dinh huong va giai phap phat trien ben vung khu du lich sinh thai tram chim – dong thap

80
z BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG……………….. LUẬN VĂN Định hướng và giải pháp phát triển bền vững khu du lịch sinh thái Tràm Chim – Đồng Tháp

Upload: bao008

Post on 24-Oct-2015

39 views

Category:

Documents


5 download

TRANSCRIPT

Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: Trần Phi Hoàng

SVTH: Võ Thị Ý Nhi 1

z

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG………………..

LUẬN VĂN

Định hướng và giải pháp phát triển bền vững khu du lịch sinh thái Tràm Chim – Đồng Tháp

Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: Trần Phi Hoàng

SVTH: Võ Thị Ý Nhi 2

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Ở nước ta hiện nay, Vườn Quốc Gia Tràm Chim (VQGTC) là một khu đất

ngập nước, được xếp trong hệ thống rừng đặc dụng của Việt Nam, VQGTC còn đạt

được bảy trong chín tiêu chuẩn công ước quốc tế Ramsar về đất ngập nước, là một

trong tám vùng bảo tồn chim quan trọng nhất của Việt Nam và là chiếc nôi xanh tạo

ra môi trường không khí trong lành cho con người. Ngoài chức năng là chiếc nôi

xanh thì VQGTC còn là nơi bảo tồn 1 trong 16 loài sinh vật quý nằm trong sách đỏ

Việt Nam và thế giới mà đặc biệt là loài Sếu đầu đỏ đang có nguy cơ tuyệt chủng.

Sếu đầu đỏ là loại sinh vật quý hiếm nhưng môi trường sống của chúng đang

dần dần bị hủy hoại bởi sự bất cẩn và vô trách nhiệm của bàn tay con người trong

việc bảo vệ môi trường. Mấy năm gần đây, VQGTC liên tục xảy ra nhiều vụ cháy

gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sống của loài Sếu nói riêng và của các

hệ sinh vật khác nói chung. Vì vậy, việc bảo vệ khu du lịch sinh thái, VQGTC hay

nói khác hơn là môi trường sống của các loài sinh vật quý hiếm mà quan trọng Sếu

đầu đỏ là đều cấp thiết nhất hiện nay. Vậy thì làm cách nào để có thể bảo vệ

VQGTC và nâng cao ý thức trách nhiệm của con người đối với môi trường sống của

mình và các loài sinh vật quý hiếm.

Cách duy nhất chúng ta phải làm đầu tiên là phát triển du lịch một cách bền

vững. Tức là hạn chế lợi ích trước mắt để đạt được lợi ích lâu dài cho các hoạt động

du lịch mang lại cho các thế hệ mai sau. Để đạt được những lợi ích đó, điều đầu tiên

chúng ta phải làm là thiết lập mối quan hệ giữa con người với tài nguyên thiên

nhiên, môi trường và lợi ích kinh tế xã hội văn hóa của hôm nay và mai sau. Và

điều thứ hai mà chúng ta phải làm là không phải đợi đến lúc “nước đến chân mới

nhảy” mà phải bắt đầu ngay từ bây giờ khi mà chúng ta có nhiều thời gian và cơ hội

hơn trong việc bảo tồn VQGTC. Bởi vì quá trình bảo vệ môi trường một cách bền

Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: Trần Phi Hoàng

SVTH: Võ Thị Ý Nhi 3

vững không phải là công việc nhất thời mà là công việc diễn ra trong một thời gian

dài, phải trãi dài từ năm này sang năm khác. Có như thế mới đảm bảo được nhu cầu

hiện tại và tương lai, đảm bảo môi trường sống cho các loài sinh vật quý, bảo vệ

máy điều hòa khí hậu của con người một cách bền vững và lâu dài.

Thấy được tầm quan trọng của việc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên VQGTC

môi trường sống cho các loài sinh vật quý hiếm mà đặc biệt là Sếu đầu đỏ gắn với

việc phát triển du lịch một cách bền vững, tôi càng thấy được nghĩa vụ và nhiệm vụ

của mình. Một sinh viên ngành du lich, tôi thấy tầm quan trọng của vấn đề bảo vệ

môi trường huống chi là bảo vệ VQGTC chiếc nôi xanh của con người, môi trường

sống của loài Sếu quý hiếm, khu du lịch sinh thái cho con người. Chính điều đó đã

thôi thúc tôi tìm mọi cách để có thể đưa ra những giải pháp cụ thể và tuyên truyền

cho mọi người hiểu việc bảo vệ VQGTC, môi trường sống cho loài sinh vật quý

hiếm, bảo vệ chiếc nôi xanh cho mọi người. Đó là những động lực đã đưa tôi đến

với đề tài “Định hướng và giải pháp phát triển bền vững khu du lịch sinh thái

Tràm Chim – Đồng Tháp”.

2. Mục tiêu nghiên cứu

Tìm hiểu đánh giá tiềm năng và tài nguyên VQGTC để đưa ra giải pháp

phát triển bền vững.

Đánh giá hiện trạng khai thác phát triển và sử dụng hợp lý nguồn tài

nguyên tại VQGTC.

Nêu ra những mặt hạn chế tồn tại trong công tác bảo tồn phát triển

VQGTC.

Đưa ra những đánh giá kiến nghị giải pháp trong công tác bảo tồn phát

triển bền vững VQGTC tỉnh Đồng Tháp. Xây dựng các định hướng phát triển cho VQGTC.

3. Phạm vi và nội dung nghiên cứu

Đề tài định hướng và giải pháp phát triển bền vững khu du lịch sinh thái

Tràm Chim Đồng Tháp nên phạm vi nghiên cứu chỉ ở tỉnh Đồng Tháp và bao quanh

Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: Trần Phi Hoàng

SVTH: Võ Thị Ý Nhi 4

khu du lịch sinh thái Tràm Chim mà thôi và khoá luận này chỉ mang tính chất tham

khảo cho việc phát triển bền vững.

Nội dung: Đề tài này sẽ định hướng và tìm ra giải pháp để khu du lịch

sinh thái Tràm Chim được phát triển bền vững.

4. Phương pháp nghiên cứu

4.1 Phương pháp thu thập và xử lý thông tin

Đây là phương pháp được áp dụng đầu tiên trong quá trình làm đề tài. Tiến

hành thu thập thông tin, tư liệu từ nhiều nguồn, lĩnh vực khác nhau để đảm bảo khối

lượng thông tin đầy đủ, chính xác đáp ứng cho tổ chức hoạt động du lịch.

4.2 Phương pháp tiếp cận và phân tích hệ thống

Phương pháp này cho phép tìm kiếm và nêu lên các mô hình của đối tượng

nghiên cứu, thu thập và phân tích thông tin ban đầu, vạch ra các chỉ tiêu thích hợp

xác định cấu trúc tối ưu của hệ thống lãnh thổ du lịch. Qua phương pháp này chúng

ta mới nhận thức được quy luật vận động của từng phân hệ và mối liên hệ nội tại

giữa chúng để đưa ra các định hướng phát triển du lịch tối ưu.

4.3 Phương pháp bản đồ

Do lãnh thổ nghiên cứu thường có qui mô lớn nên việc sử dụng bản đồ sẽ

giúp cho chúng ta có một tầm nhìn bao quát.

4.4 Phương pháp khảo sát thực địa

Đây là phương pháp truyền thống có hiệu quả rất lớn trong việc thu thập trực

tiếp số liệu thông tin ban đầu với độ tin cậy và chính xác cao trên địa bàn nghiên

cứu. Trong nhiều trường hợp nó là phương pháp duy nhất để thu được lượng thông

tin đáng tin cậy và xây dựng ngân hàng tư liệu cho các phương pháp phân tích khác.

4.5 Phương pháp chuyên gia

Là phương pháp tham khảo ý kiến của các chuyên gia đứng đầu các lĩnh vực

khoa học về những định hướng phát triển và các quyết định mang tính chất khả thi.

4.6 Phương pháp phân tích xu thế

Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: Trần Phi Hoàng

SVTH: Võ Thị Ý Nhi 5

Dựa vào qui luật vận động trong quá khứ, hiện tại để suy ra xu hướng phát

triển trong tương lai. Phương pháp này dùng để đưa ra các dự báo về các chỉ tiêu

phát triển và có thể được mô hình hoá trên các biểu đồ toán học đơn giản.

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1 Các khái niệm cơ bản về du lịch sinh thái và phát triển bền vững

1.1.1 Khái niệm về du lịch sinh thái

Hiện nay trên thế giới có rất nhiều khái niệm về du lịch sinh thái (DLST). Ở

mỗi nước khác nhau có những khái niệm về DLST khác nhau. Nhưng dù sao các

khái niệm đó cũng bao hàm các yếu tố: bảo tồn thiên nhiên, nâng cao nhận thức của

du khách đối với môi trường và trách nhiệm đối với xã hội, cộng đồng địa phương.

Riêng ở Việt Nam DLST được khái niệm như sau “ DLST là loại hình du

lịch dựa vào thiên nhiên và văn hoá bản địa, gắn với giáo dục môi trường, có đóng

góp cho nổ lực bảo tồn và phát triển bền vững với sự tham gia tích cực của cộng

đồng địa phương. (Hội thảo DLST tại Việt Nam từ ngày 7 đến ngày 9/9/1999).

Đặc điểm của DLST

Có rất nhiều loại hình gần nghĩa với DLST hoặc DLST có thể còn được hiểu

với những tên gọi khác nhau:

Du lịch thiên nhiên.

Du lịch dựa vào thiên nhiên.

Du lịch môi trường.

Du lịch đặc thù.

Du lịch xanh.

Du lịch thám hiểm.

Du lịch bản xứ.

Du lịch có trách nhiệm.

Du lịch nhạy cảm.

Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: Trần Phi Hoàng

SVTH: Võ Thị Ý Nhi 6

Du lịch nhà tranh.

Du lịch bền vững.

Một số điểm khác nhau giữa DLST với các loại hình du lịch thiên nhiên

khác thể hiện trên các mặt sau:

Có mức độ giáo dục cao đối với môi trường và sinh thái, thông qua những

hướng dẫn viên lành nghề.

DLST tạo ra mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên hoang dã cùng

với ý thức được giáo dục để biến bản thân du khách thành những người đi tiên

phong trong công tác bảo tồn môi trường.

Phát triển DLST sẽ làm giảm thiểu tác động tiêu cực của du khách đến văn

hoá và môi trường, đảm bảo cho địa phương được hưởng quyền lợi tài chính do du

lịch mang lại và chú trọng đến những đóng góp tài chính cho việc bảo tồn thiên

nhiên.

Những vấn đề cần quan tâm trong phát triển DLST:

Cần phải nhận thức một cách đầy đủ và đúng đắn về sự cần thiết phải bảo

vệ các vùng tự nhiên nhằm bảo tồn sự đa dạng sinh học và đa dạng văn hoá.

Cần có những dự báo và biện pháp kiểm soát bổ sung khi tổ chức phát

triển DLST ở những khu vực có tính nhạy cảm về môi trường.

Cần đảm bảo quyền lợi cho cộng đồng địa phương.

1.1.2 Đặc trưng cơ bản của du lịch sinh thái

DLST là một dạng của hoạt động du lịch, vì vậy nó cũng bao gồm tất cả các

đặc trưng cơ bản của hoạt động du lịch nói chung:

Tính đa ngành

Đa dạng nguồn lực như sự hấp dẫn về cảnh quan thiên nhiên, giá trị lịch

sử, văn hoá, cơ sở hạ tầng - cơ sở vật chất kĩ thuật và các dịch vụ đính kèm.

Thu nhập du lịch đưa lại nguồn lợi cho nhiểu ngành như: điện, nước, nông

sản, hàng hoá,…

Tính đa thành phần

Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: Trần Phi Hoàng

SVTH: Võ Thị Ý Nhi 7

Bao gồm nhiều đối tượng khác nhau tham gia vào hoạt động du lịch như:

khách du lịch, cán bộ - nhân viên du lịch, cộng đồng địa phương, tổ chức chính phủ

và phi chính phủ, các tổ chức tư nhân.

Tính đa mục tiêu

Thể hiện việc đưa lại lợi ích và hiệu quả trên nhiều mặt như: bảo tồn thiên

nhiên, văn hoá lịch sử.

Nâng cao ý thức du lịch cho mọi thành viên trong xã hội.

Tính liên vùng

Thể hiện sự thiết kế các tuyến du lịch liên vùng, liên kết quốc tế.

Tính thời vụ

Thể hiện tính phụ thuộc của sự biến thiên lượng cung cầu du lịch vào tính

mùa của thời tiết, khí hậu.

Tính xã hội

Thể hiện mọi thành phần trong xã hội đều tham gia vào hoạt động du lịch.

Tính giáo dục cao về môi trường

DLST được xem là chiếc chìa khoá nhằm cân bằng giữa mục tiêu phát triển

du lịch với việc bảo vệ môi trường.

Góp phần bảo tồn các nguồn TNTN và duy trì tính đa dạng sinh học.

Thu hút sự tham gia của cộng đồng địa phương có tác dụng lớn trong việc giáo

dục du khách bảo vệ các nguồn tài nguyên và môi trường, góp phần nâng cao nhận

thức và làm tăng nguồn thu nhập cho cộng đồng địa phương.

1.1.3 Tài nguyên du lịch sinh thái

Tài nguyên du lịch bao gồm các thành phần và những kết hợp lẫn nhau

của cảnh quan thiên nhiên cùng cảnh quan nhân văn có thể được sử dụng cho dịch

vụ du lịch và thoả mãn nhu cầu tham quan du lịch.

Tài nguyên DLST bao gồm tài nguyên tự nhiên và tài nguyên nhân văn.

Tài nguyên DLST là các thành phần và các thể tổng hợp tự nhiên các giá

trị văn hoá bản địa gắn với một hệ sinh thái cụ thể được khai thác, sử dụng để tạo ra

các sản phẩm DLST.

Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: Trần Phi Hoàng

SVTH: Võ Thị Ý Nhi 8

1.1.4 Định nghĩa về phát triển du lịch bền vững

Có rất nhiều khái niệm về sự bền vững. Nhưng có thể đưa ra định nghĩa phát

triển du lịch bền vững như sau: “Du lịch bền vững là quá trình điều hành quản lý

các hoạt động du lịch với mục đích xác định và tăng cường các nguồn hấp dẫn du

khách tới các vùng và các quốc gia du lịch. Quá trình quản lý này luôn hướng tới

việc hạn chế lợi ích trước mắt để đạt được lợi ích lâu dài cho các hoạt động du lịch

đưa lại”.

Phát triển bền vững phải đảm bảo và thoả mãn 3 yếu tố sau:

Mối quan hệ giữa bảo tồn tài nguyên tự nhiên, môi trường và lợi ích kinh

tế, xã hội, văn hoá.

Quá trình phát triển diễn ra trong một thời gian lâu dài.

Đáp ứng được nhu cầu hiện tại, song không làm ảnh hưởng đến nhu cầu

của các thế hệ tiếp theo.

1.1.5 Phát triển DLST bền vững

DLST là một mắt xích của phát triển du lịch bền vững, đòi hỏi vừa đáp ứng

cho nhu cầu phát triển vừa đảm bảo mục tiêu bảo tồn.

1.1.6 Những nguyên tắc về phát triển du lịch bền vững

Sử dụng nguồn lực một cách bền vững.

Giảm sự tiêu thụ quá mức và giảm chất thải.

Duy trì tính đa dạng.

Hợp nhất du lịch vào quá trình quy hoạch.

Hỗ trợ kinh tế địa phương.

Khuyến khích sự tham gia của cộng đồng địa phương vào các hoạt động

du lịch.

Lấy ý kiến quần chúng và các đối tượng có liên quan.

Đào tạo nhân viên.

Tiếp thị du lịch một cách có trách nhiệm.

Bên cạnh đó tổ chức du lịch thế giới cũng xác định những nguyên tắc cơ bản về

phát triển bền vững như sau:

Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: Trần Phi Hoàng

SVTH: Võ Thị Ý Nhi 9

- Những tài nguyên du lịch tự nhiên, văn hoá, lịch sử cùng những tài nguyên

khác cần được bảo tồn đối với mục đích khai thác lâu dài trong tương lai song vẫn

đảm bảo được lợi nhuận đối với hiện tại.

- Những hoạt động phát triển du lịch phải được quy hoạch vả quản lý nhằm

không gây ra các vấn đề có ảnh hưởng đối với môi trường và văn hoá - xã hội của

khu vực.

- Chất lượng của môi trường chung được bảo vệ và cải thiện nếu cần thiết.

- Bảo đảm sự hài lòng của du khách ở mức độ cao để tính hấp dẫn về uy tín

của điểm du lịch được bảo đảm.

- Bảo đảm và nâng cao hiệu quả kinh tế của du lịch.

- Thu nhập từ du lịch được phân bố rộng khắp trong toàn xã hội.

1.2 Quy hoạch du lịch sinh thái

1.2.1 Khái niệm quy hoạch du lịch sinh thái

1.2.1.1Khái niệm Quy hoạch du lịch

Quy hoạch du lịch là luận chứng khoa học về phát triển và tổ chức không

gian du lịch tối ưu trên lãnh thổ của quốc gia và vùng.

1.2.1.2 Khái niệm Quy hoạch sinh thái

Quy hoạch du lịch sinh thái là việc tổ chức lãnh thổ của phạm vi một khu

vực có hệ sinh thái đặc trưng (ở các khu có cảnh quan sinh thái đặc trưng như: khu

bảo tồn, vườn quốc gia..). Sao cho phù hợp với chức năng môi trường và điều kiện

tự nhiên vốn có của nó, đồng thời vừa tổ chức được hoạt động DLST, vừa bảo vệ và

tôn tạo hệ sinh thái một cách hiệu quả nhất.

1.2.2 Vai trò của Quy hoạch du lịch

Ngành du lịch có đặc tính phụ thuộc lẫn nhau rất lớn.

Đảm bảo phát triển loại hình du lịch phù hợp với cộng đồng, tạo được loại

hình du lịch độc đáo vừa cho du khách vừa cho dân địa phương.

Muốn được các ngân hàng hay cơ quan chính phủ tài trợ cho phát triển thì

cần thiết phải có một quy hoạch rõ ràng, với tính chính xác khả thi cao.

1.2.3 Lợi ích của quy hoạch du lịch

Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: Trần Phi Hoàng

SVTH: Võ Thị Ý Nhi 10

Xây dựng các mục tiêu và chính sách cho phát triển tổng thể ngành du

lịch. Trong đó, xác định mục tiêu du lịch nào cần đạt được và làm thế nào để đạt

được mục tiêu đã xác định.

Phát triển du lịch tạo cơ sở để bảo vệ các nguồn tài nguyên du lịch cho

hiện tại và tương lai.

Kết hợp ngành du lịch với các chính sách phát triển tổng thể kinh tế - xã

hội của vùng và quốc gia.

Tạo điều kiện phối hợp giữa các thành phần kinh tế để có thể phát triển

định hướng cho ngành du lịch.

Tăng cường và cân bằng lợi ích về các mặt kinh tế, xã hội, môi trường của

ngành du lịch đồng thời giảm thiểu các vấn đề cản trở.

Xác định vị trí, loại hình và mở rộng phát triển du lịch đối với nguồn thu

hút du khách, điều kiện cơ sở vật chất - kỹ thuật, cơ sở hạ tầng và các loại hình dịch

vụ khác.

Tạo cơ sở cho việc thực hiện chính sách và kế hoạch phát triển du lịch và

công tác quản lý các thành phần du lịch bằng cách cung cấp các tư liệu thông tin

cần thiết.

Đưa ra các chủ trương cơ bản để điều khiển quá trình phát triển du lịch.

1.2.4 Các hướng tiếp cận quy hoạch du lịch

1.2.4.1 Tiếp cận qui hoạch theo hệ thống

Định hướng quy hoạch du lịch chung cho toàn bộ hệ thống.

Tiến hành quy hoạch cụ thể cho từng phân hệ của hệ thống.

Thiết lập mối liên hệ tối ưu giữa các phân hệ của hệ thống trong một sơ đồ

quy hoạch thống nhất.

Thiết lập mối liên hệ tối ưu giữa sơ đồ quy hoạch du lịch với hệ thống

kinh tế xã hội của vùng.

1.2.4.2 Tiếp cận hướng phát triển khả thi

Các nguồn thu nhập du lịch phải ổn định lâu dài đảm bảo cho việc khai

thác, sử dụng cho công tác quy hoạch du lịch phát triển bền vững.

Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: Trần Phi Hoàng

SVTH: Võ Thị Ý Nhi 11

Quy hoạch du lịch phải đảm bảo hiệu quả lâu dài về mặt kinh tế - xã hội

và môi trường.

Các định hướng phát triển của sơ đồ quy hoạch du lịch phải phù hợp với

khả năng cho phép của các nguồn lực phát triển (vốn, kĩ thuật - công nghệ, lao

động…).

1.2.4.3 Tiếp cận quy hoạch môi trường

Khảo sát phân tích và cân nhắc thận trọng tài nguyên du lịch để xác định

loại hình du lịch phù hợp và vị trí phân bố hợp lý cho hướng phát triển.

Xác định rõ giới hạn cho phép khai thác và các biện pháp kĩ thuật để bảo

vệ môi trường.

1.2.4.4 Tiếp cận quy hoạch dựa trên cơ sở cộng đồng

Động viên sự tham gia của cộng đồng địa phương vào quá trình quy hoạch

du lịch.

Xem lợi ích của cộng đồng địa phương như là một bộ phận của quy hoạch

du lịch.

Sự tham gia của cộng đồng địa phương và uỷ ban điều hành quy hoạch.

1.2.4.5 Tiếp cận quy hoạch có chất lượng

Chất lượng du lịch đảm bảo cho sự thành công của ngành du lịch.

Chất lượng du lịch đòi hỏi các nguồn thu hút khách các dịch vụ và cơ sở

vật chất - kỹ thuật phải:

Đánh giá đúng mức về giá trị đồng tiền.

Bảo vệ tốt các nguồn tài nguyên du lịch để đảm bảo cho chất lượng của

sản phẩm du lịch.

Thoả mãn tốt nhất cho nhu cầu và sở thích của du khách.

Vấn đề chất lượng du lịch là trách nhiệm và nghĩa vụ của tất cả các thành

phần kinh tế tham gia vào hoạt động du lịch.

1.2.4.6 Tiếp cận quy hoạch có chiến lược

1.2.4.6.1 Những mục tiêu phát triển

Mục tiêu về kinh tế.

Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: Trần Phi Hoàng

SVTH: Võ Thị Ý Nhi 12

Mục tiêu an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội.

Mục tiêu về môi trường.

Mục tiêu văn hoá - xã hội.

Mục tiêu hỗ trợ phát triển.

1.2.4.6.2 Các chiến lược phát triển du lịch

Chiến lược sản phẩm du lịch:

Tạo sản phẩm du lịch độc đáo, đặc sắc, đặc trưng.

Tạo sản phẩm du lịch chuyên đề.

Chiến lược tăng trưởng:

- Đa dạng chất lượng của các sản phẩm du lịch.

- Mỗi vùng du lịch phải có sản phẩm đặc thù và phải liên kết với các nước

láng giềng.

Chiến lược nâng cao chất lượng các dịch vụ du lịch.

Chúng ta phải tăng cường chất lượng dịch vụ trên cả 3 mặt:

Chất lượng hàng hoá.

- Mẫu mã.

- Độ bền.

- Giá cả.

Chất lượng dịch vụ.

- Trình độ chuyên môn nghiệp vụ.

- Thái độ phục vụ.

Giá cả là yếu tố tạo lợi thế cạnh tranh mạnh trên thị trường.

Chiến lược về giữ gìn tôn tạo và phát triển tài nguyên du lịch, môi trường.

Phân vùng chức năng để xác định các khu vực bảo vệ đặc biệt (vườn quốc gia, khu

bảo tồn thiên nhiên, các danh thắng…)

Giáo dục ý thức bảo vệ tài nguyên du lịch và môi trường.

Thực thi luật bảo vệ môi trường.

Ngân sách đầu tư và kỹ thuật - công nghệ bảo vệ môi trường.

Chiến lược đầu tư du lịch

Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: Trần Phi Hoàng

SVTH: Võ Thị Ý Nhi 13

Xác định nguồn vốn đầu tư.

- Vốn nhà nước.

- Vốn của dân.

- Vốn đầu tư nước ngoài.

Xác định số dự án ưu tiên đầu tư nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư.

Hoàn thiện luật du lịch tạo hành lang pháp lý tin cậy cho các nhà đầu tư.

Chiến lược giáo dục và đào tạo du lịch

Xã hội hoá lĩnh vực giáo dục và tạo nguồn nhân lực du lịch.

Đào tạo dưới nhiều hình thức:

- Chính qui.

- Tại chức.

- Đào tạo ở nước ngoài.

- Đào tạo ở 3 cấp học: sơ cấp, trung cấp, đại học và sau đại học.

Giáo dục du lịch toàn dân.

Chiến lược thị trường du lịch

Phân loại thị trường du lịch:

- Dựa vào phạm vi lãnh thổ.

- Dựa theo quan hệ cung cầu.

- Dựa vào thực trạng.

Lựa chọn thị trường du lịch mục tiêu, tiềm năng.

Nâng cao hiệu quả việc khai thác thị trường du lịch nội địa và quốc tế.

Tiếp cận hội thảo du lịch

Hội thảo có giá trị rất lớn đối với các nhà quy hoạch trong việc đưa ra định

hướng và quyết định phát triển đúng đắn.

Các hội thảo cần được tiến hành:

- Hội thảo đối với các đối tác đầu tư.

- Hội thảo liên ngành.

- Hội thảo với cộng đồng địa phương.

1.2.5 Các nguyên tắc quy hoạch du lịch

Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: Trần Phi Hoàng

SVTH: Võ Thị Ý Nhi 14

1.2.5.1 Các nguyên tắc quy hoạch du lịch chung

Nguyên tắc 1: Sử dụng nguồn lực một cách bền vững

Việc bảo tồn và sử dụng bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên, văn hoá

và xã hội là điều hết sức cần thiết, nó sẽ khiến cho việc kinh doanh du lịch phát

triển lâu dài.

Du lịch là một động lực mạnh đối với việc bảo tốn và bảo vệ môi trường.

Công nghiệp du lịch đang tăng cường áp dụng các chính sách môi trường.

Tuy có nhận thức về bảo vệ môi trường, nhưng ngành du lịch vẫn phát

triển theo chiều hướng gây tổn hại đến môi trường qua việc tiêu thụ quá mức, quá

nhiều khách, xe cộ và các loại hình ô nhiễm khác nữa, làm giảm bớt đi các lợi ích

của cộng đồng địa phương, du khách và cuối cùng là bản thân ngành công nghiệp

du lịch.

Nguyên tắc 2: Giảm sự tiêu thụ quá mức và giảm chất thải

Giảm sự tiêu thụ quá mức và giảm chất thải sẽ tránh những chi phí tốn kém

cho việc phục hồi tổn hại về môi trường và đóng góp cho chất lượng của du lịch.

Sự tiêu thụ quá mức sẽ dẫn đến tổn hại môi trường và đi ngược lại với sự

phát triển bền vững.

Công nghiệp du lịch cần quan tâm tới các chi phí xử lý rác như là một phần

chi phí mua.

Lập kế hoạch đúng đắn cùng với đánh giá tác động môi trường có thể

ngăn chặn được sự phá hoại và tránh được những chi phí giải quyết hậu quả của

ngành công nghiệp.

Nguyên tắc 3: Duy trì tính đa dạng

Việc duy trì và tăng cường tính đa dạng của thiên nhiên, văn hóa và xã hội là

hết sức quan trọng cho du lịch bền vững và cũng là chỗ dựa sinh tồn của ngành du

lịch.

Nguyên tắc 4: Hợp nhất du lịch vào quá trình quy hoạch.

Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: Trần Phi Hoàng

SVTH: Võ Thị Ý Nhi 15

Hợp nhất phát triển du lịch vào trong khuôn khổ hoạch định chiến lược

cấp quốc gia và địa phương, tiến hành đánh giá tác động môi trường làm tăng khả

năng tồn tại lâu dài của ngành du lịch.

Du lịch và hoạch định chiến lược:

- Khi phát triển du lịch là một bộ phận hợp nhất của một kế hoạch cấp quốc

gia, coi việc phát triển và quản lý môi trường là một tổng thể thì du lịch sẽ mang lại

lợi ích tối đa và dài hạn hơn cho nền kinh tế quốc gia, địa phương và nền công

nghiệp du lịch.

- Du lịch được lập kế hoạch đúng sẽ làm tăng giá trị tài sản môi trường và sẽ

làm tăng chất lượng của sản phẩm du lịch.

Du lịch và đánh giá tác động môi trường.

Nguyên tắc 5: Hỗ trợ kinh tế địa phương

Ngành du lịch hỗ trợ được các hoạt động kinh tế địa phương và có tính đến

các giá trị và chi phí về môi trường thì mới bảo vệ được các nền kinh tế địa phương.

Nguyên tắc 6: Đào tạo nhân viên

Việc đào tạo nhân viên trong đó có lồng ghép vấn đề du lịch bền vững vào

thực tiễn công việc, cùng với việc tuyển dụng lao động địa phương vào mỗi cấp, sẽ

làm tăng chất lượng sản phẩm du lịch.

Nguyên tắc 7: Tiếp thị du lịch là một cách có trách nhiệm

Việc tiếp thị cung cấp cho du khách những thông tin đầy đủ và có trách

nhiệm sẽ nâng cao sự tôn trọng của du khách đối với môi trường thiên nhiên, văn

hóa và xã hội của nơi tham quan, đồng thời sẽ tăng thêm sự hài lòng của du khách.

Chiến lược tiếp thị đối với du lịch bền vững bao gồm việc xác định, đánh

giá và rà soát lại mặt cung của những tài nguyên thiên nhiên và nhân văn và của

những nguồn lực khác, cũng như khía cạnh cầu của du khách.

Nguyên tắc 8: Tiến hành nghiên cứu

Cần tiếp tục nghiên cứu và giám sát ngành công nghiệp du lịch.

Việc nghiên cứu chính xác các dự án tiền khả thi cần phải xác định rõ:

- Đối tượng nào đến tham quan.

Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: Trần Phi Hoàng

SVTH: Võ Thị Ý Nhi 16

- Mục đích chính của họ.

- Mong muốn của họ.

- Yếu tố nào chi phối hành vi và thái độ của họ.

Việc nghiên cứu toàn diện đòi hỏi sự đóng góp thực sự về tiềm năng, kỹ

năng tổ chức và cả thiện chí về chính trị, sự trung thực nghiệp vụ.

1.2.5.2 Các nguyên tắc quy hoạch du lịch sinh thái

Khi tiến hành quy hoạch khu DLST cần đảm bảo các yêu cầu sau:

- Đảm bảo tính đa dạng sinh học cao với những loài đặc hữu có giá trị khoa

học và tham quan nghiên cứu.

- Gần những trung tâm du lịch (thị trường khách đến, đảm bảo sự tiếp cận

thuận lợi).

- Có cảnh quan thiên nhiên đẹp, cảnh quan nhân văn hấp dẫn.

- Gần với những điểm du lịch hấp dẫn khác để kết nối tour tham quan.

- Đảm bảo điều kiện về cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất – kỹ thuật.

Các vấn đề cần quan tâm khi quy hoạch DLST

Các loài sinh vật của khu bảo tồn thiên nhiên (có nhiều loài hay một loài

sinh vật đặc biệt hấp dẫn).

Có khả năng quan sát các loài thú hoang dã.

Trong khu bảo tồn thiên nhiên có nhiều điểm hấp dẫn đặc biệt, một điểm

hấp dẫn chính.

Thực trạng bảo tồn văn hóa và mức độ hấp dẫn.

1.2.6 Các yêu cầu của quy hoạch du lịch sinh thái

1.2.6.1 Yêu cầu về yếu tố sinh thái

Khu DLST, điểm DLST phải đại diện cho một loại hình sinh thái nhất

định, có đủ lực hấp dẫn du khách DLST.

Nắm vững các chỉ số về khả năng tự làm sạch của hệ sinh thái, khả năng

gánh tải lượng ô nhiễm là bao nhiêu?, trong thời gian bao lâu, một số thành phần

chủ yếu của môi trường (đất, thực vật, động vật) có thể chịu sức ép của du khách

đến đâu.

Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: Trần Phi Hoàng

SVTH: Võ Thị Ý Nhi 17

1.2.6.2 Yếu tố thẩm mỹ sinh thái

Việc xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật và cơ sở hạ tầng cần được thiết kế

để tôn tạo thêm vẻ đẹp thiên nhiên.

Lượng du khách quá đông cũng làm hỏng sự hấp dẫn thẩm mỹ của điểm

DLST.

Bảo tồn và giữ gìn nét đẹp của tài nguyên du lịch.

1.2.6.3 Yêu cầu về kinh tế

Phải làm tăng lợi ích kinh tế cho cộng đồng địa phương, tăng thu nhập,

giải quyết việc làm.

Điều quan trọng nhất là phải tính được tổng giá trị kinh tế của các khu

DLST.

TEV = DUV + IUV + OV + EV + QOV

Trong đó:

TEV: total of economic value (tổng giá trị kinh tế)

DUV: direct use value (giá trị sử dụng trực tiếp)

IUV: indirect use value (giá trị sử dụng gián tiếp)

OV: option value (giá trị lựa chọn)

EV: existence value (giá trị tồn tại)

QOV: quasi option value (giá trị như là lựa chọn)

1.2.6.4 Yều cầu về xã hội

Khi khai thác các vườn quốc gia, các khu bảo tồn thiên nhiên với tư cách là

khu DLST phải quan tâm đến chức năng văn hoá, phong tục tập quán sinh hoạt của

dân địa phương.

Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: Trần Phi Hoàng

SVTH: Võ Thị Ý Nhi 18

Chương 2

ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG PHÁT

TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI BỀN VỮNG TẠI KHU

DU LỊCH TRÀM CHIM – ĐỒNG THÁP 2.1 Đánh giá tiềm năng phát triển du lịch sinh thái tỉnh Đồng Tháp

2.1.1 Vị trí địa lý và mối quan hệ liên vùng

Đồng Tháp là một tỉnh thuộc vùng ĐBSCL, có diện tích tự nhiên 3.374 km2.

Nằm trong giới hạn 10007’ – 10058’ vĩ độ Bắc, 105012’- 105056’ kinh độ Đông, phía

Bắc giáp Campuchia trên chiều dài biên giới 47,8 km với 7 cửa khẩu, trong đó có 2

cửa khẩu quốc tế là: Dinh Bà và Thường Phước, phía Nam giáp Vĩnh Long, phía

Tây giáp An Giang và TP. Cần Thơ, phía Đông giáp Long An và Tiền Giang. Có 9

huyện, 2 thị xã và 1 thành phố. Tỉnh lỵ của Đồng Tháp là TP.Cao Lãnh cách

TP.HCM về phía Tây 162 km.

Đồng Tháp là một tỉnh nằm ở miền Tây Nam Bộ, một tỉnh có nền nông

nghiệp rất phát triển. Đồng Tháp có hệ thống sông ngòi chằng chịt, cũng như giao

thông đường bộ phát triển trên 300 km thuận lợi cho việc giao lưu mua bán, vận

chuyển hàng hoá đặc biệt là sản phẩm từ nông nghiệp sang các tỉnh bạn dễ dàng

nhanh chóng cũng như thuận tiện phát triển ngành du lịch.

Đồng Tháp có trên 1,6 triệu dân, mật độ dân số trung bình là 506 người/km2

VQGTC nằm trong địa phận của huyện Tam Nông, tọa độ địa lý 10037’ đến

10046’ vĩ độ Bắc, từ 105028’ đến 105036’ kinh độ Đông.

Năm 1985 UBND tỉnh Đồng Tháp thành lập Công Ty Nông Lâm Ngư

Trường Tràm Chim với mục đích trồng Tràm, khai thác thủy sản và vừa giữ lại

được một phần hình ảnh của Đồng Tháp Mười xa xưa.

Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: Trần Phi Hoàng

SVTH: Võ Thị Ý Nhi 19

Năm 1986 loài Sếu đầu đỏ hay còn gọi là chim Hạc được tái phát hiện ở

Tràm Chim. Năm 1991, Tràm Chim trở thành Khu Bảo Tồn Thiên Nhiên cấp tỉnh

nhằm bảo tồn loài Sếu đầu đỏ.

Năm 1994, Tràm Chim trở thành khu bảo tồn Thiên nhiên cấp quốc gia theo

quyết định số 47/TTg ngày 2/2/1994 của Thủ tướng chính phủ. Năm 1998 khu Bảo

Tồn Thiên Nhiên Tràm Chim trở thành VQGTC theo quyết định số 253/1998/QĐ

ngày 29/12/1998 của Thủ tướng chính phủ.

2.1.2 Tài nguyên du lịch tự nhiên

2.1.2.1 Địa hình

Đồng Tháp là một trong những tỉnh của ĐBSCL nên có địa hình tương đối

bằng phẳng. Không có núi non như tỉnh An Giang, không có biển rộng như tỉnh

Kiên Giang, Bạc Liêu, Cà Mau, Trà Vinh cũng không có chợ nổi như Cần Thơ, Sóc

Trăng, Tiền Giang,.. Nhưng Đồng Tháp được thiên nhiên hào phóng ban tặng cho

hệ sinh thái ngập nước. Địa hình Đồng Tháp bằng phẳng có độ cao từ 1 - 2m so với

mực nước biển. Do có dòng sông Tiền chảy ngang qua Đồng Tháp 132 km nên chia

Đồng Tháp ra thành 2 vùng:

Vùng phía Bắc sông Tiền có diện tích tự nhiên 250.73,1 ha thuộc khu vực

Đồng Tháp Mười. Đồng Tháp có hơn 2/3 diện tích Đồng Tháp Mười. Địa hình ở

khu vực này tương đối bằng phẳng hướng dốc Tây Bắc - Đông Nam. Nơi cao nhất

vùng này không quá 4m và nơi thấp nhất chỉ có 0.7m.

Vùng phía Nam sông Tiền có diện tích tự nhiên 73.074ha, nằm kẹp giữa

hai dòng sông Tiền và sông Hậu, địa hình có dạng lòng máng, hướng dốc từ 2 bên

sông vào giữa với độ cao phổ biến 0,8 - 1.0m. Địa hình của khu vực Nam sông Tiền

thấp nên hàng năm tháng 9 - 10 mùa lũ kéo về nên thường bị ngập nước khoảng 1m.

Ngoài dòng sông Tiền và sông Hậu chảy qua Đồng Tháp còn có sông Sở

Thượng và Sở Hạ bắt nguồn từ Campuchia đổ vào sông Tiền ở phía Bắc tỉnh.

Ở phía Nam tỉnh cũng có một số sông chảy qua như: sông cái tàu thượng,

sông cái tàu hạ và sông Sađéc. Ngoài ra Đồng Tháp còn có 20 kênh rạch tự nhiên,

Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: Trần Phi Hoàng

SVTH: Võ Thị Ý Nhi 20

110 kênh đào cấp I, 2400km đào cấp II và III, đã tạo cho Đồng Tháp có hệ thuỷ

nông hoàn chỉnh phục vụ thoát lũ tiêu úng và đưa nước ngọt vào đồng.

Như vậy, Đồng Tháp có 2 kiểu địa hình chính là địa hình khu vực thuộc

Đồng Tháp Mười và địa hình ven sông Tiền và sông Hậu. Đây là điều kiện tốt giúp

cho Đồng Tháp phát triển trên mọi mặt và cũng tạo điều kiện tốt để khai thác và

phát triển ngành du lịch của tỉnh.

VQGTC thuộc vùng trũng ngập sâu của vùng Đồng Tháp Mười. Độ cao bình

quân của VQG dao động trong khoảng từ 0,9m đến 2,3m so với mực nước biển bình

quân. Phân khu A1 có diện tích lớn nhất đồng thời cũng có địa hình thay đổi theo

hướng thấp dần từ phía Đông Bắc sang Tây Nam. Phân khu A2 có cao trình mặt đất

bình quân là 1,3 đến 1,4 m. Phân khu A3 có cao trình mặt đất bình quân là 1,6m.

Phân A4 có cao trình mặt đất bình quân dao động từ 1,3 đến 2,2m. Phân khu A5 có

cao trình mặt đất bình quân dao động từ 1,3 – 1,5m.

2.1.2.2 Khí hậu

Đồng Tháp nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới đồng nhất trên địa giới toàn

tỉnh nên Tràm Chim cũng thuộc khí hậu nhiệt đới. Ở Đồng Tháp nói chung cũng

như Tràm Chim nói riêng khí hậu ở nơi đây chia thành 2 mùa rõ rệt: mùa mưa từ

tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung

bình hàng năm là 27,190C, số giờ nắng trung bình 6 - 8 giờ/ngày. Tháng có nhiệt độ

trung bình cáo nhất là tháng 4 là 370C. Và tháng 1 là tháng có nhiệt độ trung bình

thấp nhất khoảng 160C.

Độ ẩm trung bình hàng năm duy trì trong khoảng 82 - 83%. Trong đó tháng 6

là tháng có độ ẩm trung bình cao nhất có thể lên đến 100% và tháng 3 - 4 là tháng

có độ ẩm trung bình thấp nhất 35 – 40%.

Lượng mưa phân bố theo mùa rõ rệt, trung bình khoảng 1.650mm/ năm, tập

trung vào mùa mưa chiếm 90 - 95% lượng mưa cả năm. Mưa nhiều từ các tháng 5 -

11, mưa lớn từ các tháng 9 - 10 và mưa ít là từ tháng 12 - 4 lại là những tháng khô

hạn nhất, thời tiết hầu như không có mưa, các tháng này dễ bị hạn hán. Số ngày

mưa trung bình đo được tại VQGTC khoảng 110 – 160 ngày/năm.

Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: Trần Phi Hoàng

SVTH: Võ Thị Ý Nhi 21

Với đặc điểm khí hậu này nên Đồng Tháp rất thuận lợi cho phát triển nông

nghiệp, hoạt động du lịch và tạo cho các hệ động - thực vật ở Đồng Tháp được phát

triển ổn định.

2..1.2.3 Tài nguyên đất

Đất đai Đồng Tháp màu mỡ bởi phù sa do 2 con sông Tiền và sông Hậu cung

cấp hàng năm, xóm làng trù phú giữa bốn bề cây cối xanh tươi.

Đặc điểm địa hình Đồng Tháp khoảng 2/3 diện tích thuộc vùng Đồng Tháp

Mười, 1/3 còn lại là ven sông Tiền và sông Hậu. Địa hình Đồng Tháp với 3 nhóm

đất phân bố ở các vùng: ven sông Tiền sông Hậu, vùng trũng Đồng Tháp Mười và

vùng cao biên giới nên tạo cho đất đai Đồng Tháp có các nhóm đất chính sau:

Đất phù sa: Chủ yếu do sông MêKông bồi tụ, thích hợp cho việc trồng lúa

và cây ăn trái. Đất phù sa có diện tích 191.769 ha chiếm 59,06% diện tích đất tự

nhiên. Ngoài ra còn có các nhóm phù sa sau:

Đất phù sa không phân hoá có nguồn gốc trầm tích sông biển và trầm tích

sông - đầm lầy.

Đất phù sa trên nền phèn ít, phân bố chủ yếu ở Hồng Ngự.

Đất phù sa trên nền phèn trung bình, phân bố chủ yếu ở vùng Đồng Tháp

Mười.

Đất phèn: Đây là đất đặc trưng của khu vực trũng Đồng Tháp Mười. Đất

phèn ở đây có diện tích 84.382 ha, chiếm 25,99% diện tích đất tự nhiên. Ở khu vực

này đọng nước kéo dài, thoát nước kém, khan hiếm nước ngọt vào mùa khô. Loại

đất này thích hợp cho các loại cây công nghiệp chịu ngập mặn như: Tràm, bạch

đàn,… Đa số đất ở đây đã được ngọt hóa có thể trồng lúa được.

Đất xám: Có diện tích 28.155 ha, chiếm 6,87% đất tự nhiên. Loại đất này

nằm dọc biên giới Campuchia, vùng này chịu ngập lũ rất sớm vào mỗi năm, nhưng

không bị đọng nước, chế độ canh tác thường là một vụ lúa. Đất xám gồm các loại:

đất xám trên phù sa cổ, đất xám đọng mùn gley trên phù sa cổ, đất xám trên sản

phẩm trong hoá macmaoxit.

Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: Trần Phi Hoàng

SVTH: Võ Thị Ý Nhi 22

Đất cát: Có diện tích 120 ha, chiếm 0,04,% diện tích đất tự nhiên. Đất cát

được phân bố rãi rác toàn tỉnh.

VQGTC có các nhóm đất chính sau:

Nhóm đất cát cổ: được hình thành thông qua quá trình phong hóa trầm tích

Pleistocene chiếm diện tích khoảng 154 ha.

Đất xám điển hình khoảng 476 ha.

Đất xám đọng mùn khoảng 274 ha.

Các nhóm đất dốc tụ trên nền trầm tích proluvi chiếm diện tích 1.559 ha.

Các nhóm đất phù sa có trên nền phèn: trầm tích sông – biển chồng lên lớp

trầm tích đầm lầy – biển hình thành những vạt đất phù sa có tầng sinh phèn và đất

phù sa có tầng phèn chứa các khoáng jarosite.

Đất phèn hoạt động hình thành từ nền trầm tích đầm lầy biển với diện tích

khoảng 355 ha, phân bố nhiều nhất tại khu A5. Độ chua của đất pH chỉ khoảng từ

2,0 – 3,2.

2.1.2.4 Tài nguyên nước

Đồng Tháp được bao bọc bởi 2 con sông lớn là sông Tiền và sông Hậu, kết

hợp với hệ thống sông ngòi chằng chịt. Do đó, tài nguyên nước của Đồng Tháp vô

cùng phong phú kể cả lượng nước mặt kể cả lượng nước ngầm. Lưu lượng nước

Sông Tiền bình quân 11.500 mét khối/giây, lớn nhất 41.504 m3/giây, nhỏ nhất 2.000

m3/giây.

Đồng Tháp có khoảng 2/3 diện tích Đồng Tháp Mười và lại ở đầu nguồn

sông Cửu Long nên nguồn nước mặt ở Đồng Tháp rất dồi dào, lượng nước ngọt có

quanh năm lại không bị nhiễm mặn. Ngoài ra có 2 nhánh sông Sở Hạ và Sở Thượng

bắt nguồn từ Campuchia đổ ra sông Tiền ở Hồng Ngự. Bên cạnh đó, ở phía Nam

còn có sông cái Tàu Hạ, sông cái Tàu Thượng, sông Sa Đéc,…kết hợp cùng các

kênh đào kênh rạch chằng chịt lại làm cho lượng nước mặt đã phong phú ngày càng

phong phú hơn.

Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: Trần Phi Hoàng

SVTH: Võ Thị Ý Nhi 23

Khu vực Tràm Chim nằm trong vùng Đồng Tháp Mười, cách sông Tiền

25km về phía Tây và cách biên giới Campuchia 40 km về phía bắc. VQGTC chịu

ảnh hưởng thủy văn của vùng châu thổ sông Mê Kong nhận nguồn nước trực tiếp từ

sông Mê kong thông qua hệ thống kinh thủy lợi tràn vào nội đồng và bị ngập lụt

hàng năm từ tháng 8 đến tháng 12.

Ngoài lượng nước mặt phong phú Đồng Tháp cũng như khu vực Tràm Chim

nói riêng còn rất dồi dào các vỉa nước ngầm ở các độ sâu khác nhau, nguồn nước

này hết sức phong phú nhưng mới chỉ khai thác 1 phần để sử dụng phục vụ cho sinh

hoạt của đô thị và nông thôn, nhưng nguồn nước này chưa được đưa vào sử dụng

cho công nghiệp. Bên cạnh đó lượng nước ngầm này có thể khai thác trầm tích.

Ngoài lượng nước tự nhiên từ các sông Đồng Tháp nói chung cũng như

VQG Tràm Chim nói riêng còn có lượng nước khác cũng phong phú không kém so

với nước mặt và nước ngầm đó là nước mưa. Nước mưa là nguồn nước bổ sung

quan trọng và quí giá, là nguồn cung cấp nước cho sinh hoạt của nhân dân cũng như

giúp giải nhiệt cho rừng vào mùa khô.

2.1.2.5 Tài nguyên động - thực vật

Đồng Tháp là một phần của Đồng Tháp Mười nên hệ sinh vật của Đồng

Tháp cũng giống như hệ sinh vật của vùng Đồng Tháp Mười.

Về thực vật ở Đồng Tháp cây Tràm được coi là đặc thù, vì cây Tràm là loài

cây có thể chịu đựng kiểu sống nước ngập quanh năm, chịu phèn nặng và chịu được

mặn ở một mức độ nhất định. Nhờ có hàng trăm ha tràm, đã giúp sự ngăn cản chua

hoá lớp đất mặt và nước mặt, trữ lượng nước ngọt, điều hoà khí hậu và bảo tồn tính

đa dạng sinh học. Đa số diện tích đất ở Đồng Tháp Mười là ẩm, lầy thấp nên được

bao phủ bởi rừng rậm và cây Tràm. Rừng Tràm của tỉnh phân bố ở các huyện Tam

Nông, Tháp Mười, Cao Lãnh. Ngoài cây Tràm được xem là thực vật đặc thù của

Đồng Tháp còn có Bạch Đàn được trồng ở huyện Tân Hồng. Hiện nay diện tích

rừng Tràm ở Đồng Tháp còn khoảng 10.000 ha và với hơn 130 loài thực vật khác…

Hệ sinh thái vô cùng phong phú với 140 loài cây dược liệu. Hệ thực vật trên bờ

Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: Trần Phi Hoàng

SVTH: Võ Thị Ý Nhi 24

phong phú và hệ thực vật dưới nước cũng phong phú không kém như có 286 loài

tảo, 93 loài phù du, 40 loài cá…

Đồng Tháp Mười là vùng đất ngập phèn nên động vật ở đây cũng là loại

thích hợp với đất ngập phèn như: cá lóc, cá bống,…

VQG Tràm Chim của Đồng Tháp là một phần của vùng Đồng Tháp Mười

nên mang tài nguyên động - thực vật chung của khu vực Đồng Tháp cũng như Đồng

Tháp Mười. Sự đa dạng của hệ sinh thái ngập nước ở VQG Tràm Chim thể hiện sự

đa dạng của các quần xã thực vật, nơi đây là vùng đất trũng loại địa hình hiếm hoi

còn sót lại của Đồng Tháp Mười đây còn là nơi sinh sống của hàng trăm loại thực

vật. Tràm Chim có nghĩa là chim ở trong rừng Tràm, giữa những cây sậy, lao, sen,

súng, lúa ma, năn, lác,…nên hệ thực vật ở đây là Tràm, năn kim, sen, cỏ ống, mồm

mốc. Tràm Chim là một trong số ít nơi ở Đồng Tháp Mười còn quần xã lúa ma sống

sót và do đó là nơi bảo tồn lúa ma quan trọng nhất ở Việt Nam (Buckton và cộng sự

1999). Và ngoài hệ thực vật phong phú ra động vật ở nơi đây cũng đa dạng không

kém có 231 loài chim nước chiếm khoảng ¼ số loài chim có ở Việt Nam. Trong đó,

có 32 loài chim quí hiếm trên thế giới như: Sếu cổ trụi, ngan cánh trắng, te vàng, bồ

nông, già đẫy Java, Giang sen… loài chim điển hình nhất ở đây được nhiều người

biết đến là Sếu cổ trụi còn gọi là Sếu đầu đỏ hay chim hạc. Sếu xuất hiện cách đây

hơn 60 triệu năm, hiện có nguy cơ bị tuyệt chủng. Thuộc 1 trong 16 loài có nguy cơ

tuyệt chủng. Sếu ở Tràm Chim thuộc loại Sếu thân xám, đầu, cổ và chân đỏ, cao từ

1,6 - 1,7m, nặng trung bình 7 - 8kg. Về thủy sản, so với các vùng khác ở Đồng Tháp

Mười nói riêng và ĐBSCl nói chung, Tràm Chim vẫn còn nguồn tài nguyên thủy

sản nước ngọt rất phong phú. Nơi đây là nơi sinh sống của hơn 130 loài cá và hơn

23 loài động vật đáy cùng các loài lưỡng cư.

Như vậy, động - thực vật của Đồng Tháp cũng như VQG Tràm Chim rất

phong phú và đa dạng. Đó là thuận lợi rất lớn cho việc phát triển du lịch đặc biệt là

du lịch sinh thái ở VQG Tràm Chim. Tràm Chim là VQG có số lượng các loài chim

nhiều nhất so với các khu rừng đặc dụng khác ở ĐBSCL.

2.1.3 Tài nguyên du lịch nhân văn

Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: Trần Phi Hoàng

SVTH: Võ Thị Ý Nhi 25

2.1.3.1 Dân cư - dân tộc

Do địa hình Đồng Tháp tương đối bằng phẳng, có hệ thống sông ngòi cũng như

kênh rạch chằng chịt nên dân cư tập trung về đây sinh sống rất nhiều, tập trung ở

ven sông từ đó hình thành nên các kiểu quần cư nông thôn và quần cư thành thị.

Dân cư phân bố không đồng đều, chủ yếu tập trung đông dọc theo các sông rạch,

các trục lộ giao thông, các cồn cù lao… Khu vực Đồng Tháp Mười dân cư còn thưa

thớt, chỉ có 180 người/ km2 so với mật độ dân cư của tỉnh là 449 người/km2. Tỷ lệ

dân số đô thị chiếm 15.75% dân số tỉnh, ngang mức tỷ lệ dân số đô thị của ĐBSCL

(15 - 16%), thấp hơn tỷ lệ của cả nước (21%), phản ánh khả năng đô thị hóa còn

chậm và khả năng khai thác đất nông nghiệp còn gia tăng trong những năm gần đây.

Đồng Tháp có 4 dân tộc anh em cùng sinh sống như Kinh, Hoa, Khmer và Chăm.

Trong đó, dân tộc Kinh chiếm phần đông số dân. Phần lớn dân cư sống ở Tam Nông

là người Kinh. Các dân tộc khác là người Việt gốc Hoa và người Khmer.

Mỗi dân tộc có tập quán sinh hoạt, tính ngưỡng riêng đều đó đã tạo nên sự đa

dạng văn hóa, tín ngưỡng và tôn giáo. Ở Đồng Tháp có nhiều tôn giáo như: Cao

Đài, Hòa Hảo, Phật Giáo, Thiên Chúa… Tính cách người dân Đồng Tháp mang

đậm nét đặc trưng chung của đồng bằng Nam Bộ: cần cù, hiền lành, phóng khoáng,

cởi mở và giàu lòng mến khách.

2.1.3.2 Di tích lịch sử, văn hóa lễ hội và phong tục tập quán

Hiện nay Đồng Tháp có 4 di tích lịch sử cách mạng đươc Bộ Văn Hóa Thông

Tin công nhận.

Khu di tích lịch sử văn hóa Gò Tháp (huyện Tháp Mười).

Chùa Kiến An Cung (thị xã Sa Đéc).

Khu di tích lịch sử cách mạng Xẻo Quýt (huyện Cao Lãnh).

Khu di tích mộ cụ Phó Bảng Nguyễn Sinh Sắc (thành phố Cao Lãnh).

Tất cả các khu di tích lịch sử được quy hoạch tổng thể dựa trên giá trị tài

nguyên thiên nhiên và tài nguyên nhân văn được dựng xây bời người dân “đất tháp”

anh hùng. Vì thế các khu không những có giá trị về lịch sử mà còn ẩn chứa những

Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: Trần Phi Hoàng

SVTH: Võ Thị Ý Nhi 26

giá trị nhân văn sâu sắc mà người dân mãi trân trọng, giữ gìn và phát huy ngày càng

tốt đẹp hơn.

Khu di tích lịch sử văn hóa Gò Tháp:

Di tích Gò Tháp thuộc huyện Tháp Mười cách huyện lỵ Tháp Mười khoảng

11 km về phía Bắc và cách TP. Cao Lãnh 43 km. Quần thể Gò Tháp có 5 di tích tiêu

biểu, tính từ lộ Mỹ Hòa đi vào Gò Tháp Mười, Tháp cổ tự, mộ và đền thờ cụ Đốc

Binh Kiều, Gò Minh Sư và nền Miếu bà Chúa Xứ. Khu di tích Gò Tháp chứa đựng

nhiều giá trị lịch sử - văn hóa của dân tộc. Tháp Cổ Tự tương truyền có từ thời vua

Thiệu Trị (1841 - 1847). Khu di tích Gò Tháp Mười cách đây khoảng 2.000 năm là

nơi sinh sống của cư dân cổ đại.

Đây còn là căn cứ cách mạng của nhân dân ta trong 2 cuộc kháng chiến

chống Pháp và chống Mỹ.

Với những ý nghĩa đó, di tích Gò Tháp đã được Bộ văn hóa thông tin xếp

hạng di tích lịch sử và kháng chiến 9/1989 một điểm du lịch hấp dẫn của vùng Đồng

Tháp.

Chùa Kiến An Cung (chùa Ông Quách)

Chùa do nhóm người Hoa ở tỉnh phúc Kiến (Trung Quốc) định cư tại Sađéc

xây dựng năm 1924, hoàn thành 1927 để thờ cúng tổ tiên và giáo dục con cháu.

Chùa Kiến An Cung là một công trình văn hóa quý, đã được Bộ văn hóa thông tin

công nhận di tích kiến trúc nghệ thuật quốc gia 4/1990.

Khu di tích lịch sử cách mạng Xẻo Quýt:

Xẻo Quýt được biết đến là khu căn cứ của lòng dân, được tỉnh Kiến Phong

nay là tỉnh Đồng Tháp chọn làm căn cứ chiến lược trong cuộc kháng chiến chống

Mỹ. Toàn bộ hoạt động của khu căn cứ được che chở dưới tán rừng Tràm và loại

cây bòng bong đeo bám dày đặc. Trong quá khứ cũng như trong hiện tại ngày nay

Xẻo Quýt vẫn tồn tại như một minh chứng sống luôn là niềm tin, niềm tự hào của

nhân dân.

Khu di tích mộ cụ Phó Bảng Nguyễn Sinh Sắc (thành phố Cao Lãnh):

Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: Trần Phi Hoàng

SVTH: Võ Thị Ý Nhi 27

Cụ phó bảng tên Nguyễn Sinh Huy, quê huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.

Năm 1917 và những năm sau cụ thường về Cao Lãnh để hoạt động cách mạng. Năm

1927 cụ về đây tuyên truyền chủ nghĩa yêu nước. Cụ mất ngày 26/10/1929. Khu

tưởng niệm cụ được xây dựng 13/02/1977 và nay đã trở thành điểm sinh hoạt văn

hóa, giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ sau này. Tại đây có hai cụm kiến

trúc: khu lăng mộ và nhà lưu niệm cụ Nguyễn Sinh Sắc. Lăng cụ Nguyễn Sinh Sắc

đối diện với cổng vào, phần mái lăng tạo dáng bàn tay úp, trên mái là 9 con rồng

biểu tượng của vùng đất Cửu Long ôm ấp giấc ngủ ngàn thu của cụ.

2.1.3.3 Các làng nghề truyền thống

Trải bao thăng trầm của lịch sử, với sức người cần lao gìn giữ, xây dựng,

những lớp cha ông đi trước mở đường, khai hoang lập nghiệp đã để lại cho con cháu

Đồng Tháp hôm nay những ruộng lúa, vườn cây, làng quê trù phú, di tích văn hoá -

lịch sử.… và cả những làng nghề truyền thống với nhiều nét đặc trưng của vùng

đồng bằng châu thổ Nam Bộ, nói đến làng nghề truyền thống chúng ta phải nói tới

các làng nghề như: nghề làm bánh phồng tôm Sa Giang, nghề trồng hoa kiểng ở Tân

Quy Đông Sa Đéc, nghề làm nem ở Lai Vung, nghề làm chiếu ở Định Yên – Lấp

Vò…

Nằm bên bờ sông Tiền ngọt ngào phù sa, dồi dào tôm cá. Từ những con tôm

nước ngọt qua bàn tay kheo léo của người dân Sa Đéc đã tạo nên một chiếc bánh

phồng tôm mang tính độc đáo, truyền thống đó chính là bánh phồng tôm Sa Giang.

Bánh phồng tôm Sa Giang là nhãn hiệu bánh phồng tôm duy nhất trong nước đạt

tiêu chuẩn châu Âu về chất lượng sản phẩm.

Nghề trồng hoa kiểng:

Thiên nhiên hòa phóng ban tặng cho Sa Đéc một vùng đất phù sa nếu như

dưới nước dồi dào tôm cá tạo cho Sa Đéc một thương hiệu bánh phồng tôm mà

không đâu có được và sẽ không quá lời khi một lần nữa lặp lại thiên nhiên con

người miệt Sa đéc, trù phú, thanh tao, phong nhã không thua bất cứ nơi đâu. Ngay

từ chọn cái nghề trồng hoa kiểng cũng đủ nói lên điều này. Vốn là một nghề truyền

thống nổi tiếng, có tự lâu đời, làng hoa kiểng Tân Qui Đông – Sa Đéc hàng năm thu

Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: Trần Phi Hoàng

SVTH: Võ Thị Ý Nhi 28

hút hàng nghìn lượt khách bốn phương đến tham quan. Bon sai, kiểng cổ, hoa tươi

các loại du khách mặt sức thưởng ngoạn. Đặc biệt, là vào dịp rằm đến 25 tháng chạp

hàng năm, làng hoa Tân Qui Đông lại nở rộ với đủ sắc màu lộng lẫy để tham gia

vào thị trường hoa tươi ngày tết. Dưới bến thì tấp nập ghe thuyền, trên bờ hàng

đoàn xe tải tất bật nối đuôi nhau chuyển hoa đi khắp mọi nẻo miền quê xuôi ngược.

Nghề làm nem Lai Vung:

Đồng Tháp là một tỉnh không giàu về đời sống vật chất như những tỉnh khác

ở vùng ĐBSCL, nhưng người dân Đồng Tháp rất giàu tình cảm, cách nghĩ, cách

làm, chính những điều đó đã tạo nên cho người dân Đồng Tháp một phong cách

sống, làm việc rất riêng biệt ở mỗi địa phương. Nếu như ở Sa Đéc nổi tiếng với

nghề trồng hoa kiểng, bánh phồng tôm,.. Thì ở Lai Vung lại nổi tiếng với nghề làm

nem. Nghề làm nem ở Lai Vung nổi tiếng khắp cả nước, nghề làm nem là nghề rất

công phu và lắm bí quyết. Theo thời gian nem Lai Vung là niềm tự hào của dân

Đồng Tháp khi giới thiệu hương vị đặc sản quê nhà với bạn bè phương xa đã phổ

biến rộng trên cả nước.

Nghề làm chiếu Định Yên - Lấp Vò:

Từ những cây cói, cây lác mọc hoang dại, được bàn tay khéo léo của người

dân Đồng Tháp dệt thành những chiếc chiếu sưởi ấm cho đời. Nét văn hóa độc đáo

của chợ chiếu này là chợ được họp vào ban đêm trong thời gian khoảng 2 tiếng

đồng hồ và được người dân ở đây gọi là “chợ ma”. Do bà con suốt ngày bận rộn với

công việc đồng áng hoặc miệt mài bên khung dệt nên tối đến mới rảnh. Chỉ có đến

Định Yên vào ban đêm du khách mới thấy được cảnh họp chợ nhộn nhịp, mọi nguời

chong một đèn quây quần trước sân chùa An Phước giờ họp chợ thường không cố

định. Một điểm đặc biệt khác với những phiên chợ khác là ở đây nguời bán thì đi,

đứng. Trong khi người mua lại ngồi (thay vì nguời bán ngồi, nguời mua đi). Người

mua chiếu tìm một chỗ ngồi chờ còn nguời bán ôm hoặc vác chiếu trên vai đến chào

hàng, ngã giá.

Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: Trần Phi Hoàng

SVTH: Võ Thị Ý Nhi 29

Đây chỉ là một số làng nghề tryền thống đặc trưng của Đồng Tháp, bên cạnh

đó còn những nghề khác như nghề đóng ghe xuồng, nghề làm hủ tiếu bột lọc…

Làng nghề truyền thống là nét văn hóa đặc trưng của từng vùng vì vậy cần

được bảo tồn, gìn giữ và phát huy tốt để làng nghề trở thành nguồn thu chính của

người dân địa phương, phải có sự liên kết chặt chẽ giữa các làng nghề với ngành du

lịch.

2.1.4 Giới thiệu một số điểm du lịch sinh thái của tỉnh

Nói đến du lịch sinh thái thì Đồng Tháp là nơi lý tưởng nhất để giới thiệu về

du lịch sinh thái. Do đặc điểm nguyên sinh hầu như được giữ nguyên vẹn, phong

phú qua các mùa trong năm. Khu di tích Xẻo Quýt, khu du lịch Gáo Giồng, Vườn

Quốc Gia Tràm Chim là 3 khu sinh thái trọng điểm nhất. Cùng có điểm chung là

rừng Tràm, nhưng diện mạo mỗi nơi có nét riêng, tạo ấn tượng đẹp trong lòng du

khách đến tham quan.

Khu di tích Xẻo Quýt:

Xẻo Quýt cách TP.Cao Lãnh hơn 30 km cách quốc lộ 30 khoảng 6 km, thuộc

2 xã Mỹ Long và Mỹ Hiệp của huyện Cao Lãnh. Có diện tích 50ha, trong đó gần

20ha là Tràm trồng từ năm 1960, trước đây Tỉnh ủy Kiến Phong (nay là Đồng Tháp)

chọn làm căn cứ an toàn nhất. Đặt chân đến đây, du khách sẽ thấy những đoạn

đường còn giữ nguyên trạng “chiến khu xưa”, du khách được các nữ du kích áo bà

ba đen khăn rằn quấn cổ, bơi xuồng ba lá đưa đi len lỏi giữa rừng Tràm, tựa hồ cách

di chuyển trong thời kháng chiến. Du khách sẽ bị sức hút của những cây Tràm tuổi

thọ gần 50, sừng sững vươn cao và còn tận mắt tham quan những di tích như: Hội

trường Tỉnh ủy, công sự chiến đấu, hầm bí mật, hầm tránh bom được bảo tồn

nguyên vẹn. Rồi du khách có thể nằm trên những chiếc võng trong vườn bằng lăng

hóng mát, hưởng không khí trong lành.

Khu du lịch Gáo Giồng:

Sau khi rời chân khỏi Xẻo Quýt, du khách hãy đến với Gáo Giồng cách

TP.Cao Lãnh khoảng 20 km. Diện tích khu sinh thái khoảng 1.700 ha, khu bảo tồn

Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: Trần Phi Hoàng

SVTH: Võ Thị Ý Nhi 30

là 350ha rừng tràm trên 10 năm tuổi để phục vụ du lịch sinh thái. Đến đây, du khách

có cơ hội lên đài cao 18 mét để quan sát toàn cảnh rừng Tràm xanh um mút mắt, với

một không gian thanh bình, yên ả, nhìn những thôn nữ chân đất với áo bà ba, nón lá,

nhẹ nhàng đưa khách bằng xuồng ba lá luồn lách theo kênh rạch dưới rặng Tràm

mát rười rượi. Rồi du khách còn được tham quan Sân Chim (diện tích 40ha) với

nhiều loại chim, cò đa dạng, có loại Nhan Điển quý hiếm được đưa vào sách đỏ.

Nơi đây, du khách tha hồ nhìn ngắm thỏa thích, nghe chim hót líu lo… ru hồn về

thời quá khứ xa xăm, gần gũi thiên nhiên xa rời khói bụi xe cộ.

“Ai ơi về miệt Tháp Mười

Cá tôm sẵn bắt… lúa trời sẵn ăn”

Vườn Quốc Gia Tràm Chim:

Còn một điểm dừng chân nữa mà du khách khó có thể bỏ qua. Đó là vườn

Quốc Gia Tràm Chim. Nơi đây có diện tích gần 7.313ha thuộc huyện Tam Nông,

được thành lập từ năm 1985 với tên gọi công ty nông ngư trường. Năm 1992 đổi tên

thành trung tâm bảo vệ Sếu, năm 1994 là khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước

Tràm Chim và trở thành VQGTC vào năm 1998. Đây được coi là mẫu hình Đồng

Tháp Mười thu hẹp cảnh quan thời nguyên sơ, được nhiều nước trên thế giới biết

đến. VQGTC là thảm thực vật bao gồm đồng cỏ ngập nước theo mùa, rừng Tràm tái

sinh cùng với đầm lầy, có 6 quần xã chính trong đó quần xã sen, quần xã năn, quần

xã lúa ma, quần xã cỏ ống, quần xã mồm mốc, quần xã Tràm cần được bảo tồn.

VQGTC hiện có 231 loài chim thuộc 49 họ, 14 bộ, chiếm 24% tổng số loài, trên

60% tổng số họ và 80% tổng số bộ chim Việt Nam và thế giới. Trong đó có 32 loài

quí hiếm, đáng quan tâm nhất là số lượng các quần thể chim nước lớn di trú trong

suốt mùa Đông. Đặc biệt là Sếu đầu đỏ (còn gọi Hạc) được ghi vào sách đỏ Việt

Nam cùng một số loài chim khác có khả năng tuyệt chủng trên toàn cầu như: điên

điển, ô tác, giang sen… Song song đó, còn có trên 130 loài cá nước ngọt, 130 loài

thực vật bản địa, 174 loài thực vật nổi, 110 loài động vật nổi cùng với 23 loài động

vật đáy và các loài lưỡng cư bò sát khác. Đến VQGTC, du khách sẽ du ngoạn bằng

tắc ráng đi men theo kênh đến các đài quan sát, các đầm sen, súng, đồng năn, rừng

Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: Trần Phi Hoàng

SVTH: Võ Thị Ý Nhi 31

Tràm sẽ nghe thấy tiếng chim hót trước bình minh, tiếng đớp mồi của nhiều loài cá

hòa lẫn với hương đồng cỏ nội, một thoáng hương Tràm bát ngát làm ngây ngất

lòng người.

Những cánh đồng lúa ma trải rộng chỉ có nơi đây còn duy trì được như hiện

trạng ban đầu. Mùa nước lên từ tháng 8 đến tháng 11 chỉ cần đi thưởng ngoạn

phong cảnh của thiên nhiên hào phóng ban tặng: lúa trời, bông sen, bông súng, năn,

lác, rong tảo, cùng các loại chim cò… đa dạng vô cùng. Khi nước rút cạn, lượng cá

tôm, thực vật phong phú cũng là lúc chim muông trở về đây đông đảo để kiếm ăn,

sinh sôi phát triển.

2.1.5 Cơ sở vật chất kỹ thuật và cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch

2.1.5.1 Cơ sở vật chất kỹ thuật

2.1.5.1.1 Cơ sở lưu trú

Ngành du lịch ĐBSCL ngày càng vươn mình phát triển cùng với sự phát

triển đó ngành du lịch Đồng Tháp cũng đang từng bước chứng tỏ vị thế của mình so

với ngành du lịch của các tỉnh bạn. Ngành du lịch phát triển tạo điều kiện thuận lợi

để phát triển cơ sở lưu trú trên địa bàn tỉnh. Năm 2000 trên địa bàn toàn tình có 13

cơ sở lưu trú đến năm 2005 đã tăng lên 20 cơ sở và đến năm 2009 thì toàn tỉnh có

27 cơ sở lưu trú. Tuy số lượng cơ sở lưu trú của toàn tình từ năm 2000 đến năm

2009 là tăng lến gấp đôi nhưng tính trong khoảng thời gian đó thì cơ sở lưu trú tăng

lên không nhiều, nhưng đây lại là sự đáng mừng cho thấy ngành du lịch của tỉnh

đang phát triển.

Năm 2005 trên toàn tỉnh có 20 cơ sở với tổng số 494 phòng, trong đó số

phòng đạt chuẩn phục vụ khách quốc tế là 360 phòng. Đến năm 2009 toàn tỉnh có

27 cơ sở lưu trú với 752 phòng, trong đó số phòng đạt chuẩn phục vụ khách quốc tế

là 561 phòng và công suất sử dụng là 52,24%. Năm 2004 trên toàn tỉnh có 11 khách

sạn được xếp từ 1-3 sao thì năm 2009 toàn tỉnh có 13 khách sạn được xếp từ 1 - 3

sao. Khách sạn 3 sao duy nhất ở Đồng Tháp vẫn là khách sạn Sông Trà, so với năm

2004 khách sạn 2 sao được nâng lên một là có 5 khách sạn 2 sao. Còn lại 7 khách

sạn 1 sao.

Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: Trần Phi Hoàng

SVTH: Võ Thị Ý Nhi 32

Ngoài ra trên địa bàn tỉnh còn có những cơ sở lưu trú đã đủ tiêu chuẩn và

chưa đủ tiêu chuẩn xếp hạng hoạt động rải rác ở toàn tỉnh.

Bảng 2.1: Cơ sở lưu trú trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp (2005 – 2009)

Năm 2005 2006 2007 2008 2009

Tổng số cơ sở lưu trú 20 20 23 23 27

Tổng số phòng 494 538 569 542 752

Số phòng đạt chuẩn phục

vụ khách quốc tế

360 366 390 383 561

Công suất sử dụng 40,05% 44,70% 49,40% 50,23% 52,24%

Nguồn: Sở văn hóa, thể thao – du lịch Đồng Tháp

Riêng khách sạn Sông Trà (3 sao) trong năm 2007 công suất sử dụng phòng

trong những tháng cao điểm khoảng 70 - 80%, thỉnh thỏang 100%.

Cho đến nay Trung tâm dịch vụ DLST và GDMT của VQGTC vẫn chưa

đảm bảo phát triển cơ sở lưu trú, do tính chất quy mô, chưa có đủ vốn để đầu tư

phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật. Hiện nay ở Vườn Quốc Gia Tràm Chim có được 7

phòng nghĩ để phục vụ cho du khách trong đó có 6 phòng có máy lạnh, 1 phòng còn

lại là quạt. Trong mỗi phòng đều có trang bị tivi, tủ lạnh, giường nệm… và 1 nhà

sàn để phục vụ khách tham quan du lịch nơi đây có thể sử dụng cho ăn nghỉ. Tại

đây khu vực gần VQGTC cũng không phát triển loại hình homestay vì dân cư vẫn

lao động trong nông nghiệp vẫn là chủ yếu, hoặc chỉ là buôn bán nhỏ để tăng thêm

thu nhập cho gia đình mà không có sự liên kết phát triển du lịch. 2.1.5.1.2 Cơ sở ăn uống

Vì đây là Vườn Quốc Gia, khu bảo tồn nên hệ thống nhà hàng cũng như cơ

sở phục vụ ăn uống không có nhiều trong Vườn, chỉ có trung tâm dịch vụ du lịch có

Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: Trần Phi Hoàng

SVTH: Võ Thị Ý Nhi 33

bộ phận bếp tổ chức dịch vụ ăn uống cho khách tham quan nhưng bộ phận này đang

trong tình trạng xuống cấp. Trang thiết bị dùng cho khâu này không được đầu tư

cũng như tay nghề, trình độ chuyên môn của con người không cao.

2.1.5.1.3 Phương tiện vận chuyển

Chủ yếu là xuồng ba lá, tắc ráng và thuyền thuộc sự đầu tư của nhà nước.

Vườn hiện có 4 phương tiện tàu thủy dùng đế chở khách tham quan trong đó có 3

tắc ráng và 5 xuồng, mỗi chuyến tham quan thuyền chở được 15 du khách. Ngoài ra

còn có một số xuồng ba lá thuộc phương tiện tham quan nhỏ.

Nhìn chung phương tiện vân chuyển tham quan còn rất hạn chế, hiện trong

giai đoạn sửa sang nhưng Vườn đang kêu gọi đầu tư thêm phương tiện vận chuyển

là tắc ráng.

2.1.5.2 Cơ sở hạ tầng

2.1.5.2.1 Hệ thống giao thông

Đồng Tháp có hệ thống giao thông đường bộ và đường thủy khá phong phú.

Trong đó có các cửa ngỏ giao lưu kinh tế quan trọng là: Quốc lộ 30 từ biên giới

Campuchia nối liền với quốc lộ 1A, Quốc lộ 80 nối Quốc lộ 1A với phà Vàm Cống,

Quốc lộ 54 nằm cặp dòng sông Hậu kéo dài từ phà Vàm Cống đến Trà Vinh.

Phương án phát triển giao thông vùng ĐBSCL và vùng Đồng Tháp Mười của chính

phủ đã được thực hiện, cụ thể là triển khai thực hiện nâng cấp các tuyến quốc lộ 80,

50, 30 và khởi công xây dựng Quốc lộ mới là N1, N2. Và hệ thống giao thông

đường bộ vào Tràm Chim đang được nâng cấp sửa chữa.

Tuyến đường từ Quốc lộ 30 vào VQGTC đã được mở rộng tráng nhựa dễ

dàng trong việc lưu thông cho cộng đồng địa phương,... Đặc biệt là du khách đến

với VQG Tràm Chim. Tuy nhiên, đó mới chỉ ở mức độ vừa phải vì hiện tại nếu liên

kết giữa các điểm du lịch trong địa bàn tỉnh thì giao thông chưa đáp ứng đủ điều

kiện hiện đang kêu gọi đầu tư nâng cấp. Từ quốc lộ 1A đến khu du lịch có những

đoạn đường, cầu cống xuống cấp mà chưa có sự quan tâm tu sửa kịp thời để đảm

bảo thuận lợi cho việc tiếp đón một số lượng du khách lớn. Tuy nhiên, trong mùa lũ

giao thông trên đường bộ đối với các xã Tân Công Sính, Phú Thạnh B, Phú Hiệp

Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: Trần Phi Hoàng

SVTH: Võ Thị Ý Nhi 34

được xem là vùng sâu vùng xa rất khó khăn do phần lớn đường sá tại địa phương

này chưa được trải nhựa, trơn trượt. Phương tiện giao thông chính trong mùa lũ là

xuồng nhỏ.

Với điều kiên này sẽ tạo thuận lợi cho Đồng Tháp mở rộng giao thông, thúc

đẩy kinh tế xã hội địa phương phát triển cũng như ngành du lịch của tỉnh phát triển.

2.1.5.2.2 Hệ thống điện

Tính đến nay trên địa bàn tỉnh có 2770 km đường dây trung thế, 3429 km

đường dây hạ thế, 5091 trạm biến thế phân phối với tổng dung lượng là MMA và

361.385 điện kế được lắp đặt. Sản lượng điện thương phẩm cung ứng ước thực hiện

950 triệu KWh, tăng 24% chiếm 111,76% kế hoạch, tỷ lệ hộ dân của toàn tỉnh sử

dụng điện đạt 98,7%. Trong đó tỷ lệ hộ dân sử dụng điện ở thành thị đạt 99,95% và

tỷ lệ hộ dân sử dụng điện ở nông thôn đạt 98,20%. Công tác cải tạo và phát triển

lưới điện được tăng cường thực hiện trên địa bàn toàn tỉnh. Ưu tiên cho khu vực sản

xuất, trong đó công ty lương thực II đã đầu tư trực tiếp 30 tỷ đồng để nâng cấp công

suất trạm biến áp 110 KV Thạnh Hưng từ 50 MVA lên 65 MVA. Hiện tại đang thi

công công trình đường dây và trạm biến áp 110 KV khu công nghiệp Trần Quốc

Toản.

Hệ thống thắp sáng điện lưới quốc gia được mở rộng khắp địa bàn tỉnh, tại

VQGTC thì hệ thống điện đài cũng được đầu tư hợp lý. Tuy nhiên, có một điều

đáng lưu ý về hệ thống thắp sáng đến sự phát triển của Vườn trong hiện tại và tương

lai là hệ thống chiếu sang quanh khu vực vào Tràm Chim thì du lịch nơi đây mới có

sự khởi xướng tạo nên một bộ mặt vui tươi, không khí nhộn nhịp hơn cho khu du

lịch. Tuy lưới điện cao thế đã được mở rộng tới tất cả các xã vùng đệm của Tràm

Chim nhưng phần lớn các hộ nghèo đều khó có khả năng mắc điện lưới vì chi phí

quá cao.

2.1.5.2.3 Hệ thống nước

Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: Trần Phi Hoàng

SVTH: Võ Thị Ý Nhi 35

Hệ thống cấp thoát nước được đầu tư theo yêu cầu của các khu đô thị, khu

công nghiệp và dân cư. Tỷ lệ hộ dân ở nông thôn được sử dụng nước sạch đã được

đảm bảo và từng bước đã được nâng lên.

Hệ thống nước sạch được sử dụng hợp lý, đảm bảo cung cấp đầy đủ cho

Vườn đây là yếu tố rất quan trọng đến sự phát triển của Vườn cũng như việc sinh

hoạt của nhân viên trong Vườn và cộng đồng địa phương sống quanh đây.

2.1.5.2.4 Thông tin liên lạc

Hệ thống thông tin liên lạc đáp ứng được nhu cầu thông tin liên lạc trong

nước và ngoài nước với nhiều hình thức khác nhau. Dịch vụ điện thoại được mở

rộng đến 100% số xã. Tổng số điện thoại cố định và di động trả sau trên toàn tỉnh

232.134 thuê bao đạt tỷ lệ 13,94 thuê bao/100 dân. Tổng thuê bao internet trên toàn

tỉnh là: 266.622 thuê bao, mật độ Internet/100 dân đạt 16,01 %, tỷ lệ người sử dụng

internet/100 dân đạt 56,04%.

Do VQGTC nằm khá sâu trong vùng Đồng Tháp Mười so với trung tâm mua

bán của tỉnh, cộng đồng dân cư địa phương vẫn quen với lao động trong nông

nghiệp là chủ yếu. Thông tin liên lạc ở VQGTC chỉ ở mức tương đối do chưa có sự

mở rộng quy mô và còn khá tách biệt so với địa bàn lân cận.

Bảng 2.2: THỐNG KÊ SỐ LIỆU BƯU CHÍNH, VIỄN THÔNG, INTERNET (Tính đến cuối tháng 3/2010)

Chỉ tiêu Đơn vị tính Sản lượng *Điểm phục vụ bưu chính: Điểm 337

- Số dân phục vụ bình quân: Người/điểm 4.941

- Bán kính phục vụ: Km 1,77

*Tổng số thuê bao điện thoại: TB 232.134

- Cố định: TB 214.287 - Di động (trả sau): TB 17.847

- Số máy điện Máy/100 13,94

Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: Trần Phi Hoàng

SVTH: Võ Thị Ý Nhi 36

thoại/100 dân dân *Tổng thuê bao Internet (quy đổi): TB 266.622

- Dial-up: TB 228 - ADSL: TB 23.602 Mật độ Internet/100 dân % 16,01

Tỷ lệ người sử dụng Internet/100 dân % 56,04

Nguồn: Cục thống kê Đồng Tháp

Nhìn chung cơ sở hạ tầng nông thôn về đường giao thông, thủy lợi, cấp điện,

cấp nước sạch…đang được sự quan tâm đầu tư, góp phần làm thay đổi bộ mặt nông

thôn đồng thời tác động tích cực đến hoạt động của VQGTC là điều kiện thuận lợi

để thúc đẩy hoạt động du lịch tại nơi đây trong tương lai.

2.1.6 Đánh giá chung về tài nguyên du lịch tỉnh Đồng Tháp

Trong điều kiện du lịch của ĐBSCL còn gặp nhiều khó khăn do chưa có quy

hoạch chi tiết và theo nhận định là vùng trũng về công tác du lịch trên cả nước,

nhưng các hoạt động trên lĩnh vực Du lịch của tỉnh Đồng Tháp cũng đạt được một

số kết quả đáng kể. Kết quả đạt được là do tài nguyên du lịch của tỉnh rất phong

phú. Là một trong những tỉnh thuộc khu vực Đồng Tháp Mười với hệ sinh vật cũng

như tài nguyên hết sức đa dạng. Đồng Tháp được thiên nhiên trù phú ban tặng cho

hệ sinh thái đa dạng góp phần thúc đẩy ngành du lịch phát triển sao cho xứng với du

lịch là ngành công nghiệp không khói. Với hơn 2/3 diện tích thuộc khu vực Đồng

Tháp Mười, Đồng Tháp có thể khẳng định rằng đây là vùng sinh thái đặc trưng với

sự đa dạng về các loài động – thực vật đó có thể là tiềm năng lớn vừa bảo vệ và vừa

khai thác để phục vụ cho lĩnh vực du lịch. Mà đặc biệt là du lịch sinh thái kết hợp

với nghiên cứu khoa học.

1/3 diện tích đất còn lại của Đồng Tháp là ven sông Tiền và sông Hậu được

phù sa bồi đắp hàng năm nên vùng này cây trái xanh tươi, trĩu quả,… rất thích hợp

cho khai thác loại hình du lịch như tham quan vườn cây ăn trái nghe đờn ca tài tử,

tắm sông, du lịch miệt vườn sông nước,….

Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: Trần Phi Hoàng

SVTH: Võ Thị Ý Nhi 37

Với sự đầu tư của chính quyền địa phương và các cấp lãnh đạo về việc nâng

cấp cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật thì việc đưa ngành du lịch của tỉnh lớn

mạnh so với các tỉnh ĐBSCL là thời gian mà thôi. Nhưng hiện nay cơ sở vật chất và

cơ sở hạ tầng còn thiếu và đang trong tình trạng xuống cấp chưa tu bổ sửa chữa kịp

nên chưa thỏa mãn đươc nhu cầu của du khách, chưa đáp ứng được nhu cầu phát

triển của xã hội.

2.2 Thực trạng phát triển du lịch sinh thái bền vững tại khu du lịch

Tràm Chim – Đồng Tháp

2.2.1 Tình hình phát triển du lịch ở Tràm Chim trong thời gian qua

Để giúp cho ngành du lịch ở Tràm Chim phát triển thì cần không ít bộ phận

cũng như các công tác tổ chức cùng nhau chung tay xây đắp và đưa du lịch của

Tràm Chim phát triển.

Về công tác tổ chức cán bộ ở Trung Tâm dịch vụ DLST và GDMT Tràm

Chim luôn luôn biến động và thiếu tính ổn định, hiệu qủa của việc tuyển dụng nhân

viên để làm công tác du lịch của đơn vị chưa đạt được kết quả cao nhất. Bên cạnh

công tác tổ chức cán bộ để phục vụ cho toàn bộ công tác của Vườn Quốc Gia thì

công tác lao động tiền lương, tiền công cũng góp phần cho phát triển du trong thời

gian qua ở Vườn. Tuy doanh thu ở đây chưa đạt nhiều như những khu du lịch khác

trong tỉnh nhưng công tác tiền lương, tiền công của cán bộ viên chức lao động ở đây

luôn được đảm bảo ổn định. Tuy nhiên mức lương ở đây không cao nhưng cũng đủ

điều kiện thuận lợi cho việc ổn định cuộc sống và tạo cho cán bộ ở Vườn an tâm tư

tưởng để công tác.

Và một bộ phận khác không thể thiếu để giúp ngành du lịch ở Tràm Chim

phát triển là nhân sự, để cho ngành du lịch phát triển thì các cán bộ, nhân viên phục

vụ ở đây phải được đào tạo, trình độ chuyên môn và nghiệp vụ cao. Sản phẩm du

lịch chỉ là phần xác, giá trị thực sự chính là phần hồn bên trong của điểm tham quan

cái du khách cần là giá trị bên trong nhưng để cho du khách hiểu hết những giá trị

thực sự đó thì phải thông qua những người hướng dẫn lành nghề, nghiệp vụ cao,

Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: Trần Phi Hoàng

SVTH: Võ Thị Ý Nhi 38

nhiệt tình với nghề nghiệp…nắm được tư tưởng đó Chi bộ, Ban Giám Đốc Vườn

cũng như trung tâm dịch vụ du lịch đã tạo điều kiện tốt nhất để cho các cán bộ -

nhân viên được tham gia học tập, tập huấn, về chuyên môn và bồi dưỡng trong các

lĩnh vực có liên quan đến ngành du lịch cho toàn thể nhân viên của mình như: quản

lý khách sạn - nhà hàng, lễ tân…

Bảng 2.3: Công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ - viên chức của VQGTC

STT Nội dung đào tạo tập huấn bồi dưỡng Năm – Số lượng

2004 2005 2006 2007 2008 2009

1 Quản lý nhà hàng-khách sạn (1tháng) 1

2 Quản lý mạng Internet 1

3 Đại học hành chính 1

4 Trung cấp văn thư-lưu trữ 1

5 Lễ tân,nhà hàng- khách sạn 1

6 Kế toán trưởng 1

7 Tiền công vụ 1

8 Tập huấn về Truyền thông&GDMT tại Tam Đảo 1

9 Sơ cấp chính trị 1

10 Tập huấn về DLST&GDMT tại Cà Mau 1

11 Quản lý nhà nước chương trình chuyên viên 1

12 Cử dự thi lớp Đại học hành chính 1

Nguồn: Trung tâm dịch vụ du lịch sinh thái Tràm Chim

Bên cạnh đó, Vườn còn tổ chức một số lớp bồi dưỡng chính trị ngắn hạn

khác mục đích chính vẫn nhằm giáo dục ý thức bảo tồn và đưa ngành du lịch ở đây

phát triển. Sau những nổ lực không ngừng về công tác tổ chức, bồi dưỡng nghiệp vụ

chuyên môn cho cán bộ đã dẫn đến một kết quả khả quan là doanh thu thu được từ

các lĩnh vực liên quan đến du lịch đều tăng qua mỗi năm, đạt được yêu cầu kế hoạch

đề ra hàng năm. Doanh thu ở đây thu được chủ yếu từ các dịch vụ phục vụ khách

Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: Trần Phi Hoàng

SVTH: Võ Thị Ý Nhi 39

tham quan như: thu phương tiện, thu phòng nghỉ, thu dịch vụ câu cá và thu từ các

dịch vụ khác…

Không ngừng bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn cho cán bộ nên bộ phận

hướng dẫn ngày càng đáp ứng được nhu cầu phục vụ khách tham quan ngày một tốt

hơn. Nhờ sự nhiệt tình năng nổ của đội ngũ hướng dẫn viên nên bước đầu thực hiện

Vườn đã đạt được hiệu quả như mong muốn. Phần lớn khách điều hài lòng với cách

phục vụ của đội ngũ này điều đó được chứng minh qua tỷ lệ lượt người đến tham

quan hàng năm, năm sau luôn cao hơn năm trước.

Tuy công tác liên kết với các công ty lữ hành chưa được thực hiện do điều

kiện dịch vụ và cơ sở hạ tầng chưa đạt yêu cầu đặt ra đối với du khách nhưng điều

đó không làm khó được Vườn, bên cạnh đó Vườn cũng đã tổ chức khai thác được

nhiều tuyến du lịch mục đích chủ yếu để giới thiệu cho khách tham quan và nghiên

cứu khoa học.

Trong thời gian qua theo tình hình phát triển khách du lịch ở đây thì cơ sở

phục vụ khách lưu trú có những bước tiến quan trọng từ cơ sở vật chất - hạ tầng cho

đến con người phục vụ ở đây. Phòng ngủ đã được trang bị thêm máy lạnh, tủ lạnh, ti

vi…nhằm để làm tiện nghi phục vụ cho khách tham quan, câu cá và nghiên cứu học

tập. Bộ phận vận chuyển cũng được quan tâm và đặt lên hàng đầu để phục vụ việc

đi lại tham quan của du khách. Bộ phận nhà bếp cũng được đầu tư phát triển sao cho

kịp với sự phát triển ngày càng nhanh của ngành du lịch ở đây.

Tình hình du lịch ở Tràm Chim ngày càng phát triển kéo theo sự phát triển

của các bộ phận tham gia vào lĩnh vực du lịch thì các phòng ban phối hợp với trung

tâm dịch vụ du lịch ở đây hàng năm điều thường xuyên tổ chức tuyên truyền giáo

dục môi trường, bảo tồn thiên nhiên cho cộng đồng địa phương và du khách tham

quan. Bên cạnh đó thường xuyên phối hợp với trung tâm giáo dục thiên nhiên phát

tài liệu tuyên truyền bảo vệ môi trường cho học sinh tiểu học với quy mô và số lần

tăng dần theo các năm.

Tình hình phát triển du lịch của Tràm Chim được chia ra các giai

đoạn sau:

Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: Trần Phi Hoàng

SVTH: Võ Thị Ý Nhi 40

Giai đoạn 2004 - 2005:

Trong giai đoạn đầu công tác tổ chức cán bộ vẫn chưa ổn định.

Tuy nhiên, tình hình tài chính ở giai đoạn này khá ổn định nhờ vào công

tác thu chi tiết kiệm kèm theo số lượng nhân viên ít và đặc biệt là nguồn thu cao

mang lại từ dịch vụ câu cá.

Cơ sở vật chất - hạ tầng rất hạn chế không đủ cơ sở cần thiết để làm việc

từ bàn ghế đến các dịch vụ khác. Phương tiện phục vụ cho dịch vụ du lịch rất ít chỉ

có 2 phương tiện để vận chuyển khách tham quan, cơ sở lưu trú phòng nghỉ còn rất

đơn giản và tiện nghi rất thô sơ ở trong phòng không có hoặc còn quá cũ kĩ.

Giai đoạn 2006 – 2008:

Giai đoạn này tình hình cán bộ ở Vườn có sự khởi sắc, có sự biến đổi lớn

về số lượng cho đến cơ cấu.

Công tác tiếp đón đưa ngày đi vào nề nếp, có bước tiến triển từ việc không

có người trựsc ngoài giờ thì ở giai đoạn này có sự phân công cụ thể trực đầy đủ.

Công tác quản lý về giờ giấc, trang phục công sở, nội qui được đảm bảo

theo quy định của đơn vị.

Nhưng ở giai đoạn này thì mặt tài chính lại không ổn định, có một số thời

điểm thiếu hụt không đủ kinh phí chi lương. Mặc dù tình hình năm sau luôn thu cao

hơn năm trước.

Công tác chi tiền lương ở giai đoạn này chỉ ở vào mức trung bình.

Trong giai đoạn này cơ sở vật chất, hạ tầng được đầu tư trang bị tương đối

đầy đủ từ phòng nghỉ cho đến phương tiên vận chuyển.

Giai đoạn cuối năm 2008 đến 8 tháng đầu năm 2009:

Giai đoạn này công tác tổ chức được ồn định tuy có sự phân chia, thay đổi

trong việc thu dịch vụ là bộ phận tiếp tân thu sau đó mới nộp lại kế toán thay vì kế

tóan thu trực tiếp như những giai đoạn khác.

Công tác tài chính giai đoạn này trở lại ổn định.

Cơ sở vật chất kỹ thuật vẫn dựa trên nền tảng của những năm trước không

có sự thay đổi.

Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: Trần Phi Hoàng

SVTH: Võ Thị Ý Nhi 41

Nói chung, đội ngũ cán bộ - viên chức trẻ rất nhiệt tình để hoàn thành tốt

nhiệm vụ được giao. Về cơ sở hạ tầng lẫn cơ sở vật chất để phục vụ cho các dịch vụ

du lịch cho đến nay vẫn chưa có sự tiến triển đáng kể.

2.2.2 Các điều kiện phát triển du lịch bền vững tại Tràm Chim ĐT

2.2.2.1 Tài nguyên du lịch

Tài nguyên du lịch VQGTC rất phong phú và đa dạng trong đó giá trị đa

dạng sinh học với sự tồn tại của một số loài chim quí hiếm có nguy cơ tuyệt chủng

trên phạm vi toàn cầu mà tiêu biểu là Sếu đầu đỏ, cũng như một số loài thực vật đặc

hữu của hệ sinh thái đất ngập nước Đồng Tháp Mười. Là cơ sở quan trọng để xây

dựng các sản phẩm du lịch sinh thái hấp dẫn, có sức cạnh tranh trong nước và khu

vực nhưng vẫn chưa tổ chức khai thác thực hiện được. Hiện tại ở Vườn có đến 130

loài thực vật bản địa, 130 loài cá nước ngọt, 174 loài thực vật nổi, 110 loài động vật

nổi, 23 loài động vật đáy, cùng các loài lưỡng cư, bò sát khác và 231 loài chim

trong đó có 32 loài quí hiếm. Đặc biệt có chim Hạc (Sếu đầu đỏ) là loài chim được

ghi vào sách đỏ có nguy cơ tuyệt chủng đang sinh sống tại Vườn Quốc Gia Tràm

Chim. Nhưng điển hình hơn hẳn đây vẫn là tài nguyên rừng Vườn có thể khai thác

du lịch quanh năm nhưng đặc biệt là từ tháng 12 đến tháng 5 năm sau do mùa này là

lúc Sếu kéo về để tìm thức ăn, đây là thời điểm quan trọng và nhộn nhịp nhất của

Vườn Quốc Gia do du khách đến đây tham quan xem Sếu cũng như nghiên cứu

khoa học. Tuy nhiên, Vườn Quốc Gia cũng chưa khai thác hết tiềm năng hiện có

của mình.

Tài nguyên du lịch có thời gian khai thác khác nhau chủ yếu do sự di cư của

Sếu và của các loài chim thời điểm này Vườn đón rất nhiều khách tham quan đến

đây. Bên cạnh đó, trong Vườn còn có hệ thực vật Tràm, Sen, Súng… rất phong phú,

Tràm là tài nguyên tự nhiên nhưng Tràm trong Vườn Quốc Gia không được khai

thác và phải được bảo vệ nghiêm ngặt để tái tạo lại vùng Đồng Tháp Mười thu nhỏ

và hiện tại trong thời gian này công tác bảo vệ rừng Tràm tại Vườn đang được diễn

ra nghiêm ngặt do mùa này là mùa nắng, hạn hán kéo dài và Vườn đang ở vào tình

trạng báo động cháy cấp 5, cấp rất nguy hiểm.

Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: Trần Phi Hoàng

SVTH: Võ Thị Ý Nhi 42

Vườn vẫn còn mang nhiều tiềm năng mà chưa được phát huy, các điều kiện

để phát triển du lịch sinh thái hoàn thiện như điều kiện giao thông vận tải, thời gian

rỗi, điều kiện kinh tế, chế độ chính trị xã hội…

Bên cạnh đó, việc sẵn sàng đón tiếp du khách chưa được đảm bảo, nếu số

lượng du khách đến Vườn tăng đột ngột thì cơ sở vật chất kĩ thuật và các dịch vụ

không đảm bảo phục vụ, điều kiện về môi trường càng trở nên phức tạp mối quan

hệ giữa du lịch sinh thái với bảo tồn tài nguyên môi trường tại Vườn là mối quan hệ

cộng sinh, Vườn đang được quy hoạch mở rộng và có sự quan tâm kiểm soát các tác

động của hoạt động du lịch.

2.2.2.2 Những vấn đề về môi trường cho sự phát triển du lịch bền vững ở

Tràm Chim

Môi trường tại đây là sự quan tâm hàng đầu, được phổ biến và thực hiện rất

nghiêm túc, khi du khách đến với Vườn công việc đầu tiên của tiếp tân đối với du

khách là phát cho du khách một tờ rơi về bảo vệ môi trường cũng như hệ sinh thái

đa dạng nơi đây và công tác tuyên truyền bảo vệ môi trường không những dừng lại

ở phía du khách tham quan mà còn cả ở những người dân địa phương, cộng đồng

sống xung quanh khu vực đó.

Căn cứ vào thực trạng phát triển tài nguyên và môi trường du lịch tại Vườn

Quốc Gia Tràm Chim việc thực hiện đúng nguyên tắc bảo tồn tài nguyên và môi

trường du lịch sinh thái như sau: về hoạt động giáo dục nâng cao nhận thức về môi

trường cho các nổ lực bảo tồn.

Để đạt được mục tiêu DLST là phát triển DLST và bảo vệ hệ tài nguyên và

môi trường DLST của Vườn Quốc Gia Tràm Chim là cần tuân thủ các nguyên tắc

bảo tồn tài nguyên và môi trường du lịch sinh thái, trong đó công tác bảo tồn là chủ

yếu.

Dự án “Huy động sự tham gia của cộng đồng địa phương trong việc kiểm

soát cây mai dương một loài cây nguy hiểm đang xâm lấn VQGTC” do quỹ môi

trường toàn cầu Liên Hiệp Quốc (GEF) tài trợ cũng mang lại lợi ích thiết thực cho

người dân. Hiệu quả của phương án này là giảm mật độ các loài ngoại lai xâm hại,

Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: Trần Phi Hoàng

SVTH: Võ Thị Ý Nhi 43

tái tạo lại môi trường sống cho quần xã năn là thức ăn của Sếu, trả lại môi trường

sống cho các loài cá để có nguồn thức ăn cho chim, được phục hồi và phát triển như

lúc xưa. Bên cạnh đó dự án này còn giảm lớp thực bì gây cháy gây nguy hiểm cho

Vườn. Và dự án này cũng tăng thu nhập ổn định cuộc sống cho các hộ dân nghèo

sống quanh vùng.

Hướng dẫn viên cần nắm rõ các sản phẩm du lịch đang hoạt động tại Vườn,

đồng thời cũng tạo cơ hội giải quyết việc làm cho cộng đồng địa phương nhưng số

lượng chưa nhiều, chưa có sự liên kết để làm gia tăng lợi ích cộng đồng địa phương,

doanh thu của khu du lịch không cao vì thế việc trích một phần lợi nhuận hoạt động

kinh doanh cải thiện cuộc sống của cộng đồng địa phương là chưa thỏa đáng, làm

trở ngại tâm lý gắn bó của cộng đồng địa phương với khu du lịch để phát triển bền

vững.

Cháy rừng với cường độ thấp được các nhà khoa học xác định là một yếu tố

sinh thái quan trọng đối với đời sống và diễn thế của rừng Tràm và đồng cỏ, giúp

xúc tiến quá trình tái sinh tự nhiên.

Việc giữ nước mùa khô đã làm suy thoái hệ sinh thái VQG Tràm Chim,

những cánh đồng cỏ năn nơi Sếu đầu đỏ chọn làm bãi ăn, đã dần dần biến mất

nhường chỗ chó các loài thực vật ngập nước. Mặc dù vậy nguy cơ cháy rừng không

được ngăn chặn hoàn toàn mà tích lũy từ năm này sang năm khác theo độ dày đặc

của lớp bã thực vật.

Do vậy, bên cạnh nổ lực của chính quyền và nhân dân địa phương, quỹ bảo

tồn thiên nhiên thế giới (WWF) cũng đóng góp một phần không nhỏ vào việc gìn

giữ Tràm Chim. Quỹ đang thực hiện dự án hỗ trợ quản lý thủy văn để phục hồi hệ

sinh thái đất ngập nước, đồng thời kiểm soát mai dương hiện xâm hại trên hầu hết

diện tích. Đây là những dấu hiệu tốt để hy vọng về một Tràm Chim thực sự hoang

sơ và trù phú trong một ngày không xa.

2.2.3 Doanh thu từ du lịch

Doanh thu du lịch chung của toàn tỉnh tính theo đơn vị tỷ đồng đạt được như

sau:

Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: Trần Phi Hoàng

SVTH: Võ Thị Ý Nhi 44

Bảng 2.4: Doanh thu du lịch của tỉnh Đồng Tháp

Kết quả - Năm 2005 2006 2007 2008 2009

Tổng doanh thu (tỷ đồng) 28,930 30,424 39,803 53,169 57,18

Tăng trưởng so với năm trước 24,33% 5,16% 30,38% 35,58% 7,54%

Nguồn: Sở văn hóa, thể thao – du lịch Đồng Tháp

Còn doanh thu từ các dịch vụ khách tham quan ở VQG Tràm Chim đạt được

như sau:

Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: Trần Phi Hoàng GVHD: Th.S Trần Phi Hoàng

SVTH: Võ Thị Ý Nhi 45

Bảng 2.5: Doanh thu du lịch từ các lĩnh vực của Tràm Chim

STT Nội dung Năm 2004 2005 2006 2007 2008 5 tháng đầu

năm 2009

Ước thực

hiện năm

2009

A Sự nghiệp

I Thu sự nghiệp 138.170.400 143.480.000 332.756.00 317.084.600 378.780.000 178.915.000 280.100.000

1 Thu phương tiện 39.850.000 48.370.000 101.450.000 98.100.000 145.000.000 87.000.000 95.000.000

2 Thu phòng nghỉ 12.060.000 34.165.000 59.915.000 57.615.000 52.350.000 10.000.000 90.000.000

3 Thu dịch vụ câu cá 67.535.000 52.679.000 155.100.000 156.050.000 164.000.000 79.700.000 66.500.000

1 Thu khác 18.725.400 8.266.000 16.291.000 5.315.600 17.430.000 2.215.000 28.600.000

II Chi sự nghiệp 130.715.000 145.293.500 332.756.000 317.084.600 378.780.000 178.915.000 280.100.000

B Kinh phí nhà nước 63.000.000 80.755.100 215.000.000 329.985.740 155.400.000 34.318.500 153.600.000

I Thu ngân sách 63.000.000 80.755.100 215.000.000 329.985.740 155.400.000 34.318.500 153.600.000 II Chi ngân sách 61.857.636 80.130.700 215.000.000 329.985.740 155.400.000 34.318.500 153.600.000

Nguồn: Trung tâm dịch vụ du lịch sinh thái

Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: Trần Phi Hoàng

SVTH: Võ Thị Ý Nhi 46

Qua 2 bảng thống kê trên cho ta thấy doanh thu du lịch đều tăng dần qua các

năm. Do sự tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng - kỹ thuật cũng như đào tạo con người

trong lĩnh vực du lịch. Ta có thể thấy trong năm 2008 doanh thu của toàn tỉnh nói

chung cũng như Tràm Chim nói riêng tăng vượt bậc hơn hẳn. Trong đó, lượt khách

nội địa đến Đồng Tháp tăng dần theo mỗi năm kéo theo sự tăng lên của doanh thu

trong các lĩnh vực phục vụ du lịch.

Doanh thu du lịch của VQG là doanh thu từ thu phương tiện theo tuyến kết

hợp với các dịch vụ nhỏ lẻ: thu phòng nghỉ, thu dịch vụ câu cá, thu phương tiện…

Mùa cao điểm là từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau. Mùa thấp điểm là các

tháng còn lại. Khách đến đây chủ yếu là khách nội địa với mục đích tham quan,

nghiên cứu khoa học…

2.2.4 Thị trường du khách

Do Vườn Quốc Gia là khu bảo tồn thiên nhiên nhưng công tác phục vụ khách

du lịch cũng được quan tâm mặc dù chức năng chính của Vườn là bảo tồn. Đa số du

khách đến đây là khách nôi địa, và du khách thường đến đây từ tháng 11 - 3 năm

sau. Với việc quy hoạch một số tuyến, tour của Vườn nên Vườn đã đón được một số

lượng khách đến tham quan cũng như nghiên cứu hàng năm:

Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: Trần Phi Hoàng GVHD: Th.S Trần Phi Hoàng

SVTH: Võ Thị Ý Nhi 47

Bảng 2.6: Số lượng khách đến Tràm Chim

ST

T

Nội dung Năm – Số lượng Tổng

2004 2005 2006 2007 2008 7 tháng đầu năm

2009

1 Tổng số lượng đoàn 356 408 600 487 522 213 2.586

2 Tổng số đoàn khách nghiên cứu 06 26 33 27 44 21 157

3 Tổng số lượt người 3.206 4.595 6.477 6.640 7.599 4.372 32.889

4 Khách tham quan trong nước 1.108 2.049 6.351 3.848 5.204 2.710 21.270

5 Khách tham quan ngoài nước 84 207 126 217 225 91 950

6 Khách tham quan câu cá 2.371 1.315 2.415 1.423 1.123 1.366 10.013

7 Khách đến nghỉ qua đêm 361 1.024 1.497 1.152 1.047 205 5.286

Nguồn: Trung tâm dịch vụ du lịch sinh thái Tràm Chim

Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: Trần Phi Hoàng

SVTH: Võ Thị Ý Nhi 48

Nhìn chung khách nội địa tăng điều qua các năm, bên cạnh đó khách quốc tế

cũng có xu hướng tăng nhưng tăng không ổn định. Nhưng theo thống kê của Trung

tâm dịch vụ DLST và GDMT thì 7 tháng đầu năm 2009 khách nội địa cũng như

khách quốc tế giảm mạnh có thể do ảnh hưởng của cúm AH1N1 lan rộng trên toàn

cầu và do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế. Mặt khác, là do ảnh hưởng của cơ sở

vật chất kỹ thuật đang xuống cấp hoặc đang trong tình trạng tu sửa. Điển hình là

công trình đường ĐT 848 đang được hợp tác xã cơ giới công trình Tam Nông thi

công với hạng mục mở rộng mặt đường. Mặt đường đang thi công dẫn đến việc vận

chuyển du khách khó khăn vì vậy số lượng du khách giảm đáng kể trong thời gian

này.

2.2.5 Lao động trong du lịch (cán bộ nhân viên)

Bảng 2.7: Số lượng nhân viên của TTDVDLST & GDMT năm 2004 - 2009

S

T

T

Nội dung Năm- Số lượng Ghi

chú 2004 2005 2006 2007 2008 2009

1 CBVCLĐ hiện

7 9 13 12 11 10

2 CBVCLĐ nghỉ

việc

0 4 2 1 1 0

3 CBVCLĐ điều

chuyển

0 1 1 0 1 1 04

4 Thu nhân viên

mới

0 3 4 2 0 1 10

Nguồn: Trung tâm dịch vụ du lịch sinh thái Tràm Chim

Với quy mô hoạt động không lớn toàn bộ trung tâm hoạt động với 5 nhân

viên đã qua đào tạo chuyên môn (2 đại học, 1 cao đẳng, 2 trung cấp) làm việc theo

biên chế nhà nước và với một số lượng nhân viên là người dân sống quanh đây

tham gia. Với số lượng nhân viên như thế trung tâm vẫn chưa đáp ứng đủ chỉ tiêu

về số lượng nhân viên. Sản phẩm du lịch không nhiều và tất cả các hoạt động ở đây

Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: Trần Phi Hoàng

SVTH: Võ Thị Ý Nhi 49

chỉ ở dạng nhỏ lẻ và rời rạc nhưng số lượng nhân viên vẫn không đủ phục vụ vào

những ngày cuối tuần hoặc vào những mùa cao điểm. Điều này cho thấy việc phân

bố và điều động tham gia vào hoạt động du lịch tại Vườn không có hiệu quả, cộng

đồng địa phương không đủ việc vào những ngày thường nhân viên nhàn rỗi nhưng

vào những ngày du khách đến tham quan đông với số lượng nhân viên thưa thớt lại

không đảm bảo phục vụ chu đáo trong các dịch vụ tại khu du lịch. Điều này tạo ra

tâm lý không hăng hái, liên tục trong công việc tại đây, cộng đồng địa phương tham

gia không nhiều, thời gian lâu dài sẽ dẫn đến tâm lý không thiết tha với công việc.

Đây lại là một hệ quả trong những hoạt động của khu du lịch. Khu vẫn đang tuyển

dụng thêm nhân viên đã qua đào tạo nhưng vẫn còn trong tình trạng tìm kiếm. Vấn

đề cần được sự quan tâm, chính sách thu hút của cơ quan lãnh đạo, đặc biệt là thúc

đẩy đào tạo, tuyên truyền tạo tình cảm thiết tha tham gia vào hoạt động du lịch của

cộng đồng quanh VQGTC.

Riêng hiện trạng tổ chức cán bộ ở VQG từ khi thành lập đến nay đã từng

bước được hình thành. Tổ chức của Vườn hiện có 3 phòng, 1 hạt kiểm lâm. Hạt

kiểm lâm gồm 59 người trong đó 1 kỹ sư, 10 trung cấp và 48 nhân viên. Tổng số

cán bộ công nhân viên hiện nay của Vườn là 81 người, trong đó biên chế 29 người,

52 người là hợp đồng lao động.

2.2.6 Đầu tư phát triển

Ngày 29/12/1998 theo quyết định số 253/1998/TTg của Thủ tướng chính

phủ, khu bảo tồn thiên nhiên Đất Ngập Nước Tràm Chim đã được chuyển hạng

thành Vườn Quốc Gia Tràm Chim đồng thời phê duyệt dự án đầu tư xây dựng Vườn

Quốc Gia Tràm Chim giai đoạn 1999 – 2003 với tổng nguồn vốn đầu tư là 59 tỷ

đồng, trong đó vốn ngân sách 39 tỷ, vốn huy động trong nhân dân 2 tỷ đồng và các

nguồn vốn khác là 18 tỷ đồng.

2.2.7 Tổ chức du lịch

2.2.7.1 Các loại hình du lịch

Đầu tiên có tên là Công ty Nông Lâm Ngư Trường (1985). UBND tỉnh Đồng

Tháp ra quyết định cấm săn bắt Sếu (1986). Sau đó đổi tên thành Trung tâm bảo vệ

Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: Trần Phi Hoàng

SVTH: Võ Thị Ý Nhi 50

Sếu (1992). Và Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Tràm Chim (1994). Đến

ngày 29/12/1998 được chính phủ chuyển hạng thành Vườn Quốc Gia Tràm Chim.

Đây là Vườn Quốc Gia nên mục đích chính vẫn là bảo tồn. Ở đây tài nguyên rừng là

chủ yếu vì thế ngoài công tác bảo tồn thì Vườn còn có thể phát triển du lịch tham

quan và du lịch sinh thái đây là loại hình du lịch đang được phát triển hiện nay.

Toàn bộ 5 phân khu của Vườn có thể phát triển các loại hình du lịch như: du

lịch tham quan nghiên cứu học tập, du lịch tham quan kết hợp với du lịch tham quan

đất ngập nước theo mùa. Đối với Vườn Quốc Gia đây là 2 loại hình du lịch mang lại

doanh thu. Trong đó riêng loại hình nghiên cứu khoa học thì Vườn Quốc Gia có ưu

thế trội hơn so với các khu các điểm du lịch khác trên địa bàn tỉnh. Vườn chưa phát

triển nhiều loại hình du lịch, chưa có điều kiện để phát triển du lịch nghỉ dưỡng,

nhưng VQG Tràm Chim vẫn là điểm đến hấp dẫn của những chuyến tham quan

nghiên cứu khoa học do sự đa dạng sinh học của Vườn. Nơi đây, hiện tại chỉ phát

triển du lịch sinh thái, du lịch tham quan nghiên cứu là chủ yếu. VQGTC chưa trở

thành một khu du lịch trọng điểm của tỉnh nhưng với những tiềm năng về tài

nguyên thiên nhiên và cùng với xu thế phát triển du lịch sinh thái ngày càng được

quan tâm chú trọng phát triển như hiện nay, Tràm Chim sẽ khai thác được nhiều

loại hình du lịch hơn nữa, thu hút ngày càng nhiều lượng du khách đến với mình để

tham quan và nghiên cứu.

2.2.7.2 Các tuyến điểm du lịch

Công tác liên kết với các công ty du lịch, lữ hành chưa được thực hiện vì

điều kiện dịch vụ và cơ sở hạ tầng chưa đạt được nhu cầu của khách đặt ra. Vì vậy,

trung tâm dịch vụ du lịch sinh thái và giáo dục môi trường đã tổ chức khai thác các

tuyến du lịch chủ yếu mang tính chất giới thiệu cho khách tham quan và tạo điều

kiện học hỏi nghiên cứu.

VQGTC được chia ra thành 5 phân khu từ A1 đến A5 mổi khu có thể tổ chức

các tuyến du lịch khác nhau:

Khu A1 (Tuyến đường thủy đi bằng phương tiện đường máy)

Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: Trần Phi Hoàng

SVTH: Võ Thị Ý Nhi 51

Khu A1 đây là khu chính rộng nhất của toàn Vườn Quốc Gia có diện tích

5.022 ha và đây là khu được bảo vệ nghiêm nghặt. Ở đây trung tâm đã tổ chức 3

tuyến điểm du lịch bằng đường thủy và đường bộ.

Tuyến 1:

Lộ trình là vùng tam giác (từ trung tâm du lịch - tuyến kênh số 1 dừng lại

ở đài vọng cảnh C4 dọc theo tuyến kênh Mười Nhẹ theo tuyến kênh số 4 trở về lại

điểm xuất phát).

Chiều dài của tuyến này là 11.6km

Thời gian là 1 giờ.

Tuyến 2:

Lộ trình từ trung tâm du lịch – kênh số 01 dừng chân tại đài vọng cảnh C4

dọc theo tuyến kênh Mười Nhẹ 1/3 đoạn kênh rẽ phải đến đài vọng cảnh số 3 theo

kênh số 3 – kênh số 4 trở về trung tâm.

Chiều dài là 26km

Thời gian là 3 giờ.

Tuyến 3:

Lộ trình từ trung tâm du lịch - kênh số 1 dừng lại ở đài vọng cảnh C4 dọc

theo tuyến kênh Mười Nhẹ 1/3 đoạn kênh rẽ phải đến đài vọng cảnh số 3 theo tuyến

kênh số 3 - kênh số 2 - kênh số 1 về trung tâm du lịch.

Chiều dài tuyến này là 27.6 km

Thời gian từ 2 tiếng rưỡi đến 3 tiếng

Khu A1 ngoài các tuyến đường thủy kể trên còn có các tuyến tham quan

đường bộ trên các tuyến đê bao của khu A1:

Do hệ thống đê bao khép kín nên rất thuận lợi cho việc tổ chức cho khách

tham quan đi bằng các phương tiện của trung tâm du lịch hoặc phương tiện cá nhân,

trạm C2, C4, C1 cũng được thực hiện để phục vụ khách tham quan.

Khu A2 có các tuyến tham quan như sau:

Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: Trần Phi Hoàng

SVTH: Võ Thị Ý Nhi 52

Tuyến 1:

Phương tiện tham quan của tuyến này là xuồng ba lá máy Honda 5.5 HP

hoặc tắc ráng.

Lộ trình của tuyến này là từ trung tâm du lịch - trạm A3 đến trạm C6 rừng

Tràm khoa học về trung tâm du lịch.

Chiều dài tuyến này là 7.88 km

Thời gian là 2 giờ.

Tuyến 2:

Phương tiện tham quan cũng giống như tuyến 1 là xuồng ba lá máy Honda

5.5 HP hoặc tắc ráng.

Lộ trình từ trung tâm du lịch- trạm A3 - kênh cụt – trạm A5 - về điểm xuất

phát ban đầu.

Chiều dài là 2.68km.

Thời gian là 2 tiếng rưỡi.

Tuyến 3: phương tiện tắc ráng

Lộ trình từ trung tâm du lịch - trạm A3 - kênh Phú Đức II - trạm Quyết

Thắng - kênh cà dâm về trung tâm du lịch.

Chiều dài là 18.8km.

Thời gian là 2 tiếng rưỡi.

Khu A4 và khu A5 là bãi ăn chính của Sếu.

Đối với 2 khu này Vườn thường kết hợp phương tiện đường thủy và đường

bộ để phục vụ khách

Bên cạnh đó còn các khu vực dành riêng cho du khách cắm trại:

Khu A1: đài vọng cảnh C3 (kênh Cùn), nhà nghĩ chân ở đài quan sát số 3.

Khu A2 trạm Quyết Thắng với khoảng 200m2.

Ngoài khu vực dành cho cắm trại còn có khu vực dành riêng cho khách

tham quan câu cá.

Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: Trần Phi Hoàng

SVTH: Võ Thị Ý Nhi 53

Các khu vực mà du khách thường đến câu cá là các khu:

Khu A1: khu vực từ đội cơ động đếm trạm C4, trạm C3, trạm Phú Thành

B, kênh C1.

Khu A2: trạm C3, C6, C5.

Đây là 2 khu mà khách tham quan thường dừng chân ghé câu cá.

2.2.8 Thị trường du lịch

Thị trường du lịch tiềm năng:

Đây là dạng thị trường được quan tâm lớn trong phát triển du lịch, là thị

trường mà ở đó chỉ thiếu một số điều kiện nhất định thì mới có thể tham gia vào

hoạt động du lịch trong tương lai. Để khai thác được đoạn thị trường này cần phải

có sự kết hợp điều tra từ những số liệu thống kê du lịch hàng năm của sở văn hóa -

thể thao và du lịch tỉnh Đồng Tháp, nhằm đưa ra những chiến lược quảng bá sản

phẩm du lịch, thôi thúc du khách tham gia vào hoạt động du lịch vì khả năng chi

tiêu cho du lịch của đoạn thị trường này là rất lớn. Thị trường du lịch mục tiêu:

Đây là đoạn thị trường được chọn để sử dụng thu hút khách trong một thời

gian kinh doanh nhất định, để tiếp cận thị trường này đòi hỏi phải phân tích tiềm

năng thu hút khách của VQGTC, đó chính là lực hấp dẫn của nhiều yếu tố cấu tạo

thành, từ đó xác định được số lượng du khách hiện nay cũng như số lượng du khách

tiềm năng và khả năng chi tiêu của mỗi du khách tại khu du lịch sinh thái, đưa ra

nhận xét và có những kế hoạch cụ thể nhằm khai thác hiệu quả thị trường này, nắm

bắt được điều đó, nhà quản lý có thể đưa ra những kế hoạch trong tương lai nhằm

khai thác thị trường hiệu quả cao hơn.

2.2.9 Các rủi ro ảnh hưởng đến công tác phòng chống cháy và nguyên

nhân gây ra các vụ cháy

Vào sáng ngày 25/4/2010 ngọn lửa đã khởi cháy ở khu A1, theo ông Nguyễn

Văn Hùng Quyền Giám Đốc VQGTC cho biết đám cháy xuất phát tại đồng cỏ năn,

do cây và thảm thực vật khô khốc, nước cạn kiệt, mũi lửa theo gió mạnh tiếp tục

cháy lan qua những khu vực lân cận sau khi bùng phát tại khu A1. Đến 13 giờ ngày

Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: Trần Phi Hoàng

SVTH: Võ Thị Ý Nhi 54

26/4 VQGTC vẫn tiếp tục cháy lớn thiêu rụi khu rừng A1 và lan rộng sang các khu

rừng xung quanh như khu A2 và diễn ra hết sức và diễn ra hết sức phức tạp. Lực

lượng chữa cháy tại chỗ đã được tăng cường nhưng vẫn không khống chế được

ngọn lửa do trời nắng nóng ngọn lửa bốc cao cộng với gió mạnh từng lớp biểu bì

cháy ngùn ngụt và theo gió cháy lan qua các khu vực lân cận.

Đến ngày 27/4 lại phát sinh thêm nhiều khu vực cháy mới. Rạng sáng 27/4

tại khu C1 trong khu rừng A1 thuộc xã Phú Hiệp phát sinh 2 điểm cháy mới. Hơn 1

giờ sau khu C2 cách đó chừng 5 km lại có thêm 2 điểm nữa bốc cháy. Diện tích bị

thiêu rụi phần nhiều là cỏ năng vốn là nguồn cung cấp thức ăn cho loài Sếu và

những vạt rừng Tràm lâu năm.

Tính đến ngày 28/4 thì diện tích cháy đã lên đến trên 500 ha rừng, tuy nhiên

con số này vẫn chưa dừng lại. Đến ngày 29/4, Tràm Chim vẫn đang kêu cứu từng

giờ.

Theo Ban Giám Đốc Vườn Quốc Gia Tràm Chim, hiện vẫn chưa thể xác

định cụ thể diện tích rừng bị thiệt hại. Tuy nhiên, nhiều người trực tiếp tham gia

chữa cháy cho biết có khoảng trên 500 ha rừng bị thiệt hại vì hoả hoạn, trong đó có

1/4 là rừng Tràm. Đây được xem là vụ cháy lớn nhất ở Tràm Chim trong nhiều năm

gần đây.

Vụ cháy đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự đa dạng sinh học ở Vườn Quốc

Gia Tràm Chim và làm thu hẹp đồng cỏ năn - khu vực sống và nguồn thức ăn của

Sếu đầu đỏ.

Từ đầu năm đến nay khu rừng đã xảy ra 3 vụ cháy nhỏ chỉ có lần này lửa bốc

dữ dội. Trong khi đó, mặc dù nhiều điểm cháy đã được dập tắt hoàn toàn, nhưng

nguy cơ bùng cháy trở lại vẫn còn rất cao, do lớp mùn , thảm thực vật quá dày, công

tác chữa cháy chỉ dập lửa ở phần “ngọn”, chỉ cần gió lớn hoặc lơ là là lửa có thể

bùng phát lại ngay.

Nguyên nhân của vụ cháy này là có thể do người dân vào Vườn bắt ong, bắt

cá vô tình văng tàn thuốc gây cháy cộng với hiện nay thời tiết quá nóng trong cái

nắng gay gắt của mùa khô nguy cơ phát sinh cháy rất cao và việc chữa cháy trong

Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: Trần Phi Hoàng

SVTH: Võ Thị Ý Nhi 55

tình hình này cũng rất khó khăn do các khu vực cháy cách xa nguồn nước và thực tế

cho thấy các cánh rừng Tràm còn lại của VQGTC đang ở cấp 5 cấp cực kỳ nguy

hiểm. Tuy nhiên, “kịch bản” của các điểm cháy ở khu A1, A2 có phần tương đồng

nhau như cách kênh chính vài trăm mét, các điểm cháy xuất hiện nhiều và đồng loạt

từ 4 - 5 điểm… Trong mấy ngày qua là đáng nghi vấn, nhiều khả năng có ai đó phá

hoại. Hiện lực lượng kiểm lâm, công an đang tiến hành điều tra làm rõ nguyên nhân

của vụ cháy. Theo nhận xét của Ông Nguyễn Văn Hùng – Quyền Giám Đốc

VQGTC.

2.2.10 Đánh giá chung

Chức năng chính của VQGTC là bảo tồn và phát triển tài nguyên sinh vật

của hệ sinh thái đất ngập nước trên cơ sở đảm bảo chế độ thủy văn phù hợp.

Tài nguyên du lịch sinh thái VQGTC khá phong phú và đa dạng có đến 130

loài thực vật bản địa, 130 loài cá nước ngọt, 174 loài thực vật nổi, 110 loài động vật

nổi, 23 loài động vật đáy cùng các loài lưỡng cư, bò sát khác và 231 loài chim

trong đó có 32 loài quí hiếm. Đặc biệt là chim Hạc (Sếu đầu đỏ) là loại chim được

ghi vào sách đỏ có nguy cơ tuyệt chủng đang sinh sống tại VQGTC. VQGTC có thể

khai thác du lịch quanh năm nhưng đặc biệt từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau lúc

này là thời điểm các loài chim di cư về đây để kiếm ăn, làm tổ và sinh sản, đây là

thời điểm quan trọng và là thời gian thu hút rất đông du khách đến với Tràm Chim.

Tuy nhiên, hiện tại Tràm Chim vẫn chưa khai thác hết tiềm năng tài nguyên du lịch

vốn có của mình.

Sản phẩm du lịch chưa được chú trọng bổ sung, đổi mới, hàng hóa lưu niệm

còn nghèo nàn.

Song việc bảo tồn, phục hồi và phát triển cảnh quan tự nhiên, hệ sinh thái

chuẩn của vùng đồng lụt kín Đồng Tháp Mười như khi chưa được khai thác để phục

vụ cho nghiên cứu khoa học, tuyên truyền giáo dục và phục vụ cho tham quan du

lịch vẫn là điều rất cần thiết không thể bỏ qua.

Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: Trần Phi Hoàng

SVTH: Võ Thị Ý Nhi 56

VQGTC vẫn còn mang nhiều tiềm năng mà chưa được phát huy, các điều

kiện để phát triển du lịch sinh thái hoàn thiện như điều kiện giao thông vận tải, thời

gian rỗi, điều kiện kinh tế, chế độ chính trị xã hội…

Nhưng việc sẵn sàng đón tiếp du khách chưa được đảm bảo, nếu số lượng du

khách đến Tràm Chim tăng đột ngột thì cơ sở vật chất kĩ thuật và các dịch vụ không

đảm bảo phục vụ, điều kiện về môi trường càng trở nên phức tạp mối quan hệ giữa

du lịch sinh thái với bảo tồn tài nguyên môi trường tại Tràm Chim là mối quan hệ

cộng sinh, khu du lịch đang được quy hoạch mở rộng và có sự quan tâm kiểm soát

các tác động của hoạt động du lịch.

Nguồn nhân lực còn thiếu và yếu nhưng đang được quan tâm đào tạo.

Bên cạnh đó, Ban Giám Đốc Vườn cần phối hợp với chính quyền địa phương

bố trí lại dân cư sống quanh vùng sao cho hợp lý, tạo sự ổn định về nhà ở, đất canh

tác, ổn định cuộc sống, từ đó họ tự giác tham gia vào việc bảo vệ tài nguyên thiên

nhiên của Vườn.

Hoạt động giáo dục môi trường tại đây được phổ biến và thực hiện khá tốt,

hệ thống rác thải vi sinh được xử lý tốt và không làm ảnh hường đến đời sống cộng

đồng dân cư quanh khu du lịch.

Căn cứ vào thực trạng phát triển tài nguyên và môi trường du lịch tại

VQGTC việc thực hiện đúng nguyên tắc bảo tồn tài nguyên và môi trường du lịch

sinh thái như sau: về hoạt động giáo dục nâng cao nhận thức về môi trường cho các

nổ lực bảo tồn.

Công tác phối hợp trong tham mưu quản lý nhà nước về du lịch chưa cao,

một số cơ chế quản lý không phù hợp nhưng chưa được kiến nghị điều chỉnh kịp

thời.

Bên cạnh đó việc phát triển cơ sở hạ tầng để làm nền tảng phát triển hoạt

động du lịch sinh thái, mang lại lợi ích cho cộng đồng dân cư và xã hội với đặc

trưng kiến trúc của vùng đồng bằng ngập lụt, vừa hiện đại, vừa mang bản sắc đồng

bằng nam bộ đang được kêu gọi đầu tư xây dựng và thu hút vốn từ các thành phần

kinh tế.

Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: Trần Phi Hoàng

SVTH: Võ Thị Ý Nhi 57

Tạo điều kiện để người dân địa phương có cơ hội tham gia vào việc phục vụ

du lịch tại Vườn, nhằm cải thiện cuộc sống cho người dân địa phương. Cho nên, bên

cạnh việc làm thỏa mãn nhu cầu của du khách, gia tăng lợi nhuận kinh doanh cho

Vườn, đồng thời thúc đẩy lợi ích cho cộng đồng địa phương thì các nhà hoạch định

chính sách và các nhà quản lý lãnh thổ phải có những kế hoạch dài hạn cho hiện tại

và tương lai. Trước mắt VQG đang thực hiện tốt công tác bảo tồn tài nguyên môi

trường du lịch sinh thái và cần được duy trì để phát triển bền vững hơn.

Việc xây dựng, bảo vệ và phát triển Vườn Quốc Gia Tràm Chim có ý nghĩa

rất quan trọng không chỉ đối với tỉnh Đồng Tháp và vùng Đồng Tháp Mười mà còn

đối với cả vùng ĐBSCL và cả nước. Ngoài ý nghĩa về kinh tế còn có ý nghĩa rất

quan trọng về giá trị khoa học, văn hóa – lịch sử, tài nguyên môi trường sinh thái

giáo dục. Nhờ đó nhiều tổ chức quốc tế và cá nhân ở nhiều nước trên thế giới biết

đến Đồng Tháp, quan tâm và hợp tác với Việt Nam.

Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: Trần Phi Hoàng

SVTH: Võ Thị Ý Nhi 58

Chương 3

ĐỊNH HƯỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN

BỀN VỮNG KHU DU LỊCH SINH THÁI TRÀM

CHIM – ĐỒNG THÁP 3.1 Định hướng phát triển bền vững 3.1.1Định hướng về sản phẩm du lịch (đa dạng hóa sản phẩm du lich và

nâng cao chất lượng sản phẩm)

Dựa vào tài nguyên tự nhiên là rừng Tràm, sản phẩm du lịch của Vườn chỉ

đơn thuần là Tràm và xem Sếu, năn vào mùa khô, nước lên xem các đầm súng,

sen... Du khách tham quan bằng đường thủy hoặc bằng đường bộ đều có thể ngắm

được những cây Tràm cao và ngắm Sếu, bên cạnh đó du khách còn được ngắm

những các đầm sen, súng bát ngát, đồng năn kim xanh rì xa vút… Khi ngồi trên

thuyền thỉnh thoảng du khách lại được nghe tiếng cá vẫy đuôi lách tách, tiếng đốp

mồi của nhiều loài cá hòa lẫn với hương đồng cỏ nội, tiếng vo ve của muỗi rừng, tất

cả hòa quyện vào nhau tạo nên cho khu rừng vẻ hoang sơ, bí ẩn, có sức thu hút đến

lạ thường đối với những ai yêu thiên nhiên mà tìm đến với Tràm Chim. Khi đến

VQGTC vào mùa nước nổi du khách có thể tự mình lèo lái chiếc xuồng ba lá đi

khắp rừng theo sự chỉ dẫn của các hướng dẫn viên.

Phục vụ khách trên du thuyền ở các khu như: đàn ca tài tử, thưởng thức các

món ăn đặc sản của vùng. Bên cạnh đó VQGTC còn có các loại hình du lịch được khai thác dựa vào tài

nguyên rừng Tràm, các loài chim, năn, lúa ma.. như:

Du lịch tham quan nghiên cứu học tập.

Du lịch sinh thái kết hợp bảo vệ môi trường sinh thái tự nhiên rừng Tràm.

Tham quan các cảnh quan (các kiểu sinh cảnh hệ sinh thái đất ngập nước

Đồng Tháp Mười) bằng xuồng hoặc bằng ô tô.

Quan sát chim, đặc biệt là quan sát Sếu đầu đỏ.

Giải trí trong khung cảnh thiên nhiên (đặc biệt là câu cá, picnic).

Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: Trần Phi Hoàng

SVTH: Võ Thị Ý Nhi 59

Ban quản lý VQGTC cũng cần ra sức tìm cách nâng cao chất lượng và hình

thức hoạt động của khu du lịch.

Dựa trên góc độ tổng thể, VQGTC với tiềm năng du lịch sinh thái rất lớn

nhưng khả năng khai thác chưa đồng bộ và khâu “bán” sản phẩm chưa hơp lý. Vì

”du lịch sinh thái là tham quan và có trách nhiệm với môi trường tại các điểm thiên

nhiên không bị tàn phá, để thưởng thức thiên nhiên và các đặc điểm văn hóa đã tồn

tại trong quá khứ hoặc đang hiện diện, qua đó khuyến khích hoạt động bảo vệ, hạn

chế những hoạt động tiêu cực do khách tham quan gây ra, và đem lại lợi ích cho

người dân địa phương tham gia tích cực”

Du lịch sinh thái tạo ra mối quan hệ tốt đẹp giữa con người và thiên nhiên

hoang dã cùng với ý thức được giáo dục đào tạo nên tinh thần trách nhiệm cao với

thiên nhiên tạo điều kiện để du khách tham gia vào công tác bảo vệ môi trường

bằng những công việc thiết thực nhất: trồng cây xanh, chăm sóc cây rừng và nhiều

hoạt động khác, từ đó làm nảy lên tình yêu thiên nhiên biến du khách trở thành

người đi tiên phong trong công tác bảo tồn môi trường làm giảm thiểu tác động tiêu

cực của du khách đến văn hóa và môi trường tham quan.

Nên tạo ra sản phẩm du lịch độc đáo tránh sự trùng lấp với các khu hoặc các

điểm du lịch khác trong cùng địa phương hoặc các tỉnh lân cận. Tạo điều kiện để

phát triển các loại hình du lịch khác như: homestay, du lịch cộng đồng…

3.1.2 Định hướng chiến lược Marketing cho du lịch

Do đây là VQG mang tính chất bảo tồn, tái tạo lại cho giống vẻ hoang sơ khi

chưa khai thác lúc ban đầu nên hoạt động du lịch ở đây không mấy chú ý phát triển

nên chiến lược marketing chưa được sử dụng ở Vườn. Công tác tiếp thị du lịch

không được sự quan tâm từ lãnh đạo Vườn.

3.1.3 Định hướng về đào tạo nguồn nhân lực

Ngành du lịch là ngành mang tính phi sản xuất vật chất, nó không mang lại

sản phẩm vật chất mà thông qua cung cấp dịch vụ để thỏa mãn nhu cầu của du

khách. Vì vậy, có thể cung cấp dịch vụ chất lượng tốt hay không là tiêu chí để đánh

Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: Trần Phi Hoàng

SVTH: Võ Thị Ý Nhi 60

giá trình độ phát triển của ngành du lịch và nó quyết định bởi số lượng và tố chất

của cán bộ nhân viên du lịch.

Công việc của mỗi cán bộ viên chức lao động luôn thay đổi theo mỗi khi có

nhân sự mới. Mặt khác, hầu hết các người được tuyển dụng đều chưa qua đào tạo về

chuyên môn có liên quan hoặc ngành nghề đào tạo không phù hợp với nhiệm vụ mà

đơn vị đang thực hiện.

Nên quy hoạch lại hệ thống cơ sở đào tạo và cơ sở nghiên cứu về du lịch.

Xây dựng đội ngũ giáo viên, giảng viên có trình độ cao.

Chúng ta phải đào tạo cho những người làm du lịch có kiến thức, kỹ năng

chứ không phải ai cũng làm du lịch được.

Lượng du khách đến với Vườn có ảnh hưởng rất đến khả năng kinh tế của

Vườn đặc biệt là sự phát triển số lượng nhân viên phục vụ tại đây. VQGTC là làm

sao có thể phát triển số lượng nhân viên phục vụ bằng cách tuyển dụng những lao

động có nghiệp vụ, đặc biệt là tận dụng nguồn lao động địa phương, tạo cơ hội giải

quyết việc làm cho họ trong những lúc nông nhàn, mặt khác có thể gia tăng doanh

thu du lịch cho địa phương và cho cộng đồng địa phương sống gần VQGTC.

Bất kể hoạt động trong lĩnh vực nào, bao giờ con người cũng đóng vai trò tối

quan trọng, đặc biệt trong ngành du lịch được biết đến là ngành “công nghiệp không

khói”, trong đó có xu hướng phát triển mạnh và mục tiêu là trở thành một ngành

kinh tế mũi nhọn của quốc gia, điều đó đòi hỏi rất lớn về lượng và chất của đội ngũ

cán bộ nhân viên phục vụ du lịch.

Nhìn chung, hoạt động du lịch có những nhiệm vụ phức tạp, vì thế đòi hỏi

nhân viên phục vụ trong ngành du lịch phải trang bị:

Có kiến thức rộng về các lĩnh vực văn học, lịch sử, địa lý, hội họa, thể

thao, quan hệ giao tiếp xã hội, phong tục tập quán, giúp cho cán bộ nhân viên du

lịch có khả năng giao tiếp tốt với du khách và chiếm được cảm tình của họ. Với

mong muốn họ sẽ tìm đến với mình trong những lần sau.

Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: Trần Phi Hoàng

SVTH: Võ Thị Ý Nhi 61

Không chỉ dừng lại ở thái độ phục vụ, nhân viên du lịch còn phải được

trang bị kiến thức về kinh tế vững vàng, để nắm bắt được xu hướng phát triển của

nền kinh tế quốc gia, học hỏi và đưa ra định hướng mới cho sự phát triển Vườn.

Cán bộ nhân viên du lịch phải nắm vững kĩ năng chuyên môn nghiệp vụ

để có thể mở rộng tầm mắt và nhận thấy được tầm quan trọng trong cương vị công

tác của mình, đều đó thể hiện qua những người hướng dẫn viên nơi đây họ là những

người rất nhiệt tình, thân thiện và cởi mở với du khách, nếu du khách có những thắc

mắc về VQG họ sẵn sàng cung cấp thông tin trong khả năng hiểu biết của mình để

giúp cho du khách hiểu thêm nhiều về Vườn nơi mà du khách đã chọn làm điểm

tham quan.

Thông qua những hướng dẫn viên có nghiệp vụ, tất cả những nhân viên

phục vụ tại VQGTC, đặc biệt là các hướng dẫn viên địa phương sẽ hướng dẫn du

khách tạo được thiện cảm và nhận được lòng yêu mến của du khách đối với Vườn

bằng tất cả sự nhiệt tình và những kiến thức đã được đào tạo.

3.1.4 Định hướng phát triển thành phần kinh tế

Do quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa và nền kinh tế thị trường nên

nhà nước kêu gọi các thành phần kinh tế tham gia đầu tư vào các hoạt động kinh

doanh. Điều đó giúp cho nhà nước giảm bớt tình trạng bao cấp tràn lan.

Do đây là Vườn Quốc Gia là khu bào tồn thiên nhiên nên mục đích chính vẫn

là công tác bảo tồn chứ không phải là khai thác du lịch để mang lại mục tiêu kinh tế

nên hầu như không có doanh nghiệp hay bất cứ thành phần kinh tế nào rót vốn vào

đây để kinh doanh cả.

Trung tâm dịch vụ du lịch sinh thái và giáo dục môi trường là đơn vị sự

nghiệp có thu tự đảm bảo một phần chi phí, hạch toán độc lập, nhà nước hỗ trợ một

phần kinh phí hoạt động. Công tác đầu tư xây dựng chủ yếu là do nguồn kinh phí

hạn hẹp cùa nhà nước đầu tư vào cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch phụ thuộc hoàn toàn

vào nguồn kinh phí nhà nước cấp. Bên cạnh đó trung tâm cũng đã đề xuất nhiều ý

kiến lên cấp lãnh đạo để xin đầu tư và trung tâm cũng đã được sự quan tâm của các

cấp lãnh đạo đầu tư cho các dự án như: lát nhựa một số đoạn khu A1, bến tàu du

Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: Trần Phi Hoàng

SVTH: Võ Thị Ý Nhi 62

lịch, tắc ráng, đài vọng cảnh, nhà nghĩ chân ở đài quan sát số 3, thay toàn bộ giường

cimen bằng giường sắt, và trang bị thêm một số tiện nghi như: ti vi, tủ lạnh, bàn tiếp

khách…

Vườn Quốc Gia đang kêu gọi vốn đầu tư để nâng cấp và mở rộng diện tích

để trồng thêm Tràm, xây dựng các công trình hiện đại kết hợp với cảnh quan thiên

nhiên để công tác phát triển song song với công tác bảo tồn.

Bên cạnh đó để phát triển tốt và mang lại hiệu quả cho những năm tiếp theo,

đồng thời kêu gọi các tổ chức quốc tế, các ban ngành trong và ngoài tỉnh tham gia

phát triển du lịch sinh thái ở Vườn nhằm hỗ trợ vốn, nhân lực và trong việc phát

triển du lịch sinh thái ở VQGTC. Trung tâm dịch vụ du lịch sinh thái đề nghị Giám

Đốc VQGTC tiếp tục đầu tư các hạng mục chưa được đầu tư phương tiện phát triển.

Thời gian thực hiện và hoàn thành các dự án kêu gọi đầu tư từ năm 2010 – 2012.

3.1.5 Định hướng thị trường mục tiêu

Cần xác định đúng thị trường mục tiêu mà VQGTC hướng đến. Đây là đoạn

thị trường được chọn để sử dụng thu hút khách trong một thời gian kinh doanh nhất

định, để tiếp cận thị trường này đòi hỏi phải phân tích tiềm năng thu hút khách của

VQGTC, đó chính là lực hấp dẫn của nhiều yếu tố cấu tạo thành, từ đó xác định

được số lượng du khách hiện nay cũng như số lượng du khách tiềm năng và khả

năng chi tiêu của mỗi du khách tại VQGTC đưa ra nhận xét và có những kế hoạch

cụ thể nhằm khai thác hiệu quả thị trường này, nắm bắt được điều đó, nhà quản lý

có thể đưa ra những kế hoạch trong tương lai nhằm khai thác thị trường du lịch có

hiệu quả cao hơn.

3.1.6 Định hướng đầu tư phát triển

3.1.6.1 Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng

Hạ tầng du lịch đã được nâng cấp với sự hỗ trợ từ nhà nước, tuy nhiên vẫn

còn hạn chế so với yêu cầu chung của du lịch sinh thái, đặc biệt là về kiến trúc trang

thiết bị…hệ thống thu gom và xử lý chất thải tại những điểm tập trung dịch vụ du

lịch chưa đầy đủ. Trong lĩnh vực du lịch cơ sở hạ tầng là một phần quan trọng trong

việc khai thác tiềm năng tài nguyên du lịch. Hạ tầng du lịch của Vườn Quốc Gia

Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: Trần Phi Hoàng

SVTH: Võ Thị Ý Nhi 63

kém thì không thể kéo khách đến tham quan, sử dụng những sản phẩm của Vườn

tạo ra. Để nhà đầu tư bỏ vốn vào đầu tư thì phải cho họ thấy cơ sở hạ tầng ở nơi rót

vốn vào tốt như thế nào. Bên cạnh đó, các nhà quản lý du lịch phải tập trung vào

đầu tư nâng cấp các cơ sở hạ tầng để có thể khai thác du lịch tốt hơn.

Trước tiên phải chú trọng vào việc xây dựng các tuyến đường dẫn vào điểm

tham quan, nâng cấp sửa chữa những đoạn đường xuống cấp, giúp cho việc vận

chuyển đi lại dễ dàng để cho chuyến tham quan được thuận lợi ngay từ đầu.

Vấn đề về nguồn nước là vấn đề đau đầu của các nhà quản lý, vì hiện nay

nguồn nước của ĐBSCL bị ô nhiễm nghiêm trọng không phải chỉ riêng Đồng Tháp.

Để cung cấp được nước sạch đến với du khách là một việc rất cần thiết. Phải có biện

pháp xử lý nước sạch để đáp ứng nhu cầu của du khách và nhân viên tại điểm du

lịch cùng với cộng đồng địa phương.

Bên cạnh đó, vấn đề về hệ thống điện cũng như cung cấp thông tin liên lạc là

vấn đề tất yếu vì thời đại này là thời đại khoa học kỹ thuật đang phát triển mạnh.

3.1.6.2 Đầu tư đổi mới nâng cấp cơ sở vật chất kỹ thuật

Cơ sở lưu trú còn quá ít, chưa đáp ứng đủ nhu cầu của du khách. Cùng với hạ

tầng du lịch thì cơ sở vật chất kỹ thuật cũng được nâng cấp với sự hỗ trợ từ phía nhà

nước, tuy nhiên vẫn còn thiếu sự đa dạng về dịch vụ, cơ sở vật chất còn hạn chế nên

chưa liên kết được với các công ty du lịch nội địa cũng như quốc tế.

Hiện nay tại VQGTC có phục vụ ăn uống với các món ăn mang tính địa

phương dân dã Nam Bộ mà không gây ảnh hưởng đến môi trường du lịch sinh thái

toàn khu.

Nhìn chung cơ sở du lịch của Vườn chưa được chú trọng nhiều, theo dự kiến

trong sơ đồ quy hoạch tổng thể của Vườn sẽ có các dự án đầu tư trong giai đoạn

2010 - 2012 như sau:

Phục vụ khách trên du thuyền trên các khu như: đàn ca tài tử, bán quà lưu

niệm, thưởng thức các món ăn đặc sản của vùng. Trang bị thêm phương tiện tắc ráng để phục vụ du khách.

Xây dựng nhà nghĩ để phục vụ du khách ở các điểm du lịch của từng khu.

Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: Trần Phi Hoàng

SVTH: Võ Thị Ý Nhi 64

Xây dựng vườn sinh vật cảnh.

Phòng trưng bày các tiêu bản động - thực vật.

Nhả bảo tàng văn hóa lịch sử Đồng Tháp Mười.

Nâng cấp toàn bộ các khu dịch vụ như: trang bị lại nhà khách có phòng

tiếp tân, điện thoại, máy giặt…

Xây dựng cơ sở vật chất và trang bị cần thiết phục vụ cho công tác tuyên

truyền giáo dục môi trường kể cả trụ sở tuyên truyền giáo dục và bảo tồn.

Xây dựng 23 chòi nghĩ chân và phục vụ dịch vụ câu cá giải trí.

Xây dựng nhà nấu ăn phục vụ khách tham quan du lịch tại đài quan sát số

3 khu trung tâm A1 khoảng 100 khách.

Xây dựng mới hoàn toàn 3 căn nhà phục vụ tiếp khách tham quan du lịch

tại khu trung tâm: 1 lớn = 120 m2, 2 nhỏ 80 x 2 = 160 m2.

Nhu cầu trước mắt cần thực hiện trong năm 2010:

Lót dal xung quanh nhà làm việc trung tâm.

Xây dựng 2 cổng tại đội cơ động và trạm Phú Hiệp để tổ chức bán vé cho

khách tham quan, du lịch, câu cá.

Trước khi thực hiện các dự án Giám Đốc cần cân nhắc đến sự phát triển bền

vững giữa khai thác phát triển và VQG cùng song song tồn tại mà không gây ra

những tác động tiêu cực đến hoạt động du lịch tại VQG cũng như hoạt động bảo

tồn.

3.1.6.3 Đầu tư nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Chất lượng phục phục của nhân viên trong ngành du lịch đóng vai trò rất

quan trọng trong việc tạo ra sản phẩm. Do đó, việc nâng cao chất lượng của đội ngũ

cán bộ trong ngành du lịch là rất quan trọng.

Vườn nên thường xuyên tạo điều kiện cho cán bộ tham gia vào các lớp đào

tạo bồi dưỡng nghiệp vụ cho cho quản lý và nhân viên phục vụ, trong năm qua nhân

viên của Vườn đã tham dự 3 lớp do dự án EU và tổng cục du lịch tổ chức và đào tạo

tại chỗ cho nhân viên nghiệp vụ bàn, buồng, nấu ăn. Để chất lượng nghiệp vụ của

nhân viên ngày càng được nâng lên.

Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: Trần Phi Hoàng

SVTH: Võ Thị Ý Nhi 65

Thành lập một ban kiểm tra để thường xuyên kiểm tra chất lượng phục vụ

của nhân viên để từ đó đưa ra kết luận và tìm phương hướng mới đào tạo với chất

lượng ngày càng tốt nhằm đáp ứng được nhu cầu của du khách, do nhu cầu du lịch

của du khách luôn luôn thay đổi theo thị hiếu của thị trường.

Cuối mỗi tháng hoặc mỗi quý Ban Giám Đốc nên phối hợp với các trung tâm

ngoại ngữ mở các lớp đào tạo ngoại ngữ ngắn hạn với các ngoại ngữ khác nhau

nhằm nâng cao trình độ ngoại ngữ của nhân viên.

Bên cạnh đó, cũng nên có chính sách khen thưởng để nhằm khuyến khích sự

nhiệt tình hăng say trong lao động của cán bộ nhân viên với mục đích mang lại kết

quả phục vụ tốt nhất cho du khách. Hàng năm cũng nên tổ chức cho nhân viên trong

Vườn những chuyến du lịch nghỉ ngơi, thư giản, đồng thời kết hợp những chuyến đi

này để nhân viên có thể học hỏi kinh nghiệm về nghiệp vụ, quản lý, kỹ năng,..từ các

điểm tham quan.

Luôn tạo cho nhân viên một môi trường luôn luôn học hỏi, trao dồi kiến thức

không ngừng nhằm nâng cao nghiệp vụ để mang lại kết quả phục vụ tốt nhất.

3.1.6.4 Khai thác, phục hồi các làng nghề truyền thống

Khai thác các làng nghề truyền thống địa phương kết hợp với nhân dân

quanh Vườn làm du lịch giúp cho người dân cải thiện đời sống có công ăn việc làm

và không vào Vườn để săn bắt, khai thác nông lâm thủy sản.

Tạo cơ hội giải quyết việc làm cho các hộ dân nghèo ở 5 xã xung quanh

Vườn được tham gia sử dụng tài nguyên có ý thức bảo vệ tốt tài nguyên thiên nhiên

của VQG. Người dân có thể vào Vườn tỉa những loại cây đổ ngã và cây đã chết khô

để giảm bớt lớp thực bì dễ gây cháy. Ngoài quần xã Tràm thì VQGTC còn có các

quần xã thực vật với trữ lượng rất lớn nếu không chủ động đốt hoặc cắt bỏ bớt nó sẽ

phân hủy và lâu ngày sẽ tích lũy thành vật liệu dễ gây cháy, từ đó VQGTC thí điểm

cho dân vào khai thác cỏ phục vụ cỏ cho việc làm rẫy, làm thức ăn gia súc. Đây vốn

là nghề truyền thống của người dân Nam Bộ. Đối với các loại rau đồng là nguồn tài

nguyên và thức ăn tự nhiên của người dân, sau khi thu hoạch các lọai rau đồng này

tái tạo lại rất nhanh và phù hợp cho việc khai thác và đây cũng là nguồn thu nhập

Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: Trần Phi Hoàng

SVTH: Võ Thị Ý Nhi 66

hàng ngày của người dân sống nơi đây. Với việc khai thác này đã giúp ích rất nhiều

cho các hộ dân nơi đây bằng việc giải quyết việc làm tăng thu nhập đáng kể cho

người dân. Bên cạnh đó các hộ nghèo có việc làm ổn định là làm giảm áp lực cho

Vườn trong công tác quản lý bảo vệ tài nguyên.

3.1.7 Định hướng về phương thức quảng cáo, tiếp thị.

Quảng bá xúc tiến du lịch ở VQG còn nhẹ nhàng, còn quá ít, trong khi đó

việc liên kết với các doanh nghiệp và các địa phương chưa được chú trọng nhiều.

Tập trung vào các mục tiêu chiến lược tiếp thị dựa trên phân khúc thị trường.

VQGTC phải có sự kết nối bằng cách tự giới thiệu về Vườn thông qua các

phương tiện truyền thông như tivi, báo đài, internet,…Đặc biệt đường đến VQGTC

hoặc những đường giao thông thuận tiện nối với các khu du lịch cần có những bảng

quảng cáo, những lời giới thiệu gây sự chú ý của du khách đến hoặc du khách đang

trên đường đến tham quan một điểm du lịch khác.

Mặt khác ban Giám Đốc Vườn cũng nên đề ra phương án “bán” sản phẩm

hợp lý hóa. Tự marketing cho Vườn bằng hình thức thư ngỏ gửi đến các công ty, cơ

quan, trường học với chương trình tour được thiết kế phù hợp giá cả hợp lý và mang

sức thuyết phục cao.

Thiết kế trang web đưa hình ảnh, thông tin, quảng bá du lịch ở Vườn Quốc

Gia Tràm Chim.

Cần quảng bá và phát triển du lịch nội địa qua việc tổ chức các sự kiện, lễ

hội du lịch, liên hoan ẩm thực trong vùng.

Tuy nhiên, công tác tiếp thị, quảng bá ở VQGTC như: website, pano, tờ

rơi… lại chưa đáp ứng được yêu cầu.

3.2 Các chỉ tiêu dự báo

3.2.1 Dự báo về doanh thu du lịch của khu du lịch Tràm Chim

Đây là doanh thu từ các phương tiện đưa - đón khách tham quan du lịch, thu

phòng nghỉ, thu dịch vụ câu cá, thu vé vào cổng và thu khác.

Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: Trần Phi Hoàng

SVTH: Võ Thị Ý Nhi 67

Bảng 3.1: Dự báo doanh thu giai đoạng 2010 – 2012

Đơn vị tính: đồng

STT Nguổn thu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

1 Sự nghiệp 324.000.000 500.000.000 700.000.000

2 Ngân sách 267.000.000 600.000.000 800.000.000

Tổng 591.000.000 1.100.000.000 1.500.000.000

Nguồn: Trung tâm dịch vụ du lịch sinh thái Tràm Chim

3.2.2 Dự báo về lao động trong du lịch

Do tình hình thực tế, dịch vụ du lịch được mở rộng. Trung tâm du lịch đề

nghị xin thêm biên chế và hợp đồng dài hạn giai đoạn 2010 – 2012 là 25 người (kể

cả hợp đồng và biên chế hiện tại).

Bảng 3.2: Dự báo nhu cầu lao động của Tràm Chim

SST Chỉ tiêu Năm

2010

Năm

2011

Năm

2012

Ghi chú

1 Số biên chế được

giao

2 Số biên chế có mặt

đến 2009

6 9 12 Số biên chế nằm ở các bộ

phận chuyên môn

3 Hợp đồng dài hạn 8 10 13 Tạp vụ, bán quà lưu niệm,

phục vụ nhà hàng, bán vé

4 Tổng cộng 14 19 25

Nguồn: Trung tâm dịch vụ du lịch sinh thái Tràm Chim

3.3 Định hướng tổ chức du lịch bền vững

Các loại hình du lịch sinh thái hiện đang khai thác

Những mục tiêu của chương trình phát triển DLST là lợi dụng những giá trị

về cảnh quan, tài nguyên thiên nhiên, và những nét đặc sắc về văn hóa xã hội của

VQG và vùng đệm để phục vụ cho các hoạt động du lịch, nghĩ ngơi, giải trí của du

khách, đem lại lợi ích cho các cộng đồng dân cư ở địa phương.

Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: Trần Phi Hoàng

SVTH: Võ Thị Ý Nhi 68

Tổ chức các hoạt động du lịch sinh thái, đưa đón khách tham quan, nghiên

cứu khoa học, câu cá.

Kết hợp các hoạt động du lịch sinh thái với tuyên truyền giáo dục môi

trường, bảo vệ môi trường luôn xanh – sạch – đẹp.

Thông qua đó, nâng cao ý thức của xã hội đối với các giá trị của hệ sinh thái

đất ngập nước, bảo vệ đa dạng sinh học và quá trình sinh thái. Gắn hiệu quả và lợi

ích của DLST với việc bảo vệ môi trường và lợi ích kinh tế của địa phương.

3.4 Các giải pháp

3.4.1 Tiếp tục đổi mới giáo dục đào tạo để đáp ứng yêu cầu của sự

nghiệp CNH_HĐH

Ban quản lý VQGTC chủ động hớp tác với các viện nghiên cứu chuyên

ngành, các trường dại học và các tổ chức quốc tế xây dựng và thực hiện các hoạt

động nghiên cứu khoa học, bảo vệ môi trường, bảo vệ đa dạng sinh học của VQG.

Phối hợp với các phòng chuyên môn và các đơn vị trực thuộc của Vườn biên

soạn tài liệu giáo dục môi trường tuyên truyền cho khách tham quan và lồng ghép

vào chương trình học ở các trường học nằm trên địa bàn huyện.

Hàng chục cuộc hội thảo về bảo tồn Tràm Chim được tổ chức nhiều năm qua

mà không hề có kết quả. Hôm 22/10/2009 một hội thảo về quy chế quản lý khoa

học VQGTC lại được tổ chức tại Cao Lãnh.

Hàng năm trung tâm đều thường xuyên tổ chức tuyên truyền giáo dục môi

trường đến nhiều đối tượng như:

Cộng đồng dân cư, kết hợp với các phòng, các đơn vị, tổ chức đoàn thể

phát động phong trào bảo vệ môi trường nhân các ngày lễ lớn.

Khách tham quan: trung tâm tổ chức chiếu phim, giới thiệu sơ lược về

Vườn, phát tin bướm.

Ngoài ra Trung tâm du lịch còn kết hợp với trung tâm giáo dục thiên nhiên

phát tài liệu tuyên truyền môi trường cho đối tượng là học sinh tiểu học 2 lần trên

năm.

Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: Trần Phi Hoàng

SVTH: Võ Thị Ý Nhi 69

Năm 2003, Vườn đã xây dựng xong nhà tuyên truyền giáo dục, bố trí tranh

ảnh cho khách tham quan du lịch.

Trong những ngày đặc biệt hàng năm như: ngày môi trường thế giới (5/6),

ngày lâm nghiệp Việt Nam (28/11), ngày đất ngập nước thế giới (2/2), Vườn đã

phối hợp với các cơ quan tổ chức các hoạt động tuyên truyền về rừng và môi

trường, tổ chức trồng cây xanh ở các điểm trường học, tổ chức sinh hoạt văn nghệ,

các hoạt động này đã thu hút sự nhiệt tình cổ vũ đặc biệt của nhân dân địa phương.

3.4.2 Tăng cường vai trò quản lý của nhà nước

Ngày 29 và 30/3/2010 VQGTC phối hợp với công an Đồng Tháp tổ chức tập

huấn kỷ năng phòng cháy chữa cháy rừng VQGTC. Giới thiệu các nội dung của bản

chất cháy rừng, tác hại của cháy rừng. Qua đó trang bị thêm kiến thức về nguyên

nhân, tác hại của cháy rừng, các biện pháp cơ bản trong phòng cháy.

Bên cạnh đó, ngày 14/4/2010 VQGTC phối hợp với chi cục kiểm lâm và

cảnh sát phòng cháy chữa cháy tỉnh Đồng Tháp tổ chức tuyên truyền giáo dục môi

trường và phòng cháy chữa cháy rừng.

3.4.3 Giải pháp về đào tạo nguồn nhân lực

Về chất lượng lao động du lịch của VQGTC chưa được trang bị đúng và đủ

kiến thức, kỹ năng, quy trình kỹ thuật nghiệp vụ, kỹ năng chuyên môn, kỹ năng

giao tiếp, tinh thần, thái độ phục vụ chu đáo, có năng lực ngoại ngữ, đảm bảo yêu

cầu của từng nghiệp vụ cụ thể.

Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực là yếu tố được cân nhắc và đáng lưu ý

đối với nhân viên tại VQGTC, giúp cho nhân viên thực hiện công việc tốt hơn, giúp

họ có những kỹ năng cần thiết cho các cơ hội thăng tiến và có thể thay thế cho các

cán bộ quản lý chuyên môn khi cần thiết.

Cần có những chương trình huấn luyện nhân viên định kỳ, kiểm tra kiến thức

cũng như kỹ năng nghiệp vụ cần thiết của nhân viên tại trung tâm, có chính sách

khen thưởng hợp lý, công bằng đối với mỗi nhân viên.

Mời các trường có chức năng về du lịch về để đào tạo nâng cao nghiệp vụ

cho nhân viên, để họ có những định hướng, sáng kiến nâng cao hiệu quả hoạt động

Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: Trần Phi Hoàng

SVTH: Võ Thị Ý Nhi 70

của Vườn, đào tạo nghiệp vụ cho nhân viên mới, hoặc cử cán bộ nhân viên đi học

nâng cao chuyên môn nghiệp vụ. Ngoài việc trang bị những kiến thức cần thiết về

VQG, cần phải được trang bị thêm những kỹ năng như kể chuyện, ngâm thơ, hát hò

cho du khách nghe.

Trong quá trình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực đòi hỏi phải có sự thu

thập ý kiến phản hồi từ mỗi thành viên trong đội ngũ nhân viên tại Vườn, vì họ là

những người trực tiếp tiếp xúc với công việc nên họ hiểu những khó khăn mà Vườn

đang tồn tại.

Ban quản lý Vườn cần xây dựng chính sách khen thưởng, động viên nhân

viên của mình khi họ có những tiến bộ tốt trong công việc cũng như khuyến khích

nhân viên đưa ra những ý tưởng mới trong việc phát triển VQGTC.

3.4.4 Giải pháp về vốn

Cần huy động nhiều nguồn vốn đầu tư cho các hoạt động của dự án:

Vốn xin ngân sách cấp cho các hoạt động quản lý bảo vệ, nghiên cứu khoa

học, hỗ trợ phát triển cộng đồng.

Vốn huy động từ các nguồn của quốc tế cho các hoạt động nghiên cứu

khoa học và bảo tồn đa dạng sinh học.

Vốn của các chương trình xóa đói giảm nghèo, vốn xây dựng cơ sở hạ

tầng, và vay tín dụng hỗ trợ cho các hoạt động phát triển của vùng đệm.

Huy động vốn của các nhà dầu tư cho các dịch vụ DLST.

3.4.4.1 Vốn ngân sách nhà nước

Từ năm 2003 - 2008 tổng vốn đầu tư của nhà nước vào VQGTC là 52 tỷ

đồng từ vốn chương trình mục tiêu quốc gia, ngoài ra tỉnh còn hỗ trợ kinh phí đền

bù. Trong năm 2010 Trung tâm dịch vụ DLST và GDMT dự kiến được ngân sách

nhà nước cấp là 267.000.000 đồng. Và dự kiến xin ngân sách nhà nước vào năm

2011 là 600.000.000 đồng và năm 2012 là 800.000.000 đồng. Ngân sách này được

dụng vào việc sửa chữa lớn, cải tạo nâng cấp xây dựng cơ sở hạ tầng, thiết kế các

điểm tuyến, tour du lịch, mua sắm các trang thiết bị, công cụ làm việc.

Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: Trần Phi Hoàng

SVTH: Võ Thị Ý Nhi 71

UBND nhân dân tỉnh Đồng Tháp cũng hỗ trợ hàng trăm triệu đồng cho

VQGTC để trang bị thêm những phương tiện, thiết bị máy móc, dụng cụ cần thiết

và đốt cỏ chủ động để phòng tránh cháy rừng.

Năm 2006 Vườn đã phối hợp với chi cục kiểm lâm, công an phòng cháy

chữa cháy tỉnh kiểm tra tình hình công tác phòng chống cháy rừng của Vườn,mở 12

lớp tuyên truyền về công tác phòng chống cháy rừng. Bên cạnh đó, sở tài Nguyên

và Môi Trường đã hỗ trợ kinh phí cho công tác tuyên truyền là 30.000.000 đồng.

3.4.4.2 Nguồn vốn đầu tư nước ngoài

Coca Cola Việt Nam và WWF đang triển khai thực hiện dự án với kinh phí

hàng năm là 250.000 đô la Mỹ. Dự án được thực hiện trong 3 năm liên tiếp và là

một phần của chiến dịch bảo tồn tài nguyên nước ngọt toàn cầu do Coca Cola và

WWF hợp tác từ tháng 7/2007 với tổng số tài trợ lên đến 20 triệu đô la mỹ.

3.4.4.3 Nguồn vốn huy động khác

Chính quyền địa phương cũng đang đầu tư khoảng 200.000 đô la Mỹ để phát

triển cơ sở hạ tầng, trong đó có công trình cải thiện dòng chảy tự nhiên cho Vườn.

3.4.5 Giải pháp về sản phẩm

Dựa trên cơ sở sản phẩm tham quan, nghiên cứu khoa học tìm hiểu VQGCT

về giá trị tự nhiên bước đầu còn mang tính chất sơ khai, chưa phát huy hết tiềm lực

vốn có.

VQGTC đã hội đủ điều kiện của một VQG đặc dụng mang tính giáo dục và

nâng cao trách nhiệm cho du khách đối với môi trường thông qua hoạt động hướng

dẫn tại Vườn như chiếu những đoạn phim ngắn về bảo tồn cho du khách biết đến.

Việc xây dựng và phát triển VQGTC phải tuân thủ đúng các nguyên tắc quản

lý du lịch, tôn tạo và bảo vệ môi trường có sự tham gia tích cực của cộng đồng địa

phương tại nơi du lịch.

3.4.6 Giải pháp tìm và mở rộng thị trường

Mở rộng tiềm năng du lịch sinh thái tại Vườn. Phối hợp với các phòng, ban

thiết kế các tour du lịch tạo điều kiện thu hút khách tham quan du lịch ngày càng

đông góp phần xây dựng ngành du lịch tỉnh nhà ngày càng vững mạnh.

Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: Trần Phi Hoàng

SVTH: Võ Thị Ý Nhi 72

Xem xét xu hướng du lịch toàn cầu và khu vực, phân tích lượng du khách và

xu hướng du khách (quốc tế và nội địa) đến VQGTC để đưa ra những đánh giá cụ

thể về sức hấp dẫn du khách tại khu du lịch sinh thái.

Thông qua đó xác định các loại thị trường khu du lịch sinh thái đang nhắm

đến hiện nay (thị trường tiềm năng, thị trường mục tiêu)

Xây dựng các mục tiêu thị trường theo số lượng, loại hình, chất lượng của cơ

sở vật chất kĩ thuật, cơ sở hạ tầng trong tương lai có thể đáp ứng tốt cho nhu cầu của

du khách.

3.4.7 Giải pháp quảng bá xúc tiến du lịch

Tập trung vào các mục tiêu chiến lược tiếp thị dựa trên phân khúc thị trường.

Những kiến nghị liên quan đến các chương trình xúc tiến có đánh giá về giá

cả với nguồn tài nguyên có khả năng khai thác hợp lý tại Vườn.

3.4.8 Giải pháp khuyến khích sự tham gia của cộng đồng địa phương

Phối hợp với các chi, hội bảo tồn thiên nhiên, hội Phụ nữ huyện Tam Nông

phát triển các ngành nghề truyền thống địa phương để phục vụ khách.

Đặc biệt, đối với người dân nghèo ở địa phương, ban Giám Đốc Vườn còn

tìm mọi cách hỗ trợ vốn, giải quyết việc làm để từng bước nâng cao mức sống cho

người dân quanh vùng đệm nhằm hạn chế việc xâm nhập trái phép vào Vườn khai

thác những động - thực vật.

Vườn đã thành lập chi hội VQG, thành phần nòng cốt là các cán bộ, công

nhân viên của Vườn. Các hoạt động của hội đã vận động quần chúng nhân dân xung

quanh Vườn tham gia bảo vệ Vườn. Hiện nay chi hội của Vườn đã có 810 hội viên

tham gia.

Chương trình tái định cư và phát triển cộng đồng mục tiêu của chương trình

nhằm cải thiện nhận thức của cộng đồng và các ngành, các cấp về các giá trị và

Phuong pháp quản lý tài nguyên VQG. T5ao điều kiện để những hộ dân nghèo sống

phụ thuộc vào tài nguyên thiên nhiên của VQG được tham gia quản lý và sử dụng

tài nguyên một cách bền vững. Chấm dứt tình trạng xâm lấn trái phép đất đai của

VQG. Hỗ trợ phát triển cộng đồng ở vùng đệm của VQG. Trên cơ sở đó hạn chế

Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: Trần Phi Hoàng

SVTH: Võ Thị Ý Nhi 73

những tác động trái phép vào VQG. Chương trình này có 3 nội dung hoạt động

chính là: tăng cường tham gia của cộng đồng vào việc quản lý VQG, tái định cư các

hộ dân, phát triển cộng đồng ở các vùng đệm.

3.4.9 Quản lý tài nguyên phát triển du lịch bền vững

Theo báo cáo, kể từ khi triển khai thực hiện vào tháng 4/2008 dự án phục hồi

sinh cảnh đất ngập nước Đồng Tháp Mười - VQGTC đã phục hồi diện tích đồng cỏ

từ 800 hecta lên 2700 hecta, tăng lượng Sếu đầu đỏ lên 126 con so với 41 con vào

năm 2005.

Do dự án tác động tích cực trong việc phục hồi sinh cảnh khu A3, là một

phân khu của VQGTC, trước đây là một bãi ăn quan trọng của Sếu, và kiểm soát sự

xâm lấn của thực vật ngoại lai.

Dự án giúp tăng thêm tính đa dạng sinh học của VQGTC, với hơn 130 loài

thực vật bản địa, gần 150 loài cá nước ngọt chiếm tới 33% tổng số cá nước ngọt tại

ĐBSCL, tạo môi trường sinh sống và phát triển tự nhiên cho 232 loài chim trong đó

có 16 loài nằm trong sách đỏ của tổ chức bảo tồn thiên nhiên quốc tế WWF và của

Việt Nam.

Ngoài ra, việc phục hồi sinh thái VQGTC còn góp phần cải thiện chất lượng

nước, khôi phục nguồn nước ngầm, điều tiết lũ và hạn hán cho khu vực hạ lưu và

Đồng Tháp Mười, qua đó ngăn chặn nhiễm mặn tại hạ lưu ĐBSCL và giảm tác

động của sự biến đổi khí hậu.

3.4.10 Lựa chọn thị trường cho du lịch phát triển bền vững

Xem xét xu hướng du lịch toàn cầu và khu vục, phân tích lượng du khách và

xu hướng du khách (quốc tế và nội địa) đến VQGTC đưa ra những đánh giá cụ thể

về sức hấp dẫn du khách tại Vườn để phát triển bền vững.

Thông qua đó xác định các loại thị trường mà Vườn đang nhắm đến hiện nay

(thị trường tiềm năng, thị trường mục tiêu)

Xây dựng các mục tiêu thị trường theo số lượng, loại hình, chất lượng của cơ

sở vật chất kỹ thuật, cơ sở hạ tầng trong tương lai có thể đáp ứng tốt cho nhu cầu

của du khách.

Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: Trần Phi Hoàng

SVTH: Võ Thị Ý Nhi 74

3.4.11 Tổ chức khai thác có hiệu quả khu du lịch và mô hình

3.4.11.1 Tổ chức khai thác có hiệu quả khu du lịch

Tranh thủ sự hỗ trợ, đầu tư của các ngành chức năng của tỉnh để phát triển

xây dựng các điều kiện cần thiết đưa trung tâm dịch vụ du lịch sinh thái và giáo dục

môi trường trở thành một địa điểm du lịch đầy tiềm năng của tỉnh và một địa chỉ du

lịch không thể thiếu trong hệ thống du lịch Việt Nam cũng như của thế giới.

Chức năng chính của VQGTC là nghiên cứu khoa học và bảo tồn. Ban quản

lý đang cố gắng khôi phục và giữ lại những gì nguyên sơ nhất. Do vậy du lịch tại

đây không phát triển. Tuy nhiên để khai thác tiềm năng du lịch sinh thái vẫn còn bỏ

ngỏ, địa phương đang tích cực xây dựng 200 ha hồ rừng Tràm Phú Cường. Tương

lai đây sẽ là một điểm du lịch hấp dẫn của tỉnh Đồng Tháp nói chung và của huyện

Tam Nông nói riêng.

3.4.11.2 Phát triển khu du lịch Tràm Chim trên quan điểm bền

vững

Quỹ quốc tế bảo vệ thiên nhiên toàn cầu và công ty nước giải khát Coca -

Cola đã thống nhất tài trợ 250.00USD/ năm từ năm 2007 - 2010 để tái tạo lại hệ

sinh thái đất ngập nước Vườn Quốc Gia Tràm Chim giống như hiện trạng ban đầu.

Dự án “Quản lý quang cảnh và phát triển sinh kế bền vững trong và xung

quanh Vườn Quốc Gia Tràm Chim” do tổ chức WWF Greater Mekong chương

trình Việt Nam thực hiện với các hoạt động chính như: nghiên cứu khoa học, thí

điểm phương án cộng đồng cùng tham gia quản lý và sử dụng tài nguyên hợp lý, để

tài nguyên có thể tái tạo, tái sinh. Dự án huy động sự tham gia của cộng đồng trong

việc kiểm soát cây Mai Dương một loài cây nguy hiểm đang xâm lấn Vườn Quốc

Gia Tràm Chim do quỹ môi trường toàn cầu liên hiệp quốc GEF tài trợ cũng mang

lại lợi ích thiết thực cho người dân.

Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: Trần Phi Hoàng

SVTH: Võ Thị Ý Nhi 75

3.4.12 Biện pháp phòng tránh rủi ro và giải pháp khắc phục khi rủi ro

xảy ra

3.4.12.1 Biện pháp phòng tránh rủi ro

Ngay từ đầu mùa khô Vườn đã trang bị 1 la bàn, 1 máy định vị (GPS), 21

máy chữa cháy, 4 máy cưa và cắt cỏ, 17 máy bơm nước, 166 bình xịt chữa cháy, 21

bàn cào dập lửa, 45 lăng phun nước, 233 cuộn vòi chữa cháy với tổng chiều dài gần

5000m, hàng chục bộ quần áo găng ủng chống cháy, chống gai đồng thời tổ chức

trực 24/24 giờ trên 7 chòi canh lớn nhỏ để phát hiện cháy ngay từ ban đầu. Ban

quản lý VQGTC đã tổ chức điều tiết nước, cắt ranh tạo đường băng cản lửa, dọn vệ

sinh, đốt cỏ chủ động tạo đường ranh an toàn phòng chống cháy lan, đồng thời tổ

chức hỗ trợ vốn, giải quyết việc làm cho người dân sống xung quanh vùng đệm để

họ hạn chế xâm nhập trái phép vào vườn để khai thác động – thực vật ảnh hưởng

đến cháy rừng.

Nâng cao năng lực phòng chống cháy và kiểm soát lửa bằng các mục đích

sau:

Thay đổi nhận thức của cộng đồng về vai trò của lửa và các biện pháp

kiểm soát lửa đối với VQG.

Giảm vật liệu gây cháy ở rừng Tràm và đồng cỏ thông qua các biện pháp

sử dụng lửa có kiểm soát và điều chỉnh chế độ thủy văn.

Tăng cường sự tham gia của cộng đồng địa phương vào việc kiểm soát

lửa.

Tăng cường năng lực phòng và chống lửa cho ban quản lý VQG.

Từ đầu năm 2010 đến nay, VQGTC đã chủ động nhiều đợt đốt cỏ trong

Vườn để tạo ranh an toàn phòng tránh cháy lan, nhắc nhở du khách về quy tắc sử

dụng lửa và cảnh giác cháy rừng, xây dựng thêm chòi canh, chốt bảo vệ, mở lớp tập

huấn và tổ chức diễn tập phòng chống cháy rừng mùa khô.

Theo như ông Huỳnh Thế Phiên Giám Đốc VQGTC cho biết họ đang chịu

nhiều sức ép giữ cho Vườn không bị cháy. Trong khi đó VQGTC chưa có các biện

pháp khác để kiểm soát cháy, phương án đào kênh và giữ nước cao quanh năm

Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: Trần Phi Hoàng

SVTH: Võ Thị Ý Nhi 76

nhằm làm giảm nguy cơ cháy được áp dụng. Tuy nhiên biện pháp đào kênh và giữ

nước chống cháy hiện nay không chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ sinh thái vùng

đất ngập nước Tràm Chim mà còn gia tăng nguy cơ gây cháy.

Việc đưa nước vào kênh giữ nước chống cháy lại có ảnh hưởng rất lớn đến

nhiều mặt cảu VQG như:

Nước phá vỡ hệ sinh thái:

Ngoài việc bao bọc bởi hệ thống kênh và bờ bao, bên trong khu Tràm Chim

còn có các kênh nhỏ như: Mười Nhẹ, kênh Bà Hồng, Lung A1 và một số kênh nhỏ

khác nối từ các tuyến kênh chính chạy sâu vào trong nội đồng.

Trong tự nhiên Tràm Chim có 6 tháng mùa khô và 6 tháng mùa lũ. Thậm chí

vào những tháng 1 cho đến tháng 4, đất ngập nước cũng có những nơi khô kiệt. Giữ

nước ngập kể cả trong mùa khô đã làm suy thoái đa dạng sinh học. Các loài bản địa

dần dần mất đất sống, khả năng tái sinh kém dần đi. Hệ sinh thái bản địa suy yếu tạo

điều kiện cho loài ngoại lai xâm nhiễm. Một trong những nguyên nhân làm VQGTC

bị mai dương lấn chiếm là kênh.

Nước đổ thêm dầu vào lửa:

Mặt khác, kênh đào tuy tạm thời khoanh vùng đám cháy và cung cấp nước

chữa cháy khi có cháy xảy ra, nhưng nó cũng sẽ làm cho độ ẩm trong đất giảm

mạnh khi mực nước hạ xuống trong mùa khô hạn do bốc hơi nhanh.

Giữ nước cao ở VQGTC kiểm soát được lửa trong thời điểm hiện tại, nhưng

làm chất hữu cơ tích lũy nhiều hơn, do đó tạo ra nguy cơ cháy lớn hơn trong tương

lai.

Trước kia, lũ tràn về đầy đồng khi đi sẽ mang theo các lớp hữu cơ từ các

đồng cỏ dày đặc hay dưới những tán rừng Tràm. Hiện nay, đê bao và giữ nước lại

nên lớp hữu cơ không trôi được mà tích tụ dưới chân Tràm mỗi lúc dày hơn. Nhưng

việc đào kênh giữ nước trong mùa khô đã làm giảm mức độ phân hủy chất hữu cơ

trong rừng Tràm và đồng cỏ. Đây chính là nguyên nhân tiềm ẩn của nạn cháy rừng

rộng lớn không thể kiểm soát.

Dùng lửa để kiểm soát lửa:

Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: Trần Phi Hoàng

SVTH: Võ Thị Ý Nhi 77

Chính sách quản lý lửa của đất ngập nước khác với quản lý lửa của rừng ở

trên cao. Vì rừng chỉ là một phần của hệ sinh thái đất ngập nước, nên cần có một

chế độ quản lý nước và lửa thích hợp để không làm tổn thương hệ sinh thái.

Chương trình MWBP sẽ dùng lửa như công cụ quan trọng để khốngê1 cháy

rừng. Với tần suất và cường độ cháy thích hợp lửa sẽ đóng vai trò quan trọng trong

việc nâng cao và duy trì tính đa dạng sinh học của đất ngập nước. Đồng thời lửa sẽ

làm tích lũy rủi ro có thể dẫn đến lửa cháy cường độ cao trong tương lai. Hàng

năm,VQGTC thường đốt cỏ chủ động vào mùa khô để phòng cháy và cũng đã từng

có những trận cháy rừng xảy ra.

Cháy ở những vùng nhất định như thế sẽ làm giảm nguy cơ lửa bùng phát

trên diện rộng. Chỉ cần đừng cháy hết cùng một lúc hệ sinh thái của rừng ngập nước

vẫn có thể tái tạo lại nhanh chóng.

3.4.12.2 Giải pháp khắc phục khi rủi ro xảy ra

Việc cháy rừng Tràm Chim rõ ràng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến môi trường sinh

thái, cũng như môi trường sống của một số loài động - thực vật nơi đây.

Khi xảy ra cháy lực lượng chữa cháy rừng và người dân kết hợp với công an.

Quân sự Huyện Tam Nông, đội phòng cháy chữa cháy rừng của các xã, thị trấn

quanh vùng đệm huy động phương tiện máy móc và dụng cụ chữa cháy chia ra

nhiều điểm để dập tắt lửa, tiếp quăng ống dây, gắn ống dẫn nước xong rồi dùng các

nhánh cây dập lửa, mang bình xịt phun nước dập tắt đám cháy. Thay phiên nhau

tuần tra và cắt đường băng ngăn cản lửa với rừng Tràm, dập tắt lửa còn cháy âm ỉ

với lớp thực bì dày và làm mát khu vực xung quanh để phòng tránh lửa bùng phát

trở lại.

3.5 Các kiến nghị

3.5.1 Đối với UBND tỉnh Đồng Tháp

Chỉ đạo rà soát các quy hoạch thuộc lĩnh vực du lịch của tỉnh để điều chỉnh

phù hợp thực tế và theo dõi quản lý triển khai thực hiện.

Cần xác định tầm quan trọng của công tác đầu tư phát triển du lịch, xem đây

là ngành công nghiệp không khói để đầu tư thỏa đáng thúc đẩy cho VQGTC cũng

Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: Trần Phi Hoàng

SVTH: Võ Thị Ý Nhi 78

như du lịch tỉnh nhà phát triển, triển khai thế mạnh và thương hiệu của tỉnh. Trong

đầu tư chú ý phải tập trung, đồng bộ nhanh chóng để đưa các công trình vào khai

thác hiệu quả tránh lãng phí.

UBND Tỉnh nên có chính sách hỗ trợ đào tạo tại chỗ lực lượng phòng cháy

chữa cháy cũng như điều động lực lượng nhanh chóng kịp thời khi không may cháy

xảy ra.

Cũng đồng thời ban hành các chính sách về bảo vệ tài nguyên, bảo tồn đa

dạng sinh học nơi đây.

Nên có chính sách đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng - cơ sở vật chất kỹ thuật ở

nơi đây sao cho xứng danh là VQGTC.

Có chính sách đầu tư hợp lý, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư rót

vốn vào đế đầu tư nhằm giúp cho ngành du lịch có thể phát triển.

Tạo điều kiện thích hợp cho người dân quanh vùng có thể vào khai thác như

tỉa củi Tràm khô, bắt thủy sản, thu hoạch bông súng, rau, bắt ốc bưu vàng và khai

thác đồng cỏ cho đàn trâu bò ăn để giảm bớt nguồn vật liệu gây cháy trong mùa

khô. Đối với chính sách cho dân vào khai thác rau đồng giúp cho người dân nghèo

cải thiện được cuộc sống.

UBND tỉnh nên kiến nghị trung ương tháo gỡ khó khăn trong thủ tục xuất

nhập cảnh để thu hút khách nước ngoài tại 2 cửa khẩu quốc tế trên địa bàn tỉnh.

3.5.2 Đối với tổng cục du lịch

Đề nghị Tổng cục du lịch tiếp tục hỗ trợ vốn để Vườn có thể xây dựng theo

qui mô của mình. Đồng thời hỗ trợ vốn cho Vườn thực hiện tốt công tác bảo tồn,

tuyên truyền quảng bá, xúc tiến và đào tạo nguồn nhân lực du lịch thích ứng.

Bên cạnh đó cần quan tâm công tác nguồn nhân lực cho lĩnh vực du lịch.

3.5.3 Đối với sở văn hóa - thể thao và du lịch tỉnh Đồng Tháp

Nên phối hợp với các công ty du lịch xây dựng các tour, tuyến du lịch trong

tỉnh để khai thác lợi thế đặc thù của Vườn, đồng thời liên kết các tour ngoài tỉnh để

giới thiệu cho nhân dân trong vùng biết đến.

Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: Trần Phi Hoàng

SVTH: Võ Thị Ý Nhi 79

Phối hợp tổ chức và cử đại diện tham dự các hội chợ thương mại du lịch của

tỉnh, các tỉnh trong vùng… Qua đó, xây dựng và quảng bá được tiềm năng và thế

mạnh của du lịch tỉnh nhà.

Nên chú trọng vào việc tạo ra sản phẩm du lịch. Sản phẩm du lịch của tỉnh

chưa được chú trọng bổ sung, đổi mới, hàng hóa lưu niệm còn nghèo nàn.

Nên chú trọng vào nguồn nhân lực, do nguồn nhân lực hiện nay còn thiếu và

yếu nhưng chưa được quan tâm đào tạo.

Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: Trần Phi Hoàng

SVTH: Võ Thị Ý Nhi 80

PHẦN KẾT LUẬN

Qua quá trình nghiên cứu, tìm ra định hướng, giải pháp phát triển bền vững

VQGTC ta có thể rút ra kết luận như sau:

Trong bối cảnh toàn vùng đang trên đà phát triển mạnh, nhu cầu đất đai để

phát triển kinh tế xã hội ngày càng tăng, thì việc bảo vệ, đầu tư giữ gìn vùng đất

ngập nước quan trọng này càng thể hiện sự quan tâm và cố gắng của các cấp chính

quyền và nhân dân tỉnh Đồng Tháp trong việc phát triển kinh tế xã hội gắn với bảo

vệ môi truờng của địa phương.

Tuy là VQG nhưng Tràm Chim chưa phát huy hết lợi thế về tiềm năng du

lịch của mình, sau hơn mười năm được công nhận là VQG nhưng việc phát triển du

lịch sinh thái VQGTC chưa được quan tâm mà chủ yếu là tập trung vào công tác

bảo tồn. Nhưng bên cạnh đó, Vườn vẫn chưa được các cấp lãnh đạo đầu tư nhiều

cho nổ lực bảo tồn, có chăng cũng là những dự án do nước ngoài tài trợ vốn.

Với những tiềm năng về tài nguyên hiện có tại VQGTC là những điều kiện

khá thuận lợi cho sự phát triển của khu du lịch, hiện tại VQG đã và đang có những

chuyển biến tích cực để phát triển du lịch nhưng không làm tổn hại đến các giá trị

tài nguyên môi trường, đồng thời làm gia tăng lợi ích cho cộng đồng địa phương.

Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu mà VQGTC đã đạt được trong những

năm qua thì VQGTC vẫn còn tồn tại những khó khăn, hạn chế về nhiều mặt như: cơ

sở hạ tầng vật chất kỹ thuật vẫn còn hạn chế, sản phẩm du lịch chưa phong phú và

độc đáo, nguồn nhân lực còn hạn chế về nhiều mặt, chưa đủ điều kiện để đáp ứng

nhu cầu của khách du lịch, công tác đầu tư quy hoạch không được chú trọng… chưa

được cải thiện nhanh. Nhưng phát huy lợi thế vốn có của mình và khắc phục những

khó khăn tồn tại với sự quan tâm đầu tư của các cấp quản lý, tăng cường kêu gọi các

nguồn vốn vào đầu tư vào công tác bảo tồn và du lịch, đào tạo đội ngũ lao động tay

nghề chuyên môn cao thì VQGTC sẽ đạt được những mục tiêu đặt ra trong tương lai

và trở thành điểm đến lý tưởng đầu tiên cho sự lựa chọn của du khách trong và

ngoài nước.