giải pháp huy động vốn đầu tư phát triển du lịch vùng duyên hải miền trung...

16
Giải pháp huy động vốn đầu tư phát triển du lịch vùng duyên hải miền Trung trong mối liên kết với vùng Đông Nam Bộ, Tây Nguyên và các tỉnh Nam Lào, Đông Bắc Campuchia 7:55 22/09/2015 Cỡ chữ Trần Bắc Hà Chủ tịch Hội đồng Quản trị BIDV Được thành lập năm 1957, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) là một trong những ngân hàng hàng đầu, giữ vị trí nòng cốt trong hệ thống ngân hàng Việt Nam, luôn đi đầu trong việc thực hiện có hiệu quả các chủ trương, chính sách phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước. Đến với Hội thảo lần này, BIDV đóng góp tham luận “Giải pháp huy động vốn đầu tư phát triển du lịch vùng duyên hải miền Trung trong mối liên kết với vùng Đông Nam Bộ, Tây Nguyên và các tỉnh Nam Lào, Đông Bắc Campuchia” với những nội dung chính sau: 1. Thực trạng đầu tư phát triển du lịch vùng duyên hải miền Trung giai đoạn 2011 - 2015 Khu vực duyên hải miền Trung (DHMT) gồm thành phố Đà Nẵng và 8 tỉnh là Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận; có tổng diện tích đất tự nhiên là 49.409,9 km 2 , chiếm 14,9% diện tích cả nước; dân số toàn vùng năm 2013 là 10,19 triệu người, chiếm 11,4% dân số cả nước. Trong giai đoạn 2011 - 2015, du lịch DHMT tăng trưởng ổn định, tiếp tục là ngành kinh tế mũi nhọn của toàn vùng. Tổng doanh thu

Upload: phuong-thao-vu

Post on 19-Jan-2017

226 views

Category:

Education


4 download

TRANSCRIPT

Page 1: Giải pháp huy động vốn đầu tư phát triển du lịch vùng duyên hải miền trung trong mối liên kết với vùng đông nam bộ

Giải pháp huy động vốn đầu tư phát triển du lịch vùng duyên hải miền Trung trong mối liên kết với vùng Đông Nam Bộ, Tây Nguyên và các tỉnh Nam Lào, Đông Bắc Campuchia7:55 22/09/2015Cỡ chữ

Trần Bắc HàChủ tịch Hội đồng Quản trị BIDV

Được thành lập năm 1957, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) là một trong những ngân hàng hàng đầu, giữ vị trí nòng cốt trong hệ thống ngân hàng Việt Nam, luôn đi đầu trong việc thực hiện có hiệu quả các chủ trương, chính sách phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước. Đến với Hội thảo lần này, BIDV đóng góp tham luận “Giải pháp huy động vốn đầu tư phát triển du lịch vùng duyên hải miền Trung trong mối liên kết với vùng Đông Nam Bộ, Tây Nguyên và các tỉnh Nam Lào, Đông Bắc Campuchia” với những nội dung chính sau:

1. Thực trạng đầu tư phát triển du lịch vùng duyên hải miền Trung giai đoạn 2011 - 2015

Khu vực duyên hải miền Trung (DHMT) gồm thành phố Đà Nẵng và 8 tỉnh là Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận; có tổng diện tích đất tự nhiên là 49.409,9 km2, chiếm 14,9% diện tích cả nước; dân số toàn vùng năm 2013 là 10,19 triệu người, chiếm 11,4% dân số cả nước. Trong giai đoạn 2011 - 2015, du lịch DHMT tăng trưởng ổn định, tiếp tục là ngành kinh tế mũi nhọn của toàn vùng. Tổng doanh thu ngành du lịch giai đoạn 2011 - 2015 ước đạt 67,6 nghìn tỷ đồng, bằng 8,3% tổng doanh du lịch cả nước, tốc độ tăng trưởng bình quân 23,3%/năm (cả nước là 24,9%/năm). Trong đó, Đà Nẵng có doanh thu về du lịch cao nhất, với 18,5 nghìn tỷ đồng, đồng thời là tỉnh có tốc độ tăng trưởng cao nhất, bình quân đạt 53,85%/năm; kế đến là Bình Thuận (12,3 nghìn tỷ đồng), Khánh Hòa (11,2 nghìn tỷ đồng) và Quảng Nam (8,8 nghìn tỷ đồng). Đây cũng là 4 trung tâm du lịch lớn của khu vực DHMT cũng như của cả nước. Lượng khách du lịch 5 năm 2011 - 2015 ước đạt 22,1 triệu lượt khách; trong đó, khách quốc tế chiếm khoảng 26,3%; ngày lưu trú trung bình của khách du lịch tại địa phương là 2 ngày/người.Những kết quả trên có được là nhờ sự quan tâm đầu tư phát triển du lịch của các địa phương trong vùng DHMT. Tính từ đầu năm 2011 đến hết tháng 6.2015, toàn vùng DHMT đã và đang triển khai 367 dự án đầu tư phát triển

Page 2: Giải pháp huy động vốn đầu tư phát triển du lịch vùng duyên hải miền trung trong mối liên kết với vùng đông nam bộ

du lịch, với tổng mức đầu tư lên đến 451.061 tỷ đồng, trong đó dẫn đầu là Đà Nẵng với tổng mức đầu tư các dự án lên đến 187 nghìn tỷ (chiếm 41,5%), kế đến là Khánh Hòa với 85,3 nghìn tỷ (chiếm 18,9%) và Bình Thuận 64,1 nghìn tỷ (chiếm 14,2%).- Về kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội: các địa phương trong vùng DHMT đã tích cực triển khai nhiều dự án, công trình kết cấu hạ tầng, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương nói riêng, đồng thời góp phần thúc đẩy phát triển du lịch của toàn vùng nói chung. Các dự án tiêu biểu như: Xây dựng tuyến đường động lực ven biển từ thành phố Tuy Hòa đi Gành Đá Đĩa, Bãi Môn - Vũng Rô (Phú Yên); Đầu tư xây dựng và đưa vào sử dụng các công trình giao thông quan trọng phục vụ phát triển du lịch như đường ĐT.712, đường ĐT.720, ĐT.766 (Bình Thuận)…- Về cơ sở hạ tầng du lịch: nhiều dự án về hạ tầng du lịch đã được triển khai và đưa vào sử dụng, tiêu biểu như khu du lịch (KDL) Laguna giai đoạn 1 và 2, Trung tâm dịch vụ du lịch Huế Plaza, KDL sinh thái Vedana Resort (tại Huế); KDL Vĩnh Hội, KDL Vinpearl Quy Nhơn, Tổ hợp sân golf & resort Eo Gió (tại Bình Định); qua đó góp phần tăng số lượng cơ sở lưu trú phục vụ phát triển du lịch vùng DHMT. Tính đến tháng 6.2015, toàn vùng DHMT có khoảng 2.448 cơ sở lưu trú (tăng 18,1% so với năm 2011), với 65.535 phòng (tăng 34,4%).- Về kết nối không gian du lịch với vùng Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, các tỉnh Nam Lào và Đông Bắc Campuchia: nhiều dự án, công trình trong vùng, đặc biệt là các dự án về hạ tầng giao thông, không những giúp thúc đẩy phát triển du lịch trong vùng mà còn góp phần tăng cường liên kết phát triển du lịch với vùng Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, các tỉnh Nam Lào và Đông Bắc Campuchia. Một số dự án tiêu biểu như: (1) Về giao thông đường bộ: Nâng cấp, mở rộng QL1A đọan qua các tỉnh Thừa Thiên Huế, Bình Thuận; Nâng cấp QL25 nối Phú Yên với tỉnh Gia Lai và QL29 nối Phú Yên với tỉnh Đăk Lăk; Xây dựng QL55 nối Bình Thuận với Lâm Đồng… (2) Về đường hàng không: Đầu tư nâng cấp sân bay quốc tế Phú Bài (Huế); Mở rộng, nâng cấp sân bay Tuy Hòa (Phú Yên); Xây dựng sân bay Phan Thiết (Bình Thuận); Mở rộng sân bay Phù Cát (Bình Định).- Về phát triển sản phẩm du lịch: với cơ sở hạ tầng nói chung và hạ tầng du lịch nói riêng được cải thiện, khả năng liên kết vùng được tăng cường, các sản phẩm du lịch của vùng có nhiều điều kiện phát triển đa dạng. Hiện nay, bên cạnh các sản phẩm du lịch chủ lực của vùng là du lịch biển đảo, du lịch nghỉ dưỡng - sinh thái, du lịch văn hóa - lễ hội, vùng DHMT đã phát triển thêm các sản phẩm du lịch khác như du lịch hội nghị - hội thảo, du lịch mua

Page 3: Giải pháp huy động vốn đầu tư phát triển du lịch vùng duyên hải miền trung trong mối liên kết với vùng đông nam bộ

sắm - vui chơi giải trí, du lịch đầm phá - đường sông, du lịch làng nghề, du lịch chữa bệnh…Bên cạnh các kết quả đạt được, hoạt động đầu tư phát triển du lịch của vùng DHMT còn không ít hạn chế, tồn tại như: (1) công tác đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng chưa theo kịp yêu cầu tăng trưởng kinh tế, ảnh hưởng đến phát triển du lịch của địa phương; (2) nhiều dự án phát triển du lịch triển khai chậm so với kế hoạch đề ra, nhiều công trình chất lượng chưa đảm bảo; (3) cơ sở hạ tầng và dịch vụ vận chuyển khách đường hàng không, đường sắt, đường thủy còn nhiều hạn chế; (4) cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch chưa nhiều và còn manh mún.Về nguyên nhân, tôi cho rằng những hạn chế, tồn tại nêu trên xuất phát từ những nguyên nhân quan trọng sau:- Thứ nhất, nhận thức của một số địa phương về phát triển du lịch còn hạn chế. Một số địa phương trong vùng chưa thật sự coi du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn, vẫn xem du lịch là một hoạt động văn hóa, chưa gắn với mục tiêu làm kinh tế từ du lịch. Sự phối hợp giữa các các ngành, các cấp trong đầu tư phát triển du lịch tại một số địa phương chưa chặt chẽ và đồng bộ. Công tác cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư chưa nhận sự quan tâm đúng mức, quá trình triển khai còn chậm. Đầu tư phát triển du lịch bằng ngân sách nhà nước trong giai đoạn 2011 - 2015 vẫn chiếm tỷ trọng nhỏ, chưa tương xứng với tiềm năng và nhu cầu phát triển du lịch của vùng.- Thứ hai, công tác lập, triển khai quy hoạch, kế hoạch chưa tốt, chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển du lịch của địa phương. Mặc dù là vùng có tiềm năng rất lớn để phát triển du lịch với những trung tâm du lịch lớn của cả nước như Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Nha Trang... nhưng mãi đến tháng 05.2015 Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng duyên hải Nam Trung Bộ đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 mới được ban hành; song quy hoạch này lại không bao gồm tỉnh Thừa Thiên Huế. Quy hoạch phát triển du lịch của một số địa phương trong vùng đến nay đã lỗi thời, và không còn phù hợp với điều kiện hiện tại; trong khi việc điều chỉnh, bổ sung quy hoạch diễn ra khá chậm chạp, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển du lịch của vùng trong giai đoạn mới. Bên cạnh đó, việc chậm triển khai quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển ngành/lĩnh vực của một số địa phương cũng góp phần ảnh hưởng tiêu cực đến công tác quản lý, triển khai quy hoạch phát triển du lịch của vùng. Ngoài ra, việc xây dựng và thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội dài hạn tại các địa phương kém hiệu quả cũng góp phần hạn chế đến sự phát triển bền vững của cả vùng.

Page 4: Giải pháp huy động vốn đầu tư phát triển du lịch vùng duyên hải miền trung trong mối liên kết với vùng đông nam bộ

- Thứ ba, cơ chế chính sách chưa đủ hấp dẫn để thu hút đầu tư phát triển du lịch của vùng. Ngoại trừ một số địa phương trong vùng như Đà Nẵng, Khánh Hòa... đã có những chủ trương và chính sách mang tính đột phá, đặc biệt ban hành những cơ chế, chính sách thuận lợi, bình đẳng nhằm thu hút mọi thành phần kinh tế phát triển du lịch nói chung và hạ tầng du lịch nói riêng tại địa phương mình; thì phần lớn các địa phương khác trong vùng vẫn thiếu các cơ chế, chính sách đột phá, trong thu hút các nhà đầu tư; trong khi nhiều cơ chế, chính sách ưu đãi đưa ra còn chung chung, chưa cụ thể, chi tiết, gây khó khăn cho các nhà đầu tư.- Thứ tư, hình thức huy động trái phiếu địa phương còn hạn chế. Thực trạng này chủ yếu là do một số khó khăn, vướng mắc cơ bản như: các quy định của pháp luật còn chưa thực sự đầy đủ, rõ ràng; thiếu các yếu tố khuyến khích nhà đầu tư mua trái phiếu; các địa phương chưa thực sự coi đây là biện pháp huy động hữu hiệu, còn e ngại trong tổ chức thực hiện hình thức huy động vốn này; việc phát hành trái phiếu nếu không gắn với tăng cường quản lý và giám sát chặt chẽ sẽ dẫn đến sử dụng lãng phí, thất thoát vốn đầu tư…- Thứ năm, năng lực quản lý nhà nước về phát triển du lịch một số nơi chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển tại địa phương. Công tác tham mưu của ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch còn thiếu chủ động, hiệu quả chưa cao. Các cơ quan chính quyền còn thiếu kiên quyết trong việc xử lý các dự án du lịch trọng điểm, có quy mô lớn đã được cấp phép nhưng chậm triển khai. Công tác GPMB, giao đất sạch cho nhà đầu tư triển khai dự án còn chậm, từ đó khiến tiến độ dự án chậm so với kế hoạch, đồng thời ảnh hưởng đến môi trường đầu tư chung của tỉnh. Công tác xúc tiến đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực CSHT du lịch chưa được đẩy mạnh, chưa có sự kết nối giữa các dự án du lịch tại địa phương mình.Để góp phần khắc phục những hạn chế nêu trên cũng như phát huy tối đa tiềm năng, thế mạnh du lịch của vùng, rất cần thiết phải đẩy mạnh liên kết phát triển du lịch vùng duyên hải miền Trung. Trong đó, cần xác định liên kết phát triển du lịch không chỉ giới hạn trong vùng DHMT mà mở rộng ra đối với vùng Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, các tỉnh Nam Lào và Đông Bắc Campuchia nhằm: (i) Tăng cường trao đổi thông tin, liên kết, phối hợp trong phát triển du lịch của từng địa phương nói riêng và của toàn vùng nói chung; (ii) Hạn chế sự cạnh tranh thiếu lành mạnh có thể có giữa các địa phương trong vùng cũng như giữa DHMT với các vùng khác; và (iii) Tạo lập không gian phát triển du lịch chung cho vùng DHMT trong mối liên kết với vùng Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, các tỉnh Nam Lào và Đông Bắc Campuchia.

Page 5: Giải pháp huy động vốn đầu tư phát triển du lịch vùng duyên hải miền trung trong mối liên kết với vùng đông nam bộ

2. Đề xuất giải pháp huy động vốn phát triển du lịch vùng duyên hải miền Trung giai đoạn 2016 - 2020

Nguồn vốn đầu tư phát triển luôn là một trong những nhân tố quyết định cho sự phát triển kinh tế - xã hội nói chung và phát triển du lịch nói riêng tại các địa phương, vùng miền trên cả nước nói riêng. Trong giai đoạn 2016 - 2020, để phát triển bền vững du lịch vùng DHMT, đồng thời thúc đẩy liên kết với vùng Đông Nam Bộ, Tây Nguyên và các tỉnh Nam Lào, Đông Bắc Campuchia; cần xác định nguồn vốn xã hội hóa trên cơ sở đẩy mạnh triển khai hình thức hợp tác công tư (PPP) là nguồn vốn chủ lực phát triển du lịch vùng DHMT. Theo đó, một số giải pháp cơ bản huy động vốn cho phát triển vùng DHMT, cụ thể như sau:

2.1. Đối với nguồn vốn xã hội hóa thông qua hình thức hợp tác công tư

- Đẩy mạnh triển khai Nghị định số 15/2015/NĐ-CP ngày 14.02.2015 của Chính phủ về đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP), trong đó tập trung ưu tiên cho các dự án kết cấu hạ tầng, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội nói chung và phát triển du lịch nói riêng của các địa phương.- Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật, cơ chế, chính sách đầy đủ, có tính ổn định cao, nâng cao năng lực cạnh tranh của địa phương. Cam kết hỗ trợ công tác giải phóng mặt bằng (GPMB), giao đất sạch đúng thời hạn cho nhà đầu tư triển khai dự án trên địa bàn.- Nghiên cứu, xem xét bổ sung một số chính sách ưu đãi trong thu hút đầu tư các dự án phát triển du lịch, trên cơ sở nghiên cứu kinh nghiệm và thực tiễn tại một số địa phương khác trên cả nước:+ Giảm 50% thuế thu nhập cá nhân đối với người có thu nhập thuộc diện chịu thuế, kể cả người Việt Nam và nước ngoài; Ứng trước 30% chi phí bồi thường, GPMB, tái định cư cho nhà đầu tư trong trường hợp nhà đầu tư đã chi trả ít nhất 50% tổng giá trị theo phương án đền bù, GPMB đã được phê duyệt; Hỗ trợ chi phí đào tạo và tuyển dụng lao động phù hợp cho dự án (mức hỗ trợ là 50% mức lương tối thiểu chung trên 1 tháng, mức hỗ trợ tối đa 3 lần mức lương tối thiểu chung trên 1 khóa đào tạo): tương tự thực tiễn của tỉnh Quảng Ninh.+ Hỗ trợ chi phí bồi thường, GPMB, tái định cư đối với các dự án ngoài KCN, KKT, khu chế xuất (đến 500 triệu đồng cho các dự án có tổng vốn đầu tư dưới 30 tỷ đồng, 1 tỷ đồng cho các dự án 30 - 50 tỷ đồng, 2 tỷ đồng cho các dự án 50 - 200 tỷ đồng, 3 tỷ đồng cho các dự án 200 - 300 tỷ đồng, 4 tỷ

Page 6: Giải pháp huy động vốn đầu tư phát triển du lịch vùng duyên hải miền trung trong mối liên kết với vùng đông nam bộ

đồng cho các dự án trên 300 tỷ đồng); Hỗ trợ xây dựng CSHT, kỹ thuật ngoài hàng rào dự án ngoài KCN, KKT, khu chế xuất (hỗ trợ 50% kinh phí làm đường giao thông từ trục đường chính đến hàng rào của dự án, hỗ trợ 50% kinh phí xây dựng trạm biến áp, đường điện và cấp thoát nước đến hàng rào của dự án); Hỗ trợ kinh phí đào tạo lao động (không quá 1.000.000 đồng/người/khóa đối với dự án 100 - 200 lao động địa phương; không quá 1.500.000 đồng/người/khóa đối với dự án trên 200 lao động địa phương); Hỗ trợ bằng tiền mặt 12 triệu đồng/phòng đối với các khách sạn tiêu chuẩn 3 sao trở lên, 500.000 đồng/m2 xây dựng đối với nhà hàng đạt chuẩn phục vụ khách du lịch: tương tự thực tiễn của tỉnh Quảng Bình.

2.2. Đối với nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA)

- Xây dựng cơ sở dữ liệu (hồ sơ) thông tin chi tiết về danh mục các dự án trọng điểm để làm căn cứ cho hoạt động kêu gọi thu hút nguồn vốn. Khi xây dựng danh mục cần lưu ý các tiêu chí đã được thể chế hóa để làm cơ sở lựa chọn các chương trình, dự án ODA đưa vào danh mục thu hút tài trợ, đồng thời đảm bảo hài hòa lợi ích của các địa phương trong vùng.- Chủ động nguồn vốn đối ứng, thể hiện trách nhiệm của chính quyền địa phương cũng như để đáp ứng yêu cầu của bên tài trợ. Tránh hiện tượng coi số vốn đối ứng này là gánh nặng cho ngân sách mà phải xem đó là cơ hội tiếp cận được với nguồn vốn ưu đãi, dài hạn phục vụ cho mục tiêu phát triển của vùng và địa phương.- Xây dựng cơ chế triển khai các công trình hạ tầng (đặc biệt là hạ tầng giao thông đường bộ liên tỉnh) về loại hình dự án, phương án giải phóng mặt bằng, tiến độ thi công, giải ngân, thanh quyết toán.- Nâng cao năng lực tổ chức quản lý vốn ODA ở cấp địa phương, đặc biệt là đội ngũ cán bộ quản lý dự án, năng lực của chủ đầu tư.- Đối với các chương trình, dự án do Bộ, ngành Trung ương làm chủ quản, BQL Dự án Trung ương và BQL Dự án của địa phương cần có sự phối hợp chặt chẽ, để kịp thời tháo gỡ các vướng mắc phát sinh.

2.3. Đối với nguồn vốn thông qua phát hành trái phiếu địa phương

- Chính quyền các địa phương cần chủ động, tích cực hơn trong hoạt động phát hành trái phiếu, xác định rõ phải tự chịu trách nhiệm trả nợ cho khoản vay này; chỉ phát hành cho mục đích đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng; việc phát hành có dự án rõ ràng và được Bộ Tài chính chấp thuận; trong đó phải

Page 7: Giải pháp huy động vốn đầu tư phát triển du lịch vùng duyên hải miền trung trong mối liên kết với vùng đông nam bộ

xác định được quy mô và thời hạn trái phiếu, mức lãi suất của trái phiếu cho phù hợp.- Tuyên truyền để công chúng đầu tư thấy rõ được mục đích huy động và hiệu quả sử dụng vốn, cách thức trả nợ gốc và lãi để họ tin tưởng hơn vào trái phiếu do các địa phương phát hành tạo nên tính hấp dẫn cho nhà đầu tư.- Tăng cường quản lý giám sát chặt chẽ khoản vay, xúc tiến hình thành cơ quan huy động và quản lý vốn để đầu tư các dự án phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội của địa phương như Quỹ đầu tư phát triển tỉnh.- Ngoài việc trực tiếp phát hành, có thể tìm kiếm các giải pháp khác phù hợp với đặc thù của địa phương như giao đất đổi cơ sở hạ tầng cho các công ty có uy tín, có kinh nghiệm trong hoạt động phát hành trái phiếu doanh nghiệp nhằm huy động vốn xây dựng cơ sở hạ tầng.

2.4. Đối với nguồn vốn tín dụng ngân hàng

- Mức tăng trưởng tín dụng của hệ thống ngân hàng bình quân 14 - 15%/năm. Bên cạnh đó các ngân hàng tăng cường hơn nữa hiệu quả hoạt động, tăng vòng quay vốn cho các khoản vay ngắn hạn; đồng thời tập trung cho lĩnh vực phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội nói chung và hạ tầng du lịch nói riêng.- Chính quyền địa phương cần tạo điều kiện để các TCTD tăng quy mô hoạt động, mở rộng mạng lưới kinh doanh, triển khai các hình thức thu hút tiền gửi, dịch vụ ngân hàng đa dạng phong phú để huy động tối đa các nguồn vốn nhàn rỗi tại địa phương nhằm có nguồn vốn đáp ứng nhu cầu của địa bàn. Đồng thời, cần đảm bảo môi trường cạnh tranh bình đẳng giữa các TCTD trong khu vực.- Phối hợp đồng bộ giữa kênh huy động vốn của hệ thống ngân hàng và kênh huy động vốn của ngân sách và các kênh huy động khác trong phát triển kinh tế - xã hội, nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn nói chung và hiệu quả sử dụng từ nguồn vốn ngân hàng nói riêng.- Các TCTD cũng cần có cam kết dài hạn hỗ trợ đối với mục tiêu liên kết, hợp tác phát triển; đặc biệt cho các lĩnh vực ưu tiên như đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, dịch vụ du lịch, phát triển kinh tế biển, đào tạo nguồn nhân lực.- Triển khai rộng rãi hình thức tín dụng thuê mua từ các ngân hàng thương mại và công ty tài chính nhằm tạo thêm khả năng cung cấp vốn trung và dài hạn cho các doanh nghiệp, dự án của địa phương.- Khuyến khích phát triển mạnh mẽ hơn nữa các hợp tác xã tín dụng, đặc biệt là mở rộng các quỹ tín dụng nhân dân đến các xã, thị trấn để đáp ứng

Page 8: Giải pháp huy động vốn đầu tư phát triển du lịch vùng duyên hải miền trung trong mối liên kết với vùng đông nam bộ

nhu cầu tiền gửi và đi vay của nông dân, hộ buôn bán, hộ tiểu thủ công nghiệp ở nông thôn…, mở rộng các loại hình bảo hiểm, các công ty bảo hiểm, công ty tài chính… để thu hút có hiệu quả các nguồn vốn.- Cơ quan Nhà nước tại địa phương hỗ trợ các TCTD trong xử lý tranh chấp, phát mại tài sản… đối với các doanh nghiệp không thực hiện đúng nghĩa vụ trả nợ ngân hàng, để thu hồi vốn tín dụng trong thời gian ngắn nhất nhằm có vốn đáp ứng cho nhu cầu vay vốn của nền kinh tế tỉnh, nhất là trong giai đoạn khó khăn về vốn hiện nay; đảm bảo công bằng quyền lợi; góp phần tạo môi trường kinh doanh lành mạnh, phát huy hơn nữa vai trò của các TCTD.

3. Vai trò của BIDV đối với phát triển du lịch vùng duyên hải miền Trung giai đoạn 2016 - 2020

Với tầm hiểu biết cũng như tâm huyết đối với phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam nói chung và vùng duyên hải miền Trung nói riêng, BIDV xác định là đơn vị đi đầu trong tham gia, đóng góp cho sự phát triển kinh tế - xã hội vùng giai đoạn 2016 - 2020, cụ thể thông qua 4 vai trò quan trọng sau:- Một là, tư vấn về định hướng phát triển kinh tế - xã hội, phát triển du lịch vùng duyên hải miền Trung. BIDV đề xuất các gói hỗ trợ, cung cấp nguồn vốn hỗ trợ không hoàn lại cho công tác nghiên cứu, quy hoạch; đồng thời tham gia, phối hợp trong công tác nghiên cứu, tư vấn chuyên sâu đối với chiến lược, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội nói chung và phát triển lĩnh vực du lịch nói riêng của vùng duyên hải miền Trung.- Hai là, cung cấp vốn tín dụng đầu tư phát triển cho khu vực: BIDV sẽ là đầu mối, thu xếp nguồn vốn đồng tài trợ từ các ngân hàng thương mại khác để thực hiện các dự án lớn của địa bàn; đồng thời tích cực kêu gọi các nguồn vốn quốc tế, nhận ủy thác đầu tư/cho vay lại đối với các doanh nghiệp trên địa bàn; cũng như đẩy mạnh vai trò là tổ chức bảo lãnh phát hành trái phiếu cho các doanh nghiệp địa phương. Với vai trò là trung gian tài chính của địa bàn, BIDV thực hiện vai trò tham mưu cho chính quyền các địa phương trong phát triển các dự án tại địa bàn, để tránh tình trạng chồng chéo, trùng lắp dự án giữa các tỉnh. Bên cạnh đó, BIDV đóng vai trò tư vấn cho các doanh nghiệp để các dự án sản xuất kinh doanh khả thi, các hộ sản xuất, kinh doanh sử dụng vốn vay đúng mục đích, có hiệu quả.- Ba là, xúc tiến, kết nối đầu tư: với mạng lưới khách hàng rộng khắp cùng kinh nghiệm tổ chức nhiều sự kiện lớn, BIDV đã tổ chức thành công nhiều hội nghị xúc tiến đầu tư (HNXTĐT) tại nhiều địa phương trên cả nước trong 10 năm qua. Riêng tại khu vực duyên hải miền Trung, BIDV đã tham gia tổ chức thành công 7 HNXTĐT; trong đó, BIDV đã ký kết 6 thỏa thuận thu

Page 9: Giải pháp huy động vốn đầu tư phát triển du lịch vùng duyên hải miền trung trong mối liên kết với vùng đông nam bộ

xếp vốn tài trợ các dự án với tổng mức đầu tư lên đến 7.074 tỷ đồng, mức cam kết của BIDV lên đến 4.952 tỷ đồng, đạt 70% tổng mức đầu tư. Các dự án được BIDV kêu gọi đầu tư và cấp tín dụng đều phát huy hiệu quả tạo hiệu ứng lan tỏa để thu hút đầu tư, góp phần phát triển kinh tế của các địa phương. Trong thời gian tới BIDV tiếp tục thực hiện xúc tiến đầu tư vào các tỉnh khu vực duyên hải miền Trung, nhằm giới thiệu tới các doanh nghiệp tiềm năng của khu vực để đưa các dự án/các hoạt động sản xuất kinh doanh vào thực hiện tại khu vực.- Bốn là, triển khai các hoạt động an sinh xã hội. BIDV trực tiếp thực hiện và kêu gọi các nhà đầu tư tham gia hoạt động an sinh xã hội tại đại phương: ủng hộ quỹ vì người nghèo, quỹ khuyến học, phụng dưỡng bà mẹ Việt Nam anh hùng, nạn nhân chất độc màu da cam, khắc phục thiệt hại do thiên tai... góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân nói chung và các đối tượng xã hội trên địa bàn nói riêng.

4. Một số đề xuất, kiến nghị

4.1. Đối với Chính phủ

- Tạo cơ chế, chính sách động lực, mang tính đặc thù cho vùng DHMT, hướng đến du lịch bền vững, thân thiện với môi trường, nhằm thúc đẩy phát triển DHMT trở thành trung tâm du lịch của quốc gia và thế giới.- Ngân hàng Nhà nước cần chỉ đạo các NHTM có những chương trình tín dụng trung và dài hạn để hỗ trợ cho phát triển kinh tế - xã hội vùng DHMT; đồng thời có những gói tín dụng cụ thể cho các dự án cụ thể, lớn, có tính lan tỏa, tạo động lực phát triển cho toàn vùng DHMT.

4.2. Đối với các địa phương trong vùng DHMT

- Rà soát, điều chỉnh cho phù hợp các quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển du lịch cũng như quy hoạch phát triển các ngành, lĩnh vực để phát huy tối đa thế mạnh của từng địa phương trong vùng.- Tăng cường hợp tác, phân công triển khai cụ thể giữa các địa phương trong việc phát triển 3 lĩnh vực trọng tâm: Phát triển kết cấu hạ tầng giao thông liên tỉnh, quốc tế; Phát triển hạ tầng, sản phẩm du lịch; Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. Hạn chế sự trùng lắp về cơ cấu ngành, sản phẩm.

Page 10: Giải pháp huy động vốn đầu tư phát triển du lịch vùng duyên hải miền trung trong mối liên kết với vùng đông nam bộ

- Xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin kinh tế ngành, lĩnh vực theo chiều dọc của vùng và chiều ngang của từng địa phương một cách đầy đủ và sát thực để hoạch định các chính sách phát triển ngành, lĩnh vực trong vùng.- Nghiên cứu phương án phát hành trái phiếu công trình, đô thị; trái phiếu vùng để tập trung nguồn lực đầu tư cho các dự án trọng điểm, then chốt. Từng địa phương cần chủ động, tích cực hơn trong hoạt động phát hành trái phiếu.- Nghiên cứu xây dựng thương hiệu vùng, có logo và slogan của vùng. Đây sẽ là hình ảnh chung của vùng trong các hoạt động kêu gọi, thu hút các nguồn lực cho quá trình xây dựng phát triển vùng, đồng thời cũng góp phần tạo dựng giá trị hình ảnh đối với bên ngoài.- Liên kết, hợp tác vùng trong xúc tiến đầu tư, du lịch: (i) có tiếng nói chung cho vùng, tạo dựng hình ảnh đối với các nhà đầu tư; (ii) xác định danh mục các dự án kêu gọi đầu tư của các địa phương, đảm bảo tính khả thi dự án, tập trung vào các lĩnh vực trọng điểm; (iii) vận động xúc tiến đầu tư cũng cần phải đổi mới trên cơ sở đa dạng hóa, đa phương hóa các phương thức xúc tiến; (iv) tổ chức các hội nghị xúc tiến đầu tư, du lịch của cả vùng, hạn chế triển khai tại từng địa phương.- Cụ thể hóa cơ chế vận hành liên kết vùng, xây dựng và triển khai chương trình hành động: Trên cơ sở thống nhất về chủ trương, nguyên tắc liên kết đã được các đồng chí lãnh đạo thông qua, các cơ quan, ban ngành tại địa phương cần xây dựng nội dung chương trình liên kết cụ thể với chương trình/lộ trình về mặt kế hoạch theo từng năm.- Định kỳ chia sẻ kinh nghiệm trong liên kết phát triển du lịch giữa các tỉnh trong vùng DHMT cũng như giữa các tỉnh DHMT với vùng Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, các tỉnh Nam Lào và Đông Bắc Campuchia.