Đồ Án vĐk nhóm 12

23
 Đồ án Vi Điu Khin – Nhóm 12 Thiết kế bđo tc độ động cơ hin thbng led 7 đon I – Cơ slý thuyết 1 – Gii thiu tng quan vhVi điu khin 8051 AT89C51 là mt vi điu khin 8 bit, chế to theo công nghCMOS cht lượng cao, công sut thp vi 4 KB PEROM (Flash Programeable and erasable read only memory). Các đặc đim ca 8951 được tóm tt như sau: - 4KB bnh, có thlp trình li nhanh, có khnăng ghi xóa ti 1000 chu k- Tn shoat động t0 Hz đến 24 MHz - 3 mc khóa bnhlp trình - 2 bTimer/Counter 16 bit - 128 Byte RAM ni - 4 Port xut/nhp (I/O) 8 bit - Giao tiếp ni tiếp - 64 KB vùng nhmã ngoài - 64 KB vùng nhdliu ngoài - Xlý Boolean (hot động trên bit đơn) - 210 vtrí nhcó thđịnh vbit - 4μs cho hot động nhân hoc chia a – Sơ đồ khi và sơ đồ chân ca AT89S52

Upload: dongdt6

Post on 10-Jul-2015

433 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: Đồ Án VĐK nhóm 12

5/11/2018 Án V K nh m 12 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/do-an-vdk-nhom-12 1/22

Đồ án Vi Điều Khiển – Nhóm 12

Thiết kế bộ đo tốc độ động cơ hiển thị bằng led 7 đoạn

I – Cơ sở lý thuyết

1 – Giới thiệu tổng quan về họ Vi điều khiển 8051

AT89C51 là một vi điều khiển 8 bit, chế tạo theo công nghệ CMOS chất lượng cao,

công suất thấp với 4 KB PEROM (Flash Programeable and erasable read only

memory).

Các đặc điểm của 8951 được tóm tắt như sau:

- 4KB bộ nhớ, có thể lập trình lại nhanh, có khả năng ghi xóa tới 1000

chu kỳ

- Tần số hoat động từ 0 Hz đến 24 MHz

- 3 mức khóa bộ nhớ lập trình

- 2 bộ Timer/Counter 16 bit- 128 Byte RAM nội

- 4 Port xuất/nhập (I/O) 8 bit

- Giao tiếp nối tiếp

- 64 KB vùng nhớ mã ngoài

- 64 KB vùng nhớ dữ liệu ngoài

- Xử lý Boolean (hoạt động trên bit đơn)

- 210 vị trí nhớ có thể định vị bit

- 4μs cho hoạt động nhân hoặc chia

a – Sơ đồ khối và sơ đồ chân của AT89S52

Page 2: Đồ Án VĐK nhóm 12

5/11/2018 Án V K nh m 12 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/do-an-vdk-nhom-12 2/22

Đồ án Vi Điều Khiển – Nhóm 12

Hình 1 – Sơ đồ khối của AT89S52

OTHERREGISTER

128 byteRAM

128 byteRAM

8032\8052

ROM0K:8031\80324K:89518K:8052

INTERRUPTCONTROL

INT1\

INT0\

SERIAL PORT

TEMER0TEMER1TEMER28032\8052

CPU

OSCILATOR

BUSCONTROL

I/O PORT SERIALPORT

EA\RST

ALE\PSEN\ P

0P

1P

2P

3

Address\DataTXD RXD

TEMER28032\8052

TEMER1

TEMER1

Page 3: Đồ Án VĐK nhóm 12

5/11/2018 Án V K nh m 12 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/do-an-vdk-nhom-12 3/22

Đồ án Vi Điều Khiển – Nhóm 12

Hình 2 – Sơ đồ chân của AT89S52

b – Chức năng các chân của AT89S52

+ Port 0 (P0.0 – P0.7 hay chân 32 – 39): Ngoài chức năng xuất nhập ra, port

0 còn là bus đa hợp dữ liệu và địa chỉ (AD0 – AD7), chức năng này sẽ được sử dụng

khi AT89S52 giao tiếp với thiết bị ngoài có kiến trúc bus.

Hình 3 – Port 0

+ Port 1 (P1.0 – P1.7 hay chân 1 – 8): có chức năng xuất nhập theo bit và

 byte. Ngoài ra, 3 chân P1.5, P1.6, P1.7 được dùng để nạp ROM theo chuẩn ISP, 2

chân P1.0 và P1.1 được dùng cho bộ Timer 2.

Page 4: Đồ Án VĐK nhóm 12

5/11/2018 Án V K nh m 12 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/do-an-vdk-nhom-12 4/22

Đồ án Vi Điều Khiển – Nhóm 12

Hình 4 – Port 1

+ Port 2 (P2.0 – P2.7 hay chân 21 – 28): là một port có công dụng kép. Là

đường xuất nhập hoặc là byte cao của bus địa chỉ đối với các thiết kế dùng bộ nhớ mở 

rộng.

Hình 5 – Port 2

+ Port 3 (P3.0 – P3.7 hay chân 10 – 17): mỗi chân trên port 3 ngoài chức

năng xuất nhập ra còn có một số chức năng đặc biệt sau:

Bit Tên Chức năng chuyển đổiP3.0 RXD Dữ liệu nhận cho port nối tiếpP3.1 TXD Dữ liệu truyền cho port nối tiếp

P3.2 INT0 Ngắt bên ngoài 0P3.3 INT1 Ngắt bên ngoài 1P3.4 T0 Ngõ vào của Timer/Counter 0P3.5 T1 Ngõ vào của Timer/Counter 1

Page 5: Đồ Án VĐK nhóm 12

5/11/2018 Án V K nh m 12 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/do-an-vdk-nhom-12 5/22

Đồ án Vi Điều Khiển – Nhóm 12

P3.6 WR Xung ghi bộ nhớ dữ liệu ngoàiP3.7 RD Xung đọc bộ nhớ dữ liệu ngoài

Hình 6 – Port 3

+ RST (Reset – chân 9): mức tích cực của chân này là mức 1, để reset ta phải

đưa mức 1 (5V) đến chân này với thời gian tối thiểu 2 chu kỳ máy (tương đương 2µs

đối với thạch anh 12MHz.

+ XTAL 1, XTAL 2(chân 19,18): AT89S52 có một bộ dao động trên chip, nó

thường được nối với một bộ dao động thạch anh có tần số lớn nhất là 33MHz, thông

thường là 12MHz.

+ EA (External Access): EA thường được mắc lên mức cao (+5V) hoặc mức

thấp (GND). Nếu ở mức cao, bộ vi điều khiển thi hành chương trình từ ROM nội.

 Nếu ở mức thấp, chương trình chỉ được thi hành từ bộ nhớ mở rộng.

+ ALE (Address Latch Enable): ALE là tín hiệu để chốt địa chỉ vào một

thanh ghi bên ngoài trong nửa đầu của chu kỳ bộ nhớ. Sau đó các đường port 0 dùng

để xuất hoặc nhập dữ liệu trong nửa chu kỳ sau của bộ nhớ.

+ PSEN (Program Store Enable): PSEN là điều khiển để cho phép bộ nhớ 

chương trình mở rộng và thường được nối với đến chân /OE (Output Enable) của một

EPROM để cho phép đọc các bytes mã lệnh. PSEN sẽ ở mức thấp trong thời gian đọc

lệnh. Các mã nhị phân của chương trình được đọc từ EPROM qua Bus và được chốt

vào thanh ghi lệnh của bộ vi điều khiển để giải mã lệnh. Khi thi hành chương trình

trong ROM nội, PSEN sẽ ở mức thụ động (mức cao).

+ Vcc, GND: AT89S52 dùng nguồn một chiều có dải điệnáp từ 4V – 5.5V được cấp qua chân 40 (Vcc) và chân 20 (GND)

Page 6: Đồ Án VĐK nhóm 12

5/11/2018 Án V K nh m 12 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/do-an-vdk-nhom-12 6/22

Đồ án Vi Điều Khiển – Nhóm 12

2 – Giới thiệu về Encoder

Encoder mục đích dùng để quản lý vị trí góc của một đĩa quay, đĩa quay có thể là bánh xe, trục động cơ, hoặc bất kỳ thiết bị quay nào cần xác định vị trí góc.

Encoder được chia làm 2 loại, absolute encoder và incremental encoder. Tạm dịch làencoder tuyệt đối và encoder tương đối. Nếu dịch sát nghĩa, khi ta đọc absoluteencoder, có nghĩa là encoder tuyệt đối, tức là tín hiệu ta nhận được, chỉ rõ ràng vị trícủa encoder, chúng ta không cần xử lý gì thêm, cũng biết chính xác vị trí củaencoder.

Còn incremental encoder, là loại encoder chỉ có 1, 2, hoặc tối đa là 3 vòng lỗ. Tahình dung thế này, nếu bây giờ ta đục một lỗ trên một cái đĩa quay, thì cứ mỗi lần đĩa

quay 1 vòng, ta sẽ nhận được tín hiệu, và ta đã biết đĩa quay một vòng. Nếu bây giờ ta có nhiều lỗ hơn, ta sẽ có được thông tin chi tiết hơn, có nghĩa là đĩa quay 1/4 vong,1/8 vòng, hoặc 1/n vòng, tùy theo số lỗ nằm trên incremental encoder.

Cứ mỗi lần đi qua một lỗ, chúng ta phải lập trình để thiết bị đo đếm lên 1. Do vậy,encoder loại này có tên incremental encoder (encoder tăng lên 1 đơn vị).

Nguyên lý hoạt động cơ bản của encoder, LED và lỗ

 Nguyên lý cơ bản của encoder, đó là một đĩa tròn xoay, quay quanh trục. Trên đĩa cócác lỗ (rãnh). Người ta dùng một đèn led để chiếu lên mặt đĩa. Khi đĩa quay, chỗ

không có lỗ (rãnh), đèn led không chiếu xuyên qua được, chỗ có lỗ (rãnh), đèn led sẽchiếu xuyên qua. Khi đó, phía mặt bên kia của đĩa, người ta đặt một con mắt thu. Vớicác tín hiệu có, hoặc không có ánh sáng chiếu qua, người ta ghi nhận được đèn led có

Page 7: Đồ Án VĐK nhóm 12

5/11/2018 Án V K nh m 12 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/do-an-vdk-nhom-12 7/22

Đồ án Vi Điều Khiển – Nhóm 12

chiếu qua lỗ hay không.

Khi trục quay, giả sử trên đĩa chỉ có một lỗ duy nhất, cứ mỗi lần con mắt thu nhậnđược tín hiệu đèn led, thì có nghĩa là đĩa đã quay được một vòng.

Đây là nguyên lý rất cơ bản của encoder.

Tuy nhiên, những vấn đề được đặt ra là, làm sao để xác định chính xác hơn vị trí củađĩa quay (mịn hơn) và làm thế nào để xác định được đĩa đang quay theo chiều nào?Đó chính là vấn đề để chúng ta tìm hiểu về encoder.

Hình sau sẽ minh họa nguyên lý cơ bản của hoạt động encoder.

Ta thấy trong hình, có một đĩa mask, không quay, đó là đĩa cố định, thực ra là để chekhe hẹp ánh sáng đi qua, giúp cho việc đọc encoder được chính xác hơn mà thôi. Takhông để cập đến đĩa mặt nạ này ở đây.

Hoạt động của hai loại encoder này như thế nào?

1) Absolute encoder

Vấn đề chúng ta sẽ quan tâm ở đây, chính là vấn đề về độ mịn của encoder, có nghĩalà làm thế nào biết đĩa đã quay 1/2 vòng, 1/4 vòng, 1/8 vòng hay 1/n vòng, chứ không

 phải chỉ biết đĩa đã quay được một vòng.

Quay lại bài toán cơ bản về bit và số bit, chúng ta xem xét vấn đề theo một cách hoàntoàn toán học nhé:

Với một số nhị phân có 2 chữ số, chúng ta sẽ có 00, 01, 10, 11, tức là 4 trạng thái.Điều đó có nghĩa là với 2 chữ số, chúng ta có thể chia đĩa encoder thành 4 phần bằngnhau. Và khi quay, chúng ta sẽ xác định được độ chính xác đến 1/4 vòng.

Page 8: Đồ Án VĐK nhóm 12

5/11/2018 Án V K nh m 12 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/do-an-vdk-nhom-12 8/22

Đồ án Vi Điều Khiển – Nhóm 12

Tương tự như vậy, nếu với một số có n chữ số, chúng ta sẽ xác định được độ chínhxác đến 1/(2^n) vòng.

Thế làm sao để xác định 2^n trạng thái này của đĩa encoder?

Ta xem hình sau:

Ở đây, tôi đưa ra ví dụ với đĩa encoder có 2 vòng đĩa. Ta sẽ thấy rằng, ở vòng trongcùng, có một rãnh rộng bằng 1/2 đĩa. Vòng phía ngoài, sẽ có 2 rãnh nằm đối diệnnhau.

 Như vậy, chúng ta cần 2 đèn led để phát xuyên qua 2 vòng lỗ, và 2 đèn thu.

Giả sử ở vòng lỗ thứ nhất (trong cùng), đèn đọc đang nằm ở vị trí có lỗ hở, thì tínhiệu nhận được từ con mắt thu sẽ là 1. Và ở vòng lỗ thứ hai, thì chúng ta đang ở vị tríkhông có lỗ, như vậy con mắt thu vòng 2 sẽ đọc được giá trị 0.

Và như vậy, với số 10, chúng ta xác định được encoder đang nằm ở góc phần tư nào,

cũng có nghĩa là chúng ta quản lý được độ chính xác của đĩa quay đến 1/4 vòng.Trong ví dụ trên, nếu đèn LED đọc được 10, thì vị trí của LED phải nằm trong góc

 phần tư thứ hai, phía trên, bên trái.

Page 9: Đồ Án VĐK nhóm 12

5/11/2018 Án V K nh m 12 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/do-an-vdk-nhom-12 9/22

Đồ án Vi Điều Khiển – Nhóm 12

Kết quả, nếu đĩa encoder có đến 10 vòng lỗ, thì chúng ta sẽ quản lý được đến 1/(2^10) tức là đến 1/1024 vòng. Hay người ta nói là độ phân giải của encoder là 1024xung trên vòng (pulse per revolution - ppr).

Sau đây là ví dụ abosulte encoder 8 vòng lỗ:

Vậy cách thiết kế absolute encoder như thế nào?

Ta luôn chú ý rằng, để thiết kế encoder tuyệt đối, người ta luôn vẽ sao cho bit thứ N(đối với encoder có N vòng lỗ) nằm ở trong cùng, có nghĩa là lỗ lớn nhất có góc rộng180 độ, nằm trong cùng. Bởi vì chúng ta thấy rằng, bit0 (nếu xem là số nhị phân) sẽthay đổi liên tục mỗi 1/2^N vòng quay, vì thế, chúng ta cần rất nhiều lỗ. Nếu đặt ở 

trong thì không thể nào vẽ được, vì ở trong bán kính nhỏ hơn. Ngoài ra, nếu đặt ở trong, thì về kết cấu cơ khí, nó quá gần trục, và quá nhiều lỗ, sẽ rất yếu. Vì hai điểmnày, nên bit0 luôn đặt ở ngoài cùng, và bitN-1 luôn đặt trong cùng như hình trên.

Page 10: Đồ Án VĐK nhóm 12

5/11/2018 Án V K nh m 12 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/do-an-vdk-nhom-12 10/22

Đồ án Vi Điều Khiển – Nhóm 12

Kết quả, nếu đĩa encoder có đến 10 vòng lỗ, thì chúng ta sẽ quản lý được đến 1/(2^10) tức là đến 1/1024 vòng. Hay người ta nói là độ phân giải của encoder là 1024xung trên vòng (pulse per revolution - ppr).2) Incremental encoder

 Nhận thấy một điều rằng, encoder tuyệt đối rất có lợi cho những trường hợp khi gócquay là nhỏ, và động cơ không quay nhiều vòng. Khi đó, việc xử lý encoder tuyệt đốitrở nên dễ dàng cho người dùng hơn, vì chỉ cần đọc giá trị là chúng ta biết ngay đượcvị trí góc của trục quay.

Tuy nhiên, nếu động cơ quay nhiều vòng, điều này không có lợi, bởi vì khi đó, chúngta phải xử lý để đếm số vòng quay của trục.

 Ngoài ra, ta thấy, nếu thiết kế encoder tuyệt đối, chúng ta cần quá nhiều vòng lỗ, vàdẫn tới giới hạn về kích thước của encoder, bởi vì việc gia công chính xác các lỗ quánhỏ là không thể thực hiện được. Chưa kể rằng việc thiết kế một dãy đèn led và conmắt thu cũng ảnh hưởng rất lớn đến kích thước giới hạn này.

Tuy nhiên, điều này được khắc phục bằng incremental encoder một cách khá đơngiản. Chính vì vậy, ngày nay, đa số người ta sử dụng incremental encoder trongnhững ứng dụng hiện đại.

 Hoạt động của incremental encoder

Thật đơn giản, incremental encoder, sẽ tăng 1 đơn vị khi một lần lên xuống của cạnhxung.

Ta xem hình encoder sau:

Ta thấy rằng, cứ mỗi lần quay qua một lỗ, thì encoder sẽ tăng một đơn vị trong biếnđếm.

Page 11: Đồ Án VĐK nhóm 12

5/11/2018 Án V K nh m 12 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/do-an-vdk-nhom-12 11/22

Đồ án Vi Điều Khiển – Nhóm 12

Tuy nhiên, một vấn đề là làm sao để biết được encoder quay hết một vòng? Nếu cứđếm vô hạn như thế này, thì chúng ta không thể biết được khi nào nó quay hết mộtvòng.

Chưa kể, mỗi lần có những rung động nào đó mà ta không quản lý được, encoder sẽ bị sai một xung. Khi đó, nếu hoạt động lâu dài, sai số này sẽ tích lũy, ngày hôm naysai một xung, ngày hôm sau sai một xung. Đến cuối cùng, có thể động cơ quay 2vòng rồi các bạn mới đếm được 1 vòng.

Để tránh điều tai hại này xảy ra, người ta đưa vào thêm một lỗ định vị để đếm sốvòng đã quay của encoder.

 Như vậy, cho dù có lệch xung, mà chúng ta thấy rằng encoder đi ngang qua lỗ định vịnày, thì chúng ta sẽ biết là encoder đã bị đếm sai ở đâu đó. Nếu vì một rung động nào

đó, mà chúng ta không thấy encoder đi qua lỗ định vị, vậy thì từ số xung, và việc điqua lỗ định vị, chúng ta sẽ biết rõ hiện tượng sai của encoder.

Đây là hình encoder có lỗ định vị:

Tuy nhiên, một vấn đề lớn nữa là, làm sao chúng ta biết encoder đang xoay theochiều nào? Bởi vì cho dù xoay theo chiều nào, thì tín hiệu encoder cũng chỉ là cácxung đơn lẻ và xoay theo hai chiều đều giống nhau.

Chính vì vậy, người ta đặt thêm một vòng lỗ ở giữa vòng lỗ thứ 1 và lỗ định vị nhưhình sau:

Page 12: Đồ Án VĐK nhóm 12

5/11/2018 Án V K nh m 12 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/do-an-vdk-nhom-12 12/22

Đồ án Vi Điều Khiển – Nhóm 12

Chú ý rằng, vị trí góc của các lỗ vòng 1 và các lỗ vòng 2 lệch nhau. Các cạnh của lỗvòng 2 nằm ngay giữa các lỗ vòng 1 và ngược lại.

Chúng ta sẽ khảo sát tiếp vấn đề encoder trong phần tín hiệu xung để hiểu rõ hơn vềencoder. Tuy nhiên, ta sẽ thấy một điều rằng, thay vì làm 2 vòng encoder, và dùng 2đèn LED đặt thẳng hàng, thì người ta chỉ cần làm 1 vòng lỗ, và đặt hai đèn LED lệchnhau.

Kết quả, ta sẽ thường thấy các encoder có dạng như hình 2:

Đây là dạng encoder phổ biến nhất hiện nay.

Page 13: Đồ Án VĐK nhóm 12

5/11/2018 Án V K nh m 12 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/do-an-vdk-nhom-12 13/22

Đồ án Vi Điều Khiển – Nhóm 12

Hình trên là hình xung incremental encoder.

Ta thấy rằng nếu như khi xung A đang từ mức cao xuống mức thấp, mà lúc đó Bđang ở mức thấp, thì chúng ta sẽ xác định được chiều chuyển động của encoder theochiều mũi tên màu cam.

 Nếu A đang từ mức cao xuống mức thấp, mà B đang ở mức cao, thì chúng ta sẽ biếtencoder đang quay theo chiều màu nâu.

 

3 – Giới thiệu về IC ổn áp 7805

Với những mạch điện không đòi hỏi độ ổn định của điện áp quá cao, sử dụng IC ổnáp thường được người thiết kế sử dụng vì mạch điện khá đơn giản. Các loại ổn ápthường được sử dụng là IC 78xx - 79xx, với xx là điện áp cần ổn áp. Ví dụ 7805 ổnáp 5V,7808 ổn áp 8V, 7812 ổn áp 12V hay ổn áp điện áp âm có 7905 ổn áp điện áp-5V, 7912 ổn áp -12V. Việc dùng các loại IC ổn áp 78xx tương tự nhau hay đối với79xx cũng tương tự, dưới đây là minh họa cho IC ổn áp 7805

+ Họ 78xx là họ cho ổn định điện áp đầu ra là dương. Còn xx là giá trị điện áp đầu ranhứ 5V, 6V...+ Họ 79xx là họ ổn định điện áp đầu ra là âm. Còn xx là giá trị điện áp đầu ra như :-5V,-6VSự kết hợp của hai con này sẽ tạo ra được bộ nguồn đối xứng.Về mặt nguyên lý nó hoạt động tương đối giống nhau. Bây giờ ta xét từng IC 78, 79

78xx

78xx là loại dòng IC dùng để ổn định điện áp dương đầu ra với điều kiện đầu vàoluôn luôn lớn hơn đầu ra 3VTùy loại IC 78 mà nó ổn áp đầu ra là bao nhiều.ví dụ : 7806 - 7809...

Page 14: Đồ Án VĐK nhóm 12

5/11/2018 Án V K nh m 12 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/do-an-vdk-nhom-12 14/22

Đồ án Vi Điều Khiển – Nhóm 12

+ 78xx gồm có 3 chân :1 : Vin - Chân nguồn đầu vào2 : GND - Chân nối đất3 : Vo - chân nguồn đầu ra.

 Như chúng ta đã biết :Mạch ổn áp dùng Diode Zener như trên có ưu điểm là đơn giảnnhưng nhược điểm là cho dòng điện nhỏ ( ≤ 20mA ) . Để có thể tạo ra một điện áp cốđịnh nhưng cho dòng điện mạnh hơn nhiều lần người ta mắc thêm Transistor đểkhuyếch đại về dòng như sơ đồ dưới đây

Ở mạch trên điện áp tại điểm 3 có thể thay đổi và còn gợn xoay chiều nhưng điện áptại điểm Rt không thay đổi và tương đối phẳng.

 Nguyên lý ổn áp : Thông qua điện trở R2 và D1 gim cố định điện áp chân Rt củaTransistor Q1, giả sử khi điện áp chân E đèn Q1 giảm => khi đó điện áp UBE tăng=> dòng qua đèn Q1 tăng => làm điện áp chân E của đèn tăng , và ngược lại ...Mạch ổn áp trên đơn giản và hiệu quả nên được sử dụng rất rộng dãi và người ta đã

Page 15: Đồ Án VĐK nhóm 12

5/11/2018 Án V K nh m 12 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/do-an-vdk-nhom-12 15/22

Đồ án Vi Điều Khiển – Nhóm 12

sản xuất các loại IC họ LA78.. để thay thế cho mạch ổn áp trên, IC LA78.. có sơ đồmạch như phần mạch có mầu xanh của sơ đồ trên

Chú ý: điện áp đặt trước IC78xx phải lớn hơn điện áp cần ổn áp từ 2V đến 3V* Những dạng seri của 78XXLA7805 IC ổn áp 5VLA7806 IC ổn áp 6VLA7808 IC ổn áp 8VLA7809 IC ổn áp 9VLA7812 IC ổn áp 12VLA7815 IC ổn áp 15VLA7818 IC ổn áp 18VLA7824 IC ổn áp 24VĐây là dòng cho điện áp ra tương ứng với dòng là 1A. Ngoài ra còn các seri khácchịu được dòng78xx +5V --> +24V. Dòng 1A

78Lxx Chuyển đổi điện áp dương từ +5V --> +24V. Dòng 0.1A78Mxx Chuyển đổi điện áp dương từ +5V --> +24V. Dòng 0.5A78Sxx Chuyển đổi điện áp dương từ +5V --> +24V. Dòng 0.2A* Cách xác định chân:78xx là ic có 3 chân và các seri khác nhau thì nó chung thứ tự chân. Các bạn xemdưới đây!

  79xx

Page 16: Đồ Án VĐK nhóm 12

5/11/2018 Án V K nh m 12 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/do-an-vdk-nhom-12 16/22

Đồ án Vi Điều Khiển – Nhóm 12

Cũng như họ 78 thì họ 79 có hoạt động tương tự những điện áp đầu ra là âm (-) tráingược với họ 78.cũng có nhiều loại mức ổn áp đầu ra như dòng 78 : 7905, 7906... với dòng chụi là 1Avà 0.1A

Xác định chân thì nó không giống với 78 nó được theo thứ tự như hình sau đây!

Ứng dụng của 78 và 79 vào bộ nguồn

Trong các bộ nguồn thì 78 và 79 được sử dụng rất nhiều trong các mạch nguồn để tạođiện áp đầu ra mong muốn đặc biệt những thiết bị này cần điện áp đầu vào cố định kothay đổi lên xuống! Đây là mạch nguyên lý của 78 và 79

Page 17: Đồ Án VĐK nhóm 12

5/11/2018 Án V K nh m 12 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/do-an-vdk-nhom-12 17/22

Đồ án Vi Điều Khiển – Nhóm 12

4 – Giới thiệu về IC LM317Đây là con IC chuyển đổi điện áp "duơng" có dãi hoạt động output khá rộng trongkhoảng + 1,5v đến +37v và dòng ra quá 1,5A .nó rất thông dụng.xác định chân cũngnhìn từ trái wa phải ở mặt có chử LM317 chân số 1 là chân điều khiển chân số 2 làchân output chân số 3 là input.

Thông số của LM317:- Điện áp đầu vào Vi = 40v- Nhiệt độ vận hành từ 0 - 125 C- Công suất tiêu thụ lớn nhất 20W- Dòng ra lớn nhất 1.5A- khi dùng nên đảm bảo thông số Vi - Vo = 5V

- chú ý dòng qua chân điều khiển phải nhỏ hơn 100uAthường thì chân output được mắc 1 cầu phân áp gồm 1 điện trở và 1 biến trở( dùngđiều chỉnh áp ra) nối mass. ở điểm giữa của cầu phân áp được mắc hồi tiếp về chânđiều khiển.

Page 18: Đồ Án VĐK nhóm 12

5/11/2018 Án V K nh m 12 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/do-an-vdk-nhom-12 18/22

Đồ án Vi Điều Khiển – Nhóm 12

để cho Vo ra ổn định hơn mịn hơn ta nên mắc song song tụ có cực tình khoảng 1 đến150 uF

4 – Giới thiệu nguyên lý hoạt động của mạch.Bộ vi điều khiển được kết nối với encoder 32 lỗ nhờ một dây nhận xung. Trên độngcơ có một bánh quay tròn được đục sẵn 32 rãnh đều nhau,với mỗi một vòng quay của động cơ encoder sẽ tạo ra được 32 xung cấp cho vi điềukhiển vào chân T0, xung này được đếm nhờ bộ đếm sự kiện trên chân T0 (số xungđược lưu tại Timer0). Một Timer khởi tạo để tạo thời gian 1s (Timer1) nhờ hàmngắt, sau mỗi giây nhất định, số xung nhận được được nạp vào Timer0 sẽ đượcchuyển đổi tương ứng ra số vòng và cho ta hiển thị kết quả trên led 7 thanh

II – Trình tự và nội dung thiết kế.

1. Phần lập trình#include<at89x52.h>

#include<stdio.h>

#include<math.h>

sbit L1 = P2^0;sbit L2 = P2^1;

sbit L3 = P2^2;

sbit L4 = P2^3;

unsigned char M[10]={0xc0,0xf9,0xa4,0xb0,0x99,0x92,0x82,0xf8,0x80,0x90}; //mã led 7 thanh

unsigned int vong,dem;

unsigned char nghin,tram,chuc,dvi;

void delay_ms(unsigned int time)

{

unsigned int i;

unsigned int j;

for(i = time;i>0;i--)

for(j=0;j<125;j++);

}

void clear_led(void)

{

P0=0xff;

P2=0;}

void hien_thi()

{

Page 19: Đồ Án VĐK nhóm 12

5/11/2018 Án V K nh m 12 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/do-an-vdk-nhom-12 19/22

Đồ án Vi Điều Khiển – Nhóm 12

nghin = vong/1000;

L1 = 1; L2=L3=L4=0;

P0=M[nghin];

delay_ms(2);

clear_led();

tram = (vong%1000)/100;

L2 = 1; L1=L3=L4=0;

P0=M[tram];

delay_ms(2);

clear_led();

chuc = ((vong%1000)%100)/10;

L3 = 1; L1=L2=L4=0;P0=M[chuc];

delay_ms(2);

clear_led();

dvi = ((vong%1000)%100)%10;

L4 = 1; L1=L2=L3=0;

P0=M[dvi]; 

delay_ms(2);

clear_led();

}

void main()

{

TMOD=0x15;

IE=0x88;

IP=0x08;

dem = vong= 0;

TH0 = TL0 = 0;

TH1 = 0X3C;

TL1 = 0XAF;

TR0 = TR1 = 1;

while(1)

{

hien_thi();

}

}void ngatT1() interrupt 3

{

TR1=0;

Page 20: Đồ Án VĐK nhóm 12

5/11/2018 Án V K nh m 12 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/do-an-vdk-nhom-12 20/22

Đồ án Vi Điều Khiển – Nhóm 12

TF1=0;

TH1=0X3C;

TL1=0XAF;

dem++;

if(dem==20)

{

EA=0;

dem=0;

TR0=0;

vong=((TH0*256+TL0)*60)/32;

TH0=TL0=0;

TR0=1;

EA=1;

}TR1=1;

}

2. Sơ đồ nguyên lý

Page 21: Đồ Án VĐK nhóm 12

5/11/2018 Án V K nh m 12 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/do-an-vdk-nhom-12 21/22

Đồ án Vi Điều Khiển – Nhóm 12

3. Mạch in

Page 22: Đồ Án VĐK nhóm 12

5/11/2018 Án V K nh m 12 - slidepdf.com

http://slidepdf.com/reader/full/do-an-vdk-nhom-12 22/22

Đồ án Vi Điều Khiển – Nhóm 12

IV– Kết luận1. Ưu điểm

 _Thiết bị đơn giản nhỏ gọn, sai số thấp (khoảng 3%)

 _Bộ đếm sự kiện trên chân T0 nhờ Timer0 16 bit, vậy ta có thể đếm được lượngxung nhỏ hơn hoặc bằng 65535. vì vậy ta có thể đo được tốc độ của một số độngcơ cố tốc độ lớn(theo lý thuyết là được dưới 12000v/p)

2.  Nhược điểm

Do số vòng được đếm nhờ encoder thông qua các rãnh trên bánh quay của độngcơ nên khi động cơ quay với tốc độ quá nhanh sẽ gây nhiễu (số xung đếm khôngchuẩn) và gây sai số.