giới thiệu chung - bache.vnbache.vn/gioi-thieu.pdftranh xây dựng đất nước theo con...

4
Giới thiệu chung Bản đồ vệ tinh Ba Chẽ (Gmap) Ba Chẽ là huyện miền núi vùng cao, cách thành phố Hạ Long 90 km đường bộ, có tọa độ từ 21o07’ đến 21o23’ vĩ độ bắc và 160o58’ đến 107o24’ kinh độ đông. Phía Bắc giáp huyện Đình Lập, tỉnh Lạng Sơn; phía Nam giáp huyện Hoành Bồ và thành phố Cẩm Phả; phía Đông giáp huyện Tiên Yên; phía Tây giáp huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang. Ba Chẽ có diện tích tự nhiên 60.855,56 ha (chiếm 10% diện tích toàn tỉnh). Địa hình núi cao. Núi non trùng điệp chia cắt đất đai thành nhiều vùng nhỏ. Cao nhất là núi Khau Giang cao trên 900m ở phía tây huyện. Ba Chẽ thuộc địa hình đồi núi cao nằm trong cánh cung Bình Liêu - Đông Triều, các dãy núi chạy dài theo hướng Đông Bắc - Tây Nam. Ba Chẽ có địa hình dốc bị chia cắt mạnh bởi các dãy núi đất tạo thành các thung lũng hẹp và các con suối, sông lớn nhỏ. Độ cao trung bình của Ba Chẽ từ 300m - 500m so với mực nước biển. Đất có độ dốc lớn, phần lớn trên 20o. Chủ yếu là đất dốc nên người dân Ba Chẽ sống chủ yếu bằng nghề rừng. Đất nông nghiệp rất hẹp và manh mún, chủ yếu là các thung lũng dưới chân núi có thể cấy lúa nước, còn phần lớn là ruộng bậc thang và đất đồi trồng lúa nương, sắn, ngô, khoai. Đồng thời với địa hình dốc thoải ở một số khu vực thuộc các xã Lương Mông, Đạp Thanh, Thanh Lâm, Thanh Sơn là điều kiện tốt để phát triển đồng cỏ chăn nuôi./. 1 / 4

Upload: others

Post on 07-Sep-2019

5 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: Giới thiệu chung - bache.vnbache.vn/gioi-thieu.pdftranh xây dựng đất nước theo con đường đổi mới của Đảng. Những năm 1940 - 1945, trong lúc nhân dân

Giới thiệu chung

Bản đồ vệ tinh Ba Chẽ (Gmap)

Ba Chẽ là huyện miền núi vùng cao, cách thành phố Hạ Long 90 km đường bộ, có tọa độ từ21o07’ đến 21o23’ vĩ độ bắc và 160o58’ đến 107o24’ kinh độ đông.

Phía Bắc giáp huyện Đình Lập, tỉnh Lạng Sơn; phía Nam giáp huyện Hoành Bồ và thành phốCẩm Phả; phía Đông giáp huyện Tiên Yên; phía Tây giáp huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang.

Ba Chẽ có diện tích tự nhiên 60.855,56 ha (chiếm 10% diện tích toàn tỉnh). Địa hình núi cao.Núi non trùng điệp chia cắt đất đai thành nhiều vùng nhỏ. Cao nhất là núi Khau Giang cao trên900m ở phía tây huyện.

Ba Chẽ thuộc địa hình đồi núi cao nằm trong cánh cung Bình Liêu - Đông Triều, các dãy núichạy dài theo hướng Đông Bắc - Tây Nam. Ba Chẽ có địa hình dốc bị chia cắt mạnh bởi cácdãy núi đất tạo thành các thung lũng hẹp và các con suối, sông lớn nhỏ. Độ cao trung bình củaBa Chẽ từ 300m - 500m so với mực nước biển. Đất có độ dốc lớn, phần lớn trên 20o. Chủ yếu làđất dốc nên người dân Ba Chẽ sống chủ yếu bằng nghề rừng. Đất nông nghiệp rất hẹp và manhmún, chủ yếu là các thung lũng dưới chân núi có thể cấy lúa nước, còn phần lớn là ruộng bậcthang và đất đồi trồng lúa nương, sắn, ngô, khoai. Đồng thời với địa hình dốc thoải ở một sốkhu vực thuộc các xã Lương Mông, Đạp Thanh, Thanh Lâm, Thanh Sơn là điều kiện tốt để pháttriển đồng cỏ chăn nuôi./.

1 / 4

Page 2: Giới thiệu chung - bache.vnbache.vn/gioi-thieu.pdftranh xây dựng đất nước theo con đường đổi mới của Đảng. Những năm 1940 - 1945, trong lúc nhân dân

Giới thiệu chung

LỊCH SỬ HUYỆN BA CHẼ:

Đập tràn Ba Chẽ xưa.

Năm 1946 huyện Hải Chi được thành lập thuộc tỉnh Hải Ninh, sau đổi tên thành huyện Ba Chẽthuộc tỉnh Quảng Ninh. Ba Chẽ là nơi giàu lòng yêu nước, giàu truyền thống cách mạng, nơiđây quê hương cách mạng Hải Chi với những con người chân thật, giản dị, cần cù lao động,dũng cảm trong chiến đấu, truyền thống tốt đẹp đó luôn được phát huy trong sự nghiệp đấutranh xây dựng đất nước theo con đường đổi mới của Đảng.

Những năm 1940 - 1945, trong lúc nhân dân cả nước đang tích cực chuẩn bị lực lượng để tiếnhành cuộc tổng khởi nghĩa giành độc lập thì nhân dân Ba Chẽ vẫn trong cảnh đêm trường mịtmùng vừa chống chọi với thiên nhiên khắc nghiệt, vừa phải đấu tranh chống áp bức bóc lột củathực dân phong kiến. Ngày 02/9/1945, khi đồng bào cả nước hân hoan lắng nghe Chủ tịch HồChí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa này lànước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tài vườn hoa Ba Đình Hà Nội, thì đồng bào các dântộc thuộc khu vực phía Bắc tỉnh Hải Ninh (nay là tỉnh Quảng Ninh) trong đó có huyện Hải Chi(nay là huyện Ba Chẽ) vẫn tiếp tục đấu tranh giành chính quyền về tay nhân dân.

Tháng 9/1945, ngoài ách thống trị của thực dân Pháp, nhân dân Ba Chẽ chịu thêm áp lực củaquân đội Tưởng tràn qua biên giới Việt – Trung kéo theo bọn Việt Cách do Vũ Kim Thành,Nguyễn Ái, Nghiêm Kế Tổ cầm đầu tràn vào Ba Chẽ và một số nơi trong Tỉnh.

Tháng 02/1946, để hỗ trợ phong trào đấu tranh cách mạng của khu vực, Khu ủy đã cử một đoàn

2 / 4

Page 3: Giới thiệu chung - bache.vnbache.vn/gioi-thieu.pdftranh xây dựng đất nước theo con đường đổi mới của Đảng. Những năm 1940 - 1945, trong lúc nhân dân

Giới thiệu chung

cán bộ gồm 8 người do đồng chí Nguyễn Hải (Bí danh là Hải Chi) trưởng Ban cán sự tỉnhQuảng Yên phụ trách ra hoạt động ở địa bàn biên giới quan trọng này. Do bị lộ bí mật, đoàncán bộ đã bị bọn Việt Cách bắt giữ, chúng dùng mọi cực hình tra tấn dã man các đồng chítrong đoàn, một số đồng chí đã hy sinh anh dũng, trong đó có đồng chí Nguyễn Hải, người Bíthư đầu tiên của Đảng bộ tỉnh Quảng Yên sau cách mạng tháng 8/1945. Đây là một tổn thất tolớn của Đảng bộ và nhân dân hai tỉnh Quảng Yên – Hải Ninh trong thời kỳ đấu tranh bảo vệ vàcủng cố chính quyền cách mạng.

Tại huyện Ba Chẽ, bọn Việt Cách tiến hành dựng cờ, lập căn cứ, giả danh cách mạng, nói xấuViệt Minh, tuyên truyền chủ nghĩa Tam Dân (Dân tộc độc lập, dân quyền tự do, dân sinh hạnhphúc) cho các đối tượng người Hoa và lực lượng lính khố xanh ở Đồn Ba Chẽ nhằm mục đích lôikéo, chống phá chính quyền cách mạng Ba Chẽ.

Cùng thời gian này, Ủy ban Nhân dân cách mạng lâm thời tỉnh Hải Ninh được thành lập. Tỉnhbộ Việt Minh đã cử đồng chí Hoàng Minh Huấn về xã Đồng Thắng liên lạc với đồng chí Vi XuânThịnh, Nguyễn Đức Khoa, Bế Phúc Lợi gấp rút tiến hành gây dựng lực lượng chuẩn bị điềukiện thành lập chính quyền cách mạng Ba Chẽ (đơn vị duy nhất trong tỉnh chưa giành đượcchính quyền). Đồng thời, đồng chí đã trực tiếp đi khảo sát tình hình ở các xã Thanh Lâm, ĐạpThanh, Đồng Thắng và đi tới thống nhất thành lập chính quyền cách mạng lấy tên là Hải Chi(huyện Ba Chẽ ngày nay). Châu Hải Chi gồm 13 xã: Thanh Lâm, Đồn Đạc, Nam Sơn, Tam Hỷ,Đồng Rui, Hà Gián (thuộc tổng Thành Đạt, Châu Cẩm Phả); xã Lương Mông, Minh Cầm, ĐạpThanh (thuộc tổng Dương Huy, Châu Hoành Bồ); xã Hữu Sản, Lâm Ka, Thái Bình (thuộc huyệnSơn Động, tỉnh Bắc Giang); xã Đồng Thắng (thuộc Châu Tiên Yên). Trụ sở của Châu Hải Chiđược đặt tại Nha Bang Tá thôn Làng Dạ xã Thanh Lâm.

Ngày 04/10/1946, tại gốc đa lớn trước đình Làng Dạ trước sự chứng kiến của hàng trăm đồngbào đại diện cho nhân dân các xã, các dân tộc về dự mít tinh, Ủy ban Hành chính kháng chiếnhuyện Hải Chi chính thức ra mắt quốc dân đồng bào. Sau lời khai mạc của đồng chí HoàngMinh Huấn - Ủy viên Tổng bộ Việt Minh, ông Vi Xuân Thịnh - Chủ tịch Ủy ban Hành chínhkháng chiến huyện Hải Chi đã đọc lời tuyên thệ hứa quyết tâm lãnh đạo đồng bào các dân tộckháng chiến đến cùng đánh đuổi Thực dân, Đế Quốc và bọn phản cách mạng. Kể từ đây, tênHải Chi chính thức được ghi trong bản đồ hành chính tỉnh Hải Ninh, huyện Hải Chi chính thứcđược thành lập.

Đầu năm 1951 huyện Hải Chi hợp nhất với huyện Đình Lập (tỉnh Lạng Sơn) lấy tên là huyệnĐình Hải do đồng chí Vi Xuân Thịnh làm Chủ tịch. Năm 1954 huyện Đình Hải tách làm hai,phần đất cũ của huyện Hải Chi lấy tên là huyện Ba Chẽ.

3 / 4

Page 4: Giới thiệu chung - bache.vnbache.vn/gioi-thieu.pdftranh xây dựng đất nước theo con đường đổi mới của Đảng. Những năm 1940 - 1945, trong lúc nhân dân

Giới thiệu chung

Cầu Ba Chẽ xưa. Trong suốt thời kỳ lịch sử 1945 - 1954 chống thực dân Pháp xâm lược, dưới sự lãnh đạo củaĐảng Cộng Sản Việt Nam, quân và dân huyện Ba Chẽ đã đoàn kết một lòng, kiên cường bámđất, bám làng cần cù lao động sản xuất và anh dũng chiến đấu giành được nhiều chiến công vẻvang giữ vững căn cứ địa kháng chiến góp phần cùng cả nước làm nên chiến thắng Điện BiênPhủ lừng lẫy Năm Châu, chấn động địa cầu chấm dứt ách đô hộ hàng trăm năm của thực dânPháp, cùng cả nước tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Miền Bắc. Ghi nhận thành tích chiếnthắng gian khổ, hy sinh của quân và nhân dân các dân tộc huyện nhà. Năm 1967 huyện BaChẽ vinh dự được Bác Hồ phong tặng danh hiệu “Huân chương lao động hạng ba”.Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân các dân tộchuyện Ba Chẽ đã phát huy truyền thống anh hùng cách mạng thi đua lập thành tích trong sảnxuất, chiến đấu, cùng cả nước chi viện sức người, sức của cho tiền tuyến Miền Nam đánh Mỹ.Bằng khẩu hiệu: “Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người”; “Tất cả vì Miền Namthân yêu”, … Nhân dân Ba Chẽ đã góp phần cùng nhân dân cả nước đánh thắng Đế quốc Mỹxâm lược bằng chiến thắng mùa xuân năm 1975, đất nước thống nhất, giang sơn thu về mộtmối, cả nước chung tay xây dựng chủ nghĩa xã hội.Cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới Tổ quốc, do địa thế và truyền thống đánh giặc kiên cường củacác dân tộc huyện Ba Chẽ xứng đáng là căn cứ địa, là hậu phương vững chắc của tỉnh QuảngNinh tiếp tục chiến đấu bảo vệ toàn vẹn lãnh biên cương, lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc.Năm 2001 huyện Ba Chẽ được Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam phong tặngdanh hiệu “Anh hùng lực lượng vũ trang”; năm 2006 huyện Ba Chẽ tiếp tục vinh dự đón nhận“Huân chương lao động hạng ba” do Chủ tịch nước trao tặng. Năm 2003 đình Làng Dạ xãThanh Lâm đã được Uỷ ban Nhân dân tỉnh Quảng Ninh công nhận là di tích lịch sử văn hoácấp tỉnh và hiện nay đang được Uỷ ban Nhân dân tỉnh đầu tư xây dựng khu di tích.Phát huy truyền thống quê hương Ba Chẽ anh hùng. Dưới sự lãnh đạo của BCH Đảng bộ Tỉnh,sự quan tâm giúp đỡ của Trung Ương, các ban ngành chức năng của Tỉnh, sự lãnh đạo trực tiếpcủa BCH Đảng bộ huyện diện mạo của quê hương Ba Chẽ được đổi thay từng ngày, kinh tế tiếptục phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá và phát huy thế mạnh của địa phương rừng và đấtrừng; hệ thống giao thông được nối liền thông suốt từ trung tâm huyện đến trung tâm các xãtrong huyện và nối liền với các huyện ban Sơn Động – Hà Bắc; Tiên Yên bằng tuyến đườngnhựa 330. Hệ thống trường lớp được kiên cố hoá cao tâng; các công sở thuộc huyện và các xãtừng bước được đầu tư nâng cấp hoàn thiện; 100% các thôn bản thuộc các xã có điện lưới quốcgia và được xem truyền hình của Trung Ương; Tỷ lệ hộ nghèo đã giảm xuống còn 32,5; cácphong trào văn hoá văn nghệ - TDTT được duy trì phát triển; đời sống kinh tế được nâng lên rõrệt đã góp phần khẳng định tôn vinh truyền thống về lịch sử anh hùng của quê hương Ba Chẽtiếp tục vững bước đi lên con đường đổi mới và hội nhập theo chủ trương đường lối đổi mới củaĐảng, tiếp tục xây dựng quê hương Ba Chẽ ngày càng giàu đẹp văn minh./.ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN:

Sương mù bao phủ núi tại xã Lương Mông. Ba Chẽ nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa vùng núi nên nóng ẩm mưa nhiều. Theo sốliệu của trạm dự báo và phục vụ khí tượng thủy văn Quảng Ninh thì khí hậu Ba Chẽ có nhữngđặc điểm sau:- Nhiệt độ không khí: Trung bình từ 210C - 230C, về mùa hè nhiệt độ trung bình dao động từ260C - 280C, nhiệt độ tối cao tuyệt đối đạt tới 37,60C vào tháng 6. Về mùa đông chịu ảnhhưởng của gió Đông Bắc nên thời tiết lạnh, nhiệt độ trung bình dao động từ 120C - 160C, nhiệtđộ tối thấp tuyệt đối vào tháng 1 đạt tới 10C.- Độ ẩm không khí: Tương đối trung bình hàng năm ở Ba Chẽ là 83%, cao nhất vào tháng 3, 4đạt 88%, thấp nhất vào tháng 11 và tháng 12 cũng đạt tới 76%. Do địa hình bị chia cắt nêncác xã phía Đông Nam huyện có độ ẩm không khí tương đối cao hơn, các xã phía Tây Bắc do ởsâu trong lục địa nên độ ẩm không khí thấp hơn. Độ ẩm không khí còn phụ thuộc vào độ cao,địa hình và sự phân hóa theo mùa, mùa mưa có độ ẩm không khí cao hơn mùa ít mưa.- Mưa: Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 2.285mm. Năm có lượng mưa lớn nhất là4.077mm, nhỏ nhất là 1.086mm. Mưa ở Ba Chẽ phân bố không đồng đều trong năm, phân hóatheo mùa tạo ra hai mùa trái ngược nhau là: Mùa mưa nhiều và mùa mưa ít.+ Mùa mưa nhiều: Từ tháng 5 đến tháng 10, mưa nhiều tập trung chiếm 85% tổng lượng mưa cảnăm, tháng có lượng mưa nhiều nhất là tháng 7 (490mm).+ Mùa mưa ít: Từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, lượng mưa rất nhỏ chỉ chiếm 15% lượng mưacả năm, tháng có lượng mưa ít nhất là tháng 1 (27,4mm).- Lũ: Do đặc điểm của địa hình, độ dốc lớn, lượng mưa trung bình hàng năm cao (trên2.00mm), mưa tập trung theo mùa, hệ thống sông suối lưu vực ngắn, thực vật che phủ rừngthấp, vì thế mùa mưa kéo dài lượng nước mưa vượt quá khả năng trữ nước của rừng và đất rừngthì xuất hiện lũ đầu nguồn gây thiệt hại từ vùng núi đến vùng hạ lưu theo một phản ứng dâytruyền, ảnh hưởng xấu đến toàn bộ nền kinh tế - xã hội trong khu vực. Mực nước lũ có năm cao5-6m, lũ mạnh cuốn trôi những gì có trên dòng sông chảy làm tắc giao thông, gây thiệt hại lớnđến tài sản và hoa màu của nhân dân.- Nắng: Trung bình số giờ nắng dao động từ 1.600 - 1.700h/năm nắng tập trung từ tháng 5 đếntháng 12, tháng có giờ nắng ít nhất là tháng 2 và 3.- Gió: Ba Chẽ thịnh hành 2 loại gió chính là gió Đông Bắc và gió Đông Nam:+ Gió Đông Bắc: Thịnh hành từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau là gió Bắc và Đông Bắc, tốc độgió từ 2 - 4m/s. Gió mùa Đông Bắc tràn về theo đợt, mỗi đợt kéo dài từ 3 - 5 ngày, tốc độ giótrong những đợt gió mùa Đông Bắc đạt tới cấp 5 - 6, thời tiết lạnh, giá rét ảnh hưởng tới mùamàng, gia súc và sức khỏe con người.+ Gió Đông Nam: Từ tháng 5 đến tháng 9 thịnh hành gió Nam và Đông Nam tốc độ gió trungbình cấp 2 - 3.

Đoạn sông Ba Chẽ chảy qua thác Trúc xã Nam Sơn. Huyện Ba Chẽ có hệ thống sông suối chằng chịt vì thế tạo nên nguồn nước dồi dào phục vụcho sản xuất và sinh hoạt. Huyện có con sông lớn là sông Ba Chẽ, bắt nguồn từ núi Am Váptrên đất Hoành Bồ, dài 80km, lưu vực 978km2, chảy qua nhiều xã.Đây là con sông chính lớn nhất trong hệ thống sông suối Ba Chẽ. Đoạn thượng lưu rất dốc,nhiều ghềnh thác. Từ thị trấn Ba Chẽ ra biển, lòng sông rộng dần. (Cửa sông Ba Chẽ gặp cửasông Tiên Yên ở phía bắc và gặp cửa sông Voi Lớn ở phía nam. Chỗ gặp gỡ ba cửa sông - bachẽ sông - chính là gốc tên Ba Chẽ. Cửa sông Ba Chẽ lớn nhất là Cửa Cái và đoạn hạ lưu sôngBa Chẽ có tên sông Cửa Cái). Ba Chẽ còn có nhiều suối lớn như suối Quánh, suối Luông, SuốiĐoắng, suối Cổng, khe Lọng, khe Hổ và suối Nam Kim).- Hệ thống sông Quánh bắt nguồn từ huyện Hoành Bồ chảy qua phía Nam xã Minh Cầm, chảytheo hướng Bắc đổ vào sông Ba Chẽ dài 85km (đây là nhánh bắt đầu nguồn chính của sông BaChẽ).- Hệ thống sông Đoáng bắt nguồn từ phía Nam xã Đạp Thanh chảy về hướng Bắc, đổ vào sôngBa Chẽ dài 80km.- Hệ thống sông Làng Cổng từ phía Nam xã Đồn Đạc, chảy về phía Bắc đổ vào sông Ba Chẽdài 95km.- Hệ thống suối Khe Hương, Khe Lầy, Khe Liêu, Khe Buông, Khe Tráng bắt nguồn từ phía Tâyxã Lương Mông đổ vào sông Ba Chẽ dài 150km.- Hệ thống suối Khe Lạnh từ phía Bắc xã Thanh Lâm, chảy về phía Nam đổ vào sông Ba Chẽdài 75km.- Hệ thống suối Khe Nháng cũng chảy từ phía Bắc xã Thanh Lâm theo hướng Nam đổ vào sôngBa Chẽ, dài 70km.- Sông Khe Tân chảy từ phía Bắc xã Nam Sơn theo hướng Nam đổ vào sông Ba Chẽ dài 75km.Do có hệ thống sông suối chằng chịt nên vào mùa mưa (nhất là vào tháng 8, tháng 9) thườngxảy ra lũ lụt. Tại Thị trấn Ba Chẽ mực nước sông Ba Chẽ có năm dâng cao tới 5 - 6m gây áchtắc giao thông và phá hoại mùa màng của nông dân. Gần đây do việc khai thác rừng bừa bãicho nên nguồn sinh thủy bị ảnh hưởng, lượng nước rất hạn chế.Hầu hết các xã đều có đập nước trên các con suối, kèm theo là hệ thống kênh mương dângnước tưới cho lúa và hoa màu. Ngoài các sông suối, nhân dân Ba Chẽ có thể tận dụng nguồnnước bằng cách đào giếng phục vụ sinh hoạt.Nhìn chung chất lượng nước ở Ba Chẽ trong và tương đối sạch, PH trung tính đạt yêu cầu đảmbảo cho sản xuất nông nghiệp. Nước trên các suối qua xử lý sẽ đảm bảo chất lượng tốt đáp ứngnhu cầu nước sinh hoạt cho nhân dân.Do đặc điểm cấu tạo của địa hình tự nhiên đã tạo được ra nhiều các con sông, suối trên địabàn huyện. Trong đó có sông Ba Chẽ là một trong những con sông lớn nhất tỉnh Quảng Ninh.Với hệ thống các sông, suối được thiên nhiên tạo hoá rất đa dạng, phong phú nên đã tạo rađược nhiều thác nước đẹp như: Thác Trúc, thác Khe Lạnh, thác Khe Ngại - xã Nam Sơn; ThácĐá Vuông, thác Sông Cổng, thác Khe O - xã Đồn Đạc; Thác Khe Lào, Thác Khe Xoong - xãThanh Lâm;  Thảo nguyên Khe Lầy - xã Đạp Thanh rất phù hợp với các điều kiện để phát triểnđược các điểm du lịch sinh thái./.DÂN SỐ VÀ CÁC THÀNH PHẦN DÂN TỘC:

Dân tộc Dao chiếm tỷ lệ 41% tổng dân số Huyện. Ba Chẽ là huyện miền núi có nhiều dân tộc sinh sống, đất rộng, người thưa, mật độ dân số thấpnhất tỉnh Quảng Ninh.Huyện Ba Chẽ có trên 4.800 hộ dân, trong đó dân tộc thiểu số trên 3.600 hộ với tổng dân số20.619 người (tính đến hết tháng 01/2014), gồm 10 dân tộc anh em sinh sống (Dao, Tày, Kinh,Hoa, Sán Dìu, Sán Chỉ, Nùng, Cao Lan, Mường, Thái), phân bổ rải rác tại 75 thôn, khu phố;dân tộc thiểu số chiếm 80% dân số. Trong đó: dân tộc Dao chiếm 41%, Kinh 21%, Tày 16%,Sán Chỉ 14%, còn lại các dân tộc khác. Mật độ dân số bình quân 34 người/km2, trình độ dân tríkhông đồng đều.TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN:Tài nguyên rừng:Huyện Ba Chẽ có tổng diện tích đất tự nhiên là 60.855,56 ha, trong đó đất lâm nghiệp48.954,48ha, chiếm tới hơn 80% diện tích đất tự nhiên, số diện tích đất có rừng là 20.603,36ha,chiếm 33,85%, còn lại là các loại đất khác, với tiềm năng thế mạnh về đất rừng hiện nay củahuyện ba chẽ rất phù hợp với điều kiện để đẩy mạnh phát triển sản xuất lâm nghiệp góp phầnvào việc bảo vệ tài nguyên rừng và giữ gìn môi trường sinh thái bền vững.Rừng tự nhiên ở Ba Chẽ phát triển rất phong phú về chủng loại và có khả năng tái sinh nhanh,vì Ba Chẽ có độ ẩm khá cao. Đất trống đồi trọc chỉ bảo vệ, khoanh nuôi sau 3 năm không chặtphá rừng sẽ tái sinh thành rừng tự nhiên. Trữ lượng gỗ hiện nay có (trên 200 ngàn m3) nhưngnếu khoanh nuôi bảo vệ tốt rừng sẽ phục hồi nhanh chóng.Ba Chẽ còn là nơi phân bố tập trung các loại rừng tre nứa, dóc, vầu có thể khai thác làm nguyênliệu công nghiệp giấy, làm ván sàn tre và xây dựng. Dưới tán rừng còn có các loại lâm sản làmdược liệu như Ba Kích, Đẳng Sâm, Sa Nhân ... và các loại song, mây, ràng ràng có giá trị làmnguyên liệu cho ngành mây tre đan xuất khẩu.Trên diện tích đất trống đồi trọc, nhiều vùng có khả năng phát triển trồng rừng và các cây côngnghiệp có giá trị kinh tế cao như cây sưa, dó bầu, diezen...Tài nguyên nước:Ba Chẽ có hệ thống sông suối chằng chịt vì thế tạo nên nguồn nước dồi dào phục vụ cho sảnxuất và sinh hoạt.Hầu hết các xã đều có đập nước trên các con suối, kèm theo là hệ thống kênh mương dângnước tưới cho lúa và hoa màu. Ngoài các sông suối, nhân dân Ba Chẽ có thể tận dụng nguồnnước bằng cách đào giếng phục vụ sinh hoạt.Nhìn chung chất lượng nước ở Ba Chẽ trong và tương đối sạch, PH trung tính đạt yêu cầu đảmbảo cho sản xuất nông nghiệp. Nước trên các suối qua xử lý sẽ đảm bảo chất lượng tốt đáp ứngnhu cầu nước sinh hoạt cho nhân dân.Tài nguyên đất đai:Toàn huyện có 8 loại đất chính nằm trong hệ thống đất đồi núi và đất canh tác, chủ yếu là đấtFeralit phát triển trên sa thạch, trên phiến thạch sét, trên macma axit và phát triển trên phù sacổ, phù sa ven sông suối.Nhìn chung các loại đất đều có tầng dày trung bình 30 - 80cm trở lên, rất phù hợp với việc gieotrồng các loại cây lương thực, cây công nghiệp và cây lâm nghiệp.Tổng diện tích đất tự nhiên là 60.855,56 ha, trong đó:Diện tích đất nông lâm nghiệp là 57.382,2 ha chiếm 94,3% tổng diện tích đất tự nhiên.Diện tích đất phi nông nghiệp là 1.291,4 ha chiếm 2,1% tổng diện tích đất tự nhiện.Diện tích đất chưa sử dụng là 2.181,96 ha chiếm 3,6% tổng diện tích đất tự nhiên.Tài nguyên du lịch:Tài nguyên du lịch Ba Chẽ chủ yếu là du lịch sinh thái với cảnh quan rừng núi, khe suối tạonên những ngọn thác bên cạnh những cây thiên nhiên thơ mộng như khu du lịch Thác Trúc,Khe Lạnh, Khe O... Đây là những khu du lịch đang còn tiềm ẩn ở Ba Chẽ, tại đây khách du lịchcó thể thăm quan, nghỉ dưỡng, thắng cảnh thiên nhiên rừng núi trùng điệp với khí hậu tronglành, mát mẻ và hấp dẫn.

4 / 4