gi Ới thi Ệu m Ột s Ố cÔng ngh Ệ x Ử lÝ ch Ấ …...công ngh ệ s ản xu ất này...

29
PHLC G GII THIU MT SCÔNG NGHXCHT THI RN ÁP DNG TI KHU XLÝ CHT THI VŨ OAI- HOÀNH B

Upload: others

Post on 17-Jan-2020

10 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

PHỤ LỤC G

GIỚI THIỆU MỘT SỐ CÔNG NGHỆ XỬ LÝ

CHẤT THẢI RẮN ÁP DỤNG TẠI KHU XỬ LÝ CHẤT THẢI

VŨ OAI- HOÀNH BỒ

1

I. Giới thiệu chung

Theo quy hoạch đã được phê duyệt, tại CV số 468/QĐ-UBND của UBND Tỉnh Quảng Ninh ban hành ngày 15/2/2016 về việc phê duyệt quy hoạch chi tiết 1/500: Phạm

vi cung cấp dịch vụ bao gồm Tp. Hạ Long, Tp. Cẩm Phả, Hoành Bồ và các vùng phụ cận; Chất thải chủ yếu là CTRSH và CTR y tế nguy hại. Công suất xử lý : 900 tấn/ngày đêm

Theo Nghị Quyết của HĐND Tỉnh Quảng Ninh ngày 8/4/2016: Trung tâm XL

CTR, trồng cây ăn quả, rau sạch chất lượng cao và công viên cây xanh tại xã Vũ Oai và

Hòa Bình, huyện Hoành Bồ

Phạm vi cung cấp dịch vụ: sẽ xử lý cả CTRSH cho huyện Vân Đồn.

Theo đề xuất trong quy hoạch điều chỉnh:

Trung tâm XL CTR, trồng cây ăn quả, rau sạch chất lượng cao và công viên cây

xanh tại xã Vũ Oai và Hòa Bình, huyện Hoành Bồ có chức năng là khu liên hợp xử lý chất thải rắn sinh hoạt, bùn cặn và phân bùn bể tự hoại chất thải y tế và chất thải công

nghiệp nguy hại cho vủng tỉnh Quảng ninh.

Phạm vi của quy hoạch điều chỉnh: Phạm vi cung cấp dịch vụ bao gồm Thành phố

Hạ Long, Thành Phố Cẩm Phả, Hoành Bồ, Huyện Vân Đồn;

Chất thải chủ yếu: CTRSH: 1.200 tấn/ngày

Bùn cặn và phân bùn tự hoại: 50 tấn/ngày

CTR y tế nguy hại: 7,5 tấn/ngày

CTCN nguy hại: 700 tấn/ngày

Nhu cầu diện tích đất: 0,01

II. Giới thiệu công nghệ xử lý phù hợp tại Khu liên hợp xử lý CTR Vũ Oai

Một số loại hình công nghệ nhập ngoại hoặc chế tạo tại Việt nam có thể được tham

khảo để áp dụng tại Trung tâm XL CTR, trồng cây ăn quả, rau sạch chất lượng cao và

công viên cây xanh tại xã Vũ Oai và Hòa Bình, huyện Hoành Bồ được thể hiện chi tiết ở

phần phụ lục G1 và phụ lục G2 sau đây.

III. Kiến nghị

Trung tâm XL CTR, trồng cây ăn quả, rau sạch chất lượng cao và công viên cây xanh tại xã Vũ Oai và Hòa Bình, huyện Hoành Bồ có chức năng là khu liên hợp xử lý

chất thải rắn sinh hoạt, bùn cặn và phân bùn bể tự hoại chất thải y tế và chất thải công nghiệp nguy hại cho vủng tỉnh Quảng ninh.

Do có sự bố sung thêm về chức năng nên quy hoạch 1/500 của Trung tâm XL CTR, trồng cây ăn quả, rau sạch chất lượng cao và công viên cây xanh tại xã Vũ Oai và Hòa

Bình, huyện Hoành Bồ cần thiết được điều chỉnh. Tỷ lệ sử dụng đất trong toàn khu xử lý sẽ tuân thủ theo QCVN 07-9:2016/BXD ( Phụ lục G3).

2

PHỤ LỤC G1

MÔ HÌNH CÔNG NGHỆ XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN NHẬP NGOẠI

1.1. Xử lý bằng phương pháp ủ sinh học để sản xuất phân compost:

1.1.1. Công nghệ sản xuất phân DANO của Đan Mạch

Đây là quy trình công nghệ hiếu khí kiểu Dano System sử dụng ống sinh hóa quay

của Đan Mạch, đã được sử dụng tại Hóc Môn, Tp. Hồ Chí Minh năm 1981. Công suất xử

lý 240 tấn rác/ngày, sản xuất được 25 000 tấn phân hữu cơ/năm.

Ưu điểm của công nghệ này là: quá trình lên men ủ phân rất đều, quá trình được đảo trộn liên tục trong ống sinh hoá, các vi sinh vật hiếu khí được cung cấp khí và độ ẩm nên

phát triển rất nhanh.

Tuy nhiên nhược điểm của công nghệ này là: Thiết bị nặng nề, khó chế tạo trong

nước, đặc biệt là các hệ thống máy nghiền, xích băng tải và các vòng bi lớn. Tiêu thụ điện năng cho hệ thống rất lớn (670 kWh) làm cho giá thành sản phẩm cao ( hình 1.1.)

1.1.2. Công nghệ Compost Steinmueller- Đức:

Công nghệ sản xuất này dựa trên quá trình phân hủy hiếu khí các chất hữu cơ tươi

dưới tác dụng của vi sinh vật. Nguyên liệu đầu vào của quá trình là CTR đô thị chưa

được phân loại.

Quy trình công nghệ Steinmueller do công ty Steinmueller triển khai tại tỉnh tự trị Bolzano, bang South Tirol – Italia. Là một hệ thống xử lý chất thải rắn đô thị hoàn hoàn

chỉnh với qui trình xử lý sinh học tự nhiên trong điều kiện cần thiết để biến đổi các thành phần hữu cơ từ rác thành phân vi sinh ( hình 1.2).

Hình 1.1. Mô hình sản xuất phân Dano của Đan Mạch

3

Hình 1.2. Nhà máy sản xuất Compost Steinmueller

Ưu điểm của công nghệ: Do hệ thống sử dụng các tháp để thổi khí nên sẽ thu hồi

được một phần nhiệt, duy trì nhiệt độ trong quá trình thổi khí. Hơn nữa lượng khí thải trong quá trình phân hủy được thu hồi và xử lý bằng hệ thống hấp thụ sinh học. Nước rỉ

rác phát sinh được thu gom và tuần hoàn để duy trì độ ẩm quá trình ủ nên các chất thải phát sinh trong quá trình ủ giảm cả về lượng và chất. Mặt khác, do thổi khí liên tục trong

thiết bị nên bảo đảm cấp khí đầy đủ và phân hủy nhanh hơn so với các phương pháp ủ khác và diệt được các VSV gây bệnh đồng thời quá trình ủ không chịu ảnh hưởng của

thời tiết.

Nhược điểm của công nghệ này là chi phí đầu tư cho các thiết bị ban đầu lớn, chi

phí vận hành cao (chi phí vận hành cho hệ thống thổi khí);

1.1.3. Công nghệ xử lý chất thải làm phân bón của Hoa Kỳ

Một trong những công nghệ phổ biến của nhà máy xử lý rác thải ở Hoa Kỳ là công

nghệ xử lý trong thiết bị ủ kín nhưng không thổi khí. Phương pháp ủ kỵ khí này tuân theo các trình tự sau: Rác được tiếp nhận và tiến hành phân loại, chất thải hữu cơ được đưa

vào các thiết bị ủ kín dưới dạng các lò ủ kín có phối hợp các chủng loại men vi sinh vật

khử mùi, thúc đẩy quá trình lên men, sau đó đưa ra sấy khô, nghiền và đóng bao.

Công nghệ này có các ưu điểm là xử lý triệt để bảo vệ được môi trường; thu hồi phân bón; cung cấp được nguyên vật liệu tái chế cho các ngành công nghiệp; không mất

kinh phí xử lý nước rác. Nhược điểm của phương pháp này là: kinh phí đầu tư lớn, kinh phí duy trì cao, chất lượng phân bón thu hồi không cao, công nghệ phức tạp (Hình 1.3).

4

Hình 1.3. Sơ đồ công nghệ xử lý rác thải sinh hoạt của Hoa Kỳ

1.2. Xử lý bằng phương pháp nhiệt

Mục đích: giảm thể tích CTR và thu hồi năng lượng nhiệt là một trong những phương án quan trọng trong hệ thống quản lý tổng hợp CTR.

Hệ thống thiêu đốt: Đốt là quá trình oxy hóa CTR bằng oxy không khí dưới tác dụng của nhiệt và quá trình oxy hóa hóa học. Bằng cách đốt chất thải, ta có thể giảm thể

tích của CTR đến 80-90%. Nhiệt độ buồng đốt phải cao hơn 8000C. Sản phẩm cuối cùng của quá trình đốt bao gồm: các khí có nhiệt độ cao (nitơ, cacbonic, hơi nước) và tro.

Năng lượng có thể được thu hồi nhờ quá trình trao đổi nhiệt với khí sinh ra ở nhiệt độ cao

Sơ đồ hệ thống lò đốt CTRSH được thể hiện ở Hình 1.4.

Ưu điểm khi sử dụng lò đốt là giảm được 80-90% khối lượng thành phần hữu cơ

trong thời gian nhanh nhất, chất thải rắn được xử lý khá triệt để ngoài ra còn thu hồi năng lượng cung cấp cho nhà máy điện và có thể xử lý chất thải rắn tại chỗ mà không phải vận

chuyển đi xa, tránh được rủi ro và chi phí vận chuyển. Tuy nhiên, phương pháp này đòi hỏi chi phí đầu tư xây dựng lò dốt, chi phí vận hành và xử lý khí thải lớn.Trong quá trình

đốt có thể gây ô nhiễm môi trường nếu các biện pháp kiểm soát quá trình đốt, xử lý khí thải không đảm bảo

5

Hình 1.4. Sơ đồ hệ thống lò đốt chất thải rắn

1.2.1. Lò đốt rác hóa lỏng sử dụng đốt các loại rác hỗn hợp Kusukusu

Kiểu MS-1400K-N sử dụng để đốt các loại rác hỗn hợp: Rác chế tạo gỗ, công trường sản xuất gỗ; các trạm chế biến hoa quả, nhà nghỉ, khách sạn; các trường học, công

trình công cộng, bệnh viện..v.v

Kiểu MS-KD (lò đốt hóa lỏng có buồng chứa khô): Những đặc điểm chính là: với

nhiệt độ đốt hỗn hợp, có thể sấy khô cacbon và đốt rác sinh hoạt, bùn và rác sinh hoạt lẫn bùn. Kiểu lò này được sử dụng ở những nơi có rác sinh hoạt và bùn, tại các khu vực nhà

nghỉ, khách sạn, nhà hàng; chế tạo gỗ, công trường sản xuất gỗ, công trường chế biến hoa quả hoa thật, trường học, bệnh viện, công trình công cộng.

1.2.2. Công nghệ đốt chất thải thu hồi năng lượng (EfW)

Công nghệ đốt chất thải thu hồi năng lượng (EfW) là công nghệ được sử dụng phổ

biến nhất cho xử lý CTR để phát năng lượng. Đây là công nghệ hiệu quả từ hàng trăm năm, ngày nay, có trên 600 nhà máy đốt rác hoạt động trên toàn thế giới, đã đốt cháy hơn

130 triệu tấn/năm chất thải rắn đô thị và tái chế thành hơn 84,500,000 Mw-hr điện (đáp ứng cho nhu cầu năng lượng điện của 20,000,000 hộ gia đình).

Đặc điểm lò đốt CTR thu năng lượng:

Lò đốt thu hồi năng lượng từ rác thải được thiết kế với hệ thống đốt tốt nhất và hệ thống

điều khiển thực hiện tự động (Automatic performance control –APC) được làm sạch hơn

6

bất kì năng lượng đốt từ than đá, hóa học và những quá trình khác. Quá trình EfW được

thiết kế với tổng lượng rác thải tái chế và tái sử dụng và là quá trình không phát sinh nước. Những hố (pit) được thiết kế và hoạt động dưới áp suất âm bởi vậy sẽ không phát

sinh mùi. Phần xỉ dưới đáy có thể được tái chế và tái sử dụng như vật liệu lát đường và vật liệu xây dựng.Tro nhẹ được hóa cứng và đã được trộn hóa học trước khi chôn lấp

hoặc tái chế và tái sử dụng dùng cho sản phẩm xi măng. Nhà máy EfW được đóng kín trong những tòa nhà làm bằng bê tông vì vậy sẽ giảm thiểu được tiếng ồn xuống mức yên

lặng ( hình 1.5).

Hình 1.5. Sơ đồ đốt chất thải có thu hồi năng lượng của Singapore

Ưu điểm của EfW:

Đáp ứng được tất cả các tiêu chuẩn phát thải: kiểm soát được NOx bằng việc phun

ure hoặc amoni; loại bỏ được Dioxin và kim loại nặng bằng việc phun cacbon đã hoạt hóa; HCl và SOx – được loại bỏ bằng việc phun nước vôi (lime); những khí sinh ra riêng

biệt – được loại bỏ bằng túi lọc; không có sự phát sinh nước – thông qua quá trinh tái chế và tái sử dụng nước rác; tro bay – được hóa cứng và trộn hóa học; tro đáy – được tái chế và tái sử dụng

Giảm thiểu lượng CTR: Giảm thiểu được đến 90% rác thải đô thị phát sinh và kéo dài thời gian của bãi chôn lấp rác bằng việc chỉ sử dụng cho chôn lấp tro.

Nâng cao hiệu quả sử dụng đất

Khôi phục năng lượng và tiết kiệm nguồn năng lượng: khôi phục 75% năng lượng

trong rác như hơi nước và khôi phục được 30% năng lượng từ hơi nước bằng việc chuyển đồi thành điện năng đồng thời xử lý nhiệt 1 tấn MSW tương đương tiết kiệm 1.2 đến 1.6

thùng dầu.

Xử lý đa dạng chất thải: rác thải thương mại, chất thải công nghiệp không nguy hại,

tro đáy có thể được tái chế và tái sử dụng làm vật liệu trải đường và vật liệu xây dựng, tro bay (tro nhẹ) có thể được tái chế và tái sử dụng để làm tấm ván thạch cao, vật liệu thô

cho xi măng.

7

1.3. Công nghệ xử lý kết hợp tái chế

1.3.1. Công nghệ tái chế CTR sinh hoạt thành than sạch

Công nghệ tái chế chất thải rắn sinh hoạt thành than sạch được Công ty Entropic

Energy (Mỹ) phát triển. Quy trình vận hành hệ thống này khá đơn giản: Rác sau khi tiếp nhận sẽ được sấy khô, đưa vào bộ phận sàng lọc dưới dạng trống quay (bao gồm trống

quay chính và trống quay phụ) rồi chuyển tiếp đến đĩa lọc. Tại đây thông qua hệ thống từ tính và khí nén thổi, rác sẽ được phân chia thành hai loại là rác vô cơ và hữu cơ.

Ước tính tổng chi phí đầu tư một nhà máy với công suất sản xuất 6.400 tấn rác/ngày khoảng 300 triệu USD. Tuy nhiên để nâng cao lợi ích của việc đầu tư công nghệ này, cần

thiết phải đầu tư liên hoàn 3 hệ thống: Nhà máy xử lý rác thành than sạch, Nhà máy sử dụng than sạch để sản xuất điện và tận dụng khối lượng nước thu được trong quá trình

sấy khô rác để trồng rau sạch trong nhà.

Đối với rác vô cơ (kim loại, thủy tinh, bọc nilon, đất cát…) sẽ được chuyển ra ngoài

và bán lại cho các doanh nghiệp tái chế vật liệu, còn rác hữu cơ sẽ được nghiền nhỏ, nhiệt phân và cuối cùng là thành sản phẩm than sạch. Toàn bộ hệ thống hoạt động theo dây

chuyền tự động ( hình 1.6).

Tính ưu việt của công nghệ này là vốn đầu tư thấp hơn phương pháp xử lý rác bằng cách thiêu đốt, lại an toàn vì không có khả năng làm phát sinh khí dioxin do không phải

sử dụng nhiệt độ cao. Lượng khí lưu huỳnh sinh ra trong quá trình đốt than chỉ chiếm tỷ lệ rất nhỏ, khoảng 0,2%, lại rất an toàn cho môi trường.

Trong quá trình sử dụng than sạch sản xuất điện, nếu không sử dụng hết thì có thể

lưu trữ hoặc làm chất đốt cho nhiều ngành khác; không nhất thiết buộc phải sử dụng hết

ngay thành phẩm chế biến được như là công nghệ sản xuất điện bằng phương pháp ủ hiếu khí.

Hình 1.6. Sơ đồ công nghệ tái chế chất thải rắn sinh hoạt thành than sạch

8

1.3.2. Xử lý chất thảisinh hoạt bằng công nghệ đốt có thu hồi năng lượng theo

công nghệ nhập của Thụy Sỹ

Xây dựng nhà máy đốt rác phát điện với công suất xử lý rác 500 tấn/ngày tại địa

bàn tỉnh Vĩnh Phúc do Hãng Von Roll Inova Thụy Sĩ cung cấp thiết vị. Hãng Von Roll Inova Thụy Sĩ là một trong những công ty hàng đầu thế giới trong lĩnh vực tận dụng năng

lượng từ rác thải. Hơn 400 nhà máy Đốt rác phát điện đang hoạt động trên khắp thế giới được trang bị công nghệ và thiết bị do Von Roll Inova thiết kế chế tạo. Công nghệ này có

thể nội địa hóa một phần thiết bị làm giảm 30% giá thành thiết bị cung cấp cho nhà máy.

Nhà máy xử lý rác bằng phương pháp nhiệt với công nghệ mới nhất được thiết kế phải thỏa mãn những tiêu chí sau:

- Xử lý rác thải phải bền vững về sinh thái. - Tuân thủ mọi tiêu chuẩn kỹ thuật liên quan.

- Chi phí xử lý cạnh tranh. - Đáp ứng tốt khi công suất thay đổi trong tương lai.

- Phát điện hiệu suất cao.

Nhà máy xử lý rác phát điện bao gồm các dây chuyền sau:

- Tiếp nhận rác. - Lò đốt rác trên ghi.

- Nồi hơi sản xuất hơi quá nhiệt. - Tua-bin hơi nước.

- Quá trình SNCR cho việc giảm nồng độ NOx. - Ghi buồng đốt và lò được thiết kế với:

- Giá trị nhiệt dung danh nghĩa 33,92 MW (20,835 tấn rác/giờ với nhiệt trị 5861KJ/kg (1400 Kcal/kg).

- Khoảng nhiệt trị của rác từ 4605 KJ/Kg (1100 Kcal/kg) và 8354 kJ/kg (2000 kcal/kg).

- Phạm vi hoạt động từ 60-80% nhiệt dung danh nghĩa. - Hệ thống điều khiển đốt tự động.

- Nồi hơi được thiết kế theo kinh nghiệm của Von Roll Inova. - Thiết kế 4 đường nhiệt đứng: 2 tản nhiệt, 2 thu nhiệt

- Thiết kế bảo toàn - Diện tích trao đổi nhiệt rộng.

- Không gian rộng bên trong các ống trao đổi nhiệt tạo điều kiện cho việc bảo dưỡng sửa chữa.

- Công suất danh nghĩa 39 tấn hơi/giờ tại áp suất 46 bar và nhiệt độ 4100C - Hơi nước làm chạy tua-bin và máy phát điện tạo ra 7MWh điện.

9

Quá trình xử lý khí thải bán khô Turbosorp sử dụng Hydroxit Canxi và than hoạt

tính để giảm nồng độ ô nhiễm của các khí axít xuống mức thấp hơn tiêu chuẩn của châu Âu dành cho lò đốt rác thải.

Sơ đồ nguyên lý của công nghệ được thể hiện ở hình 1.7.

Hình 1.7. Sơ đồ nguyên lý của công nghệ đốt chuyển hóa thành điện năng nhập từ nước ngoài

10

PHỤ LỤC G2

MÔ HÌNH CÔNG NGHỆ XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN VỚI CÁC THIẾT BỊ

SẢN XUẤT TẠI VIỆT NAM

2.1. Công nghệ Tâm – Sinh - Nghĩa

Công ty Cổ phần Đầu tư – Phát triển Tâm Sinh Nghĩa, là đơn vị đi đầu trong lĩnh

vực xử lý môi trường trên toàn quốc, đã dám nghĩ dám làm và bằng nguồn vốn tự có đã tiên phong, kiên trì nghiên cứu, chế tạo, thử nghiệm công nghệ và thiết bị phù hợp với

đặc thù rác thải và điều kiện kinh tế Việt Nam. Sau nhiều năm nghiên cứu và tiêu tốn rất nhiều nhân lực, vật lực, công ty đã xây dựng thành công nhà máy mẫu đầu tiên tại tỉnh

Thừa Thiên – Huế có công suất xử lý 200 tấn rác tươi/ngày. Công nghệ đã được Bộ Xây dựng cấp Giấy chứng nhận Công nghệ xử lý chất thải rắn phù hợp cho công nghệ xử lý

chất thải rắn sinh hoạt Tâm Sinh Nghĩa. Như vậy, công nghệ Tâm Sinh Nghĩa là công nghệ trong nước nội hoá 100% và duy nhất hiện nay được nghiên cứu hoàn thiện, đồng

bộ, kép kín, tương đối tiên tiến và hiện đại, đứng hàng đầu, phù hợp với điều kiện rác thải Việt Nam, khuyến khích chuyển giao công nghệ và áp dụng rộng rãi trên toàn quốc.

Công nghệ Tâm Sinh Nghĩa đã đăng ký và được bảo hộ độc quyền tại Cục Sở hữu Trí tuệ Việt Nam.

Công nghệ Tâm Sinh Nghĩa gồm 4 dây chuyền chính được kết nối liên hoàn đồng bộ ( Hình 2.1).

1. Dây chuyền phân loại tách lọc rác tỉ mỉ thành nhiều dòng rác khác nhau.

2. Dây chuyền xử lý hỗn hợp hữu cơ dễ phân hủy, chuyển hoá thành mùn hữu cơ để sản

xuất phân bón hữu cơ phục vụ nền nông nghiệp sinh thái bền vững.

3. Dây chuyền xử lý, tái chế phế thải dẻo thành hạt nhựa để sản xuất ra các mặt hàng

nhựa plastic thân thiện với môi trường, phục vụ ngành chế tạo máy, xây dựng và giao

thông.

4. Dây chuyền đốt các loại rác hữu cơ khó phân hủy và làm sạch các phế thải vô cơ trước khi đóng rắn hoặc làm vật liệu san lấp.

11

Hình 2.1a. Sơ đồ công nghệ Tâm Sinh Nghĩa xử lý chất thải rắn sinh hoạt

Toàn bộ các loại nước thải trong Nhà máy và nước mưa đều được thu gom tập trung

và xử lý triệt để, phù hợp với tiêu chuẩn hiện hành của Nhà nước. Trong đó, phần lớn

nước đã qua xử lý được hồi lưu tái sử dụng cho dây chuyền sản xuất. Bên cạnh đó, tất cả các loại khí thải phát sinh trong nhà máy cũng đều được thu gom và xử lý triệt để phù

hợp với tiêu chuẩn Nhà nước về bảo vệ môi trường.

Sau khi đi qua các dây chuyền phân loại và xử lý, rác thải được tái chế trở thành các

sản phẩm hữu ích như phân hữu cơ vi sinh, ống nhựa, cọc thông minh, ván coppha....

Hình 2.1b. Các sản phẩm thu hồi từ quá trình xử lý

12

Các sản phẩm này đều đã được thị trường chấp nhận và ưa chuộng. Điều đó được

thể hiện qua việc công ty Tâm Sinh Nghĩa đã và đang ký kết nhiều hợp đồng với các công ty kinh doanh chuyên ngành có tầm cỡ và uy tín trong nước và ngoài nước về việc

nhận bao tiêu các sản phẩm này dài hạn.

Công ty Tâm Sinh Nghĩa luôn phát triển mạnh mẽ, đến nay đã tạo dựng được niềm

tin, thương hiệu và khẳng định vị thế của mình, là doanh nghiệp đầu tàu của cả nước

trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Đến thời điểm này, công ty đã làm chủ đầu tư cũng

như đang xây dựng những nhà máy xử lý rác ở nhiều địa phương (tại Củ Chi, TPHCM nhà máy công suất 1.000 tấn/ngày; TP Huế nhà máy 200 tấn/ngày; TP Phan Thiết 500

tấn/ngày, TP Long An 400 tấn/ngày, TP. Rạch Giá-Kiên Giang 200 tấn/ngày; Đảo Phú Quốc 200 tấn/ngày, Hà Nam 100 tấn/ngày…). Công ty Tâm Sinh Nghĩa còn đảm nhận

trách nhiệm đào tạo lý thuyết và thực hành cho đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật và công nhân chuyên ngành xử lý chất thải rắn sinh hoạt theo tiêu chuẩn Nhà nước và

thực hiện nghĩa vụ bảo hành thiết bị, cung cấp phụ tùng, dụng cụ và tiêu thụ sản phẩm của các nhà máy nhận chuyển giao công nghệ.

2.1.1. Nhà máy xử lý và tái chế rác thải sinh hoạt Củ Chi

Địa điểm: Xã Phước Hiệp, Huyện Củ Chi, TP. Hồ Chí Minh

Điện thoại: 08 3792 2072 Fax: 08 3792 2073

Công suất thiết kế: 1.000 tấn/ngày

Công suất thực tế: 1.000 tấn/ngày

Tổng mức đầu tư: 800.000.000.000 đồng

Trong đó:

- Chi phí xây dựng: 400.000.000.000 đồng

- Chi phí mua sắm thiết bị/Chi phí thiết bị: 290.000.000.000 đồng - Chi phí khác: 110.000.000.000 đồng

Tổng diện tích: 200.000 m2

Trong đó: - Diện tích văn phòng: 5.541 m2

- Diện tích nhà xưởng: 93.441 m2

- Diện tích cây xanh: 36.725 m2

- Diện tích đường giao thông: 60.237 m2

- Diện tích sân bãi: 4.056 m2

Năm đầu tư: 2009

Thời gian xây dựng: Từ năm 2008 đến năm 2012

Sản phẩm (sau khi xử lý, tái chế thu hồi…): Phân bón vi sinh, Hạt nhựa và các sản

phẩm nhựa tái chế.

13

Chi phí vận hành (sản xuất): 662.783 đồng/tấn

Chi phí bảo dưỡng: 20.584 đồng/tấn

Chi phí nguyên nhiên liệu, hóa chất, điện năng:

Chi phí điện: 40.485 đồng/tấn

Chi phí nước: 400 đồng/tấn

Chi phí nhiên liệu: 101.752 đồng/tấn

Chi phí vi sinh phụ gia: 6.000 đồng/tấn

Thông tin về tổ chức:

- Số lượng cán bộ quản lý: 69

- Số lượng cán bộ kỹ thuật: 03 - Số lượng công nhân vận hành: 369

2.12. Nhà máy xử lý rác TP. Rạch Giá

Địa điểm: Xã Mỹ Lâm, Huyện Hòn Đất, Tỉnh Kiên Giang

Điện thoại: 0773 742 277 Fax: 0773 742 278

Công suất thiết kế: 200 tấn/ngày

Công suất thực tế: 200 tấn/ngày

Tổng mức đầu tư: 250.000.000.000 đồng

Trong đó:

- Chi phí xây dựng: 110.000.000.000 đồng

- Chi phí mua sắm thiết bị/Chi phí thiết bị: 90.000.000.000 đồng - Chi phí khác: 50.000.000.000 đồng

Tổng diện tích: 250.000 m2

Trong đó: - Diện tích đất xây dựng công trình: 19.401,37 m2

- Diện tích cây xanh: 62.496 m2

- Diện tích đường giao thông: 28.102,63 m2

- Diện tích đất dự trữ phát triển: 140.000 m2

Năm đầu tư: 2009

Thời gian xây dựng: Từ năm 2009 đến năm 2010

Sản phẩm (sau khi xử lý, tái chế thu hồi…): Phân bón vi sinh, Hạt nhựa và các sản phẩm nhựa tái chế.

Chi phí vận hành (sản xuất): 562.434 đồng/tấn

Chi phí bảo dưỡng: 34.125 đồng/tấn

Chi phí nguyên nhiên liệu, hóa chất, điện năng:

- Chi phí điện: 58.241 đồng/tấn

14

- Chi phí nước: 419 đồng/tấn

- Chi phí nhiên liệu: 120.133 đồng/tấn - Chi phí vi sinh phụ gia: 6.000 đồng/tấn

Thông tin về tổ chức:

- Số lượng cán bộ quản lý: 20

- Số lượng cán bộ kỹ thuật: 06 - Số lượng công nhân vận hành: 82

2.1.3. Nhà máy xử lý rác Thủy Phương

Địa điểm: Xã Thủy Phương, TP. Huế, Tỉnh Thừa Thiên Huế

Điện thoại: 054 3854 421 Fax: 054 3854 421

Công suất thiết kế: 200 tấn/ngày

Công suất thực tế: 200 tấn/ngày

Tổng mức đầu tư: 130.000.000.000 đồng

Trong đó:

- Chi phí xây dựng: 50.000.000.000 đồng

- Chi phí mua sắm thiết bị/Chi phí thiết bị: 70.000.000.000 đồng - Chi phí khác: 10.000.000.000 đồng

Tổng diện tích: 43.066 m2

Trong đó: - Diện tích văn phòng: 765 m2

- Diện tích nhà xưởng: 20.461 m2

- Diện tích cây xanh: 4.200 m2 - Diện tích đường giao thông: 17.685 m2

Năm đầu tư: 2005

Thời gian xây dựng: Từ năm 2005 đến năm 2006

Sản phẩm (sau khi xử lý, tái chế thu hồi…): Phân bón vi sinh, Hạt nhựa và các sản phẩm nhựa tái chế.

Chi phí vận hành (sản xuất): 559.503 đồng/tấn

Chi phí bảo dưỡng: 31.802 đồng/tấn

Chi phí nguyên nhiên liệu, hóa chất, điện năng:

- Chi phí điện: 52.484 đồng/tấn

- Chi phí nước: 915 đồng/tấn - Chi phí nhiên liệu: 75.462 đồng/tấn

Chi phí vi sinh phụ gia: 6.000 đồng/tấn

Thông tin về tổ chức:

- Số lượng cán bộ quản lý: 22

15

- Số lượng cán bộ kỹ thuật: 13

- Số lượng công nhân vận hành: 77

2.1.4. Nhà máy xử lý rác Duy Tiên

Địa điểm: Xã Duy Minh, Huyện Duy Tiên, Tỉnh Hà Nam

Điện thoại: 0351 6262 129 Fax: 0351 6262 129

Công suất thiết kế: 70 tấn/ngày

Công suất thực tế: 70 tấn/ngày

Tổng mức đầu tư: 120.000.000.000 đồng

Trong đó:

- Chi phí xây dựng: 50.000.000.000 đồng - Chi phí mua sắm thiết bị/Chi phí thiết bị: 60.000.000.000 đồng

- Chi phí khác: 10.000.000.000 đồng

Tổng diện tích: 15.772 m2

Trong đó:

- Diện tích đất xây dựng: 10.525m2

- Diện tích đường giao thông: 1.200 - Diện tích cây xanh: 4.047 m2

Năm đầu tư: 2009

Thời gian xây dựng: Từ năm 2010 đến năm 2013

Sản phẩm (sau khi xử lý, tái chế thu hồi…): Phân bón vi sinh, Hạt nhựa và các sản phẩm nhựa tái chế.

Chi phí vận hành (sản xuất): 560.924 đồng/tấn

Chi phí bảo dưỡng: 27.068 đồng/tấn

Chi phí nguyên nhiên liệu, hóa chất, điện năng:

- Chi phí điện: 49.881 đồng/tấn

- Chi phí nước: 506 đồng/tấn - Chi phí nhiên liệu: 78.239 đồng/tấn

- Chi phí vi sinh phụ gia: 6.000 đồng/tấn

Thông tin về tổ chức:

- Số lượng cán bộ quản lý: 08 - Số lượng cán bộ kỹ thuật: 02

2.2. Công nghệ đốt rác có thu hồi sản phẩm phụ

Công nghệ đốt chất thải rằn sinh hoạt có ưu điểm vượt trội so với các công nghệ xử lý chất thải rắn khác là: đáp ứng được các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về môi trương trong xử lý chất thải rắn, tỷ lệ chôn lấp nhỏ. Đối với CTR không được phân

16

loại tại nguồn, công nghệ đốt thường kết hợp với các công nghệ khác ngay tại khuôn viên của khu vực xử lý.

2.2.1. Công nghệ xử lý CTR khu xử lý rác Xuân Sơn, Tx Sơn Tây, TP Hà Nội Công nghệ xử lý CTR khu xử lý rác Xuân Sơn, Tx Sơn Tây, TP Hà Nội là sự kết

hợp hài hòa giữa: Công nghệ tiên tiến (sinh - hóa); thiết bị hiện đại (tự động hóa) và tổ chức hợp lý cùng các sản phẩm đầu ra phù hợp môi trường và linh hoạt theo nhu cầu thị

trường. Công suất của nhà máy: 250 tấn/ngày.

Các dây chuyền công nghệ chính của công nghệ xử lý chất thải rắn khu Xuân Sơn,

Tx Sơn Tây, TP Hà Nội ( hình 2.2):

- Dây chuyền phân loại sơ bộ, xé bao sơ bộ; ủ các CTR sau thu gom

- Dây chuyền phân loại và tách lọc sau khi ủ. - Dây chuyền ủ tách lọc các chất hữu cơ sau phân loại, để sản xuất phân bón.

- Tổ hợp lò đốt rác cùng tổ hợp tách lọc chất hữu cơ thứ cấp cho lò đốt rác. - Dây chuyền đóng rắn sản xuất vật liệu xây dựng.

- Dây chuyền tái chế nhựa phế thải. - Dây chuyền xử lý nước rỉ rác từ khu vực ủ và nước thải sinh hoạt khác:

- Xưởng cơ khí sửa chữa, phục vụ dây chuyền.

17

18

a. Xưởng tiếp nhận:

Diện tích 7.500 m2 (trong đó 5000m2 làm khu vực ủ: 2.500 làm đường đi): Được chia thành các ô có kích thước khoảng 350m2 (để có thể chứa được từ 300÷350 tấn

CTR/ngày). Các ô này được thiết kế riêng biệt để quá trình ủ được hiệu quả. Mặt bằng nhà xưởng được thiết kế đặc biệt nhằm thu gom và xử lý nước rỉ rác , rồi phun trở lại cho

đống ủ. Thiết bị dây chuyền chủ yêu được tóm lược ở bảng 1.

Bảng 2.1. Thiết bị dây chuyền chủ yếu của xưởng tiếp nhận

TT Tên hệ thống ĐVT SL Xuất xứ Lượng nhân công

1 Hệ thống xé bao sơ bộ: Trang bị 01 máy xé bao di động để có thể dịch chuyển máy qua từng ô theo ngày thu gom rác.

Bộ 01 06

2 Hệ thống phun hoạt chất, dinh dưỡng và men ủ: Là hệ thống ống được lắp liên hoàn và tự động phun vào rác theo yêu cầu công nghệ.

Bộ 04 01

3 Hệ thống đảo rác: Là 01 xe xúc lật với gầu xúc có V= 1.3÷ 1.5 m3 nhằm đảo rác trong quá trình ủ đưa hiệu suất ủ lên cao.

Bộ 01 01

Nhân công: 08 người x 2ca = 16 người

- Công đoạn phân loại sơ bộ: 05 người x 2 ca = 10 người.

- Công đoạn xé bao sơ bộ: 01 người x 2 ca = 02 người. - Công đoạn bảo dưỡng (phun các loại chế phẩm và men vi sinh vật, xúc lật):

02 người x 2 ca = 04 người. b. Dây chuyền phân loại và tách lọc sau khi ủ.

Sử dụng hệ thống máy móc cơ khí thủy lực và nhân công để tách lọc và phân loại rác sau ủ. Qua hệ thống xử lý này CTR đã ủ được phân thành 05 dòng sản phẩm riêng biệt:

- Dòng rác hữu cơ dễ phân hủy (thức ăn thừa rau quả, cành cây nhỏ…) dùng để làm phân bón ;

- Dòng phế thải dẻo (nilon, nhựa,…); - Dòng rác hữu cơ khó phân hủy, kích thước lớn đem đi ủ, sàng lọc thứ cấp và đốt thiêu kết;

- Dòng phế thải trơ dùng cho sản xuất vật liệu xây dựng; - Dòng vật liệu kim loại (sắt, thép, nhôm, đồng,…) đưa đi các cơ sở tái chế.

Diện tích nhà xưởng: 1440 m2.

Nhân sự: 23 người x 2 ca = 46 người

19

c. Dây chuyền ủ sau phân loại, sản xuất phân bón.

Các chất mùn hữu cơ dễ phân hủy sau khi đã tách lọc từ dây chuyền xử lý cấp 1 được xe cơ giới đưa sang khu vực sản xuất phân bón. Công nghệ sản xuất phân bón bao

gồm các công đoạn sau:

- Chất mùn hữu cơ sau phân loại từ khu xử lý cấp 1 được phun các chế phẩm và hoạt

chất tạo ô xy, khử mùi, dinh dưỡng và các chủng VSV chịu nhiệt ngay trên băng tải, au đó đưa vào các hầm ủ; thời gian ủ 21÷25 ngày;

- Bổ sung dinh dưỡng, độ ẩm; - Tách tuyển mùn hữu cơ sau ủ sản phẩm thu được có 02 loại:

Loại 1: Được đem đi nghiền nhỏ và xử lý làm phân bón;

Loại 2 còn lẫn 1 số tạp chất: Cần ủ tiếp hoặc nghiền nhỏ sau đó phun chất dinh

dưỡng, khử kim loại nặng.

- Nghiền các loại mùn thành kích thước nhỏ hơn 1 mm;

- Phun chất dinh dưỡng được bơm từ bể ủ có pha các chất vi lượng; - Ủ hoai từ 5-7 ngày;

- Trộn bổ sung dinh dưỡng theo yêu cầu của sản phẩm. - Cân, đóng bao, nhập kho.

Diện tích nhà xưởng, thiết bị:

- Khu ủ: 1440 m2.

- Khu sản xuất, kho 2800 m2.

Nhân công cho dây chuyền làm phân hữu cơ: 10 người x 2 ca = 20 người

d. Tổ hợp lò đốt rác.

Tổ hợp lò đốt rác đốt các chất hữu cơ khó phân hủy - là những chất thải dễ cháy có

kích thước lớn, khó phân huỷ (bàn, ghế, gỗ tạp hay các vật dụng khác như, nhựa, cao su

săm lốp, cao su các loại, xơ, sợi dài, vải vụn…); giải pháp đốt những rác cá biệt này một

mặt để tận dụng nguồn nhiệt cấp lại cho hệ thống mặt khác không phải chôn lấp tránh ô nhiễm về lâu dài, tro xỉ của quá trình này chuyển qua phân xưởng đóng rắn sản xuất vật

liệu xây dựng.

Sơ đồ công nghệ được thể hiện ở hình 2.3.

20

Hình 2.3. Sơ đồ công nghệ tổ hợp đốt chất thải rắn sinh hoạt Tổ hợp lò đốt rác trong dây chuyền xử lý CTR để giảm tối thiểu diện tích chôn lấp.

Tổ hợp lò đốt được thiết kế dựa trên nguyên lý hội tụ của gương cầu lõm làm từ vật liệu

đặc biệt, để tập trung nhiệt khi đốt nhằm làm giảm năng lượng cung cấp thêm cho quá trình đốt tiết kiệm tối đa nhiên liệu. Vật liệu đốt thường ướt, có thủy phần cao cho nên

trong lò có 01 bộ phận hấp thụ lại nhiệt đốt CTR - lượng nhiệt này được đưa ra và làm năng lượng để sấy sơ bộ CTR trước khi đưa vào lò. Đây là một kết cấu lò đặc biệt nhằm

tập trung nhiệt khi đốt và hấp thụ bớt nhiệt khi thải trong quá trình đốt nhằm giảm tối đa

nhiên liệu đốt thêm và tăng tuổi thọ của vật liệu làm lò.

Lò đốt bao gồm:

- 01 buồng đốt sơ cấp

- 01 buồng đốt thứ cấp - 02 buồng tích nhiệt và lắng bụi

Nhiệt độ lò sơ cấp đạt: 800 - 9000C;

Nhiệt độ lò thứ cấp đạt: 12000C với

Diện tích nhà xưởng:

Mặt bằng: 3000 m2 /lò trong đó:

- 864m2 cho diện tích lò và xử lý khói lò - 2600m2 cho khu chứa rác trước khi đưa vào đốt

Nhân công cho lò đốt rác: 06 người/ca x 02 ca = 12 người

21

e. Dây chuyền đóng rắn sản xuất vật liệu xây dựng.

Dây chuyền đóng rắn sản xuất vật liệu xây dựng: tạo thành sản phẩm hữu ích đối với rác thải là các tạp chất vô cơ như gạch, đá xà bần, đất cát, sành sứ và tro, bụi từ lò

đốt. Sơ đồ công nghệ được thể hiện ở hình 2.4.

Hình 2.4. Sơ đồ công nghệ dây chuyền đóng rắn, sản xuất vật liệu xây dựng Công nghệ đóng rắn bao gồm các công đoạn chủ yếu :

- Chuẩn bị phối liệu (phân loại, sấy khô) - Chuẩn bị phụ gia đóng rắn (theo thành phần phối liệu)

- Phối trộn phụ gia và phối liệu

- Ép đóng rắn

Cụm thiết bị đóng rắn áp lực: các chất thải trơ thu hồi tại các sàng rung lưới nhỏ (cát, sạn, mảnh vỡ thủy tinh, …) trong dây chuyền phân loại được tập trung được qua

cụm thiết bị đóng rắn áp lực . Tùy theo nhu cầu sản phẩm, chúng được nghiền, sàng đồng nhất kích cỡ, phối trộn bổ sung các phụ gia kết dính và ép với lực nén tương thích.

Diện tích nhà xưởng, thiết bị.

- Mặt bằng:

22

+ Nhà xưởng sản xuất: 760m2

+ Kho chứa vật liệu phế thải: 500m2

+ Sân chứa gạch sau ép: 500m2

- Nhân công: 8 người

f. Dây chuyền tái chế nhựa phế thải.

Dây chuyền tái tạo những phế thải được thiết kế để dùng cho mục đích tái tạo các loại nhựa phế liệu. Nhựa phế thải và bao nilon được phân loại đem đi làm sạch bằng nước

khỏi các chất bẩn: Đất, cát, phế thải khác bám dính lên nó. Việc làm sạch gồm các bước sau:

- Làm sạch lần 1;

- Làm sạch lần 2 và vắt khô.

Sau khi làm sạch và ép khô trên máy ép; nhựa và nilon được đưa qua máy băm nhỏ

để làm giảm thể tích. Phế liệu băm nhỏ được đưa vào máy đùn ép và gia nhiệt tạo hạt. Nhựa phế liệu hình thành ở dạng dây nhựa có kích thước 5~6 dài vô tận được đưa qua dây chuyền làm lạnh để đông cứng. Sau đó, đem chặt nhỏ thành hạt. Hạt nhựa phế

liệu là nguyên liệu cho các loại sản phẩm nhựa cấp thấp khác hoặc được trộn với nhựa chính phẩm để sản xuất ra các sản phẩm tốt hơn.

Diện tích nhà xưởng, thiết bị.

Mặt bằng: 1300m2 bao gồm: Khu lắp đặt máy: 500m2; Khu kho vật liệu vào: 720m2

và Khu kho bán thành phẩm: 80m2

Diện tích nhà xưởng: 600m2

Diện tích sân phơi bùn thải: 250m2

Nhân công thao tác: 03 người x 02 ca = 06 người

Phân xưởng cơ điện phục vụ và nhà kho sản phẩm:

Mặt bằng phân xưởng cơ khí: 129600 m2

- Mặt bằng sửa chữa xe cơ giới: 300m2

- Mặt bằng sửa chữa cơ khí: 300m2

- Còn lại là kho sản phẩm

Nhân công phân xưởng cơ khí: 04 người

- 01 thợ tiện, phay bào

- 02 thợ hàn, nguội

- 01 thợ sửa chữa thuỷ lực, xe

23

PHỤ LỤC G3

TRÍCH QCVN 07-9:2016/BXD (Theo Thông tư 01/2016/TT-BXD ngày 1/2/2016

Ban hành Quy chuẩn kỹ thuât quốc gia về các công trình hạ tầng kỹ thuật)

Bảng 3.1. Tỷ lệ sử dụng đất trong cơ sở xử lý chất thải rắn

TT Loại hình - hạng mục Tỷ lệ diện tích

đất (%)

I Cơ sở tái chế chất thải rắn 100

I.1 Khu chứa + phân loại chất thải rắn trước khi tái chế. Tôi đa 40

I.2 Khu tái chế chất thải rắn Tôi đa 20

I.3 Khu điều hành Tôi đa 15

I.4 Đất giao thông Tôi thiểu 10

I.5 Đất cây xanh, mặt nước Tôi thiểu 15

II Cơ sở xư ly chất thải rắn theo công nghệ sinh hoc 100

II.1 Khu xư ly + bãi ủ + kho chứa san phâm. Tôi đa 60

II.2 Khu điều hành. Tôi đa 15

II.3 Đất giao thông Tôi thiểu 10

II.4 Đất cây xanh, mặt nước Tôi thiểu 15

III Cơ sở đốt chất thải rắn 100

III.1 Khu lò đốt Tôi đa 50

III.2 Khu chôn lấp tro, xỉ Tối đa 10

III.3 Khu điều hành. Tôi đa 15

III.4 Đất giao thông Tôi thiểu 10

III.5 Đất cây xanh, mặt nước Tôi thiểu 15

IV Bãi chôn lấp chất thải rắn (thông thường, nguy hại) 100

IV.1 Khu chôn lấp chất thải rắn. Tôi đa 50

IV.2 Khu xử lý nước rác. Tôi đa 10

IV.3 Khu điều hành. Tôi đa 15

24

IV.4 Đất giao thông Tôi thiểu 10

IV.5 Đất cây xanh, mặt nước Tôi thiểu 15

V Các chỉ tiêu chung cho toàn khu liên hơp xử lý chất thải rắn 100

V.1 Khu tái chế chất thải rắn Tôi đa 5

V.2 Khu xư ly sinh hoc Tôi đa 30

V.3 Khu lò đốt chất thải rắn Tôi đa 5

V.4 Khu chôn lấp chất thải rắn Tôi đa 20

V.5 Khu điều hành Tôi đa 15

V.6 Đất giao thông Tôi thiểu 10

V.7 Đất cây xanh, mặt nước Tôi thiểu 15

25

PHỤ LỤC G4

ĐỊNH HƯỚNG CÔNG NGHỆ CHO TỪNG KHU VỰC SAU

GIAI ĐOẠN 2030- 2050

1. Công nghệ tái chế bùn thải và chất thải xây dựng

Giai đoạn từ 2030 – 2050 tập trung chủ yếu của công nghệ xử lý CTRSH tại Quảng ninh sẽ là các công nghệ tái chế. Hạn chế công nghệ chôn lấp hợp vệ sinh chỉ đối với các

chất thải từ sau công trình xử lý (tro thải, đất, đá thải…)

Các loại hình công nghệ tái chế được áp dụng ở qui mô lớn tại các cơ sở xử lý sau:

- Khu xử lý chất thải rắn Khe Giang, Uông Bí sẽ phục vụ xử lý chất thải rắn cho xử lý chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường cho các đô thị Uông

Bí, Quảng Yên;

- Vị trí tại Vũ Oai, Hòa Bình, huyện Hoành Bồ sẽ phục vụ xử lý chất thải rắn sinh hoạt,

CTR công nghiệp thông thường cho các đô thị Hạ Long, Cẩm Phả, Hoành Bồ, Vân Đồn; xử lý chất thải công nghiệp nguy hại cho toàn tỉnh Quảng Ninh.

- Vị trí khu xử lý chất thải rắn tại Đông Hải, huyện Tiên Yên sẽ phục vụ xử lý chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường và bùn bể tự hoại cho các địa

phương bao gồm huyện Đầm Hà, Tiên Yên, Bình Liêu, Ba Chẽ.

- Vị trí khu xử lý Quảng Nghĩa, Thành phố Móng Cái dự kiến sẽ phục vụ xử lý CTR

sinh hoạt, chất thải công nghiệp thông thường cho các đô thị Móng Cái, Hải Hà.

Sơ đồ dây chuyền công nghệ tái chế bùn cặn và phế thải xây dựng đươc kiến nghị

sau 2030 như sau

26

Hình 4.1. Công nghệ xử lý phế thải, bùn thải xây dựng

27

Hình 4.2. Đề xuất công nghệ xử lý bùn thải thoát nước

28

Hình 4.3. Công nghệ xử lý nước thải ép từ bùn thải