giỗ tổ hùng vương theo dòng lịch...

70
Hướng về cội nguồn, khơi dậy đoàn kết Giỗ Tổ Hùng Vương theo dòng lịch sử Giỗ Tổ Hùng Vương ngày 10 - 3 âm lịch hàng năm là ngày giỗ quan trọng nhất của dân tộc Việt Nam. Đây không chỉ là ngày giỗ của một gia tộc, một dòng họ, một làng, một xã, một vùng mà là ngày giỗ cụ Tổ chung của cả nước. Hoạt động tổ chức lễ hội Đền Hùng nhằm giáo dục truyền thống yêu nước, biết ơn sâu sắc các Vua Hùng cùng các bậc tiền nhân đã có công dựng nước và giữ nước, giáo dục đạo “Uống nước nhớ nguồn”, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Ghi nhớ và tôn vinh công lao dựng nước của tổ tiên và cội nguồn dân tộc là một ý thức đạo đức, là bổn phận của mỗi người. Niềm tin vào tổ tiên và sức mạnh của dân tộc là điểm tựa tinh thần rất thiêng liêng. Trong tâm thức nhân dân ta từ bao đời nay, Vua Hùng là vị vua thủy tổ dựng nước, là tổ tiên của con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam. Trong đời sống tâm linh người Việt, Vua Hùng có một vị trí quan trọng đặc biệt linh thiêng. Theo dòng lịch sử ngày giỗ Tổ Hùng Vương dù được tổ chức dưới hình thức sơ khai nhất cũng đã cách ngày nay hơn mấy nghìn năm có lẻ. Bắt đầu từ An Dương Vương - Thục Phán dựng cột đá trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh để thề: “Nguyện có đất trời lồng lộng chứng giám, nước Nam được trường tồn lưu ở miếu Tổ Hùng Vương, xin đời đời trông nom lăng miếu họ Hùng và gìn giữ giang sơn mà Hùng Vương trao lại; Nếu nhạt hẹn, sai thề sẽ bị gió giăng, búa dập”. Thời Hồng Đức Hậu Lê, năm thứ nhất (1470); Bằng việc Hàn lâm viện Trực học sĩ Nguyên Cố soạn “Ngọc phả cổ truyền về mười tám đời Thánh Vương Triều Hùng” thì vị thế Đền Hùng thờ các Vua Hùng được xác lập vững vàng trên nền tảng pháp lý của Nhà nước quân chủ phong kiến Việt Nam. Đầu thế XX, dưới triều Nguyễn, năm 1917 ngày giỗ Tổ Hùng Vương 10 - 3 âm lịch hàng năm được chính thức hóa bằng Created by Nguyen Anh - 1 -Nguyen Anh Page 1 4/1/2022 Thông tin khoa học chuyên đề số 3/2012 1

Upload: others

Post on 09-Feb-2020

11 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: Giỗ Tổ Hùng Vương theo dòng lịch sửthuviensonla.com.vn/uploads/news/2013_05/ttso32012.doc · Web viewGiỗ Tổ Hùng Vương ngày 10 - 3 âm lịch hàng năm là ngày

Hướng về cội nguồn, khơi dậy đoàn kết

Giỗ Tổ Hùng Vương theo dòng lịch sử Giỗ Tổ Hùng Vương ngày 10 - 3 âm lịch hàng năm là ngày giỗ quan trọng nhất của dân tộc Việt Nam. Đây không chỉ là ngày giỗ của một gia tộc, một dòng họ, một làng, một xã, một vùng mà là ngày giỗ cụ Tổ chung của cả nước. Hoạt động tổ chức lễ hội Đền Hùng nhằm giáo dục truyền thống yêu nước, biết ơn sâu sắc các Vua Hùng cùng các bậc tiền nhân đã có công dựng nước và giữ nước, giáo dục đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Ghi nhớ và tôn vinh công lao dựng nước của tổ tiên và cội nguồn dân tộc là một ý thức đạo đức, là bổn phận của mỗi người. Niềm tin vào tổ tiên và sức mạnh của dân tộc là điểm tựa tinh thần rất thiêng liêng. Trong tâm thức nhân dân ta từ bao đời nay, Vua Hùng là vị vua thủy tổ dựng nước, là tổ tiên của con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam. Trong đời sống tâm linh người Việt, Vua Hùng có một vị trí quan trọng đặc biệt linh thiêng.

Theo dòng lịch sử ngày giỗ Tổ Hùng Vương dù được tổ chức dưới hình thức sơ khai nhất cũng đã cách ngày nay hơn mấy nghìn năm có lẻ. Bắt đầu từ An Dương Vương - Thục Phán dựng cột đá trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh để thề: “Nguyện có đất trời lồng lộng chứng giám, nước Nam được trường tồn lưu ở miếu Tổ Hùng Vương, xin đời đời trông nom lăng miếu họ Hùng và gìn giữ giang sơn mà Hùng Vương trao lại; Nếu nhạt hẹn, sai thề sẽ bị gió giăng, búa dập”.

Thời Hồng Đức Hậu Lê, năm thứ nhất (1470); Bằng việc Hàn lâm viện Trực học sĩ Nguyên Cố soạn “Ngọc phả cổ truyền về mười tám đời Thánh Vương Triều Hùng” thì vị thế Đền Hùng thờ các Vua Hùng được xác lập vững vàng trên nền tảng pháp lý của Nhà nước quân chủ phong kiến Việt Nam. Đầu thế XX, dưới triều Nguyễn, năm 1917 ngày giỗ Tổ Hùng Vương 10 - 3 âm lịch hàng năm được chính thức hóa bằng luật pháp. Thay vì ý thức hệ tâm linh và truyền thống văn hóa dân tộc:

“Dù ai đi ngược về xuôiNhớ ngày giỗ Tổ mồng mười tháng ba”

Sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, ngày 18 tháng 2 năm 1946 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 22/SL - CTN cho công chức nghỉ ngày 10 - 3 âm lịch hàng năm để tham gia tổ chức các hoạt động giỗ Tổ Hùng Vương - Hướng về cội nguồn dân tộc. Trong ngày giỗ Tổ năm Bính Tuất - 1946 cụ Huỳnh Thúc Kháng - Quyền Chủ tịch nước đã dâng 1 tấm bản đồ Tổ quốc Việt Nam và 1 thanh gươm quý nhằm cáo với tổ tiên về đất nước bị xâm lăng và cầu mong tổ tiên phù hộ cho quốc thái dân an, thiên hạ thái bình cùng nhau đoàn kết, đánh tan giặc xâm lược, bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ của đất nước.

Cuộc kháng chiến 9 năm chống thực dân Pháp (1945 - 1954) đã gây cản trở cho việc thực hiện Sắc lệnh 22/SL - CTN; Nước chưa bình yên, dân chưa hạnh phúc, công chức chưa được nghỉ lễ trong ngày giỗ Tổ.

Created by nhanbe - 1 -nhanbe Page 1 5/17/2023

Thông tin khoa học chuyên đề số 3/2012 1

Page 2: Giỗ Tổ Hùng Vương theo dòng lịch sửthuviensonla.com.vn/uploads/news/2013_05/ttso32012.doc · Web viewGiỗ Tổ Hùng Vương ngày 10 - 3 âm lịch hàng năm là ngày

Hướng về cội nguồn, khơi dậy đoàn kết

Ngày 02/4/2007 Quốc hội khóa XI (kỳ họp thứ 11) đã thông qua Luật sửa đổi bổ sung Điều 73 của Bộ luật Lao động: Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong ngày giỗ Tổ Hùng Vương. Từ đó, ngày 10 - 3 âm lịch hàng năm đã trở thành ngày lễ lớn – quốc lễ mang ý nghĩa bản sắc văn hóa, thể hiện được thần thái quốc hồn của dân tộc. Trong ngày này nhân dân cả nước nói chung và người lao động nói riêng có điều kiện để tham gia vào các hoạt động văn hóa thể hiện lòng thành kính tri ân các Vua Hùng đã có công dựng nước và các bậc tiền nhân đã vì dân giữ nước. Giỗ Tổ Hùng Vương hàng năm được tổ chức trọng thể tại Đền Hùng thuộc làng Cổ Tích, xã Hy Cương, huyện Lâm Thao (nay là xã Hy Cương, Thành phố Việt Trì) tỉnh Phú Thọ. Dưới thời phong kiến, năm chẵn do quan Thượng thư bộ Lễ đại diện cho triều đình; Năm lẻ do quan Tuần phủ Phú Thọ làm chủ tế; Tri huyện Lâm Thao và Tri huyện Phù Ninh làm bồi tế. Dân sở tại Hy Cương được cấp 3 quan tiền và 5 đấu gạo nếp làm lễ vật cúng tế Vua Hùng. Từ sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đến nay tỉnh Phú Thọ chủ trì tổ chức giỗ Tổ, có đại diện Nhà nước về dâng hương. Năm 1946 Quyền Chủ tịch nước Huỳnh Thúc Kháng; Năm 2000 Chủ tịch Quốc hội Nông Đức Mạnh; Năm 2001 Thủ tướng Chính phủ Phan Văn Khải, những năm gần đây Chủ tịch nước Trần Đức Lương, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết... đã chủ trì Lễ dâng hương các Vua Hùng trong ngày giỗ Tổ mồng 10 - 3 âm lịch. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã 2 lần về thăm Đền Hùng (19/9/1954 và 19/8/1962). Tại đây Người đã có câu nói bất hủ: “Các Vua Hùng đã có công dựng nước - Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”. Người còn nhắc: “Phải chú ý bảo vệ, trồng thêm hoa, thêm cây cối để Đền Hùng ngày càng trang nghiêm và đẹp đẽ, thành công viên lịch sử cho con cháu sau này đến tham quan”. Các đồng chí lãnh đạo cao nhất của Đảng như: Lê Duẩn, Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, Nguyễn Văn Linh, Đỗ Mười, Lê Đức Anh, Võ Văn Kiệt, Trần Đức Lương, Lê Khả Phiêu, Nguyễn Văn An, Võ Nguyên Giáp, Nguyễn Minh Triết, Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Phú Trọng... và nhiều đồng chí khác đã nhiều lần đến Đền Hùng thắp hương tưởng nhớ Tổ Hùng và trồng cây lưu niệm trong khu rừng quốc gia Đền Hùng. Từ năm 1990 đến nay, ngày giỗ Tổ Hùng Vương những năm chẵn (1990, 1995, 2000, 2005) được Đảng và Nhà nước quyết nghị là một trong những ngày lễ lớn - Quốc lễ của đất nước. Nhân dân Việt Nam trên khắp mọi miền đều hành hương về lễ Tổ. Tại các tỉnh thành trong cả nước có 1.417 di tích thờ Vua Hùng và các nhân vật liên quan đến thời đại Hùng Vương ở Việt Nam đều tổ chức lễ cúng vọng các Vua Hùng và nhiều hoạt động mang chủ đề: Hướng về cội nguồn dân tộc; Hướng về đất Tổ Hùng Vương. Nhiều trường học, cơ quan, đơn vị, đường phố, địa phương... được mang tên Hùng Vương.

Created by nhanbe - 2 -nhanbe Page 2 5/17/2023

Thông tin khoa học chuyên đề số 3/20122

Page 3: Giỗ Tổ Hùng Vương theo dòng lịch sửthuviensonla.com.vn/uploads/news/2013_05/ttso32012.doc · Web viewGiỗ Tổ Hùng Vương ngày 10 - 3 âm lịch hàng năm là ngày

Hướng về cội nguồn, khơi dậy đoàn kết

Giỗ Tổ Hùng Vương đã trở thành động lực tinh thần của dân tộc Việt Nam, sự khẳng định một nền đạo lý Việt Nam, sức mạnh đại đoàn kết cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Nói theo cách khác, ý thức cộng đồng đã được vun đắp ở thời kỳ Hùng Vương dựng nước, từ trong gia đình, thân tộc láng giềng, làng xóm và mở rộng ra cả nước theo quan hệ huyết tộc: Dòng máu Lạc Hồng, Vua Hùng là biểu tượng thiêng liêng nhất, cao cả nhất trong đời sống tâm linh của dân tộc Việt Nam. Người Việt Nam luôn sống có nghĩa với nhau - có trên có dưới, có xóm, có làng, có sau, có trước; Có nước, có nhà, có tổ, có tông... Trong sâu thẳm tâm hồn ai cũng luôn quan niệm rằng: Con cháu ở đâu, ông bà, tổ tiên ở đó. Quan niệm đó được hun đúc trong từng người và trong cả cộng đồng. Vì vậy người Việt lập làng ở đâu sẽ xây đền thờ ở đó; Cúng giỗ vọng cũng ở đó, còn cúng giỗ chính phải về nhà trưởng - nhà thờ Tổ; Đền thờ gốc. Hiện nay đồng bào ta khắp mọi miền đất nước, cả người Việt Nam sống ở nước ngoài đều có nguyện vọng được xây đền thờ Tổ Hùng Vương. Dù chỉ để thờ vọng, song ai cũng mong muốn ngôi đền phải có được sinh khí: “Quốc hồn” trong đó. Vậy nên phong trào hành hương về Đền Hùng viếng Tổ và xin chân hương, đất núi Hùng, nước giếng Ngọc và cây con rừng Nghĩa Lĩnh đang dần trở thành một phong tục văn hóa riêng biệt - đặc trưng của dân tộc Việt Nam. Lịch sử Việt Nam đã chứng minh rằng dù trong lúc đất nước thái bình hay cả trong khi vận mệnh cam go nhất, Vua Hùng vẫn hiển hiện như một nguồn sáng xuyên suốt cả thời gian lẫn không gian đến với từng người dân Việt Nam, từng gia đình người Việt Nam ở bất cứ nơi đâu trong nước hay ngoài nước, như một động lực tinh thần cổ vũ niềm tin và sức mạnh cho toàn dân tộc tiến lên phía trước phát triển và hội nhập văn hóa toàn cầu trên cơ sở giữ gìn bản sắc dân tộc. (www.nguhanhson.danang.gov.vn)

Thờ Hùng Vương: Dấu ấn bản sắc Việt

Những ngày nghỉ nhân Quốc lễ giỗ Tổ Vua Hùng này, lòng người dân Việt Nam lại nao nao. Một sự thành kính, một sự thiêng liêng và một đức tin cao cả hướng về đất Tổ - Nơi đặt bàn thờ chính của dân tộc, thờ các đấng Vua Hùng - những vị vua đã thống nhất, khai sinh ra nhà nước Văn Lang, khởi thủy của nước Việt Nam sau này. Tín ngưỡng thờ Vua Hùng ấy đã khắc tạc thành một minh chứng hùng hồn về dấu ấn sâu đậm hàng ngàn năm liên tục của bản sắc dân tộc Việt Nam:

“Dù ai đi ngược về xuôiNhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba

Khắp miền rộn rã câu caNước non vẫn nước non nhà ngàn năm”.

Có người cho câu ca dao này chỉ mới xuất hiện vào năm 1917, khi nhà Nguyễn ấn định ngày giỗ Tổ được chọn là ngày 10 tháng 3. Bởi lẽ trước đó, người

Created by nhanbe - 3 -nhanbe Page 3 5/17/2023

Thông tin khoa học chuyên đề số 3/2012 3

Page 4: Giỗ Tổ Hùng Vương theo dòng lịch sửthuviensonla.com.vn/uploads/news/2013_05/ttso32012.doc · Web viewGiỗ Tổ Hùng Vương ngày 10 - 3 âm lịch hàng năm là ngày

Hướng về cội nguồn, khơi dậy đoàn kết

dân thờ cúng Vua Hùng vào mùa Thu, một số nơi như làng Trẹo ở dưới chân núi Nghĩa Lĩnh thờ Hùng Vương vào 24 tháng Chạp với ý nghĩa rước vua về ăn Tết... Thế nhưng, đâu phải đến nhà Nguyễn mới có quy định tổ chức ngày giỗ Tổ vào 10/3 âm lịch vì tấm bia thời Lê hiện còn ở Đền Hùng đã khắc rõ điều này. Và nếu cứ truy nguyên dòng thời gian thì thật khó xác định từ bao giờ tín ngưỡng Vua Hùng trở thành Quốc lễ. Từ những năm 40 - 43 sau công nguyên, khi nổi dậy đánh đuổi giặc Hán, Hai Bà Trưng đã có bốn lời thề tại Hát Môn: “Một xin rửa sạch nước thù; Hai xin nối lại nghiệp xưa họ Hùng; Ba kẻo oan ức lòng chồng; Bốn xin vẻn vẹn sở công lênh này”. Như thế, sức sống của việc tưởng nhớ Vua Hùng thật là bất diệt, đã được thử thách qua đêm trường ngàn năm thuộc Bắc. Giặc phương Bắc đã dùng đủ mọi thủ đoạn đồng hóa, đã dùng bạo quyền nhằm xóa tan văn hóa dân tộc Việt (kể cả cho tới thế kỷ 15 dưới thời thuộc Minh) nhưng bất thành. Trong tiến trình lịch sử, không biết bao nhiêu dân tộc khác xung quanh đã bị Hoa Hạ đồng hóa, hàng trăm dân tộc Việt đã hòa vào Trung Hoa, chỉ duy dân tộc Việt (Kinh) là trường tồn. Có được sự vững bền ấy, không gì khác là nhờ ở tinh thần chung đúc ý chí đại đoàn kết quanh biểu tượng thờ Quốc Tổ Hùng Vương.

Nguyễn Trãi - Danh nhân văn hóa thế giới đã viết trong Bình Ngô đại cáo: “Như nước Đại Việt ta, thực là một nước văn hiến”. Văn hiến này tỏa rạng từ thời Hùng Vương và ngày càng được các nhà khoa học khảo cổ khai quật nghiên cứu làm rõ thêm. Những đợt khảo cổ học trên đất Tổ và các vùng địa phương khác cho thấy những tinh hoa văn hóa cách nay mấy ngàn năm đã bác bỏ những ghi chép trong sách sử Trung Hoa rằng thời Hùng Vương nước ta lạc hậu, việc truyền lệnh theo kiểu thắt nút dây... Nhà văn Khánh Hoài - người sinh sống và nghiên cứu về văn hóa chữ viết thời Hùng Vương suốt mấy chục năm ròng vừa hoàn thành công trình về chữ viết người Việt cổ (chuẩn bị xuất bản). Với các chữ cái của người Việt cổ, ông có thể viết thành văn bản như ta viết chữ quốc ngữ bây giờ. Nhân thêm niềm tin này là tại phường Dữu Lâu, TP. Việt Trì có miếu Thiên cổ thờ vợ chồng người thầy giáo Vũ Thê Lang dạy công chúa Tiên Dung, Ngọc Hoa thời Hùng Vương thứ 18...

Tín ngưỡng thờ Hùng Vương đã ăn sâu đậm vào tiềm thức người dân Việt Nam. Đền Hùng không phải là gốc của một tôn giáo, các Vua Hùng không phải là giáo chủ, người Việt thờ cúng Hùng Vương không có học thuyết và cũng không có giáo hội truyền bá, nhưng từ hàng ngàn đời nay, người Việt Nam dù bất kể theo tôn giáo nào (đạo Phật, Thiên Chúa giáo, đạo Hồi, Cao Đài, Hòa Hảo...) vẫn hành hương về đền Hùng để tri ân Quốc Tổ, những người đã có công dựng nước. Cứ mỗi khi đất nước có nạn ngoại xâm, tinh thần vì Quốc Tổ lại trỗi dậy xóa tan gông xiềng. Lịch sử thời đại ngày nay cũng đã tạc ghi câu nói của Hồ Chủ tịch: “Các Vua Hùng đã có công dựng nước, bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”...

Nhà nước ta đã khôi phục lại tín ngưỡng thờ Hùng Vương và coi đó là Quốc lễ, người dân được nghỉ làm một ngày. Nghi thức thờ Vua Hùng cũng không có gì cầu kỳ, phức tạp. Tất cả đều dựa ở sự trang nghiêm, thành kính, tưởng nhớ tiền

Created by nhanbe - 4 -nhanbe Page 4 5/17/2023

Thông tin khoa học chuyên đề số 3/20124

Page 5: Giỗ Tổ Hùng Vương theo dòng lịch sửthuviensonla.com.vn/uploads/news/2013_05/ttso32012.doc · Web viewGiỗ Tổ Hùng Vương ngày 10 - 3 âm lịch hàng năm là ngày

Hướng về cội nguồn, khơi dậy đoàn kết

nhân, tiên tổ. Dần dà từ tín ngưỡng này hình thành đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc. Thế nên, những sự “mâm cao cỗ đầy”, làm những chiếc bánh khổng lồ (như một vài năm trước) để khoa trương các kỷ lục là đi ngược với thuần phong mỹ tục.

Ngoài ban thờ chính tại vùng đất thiêng Nghĩa Lĩnh, xã Hy Cương, TP. Việt Trì, Phú Thọ, có tới hơn 1.400 di tích khác nằm rải rác trên đất nước thờ các Vua Hùng, vị tướng thời Vua Hùng. Dân gian gọi những đền thờ ở các địa phương khác ngoài khu di tích Đền Hùng là nơi “thờ vọng”. Một số nơi thờ vọng Vua Hùng nổi tiếng như: TP. Hồ Chí Minh, Vũng Tàu, Lâm Đồng, Tiền Giang, Nha Trang. Hay như đền thờ Quốc Tổ Hùng Vương ở Biên Hòa, tuy mới xây dựng nhưng sớm trở thành trung tâm văn hóa tâm linh của khu vực Tam Hiệp, Bình Đa, Tân Mai. Ở Đồng Nai, còn có đền thờ Hùng Vương ở Tân Phú, Long Khánh. Thậm chí, nhiều Việt kiều còn hành hương về đất Tổ “thỉnh” chân hương, nắm đất từ Đền Hùng rồi mang đi thờ để có cảm giác gắn bó với cội nguồn...

Hình tượng Quốc Tổ Hùng Vương trong tâm thức người dân Việt là “hạt nhân” trung tâm tạo sự gắn kết, vừa mang đậm màu sắc tín ngưỡng dân gian để làm chỗ dựa tâm linh cho cộng đồng. Đó là điều gần như chưa xuất hiện ở bất cứ quốc gia nào trên thế giới. Còn câu chuyện truyền thuyết về bọc trăm trứng - đó là một sự sáng tạo vĩ đại của dân gian Việt Nam, ít có một hình tượng nghệ thuật nào sánh bằng. Và chính Hồ Chủ tịch đã sử dụng rất thần tình ý nghĩa của hình tượng đó trong công cuộc dựng nước và giữ nước. Ngày 2/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình, Hồ Chủ tịch khi đọc Tuyên ngôn độc lập đã dừng lại hỏi: “Tôi nói đồng bào nghe rõ không?”. Câu “đồng bào” của Bác trở nên thân thiết và lay động tình cảm biết bao.

Tín ngưỡng thờ Hùng Vương như mạch máu của dân tộc Việt. Quá trình đắp đê hàng ngàn km tạo dựng đồng bằng sông Hồng màu mỡ hay quai đê lấn biển nếu không có tinh thần đại đoàn kết từ nghĩa đồng bào chung đói no thì sao có được. Và phải chăng cũng từ tinh thần này mà tại Việt Nam, mặc dù đã có Đảng Cộng sản lãnh đạo nhưng những nhà cách mạng vẫn tổ chức ra các Mặt trận Dân chủ, Mặt trận Việt Minh, Mặt trận Liên Việt... kể cả hiện thời là Mặt trận Tổ quốc Việt Nam để xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc?

Kế thừa và phát huy truyền thống, hiện tại chúng ta đã trình UNESCO hồ sơ xét công nhận danh hiệu Di sản văn hóa phi vật thể cho “Tín ngưỡng thờ Hùng Vương ở Phú Thọ”. Và cũng chính mảnh đất Tổ này đang được xây dựng thành Thành phố Lễ hội về với cội nguồn dân tộc Việt Nam.

Từ Khôi (www.daidoanket.vn – Ngày 12/4/2011)

Created by nhanbe - 5 -nhanbe Page 5 5/17/2023

Thông tin khoa học chuyên đề số 3/2012 5

Page 6: Giỗ Tổ Hùng Vương theo dòng lịch sửthuviensonla.com.vn/uploads/news/2013_05/ttso32012.doc · Web viewGiỗ Tổ Hùng Vương ngày 10 - 3 âm lịch hàng năm là ngày

Hướng về cội nguồn, khơi dậy đoàn kết

Giỗ Tổ Hùng Vương: Biểu tượng văn hóa và truyền thống đoàn kết của dân tộc Việt Nam

Trong hệ thống lễ hội của Việt Nam, giỗ Tổ Hùng Vương từ lâu đã đi vào tiềm thức của người dân với ý nghĩa là lễ hội cội nguồn lịch sử, biểu tượng của truyền thống văn hóa, sức mạnh đại đoàn kết dân tộc. Đây cũng là nơi hội tụ và kết nối giữa quá khứ và hiện tại bởi đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”.

Truyền thuyết về bọc trăm trứng, về họ Hồng Bàng lý giải nguồn gốc và mối quan hệ dân tộc. Mỗi người Việt Nam, dù ở vùng núi cao hay miền duyên hải, dù là dân tộc Kinh hay các dân tộc thiểu số, đều cùng chung dòng máu Lạc Hồng, đều là con dân đất Việt và lấy đoàn kết, yêu thương, đùm bọc nhau làm lẽ sống, làm sức mạnh tinh thần trong suốt quá trình dựng nước và giữ nước. Người Việt Nam có tín niệm sâu sắc về Tổ quốc, về nguồn gốc, tổ tiên. Các truyền thuyết về bọc trăm trứng, về họ Hồng Bàng cùng với dấu tích lịch sử, văn hóa, tín ngưỡng không chỉ là biểu hiện của nhu cầu cố kết cộng đồng để mưu sinh, mà còn phản ánh những khát vọng tình cảm, tâm linh cùng quyết tâm hướng tới khối đoàn kết quốc gia, dân tộc. Cũng giống như nhiều dân tộc trên thế giới, người Việt có tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên và là quốc gia duy nhất có chung ngày giỗ Tổ. Thế nên mới có câu ca truyền đời, nhắc nhở các thế hệ con cháu Lạc Hồng luôn nhớ về nguồn cội, tri ân công đức tổ tiên:

“Dù ai đi ngược về xuôiNhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba

Khắp miền truyền mãi câu caNước non vẫn nước non nhà ngàn năm”

Từ thời phong kiến, giỗ Tổ Hùng Vương đã được định lệ 5 năm mở hội lớn một lần (còn gọi là hội chính) vào những năm chẵn như năm 1900, 1905, 1910... còn hàng năm thì giao cho dân trưởng tạo lệ sửa lễ cúng Tổ vào ngày 12/3 âm lịch là ngày giỗ Kinh Dương Vương. Đến đầu thế kỷ 20, nhà Nguyễn ấn định lấy ngày 10/3 làm chuẩn và dân trưởng tạo lệ là dân Hy Cương được phát canh 25 mẫu ruộng và cấp 100 đồng bạc trắng, miễn sưu thuế phu phen để trông nom đền miếu và làm giỗ Tổ. Nhà vua cũng phong cho vị trưởng lão của dân trưởng tạo lệ chức quan gọi là "lệnh đồng trà". Hàng năm, đến ngày giỗ Tổ, “lệnh đồng trà” lên kinh đô nhận 3 đấu gạo nếp thơm của vua ban cho, về thổi xôi cúng trên Đền Thượng, chủ tế là Quan tuần phủ đứng đầu tỉnh do nhà vua ủy nhiệm, bồi tế là các quan lại của tỉnh, huyện trong địa hạt Phú Thọ. Vào năm hội chính, ngay từ tháng Giêng, dân trưởng treo lá cờ thần trên đỉnh núi Nỏn báo cho đồng bào gần xa biết. Việc chuẩn bị náo nhiệt

Created by nhanbe - 6 -nhanbe Page 6 5/17/2023

Thông tin khoa học chuyên đề số 3/20126

Page 7: Giỗ Tổ Hùng Vương theo dòng lịch sửthuviensonla.com.vn/uploads/news/2013_05/ttso32012.doc · Web viewGiỗ Tổ Hùng Vương ngày 10 - 3 âm lịch hàng năm là ngày

Hướng về cội nguồn, khơi dậy đoàn kết

trước hàng tháng: Sửa sang đường xá (xưa đường lên núi nhỏ hẹp, cây cối rậm rạp), tu bổ, quét dọn các đền, mua sắm vật phẩm phục vụ ngày giỗ Tổ... Ngoài việc quan triều đình và quan hàng tỉnh đứng tế, các làng xã có đình thờ Vua Hùng, vợ con vua hoặc tướng lĩnh thời Hùng Vương còn rước kiệu đến chầu.

Vào năm 1946, giỗ Tổ đầu tiên dưới chính quyền cách mạng, cụ Huỳnh Thúc Kháng, Phó Chủ tịch nước lên làm nghi lễ dâng hương và dâng lên bàn thờ Tổ tấm bản đồ Việt Nam và thanh kiếm. Đây là hai vật báu nói lên ý chí bảo vệ đất nước của Chính phủ và nhân dân ta trước họa xâm lăng đang đe dọa. Sau khi đất nước giành được độc lập, hòa bình lập lại, giỗ Tổ Hùng Vương được duy trì song vẫn giới hạn phạm vi tổ chức ở địa phương. Song hội Đền Hùng có chiều hướng ngày càng đông và kéo dài. Vào những năm 1960, có khoảng 10 vạn người về dự hội; Những năm 1970, có khoảng 20 vạn; Những năm 1980, con số này khoảng 30 vạn… Đặc biệt, năm 2010, lần đầu tiên giỗ Tổ Hùng Vương được tổ chức trên quy mô cả nước và tại Đền Hùng - Phú Thọ được tổ chức với nghi thức Quốc lễ.

Theo số liệu thống kê của Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch, hiện nay, cả nước có 1.417 di tích thờ Vua Hùng và các nhân vật liên quan đến thời đại Hùng Vương, tuy nhiên Đền Hùng là tên gọi khái quát chỉ quần thể đền chùa thờ phụng các Vua Hùng và tôn thất của nhà vua trên núi Nghĩa Lĩnh thuộc địa phận xã Hy Cương, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ. Lễ hội Đền Hùng bao gồm những hoạt động văn hóa, văn nghệ mang tính chất nghi thức truyền thống và những hoạt động văn hóa dân gian khác... Các hoạt động mang tính chất nghi thức còn lại đến ngày nay là lễ rước kiệu vua và lễ dâng hương. Đó là hai nghi lễ được cử hành đồng thời trong ngày chính hội. Đám rước kiệu xuất phát từ dưới chân núi rồi lần lượt qua các đền để tới đền Thượng, nơi làm lễ dâng hương. Đó là một đám rước tưng bừng những âm thanh của các nhạc cụ cổ truyền và màu sắc sặc sỡ của bạt ngàn cờ, hoa, lọng, kiệu, trang phục truyền thống... Cùng với phần lễ là phần hội với các hoạt động văn hóa dân gian đặc sắc, ban ngày có hát xẩm, hát ví, hát trống quân, cò lả... đêm đến có hát xoan kéo dài từ chập tối đến sáng tại đền Thượng, ngoài ra còn có hát chèo, tuồng ở ngoài các bãi rộng chân núi. Bên cạnh đó, còn có các trò chơi dân gian như: Ném còn, kéo co, chọi gà, vật, bắn nỏ thi, kéo lửa nấu cơm thi, bịt mắt bắt dê...

Trải qua bao thời đại lịch sử, lễ hội Đền Hùng vẫn được gìn giữ và trở thành "Thánh địa linh thiêng” của cả nước, nơi phát nguyên nguồn gốc dân tộc. Người đến hội không hề phân biệt tôn giáo, chỉ cần là người Việt Nam thì trong tâm thức đều có quyền tự hào là con cháu muôn đời của Vua Hùng, mang theo lòng ngưỡng mộ cầu mong “quốc thái dân an” và để hành hương về vùng đất cội nguồn của dân tộc. Vượt lên những giá trị văn hóa, tâm linh, Đền Hùng và giỗ Tổ Hùng Vương còn là điểm hội tụ tinh thần đại đoàn kết dân tộc, tôn vinh các giá trị đạo đức, văn hóa Việt Nam đậm đà bản sắc. Đăng Quang (www.hanoi.gov.vn)

Created by nhanbe - 7 -nhanbe Page 7 5/17/2023

Thông tin khoa học chuyên đề số 3/2012 7

Page 8: Giỗ Tổ Hùng Vương theo dòng lịch sửthuviensonla.com.vn/uploads/news/2013_05/ttso32012.doc · Web viewGiỗ Tổ Hùng Vương ngày 10 - 3 âm lịch hàng năm là ngày

Hướng về cội nguồn, khơi dậy đoàn kết

Từ Quốc lễ Giỗ tổ Hùng Vương nghĩ về sự trường tồn của dân tộcTừ lâu, ngày mồng mười tháng

ba âm lịch hàng năm đã thành ngày giỗ Tổ - ngày Quốc lễ - ngày lễ có ý nghĩa thiêng liêng sâu sắc đối với mỗi người Việt Nam và toàn thể dân tộc Việt Nam. Bước từng bước trang nghiêm lên núi Nghĩa Lĩnh, tìm về nguồn cội, đứng trước bàn thờ các Vua Hùng thành kính tạ ơn công đức của các bậc tiên tổ, lòng chúng ta trào dâng niềm xúc động không cùng. Và những ai vào ngày này dẫu không về được đất Tổ dự lễ thì lòng cũng hướng về nơi đây, thắp nén tâm nhang trong tâm tưởng để bái vọng tưởng nhớ các đấng tiền nhân đã có công dựng nước.

Xuyên qua mang mang khói mây huyền thoại mấy ngàn năm, ta như thấy các Vua Hùng cùng thần dân đang cày ruộng. Và lớp lớp đàn chim lạc đang sải cánh bay về đậu lên mặt trống đồng. Lịch sử đã khắc ghi các thế hệ Vua Hùng nối tiếp nhau dựng lên nước Văn Lang của người Việt cổ. Nước Văn Lang với nền văn minh lúa nước và nền văn minh sông Hồng rực rỡ đã tạo nên bản sắc văn hóa dân tộc phong phú và độc đáo, đặt nền móng cho sự phát triển mạnh mẽ và dài lâu của dân tộc Việt Nam. Vùng đất xưa, nơi các Vua Hùng lập nghiệp và nằm xuống trở thành đất Tổ. Người Việt Nam chúng ta hôm nay hành hương tìm về Đất Tổ chính là tìm về cội nguồn dân tộc, là thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn.

Ngay từ buổi đầu dựng nước gian nan, cùng với việc sáng tạo nên

những giá trị văn hóa đặc sắc, người dân Việt cũng hình thành được những nét đẹp truyền thống. Một trong những nét đẹp đó chính là lối sống cộng đồng, là tinh thần đoàn kết. Qua hình ảnh Vua Hùng cùng người dân cày ruộng có thể thấy được sự gần gũi, gắn bó, hòa đồng giữa người lãnh đạo cao nhất của đất nước với người dân thường. Lối sống như vậy trải qua mấy ngàn năm đã được kế thừa trở thành truyền thống và được thể hiện rõ nét trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc. Trong bài “Cáo bình Ngô” Nguyễn Trãi đã từng viết: “Tướng sĩ một lòng phụ tử, hòa nước sông chén rượu ngọt ngào”; Bài cáo này được viết sau khi nhân dân ta toàn thắng trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược của nhà Minh (1428). Trong tiếng Việt, có một khái niệm thật hay, thật độc đáo dường như không thấy có ở ngôn ngữ của các dân tộc khác, đó là khái niệm “đồng bào”. Khái niệm này gắn với truyền thuyết mẹ Âu Cơ sinh bọc trăm trứng với trăm người con trong cùng một bọc. Khái niệm “đồng bào” (người cùng một bọc) vì thế có ý nghĩa thật thiêng liêng: Cộng đồng các dân tộc Việt Nam, người Việt Nam nói chung đều có quan hệ ruột thịt với nhau, có tình cảm thân thương như người một nhà. Với ý nghĩa như vậy thì mọi người Việt Nam dù thuộc tộc người nào, dù ở trong nước hay ngoài nước đều có chung một cội nguồn và một ngày giỗ Tổ. Tìm về đất Tổ, hướng về ngày giỗ

Created by nhanbe - 8 -nhanbe Page 8 5/17/2023

Thông tin khoa học chuyên đề số 3/20128

Page 9: Giỗ Tổ Hùng Vương theo dòng lịch sửthuviensonla.com.vn/uploads/news/2013_05/ttso32012.doc · Web viewGiỗ Tổ Hùng Vương ngày 10 - 3 âm lịch hàng năm là ngày

Hướng về cội nguồn, khơi dậy đoàn kết

Tổ Hùng Vương là hướng về tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc – yếu tố tạo nên sức mạnh nội sinh của dân tộc trong suốt cuộc trường chinh dựng nước và giữ nước hôm qua, hôm nay và mãi mãi về sau.

Dựng nước đã là gian nan nhưng giữ nước mới gian nan gấp bội phần vì thời gian là dòng chảy vô tận, làm sao cho đất nước mình, dân tộc mình được trường tồn và trường tồn một cách bền vững, sánh vai được với các nước phát triển trên thế giới. Chúng ta khắc ghi trong tâm khảm lời dạy của Bác Hồ: “Các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”. Giữ lấy nước cũng chính là lẽ sống, lý tưởng sống, là con đường mà Hồ Chí Minh đã chọn và chỉ ra cho cả

dân tộc cùng đi. Chúng ta nguyện đoàn kết muôn người như một, đi theo con đường mà Bác đã đi, vì dân, vì nước, vì sự trường tồn và tương lai tươi sáng của dân tộc Việt Nam. Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam quang vinh, đi trên con đường sáng Hồ Chí Minh, nhân dân ta đã đánh thắng nhiều kẻ thù xâm lược, giành độc lập tự do cho Tổ quốc, bảo vệ vững chắc chủ quyền của đất nước, làm rạng rỡ thêm truyền thống kiên cường, bất khuất của dân tộc Việt Nam. Truyền thống dựng nước và giữ nước tốt đẹp của dân tộc cũng đang được tiếp tục phát huy trong thời kỳ đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế của đất nước hiện nay.

(www.gdtd.vn – Ngày 12/4/2010)

Nơi khơi dậy sức mạnh dân tộcTín ngưỡng thờ Hùng Vương là đỉnh cao tâm thức dân tộc, nơi khơi dậy tinh

thần đoàn kết và sức mạnh để phục vụ cho sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước.

Đỉnh cao tín ngưỡng thờ cúng tổ tiênHồ sơ Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương vừa được gửi tới UNESCO để đề

nghị được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Nhân sự kiện này, phóng viên VOV phỏng vấn PGS.TS Nguyễn Chí Bền, Viện trưởng Viện Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam.

PV: Xin ông cho biết những nét độc đáo trong tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương?

PGS.TS Nguyễn Chí Bền: Tín ngưỡng thờ Hùng Vương là đỉnh cao tâm thức dân tộc và giỗ Tổ Hùng Vương đã trở thành lễ hội văn hóa lớn của dân tộc. Đây chính là cội nguồn thiêng liêng, nơi khơi dậy tinh thần đoàn kết và sức mạnh của cả dân tộc phục vụ cho sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước.

Từ năm 2000, 5 năm 1 lần, lễ hội Đền Hùng được tổ chức theo nghi thức Quốc giỗ. Theo truyền thuyết, Hùng Vương gắn với một nhà nước thời cổ đại khu vực châu thổ Bắc Bộ. Cho đến nay, các nguồn tư liệu chúng ta có được cho thấy,

Created by nhanbe - 9 -nhanbe Page 9 5/17/2023

Thông tin khoa học chuyên đề số 3/2012 9

Page 10: Giỗ Tổ Hùng Vương theo dòng lịch sửthuviensonla.com.vn/uploads/news/2013_05/ttso32012.doc · Web viewGiỗ Tổ Hùng Vương ngày 10 - 3 âm lịch hàng năm là ngày

Hướng về cội nguồn, khơi dậy đoàn kết

khoảng từ thế kỷ 14 - 15, nhà Lê bắt đầu cho xây dựng bộ ngọc phả Hùng Vương, sau đó là việc thờ cúng Hùng Vương.

Các triều đại sau đó như nhà Tây Sơn, nhà Nguyễn, đều có việc phong sắc giao cho các làng, xã xung quanh núi Nghĩa Lĩnh thờ cúng Hùng Vương. Cho đến nay, tín ngưỡng này phát triển rất mạnh. Sở dĩ có câu chuyện ấy bởi vì tất cả người dân Việt luôn luôn coi Hùng Vương là thủy tổ của dân tộc. Trong tâm thức dân gian Việt Nam, đây là một tín ngưỡng khá đặc biệt, được sự đồng thuận giữa các thể chế xã hội và thái độ của cộng đồng. Ngay sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng ủy quyền cho cụ Huỳnh Thúc Kháng thay mặt Chính phủ để làm lễ trước miếu thờ các Vua Hùng.

PV: Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương có nhiều lớp văn hóa và một không gian rất rộng. Xin ông phân tích thêm về điều này?

PGS.TS Nguyễn Chí Bền: Các lớp văn hóa của tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương chồng xếp lên nhau. Lớp văn hóa đầu tiên là nghi lễ thờ thần núi ở các làng, xã ở Phú Thọ rất phổ biến. Sau đó tín ngưỡng thờ cúng được chuyển hóa. Từ đất nước, núi non, trở thành thờ cúng ông Tổ.

Theo một cuốn sách chữ Hán ở thế kỷ 17, lúc đó có 73 làng xung quanh núi Nghĩa Lĩnh thờ cúng Hùng Vương. Kết quả điều tra năm 1938 của Viện Viễn Đông Bác cổ (Pháp), cũng như kết quả điều tra năm 1964 của Ty Văn hóa tỉnh Phú Thọ lúc bấy giờ khẳng định chúng ta có hơn 100 làng thờ cúng Hùng Vương. Hiện nay, không gian văn hóa tín ngưỡng thờ Hùng Vương tồn tại ở 122 làng, xã ở Phú Thọ. Ở đây chúng ta phải nói rõ là có những làng danh tính được rõ, đặc biệt là trong các sắc phong của triều đình (ví dụ như sắc phong của triều Nguyễn ghi rõ là Thánh tổ Hùng Vương). Nhưng có những làng người dân chỉ ý thức được rằng đây là thờ Đột ngột Cao Sơn. Đây là mỹ tự của một vị Vua Hùng, rồi Viễn Sơn Thánh Vương, rồi Ất Sơn Thánh Vương, thì đều là như vậy. Sở dĩ không gian tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương có sức lan tỏa như vậy vì cốt lõi của nó là việc thờ cúng tổ tiên của người Việt. Người Việt từ thờ tổ tiên của gia tộc mình, ra làng xã thì thờ những người có công lao với làng xã, đến với cộng đồng lớn hơn thì thờ Hùng Vương với tư cách là ông tổ của đất nước, vị thủy tổ của dân tộc. Tín ngưỡng này phát triển rất mạnh là vì vậy.

PV: Vậy, có khó khăn trong việc bảo tồn tín ngưỡng này trong đời sống hiện đại?

PGS.TS Nguyễn Chí Bền: Không gian văn hóa tín ngưỡng thờ Hùng Vương hiện tồn tại ở 122 làng, xã ở Phú Thọ. Vì vậy, câu chuyện bảo tồn sẽ đặt ra ở hai khu vực: Một là không gian văn hóa của tín ngưỡng đó cần được bảo tồn, hay nói giản dị hơn là cần có chỗ để cho người ta đến thực hành nghi lễ. Không gian văn hóa tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở một số làng thời gian vừa qua có nơi đã bị xuống cấp, hư hại. Trách nhiệm của chúng ta là phải phục hồi sao cho đảm bảo điều kiện cho việc thực hành nghi lễ. Thứ hai là làm sao để cộng đồng nhận thức được đầy đủ giá trị của tín ngưỡng.

Created by nhanbe - 10 -nhanbe Page 10 5/17/2023

Thông tin khoa học chuyên đề số 3/201210

Page 11: Giỗ Tổ Hùng Vương theo dòng lịch sửthuviensonla.com.vn/uploads/news/2013_05/ttso32012.doc · Web viewGiỗ Tổ Hùng Vương ngày 10 - 3 âm lịch hàng năm là ngày

Hướng về cội nguồn, khơi dậy đoàn kết

PV: Chúng ta cần làm gì để giới trẻ nhận thức đúng đắn về lễ hội này?PGS.TS Nguyễn Chí Bền: Thực ra câu chuyện mà theo tôi chúng ta phải

quan tâm không nằm trong thế hệ trẻ, mà chúng ta nên nhìn vấn đề ở chiều khác. Đó là vai trò của nhà trường, của cộng đồng đối với ý thức về cội nguồn trong giới trẻ. Thái độ biết ơn tổ tiên như thế nào. Trong chương trình giáo dục chính quy hiện tại mới đưa vào chương trình Ngữ văn của lớp 6 và lớp 10 một số truyền thuyết về Hùng Vương. Như thế là chưa đủ. Việc giáo dục ý thức về ông Tổ của quốc gia, của đất nước không phải mỗi chúng ta làm.

Một số nước như Hàn Quốc, Nhật Bản người ta cũng có giáo dục ý thức về nguồn cội, về ông Tổ quốc gia, nhưng cách làm đa dạng và có hiệu quả hơn. Nếu chỉ có 1 - 2 truyền thuyết được đưa vào giảng dạy ở chương trình Ngữ văn lớp 6 và lớp 10 thì thế hệ trẻ họ hiểu biết không rõ về Hùng Vương. Và khi họ đã hiểu biết không rõ thì điều chúng ta mong đợi từ thế hệ trẻ là, niềm tự hào, tin tưởng, thái độ biết ơn chắc chắc sẽ có vấn đề.

PV: Xin cảm ơn ông! Mai Hồng (vov.vn – Ngày 12/4/2011)

Ngày giỗ Tổ, nghĩ về đại đoàn kết dân tộc

Giỗ Tổ Hùng Vương có ý nghĩa thiêng liêng với toàn thể dân tộc Việt Nam về đất Tổ, về nơi cội nguồn dân tộc trong những ngày này, có thể cảm nhận tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc (ĐĐKTDT), truyền thống cực kỳ quý báu của dân tộc ta được hun đúc từ bao đời nay tiếp tục tỏa sáng.

Vấn đề của mọi thời đại

Trong sử sách và trong hiện thực, ĐĐKTDT luôn được khẳng định là truyền thống quý báu của dân

tộc ta. Truyền thống đó bắt nguồn từ lịch sử dựng nước và giữ nước. Ngay từ buổi đầu dựng nước gian nan, cùng với việc sáng tạo nên những giá trị văn hóa đặc sắc, người Việt cũng hình thành được những nét đẹp truyền thống. Một trong những nét đẹp đó chính là tinh thần đoàn kết cộng đồng. Người đời truyền tụng Vua Hùng cùng người dân cày ruộng, muốn nói sự gần gũi, gắn bó, hòa đồng giữa lãnh đạo đất nước với dân thường.

Tinh thần ĐĐKTDT còn được

hiểu qua một khái niệm độc đáo của dân tộc ta, dường như không thấy có ở ngôn ngữ của các dân tộc khác, đó là khái niệm "đồng bào". Khái niệm này gắn với truyền thuyết mẹ Âu Cơ sinh bọc trăm trứng với trăm người con (người cùng một bọc) vì thế có ý nghĩa thật thiêng liêng: Cộng đồng các dân tộc Việt Nam, người Việt Nam nói chung đều có quan hệ gần gũi ruột thịt thân thương như thể một nhà. Với ý nghĩa như vậy thì mọi người Việt Nam dù thuộc tộc người nào, dù ở trong

Created by nhanbe - 11 -nhanbe Page 11 5/17/2023

Thông tin khoa học chuyên đề số 3/2012 11

Page 12: Giỗ Tổ Hùng Vương theo dòng lịch sửthuviensonla.com.vn/uploads/news/2013_05/ttso32012.doc · Web viewGiỗ Tổ Hùng Vương ngày 10 - 3 âm lịch hàng năm là ngày

Hướng về cội nguồn, khơi dậy đoàn kết

nước hay ngoài nước đều có chung một cội nguồn và một ngày giỗ Tổ. Tìm về đất Tổ, hướng về ngày giỗ Tổ Hùng Vương là hướng về tinh thần ĐĐKTDT - yếu tố tạo nên sức mạnh nội sinh của dân tộc trong suốt cuộc trường chinh dựng nước và giữ nước và mãi mãi về sau.

Đến thời đại Hồ Chí Minh, truyền thống ĐĐKTDT được phát triển lên một tầm cao mới. Ngay từ khi mới thành lập, Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã giương cao ngọn cờ ĐĐKTDT, xác định đó là đường lối, chiến lược, là nguồn sức mạnh, động lực chủ yếu trong kháng chiến cứu nước, trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. "Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết - Thành công, thành công, đại thành công", câu nói của Bác Hồ đã chứng minh, ĐĐKTDT thực sự là nhân tố bảo đảm thắng lợi cho sự nghiệp cách mạng Việt Nam. Đây không phải là chủ trương nhất thời, mà là một vấn đề cốt tử của cách mạng… Còn nhớ, tại lễ giỗ Tổ Hùng

Vương năm 2010, nói về tinh thần ĐĐKTDT, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đã nhấn mạnh: "Trong bất cứ hoàn cảnh nào, trong bất cứ điều kiện nào, nếu chúng ta giữ được khối ĐĐKTDT, đó là sức mạnh tuyệt đối để chúng ta chiến thắng khó khăn, kể cả chiến thắng ngoại xâm. Ông cha ta hàng ngàn năm thắng giặc ngoại xâm cũng bằng sức mạnh ĐĐKTDT. Chúng ta chiến thắng các đế quốc xâm lược cũng nhờ sức mạnh ĐĐKTDT".

Tiếp nối truyền thống

Dưới sự lãnh đạo của Đảng, truyền thống ĐĐKTDT ngày càng được củng cố và phát huy, làm nên sức mạnh của dân tộc Việt Nam. Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam Huỳnh Đảm khẳng định, ngày nay, phát huy sức mạnh khối ĐĐKTDT là một trong những nhiệm vụ chủ yếu mà Đảng Cộng sản Việt Nam đề ra, nhằm thực hiện đoàn kết dân tộc, các tôn giáo, các giai cấp, tầng lớp nhân dân, các thành phần kinh tế, mọi giới, mọi lứa tuổi, mọi vùng miền đất

nước, người trong Đảng, người ngoài Đảng, người đương chức, người đã nghỉ hưu, đoàn kết mọi người trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam dù sống ở trong nước hay ở ngoài nước để đẩy mạnh công cuộc CNH, HĐH đất nước. Đi đôi với việc phát triển kinh tế, công tác xóa đói, giảm nghèo luôn là ưu tiên hàng đầu của Đảng và Nhà nước ta. Nhiều chương trình, chính sách cụ thể hỗ trợ người nghèo, vùng nghèo đã được triển khai thực hiện thông qua phát triển cơ sở hạ tầng, hỗ trợ vốn sản xuất, chăm sóc y tế, giáo dục miễn phí... giúp người nghèo vươn lên thoát khỏi đói nghèo và thực hiện công bằng xã hội.

Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam với vai trò "đầu tàu", trong việc tập hợp, nhân lên sức mạnh của khối ĐĐKTDT đã triển khai có hiệu quả Cuộc vận động (CVĐ) "Ngày vì người nghèo", nhằm thu hút mọi nguồn lực trong xã hội chung tay giúp người nghèo, qua đó tăng cường khối

Created by nhanbe - 12 -nhanbe Page 12 5/17/2023

Thông tin khoa học chuyên đề số 3/201212

Page 13: Giỗ Tổ Hùng Vương theo dòng lịch sửthuviensonla.com.vn/uploads/news/2013_05/ttso32012.doc · Web viewGiỗ Tổ Hùng Vương ngày 10 - 3 âm lịch hàng năm là ngày

Hướng về cội nguồn, khơi dậy đoàn kết

ĐĐKTDT. Ý nghĩa nhân văn của Cuộc vận động này đã phát huy mạnh mẽ truyền thống "Lá lành đùm lá rách". Từ đó, các phong trào như "áo ấm, chăn ấm cho đồng bào nghèo" của Hội Chữ thập đỏ; "Đoàn kết giúp nhau giảm nghèo" của Hội Nông dân; Hiến máu nhân đạo, ủng hộ sách vở, quần áo... của Đoàn thanh niên; Hay "Hỗ trợ nhân đạo cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn'' của Hội Liên hiệp Các tổ chức hữu nghị... liên tục được phát triển.

Các tỉnh, thành phố trên cả nước cũng đã thực hiện nhiều hoạt động thiết thực giúp người nghèo. Tỉnh Hải Dương xóa xong nhà dột nát cho hộ nghèo; Tỉnh Sơn La giúp đỡ hộ nghèo vay vốn, cây, con giống, phổ biến kỹ thuật

chăn nuôi, trồng trọt, khuyến khích, tạo điều kiện để hộ nghèo được vay vốn ngân hàng phát triển kinh tế, xóa nghèo bền vững. Thành phố Hà Nội, đi đầu về xóa nhà tạm, dột nát, phấn đấu nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người nghèo... Từ năm 2007 đến nay, thực hiện lời kêu gọi của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng, cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam trong và ngoài nước cũng tích cực tham gia giúp đỡ người nghèo, mỗi doanh nghiệp đóng góp ít nhất một căn nhà "Đại đoàn kết" cho hộ nghèo.

Tăng cường và phát huy sức mạnh ĐĐKTDT luôn là nhiệm vụ vô cùng quan trọng. Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam Huỳnh Đảm cho rằng, cần quán triệt,

nâng cao nhận thức và trách nhiệm trong hệ thống chính trị và toàn xã hội về sự nghiệp ĐĐKTDT; Kịp thời cụ thể hóa, thể chế hóa quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng; Chăm lo, bảo đảm quyền dân chủ của nhân dân theo pháp luật, tăng cường đồng thuận xã hội. Đồng thời, Nhà nước cần ngăn chặn và xử lý nghiêm minh những biểu hiện vi phạm quyền dân chủ của nhân dân, cũng như những biểu hiện lợi dụng dân chủ để vi phạm pháp luật, kích động nhân dân, gây rối trật tự công cộng, ảnh hưởng đến sự ổn định chính trị, xã hội và chia rẽ khối ĐĐKTDT.

Linh Nhi - Lê Hoàn(hanoimoi.com.vn Ngày 12/4/2011)

Created by nhanbe - 13 -nhanbe Page 13 5/17/2023

Thông tin khoa học chuyên đề số 3/2012 13

Page 14: Giỗ Tổ Hùng Vương theo dòng lịch sửthuviensonla.com.vn/uploads/news/2013_05/ttso32012.doc · Web viewGiỗ Tổ Hùng Vương ngày 10 - 3 âm lịch hàng năm là ngày

Hướng về cội nguồn, khơi dậy đoàn kết

Sự kết tinh truyền thống giữ nước của dân tộcNăm 1954, trên đường về Thủ đô, nói chuyện với các chiến sĩ Đại đoàn Quân

tiên phong tại Đền Hùng, Bác Hồ nhấn mạnh: "Các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước". Những bài học lịch sử của dân tộc đã được kết tinh trong tư tưởng Hồ Chí Minh về giữ nước, bảo vệ nền độc lập của dân tộc.

Việt Nam từ thuở các Vua Hùng dựng nước đến nay đã viết nên bao trang sử vẻ vang dựng nước và giữ nước. Trang sử giữ nước thật oai hùng, nhưng cũng thấm đẫm bao nhiêu máu và nước mắt. Chúng ta hiểu điều đó, và bởi thế không khi nào chúng ta muốn chiến tranh. Chúng ta khát khao hòa bình, và có lẽ không có dân tộc nào muốn có hòa bình lại phải trải qua mất mát, hy sinh to lớn đến như thế! Nhưng chính giữ nước trong hoàn cảnh lịch sử ngàn năm ấy dạy chúng ta biết khoan dung, biết khép quá khứ, hướng tới tương lai, đồng thời cũng cho chúng ta bài học biết cầm vũ khí đánh giặc và thắng giặc, giữ gìn độc lập, tự do cho dân tộc.

Không phải chỉ những nhà nghiên cứu nước ngoài về Việt Nam, mà ngay chính chúng ta - những người Việt Nam cũng có lúc tự hỏi: Vì sao chúng ta lại phải trải qua nhiều cuộc chiến tranh giữ nước đến vậy?

Trước tiên hãy phân tích nguyên nhân khách quan từ bên ngoài qua các thời kỳ.

Thời trung cổ, các nhà nước phương Bắc được hình thành và xây dựng trên lưng ngựa, nghĩa là bằng sức mạnh quân sự, tiến hành các cuộc chiến tranh chinh phục, chiếm lãnh thổ, xóa các nhà nước yếu, sáp nhập vào nước mình, thống nhất thiên hạ. Tần Thủy Hoàng thống nhất thiên hạ như thế nào là một ví dụ. Hốt Tất Liệt chiếm Trung Nguyên lập nhà nước Đại Nguyên như thế nào lại là một minh chứng khác. Nhà Thanh chiếm Trung Quốc, sáp nhập vào Mãn Châu lập triều đại Mãn Thanh lại có kết cục lịch sử không còn nhà nước Mãn Châu! Tuy kết cục có khác nhau, nhưng đánh chiếm đất đai, thâu tóm thiên hạ là trào lưu tư tưởng phổ biến của các triều đại phong kiến phương Bắc, kéo dài hàng ngàn năm hun đúc thành thứ chủ nghĩa nước lớn, chủ nghĩa dân tộc Đại Hán theo hướng tiêu cực mà vẫn có người trong thời hiện đại chưa trút bỏ được. Việc đánh chiếm Đại Việt (nước Việt Nam xưa), phần nhỏ còn lại của Bách Việt như là yêu cầu tất yếu khẳng định vị thế thiên triều và mục đích mở mang bờ cõi. Hơn nữa, Đại Việt nằm án ngữ con đường xuống vùng Đông Nam Á cả về đường bộ và đường thủy, như một vật cản tự nhiên đối với mưu đồ bành trướng của các triều đại phong kiến phương Bắc. Bởi vậy, việc đánh

Created by nhanbe - 14 -nhanbe Page 14 5/17/2023

Thông tin khoa học chuyên đề số 3/201214

Đại đoàn kết Truyền thống quý báu của dân tộc

Page 15: Giỗ Tổ Hùng Vương theo dòng lịch sửthuviensonla.com.vn/uploads/news/2013_05/ttso32012.doc · Web viewGiỗ Tổ Hùng Vương ngày 10 - 3 âm lịch hàng năm là ngày

Hướng về cội nguồn, khơi dậy đoàn kết

chiếm Đại Việt vừa là mục tiêu trước mắt, vừa là chiến lược lâu dài thực hiện mưu đồ bành trướng của các triều đại phong kiến phương Bắc. Ngoài nguyên nhân trên, còn một nguyên nhân khác là nội bộ các triều đại phong kiến phương Bắc thường diễn ra các cuộc chiến sinh tử giành ngôi vị và quyền lực, để giải quyết nó có một biện pháp tàn độc và ích kỷ đối với các dân tộc khác là giải quyết cuộc chiến nội bộ bằng cuộc chiến bên ngoài. Chính vì thế mà nước Đại Việt xưa luôn phải đương đầu với các cuộc chiến tranh xâm lược từ Bắc phương.

Thời hiện đại, khi các nước tư bản phương Tây có nền công nghiệp và thương mại phát triển mạnh mẽ, đua nhau tìm kiếm thị trường và tài nguyên vì thế chiếm thuộc địa để có tài nguyên và thị trường là cách thức mới của chủ nghĩa đế quốc. Cách thức ăn cướp đất đai, tài nguyên và thị trường của chủ nghĩa thực dân cũ làm cho những nước đế quốc sinh sau hết phần ăn chia béo bở đã đẻ ra chủ nghĩa phát xít mà mục đích chủ yếu là phân chia lại thị trường thế giới. Các nước kém phát triển ở châu Á, kể cả Trung Quốc lần lượt trở thành miếng mồi ngon của chủ nghĩa thực dân cũ và chủ nghĩa phát xít mới. Trong hoàn cảnh ấy, Việt Nam không thoát khỏi chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp và phát xít Nhật. Vậy là gần một thế kỷ đánh Pháp rồi đứng về phe đồng minh đánh Nhật, tiếng súng không lúc nào ngớt trên dải đất hẹp bên bờ biển Đông, làm cho nhân dân Việt Nam phải chịu biết bao tổn thất về người và của. Có dân tộc nào vừa thoát khỏi tay phát xít Nhật lại lọt vào tay thực dân Pháp để phải làm cuộc trường kỳ kháng chiến 9 năm mới có hòa bình trên một nửa nước như Việt Nam không? Tưởng rằng, chiến thắng Điện Biên Phủ lừng lẫy địa cầu góp phần chấm dứt chủ nghĩa thực dân cũ sẽ đến ngày Tổng tuyển cử Bắc Nam thống nhất, Việt Nam hòa bình, độc lập tự do, nhưng chủ nghĩa thực dân mới của Mỹ lại làm cho nhân dân Việt Nam phải trải qua một cuộc chiến tranh dài nhất, ác liệt nhất thế kỷ XX. Cuộc chiến tranh này còn có ý nghĩa “ai thắng ai” giữa chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội, nên tính hủy diệt bởi vũ khí hiện đại của hai phe đã đẩy chiến tranh tàn khốc không kém chiến tranh thế giới lần thứ hai.

Theo dòng sự kiện ta thấy, với vị trí địa lý đặc biệt của mình, Việt Nam trở thành mục tiêu phải đánh của chủ nghĩa bành trướng, thôn tính các quốc gia nhỏ yếu lân bang thời trung cổ; Mục tiêu phải xâm chiếm của chủ nghĩa thực dân cũ và phát xít mới; Nơi đụng độ giữa chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản, giữa chủ nghĩa thực dân mới và phong trào giải phóng dân tộc.

Vậy là, chiến tranh từ bên ngoài như tất yếu “định mệnh” cho Việt Nam phải nếm trải. Tuy nhiên, cũng có những nguyên nhân chủ quan của các triều đại phong kiến Việt Nam dẫn đến các cuộc chiến tranh xâm lược.

Các triều đại phong kiến Việt Nam được lòng dân đã xây dựng nền thái bình thịnh trị, khi ấy địch có mạnh đến đâu cũng không dám phát động chiến tranh. Nếu có liều lĩnh phát động chiến tranh, đều bị đánh bại nhanh chóng, thậm chí còn bị đánh ngay khi chưa kịp châm ngòi chiến tranh xâm lược. Những sự kiện thời Lý, Trần đánh bại mưu đồ xâm lược của Tống, Nguyên minh chứng cho điều đó. Tiếc rằng, vua quan phong kiến khi tha hóa đã bóc lột, đàn áp nhân dân, nội bộ chia bè,

Created by nhanbe - 15 -nhanbe Page 15 5/17/2023

Thông tin khoa học chuyên đề số 3/2012 15

Page 16: Giỗ Tổ Hùng Vương theo dòng lịch sửthuviensonla.com.vn/uploads/news/2013_05/ttso32012.doc · Web viewGiỗ Tổ Hùng Vương ngày 10 - 3 âm lịch hàng năm là ngày

Hướng về cội nguồn, khơi dậy đoàn kết

kết phái, tranh quyền, đoạt vị... người trung thực vì dân, vì nước không được dùng, kẻ nịnh trên, nạt dân chiếm ưu thế làm cho thế nước suy yếu, kẻ địch lợi dụng mà phát động chiến tranh xâm lược. Lại thêm, trong cuộc chiến giành ngôi vị, có kẻ vì lợi ích riêng của mình đã cam tâm bán rẻ lợi ích dân tộc, “cõng rắn cắn gà nhà” như Trần Ích Tắc, Lê Chiêu Thống, Hồ Quý Ly thoán ngôi nên đã mất lòng dân, mặc dù có những cải cách tiến bộ, chuẩn bị quốc phòng chu đáo nhưng vẫn là cái cớ để nhà Minh phát động chiến tranh xâm lược nước ta. Thời Lê - Trịnh, Trịnh - Nguyễn phân tranh là cơ hội tốt cho nhà Thanh xâm lược. Rồi phe chủ hòa nhà Nguyễn hèn nhát, không dám sống chết cùng toàn dân chống ngoại xâm nên mới mất nước vào tay thực dân Pháp để lại tiếng xấu trong lịch sử.

Nói tóm lại, thế lực cầm quyền thối nát, mâu thuẫn nội bộ, khối đoàn kết toàn dân bị lung lay là nguyên nhân chủ quan tạo cơ hội cho kẻ thù phát động chiến tranh xâm lược.

Với những nguyên nhân khách quan và chủ quan như đã phân tích, nhân dân Việt Nam không tránh được các cuộc chiến tranh xâm lược, nhưng đã biết chiến đấu ngoan cường viết lên trang sử giữ nước vẻ vang của dân tộc. Từ phá Tống, bình Nguyên, kháng Minh, đạp Thanh đến đánh Pháp, đuổi Nhật, chống Mỹ để giải phóng dân tộc, những chiến công hiển hách đó kết lại thành truyền thống bất diệt của dân tộc Việt Nam. Ôn lại truyền thống đó không chỉ nhắc nhở những ai còn mơ màng về bài học lịch sử ngàn năm nước Việt, mà còn để thế hệ Việt Nam hôm nay hiểu rõ kinh nghiệm xương máu của cha ông trong đấu tranh giữ nước.

Ta chiến thắng trước tiên bởi ta chính nghĩa. Một dân tộc mà theo đạo lý nhân sinh phải được sống trong hòa bình, độc lập và tự do! Một nước “vốn xưng nền văn hiến đã lâu, núi sông bờ cõi đã chia”, biên giới, lãnh thổ “rành rành định phận tại sách trời” đứng lên quyết giữ vững độc lập tự do của mình là điều chính nghĩa không thể chối cãi. Một dân tộc có truyền thống lâu đời với ý chí sắt đá “thà làm quỷ nước Nam chứ không thèm làm vương đất Bắc”; “Thà hi sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”; “Không có gì quý hơn độc lập tự do”! Dân tộc ấy không có sức mạnh nào khuất phục được.

Ta chiến thắng còn bởi vì ta biết “lấy đại nghĩa thắng hung tàn, đem chí nhân thay cường bạo”. Sức mạnh của người khát khao hòa bình độc lập chống lại kẻ hiếu chiến bạo tàn đã làm nên chiến thắng tưởng như huyền thoại. Huyền thoại ấy là chuyện Thánh Gióng lớn nhanh như thổi với gậy sắt, giáp sắt, ngựa sắt phun ra lửa đánh tan giặc Ân, huyền thoại ấy là chuyện nỏ thần Cổ Loa, gươm thần của Lê Lợi, Quang Trung thần tốc tiến ra Thăng Long hẹn ăn Tết sau đại phá quân Thanh... Và huyền thoại ngay trong thời hiện đại với “Điện Biên Phủ trên không” giữa Thủ đô Hà Nội ta bắn hạ pháo đài bay B52 biểu tượng sức mạnh không lực Hoa Kỳ. Huyền thoại con đường Hồ Chí Minh trên biển với những con tàu không số nhỏ bé và thô sơ đã chở hàng trăm tấn vũ khí từ Bắc vào Nam chi viện cho tiền tuyến. Chiến thắng của người tự vệ phải “lấy ít địch nhiều, lấy yếu thắng mạnh” như huyền thoại vì không thể dùng phép tính thông thường để đo sức mạnh làm nên chiến thắng, mà

Created by nhanbe - 16 -nhanbe Page 16 5/17/2023

Thông tin khoa học chuyên đề số 3/201216

Page 17: Giỗ Tổ Hùng Vương theo dòng lịch sửthuviensonla.com.vn/uploads/news/2013_05/ttso32012.doc · Web viewGiỗ Tổ Hùng Vương ngày 10 - 3 âm lịch hàng năm là ngày

Hướng về cội nguồn, khơi dậy đoàn kết

phải dùng sự thông tuệ của lý trí, sự nhạy cảm của trái tim mới hiểu được sức mạnh thần kỳ làm nên chiến thắng của dân tộc Việt Nam với một nền văn hóa lâu đời. Nhà chiến lược quân sự tài ba một thời của Hoa Kỳ, ngài Mc. Na-ma-ra đã phải thú nhận trong hồi ký của mình về thất bại trong chiến tranh Việt Nam có nguyên nhân từ sự “không hiểu văn hóa Việt Nam”!

Sức mạnh thần kỳ Việt Nam là bởi sức mạnh ấy được hun đúc và nhân lên gấp bội từ đời này qua đời khác và vì nó là sức mạnh của chiến tranh nhân dân thần thánh. Nhân dân bao giờ và ở đâu cũng là sức mạnh vô địch. Chiến tranh nhân dân sản sinh ra muôn vạn anh hùng! Chiến tranh nhân dân sáng tạo vô tận cách thức đánh giặc và thắng giặc mà không có sách nào ghi hết được.

Và cuối cùng ta chiến thắng bởi vì “mỗi khi đất nước bị xâm lăng” thì sức mạnh đại đoàn kết dân tộc sẽ kết lại thành làn sóng có sức nhấn chìm mọi kẻ thù xâm lược.

Người viết muốn nhấn mạnh điều có ý nghĩa lớn lao và thiết thực đối với chúng ta hôm nay là những bài học lịch sử của dân tộc đã kết tinh trong tư tưởng Hồ Chí Minh về giữ nước độc lập tự do. Nổi bật hàng đầu và xuyên suốt Tư tưởng ấy là tư tưởng đại đoàn kết. Người khẳng định: “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết! Thành công, thành công, đại thành công!”. Đoàn kết, trước tiên là đoàn kết đồng bào cùng là con cháu Lạc Hồng, không phân biệt giàu nghèo, đảng phái, tôn giáo, nam, nữ... hễ là người Việt Nam yêu nước thì liên kết lại thành một khối thống nhất toàn dân tộc, chống kẻ thù xâm lược. Tinh thần đoàn kết ấy đã tạo nên sức mạnh to lớn đưa cách mạng Việt Nam đến thắng lợi huy hoàng, giành độc lập tự do cho dân tộc. Đại đoàn kết còn là đoàn kết với nhân dân các nước, với các lực lượng hòa bình tiến bộ trên thế giới. Đặc biệt vào các giai đoạn có tính bước ngoặt lịch sử, phải biết đứng về phía chính nghĩa, để có thêm sức mạnh đánh kẻ thù chung. Việt Nam đứng về phe đồng minh chống phát xít là một sự sáng suốt.

Đối với Đảng, lời cuối cùng Bác căn dặn: "Phải giữ gìn sự đoàn kết nhất trí trong Đảng như giữ gìn con ngươi của mắt mình” đủ cho thấy ý nghĩa sâu sắc của tư tưởng đoàn kết quan trọng đến như thế nào. Đảng là đội tiên phong, là tổ chức lãnh đạo toàn xã hội không thể mất đoàn kết vì mất đoàn kết là mất tất cả. Lịch sử hàng ngàn năm của dân tộc đã cho ta bài học về điều đó. Những kẻ có dã tâm đánh chiếm nước ta, chỉ chờ nội bộ ta bất hòa là chúng đã có thể khai thác chia rẽ để chèn ép. Nếu có kẻ “cõng rắn cắn gà nhà” kiểu Trần Ích Tắc, Lê Chiêu Thống, hay nhu nhược đớn hèn như phái chủ hòa của nhà Nguyễn, các phần tử hiếu chiến sẽ chớp cơ hội phát động chiến tranh xâm lược. Từ bài học xương máu của lịch sử, hơn lúc nào hết chúng ta cần đoàn kết trong Đảng từ Trung ương tới các chi bộ, xây dựng Đảng thực sự trong sạch vững mạnh, kiên quyết loại bỏ những phần tử thoái hóa, tham ô, nhũng nhiễu làm mất lòng dân, xây dựng và củng cố khối đại đoàn kết dân tộc, mở rộng hợp tác quốc tế, kiên trì chính sách ngoại giao đa phương với tôn chỉ “Việt Nam là bạn đáng tin cậy của cộng đồng quốc tế”, tranh thủ tối đa sự ủng hộ của tất cả các nước, các tổ chức, cá nhân vì độc lập, tự do và toàn vẹn lãnh thổ của chúng ta. Hiện

Created by nhanbe - 17 -nhanbe Page 17 5/17/2023

Thông tin khoa học chuyên đề số 3/2012 17

Page 18: Giỗ Tổ Hùng Vương theo dòng lịch sửthuviensonla.com.vn/uploads/news/2013_05/ttso32012.doc · Web viewGiỗ Tổ Hùng Vương ngày 10 - 3 âm lịch hàng năm là ngày

Hướng về cội nguồn, khơi dậy đoàn kết

nay tình hình quốc tế và khu vực diễn biến phức tạp, nơi này, nơi kia còn có chiến tranh, cơn khát dầu mỏ và tài nguyên có vẻ đang trỗi dậy khiến cho chạy đua vũ trang như đang được khởi động... Tuy nhiên, tư tưởng dùng sức mạnh quân sự để thôn tính một quốc gia có chủ quyền hay chiếm đất, chiếm tài nguyên bằng sức mạnh quân sự đã quá lỗi thời, nếu còn đọng lại chỉ là số ít những phần tử hủ lậu, hiếu chiến và thiển cận mà thôi. Lãnh đạo các nước trong khối ASEAN, đặc biệt các nước láng giềng của Việt Nam như Trung Quốc, Lào, Campuchia đều đủ sáng suốt để nhận thấy rằng hòa bình, hữu nghị là lợi ích của tất cả các bên, là tiền đề của sự phát triển. Quán triệt tư tưởng đại đoàn kết Hồ Chí Minh trước hết phải làm cho dân được tự do, ấm no, hạnh phúc, xã hội dân chủ, công bằng và văn minh. Trong điều kiện ngày nay, đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tế sẽ cho ta sức mạnh ngăn chặn ngay từ đầu mưu đồ đen tối, thiển cận, hẹp hòi của những phần tử hiếu chiến, kém hiểu biết lịch sử, tư duy lỗi thời, trái với xu thế hòa bình, dân chủ và phồn vinh chung. Tinh thần đại đoàn kết vì độc lập tự do là sức mạnh vô địch của dân tộc Việt Nam cho chúng ta niềm tin vào tương lai một Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh. TS. Nguyễn Viết Chức (daidoanket.vn - Ngày 27/9/2011)

Sự đoàn kết vĩ đại làm hồi sinh cả một dân tộcCách mạng Tháng Tám là một sự kiện vĩ đại, mở ra bước ngoặt lớn và ghi

thêm vào lịch sử dân tộc những trang chói lọi. Nói như Đại tướng Võ Nguyên Giáp, bản đồ thế giới phải được vẽ lại vì sự ra đời của một nhà nước mới, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Bài học lớn của Cách mạng Tháng Tám là bài học đại đoàn kết toàn dân. Sự đoàn kết vĩ đại đã làm hồi sinh cả một dân tộc.

Năm 1941, trước tình hình biến chuyển mau lẹ của thế giới, Bác Hồ đã trở về Pác Bó trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Người chủ trì Hội nghị lần thứ 8 của Trung ương Đảng (5/1941) và xác định nhiệm vụ giải phóng dân tộc là nhiệm vụ bức thiết nhất của cách mạng Việt Nam lúc này.

Ngày 6/6/1941, trong bức thư “Kính cáo đồng bào” với tên Nguyễn Ái Quốc, Bác viết:

“Bảy tám mươi năm nay dưới quyền thống trị của giặc Pháp, chúng ta luôn luôn tranh đấu giành quyền tự do… Việc lớn chưa thành không phải vì đế quốc mạnh, nhưng một là vì cơ hội chưa chín, hai là vì dân ta chưa hiệp lực đồng tâm.

Nay cơ hội giải phóng đến rồi… Hiện thời muốn đánh Pháp, Nhật ta chỉ cần một điều: Toàn dân đoàn kết”.

Tháng 8/1945, trong “Thư kêu gọi Tổng khởi nghĩa” Bác Hồ lại viết:“Hỡi đồng bào yêu quý!

Created by nhanbe - 18 -nhanbe Page 18 5/17/2023

Thông tin khoa học chuyên đề số 3/201218

Page 19: Giỗ Tổ Hùng Vương theo dòng lịch sửthuviensonla.com.vn/uploads/news/2013_05/ttso32012.doc · Web viewGiỗ Tổ Hùng Vương ngày 10 - 3 âm lịch hàng năm là ngày

Hướng về cội nguồn, khơi dậy đoàn kết

Bốn năm trước đây, tôi có thư kêu gọi đồng bào ta đoàn kết, vì có đoàn kết mới có lực lượng, có lực lượng mới giành được độc lập tự do”.

Năm 1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh sang thăm Pháp. Trong buổi lễ kỷ niệm Quốc khánh 2 - 9 đầu tiên của nước ta tổ chức tại Pa-ri do Hội Liên hiệp Việt kiều và Hội Hữu nghị Pháp - Việt tổ chức, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc một bài diễn văn bằng tiếng Pháp. Sau khi cảm ơn các bạn bè Pháp và nước ngoài đã đến dự, Bác nói:

“Tôi xin long trọng bày tỏ sự kính trọng đối với nhân dân Việt Nam anh dũng của chúng ta, đã nêu cao lý tưởng dân chủ và đã không lùi bước trước bất kỳ sự hy sinh nào để bảo vệ tự do của mình. Chính là sự đoàn kết, đoàn kết hoàn toàn và không gì phá vỡ nổi của toàn thể nhân dân chúng ta đã khai sinh ra nước cộng hòa của mình”.

Và trong suốt cuộc cách mạng, nói đến “Đại đoàn kết” là chúng ta lại nhớ ngay đến Bác Hồ kính yêu!

Thuở sinh thời, Bác đi tới đâu là ở đó vang lên bài “Kết đoàn”: Kết đoàn chúng ta là sức mạnh. Kết đoàn chúng ta là sắt gang… Nói chuyện với các cụ phụ lão, với thanh niên, với các cán bộ, đảng viên, với quân đội, công an, với phụ nữ và cả các em nhi đồng…, ở tầng lớp nào, lứa tuổi nào, Bác cũng đều dặn dò: Phải đoàn kết, yêu thương lẫn nhau…

Rất nhiều lần, Người nói với chúng ta: Đoàn kết là truyền thống cực kỳ quý báu của dân tộc ta. Rất nhiều lần, trong những bài thơ vận động cách mạng của mình, Bác đều nói đến chữ “đồng”:

“Khuyên ai nên nhớ chữ đồngĐồng tình, đồng sức, đồng lòng, đồng minh”.

“Nước nhà giành lại nhờ tài sắtSự nghiệp làm nên bởi chữ đồng”.

Ngày 14/7/1969, chưa đầy hai tháng trước lúc đi xa, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tiếp và trả lời nữ đồng chí Mác-ta Rô-hát, phóng viên báo Gran-ma, Cu Ba. Bác nói: “Đồng chí hỏi rằng, theo ý kiến tôi, sức mạnh của nhân dân Việt Nam là ở chỗ nào? Sức mạnh, sự vĩ đại và sự bền bỉ của nhân dân Việt Nam cơ bản là ở sự đoàn kết của nhân dân Việt Nam và ở sự ủng hộ của nhân dân thế giới”.

Có lẽ, không một người dân Việt Nam nào lại không thuộc câu thơ của Bác:“Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết

Thành công, thành công, đại thành công”.Trong suốt cuộc đời đấu tranh cho nền độc lập, tự do và hạnh phúc của nhân

dân, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã làm đúng theo câu thơ của mình, và Người đã trở thành biểu tượng đẹp đẽ nhất của khối đại đoàn kết toàn dân.

Đọc những tác phẩm, bài viết, bài nói quan trọng của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong suốt 50 năm, từ năm 1919 đến 1969 trong Hồ Chí Minh toàn tập, các nhà nghiên cứu cho biết các bài viết đề cập đến vấn đề Đại đoàn kết dân tộc của Bác

Created by nhanbe - 19 -nhanbe Page 19 5/17/2023

Thông tin khoa học chuyên đề số 3/2012 19

Page 20: Giỗ Tổ Hùng Vương theo dòng lịch sửthuviensonla.com.vn/uploads/news/2013_05/ttso32012.doc · Web viewGiỗ Tổ Hùng Vương ngày 10 - 3 âm lịch hàng năm là ngày

Hướng về cội nguồn, khơi dậy đoàn kết

chiếm tới trên 40%. Hai chữ “đoàn kết” luôn xuất hiện trong những bài viết, bài nói của Bác. Có thể nói, đại đoàn kết là một tư tưởng lớn, một nội dung xuyên suốt trong cuộc đời hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Đoàn kết không phải là điều mới đối với dân tộc Việt Nam. Bác Hồ đã nói: “Đó là truyền thống cự kỳ quý báu của dân tộc ta”. Trên thế giới không có dân tộc nào gọi người trong một nước là “đồng bào”. Truyền thuyết mẹ Âu Cơ có lẽ là một truyền thuyết đẹp nhất, một bài học lớn về “con một nhà” của ông cha ta từ nghìn xưa. Chẳng hiểu ai đã sinh ra cái mâm tròn, để cả nhà ngồi chung trong một bữa ăn, cùng dùng chung một bát nước chấm…

Đoàn kết, yêu nước và ý thức cộng đồng đã trở thành đạo lý thường ngày của dân tộc ta. “Khôn ngoan đối đáp người ngoài/ Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau” (tục ngữ). Lúc đất nước có giặc ngoại xâm thì “Nhân dân bốn cõi một nhà, dựng cần trúc ngọn cờ phấp phới/ Tướng sĩ một lòng phụ tử, hòa nước sông chén rượu ngọt ngào…”. Đó là Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi từ thế kỷ XV. Đó cũng là sức mạnh Việt Nam, là truyền thống Việt Nam!

Chính nhờ sức mạnh đại đoàn kết to lớn đó, mà Cách mạng Tháng Tám đã thành công và dân tộc Việt Nam đã giành được thắng lợi vĩ đại trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và chống đế quốc Mỹ xâm lược.

Nước ta là một cộng đồng gồm 54 dân tộc anh em. Ngay từ những ngày đầu Cách mạng Tháng Tám, Bác Hồ đã nói:

“Đồng bào Kinh hay Thổ, Mường hay Mán, Gia rai hay Ê đê, Xê đăng hay Ba na và các dân tộc thiểu số khác, đều là con cháu Việt Nam, đều là anh em ruột thịt. Chúng ta sống chết có nhau, sướng khổ cùng nhau, no đói giúp nhau… Giang sơn và Chính phủ là giang sơn và Chính phủ chung của chúng ta. Vậy nên tất cả chúng ta phải đoàn kết chặt chẽ để giữ gìn nước non ta, để ủng hộ Chính phủ ta”. Đối với các tôn giáo, Người nói: “Các tôn giáo ra đời nói chung đều vì mục đích con người, đều nhằm cứu giúp con người thoát khỏi vòng bể khổ, giúp họ sống trong hòa bình và tự do. Chúa giáng sinh là để cứu vớt nhân loại. Chính Chúa là một tấm gương hy sinh vì những người bị áp bức, vì những dân tộc bị đè nén, vì hòa bình và vì công lý”, “Phật ra đời cũng chính là để lợi lạc quần sinh, vô ngã vị tha…” (có nghĩa là đem lại vui sướng cho dân chúng, quên mình vì người khác).

Chính sách đại đoàn kết của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thu hút được nhiều nhân tài cho đất nước. Những trí thức bậc cao, những nhân sĩ yêu nước, những khâm sai đại thần của chế độ phong kiến, những người làm việc bên cạnh nhà vua của chế độ phong kiến… cũng tự nguyện đi theo Cụ Hồ, đi theo cách mạng. Cụ Phan Kế Toại đã nói: Cụ Hồ đúng là một ngọn núi nam châm khổng lồ! Cái sức hút vĩ đại ấy của Bác chính là chính sách đại đoàn kết toàn dân của Đảng và Nhà nước ta, mà Hồ Chủ tịch là người tiêu biểu.

Với chính sách đại đoàn kết của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, Cách mạng Việt Nam đã viết nên những trang sử vẻ vang. Không ai ngờ rằng, bản Tuyên ngôn độc lập mà Bác đọc tại Quảng trường Ba Đình lịch sử lại được Bác viết trong căn

Created by nhanbe - 20 -nhanbe Page 20 5/17/2023

Thông tin khoa học chuyên đề số 3/201220

Page 21: Giỗ Tổ Hùng Vương theo dòng lịch sửthuviensonla.com.vn/uploads/news/2013_05/ttso32012.doc · Web viewGiỗ Tổ Hùng Vương ngày 10 - 3 âm lịch hàng năm là ngày

Hướng về cội nguồn, khơi dậy đoàn kết

nhà của một nhà tư sản yêu nước Trịnh Văn Bô. Và năm 1946 khi sang thăm Pháp, Bác Hồ đã trao lại quyền Chủ tịch nước cho một nhân sĩ yêu nước ngoài Đảng là cụ Huỳnh Thúc Kháng với niềm tin tưởng tuyệt đối và với lời dặn “Dĩ bất biến, ứng vạn biến”…

Ngày nay, trong sự nghiệp đổi mới của đất nước, chính sách đại đoàn kết của Đảng và Nhà nước ta đang tiếp tục được thực thi. 85 triệu đồng bào trong nước, hàng triệu đồng bào đang sống và làm việc ở ngoài nước cũng mong muốn góp phần xây dựng nước nhà.

Tư tưởng đại đoàn kết là bài học lớn của Cách mạng Tháng Tám, là một sản phẩm trí tuệ, một bộ phận rất quan trọng trong tư tưởng Hồ Chí Minh đã trở thành ngọn cờ chỉ đạo cho công tác vận động cách mạng Việt Nam.

Trước khi đi xa, trong Di chúc của mình, trong khi nói đến rất nhiều công việc quan trọng, Bác đã viết 8 chữ đoàn kết: Đoàn kết chặt chẽ, Đoàn kết nhất trí, Đoàn kết và thống nhất, đoàn kết phấn đấu… Đặc biệt, trong phần nói về Đảng, Bác đã nhắc đến 5 chữ đoàn kết, bởi vì đoàn kết toàn Đảng chính là nền tảng để đoàn kết toàn dân.

Bùi Công Bính (www.xaydungdang.org.vn – Ngày 31/8/2010)

Bài học vô giá: Đại đoàn kết dân tộc

Về phương diện chống xâm lược, hiếm có dân tộc nào trên thế giới như Việt Nam phải đương đầu với các thế lực bành trướng, đế quốc hùng mạnh, có quân đội thiện chiến và rất tàn bạo. Giặc Nguyên - Mông chiếm nửa thế giới, chiếm cả nước Trung Hoa rồi mới tiến công nước Đại Việt năm Đinh Hợi 1257 và từ đó đến năm 1287, tiến công nước ta hai lần nữa nhưng đều thất bại.

Hơn 120 năm sau, nhà Trần sụp đổ. Lợi dụng lúc đất nước ta đang còn rối ren, giặc Minh đã xâm chiếm nước ta. Giặc Minh quá mạnh, lúc đầu Lê Lợi còn phải nhịn nhục, ngậm đắng nuốt cay để bí mật chuẩn bị lực lượng, quy tụ nhân tài, Lê Lợi đã chịu đựng đến mức như Lê Quý Đôn đã viết trong Đại Việt thông sử: “Nhận thấy thế quân địch đang mạnh nên ngài (Lê Lợi) càng ẩn trong bóng tối, không dám khinh động, thường đem báu vật năn nỉ, hối lộ cho bọn Trương Phụ, Trần Trí, Sơn Thọ (bọn trùm sỏ giặc Minh chiếm đóng nước ta), những mong được khỏi nạn, để nuôi thêm sức lực và chờ thời cơ”. Cuộc kháng chiến Lam Sơn kéo dài 10 năm, đến năm 1427 đã giải phóng hoàn toàn đất nước.

Cuộc kháng chiến 30 năm thắng Pháp rồi thắng Mỹ đã gây chấn động địa cầu. Một câu hỏi được nêu lên ở khắp nơi trên thế giới sau Đại thắng mùa xuân 1975: “Tại sao Việt Nam là một nước nhỏ lại có thể đánh thắng Mỹ? Tại sao Mỹ là cường quốc số 1 lại chịu thua ở Việt Nam”. Hàng ngàn cuốn sách đủ mọi thứ tiếng đã viết

Created by nhanbe - 21 -nhanbe Page 21 5/17/2023

Thông tin khoa học chuyên đề số 3/2012 21

Page 22: Giỗ Tổ Hùng Vương theo dòng lịch sửthuviensonla.com.vn/uploads/news/2013_05/ttso32012.doc · Web viewGiỗ Tổ Hùng Vương ngày 10 - 3 âm lịch hàng năm là ngày

Hướng về cội nguồn, khơi dậy đoàn kết

về cuộc chiến tranh Việt Nam, không thể đếm được bao nhiêu cuộc hội thảo ở Mỹ và nhiều nơi trên thế giới về những nguyên nhân Mỹ thua ở Việt Nam nhưng vẫn còn nhiều người chưa hết băn khoăn, trăn trở, chưa tìm được lời giải đáp thấu đáo, cặn kẽ như mong muốn. Chính vì vậy, cuốn hồi ký của cựu Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ Mac Namara, từng nổi tiếng trong phái “diều hâu” ở Mỹ “Nhìn lại quá khứ - Tấn thảm kịch và những bài học về Việt Nam”, năm 1995 mới xuất bản vẫn được mọi người tìm đọc. Cuốn hồi ký mở đầu bằng Lời nói đầu, trong đó Mac Namara bộc lộ ngay là ông đã quyết định không viết cuốn hồi ký này mặc dù gần một phần tư thế kỷ qua người ta đã liên tục thúc ép ông nói ra những quan điểm của ông về Việt Nam. Thế nhưng cuối cùng ông đã viết dù chiến tranh đã kết thúc 20 năm.

Cuốn sách có 11 chương, chương cuối cùng là “Những bài học Việt Nam”, tác giả đã mở đầu như sau:

“Việc dính líu của tôi tới Việt Nam đã kết thúc sau khi tôi rời Phòng họp phía Đông. Còn cuộc chiến tranh còn kéo dài thêm bảy năm nữa. Đến khi người lính Mỹ cuối cùng rút khỏi Nam Việt Nam năm 1973, chúng ta đã mất 58.000 người cả nam lẫn nữ, nền kinh tế của chúng ta đã bị tàn phá bởi những chi phí cao và bất hợp lý cho cuộc chiến tranh trong nhiều năm liền và sự thống nhất chính trị của xã hội chúng ta bị tan nát và hàng thập kỷ sau vẫn không khôi phục được. Liệu những cái giá cao đó có được biện minh hay không” (trang 313).

Những tổn thất lớn mang tính chiến lược do chiến tranh Việt Nam gây ra cho Mỹ phải tầm cỡ Mac Namara mới nói rõ được như vậy. Một trong những nguyên nhân chính gây ra thảm họa của Mỹ ở Việt Nam, cũng là bài học thấm thía với Mỹ, được ông viết như sau:

"Chúng ta đánh giá thấp sức mạnh của chủ nghĩa dân tộc thúc đẩy một dân tộc (trong trường hợp này là Bắc Việt Nam và Việt cộng), đấu tranh và hy sinh cho lý tưởng và các giá trị của nó và cho đến nay chúng ta vẫn tiếp tục đánh giá thấp chủ nghĩa dân tộc ở nhiều nơi trên thế giới. Sức mạnh sâu thẳm nhất của một dân tộc không nằm ở mũi nhọn quân sự mà ở sự đoàn kết của dân tộc. Chúng ta đã không duy trì sự đoàn kết đó”. (trang 316, 317).

Thắng lợi không chỉ do vũ khí (nếu do vũ khí thì phần thắng bao giờ cũng thuộc về Mỹ), thắng lợi trước hết thuộc về sức mạnh của khối đoàn kết dân tộc. Mac Namara thừa biết khi Mỹ phải rút quân khỏi Việt Nam, kho vũ khí của Mỹ vẫn chưa có nước nào sánh kịp, còn viện trợ cho hàng chục nước mỗi năm nhưng Mỹ vẫn phải rút, chấp nhận lần đầu tiên thất bại vì không thể đọ sức mãi với một cuộc chiến tranh nhân dân, trong đó mỗi người dân là một chiến sĩ. Đoàn kết trước hết là dân, trên hết là dân, triều đại nào coi dân là gốc đều phồn vinh, nếu có xâm lược đã có chỗ dựa vững chắc, cả một kho người không những biết cầm vũ khí còn đủ cả ngành nghề lớn, bé, già trẻ làm ra mọi thứ xã hội cần, tiền tuyến cần. Nghe tin giặc Nguyên - Mông sắp sửa kéo vào nước ta, vua Trần Nhân Tông rất lo, đánh hay hòa, vua không dám quyết, cuối cùng đành hỏi dân, thông qua các bô lão họp tại Hội nghị Diên Hồng. Các bô lão đồng thanh xin đánh, vua và triều đình coi ý dân là mệnh lệnh

Created by nhanbe - 22 -nhanbe Page 22 5/17/2023

Thông tin khoa học chuyên đề số 3/201222

Page 23: Giỗ Tổ Hùng Vương theo dòng lịch sửthuviensonla.com.vn/uploads/news/2013_05/ttso32012.doc · Web viewGiỗ Tổ Hùng Vương ngày 10 - 3 âm lịch hàng năm là ngày

Hướng về cội nguồn, khơi dậy đoàn kết

đã quyết kháng chiến. Chống Nguyên - Mông đã để lại cho đời sau bài học sâu sắc về đoàn kết dân tộc. Thoát Hoan rút chạy đã để rơi cái tráp đựng đơn của các quan lại hèn nhát trong vùng địch còn tạm chiếm, xin địch cho tiếp tục được làm quan. Sau đại thắng, bình công định tội, triều đình tin chắc các quan lại phản bội sẽ chịu tội nặng. Thượng hoàng Trần Nhân Tông đã làm cho cả triều đình kinh ngạc, ông lệnh cho đốt ngay cái tráp và tất cả đều thoát tội. Sau chiến tranh, hành hạ nhau, gây thù gây oán chỉ mắc mưu giặc, tốt nhất là để mọi người yên vui chiến thắng. Giặc Nguyên - Mông, giặc Minh, giặc Thanh đều mạnh hơn ta gấp trăm lần nhưng cuối cùng vẫn chịu thảm bại, phải rút chạy vì không thể phá vỡ khối đại đoàn kết muôn người như một. Bài học lấy dân làm gốc, trong lòng dân tộc không có hận thù, không có giai cấp này chống giai cấp kia, đã là người Việt Nam tất cả dù chính kiến, dân tộc, tôn giáo giàu nghèo khác nhau đều thương yêu, đùm bọc, cưu mang nhau, đã mở đường cho kháng chiến chống Pháp rồi chống Mỹ thành công. Không phải ngẫu nhiên mà sau hơn 30 năm ra đi tìm đường cứu nước, trở về nước đầu tháng 2/1941, Bác Hồ đã viết ngay “Lịch sử nước ta” làm tài liệu học tập, đào tạo cán bộ Việt Minh, thực hiện đoàn kết dân tộc theo Mặt trận Việt Minh, muôn người như một đúng như truyền thống của ông cha. Từng sống lâu năm ở Mỹ, ở Anh, ở Pháp, ở Liên Xô, ở Trung Quốc, hoạt động cách mạng tại trung tâm văn hóa thế giới, cũng là những nơi diễn ra những cuộc cách mạng nổi tiếng, Bác Hồ đã có dịp điều tra tại chỗ, nghiên cứu, so sánh và thấy đoàn kết dân tộc như truyền thống của ông cha ta là đúng đắn nhất, phù hợp với hoàn cảnh cụ thể ở Việt Nam. Lúc này trong Đảng đoàn kết còn hẹp hòi (trí, phú, địa, hào đào tận gốc, trốc tận rễ) tất cả đều chuyển sang đoàn kết như Việt Minh, lực lượng ta đang phân tán đã tập trung về một hướng lấy dân làm gốc, mạnh hơn hẳn, đông hơn hẳn vì không còn ai đứng ngoài Mặt trận Việt Minh. Bác Hồ đã viết bài báo nổi tiếng "Nên học sử ta” đăng báo Việt Nam Độc lập ngày 1/2/1942, kêu gọi mọi người ghi lòng tạc dạ bài học này của ông cha: Lúc nào dân ta đoàn kết muôn người như một thì nước ta độc lập tự do.

Cuối bài báo này tác giả nhắc nhở mọi người tìm mua quyển “Lịch sử nước nhà”, giá mỗi quyển 1 hào, ai muốn mua hỏi cán bộ địa phương. Trong 5 năm, “Lịch sử nước nhà” được tái bản 3 lần, mỗi lần đều có bổ sung để làm nổi bật những bài học ông cha để lại, trong đó quy tụ nhân tài, trọng dụng nhân tài là nội dung cốt lõi của khối đại đoàn kết dân tộc vì khi những người có thực tài không được trọng dụng thì khối đại đoàn kết dân tộc sẽ thiếu đi những tinh hoa, trí tuệ của những người như ông cha ta gọi là “những người biết lo”.

Mỗi lần nước mất, nhà tan, ngoại xâm đã ở trong lòng, đoàn kết đều muôn người như một nhưng khi đất nước đã hoàn toàn giải phóng, không còn bóng tên xâm lược, chỉ còn ta với ta, đoàn kết dân tộc có thời điểm bị thu hẹp. Ngay sau Đại thắng mùa xuân 1975, có một thời gian giai cấp tư sản, các doanh nhân... không còn là thành viên Mặt trận, cho là thành phần “phi xã hội chủ nghĩa”. Liên hiệp xã tiểu thủ công, một tổ chức quần chúng của những thợ thủ công thuộc các ngành nghề cả nước khi đó cũng không còn là thành viên Mặt trận nữa vì đã bị quốc hữu hóa, trực

Created by nhanbe - 23 -nhanbe Page 23 5/17/2023

Thông tin khoa học chuyên đề số 3/2012 23

Page 24: Giỗ Tổ Hùng Vương theo dòng lịch sửthuviensonla.com.vn/uploads/news/2013_05/ttso32012.doc · Web viewGiỗ Tổ Hùng Vương ngày 10 - 3 âm lịch hàng năm là ngày

Hướng về cội nguồn, khơi dậy đoàn kết

thuộc Bộ Công nghiệp nhẹ do một thứ trưởng phụ trách. Còn ngoại xâm trên đất nước ta thì đoàn kết muôn người như một và khi đất nước độc lập, thống nhất thì điều rất nhãn tiền là đoàn kết không còn rộng rãi nữa, lãng phí nhân tài là tổn thất lớn nhất kéo dài mấy chục năm qua.

Suốt thiên niên kỷ thứ hai, chống ngoại xâm đủ mọi màu da đều thắng lợi rực rỡ nhờ sức mạnh vô địch của đoàn kết muôn người như một. Ngày nay đất nước tiến hành công cuộc đổi mới, đi vào sản xuất, kinh doanh, bài học vô giá ấy ông cha để lại cần được thực hiện nghiêm chỉnh, đặc biệt là quy tụ và sử dụng nhân tài thì mới có thể tồn tại trong cuộc cạnh tranh khốc liệt, nếu không sẽ bị loại ra khỏi cuộc cạnh tranh và nếu còn tồn tại sẽ cùng chung số phận với một số nước, chỉ như là vệ tinh của nước giàu, bị nước giàu chi phối, sẽ mãi mãi nghèo và nếu có khá hơn cũng chẳng còn vượt ra khỏi cái bẫy thu nhập trung bình.

Thái Duy (daidoanket.vn - Ngày

26/9/2011)

Ph¸t huy vai trß to lín cña khèi ®¹i ®oµn kÕt toµn d©n téc trong x©y dùng vµ b¶o vÖ Tæ quèc trong thêi kú míi

Đại đoàn kết toàn dân tộc là một giá trị tinh thần to lớn, một truyền thống quý báu của dân tộc ta. Sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc thời kỳ mới có thành công hay không phụ thuộc vào nhiều nhân tố nhưng trước hết là phụ thuộc vào việc phát huy được hay không vai trò của khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Nhận thức rõ ý nghĩa đó, Đại hội IX của Đảng khẳng định: “Động lực chủ yếu để phát triển đất nước là đại đoàn kết toàn dân trên cơ sở liên minh giữa công nhân, nông dân và trí thức do Đảng lãnh đạo, kết hợp hài hòa các lợi ích cá nhân, tập thể và xã hội, phát huy mọi tiềm năng và nguồn lực của các thành phần kinh tế, của toàn xã hội”. Trên tinh thần ấy, tại Đại hội lần thứ X, Đảng ta tiếp tục khẳng định: “Đại đoàn kết toàn dân tộc trên nền tảng liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức, dưới sự lãnh đạo của Đảng là đường lối chiến lược của cách mạng Việt Nam; Là nguồn sức mạnh, động lực chủ yếu và là nhân tố có ý nghĩa quyết định bảo đảm thắng lợi bền vững của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. Đại hội XI tiếp tục nhấn mạnh: “Đại đoàn kết toàn dân tộc là đường lối chiến lược của cách mạng Việt Nam; Là nguồn sức mạnh, động lực chủ yếu và là nhân tố có ý nghĩa quyết định bảo đảm thắng lợi của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. Những quan điểm trên đây cho thấy, Đảng ta đã xác định:

Trước hết, đại đoàn kết toàn dân tộc là đường lối chiến lược của cách mạng vì mục tiêu chung của dân tộc chứ không nhằm phục vụ cho lợi ích của riêng một giai

Created by nhanbe - 24 -nhanbe Page 24 5/17/2023

Thông tin khoa học chuyên đề số 3/201224

Phát huy tinh thần đại đoàn kết dân tộc

Page 25: Giỗ Tổ Hùng Vương theo dòng lịch sửthuviensonla.com.vn/uploads/news/2013_05/ttso32012.doc · Web viewGiỗ Tổ Hùng Vương ngày 10 - 3 âm lịch hàng năm là ngày

Hướng về cội nguồn, khơi dậy đoàn kết

cấp, tầng lớp nào. Vì vậy, xây dựng và phát huy vai trò của khối đại đoàn kết toàn dân tộc là sự nghiệp của toàn dân tộc, của cả hệ thống chính trị. Đảng ta cho rằng, trong giai đoạn hiện nay cần thực hiện đại đoàn kết các dân tộc, các tôn giáo, các tầng lớp nhân dân ở trong nước và người Việt Nam định cư ở nước ngoài; Xóa bỏ mặc cảm, định kiến, phân biệt đối xử về quá khứ, thành phần giai cấp; Xây dựng tinh thần cởi mở, tin cậy lẫn nhau hướng tới tương lai; Cần tôn trọng những ý kiến khác nhau không trái với lợi ích chung của dân tộc, đề cao tinh thần dân tộc. Như vậy, đối tượng đoàn kết rất rộng rãi, bao gồm tất cả những người Việt Nam tán thành mục tiêu chung, với nguyện vọng, ý chí của dân tộc, củng cố và phát triển sâu rộng khối đại đoàn kết toàn dân tộc nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp vào sự nghiệp xây dựng, phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc.

Thứ hai, nền tảng của khối đại đoàn kết toàn dân tộc là liên minh giữa giai cấp công dân, nông dân và đội ngũ trí thức, dưới sự lãnh đạo của Đảng.

Khối đại đoàn kết toàn dân tộc có nền tảng là liên minh giữa giai cấp công dân, nông dân và đội ngũ trí thức. Đó là những đồng minh tự nhiên, là lực lượng cơ bản trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng xã hội và trong thời kỳ xây dựng, phát triển, bảo vệ Tổ quốc thời kỳ mới. Giữa giai cấp công nhân, nông dân và đội ngũ trí thức có lợi ích cơ bản thống nhất với nhau và thống nhất với lợi ích của toàn dân tộc. Do vậy, sự vững chắc của liên minh này là cơ sở của khối đại đoàn kết toàn dân tộc và của cả hệ thống chính trị. Trên cơ sở liên minh này, Đảng ta đề ra nhiệm vụ quan tâm giáo dục, đào tạo bồi dưỡng, phát triển giai cấp công nhân cả về số lượng và chất lượng; Xây dựng, phát huy vai trò của giai cấp nông dân; Xây dựng đội ngũ trí thức lớn mạnh, có chất lượng cao; Tạo điều kiện xây dựng, phát triển đội ngũ doanh nhân lớn mạnh, có đạo đức và trách nhiệm xã hội cao.

Thứ ba, thực hiện đoàn kết toàn dân tộc trên cơ sở những điểm tương đồng của các giai cấp, tầng lớp nhân dân trong xã hội.

Kế thừa tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết toàn dân tộc, Đảng ta cho rằng cần phát huy những yếu tố tương đồng, cố gắng tìm ra mẫu số chung của tất cả các giai cấp, tầng lớp; Quy tụ sức mạnh của tất cả các bộ phận cấu thành dân tộc ta. Trong thời kỳ hiện nay, đại đoàn kết toàn dân tộc “Lấy mục tiêu xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, độc lập, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh làm điểm tương đồng; Xóa bỏ mặc cảm, định kiến về quá khứ, thành phần giai cấp, chấp nhận những điểm khác nhau không trái với lợi ích chung của dân tộc; Đề cao tinh thần dân tộc, truyền thống nhân nghĩa, khoan dung… để tập hợp, đoàn kết mọi người vào mặt trận chung, tăng cường đồng thuận xã hội”.

Có thể nói, xét đến cùng, cơ sở sâu xa của sự tương đồng xuất phát từ lợi ích chung của các giai cấp, tầng lớp khác nhau trong xã hội. Nói cách khác, cơ sở của sự đoàn kết phải phản ánh được lợi ích của các tầng lớp nhân dân. Đại hội XI của Đảng đã khẳng định: “Đại đoàn kết toàn dân tộc phải dựa trên cơ sở giải quyết hài hòa quan hệ lợi ích giữa các thành viên trong xã hội”. Sự kết hợp hài hòa các lợi ích

Created by nhanbe - 25 -nhanbe Page 25 5/17/2023

Thông tin khoa học chuyên đề số 3/2012 25

Page 26: Giỗ Tổ Hùng Vương theo dòng lịch sửthuviensonla.com.vn/uploads/news/2013_05/ttso32012.doc · Web viewGiỗ Tổ Hùng Vương ngày 10 - 3 âm lịch hàng năm là ngày

Hướng về cội nguồn, khơi dậy đoàn kết

là động lực cơ bản, là nhân tố quyết định sự phát triển xã hội. Nhưng sự kết hợp hài hoà các lợi ích không phải là điều hòa, bình quân lợi ích, mà phải đảm bảo công bằng trong xã hội. Do vậy, về thực chất, khả năng mở rộng và phát huy vai trò của khối đại đoàn kết toàn dân tộc tùy thuộc một cách quyết định vào việc giải quyết một loạt các mối quan hệ lợi ích: Lợi ích cá nhân và lợi ích tập thể; Lợi ích gia đình và lợi ích xã hội; Lợi ích giai cấp và lợi ích dân tộc; Lợi ích quốc gia và lợi ích quốc tế... Thông qua đường lối, chính sách, Đảng và Nhà nước ta thực hiện sự điều chỉnh cơ cấu lợi ích trên nguyên tắc kết hợp hài hòa các lợi ích, trong đó lấy lợi ích xã hội, lợi ích tập thể đặt lên trên lợi ích cá nhân, trên cơ sở tôn trọng và đề cao lợi ích cá nhân. Đảm bảo quyền lợi chính đáng, gắn lợi ích với trách nhiệm, nghĩa vụ công dân. Phát huy mọi tiềm năng sáng tạo của các cá nhân trong xã hội để tự làm giàu cho bản thân trên cơ sở các điều kiện xã hội tạo ra, qua đó cống hiến cho xã hội. Tạo điều kiện cho các cá nhân thực hiện lợi ích của mình và bảo vệ lợi ích đó. Mỗi cá nhân đều có cơ hội và nghĩa vụ như nhau trong xã hội. Khuyến khích làm giàu chính đáng, cùng với làm giàu phải xóa đói giảm nghèo, hạn chế phân hóa giàu nghèo, phân cực xã hội. Phải đảm bảo tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước và từng chính sách phát triển.

Tuy nhiên, thời gian qua, trước diễn biến phức tạp, khó lường của tình hình chính trị thế giới, sự chống phá quyết liệt của các thế lực thù địch đối với phong trào cách mạng đấu tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc và tiến bộ xã hội nên việc xây dựng, củng cố khối đại đoàn kết cũng đặt ra nhiều vấn đề mới.

Trong nước, có lúc, có nơi vẫn còn sự mất đoàn kết, mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân về những lợi ích cục bộ, lợi ích trước mắt. Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ tới việc thực hiện những mục tiêu chung của đất nước, cũng như cản trở việc thực hiện những lợi ích riêng của các giai cấp, tầng lớp trong xã hội, nhất là các giai cấp, tầng lớp lao động cơ bản của xã hội là công nhân, nông dân và trí thức. Đó là tình trạng mất công bằng trong việc sử dụng tư liệu sản xuất chủ yếu, trong phân bổ các nguồn lực cho phát triển giữa các giai cấp, tầng lớp trong xã hội; Tình trạng phân phối của cải và phúc lợi xã hội chưa hợp lý, có biểu hiện bất công; Tình trạng phân hóa giai cấp, phân hóa xã hội; Sự chênh lệch, bất bình đẳng trong việc thụ hưởng phúc lợi xã hội giữa những người lao động, giữa các vùng miền và các tầng lớp dân cư;... Những điều này đã làm giảm sự đoàn kết thống nhất toàn dân trong việc phối hợp thực hiện những mục tiêu chung, ảnh hưởng xấu đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội chung của đất nước. Đúng như tại Đại hội XI, Đảng ta đã thẳng thắn nhìn nhận: “Chủ trương, quan điểm của Đảng về đại đoàn kết toàn dân tộc, về quyền và lợi ích của các giai cấp, tầng lớp nhân dân chưa được thể chế đầy đủ bằng pháp luật; Hoặc đã được thể chế hóa nhưng chưa được thực hiện nghiêm túc; Công tác kiểm tra, đôn đốc chưa thường xuyên”.

Ngoài ra, ở một số lĩnh vực cụ thể đã xuất hiện những mâu thuẫn lợi ích giữa cá nhân và lợi ích xã hội, cản trở sự phát triển chung của xã hội:

- Mâu thuẫn giữa cá nhân và xã hội về mặt nghĩa vụ, quyền lợi trong việc thụ hưởng các lợi ích. Trong xã hội hiện nay, bên cạnh đa số cá nhân tích cực tham gia

Created by nhanbe - 26 -nhanbe Page 26 5/17/2023

Thông tin khoa học chuyên đề số 3/201226

Page 27: Giỗ Tổ Hùng Vương theo dòng lịch sửthuviensonla.com.vn/uploads/news/2013_05/ttso32012.doc · Web viewGiỗ Tổ Hùng Vương ngày 10 - 3 âm lịch hàng năm là ngày

Hướng về cội nguồn, khơi dậy đoàn kết

đóng góp vào sự phát triển chung của xã hội thì vẫn có một bộ phận không nhỏ cá nhân còn trốn tránh nghĩa vụ cá nhân đối với việc thực hiện những lợi ích chung của xã hội. Hiện tượng trốn lậu thuế, cản trở quá trình thực hiện lợi ích của các cá nhân, các nhóm, các doanh nghiệp vẫn còn tồn tại phức tạp. Nhiều cá nhân còn xâm hại lợi ích của tập thể của xã hội, thực hiện lợi ích cá nhân bằng mọi giá. Đặc biệt hiện nay còn xuất hiện mâu thuẫn giữa quần chúng nhân dân với một bộ phận không nhỏ cá nhân là cán bộ bị thoái hóa biến chất gây ra tệ tham nhũng, chiếm đoạt tài sản của Nhà nước và nhân dân. Điều này làm cho việc giải quyết quan hệ lợi ích khó hài hòa.

- Mâu thuẫn giữa tiềm năng phát triển phong phú đa dạng của cá nhân với môi trường xã hội trong đó điều kiện, cơ sở vật chất chưa thuận lợi cho việc thực hiện các lợi ích và phát triển cá nhân. Biểu hiện của mâu thuẫn này là tình trạng thừa lao động, thiếu việc làm, thời gian lao động nhàn rỗi ở các địa phương còn rất lớn, trong khi tiềm năng kinh tế ở các vùng miền kinh tế còn dồi dào chưa được khai thác có hiệu quả. Đời sống của cá nhân người lao động ở nhiều vùng còn rất thấp, môi trường xã hội trong đó đạo đức, lối sống, văn hóa,… bị xuống cấp. Điều này làm gia tăng thêm khoảng cách giữa cá nhân và xã hội, cản trở sự phát triển xã hội theo những mục tiêu xã hội chủ nghĩa.

Như vậy, để huy động, phát huy được sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đòi hỏi chúng ta phải có một cách nhìn toàn diện có tính chiến lược về vấn đề này. Có như vậy mới huy động được nhân tài, vật lực vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc thời kỳ mới.

Để tăng cường, củng cố và phát huy vai trò của khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong thời kỳ mới, chúng ta cần tập trung vào những vấn đề cơ bản sau:

Thứ nhất, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước đối với việc xây dựng, phát huy vai trò của khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Có thể nói, sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước có ý nghĩa quan trọng hàng đầu đối với việc tăng cường, củng cố, phát huy vai trò của khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Thông qua đường lối, chính sách, pháp luật, Đảng và Nhà nước đã tạo cơ sở cho sự thống nhất các lợi ích, thống nhất về ý chí và hành động của các giai cấp, tầng lớp trong xã hội, nhất là giữa giai cấp công nhân, nông dân và trí thức. Do vậy, tiếp tục giữ vững vai trò lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước thông qua hệ thống chính sách, pháp luật phù hợp, đáp ứng yêu cầu của thực tiễn là yếu tố có ý nghĩa quyết định đối với việc xây dựng, phát huy vai trò của khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong thời kỳ hiện nay.

Thứ hai, cần đặt con người vào trung tâm của sự phát triển, mọi chính sách phát triển phải lấy con người là mục tiêu, tạo mọi điều kiện để con người phát huy tốt nhất những năng lực bản chất của mình. Có như vậy chúng ta mới phát huy được sức mạnh trí tuệ, sức sáng tạo, tinh thần đoàn kết, ý chí tự lực, tự cường, lòng tự tôn, tự hào dân tộc, nhân cách cao đẹp... của các cá nhân vào quá trình phát triển đất nước. Điều này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với nước ta, khi nguồn lực tài

Created by nhanbe - 27 -nhanbe Page 27 5/17/2023

Thông tin khoa học chuyên đề số 3/2012 27

Page 28: Giỗ Tổ Hùng Vương theo dòng lịch sửthuviensonla.com.vn/uploads/news/2013_05/ttso32012.doc · Web viewGiỗ Tổ Hùng Vương ngày 10 - 3 âm lịch hàng năm là ngày

Hướng về cội nguồn, khơi dậy đoàn kết

chính và nguồn lực vật chất cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội còn hạn hẹp, trong khi đó nguồn lực con người Việt Nam lại vô cùng phong phú.

Thứ ba, phải coi trọng việc tăng cường, củng cố khối liên minh công - nông - trí trong điều kiện hiện nay.

Trong những năm qua, sự đoàn kết, thống nhất giữa giai cấp công nhân, giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức đã tạo ra những chuyển biến mạnh mẽ cho sự phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên, trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay, quan hệ giữa giai cấp công nhân, giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức, nhất là trong quan hệ lợi ích kinh tế, có một số vấn đề nảy sinh, ảnh hưởng không nhỏ tới việc xây dựng khối liên minh công - nông - trí và khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Đó là tình trạng mâu thuẫn, tranh chấp ở những lợi ích cục bộ, lợi ích trước mắt, dẫn đến thái độ thiếu hợp tác, nhất trí trong sản xuất và các hoạt động xã hội chung. Điều này ít nhiều tác động tiêu cực, cản trở việc xây dựng, phát huy vai trò của khối đại đoàn kết toàn dân tộc vì mục tiêu xã hội chủ nghĩa.

Lịch sử của dân tộc ta đã chứng tỏ khi nào sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc được phát huy thì đất nước ta được phát triển, biên cương của Tổ quốc được bảo vệ vững chắc, lòng dân an bình, xã hội phát triển về mọi mặt. Do vậy, sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc trong thời kỳ mới đòi hỏi phải đặc biệt quan tâm vấn đề xây dựng, phát huy vai trò to lớn của khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Có như vậy, sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc mới vững chắc. PGS.TS Trần Văn Phòng (www.cpv.org.vn - Ngày 6/5/2011)

PHÁT HUY NGUỒN SỨC MẠNH ĐẠI ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN TRONG THỜI KỲ ĐẨY MẠNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA

Nguồn sức mạnh nội sinh có được từ khối đoàn kết toàn dân, được đắp bồi và phát triển cùng lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc ta đã được Hồ Chí Minh - Người tìm ra con đường cứu nước mới, Người bắt nhịp bài ca “Kết đoàn”, Người đem “dĩ bất biến, ứng vạn biến” trong việc thực hiện chiến lược đại đoàn kết, cũng đồng thời là Người dày công vun đắp, phát huy làm cho “rừng cây đại đoàn kết ấy nở hoa kết quả và gốc rễ nó đang lan rộng” trở nên “trường xuân bất lão” đang được tiếp tục khẳng định và phát huy vai trò trong sự nghiệp đổi mới.

Xây dựng và củng cố khối đại đoàn kết toàn dân dưới sự lãnh đạo của Đảng

Không chỉ tìm thấy và hướng cả dân tộc đi theo con đường cách mạng vô sản, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, Hồ Chí Minh còn đồng thời xác định và xây dựng, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc trên cơ sở lấy dân làm gốc, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, phấn đấu cho một nước Việt Nam: Độc lập, tự do, hạnh phúc và góp phần bảo vệ nền hòa bình, dân chủ trên toàn thế giới. Trong suốt tiến trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Hồ Chí Minh chủ trương, nhất

Created by nhanbe - 28 -nhanbe Page 28 5/17/2023

Thông tin khoa học chuyên đề số 3/201228

Page 29: Giỗ Tổ Hùng Vương theo dòng lịch sửthuviensonla.com.vn/uploads/news/2013_05/ttso32012.doc · Web viewGiỗ Tổ Hùng Vương ngày 10 - 3 âm lịch hàng năm là ngày

Hướng về cội nguồn, khơi dậy đoàn kết

quán thực hiện chiến lược đại đoàn kết toàn dân, trên cơ sở liên minh công nhân -nông dân - trí thức do Đảng Cộng sản lãnh đạo. Khối đại đoàn kết toàn dân đó được tập hợp trong một Mặt trận dân tộc thống nhất và cùng với thời gian, ngày càng phát triển, góp phần quan trọng vào thắng lợi của sự nghiệp cách mạng.

Từ tầm cao của tư tưởng về giai cấp và nhân dân, Hồ Chí Minh đã có công lao to lớn trong việc xây dựng và thực hiện một chiến lược đại đoàn kết toàn dân phù hợp, hiệu quả, đồng thời xác lập mối đoàn kết quốc tế đúng đắn giữa nhân dân Việt Nam với nhân dân các nước trong khu vực; Với nhân loại tiến bộ, yêu chuộng hòa bình, công lý trên thế giới nói chung và giữa nhân dân Việt Nam với nhân dân 3 nước Đông Dương nói riêng để góp phần vào thành công của cuộc cách mạng. Thực hiện tư tưởng của Người về vai trò lãnh đạo của Đảng trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc và Đảng Cộng sản phải “tự mình trở thành dân tộc”, Đảng ta - đội tiền phong của giai cấp và dân tộc, đã luôn giữ gìn sự đoàn kết, thống nhất trong Đảng như giữ gìn con ngươi của mắt mình; Và sự đoàn kết, thống nhất đó chính là cơ sở, là hạt nhân, là tấm gương của khối đại đoàn kết toàn dân.

Có Đảng tiền phong với đường lối chính trị đúng đắn, có khối đại đoàn kết toàn dân làm nền tảng, cuộc giải phóng dân tộc (1930 - 1945), cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1946 - 1954) và đế quốc Mỹ (1954 - 1975) đã giành thắng lợi. Cả đất nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và CNXH đang ngày một đổi mới, phát triển và hội nhập quốc tế.

Không chỉ nhấn mạnh: “Đồng tình, đồng sức, đồng lòng, đồng tâm”, “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết”, Hồ Chí Minh còn bằng những việc làm cụ thể trong thực tiễn để chứng minh rằng có đại đoàn kết ắt sẽ “thành công, thành công, đại thành công”, “đoàn kết là then chốt của mọi thành công”. Điều đó cho thấy rằng, xuyên xuốt và nhất quán trong tư tưởng của Người thì đoàn kết - đại đoàn kết không đơn giản chỉ là một phương pháp tập hợp tổ chức lực lượng cách mạng, cao hơn nữa đó là một bộ phận hữu cơ trong chiến lược cách mạng của một Đảng Cộng sản. Từ ngày trở về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng (28/1/1941) cho đến khi từ biệt chúng ta trở về với thế giới người hiền (2/9/1969), Hồ Chí Minh đã bằng chính tấm gương đạo đức cao cả, tâm trong sáng, tấm lòng yêu nước, thương dân, tin dân và kính trọng dân của mình để quy tụ xung quanh mình hết thảy những người dân Việt Nam yêu nước, không phân biệt già, trẻ, gái, trai, tôn giáo, đảng phái... Bao dung và nhân ái, Hồ Chí Minh đã cảm hóa, tập hợp được những nhân sỹ trí thức lớn như Phạm Khắc Hòe, Bùi Bằng Đoàn, Huỳnh Thúc Kháng,... để cùng họ vì lợi ích thiêng liêng của dân tộc và nguyện vọng chính đáng của nhân dân lao động, tham gia đóng góp sức mình để xây dựng chế độ mới. Uyển chuyển, hài hòa trong cả tư tưởng - đạo đức - hành động, ngọn cờ đại đoàn kết của Hồ Chí Minh đã trở thành động lực cho một mẫu số chung bất biến, đó là độc lập, tự do của Tổ quốc và hạnh phúc của nhân dân.

Trên một nguyên tắc nhất quán là lấy lợi ích tối cao của dân tộc, quyền lợi của nhân dân làm nền tảng, Hồ Chí Minh đã trân trọng, tìm kiếm và phát huy những điểm

Created by nhanbe - 29 -nhanbe Page 29 5/17/2023

Thông tin khoa học chuyên đề số 3/2012 29

Page 30: Giỗ Tổ Hùng Vương theo dòng lịch sửthuviensonla.com.vn/uploads/news/2013_05/ttso32012.doc · Web viewGiỗ Tổ Hùng Vương ngày 10 - 3 âm lịch hàng năm là ngày

Hướng về cội nguồn, khơi dậy đoàn kết

tương đồng, thống nhất, hạn chế dần những khác biệt, mâu thuẫn vì “Tổ quốc trên hết”, “Dân tộc trên hết” và vì lẽ sống “Không có gì quý hơn độc lập tự do”. Mọi người dân Việt Nam yêu nước, ai có tài, có đức, có lòng phụng sự Tổ quốc đều hướng về Hồ Chí Minh, bởi lẽ, Người luôn quan tâm đến mọi người, chăm lo lợi ích cho mọi người bằng tâm tình, thức tỉnh, tuyên truyền và vận động. Cao hơn nữa, Người đã tự mình “hòa mà không tư” nên những gì Người nêu ra, gương mẫu thực hiện đã nhanh chóng đi vào lòng người, tạo ra nguồn sức mạnh vô địch và có sức sống bất diệt. Hồ Chí Minh đã bằng tấm gương “trung với nước, hiếu với dân” thực hiện thành công một chiến lược đại đoàn kết rất sáng tạo và độc đáo, rất cách mạng nhưng cũng rất nhân văn giữa Đảng và Dân, giữa Quân và Dân, giữa các dân tộc, các tôn giáo,... giữa quốc gia và quốc tế trên tinh thần “đoàn kết là sống, chia rẽ là chết”!

Tiếp tục khẳng định và phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân trong thời kỳ mới

Kể từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời và lãnh đạo sự nghiệp cách mạng, khối đại đoàn kết toàn dân mà Hồ Chí Minh là linh hồn, là Người lĩnh xướng luôn có một vị trí đặc biệt trong chiến lược cách mạng của Đảng ta. Từ Chánh cương, Sách lược vắn tắt năm 1930, trải qua các hình thức Mặt trận Dân tộc Thống nhất (đặc biệt là Việt Minh) và sau đó là Mặt trận Tổ quốc Việt Nam,... có thể thấy trong bất kỳ hoàn cảnh nào, Hồ Chí Minh cũng luôn bình tĩnh, sáng suốt sử dụng có hiệu quả nguồn sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, để một mặt, cô lập lực lượng thù địch, mặt khác, tranh thủ sự giúp đỡ của bè bạn để tự giúp mình. Phương pháp đại đoàn kết Hồ Chí Minh thực hiện chính là thông qua tuyên truyền giáo dục, để tập hợp quần chúng và xử lý các mối quan hệ trên cơ sở xóa bỏ thành kiến, thật thà đoàn kết, nhằm phát huy đến mức cao nhất sức mạnh dân tộc, sức mạnh thời đại, vì sự nghiệp giải phóng dân tộc và xây dựng CNXH.

Kế thừa và phát huy nguồn sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân trong sự nghiệp đổi mới, đặc biệt là thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước, Đại hội Đảng lần thứ IX (2001) đã lấy chủ đề là “Phát huy sức mạnh toàn dân tộc, tiếp tục đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa”. Đến Đại hội Đảng lần thứ X (2006), Báo cáo của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX về các Văn kiện Đại hội X của Đảng trình bày tại Đại hội ngày 18/4/2006 đã nhấn mạnh rằng: "Đại đoàn kết toàn dân tộc cần lấy mục tiêu giữ vững độc lập, thống nhất của Tổ quốc, vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh làm điểm tương đồng để gắn bó đồng bào các dân tộc, các tôn giáo, các tầng lớp nhân dân ở trong nước và người Việt Nam định cư ở nước ngoài; Xóa bỏ mọi mặc cảm, định kiến, phân biệt đối xử về quá khứ, thành phần giai cấp. Tôn trọng những ý kiến khác nhau không trái với lợi ích của dân tộc. Đề cao truyền thống nhân nghĩa, khoan dung, xây dựng tinh thần cởi mở, tin cậy lẫn nhau vì sự ổn định và đồng thuận xã hội vì tương lai tươi sáng của dân tộc".

Tiếp đó, từ năm 2003 đến năm 2008, Đảng đã ra nhiều Nghị quyết chuyên đề, nhằm tăng cường sức mạnh đại đoàn kết toàn dân. Đó là Hội nghị lần thứ 7 Ban

Created by nhanbe - 30 -nhanbe Page 30 5/17/2023

Thông tin khoa học chuyên đề số 3/201230

Page 31: Giỗ Tổ Hùng Vương theo dòng lịch sửthuviensonla.com.vn/uploads/news/2013_05/ttso32012.doc · Web viewGiỗ Tổ Hùng Vương ngày 10 - 3 âm lịch hàng năm là ngày

Hướng về cội nguồn, khơi dậy đoàn kết

Chấp hành Trung ương khóa IX (1/2003) ra Nghị quyết về phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh; Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương khóa X (1/2008) ra Nghị quyết về tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương khóa X (7/2008) đã ban hành Nghị quyết về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên, Nghị quyết về xây dựng đội ngũ trí thức và Nghị quyết về nông nghiệp, nông dân, nông thôn,... Đó chính là hệ thống các quan điểm của Đảng tiếp tục khẳng định vai trò và việc cần thiết phải tăng cường, phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Vun đắp cho khối đại đoàn kết toàn dân ngày một phát triển, quán triệt sâu sắc và học tập những bài học kinh nghiệp quý báu của Hồ Chí Minh về tư tưởng đại đoàn kết toàn dân, Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI (2011) khẳng định: “Đại đoàn kết toàn dân tộc là đường lối chiến lược của cách mạng Việt Nam; Là nguồn sức mạnh, động lực chủ yếu và là nhân tố có ý nghĩa quyết định bảo đảm thắng lợi của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Lấy mục tiêu xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, độc lập, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh làm điểm tương đồng; Xóa bỏ mặc cảm, định kiến về quá khứ, thành phần giai cấp, chấp nhận những điểm khác nhau không trái với lợi ích chung của dân tộc; Đề cao tinh thần dân tộc, truyền thống nhân nghĩa, khoan dung... để tập hợp, đoàn kết mọi người vào mặt trận chung, tăng cường đồng thuận xã hội”.

Đại đoàn kết là truyền thống, là sức mạnh quý báu của dân tộc ta trong mọi thời khắc của lịch sử. Dưới ánh sáng tư tưởng của Người, để đại đoàn kết toàn dân tộc ngày càng được củng cố và phát huy sức mạnh, mọi thành viên trong đại gia đình Việt Nam, dù là ai, đang sinh sống ở nơi nào cũng cũng đồng lòng, đoàn kết rộng rãi và chân thành, để “chung tay, góp sức” thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XI của Đảng, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội, thì cần lưu ý những điểm sau:

- Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phát huy tốt hơn nữa vai trò giám sát và phản biện xã hội khi tham gia xây dựng và vận động quần chúng nhân dân thực hiện các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước; Đặc biệt, thông qua các hình thức và việc làm thiết thực để phát huy tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc, ý chí tự lực, tự cường, ý thức trách nhiệm và quyền làm chủ của nhân dân và hướng mạnh hơn nữa các hoạt động về cơ sở, cộng đồng dân cư,...

- Thực hiện tốt hơn nữa Quy chế dân chủ ở cơ sở, từng bước giải quyết những vấn đề xã hội bức xúc,... để phòng và chống âm mưu “diễn biến hòa bình”, chống lại các thủ đoạn quyết liệt nhằm tranh giành quần chúng, chia rẽ mối quan hệ giữa Đảng với dân, chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc của các thế lực thù địch.

- Bảo đảm lợi ích của các giai cấp, tầng lớp xã hội và kết hợp hài hòa lợi ích cá nhân, lợi ích tập thể và toàn xã hội, coi đó là yếu tố quan trọng nhất, là điều kiện tiên quyết để tổ chức và động viên nhân dân tham gia các phong trào thi đua yêu nước, nhằm củng cố và mở rộng khối đại đoàn kết toàn dân.

Created by nhanbe - 31 -nhanbe Page 31 5/17/2023

Thông tin khoa học chuyên đề số 3/2012 31

Page 32: Giỗ Tổ Hùng Vương theo dòng lịch sửthuviensonla.com.vn/uploads/news/2013_05/ttso32012.doc · Web viewGiỗ Tổ Hùng Vương ngày 10 - 3 âm lịch hàng năm là ngày

Hướng về cội nguồn, khơi dậy đoàn kết

TS. Lê Thị Hòa (www.tuyengiao.vn – Ngày 9/8/2011)

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang: ĐẠI ĐOÀN KẾT LÀ BÀI HỌC LỚN CHO

MỌI THÀNH CÔNG Chủ tịch nước hẹn gặp chúng tôi

vào một chiều cuối năm bộn bề công việc. Hà Nội đang ở độ giữa đông, cái rét ngọt của miền Bắc trái ngược hẳn với không khí ấm cúng của cuộc trao đổi. Không có khoảng cách giữa một nguyên thủ quốc gia với những người làm báo - chính điều đó đã giúp không khí buổi làm việc giống như một cuộc chuyện trò - một cuộc chuyện trò thẳng thắn, cởi mở. Chủ tịch nước Trương Tấn Sang say sưa nói về khối đại đoàn kết toàn dân tộc; Về việc làm thế nào để phát huy sức mạnh ấy vì sự nghiệp chung của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta trong giai đoạn hiện nay.

Phóng viên: Thưa Chủ tịch, Đại hội XI của Đảng tổ chức thành công đầu năm 2011 là sự kiện chính trị lớn của Đảng và nhân dân ta, Đại hội đề ra đường lối "Tiếp tục phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc” trong thời kỳ mới và xác định đây là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân ta. Xin Chủ tịch cho biết ý nghĩa của việc xây dựng và phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc và phải làm thế nào để thực hiện tốt nhiệm vụ này?

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang: Trải qua hàng ngàn năm trong lịch sử dựng nước và giữ nước, đại đoàn kết toàn dân tộc luôn là sức mạnh vô địch đã đưa dân tộc ta đến những

chiến thắng vang dội đánh thắng mọi kẻ thù xâm lược. Nhận thức rõ tầm quan trọng của sức mạnh ấy, trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ngày nay, Đảng, Nhà nước ta rất coi trọng việc hoàn thiện các quan điểm, chủ trương, chính sách nhằm thực hiện ngày càng hiệu quả chiến lược đại đoàn kết toàn dân tộc. Đây là chủ trương, là đường lối nhất quán của Đảng và Nhà nước ta. Chính vì thế, tại Đại hội Đảng XI, Đảng ta đã lựa chọn phát huy sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc để thực hiện công cuộc đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa là chủ đề của Đại hội. Để xây dựng và phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc trong bối cảnh mới, Đảng ta lấy mục tiêu cao cả là xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, độc lập, toàn vẹn lãnh thổ, dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh làm điểm tương đồng, xóa bỏ mặc cảm, định kiến về quá khứ; Chấp nhận những điểm khác nhau nhưng không trái với lợi ích chung của dân tộc; Đề cao tinh thần dân tộc, truyền thống nhân nghĩa, khoan dung; Giải quyết hài hòa quan hệ lợi ích giữa các thành viên trong xã hội... để tập hợp, đoàn kết mọi người, giai cấp công nhân, nông dân, đội ngũ trí thức, doanh

Created by nhanbe - 32 -nhanbe Page 32 5/17/2023

Thông tin khoa học chuyên đề số 3/201232

Page 33: Giỗ Tổ Hùng Vương theo dòng lịch sửthuviensonla.com.vn/uploads/news/2013_05/ttso32012.doc · Web viewGiỗ Tổ Hùng Vương ngày 10 - 3 âm lịch hàng năm là ngày

Hướng về cội nguồn, khơi dậy đoàn kết

nhân, thanh niên, phụ nữ, người cao tuổi, cựu chiến binh, đồng bào các dân tộc, các tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài vào trong một mặt trận chung, tăng cường sự đồng thuận xã hội. Trong đó, tôi đặc biệt nhấn mạnh đến đoàn kết trong Đảng. Chúng ta cần coi đây là hạt nhân, là cơ sở vững chắc để xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

PV: Thưa Chủ tịch, năm nay là năm đầu tiên ở cương vị Chủ tịch nước, Chủ tịch đã có nhiều cuộc gặp gỡ với đồng bào ở các miền của đất nước, với đồng bào ta ở nước ngoài, đã tham dự Ngày hội đại đoàn kết ở khu dân cư do Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) tổ chức. Theo Chủ tịch, thời gian tới MTTQ các cấp cần phải làm gì để phát huy hơn nữa vai trò của mình trong xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân trong tình hình hiện nay?

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang: Năm nay, tôi đã có nhiều cuộc gặp gỡ với cử tri ở địa phương đã bầu tôi là đại biểu Quốc hội, với đồng bào ở các miền đất nước để lắng nghe ý kiến nhân dân về tình hình mọi mặt của đất nước và dự hai ngày hội đại đoàn kết tại khu dân cư với bà con hai địa phương ở hai miền Nam, Bắc. Tại Ngày hội đại đoàn kết ở các khu dân cư, tôi thấy không khí vui tươi, phấn khởi; Ở mỗi khu, cụm dân cư, người dân đã cùng giúp nhau làm kinh tế, đạt được nhiều kết quả về xóa đói giảm nghèo, xây dựng khu dân cư văn hóa, giữ gìn an ninh trật tự trên địa bàn, đẩy

mạnh các hoạt động xã hội. Ở những nơi đó, vai trò của MTTQ thể hiện rất rõ. Mặt trận đã tuyên truyền, vận động, tập hợp các đoàn thể quần chúng, tập hợp nhân dân cùng nhau phấn đấu vì mục đích chung, vì sự nghiệp phát triển chung và trực tiếp là người tổ chức Ngày hội đại đoàn kết ở khu dân cư. Ngày hội đại đoàn kết đã góp phần phát huy vai trò làm chủ của nhân dân, tăng cường tình đoàn kết thân ái; Đồng thời tại đây, người dân đã đề xuất, kiến nghị, góp ý cho chính quyền, cho Đảng nhiều biện pháp để làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn, đất nước phát triển vững mạnh hơn.

Chính vì thế, trong giai đoạn hiện nay, MTTQ cần tiếp tục tăng cường tổ chức, đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, khắc phục tình trạng hành chính hóa, phát huy vai trò nòng cốt tập hợp, đoàn kết nhân dân xây dựng cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân; Thực hiện dân chủ, giám sát cán bộ đảng viên; Tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước trong sạch, vững mạnh; Tổ chức các phong trào thi đua yêu nước, vận động các tầng lớp nhân dân thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại... Đối với Ngày hội đại đoàn kết ở khu dân cư, MTTQ cũng cần tổng kết, nghiên cứu, rút kinh nghiệm để cải tiến, nâng cao hơn nữa chất lượng, hiệu quả của hoạt động này.

Đinh Đức Lập(daidoanket.vn – Ngày 20/01/2012)

Created by nhanbe - 33 -nhanbe Page 33 5/17/2023

Thông tin khoa học chuyên đề số 3/2012 33

Page 34: Giỗ Tổ Hùng Vương theo dòng lịch sửthuviensonla.com.vn/uploads/news/2013_05/ttso32012.doc · Web viewGiỗ Tổ Hùng Vương ngày 10 - 3 âm lịch hàng năm là ngày

Hướng về cội nguồn, khơi dậy đoàn kết

ĐẠI ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN, SỨC SỐNG MÃNH LIỆT CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM

Nhân kỷ niệm 105 năm Ngày sinh cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng (1/3/1906 -1/3/2011), Cổng TTĐT Chính phủ trân trọng giới thiệu bài viết của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng về việc phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc, bài học còn vẹn nguyên giá trị, đặc biệt trong quá trình hội nhập ngày nay.

Đoàn kết là truyền thống cực kỳ quý báu của dân tộc ta trong lịch sử dựng nước và giữ nước. Kế thừa và phát huy truyền thống đó, ngay từ ngày thành lập, Đảng ta luôn coi trọng củng cố và mở rộng khối đại đoàn kết toàn dân, phát huy sức mạnh dân tộc kết hợp với sức mạnh quốc tế, sức mạnh truyền thống kết hợp với sức mạnh thời đại, lãnh đạo nhân dân ta giành được thắng lợi vĩ đại trong cuộc đấu tranh vì độc lập của Tổ quốc, tự do, hạnh phúc của nhân dân. Đó là bài học lớn của cách mạng Việt Nam đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh tổng kết: “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết – Thành công, thành công, đại thành công”.

Nhìn lại toàn bộ lịch sử Việt Nam từ xa xưa đến ngày nay, sợi chỉ đỏ xuyên suốt quá trình lâu dài ấy là sức sống mãnh liệt của dân tộc Việt Nam, một sức sống kỳ diệu bởi sức mạnh, sức chịu đựng và khả năng ứng xử với mọi tình huống nhằm giữ vững bản sắc của mình và không ngừng phát triển, lớn lên về mọi mặt. Cội nguồn của sức sống đó, cốt lõi của sức sống đó, là tính cộng đồng dân tộc, ý thức và ý chí làm nên sự gắn bó của cộng đồng người Việt Nam thành một khối bởi nhiều mối quan hệ: Đó là sức mạnh, sức đề kháng, sức đấu tranh chống mọi thiên tai và địch họa vì sự sống còn và sự phát triển của cộng đồng và của dân tộc.

Một điều lý thú mà đến nay các nhà sử học cũng chưa làm sáng tỏ được, đó là sự hình thành rất sớm của dân tộc Việt Nam, của quốc gia Việt Nam ngay từ thời Vua Hùng, khác hẳn với nhiều nước châu Âu, ở đây phải chờ đến thời đại hình thành và phát triển của chủ nghĩa tư bản và giai cấp tư sản thì mới xuất hiện những điều kiện và cơ hội đưa đến sự ra đời của những dân tộc và những quốc gia.

Từ buổi đầu xuyên cả quá trình diễn biến của lịch sử, biết bao chặng đường, biết bao biến cố thách thức sự tồn vong của dân tộc, lại là cơ hội kích thích cộng đồng dân tộc Việt Nam càng gắn bó với nhau, tương thân tương ái, kiên trì đoàn kết và chiến đấu, vượt qua mọi hiểm nghèo, giữ vững bản lĩnh và truyền thống của dân tộc, không ngừng đi lên hướng về phía trước.

Ôn cũ biết mới, phải có cách nhìn lướt qua lịch sử như vậy để thấy những gì chúng ta phải làm ngày nay và ở đây là nói về chính sách mặt trận, chính sách đại đoàn kết toàn dân, phép màu nhiệm của sức sống mãnh liệt của dân tộc Việt Nam ta. Lịch sử luôn luôn chuyển động và ngày càng biến đổi nhanh chóng, lạ lùng. Hạt nhân của sự biến đổi này là con người, con người của một cộng đồng dân tộc, của

Created by nhanbe - 34 -nhanbe Page 34 5/17/2023

Thông tin khoa học chuyên đề số 3/201234

Page 35: Giỗ Tổ Hùng Vương theo dòng lịch sửthuviensonla.com.vn/uploads/news/2013_05/ttso32012.doc · Web viewGiỗ Tổ Hùng Vương ngày 10 - 3 âm lịch hàng năm là ngày

Hướng về cội nguồn, khơi dậy đoàn kết

một quốc gia, và nói rộng ra là cộng đồng loài người. Hãy nhắc lại câu cuối cùng trong bốn câu thơ của Trần Quang Khải:

Vạn cổ thử giang sơnNghĩa là: Muôn thuở nước non này.

Hoặc hãy nhớ lại một lời nói dân gian:Một cây làm chẳng nên non,

Ba cây chụm lại lên hòn núi cao.Đúng là dân gian Việt Nam, vừa mộc mạc, vừa thanh tao, một bức tranh, một

chân lý vĩnh hằng như thiên nhiên.Bây giờ tôi nói vào đề: Chính sách mặt trận, chính sách đại đoàn kết trong tình

hình hiện nay. Phải có cách nhìn và tầm nhìn, để thấy tình hình đất nước cả chiều rộng và chiều sâu, thời cơ với biết bao tiềm lực có cái trong tầm tay, và thời cơ gắn liền cùng nguy cơ với những hiểm họa, đặc biệt phải chú ý xu thế quy tụ của chúng. Như vậy, phải phát huy mọi tiềm lực của thời cơ để đẩy lùi nguy cơ. Đúng là một công đôi việc: Chỉ có vận dụng đến mức cao nhất mọi khả năng của thời cơ thì mới làm nên sức mạnh và thế mạnh đẩy lùi nguy cơ với tất cả diễn biến hiểm nghèo của nó.

Tình hình phác họa như trên là sự thật mà mọi người chúng ta đều thấy, và phải thấy rộng hơn, xa hơn, sâu hơn, đầy đủ hơn, từ đó mà rút ra một kết luận bức xúc như cuộc sống, thực hiện lời dạy có tính thời sự nóng hổi của Bác Hồ: “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết/ Thành công, thành công, đại thành công”.

Có người nói, chúng ta cần chính sách đại đoàn kết trong kháng chiến, còn bây giờ trong thời kỳ xây dựng hòa bình thì khác. Không đúng. Bây giờ chúng ta cũng cần, có khi lại rất cần chính sách đại đoàn kết, bởi lẽ tình hình chính trị, kinh tế, xã hội và đối ngoại có khi phức tạp hơn trước. Tình hình ngày nay về nhiều mặt càng làm sáng tỏ ý thức và tình cảm của mọi người Việt Nam đối với những lợi ích tối cao của dân tộc và của Tổ quốc. Chúng ta đứng trước những thách thức nghiêm trọng từ nhiều phía, từ bên trong và từ bên ngoài, phải biết nhìn mới thấy rõ và xác định cho mình ý chí đề cao đại đoàn kết dân tộc Việt Nam bao gồm các giai cấp, các tầng lớp, các dân tộc, các tôn giáo, người trong nước và người Việt Nam ở nước ngoài.

Đây là sự tập hợp lực lượng của dân tộc cùng nhau kề vai sát cánh một lòng phấn đấu vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đây là sự tập hợp lực lượng của dân tộc bao gồm nhân tài, vật lực như chúng ta đã từng làm trong sự nghiệp cách mạng mấy thập kỷ qua, nhất là trong hai cuộc kháng chiến. Sự tập hợp này không phải là con số cộng mà là con số nhân.

Con người Việt Nam và cộng đồng con người Việt Nam đã lớn lên, nhất là đã lớn lên trong quá trình đổi mới, lớn lên để ngang tầm với sự nghiệp cách mạng của nước, của dân, lớn lên với thời đại, từ đó, mặt trận cùng lớn lên trong mọi lĩnh vực của cuộc sống, đối nội cũng như đối ngoại. Đó là sức mạnh có tầm vóc lớn lao, hoàn toàn đủ sức phát huy cao độ những lợi thế của thời cơ, đồng thời từng bước, từng

Created by nhanbe - 35 -nhanbe Page 35 5/17/2023

Thông tin khoa học chuyên đề số 3/2012 35

Page 36: Giỗ Tổ Hùng Vương theo dòng lịch sửthuviensonla.com.vn/uploads/news/2013_05/ttso32012.doc · Web viewGiỗ Tổ Hùng Vương ngày 10 - 3 âm lịch hàng năm là ngày

Hướng về cội nguồn, khơi dậy đoàn kết

phần đẩy lùi mọi nguy cơ, tạo thế ổn định vững chắc, làm bàn đạp để tiến về phía trước.

Một chính sách mặt trận rộng rãi như vậy bản thân nó phải giải quyết được những vấn đề từ trong nội bộ của nó, từ những khác biệt tất yếu giữa các tầng lớp nhân dân trong nhiều lĩnh vực của cuộc sống về chính trị và tư tưởng, về kinh tế và xã hội,… Từ xưa, dân tộc Việt Nam đã gặp và đã biết giải quyết những vấn đề này. Cuộc Cách mạng Tháng Tám và hai cuộc kháng chiến cũng đã giải quyết những vấn đề về loại này và Bác Hồ đã để lại cho chúng ta những bài học quý báu.

Ngày nay, trong xu thế đổi mới, với chính sách kinh tế hàng hóa nhiều thành phần và chính sách đối ngoại đa phương, đa dạng, chúng ta đứng trước nhiều vấn đề mới nảy sinh. Tình hình mới bao giờ cũng có hai mặt: Mặt tích cực và mặt tiêu cực, phải thấy đó là sự tất yếu của quá trình phát triển hướng về phía trước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Những vấn đề nảy sinh là những vấn đề của sự phát triển, của sự đi lên. Quá trình phát triển đã đặt ra vấn đề thì quá trình phát triển cũng giúp giải quyết vấn đề, nghĩa là ý thức đại đoàn kết, ý thức cộng đồng dân tộc, ý thức mặt trận là bí quyết giúp mọi người có phương pháp và phong cách cùng nhau giải quyết vấn đề.

Tất nhiên có cái khác nhau thì có thể đưa đến thảo luận và tranh cãi với tinh thần đoàn kết và xây dựng, không ép nhau, cuối cùng có thể chưa thuyết phục được nhau mà mọi người vẫn giữ quan hệ thân ái, kính trọng nhau, đồng thời càng thấy cái hay, cái đẹp trong chính sách đại đoàn kết và hòa hợp dân tộc. Một điều cần đặc biệt lưu ý khắc phục là thái độ cố chấp, không biết nhân nhượng trong lúc nhân nhượng là điều cần thiết và quý báu, có khi nó còn nâng cao tầm vóc con người.

Trong lĩnh vực chính trị, triết học và tư tưởng, trong lĩnh vực khoa học, khoa học tự nhiên và khoa học xã hội, ý thức khác nhau giữa người này và người khác là điều dễ hiểu, và trong tương lai, sự khác nhau này vẫn sẽ tồn tại. Nên hiểu chính sách đại đoàn kết với tinh thần rộng mở như vậy và chỉ có như vậy mới giữ vững toàn vẹn được những gì là lợi ích tối cao của dân tộc, của Tổ quốc, của nhân dân, những lợi ích thiêng liêng không thể xâm phạm mà mọi người cần có ý thức cùng nhau giữ gìn. Bác Hồ nói đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết là như vậy và có như vậy mới có thành công, thành công, đại thành công... (baodientu.chinhphu.vn – Ngày 01/3/2011)

Created by nhanbe - 36 -nhanbe Page 36 5/17/2023

Thông tin khoa học chuyên đề số 3/201236

Page 37: Giỗ Tổ Hùng Vương theo dòng lịch sửthuviensonla.com.vn/uploads/news/2013_05/ttso32012.doc · Web viewGiỗ Tổ Hùng Vương ngày 10 - 3 âm lịch hàng năm là ngày

Hướng về cội nguồn, khơi dậy đoàn kết

Phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộcTại Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ XI, ông Huỳnh Đảm, Ủy viên

Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã trình bày tham luận về vấn đề: Phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XI của Đảng. VOV xin trích giới thiệu bài tham luận trên.

...Đại đoàn kết là truyền thống cực kỳ quý báu của dân tộc ta, được hun đúc trong suốt quá trình dựng nước và giữ nước; Là một trong những bài học lớn của cách mạng nước ta. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, đại đoàn kết toàn dân tộc trên nền tảng liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức, là đường lối chiến lược của cách mạng Việt Nam; Là nguồn sức mạnh, động lực chủ yếu và là nhân tố có ý nghĩa quyết định bảo đảm thắng lợi bền vững của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Để tăng cường và phát huy cao độ sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, vì mục tiêu của sự nghiệp cách mạng, Đảng và Bác Hồ đã sáng lập và lãnh đạo tổ chức Mặt trận Dân tộc Thống nhất Việt Nam.

Trong nhiệm kỳ vừa qua, cũng như trong suốt 20 năm thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Đảng ta đã ban hành nhiều chủ trương, đường lối, Nhà nước đã thể chế hóa nhiều chính sách, pháp luật để chăm lo các giai tầng trong xã hội, tăng cường và phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể nhân dân.

Tăng cường và phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể nhân dân là một trong những nhân tố hết sức quan trọng góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội X của Đảng, cũng như góp phần làm nên những thành tựu to lớn có ý nghĩa lịch sử của đất nước qua 20 năm thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.

Để sớm đưa Nghị quyết Đại hội XI của Đảng vào cuộc sống, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết của Đại hội, một trong những đòi hỏi không thể thiếu đó là: Phải tiếp tục tăng cường và phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc; Tăng cường, mở rộng và phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể nhân dân trong thời kỳ mới. Việc này đòi hỏi:

- Trước hết, Đảng cần quan tâm lãnh đạo quán triệt, nâng cao nhận thức và trách nhiệm trong hệ thống chính trị và toàn xã hội về sự nghiệp đại đoàn kết toàn dân tộc và về Mặt trận Dân tộc Thống nhất Việt Nam theo quan điểm của Đảng và tư tưởng Hồ Chí Minh, vì hiện nay, nhận thức và trách nhiệm của một bộ phận cán bộ, đảng viên và nhân dân về vấn đề này còn nhiều hạn chế, dẫn đến chưa quan tâm đúng mức đến việc chăm lo khối đại đoàn kết toàn dân tộc và phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

Created by nhanbe - 37 -nhanbe Page 37 5/17/2023

Thông tin khoa học chuyên đề số 3/2012 37

Page 38: Giỗ Tổ Hùng Vương theo dòng lịch sửthuviensonla.com.vn/uploads/news/2013_05/ttso32012.doc · Web viewGiỗ Tổ Hùng Vương ngày 10 - 3 âm lịch hàng năm là ngày

Hướng về cội nguồn, khơi dậy đoàn kết

- Đảng cần quan tâm lãnh đạo kịp thời cụ thể hóa, thể chế hóa quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng thành những chính sách, pháp luật, quy định cụ thể về đại đoàn kết toàn dân tộc và về Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, nhất là những chính sách, pháp luật, quy định liên quan đến từng giai cấp, tầng lớp, đặc biệt là đối với giai cấp công nhân, giai cấp nông dân, đội ngũ trí thức, doanh nhân, dân tộc, tôn giáo và người Việt Nam ở nước ngoài…

- Đảng cần quan tâm lãnh đạo tiếp tục đẩy mạnh Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” một cách thiết thực, đi vào chiều sâu; Ngăn chặn suy thoái phẩm chất, đạo đức, lối sống, đẩy lùi tệ tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, quan liêu xa rời quần chúng của một bộ phận cán bộ, đảng viên.

- Đảng cần tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể nhân dân, tôn trọng nguyên tắc hiệp thương dân chủ trong tổ chức và hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tôn trọng tính tự chủ, ủng hộ mọi hoạt động tự nguyện, tích cực, sáng tạo và chân thành lắng nghe ý kiến đóng góp của Mặt trận và các đoàn thể; Thực hiện tốt vai trò Đảng vừa là người lãnh đạo vừa là thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

- Phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc luôn gắn liền với yêu cầu mở rộng dân chủ, tăng cường đồng thuận xã hội và giữ vững kỷ cương trong đời sống xã hội, trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội... ở tất cả các cấp, các ngành. Do vậy, Đảng cần tăng cường lãnh đạo các cơ quan Nhà nước, các cấp chính quyền chăm lo phát huy và bảo đảm quyền dân chủ của nhân dân theo pháp luật, tăng cường đồng thuận xã hội; Đồng thời, ngăn chặn và xử lý nghiêm minh những biểu hiện vi phạm quyền dân chủ của nhân dân, cũng như những biểu hiện lợi dụng dân chủ để vi phạm pháp luật, kích động nhân dân, gây rối trật tự công cộng, ảnh hưởng đến sự ổn định chính trị, xã hội và chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc.

Trước yêu cầu đổi mới, chỉ có mở rộng dân chủ xã hội chủ nghĩa thực sự mới có đồng thuận xã hội và đoàn kết thực sự, bền vững; Cần thực hiện dân chủ và đoàn kết từ trong Đảng ra toàn xã hội; Thực hiện thật tốt Quy chế dân chủ ở cơ sở và Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn; Kết hợp thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ trong Đảng với nguyên tắc hiệp thương dân chủ trong tổ chức Mặt trận nhằm làm phong phú thêm nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở nước ta.

Đảng cần quan tâm lãnh đạo xây dựng, củng cố, kiện toàn đội ngũ cán bộ Mặt trận và các đoàn thể, nhất là cán bộ chủ chốt ngang tầm với yêu cầu nhiệm vụ. Đảng và Nhà nước cần tiếp tục quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi cả về cơ chế, chế độ, chính sách, điều kiện, phương tiện làm việc để Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phát huy vai trò “rất quan trọng” của mình đã được khẳng định trong các văn kiện của Đảng, pháp luật của Nhà nước và trong thực tiễn đời sống xã hội, nay tiếp tục được khẳng định trong dự thảo Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển) và dự thảo Báo cáo chính trị của Đại hội, đó là: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là tổ chức liên minh chính trị, liên hiệp tự nguyện của tổ chức

Created by nhanbe - 38 -nhanbe Page 38 5/17/2023

Thông tin khoa học chuyên đề số 3/201238

Page 39: Giỗ Tổ Hùng Vương theo dòng lịch sửthuviensonla.com.vn/uploads/news/2013_05/ttso32012.doc · Web viewGiỗ Tổ Hùng Vương ngày 10 - 3 âm lịch hàng năm là ngày

Hướng về cội nguồn, khơi dậy đoàn kết

chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội và các cá nhân tiêu biểu trong các giai cấp, các tầng lớp xã hội, các dân tộc, tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài; Là một bộ phận của hệ thống chính trị, là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân, thực hiện giám sát và phản biện xã hội, tham gia xây dựng Đảng, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, đại diện cho ý chí, nguyện vọng, quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của các tầng lớp nhân dân, thắt chặt mối liên hệ giữa nhân dân với Đảng và Nhà nước. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể nhân dân có vai trò rất quan trọng trong sự nghiệp đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc…

- Đảng cần lãnh đạo sớm cụ thể hóa, thể chế hóa các quy định để Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể nhân dân thực hiện vai trò giám sát và phản biện xã hội theo quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước. (vov.vn – Ngày 13/1/2011)

Lịch sử ngày giỗ Tổ Hùng Vương

Theo những tài liệu hiện nay còn lưu lại, hình thức sơ khai của ngày giỗ Tổ đã xuất hiện rất sớm trong lịch sử, cách đây hơn 2000 năm. Dưới thời Thục Phán - An Dương Vương, cột đá thề đã được dựng trên núi Nghĩa Lĩnh, ghi rõ: "Nguyện có đất trời lồng lộng chứng giám, nước Nam được trường tồn lưu ở miếu Tổ Hùng Vương, xin đời đời trông nom lăng miếu họ Hùng và gìn giữ giang sơn mà Hùng Vương trao lại; Nếu nhạt hẹn, sai thề sẽ bị gió giăng, búa dập". Trong suốt hàng nghìn năm lịch sử, nhiều vị vua có tên tuổi của các triều đại phong kiến Việt Nam ngay khi mới lên ngôi, đã từng bước xác lập "ngọc phả" về thời đại Hùng

Vương, khẳng định vai trò to lớn của các Vua Hùng đối với non sông đất nước. Niên hiệu Thiên Phúc nguyên niên tức năm 986 dưới triều Lê Đại Hành, có bản Nam Việt Hùng Vương ngọc phả vĩnh truyền, còn gọi là Cổ Việt Hùng thị thập bát thế thánh vương ngọc phả cổ truyền. Đây là lần đầu trong lịch sử xuất hiện tài liệu ghi chép một cách tường tận, chi tiết về 18 đời Vua Hùng, sau được sao lại vào năm Khải Định thứ 4 (1919). Đến năm 1470 (niên hiệu Hồng Đức nguyên niên - triều Vua Lê Thánh Tông), Hùng Vương ngọc phả thập bát thế truyền được Hàn lâm viện Trực học sĩ Nguyên Cố phụng chỉ biên soạn. Kế tiếp là

Created by nhanbe - 39 -nhanbe Page 39 5/17/2023

Thông tin khoa học chuyên đề số 3/2012 39

Bạn có biết?

Page 40: Giỗ Tổ Hùng Vương theo dòng lịch sửthuviensonla.com.vn/uploads/news/2013_05/ttso32012.doc · Web viewGiỗ Tổ Hùng Vương ngày 10 - 3 âm lịch hàng năm là ngày

Hướng về cội nguồn, khơi dậy đoàn kết

Hùng Vương sự tích ngọc phả cổ truyền do Hàn lâm Học sĩ Nguyễn Bính soạn năm Hồng Phúc nguyên niên (1572 - triều Vua Lê Anh Tông). Còn trong bản dịch tấm bia được lập ngày mồng 10 tháng 3 năm Canh Thìn (1940 - niên hiệu Bảo Đại thứ 15) do Tham tri, lĩnh chức Tuần phủ Phú Thọ là Bùi Ngọc Hoàn soạn nội dung cho biết, ngày "quốc tế" (ngày tế do Nhà nước đứng ra tổ chức) của nước ta vốn diễn ra định kỳ vào mùa thu. Đến năm Khải Định thứ 2 (1917), Tuần phủ Phú Thọ lúc bấy giờ là Lê Trung Ngọc có tờ tư xin Bộ Lễ ấn định lấy ngày mồng 10 tháng 3 hằng năm làm ngày "quốc tế". Tương truyền ngày 11 tháng 3 là ngày giỗ Vua Hùng thứ 18 thì nay ngày "quốc tế" được chọn là trước đó một ngày. Ngày giỗ chính chỉ có dân sở tại làm lễ.

Sau ngày Cách mạng Tháng Tám thành công năm 1945, ngày 18/2/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh 22/SL-CTN công nhận ngày giỗ Tổ Hùng Vương hằng năm. Từ đó đến nay, dù trong những năm tháng kháng chiến cứu nước cũng như sau khi hòa bình lập lại, đất nước thống nhất, ngày 10 tháng 3 năm nào chính quyền và nhân dân vùng đất Tổ cũng kính cẩn làm lễ dâng hương, có đại diện của Nhà nước về dự. Và trong một lần về thăm Đền Hùng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ân cần căn dặn đồng bào, chiến sĩ: "Các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước". Năm 1990, Đảng và Nhà nước chính thức quyết định lấy ngày giỗ Tổ hằng năm là ngày lễ lớn của đất nước. Đến ngày 23/8/2001, Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Văn

hóa, Thể thao và Du lịch) ban hành Quyết định số 39/2001/QĐ-BVHTT, quy định cụ thể về việc tổ chức lễ giỗ Tổ trên cả nước. Theo văn bản này, lễ giỗ Tổ được tổ chức vào ngày Quốc giỗ mồng 10 tháng 3 âm lịch tại nơi thờ tự chính thức của các Vua Hùng (Khu di tích lịch sử Đền Hùng thuộc tỉnh Phú Thọ). Trong ngày lễ này, nhân dân ở khắp mọi miền đất nước, người Việt Nam ở nước ngoài có thể hành hương về miền đất Tổ để cúng giỗ. Còn tại các đền thờ Vua Hùng và những nhân vật có công với đất nước dưới thời đại Hùng Vương, cộng đồng người Việt ở Việt Nam cũng như sinh sống ở nước ngoài, tùy theo điều kiện từng địa phương, con cháu có thể tổ chức nghi thức giỗ vọng, cùng hướng về vùng trung du phía Bắc - nơi đặt đền thờ các Vua Hùng để khấn vọng, tưởng nhớ đến tổ tiên, cội nguồn chung của cả dân tộc.

Hình tượng Hùng Vương là sự hun đúc của truyền thống văn hóa cao đẹp, là đỉnh cao của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên chỉ có trong văn hóa Việt Nam, được gìn giữ suốt mấy nghìn năm lịch sử. Người Việt đi tới đâu, khi dựng nhà, lập làng cũng luôn ghi nhớ: “Dù ai đi ngược về xuôi - Nhớ ngày giỗ Tổ mồng mười tháng ba”. Giỗ Tổ Hùng Vương là một hoạt động mang tính truyền thống, có ý nghĩa giáo dục đối với toàn thể nhân dân Việt Nam. Đó là sự khẳng định lòng yêu nước, hướng về tổ tiên, hướng về cội nguồn, là động lực tinh thần góp phần tạo nên sức mạnh đại đoàn kết toàn dân cùng vượt qua những gian lao, khắc nghiệt của chiến tranh, thiên tai, khó khăn...; Củng cố niềm tin cho cộng đồng để cùng

Created by nhanbe - 40 -nhanbe Page 40 5/17/2023

Thông tin khoa học chuyên đề số 3/201240

Page 41: Giỗ Tổ Hùng Vương theo dòng lịch sửthuviensonla.com.vn/uploads/news/2013_05/ttso32012.doc · Web viewGiỗ Tổ Hùng Vương ngày 10 - 3 âm lịch hàng năm là ngày

Hướng về cội nguồn, khơi dậy đoàn kết

nhau hướng tới tương lai, xây dựng đất nước Việt Nam ngày càng giàu mạnh hơn, to đẹp hơn.

Thanh Tiêu (baomoi.com.vn)

TỔNG QUAN ĐỀN HÙNGKhu Di tích lịch sử Đền Hùng thuộc thôn Cổ Tích, xã Hy Cương, Thành phố

Việt Trì, tỉnh Phú Thọ; Là nơi thờ các Vua Hùng có công dựng nước, tổ tiên của dân tộc Việt Nam. Ngày xa xưa vùng đất này là khu vực trung tâm của nước Văn Lang, nằm giữa hai dòng sông giống như hai dãy hào thiên nhiên khổng lồ bao bọc lấy cố đô xưa của các Vua Hùng. Phía Đông với các dãy núi non trùng điệp. Vùng đất này có nhiều sông ngòi ao hồ, đồi núi, lại có những cánh đồng màu mỡ phì nhiêu do phù sa của ba con sông bồi đắp, vừa thuận lợi cho cuộc sống định canh định cư, vừa thuận lợi cho việc phòng thủ hay rút lui khi xảy ra các cuộc xung đột bộ lạc.

Hiện nay dấu vết cư trú của dân cư thời đại các Vua Hùng còn để lại trong hàng chục di chỉ khảo cổ học, được phân bố dày đặc từ huyện Lâm Thao tới ngã ba Bạch Hạc - Việt Trì. Những di chỉ khảo cổ học đó là minh chứng một thời đại, với nghề luyện kim đồng thau và trồng lúa nước của một nền văn minh nông nghiệp, đã từng tồn tại trước công nguyên hàng nghìn năm.

Đền Hùng là trung tâm, là tiêu điểm về thời đại các Vua Hùng, các ngôi đền thờ Vua Hùng nằm trên núi Nghĩa Lĩnh (còn gọi là núi Cả theo địa phương hay các tên khác: Núi Hùng, núi Hy Cương), có độ cao 175 mét so với mặt nước biển. Trước kia khu vực này là cánh rừng già nhiệt đới. Ngày nay núi Hùng vẫn giữ dáng vẻ của rừng tự nhiên với nhiều thế hệ cây tầng khác nhau, gồm 150 loài thảo mộc, thuộc 35 họ, trong đó còn lại một số cây đại thụ lớn như: Đa, thông, thiên tuế, trò...

Núi Hùng trông xa giống như đầu của một con rồng lớn hướng về Nam, mình rồng uốn lượn thành núi Trọc, núi Vặn, núi Pheo. Phía sau núi Hùng có những quả đồi lớn san sát nối liền dài tới 10km giống như đàn voi chầu về đất Tổ, phía trước là ngã ba Bạch Hạc với sự hợp lưu của ba dòng sông lớn nhất miền Bắc: Sông Hồng, sông Lô, sông Đà tạo ra một vùng nước lớn mênh mông, từ đó có những quả đồi thấp lô nhô giống như một đàn rùa nước bò lên chầu về Nghĩa Lĩnh. Phía Đông xa mờ là dãy Tam Đảo trùng điệp (núi mẹ), xa về phía Nam là dãy Ba Vì cao ngất (núi cha) tụ lại. Sát núi Hùng còn có những quả đồi như phượng cặp như (Tiên Kiên), hổ phục (Khang Phụ - Chu Hóa). Cảnh thế ngoạn mục hùng vĩ, đất đầy khí thiêng của sơn thủy tụ hội. Đứng trên đỉnh cao Nghĩa Lĩnh ta có thể bao quát toàn bộ một vùng rộng lớn với cảnh đẹp của sơn thủy hữu tình. Tương truyền Vua Hùng đã đi khắp mọi miền, về đây chọn làm đất đóng đô.

Đền Hạ Được xây dựng vào thế kỷ XVII - XVIII. Kiến trúc kiểu chữ nhị (=) gồm Tiền bái

và Hậu cung. Kiến trúc đền Hạ đơn sơ, kèo cầu suốt, quá giang đóng trụ, mái lợp ngói mũi.

Created by nhanbe - 41 -nhanbe Page 41 5/17/2023

Thông tin khoa học chuyên đề số 3/2012 41

Page 42: Giỗ Tổ Hùng Vương theo dòng lịch sửthuviensonla.com.vn/uploads/news/2013_05/ttso32012.doc · Web viewGiỗ Tổ Hùng Vương ngày 10 - 3 âm lịch hàng năm là ngày

Hướng về cội nguồn, khơi dậy đoàn kết

Tương truyền rằng nơi đây, mẹ Âu Cơ sinh ra bọc trăm trứng, sau nở thành trăm người con trai, nguồn gốc của cộng đồng người Việt, nghĩa “đồng bào” (cùng bọc) được bắt nguồn từ đây... Khi các con khôn lớn cha Lạc Long Quân mang theo 50 người con về vùng biển quai đê lấn biển, mở mang bờ cõi. Mẹ Âu Cơ mang theo 49 người con ngược lên vùng núi, trồng dâu, chăn tằm, dệt vải, xây dựng cuộc sống. Người con trưởng ở lại làm vua, cha truyền con nối 18 đời đều gọi là Hùng Vương.

Chùa Thiên Quang Chùa xưa có tên gọi là “Viễn Sơn Cổ Tự” sau đổi thành “Thiên Quang Thiền

Tự”. Chùa được xây dựng vào thời Trần đến thế kỷ XV xây dựng lại, thời Nguyễn chùa được đại trùng tu. Hiện nay chùa có kiến trúc kiểu chữ công (I) gồm ba tòa Tiền đường (5 gian) Tam bảo (3 gian) và Thượng điện (3 gian) các tòa được làm theo kiểu cột trụ, quá giang gối đầu vào cột, kèo suốt cài nóc. Phía ngoài có hành lang xây xung quanh. Mái chùa lợp ngói mũi có đầu đao cong, bờ nóc đắp hình lưỡng long chầu nguyệt.

Chùa thờ Phật theo phái Đại thừaTrước cửa chùa có cây vạn tuế có tuổi gần tám trăm năm. Nơi đây ngày

19/9/1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh trước khi về tiếp quản thủ đô Hà Nội, Bác đã ngồi làm việc bên gốc cây vạn tuế.

Đền Trung Có tên Hùng Vương Tổ miếu. Đền được xây dựng vào thời Lý - Trần. Đến thế

kỷ XV bị giặc Minh tàn phá, sau này được xây dựng lại, kiến trúc hiện nay kiểu chữ nhất (-) 3 gian, kiến trúc đơn sơ không có cột, kèo cầu quá giang cột trốn gối vào tường, mái lợp ngói mũi.

Tương truyền là nơi các Vua Hùng cùng Lạc hầu, Lạc tướng ngắm cảnh và họp bàn việc nước. Nơi đây Vua Hùng thứ 6 đã nhường ngôi cho Lang Liêu người con hiếu thảo sáng tạo ra bánh chưng, bánh dầy.

Đền Thượng Có tên chữ là Kính thiên lĩnh điện (Điện thờ trời trên núi Nghĩa Lĩnh). Tương

truyền các vua Hùng thường lên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh để tiến hành nghi lễ tín ngưỡng của cư dân nông nghiệp thờ trời đất, thờ thần lúa cầu mong cho mùa màng tốt tươi, nhân khang vật thịnh. Trên đỉnh núi Hùng xưa có mảnh vỏ trấu khổng lồ, có chiếc thuyền nan ba cắng gắn với truyền thuyết về hạt lúa thần, phản ánh mơ ước về cuộc sống ấm no.

Truyền thuyết kể rằng Vua Hùng thứ 6 sau chiến thắng giặc Ân đã lập miếu thờ Thánh Gióng để ghi nhớ công ơn người anh hùng đã đánh giặc cứu nước.

Người đời sau, biết ơn các Vua Hùng nhân dân ta đã lập đền thờ Hùng Vương.

Đền Thượng đến thế kỷ XV được xây dựng quy mô, vào thời Nguyễn triều đình cấp tiền, cử quan về giám sát việc đại trùng tu.

Hiện nay đền có kiến trúc kiểu chữ vương, được xây dựng 4 cấp: Nhà chuông trống, Đại bái, Tiền tế và Hậu cung.

Created by nhanbe - 42 -nhanbe Page 42 5/17/2023

Thông tin khoa học chuyên đề số 3/201242

Page 43: Giỗ Tổ Hùng Vương theo dòng lịch sửthuviensonla.com.vn/uploads/news/2013_05/ttso32012.doc · Web viewGiỗ Tổ Hùng Vương ngày 10 - 3 âm lịch hàng năm là ngày

Hướng về cội nguồn, khơi dậy đoàn kết

Ngày 18/9/1962 Chủ tịch Hồ Chí Minh về thăm Đền Hùng, người đã nghỉ trưa ở cửa ngách Đông Nam đền Thượng trước khi về Bác căn dặn phải trồng cây cối. Xây dựng Đền Hùng thành công viên lịch sử cho con cháu sau này thăm viếng.

Lăng Hùng Vương Tương truyền là mộ Vua Hùng thứ 6, trước khi chết có dặn hãy chôn ta trên

núi Cả để đứng trên núi cao ta còn trông nom bờ cõi cho con cháu. Xưa là mộ đất, đến thời Tự Đức năm thứ 27 (1870) cho xây lăng mộ, thời Khải Định năm thứ 2 (1922) được đại trùng tu như ngày nay.

Cột đá thề Tương truyền rằng Thục Phán An Dương Vương khi được Vua Hùng nhường

ngôi đã thề nguyện muôn đời bảo vệ giang sơn gấm vóc mà Vua Hùng trao lại và đời đời hương khói họ Hùng.

Đền Giếng Tên chữ là Ngọc Tỉnh. Tương truyền là nơi hai nàng công chúa Tiên Dung và

Ngọc Hoa con gái Vua Hùng thứ 18 thường soi gương chải tóc khi theo cha đi kinh lý qua vùng này. Hai nàng là người có công dậy dân trồng lúa, trị thủy nên nhân dân lập đền thờ.

Đền được xây dựng vào thế kỷ thứ 18, đền được xây dựng lên trên giếng nên hiện nay giếng ở bên trong hậu cung của đền bốn mùa nước trong mát, không bao giờ cạn.

Hiện nay đền có kiến trúc kiểu chữ công (I) gồm tiền bái, ống muống, hậu cung, hậu cung được xây dựng kiểu chuỗi vồ. Mái đền lợp ngói mũi, bờ nóc trang trí lưỡng long chầu nguyệt.

Ngày 19/9/1954 Chủ tịch Hồ Chí Minh về thăm Đền Hùng, Người nói chuyện với các đồng chí cán bộ đại đoàn quân tiên phong, tại đền Giếng Người căn dặn: “Các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước"

Đền Tổ Mẫu Âu Cơ Đền Tổ Mẫu Âu Cơ được xây dựng trên đỉnh núi Vặn (Tên mỹ là tự là núi Ốc

Sơn), thuộc thôn Cổ Tích, xã Hy Cương, Thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ, có độ cao 170,2m so với mặt biển, nằm trong hệ thống “Tam sơn cấm địa” là núi Hùng, núi Trọc, núi Vặn.

Đứng trên đỉnh núi Vặn có thể bao quát một vùng rộng lớn sơn thủy hữu tình. Phía trước núi Vặn là núi Hùng, nơi thờ tự các Vua Hùng. Núi Hùng trông xa giống như đầu con rồng lớn, mình rồng uốn lượn thành núi Trọc, núi Vặn ở phía sau. Bên tả có dòng sông Hồng, bên hữu có dòng sông Lô tựa như hai dải lụa đào, bao bọc lấy ba ngọn “Tổ Sơn” ở giữa. Phía sau núi Vặn là những dãy đồi lớn san sát như bát úp, gắn với truyền thuyết “Trăm voi chầu về đất Tổ”. Cảnh thế ngoạn mục hùng vĩ, đất đầy khí thiêng của sơn thủy tụ hội.

Đền Tổ Mẫu Âu Cơ là một quần thể kiến trúc bao gồm: Đền chính thờ Mẫu Âu Cơ, nhà tả vu, nhà hữu vu, nhà bia, trụ biểu, tam quan… được thiết kế theo phong cách xây dựng truyền thống, xen lẫn tính hiện đại. Các họa tiết trên trống đồng Đông Sơn, cột gỗ có thớt đá kê, tường xây gạch mộc đỏ, mái đền có đầu đao cong vút

Created by nhanbe - 43 -nhanbe Page 43 5/17/2023

Thông tin khoa học chuyên đề số 3/2012 43

Page 44: Giỗ Tổ Hùng Vương theo dòng lịch sửthuviensonla.com.vn/uploads/news/2013_05/ttso32012.doc · Web viewGiỗ Tổ Hùng Vương ngày 10 - 3 âm lịch hàng năm là ngày

Hướng về cội nguồn, khơi dậy đoàn kết

như cánh chim lạc, trụ biểu đá giống như cây bút đang viết lên trời xanh… cho nhân dân ta vừa cảm giác gần gũi với mẹ vừa thiêng liêng cao quý.

Trong Hậu cung đền đặt tượng Tổ Mẫu Âu Cơ được làm bằng đồng. Phía dưới đặt tượng Lạc hầu, Lạc tướng.

Truyền thuyết xưa kể rằng: 3 ngọn “Tổ Sơn” là nơi lưu giữ dấu tích của tổ tiên. Mẹ Âu Cơ kết duyên cùng cha Lạc Long Quân tại động Lăng Xương - Thanh Thủy, về đến núi Hùng, sinh ra một bọc trăm trứng, sau nở thành trăm người con trai. Khi các con khôn lớn, cha Lạc Long Quân đưa 50 người con xuôi về vùng biển mở mang bờ cõi. Mẹ Âu Cơ đưa 49 người con lên vùng núi sinh cơ lập nghiệp, trồng dâu, chăn tằm, dệt vải xây dựng cuộc sống. Trong dân gian hình ảnh mẹ Âu Cơ là người mẹ đầu tiên khai sinh ra cả dân tộc.

Về thăm Di tích lịch sử Đền Hùng, viếng đền Tổ Mẫu Âu Cơ, thể hiện đạo lý truyền thống của dân tộc “Uống nước nhớ nguồn”, mà câu đối ở Đền Tổ Mẫu đã nói hộ tấm lòng của nhân dân ta:

- Tòng lai thiên thượng hữu tiên biệt thành vũ trụ.- Thí vẫn nhân gian vô mẫu hà đẳng càn khônDịch: - Xưa nay trên trời có tiên tạo thành vũ trụ

- Thử hỏi ở đời không mẹ sao có đất trời.Đền thờ Tổ Mẫu Âu Cơ là một công trình văn hóa lớn của thời đại chúng ta -

con cháu các Vua Hùng xây dựng nên, nhằm mục đích “quy tụ” và “hội tụ” văn hóa “Đền Hùng”. Bổ sung cho quần thể kiến trúc tín ngưỡng trong Di tích lịch sử Đền Hùng, thể hiện tình cảm của nhân dân ta đối với Tổ Mẫu Âu Cơ người mẹ thiêng liêng huyền thoại của dân tộc Việt Nam.

Đền thờ Quốc Tổ Lạc Long Quân Đền thờ Quốc Tổ Lạc Long Quân được xây dựng dưới chân núi Sim vào năm

2006, nằm trong quần thể kiến trúc của Di tích lịch sử Đền Hùng.Núi Sim nhìn xa có hình giống con rùa lớn đang hướng về hồ Hóc Trai. Núi có

độ cao 94m, diện tích rộng 5ha. Cách cổng chính Đền Hùng về phía Đông Nam chừng hơn 100m theo đường chim bay.

Đứng trên đỉnh núi Sim, có thể nhìn bao quát một vùng đất rộng lớn, nơi đây có núi non trùng điệp. Trước mặt là cánh đồng trải rộng bằng phẳng, thoai thoải dần về phía hồ nước mênh mông. Bên trái có núi Hóc Nay, bên phải có núi Nỏn xa xa ẩn hiện đền Tổ Mẫu Âu Cơ. Cảnh thế hùng vĩ uy linh của sơn thủy tụ hội.

Đền thờ Lạc Long Quân quay về hướng Tây Nam. Đền được xây dựng kiến trúc kiểu chữ đinh gồm: Cổng đền, phương đình, tả vu, hữu vu, trụ biểu, đền thờ. Kiến trúc truyền thống gỗ lim, sơn son thếp vàng, tường bao xây gạch chỉ màu đỏ, mái lợp ngói mũi.

Trong đền đặt tượng Quốc Tổ Lạc Long Quân, tượng Lạc hầu, Lạc tướng được đúc bằng đồng. Đền thờ Quốc Tổ Lạc Long Quân tạo thành một quần thể kiến trúc cảnh quan, góp phần bảo tồn, tái tạo hình ảnh lịch sử, đáp ứng nhu cầu của nhân dân trong việc thờ tự thủy tổ dân tộc. Nhằm giáo dục các giá trị truyền thống dân tộc.

Created by nhanbe - 44 -nhanbe Page 44 5/17/2023

Thông tin khoa học chuyên đề số 3/201244

Page 45: Giỗ Tổ Hùng Vương theo dòng lịch sửthuviensonla.com.vn/uploads/news/2013_05/ttso32012.doc · Web viewGiỗ Tổ Hùng Vương ngày 10 - 3 âm lịch hàng năm là ngày

Hướng về cội nguồn, khơi dậy đoàn kết

Bảo tàng Hùng Vương Bảo tàng Hùng Vương được xây dựng năm 1986 do Hội Kiến trúc sư Việt

Nam thiết kế phỏng theo truyền thuyết bánh chưng, bánh dầy phản ánh quan niệm của người Việt cổ về vũ trụ trời tròn, đất vuông.

Năm 1993 Bảo tàng mở cửa đón khách thăm quan, với hơn 700 hiện vật, 102 bức ảnh, 4 bức tranh bằng gốm tráng men, 5 bức tranh sơn mài, 9 bức gò đồng, 5 hộp hình, một nhóm tượng bằng đồng và nhiều hiện vật bổ trợ. Bảo tàng đã giới thiệu khái quát sự nghiệp dựng nước Văn Lang của các vua Hùng thông qua các nội dung trưng bầy với các chủ đề chính: Đất nước con người một thời nguyên thủy; Bắt đầu thời dựng nước; Sự nghiệp dựng nước Văn Lang của các Vua Hùng; Con cháu tưởng nhớ các Vua Hùng.

Giới thiệu về Di tích lịch sử Đền Hùng từ xưa đến nay và việc thờ cúng tổ tiên trên vùng đất cổ Phong Châu, về sự quan tâm của Nhà nước phong kiến, của Đảng, Chính phủ, đặc biệt là sự quan tâm của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với Đền Hùng. Ngày nay, Đền Hùng đã và đang được tôn tạo, tu bổ, xây dựng xứng đáng là trung tâm văn hóa tâm linh của dân tộc Việt Nam. (denhung.org.vn - Ngày 28/02/2011)

*******************Những nét mới trong Đại lễ giỗ Tổ Hùng Vương 2012

Ông Hà Kế San, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Phú Thọ vừa cho biết, nét mới tại giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng năm 2012 là lễ rước kiệu của các xã vùng ven về Khu Di tích lịch sử Đền Hùng có sự tham gia của các đoàn ngoại giao, đại diện tổ chức UNESCO tại Việt Nam, Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam.

Lễ hội năm nay còn tổ chức nhiều điểm hát xoan tại Khu Di tích lịch sử Đền Hùng và ở các phường xoan gốc… nhằm tôn vinh các giá trị văn hóa Thời đại Hùng Vương, quảng bá hát xoan Phú Thọ đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại cần được bảo vệ khẩn cấp.

Ngoài ra, lễ hội cũng nhằm tiếp tục hoàn thiện Hồ sơ khoa học “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ” đề nghị UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại và xây dựng Khu Di tích lịch sử Đền Hùng, Thành phố Việt Trì trở thành trung tâm văn hóa - lễ hội về với cội nguồn dân tộc Việt Nam.

Tại Khu Di tích lịch sử Đền Hùng còn diễn ra nhiều hoạt động khác như đánh trống đồng, múa sư tử và hát Xoan do các phường xoan cổ tỉnh Phú Thọ thực hiện; Hội thi gói, nấu bánh chưng và giã bánh dầy của một số tỉnh, thành phố trong cả nước và các hoạt động thể thao, văn hóa, trình diễn diễn xướng dân gian...; Giải bơi chải trên sông Lô; Tổ chức giải bóng chuyền các đội mạnh toàn quốc tranh Cúp Hùng Vương.

Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng, Phú Thọ năm Nhâm Thìn 2012 được tổ chức trong 6 ngày (từ 5/3 đến 10/3 âm lịch) tại Thành phố Việt Trì và các xã vùng ven, trong đó trọng tâm là Khu Di tích lịch sử Đền Hùng.

Created by nhanbe - 45 -nhanbe Page 45 5/17/2023

Thông tin khoa học chuyên đề số 3/2012 45

Page 46: Giỗ Tổ Hùng Vương theo dòng lịch sửthuviensonla.com.vn/uploads/news/2013_05/ttso32012.doc · Web viewGiỗ Tổ Hùng Vương ngày 10 - 3 âm lịch hàng năm là ngày

Hướng về cội nguồn, khơi dậy đoàn kết

Năm 2012 là năm lẻ nên việc giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng sẽ do Ủy ban Nhân dân tỉnh Phú Thọ chủ trì và có sự tham gia của 5 tỉnh, thành gồm Điện Biên, Bình Dương, Nghệ An, Đà Nẵng, Hải Phòng. (www.congan.com.vn – Ngày 24/01/2012)

Created by nhanbe - 46 -nhanbe Page 46 5/17/2023

Thông tin khoa học chuyên đề số 3/201246