Đỗ thoa - tuyên giáo gia laithongtintuyengiaogialai.vn/files/clip/shndt12-2016.pdf · mới...

27
Kỳ họp thứ 2, Quốc hội Khóa XiV: để lại nhiều dấu ấn Quan trọng C ứ mỗi kỳ họp Quốc hội lại có những đổi mới, cứ mỗi phiên chất vấn lại có những điểm mới đáng ghi nhận. Đặc biệt, việc đổi mới từ nội dung đến hình thức chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XIV đã thực sự để lại nhiều dấu ấn. Sau hơn một tháng làm việc khẩn trương, nghiêm túc và đầy trách nhiệm, Kỳ họp thứ hai, Quốc hội khóa XIV đã hoàn thành chương trình làm việc với nhiều nội dung quan trọng về công tác lập pháp, giám sát tối cao và quyết định các vấn đề quan trọng khác. Tại kỳ họp này, Quốc hội đã thể hiện tinh thần đổi mới, đoàn kết, sáng tạo, hành động vì lợi ích của nhân dân, của đất nước, thẳng thắn thảo luận, đóng góp nhiều ý kiến phản ánh tâm tư, nguyện vọng của cử tri và nhân dân cả nước trong công tác xây dựng pháp luật, quyết định các Kỳ họp thứ hai, Quốc hội khóa XIV. Ảnh: Quang Minh Đỗ Thoa 1 SINH HOAÏT NHAÂN DAÂN

Upload: doanh

Post on 10-Feb-2018

214 views

Category:

Documents


1 download

TRANSCRIPT

Kỳ họp thứ 2, Quốc hội Khóa XiV: để lại nhiều dấu ấn Quan trọng

Cứ mỗi kỳ họp Quốc hội lại có những đổi mới, cứ mỗi phiên chất vấn lại có những điểm mới đáng ghi nhận. Đặc biệt, việc đổi mới từ nội dung đến hình thức chất vấn và trả lời chất vấn tại

kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XIV đã thực sự để lại nhiều dấu ấn.

Sau hơn một tháng làm việc khẩn trương, nghiêm túc và đầy trách nhiệm, Kỳ họp thứ hai, Quốc hội khóa XIV đã hoàn thành chương trình làm việc với nhiều nội dung quan trọng về công tác lập pháp, giám sát tối cao và quyết định các vấn đề quan trọng khác.

Tại kỳ họp này, Quốc hội đã thể hiện tinh thần đổi mới, đoàn kết, sáng tạo, hành động vì lợi ích của nhân dân, của đất nước, thẳng thắn thảo luận, đóng góp nhiều ý kiến phản ánh tâm tư, nguyện vọng của cử tri và nhân dân cả nước trong công tác xây dựng pháp luật, quyết định các

Kỳ họp thứ hai, Quốc hội khóa XIV. Ảnh: Quang Minh

Đỗ Thoa

1sinh hoaït nhaân daân

vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao.

Trên cơ sở đó, Quốc hội đã quyết định và thông qua các Nghị quyết về Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2016- 2020, Kế hoạch tài chính 5 năm, Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016- 2020, Kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội năm 2017, quyết định dự toán ngân sách nhà nước và phân bổ ngân sách trung ương năm 2017. Đây là lần đầu tiên Quốc hội quyết định hệ thống các kế hoạch trung hạn mang tính tổng thể về tài chính và đầu tư, có sự gắn kết chặt chẽ cả trong ngắn hạn, trung hạn và dài hạn.

Đặc biệt, tại kỳ họp này, với sự xem xét thận trọng, cân nhắc kỹ lưỡng về các điều kiện bảo đảm, Quốc hội đã quyết định dừng thực hiện Dự án xây dựng Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận.

Tiếp tục triển khai thi hành Hiến pháp 2013, hoàn thiện hệ thống pháp luật, Quốc hội đã dành phần lớn thời gian xem xét, thông qua 3 luật (gồm: Luật Tín ngưỡng, tôn giáo; Luật Đấu giá tài sản; Luật sửa đổi, bổ sung Điều 6 và Phụ lục 4 về Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện của Luật Đầu tư) và 11 Nghị quyết; đồng thời cho ý kiến về 14 dự án luật khác. Có thể nói đây là kỳ họp đạt kỷ lục

về số lượng các Nghị quyết được thông qua.

Trên cơ sở cân nhắc kỹ, Quốc hội quyết định chưa thông qua tại kỳ họp này đối với dự án Luật về hội và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13 để tiếp tục hoàn thiện, bảo đảm chất lượng và tính khả thi.

Kỳ họp thứ hai của Quốc hội khóa XIV tiếp tục được cải tiến về cách thức điều hành, trong đó có việc tranh luận, đối thoại trực tiếp về những vấn đề còn có ý kiến khác nhau. Việc các Bộ trưởng trực tiếp giải trình, tiếp thu ý kiến trong quá trình thảo luận các dự án luật, nghị quyết, báo cáo đã tạo không khí làm việc dân chủ, thẳng thắn, cởi mở, trách nhiệm, góp phần nâng cao chất lượng kỳ họp.

Đặc biệt, việc đổi mới từ nội dung đến hình thức chất vấn và trả lời chất vấn đã thực sự gây ấn tượng, để lại dấu ấn trong kỳ họp này. Có thể nói, việc cải tiến tổ chức phiên họp chất vấn và trả lời chất vấn có thêm phần tranh luận càng tạo điều kiện cho Quốc hội đi sâu và làm sáng tỏ các nội dung cả bao quát lẫn cụ thể. Qua đó, người dân cũng nắm bắt và thông tỏ nhiều vấn đề của tình hình đất nước.

Những câu trả lời của Thủ

tướng về cách thức xử lý các dự án thua lỗ, về hướng bảo vệ sản xuất, lưu thông hàng hóa trong nước, không để đất nước trở thành thị trường tiêu thụ hàng nước ngoài, về phương án thanh toán khuyết tật “phạt cho tồn tại” cùng những mầm mống, kẽ hở nảy sinh, dung dưỡng tệ nạn tham nhũng… đã tạo nên sự cộng hưởng cùng các đại biểu Quốc hội và đồng bào, chiến sĩ.

Với ba nhóm giải pháp xử lý ô nhiễm môi trường sau xả thải của Formosa được Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh nêu ra cùng quan điểm rõ ràng, thái độ kiên quyết, dứt khoát trong việc cân nhắc, lựa chọn các quyết định đầu tư để phát triển công nghiệp mà không đánh đổi môi trường, một lần nữa nhân dân đã hiểu rõ hơn đường hướng của Chính phủ và ngành Công thương để thực hiện phát triển nhanh và bền vững.

Từ diễn đàn Quốc hội, người dân cũng đã giải tỏa nhiều thắc mắc và được hiểu rõ ngọn ngành, những bước đi của Bộ Giáo dục và Đào tạo bắt đầu từ phương pháp thi trắc nghiệm trong niên học này cũng như các giải pháp quy hoạch lại mạng lưới đại học, siết chặt chất lượng cả đầu vào, đầu ra trong đào tạo đại học…

Đánh giá về kỳ họp, nhiều

đại biểu nhận định, với tinh thần trách nhiệm, các đại biểu thẳng thắn thể hiện quan điểm thông qua việc đóng góp ý kiến cho các dự thảo luật cũng như chất vấn những vấn đề bức xúc mà cử tri quan tâm.

Đại biểu Trần Anh Tuấn (Thành phố Hồ Chí Minh) khẳng định, đây là kỳ họp làm việc hiệu quả, ngay cả việc một số dự án luật chưa thông qua tại kỳ họp khi chưa đảm bảo chất lượng là quyết định sáng suốt.

Đại biểu Phạm Tất Thắng (Vĩnh Long) đánh giá, việc thực hiện tranh luận giữa chừng là điểm rất mới làm cho cuộc chất vấn và trả lời chất vấn đạt chất lượng tại kỳ họp này. Đáng chú ý, nhiều vấn đề được Thủ tướng Chính phủ, các thành viên Chính phủ trả lời có trách nhiệm, không né tránh các vấn đề đại biểu Quốc hội, cử tri quan tâm, nhất là phần trả lời của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, ngắn gọn, đi thẳng vào vấn đề. Việc tranh luận trực tiếp tại phiên chất vấn giúp vấn đề chất vấn được đi đến cùng.

Có thể nói, không khí chất vấn, trả lời chất vấn và tranh luận thẳng thắn, trách nhiệm với tính xây dựng cao từ diễn đàn Quốc hội đã cuốn hút sự theo dõi sát sao, hào hứng của đông đảo cử tri và nhân dân cả nước. Các vị

2 sinh hoaït nhaân daân 3sinh hoaït nhaân daân

Bộ trưởng lần đầu trả lời chất vấn đã nắm bắt yêu cầu; bám sát chức năng, nhiệm vụ, lĩnh vực mình phụ trách; trả lời thẳng vào vấn đề được hỏi, giải trình làm rõ nhiều vấn đề đại biểu nêu, đưa ra giải pháp và hướng khắc phục những hạn chế, bất cập. Thủ tướng Chính phủ đã dành thời gian trả lời trực tiếp các câu hỏi của các vị đại biểu Quốc hội, đồng thời giải trình làm rõ những vấn đề thuộc trách nhiệm điều hành chung của Chính phủ.

Cứ mỗi kỳ họp Quốc hội lại có những đổi mới, cứ mỗi phiên chất vấn lại có những điểm mới đáng ghi nhận. Lần này là sự tự tin, ngắn gọn, đi thẳng vào nội dung của cả đại biểu chất vấn và các thành viên Chính phủ, là sự tự nhận thức về trách nhiệm với nhiệm kỳ hiện tại cũng như trách nhiệm giải quyết những tồn đọng và vụ việc từ những năm trước.

Thật đáng mừng là trước khi bước vào kỳ họp Quốc hội lần này, các đại biểu Quốc hội, các thành viên Chính phủ đã thể hiện trách nhiệm, phẩm chất và năng lực của mình trong thực tiễn. Những khó khăn trong hạn hán, lũ lụt, sự cố môi trường đã được các cấp, các ngành từ Trung ương đến địa phương chung tay giải quyết. Những hạn chế,

yếu kém, những "căn bệnh" của guồng máy Nhà nước và xã hội được nhận diện, đánh giá chính xác và từng bước, từng việc đã có phương hướng, giải pháp khắc phục, vượt qua.

Ngay sau kỳ họp Quốc hội là những hoạt động bám sát thực tế, giám sát các kế hoạch, chương trình dự án và triển khai hành động của bộ máy Nhà nước, của các đại biểu Quốc hội, là cuộc bàn thảo về cải thiện môi trường kinh doanh, là những biện pháp triển khai cơ cấu lại nền kinh tế, cơ cấu lại nông nghiệp, đổi mới giáo dục - đào tạo…, là tập trung đẩy mạnh mọi hoạt động hướng tới hoàn thành nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của năm 2016, góp phần đắc lực tạo nên những chuyển biến rõ rệt của đất nước theo đường lối Đại hội XII của Đảng.

Kỳ họp đã kết thúc tốt đẹp. Dư âm để lại là những lời nhận xét tâm huyết của đại biểu Quốc hội, của cử tri và đồng bào cả nước ghi nhận những đổi mới tích cực tại Kỳ họp.Thông qua buổi chất vấn, thảo luận tại hội trường, tại tổ thì hoạt động của Quốc hội đã thực sự đại diện cho cử tri để bày tỏ chính kiến, tranh luận và hoàn thiện các dự thảo Luật./.

Đ.T

TRONG PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH

Phong cách Hồ Chí Minh được thể hiện ở mọi lĩnh vực trong đời

sống và hoạt động của Người; có giá trị khoa học, đạo đức và

thẩm mỹ; phát triển theo logic đi từ suy nghĩ (phong cách tư duy) đến nói viết (phong cách diễn đạt) và biểu hiện qua phong cách làm việc, phong

BaN TUYÊN GIÁo TỈNh ỦY

MỘT SỐ NỘI DUNG CƠ BẢN, CỐT LÕI

Bác Hồ dùng thử máy cấy tại trại thí nghiệm lúa thuộc Sở Nông lâm Hà Nội, năm 1960. Ảnh tư liệu

4 sinh hoaït nhaân daân 5sinh hoaït nhaân daân

cách lãnh đạo, phong cách ứng xử và phong cách sinh hoạt hàng ngày.

Về phong cách tư duy, bao gồm: phong cách tư duy khoa học, cách mạng và hiện đại; phong cách tư duy độc lập, tự chủ, sáng tạo; phong cách tư duy hài hòa, uyển chuyển, có lý có tình. Hồ Chí Minh luôn biết xuất phát từ cái chung, cái nhân loại, từ những chân lý phổ biến, những "lẽ phải không ai chối cãi được” để nhận thức và lý giải những vấn đề của thực tiễn.

Về phong cách làm việc, bao gồm: phong cách làm việc khoa học. Hồ Chí Minh yêu cầu làm việc gì cũng phải điều tra, nghiên cứu, thu thập thông tin, số liệu, để nắm chắc thực chất tình hình, “Đảng có hiểu rõ tình hình, thì đặt chính sách mới đúng”; phong cách làm việc có kế hoạch. Người dạy, trong việc đặt kế hoạch “không nên tham lam, phải thiết thực, vừa sức, từ thấp đến cao”, “chớ làm kế hoạch đẹp mắt, to tát, kể hàng triệu, nhưng không thực hiện được”;

phong cách làm việc đúng giờ. Hồ Chí Minh quý thời gian của mình bao nhiêu thì cũng quý thời gian của người khác bấy nhiêu. Người thường không để ai phải đợi mình, chủ động đến trước nếu có thể; phong cách đổi mới, sáng tạo, không chấp nhận lối cũ, đường mòn. Người nói: Tư tưởng bảo thủ như là sợi dây cột chân, cột tay người ta… Muốn tiến bộ phải có tinh thần mạnh dạn, dám nghĩ, dám làm.

Về phong cách lãnh đạo, thể hiện qua việc: tuân thủ nghiêm ngặt nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách; đi đúng đường lối quần chúng, “lắng nghe ý kiến của đảng viên, của nhân dân, của những người “không quan trọng”. Theo Người, phải biết động viên, khuyến khích “khiến cho cán bộ cả gan nói, cả gan đề ra ý kiến”, tức là phải làm cho cấp dưới không sợ nói sự thật và cấp trên không sợ nghe sự thật; phải tổ chức việc kiểm tra, kiểm soát cho tốt. Trong giai đoạn 10 năm xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc (1955-

1965), không quản tuổi cao, công việc bề bộn, Người đã thực hiện hơn 700 lượt đi thăm các địa phương, công trường, xí nghiệp, hợp tác xã, đơn vị bộ đội…, để thăm hỏi chiến sĩ và đồng bào và xem xét tình hình, kiểm tra công việc. Về phong cách nêu gương, Người đòi hỏi, mỗi cán bộ, đảng viên phải làm kiểu mẫu trong công tác và lối sống, trong mọi lúc, mọi nơi, nói phải đi đôi với làm để quần chúng noi theo.

Về phong cách diễn đạt, được thể hiện qua: cách nói, cách viết giản dị, cụ thể, thiết thực; diễn đạt ngắn gọn, cô đọng, hàm súc, trong sáng và sinh động, có lượng thông tin cao. Bác Hồ thường viết ngắn: “Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị”. Chỉ với 9 chữ mà Bác đã khái quát được cả ba giai đoạn đầy biến động của đất nước. Nhiều câu Bác đúc kết lại như châm ngôn: “Nước lấy dân làm gốc”, “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”, v.v... ; sinh động, gần gũi với cách nghĩ của quần chúng, gắn với những hình ảnh ví von, so sánh cụ thể.

Người dùng hình ảnh “con đỉa hai vòi” để nói về bản chất của chủ nghĩa đế quốc; hoặc ví “lý luận như cái tên, thực hành như cái đích để bắn"; v.v...; phong cách diễn đạt của Bác luôn luôn biến hóa, nhất quán mà đa dạng. Bác dạy: “Mỗi tư tưởng, mỗi câu nói, mỗi chữ viết, phải tỏ rõ cái tư tưởng và lòng ước ao của quần chúng”.

Về phong cách ứng xử, được thể hiện qua việc: khiêm tốn, nhã nhặn, lịch thiệp; chân tình, nồng hậu, tự nhiên; linh hoạt, chủ động, biến hóa; vui vẻ, hòa nhã, xóa nhòa mọi khoảng cách.... Với phong cách ứng xử đó đã lý giải vì sao, mỗi khi Bác Hồ xuất hiện ở đâu là ở đó rộn lên niềm vui và tiếng cười hồ hởi không dứt.

Về phong cách sinh hoạt, bao gồm: phong cách sống cần, kiệm, liêm chính; phong cách sống hài hòa, nhuần nhuyễn giữa văn hóa Đông –Tây, nhưng luôn giữ vững, yêu quý và tự hào về văn hóa Việt Nam; tôn trọng quy luật tự nhiên, gắn bó với thiên nhiên.

BTG.TU

6 sinh hoaït nhaân daân 7sinh hoaït nhaân daân

MỘT SỐ ĐIỂM MớI Trong nghị quyếT Trung ương 4 khóa Xii

về xây dựng, chỉnh ĐỐn Đảng

Ngày 30/10/2016, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thay mặt Ban

Chấp hành Trung ương Đảng ký ban hành Nghị quyết số 04-NQ/TW “Về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ”.

Dư luận chung trong Đảng và trong nhân dân vui mừng đón nhận, mong muốn tìm thấy trong nghị quyết mới này nhiều cái mới, cả lời giải thuyết phục cho những điều bức xúc hiện nay.

Để tránh sự trùng lặp, nghị quyết chồng lên nghị quyết, Trung ương từng có chủ trương: Không ra nghị quyết mới khi không có vấn đề mới, nội dung mới, tư tưởng chỉ đạo mới và biện pháp mới.

Nghị quyết Trung ương 4 lần này là nghị quyết chuyên đề về xây dựng Đảng đầu tiên mà Ban Chấp hành Trung

ương Đảng khóa XII ban hành.Vậy cái mới của Nghị quyết

này là gì? ĐIỂM MỚI ThỨ NhẤT

TRƯỚC hẾT ĐƯỢC ThỂ hIỆN Ở ChỦ ĐỀ CỦa NGhỊ QUYẾT

Đại hội XII của Đảng quyết định: “Trong những năm tới, yêu cầu, nhiệm vụ nặng nề của thời kỳ phát triển mới đòi hỏi phải đẩy mạnh hơn nữa công tác xây dựng Đảng, trọng tâm là kiên quyết, kiên trì tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI”.

Đại hội XII cũng quyết định: Trong sáu nhiệm vụ trọng tâm của công cuộc đổi mới và phát triển đất nước trong nhiệm kỳ Đại hội XII (2016 - 2020), nhiệm vụ trọng tâm số 1 là: “Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ. Tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ, nhất là

đội ngũ cán bộ cấp chiến lược, đủ năng lực, phẩm chất và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ”.

Với chủ đề nêu trên, Nghị quyết Trung ương 4 lần này không những thể hiện một cách nghiêm túc mà còn rất sáng tạo, có tính cập nhật cao đối với hai trọng tâm mà Đại hội XII đã chỉ ra.

ĐIỂM MỚI TIẾP ThEo ThỂ hIỆN MỘT CÁCh TẬP TRUNG TRoNG NhỮNG NỘI DUNG CỐT LÕI CỦa NGhỊ QUYẾT

Phát biểu ý kiến bế mạc Hội nghị Trung ương 4, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nói: Cái mới của lần này là Trung ương đã thẳng thắn chỉ ra một cách có hệ thống những biểu hiện của sự suy thoái về tư tưởng chính trị và đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”.

Đúng là như vậy. Nghị quyết Trung ương đã nêu lên 9 biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, 9 biểu hiện suy thoái về đạo đức, lối sống và 9 biểu hiện về “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ.

Và chỉ rõ rằng: Trong các biểu hiện đó, nguy hiểm nhất là sự phai nhạt lý tưởng cách mạng, không kiên định con đường xã hội chủ nghĩa, mơ hồ, dao động, thiếu niềm tin, nói trái, làm trái

quan điểm của Đảng; thậm chí sa sút ý chí chiến đấu, thấy đúng không bảo vệ, thấy sai không đấu tranh, phụ họa theo những quan điểm sai trái, lệch lạc; không còn ý thức hết lòng vì nước, vì dân, không làm tròn bổn phận, chức trách được giao, không thực hiện đúng các nguyên tắc tổ chức, sinh hoạt đảng.

Sự suy thoái về đạo đức, lối sống còn thể hiện ở chỗ sống ích kỷ, thực dụng, cơ hội, vụ lợi, hám danh, tham nhũng, tham quyền lực, bè phái cục bộ, mất đoàn kết, tư duy nhiệm kỳ, lợi ích nhóm, quan liêu, xa dân, vô cảm trước khó khăn bức xúc của dân.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chỉ rõ: “Từ suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống dẫn tới “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” chỉ là một bước ngắn, thậm chí rất ngắn, nguy hiểm khôn lường, có thể dẫn tới tiếp tay hoặc cấu kết với các thế lực xấu, thù địch, phản bội lại lý tưởng và sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc".

Nghị quyết Trung ương 4 đã đưa lại cho chúng ta một sự nhận diện khá đầy đủ, sắc nét về thực trạng suy thoái, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, thể hiện quan điểm nhất quán của Đảng ta là: nhìn thẳng vào

hÀ ĐĂNG

8 sinh hoaït nhaân daân 9sinh hoaït nhaân daân

sự thật, đánh giá đúng sự thật, nói rõ sự thật. Nhận diện đúng là để qua đó mỗi cá nhân và tổ chức trong Đảng có thể tự soi mình. Có ai nghĩ rằng, lười học tập cũng là biểu hiện của sự suy thoái? Thế mà, trong 18 biểu hiện suy thoái được liệt kê, biểu hiện thứ ba ghi rõ: “Nhận thức sai lệch về ý nghĩa, tầm quan trọng của lý luận và học tập lý luận chính trị; lười học tập chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ trương, đường lối, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước”.

Nhận diện đúng là để suy ngẫm và hành động. Không phải để bi quan hay nhụt chí, mà là để sẵn sàng cho một cuộc chiến đấu mới rất quyết liệt trong thời gian tới, vì sự trong sạch, vững mạnh của Đảng.

ĐIỂM MỚI CÒN ĐƯỢC ThỂ hIỆN TRoNG VIỆC XÁC ĐỊNh CÁC NhÓM NhIỆM VỤ, GIẢI PhÁP VỚI NhỮNG ĐIỂM NhẤN QUaN TRỌNG

Bốn nhóm nhiệm vụ, giải pháp Nghị quyết Trung ương 4 nêu lên là: về công tác chính trị tư tưởng, tự phê bình và phê bình; về cơ chế, chính sách; về kiểm tra, giám sát, kỷ luật Đảng; về phát huy vai trò của nhân dân và Mặt trận Tổ quốc,

các tổ chức chính trị - xã hội.Mỗi nhóm nhiệm vụ giải

pháp ấy đều có những điểm nhấn quan trọng. Đó là: Tăng cường công tác giáo dục chính trị, tư tưởng; chú trọng nêu gương người tốt, việc tốt; ngăn ngừa, cảnh báo, phê phán những việc làm sai trái. Đấu tranh mạnh mẽ chống chủ nghĩa cá nhân, thói ích kỷ, vụ lợi, lợi ích nhóm. Là rà soát, hoàn thiện cơ chế kiểm soát việc thực thi quyền lực của người có chức, có quyền, bảo đảm quyền hạn đến đâu thì trách nhiệm đến đó. Xử lý nghiêm những hành vi vi phạm kỷ luật đảng, pháp luật của Nhà nước; kiên quyết chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí. Là thực hiện nghiêm nguyên tắc tập trung dân chủ trong Đảng; công tác cán bộ, công tác kiểm tra; công tác giáo dục, rèn luyện đảng viên. Là phát huy vai trò giám sát của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội, của nhân dân, của báo chí, của công luận; nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp; thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, giám sát”…

Có những việc rất cấp bách, không thể trì hoãn mà đòi hỏi phải làm ngay. Thí dụ như:

“Bộ Chính trị, Ban Bí thư và ban thường vụ cấp ủy các cấp chỉ đạo rà soát ngay đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý thuộc quyền và xử lý nghiêm những trường hợp suy thoái, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, không bảo đảm về tiêu chuẩn, điều kiện, quy trình bổ nhiệm, năng lực và hiệu quả công tác thấp, nhất là những trường hợp người nhà, người thân của cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp có nhiều dư luận”. Hoặc: “Kiên quyết sàng lọc, miễn nhiệm, thay thế cho từ chức đối với cán bộ làm việc kém hiệu quả, không hoàn thành nhiệm vụ, yếu về năng lực, kém về phẩm chất đạo đức, tín nhiệm thấp mà không chờ hết nhiệm kỳ, hết tuổi công tác, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý và người đứng đầu. Trước mắt rà soát, kiểm tra, xử lý dứt điểm các vụ việc vi phạm trong thực thi quyền lực, gây bức xúc trong cán bộ, đảng viên và nhân dân”.

Hệ thống các nhóm nhiệm vụ, giải pháp cho thấy quyết tâm cao của Trung ương, người vừa là tác giả của Nghị quyết, vừa là chủ thể thực hiện và lãnh đạo thực hiện nghị quyết.

Điều mong muốn của tất cả chúng ta, trong Đảng cũng như trong nhân dân là Nghị quyết

Trung ương 4 sớm được đưa vào cuộc sống một cách toàn diện, đồng bộ, đương nhiên là có trọng tâm trọng điểm. Ai cũng biết: Một việc làm có ích, một đóng góp thiết thực có giá trị hơn nhiều so với những lời nói khoa trương. Một tấm gương sống hơn một trăm bài diễn văn tuyên truyền!

“Muốn Nghị quyết này đi vào cuộc sống, tạo ra chuyển biến rõ rệt thì cả hệ thống chính trị phải vào cuộc. Từng tổ chức đảng, mỗi cán bộ, đảng viên, trước hết là cán bộ cấp cao, cán bộ chủ chốt, người đứng đầu các cấp, các ngành phải nhận thức sâu sắc, đầy đủ trách nhiệm của mình trước nhân dân, trước Đảng để tự giác thực hiện. Ở đây, sự gương mẫu của Trung ương là cực kỳ quan trọng, có ý nghĩa quyết định. Từng đồng chí Ủy viên Trung ương, Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư, từng đồng chí đứng đầu cấp ủy, chính quyền các cấp phải tự giác, gương mẫu thực hiện nghị quyết, nói đi đôi với làm, chỉ đạo quyết liệt với quyết tâm rất cao, sự nỗ lực rất lớn”.

Đó là lời Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, một lời chỉ dẫn sâu sắc, cũng là sự cam kết nghiêm trang của người đứng đầu Đảng ta.

h.Đ

10 sinh hoaït nhaân daân 11sinh hoaït nhaân daân

Để giúp lãnh đạo các cấp theo dõi, nhận biết được sự hài lòng

của tổ chức, cá nhân đối với việc xử lý thủ tục hành chính tại đơn vị, địa phương, thực hiện chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai tại Công văn số 1627/VP-KGVX ngày 04/11/2016 về việc triển khai phần mềm đánh giá sự hài lòng của công dân, tổ chức; vừa qua, Sở Thông tin và Truyền thông có văn bản hướng dẫn sử dụng phần mềm này để công dân, tổ chức tiến hành đánh giá sự hài lòng đối với việc xử lý thủ tục hành chính của cán bộ, công chức và của cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh Gia Lai, theo đó:

Phần mềm đánh giá sự hài

lòng của tổ chức, công dân đối với cán bộ công chức và cơ quan nhà nước đang hoạt động tại địa chỉ: http://dvc.gialai.gov.vn (được tích hợp vào Cổng dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 của tỉnh). Với các chức năng:

1. Cho phép công dân, tổ chức đánh giá việc tiếp nhận hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính của cán bộ tại Bộ phận một cửa của các Sở, ngành, UBND cấp huyện và UBND các xã, phường, thị trấn (gọi chung là cấp xã) - đánh giá cá nhân.

2. Cho phép công dân, tổ chức đánh giá việc giải quyết hồ sơ thủ tục; hành chính của các Sở, ngành, UBND cấp huyện và UBND cấp xã - đánh giá tổ chức.

3. Hiển thị kết quả đánh giá của công dân, tổ chức đối với cán bộ tiếp nhận hồ sơ và kết quả đánh giá đối với các Sở, ngành, UBND cấp huyện và UBND cấp xã trên địa bàn tỉnh Gia Lai để công dân, tổ chức và lãnh đạo các cấp theo dõi.

Để thực hiện việc đánh giá, công dân, tổ chức thực hiện các bước sau:

- Đối với việc đánh giá, xử lý thủ tục hành chính của cơ quan hành chính (Đánh giá đơn vị):

+ Bước 1: Truy cập vào địa chỉ nói trên, bên menu trái của phần mềm, chọn mục Đánh giá đơn vị.

+ Bước 2: Chọn đơn vị cần đánh giá để thực hiện đánh giá (Sở, ban ngành, huyện hoặc xã).

+ Bước 3: Chọn mục “Công dân có tham gia thủ tục hành chính” hoặc “Công dân không tham gia thủ tục hành chính” để tiến hành đánh giá.

+ Bước 4: Đối với “Công dân có tham gia thủ tục hành chính”, thì cần nhập số biên nhận hồ sơ (in trên Giấy tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả) để thực hiện đánh giá hài lòng hoặc chưa hài lòng. Nếu chưa hài lòng, đề nghị chọn lý do vì sao.

+ Bước 5: Gửi đánh giá, kết

thúc việc đánh giá.- Đối với việc đánh giá xử

lý thủ tục hành chính của cán bộ, công chức tại Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả (Đánh giá công chức):

+ Bước 1: Truy cập vào địa chỉ nói trên, bên menu trái của phần mềm, chọn mục Đánh giá công chức.

+ Bước 2: Chọn đơn vị công chức đang công tác để thực hiện đánh giá (Sở, ban ngành, huyện hoặc xã).

+ Bước 3: Chọn công chức tiếp nhận hồ sơ của công dân, tổ chức để đánh giá.

+ Bước 4: Đối với “Công dân có tham gia thủ tục hành chính”, thì cần nhập số biên nhận hồ sơ (in trên Giấy tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả) để thực hiện đánh giá hài lòng hoặc chưa hài lòng. Nếu chưa hài lòng, đề nghị chọn lý do vì sao.

+ Bước 5: Gửi đánh giá, kết thúc việc đánh giá.

Thông tin của tổ chức, công dân tham gia đánh giá sự hài lòng sẽ được Sở Thông tin và Truyền thông quản lý và bảo mật thông tin, đồng thời chỉ cung cấp cho cơ quan cấp trên khi có yêu cầu.

T.V

TƯỜNG VI

Đánh gIá Sự hàI lòng của Tổ chức, công dân đối với cán bộ,

công chức và cơ quan nhà nước

Giải quyết TTHC về đất đai tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND thành phố Pleiku. Ảnh: LT

12 sinh hoaït nhaân daân 13sinh hoaït nhaân daân

Tăng cường quản lý nhà nước

PhạM hằNG

Để tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước

trong quản lý hoạt động bán hàng đa cấp trên địa bàn, Ủy ban nhân dân tỉnh vừa có văn bản yêu cầu Sở Công Thương, Công an tỉnh, các sở: Y tế, Tài chính, Khoa học

và Công nghệ, Nông nghiệp và PTNT, Thông tin và Truyền thông; Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh; UBND các huyện, thị xã, thành phố theo chức năng, nhiệm vụ, địa bàn quản lý triển khai thực hiện các nội dung theo chỉ đạo tại Chỉ thị số

30/CT-TTg ngày 31/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ, chỉ đạo của UBND tỉnh tại văn bản số 784/UBND-KTTH ngày 07/3/2016 và Chỉ thị số 10/CT-UBND ngày 06/4/2016 của Chủ tịch UBND tỉnh về tăng cường quản lý, kiểm tra, giám sát trong hoạt động bán hàng đa cấp trên địa bàn tỉnh. Trong đó tập trung vào một số nội dung trọng tâm sau:

Một là, tăng cường công tác quản lý, giám sát, kiểm tra, thanh tra, phát hiện, xác minh, điều tra và xử lý vi phạm theo thẩm quyền đối với hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh theo phương thức đa cấp, người tham gia bán hàng đa cấp và các tổ chức, cá nhân kinh doanh theo phương thức đa cấp đối với mọi loại hình như dịch vụ và các hình thức kinh doanh đa cấp trái pháp luật khác trên địa bàn, trong đó chú trọng vào các hoạt động hội nghị, hội thảo, đào tạo.

Hai là, tổ chức tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về bán hàng đa cấp và những thủ đoạn lợi dụng bán hàng đa cấp để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản cho người dân, người tham gia bán hàng đa cấp chủ động

phòng ngừa, tránh bị lôi kéo, dụ dỗ tham gia vào các hoạt động bán hàng đa cấp bất chính, lợi dụng mô hình kinh doanh theo phương thức đa cấp để huy động tài chính, bán hàng đa cấp khi chưa đăng ký với cơ quan có thẩm quyền. Tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức về hoạt động bán hàng đa cấp nói chung và pháp luật về quản lý hoạt động bán hàng đa cấp cho doanh nghiệp bán hàng đa cấp, người tham gia bán hàng đa cấp trên địa bàn để từ đó tuân thủ các quy định của pháp luật.

Ba là, tăng cường công tác đào tạo, tập huấn cho cán bộ, công chức các cấp trực tiếp thực hiện công tác quản lý hoạt động bán hàng đa cấp và xử lý vi phạm pháp luật trong hoạt động bán hàng đa cấp để nâng cao năng lực, nghiệp vụ trong giám sát, kiểm tra và xử lý các vi phạm trong hoạt động bán hàng đa cấp.

Đồng thời giao Sở Công Thương chủ trì, phối hợp với các ngành chức năng, các địa phương xây dựng, đề xuất UBND tỉnh ban hành quy chế phối hợp quản lý hoạt động bán hàng đa cấp trên địa bàn.

P.h

đối Với hoạt động bán hàng đa cấp

Nhiều đường dây lừa đảo thông qua hình thức bán hàng đa cấp đã được bóc gỡ thời gian qua. Ảnh: Minh Phúc

14 sinh hoaït nhaân daân 15sinh hoaït nhaân daân

CáC Chỉ tiêu Cụ thể về phổ Cập

TRUNG TâM

Đối với Phổ cập giáo dục Mầm non cho trẻ em 5 tuổi

- Có 222/222 xã, phường, thị trấn (gọi chung là cấp xã) và 17/17 huyện, thị xã, thành phố (gọi chung là cấp huyện) đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi.

- Đảm bảo đủ phòng học cho các lớp mẫu giáo 5 tuổi; tiếp tục trang bị đồ dùng, đồ chơi, thiết bị tối thiểu lớp mẫu giáo dưới 5 tuổi theo quy định.

- Duy trì tỷ lệ huy động trẻ em 5 tuổi đến trường đạt 100%; huy động trẻ mẫu giáo đạt trên 86%;

huy động trẻ nhà trẻ ra lớp đạt trên 25%, đảm bảo 100% trẻ 5 tuổi được học 2 buổi/ngày. Tăng tỷ lệ trẻ học bán trú tại trường. 100% trẻ 5 tuổi hoàn thành chương trình giáo dục Mầm non, 100% trẻ 5 tuổi vùng đồng bào dân tộc thiếu số được chuẩn bị tốt Tiếng Việt và chuẩn bị tâm thế cho trẻ vào học lớp 1.

- Nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ ở các độ tuổi. Hạ thấp tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng ở thể nhẹ cân và thấp còi xuống dưới 10%. Tỷ lệ trẻ chuyên cần đạt 97% trở lên. Đạt 50% trường mầm non được đánh giá ngoài và

đạt cấp độ 1 trở lên. 40% trường mầm non đạt chuẩn quốc gia và nâng cấp 1 số trường đạt chuẩn quốc gia lên mức độ II.

- Bảo đảm đủ giáo viên theo quy định, có 100% giáo viên đạt chuẩn trình độ đào tạo; trong đó, trên chuẩn đạt trên 80%. 100% giáo viên dạy lớp mẫu giáo 5 tuổi đạt yêu cầu chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non.

Đối với Phổ cập giáo dục Tiểu học

- Huy động trẻ 6 tuổi vào lớp 1 đạt 99%. Tỷ lệ trẻ 11-14 tuổi hoàn thành chương trình tiểu học 95%.

- Duy trì, giữ vững chất lượng

phổ cập giáo dục các đơn vị đã đạt chuẩn, nâng dần tỷ lệ đạt chuẩn ở mức độ 2, mức độ 3 ở các đơn vị thuận lợi.

- Mỗi năm, tỉnh có từ 3 đơn vị cấp xã trở lên đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 3. Phấn đấu 17/17 huyện, thị xã, thành phố; 222 xã, phường, thị trấn đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học. Đến năm 2020, có khoảng 34% trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia; 68% học sinh học 2 buổi/ngày (nhiều hơn 5 buổi/tuần).

- Dự kiến kế hoạch phổ cập giáo dục tiểu học giai đoạn 2016-2020, như sau:

Đối với PCGD Trung học cơ sở

Từ năm 2016 đến năm 2018:- Các huyện, thị xã, thành phố

bảo đảm tiêu chuẩn công nhận đạt chuẩn dục tiểu học mức độ

1 và tiêu chuẩn công nhận đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 1.

- Tỷ lệ thanh niên, thiếu niên trong độ tuổi từ 15 đến 18 tốt nghiệp THCS đạt ít nhất 80%, đối với xã có điều kiện kinh tế

gIáo dục và xóa Mù chữ Đến năM 2020

Năm Số xã, phường, thị trấn Đạt chuẩn PCGD tiểu họcMức độ 1 Mức độ 2 Mức độ 3

2016 222 176 25 212017 222 166 33 232018 222 149 46 272019 222 137 56 292020 222 125 63 34

Ảnh: Minh họa

16 sinh hoaït nhaân daân 17sinh hoaït nhaân daân

- xã hội đặc biệt khó khăn đạt ít nhất 70%.

- Tỷ lệ huy động thanh niên, thiếu niên trong độ tuổi từ 11 đến 18 học THCS đạt trên 80%.

- Đối với cấp huyện: Có ít nhất 90% số xã đạt chuẩn phổ cập giáo dục THCS mức độ 1, trong đó có 30% số huyện đạt chuẩn phổ cập giáo dục THCS mức độ 2.

- Đối với tỉnh: Có 100% số huyện đạt chuẩn phổ cập giáo dục THCS mức độ 1.

Từ năm 2019 đến năm 2020:Các huyện, thị xã, thành phố

bảo đảm tiêu chuẩn công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục THCS mức độ 1.

- Tỷ lệ thanh niên, thiếu niên trong độ tuổi từ 15 đến 18 tốt nghiệp THCS đạt ít nhất 90%, đối với xã điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn đạt ít nhất 80%.

- Tỷ lệ huy động thanh niên, thiếu niên trong độ tuổi từ 11 đến 18 học THCS đạt trên 91,5%.

- Đối với cấp huyện: Có ít nhất 95% số xã đạt chuẩn phổ cập giáo dục THCS mức độ 2.

- Đổi với tỉnh: Có 100% số huyện đạt chuẩn phổ cập giáo dục THCS mức độ 2.

- Tỷ lệ thanh niên, thiếu niên trong độ tuổi từ 15 đến 18 tốt nghiệp THCS đạt ít nhất 90%, đối với xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn đạt ít nhất 80%.

- Tỷ lệ thanh niên, thiếu niên trong độ tuổi từ 15 đến 18 đang học chương trình giáo dục phổ thông hoặc giáo dục thường xuyên cấp trung học phổ thông hoặc giáo dục nghề nghiệp đạt ít nhất 80%; đối với xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn đạt ít nhất 70%.

Đối với xóa mù chữ- Tổ chức xóa mù chữ cho

người trong độ tuổi 15 - 60, nâng tỷ lệ biết chữ đạt trên 96% và xóa mù chữ cho người trong độ tuổi 15-35 và nâng tỉ lệ biết chữ đạt trên 98%.

- Có trên 90% số người mới biết chữ tiếp tục tham gia học tập với nhiều hình thức khác nhau nhằm củng cố vững chắc kết quả biết chữ và không tái mù chữ trở lại.

Duy trì và giữ vững kết quả 100% đơn vị cấp huyện và tối thiểu 95% đơn vị cấp xã đạt chuẩn xóa mù chữ giai đoạn 2016 - 2020.

T.T

ĐẢNG BỘ THỊ XÃ AN KHÊ:

NguyễN Thị ThaNh LịchTỉnh ủy viên, Bí thư Thị ủy An Khê

lÃnh đạo triển Khai có hiỆu QuẢ MÔ hÌnh SẢn Xuất rau Sạch thEo tiÊu chuẨn ViEtgap

Mô hình trồng rau theo tiêu chuẩn VietGAP. Ảnh minh họa

Thị xã An Khê là một trong những vùng sản xuất rau xanh lớn của tỉnh Gia Lai, không những đáp ứng đủ nhu cầu rau xanh của thị xã mà còn là nguồn cung ứng trong tỉnh và các tỉnh thành ở miền Trung; với diện

tích 2.194 ha trồng rau, chiếm hơn 20% tổng diện tích đất sản xuất nông nghiệp (10.612 ha), rải đều các xã, phường trên địa bàn. Mặt khác, An Khê có vị trí địa lý thuận lợi, là đô thị dọc theo tuyến Quốc lộ 19, có tỉnh lộ

18 sinh hoaït nhaân daân 19sinh hoaït nhaân daân

669 và 674 đi qua, do vậy, việc giao thương với các vùng miền rất thuận lợi.

Trong tình hình hiện nay, với xu thế hội nhập, phát triển của cả nước nói chung, thị xã An Khê nói riêng; để ổn định về giá sản phẩm nông nghiệp cũng như ổn định thu nhập từ cây rau, đòi hỏi sản phẩm phải bảo đảm chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm. Sản xuất rau an toàn theo chuẩn VietGAP là một trong những điều kiện để sản phẩm tồn tại trên thị trường.

Từ yêu cầu cấp thiết đó, ngay từ tháng 12/2014, Ban Thường vụ Thị ủy đã lãnh đạo chính quyền thị xã An Khê tổ chức thực hiện thí điểm dự án mô hình sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP trên địa bàn; chọn phường An Bình làm đơn vị thí điểm. Qua hơn 1 năm thực hiện với 19 hộ tham gia gồm 05 chủng loại rau, diện tích 03 ha bước đầu đã đạt hiệu quả cả về mặt khoa học, xã hội, môi trường và kinh tế; được Trung tâm phân tích và chứng nhận chất lượng Lâm Đồng, (cấp có thẩm quyền) cấp giấy chứng nhận sản xuất rau an toàn phù hợp theo tiêu chuẩn VietGAP cho 19 hộ thực hiện.

Từ hiệu quả thực tế của mô hình thí điểm; trong Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thị xã lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2015 - 2020 về lĩnh vực phát triển nông nghiệp, nông thôn, đã đề ra chủ trương hình thành các vùng chuyên canh cây trồng quy mô lớn, áp dụng công nghệ cao trong đó có mô hình sản xuất rau sạch theo tiêu chuẩn VietGAP.

Thực hiện Nghị quyết Đại hội XVI Đảng bộ thị xã và Chương trình số 15-CTr/TU ngày 30/6/2016 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy “Về tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới theo hướng nâng cao giá trị gia tăng chất lượng sản phẩm, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ sinh học chất lượng cao vào sản xuất trong điều kiện biến đổi khí hậu”; Ban Thường vụ Thị ủy đã xây dựng Kế hoạch chỉ đạo các Đảng bộ xã, phường tổ chức quán triệt đến toàn thể cán bộ, đảng viên và nhân dân về vai trò, vị trí, tầm quan trọng của việc phát triển nền nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; nhất là mô hình sản xuất rau sạch theo tiêu chuẩn VietGAP trong phát triển kinh tế - xã hội của thị xã; tiếp tục chọn phường An Bình làm đơn vị xây

dựng và thực hiện dự án “Duy trì, mở rộng sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP”. Với tổng diện tích 08 ha, gồm 02 mô hình, trong đó: mô hình duy trì, mở rộng 04 ha gồm 05 chủng loại rau và 19 hộ tham gia; xây dựng mới mô hình 10 chủng loại rau mới, quy mô 04 ha, với 12 hộ tham gia.

Là một phường có truyền thống canh tác cây rau khá lâu đời, với diện tích 525 ha đất trồng rau, chiếm 67,8% diện tích đất sản xuất nông nghiệp của phường, 24% diện tích rau toàn thị xã, trong đó có 03 ha rau được công nhận đạt tiêu chuẩn VietGAP - với 19 hộ tham gia. Qua theo dõi quá trình sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGAP, thấy rằng: sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGAP phải tuân thủ quy trình rất nghiêm ngặt, người dân lại chưa quen, nên ban đầu gặp nhiều khó khăn, nhất là trong việc ghi chép nhật ký đồng ruộng. Tuy nhiên, sau vài vụ, người dân đã dần quen được với cách làm và các thao tác kỹ thuật mới, vì vậy việc sản xuất rau theo tiểu chuẩn VietGAP dần đi vào ổn định. Theo kết quả sơ bộ của các hộ trồng rau, nếu trồng lúa, mỗi năm người nông dân chỉ thu về khoảng 40 đến

50 triệu đồng/ha, trong khi đó, nếu trồng các loại rau theo tiêu chuẩn VietGAP, nông dân có thể đạt năng suất 25-35 tấn/ha mỗi đợt, mỗi năm thu hoạch khoảng 5 - 8 đợt, với giá bán trung bình từ 4.000 đến 5.000 đồng/kg như hiện nay thì trừ vốn, công lao động, nông dân có thể thu lãi trên 300 triệu đồng/ha/năm. Qua gần 1 năm đi vào sản xuất, tuy gặp không ít khó khăn, nhưng bước đầu đã đem lại những hiệu quả nhất định, là tín hiệu vui giúp bà con nông dân có thêm động lực yên tâm sản xuất.

Có thể nói hiệu quả về kinh tế chỉ là một phần trong mô hình sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP; vấn đề quan trọng hơn là mô hình tạo được sự chuyển biến tích cực cả về nhận thức, tư tưởng, hành động của người nông dân, giúp họ hiểu được rằng, trong sản xuất, kinh doanh, chất lượng sản phẩm mới là điều kiện cơ bản, sống còn để duy trì và phát triển. Không những thế, sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGAP còn thúc đẩy sự kết nối giữa sản xuất với thị trường, từ đó mang lại lợi ích, thu nhập cao hơn cho người sản xuất, từng bước xây dựng thương hiệu cho rau, quả an toàn, góp phần bảo vệ sức khỏe

20 sinh hoaït nhaân daân 21sinh hoaït nhaân daân

người tiêu dùng trên địa bàn thị xã nói riêng và khách hàng trên cả nước nói chung.

Qua thực tiễn thí điểm đã thấy rõ hiệu quả và lợi ích mà mô hình đem lại. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện cũng gặp không ít khó khăn, như: đầu ra cho sản phẩm còn hạn chế, nên đa phần sản phẩm sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP phải bán tự do nên giá cả phụ thuộc vào thị trường. Việc sản xuất còn manh mún, nhỏ lẻ nên việc áp dụng quy trình VietGAP chưa rộng rãi, mới dừng lại ở các mô hình; nhận thức của người tiêu dùng về các sản phẩm của VietGAP còn hạn chế. Thêm vào đó, áp dụng quy trình VietGAP,

người sản xuất phải đầu tư rất tốn kém, tuân thủ các quy định ngặt nghèo, trong khi sản xuất thông thường vẫn tiêu thụ được sản phẩm một cách dễ dàng nên họ chưa mặn mà với tiêu chuẩn VietGAP. Hơn nữa, trình độ sản xuất, tay nghề của nông dân còn hạn chế nên khi tiếp cận với quy trình sản xuất mới còn lúng túng. Bên cạnh đó, do sản phẩm bán ra chủ yếu qua trung gian của thương lái, nên sản phẩm rau sạch chưa có thương hiệu...

Để tiếp tục triển khai có hiệu quả chương trình sản xuất rau sạch theo tiêu chuẩn VietGAP, góp phần thực hiện tốt kế hoạch tái cơ cấu ngành nông nghiệp trên địa bàn thị xã, trong thời

gian tới cần tập trung triển khai một số giải pháp chủ yếu sau đây:

- Tập trung tuyên truyền ý nghĩa, tầm quan trọng, lợi ích từ việc sản xuất rau sạch theo tiêu chuẩn VietGAP đối với xã hội và người sản xuất, tạo sự chuyển biến rõ nét trong nhận thức và hành động, thói quen trong sản xuất và tiêu dùng đảm bảo dự án phát triển bền vững.

- Có kế hoạch quy hoạch các vùng sản xuất rau an toàn tập trung, xác định đây là một nội dung quan trọng trong chương trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp và phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Xác định rõ trách nhiệm của cấp uỷ, chính quyền địa phương trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, vai trò “bà đỡ” cho nông dân trong quá trình triển khai thực hiện.

- Trong quá trình thực hiện, cần có sự liên kết chặt chẽ giữa “ nhà quản lý”, “nhà khoa học”, và “nhà nông”. Sản xuất và phát triển rau sạch theo tiêu chuẩn VietGAP là việc làm tương đối mới trên địa bàn thị xã An Khê nên sự quản lý, định hướng của chính quyền, sự hỗ trợ kỹ thuật của cơ quan khoa học, sự tích cực, năng động của người sản xuất có ý nghĩa rất quan trọng để tạo ra cung cách làm ăn mới

đáp ứng yêu cầu của thời kỳ hội nhập.

- Vận dụng tốt các chính sách của nhà nước, quan tâm đầu tư hiệu quả, kiểm soát nghiêm ngặt tiêu chuẩn, chất lượng sản phẩm; tăng cường quảng bá, xây dựng thương hiệu; tổ chức tốt các hoạt động liên doanh, liên kết tìm nơi tiêu thụ ổn định cho người trồng rau theo tiêu chuẩn VietGAP.

- Tổ chức tốt công tác sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm, trên cơ sở đó khắc phục những tồn tại, bất cập, xử lý tốt các vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện. Đồng thời xác định mô hình, quy mô, hình thức tổ chức sản xuất, tiêu thụ sản phẩm phù hợp điều kiện của địa phương và tiêu chuẩn VietGAP

Sản xuất rau sạch theo tiêu chuẩn VietGAP là mô hình mới, người nông dân quen với cách thức làm ăn cũ, chắc chắn bước đầu sẽ gặp khó khăn, nhất là việc ứng dụng khoa học, công nghệ, đảm bảo các tiêu chuẩn nghiêm ngặt về kỹ thuật. Song với những kết quả ban đầu đạt được, chương trình sản xuất rau sạch theo tiêu chuẩn VietGAP sẽ mở ra hướng đi mới, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp trên địa bàn thị xã An Khê.

N.T.T.L

Người nông dân trên địa bàn thị xã An Khê thu hoạch rau sạch. Ảnh: Nguyễn Diệp

22 sinh hoaït nhaân daân 23sinh hoaït nhaân daân

Ảnh: minh họa

HIỆU QUẢ TỪ DỰ ÁN CẢI TẠO VƯỜN TẠP

Tiểu Dự án “Cải tạo vườn tạp nâng cao thu nhập cho nông dân” thuộc Dự án giảm nghèo khu vực Tây Nguyên ở huyện Ia Pa đã thực hiện được gần 3 năm tại địa bàn 5 xã đã đem lại hiệu quả kinh tế cao mở ra hướng làm ăn mới cho nông dân góp phần giúp các hộ nghèo vươn lên thoát nghèo bền vững.

Ban quản lý Dự án giảm nghèo khu vực Tây Nguyên huyện Ia Pa

được thành lập tháng 11/2013 với mục tiêu nâng cao cơ hội cải thiện sinh kế cho người dân, thành lập nhóm LEG (nhóm

đồng sở thích) cải tạo vườn hộ, tập trung vào thực hiện các hoạt động chủ yếu nhằm cải thiện tình hình an ninh lương thực và dinh dưỡng cho bà con. Điều đặc biệt là Dự án không hỗ trợ riêng lẻ từng hộ dân mà

PhaN VĂN chƯƠNgphó Ban Tuyên giáo Ia pa

các hộ dân tham gia Dự án phải lập thành từng nhóm đồng sở thích, có từ 10-20 hộ, có nhóm trưởng, nhóm phó và thủ quỹ. Nhóm hoạt động theo cơ chế tổ hợp tác sản xuất có quy chế hoạt động, đồng thời tự nguyện góp quỹ nhóm để hoạt động. Bước đầu triển khai thực hiện, Ban quản lý đã chọn Mô hình trồng rau và nuôi heo thí điểm tại 2 xã Ia Tul và Chư Mố. Ban đầu với 40 hộ tham gia trong đó có 20 hộ nghèo, 11 hộ cận nghèo, 4 hộ trung bình và 5 hộ khá. Đa số là đồng bào các dân tộc thiểu số. Bám sát phong tục tập quán, thổ nhưỡng đất đai cũng như điều kiện tự nhiên, khí hậu của địa phương từ đó Ban Dự án hỗ trợ con giống, vật nuôi, cây giống phù hợp cho người dân. Trước hết để đảm bảo nhu cầu lương thực, Ban Dự án đã hướng dẫn cho người dân trồng các loại cây lương thực như: lúa, ngô, và các loại cây có giá trị dinh dưỡng cao như: đậu xanh, đậu phộng, khoai lang…cùng với trồng cây ăn quả xoài, bưởi, nhãn. Phát triển vườn hộ trồng rau xen kết hợp với chăn nuôi gia súc, gia cầm nhỏ như: heo, gà, vịt,…Gắn với việc chọn các loại cây giống và vật nuôi

phù hợp cùng với việc tổ chức tập huấn về kĩ thuật cho các hộ tham gia. Tuy vậy, do bước đầu triển khai nên Dự án cũng gặp không ít khó khăn. Một mặt do thời tiết chuyển sang mùa khô, nắng hạn liên tục, số cây trồng không có nước tưới (phong tục của người đồng bào rất ít hộ có giếng mà nếu có giếng cũng khô cạn) đã bị chết phân nửa. Mặt khác do phong tục chăn nuôi của người dân vẫn còn chủ yếu là thả rông nên cây trồng mới bị trâu, bò, heo dẫm chết.

Đúc rút những hạn chế từ năm trước, sang năm 2015, bên cạnh hỗ trợ người dân về trồng rau màu cây ăn trái như những năm trước thì Ban dự án còn đầu tư thêm số tiền trên 80 triệu đồng hỗ trợ mua heo giống cho các nhóm là 80 con cái, 40 con đực. Đây là giống heo địa phương với sức đề kháng mạnh, quá trình sinh sản nhanh cùng với số ít heo trắng. Bên cạnh cung cấp con giống, Ban Dự án còn hướng dẫn cho bà con kĩ thuật làm chuồng trại (nuôi nhốt không thả rông như trước) đảm bảo thoáng mát về mùa hè, giữ ấm được trong mùa đông. Qua nhiều tháng triển khai kết quả thu được là trung bình một

24 sinh hoaït nhaân daân 25sinh hoaït nhaân daân

con heo mẹ sinh khoảng 5-6 heo con. Số heo đã sinh từ khi triển khai dự án khoảng 300 con. Bình quân giá heo con khoảng 800.000đ/con. Mức lãi thu được khiến bà con vô cùng phấn khởi.

Thấy được hiệu quả bước đầu của 2 Tiểu Dự án năm 2015 mang lại, bước vào năm 2016, Ban Dự án đã mở rộng thí điểm, số lượng tăng lên 5 Tiểu Dự án với 12 nhóm tham gia trên địa bàn 5 xã: Ia Tul, Chư Mố, Ia Kdăm, Ia Broăi, Ia Mrơn có 202 hộ tham gia trong đó có 154 hộ nghèo, 24 hộ cận nghèo, 12 hộ trung bình, 12 hộ khá. Dự án cũng có nhiều sự điều chỉnh, thay đổi nhất là việc đa dạng hơn các loại cây trồng, vật nuôi phù hợp, ở địa bàn xã Ia Kdăm có 02 nhóm nuôi dê trồng gấc với số lượng 60 con dê giống, 01 ha trồng gấc với 15 hộ hưởng lợi tổng số vốn hỗ trợ là 340.000.000 đồng. Xã Chư Mố có 04 nhóm chăn nuôi heo trồng rau với 360 con heo giống, diện tích trồng rau 08 sào và 80 hộ hưởng lợi tổng số vốn đầu tư là 600.000.000 đồng. Xã Ia Tul có 02 nhóm chăn nuôi heo trồng rau kết hợp với trồng gấc với 136 con heo giống, diện tích

trồng gấc là 3 sào, số hộ hưởng lợi là 37 hộ tổng số vốn đầu tư là 350.000.000 đồng. Xã Ia Broăi có 02 nhóm chăn nuôi heo kết hợp trồng rau với 136 con giống, số hộ hưởng lợi là 30 hộ tổng số tiền đầu tư là 280.000.000 đồng. Xã Ia Mrơn có 02 nhóm trồng gừng trong bao với 40 hộ tham gia tổng số vốn đầu tư là 160.000.000 đồng. Và kết quả ban đầu thu được là các nhóm ở xã Ia Tul, Chư Mố, Ia Broắi số heo mẹ đã sinh sản được 86 con, giá trị thu được khoảng 43 triệu đồng. Các nhóm còn lại thì số dê cái và heo cái đang mang thai và tăng trưởng tốt.

Về trồng trọt, ngoài một số giống cây trồng quen thuộc trong năm 2015, Ban Dự án đã mạnh dạn hướng dẫn người dân trồng thêm giống cây mới. Tận dụng không gian của các tường rào, cây cổ thụ như xoài, lộc vừng, xà cừ không mang lại hiệu quả kinh tế và làm thêm giàn để làm tường leo cho cây gấc. Tiếp nữa là cung cấp giống gừng và số lượng bao để người dân triển khai “trồng gừng trong bao” vừa giúp cây gừng sinh trưởng tốt vừa chống thối củ tốt hơn.

P.V.C

Họ là những nông dân luôn nỗ lực để vươn lên làm giàu chính đáng, cùng

với đó còn chia sẻ khó khăn, hỗ trợ những gia đình khác cùng làm giàu. Chính những việc làm ấy đã góp phần thay đổi bộ mặt nông thôn ở huyện Đức Cơ và làm cho phên giậu của Tổ quốc thêm ấm no, hạnh phúc.

Những nông dân sản xuất giỏi

Chúng tôi tìm đến nhà chị Siu Loan ở làng Ngol Le 2, xã Ia Krêl lúc chiều muộn. Trong căn nhà khang trang với đầy đủ tiện nghi sinh hoạt, chị tâm sự: “Trước đây hoàn cảnh của mình cũng khó khăn lắm, có đất mà không biết cách sản xuất nên làm mãi cũng chỉ đủ ăn. Nhưng từ khi tham gia các lớp tập huấn

làM gIàu

VĨNh hOÀNg

Khu biên giới cửa khẩu Lệ Thanh . Ảnh: Lê Hòa

26 sinh hoaït nhaân daân 27sinh hoaït nhaân daân

về sản xuất nông nghiệp nên dần dần mình đã biết cách để làm giàu. Hiện nay, gia đình mình có 1,8 ha lúa nước, 1 ha cà phê kinh doanh và hơn 1,5 ha cao su, ngoài ra mình còn chăn nuôi gia súc, gia cầm để tăng thêm thu nhập”. Bằng sự nỗ lực của mình không chỉ thoát nghèo mà mỗi năm gia đình chị trừ chi phí ra còn thu nhập gần 300 triệu đồng/năm.

Ông Tăng Văn Thường tổ dân phố 7, thị trấn Chư Ty sinh ra và lớn lên ở vùng đất Hải Dương, hơn 10 năm trước ông chọn mảnh đất Chư Ty lập nghiệp. Trải qua biết bao khó khăn, cùng với sự giúp đỡ của địa phương, giờ đây, ông đã trở thành một nông dân sản xuất giỏi tiêu biểu của Đức Cơ. Hiện gia đình ông có 14 ha cao su, 2 ha hồ tiêu... Mỗi năm thu nhập trên 1 tỷ đồng, ông còn giải quyết công ăn, việc làm thường xuyên cho 8 lao động mức lương từ 4,5 - 5 triệu đồng/tháng và tạo việc làm theo thời vụ cho hơn 10 lao động.

Nhiều hộ nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi ở Đức Cơ không chỉ phát triển kinh tế gia đình mà họ còn hướng dẫn các hộ nông dân trong thôn, xóm

biết áp dụng khoa học kỹ thuật, sử dụng hiệu quả các loại phân bón, nước tưới nhằm giảm chi phí sản xuất nhưng vẫn mang lại hiệu quả kinh tế cao. Bên cạnh đó, họ còn mạnh dạn cho các hộ nông dân có hoàn cảnh khó khăn vay vốn không lấy lãi và hỗ trợ cây giống, vật nuôi để sản xuất. Ông Phạm Tiến Văn ở thôn Ia Nhú, xã Ia Nan là một minh chứng, ngoài giải quyết việc làm cho hàng chục

Mô hình vườn tiêu hộ gia đình do Đồn Biên phòng Cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh xây dựng.

Ảnh: V.H

lao động, ông luôn giúp đỡ bà con trong thôn phát triển kinh tế. Nói về việc làm của mình, ông tâm sự: “Mình có 14 ha cây trồng các loại, kinh tế khá hơn những hộ trong thôn nên phải giúp đỡ những hộ khác, họ nghèo cũng chỉ vì thiếu tiền để đầu tư và kinh nghiệm làm ăn. Cho bà con mượn vốn, bày cách làm sẽ có nhiều hộ giàu lên và khi ấy bộ mặt của thôn cũng sẽ thay đổi. Mỗi năm, tôi

cho những hộ gia đình nghèo mượn từ 15 - 45 triệu để mua phân, thuốc phục vụ sản xuất.

Tạo “cú huých” để nông dân làm giàu

Theo thống kê của Hội Nông dân huyện Đức Cơ, trong giai đoạn từ năm 2014-2016 toàn huyện có 6.538 hộ nông dân đăng ký sản xuất, kinh doanh giỏi, kết quả xét duyệt có 4.291 hộ đạt danh hiệu này, số hộ thu nhập trên 500 triệu đồng/năm cũng tăng lên.

Để nông dân cùng nhau vươn lên làm giàu, huyện Đức Cơ đã xây dựng những mô hình phát triển sản xuất cho các hộ nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số. Từ năm 2014 - 2016, toàn huyện đã triển khai 54 mô hình ứng dụng khoa học, kỹ thuật vào sản xuất, trong đó 27 mô hình ứng dụng vào trồng trọt, chăn nuôi, 27 mô hình ứng dụng khoa học công nghệ. Nhiều mô hình đã đem lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần giúp nông dân xóa đói, giảm nghèo như: mô hình tưới tiết kiệm nước cho cây cà phê và tiêu, mô hình ghép cải tạo cây cà phê vối, mô hình làm hầm Bioga…

Bên cạnh đó, công tác chuyển giao khoa học kỹ thuật

28 sinh hoaït nhaân daân 29sinh hoaït nhaân daân

được chú trọng đã giúp nông dân nắm chắc các tiến bộ của khoa học, kỹ thuật áp dụng vào sản xuất cho thu nhập cao. Trong 3 năm qua, huyện Đức Cơ đã mở 46 lớp tập huấn về chăm sóc, phòng trừ bệnh cho cây trồng thu hút 2.425 lượt người tham dự; tổ chức hơn 30 buổi hội thảo về cách sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật cho 1.831 lượt người. Qua các lớp tập huấn, nông dân mạnh dạn thay đổi cách sản xuất không phù hợp, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi hướng đến nền sản xuất hàng hóa bền vững và phù hợp với nhu cầu thị trường.

Để nông dân làm giàu trên mảnh đất của mình, công tác đào tạo nghề cũng được huyện chú trọng. Chỉ tính riêng 3 năm gần đây, đã có 34 lớp đào tạo nghề được mở tại huyện Đức Cơ với hơn 1.570 lao động, chủ yếu là các nghề về nông nghiệp, phục vụ nông nghiệp và phi nông nghiệp. Chính việc đào tạo những nghề mà thị trường đang cần đã giúp các lao động ở Đức Cơ chuyển đổi ngành nghề, không phụ thuộc nhiều vào sản xuất nông nghiệp, góp

phần đa dạng các phương thức làm giàu. Nhằm tháo gỡ khó khăn về vốn sản xuất của nông dân, Hội Nông dân huyện đã phối hợp với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thông, Ngân hàng Chính sách Xã hội của huyện thông qua các hình thức khác nhau cho 2.403 hộ nông dân vay vốn với số tiền hơn 80 tỷ đồng, thông qua 57 tổ tiết kiệm để đầu tư sản xuất kinh doanh.

Đánh giá về phong trào nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi trên địa bàn huyện Đức Cơ, ông Võ Minh Khôi Chủ tịch Hội Nông dân huyện cho biết: Những năm qua, phong trào sản xuất, kinh doanh giỏi trên địa bàn huyện đã phát triển mạnh, nếu như giai đoạn năm 2010 - 2014 có 3.900 hộ thì đến nay đã có 4.291 hộ, số hộ có thu nhập hàng năm từ 200 đến 1 tỷ đồng/năm sau khi trừ chi phí cũng tăng lên. Chính phong trào nông dân sản xuất kinh doanh giỏi đã làm thay đổi bộ mặt nông thôn, góp phần xây dựng nông thôn mới và làm cho vùng biên thêm ấm no, hạnh phúc.

V.h

Trạm Truyền thanh cấp xã có nhiệm vụ hết sức quan trọng trong việc

đưa các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước đến với các tầng lớp nhân dân; phản ánh kịp thời tình hình thời sự, kinh tế, văn

hóa, xã hội, an ninh quốc phòng, nêu gương những điển hình tiên tiến, gương người tốt việc tốt trong các phong trào thi đua yêu nước; phản bác các quan điểm, luận điệu sai trái, các âm mưu thủ đoạn trong chiến lược “diễn biến hòa bình” của các thế lực

BÙI TRỌNg ThỦyTrưởng Ban Tuyên giáo Huyện ủy Kbang

Thực Trạng hoạT ĐỘng của TrạM Truyền Thanh

cấp xã - Từ Thực Tế huyện Kbang

Trạm Truyền thanh xã Đăk Hlơ, huyện KBang. Ảnh: TT

30 sinh hoaït nhaân daân 31sinh hoaït nhaân daân

thù địch trên lĩnh vực tư tưởng, văn hóa. Có thể khẳng định rằng, cùng với các loại hình, phương tiện tuyên truyền khác thì hoạt động của Trạm Truyền thanh cấp xã là kênh thông tin, tuyên truyền cực kỳ hữu hiệu ở cơ sở.

Nhận thức được tầm quan trọng của Trạm Truyền thanh ở cơ sở trong công tác tuyên truyền, trong những năm qua huyện Kbang đã tích cực triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia của Chính phủ đưa thông tin về cơ sở; đồng thời, bổ sung ngân sách của địa phương đầu tư trang bị mới, lắp đặt, sửa chữa, duy tu bảo dưỡng các Trạm Truyền thanh và hệ thống loa truyền thanh FM không dây ở các xã, thị trấn nhằm thông tin kịp thời các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước hàng ngày đến với đồng bào ở vùng sâu, vùng xa. Hiện nay, toàn huyện có 10/14 xã, thị trấn có Trạm Truyền thanh và 180 cụm loa FM không dây ở các thôn làng, tổ dân phố. Sau khi thành lập, các xã, thị trấn đã bố trí công chức văn hóa xã hội kiêm nhiệm phụ trách đài, xây dựng quy chế hoạt động, thành lập ban biên tập có 07 thành viên do đồng chí Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch

UBND xã làm Trưởng Ban biên tập. Bước đầu Ban biên tập trạm Truyền thanh các xã đã tổng hợp thông tin về kinh tế - xã hội, tuyên truyền, phổ biến kịp thời các nghị quyết của Đảng, chính sách của Nhà nước; tích cực tuyên truyền, nêu gương, nhân rộng những điển hình tiên tiến, gương người tốt việc tốt trong phong trào thi đua yêu nước, học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh và xây dựng nông thôn mới đến nhân dân. Đặc biệt, trong dịp bầu cử đại biểu Quốc hội và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016 – 2021 vừa qua, cùng với tiếp sóng của Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh và Đài Truyền thanh - Truyền hình huyện; hệ thống Trạm Truyền thanh cấp xã đã tuyên truyền thường xuyên, liên tục, kịp thời nội dung Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp, tiêu chuẩn người ứng cử; quy trình hiệp thương, quyền và nghĩa vụ của công dân trong bầu cử, thông tin ngày bầu cử và tuyên truyền sâu rộng kết quả cuộc bầu cử đến quảng đại quần chúng nhân dân góp phần vào thành công của cuộc bầu cử. Nhìn chung, trong thời gian vừa qua hệ thống truyền thanh cơ

sở hoạt động khá hiệu quả; tuy không đo đếm được bằng những con số cụ thể, nhưng nó thực sự đã có vai trò tích cực, góp phần nâng cao nhận thức về các chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến nhân dân ở cơ sở, nhất là vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số - nơi trình độ dân trí còn thấp, khi mà “văn hóa đọc” chưa trở thành thói quen và là nhu cầu tự thân của nhân dân thì những thông tin được phát qua hệ thống loa truyền thanh FM không dây hằng ngày, hằng giờ của hệ thống Trạm Truyền thanh cấp xã hết sức bổ ích và mang lại hiệu quả thiết thực.

Tuy nhiên, trên địa bàn huyện hiện vẫn còn 04 xã chưa có Trạm Truyền thanh (trong đó, có xã Kon Pne là xã cách trung tâm huyện 80 km và các phương tiện nghe nhìn trong nhân dân còn rất thiếu thốn) và 14 thôn làng chưa được trang bị cụm loa FM; bên cạnh đó, một số cụm loa FM không dây do ảnh hưởng của thời tiết khí hậu nóng ẩm của vùng Đông Trường Sơn nên thường xuyên bị hư hỏng, không sử dụng được nhưng chậm được sửa chữa, khắc phục. Về cán bộ quản lý Trạm Truyền thanh xã, theo Quyết định số 20/2015/

QĐ-UBND, ngày 07/9/2015 của UBND tỉnh quy định công chức văn hóa – xã hội kiêm phụ trách Trạm Truyền thanh nên gặp khó khăn cho việc quản lý, vận hành. Số cán bộ này lại chưa được đào tạo về chuyên môn kỹ thuật, nên khi máy móc thiết bị có sự cố hư hỏng đều phải nhờ nhân viên kỹ thuật của Đài TT-TH huyện sửa chữa khắc phục; dẫn đến, có thời gian hoạt động của đài bị gián đoạn kéo dài làm ảnh hưởng đến hiệu quả, chất lượng công tác tuyên truyền ở cơ sở, nhất là trong các dịp cao điểm cần tập trung tuyên truyền phục vụ nhiệm vụ chính trị của địa phương - đây chính là một vấn đề bất cập hiện nay làm giảm hiệu quả hoạt động của Trạm Truyền thanh cấp xã. Bên cạnh đó, việc đầu tư cũng chưa đồng bộ; ở hầu hết các xã, thị trấn, Trạm Truyền thanh đều chưa bố trí được phòng riêng để lắp đặt thiết bị. Việc biên tập thông tin còn “khoán trắng” cho cán bộ quản lý Trạm Truyền thanh kiêm nhiệm nên việc hoạt động mới chỉ dừng lại ở việc "tắt" - "mở" thiết bị để tiếp sóng, còn việc biên tập nội dung nhằm phổ biến các chủ trương, nghị quyết, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thông tin về kinh tế - xã

32 sinh hoaït nhaân daân 33sinh hoaït nhaân daân

hội, về thị trường - giá cả nông sản hàng hóa, về thời vụ gieo trồng, dự báo thời tiết nông vụ, thông tin về tình hình của địa phương đến người dân trên hệ thống truyền thanh còn rất hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu thực tế đang đặt ra.

Khẳng định vai trò, tầm quan trọng và tính thiết thực của Trạm Truyền thanh ở cơ sở trong công tác tuyên truyền, đóng góp thêm một kênh thông tin, giải trí hữu ích cho nhân dân ở vùng sâu, vùng xa. Trong thời gian tới, tỉnh nên quan tâm bố trí nguồn kinh phí đầu tư thỏa đáng hơn về cơ sở vật chất và trang thiết bị của hệ thốngTrạm Truyền thanh cấp xã; tổ chức quản lý và khai thác phát huy vai trò của đài trong công tác tuyên truyền, cải thiện đời sống tinh thần cho nhân dân nhằm phục vụ tốt hơn công tác đưa thông tin về cơ sở.

Cần nâng cao hơn nữa chất lượng hoạt động của các Trạm Truyền thanh, nhất là vai trò của ban biên tập nhằm đa dạng hóa thông tin, tuyên truyền; ngoài chương trình của Trung ương, của tỉnh, các xã, thị trấn cần xây dựng và biên tập chương trình, nội dung thông tin tuyên truyền

phù hợp, tăng thời lượng phát sóng, chọn thời gian phù hợp để tuyên truyền trên hệ thống loa truyền thanh tại các cụm dân cư về các sự kiện chính trị, thời sự, quan điểm, nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, thông tin kịp thời về các vấn đề kinh tế - xã hội của địa phương và thông tin về tình hình trên các lĩnh vực của địa phương; về thời tiết nông vụ, dự báo thời tiết, giá cả nông sản hàng hóa…đến các tầng lớp nhân dân.

Để khắc phục kịp thời các sự cố hư hỏng của thiết bị và hệ thống loa cần giao thêm nhiệm vụ cho Đài Truyền thanh - Truyền hình huyện đi đôi với bố trí nhân viên kỹ thuật (trên cơ sở biên chế hiện có) giúp trạm Truyền thanh xã thường xuyên kiểm tra, sửa chữa, khắc phục kịp thời các sự cố hư hỏng của thiết bị máy móc và hệ thống loa FM không dây. Hàng năm, tổ chức bồi dưỡng nâng cao kiến thức nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác văn hóa và ban biên tập ở Trạm Truyền thanh xã để từng bước nâng cao chất lượng hoạt động của Trạm Truyền thanh và công tác tuyên truyền ở cơ sở./.

B.T.T

Thời gian qua, công tác thông tin đối ngoại, nhất là công tác ngoại

giao nhân dân trên địa bàn các xã biên giới của tỉnh được tăng cường và thường xuyên quan tâm, qua đó thắt chặt tình đoàn kết, mối quan hệ láng giềng, hữu nghị, mở rộng hợp tác kinh tế với các tỉnh biên giới của Campuchia, góp phần giữ sự ổn định tình hình an ninh biên giới, đảm bảo toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ quốc gia. Bên cạnh những mặt tích cực, tình hình an ninh chính trị trên địa bàn tỉnh còn tiềm ẩn những yếu tố phức tạp. Tổ chức phản động FULRO, “Tin lành Đê Ga”, tà đạo “Hà Mòn” và các thế lực thù địch khác… thường xuyên tuyên truyền kích động đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh vượt biên trốn sang Campuchia, Thái Lan. Đời sống nhân dân hai bên biên giới còn nhiều khó khăn; trình độ nhận thức của người dân còn hạn chế… đã ảnh hưởng phần nào đến công tác thông tin đối

áNh hồNg

Gia Lai là tỉnh miền núi phía Bắc Tây Nguyên có 17 đơn

vị hành chính cấp huyện (01 thành phố, 02 thị xã và 14 huyện) với 222 xã, phường, thị trấn. Dân số trên 1,3 triệu người, gồm 34 dân tộc anh em cùng sinh sống. Là tỉnh có vị trí quan trọng về kinh tế, quốc phòng và an ninh, có 90 km đường biên giới giáp với tỉnh Ratanakiri qua địa bàn 07 xã thuộc 03 huyện (Đức Cơ, Chư Prông, Ia Grai) giao thông đường bộ chủ yếu thông qua cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh. Thời gian qua, Gia Lai luôn chú trọng và đẩy mạnh các hoạt động đối ngoại nhân dân nhằm thắt chặt thêm tình đoàn kết giữa 2 tỉnh láng giềng Gia Lai (Việt Nam) và Ratanakiri (Vương quốc Campuchia).

GIỮ VỮNG TÌNH ĐOÀN KẾT, HỮU NGHỊ GIỮA HAI TỈNH LÁNG GIỀNG

34 sinh hoaït nhaân daân 35sinh hoaït nhaân daân

ngoại và công tác ngoại giao nhân dân trên địa bàn 2 tỉnh.

Trước tình hình trên, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo các cơ quan chức năng của tỉnh triển khai thực hiện những nhiệm vụ và giải pháp phù hợp, sát với tình hình địa phương, đơn vị để góp phần ổn định tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn

tỉnh nói chung, trên tuyến biên giới của tỉnh nói riêng, trong đó tăng cường, đẩy mạnh công tác đối ngoại và ngoại giao nhân dân. Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị xã hội coi trọng và nỗ lực quán triệt chủ trương, đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước, tổ chức triển khai thực hiện các Bản ghi nhớ hợp tác giữa Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Gia Lai và

Mặt trận Đoàn kết phát triển Tổ quốc tỉnh Ratanakiri, tổ chức tốt các đợt làm việc, giao lưu nhân ngày Tết cổ truyền của hai quốc gia Việt Nam – Campuchia và các hoạt động giao lưu, giúp đỡ giữa 2 tỉnh biên giới láng giềng của 2 quốc gia, hoàn thành khối lượng lớn công việc đối ngoại nhân dân, góp phần thiết thực vào thành tích đối ngoại chung của tỉnh.

Trong các hoạt động giao lưu, kết nghĩa, giúp đỡ lẫn nhau giữa 2 tỉnh biên giới láng giềng phải kể đến là công tác tổ chức tìm kiếm, cất bốc, hồi hương hài cốt liệt sĩ quân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam hy sinh tại Campuchia về nước. Từ năm 2001 đến nay đã quy tập được 1.315 hài cốt. Phát huy truyền thống tương thân, nhân ái, tỉnh Gia Lai luôn quan tâm đến công tác cứu trợ người dân Campuchia dọc biên giới tỉnh Gia Lai bị ảnh hưởng của thiên tai, bảo lũ. Đặc biệt, trong mùa bão lũ năm 2013, các chiến sỹ Đồn Biên phòng Ia Lốp, huyện Chư Prông cứu 19 người là quân, dân Campuchia, trú tại huyện biên giới Ôyađao, tỉnh Ratanakiri thoát khỏi cơn lũ dâng cao bất ngờ.

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp tỉnh Gia Lai và các tổ chức thành viên chỉ riêng trong 2 năm (2015 và 2016) đã tổ chức hàng chục đoàn công tác đến thăm, làm việc với Mặt trận và nhân dân các địa phương thuộc tỉnh Ratanakiri – Campuchia. Thường xuyên phối hợp với Mặt trận và chính quyền các huyện, xã giáp biên giới tổ chức tuyên truyền đến các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ về hình ảnh đất nước, văn hóa, con người Campuchia; về ý nghĩa

Đoàn cán bộ tỉnh Gia Lai do đồng chí Võ Ngọc Thành - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã có chuyến thăm và làm việc tại tỉnh Ratanakiri (Vương quốc Campuchia). Ảnh: Q.T

36 sinh hoaït nhaân daân 37sinh hoaït nhaân daân

của việc xây dựng tình đoàn kết láng giềng giữa nhân dân hai tỉnh Gia Lai - Việt Nam, Ratanakiri – Vương quốc Campuchia, đặc biệt là tổ chức các hoạt động giao lưu, thăm hỏi, hỗ trợ giúp đỡ người dân nghèo tại các làng, xã khó khăn thuộc tỉnh Ratanakiri – Campuchia; riêng năm 2015, Uỷ ban MTTQ Việt Nam tỉnh Gia Lai phối hợp với Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh, Đồn Biên phòng CKQT Lệ Thanh và Chính quyền, Mặt trận huyện Ôjađao xây dựng 03 căn nhà “Đoàn kết – Hữu nghị” tặng cho 03 hộ nghèo tại làng Bó lớn, xã Bó Nhầy, huyện Ôyađao, tỉnh Ratanakiri – Campuchia với tổng giá trị 210 triệu đồng và tặng hàng trăm xuất quà cho chính quyền tỉnh Ratanakiri và lực lượng bảo vệ biên giới Campuchia; tổ chức khám bệnh, cấp phát thuốc cho hàng thăm lượt người dân thuộc các xã giáp biên giới tỉnh Ratanakiri; tạo điều kiện thuận lợi cho gần 200 công dân tỉnh Ratanakiri- Campuchia sang tỉnh Gia Lai thăm quan và khám chữa bệnh… Đặc biệt là triển khai các chương trình ký kết giao ước thi đua với các xã biên giới của tỉnh Ratanakiri, đến nay đã có 05/07 xã biên giới của tỉnh Gia Lai đã tổ chức ký kết giao ước thi đua với các xã biên giới

của tỉnh Ratanakiri; có 03/07 xã đã tổ chức kết nghĩa với các xã biên giới của tỉnh Ratanakiri tạo sự gắn bó bền chặt giữa hai bên.

Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Gia Lai là lực lượng nòng cốt, chuyên trách trong công tác bảo vệ chủ quyền lãnh thổ biên giới quốc gia, giữ vững ANCT - TTATXH ở khu vực biên giới, những năm qua, BĐBP tỉnh đã tổ chức tuyên truyền hàng ngàn buổi, làm việc trực tiếp, gián tiếp với các lực lượng bảo vệ biên giới tỉnh Ratanakiri (CPC), tổ chức tuần tra song phương và tuyên truyền đối ngoại cho hàng ngàn lượt người. Với các đối tượng tuyên truyền là cán bộ, nhân dân trên địa bàn biên giới của tỉnh và lực lượng bảo vệ biên giới, cán bộ chính quyền và nhân dân khu vực biên giới nước bạn CPC. Nội dung chủ yếu tập trung tuyên truyền về đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta theo tinh thần “Việt Nam là bạn, đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế phấn đấu vì hoà bình độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội”; về kết quả phát triển tình hữu nghị giữa hai nước VN-CPC theo tinh thần “Láng giềng tốt đẹp, hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện, bền vững, lâu dài”, tôn trọng độc lập chủ quyền và toàn vẹn

lãnh thổ, không xâm phạm lẫn nhau, bình đẳng cùng có lợi; về những phát triển mới trong quan hệ hai nước qua các chuyến thăm của lãnh đạo cấp cao Nhà nước, kết quả các chuyến thăm và làm việc giữa lãnh đạo chính quyền hai tỉnh, huyện; những kết quả giúp đỡ lẫn nhau giữa hai nước trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội, quốc phòng an ninh…; tuyên truyền chống các luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch nhằm thực hiện âm mưu phá hoại khối đại đoàn kết các dân tộc, chia rẽ tình đoàn kết hữu nghị đặc biệt giữa VN-CPC, qua đó vận động người dân thực hiện nghiêm Hiệp định, Quy chế biên giới, tích cực tham gia phong trào tự quản đường biên, an ninh trật tự thôn làng, khu vực biên giới, tố giác và ngăn chặn các âm mưu, hành động móc nối, đưa người vượt biên trái phép… Đồng thời BĐBP tỉnh đã tham mưu tổ chức kết nghĩa được 04 cụm dân cư hai bên biên giới thuộc tỉnh Gia Lai (Việt Nam) và tỉnh Ratanakiri (Campuchia), qua đó góp phần củng cố, đẩy mạnh truyền thống đoàn kết, tình hữu nghị hợp tác giữa hai dân tộc.

Công an tỉnh xây dựng và triển khai thực hiện Chương trình

“Bảo vệ chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ, giữ gìn an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội trên khu vực biên giới”; đẩy mạnh phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”; tổ chức tuyên truyền phát động phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, tấn công chính trị với các đối tượng tội phạm, các đối tượng có liên quan đến hoạt động FULRO tại các thôn, làng… nhằm góp phần giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.

Có thể nói, công tác đối ngoại nhân dân được đẩy mạnh thông qua các hoạt động kết nghĩa, giao lưu văn hóa giữa Mặt trận và các tổ chức, đoàn thể của tỉnh với các tỉnh của nước bạn Campuchia. Đồng thời được triển khai dưới nhiều hình thức, thông qua nhiều kênh và đã đạt được những kết quả quan trọng, góp phần phát triển kinh tế, giữ vững an ninh chính trị, quảng bá về hình ảnh, tiềm năng, thế mạnh của tỉnh và xúc tiến kêu gọi đầu tư có hiệu quả, góp phần thúc đẩy mối quan hệ đoàn kết, hữu nghị, hợp tác cùng phát triển trên nhiều lĩnh vực giữa Gia Lai với tỉnh Ratanakiri, góp phần duy trì đường biên giới hòa bình giữa 2 nước Việt Nam - Campuchia./.

a.h

38 sinh hoaït nhaân daân 39sinh hoaït nhaân daân

Đẹp MãI chuyện Tình

Những người lính đảo Trường Sa và Nhà giàn DK1 đóng quân giữa ngàn khơi, 6 tháng hoặc 1 năm xa vợ, xa con đã là một sự hi sinh lớn lao của người lính

thời bình. Vậy mà chiến sĩ Đỗ Xuân Tâm của Đoàn tàu không số năm xưa xa vợ mười năm. Để rồi cuộc hội ngộ bất ngờ không hẹn ước sau gần 4 ngàn ngày cách biệt, không có tiếng khóc nghẹn ngào, chỉ có ánh mắt thẳm sâu và vòng tay siết chặt như thay lời muốn nói: Mười năm không gặp, em vẫn chờ anh.

THỦY THỦ Tàu kHông sốMaI ThẮNg

Tàu không số mật hiệu 187 chở vũ khí vào Nam. ảnh tư liệu

Không hẹn ngày về Để tiếp tục chi viện vũ khí

trang bị cho chiến trường miền Nam đánh thắng giặc Mỹ, con tàu không số mang mật danh 187 được lệnh vượt biển sang cảng Hậu Thủy Trung Quốc tiếp nhận vũ khí trang bị chở vào miền Nam. Trước khi đi, Tâm báo cáo đơn vị xin nghỉ 7 ngày phép cưới vợ. Đám cưới thời chiến của chiến sĩ tàu không số với cô Bí thư chi đoàn 21 tuổi Nguyễn Thị Xuân giản dị, chỉ có bánh kẹo, thuốc lá Sông Cầu, trầu cau, không có cỗ bàn. Cô dâu mặc quần lụa, áo lon trắng,

chú rể mặc quần xanh, áo xanh nõn chuối, đóng phăng. Ngày ấy cô dâu không có hoa cưới, chỉ có chiếc túi bốn quai, cầm cho đỡ ngượng ngày về nhà chồng. Trong đó có cái gương, cái lược, chứ không có nhẫn vàng, vòng bạc như bây giờ.

Ông Tâm cưới vợ được đến ngày thứ 3, thì có lệnh đơn vị triệu tập cho chuyến vượt biển mới. Ngày tạm biệt chồng, chị Xuân nghẹn ngào rơi lệ tiễn chồng ra đầu ngõ, ông Tâm cầm tay vợ nói “Anh đi không hẹn ngày về, nhưng em hãy tin nhất định anh sẽ sống và luôn ở bên

Ông Đỗ Xuân Tâm. Ảnh: do ông Tâm cung cấp.

40 sinh hoaït nhaân daân 41sinh hoaït nhaân daân

em”. Xuân gục đầu vào vai Tâm nói trong nước mắt: “Anh không hẹn ngày về nhưng em vẫn chờ anh”. Tâm ôm vợ và khoác ba lô ra đi trong niềm thương nhớ ấy.

Ngày 11/6/1966 từ Cống Đông - Quảng Ninh, con tàu không số mang mật danh 187 vượt biển ra khơi, chở đầy ắp tình yêu quê hương đất nước của 18 thủy thủ. Thuyền trưởng là Phan Xã, chính trị viên là Lê Công Thương, ông Tâm là thủy thủ. Chuyến đi này, cấp trên tăng cường “cố vấn” thuyền trưởng Dương Tấn Kịch. Ông là người rất giỏi thiên văn địa lý và chính trị viên Hồ Đức Thắng. Sau 8 ngày lênh đênh trên hải phận quốc tế và vòng tránh sự lùng soát của tàu địch, chiều 19/6/1966, tàu 187 đã bắt được liên lạc với Côn Đảo, nhưng do trời nhá nhem tối, nên tàu không thể vào bến được. Để bảo đảm bí mật và an toàn, thuyền trưởng Phan Xã đã quyết định cho tàu thả trôi. Bỗng trên trời có tiếng gầm rú, rồi chiếc máy bay trinh sát của địch từ đâu xuất hiện. Chúng bay vòng đi, vòng lại rồi dừng lại phía ca-bin chụp ảnh. Mặc cho chúng chụp, các chiến sĩ giả vờ như không biết, việc ai nấy làm, người câu cá, người

nấu ăn, người xách nước, người tắm giặt, người vá lưới. “Tình huống lúc đó gay cấn lắm nhưng tất cả anh em đều rất bình tĩnh. Tôi thì đang nấu ăn trong bếp. Khi máy bay sà xuống thấp, tôi nhìn rõ tên phi công địch. Tôi còn cầm chiếc đùi gà to giơ lên. Một tên địch nhìn tôi nhoẻn miệng cười”. Ông Tâm nhớ lại.

Do đi trong đêm tối, không có hải đồ và để giữ bí mật, tàu không được phép phát tín hiệu nhiều lần. Vì vậy, ngay cả đến khi tàu vào gần sát bờ cũng không biết đi hướng nào cho đúng. Khi tàu vào gần bến Vàm Ba Động, Hồ Đức Thắng căng mắt nhìn phía trước hô lên: “Anh Kịch ơi, anh nhầm rồi, tôi xin lấy tính mạng của mình mà đảm bảo rằng đây không phải là Vàm Ba Động”. Hai cố vấn kỳ cựu - một người dựa vào kiến thức thiên văn, một người dựa vào kinh nghiệm đều cho rằng nhận định của mình là chính xác. Khi đó, chi uỷ Chi bộ tàu 187 tổ chức hội ý chớp nhoáng, xác định lại phương hướng và tìm bến cập tàu, nhưng không ai có phương án tối ưu, vì chưa ai khẳng định chắc chắn bến Vàm Ba Động là ở phía trước. Cuối cùng, chi uỷ thống nhất xin ý

kiến trên. Cấp trên điện chỉ đạo “Tìm ngư dân để hỏi”. Ngay sau đó tàu gặp một chiếc ghe, trên ghe có một ông già khoảng ngoài 60 tuổi và một cậu bé hơn 10 tuổi. “Lúc đó tôi hỏi: ông cho hỏi đây là ở đâu, có phải Vàm Ba Động không?. Do hoảng hốt nên ông già chưa kịp nói câu nào, còn cậu bé thì sợ quá khóc thét. Ông già ngư dân chưa kịp trả lời, bỗng trên trời tiếng máy bay ầm ầm xuất hiện, chúng nhào tới thả một loạt pháo sáng rồi bắn xối xả vào tàu”, ông Tâm hồi tưởng lại.

Tình huống nguy cấp quá, trời đã sáng rõ, tàu địch từ hướng Bắc lao tới bắn dữ dội. Không còn cách nào khác, phải hủy tàu để giữ con đường bí mật. Thuyền trưởng Phan Xã lệnh cho máy trưởng Vũ Sơn An khẩn trương lắp kíp bộc phá để hủy tàu, còn tất cả các thủy thủ rời tàu nhảy xuống biển, tìm cách bơi vào bờ, bí mật liên lạc với nhân dân, xin ứng cứu. Giữa làn đạn địch dầy đặc, các chiến sĩ vừa bơi vào bờ, vừa bắn trả lại. Bơi vào được bờ, nhưng tàu chưa hủy được. Không thể để tàu rơi vào tay địch, thuyền trưởng Phan Xã đã bắt liên lạc với đồng chí Tư Mau (tức Phan

Văn Nhờ, khi đó là Đoàn phó Đoàn 962 của Quân khu 9), điều hai khẩu ĐKZ tới bắn vào tàu. Hai làn đạn DKZ vang dậy cả một vùng rộng lớn mà con tàu chỉ bốc cháy chứ không nổ.

Sau chuyến đi ấy, ông Tâm và đồng đội nhận lệnh của Đoàn 125 hành quân bộ sang Campuchia để từ đó ra Bắc, nhưng khi vừa đặt chân tới biên giới thì tình hình chính trị Campuchia có biến động, cả đoàn quay về rừng đước Cà Mau chờ thời cơ. Nào ngờ, ông và nhiều đồng đội đã phải chờ đợi tới cả chục năm trên vùng đất Mũi sình lầy ấy.

10 năm nguyên vẹn, 10 năm nhớ thương

Quãng thời gian 10 năm biền biệt xa người vợ trẻ, cũng là 10 năm hai vợ chồng ông Tâm không được phép viết cho nhau một dòng thư nhắn gửi. Ông bảo, hồi xin nghỉ phép 7 ngày về cưới vợ, ai cũng bảo anh chàng này “đánh nhanh rút gọn”, nhưng thực ra trước đó ông đã báo cáo với đơn vị về “một nửa” của mình là cô gái 21 tuổi Nguyễn Thị Xuân - người cùng quê và đang là Bí thư Thị đoàn Đồ Sơn.

Hôm tổ chức, đơn vị còn

42 sinh hoaït nhaân daân 43sinh hoaït nhaân daân

chu đáo cho xe và cử cán bộ về cùng lo liệu đám cưới. Cũng như nhiều chuyến đi trước, khi bước chân lên tàu, ông Tâm và các đồng đội của ông đều phải để lại mọi thứ liên quan, từ tên tuổi, quê hương gia đình cho đến cả người thân cũng phải giấu. Những ngày ông xa nhà, chị Xuân có đến Đoàn 125 để hỏi tin tức chồng, nhưng lần nào cũng chỉ nhận được thông báo ngắn gọn: “Chồng đang đi công tác xa nhà”. Chị lại trở về trong niềm nhớ thương khắc khoải. Còn ông Tâm trong suốt thời gian hoạt động trong vùng rừng đước Cà Mau, ông hoàn toàn bặt tin gia đình. Kể từ ngày chia tay người vợ mới cưới (03/3/1965) để nhận nhiệm vụ trên tàu 187 cho tới ngày đất nước thống nhất, đúng 10 năm ròng rã ông bặt vô âm tín. Có những lúc ông nghĩ, vợ ông chắc không còn nữa, đã lấy chồng khác hoặc có thể hi sinh. “Dù 10 năm hay 20 năm, tôi vẫn yêu vợ và mong ngày trở về đoàn tụ gia đình. Ngày ấy miền Bắc bị máy bay Mỹ oanh tạc dữ dội. Nghe trên đài tiếng nói Việt Nam phát bản tin thành phố Hải Phòng, Quảng Ninh bị bom đạn Mỹ oanh tạc tàn phá, tim tôi như thắt lại. Tôi

vẫn hi vọng bà ấy chờ tôi, nhưng tôi không biết sống không mà về”, ông Tâm chia sẻ.

Một ngày trung tuần tháng 6 năm 1975, chiếc xe U oát đỗ xịch trước sân đơn vị, một cô gái tay cầm chiếc nón lá miền Bắc bước ra khỏi xe. “Đúng vợ mình thật rồi”. Tâm ào chạy lại gần vợ. Chẳng ai nói được câu gì. Thay lời tình yêu là cái nhìn sâu thẳm của Xuân và vòng tay siết chặt của Tâm trước tiếng vỗ tay của đồng đội. Sau này, khi hỏi vợ tại sao trong phút giây trùng phùng sau hàng nghìn ngày xa cách ấy mà em không hề rơi nước mắt? bà Xuân trả lời: “Từng ấy năm em đã khóc thầm vì mòn mỏi đợi chờ, hy vọng nên bao nhiêu nước mắt đã lặn hết vào tim em rồi”.

Nói về chuyện xa vợ đằng đẵng 10 năm, ông Tâm bảo “10 năm đợi chờ cũng là thước đo chung thủy. Ngày ấy, chiến tranh liên miên, tình yêu phần lớn đã giành cho Tổ quốc, còn đối với tình cảm riêng tư chỉ là thứ yếu thôi. Tình yêu sau mười năm không gặp tình chừng đã cũ, nhưng không, với tôi cho đến bây giờ vẫn vẹn nguyên như ngày mới cưới”.

M.T

Những điểm mới trong chính sách miễn giảm tiền sử

dụng, tiền thuê đấtNghị định 135/2016/NĐ-CP

ngày 09/9/2016 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều về thu tiền sử dụng đất, thu tiền thuê đất, thuê mặt nước. (sửa đổi, bổ sung Nghị định 45/2014/NĐ-CP và Nghị định 46/2014/NĐ-CP), quy định:

- Không áp dụng miễn, giảm tiền sử dụng đất cho người trúng đấu giá quyền sử dụng đất (QSDĐ) để giao đất có thu tiền sử dụng đất nếu họ thuộc đối tượng được miễn, giảm tiền sử dụng đất.

- Việc miễn, giảm tiền sử dụng đất khi giao đất cho các đối tượng thuộc diện chính sách cải thiện nhà ở được thực hiện theo chính sách có liên quan và không thông qua hình

Thoâng tin Phaùp lyù

thức đấu giá QSDĐ.- Không áp dụng miễn, giảm

tiền thuê đất trong trường hợp đấu giá QSDĐ để cho thuê.

Đặc biệt, tổ chức được cho thuê đất trả tiền thuê đất hàng năm và đang trong thời gian được hưởng ưu đãi về miễn, giảm tiền thuê đất khi thực hiện chuyển đổi mô hình hoạt động hoặc cổ phần hóa thì:

Tổ chức đó sau khi chuyển đổi, cổ phần hóa tiếp tục được hưởng ưu đãi về miễn, giảm tiền thuê đất cho thời gian ưu đãi còn lại nếu vẫn sử dụng đất vào mục đích đã được miễn, giảm tiền thuê đất trước đó.

Chính sách miễn tiền SDĐ, thuê đất với các dự án nhà ở xã hội

Theo Thông tư 139/2016/TT-BTC ngày 16/9/2916 của Bộ Tài chính về Hướng dẫn miễn tiền sử dụng đất, tiền

44 sinh hoaït nhaân daân 45sinh hoaït nhaân daân

thuê đất, hoàn trả lại hoặc khấu trừ vào nghĩa vụ tài chính cho chủ đầu tư khi đầu tư xây dựng nhà ở xã hội và phương pháp xác định tiền sử dụng đất phải nộp khi người mua, thuê mua được phép bán lại nhà ở xã hội thì việc miễn tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đối với các dự án xây dựng nhà ở xã hội không sử dụng nguồn vốn Ngân sách Nhà nước được thực hiện như sau:

- Miễn tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đối với toàn bộ diện tích đất đã được Nhà nước giao, cho thuê để đầu tư xây dựng nhà ở xã hội; (Bao gồm cả quỹ đất để đầu tư xây dựng công trình kinh doanh thương mại đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt trong phạm vi dự án xây dựng nhà ở xã hội).

- Miễn tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đối với toàn bộ diện tích đất để đầu tư xây dựng nhà ở xã hội sử dụng quỹ đất 20% của các dự án phát triển nhà ở thương mại, dự án đầu tư phát triển đô thị; (Bao gồm cả phần diện tích đất 20% để đầu tư xây dựng công trình kinh doanh thương mại được cấp có thẩm quyền phê duyệt trong phạm vi

dự án xây dựng nhà ở xã hội).Về thời gian nghỉ Tết Âm

lịch 2017 của Cán bộ, công chức, viên chức:

Theo Công văn 9794/VPCP-KGVX, ngày 14/11/2016 của Văn phòng Chính phủ về việc nghỉ Tết Âm lịch năm 2017 đối với cán bộ, công chức, viên chức: Thủ tướng Chính phủ đồng ý với phương án nghỉ Tết Âm lịch 07 ngày mà Bộ LĐTB&XH đề xuất trước đó.

Cụ thể, Tết Âm lịch năm nay sẽ nghỉ 07 ngày liên tục từ Thứ 5 ngày 26/01/2017 đến hết Thứ 4 ngày 01/02/2017 (tức nghỉ từ ngày 29 tháng Chạp năm Bính Thân đến hết mùng 5 tháng Giêng năm Đinh Dậu).

Đồng thời, Thủ tướng yêu cầu đối với các cơ quan, đơn vị không thực hiện nghỉ cố định thứ Bảy và Chủ Nhật hằng tuần sẽ căn cứ vào chương trình, kế hoạch cụ thể của đơn vị để bố trí lịch nghỉ cho phù hợp.

Về tổ chức và hoạt động thanh tra các kỳ thi

Ngày 13/10/2016, Bộ GD&ĐT ban hành Thông tư 23/2016/TT-BGDĐT quy định về tổ chức và hoạt động thanh tra các kỳ thi. Theo đó:

- Thông tư quy định chi tiết các nội dung thanh tra các kỳ thi; từ công tác chuẩn bị, coi thi, chấm bài; xét tuyển, xét tốt nghiệp đến việc tổ chức thực hiện và đánh giá luận văn, luận án.

- Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà các đối tượng được thanh tra, các đối tượng có liên quan sẽ bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự; khi có các hành vi:

+ Không cung cấp thông tin, tài liệu hoặc cung cấp thông tin, tài liệu không chính xác, thiếu trung thực; chiếm đoạt, thủ tiêu tài liệu, vật chứng liên quan đến nội dung thanh tra.

+ Chống đối, cản trở, mua chuộc, trả thù, trù dập người làm nhiệm vụ thanh tra, người cung cấp thông tin, tài liệu cho hoạt động thanh tra; gây khó khăn cho hoạt động thanh tra.

+ Đưa hối lộ; Vu cáo, vu khống đối với người làm nhiệm vụ thanh tra.

+ Không thực hiện, thực hiện không đầy đủ, không kịp thời nghĩa vụ, trách nhiệm của mình được ghi trong kết luận thanh tra, quyết định xử lý về

thanh tra.Chính thức tăng lương cơ

sở từ ngày 01/7/2017Nghị quyết về dự toán ngân

sách nhà nước năm 2017 (được Quốc hội thông qua vào chiều ngày 11 tháng 11 năm 2016).

Theo đó, Quốc hội giao Chính phủ thực hiện điều chỉnh mức lương cơ sở từ 1,21 triệu đồng/tháng lên 1,3 triệu đồng/tháng, điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp ưu đãi người có công tăng bằng mức tăng lương cơ sở, thời điểm thực hiện từ ngày 1 tháng 7 năm 2017.

Như vậy, trong thời gian tới Chính phủ sẽ hiện thực hóa nội dung nêu trên bằng việc ban hành Nghị định mới để thay thế cho Nghị định 47/2016/NĐ-CP quy định mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang.

Để thực hiện được nội dung này Quốc hội yêu cầu các bộ, cơ quan Trung ương, địa phương trên cơ sở dự toán ngân sách nhà nước được giao tự cân đối để bố trí nguồn tăng mức lương cơ sở.

46 sinh hoaït nhaân daân 47sinh hoaït nhaân daân

Ảnh minh họa

được quy định tại Thông tư 219/2016/TT-BTC (có hiệu lực từ ngày 01/01/2017) về mức phí, lệ phí trong lĩnh vực xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, cư trú tại Việt Nam.

Bên cạnh đó, Thông tư này cũng quy định một số mức phí, lệ phí mới như sau:

- Lệ phí cấp thẻ ABTC của thương nhân APEC là 1.200.000 đồng/lần cấp đầu tiên và 1.000.000 đồng khi cấp lại.

- Phí cấp thị thực đối với loại có giá trị trên 01 tháng đến 02 năm là 145 USD.

- Phí cấp thị thực đối với loại có giá trị trên 05 tháng đến 05 năm là 155 USD.

- Phí cấp thị thực cho trẻ em dưới 14 tuổi (không phân biệt thời hạn) là 25 USD.

- Phí cấp thị thực theo Thỏa thuận song phương về cấp thị thực giá trị nhập xuất cảnh nhiều lần, thời hạn 01 năm là 100 USD.

- Công dân thuộc hộ nghèo theo quy định của pháp luật;

- Công dân dưới 18 tuổi, mồ côi cả cha lẫn mẹ, không nơi nương tựa.

Tăng mức phí chứng thực hợp đồng, giao dịch

Thông tư 226/2016/TT-BTC đã tăng mức phí chứng thực hợp đồng, giao dịch. Cụ thể như sau:

- Phí chứng thực hợp đồng, giao dịch: 50.000 đồng/hợp đồng, giao dịch (tăng 20.000 đồng).

- Phí chứng thực việc sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hợp đồng, giao dịch: 30.000 đồng/hợp đồng, giao dịch (tăng 10.000 đồng).

- Phí sửa lỗi sai sót trong hợp đồng, giao dịch đã được chứng thực: 25.000 đồng/hợp đồng, giao dịch (tăng 15.000 đồng).

Lệ phí gia hạn hộ chiếu là 100.000 đồng/lần

Đây là nội dung mới

tượng được miễn lệ phí khi cấp mới thẻ Căn cước công dân, bao gồm:

- Công dân dưới 16 tuổi;- Bố, mẹ, vợ, chồng, con

dưới 18 tuổi của liệt sỹ;- Thương binh, người hưởng

chính sách như thương binh và con dưới 18 tuổi của hai đối tượng này;

- Bệnh binh;- Công dân thuộc các xã, thị

trấn vùng cao theo quy định của Ủy ban Dân tộc;

Một số đối tượng được miễn lệ phí cấp mới căn cước công dân.

Từ ngày 01/01/2017, công dân từ 16 tuổi trở lên làm thủ tục cấp mới thẻ Căn cước công dân không còn được miễn lệ phí theo quy định hiện hành mà phải đóng lệ phí là 30.000 đồng.

Đây là nội dung được quy định tại Thông tư 256/2016/TT-BTC; đồng thời Thông tư này cũng quy định rõ các đối

TƯỜNG VI (Tổng hợp)

48 sinh hoaït nhaân daân 49sinh hoaït nhaân daân

MỘT SỐ CHÍNH SÁCH MỚI CÓ HIỆU LỰC TRONG THÁNG 12 NĂM 2016 VÀ THÁNG 01 NĂM 2017

Cách tính phụ cấp độc hại khi công tác tại nghĩa trang liệt sĩ

Thông tư 30/2016/TT-BLĐTBXH hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp độc hại, nguy hiểm áp dụng đối với người làm công tác quản trang tại nghĩa trang liệt sĩ có hiệu lực ngày 10/12/2016.

Theo đó, phụ cấp độc hại, nguy hiểm được tính theo thời gian thực tế làm việc tại nơi có các yếu tố độc hại, nguy hiểm:

- Làm việc dưới 4 giờ/ngày: tính bằng 1/2 ngày làm việc

- Làm việc từ 4 giờ trở lên: tính cả ngày làm việc.

Phụ cấp độc hại, nguy hiểm được trả cùng kỳ lương hàng tháng và không để dùng tính đóng, hưởng chế độ bảo hiểm xã hội.

Quy định mới về chứng từ thanh toán để khấu trừ thuế GTGT

Thông tư 173/2016/TT-

BTC sửa đổi quy định về điều kiện khấu trừ thuế giá trị gia tăng (GTGT) đầu vào tại Khoản 3 Điều 15 Thông tư 219/2013/TT-BTC được ban hành ngày 28/10/2016.

Theo đó, bỏ quy định: Tài khoản của bên mua và tài khoản của bên bán phải là tài khoản đã đăng ký hoặc thông báo với cơ quan thuế.

Như vậy, cho dù không thực hiện thông báo hay đăng ký TK với cơ quan thuế thì chứng từ thanh toán giữa 2 TK mở tại tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán vẫn là điều kiện để đơn vị được khấu trừ thuế GTGT đầu vào.

Ngoài ra, theo quy định mới này thì không cần phải thực hiện đăng ký tài khoản giao dịch với cơ quan thuế trước khi thực hiện thanh toán:

+ Từ tài khoản của bên mua sang tài khoản bên bán mang tên chủ doanh nghiệp tư nhân;

hoặc+ Từ tài khoản của bên mua

mang tên chủ doanh nghiệp tư nhân sang tài khoản bên bán.

Thông tư 173/2016/TT-BTC có hiệu lực từ ngày 15/12/2016.

Phân bổ vốn ngân sách Trung ương (NSTW) và tỷ lệ vốn đối ứng ngân sách địa phương (NSĐP) cho chương trình Giảm nghèo bền vững

Ngày 31/10/2016, Thủ tướng ban hành Quyết định 48/2016/QĐ-TTg về việc phân bổ vốn ngân sách Trung ương (NSTW) và tỷ lệ vốn đối ứng ngân sách địa phương (NSĐP) cho chương trình Giảm nghèo bền vững.

Theo đó, việc phân bổ vốn đầu tư phát triển và kinh phí sự nghiệp cho các địa phương từ NSTW sẽ dựa vào các tiêu chí sau:

- Quy mô dân số và số hộ dân tộc thiểu số;

- Tỷ lệ hộ nghèo và quy mô hộ nghèo;

- Diện tích đất tự nhiên;- Đơn vị hành chính và huyện

có xã biên giới;Bên cạnh đó, ngoài nguồn

vốn hỗ trợ từ NSTW, các địa phương nhận hỗ trợ từ NSTW phải bố trí nguồn vốn đối ứng hằng năm theo tỷ lệ tối thiểu

như sau (tính trên tổng NSTW hỗ trợ thực hiện Chương trình):

- Các địa phương đang nhận hỗ trợ từ NSTW từ 70% trở lên: tùy thuộc vào khả năng cân đối NSĐP;

- Các địa phương đang nhận hỗ trợ từ NSTW từ 50% - dưới 70%: tối thiểu bằng 10%;

- Các địa phương đang nhận hỗ trợ từ NSTW dưới 50%: tối thiểu bằng 15%.

Quyết định 48/2016/QĐ-TTg có hiệu lực từ ngày 15/12/2016.

Tiêu chí xác định thôn đặc biệt khó khăn, xã thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2016 – 2020.

Ngày 03/11/2016, Thủ tướng ban hành Quyết định 50/2016/QĐ-TTg về tiêu chí xác định thôn đặc biệt khó khăn, xã thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2016 – 2020.

Theo đó, thôn đặc biệt khó khăn là thôn có 01 trong 02 tiêu chí sau:

1. Tổng tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo từ 65% trở lên (trong đó tỷ lệ hộ nghèo từ 35% trở lên) theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều giai đoạn 2016 – 2020 (chuẩn nghèo).

2. Tổng tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo từ 55% trở lên (các

50 sinh hoaït nhaân daân 51sinh hoaït nhaân daân

tỉnh Đông Nam Bộ , Đồng bằng sông Cửu Long từ 30% trở lên) theo chuẩn nghèo và có 02 trong 03 yếu tố sau:

- Trục đường chính giao thông thôn hoặc liên thôn chưa được cứng hóa theo tiêu chí nông thôn mới;

- Từ 60% trở lên số phòng học cho lớp mẫu giáo chưa được kiên cố;

- Chưa có Nhà văn hóa - Khu thể thao thôn theo quy định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

Riêng các thôn có hộ dân tộc thiểu số từ 80% trở lên chỉ cần đáp ứng 01 trong 03 yếu tố nêu trên.

Quyết định 50/2016/QĐ-TTg có hiệu lực từ ngày 20/12/2016.

Lệ phí cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng

Thông tư 172/2016/TT-BTC được ban hành ngày quy định mức thu, chế độ thu, nộp lệ phí cấp giấy phép hoạt động xây dựng (HĐXD). Theo đó:

- Mức thu lệ phí cấp lần đầu quy định như sau:

+ Cấp chứng chỉ năng lực HĐXD cho tổ chức: 1 triệu đồng/chứng chỉ.

+ Cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng cho cá

nhân: 300.000 đồng/chứng chỉ.- Mức thu lệ phí cấp lại, cấp

bổ sung, điều chỉnh, chuyển đổi bằng 50% mức thu lệ phí cấp lần đầu.

- Lệ phí cấp giấy phép HĐXD cho nhà thầu nước ngoài: 2 triệu đồng/giấy phép.

Thông tư 172/2016/TT-BTC có hiệu lực ngày 01/01/2017 và thay thế Thông tư 33/2012/TT-BTC.

Định mức giao dự toán tài chính công đoàn năm 2017

Quyết định 1699/QĐ-TLĐ quy định về nguyên tắc xây dựng và giao dự toán tài chính công đoàn năm 2017 được ban hành ngày 18/10/2016.

Theo đó, định mức tính giao dự toán năm 2017 của Tổng Liên đoàn cho các đơn vị như sau:

- Định mức chi làm căn cứ xác định đơn vị được cấp hỗ trợ là 180 triệu đồng/người/năm;

- Đơn vị tự cân đối là 190 triệu đồng/người/năm;

- Đơn vị nộp nghĩa vụ về Tổng Liên đoàn là 200 triệu đồng/người/năm.

Quyết định 1699/QĐ-TLĐ có hiệu lực thực hiện trong năm tài chính 2017.

52 sinh hoaït nhaân daân 53sinh hoaït nhaân daân