ggÓÓpp pphhẦẦnn llÀÀmm ssÁÁnngg ttỎỎ3fu%20s%3f%20%d0%3fi%20%d0ao.pdf · xác minh...

168
ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ Năm Đạo thứ 86 G G Ó Ó P P P P H H N N L L À À M M S S Á Á N N G G T T L L C C H H S S C C A A O O Đ Đ À À I I ĐẠT TƯỜNG Cảo bản 03.2011 Bản thứ 2 Lưu hành nội bộ

Upload: others

Post on 30-Aug-2019

1 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ Năm Đạo thứ 86

GGÓÓPP PPHHẦẦNN

LLÀÀMM SSÁÁNNGG TTỎỎ

LLỊỊCCHH SSỬỬ CCAAOO ĐĐÀÀII

ĐẠT TƯỜNG

Cảo bản 03.2011

Bản thứ 2 Lưu hành nội bộ

Mục lục

- 3

MỤC LỤC

1. MỤC LỤC 03

2. GIAO CẢM 05

3. THỜI KỲ XÂY BÀN 09

4. TÌM HIỂU LỊCH SỬ HỘI YẾN BÀN ĐÀO 19

5. XÁC MINH NGÀY ĐỨC CHÍ TÔN LẬP ĐẠO 27

6. NHỮNG NGÀY 13 THÁNG 3 LỊCH SỬ 41

7. TÌM HIỂU VIỆC TU TỊNH CỦA CHƢ VỊ TIỀN KHAI 51

8. NƠI NÀO LÀ THÁNH THẤT ĐẦU TIÊN? 67

9. KHAI TỊCH ĐẠO 81

10. TÌM HIỂU PHỔ CÁO CHÚNG SANH 95

11. LỊCH SỬ và Ý NGHĨA KHAI MINH ĐẠI ĐẠO 113

12. TIẾN TRÌNH KHAI ĐẠO CỦA ĐỨC CHÍ TÔN 127

13. TIẾN TRÌNH LẬP TÂN LUẬT 135

14. TÌM HIỂU Ý NGHĨA LỜI DẠY 151

“NGƢNG HẾT CƠ BÚT TRUYỀN ĐẠO”

15. KINH SÁCH THAM KHẢO 165

- 4

Giao cảm

- 5

GIAO CẢM

Cao Đài Giáo đƣợc thành lập trong thời kỳ đất Việt đang

chịu cảnh thuộc địa, đời sống và dân trí còn thấp kém cho nên ý

thức và phƣơng tiện lƣu trữ các thông tin có nhiều hạn chế! Sự

phân chi tạo phái bên cạnh lợi ích gia tăng nguồn Thánh giáo

lại góp thêm phần làm cho các tài liệu bị phân tán. Rồi chiến

tranh liên tiếp nổ ra làm cho các tài liệu càng bị hao hụt theo

biến động lịch sử của xã hội. Vì thế có nhiều vấn đề liên quan

đến lịch sử hình thành của Cao Đài Giáo nhƣng chính những tín

hữu Cao Đài khi đứng trƣớc những thông tin khác biệt thậm chí

trái chiều của những nhà chép sử; không nhiều thì phần nào có

chịu ảnh hƣởng tƣ tƣởng của chi phái; cũng hoang mang không

biết thông tin nào là xác thực!

Ngày nay, khi tình hình đất nƣớc đã ổn định và phát triển về

kinh tế và khoa học, chúng ta có điều kiện tiếp cận các nguồn

tƣ liệu quý giá để có thể xác minh lại các sự kiện qua những

chứng cứ từ vật chứng cho đến nhân chứng lịch sử. Tìm lại

những thông tin, những chứng cứ để phục hồi lại đúng với giá

trị lịch sử vốn có của các sự kiện là tâm nguyện của bất kỳ tín

hữu Cao Đài nào lấy tinh thần Đại Đạo làm trọng.

Việc làm này có ý nghĩa lớn biết bao khi chúng ta với đức

tin Cao Đài tin rằng chánh pháp của Đức Chí Tôn sẽ tồn tại

“thất ức niên” thì việc xác minh để trả lại đúng sự thật cho những

sự kiện lịch sử ban đầu có ý nghĩa lớn biết bao! Đây cũng đồng

thời là việc làm mang tinh thần trách nhiệm với Đại Đạo!

Chúng tôi chọn một số sự kiện lịch sử trong “tiến trình của

ngày sơ khai Đại Đạo”; qua quá trình hành đạo đã thƣờng nghe

thấy phần đông tín hữu Cao Đài trình bày nhƣng đã có những

thông tin chƣa đƣợc chính xác vì hoàn cảnh khách quan còn

Giao cảm

- 6

hạn chế; để trình bày với lòng mong ƣớc giúp ích cho các đạo

hữu cũng nhƣ những nhà nghiên cứu xã hội có đƣợc những

thông tin khách quan nhất căn cứ vào các tài liệu gốc, nhứt là

các Thánh Ngôn hay các văn bản hành chánh đạo liên quan.

Từ lịch sử buổi đầu qua hiện tƣợng “Xây bàn” theo phƣơng

pháp của Thông Linh học Âu Châu qua hai phƣơng tiện mang

hình thức tròn và vuông của chiếc bàn cho đến lần đầu tiên sử

dụng Đại Ngọc Cơ theo phƣơng pháp thông công truyền thống

của Á Đông trong lần Hội Yến lịch sử vào mùa thu năm Ất Sửu

1925 cùng Diêu Trì Cung với Cửu Thiên Nƣơng Nƣơng và Cửu

Vị Tiên Nƣơng. Số đông tín hữu Cao Đài qua bao thế hệ đã

chƣa đƣợc những ngƣời chép sử cung cấp thông tin chính xác

nên đã lầm lẫn, thƣờng nghĩ Đấng Nữ Tạo Hóa Thiên Diêu Trì

Kim Mẫu, theo cách gọi thông dụng là Đức Mẹ, chính là Đức

Cửu Thiên Huyền Nữ!

Năm Bính Dần – 1926, thời kỳ Đức Chí Tôn Khai Đại Đạo

Tam Kỳ Phổ Độ, qua 3 sự kiện lịch sử trọng đại: Lập Đạo vào

giao thừa mồng 1 Tết, làm Tờ Khai Sanh danh hiệu Đại Đạo

Tam Kỳ Phổ Độ vào hạ tuần tháng 8 và Lễ Thánh Thất vào dịp

Rằm Hạ Nguơn. Nhƣng về sau cả 3 sự kiện này lại cùng đƣợc

gọi chung với một danh từ “Khai Đạo” qua các Thánh giáo và

trong các buổi lễ kỷ niệm ở các Hội Thánh và Tổ chức Đạo.

Điều này đã tạo ra không ít hoang mang cho tín đồ Cao Đài

mỗi khi đứng trƣớc thực tế đang có nhiều thời điểm đƣợc dùng

để thay đổi Năm Đạo trong cùng một năm. Nhƣng điều quan

trọng hơn cả là phần đông các cách tính đều vƣớng phải vấn đề

nếu cứ ghi nhƣ hiện nay nhƣ cách ghi trên các biểu ngữ chào

mừng kỷ niệm thì vào năm Bính Ngọ 2026 khi tròn 100 năm

xuất hiện các sự kiện lịch sử trọng đại này của Đại Đạo Tam

Kỳ Phổ Độ nhƣng Năm Đạo lại đƣợc ghi là Năm thứ 102! Quả

Giao cảm

- 7

là một nhức nhối, đau đầu khôn tả cho những ai có quan tâm

đến uy tín của Đạo nhà!

Trƣớc thực tế có một số tín hữu Cao Đài không quan tâm

thậm chí phê phán phƣơng tu tịnh luyện, mặc dầu đã đƣợc ghi

trong Tân Luật từ năm Đinh Mão - 1927, thì việc tìm hiểu trở

lại vào khi xƣa chƣ vị Tiền Khai có đƣợc Đức Chí Tôn hƣớng

dẫn tu tịnh hay không và đã đƣợc chỉ dạy ra sao về lãnh vực

này là điều thật sự hết sức cần thiết.

Vã lại, ngày nay khi trào lƣu của thế giới văn minh khoa

học Âu Mỹ đang quan tâm nhiều đến vấn đề này trong nghiên

cứu và ứng dụng vào nhiều mặt khác nhau của đời sống hiện

đại thì việc cung cấp những thông tin lịch sử liên quan đến việc

tu luyện Tâm pháp là việc làm hết sức cần thiết để giới thiệu

Tân Pháp Cao Đài hầu góp phần giải tỏa những hạn chế trong

nhận thức của một bộ phận tín hữu.

Thánh Thất là một danh từ chung để chỉ cơ sở thờ phƣợng

trong Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ, nơi nào có vinh dự lần đầu tiên

đã đƣợc Đức Cao Đài Giáo Chủ chọn ban trao danh hiệu này.

Tên gọi của địa danh đi vào lịch sử hình thành của nền tôn giáo

hoàn cầu tƣơng lai ấy là chi? Từ cơ sở thờ tự buổi đầu lịch sử

ấy, mô hình mẫu cách thức thờ kính trong Tam Kỳ Phổ Độ này

nơi Bát Quái Đài và Hiệp Thiên Đài trong mỗi Thánh sở là thế

nào? Xác minh lại những chi tiết lịch sử này là điều có ý nghĩa

hết sức quan trọng để làm vật chứng cho việc thống nhứt tinh

thần trên bƣớc đƣờng tiến đến Hội Thánh Duy Nhứt trong

tƣơng lai.

Còn nhiều vấn đề liên quan khác đến lịch sử buổi đầu của

nhà Đạo Cao Đài đang có độ vênh trong nhận thức của các tín

hữu Cao Đài chúng ta … sẽ đƣợc tìm hiểu.

Giao cảm

- 8

Và đặc biệt, trƣớc việc có Hội Thánh đã căn cứ vào lời dạy

“ngƣng hết cơ bút truyền Đạo” đã đƣợc ghi nơi bài áp cuối

trong quyển Thánh Ngôn Hiệp Tuyển bổn thứ nhứt để từ chối

sử dụng Thánh Ngôn Hiệp Tuyển quyển thứ 2 cũng nhƣ nhiều

kinh sách quý báu khác đƣợc phát hành về sau qua các Hội

Thánh bạn.

Vì vậy việc tìm hiểu ý nghĩa thật sự của lời dạy này cho

những đối tƣợng ngƣời xin nhập môn và cầu phong, cầu thăng

Chức sắc là chủ đề sau cùng khép lại cho tập sách mỏng này!

Tiết Mạnh Xuân Tân Mão - 2011

Đạt Tƣờng

Xây Bàn

- 9

THỜI KỲ XÂY BÀN

1. Năm Ất Sửu - 1925, cái phôi của Cao Đài Giáo đã tƣợng

hình trên mảnh đất hình cong chữ S bên bờ biển Đông Nam Á

Châu. Thời kỳ phôi thai này đã trải qua một diễn trình theo đạo

lý từ vô đến hữu.

Trƣớc đó, Ngài Ngô Văn Chiêu, ngƣời đệ tử đầu tiên của

Đức Cao Đài Thƣợng Đế đã đƣợc điểm đạo và đƣợc thấy cảnh

bồng lai vào đầu xuân Giáp Tý 1924 sau ba năm tu luyện ở

huyện đảo Dƣơng Đông Phú Quốc. Nền tảng tâm linh (Thiên

Đạo) ban sơ của Cao Đài Đại Đạo (tâm pháp vô vi – tuyển độ)

đã đƣợc định hình.

Tiếp theo, điểm ban sơ của Cao Đài Tôn Giáo (phổ độ)

đƣợc tƣợng hình qua Nhóm Xây Bàn tại Sài Gòn với ba vị Cao

Quỳnh Cƣ, Phạm Công Tắc, Cao Hoài Sang. Xuất phát điểm cơ

phổ độ của Đức Chí Tôn trong Tam Kỳ Phổ Độ đã khởi đầu

vào thƣợng tuần tháng 6 Ất Sửu 1925 tại nhà của ông Cao Hoài

Sang ở phố Hàng Dừa chợ Thái Bình quận 2 Sài Gòn (nay là

đƣờng Cống Quỳnh, quận 1- gần bên Cơ Quan Phổ Thông Giáo

Lý).1 Với chiếc bàn tròn 3 chân

2, theo phƣơng pháp thông linh

của Âu Châu, ba vị đã tiếp xúc đƣợc với thế giới vô hình. Về

mặt kỷ thuật, chiếc bàn tròn có 2 chân đƣợc kê cao lên vài phân

để chân thứ 3 bị hỏng khỏi nền nhà vừa đủ tạo ra sự gập ghềnh.

Khi bàn chuyển động lắc lƣ lên xuống, chân thứ 3 chạm lên nền

gạch phát ra những tiếng cộp cộp vừa đủ nghe.

1 Trong Cao Đài Tự Điển của Hiền Tài Nguyễn Văn Hồng, mục Xây Bàn

có ghi lại bài báo Xuân 1959 của ông Vƣơng Hồng Sễn kể chuyện “Xây

ghế”, trong đó có tả sơ qua về căn phố trệt lối chợ Thái Bình tục danh là

“dãy phố hàng dừa”.

2 Theo Đạo Mạch Tri Nguyên xb 1929 – Huệ Chƣơng

Xây Bàn

- 10

(Chiếc bàn tròn 3 chân tại một địa điểm du lịch ở Đà Lạt đƣợc

giới thiệu dùng để “cầu hồn” giống nhƣ loại chƣ vị Tiền Khai

đã dùng Xây Bàn trong buổi đầu tại nhà ông Cao Hoài Sang)

Sau đêm đầu thất bại, qua hôm sau theo thỏa thuận giữa

những ngƣời thực hiện xây bàn với thế giới vô hình: đếm số

tiếng gõ trên nền gạch rồi lấy theo thứ tự của bảng chữ cái và

các dấu tiếng Việt mà xác định chữ. Thí dụ: 1 tiếng gõ là chữ

A, 2 tiếng là chữ Ă, 3 tiếng là chữ Â, 4 tiếng là chữ B, v.v…

Những ngƣời tham dự tịnh tâm, tập trung đếm theo số tiếng gõ

trên nền nhà, mỗi khi bàn ngƣng chuyển động thì đọc lên số đã

đếm đƣợc cho một ngƣời làm thƣ ký biên lại. Khi cảm thấy đã

Xây Bàn

- 11

đƣợc một câu có đủ nghĩa, ngƣời thƣ ký đọc lên. Nếu đồng ý

thì bản gõ 1 tiếng còn nếu không đồng ý thì gõ 2 tiếng.

Khởi đầu, quý vị đã tiếp xúc đƣợc một số vong trong gia

đình nhƣ Cao Quỳnh Tuân, Cao Quỳnh Lƣợng.

Tiếp theo, tối thứ bảy 12 tháng 6 Ất Sửu tại nhà ông Cao

Quỳnh Cƣ số 134 Bourdais quận 1 Sài Gòn (nay là đƣờng

Calmette, khu vực Ngân Hàng Eximbank), chiếc bàn vuông 4

chân đƣợc sử dụng.

Về mặt kỷ thuật cũng tƣơng tợ nhƣ đã áp dụng khi xây bàn

với chiếc bàn tròn 3 chân: có 3 chân bàn đƣợc kê cao lên một

chút còn chân thứ 4 để hổng khỏi mặt gạch một ít.

Liên lạc đƣợc với thế giới vô hình, chuyện vãng cùng nhau,

quý vị rất là phấn khích. Kể từ đó, khi thì ở nhà ngài Cao Hoài

Sang có lúc lại tựu họp ở nhà ngài Cao Quỳnh Cƣ trao đổi thi

phú qua lại giữa ngƣời dƣơng thế và các chơn linh cõi hƣ

không.

Có một vong nữ xƣng danh là Đoàn Ngọc Quế, sau một thời

gian xƣớng họa thi thơ với nhau đã kết nghĩa anh em với quý vị

xây bàn.

Đến hạ tuần tháng 7 Ất Sửu có một vị “Bần Đạo” xƣng

danh là AĂÂ nhập bàn. Sau này, bà Hƣơng Hiếu kể lại:

, Đức Thƣợng Phẩm hô chữ nào

thì tôi chép chữ rồi mới ghép lại cho thành văn. Vì thế mà lúc

còn xây bàn các Đấng giáng cho một bài thi bát cú hay tứ cú

hoặc dạy việc gì, khi chép xong rồi mới ráp lại một bài thật là

lâu lắm. Mà mỗi đêm mỗi cầu, buổi ấy tôi làm biên tập viên

Xây Bàn

- 12

(thơ ký) cho các Đấng.(…) Ba ông mê văn thi của các Đấng

nên đêm nào cũng thức để cầu cơ học hỏi cho đến khuya (…) Ai

cũng ốm gầy xanh xao hết mà không đêm nào buồn chán (…)”

Thời gian này, cô Đoàn Ngọc Quế có giới thiệu cô Hớn

Liên Bạch cũng đến trao đổi thi thơ. Về sau, chính vong cô Quế

cho biết mình là Thất Nƣơng và cô Hớn Liên Bạch là Bát

Nƣơng ở Diêu Trì Cung.

(Chiếc bàn vuông 4 chân cùng loại giống nhƣ chiếc bàn đã

đƣợc vẽ lại theo ký ức của bà Đầu Sƣ Hƣơng Hiếu.)

- Đến Rằm tháng 8: theo lệnh dạy của Bề Trên, quý ông tìm

và bắt đầu sử dụng Đại Ngọc Cơ để tiếp Đức Cửu Thiên Nƣơng

Xây Bàn

- 13

Nƣơng và Cửu Vị Tiên Nƣơng. Sau đó, việc thông công ở nhà

ông Cƣ có lúc dùng thêm Đại Ngọc Cơ nhƣng ở nhà ông Sang

vẫn còn xây bàn.3

- Tiếp theo sự kiện ban lời khấn nguyện chuẩn bị cho Lễ

Vọng Thiên Cầu Đạo (01.11 Ất Sửu, 16.12.1925) của ba ông

Cƣ, Tắc, Sang tại nhà của ông Cao Quỳnh Cƣ, qua xây bàn,

hồng danh Cao Đài Thƣợng Đế lần đầu tiên xuất hiện.

Sau này, trong bài giảng đạo thuyết tại Đền Thánh đêm 30

rạng mùng 1 tháng 3 năm Nhâm Dần (1962) nhân dịp vía Đức

Cao Thƣợng Phẩm, Ngài Tiếp Pháp Trƣơng Văn Tràng nói

(đƣợc ghi trong quyển 1 Đạo Sử Xây Bàn): “Cầu Đạo rồi, Đức

Chí Tôn dạy phải dùng Ngọc Cơ để tiếp xúc với Đức Chí Tôn

thì cái giai đoạn xây bàn đến đây là cáo chung.”

Mấy năm sau, vào năm 1968, Ngài Cao Hoài Sang, là ngƣời

trong cuộc ngay từ thuở ban đầu có nhắc lại:

“Cuốn “Đạo Sử Xây Bàn” do Bà Nữ Chánh Phối Sƣ Hƣơng

Hiếu dày công biên soạn, rất đầy đủ và đúng sự thật, từ lúc ba

vị Thƣợng Phẩm, Hộ Pháp, Thƣợng Sanh khởi sự xây bàn cho

đến khi đƣợc lịnh dùng cơ bút cho Đức Chí Tôn lập thành nền

Đại Đạo.” 4

Vậy lệnh của Đức Chí Tôn: “dùng cơ bút, ngƣng xây bàn”

đƣợc ban ra trong đàn ngày nào? Đây là một vấn đề phải tiếp

tục tìm kiếm.

3 “Kể từ ngày ấy (sau Hội Yến Diêu Trì), bên kia thì chú Tƣ tôi hiệp với chú

Tám tôi thƣờng hay cầu Ngọc cơ mà học hỏi. Còn bên nây, ông thân tôi với

anh Cao Hoài Sang thì vẫn còn sai bàn.” (Đại Đạo Tri Nguyên, Huệ

Chƣơng)

4 Đạo Sử 1 Xây Bàn - Hƣơng Hiếu, bản ronéo, lời xác nhận của Thƣợng

Sanh Cao Hoài Sang

Xây Bàn

- 14

Noel 1925, Đức AĂÂ chính thức xƣng danh “Ngọc Hoàng

Thƣợng Đế viết Cao Đài Tiên Ông…” và một thời gian ngắn

sau, Ngài khởi sự dạy Đạo cho quý vị. Bà Hƣơng Hiếu đã ghi

lại trong Đạo Sử Xây Bàn I trang 36: “Xin quý ông nhớ ngày

02.01.1926 Thầy khởi dạy Đạo”. Lời nhắc nhở này xuất phát từ

lời dạy của Đức Chí Tôn cho hai ông Cƣ và Tắc trong đàn cũng

vào ngày này: “… Phận sự hai con, trách nhiệm hai con Thầy

đã định trƣớc, song ngày giờ chƣa đến. Phải tuân lời Thầy,

nghe. Từ đây Thầy khởi sự dạy Đạo cho.”

Đây là thời điểm phƣơng pháp xây bàn chính thức hoàn

thành sứ mạng thông công lịch sử của nó trong cơ cứu độ kỳ

ba.

Chúng ta cũng đọc đƣợc lời dạy Đạo của Đức Chí Tôn ngay

ngày hôm sau trong đàn ngày 03 Janvrier 1926 về việc thủ cơ

chấp bút.5 Nhƣ vậy có thể nói rằng từ khi đƣợc Đức Chí Tôn và

các Đấng Thiêng Liêng khác dạy Đạo, quý vị Nhóm Phổ Độ

trên nguyên tắc đã không còn dùng phƣơng cách xây bàn nữa

mà chỉ sử dụng Đại Ngọc Cơ làm phƣơng tiện thông công để

học Đạo.

5 Thánh Ngôn Hiệp Tuyển 1 Bổn Thứ Nhứt Đinh Mão Niên 1928 trang 07,

03 Janvier 1926

Xây Bàn

- 15

Nhận xét:

- Qua bài viết xƣa nhất của ông Huệ Chƣơng (1929) kể lại

chuyện Xây Bàn và bài báo của ông Vƣơng Hồng Sễn (1959)

đều nhắc đến chiếc bàn tròn ở phố hàng dừa. Còn phần bà Đầu

Sƣ Hƣơng Hiếu lại nói đến chiếc bàn vuông ở nhà mình. Qua

đây, chúng ta thấy có một sự sắp xếp vô hình để việc xây bàn

đƣợc diễn tiến theo Lý Đạo.

Khởi đầu, việc xây bàn đƣợc thực hiện tại nhà ông Sang với

chiếc bàn tròn ba chân. Sau đó, tại nhà ông Cƣ chiếc bàn vuông

bốn chân đƣợc sử dụng.

Ngƣời xƣa dù Đông hay Tây đều có quan niệm trời tròn, đất

vuông. Ngƣời Việt thể hiện quan niệm này qua hình thức của

bánh dầy (tròn) bánh chƣng (vuông).

Theo Dịch Lý, các số lẻ là số dƣơng còn các số chẵn là số

âm. Chiếc bàn tròn ba chân đƣợc sử dụng đầu tiên để xây bàn

thể hiện “thuộc tính dƣơng” khởi động trƣớc. Kế đến, chiếc bàn

vuông bốn chân thể hiện “thuộc tính âm” tiếp bƣớc theo sau.

Đạo lý âm dƣơng tuy song hành nhƣng bao giờ tính dƣơng

cũng phải “làm chủ” khởi động. Càn khởi phát còn Khôn nhu

thuận. Có nhƣ thế thì tƣơng lai mới phát triển bền vững.

- Với cách xây bàn, những ngƣời thực hiện chỉ tĩnh tâm.

Còn với phƣơng cách dùng Đại Ngọc Cơ phải có nghi thức

kinh kệ trang nghiêm, phải ăn chay 6.

Nói một cách khác nếu so sánh về nghi thức hành lễ giữa

hai phƣơng cách thông công thì với cách dùng Đại Ngọc Cơ thể

hiện nghi lễ tôn giáo rõ rệt. Chính vì thế khi bƣớc vào giai đoạn

6 Khi Thất Nƣơng dạy tìm Đại Ngọc Cơ để tiếp Diêu Trì Cung, Đức Tiên

Nƣơng đã buộc ba ông Cƣ, Tắc, Sang phải ăn chay 3 ngày.

Xây Bàn

- 16

dạy Đạo để đạt đến cứu cánh tâm linh, Thiêng Liêng đã ra lệnh

chỉ còn sử dụng Đại Ngọc Cơ mà thôi. Đây cũng là một hàm ý

bài học bƣớc đầu về trật tự nghi lễ thể hiện “quyền pháp Đạo”.

2. Tuy nhiên, thật ra, sau đó việc xây bàn vẫn còn đƣợc

Ngài Hộ Pháp sử dụng ở Nam Vang trong một thời gian ngắn.

“Cuối tháng 6 Đinh Mão 1927, Ngài Hộ Pháp bị chính

quyền Pháp đổi sang Nam Vang làm việc hầu có thể hạn chế và

kiểm soát đƣợc việc hành đạo của Ngài.

Cƣ ngụ tại nhà của ông Cao Đức Trọng là anh ruột Ngài

Cao Hoài Sang, tại đây Ngài Hộ Pháp có tổ chức xây bàn,

những ngƣời đến dự xin hỏi về gia đạo, về tƣơng lai, v.v … đều

đƣợc Ơn Trên ban ân cho bài thơ 4 hoặc 8 câu để thỏa mãn

lòng hiếu kỳ.

Ngƣời tham dự ngày càng đông, Xây Bàn thì chậm chạp

nên Ngài Hộ Pháp nảy ra ý tạo Tiểu Ngọc Cơ gần giống nhƣ

Đại Ngọc Cơ nhƣng kích thƣớc nhỏ hơn và trên cần cơ đƣợc

soi một lỗ gắn vừa vào cốt bàn cơ. Trên bàn cơ có ghi bảng

mẫu tự chữ Việt trên hình rẽ quạt. Khi điển nhập vào tay làm

cho cơ chuyển động quay qua quay lại trên trụ cốt, xoay hình rẽ

quạt, cơ ngừng ở chữ nào thì có một ngƣời đọc to cho điển ký

viết. Cách này tuy chậm hơn Đại Ngọc Cơ nhƣng vẫn nhanh

hơn xây bàn gõ nhiều lần.7

7 Trong thời kỳ đầu của Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ, nếu nhƣ bên nhóm Vô

Vi của Ngài Ngô Văn Chiêu có sử dụng hình thức “độc đồng” nghĩa là chỉ

một đồng tử là ông Tƣ Ngƣng còn bên nhóm Phổ Độ việc thủ cơ lại phải

nhờ vào hình thức “song đồng âm dƣơng” nghĩa là cùng một lúc phải có 2

đồng tử cùng nƣơng 1 Đại Ngọc Cơ.

Khi đó, ở Nam Vang chỉ có một mình “đồng tử Phạm Công Tắc” cho nên

Ngài phải tạm dùng trở lại phƣơng cách xây bàn với sự cải tiến.

Xây Bàn

- 17

Giai đoạn xây bàn ở Nam Vang - Campuchia, Đức Hộ Pháp

đã độ dẫn đƣợc một số ngƣời Việt, ngƣời Hoa, ngƣời Miên

nhập môn trong đó có quý ông Cao Đức Trọng, Trần Quang

Vinh, v.v... về sau là những chức sắc cao trọng.

Một thời gian sau, khi Ngài Hộ Pháp quyết định nghỉ làm

công chức cho Pháp để trở lại hành đạo ở Tây Ninh thì việc xây

bàn cũng chấm dứt hẳn.” 8

3. Từ buổi ban sơ của Nhóm Xây Bàn Cơ Phổ Độ với ba

ông Cao Quỳnh Cƣ, Phạm Công Tắc và Cao Hoài Sang để rồi

tiến đến đầu năm dƣơng lịch 1926, Đức Chí Tôn khởi sự dạy

Đạo cho quý vị qua Đại Ngọc Cơ. Đọc Đạo Sử Xây Bàn và

Thánh Ngôn Sƣu Tập của Tây Ninh, chúng ta dễ dàng nhận

thấy bản văn của các buổi xây bàn luôn luôn ngắn. Nhƣng với

các đàn thông công bằng Đại Ngọc Cơ, bản văn có nội dung

hầu nhƣ đều phong phú với nhiều chi tiết.

Với nội dung lời dạy Đạo đầu tiên của Đức Chí Tôn, ngày

03-01-1926, về việc thủ cơ chấp bút qua một văn bản khá dài,

chúng ta có thể nói rằng thời điểm thực thụ ngƣng hình thức

xây bàn để tiếp xúc với Thiêng Liêng là từ đây. Từ khi khởi sự

dạy Đạo cho chƣ vị, Đức Chí Tôn và các Đấng Thiêng Liêng

khác chỉ còn sử dụng hình thức thủ cơ hay chấp bút vì số lƣợng

thông tin đƣợc chuyển tải nhiều và nhanh hơn hẳn so với

phƣơng thức xây bàn và về mặt nghi lễ cũng cần có một số nghi

thức nhứt định thể hiện sự nghiêm túc thành khẩn cầu xin để

đƣợc nhận những lời vàng giáo hóa.

8 Theo Khảo Luận Xây Bàn và Cơ Bút tr20, Hiền Tài Nguyễn Văn Hồng

Ất Dậu - 2005

Xây Bàn

- 18

Xây Ghế 9 hay Sai Bàn là tên gọi phƣơng thức thông công

đầu tiên của ba vị tiền bối thuộc nhóm Phổ Độ nhƣng Xây Bàn

mới là tên gọi thông dụng nhất. Đó là thời kỳ tiền phôi thai của

Cao Đài giáo.

Tiến trình của hình thức này đã diễn ra theo thứ tự của Dịch

Lý: Càn chuyển động trƣớc và Khôn theo sau qua việc khởi đầu

sử dụng chiếc bàn tròn ba chân và sau đó mới đến chiếc bàn

vuông 4 chân. Tốc độ tiếp nhận thông tin của phƣơng thức này

rất chậm nên lƣợng thông tin hạn chế.

Thời kỳ sử dụng phƣơng thức Xây Bàn này chỉ diễn ra vào

buổi đầu độ dẫn chƣ vị Tiền Khai trong khoảng 6 tháng cuối

năm Ất Sửu – 1925.

Về sau khi Hộ Pháp Phạm Công Tắc sang Campuchia làm

việc và truyền đạo, Ngài có sử dụng lại hình thức Xây Bàn

nhƣng cải tiến kết hợp với hình thức Ngọc cơ. Tốc độ thông

linh đƣợc tăng lên rõ rệt. Nhƣng từ khi Đại Ngọc Cơ đƣợc

chính thức sử dụng cùng với những nghi lễ kinh kệ, trấn đàn,

v.v… đƣợc tiếp nhận từ Ngài Ngô Văn Chiêu; ngƣời đệ tử Cao

Đài đầu tiên; để Thiêng Liêng dạy Đạo thì vai trò của phƣơng

thức Xây Bàn đƣợc cáo chung.

Đó là một giai đoạn độc đáo ở buổi đầu Khai Nguyên Lập

Đạo 10 – Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ.

Ất Dậu - 2005

9 Tiếng Việt vào đầu thế kỷ 20 vẫn còn thƣờng dùng từ “ghế” để chỉ chiếc

bàn! Khi đó ngƣời ta nói và viết “ghế thờ” thay vì “bàn thờ” nhƣ hiện nay.

10 “Khai Nguyên Lập Đạo” là cụm từ đƣợc Đức Đông Phƣơng Chƣởng

Quản Hiệp Thiên Đài sử dụng khi giáng đàn giải thích “tiến trình của

ngày sơ khai Đại Đạo”.

Cửu Thiên Nƣơng Nƣơng - 19

TÌM HIỂU LỊCH SỬ HỘI YẾN DIÊU TRÌ

Hội Yến Diêu Trì là một trong những sự kiện trọng đại của

thời kỳ tiềm ẩn trong lịch sử hình thành Đại Đạo Tam Kỳ Phổ

Độ. Hàng năm, các tín hữu Cao Đài đều long trọng tổ chức kỷ

niệm. Đặc biệt, nơi Tòa Thánh Tây Ninh một lễ hội hoành tráng

luôn đƣợc thực hiện với hàng vạn tín đồ khắp nơi về dự lễ.

Tuy nhiên, các sử gia Cao Đài chỉ mới chuyển tải đƣợc nội

dung tổng quát chứ vẫn chƣa lƣu ý đến những chi tiết căn bản

nhƣ tên gọi chính xác của Đấng Nữ Thiêng Liêng cao cấp gắn

liền với sử kiện ... Vả lại khi đó đang ở vào thời kỳ Xây Bàn

cho nên các bổn điển liên quan không còn lƣu giữ đƣợc theo

thời gian bởi mối mọt hay biến động xã hội.

Vì thế với những thông tin đã đƣợc phổ biến qua sách báo

hay bài thuyết đạo của một số tác giả; kể cả của một số nhân

chứng lịch sử; một số lớn tín hữu Cao Đài chúng ta vẫn đƣợc

cung cấp vài chi tiết chƣa hoàn toàn chính xác theo lịch sử. Từ

đó có thể dẫn đến sự hiểu nhầm và khi tái hiện lại chƣa sát theo

hình tƣợng và nội dung của lịch sử buổi đầu sơ khai ấy.

I. DIỄN TIẾN HỘI YẾN LỊCH SỬ

1. Buổi đầu trong lúc sử dụng hình thức Xây Bàn tiếp xúc

với thế giới vô hình, ba ông Cao Quỳnh Cƣ – Phạm Công Tắc

và Cao Hoài Sang có kết giao với vong Đoàn Ngọc Quế. Ít lâu

sau chƣ vị mới biết thật ra đó là chơn linh cô Vƣơng Thị Lễ và

đƣợc giới thiệu thêm một bạn làm thơ xƣớng họa khác là cô

Hớn Liên Bạch.

2. Vào cuối thƣợng tuần tháng 8 Ất Sửu sau khi mối giao

hảo đã thâm tình, chƣ vị đƣợc cô Vƣơng cho biết mình và chị

Hớn Liên Bạch thật ra là Thất và Bát Nƣơng trên Diêu Trì

Cung dƣới quyền chƣởng quản của Đức Cửu Thiên Nƣơng

Cửu Thiên Nƣơng Nƣơng - 20

Nƣơng. Đồng thời trƣớc thời gian này, chƣ vị cũng đã đƣợc tiếp

xúc với một Đấng xƣng danh là A,Ă,Â.

Qua những trao đổi ý kiến rồi thỉnh cầu của ba vị Cƣ – Tắc

– Sang, Thất Nƣơng mới hƣớng dẫn phƣơng thức để có thể tiếp

xúc với Đức Cửu Thiên Nƣơng Nƣơng. Quý vị đƣợc hƣớng dẫn

phải ăn chay ba ngày và tìm chiếc Đại Ngọc Cơ để hầu lễ Ngài

vào dịp Trung thu.

Cùng thời gian đó, Đức A,Ă, dạy chƣ vị làm một tiệc chay

để đãi mƣời vị.

3. Đúng vào đêm 14.8 Ất Sửu (dl 01.10.1925) 1, tại nhà ông

Cƣ (số 134 Bourdais Sàigòn, nay là đƣờng Calmette) đúng giờ

Tý, cả thảy ba vị nam và bà Nguyễn Thị Hiếu đều đủ mặt.

Ông Cƣ đã sắp đặt một cái bàn dài, rải bông lá xung quanh,

phía trong bàn ngay chính giữa để một cái ghế mây lớn và nối

theo là chín cái ghế mây nhỏ hơn đặt chung quanh bàn. Trên

bàn chƣng dọn những bình bông và trái cây tƣơi tốt, đặt trƣớc

mỗi cái ghế là một tách trà, một ly rƣợu, một cái chén cùng với

muỗng, đũa.

4. Khi dùng Đại Ngọc Cơ để hầu lễ, Đức Thất Nƣơng dạy

ba ông cùng nhập tiệc và ngâm thơ đàn họa. Trong lúc đó bà

Hiếu giữ vai trò phục vụ, châm nƣớc trà, gắp thức ăn để vào

các chén.

Buổi tiệc đƣợc chừng nửa tiếng, chƣ vị tái cầu, Đức Cửu

Thiên Nƣơng Nƣơng giáng cơ chào mừng. Bốn vị Tiên Nƣơng

gồm Nhất Nƣơng, Lục Nƣơng, Thất Nƣơng và Bát Nƣơng

giáng cơ lần lƣợt ban cho 4 bài thi bát cú. Xong tiệc, chƣ vị tái

cầu Đức A,Ă,Â.

1 Một số tác giả đã ghi sai là tháng 9.1925

Cửu Thiên Nƣơng Nƣơng - 21

II. BƢỚC ĐẦU NHẬN ĐỊNH VỀ CÁC SỬ LIỆU LIÊN

QUAN ĐẾN HỘI YẾN DIÊU TRÌ CUNG:

1. Về danh xƣng và nơi ngự của Đấng Cai Quản Diêu

Trì Cung:

Chúng ta cần lƣu ý rằng danh từ Cửu Thiên Nƣơng Nƣơng

và Diêu Trì Cung gắn liền với lịch sử Hội Yến Diêu Trì.

1.1. Về tên gọi của Đấng Mẫu Nghi:

Từ khi Đức Thất Nƣơng hƣớng dẫn sắp đặt chuẩn bị cho

đến đêm Hội Yến, tên gọi của Đấng Nữ Thiêng Liêng cao cấp

cai quản nữ phái trên thƣợng giới đều chỉ đƣợc các Đấng dùng

là “Cửu Thiên Nƣơng Nƣơng” hay “Diêu Trì Cung”. Bà

Hƣơng Hiếu ghi lại: 2

“Lối thƣợng tuần tháng 8 năm Ất Sửu (1925), Thất Nƣơng

cho biết về Diêu Trì Cung:

“Trên có Cửu Thiên Nƣơng Nƣơng cai quản, dƣới có

Chín Tiên Nƣơng mà Cô là Thất Nƣơng, Hớn Liên Bạch là Bát

Nƣơng.”

Những tên gọi khác nhƣ Diêu Trì Kim Mẫu, Diêu Trì

Nƣơng Nƣơng, Vô Cực Từ Tôn, Phật Mẫu, v.v... là chúng ta

bắt chƣớc theo những danh xƣng sau này khi Đức Mẹ giáng cơ.

▪ Xin hãy lƣu ý đến bài thơ của Ngài Cao Quỳnh Cƣ đặt ra

vào thời điểm cuối tháng 10 Ất Sửu 1925 để thỉnh cầu xin xá

tội cho Đức A,Ă,Â:

“Vái van xin quí Cửu Thiên Nƣơng,

Tâu với Ngọc Hƣ tỏ ngọn nguồn.”

2 Đạo Sử Xây Bàn quyển 1, Chánh Phối Sƣ Hƣơng Hiếu

Cửu Thiên Nƣơng Nƣơng - 22

Khi đó Đấng Thiêng Liêng cao cấp nhất mà ba vị Cƣ, Tắc,

Sang đƣợc quen biết mới chỉ duy nhất là Đức “Cửu Thiên

Nƣơng Nƣơng”. Vì thế, cụm từ này mới đƣợc quý vị sử dụng

để khẩn cầu.

▪ Khoảng ba tháng sau, trong đàn ngày cuối năm 1925, khi

dạy chƣ vị phải học tập theo gƣơng đức hạnh của mình và các

Đấng Tiên Nƣơng, Đức A,Ă, có lời dạy:

“Phải học tình nhơn ái, trung tín cứu giúp của ba con có

đặng nhƣ Cửu Thiên Nƣơng Nƣơng chăng? Phải học gƣơng.” 3

▪ Hiện nay nhiều đạo hữu chúng ta nhầm lẫn giữa Đức

Cửu Thiên Nƣơng Nƣơng với Đức Cửu Thiên Huyền Nữ!

Qua đoạn Thánh Ngôn trên, thêm một lần nữa cho chúng ta

thấy vào thuở ban đầu trong thời kỳ Xây Bàn, danh xƣng Cửu

Thiên Nƣơng Nƣơng là tên chánh thức luôn đi liền với Cửu Vị

Tiên Nƣơng.

Chúng ta hãy để ý đến chi tiết danh xƣng ban đầu này của

Đức Diêu Trì mới tránh đƣợc sự nhầm lẫn rất nghiêm trọng

này.4

3 Đạo Sử Xây Bàn I, đàn ngày 31 Décembre 1925

4 Qua nhiều nguồn Thánh giáo của một số Hội Thánh nhƣ Minh Chơn Đạo,

Tiên Thiên, Tam Quan, Minh Lý Đạo, Cao Đài Thống Nhất chúng ta tìm

đƣợc một số đàn cơ trong một buổi đàn vừa có Đức Diêu Trì Kim Mẫu và

Đức Cửu Thiên Huyền Nữ cùng giáng cơ.

Cả hai Đấng đều xƣng là Mẹ nhƣng Đức Cửu Thiên Huyền Nữ còn có

danh xƣng khác là Huyền Nữ Nguyên Quân, Ngài tự xƣng mình là dƣỡng

mẫu và đến báo đàn cho Đức Mẹ Diêu Trì giáng cơ.

Cửu Thiên Nƣơng Nƣơng - 23

1.2. Về nơi ngự: “Cung Diêu Trì”

Về sau, qua lời kể của Ngài Hộ Pháp Phạm Công Tắc:

“Chừng Hội Yến Diêu Trì rồi các Đấng Thiêng Liêng và các

vị Giáo Chủ ra từ giã (thăng), kế Đức Chí Tôn 5 đến nhập cơ.

Thƣợng Phẩm và Bần Đạo tọc mạch hỏi: Khi nảy Diêu Trì

Cung đến có Ngài đến ở đó không?

Đức Chí Tôn trả lời: Có chớ, Ta ở đây từ khi ban sơ đến

giờ.

Ngài có thấy Diêu Trì Cung đến không?

Có chớ, chính mình Ta tiếp đãi …” 6

Buổi ban sơ ấy, vào đầu năm 1926, sau khi Đức Cao Đài

Tiên Ông đã chánh thức xƣng danh Ngọc Hoàng Thƣợng Đế

nhƣng chƣ vị tiền bối vẫn chƣa hiểu rõ sự khác biệt giữa Đức

Chí Tôn và Đức Diêu Trì nên Thầy dạy:

“Thầy đã nói A,Ă, là Thầy, còn Cung Diêu Trì là Cung

Diêu Trì.

Các Thánh đều có cả. Ấy là những đấng Thầy lựa, sai đến

dạy dỗ mấy con. Đừng triệu thƣờng vì mỗi ngƣời đều có phận

sự.” 7

Qua đoạn Thánh Ngôn trên, Đức Chí Tôn xác định cho chƣ

môn đệ hiểu rõ có sự hiện diện của Cung Diêu Trì song song

với Bạch Ngọc Kinh của Thầy.

5 Thật ra lúc đó là Ngài A,Ă,Â. Và Ngài Cƣ khi đó vẫn chƣa đƣợc phong

Thƣợng Phẩm.

6 Đức Hộ Pháp thuyết đạo ngày Rằm tháng 8 Kỷ Sửu (1949)

7 Đạo Sử Xây Bàn 1, ngày 02 Janvrier 1926.

Cửu Thiên Nƣơng Nƣơng - 24

2. Về số lƣợng và những Đấng Nữ Tiên Nƣơng giáng cơ

trong đêm Hội Yến lịch sử.

Theo một số tác giả cho rằng đêm Hội Yến lịch sử đó có đủ

Cửu Vị Tiên Nƣơng giáng cơ ban cho 9 bài thơ cùng với bài

của Đức Cửu Thiên Huyền Nữ! Mƣời bài thơ này về sau đƣợc

dùng làm kinh cúng trong các Lễ Hội Yến hàng năm. Thật là

một nhầm lẫn đáng tiếc!

Những bài này đƣợc ban cho thuộc về một đàn cơ khác sau

này (cần phải tiếp tục truy tìm xuất xứ các bài kinh cúng Phật

Mẫu đƣợc ban cho vào khi nào).

Vì các bài kinh này khá thông dụng, quen thuộc với đạo hữu

cho nên đây là một trong những nguyên nhân chính góp phần

gây ra sự nhầm lẫn về danh xƣng của Đức Mẹ cũng nhƣ số

lƣợng bài thơ đƣợc ban trong đêm lịch sử ấy.

Thật ra chỉ có 4 bài thơ của các Đấng Nhất Nƣơng, Lục

Nƣơng, Thất Nƣơng và Bát Nƣơng đƣợc ban cho.8

3. Về hình thức tái hiện Yến Bàn Đào.

“Ông Cƣ đã sắp đặt một cái bàn dài”

Qua tài liệu ghi lại và qua thực tế hình ảnh tái hiện nghi

thức Yến Bàn Đào nơi Báo Ân Từ ở Tòa Thánh Tây Ninh

chúng ta thấy “chiếc bàn dài” đã đƣợc sử dụng.

Tuy nhiên, một số nơi hiện nay khi tái hiện hình thức Hội

Yến mỗi dịp trung thu lại chƣa chú ý đến chi tiết này. Thông

thƣờng chúng ta thấy chiếc bàn tròn thƣờng đƣợc sử dụng hơn!

Xét về Lý Đạo, hình chữ nhựt gần gũi với hình vuông hơn

là hình tròn và tƣợng trƣng cho Khôn hay Địa.

8 Lịch Sử Đạo Cao Đài quyển 1, xb 2005, tr 120. Cơ Quan PTGLĐĐ

Cửu Thiên Nƣơng Nƣơng - 25

4. Về lịch sử cơ bút Cao Đài, đây là lần đầu tiên Đại Ngọc

Cơ đƣợc chánh thức sử dụng nơi nhóm Phổ Độ. Đức Nƣơng

Nƣơng đã đến trƣớc, phải nhiều năm sau tín hữu Cao Đài mới

biết đó chính là Đấng Vô Cực.

Sau đó đến Noel, cũng qua Đại Ngọc Cơ, Đức Thái Cực –

Ngọc Hoàng Thƣợng Đế kim viết Cao Đài Tiên Ông mới đến.

Hai Đấng Tạo Hóa tƣợng trƣng cho Đạo Tiên Thiên đã lần

lƣợt xuất hiện đúng nhƣ Lý “Vô Cực nhi Thái Cực”.

III. VỀ CÁC DANH HIỆU CỦA ĐỨC MẸ

1. Các danh hiệu:

Sau một số lần giáng cơ độ dẫn ba vị Cƣ, Tắc, Sang từ cuối

quý ba sang đầu quý tƣ năm Ất Sửu (1925), lúc Đức A,Ă,Â

chƣa lộ diện cho các ông biết danh tánh thật của mình, lần đầu

tiên Đức Diêu Trì giáng cơ trở lại với quý vị là vào cuối năm

Mậu Thìn đầu năm 1929.

“Thiếp chào chƣ Đạo hữu, chƣ Đạo muội, bình thân. Thiếp

vì cảm tình xƣa mà phải chính mình đến cùng Cửu Nƣơng, cho

hiểu mọi điều.

Diêu Trì Cung đã thƣợng sớ cho Chí Tôn ... Thiếp còn nhớ

khi đến dìu dắt chƣ Đạo hữu vào đƣờng Đạo, phải mở Đại Đạo

Tam Kỳ Phổ Độ, thì Thiếp đã nói bởi vì tình riêng của mấy

Đấng Chơn Quân đến lo cứu độ chớ không phận sự chi trong

lúc nầy.

Và cũng bởi lịnh Chí Tôn sai khiến, chắc rằng: Nếu không

phải Thiếp mở Đạo thì không phƣơng thành Đạo đặng.

Khi Thiếp mở Đạo thì độ ai? Có phải là cả Chức sắc Hiệp

Thiên Đài. Các Chơn Quân thiệt tình của Thiếp là ai chăng?”

Cửu Thiên Nƣơng Nƣơng - 26

Qua nhiều lần giáng cơ:

▪ Đa số danh xƣng của Ngài là Diêu Trì Kim Mẫu.

▪ Có những lần, Ngài xƣng danh Diêu Trì Nƣơng Nƣơng.

▪ Ngày nay, chúng ta ai cũng biết Đức Vô Cực là Đức Diêu

Trì nhƣng lần đầu tiên Đức Diêu Trì xƣng danh “Diêu Trì Kim

Mẫu Vô Cực Thiên Tôn” là khi nào? Sau hơn 20 năm giáng

cơ, lần đầu tiên Ngài xƣng danh Vô Cực, đó là đàn ngày mùng

9 tháng giêng năm Đinh Hợi 1947.9

Ngoài ra cũng còn một số danh xƣng khác nhƣ: Phật Mẫu…

2. Danh xƣng ngắn gọn “Mẹ”:

Danh xƣng “Mẹ” đã đƣợc Đức Diêu Trì Kim Mẫu sử dụng

ngay từ lần đầu trở lại với chƣ vị Tiền bối vào cuối năm Mậu

Thìn (1928). Kể từ đó, “Mẹ” đã trở thành một đại từ thân

thƣơng trìu mến thƣờng đƣợc sử dụng của Đức Từ Tôn và đàn

con thân yêu cho cả nữ và nam.

IV. KẾT LUẬN

Tóm lại, hai danh từ Cửu Thiên Nƣơng Nƣơng và Diêu

Trì Cung là 2 tên gọi gắn liền với lịch sử Hội Yến.

Tên thông dụng hơn cả là Diêu Trì Kim Mẫu. Ngoài ra

Ngài còn xƣng danh với một số tên khác nhƣng bao giờ từ

“Mẹ” cũng luôn đƣợc sử dụng.

Và Đức Cửu Thiên Nƣơng Nƣơng không phải là Đức

Cửu Thiên Huyền Nữ! Đây là hai Đấng Thiêng Liêng khác

nhau.

9 Trong Thánh Truyền Trung Hƣng 1, danh xƣng Vô Cực Từ Tôn bắt đầu

có vào năm 1938.

Ngày Thầy Lập Đạo - 27

XÁC MINH NGÀY ĐỨC CHÍ TÔN LẬP ĐẠO

Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ đã đƣợc Đức Chí Tôn Khai Lập

vào khi nào đang là một trong những vấn đề lịch sử trọng yếu

nhƣng rất tiếc lại có khá nhiều tín đồ và chức sắc Cao Đài chƣa

thông suốt! Từ đó dẫn đến hệ lụy là cách ghi Năm Đạo trong

các sớ, văn bản hành chánh và nhất là trong những lễ kỷ niệm

gây ra nhiều thắc mắc cho tín đồ và quan khách!

Thật lạ lùng, hầu nhƣ các sách sử đạo của những tác giả

trong khoảng 40 năm trở lại đây hầu nhƣ không có nhấn mạnh

xác định chi tiết trọng yếu này! Trong khi đó các sách của

những tác giả đã viết trong 10 năm đầu mới hiện diện của Cao

Đài giáo có nhấn mạnh đến điểm này nhƣng vì đã quá lâu nên ít

ngƣời có cơ hội để đọc!

Vì thế hiện nay có nhiều quan điểm về ngày khởi đầu của

Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ! Có nơi chọn ngày Đức Cao Đài lần

đầu xƣng danh Ngọc Hoàng (25 tháng 12 năm 1925), có nơi

chọn giao thừa mùng 1 Tết Bính Dần 1926, có nơi lại đổi năm

Đạo qua sự kiện Khai Tịch Đạo ngày 23 tháng 8 âm lịch, nhƣng

có nơi gọi ngày Rằm tháng 10 Khai Minh Đại Đạo là Tết Đại

Đạo! Mặc dầu số đông các quan điểm đều thống nhất ở yếu tố

lấy năm Bính Dần là thời gian đã diễn ra các sự kiện.

Tuy nhiên trong thực tế ngày nay phần lớn lại không thể lý

giải đƣợc câu hỏi, với cách tính Năm Đạo của mình nhƣ hiện

nay thì vào năm Bính Ngọ - 2026, lúc đó tròn 100 năm xuất

hiện Đạo Cao Đài vào năm Bính Dần – 1926, tại sao Năm Đạo

lại đƣợc ghi là 102 chứ không phải là 101!

Đi tìm lời giải cho câu hỏi này là trách nhiệm của bất cứ tín

hữu Cao Đài nào có quan tâm đến lịch sử nhà Đạo và có ƣu tƣ

đến việc cần thiết phải trả lại giá trị lịch sử vốn có của nó!

Ngày Thầy Lập Đạo - 28

I. TRUY TÌM CÁC CHỨNG CỨ LỊCH SỬ

1. Từ nguồn Thánh Ngôn và Thánh Giáo

Thánh Ngôn Hiệp Tuyển Bổn Thứ Nhất xuất bản lần đầu

tiên vào năm 1928 ở trang 70 có đàn ở Tây Ninh, {01 Février

1927 (1er

.01 Đinh Mão)}1 với bài giáng cơ của cố Thƣợng

Chƣởng Pháp Tƣơng. Tiếp sau đó là bài Thánh Ngôn của Thầy

có nội dung nhắc lại sự kiện lịch sử trƣớc đó tròn một năm, đàn

giao thừa Bính Dần 1926, nhƣ sau:

"... Trung, Cƣ, Tắc, mấy con nhớ đêm nay năm rồi thế

nào, còn nay ra thế nào chăng?

Thầy lập Đạo năm rồi ngày này thì môn đệ của Thầy chỉ

có 12 đứa ...

Thầy hỏi nếu chẳng phải quyền hành Thầy, dù cho một vị

Phật thiệt lớn giáng thế đi nữa cũng chƣa có phƣơng chi mà độ

hơn bốn muôn sanh linh … trong một năm cho đặng bao giờ.

Thầy vui mầng, Thầy khen tặng hết cả bốn muôn môn đệ

của Thầy …”

Vậy theo lời Thánh Ngôn, Đức Chí Tôn khẳng định lại

Ngài đã Lập Đạo vào giao thừa Tết Bính Dần 1926.

Hầu hết các tín hữu Cao Đài đều có đọc Thánh Ngôn Hiệp

Tuyển nhƣng lại có rất ít ngƣời quan tâm đến bài Thánh Ngôn

này! Lý do bởi nội dung lời dạy của Thầy trong đàn này hầu

nhƣ nghiêng về việc ban thƣởng chức sắc cho những vị hữu

công chứ không phải là bài giảng về đạo lý!

1 Thật ra ngày 01 Février chỉ mới là ngày cuối năm Bính Dần.

Còn nếu ghi 01 Février 1927 mùng 1 Tết Đinh Mão thì có nghĩa là đang

ở vào thời điểm giờ Tý nhƣng còn trƣớc giao thừa, tức là chỉ mới hơn 23g.

Ngày Thầy Lập Đạo - 29

Về sau, trong Thánh Huấn Hiệp Tuyển số 1 của Hội Thánh

Tiên Thiên xuất bản, có bài tựa đề “Lý Đạo Cơ Thiên”. Đức

Chí Tôn một lần nữa đã nhắc lại để các môn đệ không nhầm lẫn

ý nghĩa giữa hai sự kiện giao thừa và 23 tháng 8 Bính Dần.

Thầy dạy:

“Các con đã hiểu câu "Thiên khai ƣ Tý, Địa tịch ƣ Sửu,

Nhơn sanh ƣ Dần".

Vì lý Trời nhƣ thế, nên từ niên Giáp Tý, Thầy chuyển cơ

Đạo cho anh con là Ngô Minh Chiêu thọ chơn truyền của Thầy

trƣớc. Đến Ất Sửu, Thầy mới tỏa lần lần.

Đến Bính Dần, Thầy mới mở Đạo là ngày sơ nhứt chánh

ngoạt, Thầy thâu thập nhị môn đồ của Thầy đầu tiên đó.

Các con đã lầm tƣởng ngày nhị thập tam, bát ngoạt là ngày

Thầy mở Đạo. Không phải thế đâu con! Chính ngày ấy anh con

là Lê Văn Trung khai Đạo với chánh phủ Pháp.

Các con hiểu rõ cơ Trời đã qua nhƣ thế.” 2

Tuy nhiên nếu dùng Thánh Ngôn hay Thánh giáo để chứng

minh lại không là chứng cứ khách quan khoa học có thể thuyết

phục lòng tin của những nhà nghiên cứu trong đời sống! Vả lại

trong tình hình thực tế nhà Đạo đang tồn tại nhiều Hội Thánh

cho nên không phải mọi tín đồ Cao Đài đều có lòng tin vào

kinh sách của Hội Thánh bạn! Vì thế, nhân chứng và vật chứng

là những yếu tố khách quan khoa học buộc chúng ta phải đi tìm

để chứng minh cho “giả thiết” mà Thánh giáo đã nêu lên!

Nhƣ vậy, trong các tài liệu để lại của chƣ vị Tiền Khai Đại

Đạo đã đề cập đến các sự kiện và những thời điểm này thế nào?

2 Thánh Huấn Hiệp Tuyển 1, bài 56

Ngày Thầy Lập Đạo - 30

2. Từ Nguồn Tài Liệu của Các Nhân Chứng Lịch Sử

Các sách xƣa đã lƣu trữ đƣợc những thông tin gì về các thời

điểm lịch sử này? Đây là những vật cần thiết phải đƣợc tìm lại

để khảo cứu.

Qua nguồn tài liệu của Tòa Thánh Tây Ninh chúng ta có tìm

đƣợc một số tài liệu của một vài nhân vật lịch sử nhƣ:

2.1. Quyển Tiểu Sử Quyền Giáo Tông Thƣợng Trung

Nhựt có đăng bài giảng đạo vào năm Mậu Thìn – 1928, kỷ

niệm 2 năm sự kiện soạn Tờ Khai Tịch Đạo.

Khi đó Ngài Lê Văn Trung còn đang ở phẩm Thƣợng Đầu

Sƣ có nhắc lại những thông tin quan trọng để đạo hữu “tƣờng

lãm” thời điểm đánh dấu việc ra đời của Đạo Cao Đài với một

đoạn nội dung nhƣ sau:

“6 Octobre 1928.

Chƣ đạo hữu rất yêu dấu ... 23 tháng tám năm Mậu Thìn.

Tôi rất hân hạnh vì ngày nay đƣợc thay mặt trong Đại Đạo

Tam Kỳ Phổ Độ đặng thổ lộ ít lời nhắc tích ngày kỷ niệm hôm

nay. (…)

Ngày tháng nhƣ thoi đƣa, ngoảnh lại ngày Đấng Chí Tôn

hiệp chúng ta nơi đây đặng lo lập Tờ Khai Đạo tới nay là hai

năm chẵn. Tôi xin nhắc lại cho chƣ hiền hữu lãm tƣờng. Đấng

Chí Tôn có dạy “Bàn Cổ sơ khai, Nhơn sanh ƣ Dần”, cho nên

ngày Đấng Chí Tôn mở đạo là ngày mồng một năm Bính

Dần.

Ngày ấy, Thầy sắp đặt 12 ngƣời lo khai Đại Đạo Tam Kỳ

Phổ Độ, mỗi ngƣời lãnh phận sự lo đi truyền bá …” 3

3 Tiểu sử Đức Quyền Giáo Tông Thƣợng Trung Nhựt trang 33, Tây Ninh

Ngày Thầy Lập Đạo - 31

Chúng ta hãy để ý đến câu “Tôi xin nhắc lại cho chƣ hiền

hữu lãm tƣờng”. Với hai từ “lãm tƣờng” của Ngài Thƣợng Đầu

Sƣ cho thấy Ngài muốn nhấn mạnh đến một vấn đề mà nhiều

đạo hữu khi đó chƣa đƣợc hiểu rõ!

Có một tài liệu lịch sử khác:

2.2. Quyển Đại Đạo Căn Nguyên của Ngài Bảo Pháp

Nguyễn Trung Hậu.

Là một trong những ngƣời có tham dự việc đi lập đàn qua

từng nhà các môn đệ đầu tiên của Đức Cao Đài vào đêm cuối

năm Ất Sửu, khi nhắc lại nội dung và thời điểm buổi lập đàn tại

nhà Ngài Lê Văn Trung vào giao thừa Bính Dần, Ngài Bảo

Pháp đã ghi lại:

“Tái cầu lại (nhằm 11 giờ khuya, giờ Tý năm Bính Dần)

Thƣợng Ðế dạy rằng:

“Chƣ đệ tử nghe: Chiêu buổi trƣớc hứa lời truyền Ðạo cứu

vớt chúng sanh, nay phải y lời mà làm chủ dìu dắt cả môn đệ

Ta vào đƣờng đạo đức đến buổi chúng nó thành công, chẳng

nên tháo trút. Phải thay mặt cho Ta mà dạy dỗ chúng nó.

Trung, Kỳ, Hoài, ba con phải lo thay mặt cho Chiêu đi độ

ngƣời. Nghe và tuân theo.

Bản, Sang, Giảng, Quí, lo dọn mình đạo đức đặng truyền bá

cho chúng sanh. Nghe và tuân theo.

Ðức tập cơ, Hậu tập cơ; sau theo mấy anh đặng độ ngƣời.

Nghe và tuân theo”.

Ngài Bảo Pháp kết luận dƣới đoạn Thánh Ngôn trên:

“Ấy là lời Thánh giáo đầu tiên. Ấy là kỷ niệm ngày Khai

Ðạo mồng một giờ Tý năm Bính Dần vậy.”

Ngày Thầy Lập Đạo - 32

Quyển sách này đã đƣợc ra mắt vào đầu thập niên 30 của

thế kỷ trƣớc vào năm thứ 5 của tuổi Đạo, là một trong những

quyển Sử Đạo đầu tiên của Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ đƣợc

chính ngƣời trong cuộc ghi lại.

2.3. Quyển Đạo Mạch Truy Nguyên.

Là cháu gọi Ngài Cao Quỳnh Cƣ là chú Tƣ, tác giả Huệ

Chƣơng đã cho phát hành quyển sách này vào năm 1929. Sách

đƣợc tác giả trình bày với hình thức một quyển truyện lịch sử.

Về sự kiện giao thừa Bính Dần, ông kể nhƣ sau:

“Thầy cho các con hiểu rằng: Buổi tạo Thiên lập Địa, Thầy

sanh loài ngƣời ra, nhằm ngày Dần "Nhân sanh ƣ Dần".

Vậy từ đây, Thầy dùng các con làm tay chơn mà gầy dựng

nền Chánh giáo. Lại cũng kể ngày nay là ngày phát khởi

nguồn Đại Đạo, lấy hiệu Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ.

Còn Ngài thì tá danh Cao Đài Tiên Ông Đại Bồ Tát Ma Ha

Tát.

Rồi Ngài giải rõ rằng: Trong danh hiệu của Ngài, gồm đủ

Tam Giáo: Nho, Đạo, Thích. Nên Đại Đạo Tam Kỳ khai nhằm

giờ Tý, ngày mồng một, năm Bính Dần là do nơi đó.”

Chúng ta thấy có đoạn Thánh Ngôn "Nhân sanh ƣ Dần" với

nội dung tƣơng tợ nhƣ bài giảng đạo của Ngài Thƣợng Trung

Nhựt vào năm 1928, vừa trích dẫn ở trên. Nhƣng có thêm chi

tiết “ngày nay là ngày phát khởi nguồn Đại Đạo, lấy hiệu Đại

Đạo Tam Kỳ Phổ Độ”.

Nhƣng tính chính xác của nguồn Thánh Ngôn này khó kiểm

chứng vì cho đến nay chúng ta vẫn chƣa tìm lại đƣợc bài Thánh

Ngôn gốc này. Tuy nhiên chắc chắn đã phải có lời Thánh Ngôn

này trong một đàn nào đó cho nên Ngài Thƣợng Trung Nhựt

Ngày Thầy Lập Đạo - 33

mới nhắc lại và trong đàn năm Canh Tý 1960 Thầy cũng nhắc

lại nhƣng với chi tiết đầy đủ hơn: "Thiên khai ƣ Tý, Địa tịch ƣ

Sửu, Nhơn sanh ƣ Dần".

2.4. Còn trong quyển Lịch sử quan phủ Ngô Văn Chiêu của

nhóm tác giả Chiêu Minh Tam Thanh; đƣợc phát hành trong

thập niên 30 sau khi Đức Ngô về chầu Thầy; chƣ vị cũng có

nhắc đến đàn giao thừa này và kết luận:

“Ấy là lời Thánh giáo đầu tiên và là ngày kỷ niệm Khai

Đạo Cao Đài về Cơ Phổ Hóa: ngày mùng một năm Bính Dần

giờ Tý vậy 13 Février 1926)

Ngày dƣơng lịch, chƣ vị ghi không đƣợc chính xác chi tiết

nhƣ Ngài Nguyễn Trung Hậu.

3. Từ các văn bản hành chánh đạo

Đến đây, chúng ta thử tìm hiểu về mặt hành chánh đạo chƣ

vị Tiền Khai đã thể hiện Năm Đạo ra sao trong các sớ văn và

trong các văn bản hành chánh đạo.

Từ quyển Nhật Ký Hành Đạo của Hiền Tài Nguyễn Văn

Hồng, ghi chép lại thứ tự các đạo sự ở Tòa Thánh Tây Ninh

trong 10 năm đầu, chúng ta có thể liệt kê đƣợc phần lớn các

chứng từ hành chánh đạo. Nhân đây, chúng tôi xin trích dẫn

một ít để xem năm đạo của vài văn bản hành chánh trong năm

Tân Mùi (Tân Vị) 1931 của Toà Thánh Tây Ninh khi chƣa có

sự phân chia chi phái. Chúng ta thấy tất cả đều ghi "Đệ lục

niên" trong suốt cả năm âm lịch nhƣ:

3.1. Phúc trình ngày mùng 2 và mùng 3 tháng giêng Tân Vị,

về việc mua đất và tạo tác Đền Thánh của Ngài Quyền Đầu Sƣ

Thái Thơ Thanh và bà Chánh Phối Sƣ Lâm Hƣơng Thanh:

Ngày Thầy Lập Đạo - 34

"(...) Chánh ngoạt sơ nhị nhựt, Tân Vị, Khâm Thiên Tổng

Quản Tài Chánh, phụng sắc Chƣởng Quản Tài Liệu (...)

Quyền Thái Đầu Sƣ chủ tọa Hội Thánh, quản lý tạo tác Tổ

Đình, Thái Thơ Thanh kỉnh bút (...)

Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ đệ lục niên, chánh ngoạt sơ tam

nhựt, Tân Vị, Nữ Chánh Phối Sƣ Hƣơng Thanh đề bút (...)" [a]

2. Án Tòa Tam Giáo xử ngày rằm tháng 7 Tân Vị (28 Aout

1931) [b]

3. Tờ Tỏ Bày Việc Đạo Cho Hội Nhơn Sanh Nhóm Lần

Thứ Nhứt Tại Toà Thánh Tây Ninh. (của Chánh Phối Sƣ

Thƣợng Tƣơng Thanh - Nguyễn Ngọc Tƣơng)

4. Châu tri ngày 5 tháng chạp Tân Mùi (le 12 Janvrier 1932)

[c] 4

Chúng ta có thể nhận thấy rõ trong suốt cả năm Tân Mùi

từ "chánh ngoạt cho đến tháng chạp" tất cả văn bản đều ghi

Đệ lục niên. Nhƣ vậy, năm đạo sau khi lên tuổi vào đầu năm

đã giữ nguyên nhƣ thế và không thay đổi vào ngày Khai

Tịch Đạo (23 tháng 8) cũng nhƣ ngày Khai Minh Đại Đạo

(15 tháng 10).

Qua những chứng cứ lịch sử có đƣợc từ Thánh Ngôn Hiệp

Tuyển cho đến những lời trình bày trong các bài thuyết đạo hay

trong những đầu sách của các nhân chứng lịch sử và vật chứng

là các văn bản hành chánh đạo, chúng ta khẳng định ngày Đức

Chí Tôn LẬP ĐẠO là mùng 1 Tết Bính Dần – 1926.

Ngày này có ý nghĩa đạo lý rất căn bản nhƣng vi diệu.

4 Lịch Sử Cao Đài Phần Phổ Độ (Đồng Tân) xb 1972: [a] tr262; [b] tr268;

[c] tr271

Ngày Thầy Lập Đạo - 35

II. Ý NGHĨA THEO ĐẠO SỐ CỦA DỊCH LÝ

Ngày giờ Đức Cao Đài Tiên Ông phát khởi việc Lập Đại Đạo

Tam Kỳ Phổ Độ chứa đựng nhiều điều thú vị về Lý số.

1. Theo Đạo Số biểu trƣng Đấng Tạo Hóa

Nhƣ chúng ta đã biết, theo triết lý Đại Đạo xuất phát từ cơ

bút, có hai con số đã đƣợc Thiêng Liêng dùng để biểu thị Đấng

Thƣợng Đế Tạo Hóa là con số 1 và con số 12.

Số 1: con số này đã đƣợc tất cả mọi nền văn hóa từ Đông

sang Tây đều chấp nhận dùng để biểu thị cho Đấng Tạo Hóa.

Riêng theo Cao Đài giáo, số 1 này đƣợc biểu trƣng qua hình

ảnh một con mắt trái của Thiên Nhãn. Ý nghĩa số 1 đã đƣợc

Thầy giải thích:

“Thầy lƣợc giải huyền vi số Một,

Một vốn là trụ cột Càn Khôn;

Một sanh Thái Cực Chí Tôn,

Một là nhứt quán vĩnh tồn trƣờng sanh.

Một là vốn diệu linh tấn hóa,

Một mà sanh tất cả muôn loài;

Khắp trong võ trụ rộng dài,

Đều do một Đạo, cao dày hóa sanh.” 5

Số 12: đã đƣợc một vài nền văn hóa sử dụng để diễn đạt sự

biến dịch của Tạo Hóa nhƣ Trung Hoa cổ qua khái niệm về

Thập Nhị Thời Thần 6 hay Trung Đông cổ đại qua Kinh Thánh

Cựu Ƣớc.

5 Tiền bối Phan Trƣờng Mạnh – Chánh Hội Trƣởng Tt Cầu Kho (Sài Gòn)

có ghi lại trong tạp chí Đại Đồng số 7 tr.15 (Juillet 1939) 6 12 tháng hay 12 giờ đƣợc phân theo 12 con giáp

Ngày Thầy Lập Đạo - 36

Nhƣng chỉ riêng đến Tam Kỳ Phổ Độ qua Thánh giáo Cao

Đài, con số 12 mới đƣợc khẳng định đây là con số riêng của

Đấng Tạo Hóa!

Thánh Ngôn Hiệp Tuyển có ghi lời của Thầy trong bài dạy

về cách bái lạy:

“Thập nhị Khai Thiên là Thầy, Chúa cả Càn Khôn Thế Giái,

nắm trọn Thập nhị thời Thần vào tay. Số mƣời hai là số riêng

của Thầy.” 7

Trong bái lạy; chỉ duy nhất với Đức Chí Tôn; các tín đồ Cao

Đài phải lạy 12 lần đƣợc đơn giản hóa thành 3 lạy, mỗi lạy 4

gật.

Cũng vì thế nên mỗi tín hữu Cao Đài phải cố gắng độ dẫn ít

nhứt 12 ngƣời mới.

Về sau số 12 đƣợc Thánh giáo giải thích thêm theo Dịch số:

“Trần Hƣng Đạo (…)

Bát Quái Đài mái tầng ba cao hơn một chút nữa hoặc biểu

hiệu đặt từng chót phải cao lên cho đúng số 12 kể từ mặt nền,

vì tƣợng trƣng cho cơ lập Đạo phải căn cứ vào thành số khi

kiến lập xong vũ trụ.” 8

Qua những dẫn chứng trên cho thấy hai con số 1 và số 12

thể hiện tính âm dƣơng của ngôi Thƣợng Đế. Một con số

“Dƣơng sinh” và một số “Âm thành”.

Từ đây khi xem xét thời điểm Đức Cao Đài Giáo Chủ Khai

Lập Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ, vào giờ Tý tháng giêng Bính

7 Đàn 13 tháng giêng Bính Dần (25 Février 1926)

8 Thánh Truyền Trung Hƣng 2, Nam Thành Thánh thất, 06.10 ĐĐ30 Ất

Mùi (19.11.1955)

Ngày Thầy Lập Đạo - 37

Dần nhƣng lại vào cuối ngày 12.02.1926, chúng ta thấy Lý Đạo

số đã đƣợc thể hiện trọn vẹn vào thời điểm đƣợc chọn theo

Thiên cơ:

▪ Theo âm lịch, giờ Tý tƣợng trƣng cho số 1 trong 12 con

giáp thuộc về quẻ Phục nhƣng đồng thời, thời điểm giao thừa

này cũng đã bƣớc sang ngày mùng 1 tháng giêng Bính Dần.

Nhƣ vậy ở thời điểm đàn giao thừa này cả 3 yếu tố về giờ

ngày tháng đều thể hiện số 1.

Tháng giêng (tháng Dần), năm Bính Dần lại cùng ở vị trí

thứ 3 trong 12 con giáp.

Chúng ta thấy có hai con số 1 và số 3 hiện diện ở thời điểm

này. Theo Dịch lý, số chẳn là số dƣơng. Nếu tính theo âm lịch

lại chứa các con số dƣơng.

▪ Còn theo dƣơng lịch là ngày 12 tháng 2 năm 1926.

Theo Dịch lý, số lẽ là số âm. Nếu tính theo dƣơng lịch các

con số của ngày, tháng, năm tất cả đều là số âm.

▪ Nhƣ vậy theo Lý của Tứ Tƣợng; trong âm có dƣơng và

trong dƣơng có âm; thời điểm giao thừa giờ Tý tháng giêng

Bính Dần ngày 12.02.1926 Lý Đạo âm dƣơng đã thể hiện.

2.2. Các con số tƣợng trƣng theo Đạo số

Tín hữu Cao Đài chúng ta học Thánh Ngôn, tin theo lời dạy

nhƣng nếu đƣợc ai đó trong các đạo hữu hỏi căn cứ vào đâu mà

số 12 đƣợc xem là số riêng của Đấng Tạo Hóa thì quả thật khó

có câu trả lời đủ sức thuyết phục! Vì nhƣ chính Thầy đã nói:

“Còn lạy Thầy mƣời hai lạy là tại sao? Các con không biết

đâu?” 9

9 Đàn 13 tháng giêng Bính Dần (25 Février 1926)

Ngày Thầy Lập Đạo - 38

Phải 45 năm sau, trong một đàn cơ giải thích Dịch Lý ở

Tam Tông Miếu thuộc Minh Lý Đạo, Đức Thánh Trần đã cung

cấp cho chúng ta lời giải con số 12 từ đâu mà ra:

“Trần Hƣng Đạo (...)

Hồng Phạm Cửu Trù là một Hiến chƣơng tu thân xử thế

gồm 9 loại, một qui luật trị nƣớc an dân cao cả dựa theo Lạc

thơ mà chia thành 3 nguơn 9 số:

Thƣợng nguơn là phần Trời, gồm 3 số: 1,4,7

Trung nguơn về ba thân của Hoàng Cực, cũng 3 số: 2,5,8

Hạ nguơn là phần vạn dân nhơn loại, có những số: 3,6,9

Số của Trời: 1 + 4 + 7 = 12; tự thân ngƣời: 2 + 5 + 8 = 15;

quần dân bá tánh gồm những số: 3 + 6 + 9 = 18.” 10

Từ nội dung bài Thánh giáo trên khi chúng ta sử dụng để lý

giải sử kiện giao thừa Bính Dần thì thấy:

▪ Nếu chỉ lấy riêng ngày dƣơng lịch, chúng ta có số 12.

▪ Còn nếu lấy ngày và tháng dƣơng lịch 12.02 cộng lại

chúng ta đƣợc con số 5.

. Theo Dịch lý, số 5 hay 15 đều là Trung Ƣơng Mồ Kỷ Thổ

tƣợng trƣng cho Hoàng Cực.

. Ngày mùng 1 đầu năm âm lịch, theo Phật giáo là ngày kỷ

niệm Đức Di Lạc Phật Vƣơng. Theo tiên tri của Đức Phật

Thích Ca, Đức Di Lạc sẽ chủ trì Long Hoa Hội. Còn theo

Thánh giáo Cao Đài, Đức Di Lạc sẽ làm Hoàng Cực Chủ Nhân

Ông chủ trì Đệ Tam Long Hoa Hội.

▪ Và nếu lấy riêng năm 1926 cộng lại chúng ta đƣợc số 18.

10

Minh Lý Thánh Hội, 16 tháng giêng Tân Hợi (1971)

Ngày Thầy Lập Đạo - 39

Nhƣ vậy các con số, ngày tháng năm của thời điểm nhận

lệnh Đức Chí Tôn Lập Đạo, theo dƣơng lịch đã cho chúng ta 3

con số: 12, 5, 18 mang ý nghĩa tƣơng ứng với các số 12, 15 và

18 trong bài Thánh giáo giải thích Đạo số của Đức Thánh Trần.

III. KẾT LUẬN:

Trong Đạo Sử Xây Bàn số 1, Bà Đầu sƣ Hƣơng Hiếu ghi:

“Bà Cửu Thiên Huyền Nữ giáng mách bảo rằng: Mùng 1

nầy tam vị Đạo Hữu Vọng Thiên Cầu Đạo.11

Và ghi chú ở footnot:

Ngày Vọng Thiên cầu Đạo là sắp vô đề mở Đại Đạo Tam

Kỳ Phổ Độ. Các Đấng dìu dắt ba ông lần lần, nghĩa là ba ông

mới nhập trƣờng Đạo.”

▪ Từ phát biểu của những nhân chứng sống cùng sự kiện

nhƣ Quyền Giáo Tông Thƣợng Trung Nhựt ngƣời đứng đầu

Cửu Trùng Đài và Bảo Pháp Hiệp Thiên Đài – Nguyễn Trung

Hậu, bà Đầu Sƣ Hƣơng Hiếu giúp cho hậu thế có những chứng

cứ vững chắc để xác định sự kiện nào thật sự mang ý nghĩa là

ngày Khai Đạo mang ý nghĩa LẬP ĐẠO của Đức Chí Tôn.

▪ Số 1 và số 12 là 2 con số thể hiện tính âm dƣơng của ngôi

Thái Cực. Ý nghĩa Đạo số của hai con số này theo Dịch Lý

đƣợc Ơn Trên giải thích qua cơ bút thời Tam Kỳ Phổ Độ đã

giúp cho chúng ta thêm một lần lý giải nữa, minh chứng đƣợc

thời điểm Thầy Lập Đạo hoàn toàn trùng khớp với Đạo số cơ

Thiên! Giao thừa Bính Dần, về âm lịch là ngày mùng 1 nhƣng

đó lại là ngày 12 của dƣơng lịch. Các số này trong mối quan hệ

với âm và dƣơng lịch, ẩn chứa lý âm dƣơng biến dịch biểu thị

cả ba yếu tố Trời, Hoàng Cực và Vạn Dân. Hay nói cách khác

11

Ngày mồng 1 tháng 11 Ất Sửu - 1925

Ngày Thầy Lập Đạo - 40

khi Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ ra đời thực hiện đại ân xá, chỉ

đƣờng cho Vạn Dân trở lại quê xƣa qua ngõ Hoàng Cực mà

quy nhứt cùng Trời.

Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ đƣợc lập thành sau khi 2 nhóm vô

vi và phổ độ hợp tác với nhau. Lý âm dƣơng thể hiện rõ. Từ

đây chúng ta thấy “Tâm vật bình hành” là nguyên lý căn bản

cho mọi quy tắc tổ chức và ứng xử trong Cao Đài.

▪ Và lời Thánh Ngôn, Thánh Giáo của Thầy giúp chúng ta

có thêm một chứng cứ vững chắc từ góc độ đức tin.

Xác minh đƣợc thời điểm của sự kiện lịch sử trọng đại ngày

Thầy Lập Đạo, chúng ta:

. lấy lại giá trị lịch sử vốn có của nó.

. đồng thời hàng năm vào lúc giao thừa, các Thánh sở Cao

Đài đều thiết lễ và sẽ có ý thức tái lập Kỷ Niệm sự kiện trọng

đại này, thời điểm đón nhận ân ban của Đức Chí Tôn vạch mở

con đƣờng Đại Đạo cho vạn linh sanh chúng trở lại cố hƣơng

kịp trƣớc khi đại chu kỳ Tam Nguơn chuyển thế kết thúc.

. và gần nhất là vào lúc kỷ niệm 100 năm Đại Đạo Tam Kỳ

Phổ Độ ra đời thực hiện cơ cứu độ, chúng ta sẽ thống nhất ghi

và nói Năm Đạo 101 cho suốt thời gian của năm Bính Ngọ

2026 luôn cho cả 3 sự kiện lịch sử: Lập Đạo, Khai Tịch Đạo và

Khai Minh Đại Đạo.

Ngày 13 tháng 3 - 41

NHỮNG NGÀY 13 THÁNG 3 LỊCH SỬ

trong ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ

Hạ tuần tháng 2 năm Quý Sửu – 1973, giải thích lý do vì

sao Ơn Trên đốc thúc việc xây cất phải cố gắng làm để kịp

khánh thành ngôi “Vĩnh Nguyên Tự tái thiết” tại tỉnh Long An

vào ngày 13 tháng 3 Quý Sửu, Đức Đông Phƣơng Chƣởng

Quản đã dạy:1

“Bần Đạo giải thích về đạo số cho chƣ hiền đƣợc rõ:

Ngày 13 tháng 3, Tiền Khai Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ, Chí

Tôn đã chọn ngày ấy phong Thánh cho tam vị Đại Thiên

Phong Chức Sắc đầu tiên. Đó là Thƣợng Trung Nhựt Lê Văn

Trung, Ngọc Lịch Nguyệt Lê Văn Lịch, Hộ Pháp Phạm Công

Tắc. Ngày 13 tháng 3 cũng là ngày Chí Tôn Thƣợng Phụ

thâu hồi ngƣời anh cả tín hữu Cao Đài. Đó là Ngô Văn

Chiêu. Chƣ hiền đệ muội còn nhớ, một thời Chí Tôn đã sắc

1 “Sau đây Bần Đạo dạy về việc hành lễ Khánh Thành An Vị Vĩnh

Nguyên Tự:

Chƣ hiền đệ muội có biết tại sao Chí Tôn Thƣợng Đế đã chọn ngày 13

tháng 3 để cử hành cuộc lễ đó chăng ? Sao lại không chọn thời gian khác

để có đủ thì giờ chu toàn công việc tái thiết đƣợc hoàn mỹ thêm hơn ?

Để khỏi mất thì giờ, Bần Đạo giải thích về đạo số cho chƣ hiền đƣợc

rõ (…)

Chí Tôn Thƣợng Đế đã chọn ngày an vị khánh thành sắp tới đây để các

sứ đồ con cái của Ngài ôn nhớ lại kỷ niệm thời kỳ khai nguyên lập đạo. Vì

tác dụng, nhu cầu cho việc truyền bá đạo pháp cứu độ quần sanh (…) Thế

nên, trong phạm vi hiện hữu với khả năng cố gắng tối đa của nhơn sanh

chỉ tới chừng ấy, Chí Tôn vẫn cho phép hành lễ trong năm này để kịp thời

sử dụng trong công cuộc cứu rỗi.”

(Đức Đông Phƣơng, Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý, 20.02 Quí Sửu

24.03.1973)

Ngày 13 tháng 3 - 42

phong cho Ngô Văn Chiêu vào chức vị Giáo Tông, nhƣng

ngƣời đã bái mạng không nhận lãnh. Đó cũng là lý số.

Xuyên qua lời dạy của các Đấng Thiêng Liêng trƣớc đây,

chắc một số chƣ hiền còn ghi nhớ, đó là những diễn tiến kế tiếp

trong thời kỳ Chí Tôn đến đất nƣớc Việt Nam nhỏ bé này khai

đạo. Chí Tôn đã dùng một di tích đầu tiên nơi Dƣơng Đông -

Phú Quốc và đã truyền giao cho Ngô Văn Chiêu nhận lãnh

dấu hiệu Thiên Nhãn để làm biểu tƣợng thờ phƣợng trong

đạo Cao Đài từ ấy đến nay.

Di tích thứ hai là Vĩnh Nguyên Tự. Chí Tôn đã dùng nơi

này thâu nhận những sứ đồ trung kiên làm nòng cốt ban phong

Thiên sắc để nhận lãnh công việc khai đạo truyền bá giáo lý

trong Tam Kỳ Phổ Độ. Nơi đây đã là nơi Chí Tôn lập các kinh

điển luật pháp đạo trong buổi sơ khai.

Di tích thứ ba là Thánh Thất Cầu Kho mà hôm nay biến

thành Nam Thành Thánh Thất. Chí Tôn đã dùng nơi này

Khai Tịch Đạo với nhà đƣơng cuộc lúc bấy giờ.

Di tích thứ tƣ là nơi Thiền Tự tại Gò Kén. Chí Tôn đã

dùng nơi này Khai Minh Đại Đạo trƣớc quốc dân bá tánh.

Mỗi một chỗ đều có một sứ mạng, tuy riêng nhƣng chung

qui nó là những mắc dây xích đều có móc nối nhau để đến ngày

thành tựu là Tòa Thánh Tây Ninh rồi tuần tự các nơi khác.

Nhƣ cây đã mọc lên, đâm tƣợc nảy chồi đơm hoa kết quả

cho nhơn sanh đồng thọ hƣởng. Bần Đạo nói nhƣ vậy để chƣ

hiền ý thức về tiến trình của ngày sơ khai Đại Đạo.(…)”

I. NGÀY 13 THÁNG 3 và NHỮNG SỰ KIỆN LICH SỬ

Nhƣ vậy trong “tiến trình của ngày sơ khai Đại Đạo”,

những sự kiện lịch sử có liên quan đến ngày 13 tháng 3 này là

Ngày 13 tháng 3 - 43

những gì ? Chúng ta có thể điểm lại theo thứ tự thời gian nhƣ

sau:

Sự kiện lịch sử thứ nhứt là

1. Ngày Đức Ngô Kiến Nhận Thiên Nhãn

Trƣớc năm 2000, các sách đạo sử đều đã ghi nhận vào năm

Tân Dậu – 1921, khi Đức Chí Tôn gợi ý tìm biểu tƣợng để thờ

kính nhƣng sau lời đề xuất dùng “thập tự” không đƣợc chấp

thuận, Ngài Ngô Văn Chiêu đã 2 lần đƣợc kiến nhận Thiên

Nhãn. Tuy nhiên, lần đầu tiên đƣợc ân ban kiến nhận đó là

ngày nào, chúng ta chƣa thấy có tác giả nào đề cập đến mà chỉ

nói vào khoảng tháng 3 mà thôi. Hơn 10 năm trƣớc đây, đã có

huynh tỷ phát hiện đƣợc chi tiết quan trọng đề cập đến thời gian

của sự kiện “lần đầu tiên kiến nhận Thiên Nhãn” qua đoạn

Thánh giáo sau đây của Đức Ngô:

“Hôm nay, chƣ đệ tử thiết lễ kỷ niệm để nhớ ơn thầy,2 và

thay mặt thầy mời chƣ đồng đạo các nơi quy tụ đến mảnh đất

nhỏ hẹp nầy để đánh dấu lịch sử ngày Thƣợng Đế ban biểu

hiệu cho Đạo Cao Đài trong kỳ ba ân xá. (…)

Tiên Huynh nhận thấy lòng ƣu tƣ và thiết tha đến ngày kỷ

niệm nầy của chƣ hiền đệ hiền muội, nên chƣ hiền đệ hiền muội

từ các phái đoàn các nơi đến thành phần cá nhơn, đã vƣợt sóng

ngàn khơi đến để tƣởng nhớ và hân hoan ghi nhận nơi đã

phát sinh di tích Đạo Cao Đài.” 3

2 Với các vị tu theo Chiếu Minh, Đức Ngô xƣng là “thầy”. Còn với các đạo

hữu bên phổ độ, Ngài xƣng là “Tiên huynh”. 3 Đức Ngô Minh Chiêu, Cao Đài Hội Thánh-Phú Quốc, 14.3 Đinh Mùi

(23.4.1967)

Ngày 13 tháng 3 - 44

Vậy Đức Ngô đã xác nhận ngày 13 tháng 3 năm Tân Dậu –

1921 4 là thời điểm lần đầu tiên Đức Chí Tôn ban ân cho Ngài

“nơi Dƣơng Đông - Phú Quốc … nhận lãnh dấu hiệu Thiên

Nhãn để làm biểu tƣợng thờ phƣợng trong đạo Cao Đài”.

Sự kiện lịch sử thứ hai có liên quan đến ngày 13 tháng 3 là

2. Thời Điểm Đức Chí Tôn Thiên Phong Chức Sắc Lần

Đầu Tiên Và Ban Cho Lời Thề Nhập Môn

Trƣớc khi quyển Khai Đạo của Cơ Quan Phổ Thông Giáo

Lý đƣợc phát hành, đọc các quyển đạo sử khác chúng ta chƣa

thấy có tác giả nào khi nói đến sự kiện Đức Chí Tôn thiên

phong cho ba vị Đại Thiên Phong đầu tiên gồm hai vị Đầu Sƣ

(Thƣợng Trung Nhựt, Ngọc Lịch Nguyệt) và Phạm Hộ Pháp

mà có nhắc đến ngày 13 tháng 3.

Đọc Thánh Ngôn Hiệp Tuyển 1, chúng ta thấy đàn cơ Đức

Chí Tôn dạy chƣ vị Tiền Khai cách thức sẽ tổ chức lễ phong

thánh 5 đề ngày “22 et 23/4/26” “11 và 13/3 BD” nhƣng không

ghi rõ địa điểm lập đàn.

Đối chiếu với lịch vạn niên thì ngày 23.4.1926 lại tƣơng

ứng với ngày 12.3 Bính Dần. Vậy ngày nào là chính xác ?

Về thời điểm và địa điểm của sự kiện lịch sử này đã đƣợc

Đức Đông Phƣơng khẳng định:

4 Trong quyển Tòa Thánh Cao Đài Tây Ninh (xb 2004) của Nhà Xuất Bản

Trẻ ở trang 78, tác giả có ghi ngày Đức Ngô đƣợc thấy Thiên Nhãn lần đầu

là ngày 20.4.1921. Tra cứu lịch đối chiếu dƣơng lịch và âm lịch thì đó là

ngày 13.3 Tân Dậu. 5 vào ngày rằm tháng 3 Bính Dần - 1926 tại nhà ngài Lê Văn Trung ở Chợ

Lớn

Ngày 13 tháng 3 - 45

“Ngày 13 tháng 3, Tiền Khai Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ, Chí

Tôn đã chọn ngày ấy phong Thánh cho tam vị Đại Thiên Phong

Chức Sắc đầu tiên.(…)

Vĩnh Nguyên Tự. Chí Tôn đã dùng nơi này thâu nhận

những sứ đồ trung kiên làm nồng cốt, ban phong Thiên sắc để

nhận lãnh công việc khai đạo truyền bá giáo lý trong Tam Kỳ

Phổ Độ.”

Chúng ta có thể hiểu đây là cách Ơn Trên minh định về một

thời điểm quan trọng và địa điểm đã xảy ra sự kiện trong đạo

sử.

Đi kèm theo sự kiện này, trong nội dung hƣớng dẫn về nghi

thức cuộc Thiên Phong, Đức Chí Tôn cũng đã hƣớng dẫn thêm

về lời thề và cách thức thực hiện minh thệ cho các môn đệ:

“ . . . Tới phiên các môn đệ. Từ ngƣời đến bàn Ngũ Lôi mà

thề rằng: "Tên gì?. . . Họ gì? . . . Thề rằng: từ đây biết một

Đạo Cao Đài Ngọc Đế, chẳng đổi dạ đổi lòng. Hiệp đồng chƣ

môn đệ, gìn luật lệ Cao Đài. Nhƣ sau có lòng hai thì Thiên

tru, Địa lục".

Tới trƣớc bàn Hộ Pháp, cũng thề nhƣ vậy.”

Nhƣ vậy, sự kiện lịch sử đƣợc Thầy ban cho lời minh thệ để

dùng trong các buổi lễ nhập môn cho suốt “thất ức niên” của

Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ cũng là một chi tiết không kém phần

quan trọng mỗi khi nhắc đến ngày 13 tháng 3 Bính Dần.

Và sự kiện lịch sử thứ ba là:

3. Ngày Đức Ngô “cỡi rồng về Nguyên”

Khoảng 3 giờ chiều ngày 13 tháng 3 năm Nhâm Thân –

1932, các sách sử đạo đều ghi nhận, Đức Ngô Minh Chiêu đã

thoát xác trong xe hơi đang qua phà Mỹ Thuận - Tiền Giang

Ngày 13 tháng 3 - 46

trên đƣờng từ Tổ Đình Chiếu Minh ở Cần Thơ trở về Tân An –

Long An. Đúng nhƣ lời Đức Chí Tôn đã ban cho Đức Ngô từ

năm 1924.

“Giờ này Thầy điểm thâm công,

Ngày sau con sẽ cỡi rồng về Nguyên.”

Trong lúc gần thoát xác, da của Đức Ngô trở vàng nhƣ nghệ

nhƣng sau khi Ngài liễu đạo rồi thì dần trở lại hồng hào nhƣ

bình thƣờng và mắt trái mở ra. Đã qua ba ngày với hoa tƣơi phủ

quanh thân thể, Đức Ngô vẫn nằm trong tƣ thế ngủ ngồi trên

chiếc ghế loại dùng riêng cho ngƣời tu Chiếu Minh với sắc mặt

bình thƣờng mắt trái vẫn mở.

II. NHẬN ĐỊNH:

1. Từ chiếc nôi ở Dƣơng Đông - Phú Quốc, ngƣời đệ tử đầu

tiên của Đức Cao Đài đã trực tiếp thọ nhận Tâm Pháp và kiến

nhận Thiên Nhãn vào ngày 13-3 Tân Dậu - 1921 nhƣ lời của

Đức Đông Phƣơng:

“Là một anh cả trong thập nhị tông đồ đầu tiên. Ngô Văn

Chiêu đã kiến nhận và tiếp lãnh dấu hiệu Thiên Nhãn. Nói về lý

số Thiên Nhãn là con số 1, tƣợng trƣng cho Ngôi Thái Cực.” 6

Về Đạo số, ngày 13 tháng 3 đầu tiên này trong “Tiến trình

… sơ khai Đại Đạo” là thời điểm xuất hiện hình ảnh của “Lẽ

Một” hay là điểm khởi nguyên. (Năm 1921 là năm khởi đầu của

thập niên 20 và theo cách gọi của âm lịch Tân Dậu cũng bắt

đầu bằng chữ Tân nghĩa là mới)

6 Đức Đông Phƣơng CQ, Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý, 20.02 Quí Sửu

(24.03.1973)

Ngày 13 tháng 3 - 47

2. 5 năm sau, tại Vĩnh Nguyên Tự, vào ngày 13 tháng 3

Bính Dần – 1926 hai vị Đầu Sƣ Thƣợng Trung Nhựt và Ngọc

Lịch Nguyệt đƣợc Thiên phong. Âm dƣơng đã hình thành và

chuyển “pháp” để phổ độ nhơn sanh qua vai trò của Hộ Pháp

Phạm Công Tắc.

Về Đạo số, ngày 13 tháng 3 của năm Bính Dần này đƣợc

Đức Đông Phƣơng giải thích tiếp:

“Kế đến lập thành lƣỡng nghi nơi Vĩnh Nguyên Tự. Đó là

nhựt nguyệt âm dƣơng. Từ Thái Cực biến lƣỡng nghi trở

thành cái Pháp sanh hóa muôn loài vạn vật mà cái Pháp ấy Hộ

Pháp đã tƣợng trƣng.” 7

Ba vị Đại Thiên Phong đầu tiên đƣợc phong thánh. Hình

bóng của “Lƣỡng nghi” và “Tam cực” cho thấy chiều hƣớng

phóng phát của Đạo để cứu độ vạn linh.

Nhƣng nếu nhơn sanh nào “hữu duyên hạnh ngộ Cao Đài”

thì trƣớc tiên phải nhập môn với nghi thức đọc lời minh thệ

gồm 36 từ trƣớc chƣ chức sắc và đồng đạo. Đây là bƣớc đầu

căn bản phải “gõ cửa Cao Đài” mà không ai có thể bỏ qua

đƣợc trƣớc khi học và thực hành Tân Pháp Cao Đài nếu muốn

đƣợc hƣởng duyên lành đại ân xá kỳ ba.

Ngày nay, hầu nhƣ chỉ còn tại Vĩnh Nguyên Tự mới duy trì

nghi thức nhập môn y nhƣ buổi ban đầu đã đƣợc dạy: vừa đọc

lời “minh thệ” trƣớc Thiên bàn và vừa đọc trƣớc bàn thờ Hộ

Pháp.

3. Và ngày 13 tháng 3 năm Nhâm Thân – 1932, trên sông

Tiền của dòng Cửu Long, Đức Ngô đã “cỡi rồng về nguyên”

7 Đức Đông Phƣơng CQ, Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý, 20.02 Quí Sửu

(24.03.1973)

Ngày 13 tháng 3 - 48

với hình ảnh của mắt trái mở sau khi thoát xác. Và kể từ đó

hình ảnh này đã trở thành dấu hiệu báo tin vui kết quả của một

đời tu hoàn thành sứ mạng Kỳ Ba. Sau này, qua thực tế nhiều

trƣờng hợp đã cho chúng ta thấy hiện tƣợng “mắt trái mở” sau

khi liễu đạo của những vị đã dày công quả phổ độ hay tu luyện.

Đây là tín hiệu riêng, chỉ có trong Cao Đài giáo.

Về Đạo số, nếu nhƣ giờ Thìn (8 giờ sáng) ngày 13 tháng 3

năm Tân Dậu là thời điểm khởi đầu của năm thứ nhứt (số sinh)

của sự kiện lần đầu tiên Đức Ngô đƣợc kiến nhận Thiên Nhãn.

Cũng vào ngày này của năm Nhâm Thân lúc 15g (giờ Thân),

vừa bắt đầu chuyển sang năm thứ 12 8 từ khi Thiên Nhãn xuất

hiện là thời điểm đánh dấu ngày thành đạo của ngƣời đệ tử Cao

Đài đầu tiên. Kết quả này đã thể hiện lý số của Kinh Dịch và

Đạo số của Đấng Cao Đài Giáo Chủ.

Một cách tổng quát, chuỗi các sự kiện liên quan đến ngày

13 tháng 3 cho chúng ta thấy hình ảnh “sinh thành” của một

chuỗi vòng tròn trôn ốc đi từ khởi điểm phát sinh đến giáp mối

thành quả. Hình ảnh này gợi ý cho nhân sanh tín hữu lộ trình

cần phải thực hiện nếu muốn trở lại với “Nhứt Nguyên”. Đó là

phải thực hành Tân Pháp Cao Đài (Pháp môn Tam Công).

Và việc Đức Ngô từ năm Tân Dậu đƣợc kiến nhận Thiên

Nhãn và rồi năm Nhâm Thân “về Nguyên” có gợi ý cho chúng

ta hình ảnh và ý nghĩa lời sấm của Ngài Trạng Trình Nguyễn

Bỉnh Khiêm cho dân tộc Việt: “Thân Dậu niên lai kiến thái

bình” hay không ?

Sự xuất hiện của Thiên Nhãn là dấu hiệu của ngọn đuốc soi

đƣờng cho nhân sanh vƣợt qua thời Hạ Nguơn Mạt Kiếp hƣớng

8 Số 12 là con số của Thầy, là số thành 6 nhân 2 (thập nhị tùng lục)

Ngày 13 tháng 3 - 49

về thời Thƣợng Nguơn Thánh Đức. Thiên Nhãn xuất hiện vào

năm Dậu là biểu tƣợng tin vui gà cất tiếng gáy vang báo hiệu

bình minh, cơ đại ân xá kỳ ba tạo điều kiện cho nhân sanh đƣợc

có cơ hội có thể chấm dứt kiếp nhân sinh “lăng xăng” 9 của

mình chỉ với một kiếp tu. Và nếu dân tộc này ý thức thực hiện

tốt vai trò “dân Nam sứ mạng tiền phong” trong sứ mạng kỳ ba

thì thái bình thạnh trị sẽ đến với Nam bang Thánh địa trƣớc khi

lời tiên tri của Thầy “Một nƣớc nhỏ nhoi trong vạn quốc, Ngày

sau làm chủ mới lạ kỳ” sẽ trở thành hiện thực.

III. KẾT LUẬN

1. Nhƣ vậy đã có 3 cột mốc thời gian về ngày 13 tháng 3

trong “tiến trình của ngày sơ khai Đại Đạo” qua các năm Tân

Dậu-1921, Bính Dần-1926 và Nhâm Thân-1932. Hàng năm,

vào ngày 13 tháng 3 này, với những nơi nào có tổ chức kỷ niệm

mà bấy lâu nay thƣờng chỉ trú trọng đến ý nghĩa là ngày “về

Nguyên” của Đức Ngô với mắt trái mở thì cũng nên ghi nhớ

đến thời điểm sự kiện lần đầu tiên Ngài Ngô đƣợc Đức Cao Đài

ân ban cho kiến nhận Thiên Nhãn. Và đây cũng là ngày Thiên

phong lần đầu tiên cho ba vị cao đồ chức sắc Cửu Trùng Đài và

Hiệp Thiên Đài của Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ cùng lời minh thệ

đƣợc Thầy ban cho trong nghi thức nhập môn. Nhƣ thế chúng

ta mới có đƣợc cái nhìn tổng quát nhứt đầy đủ sự kiện lịch sử

về ngày 13 tháng 3 trong “thời kỳ khai nguyên lập đạo”.

2. Ba mốc thời gian liên quan đến ngày 13 tháng 3 cho thấy

hình bóng các con số 1, 2, 3, …12, 36 … của Đạo số:

. Khởi đầu với số (1) là Thiên Nhãn xuất hiện tƣợng trƣng

Thái Cực qua kiến nhận của ngƣời môn đệ Cao Đài đầu tiên.

9 Lăng xăng là đặc trƣng của loài khỉ (năm Thân)

Ngày 13 tháng 3 - 50

. Tiếp theo, nhị vị Đầu Sƣ Thƣợng Trung Nhựt và Ngọc

Lịch Nguyệt đƣợc thiên phong tƣợng trƣng cho số (2) của

Lƣỡng Nghi. Và vị thứ (3) là Hộ Pháp Phạm Công Tắc, tƣợng

trƣng cho pháp môn đại ân xá của Tam Kỳ Phổ Độ bắt đầu vận

chuyển cơ cứu độ.

. Rồi các số (12) và (36) gợi ý cho chúng ta thấy: ngƣời tín

hữu Cao Đài khởi đầu nhập môn qua lời minh thệ có (36) từ,

khi đã hoàn thành sứ mạng sẽ vƣợt qua đƣợc tam thập lục thiên.

Riêng với những ai có căn cơ sứ mạng cao hơn có thể theo trọn

con đƣờng Tâm Pháp tuyển độ thì thời gian trở về “phối Thiên”

cùng Thầy (số 12) sẽ đƣợc rút ngắn trở lại.

3. Các sự kiện lịch sử liên quan đến ngày 13 tháng 3 trong

chuỗi các mốc thời gian hình thành và phát triển của Đại Đạo

Tam Kỳ Phổ Độ giúp cho tín hữu Cao Đài chúng ta thấy rằng

không có sự phân chia rạch ròi giữa cơ Phổ Độ và Tâm Pháp.

Trái lại, Phổ Độ Công Truyền và Tuyển Độ Tâm Truyền

luôn là hai mặt của một thể thống nhứt không thể tách lìa

nhau. Tín hữu Cao Đài chúng ta cần phải ý thức rõ điều này để

cố gắng thực hành trong một đời tu của mình hầu song hành

nhiệm vụ phổ độ và tâm pháp. Một khi hoàn thành sứ mạng sẽ

đƣợc cỡi rồng về nguyên nhƣ lời Đức Ngô Minh Chiêu có dạy:

“Ngày nay tuy lòng ngƣời còn phân cách công truyền, tâm

truyền nhƣng đến một lúc nào đó sẽ thấy phải có đủ công

truyền tâm truyền mới tạo Tiên tác Phật đƣợc.” 10

14.3 Đinh Hợi 2007

10

Đức Ngô Minh Chiêu, Minh Đức Tu Viện, mồng 1 tháng 2 Tân Dậu

(06.3.1981)

Tu tịnh ở Tây Ninh

- 51

TÌM HIỂU VIỆC TU TỊNH CỦA CHƢ VỊ TIỀN KHAI

Ngày nay những công ty hiện đại của Nhật Bản, Ấn Độ ...

xem việc xây dựng phòng để hành thiền hay Yoga là điều

không thể thiếu trong lãnh vực đào tạo nhân sự lãnh đạo của

công ty. Giới trẻ phƣơng Tây, bên cạnh việc thực hành Ăn

Chay cũng tìm về phƣơng Đông nghiên cứu về Zen. Vấn đề

thiền định đã trở thành nhu cầu tinh thần và tâm linh theo lối

sống hiện đại khoa học của một bộ phận trí thức tiên tiến vào

đầu thế kỷ 21 này.

Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ với mục đích xây dựng một thế

giới Đại Đồng (văn minh đạo đức và văn minh vật chất song

hành) hầu đƣa nhân loại bƣớc vào thời kỳ Thánh Đức Thƣợng

Nguơn đã có sự chuẩn bị gì về lý thuyết và thực hành trong

lãnh vực này ở vai trò dẫn dắt nếp sống văn minh cho nhân

loại?

1. Nhiều đạo hữu Cao Đài Tây Ninh khi nghe đề cập đến vấn

đề công phu tu tịnh đã tỏ ra hết sức e dè, thận trọng không dám

bàn đến nếu nhƣ chƣa rơi vào thái độ cực đoan phản ứng.

Trong những chuyến công quả Phƣớc Thiện ở Dƣỡng Lão

Đƣờng Quy Thiện tại Thánh Địa Tây Ninh, chúng tôi có duyên

may tiếp xúc với bốn vị chức sắc nay đang hƣu dƣỡng tại đây.

Chuyện trò cùng quý vị, tình cờ đƣợc biết thêm chƣ vị đang tu

luyện theo pháp môn của Đức Hộ Pháp lƣu lại.

Điều này khuyến khích chúng tôi thử tìm hiểu lại vấn đề

“tịnh thất”, đọc những lời Thánh Ngôn vào thuở ban sơ Ơn

Trên đã dạy cho chƣ Tiền Bối Khai Đạo cũng nhƣ những sách

vở đƣợc viết bởi các Chức Sắc trung thành sự đạo với Hội

Thánh Tây Ninh đã ghi nhận những sự kiện liên quan đến việc

tu tịnh này nhƣ thế nào?

Tu tịnh ở Tây Ninh

- 52

2. Qua các Thánh Ngôn còn lƣu lại của một số vị Tiền Khai Đại

Đạo nhƣ quý ông Nguyễn Ngọc Thơ, Nguyễn Trung Hậu, …

quý bà Lâm Hƣơng Thanh, Hƣơng Hiếu … đã giúp cho các thế

hệ sau có thể tiếp cận với nguồn tài liệu ban sơ để nghiên cứu

học hỏi.

Ngày nay, một số thuật ngữ trong việc luyện khí công của

Tiên gia nhƣ: tu tánh, tu luyện, tịnh luyện, luyện đạo, đơn tâm,

Thần Khí, v.v… hay những thuật ngữ của Tâm Pháp Đại Thừa

nhà Phật nhƣ: thiền, tham thiền, thọ Pháp, tịnh thất, v.v… là

những từ đã dần trở nên thông dụng với những ai có quan tâm

đến lĩnh vực này.

2.1. Trong “Tờ Phổ Cáo Chúng Sanh”, tài liệu đầu tiên giới

thiệu về Đạo Cao Đài đã đƣợc phổ biến rộng rãi đến với nhơn

sanh khi đi thực hiện phổ độ nhơn sanh lần thứ nhứt theo lệnh

của Đức Chí Tôn, chƣ vị Tiền Khai có cho đăng bài thi bát cú

sau:

“Có bài thi giáng cơ rằng:

Tu nhƣ cỏ úa gặp mù sƣơng,

Đạo vốn cây che mát mẻ đƣờng;

Một kiếp muối dƣa muôn kiếp hƣởng,

Đôi năm mệt nhọc vạn năm bƣờng.

Có Thần nuôi nấng Thần càng mạnh,

Luyện Khí thông thƣơng Khí mới tƣờng;

Nhập thể lòng trong gìn tịnh mẫn,

Nguồn Tiên ngọn Phật mới nhằm phƣơng.” 1

Bài thơ với bốn câu đầu khuyến khích chƣ vị hãy tu hành vì

lợi ích rõ ràng nhƣ hình ảnh: Cỏ úa vì thiếu nƣớc lại đƣợc gặp

1 Đàn ngày mùng 3 tháng chạp Ất Sửu (16-01-1926)

Tu tịnh ở Tây Ninh

- 53

sƣơng mù hay trên đƣờng đi trời nắng nóng mà lại đƣợc bóng

cây che mát.

Qua 4 câu sau, chúng ta thấy 2 yếu tố âm dƣơng là Thần

Khí trong việc luyện đạo của Tiên gia đƣợc nhắc đến. Nhƣng

điều kiện căn bản để công phu thành công là “tâm thanh tịnh”.

Ý nghĩa của câu thứ 7 làm chúng ta nhớ đến câu cuối của

bài Khai Kinh “Sửa lòng trong sạch tụng cầu Thánh kinh”: Để

có đƣợc “lòng trong sạch” thì phải lắng lòng, phải gìn giữ sao

cho lòng đƣợc tịnh mẫn nghĩa là an định sáng suốt.(mẫn tuệ)

2.2. Lần đầu tiên khi Đức Lý Thái Bạch đến độ dẫn Ngài Lê

Văn Trung vào đêm 27 tháng một năm 1926 có dùng đến

những từ ngữ nói đến việc tu luyện:

“Có công phải biết gắng nên công,

Tu tánh đã xong mới luyện lòng;

Kinh sách đầy đầu chƣa thoát tục,

Đơn tâm khó định lấy chi mong.” 2

Nội dung bài thơ cho thấy Đức Lý ban cho một bài thi tứ

tuyệt với ẩn ý thâm sâu. Bƣớc đầu chúng ta có thể hiểu theo sát

nghĩa đen của từ nhƣ “tu tánh” là tu sửa tánh hạnh, còn “luyện

lòng” là rèn luyện tấm lòng thiện lƣơng tức là chánh niệm.

Nhƣng ẩn tàng thấp thoáng phía sau, hiện lên bóng dáng

con đƣờng tu luyện:

“Có công phải biết gắng nên công”: đã có công tu hành thời

phải biết cần cố gắng sao cho nên công nghĩa là đƣợc trọn vẹn

thành công.

2 Thánh Ngôn Chơn Truyền Bí Yếu – Thái Thơ Thanh tr 2b, Le 27 Janvrier

1926

Tu tịnh ở Tây Ninh

- 54

“Tu tánh đã xong mới luyện lòng”: muốn đƣợc vậy phải

ráng tu lấy Tánh tự nhiên (Thiên Tánh) của Trời ban cho rồi

tiến đến luyện Tâm vô niệm. “Tu luyện” một thuật ngữ của

Tiên gia đã là trọng tâm của câu thơ thứ 2.

“Kinh sách đầy đầu chƣa thoát tục”: dù cho lảu thông kinh

sách cũng chƣa có thể thoát khỏi chốn trần la.

“Đơn tâm khó định lấy chi mong”: nếu chƣa ý thức quan

tâm đến việc “luyện kim đơn”, chƣa định đƣợc “đơn tâm” tức

là tâm chƣa trụ đƣợc vào chỗ nhứt nguyên chủ tể thì đừng

mong chi nói đến đắc đƣợc Đạo thoát khỏi trần gian thế tục

này.

Nhƣ thế ngay lần đầu tiên mới tiếp xúc, Đức Lý Thái Bạch

đã ban cho Ngài Lê Văn Trung một định hƣớng căn bản để

luyện tu.

2.3. Ngày hôm sau, cũng tại nhà của ông Trung, một bài thơ

tứ tuyệt khác đƣợc tiếp tục ban cho:3

“Một ngày thỏn mỏn một ngày qua,

Tiên Phật nơi mình phải ở xa;

Luyện đặng tinh thông muôn tuổi thọ,

Cửa Thiên xuất nhập cũng nhƣ nhà.” 4

Nội dung lời thơ chỉ dẫn cho chƣ vị tiền bối hiểu rằng:

. Cứ mỗi ngày qua đi, quỹ thời gian cứ hao mòn dần.

3 Không có ghi Đấng nào ban cho: Đức Chí Tôn hay Đức Lý. Bài thơ này

dạy chung cho quý vị hầu đàn chứ không phải dạy riêng cho Ngài Lê Văn

Trung. 4 Thánh Ngôn Chơn Truyền Bí Yếu – Thái Thơ Thanh tr 3a, Le 28 Janvrier

1926

Tu tịnh ở Tây Ninh

- 55

. Việc có thành Tiên Phật hay không là do bản thân mình

quyết định. Hiểu theo nghĩa rộng hơn một chút liên quan với ý

của câu thứ ba là phải biết sử dụng bộ máy “tiểu thiên địa”

trong châu thân của mỗi ngƣời mà tu luyện.

. Nếu luyện thành kết quả thì sẽ đạt đƣợc thọ muôn tuổi.

(linh hồn đắc đạo thoát vòng luân hồi sinh tử)

. Khi đó việc vào ra cổng nhà Trời cũng đều dễ nhƣ bƣớc ra

vô cửa nhà của mình.

Trọng tâm khuyên dạy của bài thơ này nằm ở câu thứ 3,

“Luyện đặng tinh thông”. Lại thêm một lần nữa phƣơng tu

luyện của Tiên gia đƣợc Thiêng Liêng dùng đến để gây ý thức

trên đƣờng tu học cho chƣ vị tiền bối.

2.4. Còn với ngôn ngữ của Thiền Tông, ngày 14 tháng

giêng năm 1926, Đức Cao Đài đã ban cho quý vị một bài Pháp:

Thành tâm niệm Phật,

Tịnh, tịnh, tịnh, tịnh, tịnh;

Tịnh là vô nhứt vật,

Thành tâm hành Đạo.

Bài kệ nhƣ là công án của nhà thiền.

2.5. Ngay từ khi số môn đệ mới thâu phục Vĩnh Nguyên Tự

của Minh Đƣờng quy sang Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ, Đức Chí

Tôn đã lƣu ý Ngài Lê Văn Lịch phải ôn, luyện và phổ biến

phần “tịnh”, còn quý vị Tiền Khai phải học tịnh ngay.

* “mùng 3 tháng 2 Bính Dần (16.3.1926)

Lịch thính Ngã … Khả năng truyền giáo, khả giáo nhơn

sanh. Khâm tai … Giáo y ngã luật, nhữ đắc kỳ truyền, luyện

Đạo đắc thành, khả năng giáo huấn.(…)

Tu tịnh ở Tây Ninh

- 56

Trung, Cƣ, Tắc.

Thầy dặn ba con nội hạ tuần tháng hai phải xin nghỉ một

tuần lễ để xuống tại chùa Minh Đƣờng của Lịch mà học Đạo

thêm …

Lịch, dạy chúng nó nghe …”

Ít tuần sau, Đức Chí Tôn nhắc lại:

* “8 Avril 1926.

Lịch con (…) Muốn trọn hai chữ Phổ Độ phải làm thế nào?

Thầy hỏi? Phải bày bửu pháp chớ không đặng dấu nữa. Con

phải luyện cho thành, nội trong tháng năm này về theo Trung

đặng đi truyền Đạo. Nghe và phải tuân theo.” 5

Ngày nay gẫm lại chúng ta thấy trƣớc khi Thiên phong lần

thứ nhứt cho chƣ vị Tiền Khai sẽ đứng đầu Cửu Trùng Đài và

Hiệp Thiên Đài khi Hội Thánh lập thành, Thầy đã buộc chƣ vị

phải trải qua những khóa tịnh để định hình Thần lực của chƣ vị!

“Samedi 5 Juin 1926

Ngọc Hoàng Thƣợng Đế Viết Cao Đài Tiên Ông Đại Bồ Tát

Ma Ha Tát Giáo Đạo Nam Phƣơng

(…) Ngã phái Ngọc Đầu Sƣ chỉ giáo thọ Bửu pháp.

Tam thập tứ vị chúng sơn bất tri chơn lý luyện thành. Ngã

vi Chủ Khảo giáo hoá. Khả tuân Ngã mạng.

Nhữ đẳng tu thọ pháp, tu thọ pháp. Khâm tai.” 6

Vào cuối tháng tƣ âm lịch đó, số tín hữu Cao Đài chƣa tới

50 (bao gồm các vị đã đƣợc Thiên phong) thế mà Thầy ban

5 Thánh Ngôn Hiệp Tuyển Bổn Thứ Nhứt 1928 tr 14

6 Hội Phƣớc Tự Cần Giuộc, (25-4 Bính Dần)

Tu tịnh ở Tây Ninh

- 57

lệnh buộc 34 vị đều phải thọ bửu pháp với sự chỉ dẫn của Ngài

Đầu Sƣ Ngọc Lịch Nguyệt và Thầy sẽ làm Chủ Khảo. Qua đây

cho thấy hai khía cạnh: thứ nhất là tính chất kiên quyết của lệnh

vừa ban ra qua 2 lần nhắc “Nhữ đẳng tu thọ pháp, tu thọ pháp.

Khâm tai.” và thứ hai có thể nói rằng hầu nhƣ chƣ vị tín hữu

trong 4 tháng đầu ấy của Cao Đài giáo đều phải thọ pháp.

Một điều kiện mang tính đại ân xá trong Tam Kỳ Phổ Độ

liên quan đến tiêu chuẩn thọ bửu pháp đã đƣợc Thầy sớm ban

vào đầu tháng 6 Bính Dần:

“Ngọc Đàn Cần Giuộc 08.6 Bính Dần (17 Juillet 1926)

Ngọc Đầu Sƣ khả tu truyền pháp,... Kẻ nào trai giới đặng

mƣời ngày đổ lên, thọ bửu pháp đặng. Chƣ môn đệ phải trai

giới (…)

Phải có một thân phàm tinh khiết mới xuất chơn thần tinh

khiết. Nếu nhƣ các con còn ăn mặn luyện đạo rủi có ấn chứng

thì làm sao mà giải tán cho đặng? Nhƣ rủi bị huờn, thì đến khi

đắc đạo cái trƣợc khí ấy vẫn còn, mà trƣợc khí thì lại là vật

chất tiếp điển [bon conducteur d'électricité] thì chƣa ra khỏi

lằn không khí đã bị sét đánh tiêu diệt. Còn nhƣ biết khôn thì ẩn

núp tại thế làm một bậc "Nhân Tiên" thì kiếp đọa trần cũng còn

chƣa mãn. Vì vậy Thầy buộc các con phải trƣờng trai mới

đặng luyện Đạo.” 7

Vấn đề trƣờng chay liên quan chặt chẽ với việc tu luyện cho

nên Đức Chí Tôn đã sớm hƣớng dẫn tại Ngọc Đàn – Vĩnh

Nguyên Tự ở Cần Giuộc, nơi quý vị Tiền Khai đƣợc lệnh về

thọ pháp với Ngài Đầu Sƣ Ngọc Lịch Nguyệt.

7 Đức Chí Tôn, Thánh Ngôn HT1; Ngọc Đàn Cần Giuộc 08.6 Bính Dần (17 Juillet

1926)

Tu tịnh ở Tây Ninh

- 58

Sau, Thầy cũng dạy tiếp cho hai ông Thƣợng Trung Nhật và

Thái Thơ Thanh cố gắng luyện đạo cho xong rồi sẽ đi truyền

đạo:

“Le 4 Aout 1926; 26 tháng 6 Bính Dần.

Con Thơ, sau này Thầy sẽ trọng dụng con. Con là ngọn đèn

thứ nhì của Thầy để đốt cho thiên hạ chúng sanh thấy đƣờng

mà đi (…)

Ngày giờ gần đến, con phải ráng trai giới cho khá đặng

luyện đạo cho dễ (…) Con phải nghe Thánh Ngôn dạy cách trai

giới.(…)

Thơ con tụng kinh Ngọc Hoàng thƣờng ngày động đến tòa

sen Thầy à con. Con lâu lâu tụng đặng cho nhớ và hiểu nghĩa.

Chớ chẳng phải tụng kinh mà thành Tiên Phật đặng đó. Con

phải luyện đạo mới đặng thành chớ (…)

Bảo nó trai giới cho nhiều mới có thể chứ, Trung con phải

dạy nó. Có Ngọc Đầu Sƣ … Thơ con, hỏi đạo. Luyện với Trung

tới bậc nhị, rồi thì con sẽ giáo đạo tha phƣơng.

Ngày giờ ít lắm nghe hôn hai con. Vậy thì luyện trƣớc thấy

đắc ứng chứng tới bậc nhị, rồi thì phát ra đi thong thả chẳng

ai vấn đạo cho nỗi. Hai con đi đâu thì Thầy theo đó. Có chi

hòng sợ đó con.” 8

Đức Chí Tôn đã có sự chuẩn bị kỹ lƣỡng về Thần lực cho

nhân sự sẽ tiến hành việc Phổ Độ Chúng Sanh lần thứ nhứt vào

giữa tháng 9.

Liên quan đến việc “luyện Đạo” chúng ta cũng thấy lời

Thầy dạy về giới cấm tửu vào cuối năm Bính Dần.

8 Thánh Ngôn chép tay Chân Truyền Bí Yếu Thái Thơ Thanh tờ 123

Tu tịnh ở Tây Ninh

- 59

2.6. Việc thông công với Thiêng Liêng đòi hỏi ngƣời đƣợc

ban ân thực hiện phải giữ tâm thanh tịnh tuyệt đối, có nhƣ thế

mới tiếp trọn điển Thiên. Vì thế Thầy hằng khuyên các vị phải

học và hành Đạo Pháp. Chúng ta có thí dụ của Thầy dạy cho

ngài Ngọc Lịch Nguyệt hƣớng dẫn Đạo Pháp cho ngài Thái

Thơ Thanh khi ông đƣợc phép tập chấp bút:

“Thơ … Con khá nghe lời Thầy, việc bút cơ là việc lớn

trong Đạo nên khi nào phò cơ chấp bút phải diệt tận phàm tâm,

đừng lo lƣợng điều chi trong trí của con. Phải biết dùng cái chí

Thánh chí Phật của con mà làm cho xứng đáng cái vai tuồng

mà Thầy đã định … Lịch, con truyền Đạo cho Thơ rõ. ” 9

2.7. Để chuẩn bị cho việc lập Tân Luật, Đức Chí Tôn đã

sớm dặn hòa thƣợng Nhƣ Nhãn đại tịnh trong một tháng rƣỡi:

“Con phải biết Thầy ngày nay trông công con mà lập thành

Tân Luật Thích giáo.

Con phải đại tịnh kể từ tháng 9 cho tới Rằm tháng 10.

Thầy không muốn cho con lo lắng điều gì khác hơn là xét

xem kinh điển lại.” 10

3. Lần đầu tiên, danh từ Tịnh Thất đƣợc Đức Chí Tôn nhắc đến

khi Thầy dạy Ngài Thái Thơ Thanh sau khi trở về từ Đế Thiên

Đế Thích ở Campuchia:

“Ngày 27 tháng 6 năm Bính Dần (05.8.1926)

Thầy khuyên con để dạ lo cho nhơn sanh mà thôi; phần hồn

về Thầy. Con có biết sự chơn thật nơi nào mà phải khổ thân lo

9 Đức Chí Tôn, Thánh Ngôn Sƣu Tập 1 tr42; 28.06 Bính Dần (06.08.1926)

10 Chúa nhựt, 5.9.1926 (29.7 Bính Dần) Thiền Lâm Tự, Gò Kén, Tây Ninh.

Tu tịnh ở Tây Ninh

- 60

lắng. Con có phận sự rất lớn, Thánh danh con cũng lớn, Thầy

dặn con nhứt nhứt phải do mạng lịnh Thầy mà thôi.

Con phải lập cho thành một nền tƣ bổn, chung lo cùng môn

đệ Thầy, ngày ngày hằng góp nhóp, tùy sức mỗi đứa lo lập:

- Một sở trƣờng học,

- Một sở dƣỡng lão, ấu,

- Và một nơi Tịnh Thất.”

Ba điều dạy trên, nói theo ngôn ngữ trong đời sống là tƣợng

trƣng cho “dân trí, dân sanh và dân đức” còn nói theo ngôn ngữ

Cao Đài thì là “Công Trình, Công Quả và Công Phu”. Nhƣ thế,

“… để dạ lo cho nhơn sanh…” trên đƣờng phổ độ chúng sanh

thì mục tiêu đời sống nhân sinh đƣợc đáp ứng qua trƣờng học

và sở dƣỡng lão ấu còn mục tiêu tâm linh đƣợc đáp ứng bởi nơi

Tịnh Thất.

Nói cách khác, đó là 3 điểm căn bản trên đƣờng phổ độ nhơn

sanh.

Về sau, qua việc soạn thảo Tân Luật, Đức Chí Tôn dạy:

“Nghe Thầy dạy:

* Khởi đầu lập Luật tu gọi là: Tịnh Thất Luật,

* kế nữa là lập Luật trị, gọi là Đạo Pháp Luật,

* ba là lập Luật đời gọi là Thế Luật.

Các con hiểu à ! . . . . . .” 11

Khi ban Pháp Chánh Truyền Hiệp Thiên Đài, một lần nữa từ

“Tịnh Thất” đƣợc Thầy sử dụng để dạy về nhiệm vụ của Chi

Đạo:

11

ĐS. II. 71, Thứ hai, 6.12.1926 (âl 02.11 Bính Dần)

Tu tịnh ở Tây Ninh

- 61

“Thƣợng Phẩm … Lo về phần Đạo nơi Tịnh Thất;…” 12

Sau này, khi triển khai cụ thể vấn đề Tịnh Thất, tháng 5-

1928 Thầy dạy:

“Tắc, làm Tịnh Thất cho rồi đặng mấy anh con vào tịnh.

Cái đài luyện khí trật hƣớng, phải xoay mặt qua chánh đông.” 13

Nhà Tịnh của Đức Hộ Pháp nơi Trí Giác Cung

Đặc biệt, lời Thánh giáo của Đức Lý Giáo Tông dạy về

“Các hình phạt hữu vi” vào đầu năm 1931 có hai lần nhắc đến

Tịnh Thất nhƣ sau:

12

13 Février 1927 (21.01 Đinh Mão) 13

Đại Đạo Sử Cƣơng – Giáo Sƣ Trần Văn Rạng – Tây Ninh

Tu tịnh ở Tây Ninh

- 62

“Tội thứ năm: Ngƣng quyền từ một năm cho tới ba năm và

phạt vào Tịnh Thất.

Tội thứ sáu: Vào Tịnh Thất từ một tháng tới một năm mà

còn hành chánh nhƣ thƣờng.

… vậy ngày mai chiếu theo trọng khinh mà định án nghe !” 14

Nội dung lời Thánh giáo cho thấy Tịnh Thất đƣợc dùng nhƣ

là nơi để ngƣời phạm lỗi có điều kiện thuận lợi cho sự an tịnh

để sám hối ăn năn.

Qua các chứng cứ vừa nêu trên, chúng ta thấy vấn đề “tu

luyện” và “Tịnh Thất” từ lý thuyết cho đến hành đạo là một

phần đạo sự của Tòa Thánh Tây Ninh đã đƣợc Đức Chí Tôn và

Đức Lý Giáo Tông dạy bảo rất sớm. Nhƣng hiện nay lại khó

kiếm thông tin nhứt về mảng đề tài này.

4. Tháng 10 ngày 20 năm 1927, Hội Thánh Tây Ninh phê duyệt

quyển “Châu Thân Giải” của Ngài Bảo Pháp Nguyễn Trung

Hậu, một quyển sách nói về việc Tịnh Luyện.

Lƣớt qua mục lục, chúng ta có thể kể ra vài mục đậm tinh thần

tu luyện nhƣ: “Tinh Khí Thần, Phải Hiệp Tinh Khí Thần làm

một; Nhị Xác Thân; Âm Dƣơng Luận; Phàm Thai; Thánh Thai;

v.v…”

Tài liệu Đại Đạo Sử Cƣơng của Hiền Tài Trần Văn Rạng

thuộc Tòa Thánh Tây Ninh 15

cung cấp thêm cho chúng ta những

thông tin thú vị:

14

Lịch sử Đạo Cao Đài quyển 2 Truyền Đạo, Cơ Quan PTGL xb 2008 tr 662-663

Tòa Thánh, le 13 janvrier 1931 (ngày 30 tháng 11 Canh ngủ) 15

Hiền Tài – Cao Học Sử, Trƣởng Nhiệm Văn Hóa Ban Thế Đạo Tòa Thánh Tây

Ninh

Tu tịnh ở Tây Ninh

- 63

“Năm 1927, Thảo Xá Hiền Cung đƣợc lập thành, Đức Cao

Thƣợng Phẩm đã về đây tịnh dƣỡng vào những ngày sau cùng

trƣớc khi đƣợc ơn kêu gọi phục lệnh của Đức Chí Tôn.

Năm 1929, Đức Hộ Pháp lập Khổ Hiền Trang mở Phạm

Môn cho những ai đủ cơ duyên vào tu luyện (để lại chức sắc áo

mão ở ngoài).

Những ai muốn vào nhập tịnh phải qua khâu xét chọn “cân

Thần” của Đức Hộ Pháp. Chỉ có những ngƣời đạt tiêu chuẩn

mới đƣợc thâu nhận.

Năm 1948, Trí Giác Cung đƣợc lập, Khai Pháp Trần Duy

Nghĩa nhập tịnh nơi đây đã đƣợc Đức Hộ Pháp chỉ cho pháp

đại tịnh.

1950, Trí Huệ Cung là nơi Đức Hộ Pháp tịnh luyện cầu

nguyện cho cơ Đạo và cho sanh chúng.

Ngày 13.8.1969 Hội Thánh cho xây Vạn Pháp Cung ở sân

Đình núi Bà nhƣng vì chiến cuộc nên sau đó Chí Thiện Võ Văn

Đợi dời về gần xã Ninh Thạnh. Đây là một tịnh thất tập trung

đƣợc nhiều tu sĩ có tổ chức qui mô nhất. Họ ăn chung, làm

chung rồi tịnh luyện.”

Chúng ta tham khảo một đoạn trao đổi ý kiến trong đàn cơ

năm Bính Ngọ giữa Ngài Thƣợng Sanh Cao Hoài Sang và Đức

Hộ Pháp:

“Đức Thƣợng Sanh bạch: - Bạch Đức Ngài, vị Trƣởng Tộc

Phạm Môn vâng lịnh Đức Ngài, có đệ lên những Tình nguyện

trạng của 283 vị Chức sắc nam nữ xin trở về TU CHƠN và giao

phẩm tƣớc lại cho Hội Thánh Phƣớc Thiện.

Cầu xin Đức Ngài phân định cho những vị ấy tu chơn cách

nào? Hội Thánh Hiệp Thiên Đài chƣa giải quyết đƣợc.

Tu tịnh ở Tây Ninh

- 64

- Đạo lập ra nếu không tu thì để làm gì? Nhƣng tu là phải

chơn thật, nên mới gọi là TU CHƠN. Sau nầy, các bạn sẽ thấy

những nhà tu chơn đạt thành mục đích tối cao tối trọng.

Nhƣng không phải dâng Tình nguyện trạng là đủ, phải hỏi

lại lƣơng tâm mình có đƣợc chơn hay chƣa? rồi mới mạnh dạn

bƣớc tới việc nầy.

Bần đạo không ép buộc ai hết, để tự do. Nếu trong nhóm tu

chơn mà có ngƣời muốn lập công bồi đức trong hàng phẩm

Chức sắc Phƣớc Thiện thì bạn cứ tùy cơ ứng dụng.” 16

Ngày nay, các huynh tỷ tu ở Vạn Pháp Cung (núi Bà Đen)

về hình tƣớng trông nhƣ tu sĩ Phật Giáo, tức là đầu xuống tóc

và mặc áo tràng màu vàng hay màu nâu, nhƣng khi chấp tay lại

bắt Ấn Tý !

Thỉnh thoảng vào một vài Thánh thất của Hội Thánh Tây

Ninh ở một số tỉnh chúng ta thấy bảng chỉ dẫn “12 Bài Luyện

Tập Thân Thể - Khí Công – Thể Dục – Đạo Dẫn” của Đức Hộ

Pháp Phạm Công Tắc. Hay chúng ta cũng nghe nhắc đến những

bài Thánh giáo dạy về giáo pháp hành công của Đức Bát

Nƣơng, Đức Cao Thƣợng Phẩm, v.v…

Lâu nay vẫn tồn tại cơ sở Phạm Môn tu theo pháp môn của

Đức Hộ Pháp truyền dạy.

Hiện nay, trong Trí Giác Cung nơi Trƣờng Qui Thiện (nhà

Dƣỡng Lão) vẫn có 4 đạo hữu lớn tuổi gồm 2 nam và 2 nữ tu

tịnh trong Nhà Tịnh Hộ Pháp ở nơi đây.

16

Giáo Tông Đƣờng, 10.12 Bính Ngọ (dl 20.01.1967)

Tu tịnh ở Tây Ninh

- 65

(Hầm ở Trí Huệ Cung, nơi Đức Hộ Pháp tịnh)

Cao Đài hay Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ là một nền Tân Giáo

do Đức Chí Tôn lâm phàm lập nên qua huyền linh diệu bút.

Thầy là Đấng Tạo Hóa Thái Cực Thánh Hoàng là Đạo phân

thành lƣỡng nghi âm dƣơng rồi phóng phát nên Càn Khôn thế

giới vạn linh sanh chúng. Tôn giáo là phƣơng tiện thể hiện pháp

môn hầu đƣa nhơn sanh trở về nguồn cội. Bởi thế cho dù là tôn

giáo nào đi nữa pháp môn vẫn hàm chứa 2 lĩnh vực phƣơng

pháp thực hành căn bản là “tiệm và đốn” thích ứng với trình độ

nhơn sanh. Tân Pháp Cao Đài đã nêu trong Tân Luật bất cứ

Tu tịnh ở Tây Ninh

- 66

ngƣời tín đồ nào ăn chay từ 10 ngày sắp lên trong mỗi tháng

nếu có tâm thành với đạo pháp cũng đều đƣợc bƣớc vào Tịnh

Thất thọ nhận bửu pháp. Riêng với hàng ngũ hƣớng đạo trở lên,

con đƣờng Đạo Pháp là phần không thể thiếu trên đƣờng tiến

hóa tâm linh của bản thân và trách nhiệm cầm pháp Thầy mà

gieo rải đến nhơn sanh.

Khảo sát tĩ mĩ các nguồn Thánh Ngôn, ngày nay chúng ta

mới có điều kiện thấy rõ đƣợc sự dẫn độ của Thầy với chƣ vị

Tiền Khai vẫn luôn song hành cả hai mặt phổ độ và tịnh luyện.

Cùng với những khảo cứu của Giáo Sƣ Sử học Trần Văn Rạng

đã chỉ cho chúng ta thấy rõ hơn vấn đề “Tịnh Thất” của Tòa

Thánh Tây Ninh đã thật sự tiến hành đúng theo tinh thần của cơ

tuyển độ nghĩa là không phô trƣơng hình thức.

Cho nên dầu cho nhơn sanh không biết, hoặc biết mà cứ

xem nhƣ không biết thì con đƣờng Tâm Pháp của Cao Đài Tây

Ninh vẫn êm đềm vận chuyển với những bậc hữu duyên đã tròn

công quả hữu vi nay lặng lẽ tu luyện công quả vô vi.

Trải dài theo năm tháng của Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ, qua

bao thăng trầm lịch sử, tuy âm thầm lặng lẽ nhƣng sức sống của

“Thần Khí” giao hội vẫn luân lƣu bất tận trong những ngƣời

con trung kiên của Đức Chí Tôn nơi miền đất Thánh Tây Ninh.

Mừng thay gặp gỡ Đạo Cao Đài,

Bởi đức ngày xƣa có bữa nay;

Rộng mở cửa răn năng cứu chuộc,

Gìn lòng tu tánh chớ đơn sai.17

Tháng 4 Kỷ Sửu – 2009

17

Đức A,Ă, 04.11 Ất Sửu (19.12.2005)

Thánh thất đầu tiên

- 67

NƠI ĐÂU LÀ THÁNH THẤT ĐẦU TIÊN?

Đạo sử hình thành và phát triển của Cao Đài Giáo, về phần

phổ độ, trong những năm đầu tiên không thể nào tách rời với

địa danh Cầu Kho. Tuy nhiên, Cầu Kho có phải là Thánh Thất

đầu tiên của Cao Đài Giáo hay không, đây là một câu hỏi lý

thú!

Là một trong những di tích lịch sử của Đại Đạo Tam Kỳ

Phổ Độ nhƣ lời Đức Đông Phƣơng đã dạy: “Di tích thứ ba là

Thánh Thất Cầu Kho mà hôm nay biến thành Nam Thành

Thánh Thất.” 1

Cầu Kho nguyên là nhà của Đốc Học Đoàn Văn Bản, là nơi

mà các môn đệ đầu tiên của Đức Cao Đài thƣờng xuyên tụ họp

sinh hoạt đạo sự trong năm Bính Dần 1926, năm thứ nhứt của

Cao Đài Giáo. Di tích này đã gắn liền với nhiều sự kiện lịch sử

cũng nhƣ nhiều câu chuyện đức tin lý thú vào buổi bình minh

của nhà Đạo.

Nhƣng danh từ Thánh Thất (một từ riêng để gọi nơi thờ

phƣợng của Cao Đài Giáo) đã đƣợc Đức Chí Tôn sử dụng lần

đầu tiên, gắn liền với Cầu Kho hay địa danh nào?

I. DANH TỪ THÁNH THẤT XUẤT HIỆN TỪ KHI NÀO?

Tìm trong Thánh Ngôn Hiệp Tuyển chúng ta thấy đàn đầu

tiên có từ “Thánh Thất” là đàn ngày 20 tháng 7 Bính Dần:

“Tạ, Thầy giao khổ bệnh nhơn sanh cho con. Thầy lấy nhà

con mà làm Thánh thất của Thầy.”

Có một vài đạo hữu dựa vào chi tiết trên để cho rằng “nhà

ông Tạ” là nơi đầu tiên đƣợc Thầy ban làm Thánh thất. 1 Đức Đông Phƣơng CQ, Cơ Quan PTGL, 20.02 Quí Sửu (24.03.1973)

Thánh thất đầu tiên

- 68

Tuy nhiên, những lời dạy chi tiết về việc xây dựng Thánh

thất lại là ngày 12 tháng 8 Bính Dần. Thầy chỉ dẫn về nghi thức

thờ phƣợng.

“Kiệt - Con phải giúp Thơ trong việc lập Thánh Thất. Thầy

giao cho con phải săn sóc mƣớn thợ làm bảy cái ngai, (…)” 2

Hôm sau Đức Chí Tôn dạy tiếp:

“Các con, Thầy đã lập thành Thánh Thất. Nơi ấy là nhà

chung của các con. Biết à.

Thầy lại quy Tam Giáo lập Tân Luật, trong rằm tháng mƣời

có đại hội cả Tam Giáo nơi Thánh Thất. Các con hay à!

Sự tế tự sửa theo "Tam Kỳ Phổ Độ" cũng nơi ấy mà xuất

hiện ra. Rõ à!” 3

Ba ngày sau, Đức Chí Tôn dạy tiếp: “Các con, Thơ! (…)

con lo lập Thánh Thất rồi đi khắp lục tỉnh đặng phổ độ.” 4

Tuy nhiên, khi chúng ta đọc Thánh Ngôn Hiệp Tuyển quyển

2 thì lại phát hiện ra danh từ Thánh Thất đã đƣợc Thầy sớm dạy

vào tháng 6 Bính Dần. Trong đàn Đức Chí Tôn dạy Ngài

Nguyễn Ngọc Thơ sau khi sang Campuchia xem ngôi đền Đế

Thiên Đế Thích trở về:

“Thời kỳ mạt kiếp này khiến mới có Tam Kỳ Phổ Ðộ, các sự

hữu hình phải hủy phá tiêu diệt.

Thầy đến chuyển Ðạo, lập lại vô vi, các con coi thử bên nào

chánh lý. Hữu hình phải bị diệt đặng chớ vô vi chẳng thể nào

diệt đặng.

2 Thánh Ngôn Hiệp Tuyển 1, Vendredi 17 Septembre 1926, 12.8 Bính Dần

3 Thánh Ngôn Hiệp Tuyển 1, Samedi 18 Septembre 1926, 13.8 Bính Dần

4 Đạo Sử Xây Bàn II số 103. Thứ sáu 22.9.1926, 16.8 Bính Dần

Thánh thất đầu tiên

- 69

Thơ, Thầy đã khiến con đi Ðế Thiên, Ðế Thích đặng xem

cho tạng mặt hữu hình. Nội thế gian nầy ngày nay ai cũng nhìn

nhận cho là tối đại, mà con đã thấy nó bền vững đặng chăng?

Lòng đạo đức con Thầy thấy rõ, nhƣng thời kỳ giả dối đã qua,

thời kỳ chơn thật đến, Thầy không muốn cho con hao tài tốn

của mà gìn giữ sự giả dối.

Chẳng cần con lo lập Thánh Thất của Thầy và sùng tu

Phật tƣợng chi hết, con hiểu bổn nguyên háo sanh là bổn

nguyên Thánh chất Thầy.

Thầy khuyên con để dạ lo cho nhơn sanh mà thôi, phần hồn

về Thầy….”

Nhƣng cụ thể nơi nào đã hân hạnh đƣợc Đức Chí Tôn nhiều

lần dạy chi tiết “Thầy đã lập thành Thánh Thất…” ?

II. NƠI ĐÂU LÀ THÁNH THẤT ĐẦU TIÊN THEO THIÊN Ý?

Vào quý 3 năm Bính Dần, khi ấy đã có nhiều “nhà đàn” ở

trong Sài Gòn nhƣ (Cầu Kho, Tân Định, Thủ Đức …) và xung

quanh Sài Gòn nhƣ tại Cần Đƣớc, Chợ Đệm ... Nơi nào đã

đƣợc Thầy chọn làm Thánh Thất đầu tiên ?

Qua lời dạy của Thầy: “Sự tế tự sửa theo Tam Kỳ Phổ Độ

cũng nơi ấy mà xuất hiện ra. Rõ à!”. Vậy “nơi ấy” là nơi nào

và sự tế tự nhƣ thế nào?

Ở nguồn tài liệu khác ngoài Thánh Ngôn Hiệp Tuyển cho

chúng ta thấy trƣớc đó 1 tháng, tức là vào giữa tháng 7 Bính

Dần, Thầy đã dạy chƣ vị Tiền Khai đến lập đàn tại chùa Gò

Kén ở Tây Ninh. Khi đó chùa Gò Kén vừa mới đƣợc cất xong

phần khung, Hòa Thƣợng Nhƣ Nhãn đang trông coi đôn đốc

việc sắp đặt phần nghi thức thờ phƣợng. Ngày 16 tháng 7 Bính

Dần, Đức Chí Tôn dạy Hòa Thƣợng Nhƣ Nhãn:

Thánh thất đầu tiên

- 70

“Nhƣ Nhãn hiền đồ, nghe dạy: (…) Nơi đây là Thánh địa,

Ta lập Thánh Thất. Hiền đồ có lòng giúp Ta chăng?” 5

Nhƣ vậy danh từ Thánh Thất, lần đầu tiên đƣợc Thầy sử

dụng ban cho một cơ sở thờ tự cụ thể là ngày 16 tháng 7

Bính Dần, đó là cho chùa Gòn Kén ở Tây Ninh. Hai tuần

sau, ngày Chúa nhựt 29-7 Bính Dần, Đức Chí Tôn lại một lần

nữa chuyển chƣ vị phò loan đến nơi đây lập đàn. Hôm đó, Thầy

dạy:

“Nhƣ Nhãn hiền đồ! (…) Con phải đại tịnh kể từ tháng 9

cho tới Rằm tháng 10. Thầy không muốn cho con lo lắng điều

gì khác hơn là xét xem kinh điển lại. (…) Thầy nhứt định giao

Thánh Thất nầy lại cho Thơ lo lắng thế cho con, song sự thờ

phƣợng phải có thay đổi chút ít. Sau Thầy sẽ dạy chƣ đạo hữu

con định liệu. Rằm tháng 10 nầy, Thầy xin con hội cả chƣ hòa

thƣợng tại Thánh Thất đây chung lo lập Tân Luật.” 6

Hai hôm sau tại Sài Gòn, Thầy dạy ông Trung:

“Trung nghe con. Con biết rằng Thánh Thất đã lập tại Tây

Ninh, Thầy đã cho con hiểu là Thánh Địa nữa. Nguyên Đạo

Thầy do nơi đó mà xuất thấu thế gian.” 7

Kể từ đó, Ngài Chánh Phối Sƣ Thái Thơ Thanh trực tiếp

trông coi việc sắp xếp, trang trí nghi tiết thờ phƣợng trong nội

điện theo những chỉ dạy trƣớc đó của Thầy. Còn bên ngoài, ông

cho trải đá làm con đƣờng đủ rộng để cho xe chạy đƣợc từ

đƣờng cái vào trong sân của chùa. Đồng thời cho tạo cây cảnh

bao quanh khuôn viên, đúc tƣợng Thái tử Sĩ Đạt Ta cỡi ngựa

trắng ra đi tìm Đạo cùng ngƣời hầu Sa Nặc.

5 Thánh Ngôn Chơn Truyền Bí Yếu tr 148. Ngày 23.8.1926, 16.7 Bính Dần

6 Đạo Sử Xây Bàn II số 102. Thiền Lâm Tự, 05.9.1926, 29.7 Bính Dần

7 Đạo Sử II Hƣơng Hiếu số 101, mùng 1.8 Bính Dần

Thánh thất đầu tiên

- 71

III. SẮP XẾP NGHI THỨC THỜ PHƢỢNG THEO TAM

KỲ PHỔ ĐỘ

Một nơi thờ phƣợng để có thể trở thành Thánh Thất phải hội

đủ nhiều yếu tố. Một yếu tố căn bản là nghi thức thờ phƣợng.

Vì vậy sau khi đã chọn chùa Gò Kén làm Thánh Thất để

thực hiện Đại Lễ Khai Minh Đại Đạo sắp tới vào Rằm tháng

10, Đức Chí Tôn đã hƣớng dẫn cặn kẽ cho quý vị thực hiện.

1. Cách sắp đặt các Thánh Vị nơi Thiên Bàn:

Nếu nhƣ trƣớc đó, vào cuối tháng 5.1926 Thầy đã dạy:

“Trƣờng Sanh Tự 30 Mai 1926.

Tại đây là một nơi Ta khởi chế sự “Tế Lễ thờ phƣợng” lại.

Bổn hội nghe: Giữa chùa gần trang thờ Quan Âm Bồ Tát và

Quan Thánh Đế Quân, phải lập ra một điện để Thánh Tƣợng

Ta ở giữa. Bên mặt Ta để tƣợng Quan Âm, bên trái tƣợng Quan

Đế; còn chƣ Tiên, Chƣ Thánh, chƣ Phật để hàng dƣới. Xƣng

hiệu chùa Ngọc Hoàng Tự.” 8

Thì đến đầu tháng 7 Bính Dần, tại Vĩnh Nguyên Tự, Thầy

nhắc lại cách thờ có đủ Tam Trấn Oai Nghiêm.

“Trong Tam Kỳ Phổ Độ và qui Tam Giáo nầy, Phật thì có

Quan Âm, Tiên thì có Lý Thái Bạch, Thánh thì có Quan Thánh

Đế Quân khai đạo. Vậy con lập cho đủ ba Trấn chứng đàn.” 9

Nói là nhắc lại, vì ngay từ khi độ dẫn Ông Lê Văn Trung

vào cuối năm Ất Sửu Thầy đã dạy cho ông cách thờ phƣợng tại

tƣ gia có đủ Tam Trấn.

8 Thánh Ngôn Hiệp Tuyển 1 xb1964, trang 20, Trƣờng Sanh Tự 30 Mai 1926

9 Thánh Ngôn Hiệp Tuyển 1 xb1964, trang 36, Vĩnh Nguyên Tự 02.7 BD 1926

Thánh thất đầu tiên

- 72

“Trung! con thờ Thầy trên hết là phải, con đem tƣợng Quan

Trƣờng qua bên tay trái Thầy, còn Quan Âm bên mặt. Còn thờ

Lý Thái Bạch dƣới Thầy.” 10

Nếu nhƣ khi hƣớng dẫn về nghi thức thờ phƣợng cho buổi

Thiên Phong lần thứ nhứt vào giữa tháng 3 Bính Dần mới chỉ

có Thiên Nhãn, Tam Trấn và 4 chiếc ngai gồm 1 cho Giáo

Tông và 3 cho Đầu Sƣ thì khi dạy về cách thờ tại Thánh Thất ở

Gò Kén, Thầy đã chỉ dẫn đầy đủ hệ thống thờ phƣợng tƣợng

trƣng Ngũ Chi Đại Đạo với ngôi Nhơn Đạo có 7 chiếc ngai.

“Kiệt - Con phải giúp Thơ trong việc lập Thánh Thất. Thầy

giao cho con phải săn sóc mƣớn thợ làm bảy cái ngai, một cái

trọng hơn cho Giáo Tông, ba cái cho ba vị Chƣởng Pháp, ba

cái cho ba vị Đầu Sƣ. Nhứt là cái ngai của Giáo Tông phải làm

cho kỹ lƣỡng chạm trổ tứ linh, nhƣng chỗ hai tay dựa phải

chạm hai con rồng. Còn của Chƣởng Pháp chạm hai con

phụng, của Đầu Sƣ chạm hai con Lân . . . Nghe à ! . . .

Bính - Thầy giao cho con lo một trái Càn Khôn. Con hiểu

nghĩa gì không? ... Cƣời ... 11

Một trái nhƣ trái đất tròn quay, hiểu không? Bề kính tâm ba

thƣớc ba tấc, nghe con. Lớn quá mà phải vậy mới đặng, vì là

cơ mầu nhiệm Tạo Hóa trong ấy, mà sơn màu xanh da trời.

Cung Bắc Đẩu và tinh tú vẽ lên Càn Khôn ấy. Thầy kể Tam

Thập Lục Thiên, Tứ Đại Bộ Châu ở không không trên không

khí, tức là không phải tinh tú, còn lại thất thập nhị địa và Tam

Thiên thế giái thì đều là tinh tú. Tính lại ba ngàn bảy mƣơi hai

10

Đạo Sử Xây Bàn quyển 1 trang 46 (31.01.1926) 11

Hai ông Kiệt và Bính, sau đại lễ Khai Minh đã đƣợc Thầy khen thƣởng

ân ban thăng lên phẩm: ông Kiệt đƣợc Thƣợng Giáo Hữu, ông Bính lên

Phối Sƣ

Thánh thất đầu tiên

- 73

ngôi sao, con phải biểu vẽ lên đó cho đủ. Con dỡ sách thiên văn

Tây ra coi mà bắt chƣớc. Tại ngôi Bắc Đẩu con phải vẽ hai cái

bánh lái cho đủ và sao Bắc Đẩu cho rõ ràng. Trên vì sao Bắc

Đẩu vẽ con mắt Thầy, con hiểu chăng?

Đáng lẽ trái ấy phải bằng chai, đúc trong một ngọn đèn cho

nó thƣờng sáng. Ấy là lời cầu nguyện rất quý báu cho cả nhơn

loại Càn Khôn Thế Giái đó. Nhƣng mà làm chẳng kịp thì tùy

con, tiện làm thế nào cho kịp đại hội. Nghe à!

(Thơ ! nghe dạy. Thầy giao trọn quyền cho con lo liệu. Con

phải nhớ khi Bính đem trái Càn Khôn ấy về, con làm một cái

cốt xây để trái ấy lên Đại Điện. Nhớ day con mắt ra ngoài.

Rồi con lại lên tƣợng Phật Thích Ca, Lão Tử, Khổng Tử mà

để dựa dƣới. Kế ba vị ấy thì là Quan Thế Âm, Thái Bạch, Quan

Thánh Đế. Kế nữa ngay dƣới Lý Bạch thì là Jésus de Nazareth.

Kế Jésus thì là Khƣơng Tử Nha). Còn chƣ Phật, chƣ Tiên,

Thánh, Thần đã lên cốt thì để dài theo dƣới, hiểu không con?” 12

Phần Thánh Ngôn này, đoạn ở trong ngoặc đơn không có

trong Thánh Ngôn Hiệp Tuyển 1 nhƣng có trong tờ Phổ Cáo

Chúng Sanh. Đây là phần bổ sung cách thờ có thêm hàng Tam

Giáo Đạo Tổ cũng nhƣ Đức Da Tô và Đức Khƣơng Thái Công.

Lời Thánh Ngôn hôm đó của Thầy đã dạy đầy đủ hệ thống

thờ phƣợng thể hiện 5 bậc của Ngũ Chi Đại Đạo mà ngày nay

chúng ta nhìn thấy ở Tòa Thánh Tây Ninh và Đại Điện của các

Hội Thánh lớn. (Tuy nhiên, lời Thánh ngôn nào hƣớng dẫn sắp

xếp vị trí của Tam Giáo Đạo Tổ, chúng ta vẫn chƣa tìm đƣợc !)

12

Đạo Sử Xây Bàn II, Hƣơng Hiếu số 95

Thánh Ngôn Hiệp Tuyển Bổn Thứ Nhứt 1928 trang 37, Vendredi 17 Septembre

1926, (11 rạng 12 tháng 8 Bính Dần)

Thánh thất đầu tiên

- 74

Đến ngày giờ Đức Chí Tôn đã định, đêm 14 rạng Rằm

tháng 10 Bính Dần, Thánh thất đầu tiên của ĐĐTKPĐ đã đƣợc

khánh thành.

2. Cách thiết kế Nghi bàn thờ Hộ Pháp:

Trong thời gian đại lễ diễn ra ở Gò Kén, Đức Giáo Tông và

Đức Chí Tôn đã hƣớng dẫn thêm cách lập bàn thờ Hộ Pháp với

chữ Khí màu vàng trên nền đỏ.

“Thánh Thất đã an, chƣ hiền hữu lo chỉnh nghi cho tinh tấn.

Thầy dạy Thƣợng Trung Nhựt, hiền hữu lo sắp đặt thế nào cho

ra nghi tiết thì sắp đặt. Sau lƣng, bàn thờ Hộ Pháp phải để một

miếng nỉ dài, ngang một thƣớc rƣỡi, cao ba thƣớc, thêu chữ

bùa Lão vẽ đây (bùa chữ Khí). Làm một bàn thờ ba nấc, giữa

cao hai bên bằng cho Thƣợng Phẩm, Thƣợng Sanh đứng.” 13

Một tuần sau, ngày 16.11 Bính Dần Đức Chí Tôn giáng cơ,

Ngài Đầu Sƣ Ngọc Lịch Nguyệt bạch hỏi thêm về chi tiết màu

chữ. Thầy dạy: “Nỉ đỏ chữ vàng, con.” 14

Nhƣ vậy chính tại chùa Gò Kén lịch sử, nghi thức thờ

phƣợng nơi chánh điện Đức Chí Tôn đã đƣợc Ơn Trên hƣớng

dẫn thực hiện hoàn chỉnh.

Ngày nay, đến nhiều Thánh sở chúng ta thấy nghi thờ bàn

Hộ Pháp chƣa thực hiện đúng theo chân truyền ban sơ ! Tùy

mỗi nơi mà nền khung thờ có thể là màu vàng hay xanh thiên

thanh hoặc màu đen. Còn chữ Khí có thể màu đỏ hay màu

trắng, v.v…

13

Đạo Sử Xây Bàn II số 27, 10.11 Bính Dần (14.12.1926) 14

Đạo Sử Xây Bàn II số 32, Lundi 20 Décembre 1926 (16.11Bính Dần)

Thánh thất đầu tiên

- 75

Thiên Bàn tại Thiền Lâm Tự vào lúc Khai Minh Đại Đạo

Trên Ngai Giáo Tông có Thiên Phục của Ngài Ngô Văn Chiêu.

(ảnh đƣợc lấy trong quyển Khai Đạo, CQ.PTGL 2005)

Thánh thất đầu tiên

- 76

IV. THÁNH THẤT ĐẦU TIÊN TÊN THIỀN LÂM TỰ

HAY TỪ LÂM TỰ?

Hiện nay theo thói quen, đa số chúng ta gọi tên Thánh Thất

ở Gò Kén, một địa danh lịch sử, là Từ Lâm Tự.

Tuy nhiên, khi có cơ hội ghé thăm “chốn cũ”, nếu biết chút

ít chữ Hán chúng ta sẽ lấy làm ngạc nhiên khi nhìn thấy ngay

cổng (ở cả 2 mặt trƣớc và sau) đều đƣợc đấp nổi 3 chữ THIỀN

LÂM TỰ. Vào đến nơi thờ tự, ngay mặt tiền chúng ta cũng

thấy 3 chữ THIỀN LÂM TỰ. Nhƣ vậy tên gọi chính xác là

Thiền Lâm Tự hay Từ Lâm Tự ?

Tìm đọc một vài tài liệu xƣa của một số vị Tiền Khai, chúng

ta thấy tên Thiền Lâm cũng đã đƣợc chƣ vị nhắc tới khi nói về

ngôi Thánh Thất đầu tiên nơi đã diễn ra Đại lễ rằm tháng 10

năm Bính Dần lịch sử.

- Trong Đạo Sử Xây Bàn II của Nữ Đầu Sƣ Hƣơng Hiếu

chúng ta thấy địa điểm lập đàn ngày 29 tháng 7 Bính Dần đƣợc

ghi là Thiền Lâm Tự, Gò Kén Tây Ninh. (Bản internet số 102,

cuối bài có ghi xuất xứ là ĐS.II.238)

- Trong Tờ Tỏ Bày Việc Đạo cho hội nhơn sanh nhóm lần

thứ nhứt tại Tòa Thánh Tây Ninh ngày Rằm tháng 10 năm Tân

Vì 1931 có câu: “Cách vài tháng sau khi mở cuộc đại lễ Khai

Đạo năm Dần nơi chùa Thuyền Lâm Tự (Gò Kén)…” 15

- Trong bài ai điếu Phối Sƣ Thƣợng Tông Thanh của Đức

Quyền Giáo Tông Thƣợng Trung Nhựt vào tháng 10 Quý Dậu

1933, có câu: “Nghe Gò Kén Thiền Lâm Trời khai Đại Đạo, lúc

Hạ nguơn năm Bính Dần…” 16

15

Chánh Phối Sƣ Thƣợng Tƣơng Thanh 16

Tiểu Sử Đức Quyền Giáo Tông Thƣợng Trung Nhựt xb 1973 tr 94

Thánh thất đầu tiên

- 77

- Một nhân chứng lịch sử, ông Năm Nhà Đèn, ngƣời có mặt

làm công quả tại chùa Gò Kén trong những ngày đang xây

dựng, đã nói về tên chùa:

“Hòa thƣợng Nhƣ Nhãn có sƣ phụ tên Đạt ở chùa Thiền

Lâm Tự trong thị xã Tây Ninh. Hòa Thƣợng lập ngôi chùa gần

gần, đặt cùng tên để mời Thầy qua cho rộng rãi. Bởi vậy tên

chùa cũng là Thiền Lâm Tự. Nhiều ngƣời gọi Từ Lâm Tự là

không đúng. Chùa cất chƣa xong thì Sƣ cụ mất.” 17

Về vật chứng, trên bản vẽ của Giấy Phép xây cất, dòng chữ

Thuyền Lâm Tự rất rõ.

Nhắc lại một số tài liệu sử từ những lời Thánh Ngôn của

Đức Chí Tôn cũng nhƣ những lời phát biểu của một số nhân

chứng lịch sử để khẳng định một số điểm liên quan với địa

danh lịch sử: Chùa Gò Kén ở Thánh địa Tây Ninh:

1- Đây là Thánh Thất đầu tiên của Đại Đạo Tam Kỳ Phổ

Độ, nơi đã đƣợc Đức Chí Tôn ân ban chọn làm địa điểm để Hội

Thánh ra mắt nhân sanh, để Đại hội Tam giáo diễn ra tiếp nhận

Pháp Chánh Truyền và thực hiện hoàn chỉnh Tân Luật.

2. Tên gọi chính thức và chính xác của ngôi chùa Phật này

khi quy về Cao Đài Giáo là THIỀN LÂM TỰ chứ không phải

là Từ Lâm Tự. (Từ nay chúng ta nên tập dần cho bổn đạo nghe

cho quen tên gọi chính xác này để phục hồi trở lại đúng tên gọi

lịch sử của nó)

3. Từ nơi đây, nghi thức thờ phƣợng tại Đại Điện Đức Chí

Tôn (bao gồm Thiên bàn và bàn Hộ Pháp) đã hoàn chỉnh.

17

Trích Ông Năm Nhà Đèn - Huệ Nhẫn - Nhịp Cầu Giáo Lý

Thánh thất đầu tiên

- 78

4. Ngày nay nhìn cảnh tiêu điều của di tích, gợi cho chúng

ta suy tƣ: Thƣợng Đế đã ban ân nhƣng nếu không đáp ứng đƣợc

nhiệm vụ thì sứ mạng sẽ đƣợc chuyển đổi sang tay ngƣời khác.

Vì thế mỗi tín đồ Cao Đài là “dân Nam sứ mạng tiền phong”

phải ý thức sâu sắc bài học lịch sử này. Ơn Trên đã nhiều lần

nhắc nhở nhƣ lời dạy của Đức Da Tô vào năm Đinh Mùi 1967:

“Không một phần thƣởng nào không ban cho đứa khôn ngoan.

Không một trách phạt nào không ban cho đứa phản lại ý thành

của Bề Trên.”

Vậy giờ đây mỗi khi kỷ niệm Khai Minh Đại Đạo, nhắc lại

ngôi thánh thất đầu tiên, qua đó chúng ta ôn lại lịch sử hầu có

những suy nghĩ nỗ lực cho bƣớc đƣờng kế tiếp để ngày cuối

cùng của mỗi ngƣời đều có thể mĩm cƣời vì đã “chí thành” trên

đƣờng sứ mạng.

Thánh thất đầu tiên

- 79

Trên bản vẽ của Giấy Phép, dòng chữ Thuyền Lâm Tự rất rõ.

Thánh thất đầu tiên

- 80

Thiền Lâm Tự (chữ đấp nơi cổng tam quan và chánh điện)

Tiền bối Võ Văn Tƣờng

- 81

KỶ NIỆM KHAI TỊCH ĐẠO

VÀ NHÂN VẬT LỊCH SỬ VÕ VĂN TƢỜNG

Sự kiện Khai Tịch Đạo của Đạo Cao Đài gắn liền với ông

Võ Văn Tƣờng, ngƣời đã thể hiện đức tin tuân phục Đức Chí

Tôn và dũng khí dám dùng nhà của mình để làm nơi tụ họp hơn

240 ngƣời trong đêm 23 tháng 8 Bính Dần (29 Septembre

1926), một lƣợng ngƣời đông đúc nhƣ một đám tiệc lớn.

Nguyên ông Tƣờng là nhân viên thông ngôn của Cảnh Sát

quận nhì Sài Gòn (thuộc Pháp) lúc bấy giờ. Hơn ai hết, ông là

ngƣời hiểu rõ những họat động liên quan đến nhóm tín đồ Cao

Đài cầu cơ đang bị chính quyền thuộc địa cho nhân viên theo

dõi chặt chẽ. Bởi vì chính ông, trƣớc đó ít lâu, đã là một trong

những nhân viên phải thi hành nhiệm vụ này cùng các nhân

viên khác nhƣ Trần Văn Tạ, Quản Báo 1 v.v…

Đƣợc thuyết phục bởi đạo lý và huyền diệu thiêng liêng,

ông Tƣờng đã nhập môn cầu Đạo và sau một thời gian ngắn

1 Lịch Sử Cao Đài quyển 2 phần Phổ Độ, Đồng Tân, xb 1972 tr132

Tiền bối Võ Văn Tƣờng

- 82

ông đƣợc Đức Chí Tôn ân ban phẩm Lễ Sanh vào ngày 14

tháng 5 Bính Dần 2. Ông là một trong bốn vị Lễ Sanh đầu tiên

của Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ.

Đàn ngày 18 tháng 5 Bính Dần (27.6.1926) trong lời dạy

các chi tiết về nghi lễ đại đàn tại Vĩnh Nguyên Tự, Thầy có

nhắc đến tên và nhiệm vụ của ông nhƣ sau:

“Còn ba bàn thờ trong thì biểu Lịch lập nhƣ vầy: Giữa

Thƣợng đàn, Hữu Ngọc đàn, Tả Thái đàn. (…) Còn Bản, Giỏi

một cặp Lễ Sanh đầu đi giữa với một cặp nữa là Tỷ, Tiếp. Tả

thì Nhơn, Tƣờng. Hữu thì Giảng với Kinh…” 3

Ông Tƣờng cũng đã độ dẫn cả gia đình theo đạo Thầy tham

gia hành đạo. Ngày 15.7.1926 khi dạy về việc hành lễ tại Vĩnh

Nguyên Tự, ngƣời con trai là Nguyễn Văn Tri đã đƣợc Thầy

ban ân cùng 3 đồng nhi khác cầm cờ trấn đàn:

“An … Đông; Bích … Tây;

Tri … Nam; Hoằng … Bắc.” 4

Cho đến thời điểm hạ tuần tháng 8 Bính Dần, ông Tƣờng

mới chỉ ở phẩm Lễ Sanh, chƣa đƣợc dự vào hàng chức sắc. Là

ngƣời đang làm việc cho chính quyền, hơn ai hết ông hiểu

những hậu quả bản thân và gia đình sẽ phải gánh chịu nếu có

liên quan đến những hoạt động bị cấm theo pháp luật hiện

hành. Phải tin tƣởng mạnh mẽ vào mục đích chính đáng của

việc phải làm, phải có lòng tin vào đức hạnh nhân thân của chƣ

bạn đạo nhƣng đồng thời cũng phải có tinh thần dám hy sinh vì

2 Đạo Sử Xây Bàn Quyển 2, Hƣơng Hiếu, bản ronéo tr11: “Thầy phong 4 vị

Lễ Sanh: anh Chín Giảng, anh Phán Giỏi, anh Đốc Bản, anh Ký Tƣờng.

Bốn anh trên đây sau thăng Giáo Hữu. Tôi may bốn bộ sắc phục Lễ Sanh.” 3 Thánh Ngôn Hiệp Tuyển Bổn Thứ Nhứt 1928 trang 22

4 Thánh Ngôn Hiệp Tuyển Bổn Thứ Nhứt – 1928 tr24, đàn 15.7.1926

Tiền bối Võ Văn Tƣờng

- 83

“nghĩa lớn” nếu nhƣ lỡ có điều gì bất trắc, và trên hết là đã đặt

trọn lòng tin vào Đức Chí Tôn và Đại Đạo cho nên khi đƣợc

Thầy dạy sắp đặt thờ phƣợng tại tƣ gia để sau Đại Từ Phụ có

việc dùng, ông Tƣờng sốt sắng tuân hành Thánh lệnh. Sau đó,

khi Đức Chí Tôn dạy:

“… Thầy ban ơn cho các con… Tốt hơn, các con hội đủ mặt

tại nhà Tƣờng, Thầy sẽ dạy việc phổ độ.”

Ông đã dũng cảm mời đón chƣ Thiên Phong Chức Sắc cùng

đồng đạo về nhà mình để hội họp soạn thảo văn bản Khai Tịch.5

Khi đó căn nhà còn ở trong “hẻm số 237 bis thuộc con lộ

Galliéni”, ngày nay là đƣờng Trần Hƣng Đạo. Về sau, chính

quyền Sài gòn phóng đƣờng, nhà ông Tƣờng trở thành nhà mặt

tiền đƣờng Cô Bắc nay ở số 202 Cô Bắc quận nhứt thành phố

Hồ Chí Minh.

Khi đã thảo luận soạn thảo xong văn bản, quý vị lập đàn tại

chỗ. Đức Chí Tôn giáng cơ dạy:

“Các con lấy tên cả môn đệ Thầy có mặt tại đây ngày nay

… nam và nữ mà đem vào tờ Khai Đạo. Còn bao nhiêu thì mặc

kệ. Ấy là kẻ vô phần.”

Trong danh sách ký tên hiện diện trong buổi họp lịch sử đó,

toàn thể gia đình của ông Tƣờng đều ký tên.6

Danh sách theo thứ tự nhƣ sau: trong phần danh sách nữ

phái, ngƣời phối ngẫu là bà Đặng Thị Kề vinh dự ký tên ở vị trí

số 19, ngƣời con gái Nguyễn Thị Phẩm ở vị trí số 24, bà mẹ là

5 Lịch Sử Đạo Cao Đài quyển 1 - Khai Đạo, Cơ Quan PTGL xb 2005 tr277

6 Dựa vào ghi chú ở trang 302 quyển Lịch Sử Đạo Cao Đài quyển 1 - Khai

Đạo, CQ Phổ Thông Giáo Lý xb 2005, chúng tôi tra cứu danh sách chƣ vị

tiền bối ký tên có hiện diện trong đêm 23 tháng 8 Bính Dần.

Tiền bối Võ Văn Tƣờng

- 84

Võ Thị Quyên ở số 29 và ở phần danh sách nam phái ông

Tƣờng ký tên ở số 65 7 với tên là Nguyễn Văn Tƣờng

8, ngƣời

con trai Nguyễn Văn Tri ký tên ở vị trí số 78.

Sau khi lấy đủ danh sách và chữ ký của những ngƣời hiện

diện, quý vị lập đàn tái cầu. Thầy dạy ông Mỹ Ngọc (Cao

Quỳnh Diêu) đọc từng tên một, đến tên nào đƣợc cơ gõ xuống

bàn thì vị ấy đƣợc đƣa vào danh sách trực tiếp chánh thức đứng

trong Tờ Khai Tịch Đạo.

Và trong danh sách 28 vị có vinh dự đƣợc Thầy ân ban trách

nhiệm chánh thức đứng tên khai thông nền quốc Đạo, ông đƣợc

vinh dự ở vị trí số 16 với tên là: Nguyễn Văn Tƣờng, thông

ngôn Sở Tuần Cảnh Sài Gòn. Và chắc rằng ông cũng đã tháp

tùng cùng phái đoàn đến gặp Thống Đốc Nam Kỳ Le Fol để

trình tờ đăng ký về sự hiện hữu và hoạt động của nhóm tín hữu

Cao Đài.

Sau sự kiện trọng đại đó, hàng năm tại nhà của ông Tƣờng

đều có tổ chức lễ kỷ niệm cho đến năm 1938 mới dời về tổ

chức ở Thánh Thất Cầu Kho 9. Năm 1928 trong buổi lễ kỷ niệm

7 Lịch Sử Đạo Cao Đài quyển 1 - Khai Đạo, CQ Phổ Thông Giáo Lý xb

2005 tr480 8 “Trƣớc khi chào đời một tháng, ông Tƣờng đã mồ côi cha. Cha họ

Nguyễn còn mẹ họ Võ. Vì mẹ khai sanh nên trên giấy tờ đi học, đi làm là

Võ Văn Tƣờng. Còn khi tế tự thì dùng họ cha với tên Nguyễn Văn Tƣờng.” (Lịch Sử Đạo Cao Đài quyển 1, CQ Phổ Thông Giáo Lý xb 2005 tr428)

9 Năm 1941, khi Thánh thất Cầu Kho bị dỡ trả cho chánh quyền, việc tổ

chức kỷ niệm Khai Tịch Đạo hàng năm lại trở về nhà ông Tƣờng. Năm

1949, Nam Thành Thánh thất đƣợc khánh thành, sang năm 1950 Lễ Kỷ

Niệm đƣợc chuyển trở lại Nam Thành – 122-124-126 Nguyễn Cƣ Trinh

quận một Sài Gòn đảm nhiệm. Tại đây nơi bàn thờ tiền bối có bài vị ghi tên

28 vị chính thức đứng tên Khai Tịch Đạo, trong đó tên của ông Tƣờng

đƣợc viết là Võ Văn Tƣờng.

Tiền bối Võ Văn Tƣờng

- 85

vào ngày 23 tháng 8 Mậu Thìn, Ngài Thƣợng Trung Nhựt có

nhắc:

“Tôi rất hữu hạnh vì ngày nay đƣợc thay mặt trong Đại Đạo

Tam Kỳ Phổ Độ đặng thổ lộ ít lời nhắc tích ngày kỷ niệm hôm

nay. (…) Đấng Chí Tôn có dạy: Bàn cổ sơ khai nhơn sinh ƣ

Dần cho nên ngày Đấng Chí Tôn mở đạo là ngày mồng một

năm Bính Dần (...) Bƣớc qua tháng 8 năm Bính Dần (…) bữa

rằm Trung Thu khi cầu cơ thì Đấng Chí Tôn giáng kêu tôi dạy:

phải cho môn đệ của Thầy tối 23 tháng 8 tựu tại nhà đạo hữu

Tƣờng đây (…).

Tới bữa 23 tháng 8 Bính Dần là ngày 29 Septembre 1926,

chƣ đạo hữu tựu lại đây (…). Khi ấy có mặt nơi đàn hết thảy

240 10 vị đạo hữu nam nữ…” 11

Ông Đoàn Văn Bản trong buổi lễ kỷ niệm sự kiện Khai Tịch

đƣợc tổ chức ở Thánh Thất Cầu Kho vào năm Mậu Dần 1938

có nhắc lại tích xƣa:

“Bữa nọ, tiện sĩ cùng một vị đạo hữu là ông Lê Thế Vĩnh 12

đến viếng một đạo hữu khác là ông Nguyễn Trung Hậu tại ngã

năm Chợ Lớn. Đƣơng khi chuyện vãn, tay ông Vĩnh thình lình

phát lên cử động run rẩy. Chúng tôi thƣờng quen nên cho rằng

Ơn Trên chuyển ông Vĩnh chấp bút. Chúng tôi bèn đƣa giấy và

viết chì cho ông Vĩnh. Quả thật, Đức Thƣợng Đế giáng bút dạy

ba tôi phải lập tức trở về nhà ông Trần Duy Nghĩa lập đàn hầu

Ơn Trên dạy việc. Ba tôi tuân y Thánh lệnh về nhà ông Nghĩa,

cho mời ông Trƣơng Văn Tràng đến phò cơ cùng ông Nghĩa.13

10

Con số chính xác là 245 vị 11

Lịch Sử Cao Đài quyển 2 phần Phổ Độ, Đồng Tân, xb 1972 tr228 12

Ông Vĩnh là 1 trong 12 vị Thời Quân đƣợc Thầy chọn làm đồng tử 13

Cả 2 ông Nghĩa và Tràng cũng ở trong Thập Nhị Thời Quân

Tiền bối Võ Văn Tƣờng

- 86

Đại Từ Phụ ra lệnh cho tiện sĩ phải hiệp tác với ông Võ Văn

Tƣờng mà sắp đặt cách thờ phƣợng nơi nhà ông (giống y nhƣ

trong Thánh thất Cầu Kho vậy, song chẳng đặng lập bàn thờ

Hộ Pháp). Sắp đặt để sau Đại Từ Phụ có việc dùng.

Thánh thất Cầu Kho 14 đã sẵn, (tại) sao lại dạy sắp đặt nơi

nhà ông Tƣờng nữa. Thiên cơ mầu nhiệm, nào chúng tôi có rõ

tại sao? Chúng tôi vẫn cứ theo Thánh lệnh.

Cách chẳng bao lâu, Đức Chí Tôn xuống lịnh cho ông Lê

Văn Trung lập Tịch Đạo, dạy mời bổn đạo các nơi đến tối 23

tháng 8 Bính Dần tề tựu tại nhà ông Tƣờng.

Bổn đạo các nơi đƣợc thơ mời tựu đến rất đông ... ” 15

Khi Đại Lễ Khai Minh Đại Đạo, đồng nhi Nguyễn Văn Tri

tiếp tục đƣợc Đức Chí Tôn lƣu dụng cùng 11 đồng nhi nam

khác cầm cờ ngũ sắc trấn tứ phƣơng cho Lễ Lập Vị Tấn Tôn

các Đại Thiên Phong.

Theo tài liệu Đạo Sử Xây Bàn 2 của bà Hƣơng Hiếu, sau

Đại Lễ ấy, cùng với một số vị khác ông Tƣờng đƣợc thăng

phong Giáo Hữu16 phái Thƣợng 17

vào ngày 26 tháng 10 Bính

Dần.18

14

Thật ra khi đó, chỉ là đại đàn Cầu Kho. Chùa Gò Kén mới là nơi đầu tiên

đƣợc Đức Chí Tôn ban ân cho danh từ Thánh Thất vào giữa tháng 7 Bính Dần.

Còn bàn thờ Hộ Pháp, vào giữa tháng 11 Bính Dần mới đƣợc Ơn Trên

hƣớng dẫn. 15

Lịch Sử Đạo Cao Đài quyển 1 - Khai Đạo, CQ Phổ Thông Giáo Lý xb

2005 tr 278 16

Đạo Sử Xây Bàn Quyển 2, Hƣơng Hiếu, bản ronéo tr10

17 Trích bài viết của Đạo Trƣởng Huệ Lƣơng (Tổng Lý Minh Đạo

CQPTGL) đã đăng trong Cao Đài Giáo Lý 79 trang 31; tháng bảy Nhâm

Tý 1972

Tiền bối Võ Văn Tƣờng

- 87

Sau một thời gian hành đạo ở Thánh Thất Cầu Kho, năm

1931 ông thọ Thiên phong Thƣợng Phối Sƣ của Hội Thánh

Minh Chơn Lý. Nhƣng đến năm 1935, một lần nữa ông lại lui

về hành đạo ở Thánh Thất Cầu Kho.19

Trƣớc tình hình nhà đạo phân nhánh ra nhiều chi phái,

những vị ƣu tƣ với lý tƣởng Đại Đạo đã cùng nhau hoạt động

hành đạo theo định hƣớng vận động cho sự liên giao hòa ái để

tiến tới thống nhất trở lại. Sau những cuộc hội Long Vân ban

đầu vào năm Bính Tý 1936 để thông cảm lập trƣờng quan điểm

của nhau cùng với soi dẫn của Ơn Trên, tháng giêng Đinh Sửu

1937 Cao Đài Đại Đạo Liên Hòa Tổng Hội ra đời .

“Một buổi chiều thứ bảy kia, trong lúc chƣ chức sắc và chƣ tín

hữu chầu lễ trên đại điện thì ở hậu đƣờng một bà nói chuyện lớn

tiếng với các bà khác.

Bà ấy cãi vã với mấy bà kia về một việc gì đó, tiếng cải cọ quá to

ấy vang động lên đại điện khiến các vị chầu lễ rất lấy làm khó chịu.

Thấy thế cụ Giáo Hữu Thƣợng Tƣờng Thanh (Ký Tƣờng) bèn lén rời

khỏi chỗ quì của mình và đi thẳng vào hậu đƣờng.

Đến trƣớc bà nói lớn tiếng kia, cụ bèn lột Ngƣỡng Thiên Mạo

màu xanh của cụ xuống, chấp hai tay xá bà ấy và nói rằng:

"Tôi lạy chị, chị im một chút để cho ngƣời ta cúng!".

Nói xong, cụ bèn quày quả trở lên đại điện. Tức thì bà bị quở kia

tự mình lấy hai tay vã vào mặt tới tấp cho đến nỗi hai bên má đỏ rần

và sƣng lên. Biết là bà ấy bị chƣ Thần phạt, một bà khác chạy lên

đại điện lại gần vị chứng đàn khẽ xin vị ấy cầu nguyện Ơn Trên tha

tội cho phạm nhân. Lễ xong bà ấy mới hết bị phạt.”

18 Đạo Sử Xây Bàn Quyển 2 số 5, Hƣơng Hiếu, bảng danh sách Thiên

Phong

19 Lịch Sử Đạo Cao Đài quyển 1 Khai Đạo, Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý xuất

bản 2005 tr 430

Tiền bối Võ Văn Tƣờng

- 88

Sớm tham gia tổ chức này ngay từ ngày đầu tại Thánh thất

Cầu Kho, ông Võ Văn Tƣờng đứng tên trong danh sách nghị

viên nhiệm kỳ đầu ở số 24 trong tổng số 55 vị.20

Là bạn cố giao với Ngài Phạm Công Tắc, ông có mặt cùng

các ông Vƣơng Quang Kỳ, Trần Văn Quế, Nguyễn Văn Đƣớc

trong thành phần phái bộ CĐĐĐLHTH đi viếng Tòa Thánh vào

tháng 6.1937 trao đổi ý kiến cùng Ngài Hộ Pháp về cơ quy

nhứt.21

Cùng hoạt động với Liên Hòa Tổng Hội, sau giai đoạn của

tạp chí Đại Đạo Quy Nguyên Lƣợc Luận (1937-1938) đến thời

kỳ của tạp chí Đại Đồng ông Tƣờng nhận nhiệm vụ làm Chủ

Nhiệm 22. Công quả vừa trọn hết năm, ông nhuốm bệnh.

18 giờ ngày 26 tháng 9 Kỷ Mão (07.11.1939) Phối Sƣ

Thƣợng Tƣờng Thanh quy thiên trở về phục lệnh Đức Chí Tôn.

Liên Hòa Tổng Hội phối hợp cùng Thánh thất Cầu Kho tổ

chức tang lễ hết sức trang trọng tại tƣ gia của Ngài. Đêm 28,

trƣớc mặt chƣ chức sắc và bổn đạo đại diện các phái đoàn Tiền

Giang, Ban Chỉnh, Tiên Thiên, Cầu Kho, v.v… thay mặt cho

Liên Hòa Tổng Hội Ông Trần Văn Quế - Tổng Thơ Ký đọc bài

ai điếu rất lâm ly thống thiết.

Sáng 29, đoàn đƣa tang kéo dài gần 2 cây số, sau khi ghé lại

Thánh thất Cầu Kho, linh xa trực chỉ huyện Thủ Đức tỉnh Gia

Định. Ngài đƣợc an táng nơi thổ mộ gia đình ở Gò Xoài. (Ngày

20

Lịch Sử Đạo Cao Đài quyển 2 Truyền Đạo, Cơ Quan Phổ Thông Giáo

Lý xb 2008 tr 584. Theo Đại Đạo Quy Nguyên Lƣợc Luận số 9 trang 23.

Sau có bồ sung thêm 10 vị nơi trang 40, Đại Đạo Quy Nguyên Lƣợc Luận

quyển số 10. 21

Tạp chí Đại Đạo Quy Nguyên số trang 37- 40 22

Tạp chí Đại Đồng quyển 1 đƣợc phát hành vào tháng 10.1938

Tiền bối Võ Văn Tƣờng

- 89

nay ở cạnh đình Trƣờng Thọ, xã Phƣớc Long, Thủ Đức – Sài

Gòn).

Sau khi Ngài liễu đạo, tạp chí Đại Đồng số 10 phát hành

ngày 01.01.1940 có đăng tin ở trang 25 và 27 với nội dung sau:

“Tạp Chí Đại Đồng đổi Chủ nhiệm.

Từ khi ra đời đến nay, Tạp chí Đại Đồng nhờ ông Phối Sƣ

Võ Văn Tƣờng làm chủ nhiệm. Nay ông đã qui liễu nên Bộ Biên

Tập mới nhờ ông Lê Văn Sanh thay thế phận sự ấy …”

“Trong lúc Cao Đài Đại Đạo còn trong thời kỳ phôi thai

chƣa có một nơi nào để làm chỗ hội họp, mặc dầu ông là ngƣời

đƣơng giúp việc nơi Sở Cảnh Sát ông cũng vui lòng hiến cái

nhà ông ở giữa châu thành Sài Gòn dùng làm nơi tụ họp đầu

tiên của các vị hƣớng đạo để ký tên vào tờ Khai Tịch.” 23

Gần 29 năm sau khi trở về quê cũ, Ngài đã giáng đàn ở Nam

Thành Thánh Thất với phẩm vị Kim Tiên:

“ VÕ môn vƣợt khỏi Đạo hoằng dƣơng,

VĂN kiện khai thông tại một đƣờng;

TƢỜNG lãm Tam Kỳ ban quốc đạo,

NGỘ truyền chơn pháp giáo cơ trƣờng.

GIÁC đời mê đạo hồi minh đức,

KIM bút ngọc điều hạ điển dƣơng;

TIÊN tục do ngƣời trần thế tạo,

Lai hồi cựu cảnh giải sầu vƣơng.

Tệ huynh mừng chung các em đàn tiền, miễn lễ các em an

tọa. Này các em có nhớ anh chăng? Nhắc lại ngày Khai Đạo

bao ngƣời còn nhớ: buổi khai thông nền quốc đạo, lúc luận bàn

23

Lịch Sử Đạo Cao Đài quyển 1 Khai Đạo, Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý

xuất bản 2005 tr 280

Tiền bối Võ Văn Tƣờng

- 90

hội diện nơi trung đƣờng của tệ huynh. Ngày kỷ niệm ấy vẫn

còn lƣu sử Đạo. Đã vƣợt qua thời gian chẳng bao lâu nhƣng

nhắc lại hằng mấy mƣơi năm.

Mừng thay ! Ngày hội ngộ, hạ điển Nam Thành tái tạo để

cùng các em đôi lời nhắc lại. Phần anh cùng các bậc tiền bối

sáng khai nền chơn đạo lần qua cơn dĩ vãng, chỉ lƣu lại hiện

thời là nguồn chơn đạo mà các em hiện nay đang theo đuổi. Đó

là một điều hữu ích của tiền nhân lắm dày công phu xây dựng

(…).” 24

Ngày 23 tháng 8 Bính Dần 1926, là một mốc thời điểm lịch

sử trọng đại của Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ, chƣ Tiền Khai đã

thể hiện đức tin mạnh mẽ tuyệt vời. Hơn 80 năm đã đi qua với

bao thăng trầm của nhà đạo cùng với những biến động lịch sử

của non sông đất Việt, hôm nay đây, những hậu duệ chúng ta

nhắc lại sự kiện lịch sử quan trọng này để mãi mãi ghi nhớ

công lao của chƣ vị Tiền Khai và đặc biệt không thể nào quên

tấm gƣơng của Ngài Nguyễn Văn Tƣờng cùng gia đình.

“Lễ kỷ niệm hăm ba tháng tám,

Là ngày dâng quả cảm hy sinh;

Của trang hƣớng đạo quên mình,

Tam Kỳ Phổ Độ kết tình vạn dân.” 25

Ngài Nguyễn Văn Tƣờng, khởi đầu từ hàng tín đồ bƣớc lên

cấp bậc Lễ Sanh, và rồi nhanh chóng vƣợt lên phẩm chức sắc

Giáo Hữu chỉ ngay trong năm đầu tiên của đời tu học hành đạo.

Hành động tuân theo Thánh ý, dám mời đón toàn thể chƣ đồng

đạo đến nhà hội họp mấy trăm ngƣời khi đó 26

cho thấy đức tin

24

Đạo Lý 36 tr14, Thánh Thất Nam Thành 04.10 Mậu Thân (23.11.1968) 25

Cao Triều Phát, Nam Thành Thánh Thất, 23.8 Canh Tuất (22.9.1970) 26

So sánh với số lƣợng ngƣời tham dự trong các buổi hầu đàn chỉ vài chục.

Tiền bối Võ Văn Tƣờng

- 91

và lòng hy sinh của Ngài đã đến mức “tâm đạo chí thành”.

Chắc chắn rằng điều này cùng với những đóng góp công quả

trong Đại Lễ Rằm tháng 10 sau đó cũng đã góp phần giúp cho

Ngài mau chóng, cùng với vài vị Lễ Sanh khi đó, đƣợc thăng

phong bƣớc lên hàng ngũ chức sắc Giáo Hữu. Riêng ở khía

cạnh này cũng gợi ý cho chúng ta thấy rằng việc chay lạt cũng

đã đƣợc Ngài ý thức và thực hành nâng cấp rất mau khi chuyển

từ “trai kỳ” sang ngay “trƣờng trai”. Là ngƣời có chức phận

trong đời sống, ăn uống thịnh soạn là điều bình thƣờng, nhƣng

ông Tƣờng đột ngột từ bỏ thói quen để chay lạt đúng với luật

đạo là cuộc đấu tranh với bản thân rất mạnh mẽ. Sau bao công

đức phổ độ nhân sanh Ngài đƣợc thăng phong Phối Sƣ và cuối

đời đứng ra lãnh trách nhiệm Chủ Nhiệm tạp chí Đại Đồng của

Liên Hòa Tổng Hội. Điều này nói lên tâm tƣ lý tƣởng của ông

mong ƣớc nhà Đạo đƣợc thống nhứt và giáo lý đại đồng đƣợc

truyền bá khắp nơi.

Một gia đình từ lớn cho đến nhỏ, cả ba thế hệ, mọi ngƣời

đều mạnh dạn cùng ký tên trong danh sách hiện diện với 245

đạo hữu tại tƣ gia của mình. Hình ảnh này nói lên đức tin chí

thành với Thầy với Đạo và đức tính kiên cƣờng thể hiện lý

tƣởng mục đích sống của toàn gia. Qua đó cho thấy Ngài Võ

Văn Tƣờng đã thực hành đƣợc các bƣớc tu thân, tề gia, góp

phần trị quốc và tạo dựng an bình cho thiên hạ. Một đám tang

với những ngƣời tham dự đƣa tiễn, trong đạo cũng nhƣ ngoài

đời, kéo dài gần hai cây số đã nói lên tình cảm ƣu ái với ngƣời

đã khuất.

Sau khi trở về quê xƣa nơi cõi thiêng liêng, với lắm công

phu tu luyện Ngài đã đạt đến quả vị Kim Tiên. Cuộc đời tu học

và hành đạo từ thấp lên cao cùng với những đức tính thể hiện

Tiền bối Võ Văn Tƣờng

- 92

tâm đạo và đức hạnh hy sinh của Ngài là một bài học về tấm

gƣơng sáng để cho tất cả tín hữu Cao Đài noi theo.

Kỷ niệm tròn 70 năm ngày đăng tiên của tiền bối Võ Văn

Tƣờng, hàng hậu bối chúng ta nhắc lại sự kiện cùng nhân vật

lịch sử để cùng nhau ghi nhớ một trong những tấm gƣơng sáng

chói. Chúng ta nguyện tiếp bƣớc theo dấu chân hào hùng của

ngƣời đi trƣớc và lòng dặn lòng phải luôn “nhứt tâm” trên

đƣờng phổ độ nhân sanh sao cho xứng đáng với gƣơng sáng

của tiền nhân:

“Ngƣời đi trƣớc quên mình vì Đạo,

Mong ai sau hoài bảo tƣơng lai;

Xƣơng minh giáo lý Cao Đài,

Mở cơ tận độ trong ngoài vạn bang.” 27

Tên và chữ ký Nguyễn Văn Tƣờng ở hàng số 65

27

Cao Triều Phát, Nam Thành Thánh Thất, 23.8 Canh Tuất (22.9.1970)

Tiền bối Võ Văn Tƣờng

- 93

Ông VÕ VĂN TƢỜNG đã liễu đạo.

“Trong nền Cao Đài Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ, những ngƣời cố

cựu, tƣởng không ai không biết đến quí danh ông Thƣợng Phối

Sƣ Võ Văn Tƣờng.

Trong lúc Cao Đài Đại Đạo còn trong thời kỳ phôi thai chƣa

có một nơi nào để làm chỗ hội họp, mặc dầu ông là ngƣời

đƣơng giúp việc nơi sở cảnh sát, ông cũng vui lòng hiến cái

nhà ông ở giữa Châu thành Saigon dùng làm nơi tụ họp đầu

tiên của các vị hƣớng đạo để ký tên vào tờ đạo tịch dựng lên

Quan Nguyễn Soái Nam Kỳ, ngày 23 tháng 8 năm Bính Dần,

tức là ngày khai đạo với Chánh Phủ do 247 vị tiền bối chủ

trƣơng, nhờ đó mới ra mặt một cách chánh thức và lan tràn

khắp các tỉnh.

Từ ấy đến nay, mỗi năm nơi nhà ông đều có thiết lễ kỷ niệm

ngày tôn nghiêm ấy. Năm rồi, Liên Hòa Tổng Hội có nhóm bàn

trị sự và nhứt định dời cuộc lễ ấy về Thánh Thất Cầu Kho cho

đƣợc rõ ràng long trọng hơn. (Bài kỹ thuật về cuộc lễ này đã

đăng rành rẽ ở Tạp Chí Đại Đồng số 2).

Lúc trƣớc, nơi Tòa Thánh Tây Ninh trong mỗi việc đạo ông đều

hết lòng lo lắng. Khi nền Minh Chơn Lý hoát khai, ông lại là

một vị Chức sắc hết sức trung thành và sốt sắng. Trải mấy lúc

nào Liên Đoàn và Liên Hòa Tổng Hội, đâu đâu đều có ông tá

trợ. Chính tờ Tạp Chí Đại Đồng đƣợc khai sanh chào đời, cũng

nhờ ông chủ nhiệm từ ấy đến nay.

Gần đây, vì số phần đã mãn, ông nhuốm bịnh: nhƣng không giờ

phút nào ông quên nghĩ đến các công việc của nền đạo còn dở

dang, bao nhiêu tín đồ đàn em còn đang trong vòng chia rẽ.

Tiền bối Võ Văn Tƣờng

- 94

Ông than thở luôn cho thân thể ông không đƣợc tráng kiện hầu

có bôn xu một thời gian nữa mà chống vững đạo Trời.

Ngày 26 tháng 9 vừa qua, Ông qui liễu một cách hết sức huyền

diệu đúng 6 giờ chiều ngày ấy.

Muốn đáp ơn ngƣời đã tận tâm vì Đạo, Liên Hòa Tổng Hội

hiệp với Thánh Thất Cầu Kho, một mặt gởi điện tín khắp các

nơi cho các chi các phái hay, một mặt lo xếp đặt các việc lễ tế,

tống táng.

Đêm 28, trƣớc mặt nhiều vị chức sắc Ông Trần Văn Quế thay

mặt Liên Hòa Tổng Hội, quì trƣớc linh sàng đọc bài ai điếu lời

lẽ rất lâm ly thống thiết.

Sáng 29, lễ an táng Ông rất long trọng, có đủ các vị chức sắc ở

Tiền Giang, Cơ Chỉnh Đạo, Cầu Kho, Tiên Thiên, Trung Ƣơng

và các viên chức ở sở cảnh sát đi đƣa dài gần hai cây số. Linh

xa sau khi ngừng trƣớc Thánh Thất Cầu Kho bèn nhắm Thủ

Đức mà trực chỉ. Đúng 12 giờ trƣa, linh xa đến phần mộ gia

đình Ông ở Gò Xoài. Trƣớc khi hạ huyệt, Ông Nguyễn Ngọc

Thơ và Huỳnh Văn Thảo có đứng ra nhắc lại các công nghiệp

Ông đã thi thố trong nền Đại Đạo trải 14 năm dƣ.

Liên Hòa Tổng Hội hết lòng cầu chúc hƣơng hồn Ông sớm hồi

cựu vị và có thiêng, xin giúp đỡ chúng tôi trong các cuộc lo

lắng về cơ qui nhứt.”

(Tạp Chí Đại Đồng, số đầu năm 1940 trang 27)

Phổ Cáo Chúng Sanh - 95

PHỔ CÁO CHÚNG SANH

Sau một thời gian độ dẫn, chuẩn bị tâm đức cho các môn đệ

đầu tiên, vào giao thừa năm Bính Dần (1926), Đức Chí Tôn đã

khai lập Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ với 12 môn đệ ban đầu tại

đất Sài Gòn.

Sau đó, theo sự dẫn dắt của Thiêng Liêng, các đàn phổ độ

lần lần đƣợc mở thêm sang Vĩnh Nguyên Tự thuộc huyện Cần

Giuộc, tỉnh Long An rồi lên Giồng Ông Tố, tỉnh Gia Định. Số

ngƣời nhập môn tăng dần vƣợt qua số trăm. Chính vì vậy, nhà

cầm quyền Pháp bắt đầu để ý đến phong trào cơ bút đang lan

rộng.

Thời gian đầu, ban ngày chƣ vị còn lo mƣu sinh nên các đàn

cơ chỉ thực hiện vào ban đêm vì thế hoạt động có vẻ nhƣ hội

kín.

Khi ấy đất Nam kỳ là thuộc địa của Pháp. Tại Sài Gòn vào

tháng 8-1925 đã nổ ra cuộc bãi công 10 ngày của cả ngàn công

nhân Ba Son. Tháng 3-1926 đám tang cụ Phan Chu Trinh với

hơn 100.000 ngƣời tham dự với nhiều biểu ngữ cổ động lòng

yêu nƣớc. Nhiều hội kín chống Pháp ra đời… Trƣớc tình hình

an ninh phức tạp nhƣ thế cho nên nơi nào có nhiều ngƣời tập

hợp đều gợi mối bận tâm cho nhà cầm quyền. Do đó Sở cảnh

sát Sài Gòn đã cho nhân viên ngƣời Việt trà trộn trong những

ngƣời hiếu kỳ hầu đàn để tiện việc theo dõi.

Cố đạo trƣởng Huệ Lƣơng có ghi lại câu chuyện của một

trong những nhân viên thi hành phận sự này, tóm tắt nhƣ sau:

“Một viên Quản cũng thuộc sở Liêm Phóng Sài Gòn rất

khét tiếng về tánh tình hung ác và đƣợc dân chúng tặng cho cái

tên “Con hùm xám chợ Đủi”có nhiệm vụ theo dõi đàn cơ Cầu

Kho mỗi đêm và làm phúc trình lên thƣợng cấp. Có lẽ trong các

Phổ Cáo Chúng Sanh - 96

phúc trình, ông đã buộc tội gay gắt đàn cơ này cho nên Ơn

Trên mới cho ông thấy sự linh hiển mà giảm bớt phần nào sự

nghiêm khắc ấy.

Một đêm kia ông cũng đến hầu đàn nhƣ thƣờng lệ. Ơn Trên

giáng cơ kêu tên “Hải” là tên riêng chỉ có ông biết mà thôi,

chớ không gọi tên thƣờng của ông. Ông Quản kia khiếp sợ và

từ đó về sau “khuôn uy” đã bớt đƣợc một vài phần”.1

I. BỐI CẢNH RA ĐỜI CỦA TỜ PHỔ CÁO CHÚNG SANH

Là những ngƣời đã làm việc trong hệ thống chính quyền,

chƣ vị tiền bối hiểu rằng phải tùng theo luật lệ của nhà đƣơng

cục thì mới hy vọng có thể hoạt động công khai. Một hôm chƣ

vị đã bạch cùng Đức Chí Tôn và Thầy trả lời:

“Các con xin chánh phủ Lang Sa khai đạo thì cực chẳng đã

Thầy ép lòng chịu vậy cho tùng Thiên cơ.” 2

Đúng một tuần sau, buổi họp tại nhà của ông Võ Văn

Tƣờng vào đêm 23-8 Bính Dần đã diễn ra để thảo luận và

chuẩn bị bản văn trình báo việc công khai hành đạo.3 Sau đó,

28 vị đại diện cho 245 tín đồ ban sơ của Cao Đài Giáo theo sự

hƣớng dẫn của Ngài Đầu Sƣ Thƣợng Trung Nhựt đã đến gặp

Thống Đốc Nam Kỳ vào ngày 01-9 Bính Dần (07.10.1926).

Ngay sau khi tiếp xúc với ông Le Fol để khai báo hoạt động

và gởi tờ tuyên bố: “Chúng tôi… đến khai cho quan lớn biết

1 Huệ Lƣơng - Ý Nghĩa Ngày Khai Đạo – phần Khai Tịch Đạo (1971)

2 Đạo Sử Xây Bàn II số 103. Thứ sáu 22.9.1926, 16.8 Bính Dần

3 Sự kiện đêm 23 tháng 8 Bính Dần đƣợc Đức Chí Tôn gọi là việc chuẩn bị

thủ thục để làm Giấy Khai Sanh. Còn Đức Hộ Pháp Phạm Công Tắc ban

cho danh từ Khai Tịch Đạo. Ngày nay, chúng ta thấy những sự kiện liên

quan đến thời điểm 23 tháng 8 là hành động đăng ký Pháp Nhân hoạt động

tôn giáo.

Phổ Cáo Chúng Sanh - 97

rằng kể từ ngày nay chúng tôi đi phổ thông Đại Đạo khắp cả

hoàn cầu”, thì chƣ vị tiền khai đã gấp rút soạn thảo tờ Phổ Cáo

Chúng Sanh.

Ngày 13-10-1926 (07.9 Bính Dần) tờ Phổ Cáo Chúng Sanh

đã đƣợc Đức Chí Tôn duyệt. Thầy dạy nhƣ sau:

“Vĩnh! Đọc Phổ Cáo Chúng Sanh, đợi Thầy sửa nghe. Hễ

Thầy hạ cơ thì ngừng đọc …

Các con tức cấp lo phổ độ. Kể từ ngày mồng 10 tháng nầy,

mấy đứa phò loan phải xin phép nghỉ 29 ngày hết nghe.4 Thầy

dặn các con phải phân nhau mà đi cho khắp.

(…) Con Trung, con phải nói với Le Fol cho con giấy chứng

Khai Đạo. Mai con lên nó, có Thầy.

(…) Thơ, biểu nó viết chữ tựa lơn lớn một chút. Còn tờ Phổ

Cáo Chúng Sanh và tờ Khai Đạo, con cứ làm, Thầy cho phép.

Có vậy mới nhẹ bớt công phổ độ.” 5

Sau khi chƣ vị tiền bối bạch hỏi về số lƣợng cần phải in,

Đức Chí Tôn trả lời:

“Đặng nhiều càng tốt. Chữ quốc âm mà thôi.”

Qua đây, chúng ta thấy Thầy đã cho phép in cả hai tờ Phổ

Cáo Chúng Sanh và tờ Khai Đạo với số lƣợng không hạn chế

và đƣợc phát kèm theo trong tháng thực hiện việc phổ độ sắp

tới.

Sau đó, quý vị cấp tốc xúc tiến việc in tờ Phổ Cáo Chúng

Sanh để có thể kịp phát hành ngay vào ngày đầu (10-9 Bính

4 Tháng 9 Bính Dần (1926) là tháng thiếu. Nghĩa là Thầy dạy quý vị đi phổ

độ từ 10.9 đến 10.10 Bính Dần. 5 Thánh Ngôn chép tay Chân Truyền Bí Yếu Thái Thơ Thanh trang 76

Phổ Cáo Chúng Sanh - 98

Dần) thực hiện trong tháng quảng bá về nền tân giáo Cao Đài

khắp Nam Kỳ Lục Tỉnh.

II. TỜ PHỔ CÁO CHÚNG SANH

Tờ Phổ Cáo Chúng Sanh là một tập mỏng, 14 trang, kích

thƣớc 18 x 24cm, đƣợc in tại nhà in L’Union ở Sài Gòn và

đƣợc phát hành vào ngày 15 Octobre 1926 (09.9 Bính Dần).

Với sự phê duyệt kỹ lƣỡng của Đức Chí Tôn cho nên nội dung

của tờ Phổ Cáo Chúng Sanh là những điểm giáo lý căn bản có

giá trị muôn đời.

Xin chọn 12 điểm căn bản sau đây để giới thiệu:

1. “Các con là Thầy, Thầy là các con”

Đoạn Thánh ngôn đầu tiên trong tờ Phổ Cáo Chúng Sanh là

lời dạy của Đức Chí Tôn trong đàn ngày 13.6 Bính Dần (1926).

"(…) Bậc chơn tu, tỷ nhƣ hột giống tốt, hễ gieo xuống thì

cây lên. Cây lên thì trổ bông, trổ bông rồi sanh trái mà biến

biến sanh sanh càng thêm tăng số. Vì vậy mà các con phải bỏ

xác trần, mà bông trái thiêng liêng các con sanh hóa chơn

thần. Chơn thần lại biến hóa hằng muôn, thêm tăng lên hoài.

Ấy là Đạo.

Bởi vậy, một chơn thần mà sanh hóa chƣ Phật, chƣ Tiên,

chƣ Thánh, chƣ Thần và toàn cả nhơn loại trong Càn Khôn thế

giới. Nên chi, các con là Thầy, Thầy là các con. (…)”

Đại ý, Thầy nói:

- Ngƣời chơn tu thì chơn thần biến hóa thêm tăng lên hoài

mà sanh hóa ra Thần Thánh Tiên Phật. Ấy là Đạo.6

6 Chơn Thần do Đức Mẹ ban, tu tiến hóa: “Bát hồn vận chuyển hóa thành

chúng sanh.”

Phổ Cáo Chúng Sanh - 99

- Các Đấng Thiêng Liêng lâu nay nhân loại đã biết nhƣ

Nhiên Đăng Cổ Phật, Quan Âm Bồ Tát, Thích Ca Nhƣ Lai, Lão

Tử, Jésus … đều do Đạo sanh ra.

- Đạo ấy là Thầy, sanh hóa càn khôn vũ trụ, sanh hóa muôn

loài. Con ngƣời đƣợc sanh ra bởi Đạo, nếu ý thức thực hành

đƣợc việc chơn tu sẽ tiến hóa thành Thần Thánh Tiên Phật.

“Nên chi các con là Thầy, Thầy là các con.”

2. Cách xƣng hô: gọi Đức Chí Tôn là Thầy

Từ nay các tín đồ Cao Đài chỉ dùng từ “Thầy” để gọi Đức

Chí Tôn mà thôi, còn lại tất cả chỉ là anh chị em. Trong tờ Phổ

Cáo Chúng Sanh, quý vị tiền bối có trích đoạn Thánh ngôn của

Thầy dạy ở chùa Hạnh Thông Tây (Gò Vấp, Sài Gòn) cho chƣ

vị tu bên Minh Sƣ nay quy về Cao Đài:

“Tƣơng,7 Kinh,

8 hai con phải lạy Đạo Quang

9 trƣớc mặt

Thầy. Rồi từ đây gọi là anh mà thôi. Còn thầy duy có một

Thầy.” 10

(Đọan này không có trong Thánh Ngôn Hiệp Tuyển)

Và tiếp theo là đoạn Thánh ngôn, bài giảng về hạnh khiêm

nhƣợng qua danh xƣng “Ngọc Hoàng Thƣợng Đế viết Cao Đài

Tiên Ông Đại Bồ Tát Ma Ha Tát” của Đại Từ Phụ.

7 Ngài Nguyễn Đạo Tƣơng ngày 24.7 Bính Dần (1926) đƣợc Thiên phong

Thƣợng Chƣởng Pháp (Thuyết Pháp Đạo Sƣ Chƣởng Quản Oai Linh Đạo

Sĩ). 8 Ngài Nguyễn Văn Kinh, Thiên phong Giáo Sƣ phái Ngọc ngày 08.6 Bính Dần

(1926). 9 Sau khi Thƣợng Chƣởng Pháp quy thiên (05.11 Bính Dần), Thái Lão Sƣ

Trần Đạo Quang đƣợc Thiên phong Quyền Chƣởng Pháp phái Thƣợng ngày

12.12 Bính Dần (1926). 10

Phổ Cáo Chúng Sanh 21.8 Bính Dần (1926).

Phổ Cáo Chúng Sanh - 100

Thánh ngôn ngày 05.9 Bính Dần, Đức Chí Tôn dạy:

"Ngọc Hoàng Thƣợng Đế viết Cao Đài Tiên Ông Đại Bồ

Tát Ma Ha Tát, giáo đạo Nam phƣơng. Các con coi bậc Chí

Tôn nhƣ Thầy mà hạ mình đặng độ rỗi nhơn sanh là thế nào,

phải xƣng là một vị Tiên Ông và Bồ Tát, hai phẩm chót của

Tiên và Phật. Đáng lẽ thế thƣờng phải để mình vào phẩm vị tối

cao tối trọng, còn Thầy thì khiêm nhƣợng là thể nào. Vì vậy mà

nhiều kẻ môn đệ cho Thầy là nhỏ.

Hạnh khiêm nhƣợng là hạnh của mỗi đứa con, phải noi

gƣơng Thầy mới độ rỗi thiên hạ đặng.”

3. Nhắc lời tiên tri về một nƣớc tuy nhỏ nhƣng đặng làm

chủ nền Chơn Đạo

Bấy lâu nay, trong các tín hữu Cao Đài đều nhắc đến lời tiên

tri của Thầy vào thuở mới lập Đạo qua hai câu thơ:

“Một nƣớc nhỏ nhoi trong vạn quốc,

Ngày sau làm chủ mới lạ kỳ.”

Cho đến nay chúng ta vẫn chƣa tìm thấy Thánh ngôn có 2

câu thơ này đã đƣợc dạy vào thời điểm nào, mà chỉ thấy đoạn

sau:

“Trong mối Đạo Thầy đã lập thì hằng nói tiên tri rằng:

ngày kia có một nƣớc đƣơng trong vòng nô lệ, vì Ta mà làm

chủ nhơn loại. Các con hiểu à!” 11

Nhƣng ít ra qua tờ Phổ Cáo Chúng Sanh, chúng ta cũng

gián tiếp xác định đƣợc rằng bóng hình của lời tiên tri này đã

có trong năm đầu của Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ:

11

Đạo Sử Xây Bàn II số 104, 21.8 Bính Dần (27.9.1926).

Phổ Cáo Chúng Sanh - 101

“Ngày kia sẽ có một nƣớc nhỏ (…) trong vạn quốc mà đặng

làm chủ nền Chơn Đạo Ta.”

4. Lời dạy về Ngũ Chi Đại Đạo

“Vốn từ trƣớc Thầy lập ra Ngũ Chi Đại Đạo là: Nhơn Đạo,

Thần Đạo, Thánh Đạo, Tiên Đạo, Phật Đạo. Tùy theo phong

hóa mà gầy chánh giáo.”

Phổ Cáo Chúng Sanh đã nêu lên một trong những luận điểm

căn bản của giáo lý Cao Đài: Vốn từ trƣớc tất cả các đạo

(những con đƣờng dẫn dắt nhơn sanh) đều đƣợc lập ra từ

Thƣợng Đế. Vậy Đại Đạo bao hàm Ngũ Chi. Các nẻo đều dẫn

đƣờng về cho sanh linh. Và luận điểm này đƣợc thể hiện rõ qua

cách thờ phƣợng.

5. Kỳ Ba này phần hồn nhân loại chỉ do Đức Chí Tôn nắm

giữ

Trong Tam Kỳ, Đức Chí Tôn nhấn mạnh: “Thầy nhứt định

đến, chính mình Thầy độ rỗi các con. Chẳng chịu giao Thánh

giáo cho tay phàm nữa … Chẳng một ai dƣới thế này còn đặng

phép nói rằng thế quyền cho Thầy mà trị phần hồn nhân loại.”

6. Muốn đắc thành Thần Thánh Tiên Phật phải có công quả

Trong Phổ Cáo Chúng Sanh, quý vị Tiền Khai viết: “Chớ

lầm tƣởng rằng: thông thuộc kinh sám, hằng bữa tụng cầu lâu

ngày chầy tháng mà thành Tiên hóa Phật!”

Và trích lời Thánh ngôn của Đức Chí Tôn:

“Muốn đến đặng nơi cực lạc thì phải đi trƣờng (thi công

quả) chớ chẳng đi nơi nào khác mà đặng đắc đạo bao giờ…

Phải đoái lại bá thiên vạn ức nhơn sanh còn bị trầm luân nơi

khổ hải … để lòng từ bi mà độ rỗi.”

Phổ Cáo Chúng Sanh - 102

Vậy, công quả quan trọng nhứt là phải độ rỗi nhơn sanh.

7. Gặp Tam Kỳ Phổ Độ này mà không tu thì không còn

trông mong siêu rỗi

Phổ Cáo Chúng Sanh có dẫn lời Thánh ngôn của Thầy:

“Từ đây chúng sanh chẳng tu, bị đọa A Tỳ thì hết lời nói

rằng “Phật tông vô giáo” mà chối tội nữa. Ta nói thiệt cho

chúng sanh biết rằng: gặp Tam Kỳ Phổ Độ này mà không tu thì

không còn trông mong siêu rỗi.”

8. Tu là cứu độ Cửu huyền Thất tổ

Chƣ vị Tiền Khai viết:

“... Nay trống Lôi Âm đã giục, chung Bạch Ngọc đã rung,

xin chƣ thiện nam tín nữ hồi tâm tỉnh ngộ, lo tu tâm dƣỡng tánh

mà chen bƣớc vào đƣờng đạo đức cho kịp thời Tam Kỳ Phổ Độ

nầy. Gẫm xét cho cùng tột rồi, chẳng vinh diệu nào cho bằng

chịu khổ hạnh nâu sòng, lập âm chất công quả hầu siêu rỗi cho

tiền bối nơi chín suối.

Chƣởng đức lƣu truyền lại cháu con, ráng công phổ độ, cứu

vớt nhơn sanh khỏi nơi trầm luân khổ hải và chính mình đặng

cải tà quy chánh, thoát kiếp luân hồi. Ấy là sở hành cao thƣợng

vô cùng.”

9. Vấn đề công phu

Lâu nay nhiều đạo hữu gốc phổ độ thƣờng e dè khi nghe nói

đến vấn đề công phu tịnh luyện. Đọc kỹ Phổ Cáo Chúng Sanh

chúng ta thấy có bài thơ nói về công phu “luyện Khí nuôi

Thần” rất đặc trƣng cho pháp đại thừa Cao Đài:

“Có Thần nuôi nấng Thần càng mạnh,

Luyện Khí thông thƣơng Khí mới tƣờng;

Phổ Cáo Chúng Sanh - 103

Nhập thế lòng trong gìn tịnh mẫn,

Nguồn Tiên ngọn Phật mới nhằm phƣơng.”

(Bài thơ này không có trong Thánh Ngôn Hiệp Tuyển)

Lời của bài thơ cho thấy những cụm từ: “nuôi Thần”, “luyện

Khí”, “tịnh mẫn” là những từ đặc trƣng của tâm pháp đại thừa

Tiên Đạo.

10. Đại lễ rằm tháng 10 là đại hội Tam Giáo

Chƣ vị Tiền Khai viết: “Nay Cao Đài Thƣợng Đế hạ trần,

dùng huyền diệu Tiên bút lập nền Chơn Đạo tại Nam phƣơng,

nhập Tam Giáo lại làm một, chủ ý quy tụ chúng sanh lại một

nhà. Ngài làm Cha chƣởng quản, sẽ hội Tam Giáo nơi Thánh

thất là nhà chung (tại Tây Ninh ngày rằm tháng 10 tới đây)

xem xét kiểm dƣợt kinh điển mà tạo thành Tân Luật. Sự thờ

phƣợng chế sửa theo Tam Kỳ Phổ Độ cũng nơi ấy xuất hiện.

Nhìn quốc âm, tiếng An Nam làm chánh tự mà lập Đạo.”

Chúng ta thấy ý của đọan trên bắt nguồn từ lời dạy của

Thầy trong đàn ngày 13-8 Bính Dần:

“Các con, Thầy đã lập thành thánh thất, nơi ấy là nhà

chung của các con, biết à. Thầy lại quy Tam Giáo lập thành

Tân Luật. Trong rằm tháng mƣời có đại hội cả Tam Giáo nơi

thánh thất. Các con hay à! (…)

Từ đây trong nƣớc Nam duy có một đạo chơn thật là đạo

Thầy đã đến lập cho các con, gọi là quốc đạo, hiểu à!” 12

Liên hệ tới cụm từ đại hội Tam Giáo mà Đức Chí Tôn đã

dùng, chúng ta nhớ rằng các vị đến dự đại lễ đều từ Tam Giáo

12

Đức Chí Tôn, Samedi 18 Septembre 1926, 13.8 Bính Dần, Thánh Ngôn

Hiệp Tuyển 1.

Phổ Cáo Chúng Sanh - 104

Đạo, nhƣ các vị chức sắc trong ba phái Thái, Thƣợng, Ngọc.

Có vị xuất thân từ Phật Giáo là hòa thƣợng, có vị trƣớc kia là

tín đồ Ky Tô Giáo … Điều này cũng nói lên Đại Đạo là ngôi

nhà chung của Tam Giáo.

11. Cách thờ phƣợng trong Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ

Tờ Phổ Cáo Chúng Sanh có hƣớng dẫn:

- Việc thờ Thiên Nhãn.

- Có đoạn Thánh ngôn dạy về cách thờ phƣợng đầy đủ nơi

Thánh thất đầu tiên là Thiền Lâm Tự ở Gò Kén, mà ngày nay

chúng ta thấy qua hình thức thờ ở Tòa Thánh, bao gồm: Thiên

Nhãn, Tam Giáo Đạo Tổ, Tam Trấn, v.v… tạo thành hệ thống

Ngũ Chi Đại Đạo. Phần cuối của đoạn Thánh ngôn sau đây

không thấy có trong Thánh Ngôn Hiệp Tuyển:

“Khi đem trái càn khôn ấy về, con làm một cái cốt xây, để

trái ấy lên đại điện, nhớ day Con Mắt ra ngoài.

Rồi con lại lên tƣợng Phật Thích Ca, Lão Tử, và Khổng Tử

mà để dựa dƣới; kế ba vị ấy là Quan Thế Âm, Lý Thái Bạch,

Quan Thánh Đế; kế nữa ngay dƣới Lý Thái Bạch là Jésus de

Nazareth; kế dƣới Jésus là Khƣơng Thƣợng Tử Nha. Còn chƣ

Phật, Tiên, Thánh, Thần đã lên cốt thì để dài theo dƣới.”

- Cách thờ ở tiểu đàn (tƣ gia tín hữu)

Về cách lập Thiên bàn ở tƣ gia, chúng ta chỉ tìm đƣợc bản

Thánh ngôn dạy vấn đề này cho ngài Lê Văn Trung (tháng chạp

Ất Sửu 31.01.1926).

Trong Phổ Cáo Chúng Sanh, có lời hƣớng dẫn lại của chƣ vị

tiền bối và đã đƣợc Đức Chí Tôn duyệt. Cách thờ ở tiểu đàn

bao gồm Thiên Nhãn và Tam Trấn.

Phổ Cáo Chúng Sanh - 105

12. Việc Khai Đạo nơi chánh phủ

Do thời gian quá gấp, trong khi Ông Le Fol chƣa cấp giấy

chứng nhận đã đăng ký Pháp Nhân cho Cao Đài Giáo nên Ngài

Lê Văn Trung ghép luôn nội dung sự kiện đã Khai Tịch Đạo

vào cuối Tờ Phổ Cáo Chúng Sanh lần đầu tiên này.

“Ngày 7 Septembre 1926,13 nhằm mồng 1 tháng 9 năm Bính

Dần, có môn đệ Thiên phong của Đức Cao Đài là cựu Hội

Đồng Thƣợng Nghị Viện Lê Văn Trung tự Thiên ân là Thƣợng

Trung Nhựt, vƣng lịnh Thánh ngôn đến khai Đạo nơi chánh

phủ. Trong Tờ Khai Đạo ấy có ký tên 247 chƣ môn đệ, phần

nhiều đều là chức sắc viên quan và có nữ phái nhiều ngƣời

danh dự.

Quan Nguyên Soái Nam Kỳ hoan nghinh và khen rằng vì

chữ thiện mà khuyến dân, ấy là chủ nghĩa cao thƣợng.”

III. LƢU HÀNH TỜ PHỔ CÁO CHÚNG SANH

1. Diễn tiến việc lƣu hành:

Nhƣ lời Thầy đã dạy, quý vị chia làm ba nhóm:

a. Nhóm thứ nhứt gồm quý ông Lê Văn Trung, Nguyễn

Ngọc Thơ, Trần Đạo Quang, Lâm Hƣơng Thanh, Lê Văn Giảng

… lo phổ độ các tỉnh Vĩnh Long, Trà Vinh, Cần Thơ, Sóc

Trăng, Bạc Liêu, Long Xuyên, Châu Đốc, Hà Tiên, Rạch Giá.

Ông Cao Quỳnh Cƣ và Phạm Công Tắc phò loan.

b. Nhóm thứ hai gồm quý ông Lê Văn Lịch, Nguyễn Ngọc

Tƣơng, Yết Ma Luật, Lê Văn Hóa … lo phổ độ các tỉnh Chợ

13

Cần lƣu ý, đây là lỗi kỹ thụât. Chính xác phải là tháng Octobre (ngày 7

tháng 10)

Phổ Cáo Chúng Sanh - 106

Lớn, Gò Công, Tân An, Mỹ Tho, Bến Tre. Ông Nguyễn Trung

Hậu và Trƣơng Hữu Đức phò loan.

c. Nhóm thứ ba gồm quý ông Lê Bá Trang, Vƣơng Quan

Kỳ, Yết Ma Nhung, … đi phổ độ các tỉnh Tây Ninh, Thủ Dầu

Một, Gia Định, Biên Hòa, Bà Rịa, Sa Đéc. Ông Cao Quỳnh

Diêu và Cao Hoài Sang phò loan. Còn hai ông Nguyễn Văn

Tƣơng và Nguyễn Văn Kinh là ngƣời rõ thông đạo lý nên lãnh

phần thuyết đạo.

Trong lần đầu tiên tập trung đi phổ độ này suốt một tháng,

có khi các ông mƣợn ngôi chùa Phật, khi thì mƣợn tƣ gia. Đến

nơi nào quý vị cũng đều phát tờ Phổ Cáo Chúng Sanh, thiết lập

đàn cơ, cũng có khi thuyết đạo nếu hôm nào có ông Tƣơng hay

ông Kinh. Do vai vế xã hội của chƣ vị: là bậc chức sắc tu trì

hay nhà trí thức v.v… cho nên đã thu hút đƣợc rất nhiều ngƣời

đến tham dự.

Ngài Cao Thƣợng Sanh kể lại:

“Một đêm có thể đi phổ độ 2 tỉnh gần nhau nhƣ Tân An, Mỹ

Tho hoặc Vĩnh Long, Sa Đéc... Mấy chỗ khác đi từ tỉnh trở về

tới nhà thƣờng là 6 giờ sáng. Nghĩa là ngồi cầm cơ từ 9 giờ tối

tới 4 giờ sáng.

Đức Chí Tôn giáng cho thi cầu đạo mỗi ngƣời một bài,

hoặc tám câu hoặc bốn câu. Có khi cho thi tới 100 hay 150 bài

một đêm ... Thành thử sáng về tới nhà, chỉ kịp thay đồ, dùng

điểm tâm rồi đi vô sở làm việc luôn ...

Lạ thay, chịu vất vả nhƣ vậy mà mấy vị phò loan cũng nhƣ

thƣờng không thấy mệt mõi hay bệnh hoạn chi.”

(Đại Hội Ban Đạo Sử ngày 15.12.1968)

Phổ Cáo Chúng Sanh - 107

Với những ngƣời dự đàn không phải ai xin nhập môn đều

cũng đƣợc Đức Chí Tôn cho mỗi ngƣời một bài thi 4 hoặc 8

câu. Cuối bài, ai đƣợc ban ân chữ “thâu” thì đƣợc ghi tên vào

danh sách. Còn ai đƣợc chữ “lui” thì thôi.

Hết buổi đàn, quý vị hƣớng dẫn cách lễ bái … và sau đó tổ

chức lễ nhập môn cho các đạo hữu mới. Xong rồi thì hƣớng dẫn

việc ăn chay, kinh kệ, v.v… và hẹn ngày khai đàn thƣợng

tƣợng.

2. Một vài đàn trong tháng phổ độ lần đầu tiên

Thánh Ngôn Hiệp Tuyển có ghi lại một số đàn trong tháng

thực hiện phổ độ đó. Thí dụ:

- Ngày rằm tháng 9: vừa có đàn ở Phƣớc Linh Tự (Đức Chí

Tôn giải thích về Tam Quy), đồng thời hôm đó ở một nhóm

khác thực hiện khai đàn ở nhà ông Hồ Quang Châu (Đức Chí

Tôn giao trách nhiệm truyền đạo Trung Kỳ).

- Ngày 17 tháng 9: Thầy giáng cơ bằng tiếp Pháp dạy cho

vài ngƣời Pháp dự đàn hôm đó.

- Ngày 26 tháng 9: đàn kêu gọi quý vị tu bên chi Minh Tân

vào mùng 6 tháng 10 phải nhập môn theo Tam Kỳ Phổ Độ cho

kịp dự đại hội rằm tháng 10.

- Ngày mùng 8 tháng 10: đàn tại Ô Môn (Cần Thơ).

3. Vài câu chuyện đức tin trong tháng phổ độ đầu tiên

Thí dụ về sự thâu nhận môn đồ của Đức Cao Đài:

- Trƣờng hợp đƣợc thâu nhận:

Bà Nhờ đƣợc thâu

“Nhờ ai nay đặng nghiệp nhà an,

Phổ Cáo Chúng Sanh - 108

Mà lại cƣu cƣu muốn phụ phàng;

Dƣa muối đã cùng nhau cực nhọc,

Phải nhìn lấy mặt buổi vinh sang.” (Thâu)

- Trƣờng hợp không đƣợc thâu:

Ông Trần Văn Vẽ bị từ khƣớc:

“Vẽ này khéo đến hỏi xin tu,

Vợ chịu sao kham với vợ ngu;

Hỏi thử ăn chay thì ngán miệng,

Đeo theo rƣợu thịt với bôn xu.” Lui

Trƣờng hợp ông Lê Kim Tỵ:

Ông Lê Kim Tỵ vốn là một ngƣời có danh vọng lúc bấy giờ,

do tính tình cƣơng nghị của ông mà ngƣời Pháp phải kính nể.

Nhƣng buổi ban sơ, cơ sự lại xảy ra nhƣ sau: khi ông Tỵ ở

Sài Gòn, ông Hậu giới thiệu vào hầu đàn. Bữa ấy ông Hậu phò

loan. Nhƣ thế, nếu theo nhơn ý thì việc thâu nhận ông Tỵ

không gì trở ngại. Nhƣng hôm đó cơ lại viết: "Tỵ họa bất nhƣ

tỉnh phi" rồi bảo: Lui. (Câu này có nghĩa là: Tránh tai họa

chẳng bằng xét lại lầm lỗi của mình).

Cho nên, ông Tỵ sau đó bất bình ông Hậu cho rằng ông Hậu

làm nhục mình. Nhƣng chính ông Hậu cũng không hiểu tại sao

lại xảy ra nhƣ thế. Ông Tỵ vẫn kiên trì theo hầu đàn và đã thành

một môn đệ của Đức Cao Đài. Về sau, ông là một trong Thất

Thánh phái Tiên Thiên.

4. Vai trò và tác dụng của Tờ Phổ Cáo Chúng Sanh

Nhƣ một tuyên ngôn chính thức hành đạo phổ độ, sau khi đã

hợp lệ hóa qua thủ tục hành chánh Khai Tịch Đạo. Tờ Phổ Cáo

Chúng Sanh đã trở thành phƣơng tiện yểm trợ tích cực cho chƣ

vị Tiền Khai đi phổ độ khắp Nam Kỳ Lục Tỉnh theo lời Thầy

Phổ Cáo Chúng Sanh - 109

đã dạy cuối đàn duyệt Phổ Cáo Chúng Sanh đêm 07.9 Bính

Dần:

“Thơ, (…) Còn Tờ Phổ Cáo Chúng Sanh và Tờ Khai Đạo,

con cứ làm, Thầy cho phép.

Có vậy mới nhẹ bớt công phổ độ … Đặng nhiều càng tốt.

Chữ quốc âm mà thôi.” 14

Chỉ trong vòng một tháng của lần đầu tiên tập trung thực

hiện phổ độ mà số lƣợng tín đồ nhập môn đã từ con số chƣa

đến 300 tăng vọt lên đến mấy ngàn tín hữu.

Nhiều năm qua, sự kiện lƣu hành và phổ biến tờ “Phổ Cáo

Chúng Sanh” ít đƣợc nhắc đến. Nay kỷ niệm 80 năm ra đời của

bản văn đầu tiên viết bằng “chữ quốc âm” đƣợc công khai phổ

biến rộng rãi đến với nhân sanh, chúng ta đọc và nhắc lại những

sự kiện diễn tiến để thêm một lần nữa ghi dấu những hình ảnh

ban đầu hăng say rầm rộ thực hiện cơ phổ độ của chƣ vị tiền

bối. Qua đây chúng ta thấy đƣợc một vài ý nghĩa:

1. Tờ “Phổ Cáo Chúng Sanh” là một tài liệu có tính lịch sử

trên nhiều khía cạnh.

Đoạn Thánh ngôn đêm 07.9 Bính Dần cho chúng ta thấy

Đức Chí Tôn đã cho phép in bằng chữ Việt cả hai tờ Phổ Cáo

Chúng Sanh và Tờ Khai Đạo với số lƣợng không hạn chế.

Nhƣng trong thực tế, ngày nay chúng ta chƣa tìm thấy Tờ Khai

Đạo bản chính thức đƣợc viết bằng chữ quốc ngữ. Vì thế tờ Phổ

Cáo Chúng Sanh trở thành vật chứng lịch sử vô cùng quý báu.

- Về góc độ truyền thống lịch sử của Cao Đài Giáo, bên

cạnh giá trị vật thể là bản in bằng chữ Việt đầu tiên của kinh

sách Cao Đài thì nội dung chứa đựng trong đó cũng giúp cho

14

Thánh Ngôn chép tay Chân Truyền Bí Yếu Thái Thơ Thanh trang 76-77

Phổ Cáo Chúng Sanh - 110

chúng ta xác minh đƣợc nguồn gốc một số điểm căn bản của

giáo lý Cao Đài nhƣ:

. Chỉ có Đức Chí Tôn mới là Thầy.

. Lời tiên tri “Một nƣớc nhỏ … ngày sau làm chủ”.

. Trƣờng thi công quả là độ rỗi nhơn sanh.

. Nói về việc “luyện Khí”.

. Cách thờ phƣợng ở Tòa Thánh và tại tƣ gia.

. v.v…

- Về góc độ xã hội, sự xuất hiện của kinh sách Cao Đài bằng

chữ Việt với “Phổ Cáo Chúng Sanh” là bản in đầu tiên chắc

chắn đã đóng góp rất lớn vào phong trào phổ cập chữ Việt để

khai dân trí cho đồng bào ở Nam Kỳ bên cạnh việc khai hóa

dân đức.

2. Qua sự kiện thực hiện và lƣu hành tờ Phổ Cáo Chúng

Sanh, chúng ta cũng học đƣợc gƣơng sáng về đức tin và đức

vâng lời của chƣ vị Tiền Khai Đại Đạo. Đây là bài học lớn, cụ

thể cho tín hữu Cao Đài chúng ta. Ngày nay, nhìn lại quá trình

lịch sử hình thành và phát triển của Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ

trong suốt 80 năm qua với bao biến động lịch sử của dân tộc và

đất nƣớc nhƣng tín hữu Cao Đài vẫn vững vàng đồng hành

cùng dân tộc tồn tại và phát triển, góp phần gìn giữ bản sắc văn

hóa tâm linh của dân tộc. Thành quả này có đƣợc cũng nhờ bởi

lòng tin vào những giá trị đạo đức của tân giáo Cao Đài cũng

nhƣ tin vào tƣơng lai của đất nƣớc Nam bang Thánh địa, tin

vào sứ mạng tiền phong của dân tộc đƣợc chọn qua những điểm

căn bản trong nội dung của tờ Phổ Cáo Chúng Sanh.

Phổ Cáo Chúng Sanh - 111

Sự kiện Phổ Cáo Chúng Sanh với văn bản đầu tiên bằng

tiếng Việt của đạo Cao Đài là một sự kiện lịch sử chấm dứt thời

kỳ tiềm ẩn của tôn giáo Cao Đài để bƣớc qua thời điểm khởi

đầu cho giai đoạn công khai trổ mặt với đời. Qua đó:

- Ổn định tâm lý đạo hữu và chính quyền địa phƣơng các

cấp. Nghĩa là qua việc phát hành và phổ biến tờ Phổ Cáo Chúng

Sanh, mọi ngƣời sẽ tin rằng việc truyền bá tôn giáo và giáo lý

Cao Đài đã đƣợc đăng ký pháp nhân khai báo với nhà cầm

quyền.

- Để rồi bắt đầu thực hiện rầm rộ việc vừa phổ độ, vừa

quảng bá cho đại hội Tam Giáo sẽ diễn ra vào rằm tháng 10

Bính Dần.

- Kết quả bƣớc đầu, nhà Đạo đã thâu nhận đƣợc nhiều ngàn

tín đồ để làm lực lƣợng hậu thuẫn cho việc tổ chức đại lễ khánh

thành Thánh thất đầu tiên Thiền Lâm Tự ở Gò Kén (Tây Ninh)

và Khai Minh Đại Đạo công khai ra mắt nhân sự Hội Thánh

Lƣỡng Đài với nhân sanh cùng chánh quyền đƣơng thời.

Ngƣời tín hữu Cao Đài chúng ta một khi tin vào lời tiên tri

“Ngày kia sẽ có một nƣớc nhỏ (…) trong vạn quốc mà đặng

làm chủ nền Chơn Đạo Ta” đã ghi trong Phổ Cáo Chúng Sanh

thì mỗi chúng ta phải ý thức nỗ lực hơn nữa trên đƣờng tu học,

hành đạo, đóng góp phần mình vào sứ mạng phổ độ chúng sanh

hầu thúc đẩy cho lời tiên tri ấy mau sớm thành hiện thực.

Phổ Cáo Chúng Sanh - 112

Phụ Lục

TRUYỆN VỀ TỜ PHỔ CÁO CHÚNG SANH

“Ông Cao Quỳnh Cƣ (tức Cao Thƣợng Phẩm), có ra bản

Phổ Cáo Chúng Sanh để truyền bá Đạo Cao Đài, trên bìa Bản

Phổ Cáo ấy có tựa đề "Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ". Lần đầu tiên

Bản Phổ Cáo ấy không có kèm thêm chữ Hán, nhƣng lần sau,

Ông Cƣ có thêm mấy chữ Hán để tƣợng trƣng Tam giáo qui

nguyên. Ngoài bìa Phổ Cáo Chúng Sanh có vẽ hình ba vị Giáo

chủ là Đức Thích Ca, Đức Lão Tử và Đức Khổng Tử.

Bản Phổ Cáo Chúng Sanh in lần đầu đƣợc mật thám gởi ra

Nha Tổng Giám Đốc Mật Thám Hà Nội để dịch ra Pháp văn.

Nhƣng ngƣời thông dịch viên ngoài ấy lại dịch câu tựa: Đại

Đạo Tam Kỳ Phổ Độ là Đạo lớn cứu vớt 3 Kỳ. Lúc đó là lúc

nhà cầm quyền Pháp để ý theo dõi hành vi Đạo Cao Đài rất

gắt, nên Hà Nội gởi bài dịch văn ấy vào Nam hỏi Ông Chánh

Sở Mật Thám Nadau, có phải Đạo Cao Đài làm chánh trị

không, để họ giải tán. Nhằm lúc ấy, Ông Nadau tin dùng

(Trƣơng Hữu) Đức, nên ông mới đến hỏi bài dịch văn ấy có

đúng nghĩa không?

Đức trả lời rằng: Không đúng, vì nguyên văn câu ấy có

nghĩa là Đại Đạo mở lần thứ ba để độ rỗi, chớ không phải cứu

vớt 3 Kỳ (trong Liên bang Pháp là Nam kỳ, Trung kỳ và Bắc

kỳ). Để trƣng bằng cớ cụ thể, Đức đem trao cho Ông Nadau

Bản Phổ Cáo Chúng Sanh có in chữ Hán. Ông Nadau liền phúc

trình ra Hà Nội giải thích rõ việc ấy. Nhờ đó mà Đạo khỏi bị

giải tán và ngƣời Đạo cũng đỡ khổ.

Đó là bằng chứng (ông) Đức cứu Đạo.”

(trích tài liệu trên internet của đạo hữu Hội Thánh Tây Ninh)

Khai Minh Đại Đạo - 113

LỊCH SỬ và Ý NGHĨA KHAI MINH ĐẠI ĐẠO

Theo chu kỳ Tam nguơn vận chuyển, nhân loại trên địa cầu

thứ 68 của chúng ta đang đi vào giai đoạn cuối cùng của thời

Hạ Nguơn để chuyển sang đời Thánh Đức.

Kinh sách xƣa của nhà Phật đã có tiên tri về Long Hoa Đại

Hội, Kinh Thánh Tân Ƣớc lại tiên tri: “Trong hai ngàn năm Ta

sẽ tái lâm phàm trần nhƣng ngày Ta giá lâm nhƣ kẻ trộm.” 1

Nhiều kinh sách khác ở phƣơng đông, từ xa xƣa, cũng đã tiên

tri sự xuất hiện của Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ.

Vào thập niên 20 của thế kỷ 20, qua linh điển của huyền

diệu cơ bút, Đức Cao Đài Tiên Ông đã đến thế gian này mở cơ

Đại Ân Xá Kỳ Ba. Năm Bính Dần 1926 là năm đánh dấu sự

xuất hiện của một tôn giáo mới ở phƣơng Đông. Sau khi đƣợc

Đức Cao Đài Giáo Chủ Khai Lập Đạo vào ngày đầu năm, hạ

tuần tháng 8 Pháp Nhân Đạo đã đƣợc đăng ký với nhà cầm

quyền đƣơng thời để rồi Cao Đài Giáo đã chính thức ra mắt

nhân sanh qua cuộc đại lễ tại Thiền Lâm Tự – Gò Kén – Tây

Ninh vào thời điểm rằm tháng 10 Bính Dần 1926 với một

Thánh thể thực tƣớng – Thánh thất đầu tiên đƣợc khánh thành.

“Sự bắt đầu từ chỗ khởi điểm tới Khai Minh để hình thành

một Thánh thể, một thực tƣớng phổ độ nhơn sanh.

Đó là một việc làm từ ngàn xƣa đã có, nhƣng có khác ở chỗ

là Đấng Giáo Chủ trong thời kỳ ân xá nay là đấng vô hình hay

Chí Tôn Thƣợng Đế tá danh Cao Đài Tiên Ông Đại Bồ Tát Ma

Ha Tát.” 2

1 Đức Gia Tô, Đạo Lý 37 tr05, Huờn Cung Đàn 06.11 Mậu Thân (1968)

2 Ngô Minh Chiêu, Minh Đức Tu Viện, 27.01 Canh Thân (13.3.1980)

Khai Minh Đại Đạo - 114

Khi xƣa, trong thời gian chuẩn bị Thánh thất cho kỳ đại lễ

ấy Đức Chí Tôn đã gọi là Đại Hội Tam Giáo và khi chuẩn bị

công việc tổ chức ngay trƣớc đại lễ Đức Chí Tôn đã dùng tên

“Lễ Thánh Thất” để gọi cho cuộc lễ. Về sau, vào năm 1970

Đức Hộ Pháp Phạm Công Tắc thay mặt cho Ơn Trên ban cho

danh từ Khai Minh Đại Đạo để gọi tên kỷ niệm ngày đại lễ

trọng đại này trong cơ cứu độ kỳ ba. Kể từ đó, danh từ này

thƣờng xuyên đƣợc các đấng Thiêng Liêng dùng đến.

THI

Dƣỡng dục quần sanh đức hiếu sanh,

Khai Minh Đại Đạo, đạo tài thành;

Tam Kỳ tận độ an thiên hạ,

Thánh đức âu ca hƣởng phƣớc lành.

Ngọc Hoàng Thƣợng Đế Kim Viết Cao Đài Giáo Đạo Nam

Phƣơng, Thầy các con, Thầy mừng các con …” 3

I. NGUỒN GỐC DANH TỪ “KHAI MINH ĐẠI ĐẠO”

Cụm từ “khai minh” đƣợc tìm thấy trong bài trƣờng thi của

Thầy giáng cơ ngày 17 Septembre 1926 dạy cho Trần phu nhơn

và Lâm thị ái nữ: “Thâu tăng chúng khai minh đƣờng đạo

hạnh.” 4

Còn danh từ “Khai Minh Đại Đạo” cũng sớm đƣợc Ơn

Trên sử dụng từ lâu. Cụm từ này, có thể lần đầu tiên đƣợc xuất

hiện vào những năm 1928-1929 nhƣ trong bài Chánh Giáo

Thánh Truyền của Đức Chí Tôn qua câu “Long Hoa hội khai

minh Đại Đạo” hay câu cuối bài kinh dâng trà của Hội Thánh

Tây Ninh: “Khai Minh Đại Đạo hộ thanh bƣờng” 5

3 Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý, Rằm tháng 10 Quí Sửu (9.11.1973)

4 Thánh Ngôn chép tay – Thái Thơ Thanh, tờ 11 a.

5 Đức Chí Tôn, 15.5 Kỷ Tỵ (21.6.1929) đàn phê duyệt 3 bài Tam Bửu mới

Khai Minh Đại Đạo - 115

Bẵng đi một thời gian dài, cụm từ Khai Minh Đại Đạo

không thấy đƣợc Ơn Trên nhắc lại trong Thánh giáo của các

Hội Thánh.

Ba mƣơi năm sau đó, vào năm 1959 Đức Quan Thánh Đế

Quân đã dùng lại trong một đàn cơ tại Thánh Thất Tân Định

quận 1 Sài Gòn, nhƣ sau:

“Đấng cao cả là Thầy chủ tể,

Thấy đời tàn khó thể ngồi yên;

Thế nên giáng hạ trần miền,

Khai Minh Đại Đạo gieo truyền lòng thƣơng.” 6

Cho đến năm 1965, chúng ta thấy cụm từ này lại tái xuất

hiện qua lời dạy của Đức Mẹ tại Huờn Cung Đàn, quận 4 Sài

Gòn.

“Ngày mới Khai Minh Đại Đạo, những tiên tri đã có, cơ

tiền định đã đƣợc hé mở đôi phần, nhƣng chúng sanh không …

lƣu ý, vì đƣơng hƣởng cảnh an cƣ, mấy ai nghĩ đến cơ cuộc sẽ

diễn biến và diễn biến nhƣ ngày nay.” 7

Tuy nhiên danh từ này đƣợc Ơn Trên chính thức đặt để,

dùng làm tên gọi để kỷ niệm ngày Rằm tháng 10 lễ trọng hàng

năm từ khi nào?

Tý thời ngày 23 tháng 8 năm Canh Tuất (22.9.1970) tại

Nam Thành Thánh Thất, trong lễ kỷ niệm hàng năm của nơi

nầy về một sự kiện lịch sử trọng đại khác “đăng ký Pháp Nhân

tôn giáo” cũng đã diễn ra trong năm Bính Dần 1926, qua ban

Hiệp Thiên Đài của Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý, Đức Hộ

Pháp Phạm Công Tắc giáng đàn với hình thức “song điển” cho

6 Đức Quan Thánh, Thánh Thất Tân Định Sàigòn 23.8 Kỷ Hợi (25.9.1959)

7 Đức Mẹ, Huờn Cung Đàn, 29.8 Ất Tỵ (24.9.1965)

Khai Minh Đại Đạo - 116

đồng tử vừa xuất khẩu và vừa viết cho vị độc giả đọc. Ngài có

những lời dạy sau:

“Ngày Hai Mƣơi Ba tháng Tám là ngày Khai Tịch Đạo

trên bình diện pháp lý Thế Đạo. Ngày lễ hôm nay đã đánh dấu

một ngày trƣớc đây đã đi vào lịch sử của văn minh nhơn loại,

một chứng nhân của cuộc đời, một xác định của văn kiện thế

gian đã ghi nhận. Chính giờ phút ấy, một động lực thúc đẩy

tiến đến công cuộc hoằng khai Đại Đạo, Rằm tháng Mƣời …

Ngày Hai Mƣơi Ba tháng Tám, ngày này là ngày Khai Tịch

Đạo để mọi ngƣời trong tâm thành chí thiện, ý thức kết hợp

thành một khối, để chuẩn bị đủ dữ kiện cho ngày Rằm tháng

Mƣời, Khai Minh Đại Đạo trƣớc nhân loài, trƣớc quốc tế.

Hai việc làm, hai thời kỳ có hai tác dụng. Một là hƣớng

ngoại để xem thấy cuộc đời là đau thƣơng khổ lụy hầu tìm

phƣơng cứu độ; một hƣớng nội để biết mục đích căn bản của

Đạo và cứu cánh của Đạo để liệu sức mình hầu thị hiện cho có

kết quả.” 8

Đây là lần đầu tiên, Ơn Trên đã ban cho hai danh từ và giải

thích để giúp tín hữu Cao Đài phân biệt ý nghĩa của ngày Khai

Tịch Đạo và ngày Khai Minh Đại Đạo trong tiến trình Khai

Đạo – Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ.

Tuy nhiên sự việc còn quá mới mẻ, cho nên mãi đến ba năm

sau: ngày rằm tháng 10 Quý Sửu 1973, Cơ Quan Phổ Thông

Giáo Lý mới thiết lễ kỷ niệm Khai Minh Đại Đạo lần đầu tiên.

Trong đàn cơ hôm đó Đức Giáo Tông và Đức Chí Tôn đã dạy:

“Giáo Tông Đại Đạo Thái Bạch Kim Tinh, Bần Đạo chào

chƣ Thiên ân hƣớng đạo, mừng chƣ hiền đệ hiền muội.

8 Đức Phạm Hộ Pháp, Nam Thành Thánh thất 23.8 Canh Tuất (22.9.1970)

Khai Minh Đại Đạo - 117

Hôm nay là ngày Khai Minh Đại Đạo. Điều mà chƣ đệ muội

vui mừng hơn hết là kỷ niệm ngày Thƣợng Đế khai đạo tại Việt

Nam, và cũng vui mừng ngày Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý

thiết lễ Khai Minh Đại Đạo đầu tiên. Đức Thƣợng Đế sẽ giá

lâm ban ơn cho chƣ hiền đệ hiền muội trong đàn này (… …)

Ngọc Hoàng Thƣợng Đế Kim Viết Cao Đài Giáo Đạo Nam

Phƣơng, Thầy các con, Thầy mừng các con.

Ngày Khai Minh Đại Đạo, Thầy đến ban ơn cho các con lớn

nhỏ. Dầu nơi đây không phải là Tòa Thánh, Hội Thánh nhƣng

tâm chí thành và sứ mạng hòa hiệp của các con là Cao Đài, là

Bạch Ngọc Kinh để Thầy ngự nhƣ buổi sơ khai. Thầy miễn lễ

các con đồng an tọa nghe Thầy dạy đây:

Con thiết lễ Khai Minh Đại Đạo,

Thầy giáng lâm chỉ giáo chơn cơ;

Bấy lâu luống những đợi chờ,

Chờ con cất gánh đồ thơ qui về … …” 9

Kể từ đó danh từ Khai Minh Đại Đạo dần dần đƣợc phổ

biến. Hơn 30 năm, qua sứ mạng phổ thông giáo lý, danh từ này

đã trở nên quen thuộc với nhiều tầng lớp tín hữu Cao Đài thuộc

mọi Hội Thánh.

II. Ý NGHĨA KHAI MINH ĐẠI ĐẠO VỀ PHƢƠNG DIỆN

NỘI DUNG SỨ MẠNG KỲ BA:

1. Năm 1926, nhân loại vừa trải qua cuộc đại chiến thế giới

lần thứ nhất với gần chín triệu ngƣời đã bỏ mạng và sắp bƣớc

vào đại khủng hoảng kinh tế thế giới trong mƣời năm (1929-

1939). Những mầm mống của thế chiến thứ hai đang tƣợng

hình. Biết bao dân tộc và quốc gia đang oằn mình rên xiết dƣới

9 Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý, Rằm tháng 10 Quí Sửu (09.11.1973)

Khai Minh Đại Đạo - 118

chế độ thực dân đế quốc, tình nhân loại hầu nhƣ đã nhạt phai,

khắp đó đây cảnh “ngƣời bóc lột ngƣời” đang ngự trị.

Nhƣng tại mảnh đất Trời Nam nầy, Thƣợng Đế đã đến để

khai sáng cho nhân loại thấy đƣợc cơ Trời đã định và soi đƣờng

dẫn dắt con ngƣời bƣớc ra khỏi vùng u tối để tiến bƣớc lên

đƣờng xán lạn. Đức Quan Thánh Đế Quân có dạy:

“Trƣờng đời vạn nẻo chông gai,

Bƣớc đi hẳn chịu bao ngày gian truân.

Kiếp sống tạm não nần thể xác,

Bữa bữa hằng tạo ác biết bao;

Nhƣng nào xét cạn tội sao,

Chỉ vì sự sống lăn nhào hố sâu.

Bởi thế đó năm châu biến động,

Gây hấn thƣờng sự sống màng chi;

Giết nhau nhiều cảnh ly kỳ,

Quên tình đồng loại kể gì nghĩa nhơn.

Ngày tận thế kề gần bên đó,

Luật trả vay sẳn có đành rành;

Thế mà cứ mãi cạnh tranh,

Đỉnh chung cấu xé tan tành chiếc thân.

Bao lý lẽ tạo thành quả nghiệp,

Bởi thói đời chƣa tiếp huyền linh;

Cho nên nhân nghĩa xa mình,

Đành cho ác quỷ giã hình chuyển xoay.

Đấng cao cả là Thầy chủ tể,

Thấy đời tàn khó thể ngồi yên;

Thế nên giáng hạ trần miền,

Khai Minh Đại Đạo gieo truyền lòng thƣơng.

Khai cơ bút ban truyền chơn pháp,

Dạy nhơn sanh học ráp nghĩa hòa;

Khai Minh Đại Đạo - 119

Nhìn nhau đồng đẳng một Cha,

Thƣơng yêu kết chặt chữ hòa với nhau." 10

Đức Phạm Hộ Pháp đã thốt lên:

“Con ngƣời hãy hãnh diện lên vì ánh sáng đã đến với bóng

đêm. Con ngƣời hãy vui mừng lên vì nguồn suối tƣơi mát đã

khơi dòng giữa cuộc biến thiên nóng bỏng của (cuộc) đời.

Nhân thế đã chấp nhận bằng cái hờ hững để hứa hẹn một sự

nồng nàn thắm thiết về sau.” 11

2. Đức Thƣợng Đế đã chọn ngày Khai Minh Đại Đạo diễn

ra trong lễ Hạ Nguơn hàng năm theo tín nguỡng dân gian. Điều

này cho thấy ý nghĩa: Thời kỳ Hạ Ngƣơn Mạt Kiếp, Thƣợng Đế

đến trần gian để khai trí cho nhân loại đƣợc sáng tỏ con đƣờng

tiến hóa siêu sanh cõi Trời. Đức Quán Thế Âm đã nói:

“Thuyền từ lƣớt giữa sông mê,

Gọi ngƣời trần thế quay về bổn căn.

Mây chiều tám hƣớng bủa giăng,

Chim khôn tìm ổ mới rằng chim khôn.

Cõi trần tai nạn dập dồn,

Hỡi ngƣời ngƣời muốn bảo tồn tánh linh.

Trƣờng đời là chỗ Khai Minh,

Con đƣờng tiến hóa siêu sinh cõi Trời.” 12

Lễ Khai Minh Đại Đạo đã khởi đầu từ Thủy Quan Giải

Ách cho đến Thiên Quan Tứ Phƣớc.

10

Đức Quan Thánh, Thánh Thất Tân Định Sài gòn 23.8 Kỷ Hợi

(25.9.1959) 11

Đức Phạm Hộ Pháp, Nam Thành Thánh Thất 23.8 Canh Tuất

(22.9.1970) 12

Đức Quan Âm Bồ Tát, Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý, 15.11 Giáp Dần

(28.12.1974)

Khai Minh Đại Đạo - 120

Lễ kéo dài 3 tháng bắt đầu từ Lễ Hạ Nguơn Bính Dần và

chấm dứt vào Lễ Thƣợng Nguơn Đinh Mão.

Nếu viết theo cách viết quẻ Dịch thì chữ Thủy đƣợc viết

trƣớc ở dƣới, sau đó chữ Thiên viết lên trên. Đọc từ trên xuống

dƣới theo cách đọc quẻ kép chúng ta có quẻ đôi là Thiên Thủy

Tụng. Khai Minh Đại Đạo, Cao Đài Giáo chính thức ra mắt

nhơn sanh. Cao Đài nói theo ngôn ngữ Dịch học là thời kỳ

Thiên Thủy tụng vì nhƣ lời Đức Lý Thái Bạch đã dạy:

“Kỳ này lập Đạo tá danh là Cao Đài, là cái triệu chứng để

lại muôn đời roi truyền trong Việt Nam, mà cũng là ngày năm

châu loạn lạc, đao binh nổi dậy khắp nơi!

Chúng sanh khá nhớ:

CAO vi CÀN; CÀN vi THIÊN.

ĐÀI vi KHẢM, KHẢM vi THỦY.

Tức là quẻ “Thiên Thủy tụng” thì chạy đâu cho khỏi số

Trời định đoạt binh lửa bốn phƣơng? Những kẻ thiếu tu, đành

cam số phận. Cƣời, cƣời !…” 13

Vậy làm thế nào để vƣợt qua thời kỳ luôn có “tranh tụng”

giữa thiên nhiên và nguồn sống của chúng sinh đồng thời lại có

thêm thử thách của lực lƣợng tà quái?

Chỉ còn cách duy nhất là phải luôn cố gắng nghiêm

chỉnh làm theo những lời dạy của Thầy và các Đấng Thiêng

Liêng.

3. Trong 3 tháng Khai Minh Đại Đạo, Đức Thƣợng Đế đã

lần lƣợt ban cho Pháp Chánh Truyền (Cửu Trùng Đài nam phái,

Hiệp Thiên Đài), Đức Giáo Tông ban Cửu Trùng Đài nữ phái

13

Đức Lý Thái Bạch, Đảo Phú Quốc 15.8 Ất Sửu 1925

Khai Minh Đại Đạo - 121

và hạ lệnh cho quý vị Tiền Khai dựa theo đó soạn thảo Tân

Luật. Điều này cho thấy ý nghĩa "Thiên Nhân hiệp nhứt" có

Trời và cũng có Ngƣời. Đức Thƣợng Đế đã khai minh ý nghĩa

Đại Đạo, thì tín đồ Đại Đạo có nhiệm vụ triển khai - ứng dụng

và phổ truyền đến với nhân loại.

Ngày rằm tháng 10 hàng năm, chúng ta thiết lễ kỷ niệm là

để nhắc cho nhau nhớ đến sứ mạng của mình nhƣ lời nhắn nhủ

của Đức Chí Tôn:

“Hỡi các con! ngày Khai Minh Đại Đạo, các con thiết lễ kỷ

niệm để đánh dấu sự vui mừng ngày Thầy đến khai đạo tại Việt

Nam. Dầu rằng Thầy khai Đại Đạo để ổn định cuộc đời sau

cơn biến chuyển, nhƣng các con, dân tộc các con phải vui

mừng vì đƣợc chọn làm sứ mạng tiền phong trong Tam Kỳ

Phổ Độ …” 14

Nếu nhƣ các bậc tiền bối Đại Đạo đã dầy công xây dựng

Thánh Thể của Chí Tôn và Đại Đồng Lý Thuyết trên mảnh đất

trời Nam này mặc cho những thăng trầm biến đổi của xã hội và

lịch sử dân tộc.

Ngày nay những ngƣời tiếp nối sứ mạng chúng ta là những

Nguyên Căn Thiên Ân Sứ Mạng có trách nhiệm phải thực hành

và truyền bá Lý Thuyết Đại Đồng này để Đại Đồng Công Dụng

trở nên phổ biến sao cho Đại Đồng Chủ Nghĩa sớm thành hiện

thực.

4. Trong tiến trình 3 tháng này có giai đoạn Địa Lôi Phục

(tháng 11 Bính Dần - tháng Tý) thể hiện ơn cứu độ Kỳ Ba nhƣ

Nhứt Dƣơng Sơ Động đƣa đƣờng dẫn lối cho nhân loài vƣợt

14

Đức Chí Tôn, Cơ Quan Phổ Thông GL, Rằm tháng 10 Quí Sửu

(09.11.1973)

Khai Minh Đại Đạo - 122

qua thời kỳ Hạ Nguơn Mạt Kiếp để chuyển vào thời Thánh Đức

Thƣợng Nguơn.(Rằm tháng giêng Đinh Mão)

Vào ngày rằm tháng 10 Mậu Tuất 1958, tại Trung Hƣng

Bửu Tòa Đà Nẵng, Đức Ngọc Chƣởng Pháp Trần Đạo Quang

giáng đàn có nói:

“Cũng ngày nầy trên 32 năm về trƣớc trong một góc trời

Nam đã xé tan màn u ám bởi một nguồn điển lực từ nơi Trời

đến, chói lọi mƣời phƣơng.

Tiếng nói Quyền Pháp bởi cơ hội đã vang động khắp chín

từng mây, nhơn vật tỉnh giấc mơ màng, hồn phách đƣợc hồi

sanh. Nếu không bởi ngày nầy thì cõi Ta Bà cũng mãi triền

miên trong ảo mộng.

Nhơn loại bởi ngày này mà phục sinh.

Ngày này là ngày nhứt Dƣơng sơ động làm cho khí lạnh

hạ dần, ấm áp đã đến, sống động trong muôn loài để khí lực

sinh sôi hoạt động.” 15

Nói một cách khác, Đức Chí Tôn đã đến thế gian để khai

minh “Tân Pháp đại ân xá” trong đó về mặt Đại Thừa Tâm

Pháp, ngƣời tín hữu Cao Đài đƣợc may duyên đón nhận pháp

môn tận độ để ngay từ khi chỉ mới ăn chay 10 ngày đã có thể

tiếp cận, chuẩn bị cho con đƣờng tu giải thoát sau này.(trong

khi ở Nhị Kỳ, luật buộc phải trƣờng trai ngay từ lúc khởi đầu).

Tâm Pháp tận độ mở ra con đƣờng xán lạn giúp cho hàng

nguyên căn dựa vào đó vƣợt qua đêm đông tăm tối giá buốt của

bao kiếp luân hồi, nhƣng chƣa kết tinh đƣợc Tam Bửu, để tìm

thấy ánh xuân quang.

15

Đức Trần Đạo Quang, Trung Hƣng Bửu Tòa, 15.10 ĐĐ.33 Mậu Tuất

(25.11.1958)

Khai Minh Đại Đạo - 123

Nay nhờ pháp môn đại ân xá, thực hành Tam Công, song

song cùng với việc xây nền đắp móng công quả công trình “phổ

độ nhân sanh” làm bệ phóng đồng thời tích cực “tu tánh luyện

mạng” chế tạo phi thuyền nạp đầy nhiên liệu để đủ lực đẩy,

thoát khỏi trọng lực sức hút của địa cầu trần gian hầu phóng

mình vào không gian bao la vƣơn tới tầm kích vũ trụ Thiên

đàng, trở về quê xƣa thoát vòng luân hồi sinh tử.

Lời của Đức Đông Lâm Tiên Trƣởng giáng đàn trong ngày

lễ kỷ niệm Khai Minh Đại Đạo năm Đinh Tỵ 1977 giúp chúng

ta hiểu thêm một nghĩa khác của Khai Minh Đại Đạo:

“Phƣơng pháp thành công của các bậc Giáo Tổ Đạo Gia

khi xƣa, trƣớc tiên là phản tỉnh nội cầu, hồi quang phản chiếu.

Có nhìn vào trong, xem xét bên trong mới giảm bớt sự thu

nạp vô tiết độ, khoát vén tảo trừ lớp vô minh che lấp bịnh hoạn

chấp trƣớc, phân biệt ích kỷ độc tôn, phiền não...

Tóm lại là những thứ vật tảo hại tâm linh mà nhận lầm là

con là quyến thuộc.

Còn biết soi sáng vào mình mới thấy cơ năng hoạt động, sẽ

hòa theo nhịp điệu Hóa Công mà phát huy cho công năng

của nhân sinh, của vũ trụ.

Đó gọi là Khai Minh Đại Đạo vậy.” 16

III. KẾT LUẬN:

1. Chúng ta có thể mƣờng tƣợng rằng năm Bính Dần 1926

là thời kỳ “Khai Nguyên Lập Đạo” 17

16

Đức Đông Lâm Tiên Trƣởng, Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý, 15.10 Đinh

Tỵ (25.11.1977) 17

Đức Đông Phƣơng Chƣởng Quản, Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý, 20

tháng 2 Quí Sửu (24.03.1973)

Khai Minh Đại Đạo - 124

Tiến trình của thời kỳ Khai Đạo này đã diễn ra đúng theo

Lý Tam Tài và Dịch số Đạo học nhƣ lời Thánh giáo của Đức

Đông Phƣơng:

“Từ Thái Cực biến Lƣỡng Nghi trở thành cái Pháp sanh

hóa muôn loài (...) nhớ lại kỷ niệm thời kỳ khai nguyên lập

đạo”

Diễn trình Khai Nguyên này thể hiện Lý Đạo: 1 sanh 2, 2

sanh 3 và 3 chuyển hóa vào trong đời sống sanh chúng.

2. Cho đến hôm nay song song tồn tại nhiều tên gọi cho

ngày kỷ niệm rằm tháng 10 này. Có nơi dùng từ KHAI ĐẠO,

có nơi dùng tên HOẰNG KHAI ĐẠI ĐẠO và nhiều nơi chấp

nhận danh từ KHAI MINH ĐẠI ĐẠO.

Sự dị biệt về tên gọi này cũng không có gì là quan trọng

miễn sao các thế hệ tín hữu Cao Đài có hiểu đƣợc ý nghĩa và

giá trị của sự kiện Đức Chí Tôn đến Khai Minh Đại Đạo cho

con ngƣời và những sự kiện ghi dấu truyền thống hào hùng của

chƣ vị tiền bối từ chức sắc đến tín đồ đã vƣợt qua bao thử thách

trong những ngày đầu gian nan ấy.

“Đành rằng ngƣời tiếp nối đi sau, dĩ nhiên bổn phận là

nhắc nhở tôn thờ.

Điều quan trọng để nhớ ơn và thể hiện tinh thần, ngƣời tiếp

nối phải làm thế nào để ngƣời ra đi không hờn tủi vì chƣa ai

biết đến cái kỳ vọng để đạt đến tiêu đề thâm diệu của tâm hồn

mình qua những việc đã làm lúc hiện tiền.

Đó mới chính là bổn phận của những ai đi sau.

Nhắc lại một lần nữa ở đây, hiểu hết toàn diện các sự kiện

đã trải qua, tôn thờ sự kiện ấy, truyền bá và tiếp nối, mới là ý

nghĩa của mỗi khi làm lễ kỷ niệm nào, và đừng nghĩ là dịp lễ

Khai Minh Đại Đạo - 125

bái, dịp trƣng bày của một phạm vi nào mà lu mờ chánh pháp

của Đại Đạo.” 18

Vì thế, quan trọng hơn hết là những tín hữu Cao Đài chúng

ta có thực hiện đƣợc phần nào sứ mạng phải làm “tỏa sáng ánh

linh quang” của Thƣợng Đế đến với nhân loài thể hiện ý nghĩa

của tinh thần Khai Minh Đại Đạo hay không.

“Đại Đạo Khai Minh kỳ ba độ tận nhân loại trên mọi

phƣơng diện của cuộc đời. Thế nên sứ mạng trọng đại của

ngƣời hƣớng đạo phải đƣợc xem là cần thiết và liên tục để thực

hiện mục đích tối thƣợng cùng hoài bão trọng đại của Chí Tôn

Thƣợng Đế.” 19

Và lời của Đức Chí Tôn:

“Đại Đạo Khai Minh là để giúp các con, nhân loại trở về

với chơn lý thật sự ở nơi mỗi cá thể chúng sanh.

Nếu các con hiểu lời Thầy: “Thầy là các con, các con là

Thầy” thì thế giới này sẽ hòa bình, càn khôn sẽ an định.” 20

Mà Thầy chính là “Tình Thƣơng”. Vậy khi chúng ta thực

hiện việc:

“Đem tình thƣơng thực hiện Đạo Trời ban,

Hè thu đông mãn xuân sang mấy hồi.” 21

Phải chăng đây là ý nghĩa mà Ơn Trên ban trao để tất cả tín

hữu Cao Đài chúng ta cố gắng trên đƣờng sứ mạng đƣa nhân

loại thoát qua thời kỳ Hạ Nguơn Mạt Kiếp, “lửa bỏng dầu sôi -

18

Đức Phạm Hộ Pháp, Nam Thành Tt 23.8 Canh Tuất (22.9.1970) 19

Đức Phạm Hộ Pháp, Nam Thành Tt 23.8 Canh Tuất (22.9.1970) 20

Đức Chí Tôn, Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý Rằm tháng 10 Quí Sửu

(09.11.1973) 21

Chƣ Tiền Khai Đại Đạo, Rằm tháng 10 Kỷ Mùi (04.12.1979)

Khai Minh Đại Đạo - 126

lòng ngƣời chia rẽ ly tan”, để tiến đến tái lập Kỷ Nguyên

Thƣợng Nguơn Thánh Đức - Trời Nghiêu đất Thuấn để cho

“Đạo tâm nhân thế thảy huy hoàng” nhƣ lời chƣ Tiền Khai Đại

Đạo:

“Một ánh linh quang tỏa khắp cùng,

Khai Minh Đại Đạo gội nhuần chung,

Soi đƣờng chánh giáo kỳ Nguơn Hạ,

Mở lối Tiên Thiên buổi cuối cùng.

Đem mảnh can trƣờng làm đuốc tuệ,

Một dòng chơn lý định thời trung,

Dầu cho sứ mạng sau hay trƣớc,

Hãy nhớ Thiên ân thuở chín trùng …” 22

22

Chƣ Tiền Khai Đại Đạo, Rằm tháng 10 Kỷ Mùi (04.12.1979)

Một quan niệm về Khai Đạo - 127

MỘT QUAN ĐIỂM VỀ

TIẾN TRÌNH “KHAI ĐẠO” NĂM BÍNH DẦN

Nhìn tổng quát với cơ Phổ Độ của Đại Đạo Tam Kỳ, nếu

chúng ta lấy năm Bính Dần (1926) làm “Thời Kỳ Khai Nguyên

Lập Đạo” 1, trong năm này có 3 sự kiện lịch sử trọng đại liên

quan trực tiếp đến tiến trình Khai Đạo – Đại Đạo Tam Kỳ Phổ

Độ của Đức Chí Tôn: - Lập Đạo - Khai Tịch Đạo - và Khai

Minh Đại Đạo.

Trong thực tế chúng ta thấy danh từ “Khai Đạo” đƣợc các

Hội Thánh Cao Đài cũng nhƣ Ơn Trên thƣờng dùng chung cho

cả ba sự kiện lịch sử mỗi khi đề cập đến các sự kiện này!

1. Tiến trình theo Thế Tam Tài

Với góc nhìn theo Dịch học, chúng ta thấy chuỗi tiến trình

này của Thiên cơ đã diễn đúng theo mô hình của Thế Tam Tài:

Thiên – Nhơn – Địa.

1.1. Về phần Thiên

Sự kiện Đức Chí Tôn Lập Đạo vào đêm giao thừa Bính Dần

hoàn toàn là phần của Trời. Đấng Tạo Hóa, Thái Cực hay Cao

Đài Giáo Chủ đã tuyên bố lệnh khởi phát.

Mầm mống Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ đƣợc chánh thức

tƣợng hình sau khi hai nhóm Tâm truyền và Công truyền hợp

tác với nhau theo sự vận chuyển của Thầy.

“Đến Bính Dần, Thầy mới mở Đạo là ngày sơ nhứt chánh

ngoạt, (…) Các con hiểu rõ cơ Trời đã qua nhƣ thế.” 2

1 Đức Đông Phƣơng CQ, Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý 20.02 Quý Sửu (1973)

2 Thánh Huấn Hiệp Tuyển 1, bài 56 Lý Đạo cơ Thiên

Một quan niệm về Khai Đạo - 128

Một thực tƣớng đã đƣợc Trời cho nảy mầm. Buổi đầu ban

sơ ấy số tín hữu Cao Đài rất ít, thƣờng đƣợc cho rằng có 12

môn đệ tiêu biểu.

Sau đó, từ tháng giêng cho đến cuối tháng 8 Bính Dần,

những vấn đề căn bản để hình thành tôn giáo nhƣ cách thờ

phƣợng, cách bái lạy, các giáo phẩm, phƣơng thức tu hành,

v.v… cùng nội dung ý nghĩa của các phần hình tƣớng này lần

lƣợt đƣợc Đức Cao Đài Giáo Chủ hƣớng dẫn.

Số tín hữu Cao Đài khi đó đã tăng lên hơn 250 vị. Đặc biệt,

việc tham dự các buổi cầu cơ có hình thức trang trọng và kín

đáo cần thiết để có sự thanh tịnh hầu tiếp xúc với các Đấng

Thiêng Liêng để đƣợc nhận lời dạy bảo về đạo đức đã thúc đẩy

chƣ vị Tiền Khai về nhu cầu hợp pháp hóa hoạt động tín

ngƣỡng của mình theo luật lệ hiện hành. Các Tiền bối đã xin

Thầy cho phép chƣ vị thực hiện thủ tục hành chánh của xã hội

và đã đƣợc Đức Chí Tôn chấp thuận.

1.2. Về phần Nhơn

Đêm 23 tháng 8 Bính Dần, 245 Tiền bối tập họp dƣới sự

chủ tọa của hai vị Đầu Sƣ Trung Nhật và Lịch Nguyệt theo lời

dạy của Thầy, thảo luận và soạn văn bản Khai Tịch Đạo. Hành

động “trí tuệ tập thể” này đã phản ảnh mối tƣơng tác thống nhất

tinh thần của các cá nhân trong tập thể đạo ban sơ ấy.

Sau đó một danh sách 28 ngƣời đƣợc Thầy chọn lọc ra từ

bảng ký tên tập thể và chỉ đạo ngày đăng ký với chánh quyền.

Mùng 1 tháng 9 Bính Dần, phái đoàn đại diện tập thể đạo

đến gặp nhà cầm quyền đƣơng thời, Thống Đốc Nam Kỳ Le

Fol, đăng ký pháp nhân cho nền Tân tôn giáo Đại Đạo Tam Kỳ

Phổ Độ. Đây là thủ tục pháp lý trong đời sống giữa công dân

với chính quyền, là một quan hệ dân sự.

Một quan niệm về Khai Đạo - 129

Đức Hộ Pháp Phạm Công Tắc, khi ban cho danh từ Khai

Tịch Đạo để ghi dấu sự kiện đăng ký hoạt động tôn giáo này

theo luật pháp đời quy định, đã nói:

“Ngày Hai Mƣơi Ba tháng Tám là ngày Khai Tịch Đạo trên

bình diện pháp lý Thế Đạo.

(…) một ngày trƣớc đây đã đi vào lịch sử của văn minh

nhơn loại, một chứng nhân của cuộc đời, một xác định của văn

kiện thế gian đã ghi nhận.” 3

Nhƣ vậy sự kiện Khai Tịch Đạo là những hành vi của con

ngƣời giữa các đạo hữu với nhau để thống nhất ý chí tinh thần

và giữa ngƣời đạo với ngƣời đại diện chánh quyền.

Đây là một mắc xích cần thiết không thể thiếu của tiến trình

Khai Đạo, vì “hữu hình mới phục vụ hữu hình”, để hợp pháp

sinh hoạt tôn giáo đúng theo luật định đƣơng thời.

Liền sau khi đã thực hiện bƣớc đi về thủ tục hành chánh

pháp lý bên đời, chƣ vị tiền bối đã cho in một tập mỏng giới

thiệu những nét căn bản của nền Tân tôn giáo Đại Đạo Tam Kỳ

Phổ Độ trong Tờ Phổ Cáo Chúng Sanh. Nơi trang cuối của tài

liệu này có thông tin sự kiện đã hợp thức hóa hoạt động theo

luật định.

Một tháng phổ độ nhơn sanh từ mùng 10 tháng 9 cho đến

mùng 10 tháng 10 Bính Dần đã đƣợc chƣ vị tích cực thực hiện

ở Lục tỉnh Nam Kỳ và một số tỉnh miền Đông Nam bộ. Mỗi

đêm có hàng chục đến hàng trăm ngƣời xin nhập môn cầu đạo

khi đƣợc tham dự đàn cơ và đƣợc Đức Chí Tôn ban ân.

Kết quả chỉ trong một tháng mà số tín hữu Cao Đài đã tăng

vọt lên đƣợc mấy ngàn.

3 Đức Phạm Hộ Pháp, Nam Thành Thánh thất 23.8 Canh Tuất (22.9.1970)

Một quan niệm về Khai Đạo - 130

1.3. Về phần Địa

“Các con biết rằng, chẳng thế nào mà sái Thánh ý Thầy

đặng, chi chi trong năm Dần cũng cho rồi đặng phổ thông

ngoại quốc, nghe à.” 4

Theo kế hoạch đã định trƣớc, ngay từ khi chƣa có các bƣớc

tiến hành việc Khai Đạo về mặt pháp lý thế tục, Đức Chí Tôn

đã chọn Tây Ninh “chi chi cũng ở tại Tây Ninh nầy mà

thôi, vì là Thánh Địa”.

Và Thiền Lâm Tự ở Gò Kén hân hạnh đƣợc Thầy chọn làm

Thánh Thất đầu tiên để chƣ vị chuẩn bị về hình tƣớng thờ

phƣợng theo nghi thức mới của tân giáo Cao Đài. Những vị trí

chức phẩm chánh yếu cũng đƣợc Đức Chí Tôn Thiên phong để

thành lập cơ cấu căn bản cho Hội Thánh hầu làm Đại Lễ công

khai ra mắt Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ trƣớc nhân sanh trong

nƣớc và quốc tế.

Đây là bƣớc sau cùng của tiến trình Khai Đạo vào “Thời Kỳ

Khai Nguyên Lập Đạo”, chánh thức đƣa Đại Đạo Tam Kỳ Phổ

Độ vào đời sống để phổ độ chúng sanh.

“Rằm tháng Mƣời, Khai Minh Đại Đạo trƣớc nhân loài,

trƣớc quốc tế (…) là hƣớng ngoại để xem thấy cuộc đời là đau

thƣơng khổ lụy hầu tìm phƣơng cứu độ...” 5

Thánh Thất đầu tiên là trụ tƣớng ban đầu; là địa điểm làm lễ

lập vị các Đại Thiên Phong, Hội Thánh chính thức nhận trách

nhiệm thực hiện sứ mạng cứu thế kỳ ba; và Pháp Chánh Truyền

Cửu Trùng Đài Nam phái đƣợc Thầy ân ban – nền tảng của luật

pháp đạo đƣợc hình thành.

4 Đức Chí Tôn, Thứ sáu, 22.9.1926 (âl 16.8 Bính Dần).

5 Đức Phạm Hộ Pháp, Nam Thành Thánh thất 23.8 Canh Tuất (22.9.1970)

Một quan niệm về Khai Đạo - 131

Ba sự kiện nói lên hình ảnh khởi đầu công cuộc hoằng

khai Đại Đạo, thực thi sứ mạng cứu thế kỳ ba. Cũng từ đó số

tín đồ nhanh chóng gia tăng từ vài ngàn ngƣời lên đến hơn bốn

mƣơi ngàn chỉ trong vòng 3 tháng với nhiều thành phần dân tộc

khác nhau: Việt, Campuchia, Hoa, Pháp…

Sự kiện Khai Minh Đại Đạo này thuộc về phần Địa. Vì sao?

Đại Lễ Khai Minh Đại Đạo đánh dấu lịch sử Đại Đạo Tam Kỳ

qua ý nghĩa của “Lễ Thánh thất”.

Địa là đất, Thánh thất phải ở tại một địa chỉ cụ thể trên một

địa bàn xác định.

Một ý nghĩa khác tƣơng ứng với Địa là Pháp, Cao Đài giáo

tiếp nhận Pháp Chánh Truyền làm nền tảng để Pháp chuyển

Đạo và đời thực hiện đại ân xá.

Địa hay Khôn là thời kỳ tính âm đang ngự trị chánh yếu,

biểu thị giai đoạn Hạ Nguơn Mạt Kiếp. Đại Đạo Tam Kỳ Phổ

Độ hòa nhập vào đời dẫn dắt nhơn sanh vƣợt qua giai đoạn cực

âm hƣớng đến thời kỳ Thƣợng Nguơn Thánh Đức của đại chu

kỳ Tam Nguơn mới.

Vì thế chúng ta thấy diễn tiến thật tế của hội lễ Khai Minh

Đại Đạo đã đƣợc Thầy cho phép thực hiện từ Rằm Hạ Nguơn

Bính Dần đến Rằm Thƣợng Nguơn Đinh Mão.

“Rằm tháng Mƣời, Khai Minh Đại Đạo trƣớc nhân loài,

trƣớc quốc tế …

Sứ mạng cứu thế đã chánh thức trải dài trên đƣờng tối âm u

thế sự. Sứ mạng này hiển nhiên huy hoàng và sáng chói đến tận

cuối thời gian và không gian.” 6

6 Đức Phạm Hộ Pháp, Nam Thành Thánh thất 23.8 Canh Tuất (22.9.1970)

Một quan niệm về Khai Đạo - 132

2. Tiến trình theo Lý số Đạo học

2.1. Số 1

Sự kiện Thầy “lập Đạo”, thời điểm danh từ Đại Đạo Tam

Kỳ Phổ Độ bắt đầu xuất hiện trong Thánh Ngôn, thuộc về số 1:

“giờ Tý ngày mùng 1 tháng giêng”.

“Cái mầm mạnh mẽ đâm chồi mới là điều đáng kể.”

2.2. Số 2

Khai Tịch Đạo, thuộc về số 2, thể hiện qua hai việc vào 2

thời điểm:

▪ đêm 23/8 Bính Dần, quý tiền bối thảo luận văn kiện Khai

Tịch Đạo.

▪ và ngày mùng 1/9 Bính Dần, nhóm đại diện đến gặp nhà

cầm quyền khai báo sự hiện hữu và hoạt động tôn giáo của

mình để đƣợc “văn kiện thế gian đã ghi nhận.” 7

2.3. Số 3

▪ Khai Minh Đại Đạo, thuộc về số 3 theo thứ tự của Tam

Tài từ trên xuống dƣới.

▪ Số 3 này đƣợc thể hiện qua 3 ý nghĩa: - khánh thành

Thánh Thất đầu tiên, - lần đầu ra mắt Hội Thánh Cao Đài và -

tiếp nhận Pháp Chánh Truyền.

▪ Số 3 này còn đƣợc thể hiện qua 3 tháng hội lễ Khai Minh

Đại Đạo.

Nhìn chung lại, ba sự kiện đã diễn tiến đúng trình tự Tam

Nguơn trong năm:

7 Đức Phạm Hộ Pháp, Nam Thành Thánh thất 23.8 Canh Tuất (22.9.1970)

Một quan niệm về Khai Đạo - 133

▪ Lập Đạo vào Thƣợng Nguơn.

▪ Khai Tịch Đạo vào Trung Nguơn.

▪ và Khai Minh Đại Đạo vào Hạ Nguơn.

KẾT LUẬN

Sau khi chánh thức xƣng danh đầy đủ vào Noel 1925,

“Ngọc Hoàng Thƣợng Đế viết Cao Đài Tiên Ông Đại Bồ Tát

Ma Ha Tát Giáo Đạo Nam phƣơng”, vào tháng chạp cuối năm

Ất Sửu (đầu 1926), Đức Chí Tôn đã vận chuyển cho hai nhóm

phò loan Vô Vi 8 và Phổ Độ gặp nhau.

Hình ảnh Thiên Nhãn kiến nhận từ Đức Cao Đài Thƣợng

Đế và những bài kinh cầu cơ đã đƣợc Ngài Ngô Văn Chiêu

truyền lại cho quý vị nhóm Phổ Độ dùng làm biểu tƣợng chánh

thức để thờ phƣợng và thông công. Để rồi sang năm 1926 đã

ghi nhận đánh dấu 3 sự kiện lịch sử liên quan mật thiết, không

thể tách rời riêng rẽ, cho tiến trình Khai Đạo – Đại Đạo Tam

Kỳ Phổ Độ chỉ trong vòng năm Bính Dần.

- Giao thừa mồng 1 Tết Bính Dần: Thầy Lập Đạo, danh Đạo

bắt đầu tƣợng hình xuất hiện theo Thiên thơ.

- Khai Tịch Đạo với 2 mốc thời điểm 23/8 và mùng 1/9

Bính Dần. Chƣ vị Tiền Khai soạn thảo và đăng ký pháp nhân

Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ với nhà cầm quyền đƣơng thời.

- Khai Minh Đại Đạo, Rằm tháng 10 Bính Dần đánh dấu 3 ý

nghĩa: Khánh Thành Thánh thất đầu tiên, ra mắt Hội Thánh đầu

tiên và tiếp nhận Pháp Chánh Truyền từ Đức Chí Tôn.

8 Nhóm Vô Vi đại diện là Ngài Ngô Văn Chiêu cùng một số vị.

Và nhóm Phổ Độ đƣợc các Ngài Cao Quỳnh Cƣ, Phạm Công Tắc, Cao

Hoài Sang, Lê Văn Trung làm đại diện.

Một quan niệm về Khai Đạo - 134

Năm Bính Dần lịch sử, việc Khai Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ

qua 3 sự kiện: từ Khởi Nguyên giao thừa cho đến lúc đăng ký

hoạt động Tôn giáo và kết quả là Đại Lễ chánh thức công khai

ra mắt cùng với hội lễ kéo dài 3 tháng để hoàn tất việc lập Luật

và dâng trình Tân Luật làm nền tảng Chánh Pháp tận độ chúng

sanh trong Kỳ Ba phổ độ. Sáu mƣơi năm sau thời kỳ lịch sử oai

hùng ấy, Đức Lý Giáo Tông cảm thán:

“Nhắc Bính Dần Khai Minh Đại Đạo,

Nhớ bao ngƣời sáng lập cơ đồ;

Thoát vòng lợi trƣợc ô danh,

Hiên ngang dũng cảm, tung hô Cao Đài.

Dứt quyền quí, theo Thầy hành đạo,

Mặc tù đày Thánh giáo ngâm nga,

Tâm thành chỉ một Trời Cha,

Chỉ trong năm một Đạo nhà dựng xây.” 9

Lời của Ngài “Chỉ trong năm một Đạo nhà dựng xây” giúp

chúng ta khẳng định lòng tin việc Thầy Khai Đạo trong năm

Bính Dần với chuỗi ba sự kiện trọng đại kết nối với nhau đúng

theo thứ tự của Lý Đạo Tam Tài (Thiên – Nhơn – Địa) và của

Lý số Đạo học (1, 2 và 3).

Với cách nhìn dung hòa tổng hợp theo đạo lý là con đƣờng

duy nhất để toàn thể tín hữu Cao Đài chúng ta sẽ cùng chung

sức chung lòng thiết lễ kỷ niệm 3 sự kiện trọng đại của năm

Bính Dần. Nhứt là vào thời gian đánh dấu 100 năm ra đời phổ

độ nhơn sanh của Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ, năm Bính Ngọ -

2026, tất cả mọi nơi đồng thống nhất ghi Năm Đạo thứ 101 khi

kỷ niệm những sự kiện trọng đại này.

9 Đức Lý Giáo Tông Vô Vi Đại Đạo, Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý,

Rằm tháng 10 Bính Dần (16.11.1986)

Lịch sử Pháp Chánh Truyền và Tân Luật - 135

LỊCH SỬ HÌNH THÀNH

PHÁP CHÁNH TRUYỀN và TÂN LUẬT

Hiện nay, phần đông tín hữu Cao Đài thƣờng nói “Tân Luật

- Pháp Chánh Truyền”! Trong thực tế chúng ta cũng thấy sách

đạo với tựa đề rõ cũng nhƣ thế!

Nhƣng với những ai có hiểu biết sơ qua về thời kỳ Khai

Minh Đại Đạo đều biết là chƣ vị Tiền bối thời Khai Đạo đã

soạn nên Tân Luật căn cứ vào Pháp Chánh Truyền đã đƣợc

Đức Chí Tôn ban cho. Nhƣng thật ra theo diễn tiến lịch sử,

Pháp Chánh Truyền vừa nhận đƣợc khi đó vẫn chƣa phải là văn

bản luật hoàn chỉnh.

Tuy đƣợc học vài lần về đề tài này nhƣng bản thân chúng

tôi cũng đã từng có những hiểu biết chƣa đúng về nhiều điểm

liên quan! Vì thật ra trong quá trình đƣợc tiếp nhận thông tin

hầu nhƣ các giảng viên chỉ đặt nặng, chú trọng về nội dung

nhiều hơn về lịch sử.

Thiển nghĩ qua kinh nghiệm sai lầm của bản thân, cũng còn

nhiều đạo hữu chúng ta cũng ở hoàn cảnh tƣơng tợ nên chúng

tôi xin đƣợc góp phần tìm hiểu thêm khía cạnh lịch sử của vấn

đề này.

Để hiểu đúng những nét chánh yếu của Pháp Chánh Truyền

và Tân Luật cùng mối liên quan giữa hai văn bản luật căn bản

này của Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ, chúng ta cần tìm hiểu quá

trình hình thành của hai văn bản này theo diễn tiến của lịch sử

nhà Đạo.

Lịch sử Pháp Chánh Truyền và Tân Luật - 136

I. PHÁP CHÁNH TRUYỀN:

- Đƣợc đọc Thánh Ngôn chép tay của chƣ vị Tiền Khai,

đúng là danh từ Tân Luật đã sớm hiện diện trƣớc khi có danh từ

Pháp Chánh Truyền.

Ngay từ khi phong cho hòa thƣợng Nhƣ Nhãn là “Quản

Pháp Thiền Sƣ Thích Đạo Chuyển Luật Lịnh Diêu Đạo Sĩ”

Đức Chí Tôn đã nói đến phần nhiệm vụ soạn Tân Luật.

“Con phải biết, Thầy ngày nay trông công con mà lập thành

Tân Luật Thích giáo. Con phải đại tịnh kể từ tháng 9 cho tới

Rằm tháng 10, Thầy không muốn cho con lo lắng điều gì khác

hơn là xét xem kinh điển lại.(…).

Con phải xem xét hết lại mà lập Tân Luật.(…)

Rằm tháng 10 nầy, Thầy xin con hội cả chƣ Hòa Thƣợng tại

Thánh Thất đây chung lo lập Tân Luật.” 1

Qua Thánh Ngôn, chúng ta thấy danh từ Tân Luật bắt đầu

xuất hiện trong đàn cơ ngày cuối tháng 7 Bính Dần. Còn với

danh từ Pháp Chánh Truyền bắt đầu đƣợc nói đến từ khi nào?

- Lúc ban đầu trong đàn ngày 12.10 Bính Dần, tên gọi

đƣợc Đức Chí Tôn dùng là Phật Truyền Chánh Pháp 2. Đêm

sau Thầy đổi lại là Pháp Chánh Truyền.

“Vào lập vị hành Ðại Lễ nhƣ buổi Vĩnh Nguyên Tự nghe

Lịch à ... là đã hết một đêm đầu rồi.

1 Thiền Lâm Tự, Gò Kén, Tây Ninh. 29.7 Bính Dần

2 Thứ ba, 16.11.1926 (âl 12.10 Bính Dần)

“Thầy dặn: Hành lễ rồi thì phải biểu Lễ sanh xƣớng: “Thiên phong

phò loan” đặng Thầy lập Phật Truyền Chánh Pháp.

Cƣ, Tắc phải để Thiên phục vậy mà phò cơ nghe”

Lịch sử Pháp Chánh Truyền và Tân Luật - 137

Kế đêm sau, thì là đêm Thiên Phong cho cả chƣ Môn đệ và

là đêm các con phải thành tâm trai giới cho Thầy lập Pháp

Chánh Truyền.”

Nhƣ vậy, danh từ Pháp Chánh Truyền xuất hiện sau danh từ

Tân Luật khoảng 2 tháng rƣỡi.

Khi đọc văn bản Pháp Chánh Truyền, nhiều ngƣời nhƣ

chúng tôi đã từng lầm tƣởng, đêm Rằm rạng 16 lịch sử ấy toàn

bộ Pháp Chánh Truyền gồm cả hai phần Cửu Trùng Đài và

Hiệp Thiên Đài đã đƣợc Thầy ban. Thật ra không phải thế!

1. Pháp Chánh Truyền Cửu Trùng Đài

Ngày nay, mọi ngƣời đều biết Pháp Chánh Truyền Cửu

Trùng Đài Nam đã đƣợc Thầy ban cho trƣớc tiên, gần ba tháng

sau phần Pháp Chánh Truyền Cửu Trùng Đài Nữ mới đƣợc

Đức Lý ban tiếp.

Nhƣng theo diễn tiến lịch sử, khởi đầu Đức Chí Tôn chỉ mới

dạy về tổ chức điều hành chung cho cả nam và nữ. Cho đến

thời điểm ấy, theo truyền thống của các cựu giáo, các chức

phẩm đều giao cho bên nam phái chịu trách nhiệm.

a. Trong đêm thứ hai của đại lễ, đêm Rằm rạng 16 tháng 10

Bính Dần, Thầy giáng đàn chỉ mới ban Pháp Chánh Truyền từ

phẩm Giáo Tông cho đến Lễ Sanh.3 (gồm 7 bậc).

b. Qua đêm thứ ba, Thầy ban tiếp Pháp Chánh Truyền phần

Công Cử Chức Sắc.4

Sau đó Thầy giục chƣ Tiền Khai phải lo việc soạn Tân Luật

nhƣ đã dạy khi trƣớc.

3 Lịch sử Đạo Cao Đài quyển 2 trang 61.

4 Lịch sử Đạo Cao Đài quyển 2 trang 66.

Lịch sử Pháp Chánh Truyền và Tân Luật - 138

Vào trung tuần tháng giêng Đinh Mão 1927, khi quá trình

bàn thảo trình dâng Tân Luật lên Đức Lý Giáo Tông bƣớc vào

giai đoạn cuối, ngày 11 tháng giêng Đức Lý Giáo Tông mới

dạy thêm về phần tổ chức cho phái nữ.

Danh từ Cửu Trùng Đài bắt đầu xuất hiện từ thời điểm nào

trong Thánh Ngôn, đây là việc cần tiếp tục tìm kiếm!

2. Pháp Chánh Truyền Hiệp Thiên Đài

Và ngay đêm sau, ngày 12 tháng giêng Đinh Mão (13

Février 1927), Đức Chí Tôn ban tiếp phần Pháp Chánh Truyền

Hiệp Thiên Đài. 5

Thật ra, danh từ Hiệp Thiên Đài đã bắt đầu xuất hiện từ khi

Thầy ban Pháp Chánh Truyền trong lời dạy về Chƣởng Pháp.

Nhƣ vậy Tân Luật đƣợc soạn chỉ dựa vào phần Pháp Chánh

Truyền đƣợc ban vào đêm Rằm rạng 16 tháng 10.

II. TÂN LUẬT

1. Hội Tam Giáo lập Luật

Ngay từ lúc sửa sang Thiền Lâm Tự để trở thành Thánh thất

Cao Đài, Thầy đã dạy sẽ mở Hội Tam Giáo lập Luật:

“Thơ, … còn Thánh Thất con phải chăm nom tới ngày rằm

cho rồi đặng hội Tam giáo lập Luật,… ”

Mƣời ngày sau khi đã ban cho phần đầu của Pháp Chánh

Truyền, trong đàn ngày 26.10 BD, Thầy nghiêm khắc nhắc:

“Trung, Thầy đã dặn từ nét về sự lập Luật tại Thánh thất,

các con chẳng một đứa nhớ. Nếu Thầy để cho Thái Bạch giáng

cơ thì các con đã bị quở. Thầy nói về sự lập Luật, con có nhớ gì

5 Lịch sử Đạo Cao Đài quyển 2 trang 82.

Lịch sử Pháp Chánh Truyền và Tân Luật - 139

đâu!... Vì sự biếng nhác của nó mà bị hành phải chết mà

chớ…”

Khi tái cầu, Đức Lý Giáo Tông dạy:

“Bần Đạo kỳ cho nội đầu tháng tới phải có đủ mặt tại đây lo

lập Luật. Dở hay trối kệ…”

Nhƣ vậy, từ đầu tháng 11 Bính Dần chƣ vị Đại Thiên Phong

về Gò Kén lo việc trình Luật. Nhƣng chƣ vị không an tâm với

những gì đã thực hiện đƣợc nên Ngài Lê Văn Trung xin đƣợc

hoãn chậm lại để việc soạn chu đáo hơn. Khi đó, Đức Chí Tôn

dạy các vị có trách nhiệm phải ở lại luôn Tây Ninh trong Thiền

Lâm Thánh thất để tập trung tâm sức lo làm luật. Đồng thời,

Thầy cũng hƣớng dẫn thêm những phần căn bản cần phải đƣợc

soạn khi lập Luật:

“Trung: Bạch Thầy xin cho đình lại, qua ngày thứ bảy tới sẽ

nạp Luật cho Thầy phê chuẩn.

- Phải ở luôn luôn nơi Thánh Thất đặng lập Luật sẵn.

Nghe Thầy dạy:

* Khởi đầu lập Luật tu gọi là: Tịnh Thất Luật,

* Kế nữa là lập Luật trị, gọi là Đạo Pháp Luật,

* Ba là lập Luật đời gọi là Thế Luật.

Các con hiểu à! . . . . . . . ” 6

Theo Pháp Chánh Truyền, từ Đầu Sƣ trở lên đến Chƣởng

Pháp và Giáo Tông có trách nhiệm tham gia phần lập Luật.

Nhƣng buổi đầu của nhà đạo, việc lập Tân Luật đã có những vị

Đại Thiên phong nào tham gia vào sự kiện lịch sử này?

6 Đạo Sử Xây Bàn II. 71, đàn ngày 06.12.1926 (âl 02.11 Bính Dần)

Lịch sử Pháp Chánh Truyền và Tân Luật - 140

2. Những Vị tham gia soạn và trình dâng Tân Luật

Lúc bấy giờ phẩm Giáo Tông đang để trống.

2.1. Ở phẩm Chƣởng Pháp:

Có hai vị là Ngọc Chƣởng Pháp Trần Văn Thụ và Quyền

Thƣợng Chƣởng Pháp Trần Đạo Quang tham gia.

Thật sự lúc đầu có 3 vị Chƣởng Pháp gồm các ngài: Hòa

thƣợng Nhƣ Nhãn, Lão sƣ Trần Văn Thụ và Lão sƣ Nguyễn

Văn Tƣơng.

Nhƣng vào ngày mùng 5 tháng 11 Bính Dần, chƣ vị nhận

đƣợc hung tin Thƣợng Chƣởng Pháp Tƣơng vừa quy liễu ở Cai

Lậy! Bận lo tang lễ nên việc lập Luật phải chậm lại. Cũng vì

việc này nên sau đó mới có việc bổ sung Ngài Trần Đạo Quang

làm Quyền Thƣợng Chƣởng Pháp.

Còn Ngài hòa thƣợng Nhƣ Nhãn tuy lúc đầu đã có soạn

Luật nhƣng sau sự biến đêm Đại Lễ Khai Minh, ông bị áp lực

của các tín đồ đã đóng góp xây dựng chùa Gò Kén đó nên

không tiếp tục nữa!

2.2. Ở phẩm Đầu Sƣ:

Có 3 vị hân hạnh đƣợc tham gia gồm các Ngài Thƣợng

Trung Nhật, Ngọc Lịch Nguyệt và Thái Nƣơng Tinh.

Thật ra lúc đầu khi ra mắt Hội Thánh, phẩm Đầu Sƣ đã có 3

vị: với hai vị trí thuộc phái Thƣợng và Ngọc đã đƣợc sớm

Thiên phong vào giữa tháng 3 Bính Dần, còn việc bổ nhiệm

phái Thái là Hòa Thƣợng Thích Thiện Minh (đệ tử Hòa thƣợng

Nhƣ Nhãn) chỉ mới có vào trƣớc Đại Lễ Khai Minh.

Lịch sử Pháp Chánh Truyền và Tân Luật - 141

- Về soạn luật, thật ra chỉ có 2 vị Trung Nhật và Lịch

Nguyệt trực tiếp tham gia. Trong một lần giáng đàn, nhị vị có

nhắc lại:

“Thƣợng Trung Nhật, Ngọc Lịch Nguyệt ... vì trƣớc kia

khi mới Khai Đạo, lập Hội Thánh tại Tòa Thánh Tây Ninh,

chính tay Hiền Huynh đã soạn thảo bản Tân Luật và ... đã đƣợc

Thiêng Liêng phê chuẩn.” 7

Nhƣng khi Hòa thƣợng Nhƣ Nhãn rút lui thì Ngài Thích

Thiện Minh cũng rút theo thầy mình cho nên Đức Chí Tôn bổ

sung Ngài Thái Nƣơng Tinh.

- Chú ý: Tịch Đạo (Danh) ở phẩm Đầu Sƣ của ba phái vào

giai đoạn Khai Đạo là NHỰT, NGUYỆT, TINH chứ không có

chữ Thanh nhƣ thông thƣờng. Về sau, các vị Đầu Sƣ cũng chỉ

có Thánh danh Tịch Đạo y nhƣ các chức sắc khác.8

2.3. Ngoài ra còn có sự ân ban đƣợc tham gia quá trình

soạn luật của 3 Chánh Phối Sƣ: Thái Thơ Thanh, Thƣợng

Tƣơng Thanh và Ngọc Trang Thanh cùng 2 vị Chức sắc Nữ

phái theo lời dạy của Thầy:

“THẦY

Con Thơ. Con hỏi việc chỉnh luật, vậy phải à con.

Còn mai nầy, các Đạo hữu của con chờ con về, mà không

sao, cứ đại tịnh lo làm Luật cho xong rồi sẽ về, đó con. Phải

7 Thiên Lý Đàn, mùng 07 tháng 2 Bính Ngọ (26.02.1966)

8 Cung Đạo Đền Thánh, đêm mùng 01.12 Nhâm Tý (dl 4.01.1973)

“Thăng thƣởng Thái Bộ Thanh lên phẩm Đầu Sƣ, nhƣng phải giữ

Thánh danh Thái Bộ Thanh; Ngọc Nhƣợn Thanh lên phẩm Đầu Sƣ

nhƣng cũng giữ Thánh danh cũ,…”

[Thánh Ngôn Sƣu Tập IV số 68]

Lịch sử Pháp Chánh Truyền và Tân Luật - 142

chờ chỉnh đốn Điều luật cho oai nghi đặng vạn quốc hƣởng

nhờ bảy chục muôn năm đó con. Ráng làm cho hoàn tất, rồi

cầu Thầy sửa cho.

Phải mời Trần Lƣơng Phu nhân chỉ biểu, và Hƣơng

Thanh phụ bút. Kinh luật Tam giáo là cả thể lắm con. Việc

quan hệ trong thế giới, chẳng phải tầm thƣờng đâu. Còn nhƣ

chuẩn Luật rồi, thiên hạ chúng sanh hƣởng nhờ vô lƣợng công

đức đó con.” 9

Nhƣ vậy, thành phần chức sắc tham gia vào việc lập Tân

Luật có nhiều hơn qui định của Pháp Chánh Truyền. Theo lý

thuyết có tất cả 7 vị Chức sắc nam gồm Đầu Sƣ, Chƣởng Pháp,

Giáo Tông tham gia lập Luật nhƣng trong trƣờng hợp lần đầu

tiên lập Tân Luật đã có đến 9 vị Chức sắc nam và nữ đƣợc Đức

Chí Tôn ân ban góp phần vào công quả trọng đại này.

3. Tiến trình lập thành Tân Luật

Đây là tiến trình Thiên Nhân hiệp nhất.

3.1. Buổi dâng Luật lần thứ nhứt

Sau tang lễ Ngài Chƣởng Pháp Thƣợng Tƣơng Thanh vào

giữa tháng 11, chƣ vị cố gắng hoàn tất phần việc của mỗi vị.

Khi đó, Đức Lý Giáo Tông chỉ thị cho Ngài Thƣợng Trung

Nhật về ngày giờ và cách thức tiến hành hội nghị.

3.1.1. Thứ bảy, 18.12.1926 (âl 14.11 Bính Dần)

“Thái Bạch

Hỷ chƣ Đạo hữu, chƣ Đạo muội.

Thƣợng Trung Nhựt, hiền hữu nghe dạy:

9 Đàn Tân Định, ngày 9.12.1926 (âl 5.11 Bính Dần).

Lịch sử Pháp Chánh Truyền và Tân Luật - 143

Phải viết thơ cho các Thánh nói rằng: Buổi lập Luật phải

ngƣng sự phổ độ lại đôi chút. Lo cho xong Tân Luật thì mới

truyền bá Chơn Đạo rõ lý hơn.

Vậy ngày Đại lễ Thánh giáo Giáng sinh, phải có mặt tại

đây cho đủ và nạp Luật cho kịp ngày ấy.

Làm lễ xong, qua ngày kế thì chƣ Thánh mặc Đại phục, vào

Đại điện bái, rồi Hiền hữu biểu sắp ghế vòng theo Đại điện.

Hiền hữu và Ngọc Lịch Nguyệt lên tọa bửu vị, rồi theo chức

phận chƣ Thánh mà ngồi vòng hai bên nhƣ lúc hiền hữu còn tại

Thƣợng Nghị Viện, đặng cãi luật đó vậy.

Hiền hữu chƣởng quản làm chủ Hội, mỗi vị Thánh đều đặng

quyền cãi lẽ, nghe à!

Phải giữ phép, kẻ trƣớc ngƣời sau, tùy phiên nhau cho có

lễ: phái Thái trƣớc, phái Thƣợng giữa, phái Ngọc chót.

Phải viết thơ cho Tƣơng và Trang nạp Luật cho kịp một

lƣợt với Thơ, nghe à ! . . . ” (ĐS. II. 104)

Đến ngày Giáng Sinh chƣ vị Thiên phong các cấp tập trung

về Thánh thất Thiền Lâm dự hội nghị thảo luận về dự luật. Đêm

hôm đó Đức Giáo Tông giáng dạy:

3.1.2. Vendredi 24 Décembre 1926 (20.11 Bính Dần)

“Ðại hỉ, đại hỉ. Lão mừng cho chƣ Ðạo Hữu. Chỉnh đàn

Thầy ngự.

Trung, hiền hữu nhớ mời hội từ 6 giờ mơi chí 11 giờ nghỉ,

từ 2 giờ tới 6 giờ nghỉ, tối từ 8 giờ tới 11 giờ nghỉ.

Nhƣ chƣa hoàn toàn ngày mai cũng phải vậy.

Thầy dặn phải tuân y theo lời.

Lịch sử Pháp Chánh Truyền và Tân Luật - 144

Luật lệ truyền lâu dài, chƣ Ðạo Hữu phải ráng cẩn thận

nghe à. ”

Chúng ta thấy lịch làm việc của hội nghị rất tập trung. Buổi

sáng tiến hành 5 tiếng, buổi chiều 4 tiếng và buổi tối 3 tiếng.

Cuối ngày, sau khi hoàn tất hội nghị, chƣ vị dâng Luật và

lập đàn nghe dạy:

3.1.3. Thứ bảy, 25.12.1926 (âl 21.11 Bính Dần).

“... Vậy Lão giao ba Bộ Luật hiệp một cho Thái Thơ Thanh

trƣớc, nội trong một tuần lễ, phải hiệp thế nào cho ba Bộ ba

phái chung vô làm một.

Qua tuần nữa tới Thƣợng Tƣơng Thanh, kế một tuần nữa

tới Ngọc Trang Thanh.

Nghĩa là trong ba tuần nữa phải lập thế nào cho rồi Luật lệ,

đem về Thánh Thất đặng cãi lại nữa. ” (ĐS. II. 120)

Hôm sau, Đức Lý dặn dò thêm

3.1.4. Dimanche 26 Décembre 1926 (22.11 Bính Dần).

“Hỉ chƣ Ðạo Hữu, chƣ Ðạo Muội, chƣ Chúng Sanh,

Trung, hiền hữu nhớ viết thơ cho chƣ Thánh ngày cải

luật phải đủ mặt, bằng ai chẳng tuân mạng Lão trục xuất

nghe à ... Chỉnh đàn Thầy ngự. ”

Nhƣ vậy, ngoài những vị Thiên phong Nam phái đƣợc tham

dự vào các buổi thảo luận về Tân Luật, về Nữ phái chỉ có sự

hiện diện của một vài Chức Sắc Nữ đã đƣợc Thiên phong.10

10

Cho đến ngày 14 tháng giêng Đinh Mão 1927, sau khi Đức Lý Giáo

Tông ban PCT Nữ Phái vào đêm 11.01 ĐM, Thầy mới Thiên phong cho

Nữ phái lần thứ nhứt.

Lịch sử Pháp Chánh Truyền và Tân Luật - 145

3.2. Buổi dâng Luật lần thứ hai

Sau kỳ hạn 3 tuần, chƣ vị Chánh Phối Sƣ nạp lại phần dự

Luật đã chỉnh sửa. Khi đó, Đức Lý giáng đàn nhắc:

3.2.1. Samedi 15 Janvrier 1927 (12 tháng Chạp Bính Dần)

“Hỉ chƣ Ðạo Hữu, chƣ Ðạo Muội, chƣ Nhu lui.

Thƣợng Trung Nhựt, Hiền Hữu cũng nên để tịnh tâm đặng

lo cải Luật, chẳng nên ham vui quá nghe. Thầy sẽ ngự trong lúc

cải Luật. Lão giáng cơ trƣớc khi mở hội. Vậy khi chƣ Thánh đủ

mặt phải cầu cơ cho Lão dạy việc, chừng Lão ngự Ðại Ðiện thì

tức cấp khai hội liền.

Hết thảy đều mặc Ðại phục trong khi cải Luật, chẳng nên

thay Tiểu phục. Chƣ Thần, Thánh, Tiên, Phật ngự xem coi ra

khiếm lễ vậy ... nghe à ... tuân.

Ngày nay chẳng dạy văn, Lão để chƣ đạo hữu tịnh trí.”

Thời điểm lúc bấy giờ, hai vị hòa thƣợng Nhƣ Nhãn và

Thiện Minh đã rút lui vì thế có sự khiếm khuyết nhân sự trình

dâng Luật. Đức Chí Tôn giáng đàn bổ sung thêm Quyền

Chƣởng Pháp Trần Đạo Quang và Thái Đầu Sƣ là Ngài Thái

Nƣơng Tinh nhƣ đã trình bày ở trên.

“Ngọc Hoàng Thƣợng Ðế viết Cao Ðài Giáo Ðạo Nam Phƣơng

Các con,

Chƣởng Pháp, nhị Ðầu Sƣ tọa vị.

Ðạo Quang, con phải Quyền Chƣởng Pháp.

Nƣơng, Thầy dặn con, con chẳng hề nghe đến. Thầy muốn

bỏ, song vì cựu vị nên chẳng đành. Từ đây phải lo Ðạo nghe.

Lịch sử Pháp Chánh Truyền và Tân Luật - 146

Thầy phong con chức Thái Ðầu Sƣ, phải hành Ðạo mà hiệp

sức phổ độ phái Thái. Thái Minh Tinh bị Lý Bạch cách chức.”

Thời điểm này, đó là lần đầu tiên Ngài Trần Đạo Quang

đƣợc Thiên phong mặc dầu đã quy sang Cao Đài từ hơn bốn

tháng trƣớc.

3.2.2. Hôm sau, việc dâng Tân Luật đƣợc Đức Giáo Tông

Thái Bạch điều hành ngay trong buổi đàn cơ:11

Hai vị Chƣởng Pháp và ba vị Đầu Sƣ đƣợc dạy phải ngồi

trên Ngai của mình, các vị còn lại đứng sang hai bên chứng

kiến nghi thức buổi dâng Luật lần thứ hai.

“Lão khen chƣ Ðạo Hữu, đại hỉ, đại hỉ, đại hỉ.

Thƣợng Tƣơng Thanh, coi Lão hành sự mà học chƣớc.

Mời Chƣởng Pháp phái Nho. Chƣ Hiền Hữu bình thân.

Ðứng bài ban.

Chƣởng Pháp, Ðầu Sƣ tọa vị.

Phối Sƣ Tam Giáo tới trƣớc.

Thái Thơ Thanh phải ôm bộ Chú giải các Luật, Tân Luật

của chƣ Hiền Hữu cải đó nữa.

Thơ Thanh ôm chí mày dâng cho Tƣơng Thanh, rồi Tƣơng

Thanh cũng phải làm nhƣ vậy mà giao cho Trang Thanh phò.

Bái nhau ....

Trang Thanh ôm Luật, hiệp với nhị vị Hiền Hữu đến dâng

cho ba vị Ðầu Sƣ. Ba vị Ðầu Sƣ đồng đứng dậy bái mà tiếp

Luật một lƣợt, thế nào sáu bàn tay đều có trong mấy bộ Luật.

11

Dimanche 16.01.1927 (13.12 Bính Dần)

Lịch sử Pháp Chánh Truyền và Tân Luật - 147

Ngay giữa ....

Cả ba tiếp dâng lên Chƣởng Pháp. Hai vị Chƣởng Pháp

cũng phải bái mà tiếp một lƣợt, đội dâng lên Ðại Ðiện.

Day vô ... Ðƣa lên chí trán nghe dạy:

Lão giao Luật này cho nhị vị Chƣởng Pháp xem xét lại

nữa trong một tháng phải rồi mà giao lại cho Hộ Pháp cầu

Lão sửa Luật. Phải làm một phòng thanh tịnh mà giả làm Hiệp

Thiên Ðài; Thập Nhị Thời Quân phải có mặt; Thƣợng Sanh,

Thƣợng Phẩm phải có mặt khi cầu Lão.

Phải tái cầu nghe dạy.

Nhị vị Chƣởng Pháp 12

đem Luật để ngay tƣợng Lão một

đêm nay.(...)

Ðem Luật để lên rồi xuống tọa vị.

Lên đầu ... để xuống ....

Chƣ Thiên Phong đồng lạy Thầy.

Giờ Tý đêm đó, rạng 14 tháng chạp Bính Dần, chƣ vị tái lập

đàn theo lệnh dạy của Đức Lý. Ngài giáng cơ dạy:

Hỉ chƣ Ðạo Hữu,

Nhị Ðạo Muội, Lão rảnh sẽ nói chuyện nghe. Khai môn.

Lão đƣơng quyền là Giáo Tông, ngặt nỗi Lễ chức chƣa có

đặng giao Luật lại. Vậy Lão cậy nhị vị Hiền Hữu, Thƣợng

Trung Nhựt và Ngọc Lịch Nguyệt, thế giùm chức ấy, lên Ðại

Ðiện phò Luật, đặng giao Hiệp Thiên Ðài cho Hộ Pháp.

12

Gồm Ngọc CP Trần Văn Thụ và Quyền Thƣợng CP Trần Đạo Quang,

không có ông Nhƣ Nhãn

Lịch sử Pháp Chánh Truyền và Tân Luật - 148

(Thƣợng Sanh vắng mặt)... Một ngày bỏ làm việc, chẳng

đặng sao há?

Hộ Pháp, Thƣợng Phẩm nghe dạy: Nhị vị Hiền Hữu lên bàn

đứng theo phẩm mình đợi Luật đến, bái tiếp rồi Hộ Pháp bắt ấn

tay mặt của Hộ Pháp mà để trên chồng Luật ấy. Còn Thƣợng

Phẩm thì lấy cây quạt mà che trên.

Nhị vị Chƣởng Pháp khi tọa vị rồi đến Ngai bái thì hai

ngƣời phải bái lại nhƣ lúc hành lễ hôm qua.

Hộ Pháp khi đƣa Luật thì nói: Kỳ một tháng nạp lại…”

Hai vị Chƣởng Pháp có kỳ hạn một tháng để xét nét dự Luật

lần nữa. Trong thời gian này, vào ngày gần cuối năm chƣ vị lập

đàn cầu Đức Lý, nhƣng Đức Quan Âm giáng đàn rầy:13

“Hỷ chƣ Đạo hữu, chƣ Đạo muội.

Hà sự cầu cơ?

Bạch Ngọc Kinh Đại hội cải luật Tam Kỳ Phổ Độ, Lý Đại

Tiên hữu trọng trách trọng nhậm, vấn đáp chơn lý Tam Kỳ

cứu tận chúng sanh, nhựt nhựt thƣờng tại, bất đắc hạ trần

giáng cơ chỉ giáo.

Chƣ Đạo hữu vật khi mạng lịnh.

Chí tứ nhựt Tân niên, Đại Tiên tái hiệp.

Kính lễ. Thăng.”

Qua nội dung lời Thánh giáo, chúng ta cũng biết thêm trong

thời gian dƣới trần thế đại tịnh lo lập Tân Luật thì nơi cõi

Thiêng Liêng cũng có đại hội để “cải luật Tam Kỳ Phổ Độ”.

Đức Lý phải thƣờng xuyên có mặt trong các buổi vấn đáp.

13

TNST 1 số 58. Thứ hai, 31.01.1927 (âl 28.12 Bính Dần). (ĐS. II. 204)

Lịch sử Pháp Chánh Truyền và Tân Luật - 149

3.3. Buổi dâng Luật lần thứ ba

3.3.1. Mercredi 9 Février1927 (Mùng 8.1 Ðinh Mão)

“… Lão đã nói, Ðạo đã lập thành, vậy cây cờ chơn chánh

đã vững gốc đặng làm biểu hiệu cho cả chúng sanh dòm lấy đó

mà đến nơi Bạch Ngọc Kinh… …

Thƣợng Trung Nhựt, Lão đã nói, mà Thầy cũng đã nói

trƣớc rằng: Khi thành Ðạo, nghĩa là khi Tân Luật phát hành

… Chƣ đạo muội khá hội đủ ngày nạp Luật.”

Sau đó trong hai ngày 11 và 12 tháng giêng, các phần còn

lại về tổ chức Cửu Trùng Đài và Hiệp Thiên Đài đƣợc ban cho

hoàn tất Pháp Chánh Truyền trƣớc khi bộ Tân Luật hoàn chỉnh

đƣợc dâng trình lần sau cùng.

3.3.2. Một tháng sau khi nhị vị Chƣởng Pháp xem xét,

ngày 14 tháng giêng Đinh Mão Hội Thánh trình dâng Tân

Luật lên Ơn Trên.

Đến thời điểm này, 3 tháng Khai Minh Đại Đạo cũng bƣớc

vào thời điểm chuẩn bị kết thúc theo thời hạn đã ban ân của

Đức Chí Tôn trƣớc khi khai mạc đại lễ.

4. Đức Chí Tôn phê duyệt và ban hành Tân Luật

4.1. Đức Chí Tôn ân phê và ban hành Tân Luật vào ngày

mùng 4 tháng 2 Đinh Mão (7.3.1927)

“Trung, con cũng cho các đạo hữu rõ rằng: Tân Luật đã

lập thành.

Hội Thánh cứ đó mà ban hành.” 14

14

Thánh Ngôn Hiệp Tuyển quyển 2, xb 1966 trang 37.

Lịch sử Pháp Chánh Truyền và Tân Luật - 150

4.2. Sau đó, Hội Thánh cho in quyển Tân Luật và phát

hành giữa năm 1927.

Cuối lời Tiểu Tựa của quyển Tân Luật có câu: “Tân Luật

này ban hành kể từ ngày 01.6.1927”

KẾT LUẬN

Qua lịch sử hình thành, khi đã hiểu Pháp Chánh Truyền là

nền tảng để chƣ vị Tiền Khai Đại Thiên phong dựa vào soạn

nên Tân Luật, vậy chúng ta nên tập thói quen nói đúng thứ tự ra

đời của hai văn bản luật căn bản này của Đại Đạo Tam Kỳ Phổ

Độ. Pháp Chánh Truyền và Tân Luật có lịch sử hình thành gắn

liền với 3 tháng đại lễ Khai Minh Đại Đạo.

Nội dung của Pháp Chánh Truyền Cửu Trùng và Hiệp

Thiên lần lƣợt đã đƣợc Đức Chí Tôn ban cho và cũng có phần

đóng góp của Đức Lý Giáo Tông, đặc biệt là phần Pháp Chánh

Truyền về Cửu Trùng Đài Nữ phái. Cần lƣu ý, trên nguyên tắc,

Pháp Chánh Truyền Hiệp Thiên Đài không có nữ chức sắc.

Một thời gian sau khi đã có hai văn bản luật này, các danh

từ nhƣ Bát Quái Đài, Cửu Trùng Đài và Hiệp Thiên Đài mới

đƣợc Ơn Trên sử dụng để diễn đạt đầy đủ về nền tổ chức của

Đại Đạo. Phải đến năm 1930, qua Đạo Nghị Định số ba mới bổ

sung hoàn chỉnh hệ thống 9 bậc của Cửu Trùng Đài.

Tân Luật chỉ mới nêu lên một số điểm chánh yếu liên quan

đến hoạt động của Cửu Trùng Đài nhƣng chƣa đề cập đến tổ

chức của Hiệp Thiên Đài. Trong tƣơng lai, khi Tân Luật đƣợc

Hội Thánh Duy Nhất soạn lại để thích ứng với sự tiến hóa của

đời sống chắc chắn sẽ có những bổ sung cần yếu.

Ngƣng cơ bút truyền Đạo - 151

TÌM HIỂU Ý NGHĨA LỜI DẠY

“NGƢNG HẾT CƠ BÚT TRUYỀN ĐẠO”

Thánh Ngôn Hiệp Tuyển quyển thứ nhứt có bài Thánh

Ngôn áp cuối, đàn ngày mùng 2 tháng 5 năm Đinh Mão 1927:1

“Còn cuối kỳ tháng sáu đây thì Thầy phải ngƣng hết cơ

bút truyền Đạo. Các con sẽ lấy hết chí thành đã hun đúc bấy

lâu mà lần hồi lập cho hoàn toàn mối Đạo.

Nầy là mấy lời đinh ninh sau rốt khá lƣu tâm.”

Lời Thánh ngôn này của Đức Chí Tôn, về sau đã trở thành

đề tài có nhiều ý kiến khác biệt nhau ngay trong nội bộ nhà Đạo

Cao Đài! Sự khác biệt ý kiến này thậm chí đã dẫn đến quan

điểm và thái độ cực đoan: không chấp nhận sử dụng quyển

Thánh Ngôn Hiệp Tuyển thứ hai! Đi tìm ý nghĩa thật sự của

đoạn Thánh Ngôn này để giải tỏa thành kiến là điều thật sự cần

thiết biết bao!

“Phân tích cụ thể một tình hình cụ thể” là thái độ khách

quan khoa học để có thể hiểu đúng bản chất của sự việc. Từ đó,

những quyết định xử lý mới hy vọng có đƣợc sự chính xác và

hiệu quả.

1. Trƣớc tiên chúng ta hãy đọc Lời Tựa đã đƣợc chƣ vị Tiền

Khai viết ngay từ khi phát hành Thánh Ngôn Hiệp Tuyển Bổn

Thứ Nhứt từ năm 1928: “... Nay Hội Thánh nhơn công trích lục

những Thánh Ngôn giáng cơ dạy Đạo, in làm hai bổn để

truyền bá cho mọi ngƣời thông hiểu …”

1 Thánh Ngôn Hiệp Tuyển 1 xb 1928 tr84, đàn ở Phƣớc Thọ 01 Juin 1927

Ngƣng cơ bút truyền Đạo - 152

Nhƣ thế ngay từ đầu, chƣ vị tiền bối đã có kế hoạch thực

hiện hai bổn Thánh Ngôn. Nhƣng do những biến động đạo đời

nên mãi đến giữa thập niên 60, sau gần bốn mƣơi năm, quyển

Thánh Ngôn bổn thứ hai mới đƣợc ra mắt! 2

2. Thật may mắn, Thánh Ngôn Hiệp Tuyển bổn thứ hai có đăng

lại đàn dạy “ngƣng hết cơ bút truyền Đạo” nhƣng có bổ sung 2

chi tiết: một dòng ở đầu bài “đàn tại Phƣớc Thọ” và một câu ở

cuối bài:

“… Ấy là điều quý báu đó. Thầy cho con tự định thâu sớ

mà cho nhập môn nhƣ các chỗ khác.”

Lời Thánh Ngôn “tự định thâu sớ mà cho nhập môn” giúp

cho chúng ta hiểu đối tƣợng của vấn đề ngƣng cơ bút truyền

đạo có liên quan chặt chẽ đến việc cho phép nhập môn với

những ngƣời cầu đạo.

Bối cảnh ban đầu của Cao Đài giáo khi xƣa là hình thức

thâu nhận tín đồ qua cơ bút. Ngƣời xin phải có phê chuẩn chấp

thuận của Đức Chí Tôn hay Đức Lý Giáo Tông.

3. Căn cứ theo thời điểm hiệu lực của lời Thánh Ngôn “Còn

cuối kỳ tháng sáu đây thì Thầy phải ngƣng hết cơ bút truyền

Đạo” chúng ta hãy tìm: có hay không các Thánh Ngôn vào cuối

tháng 6 Đinh Mão và ngay sau đó. Cho đến nay chúng ta vẫn

chƣa tìm đƣợc các đàn trong tháng 6 nhƣng lại tìm đƣợc đàn

vào ngày đầu tháng 7 Đinh Mão. Hôm đó Đức Chí Tôn giáng

đàn ở làng Long Thành – Tòa Thánh Tây Ninh:

2 Thời kỳ thập niên 30, nhà đạo phân để hóa ra nhiều Hội Thánh hầu nhanh

chóng phổ độ nhơn sanh thoát qua cảnh trạng tối tăm của đại chiến thế giới

lần thứ hai của thập niên 40! Đến thập niên 50, chiến tranh đấu tranh giành

độc lập của dân Việt ở vào giai đoạn cao trào!

Ngƣng cơ bút truyền Đạo - 153

“Ngọc Hoàng Thƣợng Đế viết Cao Đài Giáo Đạo Nam

Phƣơng.

Các con, Thầy thâu nhập môn đệ, cho Thánh bút kỳ nầy

là chót. Định ngƣng cơ phổ độ, từ đây do theo Tân Luật mà

hành đạo và thâu nhập chúng sanh.

Nhƣng nếu có chuyện bí yếu chi về nền Đạo và về đƣờng

trách nhậm của các con thì Thầy sẽ lấy từ bi mà khuyến dạy.

(…) 3

- Thiên phong nơi Sađéc, Thầy sẽ dạy anh Trung con. Còn

chƣ môn đệ muốn cầu Chức sắc, con đọc.

- Tạ : Phái Thái. Cao Sơn Tiên, nay phong Giáo Hữu.

Trang bạch: - Chƣ Nữ tín đồ chƣa nhập tịch Thánh.

- Thầy lấy từ bi cho chức Lễ Sanh cả thảy, phải gắng cho

xong phận sự, bằng không thì tội sẽ định bằng hai cho những

kẻ không trọn lòng thành kỉnh về đạo đức nghe.

Trang bạch: . . . . . . . . . . . . .

- Giáo Hữu cho chƣ môn đệ, trừ ra Nhâm và Kiệm. Thị

Lợi cũng Giáo Hữu.

Trang bạch: . . . . . . . . .

- Đƣợc con, Thầy cho thƣợng sớ.

Trang, Thầy thâu nhập hết chƣ nhu. Con giải sơ cách hành

Đạo và ái kỉnh cho cả thảy biết.

Thầy ban ơn cho các con. Thầy thăng.” 4

3 Đoạn này Đức Chí Tôn Thiên phong Lễ Sanh và Giáo Hữu cho một số

nam nữ tín hữu. 4 Thánh Ngôn chép tay, Hƣơng Hiếu trang 186 - 187

Ngƣng cơ bút truyền Đạo - 154

Qua nội dung của đàn này cho chúng ta thấy hôm đó là lần

cuối cùng Đức Chí Tôn ban ân trực tiếp thâu nhận ngƣời xin

nhập môn và ban phong chức sắc. Thầy dặn dò từ nay cứ “theo

Tân Luật … thâu nhập chúng sanh”.

4. THỜI HẠN và NỘI DUNG Ý NGHĨA

Chúng ta hãy tìm hiểu thời hạn thực hiện “cơ bút truyền Đạo”

theo Thánh ý của Thầy.

4.1. Về việc thâu nhận ngƣời xin nhập môn

Tình hình thâu nhập môn đệ sau một tháng Đại Lễ Khai

Minh Đại Đạo rất khả quan. Vào cuối tháng 11 Bính Dần, một

hôm, Thầy cho biết số lƣợng tín đồ đƣợc thâu qua cơ bút sắp

“gần đủ số” 5

“Ngọc Hoàng Thƣợng Đế Viết Cao Đài giáo đạo Nam

phƣơng. (Chúng sanh xin cầu Đạo)

(…) Vậy các con muốn cho chúng sanh cầu Đạo thì Thầy

cho phép, song từ đây phải làm sớ nhƣ Minh Thệ mà xin

nhập môn đặng có thế phổ độ cứu vớt chúng sanh thêm một

chút ít nữa. Thầy cho các con hay trƣớc rằng: Đại Đạo tại Nam

Kỳ gần đủ số rồi, hễ đủ số rồi thì phải bế lại mà hành Đạo. Còn

một phần thì đi ngoại quốc phổ thông nền Chánh đạo.

Thầy toàn thâu cả chúng sanh nam nữ.”

Lời Thánh Ngôn cho thấy ban đầu những ngƣời đến hầu đàn

đƣợc Đức Chí Tôn điểm danh và thâu nhận. Sau đó số ngƣời

đến hầu trong mỗi đàn “truyền Đạo” càng lúc càng đông, để tập

cho các môn đệ bài học về trật tự nghi lễ đối với các đấng

Thiêng Liêng nên từ cuối tháng 11 Bính Dần Thầy dạy bắt đầu

5 Thánh Ngôn chép tay, Hƣơng Hiếu trang 83

Ngƣng cơ bút truyền Đạo - 155

từ đây bộ phận nghi lễ phải sắp đặt trƣớc cho có trật tự, làm hai

bảng danh sách những ngƣời xin nhập môn, nam nữ riêng biệt.

Khi có lệnh dạy thƣợng sớ, vị chứng đàn dâng danh sách đã

chuẩn bị lên cho Ơn Trên xem xét.

Khi đó, việc nhập môn cầu đạo trở thành một hiện tƣợng xã

hội. Hàng vạn quần chúng rần rộ đi dự lễ hội ở Gò Kén và xin

cầu Đạo trong thời gian 3 tháng Khai Minh Đại Đạo nhƣ lời

Thầy đã dạy khi chuẩn bị cho việc tổ chức Lễ Thánh Thất. Sau

đó, ở các đàn phổ độ ở nhiều tỉnh Nam kỳ đƣợc tiếp tục thực

hiện. Đi hầu đàn, cầu xin nhập môn để đƣợc điểm danh đã trở

thành phong trào trong đời sống xã hội. Vì thế có một số ngƣời

a dua, chạy theo chứ chƣa phải thật tâm cầu đạo, cho nên có lần

vào đầu trung tuần tháng chạp Bính Dần, Đức Giáo Tông răn

đe:

“Nhƣ Lão chẳng vì lời Thầy dặn bảo thì đã cấm Cơ Bút rồi.

Vậy Đạo chƣa thành, Lão kỳ tới cuối tháng 6 năm tới thì cấm

tuyệt Cơ Bút.” 6

Sang cuối tháng giêng Đinh Mão 1927, Tân Luật đã đƣợc

chƣ Tiền Khai hoàn tất dâng trình lên Đức Lý Giáo Tông và

Đức Chí Tôn. Đức Giáo Tông có dạy:

“Đại Đạo ngày nay, Luật đã hoàn toàn, đáng lẽ Lão xin

phép Đức Từ Bi chiếu theo đặng thâu nhập môn đệ, cấm Cơ

Bút thâu nhận sanh linh, nhƣng số ngƣời hữu căn chƣa đủ,

nên phải đợi cho hiệp theo Thiên thơ.

Chừng đặng đủ số định cho kẻ hữu phần thì ngày ấy chẳng

còn lo chi việc phổ độ nữa.” 7

6 Đạo Sử II tr171, Thứ bảy, 15.01.1927 (12.12 Bính Dần)

7 Ngày 28.2.1927 (âl 27.01 Đinh Mão)

Ngƣng cơ bút truyền Đạo - 156

Qua những Thánh Ngôn của Thầy và Đức Lý, cho thấy thời

hạn của “Cơ bút thâu nhận sanh linh … theo Thiên thơ ” đã

nhiều lần sớm đƣợc nhắc đến ngay trong khi đại lễ Khai Minh

Đại Đạo đang diễn ra.

Sau Khai Minh Đại Đạo, Thầy tập dần cho chƣ vị Chức sắc

thực hành nghi thức nhập môn và thủ tục hành chánh đạo.

“Vậy, lúc nầy, những môn đệ mới phải lập thệ giữa Thầy

mà nhập Đạo. Còn Cơ Bút, dịp nào Thầy truyền lịnh sẽ thi

hành. Mỗi lần ai đến cầu Đạo, phải giao lý lịch cho chủ đàn,

rồi phải chạy khai về Tòa Thánh.

Bản, con hiểu không? Cứ lập đàn cúng, không Cơ Bút chi.

Thầy đã hối các con ban hành Tân Luật đặng cho dễ. Nhƣ ngày

nay về sau không Cơ Bút thì cứ theo Luật mà hành sự cho đến

ngày Thầy định đoạt sẽ hay.” 8 (TNCT. BP. 12-13)

4.2. Về việc Thiên phong Chức Sắc

Một nội dung thứ hai của “cơ bút truyền Đạo” cũng đƣợc

đề cập Thầy đến là việc Thiên phong Chức sắc.

Lúc vừa Lập Đạo cho đến sau Khai Minh Đại Đạo, từng

Chức sắc đều đƣợc Đức Chí Tôn trực tiếp ban phong. Vì thế

chúng ta thấy cụm từ “Thiên phong” thƣờng đƣợc gắn liền với

cụm từ Chức sắc.

Sau đàn mùng 1 tháng 7 Đinh Mão, chúng ta có tìm đƣợc

một đàn với nội dung dạy về việc phong tịch cho chƣ Chức sắc.

Nhƣ chúng ta đã biết, ngọai trừ Chức sắc nữ phái chỉ có chữ

8 72. Ngày 10.3.1927 (âl 7.02 Đinh Mão).

Phò loan : Bảo Pháp - Hiến Pháp, tại Đàn Phú Nhuận.

Ngƣng cơ bút truyền Đạo - 157

Hƣơng trong tên đạo, còn với nam phái từ phẩm Lễ Sanh 9 trở

lên đƣợc phân vào ba phái Thái, Thƣợng, Ngọc.

Theo lời dạy của Thầy kể từ giữa tháng 8 Đinh Mão trở đi

việc cầu phong Chức sắc và phong tịch đều phải qua thủ tục

công cử đã đƣợc qui định trong Tân Luật.

“Trung, Thơ, Lâm Thị Ái Nữ, ba con.

Thầy vì lòng từ bi hay thƣơng môn đệ, phong tịch lần nầy

là chót vì Tân Luật đã hoàn toàn. Nếu chẳng do theo đó thì Lý

Bạch hằng kêu nài; Quan Thánh và Quan Âm cũng hiệp sức mà

dâng kêu về sự ấy. Vậy sau nầy nếu có ai đáng thì do Tân

Luật mà công cử.

Còn về phong tịch thì có Lý Giáo Tông tiến cử, Thầy mới

nhậm phong nghe.” 10

Chúng ta dễ dàng tìm thấy những thí dụ về việc cầu phong

và phong tịch về sau này.

Thí dụ 1: đàn cầu phong tại Đền Thánh Tòa Thánh Tây

Ninh đêm 17.10 Đinh Dậu (1957)

“Hiền hữu Bảo Thế đọc danh sách cầu phong Sĩ Tải.

1. Trần Văn Ngôn, chấm phong Sĩ Tải.

2. Nguyễn Văn Còn, sắc phong Lễ Sanh phái Thái, sẽ giúp

đắc lực cho Cửu Trùng Đài.

3. Trần Thanh Danh, chấm phong Sĩ Tải.

4. Nguyễn Thành Tám, sắc phong Lễ Sanh phái Thƣợng.

5. Trƣơng Ngọc Anh, chấm phong Sĩ Tải.

9 Lễ Sanh chỉ mới là Chuẩn chức sắc, từ phẩm Giáo Hữu trở lên mới là

Chức sắc thiệt thọ.(theo Pháp Chánh Truyền và Tân Luật) 10

Ngày 17.09.1927 (11.8 Đinh Mão)

Ngƣng cơ bút truyền Đạo - 158

6. Trần Minh Hiếu, sắc phong Lễ Sanh phái Ngọc.

7. Nguyễn Văn Nhƣ, chấm phong Sĩ Tải.

8. Lê Minh Khuyên, chấm phong Sĩ Tải.

Hiền muội Hƣơng Hiếu:

Đọc danh sách cầu phong Lễ Sanh: (…)

Đọc danh sách cầu phong Giáo Sƣ: (…)” 11

Thí dụ 2:

Trƣờng hợp cầu phong Chức sắc Hiệp Thiên Đài của Hội

Thánh Tây Ninh cho các ông Lê Quang Tấn và Lê Minh

Khuyên đƣợc Đức Hộ Pháp Phạm Công Tắc ban ân phẩm vị

Chức sắc, đàn tại Cung Đạo Đền Thánh:12

a. đàn cầu đêm 17.10 Ất Tỵ (dl 9.11.1965)

“Bần Đạo lấy làm hân hoan đƣợc Đức Lý Đại Tiên

nhƣờng cơ để phong thƣởng chƣ đệ.

Sĩ Tải Lê Minh Khuyên.

- Thăng nhứt cấp.”

Sĩ Tải Lê Quang Tấn tự Trƣờng.

- Thăng nhứt cấp, sau sẽ định vị.”

b. đàn cầu đêm 15.11 Tân Hợi (dl 01.01.1972).

“Lê Quang Tấn, Truyền Trạng thăng Thừa Sử.

11

TNST IV số 11. Đền Thánh, đêm 17.10 Đinh Dậu (dl 8.12.1957)

Phò loan : Thƣợng Sanh - Bảo Pháp. Lúc 20 giờ 45.

Hầu đàn : Chức sắc Hiệp Thiên Đài, Cửu Trùng Đài và Phƣớc Thiện

nam nữ. 12

TNST IV các số 40, 62, 73

Ngƣng cơ bút truyền Đạo - 159

- Lê Minh Khuyên, Truyền Trạng - Thừa Sử.”

c. đàn cầu đêm 15.11 Ất Mão (dl 17.12.1975)

“Lê Quang Tấn, Thừa Sử cầu thăng Giám Đạo.

- Đình đãi một thời gian.

Lê Minh Khuyên, Thừa Sử cầu thăng Giám Đạo.

- Chấp thuận.”

Qua đây chúng ta thấy trong vòng 10 năm các vị đƣợc Hội

Thánh cầu thăng phong ba lần nhƣng không phải tất cả đều

đƣợc chấp thuận.

4.3. Với những vị có quan điểm căn cứ vào Thánh Ngôn,

Thầy đã ngƣng cơ bút phổ độ từ giữa năm Đinh Mão – 1927,

xin đƣợc gợi ý vài điều cần suy nghĩ thêm:

- Qua nội dung đàn vừa trích dẫn và đàn ngày mùng 6 tháng

11 Đinh Mão, Thầy trách:

“Trƣớc khi ngƣng cơ, Thầy đã cho lịnh dùng Cơ Bút thể

nào? Thầy tƣởng mỗi Thiên Phong đều đặng Thánh ngôn của

con đã ban hành.” 13

Nhƣ thế sau việc ngƣng cơ bút thâu nhận sanh linh vẫn còn

có lập đàn khi hết sức cần nhƣ lời Thầy đã dặn ngay trong đàn

ngày mùng 1 tháng 7 Đinh Mão:

“Nhƣng nếu có chuyện bí yếu chi về nền Đạo và về đƣờng

trách nhậm của các con thì Thầy sẽ lấy từ bi mà khuyến dạy”

Nếu không có các đàn sau ngày mùng 1 tháng 7 Đinh Mão

thì một số điều đã đƣợc ghi trong luật lệ Đại Đạo đã không thể

có! Nhƣ phần tổ chức Cửu Trùng Đài ở hai bậc cuối là Chức

13

Đức Chí Tôn, đàn Chợ Lớn, 29.11.1927 (âl. 06.11 Ðinh Mão)

Ngƣng cơ bút truyền Đạo - 160

Việc và tín đồ đã đƣợc Đức Lý Giáo Tông bổ sung qua Đạo

Nghị Định ban hành trong năm 1930 14 hay luật về Thập Hình,

v.v…

- Hay Tân Kinh Tận Độ vong linh gồm những bài kinh

Cúng Cửu, Tiểu và Đại Tƣờng, mãi đến giữa năm 1935 mới

đƣợc Ơn Trên ban cho 15 và đƣợc ban hành kèm theo nghi thức

ghi trong bộ luật Mậu Dần 1938.

Nếu đã hoàn toàn ngƣng cơ thì làm sao có đƣợc những bài

kinh này cùng nghi thức tƣơng ứng! Trong thực tế sau đó hầu

nhƣ các Hội Thánh Cao Đài đều áp dụng nghi thức Tân Kinh

tận độ này.

KẾT LUẬN:

Tóm lại, qua những Thánh Ngôn ngày nay chúng ta tìm

đƣợc đã giúp đạo hữu hiểu chính xác hơn ý nghĩa của việc

“Ngƣng hết cơ bút truyền đạo” là gì. Đó là một giai đoạn đặc

biệt của thời kỳ Khai Đạo, qua cơ bút Đức Chí Tôn “thâu nhập

môn đệ” và “Thiên phong Chức sắc”.

Ngay từ cuối năm Bính Dần, Đức Chí Tôn và Đức Lý Giáo

Tông đã báo trƣớc kỳ hạn sẽ “cấm tuyệt” việc thực hiện cơ bút

thâu nhận sanh linh.

Kể từ tháng 7 Đinh Mão, các chức sắc khi hành chánh đạo

phải cố gắng làm theo Tân Luật đã vừa đƣợc ban hành ngày

01.6.1927. Việc thâu nhận ngƣời xin nhập môn và việc cầu

thăng phong chức sắc, phong tịch Đạo đều phải áp dụng theo

Tân Luật. Từ đây, Đức Lý Giáo Tông chỉ chấm duyệt danh

14

Hội Thánh ban hành sáu Đạo Nghị Định vào ngày mùng 3 tháng 10

Canh Ngọ.(1930) 15

Lời dẫn Kinh Thiên Đạo Thế Đạo của Tòa Thánh Tây Ninh

Ngƣng cơ bút truyền Đạo - 161

sách cầu phong hay cầu thăng đƣợc Hiệp Thiên Đài dâng trình

đúng theo thủ tục Tân Luật đã định.

THÁNH GIÁO THAM KHẢO

1. Đền Thánh, đêm 24.2 Mậu Tuất (dl 12.4.1958) 16

Phò loan: Thƣợng Sanh - Bảo Pháp. Lúc 20 giờ.

Hầu bút: Sĩ Tải Hiểu.

Hầu đàn: Chức sắc Hiệp Thiên Đài, Cửu Trùng Đài và Phƣớc

Thiện nam nữ.

LÝ BẠCH Nhứt Trấn Oai Nghiêm

Chào chƣ Chức sắc, chƣ Chức việc nam nữ.

Hiền hữu Khai Đạo đọc danh sách cầu thăng Giáo Hữu.

- Ông Khai Đạo đọc danh sách:

* Lễ Sanh cầu thăng Giáo Hữu.

* Giáo Hữu cầu thăng Giáo Sƣ.

Tiếp tới:

* Giáo Sƣ cầu thăng Phối Sƣ.

Lão xin nhắc chƣ hiền hữu biết Chức sắc mặc dầu quá lục

tuần mà còn sức khỏe đảm nhận nhiệm vụ của Đạo, tới kỳ cầu

phong hay cầu thăng cũng là ân phong.

Hàm phong là khi nào đƣơng hành sự mà xin nghỉ việc vì

thiếu sức khỏe hoặc trong hạng hàm phong mà có công cán đặc 16

Thánh Ngôn Sƣu Tập IV – Hiền Tài Nguyễn Văn Hồng; bài số 13

Ngƣng cơ bút truyền Đạo - 162

biệt đủ thâm niên, xin cầu lên đẳng cấp cao hơn mà cũng hàm

phong.

Vậy sau phải sửa đổi danh từ lại.

Đọc.

Ông Khai Đạo đọc tiếp danh sách:

* Chức việc cầu thăng Lễ Sanh Hàm.

* Lễ Sanh Hàm cầu thăng Giáo Hữu Hàm.

* Lễ Sanh cầu thăng Giáo Hữu Hàm.

* Giáo Hữu cầu thăng Giáo Sƣ Hàm.

* Giáo Sƣ cầu thăng Phối Sƣ Hàm.

Kêu hiền muội Hƣơng Hiếu vào đọc danh sách phái nữ còn

sót lại.

Bà Chánh Phối Sƣ Hƣơng Hiếu đọc danh sách:

* Chức việc cầu thăng Lễ Sanh Hàm.

* Chức việc cầu ân phong Lễ Sanh.

Lão cho Chức sắc Hiệp Thiên và Cửu Trùng biết kỳ nầy

Đức Chí Tôn rộng lƣợng châm chế về việc ban thƣởng, nên có

nhiều vị không thật xứng đáng.

Kỳ sau Lão xin hai Đài phải tuyển lọc sự thăng thƣởng cho

minh chánh và áp dụng luật Đạo cho đẳng đẳng theo lời Lão đã

dạy nghe.

Lão ban ơn cho toàn đạo nam nữ. Thăng

Ngƣng cơ bút truyền Đạo - 163

2. Cung Đạo Đền Thánh, đàn cơ đêm mùng 5.12 Tân Sửu

(dl 10.01.1962).17

Phò loan: Thƣợng Sanh - Tiếp Pháp.

Hầu đàn: Chức sắc HTĐ, CTĐ và Phƣớc Thiện nam nữ.

LÝ BẠCH Nhứt Trấn Oai Nghiêm

Chào chƣ Chức sắc nam nữ lƣỡng Đài Hiệp Thiên và Cửu

Trùng.

Lão xin dâng tiếp danh sách nam phái.

Đọc tiếp danh sách Chức việc cầu Hàm phong Lễ Sanh năm

Mậu Tuất (1958) xin chấm phái.

- Hội Thánh Hiệp Thiên Đài cầu cho Sĩ Tải Nguyễn Ngọc

Hiểu thăng đặc biệt Truyền Trạng.

- Lão chấm phong đặc biệt Truyền Trạng.

- Hội Thánh Hiệp Thiên Đài xin cho Lễ Sanh Thƣợng Tám

Thanh đƣợc chuyển qua Sĩ Tải HTĐ.

- Trƣờng hợp của Thƣợng Tám Thanh không thể chấp

thuận, đƣơng sự cứ phục vụ bên Hiệp Thiên Đài với chức vị

hiện hữu, sau có chỗ dùng.

Dâng danh sách nữ phái.

Chƣ hiền hữu, hiền muội bình thân.

Đọc danh sách Chức việc nữ phái cầu ân phong và hàm

phong Lễ Sanh.

Đọc danh sách Chức sắc nữ phái cầu thăng Giáo Hữu, Giáo

Sƣ và Phối Sƣ.

17

Thánh Ngôn Sƣu Tập IV – Hiền Tài Nguyễn Văn Hồng; bài số 23

Ngƣng cơ bút truyền Đạo - 164

Lão để lời cho Chức sắc nam nữ rõ:

Những vị nào không đƣợc chấm phong hoặc chấm

thăng, đó là Lão muốn tránh cho những vị ấy một bƣớc

đƣờng thử thách nặng nề.

Chớ nên buồn và phải cố gắng thêm về sự trau giồi tài

đức, nhứt là về đức tính phải đƣợc gần nhƣ đức tính của

các Thánh hiền xƣa mới xứng đáng.

Học Đạo cốt yếu là nâng mình lên cao hơn tính chất của

thƣờng tình, phải cho phi thƣờng thì giá trị của ngƣời học đạo

và dìu đạo mới đƣợc ngƣời kính nể. Đời không yên, Đạo phải

có bậc phi thƣờng để nâng đỡ cứu giúp kẻ sái bƣớc về vật chất

hoặc tinh thần.

Mỗi vị Chức sắc cần phải có một phận sự, nếu không phải là

phận sự Đạo thì là một phận sự đối với đời về mặt bác ái thì

mới thật hành câu cứu nhân độ thế. Không có phận sự gì đặc

biệt để đếm ngày giờ trông mong cầu thăng phẩm thì là tội

với thiêng liêng đó. Cơm ăn áo mặc cũng là một việc đáng kể,

toàn thể Hội Thánh có phận sự góp phần xây dựng chớ không

phải có một ít ngƣời lo xong đâu.

Chƣ Chức sắc có nhiệm vụ phải để ý lời của Lão, dƣờng

nhƣ không có ai sốt sắng lo cho vận mạng nền Đạo về vật chất,

có lẽ chờ cho Lão phải lo chăng? Chƣ hiền hữu Hiệp Thiên,

Cửu Trùng cố gắng, phải tận tâm, Lão sẽ giúp.

Lão kiếu. Thăng.

Kinh sách tham khảo

- 165

KINH SÁCH THÁNH GIÁO THAM KHẢO

1. Hội Thánh Tây Ninh:

. Thánh Ngôn Hiệp Tuyển 1 và 2.

. Đạo Mạch Tri Nguyên – Huệ Chƣơng.

. Thánh Ngôn Chơn Truyền Bí Yếu – Thái Thơ Thanh

. Đạo Sử Xây Bàn 1 và 2 – Chánh Phối Sƣ Hƣơng Hiếu.

. Tiểu Sử Quyền Giáo Tông Thƣợng Trung Nhật

. Đại Đạo Sử Cƣơng – Trần Văn Rạng

. Khảo Luận Xây Bàn và Cơ Bút – Nguyễn Văn Hồng

2. Hội Thánh Tiên Thiên:

. Thánh Huấn Hiệp Tuyển 1

3. Cơ Quan Cao Đài Thống Nhất:

. Đạo Lý

4. Hội Thánh Truyền Giáo

. Thánh Truyền Trung Hƣng

5. Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý Đại Đạo.

. Lịch sử Đạo Cao Đài quyển 1 và 2

6. Các nguồn khác

. Tạp Chí Đại Đạo Quy Nguyên

. Tạp Chí Đại Đồng

. Lịch sử Đạo Cao Đài phần Phổ Độ - Đồng Tân 1972

TỦ SÁCH ĐỒNG TIẾN

ĐÃ RA MẮT

1. ĐỒNG TIẾN TRÊN ĐƢỜNG CHÁNH TÍN (2000-tb 2003)

2. ĐỒNG TIẾN TRÊN ĐƢỜNG TU HỌC (2002)

3. TU CỨU ĐỘ CỬU HUYỀN THẤT TỔ (2010)

4. THÁNH THẤT LÀ TRƢỜNG GIÁO ĐẠO (2010-tb 2011)

5. SƢU TẬP THÁNH GIÁO ĐỨC JESUS và CÁC THÁNH (2010)

6. GÓP PHẦN LÀM SÁNG TỎ LỊCH SỬ CAO ĐÀI (2011)

SẮP RA MẮT

* ĐƢỜNG TU CỨU ĐỘ CỬU HUYỀN (2011)

* GIỚI QUY QUA GÓC NHÌN CAO ĐÀI (2011)

* ĐẠO GỐC BỞI LÕNG THÀNH TÍN HIỆP (2011)

* NGŨ NGUYỆN (2011)

* 12 BÀI GIÁO LÝ CĂN BẢN CHO TÍN HỮU CAO ĐÀI (2011)

SẼ RA MẮT

* GÓP PHẦN LÀM SÁNG TỎ LỊCH SỬ CAO ĐÀI GIÁO (2)

* DANH NHÂN ĐẤT VIỆT QUA CƠ BÖT CAO ĐÀI

* NHÂN QUẢ: GIẢI BỆNH

* THÔNG CÔNG CAO ĐÀI

* HUYỀN CƠ CAO ĐÀI

* THẦN TIÊN THI DIỆU BÖT

* SƢU TẬP THÁNH GIÁO CỦA ĐỨC LINH QUANG THỔ ĐỊA