giáo án giảng

15
Họ và tên: Trương Xuân Lộc Môn: Phương pháp giảng dạy sinh 11 Lớp: Sinh4A GVHD: Đăng Thị Dạ Thuỷ Giáo án bài 32. TẬP TÍNH CỦA ĐỘNG VẬT(tt) I. Mục tiêu: Sau khi học xong bài này học sinh cần phải: 1. Kiến thức : - Trình bày được một số hình thức học tập chủ yếu của động vật. - Liệt kê và lấy được các ví dụ về một số dạng tập tính phổ biến ở động vật. - Trình bày được ví dụ về ứng dụng hiểu biết tập tính vào đời sống và sản xuất. Nội dung trọng tâm: - Các hình thức học tập của động vật. - Một số dạng tập tính phổ biến ở động vật. - Ứng dụng của tập tính vào đời sống. 2. Kĩ năng: - Rèn luyện kỹ năng quan sát, so sánh, tổng hợp. - Trình bày ý kiến trước tập thể. - Hoạt động nhóm. 3. Thái độ: - Giáo dục ý thức ứng dụng các hiểu biết về tập tính động vật vào đời sống và sản xuất - Rèn luyện bản thân thường xuyên để phát triển toàn diện, thích ứng nhanh với môi trường sống thay đổi. II. Phương pháp và phương tiện dạy học: 1. Phương pháp: + Phương pháp chính: giảng giải và thảo luận. + Phương pháp xen kẽ: hỏi - đáp. + Tổ chức hoạt động nhóm. + Quan sát tranh tìm tòi.

Upload: nguyet-nguyen

Post on 27-Nov-2015

180 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: giáo án giảng

Họ và tên: Trương Xuân Lộc Môn: Phương pháp giảng dạy sinh 11Lớp: Sinh4A GVHD: Đăng Thị Dạ Thuỷ

Giáo án bài 32. TẬP TÍNH CỦA ĐỘNG VẬT(tt)

I. Mục tiêu:Sau khi học xong bài này học sinh cần phải:

1. Kiến thức :- Trình bày được một số hình thức học tập chủ yếu của động vật.- Liệt kê và lấy được các ví dụ về một số dạng tập tính phổ biến ở động vật.- Trình bày được ví dụ về ứng dụng hiểu biết tập tính vào đời sống và sản xuất.

Nội dung trọng tâm: - Các hình thức học tập của động vật.- Một số dạng tập tính phổ biến ở động vật.- Ứng dụng của tập tính vào đời sống.

2. Kĩ năng: - Rèn luyện kỹ năng quan sát, so sánh, tổng hợp. - Trình bày ý kiến trước tập thể. - Hoạt động nhóm.

3. Thái độ: - Giáo dục ý thức ứng dụng các hiểu biết về tập tính động vật vào đời sống và sản xuất - Rèn luyện bản thân thường xuyên để phát triển toàn diện, thích ứng nhanh với môi trường sống thay đổi.II. Phương pháp và phương tiện dạy học:

1. Phương pháp: + Phương pháp chính: giảng giải và thảo luận. + Phương pháp xen kẽ: hỏi - đáp. + Tổ chức hoạt động nhóm. + Quan sát tranh tìm tòi. 2. Phương tiện:

- SGK sinh học 11. + Một số hình ảnh về các tập tính của động vật. + Các đoạn phim về một số tập tính của động vật.

- Phiếu hoạc tập.III. Tiến trình tổ chức tiết học :

1. Ổn định, tổ chức lớp học.2. Kiểm tra bài cũ:

Page 2: giáo án giảng

Hãy lựa chọn cụm từ thích hợp ( 1 – 10 ) mô tả tập tính bẩm sinh và tập tính học được?

3. Tổ chức hoạt động dạy- học bài mới.*Đặt vấn đề: ông bà ta ngày xưa đúc kết lại nhiều câu ca dao tục ngữ rất thú vị về các loại vật như: “lạc đường nắm đuôi chó, lạc ngõ nắm đuôi trâu”. “một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ”...Với những quan sát tinh tế ấy đã giúp ích rất nhiều cho cuộc sống về lao động cũng như giải trí. Vậy động vật nói chung và con người nói riêng có những tập tính gì và học được như thế để có thể tồn tại cũng như phục vụ cho nhu cầu của mình? Bài hôm nay sẽ giúp chúng ta tìm hiểu rõ hơn về những điều này.

Hoạt động 1. Một số hình thức học tập ở động vật.

Hoạt động của giáo viên và học sinh Nộ dung bài học

GV: quen nhờn là hình thức học tập có đặc điểm gì? Theo dõi 1 số hình ảnh thể hiện hình thức học tập này- GV giới thiệu: Rùa là động vật nhút nhát chỉ cần đến gần thì rùa sẽ rụt đầu. Hoặc mèo thấy chó thì sợ và tránh xa.-> hỏi: Tại sao rùa không rụt đầu vào mai khi có người ôm sờ vào nó hay mèo không tránh xa chó?HS: Do rùa tiếp xúc nhiều lần với người hay mèo được con người đưa gần lại chó nhiều lần nên không còn sợ nữa.GV hỏi: qua ví dụ trên thì khi có kích thích thì

động vật phản ứng như thế nào?

HS: Động vật phớt lờ, không trả lời

IV. Một số hình thức học tập ở động vật:1. Quen nhờn:* Đặc điểm:- Là hình thức học tập đơn giản.- Kích thích lặp lại nhiều lần mà không gây nguy hiểm thì động vật không có phản ứng.- Kích thích trở thành quen nhờn.* Ý nghĩa: Giúp động vật phản ứng linh hoạt với môi trường.* Ví dụ: Gà con Vội chạy đi ẩn nấp khi thấy bóng đen của diều hâu. Nếu bóng đen xuất hiện nhiều lần mà không gây nguy hiểm thì gà con không chạy trốn nữa.

1. Chuỗi phản xạ không điều kiện2. Chuỗi phản xạ có điều kiện:3. Không bền vững.4. Bền vững5. Đặc trưng cho loài6. Đặc trưng cho cá thể.7. Được hình thành do học tập và rút kinh nghiệm.8. Sinh ra đã có9. Không được di truyền.10. Được di truyền.

Đáp ánTập tính bẩm sinh: 1 – 4 – 5 – 8 – 10

Tập tính học được: 2 – 3 – 6 - 7 - 9

Page 3: giáo án giảng

GV: Trong tập tính này thì điều kiện để động

vật không trả lời lại các kích thích đó là gì?

HS: Những kích thích lặp lại nhiều lần và

không kèm theo sự nguy hiểm nào.

GV: Vậy quen nhờn là gì?HS: ...GV: Quen nhờn có ý nghĩa như thế nào đối với đời sống động vật?HS: Quen nhờn giúp động vật thích nghi hơn với môi trường sống

GV chiếu cho HS quan sát một số hình ảnh về in vết -> tập tính in vết thường có ở loài động vật nào?HS: ở một số loại chim, vịt...GV: nêu đặc điểm của hình thức học tập quen nhờn? Tại sao con non lại đi theo vật chuyển động đầu tiên nó thấy như thế?HS:....GV: tại sao lại xếp in vết vào tập tính học được mà không phải là bẩm sinh?HS: vì tập tính này chỉ có ở động vật mới sinh ra trong một vài giờ đồng hồ cho đến hai ngày. Hiệu quả về sau càng thấp.(nhấn mạnh tính học được ở đây là hành dộng

học tập là bắt chước theo chuyển động đầu

tiên mà chúng nhìn thấy).

GV: chiếu hình ảnh về thí nghiệm của Pavlop, yêu cầu học sinh mô tả thí nghiệm.HS quan sát và mô tả: + TN 1: Cho chó ăn thì thấy chó tiết nước bọt.+ TN 2: Rung chuông thấy chó không có phản ứng gì+ TN 3: Kết hợp vừa cho chó ăn vừa rung chuông thì thấy chó tiết nước bọt.

2. In vết:* Đặc điểm:- Con non mới ra đời thường bám theo các vật thể chuyển động mà nó nhìn thấy đầu tiên.* Ý nghĩa: Giúp chúng tìm được thức ăn và được bảo vệ.

3. Điều kiện hóa:a. ĐK hóa đáp ứng:Hình thành mối liên kết mới trong thần kinh trung ương dưới tác động của các kích thích kết hợp đồng thời .

Page 4: giáo án giảng

+ TN 4: Rung chuông thì lúc này thấy chó có tiết nước bọtGV: Tại sao thí nghiêm 2 và 4 đều rung chuông nhưng chỉ có thí nghiệm 4 chó mới tiết nước bọt?HS: vì ở thí nghiệm nó đã biết sau đó sẽ có thức ăn (có sự liên kết 2 kích thích giữa 2 tác động đồng thời được lặp đi lặp lại nên chó sẽ tiết nước bọt).GV hỏi: Điều kiện hóa đáp ứng là gì.HS:...GV: gợi học sinh kể lại đoạn trong chuyện Tấm Cám có hình thức học tập này hoặc yêu cầu học sinh nêu môt số ví dụ.

GV: mô tả thí nghiệm.Cho chuột vào hộp thí nghiệm, khi chuột vô tình chạy trong hộp vô tình chạm vào cần gạt phía ngoài có kết nối với hệ thống loa làm phát ra âm thanh lớn, chuột hoảng sợ. Ngược lại, khi chạm vào cần gạt phía trong thì chuột an toàn, thức ăn theo ống đựng rơi xuống chỗ đựng thức ăn.Hỏi: chuyện gì sẽ xảy ra sau nhiều lần chuột gặp phải tình huống như vậy? Nó có thể bị chết đói không?HS: sau một số lần ngẫu nhiên chuột đạp cần gạt ở phía đèn màu xanh và bị ngã chuột sẽ không đạp nữa. Ngược lại sau một số lần ngẫu nhiên đạp cần gạt ở phía đèn màu đỏ có thức ăn thì khi đói bụng chuột sẽ chủ động chạy tới đạp cần gạt để lấy thức ăn.GV:đó chính là hình thức học tập điều kiện hoá hành động. Vậy điều kiện hoá hành động là gi?HS:...GV: hình thức này có quan hệ gì với phần thưởng (hoặc phạt) mà chúng ta gặp phải không?HS:...GV: rút ra ý nghĩa của hình thức học tập này?HS:...GV: lấy thêm ví dụ về liên kết giữa hành vi và hình phạt: chuyện Trạng Quỳnh trộm mèo vua

b.ĐKhoá hành động: là hình thức liên kết thử -sai. Liên kết một hành vi của động vật với một phần thưởng (hoặc phạt) sau đó động vật chủ động lặp lại các hành vi đó.

- Giúp động vật học được bài học kinh nghiệm trong đời sống

Page 5: giáo án giảng

GV: chiếu hình ảnh vế thí nghiệm học ngầm ở chuột và mô tả lại thí nghiệm. B1. Thả chuột A vào khu vực có nhiều đường đi, cho chuột chạy hết các ngả. B2. Thả chuột A và chuột B vào khu vực có nhiều đường đi giống như trên và đặt thức ăn vào. Chuột A sẽ tìm thấy thức ăn nhanh hơn chuột B.Hỏi: vì sao chuột A tìm thức ăn nhanh hơn chuột B?Con chuột A có ý thức rằng mình sẽ thăm dò đường đi lối lại để đến chỗ có thức ăn nhanh chóng không? HS: vì chuột A đã biết những lối đi trong đó, nhưng không ý thức sẽ dò đường để sau tìm thức ăn.GV: dựa vào kết quả thí nghiệm cùng với nghiên cứu sách giáo khoa, cho biết học ngầm là gì? Và vai trò với đời sống động vật?HS:...

GV: nghiên cứu sách giáo khoa, nêu khái niệm học khôn?HS:...GV: vậy học khôn có gì khác với học ngầm?HS:...GV: học khôn giúp ích gì cho đời sống của các động vật thuộc bộ Linh trưởng cũng như với con người?HS:...

4. Học ngầm:* Đặc điểm:- Là học không chủ định không có ý thức.- Trong đời sống khi có nhu cầu cần giải quyết vấn đề thì kiến thức đã học được tái hiện giúp động vật giải quyết vấn đề.Giúp động vật mau chóng tìm được thức ăn, tránh được sự đoe dọa của kẻ thù.

5. Học khôn:* Đặc điểm:- Là hình thức học tập có chủ định.- Là kiểu học phối hợp các kinh nghiệm cũ để tìm cách giải quyết tình huống mới.* Giúp động vật thích nghi cao độ với môi trường sống

Hoạt động 2. Một số dạng tập tính phổ biến ở động vật.Với những hình thức học tập trên thì động vật đã hình thành rất nhiều tập tính, có thể nói tập tính ở động vật rất đa dang và phong phú. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu những tập tính quan trọng đối với đời sống động vật.

Hoạt động của giáo viên- học sinh Nội dung bài học.GV: chiếu một số hình ảnh và cho học sinh tự xác định tên các tập tính qua kiến thức đã biết.HS:...GV:Để tìm hiểu kĩ hơn, cho học sinh hoàn thành phiếu học tập theo nhóm.

Trong phiếu học tập.

Page 6: giáo án giảng

HS: thảo luận và hoàn thành bảng.GV: cho đại diện phát biểu và các nhóm khác nhận xét. Đồng thời chiếu một số hình ảnh liên quan cho học sinh theo dõi.->chuẩn đáp án.Với những kiến thức trên, cho học sinh giải thích, phân tích các câu đã nêu trong đặt vấn đề và tìm một số câu ca dao, tục ngữ khác.

Hoạt động 3: ứng dụng những hiểu biết về tập tính vào đời sống và sản xuất:Với những tập tính đó của động vật, con người đã ứng dung vào thực tế để phục vụ đời sống và sản xuất như thế nào?

Hoạt động của giáo viên- học sinh. Nội dung bài học.GV cho HS quan sát một số hình ảnh về ứng dụng những hiểu biết về tập tính vào đời sống và sản xuất, yêu cầu học sinh cho biết người ta đã ứng dụng tập tính của động vật vào lĩnh vực nào?HS:...- GV hỏi: tập tính nào của chó được ứng dụng trong việc trinh thám? HS: Tập tính kiếm ăn.- Cơ sở nào để người ta đã thay đổi tập tính của động vật?HS: Dựa vào các hình thức học tập ở động vật.- GV nhận xét, chính xác hóa: Làm thay đổi tập tính vốn có của động vật (Qua huấn luyện, thuần dưỡng) để phục vụ đời sống con người (Giải trí, chăn nuôi…) bằng con đường hình thành Phản xạ có điều kiện.GV: ở người có những tập tính riêng nào mà các loài động vật khác không có ?HS:...

VI. Ứng dụng những hiểu biết về tập tính vào đời sống và sản xuất:- Giải trí: Dạy hổ, voi, khỉ làm xiếc. Dạy cá heo lao qua vòng tròn trên mặt nước...- Săn bắn: Dạy chó, chim ưng săn mồi...- Bảo vệ mùa màng: Làm bù nhìn để đuổi chim chóc phá hoại mùa màng...- Chăn nuôi: Nghe tiếng kẻng trâu bò nuôi trở về chuồng...- An ninh quốc phòng: Sử dụng chó để phát hiện ma túy và thuốc nổ...! Tập tính học được chỉ có ở người: Kiềm chế cảm xúc (tức giận), ăn ngủ đúng giờ, tuân thủ luật pháp và đạo đức xã hội.

4. Củng cố:Câu 1: Hình thức học tập chỉ có ở bộ linh trưởng:A. Học khôn. B. Học ngầm C. In Vết D. Quen nhờn.Câu 2 : Đặc tính nào là quan trọng để nhận biết con đầu đànA. Tính hung dữ B. Tính thân thiện C. Tính lãnh thổ D. Tính quen nhờn

Page 7: giáo án giảng

Câu 3:Con mèo đang đói, nó nghe tiếng bày bát đũa lách cách nó vội chạy xuống bếp, Đây là hình thức học tập nào?A. Học khôn. B. In vết. C. ĐK hóa kiểu đáp ứng. D. ĐK hóa hiểu hành độngCâu 4. Học theo kiểu in vết ở động vật

A. Chỉ có ở giai đoạn trưởng thànhB. Chỉ có ở chimC. Chỉ có ở chim ở giai đoạn còn non D. Có cả ở giai đoạn còn nhỏ và trưởng thành.

5. Bài tập về nhà:- Học bài và tìm một số ví dụ về các hình thức học tập cũng như một số tập tính.- Tìm môt số đoan phim về tập tính cho bài thực hành.

Sử dụng cho phần đầu tiên để học sinh xác định tên của một số tập tính.

Tập tính

kiếm ăn

Tập tính

bảo vệ

vùng lãnh thổ

Tập tính sinh sản

Tập tính di cư

Tập tính xã hội

VD 1. Vào cuối xuân, đầu hạ, sau những trận mưa rào, ếch nhái kêu vang vọng ngoài cánh đồng.

VD 2. Vào mùa hè, cá voi xám sống ở Bắc băng dương, mùa đông chúng lại có mặt ở vịnh California.

VD 3. Sóc đất phát tiếng kêu khi phát hiện kẻ thù nguy hiểm.

VD 4.Tinh tinh đực đánh đuổi một con tinh tinh đực lạ.

VD 5. Chim gõ kiến dùng mỏ gõ vào thân cây.

Page 8: giáo án giảng

Nhóm: ............

Lớp: ...............

PHIẾU HỌC TẬP

BÀI 32: TẬP TÍNH CỦA ĐỘNG VẬT (TIẾP THEO)

Quan sát hình kết hợp nghiên cứu nội dung sách giáo khoa mục V, trang 130-131 để hoàn

thành bảng MỘT SỐ TẬP TÍNH CỦA ĐỘNG VẬT trong 5 phút.

Dạng tập tính Đặc điểm Ý nghĩa Ví dụ

Tập tính kiếm ăn

Tập tính bảo vệ

lãnh thổ

Tập tính sinh sản

Tập tính di cư

Tập tính xã hội

Page 9: giáo án giảng

ĐÁP ÁN PHIẾU HỌC TẬP

Dạng tập tính Đặc điểm Ý nghĩa Ví dụ

Tập tính kiếm

ăn

- Đối với động vật có hệ

thần kinh đơn giản → Tập

tính bẩm sinh.

- Đối với động vật có hệ

thần kinh phát triển → Tập

tính học được.(từ bố me,

đồng loại hoặc kinh nghiệm

bản thân)

Giúp cho động vật

tìm kiếm thức ăn.

Mèo rừng, sư tử,

báo bò sát đến

gần con mồi, rượt

đuổi, cắn vào cổ

con mồi.

Tập tính bảo vệ

lãnh thổ

- Phạm vi bảo vệ lãnh thổ

của mỗi loài là khác nhau

- Động vật sử dụng sức

mạnh để đánh đuổi cá thể

khác.

- Động vật dùng các chất tiết

từ tuyến thơm, nước tiểu để

đánh dấu và xác định vùng

lãnh thổ.

- Giúp động vật

chống lại các cá thể

khác để bảo vệ

nguồn thức ăn, nơi

cư trú, nơi sinh sản.

- Đảm bảo phân bố

hợp lí để tồn tại.

Chó đánh dấu

lãnh thổ bằng

nước tiểu, chồn

đánh dấu lãnh

thổ bằng mùi.

Tập tính sinh

sản

- Thuộc tập tính bẩm sinh,

mang tính bản năng.

Giúp động vật duy

trì và phát triển nòi

giống.

Sinh sản của rùa,

ếch, khoe mẽ của

chim công, ...

Tập tính di cư

- Di cư theo mùa. Di cư có

thể 2 chiều ( đi và về ) hoặc

di cư một chiều ( chuyển

hẳn đến nơi ở mới ) khi nơi

ở cũ không còn phù hợp với

chúng nữa.

- Định hướng nhờ vị trí mặt

- Giúp động vật tìm

thức ăn để sống thời

kì khó khăn.

- thực hiện quá trình

sinh sản.

- Chim én di cư về phương nam tránh rét- Cá hồi di cư từ biển vào sông để đẻ.

Page 10: giáo án giảng

trời, trăng, sao, địa hình, từ

trường trái đất, hướng dòng

chảy...

Tập tính xã hội

- Là tập tính sống bầy đàn.+ tập tính thứ bậc: Phân công con đầu đàn làm nhiệm vụ bảo vệ đàn và được ưu tiên về thức ăn và con cái trong mùa sinh sản+ tập tính vị tha: Hi sinh quyền lợi, tính mạng bản thân cho lợi ích của bầy đàn.

- Các cá thể trong bầy có thể hỗ trợ cho nhau chống lại kẻ thù, tìm kiếm thức ăn.

- Trong đàn voi,

chó sói, sư tử,..

có con đầu đàn

giành ưu tiên hơn

về thứ ăn, sinh

sản.

- Kiến lính sẵn

sàng chiến đấu và

hi sinh thân mình

để bảo vệ kiến

chúa.