doko.vn 236230-quan-diem-cua-ho-chi-minh-ve-vai-tro-cua

15
Nhóm 7 Tư tưởng Hồ Chí Minh ĐỀ TÀI THẢO LUẬN: QUAN ĐIỂM CỦA HỒ CHÍ MINH VỀ VAI TRÒ CỦA CON NGƯỜI VÀ CHIẾN LƯỢC TRỒNG NGƯỜI. VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM ĐÓ TRONG VIỆC PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC ĐÀO TẠO CỦA NƯỚC TA HIỆN NAY. Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống những luận điểm khoa học rộng lớn, sâu sắc và phong phú trên nhiều lĩnh vực. Trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo, di sản tư tưởng Hồ Chí Minh là một kho tàng đầy ắp những giá trị nhân văn cao cả, mà một trong những biểu hiện lớn lao, đó là tư tưởng về con người và chiến lược “trồng người”. Khi nói về con người, M.Gorki, nhà văn lỗi lạc của nước Nga Xô Viết đã từng thốt lên: “... Con người! Tiếng ấy thật tuyệt diệu! Tiếng ấy vang lên kiêu hãnh và hùng tráng biết bao.. .” (Dưới đáy), vì thế, từ xưa đến nay, các bậc vĩ nhân, các nhà triết học, các nhà tư tưởng, các nhà khai sáng ra các tôn giáo lớn trên thế giới... đều vì con người, hướng về con người bằng tất cả tấm lòng yêu thương, trân trọng. Con người đã trở thành trung tâm của mọi hoạt động nghiên cứu. Đặc biệt, với chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh thì vấn đề con người được nhìn nhận và đánh giá một cách khách quan, đúng bản chất của nó hơn cả. Để có được quan niệm khoa học về con người trong thời đại Hồ Chí Minh, lịch sử đã từng tiếp cận vấn đề con người bằng những phương pháp khác nhau: * Chủ nghĩa duy tâm quan niệm: Con người là một thực thể linh hồn, cái giá trị lớn nhất ở con người là phần hồn, phần hồn là cái sống mãi, cái

Upload: loitran123

Post on 21-Jul-2015

162 views

Category:

Design


1 download

TRANSCRIPT

Page 1: Doko.vn 236230-quan-diem-cua-ho-chi-minh-ve-vai-tro-cua

Nhóm 7 Tư tưởng Hồ Chí Minh

ĐỀ TÀI THẢO LUẬN:

QUAN ĐIỂM CỦA HỒ CHÍ MINH VỀ VAI TRÒ CỦA CON NGƯỜI VÀ

CHIẾN LƯỢC TRỒNG NGƯỜI. VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM ĐÓ TRONG

VIỆC PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC ĐÀO TẠO CỦA NƯỚC TA HIỆN NAY.

Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống những luận điểm khoa học rộng

lớn, sâu sắc và phong phú trên nhiều lĩnh vực. Trong lĩnh vực giáo dục - đào

tạo, di sản tư tưởng Hồ Chí Minh là một kho tàng đầy ắp những giá trị nhân

văn cao cả, mà một trong những biểu hiện lớn lao, đó là tư tưởng về con

người và chiến lược “trồng người”.

Khi nói về con người, M.Gorki, nhà văn lỗi lạc của nước Nga Xô Viết

đã từng thốt lên: “... Con người! Tiếng ấy thật tuyệt diệu! Tiếng ấy vang lên

kiêu hãnh và hùng tráng biết bao...” (Dưới đáy), vì thế, từ xưa đến nay, các

bậc vĩ nhân, các nhà triết học, các nhà tư tưởng, các nhà khai sáng ra các tôn

giáo lớn trên thế giới... đều vì con người, hướng về con người bằng tất cả

tấm lòng yêu thương, trân trọng. Con người đã trở thành trung tâm của mọi

hoạt động nghiên cứu. Đặc biệt, với chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ

Chí Minh thì vấn đề con người được nhìn nhận và đánh giá một cách khách

quan, đúng bản chất của nó hơn cả.

Để có được quan niệm khoa học về con người trong thời đại Hồ Chí

Minh, lịch sử đã từng tiếp cận vấn đề con người bằng những phương pháp

khác nhau:

* Chủ nghĩa duy tâm quan niệm: Con người là một thực thể linh hồn,

cái giá trị lớn nhất ở con người là phần hồn, phần hồn là cái sống mãi, cái

Page 2: Doko.vn 236230-quan-diem-cua-ho-chi-minh-ve-vai-tro-cua

Nhóm 7 Tư tưởng Hồ Chí Minh

vĩnh hằng, còn phần xác chỉ là cái gì ngắn ngủi thoảng qua, nó rồi cũng

nhanh chóng ra đi trở về với cát bụi. Quan niệm duy tâm về con người đã

ảnh hưởng đến một bộ phận không nhỏ, khiến họ khước từ cuộc sống hiện

thực, một cuộc sống phải sản xuất, đấu tranh để tồn tại vì hạnh phúc con

người, để hướng về một thế giới hư vô, phó thác cuộc đời cho số phận.

* Chủ nghĩa duy vật siêu hình quan niệm: Con người là một sinh vật, cái

giá trị nhất ở con người là cái sinh vật, bản chất người là bản chất sinh vật.

Còn những cái như tư tưởng, tình cảm, ước mơ, hoài bão... chỉ là thứ trừu

tượng, mơ hồ... không có giá trị hiện sinh. Với quan niệm coi bản chất con

người là sình vật, chủ nghĩa duy vật siêu hình về con người đẩy tới việc giải

quyết vấn đề con người chỉ là sự thỏa mãn về nhu cầu vật chất, nhu cầu sinh

vật của con người, kích thích con người lao vào cuộc sống vật chất tầm

thường, đẩy một bộ phận người chạy theo lối "sống gấp" - lối sống theo nhịp

điệu hối hả, sống tranh thủ, gấp gáp, sống nhanh lên sống vượt lên thời gian,

vượt ra không gian, sống ích kỷ, sống chỉ biết mình, không biết đến đồng

loại...

Cả hai cách tiếp cận trên về con người đều dẫn đến chủ nghĩa cực đoan

về con người: Họ đã từ tuyệt đối hóa đến thần bí hóa mặt tinh thần của con

người, hạ thấp mặt sinh vật (phần xác) và ngược lại, không thấy được con

người là một thể thống nhất giữa mặt vật chất và mặt tinh thần.

Quan niệm mácxít về con người là vấn đề cơ bản nhất của cuộc đấu

tranh quan điểm giữa chủ nghĩa nhân văn tư sản và chủ nghĩa nhân đạo

XHCN. C.Mác viết: “ Sự thay thế xã hội tư bản với những giai cấp và đối

kháng giai cấp của nó xuất hiện một liên hợp trong đó sự phát triển tự do

của mỗi người là điều kiện cho sự phát triển tự do của tất cả mọi người”

Luận điểm bất hủ trên đây về con người chỉ ra rằng, quan điểm triết học

về giải phóng toàn bộ xã hội phải được bắt đầu từ việc giải phóng cho mỗi

Page 3: Doko.vn 236230-quan-diem-cua-ho-chi-minh-ve-vai-tro-cua

Nhóm 7 Tư tưởng Hồ Chí Minh

cá nhân, rằng tương lai không chỉ là cái gì nối tiếp hiện tại, mà còn là bộ

phận của hiện tại và cấu thành cái hiện tại, rằng đây là cơ sở thế giới quan

“định hướng mục tiêu” của sự phát triển xã hội và đó là hạnh phúc con

người, là phương thức cụ thể của quá trình giải phóng con người.

Với chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, lý tưởng nhân đạo

giải phóng con người khỏi áp bức bóc lột không tồn tại trừu tượng, mà được

tạo ra bởi những tiền đề vật chất - đó là việc thay thế chế độ chiếm hữu tư

nhân về tư liệu sản xuất bằng chế độ sở hữu xã hội để của cải xã hội sản xuất

ra được sử dụng cho việc thúc đẩy sự phát triển năng lực trí tuệ của con

người.

Chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh không dựa trên lý

tưởng nhân đạo chủ nghĩa trừu tượng về con người, mà xem xét con người

một cách thực tế, như họ xây dựng cuộc sống ra sao, băn khoăn, trăn trở

cuộc sống như thế nào và ở chỗ nào... Quan điểm Mác - Lê nin và tư tưởng

Hồ Chí Minh còn chỉ rõ rằng, trong hoạt động của mình, con người tạo ra

các mối quan hệ xã hội khách quan và lịch sử và với những quan hệ đó, con

người tự khẳng định mình - tiền đề của “làm chủ bản thân”. Như vậy, con

người sinh ra từ một tầng lớp, giai cấp nhất định và bao giờ cũng chịu ảnh

hưởng đạo đức của giai cấp xuất thân. Và, mỗi con người tồn tại bao giờ

cũng đụng chạm hàng loạt vấn đề có liên quan đến sản xuất, hoàn cảnh thực

tế. Những vấn đề đó luôn được biến đổi bởi thế hệ mới và quy định những

điều kiện tồn tại của chính thế hệ đó.

Vấn đề con người là vấn đề lớn, được đặt lên hàng đầu và là vấn đề trung

tâm, xuyên suốt trong toàn bộ nội dung tư tưởng của Hồ Chí Minh. Tin ở

dân, dựa vào dân, tổ chức và phát huy sức mạnh đoàn kết toàn dân, bồi

dưỡng, đào tạo và phát huy mọi năng lực của dân (ở từng cá nhân riêng lẻ và

của cả cộng đồng), đó là tư tưởng được Hồ Chí Minh vận dụng và phát triển

Page 4: Doko.vn 236230-quan-diem-cua-ho-chi-minh-ve-vai-tro-cua

Nhóm 7 Tư tưởng Hồ Chí Minh

trong toàn bộ sự nghiệp đấu tranh cách mạng giành độc lập dân tộc cũng như

xây dựng đất nước. Tư tưởng đó cũng chính là nội dung cơ bản của toàn bộ

tư tưởng về con người của Hồ Chí Minh.

Con người trong tư tưởng Hồ Chí Minh không tồn tại như một phạm trù

bản thể luận có tính trừu tượng hóa và khái quát hóa, mà được đề cập đến

một cách cụ thể, đó là nhân dân Việt Nam, những con người lao động nghèo

khổ bị áp bức cùng cực dưới ách thống trị của phong kiến, đế quốc; là dân

tộc Việt Nam đang bị đô hộ bởi chủ nghĩa thực dân; và mở rộng hơn nữa là

những “người nô lệ mất nước” và “người cùng khổ”. Lôgíc phát triển tư

tưởng của Người là xuất phát từ chủ nghĩa yêu nước để đến với chủ nghĩa

Mác - Lênin, đến với chủ nghĩa quốc tế chân chính.

Theo lôgíc phát triển tư tưởng ấy, khái niệm “con người” của Hồ Chí

Minh tiếp cận với khái niệm “giai cấp vô sản cách mạng”. Người đề cập

đến giai cấp vô sản cách mạng và sự thống nhất về lợi ích căn bản của giai

cấp đó với các tầng lớp nhân dân lao động khác (đặc biệt là nông dân).

Người nhận thức một cách sâu sắc rằng, chỉ có cuộc cách mạng duy nhất và

tất yếu đạt tới được mục tiêu giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và toàn

thể nhân loại khỏi mọi sự nô dịch, áp bức. Toàn bộ các tư tưởng, lý luận

(chiếm một khối lượng lớn trong các tác phẩm của Người) bàn về cách mạng

(chiến lược giải pháp; bàn về người cách mạng và đạo đức cách mạng, về

hoạch định và thực hiện các chính sách xã hội; về rèn luyện và giáo dục con

người v.v...) về thực chất chỉ là sự cụ thể hóa bằng thực tiễn tư tưởng về con

người của Hồ Chí Minh.

Page 5: Doko.vn 236230-quan-diem-cua-ho-chi-minh-ve-vai-tro-cua

Nhóm 7 Tư tưởng Hồ Chí Minh

Trong tư tưởng Hồ Chí Minh khi nói về vai trò của con người chúng ta

cần làm rõ 2 ý:

* Con người là vốn quý nhất, nhân tố quyết định thành công của sự

nghiệp cách mạng.

Theo Hồ Chí Minh “trong bầu trời không gì quý bằng nhân dân,trong

thế giới không gì mạnh bằng lực lượng đoàn kết của nhân dân”.Vì vậy vô

luận việc gì đều do người làm ra, và từ nhỏ đến to, từ gần đến xa, đều thế cả.

Người cho rằng việc dễ mấy không có nhân dân cũng chịu, việc khó mấy có

dân liệu cũng xong. Nhân dân là người sang tạo ra mọi giá trị vật chất và

tinh thần. Hồ Chí Minh tổng kết ngắn gọn: dân ta tốt lắm. Người phân tích

phẩm chất tốt đẹp của dân từ lòng trung thành và tin tưởng vào cách mạng,

vào đảng không sợ gian khổ tù đầy, hi sinh đến việc dân nhường cơm xẻ áo

chở che đùm bọc bảo vệ nuôi nấng bộ đội và cán bộ cách mạng.

Dân ta là tài năng, trí tuệ và sáng tạo, họ biết “giải quyết nhiều vấn đề

một cách giản đơn, mau chóng, đầy đủ, mà những người tài giỏi, những

đoàn thể to lớn, nghĩ mãi không ra”. Đặc biệt là lòng sốt sắng, hăng hái của

dân để thực hiện con đường cách mạng. Hồ Chí Minh có niềm tin vững chắc

rằng với tinh thần quật cường và lực lương vô tận của dân tộc ta, với lòng

yêu nước, chí kiên quyết của nhân đân và quân đội ta, chẳng những chúng ta

có thể thắng lợi mà chúng ta nhất định thắng lợi.

Nhân dân là yếu tố quyết định thành công của cách mạng. “Lòng yêu

nước và sự đoàn kết của nhân dân là một lực lượng vô cùng to lớn, không ai

thắng nổi”.

* Con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của cách mạng phải coi

trọng, chăm sóc, phát huy nhân tố con người

Tấm lòng Hồ Chí Minh luôn hướng về con người. Người yêu thương

con người, tin tưởng con người, tin và thương yêu nhân dân, trước hết là

Page 6: Doko.vn 236230-quan-diem-cua-ho-chi-minh-ve-vai-tro-cua

Nhóm 7 Tư tưởng Hồ Chí Minh

người lao động, nhân dân mình và nhân dân các nước. Với Hồ Chí Minh,

“lòng thương yêu nhân dân, thương yêu nhân loại” là “không bao giờ thay

đổi”. Người có một niềm tin lớn ở sức mạnh sáng tạo của con người. Lòng

tin mãnh liệt và vô tận của Hồ Chí Minh vào nhân dân, vào những con người

bình thường đã được hình thành rất sớm. Từ những năm tháng Người bôn ba

tìm đường cứu nước, thâm nhập, tìm hiểu thực tế cuộc sống và tâm tư của

những người dân lao động trong nước và nước ngoài. Người đã khẳng định:

“Đằng sau sự phục tùng tiêu cực, người Đông Dương ẩn giấu một cái gì

đang sôi sục, đang gào thét, và sẽ bùng nổ một cách ghê gớm khi thời cơ

đến”. Tin vào quần chúng, theo quan điểm của Hồ Chí Minh, đó là một trong

những phẩm chất cơ bản của người cộng sản. Và đây cũng chính là chỗ khác

căn bản, khác về chất, giữa quan điểm của Hồ Chí Minh với quan điểm của

các nhà Nho yêu nước xưa kia (kể cả các bậc sĩ phu tiền bối gần thời với Hồ

Chí Minh) về con người. Nếu như quan điểm của Hồ Chí Minh: “Trong bầu

trời không có gì quý bằng nhân dân. Trong thế giới không có gì mạnh bằng

lực lượng đoàn kết toàn dân”, thì các nhà Nho phong kiến xưa kia mặc dù có

những tư tưởng tích cực “lấy dân làm gốc”, mặc dù cũng chủ trương “khoan

thư sức dân”, nhưng quan điểm của họ mới chỉ dừng lại ở chỗ coi việc dựa

vào dân cũng như một “kế sách”, một phương tiện để thực hiện mục đích

“trị nước”, “bình thiên hạ”. Ngay cả những bậc sĩ phu tiền bối của Hồ Chí

Minh, tuy là những người yêu nước một cách nhiệt thành, nhưng họ chưa có

một quan điểm đúng đắn và đầy đủ về nhân dân, chưa có đủ niềm tin vào

sức mạnh của quần chúng nhân dân. Quan điểm tin vào dân, vào nhân tố con

người của Người thống nhất với quan điểm của Mác, Ăngghen, Lênin:

“Quần chúng nhân dân là người sáng tạo chân chính ra lịch sử”.

Tin dân, đồng thời lại hết lòng thương dân, tình thương yêu nhân dân

của Hồ Chí Minh có nguồn gốc sâu xa từ trong truyền thống dân tộc, truyền

Page 7: Doko.vn 236230-quan-diem-cua-ho-chi-minh-ve-vai-tro-cua

Nhóm 7 Tư tưởng Hồ Chí Minh

thống nhân ái ngàn đời của người Việt Nam. Cũng như bao nhà Nho yêu

nước khác có cùng quan điểm “ái quốc là ái dân”, nhưng điểm khác cơ bản

trong tư tưởng “ái dân” của Người là tình thương ấy không bao giờ dừng lại

ở ý thức, tư tưởng mà đã trở thành ý chí, quyết tâm thực hiện đến cùng sự

nghiệp giải phóng giai cấp, giải phóng dân tộc, giải phóng nhân loại cần lao,

xóa bỏ đau khổ, áp bức bất công giành lại tự do, nhân phẩm và giá trị làm

người cho con người. Ở Hồ Chí Minh, chủ nghĩa yêu nước gắn bó không

tách rời với chủ nghĩa quốc tế chân chính. Tình thương yêu cũng như toàn

bộ tư tưởng về nhân dân của Người không bị giới hạn trong chủ nghĩa dân

tộc hẹp hòi mà nó tồn tại trong mối quan hệ khăng khít giữa các vấn đề dân

tộc và giai cấp, quốc gia với quốc tế. Yêu thương nhân dân Việt Nam, Người

đồng thời yêu thương nhân dân các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới.

Trong sự nghiệp lãnh đạo cách mạng, Hồ Chí Minh luôn coi trọng sức

mạnh đoàn kết toàn dân và sự đồng tình ủng hộ to lớn của bè bạn khắp năm

châu, của cả nhân loại tiến bộ. Người cũng xác định sự nghiệp cách mạng

của nước ta là một bộ phận không thể tách rời trong toàn bộ sự nghiệp đấu

tranh giải phóng nhân loại trên phạm vi toàn thế giới.

Nếu như luận điểm về con người là sợi chỉ đỏ xuyên suốt của tư tưởng

Hồ Chí Minh, thì vấn đề ‘trồng người” lại chiếm vị trí quan trọng trong luận

điểm xuyên suốt ấy.

Quan điểm của Hồ Chí Minh về chiến lược “trồng người”:

* “Trồng người” là yêu cầu khách quan, vừa cấp bách vừa lâu dài

của cách mạng.

Trên cơ sở khẳng định con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực cách

mạng, Hồ Chí Minh rất quan tâm đến sự nghiệp giáo dục, đào tạo, rèn luyện

con người.

Page 8: Doko.vn 236230-quan-diem-cua-ho-chi-minh-ve-vai-tro-cua

Nhóm 7 Tư tưởng Hồ Chí Minh

Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, trồng người là một sự nghiệp có tính

chiến lược. Người mong muốn biến khát vọng vì chủ trương của các thế hệ

cha ông về “khai dân trí” thành hiện thực. Do đó từ khi có chính quyền, Hồ

Chí Minh đã thực hiện một sự nghiệp “khai dân trí” rộng lớn chưa từng có

trong lịch sử nước ta và thu được những thành công hết sức to lớn. Người đã

xác định “chống giặc dốt” là nhiệm vụ thứ tư trong sáu nhiệm vụ cấp bách

nhất của đất nước lúc bấy giờ, là bước khởi đầu và cũng là nhiệm vụ thường

xuyên của sự nghiệp mở mang dân trí. Người chỉ rõ: “Dốt nát cũng là kẻ

địch... Địch thực dân dựa vào địch dốt nát để thi hành chiến lược ngu dân.

Địch dốt nát dựa vào địch thực dân để đưa dân ta vào nơi mù quáng... Một

dân tộc dốt là một dân tộc yếu”. Từ đó, sự nghiệp GD trở thành sự nghiệp

của toàn thể dân tộc, và đối tượng của GD cũng là toàn thể dân tộc. Người

chắt chiu, rèn luyện từng con người, mở những lớp huấn luyện cho từng tốp

nhỏ học trò với cả tấm lòng nhiệt thành, kiên trì, nhẫn nại. Người thường

xuyên tổng kết kinh nghiệm của các phong trào quần chúng, kiên trì lắng

nghe và tìm đọc, suy ngẫm về những gương tốt, những ý hay của nhân dân.

Người viết “Dân rất thông minh, quần chúng kinh nghiệm, sáng kiến rất

nhiều, chỉ cần mình có biết học hay biết lợi dụng mà thôi”. Người căn dặn:

Phải học, học ở nhà trường, học trong sách vở, học ở quần chúng nhân dân,

không học quần chúng là một sai lầm lớn.

Hồ Chí Minh nhấn mạnh, đề cao, nêu cao, nêu bật vai trò của GD-ĐT,

xây dựng con người mới XHCN và coi đó là một chiến lược lâu dài. Với câu

nói nổi tiếng:

“Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây.

Vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người".

Page 9: Doko.vn 236230-quan-diem-cua-ho-chi-minh-ve-vai-tro-cua

Nhóm 7 Tư tưởng Hồ Chí Minh

Hồ Chí Minh luôn đặt lòng tin vào khả năng của GD. Người chỉ rõ: Tiền

đồ của dân tộc chúng ta sẽ ra sao, một phần quan trọng là do sự nghiệp GD

trực tiếp quyết định:

“Ngủ thì ai cũng như lương thiện

Tỉnh dậy phân ra kẻ dữ hiền

Hiền, dữ đâu phải là tính sẵn

Phần nhiều do GD mà nên"

Tất cả những điều này phản ánh tư tưởng lớn về tầm quan trọng có tính

quyết định của nhân tố con người, tất cả vì con người do con người

Như vậy, con người phải được đặt vào vị trí trung tâm của sự phát

triển.Nó vừa nằm trong chiến lược phát triển kinh tế, xã hội của đất nước với

nghĩa rộng, vừa nằm trong chiến lược giáo dục đào tạo theo nghĩa hẹp.

“Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội, trước hết cần có những con người

xã hội chủ nghĩa”

- Con người xã hội chủ nghĩa đương nhiên phải do chủ nghĩa xã hội tạo

ra. Nhưng ở đây trên con đường tiến lên chủ nghĩa xã hội thì trước hết phải

có con người xã hội chủ nghĩa. Điều này cần được hiểu ngay từ đầu phải đặt

ra nhiệm vụ xây dựng con người có những phẩm chất cơ bản, tiêu biểu của

con người mới cho xã hội chủ nghĩa, làm gương, lôi cuốn xã hội. Công việc

này là quá trình lâu dài không ngừng hoàn thiện, nâng cao và thuộc về trách

nhiệm của Đảng, Nhà nước, gia đình, cá nhân mỗi người. Hồ Chí Minh đã

từng nói: “Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội phải có con người xã hội chủ

Page 10: Doko.vn 236230-quan-diem-cua-ho-chi-minh-ve-vai-tro-cua

Nhóm 7 Tư tưởng Hồ Chí Minh

nghĩa. Con người xã hội chủ nghĩa là phải đi đến hoàn toàn không có chủ

nghĩa cá nhân. Trong đầu óc mọi người đều có sự đấu tranh giữa cái thiện và

cái ác, hoặc nói theo cách mới là sự đấu tranh giữa tư tưởng cộng sản và tư

tưởng cá nhân”.

Tư tưởng cộng sản với tư tưởng cá nhân ví như lúa với cỏ dại. Lúa phải

chăm bón rất khó nhọc thì mới tốt được. Còn cỏ dại không cần chăm sóc

cũng mọc lu bù. Tư tưởng cộng sản phải rèn luyện gian khổ mới có được.

Còn tư tưởng cá nhân thì cũng như cỏ dại, sinh sôi, nảy nở rất dễ.

- Mỗi bước xây dựng những con người như vậy là một nấc thang xây

dựng chủ nghĩa xã hội. Đây là mối quan hệ biện chứng giữa xây dựng chủ

nghĩa xã hội và con người xã hội chủ nghĩa .

- Độc lập dân tộc là điều kiện tiên quyết để thực hiện chủ nghĩa xã hội,

chủ nghĩa xã hội là mục tiêu, lý tưởng, là điều kiện đảm bảo cuộc sống ấm

no, tự do, hạnh phúc cho nhân dân, là nhân tố đảm bảo vững chắc của nền

độc lập dân tộc. Hồ Chủ Tịch đã từng nói: Nhưng nếu nước được độc lập mà

dân không hưởng hạnh phúc tự do, thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì.

Cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở nước ta là theo con đường cách mạng

vô sản, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, vấn đề dân tộc được nhận thức

và giải quyết trên lập trường giai câp công nhân. Do đó, sau cách mạng dân

tộc dân chủ giành thắng lợi sẽ chuyển sang cách mạng xã hội chủ nghĩa, đó

là bước phát triển tất yếu.

- Quan niệm của Hồ Chí Minh về con người mới xã hội chủ nghĩa có

hai mặt gắn bó chặt chẽ với nhau. Một là kế thừa những giá trị tốt đẹp cuả

con người truyền thống (Việt Nam, Phương Đông). Hai là hình thành những

Page 11: Doko.vn 236230-quan-diem-cua-ho-chi-minh-ve-vai-tro-cua

Nhóm 7 Tư tưởng Hồ Chí Minh

phẩm chất mới như: có tư tưởng xã hội chủ nghĩa, có đạo đức xã hội chủ

nghĩa, có trí tuệ bản lĩnh để làm chủ (bản thân, gia đình, xã hội ...) có tác

phong xã hội chủ nghĩa, có lòng nhân ái vị tha độ lượng.

* Chiến lược “trồng người” là một trọng tâm, một bộ phận hợp thành

của chiến lược phát triển kinh tế xã hội.

Để thực hiện chiến lược trồng người, cần có nhiều biện pháp, nhưng

giáo dục đào tạo là biện pháp quan trọng bậc nhất. Bởi vì, giáo dục tốt sẽ tạo

ra tính thiện, đem lại tương lai tươi sáng cho thanh niên. Ngược lại, giáo

dục tồi sẽ ảnh hưởng đến thanh niên.

Nội dung và phương pháp giáo dục phải toàn diện, cả đức, trí, thể, mĩ,

đặt đạo đức lí tưởng và tìh cảm cách mạng, lối sống xã hội chủ nghĩa lên

hàng đầu. Hai mặt đức, tài thống nhất với nhau, không tách rời nhau, trong

đó đức là cái gốc là nền tảng cho tài năng phát triển, phải kết hợp giữa nhận

thức và hành động, lời nói và việc làm. Có như vậy mới có thể học để làm

người.

Đối với Hồ Chí Minh, tất cả các phương pháp giáo dục như phương pháp

đối thoại, phương pháp học đi đôi với hành, lý luận gắn với thực tiễn,

phương pháp làm gương, phương pháp kết hợp giữa gia đình, nhà trường và

xã hội... đều nhằm mục đích "nêu cao tác phong độc lập suy nghĩ và tự do tư

tưởng", nâng cao nhận thức, chất lượng và hiệu quả giáo dục. Các phương

pháp này vừa mang tính truyền thống, lại vừa hiện đại, vừa hệ thống, khoa

học, lại vừa cụ thể, thiết thực, luôn gắn với đời sống và thời đại.

Page 12: Doko.vn 236230-quan-diem-cua-ho-chi-minh-ve-vai-tro-cua

Nhóm 7 Tư tưởng Hồ Chí Minh

Hồ Chí Minh khẳng định: “...có gì vẻ vang hơn là nghề giáo dục đào tạo

những thế hệ sau này tích cực góp phần xây dựng CNXH và CNCS. Người

thầy giáo tốt - thầy giáo xứng đáng là thầy giáo - là người vẻ vang nhất”.

Theo Hồ Chí Minh “óc những người tuổi trẻ trong sạch như một tấm lụa

trắng. Nhuộm xanh thì nó sẽ xanh, nhuộm đỏ thì nó sẽ đỏ. Vì vậy, sự học tập

ở nhà trường, ảnh hưởng rất lớn cho tương lai của thanh niên và tương lai

của thanh niên tức là tương lai của nước nhà”.

Với người học, người được GD, Hồ Chí Minh luôn luôn nhắc nhở mọi

người phải : “Học để làm việc, làm người, làm cán bộ. Học để phụng sự

đoàn thể, giai cấp và nhân dân, Tổ quốc và nhân loại” . Đặc biệt, Người coi

việc đào tạo, bồi dưỡng thế hệ trẻ, thanh niên, thiếu niên, nhi đồng là vấn đề

có ý nghĩa chiến lược to lớn và lâu dài. Người coi thanh niên là lực lượng có

ý chí và nghị lực vượt mọi khó khăn, luôn xung phong đi đầu trong sự

nghiệp chiến đấu và xây dựng CNXH; coi thiếu niên nhi đồng là người chủ

tương lai của nước nhà.

Tư tưởng "trồng người" của Hồ Chí Minh rất khoa học và toàn diện, cả

về nội dung và phương pháp. Người chỉ rõ: “Việc xây dựng con người cũng

phải có ý định rõ ràng như nhà kiến trúc”. Hiểu sâu sắc thuyết cách mạng

không ngừng, nhìn thấu quá khứ và tương lai, Hồ Chí Minh luôn có một

lòng yêu thương, tin tưởng mãnh liệt ở thanh niên, ở thế hệ trẻ, thấy trước

những đỉnh cao mà con người Việt Nam sẽ phải đạt tới: “Non sông Việt

Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh

quang để sánh vai các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ

một phần lớn ở công học tập của các em”.

Page 13: Doko.vn 236230-quan-diem-cua-ho-chi-minh-ve-vai-tro-cua

Nhóm 7 Tư tưởng Hồ Chí Minh

Trong việc "trồng người", Hồ Chí Minh bắt đầu từ xây dựng nền tảng

đạo đức. Người thường xuyên bồi đắp cái nền tảng ấy cho con người. Người

khẳng định: “Cũng như sông thì có nguồn mới có nước, không có nguồn thì

sông cạn. Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo. Người cách mạng phải

có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được

nhân dân”. Vì vậy, Người đòi hỏi tất cả mọi người không trừ một ai, không

trừ một cấp nào đều phải thường xuyên trau đồi đạo đức cách mạng cho bền

vững. Hồ Chí Minh hết sức coi trọng đạo đức, song cũng rất mực coi trọng

tài năng. Người trân trọng đón mời, ưu đãi và trao thực chức, thực quyền

cho những người có tài năng. Mặt khác, Hồ Chí Minh đòi hỏi mọi người

phải tinh thông nghiệp vụ của mình, ai cũng đều phải có khả năng hoàn

thành tốt nhiệm vụ được giao. Bởi vậy, Hồ Chí Minh rất quan tâm, coi trọng

và khuyến khích việc “chiêu hiền đãi sĩ”, “cầu người hiền tài” và luôn nhắc

nhở phải “khéo dùng cán bộ”, phải “hiểu và đánh giá đúng cán bộ”, “có gan

cất nhắc cán bộ”, “dụng nhân như dụng mộc” vẽ“muôn việc thành công hay

thất bại đều do cán bộ tốt hay kém”.

Nhận thức sâu sắc về vai trò của giáo dục, Hồ Chí Minh đã gắn bó cả

cuộc đời mình với việc chăm lo, mở mang và xây dựng một nền giáo dục

mới, nền giáo dục xã hội chủ nghĩa - một nền giáo dục mà mọi người đều có

cơ hội phát huy khả năng sáng tạo, mọi người đều được học hành, không

phân biệt giai cấp, tuổi tác, trình độ, giới tính...

“ Trồng người” là công việc trăm năm, không thể nóng vội một sớm

một chiều, không phải làm một lúc là xong, cũng không phải tùy tiện, đến

đâu hay đến đó. Nhận thức và giải quyết vấn đề này có ý nghĩa thường trực,

bền bỉ trong suốt cuộc đời mỗi con người, trong suốt thời kì quá độ lên chủ

Page 14: Doko.vn 236230-quan-diem-cua-ho-chi-minh-ve-vai-tro-cua

Nhóm 7 Tư tưởng Hồ Chí Minh

nghĩa xã hội, Hồ Chí Minh cho rằng “việc học không bao giờ cùng, còn sống

còn phải học”.

Kế tục và quyết tâm thực hiện thắng lợi sự nghiệp to lớn và cao cả đó

của Người, Văn kiện Hội nghị lần thứ hai BCH Trung ương khoá VIII đã

xác định nhiệm vụ và mục đích cơ bản của giáo dục Việt Nam là "nhằm xây

dựng những con người và thế hệ thiết tha gắn bó với lý tưởng độc lập dân

tộc và chủ nghĩa xã hội, có đạo đức trong sáng, có ý chí kiên cường xây

dựng và bảo vệ Tổ quốc, công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, gìn giữ và

phát huy các giá trị văn hoá của dân tộc, có năng lực tiếp thu tinh hoa văn

hoá nhân loại phát huy tiềm năng của dân tộc và con người Việt Nam, có ý

thức cộng đồng và phát huy tính tích cực của cá nhân, làm chủ tri thức khoa

học và công nghệ hiện đại, có tư duy sáng tạo, có kỹ năng thực hành giỏi, có

tác phong công nghiệp, có tính tổ chức và kỷ luật, có sức khoẻ, là những

người kế thừa xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa "hồng" vừa "chuyên" như lời

căn dặn của Bác Hồ. Và mới đây, tại Đại hội Đảng lần thứ IX, một lần nữa

Đảng ta khẳng định: “Phát triển giáo dục và đào tạo là một trong những

động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, là

điều kiện để phát huy nguồn lực con người, yếu tố cơ bản để phát triển xã

hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững”, “Tiếp tục nâng cao chất lượng

giáo dục toàn diện, đổi mới nội dung, phương pháp dạy và học, hệ thống

trường lớp và hệ thống quản lý giáo dục, thực hiện chuẩn hoá, hiện đại hoá,

xã hội hoá. Phát huy tinh thần độc lập suy nghĩ và sáng tạo của học sinh,

sinh viên, đề cao năng lực tự học, tự hoàn thiện học vấn và tay nghề, đẩy

mạnh phong trào học tập trong nhân dân bằng những hình thức giáo dục

chính quy và không chính quy, thực hiện “giáo dục cho mọi người”, “cả

Page 15: Doko.vn 236230-quan-diem-cua-ho-chi-minh-ve-vai-tro-cua

Nhóm 7 Tư tưởng Hồ Chí Minh

nước trở thành một xã hội học tập”, thực hiện phương châm “học đi đôi với

hành”, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, nhà trường gắn với xã hội”.

Hơn 50 năm qua, tư tưởng Hồ Chí Minh về phương châm, chiến lược,

mục đích, nội dung, phương pháp giáo dục - đào tạo con người luôn soi sáng

sự nghiệp trồng người ở Việt Nam. Tư tưởng đó không chỉ là cơ sở lý luận

cho việc xác định chiến lược đào tạo con người, chủ trương, đường lối chỉ

đạo phát triển nền giáo dục Việt Nam của Đảng ta qua các thời kỳ cách

mạng, mà còn là những bài học, những kinh nghiệm thực tiễn giáo dục hết

sức sinh động, thiết thực và hiệu quả đối với người làm công tác giáo dục

noi riêng, ngành giáo dục nói chung hiện nay.

Việc thực hiện tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối giáo dục của Đảng,

nhà nước và nền giáo dục Việt Nam đã gặt hái được nhiều thành tựu đáng

khích lệ. Từ chỗ hơn 90% dân số mù chữ năm 1945, đến nay cả nước đã cơ

bảnphổ cập giáo dục tiểu học, mỗi năm có hơn 20 triệu HS-SV các cấp học

đến trường. Đội ngũ giáo viên ngày càng phát triển cả về số lượng và chất

lượng. Trong quá trình phát triển ấy, tư tưởng Hồ Chí Minh luôn soi sáng,

không phải chỉ là cơ sở lí luận cho việc xác định chiến lược đào tạo con

người trong thời kỳ mới mà còn là những bài học bổ ích, thấm thía, những

kinh nghiệm thực tiễn giáo dục hết sức sinh động, thiết thực nhằm phát triển,

chấn hưng nền giáo dục tương xứng với vai trò của nó trong công cuộc bảo

vệ, xây dựng và phát triển đất nước.