ft topic

41
Đề tài : Quy trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu cao su tại công ty UPEXIM LỜI MỞ ĐẦU Ngày nay xuất khẩu đã trở thành một hoạt động thương mại quan trọng đối với mọi quốc gia, cho dù đó là quốc gia phát triển hay đang phát triển. Đối với một quốc gia đang phát triển như Việt Nam, hoạt động xuất khẩu thực sự có ý nghĩa chiến lược trong sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế, tạo tiền đề vững chắc cho Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa đất nước. Bởi vậy, trong chính sách kinh tế của mình, Đảng và Nhà nước đã nhiều lần khẳng định “coi xuất khẩu là hướng ưu tiên và là trọng điểm của Kinh tế đối ngoại”. Với đặc điểm là một nước nông nghiệp, có 70% dân số hoạt động trong lĩnh vực này, cùng với vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên thuận lợi, Việt Nam đã xác định Nông sản là mặt hàng xuất khẩu quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế, tạo nguồn thu cho Ngân sách và thúc đẩy sự nghiệp Công nghiệp hóa- Hiện đại hóa đất nước. Bên cạnh những nông sản truyền thống như: gạo, chè, hạt điều, cà phê, tiêu, rau quả … thì cao su cũng là một trong những nông sản đóng góp một tỷ lệ rất cao vào kim ngạch của cả nước. Qua nhiều giai đoạn thăng trầm, ngày nay ngành cao su Việt Nam đã có một lợi thế quan trọng trong nền kinh tế. Cao su từ vị trí thứ 8 năm 2005 đã vươn lên đứng hàng thứ 7 trong 8 mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD năm 2006 và có mức tăng trưởng cao nhất. Đối với nông sản, cao su tiếp tục duy trì được vị trí thứ 2 sau gạo, về kim ngạch xuất khẩu vượt lên trên cả cây cà phê. Có thể nói, cao su là một trong những ngành sản xuất mà ta có lợi thế và cần được phát huy. Bên cạnh những thành tựu to lớn đó việc xuất khẩu cao su hiện nay cũng gặp không ít khó khăn sau cuộc khủng hoảng kinh tế vào đầu năm 2009 và có dấu hiệu hồi phục từ những tháng cuối năm 2009, đầu năm 2010 và do sự cạnh tranh gay gắt của thị trường thế giới nên đã hạn chế về nhiều mặt. Trang 1

Upload: huynh-chau

Post on 23-Jun-2015

282 views

Category:

Documents


10 download

TRANSCRIPT

Page 1: FT Topic

Đề tài : Quy trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu cao su tại công ty UPEXIM

LỜI MỞ ĐẦUNgày nay xuất khẩu đã trở thành một hoạt động thương mại quan trọng đối với

mọi quốc gia, cho dù đó là quốc gia phát triển hay đang phát triển. Đối với một quốc gia đang phát triển như Việt Nam, hoạt động xuất khẩu thực sự có ý nghĩa chiến lược trong sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế, tạo tiền đề vững chắc cho Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa đất nước. Bởi vậy, trong chính sách kinh tế của mình, Đảng và Nhà nước đã nhiều lần khẳng định “coi xuất khẩu là hướng ưu tiên và là trọng điểm của Kinh tế đối ngoại”.

Với đặc điểm là một nước nông nghiệp, có 70% dân số hoạt động trong lĩnh vực này, cùng với vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên thuận lợi, Việt Nam đã xác định Nông sản là mặt hàng xuất khẩu quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế, tạo nguồn thu cho Ngân sách và thúc đẩy sự nghiệp Công nghiệp hóa- Hiện đại hóa đất nước. Bên cạnh những nông sản truyền thống như: gạo, chè, hạt điều, cà phê, tiêu, rau quả … thì cao su cũng là một trong những nông sản đóng góp một tỷ lệ rất cao vào kim ngạch của cả nước.

Qua nhiều giai đoạn thăng trầm, ngày nay ngành cao su Việt Nam đã có một lợi thế quan trọng trong nền kinh tế. Cao su từ vị trí thứ 8 năm 2005 đã vươn lên đứng hàng thứ 7 trong 8 mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD năm 2006 và có mức tăng trưởng cao nhất. Đối với nông sản, cao su tiếp tục duy trì được vị trí thứ 2 sau gạo, về kim ngạch xuất khẩu vượt lên trên cả cây cà phê. Có thể nói, cao su là một trong những ngành sản xuất mà ta có lợi thế và cần được phát huy. Bên cạnh những thành tựu to lớn đó việc xuất khẩu cao su hiện nay cũng gặp không ít khó khăn sau cuộc khủng hoảng kinh tế vào đầu năm 2009 và có dấu hiệu hồi phục từ những tháng cuối năm 2009, đầu năm 2010 và do sự cạnh tranh gay gắt của thị trường thế giới nên đã hạn chế về nhiều mặt.

Công ty UPEXIM là “Công ty Cổ PHẦN SẢN XUẤT - XUẤT NHẬP KHẨU LÂM SẢN VÀ HÀNG TIỂU THỦ CôNG NGHIỆP” là doanh nghiệp được thành lập dưới hình thức chuyển từ doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần và hoạt động theo Luật doanh nghiệp do Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam khóa X kỳ họp thứ V thông qua ngày 12/06/1999 nên có bề dày lịch sử và kinh nghiệm xuất khẩu trên thị trường thế giới, có vai trò như một động lực thúc đẩy hoạt động xuất khẩu nông sản nói chung và mặt hàng cao su nói riêng. Với vai trò và sứ mạng đối với sự nghiệp phát triển kinh tế của đất nước,công ty đã và đang không ngừng nổ lực nhằm đẩy mạnh hơn nữa việc xuất khẩu cao su, nâng cao vị thế cao su Việt Nam trên thị trường thế giới. Đứng trước xu hướng chung là hội nhập kinh tế khu vực và thế giới, phía trước còn gặp nhiều chông gai và thử thách, công ty từng bước hoàn thiện mình đối với sự nghiệp phát triển kinh tế chung của đất nước.Vì vậy, sau thời gian tìm hiểu về công ty, nhóm chúng em xin chọn đề tài: “ Quy trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu cao su tại công ty UPEXIM” làm đề tài thảo luận cho nhóm mình.

Trang 1

Page 2: FT Topic

Đề tài : Quy trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu cao su tại công ty UPEXIM

CHƯƠNG 1: SƠ LƯỢC VỀ CÔNG TY UPEXIM

I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG TY

- Trước năm 1982 là chi nhánh của Công ty vật tư và phát triển bao bì xuất khẩu tại TP.HCM

- Từ tháng 06/1982, Công ty tách ra làm 2 công ty: Công ty vật tư ngoại thương và Công ty xuất khẩu. Chi nhánh này thuộc về Công ty vật tư ngoại thương TP.HCM. Theo quyết định 231, chi nhánh công ty vât tư ngoại thương chuyển thành “LIÊN HIỆP SẢN XUẤT KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU LÂM SẢN VÀ TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP”, với nhiệm vụ trực tiếp sản xuất gỗ, thủ công mỹ nghệ và liên doanh liên kết với nước ngoài để xuất khẩu sang các nước trên thế giới. Mặt hàng sản xuất kinh doanh của Liên Hiệp lúc này chủ yếu là sản xuất và xuất nhập khẩu gỗ xẻ các loại và những sản phẩm làm từ gỗ. Việc hình thành xí nghiệp là một bước chuyễn biến mới về mặt quản lý kinh doanh và tổ chức bộ máy sản xuất và xuất nhập khẩu. Do trước đây nhiệm vụ chủ yếu của đơn vị là giao vật tư hàng hóa cho các ngành bằng nguồn vốn đối lưu, nên thu nhập chủ yếu của chi nhánh công ty vật tư ngoại thương là trích từ khoản chi phí lưu thông 7,5% do Bộ cho phép để phục vụ cho công tác chuyển hàng hóa.

- Năm 1990, do không đủ nguồn hàng hóa đối lưu để chi trả cho các đơn vị xuất nhập khẩu và các địa phương nên Nhà Nước đã quyết định thanh toán bằng tiền cho các cơ quan có quan hệ ngoại giao và mua bán với công ty.

- Ngày 29/6/1993, theo quyết định số 745/TM – TCCB của Bộ Thương Mại, Liên Hiệp đổi tên thành “ CÔNG TY SẢN XUẤT – XUẤT NHẬP KHẨU LÂM SẢN VÀ HÀNG TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP “.

- Ngày 16/12/1993, theo quyết định số 1417/BTM _ CÔNG TY SẢN XUẤT – XUẤT NHẬP KHẨU LÂM SẢN VÀ HÀNG TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP hợp nhất với CÔNG TY SẢN XUẤT – XUẤT NHẬP KHẨU THỦ CÔNG MỸ NGHỆ.

- Ngày 10/01/2002, theo quyết định số 45/QD- TT của Thủ Tướng Chính Phủ về việc chuyển công ty “CÔNG TY SẢN XUẤT – XUẤT NHẬP KHẨU LÂM SẢN VÀ HÀNG TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP” thành CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT – XUẤT NHẬP KHẨU LÂM SẢN VÀ HÀNG TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP , trực thuộc Bộ Thương Mại, hoạch toán độc lập, có tư cách pháp nhân và có con dấu riêng.

- Hiện nay tên đối nội của công ty là : “CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT – XUẤT NHẬP KHẨU LÂM SẢN VÀ HÀNG TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP”.

- Tên giao dịch đối ngoại: FORESRY PRODUCTS & HANDICRAFT PRODUCTION AND EXPORT-IMPORT JOINSTOCK COMPANY.

- Tên giao dịch : UPEXIM

- Trụ sở chính : 4-6 Hồ Tùng Mậu, Phường Nguyễn Thái Bình, Quận 1 TP.HCM.

- Vốn điều lệ : 40.000.000.000 đồng.

II. CƠ CẤU TỔ CHỨC

Trang 2

Page 3: FT Topic

Đề tài : Quy trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu cao su tại công ty UPEXIM

1. Tình hình lao động :

- Tính đến thời điểm cuối năm 2008, số lao động trong hợp đồng của công ty là 1200 lao động, với cơ cấu ( phân theo trình độ như sau ) :

- Lao động có trình độ đại học và trên đại học : 70

- Lao động có trình độ trung cấp và cao đẳng : 90

- Lao động kỹ thuật : 580

- Lao động phổ thông : 460

2. Sơ đồ tổ chức bộ máy công ty

Trang 3

Page 4: FT Topic

Đề tài : Quy trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu cao su tại công ty UPEXIM

Trang 4

ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG

HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

TỔNG GIÁM ĐỐC

BAN KIỂM SOÁT

PHÓ TGĐ

XÍ NGHIỆP

Xí nghiệp may

Xí nghiệp gỗ

CÁC PHÒNG BAN

Phòng tổ chức hành chính

Phòng kế toán tài vụ

Phòng kinh doanh xnk

Phòng kinh doanh cao su

Ban dự án

CÁC ĐƠN VỊ TRỰC THUỘC

Cửa hàng bán lẻ

Kho vận

Văn phòng đại diện ở Hà Nội

Văn phòng đại diện ở Quảng

Ninh

PHÓ TGĐ PHÓ TGĐ

Page 5: FT Topic

Đề tài : Quy trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu cao su tại công ty UPEXIM

III. CÁC NGÀNH NGHỀ KINH DOANH

“CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT – XUẤT NHẬP KHẨU LÂM SẢN VÀ HÀNG TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP “ là doanh nghiệp được thành lập dưới hình thức chuyển từ doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần và hoạt động theo Luật doanh Nghiệp do quôc hội nước CHXHCN Việt Nam khóa X kỳ họp thứ V thông qua ngày 12/06/1999.

Trụ sở chính công ty đặt tại:

Số 4-6 Hồ Tùng Mậu, phường Nguyễn Thái Bình, quận 1 TP.HCM

ĐT : (083) 8 298 140 – (083) 8 298 134

Fax : (083) 8 295 721

Giấy phép kinh doanh số 4103001214 do sở kế hoạch và đầu tư TP.HCM cấp ngày 23/09/2002, đăng ký thay đổi lần thứ 7 ngày 25/01/2007 cho phép công ty cổ phần UPEXIM hoạt động sản xuất kinh doanh trong các lĩnh vực sau :

- Sản xuất kinh doanh và xuất nhập khẩu hàng lâm sản và hàng tiểu thủ công mỹ nghệ.

- Sản xuất hàng may mặc, đồ gỗ nội thất (không chế biến gỗ trong khu dân cư tập trung ở thành phố Hồ Chí Minh).

- Bao bì các loại (trừ tái chế phế thải nhựa).

- Mua bán nông lâm thủy hải sản, hàng tiêu dùng, phương tiện vận tải, vật tư, nguyên liệu, máy móc, thiết bị, phụ tùng, phụ liệu, tư liệu sản xuất.

- Kinh doanh vàng bạc đá quí. Sản xuất hàng trang sức vàng bạc, đá quí.

- Kinh doanh bất động sản.

- Mua bán than, văn hóa phẩm (có nội dung được phép lưu hành).

- Kinh doanh nhà hàng (không kinh doanh tại trụ sở).

- Sản xuất và mua bán đồ chơi trẻ em (trừ đồ chơi có hại cho giáo dục nhân cách, sức khỏe của trẻ em hoặc ảnh hưởng đến an ninh trật tự, an toàn xã hội), thiết bị trường học (trừ chế biến gỗ, tái chế phế thải nhựa).

- Mua bán máy vi tính và linh kiện máy vi tính (không kinh doanh xuất nhập khẩu hoặc nhận ủy thác xuất nhập khẩu thiết bị ngành in).

- Đào tạo, dạy nghề.

- Sản xuất, gia công tẩy bạc quần áo Jean (không kinh doanh tại trụ sở).

- Mua bán rượu. Y học cổ truyền: đại lý thuốc thành phẩm y học cổ truyền (không kinh doanh tại trụ sở).

- Đại lý bán vé máy bay.

CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU TẠI CÔNG TY UPEXIM

Trang 5

Page 6: FT Topic

Đề tài : Quy trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu cao su tại công ty UPEXIM

I. HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU:

1) Bảng số liệu :

Bảng 1.1: Hoạt động xuất khẩu của công ty (2006-2008)

ĐVT : 1,000 USD

TÊN HÀNG 2006 2007 2008

Kim Ngạch

Tỷ Trọng

%

Kim Ngạch

Tỷ Trọng

%

Kim Ngạch

Tỷ Trọng

%

Sản phẩm gỗ 6,762 12.54 5,700 18.13 5,999 29.39

Cao su tự nhiên 18,956 60.4 19,000 60.43 8,602 42.14

Hàng may mặc 4,193 13.178 4,300 13.69 4,413 21.62

Hàng mây, cói, tre 22 0.07 160 0.5 22 0.11

Rau quả, nông sản 1,511 4.8 2,178 6.93 874 4.28

Hàng khác 1 0.06 100 0.32 503 2.47

Tổng cộng 31,390 100 31,438 100 20,413 100

Nguồn : UPEXIM

2) Phân tích hoạt động xuất khẩu theo cơ cấu mặt hàng:

- Hoạt động xuất khẩu : là hoạt động chủ yếu, tạo ra nhiều doanh thu và lợi nhuận cho công ty nhất. Ngoài việc xuất khẩu các mặt hàng tự sản xuất, công ty còn khai thác, thu mua các mặt hàng như : hàng tiểu thủ công nghiệp, hàng nông sản, gốm và các loại hàng khác để tạo nguồn hàng cho xuất khẩu.

- Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu như :

Sản phẩm gỗ: gỗ xẻ các loại, muỗng nĩa bằng gỗ. Các vật dụng gia đình như: khung ảnh, bàn ghế, kệ sách, hộp đựng nữ trang, sản phẩm gỗ chạm, bình sơn mài, tượng phật...

Cao su: mủ cao su mua từ các công ty cao su trong nước ( như Bình Long, Lộc Ninh, cao su Bà Rịa…)

Hàng gốm : ốc bưu, chậu bình các loại, kim tự tháp, …. Thu mua từ các cơ sở ngoại thành, các tỉnh lân cận như Đồng Nai Bình Dương.

Hàng thêu : khăn trải bàn khăn ăn, drap trải giường,.. được gia công ở các cơ sở nghề truyền thống Hà Nội, Đà Lạt.

Quần áo, giầy dép các loại.

Gạo 5% tấm và các loại gạo đặc sản.

Trang 6

Page 7: FT Topic

Đề tài : Quy trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu cao su tại công ty UPEXIM

Các loại sản phẩm từ tre, cói như : giỏ, chiếu, chổi…

Sản phẩm dừa xuất khẩu dưới dạng dừa khô bóc vỏ

Ngoài ra còn 1 số sản phẩm hàng hóa như : tiêu, điều, các loại hải sản đông lạnh, các sản phẩm dùng để trang trí.

- Mặt hàng cao su mặc dù chỉ thực hiện cao su buôn bán tiểu ngạch, không theo trình tự thủ tục như các mặt hàng khác nhưng là nguồn mang lại doanh thu chủ yếu cho công ty.

- Kim ngạch xuất khẩu (KNXK) cao su luôn tăng mạnh và chiếm tỷ trọng cao nhất, trên 60% trong KNXK của công ty.

- Những mặt hàng do công ty sản xuất – xuất khẩu như hàng may mặc thì năm 2007 tăng nhẹ so với 2006 bởi hàng may mặc nói chung đang trong tình trạng khó khăn, không đủ khả năng cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài, đặc biệt là doanh nghiệp Trung Quốc. Còn sản phẩm gỗ qua năm 2007 có dấu hiệu giảm sút nhưng mặt hàng này vẫn giữ được vị trí là một mặt hàng xuất khẩu chính thống chủ lực của công ty nên rất được công ty quan tâm đầu tư để đẩy mạnh xuất khẩu.

II. HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU:

1) Bảng số liệu :

Bảng 2.1: Hoạt động nhập khẩu của công ty (2006-2008)

ĐVT : 1,000USD

2006 2007 2008

Trang 7

Page 8: FT Topic

Đề tài : Quy trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu cao su tại công ty UPEXIM

TÊN HÀNG

Kim Ngạch

Tỷ Trọng

%Kim

Ngạch

Tỷ Trọng

%Kim Ngạc

h

Tỷ Trọng

%

Cao su tự nhiên 11,631 54.99 11,400 51.09 4,446 43.27

Gỗ thông xẻ 1,598 7.55 4,100 18.37 2,795 27.20

Hạt nhựa 1,824 8.62 2,500 11.2 301 2.93

Thép không gỉ 1,064 5.03 200 0.9 63 0.61

Sơn, keo, linh kiện 44 0.21 0 0 20 0.19

Thiết bị máy móc 364 1.72 480 2.15 0 0.00

Ván ép 431 2.03 0 0 211 2.05

Nguyên phụ liệu may 3,607 17.05 3,255 14.59 1,977 19.24

Hàng khác 588 2,8 380 1,7 463 4,50

TỔNG CỘNG 21,152 100 22,315 100 10,275

100

Nguồn : UPEXIM

2) Phân tích hoạt động nhập khẩu theo cơ cấu mặt hàng

Hoạt động nhập khẩu : UPEXIM chủ yếu nhập khẩu nguyên phụ liệu phục vụ cho hoạt động sản xuất của công ty, vd nhập nguyên liệu phụ may chiếm khoảng 13%-18% kim ngạch nhập khẩu (KNNK) để hỗ trợ cho việc may mặc và nhập gỗ thông xẻ cho ngành xuất khẩu gỗ, nhập khẩu ván ép, thiết bị máy móc, thép không gỉ,… và 1 số mặt hàng khác.

Riêng mặt hàng cao su, ban đầu công ty kinh doanh theo dạng tạm nhập tái xuất nhằm tận dụng nguồn cao su rẻ từ thị trường Lào, Campuchia…., mang lại lợi nhuận không nhỏ cho công ty. Do đó, KNNK của mặt hàng này chiếm hơn 50% trong tổng KNNK của công ty. Nhưng sau đó, KNNK của cao su giảm dần, nhưng ngược lại KNXK cao su lại tăng đều qua các năm, điều này cho thấy hướng phát triển mới của công ty : tiến hành thu mua trong nước và hạn chế nhập khẩu. Đây là dấu hiệu tốt cho thấy hàng Việt Nam đang dần nâng cao về chất lượng lẫn số lượng có thể đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng trong nước.

III. HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CAO SU:

1) Bảng số liệu :

Trang 8

Page 9: FT Topic

Đề tài : Quy trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu cao su tại công ty UPEXIM

Bảng 3.1: Kim ngạch xuất khẩu cao su của công ty UPEXIM

ĐVT : 1,000 USD

Phân Tích

2006 2007 2008

Trị Giá

Tỷ Trọng

%Trị Giá

Tỷ Trọng

%Trị Giá

Tỷ Trọng

%

XK Cao Su 18,956 60.4 19,000 60.43 8,602 42.14

Tổng KNXK

31,390 100 31,438 100 20,413 100

Nguồn : UPEXIM

Qua bảng số liệu ta nhận thấy cao su luôn chiếm trên 50% tổng KNXK, điều đó đồng nghĩa với việc xuất khẩu cao su luôn đóng góp rất lớn trong tồng doanh thu xuất khẩu của công ty.

Thị Trường

2006 2007 2008

Lượng

(tấn)

Trị Giá

(USD)

Lượng

(tấn)

Trị Giá

(USD)

Lượng

(tấn)

Trị Giá

(USD)

Trung Quốc 7,046 14,626,625 7,314 14,514,360 3,045 8,094,999

Singapore 80 158,448 78 138,760 0 0

Nga 0 0 40 68,240 0 0

Đài Loan 40 75,127 60 102,800 0 0

Malaysia 2,044 3,992,140 2,216 3,745,480 220 507,500

Nhật 40 103,219 202 330,560 0 0

Mỹ 0 0 40 73.800 0 0

Tổng Cộng 9,560 18,955,592 9.860 19,000,000 3,274 8,602,499

2) Phân tích hoạt động xuất khẩu cao su theo thị trường:

Bảng 3.2: Kết quả xuất khẩu cao su của công ty sang các thị trường chính

Nguồn : UPEXIM

Trang 9

Page 10: FT Topic

Đề tài : Quy trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu cao su tại công ty UPEXIM

Trung Quốc và Malaysia là 2 thị trường xuất khẩu lớn nhất của công ty UPEXIM. Tiếp theo là Nhật, Singapore và Đài Loan, đây là những nước có mối quan hệ làm ăn tốt nhưng sản lượng giao dịch không nhiều. Mỹ, Nga là 2 thị trường mới, lớn nhưng khó tính. Do đó công ty UPEXIM đã thâm nhập và tạo mối quan hệ làm ăn với 2 thị trường tiềm năng này, hứa hẹn những thành công và hợp tác lâu dài về sau. Việc có thêm thị trường không những chứng tỏ uy tín của UPEXIM đang ngày càng được khẳng định, mà còn là một bước phát triển mới với rất nhiều cơ hội mới và cũng còn không ít những khó khăn.

3) Phân tích hoạt động xuất khẩu theo cơ cấu mặt hàng

Bảng 3.3: Số liệu 1 số mặt hàng cao su xuất khẩu chính của công ty

Thị Trường

2006 2007 2008

Lượng

(tấn)

Trị Giá

(USD)

Lượng

(tấn)

Trị Giá

(USD)

Lượng

(tấn)

Trị Giá

(USD)

SVR 3L 4,806 8,253,720 4,235 8,446,230 1,448 3,805,597

SCV 10 2,900 5,829,000 2,986 6,101,326 966 2,537,682

SCRCV6 702 1,428,570 826 1,695,670 234 614,718

RSS 3 586 1,186,650 772 1,592,930 195 512,265

Skim Block 320 515,200 534 858,760 106 278,462

Loại Khác 976 1,742,452 507 305,048 325 853,775

Tổng Cộng 9,250 18,955,592 9,860 19,000,000 3,274 8,602,499

Nguồn : UPEXIM

Trang 10

Page 11: FT Topic

Đề tài : Quy trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu cao su tại công ty UPEXIM

CHƯƠNG 3: QUY TRÌNH THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG XUẤT KHẨU CAO SU TẠI CÔNG TY UPEXIM VÀ CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN

I. GIỚI THIỆU HỢP ĐỒNG XUẤT KHẨU:

1) Hợp đồng xuất khẩu thanh toán T/T và điều kiện giao hàng là FOB HCMC Port

Trang 11

SALES CONTRACT

No.: 27/09 UP-DDR.

Date: Oct 01, 2009.

The Seller: FORESTRY PRODUCTS & HANDICRAFT PRODUCTION AND EXPORT - IMPORT JOINTSTOCK COMPANY (UPEXIM).

No. 4-6 Ho Tung Mau Str., District 1, Ho Chi Minh City, VIET NAM.

Represented by Mr. TRUONG VUI – General Director.

Bank A/C: 00322410002 at EASTERN ASIA COMMERCIAL BANK – DISTRICT 1 BRANCH

The Buyer: INFLUX INTERNATIONAL LTD.

TRUSTNET CHAMBERS, P.O. BOX3444, ROAD TOWN, TORTOLA, BRITISH VIRGIN ISLANDS

We have this day SOLD to you the under mentioned rubber subject to the relations of the following terms and conditions:

GRADE QUANTITY

(TONS)

UNIT PRICE (USD)

F.O.B. HCM CITY

TOTAL PRICE

(USD)

Natural Rubber SVR 3L

60 1,950.00 117,000

TOTAL 60 117,000

SAY: One Hundred Seventeen Thousand Dollars Only.

DELIVERY : IN OCTOBER, 2009.

PAYMENT : BY T/T ADVANCE

NAME OF ACCOUNT: FORESTRY PRODUCTS & HANDICRAFT

PRODUCTION AND EXPORT-IMPORT JOINTSTOCK COMPANY (UPEXIM).

A/C NO. 160032137000135 AT VIETNAM BANK FOR AGRICULTURE AND RURAL DEVELOPMENT SAIGON BRANCH.

PACKING : IN LOOSE BALE 33.333 KGS/BALES.

Page 12: FT Topic

Đề tài : Quy trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu cao su tại công ty UPEXIM

2) Hợp đồng xuất khẩu thanh toán L/C và điều kiện giao hàng là CIF Hong Kong

Trang 12

LOADING PORT: HOCHIMINH CITY PORT, VIETNAM.

ORIGIN : VIETNAM.

For confirmation, kindly return copy of this contract duly stamped and signed.

BUYER CONFIRMATION SELLER CONFIRMATION

(singed) (singed)

SALES CONTRACT

No : 09/UP-TIL/09 Date : Sep 11, 2009

Ref : TPI-066/09

The Seller : FORESTRY PRODUCTS & HANDICRAFT PRODUCTION AND EXPORT - IMPORT JOINSTOCK COMPANY (UPEXIM)

Address : No. 4 – 6 Ho Tung Mau St., District 1, Ho Chi Minh City, Viet Nam.

Tell : (+84 -8) 38 211 484 – Fax: (+84 -8) 38 291 269.

A/C No. : 16042 010 13993 at Agribank – Phu Nhuan Branch.

Represented by : Mr. Truong Vui General Director

The Buyer : T.I.L INTERNATIONAL LIMITED

Address : Room 2509 Trend Center, 29-31 Cheung Lee Street, Chaiwan, Hong

Kong

After discussuon, both parties have agreed to sign this contract cover the following term and conditions :

Article 1: COMMODITY – QUANTITY – UNIT PRICE – AMOUNT:

COMMODITY QUANTITYUNIT PRICE

AMOUNT

  MTS USD/MT CIF HONGKONG

NATURAL RUBBER SVR 3L 20.00 1,970 39,400.00

TOTAL 20.00 39,400.00

Page 13: FT Topic

Đề tài : Quy trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu cao su tại công ty UPEXIM

Trang 13

Article 2: ORIGIN: Vietnam

Article 3: PACKING: Export sandard packing in loose bale 33,333 kgs/net, polyme bag.

Article 4: SHIPMENT: By 1x20 Containers. Time of shipment : not later than Sep 20, 2009.

+ Loading port : Ho Chi Minh city port, Vietnam.

+ Discharging port : HongKong

Article 5: PAYMENT: By Irrevocable L/C at sight for full amount of the contract value, LC must be issued not later than 15 Sep, 2009.

Advising bank: Vietnam bank for Agricuture and Rural development – Phu Nhuan Branch

SWIFT code: VBAAVNVX825

Documents required:

–Signed commercial invoice in Duplicate showing P/O no.

–Full set of clean on board B/L in 3/3marked “Freight Prepaid” showing “To order” blank endorsed and notify Buyer.

–Detailed packing list in 3/3 copies.

–Phytosaritary Certificate.

–Certificate of origin.

–Certificate of quality issued by the Seller/ Shipper.

–Declaration of non wood material packing.

Article 6: GENERAL TERMS: Any amendment and/ or addition to the present contract are valid only if it is made in in writing and signed by both parties. This contract is made in English transmitted by fax and valid from the signing date. Expiry date of contract 31.10.2009.

ON BEHALF OF THE BUYER ON BEHALF OF THE SELLER

(signed) (signed)

Page 14: FT Topic

Đề tài : Quy trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu cao su tại công ty UPEXIM

II. PHÂN TÍCH CÁC ĐIỀU KHOẢN CỦA HỢP ĐỒNG:

1) Phân tích các điều khoản hợp đồng

Phân tích các điều khoản hợp đồng No.: 27/09 UP-DDR

- The buyer: Thiếu tên người đại diện

- Commodity: xuất xứ đã có trong tên hàng.

- Quantity: mặt hàng dùng đơn vị tính là MT

- Price: thiếu tên cảng bốc hàng, áp dụng Incoterms năm nào, đơn vị tính phải là MT (Metric Ton), thiếu 2 số số lẻ ở số tiền thanh toán.

- Delivery:

Không quy định cảng bốc hàng

Không quy định: có cho phép giao hàng từng phần (partial shipment) hay không

Nghĩa vụ thông báo của bên mua

Thời gian thông báo

Nội dung thông báo

Kiểm định về chất lượng, trọng lượng, số lượng, tại cảng nào là cảng cuối cùng và do ai kiểm định.

- Payment: Thiếu bộ chứng từ thanh toán và số lượng bản chính bản sao, đơn vị cấp

- Packing:

Thiếu chất liệu bao bì

Ký mã hiệu

Giao hàng nguyên container hay là hàng lẻ

Bao nhiêu Bale/container 20

– Cần thêm vào các điều khoản

Bất khả kháng

Khiếu nại

Vi phạm

Trọng tài

Điều khoản chung

Phân tích các điều khoản của hợp đồng 09/UP-TII/09.

Phân tích theo hợp đồng số 09/UP-TII/09 ngày 11 tháng 9 năm 2009 do công ty UPEXIM ký kết với công ty T.I.L International Limited như sau:

A. Phần mở đầu:

Trang 14

Page 15: FT Topic

Đề tài : Quy trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu cao su tại công ty UPEXIM

- Người bán: Thiếu số fax,

- Người mua: Thiếu số điện thoại liên lạc, số fax,người đại diện ký kết hợp đồng, chức danh

B. Phần nội dung của hợp đồng

- Điều khoản tên hàng: số lượng, đơn giá, thành tiền

Ở điều khoản đơn giá: thiếu dẫn chiếu incoterms năm nào và thiếu chữ Port sau CIF HONGKONG.

Thiếu hai số lẻ đơn vị tiền tệ

Không cần thiết phải ghi thêm CIF HONGKONG ở dưới dòng chữ thành tiền.

- Điều khoản bao bì đóng gói: thiếu ký mã hiệu gởi hàng

- Điều khoản giao hàng

Thời hạn giao hàng: Thời hạn giao hàng là hơi ngắn so với thời gian ký kết hợp đồng có thể gây khó khăn cho nhà xuất khẩu trong việc chuẩn bị nguồn hàng để giao và kiểm tra LC.

Việc kiểm tra về số lượng , chất lượng ở cảng xếp hàng cuối cùng do cơ quan nào cấp

Đưa cụm từ “1x 20 Container” lên trên điều khoản bao bì đóng gói sẽ hợp lý hơn.

Thiếu các quy định khác về việc giao hàng như:giao từng phần có cho phép hay không? Chuyển tải có cho phép hay không?

Thiếu việc thông báo giao nhận hàng giữa hai bên.

- Điều khoản thanh toán:

Thời hạn mở L/C thì ngắn, gây bất lợi cho người mua trong việc mở L/C

Thiếu:

Tên ngân hàng mở L/C.

Tên người hưởng lợi

Ngày hết hiệu lực của L/C

Thời hạn xuất trình chứng từ

- Các chứng từ xuất trình:

Hóa đơn thương mại do ai cấp.

Bộ vận đơn gốc

Packinglist do ai cấp.

Các chứng từ còn lại thiếu số lượng bản góc và bản copy do cơ quan nào cấp.

Thiếu hối phiếu.

Giấy chứng nhận bảo hiểm.

Giấy chứng nhận người hưởng lợi

Trang 15

Page 16: FT Topic

Đề tài : Quy trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu cao su tại công ty UPEXIM

- Ngoài ra do hai bên ký kết hợp đồng theo điều kiện thương mại CIF nên quy định thêm điều khoản bảo hiểm cụ thể như sau:

Quy định ai sẽ là người mua bảo hiểm cho hàng hóa.Mua tại đâu? Giá trị bảo hiểm theo điều kiện bảo hiểm nào?mọi khiếu nại đòi bồi thường tại đâu?

- Cần bổ sung thêm điều khoản về khiếu nại và trọng tài, Phạt vi Phạm

- Điều khoản chung

Thiếu số lượng bản hợp đồng, Mỗi bên giữ bao nhiêu bản hợp đồng

2) Hoàn thiện hợp đồng xuất khẩu:

a) Soạn thảo lại Hợp đồng 27/09 UP-DDR

Trang 16

SALES CONTRACT

No.: 27/09 UP-DDR.

Date: Oct 01, 2009.

The Seller: FORESTRY PRODUCTS & HANDICRAFT PRODUCTION AND EXPORT-IMPORT JOINTSTOCK COMPANY (UPEXIM).

No. 4-6 Ho Tung Mau Str., District 1, Ho Chi Minh City, VIET NAM.

Represented by Mr. TRUONG VUI – General Director.

Bank A/C: 432101.37.000135 at VIET NAM BANK FOR AGRICULTURE AND RURAL DEVEVOPMENT – SAIGON BRANCH.

The Buyer: INFLUX INTERNATIONAL LTD.

TRUSTNET CHAMBERS, P.O. BOX3444, ROAD TOWN, TORTOLA, BRITISH VIRGIN ISLANDS.

Represented by Mr. SHERREN BAYBAY, – General Director.

Tel: +886225711803, Fax: +886225454185.

We have this day SOLD to you the under mentioned rubber subject to the relations of the following terms and conditions:

GRADE QUANTITY

(MTS)

UNIT PRICE (USD)

F.O.B. HCM CITY

TOTAL PRICE

(USD)

Natural Rubber SVR 3L

60 1,950.00 117,000.00

TOTAL 60 117,000.00

DELIVERY: IN OCTOBER, 2009.

PAYMENT: BY T/T ADVANCE FOR TOTAL AMOUNT OF THE CONTRACT VALUE. NAME OF ACCOUNT: FORESTRY PRODUCTS & HANDICRAFT PRODUCTION AND EXPORT-IMPORT JOINTSTOCK COMPANY (UPEXIM). A/C NO. 160032137000135 AT VIETNAM BANK FOR AGRICULTURE AND RURAL DEVELOPMENT SAIGON BRANCH.

DOCUMENTS REQUIRED:

- SIGNED COMMERCIAL INVOICE IN 03 ORIGINAL ISSUED BY SELLER.

- DETAIL P/L IN 03 ORIGINAL ISSUED BY SELLER.

- C/O FORM B IN 01 ORIGINAL AND 03 COPIES ISSUED BY CHAMBER OF COMMERCE & INDUSTRY OF VIETNAM.

- PHYTOSANITARY CERTIFICATE IN 03 ORIGINAL ISSUED BY PLANT PROTECTION DEPARTMENT OF VIETNAM.

PACKING: IN LOOSE BALE 33.333 KGS/BALES, 600 BALES IN 20’ DC.

LOADING PORT: HOCHIMINH CITY PORT, VIETNAM.

ORIGIN: VIETNAM.

PENALTY

- TO CANCELLATION OF CONTRACT

Cancellation of this contract is not acceptable. If the seller or the buyer want to cancel the contract, 10% of total contract value will be change as penalty to the party.

- TO DELAY SHIPMENT

Incase delay shipment except force majeure, the penalty for delay interest will be based on annual rate 3%

FORCE MAJEURE

The seller or the buyer shall not be held responsible for the delay in shipment or non-delivery of the goods due to war,earthquake,serious flood,fire and other FORCE MAJEURE causes agreed by both parties.However,the seller shall advise the Buyer by fax/cable/telex,immediately of such occurrence a certificate issued by the competent authorities of the place where the accident occurs as evidence thereof. Under such circumstances the seller, however,are still under the obilgation to take all necessary measures to hasten the delivery of the goods.In case the late delviery exceeds six weeks, the buyer shall have the right to cancel this contract

CLAIM

The buyer has the right to make claim to the seller for quantity / quality by the written form acording to the inspection cetificate of SGS within 20 days after receipt the goods. Claim will be settled within 20 days from the receipt date of claim

Page 17: FT Topic

Đề tài : Quy trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu cao su tại công ty UPEXIM

Trang 17

ARBITRATION

In the excution course of this contract, all discrepancy and dispute not reaching at amicable agreement, shall be settle by London International Arbitration center under of the ECC rules . The ward rendered by the arbitration shall be final and binding upon both parties concerned.. The fees for arbitration and or/ other charges shall be borneby the losing party unless otherwise awarded by the arbitration.

GENERAL TERMS:

Any amendment and/ or addition to the present contract are valid only if it is made in in writing and signed by both parties. This contract is made in 6 originals English , each party of equal value , transmitted by fax and valid from the signing date. Expiry date of contract 31.10.2009.

For confirmation, kindly return copy of this contract duly stamped and signed.

BUYER CONFIRMATION SELLER CONFIRMATION

(signed) (signed)

Page 18: FT Topic

Đề tài : Quy trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu cao su tại công ty UPEXIM

b) Soạn thảo lại hợp đồng 09/UP-TII/09

Trang 18

SALES CONTRACT

No : 09/UP-TIL/09 Date : Sep 11, 2009.

Ref : TPI-066/09

The Seller : FORESTRY PRODUCTS & HANDICRAFT PRODUCTION & EXPORT - IMPORT JOINSTOCK COMPANY (UPEXIM)

Address : No. 4 – 6 Ho Tung Mau St., District 1, Ho Chi Minh City, Viet Nam.

Tel : (+84-8) 38 291 269 Fax: 84- 838295721

A/C No. : 16042 010 13993 at Agribank – Phu Nhuan Branch

Represented by : Mr. Truong Vui General Director

The Buyer : T.I.L INTERNATIONAL LIMITED.

Address : Room 2509 Trend Center, 29-31 Cheung Lee Street, Chaiwan, Hong

Kong

Tel : + 886 678980267 Fax: 886 678980268

Represented by : Ms. Chen General Director

After discussion, both parties have agreed to sign this contract cover the following term and conditions :

Article 1: COMMODITY – QUANTITY – UNIT PRICE – AMOUNT:

COMMODITY QUANTITY UNIT PRICE AMOUNT

MTSUSD/MT CIF HONGKONG

PORT

NATURAL RUBBER SVR 3L 20.00 1,970.00 39,400.00

TOTAL 20.00 39,400.00

Say: U.S Dollars Thirty nine thousand four hundred only

Article 2: ORIGIN: Vietnam.

Article 3: PACKING: Export sandard packing in loose bale 33,333 kgs/net, polyme bag, in 1 x 20’ Container.

Shipping mark:

+ T.I.L INTERNATIONAL LIMITED

+ NATURAL RUBBER SVR 3L

+ MADE IN VIETNAM

+ NET WEIGHT:33,333KGS

+GROSS WEIGHT: 33,333KGS

Article 4: SHIPMENT: Time of shipment : not later than Sep 20, 2009.

+ Loading port : Ho Chi Minh city port, Vietnam

+ Discharging port : HongKong

Partial: allowed

Transhipment: allowed

Inspection: shipped weight and quality at the loading port by SGS to be final.

Notice of shipment

One day before the sailing date of carrying vessel to HONGKONG the Seller shall notify by cable or fax to the Buyer the following information:

- Name and National of vessel, Voyaye.

- ETD/ETA.

Article 5: PAYMENT: By Irrevocable L/C at sight for full amount of the contract value, LC must be issued within 7 days after date of contract

Issuing Bank of L/C: Shanghai comercial Bank limited Bank

Advising bank: Vietnam bank for Agricuture and Rural development – Phu Nhuan Branch SWIFT code: VBAAVNVX825

Page 19: FT Topic

Đề tài : Quy trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu cao su tại công ty UPEXIM

Trang 19

Benecifiary name: FORESTRY PRODUCTS & HANDICRAFT PRODUCTION & EXPORT - IMPORT JOINSTOCK COMPANY.

Expiry date of L/C: Sep 27, 2009

Period of presentation:within 10 days after date of shipment.

Documents required:

- Signed commercial invoice issued by the Seller in Duplicate showing P/O no.

- Full set of original clean on board B/L in 3/3marked “Freight Prepaid” showing “To order” blank endorsed and notify Buyer.

- Detailed packing list in 3/3 copies issued by the Seller.

- Phytosaritary Certificate in 3/3 copies issued by Plant Protection Department of Vietnam.

- Certificate of origin in 1 original and 2 copies issued by Chamber Comercial and Industry of Vietnam.

- Certificate of quality issued by the Manufaturer in 1 original.

- Declaration of non wood material packing in 1 original by The seller.

Article 6 : INSURANCE:

The Seller is to be covered marine insurance for the Buyer’s risk of loss or damage to the goods during the carriage at the Bao Long Insurance Company with 110% invoice value covering ICC (C), Showing claim is payable at Bao Long Insurance Company, Ho Chi Minh city Branch in invoice currency.

Article 7: PENALTY

- TO CANCELLATION OF CONTRACT

Cancellation of this contract is not acceptable. If the seller or the buyer want to cancel the contract, 10% of total contract value will be charged as penalty to the party.

- TO DELAY SHIPMENT

Incase delay shipment except force majeure, the penalty for delay interest will be based on annual rate 3%

- TO DELAY OPENING : in case delay – opening Lc happens, the seller has the right to delay shipment

Article 8: FORCE MAJEURE

The seller or the buyer shall not be held responsible for the delay in shipment or non-delivery of the goods due to war,earthquake,serious flood,fire and other FORCE MAJEURE causes agreed by both parties.However,the seller shall advise the Buyer by fax/cable/telex,immediately of such occurrence a certificate issued by the competent authorities of the place where the accident occurs as evidence thereof. Under such circumstances the seller, however,are still under the obilgation to take all necessary measures to hasten the delivery of the goods. In case the late delviery exceeds six weeks, the buyer shall have

Page 20: FT Topic

Đề tài : Quy trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu cao su tại công ty UPEXIM

Trang 20

Article 9: CLAIM

The buyer has the right to make claim to the seller for quantity / quality by the written form acording to the inspection cetificate of SGS within 20 days after receipt the goods. Claim will be settled within 20 days from the receipt date of claim

Article 10: ARBITRATION

In the excution course of this contract, all discrepancy and dispute not reaching at amicable agreement, shall be settle by London International Arbitration center under of the ECC rules . The ward rendered by the arbitration shall be final and binding upon both parties concerned.. The fees for arbitration and or/ other charges shall be borneby the losing party unless otherwise awarded by the arbitration.

Article 11: GENERAL TERMS: Any amendment and/ or addition to the present contract are valid only if it is made in in writing and signed by both parties. This contract is made in 6 originals English , each party of equal value , transmitted by fax and valid from the signing date. Expiry date of contract 31.10.2009.

ON BEHALF OF THE BUYER ON BEHALF OF THE SELLER

(signed) (signed)

Page 21: FT Topic

Đề tài : Quy trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu cao su tại công ty UPEXIM

III. QUY TRÌNH THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG XUẤT KHẨU CAO SU:

1) Quy trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu cao su

- Ký kết hợp đồng xuất khẩu.

- Đối tác nước ngoài thực hiện việc chuyển tiền vào tài khoản công ty.

- Ký kết hợp đồng nội địa.

- Chuẩn bị tiền hàng để phục vụ cho hợp đồng nội địa.

- Theo dõi việc chuyển tiền – vận chuyển hàng đến cảng – kiểm tra chất lượng hàng hoá.

- Làm thủ tục hải quan hàng xuất khẩu.

- Lập bộ chứng từ thanh toán.

2) Áp dụng quy trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu cao su đối với hợp đồng thanh toán T/T (FOB) và hợp đồng thanh toán L/C (CIF):

- Bước 1: Ký kết hợp đồng xuất khẩu

Thanh toán T/T:

Đối tác nước ngoài có đầu văn phòng tại Việt Nam. Việc ký kết hợp đồng thông thường là gặp mặt trực tiếp đàm phán với đại diện khách hàng tại văn phòng công ty.

Các hợp đồng thanh toán T/T thì phần lớn là xuất khẩu theo FOB.

Theo hợp đồng là:

Số hợp đồng: ngày:

Số lượng: đơn giá:

Ngày giao hàng: phương thức thanh toán:

Thanh toán L/C:

Việc ký kết hợp đồng phần lớn là giao dịch, đàm phán qua mail, voice chat, fax…

Các hợp đồng xuất khẩu thanh toán L/C thì phần lớn là xuất khẩu theo CIF hoặc CNF.

Theo hợp đồng là:

Số hợp đồng: ngày:

Số lượng: đơn giá:

Trang 21

Page 22: FT Topic

Đề tài : Quy trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu cao su tại công ty UPEXIM

Ngày giao hàng: phương thức thanh toán:

- Bước 2: Đối tác nước ngoài thực hiện việc chuyển tiền vào tài khoản công ty

Thanh toán T/T:

Nhắc nhở người mua chuyển tiền đủ và đúng hạn rồi mới chuẩn bị tiến hành giao hàng.

Người mua hàng sau khi chuyển tiền sẽ fax thông báo chuyển tiền của ngân hàng nước người mua cho văn phòng đại diện tại việt nam. Sau đó văn phòng đại diện sẽ fax đến công ty để thông báo đã chuyển tiền vào tài khoản công ty UPEXIM.

Thanh toán L/C:

Nhắc nhở người mua yêu cầu ngân hàng mở L/C theo đúng thoả thuận.

Kiểm tra L/C, nếu thấy phù hợp thì tiến hành giao hàng. Nếu L/C không phù hợp thì tiến hành yêu cầu tu chỉnh L/C cho đến khi phù hợp rồi mới tiến hành giao hàng.

Nhận L/C bản sao từ ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam. Kiểm tra L/C thấy phù hợp và tiến hành việc chuẩn bị giao hàng.

- Bước 3: Ký kết hợp đồng nội địa

Công ty sẽ tiến hành việc liên lạc để ký kết hợp đồng nội địa cung cấp cao su xuất khẩu.

Các hợp đồng này chủ yếu được đàm phán qua điện thoại, ký kết qua fax.

Cụ thể là công ty đã mua : tấn, của công ty cao su phục vụ cho việc xuất khẩu theo hợp đồng: và tấn, của công ty cao su phục vụ xuất khẩu theo hợp đồng: .

- Bước 4: Chuẩn bị tiền hàng cho hợp đồng nội địa

Sau khi hợp đồng nội địa đã được ký kết, công ty có phương án chuẩn bị tiền hàng như sau:

Sử dụng tiền có sẵn trong tài khoản công ty để chuyển vào tài khoản của công ty cao su theo hợp đồng.

Chuẩn bị bộ hồ sơ vay vốn ngân hàng phục vụ cho công tác xuất khẩu.

- Bước 5: Theo dõi việc chuyển tiền – Vận chuyển hàng đến cảng – Kiểm tra chất lượng hàng hoá.

Nhân viên phòng KD cao su liên lạc với công ty cao su để thông báo ngày chuyển tiền, ngày lấy hàng để công ty cao su chuẩn bị về hàng hoá.

Nhân viên phòng KD cao su phối hợp với phòng kế toán để theo dõi việc chuyển tiền đến tài khoản của công ty cao su. Có trách nhiệm fax uỷ nhiệm chi có đống dấu của ngân hàng đến công ty cao su đảm bảo việc thực hiện theo hợp đồng và xác nhận lại thời gian lấy hàng.

Trang 22

Page 23: FT Topic

Đề tài : Quy trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu cao su tại công ty UPEXIM

Tuỳ theo hợp đồng nội địa quy định mà việc vận chuyển hàng đến cảng do phía công ty cao su hay công ty UPEXIM thực hiện. Thông thường đối với các công ty cao su thì họ thường giao hàng tại kho của nhà máy sản xuất cao su. Do đó việc vận chuyển hàng đến cảng thường do công ty UPEXIM thực hiện. về việc vận chuyển hàng này thì nhân viên phòng KD cao su thực hiện việc điều xe theo ngày giờ đã thông báo.

Công tác kiểm tra chất lượng cao su được tiến hành như sau:

Công ty UPEXIM yêu cầu công ty cao su xuất trình giấy kiểm tra chất lượng (bản phân tích các thành phần trong bành cao su – Test Certificate).

Không những thế, nhân viên phòng cao su có trách nhiệm lên nhà máy cao su để nhận hàng, loại những bành cao su không đạt chất lượng về yếu tố màu sắc, biến dạng, nhiều tạp chất .v.v. trước khi xếp hàng lên xe mang đến cảng.

- Bước 6: Làm thủ tục hải quan hàng xuất khẩu – Đóng hàng tại bãi

Nhận booking từ đại diện người bán FOB, và SI (Shipping Introduction – Hướng dẫn giao hàng).

Lập bộ hồ sơ khai hải quan

Khai báo hải quan từ xa

Đăng ký KDTV

Mang theo booking note đi duyệt lệnh cấp cont rỗng ở đại lý hãng tàu.

Sau đó mang giấy duyệt cấp rỗng vào cảng đóng tiền đóng ruột hàng cao su. Sau đó mang lệnh cấp rỗng và packing list đưa cho điều độ cảng để trãi bãi đóng hàng. Chúng ta có thể rút ngắn giai đoạn chờ điều độ kéo cont bằng cách liên lạc trước với điều độ cảng để chuẩn bị sẵn cont, khi chúng ta đưa lệnh thì đã có cont để đóng hàng ngay.

Báo vị trí cont cho đại diện khách hàng đến cùng.

Kiểm tra cont: không bị ẩm ướt, thủng, không bị nhớt, không dính hạt nhựa.

Liên hệ với hải quan bãi để báo đóng hàng tại bãi.

Báo bốc xếp và xe đến cont để đóng hàng vào cont. thông thường 1 cont 20 tấn là 600 bành cao su.

Trong quá trình đóng hàng nhân viên phòng cao su phải kiểm đếm hàng vào cont cùng với đại diện khách hàng và làm giấy xác nhận xếp hàng đủ vào cont.

Cùng lúc đó chúng ta có thể tranh thủ đi mở TKHQ, đóng lệ phí. Để sau khi đóng xong hàng nếu có kiểm hoá thì mời hải quan ra bãi kiểm hàng. Nếu không có kiểm hoá thì bấm seal hãng tàu luôn.

Sau khi đóng hàng xong chúng ta lên khu vực đăng ký tờ khai để chờ lấy TKHQ. Khi đã có TKHQ, nhân viên phòng cao su ghi tên tàu, số chuyến, số cont, số seal lên tờ khai và mang đi thanh lý hãi quan bãi.

Trang 23

Page 24: FT Topic

Đề tài : Quy trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu cao su tại công ty UPEXIM

Cuối cùng là mang tờ khai và giấy xác nhận đã hoàn thành thủ tục hải quan để đi vào sổ tàu.

- Bước 7: Lập bộ chứng từ thanh toán

Thanh toán T/T - FOB: Theo SI của đại diện khách hàng fax trước khi đóng hàng. Các chứng từ gồm có:

Invoice

Packing List

Tallying Sheet

Phytosanitary (nếu cần)

Certificate of Origin (nếu cần)

Test Certificate (nếu cần)

Thanh toán L/C: Theo các yêu cầu về chứng từ trong L/C, bộ chứng từ thanh toán gồm có:

Phiếu xuất trình chứng từ thanh toán hàng xuất khẩu.

Drafts

Hối phiếu

Ben’s Certificate

Bill of Lading

Invoice

Packing List

Phitosanitary Certificate

Certificate of Origin

Quality Guarantee Certificate

Declaration of non wood material packing

Marine cargo Insurance Policy

- Các chứng từ nêu trên thông thường được chia thành 02 loại chứng từ:

Một là chứng từ trong – chứng từ được lập và ký phát tại công ty. chứng từ trong gồm có: Hối phiếu – Invoice - Packing List .v.v.

Hai là chứng từ ngoài – chứng từ được lập và ký bởi các cơ quan khác. Chứng từ ngoài gồm có: C/O – Kiểm Dịch Thực Vật – Giấy Chứng Nhận Hun Trùng – Bản phân tích chất lượng Cao Su ( Test).

Các chứng từ ngoài được tiến hành như sau:

- Test : do nhà máy sản xuất cao su cấp cho công ty, nhân viên phòng cao su có trách nhiệm liên lạc với nhà máy để yêu cầu được cấp Test cho lô hàng. Thông thường thì nhà máy cao su gởi theo xe mang xuống cảng giao lại hoặc gởi chuyển phát nhanh về văn phòng công ty.

Trang 24

Page 25: FT Topic

Đề tài : Quy trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu cao su tại công ty UPEXIM

- Giấy kiểm dich thực vật: công ty phải đăng ký kiểm dịch thực vật tại Cục bảo vệ thực vật – Chi cục kiểm dịch thực vật vùng 2 địa chỉ: 28 Mạc Đỉnh Chi, Phường Đakao, Quận 1, TPHCM. Hồ sơ đăng ký gồm:

01 giấy giới thiệu (nếu làm công ty mới)

01 giấy đăng ký kiểm dịch ( theo mẫu)

01 hợp đồng xuất khẩu (bản sao)

Hồ sơ đăng ký trước khi đóng hàng, hồ sơ được tiếp nhận sẽ chuyển đến kiểm dịch viên. Sau đó mang hồ sơ đóng phí kiểm dịch. Khi đã có Bill tàu, chùng ta chuẩn bị bản nháp giấy chứng nhận KDTV, bản sao Bill of Lading đến Chi cục xin cấp chứng thư KDTV. Chứng thư này có thể cấp trong ngày (1 buổi hoặc 2-3 giờ).

- Giấy chứng nhận hun trùng: sau khi đóng hàng xong, bấm seal, chúng ta gọi điện thoại cho nhân viên công ty hun trùng để báo số cont cần hun trùng và các thông tin về tàu , nước nhập khẩu. Công ty hun trùng được yêu cầu là: VFC – Viet Nam Fumigation Company – 29 Tôn Đức Thắng, Quận 1, TPHCM. Sau khi có Bill of Lading chúng ta mang đến cho nhận viên công ty VFC để xin cấp chứng thư và đóng phí hun trùng.

- Giấy chứng nhận xuất xứ - C/O: Form B

Khi đã hoàn thành thủ tực hải quan, chúng ta có thể báo các số liệu về văn phòng để chuẩn bị làm hồ sơ xin C/O. Đối với hàng cao su của công ty thì đối tác nước ngoài chỉ yêu cầu C/O form B. Bộ hồ sơ xin C/O gồm có:

01 Đơn xin cấp C/O

01 Phiếu theo dõi hồ sơ xin cấp C/O

01 C/O form B (bản chính)

03 C/O form B bản sao (ký chính)

01 Invoice (bản chính)

01 TKHQ (bản sao )

(mang theo Hóa Đơn VAT và TKHQ bản chính để đối chiếu)

01 Bill of Lading (bản sao)

01 công văn cam kết xuất xứ hàng cao su (bản chính)

Các chứng từ bản sao kèm theo như: Hợp đồng xuất khẩu, packing list, hóa đơn VAT.

Khai báo C/O điện tử có thể rút ngắn thời gian chờ cấp C/O.

Nộp bộ hồ sơ tại Phòng Thương Mại và công nghiệp chi nhánh TPHCM – 171 Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM.

Khoản 1-2 ngày là C/O sẽ được ký và đưa lại cho công ty.

3) Giải pháp hoàn thiện quy trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu cao su:

- Duy trì mối quan hệ với nhà cung cấp cũ và tìm kiếm, xây dựng mối quan hệ tốt với nàh cung cấp mới. Sau khi ký kết hợp đồng thì việc mua được cao su đáp ứng cho nhu cầu xuất khẩu là rất quan trọng. Với uy tín sẵn có trên thương trường, cùng với việc đảm bảo

Trang 25

Page 26: FT Topic

Đề tài : Quy trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu cao su tại công ty UPEXIM

được nguồn hàng cung ứng cho nhà nhập khẩu, chúng ta có thể nâng cao thêm thương hiệu cho công ty UPEXIM đông thời giúp cho quy trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu diễn ra nhanh chóng, kịp thời.

- Trong quá trình thanh toán bằng L/C, việc kiểm tra L/C đóng vai trò rất quan trọng vì nó ảnh hưởng đến tiến trình giao hàng của công ty => Công ty cần có một bộ phận kiểm tra L/C với đội ngũ nhân viên có trình độ, am hiểu về L/C nhằm đảm bảo độ chính xác khi ký kết hợp đồng, L/C.

- Để tránh việc mất mát và tổn thất hàng hóa trong quá trình vận chuyển từ kho chứa hàng của công ty đến cảng quy định giao hàng, công ty nên tìm hiểu và ký kết hợp đồng vận chuyển hàng hóa dài hạn với các công ty giao nhận, vận chuyển để giảm bớt phí vận chuyển cũng như nên mời cơ quan kiểm, đếm hàng độc lập đến kiểm tra trước khi giao hàng.

- Ngoài ra, để giảm thiểu rủi ro trong quá trình vận chuyển hàng hóa khi xuất khẩu, công ty nên trích một khoản tiền mua bảo hiểm cho hàng hóa của mình theo điều kiện A.

- Đối với các khách hàng mới giao dịch lần đầu, công ty nên thỏa thuận thanh toán tiền hàng bằng L/C. Tuy nhiên, để xoay vòng vốn nhanh thì công ty nên yêu cầu khách hàng đặt cọc trước 30% giá trị hợp đồng bằng tiền mặt để công ty có nguồn vốn ổn định chi trả cho việc thu mua hàng nội địa, còn lại 70% giá trị hợp đồng sẽ thanh toán bằng L/C.

4) Các loại cao su xuất khẩu hiện nay trên thị trường Việt Nam

- Các loại cao su đang được công ty xuất khẩu chủ yếu hiện nay trên thị trường Việt Nam bao gồm

SVR CV 60

Trang 26

Page 27: FT Topic

Đề tài : Quy trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu cao su tại công ty UPEXIM

SVR 10

Trang 27

Page 28: FT Topic

Đề tài : Quy trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu cao su tại công ty UPEXIM

SVR 3L

Trang 28

Page 29: FT Topic

Đề tài : Quy trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu cao su tại công ty UPEXIM

Trang 29

Page 30: FT Topic

Đề tài : Quy trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu cao su tại công ty UPEXIM

RSS 3

5) Quy trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu theo điều kiện giao hàng DAF Móng Cái - Quảng Ninh:

- Quy trình này cũng có 7 bước như trên nhưng trong bước 5 được thực hiện như sau:

Khi việc chuyển tiền đựoc thực hiện xong, nhà cung cấp cao su đã chuẩn bị hàng giao cho cong ty, nhân viên phòng cao su có nhiệm vụ liên lạc với hàng tàu để đặt chuẩn bi cont xếp hàng ở cảng tại TPHCM. Công ty UPEXIM ký kết hợp đồng vận chuyển hàng nội địa với 2-3 công ty vận tải hàng nội địa. Đại lý hãng tàu sẽ nhận hàng tại cảng trong khu vực

Trang 30

Page 31: FT Topic

Đề tài : Quy trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu cao su tại công ty UPEXIM

2 hoặc khu vực 4. khi hàng được giao đến cảng thì nhân viên giao nhận có trách nhiệm phối hợp với nhân viên làm hàng tại cảng của đại lý hãng tàu để xếp hàng vào cont.

Đại lý hãng tàu sẽ ký phát cho công ty giấy thông báo gởi hàng lên tàu, ngày tàu đi, ngày tàu đến cảng Hải Phòng.

Tại địa điểm cảng Hải Phòng, thường thì cách vận chuyển tiếp theo để có thể đưa hàng đến Móng Cái Quảng Ninh là đưa cont lên xà lan kéo hoặc vận chuyển bằng xe tải.

Đối với hàng đưa lên xà lan hay xe tải đều có 2 cách thực hiện đó là lấy hàng ra khỏi cont hoặc để nguyên cont kéo đi. Tuy theo từng trường hợp mà công ty yêu cầu đại lý hãng tàu thực hiện.

Khi hàng đến Móng Cái Quảng Ninh thì đại diện công ty sẽ liên lạc để nhận hàng và có thể là cho khách hàng Trung Quốc xem hàng luôn.

Sau khi thỏa thuận xong về các chi tiết của lô hàng thì việc mở tờ khai xuất khẩu được tiến hành để giao hàng cho phía khach hàng Trung Quốc.

Về chứng từ thanh toán thì cũng giống như thanh toán bằng T/T. đa số là các chứng từ do công ty phát hành.

KẾT LUẬN

Trang 31

Page 32: FT Topic

Đề tài : Quy trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu cao su tại công ty UPEXIM

Hiện nay, nhu cầu về cao su vẫn tiếp tục gia tăng và sẽ là mặt hang đem lại giá trị xuất khẩu cao cho nền kinh tế nước ta, đóng góp tích cực vào công cuộc Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa đất nước. Những cơ hội cùng những thách thức đặt ra cũng không nhỏ đối với việc xuất khẩu cao su Việt Nam. Trong xu thế hội nhập, là một trong những thành viên của tổ chức thương mại thế giới (WTO), chúng ta phải có những điều chỉnh thích hợp để nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm cao su Việt Nam với quốc gia khác. Với ưu thế là một trong những nước xuất khẩu cao su lớn, điều kiện tự nhiên thuận lợi, sản lượng ngày càng tăng, kỹ thuật khai thác cũng như công nghệ chế biến ngày càng được chú trọng đầu tư phát triển…, chúng ta cần phải tiếp tục phát huy thế mạnh của mình để khắc phục những hạn chế về cơ cấu chủng loại, chất lượng mủ cao su, thị trường, giá cả,…

Để giải quyết các vấn đề trên không chỉ đòi hỏi Nhà nước mà ngay cả các Doanh nghiệp cũng phải có những giải pháp thiết thực. Nhà nước cần phát huy hết vai trò của mình trong việc tạo mọi điều kiện thuận lợi để phát triển ngành cao su - là ngành có ý nghĩa kinh tế cao. Đồng thời, doanh nghiệp nên nhanh chóng đầu tư hợp lý cho khâu khai thác và chế biến nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, cạnh tranh về giá, mở rộng thị trường, cải thiện hệ thống thông tin, thành lập văn phòng đại diện ở nước ngoài ... Vấn đề sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm công nghiệp từ mủ cao su cũng là vấn đề đáng được Nhà nước và doanh nghiệp quan tâm mà còn góp phần nâng cao hiệu quả và tính cạnh tranh cho thị trường xuất khẩu cao su Việt Nam trong những năm sắp tới đây trên thương trường quốc tế.

Trang 32