giÁo ĐoÀn xuẤt gia thỜi ĐỨc ph...

12
Trang 1/12 GIÁO ĐOÀN XUT GIA THỜI ĐỨC PHT I. DN NHP A. Tổng quan đề tài/ Khái quát đề tài/Gii thiu chung Gii thiệu sư thành lập các giáo đoàn đệ txut gia thời đức Pht B. Lý do chọn đề tài Tâm đắc vđề tài này. C. Tm quan trng ca đề tài Sgóp phn làm phong phú ngun tài liu svcác giáo đoàn thời đức Pht D. Gii hn đề tài/Phm vi nghiên cu Tìm hiểu trong các kinh điển và các bn sgii, nhng tài liu sliên quan đến đề tài E. Điểm lược các nghiên cu liên quan Tăng già thời đức Phật (Thích Chơn Thiện), Đức Pht lch s(H.W. Schumann, Trần Phương Lan dịch), Pht và thánh chúng (Cao Hữu Đính) F. Phương pháp nghiên cứu Phân tích tài liu s, suy lun din dch, quy np. II. GIÁO ĐOÀN TĂNG Phật thành đạo ti Bđề đạo tràng, không mun vn chuyn bánh xe pháp vì…, nhưng nhờ scu thnh ca Phm Thiên Hình nh hsen Phật quán căn cơ chúng sanh A. Năm Đệ TĐầu Tiên 1. Bi cnh Gii thiệu sơ nét về 5 v: xuất thân, … Bạn đồng tu khhnh ri bThái t

Upload: others

Post on 05-Sep-2019

9 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: GIÁO ĐOÀN XUẤT GIA THỜI ĐỨC PH Ttriethocphatgiao.com/wp-content/uploads/2016/08/03-Tieu-Luan-Hoan-Chinh.pdfTrang 3/12 C. Tôn giả Ca Diếp và hai người em Giới thiệu

Trang 1/12

GIÁO ĐOÀN XUẤT GIA THỜI ĐỨC PHẬT

I. DẪN NHẬP

A. Tổng quan đề tài/ Khái quát đề tài/Giới thiệu chung

Giới thiệu sư thành lập các giáo đoàn đệ tử xuất gia thời đức Phật

B. Lý do chọn đề tài

Tâm đắc về đề tài này.

C. Tầm quan trọng của đề tài

Sẽ góp phần làm phong phú nguồn tài liệu sử về các giáo đoàn thời đức

Phật

D. Giới hạn đề tài/Phạm vi nghiên cứu

Tìm hiểu trong các kinh điển và các bản sớ giải, những tài liệu sử liên quan

đến đề tài

E. Điểm lược các nghiên cứu liên quan

Tăng già thời đức Phật (Thích Chơn Thiện), Đức Phật lịch sử (H.W.

Schumann, Trần Phương Lan dịch), Phật và thánh chúng (Cao Hữu Đính)

F. Phương pháp nghiên cứu

Phân tích tài liệu sử, suy luận diễn dịch, quy nạp.

II. GIÁO ĐOÀN TĂNG

Phật thành đạo tại Bồ đề đạo tràng, không muốn vận chuyển bánh xe pháp

vì…, nhưng nhờ sự cầu thỉnh của Phạm Thiên

Hình ảnh hồ sen Phật quán căn cơ chúng sanh

A. Năm Đệ Tử Đầu Tiên

1. Bối cảnh

Giới thiệu sơ nét về 5 vị: xuất thân, …

Bạn đồng tu khổ hạnh rời bỏ Thái tử

Page 2: GIÁO ĐOÀN XUẤT GIA THỜI ĐỨC PH Ttriethocphatgiao.com/wp-content/uploads/2016/08/03-Tieu-Luan-Hoan-Chinh.pdfTrang 3/12 C. Tôn giả Ca Diếp và hai người em Giới thiệu

Trang 2/12

Phật đến Lộc Uyển, họ to thái độ không hoan hỷ khi gặp lại Phật

nhưng thay đổi thái độ khi gặp ngài

Cuộc đối thoại giữa Phật và 5 anh em

2. Tam Bảo được hình thành

Phật bảo, pháp bảo, tăng bảo được hình thành giải thích sơ lược về

tam bảo là giáo đoàn đầu tiên

3. Chuyển bánh xe pháp

Giáo lý chân thật, tối thượng mà gần gũi con người nhất, thiết thực, cụ

thể nhất đối với con người những giáo lý tinh yếu nhất và được mở

rộng trong nhiều năm hoằng pháp của Phật

Giáo lý về Tứ Đế gồm Khổ, Tập, Diệt Đạo con đường trung đạo của

Bát thánh đạo, Giáo lý về Ngũ Uẩn, Vô ngã

Giới thiệu những kinh quan trọng về Tứ đế, Ngũ Uẩn, Vô Ngã.

Sự chứng đắc của 5 vị đệ tử

B. Tôn giả Da xá và những người bạn

Da xá gặp Phật, xuất gia, chứng ngộ và 54 người bạn của Da Xá cũng

xuất gia theo Phật

Họ đề chứng quả A La Hán sau khi được Phật khai ngộ

Phật dạy các vị nên đi giáo hóa trích bài kinh (Mahàvagga I, 11 - Ðại

phẩm) và mở rộng nội dung

Page 3: GIÁO ĐOÀN XUẤT GIA THỜI ĐỨC PH Ttriethocphatgiao.com/wp-content/uploads/2016/08/03-Tieu-Luan-Hoan-Chinh.pdfTrang 3/12 C. Tôn giả Ca Diếp và hai người em Giới thiệu

Trang 3/12

C. Tôn giả Ca Diếp và hai người em

Giới thiệu sơ lược giáo phái của ngài Ca Diếp

Cuộc hội ngộ với đức Phật tại Uruvela Ca Diếp và 2 người em xuất gia

gồm 1000 vị

D. Tôn giả Xá Lợi Phất và Mục Kiền Liên

Giới thiệu sơ lược về cuộc đời Ngài Xá Lợi Phất và Mục Kiền Liên

Xá Lợi Phất gặp Mã Thắng tỳ kheo xuất gia trí tuệ đệ nhất

Mục Kiến Liên cũng xuất gia Thần tông đệ nhất

Hai vị là đệ tử tài giỏi bậc nhất của Phật

Sự đóng góp của 2 vị cho giáo đoàn

Giáo đoàn 1,250 vị tỳ kheo chứng A La Hán được hình thành.

III. GIÁO ĐOÀN NI

A. Hình thành giáo đoàn ni

1. Những quan ngại của Đức Phật khi thành lập Ni đoàn

a. Bối cảnh xã hội Ấn độ

Sự phân biệt giai cấp nặng nề, phụ nữ bị xem thường và không

được tham gia vào các hoạt động tôn giáo

b. Phản ứng của xã hội

Đi ngược lại truyền thống của xã hội Ấn độ

Sự chống đối của các tầng lớp cao như Bà La Môn, Sát Đế Lợi

c. Phản ứng của Tăng đoàn

Page 4: GIÁO ĐOÀN XUẤT GIA THỜI ĐỨC PH Ttriethocphatgiao.com/wp-content/uploads/2016/08/03-Tieu-Luan-Hoan-Chinh.pdfTrang 3/12 C. Tôn giả Ca Diếp và hai người em Giới thiệu

Trang 4/12

Không chấp nhận cho nữ giới xuất gia

Ảnh hương uy tín của tăng đoàn

Sự mất đoàn kết của tăng đoàn khi người nữ được sánh ngang

với nam

2. Thành lập giáo đoàn Ni

Sau khi vua Tịnh phạn qua đời, hoàng hậu Ma Ha Ba Xà Ba Đề cùng

các nữ nhân dòng Thích Ca có ý định xuất gia theo Phật

a. Sự quyết tâm của 500 nữ dòng thích ca

Mặc y phục của người xuất gia, chân đất, cạo tóc,

Cầu xin Phật 3 lần tại Tỳ Xá Ly Phật vẫn chưa chấp nhận

b. Sự cầu thỉnh của Anan

Di mẫu đã chăm sóc thái tử

Sự thành tâm và cương quyết của nữ giới

Ni cũng có khả năng chứng quả giải thoát như nam

B. Bát Kỉnh Pháp

1. Nội dung

Liệt kệ 8 nội dung của Bát Kỉnh Pháp

Ý nghĩa: Đức Phật đã thấy được tiềm năng của nữ giới có thể đảm

nhận vai trò giáo hóa nhưng ngài cũng không mù quáng mà nhìn nhận

những điểm yếu của nữ giới

Những lời dạy của Phật về Bát Kỉnh Pháp

2. Giá trị

Phương tiện thiện xảo giúp người nữ có thể xuất gia,

Bảo vệ giáo đoàn Ni

Page 5: GIÁO ĐOÀN XUẤT GIA THỜI ĐỨC PH Ttriethocphatgiao.com/wp-content/uploads/2016/08/03-Tieu-Luan-Hoan-Chinh.pdfTrang 3/12 C. Tôn giả Ca Diếp và hai người em Giới thiệu

Trang 5/12

Tránh sự chống đối của xã hội và tăng đoàn

3. Lợi ích hay ràng buộc?

Hàng rào bảo vệ vững chắc cho ni đoàn như điều số 7 “Tỳ kheo ni

không được an cư ở nơi không có Tỳ kheo tăng mà an cư.”

Mang lại nhiều lợi ích

IV. SINH HOẠT CỦA GIÁO ĐOÀN

A. Không cho phép xuất gia một số trường hợp

Do lời thỉnh của vua Bimbisara và các trường hợp khác nên có 8 trường hợp

không được gia nhập tăng đoàn

B. Nghi thức xuất gia

Đức Phật xuất gia trực tiếp đơn giản và ngắn gọn: “Đến đây, này tỳ

kheo”, Các vị Trưởng lão xuất gia cho đệ tử

Các cấp bậc xuất gia: Tỳ Kheo, Tỳ Kheo Ni, Thức Xoa Ma Na, Sa Di, Sa Di

Ni (Ý nghĩ, quy định, cho tầng bậc xuất gia)

C. Giới luật

1. Hoàn cảnh thiết lập giới luật

12 năm đầu Phật không có chế định giới vì tăng đoàn rất thanh tịnh,

hòa hợp.

Khi có phạm thì Phật mới chế giới, nêu nguyên nhân của các giới căn

bản

Quá trình hình thành giới bổn

Page 6: GIÁO ĐOÀN XUẤT GIA THỜI ĐỨC PH Ttriethocphatgiao.com/wp-content/uploads/2016/08/03-Tieu-Luan-Hoan-Chinh.pdfTrang 3/12 C. Tôn giả Ca Diếp và hai người em Giới thiệu

Trang 6/12

2. Nội dung giới luật

Giới thiệu căn bản những cấp bậc giới luật, nội dung, phạm giới và

cách thức hám hối

3. Giá trị của giới luật

a. Phòng ngừa sự chướng ngăn thánh đạo.

Giới luật như áo giáp bảo vệ sự thâm nhập của tâm bất thiện

Phạm giới làm trở ngại cho thánh đạo

b. Bảo vệ sự hòa hợp thanh tịnh trong tăng đoàn.

Giới luật áp dụng công bằng cho tất cả và phải thực hiện

Giới luật là kim chỉ nam, khuôn phép đối xử hợp lý

c. Tránh sự cơ hiềm của thế gian.

Tránh sự chê cười của thế giời với những oai nghi, hành vi

không đúng pháp

D. Sinh hoạt

1. Bố Tát

Thời gian, hình thức, ý nghĩa, giá trị

2. An cư

Nguyên nhân khởi nguyên cho an cư

Thời gian, hình thức, ý nghĩa, giá trị

3. Tự tứ

Thời gian, hình thức, ý nghĩa, giá trị

Page 7: GIÁO ĐOÀN XUẤT GIA THỜI ĐỨC PH Ttriethocphatgiao.com/wp-content/uploads/2016/08/03-Tieu-Luan-Hoan-Chinh.pdfTrang 3/12 C. Tôn giả Ca Diếp và hai người em Giới thiệu

Trang 7/12

V. GIÁ TRỊ CỦA GIÁO ĐOÀN

A. Bình đẳng giai cấp

Mọi tầng lớp xã hội đều có cơ hội ngang nhau để gia nhập giáo đoàn từ Bà

La Môn đến gia cấp hạ tiện

Trích bài kinh tập về bình đẳng giai cấp

Giới thiệu sơ lược những đệ tử nhiều tầng lớp khác nhau

B. Bình đẳng giới tính – địa vị

Nữ giới được xuất gia, được hành trì giáo pháp, được hoằng pháp bình đẳng

VI. KẾT LUẬN

A. Đúc kết các ý chính đã phân tích trên

Giáo đoàn xuất gia được thành lập là nguyện vọng của Đức Phật

Hoàn cảnh thành lập Tăng đoàn, Ni đoàn, hình thức sinh hoạt của giáo đoàn

Giá trị của giáo đoàn xuất gia bình đẳng giai cấp, giới tính và địa vị

B. Đóng góp của tiểu luận

Bổ sung và làm phong phú thêm về giáo đoàn xuất gia của Đức Phật

Đề tài có sự hệ thống kiến thức khoa học và dễ nhớ

C. Hướng mở rộng đề tài

Phân tích sâu hơn sự thành lập tăng đoàn mà không chỉ dừng lại ở 1,250 vị

và 500 vị tỳ kheo ni.

Trình bày ý nghĩa và bài học kinh nghiệm qua việc thành lập giáo đoàn của

Phật luôn thể hiện khế lý khế cơ.

Page 8: GIÁO ĐOÀN XUẤT GIA THỜI ĐỨC PH Ttriethocphatgiao.com/wp-content/uploads/2016/08/03-Tieu-Luan-Hoan-Chinh.pdfTrang 3/12 C. Tôn giả Ca Diếp và hai người em Giới thiệu

Trang 8/12

Giới thiệu chi tiết những vị đệ tử có chứng ngộ và đóng góp nhiều cho giáo

đoàn.

Giới thiệu về các vị cư sĩ tại gia như vua Tần Bà Xa La, Ba Tư Nặc, Cấp cô

độc, Ampabali, Kỳ Bà, …

Thống kế theo thành phần xã hội để có cái nhìn tổng quan về các tầng lớp

gia nhập tăng đoàn

Page 9: GIÁO ĐOÀN XUẤT GIA THỜI ĐỨC PH Ttriethocphatgiao.com/wp-content/uploads/2016/08/03-Tieu-Luan-Hoan-Chinh.pdfTrang 3/12 C. Tôn giả Ca Diếp và hai người em Giới thiệu

Trang 9/12

DẪN NHẬP Sau khi Đức Phật thành đạo tại Bồ Đề Đạo Tràng, Ngài suy tư về giáo pháp đã chứng ngộ

thì ngài muốn nhập niết bàn vì Đức Phật cho rằng: "Thế giới này thích thú dục lạc, song

Giáo Pháp (Dhamma) của ta hướng đến viễn ly, ly tham, ái diệt. Giả sử ta thuyết giảng

Giáo Pháp này, tức phải đi ngược dòng, và người đời không hiểu được ta, điều ấy sẽ gây

nhọc lòng cho ta". Tuy nhiên, Phạm Thiên thưa thỉnh với Đức Phật rằng: "Thế giới sẽ hủy

diệt nếu đấng Toàn Giác không quyết định thuyết Pháp. Do vậy, cầu xin đức Thế Tôn hãy

thuyết Pháp. Có những người ít nhiễm bụi trong mắt, nếu không được nghe Pháp, chúng

sẽ sa đọa. Song nếu chúng nghe Pháp, chúng sẽ đạt giải thoát". Đức Phât quyết định

chuyển bánh xe pháp để hóa độ những người có thể tiếp nhận được giáo pháp cao siêu của

Ngài như Alara Kalama, Uddaka Ramaputta. Tuy nhiên, hai vị này đã qua đời trước đó.

Với Phật nhãn, Ngài quán thấy nhân duyên và căn cơ của năm người bạn đồng tu khổ

hạnh xưa kia có khả năng hiểu và thực hành được giáo pháp này nên Ngài đã đến gặp học

tại Vườn Nai để chuyên bánh xe pháp với giáo lý đầu tiên là Tứ Diệu Đế. Từ đây, giáo

đoàn đã được thành lập đầu tiên gồm Phật, Pháp và Tăng. Nhiều năm sau đó, trên bước

đường hoằng hóa, Ngài đã hóa độ cho nhiều vị đệ tử xuất gia gồm cả Tăng và Ni tham gia

vào giáo đoàn.

Giáo đoàn là một tổ chức của có vị Tỳ Kheo, những người đã từ bỏ gia đình, sống với

những quy định về giới luật trong sinh hoạt tu học, tìm cầu giải thoát giác ngộ, . Tăng

đoàn Phật giáo không giống vời bất kỳ giáo đoàn nào vì có hai đặc điểm quan trọng là

thanh tịnh và hòa hợp. Do đó, dưới sự dẫn dắt của Đức Phật và sự thanh tịnh, trí tuệ, từ bi

của Tăng đoàn đã làm mô phạm cho xã hội, có tầm ảnh hưởng sâu rộng đến tất cả các

tầng lớp trong xã hội không phân biệt giai cấp, địa vị, giới tính. Đặc biệt, Tăng đoàn đã

tiếp nhận cho nữ giới vào hàng ngũ xuất gia, đứng ngang hàng với nam giới trong xã hội

phân chia đẳng cấp nặng nề. Cho thấy Tăng đoàn là biển lớn dung nạp tất cả những những

chúng sanh có đủ nhân duyên và hạnh nguyện bước trên lộ trình giác ngộ và sống cuộc

đời phạm hạnh.

Đề tài về Giáo đoàn Đức Phật đã được nhiều tác giả danh tiếng và uy tín đã biên soạn

công phu, chi tiết, có giá trị cao như Tăng già thời đức Phật (Thích Chơn Thiện), Đức

Phật lịch sử (H.W. Schumann, Trần Phương Lan dịch), Phật và thánh chúng (Cao Hữu

Đính) cũng như các kinh điển, các bản sớ giải, những tài liệu sử liên quan đến đề tài. Tuy

nhiên, người viết vẫn rất tấm huyết với đề tài này vì muốn làm phong phú thêm tài liệu sự

thành lập và hoạt đông của Tăng đoàn bằng việc tổng hợp và chọn lọc các thông tin, sắp

xếp và hệ thống nội dung khoa học hơn để giúp người đọc dễ nhớ và hứng thú khi tìm

hiểu về Đức Phật và Tăng đoàn. Ngoài ra, người viết đã tổng hợp, phân tích, tham khảo từ

các tài liệu, bài tham luận, bài nghiên cứu, cũng như sử dụng những phương pháp nghiên

cứu khác bên cạnh phương pháp suy luận diễn dịch, quy nạp để đề tài thêm sinh động. Do

đó, đề tài này chắn chắc cung cáp những kiến thức nền tảng quan trọng về sự hình thành

và sinh hoạt của Tăng đoàn, các vị đệ tử và qua đó rút ra những kinh nghiệm tu học cho

bản thần.

Bênh cạnh những nội dung căn bản xoay quanh tăng đoàn như sự thành lập giáo đoàn

Tăng, Ni, sinh hoạt của giáo đoàn, những giá trị của giáo đoàn đã làm thay đổi nhận thực

của xã hội Ấn độ lúc bấy giờ. Đề tài bổ sung những nội dung quan trọng liên quan đến

Page 10: GIÁO ĐOÀN XUẤT GIA THỜI ĐỨC PH Ttriethocphatgiao.com/wp-content/uploads/2016/08/03-Tieu-Luan-Hoan-Chinh.pdfTrang 3/12 C. Tôn giả Ca Diếp và hai người em Giới thiệu

Trang 10/12

từng chủ đề như Bát Kỉnh Pháp trong chủ đề Giáo đoàn Ni để làm phong phú và cung cấp

kiến thức toàn diện hơn. Đề tài đưa ra những phân tích, đánh giá của những tác giả uy tín

về từng lĩnh vực như giới luật, lịch sử,… và trích dẫn những nội dung liên quan trong

kinh tạng, luận tạng, luật tạng. Cuối cùng, nội dung được phân tích và đánh giá trong bối

cảnh xã hội Ấn Độ phân biệt giai cấp nặng nề để lý giải những vấn đề mà trong bối cảnh

thời hiện đại khó lý giải và chấp nhận.

Page 11: GIÁO ĐOÀN XUẤT GIA THỜI ĐỨC PH Ttriethocphatgiao.com/wp-content/uploads/2016/08/03-Tieu-Luan-Hoan-Chinh.pdfTrang 3/12 C. Tôn giả Ca Diếp và hai người em Giới thiệu

Trang 11/12

GIÁ TRỊ CỦA GIÁO ĐOÀN

Sự thành lập giáo đoàn của Đức Phật là một sự kiện lịch sử có thể nói là vô tiền khoáng

hậu vì nó làm cuộc cách mạng tư tưởng mạnh mẽ về bình đẳng giai cấp, bình đẳng địa vị

và làm thánh hóa con người trong xã hội Ấn độ cách đây hơn 2,500 năm.

Chúng ta đều biết rằng, tư tưởng phân chia giai cấp và kỳ thị chủng tộc được xem như

quy luật tất yếu theo bộ luật Manu cỗ, quy định bốn giai cấp rõ ràng và con người không

thể vượt qua quy luật đó vì họ cho rằng đó là lời giáo huấn của đấng tối cao Brahma. Đây

có thể nguyên nhân dẫn đến phong trào chống đối ngầm đối với sự độc tôn của tư tưởng

Vệ Đà, sự thống trị và được hưởng tất cả quyền lợi về vật chất của giai cấp tăng lữ Bà La

Môn và Sát Đế Lợi. Do đó, tương tử Sa Môn là những người tách ra ngoài xã hội bất công

để sống cuộc đời phạm hành của người hành khất tìm cầu giải thoát được hình thành buổi

đầu. Tuy nhiên, không có một tổ chức tôn giáo nào có sự thay đổi tư tưởng trong giai cấp

như Phật giáo khi Đức Phật tuyên bố rằng:

“Không phải do sanh ra người ta trở thành Bà-la-môn.

Không phải do sanh ra người ta trở thành kẻ hạ tiện.

Do hành động (nghiệp) người ta trở thành Bà- la-môn.

Do hành động (nghiệp) người ta trở thành kẽ hạ tiện”

(Sutta-nipata – Kinh Tập)

Giáo đoàn tiếp nhận tất cả các thành phần xã hội khách nhau nếu họ chấp nhận và sống

với những nguyên tắc của giáo đoàn trong sự thanh tịnh và hòa hợp, đều trở thành Tỳ

Kheo. Giống như tất cả con sông đều chảy ra biển, không còn tên riêng của nó nữa

Những người có địa vị xã hội thấp kém, nghèo hèn, sau khi xuất gia đã trở thành những vị

mô phạm cho xã hội về đạo đức và trí tuệ. Những tấm gương tiêu biểu như: Vô Não, là

một tên cưới khét tiếng cướp của, giết người không gướm tay nhưng khi trở thành Tỳ

kheo thì cũng chính con người ấy được sự tôn kính cúng dường của cư sĩ, đặc biệt là đức

vua Ba Tư Nặc. Sunita, xuất thân từ giai cấp bần hàn, là người hốt phân, nghề bị mọi

người xem thường, xã hội khinh bỉ, nhưng sau khi được Đức Phật xuất gia trong niềm

hoan hỷ vô biên của ông và được Đức Phật ấn chứng: “Tốt thay, này tỳ kheo, hãy đến đi!

Hãy để ngọn đèn trí tuệ của con soi sáng thế giới này”. Ngài Upali, là thợ hớt tóc cho các

hoàng tử, được xuất gia trước các hoàng tử là chủ nhân của mình lúc trước nhưng Phật

yêu cầu các hoàng tử phải đảnh lễ Upali nếu muốn gia nhập giáo đoán. Có thể nói đây là

sự kiện hy hữu khi những giai cấp cao phải đảnh lễ một người hạ tiện, từng la người hầu

của mình. Cho thấy, những tuyên bố về giáo đoán của Phật là trung thực không phân biệt

về giai cấp khi giao nhập giáo đoàn. Bênh cạnh đó, còn nhiều vị đệ tử xuất chúng có xuất

thân thấp kém như Svati là thợ chài lưới, Nanda là kẻ chăn bò, Ambapali là gái đếm hạng

Page 12: GIÁO ĐOÀN XUẤT GIA THỜI ĐỨC PH Ttriethocphatgiao.com/wp-content/uploads/2016/08/03-Tieu-Luan-Hoan-Chinh.pdfTrang 3/12 C. Tôn giả Ca Diếp và hai người em Giới thiệu

Trang 12/12

sang, Purna là con người của người nô lệ. Đây là những minh chứng sống cho tinh thần

bình đẳng giai cấp trong Phật giáo.

Để làm cho vấn đế bình đẳng giai cấp rõ ràng và thuyết phục hơn, Đức Phật đã chỉ ra

được sự vô lý của giai cấp trên khi tự cho mình được sinh ra từ Phạm Thiên. Đức Phật

tuyên bố: Bà La Môn không phải được sinh ra như lửa qua sự mài sát của gỗ; không phải

sinh ra như gió trong hư không,…; mà Bà La Môn cũng được sinh ra từ mẹ, một người

phụ nữ bình thường cũng giống như tất cả các giai cấp khác nên không thể khẳng định

giai cấp có sự khác biệt về đạo đức và trí tuệ.

Giáo đoàn cũng đã sang bằng sự phân biệt về giới tính khi gia nhập giáo đoàn. Theo triết

lý của Bà La Môn giáo thì phụ nữ ở Ấn Độ tiền Phật giáo là hoàn toàn thấp kém và cho

rằng một phụ nữ lý tưởng là một người nô lệ trung thành, biết tuân thủ và phục tùng mọi ý

muốn của chồng, thậm chí bị tước quyền sống khi chồng qua đời. Từ đó thấy rằng, vai trò

của người phụ nữ trong xã hội là thấp kém, đối với tôn giáo thì hoàn toàn bị tước phần.

Tuy nhiên, khi phật giáo ra đời với những giáo lý xác đáng đã làm thay đổi tư duy và

nhận thức của xã hội về phụ nữ trong mối quan hệ gia đình; đặc biệt đã là xoay chiều mọi

định kiến khi lần đầu tiên nữ giới được Đức Phật cho chấp nhận cho xuất gia vào hàng

ngũ tăng đoàn dù nhiều lần bị Đức Phật từ chối, và đặt ra Bát Kỉnh Pháp cho hàng nữ

giới. Trong tăng đoàn, vai trò và địa vị của nữ giới cũng đáng tự hào khi có nhiều tỳ kheo

ni được Thế Tôn khen ngợi và có sở đắc như các vị đệ tử như Xá Lợi Phất, Mục Kiền

Liên,… là các tôn ni thông tuệ, chói sáng như Dhammadani, Kisa Gotami, Khema,

Yosadhara, …

Một giá trị khác thật đặc biệt của giáo đoàn là đã thánh hóa những con người tầm thường

trở thành những vị thánh được xã hội tôn kính và quy ngưỡng. Nhờ vào sự giáo hóa của

Đức Phật và hàng rào giới luật đã trở thành khuôn phép chuẩn mực cho hàng tỳ kheo thực

hành chánh pháp trên lộ trình giải thoát. Chỉ một năm chánh pháp được tuyên thuyết,

1,250 vị tỳ kheo chứng quả A La Hán và được Đức Phật khuyến tấn đi khắp nơi để giáo

hóa chúng sanh. Cũng như vậy, ngày càng nhiều đệ tử xuất gia đến với giáo pháp và cũng

trở thành bậc thiên nhơn sư đem an lạc và giải thoát trên khắp cõi Ấn Độ lúc bấy giờ. Vài

dẫn chứng điển hình là: Vô Não, kẻ giết người để trở thành bậc A La Hán sau khi quyết

tâm tu học theo giáo pháp của Phật nên được vua Ba Tư Nặc cung kính đảnh lễ, Upali chỉ

là thợ cắt tóc nhưng đã trở thành một trong mười đại đệ tử thông tuệ của Đức Phật về giới

luật.