don gui dai bieu quoc hoi duong trung quoc

3
Kính gửi: Ông Dương Trung Quốc - Đại biểu Quốc Hội - Tổng thư ký hội Khoa học lịch sử Việt Nam - Tổng Biên tập tạp chí Xưa Và Nay Tôi là Nguyễn Thanh Sơn, cán bộ quân đội nghỉ hưu ở thành phố Hồ Chí Minh; Người làng Vĩnh Trị xã Hoằng Quang, thành phố Thanh Hóa. Ba năm trước tôi đã có vài lần viết thư cho ông nói về vấn đề bão lụt miền Trung và những bất cập trong mấy lĩnh vực kinh tế Nhà nước, đã được ông hồi đáp. Nay tôi lại xin trình bày với ông một việc liên quan đến làng tôi. Đó là chiếc cầu sắp xây xong bắt qua sông Mã cách Hàm Rồng phía hạ lưu 2km chạy qua làng tôi nhưng lại mang tên làng dưới “Nguyệt Viên”. Thưa ông! Làng tôi thành lập từ thời Đinh Tiên Hoàng, có lịch sử đấu tranh và truyền thống văn hóa đáng ghi nhận; đó là những danh nhân, tiêu biểu là trung đẳng thần quốc sư Lê Nhữ Bật và thượng thư Nguyễn Đình Giản; Có 18 ông nghè trong đó 6 tiến sĩ được ghi trong bia đá ở văn miếu. Làng tôi có 9 công trình văn hóa tâm linh gồm 2 miếu, 2 chùa, 3 đền và 2 đình; Trong đó một đình thờ trung đẳng thần quốc sư Lê Nhữ Bật và một đình trung tâm cách cầu 200m thờ thượng đẳng thần Nhất Đái Hồng Vân; ghi nhận chiến công các đạo quân của tướng quân Lê Long Việt thời tiền Lê…Tướng quân Lê Khôi thời hậu Lê đánh giặt phương Bắc, phương Nam. Chính ở móng cầu này là nơi xuất phát của những chiến thuyền đi đánh giặc.

Upload: steven-galford

Post on 12-Dec-2015

3 views

Category:

Documents


1 download

DESCRIPTION

Don Kien Nghi

TRANSCRIPT

Page 1: Don Gui Dai Bieu Quoc Hoi Duong Trung Quoc

Kính gửi: Ông Dương Trung Quốc- Đại biểu Quốc Hội

- Tổng thư ký hội Khoa học lịch sử Việt Nam

- Tổng Biên tập tạp chí Xưa Và Nay

Tôi là Nguyễn Thanh Sơn, cán bộ quân đội nghỉ hưu ở thành phố Hồ Chí Minh; Người làng Vĩnh Trị xã Hoằng Quang, thành phố Thanh Hóa. Ba năm trước tôi đã có vài lần viết thư cho ông nói về vấn đề bão lụt miền Trung và những bất cập trong mấy lĩnh vực kinh tế Nhà nước, đã được ông hồi đáp. Nay tôi lại xin trình bày với ông một việc liên quan đến làng tôi. Đó là chiếc cầu sắp xây xong bắt qua sông Mã cách Hàm Rồng phía hạ lưu 2km chạy qua làng tôi nhưng lại mang tên làng dưới “Nguyệt Viên”.

Thưa ông! Làng tôi thành lập từ thời Đinh Tiên Hoàng, có lịch sử đấu tranh và truyền thống văn hóa đáng ghi nhận; đó là những danh nhân, tiêu biểu là trung đẳng thần quốc sư Lê Nhữ Bật và thượng thư Nguyễn Đình Giản; Có 18 ông nghè trong đó 6 tiến sĩ được ghi trong bia đá ở văn miếu. Làng tôi có 9 công trình văn hóa tâm linh gồm 2 miếu, 2 chùa, 3 đền và 2 đình; Trong đó một đình thờ trung đẳng thần quốc sư Lê Nhữ Bật và một đình trung tâm cách cầu 200m thờ thượng đẳng thần Nhất Đái Hồng Vân; ghi nhận chiến công các đạo quân của tướng quân Lê Long Việt thời tiền Lê…Tướng quân Lê Khôi thời hậu Lê đánh giặt phương Bắc, phương Nam. Chính ở móng cầu này là nơi xuất phát của những chiến thuyền đi đánh giặc.

Thời chống Mỹ, làng tôi đã hứng chịu hàng trăm tấn bom Mỹ ném xuống để đánh phá các trận địa phòng không và hải quân bảo vệ cầu Hàm Rồng. Khúc sông nơi làng tôi đã chôn vùi nhiều máy bay Mỹ và cũng ở đây dân làng tôi đã bắt sống giặc lái Mỹ. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, làng tôi có tới 83 liệt sĩ hy sinh. Thành tích chiến đấu của làng tôi đóng góp phần quan trọng để xã Hoằng Quang thành xã anh hùng.

Thưa ông! Chuyện kể trên phải là những giai thoại của một chiếc cầu đẹp; Chưa kể làng tôi đã phải hiến nhiều ruộng đất nhà cửa cho chiếc cầu đi qua, thế mà nó lại mang tên làng khác, thật là bất công và là một sự sai lầm về lịch sử và địa lí.

Page 2: Don Gui Dai Bieu Quoc Hoi Duong Trung Quoc

Dân làng tôi vô cùng bức xúc, hội nghị toàn dân làng, các dòng họ, các đoàn thể và cá nhân đã gửi nhiều thư đến các cấp có thẩm quyền đề nghị thay đổi tên cầu nhưng vẫn chưa được đáp ứng; Họ chỉ xoa dịu hoặc đưa những ý kiến áp đặt.

Nay tôi phản ánh với ông tình hình trên và nhờ ông tác động đến các cấp có thẩm quyền giúp làng tôi lấy lại sự công bằng và trung thực.

Xin chân thành cám ơn ông!

TP.HCM, ngày……….tháng……….năm 2015

Nguyễn Thanh Sơn

Năm sinh 1941Điện thoại: 0909 005 904Địa chỉ: 160/1/3A Xô Viết Nghệ Tĩnh,

P.21, Q.Bình Thạnh, TP.HCMEmail: [email protected]

Tôi kính gửi kèm theo một bài viết có nội dung tương tự với hình thức một bài báo, xin ông nghiên cứu cho đăng lên tạp chí Xưa Và Nay.