Weibo phổ biến tin tức liên quan đến vụ nổ ở Thiên Tân, và mới nhất trong vài ngày qua là tin đồn chính Giang Trạch Dân bị bắt tại khách sạn sang trọng tại Bắc Kinh. Hôm nay august 24 th-15 tở Business Insider dưa bài viết của Linette Lopez có tựa đề như sau: “We have reason to believe the inthinkable is happen to China’s president” vài hàng tóm lược được tác giá nói tới có nội dung bằng tiếng Anh cụ thể như sau, xin được đưa ra để quý bạn suy ngẫm: “we are likely seeing the CCP fracture in a way we never seen before, it seems some fractions within the party are turning away from President Xi behind close doors and at hìght level retreats. Message is simple: back-off.”

Page 5: diendannguoivietquocgia.comdiendannguoivietquocgia.com/Nationalist Vietnamese Forum/Document...  · Web viewKỸ THUẬT –VŨ KHÍ & AI SỢ NƯỚC MỸ, NƯỚC MỸ SỢ AI

Thái độ của Mỹ như thế nào đối với tiến trình phân rã bắt đầu sảy ra tại Bắc Kinh là câu hỏi lớn (xin lưu ý một số bạn có nhận được mail của tôi chiều hôm qua august 23th sẽ thấy rõ hơn), hàng loạt các câu hỏi được đặt ra: Tại sao Mỹ phải cứu Tập như đã từng cứu Mao nhiều lần trong thời chiến tranh lạnh; Tại sao quân đội China được điều động lên biên giới Bắc Triều Tiên khi căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên gia tăng bắt ngờ; Liệu hồ sơ nguyên tử của Bắc TT sẽ được giải quyết như thế nào, lúc nào để tránh tình trạng tệ hại nhất có thể sảy ra trên vùng Đông Bắc Á.

Nhưng quan trọng nhất, diễn biến tại đông Eurasia được định bởi hành lang Trung Á trên bộ, cũng như đường huyết mạch nối liền biển Đông Nam Á với Ấn Độ Dương, trật tự mới tại đông Eurasia trên lục địa cũng như trên đại dương lệ thuộc vào kết quả của cuộc chiến tranh lớn đang ngày càng đến gần. Ông Jim Rickards là cố vấn cho CIA về Asymetric Warfare hôm nay august 25th15 lại lên tiếng báo động rằng: “Stock will drop another 80%, greatest avalanche in the history of finance, succesful Islamic State attack on Vatican or Pope Francis, major power grid collapse and black out, finally: end of the world, xin rất cẩn trọng theo dõi thế sự.

Phần dịch thuật 6 bài viết liên quan đến China và Nga

Tuần báo Economist số June 13th 2015 có bài phân tích liên quan đến lãnh vực kỹ thuật vũ khí: “Weapons technology”. Economist đặt tên cho bài viết này nguyên văn tiếng Anh là: “Who’s afraid of America” nhận thấy tác giả bài viết có vẻ như muốn chơi chữ. Cá nhân tôi có thể bị bệnh méo mó nghề nghiệp, thích bàn về mưu thuật, nên tôi tạm dịch hơi dài dòng là: “Ai sợ nước Mỹ, nước Mỹ sợ ai” tiêu đề như vậy có thể khiến nhiều bạn đọc không chấp nhận, nhưng thực ra lại rất phù hợp với tình huống đối đầu quyết liệt nhưng không phải là chiến tranh giữa Mỹ với China và Nga hiện nay. Từ ngữ offset-strategy trong bài viết này cũng rất khó dịch sang tiếng Việt - mặc dù các học giả Mỹ đề ra từ ngữ này để ám chỉ bước đột phá kỹ thuật quân sự đã giúp nước Mỹ tăng cường sức mạnh toàn diện về mọi mặt nhằm đạt đến các mục tiêu chiến lược - nhưng từ ngữ offset-strategy dịch sang tiếng Việt với vài từ ngữ thì ta không đủ ngôn ngữ để mô tả một tình trạng phức tạp mà giới học thuật Mỹ thường hay đề ra.

Mỗi năm họ thường đề ra thêm vài ba chục từ ngữ mới thuộc nhiều lãnh vực khác nhau, thiển nghĩ các chuyên gia người Việt ta cũng rất cần để tâm suy ngẫm để tìm ra các ngôn ngữ mới để dịch các từ ngữ mà văn minh thế giới đề ra hàng năm sang tiếng Việt, để giúp cho giới trẻ sau này có cơ hội thống nhất xử dụng ngôn ngữ tiếng Việt. Dĩ nhiên nhiều từ ngữ liên quan đến lãnh vực khoa học kỹ thuật ngày càng trở nên quá phức tạp để mô tả một diễn biến khoa học vượt quá tầm hiểu biết của ta, khiến ta không thể tìm ngay ra ngôn ngữ dịch cho thật sát nghĩa, thì việc xử dụng từ ngữ tiếng Anh với các định nghĩa do học giả Mỹ và thế giới đề ra cần được coi là chuẩn mực. Cũng xin đừng vội dịch sang tiếng Hán-Việt vì còn mơ hồ hơn, khiến giới chuyên môn VN sẽ không thể diễn đạt với thế giới về các đề tài liên quan đến khoa học.

Thực ra nhiều quốc gia văn minh hơn ta gấp bội tại Âu Châu cũng phải xử dụng từ ngữ tiếng Anh được phổ quát hóa sang ngôn ngữ địa phương dựa trên định nghĩa được giới học thuật Mỹ đề ra trong các công trình nghiên cứu của họ. Tại Á Châu cũng vậy, chuyên

Page 6: diendannguoivietquocgia.comdiendannguoivietquocgia.com/Nationalist Vietnamese Forum/Document...  · Web viewKỸ THUẬT –VŨ KHÍ & AI SỢ NƯỚC MỸ, NƯỚC MỸ SỢ AI

gia Nhật hay Taiwan đều xử dụng tiếng Anh để bàn về các đề tài liên quan đến khoa học kỹ thuật (giới công chức và sỹ quan VNCH thuộc lớp đầu đã có công rất nhiều trong việc dịch rất nhiều từ ngữ kỹ thuật quân sự và quản trị sang tiếng Việt từ các tài liệu tiếng Pháp cũng như tiếng Anh, thật đáng trân trọng).

Economist theo truyền thống, luôn nhắm việc cung cấp cho người đọc các dữ kiện cùng đánh giá tổng quát, sâu rộng mang tính chiến lược toàn cầu, nên việc đọc Economist đã khó, việc dịch sang tiếng Việt lại khó hơn, vì nhiều ngôn ngữ tiếng Anh quá phức tạp khiến tiếng Việt ta chưa đủ từ ngữ để diễn đạt. Học giả Phương Tây, nhất là Mỹ hiếm khi nói trực tiếp ngay vào vấn đề phức tạp của thế giới này, thực cũng dễ hiểu vì vai trò quan trọng của họ (dù cá nhân hay cơ quan) liên quan đến thế giới không cho phép họ bàn chi tiết về từng vấn đề cụ thể liên quan đến quan hệ song phương cũng như đa phương. Ta cần học hỏi họ rất nhiều về mọi mặt để cố giải đoán điều mà họ kín đáo chuyển ra cho thế giới bên ngoài.

Mối bận tâm lớn nhất của đa số người Việt trong-ngoài nước hiện nay liên quan đến tham vọng bành trướng bá quyền của Bắc Kinh đối với Á Châu TBD, cụ thể là vai trò của VN trong cuộc cờ lớn đang hình thành giữa Trục Hoa-Nga với Liên Minh các quyền lực duyên hải do Mỹ phối hợp cùng các đồng minh trong trận đồ rộng lớn trên toàn vùng Eurasia trên lục địa cũng như trên biển, VN là con ách chủ bài chẳng bên nào muốn bị mất.

Cần lưu ý là: khá nhiều giáo sư giảng dạy các môn lịch sử, bang giao quốc tế, chính trị cũng như kinh tế nói chung tại các viện đại học danh tiếng của Mỹ đều là các nhà nghiên cứu các vấn đề chiến lược, cho nên họ am tường hầu như mọi môn võ nghệ, do thế, học trò của họ cũng được đào tạo trong lãnh vực chiến lược ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường, ấy là chưa kể đến việc một số còn là thành viên của các Hội Kín hiện nắm quyền thống lĩnh thế giới, nên họ càng được đào tạo chuyên nghiệp về môn Quyền Lực Học. Giới học giả Mỹ khi viết luôn dẫn chứng lịch sử để mô tả một biến cố lịch sử, bên ta ngày xưa gọi là Điển Tích nhưng chỉ tập trung vào thơ phú hoặc truyện Tầu (Thủy Hử, Tam Quốc), thật đáng buồn. Ta cần hiểu thấu lịch sử Phương Tây mới có thể lĩnh hội được tinh hoa văn minh Phương Tây, mới có cơ hội định biết hướng đi của thế giới.

Thế giới trọng ta đến đâu tùy thuộc vào việc ta đạt đến trình độ trí tuệ nào mà thôi, người cùng tầm cỡ thường suy nghĩ giống nhau là vậy, vì họ cùng học một sách, khẩu hiệu là: hãy tập trung học thấu đáo văn minh Phương Tây, hiểu về thế giới đích thực là hiểu về cách vận dụng mọi quyền lực nhằm phục vụ cho mục tiêu tối hậu là: con người và dân tộc.

Sỹ phu xưa - đặc biệt dưới thời Nguyễn Gia-Long - mở mắt chỉ thấy có Hán là vĩ đại, là bậc nhất thiên hạ; ngay cả khi văn minh Phương Tây ngày càng tiến xa về phía trước, bỏ lại đằng sau văn minh Phương Đông, nhà Thanh bị làm nhục đủ điều, thì sỹ phu ta vẫn chưa tỉnh ngủ để nhìn chân sự thật là: “sỹ phu ta chả hiểu gì về thế giới khách quan.”

Sau mấy trăm năm tiếp xúc với văn minh Phương Tây, trí thức ta ngày nay vẫn chưa thật sự hiểu biết ngọn nguồn về thế giới nói chung, nhất là vai trò dẫn đạo của văn minh

Page 7: diendannguoivietquocgia.comdiendannguoivietquocgia.com/Nationalist Vietnamese Forum/Document...  · Web viewKỸ THUẬT –VŨ KHÍ & AI SỢ NƯỚC MỸ, NƯỚC MỸ SỢ AI

Phương Tây đối với tiến hóa sử của nhân loại trong gần 500 năm qua kể từ khi Tây Ban Nha đánh bại Hồi Giáo Moorish đã cai trị vùng này suốt hơn 700 năm (từ 711 đến 1492). Không am hiểu ngọn nguồn lịch sử thế giới, từ dăm ngàn năm trước đã dẫn đưa văn minh Phương Tây tiến rất nhanh về phía trước để nắm lấy vai trò dẫn đạo thế giới như thế nào, cứ ngồi đáy giếng mà nguyền rủa Phương Tây Kyto Giáo là cực kỳ sai lầm. Những người như vậy sẽ chẳng bao giờ hiểu được cách thức mà Âu Châu Kyto Giáo đã tiếp thu văn minh Lưỡng Hà, văn minh Địa Trung Hải thế nào để vươn lên thật nhanh và thật xa, đẩy các văn minh khác trở nên lạc hậu.

Khốn thay cách sống đó đã trở thành quán tính đối với người Việt dù già hay trẻ, hải ngoại hay trong nước, bất cứ ai khi cầm bút, nếu không tự đề cao lịch sử do cha ông để lại thì cứ y như rằng họ cảm thấy có lỗi nặng với tiền nhân, nhưng chả ai đặt ra câu hỏi là: “tiền nhân đó là tiền nhân nào” vì trong tất cả những cái mà ta gọi là do tổ tiên để lại thì đa số lại do Hán gài vào đầu óc sỹ phu/trí thức ta. Như thế điều mà ta gọi là tiền nhân để lại trong thực tế hầu như hoàn toàn là do Hán gài vào đầu óc ta; Lịch sử VN cũng như lịch sử Việt Tộc Hoa Hạ cần phải được duyệt lại toàn diện trên tinh thần hoàn toàn mới là vậy, nỗ lực lớn này đã được thế hệ đi trước mở lối đưa đường, ta cần tiếp nối bằng con đường khôn ngoan nhất.

Đến nay ta vẫn chưa thể định được cái nào của Hán cái nào của ta, để biết là tổ tiên ta đã bại trận trong cuộc đối đầu liên tục kéo dài trên 3,000 năm với Hán như thế nào; Một khi ta chưa quyết liệt đánh giá thật chính xác về cuộc chiến hơn 3,000 năm với Hán thì ta chẳng thể thoát khỏi gông cùm do Hán quàng vào cổ dân tộc ta. Cho dù vào thời điểm này của lịch sử nhân loại, ta có cơ hội ngàn năm một thuở xây dựng lại đất nước trong thế chiến lược có khả năng lật lại cuộc cờ Việt Hán đã do Hán áp đặt lên Việt Hoa Nam từ hơn 3,000 năm qua.

Ông Joe Biden Phó Tổng Thống Mỹ khi tiếp Ô Nguyễn Phú Trọng đã nhắc đến một câu Kiều thế này:

1- Trời còn để có hôm nay2- Tan sương ngoài ngõ, vén mây giữa trời

Phải thời vén mây giữa trời đang đến với VN đấy; Câu hỏi là ta có sẵn sàng tinh thần cùng quyết tâm để sắn tay áo cùng thiên hạ vén mây giữa trời hay không mà thôi, câu hỏi xin để dành cho sỹ phu đất Việt, vô luận già trẻ lớn bé.

Theo dõi các cuộc cãi lôn giữa một nhóm người Việt trên Internet, suy rộng ra cho thấy, sỹ phu trí thức ta vẫn bị đắm chìm trong các suy nghĩ rất cỏn con, chưa thể vươn ra với thế giới được; Thế giới Toàn Cầu Hóa hôm nay chỉ dành chỗ đứng cho những ai biết và dám suy nghĩ lớn, thật lớn phù hợp với hướng đi của nhân loại mà thôi; Thật phúc cho dân tộc nào sản sinh ra những bộ óc biết suy nghĩ lớn và đem hết tâm trí phục vụ dân tộc và nhân loại. Suy nghĩ nhỏ mà đòi làm việc lớn là phá họai, xin hãy dựa vào định hướng đó mà đánh giá mọi diễn biến lịch sử, nhất là từ khi quân Pháp bắt đầu công cuộc đô hộ VN, khiến sỹ phu ta nô nức thi hành chủ trương Đông Du - cũng lại theo Tầu hoặc

Page 8: diendannguoivietquocgia.comdiendannguoivietquocgia.com/Nationalist Vietnamese Forum/Document...  · Web viewKỸ THUẬT –VŨ KHÍ & AI SỢ NƯỚC MỸ, NƯỚC MỸ SỢ AI

theo Nhật mà chả biết trên đầu Tầu, Nhật là thế lực nào - để xây dựng kế sách lâu dài mang tính chiến lược.

Kế sách đó chính là: “học văn minh Phương Tây thật ngọn nguồn như người Nhật đã học thông qua người Hòa Lan ngay từ thế kỷ 16” (năm 1570 Nhật mở cảng Nagasaki cho thương nhân Phương Tây, giới Samurai năm 1615 bắt đầu có quy chế riêng được mang kiếm cũng giống như giới Hiệp Sỹ (Knight) bên Âu Châu, trong khi với ta thì mãi đến thời 1940 mọi việc đồng áng đều do đàn bà và giới nông dân ít học đảm trách, sỹ phu lấy ngâm vịnh, thơ phú tô vẽ cho giá trị cũ đã lỗi thời lạc hậu). Thật đáng buồn, vì đến ngày nay trí thức ta vẫn bị đắm chìm theo lối mòn xưa, chả dám mở đường vạch lối cho giới trẻ noi theo, để họ tiếp tục khai phá mở rộng để hình thành hẳn một tầng lớp sỹ phu mới am hiểu thế giới, biết đặt định tương lai.

Đa số các dân tộc thuộc văn minh Phương Đông ít chấp nhận tranh luận dựa trên tinh thần thượng võ, được lập căn trên tinh thần duy lý-khách quan đánh giá tình hình để rút tỉa ra kết luận mang tính thuyết phục, khiến đa số chấp nhận noi theo, cuối cùng biến kết luận thành định hướng hành động chung của xã hội. Văn minh Phương Tây được xây dựng vững chắc trên nền tảng đó, nên văn minh Phương Tây đại diện cho hướng tiến của lịch sử là tất yếu chẳng thể đổi thay được; các văn minh khác – cho dù quá khứ huy hoàng cách mấy – cũng phải tự thích nghi để phù hợp với hướng đi chung.

Việt Ta rất kém về tinh thần duy lý nên ít chấp nhận tranh luận, nhưng lại rất quen với lề thói cãi lộn dựa trên tinh thần phe phái, hơn thua, các biểu hiện đó là đặc trưng của xã hội nông nghiệp tự cung tự cấp, bị chi phối nặng nề bởi các tập quán cổ xưa, nên đa số dân ta chỉ quen với lối suy nghĩ nhỏ. Cho dù lác đác tùy cơ hội cũng xuất hiện thiểu số dám suy nghĩ lớn, nhưng một con én chả thể thành mùa xuân, nhất là các biến cố chính trị liên tục tàn phá mọi nỗ lực xây dựng mà ta cố lợi dụng từng khoảnh khắc tương đối ổn định chính trị/xã hội để xây dựng một chút gì đó cho dân tộc. Nhưng mọi thành quả đó đèu bị quét sạch do các tác động chính trị do ngoại bang gây ra cho ta.

Chúng ta quyết liệt chống Phương Tây vì nhà Thanh và cánh Minh Hương bảo ta như vậy, vì việc đó cơ lợi cho nhà Thanh, sau đó ta bắt chước các trào lưu chính trị-xã hội sảy ra bên China, mù quáng đến mức đem cả linh hồn và thể xác giao cho China, hô hào khẩu hiệu chống Phương Tây thì ít mà giết hại đồng bào thì nhiều, một người làm thì mươi người phá; Tệ nạn đó phải mau chóng chấm dứt. Khi China chống nhà thờ La Mã (dĩ nhiên vì mục tiêu riêng của China) thì cứ y như rằng: “ta hùa theo China chống La Mã;” đồng nghĩa với việc mặc nhiên chối bỏ văn minh thế giới trong khi ta chịu ảnh hưởng sâu rộng nhất của văn minh Phương Tây qua chữ quốc ngữ so với nhiều nước Á Châu khác, đó là những gì mà ta chứng kiến đối với lịch sử VN cận đại.

Đáng tiếc nhất là đến đầu thế kỷ 21 khuynh hướng kể lể về một số mặt tiêu cực của lịch sử Kyto Giáo - trong thời kỳ tranh đấu đòi duyệt lại tinh thần phúc âm dẫn đến việc nhà thờ Rome phải chấp nhận cải cách - tạo ra cơ hội thúc đẩy tiến bộ vượt bực văn minh Phương Tây. Do chỗ không nhìn thấy lịch sử diễn biến thế nào, một nhóm nhỏ người tự nhận là trí thức VN xử dụng như phương tiện vận động cho quyền lực chính trị của Phật Giáo, nuôi tham vọng lớn về chính trị trong khi chẳng hiểu gì về thế giới với quyền lực

Page 9: diendannguoivietquocgia.comdiendannguoivietquocgia.com/Nationalist Vietnamese Forum/Document...  · Web viewKỸ THUẬT –VŨ KHÍ & AI SỢ NƯỚC MỸ, NƯỚC MỸ SỢ AI

vô hình vẫn đang chi phối thế giới: thật nguy hiểm. Ta chưa đủ trình độ để tự mình tiến hành việc thẩm định tiến hóa sử của nhân loại để trên nền tảng đó thẩm định về lịch sử VN, nên chỉ quen làm theo thói quen lỗi thời lạc hậu do China áp đặt, những kẻ như vậy thực ra đang tiếp tay cho kẻ thù phá hoại dân tộc, phải chăng họ chính là kẻ phản quốc.

Từ sau thế chiến II đến nay, ta cũng thấy xuất hiện một số khuynh hướng suy nghĩ mang tính đột phá so với trình độ của ta vào thời điểm sau thế chiến II (Cụ Lý và cụ Lương) các nỗ lực lớn của người đi trước cần được tiếp nối nhằm xây dựng hẳn một đội ngũ nhà chiến lược ngang trình độ toàn cầu. Nỗ lực xử dụng làn sóng phát thanh cũng như Internet để thuyết phục người Việt về nhu cầu cấp bách cần hình thành hẳn một đội ngũ những nhà chiến lược ngang tầm cỡ thế giới đã được âm thầm tiến hành trong 18 năm qua, một phần nào đó chính là cách tiếp nối con đường mà người đi trước đã vạch ra.

Hai mặt trận văn hóa tư tưởng trong cuộc chiến Việt/Hán

a / chữ viết

Thực tế ta bị cột chặt vào hệ thống nô dịch về mặt văn hóa tư tưởng do Hán áp đặt lên toàn vùng Hoa Nam, để cột chặt tộc Việt vào tộc Hán, thành một tộc lớn duy nhất thống lĩnh toàn Hoa Lục cũng như Đông Á, trên căn bản đó Hán nghiễm nhiên tự nhận là đại diện cho văn minh Phương Đông. Thật tiếc là âm mưu thâm độc này đã đánh lừa các học giả Phương Tây khi họ học hỏi về văn minh Viễn Đông, tệ hại nhất ở chỗ: các trí thức thuộc văn minh Viễn Đông (Taiwan, Hoa Lục, Việt) cũng rất mù mờ về chiến lược thôn tính Phương Nam bằng văn hóa-tư tưởng do Hán áp đặt.

Mức độ ảnh hưởng tùy thuộc vào mức độ liên hệ giữa các nước ấy đối với khái niệm về trung-quốc (chữ thường) tức là văn hóa ở giữa tỏa sáng trên toàn vùng. Theo quan niệm này thì Nhật cùng lúc chịu ảnh hưởng của nhiều trào lưu văn hóa khác nhau, xuất hiện sau khi văn hóa Hán-Việt đã tạo ảnh hưởng rộng lớn đối với vùng xung quanh Hoa Lục, Như vậy lớp sơn khởi đầu đánh dấu văn hóa Nhật chính là văn hóa Hán-Việt. Các trào lưu văn hóa khác đến sau được coi như các lớp sơn khác cùng kết hợp để tổng hòa thành điều ta gọi là đặc trưng văn hóa Nhật. Nên xã hội Nhật rất khác với xã hội Việt cũng như Hán; Văn hóa Nhật đánh dấu tiến trình trộn lẫn giữa Thiền với Thần Đạo cùng văn minh Phương Tây trong hệ thống xã hội chủ về quân sự và thương mại (qua giới Samurai cùng sứ quân), trong khi các nước Á Châu khác vẫn đắm chìm trong hệ thống xã hội nông nghiệp nguyên thủy, tự cung tự cấp.

Việt Nam trong toàn cõi Việt-Hoa Hạ là đất nước kiên cường chống Hán quyết liệt để bảo vệ độc lập, trong khi Hoa Nam phải chấp nhận hòa nhập với Hán để thành điều ta gọi là văn minh Hán-Việt, theo thời gian chỉ còn là văn minh Hán, yếu tố Việt, dù là chủ đạo từ từ biến mất đối với văn minh Viễn Đông.

Do thế, ta đánh Hán là về quân sự khi Hán xâm lăng ta, nhưng ta vẫn bị khuynh hướng đa số áp đảo xuất hiện tại Hoa Nam liên tục chi phối, tràn vào Việt bằng đủ mọi hình thức thiên di khác nhau, khiến ta không thể định vị được bạn với thù trong cuộc chiến sinh tử

Page 10: diendannguoivietquocgia.comdiendannguoivietquocgia.com/Nationalist Vietnamese Forum/Document...  · Web viewKỸ THUẬT –VŨ KHÍ & AI SỢ NƯỚC MỸ, NƯỚC MỸ SỢ AI

về văn hóa tư tưởng. Do nhận định nền tảng này, trong các bài viết trước đây tôi đã phân biệt trào lưu văn hóa tại Hoa Lục đã trải qua các thời kỳ chính như sau: “văn minh Thuần Việt, văn minh Việt Hán, văn minh Hán-Việt, văn minh Hán, văn minh Việt hiện đại là vậy.”

Hai vấn đề chính đã cột chặt ta vào với Hán đó là chữ viết và tôn giáo, các vấn đề khác tuy quan trọng nhưng vẫn là vấn đề phụ; Chữ Việt cổ đã mất, khả năng khôi phục lại không dễ, đòi hỏi thời gian công sức và nỗ lực rất lớn (ai dám làm, dám làm sẽ có dịp bước lên đài vinh quang); Khi tiếp xúc với văn minh Phương Tây, tại sao chỉ ta mới xuất hiện chữ Quốc Ngữ viết theo mẫu tự LaTinh, đó là câu hỏi lớn. Nhóm phản quốc lấy việc bảo thủ cái cũ làm chỗ dựa tinh thần (đáng bị trừng phạt) hay lớn tiếng cho rằng đó là sản phẩm của văn hóa ngoại lai Phương Tây, mặc dù họ vẫn viết bằng chữ Quốc Ngữ để diễn đạt tư tưởng què quặt của họ. Nói thật ra: “chữ Quốc Ngữ mới là vũ khí kinh khiếp nhất đối với Hán chứ không hẳn là bom nguyên tử hay vũ khí laser.

Ngày nay chữ Quốc Ngữ đã phát triển ngoạn mục, ít ai dám ngờ tới, chỉ sau 100 trăm chính quyền Pháp buộc xử dụng chữ Quốc Ngữ trên toàn cõi VN (dù ba miền ba quy chế cai trị khác nhau). Ngày nay còn rất ít người biết chữ Nho, hay chữ Hán-Việt (nói theo cách nói của mấy vị thích khoe chữ), Hán rất sợ chữ Quốc Ngữ, vào một lúc nào đó sẽ trở thành thông dụng đối với Hoa Nam, thậm chí toàn cõi Viễn Đông theo tiến hóa tự nhiên của loài người ngày càng thống nhất ở mức độ cao hơn và toàn diện hơn . Như vậy, mặt trận chữ viết, ta đã thắng Hán trong trận đánh ngoạn mục, không ai có thể ngờ được; Kết hợp với các diễn biến thế giới cho phép ta mơ rộng cơ hội duyệt lại toàn diện quan hệ Việt/Hán về văn hóa tư tưởng cũng như chiến lược trong toàn cảnh của văn minh mới.

Mặt trận quan trong thứ hai liên quan đến âm mưu của Hán do Tình Báo Hoa Nam MSS tung ra, nhằm xử dụng chiêu bài Phật Giáo (hiện chiếm đa số người Việt trên nguyên tắc) để xây dựng quyền lực chính trị dựa trên Phật Giáo, để vừa làm phân rã tinh thần dân tộc ta, đồng thời cột chặt VN vào với Hán. Không cần thêm dữ kiện, ta thấy rất rõ là: quá dễ xâm nhập đến tầng cao nhất của quyền lực Phật Giáo VN, vì không hề có bất cứ tiêu chuẩn trí tuệ nào để đánh giá đạo đức, sự uyên thâm về Phật Pháp của bất cứ giới tu hành nào; mạnh ai nấy tự phong, tự tiện kéo cờ Phật để biến thành nơi thu hút phật tử.

Có phật tử thì sư trụ trì bắt đầu nắm quyền lực tôn giáo trong tay, xử dụng quyền lực ấy thế nào tùy sư, buôn chùa là thực tế hiển nhiên hiện phổ biến khắp nơi, từ trong nước đến hải ngoại. Sự việc trên 1,000 sư sãi xếp hàng viếng lăng Hồ Chí Minh mới đây cho thấy Hán đã và đang xử dụng quân cờ Phật Giáo nhằm lũng đoạn an ninh của VN như thế nào; nguy cơ lớn nhất là: Phật tử rất thờ ơ với tương lai của Phật Giáo, phó mặc truyện chùa chiền cho những người chả biết lý lịch ra sao, chả biết trình độ đến đâu, đạo đức thế nào. Mối nguy lớn nhất là Phật Giáo không hề hình thành được khối phật tử có trình độ hiểu biết sâu rộng về thế giới để tạo dựng sức mạnh xã hội, vốn được coi là phương tiện hữu hiệu nhất tác động đến các quyết định của sư/tăng về các vấn đê liên quan đến Phật Giáo nói chung.

Page 11: diendannguoivietquocgia.comdiendannguoivietquocgia.com/Nationalist Vietnamese Forum/Document...  · Web viewKỸ THUẬT –VŨ KHÍ & AI SỢ NƯỚC MỸ, NƯỚC MỸ SỢ AI

Xin lưu ý về quyền lực xã hội luôn được coi là cái thắng hữu hiệu nhất khiến bất cứ ai có quyền dều phải đắn đo khi hành động, vì sợ bị dư luận lên án, ngày nay nhiều sư tăng chả còn sợ gì dư luận nữa. Như vậy làm sao khôi phục được kỷ luật tự giác nới cửa chùa, kỷ luật vốn là vấn đề sinh tử đối với mọi xã hội, mọi tôn giáo, một tôn giáo vô kỷ luật trở thành công cụ phá hoại, rất dễ bị ngoại bang chi phối phục vụ cho lợi ích của ngoại bang, phá hoại an ninh quốc gia.

Đáng tiếc là, đa số trí thức Phật Giáo lại không hề dám lên tiếng báo động về âm mưu đen tối do MSS đang dàn dựng từ trong nước đến hải ngoại, để hình thành một kiểu đảng chính trị bí mật Phật Giáo lấy việc khai thác mâu thuẫn rất nhỏ giữa Thiên Chúa Giáo với Phật Giáo làm khẩu hiệu tuyên truyền - mà sự kiện sảy ra năm 1963 tại Huế được coi là bài học giá trị - hoặc dựa vào các tài liệu liên quan đến cao trào chống đối Rome trong thời Trung Cổ dẫn tới việc hình thành các cao trào Tin Lành để dẫn chứng cho các kết luận rất sai về lịch sử Thiên Chúa Giáo La Mã (chả cần bàn sâu về cái ơn lớn của nhà thờ La Mã trong việc khai phá Âu Châu suốt hơn ngàn năm và nay vẫn là quyền lực lớn thống lĩnh tinh thần thế giới).

Bất cứ ai lấy tôn giáo để dụ người khác theo, thì ngay tức khắc trở thành một thứ quyền lực (như Pháp Luân Công, hay Thanh Hải) nên phải nằm trong tầm ngắm của an ninh quốc gia và phải được tổ chức chặt chẽ nghiêm mật, đủ sức chống lại mọi âm mưu thao túng của tình báo hải ngoại. Việc đó là trách nhiệm của hàng ngũ lãnh đạo tôn giáo, của người theo đạo cũng như chính quyền, Thiên Chúa Giáo VN vẫn là tổ chức được lãnh đạo chặt chẽ nhất, thế mà tình báo MSS còn tìm cách xâm nhập, vậy các tôn giáo khác vừa thiếu vắng tổ chức vững mạnh, kỷ luật nghiêm minh thì hậu quả sẽ như thế nào đối với tương lai của VN.

“mọi tôn giáo phải được duyệt xét nghiêm mật về phương diện lịch sử đối chiếu, anh không chấp nhận thay đổi, lịch sử sẽ thay đổi anh.”

Xin lấy một thí dụ điển hình liên quan đến cuộc tranh cãi hiện nay giữa Phật Giáo và Thiên Chúa Giáo (không phải do Thiên Chua Giáo VN gây ra, mà do một nhóm nhỏ người lợi dụng Phật Giáo với hy vọng tạo dựng lại một đảng chính tri Phật Giáo). Xin đừng nghĩ truyện này là nhỏ, thực ra cực kỳ quan trọng vì kẻ thù phương Bắc vẫn tiếp tục xử dụng vũ khí Phật giáo, kết hợp với di dân, kinh tế tài chánh, quân sự-chính trị để thi hành âm mưu thôn tính toàn Đông Nam Á, trước hết nhắm vào VN ta được coi là đầu cầu quan trọng nhất; Nếu không định rõ âm mưu này của địch, rồi ra ta cũng sẽ thất bại như cha ông ta mà thôi.

b / Lịch sử Phật Giáo theo cách nhìn khác

Thiểu số người thích nêu lên khâu hiệu: “Phật Giáo là linh hồn của dân tộc, Phật Giáo thời Lý đã khôi phục tự chủ độc lập cho dân tộc cách nay 10 thế kỷ, như thế Phật Giáo phải là Quốc Giáo (như tại Miễn Điện), Thiên Chúa Giáo là ngoại lai là công cụ xâm lăng của La Mã-Phương Tây.” Cần lưu ý rằng: Phật Giáo Lý Trần khác với Phật Giáo hôm nay nhiều lắm, và đừng bao giờ quên rằng: với ta chỉ có ĐẠO HỌC là cốt lõi mà thôi, Phật hay Khổng hay Chúa đều từ nước ngoài du nhập vào ta hết thảy, ta

Page 12: diendannguoivietquocgia.comdiendannguoivietquocgia.com/Nationalist Vietnamese Forum/Document...  · Web viewKỸ THUẬT –VŨ KHÍ & AI SỢ NƯỚC MỸ, NƯỚC MỸ SỢ AI

cần tìm cách thích nghi với các trào lưu văn hóa đó, vả lại tôn giáo đang thống nhất toàn cầu chả ai cãi lại được.”

Vì 10 thế kỷ qua dân tộc ta vẫn phải chống đỡ các cuộc xâm lăng không ngừng nghỉ của Hán Tộc về văn hóa tư tưởng, trong đó cuộc chiến nhằm áp đặt tinh thần Phật Giáo Bắc Tông trong lòng xã hội ta là mặt trận quan trọng nhất trong chiến lược thôn tính Phương Nam của Hán. Và phải khách quan nhìn nhận rằng, bằng rất nhiều ngoại chiêu khác nhau - chiến tranh vũ trang kết hợp với di dân - Hán đã chiến thắng trong mưu toan cột chặt ta vào nhà nước do tộc Hán lãnh đạo ở Trung Nam Hải.

Không thể phủ nhận sự thực là ta đã thắng Phương Bắc nhiều hiệp, nhưng mỗi hiệp chiến thắng mỗi khác và chiến thắng mang tính biểu tượng chỉ thuần túy về mặt quân sự khi Hán tung quân xâm lăng ta, như thế ta vẫn núi rừng Việt Bắc làm chiến lũy chóng Hán; Thé giới càng tiến bộ lên thì núi rừng Việt Bắc càng mất lợi thế, nhà Trần đã đánh Hán trên cả hai mặt trận hải và bộ chiến, sự kiện này đánh dấu giai đoạn mới trong chiến tranh Việt/Hán. Do thế dù thắng Hán mấy hiệp, vẫn không thể coi là chiến thắng toàn diện để định vị riêng cho Việt Ta trong cuộc chơi không bao giờ chấm dứt giữa ta với Hán.

Đã có ai trong giới sỹ phu Việt nêu ra vấn đề sinh tử này hay chưa, xin để quý thức giả suy nghĩ, nhưng thật rõ là: ta đã không biết đề phòng các màn tấn công không tiếng súng do Hán liên tục tung ra nhắm vào ta, nên khi xét theo toàn cuộc chơi thì thực ra ta đã bị bại trận trong cuộc chiến sinh tử giữa ta với Hán.

Vào thời điểm này của lịch sử nhân loại, khi Hán bị đẩy vào thế bị đẩy ngược trở lại vùng lãnh thổ truyền thống của họ, cũng là cơ hội để ta vươn lên bằng chính sức mình kết hợp với thế giới, nếu ta chẳng quyết liệt hành động thì mãi mãi ân hận vì lịch sử chẳng trở lại thêm một lần nữa.

Chiến lược của Hán lúc này vẫn luôn dựa vào chủ trương khôi phục lại tinh thần Nho Giáo, kết hợp với nỗ lực đề cao vai trò của Phật Giáo đối với lịch sử Việt-Ta, chủ trương này vẫn mang tính thuyết phục cao độ đối với giới ít học không thực sự hiểu biết lịch sử (trí thức còn mù mờ sao lại trách giới bình dân ít học). Để đạt được mục tiêu đó, tình báo Hán đã và đang dồn nỗ lực xử dụng một nhóm thiểu số người Việt kết hợp với người Hán giả làm người Việt, có chút học vị làm công việc trích dẫn sai lệch lịch sử để cố tạo ra cuộc đối đầu giữa Thiên Chúa Giáo với Phật Giáo, vốn đã được xử dụng hồi 1963 ở Miền Nam, nhằm gây phân rã tinh thần dân tộc ta, để tiếp tục cột chặt ta vào quỹ đạo của Hán

Các nhóm Giao Điểm, nhóm Trần Chung Ngọc lãnh nhiệm vụ thi hành, mặc dù trong thâm tâm họ còn nuôi tham vọng hình thành lực lượng chính trị Phật Giáo để tranh dành quyền lực chính trị sau này, các nhóm này điếc không sợ súng là vậy; Cứ xem Đức Đạt Lai Lạt Ma được thế giới kính trọng như thế nào, không dơn giản vì cái áo mầu hồng đậm của Ngài, mà vì tinh thần của Đạt Ma biết rõ quyền lực định đoạt hướng đi của thế giới như thế nào.

Giải thích thêm về vấn đề này, các nhà nghiên cứu về Phật Giáo tại VN cần minh định sự khác biệt giữa Phật Giáo Bắc Tông với Phật Giáo Nam Tông, cũng như giữa

Page 13: diendannguoivietquocgia.comdiendannguoivietquocgia.com/Nationalist Vietnamese Forum/Document...  · Web viewKỸ THUẬT –VŨ KHÍ & AI SỢ NƯỚC MỸ, NƯỚC MỸ SỢ AI

Phái Đại Thừa với Tiểu Thừa và đối với giới trí thức VN rất cần duyệt lại lịch sử dân tộc trên nền tảng mới, vượt hẳn ra ngoài mọi câu thúc do lịch sử sai lầm để lại . Vấn đề mấu chốt ở đây liên quan đến cuộc đấu tranh liên tục giữa Phật Học Nam Tông với trào lưu Phật Học Bắc Tông do Đạt Ma Sư Tổ khởi xướng và được các triều đại cai trị ở Trung Nam Hải coi là công cụ xâm lăng tinh thần, trộn lẫn với tinh thần Tam Giáo Đồng Nguyên (Phật-Lão-Khổng) được coi như cách dung hòa để Hán dễ bề thôn tính toàn Hoa Hạ thuộc Việt Tộc.

Việt-Ta vẫn phải đối diện với hàng loạt các ngộ nhận do Hán áp đặt trong suốt chiều dài lịch sử chiến tranh liên tục giữa Việt với Hán, ngộ nhận liên quan đến Phật Giáo Việt Nam phải được coi là ngộ nhận quan trọng nhất, vì đại đa số Phật Tử Việt cũng như Hoa Nam đều tin rằng: “Bắc Tông hình thành phái Đại Thừa thì Nam Tông hình thành phái Tiểu Thừa là hoàn toàn hợp lẽ.” Ngộ nhận như vậy cần được giải thích dựa trên lịch sử với các khám phá thực chất về mặt sử liệu, nhưng tiếc thay đến lúc này, Phật Giáo chỉ biết tin theo tín lý mà thôi, không ai chịu tìm hiểu cặn kẽ lịch sử Phật Giáo trong mối quan hệ với các tôn giáo khác tại Hoa Hạ cũng như tại Tiểu Lục Địa Ấn Hồi, để biết: “điều gì thực sự sảy ra trong hơn 2,500 năm kể từ khi Đức Phật phát thệ Tâm Bồ Đề nhằm cứu độ chúng sinh.”

Thực ra mọi tôn giáo cần được nhìn nhận dưới ánh sáng lịch sử khách quan, để trên căn bản đó biết cách dụng vào thực tế sinh động của xã hội luôn tiến hóa; Nếu không tín hữu sẽ dễ dàng bị sa vào tình trạng bị mù quáng tinh thần, để cuối cùng chỉ biết tôn giáo mình theo là tuyệt đối đúng (như Hồi Giáo hiện nay), khi đó tôn giáo trở thành công cụ dễ bị ngoại nhân xử dụng cho mục tiêu xâm lăng về văn hóa tư tưởng. Tôn giáo là quyền lực không thể để mấy tay cơ hội xử dụng như công cụ phục vụ cho quyền lợi cá nhân phe nhóm được, tôi thực sự e ngại cho tương lai của bất cứ kẻ nào vẫn còn mưu toan xử dụng tôn giáo như công cụ dành quyền bính chính trị (tôi có thấy vài diễn biến mới liên quan đến việc xuất hiện thêm vài nhân vật mới).

Phật Giáo có mối liên hệ sâu sắc với Brahmin Giáo cũng như lịch sử toàn vùng Tiểu Lục Địa Ấn-Hồi, kết hợp với Đạo Học Bách Việt trước thời điểm đó đã lan đến tận Lưỡng Hà (bài ngôn ngữ hàng hải do tác giả Vũ Hữu San viết là thấy rõ). Cho nên các nhà nghiên cứu về Phật Giáo cần đặc biệt quan tâm đến mối liên hệ tiềm ẩn phát sinh do sự giao thoa của các trào lưu văn hóa khác nhau đã tồn tại trong vùng rất lâu trước khi Ấn Giáo, Phật, Khổng xuất hiện. Cho nên không thể cứ nhắm mắt tin rằng: “Phật Giáo Bắc Tông mới là chính thống mà cố quên đi vai trò thật sự dẫn đạo của Phật Giáo Nam Tông, chủ yếu kết hợp Đạo Học Việt vốn được coi là Hồn Việt tộc với Phật Giáo. Trong thực tế hơn ngàn năm qua đã bị Bắc Tông đè bẹp theo trào lưu xâm lăng Hán Hóa dân tộc ta và quan trọng nhất cần phân biệt thật rõ giữa Nam Tông với Tiểu Thừa.”

Theo thiển ý: Phật Giáo Bắc Tông hình thành phái Đại Thừa, Nam Tông chủ về Đạo Học kết hợp với Thiền Tông tại Nam Á. Thiền Tông với Dịch Lý và Đạo Học thuận thiên xuất hiện cùng thời đại, trước hết và là cội nguồn của mọi tôn giáo khác. Vì khi quan sát mọi tôn giáo đã xuất hiện từ thời cổ đại luôn cho thấy tính thống nhất trên nền tảng DỊCH kết hợp với ĐẠO theo những lối giải thích ứng dụng khác nhau mà thôi. Như vậy Phật Giáo thực chất lấy Đạo làm gốc nên chủ về TỊNH, kết hợp với lối giải thích về tự nhiên

Page 14: diendannguoivietquocgia.comdiendannguoivietquocgia.com/Nationalist Vietnamese Forum/Document...  · Web viewKỸ THUẬT –VŨ KHÍ & AI SỢ NƯỚC MỸ, NƯỚC MỸ SỢ AI

của Ấn Giáo (xuất hiện từ 1400 BC bởi người Aryan nói tiếng Ấn-Âu có nguồn gốc từ văn minh Harappan&Mohenzo Daro mà thành) nhằm mục đích cách tân xã hội Ấn Brahmin Giáo đã chia xã hội Ấn Độ thành 4 giai cấp. Phật Giáo không thể phát triển tại Ấn Độ, mặc dù dưới triều đại đế quốc Mauryan (năm 265BC), vua Ashoka đã theo Phật Giáo, sau khi đế chế Mauryan suy tàn, phe Ấn Giáo nổi lên quét sạch ảnh hưởng của Phật Giáo khỏi tiểu lục địa Ấn Độ.

Phật Giáo lan sang phía đông sớm nhất vì đường đi từ nam sông Hằng đến Vân Nam để vào Hoa Nam dễ dàng hơn hẳn so với việc lan truyền dọc theo Hy Mã Lạp Sơn lên hướng bắc để vào Trung Á (Afghanistan có tượng Phật vĩ đại nằm trong triền núi, bị Taliban dung đại bác bắn sập). Như vậy Phật Giáo xâm nhập Hoa Nam, tại trung tâm chính của Đạo và Dịch để hình thành phái Nam Tông là hoàn toàn hợp lẽ, nên Nam Tông chủ về TỊNH, đồng nghĩa với Thiền Tông hay còn gọi là Mật Tông, Nam Tông xuất hiện trước Bắc Tông cũng như phái Tiểu Thừa, được truyền theo hành lang Phật Giáo (từ Miến Điện đến Cambodge và Lào) là sự kết hợp giữa Phật Giáo nguyên thủy được coi là cách giải thoát đối với các áp bức do Brahmin giáo áp đặt lên xã hội Nam Á.

Về phương diện lịch sử, văn hóa Hoàng Sào Yangshao culture xuất hiện đầu tiên trước mọi văn hóa khác (cách nay đã hơn 7,000 năm) với các nét vẽ hình học (geometric) trên bình sứ, như vậy DỊCH hay ĐẠO đều có nguồn gốc xuất xứ từ văn hóa Hoàng Sào. Trong khi đó văn minh Harappan&Mohenzo Daro, Lưỡng Hà hay thời Hoàng Đế thuộc sử Tầu xuất hiện cách nay 5,000 năm là tối đa, để trên căn bản đó hình thành Ấn Giáo, (1400 BC Veda mới bắt đầu được viết, không có giáo chủ) sau đó mới hình thành Phật Giáo; Như vậy Phật Giáo không thể xuất hiện trước Đạo cũng như Dịch Lý được.

Phải chăng vào thời điểm cường thịnh nhất của đế chế Mauryan dưới triều vua Ashoka cai trị Ấn Độ vào thời điểm 268 BC, Phật Giáo mới lan vào Hoa Nam qua ngả Vân Nam, Butan để từ đó hình thành Phật Giáo Nam Tông trên lãnh địa Hoa Nam. Phật Giáo Tiểu Thừa xuất hiện sau thế kỷ 10 khi đế chế Khmer chuyển từ Hồi Giáo sang Phật Giáo để rồi đế chế Khmer bị phân rã, phái Bắc Tông có thể được hình thành nhờ nối kết giữa trào lưu Phật Giáo truyền vào Hoa Bắc rồi lan xuống Hoa Nam, từ đó kết hợp với Nam Tông, Nho, Lão để thành Đại Thừa. Đại Thừa phát triển mạnh đẩy Nam Tông vào con đường suy yếu và tàn lụi, vì các triều đại Hán coi Đại Thừa là công cụ xâm lăng tinh thần hữu hiệu nhất nên dành nỗ lực yểm trợ tối đa.

Xin cứ xem lịch sử Việt Ta là thấy rõ, thời Lý-Trần Phật Giáo đã thịnh tại Việt Ta, nhưng Nho học thì phải đến cuối đời Hậu Lê mới tạo ảnh hưởng trên đất Việt, đến đời nhà Thanh thời Càn Long mới bắt đầu công cuộc xâm lăng vùng Vân Nam nhưng bị thất bại, đến thời nhà Nguyễn thì các vua triều Nguyễn mới quyết tâm theo Tống Nho, thực tế là cột chặt dân ta thành quận huyện của nhà Thanh thông qua các nhóm Minh Hương tại chỗ (vấn đề ảnh hưởng củaMinh Hương đối với nhà Nguyễn/Quang Trung và Gia Long cũng như thời Pháp thuộc đến tận ngày nay là chủ đề lớn cần nghiên cứu đến nơi đến chốn).

Vả lại cần phân biệt phái Tiểu Thừa truyền bá dọc theo hành lang Phật Giáo từ Tây Tạng vào Miến Điện rồi vào Thái Lan, Khmer, vốn là vùng ảnh hưởng của Khổng-Lão chưa

Page 15: diendannguoivietquocgia.comdiendannguoivietquocgia.com/Nationalist Vietnamese Forum/Document...  · Web viewKỸ THUẬT –VŨ KHÍ & AI SỢ NƯỚC MỸ, NƯỚC MỸ SỢ AI

thực sự vươn tới, mặt khác văn minh Khmer vào thế kỷ 10 vốn chịu ảnh hưởng của Hồi Giáo từ Ấn truyền qua dọc theo con đường tơ lụa trên biển do người A Rập khám phá ra từ thế kỷ thứ 5 AD, đến Đông Nam Á vào thế kỷ 8 AD. Do vậy Phật Giáo Tiểu Thừa chính là kết quả của cuộc đấu tranh giữa Phật Giáo Nguyên Thủy với Hồi Giáo trên vùng đất bao bọc vùng vịnh Bengal. Khi đế chế Khmer chuyển sang Phật Giáo cũng bắt đầu suy yếu, nên đã tạo cơ hội để nhà Hậu Lê chiếm Chiêm Thành, vì Chiêm Thành lúc đó bị kẹp giữa Việt phía bắc với Khmer theo Phật Giáo ở phía nam.

Do vậy, khi bàn về tôn giáo cần bàn rốt ráo về lịch sử, mặc nhiên coi Phật Giáo Tiểu Thừa với Phật Giáo Nam Tông cùng thuộc một chi phái Phật Giáo là ngộ nhận rất nguy hiểm; Thật tiếc là trí thức ta chỉ quen đề cao những gì do lịch sử để lại mà chẳng thèm suy nghĩ xem lịch sử đó cần được duyệt lại như thế nào cho thật đúng với SỬ. Phật Giáo Lý-Trần với Phật Giáo nguyên thủy tại Hoa Hạ là một, chủ về TỊNH, vốn là tổng hòa giữa Đạo với Thiền với Phật mà thành.

Phái Nam Tông bị Phật Giáo Đại Thừa do chính quyền Hán công khai ủng hộ từng bước đẩy Phật Giáo Nam Tông nguyên thủy của Việt Tộc vào chỗ suy tàn, để rồi biến thành thầy cúng vẫn còn tồn tại đến ngày nay. Cũng từ đó thiền tông bị quên lãng, tức là Việt đã bị mất một vũ khí tinh thần cao nhất có khả năng mở lối cho giới cầm quyền nhìn thấu vào tương lai.

Có lẽ cuộc đấu tranh giữa hai phái Bắc và Nam Tông trở nên ngã ngũ vào đời nhà Đường bên Tầu, được đánh dấu bằng cuốn Tây Du Ký với Đường Tăng đi thỉnh kinh Phật, Ngộ Không đánh yêu tinh, việc này phải được coi là đòn công tâm do nhà Đường tung ra để đánh vào Phật Giáo Nam Tông cùng các dân tộc Phương Nam mà nhà Đường coi là tà đạo. Sự kiện liên quan đến nhục thể của thiền sư lục tổ Huệ Năng tại Quảng Đông không hề bị hoại sau 1200 vẫn tồn tại đến ngày nay là bằng chứng, lui xuống phía nam, đến đời Lý phái Thiền Tông vẫn tồn tại tại VN, đã vùng lên giúp hình thành nhà Lý, rơi rớt lại đến đời Lê đối với nhục thể của các sư vẫn không bị hoại hiện vẫn còn tại chùa Đậu tại Hà Nội.

Câu hỏi là: vậy tinh hoa thiền tông đó di chuyển đi đâu, đến Thất Sơn chăng? Xin hãy nhìn như thế để biết áp lực của Bắc Tông đối với Nam Tông nặng nề như thế nào, từ thời Thiền Sư Lục Tổ Huệ Năng đến thời nhà Lý cách nhau gần 300 năm, các vị đó đều cùng thuộc Nam Tông.

Như thế về căn bản, hai nhánh Phật Giáo này khác nhau, Phật Giáo Nam Tông chính là Phật Giáo chân truyền từ Tây Trúc vào Hoa Hạ thông qua ngả Vân Nam là hữu lý nhất. Việc này cũng đúng với tiến trình thiên di của người Tiền Sử, khi thiên di từ Châu Phi sang Lục Địa Á Châu, vào vùng đất nay thuộc Pakistan. Tại đó người Homo Erectus, người Homo Sapiens cũng như người Modern Homo Sapiens đi vào vùng Hy Mã Lạp Sơn, tại đó tách ra làm hai, một nhánh thiên di vào Đông Nam Á qua ngã Miến Điện, rồi từ ĐNÁ vào Úc Châu; Nhánh kia vượt Hy Mã lạp Sơn vào Hoa Nam, từ đó họ tiếp tục thiên di lên hướng Bắc vào Mãn Châu; Việt thuộc nhóm định cư tại Liujiang, tộc Hán định cư tại Lantian và Zhoukoudian nay thuộc Mãn Châu.

Page 16: diendannguoivietquocgia.comdiendannguoivietquocgia.com/Nationalist Vietnamese Forum/Document...  · Web viewKỸ THUẬT –VŨ KHÍ & AI SỢ NƯỚC MỸ, NƯỚC MỸ SỢ AI

Chưa một ai trong chúng ta lật ngược lại vấn đề là: “vậy Phật Giáo truyền từ Tây Trúc đễn Vân Nam rồi vào Hoa Nam phải diễn ra trước thời điểm Phật Giáo từ Tây Trúc truyền lên phía bắc dọc theo rặng Thiên Sơn rồi từ đó mới truyền vào Hoa Bắc rồi từ Hoa Bắc truyền vào Hoa Nam.” Vì từ Tây Tạng truyền vào Hoa Nam vẫn gần hơn hẳn so với việc di chuyển từ Tây Trúc lên hướng bắc đến tận Mông Cổ, để rồi vào Trung Nguyên, như thế Phật Giáo Bắc Tông phải xuất hiện sau Phật Giáo Nam Tông rất lâu. Việc này giúp giải thích tại sao thời Lý, ta có nhiều Thiền Sư danh vang thiên hạ và cũng từ đó ta lý giải được phái Thiếu Lâm xuất hiện có thể cùng thời điểm với lịch sử thời Lý Trần của ta; Ta cần duyệt lại toàn bộ lịch sử Phật Giáo Việt Nam trên căn bản mới là vậy. Việc này chẳng dễ, vì mọi thứ đều xuất phát từ một định đề rất sai lầm đối với nhiều trí thức ta, đó là: “Tầu bảo vậy thì sự việc là như vậy, ôi làm sao đánh đổ lối nhìn sai lầm này.”

Văn minh nhân loại được hình thành bởi quá trình đấu tranh liên tục giữa người với người cũng như giữa người với tự nhiên, nên cuộc chiến giữa cũ với mới lầ tất yếu lịch sử, lịch sử nhân loại đã chứng minh rằng: “thế lực tiến bộ luôn đại diện cho hướng đi của lịch sử nhân loại vào mỗi thời đại khác nhau, bất kể các di lụy phát sinh do quá trình tiến hóa đó (thí dụ chủ nghĩa thực dân…).” Thống nhất nhân loại là mục tiêu tối hậu của loài người, tiến trình đó chỉ hình thành được khi nhân loại đạt đến trình độ phát triển cao độ về mọi mặt như ta đang chứng kiến thế giới hôm nay; nhưng ngay khi đó lại thúc đẩy hình thành cuộc đối đầu kinh khiếp giữa các thế lực cũ với thế lực tiến bộ đại diện tiêu biểu cho văn minh mới.

Tôn giáo là quyền lực xâm lăng mềm nhưng cột rất chặt linh hồn và thể xác một dân tộc vào văn hóa để trên căn bản đó hình thành tập quán hoặc đặc trưng văn hóa một vùng địa lý nhất định khiến cho một dân tộc phản ứng theo quán tính khi đối diện với tình huống cụ thể nào đó. Chiến tranh tôn giáo, chiến tranh tiền tệ, chiến tranh vũ trang đối với loài người chẳng thể chấm dứt, chừng nào loài người chưa bị buộc phải hợp nhất thành một khối, đó là con đường mà thế giới đang theo đuổi.

Ta cần nắm thật vững các thủ thuật mà Hán đã xử dụng tôn giáo để cột chặt ta vào với Hán như thế nào trong quá khứ hàng ngàn năm lịch sử, cũng như âm mưu của Hán ngày nay qua tình báo Hoa Nam MSS vẫn đang chuẩn bị rốt ráo để ta không thể thoát ra khỏi các nanh vuốt thâm độc do Hán tung ra. Tôn giáo là quyền lực rất dễ bị ngoại bang thao túng, nên cần phải được giám sát chặt chẽ bởi người theo đạo qua các hình thức tổ chức quản trị công khai và trong sáng theo luật của xã hội, được lãnh đạo chặt chẽ bởi giới lãnh đạo khôn ngoan, và bao giờ cũng vậy, cần được duyệt xét cẩn trọng dưới lăng kính an ninh quốc gia nghiêm mật.

Tôn giáo là công cụ xâm lăng hoàn hảo ảnh hưởng lâu dài đến sinh mệnh mọi dân tộc, Hán đã xử dụng Phật Giáo làm bình phong che đậy âm mưu thôn tính Việt Ta qua nỗ lực hình thành giới quan lại và sỹ phu Việt Ta, thật tiếc là đa số sỹ phu và trí thức ta vẫn bị ru ngủ bởi các giá trị cổ do Hán áp đặt. Cho nên ta không hề thấy kẻ thù lớn phía trước là Hán, chỉ nhìn thấy kẻ thù xa là Pháp và Rome, mà chả biết Phương Tây là gì.

Page 17: diendannguoivietquocgia.comdiendannguoivietquocgia.com/Nationalist Vietnamese Forum/Document...  · Web viewKỸ THUẬT –VŨ KHÍ & AI SỢ NƯỚC MỸ, NƯỚC MỸ SỢ AI

Các diễn biến của tình hình thế giới trong trăm năm qua càng đẩy ta vào phía Hán nhiều hơn, để ta trở thành quận huyện của Hán; âm mưu của Hán trước sau chẳng thay đổi, điều đáng tiếc là trí thức ta vẫn không thấy rõ mưu thuật này của tình báo Hoa Nam MSS. Tôn giáo là công cụ xâm lăng tinh thần thì mọi tôn giáo dù lớn hay nhỏ đều phải được nhìn qua lăng kính an ninh quốc gia. Mọi tôn giáo ở VN, dù chỉ mới manh nha như Pháp Luân Công hay Thanh Hải đều phải được kiểm soát chặt chẽ.

Mối lo lớn không phải ở Thiên Chúa Giáo La Mã hay Cao Đài hoặc Hòa Hảo mà là ở chính Phật Giáo, Đức Phật dạy 8,400 pháp môn, ai đắc đạo một pháp môn cũng có thể trở thành Phật; chính chỗ đó khiến Phật Giáo tuy khuyên ăn ở ngay lành và cách nhìn về khách quan rất uyên thâm, nhưng không thể chống lại được âm mưu của bất cứ thế lực chính trị nào chủ trương xử dụng tôn giáo để phá hoại an ninh quốc gia VN.

Bài học lịch sử để đời cho ta là: kẻ thù của ta đã dụng Phật Giáo gây chia rẽ dân tộc kinh khiếp trong dăm chục năm qua để đẩy ta vào tình thế tưởng như chiến tranh nổ ra giữa Thiên Chúa Giá với Phật Giáo từ sau năm 1963 tại Miền Nam. Sau 75 VN trở thành quận huyện của Tầu, đảng CS chỉ là bình phong mặt nổi, khi đó mọi cao trào khôi phục sức mạnh Phật Giáo đều thất bại; Việc này khiến các tăng sỹ cũng như trí thức Phật Giáo nói chung bị mất tinh thần, khiến Phật Giáo VN vốn đã bị phân hóa, càng bị phân hóa thêm. Người Việt ra hải ngoại thì tình báo tôn giáo Tầu cũng ra hải ngoại để xây dựng cơ sở dựa vào hệ thống pháp luật Mỹ để thao túng và lũng đoạn Phật Giáo, đồng thời tìm cách gây bất hòa với Thiên Chúa Giáo.Mặc dù tuyệt đại đa số người Việt ý thức rõ về nhu cầu cần đoàn kết mọi tôn giáo để chuẩn bị cho công cuộc xây dựng lại đất nước sau hàng trăm năm chiến tranh phân hóa.

Mối nguy lớn nhất hiện nay ở chỗ: “hầu như không thể tìm được các vị chân tu trong vô vàn người tự xưng là tu sỹ Phật Giáo” như vậy MSS đã thành công hoàn toàn trong âm mưu gài người vào hàng ngũ lãnh đạo Phật Giáo ở cấp cao nhất, vì rất nhiều đảng viên CS/VN là người Tầu được gài vào tổ chức đảng CS cũng đã trên 80 năm rồi. Xin hãy lưu ý: “phong trào Xoviết Nghệ Tĩnh phát khởi năm 1930 là do sự dàn dựng kín đáo của MSS tại Nghệ Tĩnh, kế đến cần đặc biệt lưu ý: tuyệt đại đa số các sư sãi hải ngoại cũng như trong nước là người gốc Bình Trị Thiên. Bình Trị Thiên được coi là cái nôi của quyền lực chính trị từ thời Nguyễn Gia Long vốn được coi là Thân Binh của nhà vua và đa số trí thức Bình-Trị-Thiên luôn nuôi tham vọng dành quyền lực chính trị cho vùng này, bất chấp an nguy của dân tộc.

c/ Họa Da Vàng

Điều mà Phương Tây gọi là họa da vàng, xét về mặt chiến lược không mang tính kỳ thị, mà thực ra chỉ mô tả một tình trạng liên quan đến an ninh toàn cầu, được ước tính vào một lúc nào đó thế giới bị khối đa số da vàng thống lĩnh về mọi mặt, và dĩ nhiên cũng lãnh đạo về mặt văn minh, trong khi người Da vàng nói chung lại thiếu hẳn trình độ văn minh cần thiêt để lãnh đạo thế giới. Đó là thảm kịch lớn đối với nhân loại, do thế chủ trương của Phương Tây trong 150 năm qua đối với toàn cõi Eurasia đều từng bước thúc đẩy các cải cách xã hội tại vùng này – chủ nghĩa thực dân, các cuộc chiến trong thế kỷ 20 và 21 đều nằm trong kế sách sâu rộng này – nhiên hậu khuất phục khối đa số da vàng

Page 18: diendannguoivietquocgia.comdiendannguoivietquocgia.com/Nationalist Vietnamese Forum/Document...  · Web viewKỸ THUẬT –VŨ KHÍ & AI SỢ NƯỚC MỸ, NƯỚC MỸ SỢ AI

phải chấp nhận hướng đi của văn minh nhân loại do Phương Tây chủ đạo và tiếp nối đối với các trào lưu tiến hóa của nhân loại này.

Mọi cuộc chiến trong thế kỷ 20 dù diễn dịch thế nào vẫn là chuẩn bị tối hậu để giải quyết toàn bộ tình hình tại Á Châu, xây dựng rồi giải tán chủ nghĩa thực dân Âu Châu, xây dựng rồi giải tán chủ nghĩa Cộng Sản, sự hình thành các thế lực đối kháng để dẫn đưa các phía vào chiến tranh đều là các sự sắp xếp trong bóng tối của quyền lực vô hình hết thảy. Trong cuộc chơi lớn này, Mao là tay biết chơi cờ, nhưng cũng chẳng xa lạ gì với quyền lực vô hình; cả Mao cả Tưởng cả Tsar Hoàng Nicholas II hay Lenin đều là quân cờ trong trò chơi cờ lớn do quyền lực vô hình dàn dựng mà thôi.Cụ thể là đẩy Mao lên đỉnh cao quyền lực trong chiến tranh lạnh để đặt Mỹ vào chỗ bị buộc phải chấp nhận giúp Hán về mọi mặt. Vỗ béo cho Hán mau chóng cường thịnh, rồi đi xâm lăng thế giới, thực ra chỉ là sự lập lại của lịch sử mà thôi: Nhật, Đức, Nga đều đã trải qua con đường như vậy cho đến khi Nhật và Đức bị khuất phục; bây giờ là Hồi Giáo, Nga và Hoa trong tiến trình tiếp theo trong game chơi lớn hơn hẳn so với quá khứ (apocalypse).

Hơn trăm năm qua Phương Tây đã đạt đến trình độ phát triển khoa học kỹ thuật ngày càng cách xa đối với phần còn lại của thế giới, họ tự biết là với trình độ đó họ đủ sức giải quyết các tồn đọng do thế giới cổ để lại. Trên căn bản này, ta thấy rõ là: “khi Phương Tây giả bộ lui binh, tạo khoảng trống quyền lực để Hán bành trướng, đe dọa lân bang về kinh tế cũng như chính trị/quân sự, việc này ngay tức khắc đẩy phần còn lại của thế giới vào chỗ phải tái vũ trang chống lại Hán, buộc phải liên minh với Phương Tây; thế là kế lớn thành công rồi còn gì nữa.”

Hán bị đẩy vào bước đường cùng, muốn có tiếng nói quyết định đối với các vấn đề thế giới, nhưng Phương Tây cứ lấp lửng, đòi Hán phải cải cách xã hội cùng thể chế chính trị-kinh tế, một việc mà Hán không bao giờ dám làm, vì thi hành cải cách triệt để cũng đông nghĩa với việc Hán tự giết chính mình; Nên Hán cố mua thời gian để có điều kiện thực hiện cải cách xã hội, nhưng nếu cần cũng sẵn sàng tung quân đánh nhau lớn với Mỹ và các đồng minh của Mỹ. Hán muốn Mỹ nhượng bộ mấy điều chính sau đây:

1- muốn được tăng phần tại các định chế tài chánh quốc tế (cụ thể là tăng số SDR quyền rút vốn đặc biệt Special Drawing Right trong IMF), Phương Tây không chấp nhận vì lề thói làm ăn và cấu trúc xã hội của Hán quá nguy hiểm, thiếu sự trong sáng.dễ dẫn đến đổ vỡ kinh tế/tài chánh (như ta đang chứng kiến hôm nay) khi đó IMF sẽ không thể cứu một nền kinh tế quá lớn bị lâm vào tan rã, nên bây giờ Hán bị nạn thì mặc Hán (nhìn thế để thấy đòn công tâm trong mấy năm qua).

2- Hán muốn làm chủ Viễn Đông và Tây Thái Bình Dương cũng như Trung Á/Ấn Độ Dương, một việc hoàn toàn trái với trật tự thế giới và Mỹ không thể nhân danh bất cứ thứ gì để có thể thỏa mãn yêu cầu của Bắc Kinh.

Hán quyết định chiếm cứ toàn vùng Biển Đông Nam Á bằng mọi giá để tạo thế phòng thủ đối với lãnh thổ Hán trên lục địa, đồng thời tạo thế ỷ dốc để hải-không quân Hán bành trướng trên biển lớn, thi hành chủ trương xây dựng khối kinh tế/chính trị riêng do Hán lãnh đạo để làm bình phong che đậy âm mưu thôn tính thế giới thông qua Khối Hiến Chương Thượng Hải SCO cũng như ngân hàng AIIB do Hán chi phối mọi mặt. Hán thực

Page 19: diendannguoivietquocgia.comdiendannguoivietquocgia.com/Nationalist Vietnamese Forum/Document...  · Web viewKỸ THUẬT –VŨ KHÍ & AI SỢ NƯỚC MỸ, NƯỚC MỸ SỢ AI

sự thi hành chủ trương thực dân hóa mọi lân bang của Hán, sau đó tiếp tục mở rộng đà thực dân hóa đến mọi nơi có thể như Nam Mỹ, Châu Phi.

Thực tế thì chiến tranh tiền tệ/kinh tế giữa Hán với Phương Tây đang gia tăng cường độ, ngày càng mở rộng trên mọi lãnh vực khác, song song với việc Hán kết hợp với Nga tăng cường tối đa các cuộc tập trận trên vùng biển Đông. Tình hình đó gây ra một cuộc chạy đua vũ trang toàn khu vực Á Châu: Úc, Nhật, Anh, Pháp, Ấn Độ cùng các nước ĐNÁ đều dồn nỗ lực xây dựng hạm đội hùng mạnh, một việc chưa hề sảy ra đối với lịch sử Á Châu.

Hán đề ra chủ trương chiến lược A2/AD mang tính phòng thủ lấy vùng Biển Đông Nam Á cũng như vùng Biển Hoa Đông làm địa bàn chính, việc này đe dọa an ninh hàng hải trên tuyến đường hàng năm trị giá hàng hóa lưu thông là 5 trillion dollar, cũng như đe dọa an ninh toàn cầu, bất chấp luật pháp quốc tế. Trước tình thế đó, Mỹ xử dụng kỹ thuật quân sự hiện đại để phá vỡ âm mưu của Hán, đó là nội dung bài viết trên tờ Economist được lược dịch sau đây, nhưng bài viết này cũng chỉ nói đến khía cạnh chiến lược của cuộc đối đầu hiện nay mà thôi.

d/ Chiến tranh tiền tệ, khởi đầu của chiến tranh vũ trang, để mở ra trật tự mới

Lịch sử cho ta thấy, tuy chiến tranh sảy ra liên tục, nhưng cũng chỉ có một số cuộc chiến lớn làm thay đổi cục diện thế giới mà thôi, vào mỗi thời điểm khác nhau cuộc chiến lớn đó có thể được coi là tổng hợp thành quả của các cuộc chiến nhỏ đã diễn ra trước đó để dẫn đưa đến kết quả lớn làm thay đổi toàn cầu. Xin nêu vài thí dụ:

1- Sáo trộn tại Âu Châu sau Cách Mạng Dân Quyền Pháp dẫn đưa Napoleon Bonaparte trở thành Hoàng Đế nước Pháp, đem quân đánh khắp Âu Châu, thắng Nga-Áo năm 1805, bại trận trên biển với hải quân Anh cùng năm, sau đó thôn tính Nga cuối cùng bại trận tại Waterloo năm 1815; Biến cố này củng cố và mở rộng chủ nghĩa thực dân Âu Châu song song với việc hình thành trật tự tài chánh mới trên toàn Phương Tây do dòng họ Roschild gốc Do Thái lãnh đạo, từng bước nắm quyền phát hành tiền tệ cho các nhà nước Âu Châu (thực tế là chủ nợ của nhiều nhà nước Âu Châu).

2- Thế chiến II kết thúc với việc: giải tán chủ nghĩa thực dân, hình thành các định chế tài chánh quốc tế cùng các tổ chức Quốc Tế giám sát hoạt động của các quốc gia như Liên Hiệp Quốc cùng các tổ chức phụ thuộc.

Xen kẽ giữa hai biến cố trọng đại nêu trên là hàng loạt các cuộc chiến tranh (chủ yếu tại Âu Châu) nhưng cũng chỉ nhắm đến việc chia nhau chiếm thuộc địa, chia phần không đều khiến mâu thuẫn giữa các nước Âu Châu với nhau ngày càng gia tăng, rồi dẫn đến chiến tranh giữa Âu Châu với nhau. Âu Châu từng bước suy yếu là vậy, để mở đường cho Mỹ tiến lên nắm giữ vai trò lãnh đạo thế giới.

Quan sát thế giới trước cũng như sau hai biến cố lớn kể trên cho ta thấy một nhận định căn bản sau: “chiến tranh tiền tệ bao giờ cũng diễn ra rất quyết liệt nhằm dành quyền lợi giữa các thế lực mới nổi với quyền lực thống lĩnh trong thực tế, thông qua một nhà nước

Page 20: diendannguoivietquocgia.comdiendannguoivietquocgia.com/Nationalist Vietnamese Forum/Document...  · Web viewKỸ THUẬT –VŨ KHÍ & AI SỢ NƯỚC MỸ, NƯỚC MỸ SỢ AI

cụ thể làm đại diện, thế kỷ 19 là Anh Quốc, nay là Mỹ”. Nhưng chuyển quyền lãnh đạo từ Anh qua Mỹ không phải là chiến tranh vũ trang hay tiền tệ, mà là sự tiếp nối, khác hẳn với hình thái đối đầu giữa China với Mỹ như hiện nay. Tất yếu sẽ dẫn đến chiến tranh vũ trang sau khi chiến tranh tiền tệ đẩy China vào suy thoái và bất ổn lâu dài, khi chiến tranh vũ trang kết thúc đánh dấu việc hình thành một trật tự mới (tài chánh và chính trị) đạt được nhiều tiến bộ hơn so với trật tự cũ mà nó thay thế.

Đặc biệt cần lưu ý là: Anh với Mỹ không sảy ra chiến tranh sau khi quyền lực tài chánh-kỹ thuật và chính trị được chuyển từ Anh và Âu Châu qua Mỹ vào đầu thế kỷ 20, vì khi đó quyền lực Hội Kín (chủ yếu gồm Freemason và Illuminati) đã nắm vững tình hình toàn cầu, TT Mỹ như George Washington, Theodore Roosevelt, Harry Truman là người của Freemason, TT Thomas Jefferson người viết Tuyên Ngôn Độc Lập Mỹ là người của Illuminati, tất cả đều có liên quan mật thiết với Adams Weschaupt là thủ lãnh Illuminati/Bavaria.

Cuộc đối đầu này chắc chắn sẽ dẫn đến chiến tranh lớn làm phân rã Hán thành nhiều mảnh, để trên nền tảng đó trật tự mới được hình thành; Nhưng dù sao, một khi Hán bị phân rã thì thế Địa Chính Trị toàn vùng sẽ thay đổi nghiêm trọng, khi đó Nga bị phân rã cũng là lẽ tự nhiên: “Eurasia còn phải trải qua nhiều biến động lớn trong thế kỷ này khiến bản đồ toàn vùng sẽ được vẽ lại toàn diện.”

Xin quý bạn đọc theo dõi bài dịch tóm lược vài bài trên tờ Economist bàn về khía cạnh quân sự và kỹ thuật trong cuộc chơi lớn này; Lịch sử chiến tranh, từ cổ đại đến nay cho thấy mối quan hệ sâu rộng giữa kỹ thuật và vũ khí, trên căn bản đó hình thành cách đánh trên chiến trường. Mỹ đã đi tiên phong trong việc kết hợp hai lãnh vực này thành khối quyền lực thúc đẩy tiến bộ mang tính chiến lược, khiến Mỹ ngày càng bỏ xa các nước khác ngay cả Âu Châu, để Mỹ đạt đến trình độ: “không ai dám trực tiếp đụng đến Mỹ”.

Tổ chức Doanh Vụ Công Nghiệp-Quốc Phòng được chánh thức thành lập dưới thời TT Eisenhower năm 1953, khái niệm về offset strategy là ngôn từ để mô tả các bước đột phá kỹ thuật mà Doanh Vụ Công Nghiệp-Quốc Phòng Mỹ đã đạt được trong lãnh vực quân sự, sau đó mới được chuyển sang lãnh vực thương mại dân sự, thúc đẩy thế giới tiến rất nhanh như ta đã chứng kiến trong vài ba chục năm qua. Đa số các tiến bộ khoa học kỹ thuật đó do DARPA và các viện đại học Mỹ cùng hợp tác thi hành. Ông Bộ Trưởng Quốc Phòng Mỹ mới từ nhiệm Chuck Hagel đã nói: “lãnh đạo Bộ Quốc Phòng là vô hình là vậy.” sau đây là phần dịch thuật tóm lược sáu bài viết trên tờ Economist:

1 - MỸ SỢ AI-AI SỢ MỸ (phần dịch thuật bài 1)

Trong thời kỳ dài quân đội hầu như giữ nguyên trạng, đó là vấn đề lớn đối với Phương Tây.

Kể từ sau khi chiến tranh lạnh kết thúc, luật chơi địa chính trị được tuân thủ là: “đừng đụng vào nước Mỹ”. Quân Mỹ có quá nhiều phương tiện tốt nhất cũng như kỹ thuật vượt trội so với bất cứ quốc gia điên khùng nào dám cả gan thách thức với Mỹ cũng như đông minh của Mỹ. Luật đó tuy vẫn còn giá trị, nhưng chẳng còn bao lâu nữa, Mỹ cũng sẽ bị

Page 21: diendannguoivietquocgia.comdiendannguoivietquocgia.com/Nationalist Vietnamese Forum/Document...  · Web viewKỸ THUẬT –VŨ KHÍ & AI SỢ NƯỚC MỸ, NƯỚC MỸ SỢ AI

đẩy lùi vào thoái trào; Cho dù nước Mỹ vẫn có lực lượng quân sự hữu hiệu nhất thế giới, với kỹ thuật tiến bộ đủ bảo đảm là nước Mỹ sẽ đánh bại bất cứ thế lực nào dám tương tranh với Mỹ một cách nhanh chóng.

Chúng ta (nước Mỹ) bước vào thời kỳ mà quyền thống lĩnh biển cả, bầu trời cũng như không gian - kể cả lãnh vực không gian điện toàn - cũng không còn mấy bảo đảm cho nước Mỹ nữa; Như phát biểu của Bộ Trưởng Quốc Phòng Chuck Hagel mới từ nhiệm cuối năm rồi, Ông nêu vấn đề là: nước Mỹ cần khẩn cấp phát triển một thế hệ kỹ thuật quân sự mới, khiến bất cứ thế lực nào muốn tương tranh phải lui bước; lời cảnh báo của Ông đến đúng lúc.

Thế lực đang muốn vươn lên để tự khẳng định chính là China đang gia tăng áp lực đòi hỏi chủ quyền lãnh thổ tại vùng tây TBD. Nga nuôi ý định tái lập ảnh hưởng trên vùng lãnh thổ kế cận biên thùy Nga, như họ đã chứng tỏ tại Ukrraina; Dù yếu kém như Bắc Triều Tiên hoặc Iran cũng muốn vươn ra để gây thiệt hại cho quân Mỹ khiến Mỹ phải suy nghĩ lại khi muốn trừng phạt họ.

Lịch sử tái diễn

Nỗ lực do Ông Hagel nói tới được biết dưới tên gọi là “third offset strategy” (xin tạm gọi là chiến lược bùng phát kỹ thuật thứ ba) vì đây là lần thứ ba kể từ sau thế chiến II, Hoa Kỹ tìm cách bức phá về kỹ thuật vượt trội so với mọi kẻ thù tiềm ẩn nhằm bảo đảm an ninh cho các đồng minh và bằng hữu. Lần thứ nhất sảy ra vào đầu năm 1950 khi Liên Xô khai triển một lực lượng quy ước lớn hơn hẳn so với quân Mỹ cùng đồng minh, khiến Mỹ không thể đẩy lùi được quân LX tại Âu Châu; Đáp trả của Mỹ là: mở rộng đà lãnh đạo của Mỹ đối với vũ khí nguyên tử chống lại quân số lớn của Liên Xô tại mặt trận Âu Châu. Chiến lược này được biết với tên là: “New Look”.

Chiến lược phát triển kỹ thuật quân sự lần hai sảy ra hồi giữa thập kỳ 1970, Các nhà hoạch định quân sự Mỹ nhận thấy: ảnh hưởng mặc cảm thua trận của quân đội Mỹ trong cuộc chiến VN, khiến LX cố tung mọi nỗ lực xây dựng lực lượng nguyên tử có khả năng trả đũa cân bằng với Mỹ. Họ tìm cách khác để khôi phục khả năng trả đũa tại Âu Châu. Mỹ trả đũa bằng cách đầu tư mang tính hệ thống vào kỹ thuật chiến tranh hiện đại có khả năng tàn phá tuyến sau của đối thủ: Hỏa tiễn hành trình điều khiển chính xác, mạng lưới tác chiến trên chiến trường, vệ tinh do thám, hệ thống GPS, radar khám phá các máy bay tàng hình đều là thành quả của công cuộc đầu tư vào nghiên cứu phát triển (R&D).

Bob Work là Phó Bộ Trưởng Quốc Phòng phụ trách giám sát các loại vũ khí chiến lược thuộc thế hệ mới đã nói rằng: “vào giữa thập kỳ 1980, tướng lĩnh Liên Xô nghiên cứu kết quả của màn trình diễn khởi đầu của quan niệm tác chiến được biết dưới tên gọi là kế hoạch tác chiến địa-không, cho phép họ một lần nữa thúc đẩy đà tiến mạnh về phía trước của quân Soviet. Ông Work nói: “chúng tôi tiến trước đối thủ nhờ biết đi vào lãnh vực mà chúng tôi biết rõ là đối thủ không thể bắt chước được”. Ảnh hưởng của cuộc cách tân kỹ thuật tác chiến đã làm cả thế giới rúng động hồi 1991 trong cuộc chiến vùng Vịnh. Hầm của quân đội Iraq bị đánh sập hoàn toàn, các đoàn xe tank sản xuất tại Liên Xô trở thành

Page 22: diendannguoivietquocgia.comdiendannguoivietquocgia.com/Nationalist Vietnamese Forum/Document...  · Web viewKỸ THUẬT –VŨ KHÍ & AI SỢ NƯỚC MỸ, NƯỚC MỸ SỢ AI

bầy vịt què. Giới quan sát Tầu vả cả Nga đều học được qua những gì đã sảy ra trên chiến trường Iraq.

Hầu hết người Mỹ được khích lệ trước diễn biến như vậy; Pentagon tập trú vào việc hoàn thiện và cải tiến đối với kỹ thuật chiến tranh được xử dụng trong cuộc chiến vùng Vịnh lần thứ nhất; Các kỹ thuật ấy nay được ứng dụng rộng lớn và trở nên rẻ mạt: như siêu máy tính, xử lý dữ kiện nhanh, cảm biến hiện đại, băng tần rộng, một số trong các kỹ thuật được ứng dụng trong đợt canh tân kỳ hai hiện nay được phổ biến khá rộng rãi ngoài thương trường.

Nhưng nước Mỹ đã tự sao lãng; trong 13 năm chống khủng bố, tập trú vào việc ổn định tình hình tại Afghanistan và Iraq nên Pentagon đã quá tập trú vào cách thức phá mìn bẫy đối với xe cơ giới và máy bay không người lái hơn là việc tập trú vào công cuộc cải tiến kỹ thuật chiến tranh để bảo đảm sức mạnh vượt trội của quân Mỹ so với đối phương; Chiến đấu cơ của Mỹ trung bình đã 28 tuổi, chiến đấu cơ được đầu tư khá tốn kém nhưng cũng chỉ tàng hình được một nửa là F35.

China đã nắm lấy cơ hội để vươn lên, với ngân sách quốc phòng tăng hàng năm trên 10%, China tập trú vào việc nghiên cứu hỏa tiễn tầm ngắn chính xác cũng như hỏa tiễn hành trình, tầu ngầm trang bị thủy lôi dẫn đường (Wake-homing), hỏa tiễn chống hạm tầm xa, kỹ thuật chiến tranh điện từ, hỏa tiễn chống vệ tinh, chiến đấu cơ hiện đại, hợp đồng tác chiến phòng không đồng bộ, hệ thống chỉ huy&kiểm soát (C&C) hiện đại.

China gọi nỗ lực của họ nhắm mục tiêu là “chiến thắng trong cuộc chiến khu vực bằng kỹ thuật cao” Như thế các Hàng Kông Mẫu Hạm Mỹ hoạt động trong vùng được China gọi là Tuyến Hải Đảo Thứ Nhất sẽ gặp nhiều nguy hiểm (có nghĩa là China muốn đẩy các HKMH Mỹ ra khỏi tầm hoạt động của chiến đấu cơ chiến thuật) và đe dọa căn cứ Mỹ tại Okinawa và Nam Triều Tiên. Các nhà chiến lược Mỹ gọi chủ trương của China là “anti-access/aerial denial” hay gọi là: A2/AD.

Bị hư hỏng, nhưng không bị bại

Mối quan tâm của đồng minh của Mỹ trong khu vực là như thế này: “sức mạnh quân sự của China gia tăng tất yếu khiến các đồng minh của Mỹ phải gia tăng phòng ngừa đối với hành vi của kẻ lừa bịp (Economist dùng chữ bullying ở đây rất hay). Có thể từ cuộc xâm lăng bất ngờ đối với vùng đảo nhiều tài nguyên hiện đang tranh chấp, hoặc bởi việc Đài Loan bất ngờ tuyên bố độc lập, đều có thể khiến cho tình hình trở nên nguy hiểm đối với trách nhiệm của Tổng Thống. Nhân cơ hội đó vài nước có thể tung lực lượng để chiếm thế bá chủ khu vực.

China mau chóng tăng cường sức mạnh, Nga hiện đang tập trung hiện đại hóa quân đội sau hơn thập kỳ chểnh mảng; Tương tự như vậy Iran và Bắc Triều Tiên cũng cố thiết lập vùng A2/AD của riêng mình, dĩ nhiên là quy mô nhỏ hơn so với China. Ngay cả tay chơi không phải nhà nước như Hizbollah ở Libanon và Islamic State tại Syria và Iraq cũng tìm cách sở hữu vài khả năng nhằm bảo toàn lực lượng của họ.

Page 23: diendannguoivietquocgia.comdiendannguoivietquocgia.com/Nationalist Vietnamese Forum/Document...  · Web viewKỸ THUẬT –VŨ KHÍ & AI SỢ NƯỚC MỸ, NƯỚC MỸ SỢ AI

Rõ ràng là có nhu cầu cần phải thi hành kế hoạch mở rộng kỹ thuật chiến lược thứ ba (third offset strategy). Nhưng điều kiện kinh tế, chính trị và kỹ thuật hồi 1950, 1970 và hiện nay quá khác biệt; Mỹ cần phát triển hệ thống kỹ thuật quân sự đủ sức áp đặt các đối thủ vào tình huống họ phải chi tiêu thật lớn về quân phí; ngay cả trong điều kiện Quốc Hội Mỹ cắt giảm quân phí.

Kế hoạch cần tập trú vào năm chương trình cốt lõi sau đây:

1- Thứ nhất là làm thế nào để các HKMH cùng các tầu nổi có thể hoạt động trong tầm nhận diện cũng như tầm tác xạ của hỏa tiễn - tính từ duyên hải - của đối phương, ngăn chặn đối phương xử dụng hỏa tiễn cruise, cũng như tấn công của chiến đấu cơ của đối phương trong tầm hoạt động mà không cần được tiếp nhiên liệu từ trên không;

2- Thứ hai là việc bảo vệ các căn cứ không quân nằm gần khu vực tác chiến tránh được các cuộc tấn công bất ngờ trong đợt oanh tạc đầu tiên khởi đầu cuộc chiến là việc ngày càng khó

3- Thứ ba là chiến đấu cơ hoạt động trong trong vùng tác chiến sẽ rất khó xác định các mục tiêu di động như các dàn phóng hỏa tiễn lưu động

4- Thứ tư phòng không hiện đại có thể bắn hạ hầu hết các máy bay không tàng hình từ khoảng cách xa;

5- Thứ năm là hệ thống vệ tinh giám sát và tình báo của Mỹ hiện không còn an toàn nữa khỏi các cuộc tấn công

Đó là danh sách báo động, đúng Mỹ đạt được tiến bộ rất lớn, như lời Robert Martinage thuộc Trung Tâm Chiến Lược và Lượng Giá Ngân Sách - là một think-tank rất có ảnh hưởng tại Washington – đã nêu lên nhu cầu cần chống lại chiến lược A2/AD của China. Các phương tiện tác chiến bao gồm: hệ thống điều khiển tự động (unmanned system), máy bay tàng hình, tác chiến ngầm trong lòng biển và hệ thống được thiết kế phức tạp có khả năng đặt mọi thứ có thể cùng phối hợp để hoạt động chung với nhau trong một hệ thống khép kín.

Có thể trong thập kỳ tới, Mỹ sẽ đạt mục tiêu sở hữu chiến đấu cơ không người lái, tàng hình cao độ đủ khả năng xâm nhập vùng phòng không hiện đại nhất, tầm hoạt động xa trong thời gian lâu dài để theo sát các mục tiêu di động; Các phương tiện này không cần phi công, huấn luyện ít tốn kém, chả cần nghỉ ngơi, nên có thể bay liên tục; với phi cơ không người lái nhỏ, rẻ dễ dàng xâm nhập vùng phòng không của đối phương.

Phi cơ không người lái (drones) hiện được sử dụng rộng rái lúc này, nhưng Mỹ đã tốn đến hai thập kỳ để phát triển, và loại mới se chẳng có gì giống với loại Predator hoặc Reapers hiện được dùng để giết khủng bố tại Yemen và Waziristan. Dựa trên mẫu cánh bay X-47B của Hải Quân và mẫu RQ-180 của Không Quân, phương tiện bay mới được thiết kế để tồn tại trong tình huống chiến tranh dữ dội nhất. Càng tăng tính tự động, càng giảm sự lệ thuộc vào hệ thống kiểm soát mà đối phương luôn tìm cách phá đám, ấy là chưa kể đến việc: tự động hóa sẽ tránh được các rắc rối về chủng tộc cũng như vấn đề luật pháp.

Page 24: diendannguoivietquocgia.comdiendannguoivietquocgia.com/Nationalist Vietnamese Forum/Document...  · Web viewKỸ THUẬT –VŨ KHÍ & AI SỢ NƯỚC MỸ, NƯỚC MỸ SỢ AI

Thực tế

Vài kỹ thuật tương tự đã được giới thiệu đối với phương tiện di chuyển ngầm không người lái, được xử dụng trong công tác phá mìn, săn lùng tầu ngầm đối phương, tình báo hoặc tái tiếp tế cho các tầu ngầm truyền thống, thí dụ tiếp tế thêm hỏa tiễn; Để các tầu ngầm này có thể nằm im trong lòng biển lâu dài trước khi tung ra các hoạt động do thám hoặc tấn công. Thử thách lớn nhất về kỹ thuật sẽ được giải quyết; ông Martinage cho biết: phương tiện cần năng lượng thật lớn để bảo đảm thông tin liên lạc dưới biển sâu. Hợp đồng sẽ được ký kết trong mùa hè này để sản xuất oanh tạc cơ tầm xa, là oanh tạc cơ loại mới, kể từ khi oanh tạc cơ tốn kém B2 được đưa vào xử dụng hai thập kỳ trước, B3 dự trù sẽ được đặt hàng 100 chiếc, là máy bay tàng hình, cánh bay. Lần này chi phí giảm xuống, vì xử dụng kỹ thuật đã được hoàn thiện nhưng với các cải tiến kỹ thuật cho phép nâng cấp khi cần thiết, đủ sức xâm nhập vào các vùng phòng không được cải tiến của đối phương; Mục tiêu của chương trình B3 có thể là tự động hoàn toàn, đủ sức tấn công các dàn hỏa tiễn lưu động cũng như hầm chỉ huy của đối phương.

Với tầu nổi, đặc biệt với HKMH vẫn đủ sức tự phòng vệ chống lại các cuộc tấn công bất ngờ của hỏa tiễn chính xác của đối phương; Hệ thống Aegis của Hải Quân đủ sức ngăn chặn, nhưng quá tốn kém, mỗi trái tốn khoảng 20 triệu, nếu nhiều hỏa tiễn được phóng đi để đánh chặn một hỏa tiễn liên lục địa DF21 chống hạm bắn tới của China, khi đó phí tổn sẽ là 10 lần mắc hơn so với chi phí của kẻ tấn công.

Nếu HKMH vẫn tham gia cuộc chiến, Hải Quân cần lật lại tỷ lệ này; Hy vọng hướng vào hai kỹ thuật súng điện từ (electromagnetic rail gun) bắn đạn với vận tốc 4.500 mph (miles/giờ) và hệ thống vũ khí Laser cực mạnh. Súng điện từ ngăn chặn hỏa tiễn liên lục địa, vũ khí laser ngăn chặn hỏa tiễn siêu âm cruiser; Khi thử nghiệm, bắn một chum tia laser chỉ tốn vài cent, Bộ Quốc Phòng đã báo cho các công ty nhà thầu là: Bộ cần vũ khí điện từ trong thời gian 10 năm.tới.

Phòng thủ chống hỏa tiễn bắn tới vẫn là bài toán rắc rối, lệ thuộc vào nhiều cải tiến kỹ thuật khác nhau, thí dụ như radar tầm xa có khả năng cùng lúc định vị được nhiều mục tiêu khác nhau; Tìm cách bảo vệ hệ thống thông tin mạng, kể cả vệ tinh trên không gian lại là vấn đề ưu tiên khác. Vệ tinh có thể bị mù vì vũ khí laser, hoặc bị tê liệt bởi vụ nổ hỏa tiễn, một chọn lựa có thể là xử dụng kỹ thuật cực mạnh để truyền dữ kiện, như kiểu liên kết hệ thống máy bay không người lái hoạt động lâu ngày trên tầng cao như trạm trung chuyển dữ kiện.

Các thách thức kỹ thuật luôn kéo theo chi tiêu lớn sẽ dẫn đưa công cuộc nghiên cứu đi vào chiều hướng mới mẻ, vượt ngoài giới hạn của bộ phận nghiên cứu-phát triển cũng như Bộ Quốc Phòng (R&D), nhiều nghiên cứu mà Bộ Quốc Phòng cần lại được thực hiện bởi các công ty sản xuất hàng tiêu dùng ở vùng Silicon Valley hoặc ở một nơi khác. Trí thông minh nhân tạo (artificial intelligence), máy học (machine learning), thuật toán học (algorithms), xử lý dữ kiện lớn (big data processing), in ba chiều (3D printing), hệ thống lưu trữ mật độ cao (compact hight-density power systems) cũng như bộ cảm biến siêu nhỏ được dung trong smart phone, tất cả đều trở nên rất quan trọng; Việc này làm nổ ra cuộc đụng độ giữa các văn hóa (culture clash) khi các phía đều tập trung vào việc cải tiến

Page 25: diendannguoivietquocgia.comdiendannguoivietquocgia.com/Nationalist Vietnamese Forum/Document...  · Web viewKỸ THUẬT –VŨ KHÍ & AI SỢ NƯỚC MỸ, NƯỚC MỸ SỢ AI

kỹ thuật, mặc dù Bộ Quốc Phòng được vận dụng khác hẳn với các công ty kỹ thuật hướng vào tiêu thụ.

Chiến lược mở rộng đợt hai thành công chủ yếu do các thúc đẩy chính trị liên tục từ hành pháp nọ đến hành pháp kia khiến Quốc Hội và Bạch Cung đều đi chung một hướng. Đợt mở rộng chiến lược mới hiện được yểm trợ rộng rãi, khi Quốc Hội chấp nhận việc đề cử Ông Ash Carter – là người có kinh nghiệm 30 năm lánh đạo công tác khoa học và vũ khí – làm Bộ Trưởng Quốc Phòng thay thế ông Hagel từ nhiệm.

Nhưng ở Washington hiện nay trở nên đấu đá hơn so với vài thập kỳ trước; Thỏa thuận lướng đảng nay khó đạt được hơn và càng khó giữ vững được hơn so với trước kia, tranh luận về ngân sách gây nhiều khó khăn cho Bộ Quốc Phòng trong việc thực hiện các kế hoạch; Nghiên Cứu-Phát Triển (R&D) chiếm 10% tổng ngân sách hàng năm.

Ngân sách có vẻ tiếp tục bị xiết chặt như đang sảy ra thì Bộ Q/P phải tìm kiếm ở chỗ khác để bù đắp cho chi phí thuộc lãnh vực kỹ thuật; Điều đó có nghĩa là Quốc Hội cho phép Bộ Quốc Phòng thực hiện các tiết kiệm từ các chương trình khác; Khu vực được nhắm tới chính là cải tổ lương bổng cùng quyền lợi của quân nhân hiện ngốn một khoản chi tiêu ngày càng lớn hơn cho dù quân số giảm, đóng cửa các căn cứ không mấy cần thiết, việc đó sẽ giúp cho Bộ Q/P mua sắm thêm quân dụng.

(ngân sách Q/P năm 2014 là 603.3 tỷ gồm các mục chi tiêu chính sau đây: lương nhân viên 148.9 tỷ, mua sắm 107.5 tỷ, R&D 64.9 tỷ, chương trình nguyên tử Quốc Phòng 17.4 tỷ, chương trình khác 20.2 tỷ, các chiến dịch cùng bảo trì 244.4 tỷ.

Tỷ lệ ngân sách quốc phòng so với GDP từ 1950 đến nay như sau, dựa trên thời điểm sảy ra biến cố lớn: năm 1950 là 4 % GDP, năm 1953 là 10% (chiến tranh Triều Tiên) năm 1968 là7.5% GDP (Tết Mậu Thân trong cuộc chiến VN), năm 1975 là 4% (chấm dứt chiến cuộc tại VN), năm 1985 là 5% GDP, năm 1995 là 2.2% GDP, năm 2001 3% GDP (chiến tranh Afghanistan) năm 2003 là 3.5% GDP (chiến tranh Iraq) năm 2010 là 4% GDP (Quốc Hội bắt đầu ra lệnh xiết chặt chi tiêu Q/P) đến năm 2015 là 2.8% GDP)

Để Bộ Q/P có thể sở hữu các kỹ thuật mới thì các quan chức lãnh đạo Bộ cũng như chính Bộ phải tập trú duệt xét lại nhiều chương trình cốt lõi; một khả năng là cần giảm bớt việc mua sắm máy bay F35 trước đây dự trù 2,500 chiếc vì tầm hoạt động ngắn của loại chiến đấu cơ này để chuyển tiền vào chương trình sản xuất chiến đấu cơ không người lái cũng như tăng cường số lượng oanh tạc cơ chiến lược tầm xa. Hải Quân có thể phải bị cắt giảm hai nhóm HKMH quá tốn kém để dồn tiền vào việc sản xuất tầu ngầm, điều khiển cũng như tự vận hành (manned –unmanned sub); không dễ dàng, vì Không Quân vẫn yêu thích chiến đấu cơ bay nhanh với phi công, Hải Quân vẫn muốn thấy hạm đội nổi đồ sộ, Lục Quân cũng vậy.

Đợt cải tiến thứ ba ít may mắn

Giả sử nếu các trở ngại trên được giải quyết cũng không có gì bảo đảm là sức mạnh quân sự của Phương Tây sẽ tiếp tục thống lĩnh như hai đợt đầu, vì kỹ thuật hiện được phổ biến quá rộng và quá nhanh như hiện nay, nhờ vào internet, do Bộ Q/P nghiên cứu ứng dụng

Page 26: diendannguoivietquocgia.comdiendannguoivietquocgia.com/Nationalist Vietnamese Forum/Document...  · Web viewKỸ THUẬT –VŨ KHÍ & AI SỢ NƯỚC MỸ, NƯỚC MỸ SỢ AI

để nay trở thành công cụ giúp cho thế lực thù địch ăn cắp bí mật quân sự của Mỹ, dù vậy cũng cần cám ơn đà thay đổi kỹ thuật quá nhanh xuất phát từ cuộc cạnh tranh quyết liệt của thị trường.

Đợt cải tiến thứ hai được hưởng lợi thế nhờ vị trí đặc biệt của nước Mỹ là siêu cường duy nhất không đối thủ sau chiến tranh lạnh; Thế giới ấy nay chẳng còn nữa, kỹ thuật quân sự phải cạnh tranh quyết liệt để tồn tại, vì cuộc đấu tranh liên tục chẳng bao giờ dứt, nên chiến thắng trở nên mong manh khó định.

Cũng có lợi nếu đồng minh của Mỹ cùng chấp nhận lãnh trách nhiệm về phần mình bằng cách: có thể tiến hành các dự án cải tiến kỹ thuật của riêng họ, hoặc tham gia đầu tư vào các dự án phát triển kỹ thuật với tính cách như partner với Pentagon, để tìm cách thích nghi với các đề án do Pentagon đầu tư nhằm hoàn thiện toàn hệ thống. Rất ít người bắt đầu nghĩ đến cách thức như vậy; Thí dụ tại Anh, giới chính trị cũng như tướng lĩnh tập trú tranh cãi về khả năng ngân sách quốc phòng giảm xuống còn dưới 2% GDP hơn là thảo luận xem nên chi tiêu như thế nào trong lãnh vực quốc phòng.

Và cuối cùng, như lời cảnh báo; mặc dù thành công trong đợt cách tân kỹ thuật/chiến lược lần hai, thì việc đó hoàn toàn không có nghĩa là đủ sức giải quyết được tình huống của thế giới hiện nay, theo đó: “mất quyền lực sẽ dẫn đến tình trạng nở rộ trong lãnh vực vũ khí nguyên tử”. Tính hữu lý trong chiến lược trả đũa nguyên tử (nuclear deterrence) được đề ra dựa trên giả định (hy vọng) là có thể thoát hiểm trong cuộc chiến tranh quy ước; Nhưng thật tiếc là những người đang hoạch định kế hoạch mở rộng kỹ thuật chiến lược mới hiện nay (new offset strategy) hầu như hiếm khi bàn về vũ khí nguyên tử.

Nếu kẻ thù tin rằng họ có thể đạt được chiến thắng – như điều mà nhà chiến lược vĩ đại Thomas Schelling gọi là “a competition in rish taking”, cũng chính là điều mà Vladimir Putin Tổng Thống Nga luôn cổ vũ – thì khi đó: “câu trả lời hợp lý của chúng ta là: phải trả đũa bằng khả năng tuyệt đối ưu việt về kỹ thuật, cho dù việc đó dẫn đến chiến tranh nguyên tử. Như lời Elbridge Colby thuộc Trung Tâm An Ninh Nước Mỹ Mới (Centre for a new American Security) đã phát biểu: “Mỹ càng gia tăng sức mạnh trong chiến lược cải tiến kỹ thuật mới (new offset strategy), tức là Mỹ ngày càng đạt được nhiều tiến bộ trong lãnh vực vũ khí quy ước, thì kẻ thù của Mỹ càng leo thang chiến lược xử dụng vũ khí nguyên tử” Kẻ thù luôn luôn nắm quyền khởi chiến (always gets a vote) chứ không phải là chúng ta.

2 - CHINA EMBRACES THE MARKET

Đó là tiêu đề bài nhận định của tờ Economist số july 11-15, sau đây là bài dịch tóm lược

Cách thức giải quyết tình trạng thị trường mất giá đột ngột gây hòai nghi đối với công cuộc cải cách

Trong gần hai năm hy vọng ở cuộc cải cách kinh tế tại China cuối cùng lại lâm vào tình trạng chán nản đối với chính sách của Đảng. Trong kỳ đại hội cuối năm 2013, đảng CS tuyên bố chủ trương để thị trường giữ vai trò chủ đạo đối với việc sung dụng tài nguyên, một việc đúng ra đã phải làm từ lâu rồi. Cho dù thành quả giới hạn, nhưng giới ủng hộ

Page 27: diendannguoivietquocgia.comdiendannguoivietquocgia.com/Nationalist Vietnamese Forum/Document...  · Web viewKỸ THUẬT –VŨ KHÍ & AI SỢ NƯỚC MỸ, NƯỚC MỸ SỢ AI

vẫn hy vọng rằng: rồi ra chính quyền sẽ chấm dứt việc can thiệp vào lãnh vực thương mại, giao thương cũng như tài chánh.

Hy vọng này đã bị thổi bay tuần qua khi thị trường chứng khoán bị đổ vỡ; cuối ngày July 7th mọi giao dịch đối với hơn 90% trong tổng số 2,774 công ty niêm yết trên thị trường đã bị buộc phải chấm dứt hoặc tạm ngưng giao dịch. Cổ phiếu bị giảm 1/3 trong không đầy một tháng, khiến 3.5 trillion dollar trị giá tài sản bị biến mất, lớn hơn tổng trị giá thị trường chứng khoán Ấn Độ. Vấn đề không chỉ ở chỗ giá chứng khoán bị rớt hay tác động đối với kinh tế China, mà ở chỗ: khiến chính quyền phải can thiệp để chấm dứt việc bán đổ bán tháo cổ phiếu.

Thị trường đổ vỡ đã tạo ra làn sóng phiền trách đối với chủ trương kinh tế của Tập Cẩm Bình và Thủ Tướng Lý Khắc Cường; Giới lãnh đạo dồn nỗ lực sửa chữa thiệt hại, nhưng họ chỉ làm cho tình trạng trở nên tồi tệ thêm mà thôi, vì nguy hiểm nằm ở chỗ, đảng đã đưa Hoa Lục vào kết cuộc sai lầm, khiến China ngày càng trở nên bất ổn hơn.

Vạch Đỏ

Sai lầm thứ nhất – hầu hết xuất phát từ thái độ bi quan của China – khi họ cứ cho rằng khủng hoảng thị trường dẫn đến kinh tế bị tan rã; Điều đó rất không đúng, vì thị trường chứng khoán mất giá 1/3 chỉ trong vài tuần lễ, nhưng bất quá cũng chỉ trở lại với trị giá vào tháng ba mà thôi, vẫn còn cao hơn 75% so với giá toàn năm.

Số mất mát ở thị trường chứng khoán tại China thực ra cũng chỉ là số nhỏ so với trao đổi tự do trên thị trường tại Hoa Lục, có giá trị tương đương với 1/3 GDP của China so với các nước đã phát triển là hơn 100% GDP. Ít hơn 15% số gia đình đầu tư vào thị trường chứng khoán, điều này giúp giải thích tại sao khi thị trường bùng phát nhưng không thúc đẩy đà tiêu thụ gia tăng, do thế khi thị trường khủng hoảng chỉ tác động đến một số nhỏ mà thôi. Nhiều cổ phiếu được mua bằng nợ, khiến chính quyền không thể chấm dứt tình trạng bán tháo chứng khoán; Nhưng hệ thống tài chánh đó không gây ra nguy hiểm mang tính hệ thống, các khoản vay cũng chỉ chiếm 1.5% của tổng số tích sản của các ngân hàng; Kinh tế vững, tăng trưởng chậm tạo ra sự ổn định, thị trường bất động sản lâu nay bị chê trách, nay bắt đầu nhích lên, lãi xuất thấp và ổn định cho thấy hệ thống ngân hàng ổn cố.

Thực ra, các quan chức China hiểu điều đó; Vấn đề là họ chưa chịu chấp nhận hai nguyên do nền tảng gây ra bất ổn, đó là: cấu trúc thị trường và hệ thống chính trị của họ, thay nhau gây tác động.

Từ giữa năm 2014 đến tháng sáu năm nay, ChiNext là thị trường dành cho các công ty start up đã tăng gấp ba lần; China đã lươn lẹo tác động đến thị trường khi giới chức chính quyền giữ công việc của kẻ gác cổng đối với giá rao bán sơ khởi (initial public offerings) theo danh sách các công ty được dự trù niêm yết trên thị trường (công ty nào, giá bao nhiêu). Vì chính quyền chậm chạp trong việc chấp nhận IPO mới, vì công ty nào được được lọt vào danh sách của Chinext thì họ có cơ hội huy động vốn; Khi đã có vốn lớn họì

Page 28: diendannguoivietquocgia.comdiendannguoivietquocgia.com/Nationalist Vietnamese Forum/Document...  · Web viewKỸ THUẬT –VŨ KHÍ & AI SỢ NƯỚC MỸ, NƯỚC MỸ SỢ AI

sợ các nhà đầu tư bơm tiền vào đẩy giá cổ phiếu tăng cao hơn, do thế vốn tư bản có thể được tung ra mua các công ty còn nằm dài trong danh sách chờ đợi.

Lối làm ăn này quá nguy hiểm theo lối cờ gian bạc lận, cuối cùng đẩy Chinext vào tình trạng đạt đến tỷ lệ giữa giá/lợi nhuận (Price-to-earnings ratio P/E) lên đến 147, tương đương với tỷ lệ của NASDAQ trong nền kinh tế dotcom tại Mỹ trước đây. (ghi chú thêm kinh tế dotcom bị nổ banh cuối thời TT Clinton, sau đó dẫn đến sự kiện 9-11 dưới thời TT Bush trẻ, việc này cho thấy sự kiện 9-11 cố tình không ngăn chặn để lấy cớ tung tiền vào chiến tranh, khoa học kỹ thuật quân/dân sự để cứu kinh tế Mỹ sau vụ nổ của kinh tế dot.com mà thôi. Khi biến cố 9-11 sảy ra tôi đã khẳng định ngay như vậy)

China giải quyết tình trạng bong bóng bằng cách bơm tiền vào thị trường chứng khoán, lãi xuất quá thấp mà chả có luật lệ gì cụ thể, như vậy họ đã lập ra một nơi trú ẩn trung gian cho những khoản tiền tiết kiệm. Cuộc săn lùng hàng hóa để kiếm lời bùng phát trong thập niên trước đã chấm dứt, khiến người China dồn tiền đầu tư vào khu vực khác như bất động sản, hành tỏi, trà.., để từng bước tạo cơ hội cho giới đầu tư tham gia vào thị trường thế giới, việc này khiến cho lãi xuất ngân hàng hầu như bị thả nổi theo đúng hướng; nhưng tiến bộ đó bị ngưng lại bởi nhà cầm quyền, khiến gây ra tình trạng bong bóng năm 2015 như đã sảy ra năm 2007 khi người Hoa điên cuồng với thị trường.

Nếu bất ổn kinh tế gây ra thảm họa thì sự giải thích đúng nhất chính là sự can thiệp của chính trị; Khi thị trường bùng phát thì giới truyền thông ca tụng công lao cải cách kinh tế của cặp Xi-Li, bây giờ thị trường chao đảo thì nhóm quản trị chuyên môn đổ lỗi cho lãnh đạo.

Dù tinh ranh cách mấy đi nữa thì can thiệp vào thị trường là hành động không khôn ngoan. Giảm lãi xuất để trợ giúp nền kinh tế khi lạm phát quá thấp là đúng; Nhưng khi chính quyền đòi hỏi phải: short sale; các quỹ hưu phải mua thêm cổ phiếu, ngưng IPO (Initial Price offer), và các công ty môi giới thành lập các quỹ để mua chứng khoán với sự bảo chứng của ngân hàng Trung Ương là sai.

Đảng CS vẫn không tin vào sức mạnh thị trường, nên hiểu sai lệch, cố gắng cứu thị trường chứng khoán cuối cùng dẫn đến tình trạng mất kiểm soát, vì biện pháp cứu nguy chính là hướng tới việc mua lại cổ phiếu nhưng không bán ra, cho dù nạn bong bóng vẫn tồn tại. Nỗi ám ảnh lớn nhất đối với toàn bộ cấu trúc quyền lực của China là: mặc cho bất cứ điều gì sảy ra đối với thị trường trong ngắn hạn thì giới thư lại vẫn nắm quyền kiểm soát cục diện, cho dù thị trường ra sao cũng mặc.

China chẳng phải là quốc gia đầu tiên rơi vào tình trạng thị trường mất giá mạnh, Chính quyền cùng với Ngân Hàng Trung Ương tại Mỹ, Nhật và Âu Châu vẫn thường hợp sức mua lại các cổ phiếu bị mất giá, giảm lãi xuất để cứu giúp các nhà đầu tư bị thiệt hại. Điều làm cho China hoảng loạn là do họ cố tình thi hành chủ trương can thiệp để điều tiết thị trường khi cổ phiếu bị định giá quá cao so với dự kiến, sau đó thay vì trấn an nhà đầu tư, họ lại lập thêm rào cản để ngăn chặn làn sóng vỡ bờ.

Tiến Nhanh Hơn

Page 29: diendannguoivietquocgia.comdiendannguoivietquocgia.com/Nationalist Vietnamese Forum/Document...  · Web viewKỸ THUẬT –VŨ KHÍ & AI SỢ NƯỚC MỸ, NƯỚC MỸ SỢ AI

Con đường thiết lập hệ thống chỉ huy đối với nền kinh tế thị trường là con đường rất dài và rất nguy hiểm. China tin rằng họ đã làm tốt việc này, nhưng đối với thị trường tiền tệ thì họ vẫn còn phải trải qua một con đường rất dài ở phía trước. Sau sự kiện tồi tệ tuần này, họ sẽ phải thi hành chủ trương tự do hóa từng phần để thuyết phục giới đầu tư, đồng thời sửa chữa các sai lầm quá lớn của giới làm chính sách luôn đòi hỏi muốn có quyền hạn rộng lớn. China không thể tiến chậm lại hoặc tháo lui được nữa, vì điều đó gây nguy hiểm không thể lường trước được, bài học chính yếu học được trong tuần lễ này chính là: “hãy để thị trường quyết định các vấn đề của thị trường.” hết phần lược dịch bài hai.

3 - XI’S HISTORY LESSONS

Xi’s history lessons là tiêu đề bài viết trong muc Leaders của Economist số august 15 th

2015, xin lược dịch hầu quý vị về vấn đề của China dưới quyền lãnh đạo của Tập Cẩm Bình trong giai đoạn đầy phức tạp của thế giới hôm nay, sau đây là phần dịch tóm lược.

Đầu tháng chin này Tập sẽ chủ tọa lễ duyệt binh lớn tại Bắc Kinh, được coi là ấn tượng nhất kể từ khi Tập nắm quyền lãnh đạo China từ 2012, với các màn phô diễn của hỏa tiễn, tank cùng hàng quân diễn hành. Chánh thức thì cuộc diễn binh nhằm kỷ niệm kết thúc thế chiến II - được coi là cuộc chiến đẫm máu nhất khiến 15 triệu người China - bị chết trong cuộc chiến chống quân xâm lược Nhật kéo dài từ 1937 đến 45. Cuộc diễn binh còn nhằm nhắc nhở về tinh thần chiến đấu kiên cường của quân đội China trong cuộc chiến vĩ đại chống lại quân xâm lược Hoàng Gia Nhật, và sự hy sinh lớn lao của quân dân China cần được thế giới biết đến. Ngay từ năm 1937 chiến tranh toàn diện giữa China và Nhật đã nổ ra trên lãnh thổ China, China chiến đấu đơn độc cho đến cuối năm 1941 khi Nhật bất ngờ tấn công Trân Châu Cảng (Hawai) đã tạo cơ hội để quân Mỹ nhập cuộc chiến Thái Bình Dương. Do thế China là quốc gia hứng chịu thiệt hại nhất (dân cũng như quân) so với bất cứ nước nào, trừ Liên Xô.

Nhưng cuộc diễn hành vào tháng tới còn nhắm hướng tới tương lai, vì đây là lần đầu tiên, China kỷ niệm chiến thắng với các màn trình diễn sức mạnh quân đội thay vì nghi lễ tưởng niệm; biểu hiện đó được láng diềng quan tâm, nên càng không dễ giàn xếp được thỏa hiệp đối với tranh chấp về dãy hải đảo trên biển Hoa Đông với vị Hoàng Đế-Thần Thánh (xin lưu ý Economist cố tình chơi chữ god-emperor vừa để ám chỉ cả Nhật Hoàng lẫn Hoàng Đế Trung Hoa đại diện bởi Tập Cẩm Bình hôm nay). China là quốc gia đông dân nhất thế giới, được lãnh đạo bởi một người có viễn kiến về tương lai (giầu có và mạnh về quân sự) có vẻ cũng rất giống với khẩu hiệu lúc thời khởi đầu của thời đế quốc-thiên hoàng Nhật; mặc dù sự so sánh đó có vẻ không mấy chính xác vì: China không chánh thức xâm lăng bất cứ lân bang nào; Nhưng hoàn toàn có đủ lý cớ để hoài nghi về cách mà đảng CS-China nhìn nhận lịch sử, và tìm mọi cách lươn lẹo trong cách thức biện minh cho tham vọng hiện nay của họ.

Lịch sử theo cách nhìn của China

Dưới triều đại Tập, tính logic của lịch sử là như thế này: China đã giữ một vai trò rất quan trọng trong việc làm tan rã đế-quốc Nhật, việc đó cần được coi là công ơn của China để cả Á Châu rộng lớn có được như ngày hôm nay, và Nhật Bản là nguy hiểm; Các

Page 30: diendannguoivietquocgia.comdiendannguoivietquocgia.com/Nationalist Vietnamese Forum/Document...  · Web viewKỸ THUẬT –VŨ KHÍ & AI SỢ NƯỚC MỸ, NƯỚC MỸ SỢ AI

trường học, viện bảo tàng, hệ thống TV không ngừng cảnh báo về chủ nghĩa bành trướng trên biển vẫn tồn tại. Một nhà ngoại giao China đã ví von gọi Thủ Tướng Nhật Shinzo Abe là Voldemort mới (new Voldemort) được coi là quỷ dữ trong tác phẩm của Harry Potter; bất cứ lúc nào, Nhật lại đe dọa Á Châu, báo chí Hoa Lục nhấn mạnh là: “khi đó China lại phải đứng lên giải quyết mối đe dọa này.”

Bàn về cuộc chiến kết thúc 70 năm trước, đảng CS China không một mình chống lại Nhật Bản mà còn phải kể đến Quốc dân Đảng China được lãnh đạo bởi Tưởng Giới Thạch, mặt khác Nhật ngày hôm nay chả có gì giống với Nhật bản ngày xưa khi sảy ra vụ tàn sát tại Nam Kinh, buộc phụ nữ Triều Tiên và China phải làm nô lệ tình dục, thử nghiệm vũ khí hóa học đối với dân sự.

Nhật không ghi chú cụ thể các lạm dụng trong thời chiến như người Đức đã làm, ngày nay một số nhóm theo chủ nghĩa quốc gia cực đoan Nhật vẫn phủ nhận tội ác chiến tranh đó, và ông Abe đôi khi cũng phải chiều lòng cánh cực đoan này; Thật điên rồ khi cho rằng Nhật ngày nay vẫn thi hành chủ nghĩa bành trướng, vì lính Nhật chưa hề bắn phát súng nào từ năm 1945 đến nay; nền dân chủ của họ đã bén rễ bền chặt, nhân quyền được tôn trọng; đa số người Nhật biết rằng quốc gia họ có tội trong chiến tranh, nhiều chính phủ Nhật liên tiếp nhau đã nhận lỗi và chính ông Abe cũng đã tỏ thái độ hối lỗi. Nhật Bản ngày nay trở nên già nua, đa số theo chủ trương hòa bình, khi nhớ lại thảm cảnh tại Hiroshima và Nagasaki nên không muốn có vũ khí nguyên tử, Some threat (ghi chú: Economist lại cố tình chơi chữ ở đây khi nhấn mạnh đến chữ some treat có nghĩa là vài đe dọa, nhưng do ai, thế nào thì Economist cố tình bỏ trống).

Mối nguy khi quỷ hóa đối thủ

Gọi Nhật là quỷ dữ đã không công bằng mà lại rất nguy hiểm; một nhà nước nuôi dưỡng chủ nghĩa chủng tộc luôn luôn không thể kiểm soát được tình hình; khi China dựng vở tuồng lớn, đổ cho Nhật tìm cách kiểm soát dãy đảo Shenkaku (Diaoyu) thực ra cũng chỉ là truyện vặt, chả cần lớn lối; Nhưng tại đây vẫn tồn tại nguy hiểm do tính toán sai lầm có thể làm cho tình hình trở nên tồi tệ mau chóng.

Các nước vùng Đông Á vẫn chưa thực sự khỏi bệnh vì các cuộc chiến đã qua; Bán đảo Triều Tiên vẫn đối đầu quân sự, China và Đài Loan vẫn chia cắt và ngay cả Nhật cũng bị chia cắt khi Mỹ xử dụng dãy hải đảo Okinawa làm căn cứ quân sự chính tại vùng Tây Thái Bình Dương. Eo biển Đài Loan, hai miền Nam Bắc Triều Tiên vẫn có thể trở thành điểm nổ, tồi tệ đến đâu còn tùy thuộc rất nhiều vào cách thức mà china hành xử, và thật khờ khi nghĩ rằng Mỹ vẫn có khả năng can gián các bên.

Ngược lại, nhiều nước Á Châu âu lo về tham vọng bành trướng của China, nên đã tìm cách liên minh với siêu cường và các nước nhỏ tìm nơi trú thẩn qua các hiệp ước an ninh; Việc China đụng chạm với Nhật tại Hoa Đông, hoặc xây dựng đường băng trên các hải đảo có lịch sử tranh chấp trên vùng biển Đông Nam Á đã làm gia tăng mối âu lo này; Nguy hiểm gia tăng khi Mỹ bị lôi cuốn vào cuộc tranh chấp lãnh thổ, có khả năng dẫn đưa tình hình trở thành tranh chấp lớn mang tính quy ước.

Page 31: diendannguoivietquocgia.comdiendannguoivietquocgia.com/Nationalist Vietnamese Forum/Document...  · Web viewKỸ THUẬT –VŨ KHÍ & AI SỢ NƯỚC MỸ, NƯỚC MỸ SỢ AI

Hậu chiến tại Đông Á không giống với Tây Âu; không có một NATO hoặc một EU (European Unions) để dính kết các cựu thù lại với nhau, Pháp khẳng định lập trường kết hợp cùng với Đức bảo vệ hòa bình tại Âu Châu. Trong khi tại Á Châu không hề tồn tại một cơ chế như vậy, nên Đông Á bất ổn hơn hẳn so với Tây Âu; Á Châu cùng lúc tồn tại nhiều nước đối nghịch nhau: giầu, nghèo, dân chủ, độc tài, thiếu hẳn một nền tảng giá trị chung về nhiều vấn đề ngay cả đối với đường biên giới. Các nước nhỏ trong vùng sợ bóng gió anh khổng lồ China cai trị độc đảng, không phân biệt rõ rệt giữa thực thể China với khái niệm về quốc gia China, đang chơi ván bài đề cao nạn nhân của lịch sử để dành quyền sửa lại lịch sử (Economist lại chơi chữ ở đây, có nghĩa là China cố tình suy diễn sai lịch sử để biện minh cho hành động chiếm biển Đông Nam Á, đe dọa an ninh các nước trong vùng Á Châu).

Sẽ tốt đẹp biết mấy nếu China tìm kiếm vai trò lãnh đạo khu vực, không phải dựa vào quá khứ, thay vào đó China nỗ lực xây dựng một nền tảng chung vững chắc cho khu vực vào thời điểm này; Nếu Tập dồn nỗ lực thúc đẩy ổn định và thịnh vượng trong vùng thì ông ta cần học kỹ bài học lịch sử; luôn cho thấy tốt hơn hẳn so với việc lập lại bài học đó (ghi chú thêm: tức là phạm sai lầm như người trước đã đi qua và đã thất bại, ta cần coi lời nhận xét này như lời cảnh báo nghiêm khắc đối với China nói chung Xin đừng suy nghĩ đơn giản là Economist chỉ là tờ báo kinh tế bình thường như các tờ báo khác) Hết phần dịch thụt bài số 3.

Nếu đồng yuan trở thành đồng tiền chính trong hệ thống giao hoán quốc tế

Khi khủng hoảng tiền tệ sảy ra năm 2008 cuối nhiệm kỳ hai của Ông Bush tôi đã đưa ra vài nhận xét sau:

1- China quyết tâm thi hành chủ trương lật đổ đồng dollar được coi là nền tảng của hệ thống tài chánh Bretton Woods, Chiến tranh tiền tệ giữa China với Mỹ khởi đầu từ việc Mỹ yêu cầu China nâng giá trị đồng Yuan cho phù hợp với quy mô kinh tế của China. China quyết không chịu nhượng bộ, lại tung tiền xâm nhập hệ thống tài chánh Mỹ để tìm cách thao túng

2- Mỹ bèn đẩy thị trường địa ốc bùng phát, dollar từ China đổ vào Mỹ trên quy mô lớn càng đẩy địa ốc tăng cao, China bèn xử dụng chiêu thức mua nợ thông qua Lehman Brother và AIG để tìm cách chen chân được vào thị trường tài chánh Mỹ từ chóp bu. Quyền lực tài chánh Mỹ bèn cử Ông Hanz Paulson làm Bộ Trưởng Ngân Khố Mỹ để chuẩn bị cho coup khủng hoảng tiền tệ hồi 2008, để nhân cơ hội đó Mỹ cùng thế giới Phương Tây cải tổ hệ thống tài chánh toàn cầu đã được hình thành theo thỏa thuận Bretton Woods năm 1944, đồng thời tung tối đa dollar vào thị trường toàn cầu để vừa phá giá dollar vừa nắm thế thượng phong của đồng tiền căn bản của thế giới (ông Obama thi hành chủ trương này, dược thiết kế dưới thời ông Bush).

3- China đã phạm sai lầm quá lớn khi đầu tư quá nhiều vào sản xuất với tham vọng thôn tính thế giới (như Nhật đã hành động từ đầu thế kỷ 20 sau chiến tranh Nhật/Nga năm 1905) China đã tự mình rơi vào tình trạng giảm phát (được coi là nguy hiểm hơn lạm phát, vì sẽ dẫn đến bất ổn kinh tế-chính trị toàn cầu để rồi dẫn đến chiến tranh lớn). Khi suy thoái sảy ra sau năm 2008, China vẫn tiếp tục

Page 32: diendannguoivietquocgia.comdiendannguoivietquocgia.com/Nationalist Vietnamese Forum/Document...  · Web viewKỸ THUẬT –VŨ KHÍ & AI SỢ NƯỚC MỸ, NƯỚC MỸ SỢ AI

lún sâu vào con đường tung tiền đầu tư toàn diện vào hạ tầng cơ sở, để cố tiêu thụ hết hàng thặng dư, đồng thời giữ cho tăng trưởng GDP ở mức cao hầu tránh bất ổn xã hội; kinh tế và xã hội China bắt đầu mất đà từ năm 2013.

4- Vì China không thể mãi mãi lao vào con đường vô định do Giang và Hồ mù quáng thi hành dựa trên định hướng chiến lược là xâm lăng thế giới; Tình hình trở nên nguy ngập khi suy thoái tại China bắt đầu lan sang các nước chủ yếu bán năng lượng và nguyên liệu sống cho China, giá dầu giảm liên tục là đòn mạnh đánh vào kinh tế toàn cầu khiến kinh tế China lại càng bị co cụm hơn nữa. IMF cho hay kinh tế toàn cầu giảm hẳn lại tuy chưa phải là suy thoái hoặc khủng hoảng. Bộ Ngoại Thương China cho hay: xuất khẩu tháng 7 giảm 8% và sẽ tiếp tục giảm trong các tháng tới, có thể đến số âm tức là thâm thủng thương mại, khiến thị trường giao động mạnh.

Mặc dù trong vài ba năm qua, giới chuyên môn trong lãnh vực kinh tế thế giới vẫn liên tiếp đưa ra các dự báo tốt đẹp về kinh tế China, nhất là vai trò của đồng Yuan trong hệ thống tiền tệ thế giới, nhưng trên diễn đàn chả ai tin dự báo đó, thực ra dự báo như vậy chỉ thể hiện lối chơi trò xỏ lá với China mà thôi.

Sau khi xử dụng ngoại chiêu chứng khoán với hy vọng tạo cơ hội cho dân China làm giầu, trong một năm thị trường Shanghai và Shenzen cũng như chỉ số CSI 300 tăng vọt 150% trong khi kinh tế suy yếu, công ty không sinh lời hoặc sinh lời rất thấp, việc này dẫn tới suy giảm thị trường liên tục sảy ra trong vài tháng qua (mất 30% trong đợt đầu). Sau đó China phá giá đồng Yuan với hy vọng tăng cạnh tranh, nhưng các nước khác cũng phá giá tiền tệ của họ để cạnh tranh với China, tạo thành làn sóng phá giá tiền tệ khắp các nền kinh tế gọi chung là emerging market, việc này lại càng thúc đẩy thế giới lao sâu vào suy thoái. Trớ trêu thay kinh tế Mỹ vẫn mạnh trong khi kinh tế khắp thế giới suy giảm nên Mỹ chả tội vạ gì giúp vực lại kinh tế thế giới để China hưởng lợi; FED nghe nói đang dự trù tăng lãi xuất trong khi giá dầu thô ngày càng giảm khiến kinh tế thế giới càng co cụm thêm.

Chiến tranh tiền tệ giữa thế lực cũ với thế lực đang lên muốn tự khẳng định mình đã biến thái rất nhiều kể từ sau năm 1815 khi vai trò của cơ quan phát hành tư nhân qua hệ thống ngân hàng được mở rộng. Cũng từ đó chiến tranh giữa nhà nước với nhà nước tại Âu Châu ngày càng mở rộng đê trở thành thế chiến, từng bước lôi kéo Phương Đông tham gia ngày càng mãnh liệt hơn nhằm mục đích tàn phá Phương Đông. Nhưng cũng tạo cơ hội cho Phương Đông tự khẳng định mình, để dẫn đến cuộc đối đầu ngày càng mở rộng giữa China với Phương Tây về nhiều vấn đề mang tính hệ thống; Tình hình đó tất yếu sẽ dẫn đến chiến tranh trên mọi lãnh vực, trong chỗ thâm sâu nhất được giải thích như cuộc đụng độ giữa hai văn minh.

Cho nên cuộc đụng dộ giữa China với Phương Tây do Mỹ đại diện đã được dự kiến khái quát ngay từ cuối thế kỷ 19 (từ ngữ họa da vàng nhằm ám chỉ China). Để chuẩn bị cho kế hoạch rộng lớn này, trung tâm quyền lực được chuyển từ Anh và Âu Châu sang Mỹ, bằng việc chuyển tối đa của cải vật chất, tinh thần cùng khoa học kỹ thuật từ Âu Châu đến Mỹ, vừa để chuẩn bị đưa Âu Châu vào chiến tranh, vừa từng bước củng cố vai trò lãnh đạo của siêu cường Mỹ.

Page 33: diendannguoivietquocgia.comdiendannguoivietquocgia.com/Nationalist Vietnamese Forum/Document...  · Web viewKỸ THUẬT –VŨ KHÍ & AI SỢ NƯỚC MỸ, NƯỚC MỸ SỢ AI

Mỹ đóng vai trò của người cứu Âu Châu sau thế chiến, vừa chuẩn bị sức mạnh để quật ngã sư tử China và gấu Nga sau nhiều sắp xếp thế giới để dẫn đưa các thế lực chính gây bất ổn tại lục địa Eurasia vào tình trạng sẵn sàng bị tan rã, để trên căn bản đó buộc các thế lực lớn trong vùng phải chấp nhận trật tự thế giới mới. Sách Lược quan yếu này được dàn dựng trong thực tế bởi quyền lực Illuminati/Bavaria kết hợp với Freemason, từ thế kỷ 19 đã nắm thật chặt Anh Quốc cùng toàn Âu Châu và thế giới về tài chánh, khoa học cùng chính quyền và các cao trào chính trị/xã hội trên toàn thế giới. Năm 1898 Mỹ bắt đầu chuyển hướng sang Viễn Đông TBD, từng bước thay thế quyền lực hàng hải Anh trong điều kiện Âu Châu vào đầu thế kỷ 20 đã mất đà, già nua không đủ sức giải quyết các vấn đề toàn cầu, nên cần bị phá để xây dựng cái mới (hai thế chiến nổ ra là vậy).

Vấn đề họa da vàng cũng xuất hiện đồng thời để dẫn đến kế sách rộng lớn thi hành trong hơn trăm năm sau, kế sách được tóm gọn như sau:

1- Đề ra lý thuyết chính trị Cộng Sản vừa để hù dọa giới chủ nhân Âu Châu tham lam, vừa đẩy toàn cõi Eurasia vào chiến tranh, để tàn phá trật tự cũ trên lục địa này, bao gồm: Hồi/Ấn/Giáo,/China và Nga cũng như chủ nghĩa thực dân Âu Châu

2- phá đã thì rồi phải bắt đầu xây dựng, qua đó lấy lợi ích kinh tế xã hội do nền dân chủ với thị trường tự do đem lại để cột chặt các nước lại với nhau. Trên căn bản đó tự họ phải chấm dứt chiến tranh, thống nhất thế giới dựa trên xã hội dân chủ với kinh tế thị trường tự do là vây.

3- để đạt được mục tiêu đó Mỹ phải trở nên cực mạnh để không thế lực nào dám đụng đến Mỹ, đồng thời Mỹ đóng vai trò người anh cả bao dung giúp đỡ các nước nhỏ vốn luôn bị nước lớn thôn tính đe dọa an ninh. Mỹ mở cửa cho mọi người đến Mỹ là vậy, sau tàn phá Mỹ đứng lãnh đạo việc xây dựng lại từng vùng theo kế hoạch chung được gọi là kế hoạch toàn cầu, các tổ chức quốc tế do Mỹ dẫn đầu giữ vai trò phối hợp toàn cầu một cách kín đáo ở phía sau.

Cho nên mọi diễn biến sảy ra trên thế giới này suốt mấy trăm năm qua đều được dàn dựng và điều tiết bởi một đầu não duy nhất (ta chả biết họ là ai), việc China bị đẩy vào tiến bộ cực nhanh (đã giải thích trước đây) đến độ bị kích ngất, rồi đi xâm lăng lân bang diễn ra đúng như lịch sử của China cũng như kịch bản được dàn dựng. Những gì mà China đã và đang làm thực ra chả xa lạ gì với bất cứ ai am hiểu thế sự, China liên tục phạm sai lầm chết người, tuy do bản chất của China nhưng trong chỗ thâm sâu vẫn có thế lực gián tiếp đạo diễn mé sau qua bàn tay vô hình (ta chẳng thể biết vì liên quan đến các hoạt động tình báo chiến lược cũng như các sát thủ kinh tế (Economic hitman).

China CS đang suy yếu đi một cách có hệ thống khi kinh tế thế giới thay đổi (giá dầu giảm, các nước mới nổi co cụm lại không dám đầu tư thêm vào các công trình mới theo kiểu mỵ dân như Venezuela, Brazil…) khiến mọi dự tính của China đều bị phá sản khiến thị trường chứng khoán giảm liên tục (sau hơn một năm đẩy giá lên ngất ngưởng không theo quy luật thị trường cổ phiếu) dẫn đến chỗ China phải phá giá đồng Yuan, mở đầu cho tiến trình phá giá dây chuyền trên quy mô toàn cầu khiến kinh tế thế giới đã suy trầm lại bị đe dọa dẫn đến khủng hoảng.

Page 34: diendannguoivietquocgia.comdiendannguoivietquocgia.com/Nationalist Vietnamese Forum/Document...  · Web viewKỸ THUẬT –VŨ KHÍ & AI SỢ NƯỚC MỸ, NƯỚC MỸ SỢ AI

GDP của China thực tế bị khựng lại ở mức tăng khoảng 3% thay vì như họ nói là 7% trong khi kinh tế Mỹ tiếp tục tăng trưởng ở mức 3%, thất nghiệp ở mức trên 5% khiến Mỹ sợ kinh tế bị lâm vào tình trạng quá nóng sẽ dẫn đến suy thoái xuất phát từ Mỹ khiến đẩy cả thế giới vào đại khủng hoảng như kiểu 1929 đó là điều chẳng ai muốn. Do thế FED phải tăng lãi xuất vào lúc nào đó trong năm nay, cho dù IMF vẫn khuyến cáo FED không nên tăng lãi xuất vì kinh tế thế giới đang bị co cụm lại; Thống đốc FED/New York là ông Dupley hôm qua august 25th 15 tuyên bố: vẫn đang xem xét sẽ tăng lãi xuất trong năm nay.

Về phương diện chính trị Mỹ chả có bổn phận cứu China cùng các nước thân hữu với China (Nga, Iran, Venezuela, Brazil) nên việc FED tăng lãi xuất xem ra ngày càng hiện thực, việc này lại tạo cơ hội cho đồng tiền rời khỏi China vì tình trạng bất ổn, chính trị, xã hôi, kinh tế suy đồi. China từng bước mất khả năng cạnh tranh do dân già nua, đầu tư quá lớn vào lãnh vực công nghiệp với các kỹ thuật nay đã bắt đầu lỗi thời của thế kỷ trước, các nước đua nhau tìm cách bảo vệ thị trường nội địa của họ (bài học đắt giá mà China phải trả khi vội vã đẩy kinh tế tăng trưởng quá nhanh mà không tính được đà cách tân kỹ thuật, khiến cho toàn guồng máy cũng như con người mau chóng trở nên già nua, mất khả năng cạnh tranh, mọi người Việt phải học hỏi về bài học chết người này.

Thêm vào đó việc China ban hành các luật kiểm soát công khai các công ty ngoại quốc làm ăn tại China (bị buộc phải báo cáo các hoạt động internet) càng khiến cho giới đầu tư tìm thị trường khác, tất cả các việc đó càng đẩy giới đầu tư chuyển tiền và sản xuất ra khỏi China, vì thị trường China nay ít hấp dẫn hơn so với trước đây.

Đòn phép tài chánh nằm ở chỗ: bơm dollar tối đa vào kinh tế thế giới để đẩy China và Emerging market cả tin ở sức mạnh của các nền kinh tế mới nổi, khi giá cả giảm mạnh, kinh tế suy đồi, quyền lực tài chánh lại thâu hồi dollar khiến thị trường càng co cụm hơn; truyền thông Phương Tây gọi các nước mới nổi là BRIC’s cần được coi là cách xúi các Emerging Market tự tin mù quáng hơn nữa, nên không nghe theo bất cứ lời khuyên của bất cứ cơ quan nào, xin cứ xem lại các phát biểu của các think-tank, cũng như của IMF trong hơn mươi năm qua là thấy rõ.

Kết quả là trong trung hạn quy mô kinh tế của China ngày càng sụt giảm so với kinh tế Mỹ; Quả thực còn lâu lắm kinh tế China mới có thể vượt được kinh tế Mỹ tính theo PPP, cũng như đối với GDP, dựa trên sức mua của khối 1.4 tỷ người được coi là thị trường thống nhất, cho dù China sẽ đi vào phân rã thành nhiều mảnh vào một lúc nào đó. Xin quý bạn đọc theo dõi phần lược dịch sau đây bài viết trên tờ Economist số august 1-7 th 15 nhan đề Clash of Currencies, the yuan rise’s will challenge America, but not before China changes. Xin quý bạn đọc đặc biệt quan tâm đến từ ngữ changes (tức là thay đổi), thay đổi thể chế toàn diện để bị phân rã hoàn toàn thành nhiều nước khác nhau cũng giống như Nga cùng các nước Trung Á khác, hay chỉ thay đổi trở thành nước dân chủ với thị trường tự do.

Dù sao chỉ cần một nước bị phân rã thì thế địa chính trị trong vùng sẽ thay đổi ngay, để dẫn đến sự phân rã của các nước khác, để tạo dựng thế quân bình mới. Nên việc thay đổi dù cách nào cũng dẫn đến việc phân rã toàn Hoa Lục và cả Nga

Page 35: diendannguoivietquocgia.comdiendannguoivietquocgia.com/Nationalist Vietnamese Forum/Document...  · Web viewKỸ THUẬT –VŨ KHÍ & AI SỢ NƯỚC MỸ, NƯỚC MỸ SỢ AI

thành nhiều nhà nước khác nhau, khi đó tất yếu sẽ dẫn đến việc hình thành ba khối trên vùng Đông Eurasia là: khối Đông Bắc Á, khối Đông Nam Á mở rộng và khối Tây Nam Á. Xin cứ chờ sẽ rõ, vì chỉ có cách đó mới giữ yên được vùng đất chiếm 60% dân số toàn cầu lúc nào cũng sẵn sàng lao vào chiến tranh.

Nhưng cũng xin lưu ý, đồng tiền dù có đa cực thì cũng chỉ là tiến trình tạm thời trung gian để giải quyết đặc thù của thế giới trong giai đoạn chờ áp đặt trật tự mới trên toàn cầu mà thôi (chiến tranh), cuối cùng thì rồi ra:”thế giới này cũng chỉ còn một đồng tiền duy nhất dựa trên số SDR (special drawing right) dựa trên tỷ lệ GDP của mỗi nước, về lâu dài là mỗi khối trong cơ cấu của IMF mà thôi. Cuối cùng đồng tiền sẽ bị hủy hoàn toàn, để mỗi cá nhân sẽ có một debit card để họ chi tiêu trên căn bản lợi tức mà họ kiếm được; hàng hóa, và dịch vụ và luật pháp lúc đó sẽ tuân theo tiêu chuẩn toàn cầu, thế giới đại đồng là vậy.

Ngẫm nghĩ lại tôn giáo hướng tới việc hoàn thiện con người có thể tốt nhưng chưa chắc đủ sức xây dựng một xã hội tốt; Thực tế cho thấy: tôn giáo hướng đến việc hoàn thiện xã hội loài người chắc chắn sẽ dẫn đến việc hoàn thiện con người thực sự,

Giáo lý ra sao không quan trọng bằng cách mà tôn giáo đó đóng góp công sức vào việc hoàn thiện xã hội, nhằm đặt mọi người vào vị trí mà xã hội định đặt cho họ tùy thuộc vào những gì mà họ có khiến họ không dám làm loạn, thiện với ác vốn luôn luôn là hai mặt của một vấn đề; Khoa học về quyền lực vốn coi nguyên tắc nêu trên là nền tảng để thi hành chính trị toàn cầu.

4 – CLASH OF THE CURRENCIES sau đây là phần dịch thuật bài số 4

Đông yuan ganh đua với dollar sẽ sảy ra vào lúc nào, nhiều người China nghĩ rằng đó chỉ là vấn đề thời gian, Chen Yuhu nhà kinh tế cho rằng sẽ sảy ra trong vòng 15 năm tới; Wei-Jianguo phó chủ tịch một think-tank nói là 20 năm. Giới chức chánh thức thận trọng hơn vì: quốc tế hóa tiền tệ là một tiến trình dài, được định bởi thị trường, như lời của Zhou Xiaochuan Phó Thống Đốc Ngân Hàng Trung Ương. Bên ngoài China, các ý kiến còn khác biệt nhiều hơn, một số nghĩ rằng đồng yuan đã sẵn sàng tại Á Châu, số khắc nói rằng sẽ chẳng bao giờ sảy ra.

Điều gì sảy ra nếu đồng tiền của China cùng được tôn trọng song song với đồng dollar, giới chuyên môn so sánh các dấu hiệu sảy ra trong thời chuyển tiếp giữa đồng pound với đồng dollar, nhưng cũng chỉ diễn ra vào giữa của thế kỷ trước theo cách khác (ghi chú của tôi: cần lưu ý lời họ nói: theo cách khác ở chỗ này). Khi đó cả đồng dollar và đồng pound đều có thể chuyển đổi ra vàng với giá cố định, khiến người có tiền ít cảm thấy nguy hiểm so với ngày nay, ngày nay tiền tệ không được bảo chứng bằng vàng, giá trị tăng giảm tùy thuộc vào mức cung cầu của thị trường (ghi chú riêng: cho nên việc China manipulate đồng yuan, thi hành chủ trương đánh đồng dollar, xâm lăng lân bang càng tạo bất an cho thế giới)

Page 36: diendannguoivietquocgia.comdiendannguoivietquocgia.com/Nationalist Vietnamese Forum/Document...  · Web viewKỸ THUẬT –VŨ KHÍ & AI SỢ NƯỚC MỸ, NƯỚC MỸ SỢ AI

Sự chuyển đổi đồng pound và đồng dollar phản ảnh tiến trình chuyển hóa quyền lực kinh tế giữa hai nước cùng chia xẻ giá trị xã hội dân chủ cùng như kinh tế; Lãnh đạo China nói đến việc quốc tế hóa đồng yuan một cách êm thắm; Điều đó có nghĩa như lời họ nói là: hai hay nhiều hệ thống tiền tệ khác biệt sẽ cùng tồn tại trong hệ thống tài chánh toàn cầu. Tăng trưởng của China gây ra đe dọa với Mỹ lớn hơn hẳn so với việc Mỹ đe dọa Anh Quốc; Cho dù tán tụng thế nào đi nữa thì ta phải thẳng thắn nhìn nhận rằng: China có thể trở thành thù nghịch, cai trị độc tài với lối tiếp cận kinh tế kiểu lấy thịt đè người (từ ngữ statis approach to the economy tác giả dụng ở đây rất hay, có thể coi là ngụy tạo thống kê, cũng có thể dịch là lấy số đông để tạo sức mạnh kinh tế).

Một số người China nhìn thấy khía cạnh đen tối của cuộc cạnh tranh giữa yuan với dollar; Song Hong Bing tác giả của currency wars, đã dựa vào thuyết dàn dựng trong cuốn sách của ông, nhìn thấy đâu đâu cũng là chiến tranh do dollar tung ra nhắm vào yuan, điều đó cho thấy hàng loạt các sai lầm. Trong 5 năm qua, China đã xây dựng mạng lưới buôn bán đồng yuan trên khắp thế giới, Mỹ chả làm gì để ngăn cản; Việc duy nhất có thể được coi như mâu thuẫn giữa hai phía sảy ra vào cuối năm rồi, khi Mỹ đã thất bại trong việc ngăn cản các đồng minh đứng ngoài việc thành lập ngân hàng hạ tầng Á Châu do China chủ xướng. Mỹ tiến hành thành lập Hiệp Ước thương mại xuyên Thái Bình Dương (TPP) không có China tham gia; Trớ trêu là trong mạng lưới buôn bán đồng yuan do China lập từ London đến Singapore thì cơ sở tại New York là lỗ hổng sáng chói nhất (xin ghi chú của tôi: từ lỗ hổng ở đây ám chỉ việc China lợi dụng thị trường Mỹ để thao túng, Mỹ coi đó là lỗ hổng)

Mỹ có đủ lý do vững chắc để ưu tư về đồng yuan, một khi xử dụng như tín dụng thay thế đồng dollar sẽ làm cho vị trí của quyền lực Mỹ bị giảm sút; cụ thể như cấm vận của Mỹ đối với Iran và Bắc Triều Tiên có ảnh hưởng vì đồng dollar vẫn giữ vai trò trung tâm đối với tài chánh toàn cầu. Khoảng 45% trao đổi xuyên biên giới đều được thực hiện dựa trên dollar; rất nhiều nhà bank muốn giao thương với thế giới đều thông qua hệ thống ngân hàng Mỹ để thanh toán hay tiền mặt; Khi đó họ cần giấy phép hoạt động tại Mỹ, khi đó họ bị lưu ý về vấn đề cấm vận.

China tìm cách tránh né, năm 2013 khi Mỹ chặn bắt chi nhánh ngoại hồi của Bắc Triều Tiên, đến lúc đó China ngưng giao dịch với khách hàng Bắc TT. Năm 2012 khi Mỹ tăng áp lực tối đa lên Iran, China mới chấm dứt mua dầu của Iran. Ảnh hưởng chính trị của dollar bị xua tan khi đồng yuan tham gia hệ thống toàn cầu. China được coi là đã sẵn sàng hệ thống thanh toán xuyên biên giới bằng đồng yuan; việc này cần được coi là chuẩn bị cho các bước tiến xa hơn trong tương lai; China sẽ cho phép các ngân hàng và các công ty của họ được chuyển dịch tiền tệ trên siêu xa lộ toàn cầu mà chả cần đến Mỹ.

Mỹ sẽ rất khó xác định được ai thanh toán qua hệ thống thanh toán của China (China International Payment System CIPS) và họ thanh toán cái gì, khi đó đe dọa bị cấm cản tham gia hệ thống tài chánh của Mỹ trở nên mất lực đẩy, và China có công cụ mới để đẩy các nhóm khác vào con đường tự hành động theo ý mình (tức là xúi dục chống Mỹ và thế giới, tham gia nhóm với China). Cụ thể nếu khi lãnh đạo một nước tiếp Đức Đạt Lai Lạt Ma lãnh tụ tinh thần Tây Tạng lưu vong, thì China có thể đặt nước đó vào sổ đen của hệ thống thanh toán CIPS. Mặc dù chiến thuật này sẽ làm hại đồng yuan nếu việc trao đổi

Page 37: diendannguoivietquocgia.comdiendannguoivietquocgia.com/Nationalist Vietnamese Forum/Document...  · Web viewKỸ THUẬT –VŨ KHÍ & AI SỢ NƯỚC MỸ, NƯỚC MỸ SỢ AI

trở nên quá tự do, nhưng đe dọa trừng phạt của China vẫn hữu dụng đối với các nước nằm trong hệ thống của China.

Quốc tế hóa đồng yuan sẽ làm cho China được tôn trọng hơn; China có cơ hội chứng tỏ rằng họ là công dân tốt của thế giới khi khủng hoảng sảy ra; Khủng hoảng Á Châu năm 1997-98 và toàn cầu năm 2008-09, China đã đặt đồng yuan thách thức với dollar; bảo đảm cho các nước khác là họ sẽ không bao giờ xử dụng công cụ phá giá đồng yuan để thao túng thế giới; Khi đồng yuan được thế giới chấp nhận nhiều hơn nữa, China sẽ làm thêm về phần mình như lối thoát phụ cho hệ thống tài chánh quốc tế (ý muốn ám chỉ việc Mỹ phá giá đồng dollar sau năm 2008)

Yuan-upmanship

Khi Lehman Brother vỡ nợ năm 2008, Quỹ Dự Trữ Liên Bang Mỹ cung cấp tín dụng khẩn cấp cho toàn thế giới; Nếu khủng hoảng sảy ra mỗi 20 năm, China mong muốn sẽ đóng vai tương tự như vậy, vì China hiện đã hình thành mạng lưới cho vay và giao hoán tại nhiều nước, từ Nga đến Argentina. Kết quả tất yếu sẽ là đồng yuan sẽ tăng tiến trở thành đồng tiền trọng yếu. Tham vọng đòi hỏi ưu quyền phát hành tiền tệ dự trữ của China sẽ làm suy giảm vị trí của Mỹ, khiến nhu cầu dollar sẽ giảm vì trên 60% dự trữ ngoại tệ của các ngân hàng trung ương các nước là dollar. Dollar mất giá trong khi đồng tiền khác có giá cao hơn, sẽ đẩy Mỹ và các công ty nắm giữ khoản ngoại tệ dưới dạng Bond có thể bán trái phiếu ra với giá cao hơn để bảo vệ tài sản của họ; Kết quả là chi phí vay mượn sẽ thấp hơn tại thị trường Mỹ và các chính phủ sẽ dễ dàng hơn trong việc tìm tín dụng giải quyết tình trạng thâm thủng ngân sách cũng như các công ty dễ dàng tăng quỹ tiền mặt.

Cái giá phải trả cho ưu quyền phát hành là bao nhiêu, giới nghiên cứu nhận thấy rằng: trong 10 năm treasury bonds do Bộ Ngân Khố phát hành có giá rẻ hơn 1 điểm so với năm 2000, tất cả nhờ vào quy chế của đồng dollar (ghi chú: tức là phá giá mạnh từ sau năm 2000 đến nay). Nước Mỹ cũng có thể chuyển đổi mọi khoản nợ của họ sang dollar; Nhưng khi đó nhiều đồng tiền kém trị giá tại các nền kinh tế nhỏ hơn sẽ bị đẩy ra khỏi sân chơi, và FED chỉ cần in thêm dollars để trả hết mọi khoản nợ của chính phủ; Lợi ích lúc đó sẽ được cộng thêm mỗi năm 100 tỷ dollars theo ước tính của viện Thế Giới McKinsey (tức là trả lãi hàng năm, qua đoạn văn này Economist hù dọa thế giới nếu Mỹ từ chối cáng đáng trọng trách điều phối hệ thống tiền tệ toàn cầu theo Bretton Wood năm 1944, điều đó có nghĩa là: Mỹ trở lại thi hành chủ nghĩa cô lập).

Nhưng vẫn gây ra suy thoái, vì việc coi dollar là dự trữ ngoại tệ khiến cho dollar trở nên mạnh hơn khiến cho hàng Mỹ khó cạnh tranh hơn, McKinsey ước tính sẽ làm giảm 60 tỷ dollars trong GDP, nhưng Mỹ vẫn được hưởng lợi hàng năm từ 0.3-0.5% GDP dựa trên quy chế dollar là đồng tiền chính (ghi chú riêng: theo Hiến Chương Brretton Woods thì dollar được công nhận là chỉ tệ quốc tế, Mỹ nắm quyền phát hành dollar cho nhu cầu thị trường toàn cầu, đến năm 1971 đồng dollar được thả nổi, chấm dứt quy chế bảo chứng bằng vàng, nay hệ thống Bretton Wood cần được cải cách cho phù hợp với thế giới mới).

Page 38: diendannguoivietquocgia.comdiendannguoivietquocgia.com/Nationalist Vietnamese Forum/Document...  · Web viewKỸ THUẬT –VŨ KHÍ & AI SỢ NƯỚC MỸ, NƯỚC MỸ SỢ AI

Khi yuan cạnh tranh với dollar, China sẽ ăn vào phần bánh của mình; vì giới đầu tư từ các nước khác sẽ bán dollar trong tích sản của họ để tìm nơi trú ẩn nơi đồng yuan, việc này sẽ khiến cho Mỹ phải tăng lãi xuất và làm suy yếu thêm cho nền kinh tế thế giới (ghi chú: FED đang chập chờn đe dọa tăng lãi xuất là vậy, đã bàn vấn đề này trước đây trên radio cũng như diễn đàn). Các nhà nghiên cứu chứng minh rằng FED cũng có thể giảm nhẹ lãi xuất nhưng không đủ để khiến giới đầu tư mua lại trái phiếu do ngoại quốc bán ra; Hệ lụy là Mỹ sẽ chật vật hơn để giữ vững niềm tin của giới đầu tư quốc tế, khiến có thể dẫn đến việc giảm nợ công.

Nhưng đòi hỏi thay đổi đối với China còn gây bi thảm hơn nhiều; Chừng nào dollar vẫn là chỉ tệ chính trên thế giới ngay cả khi thế giới lâm vào khủng hoảng tài chánh, theo Eswar Prasad, kinh tế gia thuộc viện đại học Cornell, giải thích: “sức mạnh vẫn thuộc về các định chế của Mỹ. Thị trường tài chánh thâm hậu, hệ thống luật pháp luôn cập nhật , ngay thẳng và thiết thực và một tiến trình chính trị trong sáng dựa trên nền tảng dollar; Các yếu tố đó khiến nước Mỹ và hệ thống tiền tệ của họ trở thành thiên đàng hạ giới.

China cũng muốn xây dựng một hệ thống định chế nhằm lôi cuốn giới đầu tư dựa trên đồng yuan làm chỉ tệ chính, họ cần: “làm cho đồng tiền của họ có khả năng trao đổi toàn diện, chấm dứt ngay mọi việc thao túng tỷ giá và xây dựng một hệ thống thị trường trái phiếu khổng lồ, dễ giao hoán vốn (liquidation) và trong sáng. Can thiệp quá thô bạo vào thị trường chứng khoán như mới sảy ra cho thấy China đang hình thành một hệ thống tài chánh vững trãi hơn (Economist dung chữ developing a mature financial system còn mang ý nghĩa chơi chữ: “chê China vẫn ở trong trình độ xã hội đang phát triển về tài chánh và xã hội). China rồi cũng phải giống như Mỹ, cần xây dựng xã hội được cai trị bởi luật (rule of law) việc này cần thiết phải để cho tòa án ban hành phán quyết trái với ý của đảng CS, mọi việc có vè không tưởng vào lúc này; Vì China rất cần giữ cho kinh tế tiếp tục tăng trưởng, suy trầm sẽ làm cho đồng yuan mất giá.

Nếu theo cách nào đó China đạt được các điều kể trên, sẽ giúp cho hệ thống tài chánh đa cực của thế giới - trên lý thuyết - sẽ thúc đẩy kinh tế thế giới trở nên mạnh hơn và ổn định hơn; Mỹ và China có thể cạnh tranh để làm cho đồng tiền của mỗi nước trở nên hấp dẫn hơn thông qua các chính sách về ngân sách cũng như tiền tệ; Đòi hỏi quá cao luôn đi đôi với trách nhiệm rộng lớn. Nhưng vẫn xuất hiện mói hiểm nguy mới “more room for friction and accidents” gia tăng va chạm và tai nạn; Như lời Alan Wheatley, là tác giả cuốn sách mới đây về dự trữ tiền tệ (reserve currencies), một khi đồng dollar bị nghi ngờ, sẽ đẩy thế giới vào tình huống: “chả còn cảng an toàn nào để trú thân đối với thảm họa sóng thần tài chánh thế giới sắp tới.”

Điều gì sẽ sảy ra khi dollar nẵm giữ vị trí trụ cột, nhưng khi giới chính trị tại Washington thi hành chủ trương cấm vận đối với một số nhà nước thù địch, thì mức độ hữu hiệu đến đâu tùy thuộc vào các chính sách của China; Với họ mấu chốt vẫn là: cố tạo cho hệ thống tài chánh của China trở nên thâm hậu, cởi mở và được tín nhiệm như hệ thống tài chánh Mỹ, đó là một công việc lâu dài, nhưng China có thể thúc đẩy tiến trình này nhanh hơn chút đỉnh với một vài thay đổi cụ thể về chính sách, thí dụ như giảm nhẹ các cản trở đối với giới đầu tư ngoại quốc đối với thị trường trái phiếu (bond market) của China.

Page 39: diendannguoivietquocgia.comdiendannguoivietquocgia.com/Nationalist Vietnamese Forum/Document...  · Web viewKỸ THUẬT –VŨ KHÍ & AI SỢ NƯỚC MỸ, NƯỚC MỸ SỢ AI

Các số liệu thống kê của China trong 5 năm qua kể từ khi đồng yuan được quốc tế hóa cho thấy các dấu hiệu đầy ấn tượng, tỷ lệ thanh toán bằng đồng yuan xuyên biên giới đã tăng lên 22% từ năm 2009 đến cuối năm rồi; bây giờ đồng yuan trở thành đồng tiền đứng hàng thứ năm trong các thanh toán quốc tế. IMF đang thảo luận về khả năng tăng quyền rút vốn đặc biệt (special drawing right) trong túi tiền dự trữ (tức là tăng vốn pháp định của IMF) trong đó có đồng yuan; Nhưng vẫn còn nhiều phiền trách đối với hệ thống dollar, vì khoảng 50 ngân hàng trung ương giữ đồng yuan làm dự trữ ngoại tệ nhưng với lượng nhỏ. Ngoại quốc chỉ giữ 200 tỷ cổ phiếu và bond của China, trong khi họ nắm giữ trị giá 80 lần nhiều hơn (trị giá 16 trillion dollar) trong thị trường cổ phiếu Mỹ (securities bao gồm cả stock và trái phiếu ngân khố bond). Bây giờ thì yuan chỉ mới giữ một tỷ trọng khiêm nhường trong thị trường toàn cầu, nhưng cần nhớ rằng: vào đầu thế kỷ 20, nước Mỹ cũng như vậy (hết phần dịch thuật).

Sau đây là vài thống kê: từ năm 1820 đến 1913, GDP của Anh vs Mỹ đối với GDP toàn cầu đẻ quý bạn so sánh:

năm 1820 GDP Anh chiếm 5% GDP toàn cầu, GDP Mỹ chiếm 2%

Năm 1870 GDP Anh và Mỹ bằng nhau mỗi nước chiếm 9% GDP toàn cầu

Năm 1900 GDP Anh chiếm 9% GDP toàn cầu, GDP Mỹ vượt lên chiếm 16%

Năm1913 GDP Anh giảm còn8% GDP toàn cầu, GDP Mỹtăng lên chiếm 19% GDP toàn cầu (năm này thành lập FED cũng như luật thuế lợi tức tại Mỹ)

Từ năm 1950-60 dollar thay thế đồng pound trong thanh toán quốc tế

Năm 1950 pound chiếm 58% dollar chiếm 31%

Năm 1955 pound và dollar cùng chiếm 45% thanh toán quốc tế (năm 1958 thanh toán quốc tế giảm mạnh do cách mạng tại Ai Cập đưa Nasser lên làm Tổng Thống Ai Cập và Syria trong liên minh Ai Cập-Syria quyết liệt chống Do Thái và Phương Tây). Nên vào năm 1958 dollar chiếm 43% thanh toán quốc tế, pound chiếm 34% ; Đến năm 1960 dollar vọt lên chiếm 60% thanh toán quốc tế, pound chiếm 35% mà thôi.

Xuất khẩu của China so với Mỹ và Anh;

Đặng Tiểu Bình bắt đầu chưong trình cải cách kinh tế năm 1978-79, đến năm 1995 thì China mới bắt đầu xuất khẩu mạnh vào thị trường thế giới, tỷ lệ giá trị hàng hóa xuất khẩu của China, Mỹ và Anh đối với toàn cầu như sau

Năm 1995 China chiếm 3% thị phần hàng hóa thế giới, Anh chiếm 5%, Mỹ chiếm 11%

Năm 2000 China và Anh cùng chiếm 4.5% thị phần thế giới, Mỹ chiếm 12%

Năm 2005 China và Mỹ cùng chiếm trung bình 8% thị phần thế giới, Anh chiếm khoảng 4% thị phần thế giới.

Page 40: diendannguoivietquocgia.comdiendannguoivietquocgia.com/Nationalist Vietnamese Forum/Document...  · Web viewKỸ THUẬT –VŨ KHÍ & AI SỢ NƯỚC MỸ, NƯỚC MỸ SỢ AI

Đến năm 2014 China vươn lên chiếm 12.1% thị phần toàn cầu, Mỹ chiếm 8.5% thị phần thế giới, Anh xuống dưới 3%.

Vài thống kê nêu trên cho thấy quá trình vươn lên của dollar so với pound vào đầu thế kỷ 20, cũng như quá trình vươn lên của China đầu thế kỷ 21, nhưng đồng dollar cũng chỉ thay thế được đồng pound vào thời kỳ 1950, tức là 5 năm sau khi thế chiến II kết thúc dẫn đến việc thi hành trọn vẹn thỏa thuân Bretton Wood năm 1944 và cũng phải gần 50 năm sau khi quyền lực thế giới chuyển từ Âu Châu đến Mỹ để biến Mỹ thành quyền lực trung tâm lãnh đạo thế giới hiện đại. Các thương thảo để Mỹ tham chiến cứu Âu Châu còn liên quan đến việc: Mỹ buộc các nước Âu Châu phải chấp nhận để dollar thay thế Pound trong hệ thống tài chánh toàn cầu mới sẽ được hình thành sau khi thế chiến chấm dứt; Kế hoạch này được hoạch định bởi các chuyên gia kinh tế/tài chánh của Au Châu và Mỹ (Kinh tế gia John Meynard Keyes đại diện Anh Quốc là thành viên trụ cột trong kế hoạch này, để dẫn đến Hiến Chương Bretton Wood năm 1944.)

Song Hong Bing chả hiểu gì về quyền lực tài chánh toàn cầu khi viết cuốn: chiến tranh tiền tệ Curencies war, nên chẳng hiểu gì về các lý thuyết kinh tế được giới học giả Âu Mỹ đề ra để giải thích về mặt lý thuyết các diễn biến kinh tế/tài chánh thời cận đại. Cho nên Song Hong Bing chẳng hiểu gì về các sắp xếp nhằm đẩy toàn cầu vào chỗ phải chấp nhận trật tự thế giới mới về chính trị/xã hội/kinh tế/tài chánh sau mỗi cuộc chiến tranh lớn, đã được dàn dựng và sắp xếp từ cuối thế kỷ 19 đến nay.

Mỗi cuộc chiến (dù tiền tệ hay vũ trang) đều giúp thế giới cải tiến về tổ chức, kỹ thuật cũng như tiền tệ, khiến thế giới sau chiến tranh trở nên hoàn thiện hơn so với trước đó, việc này tự nó có chính nghĩa, thực khác xa với việc đẩy thế giới vào chiến tranh để vơ vét tài nguyên mưu cầu tái lập chủ nghiã thực dân kiểu cổ mà loài người đã bỏ lại phía sau từ rất lâu. China nuôi tham vọng muốn trở thành quyền lực phát hành tiền tệ cho toàn cầu thay thế Mỹ vào lúc nào đó, chứ không muốn đồng yuan đơn giản trở thành đồng tiền có khả năng giao hoán tự do trong hệ thống do Phương Tây sắp đặt.

Nên chiến tranh tiền tệ xuất phát từ tham vọng của China chứ không do Mỹ khởi xướng. Khi Mỹ tung dollar ra hay thu dollar về đều nằm trong thỏa thuận được Bildebird chấp thuận để ứng phó với thực tế của kinh tế thế giới, đồng thời cũng chỉ là các biện pháp mang tính thuần túy kỹ thuật tài chánh nhằm ngăn ngừa sự tệ hại do China có thể tung ra. Như vậy, Mỹ chỉ chống đỡ thụ động chứ không tấn công trực diện hệ thống tiền tệ của China, nếu tấn công, Mỹ sẽ chẳng bao giờ để China tiếp tục thao túng thị trường Mỹ bằng hàng giả, ăn cắp kỹ thuật có hệ thống, dumping hàng hóa nhằm chiếm lĩnh thị trường, vi phạm nghiêm trọng điều luật của WTO (World Trade Org) cùng hàng loạt các lạm dụng khác, mặc dù Mỹ và China vẫn thường xuyên tham khảo qua các phiên họp về an ninh và kinh tế, nhưng China không bao giờ chịu nhượng bộ bất cứ điều gì do Mỹ nêu lên.

Bảo rằng Mỹ tốt lành chân thật thì tôi không dám tin như vậy, nhưng họ hiểu rõ hơn ai hết về quy luật tiến hóa khách quan như thế này: “khi anh theo kinh tế thị trường thì tất yếu lực của thị trường sẽ buộc anh phải cải cách chính trị, hệ thống do anh xây dựng và các chủ trương chính sách do anh thi hành sẽ dẫn đưa kinh tế China vào khủng hoảng toàn diện” Mỹ cùng thế giới chỉ cần chuẩn bị đối phó mà thôi. Đó là tất cả

Page 41: diendannguoivietquocgia.comdiendannguoivietquocgia.com/Nationalist Vietnamese Forum/Document...  · Web viewKỸ THUẬT –VŨ KHÍ & AI SỢ NƯỚC MỸ, NƯỚC MỸ SỢ AI

những gì ta đã và đang chứng kiến, China dù khôn cách mấy thì rồi ra, đồng yuan trở thành đồng tiền có khả năng trao đổi tự do như đồng Yen, đồng Euro đã là tốt đối với China rồi, chả hiểu Tập và Lý có chịu hay không.

Về chủ đề nước Nga bị phân rã

Là chủ đề bài viết khác trong loạt bài bắt đầu bằng nhiều giả định, thí dụ như bà Hillary Clinton đắc cử TT Mỹ thì 100 ngày đầu sẽ ra sao, nếu đồng Yuan cạnh tranh với dollar, nếu thế giới hình thành hệ thống thâu thuế kiểu thuế cầu đường thời xưa, nếu kinh đào Panama bị đối thủ cạnh tranh dẫn đến chiến tranh hầm hố ở Nicaragua, và chủ đề khác liên quan đến Nga là: “nếu nước Nga bị phân rã, thảm kịch sau Putin (If Russia breaks up, The Peril beyond Putin).

Bài viết này nhắc nhở thế giới về hậu quả khôn lường sảy ra đối với vùng Đông Eurasia, mà trong nhiều phát biểu trên các chương trình Radio cũng như nhiều bài viết khác nhau tôi đã gián tiếp bàn về vấn đề tương lai của vùng đông Eurasia.trong kế hoạch toàn cầu. Đặc biệt với vài người, tôi đã nói rõ cho biết tương lai của Nga và China sau cuộc chiến lớn, vùng Viễn Đông thuộc Nga sẽ chịu nhiều ảnh hưởng của Nhật Bản và Nam Triều Tiên trong kế hoạch vẽ lại bản đồ toàn vùng đông Eurasia như thế nào.

Xin tóm lược đại ý vài phát biểu mà tôi đã trình bày trong mấy năm qua:

1- TT Obama trong nhiệm kỳ hai mới làm việc thật sự và nội các do ông lãnh đạo có nhiệm vụ giải quyết căn bản tình hình tại thế giới Hồi Giáo Trung Cận Đông và Bắc Phi; khi các diễn biến sảy ra tại Ukraina cũng như sự xuất hiện của ISIL, tôi đã mau chóng đi đến kết luận là: các việc đó sẽ dẫn đến vẽ lại bản đồ ranh giới các nhà nước sẽ được hình thành dựa trên chủng tộc và giáo phái. Cho dù tình hình chưa tiến triển rõ ràng, nhưng việc hình thành các nhà nước mới với các ranh giới mới thực tế đang được sắp xếp giữa các thế lực lớn trong vùng thế giới Hồi Giáo với sự đạo diễn và bảo chứng của Mỹ (vụ nhà nước của người Kurd tôi cũng đã nêu lên từ hơn 20 năm trước).

2- Nhiệm vụ giải quyết tình hình tại vùng Đông Eurasia (từ đông Ural đến Viễn Đông thuộc Nga) là trọng trách của vị TT Cộng Hòa sẽ thay thế ông Obama vào đầu năm 2017. Việc giải giới nguyên tử Iran và Bắc Triều Tiên là các việc thuộc trách nhiệm giải quyết của nội các Obama.

3- Về nước Nga, tôi luôn luôn nhắc đến sự kiện là: “Nga không thể tự bảo vệ lãnh thổ quá rộng lớn được trước các làn sóng tấn công từ Hồi Giáo cũng như từ các thế lực lớn hơn hẳn Nga ở phía nam thuộc Đông Eurasia. Tôi cũng nhấn mạnh nhiều lần việc bản đồ vùng Đông Eurasia cũng sẽ được vẽ lại để hình thành các nhà nước mới, nhận định này hoàn toàn bao gồm cả Nga, lẫn China, thậm chí cả Ấn Độ về lâu về dài.

4- Kế sách này sẽ giúp giải quyết các tranh chấp rộng lớn hơn liên quan đến khối tài nguyên khổng lồ tại Bắc Cực được dự trù chiếm 25% lượng nguyên liệu và năng lượng toàn cầu, nếu không gấp rút giải quyết tình trạng tranh chấp tại bắc Cực sẽ ngay tức khắc gây đổ vỡ đối với thế giới, vì China và Nga đang chuẩn bị cho cuộc chiến lớn nhằm dành lấy vai trò siêu cường chống lại bất cứ áp đặt nào xuất

Page 42: diendannguoivietquocgia.comdiendannguoivietquocgia.com/Nationalist Vietnamese Forum/Document...  · Web viewKỸ THUẬT –VŨ KHÍ & AI SỢ NƯỚC MỸ, NƯỚC MỸ SỢ AI

phát từ văn minh Phương Tây (China nuôi tham vọng thống lĩnh toàn cầu thay thế Mỹ, như họ đã từng giải thích liên quan đến khái niệm về:”chuyển dịch của văn minh từ Mỹ sang Hoa Lục, do nhóm Giang và Trì Hạo Điền chủ xướng)

Bài viết trên tờ Economist, mặc dù đặt chủ đề trên chữ NẾU, nhưng người đọc cần hiểu rằng: “đó là sự thực hiển nhiên chẳng thể tránh được.” Mặc dù những việc mà Ông Putin hiện bị đẩy đến chỗ phải hành động kết hợp cùng Tập Cẩm Bình, dù xuất phát từ mưu thuật của bất cứ phe nhóm nào thì rồi cũng sẽ dẫn đến chiến tranh lớn, vốn là điều mà tôi đã khẳng định từ rất lâu trước đây, xin quý bạn đọc theo dõi thêm phần lược dịch bài viết trên tờ Economist số august 7th15

5 – IF RUSSIA BREAKSUP, THE PERIL BEYOND PUTIN

Thế giới bên ngoài nhìn nước Nga dưới thời Putin làm TT: là nước Nga bành trướng, muốn khôi phục lại biên cương thời Soviet cũ, và tái lập đế chế. Nhưng thực chất của nước Nga là gì, với 200 chủng tộc sống rải rác trên lãnh thổ trải dài trên 11 múi giờ chính là nguy cơ lớn khi Nga lâm vào bất ổn.

Chẳng phải là lần đầu khi Nga cố xâm lăng/bành trướng, vốn được coi là công cụ chống lại cao trào đòi hiện đại hóa,xuất hiện từ trong nước Nga, khi làm như vậy Nga càng trở nên bị phân hóa về lãnh thổ hơn. Năm 1904 khi Nga ở ngưỡng cửa của cách mạng, Tsar Hoàng Nicholas II đã mở rộng chủ nghĩa chủng tộc, mở cuộc chiến tranh nhỏ với Nhật Bản để chống lại cao trào đòi cải cách; cuộc chiến kết thúc vào năm sau khi quân Nga bị đánh bại, và 12 năm sau nữa đế quốc Nga bị tan rã chỉ trong vài ngày. Năm 1979 giới cai trị CS phải đối diện với các gánh nặng xuất phát từ các nghịch lý do chính họ tạo ra, họ xâm lăng Afghanistan, cũng 12 năm sau chế độ Soviêt bị tan rã.

Năm 2011 giới trung lưu thành thị xuống đường đòi hiện đại hóa, Putin đáp ứng bằng cách hủy diệt tổ chức toàn quốc đấu tranh hợp pháp, sau đó mở chiến tranh chống lại Ukraina, cuộc phiêu lưu mới nhất của Nga rồi ra cũng sẽ kết thúc theo vết xe đỏ, với sự tan rã của nhà nước cùng sự phân hóa lãnh thổ, chẳng còn xa như ta đã sớm nhận thấy.

Liên Bang Xoviet bị phân rã vì bị dàn ra quá mỏng, kiệt quệ vì thiếu tiền cũng như thiếu hẳn sáng kiến, giới chức lãnh đạo địa phương nhìn thấy chẳng được hưởng lợi gì khi vẫn là thành viên của một đất nước đầy tham nhũng. Do thế, nó bị phân thành 15 cộng hòa tạo thành liên bang khổng lồ, hiện không thấy dấu hiệu chứng tỏ rằng việc này sẽ chấm dứt ở đây, vì nhiều vùng thuộc Liên Bang Nga đã tuyên bố xác lập chủ quyền, bao gồm vùng Siberia, Ural, Karela và Tatarstan. Nhằm ngăn chặn việc tan vỡ của Liên Bang Nga, Tổng Thống Boris Yeltsin đã hướng đến việc thành lập Liên Bang (Federation) hứa dành cho mỗi vùng quy chế tự trị phù hợp với điều kiện mỗi khu vực. Yeltsin hứa với người Kazan, thủ đô cũ của họ là Tatarstan, quyền cai trị các vùng phụ cận xưa kia là chư hầu của họ thành một nhà nước biệt lập, với một Tổng Thống, một Hiến Pháp và quan trọng nhất là ngân sách riêng, để đổi lại, Tatarstan hứa vẫn là một phần của Liên Bang Nga.

Page 43: diendannguoivietquocgia.comdiendannguoivietquocgia.com/Nationalist Vietnamese Forum/Document...  · Web viewKỸ THUẬT –VŨ KHÍ & AI SỢ NƯỚC MỸ, NƯỚC MỸ SỢ AI

Putin lật ngược lại quy chế Liên Bang và biến đổi nước Nga thành trung ương tập quyền; bãi bỏ bầu cử địa phương, áp đặt việc cử đại diện của Tổng Thống tạiTrung Ương trực tiếp cai trị địa phương, định mức thuế cho mỗi địa phương tùy theo ân huệ của Moscow; nước Nga như thế không phải là quốc gia trọng luật mà là nguồn gốc của tình trạng vô luật pháp và tham nhũng (ghi chú thêm: phải chăng Putin muốn ứng dụng kiểu nhà nước do Oliver Cromwell thành lập tại Anh qua thể chế Commonwealt hồi 1653 chăng?)

Theo ngôn từ của Mikhail Iampolski, sử gia, mô tả nước Nga ngày nay là chế độ Đại Hãn (khanate) tập hợp nhiều hoàng tử địa phương lãnh chiếu chỉ cai trị mỗi vùng theo lệnh của Đại Hãn ở Kremlin. Trong thập kỳ qua, công việc chính của Moscow là chỉ định Thống Đốc đã ủng hộ Putin lãnh nhận trách nhiệm cai trị mỗi vùng, để đổi lại họ nhận được nguồn lợi từ dầu hỏa và thẩm quyền cai trị vùng được chỉ định. Chechnya dưới quyền cai trị của Ramzan Kadyrov, vốn là một sứ quân được Putin đặt vào vị trí cai trị vùng này là điển hình; trong cuộc bầu cử mới nhất 99.7% người Chechnya ủng hộ Putin so với 99.6% người đi bầu.

Nếu Putin ra đi hoặc Nga cạn tiền thì Chechnya sẽ rời khỏi liên bang sớm nhất, việc này sẽ tác động mãnh liệt đến toàn vùng Caucasus; Dagestan rộng lớn hơn và phức tạp hơn hẳn so với Chechnya nên sẽ bị chia làm nhiều mảnh nhỏ. Mâu thuẫn trên vùng Caucasus tổng hợp lại sẽ làm suy yếu chính quyền trung ương Nga khiến nhiều vùng khác sẽ nối đuôi nhau tìm cách tách khỏi nước Nga; Tatarstan với 2 triệu dân thì 1.5 triệu là người Hồi Giáo sẽ tách ra trở thành nhà nước Đại Hãn như họ đã từng thành lập từ thế kỷ 15, với cá tính dũng mãnh, kinh tế đa dạng, họ sở hữu công ty dầu riêng cùng với giới cai trị được học hành tốt; họ sẽ mau chóng liên kết với Crimea, cũng có nguồn gốc Tatars (ít ra là về lịch sử lãnh thổ vùng này), cũng sẽ tuyên bố độc lập.

Vùng Ural sẽ hình thành nền cộng hòa như họ đã cố gắng hồi 1993, xung quanh thành phố Yekaterinburrg là thành phố lớn hàng thứ tư của nước Nga; hoặc họ sẽ liên kết với Siberia; Siberia tự mình sẽ tái sinh dựa trên thành phố Krasnoyarsk và thành phố Irkutsk, họ sẽ tuyên bố làm chủ vùng đầy dầu và khí đốt, họ sẽ bán các thứ đó cho China. Không giống như Nga, China ít quan tâm đến việc bành trướng lãnh thổ trên vùng quá thưa thớt dân cư tại Viễn Đông cũng như Siberia, nhưng họ sẽ thực dân hóa vùng này bằng kinh tế; Hai thành phố lớn trong vùng là Vladivostok và Khabarovsk, về phương diện kinh tế sẽ dựa nhiều hơn vào China và Nam Triều Tiên chứ không phải là phần Âu Châu của nước Nga.

Tan rã - vũ khí nguyên tử bên trong (Things fall apart – with nukes inside)

Mặc cho Nga lớn tiếng lên án Mỹ tìm cách phân hóa nước Nga, mặc dù kịch bản như vậy sảy ra sẽ trở thành kinh khiếp đối với Phương Tây, nên việc kiểm soát kho vũ khí nguyên tử của Nga là vấn đề quan trọng. Dù sao thì bộ tổng tư lệnh vẫn nằm ở Moscow, nên việc bảo đảm an toàn cho các căn cứ hỏa tiễn tản mác trên toàn lãnh thổ Nga là việc khó khăn hơn hẳn so với thời kỳ Liên Xô bị tan rã trước đây, khi đó cả Nga lẫn Mỹ đều đã hợp tác thành công trong việc giải giới kho vũ khí nguyên tử tả

Page 44: diendannguoivietquocgia.comdiendannguoivietquocgia.com/Nationalist Vietnamese Forum/Document...  · Web viewKỸ THUẬT –VŨ KHÍ & AI SỢ NƯỚC MỸ, NƯỚC MỸ SỢ AI

Ukraina và Kazakhstan về Nga. Ukraina đã hoàn tất văn bản được gọi chung là bản ghi nhớ (memorandum) Budapest và Nga đã ký kết văn bản này cùng với Mỹ và Anh với cam kết bảo đảm vẹn toàn lãnh thổ của Nga để đổi lấy giải pháp về vũ khí nguyên tử; Bây giờ Nga sáp nhập Crimea vậy liệu cam kết đó có còn giá trị nữa hay không.

Kịch bản nước Nga bị phân rã đang hiện thực tại Nga, các giới chính trị cùng các giới thảo khấu hiện đang công khai bàn về vấn đề này; Ngay sau khi sáp nhập Crimea và mở cuộc chiến trên vùng đông Ukraina, Kremlin đã ban hành luật coi hành vi cổ vũ cho việc phân hóa nước Nga là trọng tội; Thực ra việc làm Nga bị phân rã xuất phát từ chính điện Kremlin và các chính sách đối với Ukraina.

Vượt ra ngoài đường biên thời hậu Xoviet, ông Putin đã mở nắp hộp đàn Pandora, nếu crimea về phương diện lịch sử thuộc về Nga như họ tuyên bố, vậy thành phố Kaliningrad vốn là thành phố Konigsberg là thành phố của nước Đức đã bị Nga chiếm hồi thế chiến II thì sao. Còn thành phố đông Karelia vốn thuộc Phần Lan đã được sáp nhập vào Nga trong cuộc chiến hồi 1940 phải trả lại cho Phần Lan, và quần đảo Kuril cũng phải trả lại cho Nhật Bản

Hành động nguy hiểm của Putin muốn gây chiến nhân danh chủ nghĩa quốc gia, thì Nga đâu có sức mạnh để bành trướng, vì họ thiếu tài nguyên, động lực và viễn kiến về một đế chế trong tương lai. Họ đã đẩy vùng đông Ukraina vào bất ổn và sáo trộn, biến vùng này thành nơi chứa các tổ chức tội phạm, Nga không thể quảng bá cho văn minh Nga, thực ra chỉ reo rắc hỗn loạn vô chính phủ mà thôi.

Trong ngắn hạn thì nước Nga dưới thời Putin trở nên mỏng manh dễ đổ vỡ hơn, Phó Tham Mưu cho Putin là Vyacheslav Volodin đã nói thế này: “no Putin, no Russia; thật khó có thể mường tượng được sự tồi tệ nào hơn được nữa (hết phần dịch thuật bài số 5)

If a NATO member come ander attack? How the West would recognize and respond to Russian offensive

Economist đặt ra nhiều giả thuyết nếu một thành viên của NATO bị Nga tấn công thì NATO sẽ làm gì; câu hỏi này được được Economist đặt ra trong điều kiện thế giới Phương Tây đang phải đối diện với thách đố lớn lao nhất xuất phát từ Phương Đông, cụ thể liên quan đến tham vọng dù được cố tình dấu kín của China trong âm mưu thôn tính theo kiểu thực dân hóa (colonise) từ từ đối với toàn vùng Đông Eurasia trên lục địa cũng như trên biển (kể cả tại ĐNÁ).

Tuy ồn ào tuyên bố dữ dội chống liên minh do Mỹ lãnh đạo, nhưng thực chất thì China vẫn thi hành chủ trương mua thời gian để làm giầu, củng cố sức mạnh kinh tế/khoa học/quân sự, nếu phía Mỹ cùng đồng minh gây sức ép trở lại thì China sẽ làm ra bộ nhượng bộ chút đỉnh để mua thời gian mà thôi; Mỗi bước tiến của tình hình China xử dụng sức mạnh tổng hợp để thực hiện chủ trương thực dân hóa toàn vùng đông Eurasia. China bành trướng trên hai hướng:

Page 45: diendannguoivietquocgia.comdiendannguoivietquocgia.com/Nationalist Vietnamese Forum/Document...  · Web viewKỸ THUẬT –VŨ KHÍ & AI SỢ NƯỚC MỸ, NƯỚC MỸ SỢ AI

1- tấn công trên lục địa qua ngả Trung Á thông qua khối Hiến Chương Thượng Hải SCO kết hợp với ngân hàng AIIB để hỗ trợ cho làn sóng xâm lăng kinh tế/thương mai/tài chánh, để qua các bình phong hợp pháp này thực hiện chủ trương thực dân hóa toàn Trung Á, lâu dài đẩy cả Nga, Phương Tây lùi về phía tây Ural.

2- Hướng tấn công trên Biển Đông cùng Hoa Đông kết hợp – công/thủ qua chiến lược A2/AD đã được nói nhiều lần trước đây – để bảo vệ Hoa Lục trước các cuộc tấn công trên mặt biển, được coi là mặt trận quan yếu nhất của China; nhưng về lâu dài thì hai mũi tấn công trên bộ và trên biển sẽ kết hợp để tạo cho China sức mạnh toàn diện theo cách tổ chức mà quyền lực Mỹ đã thi hành trong 200 năm qua.

China hy vọng vẫn có thể tránh được các áp lực của Mỹ trong hạn kỳ mươi năm nữa, thời gian đó được coi là tối thiểu cần thiết để China đủ sức đối đầu công khai với Mỹ cũng như Âu Châu/Nhật Bản, đồng thời về căn bản China đã hoàn tất một bước trong nỗ lực thực dân hóa về kinh tế đối với Trung Á, cũng như đủ thời gian xây dựng khối đồng minh thân với China trong vùng được xử dụng như công cụ gây áp lực đối với toàn vùng để cột chặt toàn vùng vào quỹ đạo do China thiết lập (cụ thể Pakistan cùng các nhà nước Trung Á vốn rất bất ổn chính trị, dễ cho China mua chuộc bằng tham nhũng như đảng CS/VN hoặc Cambodge thông qua áp lực chính trị kết hợp với mạng lưới tài chánh/tiền tệ lan tỏa khắp thế giới).

Nga dận Mỹ cùng Âu Châu vì đã không liên minh cùng Nga thi hành chủ trương thực dân hóa toàn cõi Eurasia để áp đặt giá trị văn minh Phương Tây-Kito Giáo trên toàn thế giới, tức là giúp Nga lập và củng cố chế độ thực dân kiểu Nga, mối hận này đã tồn tại từ thời Thánh Chiến khi lực lượng Thánh Chiến chống lại Chính Thống Giáo dưới thời đế quốc Byzantium. Đặc biệt tăng lên trong gần 300 năm qua kể từ khi Illuminati/Bavaria vốn là chi nhánh của Dòng Tên Cổ thi hành chủ trương tổng hòa văn minh và hợp nhất nhân loại vào một mối. Chủ trương này đã bị dòng Dominicain (Đa Minh) theo chủ trương bảo thủ kết hợp cùng hoàng đế TBN phản đối quyết liệt trong suốt vài trăm năm, cuối cùng bị Giáo Hoàng La Mã dưới áp lực của TBN giải tán Dòng Tên Cổ vào năm 1772 bởi Sắc lệnh của Giáo Hoàng Clement XIV.

Nhưng đã quá trễ, ảnh hưởng của các cao trào đòi cách tân Thiên Chúa Giáo đã bén sâu vào tầng lớp trí thức Âu Châu được hình thành sau thời Phục Hưng-Trung Cổ, và Dòng Tên Cổ vào thời điểm bị giải tán đã kết hợp quá chặt chẽ với các Hội Kín (Freemason, Knight of Malta, Knight of Hospitalia) đã trở thành các thế lực hùng mạnh thực tế nắm vai trò lãnh đạo toàn Âu Châu, Địa Trung Hải cũng như đã bí mật hiện diện tại Châu Mỹ cũng như Á Châu.

Nên giới lãnh đạo Dòng Tên Cổ đã hình thành kế hoạch lâu dài nhằm tiến tới việc xây dựng quyền lực toàn cầu đủ khả năng xung dụng mọi tài nguyên của nhân loại hướng tới việc phục vụ con người, đặt lại quan hệ giữa người với người và giữa người với tự nhiên trên nền tảng khoa học, bao gồm cả quan hệ giữa giáo dân với nhà thờ La Mã. Cho nên Tổng Đàn Hội Kín Illuminatti được hình thành trong thực tế với sự kết hợp mọi hội Kín Phương Tây nhắm tới mục tiêu tối hậu là: “khuất phục mọi thế lực thi hành chủ trương bảo thủ chống lại con đường cải cách thế giới, dưới sự phối hợp giữa các quyền lực Hội

Page 46: diendannguoivietquocgia.comdiendannguoivietquocgia.com/Nationalist Vietnamese Forum/Document...  · Web viewKỸ THUẬT –VŨ KHÍ & AI SỢ NƯỚC MỸ, NƯỚC MỸ SỢ AI

Kín thi hành, nhằm thống nhất nhân loại về một mối” (chủ yếu là giữa freemason với Illuminati).

Cho nên Nga, Hoa, Cực Đoan Hồi Giáo cùng các nước chậm tiến vẫn bị đắm chìm trong các hệ thống giá trị cổ đều phải bị đẩy vào tình huống bị tan rã; cuối cùng phải chấp nhận trật tự mới mang tính toàn cầu, thể hiện đúng hướng đi của nhân loại. Do thế, Hoa-Nga chống Mỹ quyết liệt, quyết khôi phục lại vị thế đại diện cho văn minh Cổ Phương Đông, đề cao vai trò lãnh đạo de facto của Hán Hoa đối với các dân tộc trong vùng Viễn Đông chống lại Mỹ. Được giới truyền thông China cố tình mô tả là biến thái của chủ nghĩa thực dân Âu Châu được mặc cho vỏ bọc hướng tới việc thống nhất nhân loại, luận điệu trong sách giáo khoa của China thể hiện tinh thần đó; cho nên cuộc chiến này là tối hậu.

Nga đã phạm quá nhiều sai lầm khi thi hành chủ trương mở rộng đế quốc về Hướng Đông, cùng lúc muốn chiếm cả Bắc Cực lẫn các vùng Ural, Siberia và vùng Viễn Đông, tranh dành biển Alaska với Mỹ, thậm chí đã có lúc chiếm một phần duyên hải thuộc bắc California, sai lầm chết người của Nga chính ở chỗ đã không lượng sức mình để dồn lực lượng tối đa bảo vệ vùng biên cương phía nam trên lãnh thổ thuộc đế quốc Nga. Nga quá chủ quan khi tự tin vào vũ khí quá lạnh của vùng bắc cực, qua bài học của Napoleon Bonaparte khi xâm lăng Nga hồi 1812 rồi bị đánh bại năm 1815 vì quân Pháp không được tiếp tế trên trục vận chuyển quá xa, thời tiết quá khắc nghiệt, bài học Đức hồi thế chiến II càng làm cho Nga đi theo lối mòn xưa. Cho dù thế giới đã thay đổi quá nhiều về mọi mặt, khiến lãnh thổ rộng lớn của Nga trở thành mồi ngon của các thế lực Phương Nam với khối dân số khổng lồ sẵn sàng thiên di cướp phá bất cứ thứ gì bất chấp quy luật hành xử văn minh.

Economist đã trình bày quan điểm rất thẳng thừng đối với các sai lầm chết người do Putin gây ra cho Nga, cũng xuất phát từ lòng tham vô đáy, không dám tính truyện lâu dài bằng cách sửa chữa lại các sai lầm của người xưa, không tính toán được sức chịu đựng của nước Nga, ban phát quyền lực cho tay chân bộ hạ như của riêng, nước Nga của Putin ngày nay tệ hơn thời Tsar Hoàng xưa. Dĩ nhiên, khi bị đẩy vào chân tường, Nga sẽ tấn công nhắm hướng tây để đặt điều kiện thương thuyết về quyền lợi của Nga, China tuy cũng nhắm đến mục tiêu đó (nên Nga-Hoa cấu kết là tự nhiên) nhưng với China mục tiêu đó chỉ là tạm thời, China còn theo đuổi chiến lược lâu dài nhằm thôn tính toàn cầu, một việc mà Nga không hề có viễn kiến về tương lai của chính nước Nga chứ chưa nói về thế giới.

Cho nên đã từ khá lâu, tôi vẫn phát biểu quan điểm rất rõ là: “Mỹ và quyền lực thế giới có đủ chính nghĩa nhân loại để giải quyết các bất ổn toàn cầu do các thế lực cản trở tiến bộ gây ra.” Các đánh giá về thế giới đã được tôi liên tục trình bày qua làn sóng phát thanh cũng như qua các bài viết, liên tục xuất hiện trong 20 năm qua ngày càng hiện thực, thậm chí ngay cả việc phân hóa nước Nga như thế nào cũng đã được tôi kín đáo báo cho một số thân hữu. Cụ thể là bản đồ toàn vùng đông Eurasia sẽ được vẽ lại, Afghanistan, Pakistan, China, Nga sẽ bị phân rã thành nhiều nước dựa trên chủng tộc và địa lý, vùng Viễn Đông thuộc Nga rồi ra sẽ nằm trong vùng ảnh hưởng của Nhật-Nam Triều Tiên cùng với Hán để hình thành khối Đông Bắc Á.

Page 47: diendannguoivietquocgia.comdiendannguoivietquocgia.com/Nationalist Vietnamese Forum/Document...  · Web viewKỸ THUẬT –VŨ KHÍ & AI SỢ NƯỚC MỸ, NƯỚC MỸ SỢ AI

Mặt khác các diễn biến tại vùng Nam Tatarstan nối liền Hắc Hải với biển Caspien cho ta thấy lý do tại sao Mỹ cũng như NATO phải tìm mọi cách hiện diện tại vùng hiểm địa này để đề phòng trường hợp Nga bị tan rã thật sự. Một tình huống như vậy sảy ra sẽ ngay tức khắc đe dọa an ninh vùng Địa Trung Hải cũng như Âu Châu, nên thỏa thuận nguyên tử với Iran phải được ký kết, cho dù Quốc Hội Mỹ có thông qua hay không thì thỏa thuận vẫn phải được thi hành trong thực tế, để ngăn ngừa chiến tranh lớn từ Đông Eurasia không bị lan đến vùng Tây Eurasia. Đã từ khá lâu trước đây, tôi đã phát biểu: “Quy mô một quốc gia chỉ khonảg 400 triệu người là đủ, rộng lớn qua sẽ trở thành đe dọa toàn cầu” các diễn biến hiện nay rồi ra sẽ dẫn đến việc hình thành các quyền lực khu vực, kết hợp lại thành chính quyền thế giới trong tương lai có thể nhìn thấy rõ ở phía trước.”

Putin hành động theo lối mòn xưa theo truyền thống của nước Nga trong khi thế giới đã thay đổi quá nhiều so với hơn trăm năm trước, thậm chí ngay cả thời chiến tranh lạnh khi Liên Xô vẫn đeo đuổi chủ trương chống Mỹ. Ngày nay Nga trở thành mối hiểm nguy đối với an ninh thế giới, vì ngay trong lòng nước Nga vẫn tồn tại nhiều thế lực đủ khả năng tàn phá Nga từ bên trong, khiến Nga có thể bị phân rã bất cứ lúc nào. Mối liên hệ sống còn giữa China với Nga nay trở thành hiện thực khi kinh tế hai nước đang suy sụp từng ngày, bất ổn xã hội và lãnh đạo gia tăng ở cả hai phía, trong khi lực lượng quân sự/chính trị của cả hai chưa sẵn sàng để can thiệp vào bên ngoài trên phạm vi rộng để tự cứu mình.

Cho nên dù Putin vẫn muốn xử dụng kiểu chiến tranh hybrid warfare để chiếm lấy vùng duyên hải Baltic gồm mấy nước nhỏ như Estonia, Latvia để mở đường ra biển khơi nhưng vẫn chưa dám hành động, vì việc này còn liên quan đến China tại Viễn Đông, Bứt dây động rừng, nếu Putin điên rồ hành động quá sớm tại Baltic sẽ dẫn đến nổ lớn ngay tức khắc tại Viễn Đông, khi đó China và Nga sẽ tan rã ngay, vì cả hai vẫn chưa sẵn sàng cho cuộc chiến tranh lớn. Nên Putin vẫn chưa dám hành động bằng cách xử dụng kiểu chiến tranh hybrid để chiếm lấy Estonia và Latvia như họ đã làm tại Crimea; Nhưng cả hai còn trì hoãn được bao lâu nữa vẫn là câu hỏi lớn, việc này cũng có thể còn có khuyến cáo từ Tập Cẩm Bình đối với Putin trong việc phối hợp hành động trên vùng tây và đông Eurasia.

Bài viết nhan đề If a NATO member comes under attack trên tờ Economist đã lên tiếng cảnh tỉnh thế giới về thảm kịch tại Âu Châu, một việc rất dễ sảy ra khi phía Đông Eurasia đi vào chiến tranh lớn, trên lục địa cũng như trên biển, khi China rơi vào vòng bất ổn không lối thoát (hiện đang sảy ra từ thị trường, phá giá tiền tệ, kinh tế China và thế giới đang rơi vào suy trầm, nổ ở Thiên Tân…), kết hợp với việc Nga cạn kiệt tài nguyên dẫn đến việc tuyên bố độc lập của nhiều sứ quân, xin lưu ý quý bạn đọc là, trước đây khi bàn về chiến tranh Ukraina cũng như vùng biển Đông, tôi cũng đã nói tóm gọn thế này: “không phải lúc, không phải chỗ không phải người thì không thể có chiến tranh.” Vấn đề tại sao Nga không được giúp phát triển toàn diện về xã hội và kinh tế sau chiến tranh lạnh là bí ẩn lịch sử, rất khó giải thích, việc này có liên hệ sâu rộng đến thực tế của xã hội Nga cũng như toàn vùng Eurasia nói chung, mong quý bạn đọc cẩn trọng theo dõi tình hình Sau đây là bài dịch tóm lược.

6 – IF A NATO MEMBERS COMES UNDER ATTACK

Page 48: diendannguoivietquocgia.comdiendannguoivietquocgia.com/Nationalist Vietnamese Forum/Document...  · Web viewKỸ THUẬT –VŨ KHÍ & AI SỢ NƯỚC MỸ, NƯỚC MỸ SỢ AI

Nga xâm lăng Ukraine khiến NATO tìm thấy ý nghĩa mới về mục tiêu của tổ chức, nhưng cùng lúc xuất hiện mối đe dọa mới: đó là kiểu chiến tranh lai (hybrid warfare, có thể hiểu như chiến tranh không tuyên chiến) hình thành trong điều kiện đối nghịch: “khi các nhà phân tích quân sự cố sửa chữa các sai lệch, trong khi đó các kế hoạch mật lại hướng tới việc gây thêm khủng hoảng.” Xin giả định thế này: Putin sau khi thành công sáp nhập Crimea và đã tách vùng Donbas ra khỏi Ukraina, thì ông ta có thể nghĩ đến tham vọng lớn hơn, mục tiêu của Putin là làm suy yếu NATO và Liên Hiệp Âu Châu (EU) bằng cách tập trung sức mạnh kỹ thuật chiến tranh lai (hybrid warfare) nhắm vào hai nước vùng Baltic có cùng biên giới với Nga, đó là Latvia và Estonia.

Chiến lược chiến tranh lai là kết hợp lực lượng quân sự với các công cụ không quân sự nhắm mục tiêu là quốc gia; Nhưng không giống như Ukraina, các quốc gia Baltic là thành viên NATO và EU nên được bảo vệ chiếu theo điều luật cam kết an ninh hỗ tương theo điều 5 của Hiến Chương ký kết năm 1949, Washington giải thích là: khi một thành viên bị tấn công có nghĩa là toàn khối bị tấn công.

Điều khoản này được hiểu rõ ràng không còn nghi ngờ gì về việc một quốc gia thành viên bị tấn công quân sự, nhưng liệu lối diễn dịch đó có còn phù hợp với chiến thuật của Nga trong thế kỷ 21 này hay không, khi Nga dấu tay và chối bay khi cuộc tấn công tại Crimea sảy ra. Chỉ một lần trong 66 năm tồn tại, điều 5 của Hiến Chương NATO được viện dẫn theo sau cuộc tấn công khủng bố nhắm vào Mỹ hôm sept 11 th 2001 khi đó đã nổ ra tranh luận trong Liên Minh về tính chính đáng khi xử dụng cây gậy lớn.

Putin trắc nghiệm điều đó, lập kế hoạch bắt đầu tập hợp người gốc Nga (chiếm 47% tại Estonia và 37% tại Latvia) tuyên truyền buộc họ phải xác nhận là người Nga. Xử dụng những kẻ đồng lõa khuấy động thành lập phong trào thân Nga, biểu dương lực lượng tại thủ đô Riga và Tallinn, Nga đã làm mọi việc có thể nhằm làm suy yếu chủ quyền của hai nước này, nhóm thiểu số gốc Nga tại Estonia và Latvia đã hô hào đứng lên chiến đấu cho người anh em ở Đông Ukraina và trở về nước cầm súng chiến đấu.

Khi tình hình trở nên tồi tệ, Putin điều quân đội tinh nhuệ áp sát biên giới làm như là sẵn sàng xâm lăng; Tập trận kiểu này khiến làm gia tăng bất ổn tại Ukraina, chiến tranh trên mạng gia tăng gây thêm hỗn độn và NATO phải đối diện với hàng loạt các cuộc nghênh cản các phi cơ Nga xâm phạm không phận. Kế tiếp lực lượng tự vệ bắt đầu thiết lập những khu vực đông dân Nga, được tổ chức bởi lính Nga đồng phục xanh, ngắn, như đã từng bất ngờ hành động như ở Crimea trước đây.

Estonia và Latvia liền kêu gọi NATO viện dẫn điều 5 của Hiến Chương và yêu cầu các nước thành viên cam kết cùng liên minh bảo vệ họ; nhưng cũng không có gì bảo đảm rằng mọi thành viên thuộc Liên Minh đều sẵn sàng tham gia, nhất là khi Putin cảnh báo là: “bất cứ hành động leo thang nào của NATO sẽ buộc Nga phải tính tới việc xử dụng vũ khí nguyên tử để bảo vệ chính mình.” Nghị Viện, Hội Đồng North Atlantic Council gồm 28 nước không thể đi đến quyết định, Đức nhấn mạnh là: “mọi phương tiện chính trị cần được vận dụng nhằm tháo gỡ ngòi nổ, nếu thất bại thì chiến tranh lớn tại Âu Châu sẽ được nhiều nước ủng hộ, do thế nền tảng thúc đẩy sự hình thành NATO chính là vấn đề

Page 49: diendannguoivietquocgia.comdiendannguoivietquocgia.com/Nationalist Vietnamese Forum/Document...  · Web viewKỸ THUẬT –VŨ KHÍ & AI SỢ NƯỚC MỸ, NƯỚC MỸ SỢ AI

an ninh của Âu Châu, NATO đang phải trải qua thử thách lớn vì sự thiếu vắng một cái gì đó.

Đừng quá nhanh, Putin

Kịch bản sẽ diễn ra như thế nào, có thể Putin cảm nhận được mối nguy hiểm lớn lao khi đụng với NATO, ngay cả khi vấn đề Ukraina đã làm phân hóa tài nguyên quốc phòng của Nga (ghi chú có tin 2,000 lính Nga đã chết ở Ukraina). Nhưng Liên Minh cũng không thể đáp ứng với tình huống như vậy, NATO đề ra kế hoạch tổ chức lực lượng phản ứng nhanh và đặt 13,000 trang bị quân sự hiện đại trong tình trạng sẵn sàng; Một lực lượng 5,000 quân tinh nhuệ được bố trí trong khu vực có dấu hiệu bất ổn và có thể can thiệp trong vòng vài giờ theo lệnh của Tư Lệnh Tối Cao là tướng Philip Breedlove, ông không cần sự chấp thuận của giới chính trị.

Tổng Thư Ký Mới của NATO là John Stoltenberg phát biểu về dự án giúp các nước tiền tiêu cải thiện hệ thống thâu thập tin tình báo và tình trạng sẵn sàng chiến đấu của họ; Hiểu biết về kế hoạch của kẻ xâm lăng và nắm vững từ sớm những gì sảy ra trên chiến địa là sinh tử.

Heinrich Brauss, Phụ Tá Tổng Thư Ký NATO đặc trách chính sách quân sự đã nhán mạnh đến tầm quan trọng của tiến trình hình thành quyết định, theo ông: một tuần là quá chậm để đối phó với kiểu chiến tranh Bán Công Khai (hybrid attack), bây giờ là lúc NATO phải đẩy nhanh mọi tiến trình; Ông không nêu ra vấn đề trong điều kiện nào thì điều 5 của Hiến Chương được viện dẫn, mặc dù vẫn còn vài điều không rõ nghĩa. Nhưng đối phương cần hiểu rằng: NATO hoàn toàn đủ khả năng và sẵn sàng hành động (hết phần dịch thuật).

Vài điều về chiến tranh tiền tệ (august 25th 15)

Chiến tranh tiền tệ là hình thái chiến tranh chính yếu của chiến tranh kinh tế - ít được nói tới trong công khai - mặc dù nước nào cũng phải tìm mọi cách tự bảo vệ lợi ích sinh tử của nước họ trong điều kiện của thế giới hiện đại, mà mọi người đều cần nhau để tồn tại-phát triển, nhưng vẫn cạnh tranh nhau để sinh tồn. Đồng tiền là máu lưu thông đối với kinh té, máu chạy quá nhanh hay quá chậm, quá nhiều hay quá ít đều thể hiện sức khỏe của cơ thể kinh tế một vùng, một nước hoặc thế giới, nên người làm chính sách phải biết điều tiết mọi yếu tố liên hệ để giữ cho toàn hệ thống (lớn hay nhỏ tùy quy mô) hoạt động điều hòa.

Hệ thống kinh tế thị trường tự do là khám phá rất quan trọn của văn minh Phương Tây, duy nhất chỉ hoạt động hữu hiệu với hệ thống xã hội dân chủ được cai trị bởi luật, chỉ khi đó quy luật cung/cầu mới phát huy tác dụng, có khả năng tự điều tiết, lý thuyết là vậy. Can thiệp thô bạo vào thị trường sẽ đẩy kinh tế/xã hội vào bất ổn rồi suy tàn. Từ sau thế chiến II, lý thuyết kinh tế do ông John Meynard Keyes đề xướng đã nhấn mạnh đến vai trò của chính phủ qua hệ thống thuế khóa/ngân sách cũng như qua trái phiếu ngân khố, kết hợp với Ngân Hàng Trung Ương đóng vai trò trung gian can thiệp, bằng cách bơm

Page 50: diendannguoivietquocgia.comdiendannguoivietquocgia.com/Nationalist Vietnamese Forum/Document...  · Web viewKỸ THUẬT –VŨ KHÍ & AI SỢ NƯỚC MỸ, NƯỚC MỸ SỢ AI

thêm tiền hoặc thâu lại tiền tệ từ thị trường tiền tệ để giữ cho kinh tế luôn hoạt động đều hòa.

Tiến bộ kỹ thuật đòi hỏi thị trường phải mở rộng liên tục đẻ thích ứng với các cách tân kỹ thuật ngày càng nhanh hơn, mau hơn, nhỏ hơn, rẻ hơn, nghiệt ngã của thế giới hiện đại là vậy, do thế lúc nào đem kỹ thuật mới vào sản xuất, với ai và cái gì đòi hỏi phải tính toán chi li. Nếu kết hợp ứng dụng cải tiến kỹ thuật với tham vọng bành trướng của một thế lực lớn nào đó đều dễ dàng dẫn đưa kinh tế thế giới vào tình trạng giảm phát (năm 1929 với Mỹ, nay với China). Thế giới sẽ rất khó thoát khỏi suy thoái, sáo trộn rồi chiến tranh, vì hệ thống điều tiết kinh tế toàn cầu trong thực tế bị đe dọa phá vỡ, nhiều nước bắt đầu nghĩ đến cách bảo vệ thị trường nội địa khiến bất ổn chính trị ngày càng tăng cao. Đó là thực tế thế giới đã chứng kiến trong 25 năm qua, nay thế giới lao vào khủng hoảng quả rất đúng với lý thuyết kinh tế.

Các lý thuyết kinh tế/tài chánh/tiền tệ đều xuất phát từ sự quan sát khách quan mọi hình thái sinh hoạt kinh tế của loài người để hệ thống hóa thành lý thuyết. Do thế lý thuyết kinh tế/tài chánh dựa trên quy luật cung/cầu làm nền tảng, kết hợp với việc tính toán các yếu tố ảnh hưởng khách quan khác nhau, để mỗi thời điểm đề ra các chiến lược kinh tế khác nhau (giáo sư kinh tế đưa ra các dự kiến cùng các giải pháp cho kinh tế thế giới thường là người được thưởng giải Nobel kinh tế là vậy.)

Cũng như mọi hình thái chiến tranh của loài người, chiến tranh tiền tệ cũng bao gồm công với thủ, được thi hành đúng theo quy luật khách quan, phù hợp với luật pháp quốc tế, theo các hướng dẫn của các chiến lược gia thượng thặng trong ngành, được dàn dựng để mọi sự diễn ra tự nhiên như đáp ứng của thị trường đối với chiến lược kinh tế của nước đối thủ sao cho có lợi cho ta, đẩy đối thủ vào suy yếu, bất ổn.

Trong chiến tranh lạnh, Liên Xô cùng khối CS không có sức mạnh kinh tế, chỉ nỗ lực tạo sức mạnh quân sự, nên không thể được coi là đối thủ ngang tầm cỡ với Mỹ. Hán-China biết rõ lý do tại sao LX bại trận trong chiến tranh lạnh, Hán tin rằng: họ có sức mạnh thâm hậu của nền kinh tế quốc dân mà Phương Tây không có (theo lối nhìn đặc trưng của xã hội nông nghiệp của Hán, lối nhìn này sai). Ngoài ra Hán nghĩ rằng họ có mạng lưới thương mại cùng tình báo toàn cầu nói chung thống nhất đã được xây dựng mấy trăm năm qua (từ thời nhà Thanh từ năm 1644), họ có lịch sử lãnh đạo học thuật thế giới từ thời nhà Đông Chu đến nay cũng đã trải qua 3,000 năm, với khối dân trên 1.3 tỷ cùng vài trăm triệu người Hoa hiện diện khắp thế giới. China quyết tâm thực hiện giấc mơ Trung Hoa, bất chấp mọi lý thuyết kinh tế/chính trị dựa vào các quan sát khách quan mà Phương Tây đưa ra.

Mỹ chả cần làm nhiều, chỉ ngồi chờ xem China thi hành thủ đoạn gì khi thị trường không do China quyết định. Nếu đặt vấn đề trên căn bản lịch sử, ta thấy rất rõ: “xã hội nào hiện đại hơn, khoa học kỹ thuật hơn thì quyền lực ấy áp đặt hướng đi.”

Dĩ nhiên về lâu về dài thì khối thị trường Hoa Lục tính theo PPP sẽ vượt thị trường Mỹ, nhưng sẽ không bao giờ có thể vượt được thị trường tổng hợp của khối OECD chủ yếu bao gồm các nước Tây Âu, Nhật, Canada đang ngày càng thống nhất hơn. Nhưng một

Page 51: diendannguoivietquocgia.comdiendannguoivietquocgia.com/Nationalist Vietnamese Forum/Document...  · Web viewKỸ THUẬT –VŨ KHÍ & AI SỢ NƯỚC MỸ, NƯỚC MỸ SỢ AI

China trở thành trung lưu đã là đe dọa đối với an ninh toàn cầu, nên vấn đề China cần được giải quyết toàn diện vào thời điểm này.

Đối với lịch sử - dù đông hay tây - đều cho thấy: “một quyền lực nổi lên và bành trướng trên quy mô rộng lớn đến đâu, tồn tại lâu hay mau đều tùy thuộc vào: tính hiện đại của xã hội đó so với các quốc gia xung quanh và xã hội đó phải đạt được trình độ khoa học kỹ thuật cao hơn các lân bang.” Có quá nhiều bài học lịch sử đã để lại như vậy, thí dụ Athen-Sparta là lãnh thổ nhỏ thuộc Địa Trung Hải, vào thế kỷ 5 -6 BC mau chóng trở thành quyền lực thống trị toàn vùng; La Mã mới đầu chỉ là công quốc nhỏ, nhưng nhờ hai yếu tố nêu trên, đế chế La Mã thực tế tồn tại đến khi bị Ottoman/Hồi Giáo đánh bại vào năm 1453 chấm dứt chế độ Byzantium (La Mã Phương Đông). Anh Quốc trở thành cường thịnh lâu dài nhờ nhà nước và xã hội Anh Quốc hiện đại hơn hẳn so với Âu Châu lục địa nhờ kiểu thể chế Liên Bang sơ kỳ do Oliver Cromwell xây dựng từ năm 1653; Xã hội và nhà nước Mỹ là tiếp nối đối với nhà nước Anh Quốc được cách tân và được thi hành trong thực tế bởi quyền lực toàn cầu.

Sơ lược như vậy để hiểu tại sao, China&Nga tất yếu phải bị phân rã trong cuộc đọ sức với Mỹ và Phương Tây; Vì xã hội China lỗi thời và lạc hậu hơn hẳn so với xã hội Mỹ được coi là xã hội hiện đại vượt rất xa các xã hội khác, ngay cả Tây Âu; Mỹ càng vượt quá xa đối với China, khiến cho mọi nỗ lực của China&Nga đều trở nên vô vọng.

Quan sát cuộc chiến tài chánh China/Mỹ ta thấy rõ: chiêu thức của China chỉ nhằm củng cố khối dự trữ ngoại tệ dựa vào xuất cảng hàng hóa bằng mọi giá để có thêm ngoại tệ, vốn được coi là biểu tượng của kẻ mới giầu. Nhưng mọi thứ China đểu lệ thuộc vào thị trường Mỹ vừa là nơi xuất cảng hàng hóa do China sản xuất, cũng là nơi China ăn cắp kỹ thuật để chuẩn bị kế đánh lại Mỹ, thế mà Mỹ để yên, kể cũng lạ; Thực ra Mỹ là bậc thầy về mưu thuật: “khi đẩy China vào con đường bị buộc phải xâm lăng thế giới, cuối cùng bị thế giới xúm lại đánh” mãnh hổ nan địch quần hổ là vậy. Nên trong chiến tranh tiền tệ, Mỹ không cần công khai tấn công China, cứ bình tĩnh ngồi chờ xem sự tan rã của hệ thống do China hãnh diện thiết lập mà thôi.

Cũng như thời Liên Xô trong cuộc chạy đua vũ trang bằng thủ thuật ăn cắp kỹ thuật của Mỹ, để cố lấp đầy khoảng cách về trình độ so với Mỹ - hy vọng trong dăm chục năm - nhưng chưa tới 50 năm thì LX đã phải tự động tan rã. China ngày nay, cho dù có nhiều lợi thế hơn so với LX trước đây và Nga ngày nay, nhưng China không hề có yếu tố thời gian để củng cố sức mạnh về mọi mặt; Vì quyền lực thế giới khi đã sắp xếp tình hình đến giai đoạn này thì, họ phải hành động gấp, để lâu thế giới sẽ gặp nhiều nguy hiểm.

Cho nên kinh tế của China phải co cụm lại, vì hệ thống kinh tế/xã hội đó không thể đáp ứng được với biến động của thị trường toàn cầu, khi chính China tự mình đẩy cả thế giới vào cuộc khủng hoảng thừa (khủng hoảng thừa luôn dẫn đến chiến tranh). Thực tế hiện nay cho thấy: China không thể xử dụng khối dự trữ ngoại tệ khổng lồ (hơn 3.7 trillion dollar) vào việc cứu nền kinh tế China ra khỏi khủng hoảng - vì ngân hàng AIIB khi đi vào hoạt động còn gặp nhiều trắc trở về chính trị vùng Trung Á, khiến China không thể sớm tung nguồn hàng thặng dư vào các công trình xây dựng lớn - thêm vào đó là bế tắc

Page 52: diendannguoivietquocgia.comdiendannguoivietquocgia.com/Nationalist Vietnamese Forum/Document...  · Web viewKỸ THUẬT –VŨ KHÍ & AI SỢ NƯỚC MỸ, NƯỚC MỸ SỢ AI

chính trị giữa hai phe Giang và Tập (cùng thuộc phe hoàng tử đỏ) càng đẩy khủng hoảng leo thang, ảnh hưởng đến thị trường.

China đang thi hành chủ trương bơm tối đa đồng yuan vào thị trường hoa lục cùng các thị trường ngoại vi của China, thông qua Hiến Chương Thượng Hải SCO nhắm chiếm lấy vai trò phát hành tiền tệ của Mỹ vào một lúc nào đó; Như thế China đang nỗ lực tạo thế lưỡng cực tiền tệ xuyên Thái Bình Dương, họ sẽ thất bại.

China bối rối mất bình tĩnh thấy rõ khi thị trưởng giảm đột ngột, họ chống đỡ bằng cách tung tiền nâng đỡ thị trường, phá giá tiền tệ, giảm lãi xuất 0.25 (hôm august 25 th 15) nới lỏng mức dự trữ pháp định đối với ngân hàng, các quyết định đó cũng chỉ vực lại thị trường được dăm bữa nửa tháng. Ngân hàng PBOC tung tiền mua lại cổ phiếu bị mất giá - tuy giữ cho trị trường Shanghai và Shenzen tăng trở lại, kéo theo New York và các nơi khác hồi phục - nhưng căn bệnh của China nằm ở tính hệ thống (mấy quan chức CITIC bị bắt điều tra). Thực tế thì mọi thứ ở China đều do đảng CS làm chủ, tung tiền mua cổ phiếu rớt giá để đẩy cổ phiếu lên hay xuống không biểu thị khách quan đối với kinh tế Hoa Lục, nên bất cứ biện pháp nào do giới thư lại ở Bắc Kinh quyết định càng làm cho tình hình trở nên rối thêm mà thôi; Thị trường Mỹ hôm nay sept 1 st giảm mạnh vì các dấu báo kinh tế China suy yếu, mặc dù Shanghai và Shenzen không bị mất nhiều như đã sảy ra.

Phía Mỹ cùng đồng minh hiểu thấu cuộc chiến tranh tiền tệ do China tung ra: về phương diện kỹ thuật tài chánh, về sức mạnh cùng ảnh hưởng đối với thị trường toàn cầu, cũng như mục tiêu ngắn và lâu dài của China. Quyền lực biết rõ tình hình thế giới và đã chuẩn bị cho đợt cải cách toàn hệ thống kinh tế/tài chánh/chính trị toàn cầu, nên vụ 9/11 là cớ để Mỹ tung tiền vực lại kinh tế hậu dot.com mà thôi, vụ khủng hoảng tài chánh năm 2007-08 thực ra chỉ là các mốc thời gian để quyền lực tung ra các chính sách nhằm chuẩn bị cho đợt cải cách toàn diện đối với hệ thống Bretton Wood năm 1944 cần được cải cách cho phù hợp với thế giới mới.

Năm 2008, Ông Hanz Paulsson là chuyên gia cao cấp của quyền lực tài chánh toàn cầu, làm Bộ Trưởng Ngân Khố đến China để thẩm định chót trước khi cho vụ 2008 nổ ra (khởi đầu bới vụ vỡ nợ Lehman Brother năm 2007) coup suy thoái 2008 bất quá cũng cần được coi như coup đạp thắng gắt để đẩy China vào con đường phát triển giả tạo mà thôi (thành phố ma). China tiếp tục gia tăng đầu tư vào sản xuất để đẩy kinh tế thế giới vào tình trạng giảm phát, cuối cùng gây ảnh hưởng trở lại kinh tế China, khiến kinh tế thế giới bị khựng lại (do coup đạp thắng kể trên, vòng luẩn quẩn là thế).

Thêm vào đó là các sắp xếp để Mỹ giảm cam kết với chính quyền Iraq và Afghanistan, rút quân Mỹ về nước, giảm chi tiêu quốc phòng (thực ra chỉ về phần operation mà thôi, các khoản đầu tư cho R&D ít bị ảnh hưởng) đạt thỏa thuận nguyên tử với Iran, đẩy Trung Đông/Hồi Giáo vào con đường phải quyết liệt chống cực đoan Hồi Giáo dù thuộc phái nào. Các sắp xếp đó khiến Mỹ giảm hẳn việc tung dollar cho thị trường toàn cầu (qua chiến tranh) đồng thời đẩy giá dầu giảm liên tục, khiến các mặt hàng khác giảm theo, kéo theo suy giảm toàn cầu, cuối cùng đập ngay vào kinh tế China.

Page 53: diendannguoivietquocgia.comdiendannguoivietquocgia.com/Nationalist Vietnamese Forum/Document...  · Web viewKỸ THUẬT –VŨ KHÍ & AI SỢ NƯỚC MỸ, NƯỚC MỸ SỢ AI

China chỉ gồng mình chịu trận được 5 năm, đến năm 2014 thì các dấu hiệu suy thoái kinh tế China bắt đầu xuất hiện, China tung tiền lấp lỗ hổng bằng việc thúc đẩy tăng giá giả tạo trên thị trường Shanghai và Shenzen. Thị trường cổ phiếu China rất bất thường, nếu lấy năm 1990 là 100, thì đến năm 2007 thị trường bị đẩy lên tương đương với 6,000 điểm, đến năm 2008 đột ngột xuống còn 2,000 điểm, đến năm 2014 trong 12 tháng vọt lên đến 4,500 do chủ trương thúc đẩy các công ty China gia tăng mua cổ phiếu trong khi kinh tế giảm, công ty hoạt động yếu kém. Cuộc gồng mình thứ hai này của China cũng chỉ được một năm, để dẫn đến vụ mất giá 30% trên thị trường cổ phiếu China cách nay hơn một tháng.

Trong khi đó giá dầu giảm thê thảm cũng là tác động của các sắp xếp chiến lược nêu trên (hôm august 24th xuống còn 38 dollar/thùng) khiến suy thoái cùng bất ổn chính trị tại China mau chóng lan ra toàn cầu, đặc biệt đối với các nền kinh tế mới nổi (như Brazil, Russia, Ấn, Nam Phi, cụ thể kinh tế Venezuela trước đây khi giá dầu trên 100 dollar thì 96% tài nguyên đến từ nguồn lợi dầu hỏa, nay giảm xuống chỉ còn 6%, GDP của Nga trong năm nay dự trù giảm - 3.4%, kinh tế Mỹ vẫn mạnh, sẽ phát triển gần 3% trong lâu dài.

Điều đáng nói nhất là Mỹ phản ứng đối với các kiểu chiến tranh tiền tệ, quân sự, kinh tế của China bằng việc: bắt đầu coi China là đối thủ có thể trở thành thù địch. Qua chủ trương mở rộng chiến tranh tiền tệ của China, Mỹ chọn lựa partner để trợ giúp qua đầu tư kỹ thuật mới tăng khả năng cạnh tranh cao hơn, nhưng với điều kiện duy nhất là: “anh phải cải cách thật sự theo hướng dân chủ với thị trường tự do, dựa trên kế hoạch khả thi có kiểm chứng được dựa trên các nguyên tắc của TPP.”

Câu hỏi mà mọi người quan tâm là hôm qua august 24th15 thị trường toàn cầu liên tục bị giao động mạnh (Dow và Nasdag mất 13% S&P mất 11% trị giá trong vài ngày giao dịch) khiến thế giới chao đảo. Cuộc chiến tiền tệ vi diệu ở chỗ này, vì bất cứ ai am hiểu tình hình, cứ bình tĩnh ngồi xem diễn tuồng dựa trên đánh giá là: đổ vỡ tại thị trường China chính là biểu thị của yếu kém đối với kinh tế China (đã được nhìn thấy từ lâu), các thị trường gần China hoặc liên hệ nhiều đến China sẽ bị ảnh hưởng ở mức độ nặng nhẹ khác nhau, tùy theo mức độ lệ thuộc vào China cũng như cách mà họ thoát hiểm khỏi biến cố suy thoái tại China đang ngày càng mở rộng.

Mỹ chả có gì e ngại, vì Mỹ hầu như có khả năng gia tăng miễn nhiễm với thị trường China, vì sức cạnh tranh của Mỹ gia tăng rất mạnh trong vài ba năm qua, và xuất khẩu của Mỹ vào thị trường China chỉ chiếm 1% GDP của Mỹ. các nền kinh tế các nước dân chủ khác sẽ từ từ hồi phục, lấy lại bình tĩnh sau coup khủng hoảng thị trường tại China khiến tiêu thụ tại thị trường China bị suy giảm.

Thực ra thế giới đã tìm thị trường khác thay thế khi thị trường Hoa Lục suy giảm (nhờ thị trường Trung Cận Đông/Bắc Phi trở nên ổn định hơn, thị trường Ấn Độ sớm lấy lại phong độ, Pháp bán cho Ấn máy bay Rafal, có thể cả tầu đổ bộ trước đây đóng cho Nga, Ngoại Trưởng Anh đã đến Iran, thị trường Cuba mở cửa cho Phương Tây đàu tư buôn

Page 54: diendannguoivietquocgia.comdiendannguoivietquocgia.com/Nationalist Vietnamese Forum/Document...  · Web viewKỸ THUẬT –VŨ KHÍ & AI SỢ NƯỚC MỸ, NƯỚC MỸ SỢ AI

bán, dân Mỹ tự do đi lại Cuba như Cuba là một bang vòng ngoài của Mỹ như Puerto Rico.

China khi bị rơi vào vòng xoáy khủng hoảng (thế giới rất sợ dùng từ crisis-khủng hoảng) sẽ lún sâu trong vòng xoáy đó lâu dài không lối thoát, họ giữ được tỷ lệ tăng trưởng 3% GDP là tối đa, với tỷ lệ tăng trưởng như vậy China sẽ lún ngày càng sâu vào bất ổn chính trị, vụ Thiên Tân, vụ nhà máy hóa chất ở Sơn Đông bị nổ báo hiệu cho thấy sẽ còn nhiều vụ nổ khác sẽ sảy ra khiến sản lượng công nghiệp của China từ từ giảm xuống vì mất khả năng cạnh tranh quốc tế. Nhưng China sẽ không dám cho công nhân nghỉ việc (sẽ dẫn đến khủng hoảng xã hội) như thế, chế độ trợ cấp xã hội sẽ gia tăng, với chủ trương một con được thi hành rất lâu dưới thời Mao khiến dân China hiện nay quá già nua, cộng thêm vào đó là số hơn 80 triệu đảng viên quen sống bám lười biếng mà không dám cải cách khiến cho xã hội China không thể chịu đựng được với gánh nặng xã hội đó.

China sẽ tiếp tục in thêm tiền để tài trợ cho chi tiêu khổng lồ ngày càng tăng khiến cho China sẽ lâm vào tình trạng, chi tiêu vượt quá tài nguyên có thể huy động được (vì kinh tế suy giảm); Cuối cùng: China sẽ bị chết trên khối dự trữ ngoại tệ khổng lồ, vì họ không thể in dollar như Mỹ để cung cấp cho thị trường thế giới theo quy định của Bretton Wood năm 1944, và nguy nhất ở chỗ họ chẳng có bất cứ công cụ hữu hiệu nào để điều tiết thị trường tiền tệ tính bằng đồng yuan.

Cho nên thị trường cổ phiếu China vẫn còn tiếp tục lên xuống rất bất thường, câu hỏi là liệu Shanghai sẽ xuống mức 2,000 trở lại với mức hồi cuối 2013 hay không, nhưng thị trường chứng khoán Mỹ sau vụ rớt giá rất mạnh hôm august 24 th sẽ từ từ tăng điểm trở lại, vì kinh tế Mỹ vẫn mạnh và ảnh hưởng của thị trường China đối với kinh tế Mỹ không quá lớn, vì kinh tế China bắt buộc phải nhập một số mặt hàng kỹ thuật cao chỉ Mỹ sản xuất mà thôi, dù vậy thị trường Mỹ vẫn bị ảnh hưởng vì nhiều công ty Mỹ hoạt đông tại China, thí dụ như Apple.

Đánh giá thế nào khi chính quyền Mỹ tung ra 6 trillion dollar trong 6 năm cầm quyền của TT Obama nhằm cung cấp cho thị trường thế giới (chưa kể số dollar tung ra dưới thời Ông Bush). Nhiều người Mỹ thuộc phe Cộng Hòa hay trách cứ nội cá Obama, đó chỉ là lối suy nghĩ của quần chúng, thực ra đây là chủ trương được chính quyền lực tài chánh toàn cầu quyết định và được chuẩn bị kỹ lưỡng dưới thời TT Cộng Hòa Bush.

Trong bài viết trước đây, tôi đã giải thích là: “Mỹ phá giá đồng dollar để mọi người đều có thể tiếp cận dollar dễ dàng” việc này cần được coi là thử nghiệm đối với hệ thống tài chánh mới đang được hoạch định tại IMF, cũng như hệ thống tiền tệ toàn cầu đang manh nha hình thành. Trong bài viết trước đây (hồi 2008) tôi cũng đã nói đến việc cung cấp cho China vũ khí đạn được thì China mới dám bành trướng, mỗi đồng dollar đều phải được coi là một viên đạn được cung cấp cho China, việc này cũng chả xa lạ gì, vì Hitler, Nga và Nhật Hoàng đều đã được trợ giúp như thể để cuối cùng gây chiến tranh, sau chiến tranh lớn trật tự mới được hình thành.

Page 55: diendannguoivietquocgia.comdiendannguoivietquocgia.com/Nationalist Vietnamese Forum/Document...  · Web viewKỸ THUẬT –VŨ KHÍ & AI SỢ NƯỚC MỸ, NƯỚC MỸ SỢ AI

Ta cần đánh giá là: đây là đòn úp hụi đối với China, anh ỷ ở đồng yuan, tôi tung dollar tràn ngập thế giới khiến dollar trở nên rất rẻ, ai cũng có dollar trong tay để tiêu xài, mục đích của kế này còn là đẩy China vào chỗ quá tự tin ở sức mình trong mưu toan thôn tính thế giới. Nhờ vậy nên dân China mới thoải mái tiêu xài, chuyển tiền vào Mỹ kinh doanh nhỏ dưới dạng gia đình (mua nhà), hoặc lớn dưới dạng công ty, thực tế là đẩy China vào chỗ chảy máu ngược. Thú vị ở chỗ: China lại coi đó là việc China đi xâm lăng thế giới, đà chảy máu đó gia tăng khi China bước vào thời kỳ sáo trộn xã hội kéo dài, thế là China bị cột chặt vào hệ thống kinh tế tư bản, đảng CS không có cách chi vùng thoát được kế này (càng suy thoái, càng vùng vẫy càng bị cột chặt).

Đối với thị trường toàn cầu, cung lượng dollar được Mỹ tung ra qua các ngân hàng Mỹ cũng như các ngân hàng khác có trụ sở tại Mỹ đã hoàn thành mục tiêu ,khi China rơi vào suy thoái, thị trường cổ phiếu bị tan vỡ; kết quả là giới đầu tư tìm mọi cách chuyển tiền đến Mỹ (thế là anh bị bắt làm con tin về người và tài sản) an ninh China đang tung mạng lưới săn thỏ tại Mỹ, tức là bắt cánh tham nhũng tại China chuyển của cải và trốn sang Mỹ trú thân.

Về phương diện kỹ thuật thì việc đó có nghĩa là: “Mỹ thâu hồi lại đồng dollar đã phát hành kể từ sau năm 2008, nay kinh tế thế giới đang bị rơi vào giảm phát đồng tiền bị rút về Mỹ càng làm cho khối tiền tệ M1 tính bằng dollar trên quy mô toàn cầu giảm xuống, càng khiến cho kinh tế các nơi bị suy giảm thêm.

Đòn phép dọa tăng lãi xuất của FED càng khiến cho dollar chảy nhiều hơn vào Mỹ, khi giới làm ăn thấy thị trường Mỹ đúng là thiên đàng, rất an toàn và rất fair đối với mọi người; Anh chuyển tiền đến Mỹ, anh được luật pháp Mỹ bảo vệ và trợ giúp nếu anh bị thất bại chính đáng, giới giầu có China chuyển của cải đến Mỹ là tất yếu, việc này khiến Tập bực bội, nhưng rõ ràng là: hệ thống Mỹ hoàn hảo hơn hẳn mọi hệ thống khác và vẫn liên tục cải tiến cho phù hợp với tiến bộ mới, mấy ai làm được.

Dù bất cứ truyện gì sảy ra, kinh tế China đang rơi vào vòng suy thoái, đó là điều đáng mừng cho các lân bang, mỗi nước vẫn tìm lối thoát hiểm đối với tương lai có vẻ bất định.

Xin cảm tạ quý bạn đã đọc bài viết khá lộn xộn này, đúng/sai xin quý bạn đọc hỷ xả thứ lỗi, vì tôi chẳng phải trí thức, chẳng phải chuyên viên kinh tế, thấy sao viết vậy với lòng thành mà thôi.

Hoàn tất august 28th 15

Xương Lê