giao am boi dhsg - tieng viet 5

38
1 Thời gian làm bài thi : 90 phút - (Không kể thời gian giao đề) ĐỀ SỐ 1 _______________________________________________________________________ Câu 1 (2 điểm) Hãy xếp các từ dưới đây thành từng nhóm đồng nghĩa: Chết, hi sinh, tàu hoả, xe hoả, máy bay, ăn, xơi, nhỏ, bé, rộng, rộng rãi, bao la, toi mạng, quy tiên, xe lửa, phi cơ, tàu bay, ngốn, đớp, loắt choắt, bé bỏng, bát ngát, mênh mông. Câu 2 ( 3 điểm) Với mỗi nghĩa dưới đây của từ mũi , hãy đặt một câu. a) Bộ phận trên mặt người và động vật, dùng để thở và ngửi. b) Bộ phận có đầu nhọn, nhô ra phía trước của một số vật . c) Đơn vị lực lượng vũ trang có nhiệm vụ tấn công theo một hướng nhất định. Câu 3 ( 2 điểm) Xác định chức năng ngữ pháp của đại từ tôi trong từng câu dưới đây : a) Tôi đang học bài thì Nam đến. b) Người được nhà trường biểu dương là tôi. c) Cả nhà rất yêu quý tôi. d) Anh chtôi đều học giỏi. e) Trong tôi một cảm xúc khó tả bỗng trào dâng. Câu 4 (3 điểm) Hãy viết một đoạn văn tả mưa xuân. Câu 5 ( 4 điểm) Ca ngợi cuộc sống cao đẹp của Bác Hồ , trong bài thơ “Bác ơi !” ,nhà thơ Tố Hữu có viết : Bác sống như trời đất của ta Yêu từng ngọn lúa, mỗi cành hoa Tự do cho mỗi đời nô lệ Sữa để em thơ, lụa tặng già. Đoạn thơ trên đã giúp em hiểu được những nét đẹp gì trong cuộc sống của Bác Hồ kính yêu ? Câu 6 (6 điểm) “Nghé hôm nay đi thi Cũng dạy từ gà gáy Người dắt trâu mẹ di

Upload: toasangtungtoe

Post on 26-Dec-2015

65 views

Category:

Documents


0 download

DESCRIPTION

nc

TRANSCRIPT

Page 1: Giao Am Boi Dhsg - Tieng Viet 5

1

Thời gian làm bài thi : 90 phút - (Không kể thời gian giao đề)

ĐỀ SỐ 1 _______________________________________________________________________Câu 1 (2 điểm) Hãy xếp các từ dưới đây thành từng nhóm đồng nghĩa: Chết, hi sinh, tàu hoả, xe hoả, máy bay, ăn, xơi, nhỏ, bé, rộng, rộng rãi, bao la, toi mạng,

quy tiên, xe lửa, phi cơ, tàu bay, ngốn, đớp, loắt choắt, bé bỏng, bát ngát, mênh mông.

Câu 2 ( 3 điểm) Với mỗi nghĩa dưới đây của từ mũi , hãy đặt một câu.

a) Bộ phận trên mặt người và động vật, dùng để thở và ngửi.

b) Bộ phận có đầu nhọn, nhô ra phía trước của một số vật .

c) Đơn vị lực lượng vũ trang có nhiệm vụ tấn công theo một hướng nhất định.

Câu 3 ( 2 điểm) Xác định chức năng ngữ pháp của đại từ tôi trong từng câu dưới đây :

a) Tôi đang học bài thì Nam đến.

b) Người được nhà trường biểu dương là tôi.

c) Cả nhà rất yêu quý tôi.

d) Anh chị tôi đều học giỏi.

e) Trong tôi một cảm xúc khó tả bỗng trào dâng.

Câu 4 (3 điểm) Hãy viết một đoạn văn tả mưa xuân.

Câu 5 ( 4 điểm) Ca ngợi cuộc sống cao đẹp của Bác Hồ , trong bài thơ “Bác ơi !” ,nhà

thơ Tố Hữu có viết :

Bác sống như trời đất của ta

Yêu từng ngọn lúa, mỗi cành hoa

Tự do cho mỗi đời nô lệ

Sữa để em thơ, lụa tặng già.

Đoạn thơ trên đã giúp em hiểu được những nét đẹp gì trong cuộc sống của Bác Hồ kính

yêu ?

Câu 6 (6 điểm)

“Nghé hôm nay đi thi

Cũng dạy từ gà gáy

Người dắt trâu mẹ di

Page 2: Giao Am Boi Dhsg - Tieng Viet 5

2

Nghé vừa đi vừa nhảy…”

Thi nghé- Huy Cận

Mượn lời chú Nghé con đáng yêu trong bài thơ trên, em hãy tả lại quang cảnh buổi sáng

hôm Nghé dạy sớm lên đường đi thi cùng tâm trạng vui mừng, hớn hở của Nghé.

Page 3: Giao Am Boi Dhsg - Tieng Viet 5

3

Thời gian làm bài thi : 90 phút - (Không kể thời gian giao đề)

ĐỀ SỐ 2 _______________________________________________________________________

Câu 1 ( 2 điểm) Những từ đeo , cõng , vác , ôm có thể thay thế cho từ địu trong dòng

thơ thứ hai được không? Vì sao?

Nhớ người mẹ nắng cháy lưng

Địu con lên rẫy bẻ từng bắp ngô.

( Tố Hữu)

Câu 2 ( 3 điểm) Đặt câu với mỗi quan hệ từ sau: của , để , do , bằng , với , hoặc .

Câu 3 ( 2điểm) Tìm những đại từ được dùng trong câu thơ sau:

Ta với mình , mình với ta

Lòng ta sau trước mặn mà đinh ninh

Mình đi , mình lại nhớ mình

Nguồn bao nhiêu nước , nghĩa tình bấy nhiêu.

( Tố Hữu)

Câu 4 ( 3 điểm) Viết đoạn văn ngắn bàn về nội dung câu tục ngữ “ Chị ngã , em

nâng”

Câu 5 ( 4 điểm) Đọc 2 câu ca dao :

- Ai ơi, đừng bỏ ruộng hoang,

Bao nhiêu tấc đất , tấc vàng bấy nhiêu.

- Rủ nhau đi cấy đi cày

Bây giờ khó nhọc , có ngày phong lưu.

Em hiểu được điều gì có ý nghĩa đẹp đẽ trong cuộc sống của con người ?

Câu 6 ( 6 điểm) Một hôm nào đó em đến trường sớm hơn lệ hường . Em có dịp đứng

ngắm ngôi nhà thứ 2 thân yêu của mình . Hãy tả lại trường em lúc ấy .

Page 4: Giao Am Boi Dhsg - Tieng Viet 5

4

Thời gian làm bài thi : 90 phút - (Không kể thời gian giao đề)

ĐỀ SỐ 3

_______________________________________________________________________

Câu 1 ( 2 điểm ) Tìm từ đồng nghĩa trong các câu thơ sau:

a) Ôi Tổ quốc giang sơn hùng vĩ

Đất anh hùng của thế kỉ hai mươi. ( Tố Hữu)

b) Việt Nam đất nước ta ơi !

Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn . ( Nguyễn Đình Thi)

c) Đây suối Lê - nin , kia núi Mác

Hai tay xây dựng một sơn hà. ( Hồ Chí Minh)

d) Cờ đỏ sao vàng tung bay trước gió

Tiếng kèn kháng chiến vang dậy non sông. ( Hồ Chí Minh)

Câu 2 ( 3 điểm) Với mỗi nghĩa dưới đây của từ xuân, em hãy đặt một câu :

a) Mùa đầu của một năm , từ tháng riêng đến tháng ba ( xuân là danh từ ).

b) Chỉ tuổi trẻ , sức trẻ (xuân là tính từ ).

c) Chỉ một năm ( xuân là danh từ ) .

Câu 3 ( 2 điểm) Tìm nghĩa của từ bụng trong từng trường hợp sử dụng dưới đây , rồi

phân các nghĩa khác nhau của từ này thành hai loại , nghĩa gốc , nghĩa chuyển.

Bụng no ; bụng đói ; đau bụng ; mừng thầm trong bụng ; bụng bảo dạ ; ăn no chắc bụng ;

sống để bụng , chết mang đi ; có gì nói ngay không để bụng ; suy bụng ta ra bụng người ;

tốt bụng ; xấu bụng ; miệng nam mô , bụng bồ dao găm; thắt lưng buộc bụng ; bụng đói

đầu gối phải bò ; bụng mang dạ chữa ; mở cờ trong bụng ; một bồ chữ trong bụng .

Câu 4 ( 3 điểm ) Viết đoạn văn tả cảnh vật mà em yêu thích , trong đó có dùng 2 – 3 từ

chỉ màu xanh khác nhau.

Câu 5 ( 4 điểm) Trong bài Chiếc xe lu , nhà thơ Trần Nguyên Đào có viết:

Tớ là chiếc xe lu Tớ là phẳng như lụa

Người tớ to lù lù Trời nóng như lửa thiêu

Page 5: Giao Am Boi Dhsg - Tieng Viet 5

5

Con đường nào mới đắp Tớ vẫn lăn đều đều

Tớ san bằng tăm tắp Trời lạnh như ướp đá

Con đường nào rải nhựa Tớ càng lăn vội vã

Theo em , qua hình ảnh chiếc xe lu ( xe lăn đường ) , tác giả muốn ca ngợi ai ? Ca ngợi

những phẩm chất gì đáng quý ?

Câu 6 ( 6 điểm) Lần đầu tiên em cắp sách tới trường , đầy bỡ ngỡ và xúc động . Ngôi

trường thật lạ , không giống trường mẫu giáo của em . Nơi đây chắc chắn có bao nhiêu

điều thú vị đang chờ em khám phá . Hãy tả lại ngôi trường với tâm trạng ngạc nhiên và

xúc động của ngày đầu tiên ấy.

Page 6: Giao Am Boi Dhsg - Tieng Viet 5

6

Thời gian làm bài thi : 90 phút - (Không kể thời gian giao đề)

ĐỀ SỐ 4 _______________________________________________________________________

Câu 1 ( 2 điểm) Trong những câu nào dưới đây, các từ đi mang nghĩa gốc và trong

những câu nào, chúng mang nghĩa chuyển?

- Nó chạy còn tôi đi

- Anh đi ô tô,còn tôi đi xe đạp

- Cụ ốm nặng , đã đi hôm qua rồi.

- Thằng bé đã đến tuổi đi học.

- Anh đi con mã, còn tôi đi con tốt

- Ca nô đi nhanh hơn thuyền.

- Ghế thấp quá không đi được với bàn.

Câu 2 ( 3 điểm ) Hãy thay quan hệ từ trong từng câu bằng quan hệ từ khác để có câu

đúng :

a) Cây bị đổ nên gió thổi mạnh .

b) Trời mưa và đường trơn.

c) Bố em sẽ thưởng cho em một hộp màu vẽ vì em học giỏi.

d) Tuy nhà xa nhưng bạn Nam thường đi học muộn .

Câu 3 ( 2 điểm ) Đọc đoạn trích sau, rồi thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới đây :

Cô Mùa Xuân xinh tươi đang lướt nhẹ trên cánh động . Đó là một cô gái dịu dàng, tươi

tắn, ăn mặc giống y như cô Tấm trong đêm hội thử hài thuở nào, Cô mặc yếm thắm, một

bộ áo mớ ba màu hoàng yến, chiếc quần màu nhiễu điều, thắt lưng màu hoa hiên. Tay cô

ngoắc một chiếc lẵng đầy màu sắc rực rỡ. Cô lướt đi trên cánh đồng, người nhẹ bỗng,

nghiêng nghiêng về phía trước

Theo Trần Hoài Dương

a) Tìm động từ, tính từ trong đạn trích trên

b) Tìm từ đồng nghĩa với mỗi từ sau : Xinh tươi, dịu dàng, rực rỡ

c) Tìm chủ ngữ, vị ngữ của hai câu sau :

- Cô Mùa Xuân xinh tươi đang lướt nhẹ trên cánh đồng

Page 7: Giao Am Boi Dhsg - Tieng Viet 5

7

- Tay cô ngoắc một chiếc lẵng đầy màu sắc rực rỡ

d)Tìm các từ cùng kiểu cấu tạo với từ ăn mặc. Trọng tâm nghĩa của các từ này nằm ở

tiếng nào ?

e) Hình ảnh “ Cô Mùa Xuân xinh tươi” là hình ảnh so sánh, ẩn dụ hay nhân hoá ?

Câu 4 ( 3 điểm ) Viết một đoạn văn tả hoặc kể về một người, một vật, một việc mà em

muốn nói.Trong đoạn văn, có sử dụng dấu phẩy. Viết xong, hãy khoanh tròn các dấu

phẩy trong đoạn văn.

Câu 5 ( 4 điểm ) Trong thư gửi các học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên của nước

Việt nam độc lập ( 1945), Bác Hồ đã viết :

“ Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài

vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một

phần lớn ở công học tập của các em.”

Lời dạy của Bác Hồ kính yêu đã giúp em hiểu được trách nhiệm của người học sinh đối

với việc học tập như thế nào ?

Câu 6 ( 6 điểm ) Mới ngày nào em còn là học sinh lớp một bỡ ngỡ, rụt rè, khóc thút thít

theo mẹ đến trường. Thế mà hôm nay, giờ phút chia tay máI trường Tiểu học thân

thương đã đến. Năm năm qua, mỗi góc sân, hàng cây, mỗi chỗ ngồi, mỗi chiếc bảng đen,

ô cửa sổ nơi đây đều gắn bó với em cùng biết bao kỉ niệm vui buồn. Em ngắm nhìn tất

cả, lòng tràn ngập bâng khuâng , xao xuyến. Hãy tả lại trường em trong giờ phút chia tay

lưu luyến ấy.

Page 8: Giao Am Boi Dhsg - Tieng Viet 5

8

Thời gian làm bài thi : 90 phút - (Không kể thời gian giao đề)

ĐỀ SỐ 5 _______________________________________________________________________

Câu 1: ( 2 điểm ) Tìm từ ngữ đồng nghĩa trong mỗi đoạn thơ sau . Viết đoạn văn nêu rõ

tác dụng của cách sử dụng các từ ngữ đồng nghĩa này.

a) Mình về với Bác đường xuôi

Thưa dùm Việt Bắc không nguôi nhớ Người.

Nhớ ông cụ mắt sáng ngời

áo nâu túi vải , đẹp tươi lạ thường!

( Tố Hữu)

b) Hoan hô anh giải phóng quân!

Kính chào Anh , con người đẹp nhất

Lịch sử hôn Anh , chàng trai chân đất

Sống hiên ngang , bất khuất trên đời

Như Thạch Sanh của thế kỉ hai mươi.

( Tố Hữu)

Câu 2 ( 3 điểm) Tìm các cặp quan hệ từ trong các câu sau:

a) Nừu việc học tập bị ngừng lại thì nhân loại sẽ chìm đắm trong cảnh ngu dốt , trong

sự dã man.

b) Cởu không chỉ cho mình những hạt kê ngon lành này mà cậu còn cho mình một

bài học quý về tình bạn.

c) Mặc dù khuôn mặt bà tôi đã có nhiều nếp nhăn nhưng khuôn mặt ấy hình như vẫn

còn tươi trẻ .

d) Tuy làng mạc bị phá tàn nhưng mảnh đất quê hương vẫn đủ sức nuôi sống tôi như

ngày xưa.

Câu 3 ( 2 điểm ) Phân loại các câu dưới đây thành hai loại : câu đơn và câu ghép . Em

dựa vào đây để phân chia như vậy ?

a) Mùa thu năm 1929 , Lý Tự Trọng về nước , được giao nhiệm vụ làm liên lạc ,

chuyển và nhận thư từ tàI liệu trao đổi với các đảng bạn qua đường tàu biển .

Page 9: Giao Am Boi Dhsg - Tieng Viet 5

9

b) Lương Ngọc Quyến hi sinh nhưng tấm lòng trung với nước của ông còn sáng mãi .

c) Mờy con chim chào mào từ hốc cây nào đó bay ra hót râm ran.

d) Mưa rào rào trên sân gạch , mưa đồm độp trên phên nứa .

Câu 4 ( 3 điểm ) Viết một đoạn văn ngắn về đề tài em tự chọn . Trong đoạn văn , có sử

dụngh phép thay thế từ ngữ để liên kết câu . ( Viết xong , gạch dưới các từ ngữ dùng để

thay thế trong đoạn văn )

Câu 5 ( 4 điểm) Đọc bài thơ sau:

Cả nhà đi học

Đưa con đến lớp mỗi ngày

Như con , mẹ cũng “ thưa thầy” , “ chào cô”

Chiều qua bố đón , tình cờ

Con nghe bố cũng “ chào cô” , “ thưa thầy” …

Cả nhà đi học , vui thay !

Hèn chi điểm xấu buồn lây cả nhà

Hèn chi mười điểm hôm qua

Nhà mình như thể …ba điểm mười.

( Cao Xuân Sơn)

Câu 6 ( 6 điểm) Mùa xuân đến . Cây cối đâm chồi nảy lộc , chim hót véo von . Vạn vật

bừng sức sống sau một mùa đông lạnh giá .Em hãy tả lại cảnh sắc màu xuân tươi đẹp đó .

Page 10: Giao Am Boi Dhsg - Tieng Viet 5

10

Thời gian làm bài thi : 90 phút - (Không kể thời gian giao đề)

ĐỀ SỐ 6 _______________________________________________________________________

Câu 1 ( 2 điểm) Trong các từ in đậm dưới đây, từ nào là từ đồng âm , từ nào là từ nhiều

nghĩa? a) Vàng: - Giá vàng ở trong nước tăng đột biến.

- Tấm lòng vàng.

- Ông tôi mua bộ vàng lưới mới để chuẩn bị đánh bắt hải sản.

b) Bay: - Bác thợ nề cầm bay xây chát tường nhanh thoăn thoắt.

- Sếu mang giang lạnh đang bay ngang trời.

- Đạn bay rào rào.

- Chiếc áo này đã bay màu.

Câu 2 ( 3 điểm) Chuyển những cặp câu sau đây thành một câu ghép có dùng cặp quan hệ

từ :

a)Rùa biết mình chậm chạp . Nó cố gắng chạy thật nhanh .

b)Thỏ cắm cổ chạy miết . Nó vẫn không đuổi kịp Rùa .

c)Thỏ chủ quan , coi thường người khác . Thỏ đã thua Rùa .

d)Câu chuyện này hấp dẫn , thú vị . Nó có ý nghĩa giáo dục rất sâu sắc

Câu 3 ( 2 điểm)

a)Vạch danh giới giữa các vế câu trong từng câu ghép tìm được ở bài tập 1 . Xác định

chủ ngữ , vị ngữ trong từng vế câu .

b) Có thể tách mỗi vế câu ghép tìm được ở bài tập 1 thành một câu đơn được

không? Vì sao?

Câu 4 ( 3 điểm) Viết một đoạn văn tả lại cánh đồng lúa vào một buổi sáng đẹp trời.

Câu 5 ( 4 điểm) Hình ảnh người mẹ chiến sĩ trong kháng chiến chống Mỹ được nhà thơ

Bằng Việt gợi tả qua những câu thơ trong bài Mẹ như sau:

Con bị thương , nằm lại một mùa mưa

Nhớ dáng mẹ ân cần mà lặng lẽ

Nhà yên ắng .Tiếng chân đi rất nhẹ

Gió từng hồi trên mái lá ùa qua .

Page 11: Giao Am Boi Dhsg - Tieng Viet 5

11

Con xót lòng , mẹ hái trái bưởi đào

Con nhạt miệng có canh tôm nấu khế

Khoai nướng , ngô bung ngọt lòng đến thế

Mỗi ban mai toả khói ấm trong nhà .

Hãy nêu cảm nhận của em về hình ảnh người mẹ chiến sĩ qua hai khổ thơ trên

Câu 6 ( 6 điểm) Một buổi đến trường , một bỗng nghe thấy tiếng ve râm ran và thấy

những chùm hoa phượng nở đỏ . Hãy tả lại cảnh đó và cảm xúc của em khi mùa hè đến .

Page 12: Giao Am Boi Dhsg - Tieng Viet 5

12

Thời gian làm bài thi : 90 phút - (Không kể thời gian giao đề)

ĐỀ SỐ 7 _______________________________________________________________________

Câu 1 ( 2 điểm ) Xác định nghĩa của từ in nghiêng trong các kết hợp từ dưới đây rồi

phân chia các nghĩa ấy thành nghĩa gốcvà nghĩa chuyển :

a) Xương sườn, sườn núi, hích vào sườn, sườn nhà, sườn xe đạp , sườn của bản báo

cáo, hở sườn, đánh vào sườn địch.

b) Miệng tươi cười, miệng rộng thì sang, há miệng chờ sung, trả nợ miệng, miệng

bát, miệng giếng, miệng túi, vết thương đã kín miệng , nhà có 5 miệng ăn.

Câu2 ( 3 điểm ) Tìm danh từ, động từ, tính từ trong các câu sau:

Nắng rạng trên nông trường. Màu xanh mơn mởn của lúa óng lên cạnh màu xanh đậm

như mực của những đám cói cao. Đó đây, những mái ngói của nhà hội trường, nhà ăn,

nhà mái nghiền cói,…nở nụ cười tươi đỏ.

Câu 3 ( 2 điểm ) Từng câu dưới đây thuộc kiểucâu gì ? ( Câu đơn hay câu ghép ):

a) ánh nắng ban mai trải xuống cánh đồng vàng óng, xua tan dần hơi lạnh mùa đông.

b) Trời rải mây trắng nhạt, biển mơ màng dịu hơi sương.

Câu 4 ( 3 điểm) Viết một đoạn văn ngắn tả cảnh làng quêvào một buổi trưa hè lặng gió.

Câu 5 ( 4 điểm ) Trong bài “ Bộ đội về làng”, nhà thơ Hoàng Trung Thông có viết:

Các anh về Các anh về

Mái ấm nhàvui Tưng bừng trước ngõ,

Tiếng hát câu cười Lớp lớp đàn em hớn hở chạy theo sau,

Rộn ràng xóm nhỏ Mẹ già bịn rịn áo nâu

Vui đàn con ở rừng sâu mới về.

Em hãy cho biết : Những hình ảnh nào thể hiện niềm vui của xóm nhỏ khi bộ đội

về? Vì sao các anh bộ đội được mọi người mừng rỡ đón chào như vậy ?

Câu 6 ( 6 điểm ) Mượn lời của một nhân vật trong câu chuyện Cóc kiện trời, em hãy tả

lại quang cảnh cơn mưa đến sau những ngày dài hạn hán và niềm vui của vạn vật

khi đó.

Page 13: Giao Am Boi Dhsg - Tieng Viet 5

13

Thời gian làm bài thi : 90 phút - (Không kể thời gian giao đề)

ĐỀ SỐ 8 _______________________________________________________________________

Câu 1 ( 2 điểm ) Tìm từ trái nghĩa với mỗi từ sau: thật thà, giỏi giang, cứng cỏi, hiền

lành, nhỏ bé, nông cạn, sáng sủa, thuận lợi, vui vẻ, cao thượng , cẩn thận, siêng năng,

nhanh nhảu, đoàn kết.

Câu 2 ( 3 điểm ) Đặt câu :

a) Một câu có từ của là danh từ .

Một câu có từ của là quan hệ từ .

b) Một câu có từ hay là tính từ.

Một câu có từ hay là quan hệ từ .

Câu 3 ( 2 điểm ) Từng câu dưới đây thuộc kiểu câu gì ? ( câu ghép không dùng từ nối

hay câu ghép có dùng từ nối ?) ;

a) Trần Thủ Độ có công lớn , vua cũng phải nể.

b) Lúa gạo quý vì ta phải đổ mồ hôi mới làm ra được .

Câu 4 ( 3 điểm) Viết đoạn văn ngắn kể lại cuộc trò chuyện giữa em vói bố( hoặc mẹ) về

tình hình học tập của em . Đoạn văn có dùng dấu ngoặc kép .

Câu 5 ( 4 điểm) Trong bài thơ Chú đi tuần của Trần Ngọc , hình ảnh người chiến sĩ đi

tuần trong đêm khuya thành phố được tả như sau:

Trong đêm khuya vắng vẻ,

Chú đi tuần đêm nay

Nép mình dưới bóng hàng cây

Gió đông lạnh buốt đôi tay chú rồi!

Rét thì mặc rét cháu ơi !

Chú đi giữ mãi ấm nơi cháu nằm .

Đoạn thơ nói về người chiến sĩ đi tuần trong hoàn cảnh thế nào? Hai dòng thơ cuối cho

ta thấy ý nghĩa gì sâu sắc và đẹp đẽ ?

Câu 6 ( 6 điểm ) Hãy tả một đêm trăng đẹp trên quê hương em .

Page 14: Giao Am Boi Dhsg - Tieng Viet 5

14

Thời gian làm bài thi : 90 phút - (Không kể thời gian giao đề)

ĐỀ SỐ 9 _______________________________________________________________________

Câu 1 ( 2 điểm) Tìm những đại từ được dùng trong các câu ca dao sau :

a) Mình về có nhớ ta chăng

Ta về , ta nhớ hàm răng mình cười .

b) Ta về ta tắm ao ta

Dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn.

Câu 2 ( 3 điểm) Xếp các từ trong đoạn trích vào bảng phân loại ở dưới :

Xuân đi học qua cánh đồng làng . Trời mây xám xịt , mưa ngâu rả rích . Đó đây có

bóng người đi thăm ruộng hoặc be bờ . Xuân rón rén bước trên con đường lầy lội .

Danh từ Động từ Tính từ Quan hệ từ

Câu 3 ( 2 điểm) Tìm cặp quan hệ từ hoặc cặp từ hô ứng thích hợp điền vào chỗ trống

trong từng câu dưới đây :

a)Nam …không tiếnbộ…cậu ấy… mắc thêm nhiều khuyết điểm nữa .

b)Bọn thực dân Pháp … không đáp ứng … thẳng tay khủng bố Việt Minh hơn trước

a) …nó hát hay …nó vẽ cũng giỏi.

b) Hoa cúc … đẹp … nó … là một vị thuốc đông y.

Câu 4 (3 điểm) Viết một đoạn văn tả vẻ đẹp của biển vào một thời điểm nào đó trong

ngày .

Câu 5 ( 4 điểm) Trong bài Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ , nhà thơ

Nguyễn Khoa Điềm viết về lời hát ru cất lên từ trái tim yêu thương của người mẹ như

sau:

-Ngủ ngoan a - kay ơi , ngủ ngoan a – kay hỡi

Mẹ thương a – kay , mẹ thương bộ đội

Page 15: Giao Am Boi Dhsg - Tieng Viet 5

15

Con mơ cho mẹ hạt gạo trắng ngần

Mai sau khôn lớn vung chày lún sân …

Theo em , lời hát ru của người mẹ đã bộc lộ những điều gì đẹp đẽ va sâu sắc ?

Câu 6 ( 6 điểm ) Lớp em chuẩn bị bầu lớp trưởng . Các bạn đang tranh luận rất sôi nổi về

đề tài “ Thế nào là một lớp trưởng tốt?” Bạn Nhung cho rằng lớp trưởng thì phải học giỏi

. Bạn Hằng nói rằng lớp trưởng không nhất thiết phải học giỏi , chỉ cần trung bình khá

cũng được nhưng phải nhanh nhẹn , tháo vát . Bạn Hà cho rằng điều cần nhất của một

lớp trưởng là hết lòng vì công việc của lớp , học yếu , chậm

chạp một tí cũng được chạp một tí cũng được … Em hãy trình bày ý kiến của mình để

tham gia vào cuộc tranh luận ấy và ghi lại.

Page 16: Giao Am Boi Dhsg - Tieng Viet 5

16

Thời gian làm bài thi : 90 phút - (Không kể thời gian giao đề)

ĐỀ SỐ 10 _______________________________________________________________________

Câu 1 ( 2 điểm) Tìm nghĩa của từ bụng trong từng trường hợp sử dụng dưới đây , rồi

phân các nghĩa khác nhau của từ này thành hai loại , nghĩa gốc , nghĩa chuyển.

Bụng no ; bụng đói ; đau bụng ; mừng thầm trong bụng ; bụng bảo dạ ; ăn no chắc bụng ;

sống để bụng , chết mang đi ; có gì nói ngay không để bụng ; suy bụng ta ra bụng người ;

tốt bụng ; xấu bụng ; miệng nam mô , bụng bồ dao găm; thắt lưng buộc bụng ; bụng đói

đầu gối phải bò ; bụng mang dạ chữa ; mở cờ trong bụng ; một bồ chữ trong bụng .

Câu 2 ( 3 điểm) Giải nghĩa các thành ngữ , tục ngữ sau Đặt câu với một trong những

thành ngữ , tục ngữ này:

- Máu chảy ruột mềm.

- Môi hở răng lạnh.

- Một con ngựa đau cả tàu không ăn cỏ .

- Ăn vóc học hay.

Câu 3 ( 2 điểm) Xác định các vế câu , cặp từ hô ứng nối các vế câu trong từng câu ghép

dưới đây :

a) Mẹ bảo sao thì con làm vậy.

b) Học sinh nào chăm chỉ thì học sinh đó đạt kết quả cao trong học tập .

c) Anh cần bao nhiêu thì anh lấy bấy nhiêu .

d) Dân càng giàu thì nước càng mạnh .

Câu 4 ( 3 điểm) Viết đoạn văn ngắn về vấn đề em tự chọn , trong đoạn văn có sử dụng

các từ ngữ lặp lại để liên kết câu . Viết xong , gạch dưới các từ ngữ đó .

Câu 5 ( 4 điểm ) Nghĩ về nơi dòng sông chảy ra biển , trong bài cửa sông , nhà thơ

Quang Huy viết :

Dù giáp mặt cùng biển rộng

Cửa sông chẳng dứt cội nguồn

Lá xanh mỗi lần trôi xuống

Bỗng… nhớ một vùng núi non.

Page 17: Giao Am Boi Dhsg - Tieng Viet 5

17

Em hãy chỉ rõ những hình ảnh nhân hoá được tác giả sử dụng trong khổ thơ trên và nêu

ý nghĩa của những hình ảnh đó .

Câu 6 ( 6 điểm ) Một năm có bốn mùa , mùa nào cũng có những vẻ đẹp riêng . Hãy miêu

tả một cảnh đẹp của nơi em ở vào một mùa trong năm .

Page 18: Giao Am Boi Dhsg - Tieng Viet 5

18

Thời gian làm bài thi : 90 phút - (Không kể thời gian giao đề)

ĐỀ SỐ 11 _______________________________________________________________________

Câu 1 ( 2 điểm ) Chép lại doạn văn dưới đây , sau khi đã đặt dấu chấm vào những vị trí

thích hợp ( nhớ viết hoa chữ cái đầu câu ):

Rừng núi còn chìm đắm trong màn đêm trong bầu không khí đầy hơi ẩm và lành lạnh ,

mọi người đang ngon giấc trong những chiếc chăn đơn bỗng một con gà trống vỗ cánh

phành phạch và cất tiếng gáy lanh lảnh ở đầu bản tiếp đó , rải rác khắp thung lũng , tiếng

gà gáy râm ran mấy con gà rừng trên núi cũng thức dậy gáy te te trên mấy cành cây cao

cạnh nhà , ve đua nhau kêu ra rả ngoài suối , tiếng chim quốc vọng vào đều đều bản làng

đã thức dậy .

Câu 2 ( 3 điểm ) Em đọc bài Tình quê hương ( Tiếng Việt 5 tập 2 trang 101 ) . Dựa vào

nội dung bài văn , em hãy viết tiếp một vế câu vào chỗ trống để tạo nên câu ghép

a) Vì nơI đây là quê cha đất tổ của tôi nên …

b) Tuy thời gian đã lùi xa nhưng …

c) Chẳng những tôi nhớ những món ăn ngon của quê nhà mà …

d) Nếu ta không có một tình yêu mãnh liệt đối với quê hương thì …

Câu 3 (2 điểm ) Tìm cặp từ hô ứng thích hợp điền vào chỗ trống :

a) Nó … về đến nhà , bạn nó … gọi đi ngay.

b) Gió … to , con thuyền … lướt nhanh trên mặt biển.

c) Tôi đi … nó cũng đI theo …

d) Tôi nói …, nó cũng nói…

Câu 4 ( 3 điểm ) Viết đoạn văn nói về người bạn thân của em ; trong đoạn văn có dùng

đại từ hoặc từ ngữ đồng nghĩa để thay thế từ ngữ dùng ở câu đứng trước . ( Viết xong ,

gạch dưới các từ ngữ dùng để thay thế đó ) .

Câu 5 ( 4 điểm ) Trong bài Nhớ Việt Bắc ( Tiếng Việt 3 , tập 1 ) , nỗi nhớ của người

cán bộ về xuôI được nhà thơ Tố Hữu gợi tả như sau :

Ta về mình có nhớ ta

Ta về , ta nhớ những hoa cùng người .

Page 19: Giao Am Boi Dhsg - Tieng Viet 5

19

Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi

Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng .

Ngày xuân mơ nở trắng rừng

Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang…

Em hãy cho biết : Người cán bộ về xuôi nhớ những gì ở chiến khu Việt Bắc ? Nỗi nhớ

ấy bộc lộ tình cảm gì ở người cán bộ ?

Câu 6 ( 6 điểm) Em bị ốm , người luôn bên em động viên , chăm sóc , lo cho em uống

từng viên thuốc , ăn từng thìa cháo , mất ăn mất ngủ vì em là mẹ .Hãy hình dung và tả lại

mẹ kính yêu của em lúc chăm sóc em bị ốm .

Page 20: Giao Am Boi Dhsg - Tieng Viet 5

20

Thời gian làm bài thi : 90 phút - (Không kể thời gian giao đề)

ĐỀ SỐ 12 _______________________________________________________________________

Câu 1: ( 2 điểm ) Khôi phục dấu chấm ở vị trí thích hợp trong đoạn văn sau rồi chép lại

đoạn văn( Nhớ viết hoa chữ cái đầu câu) :

Biển rất đẹp buổi sáng, nắng sớm tràn trên mặt biển sáng trong như tấm thảm khổng lồ

bằng nhọc thạch những cánh buồm trắng trên biển được nắng sớm chiếu vào sáng rực

lên, như đàn bướm trắng lượn giữa trời xanh.

Câu 2 ( 3 điểm ) Hãy đặt một câu kể, một câu hỏi, một câu cảm và dùng những dấu câu

thích hợp.

Câu 3 ( 2 điểm ) Tìm từ ngữ thích hợp (trong ngoặc đơn ở cuối bài ) để điền vào chỗ

trống trong đoạn trích sau:

Sông Hương là một bức tranh phong cảnh khổ dài mà mỗi đoạn , mỗi khúc đều có vẻ

đẹp riêng của nó. Cứ mỗi mùa hè tới , …..bỗng thay chiếc áo xanh hằng ngày bằng dải

lụa đào ửng hồng cả phố phường.

( dòng sông , Sông Hương, Hương Giang)

Câu4 ( 3 điểm) Đặt câu:

a) Câu có dấu phẩy ở bộ phận chủ ngữ.

b) Câu có dấu phẩy ở bộ phận vị ngữ.

c) Câu có dấu phẩy ở giữa trạng ngữ và cụm chủ vị.

d) Câu có dấu phẩy ở giữa hai vế của câu ghép.

Câu 5 (4 điểm ) Trong bài Đất nước, nhà thơ Nguyễn Đình Thi có viết:

Nước chúng ta ,

Nước những người chưa bao giờ khuất

Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất

Những buổi ngày xưa vọng nói về.

Em hiểu những câu thơ trên như thế nào ? Hai dòng thơ cuối muốn nhắc nhở ta điều

gì ?

Page 21: Giao Am Boi Dhsg - Tieng Viet 5

21

Câu6 ( 6 điểm ) Bên ánh đèn khuya , cô giáo vẫn miệt mài chấm bài cho các em .Hãy tả

lại cô giáo em lúc đó.

Page 22: Giao Am Boi Dhsg - Tieng Viet 5

22

Thời gian làm bài thi : 90 phút - (Không kể thời gian giao đề)

ĐỀ SỐ 13 _______________________________________________________________________

Câu 1 ( 2 điểm ) Điền dấu phẩy hoặc dấu chấm phẩy vào ô trống trong câu sau.Nói rõ vì

sao em chọn dấu câu ấy.

Mươi mười lăm năm nữa thôi , các em sẽ thấy cũng dưới ánh trăng này, dòng thác

nước đổ xuống làm chạy máy phát điện ở giữa biển rộng, cờ đỏ sao vàng phấp phới

bay trên những con tàu lớn.

Câu2 ( 3 điểm ) Đặt câu :

a) Câu có một dấu phẩy.

b) Câu có hai dấu phẩy.

c) Câu có ba dấu phẩy.

Câu 3 (2 điểm ) Các câu dưới đây có chỗ dùng sai từ để nối. Em hãy chữa lại cho đúng:

Chưa vào đến nhà , thằng Tuấn đã láu táu không ra lời :

- Đi tắm, đi tắm đi.

- Tắm à ? Tôi thốt lên sung sướng .

- Mau lên, bọn thằng Tân đi hết rồi .

Vì tôi chợt nhớ ra :

- Mẹ tớ không cho tớ đi chơi.

Câu 4 ( 3 điểm ) Đoạn trích dưới đây dùng sai một số dấu câu . Chép lại đoạn trích này ,

sau khi đã sửa các dấu câu dùng sai.

Một hôm tôi vào công viên , đem theo một quyển sách hay rồi mãi mê đọc . Đến lúc

ngoài phố lác đác lên đèn , tôi mới đứng dậy bước ra cổng . Bỗng tôi dừng lại . Sau bụi

cây, tôi nghe tiếng một em bé đang khóc.Bước lại gần, tôi hỏi :

-Này, em làm sao thế !

Em ngẩng đầu nhìn tôi, đáp :

- Em không sao cả?

- Thế, tại sao khóc ! Em đi về thôi? Trời tối rồi, công viên sắp đóng cửa đấy.

Page 23: Giao Am Boi Dhsg - Tieng Viet 5

23

- Em không về được ?

- Tại sao.Em ốm phải không.

- Không phải, em là lính gác ?

- Sao lại là lính gác ! Gác gì !

- ồ, thế anh không hiểu hay sao.

Câu 5 ( 4 điểm ) Đọc hai khổ thơ trong bài Hương nhãn của tác giả Trần Kim Dũng:

Ngày ông trồng nhãn

Cháu còn bé thơ

Vâng lời ông dặn

Cháu tưới cháu che.

Nay mùa quả chín

Thơm hương nhãn lồng

Cháu ăn nhãn ngọt

Nhớ ông vun trồng.

Em có nhận xét gì về hình ảnh người cháu qua hai khổ thơ trên.

Câu 6 (6 điểm ) Sống trong cảnh cô đơn tủi cực , cô Tấm đã coi cá bống như một

người bạn thân . Hằng ngày, cô bớt phần cơm ít ỏi của mình để dành cho cá bống.

Em hãy tả niềm vui của cô Tấm cùng cá bống khi gặp nhau và nỗi đau xót của cô Tấm

khi mất người bạn thân ấy.

Page 24: Giao Am Boi Dhsg - Tieng Viet 5

24

Thời gian làm bài thi : 90 phút - (Không kể thời gian giao đề)

ĐỀ SỐ 14 _______________________________________________________________________

Câu 1 ( 2 điểm ) Điền dấu phẩy hoặc dấu hai chấm vào ô trống trong câu sau. Nói rõ vì

sao em chọn điền dấu câu ấy.

Rồi những cảnh tuyệt đẹp của đất nước hiện ra cánh đồng với những đàn trâu

thung thăng gặm cỏ , dòng sông với những đoàn thuyền ngược xuôi.

Câu 2 ( 3 điểm ) Đặt câu :

a) Câu có dấu hai chấm dùng để báo hiệu lời tiếp theo là lời nói trực tiếp của người

khác được dẫn lại .

b) Câu có hai dấu chấm dùng để báo hiệu lời tiếp theo là lời giải thích , thuyết minh .

Câu 3 ( 2 điểm )Đặt dấu ngoặc kép vào vị trí thích hợp trong từng đoạn trích sau :

a) Cuối cùng , Chim Gõ Kiến đến nhà Gà . Bảo Gà Choai đi tìm Mặt Trời , Gà Choai

nói : Đến mai bác ạ . Bảo Gà Mái , Gà Mái mới đẻ trứng xong kêu lên : Mệt ! Mệt

lắm , mệt lắm !

b) Đầu năm học , Bắc được bố đưa đến trường . Bố cậu nói với thầy giáo : Xin thầy

kiên nhẫn , thật kiên nhẫn , vì con tôi tối dạ lắm . Từ đó , có người gọi Bắc là Tối dạ

. Bắc không giận và quyết trả lời bằng việc làm .

Câu 4 ( 3 điểm ) Điền dấu phẩy vào vị trí thích hợp trong các câu của đoạn trích sau :

Trường mới xây trên nền ngôi trường lợp lá cũ . Nhìn từ xa những mảng tường vàng

ngói đỏ như những ánh hoa lấp ló trong cây . Em bước vào lớp vừa bỡ ngỡ vừa thấy quen

thân . Tường vôi trắng cánh cửa xanh bàn ghế gỗ xoan đào nổi vân như lụa …Cả dến chiếc

thước kẻ chiếc bút chì sao cũng đáng yêu đến thế!

Câu 5 ( 4 điểm ) Viết về người mẹ , nhà thơ Trương Nam Hương có những câu thơ sau:

Thời gian chạy qua tóc mẹ Mẹ ơi, trong lời mẹ hát

Một màu trắng đến nôn nao Có cả cuộc đời hiện ra

Lưng mẹ cứ còng dần xuống Lời ru chắp con đôi cánh

Cho con ngày một thêm cao Lớn rồi con sẽ bay xa.

Page 25: Giao Am Boi Dhsg - Tieng Viet 5

25

Theo em , đoạn thơ trên đã bộc lộ những cảm xúc và suy nghĩ gì của tác giả ?

Câu 6 ( 6 điểm ) Em mơ ước lớn lên sẽ chế tạo ra một đồ vật với những tính năng đặc biệt ,

đem lại nhiều lợi ích cho con người . Hãy tưởng tượng và viết bài văn miêu tả lại đồ vật ấy.

Page 26: Giao Am Boi Dhsg - Tieng Viet 5

26

Thời gian làm bài thi : 90 phút - (Không kể thời gian giao đề)

ĐỀ SỐ 15 _______________________________________________________________________

Câu 1 ( 3 điểm ) a Cho các từ sau: Núi đồi, rực rỡ, chen chúc, vườn, dịu dàng, thành phố, ,ăn,

đánh đập. Hãy sắp xếp các từ trên thành hai nhóm: Dựa vào cấu tạo,d ựa vào từ loại.

b) Cho đoạn văn: Chú chuồn chuồn nước tung cánh bay vọt lên.Cái bóng chú nhỏ xíu lướt

nhanh trên mặt hồ.Mặt hồ trải rộng mênh mông và lặng sóng.

- Tìm từ đơn , từ ghép , từ láy trong các câu trên.

- Tìm danh từ, động từ, tính từ trong các câu trên.

Câu 2( 2 điểm) Xác định các bộ phận chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ trong mỗi câu sau:

a) Sáng sớm, bà con các thôn đã nườm nượp đổ ra đồng.

b) Đêm ấy, bên bếp lửa hồng, ba người ngồi ăn cơm với thịt gà rừng.

c) Sau những cơn mưa xuân, một màu xanh non ngọt ngào, thơm mát trải ra mênh mông

trên khắp các sườn đồi.

d) Đứng trên mui vững chắc của chiếc xuồng máy, người nhanh tay có thể với lên hái được

những trái cây trĩu xuống từ hai phía cù lao.

Câu 3 ( 3 điểm ) Chỉ ra chỗ sai ở mỗi câu dưới đây và viết lại cho đúng ngữ pháp:

a) Tuy vườn nhà em nhỏ bé và koong có cây ăn quả.

b)Hình ảnh người dũng sĩ mặc áo giáp, đội mũ sắt, vung roi sắt xông thẳng vào quân giặc.

b) Vì mẹ bị ốmnên mẹ làm việc quá sức,

Câu4 (2 điểm ) Trong đoạn văn dưới đây ,có 4 dấu phẩy bị đặt sai vị trí.Chép lại đoạn văn ,

sau khi đã sửa các dấu phẩy dùng sai.

Nhà tôi ở cách Hồ Gươm không xa.Từ trên gác cao, nhìn xuống, hồ như một chiếc gương

bầu dục lớn, sáng long lanh.Cầu Thê Húc màu son, cong cong như con tôm, dẫn vào đền Ngọc

Sơn.Mái đền lấp ló, bên gốc đa già, rễ , lá xum xuê.Xa một chút, là Tháp Rùa, tường rêu cổ

kính, xây trên gò đất cỏ mọc xanh um.

Câu 5 ( 4 điểm ) Trong bài Nghệ nhân Bát Tràng, nhà thơ Hồ Minh Hà tả nét bút vẽ của cô

gái làm đồ gốm như sau :

Bút nghiêng lất phất hạt mưa

Page 27: Giao Am Boi Dhsg - Tieng Viet 5

27

Bút chao gợn nướcTây Hồ lăn tăn

Hài hoà đường nét hoa văn

Dáng em, dáng của nghệ nhân Bát Tràng.

Đoạn thơ giúp em cảm nhận được nét bút tài hoa của người nghệ nhân Bát Tràng như thế nào

?

Câu 6(6 điểm ) Thời thơ ấu của em gắn với những kỉ niệm về một ngôI nhà, một góc phố, một

mảnh vườn, một con sông, con suối, một con đường, một khu vườn .Em hãy viết bài văn miêu

tả một trong những cảnh vật đó.

Page 28: Giao Am Boi Dhsg - Tieng Viet 5

28

Thời gian làm bài thi : 90 phút - (Không kể thời gian giao đề)

ĐỀ SỐ 16 _______________________________________________________________________

Câu 1 (2 điểm )Xếp các từ: Châm chọc, chậm chạp, mê mẩn, mong ngóng, nhỏ nhẹ, mong mỏi,

tươi tốt, phương hướng, vương vấn, tươi tắn, vào hai cột sau:

Từ láy Từ ghép

Câu 2( 3 điểm) Dựa vào cấu tạo, cho biết các câu sauthuồc kiểu câu gì ? Xác địng chức năng

ngữ pháp( TN-CN-VN) của từng câu:

a) Đến giờ ra chơi,học trò ngạc nhiên nhìn trông: Hoa nở lúc nào mà bất ngờ dữ vậy!

b) Đó đây, ánh lửa hồng bập bùng trên các bếp.

c) Ngoài đồng, lúa xanh mơn mởn.

d) Sau tiếng chuông của ngôi chùa cổ một lúc sau, trăng đã nhô lên khỏi rặng

e) ởđây, gió biển thổi về thấy dễ chịu.

f) Trên cột cờ, lá cờ Tổ quốc phấp phới tung bay.

Câu 3 (3 điểm ) Xác định các bộ phận trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ trong mỗi câu sau:

a)Nhờ có bạn bè giúp dỡ, bạn Hoà đã có nhiều tiến bổtong học tập và tu dưỡng bản thân.

b)Đêm âý, bên bếp lửa hồng, cả nhà ngồi luộc bánh chưng, trò chuyện đến sáng.

c)Vào một đêm cuối xuân 1947, khoảng hai giờ sáng, trên đường đi công tác, Bác Hồ đến nghỉ

chân ở một nhà bên đường.

d) Cái hình ảnh trong tôi về cô, đến bây giờ ,vẫn còn rõ nét.

Câu4 (2 điểm) Trong các câu dưới đây, câu nào có dấu gạch ngang dùng sai? Chép lại các câu

này, sau khi đã sửa các dấu gạch ngang dùng sai.

Dắt xe ra cửa, tôi lễ phép thưa:

- Thưa ba- con xin phép đi học nhóm.

Page 29: Giao Am Boi Dhsg - Tieng Viet 5

29

Ba tôi mỉm cười:

-ờ,nhớ về sớm- nghe con!

Không biết đây là lần thứ bao nhiêu- tôi đã nói dối ba.Mỗi lần nói dối- tôi đều ân hận-

nhưng rồi lại tặc lưỡi cho qua.

Câu5 (4 điểm) trong bài Thợ rèn , nhà thơ Khánh Nguyên viết:

Làm thợ rèn mùa hè có nực

Quai một trận, nước tu ừng ực

Hai vai trần bóng nhẫy mồ hôi

Cũng có khi thấy thở qua tai.

Làm thợ rèn vui như diễn kịch

Râu bằng than mọc lên bằng thích

Nghịch ở đây già trẻ như nhau

Nên nụ cười nào có tắt đâu.

Câu6 (6 điểm ) Em hãy tưởng tượng và tả lại biển vào một buổi sáng đẹp trời với tâm trạng vui

sướng của người con lần đầu tiên được cha cho đi nghỉ ở biển.

Page 30: Giao Am Boi Dhsg - Tieng Viet 5

30

Thời gian làm bài thi : 90 phút - (Không kể thời gian giao đề)

ĐỀ SỐ 17 _______________________________________________________________________

Câu1 ( 3điểm) a)Hãy chỉ ra danh từ, động từ, tính từ trong câu sau:

Ngay thềm lăng, mười tám cây vạn tuế tượng trưng cho một đoàn quân danh dự đứng

trang nghiêm.

b)Đặt một câu trong đó có chủ ngữ là tính từ.

Câu 2 (2 điểm ) Xác định rõ hai kiểu từ ghép( từ ghép có nghĩa phân loại và từ ghép có

nghĩa tổng hợp) trong số các từ sau: Nóng bỏng, nóng ran, nóng nực, nóng giãy, lạnh

toát, lạnh ngắt, lạnh giá.

Câu3( 3 điểm) Xác định các bộ phận chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ trong mỗi câu sau:

a) Trong đêm tối mịt mung, trên dòng sông mênh mông, chiếc suồng của má Bảy chở

thương binh lặng lẽ trôi.

b) Ngoài đường, tiếng mưa rơi lộp độp, tiếng chân người chạy lép nhép.

c) Rải rác khắp thung lũng, tiếng gà gáy râm ran.

Câu4( 2 điểm) Chọn từ thích hợp trong các từ sau để điền vào chỗ trống:trẻ con, trẻ em,

trẻ măng, trẻ trung.

a) Chăm sóc bà mẹ và…

b) Một kĩ sư…, vừa rời ghế nhà trường.

c) Tính tình còn…quá.

d) Năm mươi tuổi, chứ còn…gì.

Câu5(4 điểm) Nói về nhân vật chị Sứ ( người phụ nữ anh hùng trong kháng chiến chống

Mĩ), trong tác phẩm Hòn Đất của nhà văn Anh Đức có đoạn viết:

Chị Sứ yêu biết bao nhiêu cái chốn này,nơi chị oa oa cất tiếng khóc đầu tiên, nơi quả

ngọt trái sai đã thắm hồng da dẻ chị. Chính tại nơi này, mẹ chị đã hát ru chị ngủ. Và đến

lúc làm mẹ, chị lại hát ru con những câu hát ngày xưa…

Đọc đoạn văn trên, em hiểu được vì sao chị Sứ rất yêu quí và gắn bó với quê hương?

Page 31: Giao Am Boi Dhsg - Tieng Viet 5

31

Câu6 (6 điểm ) Một hôm em ra vườn sớm và tình cờ nghe dược cuộc chuyện trò của cây

non bị bẻ gãy ngọn không được chăm sóc với một chú sẻ nhỏ. Hãy tưởng tượng và ghi

lại cuộc đối thoại đó.

Page 32: Giao Am Boi Dhsg - Tieng Viet 5

32

Thời gian làm bài thi : 90 phút - (Không kể thời gian giao đề)

ĐỀ SỐ 18 _______________________________________________________________________

Câu1 (3 điểm) a) Xếp các từ sau thành cặp từ trái nghĩa: cười, gọn gàng, mới, hoang phí,

ồn ào, khéo, đoàn kết, nhanh nhẹn, bừa bãi, khóc, lặng lẽ, chia rẽ, chậm chạp, vụng, tiết

kiệm, cũ.

b)Tạo 2 từ ghép có nghĩa phân loại, 2 từ ghép có nghĩa tổng hợp, một từ láy từ mỗi

tiếng sau: nhỏ, sáng, lạnh.

Câu 2 (2 điểm) Đặt câu có cá cặp quan hệ từ sau :

Nếu…thì… … càng…càng…

Vì…nên… Sở dĩ…là vì….

Câu 3(2 điểm) Xác định bộ phận chủ ngữ và bộ phận vị ngữ trong mỗi câu sau:

a) Tiếng cá quẫy tũng toẵng xôn xao quanh mạn thuyền.

b) Những chú gà nhỏ như những hòn tơ lăn tròn trên bãi cỏ .

c) Học quả là khó khăn , vất vả .

Câu 4 ( 3 điểm ) Ngắt đoạn sau thành những câu đúng ngữ pháp và đặt dấu chấm cuối mỗi

câu . Viết hoa chữ cái dầu câu :

Sông nằm uốn khúc giữa làng rồi lại chạy bất tận những hàng tre xanh chạy dọc theo

bờ sông chiều chiều , khi ánh hoàng hôn buông xuống , em lại ra sông hóng mát trong sự

yên lặng của dòng sông , em nghe rõ cả tiếng thì thào của hàng tre xanh và lòng em trở

nên thảnh thơi , trong sáng vô cùng .

Câu 5 ( 4 điểm ) Trong bài sang năm con lên bảy, nhà thơ Vũ Đình Minh có viết :

Đi qua thời ấu thơ

Bao điều bay đi mất

Chỉ còn trong đời thật

Tiếng người nói với con

Hạnh phúc khó khăn hơn

Mọi điều con đã thấy

Page 33: Giao Am Boi Dhsg - Tieng Viet 5

33

Nhưng là con giành lấy

Từ hai bàn tay con.

Qua đoạn thơ, tác giả muốn nói với con điều gì khi con lớn lên và từ giã thời ấu thơ .

Câu 6 ( 6 điểm ) Tuổi thơ , em không chỉ được sống trong tình thương của cha mẹ và

còn lớn lên trong lời ru êm ái và những câu chuyện cổ tích ngọt ngào của bà . Hãy tả lại

hình dáng thân thương của bà khi đang kể chuyện cho em nghe.

Page 34: Giao Am Boi Dhsg - Tieng Viet 5

34

Thời gian làm bài thi : 90 phút - (Không kể thời gian giao đề)

ĐỀ SỐ 19 _______________________________________________________________________

Câu 1( 3 điểm) a) Tạo một từ ghép, một từ láy chỉ màu sắc từ mỗi tiếng sau:Xanh, đỏ,

trắng , vàng, đen.

b) Ghép các tiếng ở mỗi dòng sau để tạo nên những từ ghép có nghĩa

tổng hợp: - Quần , áo, khăn , mũ.

- Gian, ác, hiểm, độc.

Câu2( 2 điểm) Một bạn viết những câu dưới đây.Theo em, cách diễn đạt trong các câu

nàyđã hợp lí chưa? Vì sao?

a) BạnDũng lúc thì hiền lành, lúc thì chăm chỉ.

b) Anh bộ đội bị hai vết thương: một vết thương ở cánh tay, mộtvết thương ở Điện

Biên Phủ.

Câu3(2 điểm) Xác định các bộ phận chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ trong đoạn văn sau:

“ Hồi còn đi học, Hải rất say mê âm nhạc.Từ cái căn gác nhỏ của mình, Hải có thể

nghe thấy tất cả các âm thanh náo nhiệt, ồn ả của thành phố thủ đô.”

Câu4 (3điểm) Viết đoạn văn ngắn(5 đến 7 câu) nói về mùa xuân, trong đó có sử dụng

một câu hỏi, một câu kể, một câu cảm, một câu cầu khiến.

Câu 5(4 điểm) Trong bài Con cò, nhà thơ Chế Lan Viên viết về lời ru của người mẹ như

sau:

Mai khôn lớn con theo cò đi học,

Cánh trắng cò bay theo gót đôi chân.

Lớn lên,lớn lên, lớn lên…

Con làm gì ?

Con làm thi sĩ.

Cánh cò trắng lại bay hoài không nghỉ,

Trước hiên nhà

Và trong hơi mát câu văn.

Page 35: Giao Am Boi Dhsg - Tieng Viet 5

35

Hãy nêu những suy nghĩ của em về hình ảnh con cò trong đoạn thơ trên.

Câu6 (6 điểm ) Kể một câu chuyện có tình tiết bất ngờ, gây cho em xúc động về những

con người sống đẹp, biết vì người khác.

Page 36: Giao Am Boi Dhsg - Tieng Viet 5

36

Thời gian làm bài thi : 90 phút - (Không kể thời gian giao đề)

ĐỀ SỐ 20 _______________________________________________________________________

Câu 1(3 điểm) Cho các từ : mải miết, xa xôi, xa lạ, phẳng lặng, phẳng phiu, mong

ngóng, mong mỏi, mơ màng, mơ mộng.

a) Xếp những từ trên làm hai nhóm : Từ ghép, từ láy.

b) Cho biết tên gọi của kiểu từ ghép và kiểu từ láy ở mỗi nhóm trên.

Câu2 ( 2 điểm ) Chữa lại câu sai dưới đây bằng hai cách( chỉ được thay đổi nhiều nhất

hai từ ở mỗi câu)

a) Vì sóng to nên thuyền không bị đắm.

b) Tuy Minh đau chân nhưng bạn phải nghỉ học.

Câu 3( 3 điểm) Cho các từ : bánh dẻo, bánh nướng, bánh cốm, bánh nếp, bánh rán, bánh

ngọt, bánh mặn, bánh cuốn, bánh gai là từ ghép loại gì. Tìm căn cứ để chia các từ ghép

đó thành ba nhóm.

Câu 4(2 điểm) Viết lại đoạn văn sau và dùng dấu chấm, dấu phẩy cho đúng chỗ:

“ Mặt trăng tròn to và đỏ từ từ lên ở chân trời sau rặng tre đen của làng xa mấy sợi dây

còn vắt ngang qua mỗi lúc một mảnh dần rồi đứt hẳn trên quãng đồng rộng cơn gió nhẹ

hiu hiu đưa lại thoang thoảng mùi hương thơm mát.”

Câu5 (4 điểm) Đọc những khổ thơ sau trong bài Ngưỡng cửa của nhà thơ Vũ Quần

Phương :

Nơi này ai cũng quen

Ngay từ thời tấm bé

Khi tay bà, tay mẹ

Còn dắt vòng đi men.

Nơi bố mẹ ngày đêm

Lúc nào qua cũng vội,

Nơi bạn bè chạy tới

Page 37: Giao Am Boi Dhsg - Tieng Viet 5

37

Thường lúc nào cũng vui.

Nơi này đã đưa tôi

Buổi đầu tiên đến lớp

Nay con đường xa tắp,

Vẫn đang chờ tôi đi.

Hình ảnh Ngưỡng cửa của ngôi nhà trong mỗi khổ thơ trên gợi cho em nghĩ đến những

điều gì đẹp đẽ và sâu sắc?

Câu6 (6 điểm) Nhiều năm tháng đã trôi qua nhưng mãi mãi Giu-li-ét-ta không bao giờ

quên Ma- ri -ô, không bao giờ quên câu chuyện về người bạn đã nhường sự sống cho

mình trong một vụ đắm tàu khủng khiếp. Thay lời Giu- li-ét-ta. Em hãy kể lại câu chuyện

Một vụ đắm tàu như một hồi tưởng.

Page 38: Giao Am Boi Dhsg - Tieng Viet 5

38

Thời gian làm bài thi : 90 phút - (Không kể thời gian giao đề)

ĐỀ SỐ 21 _______________________________________________________________________

Câu1 (3 điểm) Cho các từ : Xanh xám, thích thú, lời lẽ, niềm nở, niềm vui, nóng nảy,

yêu thương, êm ấm, lợi ích, hờ, giận, nghĩ ngợi.

a) Dựa vào cấu tạo, hãy sắp xếp các từ trên thành ba nhóm. đặt tên cho mỗi nhóm.

b) Dựa vào từ loại, hãy sắp xếp các từ trên thành ba nhóm. Đặt tên cho mỗi nhóm.

Câu 2 (3 điểm) Cho câu sau :

Rồi lặng lẽ, từ từ, khó nhọc mà thanh thản, hệt như mảnh trăng nhỏ xanh non mọc

trong đêm, cái đầu chú ve ló ra, chui dần khỏi xác bọ ve.

a) ) Câu trên thuộc kiểu câu gì?

b) Xác định thành phần ngữ pháp của câu.

Câu3 (3 điểm) Em hãy nêu sự hiểu biết của mình về ý nghĩa từng câu tục ngữ, ca dao

sau :

a) Học thầy không tày học bạn.

b) Một con ngựa đau cả tàu không ăn cỏ.

c) Đói cho sạch, rách cho thơm.

d) Học một, biết mười.

Câu4 ( 4 điểm) Nghĩ về nơi dòng sông chảy ra biển, trong bài Cửa sông, nhà thơ Quang

Huy viết :

Dù giáp mặt cùng biển rộng.

Cửa sông chẳng dứt cội nguồn

Lá xanh mỗi lần trôi xuống

Bỗng…. Nhớ một vùng núi non.

Em hãy chỉ rõ những hình ảnh nhân hoá được tác giả sử dụng trong khổ thơ trên và nêu

ý nghĩa của những hình ảnh đó.

Câu5(6 điểm) Em có cảm nghĩ gì về cuộc giao lưu văn , toán tuổi thơ lần này nếu em

đạt giải cao? Hãy viết bài văn khoảng 20 đến 25 dòng để nói về điều đó.