giao+trinh+frontpage+200

173
Ngày nay, Internet và đặc biệt là World Wide Web đã trở thành một dịch vụ thông tin gắn chặt với đời sống kinh tế-xã hội. Trong giáo dục, việc truy cập thông tin và tạo ra thông tin trở thành một công việc thường xuyên của thầy giao và học sinh Ngoài các chương trình trong MS Office như Word, Excel, chương trình Frontpage cho phép mọi người dễ dàng tạo ra các trang Web sinh

Upload: thanhlinh9191

Post on 23-Jun-2015

337 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: Giao+trinh+frontpage+200

Ngày nay, Internet và đặc biệt là World Wide Web đã trở thành một dịch vụ

thông tin gắn chặt với đời sống kinh tế-xã hội. Trong giáo dục, việc truy cập thông tin và tạo ra thông tin trở thành một công việc thường xuyên của thầy giao và học sinh Ngoài các chương trình trong MS Office như Word, Excel, chương trình Frontpage cho phép mọi người dễ dàng tạo ra các trang Web sinh động đầy màu sắc, đồng thời chuyển tải các trang đó lên mạng Internet một cách thuận tiện nhanh chóng..

TÀI LIỆU GIẢNG DẠY CHO SINH VIÊN

Page 2: Giao+trinh+frontpage+200

FrontPage Editor

Mục lục

Mục lục................................................................................................................2

Bắt đầu với FrontPage...............................................................................................4Không gian làm việc FrontPage..................................................................................................6

Các lệnh đơn giản của FrontPage................................................................................................9

Ngôn ngữ HTML và tổng quan về trang Web.................................................................................9

Tạo trang mới......................................................................................................................11

Cất nội dung trang hiện thời vào file.........................................................................................11

Cất nội dung của trang tại FrontPage web hiện thời........................................................................12

Tạo trang mẫu.....................................................................................................................12

Mở một trang trong FrontPage Editor.........................................................................................12

Thuộc tính trang...................................................................................................................13

Làm việc với trang Web............................................................................................15Sự khác nhau giữa tài liệu Word và tài liệu HTML........................................................................15

Cấu trúc trang Web...............................................................................................................16

Địa chỉ trang Web.................................................................................................................16

Tạo màu nền, màu text và ảnh nền cho trang...............................................................................17

Định dạng text và đoạn.............................................................................................19Định dạng text.....................................................................................................................19

Đặt text lui vào so với lề của đoạn hiện thời (To indent text)............................................................20

Đặt lề text lùi ra so với lề của đoạn hiện thời (To outdent text)..........................................................21

Làm việc với Paragraphs........................................................................................................21

Làm việc với danh sách............................................................................................24Tạo danh sách bullet..............................................................................................................25

Tạo danh sách definition.........................................................................................................25

Tạo danh sách directory.........................................................................................................25

Tạo danh sách menu..............................................................................................................26

Tạo danh sách lồng nhau........................................................................................................26

Tạo danh sách có thứ tự..........................................................................................................26

Thay đổi thông số của danh sách...............................................................................................26

Bookmark và HyperLink..........................................................................................27Tạo các Text Link.................................................................................................................28

Tạo Picture Link..................................................................................................................30

Thay đổi HyperText và Hypermedia..........................................................................................31

Xoá và thay đổi các Hyperlink.................................................................................................32

Bookmark..........................................................................................................................36

Làm việc với ảnh....................................................................................................38Các loại ảnh được hỗ trợ trong HTML........................................................................................38

Chèn một hình ảnh...............................................................................................................39

Sửa ảnh.............................................................................................................................41

Tạo ảnh trong suốt................................................................................................................44

Chuyển đổi ảnh....................................................................................................................44

Các chức năng khác..............................................................................................................46

Hospot...............................................................................................................49Tạo Hotspot........................................................................................................................50

2 FrontPage Editor

Page 3: Giao+trinh+frontpage+200

FrontPage Editor

Thay đổi Hospot...................................................................................................................51

Làm việc với Table.................................................................................................52Tạo Table...........................................................................................................................52

Tạo bảng trong bảng khác......................................................................................................53

Thuộc tính của table..............................................................................................................53

Điều chỉnh bảng...................................................................................................................54

Xoá bảng và một phần của nó..................................................................................................58

Định dạng table....................................................................................................................58

Các thao tác khác.................................................................................................................61

Làm việc với Frame................................................................................................63Tạo trang frame...................................................................................................................64

Làm việc với form..................................................................................................68Tạo Form...........................................................................................................................69

Thêm trường vào form...........................................................................................................69

Thuộc tính của form..............................................................................................................70

Sử dụng tạo form bằng Wizard.................................................................................................71

Thêm thành phần của form.......................................................................................75Các thao tác với trường..........................................................................................................76

Text Boxes.........................................................................................................................76

Scrolling Text Boxes.............................................................................................................80

Check Boxes.......................................................................................................................80

Radio Buttons......................................................................................................................81

Drop-Down Menus...............................................................................................................82

Trường Push Buttons và Picture...............................................................................................86

Trường ẩn - Hidden...............................................................................................................87

Khái niệm và thuật ngữ............................................................................................88Lab1...............................................................................................................................111

Các tùy chọn cuả Page View................................................................................................115

Lab2...............................................................................................................................116

Tăng cường các định dạng cho Web site................................................................................116

Tạo Shared Borders và thanh di chuyển (Navigation Bar).........................................................118

Chủ đề định dạng (theme)...................................................................................................120

Hiệu chỉnh Theme.............................................................................................................121

Xem trước Web site..........................................................................................................123

Tổ chức file trong web site..................................................................................................124

Xuất bản (publishing) Web site Hsph....................................................................................125

FrontPage Editor 3

Page 4: Giao+trinh+frontpage+200

FrontPage Editor

TBắt đầu với FrontPage Trong bài này, bạn

học về:

Các đặc điểm cơ bản của FrontPage

Chào mừng các bạn khi đến với Microsoft FrontPage, một bộ công cụ tạo và điều hành web site một cách lí tưởng mà người thiết kế không nhất thiết phải biết những kiến thức về lập trình, FrontPage có mọi thứ mà bạn cần để thiết kế và xây dựng trang Web và Web site cho bạn.

FrontPage bao gồm FrontPage Explorer, tại đây, bạn có thể tạo, thiết kế, quản lí toàn bộ Web site và FrontPage Editor, nơi mà bạn có thể tạo và sửa đổi các trang Web mà không cần phải biết ngôn ngữ đánh dấu siêu văn bản (HTML). FrontPage bao gồm nhiều tính năng hỗ trợ cho việc tạo Web site một cách dễ dàng nhất, chẳng hạn như bộ thư viện thiết kế đồ hoạ chuyên nghiệp, một tập hợp đầy đủ các các wizard và các mẫu để tạo trang và FrontPage web, những phần tử active cung cấp những chức năng và hàm phức tạp mà không cần lập trình, và một danh sách các nhiệm vụ dành cho việc kiểm soát và tạo FrontPage web.

Bạn có thể dùng FrontPage Explorer để tạo cấu trúc của Web site, áp dụng các bố cục đồ hoạ cho trang, tổ chức các file và folder, nhập và xuất các file, kiểm tra và so sánh các siêu liên kết, quản trị quyền truy nhập, giám sát các nhiệm vụ, và đặc biệt là cho phép tiếp cận với FrontPage Editor để thiết kế và sửa đổi nội dung của trang Web. Bạn có thể dùng FrontPage Explorer để xuất bản các trang web trên máy tính của mình, trên một một tổ chức intranet hoặc World Wide Web.

FrontPage Editor hỗ trợ cho bạn việc tạo, thiết kế và sửa đổi các trang Web. Chẳng hạn như đưa text, ảnh, bảng, các mẫu biểu và các phần tử khác nữa vào trang web, FrontPage Editor sẽ hiển thị chúng như khi chúng xuất hiện trên trình duyệt. Mặc dù là một

Vùng làm việc của FrontPage

Một số thành phần màn hình của FrontPage

Các thao tác với file

Thuộc tính trang Web

công cụ có tính năng hoàn hảo, FrontPage Editor lại rất dễ dàng cho việc sử dụng bởi vì nó trở nên thân thiện khi có giao diện của một trình xử lí văn bản. Bạn không cần phải học ngôn ngữ HTML để sử dụng FrontPage Editor bởi vì nó có thể tạo mọi thẻ HTML cho bạn, các thẻ mở rộng như style-sheet, frame, các điều khiển ActiveX.

4 FrontPage Editor

Bắt đầu với Frontpage

Page 5: Giao+trinh+frontpage+200

FrontPage Editor

Nếu bạn muốn soạn trực tiếp các mã lệnh HTML, bạn có thể sử dụng chế độ view HTML của FrontPage. Trong chế độ này, bạn có thể vào text, soạn các thẻ HTML và các mã kịch bản, sử dụng các lệnh chuẩn của trình soạn thảo văn bản như cắt, dán, tìm kiếm và thay thế.

FrontPage là một thành viên trong họ sản phẩm của Microsoft Office và chia sẻ nhiều tính năng của Microsoft Word và Microsoft Excel, chẳng hạn như thư viện ClipArt, kiểm tra lỗi chính tả và tạo bảng một cách dễ dàng. Ngoài ra, FrontPage cũng quản lí các siêu liên kết được tạo trong tài liệu Microsoft Office 2000. Dưới đây là một vài đặc điểm của FrontPage Editor:

- Bạn có thể tạo một trang HTML mơi dựa trên các wizard và template. FrontPage Editor đưa ra nhiều lựa chọn về định dạng trang, và bạn có thể tạo mẫu thiết kế của chính mình.

- Bạn có thể áp dụng một hay nhiều các bố cụ đồ hoạ của FrontPage, chúng được tạo bởi các nhà thiết kế chuyên nghiệp, tạo cho bạn các trang web sống động và hấp dẫn. Bạn cũng có thể đưa vào và thiết kế viền trang, chèn các thanh định hướng liên kết, giúp người sử dụng lướt trên Web site của bạn.

- Bạn cũng có thể mở bất kì file HTML nào trong FrontPage Editor và toànbộ tag của chúng sẽ được dịch và hiển thị trên màn hình của FrontPage hoặc mở các file với nhiều khuôn dạng khác nhau và FrontPage Editor tự động chuyển đổi chúng thành HTML, chẳng hạn như Microsoft Word, Microsoft Excel, WordPerfect,...FrontPage Editor tự động nhận ra các siêu liên kết từ tài liệu Microsoft Office 2000.

- Bạn có thể chèn text trong mọi style HTML, tạo các danh sách đa cấp, thay đổi kích thước và màu sắc của text, áp dụng các khuôn dạng cơ bản cho text. Sử dụng style sheet, bạn có thể điều khiển lề, khoảng cách giữa các dòng, màu sắc, font và kích thước của chữ.

- Bạn có thể đưa các ảnh với bất kì định dạng nào, và FrontPage Editor tự động chuyển đổi chúng sang dạng GIF hoặc JPEG. Kích đúp vào ảnh, bạn có thể sử dụng chương trình tạo ảnh tương ứng. Bạn cũng có thể tạo ánh xạ ảnh bằng cách thêm các Hotspot trên ảnh chứa siêu liên kết. Sử dụng các lệnh sửa đổi ảnh, bạn có thể cắt xén, quay, thay đổi kích thước, tạo ảnh đen trắng, tạo độ sáng tối cho ảnh. FrontPage cũng hỗ trợ một thư viện phong phú ClipArt, các ảnh, và các video clip.

Bạn có thể tạo form chứa các trường text, check box, radio button, thực đơn drop-down, và push button. Khi bạn tạo form, điều khiển form mặc định tự động cất thông tin trên form vào một file hoặc gửi chúng tới một địa chỉ e-mail. Bạn có thể chọn một điều khiển từ tập các điều khiển form của FrontPage hoặc thêm điều khiển của mình cho form.

Sử dụng các lệnh về tạo bảng, bạn có thể tạo, chèn hàng và cột, dóng lề cho chúng, tạo màu nền,...

FrontPage Editor 5

Page 6: Giao+trinh+frontpage+200

FrontPage Editor

Bạn có thể thêm các chức năng mạnh vào trang bằng cách chèn các cấu thành FrontPage. Chúng sẽ thêm các khả năng tương tác chẳng hạn như thanh định hướng, nhóm thảo luận, tìm kiếm, và điều khiển form. Ví dụ, cấu thành mục lục (Table of Contents) tự động tạo outline của FrontPage web với các siêu liên kết đến từng trang...

Bạn có thể tạo một trang frame mới, thay đổi hiển thị của chúng và gán trang khởi tạo cho mỗi frame. FrontPage hiển thị trang frame của bạn dưới dạng những gì bạn nhìn thấy là những gì bạn có (WYSIWYG).

Bạn có thể chèn các điều khiển ActiveX, plug-ins, và các Java applet trên FrontPage Editor. Bạn cũng có thể tiếp cận tới một phiên soạn các kịch bản, tạo và chèn các kịch bản JavaScript và VBScript.

Không gian làm việc FrontPage

Không gian làm việc của FrontPage bao gồm hai phần chính trên màn hình giao diện của nó, FrontPage Explorer và FrontPage Editor. Cả hai bao gồm:

- Thực đơn

- Thanh công cụ

- Màn hình soạn thảo

- Các vùng điều khiển

FrontPage Explorer chỉ cho bạn các chế độ hiển thị khác nhau của FrontPage web:

- Folders View

- All Files View

- Navigation View

- Hyperlinks View

- Hyperlink Status View

- Themes View

- Tasks View

Màn hình làm việc của FrontPage Editor:

6 FrontPage Editor

Page 7: Giao+trinh+frontpage+200

FrontPage Editor

Menu (Thực đơn)

Các thực đơn cơ bản của FrontPage bao gồm:

- File: các lệnh làm việc với file và tổng thể trên trang Web.

- Edit: Các lệnh soạn thảo thông dụng (tương tự các lệnh trong mọi hệ soạn thảo văn bản khác ngoại trừ một vài lệnh đặc thù).

- View: Hiển thị các thanh công cụ.

- Go: Các lệnh sắp xếp các đối tượng đồ họa tương đối với nhau.

- Insert: Chèn các đối tượng vào trang Web.

- Format: Các lệnh tạo khuôn.

- Tools: Các công cụ và lựa chọn.

- Table: Các lệnh tạo bảng trên trang.

- Frame: Các lệnh làm việc với Frame.

- Windows, Help: Các thực đơn truyền thống của Windows.

Thanh ToolBar

FrontPage có một số ToolBar có thể hiện hoặc ẩn trên màn hình.

Các lệnh trong thực đơn View dùng để làm ẩn hoặc hiện các Toolbar này.

Một hình ảnh đầy đủ của các ToolBar

FrontPage Editor 7

Page 8: Giao+trinh+frontpage+200

FrontPage Editor

Màn hình soạn thảo

Màn hình soạn thảo nằm ở trung tâm. FrontPage có hai chế độ soạn thảo cho mỗi trang (file) Web: Normal và HTML.

Chế độ Normal là chuẩn và là mặc định của FrontPage. Trong chế độ HTML, FrontPage cho phép làm việc trực tiếp với các Tag theo chuẩn của HTML. Kết hợp hài hòa giữa hai chế độ soạn thảo này sẽ tạo ra các trang Web vừa ý.

Chế độ Preview cho phép xem trực tiếp kết quả của trang Web trên các browser mà không cần phải có thêm các phần mềm này.

Các vùng điều khiển

Bao gồm các nút điều khiển cửa sổ, thanh cuốn và dòng trạng thái.

Các thành phấn Mô tả

Page Tab Dùng để chọn trang làm việc.

Title BarHiển thị tên cuả trang Web và vị trí cuả trang trong Web site.

Menu Bar Chứa các thực đơn lệnh.

Ask a Question BoxHổ trợ người sử dụng khi cần hướng dẫn thực hiện các thao tác

Close Page Đóng trang hiện hành.

Scroll Bars Dùng để di chuyển trên trang hiện hành.

Status BarThanh trạng thái, thường dùng để quan sát đích cuả các liên kết.

Page View PanesCác khung hiển thị trang: Gồm 3 chế độ normal, html và preview.

Progress Indicator Chỉ thị cuả tiến trình.

Estimated Download Time Thời gian tải trang ước lượng.

8 FrontPage Editor

Page 9: Giao+trinh+frontpage+200

FrontPage Editor

Task Pane Khung tác vụ

Thanh công cụ Standard và Formatting

Các thanh công cụ thường sử dụng.

Views bar Thanh chuyển đổi chế độ views.

Các lệnh đơn giản của FrontPage

Các nhóm lệnh sau trên trang soạn thảo FrontPage có ý nghĩa và kết quả tương tự như đối với các phần mềm soạn thảo khác (ví dụ WinWord, Lotus WordPro, ....).

Các lệnh làm việc với tệp (file)

Các lệnh trên thực đơn File hoặc trên Standard Toolbar: New, Open, Close, Save, Save As, Page Setup, PrintPreview, Print.

Các lệnh soạn thảo

Các lệnh soạn thảo cơ bản trên thực đơn Edit: Copy, Cut, Paste, Clear (delete), Select All, Find, Replace

Ngôn ngữ HTML và tổng quan về trang Web

Thông tin chính mà chúng ta truy nhập trên dịch vụ World Wide Web là các trang Web. Trang là tài liệu cơ bản trên dịch vụ World Wide Web. Chúng được viết theo một ngôn ngữ gọi là ngôn ngữ đánh dấu siêu văn bản Hypertext Markup Language –HTML. Một trang HTML bao gồm text và các tag của HTML được nhúng trong tài liệu, các tag này cung cấp thông tin về cấu trúc trang, hình thức hiển thị và nội dung của nó. Thực chất, một tài liệu HTML là một file được lưu dưới dạng .htm hoặc .html mà nội dung của nó tuân theo nguyên tắc của ngôn ngữ HTML.

Ngôn ngữ HTML (Hyper Text Markup Language) là tập hợp các nguyên tắc và qui định dùng để mô tả và thể hiện các trang Web. Các qui tắc này được thể hiện thành những "Tag" được chèn vào các vị trí thích hợp của trang Web. Các tag này sẽ qui định cách mà dữ liệu sẽ hiển thị trên trình duyệt. Một tag HTML bao gồm hai phần: phần mở và phần đóng tag (phần này là tuỳ chọn).

Dữ liệu nằm sau phần mở sẽ chịu ảnh hưởng của tag, có nghĩa là nó sẽ xuất hiện với hiệu ứng phụ thuộc vào các thuộc tính đi kèm với tag.

FrontPage Editor 9

Page 10: Giao+trinh+frontpage+200

FrontPage Editor

Một vài tag HTML xây dựng một đặc tả về cấu trúc các phần tử của trang, chẳng hạn như bảng và mẫu biểu, những phần tử này được tạo bởi từ nhiều phần tử. Trình duyệt Web (chương trình hiển thị các trang Web) sử dụng những thông tin này để nhận ra cách mà dữ liệu hiển thị dựa trên mối liên hệ giữa các phần tử này. Ví dụ, tag HTML đặc tả bảng miêu tả số dòng, số cell trên một dòng,...

Hiển thị của tag bảng trên trình duyệt

Các tag HTML cũng cung cấp các thuộc tính đi kèm với giá trị. Ví dụ, tag dùng để chèn ảnh tại trang có một thuộc tính chỉ ra tên của file ảnh cần chèn. Một vài thuộc tính cung cấp các giá trị tham chiếu về sự hiển thị của phần tử trên trang. Ví dụ, bảng có những thuộc tính mô tả độ dày và khoảng cách giữa các ô...

Để trợ giúp bạn thiết kế trang được nhanh chóng, FrontPage hỗ trợ hơn 50 bài trí thiết kế chuyên nghiệp, chúng sẽ giúp bạn trang trí những trang Web của mình bằng những phần tử có sẵn như bullet, font, ảnh, thanh định hướng...

10 FrontPage Editor

Các tag miêu tả hàng, cột của bảng

Các tag miêu tả hàng, cột của bảng

Page 11: Giao+trinh+frontpage+200

FrontPage Editor

Tạo trang mới

1. Tại FrontPage Editor, thực hiện lệnh File/New. Hiển thị hộp hội thoại New.

2. Chọn Page, chọn template hoặc wizard để tạo trang mới, mẫu thu nhỏ của chúng xuât hiện trên vùng Preview.

3. Kích OK.

Cất nội dung trang hiện thời vào file

1. Tại FrontPage Editor, thực hiện lệnh File/Save As.

2. Kích nút File .

3. Tại hộp hội thoại Save As, chọn ổ đĩa và thư mục để cất trang.

4. Gõ tên file trong hộp File Name và kích OK.

FrontPage Editor 11

Mẫu tương ứng xuất hiện trên Preview

Chọn vị trí để cất nội dung trên trang

Page 12: Giao+trinh+frontpage+200

FrontPage Editor

5. Kích OK khi xuất hiện hộp hội thoại với danh sách các phần tử như tranh ảnh, âm thanh, các điều khiển ActiveX và những phần tử khác chứa trong trang.

Cất nội dung của trang tại FrontPage web hiện thời

1. Nếu trang được mở từ web hiện thời hoặc từ World Wide Web, tại FrontPage Editor, thực hiện lệnh File/Save. Nếu trang được mở từ một file, để cất dưới tên khác, thực hiện lệnh File/Save As.

2. Nếu là lần đầu cất trang tại FrontPage web, gõ tiêu đề trang tại Title.

3. Gõ URL tương đối tới gốc của FrontPage web đang mở hiện thời, hoặc chấp nhận URL mặc định của FrontPage. Ví dụ, nếu bạn gõ tại URL là music/index.htm, trang sẽ được cất tại folder Music là con trực tiếp của folder gốc của FrontPage web hiện thời và kích OK.

4. Kích OK khi xuất hiện hộp hội thoại với danh sách các phần tử như tranh ảnh, âm thanh, các điều khiển ActiveX và những phần tử khác chứa trong trang.

Tạo trang mẫu

Trong FrontPage Editor, bạn có thể cất một trang dưới dạng mẫu. Sau đó, mẫu này sẽ được hiển thị cùng với mẫu trang FrontPage chuẩn tại hộp hội thoại New.

5. Thực hiện lệnh File/Save As.

6. Chọn As Template.

7. Tại hộp hội thoại Save As Template, gõ tiêu đề trang tại Title, tên trang tại Name, đặc tả ngắn cho trang tại Description.

8. Kích OK.

Mở một trang trong FrontPage Editor

9. Thực hiện lệnh File/Open.

10. Tại hộp hội thoại Open, thực hiện một trong các bước dưới đây:

- Mở một trang trên FrontPage web hiện tại, kích chọn một trang. Để xem nội dung của folder, kích đúp vào folder này và chọn trang trong đó. Kích OK.

12 FrontPage Editor

Vào tiêu đề và URL tương đối của trang

Page 13: Giao+trinh+frontpage+200

FrontPage Editor

- Mở một trang từ hệ thống file của bạn, kích nút File, và chọn file mà bạn muốn từ hộp hội thoại Select File.

- Mở một file từ World Wide Web, chọn nút World Wide Web . FrontPage khởi tạo trình duyệt Web, chuyển đến trang mà bạn muốn mở và trở lại ứng dụng FrontPage. Vị trí của trang mà bạn đã xem được hiển thị tại URL của hộp hội thoại Open. Kích OK để mở trang.

Thuộc tính trang

Thực hiện lệnh File/Page Properties. Xuất hiện hộp hội thoại

Các tuỳ chọn của hộp hội thoại Page Properties:

Tại General:

- Location: URL đầy đủ của trang. Nếu trang được mở từ một file, URL bắt đầu bởi “File://”. Nếu trang chưa được cất, URL sẽ là “FrontPage:///Editor/New Page n.htm.”

- Title: Tiêu đề của trang.

- Base Location: URL cơ sở của trang.

- Default Target Frame: Nếu bạn muốn mọi đích liên kết của trang được hiển thị trên một frame khác của một trang frame, gõ tên của đích frame mặc định, hoặc kích vào nút Target Frame để chọn frame đích.

- Nếu siêu liên kết không được đặc tả tới một frame đích khác, trang đích của siêu liên kết sẽ được hiển thị tại frame đích mặc định.

Background Sound:

- Location: Gõ tên của file âm thanh nền cho trang. Trình duyệt Web sẽ chạy file này khi trang được hiển thị. Bạn có thể đặc tả một file trên FrontPage web hiện tại hoặc từ hệ thống file của bạn.

- Browse: Kích nút này để duyệt file trong FrontPage web hiện tại hoặc tại hệ thống file.

- Loop: Gõ số lần lặp lại của file âm thanh này.

FrontPage Editor 13

Page 14: Giao+trinh+frontpage+200

FrontPage Editor

- Forever: Chọn để đặt chế độ chạy file âm thanh cho đến khi trang không được hiển thị nữa.

- Style: Kích nút này để thay đổi thuộc tính style sheet cho phần tử được chọn. Khuôn dạng của Style-sheet cho phép điều khiển khoảng cách, lề, font, màu sắc mà với những thuộc tính của HTML cơ bản, bạn không thể điều khiển được.

Lựa chọn trên Margin

Đặc tả các thuộc tính để điều khiển lề của trang. Nếu trang hiện thời sử dụng chung đường viền, lề thiết lập được áp dụng cho những cạnh chung đường viền (thay cho cạnh của trang).

Specify Top Margin: Chọn lề trên và lề dưới cho trang bằng điểm.

Specify Left Margin: Chọn lề trái và lề phải cho trang bằng điểm.

Lựa chọn Custom

Tại đây thiết lập các tag meta (biến hệ thống và biến được định nghĩa bởi người sử dụng), chúng sẽ có ảnh hưởng tới trang hiện thời.

System Variables (HTTP-EQUIV): Phần này liệt kê các tag meta dùng thuộc tính HTTP-EQUIV như một phần cặp tên và giá trị. Những tag này cung cấp những giới thiệu đặc biệt tới trình duyệt, chẳng hạn như thời hạn hiển thị hoặc nạp lại của trang.

- Name: Tên của tag

- Value: Giá trị tương ứng với tag

- Add: Kích nút này để thêm tag mới

- Modify: Kích nút để sửa thuộc tính của tag được chọn

- Remove: Kích nút này để bỏ tag được chọn

- User Variables: Phần này liệt kê các tag meta do người sử dụng định nghĩa.

14 FrontPage Editor

Page 15: Giao+trinh+frontpage+200

FrontPage Editor

TLàm việc với trang Web Trong bài này, bạn

học về:

Các chế độ hiển thị của Front-Page Editor

FrontPage Editor là công cụ giúp cho việc tạo các trang Web một cách dễ dàng mà không đòi hỏi ở bạn kiến thức về ngôn ngữ HTML. Trang Web là những đơn vị thông tin cơ bản mà người dùng truy cập trên dịch vụ WWW, chúng được tạo ra dựa theo ngôn ngữ đánh dấu siêu văn bản HTML. Chính vì vậy, để tạo giao diện thuận tiện cho người thiết kế khi tạo trang Web, FrontPage Editor cung cấp các chế độ hiển thị khác nhau, bao gồm:

Normal: Đây là chế độ hiển thị nội dung của trang Web khi bạn đang tạo và chỉnh sửa nó

HTML: Chế độ hiển thị trang Web dưới các mã tag HTML

Preview: Xem trước nội dung của trang Web ngay tại ứng dụng FrontPage mà không nhờ trình duyệt

Để chuyển giữa các chế độ hiển thị

Kích chuột vào nút tương ứng phía dưới ở màn hình FrontPage Editor.

Sự khác nhau giữa tài liệu Word và tài liệu HTML

Việc tạo các trang Web tại chế độ hiển thị Normal sẽ trở nên thân thiện khi bạn đã sử dụng họ sản phẩm soạn thảo trong bộ Office của Microsoft. Thuật ngữ “WYSIWYG” chứng tỏ phần nào việc dễ sử dụng các công cụ của FrontPage Editor trong việc thiết kế các trang Web.

Với giao diện không khác gì lắm màn hình soạn thảo thông thường (với những ứng dụng kiểu như Microsoft Word), bạn hoàn toàn có thể tạo các trang HTML dễ dàng như việc tạo trang soạn thảo vậy.

Sự khác nhau giữa Word page và HTML page

Thay đổi một số thuộc tính của trang

Tuy việc hiển thị nội dung của trang HTML và trang soạn thảo Word trong hai ứng dụng tương ứng là Word và FrontPage Editor không khác nhau lắm, nhưng về thực chất thì thông

FrontPage Editor 15

Làm việc với trang web

Page 16: Giao+trinh+frontpage+200

FrontPage Editor

tin chứa đựng trong chúng là khác hẳn. Những trang tài liệu được tạo bởi Word bao gồm thực sự những thông tin mà tài liệu đó sẽ hiển thị. Chúng được lưu dưới một khuôn dạng riêng, phân biệt với các tài liệu của ứng dụng khác, tại đó, thông tin được lưu sẽ có cấu trúc liên quan với nhau một cách nhất định. Chẳng hạn, trang tài liệu Word hiển thị một bức ảnh (không có liên kết) cùng với text đi kèm, tài liệu đó được cất dưới một file, trong file này, ngoài những thông tin đặc trưng cho khuôn dạng của file Word (thường nằm trong phần đầu của file) còn có những thông tin về text và ảnh đã nói ở trên. Và như vậy, dung lượng của file Word cũng phụ thuộc vào độ lớn các thông tin mà chúng hiển thị.

Với tài liệu HTML thì khác. Thực chất, tài liệu HTML là một file dạng text, bạn có thể xem nội dung của nó bằng các ứng dụng soạn thảo thông thường. Nội dung của nó khi đọc bởi các trình soạn thảo dạng này sẽ bao gồm các tag HTML đi kèm với nó là text (sẽ được hiển thị) và các thông số cùng các giá trị đi kèm. Những cặp thuộc tính và giá trị này bổ sung cho tag, và toàn bộ thông tin này sẽ được trình duyệt giải mã để hiển thị dữ liệu theo cách mà tài liệu HTML chỉ định.

Vậy, sự khác biệt lớn giữa tài liệu Word và tài liệu HTML là ở chỗ, trang Word thực sự chứa thông tin mà nó hiển thị, còn trang HTML chỉ chứa những thông tin dạng text và chỉ ra cách mà dữ liệu được hiển thị trên trình duyệt. Và vì vậy, trình duyệt chỉ hiểu khuôn dạng của tài liệu HTML mà thôi.

Cấu trúc trang Web

Trang Web bao gồm những phần sau:

Phần đầu trang: Thường nằm trong cặp tag <HEAD> và </HEAD>. Phần này thông thường được tự động tạo khi thiết kế trang. Tuy nhiên, bạn có thể thay đổi các thông số của trang tại phần này bằng cách dùng lệnh File/Page Properties và chọn General, Language, hoặc Custom để vào các thông số, các tag cần thiết (mà FrontPage chưa hỗ trợ).

Phần thân: Nằm trong cặp tag <BODY> và </BODY> của HTML. Tương ứng với phần này của tài liệu HTML, chúng được hiển thị tại chế độ Normal gần giống như cách mà chúng hiển thị trên trình duyệt.

Phần không có ở HTML chuẩn: Đây là những chương trình, những kịch bản, những plug-in được nhúng trong tài liệu HTML. Chúng hỗ trợ cho việc tạo các trang Web động và tất nhiên sẽ không được nhắc đến kĩ trong tài liệu này.

Địa chỉ trang Web

Một trang Web là một tài nguyên trên dịch vụ WWW của Internet, chính vì vậy, để truy cập đến nó, bạn phải biết:- Vị trí của máy chủ chứa trang Web này, thực chất đây chính là địa chỉ IP của Web site

- Đường dẫn đến trang web tại máy chủ này

- Tên giao thức của dịch vụ mà bạn đang truy nhập: http

Khuôn dạng tổng quát của địa chỉ một trang Web như sau:

16 FrontPage Editor

Page 17: Giao+trinh+frontpage+200

FrontPage Editor

http://địa chỉ IP của máy chủ/tên thư mục/.../tên tài liệu HTML

Chẳng hạn: http://www.fpt.vn/product/ttvn.htm

Tạo màu nền, màu text và ảnh nền cho trang

Thực hiện các bước sau:

11. Thực hiện lệnh Format/Background.

- Specify Background and Colors: Phần này chứa các thông tin điều khiển màu nền cho trang.

- Background picture: Chọn check box này để sử dụng một ảnh nền. ảnh sẽ trải theo dạng lát gạch trên nền trang. Gõ tên của đường dẫn đến file ảnh hoặc kích nút Browse để tìm file này.

- Watermark: Chọn để hiển thị ảnh như một “watermark”.

- Properties: Kích nút này để mở hộp hội thoại Picture Properties để xem hoặc sửa thuộc tính của ảnh nền. Bạn chỉ có thể xem thuộc tính của ảnh tại FrontPage web hiện tại mà thôi.

- Background: Đặc tả màu nền của trang bằng cách chọn màu từ danh sách. Để chọn một màu chưa xuất hiện trên danh sách, kích Custom và chọn một màu tại hộp hội thoại Color.

FrontPage Editor 17

Page 18: Giao+trinh+frontpage+200

FrontPage Editor

Chú ý: Bạn có thể kết hợp ảnh nền với màu nền. Nếu ảnh nền có màu trong, màu nền sẽ hiển thị qua ảnh.

- Text: Đặc tả màu của text trên trang bằng cách chọn màu từ danh sách.

- Hyperlink: Đặc tả màu của siêu liên kết trên trang.

- Visited Hyperlink: Đặc tả màu liên kết đã được tham chiếu đến.

- Active Hyperlink: Đặc tả màu của siêu liên kết đang kích hoạt.

- Get Background and Colors From Page: Chọn nền và màu từ một trang khác bằng cách gõ đường dẫn đến trang tại đây hoặc kích nút Browse để tìm trang.

18 FrontPage Editor

Page 19: Giao+trinh+frontpage+200

FrontPage Editor

TĐịnh dạng text và đoạn Trong bài này,

bạn học về:

Sử dụng Font trong trang HTML

FrontPage Editor cung cấp một giao diện soạn thảo text đầy đủ. Sử dụng các lệnh trên thực đơn, các nút trên thanh công cụ, các phím nóng, bạn có thể định dạng cho text, cắt, sao chép và dán text, nhúng các đoạn, tạo danh sách và một số công việc tương tự như trình soạn thảo văn bản khác nữa. FrontPage Editor hiển thị trang web giống như trang được hiển thị trên trình duyệt dưới cấu trúc thẻ của HTML.

Nếu một bố cục được áp dụng cho trang, thuộc tính của kiểu đoạn, chẳng hạn như font, kích thước, màu sắc, kiểu danh sách bullet và number, lề được thiết lập bởi bố cục đó. Bạn có thể áp dụng kiểu của đoạn, chẳng hạn như Heading 1 hoặc Body Text từ danh sách style đã có.

Nếu trang không dùng bố cục có sẵn, bạn có thể thiết lập kiểu paragraph khi bạn tạo và thay đổi nó.

Ký tự thường có thuộc tính mặc định dựa trên khuôn dạng của đoạn chứa chúng. Bạn có thể thiết lập thuộc tính cho những kí tự mà bạn muốn như điều khiển màu, kích thước, độ đậm, chỉ số trên, chỉ số dưới và những thuộc tính khác nữa.

Định dạng text

Định dạng đoạn

Bỏ định dạng

Định dạng text

1. Tại FrontPage Editor, chọn text, sau đó thực hiện lệnh Format/Font

2. Vào các lựa chọn như sau:

FrontPage Editor 19

Định dạng text và đoạn

Page 20: Giao+trinh+frontpage+200

FrontPage Editor

- Chọn Font, xuất hiện hộp hội thoại Font:

- Sample (<samp>): Định dạng cho text là kí tự chữ.

- Definition (<dfn>): Định dạng cho các định nghĩa, thường hiển thị là chữ nghiêng.

- Blink (<blnk>): Định dạng text nhấp nháy.

- Code (<code>): Định dạng text là mã lệnh máy tính.

- Variable (<var>): Định dạng text là tên biến, thường hiển thị là chữ nghiêng.

- Bold (<b>): Định dạng chữ đậm.

- Italic (<i>): Định dạng chữ nghiêng.

- Keyboard (<kbd>): Định dạng text là dữ liệu cần nhập từ bàn phím bởi người sử dụng.

- Vertical Position: Chọn Superscript để text có dạng chỉ số trên hoặc Subscript để text có dạng chỉ số dưới.

3. Kích OK để áp dụng những định dạng vừa thiết lập cho text.

Đặt text lui vào so với lề của đoạn hiện thời (To indent text)

1. Tại FrontPage Editor, chọn text muốn indent.

2. Kích nút Increase Indent .

20 FrontPage Editor

Chọn các thuộc tính kiểu kí tự (Font Style), kích thước (Size), màu (Color)

Chọn Font

Chọn các hiệu ứng cho kí tự

Thiết lập các thuộc tính của Style cho kí tự

Page 21: Giao+trinh+frontpage+200

FrontPage Editor

Đặt lề text lùi ra so với lề của đoạn hiện thời (To outdent text)

1. Tại FrontPage Editor, chọn text muốn outdent.

2. Kích nút Decrease Indent button .

Làm việc với Paragraphs

Tạo một dòng mới mà không có khoảng trắng với dòng trên đó

Nhấn Shift + Enter.

Tạo một đoạn mới

- Để tạo một đoạn mới với cùng kiểu với đoạn hiện tại, đặt điểm chèn tới cuối đoạn trên và nhấn Enter.

- Để chia nhỏ đoạn hiện tại, đặt điểm chèn tại vị trí muốn chia trong đoạn và nhấn Enter.

Dóng lề cho đoạn

1. Tại FrontPage Editor, đặt trỏ text tại một vị trí trên đoạn.

2. Thực hiện một trong các bước sau:

- Để dóng lề trái, kích nút Align Left .

- Để dóng lề phải, kích nút Align Right .

- Để căn lề giữa, kích nút Align Left .

FrontPage Editor 21

Kích nút Increase Indent

Click nút này

Click nút này

Page 22: Giao+trinh+frontpage+200

FrontPage Editor

Thay đổi style cho đoạn

Tại FrontPage Editor, thực hiện một trong các bước dưới đây:

- Để áp dụng bất kì style hiện có nào, đặt trỏ text tại một vị trí trên đoạn và chọn một style tại hộp Change Style.

- Để áp dụng nhanh kiểu danh sách bullet, đặt trỏ text tại một vị trí trên đoạn, nhấn nút Bulleted List .

- Để áp dụng nhanh kiểu danh sách có số thứ tự, đặt trỏ text tại bất kì vị trí nào trong đoạn, kích nút Numbered List .

Chèn một ngắt dòng

1. Tại FrontPage Editor, thực hiện lệnh Insert/ Line Break.

2. Tại hộp hội thoại Break Properties, chọn kiểu ngắt dòng.

- Không xóa lề phải hoặc trái, chọn Normal Line Break

- Để xóa lề trái, chọn Cleart Left Margin

- Để xóa lề phải, chọn Clear Right Margin

- Xoá cả lề phải và trái, chọn Clear Both Margins.

3. Kích OK.

Chèn kí tự đặc biệt

1. Tại FrontPage Editor, thực hiện lệnh Insert/ Symbol.

2. Chọn một kí tự muốn chèn, nhấn Insert, kích nút Close.

22 FrontPage Editor

Page 23: Giao+trinh+frontpage+200

FrontPage Editor

FrontPage Editor 23

Kí tự muốn chèn

Page 24: Giao+trinh+frontpage+200

FrontPage Editor

TLàm việc với danh sách Trong bài này, bạn

học về:

Danh sách là gì?

FrontPage cho phép bạn định dạng text với các dạng danh sách dưới đây:

Danh sách bullet tượng trưng cho một danh sách không có thứ tự của các phần tử. Thực chất, danh sách bullet được hiển thị bằng việc phân chia các đoạn với các khoảng trắng ở giữa và đầu mỗi đoạn là một bullet.

Danh sách number là một danh sách các phần tử có thứ tự. Danh sách này hiển thị một kí hiệu chỉ thứ tự đứng đầu các đoạn trong danh sách.

Danh sách dicrectory tượng trưng cho một danh sách ngắn liên tiếp các phần tử.

Danh sách menu tương tự như danh sách không có thứ tự.

Danh sách definition tượng trưng cho các chủ đề và các đặc tả của chúng. Thực chất, một chủ đề được hiển thị lùi ra ngoài về phía trái, còn các đặc tả lùi vào trong

Định dạng chính xác của một danh sách phụ thuộc vào trình duyệt Web sẽ hiển thị chúng như thế nào. Một vài trình duyệt không hiển thị đúng kiểu của danh sách directory và menu.

Nếu một bố cục trang trí được áp dụng cho trang, danh sách sẽ xuất hiện tại các paragraph được đặc tả bởi bài trí này. Bạn có thể dùng bullet chuẩn, bullet ảnh từ bài trí, hoặc định nghĩa lấy bullet của mình.

Bạn có thể tạo các danh sách lồng nhau một cách dễ dàng bằng cách chèn một danh sách làm thành một phần tử của danh sách khác. Để kết thúc một danh sách, nhấn Enter hai lần hoặc Ctrl+End

Tạo danh sách trong trang HTML

Danh sách bullet

24 FrontPage Editor

Làm việc với danh sách

Page 25: Giao+trinh+frontpage+200

FrontPage Editor

Tạo danh sách bullet

1. Tại FrontPage Editor, kích nút Bulleted List trên thanh công cụ Format

2. Vào phần tử của danh sách, nhấn Enter để tiếp tục

3. Nhấn Enter hai lần để kết thúc danh sách

Tạo danh sách definition

1. Tại FrontPage Editor, đặt điểm chèn tại dòng bắt đầu trên danh sách

2. Gõ chủ đề đầu mà bạn muốn định nghĩa

3. Tại thanh Format, chọn Defined Term từ hộp Change Style và nhấn Enter. FrontPage Editor sẽ đẩy lùi lề của dòng mới vào so với dòng chủ đề vừa tạo

4. Gõ nội dung của chủ đề

5. Để thêm một chủ đề nữa trong danh sách, nhấn phím Enter và lặp lại bước 2-4

6. Nhấn Enter hai lần để kết thúc danh sách

Tạo danh sách directory

1. Tại FrontPage Editor, đặt điểm chèn tại dòng bắt đầu danh sách, tại thanh công cụ Format, chọn Directory List từ hộp Change Style

2. Gõ phần tử đầu tiên của danh sách, nhấn Enter để tiếp tục

3. Nhấn Enter hai lần để kết thúc danh sách

FrontPage Editor 25

Page 26: Giao+trinh+frontpage+200

FrontPage Editor

Tạo danh sách menu

1. Tại FrontPage Editor, đặt điểm chèn tại dòng bắt đầu danh sách, tại thanh công cụ Format, chọn Menu List từ hộp Change Style

2. Gõ phần tử đầu tiên của danh sách, nhấn Enter để tiếp tục

3. Nhấn Enter hai lần để kết thúc danh sách

Tạo danh sách lồng nhau

1. Tại FrontPage Editor, đặt con trỏ tại cuối của phần tử danh sách chính nơi mà dòng bắt đầu của danh sách trong sẽ là dòng tiếp theo

2. Nhấn Enter để tạo dòng mới

3. Kích nút Increase Indent

4. Gõ phần tử đầu tiên của danh sách trong, kích nút Numbered List hoặc Bulleted List để tạo danh sách được lồng ở trong

5. Nhấn Enter cho mỗi dòng phần tử mà bạn muốn thêm vào tại danh sách trong

6. Để kết thúc cả hai danh sách, đặt con trỏ tại cuối của phần tử sau cùng và nhấn Ctrl + Enter

Tạo danh sách có thứ tự

1. Tại FrontPage Editor, kích nút Numbered List trên thanh công cụ

2. Vào nội dung của phần tử, nhấn Enter để tiếp tục

3. Nhấn Enter hai lần để kết thúc danh sách

Thay đổi thông số của danh sách

Chọn danh sách, thực hiện lệnh Format/ Bullets and Numbering. Xuất hiện hộp hội thoại với bốn lựa chọn sau:

- Chọn Picture Bullets để chọn kiểu danh sách bullet từ theme được áp dụng hoặc từ một file ảnh.

- Chọn Plain Bullets để chọn kiểu bullet truyền thống.

- Chọn Numbers để chọn kiểu danh sách có thứ tự và thay đổi số bắt đầu của danh sách.

- Chọn Other để áp dụng kiểu danh sách khác, chẳng hạn như danh sách definition hoặc danh sách menu.

26 FrontPage Editor

Page 27: Giao+trinh+frontpage+200

FrontPage Editor

TBookmark và HyperLink Trong bài này,

bạn học về:

Tổng quan về Siêu

liên kết

Hyperlink là một kết nối từ một trang Web tới một vị trí khác trên World Wide Web. Đích của hyperlink thường là trang Web khác nhưng nó cũng có thể là một hình ảnh, một địa chỉ e-mail, một file multimedia, hoặc thậm chí là một chương trình.

Các loại siêu liên kết

Siêu liên kết thường được chia làm hai loại: siêu text

(Hypertext) và siêu thông tin đa phương tiện (HyperMedia).

Trên Web browsers, Hypertext thường được thể hiện dưới

dạng một chuỗi kí tự được gạch chân và có màu đặc biệt

(thường có màu xanh lục). Hypermedia thường là các hình

ảnh hoặc đoạn phim. Trông hình thức các Hypermedia không

có gì đặc biệt so với các ảnh khác nhưng khi người sử dụng

đưa con trỏ chuột lên các Hypermedia này, trỏ chuột sẽ bị

biến dạng (thường có hình bàn tay trỏ).

Khi người sử dụng kích vào một siêu liên kết tới một trang

Web khác, Web browser sẽ tìm địa chỉ của trang Web này

trên một server và hiển thị trên màn hình. Khi người sử dụng

kích vào một hyperlink tới một file khác, Web browser sẽ tìm

file trên server và mở nó trong cửa sổ ứng dụng tương thích.

Ví dụ, hầu hết các browsers mở các file WAV trong ứng

dụng sound-playback.

Các loại siêu liên

kết

Tạo các liên kết

Thay đổi

Hypertext và

Hypermedia

Bookmark và cách

tạo

Khi một hyperlink được đặt trong một trang Web, đích của hyperlink được mã hoá (encoded) như một Uniform Resource Locator (URL). URL cho địa chỉ của một file trên World Wide Web. Các dịch vụ Internet, ví dụ như FTP hoặc World Wide Web, sẽ điều khiển file này.

FrontPage Editor 27

Bookmark và siêu liên kết

Page 28: Giao+trinh+frontpage+200

FrontPage Editor

Bất kì một URL có thể là tuyệt đối hoặc tương đối. Một URL tuyệt đối là một địa chỉ Internet đầy đủ của một trang Web hoặc của một file bao gồm protocol, network location, đường dẫn và tên file. Ví dụ như http:// www.microsoft.com/news.htm là một URL tuyệt đối. Một URL tương đối được tính từ trang Web hiện thời chứa URL. Ví dụ như, nếu trong địa chỉ không chỉ rõ protocol, trình duyệt Web sẽ sử dụng protocol của trang hiện thời và nếu trong địa chỉ không chỉ rõ network location, trình duyệt Web sử dụng network location của trang hiện thời. Hầu hết các loại URL tương đối chỉ là một phần của đường dẫn và tên file chứ không chứa network location. Nếu trên một trang Web sử dụng URL tương đối để hyperlink với một trang khác và cả hai trang cùng được di chuyển đến server khác, thì hyperlink sẽ chỉ làm việc nếu vị trí tương đối của các trang được giữ nguyên trên server mới. Ví dụ, URL tương đối products.htm chỉ tới một trang trong cùng một folder với trang chứa hyperlink. Nếu cả hai trang cùng được di chuyển đến một folder trên server khác, thì URL vẫn đúng.

Khi có một hyperlinks tới một địa chỉ e-mail, sau khi người sử dụng kích vào e-mail hyperlink, Web browser sẽ nhắc nhở người dùng tạo một thông điệp và gửi thông điệp tới địa chỉ e-mail xác định.

Dùng FrontPage cho phép tạo hyperlinks mà không cần biết URL của trang Web hoặc file đích. Bạn có thể chỉ cần tìm FrontPage web hiện thời hoặc World Wide Web, hiện trang Web hoặc file đích và FrontPage Editor sẽ điền URL đúng.

FrontPage thực hiện các URL tương đối khi bạn tạo hyperlinks giữa các trang trong FrontPage web của mình. Nếu bạn đổi tên hoặc di chuyển một trang, FrontPage cập nhật tất cả các URLs tương đối trong FrontPage của bạn chỉ tới trang đó. Bằng cách đó, FrontPage tiết kiệm thời gian cho bạn và đảm bảo rằng Web site của bạn sẽ rất cơ động.

Tạo các Text Link

Tạo text hyperlink từ FrontPage Explorer

Có thể tạo một text hyperlink từ một trang đang mở trong FrontPage Editor tới trang khác trong FrontPage web bằng cách sử dụng FrontPage Explorer.

1. Trong FrontPage Explorer, trong Folders, All Files, Navigation, hoặc Hyperlinks, chọn trang hoặc file mà bạn muốn tạo hyperlink tới nó bằng cách nhấn và giữ nút trái chuột.

2. Dùng chuột rê trang hoặc file từ FrontPage Explorer tới FrontPage Editor. Nếu cửa sổ FrontPage Editor đang ở trạng thái cực tiểu, hãy rê tới tiêu đề FrontPage Editor trên thanh Windows task bar, dừng một phút và FrontPage Editor sẽ được kích hoạt.

3. Chuyển con trỏ chuột tới dòng bạn muốn tạo hyperlink và thả nút trái chuột. FrontPage tạo một hyperlink tới trang hoặc file.

Tạo text hyperlink tới trang mới

12. Có thể tạo text hyperlink tới trang mới. Đầu tiên FrontPage tạo trang mới, sau đó tạo hyperlink tới nó.

28 FrontPage Editor

Page 29: Giao+trinh+frontpage+200

FrontPage Editor

13. Trong FrontPage Editor, chọn text sẽ làm hyperlink.

14. Chọn Insert/Hyperlink hoặc kích nút Create or Edit Hyperlink . Xuất hiện hộp hội thoại Create Link.

15. Trong hộp hội thoại Create Hyperlink, nếu bạn muốn trang đích của hyperlink xuất hiện trong một frame của frameset, hãy chọn frame trong trường Target Frame.

16. Kích nút New Page . Xuất hiện hộp hội thoại New.

- Trong mục Page của hộp hội thoại New, chọn template để tạo trang mới.

- Để tạo trang mới và bổ sung các tác vụ (task) vào Task view của FrontPage Explorer hãy kích vào Just add web task.

- Kích OK.

Tạo text hyperlink tới một trang trên World Wide Web

1. Trong FrontPage Editor, chọn text sẽ làm hyperlink.

2. Chọn Insert/Hyperlink, hoặc kích nút Create or Edit Hyperlink.

FrontPage Editor 29

Page 30: Giao+trinh+frontpage+200

FrontPage Editor

3. Trong hộp hội thoại Create Hyperlink, kích nút World Wide Web . Trình duyệt Web trên máy của bạn xuất hiện.

4. Trong trình duyệt Web, chuyển tới trang hoặc file bạn muốn làm đích của hyperlink và nhấn tổ hợp phím ALT+TAB để chuyển về cửa sổ FrontPage Editor. Vị trí trang đích của bạn sẽ xuất hiện trong trường URL.

5. Nếu bạn muốn trang đích của hyperlink xuất hiện trong một frame của frameset, chọn frame trong trường Target Frame.

6. Kích OK.

Tạo text hyperlink tới trang hoặc file trong FrontPage web hiện thời

1. Trong FrontPage Editor, chọn text sẽ làm hyperlink.

2. Chọn Insert/Hyperlink, hoặc kích nút Create or Edit Hyperlink.

3. Trong hộp hội thoại Create Hyperlink, kích trang hoặc file để tạo đích cho hyperlink. Để xem nội dung của một folder, kích đúp vào nó.

4. Để kết nối với một bookmark trên trang bạn chọn, gõ tên bookmark trong trường Bookmark. Có thể tạo hyperlink tới bookmark trên trang đang mở bằng cách chọn trang và sau đó chọn bookmark của nó từ danh sách trong hộp hội thoại Create Hyperlink.

5. Nếu muốn trang đích của hyperlink xuất hiện trong một frame của Frameset, chọn frame trong trường Target Frame.

6. Kích OK.

Tạo Picture Link

Tạo picture hyperlink tới một trang mới

Có thể tạo một picture hyperlink tới một trang mới. Lúc đầu FrontPage tạo trang mới và sau đó tạo hyperlink với nó.

1. Trong FrontPage Editor, kích ảnh để kích hoạt picture toolbar.

2. Để tạo một hotspot, làm một trong các việc sau:

Để tạo hotspot hình chữ nhật, kích nút Rectangle.

Để tạo hotspot hình tròn, kích nút Circle.

Để tạo hotspot hình đa giác, kích nút Polygon.

3. Xuất hiện hộp hội thoại Create Hyperlink.

4. Trong hộp hội thoại Create Hyperlink, nếu muốn trang đích của hyperlink xuất hiện trong một frame của trang các frame (frames page), chọn frame trong trường Target Frame.

5. Kích nút New Page. Xuất hiện hộp hội thoại New.

6. Trong mục Page của hộp hội thoại New, chọn template hoặc wizard để tạo trang mới.

30 FrontPage Editor

Page 31: Giao+trinh+frontpage+200

FrontPage Editor

7. Để tạo trang mới và bổ sung một tác vụ vào Task view của FrontPage Explorer, kích vào Just add web task.

8. Kích OK.

Nếu trang vừa tạo dựa theo một wizard, làm theo các bước hướng dẫn của wizard.

Tạo picture hyperlink tới một trang trên World Wide Web

1. Trong FrontPage Editor, kích ảnh để hiện picture toolbar.

2. Tạo một hotspot tương tự như trên. Xuất hiện hộp hội thoại Create Hyperlink.

3. Trong hộp hội thoại Create Hyperlink, kích nút World Wide Web. Trình duyệt Web sẽ xuất hiện.

4. Trong trình duyệt Web, chuyển tới trang hoặc file bạn muốn làm đích cho hyperlink của mình và nhấn tổ hợp phím ALT+TAB để chuyển tới FrontPage Editor. Vị trí của trang đích sẽ xuất hiện trong trường URL.

5. Nếu muốn trang đích xuất hiện trong một frame của trang frames, chọn frame trong trường Target Frame.

6. Kích OK.

Tạo picture hyperlink tới trang hoặc file trong FrontPage web hiện thời

1. Trong FrontPage Editor, kích ảnh để hiện picture toolbar.

2. Tạo một hotspot tương tự như trên. Xuất hiện hộp hội thoại Create Hyperlink.

3. Trong hộp hội thoại Create Hyperlink, kích trang hoặc file làm đích cho hyperlink. Nếu muốn xem nội dung của một folder, kích đúp vào nó.

4. Để kết nối với một bookmark trên trang bạn chọn, gõ tên của bookmark trong trường Bookmark. Có thể tạo hyperlink tới bookmark trên trang mở bằng cách chọn trang và sau đó chọn bookmark của nó từ danh sách trong hộp hội thoại Create Hyperlink.

5. Nếu muốn trang đích của hyperlink xuất hiện trong frame của trang frames, chọn frame trong trường Target Frame.

6. Kích OK.

Thay đổi HyperText và Hypermedia

Lần theo follow text hyperlink trở về sau (forward)

Giữ phím CTRL và kích vào hyperlink, hoặc kích vào hyperlink và chọn Follow Hyperlink từ shortcut menu.

FrontPage Editor 31

Page 32: Giao+trinh+frontpage+200

FrontPage Editor

FrontPage Editor mở trang đích để sửa và kích hoạt nó. Nếu hyperlink chỉ tới một bookmark, FrontPage Editor sẽ cuộn tới bookmark này. Nếu trang đích không nằm trên FrontPage web hiện thời, FrontPage mở bản copy của trang đó. Bạn có thể lưu bản sao này bao gồm tất cả các ảnh và các objects khác trên trang vào FrontPage web hiện thời hoặc vào một file.

Lần theo picture hyperlink về sau (forward)

Trong FrontPage Editor, chọn hotspot trong picture chứa hyperlink. Giữ CTRL và kích vào hotspot hoặc chọn Go/Follow Hyperlink.

Kết quả tương tự như trên.

Lần theo một hyperlink ngược về phía trước (backward)

Sau khi lần theo một hyperlink từ trang này tới trang khác hoặc tới một bookmark, bạn có thể lần theo hyperlink ngược về trang đầu. Khi bạn làm điều đó, FrontPage Editor cuộn tới trang để hiển thị nguồn của bất kì hyperlinks nào trên trang. Muốn làm việc đó, trong FrontPage Editor, kích nút Back .

Xoá và thay đổi các Hyperlink

Thay đổi text hyperlink

1. Trong FrontPage Editor, đặt trỏ chuột vào bất kì chỗ nào trên text chứa hyperlink hoặc chọn bất kì phần nào của hyperlink.

2. Để thay đổi text của hyperlink, sửa text trực tiếp.

3. Để thay đổi đích của hyperlink, chọn Edit/Hyperlink, hoặc kích nào nút Create or Edit Hyperlink. Xuất hiện hộp hội thoại Edit Hyperlink.

4. Sửa hyperlink trong hộp hội thoại Edit Hyperlink.

32 FrontPage Editor

Page 33: Giao+trinh+frontpage+200

FrontPage Editor

Thay đổi picture hyperlink

1. Trong FrontPage Editor, chọn hotspot trong ảnh chứa hyperlink.

2. Chọn Edit/Hyperlink (CTRL + K) hoặc kích nút Create or Edit Hyperlink.

3. Sửa hyperlink trong hộp hội thoại Edit Hyperlink.

Xoá text hyperlink

1. Trong FrontPage Editor, đặt trỏ text lên hyperlink. Để xoá một phần text của text hyperlink, chọn các kí tự muốn xoá.

2. Chọn Edit/Unlink. FrontPage Editor xoá hyperlink, nhưng không xoá text gắn với hyperlink.

Xoá picture hyperlink

1. Trong FrontPage Editor, chọn hotspot chứa hyperlink.

2. Nhấn phím DELETE.

Kiểm tra các hyperlinks

Trong cửa sổ FrontPage Explorer, chọn View/Hyperlink Status. Hyperlink Status view được kích hoạt và hiện trạng thái của từng hyperlink:

- OK có nghĩa là hyperlink tốt.

- Broken có nghĩa là hyperlink bị hỏng.

- Unknown có nghĩa là hyperlink ở ngoài và chưa được kiểm tra. Để kiểm tra hyperlink, chọn nó và chọn Verify trên shortcut menu.

- Added task có nghĩa là hyperlink hoặc bị hỏng hoặc chưa được kiểm tra, và task liên quan đã được bổ sung vào danh sách trên Tasks view.

Sau khi các Hyperlinks được kiểm tra, chúng giữ nguyên trạng thái cho đến khi FrontPage web bị đóng hoặc cho đến khi chúng được kiểm tra lần nữa trong khi web đang mở.

Trong Hyperlink Status view trong FrontPage Editor, chọn Tools/Verify Hyperlinks để kiểm tra. Để dừng kiểm tra, kích Stop.

Sửa một hyperlink hỏng

1. Một cách ngầm định, chỉ có các hyperlinks hỏng và tất cả các hyperlinks bên ngoài mới được hiển thị trong Hyperlinks Status view. Để hiện tất cả, chọn View/Show All Hyperlinks.

2. Kích hyperlink hỏng để chọn nó.

3. Trên shortcut menu, chọn Edit Hyperlink.

FrontPage Editor 33

Page 34: Giao+trinh+frontpage+200

FrontPage Editor

4. Trên trường Replace Hyperlink With , gõ URL đúng cho hyperlink. Đối với hyperlinks ngoài, kích Browse để mở trình duyệt Web và chuyển tới web site cho URL đúng. Nhấn tổ hợp phím ALT+TAB để quay về FrontPage Explorer. URL đúng sẽ được bổ sung trong trường Replace Hyperlink With.

5. Chọn một trong các lựa chọn sau:

- Để sửa hyperlink hỏng trong FrontPage web hiện thời, chọn Change In All Pages.

- Để sửa hyperlink trong tập hợp các trang được chọn, chọn Change in Selected Pages, kích Replace.

Trạng thái của hyperlink biến thành Unknown nếu hyperlink với web bên ngoài, hoặc biến thành OK nếu hyperlink tới file trong FrontPage Web hiện thời.

Chú ý: để đảm bảo rằng hyperlink là tốt, hãy kiểm tra tất cả các hyperlinks một lần nữa bằng cách kích Verify trên shortcut menu.

Sắp đặt lại (recalculate) các hyperlinks

Sắp đặt lại các hyperlinks để cập nhật cách hiển thị FrontPage Explorer của FrontPage web hiện thời. Trong môi trường nhiều tác giả, nó cho phép bạn xem những thay đổi gần nhất tới FrontPage web bởi các tác giả khác. Sắp đặt lại các hyperlinks cũng cập nhật text index được FrontPage Explorer duy trì.

1. Trong bất kì view nào của FrontPage Explorer, chọn Tools/Recalculate Hyperlinks. Xuất hiện thông báo:

2. Kích nút Yes.

3. Chọn màu cho hyperlink

4. Có thể chọn màu cho tất cả các hyperlinks và active Hyperlink trên trang.

Chú ý: lệnh Background của thực đơn Format không được phép sử dụng nếu có một khúc nhạc hiệu (theme) được áp dụng cho trang. Khi sử dụng các themes, màu của các hyperlinks được đặt tự động. Trong FrontPage Editor, chọn Format/Background.

- Màu của các hyperlinks trong trang hiện trong tuỳ chọn Hyperlink.

- Màu của các active hyperlinks hiện trong tuỳ chọn Active Hyperlink .

- Màu của visited hyperlinks hiện trong tuỳ chọn Visited Hyperlink.

34 FrontPage Editor

Page 35: Giao+trinh+frontpage+200

FrontPage Editor

Để đổi màu của hyperlink, chọn màu từ danh sách thả xuống (drop-down list) của Hyperlink hoặc chọn Custom để định nghĩa màu mới.

Để đổi màu của của active Hyperlinks, chọn màu từ danh sách thả xuống (drop-down list) của Active Hyperlink hoặc chọn Custom để định nghĩa màu mới.

Để đổi màu của của Visited Hyperlinks, chọn màu từ danh sách thả xuống (drop-down list) của Visited Hyperlink hoặc chọn Custom để định nghĩa màu mới.

Kích OK.

Tạo e-mail hyperlink

Trong FrontPage Editor, chọn text sẽ làm hyperlink. Nếu bạn không chọn text, URL sẽ được chèn trên trang khi bạn tạo hyperlink.

1. Chọn Insert/Hyperlink, hoặc kích nút Create or Edit Hyperlink.

2. Trong hộp hội thoại Create Hyperlink, kích nút E-mail .

3. Trong hộp hội thoại Create E-mail Hyperlink, gõ địa chỉ e-mail bạn muốn sử dụng để gửi thư tới, sau đó kích OK.

4. Kích OK để đóng hộp hội thoại Create Hyperlink.

Chú ý: không phải tất cả các trình duyệt đều hỗ trợ cho e- mail hyperlink.

FrontPage Editor 35

Page 36: Giao+trinh+frontpage+200

FrontPage Editor

Tạo hyperlink tới file của Microsoft Word, Excel, hoặc PowerPoint

Import file của Microsoft Word, Excel, hoặc PowerPoint vào FrontPage web của bạn bằng cách sử dụng File/Import trong cửa sổ FrontPage Explorer.

Trong FrontPage Editor, tạo hyperlink tới file bằng cách sử dụng Insert/Hyperlink.

Khi người sử dụng lần theo (follows) hyperlink tới file của Microsoft Word, Excel, hoặc PowerPoint, trình duyệt Web sẽ mở ứng dụng hoặc viewer tương thích và hiện file. Trong một số trình duyệt Web, file được hiện trong cửa sổ trìng duyệt, còn trong các trình duyệt web khác, nó hiện trong cửa sổ riêng biệt.

Khi hợp nhất file PowerPoint Animation (.PPZ) vào FrontPage web của bạn, bạn phải có điều khiển Microsoft PowerPoint Animation ActiveX được cài đặt trên máy tính của mình. Chèn Microsoft PowerPoint Animation ActiveX control vào trang bằng cách chọn Insert/Advanced/ActiveX Control. Sau khi gõ tên của control trong trường Pick A Control , kích Properties, và sau đó kích Add trong hộp hội thoại Object Parameter. Bổ sung "file" trong trường Name, chọn Page làm Value, và sau đó gõ tên của file PowerPoint Animation trong trường Page hoặc kích Browse để chọn file PowerPoint Animation.

Bookmark

Tạo Bookmark

1. Trong FrontPage Editor, chọn một hoặc nhiều kí tự của text.

2. Chọn Edit/Bookmark. Xuất hiện hộp hội thoại:

3. Trong trường Bookmark Name, gõ tên của bookmark hoặc chấp nhận tên do FrontPage gợi ý. Trong tên của bookmark cho phép gõ dấu cách.

4. Kích OK.

Tạo link với BookMark

Có thể tạo hyperlink tới một bookmark trong một trang mở, một trang trong FrontPage web hiện thời hoặc một trang trên World Wide Web.

1. Trong FrontPage Editor, chọn Insert/Hyperlink.

2. Trong hộp hội thoại Create Hyperlink, làm một trong các việc sau:

36 FrontPage Editor

Page 37: Giao+trinh+frontpage+200

FrontPage Editor

- Để link với một bookmark trên trang đang mở hiện thời, chọn tên bookmark từ danh sách thả xuống của trường Bookmark.

- Để link với một bookmark trong FrontPage web hiện thời, gõ tên bookmark trong trường Bookmark.

- Để link với một bookmark trên World Wide Web, gõ tên bookmark trong trường Bookmark.

3. Kích OK.

Chú ý: Nếu bạn chuyển tới URL với một bookmark trong trình duyệt Web của mình, sau đó quay về hộp hội thoại Create Hyperlink, bookmark sẽ được ghi nhớ lại.

Xoá Bookmark

Trong FrontPage Editor, làm một trong các việc sau:

- Đặt trỏ text lên bất kì chỗ nào trong text chứa bookmark.

- Chọn bất kì phần nào của bookmark.

- Chọn Edit/Bookmark.

- Kích Clear.

Chuyển tới bookmark

Bookmark do bạn Bạn có thể chuyển tới bookmark trên trang hiện thời mà không cần tạo hyperlink tới nó. Bạn có thể chuyển tới bookmark trên trang khác nếu có một hyperlink tới bookmark từ trang hiện thời.

1. Để chuyển tới bookmark trên trang hiện thời, trong cửa sổ FrontPage Editor, chọn Edit/Bookmark.

2. Trong Other Bookmarks trên trường Page, chọn bookmark cần chuyển tới.

3. Kích Goto. FrontPage Editor hiện nội dung của trang tại vị trí chọn.

4. Đóng hộp hội thoại Bookmark bằng cách kích OK hoặc Cancel.

Để chuyển tới bookmark trên trang khác, trong FrontPage Editor, đặt trỏ text lên bất kì chỗ nào trong hyperlink tới bookmark và chọn Follow Hyperlink trên shortcut menu. FrontPage Editor hiện trang mới tại bookmark.

FrontPage Editor 37

Page 38: Giao+trinh+frontpage+200

FrontPage Editor

T

Làm việc với ảnh

Trong bài này,

bạn học về:

Loại ảnh được hỗ

trợ

Để trang Web thêm sống động, các nhà thiết kế thường đưa vào tài liệu HTML của mình những hình ảnh mang tính chất quảng cáo, trang trí, cũng như những thông tin mà họ cần cung cấp cho người sử dụng. Hiện nay, hai loại ảnh được hỗ trợ và đọc được bởi trình duyệt là GIF và JPEG. Các bạn sẽ được tìm hiểu rõ hơn về đặc điểm của hai khuôn dạng ảnh này ở phần dưới đây.

Tuy vậy, FrontPage vẫn cho phép bạn đưa vào trang các file ảnh với những khuôn dạng khác và việc chuyển đổi sẽ được chính FrontPage thực hiện cho bạn khi trang này được cất giữ.

FrontPage có một giao diện đầy đủ cho phép làm việc với các ảnh trên web một cách dễ dàng. Bạn có thể chèn chúng trong trang, dóng hàng cho ảnh cùng với text, tạo và thay đổi ánh xạ ảnh. Bạn cũng có thể quét ảnh từ máy quét, camera, và những thiết bị khác nữa và đưa chúng trực tiếp lên trang.

Cùng với một tập hợp các lệnh xử lí ảnh, FrontPage cung cấp một bộ thư viện Clipart đầy đủ: những nút ảnh thường dùng, biểu tượng, các mẫu nền, video clip và các tranh ảnh đa dạng khác.

FrontPage cho phép tạo các ánh xạ ảnh một cách dễ dàng và tiện lợi nhất. ánh xạ ảnh là những ảnh chứa các siêu liên kết. Mỗi vùng trên ảnh ứng với một trang Web hoặc một URL nào đó. Chỉ cần kích chuột trên vùng này, người sử dụng có thể tham chiếu tới một địa chỉ Internet. Như vậy, ảnh không chỉ liên kết tới một mà liên kết tới nhiều trang Web. Điều này thực sự hữu dụng khi bạn thiết kế các trang với những hình ảnh vừa mang tính chất trang trí, vừa mang tính định hướng liên kết và tất cả chỉ cần nằm trên một ảnh mà thôi.

Chèn ảnh

Thay đổi thông số

hiển thị ảnh

Thay đổi kích

thước file ảnh

Chuyển đổi ảnh

Các loại ảnh được hỗ trợ trong HTML

Các ảnh trên các trang Web phải có định dạng hoặc là Graphics Interchange Format (GIF) hoặc là Joint Photographic Expert Group format (JPEG).

38 FrontPage Editor

Làm việc với ảnh

Page 39: Giao+trinh+frontpage+200

FrontPage Editor

FrontPage cho phép import các ảnh theo các định dạng sau: GIF, JPEG (standard and progressive), BMP (Windows and OS/2), TIFF, TGA, RAS, EPS, PCX, và WMF. Khi đó, FrontPage chuyển đổi các ảnh được imported thành ảnh GIF (cho các ảnh chứa tới 256 màu) hoặc ảnh JPEG (cho các ảnh chứa trên 256 màu) khi trang được lưu trữ trong FrontPage web hiện thời.

Chèn một hình ảnh

Chèn ảnh từ một file

Có thể chèn các loại ảnh: GIF, JPEG, BMP (Windows and OS/2), TIFF, TGA, RAS, EPS, PCX, và WMF. Khi chèn một ảnh không thuộc định dạng GIF hoặc JPEG, nó tự động chuyển thành ảnh GIF (đối với ảnh màu 8 bits hoặc ít hơn) hoặc ảnh JPEG (đối với các ảnh màu lớn hơn 8 bits).

1. Trong FrontPage Editor, chọn trang muốn chèn ảnh.

2. Chọn Insert/Picture. Xuất hiện hộp hội thoại Picture:

3. Kích nút From File .

4.

Trong hộp hội thoại Select File sử dụng hộp Look In và hộp liệt kê các files và các folders để tìm tới các file và folder chứa ảnh. Chọn loại file từ hộp Files of Type. Chọn ảnh muốn chèn và kích OK.

Chèn ảnh từ FrontPage web hiện thời

Các loại ảnh được phép chèn: GIF, JPEG, BMP (Windows and OS/2), TIFF, TGA, RAS, EPS, PCX, và WMF. Khi chèn ảnh không thuộc loại GIF hoặc JPEG, nó tự động chuyển

FrontPage Editor 39

Page 40: Giao+trinh+frontpage+200

FrontPage Editor

thành ảnh GIF (đối với ảnh với bits màu hoặc nhỏ hơn) hoặc ảnh JPEG (đối với ảnh lớn hơn 8 bits màu).

1. Trong Editor, kích trang muốn chèn ảnh.

2. Chọn Insert/Picture.

3. Trong hộp hội thoại Picture, chọn ảnh muốn chèn.

4. Kích OK.

Chèn ảnh từ World Wide Web

Khi chèn ảnh từ World Wide Web, ảnh luôn luôn được lấy về từ vị trí xác định của nó.

Chú ý:

Nếu máy tính của bạn được đặt sau một firewall, đầu tiên bạn phải xác định proxy server của mình trong mục Proxies của hộp hội thoại Options trong cửa sổ FrontPage Explorer trước khi bạn có thể chèn ảnh trực tiếp từ World Wide Web.

Trong FrontPage Editor, đặt trỏ text tại nơi muốn chèn ảnh.

1. Chọn Insert/Picture.

2. Kích nút World Wide Web. Trình duyệt Web được mở.

3. Trong trình duyệt Web, gõ vị trí và tên của ảnh bạn muốn chèn (ví dụ như, http://www.microsoft.com/sample.gif) và ấn ENTER để hiện ảnh.

4. Quay về hộp hội thoại Picture và kích OK để chèn ảnh.

Chèn clip art

1. FrontPage có Microsoft Clip Gallery, là công cụ để xem, chèn clip art, pictures, sounds, video clips, và ảnh động (animations).

2. Trong FrontPage Editor, kích trang bạn muốn chèn clip art.

3. Chọn Insert/Clipart để mở Microsoft Clip Gallery.

4. Trong Clip Gallery chọn ảnh, picture, sound file, hoặc video, và kích Insert.

Chèn một video clip

FrontPage có hai phương pháp để chèn một video clip vào trang hiện thời.

Ghi chú: Nếu bạn đã cài đặt Microsoft Internet Explorer, bạn có thể lập tức xem trước video clip bằng cách chọn mục Preview trong FrontPage Editor.

1. Trong FrontPage Editor, chọn Insert/Active Elements/Video.

2. Trong hộp hội thoại Video, định vị video bạn muốn chèn từ FrontPage web hiện thời, từ World Wide Web, hoặc hệ thống file của bạn. Nếu bạn đã cài Microsoft Office 2000, kích Clip Art để chèn video clip từ Microsoft Clip Gallery.

40 FrontPage Editor

Page 41: Giao+trinh+frontpage+200

FrontPage Editor

3. Kích OK.

Cách chèn một video clip từ Microsoft Clip Gallery của Microsoft Office 2000.

1. Trong FrontPage Editor, chọn Insert/Clip Art.

2. Chọn mục Videos.

3. Chọn video clip muốn chèn.

4. Kích Insert.

Sửa ảnh

Làm một trong các cách sau:

- Từ FrontPage Editor hoặc Explorer, kích đúp ảnh cần sửa.

- Trong FrontPage Editor, chọn ảnh và sử dụng bất kì lệnh sửa ảnh nào trên thanh công cụ picture.

Cách sử dụng các nút trên thanh công cụ Picture

- Nút Bevel : đặt góc nghiêng cho ảnh trong không gian ba chiều.

- Nút Text : chèn text cho ảnh. Nếu là ảnh JPEG, FrontPage Editor nhắc bạn chuyển thành ảnh GIF, vì text không được hỗ trợ trên ảnh JPEG. Nếu FrontPage chuyển kiểu ảnh, số màu của ảnh có thể bị giảm và kích thước file có thể lớn hơn. Sau đó, gõ text trong hình chữ nhật trên ảnh. Có thể thay đổi kích thước miền text và di chuyển nó tới các vị trí khác như các đối tượng đồ hoạ thông dụng. Việc chèn text vào ảnh không làm thay đổi file ảnh trong FrontPage web của bạn.

- Nút More Contrast : tăng độ tương phản của ảnh

- Nút Less Contrast : giảm độ tương phản của ảnh.

- Nút More Brightness : tăng độ sáng của ảnh.

- Nút Less Brightness : giảm độ sáng của ảnh.

- Nút Black and White : chuyển thành ảnh đen trắng.

- Nút Crop : dùng để cắt xén ảnh. FrontPage hiện hình chữ nhật bao quanh một phần ảnh. Có thể thay đổi kích thước hình chữ nhật và ấn Enter.

- Nút Flip : để lật dọc ảnh.

- Nút Rotate Left : quay ảnh 90 0 ngược chiều kim đồng hồ.

- Nút Rotate Right : quay ảnh 900 theo chiều kim đồng hồ.

- Nút Reverse : để lật ngược ảnh.

FrontPage Editor 41

Page 42: Giao+trinh+frontpage+200

FrontPage Editor

- Nút Washout : để giảm độ tương phản và độ sáng của ảnh. Thường được dùng khi tạo ảnh nền cho trang.

- Nút Restore : để phục hồi lại ảnh cũ.

Thay đổi cách sắp đặt ảnh

1. Trong FrontPage Editor, chọn ảnh trên trang, sau đó chọn Edit (hoặc shortcut menu)/Picture Properties (Alt+Enter). Xuất hiện hộp hội thoại

2. Chọn mục Appearance của hộp hội thoại Picture Properties và chọn các lựa chọn sau:

- Alignment: điều chỉnh cách dóng hàng

- Border Thickness: điều chỉnh độ dày khung

- Horizontal Spacing: điều chỉnh khoảng cách ngang so với lề trái và phải của trang.

- Vertical Spacing: khoảng cách dọc điều chỉnh so với lề trên và dưới của trang.

3. Kích OK.

42 FrontPage Editor

Page 43: Giao+trinh+frontpage+200

FrontPage Editor

Tạo thumbnail picture

Thumbnail picture là phiên bản nhỏ của ảnh trên trang, chứa hyperlink với kích thước thật của ảnh.

- Trong FrontPage Editor, chọn ảnh.

- Chọn Tools/AutoThumbnail (Ctrl+T).

Tuỳ biến video clip

Dùng thủ tục này để tuỳ biến video clip trên trang kích hoạt khi xem trên trình duyệt Web.

Ghi chú: để sửa nội dung của video, kích đúp để mở nó trong video editor được cài trong máy tính của bạn. Nếu trong máy tính không cài video editor, thì không thể sửa video.

1. Trong FrontPage Editor, chọn video clip muốn tuỳ biến và chọn Edit/Picture Properties.

2. Trong hộp hội thoại Picture Properties, kích mục Video và chọn các tuỳ chọn:

- Nếu muốn video chạy với nút VCR cho phép người sử dụng điều khiển playback, chọn check box Show Controls in Browser.

- Chỉ định số lần video lặp lại bằng cách gõ số trong trường Loop hoặc chọn check box Forever để tiếp tục chơi.

FrontPage Editor 43

Page 44: Giao+trinh+frontpage+200

FrontPage Editor

- Chọn tuỳ chọn trong mục Start: On File Open khởi tạo video khi trang được gọi trong trình duyệt Web của người sử dụng; On Mouse Over khởi tạo video khi người sử dụng di chuyển chuột trên video.

Ghi chú: Nếu bạn đã cài đặt Microsoft Internet Explorer, bạn lập tức có thể xem video clip trên trang kích hoạt bằng cách chọn mục Preview trên FrontPage Editor.

Thay đổi kích thước (Resample) file ảnh

Resample ảnh là thay đổi kích thước file ảnh cho hợp với kích thước hiện thời của nó. Bạn có thể thay đổi kích thước file lớn hơn hoặc nhỏ hơn.

5. Trong FrontPage Editor, chọn ảnh.

6. Chọn một trong các nút điều khiển kích thước và dãn rộng hoặc co hẹp ảnh.

7. Kích nút Resample trên picture toolbar.

Thay đổi kích thước ảnh

Trong FrontPage Editor, kích ảnh để chọn nó. Xuất hiện 8 nút điều chỉnh ảnh. Để thay đổi kích thước ảnh làm một trong các việc sau:

- Đưa trỏ chuột vào một trong các nút điều khiển và rê chuột để làm thay đổi kích thước.

- Chọn Edit/Picture Properties. Trong mục Appearance, chọn Specify Size trong phần Size. Có thể điều chỉnh kích thước ảnh theo các điểm (pixels) hoặc theo tỉ lệ phần trăm. Để thay đổi kích thước ảnh tỉ lệ với kích thước cũ, chọn nút Keep Aspect trước khi thay đổi các giá trị Height và Width.

Tạo ảnh trong suốt

Tạo màu trong ảnh trong suốt thường được áp dụng cho ảnh nền của trang.

8. Trong FrontPage Editor, chọn ảnh.

9. Kích nút Make Transparent . Con trỏ chuột biến thành dạng Make Transparent.

10. Trong ảnh, kích màu muốn làm cho trong suốt.

11. Nếu là ảnh JPEG, FrontPage nhắc bạn chuyển thành ảnh GIF format,vì sự chuyển thành màu trong suốt không hỗ trợ cho ảnh JPEG.

Chuyển đổi ảnh

Chuyển thành ảnh GIF

12. Trong FrontPage Editor, chọn ảnh muốn chuyển

13. Chọn Edit/Picture Properties. Chọn mục General:

44 FrontPage Editor

Page 45: Giao+trinh+frontpage+200

FrontPage Editor

14. Trong hộp hội thoại picture Properties chọn GIF trong phần Type. Nếu chọn Interlaced, ảnh sẽ chuyển thành định dạng interlaced GIF.

15. Kích OK.

FrontPage Editor 45

Page 46: Giao+trinh+frontpage+200

FrontPage Editor

Chuyển thành ảnh JPEG

16. Trong FrontPage Editor, chọn ảnh muốn chuyển đổi.

17. Chọn Edit/Picture Properties.

18. Trong hộp hội thoại Picture Properties, chọn JPEG trong phần Type.

19. Quality là Integer trong khoảng 1 - 100. Quality càng tăng, độ nén ảnh càng giảm làm cho file ảnh lớn nhưng chất lượng cao. Quality giảm, độ nén tăng làm giảm kích thước file nhưng chất lượng kém. Giá trị Quality ngầm định là 75. Để thay chất lượng ảnh JPEG , thay đổi giá trị trong trường Quality.

20. Trong tuỳ chọn Progressive Passes chọn 0 (zero) để chỉ định JPEG chuẩn. Nếu chọn số cao hơn, ảnh được chọn sẽ chuyển thành dạng JPEG cao (progressive).

21. Kích OK.

Các chức năng khác

Import ảnh vào FrontPage web

Khi import một ảnh tức là bạn đặt bản copy của nó vào FrontPage web của mình. Để import nhanh một hoặc nhiều ảnh vào FrontPage web hiện thời, kéo chúng từ desktop của bạn vào Folders, All Files, Navigation, hoặc Hyperlinks view của FrontPage Explorer. Để import các ảnh vào danh sách import, mà từ đó bạn có thể đổi tên và import chúng vào FrontPage web.

Trong FrontPage Explorer, chọn File/Import. Xuất hiện hộp hội thoại:

- Để bổ sung ảnh vào danh sách import, kích Add File. Trong hộp hội thoại Add File to Import List, sử dụng hộp Look In và hộp liệt kê các file và các folders để tìm nơi lưu trữ ảnh. Chọn ảnh và kích Open.

- Để bổ sung toàn bộ nội dung của một folder vào danh sách import, kích Add Folder. Trong hộp hội thoại Browse For Folder, tìm và chọn folder, kích OK.

- Để thay đổi URL của bất kì ảnh nào trước khi import nó, hoặc đổi tên, hoặc thay đổi thư mục chứa ảnh trên FrontPage web, kích Edit URL để mở hộp hội thoại Edit URL. Trong File location bên trong trường FrontPage web, gõ URL tương đối tới gốc (root) của FrontPage web hiện thời. Ví dụ, Nếu bạn gõ URL pictures/picture.gif, ảnh sẽ được lưu

46 FrontPage Editor

Page 47: Giao+trinh+frontpage+200

FrontPage Editor

trữ vào folder ảnh dưới folder gốc của FrontPage web hiện thời. Sau khi thay đổi URL, kích OK.

- Để import ảnh và các files khác trên danh sách import vào FrontPage web, kích OK. Trong khi các files đang được imported, bạn có thể dừng lại bằng cách kích Stop.

Chỉ định độ ảnh có độ phân giải thấp

Bạn có thể hiện ảnh có độ phân giải thấp trong khi vẫn download ảnh đẹp từ Web server. Điều đó sẽ tiết kiệm thời gian khi kết nối với Internet.

22. Trong FrontPage Editor, chọn ảnh

23. Chọn Edit/Picture Properties. Chọn mục General.

24. Trong vùng Alternate Representations của hộp hội thoại Picture Properties, kích Browse bên cạnh trường Low-Res và làm một trong các việc sau:

- Trong hộp hội thoại Select Alternate Picture, chọn low-resolution picture file to be used, và kích OK.

- Kích nút World Wide Web để chuyển tới trình duyệt Web ngầm định của bạn. Tìm vị trí của file ảnh có độ phân giải thấp trên World Wide Web, sau đó quay về FrontPage bằng cách nhấn tổ hợp phím ALT+TAB.

- Kích nút File để chọn file ảnh có độ phân giải thấp từ ổ đĩa cục bộ hoặc từ mạng. Nếu biết đường dẫn đầy đủ và tên file của file text, hãy gõ nó trong trường File Name.

25. Kích OK để đóng hộp hội thoại Picture Properties.

Ghi chú: đầu tiên bạn phải tạo phiên bản phân giải thấp của ảnh trên trang web của mình trước khi sử dụng chúng. Để làm điều đó, hãy mở ảnh trong một phần mềm picture editing ví dụ như Microsoft Picture Composer và giảm màu trên ảnh. Bạn chỉ định số màu ít hơn cho phiên bản phân giải thấp của ảnh, nó sẽ hiện trên trình duyệt Web nhanh hơn. Vì ảnh có độ phân giải thấp được dùng để giữ chỗ (placeholder) cho ảnh có độ phân giải cao, bạn không cần thay đổi độ rộng và độ cao của ảnh.

Đặt hyperlink ngầm định cho ảnh

Hyperlink ngầm định của ảnh là đích của hyperlink đối với bất kì diện tích nào không chứa hotspot.

26. Kích ảnh để chọn nó.

27. Chọn Edit/Picture Properties.

28. Trong mục General, chọn đích của hyperlink ngầm định như URL trong trường Location hoặc kích Browse để chỉ định đích của hyperlink ngầm định trong hộp hội thoại Create Hyperlink.

29. Sau khi tạo hyperlink, kích OK để đóng hộp hội thoại Picture Properties.

FrontPage Editor 47

Page 48: Giao+trinh+frontpage+200

FrontPage Editor

Tạo text thay thế cho ảnh

Tạo text thay thế cho ảnh để hiện vị trí của ảnh khi ảnh bị mờ hoặc không thể hiện được trên trình duyệt Web. Một số trình duyệt Web hiện text thay thế trong khi đang gọi ảnh.

30. Trong FrontPage Editor, chọn ảnh.

31. Chọn Edit/Picture Properties. Chọn mục General.

32. Trong vùng Alternate Representations của hộp hội thoại Picture Properties, gõ text thay thế trong trường Text.

48 FrontPage Editor

Page 49: Giao+trinh+frontpage+200

FrontPage Editor

THospot

Trong bài này,

bạn học về:

Khái niệm

Hotspot

Để trang Web thêm sống động, bạn có thể chèn thêm các hình ảnh cần thiết vào đó. Một ảnh có thể là một siêu thông tin đa phương tiện liên kết đến một URL nào đó. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể tạo nhiều mối liên kết từ một ảnh, có nghĩa là thay vì việc liên kết đến một trang Web, ảnh có thể liên kết đến nhiều trang Web khác nhau.

Việc liên kết đến các URL này hoàn toàn phụ thuộc vào hai yếu tố: vị trí của trỏ chuột khi kích tại ảnh và khai báo về địa chỉ URL tương ứng với vùng chứa điểm kích chuột kể trên. Những ảnh như vậy đi kèm với nó là một ánh xạ ảnh, ánh xạ này chỉ ra vùng nào trong ảnh thì liên kết đến một URL nào. Những vùng như vậy gọi là Hotspot.

Hotspot là một vùng trên ảnh chứa siêu liên kết. ảnh chứa hospot được gọi là picture map. Trong trình duyệt Web, hospot không hiện. Người sử dụng có thể nhận biết vị trí của hospot bằng cách nhận diện sự thay đổi hình dạng của con trỏ chuột trên hospot (có dạng ngón trỏ).

Chẳng hạn, ảnh các ca sĩ của nhóm Beatles trên đây có chứa các Hotspot. Một là hình tròn, liên kết đến trang John.htm, hai là hình vuông liên kết đến trang Paul.htm. Khi dịch chuyển trỏ chuột trên Hotspot hình tròn, trỏ chuột có dạng ngón tay trỏ chỉ ra rằng đấy là một liên kết và tài liệu được liên kết đến có đường dẫn nằm ở thanh trạng thái của trình duyệt.

Cách tạo

Hotspot

FrontPage Editor 49

Hotspot

John.htmJohn.htm

Paul.htmPaul.htm

Page 50: Giao+trinh+frontpage+200

FrontPage Editor

Tạo Hotspot

Tạo Circular Hospot

1. Trong FrontPage Editor, chọn ảnh.

2. Kích nút Circle .

3. Đặt con trỏ bên trong ảnh, con trỏ biến thành hình bút chì

4. Đặt con trỏ tại vị trí tâm của circular hotspot bạn muốn tạo.

5. Rê chuột để tạo circular hotspot cho tới kích thước vừa ý. Khi thả chuột, hiện hộp hội thoại Create Hyperlink.

6. Trong hộp hội thoại Create Hyperlink chỉ định đích của hyperlink.

Tạo Polygon Hospot

33. Trong FrontPage Editor, chọn ảnh.

34. Kích nút Polygon .

35. Đặt con trỏ vào bên trong ảnh, con trỏ biến thành hình bút chì.

36. Kích chuột vào vị trí muốn làm góc đầu tiên của đa giác, sau đó kích vào vị trí của các góc còn lại của polygon.

37. Kích đúp để khép kín đa giác. Hộp hội thoại Create Hyperlink.

38. Trong hộp hội thoại Create Hyperlink, chỉ định đích của hyperlink.

Tạo Rectangle Hospot

39. Trong FrontPage Editor, chọn ảnh.

40. Kích nút Rectangle .

41. Đặt con trỏ vào trong ảnh.

42. Đặt con trỏ vào vị trí xác định góc đầu tiên của hình chữ nhật và kích chuột.

43. Rê chuột để tạo hình chữ nhật cho tới kích thước bạn muốn. Khi thả chuột, hộp hội thoại Create Hyperlink.

44. Trong hộp hội thoại Create Hyperlink, chỉ định đích của hyperlink.

Tạo Text Hospot

1. Trong FrontPage Editor, chọn ảnh.

2. Kích nút Text trên Picture toolbar. Xuất hiện hình chữ nhật chứa con trỏ text.

3. Gõ text bạn muốn (chỉ được phép gõ một dòng).

4. Để cuộn text, thay đổi kích thước của vùng text. Có thể dùng chuột để di chuyển text hospot tới vị trí khác.

5. Kích đúp chuột tại một góc của hình chữ nhật. Hộp hội thoại Hyperlink được mở ra.

50 FrontPage Editor

Page 51: Giao+trinh+frontpage+200

FrontPage Editor

6. Trong hộp hội thoại Create Hyperlink, chỉ định đích của hyperlink.

Thay đổi Hospot

Chọn hotspot

1. Trong FrontPage Editor, kích ảnh. Hotspots được kích hoạt.

2. Kích hotspot để chọn nó hoặc rê chuột trên ảnh để chọn nhiều hotspot.

3. Sử dụng TAB và SHIFT+TAB để di chuyển giữa các hotspots.

Highlight hotspot

Highlighting hotspots thường được dùng khi khó nhìn đường bao của nó trên ảnh.

1. Trong FrontPage Editor, kích ảnh để kích hoạt picture toolbar.

2. Để chuyển đổi giữa cách chỉ hiện hospot và cách hiện cả ảnh cùng hospot, kích nút

Highlight Hotspots .

Di chuyển hotspot

1. Trong FrontPage Editor, kích ảnh chứa hotspot muốn di chuyển.

2. Chọn hotspot. Khi hotspot được chọn xuất hiện 8 nút điều khiển kích thước.

3. Để di chuyển hotspot, làm một trong các việc sau:

- Dùng chuột rê hotspot tới vị trí mới.

- Sử dụng các phím mũi tên để di chuyển tới vị trí mới.

FrontPage Editor 51

Page 52: Giao+trinh+frontpage+200

FrontPage Editor

TLàm việc với Table Trong bài này,

bạn học về:

Cách tạo bảng

Bảng là tập hợp các hàng và các cột trên trang có thể chứa text, ảnh, forms, ActiveX controls, hoặc các phần tử của FrontPage. Có thể dùng các tables đê sắp đặt dữ liệu một cách có hệ thống hoặc tổ chức cách trình bày dữ liệu trên một trang. Table cho phép trình bày text theo từng paragraphs hoặc sắp đặt text bên cạnh đồ hoạ.

Có thể tạo nhanh table bằng lệnh Draw Table. Sau khi tạo xong một table, có thể tuỳ biến nó bằng cách chèn thêm hàng, cột, thay đổi kích thước của ô và chèn thêm lời chú thích. Bạn có thể chuyển text thành table và ngược lại.

Khi gõ text trong một ô hoặc khi chèn text, các ảnh, các

forms, v.v..., ô được tự động mở rộng theo chiều ngang và

chiều dọc để thích hợp với nội dung được gõ hoặc được

chèn trong nó. Bạn có thể sửa, định dạng và chỉ định các

thuộc tính cho text hoặc các phần tử được chèn trong ô.

Bạn có thể dễ dàng thay đổi kích thước của ô, cột, hàng

hoặc cả bảng bằng cách dùng chuột rê các đường viền.

Bố cục của Frame

Tạo tập Frame

Thay đổi tập

Frame

Nạp trang vào

Frame

Tạo Table

- Trong FrontPage Editor, chuyển trỏ text tới vị trí cần tạo bảng.

52 FrontPage Editor

Làm việc với Bảng

Page 53: Giao+trinh+frontpage+200

FrontPage Editor

- Kích nút Insert Table trên standard toolbar, sau đó rê chuột cho tới khi FrontPage hiện số hàng và cột bạn muốn.

- Để tạo nhanh table với các hàng và cột không bằng nhau, hãy làm theo các bước sau:

1. Trong FrontPage Editor, di chuyển trỏ text tới vị trí muốn tạo bảng.

2. Chọn Table/Draw Table hoặc kích nút Draw Table trên table toolbar.

3. Rê chuột để vẽ viền xung quang bảng.

4. Vẽ các đường dọc và ngang trong bảng.

5. Kích nút Eraser trên table toolbar để xoá bất kì đường nào bạn muốn.

Tạo bảng trong bảng khác

- Trong FrontPage Editor, di chuyển trỏ text tới vị trí muốn tạo bảng.

- Chọn Table/Insert Table. Xuất hiện hộp hội thoại:

- Chọn kích thước (size), cách sắp đặt (layout) và độ rộng (width) của bảng, sau đó kích OK.

Thuộc tính của table

Để đặt thuộc tính của một bảng khi tạo nó hãy làm theo các bước sau:

Chú ý: bất cứ lúc nào bạn chỉ định thuộc tính bảng mới, nó sẽ trở thành thuộc tính ngầm định và xuất hiện khi bạn tạo bảng mới sau đó.

3. Trong FrontPage Editor, di chuyển trỏ text tới vị trí muốn tạo bảng.

4. Chọn Table/Insert Table.

FrontPage Editor 53

Page 54: Giao+trinh+frontpage+200

FrontPage Editor

5. Vào số hàng trong trường Rows

6. Vào số cột trong trường Columns .

7. Trong trường Alignment, chọn vị trí của bảng.

8. Trong trường Border Size, vào độ rộng cho đường viền theo đơn vị điểm (pixels).

9. Để thay đổi phần đệm của ô (cell padding), vào số trong trường Cell Padding.

10. Để thay đổi khoảng cách giữa các ô, vào số trong trường Cell Spacing.

11. Để thay đổi độ rộng bảng, làm một trong các việc sau:

- Chọn Pixels, gõ độ rộng của bảng theo pixels.

- Chọn Percent, gõ số phần trăm so với độ rộng của màn hình.

12. Kích OK.

Điều chỉnh bảng

Chọn cả bảng hoặc một phần của nó

- Chọn một ô: nhấn ALT và kích chuột trong ô hoặc kích đúp chuột tại phần đệm trái của ô hoặc đặt trỏ text trong ô và chọn Table/Select Cell.

- Chọn nhiều ô liên tục: nhấn SHIFT và kích chuột.

- Chọn nhiều ô rời rạc: nhấn CTRL và kích chuột.

- Chọn hàng: di chuyển trỏ chuột tới bên trái hàng và kích chuột. Để chọn nhiều hàng, rê chuột qua các hàng. Hoặc đặt trỏ text trong hàng và chọn Table/Select Row.

- Chọn cột: di chuyển trỏ chuột tới đỉnh cột và kích chuột. Để chọn nhiều cột, rê chuột dọc theo đỉnh các cột. Hoặc đặt trỏ text trong cột và chọn Table => Select Column.

- Chọn cả bảng: di chuyển trỏ chuột tới thanh chọn và kích đúp chuột. Hoặc đặt trỏ text trong một ô và chọn Table/Select Table.

- Chọn chú giải (caption) của bảng: chuyển trỏ chuột tới bên trái của caption bảng và kích chuột.

Chèn một ô

Sau khi tạo bảng, có thể chèn thêm các ô nếu cần. FrontPage chèn các ô theo các quy tắc sau:

- Khi con trỏ text đặt trong ô trống, ô được chèn sẽ nằm bên trái ô chứa trỏ text.

- Khi trỏ text nằm ở đầu ô chứa text, ảnh hoặc form, ô được chèn nằm bên trái ô chứa trỏ text.

- Khi trỏ text nằm bên phải bất kì text, ảnh hoặc form, ô được chèn nằm bên phải text, ảnh hoặc form đó.

- Trong FrontPage Editor, chuyển trỏ text vào một ô theo quy tắc trên.

- Chọn Table/Insert Cell.

54 FrontPage Editor

Page 55: Giao+trinh+frontpage+200

FrontPage Editor

Chèn hàng hoặc cột

Sau khi tạo bảng, có thể chèn thêm hàng hoặc cột nếu cần. Để chèn hàng và cột nhanh, hãy làm như sau:

13. Trong FrontPage Editor, chọn số hàng hoặc số cột cần chèn.

14. Để chèn hàng nằm trên hàng được chọn, kích trên table toolbar hoặc chọn Insert

Rows từ shortcut menu. Để chèn cột bên trái cột được chọn, kích trên table toolbar hoặc chọn Insert Columns trên shortcut menu.

Để linh hoạt hơn trong việc chèn thêm hàng, cột, hãy làm như sau:

15. Trong FrontPage Editor, chọn hàng hoặc cột.

16. Chọn Table/Insert Rows hoặc Columns.

17. Chọn Columns hoặc Rows.

18. Vào số hàng hoặc số cột muốn chèn.

19. Vào vị trí muốn chèn hàng hoặc cột.

20. Kích OK.

Phân tách ô

Có thể phân tách các ô thành cột hoặc hàng.

21. Trong FrontPage Editor, chuyển trỏ text vào trong ô muốn phân tách hoặc chọn một nhóm ô bất kì.

22. Kích trên table toolbar hoặc chọn Split Cells từ shortcut menu.

23. Chọn Split into Columns hoặc Split into Rows.

24. Trong trường Number of Columns hoặc Number of Rows, vào số cột hoặc số hàng cần thiết.

25. Kích OK.

Trộn các ô

Lệnh này chỉ được thực hiện khi chọn hai ô trở lên và chọn các ô theo hình chữ nhật.

26. Trong FrontPage Editor, chọn hàng, cột hoặc các ô.

27. Kích trên table toolbar hoặc chọn Merge Cells từ shortcut menu.

Dãn ô

28. Trong FrontPage Editor, chuyển trỏ text vào một ô hoặc chọn hàng hoặc chọn cột. Sau đó chọn Table/Cell Properties. Xuất hiện hộp hội thoại:

FrontPage Editor 55

Page 56: Giao+trinh+frontpage+200

FrontPage Editor

29. Trong trường Number of Rows Spanned, vào số hàng bạn dãn ô (span).

30. Trong trường Number of Columns Spanned, vào số cột bạn muốn dãn (span).

31. Kích OK.

Thay đổi kích thước bảng

- Có thể thay đổi nhanh kích thước bảng bằng cách dùng chuột rê các đường viền đáy và phải tới kích thước cần thiết.

- Trong hộp hội thoại Table Properties cũng có thể thay đổi kích thước bằng cách chọn độ rộng, độ cao hoặc cả hai. Kích thước bảng có thể được thay đổi theo pixels hoặc theo tỉ lệ phần trăm so với kích thước cửa sổ. Nếu bảng được thay đổi kích thước theo pixels, kích thước của nó giữ nguyên không đổi so với kích thước cửa sổ chứa nó. Ngược lại, Nếu kích thước của bảng được thay đổi theo tỉ lệ phần trăm so với kích thước cửa sổ chứa nó, sẽ phụ thuộc vào kích thước cửa sổ hiện thời. Nếu một bảng không có độ rộng xác định, các trình duyệt Web sẽ thay đổi kích thước của bảng cho vừa khít với nội dung trong các ô của bảng.

1. Trong FrontPage Editor, chuyển trỏ text vào trong bảng.

2. Chọn Table (hoặc shortcut menu)/Table Properties. Xuất hiện hộp hội thoại

56 FrontPage Editor

Page 57: Giao+trinh+frontpage+200

FrontPage Editor

3. Để xác định độ rộng:

- Chọn Select Specify Width.

- Vào số cho độ rộng

- Chọn In Pixels hoặc In Percent.

4. Để xác định độ cao:

- Chọn Specify Height.

- Vào số cho độ cao

- Chọn In Pixels hoặc In Percent.

5. Kích OK.

Thay đổi kích thước ô

Có thể thay đổi nhanh kích thước ô bằng cách dùng chuột rê các đường viền ô tới kích thước cần thiết.

Trong hộp hội thoại Cell Properties có thể thay đổi độ rộng ô bằng cách xác định độ rộng, độ cao hoặc cả hai.

32. Trong FrontPage Editor, chuyển trỏ text vào trong ô muốn thay đổi kích thước.

33. Chọn Table/Cell Properties.

34. Để chỉ định độ rộng, trong phần Minimum Size:

FrontPage Editor 57

Page 58: Giao+trinh+frontpage+200

FrontPage Editor

- Chọn check box Specify Width.

- Gõ giá trị độ rộng cho ô được chọn.

- Chọn In Pixels hoặc In Percent.

35. Để chỉ định độ cao, trong phần Minimum Size:

- Chọn check box Specify Height.

- Gõ giá trị của độ cao cho ô được chọn.

- Chọn In Pixels hoặc In Percent.

36. Kích OK.

Phân bố các hàng và cột đều nhau

Nếu có một bảng với độ cao các hàng và độ rộng các cột khác nhau, có thể dùng các lệnh Distribute Rows Evenly và Distribute Columns Evenly để làm cho các hàng hoặc cột có độ cao và độ rộng bằng nhau.

37. Chọn các hàng hoặc cột muốn có cùng độ cao và độ rộng.

38. Chọn Table/Distribute Rows Evenly hoặc Distribute Columns Evenly, hoặc kích các

nút Distribute Rows Evenly hoặc Distribute Columns Evenly trên table toolbar.

Xoá bảng và một phần của nó

Xoá ô, hàng, cột

39. Trong FrontPage Editor, chọn số ô hoặc số hàng hoặc số cột muốn xoá.

40. Kích trên table toolbar.

Xoá bảng

1. Trong FrontPage Editor, chọn bảng muốn xoá.

2. Nhấn phím DELETE.

Xoá caption của bảng

3. Trong FrontPage Editor, chuyển con trỏ tới bên trái caption, kích đúp để chọn nó.

4. Nhấn phím DELETE.

Định dạng table

Thay đổi màu nền của một hoặc nhiều ô

5. Trong FrontPage Editor, chọn các ô muốn thay đổi màu nền

6. Kích trên table toolbar.

7. Trong hộp hội thoại Color chọn một màu. Kích Define Custom Colors để định nghĩa màu mới.

58 FrontPage Editor

Page 59: Giao+trinh+frontpage+200

FrontPage Editor

8. Kích OK.

Thay đổi màu nền của bảng

1. Trong FrontPage Editor, chuyển trỏ text vào trong bảng

2. Chọn Table / Select Table.

3. Kích trên table toolbar.

4. Trong hộp hội thoại Color chọn màu. Kích Define Custom Colors để định nghĩa màu mới

5. Kích OK.

Bổ sung ảnh nền cho một ô

Một ô có thể chứa ảnh nền khác ảnh nền của cả bảng và của trang. Khi chọn ảnh nền, bất kì màu nào đã được chọn trong danh sách Background Color đều bị che lấp trừ khi ảnh nền được chọn có màu trong suốt.

1. Trong FrontPage Editor, di chuyển trỏ text tới ô muốn chèn ảnh nền.

2. Chọn Table/Cell Properties.

3. Chọn check box Use Background Picture và sau đó kích Browse để mở hộp hội thoại Select Background Picture. Chọn các thông số sau:

- Nếu ảnh đang ở trên FrontPage web hiện thời, tìm folder chứa ảnh, chọn ảnh và kích OK.

- Nếu ảnh là một file của mạng cục bộ, kích nút File. Xuất hiện hộp hội thoại Select File. Tìm ảnh và kích OK.

- Nếu ảnh trên World Wide Web, kích nút World Wide Web.

Bổ sung ảnh nền cho toàn bảng

Một bảng có thể có ảnh nền khác với nền của trang. Khi chỉ định ảnh nền cho bảng bất kì màu nào được chọn trong danh sách Background Color đều bị che lấp, trừ phi ảnh nền được chọn có màu trong suốt.

1. Trong FrontPage Editor, chuyển trỏ text vào trong bảng.

2. Chọn Table/Table Properties.

3. Chọn check box Use Background Picture và sau đó kích Browse để mở hộp hội thoại Select Background Picture. Làm một trong các việc sau:

- Nếu ảnh trên FrontPage web hiện thời, tìm folder chứa ảnh, chọn ảnh và kích OK.

- Nếu ảnh là một file trên mạng cục bộ, kích nút File. Xuất hiện hộp hội thoại Select File. Tìm ảnh và kích OK.

- Nếu ảnh trên World Wide Web, kích nút World Wide Web. Trình duyệt Web xuất hiện. Tìm ảnh cần thiết, quay trở về FrontPage Editor. Vị trí của trang chứa ảnh sẽ hiện trong trường URL.

FrontPage Editor 59

Page 60: Giao+trinh+frontpage+200

FrontPage Editor

- Nếu ảnh là clip art, kích nút Clip Art để hiện Microsoft Clip Gallery và chọn ảnh.

4. Nếu muốn chỉ định thuộc tính cho ảnh, ví dụ tạo ảnh trong suốt, kích nút Properties và đặt thuộc tính trong hộp hội thoại Picture Properties.

5. Kích OK để đóng hộp hội thoại Table Properties.

Thay đổi màu các đường viền ô

Đường viền của ô có thể có một hoặc hai màu. Khi chọn hai màu, đường viền ô được thể hiện dưới dạng ba chiều.

17. Trong FrontPage Editor, chuyển trỏ text vào trong ô muốn đặt màu đường viền. Bảo đảm rằng kích thước của đường viền đã được xác định trong hộp hội thoại Table Properties.

18. Chọn Table (hoặc shortcut menu)/Cell Properties. Làm một trong các việc sau:

- Để có đường viền một màu, chọn màu từ danh sách thả xuống Border. Để định nghĩa màu mới, chọn Custom từ danh sách này.

- Để có đường viền hai màu, chọn các màu từ các danh sách thả xuống Light Border và Dark Border. Có thể định nghĩa màu mới bằng cách chọn Custom từ danh sách này.

Chú ý: Khi bạn chỉ chọn Light Border hoặc Dark Border, màu thứ hai được sử dụng cho đường viền ô là màu được chọn từ danh sách thả xuống Normal.

19. Kích OK.

Thay đổi màu đường viền bảng

20. Trong FrontPage Editor, chuyển trỏ text vào trong bảng

21. Chọn Table (hoặc shortcut menu)/Table Properties.

22. Làm một trong các việc sau:

- Để có đường viền một màu, chọn màu từ danh sách thả xuống Border. Để định nghĩa màu mới, chọn Custom từ danh sách này.

- Để có đường viền hai màu, chọn các màu từ các danh sách thả xuống Light Border và Dark Border. Có thể định nghĩa màu mới bằng cách chọn Custom từ danh sách này.

Chú ý: Khi bạn chỉ chọn Light Border hoặc Dark Border, màu thứ hai được sử dụng cho đường viền ô là màu được chọn từ danh sách thả xuống Normal.

23. Kích OK.

Thay đổi hình dạng của ô

24. Trong FrontPage Editor, chuyển trỏ text vào trong bảng, sau đó chọn Table/ Cell Properties.

25. Trong trường Horizontal Alignment, chọn cách dóng hàng cho nội dung của ô từ danh sách thả xuống.

26. Trong trường Vertical Alignment chọn cách dóng hàng cho nội dung của ô từ danh sách thả xuống.

27. Để sử dụng text làm các tiêu đề, chọn Header Cell.

28. Chọn No Wrap để text trong các ô không bị cuộn bởi trình duyệt Web.

60 FrontPage Editor

Page 61: Giao+trinh+frontpage+200

FrontPage Editor

29. Kích OK.

Thay đổi layout của bảng

30. Trong FrontPage Editor, chuyển trỏ text vào trong bảng và chọn Table (hoặc shortcut menu)/Table Properties.

31. Trong trường Alignment, chọn cách dóng hàng bạn muốn từ danh sách thả xuống.

32. Trong trường Float, chọn nơi nào bạn muốn text bao quanh bên trái hoặc bên phải bảng. Khi chọn Default, text không bao quanh bảng.

33. Trong trường Border Size, gõ độ rộng cho đường viền bảng theo điểm.

34. Trong trường Cell Padding, vào khoảng cách bạn muốn giữa nội dung và các mép trong của các ô theo điểm.

35. Trong trường Cell Spacing, vào khoảng cách giữa các ô trong bảng theo điểm.

36. Kích OK.

Các thao tác khác

Bổ sung caption cho bảng

Bạn có thể bổ sung tiêu đề cho bảng để tóm tắt nội dung của nó.

37. Trong FrontPage Editor, chuyển trỏ text vào trong bảng choặc chọn bất kì phần nào của bảng

38. Chọn Table/Insert Caption. FrontPage chèn caption trên hàng đầu tiên của bảng.

Sửa caption của bảng

Bạn có thể sửa caption của bảng sau khi chèn nó.

Trong FrontPage Editor, chuyển trỏ text tới vị trí cần sửa trong caption và gõ thông tin mới.

Bổ sung tiêu đề ô

Có thể tạo text trong ô đậm hơn để làm tiêu đề ô.

39. Trong FrontPage Editor, chuyển trỏ text vào trong ô, sau đó chọn Table/Cell Properties. Bạn cũng có thể chọn hàng, cột hoặc nhiều ô.

40. Chọn tuỳ chọn Header Cell trong phần Layout của hộp hội thoại.

41. Kích OK.

Chuyển bảng thành text

Khi chuyển bảng thành text, FrontPage tách mỗi ô trong bảng thành một paragraph.

42. Chọn bảng muốn chuyển thành text.

43. Chọn Table/Convert Table To Text.

44. Chuyển text thành bảng

FrontPage Editor 61

Page 62: Giao+trinh+frontpage+200

FrontPage Editor

Trước khi thực hiện việc chuyển text thành bảng, hãy xác định bạn muốn chia text thành bao nhiêu cột và hàng bằng cách chèn thêm các kí tự phân cách. Ví dụ, sử dụng dấu phảy để chia các cột và sử dụng dấu đoạn (paragraph marks) để đánh dấu hết một hàng.

Ghi chú: vì HTML không hỗ trợ trực tiếp cho các kí tự Tab nên bạn hãy dùng dấu phảy hoặc các kí tự khác để tách cột.

- Chọn text muốn chuyển thành bảng.

- Chọn Table/Convert Text To Table. Hộp hội thoại Convert Text to Table xuất hiện.

- Trong miền Separate Text At, chọn kí tự dùng để phân tách cột, ví dụ như, dấu phảy, và kích OK.

62 FrontPage Editor

Page 63: Giao+trinh+frontpage+200

FrontPage Editor

TLàm việc với Frame Trong bài này, bạn

học về:

Tổng quan về Frame

Tập các Frame chia màn hình trình duyệt Web thành những vùng riêng biệt, mỗi vùng trong đó có thể hiển thị một trang Web nào đó và được gọi là một frame. Một nhóm các frame được gọi là trang frame. Trang frame là một trang Web đặc biệt định nghĩa kích thước và vị trí của mỗi frame trên đó.

Chẳng hạn, ta có thể có một trang frame rất đơn giản chứa hai frame: một hiển thị trang chứa các liên kết, và frame còn lại hiển thị trang mà liên kết chỉ đến. Mỗi khi người sử dụng kích chuột vào liên kết trong frame thứ nhất, trang này chỉ tới trang được liên kết và nó được hiển thị tại frame thứ hai. Trang frame không thực sự chứa bất kỳ nội dung nào của trang, nó chỉ chứa các liên kết đến các trang sẽ xuất hiện tại các frame mà thôi.

Bố cục của Frame

Tạo tập Frame

Thay đổi tập Frame

Nạp trang vào Frame

FrontPage Editor 63

Làm việc với Frame

Trang chứa liên kết

Trang chứa liên kết

Trang hiển thị liên kết chỉ đến

Trang hiển thị liên kết chỉ đến

Page 64: Giao+trinh+frontpage+200

FrontPage Editor

Tạo trang frame

1. Tại FrontPage Editor, thực hiện lệnh File/New.

2. Tại hộp hội thoại New, chọn Frames, chọn mẫu trang Frame mà bạn muốn.

Mẫu frame được hiển thị tại hộp Preview và đặc tả của mẫu hiển thị tại Description.

3. Kích nút OK. Trang frame được tạo như dưới đây:

- Set Initial Page: Kích vào nút này để chọn một trang đã có xuất hiện trên frame tại hộp hội thoại Create HyperLink.

- New Page: Kích vào đây để tạo một trang mới xuất hiện trên frame hiện thời.

Đặc tả trang khởi tạo cho một frame

- Nếu trang khởi tạo của frame chưa được tạo, kích nút Set Initial Page như đã nói ở trên.

- Nếu trang khởi tạo đã có, thực hiện lệnh Frame/Set Initial Page để chọn một trang là trang khởi tạo.

64 FrontPage Editor

Nhấn Frames và chọn mẫu Frame có sẵn

Viền bao xung quanh chỉ Frame hiện thời (đang kích hoạt)

Page 65: Giao+trinh+frontpage+200

FrontPage Editor

Cất trang frame

- Tại màn hình trang frame, thực hiện lệnh File/Save.

- Với những trang nằm trong frame chưa được cất, FrontPage yêu cầu bạn ghi lại nội dung của nó với dấu hiệu: trang được cất nằm trong frame nào cần phải ghi thì frame đó được đánh dấu bằng màu xanh.

- Sau đó, bạn được yêu cầu ghi trang frame khi dấu hiệu chuyển sang dạng viền toàn bộ màn hình frame (được mô tả tại hộp hội thoại).

Thay đổi bố cục của frame – Chia nhỏ frame – Xóa frame

Từ mẫu frame đã có, bạn có thể tự thiết kế lấy cho mình một bố cục của trang frame bằng cách ngăn các frame thành các frame con trong đó, hoặc xoá bớt đi những frame không cần thiết.

FrontPage Editor 65

Dấu hiệu trang thuộc frame này cần ghi lại: frame có màu xanh

Đường viền xung quanh – dấu hiệu cần ghi trang frame

Page 66: Giao+trinh+frontpage+200

FrontPage Editor

Để ngăn frame, thực hiện các bước sau

- Tại frame muốn ngăn, thực hiện lệnh Frame/Split Frame.

- Split into columns: Chia frame theo cột.

- Split into rows: Chia frame theo hàng.

- Kích OK.

Để xóa một frame

Tại FrontPage Editor, chọn frame muốn xoá và thực hiện lệnh Frame/Delete Frame.

Thuộc tính của frame

Tại frame muốn thay đổi thuộc tính, thực hiện lệnh Frame/Frame Properties. Xuất hiện hộp hội thoại Frame Properties.

- Name: Tên của frame, được dùng để thiết lập đích trong liên kết. Ban đầu, hộp Name được gán tên mặc định bởi FrontPage Editor.

- Options: Phần này thiết lập frame có thay đổi kích thước và có hay không có thanh cuộn frame hay không.

- Resizable in Browser: Cho phép người sử dụng thay đổi kích thước.

- Show Scrollbars: Lựa chọn khả năng xuất hiện thanh cuộn frame:

If Needed: Hiển thị thanh cuộn nếu dữ liệu của trang lớn hơn vùng hiển thị của frame.

Never: Không xuất hiện thanh cuộn.

Always: Luôn xuất hiện thanh cuộn.

- Frame Size: Đặc tả chiều cao và chiều rộng của frame tại Width và Row Height. Tuy nhiên, bạn có thể thay đổi kích thước của frame bằng cách rê chuột trên đường viền của frame ở chế độ view Normal của FrontPage Editor.

Kiểu giá trị của đặc tả này gồm 3 loại:

- Relative: Tính tương đối với các frame cùng cạnh theo chiều cao hoặc chiều rộng.

- Percent: Tính tương đối % theo chiều cao và chiều rộng của màn hình trình duyệt Web.

- Pixels: Tính chính xác bằng đơn vị điểm.

- Margins: Đặc tả lề của frame tính bằng điểm, với Width là lề trái và lề phải, Height là lề trên và dưới.

66 FrontPage Editor

Chia frame hiện thời theo 2 hàng hoặc 2 cột

Page 67: Giao+trinh+frontpage+200

FrontPage Editor

- Initial Page: Đặc tả trang khởi tạo của frame hiện thời. Gõ URL của trang hoặc kích vào nút Browse để chọn trang khởi tạo mới.

Thay đổi khoảng cách giữa các frame

1. Thực hiện lệnh Frame/Frame Page Properties.

2. Chọn Frames, vào giá trị khoảng cách giữa các frame tại Frames Spacing. Khoảng cách này được tính bằng điểm, giá trị ngầm định là 2 pixels.

Tạo viền cho frame

1. Thực hiện lệnh Frame/Frame Page Properties.

2. Chọn Frames, kích Show Borders.

Tạo liên kết từ một frame và hiển thị đích liên kết trên một frame khác

45. Tại frame chứa liên kết, thực hiện lệnh Insert/Hyperlink.

46. Tại hộp hội thoại Create Hyperlink, chọn trang muốn liên kết đến.

47. Kích vào nút Target Name để chọn đích cho liên kết.

Current Frames Page: Đây là vùng hiển thị bản đồ của trang frame. Để gán một đích frame cho liên kết, kích vào frame trên bản đồ. Tên của frame sẽ hiển thị trên hộp Target Setting.

Common Targets: Đây là những đích của frame đã được định nghĩa trước và được trình duyệt hiểu. Bạn có thể chọn một trong các đích frame sau:

- Page Default: Đích mặc định cho trang hiện thời.

- Whole Page: Thiết lập frame đích của liên kết tới toàn bộ cửa sổ Web.

- Same Frame: Thiết lập đích frame của liên kết tới cùng frame chứa liên kết.

- New Window: Đặc tả đích liên kết là một cửa sổ trình duyệt Web mới.

- Parent Frame: Đặc tả đích liên kết là trang chứa tập frame hiện thời.

- Target Setting: Nếu bạn chọn frame đích trong Current Frames Page hoặc Common Target, trường này hiển thị tên của đích frame được chọn. Bạn có thể gõ tên của đích trực tiếp vào đây.

FrontPage Editor 67

Kích tại bản đồ frame để chọn đích muốn hiển thị liên kết

Kích tại bản đồ frame để chọn đích muốn hiển thị liên kết

Page 68: Giao+trinh+frontpage+200

FrontPage Editor

- Make Default for Hyperlinks on the Page: Kích vào lựa chọn này nếu bạn muốn tạo frame đích được chọn là mặc định cho mọi liên kết trong trang đang kích hoạt.

Làm việc với form

Trong bài này, bạn

học cách:

Tạo Form

“Form” là mẫu biểu thông qua đó để người sử dụng nhập dữ liệu theo mẫu đã thiết kế.

Thực chất, form là tập hợp các trường và các điều khiển form (được hiểu như một chương trình trên máy chủ được thực hiện khi đăng kí form nghĩa là một phương pháp tổng hợp dữ liệu từ form). Form là chìa khoá để tạo tương tác giữa người sử dụng và dữ liệu trên Web. Thông qua các trường này, người sử dụng có thể vào dữ liệu và đăng kí form. Khi đó, trình duyệt gửi yêu cầu đến server thông qua địa chỉ của trang Web chứa form. Máy chủ dựa trên các điều khiển form gửi trả về trình duyệt những trang Web mới được tạo bởi chương trình (điều khiển form).

Form có thể chứa mọi phần tử của trang, chẳng hạn như: các trường, dữ liệu text trong các đoạn, bảng biểu, tranh ảnh, và các phần tử khác nữa.

Người sử dụng nhập dữ liệu trên form bằng cách gõ dữ liệu vào trường text, kích các nút radio hoặc check box, chọn các tuỳ chọn từ thực đơn. Sau đó, họ đăng kí form bằng cách kích chuột vào nút có kiểu là “Submit”. Khi đó, FrontPage đưa nội dung của form vào một file trên FrontPage web. Đây là file chứa các thông tin được cập nhật từ form. Bạn có thể cấu hình form để gửi dữ liệu trên đó tới một địa chỉ e-mail.

Người sử dụng không nhìn thấy điều khiển form. Nó bắt đầu tiến trình của mình khi họ đăng kí form. FrontPage tự động gán các điều khiển form mặc định khi form được tạo. Tuy nhiên, bạn có thể thiết lập các điều khiển form của mình cho form.

Thay đổi thuộc tính

Form

Nhập dữ liệu trên

Form

Thêm trường vào

Form

Sử dụng tạo Form

bằng Wizard

68 FrontPage Editor

Làm việc với Form

Page 69: Giao+trinh+frontpage+200

FrontPage Editor

Trình duyệt đăng kí form

Tạo Form

Trong FrontPage Editor, bạn có thể tạo một form mới ở bất kì vị trí nào trên trang, ở phía trong hoặc ngoài form.

- Tại vị trí muốn bắt đầu form trên trang, thực hiện lệnh Insert/Form Field và chọn kiểu trường tương ứng.

- FrontPage sẽ tạo một form mới chứa trường mà bạn chọn và hai trường nút nhấn, bao gồm nút đăng kí form (Submit) và nút nhập lại form (Reset).

Form mới được gán tới một điều khiển mặc định.

Thêm trường vào form

1. Tại FrontPage Editor, kích vào form muốn thêm trường.

2. Tại điểm chèn, tạo trường mới bằng cách thực hiện lệnh Insert/Form Field và chọn kiểu trường muốn tạo.

FrontPage Editor 69

Page 70: Giao+trinh+frontpage+200

FrontPage Editor

Thuộc tính của form

Tại Form muốn thay đổi thuộc tính, kích nút phải chuột và chọn lệnh Form Properties, xuất hiện hộp hội thoại dùng để đặc tả những việc cần thực hiện với kết quả của form đang chọn. Bạn có thể gửi kết quả tới một file của FrontPage web hiện thời, tới root web hoặc tới file hệ thống hoặc cũng có thể gửi kết quả tới một địa chỉ e-mail, một điều khiển form của FrontPage hoặc một form tự tạo.

Chú ý: Toàn bộ tuỳ chọn gửi kết quả form tới ISAPI tự tạo, NSAPIT, CGI, hoặc ASP script đòi hỏi một máy chủ chạy FrontPage Server Extensions.

Dưới đây là các tuỳ chọn của hộp hội thoại:

What to do with form results?

Dùng tuỳ chọn này để đặc tả hành động mà FrontPage thực hiện với kết quả trên form.

- Send To: Sử dụng điều khiển form mặc định để gửi kết quả form tới một file trên FrontPage web hiện tại, root web, trên hệ thống file của bạn hoặc tới một địa chỉ e-mail.

- File Name: Ban đầu, trường này hiển thị file chứa các thông tin cất giữ trên form bằng một điều khiển form mặc định. File này được đặt tại folder _private của FrontPage web hiện tại.

- Để gửi kết quả form tới một file khác trên web hiện thời, gõ URL tương đối tới file đó, hoặc kích nút Browse để chỉ định file.

- Để gửi kết quả form tới một file trên root web, bạn phải dùng một folder đặc biệt _vti_log trên root web. Gõ URL tương đối tới file trong folder này, chẳng hạn như: /_vti_log/myresults.txt.

- Để gửi kết quả form tới một file trên hệ thống của bạn, gõ đường dẫn đầy đủ đến file, chẳng hạn như: c:\my_results\results.txt.

- Browse: Hiển thị hộp hội thoại Current Web, bạn có thể duyệt các folders trong FrontPage web hiện tại để chọn file cất kết quả của form.

- E-mail Address: Gõ địa chỉ e-mail nếu bạn muốn gửi kết quả form đến.

- Send To Other: Nếu muốn gửi kết quả form tới điều khiển FrontPage hoặc điều khiển tự tạo, chọn điều khiển bạn muốn dùng:

- Custom ISAPI, NSAPI, CGI or ASP Script: Gửi kết quả form tới một điều khiển form tự tạo sử dụng một trong các phương thức này.

- Discussion Form Handler: Lưu trữ kết quả form từ nhóm thảo luận.

- Registration Form Handler: Cất kết quả của form đăng kí người sử dụng có thể truy nhập dịch vụ Web của bạn.

- Options: Cấu hình điều khiển form được chọn.

- Form Name: Tên form.

- Target Frame: Trường Target liệt kê các frame để hiển thị kết quả form. Lưu ý rằng nếu không có trang frame nào được tải, trình duyệt Web có thể tạo một cửa sổ mới để hiển thị kết quả form. Gõ tên của frame hoặc chọn nút Target Frame để chọn frame:

70 FrontPage Editor

Page 71: Giao+trinh+frontpage+200

FrontPage Editor

- Advanced: Hiển thị hộp hội thoại Advanced Form Properties, bạn có thể tạo và sửa tuỳ chọn của các trường ẩn tại đây.

Sử dụng tạo form bằng Wizard

FrontPage hỗ trợ một chương trình giúp bạn tạo form dựa trên những loại thông tin mà bạn cần tổng hợp, gọi là Form Wizard.

- Thực hiện lệnh File/New, chọn Form Page Wizard.

- Kích nút OK, chọn Next. Vào các thông số:

Page Title: Tiêu đề trang.

Page URL: Địa chỉ trang.

- Chọn Next. Kích nút Add để thêm những thông tin cần tổng hợp.

- Select type of input to collect for select this question: Chọn các kiểu thông tin.

- Edit the promt for this question: Gõ lời nhắc cho thông tin cần yêu cầu.

Dưới đây là các loại thông tin cần tập hợp và các thông số tương ứng của chúng:

FrontPage Editor 71

Chọn tên Target

Chọn kiểu thông tin và gõ lời nhắc tương ứng

Page 72: Giao+trinh+frontpage+200

FrontPage Editor

Contact Information: Thông tin để liên hệ với người sử dụng

Lần lượt chọn các thông số cho thông tin cần liên hệ:

- Name:

Full: Tên đầy đủ

First, Last: Họ và tên

First, Last, Middle: Họ, tên, đệm

- Title: Bí danh

- Organization: Tổ chức

- Postal Address: Địa chỉ theo đường bưu điện

- Work phone: Điện thoại nơi làm việc

- Home phone: Điện thoại ở nhà

- FAX: Số máy fax cần liên hệ

- E-mail Address: Địa chỉ e-mail

- Web Address: Địa chỉ trang Web cá nhân

- Enter the base name for this group of variables: Vào tên biến cho nhóm

Account Information: Thông tin tài khoản của người sử dụng

Product Information: Thông tin sản phẩm

72 FrontPage Editor

Tên biến

Chọn User name là một trường hay hai trường họ và tên

Yêu cầu vào lại mật khẩu hoặc không yêu cầu

Page 73: Giao+trinh+frontpage+200

FrontPage Editor

Ordering Information: Thông tin về yêu cầu

FrontPage Editor 73

Chọn tên sản phẩm từ danh sách hoặc gõ tên

Vào tên cơ sở cho nhóm biến

Chọn thông tin muốn tập hợp về mặt hàng như

Mẫu mãSố hiệu...

Số lượng tối đa của danh sách mặt hàng

Vào tên cơ sở của nhóm biến

Chọn hình thức thanh toán là thẻ tín dụng hoặc tiền mặt

Địa điểm giao hàng

Page 74: Giao+trinh+frontpage+200

FrontPage Editor

Personal Information: Thông tin cá nhân

One of several options: Lựa chọn duy nhất trong tuỳ chọn

Any of several option: Một vài lựa chọn trong tuỳ chọn

Boolean: Lựa chọn Có hoặc Không

Date: Kiểu dữ liệu nhập vào là ngày

Range: Kiểu dữ liệu trên form là một miền các giá trị để chọn lựa

Number: Dữ liệu nhập trên form là số

String: Dữ liệu nhập trên form là dòng text

Paragraph: Dữ liệu nhập là text nhiều dòng

74 FrontPage Editor

Vào các nhãn

trong danh sách

tuỳ chọn

Chọn kiểu xuất

hiện của tuỳ

chọnVào tên biến chọn

Chọn kiểu xuất hiện Có/Không

Vào tên biến

Page 75: Giao+trinh+frontpage+200

FrontPage Editor

Thêm thành phần của form

Trong bài này, bạn học

về:

Thêm và sửa các trường

trên Form

Trường là những khối được xây dựng trên form. Người sử dụng cung cấp thông tin thông qua các trường. Việc nhập dữ liệu này được xử lí bởi một điều khiển form nằm trên máy chủ Web khi người sử dụng đăng kí form.

Bạn tạo các trường trong FrontPage Editor bằng cách dùng lệnh Form Field trên thực đơn Insert, hoặc kích nút trên thanh công cụ form. Bạn có thể tạo các trường sau đây bằng FrontPage:

Hộp text chỉ có một dòng để người sử dụng gõ dữ liệu text trong đó.

Một hộp text cuộn nhiều dòng để người sử dụng có thể nhập các dòng text tại đó.

Một nút là radio cho phép người sử dụng chỉ được chọn duy nhất bằng cách kích chuột vào nút này.

Nút là check box cho phép người sử dụng chọn nhiều tuỳ chọn bằng cách kích chuột vào nhiều nút check box.

Một thực đơn cuộn xuống cho phép người sử dụng có thể chọn từ một hay nhiều dòng thực đơn cùng một thời điểm.

Một nút nhấn cho phép người sử dụng đăng kí form hoặc khởi tạo lại trạng thái ban đầu của form.

Một trường ảnh hiển thị một ảnh trên form. Bằng cách kích chuột vào ảnh này, người sử dụng có thể đăng kí form.

Check Boxes

Radio Buttons

Pull-down Menus

One-line Text Boxes

Scrolling Text Boxes

Push Buttons

Picture Field

Các trường của form được tạo cùng dòng với text của trang đang kích hoạt trên FrontPage Editor. Mỗi khi chèn một trường vào trang, FrontPage Editor coi nó như một kí tự. Ví dụ,

FrontPage Editor 75

Thêm thành phần của

Page 76: Giao+trinh+frontpage+200

FrontPage Editor

nếu bạn kích chuột tại nút trái của trường và bắt đầu gõ nhãn cho nó, trường sẽ dịch chuyển về phía phải để tạo chỗ cho text vừa gõ xuất hiện. Nếu bạn nhấn Enter tại phía trái trường, trường sẽ chuyển xuống đầu dòng mới. Bạn có thể cắt, sao chép trường vào vùng đệm và dán chúng vào form (dùng các lệnh trên thực đơn Edit như: Copy, Cut, Paste.

Các thao tác với trường

Sao chép một trường

1. Tại FrontPage Editor, kích tại trường muốn sao chép.

2. Thực hiện lệnh Edit/Copy.

3. Kích chuột tại nơi muốn dán trường đã sao chép.

4. Thực hiện lệnh Edit/Paste.

Xóa một trường trên form

1. Tại FrontPage Editor, chọn trường cần xóa.

2. Nhấn phím Delete để xóa.

3. Kích nút phải chọn lệnh Cut để cắt trường.

Hiển thị trường xác nhận

Bạn hiển thị trường xác nhận bằng cách chèn trang xác nhận của form được điều khiển bởi một điều khiển form Save Results Form Handler, Discussion Form Handler, hoặc Registration Form Handler.

1. Tại FrontPage Editor, mở trang xác nhận.

2. Thực hiện lệnh Insert/FrontPage Component.

3. Tại hộp hội thoại Insert FrontPage Component, chọn Confirmation Field và kích OK, xuất hiện hộp hội thoại Confirmation Field Properties.

4. Tại hộp Name of Form Field To Confirm, gõ tên trường của form.

5. Kích OK.

Text Boxes

Tạo trường Text Box

1. Thực hiện lệnh Insert/Form Field và chọn One-Line Text Box. Nếu muốn tạo trường Text Box tại form hiện thời, đặt vị trí trỏ text trên form, nếu tạo trường này với form mới, đặt trỏ text ở ngoài các form đã định nghĩa.

2. Gõ nhãn trực tiếp cho trường trên form.

Chú ý: FrontPage Editor tạo trường text box với thuộc tính mặc định. Kích đúp tại trường để thiết lập các thuộc tính cho nó.

76 FrontPage Editor

Page 77: Giao+trinh+frontpage+200

FrontPage Editor

Tạo trường mật khẩu

Một trường mật khẩu chính là trường text box, chỉ khác ở chỗ, dữ liệu text khi người sử dụng nhập tại trường này trên form không hiển thị trên màn hình. Khi một form chứa trường mật khẩu được đăng kí từ trình duyệt Web, tên và nội dung của trường text box được gửi tới điều khiển của form.

1. Tại FrontPage Editor, tại vị trí trỏ text, thực hiện lệnh Insert/Form Field/One-Line Text Box.

2. Kích chọn trường text box này.

3. Thực hiện lệnh Edit/Form Field Properties.

4. Tại trường Password Field, kích Yes.

5. Kích OK.

Thay đổi thuộc tính của trường text box

Bạn có thể thay đổi các thông số sau của trường:

- Tên

- Giá trị khởi tạo

- Độ rộng của trường theo số kí tự

1. Kích nút phải chuột tại trường, chọn Form Field Properties.

Name: Gõ tên của trường. Khi form được đăng kí, tên trường được gửi tới điều khiển form cùng với giá trị của nó. Dĩ nhiên là tên này không hiển thị trên trang.

Initial value: Vào giá trị khởi tạo cho trường, giá trị này sẽ xuất hiện khi trang lần đầu được đọc bởi trình duyệt Web.

Width in characters: Vào độ rộng của trường (tính bằng số kí tự).

Tab order: Vào giá trị để điều khiển thứ tự mà người sử dụng có thể dịch chuyển từ trường này tới trường khác bằng cách nhấn phím Tab.

Chỉ có Internet Explorer 4.0 hoặc các phiên bản sau đó là hỗ trợ thuộc tính này. Nếu để trống, Internet Explorer 4.0 sẽ dùng thứ tự mặc định, giống như phiên bản trước của nó. Giá trị có thể được chấp nhận ở đây từ 1 đến 999. Nếu hai trường có cùng Tab order, trường được định nghĩa trước sẽ có ảnh hưởng bởi giá trị này. Giá trị –1 sẽ huỷ điều khiển của Tab order.

FrontPage Editor 77

Kích Validate để hạn chế kiểu dữ liệu nhập vào

Page 78: Giao+trinh+frontpage+200

FrontPage Editor

Password field: Kích Yes nếu là trường mật khẩu.

Validate: Kích vào nút này để mở hộp hội thoại Text Box Validation. Bạn sẽ hạn chế các giá trị có thể nhập vào cho trường trên form tại hộp hội thoại này.

Các tuỳ chọn của hộp thoại:

- Display Name: Đặc tả tên được dùng để hiển thị trên thông điệp cảnh báo có giá trị.

- Data Type: Chọn kiểu dữ liệu của trường:

No Constraints

Text: Dữ liệu dạng text

Interger: Dữ liệu dạng số nguyên

Number: Dữ liệu dạng số

Text Format: Phần này chứa những thiết lập giá trị được chấp thuận của trường dạng text.

- Letters: Cho phép trường chứa kí tự chữ cái

- Digits: Cho phép trường chứa kí tự chữ số

- Whitespace: Cho phép trường chứa khoảng trắng, bao gồm dấu cách, tab, dấu xuống dòng và dấu kết thúc dòng.

- Other: Cho phép trường chứa các kí tự khác bằng cách gõ các kí tự này tại hộp Other.

Numeric Format: Phần này chứa những thiết lập cho dữ liệu dạng số nguyên và số.

Grouping: Chọn kí tự để dùng hiển thị số hoặc số nguyên.

- None: Trường dạng số không chứa các kí tự khác ngoài kí tự chữ số để hiển thị, chẳng hạn như 123456789

- Comma: Trường chứa dấu phẩy, chẳng hạn 123,456,789

- Period: Trường chứa dấu chấm, chẳng hạn 123.456.789

Decimal: Nếu kiểu dữ liệu của trường là Number, bạn có thể đặc tả một kí tự được dùng như dấu chấm thập phân:

- Comma: Chỉ định dấu phẩy hiển thị dấu chấm thập phân, chẳng hạn 123.456,789

78 FrontPage Editor

Page 79: Giao+trinh+frontpage+200

FrontPage Editor

- Period: Chỉ định dấu chấm làm dấu ngăn cách phần nguyên và thập phân, chẳng hạn 123,456.789

Chú ý: Bạn không thể dùng cùng một kí tự để hiển thị dấu chấm thập phân và dấu ngăn cách phần nghìn của trường số.

Data Length: Phần này chứa thiết lập độ dài của trường dữ liệu.

Required: Chọn check box để đặc tả dữ liệu được yêu cầu trong trường.

- Min Length: Đặc tả độ dài ngắn nhất của dữ liệu trên trường.

- Max Length: Đặc tả độ dài lớn nhất của dữ liệu trên trường.

Data Value: Phần này chứa những giá trị thiết lập cho bất kì kiểu dữ liệu nào.

Field Must Be: Chọn một trong các kiểu điều kiện để giới hạn dữ liệu sau:

- Less Than: Nhỏ hơn

- Greater Than: Lớn hơn

- Less Than Or Equal To: Nhỏ hơn hoặc bằng

- Greater Than Or Equal To: Lớn hơn hoặc bằng

- Equal To: Bằng

- Not Equal To: Không bằng

Value: Gõ giá trị giới hạn dữ liệu tương ứng với điều kiện ở trên. Ví dụ, nếu kiểu dữ liệu là Interger, và Field Must Be là Greater Than, gõ 100 trong hộp Value có nghĩa là dữ liệu của trường phải lớn hơn 100.

And Must Be: Chọn giá trị tương tự như trên, và giá trị được nhập vào của trường sẽ là kết hợp của hai điều kiện Field Must Be và And Must Be.

Style: Kích vào nút này để mở hộp hội thoại Style, bạn có thể thay đổi các thuộc tính style-sheet. Khuôn dạng của style-sheet cho phép điều khiển khoảng cách, lề, phông và màu sắc của text...

FrontPage Editor 79

Dữ liệu nhập vào tuân theo điều kiện tại DataValue

Page 80: Giao+trinh+frontpage+200

FrontPage Editor

Scrolling Text Boxes

Tạo trường scrolling text box

1. Nếu muốn tạo scrolling text box tại một form, đặt trỏ text tại vị trí trên form. Nếu muốn tạo trường này tại form mới, kích chuột ra ngoài bất kì form nào đã định nghĩa.

2. Tại FrontPage Editor, thực hiện lệnh Insert/Form Field/One-Line Text Box.

3. Gõ nhãn cho trường trực tiếp trên form.

Chú ý: FrontPage Editor tạo scrolling text box với thuộc tính mặc định. Kích đúp chuột tại trường để vào các thiết lập cho thuộc tính của nó.

Thay đổi thuộc tính của trường scrolling text box

Kích nút phải chuột tại trường, chọn lệnh Form Field Properties. Thay đổi các thuộc tính sau:

- Name: Tên trường, dùng cho điều khiển form

- Intial Value: Giá trị khởi tạo, xuất hiện lần đầu khi trang chứa form được mở

- Width in character: Độ rộng tính bằng số kí tự

- Number of Lines: Chiều cao tính bằng số dòng

Hạn chế giá trị nhập tại trường

Tương tự như đối với trường text box

Check Boxes

Tạo trường check box

Mỗi text box ứng với một tuỳ chọn trên form. Người sử dụng có thể chọn một hay nhiều phần tử text box cho cùng một nhóm chọn, nghĩa là những lựa chọn chấp chận nhiều giá trị. Khi form chứa trường đăng kí, tên của trường check box cùng với giá trị của nó được gửi tới điều khiển form.

80 FrontPage Editor

Gõ nhãn cho trường

Kích vào nút để hạn chế giá trị nhập vào

Page 81: Giao+trinh+frontpage+200

FrontPage Editor

- Tại FrontPage Editor, thực hiện lệnh Insert/Form Field/Check Box. Nếu muốn tạo trường text box tại form, đặt điểm chèn tại đó, nếu không, đặt điểm chèn ra phía ngoài các form đã định nghĩa.

- Gõ nhãn cho trường trên form.

Chú ý: FrontPage Editor tạo trường text box với thuộc tính ngầm định. Chẳng hạn, mặc định trường text box không được chọn. Kích đúp tại trường này để thiết lập thuộc tính cho nó.

Thiết lập thuộc tính cho trường check box

Kích nút phải chuột tại trường, chọn lệnh Form Field Properties.

Dưới đây là các tuỳ chọn tại hộp hội thoại:

- Name: Vào tên trường. Tên này không nhất thiết phải duy nhất và nó không hiển thị trên trang.

- Value: Giá trị tương ứng với trường.

- Initial state: Chọn Checked nếu muốn trường được chọn lúc khởi tạo, ngược lại là Not checked.

- Tab order: Vào giá trị là số chỉ ra số thứ tự của trường trên form được nhập giá trị khi người sử dụng nhấn phím Tab. Giá trị trong khoảng 1-999, -1 sẽ huỷ thứ tự của tab.

- Style: Kích nút này để thiết lập các thuộc tính của style-sheet cho trường được chọn.

Radio Buttons

Tạo trường radio button

Radio button là một nút trên form, cho phép người sử dụng kích chuột tại đó để chọn một tuỳ chọn. Radio button khác với check box ở chỗ, chúng chỉ cho phép chọn một trong các lựa chọn cùng nhóm. Khi form chứa trường radio button được đăng kí, tên nhóm trường và giá trị của chúng được gửi tới điều khiển form.

FrontPage Editor 81

Cho phép chọn nhiều lựa chọn cùng nhóm

Page 82: Giao+trinh+frontpage+200

FrontPage Editor

1. Tại FrontPage Editor, thực hiện lệnh Insert/Form Field/Radio Button. Nếu muốn tạo trường radio button tại form mới, đặt điểm chèn tại vị trí không nằm trong form nào đã định nghĩa.

2. Gõ nhãn cho trường trên form.

Chú ý: FrontPage Editorr tạo trường radio button với thuộc tính mặc định. Radio button đầu tiên bạn tạo trên form có tên là “R1” và mặc định là được chọn. Mỗi radio button mà bạn tạo sẽ có cùng tên nhóm với nút radio trước. Kích đúp vào trường radio button để thiết lập thuộc tính cho nó.

Thay đổi thuộc tính của trường radio-button

Name: Vào tên nhóm cho radio button. Tên này được gửi tới điều khiển form khi form chứa nút được đăng kí. Mặt khác, tên này phân biệt giữa các nhóm trường radio button, có nghĩa là, người sử dụng sẽ chỉ được chọn một trong các nút radio của nhóm có cùng tên.

Value: Đây là giá trị của trường radio button ứng với nhóm có tên đặt ở thuộc tính Name.

Tab Order: Số thứ tự mà người sử dụng có thể nhập tại trường khi nhấn phím Tab để chuyển qua lại giữa các trường.

Initial State: Có hiển thị nút là được chọn (Selected) hay không (No selected).

Drop-Down Menus

Drop-Down Menu là một thực đơn mà khi người sử dụng kích chuột vào thì nó trải xuống một danh sách các phần tử, ứng với mỗi phần tử là một lựa chọn.

82 FrontPage Editor

Chỉ cho phép chọn một tuỳ chọn cùng nhóm

Tên phân biệt

nhóm lựa chọn

Tên phân biệt

nhóm lựa chọn

Page 83: Giao+trinh+frontpage+200

FrontPage Editor

Tạo một drop-down menu có nghĩa là xây dựng tập các phần tử hay các lựa chọn trên thực đơn. Bạn có thể thêm, thay đổi, dịch chuyển, xóa các phần tử này trên trường drop-down menu nhờ những công cụ của FrontPage Editor.

Tạo trường drop-down menu

Thực đơn drop-down đặc trưng cho danh sách chứa một hay nhiều phần tử mà chúng có thể được chọn từ danh sách này. Bạn có thể cấu hình cho drop-down menu để cho phép một hay nhiều lựa chọn.

Khi form chứa drop-down menu được đăng kí, tên cùng với danh sách các phần tử được chọn của trường được gửi tới điều khiển form. Drop-down menu được tạo tại vị trí điểm chèn. Nếu vị trí này ở trong form, trường sẽ là một phần tử của form. Để tạo trường ở một form mới, đặt điểm chèn ngoài bất kì form đã được định nghĩa nào.

1. Thực hiện lệnh Insert/Form Field/Drop-Down Menu.

2. Kích nút phải tại trường, chọn lệnh Form Field Properties.

FrontPage Editor 83

Page 84: Giao+trinh+frontpage+200

FrontPage Editor

3. Gõ nhãn cho trường tại trang.

4. Vào tên cho trường tại hộp Name.

5. Với mỗi lựa chọn cần thêm vào thực đơn, chọn nút Add:

- Choice: Vào tên lựa chọn.

- Specify Value: Gán giá trị cho lựa chọn. Nếu không gán, giá trị mặc định là tên lựa chọn.

- Initial State: Chỉ ra trạng thái ban đầu của trường là được chọn Seleted hoặc không được chọn Not Selected.

- Kích OK.

Các phần tử của thực đơn được hiển thị theo thứ tự mà bạn tạo chúng.

6. Để thay đổi thực đơn drop-down:

- Xóa một lựa chọn: Kích nút Remove.

- Sửa một lựa chọn: Kích Modify và thay đổi thuộc tính của lựa chọn.

- Thay đổi thứ tự của các lựa chọn: Lên trên nhấn Move Up, xuống dưới nhấn Move Down.

7. Cho phép hoặc không cho phép chọn nhiều lựa chọn trên thực đơn tại một thời điểm: Kích Yes tại Allow Multiple Selection hoặc No.

8. Thiết lập chiều cao của thực đơn: Vào một số tại Height. Dựa vào lựa chọn của bạn, thực đơn sẽ hiển thị như sau:

Nếu Height lớn hơn 1, trình duyệt hiển thị thực đơn như một danh sách có thể cuộn nhờ mũi tên cuộn lên và xuống ở thanh cuộn.

84 FrontPage Editor

Vào tên của drop-down menu

Vào tên của drop-down menu

Page 85: Giao+trinh+frontpage+200

FrontPage Editor

Nếu Height bằng 1 và Allow Multiple Selections là No, trình duyệt hiển thị một thực đơn như danh sách cuộn xuống.

Nếu Height bằng 1 và Allow Multiple Selections là Yes, trình duyệt hiển thị thực đơn như một danh sách với các mũi tên cuộn (lên trên, xuống dưới) có chiều cao bằng một nửa chiều cao đầy đủ.

9. Kích nút OK.

Qui định việc nhập dữ liệu cho trường drop-down menu

Có hai nhóm hạn chế qui định dữ liệu nhập vào cho trường drop-down menu. Một là cho phép nhiều lựa chọn, hai là thiết lập áp dụng cho trường cho phép không hoặc một lựa chọn.

1. Kích đúp vào trường drop-down menu, xuất hiện hộp hội thoại Drop-Down Menu Properties. Kích nút Validate.

2. Nếu bạn tạo trường drop-down menu để cho phép nhiều lựa chọn, bạn có thể thiết lập qui định đặc tả số nhỏ nhất hoặc tối đa lựa chọn một cách đồng thời.

- Minimum Items : Đặc tả số tối thiểu lựa chọn.

- Maximum Items: Đặc tả số tối đa lựa chọn.

- Data Required: Yêu cầu ít nhất một lựa chọn được chọn.

- Disallow First Item: Không lựa chọn phần tử thứ nhất, coi đây như phần giới thiệu.

- Display Name: Tên trường xuất hiện trên thông điệp cảnh báo.

Trường Push Buttons và Picture

Tạo trường push button

Trường push button thực chất là các nút cho phép người sử dụng kích chuột vào đó để đăng kí hoặc khởi tạo lại form. Khi form được đăng kí, dữ liệu của nó được gửi tới điều khiển form.

FrontPage Editor 85

“Song Name” là Display Name

Page 86: Giao+trinh+frontpage+200

FrontPage Editor

Bạn có thể chèn nhiều nút trên form bằng cách gán mỗi nút với một tên riêng biệt. Khi đăng kí form, tên của nút được chọn cùng với nhãn của nó được chuyển đến điều khiển form như một cặp tên và giá trị.

1. Tại FrontPage Editor, thực hiện lệnh Insert/Form Field/Push Button. Trường push button được tạo tại vị trí điểm chèn. Nếu điểm chèn nằm trên form, nút sẽ được thêm vào thành phần tử của form. Nếu điểm chèn nằm ngoài form, một form mới được tạo khi bạn chèn trường này.

2. Gõ nhãn cho nút trên form.

Chú ý: FrontPage Editor tạo trường push button với thuộc tính mặc định. Kích đúp trường để thiết lập các thuộc tính cho nó.

Thay đổi thuộc tính của trường push button

Kích đúp trường. Xuất hiện hộp hội thoại Form Field Properties.

- Name: Vào tên trường.

- Value/Label: Vào nhãn hoặc giá trị cho trường.

- Button type: Chọn kiểu của trường.

Submit: Dùng để đăng kí form.

Reset: Khởi tạo lại form.

Normal: Tạo generic button mà bạn có thể gán một script tới nó.

Kích nút OK.

Tạo trường Picture

Sử dụng trường picture tương tự như dùng Submit button. Một trường picture đăng kí tới một điều khiển form khi người sử dụng kích chuột trên ảnh. Khi form được đăng kí từ trường ảnh, FrontPage gửi cặp toạ độ x và y tại điểm kích chuột tới điều khiển form. Bạn có thể tạo một điều khiển xử lí form dựa trên thông tin về cặp toạ độ này.

1. Tại FrontPage Editor, thực hiện lệnh Insert/Form Field/Picture.

2. Thực hiện bước tiếp theo để chèn ảnh:

- Nếu ảnh thuộc FrontPage web hiện thời, mở folder tương ứng, chọn ảnh và kích OK.

- Nếu không, kích vào nút File , chọn ảnh trong hộp hội thoại Select File.

Chú ý: FrontPage Editor tạo trường picture với thuộc tính mặc định. Kích đúp vào trường để thiết lập các thuộc tính cho nó.

86 FrontPage Editor

Page 87: Giao+trinh+frontpage+200

FrontPage Editor

3. Gõ nhãn cho trường picture trên form.

Trường ẩn - Hidden

Thay đổi trường ẩn

1. Tại FrontPage Editor, kích nút phải chuột, chọn lệnh Form Propertiess.

2. Tại hộp hội thoại Form Properties, kích Advanced.

3. Kích Modify để thay đổi tên và giá trị của trường.

4. Kích Add để thêm trường ẩn.

5. Kích Remove để bỏ trường ẩn đang chọn.

FrontPage Editor 87

Gõ nhãn của trường Picture

Gõ nhãn của trường Picture

Page 88: Giao+trinh+frontpage+200

FrontPage Editor

Khái niệm và thuật ngữ

HTML là gì? Bookmark

Dynamic HTML Web browser(Trình duyệt web)

ActiveX Script

URL(Uniform Resource Locator) Structured Query Language - SQL

WebsiteHypertext Transfer Protocol-HTTP

Database Hyperlink

Hypertext HTTP address

World Wide Web - WWW Table

Internet Multimedia

Password File Transfer Protocol - FTP

HTML là gì?

HTML (hay Hypertext Markup Language-Ngôn ngữ liên kết siêu văn bản) là ngôn ngữ đánh dấu chuẩn dùng lập trình các tài liệu World Wide Web, tài liệu là các tập tin văn bản đơn giản. Ngôn ngữ HTML dùng các tag hoặc các đoạn mã lệnh để chỉ cho các trình duyệt(Web browsers) cách hiển thị các thành phần của trang như text và graghics ,và đáp lại những thao tác của người dùng bởi các thao tác ấn phím và nhắp chuột. Hầu hết các Web browser, đặc biệt là Microsoft Internet Explorer và Netscape Navigator, nhận biết các tag của HTML vượt xa những chuẩn HTML đặt ra. Microsoft FrontPage chỉ dùng để đọc và viết các tập tin HTML mà không hiểu ngôn ngữ HTML yêu cầu phải làm gì.

Fronpage, InterDev

VBScript, JavaScript

Internet Explorer

HTML Editor -->

HTML -------> DHTML, ASP

--------> (Web)WWW

Web tĩnh

SQL, Access, Oracle

Web động

- Dynamic HTML(DHTML-HTML động): là ngôn ngữ HTML mở rộng làm tăng hiệu ứng trình bày văn bản và đối tượng khác. Trong FrontPage, bạn có thể sử dụng thanh công cụ DHTML Effects để làm tăng cường hiệu ứng cho các thành phần của mà không cần lập trình.

- ActiveX: 1 tập hợp các kỹ thuật cho phép các thành phần phần mềm tương tác với một thành phần khác trong môi trường mạng, bất chấp ngôn ngữ của thành phần được tạo ra. ActiveX được dùng làm chính yếu để phát triển nội dung tương tác của World Wide Web, mặc dù nó có thể sử dụng trong các ứng dụng người-máy và các chương trình khác.

- URL(Uniform Resource Locator): địa chỉ tới một trạm Internet hay mạng nội bộ, là 1 chuỗi cung cấp địa chỉ Internet của 1 Web site tài nguyên trên World Wide Web, đi theo sau 1 nghi

88 FrontPage Editor

Page 89: Giao+trinh+frontpage+200

FrontPage Editor

thức. URL thường dùng là http://, để chỉ định địa chỉ Web site trên Internet. Những URL khác là gopher://, ftp://, mailto://...

- Bookmark: 1 vị trí trên 1 trang web có thể là đích của 1 hyperlink. 1 bookmark có thể áp dụng cho 1 chuỗi ký tự tồn tại trên trang ngăn cách bởi bất kỳ ký tự nào. Bookmarks cho phép tác giả link đến 1 phần đã chỉ định trên trang. Trong 1 URL, 1 bookmark được đánh dấu phía trước bằng dấu thăng(#). Cũng được gọi là neo(anchor).

- Web browser(Trình duyệt web): Phần mền phiên dịch đánh dấu của các file bằng HTML, định dạng chúng sang các trang Web, và thể hiện chúng cho người dùng. Vài browser có thể cho phép người dùng gởi nhận e-mail, đọc newsgroups, và thực hiện các file sound hoặc video đã được nhúng và trong tài liệu Web.

- Script: Một tập các chỉ lệnh dùng để báo cho chương trình biết cách thực hiện một thủ tục qui định, như đang nhập vào hệ thống thư điện tử chẳng hạn. Các khả năng script được cài sẵn trong một số chương trình. Bạn phải tìm hiểu cách viết script đó bằng loại ngôn ngữ không khác gì ngôn ngữ lập trình mini. Có một số chương trình ghi script này một cách tự động bằng cách ghi lại những lần gõ phím và chọn dùng lệnh của bạnh khi bạn tiến hành thủ tục này. Các script giống như các macro, trừ một điều là thuật ngữ macro được dành riêng để chỉ những script nào mà bạn có thể khởi đầu bằng cách ấn một tổ hợp phím do bạn tự quy định.

- Structured Query Language - SQL: Trong các hệ quản lý cơ sở dữ liệu, đây là ngôn ngữ vấn đáp do IBM soạn thảo được sử dụng rộng rãi trong máy tính lớn và hệ thống máy tính mini. SQL đang được trang bị trong các mạng khách/chủ như là một phương pháp làm cho các máy tính cá nhân có khả năng thâm nhập vào các tài nguyên của các cơ sở dữ liệu hợp tác. Ðây là loại ngôn ngữ độc lập với dữ liệu; người sử dụng không phải bận tâm đến vấn đề dữ liệu sẽ được thâm nhập vào bằng cách nào về mặt vật lý. Theo lý thuyết, SQL cũng độc lập với thiết bị; có thể dùng cùng một ngôn ngữ vấn đáp để thâm nhập vào các cơ sở dữ liệu trên máy tính lớn, máy tính mini, và máy tính cá nhân. Tuy nhiên, hiện nay có một số phiên bản của SQL đang bị cạnh tranh. SQL là một ngôn ngữ vấn đáp lịch sự và súc tích chỉ với 30 lệnh. Bốn lệnh cơ bản ( SELECT, UPDATE, DELETE, và INSERT) đáp ứng cho bốn chức năng xử lý dữ liệu cơ bản (phục hồi, cải tiến, xoá, và chèn vào). Các câu hỏi của SQL gần giống cấu trúc của một câu hỏi tiếng Anh tự nhiên. Kết quả của câu hỏi sẽ được biểu hiện trong một bản dữ liệu bao gồm các cột (tương ứng với các trường dữ liệu) và các hàng (tương ứng với các bản ghi dữ liệu).

- Hypertext Transfer Protocol-HTTP: Giao thức truyền siêu văn bản

- Hyperlink: Siêu liên kết

- Web site: chỗ web.

- HTTP address: địa chỉ HTTP, ví dụ http://www.microsoft.com

- Database: cơ sở dữ liệu, kho dữ liệu. Một bộ sưu tập các thông tin về một chủ đề, được tổ chức hợp lý để thành một cơ sở cho các thủ tục công việc như truy tìm thông tin, rút ra các kết luận, và thành lập các quyết định. Bất kỳ một sưu tập thông tin nào phục vụ cho các mục đích này đều được coi là một cơ sở dữ liệu, ngay cả trường hợp các thông tin đó không được lưu trữ trong máy tính. Thực ra, "tổ tiên" của các hệ cơ sở dữ liệu doanh thương phức tạp hiện nay là những tệp được giữ trên các tấm bìa, có mang mã số, và được xếp trong các phòng lưu trữ trước đây. Thông tin thường được chia ra thành nhiều bản ghi ( record) dữ liệu khác nhau, trên đó có một hay nhiều trường dữ liệu. Ví dụ bản ghi về phim thiếu nhi của một cửa hàng video có thể gồm có các

FrontPage Editor 89

Page 90: Giao+trinh+frontpage+200

FrontPage Editor

thông tin như sau: TITLE The Blue Fountain CATEGORY Children RATING G RETAIL PRICE 24. 9 đ RENTED TO 325 - 1234 DUE DATE 12 / 3 / 92.

- Table: bảng Trong chương trình quản lý cơ sở dữ liệu liên quan, đây là cấu trúc cơ sở của việc lưu trữ và hiển thị dữ liệu, trong đó các khoản mục dữ liệu được liên kết với nhau bởi các quan hệ hình thành do việc đặt chúng theo các hàng và các cột. Các hàng ứng với các bản ghi dữ liệu của các chương trình quản lý dữ liệu hướng bảng, và các cột thì ứng với các trường dữ liệu. Trong chương trình xử lý từ, thường có thể dùng lệnh Table để tạo ra một bảng tính gồm các cột và các hàng có khản năng tính toán. Trong chương trình xử lý, thường có thể dùng lệnh Table để tạo ra một bảng tính gồm các cột và các hàng có khả năng tính toán. Trong một vài chương trình xử lý từ, tài liệu dữ liệu được tạo ra bằng tính năng hòa hợp thư sẽ tổ chức dữ liệu hòa hợp đó trong một bảng.

- Hypertext: văn bản của một tài liệu truy tìm không theo tuần tự. Người đọc tự do đuổi theo các dấu vết liên quan qua suốt tài liệu đó bằng các mối liên kết xác định sẵn do người sử dụng tự lập nên. Trong một môi trường ứng dụng hypertext thực sự, bạn có thể trỏ vào ( highlight) bất kỳ từ nào của tài liệu và sẽ tức khắc nhảy đến các tài liệu khác có văn bản liên quan đến nó. Cũng có những lệnh cho phép bạn tự tạo cho riêng mình những dấu vết kết hợp qua suốt tài liệu. Các trình ứng dụng hypertext rất hữu ích trong trường hợp phải làm với một số lượng văn bản lớn, như các bộ từ điển bách khoa và các bộ sách nhiều tập.

- Multimedia: đa phương tiện, đa môi trường, đa truyền thông Một phương pháp giới thiệu thông tin bằng máy tính, sử dụng nhiều phương tiện truyền thông tin như văn bản, đồ hoạ và âm thanh, cùng với sự gây ấn tượng bằng tương tác. Trong chương trình giới thiệu đa phương tiện gọi là beethoven windowss World ( Thế giới Beethoven) chẳng hạn, bạn có thể nhìn thấy chân dung của nhà soạn nhạc, nghe âm nhạc của ông, và cả những đoạn văn bản về cuộc sống riêng của nhạc sĩ. Những tiến bộ đạt được trong việc đồng bộ âm thanh và video cho phép bạn có thể hiển thị các hình video động trong những cửa sổ màn hình.

- World Wide Web - WWW: Trong các máy tính có cơ sở UNIX và được nối với mạng Internet. Ðây là một hệ thống dùng để truy tìm và phục hồi các tài liệu hypertext thực hiện. Ðược xây dựng đầu tiên ở một phòng thí nghiệm vật lý, WWW thường xuyên nhận được các thông tin bổ sung nhờ những người sử dụng đóng góp thêm các tài liệu đã được đánh chỉ số. Khi nhìn vào một trình đơn Web, bạn nhìn thấy một số các khoản mục được gạch dưới (trên các màn hình đồ họa) hoặc được đánh số thứ tự (trên các màn hình ký tự) đó là các mối liên kết sẽ hiển thị một tài liệu liên quan khi làm cho chúng hoạt động bằng một lệnh thích hợp.

- File Transfer Protocol - FTP: định ước truyền tệp, giao thức truyền tệp. Trong truyền thông không đồng bộ, đây là một tiêu chuẩn nhằm bảo đảm truyền dẫn không bị lỗi cho các tệp chương trình và dữ liệu thông qua hệ thống điện thoại. Chương trình FTP cũng được dùng để gọi tên cho định ước truyền tệp UNIX, một định ước hướng dẫn việc truyền dữ liệu.

- Internet: Một hệ thống gồm các mạng máy tính được liên kết với nhau trên phạm vi toàn thế giới, tạo điều kiện thuận lợi cho các dịch vụ truyền thông dữ liệu, như đăng nhập từ xa, truyền các tệp tin, thư tín điện tử, và các nhóm thông tin.

Internet là một phương pháp ghép nối các mạng máy tính hiện hành, phát triển một cách rộng rãi tầm hoạt động của từng hệ thống thành viên.

Nguồn gốc đầu tiên của Internet là hệ thống máy tính cuả Bộ Quốc Phòng Mỹ, gọi là mạng ARPAnet, một mạng thí nghiệm được thiết kế từ năm 1969 để tạo điều kiện thuận lợi cho việc hợp tác khoa học trong các công trình nghiên cứu quốc phòng.

90 FrontPage Editor

Page 91: Giao+trinh+frontpage+200

FrontPage Editor

ARPAnet đã nêu cao triết lý truyền thông bình đẳng ( peer-to-peer), trong đó mỗi máy tính của hệ thống đều có khả năng "nói chuyện" với bất kỳ máy tính thành viên nào khác. Bất kỳ mạng máy tính nào dựa trên cơ sở thiết kế của ARPAnet đều được mô tả như một tập hợp các trung tâm điện toán tự quản, mang tính địa phương và tự điều hành, chúng được liên kết dưới dạng "vô chính phủ nhưng có điều tiết" .

Sự phát triển thiết kế của mạng ARPAnet đơn thuần chỉ do những yêu cầu về quân sự: Mạng này phải có khả năng chống lại một cuộc tấn công có thể vô hiệu hoá một số lớn các trạm thành viên của nó.

Tư tưởng này đã được chứng minh là đúng khi Mỹ và các đồng minh tham gia vào cuộc chiến tranh vùng Vịnh.

Sự chỉ huy và mạng kiểm soát của Irak, được tổ chức mô phỏng theo công nghệ ARPAnet, đã chống lại một cách thành công đối với các nổ lực của lực lượng đồng minh nhằm tiêu diệt nó. Ðó là lý do tại sao công nghệ có nguồn gốc từ ARPAnet hiện nay đang được xuất cảng một cách rộng rãi.

Mạng Internet nguyên thuỷ được thiết kế nhằm mục đích phục vụ việc cung cấp thông tin cho giới khoa học, nên công nghệ của nó cho phép mọi hệ thống đều có thể liên kết với nó thông qua một cổng điện tử.

Theo cách đó, có hàng ngàn hệ máy tính hợp tác, cũng như nhiều hệ thống dịch vụ thư điện tử có thu phí, như MCI và Compuserve chẳng hạn, đã trở nên thành viên của Internet. Với hơn hai triệu máy chủ phục vụ chừng 20 triệu người dùng, mạng Internet đang phát triển với tốc độ bùng nổ, mỗi tháng có thêm khoảng một triệu người tham gia mới.

- Password: mật khẩu, mật lệnh Một công cụ bảo vệ an toàn, dùng để xác định đúng người sử dụng được phép đối với một chương trình máy tính hoặc mạng máy tính, và để xác định các phạm vi quyền hạn của họ như chỉ đọc ra, được đọc và ghi, hoặc được sao chép các tệp

FrontPage Editor 91

Page 92: Giao+trinh+frontpage+200

FrontPage Editor

HTML TAGS            1- <!-- (chú thích) -->:

            Để thêm những dòng chú thích trong file HTML, người ta dùng thẻ nầy. Nội dung văn bản nằm giữa <!-- và --> sẽ được chương trình Browse bỏ qua. Cho phép có khoảnh trắng giửa -- và >, nhưng không được có khoảng trắng giửa <! và --.

        Thí dụ:             <HEAD> <TITLE>The HTML Reference</TITLE>             <!-- Created by Stephen Le Hunte, April 1996 --> </HEAD>

           2- <!DOCTYPE>:

            Thẻ nầy dùng ghi thông tin về version HTML áp dụng trong tài liệu Web. Thường đây là dòng đầu tiên trong file HTML.

        Thí dụ:             <!DOCTYPE HTML PUBLIC "-//W3C//DTD HTML 3.2 Draft//EN">

            hay <!DOCTYPE HTML PUBLIC "-//IETF//DTD HTML Level 1//EN">

           3- <A>:

            Đây là thẻ xác lập cho việc liên kết. Các thuộc tính của thẻ nầy như sau:

        HREF:

            Thuộc tính HREF chỉ định địa chỉ liên kết, dòng văn bản sau dấu = là địa chỉ đối tượng liên kết (được bao trong cặp ""). Dòng văn bản giửa dấu <A> và </A> là đối tược chủ của mối nối liên kết. Khi bạn kích mouse vào đối tượng chủ trong trình Browse, bạn sẽ được chuyển đến đối tượng liên kết.

        Thí dụ:             <A HREF="http://subnet.virtual-pc.com/~le387818/">The HTMLib site</A> for updated info on the HTMLib.

            Trong thí dụ, nếu bạn kích vào dòng "The HTMLib Site" . Bạn sẽ chuyển đến địa chỉ http://subnet.virtual-pc.com/~le387818/.

            Bạn có thể thêm "#identifier" để chỉ định chuyển đến 1 vị trí được quy định sẳn trong đối tượng liên kết.

        Thí dụ:             The <A HREF="document.html#glossary">glossary</A> defines terms used in the document.

            Trong thí dụ, chọn "glossary" sẽ được chuyển đến tài liệu document.html, ngay tại vị trí tên glossary trong tài liệu nầy.

            Thí dụ vài thẻ liên kết sau:

            <A HREF="http://..."> Liên kết với 1 Web Site.

            <A HREF="ftp://..."> Với 1 Ftp Site.

            <A HREF="gopher://..."> Với 1 Gopher server.

            <A HREF="news:..."> Liên kết với 1 nhóm Tin.

92 FrontPage Editor

Page 93: Giao+trinh+frontpage+200

FrontPage Editor

            <A HREF="mailto:..."> Với 1 địa chỉ gởi Mail. Liên kết nầy sẽ kích hoạt chương trình Mail và tự động điền địa chỉ vào mục To dùm bạn. Bạn có thể khai báo luôn cả chủ đề thư (?subject).               Thí dụ:

            <A HREF="mailto:[email protected]?subject=The HTMLib is fantastic">link text</A>

        NAME:

            Thuộc tính NAME cho phép bạn đánh dấu vị trí để làm đích cho các tài liệu khác liên kết qua.

        Thí dụ:

            <A NAME="coffee">Coffee</A> is an example of...             An example of this is <A HREF="#coffee">coffee</A>.

            Các tài liệu khác có thể liên kết với tài liệu nầy ngay tại vị trí đã xác định.

            <A NAME="drinks.html#coffee">

        TARGET:

            Chương trình Browser có thể nạp đối tượng liên kết vào 1 cửa sổ chỉ định bằng thẻ nầy. Nếu cửa sổ nầy chưa có, trình Browse sẽ mở 1 cửa sổ mới. Chủ yếu thẻ nầy dùng cho frames.

            Dạng chung:  <A HREF="url.html" TARGET="window_name">Link text</A>

            window_name: Là tên đặt cho Frame.

            Khi bạn bấm vào dòng "Link text", trang "url.html" sẽ được nạp vào frame có tên chỉ định.

            Ngoài ra bạn còn có thể chèn thêm các Script sau vào thẻ <A>:

        OnMouseOver: Khi bạn di chuyển Mouse đến liên kết, sẽ có 1 dòng văn bản mô tả xuất hiện trong thanh trạng thái của trình Browse.

        Thí dụ: <A HREF="index.html" OnMouseOver="self.status=('Back to the main page')">Link text</A>

            Dòng chữ "Back to the main page" sẽ hiện trong thanh trạng thái khi dời Mouse đến chữ "Link text".

        OnMouseOut: Tương tự như trên nhưng dòng chử nầy lại xuất hiện khi kéo Mouse ra khỏi liên kết.

        Thí dụ: <A HREF="index.html" OnMouseOut="alert('Oh please go to this document')">Link text</A>

        OnClick: Khi bấm Mouse lên liên kết, sẽ xuất hiện hộp thoại yêu cầu xác nhận.

        Thí dụ: <A HREF="http://www.netscape.com/" OnClick="confirm('Are you sure you want to go to the Netscape site?')">Link text</A>

           4- <ADDRESS>:

            Dùng khi cần khai báo địa chỉ. Thí dụ:

            <ADDRESS>             Mr. Cosmic Kumquat<BR>SSL Trusters Inc.<BR>1234 Squeamish Ossifrage Road<BR>NY 12345<BR>U.S.A.             </ADDRESS>

            Khi hiển thị trong trình Browse sẽ có dạng:

FrontPage Editor 93

Page 94: Giao+trinh+frontpage+200

FrontPage Editor

            Mr. Cosmic Kumquat             SSL Trusters Inc.             1234 Squeamish Ossifrage Road             NY 12345             U.S.A.

           5- <APPLET>:

            Chèn Applet Java vào trang Web. Có dạng tổng quát sau:

            <APPLET CODE="Applet.class" WIDTH=200 HEIGHT=150></APPLET>

            Dòng lịnh nầy chỉ thị cho trình Browse nạp Applet có tên Applet.class (trong cùng thư mục với trang Web nầy), và chỉ định kích thước là 200 pixels rộng và 150 pixels cao.

        Thí dụ:

            <APPLET CODEBASE="http://java.sun.com/JDK-prebeta1/applets/ NervousText" CODE="NervousText.class" width=400 height=75 align=center>             <PARAM NAME="text" VALUE="This is the Applet Viewer.">             <BLOCKQUOTE>             <HR>             If you were using a Java-enabled browser, you would see dancing text instead of this paragraph.             <HR>             </BLOCKQUOTE>             </APPLET>

            Chỉ thị cho trình Browse nạp Applet ở địa chỉ htttp://java.sun.com/JDK-prebeta1/applets/NervousText/NervousText.class". Chỉ định kích thước là 400x75 pixels và canh giửa dòng. Nếu trình Browse hiểu Applet, dòng "This is the Applet Viewer." sẽ hiển thị và Applet tạo hiệu ứng cho dòng chữ nầy. Nếu trình Browse không hiểu Applet, nó sẽ bỏ qua nội dung của <APPLET> cũng như <PARAM> và chỉ hiển thị nội dung của <BLOCKQUOTE>

            Applet có thể có các thành phần sau:

            <APPLET             [CODEBASE = URL]             [CODE = appletFile]             [NAME = appletInstanceName]:             [ARCHIVE = compressed file]             [ALT = alternateText]             [WIDTH = pixels]             [HEIGHT = pixels]             [ALIGN = alignment]             [VSPACE = pixels]             [HSPACE = pixels]             [ARCHIVE = URL to archive]             >             [alternateHTML]             </APPLET>

        CODEBASE=URL: Chỉ định điạ chỉ tuyệt đối của Applet.

        CODE=appletFile: Chỉ định địa chỉ tương đối của Applet.

        ALT=alternateText: Chỉ định dòng text sẽ hiển thị trong trường hợp trình Browse không hiểu Applet.

        NAME = appletInstanceName: Đặt tên cho Applet để phục vụ cho việc tìm kiếm.

        WIDTH=pixels HEIGHT=pixels: Chỉ định kích thước cho Applet.

94 FrontPage Editor

Page 95: Giao+trinh+frontpage+200

FrontPage Editor

        ALIGN=alignment: Dùng canh lề, có các giá trị sau: left, right, top, texttop, middle, absmiddle, baseline, bottom, absbottom.

        VSPACE=pixels HSPACE=pixels: Chỉ định khoảng trống bao chung quanh Applet.

        ARCHIVE=compressed file: Khai báo các file nén cần thiết của Applet để trình Browse tải về máy cá nhân, phục vụ cho việc đọc lại sau nầy.

           6- <B>:

            Thẻ làm đậm (bold) dòng văn bản nó chi phối.

        Thí dụ:

            The instructions <B>must be read</B> before continuing.

        Khi hiển thị sẽ có dạng sau :

            The instructions must be read before continuing.

           7- <BASE>:

            Thành phần nầy dùng để chỉ định địa chỉ cơ bản cho các mối nối liên kết. Coi như đây là địa chỉ gốc để tìm các điạ chỉ khác.

            Thẻ <BASE> phải nằm dưới thẻ <HEAD>.

        Thí dụ: <BASE HREF="http://www.myhost.com/">

            Chỉ định điạ chỉ "www.myhost.com" là điạ chỉ gốc cho tất cả các điạ chỉ tương đối khác.

            Ngoài ra còn có 1 thẻ mở rộng là <Base Target> dùng cho Netscape Navigator 2.0 và Internet Explorer 3.0 trở lên. Dùng chỉ định Frame mặc nhiên để nạp các đối tượng liên kết.

        Thí dụ: <BASE TARGET="default_target">

           8- <BGSOUND>:

            Liên kết trang Web với 1 file âm thanh, khi trình Browse hiển thị trang Web cũng đồng thời phát file âm thanh nầy luôn. File âm thanh kèm theo phải thuộc 1 trong các dạng thức: WAV, AU hay MIDI.

            Các thuộc tính của <BGSOUND>:

            SRC: Chỉ định điạ chỉ file âm thanh.

            LOOP=n: Chỉ định số dòng lập lại. Nếu n=-1 hay LOOP=INFINITE là cho lập liên tục.

        Thí dụ: <BGSOUND SRC="start.wav">

           9- <BIG>:

            Tăng kích thước font của đoạn văn bản so với font hiện hành.

        Thí dụ: This is normal text, with <BIG>this bit</BIG> being big text.

            Khi hiển thị sẽ là: This is normal text, with this bit being big text.

           10- <BLOCKQUOTE>:

FrontPage Editor 95

Page 96: Giao+trinh+frontpage+200

FrontPage Editor

            Dùng phân cách 1 khối văn bản để nhấn mạnh. Đoạn văn bản nầy được tách ra thành 1 paragraph riêng đồng thời chèn thêm khoảng trống phiá trên và dưới đoạn văn nầy. Đoạn văn nầy cũng được cho thụt vô so với lề trái.

        Thí dụ: In "Hard Drive", a former Microsoft project manager has said, <BLOCKQUOTE>"Imagine an extremely smart, billionaire genius who is 14 years old and subject to temper tantrums"</BLOCKQUOTE>

        Khi hiển thị sẽ thành:

In "Hard Drive", a former Microsoft project manager has said,

            "Imagine an extremely smart, billionaire genius who is 14 years old and subject to temper tantrums"

           11- <BODY>:

            Đây là thẻ chứa nội dung chính của file HTML. Dạng thức tổng quát như sau:

        <BODY>             The rest of the document included here         </BODY>

            Các thuộc tính:

        BACKGROUND: Dùng chỉ định file hình ảnh làm nền:

            <BODY BACKGROUND="picturename.gif">             Rest of the document goes here             </BODY>

            Hình nền phải có dạng thức GIF hay JPG. Nếu dùng Internet Explorer sẽ hổ trợ thêm dạng BMP.

        BGCOLOR: Xác lập màu cho nền:

            <BODY BGCOLOR="#rrggbb"> Rest of document goes here </BODY>

            Với "#rrggbb" là giá trị hexadecimal (thập lục) red-green-blue.

            Netscape có thể xác lập 140 màu theo hệ thập lục như sau:

#F0F8FF-aliceblue, #FAEBD7-antiquewhite, #00FFFF-aqua, #7FFFD4-aquamarine, #F0FFFF-azure, #F5F5DC-beige, #FFE4C4-bisque, #000000-black, #FFEBCD-blanchedalmond, #0000FF-blue, #8A2BE2-blueviolet, #A52A2A-brown, #DEB887-burlywood, #5F9EA0-cadetblue, #7FFF00-chartreuse, #D2691E-chocolate, #FF7F50-coral, #6495ED-cornflowerblue, #FFF8DC-cornsilk, #DC143C-crimson, #00FFFF-cyan, #00008B-darkblue, #008B8B-darkcyan, #B8860B-darkgoldenrod, #A9A9A9-darkgray, #006400-darkgreen, #BDB76B-darkkhaki, #8B008B-darkmagenta, #556B2F-darkolivegreen, #FF8C00-darkorange, #9932CC-darkorchid, #8B0000-darkred, #E9967A-darksalmon, #8FBC8F-darkseagreen, #483D8B-darkslateblue, #2F4F4F-darkslategray, #00CED1-darkturquoise, #9400D3-darkviolet, #FF1493-deeppink, #00BFBF-deepskyblue, #696969-dimgray, #1E90FF-dodgerblue, #B22222-firebrick, #FFFAF0-floralwhite, #228B22-forestgreen, #FF00FF-fuchsia, #DCDCDC-gainsboro, #F8F8FF-ghostwhite, #FFD700-gold, #DAA520-goldenrod, #808080-gray, #008000-green, #ADFF2F-greenyellow, #F0FFF0-honeydew, #FF69B4-hotpink, #CD5C5C-indianred, #4B0082-indigo, #FFFFF0-ivory, #F0E68C-khaki, #E6E6FA-lavender, #FFF0F5-lavenderblush, #7CFC00-lawngreen, #FFFACD-lemonchiffon, #ADD8E6-lightblue, #F08080-lightcoral, #E0FFFF-lightcyan, #FAFAD2-lightgoldenrodyellow, #90EE90-lightgreen, #D3D3D3-lightgrey, #FFB6C1-lightpink, #FFA07A-lightsalmon, #20B2AA-lightseagreen, #87CEFA-lightskyblue, #778899-lightslategrey, #B0C4DE-lightsteelblue, #FFFFE0-lightyellow, #00FF00-lime, #32CD32-limegreen, #FAF0E6-linen, #FF00FF-magenta, #800000-maroon, #66CDAA-mediumaquamarine, #0000CD-mediumblue, #BA55D3-mediumorchid, #9370DB-mediumpurple, #3CB371-mediumseagreen, #7B68EE-mediumslateblue, #00FA9A-mediumspringgreen, #48D1CC-mediumturquoise, #C71585-mediumvioletred, #191970-midnightblue, #F5FFFA-mintcream, #FFE4E1-mistyrose, #FFE4B5-moccasin, #FFDEAD-navajowhite, #000080-navy, #FDF5E6-oldlace, #808000-olive,

96 FrontPage Editor

Page 97: Giao+trinh+frontpage+200

FrontPage Editor

#6B8E23-olivedrab, #FFA500-orange, #FF4500-orangered, #DA70D6-orchid, #EEE8AA-palegoldenrod, #98FB98-palegreen, #AFEEEE-paleturquoise, #DB7093-palevioletred, #FFEFD5-papayawhip, #FFDAB9-peachpuff, #CD853F-peru, #FFC0CB-pink, #DDA0DD-plum, #B0E0E6-powderblue, #800080-purple, #FF0000-red, #BC8F8F-rosybrown, #4169E1-royalblue, #8B4513-saddlebrown, #FA8072-salmon, #F4A460-sandybrown, #2E8B57-seagreen, #FFF5EE-seashell, #A0522D-sienna, #C0C0C0-silver, #87CEEB-skyblue, #6A5ACD-slateblue, #708090-slategray, #FFFAFA-snow, #00FF7F-springgreen, #4682B4-steelblue, #D2B48C-tan, #008080-teal, #D8BFD8-thistle, #FF6347-tomato, #40E0D0-turquoise, #EE82EE-violet, #F5DEB3-wheat, #FFFFFF-white, #F5F5F5-whitesmoke, #FFFF00-yellow, #9ACD32-yellowgreen.

            Internet Explorer có thể xác lập 16 màu theo tên như sau:

Black, Silver, Gray, White, Maroon, Red, Purple, Fuchsia, Green, Lime, Olive, Yellow, Navy, Blue, Teal, Aqua.

        TEXT: Thuộc tính nầy chỉ định màu cho văn bàn thường trong file.

            <BODY TEXT="#rrggbb">             Rest of document goes here             </BODY>

            Các xác lập màu giống như BGCOLOR.

        LINK, VLINK, và ALINK: Dùng chỉ định màu cho các dòng văn bản là đối tượng chủ cho mối nối liên kết. Trong đó LINK: Liên kết chưa xem, VLINK: Liên kết đã xem, ALINK: Liên kết đang xem.

            Mặc nhiên là: LINK=blue (#0000FF), VLINK=purple (#800080), và ALINK=red (#FF0000). Cách xác lập màu giống BGCOLOR và TEXT.

            <BODY LINK="#rrggbb" VLINK="#rrggbb" ALINK="#rrggbb">             Rest of document goes here             </BODY>

        LEFTMARGIN: Canh lề trái. Thí dụ:

            BODY LEFTMARGIN="40">             This document is indented 40 pixels from the left hand edge of the browser window             </BODY>

        TOPMARGIN: Canh lề trên. Thí dụ:

            <BODY TOPMARGIN="40">             This document is indented 40 pixels from the top hand edge of the browser window             </BODY>

           12- <BR>:

            Thẻ nầy dùng để ngắt một đoạn văn và xuống hàng mới.

        Thí dụ:             <P>             Mary had a little lamb<BR>             It's fleece was white as snow<BR>             Everywhere that Mary went<BR>             She was followed by a little lamb.

           13- <CENTER>:

            Tất cả text nằm trong thẻ nầy được canh giửa so với lề trái và phải.

FrontPage Editor 97

Page 98: Giao+trinh+frontpage+200

FrontPage Editor

            <CENTER>All this text would be centred in the page</CENTER>

           14- <CODE>:

            Dùng để nhập một dòng mã có định dạng ký tự riêng. Dòng mã nầy không được thực hiện mà sẽ hiển thị dưới dạng văn bản bình thường. Điều nầy là cần thiết khi cần minh hoạ một đoạn mã làm thí dụ.

        Thí dụ: The formula is : <CODE>x=(-b+/-(b2-4ac)ẵ)/2a</CODE>.

        Sẽ hiển thị : The formula is : x=(-b+/-(b2-4ac)ẵ)/2a

           15- <COMMENT>:

            Giống như thẻ <!-- và --> dùng để nhập những dòng ghi chú cho file HTML.

            Đoạn text nằm giửa <COMMENT> và </COMMENT> sẽ không được hiển thị khi trình Browse đọc file.

            <COMMENT>             This text won't render. I can say what I like here, it wont appear             </COMMENT>

           16- <DIR>:

            Liệt kê các mục theo dạng cột danh sách có độ rộng 24 ký tự. <DIR> phải đi kèm với <LI> (list item).

           17- <DIV>:

            So hàng Text theo lề

        Thí dụ:

            <DIV ALIGN="left">This text will be displayed left aligned in the browser window.</DIV>             <DIV ALIGN="center">This text will be centred.</DIV>             <DIV ALIGN="right">This text will be displayed aligned to the right of the browser window.</DIV>

           18- <EMBED>:

            Cho phép người soạn thảo chèn liên kết trực tiếp vào trang WEB.

           Dạng tổng quát là: <EMBED SRC="_URL_">

        Thí dụ: <EMBED SRC="clouds.mid" WIDTH="145" HEIGHT="61">

           19- <FONT>:

            Thành phần chính là <FONT SIZE=value>. Giá trị values từ 1-7. Mặc nhiên FONT size là 3. Giá trị thay đổi tương đối là '+' hay '-' so với giá trị chuẩn.

        Thí dụ:

            <FONT SIZE=4>changes the font size to 4</FONT>             <FONT SIZE=+2>changes the font size to BASEFONT SIZE ... +2</FONT>

        Thuộc tính:

            COLOR = #rrggbb hay COLOR = color: Xác lập màu giống như BGCOLOR

            Thí dụ:

98 FrontPage Editor

Page 99: Giao+trinh+frontpage+200

FrontPage Editor

            <FONT COLOR="#FF0000">This text is red.</FONT>             hay             <FONT COLOR="Red">This text is also red.</FONT>

        FACE=name [,name] [,name]: Chỉ định font chữ khi hiển thị text.

            Thí dụ:

            <FONT FACE=".VNTIME, .VNARIAL"> This text will be displayed in either .VNTIME hay .VNARIAL, depending on which fonts are installed on the browsers system. </FONT>

           20- <FRAME>:

            Có 9 thuộc tính: SRC, NAME, MARGINWIDTH, MARGINHEIGHT, SCROLLING, NORESIZE, FRAMEBORDER, FRAMESPACING and BORDERCOLOR.

        SRC="url": Chỉ định file sẽ được hiển thị trong Frame.

        NAME="frame_name": Đặt tên cho Frame. Tên nầy dùng làm đích khi cần hiển thị file trong 1 Frame nhất định.

        Thí dụ: <A HREF="URL" TARGET="frame_name">

            Theo mặc nhiên các Frame sẽ không có tên.

        MARGINWIDTH="value"/ MARGINHEIGHT="value": Chỉ định giá trị tính bằng Pixels cho lề trái, phải (Width) và trên, dưới (Height).

        SCROLLING="yes/no/auto": Chỉ định cho thanh cuộn cửa sổ trong trường hợp nội dung vượt quá sức chứa của Frame.

        NORESIZE: Theo mặc nhiên, tất cả Frame có thể điều chỉnh được kích thước. Thuộc tính nầy không cho điều chỉnh.

        FRAMEBORDER="yes/no/0": Chỉ định việc hiển thị khung viền cho Frame. Chọn "yes/0" cho Internet Explorer và "yes/no" cho Netscape.

        FRAMESPACING="value": Chỉ định khoảng cách giửa các Frame. Tính theo Pixels.

        Thí dụ: <FRAME FRAMESPACING="40" ...>

           21- <FRAMESET>:

            Đây là thẻ chính của Frame.Các thuộc tính như sau:

        ROWS="row_height_value_list": Chỉ định chiều dọc Frame theo Pixels, phần trăm hay tỷ lệ.

        Thí dụ: Tạo 3 Frame theo chiều dọc, Frame đầu tiên có kích thước 20% cửa sổ, Frame 2 có kích thước 100 pixels và Frame 3 dùng toàn bộ khoảng trống còn lại của cửa sổ.

            <FRAMESET ROWS="20%, 100, *">

        Thí dụ: Chia 2 Frame có kích thước 1/4 và 3/4 cửa sổ.

            <FRAMESET ROWS="25%, 75%"> Hay <FRAMESET ROWS="*, 3*">

        COLS="column_width_list": Giống như ROWS nhưng tính theo chiều ngang.

        BORDER="pixel value": Kích thước đường viền

        BORDERCOLOR="#rrggbb hay colour name": Chỉ định màu cho đường viền

FrontPage Editor 99

Page 100: Giao+trinh+frontpage+200

FrontPage Editor

        Thí dụ:

            <HTML>             <HEAD>             <TITLE>The HTML Reference Library - HTMLib</TITLE>             </HEAD>             1 <FRAMESET COLS="25%,*">             2 <FRAMESET ROWS="100, *">             3 <FRAME SRC="buttons.htm" NORESIZE SCROLLING="no" NAME="buttons">             4 <FRAME SRC="qr.htm" NORESIZE SCROLLING="yes" NAME="QR">             5 </FRAMESET>             6 <FRAMESET ROWS="75, *">             7 <FRAME SRC="title.htm" NORESIZE SCROLLING="no" NAME="TITLE">             8 <FRAME SRC="intro.htm" NORESIZE SCROLLING="auto" NAME="main">             9 </FRAMESET>             10 </FRAMESET>             </HTML>

            Số thứ tự dòng chỉ để phân tích, không có trong file.

        1 <FRAMESET COLS="25%,*"> : Chia 2 Frame 1, 2 theo chiều ngang có kích thước 1=25% và 2=75%.

        2 <FRAMESET ROWS="100,*"> : Trong Frame 1 chia thành 2 Frame 3, 4 theo chiều dọc. Có kích thước 3=100 pixels chiều cao, 4=kích thước Frame 1 còn lại.

        3 <FRAME SRC="buttons.htm" NORESIZE SCROLLING="yes" NAME="buttons"> : Chỉ định file sẽ nạp vào Frame 3 là buttons.htm. Frame nầy không cho resizing và luôn luôn hiển thị thanh cuộn. Tên Frame là BUTTONS

        4 <FRAME SRC="qr.htm" NORESIZE SCROLLING="yes" NAME="QR"> : Giống dòng 3, nạp vào Frame 4 file qr.htm. Frame nầy có tên là QR.

        5 </FRAMESET> : Dòng nầy dùng kết thúc FRAMESET trong dòng 2.

        6 <FRAMESET ROWS="75,*"> : Dòng nầy chia Frame 2 còn lại thành 2 Frame 5, 6 có kích thước 5=75 pixels, 6=khoảng trống còn lại.

        7 <FRAME SRC="title.htm" NORESIZE SCROLLING="no" NAME="TITLE"> : Nạp file vào Frame 5, không Resize, không thanh cuộn. Đặt tên cho Frame 5 là TITLE.

        8 <FRAME SRC="intro.htm" NORESIZE SCROLLING="auto" NAME="main"> : Giống như trên nhưng có tên là MAIN và thanh cuộn tự động xuất hiện nếu cần thiết.

        9 </FRAMESET> : Đóng FRAMESET trong dòng 6

        10 </FRAMESET> : Đóng FRAMESET trong dòng 1

            Khi cần nạp liên kết vào Frame nào bạn chỉ cần dùng thuộc tính Target="tên Frame". Thí dụ:

            <A HREF="qr.htm#QRM" TARGET="QR">             <IMG SRC="pictures/m.gif" BORDER="0" WIDTH="17" HEIGHT="17" ALT="M">             </A>

            Hiển thị vị trí #QRM của file qr.htm trong Frame có tên QR khi bấm vào hình M.gif.

           22- <H1> đến <H6>:

            HTML có 6 mức chuẩn cho Tiêu đề (heading). Xác lập bằng các thẻ từ <H1> cho đến <H6>.

        Thí dụ:

100 FrontPage Editor

Page 101: Giao+trinh+frontpage+200

FrontPage Editor

            <H1>This is a first level heading heading</H1>             <H2>This is a second level heading</H2>

            Bạn có thể sử dụng thuộc tính ALIGN để canh lề cho tiêu đề.

        Thí dụ:

            <H1 ALIGN=center>This is a centred heading</H1>

           23- <HEAD>:

            Nội dung nằm giửa thẻ nầy là phần tiêu đề của trang Web. Chúng không hiển thị khi trình Browse đọc file.

            <HEAD>             <TITLE> Introduction to HTML </TITLE>             </HEAD>

            Trong nội dung HEAD có thể chứa các thành phần sau:

            <BASE>: Khai báo điạ chỉ cơ bản cho file HTML

            <ISINDEX>: Chỉ định từ khoá cho việc tìm kiếm

            <TITLE>: Đặt tên tiêu đề cho tài liệu.

            <META>: Các thông tin khác về tài liệu.

           24- <HR>:

            Đường gạch ngang để phân cách các đoạn trong trang Web.

            Thuộc tính:

            <HR SIZE=number>: Chỉ định kích thước.

            <HR WIDTH=number/percent>: Chỉ định độ rộng

            <HR ALIGN=left/right/center>: So lề

            <HR NOSHADE>: Không bóng

            <HR COLOR>=name/#rrggbb: Chỉ định màu giống BGCOLOR

        Thí dụ:

            <HR>             <HR SIZE="5">             <HR WIDTH="50%">             <HR WIDTH="50%" ALIGN="right">             <HR WIDTH="50%" ALIGN="center" NOSHADE>

           25- <HTML>:

            Thẻ chính yếu của file HTML. Đánh dấu điểm bắt đầu và chấm dứt nội dung của file.

        Thí dụ:

            <!DOCTYPE HTML PUBLIC "-//IETF//DTD HTML 2.0//EN">             <HTML>

FrontPage Editor 101

Page 102: Giao+trinh+frontpage+200

FrontPage Editor

            Nội dung file gồm có 2 phần là <HEAD> và <BODY>             </HTML>

           26- <I>:

            Chỉ định kiểu chử nghiêng cho văn bản.

           27- <IFRAME>:

            Dùng hiển thị thông báo khi trình Browse không hiểu Frame

        Thí dụ :

            <IFRAME NAME="content_frame" width="488" height="244" SRC="welcome.htm">This site uses floating frames</IFRAME>

            Đối với trình Browse có hổ trợ Frame, bạn sẽ đọc được nội dung file Welcome.htm trong Frame. Đối với trình Browse không hiểu Frame, bạn sẽ thấy dòng chử "This site uses floating frames".

           28- <IMG>:

            Chèn 1 file hình vào tài liệu HTML

            Thuộc tính:

            ALIGN="left/right/top/texttop/middle/absmiddle/baseline/bottom/absbottom": So hàng hình ảnh với Text.

            ALT="Alternative Text": Cho hiển thị 1 dòng text thay thế cho file hình trong trường hợp trình Browse đang ở trong chế độ không hiển thị hình ảnh. Dòng Text nầy cũng hiển thị theo dạng ToolTip khi dời Mouse đến hình.

        Thí dụ:

            <IMG SRC="triangle.gif" ALT="Warning:"> Be sure to read these instructions.

            SRC="URL of picture": Chỉ định điạ chỉ file hình chèn vào trang Web.

            <IMG SRC="warning.gif">Be sure to read these instructions.

            WIDTH=value/ HEIGHT=value: Chỉ định khoảng cách dành sẳn cho hình trong khi trình Browse nạp toàn bộ hình.

            BORDER=value: Chỉ định cho hiển thị đường viền bao quanh hình ảnh. Bạn có thể chọn "0" để hiển thị đường viền màu xanh khi có liên kết.

            VSPACE=value HSPACE=value: Quy định khoảng trống giửa hình và Text. VSPACE cho trên và dưới hình, HSPACE cho trái và phải hình. Value tính theo pixel.

            LOWSRC: Thuộc tính nầy cho phép hiển thị 2 hình lần lượt trong cùng 1 vị trí. Thường dùng để nạp một hình nhỏ trong khi chờ đợi nạp hình chính có dung lượng file lớn hơn:

            Thí dụ:

            <IMG SRC="hiquality.gif" LOWSRC="lowquality.gif">

            Đầu tiên trình Browse sẽ hiển thị file hình "lowquality.gif". Sau khi nạp hoàn tất cả trang, trình Browse sẽ nạp file hình chính thức vào thay thế.

           29- <INPUT>:

            Tạo một field để nhận tác động của người sử dụng.

102 FrontPage Editor

Page 103: Giao+trinh+frontpage+200

FrontPage Editor

            Thuộc tính:

            ALIGN: So hàng cho field, chỉ dùng với TYPE=PICTURE trong HTML level 2.

            CHECKED: Kiểm tra người dùng đã đánh dấu cho checkbox hay radio button chưa.

            MAXLENGTH: Chỉ định độ dài ký tự có thể nhập vào text field, độ dài nầy có thể lớn hơn kích thước Text field. Mặc định là không giới hạn.

            NAME: Tên của Field

            SIZE: Khai báo kích thước hay số lương ký tự cho field. Thí dụ:

            Khai báo 1 field với độ rộng là 24 ký tự:

            INPUT TYPE=text SIZE="24"

            TYPE: Chỉ định kiểu của Field:

              BUTTON: Chèn một nút bấm vào tài liệu. Giá trị VALUE dùng chỉ định Text sẽ hiện trong nút nầy. Thí dụ:

            <INPUT TYPE="BUTTON" VALUE="Hello" NAME="btnHello">

            CHECKBOX : Chèn 1 chechbox vào tài liệu. Thí dụ:

            <INPUT TYPE="CHECKBOX" NAME="chkbox">

            HIDDEN: Với thuộc tính nầy, field sẽ không hiển thị ra nhưng nội dung của field vẫn có giá trị. Dùng trao đổi thông tin ngầm giửa client/server.

            PICTURE: Chèn field chứa hình ảnh để người dùng bấm Mouse khi chọn. Thí dụ:

            <INPUT TYPE="PICTURE" SRC="../pictures/iexplore.gif" ALIGN="middle">

            PASSWORD: Giống như Text, nhưng ký tự nhập vào sẽ không hiển thị ra. Thí dụ:

            <INPUT TYPE="PASSWORD">

            RADIO: Chèn 1 field có dạng Nút Radio. Thí dụ:

            <INPUT TYPE="RADIO">

            RESET: Chèn 1 nút bấm dùng phục hồi lại tình trạng cũ cho các field. Đặt tên của nút nầy qua thuộc tính Values.

        Thí dụ: <INPUT TYPE="RESET">

            SUBMIT: 1 dạng nút bấm giống RESET. Có tác dụng giống như xác nhận đồng ý. Thí dụ: Chèn 1 nút có tên "SUBMIT" và sẽ hiển thị thông báo "alert. This is just an example, nothing will happen" khi bạn bấm Mouse vào nút nầy.

            <INPUT TYPE="SUBMIT" OnClick="alert 'This is just an example, nothing will happen'">

            TEXT: Nhập 1 dòng text vào fields. Dùng thuộc tính SIZE và MAXLENGTH để quy định kích thước. Trong trường hợp cần nhập nhiều dòng, phải dùng thẻ <TEXTAREA>.

        Thí dụ:             <INPUT TYPE="TEXT">

            TEXTAREA: Nhập nhiều dòng Text vào field. Thí dụ:

FrontPage Editor 103

Page 104: Giao+trinh+frontpage+200

FrontPage Editor

            <TEXTAREA NAME="descr" COLS="30" ROWS="3" OnBlur="count_char(document.egForm.descr.value)">Enter a short description here (max 50 chars) </TEXTAREA>

            VALUE: Chỉ định Text sẽ hiển thị trên các nút bấm.

           30- <MARQUEE>:

            Tạo hiệu ứng chạy chử trong file HTML. Dòng văn bản giửa thẻ nầy sẽ chạy theo 1 kiểu đả quy định trước, khi trình Browse hiển thị trang Web. Thẻ nầy dành riêng cho Internet Explorer.

            Thuộc tính:

            ALIGN="left/right/top/middle/bottom": Canh hàng văn bản so với khung chứa văn bản đó.

            BEHAVIOR="scroll/slide/alternate": Chỉ định kiểu chạy chữ.

            SCROLL (mặc nhiên): Dóng chữ chạy theo một hướng nhất định và lập đi lập lại quá trình đó.

            SLIDE: Chớp, tắt.

            ALTERNATE: Dòng chữ chạy đổi hướng khi đụng đướng biên của khung bao văn bản.

        Thí dụ: <MARQUEE BEHAVIOR=ALTERNATE> Marquee will "bounce" across the screen</MARQUEE>

            BGCOLOR="#rrggbb|colour name": Chỉ định màu nền cho khung chứa văn bản.

        Thí dụ.  <MARQUEE BGCOLOR="#F0F8FF">Nice Background colour!<MARQUEE>

            DIRECTION="left/right": Chỉ định hướng chạy của dòng văn bản. Mậc định là từ phải qua trái.

            HEIGHT="value/value%": Chỉ định độ cao của khung bao văn bản. Tính bằng pixels (HEIGHT=n) hay tỷ lệ so với cửa sổ (HEIGHT=n%).

            WIDTH="value|value%": Chỉ định độ rộng.

            HSPACE="value"/ VSPACE="value": Chỉ định khoảng trống giửa <MARQUEE> đến Text bao quanh.

            LOOP="value/-1/infinite": LOOP=n: Chỉ định số vòng lập lại. Nếu n=-1, hay LOOP=INFINITE là lập lại liên tục.

            SCROLLAMOUNT="value": Chỉ định khoảng cách tính bằng pixels giửa các đoạn text cuộn.

            SCROLLDELAY="value": Chỉ định khoảng thời gian giửa các đoạn text cuộn. Có tác dụng điều khiển thời gian.

        Thí dụ : <MARQUEE SCROLLDELAY=1 SCROLLAMOUNT=75>I'm fast</MARQUEE>

        Chú ý: Bạn có thể xác lập font cho marquee. Thí dụ:

            <FONT FACE="Comic Sans MS"><MARQUEE>Hello</MARQUEE>

           31- <MENU>:

            Dùng tạo những dòng văn bản có được sắp xếp theo kiểu liệt kê. Thường dùng chung với <LI> (list item):

        Thí dụ:

            <MENU>             <LI>First item in the list.

104 FrontPage Editor

Page 105: Giao+trinh+frontpage+200

FrontPage Editor

            <LI>Second item in the list.             <LI>Third item in the list.             </MENU>

           32- <MULTICOL>:

            Tạo nhiều cột để hiển thị trong trang Web.

        Thuộc tính:

            COLS="value": Chỉ định số lượng cột.

            GUTTER="value": Chỉ định khoảngphân cách cột tính bằng pixel.

            WIDTH="value": Chỉ định độ rộng cột tính bằng pixel hay % cửa sổ.

        Thí dụ:

            Tạo 3 cột, cách nhau 25 pixels.

            <MULTICOL COLS="3" GUTTER="25">             <P>Hello and Welcome to the HTML Reference Library. To those of you familiar with the previous incarnation of this project (The HTML Reference Library - HTMLib in Windows .HLP format) the content and working of these pages will probably be obvious. <P>To those of you new to the world of the HTML Reference Library, a little introduction :             </MULTICOL>

        Khi hiển thị sẽ thành :

Hello and Welcome to the HTML Reference Library. To those of you familiar with the previous incarnation of this project (The HTML Reference Library -

HTMLib in Windows .HLP format) the content and working of these pages will probably be obvious.  

                To those of you new to the

world of the HTML Reference Library, a little introduction

          33- <NOFRAMES>:

            Dùng để hiển thị dòng văn bản trong trường hợp trình Browse không hiểu Frame. Một trình Browse không hiểu Frame sẽ bỏ qua nội dung nằm trong <FRAMESET> và <FRAME>, nhưng sẽ hiển thị nội dung giửa <NOFRAMES> và </NOFRAMES>.

           34- <NOSCRIPT>:

            Dùng để hiển thị dòng văn bản trong trường hợp trình Browse không hiểu Script hay khi chức năng nầy bị người dùng cho vô hiệu lực.

        Thí dụ:

            <HTML>             <HEAD>             <TITLE>Welcome to the HTMLib world of JavaScript</TITLE>             <SCRIPT LANGUAGE="JavaScript">             <!-- Nội dung Script nằm trong phần nầy // -->

FrontPage Editor 105

Page 106: Giao+trinh+frontpage+200

FrontPage Editor

            </SCRIPT>             </HEAD>             <BODY>             <NOSCRIPT>             Sorry, you need a JavaScript capable browser to get the best from this page             </NOSCRIPT>             </BODY>             </HTML>

            Trình Browse không hiểu Script sẽ hiển thị dòng chử "Sorry, you need a JavaScript capable browser to get the best from this page".

           35- <OL>:

            Sắp xếp văn bản theo kiểu danh sách. Thường đi chung với <LI> (list item).

        Thí dụ:

            <OL>             <LI>Click on the desired file to download.             <LI>In the presented dialog box, enter a name to save the file with.             <LI>Click 'OK' to download the file to your local drive.             </OL>

            Thuộc tính:

            TYPE:

            Chỉ định cách đặt ký hiệu đầu dòng:

            (TYPE=A) - Chữ hoa. Thí dụ: A, B, C ...

            (TYPE=a) - Chữ thường. Thí dụ: a, b, c ...

            (TYPE=I) - Số La Mã hoa. Thí dụ: I, II, III ...

            (TYPE=i) - Số La Mã thường. Thí dụ: i, ii, iii ...

            (TYPE=1) - Số á Rập (mặc định). Thí dụ: 1, 2, 3 ...

            START:

            Khai báo số dùng làm mặc định và sẽ được chuyển đổi qua TYPE trước khi hiển thị.

        Thí dụ: START=5 sẽ được hiển thị là 'E', 'e', 'V', 'v', hay '5' theo TYPE.

        Thí dụ :

            <OL TYPE=a START=3>             <LI>Click on the desired file to download.             <LI>In the presented dialog box, enter a name to save the file with.             <LI>Click 'OK' to download the file to your local drive.             </OL>

            Danh sách có ký hiệu đầu dòng là chử thường, bắt đầu từ 'c'.

           36- <P>:

            Định dạng cho 1 paragraph.

        Thí dụ:

106 FrontPage Editor

Page 107: Giao+trinh+frontpage+200

FrontPage Editor

            <H1>The Paragraph element</H1>             <P>The paragraph element is used to denote paragraph blocks</P>             <P>This would be the second paragraph.</P>

            Thuộc tính:

            ALIGN=left/center/right:

        Thí dụ:

            <P ALIGN=LEFT> ... </P> Có nghĩa: Tất cả text trong paragraph nầy sẽ được canh về bên trái lề trang. Đây cũng là mặc định.

            <P ALIGN=CENTER> ... </P> Canh giữa

            <P ALIGN=RIGHT> ... </P> Canh phải

           37- <STRIKE> hay <S>:

            Làm dấu gạch ngang giửa text.

        Thí dụ:  This text would be <STRIKE>struck through</STRIKE>

        Sẽ hiển thị là: This text would be struck through

           38- <SMALL>:

            Làm chử nhỏ lại so với cở chuẩn.

        Thí dụ: This is normal text, with <SMALL>this bit</SMALL> being small text.

        Sẽ thành: This is normal text, with this bit being small text.

           39- <SPACER>:

            Chèn 1 khoảng trắng tính bằng pixel vào đoạn text.

            Thuộc tính:

            TYPE="horizontal/vertical/block": Horizontal: Chèn khoảng trắng theo chiều ngang. Vertical: Theo chiều dọc. Block: Bao chung quanh giống như hình.

            SIZE="value":

            Khi <SPACER TYPE="horizontal"> hay <SPACER TYPE="vertical"> giá trị SIZE tính bằng pixels. Không có giá trị khi <SPACER TYPE="block">.

            WIDTH="value": Chỉ định độ rộng cho khoảng trắng khi <SPACER TYPE="block">.

            HEIGHT="value": Chỉ định chiều cao khi <SPACER TYPE="block">.

            ALIGN="alignment": So lề cho khoảng trắng khi <SPACER TYPE="block">.

        Thí dụ: <P>Hello and Welcome<SPACER TYPE="horizontal" SIZE="25">to the HTML Reference Library.

           40- <STRONG>:

            Làm đậm text.

        Thí dụ: The instructions <STRONG>must be read</STRONG> before continuing.

FrontPage Editor 107

Page 108: Giao+trinh+frontpage+200

FrontPage Editor

        Sẽ thành: The instructions must be read before continuing.

           41- <STYLE>:

            Thẻ nầy phải nằm trong phần <HEAD>. Dùng quy định dạng biểu mẩu chung khi hiển thị, giúp người soạn thảo đở mất công lập đi lập lại cùng 1 quy định.

        Thí dụ:

            <HTML>             <HEAD>             <TITLE>Introduction to Style Sheets</TITLE>             <STYLE TYPE="text/css" TITLE="Bright Colours">             BODY { color : white}             P { color : blue;             font-size : 12pt;             font-family : Arial}             H1 { color : red;             font-size : 18pt}             </STYLE>             </HEAD>             <BODY>             ...

           42- <SUB>:

            Tức là Subscript.

        Thí dụ: This is the main text, with <SUB>this bit</SUB> being subscript.

           43- <SUP>:

            Tức là Superscript.

        Thí dụ: This is the main text, with <SUP>this bit</SUP> being superscript.

           44- <TABLE>

            Tạo bảng trong trang Web.

        Thuộc tính:

            BORDER="value": Điều khiển việc hiển thị và kích thước đường viền. Nếu giá trị =0 là không có viền.

            CELLSPACING="value": Chỉ định khoảng cách giửa các ô. Giá trị mặc định là 2.

            CELLPADDING="value": Chỉ định khoảng trắng giửa đường viền và ô. Giá trị mặc định là 1

            WIDTH="value or percent": Chỉ định độ rộng bảng tính theo pixels, hay % của cửa sổ hiển thị.

            HEIGHT="value or percent": Chỉ định độ cao bảng.

            ALIGN="left/right": Canh lề trái, phải.

            VALIGN="top/bottom": Canh lề trên, dưới.

            BGCOLOR="#rrggbb|colour name": Chỉ định màu nền cho bảng.

            BORDERCOLOR="#rrggbb|colour name": Chỉ định màu cho đường viền của bảng.

108 FrontPage Editor

Page 109: Giao+trinh+frontpage+200

FrontPage Editor

            BORDERCOLORLIGHT="#rrggbb|colour name": Chỉ định màu cho phần được chiếu sáng của đường viền.

            BORDERCOLORDARK="#rrggbb|colour name": Chỉ định màu cho phần bị tối của đường viền.

            BACKGROUND="URL of picture": Chỉ định file hình ảnh dùng làm nền cho bảng.

            FRAME: Đòi hỏi thuộc tính BORDER phải được hiệu lực khi sử dụng thuộc tính nầy. Có các giá trị sau:

void Gở bỏ tất cả viền ngoài.

Above Chỉ hiển thị đướng viền phiá trên bảng.

Below Chỉ hiển thị đướng viền phiá dưới bảng.

Hsides Hiển thị các đường viền ngang trong bảng, kể cả đướng trên và dưới bảng.

Lhs Chỉ hiển thị đường viền bên trái.

Rhs Chỉ hiển thị đường viền bên phải.

Vsides Hiển thị các đường viền đứng trong bảng, kể cả đướng trái và phải bảng.

Box Chỉ hiển thị đường viền bao chung quanh bảng.

                45- <TD>:

            Định dạng cho dữ liệu trong bảng (Table data). Chỉ định nầy có giá trị cho ô dử liệu.

        Thuộc tính:

            ALIGN="left/center/right". VALIGN="top/middle/bottom/baseline": Canh lề cho Text trong ô (so với ô).

            WIDTH="value_or_percent"/ HEIGHT="value_or_percent": Chỉ định kích thước cho ô. Bạn chỉ cần xác lập cho 1 ô chuẩn theo hàng hay cột, các ô khác sẽ giống như vậy.

            COLSPAN="value": Mở rộng ô theo cột. Giá trị mặc nhiên là 1.

            ROWSPAN="value": Mở rộng ô theo hàng.

            BGCOLOR="#rrggbb|colour name"/ BORDERCOLOR="#rrggbb|colour name"/ BORDERCOLORLIGHT="#rrggbb|colour name"/ BORDERCOLORDARK="#rrggbb|colour name"/ BACKGROUND="URL of picture":

            Chỉ định màu cho nền ô, đường viền ô, hình nền ô. Cách xác lập giống như bảng.

           46- <TR>:

            Xác lập cho hàng (table row).

            Thuộc tính và cách xác lập giống như ô và bảng.

           47- <TITLE>:

            Dùng đặt tiêu đề cho tài liệu HTML. Tiêu đề nầy không hiển thị trong phần nội dung tranh Web, mà sẽ được hiển thị trong thanh tiêu đề của trình Browse, trong danh sách lưu trử hay tìm kiếm.

            Thẻ nầy phải nằm trong phần <HEAD>

            <HEAD>             <TITLE>Welcome to the HTML Reference</TITLE>             </HEAD>

FrontPage Editor 109

Page 110: Giao+trinh+frontpage+200

FrontPage Editor

           48- <U>:

            Gạch dưới dòng văn bản.

        Thí dụ: The <U>main point</U> of the exercise...

110 FrontPage Editor

Page 111: Giao+trinh+frontpage+200

FrontPage Editor

Self Study

FrontPage Editor 111

Page 112: Giao+trinh+frontpage+200

FrontPage Editor

Lab1.

Tạo trang chủ

Trang chủ là cánh cuả để đi vào web site cuả bạn. Nó chưá thông tin về nội dung và các vấn đề người đọc có thể quan tâm. Trên trang chủ thường có chưá các liên kết đến các trang khác.

1. Trên trang trắng trong chế độ view Page, nhập Welcome to Hanoi School of Public Health! và nhấn ENTER.

Giống như trong Word nhấn enter có nghĩa là xuống hàng.

2. Kế tiếp nhập đoạn sau “Being the first University of Public Health in Vietnam, We do all we can to make Community Health the First” (Le Cu Linh )

3. Nhấn ENTER.

Giả sử nội dung cuả Web site đã được chuẩn bị sẵn, bạn có thể đưa các tài liệu đã có vào trong các trang Web mà không cần phải gõ lại

Có thể chọn font chữ cho tiêu đề và đầu trang ở ngay mục Heading

112 FrontPage Editor

Page 113: Giao+trinh+frontpage+200

FrontPage Editor

Kế tiếp ta sẽ đưa một ảnh vào trong trang Web. Ảnh có thể được quét vào bởi máy scanner hoặc những hình vẽ do các chương trình xử lý đồ họa tạo ra. Ngòai ra các bạn còn có thể lấy nguồn ảnh từ internet.

Trong ví dụ này ta sẽ nhập vào hình sau:

Thực hiện chèn hình vào trang chủ.

1. Vào menu Insert, chọn Picture, và bấm From File.

FrontPage hiển thị ra hộp thoại Picture.

2. Kế hộp Look In, Chọn ổ đĩa và thư mục chứa hình (chú ý chọn thư mục đã chép vào đĩa cứng)

3. Chọn tệp hình có tên frontpage, bấm nút Insert.

4. Nhấn ENTER đề xuống hàng.

FrontPage Editor 113

Page 114: Giao+trinh+frontpage+200

FrontPage Editor

Nếu ta chỉ chèn hình và chữ vào trang chủ thì người dùng không thề di chuyển đến các trang khác. Muốn tạo ra các đồi tượng có thể bấm chuột vào được, ta phải gán các liên kết vào các đối tượng đó.

Một liên kết là một địa chỉ cuả một trang khác ở trong phạm vi Web site hoặc trên Internet. Tạo ra một liên kết có nghiã là cho phép người dùng di chuyển đến một trang khác bằng cách bấm chuột.

Tạo liên kết từ hình ảnh.

1. Trên trang chủ, bấm chọn hình mới thêm vào.

2. Vào menu Insert, chọn Hyperlink ( hoặc bấm Ctrl+K).

FrontPage hiển thị hộp thoại Insert Hyperlink. Trong hộp thoaị này ta sẽ đưa vào đích cuả liên kết.

3. Trong hộp Address, nhập http://www.hsph.edu.vn.

Chú ý

o Frontpage sẽ tự động thêm tiếp đầu ngữ http. HTTP là tên tắt cuả Hypertext Transfer Protocol. Đây chính là một giao thức Internet để cho các trình duyệt có thể truy xuất thông tin từ Web server.

o TRong ví dụ trên khi người dùng bấm vào hình họ sẽ được chuyển đến trang chủ cuả trường Đại Học Y Tế Công Cộng.

4. Chọn OK để kết thúc tạo liên kết.

Kế tiếp ta sẽ học cách đưa thêm hình vào trang chủ.

Chèn hình vào trang chủ

1. Nhấn CTRL+HOME để trở về đấu trang.

114 FrontPage Editor

Page 115: Giao+trinh+frontpage+200

FrontPage Editor

2. Trong menu Insert, Chọn Picture, và chọn From File.

3. Nhấp đúp vào tên tệp cần chọn.

FrontPage sẽ chèn hình vào vị trí hiện hành.

3. Nhấn ENTER để đưa dòng tiêu đề xuống hàng.

FrontPage Editor 115

Page 116: Giao+trinh+frontpage+200

FrontPage Editor

Đế kết thúc taọ trang chủ chúng ta sẽ canh giữa văn bản và hình ảnh.

Canh giữa các thành phần trên một trang

1. Vào menu Edit, chọn Select All.

2. Vào menu Format, chọn Paragraph.

3. Trong danh sách Alignment, chọn Center, sau đó nhấn OK.

4. Bấm taị bất kỳ vị trí nào trên trang để thối chọn.

Lưu trang hiện hành

1. Vào menu File, chọn Save As.

Trong hộp thoại Save As, chọn My Documents trong cây thư mục.

2. Kế hộp Page title, bấm nút Change title .

3. Trong hộp Set Page title, gõ Home Page và bấm OK.

4. Trong hộp File name, gõ homepage, và bấm Save.

Các tùy chọn cuả Page View

Hiển thị các thẻ HTML trên trang hiện hành.

• Trong Page view , chọn Reveal Tags trong menu View

• FrontPage hiển thị cách biểu diễn các thẻ HTML . Điều này có ích nếu người sử dụng biết về HTML.

• Để che giấu các thẻ, bấm Reveal Tags trên menu View một lần nữa.

Hiển thị mã nguồn HTML của trang hiện hành

• Trong Page view, bấm chọn nút HTML tại đáy trang.

Chế độ này dành cho những nhà thiết kế đã quen với mã HTML và có thể chỉnh sửa code để thay đổi thiết kế.

• Chọn nút Normal tại đáy trang để trở về khung Normal.

Tip Khi làm việc trong khung HTML , bạn vẫn có thể sử dụng các lệnh menu và thanh công cụ giống như trong khung Normal.

Chế độ xem trước trang Web (preview)

• Chọn Preview để có thể xem trước trang Web .

Chú ý : Bạn cần có Microsoft Internet Explorer để có thể dùng chức năng này.

Xem trước trang Web là một cách nhanh chóng để hình dung kết quả thiết kế sẽ đến với người đọc như thế nào.

• Bấm nút Normal tại đáy trang để trở về khung Normal một lần nữa.

116 FrontPage Editor

Page 117: Giao+trinh+frontpage+200

FrontPage Editor

Lab2.

Mục đích bài thực hành: Sau bài thực hành, sinh viên có thể thực hiện 1 website gồm nhiều trang web và đạt các yêu cầu sau:

• Tạo liên kết đến các trang khác trong Web site • Tạo lề chung và thanh di chuyển • Tạo và hiệu chỉnh theme • Xem và thử Web site • Tổ chức thư mục và tập tin • Xuất bản lên World Wide Web.

Tăng cường các định dạng cho Web site

Mở một Web site

Trong menu File, chọn Recent Webs, và chọn Hsph để mở lại trang web . Thanh tiêu đề trở thành Microsoft FrontPage – <drive>:\My Documents\My Webs\Hsph.

Chú ý rằng trong chương 1, ta chưa tạo một liên kết nào giữa các trang của web site

Taọ liên kết đến các trang khác

1. Trên thanh công cụ, bấm Toggle Pane , và sau đó bấm Folder List.

2. Nhấp đúp chuột váo trang index.htm trong danh sách các trang đang xem trong Folder List

3 Khi trang chủ hiển thị trong Page view, nhấn CTRL+END để đưa con nháy về cuối trang chủ.

4 Tìm trang About_Us.htm trong danh sách trong Folder List.

Bây giờ ta kéo About us về phía dưới của trang chủ. FrontPage sẽ tạo một hyperlink đến About Us trên trang chủ.

5. Bấm và giữ chuột trên About_Us.htm trong Folder List, kéo thả vào trang chủ. FrontPage hiển thị một liên kết đến trang About Us .

6. Lập lại các bước 4 và 5 để tạo các liên kết khác đến Products.htm, Links.htm, và Photo_gallery.htm. Đặt các liên kết kế tiếp nhau.

7. Nhấn DOWN ARROW để thôi chọn hyperlink.

FrontPage Editor 117

Page 118: Giao+trinh+frontpage+200

FrontPage Editor

Trang của bạn sẽ có dạng sau :

Dĩ nhiên là bạn có thể thực hiện như trên với các trang khác trong Web site, nhưng đó là một việc mất rất nhiều thời gian nếu có nhiều trang. Ngoài ra, nếu ta quyết định thêm hay xoá trang khỏi Web site, ta phải cập nhật lại các liên kết bằng cách thủ công như trên.

FrontPage có một cách làm hay hơn để khởi tạo, quản lý và tự động cập nhật các liên kết trong toàn bột Web site. Bây giờ, bạn sẽ xoá đi các liên kết vừa tạo ở trên bằng chức năng Undo (bấm nút Undo trên thanh công cụ nhiều lần cho tới khi trả về trạng thái ban đầu)

Tạo Shared Borders và thanh di chuyển (Navigation Bar)

Shared borders (biên dùng chung) là các vùng trên trang Web được dùng để chứa các nội dung xuất hiện một cách ổn định trên tất cả các trang trong Web site.Các biên này chứa các banner , quảng cáo hoặc các nút di chuyển. Banner của trang có` thể là tiêu đề trang sinh ra khi tạo trang, còn thanh di chuyển là các hàng hoặc cột chứa các liên kết chính của Web site. FrontPage có thể tự động cập nhật shared borders và navigation bars, sao cho cấu trúc của Web site luôn luôn hoạt động tốt, ngay cả khi thêm, di chuyển, xoá trang.

Tạo shared border của Web site

1. Chuyển qua chế độ Navigation view.

2. Tắt hiển thị Folder List trong chế độ làm việc này.

3. Trong menu Format, chọn Shared Borders.

FrontPage hiển thị hộp thoại Shared Borders .Chú ý có 2 loại thanh di chuyển có thể gắn vào

118 FrontPage Editor

Page 119: Giao+trinh+frontpage+200

FrontPage Editor

4. Trong hộp thoại Shared Borders , tạo các tuỳ chọn cho tất cả các trang. Chắc chắn rằng All pages đã được chọn.

5. Đánh dấu Top và đánh dấu tiếp Include navigation buttons để chỉ định cho hiển thị trên đầu trang.

6. Đánh dấu Left và đánh dấu tiếp Include navigation buttons để chỉ định cho hiển thị trên bìa trái trang.

7. Bỏ trống Right và Bottom , và sau đó bấm OK.

FrontPage tạo shared borders và thanh di chuyển mặc nhiên cho tất cả các trang.

Sau đây, ta sẽ học cách sửa đổi hình thức của thanh di chuyển cho phù hợp.

Thử nghiệm hyperlink trên thanh liên kết

1. Trong chế độ Navigation view, Nhấp đúp chuột vào trang chủ Home Page (index.htm).

2. Tắt hiển thị Folder List trong chế độ làm việc này.

3. Giữ CTRL và sau đó bấm hyperlink có tên About Us trên lề trái.

FrontPage mở trang đích của liên kết. Trong trang About Us , shared borders và thanh di chuyển cũng đã được chèn thêm vào đó. Tuy nhiên, trên trang này, các liên kết chỉ tới các trang khác chỉ hiển thị trong lề trên (top). Đó là do FrontPage sử dụng cấu trúc site để xác định các cấp (level) của trang hiện hành.

Mặc nhiên, shared border ở trên chỉ tới các trang cùng cấp, còn shared border bên trái chỉ tới các trang cấp dưới

Hiệu chỉnh thanh liên kết (link bar)

1. Mở trang index.htm.

FrontPage mở lại trang chủ .

2. Trong phần thân cuả trang chủ nhấp đúp chuột lên dòng chữ màu đỏ Edit properties for this Link Bar to display hyperlinks here.

Nhấp đúp chuột lên thanh liên kết để mở hộp thoại Link Bar Properties .

3. Trong hộp Link Bar Properties , bấm Child level, xoá các hộp kiểm tại Home page và Parent page, và sau đó bấm OK.

FrontPage tạo một navigation bar đến tất cả các trang cấp dưới trang chủ.

Trang của bạn sẽ có dạng sau :

FrontPage Editor 119

Page 120: Giao+trinh+frontpage+200

FrontPage Editor

Chú ý rằng lề trái vẫn chứa các liên kết tương tự lề trên . Ta sẽ học cách sửa hình thức và liên kết của lề này.

4. Trong lề trái của trang chủ, bấm đúp navigation bar.

5. Trong hộp Link Bar Properties, chọn Same level, đành dấu chọn Home page, và nhấn OK.

FrontPage hiển thị Edit properties for this link bar to display hyperlinks here. .

6. Để lưu trang chủ, Chọn Save trong menu File .

Trang của bạn sẽ có dạng sau :

120 FrontPage Editor

Page 121: Giao+trinh+frontpage+200

FrontPage Editor

7. Vào menu Window , chọn About_Us.htm.

8. FrontPage mở lại trang About Us .

Chú ý rằng tất cả những thay đổi trên các thanh liên kết đề được tự động phản ánh ở trang này, cũng như trong các trang khác.

Chủ đề định dạng (theme)

Trong Web site của chúng ta, các hình ảnh, danh sách, form. shared border, thanh liên kết đã có đủ cả và tạo nên một sắc thái đa dạng. Tuy nhiên, để cho hình thức các trang trong cùng Web site được trình bày một cách nhất quán, Frontpage sử dụng khái niệm theme (tạm gọi là chủ đề định dạng hay mẫu định dạng), giúp nhà thiết kế tiết kiệm được rất nhiều thời gian.

FrontPage 2002 có hơn 50 theme được thiết kế sẵn một cách chuyên nghiệp . Mỗi theme bao gồm các thành phần trang như : danh sách (list), font, ảnh nền, hình trang trí, thanh di chuyển,… làm cho hình thức của Web site thêm sống động và nhất quán.

Để áp đặt theme đối với Web site

1. Chọn Page tab của index.htm.

2. Trong menu Format, chọn Theme.

3. FrontPage hiển thị hộp thoại Themes . Tại đây, bạn có thể chọn theme tuỳ thích. Mỗi lần bấm chọn tên theme, một hình mẫu hiện ra để bạn xem trước có ưng không trước khi quyết định chọn

4. Trong phần Apply theme to,để xác lập cho tất cả các trang được chọn, chắc chắn rằng bạn đã đánh dấu All pages.

5. Trong phần cài đặt themes, chọn Blends.

6. Bỏ chọn Active graphics, Chọn OK to để xác lập lại theme.

7. Chọn Yes để khẳng định xác lập theme.

Trang của bạn sẽ có dạng sau :

FrontPage Editor 121

Page 122: Giao+trinh+frontpage+200

FrontPage Editor

Như bạn thấy, áp đặt định dạng theo chủ đề đã làm thay đổi hoàn toàn hình thức của Website . Thật đáng ngạc nhiên.

Hiệu chỉnh Theme

Mặc dù tiêu đề trang (page banner) tương đối đẹp, nhưng có lẽ chưa phù hợp lắm với nội dung của web site. Chúng ta sẽ tạo một banner khác dựa vào việc sửa đổi theme đang chọn.

1. Mở lại trang chủ

2. Trên menu Format, bấm Theme.

FrontPage hiển thị hộp thoại Themes . .

3. Trong hộp thoại Themes, đánh dấu All Pages .

4. Kế tiếp, bấm Modify.

5. Dưới câu hỏi What would you like to modify? bấm Graphics.

FrontPage hiển thị hộp thoại Modify Theme . Tại đây bạn có thể thay đổi hình ảnh và các thành phần đồ hoạ khác .

6. Trong Item list, bấm Banner.

7. Trên thẻ Picture , bấm Browse dưới tên file của hình.

FrontPage hiển thị hộp thoại Open File và hiển thị hình ảnh trong Web site hiện tại. Vì các hình ảnh ta muốn dùng chưa phải là một thanh phần của web site, ta sẽ tìm trên cây thư mục.

8. Chuyển tới thư mục tên FPTutor2002.

9. Bấm đúp file czbanner.

FrontPage thay thế banner hiện tại bằng hình mới nhập

10. Bấm OK trong Modify Theme , và sau đó bấm OK trong Themes .

11. Chọn Yes để tái xác nhận.

122 FrontPage Editor

Page 123: Giao+trinh+frontpage+200

FrontPage Editor

FrontPage hiển thị hộp thoại Save Theme cùng với thông báo This theme is read-only. Please enter a new theme title to save as:.

12. Nhập Hsph làm tiêu đề của theme đã sửa, và chọn OK.

13. Chọn Yes để xác lập theme.

14. Bấm Save trên menu File .

Trang của bạn sẽ có dạng sau :

Tip Trong ví dụ này, ta chỉ thay đổi 1 hình đơn giản để minh hoạ việc sửa đổi theme. Bằng cách đó, ta có thể tạo ra các theme mới rất dễ dàng bằng những hình ảnh riêng của mình.

FrontPage Editor 123

Page 124: Giao+trinh+frontpage+200

FrontPage Editor

Xem trước Web site

Xem trước Web site trong Web browser

1. Trong menu File , chọn Preview in Browser.

FrontPage hiển thị hộp thoại Preview in Browser để bạn lựa chọn một trình duyệt đã cài đặt trên máy (Trong WinXP, đã có sẵn IE6). Web site của bạn đã sẵn sàng được xem thử trên trình duyệt này

2. Bấm tại các liên kết để kiểm tra các đích của nó 3. Trên trang Photo Gallery, bấm các hình thu nhỏ (thumbnail) để kiểm tra các liên kết tới

hình thực. Dùng nút Back của trình duyệt để trở về Photo Gallery

124 FrontPage Editor

Page 125: Giao+trinh+frontpage+200

FrontPage Editor

4. Đóng cửa sổ Web browser sau khi đã kiểm tra xong.

Tổ chức file trong web site

Bây giờ trong Web site đã chứa nhiều trang và tập tin, bạn sẽ dùng chế độ Folders view để quản lý chúng. Tương tự như Windows Explorer, Folders view cho phép thực hiện các thao tác quản lý tập tin và thư mục trong phạm vi Web site. Bạn có thể thêm, bớt, thay đổi, sắp xếp lại các tài nguyên mà không phá vỡ các liên kết và cấu trúc của nó.

Trong các bước sau, chúng ta sẽ thực hành chuyển các tệp ảnh từ Hsph Web site vào thư mục Pictures do FrontPage tạo ra như một thành phần của Web site.

Chú ý rằng nếu bạn dùng Explorer hay một trình quản lý file nào khác để thực hiện các thao tác về file, bạn có thể bẻ gẫy các liên kết trong trang Web

Di chuyển các file hình ảnh vào thư mục Pictures

1. Trên Views bar, bấm Folders .

FrontPage chuyển qua chế độ Folders view.

2. Trong Folder List khung, bấm thư mục trên cùng <drive>:\My Documents\My Webs\Hsph.

3. Trong khung Contents , bấm cột Type

Danh sách của các file bây giờ được nhóm theo loại (GIF, JPEG,..).

4. Trong khung Contents, bấm file GIF đầu tiên (czbanner.gif) để chọn nó

5. Giữ SHIFT, bấm file GIF cuối cùng trong danh sách (frontpage.gif).

FrontPage Editor 125

Page 126: Giao+trinh+frontpage+200

FrontPage Editor

7. Kéo thả (nút phải) vào thư mục Pictures trong Folder List .

8. Khi thư mục pictures được chọn, thả chuột , bấm Move Here menu tắt..

FrontPage hiển thị hộp thoại Rename trong quá trình di chuyển..

9. Lặp lại các bước 4 và 5 cho các tệp JPG (FPTutor003.jpg ->FPTutor006.jpg).

10. Trong khung Contents , bấm cột Name để sắp xếp lại theo tên

Tạo thư mục ( folder) mới

1. Trong danh sách thư mục , chọn thư mục chưá thư mục cần tạo .

2. Trong menu File , chọn New và chọn tiếp Folder.

FrontPage tạo một thư mục mới có tên tạm “new folder”.

3. Gõ tên mới và nhấn ENTER.

4. Trong cây thư mục, Nhấp phải chuột vào thư mục vừa tạo.

5. Trong menu shortcut, chọn Delete.

6. Trong hộp Confirm Delete , chọn Yes.

FrontPage xoá folder khỏi Web site.

Xuất bản (publishing) Web site Hsph

Khi xuất bản Web site lên INternet hoặc Intranet, FrontPage tự động kiểm tra các liên kết , các địa chỉ trang và đường dẫn của các địa chỉ đó.

Xuất bản Web site đang làm việc

1. Đóng tất cả các trang trong Page view.

2. Trên menu File, bấm Publish Web, hoặc bấm nút Publish Web button trên thanh công cụ..

126 FrontPage Editor

Page 127: Giao+trinh+frontpage+200

FrontPage Editor

3. Nhập địa chỉ URL của Web server , (ví dụ http://example.microsoft.com/~myweb), sau đó bấm Publish.

Tip Sau khi xuất bản lần đầu, bạn có thể bỏ qua hộp thoại Publish Web bằng cách bấm nút Publish Web trên toolbar.

Nếu FrontPage phát hiện bạn xuất bản lên một Web server không hỗ trợ FrontPage Server Extensions, nó liền chuyển qua chế độ file transfer protocol (FTP).

Tip Khi xuất bản Web site, tất cả các trang và hình đều được tải lên mạng. Để loại trừ một số file không muốn xuất bản bấm Don’t Publish.

Khi FrontPage xuất bản thành công, nó sẽ xuất hiện một hộp thoại chứa địa chỉ URL , qua đó có thể mở Web site trong trình duyệt Web để xem lại.

Câu hỏi trắc nghiệm

 

1. Bấm chuột phải tại cửa sổ FrontPage:

A. Xoá đối tượng.

B. Mở 1 menu tắt liệt kê các lệnh liên quan tới đối tượng.

C. Chọn đối tượng.

D. Không làm gì cả.

 

2. Normal, HTML, và Preview là các cách khác nhau để:

A. Khởi động FrontPage.

B. Tổ chức các bìa hồ sơ.

C. Xem các phim trên Web.

D. Xem các trang trong FrontPage.

 

3. Trong FrontPage bạn có thể cho thi hành lệnh bằng cách dùng: (Có thể chọn nhiều câu trả lời.)

FrontPage Editor 127

Page 128: Giao+trinh+frontpage+200

FrontPage Editor

A. Menu

B. Thanh công cụ.

C. Phím tắt.

D. Bấm chuột phải tại menu tắt.

 

4. FrontPage là chương trình: (Có thể chọn nhiều câu trả lời.)

A. Cho phép thiết kế và tạo ra trang tài liệu Word.

B. Dùng cho các phóng viên tạo các trang tin.

C. C.Dùng cho các nhà thiết kế đồ hoạ và Web masters.

D. Cho phép thiết kế và tạo ra Web sites và xuất bản trên Internet.

 

5. Để khởi động FrontPage :

A. Bấm chuột ba lần, và đọc, “FrontPage ơi, mở ra.”

B. Bấm Start → Programs → FrontPage.

C. Bấm My Computer → Local Drive (C:) → FrontPage.

D. Gõ “FrontPage” trong Microsoft Word, và bấm đúp để mở chương trình

 

6. Một trang Web là: (Có thể chọn nhiều câu trả lời.)

A. Một kiểu tài liệu Word có thể chia sẻ trên mạng.

B. Một tài liệu tạo ra trong Microsoft FrontPage để xuất bản trên Internet.

C. Một phần của Web site.

D. Một bản thảo .

 

7. Thời gian Download ước lượng là: (Có thể chọn nhiều câu trả lời.)

A. Thời gian trung bình để tải trang về từ Internet.

B. Thời gian đi xuống phố.

C. Lượng thời gian cần thiết để tải trang về máy.

D. Phu thuộc vào kiểu modem .

 

128 FrontPage Editor

Page 129: Giao+trinh+frontpage+200

FrontPage Editor

8. Cách tiết kiệm thời gian tạo Web site? (Có thể có nhiểu trả lời.)

A. Dùng một mẫu Web site (Template).

B. Dùng chức năng Web site Magician.

C. Dùng chức năng Web site Wizard.

D. Nhập từ một Web site khác.

 

9. Tổ hợp phím nào tạo một dòng mới trong đoạn văn bản?

A. <Alt> + <A>.

B. <Shift> + <Enter>.

C. <Ctrl> + <A>.

D. <Ctrl> + <L>.

 

10. Phím Backspace xoá văn bản phía trái điểm nháy. (Đúng/Sai?)

11. Bạn vô tình xoá đoạn văn bản mới tạo xong. Làm cách nào khôi phục văn bản bị mất?

A. Chọn Help và sử dụng Search Companion để tìm văn bản trên máy tính.

B. Bấm nút Undo trên thanh công cụ chuẩn.

C. Vào chế độ Preview để lấy lại khối văn bản đã xoá.

D. Không thể làm gì được.

 

12. Cách nào sau đây không dùng để cắt văn bản hay hình ảnh?

A. Bấm nút Cut trên thanh công cụ chuẩn.

B. Nhấn <Ctrl> + <C>.

C. Nhấn <Ctrl> + <X>.

D. Chọn Edit → Cut từ menu.

 

13. Làm cách nào tạo ra trang mới? (Có thể chọn nhiều câu trả lời.)

A. Chọn File → New → Page từ menu, chọn một khuôn mẫu từ hộp thoại,

A. và bấm OK.

FrontPage Editor 129

Page 130: Giao+trinh+frontpage+200

FrontPage Editor

B. Nhấn <Ctrl> + <N>.

C. Bấm nút New Page button trên thanh công cụ chuẩn.

D. Chọn toàn bộ trang đang làm việc và xoá nội dung của nó.

 

14. Chế độ HTML view trong FrontPage khác với Normal và Preview view ở chỗ:

A. HTML view thiên về văn bản hơn Normal Preview view.

B. Trang Web có nhiều hình hơn

C. HTML view hiển thị các mã định dạng theo ngôn ngữ HTML .

D. HTML view là dễ đọc hơn Normal và Preview view.

 

15. Tiêu đề của trang cũng chính là tên tập tin HTML. (Đúng/Sai?)

 

16. Bạn thiết kế một Web site quan trọng cho công ty, site này sẽ được xuất bản trên Internet trong một khoảng thời gian ngắn. Bạn cần chú ý điều gì trước khi tải lên (upload) lên Internet?

(Có thể chọn nhiều câu trả lời.)

A. Xem trước trong Microsoft Internet Explorer.

B. Xem trước trang trong các trình duyệt khác nhau.

C. In ra và hiệu chỉnh.

D. Không phải các câu trên.

 

17. Danh sách thư mục (Folder List) là:

A. Một danh sách các thư mục trên máy tính.

B. Một tính năng không hiệu quả của FrontPage chỉ tổ chiếm chỗ trên màn hình.

C. Một tính năng tự động lập sơ đồ Web site.

D. Có thể dễ dàng truy cập trên thanh công cụ chuẩn.

 

18. Di chuyển (Navigating ) giữa các trang Web là tương tự như duyệt Internet. (Đúng/Sai?)

 

130 FrontPage Editor

Page 131: Giao+trinh+frontpage+200

FrontPage Editor

19. Tiêu đề của trang Web xuất hiện:

A. Trên đầu cửa sổ trình duyệt.

B. Tại phần tên của trang trong Folders View.

C. Tại ngay đầu trang .

D. Tại phía dưới cửa sổ, gần với thời gian tải ước lượng.

 

20. Khi nào thì dùng lệnh Save As trong menu File thay cho lệnh Save ?

A. Để lưu dưới một tên mới hoặc một vị trí mới.

B. Để gửi email cho ai đó.

C. Để tiết kiệm thời gian

D. Để chỉ định Frontpage luôn luôn tạo ra một bản sao dự phòng.

 

21. Bạn chỉ có thể di chuyển hay sao chép văn bản bằng các lệnh Copy, Cut, và Paste (Đúng/Sai?)

 

22. Thủ tục nào sau đây cho phép thay đổi kích cỡ font?

A. Chọn văn bản và chọn font size hộp danh sách cỡ Font trên thanh công cụ.

B. Chọn văn bản, Bấm chuột phải , chọn Font từ menu tắt, chọn kích cỡ font và bấm OK.

C. Chọn văn bản, chọn Format → Font từ menu, chọn font size , bấm OK.

D. Không phải ba câu trên

 

23. Để sao chép định dạng ta có thể sử dụng::

A. Lệnh Edit → Copy Format và Edit → Paste Format từ menu.

B. Nút Format Painter trên thanh công cụ chuẩn.

C. Không có cách nào.

D. Mở hộp thoại Copy and Apply Formatting bằng cách chọn Format → Copy Formatting từ menu.

 

 

FrontPage Editor 131

Page 132: Giao+trinh+frontpage+200

FrontPage Editor

 

24. Bạn muốn sử dụng Format Painter để áp đặt định dạng cho nhiều khối văn bản không liên tiếp. Làm cách nào để thực hiện?

A. Bấm nút Format Painter trên thanh công cụ chuẩn.

B. Bấm đúp Format Painter trên thanh công cụ chuẩn.

C. Không có cách nào.

D. Mở hộp thoại Copy and Apply Formatting bằng cách chọn Format → Copy Formatting từ menu.

 

25. Câu nào sau đây là không đúng?

A. Bấm nút Center trên thanh công cụ định dạng sẽ canh giữa các văn bản thuộc đoạn hiện hành

B. Sử dụng thanh công cụ định dạng là cách dễ nhất để định dạng văn bản.

C. Khi thụt lề dòng đầu tiên, mọi dòng dầu tiên sau đó đều bị thụt lề

D. Một kiểu thụt lề đặc biệt là First line.

 

26. Cách nào sau đây không tạo chữ đậm?

A. Chọn Format → Font từ menu và chọn Bold từ danh sách Font style.

B. Nhấn <Ctrl> + <B>.

C. Bấm chuột phải tại văn bản và chọn Boldface từ menu tắt.

D. Bấm nút Bold trên thanh công cụ định dạng.

 

27. Khi nhấn <Enter> đề tạo một đoạn mới , đoạn đó sẽ có định dạng y hệt đoạn trước (Đúng/Sai?)

 

28. Để canh giữa một đoạn văn bản?

A. Bấm nút Center trên thanh công cụ định dạng.

B. Bấm mũi tên Alignment trên thanh công cụ và chọn Center.

C. Nhấn <Ctrl> + <C>.

D. Chọn Edit → Center từ menu.

 

132 FrontPage Editor

Page 133: Giao+trinh+frontpage+200

FrontPage Editor

29. Làm cách nào thay đổi ký hiệu đánh dấu đoạn trong một bulleted list?

A. Bấm mũi tên Bullets trên thanh công cụ định dạng và chọn ký tự.

B. Không thể thay đổi

C. Chọn Edit → Bullet Symbol từ menu, chọn bulleted list , bấm Customize, và chọn ký tự cần.

D. Chọn Format → Bullets and Numbering từ menu, chọn bulleted list , bấm Customize, và chọn ký tự cần.

 

30. Để thay đổi màu nền của trang Web ?

A. Bấm nút Background trên thanh công cụ định dạng và chọn màu nền.

B. Chọn văn bản và bấm nút Underline trên thanh công cụ Formatting .

C. Chọn Format → Background từ menu và chọn màu nền.

D. Bấm chuột phải tại trang và chọn Page Properties → Background , và chọn màu nền.

 

31. Tất cả các chương trình phát triển Web đều dùng themes. (Đúng/Sai?)

32. Phân biệt giữa themes và cascading style sheets? (Chọn nhiều câu trả lời.)

A. Không phân biệt.

B. Các styles trong themes được tạo ra mỗi khi tạo ra các styles trong cascading style sheets.

C. Themes chỉ có thể áp dụng cho 1 trang trong Web site, trong khi cascading stylesheets áp dụng cho tất cả các trang trong Web site.

D. Cascading style sheets thay đổi style của trang qua các thẻ HTML đặc biệt, trong khi themes là một tập hợp các styles được áp đặt 1 lần.

 

33. Câu nào sau đây là đúng?

A. Ảnh thu nhỏ (Thumbnail) liên kết tới ảnh thật.

B. Một trang có ảnh lớn cần ít thời gian download hơn một trang có ảnh nhỏ.

C. Cắt xén (Cropping) ảnh làm giảm kích thuớc và chất lượng của ảnh.

D. Văn bản thay thế xuất hiện ngay phía dưới của hình trên trang.

 

FrontPage Editor 133

Page 134: Giao+trinh+frontpage+200

FrontPage Editor

34. Bạn muốn đưa ảnh của con chó Kiki vào trang Web, nhưng bạn chỉ có duy nhất 1 tấm hình của Kiki chụp chung với gia đình. Làm cách nào bây giờ?

A. Thay đổi kích thước (Resize) hình.

B. Tạo một ảnh thu nhỏ (thumbnail picture).

C. Canh thẳng hàng (Realign the picture).

D. Cắt xén ảnh (Crop the picture).

 

35. Thay đổi định dạng tệp của một ảnh luôn luôn làm giảm kích thước tệp. (Đúng/Sai?)

 

36. Ảnh trong ClipArt thường có dạng GIF . (Đúng/Sai?)

 

37. Một đường biên xanh bao quanh ảnh có nghĩa là:

A. Người đọc đã vào Website.

B. Ảnh có chứa một liên kết.

C. Có văn bản ghi chú phía dưới ảnh.

D. Ảnh được lấy từ Internet.

 

38. Bạn đã tạo 1 trang Web có khá nhiều hình nhưng chưa có thông tin ghi chú liên quan. Làm cách nào đưa thông tin đến người xem ?

A. Tạo một liên kết từ ảnh đến một trang cùng chủ đề.

B. Thêm văn bản ghi chú cho ảnh.

C. Cho người đọc một địa chỉ liên hệ tác giả của ảnh.

D. Cho email của bạn để người đọc hỏi thăm khi nào cần thiết.

 

39. Một hotspot là:

A. Trang Web phổ biến nhất trong một Web site.

B. Một liên kết ổn định trên trang Web.

C. Một vùng trên lò sưởi có nhiệt độ cao.

D. Một vùng trên ảnh có chứa liên kết.

 

134 FrontPage Editor

Page 135: Giao+trinh+frontpage+200

FrontPage Editor

40. Câu nào sau đây là không đúng?

A. Ảnh nền sẽ làm tăng thời gian download của trang.

B. Di chuyển một ảnh trên trang cũng giống như định vị ảnh

C. Văn bản ghi chú cuả một ảnh chỉ xuất hiện khi người đọc tắt chức năng xem ảnh trên trình duyệt

D. Một đường biên xung quanh ảnh dùng đề nhấn mạnh ảnh đó

 

41. Cảnh thẳng hàng (Aligning) một ảnh sẽ làm cho văn bản xung quanh:

A. Bao xung quanh ảnh.

B. Nổi lên trên ảnh.

C. Cũng được canh thẳng hàng cùng tính chất.

D. Được hiển thị dưới dạng mã HTML.

 

42. Loại ảnh nào sau đây không được dùng trên Internet?

A. JPEG

B. GIF

C. BIT

D. PNG

 

43. Shared borders có thể hiển thi trên phần nào của trang WEb? ( Có thể chọn nhiều câu trả lới.)

A. Bottom

B. Right

C. Left

D. Top

 

44. Câu nào sau đây là không đúng?

A. Hyperlinks có thể xuất hiện trong một trang Web.

B. Hyperlinks có thể thêm vào trong chế độ Navigation view.

FrontPage Editor 135

Page 136: Giao+trinh+frontpage+200

FrontPage Editor

C. Hyperlinks trong một trang Web được hiển thị trong chế độ Hyperlinks view.

D. Hyperlinks xuất hiện dưới bất kì màu nào trên trang.

 

45. Chế độ Preview view là một cách để kiềm tra siêu liên kết. (Đúng/Sai?)

 

46. Có thể thêm một trang vào Web site trong chế độ Normal view. (Đúng/Sai?)

 

47. Khi nào thì ta nên tạo ra hyperlink? (Có thể chọn nhiều câu trả lới.)

A. Để cung cấp cho người đọc thêm thông tin liên quan.

B. Không có hyperlinks, trang Web cuả bạn rất nhàm chán.

C. Để thêm sự đa dạng vào trang Web.

D. Để lấy phản hồi về Web site.

 

48. Hyperlinks có thể liên kết đến các đích sau: (Có thể chọn nhiều câu trả lời.)

A. Địa chỉ e-mail

B. Một tập tin âm thanh

C. Một video clip

D. Một vị trí trên cùng một trang

 

49. Một thanh liên kết (link bar) là một công cụ giúp:

A. Đi biển.

B. Tài xế cuả các xe hơi đắt tiền.

C. Người dùng di chuyển trong Web sites.

D. Shared borders định vị các vị trí trong một Web site.

 

50. Câu nào sau đây là đúng?

A. Shared borders tự động hình thành các nút di chuyển.

B. Xoá một liên kết cũng có nghiã là xoá tập tin liên kết.

C. Chế độ Navigation view cho phép di chuyển nhanh hơn trong web site .

136 FrontPage Editor

Page 137: Giao+trinh+frontpage+200

FrontPage Editor

D. Có thể thêm một trang trong Web site trong chế độ Navigation View.

 

51. Cách nào sau đây không thể tạo được bảng?

A. Chọn Table ->Insert Table từ menu.

B. Bấm nút Insert Table trên thanh công cụ.

C. Chọn Insert ->Table từ menu.

D. Chọn View ->Toolbars ->Tables and Borders để hiển thị thanh công cụ Tables and Borders rồi sử dụng nút Draw Table để kẻ bảng.

 52. Câu nào sau đây là không đúng?

A. Có thể thực hiện định dạng ký tự và định dạng đoạn trong table.

B. Có thể sắp xếp thông tin trong một bảng theo thứ tự được chỉ định.

C. Có thể tách một ô thanh nhiểu ô nhỏ, hoặc gộp nhiều ô thanh một ô chung.

D. FrontPage không thể thực hiện các tính toán trong bảng.

 

53. Phím nào sau đây có thể dùng để nhập dữ liệu và di chuyển trong table?

A. <Tab> để di chuyển qua ô kế tiếp, <Shift> + <Tab> để đi theo hướng ngược lại.

B. <Enter> để di chuyển qua ô kế tiếp, <Shift> + <enter> để đi theo hướng ngược lại.

C. < Mũi tên > để di chuyển qua ô kế tiếp, <Shift> + < mũi tên > để đi theo hướng ngược lại.

D. Tất cả đều đúng.

 

54. Không thể chèn một ảnh vào trong một Table . (Đúng/Sai?)

 

55. Câu nào sau đây là không đúng?

A. Chức năng AutoFit tự động điều chỉnh bề rộng của cột.

B. Ta có thể ngăn không cho một hàng bị ngắt trang bằng cách: Vào menu Table, chọn Cell Height and Width, đánh dấu Allow row to break across pages.

C. Đường lưới của bảng thì luôn luôn xuất hiện khi in.

D. Có thể trộn nhiều ô thành một và có thể tách một ô thanh nhiều ô.

 

FrontPage Editor 137

Page 138: Giao+trinh+frontpage+200

FrontPage Editor

56. Thủ tục nào sau đây được sử dụng để kề đường biên cho một bảng?

(có thể chọn nhiều câu trả lời)

A. Chọn khối ô, sau đó chọn đường kẻ trong nút Borders của thanh công cụ định dạng hoặc của thanh công cụ Tables and Borders.

B. Chọn Tables ->Table Border Wizard từ menu và thực hiện theo hướng dẫn.

C. Bấm nút Draw Table trên thanh công cụ Tables and Borders và sau đó vẽ đường biên.

D. Đặt điểm nháy trong bảng, chọn Tables-> properties->Table từ menu, và thay đổi thông tin trong vùng Border.

 

57. Muốn trộn 4 ô thanh một ô lớn. Cách nào sau đây có thể thực hiện được ( có thể chọn nhiều câu trả lời)

A. Chọn 4 ô và bấm nút Merge Cells trên thanh công cụ Tables and Borders.

B. Chọn 4 ô và chọn Table ->Merge Cells từ menu.

C. Chọn 4 ô và chọn Table ->Combine Cells từ menu.

D. Chọn 4 ô rồi nhấn <Ctrl> + <M>.

 

58. Khác biệt duy nhất giữa cell padding và cell spacing là : cell padding thay đổi bề rộng cuả biên ở giữa các ô. (Đúng/Sai?)

 

59. Nên chỉ định kích thước table bằng pixels hoặc percent, bởi vì trang Web không hiển thị giống nhau trên mỗi màn hình. (Đúng/Sai?)

 

60. cách nào sau đây dùng để tạo frame? (Có thể chọn nhiều câu trả lời.)

A. Chọn New → Insert → Frame từ menu.

B. Bấm nút Insert Frame trên thanh công cụ chuẩn.

C. Chọn File → Page, chọn thẻ Frames Pages , chọn kiểu frame, và bấm OK.

D. Bấm nút New Page, chọn Page → Frame.

 

61. Câu nào sau đây là không đúng?

A. Ta có thể thay đổi kích thước frame, và cho phép cả người dùng cũng có quyền thay đổi kích thước đó trong cửa sổ trình duyệt.

138 FrontPage Editor

Page 139: Giao+trinh+frontpage+200

FrontPage Editor

B. Frame cho phép người dùng xem nhiều trang cùng một lúc.

C. Có thể tách một frame thành nhiều frame nhỏ.

D. Sau khi tạo ra frame trong Web site, tất cả mọi trang đều là trang frame.

 

62. Khi tạo một trang mới gồm 2 frame, cần lưu 3 lần. (Đúng/Sai?)

 

63. Cascading Style Sheets là tập hợp các style liên kết đến trang Web. (Đúng/Sai?)

 

64. Các định dạng nào sau đây có thể định nghĩa trong một style?

A. Paragraph

B. Font

C. Numbering

D. Border

E. All of the above

 

65. Tạo một style giống như là định nghĩa lại các thẻ HTML. (Đúng/Sai?)

FrontPage Editor 139