fluorides

45
FLUORIDE TS Võ Trương Như Ngọc 1. Giới thiệu chung: Fluoride là một trong những nhân tố cần thiết được sử dụng một cách hiệu quả trong nha khoa dự phòng để phòng ngừa sâu răng. Nó cũng được Hiệp hội thuốc và thực phẩm Hoa Kỳ và hội các chuyên gia của WHO mô tả như một thành phần dinh dưỡng thiết yếu. Từ Fluoride có nguồn gốc từ từ La tinh fluor có nghĩa là dòng chảy, là nguyên tố thứ 9 trong bảng tuần hoàn với khối lượng nguyên tử là 19 và mang điện tích âm. Fluoride rất phổ biến trong tự nhiên, có thể được tìm thấy trong cả môi trường đất, nước, không khí và cơ thể sinh vật. 2. Thành phần Fluoride trong tự nhiên 2.1. Fluoride trong môi trường đất Mặc dù được cho là nguyên tố vết từ khía cạnh sinh học nhưng Fluoride hiện diện khá phổ biến trong vỏ trái đất, đứng thứ 13 trong số các nguyên tố phổ biến. 1

Upload: nhakhoanhungoc

Post on 02-Jul-2015

428 views

Category:

Documents


3 download

TRANSCRIPT

Page 1: Fluorides

FLUORIDE

TS Võ Trương Như Ngọc

1. Giới thiệu chung:

Fluoride là một trong những nhân tố cần thiết được sử dụng một cách hiệu

quả trong nha khoa dự phòng để phòng ngừa sâu răng. Nó cũng được Hiệp hội

thuốc và thực phẩm Hoa Kỳ và hội các chuyên gia của WHO mô tả như một

thành phần dinh dưỡng thiết yếu.

Từ Fluoride có nguồn gốc từ từ La tinh fluor có nghĩa là dòng chảy, là

nguyên tố thứ 9 trong bảng tuần hoàn với khối lượng nguyên tử là 19 và mang

điện tích âm.

Fluoride rất phổ biến trong tự nhiên, có thể được tìm thấy trong cả môi

trường đất, nước, không khí và cơ thể sinh vật.

2. Thành phần Fluoride trong tự nhiên

2.1. Fluoride trong môi trường đất

Mặc dù được cho là nguyên tố vết từ khía cạnh sinh học nhưng Fluoride hiện

diện khá phổ biến trong vỏ trái đất, đứng thứ 13 trong số các nguyên tố phổ biến.

Ở môi trường đất, Fluoride tồn tại dưới dạng fluoride vô cơ trong:

- Đá lửa silicat

- Đá kiềm

- Suối nước nóng

- Khí gas núi lửa.

Một số chất khoáng chứa Fluoride:

- Apatite, chứa 34% fluoride Ca5(PO4)3(OH,F,Cl).

- Cryolite, 54% fluoride Na3AlF6.

- Muối fluoride, chứa 49% fluoride CaF2.

2.2. Fluoride trong sinh quyển

1

Page 2: Fluorides

Một số loại thực vật tích lũy nhiều Fluorides hơn và trở thành nguồn

cung cấp Fluoride dồi dào. Nồng độ thông thường của Fluoride tích lũy ở lá

cây dao động từ 2 tới 20 ppm. Một số loại thực vật như cây chè có khả năng

tích lũy Fluoride một cách chủ động nên có hàm lượng Fluoride trong lá cây

lên tới hàng trăm ppm. Mức Fluoride trong đất ảnh hưởng trực tiếp tới nồng

độ Fluoride tích lũy trong lá của cây trồng vùng đó.

Nồng độ Fluoride trong lá chè trung bình là 98ppm, lá rau như bắp cải, xà

lách chứa khoảng 11 - 26µg Fluoride trên một đơn vị khối lượng khô. Việc

rửa rau làm giảm lượng Fluoride từ 1/2 tới 1/3.

2.3. Fluoride trong thủy quyển

Nước sông chứa Fluoride dưới dạng tự do nhưng hỗn hợp Fluoride tăng

theo độ mặn, đạt tới 50 – 60% trong nước biển, trong đó 47% tồn tại dưới

dạng MgF. Cá mòi, cá hồi, cá thu và một số loài cá khác chứa khoảng

20ppm Fluoride trong mỗi đơn vị khối lượng khô.

2.4. Fluoride trong khí quyển

Fluoride trong không khí có nồng độ cao nhất gần những khu công

nghiệp sản xuất những sản phẩm chứa Fluoride như các nhà máy nhôm. Khí

thải chứa Fluoride nặng nhất ở những vùng lân cận các khu công nghiệp sản

xuất nhôm từ cryolite, phân lân, fluorinated hydrocarbons, nhựa, uranium và

các kim loại nặng, hydrogen fluoride.

3. Sự hấp thụ Fluoride

Tỷ lệ và lượng Fluoride được hấp thụ được quyết định bởi nhiều yếu tố:

- Dạng Fluoride: Fluoride ở dạng lỏng được hấp thu tốt và nhanh hơn

dạng rắn.

- Sự hiện diện của thức ăn trong dạ dày: sự hấp thụ Fluoride chậm hơn

khi có thức ăn.

2

Page 3: Fluorides

- Các thành phần trong dạ dày: một số chất như sữa khi kết hợp với

Fluoride làm chậm hay cản trở sự hấp thụ Fluoride.

- Nhu động dạ dày ruột: sự hấp thụ Fluoride giảm khi có hiện tượng

tăng nhu động như trong trường hợp tiêu chảy.

- Hấp thu cùng lúc với các cation như Ca, Mg, Al, sự kết hợp của các

cation này với Fluoride làm cản trở quá trình hấp thu Fluoride.

Fluoride được hấp thụ trên toàn bộ đường tiêu hóa từ dạ dày đến ruột.

Khoảng 80% lượng Fluoride trong bữa ăn được hấp thụ và đạt nồng độ cao nhất

trong huyết tương trong vòng 60 phút.

Fluoride hấp thụ kém với sữa bởi:

- CaF có công thức khó hòa tan.

- Sự kết hợp giữa FI với casein và CaPO4 dạng keo.

- Sữa vón lại do acid dạ dày tạo nên hàng rào cơ học ngăn cản sự hấp

thụ Fluoride trên bề mặt niêm mạc dạ dày.

4. Thành phần Fluoride trong cơ thể:

4.1. Fluoride trong huyết tương: tồn tại dưới hai dạng chính:

- Dạng ion (còn được gọi là dạng vô cơ hay Fluoride tự do).

- Không phải dạng ion (Fluoride kết hợp)

Nồng độ Fluoride trong huyết tương khoảng 12µm/l.

4.2. Fluoride trong mô mềm:

Chủ yếu phụ thuộc vào lượng máu cung cấp cho mô. Não và mô mỡ tích

lũy ít Fluoride nhất trong khi thận, tim và phổi tích lũy nhiều Fluoride nhất.

4.3. Fluoride trong xương:

Hơn 95% lượng Fluoride trong cơ thể được tích lũy trong xương.

Sự tích lũy Fluoride trong xương phụ thuộc vào:

- Lượng Fluoride đưa vào cơ thể.

- Loại xương: xương xốp lưu giữ nhiều Fluoride hơn xương đặc.

3

Page 4: Fluorides

- Tuổi: sự tích lũy Fluoride lớn nhất ở xương đang tăng trưởng.

- Thời gian tiếp xúc với Fluoride: lượng Fluoride tích lũy trực tiếp tỷ lệ

với thời gian tiếp xúc với Fluoride.

Fluoride được lắng đọng liên tục trong các giai đoạn phát triển của răng.

Quá trình lắng đọng bắt đầu khi khung hữu cơ và vô cơ được hình thành.

Tiếp theo là sự lắng đọng Fluoride từ những mô lỏng trong giai đoạn trưởng

thành tiền mọc răng. Cuối cùng Fluoride được hấp thụ tại chỗ sau khi răng

mọc và trong quá trình lão hóa.

Lượng Fluoride trong một răng:

- Men: 2200 – 3200 ppm.

- Ngà: 200 – 300 ppm.

- Cement: 4500 ppm.

- Tủy: 100 – 650 ppm.

5. Sự đào thải Fluoride

Fluoride được đào thải khỏi cơ thể chủ yếu qua thận. Khoảng 30% được đào

thải trong 3 giờ và 40 – 60% còn lại được đào thải trong 24 giờ. Khả năng đào

thải Fluoride tăng khi pH nước tiểu tăng. Phần Fluoride còn lại được bài tiết

qua phân (10%), sữa mẹ (0,001 – 0,005 ppm), mồ hôi (10 – 25%) và nước bọt

(0,01 – 0,05 ppm).

6. Lịch sử quá trình sử dụng Fluoride dự phòng sâu răng

- 1901: Dr Frederick Mckay ở Colorado, Mỹ nhận thấy những vết đốm tồn tại

vĩnh viễn trên răng của bệnh nhân, được biết đến với cái tên “vết ố Colorado”

mà ông gọi là những đốm men.

- 1902: Dr JM Eager, một bác sỹ phẫu thuật trong bệnh viện lính thủy đánh bộ

Mỹ làm việc tái Ý nhận thấy tỷ lệ cao những người dân ở Naples có những vết

đốm nâu trên răng.

4

Page 5: Fluorides

- 1916: McKay và Black khám 6873 đối tượng ở Mỹ và báo cáo về nguyên

nhân chưa được biết tới gây nên những vết đốm trên men, có thể do nguồn

nước, trong quá trình khoáng hóa răng.

- 1930: Kemp và Mckay quan sát thấy không có vết đốm xuất hiện ở những

người sống ở vùng quặng bô xit trước năm 1909, năm mà nguồn cung cấp

bô xit thay đổi từ những giếng nông thành những giếng được khoan sâu.

- 1931: những phương pháp phân tích quang phổ mới cho phép xác định

lượng Fluoride trong nước uống, từ 3 nghiên cứu được tiến hành độc lập tại

3 địa điểm khác nhau gần như cùng thời điểm: Churchill H V (Bauxite);

Smith M.C, Lantz E.M, Smith H.V (Arizona); VeluH, Balozet L (Pháp).

- 1931: Trendley H Dean tiến hành nghiên cứu ở Mỹ, với những điều kiện

như Mckay, để tìm hiểu vai trò của yếu tố địa lý tới việc xuất hiện những vết

đốm trên răng.

- 1935: Dean đưa ra chỉ số về các vết đốm:

o 1ppm: không đốm

o 2,5 – 3ppm: đốm dạng phấn

o 4ppm: lỗ rỗ rời rạc trên bề mặt men.

- 1941: nghiên cứu trên 21 thành phố được tiến hành bởi Dean và cộng sự.

Mục đích của nghiên cứu là xác định nồng độ Fluoride trong nguồn nước tối

ưu để giảm tỷ lệ sâu răng nhưng đồng thời mức độ nhiễm Fluoride vẫn trong

giới hạn cho phép. Phần đầu của nghiên cứu được tiến hành ở tám vùng

thành thị ở Chicago với nồng độ Fluoride được giữ ổn định, sau đó dự án

được mở rộng thêm ở mười ba cộng đồng khác ở bốn bang của Mỹ. Đây là

cuộc điều tra dịch tế học trên quy mô lớn và chỉ ra nồng độ Fluoride 0,7 –

1mgfl/l trong nước uống là tối ưu.

5

Page 6: Fluorides

- 1945: Fluor hóa nước đầu tiên trên thế giới được thực hiện tại Grand

Rapids, Mỹ.

- 1969: việc Fluor hóa nước được tán thành bởi WHO.

7. Cơ chế hoạt động của Fluoride

Giả thuyết về cơ chế ngừa sâu răng của Fluoride:

- Tác động lên các tinh thể hydroxyapatite:

o Giảm độ hòa tan của chúng.

o Tăng cường tạo tinh thế.

o Tái khoáng hóa.

- Tác động lên vi khuẩn:

o Ức chế các enzyme

o Ngăn chặn hoạt động của hệ vi khuẩn chí gây sâu răng.

- Tác động lên bề mặt men răng:

o Desorbing protein/bacteria

o Giảm năng lượng tự do trên bề mặt.

- Thay đổi hình thái của răng.

7.1. Giảm sự hòa tan các tinh thể hydroxyapatite:

Fluoride làm giảm khả năng hòa tan của các tinh thể hydroxyapatite trong

quá trinh acid tấn công. 2 giả thuyết được đưa ra để giải thích hiện tượng

này:

- Thuyết khoảng trống: những khoảng trống bình thường vẫn tồn tại trong

các tinh thể, chúng làm giảm sự ổn định và tăng cường khả năng hoạt động

hóa học. Trong tinh thể hydroxyapatite, Fluoride lấp đầy những khoảng

trống này và làm cho phân tử vững bền, cấu trúc tinh thể cũng như những

liên kết hydro mạnh hơn giúp tăng cường khả chống lại sự hòa tan của acid.

- FAP và HAP: fluorapatite bị hòa tan ít hơn hydroxyapatite

6

Page 7: Fluorides

Ca10(PO4)6(OH)2 + Fl = Ca10(PO4)6Fl2

7.2. Tăng khả năng kết tinh hydroxyapatite:

Fluoride giúp tăng kích thước tinh thể và làm giảm lực căng trong lưới

tinh thể. Diễn ra sự chuyển đổi từ canxi photphat không định hình sang

hydroxyapatite dạng tinh thể.

Canxi photphat tồn tại ở nhiều pha:

- Dicalcium phosphate dehydrate (DCPD)

- Dicalcium phosphate anhydrate (DCP)

- Tricalcium phosphate (TCP)

- Octa calcium phosphate dehydrate (OCP).

7.3. Tái khoáng hóa:

Là quá trình tái cấu trúc lại apatite hoặc giống như vật liệu cấu tạo lại

men, ngà sau khi bị mất khoáng một phần.

Fluoride kích thích quá trình kết tủa apatite, cung cấp Fluoride nồng độ

thấp thường xuyên sẽ ức chế hiện tượng khử khoáng và tăng cường tái

khoáng hóa một cách hiệu quả.

7.4. Ức chế enzyme:

Fluoride ức chế enolase và quá trình vận chuyển đường. Enolase là

enzyme chuyển hóa cần ion dương hóa trị hai để hoạt động (Mg++), Fluoride

tăng cường phản ứng kết hợp của nó với ion dương hóa trị 2 do đó ức chế

hoạt động của enzyme.

Fluoride cũng ức chế các enzyme chuyển hóa khác như phosphatase,

acetylcholinesterase… việc này có mối quan hệ tương hỗ với PEP (Phospho

Enol Pyruvate), hệ thống enzyme vận chuyển phosphor trong các vi khuẩn

S. salivarius, S. mutans, S. sanguis, dẫn tới giảm sản xuất acid và giảm vận

chuyển đường gluco vào tế bào.

7.5. Hạn chế hoạt động của hệ vi khuẩn chí

7

Page 8: Fluorides

Fluoride ngăn cản sự tăng trưởng của vi khuẩn. Thiếc Fluoride có hiệu

lực mạnh hơn cả. Ion thiếc oxy hóa gốc thiol cần cho hoạt động chuyển hóa

của vi khuẩn.

7.6. Loại bỏ protein và vi khuẩn

Các tinh thể hydroxyapatite có tính lưỡng cực, gồm cả thụ thể mang điện

tích dương và âm. Nhóm protein có tính acid liên kết với đầu Canxi và nhóm

protein mang tính kiềm liên kết tại đầu Phosphat. Fluoride ức chế sự liên kết

của protein có tính acid với tinh thể hydroxyapatite.

7.7. Giảm năng lượng tự do bề mặt

Fluoride ngăn ngừa sự tích lũy mảng bám bằng cách giảm năng lượng tự

do bề mặt.

7.8. Thay đổi hình thái của răng

Bộ răng ở trong môi trường được fluor hóa có xu hướng có những múi

tròn hơn, hố rãnh nông hơn, tăng bề rộng của răng, răng được xếp thẳng

hàng hơn. Tất cả những yếu tố này giup làm giảm nguy cơ răng bị sâu.

8. Những cách thức bổ sung Fluoride

- Toàn thân: Fluoride được bổ sung dưới dạng thức ăn. Fluoride được hấp

thụ vào hệ tuần hoàn và chuyển tới những răng trong quá trình phát triển.

Fluoride cũng kín đáo đi vào nước bọt và dịch kẽ lợi.

- Tại chỗ: Fluoride được bôi lên bề mặt răng với nồng độ từ trung bình tới

cao.

8.1. Bổ sung Fluoride đường toàn thân

- Fluor hóa nước uống

- Fluor hóa muối ăn

- Fluor hóa sữa

- Viên bổ sung fluor.

8.1.1. Fluor hóa nước uống:

8

Page 9: Fluorides

a. Định nghĩa: sự điều chỉnh có kiểm soát nồng độ Fluoride trong nguồn

nước cung cấp cho cộng đồng để giảm tối đa tỷ lệ sâu răng và mức độ

nhiễm fluor ở mức không đáng kể trên lâm sàng.

b. Các nghiên cứu quan trọng

Kết quả của các nghiên cứu:

- Fluoride là yếu tố nguyên nhân cho tỷ lệ sâu răng thấp ở những vùng

có tỷ lệ Fluoride cao tự nhiên trong nước uống.

- Không có sự khác biệt về hiệu quả của nước được fluor hóa tự nhiên

hay nhân tạo.

- Việc bổ sung Fluoride có kiểm soát có thể thực hiện được trong

những giới hạn nhất định.

- Khi việc fluor hóa không được tiếp tục trong cộng đồng, có sự gia

tăng đáng kể tỷ lệ sâu răng.

Hiệu quả giảm sâu răng ở răng sữa là 40-50%, ở răng vĩnh viễn là 50-

60%.

Hiệu quả của Fluoride không đồng nhất và khác nhau tùy thuộc vào

loại bề mặt răng:

- Mặt môi và mặt lưỡi: 85%

- Mặt bên: 75%

- Hố và rãnh: 35%.

Nồng độ Fluoride tối ưu trong nước uống đem lại hiệu quả ngừa sâu

răng tối đa và gây độc tối thiểu:

- Tùy thuộc vào điều kiện khí hậu. Ở vùng nhiệt đới, nước được tiêu thụ

nhiều hơn ở vùng lạnh do đó nồng độ Fluoride bổ sung vào nước uống

phải ít hơn những vùng khí hậu lạnh.

- Một công thức được Galagan và Vermillion đưa ra để xác định lượng

Fluoride cần bổ sung vào nước uống:

9

Page 10: Fluorides

Lượng Fluoride (ppm) = 0,34/E

E = -0,038 + 0,0062 x nhiệt độ (0F)

- Khuyến cáo: nồng độ Fluoride tối ưu = 0,7 – 1,2 ppm (0,7 dùng cho

vùng nhiệt đới và 1,2 cho vùng khí hật lạnh).

c. Ưu điểm:

- Fluoride được hấp thu khi mọi người uống nước hàng ngày.

- Đem lại lợi ích cho số lượng lớn người dân.

- Rẻ và hiệu quả.

d. Nhược điểm:

- Các cách bổ sung Fluoride khác cần được cân nhắc, có thể tăng nguy cơ quá liều

Fluoride ở những cá nhân sử dụng thêm nguồn bổ sung Fluoride khác.

- Cả cộng đồng nên sử dụng nước được cung cấp từ một nguồn. Việc fluor hóa

không thực hiện được ở những khu vực người dân sử dụng nước từ giếng hoặc

sông.

- Mọi cá nhân dù muốn hay không đều phải sử dụng nước được fluor hóa, điều

này ảnh hưởng tới những quyền tự do cơ bản của con người.

8.1.2. Fluor hóa nước ở trường học:

Là hình thức thay thế hợp lý ở những cộng động không cần thiết phải fluor

hóa nước uống. Trẻ em được dùng nước được fluor hóa tại trường, nồng độ

Fluoride phải cao hơn vì học sinh chỉ dành khoảng 20 – 25% thời gian ở trường.

Nồng độ Fluoride khuyến cáo là cao hơn 4,5 lần nồng độ tối ưu.

a. Nhược điểm:

- Trẻ em khi tới trường đã 5-6 tuổi, mà Fluoride bổ sung đường toàn

thân hiệu quả nhất khi tác động vào các giai đoạn phát triển của răng,

nếu hầu hết các thân răng đã được hình thành thì việc bổ sung

Fluoride trở nên ít hiệu quả hơn.

10

Page 11: Fluorides

- Yêu cầu phải kiểm soát nguồn nước liên tục, ban giám hiệu nhà

trường phải thuê người được trang bị đầy đủ thông tin về nguy cơ nêu

lượng Fluoride vượt quá nồng độ cho phép và việc kiểm soát tổng thể

phải được tiến hành thường xuyên.

b. Các dạng Fluoride được dùng để fluor hóa nước uống:

- Muối natri fluoride được dùng đầu tiên nhưng khá đắt. Sau đó muối

natri silicofluoride được dùng thay thế vì giá thành rẻ hơn.

- Fluorsilicic acid: có tính ăn mòn, đòi hỏi phải theo dõi chặt chẽ.

- Fluorspar (calcium fluoride), giá thành chỉ bằng 1/3 natri

silicofluoride nhưng lại khó hòa tan.

- Ammonium fluosilicate.

- Natri silicofluoride.

8.1.3. Fluor hóa muối:

Được Wespi giới thiệu ở Thụy Sỹ năm 1955. Ban đầu, 90mg fl/kg muối

được sử dụng sau tăng lên 200 – 350 mg fl/kg muối. Thử nghiệm lâm sàng ở

Thụy Sỹ cho thấy tỷ lệ sâu răng giảm 20 – 25% với 90mg Fluoride. Sau đó,

để đạt hiệu quả như fluor hóa nước uống thì lượng Fluoride trong muối phải

tăng lên 300mg/kg nghĩa là 1,5mg fl/5g muối.

a. Cách thức sản xuất muối Fluoride hóa:

- Ở Thụy Sỹ và Hungary, Fluoride được bổ sung bằng cách phun natri

fluoride hay kali fluoride vào muối trên 1 băng chuyền.

- Ở Mỹ, natri fluoride và calcium fluoride ban đầu được trộn với 1 muối

mang phosphate thích hợp và hỗn hợp này sau đó được cho vào muối.

b. Ưu điểm:

- Không cần phải kiểm soát từng cá nhân, với lượng phù hợp để cung

cấp nồng độ Fluoride tối ưu, mỗi người phải sử dụng 5-8g muối mỗi

ngày.

11

Page 12: Fluorides

- Mọi người đều sử dụng muối, không phân biệt dân tộc, tôn giáo.

- Được chấp nhận dễ dàng, việc bổ sung Fluoride không làm thay đổi

màu sắc, hương vị của muối.

c. Nhược điểm:

- Phải lập kế hoạch đặc biệt cho việc fluor hóa muối.

- Sử dụng muối fluor hóa ở những vùng đã được fluor hóa nước uống

có thể dẫn tới quá liều.

8.1.4. Fluor hóa sữa:

Được đề cập đến đầu tiên bởi Zeigler năm 1956, tỷ lệ sâu răng giảm

36,3% khi bổ sung 2,5mg NaF vào sữa uống hàng ngày trong các bữa ăn ở

trường học.

Có những quan tâm về việc liên kết và tạo phức hợp giữa Fluoride với Ca

và protein sữa làm giảm hiệu quả ngừa sâu răng của Fluoride.

Erickson (1958) sử dụng kỹ thuật đồng vị phóng xạ đã chứng minh sự

giải phóng Fluoride từ sữa. Tuy nhiên sự giải phóng Fluoride từ sữa chậm

hơn từ nước.

Nhược điểm:

- Chỉ có tác dụng với những người uống sữa, trẻ em sống ở những vùng

điều kiện kinh tế xã hội kém phát triển thường không được uống sữa

hàng ngày.

- Ở hầu hết những vùng nông thôn, không có trung tâm cung câp sữa

nên việc fluor hóa không thực hiện được.

8.1.5. Viên bổ sung F luoride:

Được đề cập đến từ những năm cuối thập niên 40 như 1 giải pháp thay

thế fluor hóa nước uống. Viên bổ sung Fluoride được chỉ định bởi bác sỹ

chuyên khoa RHM cho từng bệnh nhân có cân nhắc tới nồng độ Fluoride

được bổ sung qua nước uống và các nguồn khác.

12

Page 13: Fluorides

a. Dạng sử dụng:

- Viên hay dạng giọt để nuốt, nhai hoặc mút.

- Dạng viên có 0,25mg, 0,5mg, 1,0mg.

- NaF, acid phosphate fluoride, KF hoặc CaF2.

Liều dùng: luôn phải lưu ý tới nồng độ Fluoride trong nguồn nước

trong cộng đồng. Viên Fluoride có nồng độ thấp được chỉ định cho trẻ em

sống trong vùng có lượng Fluoride cao trong nước uống. Do đó, với

những trẻ ở khu vực có nồng độ Fluoride trong nước uống lớn hơn

0,6ppm thì không cần bổ sung viên Fluoride nữa.

Lượng Fluoride bổ sung tính theo tuổi và lượng Fluoride trong nước

uống theo ADA, 2/1994

Nồng độ Fluoride trong nước uống (ppm)

Tuổi <0,3 > 0,3< 0,6 >0,6

0-6 tháng - - -

6 tháng -3 tuổi 0,25mg - -

3-6 tuổi 0,5mg 0,25mg -

6-16 tuổi 1,00mg 0,5mg -

8.2. Fluorides tại chỗ

- Dung dịch/gel thixotropic/dạng bọt.

- Kem đánh răng.

- Nước súc miệng.

- Vec ni

- Hệ thống giải phóng chậm.

Bổ sung Fluoride theo đường toàn thân có nhiều điểm hạn chế và những

nguy cơ có thể xảy ra vượt qua những lợi ích mà nó đem lại.

13

Page 14: Fluorides

Năm 1941, nghiên cứu lâm sàng đầu tiên của Bibby đưa ra những cách

thức bổ sung Fluoride có hiệu quả cho từng cá nhân.

Bổ sung Fluoride tại chỗ là biện pháp để Fluoride lắng đọng trên bề mặt

răng để bảo vệ tại chỗ trên hoặc gần bề mặt răng. Mảng bám, nước bọt và

chất nhầy trong miệng đóng vai trò như chỗ dự trữ ion Fluoride. Khi có nguy

cơ bị sâu răng, Fluoride từ những nguồn dự trữ này được đưa vào để hỗ trợ

quá trình tái khoáng.

Bổ sung Fluoride tại chỗ có thể được thực hiện tại nhà hoặc tại phòng

khám. Fluoride dùng tại nhà có nồng đô thấp hơn khá nhiều, có thể được

dùng hàng ngày hay định kỳ. Fluoride bổ sung tại phòng khám có nồng độ

Fluoride rất cao và được dùng ít thường xuyên hơn, chủ yếu sau mỗi nửa

năm.

8.2.1. Dung dịch/gel thixotropic/dạng bọt:

Có thể dước dạng muối natri fluoride, thiếc fluoride hay APF. Gel

thixotropic tốt hơn dạng dung dịch do có độ nhớt cao và chảy dưới áp lực,

nó có chứa methyl cellulose làm tăng độ nhớt. Sử dụng dạng bọt làm giảm

nguy cơ bị quá liều.

a. NaF:

- 2% NaF

- pH trung tính

- 9200 ppm Fluoride

- Hiệu quả giảm sâu răng 29%

Kỹ thuật của Knutson: đây là kỹ thuật do Knutson đưa ra để bôi Natri

Fluoride 2% trung tính

- Bao gồm 4 lần bổ sung Fluoride hàng tuần ở các lứa tuổi 3, 7, 11 và

13. Lựa chọn nhóm tuổi dựa vào tuổi mọc của răng sữa, răng hàm

14

Page 15: Fluorides

vĩnh viễn thứ nhất và các răng cửa, răng hàm sữa và răng nanh, răng

hàm vĩnh viễn thứ hai.

- Việc vệ sinh răng miệng được thực hiện ngày lần đầu tiên của mỗi đợt

khám. Các răng được cách ly và làm khô. Dung dịch được bôi lên

răng bằng tăm bông hoặc bằng máng nếu dùng gel. Dung dịch được

để khô trên bề mặt răng mà không cần phải bôi lại trong 4 phút.

- Bệnh nhân không được nuốt gel hay dung dịch nhưng có thể nhổ,

không được ăn và uống trong 30 phút và trong 1 giờ đầu tiên không

được ăn.

Nhược điểm của kỹ thuật Knutson:

- Bệnh nhân phải đến phòng khám 4 lần trong 1 khoảng thời gian ngắn.

- Khoảng thời gian 4 năm giữa mỗi đợt có thể quá dài để hiệu quả ngừa

sâu răng đạt cao nhất.

Cách thức chuẩn bị 1l dung dịch muối trung tính NaF: 20g NaF được

hòa tan trong 1l nước cất. Cần bảo quản dung dịch trong những chai nhựa

vì Fluoride có thể phản ứng với silic trong thủy tinh tạo thành SiF2 làm

giảm hiệu quả của Fluoride.

Cơ chế hoạt động: khi muối natri fluoride được đặt trên bề mặt răng, 1

lượng Fluoride nhanh chóng chảy vào và tạo thành calcium fluoride.

Calcium fluoride tạo thành một lớp trên bề mặt răng ngăn cản ion

Fluoride thâm nhập thêm. Fluoride sau đó được rò rỉ chậm từ calcium

fluoride. Calcium fluoride giống như nơi dự trữ và giải phóng Fluoride,

do đó NaF được giữ không tiếp xúc trên bề mặt răng trong 4 phút.

b. Thiếc Fluoride

- 8% SnF

- pH 2,4 – 2,8

- 19500 ppm

15

Page 16: Fluorides

- Hiệu quả ngừa sâu răng giảm 32%.

- Dudding and Muhler năm 1962 mô tả cách sử dụng thiếc Fluoride 8-

10% và thấy có hiệu quả.

Cách thức chuẩn bị: vì không ổn định nên phải chuẩn bị ngay khi sử

dụng. ion thiếc có thể bị oxy hóa thành ion stannic không có tác dụng.

0,8g SnF2 được hòa tan trong 10ml nước để được dung dịch 8% SnF2.

Kỹ thuật của Muhler:

- Bổ sung hàng năm.

- Vệ sinh răng miệng và cách ly rồi bôi Fluoride lên từng góc phần tư.

- Bôi liên tục trong vòng 4 phút, mỗi lần cách nhau khoảng 15-30 giây.

Cơ chế hoạt động: SnFa phản ứng với hydroxyapatite tạo thành 4 loại sản

phẩm:

- Stannous trifluorophosphate (sản phẩm chính)

- Satnnous hydroxy phosphate (hình thành khi SnF2 ở nồng độ thấp, gây

cảm giác vị kim loại)

- Calcium trifluorostannate (hình thành khi SnF2 ở nồng độ cao)

- Calcium Fluoride.

Nhược điểm:

- Bị oxy hóa nhanh và không ổn định.

- Phải chuẩn bị ngay khi sử dụng.

- Vị gây khó chịu.

- Kích ứng lợi

- Đổi màu răng.

c. Acidulated phosphate Fluoride (APF)

- 1,23% APF

- 12300 ppm Fluoride

- pH = 3

16

Page 17: Fluorides

- Giảm sâu răng 28%.

- Năm 1963 Brudevold và cộng sự nghiên cứu và tìm ra nồng độ tối ưu

của acid để cung cấp tối đa lượng Fluoride tái cấu trúc và hạn chế việc

khử khoáng ở mức tối thiểu thấy rằng vệc bổ sung phosphat đem lại

hiệu quả tối đa.

Chuẩn bị: 20g NaF hòa tan trong 1l acid phosphoric 0,1m. Acid

hydrofluoric 50% được thêm vào để đạt pH = 3 và nồng độ F đạt 1,23%.

Kỹ thuật của Brudevold:

- Vệ sinh và cách ly. Fluoride được bôi vào răng bằng tăm bông và

được giữ ẩm ttrong vòng 4 phút.

- Bổ sung mỗi nửa năm.

Cơ chế hoạt động: đầu tiên nó làm tinh thể hydroxyapatite bị mất

nước và co lại, tạo thành dicalcium phosphate dehydrate (DCPD). Dạng

DCPD phản ứng mạnh với Fluoride tạo thành fluorapatite (FAP). Lượng

FAP phụ thuộc vào lượng DCPD được tạo ra, do đó fluoride cần được

cung cấp liên tục, APF phải được bôi lên răng mỗi 30 giây và răng được

giữ ẩm trong vòng 4 phút.

Nhược điểm:

- Acid

- Khi bảo quản trong lọ thủy tinh, làm rỗ thủy tinh.

- Nếu tiếp xúc lâu với composite hoặc sứ làm phá hủy bề mặt vật liệu

và gây mất thẩm mỹ.

d. Gel fluoride

- Thao tác dễ hơn.

- Có thể dùng máng, toàn bộ hàm răng được phủ Fluoride cùng lúc.

- Gel NaF và APF, chứa cùng nồng độ Fluoride và pH như nhau trong

dung dịch của nó.

17

Page 18: Fluorides

- Gel chứa cellulose để tăng độ nhớt.

- Gel thixotrophic có thể chảy dưới áp lực thấm tốt hơn vào vùng kẽ

răng, không nhỏ giọt.

e. Fluoride dạng bọt

- pH = 6,0

- Chỉ có ở một số nước.

- Nhẹ hơn nhiều và cần lượng nhỏ vật liệu hơn để bôi lên răng.

- Giảm nguy cơ quá liều.

f. Dạng khác

Ammonium fluoride, Titanium fluoride, amine fluoride – giữ Fluoride

tiếp xúc với bề mặt răng lâu hơn. Dùng dưới dạng kem đánh răng, nước

súc miệng và gel, đang được nghiên cứu.

Lưu ý khi sử dụng Fluoride tại phòng khám:

- Bệnh nhân và người nhà cần được giải thích rõ hiệu quả cũng như

những nguy cơ của bổ sung Fluoride tại chỗ.

- Bệnh nhân ngồi thẳng trên ghế răng để tránh nuốt nước bọt và lượng

Fluoride thừa.

- Hút nước bọt liên tục.

- Phủ gel đầy 1/3 tới 1/2 chiều cao máng. Máng được đưa vào trong

miệng và ấn mép lên bề mặt răng.

- Fluoride thừa được loại bỏ bằng dụng cụ hút nước bọt.

- Hàm dưới được làm trước rồi tới hàm trên, nếu làm hàm trên trước,

nước bọt được tiết ra nhiều có thể gây cản trở cho việc đặt máng hàm

dưới.

- Máng được đặt tiếp xúc với răng trong vòng 4 phút, sau đó được bỏ

đi. Loại bỏ Fluoride trên bề mặt răng bằng máy hút nước bọt hoặc bảo

bệnh nhân nhổ nước bọt.

18

Page 19: Fluorides

- Bệnh nhân không được súc miệng, tránh dùng bông để loại bỏ lượng

Fluoride thừa khỏi bề mặt răng.

- Hướng dẫn bệnh nhân:

o Không uống trong ít nhất 30 phút.

o Không ăn trong ít nhất 1 giờ.

o Thông báo ngay khi có bất kỳ dấu hiệu nhiễm độc cấp nào.

Cách tăng cường khả năng hấp thụ Fluoride của men:

- Tăng thời gian tiếp xúc của Fluoride với bề mặt men.

- Xử lý lại men bằng acid phosphoric 0,05M.

- Thêm casein phosphate khi chuẩn bị Fluoride.

8.2.2. Kem đánh răng:

Cách đơn giản nhất và hiệu quả để chống sâu răng, phối hợp tác dụng cơ

học của chải răng và tác dụng của Fluoride. Được giới thiệu lần đầu bởi

Bibby năm 1945 và Muhler năm 1955.

a. Lượng Fluoride có trong kem đánh răng:

Nồng độ Fluoride lý tưởng là 1000 ppm nhưng cũng có những dạng

kem đánh răng có nồng độ Fluoride ít hơn hoặc nhiều hơn. Trẻ 2-3 tuổi

thường nuốt một lượng lớn kem đánh răng khi chải răng, do đó phải dùng

kem đánh răng có nồng độ Fluoride thấp hơn cho trẻ trước tuổi đến

trường.

Trong kem đánh răng chứa 1000ppm Fluoride, gồm 500-600ppm

Fluoride tự do trong 50g thuốc đánh răng, do đó 1 tuýp thuốc đánh răng

200g chứa 140mg Fluoride tự do.

Natri fluoride và natri monofluorophosphate được ưa dùng bởi tính

tương hợp của nó về độ mài mòn và không gây vết ố màu nâu trên răng

hay vị kim loại như stannous Fuoride.

19

Page 20: Fluorides

b. Sự tương thích với chất mài mòn:

Vấn đề cơ bản của các loại kem đánh răng chứa Fluoride là sự không

tương hợp của thành phần mang Fluoride (NaF) với Ca chứa trong các

chất gây mài mòn. Những chất mài mòn này liên kết với Fluoride tạo

thành calcium fluoride, làm giảm lượng Fluoride tự do làm nó mất tác

dụng. Việc này được giải quyết bằng monofluorophosphate.

Những chất mài mòn tương thích với monofluorophosphate và natri

fluoride gồm:

- Calcium pyrophosphate

- Hydrate silica

- Natri bicarbonate

- Nhựa acrylic

- Natri metaphosphate không hòa tan.

Những chất mài mòn tương thích với monofluorophosphate:

- Nhôm trihydrate

- Anhydrous dicalcium phosphate

- Dicalcium phosphate dehydrate

- Calcium carbonate.

Khuyến cáo sử dụng kem đánh răng chứa Fluoride:

- < 4 tuổi: không khuyên dùng kem đánh răng chứa Fluoride, có thể

dùng kem chứa nồng độ Fluoride thấp tùy trường hợp.

- 4-6 tuổi: một lần với kem đánh răng chứa Fluoride, hai lần không có

kem đánh răng.

- 6-10 tuổi: hai lần với kem chứa Fluoride, một lần không dùng kem.

- >10 tuổi: 3 lần với kem đánh răng chứa Fluoride.

8.2.3. Nước súc miệng:

- NaF và APF

20

Page 21: Fluorides

- Giảm 50% tỷ lệ sâu răng khi dùng 0,2% và 0,05% NaF. Giảm 23%

sâu răng khi dùng APF.

- Tần suất sử dụng nước súc miệng chứa NaF:

o Hai tuần một lần với nồng độ 0,2% (909ppm)

o Hàng ngày với nồng độ 0,05% (227ppm)

- Cách súc miệng: súc mạnh 10ml dung dịch trong miệng trong vòng 1

phút rồi nhổ.

- Chuẩn bị nước súc miệng tại nhà: viên NaF 200mg pha với 25ml nước

sạch.

- Dạng thương mại: 200mg nước súc miệng chứa 10mg NaF và lactose

(chất bổ sung).

Chương trình súc miệng tại trường học:

Học sinh được xếp hàng và mỗi em được phát một cốc nước súc

miệng với lượng đã được kiểm soát, các em được yêu cầu súc miệng

trong vòng một phút và nhổ ra đồng thời. Có thể xếp các em theo lớp và

tiến hành súc miệng mỗi hai tuần có hiệu quả tốt.

Ưu điểm:

- An toàn và hiệu quả

- Không quá đắt

- Dễ học và thực hiện

- Người giám sát không nhất thiết phải có chuyên môn về răng

- Dễ được đối tượng chấp nhận

- Tốn ít thời gian (5 phút)

Nhược điểm:

- Dùng thời gian học của các em ở trường.

- Giáo viên và phụ huynh phải được giáo dục và được thúc đẩy bởi lợi

ích đem lại.21

Page 22: Fluorides

- Không thực hiện được khi có các kỳ nghỉ dài.

- Khuyến cáo:

o Không sử dụng cho trẻ trước tuổi đến trường, dùng lượng nước

súc miệng hơn (5ml) cho trẻ mẫu giáo.

o 10ml NaF 0,05% chứa 2,3mg Fluoride

o Chương trình súc miệng hàng tuần đã được áp dụng trong các

trường học ở Mỹ.

8.2.4. Vec ni Fluoride:

Được phát triển đầu tiên ở Châu Âu (1964) bởi Schimdt, ưu điểm của

vecni là tăng thời gian tiếp xúc của Fluoride với răng.

Chỉ định:

- Trẻ khuyết tật.

- Tổn thương sâu răng mới chớm.

- Sau điều trị phục hồi dưới gây tê vùng.

- Trẻ quá nhỏ không nhổ được gel hoặc bọt.

Các dạng vecni thường được sử dụng:

- Duraphat

- Fluorprotector

- Carex

a. Duraphat:

- 2,26% NaF dưới dạng sơn hữu cơ.

- 22600ppm F

- Cứng lại thành một lớp màu vàng nâu với sự hiện diện của nước bọt.

b. Fluorprotector

- 0,7% difluorosilane dưới dạng sơn nhựa tổng hợp

- 7000ppm Fluoride

22

Page 23: Fluorides

c. Carex: có nồng độ Fluoride thấp hơn duraphat (1,8%) nhưng hiệu quả

ngừa sâu răng tương tự.

Fluorprotector chứa nồng độ Fluoride thấp, sự lắng đọng Fluoride cao

gấp hai lần duraphat nhưng hiệu quả ngừa sâu răng thấp hơn do:

Silane fluoride + nước = acid hydrofluoric = Fluoride thâm nhập dễ

dàng và tạo những đuôi dài 0,5-1µm, làm tăng nồng độ F nhưng nó lại

ngăn cản việc thâm nhập tiếp của Fluoride nên giảm hiệu quả ngừa sâu

răng.

Các bước thực hiện:

- Làm sạch

- Yêu cầu cách ly tối thiểu. Chỉ cần loại bỏ lớp nhày bám trên bề mặt

răng. Việc cách ly không dùng bông vì nó thường dính vào lớp vecni

và độ ẩm ít thường gây ảnh hưởng tới việc bôi vecni.

- Vecni được bôi lên răng bằng chổi nhỏ.

- Phủ lên hàm dưới trước

- Sau khi bôi, dặn bệnh nhân há miệng cho tới khi vecni khô lại.

- Bệnh nhân được hướng dẫn không súc miệng hay uống trong 1 giờ.

Bổ sung Fluoride tại chỗ có thể được dùng cho bất kỳ trẻ nào nhưng cũng

có một số chỉ định đặc biệt:

- Những đối tượng có sâu răng tiến triển.

- Trẻ em ngay sau các giai đoạn mọc răng.

- Dùng thuốc gây giảm tiết nước bọt.

- Có những bệnh gây giảm tiết nước bọt.

- Những bệnh nhân sau phẫu thuật nha chu, chân răng bị bộc lộ.

- Rối loạn ăn uống.

- Khuyết tật về cả thể chất và tinh thần.

9. Những tiến bộ trong nghiên cứu về Fluoride:

23

Page 24: Fluorides

Fluoride là yếu tố dự phòng hiệu quả nhất trong nha khoa, nhiều nghiên cứu

đã được thực hiện với cố gắng để sử dụng Fluoride một cách đa dạng để đạt

được những lợi ích toàn thân cũng như tại chỗ trong việc phòng ngừa sâu răng.

Những nghiên cứu về:

- Iontophoresis

- Fluoride – chlohexidine

- Xi măng nha khoa chứa Fluoride

- Amalgam chứa Fluoride

- Alginates chứa Fluoride

- Chỉ nha khoa được thấm Fluoride

- Kẹo cao su Fluoride

9.1. Iontophoresis

Iontophoresis đã được ứng dụng trong nha khoa trong suốt 80 năm qua,

nguyên lý của nó dựa trên việc một dòng điện nhỏ có thể giúp ion Fluoride

thấm sâu hơn vào men răng, đem lại hiệu quả mong muốn. Iontophoresis

được sử dụng nhiều nhất trong điều trị các răng nhạy cảm, thường phối hợp

với các Fluoride bổ sung tại chỗ. Do vậy, khó để chứng minh chắc chắn rằng

iontophoresis thực sự giúp Fluoride thấm sâu hơn vào men.

9.2. Fluoride – chlohexidine

Chlohexidine rất có hiệu quả trong việc hạn chế viêm lợi và hình thành

mảng bám, nó được sử dụng cùng Fluoride để phòng viêm lợi và sâu răng,

chúng tương thích với nhau.

9.3. Xi măng nha khoa chứa Fluoride

Một số loại vật liệu phục hồi răng làm tăng khả năng bị hòa tan của men

răng, tính chất này được giảm thiểu khi Fluoride được bổ sung vào những

vật liệu này.

24

Page 25: Fluorides

Khi thiếc Fluoride được bổ sung vào dung dịch của xi măng kẽm

phosphate thấy rằng men răng ít bị hòa tan hơn, tuy nhiên tác dụng này cũng

giảm theo thời gian. Natri monofluorophosphate kết hợp thành công với xi

măng eugenol oxit kẽm.

9.4. Amalgam chứa Fluoride

Thêm thiếc Fluoride 1,5% vào hợp kim bạc Amalgam cho thấy sự giảm

đáng kể việc men răng bị hòa tan trong acid. Nồng độ thiếc Fluoride trong

phục hồi amalgam hoàn thiện từ 0,75 tới 18%.

9.5. Alginates chứa Fluoride

Thêm Fluoride 1,9% vào alginates tạo ra nồng độ Fluoride trong nước

bọt khoảng 111ppm.

9.6. Chỉ nha khoa được thấm Fluoride

Chỉ tơ không phủ sáp được thấm dung dịch bão hòa APF và thấy rằng

dùng chỉ tơ giúp tăng khả năng hấp thụ Fluoride đáng kể so với dùng chỉ

thông thường.

9.7. Kẹo cao su Fluoride

Kẹo cao su được sử dụng như phương tiện chuyển vận Fluoride. Nồng độ

Fluoride trung bình trong nước bọt sau khi sử dụng kẹo cao su chứa Fluoride

tăng đáng kể. Tuy nhiên hiệu quả ngừa sâu răng cần được nghiên cứu thêm.

10. Nhiễm độc Fluoride

Nhiễm độc xảy ra khi tiêu hóa lượng Fluoride thừa, có thể cấp tính hay mạn

tính. Nhiễm độc cấp tính xảy ra khi tiêu hóa một lượng lớn Fluoride trong thời

gian ngắn còn mạn tính xảy ra do tiêu hóa lượng Fluoride thừa ít nhưng trong

khoảng thời gian kéo dài.

10.1. Nhiễm độc cấp tính

Ngưỡng liều an toàn là 8 – 16 mg/kg trọng lượng cơ thể, khi dùng lượng

Fluoride vượt quá giới hạn này có thể có những triệu chứng nhiễm độc.

25

Page 26: Fluorides

Ngưỡng liều gây chết là 32 – 64 mg/kg, vượt quá ngưỡng này có thể gây

tử vong.

Những yếu tố ảnh hưởng tới nhiễm độc cấp tính:

- Dạng Fluoride sử dụng: Fluoride dùng ở dạng lỏng hấp thu nhanh hơn

do đó triệu chứng xuất hiện sớm.

- Tuổi: tuổi càng nhỏ, triệu chứng nhiễm độc càng nghiêm trọng và

nhanh chóng.

- Tỷ lệ hấp thụ: phụ thuộc nhiều yếu tố.

Dấu hiệu và triệu chứng nhiễm độc cấp tính:

- Buồn nôn, nôn, đau bụng, tăng tiết nước bọt, ngạt mũi.

- Toàn thân suy yếu,

- Giảm Ca huyết tương, tăng K.

- Mạch yếu, huyết áp tụt.

- Suy hô hấp.

- Loạn nhịp tim

- Hôn mê và tử vong.

Xử trí:

- Ngay lập tức:

o Giảm lượng Fluoride hấp thụ bằng cách kích thích nôn.

o Tăng đâo thải Fluoride bằng cách tăng độ kiềm của nước tiểu

và dịch chuyền.

o Điều chỉnh nồng độ Ca, K trong máu.

Kiểm soát lượng ions Fluoride được hấp thu

< 5.0 mg/kg Sữa

Gây nôn

> 5,0 mg/kg Gây nôn

26

Page 27: Fluorides

Sữa, 5% Calcium Gluconate

Nhập viện

>15,0 mg/kg Gây nôn

Máy điện tim: đỉnh sóng T và Khoảng QT kéo dài trên ECG

Truyền chậm 10ml Calcium Gluconate 10%

Lợi tiểu

Dự phòng shock

- Những cách giảm nguy cơ dùng quá liều Fluoride

o Sự giám sát của bố mẹ.

o Dùng 1 lượng nhỏ kem đánh răng.

o Dùng các sản phẩm có nồng độ Fluoride thấp.

o Dặn trẻ không được nuốt kem đánh răng hay nước súc miệng.

o Theo đúng chỉ định của bác sỹ.

- Tỷ lệ:

o NaF = 1/2,2

o SnF2 = 1/4,1

o Na2PO3 = 1/7,6

Công thức tính tỷ lệ phần trăm Fluoride trong tổng lượng chất chứa

Fluoride bị nuốt:

- Nhân tỷ lệ phần trăm chất chứa Fluoride với tỷ lệ chuyển đổi để được

phần trăm Fluoride:

Vd: 2% NaF 2 x 1/2,2 = 0,9% ion F

- Nhân phần trăm ion Fluoride với 10 lượng Fluoride mg/g

Vd: 0,9 x 10 = 9 mgF/1 g NaF

- Nhân với lượng chất được nuốt lượng Fluoride được nuốt.

27

Page 28: Fluorides

- Tính liều gây độc đối với mỗi trẻ dựa trên cân nặng: lượng ion F nuốt

vào/khối lượng cơ thể

10.2. Nhiễm độc mạn tính: có thể gây nhiễm Fluoride cho răng và xương.

Tác động ức chế trực tiếp hoạt động của enzyme trong nguyên bào tạo

men của Fluoride dẫn tới bất thường trong hình thành khung hữu cơ và

hậu quả là sự kém khoáng hóa men răng.

Những thay đổi nhẹ gặp ở những nơi có nồng độ Fluoride trong nước

tăng hơn 3 ppm.Thay đổi trầm trọng xảy ra khi nồng độ Fluoride trong

nước tăng cao hơn 4-8 ppm.

Răng nhiễm Fluoride có thể từ nhẹ đến nặng, những thay đổi gồm đổi

màu răng, bề mặt gồ ghề, mòn bề mặt và các hố. Điều trị có thể là tẩy

trắng, phục hồi bằng composite, veneers hay chụp thân răng.

Liều dùng hàng ngày > 0,07mg F/kg cân nặng/ngày cho trẻ đang trong

giai đoạn phát triển răng có thể gây nhiễm Fluoride.

Các chỉ số đánh giá nhiễm Fluoride:

- Chỉ số Dean:

0 Bình thường

0,5 Nghi ngờ, ít vết đốm tới những điểm trắng rải rác

1 Rất nhẹ, những vùng trắng cản quang, nhỏ rải rác không đều < 25%

2 Nhẹ, < 50%

3 Trung bình, tất cả các bề mặt bị mòn và có vết nâu.

4 Nặng, bề mặt rỗ, các hố rời rạc hay hợp nhất.

- Bảng điểm của Thylstrup và Fejerskov

0 Độ trong mờ của men bình thường khi thổi khô

1 Những đường ngang nông trên men

2 Thêm nhiều đường ngang, có thể hợp với nhau

28

Page 29: Fluorides

3 Những vùng dạng mây bất thường

4 Toàn bộ bề mặt màu trắng phấn

5 Toàn bộ bề mặt cản quang với những hố men đường kính < 2mm

6 Những hố men xếp thành những dải ngang có chiều cao < 2mm

7 Mất lớp men ngoài cùng không quá ½ bề mặt

8 Mất lớp men ngoài cùng > ½ bề mặt

9 Mất phần lớn men, thay đổi hình thể răng.

- Chỉ số Horowitz

0 Không có biểu hiện

1 Răng có những vùng trắng tuyết mở rộng tới 1/3 thân răng

2 Vùng trắng hớn 1/3 nhưng không quá 2/3 thân răng

3 Mở rộng hơn 2/3 thân răng

4 Có những vết ố và bất kỳ dạng nào trong số các dạng trên

5 Hố men rời rạc không có vết ố

6 Hố men rời rạc với các vết ố

7 Hố men hợp nhất và mất men.

Sự khác biệt giữa răng nhiễm Fluoride và răng thiểu sản:

Đặc điểm Nhiễm F Thiểu sản

Vùng bị ảnh hưởng Toàn bộ bề mặt Vùng trung tâm, mặt

nhẵn, có giới hạn

Hình dạng tổn thương Theo những đường lớn

dần

Tròn hoặc oval

Ranh giới Không rõ, lẫn với nhau Phân biệt rõ ràng

Màu sắc Trắng cản quang/trằng

nâu

Trắng cản quang, vàng

kem, đỏ sẫm

29

Page 30: Fluorides

Răng bị ảnh hưởng Những răng tương đồng,

các R mọc sớm bị ảnh

hưởng ít nhất. Răng tiền

hàm và RHL thứ 2 bị

ảnh hưởng nặng nhất.

Thường ở mặt ngoài

của 1 R đơn lẻ hay

những R tương tự. Bất

kỳ R nào cũng có thể bị

ảnh hưởng.

11.Khử Fluoride trong nước:

Một vài biện pháp đã được áp dụng để khử Fluoride trong nguồn nước cộng

đồng, có thể chia thành 2 loại cơ bản:

- Dựa trên quá trình trao đổi ion dương.

- Dựa trên việc thêm những chất hóa học vào nước trong quá trình điều

trị.

30