en ron

14
Nhóm 6: Tập đoàn Enron TÊN LỚP CÔNG VIỆC 1. Trần Linh Chi TTQTC-K11 Nhóm trưởng 2.Trần Đỗ Việt Dũng QTDNA-K11 3.Hà 4.Huế 5.Nguyễn Việt Linh QTDNA-K11 6.Thanh 7.Bùi Xuân Thu QTDNA-K11 8.Xim NHÓM 6 Page 1

Upload: hue-dinh

Post on 26-Jun-2015

726 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: En Ron

Nhóm 6: Tập đoàn Enron

TÊN LỚP CÔNG VIỆC

1. Trần Linh Chi TTQTC-K11 Nhóm trưởng

2.Trần Đỗ Việt Dũng QTDNA-K11

3.Hà

4.Huế

5.Nguyễn Việt Linh QTDNA-K11

6.Thanh

7.Bùi Xuân Thu QTDNA-K11

8.Xim

NHÓM 6

Page 1

Page 2: En Ron

Nhóm 6: Tập đoàn Enron

I. TẬP ĐOÀN ENRON

1. Sơ lược về tập đoàn Enron

Được thành lập từ năm 1985 trên cơ sở sáp nhập hai công ty Houston Natural Gas và Internorth of Omaha. Là công ty lớn thứ 7 ở Hoa kì, có trụ sở tại Trung tâm thành phố Houston, Texas, Hoa Kỳ.

Cái tên Enteron (ruột) xuất phát từ ý tưởng cho rằng đó là bộ phận không thể thiếu trong quá trình tiêu hóa. Nhờ những quy định mới về tự do hóa thị trường năng lượng Mỹ trong thập niên 90, họ đã lột xác từ một hãng làm ăn mờ nhạt thành tập đoàn có thể thay đổi sự cân bằng trong lĩnh vực kinh doanh năng lượng. Luật chính sách năng lượng năm 1992 buộc các công ty nhỏ phải mở cửa đường truyền tải điện cho hệ thống phân phối của Enron.

Ngoài ra, Enron kiếm rất nhiều tiền từ việc mua bán trên thị trường năng lượng. Trên thực tế, họ chỉ là những nhà buôn sắp xếp hợp đồng giữa người mua và bán rồi lấy tiền hoa hồng. Trong tay Enron, thị trường năng lượng ngang hàng với một sự đầu cơ tài chính. Hãng này đã xây dựng những nhà máy trị giá hàng triệu USD khắp thế giới nhưng chỉ sở hữu chúng khi giá năng lượng lên ngôi, khi gặp khó khăn thì bán ngay lập tức. Nhờ hoạt động tài chính thuận lợi, Enron đã vươn sang các mặt hàng như giấy, nước, nhựa, kim loại và phương tiện viễn thông.

Page 2

Page 3: En Ron

Nhóm 6: Tập đoàn Enron

Năm

Nội Dung

1985 2000

Số lượng nhân viên 15.076 22.000

Các nước có hoạt động

Tài sản (tỉ đô la)

Đường ống sở hữu (dặm)

Các nhà máy điện đang hoạt động

Các nhà máy điện đang xây dựng

Xếp hạng công ty (Fortune)

4

12

37.000

1

1

0

trên 30

33

32.000

14 (tại 11 quốc gia)

51 (tại 15 quốc gia)

18

Year Revenues Income Income (Restated)*

1997 $20.2 B $105 M $9 M

1998 $31.2 B $703 M $590 M

1999 $40.1 B $893 M $643 M

2000 $100.1 B $979 M $827 M

2. BOD

Người chủ chốt và Tiền lương trong năm 2000:

Kenneth Lay, Chủ tịch Hội đồng quản trị - $ 1.300.000

Page 3

Page 4: En Ron

Nhóm 6: Tập đoàn Enron

Jeffery Skilling, Chủ tịch, Tổng Giám đốc, Giám đốc - $ 850.000

Andrew Fastow, Giám đốc tài chính, Non-CEO VP - $ 520.000

Mark Frevert, Chủ tịch và Giám đốc điều hành, Enron Wholesale - $ 520.000

Stanley Horton, Chủ tịch và Giám đốc điều hành, Enron Vận tải - $ 520.000

3. Mối quan hệ của Enron

Kenneth Lay là bạn thân của ông Bush và là một trong những người góp tiền nhiều nhất cho Tổng Thống Bush ra tranh cử Tổng Thống. Một số nhân vật

Page 4

Page 5: En Ron

Nhóm 6: Tập đoàn Enron

trong chính phủ của ông Bush đã từng giữ chức vụ quan trọng hay có nhiều cổ phần trong tổ hợp Enron này.

Trung tâm Hội nhập Công cộng (Public Integrity) cho biết, Enron đã góp 500.000 USD cho các hoạt động chính trị của Bush từ khi ông ta bắt đầu chiến dịch vận động tranh cử chức thống đốc bang Texas.

Lindsey đã nhận 50.000 USD, trong khi nhân vật hoạch định chiến lược chính trị hàng đầu của Bush, Karl Rove, có cổ phần trong công ty nhưng đã kịp bán lấy 68.000 USD từ tháng 6 năm 2000.

Phó tổng thống Dick Cheney, thừa nhận ông và các phụ tá đã có 6 cuộc gặp với các giám đốc điều hành của Enron trong năm 2001.

Bộ trưởng Tư pháp John Ashcroft cũng nhận đóng góp tài chính từ Enron và Kenneth L. Lay.

4. Công ty con

Tập đoàn Enron đã tạo ra hơn 900 công ty con ở hơn 30 quốc gia, chủ yếu nằm ở những nước “dễ dãi” nhất về luật Kế Toán.

5. Sản phẩm

Enron kinh doanh hơn 30 sản phẩm, được chia thành các dòng sau:

a. Dịch vụ thị trường Online:

Enron Online

ClickPaper

EnronCredit

ePowerOnline

Water2Water

b. Dịch vụ băng thông rộng:

Enron intelligent Network

Enron Media Service

..

c. Năng lượng và các hàng hóa dịch vụ:

Enron Power

Enron Natural Gas

Enron Clean Fuels

Enron Pulp and Paper, Packaging, and Lumber

Enron Plastics and Petrochemicals

Enron Steel

Page 5

Page 6: En Ron

Nhóm 6: Tập đoàn Enron

Enron Crude Oil and Oil Products

Enron Energy Services

d. Vốn và các dịch vụ đánh giá rủi ro

e. Thương mại và công nghiệp dịch vụ gia công phần mềm

f. Năng lượng giao thông vận tải:

Khí đốt tự nhiên cho giao thông vận tải

Lưu trữ khí tự nhiên

Dịch vụ nén

Các van khí, máy cắt, máy điều nhiệt

II. NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN SỰ PHÁ SẢN ENRON

1. Vấn đề về kế toán- Làm giả báo cáo tài chính, vi phạm IAS-International Accounting Standard.

Enron đặt ra các chính sách, bắt các công ty con phải đạt được doanh số mỗi kì tăng 10%. Do áp lực từ phía trên, người quản lý các công ty con buộc phải “cook” báo cáo tài chính trong khi doanh thu không thể đạt được ngưỡng đó.

Bằng cách phân cấp hoạt động của mình vào công ty con và công ty có nhiều vỏ bọc, Enron đã có thể che giấu khoản lỗ khổng lồ và khoản nợ 1.2 tỷ USD được làm giả còn một nửa. Kế toán của các công ty con và cả của công ty mẹ đã làm giả báo cáo tài chính để cho đẹp đẽ hơn, thu hút nhiều nhà đầu tư hơn, giá cổ phiếu tăng lên. Người hưởng lợi ở đây chính là các nhà quản lý và một số người thông đồng với Enron, mặc dù biết là sẽ một ngày không thể giấu được nữa nhưng vì cái lợi trước mắt mà những người có chức năng đã lờ đi.

Báo cáo nội bộ của Enron phát hành vào ngày 01 Tháng 2 năm 2002, làm cho rõ ràng rằng Enron sử dụng hàng chục giao dịch với các đơn vị pháp nhân đặc biệt (Special Purpose Entities) có hiệu quả kiểm soát của công ty để giấu đi các khoản đầu tư xấu. Mục đích chính của SPE hình thành trong trường hợp này là để cho các SPE vay vốn và không hiển thị các khoản nợ trong sổ sách của đơn vị tài trợ (Nghĩa là báo cáo tài chính của SPEs được hợp nhất vào công ty mẹ). Các giao dịch này cũng được sử dụng để báo cáo trên 1 tỷ USD thu nhập sai.

Tranh thủ vai trò của hàng tồn kho để trốn thuế. Enron nhận số lượng lớn hàng tồn kho và để được khấu trừ thuế vào cuối kỳ kế toán. Nhờ đó, có thể trốn hàng trăm triệu đô tiền thuế và báo cáo lợi nhuận cao hơn.

Kế toán của Enron đã vi phạm nghiêm trọng các chuẩn mực kế toán quốc tế, làm giả báo cáo tài chính, thổi phồng lợi nhuận.

Page 6

Page 7: En Ron

Nhóm 6: Tập đoàn Enron

2. Vấn đề về kiểm toán- Arthur Andersen hạ thấp chuẩn mực đạo đức

Arthur Andersen là công ty kiểm toán thuộc nhóm Big5 với 89 năm truyền thống về cung cấp dịch vụ kiểm toán trên thế giới. Kiểm toán Enron suốt 16 năm cho đến năm 2001.

Nhận 52 triệu đô trong năm 2000, ngoài cung cấp dịch vụ kiểm toán mà còn cung cấp các dịch vụ tư vấn.

Mất tỉnh táo trước các khoản thua lỗ của Enron.

Giữ vị trí người kiểm toán Enron trong 1 thời gian dài (Mr. David Duncan- Giữ hồ sơ của Enron)

Enron là khách hàng lớn thứ 2 của AA, cung cấp cả dịch vụ kiểm toán nội bộ và kiểm toán độc lập.

AA đã phá hủy hồ sơ về kiểm toán Enron khi công ty này bị “sờ gáy”.

Nguyên nhân phá sản của Enron trách nhiệm cũng rơi phần lớn do công ty kiểm toán, theo các quy định của ISA- International Standard on Auditing và của ACCA code of Ethic and Conduct, kiểm toán viên để có thể đưa ra ý kiến trung thực và hợp lý cần tránh:

- Công ty kiểm toán không được cung cấp đồng thời nhiều dịch vụ cho một khách hàng.

- Phải độc lập khi kiểm toán, không bị xung đột về lợi ích trong quá trình kiểm toán.

- Không được để một vị trí kiểm toán trong một thời gian dài….

3. Vấn đề về quản lý

Vai trò của hội đồng quản trị công ty của một giám đốc là để giám sát quản lý doanh nghiệp để bảo vệ lợi ích cổ đông. Tuy nhiên trong hội đồng quản trị của Enron 1999, bỏ các quy định về xung đột lợi ích cho phép giám đốc tài chính Andrew Fastow tạo mối quan hệ tư nhân đối tác làm ăn với công ty. Các giao dịch này có thể che giấu khoản lỗ của Enron.

Để đề cập đến vấn đề này, chúng ta phải tự hỏi xem tại sao Kế toán và Kiểm toán lại có cơ hội để làm sai lệch đi sự thật??? Đó là do trong một môi trường doanh nghiệp khuyến khích sự tham lam và gian lận. Thay vì tập trung vào tạo ra giá trị thực thì mục tiêu duy nhất của ban quản lý là làm sao cho giá cổ phiếu tăng cao, tiền rơi vào túi càng nhiều hơn.

Trong bối cảnh này, nguyên nhân sâu xa của sự sụp đổ của Enron có thể được xem như là một triệu chứng của một nền văn hóa quản lý lớn hơn mà điển hình là những mặt tối của chủ nghĩa tư bản Mỹ.

4. Vấn đề về tổ chức đánh giá tín nhiệm nợ.

Page 7

Page 8: En Ron

Nhóm 6: Tập đoàn Enron

5. Vấn đề của các công ty luật.

6. Vấn đề thuộc về Ngân Hàng.

Sự sụp đổ của Enron do rất nhiều lý do, tổng kết lại là lòng tham của cá nhân, tổ chức. Đầu tiên chính nhân viên của Enron, sau đó là các nhà phân tích, Kiểm toán viên, ngân hàng, nhà đầu tư, tổ chức đánh giá tín nhiệm nợ không muốn tin rằng công ty nhìn quá tốt là đúng!!!

III. DIỄN BIẾN PHÁ SẢN ENRON

Tháng 8/2001,Giám đốc điều hành Jeffrey Skilling từ chức vì lý do cá nhân.

Ngày 15/10/2001 công ty kiểm tra tài chính Andersen kết luận Enron không làm ăn bất chính.

Ngày 26/10/2001, công ty lần đầu tiên thừa nhận thua lỗ lên tới 618 triệu USD trong quý 3, nhưng thực tế lên tới 1,2 tỷ USD. Họ thuyết phục công nhân nhận lương và thưởng bằng cổ phiếu, điều này làm cho giá trị của Enron bị giảm sút nghiêm trọng.

31/10/2001: Uỷ ban chứng khoán Mỹ (SEC) của Bộ tư pháp bắt đầu Điều tra Enron, giám đốc tài chính Fastow đã phải ra đi.

Đầu tháng 11/2001 giá trị cổ phiếu của Enron tụt giá thảm hại từ 90USD xuống 10USD, lòng tin của khách hàng đã mát khiến họ không đầu tư nữa và công ty khánh kiệt.

Đầu tháng 12 giá cổ phiếu của công ty chỉ còn 67cents,công ty vỡ nợ và tuyên bố xin phá sản làm hàng nghìn người mất việc và xóa sổ tài khoản hưu trí trị giá hàng tỷ USD của nhân viên.

Các khoản nợ của Enron bị đánh giá thấp hơn 1 nửa,10 tỷ USD được báo cáo với khoản nợ thực 22 tỷ USD.

Năm 2004: Jeffray Skilling kết án 24 năm 4 tháng tù. Cựu giám đốc tài chính Andrew Fastow bị kết án 10 năm tù. Richard Causey có 31 tội danh.

Tháng 1/2006:Enron bắt đầu bị xét xử.

Tháng 5/2006:Hai ông Skilling và Lay bị kết án tội gian lận và mức án tuyên vào tháng 10/2006.

IV. HẬU QUẢ TỪ VỤ VIỆC PHÁ SẢN ENRON

1. Enron

Có 4000 nhân viên làm việc tại Enron thất nghiệp, nhiều người trong số họ mất đi số tiền tiết kiệm cả đời do số cổ phiếu họ nắn trong tay đã trở thành nắm giấy lộn.

Page 8

Page 9: En Ron

Nhóm 6: Tập đoàn Enron

17,000 nhân viên sẽ mất tiền hưu trí của họ. 21,000 nhân viên tại nhiều quốc gia thất nghiệp,với hơn 900 công ty con bị phá sản.

Tuy Enron tuyên bố sẽ dành 200 triệu đôla để chuyển trách nhiệm lương hưu sang các công ty bảo hiểm, nhưng chính phủ cho biết số tiền đó chắc chắn không đủ.

Các cổ đông sẽ mất toàn bộ giá trị cổ phiếu mà không được bồi hoàn bất kỳ một khoản nào khi công ty phá sản. Các nhà đầu tư mất trắng hàng tỷ USD.

Nhiều lãnh đạo của Enron bị kết tội gian lận kế toán và chứng khoán.

2. Công ty kiểm toán AA

Enron và AA đã dắt tay nhau đi đến bờ vực phá sản. Tháng 6/2002, công ty này đã phải đưa ra mức bồi thường 300 triệu USD để dàn xếp vụ kiện bởi các cổ đông của Eron, vụ tố tụng nay bao gồm 60 đơn kiện từ các cổ đông và những quỹ hưu trí đã đầu tư vào Eron, đòi bồi thường khi công ty này sụp đổ. Andersen bị buộc phải giao nộp giấy phép và quyền được hoạt động cho SEC vào ngày 31/8/2002. như vậy công ty đã chính thức ngừng hoạt động từ đó.

Nhân viên của AA trên toàn thế giới mất việc, và ở Việt Nam cũng không ngoại lệ.

Năm công ty kiểm toán hàng đầu Hoa kì Big5 (PricewaterhouseCooper, Deloitte, E&Y, KPMG, AA) bị mất đi một thành viên, trở thành Big4 vẫn đang hoạt động rộng khắp về hoạt động kiểm toán trên toàn thế giới. Nếu không có sự thay đổi trong nhận thức thì có thể xảy ra Big0???

3. Kết quả khác

Corporate Governance ( lĩnh vực quản trị xung đột về mâu thuẫn) ra đời:

Thứ nhất, sử dụng các thành viên Hội đồng Quản trị (HĐQT) độc lập (independent directors) để kiềm chế quyền lực của ban giám đốc, đồng thời bảo vệ quyền lợi của các cổ đông.

Thứ hai, sử dụng và tín nhiệm giới kế toán để trình BCTC có tính xác thực nhằm giúp cổ đông có thông tin đầy đủ khi đầu tư vào côngty.

Thứ ba, sử dụng và tín nhiệm các nhà phân tích tài chính để xem xét, phân tích các triển vọng kinh doanh và mức độ lành mạnh về tài chính của các công ty đang và sẽ phát hành chứng khoán ra công chúng nhằm cung cấp đầy đủ thông tin cho công chúng muốn đầu tư

V. BÀI HỌC KINH NGHIỆM

1. Bài học cho Thế giới:

a. Đối với Nhà quản trị doanh nghiệp:

Page 9

Page 10: En Ron

Nhóm 6: Tập đoàn Enron

Phải có 1 hội đồng quản trị độc lập-làm việc độc lập với ban giám đốc của các công ty

Hội đồng quản trị phải làm rõ chức năng của mình đó là quản trị công ty 1 cách hiệu quả

Hội đồng quản trị phải là những người có nhiều kĩ thuật chuyên môn của các thành viên độc lập, phải chuyên môn vào công việc của mình

Nêu cao vai trò của hội đồng quản trị, trao thêm quyền cho HĐQT Các công ty phải có nguyên tắc quản trị công của mình bao gồm tiêu chuẩn

về năng lực ,trách nhiệm, mức thù lao của các thành viên,HĐQT….

b. Đối với kiểm toán Lập 1 hệ thống kiểm toán chặt chẽ Lựa chọn và thành lập hệ thống các qui tắc chính xác : hệ thống kế toán liên

kết, tiêu chuẩn Xây dựng hiệu quả hệ thống khuyến khích Đảm bảo sự độc lập của kế toán Tăng cường giám sát các công ty kiểm toán, đào tạo cho CPA.

2. Bài học cho Việt Nam

a. Đối với các nhà quản trị doanh nghiệp:

Tăng cường vai trò của các thành viên HĐQT độc lập. Các thành viên HĐQT độc lập phải cương quyết và không được tin tưởng ban giám đốc một cách mù quáng.

Đồng thời, để ngăn ngừa lòng tham của ban giám đốc, các kế hoạch trả thù lao cho ban giám đốc sẽ phải gắn các khoản thưởng với thành tích hoạt động lâu dài của công ty.

Sự gian lận và vi phạm chuẩn mực đạo đức sẽ gây ra những hậu quả vô cùng to lớn.

Sự kém cỏi của đội ngũ quản lý. Các nhà quản lý phải chú ý tầm quan trọng của sự khiêm tốn và biết mình biết

người.

b. Đối với Kiểm toán Việt Nam:

Gia tăng quyền lực và trách nhiệm của ủy ban kiểm toán, kể cả giao cho họ quyền quyết định thuê mướn hay sa thải các kiểm toán viên độc lập, và phê duyệt bất kỳ quan hệ phi kiểm toán đáng kể nào với các kiểm toán viên độc lập.

Page 10

Page 11: En Ron

Nhóm 6: Tập đoàn Enron

Ở Việt Nam, tồn tại "lỗ hổng" hoặc "khoảng cách" giữa những kỳ vọng về kiểm

toán nội bộ trong quản trị DN với thực trạng của kiểm toán nội bộ trong các DN Việt

Nam. Kiểm toán nội bộ ở VN vẫn chưa có được tính độc lập khách quan và cũng chưa

được xem là một mắt xích của quản trị DN. cần phải có những quy định, thông lệ về việc

xây dựng và triển khai cơ chế kiểm toán nội bộ chặt chẽ.

Ban kiểm toán phải họp mặt làm việc thường xuyên, xem xét các báo cáo kiểm toán nội bộ, và được đào tạo về kiến thức tài chính trong ngành công nghiệp mà công ty đang hoạt động.

Ở Việt Nam, đã có vụ làm giả báo cáo tài Chính của Công Ty bông Bạch Tuyết. Đáng khiển trách không chỉ có ban quản lý công ty mà còn là hai công ty kiểm toán A&C và AISC. Vậy, cần phải làm gì để tránh những “Enron” tiếp theo???!!!!

Page 11