dtnb piping fundamental

61
CÔNG TY DCH VCƠ KHÍ HÀNG HI BAN ĐÀO TO NI BPIPING FUNDAMENTAL Người biên son Người kim tra Người phê duyt Hvà Tên Đồng Xuân Long Trn Thin Lê ChNgày 22 / 3 /2011 / /20 / /20 Tài liu này và các thông tin trong nó là tài sn ca Công ty DVCKHH không được sao chép, copy, in n hoc sang băng dưới bt khình thc nào nếu không có scho phép trước ca Công ty DVCKHH.

Upload: khoadau

Post on 26-Dec-2015

266 views

Category:

Documents


7 download

TRANSCRIPT

Page 1: Dtnb Piping Fundamental

CÔNG TY DỊCH VỤ CƠ KHÍ HÀNG HẢI BAN ĐÀO TẠO NỘI BỘ

PIPING FUNDAMENTAL

Người biên soạn Người kiểm tra Người phê duyệt

Họ và Tên Đồng Xuân Long Trần Thiện Lê

Chữ ký

Ngày 22 / 3 /2011 / /20 / /20

Tài liệu này và các thông tin trong nó là tài sản của Công ty DVCKHH không được sao chép, copy, in ấn hoặc sang băng dưới bất kỳ hình thức nào nếu không có sự cho phép trước của Công ty DVCKHH.

Page 2: Dtnb Piping Fundamental

Mẫu tài liệu hướng dẫn đào tạo nội bộ

Trang 2 / 61

BẢNG THEO DÕI SỬA ĐỔI

STT Ngày sửa

đổi Trang

sửa đổi Mục

sửa đổi Nội dung sửa đổi Ghi chú

1

 

 

Page 3: Dtnb Piping Fundamental

Mẫu tài liệu hướng dẫn đào tạo nội bộ

Trang 3 / 61

MỤC TIÊU KHÓA HỌC:

Trình bày các kiến thức cơ bản về đường ống và một số tiêu chuẩn liên quan đến đường ống.

CẤU TRÚC KHÓA HỌC:

Khóa đào tạo được thực hiện trong thời lượng 3 buổi. Phương pháp đào tạo thuyết trình và thảo luận. ĐỐI TƯỢNG ĐÀO TẠO:

Đối tượng tham dự bắt buộc: Nhân viên tổ đường ống phòng thiết kế Đối tượng khuyến khích tham dự: Nhân viên tổ đường ống các phòng, ban có liên

quan NỘI DUNG KHÓA HỌC:

Nội dung khóa học bao gồm 3 phần: - Giới thiệu về piping và các thành phần trong hệ thống piping. - Valves và chức năng cơ bản của các loại valves. - Các tiêu chuẩn sử dụng trong đường ống - cơ khí.

TỔNG KẾT CUỐI KHÓA:

Nội dung chính của khóa học:

Piping và các thành phần trong hệ thống Piping. Pipe supports Một số hệ thống đường ống Offshore Các loại bản vẽ Piping và phát hành bản vẽ Các tiêu chuẩn sử dụng trong đường ống–cơ khí

Bài tập/câu hỏi kiểm tra cuối khóa: Hình thức câu hỏi kiểm tra trắc nghiệm và tự

luận

Page 4: Dtnb Piping Fundamental

Mẫu tài liệu hướng dẫn đào tạo nội bộ

Trang 4 / 61

MỤC LỤC

PHẦN 1: PIPING FUNDAMENTAL ............................................................................... 6 CHƯƠNG 1: PIPING VÀ CÁC THÀNH PHẦN TRONG HỆ THỐNG PIPING .......... 6 1.1. Piping ......................................................................................................................... 6

1.1.1. Piping classcification ....................................................................................... 4 1.1.2. Các tiêu chuẩn liên quan đến việc tạo ra codes và material specification

cho hệ thống đường ống ................................................................................... 7 1.2. Các thành phần piping… ............................................................................................ 8

1.2.1. Pipe .................................................................................................................. 8 1.2.1.1. Piping material ...................................................................................... 9 1.2.1.2. Pipe material specification .................................................................. 10 1.2.1.3. Phương pháp chế tạo ống .................................................................... 11 1.2.1.4. Các loại đầu ống và các kiểu liên kết ống ........................................... 12

1.2.2. Pipe fittings .................................................................................................... 13 1.2.2.1. Elbows ................................................................................................. 16 1.2.2.2. Return .................................................................................................. 17 1.2.2.3. Tee ....................................................................................................... 17 1.2.2.4. Crosses ................................................................................................ 17 1.2.2.5. Caps and Plugs .................................................................................... 18 1.2.2.6. Reducers .............................................................................................. 18 1.2.2.7. Stub Ends ............................................................................................ 18 1.2.2.8. Couplings ............................................................................................ 18 1.2.2.9. Swage nipples ..................................................................................... 19 1.2.2.10. Unions ............................................................................................... 19 1.2.2.11. Special Fittings ................................................................................. 20

1.2.3. Flanges ........................................................................................................... 20 1.2.3.1. Dựa vào cách thức liên kết với ống .................................................... 20 1.2.3.2. Dựa vào dải áp suất và nhiệt độ .......................................................... 21 1.2.3.3. Dựa vào Facing ................................................................................... 23

1.2.4. Gasket ............................................................................................................ 23 1.2.4.1. Vật liệu Gasket .................................................................................... 24 1.2.4.2. Các tiêu chuẩn về Gasket .................................................................... 24

1.2.5. Bolts and Nuts ................................................................................................ 24 1.3. Valves ....................................................................................................................... 25

1.3.1. Ball Valves ..................................................................................................... 29 1.3.2. Gate Valves .................................................................................................... 30 1.3.3. Globe valves ................................................................................................... 31 1.3.4. Check Valves ................................................................................................. 32

1.3.4.1. Swing Check Valves ........................................................................... 32

Page 5: Dtnb Piping Fundamental

Mẫu tài liệu hướng dẫn đào tạo nội bộ

Trang 5 / 61

1.3.4.2. Lift Check Valves .............................................................................. 33 1.3.4.3. Butterfly Check Valves ....................................................................... 33

1.3.5. Plug Valves .................................................................................................... 34 1.3.6. Butterfly Valves ............................................................................................. 34 1.3.7. Needle Valves ................................................................................................ 36 1.3.8. Relief and Safety Valves ................................................................................ 36

CHƯƠNG 2: PIPE SUPPORTS ..................................................................................... 38 2.1. Mục đích và yêu cầu của Supports .......................................................................... 38

2.1.1. Mục đích của Supports ................................................................................... 38 2.1.2. Yêu cầu của Supports ..................................................................................... 38

2.2. Các tiêu chuẩn được sử dụng cho pipe support ........................................................ 38 2.3. Sự lựa chọn Support ................................................................................................. 38 2.4. Một số kiểu pipe supports ........................................................................................ 38 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ HỆ THỐNG ĐƯỜNG ỐNG OFFSHORE ............................... 44 3.1. Hydrocarbon Procces System .................................................................................. 44 3.2. Utility System ........................................................................................................... 44 CHƯƠNG 4: CÁC LOẠI BẢN VẼ PIPING VÀ PHÁT HÀNH BẢN VẼ ................... 46 4.1. Các loại bản vẽ Piping .............................................................................................. 46

4.1.1. Process drawings ............................................................................................ 46 4.1.1.1. PFD (Process Flow Diagram) ............................................................. 46 4.1.1.2. UFD (Utility Flow Diagram) .............................................................. 47 4.1.1.3. P&ID (Piping and Instrument Diagram) ............................................. 48 4.1.1.4. Equipment layout ................................................................................ 49 4.1.1.5. Piping plan .......................................................................................... 50 4.1.1.6. Support plan ........................................................................................ 51 4.1.1.7. Penetration Plan .................................................................................. 51 4.1.1.8. Piping Isometric .................................................................................. 51 4.1.1.9. Pipe Support ........................................................................................ 52

4.2. Issue drawing ............................................................................................................ 53 4.2.1. Issued for Comment (Review) (IFR) ............................................................ 53 4.2.2. Issued for Approval (IFA) ............................................................................ 53 4.2.3. Approval for Construction (AFC) ................................................................ 53 4.2.4. Post AFC ....................................................................................................... 53 4.2.5. As Built ......................................................................................................... 53

4.3. Đọc hiểu bản vẽ Piping – Các quy ước viết tắt và kí hiệu ........................................ 53 PHẦN II: CÁC TIÊU CHUẨN SỬ DỤNG TRONG ĐƯỜNG ỐNG–CƠ KHÍ ............ 55 TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................. 61

Page 6: Dtnb Piping Fundamental

Mẫu tài liệu hướng dẫn đào tạo nội bộ

Trang 6 / 61

PHẦN 1: PIPING FOUNDAMENTAL

CHƯƠNG 1: PIPING VÀ CÁC THÀNH PHẦN TRONG HỆ THỐNG PIPING

1.1. Piping

Trong công nghiệp, Piping là một hệ thống nhiều thành phần liên kết với nhau, bao gồm pipe, fitting, instruments ,bolts, gaskets, valves, supports… dùng để chuyển tải lưu chất từ điểm này tới điểm khác.

Piping được chia thành 3 loại chính: Ống có đường kính lớn (Large bore pipe): thường bao gồm ống có đường kính

lớn hơn 2 inch. Ống có đường kính nhỏ (Small bore pipe): thường bao gồm ống có đường

kính nhỏ hơn hoặc bằng 2 inch. Tubing bao gồm các ống có đường kính lên đến 4 inch nhưng có độ dày thành

ống nhỏ hơn hai loại trên và được kết nối với các compression fittings. Hệ thống ống bao gồm:

Pipe Fittings (e.g. elbows, reducers, branch connections, etc.) Flanges, gaskets, bolting Valves Pipe supports Instruments.

Hình.1.1. Piping component 1.1.1. Piping classcification

Có 7 class sau (Theo ASME): 150, 300, 400, 600, 900, 1500 và 2500.

Page 7: Dtnb Piping Fundamental

Mẫu tài liệu hướng dẫn đào tạo nội bộ

Trang 7 / 61

Chia Class của piping căn cứ vào dải áp suất-nhiệt độ của thành phần chịu áp yếu nhất.

1.1.2. Các tiêu chuẩn liên quan đến việc tạo ra codes và material specification cho hệ thống đường ống:

Các tiêu chuẩn liên quan đến việc tạo ra codes cho hệ thống đường ống: ASME - American Society of Mechanical Engineers ANSI - American National Standardization Institute

Các tiêu chuẩn này đưa ra các khuyến nghị kỹ thuật cho việc thiết kế hệ thống ống của các nhà máy năng lượng và hóa chất. Chúng bao gồm:

Các công thức để tính toán độ dày của đường ống. Các công thức để tính toán độ dày extra mà một ống phải có khi kết nối với

một nhánh. Các quy tắc cho việc phân tích ứng suất. Các bảng tra ứng suất lớn nhất cho phép đối với vật liệu kim loại được xác

nhận theo ANSI. Piping Codes:

ASME B31.1 - Power Piping ASME B31.2 - Fuel Gas .Piping ASME B31.3 - Process Piping ASME B31.4 - Liquid Piping ASME B31.5 - Refrigeration Piping ASME B31.8 - Gas Distribution and Transportation ASME B31.9 - Building Service Piping ASME B31.11 - Slurry Piping

Các tiêu chuẩn liên quan đến việc tạo ra material specification cho piping: ASTM - American Society for Testing Materials ASTM xây dựng một bộ tiêu chuẩn đặc tính kỹ thuật vật liệu được sử dụng

trong các ngành công nghiệp. Specifications bắt đầu bằng chữ “A” được sử dụng cho thép. Specifications

bắt đầu bằng chữ “B” được sử dụng cho kim loại màu (đồng thau, đồng thiếc, hợp kim đồng Niken, hợp kim nhôm.v.v.). Specifications bắt đầu bằng chữ “d” được sử dụng cho vật liệu plastic (nhựa PVC).

Một ASTM specification không chỉ thể hiện các thành phần hóa học cơ bản của vật liệu mà còn thể hiện quá trình hình thành hình dạng cuối cùng của sản phẩm.

API-American Petroleum Institute Các nguyên tắc, ứng dụng và các tiêu chuẩn dầu khí được ban hành bởi viện

được áp dụng cho hầu hết các công ty dầu khí trên thế giới.

Page 8: Dtnb Piping Fundamental

Mẫu tài liệu hướng dẫn đào tạo nội bộ

Trang 8 / 61

Trong số nhiều tiêu chuẩn được ban hành bởi viện, có tiêu chuẩn API standard 5L được sử dụng cho thiết kế đường ống Pipelines

1.2. Các thành phần piping: pipe, fitting, bolts, gaskets, valves, supports…

1.2.1. Pipe

Pipe: Ống có mặt cắt tròn có kích thước phù hợp với tiêu chuẩn: + ASME B36.10M: welded and seamless wrought steel pipe + ASME B36.19M: Stainless steel pipe

Kích thước của pipe: Được xác định bởi đường kính ngoài của Pipe (OD) và độ dầy pipe.

Norminal pipe size (NPS): Đây là kích thước danh nghĩa của pipe theo hệ inch. Các NPS thường được sử dụng:

1/8”, ¼”, 3/8”, ½”, ¾”, 1”, 1 ½”, 2”, 3”, 4”, 6”, 8”, 10”,12”, 14”, 16”, 18”, 20”, 24”, 28”, 30”, 32”, 36”, 40”, 44”, 48”52”, 56”, 60” Các NPS sau không được sử dụng: 1 ¼”, 2 ½”, 3 ½”, 5” Đối với các ống có NPS ≤ 12 thì OD ≥ NPS. Đối với các ống có NPS ≥ 14 thì OD = NPS

Ví dụ: Một pipe có ghi kích thước là NPS 2 thì có nghĩa là đường kích ngoài của pipe là 2.375 inch (Tra bảng kích thước tương ứng trong ASME B36.10). Nominal diameter (DN): Đây cũng là đường kính danh nghĩa của pipe nhưng ghi

trong hệ Mét (Metric). Ví dụ: DN 50 thì tương ứng với NPS 2 (chú ý: Pipe với NPS 2 thì không phải tương ứng với pipe DN 2x25.4 =50.8).

NPS DN NPS DN NPS DN NPS DN

¹⁄8 6 3¹⁄2 90 22 550 44 1100

¹⁄4 8 4 100 24 600 48 1200

³⁄4 10 5 125 26 650 52 1300

¹⁄2 15 6 150 28 700 56 1400

³⁄4 20 8 200 30 750 60 1500

1 25 10 250 32 800 64 1600

1¹⁄4 32 12 300 34 850 68 1700

1¹⁄2 40 14 350 36 900 72 1800

2 50 16 400 38 950 76 1900

2¹⁄2 65 18 450 40 1000 80 2000

3 80 20 500 42 1050 — —

Cho Pipe với NPS >= 80, DN = NPS x 25

Bảng 1.1. Bảng kích thước tương ứng NPS và DN

Page 9: Dtnb Piping Fundamental

Mẫu tài liệu hướng dẫn đào tạo nội bộ

Trang 9 / 61

Độ dầy của Pipe: Được xác định bằng Schedule (SCH) hoặc chỉ chính xác độ dầy thành ống (WT – Wall thickness). Schedule (SCH) được kí hiệu bởi dãy chữ số:

5, 5S, 10, 10S, 20, 20S, 30, 40, STD, 40S, 60, 80, XS, 80S, 120,140,160, XXS STD: standard wall thickness, XS: extra, XXS: double extra Kí hiệu S sau số SCH (10S, 20S…) chỉ ra rằng Pipe theo tiêu chuẩn ASME

B36.19M, cho Stainless steel pipe. Đối với các ống có NPS ≤ 10, SCH 40 = STD Đối với các ống có NPS ≤ 8, SCH 80 = XS

Dựa vào NPS (DN) và SCH ta tra bảng ra chiều dầy của ống tương ứng. Bảng một số thông số của pipe

Table. 1.2. Một số thông số của Pipe

Ví dụ: Với Pipe NPS 2; SCH STD sẽ có đường kính ngoài 2.375 inch, wall thickness 0.154 inch 1.2.1.1. Piping material. Vật liệu pipe được chia thành hai nhóm chính: Vật liệu phi kim loại: PVC, Ceramic, rubber… Vật liệu kim loại bao gồm hai nhóm:

Nhóm vật liệu có chứa sắt: thép rèn, thép đúc… Nhóm vật liệu không chứa sắt: đồng, nhôm và các hợp kim của chúng..

Page 10: Dtnb Piping Fundamental

Mẫu tài liệu hướng dẫn đào tạo nội bộ

Trang 10 / 61

Hình 1.2. Piping materials

1.2.1.2. Pipe material specification:

Vật liệu chế tạo pipe phải phù hợp với điều kiện làm việc (áp suất, nhiệt độ, điều kiện chống ăn mòn…). Trong các hệ thống đường ống ngoài khơi (offshore), 95% pipe được chế tạo từ vật liệu thuộc Grade B, phù hợp với ASTM A106 hoặc API 5L specification.

+ ASTM A106: Specification for seamless Carbon steel high temperate service. Pipe với material specification ASTM A106 có thể làm việc ở nhiệt độ từ -290C đến

2040C, Đường kính ống từ 2 inch (50mm) tới 24 inch (609mm). + API SPEC 5L: Specification for line pipe Line pipe với Spec 5L grade B được sử dụng phổ biến cho các đường pipe line, với

đường kính lên tới 80 inch (2032mm). Specification API Spec 5L cũng bao gồm cả các đường High strength steel pipe như

API 5L Grade X52, API 5L grade X65…(API 5L Grade X52 thì yield strength của pipe = 52 000 psi).

+ ASTM A333: Specification for seamless and welded steel pipe for low temperature service.

Sử dụng trong các đường ống làm việc ở nhiệt độ thấp, đặc biệt là tại các đường vent áp suât cao (Đường xả khí) do trong quá trình khí thoát ra ngoài (giảm áp đột ngột), nhiệt độ pipe sẽ bị giảm mạnh. Có thể làm việc ở nhiệt độ từ -460C đến 3430C, một số Grade có thể chịu được nhiệt độ tới -1960C

+ A312: Specification for seamless and welded Austenitic stainless steel pipe

Page 11: Dtnb Piping Fundamental

Mẫu tài liệu hướng dẫn đào tạo nội bộ

Trang 11 / 61

Sử dụng cho các hệ đường ống làm việc trong môi trường có tính ăn mòn cao hoặc yêu cầu về độ sạch ( ví dụ cho các hệ thống bơm hóa chất (chemical injection) hoặc đường hệ thống phân phối xăng cho sân bay (helifuel distribution system). Grade TP316L thường được sử dụng nhất.

+ ASTM A790 (Duplex): Specification for seamless and welded Ferritic/Austenitic stainless steel Tube for general service.

Pipe với spec ASTM A790 có độ cứng cao và chống ăn mòn tốt nên thường được sử dụng trong các đường ống dẫn dầu/khí có độ ăn mòn cao, các đường Subsea pipeline, hoặc weldhead manifolds, đặc biệt dùng cho các đường ống dẫn chất có độ chua lớn. Tuy nhiên ống loại này có giá thành rất đắt.

+ CUNIFEER: là hợp kim của đồng và nikel với tỉ lệ 90/10, thường sử dụng trong các đường cứu hỏa, đường dẫn nước biển do có khả năng chống ăn mòn bởi nước biển tốt.

+ Ống Gre: Dùng cho các hệ thống nước thải, (Open Drain System), hệ thống phòng chống cháy (fire system).

1.2.1.3. Phương pháp chế tạo ống.

Ống thép thường được chế tạo bằng một trong các phương pháp sau: seamless, longitudinally welded hoặc spirally welded. Phương pháp seamless pipe thường được sử dụng cho ống có NPS ≤ 24. Phương pháp ongitudinally welded thường được sử dụng cho ống có NPS ≥ 16.

Hình 1.3. Phương pháp chế tạo ống.

Page 12: Dtnb Piping Fundamental

Mẫu tài liệu hướng dẫn đào tạo nội bộ

Trang 12 / 61

Phương pháp spirally welded là phương pháp chế tạo ống phổ biến nhất và rẻ nhất. Tuy nhiên nó chỉ được sử dụng cho các hệ thống ống dẫn lưu chất không độc hại, áp suất thấp và có đường kính ống rất lớn.

1.2.1.4. Các loại đầu ống và các kiểu liên kết ống.

Ống có thể bao gồm các kiểu đầu ống sau:

Plain ends có đầu ống tạo thành tiết diện tròn, vuông góc với đường sinh ống và được khoét bỏ các vết cháy ở hai đầu. Loại đầu ống này được sử dụng trong mechanical couplings, socket weld fittings hoặc slip-on flange.

Beveled ends được yêu cầu với các mối hàn butt weld.

Threaded ends thường được sử dụng với các mối nối ren. Kiểu liên kết Butt Welded: sử dụng rộng rãi trong các hệ thống đường ống, có thể

chịu được áp suất làm việc cao. Mối hàn butt welded yêu cầu phải đảm bảo chất lượng mối hàn cao và thường phải được kiểm tra không phá hủy (NDT) sau khi hàn.

Hình 1.4. Mối nối Butt weld Kiểu liên kết Socket Welded: Sử dụng cho các đường ống Utility System với đường

kính ống không vượt quá 3 inch (75mm) hoặc cho các đường ống dẫn dầu, khí với đường kính ống không vượt quá 2 inch (50mm).

Hình 1.5. Mối nối Socket weld

Kiểu liên kết threaded: sử dụng trong Utility Systems với áp suất làm việc thấp hoặc có thể cho các đường ống dẫn dầu/khí với đường kính ống không vượt quá 2 inch (50mm).

Hình 1.6. Mối nối Ren

Page 13: Dtnb Piping Fundamental

Mẫu tài liệu hướng dẫn đào tạo nội bộ

Trang 13 / 61

1.2.2. Pipe fittings

Trong hệ thống đường ống, fittings được sử dụng để thay đổi phương và kết nối với các thiết bị của đường ống. Các fiitings này được sản xuất theo tiêu chuẩn như hình 1.7.

Bảng 1.3.Kích thước tiêu chuẩn một số fittings.

Các Fittings cấu thành hệ thống đường ống thực hiện một trong các chức năng sau: Vận chuyển lưu chất: pipe Thay đổi phương của dòng chảy: elbows, tee Thay đổi kích thước của pipe: reducers, reducing tees, reducing couplings. Liên kết các pipe: flanges, unions. Tách rời các pipe: flanges, unions. Cách ly dòng chảy: Spectacle blinds, Spades and Spacers Kết nối với nhánh: weldolets, threadolets, sockolets

Fittings phải được sản xuất riêng cho từng loại Pipe và từng loại kết nối như: threaded, socket welded hoặc welded. Loại kết nối Socket welded và threaded fittings có thể sử dụng cho hệ thống đường ống có kích thước lên đến 4” nhưng thông thường không được sử dụng cho hệ thống đường ống có kích thước lớn hơn 2”. Welding Fittings: Những fittings này được làm từ vật liệu rèn và được sản xuất ở cả

hai dạng seamless và welded.

Page 14: Dtnb Piping Fundamental

Mẫu tài liệu hướng dẫn đào tạo nội bộ

Trang 14 / 61

Hình 1.7. Welding fittings

Screwed fittings: Các fittings này được làm với kích thước từ 1/8” đến 4” trong phạm vi áp suất từ 150, 300, 2000, 3000 và 6000 lbs. Đối với các fittings có dải áp suất 150 và 300 lbs được làm bằng vật liệu đúc. Các fitting khác thì được làm bằng vật liệu rèn.

Hình. 1.8. Screwed Fittings

Socket Weld Fittings: Loại fitting này có một cái hốc hoặc phần mở rộng để ống trượt vào, sau khi fitting và ống lắp ráp đúng vị trí, một mối hàn được thực hiện để cố định vị trí ống và fitting. Những fittings này có thể được làm bằng thép carbon, thép không rỉ, hợp kim, hợp kim niken với dải áp suất 3000, 6000 và 9000lbs.

Page 15: Dtnb Piping Fundamental

Mẫu tài liệu hướng dẫn đào tạo nội bộ

Trang 15 / 61

Hình. 1.9. Socket Weld Fittings

Fittings có thể được phân loại theo vật liệu chế tạo hoặc theo chức năng.

Fittings thông thường bao gồm: Flanges Elbows (90 and 45°) and reducing elbows Tees , reducing tees, and cleanouts Unions Laterals Reducers (concentric, eccentric) Caps Plugs Nipples, couplings, and half-couplings.

Một số loại fittings ít thông dụng: Swages Bull plugs Crosses Wyes

Page 16: Dtnb Piping Fundamental

Mẫu tài liệu hướng dẫn đào tạo nội bộ

Trang 16 / 61

Hình. 1.10. Chart of Piping Fittings 1.2.2.1. Elbows

Elbows thường được sử dụng để thay đổi phương của ống. Chúng được phân thành ba loại cơ bản sau: Phân loại theo bán kính: có hai loại là Long radius (LR) và Short radius (SR). Loại

thường được sử dụng là LR có bán kính cong bằng 1.5 lần NPS đối với các ống có NPS ≥ ¾. Loại SR có bán kính cong bằng NPS.

Hình. 1.11. Long Radius and Short radius elbows

Phân loại theo góc: có hai loại elbow 900 và 450

Hình. 1.12. 90° and 450 Elbows

Page 17: Dtnb Piping Fundamental

Mẫu tài liệu hướng dẫn đào tạo nội bộ

Trang 17 / 61

Phân loại theo hình dạng: có reducing elbows. Loại elbows này có góc 900 và có bán kính cong bằng 1.5 lần NPS của ống sẽ được thay đổi kích thước.

Hình. 1.13. 900 Reducing elbow, long radius

1.2.2.2. Return. Return được sử dụng để thay đổi phương của dòng chảy một góc 1800 và thường

được sử dụng cho đường Vent trên Tank. Long radius return có bán kính cong bằng 1.5 lần NPS.

Hình. 1.14. 1800 Return 1.2.2.3. Tee.

Tee thường được sử dụng để tạo ra một nhánh có góc 900 so với phương của dòng chảy. Tee có hai dạng equal Tee và reducing Tee. Equal Tee được sử dụng khi đường kính của nhánh và của tuyến ống chính có cùng kích thước. Reducing Tee được sử dụng khi nhánh có đường kính nhỏ hơn đường kính của tuyến ống chính.

Hình. 1.15. Reducing Outlet Tee 1.2.2.4. Crosses

Crosses có chức năng tương tự như Tee, được sử dụng để tạo ra hai nhánh có góc 900 theo phương của tuyến ống chính. Crosses cũng có hai dạng straight và reducing crosses, được chế tạo với các kiểu kết nối butt weld, socket weld và thread. Tuy nhiên crosses ít được sử dụng trong ngành công nghiệp dầu khí và hóa chất. Chúng thường được sử dụng ở nơi có yêu cầu không gian hạn chế, trong ngành công nghiệp đóng tàu.

Hình. 1.16. Cross Tee

Page 18: Dtnb Piping Fundamental

Mẫu tài liệu hướng dẫn đào tạo nội bộ

Trang 18 / 61

1.2.2.5. Caps and Plugs Caps và Plugs thường được sử dụng để kết thúc đầu ống. Caps có thể được chế tạo ở

hai dạng kết nối weld hoặc threaded và Plugs được sản xuất ở dạng kết nối threaded.

Hình. 1.17. Caps and plugs 1.2.2.6. Reducers

Reducers thường được sử dụng khi muốn thay đổi đường kính giữa hai phần ống kết nối theo cùng một phương. Có hai loại Reducer: concentric reducers và eccentric reducers.

Hình. 1.18. Concentric and Eccentric Reducers 1.2.2.7. Stub Ends

Để giảm chi phí piping, stub ends sẽ được sử dụng cùng với Lap Joint Flange trong các hệ thống đường ống có áp suất thấp, không quan trọng.

Hình. 1.19. Stub End 1.2.2.8. Couplings

Coupling thường được sử dụng để nối hai male pipe ends lại với nhau. Couplings có ba loại:

Full coupling Haft coupling Reducing coupling.

Concentric Eccentric

Page 19: Dtnb Piping Fundamental

Mẫu tài liệu hướng dẫn đào tạo nội bộ

Trang 19 / 61

Hình. 1.20. Couplings

1.2.2.9. Swage nipples

Swage nipples có chức năng tương tự như reducers và thường được sử dụng trong các hệ thống ống nhỏ. Chúng gồm hai loại concentric và eccentric với nhiều loại kết nối. Những loại kết nối thông dụng là:

PBE = Plain Both Ends BBE = Beveled Both Ends TBE = Threaded Both Ends

Hình. 1.21. Swage Nipples

1.2.2.10. Unions

Unions thường được sử dụng trong hệ thống ống có áp suất thấp, nơi mà yêu cầu việc tháo lắp thường xuyên.

Unions được chế tạo ở hai dạng threaded ends và socket weld ends. Một union có ba phần, hai phần được nối với hai đầu ống, phần còn lại để kết nối hai phần kia.

Hình. 1.22. Union

Full Coupling Reducing Coupling Haft Coupling

Page 20: Dtnb Piping Fundamental

Mẫu tài liệu hướng dẫn đào tạo nội bộ

Trang 20 / 61

1.2.2.11. Special Fittings.

Các loại fitting đặc biệt gồm:

Weldolet Sockolet Threadolet Elbolet Sweepolet Nipolet Latrolet

Các loại fitting trên thường sử dụng khi cần liên kết đường ống chính (run pipe) có kích thước lớn hơn nhiều so với đường nhánh (branch).

Weldolet và Sockolet là loại Fitting thuộc loại tự gia cứng (self reinforced fitting). Weldolet sử dụng cho liên kết Butt weld. Sockolet sử dụng cho liên kết socket weld.

Threadolet thường được sử dụng cho liên kết ren. Elbolet được sử dụng trong trường hợp đường nhánh được kết nối trên Elbow và có biên dạng được chế tạo phù hợp với Elbow. Sweepolet cũng thuộc loại tự gia cứng. Latrolet được sử dung trong trường hợp đường nhánh hợp với đường ống chính một góc khác 900.

Hình. 1.23. Special Fittings 1.2.3. Flanges

Flanges được sử dụng khi mối nối cần tháo lắp, chúng được sử dụng chủ yếu ở các thiết bị, van, bơm…Trên các tuyến ống yêu cầu việc bảo trì thường xuyên thì các break out flanges được bố trí ở những khoảng cách xác định trên tuyến ống. Một mối nối Flanges bao gồm: Flanges, gasket và bolting. Phân loại Flanges được dựa vào nhiều cách khác nhau như sau:

1.2.3.1. Dựa vào cách thức liên kết với ống.

Weldolet Sweepolet Sockolet Threadolet

Latrolet Elbolet Nipolet

Page 21: Dtnb Piping Fundamental

Mẫu tài liệu hướng dẫn đào tạo nội bộ

Trang 21 / 61

Flanges có thể được phân loại dựa vào cách thức liên kết với ống như sau: Slip-on Flange Socket Weld Flange Screwed Flange Lap joint Flange Welding Neck Flange Blind Flange Reducing Flange Expander Flange Flange

1.2.3.2. Dựa vào dải áp suất và nhiệt độ

Theo ASME B16.5 Forged steel flanges được chế tạo chủ yếu gồm 7 loại theo ratings:

150 # 300 # 400 # 600 #

Hình. 1.25. Socket Welded Raised FaceHình.1.24. Slip-on Raised Face Flange

Hình. 1.26. Threaded Raised Face Flange Hình. 1.27. Lap Joint Flange with Stub

Hình. 1.28. Welding Neck Raised Face Flange

Hình. 1.30. Reducing Slip-on Hình. 1.31. Expander or Reducer Flange

Hình. 1.29. Blind Flange

Page 22: Dtnb Piping Fundamental

Mẫu tài liệu hướng dẫn đào tạo nội bộ

Trang 22 / 61

900 # 1500 # 2500 #

Theo API Spec 6A: Wellhead equipment: 2000, 3000,5000,10000. Độ bền của Flange tăng theo Rating Class.

Flange Standard: ASME B16.5, BS1560, DIN hoặc API6A... Schedule (WT): Cho Weld neck Flange, phù hợp với pipe schedule. Flange material Specification: Phù hợp với Pipe material specification

Bảng 1.4. Bảng lựa chọn vật liệu

Pressure – Temperature Rating (Dải áp suất – nhiệt độ): Ứng với mỗi Flange Class, tại mỗi nhiệt độ làm việc, Flange có khả năng chịu được một áp suất làm việc tương ứng.

Bảng 1.5. Bảng Pressure – Temperature Rating

Page 23: Dtnb Piping Fundamental

Mẫu tài liệu hướng dẫn đào tạo nội bộ

Trang 23 / 61

Ví dụ: Flange vật liệu nhóm 1.8, class 300, tại nhiệt độ 3000F có thể làm việc với áp suất tối đa là 555 psi.

1.2.3.3. Dựa vào Facing

Flanges cũng có thể được phân loại dựa vào Facing như sau: Flat face (FF) Raised face (RF) Tongue and groove (T/G) Male and Female (M/F) Ring type joint (RTJ)

Flat face, Raise Face dùng cho Flange với Rating bé hơn hoặc bằng 400. Ring joint có thể dùng cho Flange với Rating lớn hơn 400.

1.2.4. Gasket Gasket là một thành phần dung để bịt kín mặt tiếp xúc giữa 2 flanges. Gasket bao

gồm các loại sau: Spiral Wound Gaskets. Ring-Joint Gaskets. Isulation Gaskets Metallic Gaskets Nonmetallic Gaskets Semimetallic Gaskets.

Hình. 1.32. Flat Face Hình. 1.33. Raised Face Hình. 1.34. Ring Joint

Hình. 1.35. Tongue and Groove Hình. 1.36. Male/ Female

Hình. 1.37. A full face gasket Hình. 1.38. A spiral-wound ring gasket

Hình. 1.39. A ring-type joint gasket

Page 24: Dtnb Piping Fundamental

Mẫu tài liệu hướng dẫn đào tạo nội bộ

Trang 24 / 61

1.2.4.1. Vật liệu Gasket.

Vật liệu Gasket có thể chia thành ba loại chính:

Nonmetallic.

Semi-metallic or composite.

Metallic.

Bảng. 1.6. Gasket Materials

1.2.4.2. Các tiêu chuẩn về Gasket ASME B16.20 Metallic Gaskets for Pipe Flanges, Ring Joint, Spiral

Wound and Jacketed. ASME B16.21 Nonmetallic Flat Gaskets for Pipe Flanges BS 4865 Part1 Flat Ring Gaskets to Suit BS4504 and DIN

Flange BS 3381 Spiral Wound Gaskets to Suit BS1560 Flanges API 6A Specification for Wellhead and Christ-masTree

Equipment 1.2.5. Bolts and Nuts

Botting: bao gồm studbolts, nuts và Washer. Bolts thường được sử dụng theo bộ là bội số của 4, với 4 là số nhỏ nhất.

Các tiêu chuẩn về Boltting: ASME B1.1 Unified Inch Screw Threads ASME B18.2.1 Square and Hex Bolts and Screws ASME B18.2.2 Square and Hex Nuts

Page 25: Dtnb Piping Fundamental

Mẫu tài liệu hướng dẫn đào tạo nội bộ

Trang 25 / 61

ASME B18.21.1 Lock Washers ASME B18.22.1 Plain Washers ASTM F436 Mechanical Properties of Plain Washers BS 4882 Bolting for Flanges and Pressure Con-taining

Purposes

Bolts thường được chế tạo từ 4 nhóm vật liệu: Carbon steel. Low alloy steel. Stainless steel. Exotic material.

1.3. Valves Valve là một thiết bị cơ khí được sử dụng để điều khiển lưu lượng và áp suất của

lưu chất trong hệ thống công nghệ. Valve có các chức năng chính sau: Đóng – Mở dòng chảy Điều tiết lưu lượng Chống chảy ngược Điều chỉnh hoặc giảm áp trong đường ống.

Valve có thể được phân loại theo nhiều cách khác nhau. Ví dụ như phân loại theo chức năng, phân loại theo phương thức vận hành, phân loại theo chuyển động cơ học, phân loại theo rating… Valves thường được cấu tạo gồm các bộ phận chính sau:

Valve Body Valve Bonnet Valve Trim Valve Disk Valve Seat(s) Valve Stem Valve Packing Valve Actuator

Hình. 1.40. Square-head machine bolt Hình. 1.41. Stud bolt

Page 26: Dtnb Piping Fundamental

Mẫu tài liệu hướng dẫn đào tạo nội bộ

Trang 26 / 61

Bảng 1.7. Phân loại Valve dựa trên chuyển động cơ học.

Valve Body

Thân Valve là thành phần chính của Valve, là bộ phận liên kết các bộ phận khác của Valve. Nó nhận đầu vào, đầu ra của piping thông qua các mối liên kết butt welded, socket welded, threaded hoặc flanged.

Thân valves có thể được chế tạo bằng phương pháp đúc hay rèn theo nhiều hình dạng khác nhau tùy theo từng loại valve.

Valve Bonnet

Valve Bonnet là thành phần chính thứ hai của valve, được sử dụng để che phần hở trên thân valve. Bonnet cũng được chế tạo theo nhiều loại khác nhau, có loại chỉ đảm nhận chức năng đơn giản là làm nắp đậy cho valve, những loại khác còn có chức năng support cho các bộ phận bên trong valve như: stem, disk và actuator.

Bonnet cũng được chế tạo theo phương pháp đúc hay rèn với vật liệu tương tự như thân valve và được liên kết với thân vavle bằng các mối ghép threaded, bolded hoặc welded.

Page 27: Dtnb Piping Fundamental

Mẫu tài liệu hướng dẫn đào tạo nội bộ

Trang 27 / 61

Hình 1.42. Các bộ phận cơ bản của valve

Valve Trim

Các bộ phận bên trong valve được gọi chung là valve trim. Trim bao gồm: disk, seat, stem và sleeves được sử dụng để dẫn hướng cho stem.

Disk

Disk là thành phần chính thứ ba của valve, nó cho phép điều tiết hoặc ngưng dòng chảy qua valve. Khi valve ở vị trí đóng, toàn bộ áp suất của hệ thống tác động lên disk, do đó disk là thành phần chịu áp suất. Disk thường được rèn, trong một số trường hợp nó được gia cứng bề mặt. Hầu hết các valve được đặt tên theo thiết kế của disk. Ví dụ trong trường hợp Plug hoặc Ball Valve, disk được gọi tên tương ứng là Plug hoặc Ball.

Seat

Một Valve có thể có nhiều Seat, trong trường hợp globe hoặc swing-check valve thường có một seat, có hình dạng đóng kín Disk để dừng dòng chảy. Trong trường hợp Gate valve, có hai seats, một ở phía upstream và một ở phía downstream.

Để việc ngưng dòng chảy của disk được tốt, thì yêu cầu bề mặt seat phải được gia công tinh. Trong một số thiết kế, trong thân valve được gia công luôn bề mặt seat. Các

Page 28: Dtnb Piping Fundamental

Mẫu tài liệu hướng dẫn đào tạo nội bộ

Trang 28 / 61

trường hợp thiết kế khác, forged seal rings được bắt ren hoặc hàn vào thân valve. Để tăng khả năng chống mài mòn, bề mặt của seat hoặc seal rings thường được tăng cứng.

Stem

Stem là bộ phận liên kết giữa handwheel hoặc actuator và disk. Stem cung cấp chuyển động cần thiết tới đĩa để đóng mở valve.

Stem thường được rèn và được liên kết với Disk bằng mối nối ren hoặc hàn. Để ngăn chặn sự rò rỉ, yêu cầu phần stem trong khu vực seal cần được gia công tinh.

Có 5 loại Valve Stem: Rising Stem with Outside Screw and Yoke. Rising Stem with Inside Screw. Nonrising Stem with Inside Screw. Sliding Stem. Rotary Stem.

Hình 1.43. Rising Stems

Page 29: Dtnb Piping Fundamental

Mẫu tài liệu hướng dẫn đào tạo nội bộ

Trang 29 / 61

Hình 1.44. Nonrising Stems

Valve Packing. Packing được sử dụng để bịt kín khe hở giữa Stem và Bonnet. Paking thường được

làm bằng vật liệu dạng sợi hay các hợp chất khác như: Teflon. Valve packing phải được nén hợp lý để ngăn chặn sự rò rỉ lưu chất và làm hỏng đến

stem. Nếu packing quá lỏng nó sẽ gây hiện tượng rò rỉ và gây mất an toàn. Nếu packing quá chật, nó sẽ gây cản trở chuyển động và có thể làm hỏng stem.

1.3.1. Ball Valves. Ball valve là loại valve sử dụng chuyển động xoay của disk để đóng mở dòng chảy.

Để mở valve, xoay tay valve một góc 900, lúc này ball sẽ xoay quanh một điểm đến ví trí sao cho lỗ trên ball trùng với phương của dòng chảy. Để đóng valve ta xoay tay valve một góc 900 theo chiều ngược lại, lúc này ball sẽ quay quanh một điểm đến vị trí mà lỗ trên ball vuông góc với phương dòng chảy.

Ưu điểm của Ball Valves: Đóng mở nhanh. Đóng valve với moment nhỏ. Kích thước của Valves nhỏ hơn hầu hết các loại Valve khác.

Nhược điểm của Ball Valves: Có đặc tính tiết lưu kém. Trong ứng dụng vận chuyển lưu chất có dạng slurry, một số hạt có thể mắc lại ở khoảng trống trong thân và là tác nhân gây nên hiện tượng mài mòn, rò rỉ hoặc làm hỏng valve.

Page 30: Dtnb Piping Fundamental

Mẫu tài liệu hướng dẫn đào tạo nội bộ

Trang 30 / 61

Hình 1.45. Ball valve

1.3.2. Gate Valves. Gate valve là loại valve chuyển động tịnh tiến, thường được sử dụng để đóng hoặc

mở dòng chảy hoàn toàn. Xoay tay valve theo chiều ngược chiều kim đồng hồ để nâng disk lên, xoay tay valve cùng chiều kim đồng hồ để hạ disk xuống. Khi valve ở vị trí mở cho phép lưu chất qua valve theo đường thẳng.

Ưu điểm: Chế tạo đơn giản và vững chắc. Khả năng cách ly dòng chảy tốt. Hiện tượng giảm áp qua valve thấp. Rẻ hơn các loại valve khác.

Nhược điểm: Không thể đóng mở nhanh. Không phù hợp cho việc điều tiết lưu lượng. Gây ra hiện tượng rung động khi mở. Việc sửa chữa như mài khó thực hiện hơn

Page 31: Dtnb Piping Fundamental

Mẫu tài liệu hướng dẫn đào tạo nội bộ

Trang 31 / 61

Hình 1.46. Gate valve

1.3.3. Globe valves. Globe valves là loại valve chuyển động tịnh tiến, được sử dụng để đóng, mở hoặc tiết

lưu dòng chảy. Globe valve được vận hành trên nguyên lý cơ bản là chuyển động vuông góc của

disk so với seat. Chúng thường được sử dụng trong hệ thống yêu cầu khả năng tiết lưu tốt, rò rỉ qua seat thấp.

Ưu điểm: Có khả năng đóng tốt. Điều tiết lưu lượng tốt. Mở nhanh hơn so với gate valves

Nhược điểm. Giảm áp nhiều hơn so với Gate valves. Đối với valves có kích thước lớn yêu cầu phải có actuator lớn để vận hành.

Page 32: Dtnb Piping Fundamental

Mẫu tài liệu hướng dẫn đào tạo nội bộ

Trang 32 / 61

Hình 1.47. Globe Valve 1.3.4. Check Valves

Check valve được sử dụng để ngăn hiện tượng chảy ngược của lưu chất. Nó thuộc loại valve tự hành, áp suất của dòng lưu chất qua valve sẽ mở valve, ngược lại nếu dòng lưu chất chảy ngược sẽ đóng valve.

Vận hành valve sẽ khác nhau tùy thuộc vào cơ cấu của mỗi loại Check Valve. Check valves gồm các loại thông dụng sau: swing, lift (piston and ball), butterfly, stop and tilting-disk

1.3.4.1. Swing Check Valves Swing Check Valves được minh họa trên hình 1.48. Loại valve này cho phép mở

toàn bộ, thông suốt dòng chảy và tự động đóng khi áp suất giảm. Van sẽ đóng hoàn toàn khi lưu lượng bằng 0 và ngăn dòng chảy ngược. Hiện tượng chảy rối và giảm áp trong valve rất thấp.

Hình 1.48. Swing Check Valve

Page 33: Dtnb Piping Fundamental

Mẫu tài liệu hướng dẫn đào tạo nội bộ

Trang 33 / 61

1.3.4.2. Lift Check Valves Lift check valves thường được sử dụng trong các hệ thống đường ống có sử dụng

Globe valves để điều khiển dòng chảy. Lift check valve phù hợp cho việc lắp đặt trên các tuyến ống dẫn hơi nước, khí, gas,

nước… có áp suất cao, vận tốc dòng chảy lớn. Chúng có thể được lắp theo phương thẳng đứng hoặc nằm ngang với phương dòng chảy hướng lên trên.

Hình 1.49. Lift Check Valve

1.3.4.3.Butterfly Check Valves Butterfly Check Valves có sự sắp xếp seating tương tự như sự sắp xếp seating của

Butterfly Valves. Đặc tính dòng chảy qua loại Valve này cũng tương tự như đặc tính dòng chảy qua Butterfly Valve. Do đó, Butterfly Check Valve được dung khá phổ biến trong các hệ thống ống có sử dụng Butterfly Valve.

Hình 1.50. Butterfly Check Valve

Butterfly check valves có thể được lắp đặt trong các hệ thống ống thẳng đứng hoặc nằm ngang với chiều dòng chảy đi lên hoặc đi xuống.

Page 34: Dtnb Piping Fundamental

Mẫu tài liệu hướng dẫn đào tạo nội bộ

Trang 34 / 61

1.3.5. Plug Valves Plug Valves là loại valve sử dụng chuyển động xoay của disk để đóng mở dòng chảy.

Disk valve có hình dạng giống như Plug. Việc đóng mở dòng chảy bằng cách quay tay valve một góc 900. Nếu tay valve nằm dọc theo phương của pipe thì valve ở vị trí mở hoàn toàn, còn nếu xoay tay valve 900 từ vị trí mở thì valve sẽ ở trạng thái đóng hoàn toàn.

Plug valves được sử dụng trong các hệ thống ống dẫn không khí, gas, hơi, khí thiên nhiên, dầu. Chúng có thể được ứng dụng trong các hệ thống ống có lưu chất dạng slurry.

Ưu điểm: Đóng, mở nhanh. Kích thước thường nhỏ hơn các loại Valve khác.

Nhược điểm: Yêu cầu lực lớn để quay tay valve, do lực ma sát cao. Đối với các tuyến ống có NPS ≥ 4” yêu cầu phải có thêm actuator. Ít được sử dụng trong mục đích tiết lưu dòng chảy.

Hình 1.51. Plug Valve

1.3.6.Butterfly Valves

Butterfly Valves là loại valve sử dụng chuyển động xoay của disk để đóng, mở hoặc tiết lưu dòng chảy. Butterfly valves được vận hành dễ dàng và nhanh chóng bằng cách quay handle một góc 900 để đóng mở valve. Đối với Butterfly valves có kích thước lớn thường sử

Page 35: Dtnb Piping Fundamental

Mẫu tài liệu hướng dẫn đào tạo nội bộ

Trang 35 / 61

dụng handwheel thông qua hộp bánh răng để cung cấp chuyển động đóng mở disk.

Ưu điểm: Thiết kế nhỏ gọn, ít chiếm không gian hơn các loại valve khác. Khối lượng nhẹ. Đóng mở valve nhanh. Có thể được chế tạo với kích thước rất lớn. Tổn thất áp suất thấp Chi phí bảo trì thấp.

Nhược điểm: Ứng dụng trong điều tiết lưu lượng được giới hạn với sự chênh áp thấp. Sự chuyển vị của đĩa không được điều khiển và bị ảnh hưởng của hiện tượng

chảy rối.

Hình 1.52. Butterfly Valve.

Page 36: Dtnb Piping Fundamental

Mẫu tài liệu hướng dẫn đào tạo nội bộ

Trang 36 / 61

1.3.7.Needle Valves

Needle Valves thường được sử dụng để điều chỉnh tinh lưu lượng của dòng chảy. Nó thường được sử dụng như những bộ phận của các loại valve khác, các valve phức tạp hơn. Ví dụ chúng được sử dụng trong một số loại Reducing Valve.

Needle valve cũng được sử dụng trong một số thành phần của hệ thống điều khiển quá trình đốt cháy tự động nơi yêu cầu lưu lượng được điều chỉnh chính xác.

Hình 1.53. Needle Valves.

1.3.8. Relief and Safety Valves

Relief và safety valves thường được sử dụng để bảo vệ thiết bị khỏi hư hỏng bởi hiện tượng quá áp của lưu chất trong hệ thống. Sự khác nhau chính giữa relief valve và safty valve là ở phạm vi mở tại điểm thiết lập áp suất.

Relief valve như được minh họa trên Hình 1.54, mở từ từ khi áp suất đầu vào tăng quá điểm thiết lập áp suất. Relief valve chỉ mở khi cần thiết làm giảm tình trạng quá áp. Safety Valve được minh họa trên Hình 1.55, sẽ được mở ngay lập tức khi đạt đến áp suất thiết lập. Safety valve sẽ ở vị trí mở hoàn toàn cho tới khi giảm áp suất xuống dưới áp suất reset. Áp suất reset thấp hơn áp suất setpoint.

Relief valves thường được sử dụng trong hệ thống ống dẫn lưu chất không nén được như nước hoặc dầu.

Safety valves thường được sử dụng trong hệ thống ống dẫn lưu chất nén được như hơi hoặc khí.

Page 37: Dtnb Piping Fundamental

Mẫu tài liệu hướng dẫn đào tạo nội bộ

Trang 37 / 61

Hình 1.54. Relief Valve Hình 1.55. Safety Valve

Page 38: Dtnb Piping Fundamental

Mẫu tài liệu hướng dẫn đào tạo nội bộ

Trang 38 / 61

CHƯƠNG 2: PIPE SUPPORTS

2.1. Mục đích và yêu cầu của Supports.

2.1.1. Mục đích của Supports.

Support tải trọng của ống trong suốt quá trình vận hành và kiểm tra. Ngăn không cho ống tiếp xúc trực tiếp với đất là nguyên nhân gây ra sự ăn

mòn. Truyền tải trọng từ ống tới support hoặc equipment Ngăn chặn ứng suất dư, cộng hưởng do giao động.

2.1.2. Yêu cầu của Supports

Các phần tử support phải: Tránh can thiệp quá mức vào sự giản nở nhiệt của ống. Không góp phần vào sự rò rỉ ở các mối nối. Không góp phần vào việc làm tăng độ võng quá mức yêu cầu của hệ thống ống

drain. Chống lại được tác động của việc xả áp từ relief valves. Support phải được thiết kế phù hợp để đảm bảo an toàn cho quá trình vận hành

lâu dài.

2.2. Các tiêu chuẩn được sử dụng cho pipe support.

MSS SP-58 Pipe Hangers and Supports – Materials, Design, and Manufacture MSS SP-69 Pipe Hangers and Supports – Selection and Application MSS SP-77 Guidelines for Pipe Support Contractual Relationships MSS SP-89 Pipe Hangers and Supports – Fabrication and Installation Practices MSS SP-90 Guidelines on Terminology for Pipe Hangers and Supports ASME B31.1 Power Piping ASME B31.3 Process Piping

2.3. Sự lựa chọn Support. Các yếu tố lựa chọn Pipe Support:

Tải trọng Khoảng không gian lắp ráp. Các kết cấu thép khả dụng. Nhiệt độ thiết kế. Hướng, độ lớn của lực, moment Độ giãn nở nhiệt

2.4. Một số kiểu pipe supports Pipe rack: hệ thống structure được thiết kế và chế tạo đặc biệt để support cho nhiều

ống. Rigid Supports: Loại support này có kết cấu đơn giản và được sử dụng nhiều nhất

trong các hệ thống piping. Loại này không điều chỉnh được dung sai lắp ghép. Một số support thuộc loại này: Shoe, trunnion…

Elastic Supports: Loại support này thường được sử dụng trong các hệ thống hot

Page 39: Dtnb Piping Fundamental

Mẫu tài liệu hướng dẫn đào tạo nội bộ

Trang 39 / 61

piping. Loại elastic support thông dụng là spring supports. Adjustable Supports: Loại support này cũng thuộc loại rigid support nhưng có thêm

một vài nuts and bolts để hiệu chỉnh support phù hợp với pipe.

Hình. 2.1. Anchors Supports

Hình. 2.2. Shoe support

Hình. 2.3. Trunnion

Page 40: Dtnb Piping Fundamental

Mẫu tài liệu hướng dẫn đào tạo nội bộ

Trang 40 / 61

Hình. 2.4. Guide

Hình. 2.5. U-Bolt

Hình. 2.6. U-Band

Page 41: Dtnb Piping Fundamental

Mẫu tài liệu hướng dẫn đào tạo nội bộ

Trang 41 / 61

Hình. 2.7. Constant Support Hanger

Hình. 2.8. Variable Spring Support

Page 42: Dtnb Piping Fundamental

Mẫu tài liệu hướng dẫn đào tạo nội bộ

Trang 42 / 61

Bảng 2.1. Phân loại Supports theo chức năng

Page 43: Dtnb Piping Fundamental

Mẫu tài liệu hướng dẫn đào tạo nội bộ

Trang 43 / 61

Khoảng cách giữa các Supports: (MSS SP-69)

Bảng 2.2. Khoảng cách giữa các Support (cho ống dẫn nước).

Page 44: Dtnb Piping Fundamental

Mẫu tài liệu hướng dẫn đào tạo nội bộ

Trang 44 / 61

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ HỆ THỐNG ĐƯỜNG ỐNG OFFSHORE

Hệ thống Piping trên giàn khoan có thể chia thành 2 nhóm chính: Hydrocarbon process và Utility.

3.1. Hydrocarbon Procces System

Gas/oil process: Đây là hệ thống đường ống chính, chia tách nước, khí..hoặc bất kì chất bẩn nào cản trở sự vận chuyển ra khỏi sản phẩm hydrocarbon. Ví dụ: Hệ PG (Process Hydrocarbon Gas), PL (Process Hydrocarbon Liquid)

Fuel Gas: Cung cấp khí cho chạy các máy phát điện. Ví dụ: Hệ GF (Fuel gas)

Power Gas: Cung cấp khí để điều khiển các Valves. Ví dụ: Hệ GI (Instrument gas)

Vent System: Có HP (high pressure) và LP (low pressre) HP Vent system: Dùng hạ áp tại các bình áp lực trong trường hợp Shutdown

khẩn cấp (emergency shutdown – ESD) hoặc giảm áp bởi PSV (pressure safty valve). Hệ thống sẽ thải khí đã qua làm sạch vào không khí tại vị trí an toàn.

Low vent pressure: Tương tự HP vent system nhưng hoạt động với áp suất thấp.

Ví dụ: Hệ VA (Atmospheric vent) Flare System:Tương tự như Vent System nhưng Gas sẽ được đốt bỏ ở cuối đường

Flare Boom. Flare system lắp đặt tại giàn khai khác dầu khi mà Gas phải thải bỏ tương đối lớn và không thể thải trực tiếp ra không khí. Ví dụ: Hệ VH (Pressure vent high), VL(Pressure vent low)

Corrosion inhibitor: Để bảo vệ ống Carbon, thường sử dụng hỗn hợp Cronox 638S với Methanol hoặc Monoethylene Glycol MEG (20/80%). Được bơm vào giếng, hoặc Subsea pipeline.

Hydrate inhibitor: Sử dụng Methanol; Monoethylene Glycol MEG; triethylene Glycol TEG

3.2. Utility System

Fire system: hệ thống phòng, chữa cháy. Ví dụ: Hệ WF (Fire water)

Seawater service: Cung cấp cho việc làm sạch ( rửa sàn, toilet…) Ví dụ: Hệ

Portable water: Cung cấp nước sạch cho sinh hoạt (Từ tàu cung cấp, hoặc tách lọc từ nước biển). Ví dụ: Hệ WE (Fresh water)

Compressed air: Cung cấp từ bình chứa khí (Áp suất làm việc khoảng 7 bar), chia làm 2 loại: Instrument air: Cung cấp khí khô, sạch cho điều khiển các thiết bị. Khí trước

khi cung cấp cho thiết bị được đi qua thiết bị sấy để làm khô, rồi đi qua bình lọc.

Page 45: Dtnb Piping Fundamental

Mẫu tài liệu hướng dẫn đào tạo nội bộ

Trang 45 / 61

Ví dụ: Hệ AI (Instrument air) Utility air: Cung cấp khí cho các mục đích khác nhau như khởi động động cơ

diesel, điều áp bình phân phối nước, cấp khí cho các dụng cụ cầm tay (hand tools), máy bơm và các thiết bị có thể mang theo khác. Ví dụ: Hệ AU (Ultility)

Diesel Fuel: Cung cấp Diesel cho Cần cẩu (Crane), lifeboat, máy phát điện dự phòng hoặc khẩn cấp. Diesel được cung cấp từ thuyền và được chứa trong các bể chứa (trong bệ crane hoặc chân giàn). Ví dụ: Hệ DF (Diesel fuel)

Helifuel: Cung cấp nhiên liệu cho máy bay. Ví dụ: Hệ HF (Heli fuel)

Drain (hệ thống thải): Thải nước không sử dụng xuống biển. Open drain: Non-hazardous: Thải nước có chứa ít chất độc hại nhất (nước rửa

sàn ở khu vực an toàn, nước mưa…) xuống thùng chứa nước thải đặt dưới biển (overboat open drain caisson).

Open drain: Hazardous: Dẫn nước thải ra từ một khu vực không an toàn. Close drain: Thải nước tách ra trong các quá trình công nghệ.

Ví dụ: Hệ DC (Closed drain), DO (Open drain) Sewage system: Grey water và Black water.

Ví dụ: Hệ WW (Sewage)

Page 46: Dtnb Piping Fundamental

Mẫu tài liệu hướng dẫn đào tạo nội bộ

Trang 46 / 61

CHƯƠNG 4: CÁC LOẠI BẢN VẼ PIPING VÀ PHÁT HÀNH BẢN VẼ

4.1. Các loại bản vẽ Piping.

Process drawings: PFD (Process Flow Diagram) UFD (Utility Flow Diagram) UPD (Utility Philosophy Diagram) P&ID (Piping and Instrument Diagram)

Equipment layout Piping plan Support plan Penetration Plan Piping Isometric Pipe Support

4.1.1. Process drawings.

4.1.1.1. PFD (Process Flow Diagram)

Bản vẽ sơ đồ bố trí thứ tự của thiết bị, piping và instrument để thực hiện một quá

trình công nghệ. Bản vẽ PFD không thể hiện Piping rating cũng như tên các đường ống,

không thể hiện các hệ thống phụ (như các đường drain, đường by pass, các thiết bị và

valve đóng, thiết bị an toàn…)

Bản vẽ PFD là một dạng sơ đồ thường được sử dụng trong kỹ thuật để xác định thứ tự bố trí của thiết bị, piping, instrument để thực hiện một quá trình công nghệ. Một thuật ngữ khác được sử dụng để chỉ bản vẽ PFD là Flowsheet.

Bản vẽ PFD cơ bản thường thể hiện các yếu tố chính sau:

Process piping

Major bypass and recirculation lines

Major equipment symbols, names and identification numbers

Flow directions

Control loops that affect operation of the system

Interconnection with other systems

System ratings and operational values as minimum, normal and maximum flow, temperature and pressure

Composition of fluids

Bản vẽ PFD thường không bao gồm:

Pipe classes or piping line numbers

Process control instrumentation (sensors and final elements)

Minor bypass lines

Isolation and shutoff valves

Maintenance vents and drains

Relief and safety valves

Page 47: Dtnb Piping Fundamental

Mẫu tài liệu hướng dẫn đào tạo nội bộ

Trang 47 / 61

Flanges

Hình. 4.1. Process Flow Diagram

4.1.1.2. UFD (Utility Flow Diagram)

Trên bản vẽ UFD thể hiện piping, valves và instrument cho các chức năng cơ bản của nhà máy. Các đường chức năng là các hệ thống phục vụ cần thiết cho các chức năng riêng biệt của nhà máy. Các đường chức năng này tương tự như các đường chức năng được sử dụng trong một ngôi nhà như: hệ thống nước, ga và hệ thống nước thải. Một số đường chức năng thông thường của nhà máy:

• Steam • Condensate • Fuel oil • Utility air • Instrument air • Cooling water • Drainage systems • Flare system

Page 48: Dtnb Piping Fundamental

Mẫu tài liệu hướng dẫn đào tạo nội bộ

Trang 48 / 61

Hình. 4.2. Utility Flow Diagram

4.1.1.3. P&ID (Piping and Instrument Diagram)

P&ID (Piping and Instrument Diagram): Là bản vẽ sơ đồ hệ thống piping, thiết bị và instrument và các tín hiệu điều khiển (gần giống bản vẽ PFDS nhưng chi tiết hơn. Trên bản vẽ này ta biết được các thông số kỹ thuật và tên các thiết bị, tên các line, kích thước pipe và các fitting, đường đi của các loại tín hiệu điều khiển tới các thiết bị).

P & ID đóng vai trò quan trọng trong việc thể hiện trình tự vật lý của thiết bị và hệ thống, cũng như cách các hệ thống này kết nối. Trong giai đoạn thiết kế, sơ đồ cũng cung cấp cơ sở cho việc phát triển các sơ đồ điều khiển hệ thống, cho phép nghiên cứu hazard và Hazop.

Một số chi tiết được thể hiện trong P&ID

Instrumentation and designations

Mechanical equipment with names and numbers

All valves and their identifications

Process piping, sizes and identification

Miscellanea - vents, drains, special fittings, sampling lines, reducers, increasers and swagers

Permanent start-up and flush lines

Flow directions

Interconnections references

Page 49: Dtnb Piping Fundamental

Mẫu tài liệu hướng dẫn đào tạo nội bộ

Trang 49 / 61

Control inputs and outputs, interlocks

Interfaces for class changes

Computer control system input

Identification of components and subsystems delivered by others

Hình. 4.3. Piping and Instrument Diagram

4.1.1.4. Equipment layout

Equipment layout là một sơ đồ thể hiện tất cả các thiết bị hiện tại và sẽ được lắp đặt trong tương lai theo khu vực công nghệ. Nó thể hiện sơ đồ bố trí các thiết bị trên từng sàn bao gồm chữ số viết tắt (tag number của thiết bị), toạ độ và cao độ của từng thiết bị, kích thước tổng thể thiết bị, khoảng cách từ thiết bị tới các cột…

Page 50: Dtnb Piping Fundamental

Mẫu tài liệu hướng dẫn đào tạo nội bộ

Trang 50 / 61

Hình. 4.4. Equipment Layout 4.1.1.5. Piping plan

Hình. 4.5. Piping Plan

Là bản vẽ hình chiếu các đường ống (Nằm trong khoảng vị trí từ mặt sàn chiếu tới

Page 51: Dtnb Piping Fundamental

Mẫu tài liệu hướng dẫn đào tạo nội bộ

Trang 51 / 61

mặt sàn kế tiếp) lên mặt sàn với các thông số về tên đường, tọa độ điểm đầu, cuối, tên các đối tượng đặc biệt trên đường đó (Ví dụ: tên các special items, thiết bị instruments…). Kết hợp bản vẽ Piping plan với bản vẽ Isometric để khi công lắp đặt đường ống.

4.1.1.6. Support plan

Là bản vẽ hình chiếu các Supports (Nằm trong khoảng vị trí từ mặt sàn chiếu tới mặt sàn kế tiếp) lên mặt sàn với các thông số về tên Support, tọa độ…

Hình. 4.6. Pipe Support Location Plan

4.1.1.7. Penetration Plan

Là bản vẽ chỉ các vị trí có đường ống xuyên qua sàn.

4.1.1.8. Piping Isometric

Là bản vẽ của từng đoạn Piping riêng, từ đây cho biết kích thước các spool, toạ độ, cao độ của từng pipe, cách lắp ráp, vị trí các mối hàn, phương pháp hàn, .. (xem hướng dẫn thực hiện bản vẽ Isometric Shop drawing)

Page 52: Dtnb Piping Fundamental

Mẫu tài liệu hướng dẫn đào tạo nội bộ

Trang 52 / 61

Hình. 4.7. Piping Isometric 4.1.1.9. Pipe Support

Là bản vẽ chi tiết Supports (xem hướng dẫn thực hiện bản vẽ Pipe support)

Hình. 4.8. Piping Support

Page 53: Dtnb Piping Fundamental

Mẫu tài liệu hướng dẫn đào tạo nội bộ

Trang 53 / 61

4.2. Issue drawing.

4.2.1. Issued for Comment (Review) (IFR).

Là bản vẽ được phát hành để cho kiểm tra và cho ý kiến

4.2.2. Issued for Approval (IFA).

Từ bản vẽ nhận được từ phía khách hàng, ta đổi lại form, chuyển đổi các thông số kỹ thuật cho phù hợp sau đó chuyển cho phía khách hàng phê duyệt.

4.2.3. Approval for Construction (AFC).

Là loại bản vẽ ban hành để chính thức chế tạo, gia công chi tiết, cấu kiện, thiết bị, công trình, khi bản vẽ loại này (có đóng dấu AFC) nghĩa là công trình được bắt đầu thi công.

4.2.4. Post AFC.

Trong quá trình thi công công trình, dự án, một số những thay đổi bổ sung sẽ được ban hành thông qua bản post AFC.

4.2.5. As-built.

Còn gọi là bản vẽ hoàn công, là loại bản vẽ chỉ rõ những thay đổi trong quá trình chế tạo, về vật liệu, kích thước, vị trí,…Bản vẽ này mô tả thực tế công trình sau khi chế tạo.

4.3. Đọc hiểu bản vẽ Piping – Các quy ước viết tắt và kí hiệu

Để đọc hiểu một bản vẽ Piping, trước tiên cần phải tìm hiểu các quy định về đặt tên thiết bị, tên đường, cách đánh số, các kí hiệu và cách viết tắt… Các quy định này phụ thuộc vào mỗi dự án (nhưng thường tương tự nhau) và thường được thể hiện ở các trang (sheet) đầu của tập bản vẽ P&ID. Lấy ví dụ của một dự án (BD1) như sau:

Từ quy định đặt tên đường này, ta tiếp tục tìm hiểu quy định cho từng dãy số (service

code, system number, pressure ratting, material, insulation…).

Ví dụ: Line có tên là 100-PG-BD-2160-H có nghĩa là Line có NPS 100, PG: Process Hydrocarbon Gas, BD là piping class có: Rating và Facing là class 300# RF, Piping material là Duplex SS, 2160 là số thứ tự, H: Hot Surface insulation.

Thông thường, để đọc hiểu bản vẽ P&ID, ta sẽ tiến hành đọc theo chiều dòng chảy (chiều mũi tên), bắt đầu từ đầu giếng (wellhead) cho đến các thiết bị xử lý, cuối cùng là các đường Vent và Drain.

Sản phẩm khai khác (Oil/Gas) từ đầu giếng sẽ đi lần lượt qua từng cụm thiết bị (SKIDS). Sau khi đã xử lý xong tại một Skid, sản phẩm của quá trình xử lý này sẽ tiếp tục được xử lý ở Skid khác, do đó ta cần tìm hiểu nguyên lý làm việc của từng Skid.

Page 54: Dtnb Piping Fundamental

Mẫu tài liệu hướng dẫn đào tạo nội bộ

Trang 54 / 61

Để biết cách kết nối giữa các đường Pipe tee hay weldolet… ta đọc tài liệu Piping Specification, tra bảng kết nối tương ứng của Pipe đó. Cũng từ Piping Specification ta có thể biết được tính chất của Pipe (SCH, vật liệu, insulation…) cũng như các tính chất khác của các fitting… cũng như kiểu liên kết với các thiết bị…

Để biết kích thước chi tiết của các loại support tiêu chuẩn ta tra trong Pipe support standards.

Page 55: Dtnb Piping Fundamental

Mẫu tài liệu hướng dẫn đào tạo nội bộ

Trang 55 / 61

PHẦN II: CÁC TIÊU CHUẨN SỬ DỤNG TRONG ĐƯỜNG ỐNG–CƠ KHÍ

ANSI/ASME B16.10 Face to Face and End to End Dimensions of Valves.

ANSI/ASME B16.11 Forged Fitting, Socket Welded & Threaded.

ANSI/ASME B16.20 Metallic Gaskets for Pipe Flanges - Ring Joint, Spiral Wound and Jacketed.

ANSI/ASME B16.25 Butt Welding Ends.

ANSI/ASME B16.34 Valve, Flanged Thread and Welding Ends.

ANSI/ASME B16.5 Steel Pipe Flanges & Flanged Fittings.

ANSI/ASME B16.9 Factory Made Wrought Steel Butt - Weld Fittings.

ANSI/ASME B18.2.1 Square and Hexagonal Bolts and Screws (Inch Series).

ANSI/ASME B18.2.2 Square and Hexagonal Nuts (Inch Series). ANSI/ASME B36.10M Welded and Seamless Wrought Steel Pipe. ANSI/ASME B36.19M Stainless Steel Pipe.

API 510

Pressure Vessel Inspection Code: Maintenance, Inspection, Rating, Repair and Alteration.

API 534 Heat Recovery Steam Generators.

API 594 Check Valves: Wafer, Wafer-Lug and Double Flanged Type.

API 598 Valve Inspection and Testing.

API 599 Metal Valves - Flanged and Welding Ends.

API 5L Specifications for Line Pipe

API 5LC CRA Line Pipe.

API 600

Steel Gate Valves-Flanged and Butt-Welding Ends Bolted and Pressure Seal Bonnets.

API 602

Compact Steel Gate Valves - Flanged, Threaded, Welding & Extended Body Ends.

API 603

CORROSION-RESISTANT,BOLTED BONNET GATE VALVES- FLANGED AND BUTT-WELDING ENDS

API 607 Fire Test for Soft- Seated Quarter- Turn Valves.

API 608 Metal Ball Valves - Flanged and Butt Welding Ends.

API 609 Butterfly Valves: Bouble Flanged, Lug- and Water- Type.

API 610

CENTRIFUGAL PUMPS FOR PETROLEUM, PETROCHEMICAL AND NATURALGAS INDUSTRIES

API 618 Reciprocating Compressors.

API 619 ROTARY-TYPE POSITIVE-DISPLACEMENT COMPRESSORS FOR

Page 56: Dtnb Piping Fundamental

Mẫu tài liệu hướng dẫn đào tạo nội bộ

Trang 56 / 61

PETROLEUM, PETROCHEMICAL, NATURAL GAS INDUSTRIES

API 660 Shell and Tube heat Exchangers for General Refinery Services.

API 661 Aire Cooled Heat Exchangers for General Refinery Service.

API 662 Part 1 Plate Heat Exchangers for General Refinery Services.

API 662 Part 2 Plate Heat Exchangers for General Refinery Services.

API 671 Special Purpose Coupling for Refinery Service.

API 674 Positive Displacement Pumps- Reciprocating.

API 675 Positive Displacement Pumps- Controlled Volume.

API 676 Positive Displacement Pumps- Rotary.

API 677 General Purpose Gear Units for Refinery Service.

API 681

Liquid Ring Vacuum Pumps and Compressors for Petroleum, Chemical, and Gas Industry Services.

API 6A Specification for Wellhead and Chrismast Tree Equipment.

API 6FA Fire Test for Valves.

API 9A Specification of Wire Ropes.

API RP 14B Design, Installation & Operation of Subsurface Safety Valve Systems.

API RP 14E

RECOMMENDED PRACTICE FOR DESIGN AND INSTALLATION OF OFFSHORE PRODUCTION PLATFORM PIPING SYSTEMS

API RP 2C Offshore Cranes.

API RP 520 Part 1 Sizing and Selection of Pressure Relieving Systems in Refineries.

API RP 520 Part 2 Installation of Pressure Relieving Systems in Refineries.

API Spec. 14A Specification for Subsurface Safety Valve Equipment

API Spec. 14D ISO 10433

Specification for Wellhead Surface Safety Valves and Under Water Safety Valves for Offshore Service.

API Spec. 17B Recommended practice for Flexible Pipe

API Spec. 17D Subsea Wellhead and Xmass Tree Equipment.

API Spec. 6D Specification for Pipeline Valves.

API Spec.12J Oil and Gas Separator

API STD 2000 Venting Atmospheric and Low Pressure Storage Tanks.

API STD 526 Flanged Steel Safety Relief Valves.

API STD 610

Centrifugal Pumps for Petroleum, Heavy Duty Chemical and Gas Industry Services.

API STD 613

Specification Purpose Gear Units for Petroleum, Chemical and Gas Industry Services.

Page 57: Dtnb Piping Fundamental

Mẫu tài liệu hướng dẫn đào tạo nội bộ

Trang 57 / 61

API STD 614

Lubrication, Shaft Sealing and Control Oil Systems for Special Purpose Applications.

API STD 617

Centrifugal Pumps for Petroleum, Heavy Duty Chemical and Gas Industry Services.

API STD 618

Reciprocating Compressors for Petroleum, Heavy Duty Chemical and Gas Industry Services.

API STD 619

Rotary Type Positive Displacement Compressors for Petroleum, Chemical, and Gas Industry Services.

API STD 650 Welded Steel Tanks for Oil Storage.

API STD 653 Tank Inspection, Repair, Alteration and Reconstruction.

API STD 672 Packaged, Integrally Geared, Centrifugal Air Compressors.

API STD 674 POSITIVE DISPLACEMENT PUMPS - RECIPROCATING.

API STD 675 POSITIVE DISPLACEMENT PUMPS-CONTROLLED VOLUME

ASME B16.34 VALVES-FLANGED THREADED, AND WELDING END

ASME B30.16 Overhead Hoists (Underhung).

ASME B31.1 Power Piping.

ASME B31.3 Process Piping.

ASME B31.4

Pipeline Transportation Systems for Liquid Hydrocarbons and Other Liquids.

ASME B31.8 Gas Transmission and Distribution Piping Systems.

ASME Sect.VIII D.1 Rules for construction of Pressure Vessel - Division 1 ASME BPVC Sect.VIII Div. 2 Rules for construction of Pressure Vessel - Division 2

ASME I I - Rules for Construction of Power Boilers. ASME II Materials – Part B Nonferrous Materials Specifications. ASME II Materials – Part C Specifications for Welding Rods, Electrodes and Filler Metals. ASME II Materials - Part D Properties (Customary). ASME II Materials - Part A Ferrous Materials Specifications.

ASME IX Welding and Brazing Qualifications.

ASME PTC 10 Power Test Code. Compressors & Exhausters.

ASME PTC 22 Power Test Code. Gas Turbines.

ASME V Non Destructive Examination.

ASME V Nondestructive Examination.

ASME VIII Division Rules for Construction of Pressure Vessels.

Page 58: Dtnb Piping Fundamental

Mẫu tài liệu hướng dẫn đào tạo nội bộ

Trang 58 / 61

1

ASME/ANSI B1.20.1 PIPE THREADS, GENERAL PURPOSE

ASME/ANSI B18.2.1 SQUARE AND HEX BOLTS AND SCREWS INCH SERIES

ASME/ANSI B18.2.2 SQUARE AND HEX NUTS (INCH SERIES)

ASTM A 193/193M

Alloy Steel and Stainless Steel Bolting Materials for High Temperature Service.

ASTM A 194/194M

Carbon and Alloy Steel Nuts for Bolts for High Pressure and Temperature Service.

ASTM A 694/694M

Forging, Carbon Alloy Steel for Pipe Flanges, Fittings, Valves and Parts For High Pressure Transmission Service.

ASTM A105/A105M Forging, Carbon Steel for Piping Components.

ASTM A106/A106M Seamless steel pipe for high temperature service.

ASTM A182/A182M

Forged or Rolled Alloy Steel Pipe Flanges, Forged Fitting and Valves for High Temperature Service.

ASTM A234/A234M

Piping Fitting of Wrought Carbon Steel and Alloy Steel for Moderated and Elevated Temperatures.

ASTM A269

Specification for Seamless and Welded Austenitic Stainless Steel Piping for General Refinery Service.

ASTM A370 Mechanical Testing of Steel Products.

ASTM A388/A388M Practice for Ultrasonic Examination of Heavy Steel Forging.

ASTM A578/A578M

Specification for Straight Beam Ultrasonic Examination of Plain and Clad Steel Plates for Special Application.

ASTM D 3045-92 Standard Practice for Heat Aging of Plastics Without Load.

ASTM D 638 Test Method for Tensile Properties of Plastics.

ASTM D 695 Test Method for Compressive Properties of Rigid Plastics.

ASTM D 696 Test Method for Coefficient of Linear Thermal Expansion of Plastics.

ASTM D 870 Method for Water Immersion Test of Organic Coatings on Steel.

ASTM E 112 Test Method for Determining the Average Grain Size.

ASTM E 213 Ultrasonic Inspection of Metal Pipe and Tubing.

ASTM E 23 Notched Bar Impact Testing of Metallic Materials.

ASTM E 28 Test Method for Softening Point by Ring and Ball Apparatus.

ASTM E 436 Specification for Hardened Steel Washers.

ASTM E 709 Practice for Magnetic Particle Examination.

ASTM E 92 Test Method for Vickers Hardness of Metallic Materials.

ASTM G 14 Test Method for Impact Resistance of Pipeline Coatings (Falling

Page 59: Dtnb Piping Fundamental

Mẫu tài liệu hướng dẫn đào tạo nội bộ

Trang 59 / 61

Weight Test).

ASTM G 17 Test Method for Penetration Resistance of Pipeline Coatings (Blunt Rod).

ASTM G 21

Recommended Pratice for Determining Resistance of Synthetic Polymeric Materials to Fungi.

ASTM G 42

Test Methods for Cathodic Disbonding of Pipeline Coatings Subjected to Elevated Temperatures.

ASTM G 8 Test Method for Cathodic Disbonding of Pipeline Coatings.

BS 4515-1 Specification for Welding of Steel Pipelines on land and offshore.

BS 5500: Specification for unfired fusion welded pressure vesels.

BS 6464 Specification for Reinforced Plastic Pipe, Fittings, Joints for Process Plant

BS 7159

Design and Construction of Glass Reinforced Plastics (GRP) Piping Systems for Individual Plants or Sites.

BS 8010 part 3 Code of Practice for Pipelines: Part 3 Pipelines Subsea Design, Construction and Installation.

BS EN 10045 part-1 Charpy Impact Test on metallic Materials.

BS EN 10204 Metallic Products - Types of Inspection documents.

BS EN 288-part9 Specification and Approval of Welding Procedures for Metallic.

CAGI/ Pneurop Coompressed Air & Gas Institute/ Pneurop Standards.

DIN 30678 Polypropylene coatings for steel pipes.

DIN EN 287 part 1 QUALIFICATION TEST OF WELDERS - FUSION WELDING

ISO 1217 Displacement Compressors- Acceptance Tests.

ISO 15138 Offshore production installations - Heating, Ventilation and Air-conditioning.

ISO 2409 Paints and Varnishes Cross-Cut Test.

ISO 2808 Paints and Varnishes - Determination of Film Thickness.

ISO 37

RUBBER, VALCANIZED OR THERMOPLASTIC – DETERMINATION OF TENSILE STRESS-STRAIN PROPERTIES

ISO 4624 Paints and Varnishes Pull-off test for adhesion.

ISO 9001 QUALITY MANAGEMENT SYSTEMS REQUIREMENTS

MSS SP44 STEEL PIPELINE FLANGES

NACE MR 0175 Petrolum and Natural Gas industries - Material use in H2S

NACE RP 0188 DISCONTINUITY TESTING OF PROTECTIVE COATINGS

NACE RP-02-1974 High Voltage Electrical Inspection of Pipeline Coatings Prior to Installation.

NACE SP 0169 Control of External Corrosion on Underground or Submerged

Page 60: Dtnb Piping Fundamental

Mẫu tài liệu hướng dẫn đào tạo nội bộ

Trang 60 / 61

Metallic Piping Systems.

PI SPEC 12K SPECIFICATION FOR INDIRECT TYPE OILFIELD HEATERS

SSPC SP 10 NEAR-WHITE BLAST CLEANING

Page 61: Dtnb Piping Fundamental

Mẫu tài liệu hướng dẫn đào tạo nội bộ

Trang 61 / 61

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Giáo trình đào tạo nội bộ - Tổ cơ khí đường ống – Phòng Thiết Kế 2. Mohinder L. Nayyar, P.E., Piping Handbook -Seventh Edition, Copyright © 2000 by

The McGraw-Hill Companies, Inc. 3. Peter Smith, Piping materials selection and applications, Copyright © 2005, Elsevier

Inc. 4. Peter Smith, Process piping design handbook, Volume One: The Fundamentals of

Piping Design, Copyright © 2007 by Gulf Publishing Company, Houston, Texas 5. David R. Sherwood, The ‘Piping Guide’, Copyright © 1973, Printed in the United

States of America 6. Brian Silowash, PE, CEM, LEED AP, Piping Systems Manual, Copyright © 2010 by

The McGraw-Hill Companies, Inc. 7. T. Christopher Dickenson F.I.Mgt., Valves Piping and Pipelines Handbook 3rd

Edition, Copyright © 1999 Elsevier Science Ltd.