d˜ch v˚ qu˛n lý qu˝ đˆu tư d˜ch v˚ qu˛n lý danh m˚c đˆu tư · triển vọng thị...

20
Phát hành ngày 27.04.2011 www.vinafund.com Dịch vụ Quản lý Quỹ đầu tư Dịch vụ Quản lý Danh mục đầu tư

Upload: others

Post on 30-Aug-2019

6 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: D˜ch v˚ Qu˛n lý Qu˝ đˆu tư D˜ch v˚ Qu˛n lý Danh m˚c đˆu tư · Triển vọng thị trường ... Thêm vào đó, Chính Phủ khắt khe hơn với việc đầu

Phát hành ngày 27.04.2011www.vinafund.com

Dịch vụ Quản lý Quỹ đầu tưDịch vụ Quản lý Danh mục đầu tư

Page 2: D˜ch v˚ Qu˛n lý Qu˝ đˆu tư D˜ch v˚ Qu˛n lý Danh m˚c đˆu tư · Triển vọng thị trường ... Thêm vào đó, Chính Phủ khắt khe hơn với việc đầu

Khuyến cáo

Mục lụcTriển vọng kinh tế vĩ mô năm 2011

Nền kinh tế cần một cuộc cải cách tiếp theo ................................................................................................................. 3Các dự báo vĩ mô năm 2011 ................................................................................................................................................. 6

Triển vọng thị trường .................................................................................................................................................................. 7

Tình hình hoạt động và đầu tư của QuỹQuỹ đầu tư VF1 ........................................................................................................................................................................... 8Quỹ đầu tư VF4 ........................................................................................................................................................................10Quỹ đầu tư VFA ........................................................................................................................................................................12

Công ty điển hìnhTổng công ty CP Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí ....................................................................................................................14CTCP Kết cấu kim loại và Lắp máy dầu khí ....................................................................................................................15CTCP Dệt may - Đầu tư - Thương mại Thành Công .....................................................................................................16

Hoạt động chăm sóc Nhà đầu tư ................................................................................................................... 17

Báo cáo này được viết và phát hành bởi công ty VietFund Management (VFM). Các thông tin trong báo cáo được công ty VFM xem là đáng tin cậy và dựa trên các nguồn thông tin đã công bố ra công chúng. Tuy nhiên, Công ty VFM không chịu trách nhiệm về độ chính xác của những thông tin trong báo cáo này. Quan điểm, dự báo và các ước tính chỉ thể hiện quan điểm của người viết tại thời điểm phát hành, không được xem là quan điểm của công ty VFM và có thể thay đổi mà không cần thông báo. Công ty VFM không có nghĩa vụ phải cập nhật, sửa đổi báo cáo này dưới mọi hình thức cũng n hư thông báo với người đọc trong trường hợp các vấn đề thuộc các quan điểm, dự báo và ước tính trong báo cáo sau này thay đổi hoặc trở nên không chính xác.

Page 3: D˜ch v˚ Qu˛n lý Qu˝ đˆu tư D˜ch v˚ Qu˛n lý Danh m˚c đˆu tư · Triển vọng thị trường ... Thêm vào đó, Chính Phủ khắt khe hơn với việc đầu

3 | Kinh tế Việt Nam Quý I-2011

TRIỂN VỌNG KINH TẾ VĨ MÔ NĂM 2011

NỀN KINH TẾ - CẦN MỘT CUỘC CẢI CÁCH TIẾP THEO

Trong vòng 4 năm qua, kinh tế Việt Nam đã trải qua một mô thức bùng nổ - suy giảm không lành mạnh.

Các mục tiêu tăng trưởng năm 2010 dễ dàng đạt được, nhưng tăng trưởng ổn định vẫn còn là thách thức.

Vấn đề nằm ở các doanh nghiệp nhà nước …

… do hiệu quả đầu tư kém và tràn lan.

Năm 1986, chính sách đổi mới được đề ra để giải quyết các yếu kém hệ thống, các vấn nạn siêu lạm phát và thâm thủng ngân sách. Cuộc cải cách này đã được thực hiện trong năm 1989 và đặt nền móng cho thời kỳ tăng trưởng kinh tế cao, chỉ đứng thứ hai sau mức gần 10% của Trung Quốc. Cùng với ổn định chính trị và cấu trúc dân số thuận lợi, sự tăng trưởng này làm cho Việt Nam được xem như một Con Hổ tiếp theo của Đông Nam Á. Tuy nhiên, quản trị chính sách kém đã cản bước tiến này, tạo nên một mô thức bùng nổ - suy giảm không lành mạnh.

GDP tăng 6,8% trong năm 2010, vượt mục tiêu 6,5% và vượt mức 6.3% của năm 2009. Tuy nhiên, cái giá phải trả là cả nước phải chịu tình trạng bất ổn của lạm phát cao, thâm hụt cán cân thương mại lớn, và đồng nội tệ yếu. Chỉ số giá tiêu dùng tăng 11,8% trong năm 2010 và thâm hụt cán cân thương mại ở mức 12,4 tỷ đô-la Mỹ, bằng 12% GDP so với 14,5% trước đó; trong đó thâm hụt cán cân vãng lai được bù đắp bởi thặng dư tài khoản vốn. Tuy nhiên, mối dây lạm phát - thâm hụt thương mại làm xói mòn lòng tin vào đồng nội tệ, hao hụt dần nguồn dự trữ ngoại hối và làm suy yếu đồng tiền hơn – tiền đồng giảm giá 30% trong vòng 5 năm qua. Chúng tôi ước tính các khoản thất thoát ở mức 12-12,5 tỷ đô-la Mỹ nằm trong dòng “lỗi và sai số” của cán cân thanh toán.

Hầu hết các rắc rối đều có thể quy về cho các doanh nghiệp nhà nước. Các công ty này nổi lên từ đầu những năm 2000, khi Chính Phủ quyết tâm áp dụng mô hình chaebol (tập đoàn gia đình trị liên kết với nhà nước) của Hàn Quốc vào Việt Nam. Các doanh nghiệp nhà nước tăng trưởng trong một vài năm và lan tỏa mạnh trong giai đoạn bùng nổ vốn 2006-2008. Các công ty này lấn át các thành phần kinh tế khác, khi mà nền kinh tế chưa bao giờ trở nên năng động như lúc bấy giờ.

Các doanh nghiệp nhà nước chiếm đến 45%-50% đầu tư của cả nền kinh tế nhưng chỉ tạo ra 20%-25% GDP và chỉ thuê mướn 5% lao động. Một cách phổ biến để đo lường hiệu quả của các công ty này là hệ số ICOR. Theo đó, hệ số ICOR càng cao, hiệu quả đầu tư càng thấp, và ICOR các doanh nghiệp nhà nước của Việt Nam đạt 11 lần so với 5 lần trong năm 2005. Hoạt động đầu tư không hiệu quả ngày càng tăng – đẩy mạnh nhập khẩu, làm tăng lạm phát, làm suy yếu đồng tiền – tạo nên một vòng xoay bất ổn mà Chính Phủ phải giải

Page 4: D˜ch v˚ Qu˛n lý Qu˝ đˆu tư D˜ch v˚ Qu˛n lý Danh m˚c đˆu tư · Triển vọng thị trường ... Thêm vào đó, Chính Phủ khắt khe hơn với việc đầu

Kinh tế Việt Nam Quý I-2011 | 4

Với sự kiện Vinashin sụp đổ, vấn đề đang được chú trọng giải quyết.

Giải quyết tình trạng đầu tư tràn lan của khu vực nhà nước và củng cố kinh tế tư nhân.

Đổi mới ngành ngân hàng cũng được tiến hành song song.

Cuối cùng thì Chính Phủ đã đề cao ổn định hơn tăng trưởng. Chính sách tiền tệ và chính sách tài chính được kết hợp ở mức chưa từng có.

Thành phần kinh tế nhà nước là một thành lũy các lợi ích được bảo hộ nhưng việc để Vinashin sụp đổ cho thấy Chính Phủ bắt đầu giải quyết vấn đề. Thủ tướng đã quyết định để cho Vinashin tan rã, là một cách yêu cầu các tập đoàn kinh tế nhà nước khác tự chống đỡ tồn tại, cho dù việc chậm trả nợ của Vinashin ảnh hưởng xấu đến tín nhiệm quốc gia. Vinashin là điển hình của quản trị kém và sai lầm của mô hình kinh tế sử dụng nguồn nhân công rẻ để cạnh tranh trong một ngành thâm dụng vốn. Do đó, những vụ sụp đổ tiếp theo có thể khó xảy ra, có chăng chỉ là kéo dài sự kém hiệu quả ở quy mô lớn.

Vào tháng 7/2010, cơ sở pháp lý của các doanh nghiệp nhà nước thay đổi trọng yếu. Theo đó, tất cả các doanh nghiệp nhà nước trở thành các công ty trách nhiệm hữu hạn, không còn đương nhiên được Chính Phủ bảo trợ các khoản thua lỗ hoặc bảo lãnh vay vốn. Các ngân hàng trở nên đắn đo hơn khi quyết định cho doanh nghiệp nhà nước vay tiền. Thêm vào đó, Chính Phủ khắt khe hơn với việc đầu tư ngoài ngành của các doanh nghiệp nhà nước – tối đa 30% vốn điều lệ. Về phía phát triển hạ tầng, các nhà hoạch định nhận ra rằng nguồn ngân sách, khả năng quản trị, và hoạt động giám sát đều chưa tương xứng. Do đó, một chương trình hợp tác công-tư (PPP) được ban hành để đẩy nhanh phát triển hạ tầng và cho phép các doanh nghiệp tư nhân tiếp cận nguồn vốn ODA.

Trước năm 2011, Ngân Hàng Nhà Nước không có một cơ chế rõ ràng và chỉ hoạt động trong khuôn khổ thực hiện các mục tiêu tiền tệ do Quốc Hội đề ra. Vào tháng 1/2011, Luật Ngân Hàng Nhà Nước ra đời đã tạo mức độ độc lập hoàn toàn cho ngân hàng trung ương trong điều hành chính sách tiền tệ. Trước đó, Ngân Hàng Nhà Nước ban hành Thông Tư 13, áp dụng có chọn lọc tiêu chuẩn Basel 3. Thông tư này nhằm củng cố hệ thống ngân hàng bằng cách quy định tỷ lệ an toàn vốn cao hơn, quản trị rủi ro tốt hơn, và quản lý hệ thống thận trọng hơn. Kết quả là hoạt động cho vay được chỉnh đốn, cho thấy Chính Phủ đang kiểm soát tốt tăng trưởng của hệ thống.

Hướng tới Đại Hội Đảng tháng 1/2011, các nhà hoạch định chính sách hoãn lại một vài chính sách thắt chặt, nhằm tạo ổn định kinh tế, và tăng trưởng GDP được đặt lên hàng đầu. Lần này, Chính Phủ bị áp lực ổn định kinh tế để đạt được mục tiêu vĩ mô trong 5 năm tiếp theo. Một tháng sau Đại Hội Đảng, Thủ Tướng yêu cầu các bộ ngành hợp tác giảm lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, và đảm bảo an sinh xã hội. Liền sau đó, vào tháng 3/2011, Nghị Quyết 11 ra đời, nhấn mạnh tầm quan trọng của ổn định kinh tế hơn thành tích tăng trưởng. Gói chính sách ổn định kinh tế được đưa ra với mức độ hợp tác thực hiện chưa từng có, cho thấy các nhà hoạch định chính sách đang hành động thực sự.

Page 5: D˜ch v˚ Qu˛n lý Qu˝ đˆu tư D˜ch v˚ Qu˛n lý Danh m˚c đˆu tư · Triển vọng thị trường ... Thêm vào đó, Chính Phủ khắt khe hơn với việc đầu

5 | Kinh tế Việt Nam Quý I-2011

Giảm tăng trưởng tín dụng từ 31% xuống 18%-19% và cung tiền M2 xuống 16% từ 26%.

Vấn đề cốt lõi của cải cách kinh tế Việt Nam là giảm đầu tư của khu vực kinh tế quốc doanh.

Nỗ lực tăng sức mạnh cho ngành ngân hàng.

Quá trình thực hiện các giải pháp sẽ quyết định hướng đi cho kinh tế Việt Nam.

Ở mặt trận tiền tệ, Ngân Hàng Nhà Nước đã giảm tăng trưởng tín dụng (bao gồm cả mua trái phiếu doanh nghiệp) xuống 18%-19% và cung tiền M2 xuống 16%. Lịch sử cho thấy, ở Việt Nam, tăng trưởng tín dụng đi trước lạm phát 6-9 tháng; do đó, việc giảm cung tiền M2 có thể làm giảm áp lực lạm phát từ Quý III/2011. Thêm vào đó, Ngân Hàng Nhà Nước yêu cầu các ngân hàng giảm cho vay phi sản xuất xuống 22% vào ngày 30/06 và còn 16% vào ngày 31/12. Ngân hàng nào không tuân thủ sẽ bị tăng dự trữ bắt buộc gấp đôi. Ngân Hàng Nhà Nước cũng bắt buộc các ngân hàng phải “thận trọng” đối với việc cho vay bằng USD, theo nghĩa chỉ cho vay khách hàng có nguồn thu USD. Các hình thức xử phạt, theo đó, treo lơ lửng đối với các ngân hàng nào “không thận trọng”.

Bộ Tài Chính ra các biện pháp kìm hãm các doanh nghiệp nhà nước trong khi nhấn mạnh yêu cầu giảm chi tiêu công, đạt mức thâm hụt ngân sách 5% GDP so với 5,8% trong năm 2010. Dự kiến, các khoản tiết kiệm được sẽ đến từ việc giảm 10% chi tiêu công, tập trung vào các dự án của khu vực nhà nước. Bộ Tài Chính cũng nhấn mạnh việc dừng bảo lãnh vay vốn và phát hành trái phiếu của các doanh nghiệp nhà nước. Những giải pháp này góp phần giảm nguồn cung vốn rẻ cho doanh nghiệp nhà nước, cùng với quy định khắt khe hơn đối với hệ thống ngân hàng.

Tiến xa hơn nữa, Bộ Tài Chính và Ngân Hàng Nhà Nước bắt tay để kiểm soát đầu cơ vàng thông qua giám sát mua bán vàng miếng. Chính Phủ đã cấm các cửa hàng vàng nhỏ - thường dùng USD chợ đen để tài trợ việc xuất nhập lậu vàng - tham gia kinh doanh vàng miếng. Các nhà điều hành chính sách muốn thu hẹp khoảng cách giá vàng trong nước và quốc tế thông qua việc tập trung kinh doanh vàng miếng vào một vài đầu mối chủ đạo, góp phần làm giảm dòng chảy vàng ra nước ngoài qua mục “lỗi và sai sót” của cán cân thanh toán. Đây là điểm quan trọng đối với tâm lý thị trường.

Các giải pháp này đang đi đúng hướng. Tuy nhiên, chúng ta cần dõi theo việc thực thi các giải pháp thắt chặt tài chính và hạn chế đầu tư của các doanh nghiệp nhà nước vì đây là yếu tố quyết định xu hướng kinh tế Việt Nam trong 5-10 năm tới.

Page 6: D˜ch v˚ Qu˛n lý Qu˝ đˆu tư D˜ch v˚ Qu˛n lý Danh m˚c đˆu tư · Triển vọng thị trường ... Thêm vào đó, Chính Phủ khắt khe hơn với việc đầu

Kinh tế Việt Nam Quý I-2011 | 6

CÁC DỰ BÁO VĨ MÔ NĂM 2011

Lãi suất tiền đồng sẽ được duy trì ở mức cao trong năm 2011.

Lạm phát khó giảm, với CPI ước đạt 19,5%-20% trong Quý III.

Tuy nhiên, chỉ số CPI có thể ở mức 12%-13,5% khi các chính sách điều chỉnh có hiệu quả.

Thị trường ngoại hối sẽ ổn định ít nhất cho đến Quý IV/2011.

Vốn đầu tư và kiều hối vẫn duy trì tốt.

GDP tăng 6%-6,3% trong năm 2011.

Thâm hụt ngân sách kế hoạch 5% GDP so với 5,8% trong 2011.

Lãi suất tiền gửi VND luôn ở mức thực dương trong một thời gian dài. Người gửi tiền được hưởng mức 14%-15%/năm trong khi lạm phát chỉ ở khoảng 11,75% trong 2011. Tuy nhiên, rủi ro lạm phát và rủi ro tỷ giá sẽ không để cho Ngân Hàng Nhà Nước nới lỏng chính sách tiền tệ trong năm 2011.

Các yếu tố tăng lạm phát khó có thể mất ngay, đặc biệt khi giá xăng đã tăng lần thứ hai. Chúng tôi dự báo chỉ số CPI ở mức 19,5%-20% trong khoảng Quý II/2011 và sau đó ở khoảng 14-16% vào cuối năm, do (i) tác động vòng hai của các quyết định tăng giá; (ii) xuất phát điểm thấp của CPI trong Quý II/2011; và (iii) độ trễ 5-9 tháng của mở rộng tín dụng và cung tiền đối với lạm phát.

Cuối Quý III, giá cả sẽ giảm nhờ vào hiệu quả của các biện pháp thắt chặt. Trong Quý I/2011, tín dụng tăng trưởng 4,3% với việc các cơ quan chức năng muốn giảm cho vay USD. Tăng cung tiền M2 chỉ ở mức 1,5%. Nền kinh tế bắt đầu tăng chậm lại khi các yếu tố này phát huy tác dụng. GDP tăng 5,4% trong Quý I/2011 so với 5,8% trong Quý I/2010 và bán lẻ tăng 5,2% so với 24,2%. Lạm phát không thể không giảm theo. Quan trọng là Chính Phủ bám sát các biện pháp thắt chặt tài chính, ổn định đồng tiền, hạn chế mở rộng tiền tệ, và kiểm soát các doanh nghiệp nhà nước. Nếu trường hợp này xảy ra, chúng tôi tin chỉ số CPI chỉ khoảng 14%-16% trong năm 2011 và 7%-8% trong năm 2012. Khi đó, lãi suất có thể được giảm xuống và tăng trưởng GDP sẽ khoảng 7% trong các năm sau mà không phải lo ngại nhiều về lạm phát.

Nhập khẩu các mặt hàng tiêu dùng chỉ chiếm 8% tổng nhập khẩu nhưng lại có ảnh hưởng mạnh đến tỷ giá chợ đen. Việt Nam không có vấn đề về cán cân thanh toán vì thặng dư tài khoản vốn luôn cao hơn thâm hụt cán cân vãng lai. Vấn đề nằm ở niềm tin vào tiền đồng. Do đó, thị trường chợ đen rất quan trọng. Từ năm 2009, tiền đồng mất giá 30% so với các đồng tiền khu vực Châu Á. Chính Phủ cũng bắt đầu hiểu rõ tầm quan trọng của thị trường chợ đen. Với lãi suất cao và tiền đồng mất giá, dự báo nhập khẩu tiêu dùng sẽ giảm trong năm 2011, góp phần ổn định tiền đồng.

Để đạt mức tăng trưởng GDP 6,8% trong năm 2010 so với 5,3% của năm 2009, cung tiền M2 (còn gọi là tiền rộng) đã phải tăng 25%. Tuy nhiên, mục tiêu cung tiền chỉ tăng 16% trong khi Chính Phủ đặt kế hoạch tăng GDP 7%-7,5%. Xem xét kỹ các nỗ lực ổn định vĩ mô, chúng tôi dự báo GDP sẽ tăng khoảng 5,8%-6,3% trong năm 2011.

Theo Phòng Quản Lý Kiều Hối của Ngân Hàng Nhà Nước, kiều hối trong tháng 12/2010 ước đạt 770 triệu USD, tính ra cả năm ước đạt 8 tỷ USD, tăng 25,6% so với năm trước. Xu hướng kiều hối vẫn duy trì tốt trong năm 2011. Theo dự báo của chúng tôi, giải ngân FDI đạt 8,6 tỷ USD trong 2011 so với mức ước 8 tỷ USD trong 2010.

Trên phương diện chính sách tài chính, thu và chi ngân sách ước tăng lần lượt 12,6% và 15% so với 19,4% và 8% trong năm 2010. Thâm hụt ngân sách 5,3% đã bao gồm phần trả nợ vay. Nếu trừ ra trả nợ vay theo tiêu chuẩn của IMF, thâm hụt ngân sách chỉ ở mức 3,11% trong 2011. Chúng tôi nghĩ rằng Chính Phủ có thể vượt chỉ tiêu giảm thâm hụt ngân sách suống 5%, với ước tính khá thận trọng về thu và chi ngân sách.

Page 7: D˜ch v˚ Qu˛n lý Qu˝ đˆu tư D˜ch v˚ Qu˛n lý Danh m˚c đˆu tư · Triển vọng thị trường ... Thêm vào đó, Chính Phủ khắt khe hơn với việc đầu

7 | Triển vọng thị trường

Chỉ số VN-Index thay đổi không lớn trong năm 2010, chỉ giảm 2% khi đạt mức 485 điểm. Tuy nhiên, so với các thị trường khác trong khu vực, thị trường Việt Nam diễn biến không thuận lợi. Đây là năm thứ tư liên tục kể từ năm 2007, VN-Index tăng trưởng kém, lại bị trầm trọng hơn do tiền đồng giảm giá, làm cho mức giảm tính theo đồng đô la là -10%.

VN-Index tăng trong Quý I/2010 nhờ việc nới lỏng các chính sách tiền tệ thắt chặt của 2009 nhưng thị trường Việt Nam kém hơn các thị trường khu vực do các lo ngại về môi trường vĩ mô kéo dài. Tâm lý nhà đầu tư bị tác động bất lợi khi tiền đồng bị giảm giá 2,4% trong tháng 2, lên 18,899 tiền đồng/ đô la để phản ánh tình trạng làm phát và giá vàng tăng cao. Tuy nhiên, thị trường vẫn theo sau các thị trường trong khu vực và không bị ảnh hưởng mạnh bởi khủng hoảng khu vực đồng Euro. Tháng Năm được xem là thời gian đỉnh của Việt Nam, nhưng VN-Index chỉ đạt 550 điểm.

Từ tháng Năm về sau, lãi suất không còn giảm nữa do Chính Phủ không thể bỏ qua các dấu hiệu tăng trưởng nóng của nền kinh tế. Các nhà quản lý bắt đầu đẩy mạnh cải cách ngành ngân hàng thông qua việc yêu cầu tăng vốn điều lệ, tăng các hệ số an toàn vốn, và hoàn thiện các chuẩn mực cho vay. Các giải pháp này đã được đề xuất từ lâu nhưng việc thực hiện làm cho thị trường ngạc nhiên khi các ngân hàng buộc phải huy động 5-6 tỷ USD để đáp ứng các yêu cầu cao hơn. Một phần việc này xảy ra trên thị trường OTC nên phản ứng của các doanh nghiệp lan tỏa trên cả hệ thống, nhưng cuối cùng đều dẫn đến một nhu cầu huy động vốn lớn đối với thị trường.

Các ngân hàng phát hành quyền trong tháng Sáu, trùng hợp với sự sụp đổ của Vinashin. Từ đây, thị trường Việt Nam tách rời các thị trường khu vực, giảm mạnh khi các thị trường khác tăng. Không những nhu cầu tăng vốn mạnh xảy ra mà lạm phát còn tăng, lên đến 12% vào cuối năm, làm cho lãi suất tăng theo đến 18%. Khi giá vàng tăng liên tục, tiền đồng phải bị giảm giá lần nữa, 3,1% đến 19.500VND/USD vào giữa tháng Tám. Sự kiện này làm VN-Index giảm mạnh lần cuối trong năm, còn 424 điểm. Nhóm ngân hàng giảm mạnh nhất, theo sau là chứng khoán và bất động sản.

Sau đó, thị trường tăng lên lại, vì mức 424 điểm được cho là hấp dẫn về định giá về kỹ thuật. Nhưng sự hồi phục này chỉ dao động ở quanh mức 450 điểm với

TRIỂN VỌNG THỊ TRƯỜNGkhối lượng giao dịch thấp – khoảng 40 triệu USD/ngày trong Quý IV/2010. Thị trường tăng nhẹ vào những ngày cuối năm do Ngân Hàng Nhà Nước gia hạn thời gian tăng vốn đối với một số ngân hàng nhỏ. Thêm vào đó, các nhà đầu tư kỳ vọng vào kết quả khả quan của Đại Hội Đảng đầu năm 2011. Do đó, VN-Index tăng đến 485 điểm. Mức giảm 2% trong năm tính theo tiền đồng và 10% theo tiền đô la của thị trường Việt Nam so ra tệ so với các thị trường khác trong khu vực, ngoài Trung Quốc, khi các thị trường này tăng 20%-55% tính theo tiền đô la.

Thị trường đã có thể giảm hơn nếu không có sự xuất hiện đáng ngạc nhiên của các ETFs. Có hai quỹ dạng này đầu tư vào thị trường Việt Nam. Khá kín tiếng trong năm 2009, các quỹ này tăng quy mô lên 600 triệu USD, trở thành các nhà đầu tư chính trên thị trường trong 2010. Vì phải mua các công ty với vốn hóa lớn, bất kể hiệu quả kinh doanh, các quỹ này đã đẩy giá nhiều cổ phiếu lên. Các cổ phiếu như BVH, VIC, và Vinpearl tăng hơn 100% trong khi các bluechips có hoạt động hiệu quả hơn lại theo sau. Do đó, VN-Index ổn định tương đối tính theo tiền đồng, nhưng bị phản ánh sai do các ETFs này.

Cho đến nay, VN-Index vẫn dao động ở mức cuối năm 2010. VN-Index đã có lúc tăng đến 525 điểm nhưng không duy trì được do (i) tập trung vào một số cổ phiếu mà các ETFs theo đuổi, và (ii) kinh tế vĩ mô càng bất ổn. Lạm phát trong Quý I/2011 tăng 13%-14%, lãi suất lên đến 20% và vàng không có dấu hiệu giảm giá. Và do đó, tiền đồng phải được điều chỉnh giảm một lần nữa, lần này kỷ lục 7,2%, ở mức 20.899VND/USD.

Tuy nhiên, động thái điều chỉnh giá tiền đồng nằm trong một gói chính sách hơn là một sự điều chỉnh riêng lẻ. Sau sự kiện Vinashin sụp đổ, Chính Phủ đẩy mạnh ổn định vĩ mô một cách cương quyết, với sự hợp tác chưa từng có giữa các bộ ngành. Việc cải cách ngân hàng đi đôi với kiềm chế các doanh nghiệp nhà nước. Và để việc điều chỉnh tiền đồng có hiệu quả, Chính Phủ cũng ban hành một loạt các chính sách tiền tệ và tài chính thắt chặt. Nếu Chính Phủ thực sự bám sát và thực thi tốt các chính sách này, thị trường có lý do để tăng trưởng trong nửa cuối năm 2011. Định giá các công ty có vẻ rẻ với hệ số P/E 2011 khoảng 8,5 với EPS tăng trưởng khoảng 15%-18%, và năm 2012 có vẻ càng rẻ hơn. Thị trường sẽ có lý do để tăng trưởng nếu các chính sách vĩ mô đảm bảo được tăng trưởng ổn định.

Page 8: D˜ch v˚ Qu˛n lý Qu˝ đˆu tư D˜ch v˚ Qu˛n lý Danh m˚c đˆu tư · Triển vọng thị trường ... Thêm vào đó, Chính Phủ khắt khe hơn với việc đầu

Tên Quỹ Quỹ đầu tư Chứng Khoán Việt Nam (VF1)

Tên tiếng Anh Vietnam Securities Investment Fund

Mã giao dịch VFMVF1

Hình thức Quỹ Quỹ công chúng dạng đóng

Vốn điều lệ 1.000.000.000.000 VND

Tổng số CCQ lưu hành

100.000.000 đvq

Ngày thành lập 20/05/2004

Ngày niêm yết 8/11/2004

Thời hạn hoạt động

10 năm

Công ty Quản lý quỹ

CTCP Quản lý quỹ đầu tư Việt Nam (VFM)

Ngân hàng giám sát

Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank)

Phí quản lý 2%/NAV/năm

Phí giám sát & lưu ký

0,08%/NAV/năm

Chính sách cổ tức

Hàng năm, theo quyết định của ĐHNĐT

Mục tiêu đầu tư Đầu tư vào các cổ phiếu (niêm yết và chưa niêm yết) có tiềm năng tăng trưởng, chứng khoán nợ và các công cụ tiền tệ khác nhằm xây dựng mục tiêu đầu tư cân bằng.

Thị trường chứng khoán Việt Nam trong Quý I/2011 biến động mạnh theo đà giảm điểm khi VN-Index mất 4,9% xuống mức 461,1 điểm và HNX-Index mất 19,9% xuống mức 91,5 điểm. Kết thúc ngày 31 tháng 03 năm 2011, NAV của Quỹ đầu tư VF1 có mức giảm 10,4%, cao hơn so với mức giảm là 4,9% của VN-Index và ít hơn nhiều so với mức giảm là 19,9% của HNX-Index.

Quỹ đầu TƯ

31/03/2011 Tăng trưởng (%)

Quy mô (tỷ

đồng)

NAV(tỷ đồng)

NAV/đvq (đồng)

1 tháng 3 tháng Lũy kế từ đầu năm

Lũy kế từ khi hoạt động (20/05/2004)

VF1 1.000 1.905,2(*) 19.052 (1,8) (10,4) (10,4) 102,5

VN-Index 461,1 (0,1) (4,9) (4,9) 76,3

HNX-Index 91,5 (4,6) (19,9) (19,9) (8,5)

Tăng trưởng NAV so với tăng trưởng của Index __________________

Tăng trưởng NAV

T01 T02 T03 T04 T05 T06 T07 T08 T09 T10 T11 T12 So với đầu

năm

Bìnhquânnăm

2011 2,2 (10,7) (1,8) (10,4) (35,5)

2010 (0,8) 0,6 2,3 7,0 (4,6) 0,2 1,3 (7,9) (0,2) (0,6) (3,9) 1,4 (8,2) (8,2)

2009 (1,4) (7,5) 4,5 8,6 10,7 8,4 7,7 14,3 8,5 (0,6) (8,6) 1,5 50,9 50,9

2008 (6,0) (15,0) (15,7) (9,0) (20,0) (4,2) 6,7 14,2 (9,7) (14,0) (1,0) 0,6 (55,8) (55,8)

2007 25,0 47,6 33,0 19,9 24,9 0,1 (3,5)(*) (2,1) 5,8 8,8 (4,2) (2,1) 46,1(*) 46,1(*)

2006 6,0 14,7 10,3 33,5 4,0 3,2 (8,4) 1,3 4,7 (4,4)(*) 15,2 31,0 175,1(*) 175,1(*)

2005 0,04 2,4 1,1 (2,4) 0,2 0,5 0,2 3,5 5,6 5,8 4,7 1,2 25,2 25,2

2004 1,0 (0,6) (0,2) 0,3 0,6 (0,2) 0,6 1,6 3,2

(*) Tính trên vốn bình quân

Tình hình hoạt động quỹ - Quý I / 2011

Thay đổi giá trị tài sản ròng (NAV)

Tên cổ phiếu Thị trường Tỷ trọng trong NAV (%)

SJS HOSE 9,1

NTL HOSE 8,4

DPM HOSE 7,1

BVTV AG OTC 6,1

PVD HOSE 4,5

5 CP chiếm tỷ trọng lớn nhất

VF1

(*) Bao gồm cổ tức 15% đã thanh toán cho nhà đầu tư vào ngày 12/5/2010

0

100

200

300

400

500

600

07/0505/04 04/06 01/07 09/07 06/08 01/09 09/09 05/10 01/11 03/11

VN-INDEXNAVVF1

%

20/05/2004 = 100

Quỹ đầu tư VF1 | 8

Page 9: D˜ch v˚ Qu˛n lý Qu˝ đˆu tư D˜ch v˚ Qu˛n lý Danh m˚c đˆu tư · Triển vọng thị trường ... Thêm vào đó, Chính Phủ khắt khe hơn với việc đầu

Lãi/lỗ (%)Tỷ trọng

trong NAV (%)

Quý I/2011

Lũy kế từ đầu

năm

Tăng trưởng NAV (%) -10,4 -10,4 100

Tổng các khoản đầu tư -9,7 -9,7 95,4

Theo loại cổ phiếu

HOSE -9,8 -9,8 61,8

HNX -13,3 -13,3 16,7

Chưa niêm yết -6,6 -6,6 16,8

Trái phiếu 0 0 1,3

5 ngành chiếm tỷ trọng cao nhất

Bất động sản -14,9 -14,9 29,7

Vật liệu khai khoáng -4,9 -4,9 23,7

Thực phẩm – Nước Giải Khát 1,2 1,2 6,7

Công nghiệp năng lượng -2,7 -2,7 6,9

Hàng hóa công nghiệp -14,8 -14,8 13,3

Trong Quý I/2011, nhóm cổ phiếu niêm yết của Quỹ đầu tư VF1 chiếm 78,5% NAV giảm 10,5%, cao hơn mức giảm của chỉ số VN-Index và bằng 53% mức giảm của chỉ số HNX-Index. Cổ phiếu chưa niêm yết chiếm 16,8% NAV giảm 6,6% so với quý IV/2010.

Trong 5 ngành có tỷ trọng cao nhất trong danh mục (chiếm 80,5% NAV) ngành Bất động sản vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất (29,7% NAV) có mức giảm 14,9%, ngành Vật liệu khai khoáng (23,7% NAV) giảm 4,9% trong Quý I/2011.

Tổng giá trị giải ngân trong QI/2011 đạt 185,6 tỷ đồng tập trung chủ yếu vào 2 ngành Hàng hóa công nghiệp (60,3 tỷ đồng) và Công nghệ năng lượng (52,4 tỷ đồng).

Thanh hoán trong QI/2011 đạt 116,0 tỷ đồng được thực hiện chủ yếu cho ngành Vật liệu khai khoáng (60,5 tỷ đồng) và ngành Bất động sản (41,4 tỷ đồng).

Hoạt động giải ngân và thanh hoán trong Quý I/2010 chủ yếu thực hiện để cơ cấu lại danh mục.

Trong Quý I/2011, Quỹ đầu tư VF1 đã chủ động tăng tỷ lệ trái phiếu từ 0% NAV lên còn 1,3% NAV, đồng thời giải ngân vào cổ phiếu niêm yết nhằm đón đầu cơ hội thị trường phục hồi. Vì thế, tỷ trọng tiền mặt giảm từ 7,1% NAV xuống 3,3% NAV và tỷ trọng cổ phiếu niêm yết tăng lên 78,5% NAV.

Tỷ trọng cổ phiếu chưa niêm yết tăng từ 14,3% NAV lên 16,8% NAV chủ yếu do một số khoản đầu tư được phân loại lại, Viettel Global và A&B Tower trong Quý IV/2010 xếp ở mục Ứng trước đầu tư, trong Quý I/2011 được xếp trên mục Cổ phiếu chưa niêm yết thì hợp lý hơn.

Cũng vì lí do trên mà các khoản Ứng trước đầu tư tỷ trọng chiếm còn 0%.

Cơ cấu danh mục đầu tư theo ngành nghề Quý I/2011 ít có sự thay đổi so với quý trước khi 2 ngành Hạ tầng & Bất động sản và Vật liệu, Khai khoáng vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong danh mục đầu tư. Việc thanh hoán trong Quý I/2011 làm giảm đáng kể tỷ trọng của ngành Bất động sản và ngành Vật liệu, Khai khoáng tương ứng còn 29,7% và 23,7%.

Đến thời điểm 31/03/2011, tỷ trọng 5 ngành chính: Bất động sản, Thực phẩm – NGK, Vật liệu Khai Khoáng, Công nghiệp năng lượng và Hàng hóa công nghiệp chiếm 80,5% NAV trong danh mục.

Đánh giá tình hình danh mục đầu tư Phân bổ tài sản (%)

Cơ cấu danh mục đầu tư (%)

Cổ phiếu niêm yết

Cổ phiếu chưa niêm yết

Trái phiếu

Ứng trước cho các khoản đầu tư

Tiền và phải thu khác

1,30,0

0,02,5

3,37,1

78,576,1

16,814,3

31.12.201031.03.2011

31.03.2011

31.12.2010

Ngân hàng

Hạ tầng - bất động sản

Thực phẩm - Nước giải khát

Công nghiệp năng lượng

Vật liệu, khai khoáng

Vận tải

Dược phẩm

Hàng hóa công nghiệp

Dịch vụ bán lẻ

Tiện ích công cộng

Thiết bị công nghệ

Bảo hiểm

Dịch vụ viễn thông

Trái phiếu

Tiền & phải thu khác

5,05,0

29,7

6,76,1

6,94,7

23,729,3

3,63,7

1,21,2

13,34,6

3,11,3

0,10,5

0,10,1

0,70,0

1,00,0

1,30,0

3,37,1

34,0

9 | Quỹ đầu tư VF1

Page 10: D˜ch v˚ Qu˛n lý Qu˝ đˆu tư D˜ch v˚ Qu˛n lý Danh m˚c đˆu tư · Triển vọng thị trường ... Thêm vào đó, Chính Phủ khắt khe hơn với việc đầu

(*) Sau khi trừ 10% cổ tức thanh toán cho nhà đầu tư vào ngày 12/05/2010

Quỹ đầu tư VF4 | 10

Tên Quỹ Quỹ đầu tư Doanh nghiệp Hàng đầu Việt Nam (VF4)

Tên tiếng Anh Vietnam Blue-chips Fund

Mã giao dịch VFMVF4

Hình thức Quỹ Quỹ công chúng dạng đóng

Vốn điều lệ 806.460.000.000 VND

Tổng số CCQ lưu hành

80.646.000 đvq

Ngày thành lập 28/02/2008

Ngày niêm yết 12/6/2008

Thời hạn hoạt động

10 năm

Công ty Quản lý quỹ

CTCP Quản lý quỹ đầu tư Việt Nam (VFM)

Ngân hàng giám sát

Ngân hàng TNHH một thành viên HSBC – CN. Tp. HCM

Phí quản lý 2%/NAV/năm

Phí giám sát & lưu ký

0,08%/NAV/năm

Chính sách cổ tức

Hàng năm, theo quyết định của ĐHNĐT

Mục tiêu đầu tư Đầu tư vào quá trình cổ phần hóa của các doanh nghiệp lớn của nhà nước; cổ phần của các công ty có giá trị cao, sự tăng trưởng đều qua nhiều năm, và có xu hướng tiếp tục sinh lợi nhuận đều đặn trong tương lai.

Trong QI/2011, thị trường chứng khoán Việt Nam diễn ra theo xu hướng giảm, nguyên nhân là do ảnh hưởng của hàng loạt các chính sách ổn định kinh tế vĩ mô của nhà nước. Lạm phát tăng cao, giá xăng dầu tiếp tục tăng, báo cáo kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp đều thấp hơn nhiều sau kiểm toán. Mặc dù giá cổ phiếu đang nằm ở mức thấp (thống kê cả 2 sàn đã có 45% số cổ phiếu đang giao dịch dưới mệnh giá) nhưng tâm lý chung của các nhà đầu tư vẫn thận trọng, giữ tiền mặt không muốn tham gia vào thị trường lúc này. Những yếu tố trên đã tác động tiêu cực đến tâm lý nhà đầu tư làm cho các chỉ số VN-Index và HNX-Index giảm. Trong Quý I, chỉ số VN-Index giảm 4,9% và HNX-Index giảm 20,7%.

NAV của Quỹ đầu tư VF4 tại ngày 31/03/2011 đạt 7.082 đ/ccq, giảm 14,9% so với 31/12/2011. VN-Index và HNX-Index giảm tương ứng 4,9% và 20,7% trong cùng kỳ.

Quỹ đầu TƯ

31/03/2011 Tăng trưởng (%)

Quy mô (tỷ đồng)

NAV(tỷ đồng)

NAV/đvq (đồng)

1 tháng 3 tháng Lũy kế từ đầu

năm

Lũy kế từ khi hoạt động (28/2/2008)

VF4 806,5 629,2* 7.802* (3,1) (14,9) (14,9) (2,0)

VN-Index 461,1 (0,1) (4,9) (4,9) (32,0)

HNX-Index 91,5 (5,6) (20,7) (20,7) (61,0)

Tăng trưởng NAV

T01 T02 T03 T04 T05 T06 T07 T08 T09 T10 T11 T12 Lũy kế từ đầu

năm

Bình quân năm

2011 1,0 (13,0) (3,1) (14,9) (47,6)

2010 (3,4) 1,6 3,3 8,0 1,4 (0,8) (4,1) (9,4) (10,7) (2,2) (3,3) 4,9 (13,1) (21,6)

2009 (1,3) (9,0) 8,3 11,2 13,0 6,5 7,6 16,6 6,1 (1,4) (13,2) 0,5 48,9 48,9

2008 (2,0) (0,9) (5,7) 0,4 6,3 11,5 (8,5) (12,7) (3,7) 1,7 (17,4) (17,4)

Tăng trưởng NAV so với tăng trưởng của Index __________________

Tình hình hoạt động quỹ - Quý I / 2011

Thay đổi giá trị tài sản ròng (NAV)

Tên cổ phiếu Thị trường Tỷ trọng trong NAV (%)

SJS HOSE 6,63

VNM HOSE 6,31

HPG HOSE 6,13

TCM HOSE 5,73

DPM HOSE 5,62

5 CP chiếm tỷ trọng lớn nhất

VF4

NAVVF4 VN-INDEX HNX-INDEX

30

50

70

90

110

130

150

%

06/0803/08 09/08 12/08 03/09 06/09 09/09 12/09 03/10 06/10 09/10 12/10 03/11

28/02/2008 = 100

Page 11: D˜ch v˚ Qu˛n lý Qu˝ đˆu tư D˜ch v˚ Qu˛n lý Danh m˚c đˆu tư · Triển vọng thị trường ... Thêm vào đó, Chính Phủ khắt khe hơn với việc đầu

Lãi/lỗ (%)Tỷ trọng

trong NAV (%)

Quý I/2011

Lũy kế từ đầu

năm

Tăng trưởng NAV (%) (14,9) (14,9) 100,0

Tổng các khoản đầu tư (14,4) (14,4) 95,6

Theo loại cổ phiếu

Cổ phiếu niêm yết (15,1) (15,1) 91,9

Cổ phiếu chưa niêm yết 6,0 6,0 3,7

5 ngành chiếm tỷ trọng cao nhất

Vật liệu – Khai khoáng (15,4) (15,4) 22,9

Cơ sở hạ tầng - Bất động sản (18,7) (18,7) 20,9

Hàng hóa công nghiệp (12,2) (12,2) 13,2

Thực phẩm – Nước giải khát 4,4 4,4 8,2

Năng lượng (2,5) (2,5) 7,1

11 | Quỹ đầu tư VF4

Tổng giá trị các khoản đầu tư tính đến ngày 31/03/2011 chiếm 95,6% NAV và đang ghi nhận mức giảm trong QI/2011 là 14,4%.

Trong 5 nhóm ngành chiếm tỷ trọng lớn nhất trong danh mục, ngành Hàng hóa công nghiêp, Cơ sở hạ tầng - Bất động sản và Vật liệu & Khai khoáng và có mức giảm mạnh nhất tương ứng 12,2%, 18,7% và 15,4%.

Trong QI/2010, tỷ trọng cổ phiếu niêm yết không thay đổi, tỷ trọng cổ phiếu chưa niêm yết tăng nhẹ 0,6% từ 3,1% NAV (31/12/2010) lên 3,7% NAV(31/03/2011), nguyên nhân là do thay đổi giá cổ phiếu.

Tỷ trọng tiền mặt giảm 0,5% từ 4,9% NAV (31/12/2010) xuống 4,4% NAV (31/03/2011).

Cơ cấu danh mục Quỹ đầu tư VF4 theo ngành trong QI/2011 không có nhiều thay đổi so với QIV/2010. Tỷ trọng các ngành như Vật liệu - Khai khoáng, Cơ sở hạ tầng - Bất động sản giảm do thanh hoán cổ phiếu trong danh mục. Tỷ trọng các ngành Hàng hóa công nghiệp và Năng lượng tăng do Quỹ đầu tư VF4 giải ngân thêm trong quý.

Danh mục đầu tư của Quỹ đầu tư VF4 đến ngày 31/03/2011 bao gồm 35 khoản đầu tư, tập trung vào 10 nhóm ngành, trong đó 3 nhóm ngành chiếm tỷ trọng lớn nhất (57% NAV và 57,5% tổng giá trị các khoản đầu tư) bao gồm:

- Vật liệu & Khai khoáng (22,9%)- Cơ sở hạ tầng – Bất động sản (20,9%)- Hàng hóa công nghiệp (13,2%)

Đánh giá tình hình danh mục đầu tư

Phân bổ tài sản (%)

Cơ cấu danh mục đầu tư (%)

Cổ phiếu niêm yết

Cổ phiếu chưa niêm yết

Tiền và phải thu khác

4,9

91,9

3,1

4,4

91,9

3,7

31.03.201131.12.2010

31.03.201131.12.2010

Vật liệu & Khai khoáng

Cơ sở hạ tầng & Bất động sản

Hàng hóa công nghiệp

Thực phẩm & nước giải khát

Bán lẻ

Ngân hàng & Dịch vụ tài chính

Dược phẩm

Hàng tiêu dùng

Vận tải

Năng lượng

25,222,9

20,922,3

13,211,4

8,29,3

6,56,4

3,13,74,14,6

6,26,0

2,43,1

7,14,0

Page 12: D˜ch v˚ Qu˛n lý Qu˝ đˆu tư D˜ch v˚ Qu˛n lý Danh m˚c đˆu tư · Triển vọng thị trường ... Thêm vào đó, Chính Phủ khắt khe hơn với việc đầu

Quỹ đầu tư VFA | 12

Tên Quỹ Quỹ đầu tư Năng động Việt Nam (VFA)

Tên tiếng Anh Vietnam Active Fund

Mã giao dịch VFMVFA

Hình thức Quỹ Quỹ công chúng dạng đóng

Vốn điều lệ 240.437.600.000 VND

Tổng số CCQ lưu hành

24.043.760 đvq

Ngày thành lập 02/05/2010

Ngày niêm yết 08/09/2010

Thời hạn hoạt động

5 năm

Công ty Quản lý quỹ

CTCP Quản lý quỹ đầu tư Việt Nam (VFM)

Ngân hàng giám sát

Ngân Hàng Far East National - CN TP. HCM

Phí quản lý 2%/NAV/năm

Phí giám sát & lưu ký

0,04%/NAV/năm

Chính sách cổ tức

Tối thiểu 50% lợi nhuận thực hiện hàng năm của Quỹ

Mục tiêu đầu tư Nắm bắt được xu hướng tăng trung hạn và dài hạn của TTCKVN dựa trên mô hình đầu tư theo xu hướng (trend-following).

Quỹ đầu TƯ

31/03/2011 Tăng trưởng (%)

Quy mô (tỷ đồng)

NAV(tỷ đồng)

NAV/đvq (đồng)

1 tháng 3 tháng Lũy kế từ đầu năm

Lũy kế từ khi hoạt động (02/04/2010)

VFA 240,4 206,7 8.595,0 (0,5) (6,7) (6,7) (14,1)

VN-Index 461,1 (0,1) (4,9) (4,9) (9,7)

HNX-Index 91,5 (4,6) (19,9) (19,9) (44,3)

Tăng trưởng NAV so với tăng trưởng của Index ______________________

Thay đổi giá trị tài sản ròng (NAV)

VFA

15

0

-15

-30

%

03/10 05/10 07/10 09/10 11/10 01/11 03/11

VN-INDEX HNX-INDEXNAVVFA

Tình hình hoạt động quỹ - Quý I / 2011

Trong Quý I/2011, thị trường chứng khoán Việt Nam phản ứng tiêu cực với các bất ổn vĩ mô khi các chỉ số bất ngờ đồng loạt mất điểm điểm với VN-Index giảm 4,9% và HNX-Index giảm 19,9% trước khi đi ngang trong tháng 3/2011. Trong cùng kỳ, NAV của Quỹ đầu tư VFA giảm 6,7%, cao hơn mức giảm của VN-Index nhưng chỉ bằng 1/3 mức giảm của HNX-Index.

02/05/2010 = 100

Page 13: D˜ch v˚ Qu˛n lý Qu˝ đˆu tư D˜ch v˚ Qu˛n lý Danh m˚c đˆu tư · Triển vọng thị trường ... Thêm vào đó, Chính Phủ khắt khe hơn với việc đầu

13 | Quỹ đầu tư VFA

% NAV IRR QI/2011 Đóng góp vào NAV (%)

Chiến lược 1 33,0 (7,1) (2,3)

Chiến lược 2 15,3 (5,1) (0,8)

Chiến lược 3 6,1 (1,6) (0,1)

Chiến lược 5 45,6 (7,6) (3,4)

Tổng 100 (6,7)

Trong Quý I/2011, thị trường diễn biến phức tạp khi VN-Index tăng điểm trong đầu quý và đột ngột rớt mạnh trong vòng vài ngày làm các chiến lược có mức giảm từ 1,6% đến 7,6% so với đầu năm. So với thời điểm ra tín hiệu mua, các chiến lược trend following có IRR từ -4,3% đến 1,5% và bình quân IRR của 3 chiến lược trend following là -2,5%.

Các chiến lược trend following thực hiện thanh hoán toàn bộ trong giữa Quý I/2011 nên tỷ trọng cổ phiếu của các chiến lược này về mức gần bằng 0% NAV. Chiến lược 5 cũng được giảm tỷ trọng khi tình hình vĩ mô bất ổn và chi phí cơ hội (lãi suất) tăng cao. Tiền mặt tăng mạnh từ 15,3% NAV lên 67,7% nhằm tận dụng mặt bằng lãi suất cao (từ 16% đến 19%/ năm) trong khi đa số các cổ phiếu rớt giá hoặc đi ngang trong nửa sau Quý I/2011.

Tỷ trọng cổ phiếu niêm yết trên HOSE và HNX trong danh mục cổ phiếu tại ngày 31/3 cân bằng ở mức khoảng 55:45 (so với tháng trước là 75:25) khi mặt bằng đa số các cổ phiếu tại sàn HNX đang ở gần mức thấp nhất trong 5 năm. Tỷ trọng cổ phiếu UPCOM tăng từ 0% NAV lên 2% NAV do các cổ phiếu này mức lợi suất (dividend yield) cao và hoạt động kinh doanh ổn định.

Đánh giá tình hình danh mục đầu tư Theo tín hiệu mua bán (%)

Phân bổ tài sản (%)

Cổ phiếu sàn HOSE

Cổ phiếu sàn HNX

Cổ phiếu sàn UPCOM

Tiền mặt và tài sản khác

13,2

17,3

2,0

21,8

62,9

0,0

67,615,3

31.03.201131.12.2010

Chiến lược 1

Chiến lược 2

Chiến lược 3

Chiến lược 5

Tiền và tài sản khác

%

2,3

0,3

0,7

29,0

67,6

33,0

6,1

15,3

30,3

15,3

31.03.2011

31.12.2010

Page 14: D˜ch v˚ Qu˛n lý Qu˝ đˆu tư D˜ch v˚ Qu˛n lý Danh m˚c đˆu tư · Triển vọng thị trường ... Thêm vào đó, Chính Phủ khắt khe hơn với việc đầu

Công ty điển hình | 14

Các chỉ tiêu tài chính 2008 2009 2010 2011F

Doanh thu thuần (triệu VND) 8.671.262 10.679.746 16.838.828 20.800.000

Lợi nhuận ròng (triệu VND) 537.219 576.914 901.780 920.000

Tăng trưởng lợi nhuận ròng 68,3% 7,4% 56,3% 2,0%

EPS (VND) 3.070 2.885 4.508 3.150

Tỷ suất lợi nhuận gộp (%) 10,2% 9,5% 6,9% 6,5%

Tỷ suất lợi nhuận ròng (%) 6,2% 5,4% 5,4% 4,4%

ROE (%) 23,1% 16,3% 22,9% 19,0%

ROA (%) 6,6% 4,6% 5,3% 5,1%

Giá trị sổ sách (VND) 13.289 17.600 19.666 16.500

Nợ/Tổng tài sản (%) 70,9% 70,7% 75,8% 70,2%

TỔNG cÔNG TY cP DỊcH Vụ Kỹ THuẬT Dầu KHÍ

DOANH THU & LỢI NHUẬN

Mã chứng khoán : PVSNiêm yết tại : HOSENgành : DẦU KHÍ

Giới thiệu về công ty Tiềm năng & Rủi ro

Cập nhật 3 tháng đầu năm 2011

25.000.000

20.000.000

15.000.000

10.000.000

5.000.000

-

1.000.000

900.000

800.000

700.000

600.000

500.000

400.000

300.000

200.000

100.000

-

Doanh thu thuần (triệu VND) Lợi nhuận ròng (triệu VND)

Nguồn: PVS và dự phóng của VFM

Page 15: D˜ch v˚ Qu˛n lý Qu˝ đˆu tư D˜ch v˚ Qu˛n lý Danh m˚c đˆu tư · Triển vọng thị trường ... Thêm vào đó, Chính Phủ khắt khe hơn với việc đầu

15 | Công ty điển hình

1.600.000

1.400.000

1.200.000

1.000.000

800.000

600.000

400.000

200.000

-2008A 2009A 2010A 2011F 2012F 2013F

Doanh thu thuần (triệu VND) Lợi nhuận ròng (triệu VND)

35%30%25%20%15%10%

5%0%

2008A 2009A 2010A 2011A 2012F 2013F

Tỷ suất lợi nhuận gộp Tỷ suất lợi nhuận ròng

Triệu VND

Các chỉ tiêu tài chính 2009A 2010A 2011F 2012F 2013F

Doanh thu thuần (tr iệu VND) 191.545 489.294 1.056.815 1.097.456 1.449.475

Lợi nhuận ròng (triệu VND) 12.573 87.735 99.354 158.615 168,932

Tăng trưởng lợi nhuận ròng (%) 54% 589% 13% 60% 7%

EPS (VND) 1.457 4.387 1.987 3.172 3.379

Tỷ suất lợi nhuận gộp (%) 16% 33% 16% 17% 17%

Tỷ suất lợi nhuận ròng (%) 7% 18% 9% 14% 12%

ROE (%) 18% 51% 22% 23% 22%

ROA (%) 8% 21% 10% 10% 9%

Giá trị sổ sách (VND) 10.024 12.949 12.767 14.379 16.063

Nợ/Tổng tài sản (%) 61% 58% 53% 59% 57%

cTcP KẾT cẤu KIM lOẠI VÀ lẮP MÁY Dầu KHÍ

Hoạt động kinh doanh chính của công ty là chế tạo, lắp ráp các loại chân đế giàn khoan, kết cấu kim loại (kết cấu thượng tầng) các giàn khoan. Vốn điều lệ hiện nay là 200 tỷ đồng, công ty dự kiến tăng vốn lên 500 tỷ đồng vào năm 2011 nhằm hy động vốn cho các dự án mới của công ty.

PXS có thể thực hiện công tác chế tạo và lắp ráp các loại chân đế giàn khoan 2.000 – 3.000 tấn, bao gồm cả kết cấu thượng tầng.

DOANH THU & LỢI NHUẬN

Mã chứng khoán : PXSNiêm yết tại : HSXNgành : XÂY DỰNG

Giới thiệu về công ty

Công ty đặt mục tiêu tới năm 2015 sẽ có một hệ thống đồng bộ phương tiện nổi hoạt động trên biển để có thể đảm nhận trọn gói việc chế tạo trên bờ và lắp đặt ngoài biển, đồng thời có khả năng chế tạo chân đế giàn khoan 15.000 – 20.000 tấn.

PXS còn dự kiến đầu tư hai cảng ở Vũng Tàu và Tiền Giang làm bãi tập kết nhằm chế tạo loại chân đế có độ sâu 130m nước (năng lực các nhà thầu hiện tại chỉ ở mức 60 – 70m nước) để đón đầu nhu cầu khai thác ngày càng xa bờ trong ngành dầu khí nói chung và PVN nói riêng. Ngoài ra, từ năm 2012 dự án nhà máy ống thép dầu khí, PXS góp vốn 30%, sẽ mang lại lợi nhuận lớn cho công ty.

Rủi ro về lực lượng nhân sự hiện tại chưa đủ đáp ứng nhu cầu các dự án mới, dẫn tới có thể chậm tiến độ dự án, kéo theo chậm ghi nhận doanh thu và lợi nhuận so với dự kiến.

Rủi ro về biến động giá nguyên vật liệu, đặc biệt là giá thép có thể ảnh hưởng lớn tới lợi nhuận của công ty.

Tiềm năng & Rủi ro

Cập nhật năm 2010 - Triển vọng năm 2011

Năm 2010 công ty đạt 489,2 tỷ đồng doanh thu, lợi nhuận sau thuế đạt 87.7 tỷ đồng, tăng lần lượt 155,4% và 598% so với năm 2009, đóng góp chủ yếu từ hoạt động xây dựng. Chúng tôi dự phóng doanh thu 2011 dựa trên hợp đồng xây dựng đã ký, với kỳ vọng doanh thu công ty đạt 1.056,8 tỷ đồng, tăng 116% và lợi nhuận sau thuế đạt 99,3 tỷ đồng, tăng 13,2% so với năm trước.

Page 16: D˜ch v˚ Qu˛n lý Qu˝ đˆu tư D˜ch v˚ Qu˛n lý Danh m˚c đˆu tư · Triển vọng thị trường ... Thêm vào đó, Chính Phủ khắt khe hơn với việc đầu

Công ty điển hình | 16

Các chỉ tiêu tài chính 2008 2009 2010 2011F

Doanh thu thuần (tỷ VND) 1.023 1.126 1.893 2.268

Tăng trưởng doanh thu thuần (%) -3,2% 10,0% 68,1% 19,8%

Lợi nhuận ròng (tỷ VND) 2 41 200 239

Tăng trưởng lợi nhuận ròng (%) -97% 2.020% 392% 20%

EPS (VND) 188 1.981 4.569 5.422

Tăng trưởng EPS (%) n/a 956% 131% 19%

Tỷ suất lợi nhuận gộp (%) 14,7% 19,3% 20,5% 20,6%

Tỷ suất lợi nhuận ròng (%) 0,4% 3,8% 10,5% 10,5%

ROE (%) 1,3% 9,7% 32,2% 32,3%

ROA (%) 0,3% 2,8% 11,0% 12,0%

PE (x) 83,65 7,92 3,44 2,90

P/B (x) 1,13 1,25 1,00 0,88

Nợ/VCSH (x) 269% 210% 179% 151%

cTcP DỆT MAY – đầu TƯ – THƯƠNG MẠI THÀNH cÔNGMã chứng khoán : TCMNiêm yết tại : HSXNgành : Hàng tiêu dùng

Giới thiệu về công ty Tiềm năng & Rủi ro

Cập nhật 3 tháng đầu năm 2011 - Triển vọng 9 tháng cuối năm

2.500

2.000

1.500

1.000

500

-

300

250

200

150

100

50

-2008 2009 2010 2011F

Doanh thu Lợi nhuận

(Tỷ đồng)

2

41

200

239

ROE(%) ROA(%)

35%

30%

25%

20%

15%

10%

5%

0%2008

0.3%1.3% 2.8%

9.7% 11.0% 11.5%

30.9%32.2%

2009 2010 2011F

DOANH THU & LỢI NHUẬN

Page 17: D˜ch v˚ Qu˛n lý Qu˝ đˆu tư D˜ch v˚ Qu˛n lý Danh m˚c đˆu tư · Triển vọng thị trường ... Thêm vào đó, Chính Phủ khắt khe hơn với việc đầu

Quỹ đầu tư VF1

17 | Hoạt động chăm sóc nhà đầu tư

HOAÅT ÀÖÅNG CHÙM SOÁCNHAÂ ÀÊÌU TÛÑAÏI HOÄI NHAØ ÑAÀU TÖ THÖÔØNG NIEÂN NAÊM 2010Trong tháng 3/2011, công ty VFM đã tổ chức Đại hội Nhà đầu tư Thường Niên 2010 của các quỹ, thời gian cụ thể như sau:

• Đại hội NĐT thường niên của Quỹ Đầu tư Chứng khoán Việt Nam (VF1) được tổ chức tại

Khách sạn Rex, Tp.HCM vào lúc 8:30 ngày 22/03/2011.

• Đại hội NĐT thường niên của Quỹ Đầu tư Doanh nghiệp Hàng đầu Việt Nam (VF4) được tổ chức tại

Khách sạn Rex, Tp.HCM vào lúc 8:30 ngày 24/03/2011.

• Đại hội NĐT thường niên của Quỹ Đầu tư Năng động Việt Nam (VFA) được tổ chức tại

Khách sạn Sofitel, Tp.HCM vào lúc 8:30 ngày 29/03/2011.

Sau đây là một số điểm chính Đại hội đã thông qua:

1. Kết quả hoạt động và phân phối lợi nhuận năm 2010

o Kết thúc năm tài chính 2010, giá trị tài sản ròng (NAV) của

Quỹ đầu tư VF1 đạt 2.276,3 tỷ đồng, ghi nhận mức giảm

8,2% so với đầu năm (bao gồm cổ tức 15% đã thanh toán

cho nhà đầu tư).

o Tính đến ngày 31/12/2010, tài sản của Quỹ được phân bổ

như sau: 76% vào cổ phiếu niêm yết, 16% vào cổ phiếu

chưa niêm yết, và 7,1% là tiền mặt và tài sản khác.

o Trong năm 2010, tổng thu nhập từ bán chứng khoán, cổ

tức, trái tức và lãi ngân hàng của Quỹ đầu tư VF1 đạt 140,4

tỷ đồng. Tuy nhiên, việc định giá lại giá trị thị trường các

khoản đầu tư làm danh mục phát sinh lỗ 292,4 tỷ đồng.

Kết thúc năm 2010, Quỹ đầu tư VF1 lỗ 203,6 tỷ đồng, chủ

yếu lỗ do đánh giá lại giá cổ phiếu cuối kỳ.

o Căn cứ vào kết quả hoạt động của Quỹ đầu tư VF1, Đại

hội đã thông qua mức cổ tức năm 2010 của Quỹ chính

là khoản cổ tức 5%/mệnh giá/đơn vị quỹ đã được thanh

toán vào ngày 12/05/2010 cho các Nhà đầu tư của Quỹ có

tên trong danh sách chốt ngày 20/04/2010.

2. Kế hoạch hoạt động của Quỹ đầu tư VF1 năm 2011

Dự báo TTCK Việt Nam năm 2011 sẽ có triển vọng tích cực, do

đó chiến lược chung của Quỹ sẽ tiếp tục đi theo định hướng

đầu tư giá trị. Trong đó, Quỹ sẽ duy trì tỷ trọng cổ phiếu niêm

yết ở mức hợp lý, trong đó tập trung phần lớn vào cổ phiếu

có vốn hóa lớn và phân bổ một phần giá trị tài sản của danh

mục vào trái phiếu chuyển đổi. Quỹ sẽ tích cực tìm kiếm cơ

hội đầu tư vào các cổ phiếu niêm yết hoặc sắp niêm yết dưới

vai trò cổ đông chiến lược thong qua các đợt phát hành riêng

lẻ. Để nắm bắt kịp thời và tận dụng hiệu quả những cơ hội

này nhằm tạo ra giá trị tăng trưởng cho danh mục đầu tư,

Quỹ đầu tư VF1 xác định sẽ tập trung vào những nhiệm vụ

trọng tâm sau đây:

Đại hội nhà đầu tư VF1 năm 2010 Đại hội nhà đầu tư VF1 năm 2010

Page 18: D˜ch v˚ Qu˛n lý Qu˝ đˆu tư D˜ch v˚ Qu˛n lý Danh m˚c đˆu tư · Triển vọng thị trường ... Thêm vào đó, Chính Phủ khắt khe hơn với việc đầu

Hoạt động chăm sóc nhà đầu tư | 18

1. Kết quả hoạt động và phân phối lợi nhuận năm 2010

o Tổng tài sản ròng (NAV) của Quỹ đầu tư VF4 tại ngày

31/12/2010 đạt 739,6 tỷ đồng, tương ứng 9.171 đồng/

chứng chỉ quỹ (không bao gồm cổ tức 1.000 đồng/chứng

chỉ quỹ đã chia trong tháng 04/2010.

o Trong năm 2010, 3 nhóm ngành chiếm tỷ trọng giải ngân

cao nhất là Cơ sở hạ tầng – Bất động sản, Vật liệu – Khai

khoáng và Hàng hóa Công nghiệp, chiếm 70,8% tổng giá

trị giải ngân năm 2010.

o Tăng trưởng từ khi thành lập của Quỹ đến ngày 31/12/2010

là 11,7% trong khi VN-Index và HNX-Index giảm tương ứng

28,5% và 50,8%. Mức chiết khấu giữa NAV so với giá thị

trường bình quân năm 2010 vào khoảng 34% cao hơn so

với mức chiết khấu bình quân 30% của năm 2009.

o Năm 2010, Quỹ đầu tư VF4 ghi nhận mức lỗ tổng cộng

123,2 tỷ đồng sau khi trừ các chi phí. Mức lỗ từ hoạt động

đầu tư là 105,1 tỷ đồng chủ yếu là các khoản lỗ chưa thực

hiện 161,4 tỷ đồng do giảm giá cổ phiếu. Trong khi đó lợi

nhuận thực hiện là 33,3 tỷ đồng và cổ tức được nhận là 21,6

tỷ đồng. Lũy kế từ khi hoạt động Quỹ đầu tư VF4 vẫn duy trì

mức lợi nhuận ròng 94,5 tỷ đồng.

o Căn cứ vào kết quả hoạt động của Quỹ đầu tư VF4, Đại

hội đã thông qua mức cổ tức năm 2010 của Quỹ chính là

khoản cổ tức 4%/mệnh giá/đơn vị quỹ đã được thanh toán

vào ngày 12/05/2010 cho các Nhà đầu tư của Quỹ có tên

trong danh sách chốt ngày 20/04/2010.

2. Kế hoạch hoạt động của Quỹ đầu tư VF4 năm 2011

TTCK biến động theo từng chu kỳ, trong đó thị trường năm vừa

qua theo chiều hướng đi xuống. Sang năm 2011, mặc dù sự dao

động của thị trường sẽ vẫn còn nhưng có thể theo xu hướng đi

lên, sẽ có triển vọng tích cực và khởi sắc hơn. Để nắm bắt kịp thời

và tận dụng hiệu quả những cơ hội này nhằm tạo ra giá trị tăng

trưởng cho danh mục đầu tư, Quỹ đầu tư VF4 xác định sẽ tập

trung vào những nhiệm vụ trọng tâm sau đây:

o Tập trung vào mục tiêu tăng trưởng và ổn định danh mục.

o Tiếp tục theo đuổi chiến lược đầu tư giá trị bằng cách tìm

kiếm các cổ phiếu có hoạt động chính tốt và tăng trưởng ổn

định đang bị định giá thấp hơn giá trị nội tại (undervalued).

o Tăng cường tính thanh khoản của danh mục bằng cách chỉ tập

trung vào các cổ phiếu niêm yết có thanh khoản cao. Đối với cổ

phiếu chưa niêm yết chỉ đầu tư vào các cổ phiếu có kế hoạch

niêm yết trong vòng 06 tháng (prelisting).

o Tiếp tục duy trì cơ cấu đầu tư bao gồm cả cổ phiếu có giá trị

vốn hóa lớn và vốn hóa trung bình.

o Tích cực tìm kiếm cơ hội đầu tư vào các cổ phiếu niêm yết và

sắp niêm yết dưới vai trò cổ đông chiến lược thông qua các

o Quỹ sẽ duy trì tỷ trọng cổ phiếu niêm yết ở mức hợp lý

(60% NAV-70% NAV), trong đó tập trung phần lớn vào cổ

phiếu có vốn hóa lớn và phân bổ một phần giá trị tài sản

của danh mục vào trái phiếu chuyển đổi.

o Ngành nghề tập trung trong năm 2011 vẫn là các ngành

Bán lẻ, Dịch vụ viễn thông, Bất động sản, Năng lượng và

hàng hóa công nghiệp, và vật liệu khai khoáng.

o Tích cực tìm kiếm cơ hội đầu tư vào các cổ phiếu niêm

yết/sắp niêm yết dưới vai trò cổ đông chiến lược thông

qua các đợt phát hành riêng lẻ do có nhiều điều kiện ưu

đãi hơn như giá phát hành, thông tin doanh nghiệp được

cung cấp trực tiếp và cơ hội tham gia chủ động hơn vào

hoạt động của công ty.

o Chương trình cổ phần hóa dự kiến tái khởi động trong đó

có các doanh nghiệp lớn, đầu ngành cũng sẽ là cơ hội để

Quỹ đầu tư VF1 giải ngân trong thời gian tới.

3. Ủy quyền cho Ban đại diện quỹ để lựa chọn công ty

kiểm toán năm 2011 cho Quỹ.

4. Điều chỉnh bổ sung các điểm trong các phần căn cứ

pháp lý, định nghĩa và tại các điều 2, 9, 10, 13, 14, 22, 24,

25, phụ lục 4 của Điều lệ tổ chức và hoạt động của quỹ.

Quỹ đầu tư VF4

Đại hội nhà đầu tư VF4 năm 2010 Đại hội nhà đầu tư VF4 năm 2010

Page 19: D˜ch v˚ Qu˛n lý Qu˝ đˆu tư D˜ch v˚ Qu˛n lý Danh m˚c đˆu tư · Triển vọng thị trường ... Thêm vào đó, Chính Phủ khắt khe hơn với việc đầu

19 | Hoạt động chăm sóc nhà đầu tư

1. Kết quả hoạt động và phân phối lợi nhuận năm 2010

o Kết thúc năm 2010, NAV của Quỹ đầu tư VFA đạt 221,4 tỷ

đồng, tương đương 9.209,3 đồng/ chứng chỉ quỹ. Lũy kế từ

khi hoạt động, NAV của Quỹ đầu tư VFA ghi nhận mức giảm

-7,9%.

o Giữa năm 2010, thị trường chứng khoán Việt Nam liên tục

giảm điểm, Quỹ đầu tư VFA đã tăng tỷ lệ nắm giữ tài sản an

toàn (tiền mặt) trên 50% NAV giúp NAV của Quỹ giảm thấp

hơn mức giảm của thị trường. Khi VN-Index phục hồi trong

QIV/2010, Quỹ đầu tư VFA đã thực hiện giải ngân theo các

tín hiệu mua, giảm tỷ trọng tiền mặt.

o Với tỷ trọng bình quân là 44,1% NAV, Quỹ đầu tư VFA đã tối

ưu hóa các khoản tiền gửi khi cân bằng giữa việc tối đa hóa

lãi suất được nhận đồng thời bảo đảm tính linh hoạt khi

các tín hiệu mua bán xuất hiện.

o Tăng trưởng chưa bao gồm phí của Quỹ đầu tư VFA là

-5,9%. Xét theo cơ cấu ngành, do tỷ trọng của các ngành

trong danh mục thay đổi theo tín hiệu mua bán trên in-

dex và theo tín hiệu chọn lựa (scanning) các cổ phiếu tiềm

năng nên tỷ suất lợi nhuận theo ngành của Quỹ đầu tư VFA

không theo sát với tỷ suất lợi nhuận của thị trường.

o Căn cứ vào kết quả hoạt động của Quỹ đầu tư VFA, Đại hội

đã thông qua việc không chia lợi nhuận năm 2010 của Quỹ

do kết quả kinh doanh năm 2010 phát sinh lỗ.

2. Kế hoạch hoạt động của Quỹ đầu tư VFA năm 2011

o Quỹ đầu tư VFA vẫn duy trì chiến lược đầu tư theo xu

hướng với độ phức tạp cao hơn nhằm thích ứng với môi

trường không ngừng thay đổi của TTCK Việt Nam.

o Quỹ đầu tư VFA sẽ chủ động chuyển các chiến lược trend

following lên cả 02 chỉ số VN-Index và HNX-Index, đồng

thời nghiên cứu để áp dụng các chiến lược trend following

trên từng cổ phiếu. Việc ứng dụng các chiến lược trên 02

chỉ số và trên cổ phiếu sẽ giảm thiểu rủi ro phụ thuộc vào

biến động của VN-Index đồng thời chủ động hơn trong

việc tìm kiếm các cổ phiếu có độ tương thích với chiến lược

trend following hơn VN-Index.

o Để bảo đảm tính chính xác và hiệu quả của mô hình, những

nghiên cứu mới sẽ được Hội đồng Đầu tư phê duyệt trước

khi đưa vào áp dụng.

3. Ủy quyền cho Ban đại diện quỹ để lựa chọn công ty kiểm

toán năm 2011 cho Quỹ.

4. Điều chỉnh bổ sung các điểm trong các phần căn cứ pháp

lý và tại các điều 2, 4, 13, 21, 23, 24, 44 của Điều lệ tổ chức

và hoạt động của quỹ.

đợt phát hành riêng lẻ do có nhiều điều kiện ưu đãi hơn như

giá phát hành, thông tin doanh nghiệp được cung cấp trực

tiếp và cơ hội tham gia chủ động hơn vào hoạt động của

công ty.

o Tham gia các đợt IPO doanh nghiệp hàng đầu trong các lĩnh

vực then chốt như năng lượng, viễn thông….

3. Ủy quyền cho Ban đại diện quỹ để lựa chọn công ty kiểm

toán năm 2011 cho Quỹ.

4. Điều chỉnh bổ sung các điểm trong các phần căn cứ pháp

lý, định nghĩa và tại các điều 4, 9, 13, 21, 23, 24, 44, 52

của Điều lệ tổ chức và hoạt động của quỹ.

5. Bầu lại toàn bộ Ban đại diện Quỹ nhiệm kỳ 2011-2013

theo quy định.

Quỹ đầu tư VFA

Đại hội nhà đầu tư VFA năm 2010 Đại hội nhà đầu tư VFA năm 2010

Page 20: D˜ch v˚ Qu˛n lý Qu˝ đˆu tư D˜ch v˚ Qu˛n lý Danh m˚c đˆu tư · Triển vọng thị trường ... Thêm vào đó, Chính Phủ khắt khe hơn với việc đầu

cÔNG TY cỔ PHầN QuẢN lÝ Quỹ đầu TƯ VIỆT NAM (VFM)

Trụ sở chínhLầu 10, Cao ốc Central Plaza17 Lê Duẩn, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt NamĐT: (84.8) 3825 1488 Fax: (84.8) 3825 1489

chi nhánh tại Hà NộiPhòng 1208, Tầng 12, Tòa nhà Pacific Place83B Lý Thường Kiệt, Q.Hoàn Kiếm, Hà NộiĐT: (84.4) 3942 8168 Fax: (84.4) 3942 8169

[email protected] www.vinafund.com