giÁo Án: tập huấn đội điều tra gsddviendinhduong.vn/viewpdf.aspx?n=/tt tin dd_2014/m02 -...

67
GIÁO ÁN: Tập huấn đội điều tra GSDD Tài liệu tham khảo KPC Training Module 2: Training Supervisors and Interviewers Nhóm biên soạn: Khoa Giám Sát và Chính Sách Dinh Dưỡng - Viện Dinh Dưỡng Hà Nội, tháng 6 - 2013

Upload: others

Post on 06-Sep-2019

3 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: GIÁO ÁN: Tập huấn đội điều tra GSDDviendinhduong.vn/viewpdf.aspx?n=/TT tin Dd_2014/M02 - Giao an tap huan...GIÁO ÁN: Tập huấn đội điều tra GSDD

GIÁO ÁN:

Tập huấn đội điều tra GSDD

Tài liệu tham khảo

KPC Training Module 2: Training Supervisors and Interviewers

Nhóm biên soạn:

Khoa Giám Sát và Chính Sách Dinh Dưỡng - Viện Dinh Dưỡng

Hà Nội, tháng 6 - 2013

Page 2: GIÁO ÁN: Tập huấn đội điều tra GSDDviendinhduong.vn/viewpdf.aspx?n=/TT tin Dd_2014/M02 - Giao an tap huan...GIÁO ÁN: Tập huấn đội điều tra GSDD

M02 - 2

TAẬ̣ P HUAẤ N ĐOẬ̣ I ĐIEỀ U TRA GIAÁ M SAÁT DINH DƯƠỠ NG

Giáo trình tập huấn Đội điều tra GSDD (ĐTGS) nhằm đào tạo nhân viên làm nhiệm vụ Đội trưởng và Điều tra viên trong các đợt điều tra giám sát. Đội điều tra gồm 4 - 5 người là cán bộ của Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh (TTYTDP) và người được TTYTDP tuyển vào đội điều tra giám sát hàng năm. Một đội thường có 1 đội trưởng, 1 cân đo nhân trắc và phỏng vấn viên. Thành phần của đội có thể thay đổi tùy theo hoàn cảnh.

Tiêu chí lựa chọn điều tra viên ĐTGS nên như sau:

• có kinh nghiệm từ các cuộc điều tra trước đây

• thành thạo ngôn ngữ địa phương

• có hiểu biết về sức khỏe bà mẹ trẻ em hoặc y tế cộng đồng

Tâm điểm của khóa học này tập trung vào kỹ năng phỏng vấn bằng bộ câu hỏi và hiểu biết cách chọn hộ, đối tượng của điều tra giám sát. Ngoài ra, học viên sẽ được thực hành các kỹ năng phỏng vấn, cân đo nhân trắc; đội trưởng thực hành kỹ năng giám sát. ĐTGS là một điều tra cắt ngang ở cộng đồng nhằm thu thập các chỉ số sức khỏe và dinh dưỡng quan trong nhất với độ thống kê tin cậy. Để có số liệu chất lượng sẽ cần phải có đào tạo một cách bài bản nhất.

Học viên lớp học này sẽ được:

• Hiểu được các thông tin dinh dưỡng và sức khỏe của các đối tượng được thu thập như thế nào • Rà soát các tài liệu và thông tin liên quan đến trang thiết bị và kế hoạch điều tra phỏng vấn • Nghiên cứu các câu hỏi của GSDD, các chỉ số có liên quan với các câu hỏi được thu thập và tại sao có một

số chỉ số lại quan trọng hơn trong ĐTGS • Tích lũy thêm kinh nghiệm thông qua thực hành sử dụng công cụ hỗ trợ điều tra, từ vựng, phiếu đồng ý

tham gia, bảng kiểm cải thiện chất lượng và hiệu chỉnh bộ cầu hỏi cho phù hợp • Tích lũy kỹ năng giám sát, phỏng vấn và các kỹ thuật điều tra khác

Lớp học này phải do cán bộ chuyên trách dinh dưỡng tỉnh đã tham gia lớp tập huấn TOT của Viện Dinh Dưỡng tập huấn. Lớp học này được tiến hành ngay trước khi điều tra giám sát. Lớp học sẽ phải kéo dài trong 2 ngày, kể cả 1 buổi thực hành tại thực địa.

Page 3: GIÁO ÁN: Tập huấn đội điều tra GSDDviendinhduong.vn/viewpdf.aspx?n=/TT tin Dd_2014/M02 - Giao an tap huan...GIÁO ÁN: Tập huấn đội điều tra GSDD

M02 - 3

Bảng mục lục

SỬ DỤNG GIÁO ÁN NÀY NHƯ THẾ NÀO ................................................................................................................................... 4

Cách giáo án được sắp xếp ......................................................................................................................................................... 4

Bảng đánh giá nhu cầu tập huấn .............................................................................................................................................. 5

Tài liệu tập huấn .............................................................................................................................................................................. 6

Chuẩn bị ............................................................................................................................................................................................. 7

Ví dụ thời gian biểu của lớp tập huấn 2 ngày ...................................................................................................................... 8

Nội dung chuẩn bị bài giảng ...................................................................................................................................................... 9

Từ viết tắt ......................................................................................................................................................................................... 12

1. Giới thiệu lớp tập huấn ......................................................................................................................................................... 13

2. Mục đích và vai trò của Điều tra GSDD hàng năm ...................................................................................................... 15

3. Chức năng nhiệm vụ của các thành viên đội điều tra ............................................................................................... 18

4. Giới thiệu bộ câu hỏi điều tra GSDD ................................................................................................................................ 21

5. Chọn ngẫu nhiên thôn và đối tượng ............................................................................................................................... 24

6. Kỹ thuật phỏng vấn ................................................................................................................................................................ 29

7. Tầm quan trọng của thỏa thuận đồng ý tham gia và giữ bí mật cá nhân .......................................................... 31

8. Sử dụng các công cụ hỗ trợ phản hồi cho đối tượng trong điều tra GSDD ....................................................... 34

9. Phản hồi bằng bảng kiểm "Phiếu đánh giá chất lượng phỏng vấn" .................................................................... 38

10. Cân đo nhân trắc ................................................................................................................................................................... 43

11. Chuẩn hóa cân đo................................................................................................................................................................. 48

12. Thực hành phỏng vấn ......................................................................................................................................................... 53

13. Điều tra thử trên thực địa .................................................................................................................................................. 56

BÀI GIẢNG BỔ SUNG ...................................................................................................................................................................... 59

14. Đo chiều dài/ chiều cao ...................................................................................................................................................... 60

15. Đo vòng cánh tay ................................................................................................................................................................... 64

Page 4: GIÁO ÁN: Tập huấn đội điều tra GSDDviendinhduong.vn/viewpdf.aspx?n=/TT tin Dd_2014/M02 - Giao an tap huan...GIÁO ÁN: Tập huấn đội điều tra GSDD

M02 - 4

SỬ DỤNG GIÁO ÁN NÀY NHƯ THẾ NÀO Cách giáo án được sắp xếp

Giáo án Tập huấn đội điều tra GSDD sử dụng các ký hiệu và phông chữ thống nhất nhằm giúp cho giảng viên dễ dàng nhận diện: 1) Câu hỏi quan trọng cần hỏi; 2) thông tin đưa ra bằng lời hay bằng hình ảnh; và 3) thông tin chỉ mang tính chỉ dẫn. Ngoài ra, các thông tin trong hộp ở đầu mỗi bài cho thấy các nội dung cơ bản để chuẩn bị bài giảng đó.

Sơ đồ hướng dẫn giáo án của từng bài giảng:

Trình bày giáo án Giáo án được bắt đầu với: Hộp tóm tắt thông tin bài giảng cho giảng viên - Hộp tóm tắt này có ở đầu của mỗi bài giảng gồm các nội dung sau: 1. Mục đích— Mục tiêu chính của bài giảng.

2. Mục tiêu—Liệt kê nội dung(học viên sẽ phải làm) theo từng bước của thiết kế bài giảng cần thực hiện. 3. Chuẩn bị/Tài liệu—Liệt kê các tài liệu và sự chuẩn bị của giảng viên phải có được trước khi bài giảng bắt đầu. (Ví dụ, các tài liệu yêu cầu cần đọc trước khi giảng viên bắt đầu giảng).Các tài liệu yêu cầu chuẩn bị (TR), tờ rơi hoặc các tài liệu khác được liệt kê theo trình tự các bước của bài giảng. Ví dụ: Bước 2:

• TT 2-1: Phỏng vấn câu hỏi mở • Slide có tiêu đề: Ví dụ câu hỏi mở

Ghi chú: "TT 2-X" sẽ là ký hiệu của Slide có trong bài trình bày PowerPoints hoặc tờ rơi. 4. Thời gian—Ước lượng thời gian để hoàn thành tất cả các bước trong bài giảng.

5. Bước—a Các bước cần thực hiện để hoàn thành bài giảng - mô tả tóm tắt bước thực hiện đó. Sau mỗi hộp tóm tắt thông tin bài giảng sẽ là chi tiết của từng bước tiến hành giảng bài. Các loại phông và ký hiệu được áp dụng như sau:

• Chữ in nghiêng=Hướng dẫn dành cho giảng viên(Không đọc cho học viên nghe) • Chữ thường=Thông tin cụ thể, hướng dẫn hoặc câu hỏi giảng viên sẽ phải đọc (hoặc truyền đạt ý)

cho học viên

• Chấm hỏi()=Ký hiệu chỉ dẫn đây là câu hỏi sẽ phải hỏi • Box(D)=Nội dung đóng trong khung là các thông tin kỹ thuật hoặc tóm tắt cần chia sẻ với học viên • [Nội dung trong ngoặc vuông]=Đáp án trả lời cho các câu hỏi đặt ra cho học viên • (Nội dung trong ngoặc đơn)=Chỉ dẫn thêm hoặc thông tin chú giải

Page 5: GIÁO ÁN: Tập huấn đội điều tra GSDDviendinhduong.vn/viewpdf.aspx?n=/TT tin Dd_2014/M02 - Giao an tap huan...GIÁO ÁN: Tập huấn đội điều tra GSDD

M02 - 5

Bảng đánh giá nhu cầu tập huấn

BẢNG ĐÁNH GIÁ NHU CẦU TẬP HUẤN CỦA HỌC VIÊN

Họ và tên:_______________________________ E-mail:_______________________

Cơ quan:_______________________________ Điện thoại #:_______________________

• Trong 2 năm qua, anh/ chị đã được:

a. Tham gia xây dựng, thiết kế điều tra? 1Có 2 Không

b. Tham gia đi điều tra? 1Có 2 Không

c. Phân tích kết quả điều tra? 1Có 2 Không

Nếu có, tên cuộc điều tra (GSDD, đánh giá hiện trạng, khẩn cấp...?), Ngày và vai trò của anh/chị trong lần điều tra đó:___ _________________________________________________

• Anh/ chị đã tham gia vào dịch tài liệu/ bộ câu hỏi sangtiếng địa phương?

1Có 2 Không

• Anh/ chị đã từng hoặc kinh nghiệm chọn ngẫu nhiên đối tượng trong điều tra?_______________________________

_______________________________________________________

• Anh/ chị đã bao giờ xây dựng bảng từ vựng địa phương trong điều tra? _______________________________________________________ _______________________________________________________

• Anh/ chị đã bao giờ tham gia trực tiếp phỏng vấn trong điều tra? 1Có 2 Không

Nếu có, mô tả: _________________________________

• Anh/ chị đã bao giờ tham gia điều tra với tư cách là đội/ nhóm trưởng? 1Có 2 Không

Nếu có, mô tả: _________________________________

• Anh/ chị đã bao giờ có kinh nghiệm cân đo nhân trắc trong điều tra? 1Có 2 Không

Nếu có, mô tả: _________________________________

• Anh/ chị có thể cam đoan là mình sẽ tham dự lớp tập huấn này từ đầu đến cuối?(Một ngày rưỡi tập huấn và nửa ngày đi thực địa)

1Có 2 Không

• Kỳ vọng anh/ chị muốn học được gì trong lớp học sắp tổ chức này? _______________________________________________________

_______________________________________________________

Bảng đánh giá nhu cầu tập huấn phải được thu thập theo phương thức phiếu điều tra hoặc qua email, fax trong 2 tuần trước khi tổ chức lớp tập huấn .Khi điều tra có nhu cầu tập huấn, học viên sẽ biết tại sao lại có những câu hỏi trên và hiểu rằng mọi ý kiến cá nhân cũng có ý nghĩa và được quan tâm.

Page 6: GIÁO ÁN: Tập huấn đội điều tra GSDDviendinhduong.vn/viewpdf.aspx?n=/TT tin Dd_2014/M02 - Giao an tap huan...GIÁO ÁN: Tập huấn đội điều tra GSDD

M02 - 6

Tài liệu tập huấn

Tất cả tài liệu tập huấn được lưu vào Tài liệu hỗ trợ tập huấn GSDD 2013.Các tài liêu này phải được chuẩn bị trước mỗi bài giảng, được liệt kê trong phần tóm tắt và có ký hiệu đóng khung đi kèm trước mỗi bước của bài giảng. Ví dụ:

Nội dung này cũng được chuẩn bị trong slide trình bày và có thể có trong tài liệu cho học viên. Nội dung các tài liệu có thể phải trình bày lại cho phù hợp với nội dung và hoàn cảnh của tỉnh được tập huấn.

2-3

Page 7: GIÁO ÁN: Tập huấn đội điều tra GSDDviendinhduong.vn/viewpdf.aspx?n=/TT tin Dd_2014/M02 - Giao an tap huan...GIÁO ÁN: Tập huấn đội điều tra GSDD

M02 - 7

Chuẩn bị

Trước mỗi lớp tập huấn, cán bộ chuyên trách cần hiệu chỉnh lại nội dung cho phù hợp với nội dung điều tra tại tỉnh của mình và với đối tượng được tham gia đội điều tra. Những nội dung cần hiệu chỉnh như sau:

• Kế hoạch chọn mẫu, phương pháp chọn đối tượng là hộ, bà mẹ hay trẻ, cách chọn cụm (xã, phường) hay thôn/ buôn/ bản trong xã/ phường, các bảng tra hỗ trợ (BK) đi kèm.

• Bộ câu hỏi đã hoàn thiện và có đủ số bản copy cho học viên, trợ giảng và sử dụng trong thực hành tại thực địa.

• Xây dựng một trang tóm tắt cho quá trình điều tra giám sát theo mẫu TT 2-3 và bảng tóm tắt các chỉ số chính của điều tra giám sát sử dụng trong mẫu TT 2-8.

• Xác định thêm các chỉ số dinh dưỡng khác có thể bổ sung trong điều tra giám sát, ví dụ như đo vòng cánh tay (MUAC), tỷ lệ mỡ cơ thể trong lịch tập huấn.

• Kiểm thử lại bộ câu hỏi (nếu được áp dụng cho điều tra khác tại địa phương). Trước khi tập huấn, lập một nhóm "đối tượng trả lời phỏng vấn" tương tự như các đối tượng sẽ cần điều tra. Ngoài ra, cũng cần xác định địa điểm và chuẩn bị hậu cần để thực hành thực địa.

• Chuẩn bị bộ tài liệu liên quan đến điều tra: Phiếu thảo thuận đồng ý tham gia, bảng tra tuổi lịch âm, ảnh nhóm thực phẩm/ thuốc và bộ câu hỏi.

Vào ngày tổng kết lớp học sẽ cần có bản báo cáo đánh giá lớp học của các học viên (TT 2-26) cũng như trợ giảng. Có thể chuẩn bị thêm bằng chứng nhận đã tham gia lớp tập huấn.

Page 8: GIÁO ÁN: Tập huấn đội điều tra GSDDviendinhduong.vn/viewpdf.aspx?n=/TT tin Dd_2014/M02 - Giao an tap huan...GIÁO ÁN: Tập huấn đội điều tra GSDD

M02 - 8

Ví dụ thời gian biểu của lớp tập huấn 2 ngày

Thời gian Bài giảng Giờ Ngày 1 Sáng 8:00 - 8:05 Khai mạc 0:05 8:05 - 8:35 1 Giới thiệu phương pháp tập huấn 0:30 8:35 - 9:00 2 Vai trò và mục đích của điều tra giám sát dinh dưỡng

hàng năm (GSDD) 0:25

9:00 - 9:30 3 Chức năng nhiệm vụ của Chuyên trách dinh dưỡng tỉnh, đội trưởng và điều tra viên 0:30

9:30 - 10:00 4 Chọn mẫu và Tổ chức điều tra 0:30 10:00 - 10:15 Giải lao giữa giờ 0:15 10:15 - 11:30 5 Giới thiệu bộ câu hỏi GSDD 2013 1:15 Chiều 14:00 - 15:30 6 Kỹ năng phỏng vấn điều tra 1:30 15:30 - 15:45 Giải lao giữa giờ 0:15 15:45 - 16:45 7 Sử dụng tài liệu hướng dẫn và tài liệu hỗ trợ điều tra 2013,

bí mật cá nhân, sử dụng bảng kiểm 1:00

16:45 - 17:30 8 Thực hành phỏng vấn, đóng vai 0:45 Ngày 2 Sáng 8:00 - 8:15 Tóm tắt các bài giảng ngày 1 0:15 8:15 - 9:15 9 Phương pháp cân đo nhân trắc 1:00 9:15 - 9:30 Giải lao giữa giờ 0:15 9:30 - 10:30 10 Thực hành cân đo nhân trắc và chuẩn hóa 1:00

10:30 - 11:30 11 Thực hành mô hình điều tra thực địa 1:00 Chiều 14:00 - 16:00 12 Thảo luận và rút kinh nghiệm sau thực hành

Xây dựng chương trình tập huấn điều tra viên tại tuyến tỉnh

2:00

16:00 - 17:00 Đánh giá lớp học và bế mạc 1:00

Page 9: GIÁO ÁN: Tập huấn đội điều tra GSDDviendinhduong.vn/viewpdf.aspx?n=/TT tin Dd_2014/M02 - Giao an tap huan...GIÁO ÁN: Tập huấn đội điều tra GSDD

M02 - 9

Nội dung chuẩn bị bài giảng

Bài giảng Tóm tắt bài/Slide Các chuẩn bị khác

1. Giới thiệu phương pháp tập huấn (30')

• TT 2-1: Mục tiêu lớp học • TT 2-2: Thời gian biểu

• Chuẩn bị TT 2-1: Mục tiêu lớp học và • TT 2-2: Thời gian biểu (dựa trên nội dung điều tra và

nhu cầu được tập huấn (LNA) đã được huẩn bị trước ngày tổ chức lớp

• Kiểm tra chuẩn bị và kiểm tra hậu cần • Kiểm tra nhóm kỹ thuật: đã kết thúc hoàn thiện bộ

câu hỏi điều tra giá sát (nếu do địa phương tự tổ chức)

• Bảng tra: Từ địa phương và bảng tính tuổi, tra tình trạng dinh dưỡng

• Chuẩn bị: pano lớp học và bộ tài liệu dành cho học viên.

• Tài liệu đọc thêm: Hướng dẫn điều tra giám sát 2013 trang. pp. 79–89

2. Mục đích và vai trò của Điều tra GSDD hàng năm (25')

• TT 2-3: Tóm tắt quá trình điều tra GSDD

• TT 2-3: Tóm tắt quá trình điều tra GSDD (Phụ đề ghi địa điểm và thời gian điều tra)

• Nội dung thảo luận: Kết quả điều tra giám sát để làm gì

• Tờ giấy màu vàng: Mục tiêu điều tra • Tờ giấy màu xanh: Chỉ số thu thập • Tài liệu đọc thêm: Hướng dẫn điều tra giám sát 2013

trang... pp. 1–9

3. Chọn mẫu và Tổ chức điều tra (30')

• TT 2-9: Phác đồ chọn ngẫu nhiên thôn và đối tượng điều tra

• TT 2-10: Hướng dẫn chọn ngẫu nhiên thôn và đối tượng

• TT 2-11: Chọn đối tượng phỏng vấn

• TT 2-9: Phác đồ chọn ngẫu nhiên thôn và đối tượng điều tra

• TT 2-10: Hướng dẫn chọn ngẫu nhiên thôn và đối tượng

• TT 2-11: Chọn đối tượng phỏng vấn • Bảng kiểm BK04- Danh sách đối tượng điều tra 30

cụm • Chuẩn bị sẵn một số tờ giấy trắng và dao dọc giấy

cho bốc thăm ngẫu nhiên • Điện thoại di động (Học viên tự túc) • Máy tính xách tay (Cài phẫn mềm "Chon ngau nhien) • Danh sách thôn của một xã • Chuẩn bị phòng theo sa bàn thôn (Chiếu sơ đồ thôn)

4. Chức năng nhiệm vụ của các thành viên đội điều tra (30')

• TT 2-4: Vai trò của các thành viên đội điều tra

• TT 2-5: Chức năng, nhiệm vụ của đội trưởng

• TT 2-6: Chức năng nhiệm vụ điều tra viên

• Nội dung thảo luận (tờ lật): Chức năng, nhiệm vụ o Giám sát viên o Đội trưởng o Điều tra viên • Tài liệu đọc thêm: Hướng dẫn điều tra giám sát 2013

trang...KCP 79–84

5. Giới thiệu bộ câu hỏi điều tra GSDD (1g15')

• TT 2-7: Bộ câu hỏi điều tra giám sát

• TT 2-8: Cách chỉ số của dự án

• TT 2-7: Bộ câu hỏi điều tra giám sát • Tờ lật với tiêu đề: Điều chỉnh bộ câu hỏi GSDD • TT 2-8: Cách chỉ số của dự án • Danh sách từ vụng địa phương • Đóng vai phỏng vấn không theo tài liệu hướng dẫn

6. Kỹ năng phỏng vấn điều tra

• TT 2-12: Kỹ thuật phỏng vấn đúng cách

• TT 2-12: Kỹ thuật phỏng vấn đúng cách • Tờ lật: Cách phỏng vấn hiệu quả

Page 10: GIÁO ÁN: Tập huấn đội điều tra GSDDviendinhduong.vn/viewpdf.aspx?n=/TT tin Dd_2014/M02 - Giao an tap huan...GIÁO ÁN: Tập huấn đội điều tra GSDD

M02 - 10

Bài giảng Tóm tắt bài/Slide Các chuẩn bị khác

(1h30') • Thực hành phỏng vấn theo cặp

7. Sử dụng các công cụ hỗ trợ phản hồi cho đối tượng cho điều tra GSDD (40')

• Bảng kiểm BK10A1, BK10A2, BK10B

• Bảng kiểm BK10A1, BK10A2, BK10B • Phiếu nhân trắc đã điền và phiếu phản hồi • điện thoại di động hoặc máy tính tay (học viên)

Tầm quan trọng của thỏa thuận đồng ý tham gia và giữ bí mật cá nhân (20')

• TT 2-13: Các lý do để giữ bí mật cá nhân

• TT 2-13: Các lý do để giữ bí mật cá nhân • Tờ lật: Các lý do để thông tin thỏa thuận đồng ý

tham gia • Tờ lật: Tại sao đảm bảo riêng tư lại quan trọng

8. Phản hồi bằng bảng kiểm "Phiếu đánh giá chất lượng phỏng vấn"

• TT 2-17: Phiếu đánh giá chất lượng phỏng vấn (BK03B)

• TT 2-18: Kiểm tra lỗi khi đang ở thực địa

• TT 2-19: Mẫu "Nhật ký điều tra"

• TT 2-20: Phản hồi cho điêu ftra viên

• TT 2-21: Hướng dẫn thực hành "3D"

• TT 2-17: Phiếu đánh giá chất lượng phỏng vấn (BK03B)

• TT 2-18: Kiểm tra lỗi khi đang ở thực địa • TT 2-19: Mẫu "Nhật ký điều tra" • TT 2-20: Phản hồi cho điêu ftra viên • TT 2-21: Hướng dẫn thực hành "3D" • Tờ lật: Các vấn đề chính của trong quá trình phỏng

vấn • Tờ lật: Nhận phản hồi • bộ phiếu TT 2-7: Điều tra giám sát dinh dưỡng • thẻ đeo theo 3 loại: Điều tra viên, Đối tượng và Đội

trưởng • Thực hành "3D"

Thực hành phỏng vấn (45')

• TT 2-7: Phiếu điều tra GSDD

• TT 2-18: Phiếu đánh giá chất lượng phỏng vấn

• TT 2-21: Hướng dẫn thực hành nhóm 3D

• TT 2-20: Phản hồi cho điều tra viên

• TT 2-7: Phiếu điều tra GSDD • TT 2-18: Phiếu đánh giá chất lượng phỏng vấn • TT 2-21: Hướng dẫn thực hành nhóm 3D • TT 2-20: Phản hồi cho điều tra viên

9. Cân đo nhân trắc (1g)

• TT 2-22: Đo cân nặng trẻ • TT 2-23: Đề cương cân đo

trẻ

• TT 2-22: Đo cân nặng trẻ • TT 2-23: Đề cương cân đo trẻ • Cân, thước, • 2 con búp bê - một con cỡ trẻ sơ sinh và một con cỡ

trẻ 2 tuổi

10. Chuẩn hóa cân đo (1g)

• TT 2-24: Phiếu chuẩn hóa cân đo

• TT 2-24: Phiếu chuẩn hóa cân đo • Dụng cụ cân đo nhân trắc • Bảng tổng hợp chuẩn hóa cân đo nhân trắc • Lập kế hoạch cho chuẩn hóa cân đo • Nhóm trẻ các loại tuổi

11. Thực hành mô hình điều tra

• TT 2-17: Bảng kiểm chất lượng phòng vấn và nhân trắc

• TT 2-17: Bảng kiểm chất lượng phòng vấn và nhân trắc

• TT 2-7: Phiếu điều tra GSDD

Page 11: GIÁO ÁN: Tập huấn đội điều tra GSDDviendinhduong.vn/viewpdf.aspx?n=/TT tin Dd_2014/M02 - Giao an tap huan...GIÁO ÁN: Tập huấn đội điều tra GSDD

M02 - 11

Bài giảng Tóm tắt bài/Slide Các chuẩn bị khác

thực địa (1g)

• TT 2-7: Phiếu điều tra GSDD

• Chuẩn bị bảng từ vựng tiếng địa phương • Cân thước • Bảng kê phiếu, bút, nước uống, các vật dụng cần

thiết cho điều tra thực địa

12. Xây dựng chương trinh tập huấn điều tra viên tại tuyến tỉnh

• TT 2-25: Bảng đánh giá hội thảo

Page 12: GIÁO ÁN: Tập huấn đội điều tra GSDDviendinhduong.vn/viewpdf.aspx?n=/TT tin Dd_2014/M02 - Giao an tap huan...GIÁO ÁN: Tập huấn đội điều tra GSDD

M02 - 12

Từ viết tắt

BMI Body Mass Index (Chỉ số khối cơ thể)

BYT Bộ Y tế

CED Chronic Energy Deficiency (Thiếu năng lượng trường diễn)

CM Centimetre

CS Child Survival

CTVDD Cộng tác viên dinh dưỡng

ĐC Đội trưởng

DOB Date of Birth

ĐT Đối tượng

ĐTV Điều tra viên

FG KPC 2000+ Field Guide

GSDD Giám sát dinh dưỡng

H&Đ Hỏi và đáp

HA Height-for-Age (Cao-theo-tuổi)

KG Kilogram

MUAC Mid-Upper ArmCircumference (Vòng cánh tay)

TT Tờ tóm tắt bài giảng

TTSKSS Trung tâm sức khỏe sinh sản

TTYTDP Trung tâm y tế dự phòng

TYT Trạm Y tế

WA Weight-for-Age

WH Weight-for-Height

Page 13: GIÁO ÁN: Tập huấn đội điều tra GSDDviendinhduong.vn/viewpdf.aspx?n=/TT tin Dd_2014/M02 - Giao an tap huan...GIÁO ÁN: Tập huấn đội điều tra GSDD

M02 - 13

1. Giới thiệu lớp tập huấn

9BMục đích: Giới thiệu mục tiêu và các yêu cầu chuẩn bị cho lớp học này.

10BMục tiêu: Sau bài này học viên sẽ:

1) Biết được mục tiêu của lớp học và các vấn đề chuẩn bị liên quan đến lớp học. 2) Kiểm tra lại các tài liệu cơ bản sẽ sử dụng tại lớp.

11BChuẩn bị/ Tài liệu: • Tờ tóm tắtTT 2-1: Mục tiêu lớp tập huấn vàTT 2-2: Thời gian biểu có hiệu chỉnh dựa trên kết quả

điều tra nhu cầu tập huấn của học viên (LNA) • Rà soát sự chuẩn bị hậu cần cho lớp tập huấn • Kiểm tra bộ câu hỏi cho tập huấn là bản hoàn thiện nhất

12BBước 1: • Khẩu hiệu hoặc Pano chào mừng (Treo hoặc chiếu trên Slide) • Chào đón và giới thiệu học viên • Tờ tóm tắt TT 2-1: Mục tiêu tập huấn

13BBước 2: • TT 2-2: Thời gian biểu

14BBước 3: • Phân phát tài liệu tập huấn cho học viên • Đọc thêm: KPC 2000+ Field Guide, pp. 79–89

15BThời gian: 25 phút

16BCác bước: 1) Chào mừng các học viên và giới thiệu mục tiêu lớp tập huấn – 5 phút 2) Thời gian biểu – 10 phút 3) Phân phát tài liệuvà giới thiệu tài liệu chuẩn bị cho lớp tập huấn – 10 phút

Các bước

1. Chào mừng các học viên và giới thiệu mục tiêu lớp tập huấn – 5 phút

Page 14: GIÁO ÁN: Tập huấn đội điều tra GSDDviendinhduong.vn/viewpdf.aspx?n=/TT tin Dd_2014/M02 - Giao an tap huan...GIÁO ÁN: Tập huấn đội điều tra GSDD

M02 - 14

• Chào mừng các học viên, giới thiệu bản thân từng học viên (Nếu cần thiết) • Chiếu SlideTT 2-1: Mục tiêu tập huấn. Giới thiệu lần lược các mục tiêu và liên hệ với kết quả của

điều tra đánh giá nhu cầu tập huấn.

2. Giới thiệu thời gian biểu và các vấn đề hậu cần– 10 phút

• Chiếu SlideTT 2-2: Thời gian biểu. Giới thiệu thời gian biểu các bài cụ thể, bao gồm cả thời gian giải

lao, nghỉ trưa và thời điểm đi xuống thực địa. Làm sáng tỏ các vấn đề liên quan đến hậu cần, bao gồm nơi ăn nghỉ, tiền phụ phí, thanh toán tàu xe, lái xe.... Giải đáp các câu hỏi thắc mắc liên quan đến hậu cần.

3. Phân phát tài liệu và giới thiệu tài liệu chuẩn bị cho lớp tập huấn – 10 phút

• Phân phát bộ tài liệu dành cho học viên. Giới thiệu qua cách sắp xếp của tài liệu này và đánh số của các trang tóm tắt bài giảng (TT) trong bộ tài liệu.

Hỏi:

Các anh/ chị còn có các câu hỏi hoặc thắc mắc gì liên quan đến lớp tập huấn trong 2 ngày tới không?

• Giải đáp các thắc mắc của học viên.

2-1

2-2

Page 15: GIÁO ÁN: Tập huấn đội điều tra GSDDviendinhduong.vn/viewpdf.aspx?n=/TT tin Dd_2014/M02 - Giao an tap huan...GIÁO ÁN: Tập huấn đội điều tra GSDD

M02 - 15

2. Mục đích và vai trò của Điều tra GSDD hàng năm

17BMục đích: Giới thiệu cho các thành viên của đội điều tra về GSDD hàng năm, tầm quan trọng của việc phân tích các chỉ số điều tra trong sự thay đổi theo thời gian, từ đó nhấn mạnh vai trò quan trọng của các thông tin mà đội điều tra GSDD sẽ thu thập.

18BMục tiêu: Sau bài này học viên sẽ:

1) So sánh các mục tiêu:Các chỉ số thu thập trong điều tra giám sát có phù hợp với các mục tiêu trong kế hoạch hàng động dinh dưỡng đã đề ra để trả lời câu hỏi: Mục tiêu kế hoạch có đạt được hay không?.

2) Xác định ý nghĩa của số liệu thu thập.

19BChuẩn bị/ tài liệu: Bước 1:

• Trang tóm tắtTT 2-3: Tóm tắt điều tra GSDD (Phụ đề ghi địa điểm và thời gian điều tra tại tỉnh nhà)

79BBước 2: • Tờ lật: Kết quả điều tra giám sát để làm gì

80BBước 3: • Thu thập các "Phiếu giấy màu" ghi các mục tiêu và chỉ số của các học viên • Dành chỗ cho các phiếu Mục tiêu—Mỗi phiếu ghi một mục tiêu • Dành chỗ cho các phiếu Chỉ số— Mỗi phiếu ghi một chỉ số

• Đọc thêm: KPC 2000+ Field Guide, pp. 1–9

20BThời gian: 50 phút

21BCác bước: 1) Tóm tắt quá trình điều tra GSDD – 20 phút 2) Thảo luận: Kết quả điều tra giám sát để làm gì – 10 phút 3) Trò chơi trên lớp: Kết nối mục tiêu với chỉ số – 20 phút

Các bước

1. Tóm tắt quá trình điều tra GSDD– 20 phút

Bài giảng 1 : Nhận biết của học viên về điều tra giám sát

Trong bài giảng này, chúng ta sẽ tìm hiểu xem Điều tra GSDD là gì và chức năng, nhiệm vụ của điều tra giám sát. Trước tiên, xin phép được hỏi anh/ chị:

Page 16: GIÁO ÁN: Tập huấn đội điều tra GSDDviendinhduong.vn/viewpdf.aspx?n=/TT tin Dd_2014/M02 - Giao an tap huan...GIÁO ÁN: Tập huấn đội điều tra GSDD

M02 - 16

Điều tra GSDD là gì?

Khuyến khích, động viên học viên xung phong trả lời. Chiếu trang TT 2-3: Tóm tắt điều tra GSDD. Đọc lại nội dung và yêu cầu học viên góp ý hoặc hỏi.

Nhớ lại kinh nghiệm của anh/ chị trong các cuộc điều tra giám sát trước đây hoặc các cuộc điều tra tương tự:

Vai trò của anh/ chị trong các cuộc điều tra giám sát trước đây là gì?

Bài giảng 2 :Giảng về mục đích và vai trò của điều tra GSDD

Trong điều tra GSDD, ai là người phải phỏng vấn?tại sao?

[Bà mẹ hoặc người chăm sóc trẻ, do các câu hỏi của điều tra giám sát thường có liên quan đến sự thay đổi hành vi của cá nhân có tác động đến sức khỏe và sự sống còn của trẻ]

Khi nào thì điều tra GSDD được thực hiện trong khuôn khổ một chương trình hay một dự án?

[Thường thì được tiến hành trong điều tra cơ bản ban đầu và điều tra đánh giá cuối kỳ của một dự án. Điều tra GSDD cũng có thể được tiến hành cùng với các loại điều tra khác nhằm đánh giá sự thay đổi ở các mức (cá nhân, hộ, xã, huyện, tỉnh...). Trong chương trình PEMC trước đây và trong chương trình Nâng cao và cải thiện tình trạng dinh dưỡng của trẻ em hiện nay, điều tra GSDD được tiến hành định kỳ hàng năm như một công cụ giám sát và đánh gía thực hiện chương trình dinh dưỡng.]

Các anh/ chị nào có câu hỏi về mục đích và vai trò của điều tra GSDD không?

2. Thảo luận: Kết quả điều tra giám sát được sử dụng để làm gì – 10 phút Trình bày tờ lật với tiêu đề: Kết quả của điều tra giám sát được sử dụng như thế nào

Đặt câu hỏi:

Kết quả của điều tra GSDD được sử dụng như thế nào trong chương trình phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em?

[Để đánh giá sự thay đổi của tình trạnh dinh dưỡng qua thời gian (các năm), từ đó có sự hiệu chỉnh trong các hoạt động của chương trình/ dự án; Để xác định mức độ thành công của những can thiệp thay đổi hành vi; Để đưa ra các khuyến cáo phù hợp với tình hình của địa phương.]

2-3

Kết quả của điều tra giám sát được sử dụng như thế nào?

Page 17: GIÁO ÁN: Tập huấn đội điều tra GSDDviendinhduong.vn/viewpdf.aspx?n=/TT tin Dd_2014/M02 - Giao an tap huan...GIÁO ÁN: Tập huấn đội điều tra GSDD

M02 - 17

Ghi nhận các ý kiến của học viên trong trang lật để chia sẻ với cả lớp. Tóm tắt lại các ý kiến của học viên và chỉ ra rằng Sự thành công của Chương trình/ dự án phụ thuộc vào Chất lượng của thông tin thu thập trong điều tra giám sát.

3. Trò chơi trên lớp: Kết nối mục tiêu với chỉ số– 20 phút

• Dán các Phiếu ghi từng mục tiêu của chương trình dinh dưỡng, nhớ dành chỗ để dán các Phiếu chỉ số ở dưới mỗi mục tiêu.

• Lần lược đưa từng Phiếu chỉ số lên và hỏi vị trí của phiếu đó ở dưới Phiếu mục tiêu nào. • Dán Phiếu chỉ số xuống bên dưới Phiếu mục tiêu mà học viên đã chọn. (Chú ý: Nếu học viên chọn sai

vị trí, hướng thảo luận để cho học viên chọn lại cho đúng.) • Giải thích thêm trong bài tiếp theo sẽ so sánh giữa chỉ số của dự án với các câu phỏng vấn của bộ câu

hỏi.

Giải thích với học viên là Điều tra GSDDlà công cụ để đánh giá các chỉ số nhưng không phải cho tất cả các mục tiêu của chương trình dinh dưỡng; có các công cụ khác cũng được sử dụng trong quá trình thực hiện dự án. Dành thời gian để giải đáp các câu hỏi của học viên.

Page 18: GIÁO ÁN: Tập huấn đội điều tra GSDDviendinhduong.vn/viewpdf.aspx?n=/TT tin Dd_2014/M02 - Giao an tap huan...GIÁO ÁN: Tập huấn đội điều tra GSDD

M02 - 18

3. Chức năng nhiệm vụ của các thành viên đội điều tra

22BMục đích: Học viên nắm được chức năng và nhiệm vụ của từng thành viên trong đội điều tra.

23BMục tiêu: Sau bài này học viên sẽ:

1) Xem xét các công việc/ nhiệm vụ của các thành viên trong đội điều tra sẽ phải thực hiện trong quá trình điều tra GSDD.

2) Thảo luận những nhiệm vụ mà điều tra viên, đội trưởng sẽ phải chịu trách nhiệm. 3) Đưa ra các biện pháp mà cả điều tra viên lẫn đội trưởng sẽ phải thực hiện để duy trì được chất lượng

của số liệu thu thập.

24BChuẩn bị/ tài liệu:

81BBước 1: • TT 2-4: Vai trò của các thành viên trong đội điều tra giám sát.

82BBước 2: • Tờ lật thảo luận chủ đề: Nhiệm vụ của điều tra viên và đội trưởng • TT 2-5: Vai trò và trách nhiệm của đội trưởng • TT 2-6: Vai trò và trách nhiệm của điều tra viên • • Đọc thêm: KPC 2000+ Field Guide, pp. 79–84

25BThời gian: 60 phút

26BCác bước: 1) Xem xét vai trò của các thành viên trong đội điều tra GSDD– 10 phút 2) Xác định các nhiệm vụ riêng biệt của điều tra viên và của đội trưởng – 30 phút 3) Tóm tắt các mối quan hệ giữa các thành viên trong đội điều tra – 20 phút

Các bước

1. Xem xét vai trò của các thành viên trong đội điều tra GSDD – 10 phút

Giới thiệu mục đích của bài giảng:

Điều quan trọng là phải xác định được vai trò của các thành viên trong quá trình điều tra GSDD, từ đó hiểu rõ hơn trách nhiệm của mình trong đội điều tra. Tham khảo TT 2-4: Vai trò của các thành viên đội điều tra giám sát. Cùng học viên xem lại tài liệu này và giải đáp thắc mắc nếu có.

2-4

Page 19: GIÁO ÁN: Tập huấn đội điều tra GSDDviendinhduong.vn/viewpdf.aspx?n=/TT tin Dd_2014/M02 - Giao an tap huan...GIÁO ÁN: Tập huấn đội điều tra GSDD

M02 - 19

2. Xác định các nhiệm vụ riêng biệt của điều tra viên và của đội trưởng– 30 phút

Chia học viên thành 2 nhóm: Nhóm Đội trưởng và nhóm Điều tra viên (Chuyên trách ở giữa).

Bài giảng 3 : Vai trò của Chuyên trách, Đội trưởng và Điều tra viên

Cung cấp cho từng nhóm tờ lật có tiêu đề tương ứng cho nhóm: "Nhiệm vụđội trưởng" hoặc "Nhiệm vụ điều tra viên".

Cho học viên 10 phút để liệt kê những nhiệm vụ họ phải làm trong điều tra GSDD trên tờ giấy lật (Flip chart) của nhóm (Đội trưởng hoặc điều tra viên). Sau khi nhóm kết thúc, phân phát trang thông tin học viên TT 2-5: Vai trò và nhiệm vụ của đội trưởng và TT 2-6: Vai trò và nhiệm vụ của điều tra viên

Yêu cầu một học viên đọc lại những nhiệm vụ đã được trình bày trên tờ giấy lật. Yêu cầu các học viên so sánh những nhiệm vụ mà họ đã liệt kê với thông tin học viên được cung cấp và hiệu chỉnh hoặc bổ sung những nhiệm vụ mới vào trong tờ thông tin học viên.

Cần phải chắc chắn rằng đội trưởng và điều tra viên đã hiểu rõ tầm quan trọng của các nhiệm vụ (kể cả cũ và mới).

3. Tóm tắt các mối quan hệ giữa các thành viên trong đội điều tra –20 phút

Hỏi cả lớp:

Tại sao điều tra viên cần phải báo cáo lại cho đội trưởng? Có những biện pháp nào phải thực hiện để đảm bảo chất lượng điều tra GSDDcao

nhất?

Nhắc lại những điểm sau nếu học viên chưa nhắc đến trong câu trả lời:

• Cần chắc chắn quá trình chọn mẫu tuân thủ theo tài liệu hướng dẫn. Điều này sẽ giúp cho tránh được những sai lệch trong thu thập số liệu.

• Cần kiểm tra phiếu đã được điền đầy đủ ngay tại thực địa. Điều này sẽ giúp cho việc không phải quay lại thực địa để tìm lại những thông tin còn thiếu.

• Cần chắc chắn rằng tất cả điều tra viên sử dụng cùng một tài liệu hướng dẫn điều tra và cùng một loại

Nhiệm vụ Đội trưởng

1.

2.

Nhiệm vụ Điều tra viên

1.

2.

2.5 2.6

Page 20: GIÁO ÁN: Tập huấn đội điều tra GSDDviendinhduong.vn/viewpdf.aspx?n=/TT tin Dd_2014/M02 - Giao an tap huan...GIÁO ÁN: Tập huấn đội điều tra GSDD

M02 - 20

cáccông cụ điều tra (Phiếu, cân, thước...). Điều này giúp cho kết quả tin cậy hơn. • Cần tin chắc tất cả điều tra viên cùng có kỹ năng phỏng vấn tốt như nhau và các câu hỏi do bất cứ

điều tra viên nào cũng đều giống hệt nhau. Chỉ có như vậy số liệu mới được thu thập đúng cách và kết quả phân tích mới phản ánh đúng thực chất.

Chia các học viên trong lớp thành 3 nhóm.Cung cấp giấy lật, bút và hướng dẫn họ vẽ một sơ đồ mô tả mối quan hệ giữa nhóm kỹ thuật, đội trưởng và điều tra viên. Cho các nhóm 10 phút để hoàn thành và treo lên tường gần nơi nhóm làm việc.Yêu cầu các nhóm trình bày và làm làm rõ ý tưởng.

Tóm tắt lại bài giảng vói nội dung sau:

Điều quan trọng là tất cả 100% các thành viên sẽ cam kết thực hiện các quy trình của điều tra. Vai trò của mỗi thành viên là khác nhau tùy theo loại điều tra. Tuy nhiên, trong bất cứ cuộc điều tra nào, điều quan trọng là một thành viên cần rõ ràng về vai trò và nhiệm vụ của mình và VAI TRÒ CỦA ĐỘI TRƯỞNG CŨNG GIỐNG NHƯ VAI TRÒ CỦA ĐIỀU TRA VIÊN với mục tiêu hướng tới sai số nhỏ nhất.

Page 21: GIÁO ÁN: Tập huấn đội điều tra GSDDviendinhduong.vn/viewpdf.aspx?n=/TT tin Dd_2014/M02 - Giao an tap huan...GIÁO ÁN: Tập huấn đội điều tra GSDD

M02 - 21

4. Giới thiệu bộ câu hỏi điều tra GSDD

0BMục đích: Dành thời gian cho đội trưởng và điều tra viên xem xét chi tiết bộ câu hỏi GSDD

1BMục tiêu: Sau bài này học viên sẽ:

1) Xem xét chi tiết bộ câu hỏi điều tra GSDD 2) Phân tích và thêm từ vựng địa phương để chuẩn hóa ý nghĩa của các câu hỏi điều tra và để hỗ trợ cho

dịch bộ câu hỏi nếu cần. 3) Quan sát đóng vai điều tra viên và người được phỏng vấn.

2BChuẩn bị/ tài liệu:

27BBước 1: • TT 2-7: Bộ câu hỏi điều tra giám sát • Xây dựng bộ từ vựng trong bài 24 modul 1. • Chuẩn bị tờ lật với tiêu đề: Điều chỉnh bộ câu hỏi GSDD • Chuẩn bị phân phát cho học viên danh sách các từ vựng địa phương mở rộng - ví dụ, thực phẩm

giàu vitamin A - điều tra viên sẽ phải nhớ một số thông tin liên quan khi điều tra TT 2-8: Các chỉ số của dự án

28BBước 2: • Chuẩn bị đóng vai phỏng vấn sử dụng bộ câu hỏi GSDD, xác định nhóm các câu hỏi khó phỏng vấn

(có bước nhảy câu, hỏi từng lựa chọn...). Dự đoán những lỗi có thể mắc khi hỏi phỏng vấn hoặc khi điền phiếu. Tìm người tự nguyện đóng vai người trả lời.

• Dùng tờ lật lớn (hoặc chiếu bằng máy chiếu) các câu hỏi được dùng trong đóng vai để cả lớp cùng điền câu trả lời.

• Chuẩn bị một bộ copy bộ câu hỏi GSDD cho học viên (bôi đậm các câu hỏi đóng vai) • Chuẩn bị tờ lật dùng cho cặp đóng vai.

• Đọc thêm: KPC 2000+ Field Guide, pp. 32–36

3BThời gian: 105 phút Các bước:

1) Đọc bộ câu hỏi và chuẩn bị danh sách từ vựng địa phương – 90 phút 2) Tiến hành đóng vai phỏng vấn không theo tài liệu hướng dẫn – 15 phút

Các bước

1. Đọc bộ câu hỏi và chuẩn bị danh sách từ vựng địa phương – 90 phút

2-7

Page 22: GIÁO ÁN: Tập huấn đội điều tra GSDDviendinhduong.vn/viewpdf.aspx?n=/TT tin Dd_2014/M02 - Giao an tap huan...GIÁO ÁN: Tập huấn đội điều tra GSDD

M02 - 22

Bài giảng 4 : Nghiên cứu bộ câu hỏi điều tra GSDD

Yêu cầu học viên sử dụng TT2-7: Bộ câu hỏi điều tra GSDD 2013. Giải thích cấu trúc bộ câu hỏi (Các mục nội dung, nơi điền cân đo nhân trắc, v.v.). Yêu cầu học viên tình nguyện thay nhau đặt các câu hỏi. Dừng lại sau mỗi câu để:

• Giải thích tại sao đưa câu này vào điều tra GSDD. • Đưa ra các khả năng trả lời mong đợi từ câu hỏi đó. • Giải thích khả năng phải thay đổi câu hỏi theo điều kiện địa phương-phát triển từ vựng địa phương

thay thế. Yêu cầu các học viên xác định nếu họ đã thấy câu hỏi rõ ràng và dùng từ chính xác - hoặc - cần dùng từ khác chuẩn hơn. Ghi lại những thay đổi trên tờ lật đã phát hiện để bộ câu hỏi điều tra GSDD có thể hoàn thiện sau lớp tập huấn.

Cần chắc rằng đã cung cấp cho học viên các sơ đồ quyết định và danh sách bổ sung - ví dụ, thực phẩm giàu vitamin A - mà điều tra viên sẽ cần có những thông tin bổ sung giúp họ nhớ được các khái niệm được sử dụng trong quá trình điều tra.

Chỉ ra và đưa các ví dụ về hướng dẫn cách điền phiếu khi phỏng vấn (chuyển câu, một lựa chọn hai nhiều lựa chọn...). Cần chắc chắn là học viên đã hiểu các chỉ dẫn phỏng vấn bằng cách đưa ra các ví dụ ("Bà mẹ trả lời trẻ có bị tiêu chảy trong 2 tuần qua...") thì:

Hỏi người đóng vai phỏng vấn sẽ điền câu trả lời như thế nào Câu hỏi tiếp theo cần hỏi là câu nào

Nhắc điều tra viên phỏng vấn là khi nhảy chuyển câu thì đánh dấu chữ "X" vào những câu không hỏi do bị nhảy qua (để cho biết các câu này không bị bỏ sót)

Cung cấp cho học viên thông tin tóm tắt TT 2-8: Các chỉ số của chương trình. Đưa ra một vài ví dụ cho thấy các câu hỏi trong điều tra GSDD có liên quan như thế nào với các chỉ số chương trình.

2. Tiến hành đóng vai phỏng vấn không theo tài liệu hướng dẫn –15 phút

Giảng viên sẽ phải đóng vai điều tra viên trong phần đóng vai . Cung cấp cho học viên bộ câu hỏi được sử dụng trong màn đóng vai và yêu cầu học viên ghi chép lại các câu trả lời.

Trong màn diễn đóng vai, ghi lại các câu trả lời trên tờ lật (hoặc chiếu) để tất cả học viên có thể theo dõi được quá trình phỏng vấn

Hiệu chỉnh bộ câu hỏi điều tra GSDD

2-8

Page 23: GIÁO ÁN: Tập huấn đội điều tra GSDDviendinhduong.vn/viewpdf.aspx?n=/TT tin Dd_2014/M02 - Giao an tap huan...GIÁO ÁN: Tập huấn đội điều tra GSDD

M02 - 23

(Ghi chú: Chuẩn bị trước tờ lật. Ghi sẵn các câu hỏi dùng trong đóng vai. Để dành chỗ cho điền đáp án trả lời trong khi đóng vai)

Trong quá trình đóng vai, giảng viên cố tình đưa vào các lỗi có thể xảy ra từ việc không tuân theo các chỉ dẫn:

• Không theo hướng dẫn bước nhảy • Không áp dụng hỏi nhiều lựa chọn với câu có nhiều lựa chọn • Không dùng từ chính xác của bộ câu hỏi • Lỗi điền phiếu sai với câu trả lời • Không ghi "KSL" khi không có thông tin • Để ô trống mà đáng lẽ phải điền thông tin vào • Không nhảy câu khi cần nhảy • Nhảy đúng câu nhưng không đánh dấu "X" vào những câu không hỏi bị nhảy qua. • Điền sai số liệu phỏng vấn.

Sau khi đóng vai, yêu cầu học viên xác định những lỗi mà giảng viên đã thực hiện diễn vai và điền phiếu điều tra GSDD. Tiếp tục hỏi những người xung phong trả lời cho đến khi tất cả các lỗiđược phát hiện.

Tóm tắt bài giảng bằng cách hỏi các học viên tiếp tục xem lại bộ câu hỏi trong thời gian rảnh rỗi vì họ sẽ thực hành sau khi bài giảng về cách chọn thôn và chọn đối tượng.

Các câu hỏi GSDD

(để trình diễn cách hỏi sai và ghi phiếu sai)

Page 24: GIÁO ÁN: Tập huấn đội điều tra GSDDviendinhduong.vn/viewpdf.aspx?n=/TT tin Dd_2014/M02 - Giao an tap huan...GIÁO ÁN: Tập huấn đội điều tra GSDD

M02 - 24

5. Chọn ngẫu nhiên thôn và đối tượng

4BMục đích: Hướng dẫn quy trình chọn ngẫu nhiên thôn và đối tượng khi đội điều tra đến xã/ phường.

5BMục tiêu: Sau bài này học viên sẽ:

1) Xem lại các khái niệm về chọn ngẫu nhiên và sơ đồ lựa chọn. 2) Trình diễn cách chọn hộ đầu tiên có đối tượng 3) Thực hành các phương pháp chọn đối tượng tại cồng đồng trong điều tra GSDD 4) Thảo luận về cách chọn đối tượng theo nhóm tuổi

6BChuẩn bị/ tài liệu: Bước 1:

• Chuẩn bị thông tin tóm tắt TT 2-9: Phácđồ chọn ngẫu nhiên thôn và đối tượng điều tra Bước 2:

• TT 2-10: Hướng dẫn chọn ngẫu nhiên thôn và đối tượng Bước 3:

• Chuẩn bị đóng vai theo phác đồ lựa chọn hộ đầu tiên để tìm trẻ • Chuẩn bị các ký hiệu nơi có chùa đình, nhà thờ, chợ... • Tập hợp khoảng 35 ghế • Chuẩn bị 6 tờ lật với thành phần hộ gia đình khác nhau - có 2 loại: 1) đáp ứng tiêu chí lựa chọn của

điều tra, hộ có trẻ dưới 5 tuổi và mẹ để điều tra, và 2) đáp ứng tiêu chí lựa chọn của điều tra: khác nhóm tuổi, hộ vắng nhà, trẻ không có ở nhà, người trả lời phỏng vấn (bà mẹ) đi vắng xa; không tìm được bà mẹ sau 30 phút...

Bước 4: • TT 2-11: Chọn đối tượng phỏng vấn • Extra Reading: KPC 2000+ Field Guide, pp. 37–78

7BThời gian: 90 phút

8BCác bước: 1) Trình bày khái niệm chọn mẫu ngẫu nhiên và các phác đồ chọn mẫu – 10 phút 2) Trình bày các quy trình chọn mẫu theo từng bước – 30 phút 3) Trình bày các phương pháp chọn mẫu sử dụng “sa bàn thôn” –40 phút 4) Thảo luận về cách chọn ngẫu nhiên các đối tượng – 40 phút

Các bước

Page 25: GIÁO ÁN: Tập huấn đội điều tra GSDDviendinhduong.vn/viewpdf.aspx?n=/TT tin Dd_2014/M02 - Giao an tap huan...GIÁO ÁN: Tập huấn đội điều tra GSDD

M02 - 25

1. Trình bày khái niệm chọn mẫu ngẫu nhiên và các phác đồchọn mẫu – 20 phút

Giảng giải:

Đối với các anh chị - Đội trưởng và điều tra viên - là những người đóng vai trò rất quan trọng để đảm bảo các đối tượng trong địa bàn phân công được chọn một cách ngẫu nhiên

Chọn ngẫu nhiên nghĩa là tất cả các đối tượng trong địa bàn sẽ có cùng một cơ hội để được chọn như nhau. Để làm được điều đó, một phác đồ chọn mẫu đã được phát triển giúp các anh chị biết chính xác cách chọn đối tượng trước khi đội đến xã/ phường.Cả đội trưởng và điều tra viên đều phải chịu trách nhiệm trong việc tuân thủ quy trình chọn mẫu. Điều quan trọng là đối tượng của tất cả các cụm đều tuân theo một quy trình chọn mẫu này.

Phân phát cho học viênTT 2-9: Phác đồ chọn ngẫu nhiên thôn và đối tượng điều tra. Trình bày phác đồ chọn ngẫu nhiên thôn và chọn ngẫu nhiên đối tượng. Thảo luận về các tình huống có thể xảy ra trong quá trình chọn mẫu điều tra. Nhấn mạnh VDD đã chọn ngẫu nhiên các cụm (xã/ phường), tỉnh chọn ngẫu nhiên thôn, còn đội điều tra sẽ chọn ngẫu nhiên các đối tượng.

2. Trình bày các quy trình chọn mẫu theo từng bước– 30 phút

Phát cho học viên tóm tắt TT 2-10: Hướng dẫn chọn ngẫu nhiên đối tượng điều tra. Yêu cầu các học viên lần lượt đọc các bước chọn mẫu ngẫu nhiên. Giới thiệu phần dẫn đến chọn hộ có trẻ đầu tiên trongTT 2-9: Phác đồ chọn ngẫu nhiên thôn và đối tượng điều tra.

• Giới thiệu sơ qua về giai đoạn 1 - Chọn xã/phường: Phát cho học viên ví dụ chọn cụm của một tỉnh (có thể chọn tỉnh nơi đang tiến hành tập huấn).

Giải thích khái niệm phương pháp chọn mẫu PPS

Thảo luận về các ưu điểm và nhược điểm của phương pháp PPS

• Giới thiệu qua về giai đoạn 2 - Chọn thôn/ tổ: Hỏi và giảng giải:

Tại sao lại phải chọn ngẫu nhiên thôn? Chuyện gì xảy ra nếu thôn không được chọn ngẫu nhiên?

Thực hành:

Chuẩn bị một danh sách các thôn/ tổ của 3 loại xã: Xã vùng đồng bằng, xã có người dân tộc miền núi và phường ở thành phố. Trên danh sách sắp xếp số thứ tự theo vị trí địa lý, tên các thôn/ tổ và số trẻ dưới 5 tuổi có trong từng thôn. Chia các học viên thành 3 nhóm để thực hành.

Bài 1 - Bốc thăm ngẫu nhiên chọn thôn

1) Chuẩn bị sẵn một số tờ giấy trắng và dao dọc giấy. 2) Yêu cầu các nhóm dọc các tờ thành 8 mảnh đều nhau cho đến khi số mảnh giấy sẽ bằng hoặc

lớn hơn số lượng thôn/ tổ trong xã/ phường. 3) Ghi số thứ tự của các thôn/ tổ vào mảnh giấy, mỗi mảnh một con số thứ tự. 4) Gập giấy làm 4 để không nhìn thấy con số đã ghi 5) Đưa các mảnh giấy đã ghi số thứ tự thôn/tổ vào trong túi ni lông hoặc mũ. Lắc túi cho các

2-9

2-10

Page 26: GIÁO ÁN: Tập huấn đội điều tra GSDDviendinhduong.vn/viewpdf.aspx?n=/TT tin Dd_2014/M02 - Giao an tap huan...GIÁO ÁN: Tập huấn đội điều tra GSDD

M02 - 26

mẩu giấy được trộn lẫn với nhau. 6) Yêu cầu một học viên trong nhóm đại diện đội trưởng bốc lần lượt từng mẩu giấy một để ra

bàn, cho đến khi có đủ 3 mẩu giấy. 7) Lần lượt mở các mẫu giấy ra, đọc to số thứ tự thôn ghi trong mẩu giấy và đánh dấu tên thôn/

tổ có cùng số thứ tự trong danh sách. 8) Gấp lại các mẩu giấy để sử dụng cho các lần chọn mẫu tiếp theo. 9) Thảo luận về phương pháp bốc thăm ngẫu nhiên

Bài 2 - Trình diễn sử dụng máy tính và điện thoại đi động

• Mỗi nhóm sẽ cần có ít nhất một máy tính xách tay và một điện thoại đi động với hệ điều hành Android hoặc iPhone.

• Cung cấp USB để các nhóm cài đặt chương trình Excel "Chon ngau nhien" • Đưa tờ in sẵn cách tải phần mềm "Random number generation" lên điện thoại di động có hệ điều

hành Android hoặc iPhone. • Trình diễn và thực hành chọn thôn/ tổ trên máy tính xách tay

1) Mở tệp chương trình Excel "Chon ngau nhien" 2) Chọn tab "Chon thon" 3) Vào thông số "Tổng số thôn/ buôn/ bản" ở ô "C3" 4) Vào thông số "Số thôn cần chọn" ở ô "G3" 5) Sửa lại tên đơn vị hành chính là thôn, tổ, buôn bản cho phù hợp ở ô "H3" 6) Nhấn nút "Tạo số ngẫu nhiên". (Có thể nhấn một vài lần để kiểm tra sự thay đổi của các con số) 7) Copy các STT của các thôn được máy chọn sang Word và bổ sung các thông tin khác (tên xã và

tên các thôn có số thứ tự được chọn tương ứng) • Trình diễn và thực hành chọn thôn/ tổ trên điện thoại di động

1) Nhấn vào biểu tượng (icon) phần mềm tạo số ngẫu nhiên "RandomNu" 2) Vào số 1 ở ô MIN và tổng số thôn vào ô MAX (Ví dụ 15 thôn) 3) Nhấn nút DONE sau khi kết thúc nhập thông số. 4) Nhấn nút "Generate" 3 lần để có số thứ tự của 3 thôn cần chọn. 5) Đánh dấu tên thôn/ tổ có cùng số thứ tự trong danh sách. 6) Nhất nút "Quit" để ra khỏi phần mềm. 7) Trình diễn và thực hành chọn thôn trên điện thoại di động 8) Nhấn vào biểu tượng (icon) phần mềm tạo số ngẫu nhiên "RandomNu" 9) Vào số 1 ở ô MIN và tổng số thôn trong xã vào ô MAX (Ví dụ 15 thôn) 10) Nhấn nút DONE sau khi kết thúc nhập thông số. 11) Nhấn nút "Generate" 3 lần để có số thứ tự của 3 thôn cần chọn. 12) Đánh dấu tên thôn có cùng số thứ tự trong danh sách. 13) Nhất nút "Quit" để ra khỏi phần mềm.

Thảo luận và giải đáp thắc mắc liên quan đến chọn đối tượng.

Hỏi:

Anh/ chị có các câu hỏi nào liên quan đến việc chọn ngẫu nhiên ba thôn? Làm gì nếu thôn không có đủ số đối tượng (17 trẻ)?

• Giới thiệu qua về giai đoạn 3 - Chọn đối tượng: Hỏi và giảng giải:

Tại sao lại phải chọn ngẫu nhiên đối tượng? Chuyện gì xảy ra nếu đối tượng không được chọn ngẫu nhiên?

Thực hành:

Thông báo:

• Cách 1: chọn đối tượng theo nhà khi không có danh sách theo phương pháp chọn hướng(sẽ được thực hành ở phần 3 tiếp theo)

Bài 2 - Trình diễn sử dụng máy tính và điện thoại đi động để chọn đối tượng

Page 27: GIÁO ÁN: Tập huấn đội điều tra GSDDviendinhduong.vn/viewpdf.aspx?n=/TT tin Dd_2014/M02 - Giao an tap huan...GIÁO ÁN: Tập huấn đội điều tra GSDD

M02 - 27

• Các bước chuẩn bị máy tương tự như ở giai đoạn 2 • Phát danh sách đối tượng của 3 thôn, tổ, bản cho 3 nhóm • Trình diễn và thực hành chọn đối tượng (trẻ) trên máy tính xách tay

1) Mở tệp "Chon Ngau Nhien" và cho phép chạy macro 2) Chọn Tab "Chon tre 23-59" 3) Vào ô "C1" nhập tên xã 4) Vào ô "C2" nhập tên thôn 5) Vào ô "C3" nhập số trẻ 23-59 tháng có trong thôn 6) Vào ô "G3" để thay đổi nếu muốn chọn số trẻ cần chọn (Ví dụ: 10 trẻ + 2 dự phòng) 7) Nhấn nút "Tạo số ngẫu nhiên". Các số thứ tự của các trẻ cần chọn sẽ hiện ở dưới ô "C3"

• Trình diễn và thực hành chọn đối tượng (trẻ) trên điện thoại di động 1) Nhấn vào biểu tượng (icon) phần mềm tạo số ngẫu nhiên "RandomNu" 2) Vào số 1 ở ô MIN và tổng số trẻ trong thôn vào ô MAX (Ví dụ 60 trẻ) 3) Nhấn nút DONE sau khi kết thúc nhập thông số. 4) Nhấn nút "Generate" 17 lần để có số thứ tự của 17 trẻ cần chọn (Có thể nhấn thêm 3 lần nữa để

chọn trẻ dự bị thay thế nếu trẻ đã chọn đi vắng hoặc bà mẹ từ chối tham gia). 5) Đánh dấu tên trẻ và bà mẹ có cùng số thứ tự trong danh sách. 6) Nhất nút "Quit" để ra khỏi phần mềm.

Thảo luận và giải đáp thắc mắc liên quan đến chọn đối tượng.

Hỏi:

Anh/ chị có các câu hỏi nào liên quan đến việc chọn ngẫu nhiên các đối tượng? Làm gì nếu thôn không có đủ số đối tượng (17 trẻ)? Làm gì nếu trẻ đi vắng? Làm gì nếu số trẻ đi vắng quá 3 trẻ trong một thôn điều tra?

Giải đáp các câu hỏi hoặc các thắc mắc liên quan.

3. Trình bày cách chọn mẫu sử dụng “sa bàn thôn” –40 phút Yêu cầu học viên sắp xếp lớp học như một "thôn". Chuẩn bị các nhãn bìa ghi sẵn trên giấy Đình chùa, quán, và nhà dân để dính vào bàn hoặc ghế. Có ít nhất 30 chiếc ghế xắp xếp trong phòng tượng trưng cho các nhà dân trong thôn.

Nhóm kỹ thuật trình diễn cách sử dụng phác đồ (TT 2-9: Quy trình chọn ngẫu nhiên thôn và đối tượng điều tra - Hình 2. Phác đồ chọn ngẫu nhiên 17 trẻ trong một thôn/ tổ) để chọn hộ đầu tiên. Sau khi nhóm này kết thúc, hỏi các học viên về vai trò của đội trưởng trong công việc này.

Sau khi hoàn thành trình diễn, yêu cầu đổi lại sắp xếp trong "thôn" và yêu cầu một học viên tình nguyện thực hiện quá trình chọn mẫu với đội điều tra của mình. Sau khi đã chọn xong nhà đầu tiên, yêu cầu nhóm cho biết cách chọn nhà tiếp theo phương pháp nhà kề nhà (hoặc từ cửa đến cửa).

Treo 6 tờ lật với các mô hình nhà trong làng xung quanh phòng. Yêu cầu các học viên nói cách họ sẽ đi như thế nào đến các hộ .

Hỏi:

Các anh/ chị có câu hỏi nào về bài thực hành chọn đối tượng theo phương pháp nhà kề nhà không?

Page 28: GIÁO ÁN: Tập huấn đội điều tra GSDDviendinhduong.vn/viewpdf.aspx?n=/TT tin Dd_2014/M02 - Giao an tap huan...GIÁO ÁN: Tập huấn đội điều tra GSDD

M02 - 28

Giải đáp các câu hỏi hoặc các thắc mắc liên quan.

4. Thảo luận về cách chọn ngẫu nhiên các đối tượng – 40 phút

Đối tượng được chọn trong điều tra phỏng vấn là mẹ hoặc người chăm sóc trẻ. Khái niệm hộ gia đình cũng được dùng trong một số câu hỏi của điều tra GSDD.

Phát cho học viên tờ tóm tắt thông tin TT 2-11: Chọn đối tượng phỏng vấn. Mỗi học viên dành 5 phút để điền vào phần trống. Sau khi các học viên điền xong, quay lại giải đáp các câu từ đầu. Nhấn mạnh là không chỉ có một cách chọn mẫu trong điều tra; điều quan trọng là tất cả điều tra viên phải thực hiện theo đúng tài liệu hướng dẫn về cách chọn hộ và đối tượng. Cần chắc chắn rằng luôn luôn phải chọn ngẫu nhiên.

TT 2-11:Chọn đối tượng phỏng vấn (Đáp án trả lời trong ngoặc [ ])

1) Trong điều tra GSDD, hộ gia đình được định nghĩa như sau:

[Hộ gia đình hay gọi đơn giản là hộ, là một đơn vị xã hội bao gồm một hay một nhóm người ở chung (cùng chung hộ khẩu) và ăn chung (nhân khẩu). Đối với những hộ có từ 2 người trở lên, các thành viên trong hộ có thể có hay không có quỹ thu chi chung hoặc thu nhập chung. Hộ gia đình không đồng nhất với khái niệm gia đình, những người trong hộ gia đình có thể có hoặc không có quan hệ huyết thống, nuôi dưỡng hoặc hôn nhân hoặc cả hai. Loại hộ gia đình trong GSDD là hộ phải có ít nhất một trẻ dưới 5 tuổi.]

2) Đối tượng được chọn để phỏng vấn là:

[Mẹ hoặc người chăm sóc trẻ (nếu không có mẹ sống cùng) của trẻ dưới 5 tuổi được chọn] 3) Nếu bà mẹ có nhiều hơn 2 trẻ dưới 5 tuổi thì anh/chị chọn trẻ nào để phỏng vấn?

[Hỏi bà mẹ thông tin và cân đo nhân trắc cho cả tất cả số trẻ dưới 5 tuổi của bà mẹ đó. Phỏng vấn thông tin về nuôi dưỡng trẻ nhỏ đối với trẻ nhỏ nhất dưới 2 tuổi]

4) Nếu trẻ dưới 5 tuổi trong hộ không có nhà thì anh/ chị phải làm gì:

[Hỏi xem khi nào đối tượng quay về và hẹn thời gian quay lại nhà để phỏng vấn; đợi trong vòng 30 phút; đi tìm đối tượng nếu biết ở đâu; nếu không tìm được, chuyển sang hộ tiếp theo]

5) Nếu trong hộ có trẻ dưới 5 tuổi nhưng lại không có nhà thì anh chị phải làm gì:

[Hỏi xem khi nào trẻ về và hẹn thời gian quay lại nhà để cân đo; đợi trong vòng 30 phút; đi tìm trẻ nếu biết ở đâu; nếu không tìm được, chuyển sang hộ tiếp theo]

6) Làm thế nào để biết được số trẻ trong cụm theo nhóm tuổi (0-5 tháng, 6-23 tháng, 24-59 tháng) đã đủ theo quy định:

[Sử dụng bảng kiểm BK04 - Danh sách đối tượng điều tra 30 cụm]

2-11

Page 29: GIÁO ÁN: Tập huấn đội điều tra GSDDviendinhduong.vn/viewpdf.aspx?n=/TT tin Dd_2014/M02 - Giao an tap huan...GIÁO ÁN: Tập huấn đội điều tra GSDD

M02 - 29

6. Kỹ thuật phỏng vấn

29BMục đích: Biết phỏng vấn phiếu điều tra GSDD đúng cách và thực hành điều tra phỏng vấn.

30BMục tiêu: Sau bài này học viên sẽ:

1) Đưa ra các phương pháp/ kỹ thuật phỏng vấn phù hợp. 2) Thảo luận các phương pháp/ kỹ thuật phỏng vấn không phù hợp. 3) Thực hành phỏng vấn đúng kỹ thuật.

31BChuẩn bị/ tài liệu:

83BBước 1: • Tờ lật với tiêu đề: Cách phỏng vấn hiệu quả • Trang tóm tắt TT 2-12: Kỹ thuật phỏng vấn đúng cách

32BThời gian: 105 phút (1 và 45 phút)

33BCác bước: 1) Đưa ra các phương pháp/ kỹ thuật phỏng vấn phù hợp – 30 phút 2) Thảo luận về các kỹ thuật phỏng vấn không đúng cách – 15 phút 3) Thực hành phỏng vấn theo cặp điều tra viên - bà mẹ – 60 phút

Các bước

1. Đưa ra các phương pháp/ kỹ thuật phỏng vấn phù hợp – 30 phút

Giảng giải:

Sau khi chúng ta đã chọn được đúng đối tượng để phỏng vấn, bây giờ sẽ phải xem xét đến việc phải phỏng vấn đối tượng đó như thế nào. Các anh chị hãy thảo luận nhóm và đưa ra những điểm quan trọng nhất cho một cuộc phỏng vấn đúng cách. Ví dụ, một phương pháp đó là "Nói to và rõ", hoặc là "giữ tiếp xúc với đối tượng qua ánh mắt (eye contact)".

Trình bày tờ lật với tiêu đề: Cách phỏng vấn hiệu quả

Page 30: GIÁO ÁN: Tập huấn đội điều tra GSDDviendinhduong.vn/viewpdf.aspx?n=/TT tin Dd_2014/M02 - Giao an tap huan...GIÁO ÁN: Tập huấn đội điều tra GSDD

M02 - 30

Cho học viên một hai phút thảo luận, yêu cầu một người xung phong kể ra những kỹ thuật phỏng vấn. Ghi lại các ý kiến lên tờ lật.

Sau một vài ý kiến nêu ra về cách phỏng vấn, trình bày tờ tóm tắt TT 2-12: Kỹ thuật phỏng vấn đúng cách. Yêu cầu các học viên dành thời gian để đọc.

So sánh tờ lật đã điền với tờ tóm tắt TT 2-12.

2. Thảo luận về các kỹ thuật phỏng vấn không đúng cách – 15 phút

Yêu cầu các học viên ngồi với người phỏng vấn trước để thảo luận về các kỹ thuật phỏng vấn không đúng cách. Tổng hợp các điểm chính cần tránh trong phỏng vấn khi so sánh với phương pháp phỏng vấn đúng cách.

3. Thực hành phỏng vấn theo cặp điều tra viên - bà mẹ – 60 phút

Chia học viên theo các cặp (hai người/nhóm). Giải thích với các học viên là bây giờ họ sẽ có cơ hội để thực hành phỏng vấn với bộ câu hỏi GSDD. Một người trong nhóm sẽ là điều tra viên và người kia là người chăm sóc trẻ. Sau khi kết thúc phỏng vấn, yêu cầu đảo vai đóng và thực hiện lại bài thực hành.

Sau khi tất cả học viên đã có cơ hội thực hành phỏng vấn bằng bộ câu hỏi GSDD, hỏi lại:

Các anh/ chị có câu hỏi, vấn đề hay thắc mắc gì với trang 1 của bộ câu hỏi GSDD?

Giải đáp thắc mắc và tiếp tục chuyển sang giải quyết các thắc mắc trên trang 2, trang 3 và các trang tiếp theo. Đối với các mục liên quan đến cân đo nhân trắc hoặc sử dụng tài liệu hỗ trợ, thông báo sẽ giải đáp sau (vào các thời điểm theo lịch tập huấn).

Kết thúc và tóm tắt lại bài giảng sau khi các câu hỏi và thắc mắc đã được giải đáp.

Cách phỏng vấn đúng

2-12

Page 31: GIÁO ÁN: Tập huấn đội điều tra GSDDviendinhduong.vn/viewpdf.aspx?n=/TT tin Dd_2014/M02 - Giao an tap huan...GIÁO ÁN: Tập huấn đội điều tra GSDD

M02 - 31

7. Tầm quan trọng của thỏa thuận đồng ý tham gia và giữ bí mật cá nhân

34BMục đích: Để hiểu được đề cương về thỏa thuận đồng ý tham gia và giữ bí mật cá nhân; và để xem xét các hậu quả của việc không giữ bí mật cá nhân đối với chất lượng của số liệu, ảnh hưởng tới chương trình và tới chính bản thân các đối tượng tham gia điều tra.

35BMục tiêu: Sau bài này học viên sẽ:

1) Xác định tại sao phải thông tin thỏa thuận đồng ý tham gia lại rất quan trọng. 2) Tìm hiểu những hậu quả của việc không giữ bí mật cá nhân. 3) Thực hành đọc và giải thích trang thông tin thỏa thận đồng ý tham gia. 4) Thảo luận về các biện pháp đảm bảo riêng tư và giữ bí mật cá nhân.

36BChuẩn bị/ tài liệu:

84BBước 1: • Chuẩn bị tờ lật với tiêu đề: Các lý do để thông tin thỏa thuận đồng ý tham gia • Chuẩn bị tờ lật với tiêu đề: Tại sao đảm bảo riêng tư lại quan trọng • Tóm tắt TT 2-13: Các lý do để giữ bí mật cá nhân

85BBước 2: • Thông tin thỏa thuận đồng ý tham gia

37BThời gian: 30 phút

38BCác bước: 1) Thảo luận về tầm quan trọng của thông tin thỏa thuận đồng ý tham gia và bí mật riêng tư – 10 phút 2) Đọc và giải thích thông tin thỏa thuận đồng ý tham gia– 10 phút 3) Thảo luận đưa ra phương phápđiều tra viên có thể giữ được bí mật riêng tư cho đối tượng phỏng vấn

– 10 phút

Các bước

1. Thảo luận về tầm quan trọng của thông tin thỏa thuận đồng ý tham gia và bí mật riêng tư – 10 phút

Hỏi:

Tại sao việc hỏi đối tượng có muốn tham gia vào điều tra không lại quan trọng?

Tự do thảo luận và ghi lại các ý kiến lên tờ lật.

Page 32: GIÁO ÁN: Tập huấn đội điều tra GSDDviendinhduong.vn/viewpdf.aspx?n=/TT tin Dd_2014/M02 - Giao an tap huan...GIÁO ÁN: Tập huấn đội điều tra GSDD

M02 - 32

Hỏi:

Việc đảm bảo bí mật riêng tư có lợi ích gì cho chương trình dinh dưỡng quốc gia, chất lượng của số liệu và của chính các đối tượng tham gia điều tra?

Ghi lại các ý kiến thảo luận lên tờ lật.

Trình chiếu tóm tắt TT 2-13: Các lý do phải giữ bí mật cá nhân. So sánh tờ tóm tắt với tờ lật. Hỏi học viên có bổ sung thêm các lý do mới nào không.

2. Đọc và giải thích thông tin thỏa thuận đồng ý tham gia – 10 phút

Trình chiếu tờ tóm tắt TT 2-14: Phiếu đồng ý tham gia. Mời một học viên đọc to phiếu này. Nhấn mạnh phải đọc phiếu này đúng chính xác từng từ. Hỏi lại:

Các anh chị có câu hỏi hoặc thắc mắc gì đối với phiếu đồng ý tham gia đã được soạn

3. Thảo luận đưa ra phương pháp điều tra viên có thể giữ được bí mật riêng tư cho đối tượng phỏng vấn–10 phút

Các lý do phải thông tin về thỏa thuận đồng ý tham gia

Tại sao bí mất riêng tư lại quan trọng

2-13

2-14

Page 33: GIÁO ÁN: Tập huấn đội điều tra GSDDviendinhduong.vn/viewpdf.aspx?n=/TT tin Dd_2014/M02 - Giao an tap huan...GIÁO ÁN: Tập huấn đội điều tra GSDD

M02 - 33

Hỏi:

Bằng cách nào điều tra viên có thể đảm bảo được riêng tư và bí mật cá nhân trong quá

trình phỏng vấn

[Yêu cầu những người tò mò đi khỏi nơi phỏng vấn; chuyển đến địa điểm kín đáo hơn; giải thích rằng anh/ chị (điều tra viên) chỉ quan tâm đến câu trả lời của người được phỏng vấn. Điều tra viên không bao giờ được bình phẩm về những câu trả lời của đối tượng với người ngoài. Nếu có người ngoài nói xen vào cuộc phỏng vấn, nhờ một điều tra viên khác tiếp chuyện hoặc phỏng vấn với người đó (nhưng không lấy phiếu của người này vào trong điều tra)

Tóm tắt các ý kiến của các nhóm và nhắc lại điều quan trọng là đối trượng được phép từ chối tham gia điều tra và không bao giờ bàn luận về những câu trả lời cá nhân của đối tượng với người ngoài.

Giảng giải:

Bây giờ tưởng tượng khi một điều tra viên của đội điều tra GSDD đến hộ tại địa bàn điều tra gặp đối tượng là bà mẹ trong một căn nhà cùng với nhiều người khác, như đàn ông, đàn bà và trẻ con.

Bằng cách nào thì điều tra viên có thể chắc chắn rằng các câu trả lời của bà mẹ được đảm bảo giữ kín và những người khác trong hộ không làm cho bà mẹ cảm thấy không yên tâm?

Sau khi nghe một hai ý kiến, đưa ra các điểm chốt như sau:

Điều quan trọng đầu tiên là những bà mẹ khác được phỏng vấn sẽ không nghe thấy trả lời phỏng vấn của bà mẹ này. Điều tra viên phải tự biết cách làm thế nào để bà mẹ được an tâm trả lời khi xung quanh có người và họ có thể làm ảnh hưởng đến câu trả lời của bà mẹ.

Page 34: GIÁO ÁN: Tập huấn đội điều tra GSDDviendinhduong.vn/viewpdf.aspx?n=/TT tin Dd_2014/M02 - Giao an tap huan...GIÁO ÁN: Tập huấn đội điều tra GSDD

M02 - 34

8. Sử dụng các công cụ hỗ trợ phản hồi cho đối tượng trong điều tra GSDD

39BMục đích: Để bà mẹ biết được tình trạng dinh dưỡng của trẻ và của bản thân mình ngay sau khi được phỏng vấn.

40BMục tiêu: Sau bài này học viên sẽ:

1) Tính tuổi của trẻ dựa vào tháng sinh 2) Xác định tình trạng dinh dưỡng của trẻ dựa vào kết quả cân đo nhân trắc 3) Các thông tin có thể sử dụng trong phiếu phản hồi cho bà mẹ 4) Thực hành sử dụng các công cụ hỗ trợ trên

41BChuẩn bị/ tài liệu:

86BBước 1: • Bảng kiểm BK10A1, BK10A2, BK10B

87BBước 2 • Chuẩn bị điện thoại di động hoặc máy tính tay

88BBước 3: • Bảng kiểm BK10A1, BK10A2, BK10B • Phiếu nhân trắc đã điền và phiếu phản hồi

42BThời gian: 45 phút

43BCác bước: 1) Giới thiệu công cụ tính tuổi dựa vào tháng sinh và xác định tình trạng dinh dưỡng dựa vào kết quả

cân đo nhân trắc– 15phút 2) Xác định BMI của mẹ bằng điện thoại di động – 10 phút 3) Thực hành sử dụng các công cụ trên– 25 phút

Các bước

1. Giới thiệu công cụ tính tuổi dựa vào tháng sinh và xác định tình trạng dinh dưỡng dựa vào kết quả cân đo nhân trắc – 15phút

Thảo luận với học viên về các lý do cần phải xác định tuổi của trẻ và tình trạng dinh dưỡng của trẻ, bà mẹ trong điều tra giám sát.

Trình bày tờ lật với tiêu đề: Tại sao nên xác định nhanh tình trạng dinh dưỡng của trẻ

Page 35: GIÁO ÁN: Tập huấn đội điều tra GSDDviendinhduong.vn/viewpdf.aspx?n=/TT tin Dd_2014/M02 - Giao an tap huan...GIÁO ÁN: Tập huấn đội điều tra GSDD

M02 - 35

Giảng:

Phần đánh giá tình trạng dinh dưỡng sẽ được nói kỹ hơn trong bài tiếp theo. Bài này chủ yếu sẽ tập trung vào sử dụng các công cụ hỗ trợ xác định tình trạng dinh dưỡng dựa vào cân đo nhân trắc.

Để xác định được trẻ có bị suy dinh dưỡng thể nhẹ cân hay không thì cần biết: a) Cân nặng; b) Giới; và c) Tháng tuổi.

Để xác định được trẻ có bị suy dinh dưỡng thể thấp còi hay không thì cần biết: a) Chiều cao; b) Giới; và c) Tháng tuổi.

Hỏi:

Trong các chỉ số trên, chỉ số nào khó xác định nhất

Thảo luận về các chỉ số liên quan đến tình trạng dinh dưỡng và hướng đến sự khó khăn của việc xác định tuổi.

Hỏi:

Để biết trẻ đến thời điểm điều tra được bao nhiêu tháng tuổi thì cần có những thông tin nào? làm sao khai thác được những thông tin đó?

Học viên có thể nêu 3 loại số liệu chính: Ngày điều tra, ngày sinh dương lịch, ngày sinh âm lịch và không nhớ ngày.

Hỏi:

Nếu bà mẹ không nhớ ngày sinh của trẻ thì làm cách nào có thể khai thác thông tin này?

Trình bày tờ lật với tiêu đề: Bằng cách nào có thể biết được ngày sinh của trẻ nếu bà mẹ không nhớ?

Hướng học viên thảo luận về các nguồn thông tin để xác định tuổi của trẻ như: Giấy khai sinh, số theo

Tại sao nên xác định nhanh tình trạng dinh dưỡng của trẻ

1.

2.

Bằng cách nào có thể biết được ngày sinh của trẻ nếu bà mẹ không nhớ?

1.

2.

Page 36: GIÁO ÁN: Tập huấn đội điều tra GSDDviendinhduong.vn/viewpdf.aspx?n=/TT tin Dd_2014/M02 - Giao an tap huan...GIÁO ÁN: Tập huấn đội điều tra GSDD

M02 - 36

dõi thai sản, thẻ tiêm chủng, thẻ bảo hiểm y tế, sự kiện chính ở đia phương: tết, ngày vụ mùa, họp chợ...

Trình bày tờ lật với tiêu đề: Các nguồn thông tin chính về ngày sinh của trẻ?

Giới thiệu tờ thông tin TT 2-16: Sử dụng bảng kiểm BK10A và BK10B

Hướng dẫn cách sử dụng bảng kiểm BK10A. Cách tính tuổi nếu biết tháng sinh dương lịch hoặc biết tháng sinh âm lịch. Giới thiệu các ngưỡng cân nặng và chiều cao để xác định tình trạng dinh dưỡng của trẻ.

2. Thực hành – 10 phút

Thảo luận với học viên về các lý do cần phải xác định BMI của bà mẹ trong điều tra giám sát.

Định nghĩa BMI

Trình bày tờ lật với tiêu đề: BMI của bà mẹ

3. Thực hành xác định tình trạng dinh dưỡng và điền phiếu phản hồi cho đối tượng – 25 phút

Sử dụng phiếu điều tra để lấy thông tin nhân trắc của bà mẹ

Sử dụng tờ thông tin TT 2-16: Sử dụng bảng kiểm BK10A và BK10B để xác định tình trạng dinh dưỡng của trẻ.

Sử dụng điện thoại di động, máy tính tay để xác định tình trạng dinh dưỡng của bà mẹ

Hướng dẫn sử dụng bảng kiểm thông tin TT 2-16 để xác định tình trạng dinh dưỡng của trẻ: 1) Xác định trẻ có bị SDD thể nhẹ cân hay không 2) Tìm ngày sinh của trẻ từ câu 3.3 (ví dụ, 13/04/2011) 3) Tìm giới của trẻ từ câu 3.2 (ví dụ, 1 = bé trai)

Nguồn thông tin

Nguồn Nhược điểm Cách khắc phục

BMI của bà mẹ

1. Cách tính BMI

2. Phân loại tình trạng dinh dưỡng theo BMI

Page 37: GIÁO ÁN: Tập huấn đội điều tra GSDDviendinhduong.vn/viewpdf.aspx?n=/TT tin Dd_2014/M02 - Giao an tap huan...GIÁO ÁN: Tập huấn đội điều tra GSDD

M02 - 37

4) Tìm cân nặng của trẻ từ câu 3.4 (ví dụ, 9,4 kg) 5) Tìm bằng tra tương ứng với thời điểm điều tra. (Ví dụ, ngày điều tra vào 16 tháng 6 năm 2013. Bảng

tra vào thời điểm tháng 6 năm 2013 có ký hiệu BK 10A1, BK 10 A2) 6) Tìm tháng tuổi của trẻ với ngưỡng tương ứng của dòng năm dương lịch 2011, tháng 4 là 26 tháng. 7) So sánh cân nặng của trẻ (9,4kg) với ngưỡng đo trong bảng (tương ứng dòng 26 tháng, ngưỡng SDD

nhẹ cân ở cột bé trai là 10kg -->Khẳng định trẻ bị suy dinh dưỡng thể nhẹ cân) 8) Xác định trẻ có bị SDD thể thấp còi hay không

Lặp lại các bước 1) và 2)

9) Tìm chiều cao của trẻ từ câu 3.5 (ví dụ, 84,2 cm) 10) So sánh chiều cao của trẻ (84,2 cm) với ngưỡng đo trong bảng (tương ứng dòng 26 tháng, ngưỡng

SDD thể thấp còi ở cột bé trai là 82,5cm --> Khẳng định trẻ bình thường, không bị suy dinh dưỡng thể thấp còi)

Hướng dẫn sử dụng điện thoại/ máy tính tay để xác định tình trạng dinh dưỡng của bà mẹ: 1) Tìm cân nặng của mẹ từ câu 3.4 (Ví dụ 45 kg) 2) Tìm chiều cao của mẹ từ câu 3.5 (Ví dụ 1 m 49 cm) 3) Sử dụng điện thoại di động hoặc máy tính tay để tính theo công thức 4) BMI = <cân nặng (kg)> / <chiều cao (m)> / <chiều cao (m) 5) BMI = 45,0 / 1,49 / 1,49 = 20,27 kg/m2 6) Bà mẹ được xác định là thiếu năng lượng trường diễn (CED) nếu BMI của bà mẹ dưới 18,5 kg/m2(Ví dụ,

Bà mẹ bình thường vì BMI = 20,27)

Page 38: GIÁO ÁN: Tập huấn đội điều tra GSDDviendinhduong.vn/viewpdf.aspx?n=/TT tin Dd_2014/M02 - Giao an tap huan...GIÁO ÁN: Tập huấn đội điều tra GSDD

M02 - 38

9. Phản hồi bằng bảng kiểm "Phiếu đánh giá chất lượng phỏng vấn"

44BMục đích: Để thực hành phỏng vấn với bộ phiếu của điều tra GSDD và sử dụng "Phiếu đánh giá chất lượng phỏng vấn" (BK03B) để phản hồi lại cho điều tra viên.

45BMục tiêu: Sau bài này học viên sẽ:

1) Các vấn đề được đề cập trong bảng kiểm của "Phiếu đánh giá chất lượng phỏng vấn". 2) Xem lại các quy tắc khi phản hồi. 3) Nhận biết các lỗi thường gặp trong quá trình phỏng vấn. 4) Thực hành phỏng vấn bằng phiếu điều tra GSDD và bảng kiểm "Phiếu đánh giá chất lượng phỏng

vấn".

46BChuẩn bị/ tài liệu:

89BBước 1: • TT 2-17:Phiếu đánh giá chất lượng phỏng vấn (BK03B)

Bước 2:

• Chuẩn bị tờ lật với tiêu đề: Các vấn đề chính trong quá trình phỏng vấn • TT 2-18: Kiểm tra lỗi khi đang ở thực địa • TT 2-19: Mẫu "Nhật ký điều tra"

Bước 3:

• TT 2-20: Phản hồi cho điều tra viên • Chuẩn bị tờ lật với tiêu đề: Nhận phản hồi

Bước 4:

• TT 2-21: Hướng dẫn thực hành "3D" • Chuẩn bị bộ phiếu TT 2-7: Điều tra giám sát dinh dưỡng cho tất cả học viên • Chuẩn bị phiếuTT 2-17: Phiếu đánh giá chất lượng phỏng vấn (BK03B)cho tất cả học viên • Chuẩn bị 3 loại thẻ đeo : Đội trưởng, Điều tra viên và Đối tượng . Xác định số thẻ cần có theo số lượng

học viên chia cho 3 • • Extra Reading: KPC 2000+ Field Guide, pp. 85–89

47BThời gian: 120 phút (2 giờ)

48BCác bước: 1) Giới thiệu và bàn luận về bảng kiểm Phiếu đánh giá chất lượng phỏng vấn – 10 phút 2) Liệt kê các lỗi chính mà đội trưởng cần kiểm soát – 10 phút 3) Thảo luận về phản hồi và nhận phản hồi – 10 phút 4) Thực hành "3D" Điều tra viên, Đối tượng và Đội trưởng – 90 phút

Các bước

1. Giới thiệu và bàn luận về bảng kiểm Phiếu đánh giá chất lượng phỏng vấn– 10 phút

Giới thiệu:

Trong điều tra GSDD, điều cực kỳ quan trọng là tất cả điều tra viên khi hỏi cùng một câu hỏi trong phiếu

Page 39: GIÁO ÁN: Tập huấn đội điều tra GSDDviendinhduong.vn/viewpdf.aspx?n=/TT tin Dd_2014/M02 - Giao an tap huan...GIÁO ÁN: Tập huấn đội điều tra GSDD

M02 - 39

phải đặt câu hỏi giống nhau. Vì lý do này, mỗi đội điều tra sẽ phải có một đội trưởng để kiểm tra xem điều tra viên có tuân thủ theo phiếu và tài liệu hướng dẫn không. Đội trưởng sẽ phải xem lại từng câu hỏi khi đội đang còn ở thực địa để các lỗi phát hiện sẽ phải sửa ngay lập tức.Thêm vào đó, bảng kiểm đánh giá chất lượng phỏng vấn sẽ là công cụ hàng ngày của đội trưởng để phát hiện lỗi trong quá trình phỏng vấn.

Không có sự phản hồi kịp thời sẽ làm giảm đáng kể chất lượng điều tra vì một điều tra viên nào đó sẽ tiếp tục lặp đi lặp lại cùng một lỗi trong suốt quá trình điều tra. Việc thực hiện kiểm tra phát hiện lỗi sau khi kết thúc điều tra sẽ rất khó khăn và quá muộn để sửa.

Chuyển đến tóm tắt TT 2-17: Phiếu đánh giá chất lượng phỏng vấn. Yêu cầu một học viên đọc hướng dẫn sử dụng phiếu TT 2-17. Hỏi:

Các anh/ chị có câu hỏi nào về hướng dẫn sử dụng Phiếu đánh giá chất lượng phỏng vấn ?

Chỉ ra các câu hỏi mà đội trưởng sẽ cần chú ý để sử dụng Phiếu đánh giá chất lượng phỏng vấn trong quá trình quan sát/ đánh giá từng điều tra viên trong đội. Cần lưu ý rằng Đội trưởng sẽ không nói cho điều tra viên trong quá trình phỏng vấn; mục đích của Phiếu đánh giá chất lượng phỏng vấnđể nâng cao trình độ của điều tra viên và để ghi chép theo dõi chất lượng các cuộc điều tra. Thông báo cho các học viên biết cách phản hồi tới điều tra viên một cách hiệu quả nhất cũng được trình bày trong bài giảng này.

2. Liệt kê các lỗi chính mà đội trưởng cần kiểm soát– 10 phút

Sau khi giảng giải làm rõ các chỉ dẫn của bảng kiểm, yêu cầu một học viên xung phong đọc các câu hỏi trong bảng kiểm đánh giá chất lượng phỏng vấn.Thỉnh thoảng dừng lại để giải thích cách phỏng vấn thế nào là đúng và thế nào là không đúng, để làm rõ mục đích của các câu hỏi trong bảng kiểm.

Hỏi:

Các anh/chị có xác định được "vấn đề" nào khi phỏng vấn mà đội trưởng quan tâm khi sử dụng bảng kiểm Phiếu đánh giá chất lượng phỏng vấn ?

Ghi lại các nhận xét của học viên lên tờ lật

2-17

Các vấn đề chính xảy ra trong quá trình phỏng vấn

Page 40: GIÁO ÁN: Tập huấn đội điều tra GSDDviendinhduong.vn/viewpdf.aspx?n=/TT tin Dd_2014/M02 - Giao an tap huan...GIÁO ÁN: Tập huấn đội điều tra GSDD

M02 - 40

Hỏi:

Còn có các vấn đề nào khác trên phiếu mà điều tra viên/ đội trưởng sẽ phải kiểm tra sau khi kết thúc phỏng vấn phiếu?

Sau khi thảo luận kỹ, đưa phiếu TT 2-18: Kiểm tra lỗi tại thực địa. So sánhTT 2-18 với các điểm đã được liệt kê sau quá trình thảo luận. Yêu cầu học viên cập nhập lại tờ tóm tắt TT 2-18 những điểm bổ sung mới từ quá trình phỏng vấn.

Giảng giải:

Có rất nhiều mức kiểm soát chất lượng trong quá trình điều tra GSDD. Lập trình phần mềm nhập tin, người nhập tin cũng được học cách làm sạch số liệu nhưng sẽ có rất nhiều lỗi không sửa được khi phiếu đến tay người nhập tin - Các câu bị bỏ do thực hiện sai bước nhảy, vào sai mã trả lời phỏng vấn, viết nhầm hoặc sai. Để khắc phục các lỗi này chỉ có thể do chính điều tra viên phỏng vấn, hoặc phải quay lại đối tượng để hỏi, để làm rõ hoặc bổ sung thêm thông tin.

Rất quan trọng Điều tra viên và đội trưởng là người có vai trò quan trọng nhất trong việc đảm bảo chất lượng điều tra. Tất cả các phiếu phải được kiểm tra ngay sau khi phỏng vấn và khi có vấn đề thì vẫn có thể cử điều tra viên/ đội trưởng quay lại tìm người trả lời phỏng vấn để làm rõ và hiệu chỉnh lại.

Nói:

Các đội trưởng hàng ngày sẽ phải viết phiếu Nhật ký điều tra. Đây là một công cụ hỗ trợ giúp nâng cao chất lượng điều tra thông qua sự giao tiếp giữa các đội trưởng với chuyên trách dinh dưỡng tỉnh cũng như cán bộ tuyến khu vực và trung ương khi đến giám sát.

Phát tờ thông tinTT 2-19: Nhật ký điều tra. Giới thiệu cách sử dụng phiếu này và hỏi học viên phần nào sẽ thực hiện khó nhất. Thảo luận tại sao đội trưởng phải trung thực khi liệt kê các vấn đề điều tra.Trả lời các thắc mắc của học viên.

2-18

2-19

Page 41: GIÁO ÁN: Tập huấn đội điều tra GSDDviendinhduong.vn/viewpdf.aspx?n=/TT tin Dd_2014/M02 - Giao an tap huan...GIÁO ÁN: Tập huấn đội điều tra GSDD

M02 - 41

3. Thảo luận về phản hồi và nhận phản hồi– 10 phút

Hỏi

Anh/ chị muốn được nhận các phản hồi về cách thực hiện công việc của mình như thể nào?

Ghi lại các ý kiến phát biểu lên tờ lật.

Hướng dẫn thảo luận sao cho có được các ý sau:

• Phản hồi riêng, trực tiếp • Phải mang tính xây dựng • Phải cụ thể, có ví dụ • Các điểm tốt được đưa ra cùng các "điểm cần cải thiện" • Đưa ra các lý do tại sao sự cải thiện này lại quan trọng trong điều tra • Có bàn bạc cụ thể bằng cách nào các vấn đề đó có thể được cải thiện

Đưa ra tờ thông tinTT 2-20: Phản hồi cho điều tra viên. Yêu cầu các học viên thay nhau đọc TT 2-20 và hỏi xem ai có ý kiến liên quan đến quá trình phản hồi.

4. Thực hành "3D" Điều tra viên, Đối tượng và Đội trưởng – 90 phút

Phân phát 1 bản copy phiếu điều tra GSDD và một bản copy phiếu đánh giá chất lượng phỏng vấn cho từng học viên.

Chia các học viên trong lớp thành các nhóm 3D (ba người). Đưa tờ in sẵn Điều tra viên, Đối tượng và Đội trưởng. Giải thích cho lớp là bây giờ tất cả học viên sẽ có cơ hội thực hành phỏng vấn phiếu điều tra GSDD và phiếu đánh giá chất lượng phỏng vấn. Một học viên trong nhóm 3D sẽ nhận một loại thẻ.

Mỗi học viên của nhóm 3D sẽ phải đóng các vai khác nhau phụ thuộc vào loại thẻ đang giữ. Học viên đóng vai Đội trưởng sẽ dùng bảng kiểm phiếu đánh giá chất lượng phỏng vấn để quan sát phỏng vấn và sẽ phải phản hồi sau khi kết thúc phỏng vấn. Các vai diễn cùng với thẻ sẽ được đổi trước khi lần phỏng vấn tiếp theo.

Nhận phản hồi

2-20

Page 42: GIÁO ÁN: Tập huấn đội điều tra GSDDviendinhduong.vn/viewpdf.aspx?n=/TT tin Dd_2014/M02 - Giao an tap huan...GIÁO ÁN: Tập huấn đội điều tra GSDD

M02 - 42

Yêu cầu các học viên thực hiện 3 vòng phỏng vấn sao cho học viên nào cũng có đủ cơ hội đóng đủ 3 vai. Trình bày tóm tắt TT 2-21: Hướng dẫn thực hành 3D. Yêu cầu học viên xung phong đọc từng mục của hướng dẫn.Trả lời các câu hỏi được nêu ra.

Nếu số học viên không chia hết cho 3, nhóm giảng viên và trợ giảng sẽ phải tham gia cùng để đủ nhóm 3D.

Sau khi các nhóm 3D kết thúc bài thực hành, lưu ý rằng các học viên sẽ còn tiếp tục làm việc cùng nhau trong điều tra GSDD để giúp cho GSDD có được chất lượng cao nhất.

2-21

Page 43: GIÁO ÁN: Tập huấn đội điều tra GSDDviendinhduong.vn/viewpdf.aspx?n=/TT tin Dd_2014/M02 - Giao an tap huan...GIÁO ÁN: Tập huấn đội điều tra GSDD

M02 - 43

10. Cân đo nhân trắc

49BMục đích: 1) Để học cách đo chiều cao, cân nặng và tính tuổi; đây là các chỉ số nhân trắc để đánh giá tình trạng

dinh dưỡng 2) Để xây dựng quy trình cân đo trẻ, thực hành cân đo .

50BMục tiêu: Sau bài này học viên sẽ:

• Tìm hiểu các chỉ số nhân trắc sẽ được dùng để đánh giá tình trạng dinh dưỡng trong điều tra GSDD. • Xây dựng đề cương cân đo trẻ. • Thực hành cân đo.

51BChuẩn bị/ tài liệu: Bước 2:

• Chuẩn bị cân thước (cân, thước, 2 con búp bê - một con cỡ trẻ sơ sinh và một con cỡ trẻ 2 tuổi. Nếu không có búp bê, sử dụng bao đựng gạo, etc.)

• Chuẩn bị tờ lật với tiêu đề: Nhu cầu thiết bị/ nhân lực Bước 3:

• TT 2-22: Cân Đo trẻ • TT 2-23: Đề cương cân đo trẻ

52BThời gian: 3 giờ

53BCác bước: 1) Trình bày tóm tắt các chỉ số nhân trắc – 5 phút 2) Thảo luận nhu cầu cân thước/cán bộ cân đo nhân trắc – 5 phút 3) Xây dựng đề cương cân đo trẻ – 20 phút 4) Quan sát và thực hành quy trình chuẩn cân đo nhân trắc trẻ – 2.5 giờ

Các bước

1. Trình bày tóm tắt các chỉ số nhân trắc – 5 phút

Hỏi:

Xin các anh/ chị cho biết những phép đo nào sẽ cung cấp thông tin về tình trạng dinh dưỡng

[Cân nặng, chiều cao, tuổi và vòng cánh tay] Nói:

Page 44: GIÁO ÁN: Tập huấn đội điều tra GSDDviendinhduong.vn/viewpdf.aspx?n=/TT tin Dd_2014/M02 - Giao an tap huan...GIÁO ÁN: Tập huấn đội điều tra GSDD

M02 - 44

Bây giờ chúng ta có một đứa trẻ nặng 5,3 kg.

Bằng cách nào chúng ta có thể biết trẻ này bình thường hay bị suy dinh dưỡng với kết quả cân đo cân nặng kể trên?

[Chúng ta có thể biết bằng cách so sánh trọng lượng của trẻ này với trọng lượng trung bình của các trẻ khác cùng tuổi và được nuôi dưỡng đầy đủ.]

Xem bài giảng #8 - Sử dụng các công cụ hỗ trợ phản hồi cho đối tượng trong điều tra GSDD

Có nhiều phương pháp so sánh trẻ em, người trưởng thành để xem họ có phát triển bình thường không. Các phép đo so sánh được gọi là chỉ số (indices) và chúng ta sẽ xem xét một vài chỉ số bao gồm Cân-theo-tuổi, Cao-theo-tuổi, Cân-theo-cao và Vòng cánh tay (MUAC - Middle Upper ArmCircumference)

Sử dụng các định nghĩa dưới đây để mô tả các chỉ số sẽ sử dụng trong điều tra GSDD

Các chỉ số nhân trắc

♦Cân -theo-tuổi: Đây là một chỉ số hay được sử dụng nhất trong các dự án về sự sống còn của trẻ. Khi trẻ có chỉ số cân-theo-tuổi thấp được gọi là trẻ "nhẹ cân". Chỉ số cân-theo-tuổi cho biết tác động phối hợp giữa thiếu ăn hoặc giảm thiểu hấp thu thức ăn do bệnh tật đã và đang xảy ra với trẻ. Cân-theo -tuổi thường dùng là chỉ số để đánh giá tình trạng dinh dưỡng của một địa phương hay quốc gia

♦Cao-theo-tuổi: Chỉ số cao-theo-tuổi thấp cho biết tình trạng suy dinh dưỡng lâu dài do thiếu ăn kéo dài hay bị các bệnh mạn tính ảnh hưởng đến hấp thu các chất dinh dưỡng của trẻ. Trẻ vẫn lớn nhưng sẽ thấp hoặc lùn. Đo chính xác chiều cao (sử dụng thước chuẩn và được tập huấn tốt) sẽ tương đối tốn kém về cả thiết bị cũng như nhân lực. Cao-theo-tuổi là một chỉ số được dùng trong điều tra GSDD nhưng chưa hiệu quả, do thiếu thước chuẩn, khó đo chính xác nếu không tập huấn kỹ lưỡng.

♦Cân-theo-cao: Đây là chỉ số xác định tình trạng suy dinh dưỡng cấp của trẻ khi chúng có thể đã phát triển bình thường nhưng có các vấn đề về sức khỏe dẫn đến giảm cân đến mức mất cân đối giữa cân nặng và chiều cao. Cân-theo-cao thường được xác định bằng phần trăm nhỏ nhất của sự thiếu hụt giữa cân và cao, và để đánh giá mức độ trầm trọng của vấn đề - thường là hạn hán, lụt lội, bệnh dịch. Tương tự như cao-theo-tuổi, đây là một chỉ số tương đối tốn kém trong điều tra GSDD. Tuy nhiên, ưu thế của phương pháp này là không cần biết tuổi để xác định chúng.

♦Vòng cánh tay - MUAC (Middle-Upper ArmCircumference): thường được áp dụng cho trẻ từ 1-5 tuổi và người trưởng thành. Vòng cánh tay là một chỉ số xác định nguy cơ tử vong tốt hơn so với các chỉ số cân-theo-cao và cân-theo-tuổi, nếu được đo chính xác. Chỉ số này thường được sử dụng trong các điều tra sức khỏe bà mẹ và trẻ em, điều tra khẩn cấp, bởi vì dễ sử dụng và hiệu quả chi phí thấp.

Thông báo cho các học viên biết cụ thể những chỉ số nào được sử dụng trong điều tra GSDD,bao gồm cả các quyết định liên quan đến trẻ sẽ được cân đo tại hộ (di chuyển từ hộ này sang hộ khác) hay cân đo ở một điểm cố định như nhà văn hóa thôn, trạm y tế, trường học...

2. Thảo luận nhu cầu cân thước/cán bộ cân đo nhân trắc – 5 phút

Treo tờ lật.Chỉ xác định cho những chỉ số nhân trắc sẽ được sử dụng trong quá trình điều tra GSDD. Đối

Page 45: GIÁO ÁN: Tập huấn đội điều tra GSDDviendinhduong.vn/viewpdf.aspx?n=/TT tin Dd_2014/M02 - Giao an tap huan...GIÁO ÁN: Tập huấn đội điều tra GSDD

M02 - 45

với mỗi loại chỉ số, hỏi:

Chúng ta sẽ cần những loại cân thước gì để xác định chỉ số này?

Ghi lại ý kiến phát biểu của học viên và bổ sung vào danh sách nếu cần. Xác định nhân sự nếu cần thiết.

Trang thiết bị và nhân lực cần cho cân đo nhân trắc • Cân-theo-tuổi: Cân điện tử (loại tự trừ bì và loại bình thường), phiếu điều tra, giẻ lau, bảng tra tháng tuổi và tình trạng dinh dưỡng của trẻ. Một người có thể đảm nhận được việc cân đo. (Bà mẹ thường hỗ trợ cân trẻ). (Chỉ các thiết bị, phiếu sử dụng trong bài tập này). • Cao-theo-tuổi: Thước đo chiều dài nằm cho trẻ dưới 24 tháng và thước đo chiều cao đứngcho trẻ từ 24 tháng trở lên, giẻ lau (lau thước khi cần), phiếu điều tra, bảng tra tháng tuổi và tình trạng dinh dưỡng của trẻ. Cần hai hoặc ba người để đo trẻ thật cẩn thận. • Cân-theo-cao: Tất cả các trang thiết bị và nhân lực kể trên để đo cân nặng và chiều cao. • Vòng cánh tay: Thước đo vòng cánh tay.Một người có thể dễ dàng đo vòng cánh tay.

3.Xây dựng đề cương cân đo trẻ– 20 phút Hỏi:

Bây giờ ai có thể chia sẻ kinh nghiệm cân đo trẻ trong điều tra GSDD? Sau khi một hoặc hai học viên phát biểu, nói:

Hôm nay chúng ta sẽ xây dựng một bảng đề cương cân đo trẻ trong điều tra GSDD. Đề cương này sẽ cho biết từng bước một để cân đo trẻ trong điều tra GSDD.

Phân phát TT2-22: Cân trẻ theo phương pháp mẹ bồng con. Các học viên sẽ phải tham khảo trong quá trình thảo luận.

Phân phátTT 2-23:Đề cương cân đo trẻ. Yêu cầu các học viên đọc đề cươngcủa TT2-23. Sau khi kết thúc, hỏi xem ai có câu hỏi thắc mắc và giải đáp.

Nhu cầu thiết bị/ nhân lực

2-22

2-23

Page 46: GIÁO ÁN: Tập huấn đội điều tra GSDDviendinhduong.vn/viewpdf.aspx?n=/TT tin Dd_2014/M02 - Giao an tap huan...GIÁO ÁN: Tập huấn đội điều tra GSDD

M02 - 46

Để có thể điền được Các bước cân đo của TT 2-23, yêu cầu các học viên mô tả chính xác những gì giảng viên thực hiện để cân trẻ (khi giảng viên trình diễn các bước cân búp bê, bao gạo...). Giảng viên phải thực hiện thật chính xác từng bước theo quy trình, không thêm không bớt. Nếu có bước nào bị bỏ sót, gợi ý lại cho nhóm đến khi nhắc được bước bị bỏ sót.Có thể thêm hoặc bớt các bước được ghi trên giấy lật.Ghi lại các bước cân đo theo đúng trình tự. Hướng dẫn học viên ghi lại các bước vào mẫu TT 2-23.

Đề cương cân trẻ 1) Cần bao nhiêu điều tra viênđể cân trẻ?

[Một điều tra viên đã có thể cân được trẻ, nhưng tốt nhất nếu được bà mẹ trợ giúp và có thêm một người khác ghi chép kết quả cân đo]

2) Cân đối tượng được thực hiện vào lúc nào trong quy trình điều tra?

[Không cân đo rồi mới đăng ký đối tượng - Đăng ký đối tượng, điền sẵn phiếu các thông tin xác định rồi mới cân đo.]

3) Bà mẹ/ người chăm sóc trẻ phải làm gì khi cân trẻ?

[Mời bà mẹ/ người chăm sóc trẻ vào quá trình cân đo. Hướng dẫn bà mẹ/ người chăm sóc trẻ nói chuyện với trẻ và nhìn vào mắt trẻ.]

4) Anh/ chị cần làm gì với trẻ khi cân trẻ?

[Trông trẻ - luôn để mắt đến trẻ; thực hiện các thao tác từ từ với trẻ . Thực hiện cân đo từng trẻ một.]

5) Điều gì anh/ chị phải nói với bà mẹ/ người chăm sóc trẻ?

[Giải thích công việc thực hiện khi cân đo trẻ.]

6) Có những điều gì anh/ chị cần phải lưu ý khi cân trẻ?

[Cẩn thận với các đồ sắc nhọn khi cân đo trẻ (Ví dụ bút chì nhọn, móng tay, đồ trang sức sắc cạnh như nhẫn, hoa tai v.v.; đề phòng các tình huống nguy hiểm). Ngoài ra cần phải giữ cho trẻ đứng/nằm yên, làm cho trẻ yên tâm là cân đo không gây đau đớn gì và nếu cần thì "pha trò" với trẻ]

Page 47: GIÁO ÁN: Tập huấn đội điều tra GSDDviendinhduong.vn/viewpdf.aspx?n=/TT tin Dd_2014/M02 - Giao an tap huan...GIÁO ÁN: Tập huấn đội điều tra GSDD

M02 - 47

Các bước cân đo:

1) Những việc gì anh/ chị phải làm đầu tiên?

[Chuẩn bị đặt cân ở vị trí phẳng, bằng, cứng, bật cân sẵn sàng. Tìm trẻ cần cân, giải thích cho bà mẹ/ người chăm sóc trẻ quá trình cân đo sẽ được thực hiện như thế nào và bà mẹ/ người chăm sóc trẻ sẽ cần phải làm gì.]

2) Những việc gì anh/ chị phải làm tiếp theo?

[Quan sát trẻ ăn mặc như thế nào, nếu có thể, giảm bớt lượng quần áo của trẻ trước khi cân đo. Yêu cầu bà mẹ đưa trẻ lên mặt cân, giữ yên trẻ trên cân cho đến khi kết quả ổn định và đọc to kết quả cân được. (Quy trình riêng khi cân mẹ bồng con)]

3) Anh/ chị đọc kết quả cân đo như thế nào?

[Đối với cân đồng hồ: 1) Mắt nhìn mặt đồng hồ trực diện; 2) đến số vạch lẻ; 3) Nếu kim dừng ở giữa hai vạch, đọc với vạch gần kim nhất; 4) Chú ý không làm tròn 0,0 và 0,5; 5) Đọc to kết quả trọng lượng khi trẻ vẫn còn trên cân]

[Đối với cân điện tử: 1) Mặt số phải quan sát được; 2) chờ số cân ổn định và bắt đầu nhấp nháy ba lần; 3) Chú ý không làm tròn 0,0 và 0,5; 4) Đọc to kết quả trọng lượng khi trẻ vẫn còn trên cân]

4) Anh/ chị ghi lại kết quả cân đo như thế nào?

[Để ghi lại kết quả cân đo, người cân đọc to kết quả cân đo cho đến khi điền xong kết quả vào phiếu. Người điền phiếu vừa ghi vừa nhắc lại kết quả đang điền trên phiếu.]

5) Phương pháp nào tốt nhất để huấn luyện điều tra viên cân đo?

[Chuẩn hóa quá trình cân đo là cách tốt nhất để kiểm tra độ chính xác cân đo bằng cách nhiều người cùng cân một đứa trẻ để xác định có ai đó cân sai. Và phải thực hành, thực hành, thực hành.]

4. Quan sát và thực hành quy trình chuẩn cân đo nhân trắc trẻ – 2.5 giờ Nói với các học viên rằng bây giờ họ đã có quy trình cân đo trẻ để thực hành quá trình cân đo. Yêu cầu một học viên xung phong trình diễn cân trẻ trực tiếp và một học viên khác đọc to các bước cân đo. Yêu cầu các học viên khác quan sát các bước trình diễn và phản hồi những điểm phải thay đổi trong quá trình cân đo.

Yêu cầu một học viên khác trình diễn cân đo trẻ theo cách mẹ bồng con và lặp lại các bước ở trên.

Chia học viên thành các nhóm nhỏ phụ thuộc vào số cân thước của lớp học sẵn có. Các nhóm sẽ phải thực hành cân đo theo quy trình. Giảng viên và trợ giảng đi vòng quanh để chắc chắn các học viên đã thực hiện đúng quy trình đề ra.

Nếu có được trẻ trong quá trình thực hành là lý tưởng nhất. Một ý khác là sử dụng các vật có trọng lượng như bao gạo, bao cát với trọng lượng đã biết. Tất cả học viên sẽ phải lần lượt thực hành cân đo và ghi lại kết quả cân đo. Kiểm tra kết quả cân đo của từng người và tập huấn bổ sung nếu cần thiết.

Page 48: GIÁO ÁN: Tập huấn đội điều tra GSDDviendinhduong.vn/viewpdf.aspx?n=/TT tin Dd_2014/M02 - Giao an tap huan...GIÁO ÁN: Tập huấn đội điều tra GSDD

M02 - 48

11. Chuẩn hóa cân đo

Chú ý: Giảng bài 14 - Đo chiều cao/ chiều dài nằm của trẻ trước khi thực bài chuẩn hóa cân đo

54BMục đích: Để chuẩn hóa quá trình cân đo nhân trắc trong điều tra GSDD.

55BMục tiêu: Sau bài này học viên sẽ:

• Hoàn thành quá trình chuẩn hóa để chắc chắn kết quả cân đo của các thành viên khác nhau của đội điều tra.

56BChuẩn bị/ tài liệu: Bước 1:

• Dụng cụ cân đo nhân trắc (Cân, thước đo nằm, thước đo đứng) • Sắp xếp các nhóm trẻ đại diện để thực hành cân đo và chuẩn hóa • Đọc hướng dẫn chuẩn hóa cân đo và mẫu tổng hợp kết quả cân đo vào cuối buổi thực tập. • TT 2-24: Phiếu chuẩn hóa cân đo • Copy tờ tóm tắt kết quả chuẩn hóa cân đo (Ở cuối bài)

57BThời gian: 3 - 4 giờ (Phụ thuộc có bao nhiêu loại cân đo nhân trắc được chuẩn hóa)

58BCác bước: • Tiến hành chuẩn hóa cân đo nhân trắc – 3 giờ

Các bước

1. Tiến hành chuẩn hóa cân đo nhân trắc – 3 giờ Bây giờ chúng ta sẽ thực hành chuẩn hóa cân đo nhân trắc của điều tra GSDD

Giải thích các hoạt động sau đây:

Chuẩn hóa cân đonhân trắc cho phép điều tra viên có cơ hội thực hành các kỹ năng cân đo nhân trắc trên một nhóm trẻ. Các kết quả cân đo của từng trẻ được so sánh giữa các thành viên khác nhau của đội điều tra nhằm đánh giá độ tin cậy cân đo nhân trắc của đội. Độ tin cậy được xác nhận khi tất cả các thành viên của đội điều tra cân đo cùng một trẻ sẽ cho ra cùng một kết quả giống nhau.

Có hai loại phiếu dùng trong Chuẩn hóa cân đo nhân trắc. Phiếu TT 2-24: Chuẩn hóa cân đo nhân trắc được sử dụng cho từng thành viên của đội khi cân đo 10 trẻ khác nhau. Kết quả cân đo sau đó được được tính gộp trong bảng tổng hợp chuẩn hóa cân đo nhân trắc (có trong trang cuối của bài). Bằng cách tập hợp kết quả cân đo của tất cả các thành viên cho phép phát hiện các lỗi của cá nhân hay xu

2-24

Page 49: GIÁO ÁN: Tập huấn đội điều tra GSDDviendinhduong.vn/viewpdf.aspx?n=/TT tin Dd_2014/M02 - Giao an tap huan...GIÁO ÁN: Tập huấn đội điều tra GSDD

M02 - 49

hướng kết quả.

Các anh/ chị sẽ lập thành một đội cân đo gồm 2 người: Một điều tra viên và một trợ giúp (đội trưởng hoặc nhóm kỹ thuật) hoặc cả hai cùng là điều tra viên, nhưng chỉ một người trong nhóm sẽ tiến hành cân đo và người kia sẽ ghi chép kết quả và không được góp ý với người cân đo. Sau khi người thứ nhất tiến hành cân đo xong toàn bộ số trẻ thì người thứ hai sẽ tiến hành cân đo và người thứ nhất sẽ ghi chép kết quả và không được góp ý với người cân đo. Ghi chú trực tiếp trên phiếu TT 2-24 trong trường hợp trẻ quấy và rất khó cân đo chính xác.

Sau khi kết thúc cân đo, đưa kết quả lại cho giảng viên để nhập vào bảng tổng hợp chuẩn hóa cân đo nhân trắc.

Hướng dẫn cho các học viên cách thực hành TT 2-24: Chuẩn hóa cân đo nhân trắc. Hỏi còn ai có thắc mắc không?

Giải đáp các thắc mắc của học viên

Bắt đầu thực hành cân đo nhân trắc. Đi vòng quanh các nhóm cân đo để quan sát và trả lời các câu hỏi. Chú ý quan sát và đánh dấu những trẻ quấy có thể ảnh hưởng đến độ chính xác của kết quả đo.

Yêu cầu các học viên xác định các vấn đề trong quá trình chuẩn hóa cân đo nhân trắc. (Nếu có thể sẽ tiến hành phân tích kết quả chuẩn hóa cân đo nhân trắc cùng với cả nhóm. Trong trường hợp này, thay tên của các điều tra viên bằng mãsố bí mật).

Trước khi kết thúc phần thực hành, trả lời các thắc mắc của học viên , thảo luận về sự cần thiết cân đo chính xác và vai trò quan trọng về tính cẩn thận của điều tra viên trong quá trình cân đo.

Bảng hướng dẫn thực hành chuẩn hóa cân đo nhân trắc Chuẩn hóa cân đo nhân trắc cho phép các điều tra viên có cơ hội thực hành các kỹ năng cân đo nhân trắc với một nhóm trẻ. Trẻ được tập trung lại thành nhóm và được hướng dẫn di chuyển từ nhóm điều tra viên cân đo này sangnhóm điều tra viên cân đo khác. Có thể có 2 hoặc 3 đội tham gia cân đo cùng một nhóm trẻ. (Không nhất thiết phải cân đo 10 trẻ, mỗi điều tra viên cần cân đo ít nhất 5 trẻ và mỗi trẻ được cân đi cân lại 3-4 lần. Nếu một trẻ bị cân đo nhiều quá thường bị mệt, mất kiên nhẫn và quấy sau nhiều lần cân đo) So sánh kết quả cân đo của từng trẻ giữa các điều tra viên khác nhau (kể cả người hướng dẫn) dùng để đánh giá độ tin cậy của phép cân đo. Độ tin cậy được xác nhận khi tất cả các thành viên của đội điều tra cân đo cùng một trẻ sẽ cho ra cùng một kết quả giống nhau. Chuẩn hóa cân đo nhân trắc cho phép xác định điều tra viên nào cho kết quả cân đo cẩn thận nhất. Các thông tin này rất quan trọng trong việc xác định điều tra viên nào sẽ được giao nhiệm vụ cân đo nhân trắc và điều tra viên nào sẽ phải tập huấn thêm. Chuẩn hóa cân đo nhân trắccũng cho phép thấy tầm quan trọng của việc cân đo nhân trắc chính xác.

Page 50: GIÁO ÁN: Tập huấn đội điều tra GSDDviendinhduong.vn/viewpdf.aspx?n=/TT tin Dd_2014/M02 - Giao an tap huan...GIÁO ÁN: Tập huấn đội điều tra GSDD

M02 - 50

Lập kế hoạch cho chuẩn hóa cân đo nhân trắc

• Chuẩn hóa cân đo nhân trắc phải được hiện ít nhất một lần trong lớp tập huấn, đặc biệt đối với đo chiều dài/ chiều cao vì chuẩn hóa đo chiều dài/ chiều cao rất khó.

• Thời gian chuẩn hóa cân đo nhân trắc có thể kéo dài tới 3 tiếng. Nếu chỉ có chuẩn hóa đo cân nặng thì thời gian sẽ ít hơn

• Nơi có trẻ: Nhà trẻ, trường mần non... nhưng không phải trẻ ốm • Lập nhóm 10 trẻ cho 10 học viên. Nếu có nhiều học viên thì cần nhiều nhóm trẻ hơn để tránh trẻ bị

mệt mỏi. • Trẻ lớn dễ bảo và dễ hợp tác hơn nhưng nên thực hành cả với trẻ nhỏ. Lý tưởng có trẻ dưới 5 tuổi

giống như trong điều tra GSDD. • Trẻ có thể ngồi chung với nhau và người thực hành sẽ gọi từng trẻ lên cân đo. Giảng viên hoặc đội

trưởng sẽ ngồi trông trẻ nếu không có cô giáo trông trẻ ở đó. • Có đủ cân thước để thực hành • Có hai loại phiếu dùng trong Chuẩn hóa cân đo nhân trắc. Phiếu TT 2-24: Chuẩn hóa cân đo

nhân trắc được sử dụng cho từng thành viên của đội khi cân đo 10 trẻ khác nhau. Kết quả cân đo sau đó được tính gộp trong bảng tổng hợp chuẩn hóa cân đo nhân trắc (có trong trang cuối của bài). Bằng cách tập hợp kết quả cân đo của tất cả các thành viên cho phép phát hiện các lỗi của cá nhân hay xu hướng kết quả. Chuẩn hóa nhân trắc là một công cụ hỗ trợ tập huấn rất hiệu quả.

• Các học viên sẽ chia thành các đội cân đo gồm 2 người: Một điều tra viên và một trợ giúp (đối trưởng hoặc nhóm kỹ thuật) hoặc cả hai cùng là điều tra viên, nhưng chỉ một người trong nhóm sẽ tiến hành cân đo và người kia sẽ ghi chép kết quả và không được góp ý với người cân đo. Sau khi người thứ nhất tiến hành cân đo toàn bộ số trẻ xong thì người thứ hai sẽ tiến hành cân đo và người thứ nhất sẽ ghi chép kết quả và không được góp ý với người cân đo. Ghi chú trực tiếp trên phiếu TT 2-24 trong trường hợp trẻ quấy và rất khó cân đo chính xác.

• Giảng viên sẽ không nhắc nhở, hiệu chỉnh gì trong thời gian thực hành chuẩn hóa. Nhưng sẽ quan sát và ghi chép các lỗi để nhắc nhở sau khi tập huấn lại, và các trường hợp trẻ quấy gây khó cho cân đo.

• Một học viên làm đội trưởng sẽ sử dụng bảng kiểm TT 2-17: Phiếu đánh giá chất lượng cân đo nhân trắc để thực hành quan sát với từng học viên thực hành đo.

• Ghi lại kết quả cân đo từ các đội sang bảng tổng hợp chuẩn hóa cân đo nhân trắc(có ở cuối bài này). Có thể chuyển từ bảng tổng hợp này sang Powerpoint hoặc ghi ra tờ lật để cả lớp có thể cùng quan sát và phân tích kết quả - hoặc - nhóm giảng viên phân tích

• Sử dụng bảng tổng hợp chuẩn hóa cân đo nhân trắc phân tích như sau: o Kiểm tra xu hướng (xem trong số điều tra viên có ai có kết quả đo tự nhiên cao hay thấp hơn o Kiểm tra lỗi (kết quả lớn hoặc nhỏ đột xuất) o Kiểm tra làm tròn số (Chỉ khoảng 10% kết quả đo có đuôi là 0 và 10% có đuôi là 5, nhưng

mọi người thường làm tròn con số cuối cùng bằng 0 hay bằng 5 o Thảo luận các lỗi kỹ thuật quan sát được o Quyết định có phần nào cần phải tập huấn lại o Chọn điều tra viên có kết quả cân đo chính xác và ổn định nhất sau khi chuẩn hóa làm điều

tra viên cân đo nhân trắc

Page 51: GIÁO ÁN: Tập huấn đội điều tra GSDDviendinhduong.vn/viewpdf.aspx?n=/TT tin Dd_2014/M02 - Giao an tap huan...GIÁO ÁN: Tập huấn đội điều tra GSDD

M02 - 51

Hướng dẫn lập bảng tổng hợp chuẩn hóa cân đo nhân trắc (Xem ví dụ phiếu này - số liệu thô của kiểm tra chuẩn hóa được viết tay ở cuối bài này) Nhập lại kết quả của các đội thực hành vào trong cùng một phiếu sẽ giúp cho phát hiện lỗi, ví dụ:

• Trong kết qua đo chiều dài nằm của trẻ số #5, trừ người đo số #5, tất cả giá trị đo của các điều tra viên và cho kết quả từ 95,1cm đến 98,3 cm (Trung bình = 95,9). Người đo số #5 có kết quả đo là 85,4 cm. Vì chỉ duy nhất một trường hợp khác biệt giữa các người đo, có thể đây là do sai số đọc kết quả. Có thể khi đọc con số 95,4 cm thì lại đọc thành 85,4 cm.

• Đối với trẻ #10, trừ người đo số #1, kết quả đo của những người còn lại nằm trong khoảng 102, cho đến 103,8.Người số #1 có kết quả đo bằng 82,6 cm, có thể là lỗi đo sai hoặc đọc kết quả sai hoặc đo một đứa trẻ khác.

• Ngoài hai nhận xét trên, quan sát xu hướng của kết quả đo cho thấy người đo #3 có kết quả đo trung bình của tất cả các trẻ cao hơn so với kết quả đo của những người còn lại. Có thể đây là lỗi kỹ thuật như gót chân không chụm hoặc đầu của trẻ không nhìn thẳng.

• Tham khảo từIrwinJ.Shorr,MPH,MPS.Sử dụng mẫu phiếu tổng hợp2:Số liệu thô trong chuẩn hóa cân đo nhân trắc

Bảng tổng hợp chuẩn hóa cân đo nhân trắc Bảng số. Ngày / / Giảng viên: Thực hành đo: Cân Cao Dài VCT

Số mã trẻ

được đo

Giảng viên: ………………

Tên hoặc số mã của người đo

1: ……… 2: ……… 3: ……… 4: ……… 5: ………

a b a b a b a b a b a b

1 2 3

4 5 6 7 8 9

10

Page 52: GIÁO ÁN: Tập huấn đội điều tra GSDDviendinhduong.vn/viewpdf.aspx?n=/TT tin Dd_2014/M02 - Giao an tap huan...GIÁO ÁN: Tập huấn đội điều tra GSDD

M02 - 52

Ví dụ bảng tổng hợp chuẩn hóa cân đo nhân trắc

Bảng số.1 Ngày19/08/1988 Giảng viên: Irvwee J. Shorr Thực hành đo: CânCaoDài VCT

Số mã trẻ

được đo

Giảng viên: Shorr

Tên hoặc số mã của người đo

1: Fox 2: Benley 3: Maureun 4: Millicent 5: Lee

a b a b a b a b a b a b

1 85.1 84.8 85.1 85.6 84.5 85.0 86.7 86.0 85.4 84.6 84.9 85.2

2 71.7 72.8 71.8 72.5 71.1 71.2 74.3 73.6 72.9 72.1 71.9 72.7

3 104.2 103.9 104.1 103.3 103.3 104.3 104.5 104.6 103.7 103.4 104.0 104.3

4 87.2 87.1 87.6 86.5 87.1 86.7 87.2 88.3 87.6 87.4 86.6 87.5

5 88.6 88.6 88.3 88.5 88.1 88.5 89.6 89.8 89.1 88.9 88.4 88.5

6 95.9 95.8 95.8 95.6 95.2 95.1 96.9 96.9 96.1 96.3 85.4 95.6

7 110.5 111.2 110.9 110.5 110.4 110.6 112.6 111.7 111.1 110.9 110.4 111.6

8 81.4 80.5 80.9 80.8 80.8 80.5 83.1 81.8 81.0 81.3 80.6 81.4

9 88.6 89.2 88.1 88.4 88.3 88.1 89.8 89.3 89.0 88.8 88.9 89.0

10 103.3 103.6 82.6 103.3 102.5 102.8 103.5 103.6 103.4 103.0 103.1 103.0

Kết quả phân tích từ phần mềm ENA trong phần chuẩn hóa cân đo trong tập huấn.

Height: Precision: Accuracy: No. +/- No. +/- Sum of Square Sum of Square Precision Accuracy [H2-H1] [Superv.(H1+H2)- Enum.(H1+H2] Supervisor 3.16 5/4 Enumerator 1 431.42 POOR 444.28 POOR 5/5 1/9 Enumerator 2 2.09 OK 10.91 POOR 5/5 0/10 Enumerator 3 5.00 OK 48.58 POOR 5/4 10/0 Enumerator 4 1.82 OK 3.38 OK 8/2 8/2 Enumerator 5 107.78 POOR 115.46 POOR 1/9 6/4

Page 53: GIÁO ÁN: Tập huấn đội điều tra GSDDviendinhduong.vn/viewpdf.aspx?n=/TT tin Dd_2014/M02 - Giao an tap huan...GIÁO ÁN: Tập huấn đội điều tra GSDD

M02 - 53

12. Thực hành phỏng vấn

59BMục đích: Để tạo cơ hội cho các học viên thực hành sử dụng bộ phiếu điều tra GSDD và bảng kiểm TT 2-17: Phiếu đánh giá chất lượng phỏng vấn.

60BMục tiêu: Sau bài này học viên sẽ:

1) Thực hành phỏng vấn điều tra GSDD theo nhóm 3D. 2) Sử dụng bảng kiểm đánh giá chất lượng phỏng vấn. 3) Phản hồi lại cho điều tra viên. 4) Phân tích tiến bộ trong quá trình thực hành phỏng vấn.

61BChuẩn bị/ tài liệu:

90BBước 1: • Chuẩn bị thẻ ghi các vai: Điều tra viên, Đối tượng và Đội trưởng (Từ bài giảng

#9) • Một bảng copy TT 2-7: Phiếu điều tra GSDD 2013 (Từ bài giảng#4) cho từng học viên • Một bảng copy TT 2-18: Phiếu đánh giá chất lượng phỏng vấn (từ bài giảng#9) cho từng học viên • TT 2-21: Hướng dẫn thực hành nhóm 3D (từ bài giảng#9) (chỉ để tham khảo) • TT 2-20: Phản hồi cho điều tra viên (Từ bài giảng #9) (Chỉ để tham khảo) Bước 3: • Chia thành các nhóm “đối tượng” ở xã gần nơi tổ chức lớp tương tự như nơi dự kiến tiến hành thực

hành tại thực địa theo chương trình tập huấn • Kiểm tra chuẩn bị hậu cần giống như đi điều tra thử và chia sẻ với các học viên. •

Ghi chú: Phụ thuộc vào trình độ của điều tra viên, có thể thực hành phỏng vấn thêm một lần nữa sau bài thực hành này. Điều tra viên sẽ có cơ hội thực hiện điều tra thử tại thực địa với các đối tượng tương tự như trong điều tra GSDD.

62BThời gian: 120 phút

63BCác bước: 1) Thực hành phỏng vấn theo nhóm 3D – 90 phút 2) Thảo luận về bộ câu hỏi và các vấn đề liên quan đến phỏng vấn được xác định qua quá trình thực

hành – 25 phút 3) Giới thiệu về điều tra thử – 5 phút

Các bước

1. Thực hành phỏng vấn theo nhóm 3D – 90 phút

Chia nhóm học viên thành các nhóm 3D (3 người một nhóm).Phân phát thẻ in sẵn (Điều tra viên, Đối tượng và Đội trưởng).Giải thích với các học viên là họ bây giờ sẽ có cơ hội thực hành phỏng vấn phiếu điều tra GSDD và bảng kiểm đánh giá chất lượng phỏng vấn. Mỗi thành viên của nhóm sẽ nhận một mã

Page 54: GIÁO ÁN: Tập huấn đội điều tra GSDDviendinhduong.vn/viewpdf.aspx?n=/TT tin Dd_2014/M02 - Giao an tap huan...GIÁO ÁN: Tập huấn đội điều tra GSDD

M02 - 54

thẻ và sẽ đóng vai theo mã thẻ đã nhận.

Bài giảng#12:Thực hành phỏng vấn

"Đội trưởng" sẽ phải sử dụng bảng kiểm đánh giá chất lượng phỏng vấn sau đó phản hồi lại cho "Điều tra viên" khi kết thúc phỏng vấn.Thẻ sau đó được đổi lại giữa các học viên trước khi vòng phỏng vấn mới được thực hiện.Yêu cầu các nhóm học viên sẽ phải lặp đi lặp lại phỏng vấn 3 lần sao cho học viên nào cùng được đóng đủ 3 vai.

Nếu số học viên không chia hết cho 3, nhóm giảng viên và trợ giảng sẽ phải bù vào cho đủ.

Mỗi học viên được phát một copy TT 2-7: Phiếu điều tra GSDD và một copy TT 2-18:Phiếu đánh giá chất lượng phỏng vấn. Yêu cầu các học viên nhớ lại các bước trong TT 2-21: thực hành phỏng vấn theo nhóm 3D và TT 2-20: Phản hồi cho điều tra viên. Giải đáp các thắc mắc của học viên.

Bắt đầu các vòng đóng vai thực hành. Trong quá trình thực hành, đi vòng quanh các nhóm 3D quan sát và kiểm tra phiếu điền sau phỏng vấn. Đưa các lời khuyên, hiệu chỉnh và khuyến khích các nhóm 3D. Quan sát và phản hồi.

Sau khi các nhóm đã qua đủ 3 vòng phỏng vấn, tập hợp các học viên quay lại lớp .

2. Thảo luận về bộ câu hỏi và các vấn đề liên quan đến phỏng vấn được xác định qua quá trình thực hành –25 phút

Và bây giờ các học viên lại có cơ hội làm việc với bộ câu hỏi điều tra GSDD, hỏi:

Các anh / chị có các câu hỏi, vấn đề hay thắc mắc gì liên quan đến trang 1 của bộ câu hỏi điều tra GSDD không? Theo anh chị có cần thay đổi gì đối với bộ câu hỏi ở trang này không?

Làm rõ và giải đáp các thắc mắc, nhận xét tóm tắt sau đó chuyển sang trang 2. Cùng hỏi những câu hỏi trên đối với từng trang của bộ câu hỏi. Sau đó hỏi:

Các anh / chị có các câu hỏi, vấn đề hay thắc mắc gì liên quan quy trình phỏng vấn không?

Sau tất cả các câu hỏi, vấn đề đã được giải đáp và những ý kiến bổ sung đã được ghi nhận, giải thích rằng bộ câu hỏi sẽ được kiểm tra lại, gõ lại và sử dụng trong điều tra ngày mai.

2-7 2-18

2-20 2-21

Page 55: GIÁO ÁN: Tập huấn đội điều tra GSDDviendinhduong.vn/viewpdf.aspx?n=/TT tin Dd_2014/M02 - Giao an tap huan...GIÁO ÁN: Tập huấn đội điều tra GSDD

M02 - 55

3. Giới thiệu về điều tra thử – 5 phút Chiều nay chúng ta sẽ đi xuống <tên xã, thôn> tiến hành điều tra thử để vận dụng các kỹ năng đã được tập huấn trong thời gian qua. Đây là cơ hội các anh chị được thực hành chọn mẫu ngẫu nhiên,sắp xếp tổ chức các bàn cân đo phỏng vấn, sử dụng bảng để xác định tuổi và tình trạng dinh dưỡng cũng như các công cụ khác trong nâng cao chất lượng điều tra và phỏng vấn.

Kiểm tra lại công tác chuẩn bị hậu cần trước khi tiến hành điều tra thử.

Page 56: GIÁO ÁN: Tập huấn đội điều tra GSDDviendinhduong.vn/viewpdf.aspx?n=/TT tin Dd_2014/M02 - Giao an tap huan...GIÁO ÁN: Tập huấn đội điều tra GSDD

M02 - 56

13. Điều tra thử trên thực địa

64BMục đích: Thử nghiệm toàn diện trên thực địa các công cụ điều tra và phương pháp điều tra GSDD; thực hành các kỹ năng thu thập thông tin đã được tập huấn.

65BMục tiêu: Sau bài này học viên sẽ:

1) Thực hành chọn hộ đâu tiên 2) Tiến hành tổ chức, xắp xếp khu vực điều tra cố định trong thôn 3) Tiến hành phỏng vấn, cân đo nhân trắc, phản hồi cho đối tượng sử dụng phiếu điều tra GSDD và các

bảng kiểm đánh giá chất lượng 4) Rút ra các bài học kinh nghiệm và hoàn thiện quy trình điều tra nếu cần thiết

66BChuẩn bị/ tài liệu: • Khẳng định sự chuẩn bị hậu cần và thực địa

91BBước 1: • Chuẩn bị 2 copy TT 2-17: Bảng kiểm chất lượng phỏng vấn và nhân trắc cho mỗi học viên. • Chuẩn bị 4 copyTT 2-7: Phiếu điều tra GSDDcho mỗi học viên • Cân thước (Cân, thước đo nằm, đo đứng.),đo cân nặng, chiều dài, chiều cao, VCT, tùy theo yêu cầu của

điều tra • Bảng kê phiếu, bút, nước uống, các vật dụng cần thiết cho điều tra thực địa

92BBước 2: • Chuẩn bị bảng từ vựng tiếng địa phương • TT 2-30: Phiếu nhận xét công cụ điều tra • TT 2-31: Phiếu liệt kê từ vựng địa phương • Một bản photo sự kiện địa phương • TT 2-25: Bảng đánh giá hội thảo • Chứng chỉ của lớp tập huấn

67BThời gian: 6 giờ

68BCác bước: 1) Điều tra thử tại thực địa bằng bộ câu hỏi GSDD và bảng kiểm đánh giá chất lượng – 4 giờ 2) Rà soát thay đổi bộ câu hỏi, bộ từ vựng địa phương – 2 giờ

Các bước

1. Điều tra thử tại thực địa bằng bộ câu hỏi GSDD và bảng kiểm đánh giá chất lượng– 4 giờ

Page 57: GIÁO ÁN: Tập huấn đội điều tra GSDDviendinhduong.vn/viewpdf.aspx?n=/TT tin Dd_2014/M02 - Giao an tap huan...GIÁO ÁN: Tập huấn đội điều tra GSDD

M02 - 57

Phân phát 2 copyTT 2-17: bảng kiểm đánh giá chất lượng điều travàTT 2-7: phiếu điều tra GSDD. Giải thích cho lớp học:

Mục tiêu của điều tra thử tại thực địa bao gồm:

• Để thực hành chọn đối tượng theo pháp đồ chọn mẫu của nhóm kỹ thuật • Để có điều tra viên và đội trưởng có cơ hội thực hành phỏng vấn bằng bộ phiếu GSDD và sử dụng

bảng kiểm đánh giá chất lượng. • Kiểm tra bộ câu hỏi GSDD và câu chữ, các khái niệm khó bằng các từ vựng địa phương, khả năng hiểu

các câu hỏi điều tra của đối tượng được phỏng vấn và các câu trả lời có được từ câu hỏi. •

Bài giảng #13. Điều tra thử và hiệu chỉnh bộ câu hỏi điều tra GSDD

• Xem xét các giả định được sử dụng trong phát triển từ vựng địa phương • Xác định các loại giấy tờ bổ trợ sẵn có (Thẻ tiêm chủng, giấy khai sinh, hộ khẩu, sổ khám thai, v.v.) • Xác định các loại sự kiện địa phương, dân tộc nếu có hỗ trợ xác định các mốc thời gian • Tạo cơ hội thử nghiệm cân đo nhân trắc được sử dụng trong điều tra GSDD

Khuyến khích đội trưởng và điều tra viên mạnh dạn tự ghi lên phiếu nhận xét, góp ý hoặc các cảm nhận khác xuất hiện trong quá trình phỏng vấn phiếu. Bằng cách này học viên có thể giúp cho bộ câu hỏi được hoàn thiện hơn. Các học viên sẽ phải nộp lại phiếu và dụng cụ cân đo nhân trắc sau khi thực hành tại thực địa và tập trung lại để thực hiện phần 2 tiếp theo của buổi học.

Khuyến cáo mỗi học viên đều đóng cả vai điều tra viên và vai đội trưởng để có cơ hội nhận được bản kiểm đánh giá chất lượng phỏng vấn cũng như hiểu được những khó khăn khi phỏng vấn phiếu và cách sử dụng bảng kiểm đánh giá chất lượng.

Sau khi đưa học viên xuống thực địa, trong thời gian phỏng vấn, nhóm kỹ thuật và giảng viên sẽ tranh thủ tiếp xúc với các đối tác ở địa phương để tìm hiểu từ vựng địa phương và lịch các sự kiện.

2. Rà soát thay đổi bộ câu hỏi, bộ từ vựng địa phương – 2 giờ

Sau khi kết thúc điều tra thử, cả lớp ngồi lại để xác định:

• Các câu hỏi không rõ ràng • Các câu hỏi lủng củng • Các khái niệm khó hoặc không thể dịch được đúng • Kết quả khác so với mong đợi • Câu hỏi đọc không thuận • Tần xuất của các câu trả lời được đưa vào mã "khác" • Các vấn đề trong cân đo nhân trắc • Kinh nghiệm trong việc chọn ngẫu nhiên đối tượng và kinh nghiệm để làm đúng

Trong khi thảo luận, các thành viên của nhóm giảng viên và nhóm kỹ thuật sẽ phải ghi chép các ý kiến liên quan đến việc hoàn thiện bộ câu hỏi, bộ từ vựng và các bài học kinh nghiệm khác sau khi kết thúc.

Sau khi tất cả các câu hỏi, các vấn đề và các thắc mắc đã được giải đáp thì thông báo bộ câu hỏi mới sẽ được hiệu chỉnh và chuyển đến cho các tỉnh. Kiểm tra lại các vấn đề chi tiết liên quan đến chuẩn bị hậu cần.

Page 58: GIÁO ÁN: Tập huấn đội điều tra GSDDviendinhduong.vn/viewpdf.aspx?n=/TT tin Dd_2014/M02 - Giao an tap huan...GIÁO ÁN: Tập huấn đội điều tra GSDD

M02 - 58

Cảm ơn các học viên về sự vất vả trong lớp tập huấn vừa qua, tóm tắt và tổng kết lớp học và yêu cầu các học viên hoàn thành TT 2-25: Đánh giá lớp học.

Phát chứng chỉ lớp học - chụp ảnh kỹ niệm .

2-25

Page 59: GIÁO ÁN: Tập huấn đội điều tra GSDDviendinhduong.vn/viewpdf.aspx?n=/TT tin Dd_2014/M02 - Giao an tap huan...GIÁO ÁN: Tập huấn đội điều tra GSDD

M02 - 59

BÀI GIẢNG BỔ SUNG

Page 60: GIÁO ÁN: Tập huấn đội điều tra GSDDviendinhduong.vn/viewpdf.aspx?n=/TT tin Dd_2014/M02 - Giao an tap huan...GIÁO ÁN: Tập huấn đội điều tra GSDD

M02 - 60

14. Đo chiều dài/ chiều cao

69BMục đích: Để tin chắc việc đo chiều dài/ chiều cao được các điều tra viên thực hiện cẩn thận và chính xác nhất khi đi điều tra GSDD

70BMục tiêu: Sau bài này học viên sẽ:

1) Xác định được các điểm mấu chốt để đo chiều cao một cách chính xác 2) Phát triển đề cương để đo chiều cao 3) Thực hành đo chiều cao.

71BChuẩn bị/ tài liệu:

93BBước 1: • TT 2-26: Sơ đồ đo chiều dài, chiều cao • TT 2-27: Đề cương đo chiều dài/ chiều cao

94BBước 2: • Thước đo đứng, đo nằm và phiếu điền • Nếu có thể sử dụng các loại búp bê với kích thước khác nhau để thực hành

95BBước 3: • Nếu có thể, tổ chức một nhóm trẻ để thực hành đo

72BThời gian: 120 phút (bao gồm cả thời gian sử dụng trong 3-giờ chuẩn hóa cân đo nhân nhắc#11)

73BCác bước: 1) Xác định được các điểm mấu chốt để đo chiều cao một cách chính xác và phát triển đề cương– 20

phút 2) Thực hành đo chiều dài/ chiều cao – 40 phút

Các bước (Chú ý: Trẻ dưới 24 tháng sẽ phải đo nằm; Nếu chỉ có trẻ điều tra thuộc nhóm tuổi thì sẽ không cần thiết thực hành đo chiều cao)

1. Xác định được các điểm mấu chốt để đo chiều cao một cách chính xác và phát triển đề cương– 20 phút

Hỏi chung:

Page 61: GIÁO ÁN: Tập huấn đội điều tra GSDDviendinhduong.vn/viewpdf.aspx?n=/TT tin Dd_2014/M02 - Giao an tap huan...GIÁO ÁN: Tập huấn đội điều tra GSDD

M02 - 61

Nếu như các anh/ chị đã có kinh nghiệm đo chiều dài/ chiều cao của trẻ trước đây, điều gì là quan trọng nhất cần phải nhớ?

Giới thiệu trang TT 2-26: Sơ đồ quy trình đo chiều dài nằm. Nói:

Sơ đồ này sẽ giúp chúng ta xây dựng một bản đề cương phù hợp. Bây giờ các anh/ chị cho biết các bước cần thiết để đo chiều dài nằm của trẻ một cách thận trọng nhất.

Giới thiệu trang TT 2-27: Đề cương đo chiều cao/ chiều dài. Giải thích rằng, chúng ta đã có khung đề cương để cân trẻ. Bây giờ chúng ta sẽ phải xây dựng đề cương để đo chiều dài/ chiều cao của trẻ. Sơ đồ 2-26 sẽ giúp thực hiện công việc này.

Yêu cầu học viên đọc trang tóm tắt TT 2-27. Sau khi kết thúc hỏi xem ai có câu hỏi gì không.

Để thực hiện các bước đo chiều dài/ chiều cao trên trang 2-27, yêu cầu cả nhóm nhắc giảng viên sẽ phải làm gì để đo được trẻ. (Trong lúc này giảng viên sẽ trình diễn đo với con búp bê). Giảng viên sẽ thực hiện theo dúng các bước được học viên nhắc, không thêm không bớt thao tác nào, trợ giảng ghi lại các thao tác trên tờ lật. Nếu có bước quan trọng nào còn thiếu, gợi ý cho đến khi các học viên nhắc được tất cả các bước quan trọng nhất. Ghi lại các bước trên tờ lật theo đúng trình tự. Hướng dẫn các học viên ghi lại trên mẫu TT 2-27.

Nói với các học viên bây giờ họ đã có đề cương để đo chiều dài/ chiều cao của trẻ.

TT 2-27 Đề cương đo chiều cao/ chiều dài

Cần bao nhiêu người để đo chiều cao/ chiều dài trong GSDD?

[Cần hai người để đo chiều cao/ chiều dài.]

Chiều cao/ chiều dài được đo vào thời điểm nào của quá trình điều tra GSDD?

[Không đo rồi mới đăng ký đối tượng - Đăng ký đối tượng, điền sẵn các thông tin xác định vào phiếu rồi mới đo chiều dài/ chiều cao.]

Cần phải yêu cầu bà mẹ/ người chăm sóc trẻ làm những gì khi đo chiều cao/ chiều dài của trẻ?

[Mời bà mẹ/ người chăm sóc trẻ vào quá trình đo. Hướng dẫn bà mẹ/ người chăm sóc trẻ nói chuyện với trẻ và nhìn vào mắt trẻ.]

Anh/ chị phải làm gì với trẻ khi đo chiều cao/ chiều dài của trẻ?

[Trông trẻ - luôn để mắt đến trẻ; thực hiện các thao tác xung quang trẻ từ từ. Thực hiện đo từng trẻ một.]

Anh/ chị sẽ nói gì với bà mẹ/ người chăm sóc trẻ khi đo chiều cao/ chiều dài của trẻ?

[Giải thích các công việc cần thực hiện khi đo. Nhờ bà mẹ nhìn thẳng vào mắt trẻ trong suốt quá trình đo trẻ]

2-26 2-27

Page 62: GIÁO ÁN: Tập huấn đội điều tra GSDDviendinhduong.vn/viewpdf.aspx?n=/TT tin Dd_2014/M02 - Giao an tap huan...GIÁO ÁN: Tập huấn đội điều tra GSDD

M02 - 62

Có những điều gì anh/ chị cần phải quan tâm khi cân đo trẻ?

[Cẩn thận với các đồ sắc nhọn khi cân đo trẻ (Ví dụ bút chì nhọn, móng tay, đồ trang sức sắc cạnh như nhẫn, hoa tai v.v.; đề phòng các tình huống nguy hiểm). Ngoài ra cần phải giữ cho trẻ đứng yên, làm cho trẻ yên tâm là cân đo không gây đau đớn gì và nếu cần thì "pha trò" với trẻ]

Các bước thực hiện khi đo chiều cao/ chiều dài:

Việc đầu tiên trước khi đo chiều cao/ dài anh chị cần phải làm gì?

[Làm việc theo nhóm (một cặp) để đo trẻ, xác định nơi đo trẻ, lắp đặt thước, xác định ô thông tin nhân trắctrên bộ câu hỏi để điền .]

Việc tiếp theo anh chị cần phải làm gì?

[Xác định tuổi của trẻ. Nếu trẻ dưới 24 tháng tuổi thì sẽ phải đo nằm. Trẻ lớn hơn sẽ đo đứng.]

Khi đo chiều cao đứng của trẻ, phần nào của cơ thể trẻ sẽ phải chạm vào mặt thước?

(Tham khảo hình TT 2-26b: Sơ đồ quy trình đo chiều cao) [Chân phải chụm với nhau và gót chân chạm vào mặt thước (6) ] [Đầu gối nên được ép vào cho chân đứng thẳng, bắp vế sẽ chạm vào mặt thước (7) ] [Áp tay trên ngực cho trẻ đứng thẳng, mông và lưng trẻ sẽ chạm vào mặt thước (14, 13) ] [Tay giữ cằm hướng mặt trẻ nhìn về phía trước (không che miệng hoặc tai), đầu sẽ chạm vào

mặt thước (12)]

Khi đo chiều dài nằm của trẻ, những động tác nào sẽ giúp cho trẻ cố định sau khi đặt trẻ nằm thẳng trên mặt thước?

(Tham khảo TT 2-26a: Sơ đồ quy trình đo chiều dài nằm) [Người hỗ trợ hoặc bà mẹ dùng tay áp hai bên tai để giữ cho đầu trẻ chạm đế thước và mặt

hướng lên trần nhà (4)] [Tay phải người đo giữ cổ hoặc gối chân để giữ cho trẻ nằm thẳng, chân chụm (8)]

Hướng mặt của trẻ được xác định như thế nào?

(Tham khảo điểm số (6) trên TT 2-26a: Sơ đồ quy trình đo chiều dài nằm; và tham khảo điểm số (8) trên TT 2-26b: Sơ đồ quy trình đo chiều cao) [Một đường thẳng tưởng tượng nối tai và đuôi mắt của trẻ tạo thành một góc 90 độ so với mặtván sau thước. Vị trí này của đầu trẻ khi đolà cực kỳ quan trọng để đọc kết quả chính xác.]

Anh/ chị đọc kết quả đo ở đâu trên thước ?

[Khi đọc, thanh chặn phải ngang với tầm mắt] [Đọc con số tương ứng với các vạch đếm được bên dưới thanh chặn] [ Nếu thanh chặn nằm giữa 2 vạch, ghi lại số trên vạch đo gần nhất] [Ghi chính xác đến 0,1 cm; không làm tròn đến 0,5 và 0,0 cm] [Đọc to và rõ ràng kết quả đo trong khi đứa trẻ vẫn còn ở trên thước]

Anh/ chị ghi lại kết quả đo chiều cao/ chiều dài như thế nào?

[Để ghi kết quả đo chiều dài nằm/ chiều cao đứng, đọcto, rõ và lặp đi lặp lại cho đến khi kết quả được điền vào phiếu. Người điền phiếu cũng nên đọc lại kết quả sau khiđiền phiếu.]

Page 63: GIÁO ÁN: Tập huấn đội điều tra GSDDviendinhduong.vn/viewpdf.aspx?n=/TT tin Dd_2014/M02 - Giao an tap huan...GIÁO ÁN: Tập huấn đội điều tra GSDD

M02 - 63

2. Thực hành đo chiều dài/ chiều cao – 100 phút

Trình diễn kỹ thuật đo chiều cao đứng/ chiều dài nằm theo đề cương. Nếu cần thiết, sửa lại đề cương.

Chuẩn bị thước đo đứng và đo nằm để thực hành. Chia học viên thành các nhóm (số nhóm bằng số thước hiện có). Nói với các học viên rằng bây giờ sẽ là lúc thực hành đo chiều dài, chiều cao và đưa cho các đội các con búp bê để thực hành. Đi vòng quanh các nhóm để kiểm tra quy trình đo đã được áp dụng đúng.

Lý tưởng nhất nếu có trẻ để đo trong quá trình thực hành. Một ý tưởng khác là các học viên sẽ đo lẫn nhau. Ghi lại kết quả đo của từng học viên khi đo học viên khác và áp dụng phương pháp chuẩn hóa cân đo để đánh giá học viên.

Page 64: GIÁO ÁN: Tập huấn đội điều tra GSDDviendinhduong.vn/viewpdf.aspx?n=/TT tin Dd_2014/M02 - Giao an tap huan...GIÁO ÁN: Tập huấn đội điều tra GSDD

M02 - 64

15. Đo vòng cánh tay

74BMục đích: Để tin chắc việc đo chiều dài/ chiều cao được các điều tra viên thực hiện cẩn thận và chính xác nhất khi đi điều tra GSDD

75BMục tiêu: Sau bài này học viên sẽ:

1) Xác định được các điểm mấu chốt để đo vòng cánh tay một cách chính xác 2) Phát triển đề cương để đo vòng cánh tay 3) Thực hành đo vòng cánh tay.

76BChuẩn bị/ tài liệu:

96BBước 1: • TT 2-28:Sơ đồ quy trình đo vòng cánh tay • TT 2-29:Đề cương đo vòng canh tay

97BBước 2: • Thước đo vòng cánh tay và phiếu điền • Sử dụng búp bê các loại, bong bóng hoặc tay của các học viên • Tổ chức đến nhà trẻ để thực hành đo vòng cánh tay

77BThời gian: 60 phút (chưa tính thời gian nếu thực hành chuẩn hóa cân đo nhân trắc ở bài 11)

78BCác bước: 1) Xác định được các điểm mấu chốt để đo vòng cánh tayvà phát triển đề cương – 20 phút 2) Thực hành đo vòng cánh tay – 40 phút

Các bước

1. Xác định được các điểm mấu chốt để đo vòng cánh tayvà phát triển đề cương– 20 phút

Giới thiệu về chỉ số đo vòng cánh tay:

Vòng cánh tay (MUAC - Mid-Upper Arm Circumference) Thực tế là đo vòng cánh tay dễ hơn và nhanh hơn so với đo cân nặng và chiều cao. Một số chuyên gia dinh dưỡng quốc tế cho rằng rất khó để đo chính xác cân nặng và chiều cao và nên sử dụng phương pháp đo vòng cánh tay - một phương pháp thay thế trong xác định trẻ bị gày còm. Các nghiên cứu cho thấy vòng cánh tay là chỉ số xác định nguy cơ tử vong tốt hơn so với chỉ số cân-theo-cao hoặc cân-theo-tuổi Tình trạng SDD thấp còi là chỉ số liên quan chặt chẽ với tỷ lệ tử vong, và vòng cánh tay là chỉ số tốt nhất liên quan đến tử vong trẻ, vì vậy, chúng tôi tin rằng sẽ rất có ích khi đo vòng cánh trong điều tra dinh dưỡng và dinh dưỡng trong điều tra khẩn cấp.

Page 65: GIÁO ÁN: Tập huấn đội điều tra GSDDviendinhduong.vn/viewpdf.aspx?n=/TT tin Dd_2014/M02 - Giao an tap huan...GIÁO ÁN: Tập huấn đội điều tra GSDD

M02 - 65

Hỏi cả nhóm:

Nếu ai trong số anh/ chị đã từng đo vòng cánh tay thì cho biết khi đo vòng cánh tay cần nên nhớ điều gì nhất?

Nói:

Nhìn vào trang tóm tắt TT 2-28: Sơ đồ quy trình đo vòng cánh tay. Nhìn vào sơ đồ này để xác định các bước cần thiết để đo vòng cánh tay(chính xác nhất trong đề cương). Yêu cầu các học viên lấy trang TT 2-29: Đề cương đo vòng cánh tay. Yêu cầu các học viên đọc trang TT2-29. Sau khi kết thúc hỏi xem ai có câu hỏi gì không.

Để thực hiện các bước đo vòng cánh tay trên trang TT 2-29, yêu cầu cả nhóm nhắc giảng viên sẽ phải làm gì để đo vòng cánh tay. (Trong lúc này giảng viên sẽ trình diễn đo với tay của học viên tình nghuyện). Giảng viên sẽ thực hiện theođúng các bước được học viên nhắc, không thêm không bớt thao tác nào, trợ giảng ghi lại các thao tác trên tờ lật. Nếu có bước quan trọng nào còn thiếu, gợi ý cho đến khi các học viên nhắc được tất cả các bước quan trọng nhất. Ghi lại các bước trên tờ lật theo đúng trình tự. Hướng dẫn các học viên ghi lại trên mẫu TT 2-29.

Nói với các học viên bây giờ họ đã có đề cương đo vòng cánh tay của trẻ.

TT 2-29: ĐỀ CƯƠNG ĐO VÒNG CÁNH TAY

1) Cần bao nhiêu người để đo vòng cánh tay?

[Chỉ cần một người để đo vòng cánh tay.]

2) Đo vòng cánh tay được thực hiện vào thời điểm nào của điều tra?

[Không đo rồi mới đăng ký đối tượng - Đăng ký đối tượng, điền sẵn các thông tin xác định vào phiếu rồi mới đo vòng cánh tay.]

3) Cần phải yêu cầu bà mẹ/ người chăm sóc trẻ làm những gì khi đo vòng cánh tay?

[Mời bà mẹ/ người chăm sóc trẻ tham gia quá trình cân đo. Hướng dẫn bà mẹ/ người chăm sóc trẻ nói chuyện với trẻ và nhìn vào mắt trẻ.]

4) Anh/ chị phải làm gì với trẻ khi đo vòng cánh tay?

[Trông trẻ - luôn để mắt đến trẻ; thực hiện các thao tác từ từ với trẻ . Thực hiện đo vòng cánh tay của từng trẻ một.]

5) Anh/ chị sẽ nói gì với bà mẹ/ người chăm sóc trẻ khi đo vòng cánh tay?

[Giải thích các công việc cần thực hiện khi đo. Nhờ bà mẹ nhìn thẳng vào mắt trẻ trong suốt quá trình đo trẻ]

6) Có những điều gì anh/ chị cần phải quan tâm khi đo vòng cánh tay của trẻ?

[Cẩn thận với các đồ sắc nhọn khi cân đo trẻ (Ví dụ bút chì nhọn, móng tay, đồ trang sức sắc cạnh như nhẫn, hoa tai v.v.; đề phòng các tình huống nguy hiểm). Ngoài ra cần phải giữ cho trẻ đứng yên, làm cho trẻ yên tâm là cân đo không gây đau đớn gì và nếu cần thì "pha trò" với trẻ]

2-28 2-29

Page 66: GIÁO ÁN: Tập huấn đội điều tra GSDDviendinhduong.vn/viewpdf.aspx?n=/TT tin Dd_2014/M02 - Giao an tap huan...GIÁO ÁN: Tập huấn đội điều tra GSDD

M02 - 66

Các bước thực hiện khi đo vòng cánh tay:

1) Những đối tượng nào thì có thể áp dụng phương pháp đo vòng cánh tay?

[Vòng cánh taycủa hầu hết trẻ ở độ tuổi từ 1-5 tuổi thay đổi rất ít. Vì vậy, trẻ ở độ tuổi này được áp dụng cùng một chuấn so sánh trong điều tra dinh dưỡng. Chỉ đo trẻ từ 12 tháng trở lên. Không đo trẻ sơ sinh.]

2) Đo vòng cánh tay để xác định vấn đề gì?

[Khi đo vòng cánh tay, sử dụng ngưỡng đo của USAID: Trẻ bình thường: 13,5 cm hoặc lớn hơn (Xanh lá cây) Suy dinh dưỡng nhẹ: từ12,5 đến 13,4 cm

(Vàng). Suy dinh dưỡng vừa và nặng: Dưới 12,5 cm (Đỏ)]

3) Anh/ chị cần kiểm tra những vấn đề dinh dưỡng gì của trẻ trước khi đo vòng cánh tay?

[Trước khi đo, điều tra viên cần kiểm tra xem trẻ có bị phù liên quan đến SDD thể kwashiorkor không. Để kiểm tra phù, ấn tay phía trước ống chân và giữ trong 3 giây. Nếu như vết lõm do ấn không hồi lại sẽ chứng tỏ trẻ bị phù. Trong trường hợp này sẽ không đo vòng cánh tay và trẻ được xác nhận là SDD nặng. Nếu không có dấu hiệu trẻ bị phù thì có thể đo vòng cánh tay.]

4) Khi đo, thước dây cần đặt ở vị trí nào? Cần xiết thước dây như thế nào là đúng?

[Thước dây phải được cuốn sít vòng quanh cánh tay, nhưng không quá chặt, ở vị trí giữa khủy gối và đỉnh vai. Tay để duỗi tự do trong khi thước dây quấn xung quanh vòng cánh tay.]

5) Đọc kết quả trên thước dây như thế nào?

[Thước đo vòng cánh tay được in với các dải màu khác nhau, chỉ thị cho tình trạng dinh dưỡng khác nhau. Mỗi giá trị của chu vi vòng cánh tay tương ứng gần đúng với phần trăm cân-theo-cao. Các ngưỡng:

13,5 cm hoặc lớn hơn, tương ứng với 85 phần trăn cân-theo-cao hoặc cao hơn.

Từ 12,5 cm đến 13.4 cm, tương đương với 80 đến 85 phần trăn cân-theo-cao. Dưới 12,5 cm, tương ứng với 80 phần trăm cân-theo-cao hoặc thấp hơn. Tỷ lệ phần trăm trẻ bị suy dinh dưỡng sẽ theo tỷ lệ phần trăm của mẫu dưới người và bao gồm cả trẻ bị phù (kwashiorkor).]

6) Cách ghi lại kết quả đo vòng cánh tay trên phiếu điều tra được thực hiện như thế nào?

[Điều tra viên sẽ phải ghi lại tên của trẻ, ngày sinh, vòng cánh tay và kết quả kiểm tra trẻ có bị phù không]

7) Cách nào là cách tốt nhất để tập huấn phương pháp đo vòng cánh tay?

[Áp dụng chuẩn hóa nhân trắc khi đo nhiều trẻ khác nhau với nhiều người đo khác nhau. Và thực hành, thực hành, thực hành.]

Page 67: GIÁO ÁN: Tập huấn đội điều tra GSDDviendinhduong.vn/viewpdf.aspx?n=/TT tin Dd_2014/M02 - Giao an tap huan...GIÁO ÁN: Tập huấn đội điều tra GSDD

M02 - 67

2. Thực hành đo vòng cánh tay – 40 phút

Trình diễn kỹ thuật đo vòng cánh tay theo đề cương. Nếu cần thiết, sửa lại đề cương.

Chuẩn bị thước đây để thực hành.Chia học viên thành các nhóm (số nhóm bằng số thước dây hiện có). Nói với các học viên rằng bây giờ sẽ là lúc thực hành đo vòng cánh tay và đưa cho các đội các con búp bê, quả bóng bay hoặc học viên khác để thực hành. Mỗi nhóm sẽ sử dụng đề cương của mình để thực hành. Trong khi một học viên này thực hành đo thì học viên khác quan sát, đọc các bước. Thay đổi vai giữa các học viên để tất cả cùng có cơ hội thực hành.Đi vòng quanh các nhóm để kiểm tra quy trình đo đã được áp dụng đúng.

Lý tưởng nhất nếu có trẻ để đo trong quá trình thực hành. Một ý tưởng khác là các học viên sẽ đo lẫn nhau. Ghi lại kết quả đo của từng học viênvà áp dụng phương pháp chuẩn hóa cân đo để đánh giá học viên.