edas 1.1

16
Copyright @ 2012 - DAS Corporation

Upload: phuong-tran

Post on 24-Apr-2015

59 views

Category:

Documents


12 download

DESCRIPTION

healthy diet

TRANSCRIPT

Page 1: eDAS 1.1

Copyright @ 2012 - DAS Corporation

Page 2: eDAS 1.1

1

Mục Lục

1. Lời nói đầu………………………………….……………………….…...…...2

2. eDAS là gì và tại sao eDAS ra đời ?.......................................................2

3. Tại sao chế độ Low Calories truyền thống dễ thất bại ?.........................4

4. Chỉ số GI và phân loại đèn giao thông của các loại Carb.......................6

5. Nguyên lí hoạt động của eDAS………………………………………..….11

6. Kết luận……………………………………………………………….……..14

Page 3: eDAS 1.1

2

1. Lời nói đầu

Chỉ trong thời gian ngắn xuất hiện, DAS ( Dr.Anh’s Secret ) – chế độ ăn

kiêng Low Carb được cải tiến đặc biệt dành riêng cho người Việt Nam đã

nhanh chóng trở thành một phong trào phát triển và lan tỏa mạnh trên cộng

đồng mạng cũng như ngoài đời sống hàng ngày. DAS không những là chế

độ giảm béo ưu việt nhất hiện nay mà còn đem tới một tư duy dinh dưỡng

đúng đắn giúp mọi người hoàn toàn có thể kiểm soát được vóc dáng của

mình ở trạng thái lí tưởng nhất.

Không nhưng vậy, DAS còn là một cuộc cách mạng đem tới một quan

niệm hoàn toàn mới dành cho tất cả mọi người: “Làm thế nào để ăn thoải mái

mà vẫn giảm béo”. Và để tiếp tục hoàn thiện DAS hơn, tác giả lại một lần nữa

đem tới một quan niệm hoàn toàn mới “Làm sao để ăn ít mà không bị đói và

mệt”. Đó chính là tư tưởng chủ đạo của eDAS- Extreme DAS.

eDAS được tác giả biên soạn từ nhiều nguồn tài liệu, sách vở dinh dưỡng,

ăn kiêng hiện đại và tiên tiến nhất trên thế giới từ nhiều tác giả khác nhau,

cho nên độc giả hoàn toàn có thể an tâm về tính khoa học cũng như chính

xác của eDAS. Vì tiêu chí của DAS luôn là dễ hiểu, đơn giản, và gọn nhẹ.

Cho nên eDAS sẽ hạn chế tối đa những thuật ngữ hàn lâm-khoa học gây khó

hiểu cho độc giả.

Tài liệu này độc giả nên đọc cẩn thận từ đầu tới cuối để có kiến thức tổng

quát và căn bản nhất. Sau đó tự tiến hành dựa trên những chiến thuật, biện

pháp mà tác giả đề ra sau đó tự biến đổi làm sao cho phù hợp với cuộc sống

điều kiện làm việc hàng ngày của mỗi người.

Tác giả xin chân thành cảm ơn tấm thịnh tình của độc giả dành cho DAS

và đó là động lực lớn nhất để tác giả hoàn thành eDAS.

2. eDAS là gì và tại sao eDAS ra đời ?

Nếu độc giả là DASer ( người tham gia chế độ ăn kiêng DAS ) và đã trải

qua một thời gian trải nghiệm chế độ DAS thì bất kì ai cũng sẽ thấy tính thoải

mái, dễ dàng áp dụng vào cuộc sống, đơn giản của DAS. Mặc dù đa số các

trường hợp theo DAS đều cho kết quả giảm béo mĩ mãn. Nhưng cũng có một

số nhỏ do cơ địa, thể trạng có vẻ không phù hợp với DAS lắm nên kết quả

chậm, hay đứng yên – đặc biệt đối với những người không béo lắm nhưng

muốn mình gầy hơn nữa theo chuẩn của super model.

Page 4: eDAS 1.1

3

Điều này cũng khá dễ hiểu bởi vì cơ chế giảm béo của DAS lợi dụng hiệu

ứng ketosis trong cơ thể. Ketosis xảy ra khi lượng Carb dung nạp vào cơ thể

ở mức thấp, và Fat được dung nạp vào ở mức cao. Ngay lập tức các mô mỡ

trong cơ thể sẽ bị huy động ra đốt để làm năng lượng cho cơ thể và não bộ

hoạt động. Nhưng như đã nói ở trên vì lí do cơ địa, có những người hiệu ứng

ketosis xảy ra chậm hoặc không xảy ra, gây ra tình trạng giảm chậm hoặc

không thấy giảm. Ngoài ra tỉ lệ mỡ trên cơ thể cũng là yếu tố quyết định. Vì

mỡ trên cơ thể cũng đóng vai trò quan trọng trong hoạt động sinh hóa, chức

năng của cơ thể nên mỗi người luôn có một ngưỡng gọi là “tỉ lệ mỡ căn bản”

trên cơ thể ( essential fat ). Tỉ lệ này tùy vào cơ địa mỗi người mà có thể dao

động từ 20-30% hoặc hơn.

Thông thường cơ thể luôn có cơ chế tự bảo vệ nên khi cơ thể giảm béo từ

ngưỡng béo phì xuống tới mức bớt béo, hơi béo hoặc là béo chút chút thì

quá trình ketosis sẽ tự động bị ngừng lại và không xảy ra nữa. Cho dù chúng

ta có cắt giảm lượng Carb nạp vào tới đâu và ăn nhiều Fat tới cỡ nào đi

chăng nữa, quá trình ketosis vẫn không xảy ra. Điều này là dễ hiểu vì nếu

như ketosis xảy ra liên tục, vô hạn thì sẽ tới lúc chúng ta sẽ hết sạch mỡ và

thành bộ xương khô sao ?

Và đây là một trong những lí do giải thích vì sao có người theo DAS giảm

rất nhanh từ béo phì xuống người đẹp chỉ trong thời gian ngắn. Trong khi đó

lại có những người ì ạch mãi mới giảm được tí hoặc giảm xuống tới một

ngưỡng nào đó thì cứ đứng yên như vậy.

Trước hoàn cảnh như thế, chúng ta cần phải có cách tiếp cận mới để xử lí

lũ mỡ cứng đầu, đáng ghét và đầy khó chịu này. Và đây là lí do để eDAS ra

đời. Đúng như tên gọi của eDAS – Extreme DAS, nên đương nhiên eDAS

sẽ triệt để, mạnh mẽ, và hiệu quả hơn DAS, kèm theo đó cũng sẽ khắc

nghiệt và khó khăn hơn DAS. Nếu như khi theo DAS, bạn cảm thấy thật là

thoải mái và thư giãn, không phải bận tâm gì nhiều, không cảm thấy đó là ăn

kiêng. Vì ăn kiêng gì mà sướng vậy? Ăn kiêng gì mà sướng hơn ăn thường?

Thì đối với eDAS bạn sẽ cảm thấy đúng là đang ăn kiêng hơn. Nhưng xin

đừng lo lắng rằng khi theo eDAS bạn sẽ phải vật lộn, khổ sở, chóng mặt hoa

mắt giống như các chế độ ăn kiêng Low Calories truyền thống.

Nếu eDAS như vậy, thì có lẽ tác giả có lẽ không cần mất công viết eDAS

làm gì. Hơn nữa, đó sẽ là điều đi ngược lại với nguyên lí “cách mạng” của

DAS từ trước tới nay. Và để hiểu rõ hơn về eDAS hoạt động và làm việc ra

sao, xin mời các bạn đọc tiếp.

Page 5: eDAS 1.1

4

3. Tại sao chế độ Low Calories truyền thống dễ thất bại ?

Như đã viết ở phần trước, vấn đề đặt ra trước mắt đối với chúng ta đó là :

Làm sao để tiếp tục giảm mỡ trong cơ thể, khi mà hiệu ứng ketosis có vẻ

không còn hiệu quả hay diễn ra rất chậm nữa ? Làm sao để tiếp tục đẩy

nhanh quá trình giảm mỡ ?

Có lẽ giờ đây khi “phép mầu” ketosis không còn nữa, thì điều tất yếu chúng

ta cần phải nghĩ tới những biện pháp hiệu quả hơn. Vậy biện pháp đó là gì ?

Đó chính là nguyên lí Calories. Nguyên lí Calories nói rằng: “Khi năng

lượng nạp vào ít hơn lượng sử dụng. Thì cơ thể sẽ phải huy động mỡ thừa

để làm năng lượng hoạt động”. Lý thuyết đơn giản là thế nhưng để áp dụng

vào thực tế thì không đơn giản, vì mỡ trong cơ thể không giống như cái cục

pin dự trữ mà khi điện thoại hết pin ta cứ nhét vào là điện thoại chạy ngay lập

tức. Thậm chí ngược lại, khi chúng ta ăn kiêng Low Calories truyền thống tuy

đã hết sức nhịn ăn nhưng khối mỡ trên cơ thể vẫn đứng yên không nhúc

nhích mấy, kéo theo đó là cảm giác đói, mệt mỏi tới cồn cào, và rốt cuộc là

chế độ ăn kiêng thất bại.

Đương nhiên vì chế độ Low Calories có tỉ lệ thất bại cực kì cao, nên DAS

mới ra đời và được nhiều người đón nhận coi như cứu tinh. Nhưng đứng

trước sự thất bại của chế độ Low Calories truyền thống chúng ta cần phải

phân tích và hiểu rốt ráo nguyên nhân sâu xa. Từ đó mới có thể tận dụng ưu

điểm và loại bỏ nhược điểm để tạo ra eDAS.

Nguyên nhân đầu tiên phải kể tới đó chính là do đường huyết (blood

sugar). Xin tạm bỏ những định nghĩa dài dòng, khó hiểu của chuyên ngành y

học. Hãy hiểu đơn giản đường huyết chính là lượng đường trong máu.

Đường huyết là tác nhân chính gây ra sự choáng váng, thèm ăn. Thông

thường, nếu không bị tác động, đường huyết sẽ đứng yên ở mức trung bình.

Khi chúng ta bị đói, đầu óc choáng váng, tay chân bủn rủn, cơ thể như muốn

khụy xuống. Đó chính là khi đường huyết của chúng ta bị hạ dưới mức trung

bình. Sau đó uống ngay 1 cốc nước đường hay ăn cái gì đó có nhiều Carb

thì ngay lập tức cơ thể bình thường trở lại, đầu óc không còn choáng váng

nữa, thậm chí nếu ăn nhiều còn có cảm giác khoan khoái lâng lâng. Như vậy

là đường huyết đã cao hơn mức bình thường.

Như thế có thể thấy ở đây tác nhân gây ra sự thay đổi đường huyết lên

xuống trong cơ thể chính là do Carb. Carb làm đường huyết bị đẩy lên cao

trong một khoảng thời gian cho cảm giác thoải mái và no nê, sau đó khi Carb

Page 6: eDAS 1.1

5

đã hết tác dụng thì lại bị hạ xuống kéo theo cảm giác thèm ăn và choáng

váng. Đương nhiên khi không có Carb thì đường huyết sẽ đứng yên và

những hiện tượng kể trên sẽ không xảy ra nữa.

Từ đây ta có thể kết luân: Cảm giác đói, bủn rủn sinh ra là do sự hạ

đường huyết trong cơ thể. Và muốn triệt tiêu hiện tượng này thì cách duy

nhất đó là không được động vào đường huyết và hãy để nó đứng yên ở

trạng thái bình thường trong suốt quá trình ăn kiêng.

Để tiếp tục rõ hơn nữa. Xin liệt kê ra ở đây một menu tiêu biểu của chế độ

ăn kiêng Low Calories có tên: “Chế độ ăn kiêng giảm 7 cân trong vòng 13

ngày” để minh họa cho các bạn rõ hơn nữa :

Ngày 1:

Sáng: 1 tách café và một muỗng đường

Trưa: 2 trứng luộc, 1 bó rau muống luộc, 1 trái cà chua

Tối: 1 miếng thịt bò ( 200gr)- không mỡ, 1 bắp xà lách, dầu ăn và chanh.

Nhìn ngay vào bữa sáng chúng ta thấy người ăn kiêng chỉ được uống một

tách café kèm theo với một muỗng đường. Vấn đề ở đây không phải là bữa

sáng ăn quá ít, mà chính là ở muỗng đường. Vì đường có chỉ số GI rất cao

( chỉ số GI sẽ nói ở chương sau ) nên tác động tới đường huyết vô cùng

mãnh liệt, chỉ cần một muỗng là sẽ khiến cho đường huyết tăng cao đột ngột,

và trong thời gian ngắn đường huyết sẽ bị rơi tự do với tốc độ cực nhanh.

Lúc đó người ăn kiêng sẽ nếm đủ cảm giác đói, cồn cào, bủn rủn chân tay và

choáng váng. Chỉnh bởi vì đã “cả gan” động tời đường huyết.

Hãy tưởng tượng đường huyết như là con quái vật ngủ yên. Nếu bạn đánh

thức nó dậy thì cách duy nhất là phải thỏa mãn nó ăn cho no mà thôi.Tất

nhiên là khi bạn thỏa mãn con quái vật đó bằng các thức ăn có nhiều Carb thì

đồng nghĩa với việc chế độ ăn kiêng bạn theo đuổi cũng tan thành mây khói.

Nguyên nhân thứ hai khiến cho chế độ Low Calories truyền thống thất bại

đó là không làm cho cơ thể học cách biến mỡ dự trữ trong cơ thể để làm

nguồn năng lượng. Như đã giải thích trong các tài liệu của DAS ( bạn nào

chưa biết cần phải đọc thêm trên các website của DAS ) thì cơ thể chúng ta

hoạt động trên hai hệ chuyển hóa năng lượng: Một là Carb Metabolism (viết

tắt CM), hai là Fat Metabolism (viết tắt FM).

Page 7: eDAS 1.1

6

Ở chế độ ăn kiêng Low Calories truyền thống thì chỉ hạn chế chất béo, chứ

không hạn chế Carb. Cho nên cơ thể vẫn ở CM, khi ở CM thì đương nhiên

cơ thể chỉ biết sử dụng Carb, giống như cái xe chạy bằng xăng thì hết xăng

phải đổ xăng thì nó mới chạy tiếp, chứ không bao giờ tự nó sờ tới bình dầu

dự trữ ở kế bên cả.

Vì lí do này mà khi ăn kiêng Low Calories truyền thống, cơ thể chúng ta

luôn đói, mệt mỏi, cảm giác thiếu năng lượng, giảm béo chậm, lúc nào cũng

muốn ăn. Cơ thể tiếp tục đòi năng lượng từ Carb, chứ không đem mỡ thừa

trong cơ thể ra đốt như một nguồn năng lượng dự trữ.

4. Chỉ số GI và phân loại đèn giao thông của các loại Carb.

Ở phần trước tác giả có nhắc tới chỉ số GI, ở đây tác giả xin giải thích rõ

hơn về GI để độc giả có kiến thức để hiểu và sử dụng nó cho eDAS.

GI - Glycemix Index là chỉ số tính mức độ tác động tới đường huyết của các

thực phẩm có Carb. Thực phẩm có chứa Carb có chỉ số GI càng cao thì tác

động tới đường huyết càng nhanh và thời gian duy trì càng ngắn. Thời gian

duy trì ở đây được tính từ khi đường huyết được đẩy lên cao cho tới khi nó bị

hạ xuống dưới mức trung bình. Ngược lại chỉ số GI càng thấp thì mức độ tác

động tời đường huyết càng chậm, và thời gian duy trì càng dài.

Các loại thực phẩm có GI dưới 50 được coi là thấp từ 70 trở lên được coi

là cao, mức cao nhất là 100. Ví dụ như đường kính trắng có chỉ số đường

kính trắng là 99, nên sẽ có tốc độ tác động tới đường huyết cực nhanh và

thời gian duy trì rất ngắn. Đây là lí do vì sao mà chúng ta lại luôn ưa thích đồ

ngọt như chè, kem, vì do có nhiều đường nên sẽ làm chúng ta vô cùng sảng

khoái và dễ chịu. Nhưng cũng là lí do vì sao mà chúng ta hay bị béo vì ăn đồ

ngọt, bởi do thời gian duy trì ngắn, nên sẽ làm cho cơ thể đói nhanh. Mà đói

nhanh thì sẽ phải ăn thật nhiều đồ có Carb để thỏa mãn. Nên tất yếu sẽ rơi

vào vòng luẩn quẩn béo phì không có điểm kết thúc.

Ngược lại các loại thực phẩm có chứa Carb như ngũ cốc nguyên hạt, gạo

lứt v…v có chỉ số GI thấp khoảng 48 thì tốc độ tác động tới đường huyết sẽ

chậm và thời gian duy trì sẽ dài hơn. Đây là lí do vì sao mà đối với các chế

độ ăn kiêng Low Fat người ta hay khuyến khích người ăn kiêng dùng các loại

ngũ cốc nguyên hạt. Và khi ăn các loại ngũ cốc này thì chúng ta luôn có cảm

giáс no lâu hơn là ăn bột mì tinh luyện ( có chỉ số GI rất cao ) như bánh mì,

cơm gạo trắng v…v

Page 8: eDAS 1.1

7

Vì nguyên tắc của DAS luôn là đơn giản và dễ sử dụng. Cho nên eDAS

cũng sẽ không làm rối óc các bạn bằng những phép tính, bảng thống kê dài

dòng và khó hiểu mà thay vào đó là những nguyên tắc, cách phân loại dễ

hiểu để bạn đọc nắm rõ một cách dễ dàng nhanh chóng, sau đó có thể tự áp

dụng vào chế độ ăn kiêng hàng ngày.

Đó chính là phương pháp phân loại đèn giao thông theo các mầu đèn

xanh, vàng, đỏ. Nếu ai đã đọc tài liệu của DAS thì có lẽ không lạ gì và khá

quen thuộc với cách phân loại này. Ở đây tác giả xin viết kĩ hơn để chúng ta

cùng hiểu rõ.

Phân loại Carb theo tín hiệu Đèn giao thông được quy ước như sau:

- Đèn xanh: Các loại Carb này ăn thoải mái và không cần phải tính toán và

bận tâm.

- Đèn vàng: Các loại Carb này ăn ở số lượng ít, vừa phải, mức độ ăn

được bao nhiêu là phụ thuộc vào khả năng nhạy Carb của từng người. Ai

nhạy Carb thì nên ăn ít hoặc hạn chế đèn vàng. Còn ai không nhạy Carb thì

có thể ăn được nhiều hơn.

Khi theo eDAS thì đèn vàng được coi như đèn đỏ đối với ai nhạy Carb.

Vì nó sẽ tác động tới đường huyết, gây cảm giác thèm ăn.

- Đèn đỏ: Tuyệt đối không được sử dụng trong eDAS.

Page 9: eDAS 1.1

8

A1) Đèn Đỏ: các thực phẩm chứa Đường và Tinh Bột

1. Gạo, ngô, khoai, sắn, cơm, bánh mì, đường, sữa không đường và sữa có đường, bánh gato, đồ ngọt, mì, khoai tây, v..v. Sữa không đường tuy không có đường kính, nhưng bản thân trong sữa không đường đã có hàm lượng đường lactoza rất cao rồi. Có thể dùng các loại Cream để thay cho sữa đặc. Nhưng phải tính toán Carb với trạng thái đèn vàng và cố gắng khi mua chọn các loại cream có độ fat càng cao càng tốt. Lí tưởng nhất là heavy cream với khoảng 60% fat.

2. Tất cả các loại hạt như lạc, hạt điều, vừng, đỗ xanh đen, đậu nành v..v. Dĩ nhiên các loại hạt như vừng-mè, lạc nếu như chúng ta chỉ rắc lên thức ăn cho thơm thì có thể ăn khoảng từ 50-100 gr không vấn đề gì hết cả. Có 1 số loại hạt ăn được với số lượng vừa phải sẽ nói kĩ hơn ở dưới.

3. Tất cả các loại hoa quả. Không được phép ăn bất cứ một lọai hoa quả nào ( ít nhất trong vòng 2 tuần đầu ). Một số loại hoa quả được phép ăn trong vòng 2 tuần sẽ nói thêm ở dưới.

4. Tất cả các loại đồ ăn nhanh ( Мс Donalds, KFC v..v )

5. Các loại củ quả nhiều tinh bột như đậu, và các chế phẩm của đậu, đỗ, bí đỏ, v..v ( trừ đậu Đũa là đèn xanh ).

6. Các loại bia, rượu.

Page 10: eDAS 1.1

9

A2) Đèn Vàng:

1. Pho mát ( nếu ăn phô mai bò cười thì mỗi ngày không quá 200gr ) v...v.

2. Cà chua 300gr/ngày, hành tây, carrot mỗi ngày khoảng 400gr. Cùi dừa 2-300 gr/ngày, nước cốt dừa ( loại nhạt, ít ngọt ) 2-300 ml/ngày. Có thể ăn hạt Macadamia với số lượng khoảng 1-200 gr/ngày.

3. Chanh thường và chanh leo mỗi ngày có thể uống 3-4 quả pha với đường ăn kiêng. Dâu tây, mâm xôi, quả bơ, có thể ăn mỗi ngày 300 gr. Củ đậu ăn mỗi ngày khoảng 200gr. Kẹo cao su sugar free - Xylitol mỗi ngày ăn được khoảng 10 viên. Chú ý: chỉ được sử dụng 1 loại thực phẩm Đèn Vàng / 1 ngày.

Page 11: eDAS 1.1

10

A3) Đèn Xanh: 1. Tất cả các loại thịt - có mỡ hay không tùy ý, nhưng không phải là ăn nguyên cả miếng thịt mỡ ( như nhiều người lầm tưởng ), các loại nội tạng động vật.

2. Tất cả các loại trứng của mọi loài động vật.

3. Tất cả các loại dầu mỡ. Có thể ăn dấm có mầu trong suốt như nước–không ăn các loại dấm hoa quả có mầu.

4. Bơ ( không nên ăn margarine – bơ thực vật ) nên ăn bơ động vật ( hàm lượng chất béo càng nhiều càng tốt ).

5. Các loại hải sản, cá, tôm, mực v..v

6. Cocalight, pepsi light uống thoải mái. Cafe đen nguyên chất uống vô tư ( có thể thay sữa đặc bằng whipping cream high fat và đường ăn kiêng ). Trà xanh, trà mạn, uống thoải mái.

7. Rau xanh ăn thoải mái. Bắp cải, bí xanh, su su, su hào, mướp, cà tím, cà dái dê, các loại cà, dưa chuột, cần tây, tỏi tây, măng, rau má, actiso, cỏ ngọt, rong biển, giá đỗ, các loại nấm, v...v vô tư không cần suy nghĩ.

8. Các loại rau gia vị: Rau húng, thì là, rau răm, gừng, nghệ, giềng v..v. Có thể dùng sấu, tai chua, để tăng vị chua cho món canh cá hoặc là canh sấu nấu thịt. Chỉ để dùng nấu canh chua thôi, không ăn chính.

9. Các loại gia vị như mì chính, bột nêm v...v để dùng cho xào nấu ( chú ý xem thành phần ở đằng sau phải không có Tinh Bột và Đường – VD như hạt nêm Knorr thì không được dùng vì có nhiều Tinh Bột và Đường ). Tất cả các loại gia vị cà ri, quế, hồi v..v miễn là không có đường và tinh bột là được.

Page 12: eDAS 1.1

11

5. Nguyên lí hoạt động của eDAS.

Sau khi đã tìm hiểu về nguyên nhân gây thất bại của các chế độ Low Calories truyền thống. Bài toán đặt ra giờ đây là làm thế nào để khắc phục được những nhược điểm đó mà vẫn sử dụng được nguyên tắc low hoặc là very Low Calories để giảm mỡ ? Để làm được như thế chúng ta cần xây dựng một chế độ ăn kiêng mới mà sở hữu những đặc tính ưu việt của cả Low Carb và Low Calories, kèm theo một chiến thuật hợp lý để điều khiển bộ máy chuyển hóa của cơ thể theo ý muốn của mình mà không gây shock, choáng váng, hay thay đổi đột ngột.

Vì lí do kể trên, eDAS sẽ tiến hành theo 3 giai đoạn.

Giai đoạn 1: Dạy cơ thể sử dụng mỡ làm năng lượng.

Giai đoạn 1 của eDAS khá giống với DAS, nhưng khác ở chỗ thay vì 14 ngày sẽ kéo xuống còn khoảng 5-7 ngày. Tất nhiên tùy vào sự thích nghi của cơ thể mà giai đoạn một có thể lên hay xuống khoảng 2-3 ngày. Giai đoạn này có chức năng biến đổi cơ thể ở Carb Metabolism thông thường sang cơ chế Fat Metabolism. Trong những ngày đầu tiên của giai đoạn này bằng việc cắt bỏ Carb, thay vào đó là chất béo và chất đạm và duy trì năng lượng nạp vào ở mức cao. Cơ thể sẽ bắt đầu bước vào quá trình làm quen với Fat như một nguồn năng lượng mới, do đó ở giai đoạn này chúng ta ăn thoải mái càng nhiều càng tốt, tất nhiên đừng nên ăn quá nhiều tới mức bội thực hoặc nôn ọe.

Lúc này cơ thể sẽ biết sử dụng Fat, nhưng cần phải có thời gian để cơ thể thích nghi do đó chúng ta cần một khoảng thời gian từ 5-7 ngày như đã nói ở trên.

Ở giai đoạn 1, mỗi người khi ăn kiêng cần phải tính toán lượng ăn hàng ngày của mình. Ví dụ như ngày 1 ăn khoảng 6 lạng thịt, ngày thứ 2 ăn khoảng 5 lạng thịt, ngày thứ 3 ăn khoảng 7 lạng v…v . Số lượng ăn hàng ngày cần phải tính toán đúng sau đó lấy giá trị trung bình bằng cách cộng lượng ăn lại chia cho số ngày, để ra giá trị trung bình ăn hàng ngày trong giai đoạn một. Giá trị trung bình này sẽ là chỉ số để chúng ta căn cứ ở giai đoạn 2.

Trong những ngày đầu tiên do cơ thể chưa thích nghi được với chế độ dinh dưỡng mới. Nên sẽ có những hiện tượng hơi choáng, hay hơi mệt. Nhưng sau đó 2-3 ngày hiện tượng này sẽ mất đi, và cho tới ngày 6-7 cơ thể sẽ hoàn toàn trở lại bình thường. Lúc này đó là tín hiệu tốt để chúng ta bước sang giai đoạn 2. Giai đoạn 1 chúng ta đừng đặt mạnh vấn đề giảm béo, mà hãy coi nó như một bước khởi động để đạt mục tiêu ở các giai đoạn sau.

Page 13: eDAS 1.1

12

Giai đoạn 2: Cắt giảm lượng ăn tới mức tối thiểu ( Cutting ).

Mục tiêu của giai đoạn 2 này đó là khi cơ thể đã trở thành cỗ máy đốt mỡ, đã được học cách sử dụng mỡ. Chúng ta cắt giảm năng lượng nạp vào bằng cách giảm số lượng ăn. Ngay lập tức do không có nhiều năng lượng từ bên ngoài vào nữa, cơ thể buộc phải đem lượng mỡ dự trữ trong người ra để sử dụng.

Sau ngày thứ 6-7 khi cơ thể đã trở lại bình thường, thì sang ngày thứ 8 chúng ta sẽ giảm dần lượng ăn xuống. Nhưng chú ý không nên giảm đột ngột vì cơ thể sẽ không kịp thích nghi. Mà mỗi ngày sẽ cắt giảm khoảng 1-2 lạng. Ví dụ như giá trị trung bình trong 7 ngày đầu là 6 lạng. Thì tới ngày thứ 8 chúng ta sẽ giảm xuống 5 lạng, ngày thứ 9 xuống 4 lạng, ngày thứ 10 tới 3 lạng. Nếu thấy 3 lạng vẫn duy trì được mà không có cảm giác đói thì lại hạ xuống 2 lạng. Còn nếu ở mức 2 lạng thịt thấy cảm giác đói, mệt thì phải tăng trở lại 3 lạng để duy trì cảm giác bình thường không đói, không mệt.

Thực tế cho thấy 2 lạng là mức thấp nhất có thể được coi là very Low Calories. Cho dù có thể hạ được tiếp nhưng cũng không nên cắt giảm lượng ăn xuống thấp hơn nữa bởi vì cơ thể cần chất béo để khởi động quá trình đốt mỡ.

Để đơn giản ở đây tác giả đưa ra ví dụ về thịt, bạn đọc hoàn toàn có thể áp dụng nguyên tắc đó đối với các loại thức ăn khác như dầu mỡ, hay trứng. Ví dụ như 3 quả trứng, 2 thìa dầu ở giai đoạn 1, thì sang giai đoạn 2 cũng cần được cắt giảm cho phù hợp với lượng năng lượng chung hàng ngày nạp vào. Tóm lại mỗi người phải xác định ra ngưỡng thức ăn tối thiểu để không bị đói mà vẫn đảm bảo lượng năng lượng đưa vào ở mức thấp.

Giai đoạn 2 này tùy vào cơ thể cũng có thể diễn ra trong khoảng 7 ngày hoặc hơn. Khi cơ thể đã ổn định chúng ta sẽ bước vào giai đoạn 3. Dấu hiệu ổn định của cơ thể ở giai đoạn 2 đó là khi chúng ta không còn nhu cầu ăn nhiều nữa, nhìn thức ăn, bánh kẹo đồ có nhiều Carb thấy khá dửng dưng kiểu ăn cũng được mà không ăn cũng chả sao.

Giai đoạn 3: Duy trì tốc độ giảm mỡ kết hợp ngày relax.

Khi ở giai đoạn 2 cơ thể ở trạng thái bình thường, bản thân người ăn kiêng xác định được ngưỡng ăn tối thiểu, không có cảm giác đói thì tiếp tục duy trì giai đoạn 2 thêm vài ngày sao cho đạt tổng khoảng 10 ngày hoặc hơn. Thì lúc đó chúng ta sẽ kết hợp với 1 ngày relax ăn thoải mái tất cả mọi thứ.

Mục đích của ngày Relax High Calories đó là shock lại hệ chuyển hóa cơ thể khiến cho quá trình đốt mỡ xảy ra nhanh hơn, mạnh hơn và giải tỏa về tâm lí giúp người ăn kiêng không bị ở trạng thái ức chế quá lâu. Bộ máy cơ thể sau một thời gian hoạt động ở trạng thái ít năng lượng, sẽ được shock

Page 14: eDAS 1.1

13

mạnh lên với nguồn năng lượng dồi dào để tiếp tục giảm mỡ mạnh hơn ở những ngày kế tiếp.

Tất nhiên đối với eDAS chỉ nên relax 1 ngày, vì nếu relax 2 ngày thì có khả năng đối với những người nhạy Carb cơ thể sẽ bị đẩy ngược trở về Carb Metabolism và sinh ra cảm giác đói bụng, thèm ăn ở những ngày tiếp theo.

Sau khi relax lần đầu tiên ở giai đoạn 3 từ đây chúng ta có thể lựa chọn các phương án 6-1 hoặc là 12-1 tùy vào thói quen, sở thích, công việc và trạng thái giảm mỡ của từng người. Nếu ai đó cảm thấy 6-1 không giảm nhanh, thì chuyển sang 12-1 và ngược lại ai cảm thấy 12-1 không thoải mái thì lại chuyển sang 6-1. Mỗi người cần phải tự thử nghiệm để tìm ra công thức phù hợp với mình và không nhất thiết phải là 6 hay 12 cũng có thể là 7,8,9 hoặc 13 tùy ý. Nhưng tất nhiên không được nhỏ hơn 6 vì cơ thể cần đủ thời gian để đốt mỡ và không nên lớn 13. Bởi vì không nên duy trì cơ thể ở trạng thái very Low Calories lâu hơn 14 ngày.

Ghi nhớ

- Phải tuân theo 3 giai đoạn một cách tuần tự, không được phép nhảy cóc. Nếu bỏ giai đoạn 1 nhảy sang giai đoạn 2 luôn thì cơ thể sẽ bị đói và mệt, vì cơ thể không học được cách sử dụng mỡ làm năng lượng.

- Trong các ngày ăn kiêng cần tuân thủ tuyệt đối nguyên tắc Low Carb, nếu không ngay lập tức sẽ bị hạ đường huyết và thèm ăn. Duy trì nguyên tắc Low Carb là cách duy nhất để cơ thể không bị choáng và hạ đường huyết, thèm ăn.

- Nếu thấy đói hoặc mệt cần phải tăng lượng ăn lên. Luôn phải duy trì cơ thể ở trạng thái bình thường không bị đói, không thèm ăn, và không thấy mệt.

- Nếu muốn tập thể dục thì phải tăng lượng ăn lên cho phù hợp, tránh ăn quá ít mà tập lại nhiều.

- Nếu bạn là người nhạy Carb thì chỉ được phép sử dụng đèn xanh,

tránh cả đèn vàng và tất nhiên là đèn đỏ.

- Chỉ nên Relax 1 ngày để tránh cảm giác thèm ăn ở ngày hôm sau.

- Tuân thủ tuyệt đối nguyên tắc giảm mỡ ( chứ không phải giảm cân )

của DAS. Tránh kiểm tra cân nặng trong mọi tình huống vì cân nặng

luôn thay đổi thất thường theo sự tích nước của cơ thể.

- Mỗi ngày phải ăn ít nhất 3 bữa, tránh nhịn ăn cả ngày rồi ăn vào 1 bữa.

Page 15: eDAS 1.1

14

6. Kết luận

Như vậy với 5 phần chính của eDAS mà tác giả đã viết ở trên, độc giả đã

có trong tay những kiến thức cần thiết để tự có thể thiết kế một chế độ ăn

lành mạnh, khoa học cùng với chiến thuật hợp lý trong từng giai đoạn. Tất

nhiên như đã nói ở trên, do cơ thể mỗi người một khác nên sẽ không có

công thức tuyệt đối nào chính xác 100% cho mọi cơ thể. Mỗi ngày cần phải

tự theo dõi để đưa ra chiến thuật hợp lý nhất cho mình. Nhưng cần phải tuân

thủ theo những nguyên tắc mang tính tổng quát đề ra ở trên.

Chúc các bạn thành công trên con đường làm đẹp của mình !

Moscow 2012

Tác giả: Nguyễn Hoàng Anh

Biên tập và trình bày: Nguyễn Quý Đức

Tài liệu tham khảo

1. The Carbohydrate Addict's Healthy Heart Program: Break Your Carbo-

Insulin Connection to Heart Disease - 2000. [ Richard F.Heller, Rachal F.

Heller, Frederic J.Vagnini ]

2. Eat More, Weigh Less: Dr. Dean Ornish's Life Choice Program for Losing

Weight Safely While Eating Abundantly - 2000. [ Dran Ornish ]

3. The New Sugar Busters! Cut Sugar to Trim Fat - 2003. [ H. Leighton

Steward, Morrison Bethea, Sam Andrews, Luis A. Balart ]

4. The Carbohydrate Addict's Diet: The Lifelong Solution to Yo-Yo Dieting -

1993. [ Richard F.Heller, Rachal F. Heller ]

5. The Gi Diet (Revised and Updated): The Glycemic Index; The Easy,

Healthy Way to Permanent Weight Loss - 2005. [ Rich Gallop ]

6. Living The Gi Diet: To Maintain Healthy, Permanent Weight Loss - 2004.

[ Rich Gallop ]

Page 16: eDAS 1.1

15

Thông tin về tác giả

Họ tên: Nguyễn Hoàng Anh

Ngày sinh: 18-10-1984.

Nghề nghiệp: Giảng viên đại học, hiện đang làm nghiên cứu sinh tiến sĩ

chuyên ngành cơ học kết cấu đại học xây dựng Moscow.

Thông tin liên lạc: Mọi thông tin bạn đọc có thể gửi trực tiếp vào địa chỉ

Facebook của tác giả :http://www.facebook.com/hoanganhchuoi, hoặc trang

Facebook của DAS: http://www.facebook.com/dasdiet.

Tác giả rất mong được nhận góp ý, phản hồi, ý kiến nhận xét của bạn đọc.

Mọi tài liệu về phương pháp DAS và eDAS đều có bản quyền thuộc về DAS

Corp với sự bảo vệ của pháp luật. Khi bạn trích dẫn hay sử dụng các tài liệu

này thì hãy ghi rõ nguồn gốc. Xin cảm ơn.

Website: dasdiet.vn – lowcarb.vn

Facebook: facebook.com/dasdiet

Diễn Đàn: forum.dasdiet.vn

Copyright @ 2012 - DAS Corporation