giÁo trÌnh mÔ Đun quẢn lÝ dỊch hẠi trÊn cÂy ngÔ

97
1 BNÔNG NGHIP VÀ PHÁT TRIN NÔNG THÔN GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN QUN LÝ DCH HI TRÊN CÂY NGÔ NGHTRNG NGÔ Hà Ni - 2011

Upload: others

Post on 27-Oct-2021

2 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN QUẢN LÝ DỊCH HẠI TRÊN CÂY NGÔ

1

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN QUẢN LÝ DỊCH HẠI TRÊN CÂY NGÔ

NGHỀ TRỒNG NGÔ

Hà Nội - 2011

Page 2: GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN QUẢN LÝ DỊCH HẠI TRÊN CÂY NGÔ

2

TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được

phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh

thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.

MÃ TÀI LIỆU: MĐ 05

Page 3: GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN QUẢN LÝ DỊCH HẠI TRÊN CÂY NGÔ

3

LỜI GIỚI THIỆU

Quản lý dịch hại trên cây ngô là mô đun quan trọng trong kỹ thuật sản xuất

ngô góp phần tạo nên năng suất và chất lượng sản phẩm. Mô đun này nhằm trang bị

cho học viên những kiến thức và kỹ năng cơ bản sau:

- Nhận biết được các loại sâu, bệnh gây hại chủ yếu trên cây ngô. - Nhận biết được tên từng loại sâu hại một cách cụ thể, rõ ràng; - Đề ra những biện pháp quản lý các sâu hại một cách hiệu quả về kinh tế và an toàn đối với môi trường. Nội dung của mo dun được thiết kế với thời lượng 90 tiết bao gồm 4 bài: Bài 1: Hóa chất sử dụng trong quản lý dịch hại Bài 2: Sâu hại Bài 3: Bệnh hại Bài 4: Các loại dịch hại khác

Mô đun là cơ sở cho các giáo viên soạn bài giảng để giảng dạy, là tài liệu

nghiên cứu và học tập của học viên học nghề “Trồng ngô”. Các thông tin trong mô

đun có giá trị hướng dẫn giáo viên thiết kế và tổ chức giảng dạy các bài một cách

hợp lý. Giáo viên có thể vận dụng cho phù hợp với điều kiện và bối cảnh thực tế

trong quá trình dạy học.

Trong quá trình biên soạn nội dung mô đun chắc chắn không tránh khỏi những sai

sót, Ban chủ nhiệm và các tác giả mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp của các nhà

khoa học, các cán bộ kỹ thuật, các đồng nghiệp để mô đun được hoàn thiện hơn.

Xin chân thành cảm ơn! Nhóm biên soạn

1. Ông Trần Văn Dư

2. Bà Đào Thị Hương Lan

3. Bà Trần Thị Thanh Bình

Page 4: GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN QUẢN LÝ DỊCH HẠI TRÊN CÂY NGÔ

4

4. Ông Lê Văn Hải

5. Ông Nguyễn Đức Ngọc

6. Bà Lê Thị Mai Thoa

7. Ông Nguyễn Văn Hưng

Page 5: GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN QUẢN LÝ DỊCH HẠI TRÊN CÂY NGÔ

5

MỤC LỤC MỤC LỤC ................................................................................................................... 5 MÔ ĐUN 5: QUẢN LÝ DỊCH HẠI TRÊN CÂY NGÔ ............................................. 7 Bài 1: HÓA CHẤT THƯỜNG DÙNG TRONG QUẢN LÝ SÂU BỆNH HẠI ........ 7

1. Nguyên tắc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật .......................................................... 7 1.1. Đúng liều lượng, nồng độ ............................................................................. 7 1.2. Đúng thuốc .................................................................................................... 8 1.3. Đúng lúc ........................................................................................................ 8 1.4. Đúng cách ..................................................................................................... 8

2. Các loại thuốc trừ sâu bệnh hại ............................................................................ 9 2.1. Các loại thuốc trừ sâu ................................................................................... 9 2.2. Các loại thuốc trừ bệnh hại ......................................................................... 14

Bài 2: SÂU HẠI ......................................................................................................... 30 1. Sâu xám (Agrotis ypisilon Rott, Họ ngài đêm: Noctuidae; Bộ cánh vảy: Lepidoptera) ........................................................................................................... 30

1.1. Triệu chứng gây hại .................................................................................... 30 1.2. Quy luật phát sinh, phát triển ...................................................................... 31 1.3. Biện pháp quản lý ....................................................................................... 34

2. Sâu đục thân ngô (Ostrinia furnacalis Gaunee, Họ ngài sáng: Pyralidae, Bộ cánh vảy: Lepidoptera) .......................................................................................... 35

2.1. Triệu chứng gây hại .................................................................................... 35 2.2. Quy luật phát sinh, phát triển ...................................................................... 36 2.3. Biện pháp quản lý ....................................................................................... 39

3. Sâu cắn lá ngô .................................................................................................... 40 3.1. loài Leucania separata Walker, Họ ngài đêm: Noctuidae, Bộ cánh vảy: Lepidotera) ......................................................................................................... 40 3.2. loài Leucania loreyi Dup,họ ngài đêm: Noctuidae, Bộ cánh vảy Lepidoptera ........................................................................................................ 44

4. Rệp hại cờ ngô (Rhopalosiphum maydis Fitch, Họ rệp muội: Aphididae: Bộ cánh đều: Homoptera) ............................................................................................ 47

4.1. Triệu chứng gây hại .................................................................................... 47 4.2. Quy luật phát sinh, phát triển ...................................................................... 48 4.3. Biện pháp quản lý ....................................................................................... 51

Bài 3: BỆNH HẠI ...................................................................................................... 53 1. Bệnh đốm lá lớn (Helminthosporium turcicum Pass. = Bipolaris turcica (Pass.) Shoemaker) ............................................................................................................ 53

1.1. Triệu chứng gây hại .................................................................................... 53 1.2. Quy luật phát sinh, phát triển ...................................................................... 54 1.3. Biện pháp quản lý ....................................................................................... 55

Page 6: GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN QUẢN LÝ DỊCH HẠI TRÊN CÂY NGÔ

6

2.1. Triệu chứng gây hại .................................................................................... 55 2.2. Quy luật phát sinh, phát triển ...................................................................... 56 2.3. Biện pháp quản lý ....................................................................................... 57

3. Bệnh khô vằn (Rhizoctonia solani Kuhn) .......................................................... 57 3.1. Triệu chứng gây hại .................................................................................... 58 3.2. Quy luật phát sinh, phát triển ...................................................................... 58 3.3. Biện pháp quản lý ....................................................................................... 59

4. Bệnh phấn đen hại ngô (Ustilago zeae Shwein Unger (DC.) Corda) ............ 59 4.1. Triệu chứng gây hại .................................................................................... 59 4.2. Quy luật phát sinh, phát triển ...................................................................... 60 4.3. Biện pháp quản lý ....................................................................................... 61

5. Bệnh bạch tạng [Sclerospora maydis Bult. & Bisby] ........................................ 62 5.1. Triệu chứng gây hại .................................................................................... 62 5.2. Quy luật phát sinh, phát triển ...................................................................... 63 5.3. Biện pháp quản lý ....................................................................................... 63

6. Bệnh gỉ sắt [Puccinia maydis Ber.] .................................................................... 64 6.1. Triệu chứng gây hại .................................................................................... 64 6.2. Quy luật phát sinh, phát triển ...................................................................... 64 6.3. Biện pháp quản lý ....................................................................................... 65

7. Bệnh mốc hồng [Fusarium moniliforme Sheld.] ............................................... 65 7.1. Triệu chứng gây hại .................................................................................... 66 7.2. Quy luật phát sinh, phát triển ...................................................................... 66 7.3. Biện pháp quản lý ....................................................................................... 67

8. Bệnh vius ........................................................................................................... 67 8.1. Triệu chứng gây hại .................................................................................... 69 8.2. Quy luật phát sinh, phát triển ...................................................................... 69 8.3. Biện pháp quản lý ....................................................................................... 69

Bài 4: CÁC LOÀI DỊCH HẠI KHÁC ....................................................................... 79 1. Quản lý chuột hại ............................................................................................... 79

1.1. Tác hại ......................................................................................................... 79 1.2. Đặc tính sinh học ........................................................................................ 79 1.3. Biện pháp quản lý ....................................................................................... 83

2. Quản lý ốc sên .................................................................................................... 86 2.1. Tác hại ......................................................................................................... 86 2.2. Đặc tính sinh học ........................................................................................ 86 2.3. Biện pháp quản lý ....................................................................................... 88

3. Quản lý cỏ dại .................................................................................................... 88 3.1. Tác hại của cỏ dại ....................................................................................... 88 3.2. Đặc điểm sinh học của cỏ dại ..................................................................... 88 3.3. Biện pháp quản lý cỏ dại ............................................................................ 90

Page 7: GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN QUẢN LÝ DỊCH HẠI TRÊN CÂY NGÔ

7

MÔ ĐUN 5: QUẢN LÝ DỊCH HẠI TRÊN CÂY NGÔ

Mã mô đun: MĐ 05 Giới thiệu mô đun: Mô đun quản lý sâu hại trên cây ngô là mô đun chuyên môn nên được bố

trí sau khi học viên đã học xong chương trình các môn đun 01, 02, 03, 04. Đây là mô đun trang bị cho học viên những kiến thức cơ bản về các loài sâu hại và các loại thuốc bảo vệ thực vật dùng trong nghề trồng ngô.

Bài 1: HÓA CHẤT THƯỜNG DÙNG TRONG QUẢN LÝ SÂU BỆNH HẠI

Mục tiêu: + Nhận biết được các loại hóa chất thường sử dụng. + Tính toán liều lượng, nồng độ và cách sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. + Sử dụng thành thạo trang thiết bị, dụng cụ phun xịt thuốc bảo vệ thực

vật; + Đảm bảo nguyên tắc an toàn lao động, tiết kiệm vật tư và an toàn đối với

người, động vật và môi trường sinh thái; A. Nội dung:

1. Nguyên tắc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật

Khi dùng thuốc bảo vệ thực vật cần tuân thủ các nguyên tắc sau: 1.1. Đúng liều lượng, nồng độ

Mỗi loại thuốc bảo vệ thực vật đều có quy định nồng độ và liều lượng trừ dịch hại đạt hiệu quả, an toàn đối với người và cây trồng. Liều lượng này tính bằng gam: kg hoạt chất (a.i) hay thuốc thương phẩm cho một đơn vị diện tích hoặc thể tích nhất định. Yêu cầu người sử dụng phải cân đong chính xác, tránh tùy tiện, ước lượng gây lãng phí tiền bạc và những hậu quả đáng tiếc cho vật nuôi, cây trồng và môi trường, gây hậu quả nhờn thuốc, kháng thuốc của dịch hại.

Ví dụ: dùng thuốc Sheppa quy định dùng là 300gam a.i/ha. Nếu dùng loại 25EC thì lượng thuốc thương phẩm phải dùng là 1,2l Nếu dùng loại 20EC thì lượng thuốc thương phẩm phải dùng là 1,5l Khi dùng 1,2l Sheppa 25 EC phun bằng bình bơm tay 600l/ha thì nồng độ

thuốc phun là 0,21%. Nếu phun bằng bình động cơ 200l/ha thì nồng độ thuốc phun là 0,63%...

Page 8: GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN QUẢN LÝ DỊCH HẠI TRÊN CÂY NGÔ

8

1.2. Đúng thuốc

Mỗi loại thuốc bảo vệ thực vật chỉ trừ được một số loại dịch hại nhất định, nhất là thuốc có tính chất chọn lọc. Yêu cầu phải chọn đúng thuốc cho đối tượng phòng trừ, trong đó ưu tiên thuốc trừ đặc hiệu, có tính chọn lọc cao.

Ví dụ: trừ rầy nâu: thuốc đặc trị là Bassa, Mipcin, Applaud - Mipc, Trebon... 1.3. Đúng lúc

Đó là lúc dịch hại dễ chết nhất (tuổi sâu nhỏ, tuổi 1 - 2, sâu lột xác, trứng nở, bệnh chớm phát, cỏ mới mọc...). Thời điểm cây trồng và thiên địch an toàn nhất vào thời điểm trong ngày tốt nhất: trời quang, khô ráo, lặng gió, tránh lúc nắng to, tốt nhất vào sáng sớm hoặc chiều mát. Với thuốc nội hấp nên phun vào buổi sáng vì cây rễ hấp thụ hơn. 1.4. Đúng cách

Mỗi loại thuốc bảo vệ thực vật thương phẩm có kỹ thuật sử dụng riêng, nhất thiết phải tuân thủ:

Với loại thuốc bột: yêu cầu phải phun hoặc rắc đều trên diện tích quy định. Trường hợp thuốc bột ít, có thể trộn thêm đất bột hoặc cát khô để rắc cho đều.

Với loại thuốc phun ở dạng lỏng: yêu cầu cân đong cẩn thận ( thuốc và nước thường tính theo từng bình phun): đổ ít nước vào bình rồi đổ thuốc vào khuấy đều cho tan, sau đó đổ hết lượng nước quy định.

Đối với mỗi loài dịch hại cần phải có cách phun đúng: khi phun cần phun kỹ, đều, tập trung vào nơi dịch hại.

Ví dụ: trừ rầy nâu: tập trung phun vào bẹ lá lúa, gốc lúa. Trừ bệnh mốc sương cà chua, khoai tây phải tập trung phun ướt mặt dưới lá, vào chùm quả. Trừ sâu đục quả đậu tương lại phun tập trung vào chùm hoa chùm quả.

Tuy vậy người đi phun cần có tốc độ phun phù hợp với từng loại máy Ví dụ: dùng bình bơm tay phun thuốc, người ta phải biết công suất nước

qua đầu vòi phun ( q lít/phút): 2 lít/phút: bề rộng vạt phun ( b mét) = 1,5m; diện tích phun (S): 1sào 360m2; lượng phun cho đơn vị diện tích: 1 sào là 20l dung dịch.

Áp dụng công thức: Q lít = ( q lít * Sm2)/ (Vm/p*bm) = ( 2lít * 360m2)/ (20*1.5m) = 24

mét/phút.

Page 9: GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN QUẢN LÝ DỊCH HẠI TRÊN CÂY NGÔ

9

Như vậy nếu phun bơm tay 20 lít cho 1 sào bắc bộ người phun cần đi với tốc độ 24 mét/phút.

Ngoài ra khi sử dụng thuốc bảo vệ thực vật cần đảm bảo an toàn lao động khi sử dụng:

+ Phải chuyên trở, cất trữ thuốc bằng phương tiện riêng biệt, nơi bảo quản xa khu dân cư, xa nguồn nước.

+ Người ốm, người già, phụ nữ có thai, trẻ em không được tiếp xúc với thuốc.

+ Không được ăn uống trong khi làm việc. Phải rửa sạch chân tay, tắm gội sạch sẽ sau khi đùng thuốc.

+ Nếu có hiện tượng thuốc tiếp xúc với da hay bị ngộ độc thuốc thì lập tức phải rửa, tẩy sạch, người bị nạn phải được đưa xa nơi có thuốc, phải được xử lý sơ cấp cứu, hô hấp nhân tạo và đưa đến bệnh viện gần nhất để cấp cứu.

- Phun thuốc phải đảm bảo thời gian cách ly trước thu hoạch để đảm bảo nông sản và thực phẩm không còn tồn dư thuốc gây ngộ độc cho người và động vật.

Ngày nay, khoa học về thuốc hoá học phòng chống bệnh cây rất quan tâm tới việc sản xuất ra các loại thuốc có tính độc chọn lọc, phân huỷ nhanh nhằm diệt vi sinh vật gây bệnh, ít độc cho người và động vật và ít ảnh hưởng tới môi trường. Tuy vậy, tuân thủ các nguyên tắc trên vẫn là rất cần thiết để bảo vệ sức khoẻ và bảo vệ môi trường sống của mỗi người và cộng đồng.

Thuốc hoá học là biện pháp mang lại hiệu quả kinh tế cao nhưng là con dao hai lưỡi, là biện pháp không thể thiếu nhưng khi dùng phải luôn thân trọng theo đúng các hướng dẫn trên. 2. Các loại thuốc trừ sâu bệnh hại 2.1. Các loại thuốc trừ sâu 2.1.1. Thuốc thảo mộc

Thuốc nhóm này được chiết suất từ cây trồng hoặc cây dại có khả năng trừ sâu như cây thuốc lá, thuốc lào, cây dây mật (Derris, chinesis...).

Thuốc có tác dụng diệt sâu chọn lọc, nhanh, thời gian tác động ngắn. Thuốc ức chế quá trình trao đổi chất của tế bào ( chủ yếu quá trình trao đổi oxy và năng lượng) như: ức chế hoạt tính của men hô hấp hydrogenaza, men oxydaza, men xytocrom b,c...

Đối với người và động vật máu nóng, thuốc gây độc cấp tính nhóm 1, song thuốc dễ bị phân hủy, không gây độc tích lũy.

Page 10: GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN QUẢN LÝ DỊCH HẠI TRÊN CÂY NGÔ

10

Thuốc an toàn đối với cây trồng, chưa thấy có những biểu hiện xấu. Thuốc đại diện cho nhóm này gồm:

+ Nicotin ( C10H14N2): khi chiết xuất cây thuốc lá, thuốc lào ta được 2 dạng Alcaloitβ và æ. Nicotin có tác dụng diệt sâu cao, xong dễ bị oxi hóa và bay hơi. Trong sản xuất công nghiệp, người ta thường chuyển nicotin sang nicotin sunfat để chống oxi hóa và bay hơi, sản phẩm thường đạt 40% hoạt chất. Khi dùng pha ở nồng độ 0,1 - 0,2% có thêm ít xà phòng để trừ sâu vẽ bùa, ruồi đục lá đậu tương rất hiệu quả.

Trong sản xuất người ta có thể dùng cây, lá, cành thuốc lá, thuốc lào (sau khi thu hoạch sản phẩm), chặt hoặc băm nhỏ, vãi trên ruộng hoặc ngâm lấy nước phun rất tốt.

+ Rotennon ( C12H22O6): là chất được chiết xuất từ cây dây mật (Derris chinesis...). Trước kia người ta lấy rễ giã nhỏ lấy bột rắc xuống suối để bắt cá. Ngày nay sau khi phát hiện được nhiều chủng loại cây này người ta dùng phương pháp chiết rotenon, trong phương pháp dùng aceton chiết lạnh là hiệu quả nhất, giá thành hạ hơn.

Từ sản phẩm trên người ta chế ra các sản phẩm thuốc có tên là Rotenon 5WP, Rotenon 5EC và 10 EC dùng để trừ sâu trên rau và trên cây ăn quả với lượng 100 - 200g a.i/ha. Chế phẩm Rotenon 5WP dùng để trừ cá dữ trước khi thả tôm cho hiệu quả tốt, dùng với lương từ 200 - 400g chế phẩm /100m3 nước.

Ngoài ra, một số công ty thuốc ở nước ta cũng sản xuất các loại thuốc có nguồn gốc thực vật để trừ sâu hại có hiệu quả tốt như:

+ Rotoxit - S 50EC ( thuốc trừ sâu) và Rotoxit - N 50EC ( thuốc trừ nhện) có thành phần 47% thuốc thảo mộc + pyrethoit 3% và dung môi là nhũ dầu. Thuốc trừ sâu trên lúa, ngô, cam, chè, đậu tượng lượng dùng từ 500 - 750g a.i/ha.

Thuốc trừ sâu thiên nông 96% sản xuất tại Nghĩa Tân - Cầu Giấy - Hà Nội. Thuốc chiết suất từ rễ, thân, lá thực vật bằng kỹ thuật vi sinh hiện đại: thuốc là chất nhựa màu vàng nhạt, đóng gói 100g/gói dùng trừ sâu, pha nồng độ 0.1%.

- Nhóm thuốc điều hòa sinh trưởng côn trùng (IGR): Thuốc điều hòa sinh trưởng của côn trùng mới dùng ở thập kỷ thứ 80 của

thế kỳ XX để trừ các loại sâu đã có tính chống các nhóm thuốc khác. Thuốc có tác dụng ức chế quá trình lột xác của côn trùng, ngăn cản quá trình sinh tổng hợp kitin hoặc cutinculin làm quá trình lột xác của côn trùng không thực hiện được, sâu bị chết lúc lột xác. Một số thuốc trong nhóm này còn có tác dụng triệt

Page 11: GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN QUẢN LÝ DỊCH HẠI TRÊN CÂY NGÔ

11

sản. Thuốc chỉ tác dụng ở pha sâu non, hoàn toàn không có tác dụng ở pha trưởng thành.

Thuốc có tác dụng chậm, tính thấm chọn lọc cao, kéo dài, ít độc với kí sinh và động vật máu nóng, ít nhiễm bẩn môi trường. Thuốc có tác động tiếp xúc qua đường tiêu hóa. Thuốc không có tác dụng xông hơi nội hấp.

Đại diện thuộc nhóm này có: + Applaud ( C16H23N3OS ): đặc hiệu trừ rầy nâu. Trừ rầy nâu dùng 0,05 -

0,8% gam a.i/ha. Thuốc ức chế sự hình thành tầng cutinculin của da. Thuốc cũng có tác dụng diệt rệp của cây ăn quả.

+ Thuốc thương phẩm hỗn hợp Aupplaud - Mipc 25WP dùng trừ rầy nâu, nồng độ 0,1%.

+ Atabron( C20H9CL3F5 N 3O3 ): thuốc có tác dụng diệt trừ sâu bằng ức chế sinh tổng hợp chất kitin của da. Thuốc dùng trừ sâu xanh, sâu tơ, sâu khoang, sâu đục thân ngô, lượng dùng 50 - 250 gam a.i/ha.

+Dimilin 25WP dùng trừ sâu rau, sâu hại cây công nghiệp, nồng độ dùng 0,2 - 0,5%.

+ Nômolt 5EC dùng 25 - 30 gam a.i/ha trừ sâu cánh phấn, cánh cứng, ruồi hại lúa, rau, đậu, cây ăn quả. 2.1.2. Thuốc clo hữu cơ

Thuốc clo hữu cơ được phát hiện sớm nhất trong các thuốc hữu cơ tổng hợp trừ dịch hại. Nhóm thuốc này tan ít trong nước, tan nhiều trong dung môi hữu cơ, bền vững về cấu trúc hóa học. Thời gian hữu hiệu kéo dài, phổ tác động sâu rộng bằng vị độc và tiếp xúc.

Thuốc tác động lên thần kinh côn trùng: phá vỡ mô thần kinh, ức chế men cholinesteraza trong cơ chế dẫn truyền. Thuốc tác động đến hệ sinh dục làm giảm tế bào nuôi trứng, trứng đẻ ít, sức sống thế hệ sau giảm.

Thuốc gây độc mãn tính cho người và gia súc, tích lũy lâu trong mỡ, ít bị cơ thể thải ra ngoài.

Với cây trồng: thuốc phân giải trong cây chậm, chất độc thường chuyển hóa thành ít độc hơn chất ban đầu song có ảnh hưởng đến mùi vị nông sản. Dư lượng thuốc trong nông sản thường cao. Nhiều nước trên thế giới không dùng hoặc cấm sử dụng nhóm thuốc này. Thuốc rất độc với họ bầu bí.

Ở Việt Nam thuốc đã được quyết định cấm sử dụng. 2.1.3. Thuốc lân hữu cơ

Page 12: GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN QUẢN LÝ DỊCH HẠI TRÊN CÂY NGÔ

12

Đây là loại thuốc có nhiều loại được xếp trong danh mục bị cấm và hạn chế sử dụng trên thế giới. Thuốc có phổ tác động rộng chủ yếu bằng tiếp xúc và nội hấp. Tính chọn lọc của thuốc cao hơn hẳn clo hữu cơ. Thuốc tác động chủ yếu đến sâu hại là kìm hãm hoạt tính của men cholinesteraza trong cơ chế dẫn truyền thần kinh. Chất acetyl tích lũy kích thích thần kinh hoạt động quá mức và bị tê liệt (Tetanus). Thuốc gây độc cấp tính, hiệu quả diệt sâu nhanh.

Đối với động vật máu nóng thuốc gây độc cấp tính, tuy nhiên thuốc không bền vững, dễ bị cơ thể thải ra ngoài qua bài tiết, ít có hiện tượng tích lũy.

Đối với cây trồng: thuốc bảo vệ khá an toàn, sự chuyển hóa thuốc trong cây khá phức tạp, trong đó những chất trung gian độc với côn trùng gấp nhiều lần dạng thuốc ban đầu.

Ví dụ: sản phẩm trung gian của Bi 58 là PO - dimethoat độc hơn Bi 58 từ 10 - 11 lần. Do đó, cần đảm bảo thời gian cách ly của thuốc mới thu hái và sử dụng sản phẩm của cây trồng và phòng độc cấp tính khi sử dụng thuốc này. Tuy vậy, nhiều thuốc lân hữu cơ còn có tác dụng kích thích cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt.

Một số đại diện của thuốc này trong danh mục cấm sử dụng như: parathion Ethyl, Metyl Parathion... hạn chế sử dụng thuốc như sát trùng, Kelthane... 2.1.4. Thuốc cacbamat

Nhóm thuốc này đã được sử dụng và sản xuất trên 35 năm nay và ngày càng được dùng rộng rãi, nhất là khi phát hiện sâu hại có tính chống thuốc nhóm lân hữu cơ và phổ diệt sâu của lân hữu cơ còn quá rộng. Thuốc carbamat có phổ diệt sâu chọn lọc, ít chịu ảnh hưởng của ẩm độ, nhiệt độ của môi trường. Tác động của thuốc không ức chế hoàn toàn men cholinesteraza mà ức chế hoạt tính qua thụ quan màng sau sinapse của thần kinh trung ương, làm tê liệt sự dẫn truyền, kích thích thần kinh. Côn trùng chết không thể hiện sự co giật mạnh mẽ như nhóm thuốc lân hữu cơ.

Đối với động vật máu nóng: thuốc ít độc hơn nhóm lân hữu cơ, thuốc không tích lũy trong cơ thể và bị thải ra ngoài.

Với cây trồng: thuốc bảo vệ an toàn. Trong cây thuốc được chuyển hóa chậm, không phức tạp như nhóm lân hữu cơ. Hợp chất trung gian không độc như ban đầu. Thời gian tồn tại của thuốc trong nông sản ngắn.

Các thuốc dùng phổ biến ở Việt Nam như bassa, Mipci, chống rầy nâu rất hữu hiệu, Furadan chống tuyến trùng hại rễ, Padan dùng để diệt trừ nhiều loại sâu hại trên lúa, ngô, rau, cây thực phẩm... 2.1.5. Thuốc pyrethroit

Page 13: GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN QUẢN LÝ DỊCH HẠI TRÊN CÂY NGÔ

13

Thuốc pyrethroit được chiết xuất từ cây hoa cúc trừ trùng. Phân tích sản phẩm chiết xuất, người ta phát hiện được 6 este của axit xycloropancarboxylic có tác dụng diệt sâu, trong đó có 2 dạng pytherin I và pytherin II là diệt sâu mạnh nhất.

Thuốc tác động đến sâu hại có tính chọn lọc qua tiếp xúc, vị độc và xông hơi, nhưng ít độc với sâu có ích. Tác động của thuốc chủ yếu gây độc tế bào thần kinh, ức chế sự hình thành điện thế hoạt động của tế bào thần kinh; ức chế sự hấp thụ ion Na và K của màng áo thần kinh, ức chế truyền xung thần kinh ngoại biên đến xung thần kinh trung ương.

Thuốc có khả năng hòa tan nhanh lipit và lipoproteit của da và cơ thể nên có tác dụng tiếp xúc mạnh, hiệu quả cao.

Do vậy, lượng thuốc sử dụng trên đơn vị diện tích so với các nhóm thuốc khác là rất thấp, ít gây độc môi trường, ít gây độc cho người và gia súc. Đối với cây trồng thuốc có khả năng kích thích sinh trưởng tốt.

Một số đại diện trong nhóm này đang sử dụng rộng rãi như: Decis 2.5 EC dùng nồng độ 0,05 - 0,1% trừ sâu trên nhiều loại cây trồng; Sherpa 25EC dùng nồng độ 0,03 - 0,05% trừ sâu hại trên cây rau, cây thực phẩm; Danitol 10 EC dùng nồng độ 0,1% trừ rau cây ăn quả thậm chí có thể trừ cả nhện. 2.1.6. Các loại thuốc khác

Đó là các loại thuốc tổng hợp và các chế phẩm vi sinh vật có tác dụng diệt trừ sâu hại. Tác dụng của thuốc này rất khác nhau; song ưu điểm là diệt chọn lọc, hạn chế nhiễm bẩn môi trường, ít độc đến người và động vật máu nóng.

Các thuốc hiện nay đang sử dụng rộng rãi: + Trebon: là thuốc trừ rầy đặc hiệu; ngoài ra còn trừ được bộ cánh cứng,

cánh phấn và bộ 2 cánh. Lượng thuốc dùng 0,1 - 0,15% kg a.i/ha để trừ sâu trên lúa, ngô, khoai tây, thuốc lá, đậu tương...

+ Evisset: dùng trừ tuyến trùng và sâu hại lúa. - Thuốc sinh học bảo vệ thực vật Đặc điểm: tác nhân gây bệnh được tổng hợp từ thiên nhiên nên không gây

độc hại với môi trường, phù hợp với sản xuất, an toàn, bền vững. Tuy nhiên lại khó bảo quản, vận chuyển và sử dụng.

Một số thuốc sinh học đang dùng phổ biến hiện nay như: Chế phẩm N.P.V trừ sâu hại trên cây bông, đay, dùng nồng độ 0,2 - 0,3%. Chế phẩm B.t trừ sâu hại trên cây rau, đay, dùng nồng độ 0,2 - 0,3%.

Page 14: GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN QUẢN LÝ DỊCH HẠI TRÊN CÂY NGÔ

14

Chế phẩm Beuverin trừ sâu róm dùng nồng độ 0,2 - 0,3%. 2.2. Các loại thuốc trừ bệnh hại

Thuốc phòng trừ bệnh cây bao gồm các hợp chất vô cơ, hữu cơ và kháng sinh. Chúng được dùng phun lên cây, xử lý giống, xử lý đất để phòng trừ một số nấm, vi khuẩn gây bệnh hại cây trồng. Ngoài ra, một số thuốc trừ sâu có tác dụng phòng trừ một số loài côn trùng môi giới truyền bệnh virus, ngăn chặn sự lây lan bệnh virus trên đồng ruộng.

Dựa vào phương thức tác dụng của thuốc, người ta chia chúng thành 2 nhóm: Nhóm 1- Các loại thuốc có tác dụng bảo vệ cây: Các thuốc này phải được

trải đều trên bề mặt các bộ phận thân, lá, quả của cây và hạt giống. Thuốc có tác dụng tiêu diệt nấm bệnh, không để nấm bệnh xâm nhập gây hại cây. Tiêu diệt côn trùng môi giới trước khi chúng truyền bệnh vào cây. Thuốc có hiệu lực tốt nếu được dùng ngay trước khi cây nhiễm bệnh.

Nhóm 2- Các thuốc có tác dụng tiêu diệt bệnh: Các loại thuốc có tác dụng thấm sâu hoặc nội hấp có khả năng tiêu nấm, vi khuẩn khi nấm, vi khuẩn đã xâm nhập vào trong tế bào cây. Bao gồm các loại thuốc khi xâm nhập vào trong cây, hoặc các sản phẩm chuyển hoá của chúng ở trong cây có thể gây độc trực tiếp đến vật gây bệnh. Trong một số trường hợp khác, thuốc có thể gây nên những biến đổi trong quá trình sinh lý, sinh hoá của cây, tạo nên miễn dịch hoá học của cây đối với vật gây bệnh. 2.2.1. Thuốc trừ nấm khuẩn

- Nhóm thuốc chứa đồng Bordeaux(Boocđô): Cách pha boocđô 1%: Hoà tan 1 kg sunfat đồng

trong 80 lít nước. Hoà 1kg vôi sống trong 20 lít nước. Đổ từ từ dung dịch sunfat đồng vào nước vôi. Vừa đổ, vừa khuấy đều. Hỗn hợp tạo được có màu xanh da trời, hơi kiềm. Dung dịch boocđô pha xong phải dùng ngay.

Thuốc có tác dụng tiếp xúc, phun lên lá, có độ bám dính cao, tác dụng bảo vệ cây. Hoạt tính chủ yếu là hạn chế sự nảy mầm của bào tử. Thuốc chỉ phát huy tác dụng trước khi bào tử nấm nảy mầm. Chỉ dùng khi cây trồng đang phát triển ở giai đoạn thuốc ít gây độc cho cây. Là loại thuốc trừ bệnh phổ rộng, diệt được nhiều loại bệnh do vi khuẩn và nấm gây ra như mốc sương Phythophthora infestans trên cà chua, khoai tây; bệnh ghẻ trên táo; Plasmophora viticola trên nho, và Pseudoperonospora humuli trên cây hoa bia. Nhưng thuốc ít có hiệu lực trừ các bệnh thuộc nhóm nấm phấn trắng Erysiphe. Thuốc có thể gây cháy lá nếu pha không đúng hay trong điều kiện thời tiết quá ẩm.

Page 15: GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN QUẢN LÝ DỊCH HẠI TRÊN CÂY NGÔ

15

Copper citrate (Tên thương mại - TTM): ải Vân 6.4 SL: Dạng lỏng, màu xanh thẫm, tan tốt trong nước. Trừ được nhiều loại bệnh khác nhau. Copper hydroxide (TTM: Champion 37,5 SL, 57,6 DP, 77 WP; Funguran - OH 50BHN; Kocide 53,8 DF, 61,4 DF): Là thuốc trừ nấm và vi khuẩn; Leptosphaeria, Septoria và Mycosphaerella trên ngũ cốc.

Copper oxychloride (TTM: Bacba 86 WP; COC 85 WP; Đồng cloruloxi 30 WP; Isacop 65.2 WG; PN - Coppercide 50 WP; Vidoc 30 BTN, 50 HP, 80 BTN): Thuốc trừ bệnh tiếp xúc phun lên lá với tác dụng trừ các loại bệnh vi khuẩn. Không gây độc cho cây ở liều khuyến cáo, Không hỗn hợp với các thuốc chứa thuỷ ngân, thiuram và các thuốc dithiocacbamat, DNOC, lưu huỳnh vôi .Copper sulfate (TTM: Đồng Hoocmon 24,5 crystal; Cuproxat 345SC; BordoCop Super 12,5 WP; BordoCop Super 25 WP): Thuốc trừ tảo và thuốc trừ khuẩn phun lên lá với tác dụng bảo vệ. Thuốc trừ được hầu hết các loại tảo trong đầm lầy, hồ nước, nước uống, hồ nuôi cá, ruộng lúa, suối, mương, bể bơi, v.v.... Đồng sunfat được hỗn hợp với vôi để tạo dung dịch boocđô. Cũng được dùng để bảo vệ gỗ. Độ độc với thực vật: dễ gây độc cho cây nếu dùng riêng không hỗn hợp với vôi để tạo dung dịch boocđô.

- Nhóm thuốc lưu huỳnh + Nhóm thuốc lưu huỳnh nguyên tố Sulfur (TTM: Kumulus 80WP; Mapsu 80WP; Microthion special

80WP; Microthion special 80WG; OK-Sulfolac 80DF, 80WP, 85SC; Sulox 80WP): Thuốc trừ nấm tiếp xúc, có tác dụng bảo vệ; có khả năng diệt nhện. Thuốc được dùng pha nước 0,4 - 0,8% để phun trừ phấn trắng trên nhiều loại cây trồng đồng thời cũng trừ được nhện trên nhiều loại cây trồng. Thuốc có thể gây độc cho một số cây trồng mẫn cảm với lưu huỳnh.

+ Nhóm thuốc lưu huỳnh vô cơ Calcium polysulfide (CaS. Sx). Thu được bằng cách đun nấu 2 phần

lưu huỳnh nguyên tố + 1 phần vôi sống + 10 phần nước. Đun nhỏ lửa và quấy đều, đến khi lưu huỳnh tan hết. Nước cốt thu được ở dạng lỏng, màu mận chín, có mùi trứng thối. Tỷ trọng đạt cao nhất 1.285 tương đương 320B.

Thuốc có tác dụng bảo vệ cây. Calcium polysunfit có tác dụng trừ nấm bệnh và khi phân huỷ tạo thành lưu huỳnh nguyên tố cũng có tác dụng phòng bệnh. Thuốc còn có tác dụng trừ rệp sáp và nhện trên một số cây trồng. Nồng độ thường dùng 0,3 - 0,5 độ Bômê, phun thuốc khi trời mát, khi bệnh chớm phát. Khi pha thuốc phải đo độ Bômê của nước cốt, dùng công thức sau để tính:

Page 16: GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN QUẢN LÝ DỊCH HẠI TRÊN CÂY NGÔ

16

100 x B1 x (145 - B) X = ----------------------------- B x (145 - B1 ) X: Số lượng nước cốt cần thiết để pha loãng với 100 lít nước B: Độ Bô mê của nước cốt B1: Độ Bô mê cần dùng. Không hỗn hợp với các thuốc trừ sâu bệnh khác. - Nhóm thuốc Alkylen bis (dithiocacbamat) Propineb (TTM: Antracol 70WP, Doremon 70WP, Newtracon 70WP):

Tác động nhiều mặt như các thuốc trừ nấm dithiocarbamat khác. Thuốc được dùng để phun lên lá có tác dụng bảo vệ. Diệt bào tử và bào tử nảy mầm bằng tiếp xúc. Loại thuốc bột thấm nước 70WP thường pha nồng độ 0,2 - 0,5% để phun lên cây. Không hỗn hợp với thuốc mang tính kiềm.

Mancozeb (TTM: An-K-Zeb 80WP; Annong Manco 80WP, 430 SC; Cozeb4580WP; Dipomate 80WP, 430SC; Dithane F-448 43EC; Dithane M45 80WP; Cadilac80WP; Forthane 43SC, 80WP, 330FL; Man 80WP; Manozeb 80WP, ManthaneM46 37SC, 80WP; Manzate-200 80WP; Penncozeb 80WP, 75DF; Sancozeb 80WP; Than-M 80WP; Timan 80WP; Tipozeb 80WP; UnizebM-45 80WP; Vimancoz 80 BTN): Thuốc trừ nấm tiếp xúc có tác dụng bảo vệ. Phun lên cây, xử lý hạt giống trừ nhiều loài nấm bệnh (thối lá, đốm lá, rỉ sắt, phấn trắng sẹo, v.v...) bệnh hại cây con và cây trồng khác.

Metiram complex (TTM: Polyram 80DF ): Thuốc tiếp xúc có tác dụng bảo vệ. Thấm vào cây nhanh qua lá, thân và rễ. Dùng trừ bệnh trên nhiều cây trồng khác nhau. Zineb (TTM: Ramat 80WP; Tigineb 80WP; Guinness 72WP; Zin 80WP; Zineb BulWP; Zinacol 80WP; Zinforce 80WP; Zithane Z 80WP; Zodiac 80WP): Thuốc có tác dụng kìm hãm hô hấp. Thuốc trừ nấm có tác dụng bảo vệ, phun lên lá. Không được hỗn hợp với các chất kiềm.

+ Nhóm thuốc Dimetyldithiocacbamat Thiram (TTM: Caram 85WP; Pro-Thiram 80WP; Pro-Thiram 80WG):

Thuốc trừ nấm tiếp xúc có tác dụng trừ các bệnh khác như Fusarium trên ngô, bông, ngũ cốc, rau, cây cảnh. Ngoài ra còn xua đuổi chim và chuột. Không hỗn hợp Ziram với các thuốc chứa sắt, đồng.

- Nhóm thuốc benzymeidazol

Page 17: GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN QUẢN LÝ DỊCH HẠI TRÊN CÂY NGÔ

17

Benomyl (Bemyl 50WP; Ben 50WP; Bendazol 50WP; Benex 50WP; Benofun50WP; Benọtigi 50WP; Binhnomyl 50WP; Candazol 50WP; Fundazol 50WP; Funomyl50WP; Plant 50WP; Tinomyl 50WP; Viben 50BTN):

Thuốc trừ nấm nội hấp có tác dụng bảo vệ và diệt trừ, vận chuyển chủ yếu hướng ngọn. Có hiệu lực mạnh để trừ nấm trong lớp nấm túi, nấm bất toàn và nấm đảm trên ngũ cốc. Thuốc cũng có hiệu quả diệt trứng nhện. Thuốc được phun lên cây trước thu hoạch hay nhúng rau quả vào nước thuốc để trừ bệnh thối trong bảo quản. Liều dùng trên rau và cây ngắn ngày 140 - 150 g a.i./ha.

Carbendazim (TTM: Acovil 50SC; Adavil 500FL; Agrodazim 50SL; Appencarb super 50FL; Appencarb super 75DF; Bavistin 50FL, 50SC; Derosal 50SC, 60WP; Carbenzyme 50WP, 500FL....). Thuốc trừ nấm nội hấp có tác dụng bảo vệ và diệt trừ. Xâm nhập qua rễ và mô xanh; vận chuyển hướng ngọn. Tác động kìm hãm phát sự phát triển của ống mầm, ngăn cản sự hình thành giác bám và sự phát triển của sợi nấm. Thuốc được dùng để trừ nấm Septoria, Fusarium, Pseudocercosporella và phấn trắng Erysiphe trên ngũ cốc. Liều dùng rất khác nhau từ 120 - 600 g a.i./ha tuỳ thuộc vào cây trồng. Để xử lý hạt thường dùng 0,6 - 0,8 g/kg để diệt than đen Tilletia, rỉ sắt Ustilago, Fusariumvà Septoria trên hạt giống, lở cổ rễ trên bông.

Thiophanate –methyl (TTM: Agrotop 70WP; Binhsin 70WP; Cantop-M 5SC; 43SC;72WP; Cercosin 5SC; Coping M 70WP; Fusin-M 70WP; kuang Hwa Opsin 70WP; T.sin70WP; TS-M annong 70WP; TS-M annong 430SC; Thio-M 70WP; Thio-M 500FL; Tipo- 70BHN; homet 70WP; Top 50SC; Top 70WP; Topan 70WP; TopsinM 70WP; TSM70WP; Vithi-M70WP):

Thuốc trừ nấm nội hấp có tác dụng phòng và trừ bệnh. Xâm nhập vào cây qua lá và rễ. Trừ nhiều loài bệnh hại như đốm trên ngũ cốc, nhiều cây trồng khác với lương 30 - 50 g a.i./ha. Không hỗn hợp với thuốc mang tính kiềm và hợp chất chứa đồng.

- Nhóm thuốc Triazol Bromuconazole (TTM: Vectra 100SC; Vectra 200EC): Kìm hãm sinh

tổng hợp egosterol. Thuốc trừ nấm nội hấp có tác dụng phòng và trừ bệnh, có hiệu lực mạnh để trừ các loài nấm trong lớp nấm đảm, nấm túi và nấm bất toàn như Alternaria, Fusarium, Pseudocercosporella trên ngũ cốc. Thuốc được phun lên cây, lượng tối đa 300 g a.i./ha.

Cyproconazole (TTM: Bonanza 100SL): Kìm hãm quá trình loại metyl của steroit. Thuốc trừ nấm nội hấp có tác dụng phòng và trừ bệnh. Thấm nhanh vào trong cây và di chuyển hướng ngọn. Trừ được nhiều loại bệnh: bệnh do nấm Septoria, bệnh rỉ sắt, bệnh phấn trắng, bệnh do nấm Rhynchosporium,

Formatted: Dutch (Netherlands)

Page 18: GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN QUẢN LÝ DỊCH HẠI TRÊN CÂY NGÔ

18

Cercospora, Ramularia hại lá ngũ cốc và mía ở lượng 60 - 100 g a.i./ha; trừ các bệnh Venturia, phấn trắng, rỉ sắt, Monilia, Mycosphaerella, Mycena, Sclerotinia, Rhizoctonia... Difenoconazole (TTM: Kacie 250EC; Score 250EC): Thuốc trừ nấm nội hấp có tác dụng bảo vệ và diệt trừ. Thẩm thấu qua lá và vận chuyển mạnh trong các bộ phận cây và vận chuyển hướng ngọn. Thuốc được dùng để phun lên lá và xử lý đất để bảo vệ nhiều cây trồng. Thuốc có hiệu lực bảo vệ dài, chống lại được nhiều loại bệnh thuộc các lớp nấm đảm, nấm túi, nấm bất toàn bao gồm Alternaria, Ascochyta, Phoma, Septoria, Cercospora, Cercosporium, Collectotrichum, Venturia spp., Guignardia, Ramularia, Erysiphales, Uredinales và một số bệnh trên hạt giống. Thuốc được dùng để chống bệnh trên nhiều loại cây trồng khác ở liều 30 - 125 g a.i./ha.

Diniconazole (TTM: Dana-Win 12,5WP; Nicozol 25SC; Sumi-Eight 12,5WP): Kìm hãm quá trình khử metyl của steroid. Thuốc trừ nấm nội hấp có tác dụng phòng và diệt trừ bệnh. Thuốc được dùng để trừ nấm Septoria, Fusarium, bệnh than, rỉ sắt, cháy lá, sẹo, v.v... trên ngũ cốc. Epoxiconazole (TTM: Opus 75SC; Opus 125SC): Thuốc trừ nấm phổ rộng, có tác dụng phòng và diệt trừ bệmh. Trừ được nhiều loài nấm bệnh thuộc lớp nấm đảm, nấm túi và nấm bất toàn trên ngũ cốc. Ở Việt Nam, thuốc được đăng ký để trừ bệnh khô vằn, vàng lá, lem lép hạt hại ngũ cốc.

Flusilazole (TTM: Nustar 20DF; Nustar 40EC): Thuốc trừ nấm nội hấp có tác dụng phòng và trừ bệnh. Hiệu lực của thuốc kéo dài và nâng cao, thuốc có phổ tác động rộng, nội hấp, chống nhiều bệnh khác nhau thuộc các lớp nấm đảm, nấm túi, nấm bất toàn. mía (Cercospora beticola, Erysiphe betae); ngô (Helminthosporium turcicum); chuối (Mycosphaerella spp.).

Flutriafol (TTM: Impact 12.5SC): Thuốc trừ nấm tiếp xúc và nội hấp có tác dụng phòng và diệt trừ bệnh. Hấp thụ mạnh qua lá và vận chuyển hướng ngọn. Có phổ tác động rộng, trừ được nhiều loài nấm bệnh như Erysiphe graminis, Rhynchosporium secalis và Septoria, Puccinia và Helminthosporium spp. trên ngũ cốc ở liều 125 g a.i./ha. Thuốc được dùng để phun lên cây và xử lý hạt giống.

Hexaconazole (TTM: Annongvin 5SC, 45SC, 100SC, 800WG; Antyl xanh 50SC; Anvil 5SC; Atulvil 5SC; T-vil 5SC; Vivil 5SC; Tungvil 5SC; BrightCo 5SC; Callihex 50SC; Convil10EC; Dovil 5SC; Forwwavil 5SC....): Thuốc trừ nấm nội hấp có tác dụng phòng và trừ bệnh. Dùng trừ nhiều loại nấm thuộc lớp nấm túi và nấm đảm. Trừ các bệnh khô vằn; lem lép hạt lúa; rỉ sắt, khô vằn ngô. Liều dùng rất khác nhau (từ 20 - 100 g a.i/ha) tuỳ thuộc vào cây trồng.

Page 19: GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN QUẢN LÝ DỊCH HẠI TRÊN CÂY NGÔ

19

Imibenconazole (TTM: Manage 5WP; 15WP): Thuốc trừ nấm nội hấp có tác dụng phòng và trừ bệnh, kìm hãm sự phát triển của vòi bám và sợi nấm. Thuốc được phun lên lá trừ bệnh sẹo, phấn trắng, đốm lá, bồ hóng, đốm bay và rỉ sắt. Không hỗn hợp với các thuốc mang tính axit mạnh.

Propiconazole (TTM: Agrozo 250EC; Bumper 250EC; Canazol 250EC; Cozol 250EC; Fordo 250EC; Lunasa 25EC; Tilusa Super 250EC; Tilt 250EC; Timm annong 250EC; Tiptop 250EC; Vitin New 250EC; Zoo 250EC): Thuốc trừ nấm nội hấp phun lên lá, dịch chuyển hướng ngọn, có tác dụng phòng và trừ bệnh. Đượcvdùng để trừ nhiều loài bệnh trên nhiều cây trồng như các bệnh do nấm Cochliobolus sativus, phấn trắng lúa mì Erysiphe graminis, Leptosphaeria nodorun, rỉ sắt Puccinia spp, Pyrenophora teres, Pyrenophora tritici-repentis, và Septoria spp. Rhynchosporium secalis trên ngũ cốc, đốm lá Helminthosporium spp trên ngô và trên nhiều cây trồng khác.

Tebuconazole (TTM: Folicur 250EW; Forlita 250EW; Fortil 25SC; Poly annong 250EW; Sieu tin 250EC; Tebuzol 250SC; Tien 250EW): Thuốc trừ nấm nội hấp có tác dụng phòng và trừ bệnh. Nhanh chóng bị cây hấp thụ và dịch chuyển hướng ngọn là chính. Dùng xử lý hạt giống để trừ các bệnh hại ngũ cốc. Thuốc cũng được phun lên cây để trừ các bệnh rỉ sắt, phấn trắng, sẹo, đốm nâu (Puccinia spp., Erysiphe spp., Septoria spp., Pyrenophora spp., Fusarium spp., Mycosphaerella spp., v.v...) trên các cây trồng như ngũ cốc, lạc, chè, đậu nành, rau, cây ăn quả.

Tetraconazole (TTM: Domark 40ME): Thuốc nội hấp, phổ rộng, có tác dụng phòng và trừ bệnh. Thuốc đượchấp thụ qua rễ , thân lá và di chuyển hướng ngọn vào tất cả các bộ phận sinh trưởng của cây. Trừ bệnh phấn trắng, rỉ sắt nâu, Septoria và Rhynchosporium trên ngũ cốc.

Triadimefon (TTM: Bayleton 250EC; Coben 25EC; Encoleton 25WP; Sameton 25WP): Thuốc trừ nấm nội hấp có tác dụng phòng và trừ bệnh. Thuốc hấp thụ qua lá và rễ, vận chuyển nhanh tới các mô non, nhưng vận chuyển yếu hơn trong mô già và mô hoá gỗ. Thuốc dùng để trừ bệnh phấn trắng ngũ cốc, rỉ sắt trên ngũ cốc. Thuốc có thể gây hại cho một số cây cảnh nếu dùng quá liều.

Triadimenol (TTM: Bayfidan 250EC; Samet 15WP): Kìm hãm sinh tổng hợp ergosterol và gibberellin trong quá trình phân chia tế bào. Thuốc trừ nấm nội hấp có tác dụng bảo vệ và diệt trừ. Hấp thụ qua lá và rễ, vận chuyển nhanh trong các mô non, nhưng vận chuyển yếu hơn trong mô già và mô hoá gỗ. Trừ phấn trắng, rỉ sắt và Rhynchosporium trên ngũ cốc và khi xử lý hạt có thể diệt cháy lá Typhula spp. và nhiều bệnh khác và các cây trồng khác chống phấn trắng, rỉ sắt và các loại đốm lá khác.

Page 20: GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN QUẢN LÝ DỊCH HẠI TRÊN CÂY NGÔ

20

Tricyclazole (TTM: Beam 75WP; Belazole 75WP; Bemsuper 20WP, 75WP; Bimannong 20WP, 75WP; Binhtin 75WP; Flash 75WP; Forbine 75WP; Fullcide 75WP; Trizole 75WP, 20WP, 75WDG): Thuốc trừ nấm nội hấp, xâm nhập nhanh qua rễ và vận chuyển trong cây. Thuốc được dùng theo nhiều cách. Thuốc có thể hỗn hợp với nhiều thuốc trừ sâu bệnh khác.

- Nhóm thuốc Xyclopropan cacboxamit Carpropamid (TTM: Arcado 300SC): Thuốc trừ bệnh nội hấp, đặc biệt

hiệu quả với bệnh đạo ôn hại lúa. Thuốc làm tăng tính kháng bệnh của cây do gia tăng sự sản sinh phytoalơxin trong cây. Do thuốc chỉ có tác dụng bảo vệ, không có tác dụng trị bệnh, nên cần phun thuốc sớm khi bệnh chớm xuất hiện. Có thể dùng để xử lý hạt giống (300 - 400 g/tấn); phun trên ruộng (75 - 150 g/ha). Hiệu lực của thuốc kéo dài.

- Nhóm thuốc Cloronitril Chlorothalonil (TTM: Agronil 75WP; Arygreen 75WP; Asara50SC;

Binhconil 75WP; Daconil 75WP, 500SC; Forwanil 50SC, 75WP; Rothanil 75WP; Thalonil 75WP): Thuốc trừ nấm tiếp xúc, phun lên lá, có tác dụng bảo vệ. Thuốc trừ nấm phổ rộng, trừ được bệnh trên nhiều loại cây trồng như cây ăn quả cam chanh, chuối, xoài, dừa, cọ dầu, cà phê, nho, thuốc lá, cà phê, chè, đậu tương lạc, khoai tây, mía, bông, ngô, cây cảnh, nấm rơm, thảm cỏ. Thuốc được dùng để hỗn hợp với nhiều loại thuốc trừ bệnh khác. ở Việt Nam thuốc được khuyến cáo trừ bệnh đốm lá lạc, đậu, hành, chè; đốm nâu thuốc lá; khô vằn,đạo ôn trên lúa, ngô.

- Nhóm thuốc axit cinnamic Dimethomorph (TTM: Acrobat MZ 90/600WP): Thuốc nội hấp cục

bộ có tác dụng bảo vệ và ngăn cản sự nảy mầm của bào tử. Chỉ có đồng phân (Z) thực sự có hiệu lực diệt nấm. Nhưng dưới tác động của ánh sáng, các đồng phân có sự biến đổi qua lại, nên thực tế đồng phân (E) cũng phát huy tác dụng. Thuốc trừ nấm có hiệu lực chống nấm, đặc biệt các nấm trong bộ sương mai (Perenosporaceae) và mốc sương (Phytophthora spp) ở nhiều cây trồng khác nhau; nhưng không trừ được các bệnh do Pythium spp. gây ra cho các cây trồng

- Nhóm thuốc chứa Lân Fosetyl aluminium (TTM: Acaete 80WP; Aliette 80WP, 800WG;

Alpine80WP, 80WDG, Anlien-annong 800WP; Antyl-S 80WP, 90SP; Dafostyl 80WP; Forliet 80WP; Fungal 80WP, 80WG; Juliet 80WP; Vinaphos 80WWP): Thuốc trừ nấm nội hấp, thấm nhanh qua lá và rễ, vận chuyển hướng ngọn và xuống rễ. Thuốc trừ các loài nấm trong lớp

Page 21: GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN QUẢN LÝ DỊCH HẠI TRÊN CÂY NGÔ

21

Phycomycetes: (Pythium, Phytophthora, Bremia spp., Plasmopara, v.v...) Thuốc cũng có tác dụng chống một vài loại vi khuẩn gây bệnh. Thuốc có thể hỗn hợp với nhiều thuốc trừ bệnh khác. Không được phối hợp với các loại phân bón lá. Edifenphos (TTM: Agrosan 40EC, 50EC; Canosan 30EC, 40 EC, 50EC; Edisan30EC, 40EC, 50EC; Hinosan 40 EC; New Hinosan 40EC; Hisan 40EC, 50 EC; Kuang Hwa San 50EC, Vihino 40ND): Thuốc trừ nấm nội hấp có tác phòng và trừ bệnh, lượng dùng 450 - 800 g ai/ha. Được phun lên lá trừ bệnh đạo ôn. Ngoài ra, thuốc còn hạn chế được bệnh khô vằn ngô. Thuốc có thể hỗn hợp với nhiều bệnh loại thuốc trừ sâu và bệnh khác.

Iprobenfos (TTM: Catazin 50EC, Kian 50EC; Kisaigon10H, 50ND; Kitazin 17G 50EC; Kitatigi 5H, 10H, 50ND; Tipozin 50EC, Vikita 10H, 50ND): Thuốc trừ nấm nội hấp có tác dụng phòng và trừ bệnh; thuốc được hấp thụ nhanh qua lá và rễ; vận chuyển và chuyển hoá nhanh trong cây lúa. Thuốc được dùng để trừ đạo ôn, tiêm lửa, khô vằn hại lúa. Không độc với lúa, nhưng có thể gây hại cho đậu tương, đậu đỗ và cà tím. Thuốc có thể hỗn hợp được với các thuốc trừ rầy, để trừ rầy hại lúa.

Isoprothiolane (TTM: Anfuan 40EC; Acso one 40EC; Đạo ôn 40EC; Dojione40EC; Fuan 40EC; Fuji-one 40EC): Thuốc trừ nấm nội hấp có tác dụng phòng và trừ bệnh, xâm nhập nhanh qua lá và rễ; vận chuyển hướng ngọn và hướng gốc. Thuốc được dùng để trừ bệnh đạo ôn. Có thể gây độc cho bầu bí.

- Nhóm hợp chất phenol Eugenol (TTM: Genol 0.3SL; PN-Linhcide 1.2EW): Thuốc trừ nấm có

tác dụng tiếp xúc. Ở Việt Nam thuốc được đăng ký trừ các bệnh khô vằn hại lúa, ngô. Không hỗn hợp với các loại thuốc chứa ion kim loại.

- Nhóm thuốc phthalamit Folpet (TTM: Folcal 50WP; Folpan 50WP; Folpan 50EC): Thuốc có tác

dụng bảo vệ, phổ tác động rộng, trừ phấn trắng, đốm lá, sẹo, thối, lở cổ rễ trên cây ăn quả, cây có múi, nho, khoai tây Được phun lên lá. Không hỗn hợp với các chất mang tính kiềm. Rất an toàn với thực vật, trừ một số giống lê, anh đào và táo.

- Nhóm thuốc Guanidin Iminoctadine (TTM: Bellkute 40WP): Thuốc trừ nấm có tác dụng bảo vệ.

Tác động đến các chức năng của màng tế bào và sinh tổng hợp lipid. - Nhóm thuốc Dicacboximit

Page 22: GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN QUẢN LÝ DỊCH HẠI TRÊN CÂY NGÔ

22

Iprodione (TTM: Accord 50WP; Bozo 50WP; Cantox-D 50WP; Hạt vàng 50WP, 750WDG; Rovannong 50WP, 750WG; Royal 350SC, 350WP; Rovral 50WP, 500WG, 750WG; Tilral 50WG; Viroval 50BTN): Thuốc trừ nấm tiếp xúc có tác dụng bảo vệ và diệt trừ. Thuốc được dùng để trừ nấm Botrytis, Helminthosporium, Monilia, Sclerotinia, Alternaria, Corticium, Phoma, Fusarium trên ngũ cốc, hướng dương, cây ăn quả, dâu tây, lúa bông, rau và nho với lượng 0,5 - 1 kg a.i./ha. Trên thảm cỏ dùng 3 - 12 kg a.i./ha. Thuốc cũng dùng để ngâm hạt sau thu hoạch hay phun khi trồng.

- Nhóm thuốc dẫn xuất của axit cacbamic Iprovalicarb 55g/kg + Propineb 612.5g/kg (TTM: Melody duo 66.75WP):

Thuốc trừ nấm nội hấp. Tác động đến sinh trưởngcủa ống mầm bào tử động (zoospore) và túi bào tử (sporange), tác động đến sự sinh trưởng của sợi nấm và sự hình thành bào tử trứng Oomycetes. Có tác dụng phòng và trừ bệnh.

Propamocarb hydrochloride (TTM: Proplant 722SL): Thuốc trừ nấm nội hấp có tác dụng bảo vệ cây; thuốc xâm nhập vào cây qua lá và rễ, vận chuyển hướng ngọn. Có hiệu lực trừ các loài nấm thuộc lớp nấm Phycomycetes (Aphanomyces, Pseudoperonospora spp., Phytophthora, Pythium, Bremia và Peronospora. Xử lý đất, xử lý hạt giống hay phun lên cây.

- Nhóm thuốc Phenylurea Pencycuron (TTM: Alffaron 25WP; Baovil 25WP; Helan 25WP;

Moren 25WP; Vicuron 250SC, 25BTN; Luster250SC; Forwaceren 25WP): Thuốc trừ nấm tiếp xúc, có tác dụng bảo vệ. Được dùng để trừ bệnh khô vằn, lở cổ rễ, trừ nấm Corticium spp. và Pellicularia spp. trên khoai tây, lúa, bông, mía, rau, cây cảnh. Thuốc được dùng để phun lên cây, xử lý giống và xử lý đất.

7- Nhóm thuốc Imidazol Prochloraz (TTM: Mirage 50WP; Octave 50WP; Talent 50WP): Thuốc trừ

nấm có tác dụng phòng và trừ bệnh. Trừ được các bệnh do nấm Pseudocercosporella, Pyrenophorra, Rhynchosporrium, Septoria spp., Erysiphe spp, Alternaria, Botrytis, Pyrenopeziza, Sclerotinia trên nhiều cây trồng khác nhau với liều 400 - 600 g a.i./ha. Thuốc cũng có hiệu lực trừ Ascochyta, Cercospora và Erysiphe trên cây lương thực, thực phẩm, cam chanh và các cây ăn quả khác với lượng 0,5 - 0,7 g a.i./l. Thuốc cũng được khuyến cáo để trừ Verticillium fungicola, Mycogone perniciossa trên nấm rơm và Pyricularia trên lúa, Rhizoctonia solani và Pellicularia spp. trên khoai tây, lúa, bông, mía, rau, cây cảnh. Thuốc dùng để xử lý giống (0,2 - 0,5 g a.i./kg) trên ngũ cốc.

Page 23: GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN QUẢN LÝ DỊCH HẠI TRÊN CÂY NGÔ

23

- Nhóm thuốc Oxathin Thifluzamide (TTM: Pulsor 23F): Thuốc dùng phun lên lá và xử lý giống

để phòng trừ nhiều loài nấm bệnh trong lớp nấm đảm trên lúa, ngũ cốc, các cây trồng khác và thảm cỏ bằng cách phun lên lá và xử lý hạt giống. Khi phun lên lá, thuốc thực sự có hiệu lực chống nấm Rhizoctonia, Puccinia, Corticium và khi xử lý hạt giống chống Ustilago, Tilletia, Pyrenophora.

- Nhóm thuốc Morpholin Tridemorph (TTM: Calixin 75EC): Thuốc trừ nấm nội hấp có tác dụng

diệt trừ. Hấp thụ qua rễ và lá, có tác dụng bảo vệ. Thuốc trừ nấm Erysiphe graminis trên ngũ cốc.

- Nhóm thuốc Etylurea Cymoxanil: Thuốc trừ nấm phun lên lá có tác dụng phòng và trừ bệnh. Có

tác động tiếp xúc và nội hấp bộ phận, kìm hãm bào tử nảy mầm. Thuốc dùng để trừ các bệnh sương mai (đặc biệt Peronospora, Phytophthora và Plasmopara spp.) 2.2.2. Thuốc trừ vi khuẩn

- Nhóm thuốc gây sức đề kháng cho cây chủ (plant host defence inducer) Acibenzolar-S-methyl (TTM: Bion 50WG): Không trực tiếp diệt mầm

bệnh, nhưng kích thích cơ chế kháng bệnh tự nhiên của cây trồng, nên hạn chế được sự phát triển của bệnh. Phòng ngừa nhiều loài nấm và vi khuẩn hại lúa, rau. Lượng dùng 0,5 - 0,75 kg a.i./ha. Có thể hỗn hợp với nhiều thuốc trừ sâu và bệnh khác.

- Nhóm thuốc Kháng sinh Kasugamycin (TTM: Bisomin 6WP; Cansunin 2L; Kasumin 2L; Fortamin

2L; Saipan 2SL): Kìm hãm sinh tổng hợp Kitin của vách tế bào. Là thuốc trừ nấm và vi khuẩn nội hấp, Xâm nhập rất nhanh vào cây qua lá và di chuyển hướng ngọn qua các mô, có tác dụng bảo vệ và diệt trừ. Thuốc nhanh chóng xâm nhập vào trong cây và gây ra những tác động khác nhau tuỳ loại cây: thuốc ức chế mạnh sinh trưởngcủa sợi nấm, ngăn chặn sự tạo thành bào tử nấm Cladosporrium fulvum hại cà chua. ưu điểm của thuốc là an toàn đối với sinh vật có ích, có hiệu lực cao, trừ các bệnh đạo ôn, một số bệnh vi khuẩn hại lúa trên một số cây lương thực. Không được hỗn hợp với các thuốc có tính kiềm mạnh. Validamycin (TTM: Anlicin 3SL, 5WP, 5SL; Avalin 3SL, 5SL; Jinggang Meisu 3SL, 5WP, 5SL, 10WP; Validacin 3DD, 5DD; Vivadamy 3DD, 5DD, Vigangmycin 3SC,5SC, 5WP; Vida 3SC, 5WP; Vanicide 3SL, 5SL, 5WP, 15WP; Valitigi 3DD, 5DD): Thuốc kháng sinh không nội hấp có tác dụng khuẩn

Page 24: GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN QUẢN LÝ DỊCH HẠI TRÊN CÂY NGÔ

24

tĩnh. Thuốc được dùng trừ bệnh Rhizoctonia solani hại lúa, ngô, rau , thuốc lá, bông mía và các cây trồng khác. Thuốc được phun lên lá, xử lý đất, xử lý hạt.

Streptomycin sulfate (TTM: BAH 98SP, Poner 40T): Thuốc trừ vi khuẩn nội hấp. Trừ nhiều loại bệnh khác nhau như đốm vi khuẩn, thối vi khuẩn, viêm loét, héo rũ vi khuẩn, cháy lụi, và các bệnh vi khuẩn khác (đặc biệt là các loại vi khuẩn gây bệnh nhuộm gram dương) trên cây ăn quả, cây có múi, nho, rau, khoai tây, thuốc lá, bông và cây cảnh. Thuốc có thể hỗn hợp với một số thuốc trừ bệnh khác. Không được hỗn hợp với các thuốc trong nhóm pyrethroid và các thuốc mang tính kiềm. Thường được hỗn hợp với các thuốc trừ vi khuẩn có phương thức tác động khác để làm chậm sự hình thành tính kháng thuốc.

Polyoxin complex (TTM: Polyxin AL 10WP): Trừ nấm Alternaria spp. Trừ bệnh khô vằn hại lúa, ngô, sẹo trên táo và anh đào, Rhizoctonia solani, Drechslera, Bipolaris, Curvularia, Helminthosporrium spp.

- Nhóm thuốc Quinolon Oxolinic acide (TTM: Starner 20WP): Thuốc trừ vi khuẩn nội hấp;

có tác dụng phòng và trừ các bệnh do các vi khuẩn nhuộm gram âm, như các loài Xanthomonas, Pseudomonas và Erwinia hại lúa, rau và cây ăn quả. Có thể pha thuốc với nước ở nồng độ 0,1% phun lên cây khi bệnh khi bệnh mới xuất hiện (tỷ lệ nhiễm bệnh dưới5%), dùng xử lý hạt giống theo hai cách:

- Xử lý khô: 30 - 50 gam thuốc trộn với 10 kg hạt giống rồi đem gieo. - Xử lý nước pha nồng độ nướcthuốc 5%, ngấm hạt giống vào nước thuốc

trong 10 phút. - Nhóm thuốc Phenylamit / axylalanin Metalaxyl: (TTM: Acodyl 25EC, 35WP; Alfamil 25WP, 35WP;

Binhtaxyl 25WP; Foraxyl 25WP, 35WP; Mataxyl 25WP, Rampart 35SD; Ridomil 5G, 240EC; Vilaxyl 35BTN; TQ-Metaxyl 25WP): Thuốc trừ nấm nội hấp, có tác dụng phòng chống các bệnh thối (Pythium spp) trên ngô, đậu, ngũ cốc, hướng dương và nhiều cây trồng khác.

- Nhóm thuốc Thiadiazole Saikuzuo (TTM: Aussu 20WP; Sasa 20 WP, 25WP; Sansai 20WP;

Xanthomix 20WP): Thuốc trừ vi khuẩn, nội hấp, trừ bệnh bạc lá lúa Xanthomonas oryzae.

- Thuốc khác

Page 25: GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN QUẢN LÝ DỊCH HẠI TRÊN CÂY NGÔ

25

Fthalide (TTM: Rabcide 20SC, 30SC, 30WP): Kìm hãm sinh tổng hợp melanin. Thuốc trừ nấm có tác động bảo vệ, dùng để phun lên lá. Thuốc trừ đạo ôn hại lúa. Có thể hỗn hợp với một số thuốc trừ dịch hại khác, trừ các thuốc mang tính kiềm mạnh.

Albendazole (TTM: Abenix 10FL): Thuốc trừ bệnh nội hấp, có hiệu lực trừ nấm lớp đảm; tăng sức đề kháng của cây với bệnh, tăng khả năng kháng bệnh, trừ bệnh đạo ôn lúa. Không hỗn hợp với các thuốc mang tính kiềm và chứa đồng.

Tecloftalam (TTM: Shirshagen10WP ): Kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn. Dùng để trừ bệnh bạc lá lúa (Xanthomonas campestri pv. oryzae) ở liều 300 - 400 g/ha.

Ghi chú: TTM: Tên thương mại của thuốc. B. Câu hỏi và bài tập thực hành

1. câu hỏi: - Trình bày nguyên tắc 4 đúng trong sử dụng thuốc bảo vệ thực vật? Lấy ví dụ. - Nêu tên các loại thuốc phòng trừ sâu bệnh hại và tác động của thuốc.

2.Bài tập thực hành: Nhận biết sơ bộ chất lượng thuốc bảo vệ thực vật dùng trong quản lý sâu hại ngô. 2.1. Mục tiêu - Về kiến thức: Nhận thức được vai trò, ý nghĩa và tác dụng của thuốc bảo vệ thực vật trong phòng trừ dịch hại cây trồng, các nguyên nhân dẫn đến thuốc không đảm bảo chất lượng. - Về kỹ năng: Phân biệt sơ bộ những thuốc bảo vệ thực vật có chất lượng tốt và kém chất lượng trong khi sử dụng. - Về thái độ: Ngăn chặn kịp thời việc sử dụng thuốc kém chất lượng trong sản xuất và lưu thong. 2.2. Kiến thức chuyên môn Nguyên nhân dẫn đến chất lượng thuốc bảo vệ thực vật kém chất lượng: - Do thuốc được bảo quản kém, để ở những nơi quá nóng, bị ánh sáng chiếu vào, nút bị hở, bao bì bị vỡ, nơi có độ ẩm cao,… - Thuốc để quá lâu

Page 26: GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN QUẢN LÝ DỊCH HẠI TRÊN CÂY NGÔ

26

- Dùng nhầm các dạng thuốc với nahu: Ví dụ, dùng nhầm dạng dung dịch đặc với dạng sữa; thuốc bột với thuốc bột thấm nước; thuốc bột với bột tan trong nước, thuốc bột thấm nước với bột tan trong nước. - Mua phải thuốc giả, thuốc kém chất lượng hay kỹ thuật gia công kém. 2.3. Thực hành 2.3.1. Điều kiện thực hành - Địa điểm thực hành: Phòng học bộ môn - Dụng cụ, vật liệu - Cốc thủy tinh loại 500ml, đũa thủy tinh, thìa bằng nhôm hay nhựa, vỏ chai nước khoáng, khay nhựa hay inox. - Các loại thuốc bảo vệ thực vật:

Shachong shuang 18 DD, Vibasa 50 ND, Đồng oxyclorua 30 BTN, sulfat đồng (CuSO4), Benlat – C 50 BTN, Vicartap 95 BHN, Basudin 10H, Bassa 50 EC, Zineb 80 WP, Padan 95 SP, Anvil 5SC, CaO,… mỗi loại thuốc kể trên lấy 100 – 250 gam (ml), đựng trong 2 gói, hoặc 2 chai. - Găng tay, khẩu trang, kính, quần áo blu trắng. 2.3.2. Trình tự thực hiện - Kiểm tra thiết bị, dụng cụ, vật tư - Trình tự công việc chính và yêu cầu cần thiết TT Tên công việc Thiết bị dụng cụ Yêu cầu kỹ thuật 1 Phân biệt chất

lượng thuốc bảo vệ thực vật nói chung

Các mẫu thuốc bảo vệ thực vật Các trang bị bảo hộ lao động, khay nhựa

Mô tả được đặc điểm cùng dạng thuốc ở 2 lô khác nhau

2 Phân biệt chất lượng thuốc của 1 số dạng cụ thể

Các mẫu thuốc bảo vệ thực vật Ống đong, vỏ chai nước khoáng, thìa

- Phân chất lượng thuốc sữa - Phân biệt chất lượng thuốc dạng dung dịch đậm đặc tan trong nước - Phân biệt chất lượng thuốc dạng thấm nước và bột tan trong nước.

- Hướng dẫn chi tiết thực hiện các công việc

Tên công việc Hướng dẫn 1. Phân biệt chất lượng thuốc bảo vệ thực vật

Tạo thuốc kém chất lượng Số lượng mẫu thuốc bảo vệ thực vật có trong phòng chia

Page 27: GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN QUẢN LÝ DỊCH HẠI TRÊN CÂY NGÔ

27

nói chung thành 2 lô: + Một lô để nguyên, bảo quản cẩn thận đó là lô thuốc có chất lượng tốt. Số thuốc này chỉ dùng khi còn trong thời hạn sử dụng. + Một lô khác cho vào nồi đun cách thủy 72 phút để tạo thuốc kém chất lượng (nên chuẩn bị sẵn trươc skhi thực hiện bài thực hành này) - Lần lượt đặt 2 gói thuốc (2 lọ thuốc) cùng dạng ở 2 lô trên lên khay quan sát, so sánh xem có đúng kết quả của bảng nhận xét 1 không.

2. Phân biệt chất lượng thuốc của một số dạng cụ thể

2.1. Phân biệt chất lượng thuốc sữa

Lấy 2 ống đong cao thành, hay 2 vỏ chai nước khoáng 100ml, đổ vào đó 1 lít nước, chai này nhỏ 1 giọt thuốc có chất lượng kém, còn chai kia nhỏ 1 giọt thuốc có chất lượng tốt. Quan sát sự rơi của giọt thuốc, so sánh xem có đúng kết quả nhận xét bảng 2 không

2.2. Phân biệt thuốc dạng dung dịch đậm đặc tan trong nước chất lượng tốt, xấu

Lấy 2 chai nước khoáng 500ml, đổ 500ml nước vào mỗi chai. Đổ vào mỗi chai 1 thìa thuốc có chất lượng tốt hoặc xấu. Quan sát khả năng tạo bọt, tạo sữa và khả năng tan của chúng, so sánh xem có đúng kết quả nhận xét bảng 3 không

2.3. Phân biệt thuốc dạng bột tan và bột thấm nước chất lượng tốt, xấu

Lấy 4 chai nước khoảng 500ml: 2 chai dùng để quan sát khả năng thấm nước và tạo huyền phù của bột thấm nước thuốc tốt, thuốc xấu; 2 chai kia dùng để quan sát khả năng hòa tan và tạo thành bọt của thuốc bột hòa tan chất lượng tốt và xấu, so sánh xem có đúng kết quả nhận xét bảng 3 không. Lưu ý: Thuốc bột thấm nước khi hòa tan vào nước sẽ tạo huyền phù, thuốc bột hòa tan trong nước khi hòa vào nước sẽ tạo thành dung dịch thật.

Bảng 13: So sánh chất lượng thuốc của cùng 1 dạng

Dạng thuốc Thuốc chất lượng tốt Thuốc chất lượng kém Các dạng thuốc bột

Bột tơi đều, không vón cục, màu đồng đều, sờ tay mat

Bột không tơi, bị vón, màu không đồng đều, sờ tay không mát, có vẻ ẩm cứng hoặc chảy

Page 28: GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN QUẢN LÝ DỊCH HẠI TRÊN CÂY NGÔ

28

nước. Thuốc hạt Hạt đồng đều, cứng, ít bột,

trong nước lâu phân rã Hạt không đồng đều, mềm bột nhiều, trong nước phân rã nhanh

Các thuốc ở dạng nước

Trong suốt, không phân lớp Vẩn đục, không trong, có phân lớp

Page 29: GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN QUẢN LÝ DỊCH HẠI TRÊN CÂY NGÔ

29

Bảng 14: So sánh chất lượng thuốc sữa tốt và xấu Thuốc chất lượng tốt Thuốc chất lượng kém

Nhận dạng Thuốc trong đều, không phân lớp

Thuốc vẩn đục phân lớp

Khả năng nhũ hóa

Tốt – giọt thuốc rơi chậm, ngoằn ngoèo, để lại phía sau 1 đường sữa hình xoắn ốc

Xấu – Giọt thuốc rơi thẳng xuống đáy nhanh chậm khác nhau, không có hay có vệt sữa mờ nhạt phía sau.

Bảng 15: So sánh dạng thuốc dung dịch đậm đặc

Tan trong nước chất lượng tốt và xấu Thuốc chất lượng tốt Thuốc chất lượng kém

Nhận dạng Thuốc trong suốt không vẩn đục, lắc lên không có cặn

Thuốc có thể bị vẩn đục, lắc lên có cặn, không trong

Khả năng tạo bọt

Bình thường Quá nhiều hay quá ít

Khả năng tạo sữa

Không tạo sữa Có thể tạo sữa

Bảng 16: So sánh thuốc bột thấm nước và bột tan trong nước chất lượng tốt và

xấu Dạng thuốc chỉ tiêu Thuốc chất lượng tốt Thuốc chất lượng kém

Thuốc bột thấm nước: - Nhận dạng - Khả năng thấm nước - Huyền phù

Màu đồng đều, sờ min tay, không cứng, không nhão.

Màu thuốc đậm, nhạt không đều

Thấm nhanh Thấm kém Huyền phù đẹp, lâu lắng Huyền phù xấu, lắng

nhanh Thuốc bột hòa tan trong nước: - Nhận dạng - Khả năng hòa tan

Màu thuốc đồng đều, sờ mịn tay, không cứng, không nhão

Màu thuốc nhạt không đều, cứng hay nhão

Nhanh, dễ dàng, dung dịch trong

Khó tan, dung dịch vẩn đục

C. Ghi nhớ: - Nguyên tắc 4 đúng trong sử dụng thuốc bảo vệ thực vật - Tác động của từng loại thuốc đến con người, động vật và cây trồng

Page 30: GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN QUẢN LÝ DỊCH HẠI TRÊN CÂY NGÔ

30

Bài 2: SÂU HẠI

Mục tiêu: + Trình bày được các đặc điểm chung của các loại sâu hại ngô + Chọn và sử dụng đúng các loại thuốc trừ côn trùng để phòng trừ sâu hại

trên cây ngô đạt hiệu quả cao nhất. + Nâng cao trách nhiệm trong việc sử dụng thuốc bảo vệ môi trường đối

với sức khỏe con người và môi trường sinh thái. A. Nội dung:

1. Sâu xám (Agrotis ypisilon Rott, Họ ngài đêm: Noctuidae; Bộ cánh vảy: Lepidoptera) 1.1. Triệu chứng gây hại

Sâu xám là loại sâu hại nguy hiểm đối với cây ngô và các cây hoa màu gieo trồng trong vụ đông xuân ở miền Bắc nước ta. Những năm sâu phát sinh nhiều có thể cắn đứt tới 20 - 30% thậm chí có thể nặng hơn, nhiều ruộng đã phải cày đi trồng lại.

Hình 5.1: Sâu xám cắn đứt cây ngô non Sâu non tuổi nhỏ thường ăn nhu mô lá và cắn thủng lá, sâu non tuổi lớn thường

cắn đứt gốc cây con khi cây ngô có 5 - 6 lá và kéo về nơi trú ẩn ở dưới đất để ăn, còn khi cây ngô đã lớn sâu có thể cắn đứt đỉnh sinh trưởng.

Page 31: GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN QUẢN LÝ DỊCH HẠI TRÊN CÂY NGÔ

31

Hình 5.2: Sâu xám gây hại cắn đứt cây con 1.2. Quy luật phát sinh, phát triển

Ngài vũ hoá trưởng thành vào lúc chập tối, trưởng thành hoạt động về ban đêm nhưng hoạt động mạnh nhất là từ 19 – 23 giờ, còn ban ngày thì ẩn nấp trong các kẽ đất. Sau khi vũ hoá được 3 -5 ngày thì bắt đầu đẻ trứng, trứng được đẻ rải rác hoặc thành từng ổ 1 -3 quả trên bề mặt lá gần mặt đất hoặc trong các kẽ nứt của đất hoặc trên cỏ dại. Ngài đẻ trứng không có tính chọn lọc ký chủ vì sâu non là loài đa thực. Trung bình một trưởng thành cái đẻ được khoảng 1000 quả, tuy nhiên sức sinh sản của ngài nhiều hay ít hơn là phục thuộc vào điều kiện thức ăn của sâu non và sự ăn thêm của trưởng thành. Trưởng thành gần như không có xu tính với ánh sáng đèn bình thường nhưng với ánh sáng cực tím thì có thể thu bắt được trưởng thành, trưởng thành có tính ăn thêm, có xu tính với mùi vị chua ngọt.

Sâu non có 5 tuổi, một số ít có 7- 8 tuổi. Sâu non mới nở đầu tiên ăn vỏ trứng đến tuổi 1 và tuổi 2 thì bò lên cây ăn nhu mô lá, gặm thủng lá hoặc khuyết lá đến tuổi 3 khi mà miệng đã cứng cáp chúng bắt đầu gặm quanh thân, còn từ tuổi 4 trở đi sâu non chui xuống đất sinh sống và cứ đến chiều tối hay là vào sáng sớm thì bò lên cắn đứt ngang thân cây ngô non kéo thụt xuống đất nơi nó sinh sống để ăn. Sâu non tuổi 6 gây hại mạnh nhất mỗi đêm có thể cắn đứt 3 - 4 cây ngô non. Sâu xám gây hại nặng cho cây ngô ở thời kỳ cây ngô còn non từ

Page 32: GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN QUẢN LÝ DỊCH HẠI TRÊN CÂY NGÔ

32

khi cây có 4 - 5 lá còn từ khi cây có 7- 8 lá trở đi khi mà thân cây đã cứng và to thì nó không cắn đứt được thân cây ngô nữa thì lúc này nó lại đục vào thân ăn phần non làm cho cây ngô bị héo nõn và chết.

Sâu non có tập tính giả chết khi bị động, nó cuộn tròn lại một lúc sau mới bò đi nơi khác. Sâu non có tính hiếu chiến, chúng ăn thịt lẫn nhau khi nuôi chung và trong điều kiện thiếu thức ăn. Sâu non chịu đói tốt (tuổi 1 có thể nhịn ăn 3 ngày, sâu non tuổi 5 có thể nhịn đói 6 – 10 ngày) nhưng chịu nước kém (với sâu non tuổi 4 và tuổi 5 nếu bị ngâm nước trong 32 giờ thì sẽ bị chết).

Sâu non đẫy sức chui xuống đất hoá nhộng ở độ sâu 2 – 5 cm, trước khi hoá nhộng nó tạo một kén bằng đất rồi chui vào đó hoá nhộng.

Quá trình phát triển các thể của sâu xám hại ngô trên đồng ruộng trải qua 4 giai đoạn, thời gian phát dục các giai đoạn có liên quan chặt chẽ với điều kiện sinh sống, nhưng nhìn chung thời gian phát dục các giai đoạn của sâu như sau: trưởng thành 9 – 15 ngày, trứng trong vụ đông xuân 5 – 11 ngày (phụ thuộc vào nhiệt độ), sâu non trong vụ đông xuân 22 – 63 ngày (phụ thuộc nhiệt độ, độ ẩm, thức ăn), nhộng trong vụ đông xuân (7 – 13 ngày) (phụ thuộc vào nhiệt độ).

Vòng đời trung bình của sâu xám hại ngô trên đồng ruộng là 40 – 60 ngày.

Hình 5.3: Sâu non tuổi 6

Quy luật phát sinh gây hại của sâu xám hại ngô trên đồng ruộng có liên

quan chặt chẽ với điều kiện sinh sống trong đó có:

Page 33: GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN QUẢN LÝ DỊCH HẠI TRÊN CÂY NGÔ

33

Điều kiện về nhiệt độ và độ ẩm không khí: nhiệt độ thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của sâu là 21 – 250C, độ ẩm thích hợp là 75%. Nếu nhiệt độ > 300C hay nhiệt độ < 210C thì sức sinh sống của ngài giảm, nếu nhiệt độ > 300C thì nhộng bị chết còn nếu ở 2 - 30C thì nhộng cũng bị chết. Nếu độ ẩm < 60 – 65 % thì sâu non tuổi 1 có thể bị chết hàng loạt. Với yêu cầu về điều kiện nhiệt độ và độ ẩm như vây nên sâu xám hại ngô phát sinh gây hại nặng cho ngô vụ đông xuân (sâu xám hại ngô gây hại nặng trong tháng 1 - 2 và giảm dần cho đến tháng 4), còn ngô hè thu và ngô hè thì gần như là không bị sâu xám hại ngô gây hại.

Độ ẩm đất: Đất quá ẩm hay quá khô đều không thích hợp cho sự phát dục của sâu. Đất quá khô làm trứng không nở được, sâu non bị chết hàng loạt, nhộng không vũ hoá được hoặc có thì không bay được; còn ngược lại nếu đất quá ẩm (bị ngập nước) thì sâu non bị chết, nhộng cũng không vũ hoá được.

Tính chất của đất: Đất thịt nhẹ, cát pha, đất tơi xốp, đất dễ thoát nước là điều kiện thích hợp cho sâu xám hại ngô phát sinh gây hại.

Thời vụ gieo trồng và giai đoạn sinh trưởng của cây: Ở miền Bắc Việt Nam ngô hè thu hầu như không bị sâu xám hại ngô gây

hại. Sâu gây hại chủ yếu cho ngô vụ đông xuân song mức độ gây hại còn phụ thuộc vào thời kỳ gieo trồng. Ngô đông xuân gieo sớm vào tháng 10 bị hại nhẹ hơn ngô đông xuân gieo muộn vào tháng 11 và tháng 12.

Sâu xám hại ngô gây hại nặng ở thời kỳ cây ngô còn non (từ khi mọc cho đến khi cây có 6-7 lá) lúc này ngài đẻ nhiều, mật độ sâu non cao.

Thiên địch: Tập đoàn thiên địch của sâu xám hại ngô rất phong phú và đa dạng, nó bao gồm:

Ký sinh: Ong đen kén trắng – Bracon sp. và ruồi họ – Tachinidae … Bắt mồi ăn thịt: Bọ đuôi kìm, chim…. Vi sinh vật gây bệnh: Các loài nấm trong bộ – Entomophthorales thường

gặp trong các tháng của mùa xuân, sâu bị chết trên cây quanh mình sẽ có một lớp phấn trắng.

Hàng năm sâu xám hại ngô phát sinh 3 lứa: Lứa 1: phát sinh vào tháng 10 – tháng 11 Lứa 2: phát sinh vào tháng 12 – tháng 3 năm sau đây là lứa gây hại nặng

và quan trọng nhất. Lứa 3: phát sinh vào tháng 4 – tháng 5.

Page 34: GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN QUẢN LÝ DỊCH HẠI TRÊN CÂY NGÔ

34

1.3. Biện pháp quản lý

Sau mỗi vụ thu hoach cần thu dọn tàn dư cây trồng và cỏ dại nhất là rau muối để cắt đứt nguồn thức ăn của sâu xám hại ngô trên đồng ruộng khi cây trồng chính đã thu hoạch (vì đây là loài sâu đa thực).

Có chế độ luân canh hợp lý để tiêu diệt sâu non và nhộng còn tồn tại ở trong đất và tốt nhất là luân canh với cây lúa nước. Nơi nào mà không có điều kiện luân canh thì có thể ngâm nước ruộng trong vài ngày trước khi trồng để diệt sâu non và nhộng còn tồn tại trong đất.

Vào sáng sớm và chiều mát có thể đi thăm ruộng để thu bắt sâu non (vì đó là thời điểm sâu non bắt đầu chui ra khỏi chỗ ẩn nấp để gây hại).

Gieo trồng đúng thời vụ, gieo tập trung, bón phân đúng quy trình kỹ thuật để tránh thời kỳ xung yếu của cây trùng vào thời kỳ sâu non ra rộ.

Sử dụng bả độc chua ngọt để thu bắt trưởng thành trước khi nó đẻ trứng bằng cách vào đầu vụ ngô đông xuân (đầu tháng 10 - đầu tháng 11) thì đặt bẫy

Page 35: GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN QUẢN LÝ DỊCH HẠI TRÊN CÂY NGÔ

35

thăm dò nếu thấy 3 đêm liền mỗi đêm bắt được 3 con trưởng thành thì cần tiến hành đặt bẫy đồng loạt. Khi cây ngô đã có 7- 8 lá thì không cần đặt bẫy nữa. Công thức bả độc:

4 phần đường (đường đen) + 4 phần giấm + 1 phần nước lã + 1% thuốc trừ sâu.

Đối với con sâu xám hại ngô việc dùng thuốc hoá học là không cho hiệu quả cao vì sâu non ẩn nấp ở trong đất hay ở những nơi kín đáo nên khi phun thuốc thì thuốc trừ sâu sẽ không đến được với sâu, tuy nhiên đối với những vùng mà có tiền sử bị sâu xám hại ngô phá hại thì ta có thể rắc thuốc vào trong đất trước khi trồng như thuốc: Vibaba 10 H, Vicarp 4 H… 2. Sâu đục thân ngô (Ostrinia furnacalis Gaunee, Họ ngài sáng: Pyralidae, Bộ cánh vảy: Lepidoptera) 2.1. Triệu chứng gây hại

Là loài sâu hại nguy hiểm nhất trên cây ngô ở nước ta. Hàng năm sâu gây hại nặng cho ngô trồng vụ hè và vụ thu còn trên ngô vụ đông xuân bị hại nhẹ hơn. Tỷ lệ cây bị hại trong vụ ngô hè và vụ ngô thu thường tới 60 - 100%, năng suất ngô bị giảm tới 20 - 30% hoặc nhiều hơn còn vụ ngô đông xuân tỷ lệ cây bị sâu hại từ 10 - 40% năng suất giảm khoảng 5 - 10%.

Triệu chứng gây hại của sâu đối với cây ngô có thay đổi và phụ thuộc vào tuổi của sâu và giai đoạn sinh trưởng của cây ngô. Sâu tuổi 1 – tuổi 3 thường gặm ăn thịt lá nõn nên khi lá nõn vươn xoè ra thì thấy có dãy lỗ ngang trên lá, nếu như sâu nở vào lúc nhú cờ thì sâu có thể ăn bao cờ, đục vào cuống cờ làm bông cờ bị gãy gục, không tung phấn được. Sâu từ tuổi 2 trở đi mới đục phá vào thân, bắp non. Khi cây còn nhỏ bị sâu đục thân sẽ bị gãy gục khi gặp gió, không ra được bắp hay cây kém phát triển. Khi cây ngô đã lớn sâu đục đến đâu là thải phân đến đó và đôi khi còn thấy phân đùn ra ngoài qua lỗ đục, cây ngô bị hại lúc này thường không bị chết nhưng nếu gặp gió to sẽ bị gãy, khi cây ngô bắt đầu có bắp non sâu sẽ đục vào trong bắp theo chiều từ cuống đến thân bắp để ăn lõi và hạt, cho nên nếu gặp mưa bắp sẽ bị thối và bị các bệnh về nấm.

Page 36: GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN QUẢN LÝ DỊCH HẠI TRÊN CÂY NGÔ

36

2.2. Quy luật phát sinh, phát triển

Ngài (trưởng thành) hoạt động mạnh vào ban đêm (từ chập tối đến nửa đêm), con ban ngày ẩn nấp ở trong bẹ lá hoặc trong nõn ngô. Ngài có xu tính với ánh sáng đèn và mùi vị chua ngọt. Sau khi vũ hoá trưởng thành được khoảng 1 ngày thì bắt đầu giao phối và sau đó 1 ngày thì bắt đầu đẻ trứng. Ngài thích đẻ trứng ở những ruộng ngô xanh tốt, thời kỳ cây ngô sinh trưởng mạnh nhất và vào lúc cây ngô chuẩn bị trổ cở. Mỗi ngài cái có thể đẻ được từ 300 - 500 trứng trong 2 - 7 ngày hay dài hơn, trứng được đẻ theo từng ổ mỗi ổ có từ 20 - 70 quả, trứng thường được đẻ ở mặt dưới lá ngô bánh tẻ gần gân chính.

Sâu non thường nở vào buổi sáng, lúc mới nở chúng ăn hết vỏ trứng và chất keo phủ trứng, bò xung quanh một thời gian sau đó mới phát tán đi gây hại. Sâu non có 5 tuổi; khi đẫy sức hoá nhộng ở trong thân cây ngô (giữa các đường hang đục), trong lõi bắp, bẹ lá, lá bao và cũng có khi ở ngay bên ngoài gần chỗ bị hại khi trời mưa nhiều.

Page 37: GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN QUẢN LÝ DỊCH HẠI TRÊN CÂY NGÔ

37

Hình 5.4: Ngài và sâu non đục thân ngô

Quy luật phát sinh gây hại của sâu đục thân ngô có liên quan chặt chẽ với các yếu tố sinh thái:

+ Nhiệt độ và độ ẩm: Độ ẩm và nhiệt độ là 2 yếu tố ảnh hưởng quan trọng nhất đến sinh trưởng và phát dục của sâu. Ở miền Bắc nước ta, nhiệt độ trong các tháng mùa hè và mùa thu từ 23-28,50C nên rất thích hợp với sâu đục thân ngô phát sinh gây hại nặng cho ngô vụ hè và ngô vụ thu còn trong các tháng mùa đông nhiệt độ thường xuống thấp dưới 17,50C nên không thuận lợi cho sâu sinh trưởng và phát dục (tỷ lệ sâu non bị chết cao, thời gian phát dục các giai đoạn dài) nên sâu phát sinh ít và gây hại nhẹ cho ngô vụ đông xuân. ở phía nam, sâu phá hại quanh năm, nhưng tập trung nhiều vào tháng 4, tháng 5 ( trên vụ ngô đông xuân) và vào tháng 7, tháng 8 trên ngô hè thu. Ví dụ: Về ảnh hưởng của nhiệt độ đến khả năng để trứng của ngài cái: ở 18,80 C ( thượng tuần tháng 12): 137 trứng/ 1 trưởng thành cái. 200 C ( thượng- trung tuần tháng 2): 516 trứng/ 1 trưởng thành cái. 24,20 C ( thượng – trung tuần tháng 4): 673 trứng/ 1 trưởng thành cái

Sâu đục thân ngô là loài ưa ẩm nên đòi hỏi độ ẩm không khí cao, trong điều kiện nhiệt độ thích hợp từ 23 - 28,50C thì trứng có thể phát dục khi độ ẩm ở 70 - 80% còn sâu non phát dục thuận lợi nhất trong phạm vi độ ẩm từ 95 - 100%. Nếu độ ẩm < 70% là đã bất lợi đối với sâu non, tỷ lệ chết của sâu non có

Page 38: GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN QUẢN LÝ DỊCH HẠI TRÊN CÂY NGÔ

38

thể lên quá 50% đặc biệt là với sâu non mới nở chưa kịp xâm nhập vào thân cây ngô.

+ Giống ngô: Các giống ngô khác nhau thì mức độ và tỷ lệ bị hại là khác nhau. Những giống ngô ít hấp dẫn ngài đến đẻ trứng thì bị hại ít hơn. Khả năng chịu đựng của các giống ngô với sâu đục thân cũng khác nhau, thường thì các giống ngô to cao, dài ngày như: xiêm, gié Bắc Ninh,… có sức chịu đựng với sâu cao hơn. Trên mỗi cây ngô có thể tới 4-5 sâu hoặc có từ 7-8 lỗ đục nhưng cây vẫn khoẻ không bị đổ gãy. Nhưng ngược lại ở những giống ngắn ngày, cây nhỏ như: Đỏ Đại Phong, đỏ Nghệ An,, nếp trắng… thì khả năng chịu đựng đối với sâu là rất kém, nếu trên mỗi cây có 2-3 sâu hoặc có 4-5 lỗ đục là cây bị đổ gãy, cây bị héo vàng, bắp và hạt đều xấu, năng suất giảm nhiều.

Sâu đục thân ngô có thể gây hại trên tất cả các bộ phận của cây ngô (trừ rễ) tuy nhiên ảnh hưởng của từng bộ phận bị hại đến sự sinh trưởng phát dục của sâu là không giống nhau. Ví dụ sâu đục thân ngô ăn lá và thân non thì phát dục chậm hơn và trọng lượng nhộng thấp hơn so với sâu nuôi bằng hoa đực và bắp non.

Giai đoạn sinh trưởng của cây ảnh hưởng đến tỷ lệ sống của sâu và thời gian phát dục các giai đoạn. Thường thì từ giai đoạn trỗ cờ trở đi thì sâu đục thân ngô phát sinh gây hại nặng ( mật độ sâu non cao) vì khi đó lá cây đã che hết ruộng ( độ ẩm không khí trong ruộng cao) chất lượng thức ăn tốt. Còn trước giai đoạn trỗ cờ thì mật độ sâu non thấp ( tỷ lệ sâu non bị chết cao). Ví dụ: sâu non mới nở thả lên cây ngô ở giai đoạn vừa nhú cờ thì tỷ lệ sống của sâu sau 50 ngày là 58,3%, còn thả lên cây ngô ở giai đoạn 7-8 lá thì tỷ lệ sống của sâu là 8,3%.

+ Thiên địch: Sâu đục thân ngô bị nhiều loại thiên địch khống chế thuộc nhiều nhóm khác nhau như:

Ký sinh: Ong mắt đỏ, ong bụng vàng (Xantopimpla sp.), một số loài ruồi ký sinh ở pha sâu non và pha nhộng.

Bắt mồi ăn thịt: Bọ đuôi kìm, chim... Vi sinh vật gây bệnh: Nấm trắng, nấm xanh... Quá trình phát triển cá thể của sâu đục thân ngô trải qua 4 giai đoạn: trứng,

sâu non, nhộng, trưởng thành. Thời gian phát dục các giai đoạn của sâu có liên quan chặt chẽ với điều kiện nhiệt độ, độ ẩm và thức ăn. Trong điều kiện sinh thái thuận lợi, thời gian hoàn thành các pha trước trưởng thành như sau: Trứng 3 - 10 ngày, sâu non là 23 - 30 ngày, nhộng 7 - 10 ngày. Vòng đời trung bình là 32 - 50 ngày. Sâu đục thân ngô có thể phát sinh gây hại quanh năm nhưng phát sinh nhiều nhất trong các tháng mùa hè và mùa thu. Số lứa sâu hàng năm của sâu đục thân ngô phụ thuộc vào thời gian gieo trồng các vụ ngô ở địa phương.

Page 39: GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN QUẢN LÝ DỊCH HẠI TRÊN CÂY NGÔ

39

Trong vụ ngô đông xuân thường có 3 lứa, ở những vùng gieo trồng nhiều vụ ngô trong năm số lứa sâu coa thể phát sinh là 7 - 8 lứa trong đó từ lứa thứ 4 trở đi sâu phát sinh gây hại nặng trên ngô ở trong vụ hè và vụ thu. 2.3. Biện pháp quản lý

- Gieo trồng ngô tập trung thành các vùng sản xuất lớn, không nên gieo ngô đông xuân muộn và ngô thu sớm. Không nên gieo trồng các vụ ngô liên tục, đối với điều kiện miền Bắc nên lấy vụ ngô đông xuân và vụ ngô đông sớm làm vụ sản xuất chính.

- Xử lý tàn dư cây ngô sau mỗi vụ thu hoạch để diệt sâu non và nhộng còn tồn tại trong thân cây và bắp ngô.

- Dùng bả độc chua ngọt hay sử dụng bẫy ánh sáng để bẫy thăm dò và tiêu diệt trưởng thành trước khi chúng đẻ trứng.

- Chọn tạo và trồng những giống chống chịu sâu đục thân như: Ngô xiêm, gié Bắc Ninh.

- Bảo vệ và tăng cường sự hoạt động của nhóm thiên địch. - Sử dụng thuốc hoá học: Khi thấy ngài xuất hiện ta có thể rắc 5-10 hạt Diazinon 10% (Vicarp 4H) lên

ngọn cây ngô hoặc vào nách lá.

Hay sử dụng thuốc trừ sâu để phun vào lúc sâu non nở rộ, các thuốc có thể sử dụng là: Sumicidin 10ND, Dipterex 90WP phun đậm lên mặt lá ngô và bắp ngô.

Hình 5.5: Bỏ thuốc trừ đục thân ngô

Page 40: GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN QUẢN LÝ DỊCH HẠI TRÊN CÂY NGÔ

40

3. Sâu cắn lá ngô 3.1. loài Leucania separata Walker, Họ ngài đêm: Noctuidae, Bộ cánh vảy: Lepidotera) 3.1.1. Triệu chứng gây hại

Ở miền Bắc thì sâu cắn lá ngô (Leucania separata Walker) gây hại đáng kể cho cây ngô trong vụ đông xuân và cây lúa trong vụ mùa, ở nước ta đã có những trận dịch do sâu cắn gié gây ra trên cây lúa vào tháng 11/1963 (ở Bắc Bộ).

Triệu chứng gây hại của sâu cắn lá ngô (Leucania separata Walker) trên cây ngô hay cây lúa là hoàn toàn phụ thuộc vào tuổi sâu. Sâu non tuổi 1 gây hại tạo ra triệu chứng là những vệt trắng dài hay nham nhở trên lá, sâu non tuổi 2 hay tuổi 3 thì gặm khuyết lá, sâu non tuổi 4 hay tuổi 6 thì cắn trụi lá chỉ để lại gân chính. Đối với cây lúa khi trỗ bông sâu non có thể cắn đứt cổ bông làm bông lúa bị gãy gục 3.1.2. Quy luật phát sinh, phát triển

Ngài hoạt động về ban đêm, còn ban ngày ẩn nấp ở trong bụi cây, lùm cỏ quanh ruộng hoặc ở dưới kẽ đất. Ngài có xu tính mạnh với mùi vị chua ngọt, có tính ăn thêm (thường hút mật hoa), có sức bay xa và di chuyển khoẻ, có xu tính yếu đối với ánh sáng đèn. Trưởng thành sau khi giao phối thì bắt đầu đẻ trứng, trứng được đẻ thành từng ổ và trên bề mặt ổ trứng được che phủ bởi một lớp keo nhựa. Trứng được đẻ ở trên đầu chóp lá lúa, lá ngô, ở ngọn cỏ khô héo. Số lượng trứng mà mỗi trưởng thành cái đẻ được là phụ thuộc vào điều kiện thức ăn, điều kiện thời tiết và sự ăn thêm của trưởng thành.

Page 41: GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN QUẢN LÝ DỊCH HẠI TRÊN CÂY NGÔ

41

Hình 5.6: Ngài và sâu non cắn lá ngô Sâu non mới nở thường sống tập trung quanh ổ trứng một thời gian sau đó

mới phát tán đi gây hại. Sâu non sợ ánh sáng trực xạ nhất là đối với sâu non tuổi càng lớn nên vào những ngày nắng nóng chúng thường ẩn nấp ở mặt dưới lá, trong khóm lúa, trong nõn ngô, ở trong khe hở tự nhiên của đất hay ở bẹ lá; khi bị khua động thì nhả tơ phát tán sang cây khác hay là xuống phía dưới rồi tìm chỗ ẩn nấp. Sâu non tuổi càng lớn thì sức ăn càng mạnh nhất là từ tuổi 4 đến tuổi 6 (chiếm tới 90 % tổng lượng thức ăn của cả đời sâu).

Sâu non có thể di chuyển thành từng đàn lớn khi thức ăn đã cạn kiệt, chúng có thể di chuyển từ ruộng này sang ruộng khác hay từ cánh đồng này sang cánh đồng khác theo từng đàn lớn. Sâu non có tập tính giả chết, nó cuộn tròn mình lại khi bị khua động.

Sâu non đẫy sức chui xuống đất hoá nhộng ở gần gốc ngô còn với cây lúa nước thì sâu non đẫy sức hoá nhộng ngay ở bờ ruộng ở độ sâu khoảng 5 – 10 cm và trước khi hoá nhộng nó nhả tơ dệt với đất bột tạo thành một kén bằng đất sau đó mới chui vào kén hoá nhộng.

Quá trình phát triển cá thể của sâu cắn lá ngô (Leucania separata Walker) trải qua 4 giai đoạn, thời gian phát dục các giai đoạn có liên quan chặt chẽ với điều kiện sinh sống.

Page 42: GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN QUẢN LÝ DỊCH HẠI TRÊN CÂY NGÔ

42

Vòng đời trung bình của sâu cắn lá ngô (Leucania separata Walker) trên đồng ruộng là 40 – 43 ngày.

Quy luật phát sinh gây hại của sâu cắn lá ngô (Leucania separata Walker) trên đồng ruộng có liên quan chặt chẽ với các điều kiện sinh thái.

+ Điều kiện về nhiệt độ và độ ẩm không khí: nhiệt độ và độ ẩm là 2 yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng để trứng của trưởng thành, mật độ sâu non trên đồng ruộng và tỷ lệ vũ hoá trưởng thành của nhộng. Nhiệt độ 20 – 250C, độ ẩm không khí 87,3 – 97,7 % là thích hợp cho sâu cắn gié phát sinh gây hại. Với yêu cầu về nhiệt độ và độ ẩm không khí như vậy nên ở miền Bắc Việt Nam vào tháng 3 - tháng 4 có điều kiện thời tiết khá thích hợp (có nhiệt độ trung bình là 19 – 230C và độ ẩm không khí là 86 – 87 %) cho sâu sinh trưởng phát triển cho nên nên sâu phát sinh gây hại nặng trên ngô ở thời kỳ loa kèn.

Vào tháng 5 - tháng 9 có nhiệt độ trung bình cao (có nhiệt độ trung bình > 250C) nên không thích hợp cho sâu sinh trưởng phát triển cho nên sâu phát sinh ít và gây hại nhẹ.

Vào tháng 10 - tháng 11 có điều kiện thời tiết khá thuận lợi cho sâu sinh trưởng phát triển (có nhiệt độ trung bình < 250C, mưa nhiều, độ ẩm không khí cao) nên sâu phát sinh gây hại cho lúa mùa ở thời kỳ đòng trỗ và ngô đông xuân chính vụ.

Vào tháng 12 - tháng 2 năm sau có nhiệt độ trung bình thấp, độ ẩm không khí thấp nên không thuận lợi cho sâu cắn lá ngô (Leucania separata Walker) phát sinh gây hại.

Độ ẩm đất: Do nhộng nằm ở trong đất cho nên độ ẩm đất có ảnh hưởng rất lớn tới tỷ lệ vũ hoá của trưởng thành, nếu đất quá khô hay quá ẩm sẽ làm cho nhộng không thể vũ hoá trưởng thành được hoặc nếu có thì không bay được và khả năng đẻ trứng kém. Độ ẩm đất thích hợp cho nhộng vũ hoá trưởng thành là 20 – 25 %.

+ Giai đoạn sinh trưởng của cây trồng: sâu cắn lá ngô (Leucania separata Walker) có thể gây hại cho cây ngô từ khi cây còn nhỏ có 2-3 lá cho đến khi cây trổ cờ phun râu, còn với cây lúa sâu có thể gây hại từ giai đoạn mạ cho đến lúc lúa trỗ chín. Tuy nhiên chỉ có ở giai đoạn trổ cờ phun râu đối với cây ngô và ở giai đoạn làm đòng – trỗ đối với cây lúa là chịu ảnh hưởng lớn nhất đến năng suất sau này và chất lượng thức ăn ở các giai đoạn này là tốt nhất cho nên sức sinh sản của ngài ở thời kỳ này là cao, thời gian đẻ trứng kéo dài do đó mật độ sâu non trên đồng ruộng cao nếu gặp điều kiện thời tiết thích hợp.

Page 43: GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN QUẢN LÝ DỊCH HẠI TRÊN CÂY NGÔ

43

Mật độ cây trồng: Nếu mật độ cao sẽ tạo điều kiện tiểu khí hậu thuận lợi cho sâu phát sinh gây hại vì làm cho cây nhanh khép tán, tạo ra độ ẩm cao trong ruộng, tạo ra sự chênh lệch về nhiệt độ ngày và đêm thấp …

+ Chân đất: Sâu phát sinh nhiều trên những cánh đồng trũng, thấp, cỏ rậm rạp, khó tưới tiêu nước, có độ ẩm cao, đất cát pha, đất thịt nhẹ.

+ Thời vụ gieo trồng: Thời vụ gieo trồng không tập trung sẽ tao điều kiện cho sâu phát sinh gây hại lai dai.

+ Thiên địch: Thiên địch của sâu cắn lá ngô (Leucania separata Walker) có ảnh hưởng rất lớn tới mật độ sâu non gây hại trên đồng ruộng trong đó điển hình nhất là 2 loài ong ký sinh là ong đen kén trắng – Apanteles sp. và ong kén vàng – Opius sp. ký sinh trên sâu non. Ngoài ra trên sâu non còn bị vi khuẩn đen và vi khuẩn đỏ ký sinh gây bệnh.

Hàng năm sâu cắn lá ngô (Leucania separata Walker) có thể phát sinh 6 lứa nhưng nó chỉ phát sinh gây hại vào 2 giai đoạn chính:

Giai đoạn 1: Từ cuối tháng 1 đến đầu tháng 4, giai đoạn này nó gây hại trên ngô là chính.

Giai đoạn 2: Từ tháng 9 đến tháng 11, giai đoạn này nó gây hại trên lúa vụ mùa và ngô đông xuân chính vụ. 3.1.3. Biện pháp quản lý

Sau mỗi vụ thu hoạch hay trước khi trồng cần cày đất và ngâm nước ruộng trong một khoảng thời gian để tiêu diệt nhộng còn tồn tại trong đó.

Do sâu hoạt động mạnh vào lúc sáng sớm và chiều mát nên vào những thời điểm đó chúng ta thường xuyên đi kiểm tra và bắt sâu.

Dùng bẫy bả chua ngọt khi thấy trưởng thành xuất hiện và nên tiến hành vào cuối tháng 9 – tháng 12, bả chua ngọt có thành phần:

4 phần mật (2 phần đường đen) + 4 phần giấm (1phần rượu) + 1 phần rượu (1 phần giấm + 2 phần nước) + 1/100 thuốc trừ sâu Ofatox (Furadan 3G). Bả độc này được tẩm vào các bó rơm sau đó đem treo trên ruộng.

Khi sâu phát sinh với số lượng lớn (thành dịch) thì cần tổ chức khu cách ly hoặc đào rãnh ngăn sâu di chuyển thành từng đàn lớn từ khu vực có dịch sang khu vực chưa có dịch.

Bảo vệ, khích lệ cho nhóm kẻ thù tự nhiên của sâu cắn lá ngô (Leucania separata Walker) phát triển với số lượng đủ lớn để có thể khống chế được mật độ sâu non trên đồng ruộng, đặc biệt là đối nhóm ong ký sinh trong đó có ong

Page 44: GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN QUẢN LÝ DỊCH HẠI TRÊN CÂY NGÔ

44

đen kén trắng và ong ký sinh kén vàng - nhất là trong vụ ngô đông xuân sâu non thường có tỷ lệ ký sinh cao.

Khi sâu phát sinh với số lượng lớn có thể sử dụng thuốc trừ sâu để khống chế mật độ, các thuốc trừ sâu cho hiệu quả tốt như: Diazinon 50 EC, Dipterx 80SP, Malathion 50 EC, phun vào lúc mà thấy các điều kiện về thời tiết thích hợp cho sâu phát sinh thành dịch.

3.2. loài Leucania loreyi Dup,họ ngài đêm: Noctuidae, Bộ cánh vảy Lepidoptera 3.2.1 Triệu chứng gây hại

Hàng năm sâu cắn lá ngô gây tác hại quan trọng đối với cây ngô trong vụ đông xuân ở các tỉnh thuộc đồng bằng và trung du Bắc Bộ, có nhiều năm sâu đã phát sinh thành dịch đã làm cho cả cánh đồng bị mất trắng như ở các bãi ngô ven sông thuộc các huyện Gia Lâm - Hà Nội, Văn Giang - Khoái Châu – Hưng Yên, Phú Xuyên & Thường Tín - Hà Tây năm 1982.

Đây là loài sâu ăn lá, cho nên đã ảnh hưởng rất lớn tới các hoạt động quang hợp và tích luỹ các chất dinh dưỡng của cây ngô đặc biệt là khi cây ngô còn non mà bị gây hại nặng thì cây không thể sinh trưởng phát triển được.

Page 45: GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN QUẢN LÝ DỊCH HẠI TRÊN CÂY NGÔ

45

Triệu chứng gây hại: Sâu non tuổi nhỏ ăn lá non hay lá cả bông cờ còn sâu non tuổi lớn thường gặm khuyết phiến lá có khi chỉ còn trơ lại gân chính, khi cây ngô trỗ cờ sâu non có thể chui vào bắp ăn hạt non, ăn râu ngô làm tỷ lệ kết hạt ở bắp giảm đi. 3.2.2. Quy luật phát sinh, phát triển

Ngài (trưởng thành) thường hoạt động về ban đêm, còn ban ngày thì ẩn nấp ở trong bẹ lá ngô, ở các bờ cỏ xung quanh ruộng. Ngài có xu tính với ánh sáng đèn yếu nhưng lại bị hấp dẫn bởi mùi vị chua ngọt và có tính ăn thêm, thường sau khi vũ hoá trưởng thành tìm hoa để hút mật. Ngài đẻ trứng thành từng ổ xếp liền nhau ở trên các lá non, trên bẹ lá, trên cờ hoặc râu ngô. trung bình mỗi trưởng thành cái có thể đẻ được 200 – 300 quả trứng, có trưởng thành cái đẻ tới 1000 quả trứng.

Sâu non từ khi nở cho đến khi hoá nhộng thường không dời khỏi cây ngô, nhưng khi sâu phát sinh thành dịch thì nó có thể bò từ ruộng này sang ruộng khác để gây hại (vì thiếu thức ăn). Sâu non hoạt động mạnh về ban đêm còn ban ngày thì ẩn nấp ở trong nõn ngô, trong bẹ lá hoặc chui xuống các khe hở của ruộng ở gần gốc cây.

Sâu non đẫy sức hoá nhộng ở trong đất ở độ sâu 2 – 5 cm khi cây ngô còn nhỏ (khi nó có dưới 10 lá) hoặc hoá nhộng ở trên cây trong các bẹ lá, lá bi hoặc ở trong bắp khi cây ngô đã lớn. Sâu non có 6 tuổi.

Quá trình phát triển cá thể của sâu cắn lá ngô trải qua 4 giai đoạn, thời gian phát dục các giai đoạn của sâu có liên quan chặt chẽ với điều kiện sinh sống.

Quy luật phát sinh gây hại của sâu cắn lá ngô trên đồng ruộng có liên quan chặt chẽ với các điều kiện sinh thái.

+ Điều kiện về nhiệt độ và độ ẩm: Sâu phá hại chủ yếu ở ngô vụ đông xuân từ tháng 12 cho đến tháng 3 năm sau và nặng nhất là vào tháng 1 và tháng 2, đặc biệt là trong những năm mà ngô vụ đông xuân có mưa phùn nhiều thì sâu thường phát sinh với số lượng lớn và gây hại nặng. Vụ ngô hè thu sâu cắn lá ngô phát sinh ít và gây hại nhẹ vì khi đó điều kiện thời tiết khô hanh nên không thích hợp cho sâu sinh trưởng và phát dục.

+ Điều kiện địa thế: Sâu thường phát sinh với số lượng lớn và gây hại nặng ở những ruộng ngô ven sông, các bãi đất bồi phù xa.

+ Chân đất và độ ẩm đất: Sâu sống cả ở trong đất và trên cây ngô cho nên chân đất và độ ẩm đất có ảnh hưởng trực tiếp tới pha sâu non và nhộng của sâu cắn lá ngô. Đất quá khô hay quá ẩm sẽ là cho sâu non bị chết nhiều, nhộng

Page 46: GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN QUẢN LÝ DỊCH HẠI TRÊN CÂY NGÔ

46

không vũ hoá được. Sâu sinh trưởng và phát triển thích hợp trên các chân đất cát pha, thịt nhe nhất là trên các chân đất phù xa ven sông.

+ Thiên địch: Ký sinh: Cả hai loài sâu cắn lá ngô trên thường bị giống ong đen kén trắng

(Apateles sp.) ký sinh, trong đó điển hình nhất là loài Apanteles ruficrus đây là loài ong ký sinh có tính chuyên hoá hẹp và được coi như là yếu tố gây chết chủ yếu trong tự nhiên của 2 loài sâu cắn lá ngô, ong đen kén trắng thường bắt gặp nhiều trong các tháng từ tháng 10 cho đến tháng 4 năm sau. Ngoài ra còn có các loài ong ký sinh thuộc họ ong đùi to – Chalcidae ký sinh trên nhộng, ruồi họ – Tachinidae ký sinh trên sâu non và nhộng, các loài ong này thường bắt gặp trong các tháng 2 và tháng 3.

Vi sinh vật gây bệnh: Một số loài nấm trắng thuộc bộ Entomophthorales, các loài nấm gây bệnh này thường bắt gặp trong các thời kỳ có độ ẩm không khí cao vào tháng 4 – tháng 4.

Hàng năm sâu cắn lá ngô có thể phát sinh 7 – 8 lứa, chúng thường gây hại trên các trà ngô đông xuân gieo muộn trong tháng 12 (lúc này cây ngô còn non mới có 5-6 lá). 3.2.3. Biện pháp quản lý

Vệ sinh đồng ruộng, làm sạch cỏ dại trong ruộng và xung quanh bờ để cắt đứt nơi cư trú và nguồn thức ăn của trưởng thành và của sâu non khi mà cây trồng chính đã thu hoạch và chúng sẽ cư trú ở đó đợi đến vụ ngô tiếp theo để tiếp tục gây hại nếu như chúng ta không thực hiện tốt công tác vệ sinh đồng ruộng.

Nơi nào bị hại nặng thì cần có chế độ luân canh với các cây trồng khác không phải là ký chủ phụ của sâu cắn lá ngô và tốt nhất là luân canh với cây lúa nước.

Sử dụng bả độc chua ngọt để thu bắt trưởng thành nhất là trong vụ ngô đông xuân từ tháng 12 – tháng 2 năm sau.

Xác định thời vụ gieo trồng thích hợp để tránh giai đoạn cây ngô có 5- 8 lá rơi vào các tháng 1 – tháng 2 (khi mà điều kiện thời tiết khá thuận lợi cho sâu phát sinh phát triển).

Vào sáng sớm hoặc chiều tối sâu non thường hoạt động mạnh do đó chúng ta có thể đi thu bắt sâu non vào khoảng thời gian này.

Sử dụng thuốc trừ sâu để khống chế mật độ khi sâu cắn lá ngô phát sinh với số lượng lớn, các thuốc có thể sử dụng là: Vifel 50 ND, Furadan 3 G..

Page 47: GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN QUẢN LÝ DỊCH HẠI TRÊN CÂY NGÔ

47

4. Rệp hại cờ ngô (Rhopalosiphum maydis Fitch, Họ rệp muội: Aphididae: Bộ cánh đều: Homoptera) 4.1. Triệu chứng gây hại

Rệp ngô thường xuất hiện và gây hại rất sớm ở tất cả các thời vụ trồng ngô trong năm và thường gây hại ở trong nõn ngô và ở mặt trên lá là chủ yếu ở thời kỳ cây ngô còn non; ngoài ra rệp ngô còn có thể gây hại trên bông cờ và lá bao cờ khi cây ngô chưa trổ cờ, rồi cả lá bao bắp thứ 2 và thứ 3 kể từ ngoài vào trong ở giai đoạn cây mang bắp.

Cả trưởng thành và ấu trùng đều gây hại cho cây ngô, chúng chích hút nhựa cây trên bẹ lá, trong nõn, trên bông cờ và lá bao cho nên đã làm ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển của cây ngô và sự phát triển của bắp non; đặc biệt nếu mật độ rệp ở bông cờ cao sẽ làm cho bông cờ bị khô nên bắp hình thành sẽ ít hạt và bị lép; còn ở giai đoạn ngô mang bắp mà bị gây hại nặng thì thường làm cho bắp nhỏ, ít hạt.

Page 48: GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN QUẢN LÝ DỊCH HẠI TRÊN CÂY NGÔ

48

Hình 5.7: Rệp cờ hại ngô Ngoài gây hại trực tiếp trên rệp ngô còn gây hại gián tiếp cho cây ngô

bằng cách: + Là môi giới truyền nhiều loại bệnh virus nguy hiểm cho cây ngô, trong

các loại bệnh virus mà rệp cờ ngô truyền thì bệnh khảm lùn cây ngô - Maize dwraf mosaic virus là bệnh gây hại nặng và phổ biến trên cây ngô ở Việt Nam.

+ Chất đường mật do rệp thải ra đã thu hút nấm muội đen đến sinh trưởng phát triển nên làm ảnh hưởng đến quá trình quang hợp và đồng hoá các chất hữu cơ cho cây. 4.2. Quy luật phát sinh, phát triển

Rệp trưởng thành cái ở Việt Nam sinh sản theo phương thước đơn tính đẻ con, trong một quần thể rệp chúng ta có thể bắt gặp nhiều loại hình cùng sinh sống: rệp cái không cánh, rệp cái có cánh, và rệp non. Cả trưởng thành và ấu trùng của rệp ngô đều tập trung sống thành từng đám lớn dày đặc hoặc thành từng đám nhỏ (5- 6 con) để gây hại, chúng gây hại chủ yếu trên các bộ phận non của cây như: nõn ngô, bẹ lá, bông cờ, lá bao.

Giữa hai loại hình rệp có cánh và không cánh thì loại hình rệp không cánh có sức sinh sản lớn hơn, vòng đời ngắn hơn loại hình rệp có cánh, cho nên chính loại hình rệp không cánh là nhât tố làm gia tăng mật độ quần thể khi điều kiện sing sống thuận lợi, còn loại hình rệp có cánh là nhân tố giúp rệp phát tán quần thể rệp ra khắp cánh đồng từ những ổ rệp ban đầu. Ví dụ trung bình một trưởng thành cái có cánh đẻ được 4 con trong thời gian 4 - 6 ngày trong khi đó một

Page 49: GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN QUẢN LÝ DỊCH HẠI TRÊN CÂY NGÔ

49

trưởng thành cái không cánh đẻ được 50 – 60 con trong khoảng thời gian 4- 6 ngày.

Trong quần thể rệp sự xuất hiện loại hình có cánh nhiều hay không cánh nhiều là phụ thuộc vào điều kiện sinh sống (điều kiện về thức ăn và điều kiện thời tiết), nếu điều kiện sinh sống thích hợp (thức ăn nhiều và điều kiện thời tiết thích hợp) thì trong quần thể rệp loại hình không cánh chiếm ưu thế để gia tăng số lượng quần thể nhưng đến khi mật độ quá cao và thức ăn kém thì trong quần thể rệp loại hình có cánh chiếm ưu thể để giúp chúng phát tán đi nơi khác có điều kiện sinh sống thích hợp hơn nơi cũ.

Tới nơi ở mới những con rệp cái có cánh này lại sinh sản theo phương thức đơn tính đẻ con và chúng sinh ra những con rệp cái không cánh và những con rệp này lại tiếp tục sinh sản theo phương thức đơn tính đẻ con. Đến cuối vụ ngô khi mà cây đã già, thức ăn không còn thích hợp và đáp ứng đủ cho nhu cầu của rệp nữa thì trong quần thể rệp lại xuất hiện nhiều loại hình rệp cái có cánh để phát tán sang các cây ký chủ phụ khác để tiếp tục sinh trưởng và phát dục và đợi đến vụ ngô tiếp theo rệp trưởng thành cái có cánh lại bay đến đẻ con và tiếp tục quá trình gây hại

Ấu trùng có 4 tuổi, tập quán sinh sống của ấu trùng giống trưởng thành nhưng chỉ có điều là nó chưa có cánh.

Quá trình phát triển cá thể của rệp ngô trải qua 2 giai đoạn, thời gian phát dục các giai đoạn của rệp phụ thuộc rất lớn vào điều kiện sinh sống, nhưng nhìn chung là thời gian phát dục của các pha là ngắn.

Quy luật phát sinh gây hại của rệp ngô trên đồng ruộng có liên quan chặt chẽ với:

+ Điều kiện nhiệt độ và ẩm đô: Rệp ngô có thể phát sinh gây hại quanh năm nhưng thường xuất hiện nhiều vào tháng 10 – tháng 11, phát sinh với số lượng lớn và gây hại nặng vào tháng 1 – tháng 2 khi mà độ ẩm không khí cao. Từ tháng 4 trở đi khi nhiệt độ tăng cao dần thì mật độ rệp trên đồng ruộng cũng giảm nhanh cho nên trong mùa hè chỉ thấy rệp ngô xuất hiện rất ít.

+ Lượng mưa: Do rệp có kích thước cơ thể nhỏ nên nếu lượng mưa lớn thì rệp dễ bị rửa trôi xuống đất theo nước mưa nên sau trận mưa không còn thấy rệp sinh sống trên cây ngô nữa.

+ Phân bón: trưởng thành rệp ngô thường thích bay đến những ruộng ngô xanh tốt để đẻ con, đầu tiên trên cây, rồi từ các ổ rệp ban đầu đó chúng sinh sôi và phát tán ra cả ruộng, do vây chế độ bón phân hợp lý sẽ có tác dụng làm giảm khả năng gây hại của rệp hay là có tác dụng là giảm sự gia tăng mật độ quần thể rệp.

Page 50: GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN QUẢN LÝ DỊCH HẠI TRÊN CÂY NGÔ

50

+ Mật độ: Rệp ngô phát triển nhiều trên các ruộng ngô trồng dày hoặc trong điều kiện thiếu ánh sáng.

+ Thời vụ rệp ngô có thể gây hại ở tất cả các thời vụ trồng ngô nhưng phát sinh với số lượng lớn và gây hại nặng cho ngô vụ đông xuân (ở giai đoạn tung phấn) và ngô vụ xuân hè (ở giai đoạn ngô có bắp).

+ Giai đoạn sinh trưởng của cây trồng: Rệp ngô có thể gây hại từ khi cây ngô nhu lá non đầu tiên cho đến thời kỳ ngô chín sáp (chủ yếu từ giai đoạn ngô có 7 – 8 lá cho đến khi cây ngô ở giai đoạn chín sáp), mật độ rệp ngô lớn nhất ở thời kỳ cây bắt đầu trổ cờ nhưng lại giảm rất nhanh vào giai đoạn ngô tung phấn.

+ Thiên địch: Quan trong nhất là các loài bọ rùa thuộc họ – Coccinellidae và ruồi ăn rệp thuộc họ – Syrphidae

Bọ rùa chữ nhân: Coccinella repanda Thunb Bọ rùa 6 vằn: Menochilus sexmaculatus (Fabr) Bọ rùa Nhật Bản: Propylea japonica (Thunb) Bọ rùa 2 mảng đỏ: Lemnia biplagiata Swartz Bọ rùa 8 vằn: Harmonia octomaculata Fabr Bọ rùa đỏ: Micrapis discolor (Fabr) Ấu trùng ruồi: Sirphus balteatus

Page 51: GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN QUẢN LÝ DỊCH HẠI TRÊN CÂY NGÔ

51

Đó là những loài thiên địch có vai trò quan trọng trong việc hạn chế sự

phát sinh gây hại của rệp ngô trên đồng ruộng. 4.3. Biện pháp quản lý

Sau mỗi vụ thu hoạch cần thu dọn tàn dư cây trồng để cắt đứt nơi cư trú và nguồn thức ăn cho rệp ngô.

Trồng với mật độ hợp lý, tỉa cây sớm, bón phân hợp lý để tạo sự thông thoáng cho ruộng ngô và cũng là tạo điều kiện cho cây ngô sinh trưởng phát triển tốt nhất là ở giai đoạn cây con trong vụ đông xuân để hạn chế sự phát sinh gây hại của rệp.

Trồng xen cây ngô với cây đậu tương có tác dụng tăng cường hoạt động của nhóm kẻ thù tự nhiên của rệp ngô nhất là nhóm bọ rùa và nhóm giòi ăn rệp.

Page 52: GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN QUẢN LÝ DỊCH HẠI TRÊN CÂY NGÔ

52

Tăng cường hoạt động của nhóm thiên địch bằng cách đa dạng hoá cây trồng trên cùng một diện tích và hạn chế phun thuốc hoá học và nếu có phun thuốc thì cần chon những thuốc có phổ tác động hẹp và phân huỷ nhanh.

Khi rệp phát sinh với số lượng lớn có thể sử dụng một số thuốc trừ sâu để khống chế mật độ như: Pegasus 900 DD, Sherpa….

B. Câu hỏi ôn tập - Trình bày triệu chứng gây hại của sâu đục thân và biện pháp quản lý? - Trình bày triệu chứng gây hại của sâu xám và biện pháp quản lý? - Trình bày triệu chứng gây hại của sâu cắn lá và biện pháp quản lý? - Trình bày triệu chứng gây hại của rệp cờ và biện pháp quản lý?

C. Ghi nhớ: - Triệu chứng gây hại, quy luật phát sinh, phát triển của sâu đục thân và biện

pháp quản lý. - Triệu chứng gây hại, quy luật phát sinh, phát triển của sâu xám và biện pháp

quản lý. - Triệu chứng gây hại, quy luật phát sinh, phát triển của sâu cắn lá và biện pháp

quản lý. - Triệu chứng gây hại, quy luật phát sinh, phát triển của rệp cờ và biện pháp

quản lý.

Page 53: GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN QUẢN LÝ DỊCH HẠI TRÊN CÂY NGÔ

53

Bài 3: BỆNH HẠI

Mục tiêu: - Trình bày được các đặc điểm, quy luật phát sinh, phát triển của các loại

bệnh hại trên cây ngô - Chọn và sử dụng đúng các loại thuốc trừ bệnh để phòng trừ đạt hiệu quả

cao nhất. - Nâng cao trách nhiệm trong việc sử dụng thuốc bảo vệ môi trường đối

với sức khỏe con người và môi trường sinh thái. A. Nội dung:

1. Bệnh đốm lá lớn (Helminthosporium turcicum Pass. = Bipolaris turcica (Pass.) Shoemaker)

Bệnh đốm lá ngô bao gồm hai loại đốm lá nhỏ và đốm lá lớn là bệnh phổ biến nhất ở tất cả các vùng trồng ngô trên thế giới và ở nước ta. Mức độ tác hại của bệnh phụ thuộc vào từng giống, từng vùng và chế độ canh tác khác nhau: đối với một số giống ngô lai (Iova, Ganga 2, Ganga 5, Vijay) và một số giống ngô lai (LVN 4, LVN 10, Q2) trồng ở một số chân đất xấu, do chăm sóc kém thì tác hại của bệnh khá rõ rệt, làm cây sinh trưởng kém, lá chóng tàn lụi, thậm chí cây con có thể chết, năng suất ngô giảm sút nhiều (khoảng 12 - 30%). 1.1. Triệu chứng gây hại

Bệnh đốm lá nhỏ và đốm lá lớn trên ngô có triệu chứng khác nhau hẳn, tuy nhiên cả hai bệnh này đều xuất hiện và gây hại chủ yếu ở phiến lá và ở bắp hạt:

Bệnh đốm lá lớn có vết bệnh khác hẳn: vết bệnh dài có dạng sọc hình thoi không đều đặn, màu nâu hoặc xám bạc, không có quầng vàng.

Page 54: GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN QUẢN LÝ DỊCH HẠI TRÊN CÂY NGÔ

54

Hình 5.8: Vết bệnh đốm lá lớn

Kích thước vết bệnh lớn 16 - 25 x 2 - 4mm, có khi vết bệnh kéo dài tới 5 - 10cm, nhiều vết bệnh có thể liên kết nối tiếp nhau làm cho lá dễ khô táp, rách tươm ở đoạn chót lá. Bệnh thường xuất hiện ở lá phía dưới rồi lan dần lên các lá phía trên. Trên vết bệnh khi trời ẩm dễ mọc ra một lớp nấm đen nhọ là các cành bào tử phân sinh và bào tử phân sinh của nấm gây bệnh. 1.2. Quy luật phát sinh, phát triển

Bipolaris turcica có cành bào tử phân sinh thô hơn, màu vàng nâu có nhiều ngăn ngang, kích thước khoảng 66 - 262 x 7,7- 11cm. Bào tử phân sinh tương đối thẳng, ít khi cong, có từ 2 - 9 ngăn ngang, phần lớn 4 - 5 ngăn ngang, màu nâu vàng, kích thước 45 - 152 x 15 - 2 5 cm. Nấm sinh trưởng thích hợp nhất ở nhiệt độ 28 - 300C.

Bệnh đốm lá lớn phát sinh muộn hơn, thường ít xuất hiện ở giai đoạn 3 - 5 lá (giai đoạn đầu sinh trưởng) mà phần lớn tập trung phá hại nhiều từ 7 - 8 lá đến các giai đoạn về sau; bệnh phát sinh trước hết ở lá già, lá bánh tẻ rồi lan dần lên các lá phía trên ngọn, lây bệnh cả vào áo bắp. Bệnh phát triển mạnh và gây tác hại rõ rệt ở những nơi mà kỹ thuật chăm bón không tốt, đất chặt, xấu, dễ đóng váng, bón phân ít, ruộng hay bị mưa úng, trũng, cây sinh trưởng chậm, vàng, thấp. Bệnh lây lan nhanh bằng bào tử phân sinh xâm nhập qua lỗ khí hoặc có khi trực tiếp qua biểu bì. Thời kỳ tiềm dục dài hay ngắn thay đổi theo tuổi cây và trạng thái lá, nói chung kéo dài khoảng 3 - 8 ngày.

Bào tử phân sinh tồn tại trên hạt giống và sợi nấm tồn tại trong tàn dư lá cây ở đất đều là nguồn bệnh quan trọng. Hiện nay, trên đồng ruộng các giống ngô nhập nội và các giống ngô lai bị bệnh đốm lá khá nhiều và gây tác hại đáng

Page 55: GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN QUẢN LÝ DỊCH HẠI TRÊN CÂY NGÔ

55

kể ở nhiều vùng trồng ngô trong cả nước. Các giống ngô lai trồng phổ biến ở nhiều vùng trong cả nước hiện nay, đặc

biệt ở các tỉnh miền núi và trung du Bắc bộ như DK - 888, DK- 999, LVN 4 , LVN 10, nếp trắng địa phương, tẻ đỏ và Bioseed 9681, P11, Q2, .... là những giống có khả năng xuất hiện bệnh đốm lá song cũng tuỳ thuộc vào điều kiện canh tác ở từng thời vụ khác nhau mà tỷ lệ bệnh biểu hiện ở các mức độ khác nhau. 1.3. Biện pháp quản lý

Phòng trừ bệnh đốm lá trước hết phải chú trọng đến các biện pháp thâm canh, tăng cường sinh trưởng phát triển của cây ngô, nhờ đó đảm bảo cho cây ít bị bệnh và hạn chế tác hại của bệnh. Vì vậy, phải coi trọng việc chọn đất thích hợp để trồng ngô, không để mưa úng, trũng khó thoát nước, cày bừa kỹ, vùi tàn dư lá bệnh còn sót lại xuống lớp đất sâu để diệt nguồn bệnh ở lá cũ, thực hiện gieo ngô đúng thời vụ để cây mọc đều và nhanh, cây phát triển tốt.

Bón phân đầy đủ N, P, K đồng thời chú ý tưới nước trong thời kỳ khô hạn nhất là giai đoạn đầu của cây ngô.

Trong thời gian sinh trưởng có thể tiến hành phun thuốc: dung dịch Boođô 1%; Tilt 250EC (0,3 - 0,5 l/ha); Benlate - C 50WP (1,5 kg/ha); Dithane M45 - 80WP (1,5kg/ha) phun vào thời kỳ cây nhỏ 3- 4 lá, 7 - 8 lá và trước trổ cờ, đồng thời kết hợp với bón thúc NPK.

Hạt ngô trước khi gieo trồng cần được xử lý bằng thuốc trừ nấm TMTD 3 kg/tấn hạt, bắp hạt sau khi thu hoạch cần phơi sấy khô, nhất là đối với các bắp để làm giống cho năm sau.2. . Bệnh đốm lá nhỏ (Helminthosporium maydis Nisik. = Bipolaris maydis (Nisik. et. Miyake) Shoem) 2.1. Triệu chứng gây hại

Bệnh đốm lá nhỏ có vết bệnh nhỏ như mũi kim, hơi vàng sau đó lớn rộng ra thành hình tròn hoặc bầu dục nhỏ, kích thước vết bệnh khoảng 5 - 6 x 1,5mm, màu nâu hoặc ở giữa hơi xám, có viền nâu đỏ, nhiều khi vết bệnh có màu quầng vàng. Bệnh hại ở lá, bẹ lá và hạt.

Page 56: GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN QUẢN LÝ DỊCH HẠI TRÊN CÂY NGÔ

56

Hình 5.9: Vết bệnh đốm lá nhỏ Bệnh đốm lá nhỏ do nấm Bipolaris maydis (Nisik. et. Miyake) Shoem. gây

ra. Bệnh đốm lá lớn do nấm Bipolaris turcica (Pass.) Shoemaker gây ra. Cả hai loài nấm trên đều thuộc họ Pleosporaceae, lớp Nấm Bất toàn, giai đoạn hữu tính thuộc lớp Nấm Túi. Bipolaris maydis có cành bào tử phân sinh thẳng hoặc hơi cong, màu vàng nâu nhạt, có nhiều ngăn ngang, kích thước 162 - 487 x 5,1 - 8,9 cm. Bào tử phân sinh hình con thoi hơi cong, đa bào, có 2 - 15 ngăn ngang, thường là 5 - 8 ngăn, màu vàng nâu nhạt, kích thước 30 - 115 x 10 – 17 cm. Bào tử phân sinh hình thành thích hợp nhất ở nhiệt độ 20 - 300C, nảy mầmtrong phạm vi nhiệt độ tương đối rộng, thích hợp nhất ở 26 - 320C; nhiệt độ quá thấp (<400C) hoặc quá cao (>420C) bào tử không nẩy mầm. Sợi nấm sinh trưởng thích hợp ở 28 - 300C, nhiệt độ tối thiểu 10 - 120C, tối cao là 350C, bào tử phân sinh có sức chịu đựng khá với điều kiện khô, nhất là khi bám trên hạt giống có thể bảo tồn được hàng năm. 2.2. Quy luật phát sinh, phát triển

Bệnh đốm lá nói chung đều phát sinh phát triển mạnh trong điều kiện nhiệt độ tương đối cao, trời ấm áp, mưa ẩm nhiều nên bệnh thường tăng nhanh ở giai đoạn cây đã lớn, nhất là từ khi có cờ trở đi. Tuy nhiên, trong những điều kiện cây ngô sinh trưởng kém, thời tiết bất lợi, cây mọc chậm, bệnh đều có thể phát sinh phá hại sớm hơn và nhiều hơn ngay từ giai đoạn đầu sinh trưởng (2 - 3 lá) cho đến chín.

Page 57: GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN QUẢN LÝ DỊCH HẠI TRÊN CÂY NGÔ

57

2.3. Biện pháp quản lý

Phòng trừ bệnh đốm lá trước hết phải chú trọng đến các biện pháp thâm canh, tăng cường sinh trưởng phát triển củ cây ngô, nhờ đó đảm bảo cho cây ít bị bệnh và hạn chế tác hại của bệnh. Vì vậy, phải coi trọng việc chọn đất thích hợp để trồng ngô, không để mưa úng, trũng khó thoát nước, cày bừa kỹ, vùi tàn dư lá bệnh còn sót lại xuống lớp đất sâu để diệt nguồn bệnh ở lá cũ, thực hiện gieo ngô đúng thời vụ để cây mọc đều và nhanh, cây phát triển tốt.

Bón phân đầy đủ N, P, K đồng thời chú ý tưới nước trong thời kỳ khô hạn nhất là giai đoạn đầu của cây ngô.

Trong thời gian sinh trưởng có thể tiến hành phun thuốc: dung dịch Boođô 1%; Tilt 250EC (0,3 - 0,5 l/ha); Benlate - C 50WP (1,5 kg/ha); Dithane M45 - 80WP (1,5kg/ha) phun vào thời kỳ cây nhỏ 3- 4 lá, 7 - 8 lá và trước trổ cờ, đồng thời kết hợp với bón thúc NPK.

Hạt ngô trước khi gieo trồng cần được xử lý bằng thuốc trừ nấm TMTD 3 kg/tấn hạt, bắp hạt sau khi thu hoạch cần phơi sấy khô, nhất là đối với các bắp để làm giống cho năm sau. 3. Bệnh khô vằn (Rhizoctonia solani Kuhn)

Bệnh khô vằn là bệnh nấm nguy hiểm nhất trên các giống ngô mới hiện nay đang trồng rộng rãi ở khắp các miền trồng ngô nước ta. Tuỳ theo mức độ bị bệnh năng suất ngô trung bình bị giảm từ 20 - 40%. Cây ngô bị bệnh có vết bệnh leo cao tới bắp, bông cờ thì tác hại rất lớn có thể làm mất năng suất 70% và hơn thế nữa.

Hình 5.10: Vết bệnh khô vằn trên lá ngô

Page 58: GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN QUẢN LÝ DỊCH HẠI TRÊN CÂY NGÔ

58

3.1. Triệu chứng gây hại

Bệnh hại trên các bộ phận phiến lá, bẹ lá, thân và bắp ngô tạo ra các vết bệnh lớn màu xám tro, loang lổ đốm vằn da hổ, hình dạng bất định như dạng đám mây. Vết bệnh lan từ các bộ phận phía gốc cây lên tới áo bắp và bắp ngô, bông cờ làm cây, lá úa vàng tàn lụi, khô chết bắp thối khô. Vết bệnh khô vằn ngô cũng tương tự vết bệnh khô vằn hại trên lúa.

Bệnh do nấm Rhizoctonia solani Kuhn gây ra, thuộc lớp Nấm Trơ

(Mycelia sterilia); ở giai đoạn hữu tính là Thanatephorus cucumeris (Frank) Donk thuộc lớp Nấm đảm. Nấm này là loài nấm đa thực có phổ ký chủ rất rộng (lúa, ngô, khoai tây, thuốc lá, lạc, cà chua, bông, cải bắp, đậu đỗ, bèo tây,....) nhưng loài nấm này có rất nhiều chủng loại các nhóm liên hợp AG (Anatomis group) khác nhau khi hại trên các cây trồng khác nhau. Những mẫu khô vằn hại ngô (Hà Tây, Hà Nội, Thanh Hoá, ....) đã xác định được nấm gây bệnh thuộc nhóm AG1- type 1 (AG1- 1A) theo hệ thống giám định Rhizoctonia solani của Baruch Such và cộng tác viên năm 1998. Chúng là loại có hạch tương đối lớn 1,1 - 2,6mm, màu nâu không đồng đều, dạng tròn, sợi nấm có tốc độ sinh trưởng nhanh khoảng 30mm/ngày trên môi trường PDA ở nhiệt độ cao 28 - 300C. Các nguồn nấm trên ngô có thể lây bệnh chéo trên lúa và ngược lại từ lúa trên ngô. Tỷ lệ phát bệnh cao, tỷ lệ tiềm dục ngắn 4 - 5 ngày. Nguồn bệnh tồn tại chủ yếu trên tàn dư cây bệnh, trong đất ở dạng hạch nấm có sức sống lâu dài trên một năm.

Hình 5.11: Vết bệnh khô vằn trên thân

3.2. Quy luật phát sinh, phát triển

Bệnh gây hại ở các vụ ngô đông, xuân và hè thu. Ở vụ ngô xuân

Page 59: GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN QUẢN LÝ DỊCH HẠI TRÊN CÂY NGÔ

59

bệnh hại nặng thường phát sinh vào thời kỳ 6 - 7 lá, sau đó phát triển mạnh tăng nhanh tỷ lệ bệnh vào thời kỳ ra bắp đến thu hoạch làm khô chết cây con, hoặc thối hỏng bắp ngô. Bệnh hại nghiêm trọng trên các giống ngô mới như LVN - 10, DK - 888, Bioseed 9681,v.v.....

Các yếu tố thời vụ, chế độ tưới nước, mức bón phân đạm, mật độ gieo trồng đều có ảnh hưởng tới mức độ nhiễm bệnh khô vằn trên ngô. Thời vụ gieo muộn (vụ xuân), tưới nhiều, bón phân đạm quá nhiều (trên 12 kg N/sào Bắc bộ), một độ trồng dầy (> 2.500 cây/sào Bắc bộ) đều có thể nhiễm bệnh khô vằn ở mức cao hơn so với thời vụ gieo sớm, bón đạm vừa phải, cân đối và trồng mật độ thấp hơn (1.700 cây/sào). 3.3. Biện pháp quản lý

Chọc lọc trồng những giống ngô ít nhiễm bệnh, hạt giống tốt, gieo đúng thời vụ. Mật độ trồng vừa phải, không trồng quá dầy, tránh úng đọng nước.

Vệ sinh đồng ruộng, thu dọn tiêu huỷ các tàn dư thân lá cây ngô bệnh sau thu hoạch. Làm đất, ngâm nước ruộng để diệt trừ nguồn bệnh là hạch nấm và tàn dư trong đất.

Khi bệnh xuất hiện có thể phun thuốc Validacin 5SL (1,5 l/ha); Tilt super 300ND 0,1% ( 0,4 l/ha); Rovral 50WP - 0,2% (1,5 kg/ha). Phun 2 - 3 lần cách nhau 10 ngày, kết hợp tỉa bóc lá bệnh khô chết trên cây.

Bón chế phẩm Trichoderma vào đất trước khi gieo trồng hoặc pha nước tưới gốc sau khi cây con đã mọc, phun vào gốc, mặt đất và cây con khi chớm có bệnh trên đồng ruộng. 4. Bệnh phấn đen hại ngô (Ustilago zeae Shwein Unger (DC.) Corda)

Bệnh phấn đen ngô là một bệnh phổ biến ở các nước trên thế giới và gây tác hại lớn, nhưng ở nước ta trước đây và hiện nay bệnh ít phổ biến hơn và thường phá hại trên một số giống ngô nhập nội hoặc một vài giống trồng ở miền núi vùng Tây Bắc. Bệnh đang có xu thế phát triển rộng hơn ở các vùng nên cần chú ý có biện pháp cần thiết ngăn chặn cho bệnh không lan rộng. 4.1. Triệu chứng gây hại

Bệnh phấn đen phá hại trên tất cả các bộ phận của cây ngô: thân, lá, bẹ lá, cờ, bắp, thậm chí có khi hại cả rễ khí sinh trên mặt đất. Đặc trưng điển hình của vết bệnh là tạo thành các u sưng nên còn gọi là ung thư ngô.

U sưng to hoặc nhỏ, lúc đầu chỉ sùi lên như một bọc nhỏ màu trắng, nhẵn, lớn dần lên thành hình bất định, phình to nhiều khía cạnh, màng trắng, bên trong là một khối rắn vàng trắng sau biến thành bột đen dễ bóp vỡ, đó là khối bào tử hậu. U sưng ở

Page 60: GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN QUẢN LÝ DỊCH HẠI TRÊN CÂY NGÔ

60

thân và bắp thường rất to, còn ở lá thì u nhỏ hơn. Ở trên ruộng các u sưng thường xuất hiện đầu tiên ở trên bẹ lá, sau xuất

hiện thêm nhiều ở lá, thân, bông cờ và bắp. Bộ phận bị bệnh dễ thối hỏng, nhăn rúm, dị dạng.

Hình 5.12: Bệnh u sưng trên ngô

4.2. Quy luật phát sinh, phát triển

Nấm gây bệnh Ustilago zeae Shwein Unger (DC.) Corda thuộc bộ Ustilaginales, lớp Nấm đảm. U bệnh khi đã thuần thục bên trong chứa một khối lớn sợi nấm đã biến thành bào tử hậu. Bào tử hậu hình cầu, màu hơi vàng, có gai, vỏ dày, đường kính khoảng 8 – 13 cm. Trên đồng ruộng, các u sưng vỡ tung ra các bào tử hậu và trở thành nguồn lây lan trên các bộ phận non khác của cây.

Bào tử hậu nảy mầm ra ống mầm (đảm) với các bào tử đảm phân chồi tạo thêm bào tử thứ sinh; bào tử hậu nảy mầm trong giọt nước ở nhiệt độ thích hợp nhất là 23 - 250C, nảy mầm chậm nhất ở nhiệt độ 15 - 180C. Bào tử đảm và bào tử thứ sinh nảy mầm xâm nhập qua biểu bì mô non tạo ra sợi nấm sơ sinh tế bào một nhân, về sau phát triển kết hợp với nhau thành sợi thứ sinh hai nhân, từ đó phát triển thành khối bào tử hậu. Trong thời kỳ sinh trưởng của cây sự hình thành bào tử hậu có thể xảy ra 3 - 4 đợt hoặc nhiều hơn.

Bào tử hậu có thể sống được rất lâu trong điều kiện tự nhiên, thông thường có thể bảo tồn được 3 - 4 năm, thậm chí tới 6 - 7 năm trong các tàn dư cây bệnh,

Page 61: GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN QUẢN LÝ DỊCH HẠI TRÊN CÂY NGÔ

61

trên các u vết bệnh rơi trên ruộng. Bào tử hậu vẫn còn sống trong phân do trâu bò ăn bộ phận cây bị bệnh thải ra. Do đó, bào tử hậu ở vết u bệnh, trên đất, bám dính trên hạt giống đều là nguồn bệnh đầu tiên truyền từ năm này qua năm khác. Nấm bệnh thường xuyên lan qua gió, nước tưới, xâm nhập vào biểu bì qua vết thương xây sát. Do đó, bệnh có thể phát triển mạnh vào thời kỳ mưa gió hoặc sau khi vun xới vội vàng gây xây sát. Sâu hại lá, thân, phá hại nhiều là điều kiện giúp cho bệnh xâm nhiễm phát triển thêm nhiều hơn. Bệnh phát sinh, phát triển còn liên quan đến độ ẩm đất. Nói chung, đất có độ ẩm 60% thích hợp cho ngô thì bệnh ít phát triển hơn so với đất có độ ẩm thay đổi thất thường khi quá khô (< 10%) hoặc khi quá ẩm (> 80%), bệnh cũng có thể phát triển nhiều hơn ở những ruộng ngô trồng dày, bón nhiều đạm vô cơ.

Các giống ngô DK - 888, DK- 999, LVN 4 , LVN 10, và Bioseed 9681, P11, Q2 đều xuất hiện bệnh ung thư ở nhiều vùng trồng ngô ở một số tỉnh miền núi như Cao Bằng, Tuyên Quang, Hà Tây trong điều kiện thâm canh kém. 4.3. Biện pháp quản lý

Thu dọn sạch các bộ phận cây bị bệnh trên đồng ruộng. Làm vệ sinh sạch sẽ ruộng ngô, nhất là ở những vùng đã bị bệnh nhiều năm để tiêu huỷ nguồn bệnh ở dạng bào tử hậu trong các u vết bệnh trên lá, thân, bắp, sau đó cày bừa kỹ đất, ngâm nước hoặc để đất ẩm ướt cho bào tử chóng mất sức nẩy mầm.

Hạt giống lấy ở ruộng không bị bệnh. Ở các ruộng ngô để giống nếu chớm có bệnh cần sớm ngắt bỏ các bộ phận có u sưng chưa vỡ ra đem đốt, rồi phun dung dịch 1- 2% TMTD hoặc một số thuốc như Bayleton 25WP (0,4 - 0,5 kg/ha); Score 250ND (03, - 0,5l/ha); Dithane M45 - 80WP (1,5 - 2,0 kg/ha),.... 7 - 10 ngày trước và sau khi trỗ cờ. Phun thuốc phòng trừ sâu hại lá, thân, bắp. Hạt giống xử lý bằng Bayphidan 10 - 15 g a.i/tạ hạt hoặc TMTD 0,3 kg/tạ hạt.

Tiến hành luân canh ngô với các cây trồng khác (lúa), thời gian tối thiểu hai năm mới trồng lại ngô, đồng thời chọn lọc trồng các giống tương đối chống bệnh và tăng cường chăm sóc, bón thúc kali, xới vun cẩn thận tránh gây xây sát đến cây.

Thực hiện biện pháp kiểm dịch chặt chẽ. Bệnh phấn đen ngô trước đây ở nước ta được coi là một trong những đối tượng kiểm dịch, đối với các giống ngô nhập nội cần kiểm tra nguồn bệnh trên hạt, không nhập hoặc khử trùng triệt để hạt giống, trồng trong khu vực quy định để tiếp tục kiểm tra và phòng diệt bệnh.Việc trao đổi, vận chuyển hạt giống cần tuân theo các thủ tục kiểm dịch. Các giống ngô mới trồng ở nước ta đều bị bệnh nặng hơn các giống địa phương cũ cho nên cần phải quản lý giống theo vùng, bao vây tiêu diệt, ngăn

Page 62: GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN QUẢN LÝ DỊCH HẠI TRÊN CÂY NGÔ

62

chặn bệnh lan rộng. 5. Bệnh bạch tạng [Sclerospora maydis Bult. & Bisby]

Bệnh phổ biến ở nhiều nước vùng nhiệt đới như Trung Quốc, Ấn độ, Indonesia, Trung Phi và vùng Caribê. Bệnh thường phát sinh phá hoại tập trung ở các vùng trồng ngô thuộc vùng và đông bắc nước ta, có nơi ngô bị hại tới 70 - 80% số cây trên ruộng, gây thiếu hụt mật độ nghiêm trọng, cây chết không cho thu hoạch, phải gieo trồng lại. 5.1. Triệu chứng gây hại

Bệnh phá hoại chủ yếu từ thời kỳ cây mới mọc có 2 - 3 lá thật đến giai đoạn 8 - 9 lá nhưng có thể kéo dài tới khi cây trỗ cờ. Bệnh hại chủ yếu ở lá, các lá bị bệnh thường xuất hiện vết sọc dài theo, phiến lá màu xanh trắng nhợt, lá mất màu dần, khi trời ấm, ban đêm, sáng sớm thường có lớp mốc trắng xám phủ trên vết bệnh ở mặt dưới lá. Trên cây, những lá non mới ra cũng như lá bánh tẻ đều bị nhiễm bệnh nên trông toàn cây trắng xanh nhợt, dần dần cây cằn yếu, các đốt gióng ngắn không phát triển được, cây vàng khô chết tại ruộng.

Hình 5.13: Cây ngô bạch tạng

Bệnh bạch tạng ngô do nấm Sclerospora maydis Bult. & Bisby gây ra thuộc bộ Sclerosporales, lớp Nấm Trứng Oomycetes. Ở một số nơi trên thế giới bệnh bạch tạng hại trên ngô, kê có thể do Sclerospora graminicola (Sacc.) Shrot. gây ra, bệnh được phát hiện đầu tiên ở Italia vào khoảng năm 1874. Nấm sinh sản vô tính tạo thành các cành bào tử phân sinh và bào tử phân sinh.

Cành bào tử ngắn mập, phía dưới thon, phía trên phình to phân nhiều nhánh ngắn không đều, ở đỉnh nhánh gắn các bào tử đơn bào hình trứng, hình

Page 63: GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN QUẢN LÝ DỊCH HẠI TRÊN CÂY NGÔ

63

bầu dục, không màu. Cụm cành bào tử chui qua lỗ khí ở mặt lá lộ ra ngoài tạo thành một lớp mốc trắng như sương muối phủ trên mô bệnh. Bào tử phân sinh được hình thành trong khoảng nhiệt độ 10 - 270C, khi nảy mầm hình thành ống mầm xâm nhập vào lá để gây bệnh.

Bào tử phân sinh là nguồn lây lan bệnh quan trọng trong thời kỳ ngô sinh trưởng trên đồng ruộng. Bào tử phân sinh chỉ hình thành trong điều kiện độ ẩm cao, nhiều sương, trời âm u, ít nắng gắt và nhiệt độ thấp. Trong điều kiện ẩm độ thấp, trời khô hanh, nhiệt độ cao, có nắng bào tử rất ít hình thành, khả năng sống kém, rất dễ chết không lây lan gây bệnh được. Nấm có thể sinh sản hữu tính tạo thành bào tử trứng nằm bên trong mô lá bệnh khô rụng trên ruộng, bào tử hình cầu, màu vàng nhạt, vỏ dày, có sức sống mạnh tồn tại lâu dài trong đất. 5.2. Quy luật phát sinh, phát triển

Theo Nguyễn Hữu Thuỵ (1963) ở nước ta thì bệnh phát sinh phát triển trong điều kiện nhiệt độ tương đối thấp (15 - 250C), ẩm độ từ 80% trở lên, đặc biệt trong những thời gian có nhiều sương mù, âm u, nắng nhẹ xen mưa phùn. Ở vùng đồng bằng bệnh phát sinh phá hoại nặng từ tháng 10 đến tháng 3, tháng 4 hàng năm. Ở vùng núi Tây Bắc, bệnh có thể phá hoại trong thời gian dài và phạm vi rộng hơn. Bệnh bạch tạng ngô phá hoại nặng trong vụ ngô xuân và vụ ngô đông.

Bệnh thường phát triển phá hoại nhiều hơn ở những vùng đất phù sa ven bãi sông, các chân đất nhẹ trồng màu liên tiếp. Ở chân đất nặng, đất trong đồng cày ải bệnh ít phá hoại hơn. Các giống ngô hiện nay đều có thể bị nhiễm bệnh, các giống nhập nội bị nhiễm bệnh khoảng 2 - 4%, giống ngô tẻ sông Bôi bị bệnh nhẹ hơn (1,2%).

Nguồn bệnh đầu tiên tồn tại ở tàn dư trên đất ruộng ở dạng bào tử trứng và sợi nấm là chủ yếu, bào tử trứng nảy mầm xâm nhập vào cây ngay khi từ hạt gieo nẩy mầm, bệnh thể hiện trên cây có 2 - 3 lá từ đó lây lan mạnh bằng bào tử phân sinh. Hạt giống có thể là nguồn truyền bệnh từ năm này sang năm khác hay không thì chưa được khảo sát kỹ và có những nhận định khác nhau.

Nấm có nhiều dạng chuyên hoá có thể phá hoại trên ngô, cao lương,... 5.3. Biện pháp quản lý

Tiêu diệt nguồn bệnh trên tàn dư ở đất, do đó sau khi thu hoạch cần dọn sạch thân lá. Trong thời gian sinh trưởng của cây trên đồng ruộng, một số cây con bị bệnh sớm cần nhổ bỏ đem đốt hoặc chôn vùi thật kỹ để tránh lây lan nguồn bệnh.

Luân canh ngô với các cây trồng khác như lúa, cây họ cà, rau. Tránh trồng

Page 64: GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN QUẢN LÝ DỊCH HẠI TRÊN CÂY NGÔ

64

luân canh với kê, cao lương. Hạt giống chọn lọc tốt có sức nảy mầm mạnh, có thể xử lý thuốc bột

TMTD để bảo vệ hạt khi gieo vào đất có nguồn bệnh cũ. Theo kết quả nghiên cứu của Học viện Nông Lâm (1961 - 1962) xử lý ngô bằng axit sunfuric 0,2% cũng có tác dụng tốt để phòng trừ bệnh bạch tạng ngô. Khi ruộng ngô mới chớm phát bệnh, để tránh lan rộng có thể phun thuốc Boocđô 1%; Aliette 80WP (0,3%); Rhidomil MZ 72BHN (2,5 kg/ha); Zineb (2,5 kg/ha); Antracol 80WP (0,3%). 6. Bệnh gỉ sắt [Puccinia maydis Ber.] 6.1. Triệu chứng gây hại

Bệnh hại chủ yếu ở phiến lá, có khi ở bẹ lá và áo bắp. Vết bệnh lúc đầu rất nhỏ chỉ là một chấm vàng trong, xếp không có trật tự, khó phát hiện, nhưng về sau to dần, vết vàng nhạt tạo ra các vết đốm nổi (1mm), tế bào biểu bì nứt vỡ, chứa một khối bột nâu đỏ, vàng gạch non, đó là giai đoạn hình thành ổ bào tử hạ. đến cuối giai đoạn sinh trưởng của ngô, trên lá bệnh có thể xuất hiện một số vết bệnh là những ổ nổi màu đen, đó là giai đoạn hình thành các ổ bào tử đông. Vết bệnh thường dầy đặc trên lá dễ làm lá cháy khô.

Hình 5.14: Vết bệnh gỉ sắt trên lá ngô

6.2. Quy luật phát sinh, phát triển

Bệnh gỉ sắt do nấm Puccinia maydis Ber. gây ra thuộc bộ Uredinales, lớp Nấm đảm. Trên cây ngô nấm phát triển hai giai đoạn chính:

Page 65: GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN QUẢN LÝ DỊCH HẠI TRÊN CÂY NGÔ

65

bào tử hạ và bào tử đông. Trong một số trường hợp, giai đoạn bào tử xuân hình thành trên cây chua me đất (Oxalis), thường là loài P. polysora. Bào tử hạ đơn bào, hình cầu hoặc hình bầu dục, màu vàng nâu, có vỏ dày gợn gai nhỏ; bào tử đông thon dài có hai tế bào, vỏ dày có màu nâu, có cuống dài màu nâu.

Bệnh phát triển mạnh trong điều kiện thời tiết ôn hoà, nhiệt độ trung bình, có mưa. Bào tử hạ có thể tồn tại lâu dài trên tàn dư lá bệnh ở ruộng và trên hạt qua năm, bào tử hạ nảy mầm ở nhiệt độ 14 - 320C nhưng thích hợp nhất là 17 - 180C trong điều kiện có độ ẩm bão hoà, sau khi xâm nhập khoảng một tuần lễ có thể xuất hiện vết bệnh với ổ bào tử mới, từ đó lại lây lan rộng ra nhiều đợt kế tiếp trong thời kỳ sinh trưởng của cây ngô. Ngô xuân hè và hè thu bị bệnh nặng hơn ở miền trung du, miền núi trên các giống ngô mới nhập nội và ngô lai, vào cuối vụ bệnh có thể phát triển mạnh trên toàn cây làm lá nhỏ và cây lụi, bắp nhỏ đi rất nhiều.

Các giống ngô đường, ngô nếp thường bị bệnh nặng hơn các giống ngô đá, ngô răng ngựa. Một vài giống nhập nội có thể ít bị bệnh hơn những giống ngô địa phương. Giống LVN - 10, LVN 4, DK - 999, DK - 888, nếp trắng địa phương, tẻ đỏ, Bioseed trồng ở Hà Nội, Hà Tây, một số tỉnh miền núi phía Bắc đều bị nhiễm bệnh gỉ sắt đặc biệt giống Q2 ở Mèo Vạc - Hà Giang, giống LVN 4 ở Hà Tây.

Ở nước ta, sự lây lan và bảo quản nguồn bệnh bằng bào tử hạ. Một phần nguồn bệnh còn là bào tử đông và sợi nấm trong tàn dư cây bệnh. 6.3. Biện pháp quản lý

Cần dọn sạch tàn dư lá bệnh, cày bừa kỹ để tiêu diệt nguồn bệnh ở đất và xử lý hạt giống bằng TMTD 3kg/tấn hạt, Bayphidan 10 - 15 g a.i/tạ hạt để tiêu diệt bào tử hạ bám dính trên hạt khi thu hoạch. Tăng cường các biện pháp thâm canh kỹ thuật để cây sinh trưởng tốt, tăng sức chống bệnh và hạn chế tác hại do bệnh gây ra.

Khi bệnh xuất hiện sớm lúc ngô có 5 - 6 lá, mà bệnh đốm lá cũng đồng thời xuất hiện cùng phá hoại thì có thể phun thuốc Bayphidan 15WP (= Samet 15WP) 250 g a.i/ha; Baycor 150 - 250 g a.i/ha và một số thuốc khác như: Score 250ND (0,3 - 0,5 l/ha); Tilt 250EC (0,3 - 0,5 l/ha); Bayleton 25EC (WP) 0,5 - 1 kg/ha. 7. Bệnh mốc hồng [Fusarium moniliforme Sheld.]

Bệnh mốc hồng hại ngô là một trong những bệnh có ý nghĩa kinh tế biểu hiện trên hạt sau thu hoạch, bệnh phổ biến ở tất cả các vùng trồng ngô của Việt Nam và nhiều nước trên thế giới. Bệnh có thể xuất hiện và gây hại ngay từ giai

Page 66: GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN QUẢN LÝ DỊCH HẠI TRÊN CÂY NGÔ

66

đoạn ngô bước vào giai đoạn chín, sau đó bảo tồn ngay trong hạt ngô và tiếp tục phát triển gây hại trong giai đoạn bảo quản, chế biến. 7.1. Triệu chứng gây hại

Bệnh mốc hồng hại ngô do nấm Fusarium moniliforme Sheld. gây ra có triệu chứng đặc trưng là trên bắp ngô có từng chòm hạt ngô mất sắc bóng, màu nâu nhạt, trên đó bao phủ một lớp nấm xốp, mịn màu hồng nhạt. Hạt bệnh không chắc mẩy, dễ vỡ và dễ long ra khỏi lõi khi va đập mạnh, hạt bị bệnh mốc hỏng, mất sức nảy mầm hoặc nảy mầm rất yếu, mầm mọc ra bị chết ở trong đất khi gieo. 7.2. Quy luật phát sinh, phát triển

Bắp ngô và hạt ngô trong thời kỳ chín và trong thời gian bảo quản có thể bị nhiều loại nấm hại làm hạt mốc hỏng trong đó có bệnh mốc hồng Fusarium moniliforme Sheld. và mốc đỏ Fusarium graminearum Schw. là rất phổ biến và gây tổn thất đáng kể, gây độc cho người và gia súc.

Nấm Fusarium moniliforme có tản nấm phát triển, sinh ra hai loại bào tử: một là loại bào tử nhỏ (Microconidi) rất nhiều, có hình trứng, kích thước 4 - 30 x 1,5 - 2µm không màu, đơn bào (đôi khi có một ngăn ngang) tạo thành chuỗi hoặc trong bọc giả trên cành bào tử phân sinh ngắn. Loại bào tử thứ hai là bào tử lớn (Macroconidi) hình cong lưỡi liềm, đa bào có nhiều ngăn ngang (3 - 5 ngăn ngang), kích thước 20 - 90 x 2 - 25µm không màu. Rất hiếm trường hợp nấm tạo ra hạch nấm tròn, đường kính 80 – 100 cm. Trên tàn dư cây bệnh, áo bắp vào cuối vụ thu hoạch nấm có thể hình thành quả thể có lỗ hình trứng, tròn, màu nâu đậm, bên trong có nhiều túi (ascus) và bào tử túi hình bầu dục, có 1 vách ngăn ngang kích thước 10 - 24 x 4 – 9 cm. Ở giai đoạn hữu tính này nấm gọi là Gibberella fujikuroi, nguồn bệnh chủ yếu bảo tồn ở dạng sợi nấm sống tiềm sinh trên tàn dư cây ngô, áo bắp và hạt ngô.

Nấm F. graminearum có tản nấm rất phát triển ăn sâu vào bộ phận bị bệnh, khác trên ngô với nấm F. moniliforme, nấm F. graminearum thường không sinh ra loại bào tử nhỏ (Microconidi) mà chỉ có bào tử lớn hình bầu dục cong, hình lưỡi liềm cong, nhiều vách ngăn ngang (3 - 6 ngăn), kích thước 25 - 75 x 3 - 6µm tế bào gốc của bào tử có chân rõ rệt. Trên tàn dư cây bệnh, nấm có thể tạo ra quả thể có lỗ (Perthecium) bên trong chứa nhiều túi và bào tử túi, giai đoạn hữu tính được gọi là Gibberella saubinetii Sacc.

Một dạng bệnh tương tự rất khó phân biệt với triệu chứng bệnh mốc hồng là bệnh mốc đỏ do nấm Fusarium graminearum Schw. gây ra vào thời kỳ ngô có bắp đến thu hoạch. Thường thì bệnh phát sinh từ đầu chót bắp lan vào trong toàn bắp bao phủ một lớp nấm màu hồng đậm - đỏ nhạt, áo bắp và hạt bị

Page 67: GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN QUẢN LÝ DỊCH HẠI TRÊN CÂY NGÔ

67

bệnh có màu đỏ gạch non. Hạt dễ vỡ, bên trong hạt có thể rỗng chứa một đám sợi nấm. Nếu bắp bị bệnh sớm thì không hình thành hạt, lõi bị phân huỷ.

Bệnh thường gây hại mạnh ở giai đoạn ngô có bắp đang chín sữa đến chín sáp và ở giai đoạn sau khi thu hoạch, áo bắp và hạt trên bắp đều có thể bị bệnh huỷ hoại nhất là trong điều kiện ẩm độ cao và nhiệt độ cao. Các giống ngô trong thời gian bảo quản thuộc Lào Cai (ngô thường Sa Pa, ngô địa phương), Sơn La (Hát Lót, Cò Nòi); Hà Nội (vùng đông Anh, Gia Lâm); Hoà Bình (Kỳ Sơn, Tân Lạc, thị xã Hoà Bình); Thái Nguyên (đại học Nông Lâm, TP. Thái Nguyên); Bắc Ninh (Tiên Du, Yên Phong, Gia Lương); Nam định (Giao Thuỷ, Vụ Bản, TP. Nam Định); giống ngô lai số 6, ngô nếp đều xuất hiện hai loại nấm này (Ngô Việt Hà và ctv, 2002 - Trung tâm Bệnh cây nhiệt đới). 7.3. Biện pháp quản lý

Thu hoạch ngô cần đảm bảo đúng thời gian chín, không thu hoạch muộn. Loại bỏ các bắp hạt bị bệnh trước khi bảo quản. Các bắp ngô và hạt cần

sấy, phơi khô kiệt đến độ ẩm cho phép ≤ 13% và bảo quản trong nhiệt độ thấp, mát, thoáng khí, không ẩm ướt.

- Thu dọn, tiêu huỷ tàn dư cây sau thu hoạch - Xử lý hạt giống bằng thuốc trừ nấm để chống mầm mốc trong bảo quản

và trước khi gieo trồng. - Các hạt ngô mốc hồng, mốc đỏ cần loại bỏ không dùng làm giống và sử

dụng vì nấm có thể sinh sản ra các độc tố có tác hại cho cơ thể con người như độc tố Fumonisin gây bệnh ung thư vòm họng, gan hoặc độc tố Trichothecen gây nôn mửa, đau đường tiêu hóa,.... 8. Bệnh vius

Bệnh virus ngô phân bố khá rộng trên thế giới, bệnh có mặt ở các nước có diện tích trồng ngô lớn như Mỹ, Mexico, Trung Quốc, Nga, Ấn độ, Hungaria, Pháp… Bệnh xuất hiện ở Việt Nam với tỷ lệ thấp và chưa có tác hại lớn đến sản xuất nhưng tiềm ẩn một nguy cơ trong tương lai gần về dịch bệnh.

Một số bệnh virus ngô chủ yếu : 1. Bệnh đốm vàng lùn ngô (Maize chlorotic dwarf virus - MCMV)

Sequiviridae. 2. Bệnh đốm biến vàng (Maize chlorotic mottlte virus - MCDV) Tombusviridae. 3. Bệnh khảm lùn ngô (Maize dwarf mosaic virus - MDMV) Potyviridae. 4. Bệnh khảm lá ngô (Maize mosaic virus - MMV) Rhabdoviridae.

Page 68: GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN QUẢN LÝ DỊCH HẠI TRÊN CÂY NGÔ

68

5. Virus Raydofino hại ngô ( Maize Raydofino virus - MRFV) Marafivirus. 6. Bệnh sùi lá lùn cây ngô (Maize rough dwarf virus - MRDV) Reoviridae. 7. Bệnh thủng thân ngô (Maize stemborer virus - MSBV) Unassigned 8. Bệnh hỏng phấn hại lùn cây (Maize steril stunt virus - MSSV)

Rhabdoviridae. 9. Bệnh sọc vân lá ngô (Maize streak virus - MSV) Germiniviridae. 10. Bệnh sọc vằn lá ngô (Maize strip virus - MSpV) Tenuivirus. 11. Bệnh sọc trắng lá ngô (Maize white line mosaic satellite virus) Satellite. 12. Bệnh sọc trắng khảm lá ngô (Maize white line mosaic virus -

MWLMV) Unassigned.

Page 69: GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN QUẢN LÝ DỊCH HẠI TRÊN CÂY NGÔ

69

8.1. Triệu chứng gây hại

* Bệnh khảm lá ngô (Maize mosaic virus - MMV) Rhabdoviridae: Virus thường gây ra triệu chứng đến vàng xanh, sọc lá, gân lá biến màu…

virus có hình vi khuẩn - kích thước dài x rộng là 220nm x 90nm - virus truyền bằng côn trùng Peregrenus maydis, thuộc họ Delphaeidae.

* Bệnh khảm lùn ngô (Maize dwarf mosaic - MDMV) Potyviridae: Bệnh phổ biến ở Trung Quốc, Nam Phi, Mỹ. Virus có dạng sợi mềm dài khoảng 770nm, virus gây ra triệu chứng khảm

lá và cây ngô lùn thấp, tàn lụi virus thường phá hoại trên giống ngô VN10, bệnh khá phổ biến trên tập đoàn giống ngô trồng ở Việt Nam (Vũ Triệu Mân và ctv). Virus truyền bệnh nhờ côn trùng họ Aphididae, nhất là rệp cờ ngô Rhopalosiphum maydis theo kiểu truyền không bền vững (non persistant) 8.2. Quy luật phát sinh, phát triển

Bệnh khảm lá và khảm lùn ngô là những bệnh phổ biến trên ngô thường gây ra hiện tượng khô héo lá sớm làm giảm năng suất ngô khi bệnh chiếm tỷ lệ trên 5% số cây ngô trồng.

Các bệnh virus khảm lá, khảm lùn, sọc lá đốm vàng hại ngô đã được phát hiện từ 1986 - 2003 tại Trường ĐHNN 1 Hà Nội (Vũ Triệu Mân và ctv). 8.3. Biện pháp quản lý

Trồng giống ngô không bị bệnh, phòng trừ rệp và rầy trên ruộng trồng ngô - gieo trồng ngô đúng thời vụ và nhổ bỏ sớm các cây bị bệnh sau khi cây có từ 4 lá trở lên.

B. Câu hỏi và bài tập thực hành: 1. Câu hỏi: - Trình bày triệu chứng gây hại của bệnh khô vằn và biện pháp quản lý. - Trình bày triệu chứng gây hại của bệnh gỉ sắt và biện pháp quản lý. - Trình bày triệu chứng gây hại của bệnh đốm lá nhỏ và biện pháp quản lý. - Trình bày triệu chứng gây hại của bệnh ung thư và biện pháp quản lý. 2. Bài tập thực hành: : Áp dụng các kiến thức đã học để của mô đun để nhận biết một số loài sâu bệnh hại ngoài tự nhiên. 2.1. Mục tiêu

Page 70: GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN QUẢN LÝ DỊCH HẠI TRÊN CÂY NGÔ

70

- Về kiến thức: Nhận biết, phân biệt được các loài sâu bệnh hại cây ngô và thiên địch của chúng. - Về kỹ năng: + Thực hiện các thao tác và kỹ thuật giám định (hình thái) và phương pháp tiến hành điều tra thành phần và diễn biến một số sâu bệnh chính hại ngô trên đồng ruộng. + Biết được phương pháp quan sát, ghi chép, mô tả và tính toán các chỉ tiêu cần thiết để phát hiện, đánh giá tình hình gây hại chung của sâu bệnh làm cơ sở để dự tính dự báo và đề xuất phương hướng phòng chống. - Về thái độ: Rèn luyện tác phong khoa học, chính xác, trung thực, cẩn thận, trách nhiệm của kỹ thuật viên trồng trọt và bảo vệ thực vật. 2.2. Kiến thức chuyên môn Các loài sâu bệnh hại cây ngô có rất nhiều loài khác nhau về ngưỡng kinh tế, mức độ phổ biến, phạm vi ký chủ, nguyên nhân gây bệnh và biện pháp phòng chống… Do đó, để phát hiện kịp thời, có biện pháp phòng chống thích hợp, cần phải nắm vững các đặc điểm về hình thái để nhận biết, giám định đúng từng loại sâu bệnh xuất hiện, điều tra theo dõi chúng trên đồng ruộng để quyết định lựa chọn các thời điểm, các biện pháp phòng chống cần thiết, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Bệnh hại ngô bao gồm các loại bệnh do: nấm, vi khuẩn, virus… gây ra. Mỗi loại bệnh đó có những đặc điểm hình thái, sinh học, quy luật phát sinh, phát triển rất khác nhau, vì vậy cần được phân biệt rõ ràng, chính xác để phòng chống đúng, có hiệu quả. Nếu không xác định rõ nguyên nhân sẽ dẫn đến sai lầm không thể khắc phục được trong điều tra, đánh giá tình hình phòng chống, làm thiệt hại cho sản xuất. Các loài sâu hại cũng rất đa dạng bao gồm nhiều loài sâu thuộc nhóm đục thân, nhóm hại lá, nhóm chích hút,v.v… Chúng rất khác nhau về hình thái, các pha phát dục, khác nhau về đặc điểm gây hại, về quy luật phát sinh gây hại và tập tính sinh sống, cần được xác định rõ ràng để giám định, nhận biết đúng, phát hiện sớm, điều tra chính xác và lựa chọn các biện pháp phòng chống phù hợp. 2.3. Thực hành 2.3.1. Điều kiện thực hiện - Địa điểm thực hành: Giám định, nhận biết từng loại sâu bệnh khác nhau trong phòng thực hành. Điều tra thành phần, diễn biến sâu bệnh hại chính trên ruộng ngô. - Thiết bị: Tủ sấy, tủ định ôn, kính hiển vi quang học, kính lúp soi nổi, kính lúp cầm tay, máy chiếu hình.

Page 71: GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN QUẢN LÝ DỊCH HẠI TRÊN CÂY NGÔ

71

- Dụng cụ, vật tư: Cặp gỗ ép mẫu, kéo, dao giải phẫu, hộp Petri… Các loại sâu, bệnh hại ngô, dạng mẫu tươi, mẫu ngâm, các loại mẫu tiêu bản về sâu hại ngô sâu đục thân, cắn lá nõn, rệp cờ (ở các pha). Tranh ảnh sâu hại ngô và vòng đời của chúng. Mẫu bệnh ép khô và mẫu tươi, tranh vẽ màu, tiêu bản lam cố định. Lá ngô bị bệnh đốm lá lớn và đốm lá nhỏ, bệnh gỉ sắt. Cây (lá) ngô bị bệnh bạch tạng, bệnh khô vằn lá và bắp ngô, cờ, bị bệnh phấn đen (ung thư), bắp ngô, cờ ngô bị bệnh sợi đen, bắp ngô bị bệnh mốc hồng. 2.3.2. Trình thự thực hiện - Kiểm tra thiết bị, vật tư - Trình tự công việc chính và yêu cầu cần thiết

TT Tên công việc

Thiết bị, vật tư Yêu cầu kỹ thuật

1 Nhận biết các loài sâu hại ngô

Kính lúp 2 mắt, kính lúp cầm tay, khay nhựa đựng mẫu, hộp đựng sâu non, panh gắp sâu, kim cắm sâu, dao giải phẫu

- Nhận biết, phân biệt được đặc điểm gây hại riêng biệt của từng loài sâu hại ngô. - Nhận biết xác định rõ tên của mỗi loài sâu hại ngô thông qua giám định hình thái các pha phát dục.

2 Nhận biết các loài bệnh hại ngô

Mẫu lá tươi bệnh gỉ sắt, đốm lá, ung thư (phấn đen), bạch tạng… ngô, mẫu khô, tranh ảnh, hộp petri và khay nhựa, kính lúp cầm tay, dao con, kéo, giấy bút chì vẽ màu.

- Nhận biết được triệu trứng bệnh điển hình ở các bộ phận bị hại trên cây ngô.

3 Điều tra sâu bệnh trên đồng ruộng

Ống nghiệm, lọ đựng sâu, lọ độc, kẹp gỗ ép mẫu, giấy bản, dao con, kéo, túi ni long cỡ nhỏ và cỡ to để đựng mẫu lá cây bị hại, kính lúp cầm tay, sổ hoặc phiếu điều tra theo mẫu.

- Nắm đúng phương pháp điều tra và chọn điểm điều tra. - Phát hiện xác định đúng các loài sâu bệnh hiện có trên ruộng ngô. - Thực hiện điều tra chính xác tỷ

Page 72: GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN QUẢN LÝ DỊCH HẠI TRÊN CÂY NGÔ

72

mỉ, khách quan, có đầy đủ số liệu và thu thập mẫu vật. - Tính toán đúng các chỉ tiêu, lập bảng ghi đầy đủ trong phiếu điều tra sâu và bệnh.

Page 73: GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN QUẢN LÝ DỊCH HẠI TRÊN CÂY NGÔ

73

- Hướng dẫn chi tiết thực hiện các công việc

Tên công việc Hướng dẫn

1. Nhận biết sâu bệnh hại ngô

1.1. Sâu hại

a. Sâu đục thân - Quan sát vết đục, phân trên cây, bắp ngô - Dùng dao chẻ thân cây ngô, bóc lá bệnh của bắp ngô quan sát sâu non, nhộng, ổ trứng. - Quan sát trưởng thành trên mẫu tiêu bản cố định hoặc bắt được trên đồng ruộng, trong ống nghiệm. - Mô tả và vẽ hình

b. Sâu cắn lá nõn - Quan sát vết hại trên ngọn cây - Bóc lá thu sâu non, trúng, nhộng - Quan sát trưởng thành trên mẫu tiêu bản cố định hoặc bắt được trên đồng ruộng, trong ống nghiệm. - Mô tả và vẽ hình

c. Rệp cờ - Quan sát màu sắc lá bị hại, hình thái rệp non, rệp trưởng thành - Mô tả, vẽ hình.

1.2. Bệnh hại

a. Bệnh đốm lá ngô - Quan sát để phân biệt được 2 loại: đốm lá lớn và đốm lá nhỏ. - Vết bệnh đốm lá lớn khác biệt với bệnh đốm lá nhỏ về hình dạng, màu sắc, độ lớn. - Bào tử nấm gây bệnh cũng khác nhau. Có thể cho xem mẫu tiêu bản lam cố định bào tử nấm đã làm sẵn hoặc tranh vẽ. Bào tử hình trụ thon, cong hoặc thẳng có 5 – 8 ngăn ngang màu nâu vàng. Các nhận xét ghi vào (bảng 1) và vẽ hình.

Page 74: GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN QUẢN LÝ DỊCH HẠI TRÊN CÂY NGÔ

74

b. Bệnh gỉ sắt ngô - Quan sát vết bệnh trên lá là những chấm nhỏ nổi lên nhỏ như đầu tăm, nằm chi chit trên phiến lá, tế bào biểu bì bị nứt vỡ để lộ ra một khối nhỏ bột màu nâu vàng (màu gỉ sắt) là những ổ bào tử hạ của nấm gây bệnh. Bào tử hạ hình cầu màu vàng nhạt, vỏ có gai gợn. - Mô tả, nhận xét, so sánh với bệnh đốm lá, ghi vào bảng 1.

c. Bệnh khô vằn ngô - Quan sát vết bệnh khô vằn da hổ, xám, to, không định hình ở trên bẹ lá, thân, áo bắp ngô… Xem hạch nấm bệnh. Ghi nhận xét trong bảng 1.

d. Bệnh phấn đen (ung thư)

- Quan sát các bộ phận bị bệnh ở lá, bông cờ, thân, bắp ngô đều hình thành các khối u sưng, phình to như một bọc lớn màu trắng ngà, ở bên trong bọc u là một khối bột đen dễ bóp vỡ ra. Đó là một khối bào tử của nấm (bào tử có vỏ dày, có gai gợn lên, hình tròn, màu vàng nâu). Các nhận xét ghi vào bảng 1 và vẽ hình.

e. Bệnh mốc hồng - Quan sát bắp ngô bị bệnh có lớp nấm mịn màu phớt hồng bao phủ trên bề mặt các hàng kẽ hạt ngô, hạt dễ long ra, lõi ngô có thể có lớp nấm mốc hồng phát triển. Vẽ hình.

3. Điều tra sâu bệnh hại ngô trên đồng ruộng

3.1. Điều tra sâu bệnh hại thành phần

- Chọn ruộng điều tra đại diện cho giống, thời vụ, chân đất - Chọn điểm điều tra theo phương pháp 5 điểm chéo góc - Đơn vị điều tra là: 10 cây/điểm với sâu hại trên lá và bệnh toàn thân, 5 cây/điểm với sâu hại trên lá và bệnh hại trên lá. - Tiến hành điều tra: + Quan sát chung toàn bộ cây, cần tiến hành nhanh, tránh làm động cây. + Kiểm tra tất cả lá nõn, thân bắp, cờ, chẻ một số cây bị héo đại diện.

Page 75: GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN QUẢN LÝ DỊCH HẠI TRÊN CÂY NGÔ

75

+ Thu thập các loài sâu hại ở các pha trứng, sâu non, nhộng, trưởng thành (nếu có), lá bệnh, thân cây bị bệnh… + Ghi chép các thông tin vào phiếu điều tra (bảng 2).

3.2. Điều tra diễn biến sâu bệnh hại chính

- Chọn điểm điều tra 10 cây/điểm với sâu hại thân và bệnh hại toàn thân, 5 cây/điểm với sâu hại trên lá và bệnh hại trên lá. Cần chọn điểm điều tra một cách ngẫu nhiên và khách quan. * Đối tượng sâu hại chính điều tra: - Sâu cắn lá nõn: + Điều tra các lá trên nõn và lá non + Ghi chép số lá bị hại, số sâu, trứng, nhộng trên các phần hại (bảng 3) - Sâu đục thân, đục bắp: + Đếm tất cả các thân, bắp có vết đục hoặc vết đùn của phân sâu, vết kiểm tra sâu. + Dùng dao chẻ sâu: - Rệp cờ: Quan sát phần ngọn * Điều tra bệnh hại chính: - Chọn 5 điểm điều tra theo 2 đường chéo góc - Mỗi điểm điều tra 10 cây/điểm với sâu hại thân và bệnh hại toàn thân, 5 cây/điểm với sâu hại trên lá và bệnh hại trên lá. + Bệnh bạch tạng + Bệnh gỉ sắt + Bệnh khảm lá - Ghi chép các số liệu như số liệu lá bệnh, thân cây bệnh, cấp bệnh tương ứng (bảng 4)

3.3. Tính toán số liệu Tính toán mật độ sâu/bắp (lá, cây), tỷ lệ bệnh, chỉ số bệnh.

Page 76: GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN QUẢN LÝ DỊCH HẠI TRÊN CÂY NGÔ

76

Bảng 17: So sánh triệu trứng bệnh hại ngô

Tên bệnh Tên khoa học

Bộ phận

bị bệnh

Đặc điểm vết bệnh Bào tử nấm gây

bệnh Hình dạng

Độ lớn (to, nhỏ)

Màu sắc

Viền quầng vàng

1.Bệnh đốm lá lớn 2. Bệnh đốm lá nhỏ 3. Bệnh gỉ sắt 4. Bệnh phấn đen (ung thư) 5. Bệnh khô vằn

Bảng 18: Thành phần sâu, bệnh hại cây ngô

Địa điểm điều tra: Ngày điều tra: Cây trồng: Tình hình thời tiết trong 5 ngày qua:

STT Tên sâu, bệnh hại

thông thường

Tên khoa học

Bộ Họ Bộ phận hại/cách

hại

Giai đoạn phát dục

Mức độ phát sinh

Ghi chú

Page 77: GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN QUẢN LÝ DỊCH HẠI TRÊN CÂY NGÔ

77

Bảng 19: Diễn biến sâu hại chủ yếu trên ruộng ngô

Ngày…….tháng…….năm Địa điểm điều tra: Tình hình thời tiết 5 ngày qua:

Tên

sâu

Giống,

địa thế,

tuổi cây

Tình

hình

sinh

trưởng

Mật

độ sâu

(c/m2)

Tỷ lệ lá,

cây, bắp

bị hại

(%)

Tỷ lệ

diện

tích bị

hại

(%)

Tỷ lệ tuổi sâu

1 2 3 4 5 6

Bảng 20: Diễn biến bệnh hại chủ yếu trên cây ngô

Ngày……..tháng…….năm Địa điểm điều tra: Tình hình thời tiết 5 ngày qua: Tên bệnh hại

Giống, địa thế, trà ngô

Tình hình sinh

trưởng

Tỷ lệ bệnh (%)

Chỉ số bệnh (%)

Số lá (bắp, thân) bị bênhCấp

1 Cấp

3 Cấp

5 Cấp

7 Cấp

9

Page 78: GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN QUẢN LÝ DỊCH HẠI TRÊN CÂY NGÔ

78

C. Ghi nhớ: - Triệu chứng gây hại, quy luật phát sinh, phát triển của bệnh khô vằn và biện

pháp quản lý. - Triệu chứng gây hại, quy luật phát sinh, phát triển của bệnh đốm lá lớn và

biện pháp quản lý. - Triệu chứng gây hại, quy luật phát sinh, phát triển của bệnh đốm lá nhỏ và

biện pháp quản lý. - Triệu chứng gây hại, quy luật phát sinh, phát triển của bệnh gỉ sắt và biện

pháp quản lý. - Triệu chứng gây hại, quy luật phát sinh, phát triển của bệnh ung thư ngô và

biện pháp quản lý.

Page 79: GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN QUẢN LÝ DỊCH HẠI TRÊN CÂY NGÔ

79

Bài 4: CÁC LOÀI DỊCH HẠI KHÁC

Mục tiêu: - Trình bày được các đặc điểm, quy luật phát sinh, phát triển của các loại

dịch hại trên cây ngô (chuột, ốc sên, cỏ dại...) - Chọn và sử dụng đúng các loại thuốc để phòng trừ đạt hiệu quả cao nhất. - Nâng cao trách nhiệm trong việc sử dụng thuốc bảo vệ môi trường đối

với sức khỏe con người và môi trường sinh thái. A. Nội dung:

1. Quản lý chuột hại 1.1. Tác hại

Chuột là loài gặm nhấm không chỉ phá hoại mùa màng trên đồng ruộng, gây tổn thất cho kho dự trừ lương thực, thực phẩm, thức ăn chăn nuôi,...mà còn là nguồn tàng trữ bệnh rất nguy hiểm cho người và động vật.

Hình 5.15: Bắp ngô bị chuột gặm ăn

1.2. Đặc tính sinh học 1.2.1. Phân biệt giới tính của chuột đồng

Việc phân biệt giới tính của chuột non gặp nhiều khó khăn ngay cả khi giải phẫu. Việc phân biệt giới tính dễ dàng hơn khi chuột trưởng thành. Để phân biệt chuột đực, chuột cái ở các giai đoạn sinh trưởng khác nhau có thể căn cứ vào các chỉ tiêu sau:

Page 80: GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN QUẢN LÝ DỊCH HẠI TRÊN CÂY NGÔ

80

Hình 5.16: Một số loại chuột đồng gây hại phổ biến

- Chuột đực: + Chuột chưa trưởng thành: dịch hoàn nằm trong khoang bụng, chưa sa

xuống bìu da ở dưới. + Giai đoạn hoạt động sinh sản: dịch hoàn tụt xuống túi da ở dưới, dịch

hoàn căng mọng. + Chuột già ( ngừng sinh sản): dịch hoàn nằm ở túi da nhưnh nhăn nhúm. - Chuột cái: căn cứ vào sự phát triển của vú và lỗ sinh dục: + Chuột non: đầu vú nhỏ, không thấy rõ, bị lông phủ kín, bóp không ra

sữa, lỗ sinh dục có sáp. + Giai đoạn chuột sinh sản: đầu vú lộ rõ, tuyến sữa cương, xung quanh đầu

vú chưa chụi lông, bóp đầu vú có sữa, lỗ sinh dục mở. + Chuột đang nuôi con ( già): đầu vú lớn, xung quanh có lông, ấn tuyến

sữa có ra sữa. 1.2.2. Sinh sản của chuột đồng - Thời gian sống của chuột khoảng trên dưới 1 năm ( chuột cái sống 420

ngày, chuột đực 370 ngày). - Tuổi sinh sản: từ lúc đẻ đến lúc sinh sản khoảng trên dưới 2 tháng. - Thời gian mang thai là 21 ngày. - Khoảng cách giữa 2 lứa đẻ trong phòng thí nghiệm khoảng 40 - 60 ngày;

ở ngoài đồng ruộng nhiều khi gặp 2 thế hệ trong cùng 1 tổ, chứng tỏ thời gian mang thai trở lại rất ngắn ( khoảng vài ba ngày sau đẻ đã thụ thai trở lại).

Page 81: GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN QUẢN LÝ DỊCH HẠI TRÊN CÂY NGÔ

81

Hình 5.17: Ổ chuột đồng

- Tuổi cai sữa của chuột khoảng 30 ngày. - Mỗi chuột cái trong đời sống có thể đẻ 3 - 4 lứa. Số con trong mỗi lứa đẻ từ 5 - 20 chuột, trung bình trên dưới 10 con chuột

con. Khả năng sinh sản của chuột rất lớn, nếu giả sử có một chiến dịch tiêu diệt

90% số chuột thì chỉ 50 ngày sau số chuột lại trỏ lại bằng mức ban đầu, sau 105 ngày số chuột sẽ tăng lên gấp 4 lần mức ban đầu. 1.2.3. Thức ăn của chuột

Thức ăn được xem là yếu tố quyết định đến sự sinh sản của chuột, chuột chỉ có thể sinh sản khi ăn đầy đủ chất dinh dưỡng. Nếu thiếu một trong các yếu tố ( chất xanh, chất đạm, chất bột), chuột sẽ sinh sản kém rõ rệt, đặc biệt không có chất bột hay lúa đòng thì chuột đồng không có năng sinh sản.

Ngoài ruộng lúa chỉ thấy chuột cái ở giai đoạn lúa từ đòng đến chín, ở các sinh cảnh khác như đất hoang, rừng tràm, ven đê thậm chí lúa non hầu như không có chuột cái chửa. Theo một số kết quả điều tra cho thấy 50 - 60 ngày sau khi gieo lúa không bắt được chuột cái sinh sản, hiện tượng giao phối thường thấy khi lúa bước vào giai đoạn cuối của thời kỳ đẻ nhánh và đẻ con ở giai đoạn đòng già.

Do lệ thuộc vào thức ăn nên trong vụ lúa, thời gian thu hoạch càng kéo dài bao nhiêu thì số lứa chuột càng nhiều bấy nhiêu. 1.2.4. Nơi cư trú

Page 82: GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN QUẢN LÝ DỊCH HẠI TRÊN CÂY NGÔ

82

Nhìn chung các loài chuột có 3 kiểu cư trú: - Đào hang: đa số các chuột cái khi sinh sản đều đào hang để đẻ - Sống trong các đống rơm rạ, bờ bụi hay cỏ giữa ruộng (nếu khô). - Cư trú trong hang cũ: thường gặp trong mùa lũ (có thể mỗi hang chứa vài

chục con chuột). Cấu tạo của hang rất đa dạng: có hang chỉ là một đường hầm ngắn có 1 cửa

vào, có hang khá phức tạp với nhiều cửa ra vào và nhiều lối thoát (là lối ra chỉ để một lớp đất mỏng để chuột thoát khi nguy hiểm). Tổ chuột cái khi sinh sản thường ở các bờ lớn. Trong mùa khô hang chuột thường khô và có nhiều ngách. Mỗi hang có từ 1 - 7 cửa (dài tổng cộng có thể từ 40 - 45m, sâu từ 10 - 1m5), lối thoát thường ở chỗ an toàn kín đáo. Từ ngoài vào chỗ đẻ của chuột thường được chặn 2,3 đoạn bằng đất.

Thường chuột lứa (chuột con đã đứt sữa) hoặc chưa vào thời kỳ sinh sản, ban ngày thường ở các khe, kẽ, lùm bụi, chỉ đêm mới đi kiếm ăn.

Chuột thường làm tổ ở các bờ cao và rộng, có nhiều cỏ dại và đặc biệt là ở nơi cao hơn mực nước ruộng. Nếu bờ nhỏ, nước ruộng nhiều thì thường thấy ít tổ chuột. Chuột thường di chuyển từ 200 - 800m để kiếm ăn; nếu điều kiện môi trường thuận lợi thì phạm vi trú ngụ càng thu hẹp lại. 1.2.5. Sự di chuyển của chuột

Chuột là động vật có sự di chuyển tương đối nhiều trong đời sống của chúng. Có thể chia làm 3 loại di chuyển:

- Di chuyển do nhu cầu sống từng giai đoạn phát triển của chuột, nếu điều kiện thức ăn và nơi cư trú thuận lợi thì cự ly di chuyển thường ngắn, đôi khi chỉ 100 - 200m. Những nơi đầy đủ dinh dưỡng cho việc sinh sản, chuột thường di chuyển xa hơn để làm tổ gần nơi có thức ăn thích hợp (lúa đòng, lúa chín), đảm bảo cho sự duy trì và phát triển của thế hệ sau được thuận lợi.

- Sự di chuyển để điều chỉnh số lượng quần thể; nếu quần thể đông đặc, hiện tượng cạnh tranh xảy ra, chuột sẽ phân tán sang khu vực lân cận, khi khu vực này loãng hơn về mật độ (có thể do chiến dịch tiêu diệt đã làm chuột giảm đi về số lượng).

- Di chuyển do bị dồn đuổi khi các yếu tố nơi môi trường cư trú bất thuận như cánh đồng bị ngập lụt hay ruộng lúa sau thu hoạch. 1.2.6. Thiên địch của chuột

Có khá nhiều loại động vật là thiên địch của chuột cần được bảo vệ để giữ cho hệ sinh thái đồng ruộng cân bằng. Cần giáo dục thuyết phục người dân kể cả

Page 83: GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN QUẢN LÝ DỊCH HẠI TRÊN CÂY NGÔ

83

dùng biện pháp hành chính để ngăn chặn việc bắt, giết thịt , buôn bán động vật ăn thịt chuột như: mèo, rắn hổ mang bành, rắn hổ ngựa, chăn, chim cú mèo... đây là những động vật không gây hại cho con người mà còn giúp hạn chế chuột. Người dân cần hạn chế sử dụng các loại thuốc trừ dịch hại cho thiên địch.

- Khuyến khích mọi người nuôi mèo, chó, trăn vừa là những động vật ăn chuột, vừa góp phần làm giảm số lượng chuột thường xuyên trên đồng ruộng.

- Về mặt nào đó con người cũng được xem như thiên địch của chuột. Nếu việc ăn thịt chuột được khuyến khích thì cũng góp phần làm giảm số lượng chuột của khu vực. 1.2.7. Dạng biến động quần thể của chuột

Sự phát sinh gây hại của chuột phụ thuộc khá nhiều vào yếu tố thức ăn, nơi cư trú, nước, thiên địch...song quan trong hơn cả vì thức ăn vẫn là yếu tố quyết định đến dạng biến động quần thể của chuột trên đồng ruộng. Số chuột ở đỉnh cao trong năm vần thuộc vào số vụ gieo trồng và thường tỷ lệ thuận, nếu trồng 1 vụ lúa/năm sẽ có 1 đỉnh cao, 2 vụ 2 đỉnh cao, 3 vụ 3 đỉnh cao. Đỉnh cao về số lượng chuột thường phát sinh ở giai đoạn lúa đẻ nhánh rộ và lúa làm đòng, sau đó số lượng giảm dần do chuột cái vào hang sinh sản. Đỉnh cao phát sinh của chuột sớm hay muộn là tùy thuộc vào thời vụ gieo trồng. Nếu gặp các điều kiện thuận lợi (ít mưa, trời ấm...) thì chuột sinh sản thuận lợi, đỉnh cao phát triển tối đa, ngược lại nếu gặp điều kiện bất thuận (lũ lụt, mưa nhiều...) đỉnh cao sẽ kém hẳn. 1.3. Biện pháp quản lý 1.3.1. Thời điểm đánh bắt có hiệu quả

Việc đánh bắt chuột nên làm thường xuyên, tuy nhiên cần tập trung dồn sức mở chiến dịch diệt chuột vào các thời điểm: sau đổ ải, lúa làm đòng, trước khi cấy mỗi vụ. Vì đó là những thời điểm chuột mất nơi cư trú (đổ ải), đi tìm thức ăn (lúa làm đòng) nên hiệu quả đánh bắt cao hơn. ở mỗi thời điểm có thể lựa chọn biện pháp chính hữu hiệu để diệt trừ chuột.

Ví dụ: sau khi đổ ải chuột sẽ từ ruộng cày lên bờ mương lớn, gò đống để tránh nước. Chúng ta có thể dùng biện pháp thủ công, đặt bả diệt chuột sinh học...để diệt chuột. Các biện pháp này có thể diệt chuột tốt hơn vì mật độ chuột khá cao, dễ phát hiện và mang lại hiệu quả sử dụng diệt chuột sinh học cao, tăng khả năng phòng trừ.

Page 84: GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN QUẢN LÝ DỊCH HẠI TRÊN CÂY NGÔ

84

1.3.2. Các biện pháp diệt trừ chuột Việc phòng trừ chuột, hạn chế tác hại của chúng ở mức thấp nhất có ý

nghĩa vô cùng quan trọng về kinh tế, ngăn ngừa dịch bệnh và làm sạch môi trường.

Trên thế giới và ở nước ta có nhiều biện pháp phòng trừ chuột hại sau đây là một số biện pháp diệt chuột chủ yếu:

- Nhóm biện pháp canh tác: + Cơ cấu cây trồng: Xây dựng cơ cấu cây trồng sao cho hạn chế nguồn

thức ăn, nơi cư trú của chuột hại. Chẳng hạn không nên trồng liên tục cây trồng ưa cạn trên một cánh đồng mà luân canh với cây lúa nước để thu hẹp nơi cư trú của chuột hại.

+ Thời vụ gieo trồng: Nên gieo trồng các loại cây gọn trong một thời vụ, thu hoạch kịp thời để hạn chế kéo dài nguồn thức ăn, nơi cư trú của chuột.

+ Vệ sinh đồng ruộng: thường xuyên cắt cỏ bờ, phát quang bụi rậm, hạn chế gò đống, thu dọn tàn dư cây trồng trước khi gieo trồng và sau khi thu hoạch... để hạn chế nơi cư trú của chuột.

+ Kỹ thuật canh tác: hạn chế làm các bờ ruộng cao và rộng, có điều kiện ruộng sau thu hoạch xong tiến hành đổ ải... để hạn chế và thu hẹp nơi cư trú của chuột hại và tiện lợi khi phòng trừ.

- Nhóm biện pháp vật lý cơ giới: + Bẫy cơ học: tận dụng tất cả các loại bẫy chuột hiện có như bẫy sập, bẫy

đập, bẫy dính... + Săn đuổi chuột: dùng chó săn kết hợp với đào hang, xông khói, đổ nước

dồn chuột để bắt chuột, dồn đuổi quây linon, rung đuổi chuột, dồn vào bẫy để bắt chuột.

Page 85: GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN QUẢN LÝ DỊCH HẠI TRÊN CÂY NGÔ

85

Hình 5.18: Một số hình ảnh săn bắt chuột đồng

+ Dùng rào cản: quây nilon xung quanh bờ ruộng (cao từ 50 - 100cm) để ngăn cản sự phá hoại của chuột.

+ Dùng rào cản kết hợp với bẫy: quây nilon xung quanh ruộng hoặc từ ruộng hoang đến ruộng có cây trồng, đặt bẫy hom xen kẽ cách nhau 15m để bắt chuột.

+ Bẫy cây trồng: kết hợp bẫy hom, rào cản với cây trồng sớm để nhử chuột. + Soi đèn kết hợp với vợt để bắt chuột: đây là biện pháp bắt chuột dựa trên

thị giác kém của chuột. Ban đêm khi chuột di chuyển kém thì có thể đập chết hoặc dùng vợt bắt sống.

+ Bẫy keo dính: dùng keo dính để bẫy chuột, đặt ở nơi chuột hay qua lại để bắt chuột.

- Nhóm biện pháp hóa học: Dùng các loại thuốc độc hóa học để diệt chuột, thuốc nhóm này có một số

loại thuốc như sau: + Nhóm độc cấp tính thường dùng các chất độc như phốt pho kẽm 20% để

diệt chuột; diệt chuột nhanh, hiệu quả cao ở lần đầu sử dụng; rất độc với người và động vật máu nóng; cần phải thay mồi nhử với thuốc để tăng hiệu quả diệt chuột.

+ Nhóm thuốc độc mãn tính (tác động chậm) như Klerat để diệt chuột. Dùng với nhóm thuốc này để diệt chuột chết chậm, chuột ít ngán mồi, ít độc hại với người và động vật máu nóng so với nhóm độc cấp tính.

+ Dùng hóa chất xông hơi tổ chuột: có thể dùng đất đèn, lưu huỳnh để xông hang, tổ chuột ( từ 100 - 200g/ cục): đổ nước và bịt kín hang bằng đất thịt, đất sét, khí đất đèn, lưu huỳnh sẽ giết được chuột.

- Biện pháp sinh học và thảo mộc:

Page 86: GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN QUẢN LÝ DỊCH HẠI TRÊN CÂY NGÔ

86

+ Khôi phục và bảo vệ các thiên địch của chuột. + Khuyến khích giúp đỡ nông dân nuôi mèo, chăn, rắn... và hạn chế các

hóa chất độc diệt chuột có thể gây hại cho thiên địch của chuột. + Tuyên truyền phổ biến rộng rãi cho nhân dân không săn bắn, giết mổ các

thiên địch của chuột như: mèo, trăn, rắn... + Không buôn bán, xuất khẩu các loại thiên địch của chuột. - Biện pháp vi sinh vật: dùng vi sinh vật để tạo dịch bệnh truyền nhiễm

nhân tạo để tiêu diệt chuột. Ưu điểm của biện pháp này là có khả năng diệt chuột trên diện tích lớn, tiến hành đồng loạt; an toàn với môi trường, con người và động vật; hạn chế đáng kể quần thể chuột hại và mức độ thiệt hại do chuột gây ra trong thời gian dài. Nhưng cũng có nhược điểm là giá thành cao, thời gian bảo quản ngắn, không gây chết ngay ( thường chết rải rác từ sau 4 - 10 ngày sử dụng). 2. Quản lý ốc sên 2.1. Tác hại

Cũng như chuột, sên và ốc sên (nhuyễn thể) là những loài động vật gây hại cho cây trồng, chúng là những loài đa thực nên có thể phá hoại nhiều cây trồng khác nhau, chúng gặm ăn lá cây, thân non... nên làm giảm diện tích quang hợp của cây và đặc biệt nguy hiểm khi cây còn nhỏ chúng cỏ thể gặm ăn và làm chết cây con. 2.2. Đặc tính sinh học

Sên và ốc sên là những động vật không xương sống ( nhuyễn thể), thân mềm, xốp, không phân đốt.

Page 87: GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN QUẢN LÝ DỊCH HẠI TRÊN CÂY NGÔ

87

Hình 5.19: Một số loại ốc sên gây hại trên cây ngô ở miền Bắc

Hình 5.20: Một số loại sên gây hại trên cây ngô ở miền Bắc Các loài nhuyễn thể có đầu phát triển, có 2 đôi tua chuyển động thò ra,

thụt vào phía sau mỗi tua có gắn 1 mắt đỉnh, miệng ở sau chân đôi tua, có răng ráp bằng sừng, lưỡi và hàm có tác dụng nghiền nát mô thực vật làm thức ăn bằng miệng (ốc sên có vỏ cứng).

Sên và ốc sên có tuyến nhớt ở sau miệng sinh ra dịch nhầy nhớt để tự bảo vệ và dễ dàng di chuyển, chúng có đôi chân thon dài để bò, chúng là sinh vật lưỡng tính, mỗi con đều có cơ quan sinh dục đực và cái, lỗ sinh dục sau đầu. Sự thụ tinh là kết quả giao phối chéo giữa 2 cá thể. Trứng đẻ ở nơi ẩm ướt như hố đất, sau khi nở nhuyễn thể non lớn dần. Sên và ốc sên thường sống ở nơi ẩm ướt, có bóng râm để tránh ánh nắng trực xạ làm cơ thể dễ mất nước. Ban ngày chúng ít hoạt động, ẩn náu trong bụi cây, bụi cỏ, ban đêm mới bò đi kiếm ăn.

Page 88: GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN QUẢN LÝ DỊCH HẠI TRÊN CÂY NGÔ

88

2.3. Biện pháp quản lý

Để phòng chống các loại nhuyễn thể gây hại cho cây trồng cần tiến hành vệ sinh đồng ruộng, vườn tược, vây bắt ốc sên, tiêu diệt ổ trứng. Trong trường hợp số lượng nhuyễn thể lớn có thể dùng thuốc hóa học, thuốc thảo mộc để trừ.

- Để trừ sên và ốc sên có thể dùng Metandehyd và Methylocarb ở dạng bột hay dạng viên bằng cách trộn vào bả hoặc phun dung dịch thuốc lên cây trồng. 3. Quản lý cỏ dại

Những loài thực vật mọc hoang dại hoặc mọc lẫn với cây trồng ngoài ý muốn của con người, gây tác hại cho cây trồng và đất canh tác được gọi là cỏ dại. Cỏ dại là một trong các loài dịch hại trong bảo vệ thực vật. 3.1. Tác hại của cỏ dại

Tác hại của cỏ dại rất lớn, chúng làm hỏng kiệt đất canh tác; tranh chấp ánh sáng, nước, chất dinh dưỡng nuôi cây trồng; lấn át cây trồng ảnh hưởng xấu đến sinh trưởng và phát triển; làm giảm sút năng suất và phẩm chất cây trồng, nông sản. Đồng thời nhiều loài cỏ dại còn là ký chủ trung gian mang truyền nhiều loại bệnh cây, cũng là nơi sinh sống, ẩn náu qua đông của nhiều loại côn trùng hại cây như: chuột, ốc sên...Cỏ dại làm tăng chi phí sản xuất, tốn công lao động/ha cây trồng. 3.2. Đặc điểm sinh học của cỏ dại

Tùy theo hình thái và đặc điểm sinh học, cỏ dại phân chia thành các nhóm khác nhau: cỏ đơn tử diệp và cỏ song tử diệp, cỏ lá rộng và cỏ lá hẹp, cỏ hàng năm và cỏ lâu năm, cỏ ưa nước và cỏ ưa cạn, cỏ sinh sản hữu tính (bằng hạt) và cỏ sinh sản vô tính, cỏ thân ngầm, cỏ thân bò, cỏ thân hành, cỏ thân rễ... một số loài cỏ dại chủ yếu gây hại đáng kể trên ruộng trồng như:

- Cỏ lá hẹp: lá hẹp dài, gân lá song song, thân tròn, rỗng, lá đứng mọc thành 2 hàng dọc theo thân như: cỏ đuôi phượng, cỏ gừng...

Hình 5.21: Cỏ lá tre Hình 5.22: cỏ gà

Page 89: GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN QUẢN LÝ DỊCH HẠI TRÊN CÂY NGÔ

89

Hình 5.23: Cỏ mật

- Cỏ lá rộng: lá rộng, đa dạng, gân lá sắp xếp theo nhiều cách khác nhau nhưng không song song như: rau bợ, rau mác bao, rau xà bông...

- cỏ lác: là nhóm cỏ có lá mọc thành 3 hàng dọc thân, thân cứng có 3 cạnh như: cỏ lác rận, lác mỡ, cỏ cháo...

Hình 5.24: Cỏ lác

Ngoài ra còn nhiều loại cỏ khác như: cỏ tranh. Cỏ gà, cỏ gấu, cỏ mần trầu, trinh nữ...

Page 90: GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN QUẢN LÝ DỊCH HẠI TRÊN CÂY NGÔ

90

Ảnh 5.25: Cỏ gấu

3.3. Biện pháp quản lý cỏ dại

Để phòng trừ cỏ dại triệt để cần kết hợp nhiều biện pháp thủ công cơ giới như làm cỏ bằng tay, cắt nhổ cỏ, cầy lật đất, bừa vơ cỏ, các biện pháp hóa học sử dụng thuốc trừ cỏ và biện pháp sinh học dùng các loại vi sinh vật ( nấm) gây bệnh cho cỏ hoặc dùng côn trùng có ích để diệt cây cỏ.

Biện pháp thông dụng và có hiệu quả nhanh là biện pháp dùng thuốc trừ cỏ an toàn, hợp lý, luân phiên thay đổi loại thuốc dùng. Cần chú ý sử dụng đúng thuốc, có loại thuốc trừ cỏ không chọn lọc có thể diệt trừ được tất cả các loài cỏ, kể cả cây trồng như Glyphosan 480 DD, cho nên phải phun trừ cỏ trước khi gieo trồng. Phần lớn thuốc trừ cỏ là loại có chọn lọc, chỉ diệt cỏ hoặc một nhóm cỏ dại mà không diệt cây trồng. Thuốc Whips 7,5 EW có khả năng diệt cỏ lá hẹp nhưng không có khả năng diệt cỏ lá rộng, cỏ lác.ngược lại thuốc Ancon - 750 DD dùng chủ yếu diệt cỏ lá rộng, cỏ chác, cỏ lác. Cũng có loại thuốc như butachlore có thể diệt được các loại cỏ lá hẹp, cỏ lá rộng. Khi dùng thuốc trừ cỏ cần đặc biệt chú ý đến thời hạn sử dụng sao cho đúng lúc, đúng giai đoạn của cây trồng và cỏ.

Các loại thuốc trừ cỏ hậu này mầm diệt cỏ khi cỏ đã mọc 2 lá non và cỏ trên 2 lá trở lên. Ví dụ thuốc Anco - 720 DD diệt các loại cỏ lá rộng.

B. Câu hỏi và bài tập thực hành 1. Câu hỏi:

- Trình bày tập tính sinh sống của chuột và biện pháp quản lý? - Trình bày các biện pháp quản lý ốc sên? 2. Bài tập thực hành: Quản lý chuột 2.1. Mục tiêu - Về kiến thức: Trình bày được kỹ được quy trình quản lý chuột hại cho ngô. - Về kỹ năng: Sử dụng thành thạo các bẫy, công cụ diệt chuột.

Page 91: GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN QUẢN LÝ DỊCH HẠI TRÊN CÂY NGÔ

91

- Về thái độ: Rèn luyện tính cận thận, tỷ mỉ, chính xác. 2.2. Nội dung 2.2.1. Điều kiện thực hiện - Địa điểm: Trại trường - Dụng cụ, vật tư, thiết bị Giấy linon trắng loại khổ 1m5 - 2m, dây linon để buôc, cọc tre, búa đóng cọc, bẫy lồng, bẫy sập, bẫy dính, mồi nhử, cuốc, xẻng, thuổng, rơm khô…. 2.2.2. Trình tự thực hiện - Kiểm tra dụng cụ, vật tư, thiết bị - Trình tự công việc

TT Tên công việc Thiết bị dụng cụ

1 Xác định nơi cư trú của chuột

2 Quây nilon phòng chuột trắng loại khổ 1m5 - 2m, dây linon để buôc, cọc tre, búa đóng cọc

3 Đào hang bắt chuột cuốc, xẻng, thuổng, rơm khô

4 Đặt bẫy bắt chuột bẫy lồng, bẫy sập, bẫy dính, mồi nhử

- Hướng dẫn chi tiết

Tên công việc Hướng dẫn

Xác định nơi cư trú của chuột

- Quan sát quanh ruộng ngô (bờ, bụi rậm...) để xác định vị trí chuột có thể cư trú. - Tìm hang chuột: dùng sào, cây khua để tìm hang, nơi chuột ẩn náu.

Quây nilon phòng chuột

- Cắt nilon có chiều rộng khoảng từ 0,8 - 1m, chiều dài theo chu vi của ruộng. - Dùng cọc tre cao khoảng 1m2 - 1m5 cắm xung quanh bờ

Page 92: GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN QUẢN LÝ DỊCH HẠI TRÊN CÂY NGÔ

92

ruộng làm giá đỡ cho nilon, khoảng 2 - 3m cắm 1 cọc. - Quây nilon theo cọc đã cắm, phủ nilon ra ngoài, cọc ở phía trong ruộng, dùng dây buộc để cố định nilon vào cọc, chân nilon dùng cuốc kéo đất chèn giữ kín để chuột tránh rúc từ dưới đất.

Đào hang bắt chuột

- Xác định hang có chuột dùng thuổng, cuốc để đào bắt sống. Nếu chuột không ra dùng rơm, rạ hun khói ở cửa hang.

Đặt bẫy bắt chuột Xác định vị trí chuột có thể hay đi lại dùng bẫy lồng, bẫy dính, bẫy sập đã gắn mồi nhử đặt vào lúc chiều tối để bẫy chuột.

C. Ghi nhớ: - Biện pháp quản lý chuột hại. - Tập tính sinh sống và gây hại của chuột. - Biện pháp quản lý ốc sên. - Biện pháp quản lý cỏ dại.

Page 93: GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN QUẢN LÝ DỊCH HẠI TRÊN CÂY NGÔ

93

HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN

I. Vị trí, tính chất của mô đun/môn học: - Vị trí: + Mô đun quản lý sâu hại trên cây ngô là mô đun chuyên môn nên được bố

trí sau khi học viên đã học xong chương trình các môn đun 01, 02, 03, 04. Đây là mô đun trang bị cho học viên những kiến thức cơ bản về các loài sâu hại và các loại thuốc bảo vệ thực vật dùng trong nghề kỹ thuật sản xuất ngô.

- Tính chất: + Đây là một trong những mô đun kỹ năng quan trọng của nghề. Yêu cầu

học viên cần phải đảm bảo đủ số giờ lý thuyết và thực hành. II. Mục tiêu: Sau khi học xong mô đun, sinh viên sẽ: - Về kiến thức: - Nhận biết được các loại sâu bệnh gây hại chủ yếu trên cây ngô. - Phân biệt các loại thuốc bảo vệ thực vật, hóa chất bảo quản thường sử

dụng trong kinh doanh và sản xuất ngô. - Xác định được liều lượng, nồng độ hóa chất để quản lý dịch hại theo

đúng yêu cầu kỹ thuật nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao; - Sử dụng thành thạo và bảo trì được các dụng cụ, trang thiết bị, máy móc

trong sản xuất ngô đảm bảo chất lượng và hiệu quả. - Về kỹ năng: - Nhận biết được tên từng loại sâu bệnh hại một cách cụ thể, rõ ràng; - Đề ra những biện pháp quản lý các sâu bệnh hại một cách hiệu quả về

kinh tế và an toàn đối với môi trường. - Về thái độ:

- Tuân thủ theo đúng quy trình đảm bảo tiết kiệm vật tư, an toàn lao động và bảo vệ môi trường sinh thái.

III. Nội dung chính của mô đun:

Mã bài Tên bài Loại Địa điểm Thời gian

Page 94: GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN QUẢN LÝ DỊCH HẠI TRÊN CÂY NGÔ

94

bài dạy

Tổng số

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra*

MĐ 05-1

Hóa chất sử dụng trong quản lý dịch hại

Tích hợp

Phòng học/phòng thực hành

10 4 6

MĐ 05-2 Sâu hại ngô Tích

hợp Lớp

học/đồng ruộng

30 6 22 2

MĐ 05-3 Bệnh hại ngô

Tích hợp

Lớp học/đồng

ruộng 30 7 21 2

MĐ 05-4 Các loại dịch hại khác

Tích hợp

Lớp học/đồng

ruộng 18 3 15

Kiểm tra hết mô đun 4 4

Cộng 90 20 62 8 *Ghi chú: Thời gian kiểm tra được tính vào giờ thực hành.

IV. Hướng dẫn thực hiện bài tập, bài thực hành

4.1. Bài thực hành số 1: 4.1.1. Nguồn lực cần thiết - Địa điểm: phòng thực hành bộ môn. - Dụng cụ, vật tư, thiết bị: Sổ sách, giấy bút ghi chép, máy đo độ ẩm, máy bơm nước, ống dẫn nước, xô, thùng, gáo tưới, ô doa…. 4.1.2. Cách thức tổ chức: - Chia lớp thành các nhóm từ 7 - 10 học viên/nhóm. - Giáo viên hướng dẫn quy trình thực hiện và thực hành mẫu.

Page 95: GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN QUẢN LÝ DỊCH HẠI TRÊN CÂY NGÔ

95

- Các nhóm thực hiện theo hướng dẫn của giáo viên 4.2. Bài thực hành số 2: 4.2.1. Nguồn lực cần thiết - Địa điểm: phòng thực hành bộ môn, trại trường. - Dụng cụ, vật tư, thiết bị: Sổ sách, giấy bút ghi chép, thúng, phân chuồng hoai mục, phân vô cơ (đạm, lân, kali) ống dẫn nước, xô, thùng, gáo tưới, ô doa, cuốc, xẻng, cào bình phun, phân vi lượng…. 4.2.2. Cách thức tổ chức: - Chia lớp thành các nhóm từ 7 - 10 học viên/nhóm. - Giáo viên hướng dẫn quy trình thực hiện và thực hành mẫu. - Các nhóm thực hiện theo hướng dẫn của giáo viên

V. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập 5.1. Bài 1

Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá

Tính chính xác của việc phân biệt chất lượng thuốc bảo vệ thực vật

So sánh với bản đánh giá chuẩn.

5.2. Bài 2

Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá

Tính chính xác của việc nhận biết các loại sâu bệnh hại ngô.

Đối chiếu với mẫu vật

Số lượng mẫu vật thu thập sau khi điều tra ruộng ngô.

Kiểm tra mẫu vật

5.3. Bài 3

Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá

Tính hợp lý của việc lựa chọn hình thức quản lý chuột.

Kiểm tra thực tế và đối chiếu với tập tính sinh sống và nơi trú ẩn của chuột

Page 96: GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN QUẢN LÝ DỊCH HẠI TRÊN CÂY NGÔ

96

Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá

Sự chắc chắn và an toàn của nilon ngăn chuột quanh ruộng ngô.

Kiểm tra thực tế

VI. Tài liệu tham khảo [1]. Bộ môn cây lương thực (1977), Giáo trình cây lương thực tập II (Cây

màu), Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội. [2]. Cao Đắc Điểm (1998), Cây ngô, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội. [3]. Danh mục các loại thuốc BVTV được phép sử dụng tại Việt Nam

2008, Cục Bảo vệ thực vật Bộ NN-PTNT. [4]. Đinh Thế Lộc (1977), Giáo trình cây lương thực tập II (Cây màu),

Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội. [5]. Hội KHKT Bảo vệ thực vật việt Nam (2005), Tử điển sử dụng thuốc

BVTV ở Việt Nam, Nhà xuất bản Nông nghiệp – Hà Nội [6]. Trần Văn Hai, 2000. Giáo trình Hoá bảo vệ thực vật. Tài liệu giảng

dạy Trường Đại học Cần Thơ. [7]. Trần Quang Hùng, 1999. Thuốc Bảo vệ thực vật, NXB Nông nghiệp.

[8]. Trần Ngọc Viễn, 1997. Giáo trình Hoá bảo vệ thực vật. Tài liệu giảng dạy Trường Đại học Nông Lâm TPHCM.

Page 97: GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN QUẢN LÝ DỊCH HẠI TRÊN CÂY NGÔ

97

BAN CHỦ NHIỆM XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP

NGHỀ: KỸ THUẬT TRỒNG HỒ TIÊU (Kèm theo Quyết định số 2744 /BNN-TCCB ngày 15 tháng 10 năm 2010

của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) 1. Chủ nhiệm: Ông Trần Văn Dư - Phó hiệu trưởng Trường Cao đẳng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bắc Bộ 2. Phó chủ nhiệm: Bà Đào Thị Hương Lan - Phó trưởng phòng Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 3. Thư ký: Bà Trần Thị Thanh Bình - Trưởng khoa Trường Cao đẳng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bắc Bộ 4. Các ủy viên: - Ông Nguyễn Đức Ngọc, Giảng viên Trường Cao đẳng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bắc Bộ - Bà Lê Thị Mai Thoa, Giảng viên Trường Cao đẳng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bắc Bộ - Ông Lê Văn Hải, Trưởng bộ môn Viện nghiên cứu Ngô - Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam - Ông Nguyễn Đức Hạnh, Phó chủ nhiệm Hợp tác xã Toàn Thắng, Gia Lộc, Hải Dương./.

DANH SÁCH HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU CHƯƠNG TRÌNH, GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP

(Theo Quyết định số 3495 /QĐ-BNN-TCCB ngày 29 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

1. Chủ tịch: Ông Nghiêm Xuân Hội - Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Nông Lâm 2. Thư ký: Ông Hoàng Ngọc Thịnh - Chuyên viên chính Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 4. Các ủy viên: - Ông Lê Duy Thành - Giảng viên Trường Cao đẳng Nông Lâm - Ông Nguyễn Viết Thông - Giảng viên Trường Cao đẳng Công nghệ và Kinh tế Bảo Lộc - Bà Vũ Thị Thủy - Phó trưởng phòng Trung tâm Khuyến nông Quốc gia./.