giới thiệu huấn thị về thánh nhạc và phụng vụ

25
GIỚI THIỆU HUẤN THỊ VỀ THÁNH NHẠC VÀ PHỤNG VỤ Thánh nhạc là thành phần của phụng vụ và phải theo những qui luật của phụng vụ. Giữa thánh nhạc và phụng vụ có mối liên hệ rất mật thiết đến nỗi không thể làm thánh nhạc hay nếu không biết phụng vụ hoặc không áp dụng những qui luật của phụng vụ. Về thánh nhạc thì từ đầu thế kỷ 20 cho đến năm 1958 đã có những văn kiện quan trọng sau đây: * Sắc lệnh Tra le sollecitudini của Đ.G.H Pio X ban hành ngày 22.11.1903 * Hiến chế Divini cultus của Đ.G.H Pio XI ban hành ngày 20.12.1928 * Thông điệp Musicae sacrae dissiplina của 25.12.1955.Đ.G.H Pio XII ban hành ngày. Ngoài những văn kiện chính yếu có tầm quan trọng đặc biệt này lại còn rất nhiều tài liệu khác của các ĐGH và Thánh Bộ Phượng Tự. Bản huấn tự vừa trình bày ở đây vừa có ý nhắc lại, vừa có ý nhấn mạnh đến một số điểm đã bàn giải trong hai thông điệp Musicae sacrae disliplina và Mediator Dei của Đức Pio XII. Đó là nói đến những tài liệu về thánh nhạc thời trước cộng đồng Vaticano II. Còn từ năm 1965 trở đi thì có rất nhiều tài liệu khác nữa mà tiêu biểu nhất phải kể đến huấn thị Musican sacram bàn về âm nhạc trong phụng vụ, ban hành ngày 5.3.1967.

Upload: thanhcabiz

Post on 09-Aug-2015

249 views

Category:

Spiritual


5 download

TRANSCRIPT

Page 1: Giới thiệu Huấn thị về Thánh nhạc và Phụng vụ

GIỚI THIỆU HUẤN THỊ VỀ

THÁNH NHẠC VÀ PHỤNG VỤ

Thánh nhạc là thành phần của phụng vụ và phải theo những qui luật của phụng vụ. Giữa thánh nhạc và phụng vụ có mối liên hệ rất mật thiết đến nỗi không thể làm thánh nhạc hay nếu không biết phụng vụ hoặc không áp dụng những qui luật của phụng vụ.

Về thánh nhạc thì từ đầu thế kỷ 20 cho đến năm 1958 đã có những văn kiện quan trọng sau đây:

* Sắc lệnh Tra le sollecitudini của Đ.G.H Pio X ban hành ngày 22.11.1903

* Hiến chế Divini cultus của Đ.G.H Pio XI ban hành ngày 20.12.1928 * Thông điệp Musicae sacrae dissiplina của 25.12.1955.Đ.G.H Pio XII ban hành ngày.

Ngoài những văn kiện chính yếu có tầm quan trọng đặc biệt này lại còn rất nhiều tài liệu khác của các ĐGH và Thánh Bộ Phượng Tự. Bản huấn tự vừa trình bày ở đây vừa có ý nhắc lại, vừa có ý nhấn mạnh đến một số điểm đã bàn giải trong hai thông điệp Musicae sacrae disliplina và Mediator Dei của Đức Pio XII. Đó là nói đến những tài liệu về thánh nhạc thời trước cộng đồng Vaticano II. Còn từ năm 1965 trở đi thì có rất nhiều tài liệu khác nữa mà tiêu biểu nhất phải kể đến huấn thị Musican sacram bàn về âm nhạc trong phụng vụ, ban hành ngày 5.3.1967. Phần giới thiệu những tài liệu về thánh nhạc từ sau Công đồng ở đây có tính cách thông tin mà thôi để chúng ta biết mối quan tâm của Giáo Hội về Thánh nhạc cũng như những hoạt động của các tổ chức thánh nhạc ở nhiều nơi trên thế giới.

1. Thư Nobile subsidium của ĐGH Phaolô VI chính thức thành lập Consocciato Internationalis Musicae sacrae ngày 22.11.1963.

2. Huấn từ của ĐGH Phaolô VI gửi cho viện Bình Ca ngày 6.4.1964. Văn bản bằng tiếng Pháp.

Page 2: Giới thiệu Huấn thị về Thánh nhạc và Phụng vụ

3. Thư gửi Đ.C Charrière de Fribourg nhân dịp tổ chức lần thứ bốn Tuần lễ nghiên cứu âm nhạ bàn về”Hát theo Phụng Vụ”sau Công Đồng Vaticano II. Thư đề ngày 21.8.1965. Văn bản bằng tiếng Pháp. 4. Thư của ĐHY A.Cicognani thuộc Bộ Quốc vụ khanh của Tòa thánh gửi tạp chí Musica sacra nhân dịp kỉ niệm năm thứ 10 thành lập bàn về”Âm nhạc trong nền Phụng Vụ cải cách sau Công Đồng”văn bản bằng tiếng Ý. Ấn hành năm 1965.

5. Huấn từ của Đức Phaolô VI gửi cho”Hội thiếu nhi ca hát”nhân cuộc họp hàng năm o loreto, bàn về”phần đóng góp của ca hát để làm cho phụng vụ nên trang trọng”đề ngày 18.4.1966. Văn bản bằng tiếng Pháp.

6. Thư của Đ.T.G.M A Dell' Acqua thuộc Bộ Quốc Vụ Khanh gửi cho cha J. Gélincau s.j nhân dịp thành lập tổ chức Universa Laus ngày 11.5.1966. Văn bản bằng tiếng Pháp. 7. Thư của ĐHY A. Cicognani gửi ĐTGM W.E.Cousius of Milvaukee nhân cuộc đại hội lần thứ 5 về thánh nhạc. Thư đề ngày 12.8.1966 Văn bản bằng tiếng Anh. 8. Tài liệu của ủy ban Consilium giải thích thêm về Universa Laus và Consociato Internationalis Musicae sacrae tháng 10.1966.

9. Huấn thị Musican sacram của Thánh Bộ Nghi thức về âm nhạc trong Phụng vụ ngày 5.3.1967.

10. Huấn từ cho các ca đoàn Pháp về việc phải bảo toàn kho tàng thánh nhạc của Đức Phaolô VI ngày 5.4.1967. Văn bản bằng tiếng Pháp. 11. Huấn từ của Đức Phaolô Vi gửi Hội Liên Hiệp thiếu nhi ca hát nhân dịp Đại Hội quốc tế lần thứ 11 ngày 9.7.1967. Văn bản bằng tiếng Ý, Pháp,Đức, Tây Ban Nha.

12. Thư của ĐHY G.Lercaro gửi ĐTGM E Delgado GOmez, Tổng GM Paniplona nhân dịp tuần lễ thánh nhạc do Universa Laus tổ chức thánh 8 năm 1967. Văn bản bằng tiếng Tây Ban Nha.

13. Thư của Hội đồng Giám mục Ý về”Nhạc Phụng vụ”tháng 2 năm 1968.

14. Huấn từ của Đức Phaolô VI gửi cho các ca đoàn tại Loreto nhân kỳ Đại hội quốc tế lần thứ 8, ngày 22.4.1968.

15. Huấn từ của Đức Phaolô VI gửi các tham dự viên đại hội Hiệp hội Thánh Xe-xi-li-a Ý về thánh nhạc ngày 18.9.1968.

Page 3: Giới thiệu Huấn thị về Thánh nhạc và Phụng vụ

16. Thư của ĐHY B.Gut gửi ĐHY J.P.Cody Tổng giám mục Chicago nhân dịp Đại hội toàn quốc của Ủy ban Phụng vụ và Thánh nhạc Mỹ ngày 7.11.1968. Văn bản bằng tiếng Anh

17. Huấn từ của Đức Phaolô VI gửi các ca đoàn, nhân dịp Đại hội quốc tế lần thứ 9 ngày 14.4.1969. Văn bản bằng tiếng Ý.

18. Thư cua ĐHY J.Villot thuộc Bộ Quốc vụ khanh Tòa thánh gửi ĐHY J. Garibi Rivera Tổng GM Guadalajara (Mexico) nhân dịp Đại họi quốc tế lần 12 Hội liên hiệp thiếu nhi ca hát tháng 12. 1969. Văn bản bằng tiếng Tây Ban Nha.

19. Huấn từ gửi các ca đoàn ngày 6.4.1970 của Đức Phaolô, nhân dịp Đại hội quốc tế lần thứ 10.

20. Bài giảng dụ của Đức Phao-lô trong lễ kỷ niệm 100 năm sinh nhật Lorenzo Perosi ngày 24.9.1972, do hiệp hội thánh Xê - xi- li- a Ý tổ chức.

21. Thư của ĐHY J.Villot gửi ĐHY G.Siri Tổng GM Genova, nhân dịp Đại hội Thánh nhạc toàn quóc từ 26.9.1973 - 39.9.1973.

22. Huấn từ cho các ca viên nhân dịp kỉ niệm 10 năm thành lap Consociation Internationalis Musicae sacrae của Đức Phaolô VI ngày 12.10.1973. Văn bản bằng tiếng Pháp.

23. Thư Voluntari Obsequens của Thánh Bộ Phượng Tự gửi các Giám mụckèm theo cuốn Jubilate Deo ngày 14.4.1974.

24. Sách Jubilate Deo bài tựa ngày 11.4.1974.

25. Thư của Hồng Y quốc vụ khanh J.Villot gửi Tổng GM Sabzburg nhân dịp Đại hội toàn quốc lần thứ 21 về Thánh nhạc do Hiệp hội thánh Xê-xi-li-a Ý bảo trợ. Đề tài của Đại hội là “Âm nhạc trong công cuộc truyền bá Tin Mừng” ngày 13.9.1974.

26. Thư của Hồng Y Quốc vụ khanh J.Villot gửi H.Y C.Ursi Tổng GM Napoli nhân dịp Dại hội thánh nhạc toàn quốc lần thứ 22 về đề tài: Âm nhạc và đời sống trong họ đạo, tháng 9 năm 1967. Văn bản bằng tiếng Ý.

28. Bài giảng dụ của Đức Phaolô VI tại nhà thờ Thánh Phê-rô cho thành viên hiệp hội thánh Xê-xi-li-a Ý ngày 25.9.1977.

Đó là những tài liệu về thánh nhạc từ sau Công đồng tới nay. Ngoài ra còn 10 tài liệu nữa liên quan đến việc hát xướng trong Thánh lễ với 4 cuốn sách hát bằng tiếng Latinh như Kyriale Simplex, Graduale Romanum và Ordo cantus Missac.

Page 4: Giới thiệu Huấn thị về Thánh nhạc và Phụng vụ

Cuối cùng là những lời chỉ dẫn về việc soạn các cung giọng hát cho chủ giáo tế, giáo dân trong các phần tung hô đối đáp bằng thường ngữ sao cho vừa thích hợp lại vừa tiện dụng.

Trên đây là phần mở đầu hơi dài có tính cách thông báo. Bây giờ mới đến phần chính quan trọng và đáng ghi chú hơn.

Toàn bộ huấn thị này thu gọn trong ba chương: Chương I: gồm 10 số từ số 1 - 10 nói về các qui luật chung về thánh nhạc và Phụng vụ.

Chương II: gồm 10 số từ số 11 - 21 nói về các qui luật chung.

Chương III: gồm 10 số từ số 22 - 118 nói về các qui luật riêng và chia làm 6 mục:

1. Những hoạt động Phụng vụ cần đến Thánh nhạc

A. Thánh lễ a. Mấy nguyên tắc chung về việc giáo dân tham dự Thánh lễ (22- 23)

b. Giáo dân tham dự lễ hát (24 -27) c. Giáo dân tham dự lễ đọc (28 -34) d. Lễ tu viện hay lễ tại Ca tòa

e. Lễ Đồng tế, lễ phối hợp.

B. Kinh Phụng vụ (40 - 46) C. Chầu Mình Thánh (47) 2. Vài loại Thánh Nhạc

A. Đa âm hợp xướng (48 -49)

B. Thánh nhạc tận thời hiên đại (50) C. Ca hát bình dân tôn giáo (51 - 53)

D. Nhạc đạo (54 - 55)

3. Các sách hát phụng vụ (56 - 59)

Page 5: Giới thiệu Huấn thị về Thánh nhạc và Phụng vụ

4. Nhạc khí và chuông A. Mấy nguyên tắc chung (60)

B. Đại quản cầm cổ điển và những loại tương tự (61 - 67) C. Thánh nhạc soạn cho nhạc khí (68 - 69) D. Nhạc khí và các dàn điện tử (70 - 73)

E. Đài phát thanh truyền hình phát lại những lễ nghi tôn giáo (74 - 79) F. Những lúc cấm không được sử dụng nhạc khí (80 - 85) G. Chuông (86 - 92) 5. Những người có vai trò chính trong Phụng vụ và Thánh nhạc (93 - 103)

6. Vấn đề học Thánh nhạc và Phụng vụ A. Huấn luyện tổng quát cho giáo sĩ và giáo dân về Thánh nhạc và Phụng vụ (104 -112)

B. Các nhạc viện công và tư để giúp cho thánh nhạc tiến bộ. Như vậy là sau những khái niệm chung (chương I) thì có những qui luật riêng liên quan đến việc sử dụng thánh nhạc trong Phụng vụ (chương II). Đó là những điều căn bản. Từ căn bản này, tất cả vấn đề được giải thích trong chương III. Mỗi đoạn trong chương này đưa ra một vài nguyên tắc quan trọng, rồi từ đó rút ra những qui luật riêng để áp dụng.

CHƯƠNG I: KHÁI NIỆM TỔNG QUÁT

Trước hết là định nghĩa về Phụng vụ, Thánh lễ và Thánh nhạc

Phụng vụ là việc kính thờ trọn vẹn, đầy đủ, toàn bộ của nhiệm thể Đức GiêSu Kitô, nghĩa là của vị lãnh đạo và các phần tử của mình. Vì thế các hoạt động phụng vụ là những nghi lễ thiêng thánh do Đức Giêsu Kitô hay Hội Thánh mà những người được chỉ định một cách chính đáng đứng ra cử hành, phù hợp với các sách Phụng vụ được Tòa thánh phê chuẩn, để thờ phượng Chúa và các Thánh. Các lễ nghi khác diễn ra ở trong hay ngoài nhà thờ có linh mục hay không đều gọi là các việc đạo đức.

Thánh lễ là một hành vi thờ phượng Thiên Chúa một cách công khai và công

Page 6: Giới thiệu Huấn thị về Thánh nhạc và Phụng vụ

cộng nhân danh Đức Kitô và Hội Thánh bất kể nơi hay cách cử hành thế nào. Vậy phải tránh kiểu nói lễ riêng. Có hai thứ lễ: lễ hát và lễ đọc; lễ hát là lễ linh mục chủ tế hát những phần nghi thức dự liệu phải hát. Ngoài ra là lễ đọc. Nếu lễ hát có phó tế thì là lễ trọng, nếu không có phó tế thì là lễ đọc. Khi nói đến Thánh nhạc phải hiểu là:

a/ Bình ca b/ Đa âm hợp xướng c/ Thánh nhạc hiện đại d/ Thánh nhạc soạn cho phong cầm đ/ Ca khúc bình dân tôn giáo

CHƯƠNG II: QUI LUẬT CHUNG

Thánh nhạc trong huấn thị này phân loại như trên vừa hiểu về hát lẫn đàn. Còn nhà thờ thì hiểu là tát cả những nơi có tính cách tôn nghiêm, thiêng thánh thánh như nhà thờ họ, nhà nguyện bán công hoặc tư.

Các lễ nghi phụng vụ phải diễn ra phù hợp với các sách đã được Tòa Thánh phê chuẩn, còn các việc đạo đức thì tùy thói quen và truyền thống của mỗi nơi, mỗi nhóm được thẩm quyền liên hệ phê chuẩn, các nghi lễ phụng vụ và các việc đạo đức không được pha trộn lẫn nhau. Nhưng nếu vì hoàn cảnh xui khiến thì có thể làm các việc đạo đức trước hoặc sau các nghi lễ phụng vụ. Phần này so với bây giờ đã thay đỗi nhiều nhất là việc dùng tiếng Latinh. Hồi năm 1958 thì chỉ dùng tiếng Latinh khi hát lễ mà thôi.

Được hát đa âm hợp xướng trong mọi lễ nghi phụng vụ, miễn là có ca đoàn hát đúng với những đòi hỏi của nghệ thuật.

Cũng được dùng thánh nhạc hiện đại trong mọi lễ nghi phụng vụ miễn là nhạc đó hội đủ tính cách trang nghiêm, xứng đáng, thánh thiện của phụng vụ và ca đoàn phải hát được một cách có nghệ thuật.

Có thể dùng các ca khúc tôn giáo bình dân trong các việc đạo đức,nhưng trong cách lễ nghi phụng vụ thì phải theo những điều đã nói ở trên số 13 - 15

Còn nhạc cụ có màu sắc tôn giáo mà thôi thì phải đưa ra khỏi các lễ nghi phụng vụ, nhưng được dùng trong các việc đạo đức. Các buổi hòa nhạc trong nhà thờ phải theo các qui luật nói ở số 54 - 55.

Theo các sách phụng vụ tất cả những gì chủ tế,phó tế, ca đoàn, cộng đoàn hát trong thánh lễ đều hoàn toàn thuộc về thánh nhạc. Vì thế không được đổi thứ tự để hát, làm khác nghĩa hay cắt xén hoặc lặp lại không đúng cách. Các bài hát soạn theo lối đa âm hợp xướng hay thánh nhạc hiện đại nhiều bè có nhạc khí

Page 7: Giới thiệu Huấn thị về Thánh nhạc và Phụng vụ

phụ diễn, khi hát phải hát rõ lời. Cũng vậy cấm không được bỏ hết hay một phần văn bản phụng vụ phải hát trừ khi nghi thức ấn định khác. Nhưng nếu vì một lí do chính đáng như không đủ người hát, bài hát không hay thì được đọc bằng cung bằng hay ngâm nga cả bản văn.

CHƯƠNG III: QUI LUẬT RIÊNG 1. NHỮNG LỂ NGHI PHỤNG VỤ DÙNG ĐẾN THÁNH NHẠC

A. Vài nguyên tắc chung về vấn đề giáo dân tham dự

Bản tính thánh lễ đòi hỏi những người tham dự phải tham dự theo lối dành riêng cho họ. Sự tham dự này trước hết phải nội tại ở bên trong, nghĩa là giữ cho lòng trí mình kết hợp với vị Chủ tế tối cao là Đức Kitô, mà dâng lễ với Người và nhờ Người và dâng chính mình làm của lễ với Người. Tuy nhiên tham dự bên trong chưa đủ, còn phải tham dự bên ngoài nữa mới hoàn toàn. Tham dự bên ngoài là đứng lên, ngồi xuống, cúi đầu, chắp tay, bái gối, thưa kinh đối đáp, hát những phần dành cho mình như bộ lễ, đáp ca và các câu tung hô v..v..... và nhất là rước lễ để đón nhận được dồi dào ơn ích thiêng liêng của thánh lễ.

Nhưng giáo dân không thể tham dự tích cực và ý thức nếu không được huấn luyện vừa đủ. Vì vậy trong các bài giảng dụ và giáo lý, các linh mục hay giáo lý viên phải giải thích cho họ những đoạn sách thánh hoặc nhấn mạnh đến một khía cạnh nào đó của Thánh lễ, nhất là vào các ngày chủ nhật hay lễ trọng.

B. Tham dự lễ hát Trước Công đồng thì lễ hát có hai loại: lễ hát trọng quen gọi là Đi-sup và lễ hát thường chỉ có chủ tế và các người giúp lễ, không có thầy năm thầy sáu. Bây giờ rất ít hầu như không có lễ Đi-súp, mà long trọng là lễ đồng tế. Vì vậy việc tham dự lễ hát bây giờ cũng khác với trước kia. Bây giờ lễ trọng thì hát hết: nhập lễ, bộ lễ, hiệp lễ. Trong cả hai trường hợp, tham dự tích cực là hát chung những phần dành cho mình.

C. Tham dự lễ đọc

Có ba cách: tham dự bên trong, bên ngoài nghĩa là chú ý đến những phần chính yếu của lễ hay theo dõi lễ trong sách lễ giáo dân. Bây giờ không cần dùng sách lễ giáo dân trong lễ nữa vì tất cả đều được đọc bằng tiếng bản quốc nên ai cũng hiểu được.

Cách thứ hai là đọc những kinh chung và hát chung. Những kinh và bài hát phù hợp với các phần trong thánh lễ.

Page 8: Giới thiệu Huấn thị về Thánh nhạc và Phụng vụ

Cách thứ ba là thưa đối đáp với chủ tế và đọc các kinh dành để đọc chung như Thương xót, Vinh danh, Lạy cha v..v.....

2. MẤY LOẠI THÁNH NHẠC

A. Đa âm hợp xướng

Trước khi đem những bài hát này vào phụng vụ, kể cả những bài cũ cũng như mới, phải xem những bài hát ấy có đáp ứng những qui luật nói đến trong thông điệp “Kỷ luật về Thánh nhạc” về bố cục và sáng tác hay không? Khi không có thì phải hỏi ý kiến Ủy ban Thánh nhạc.

Các tài liệu cổ xưa về nghệ thuật này còn nằm trong các hồ sơ nên phải tìm kiếm cẩn thận. Nếu cần thì phải có những biện pháp thích ứng để bảo tồn và in ấn, hoặc để phê bình hoặc để đưa vào dùng trong phụng vụ. Công việc này phải do các nhà chuyên môn đảm nhận.

B. Thánh nhạc hiện đại Chỉ được dùng các tác phẩm thánh nhạc hiện đại trong phụng vụ, nếu các tác phẩm ấy phù hợp với các qui luật về phụng vụ và thánh nhạc bàn giải trong thông điệp “Kỷ luật về Thánh nhạc”. Vấn đề này để tùy Ủy ban Thánh nhạc địa phận phán quyết.

C. Ca khúc bình dân tôn giáo

Phải ân cần cổ động và giới thiệu các ca khúc bình dân tôn giáo. Các ca khúc này làm cho đời sống Kitô hữu thấm nhuần tinh thần tôn giáo và nâng cao tâm hồn tín hữu.

Các ca khúc này chiếm một địa vị riêng trong mọi dịp lễ Kitô giáo, nơi công cộng hay trong chốn gia đình và ngay trong các công việc hằng ngày nữa. Nhưng các ca khúc ấy có một vị trí đặc biệt trong các việc đạo đức ở nhà thờ hay ngoài nhà thờ và đôi khi có thể đưa vào chính các lễ nghi phụng vụ, theo những luật đã nói ở số 13- 15.

Nhưng muốn đạt được mục đích này, các ca khúc ấy phải hoàn toàn phù hợp giáo lý công giáo, phải trình bày và giải thích đúng giáo lý ấy, phải dùng một thứ ngôn ngữ dễ hiểu, một loại âm nhạc đơn sơ. Vì vậy phải tránh những lời lẽ rườm rà, những câu văn kêu mà trống rỗng. Cuối cùng dù vắn và dễ, các ca khúc ấy phải có một cái gì là nghiêm trang xứng đáng. Các vị Bản quyền phải cẩn thận canh chừng lo sao cho những qui luật này được áp dụng chu đáo.

Những ai lưu tâm đến vấn đề này nên thu nhập các ca khúc bình dân tôn giáo, rồi ấn hành cho giáo dân sử dụng, sau khi đã được các vị Bản quyền phê chuẩn.

Page 9: Giới thiệu Huấn thị về Thánh nhạc và Phụng vụ

D. Nhạc có khởi hứng và tâm tình đạo

Cũng phải quí trọng và trau dồi thứ âm nhạc này, dù nó không phải được đưa vào phụng vụ vì tính cách riêng của nó, nhưng nó cũng có sức khơi gợi những tâm tình đạo nơi thính giả, và làm cho đạo sống động, vì thế mới gọi là nhạc có khởi hứng và tâm tình đạo. Nơi xứng hợp cho loại nhạc này là phòng hòa nhạc, phòng hội hơn là nhà thờ.

Nơi nào không có phòng hòa nhạc hay những phòng khác thích hợp và nếu một buổi hát hay hòa nhạc như thế có thể mang lại lợi ích thiêng liêng cho tín hữu thì Đấng bản quyền có thể cho phép diễn ra ở nhà thờ với điều kiện như sau: a/ Muốn tổ chức một buổi hòa nhạc hay bất cứ thuộc loại nào, phải có phép ký trên văn thư của Đấng bản quyền.

b/ Trước khi được phép, phải có văn thư xin phép nêu rõ thời gian khai diễn cuộc hòa nhạc, danh mục tác phẩm, danh sách nghệ sĩ (nhạc trưởng, nhạc sĩ, tác giả).

c/ Đấng bản quyền không đươc cho phép mà không xét xem tác phẩm đề nghị có gì độc đáo về nghệ thuật đích thực và về lòng đạo đức sốt sắng chân thành, sau khi đã hỏi ý kiến Ủy Ban Thánh Nhạc và các nhà chuyên môn. Ngoài ra cũng phải xem những người biểu diễn có những tư cách nói ở số 87 va 98 hay không?

d/ Phải cất Mình Thánh đi hay để ở một nơi nào xứng đáng như bàn thờ cạnh hay phòng thánh, nếu không, phải báo cho mọi người biết nhà thờ có Mình Thánh để ai nấy cẩn thận giữ sự trang nghiêm cung kính.

c/ Nếu bán vé hay phát chương trình thì phải bán hay phát ngoài nhà thờ.

d/ Mọi người đến biểu diễn hay tham dự phải ăn mặc xứng hợp với nơi thiêng thánh.

e/ Tùy hoàn cảnh nên chăng có thể kết thúc buổi trình diễn bằng một việc đạo đức hay mấy phút chầu Phép Lành, để kiện toàn mục đích của buổi biểu diễn là nâng cao tâm hồn mọi người lên cùng Chúa.

3. CÁC SÁCH HÁT PHỤNG VỤ

Các sách hát phụng vụ của Hội Thánh Rôma đã ấn hành cho đến bây giờ là sách hát Rôma với phần thường lễ, sách đối ca Rôma dùng hát các giờ kinh phụng vụ, sách an táng, cầu hồn, Tuần thánh và Sinh nhật Chúa Giêsu Kitô.

Page 10: Giới thiệu Huấn thị về Thánh nhạc và Phụng vụ

Tòa Thánh dành quyền sở hữu và sử dụng các bài bình ca trong các sách phụng vụ Rôma được Tòa Thánh phê chuẩn.

4. NHẠC KHÍ VÀ CHUÔNG A. Nguyên tắc chung về việc sử dụng các nhạc khí trong Phụng vụ:

a/ Vì bản tính và sự thánh thiện của phụng vụ, nên phải sử dụng các nhạc khí, bất kể loại nào cho đến mức hoàn hảo. Thà bỏ hoàn toàn nhạc khí như đại quản cầm hay các nhạc khí khác mà chơi không ra gì và nói chung thà làm một việc nhỏ còn hơn là làm những việc to tát mà không đạt được kết quả.

b/ Phải để ý đến sự khác biệt giữa nhạc đạo và nhạc đời. Có những nhạc khí như đại quản cầm cổ điển chẳng hạn trực tiếp dùng cho thánh nhạc, lại có những nhạc khí khác dễ thích hợp để sử dụng trong phụng vụ như một số laọi đàn dây và trái lại cũng có những thứ thích hợp riêng cho nhạc đời mà không thích hợp cho phụng vụ.

c/ Cuối cùng chỉ được dùng những nhạc khí mà nhạc sĩ tự mình chơi, chứ không được dùng nhạc khí điện tử tự động.

B. Đàn quản cầm cổ điển và các nhạc khí tương tự.

Đàn quản cầm hay đàn ống vẫn là nhạc khí chính yếu trang trọng dùng trong các nhà thờ thuộc Hội Thánh Latinh. Đàn quản cầm dùng trong phụng vụ, dù nhỏ cũng phải làm theo những qui luật của nghệ thuật và có những âm thanh xứng hợp để dùng trong việc thờ phượng, phải được làm phép theo nghi thức, trước khi đem ra sử dụng, và vì là một vật thánh, nên phải chăm sóc, giữ gìn cẩn thận. Ngoài ra cũng được dùng các loại đàn quản cầm khác miễn là âm thanh vang và tốt xứng hợp với việc thờ phượng.

Đàn điện tử cũng có thể dùng tạm thời, nếu chưa có đủ phương tiện mua sắm đại quản cầm dù nhỏ. Nhưng trong mỗi trường hợp đều phải có phép của Đấng Bản Quyền, vị này phải hỏi ý của Ủy Ban Thánh nhạc trước hoặc các nhà chuỵên môn. Ùy Ban và các nhà chuyên môn sẽ đưa ra ý kiến và những lời bàn thích hợp để làm cho nhạc cụ này có thể dùng được một cách xứng hợp hơn trong phụng vụ.

Những người chơi nhạc khí nói ở số 61 - 64 phải thông thạo đủ để đệm cho các bài hát hoặc chơi hay những bài đàn quản cầm độc tấu. Hơn nữa nhiều khi trong các lễ nghi phụng vụ cần phải chơi những bài cho phù hợp hoàn cảnh, xứng hợp với từng lúc trong buổi lễ, nên họ phải biết rõ và có kinh nghiệm về các qui luật của đàn đại quản cầm và thánh nhạc nói chung.

Page 11: Giới thiệu Huấn thị về Thánh nhạc và Phụng vụ

Những người này cũng phải kính cẩn giữ gìn những nhạc khí đã được giao phó cho mình. Khi ngồi bên phím đàn lúc cử hành nghi lễ, họ phải ý thức về vai trò tích cực của mình để tôn vinh Thiên Chúa và tăng thêm lòng đạo đức cho các tín hữu. Khi đệm đàn các bài hát, hoặc khi chơi các bản đàn phải liệu sao cho hợp với mùa phụng vụ và ngày phụng vụ, cũng như bản tính các hành động phụng vụ, các việc đạo đức và từng phần hành động ấy. Trừ thói quen hay vì một lí do nào khác đã được Đấng Bản quyền chấp thuận ấn định khác, còn đàn đại quản cầm nên đặt ở gần bàn thờ chính, nhưng luôn luôn ở một nơi kín đáo, không gây chú ý cho giáo dân vì sự có mặt của nhạc công và ca đoàn.

C. Dàn nhạc

Khi cử hành phụng vụ nhất là trong những ngày lễ lớn, ngoài đại quản cầm ra, còn có thể sử dụng nhiều nhạc khí khác, đặc biệt đàn dây, để hòa tấu hay để đệm bài hát, nhưng phải tuân hành chặt chẽ các qui luật rút ra từ những nguyên tắc đã trình bày ở trên (60) nghĩa là:

a/ Dùng những nhạc khí thích hợp cho phụng vụ.

b/ Âm thanh của những nhạc khí này phải đượm màu trang trọng rất mực trong sáng, để tránh những vẻ nhạc đời, đồng thời khơi gợi lòng sốt sắng cho các giáo dân.

c/ Nhạc trưởng, nhạc công phải thành thạo các qui luật thánh ca và các qui luật về sử dụng nhạc khí.

Các vị Bản quyền, qua trung gian Ủy Ban Thánh nhạc, phải cẩn thận canh chừng cho những quy luật về việc sử dụng nhạc khí trong phục vụ được thi hành nghiêm túc; các ngài cũng đừng quên ấn định những luật lệ riêng thích hợp với hoàn cảnh và thói quen về vấn đề này.

D. Các nhạc khí và máy tự động.

Các nhạc khí theo lối sử dụng và phê phán chung chỉ hợp cho nhạc đời phải loại ra ngoài lễ nghi phụng vụ và các việc đạo đức.

Việc sử dụng các máy tự động như đại quản cầm tự động, máy ghi âm, máy thu thanh, máy quay đĩa hát và các loại tương tự không được dùng trong phụng vụ và các việc đạo đức, dù diễn ra ở ngoài hay trong nhà thờ, kể cả khi truyền lại những lễ nghi hay những bản đàn hát, hoặc những ca sĩ hát hay yểm trợ cho cộng đoàn.

Nhưng được phép dùng những máy này trong nhà thờ, ngoài các lễ

Page 12: Giới thiệu Huấn thị về Thánh nhạc và Phụng vụ

nghi phụng vụ hay các việc đạo đức, để nghe ĐGH, ĐGM địa phận hay các nhà giảng thuyết nói, để dạy giáo lý hay tập hát cho giáo dân, hoặc để giữ cung, nhịp hát cho giáo dân khi họ đi kiệu ở ngoài nhà thờ.

Được phép dùng các máy phóng thanh trong các nghi lễ phụng vụ và các việc đạo đức để khuếch đại tiếng nói của chủ tế, của người dẫn giải hay của những người được vị quản nhiệm nhà thờ giao cho nói về nghi thức hay điều khiển trật tự v.v…

Cấm không được dùng các máy chiếu phim, quay phim câm hay nổi trong nhà thờ vì bất cứ lý do gì, dù vói mục đích tăng htêm lòng đạo đức sốt sắng, hay vì mục đích từ thiện.

Phải coi chừng khi xây cất hay xếp đặt các phòng hội, đặc biệt các phòng chiếu bóng, gần nhà thờ hay dưới nhà thờ vì thiếu chỗ, đừng cho cửa phòng ấy mở vào phía nhà thờ, để tránh tiếng động làm xáo trộn bầu khí thánh thiện và yên lặng của nơi thánh.

Đ. Tiếp vận các lễ nghi phụng vụ qua đài phát thanh và truyền hình.

Phài có phép rõ ràng của Đức Giám mục địa phận mới được tiếp vận các lệ nghi phụng vụ, và các việc đạo đức diễn ra ở bên trong hay ngoài nhà thờ, qua đài phát thanh và truyền hính. Vị này chỉ có thể cho phép sau khi đã nhận thấy trước những điều sau đây:

a/ Các bản đàn, hát đáp ứng các luật lệ của Thánh nhạc và phụng vụ.

b/ Nếu là truyền hình, thì những người đóng các vai thừa tác viên phải được chuẩn bị đủ để cử hành các lễ nghi cho xứng đáng, và hoàn toàn phù hợp với các luật lệ nghi thức.

Đức Giám mục địa phận có thể ban phép này một cách thông thường cho những buổi phát hình diễn ra thường xuyên tại cũng một nhà thờ, nếu sau khi đã nghiên cứu kỹ mà thấy rằng mọi yêu cầu đều được đáp ứng nghiêm chỉnh.

Các máy dùng để phát hình nên hết sức tránh đặt trên cung thánh, không nên đặt gần bàn thờ kẻo làm cản trở các nghi lễ.

Các thao tác viên phải giữ sự trang nghiêm xứng với nơi thờ phượng và lễ nghi thiêng thánh và không được làm cho các người tham dự chia trí, nhất là lúc cần phải giữ sự yên tĩnh đặc biệt.

Điều vừa nói cũng áp dụng cho những người chụp ảnh nữa, mà lại càng phải lưu ý vì họ và máy móc của họ dễ di chuyển hơn.

Các vị quản nhiệm nhà thờ phải lo cho những điều nói ở số 75 – 76 được thi hành nghiêm túc. Các vị bản quyền sở tại không được bỏ qua không ấn định những luật lệ chính xác hơn, khi hoàn cảnh đòi hỏi.

Page 13: Giới thiệu Huấn thị về Thánh nhạc và Phụng vụ

Khi cử hành lễ truyền thanh, truyển hình mà không có người hướng dẫn thì chủ tế đọc cao cung hơn một chút những chỗ luật chữ đỏ bảo phải đọc nhỏ tiếng và phải đọc lớn hơn bính thường, để thính giả dễ nghe va dễ theo.

Trước buổi truyền thanh truyền hình phải nhắc cho khán thính giả rằng dự lễ qua đài truyền thanh truyền hình không thay thế được luật buộc phải đến nhà thờ dự lễ ngày Chúa nhật.

E. Những mùa và lúc không đ ư ợc ch ơ i chạc khí

Đại quản cầm cũng như các nhạc khí khác là cốt ý tô điểm cho phụng vụ. Việc sử dụng cho những thứ này phải phù hợp với mức độ hân hoan của mỗi ngày phụng vụ và mỗi mùa phụng vụ.

Vì vậy, trừ khi chầu phép lành, còn trong các lễ nghi phụng vụ, cấm không được đánh đàn:

a/ Trong Mùa Vọng từ Kinh chiều I Chúa nhật I Mùa Vọng đến lễ vọng Giáng Sinh.

b/ Trong Mùa Chay từ thứ Tư lễ Tro đến kinh Vinh danh đêm lễ vọng Phục Sinh.

c/ Khi đọc kinh, cử hành lễ cho người đã qua đời.

Nhưng được phép chơi đàn và các nhạc khí khác:

a/ Trong các ngày lễ trọng, lễ kính, lễ bổn mạng chính của một nước, một miền, một nơi, ngày lễ kỷ niệm cung hiến thánh đường, ngày lễ Đấng sáng lập dòng tu hay một lễ đặc biệt ngoại lệ.

b/ Chúa Nhật III Mùa Vọng, Chúa nhật IV Mùa Chay, Lễ chiều thứ Năm Tuần thánh.

c/ Đệm hát trong lễ và kinh chiều.

G. Chuông.

Trước khi dùng chuông, phải làm phép và coi đó như một đồ vật thánh, nên phải giữ gìn cẩn thận và tỏ lòng cung kính. Các vị Bản quyền phải ra luật ấn định cách dùng chuông cho phù hợp với mục đích và công dụng. Các loại chuông chùm phát ra một điệu nhạc riêng không được dùng trong khi cử hành phụng vụ. Các chuông nhỏ chỉ cần làm phép thường thôi.

5. NGƯỜI ĐÓNG VAI TRÒ CHÍNH TRONG THÁNH NHẠC VÀ

Page 14: Giới thiệu Huấn thị về Thánh nhạc và Phụng vụ

PHỤNG VỤ

Linh mục chủ tế chủ tọa mọi lễ nghi phụng vụ, còn những người khác thì tham dự theo cung cách riêng. Vì thế:

a/ Các thầy giáo sĩ tham dự các lễ nghi theo luật chữ đỏ ấn định là thi hành một chức vụ thừa tác riêng và trực tiếp, do phép Truyền chức ban cho.

b/ Do dấu ấn phép rửa, giáo dân tham dự tích cực phụng vụ nên trong thánh lễ, họ cũng dâng lễ phẩm lên Chúa Cha cùng với linh mục theo một cung cách riêng.

c/ Giáo dân được giáo quyền ủy cho công việc vụ trách thánh nhạc, nếu thi hành công tác này theo các hình thức ấn định và luật lệ chữ đỏ là thi hành một chức vụ thừa tác trực tiếp, nhưng được ủy nhiệm, với điều kiện là phải lập thành ban hát hay ca đoàn.

Linh mục chủ tế và các thừa tác viên có chức thánh ngoài việc tuân hành các luật chữ đỏ, lại phải cố hát cho đúng, rõ ràng và êm ái những phần phải hát.

Khi chọn người cử hành phụng vụ thì phải chọn những người biết hát và hát hay trước, nhất là những khi có lễ trọng hay gặp những lễ có những bài hát khó hát, hay là phải hát trong những lễ có truyền thanh, truyền hình.

Giáo dân sẽ dễ tham dự tích cực, nhất là trong các thánh lễ v1 những buổi cử hành phức tạp hơn, nếu có người dẫn lễ nói vắn tắt vào những lúc thuận tiện, giải thích các nghi lễ hay các lời nguyện và bài học của chủ tế hay của các thừa tác viên có chức thánh, hướng dẫn cho giáo dân tham dự, nghĩa là điều động cho họ thưa đáp và hát những câu tung hô, những phần dành riêng cho họ:

Nếu là linh mục hay giáo sĩ, người hướng dẫn phải mặn áo các phép, đứng ở cung thánh, trên bực giảng; nếu là giáo dân, phải đứng đối diện với cộng đoàn, ở chỗ nào xứng hợp hơn cả, nhưng không phải ở trên cung thánh hay trên bục giảng.

Người hướng dẫn phải soạn trước những điều diễn giảng vắn gọn trên giấy, nói đúng lúc, cung giọng vừa phải, cốt ý để cho giáo dân sốt sắng, chứ không được làm cho người ta chia trí.

Khi hướng dẫn cầu nguyện, phải nhớ những điều nói ở số 14c.

Tất cả những ai có phần việc nào trong thánh nhạc như sáng tác, đệm đàn, điều khiển hát xướng và nhạc sĩ, trước hết phải nêu gương đời sống Ki-tô hữu cho những người khác, vì họ là những người trực tiếp và gián tiếp tham gia phụng vụ.

Page 15: Giới thiệu Huấn thị về Thánh nhạc và Phụng vụ

Ngoài những phẩm chất đức tin và đời sống kitô hữu, họ phải được huấn luyện ít nhiều về phụng vụ và thánh nhạc, tương xứng với điều kiện và mức độ tham gia của họ vào phụng vụ, nghĩa là:

a/ Các người đệm đàn và điều khiển ca đoàn phải biết đủ phụng vụ, lại phải thành thạo nghề của mình, để có thể đảm đương trách nhiệm một cách xứng đáng và có sở trường.

b/ Các tác giả hay các nhà soạn thánh nhạc phải hiểu biết khá đầy đủ về lịch sử phụng vụ, tín lý và luật chữ đỏ, lại phải hiểu rõ nhạc đạo cũng như đời, kể cả lịch sử âm nhạc nữa.

c/ Các ca viên lớn nhỏ phải được dậy cho biết các lễ nghi và các bản văn họ hát tùy khả năng để họ có thể diễn tả bài hát một cách thông minh và có tâm tình, như nhiệm vụ của những người hát hay đòi hỏi. Các vị quản nhiệm nhà thờ hay những người có trách nhiệm, phải liệu sao cho nơi ca viên đứng ngồi để hát, được trật tự và có bầu khí sốt sắng chân thành.

d/ Cuối cùng, các nhạc sĩ cử hành thánh nhạc, ngoài việc phải chơi thạo nhạc khí của mình theo đúng luật lệ, lại phải biết thích ứng ngón chơi của mình với thánh nhạc vá phải biết đủ về các vấn đề phụng vụ, để có thể kết hợp việc trình diễn với lòng đạo đức sâu xa.

Rất nên có riêng một ca đoàn hay một ban hát cố định tại các nhà thờ chánh tòa hay ít ra tại các nhà thờ họ đạo hoặc các nhà thờ quan trọng khác, để có thể đảm bảo hữu hiệu công việc hát xướng theo các luật lệ nói ở số 93a và c.

Nơi nào không thể thành lập một ca đoàn như thế được, thì được phép lập một ca đoàn giáo dân hỗn hợp, hay chỉ gồm các phụ nữ và thiếu nữ mà thôi. Một ca đoàn như thế phải xếp ở nơi thích ngoài cung thánh. Các vị Bản quyền phải đặt luật xác định rõ rệt cho các vị quản nhiệm các nhà thờ đem ra áp dụng.

Rất ước mong và khuyến khích các nhạc công, ca trưởng, ca viên, nhạc sĩ và mọi người phụng vụ nhà thờ thi hành những dịch vụ này vì lòng mến Chúa, không đòi thù lao trong tinh thần đạo đức sốt sắng. Nếu họ không thể làm không công được, thì đức công bình và đức bác ái đòi các vị bề trên phải trả thù lao cân xứng cho họ, dựa vào các thủ tục địa phương đã được phê chuẩn và luật phần đời ấn định.

Các đấng bản quyền,sau khi hỏi ý kiến Ủy ban Thánh nhạc, nên đặt một bảng ấn định trong khắp địa phận tiền thù lao phải trả cho những người nói trên.

Cũng phải thực hành những điều cần thiết về an ninh xã hội cho

Page 16: Giới thiệu Huấn thị về Thánh nhạc và Phụng vụ

những người này theo luật dân sự, nếu có, và nếu không thì theo luật do các đấng bản quyền đặt ra.

6.HỌC HỎI THÁNH NHẠC VÀ PHỤNG VỤ

A. Huấn luyện chung cho giáo sĩ và giáo dân về thánh nhạc và phụng vụ.

Thánh nhạc liên hệ chặt chẽ với phụng vụ, hát thánh ca là một phần làm nên phụng vụ và hát những bài hát đạo là một hình thức rất phổ biến, khi làm các việc đạo đức cũng như đôi khi trong các lễ nghi phụng vụ. Do đấy, thánh nhạc không thể tách rời phụng vụ và cả hai thuộc về đời sống kitô hữu, trong những mức độ khác nhau, theo những quy chế và ấn định dành cho giáo sĩ và giáo dân. Vì thế mọi người phải được huấn luyện ít nhiều về Thánh nhạc và phụng vụ hợp với hoàn cảnh của mình.

Trường học đầu tiên là gia đình công giáo. Vậy phải dạy cho trẻ em biết tham dự các việc đạo đức và các lễ nghi phụng vụ, nhất là thánh lễ, và tập cho chúng biết và thích những bài hát đạo ở gia đình cũng như trong nhà thờ.

Trong các trường hợp tiểu học và trung học phải lo giữ những điều sau đây:

a/ Nếu trường do người công giáo điều khiển và có thể theo quy chế riêng thì liệu sao cho trẻ hát những bài hát đạo ở nhà trường, cho chúng hiểu thánh lễ, biết tham dự và biết hát.

b/ Nếu là trường công thì các đấng bản quyền phải ra chỉ thị cho các người có trách nhiệm biết dậy cho con em những điều cần thiết về phụng vụ và thánh ca.

Điều nói về trường tiểu học lại càng cần thiết hơn nữa đối với các trường trung học là nơi con em chúng ta phải đạt tới mức độ trưởng thành cần thiết, để sống đời sống xã hội và tôn giáo của chúng ta cho xứng hợp.

Trong các trường đại học và viện cao đẳng lại càng phải đẩy mạnh công việc huấn luyện phụng vụ và thánh nhạc tới một trình độ cao hơn nữa. Các linh mục tuyên úy sinh viên phải cố gắng giúp cho họ hiểu biết và tham dự phục vụ tích cực hơn nữa. Nhằm mục đích đó, trong mức độ hoàn cảnh cho phép, nên tổ chức cho họ những thánh lễ dưới hình thức nói đến ở số 26 và 31.

Nếu giáo dân cũng cần phải biết về phụng vụ và thánh nhạc thì những người trẻ đang chuẩn bị làm linh mục lại cần phải được huấn luyện đầy đủ và chắc chắn về phụng vụ và thánh nhạc hơn nữa.

Các tu sĩ nam nữ cũng như các thành viên của các tu hội đời, ngay từ

Page 17: Giới thiệu Huấn thị về Thánh nhạc và Phụng vụ

lúc còn ở nhà tập đã phải được huấn luyện từ từ và vững chắc về phụng vụ và thánh nhạc. Phải liệu sao cho trong dòng hay trường dòng có những người có thể dạy dỗ, hướng dẫn hát thánh ca và đệm đàn khi cử hành phụng vụ.

Các bề trên phải lưu ý cho trong cộng đoàn của mình chẳng những có người có khiếu đặc biệt mà tất cả các tu sĩ ai cũng được huấn luyện vừa đủ về thánh ca.

B. Các viện công hay tư giúp phát triển thánh nhạc.

Các cha sở phải liệu cho có người giúp các lễ nghi: trẻ em, thanh niên, người đứng tuổi cũng được hết, miễn là có lòng đạo đức, thông thạo lễ nghi và được huấn luyện khá về thánh ca.

Đặc biệt có viện Thiếu nhi ca hát. Viện này đã được Tòa Thánh nhiều lần khen ngợi.

Vậy rất ước mong các nhà thờ cố gắng lập ra các đoàn thiếu nhi, biết phụng vụ khá, và nhất là biềt hát hay và sốt sắng. Hơn nữa cũng khuyên mỗi địa phận nên có một viện hay một trường dạy hát và đàn quản cầm, để huấn luyện nhạc công chơi đàn này, huấn luyện ca trưởng, ca viên và cả các nhạc sĩ nữa.

Khi nào thấy cần thì nhiều địa phận nên hợp sức với nhau để thành lập Viện này. Các cha sở nên gửi người đến học và ủng hộ công việc học hành của những người này cho thích đáng.

Phải hết sức quý chuộng lợi ích của những Viện Cao Đẳng nhằm cung cấp cho các học viên những kiến thức sâu xa về thánh nhạc. Đứng đầu phải kể Viện Thánh nhạc Rô-ma do Đức Thánh Hoàng Pi-ô X thành lập.

Các vị bản quyền phải lưu tâm gửi đến những viện này, nhất là Viện Thánh nhạc Rô-ma, những linh mục thích và có khiếu về Thánh nhạc.

Ngoài những viện dạy thánh nhạc, còn nhiều tổ chức được thành lập mang tên thánh Grê-go-ri-ô Cả, thánh Xê-xi-li-a hay những vị thánh khác mà mục đích là nghiên cứu thánh nhạc dưới nhiều hình thức khác nhau. Từ chỗ có nhiều tổ chức và hiệp hội thánh nhạc trên bình diện quốc gia cũng như quốc tế, chắc chắn nền thánh nhạc sẽ được hưởng nhờ nhiều lợi ích.

Trong mỗi địa phận phải có một Ủy ban riêng về thánh nhạc. Các thành viên của Ủy Ban này, linh mục hay giáo dân, đểu phải được đấng Bản quyền cắt cử. Vị này phải chọn những người hiểu biết khá về các loại thánh nhạc, cả lý thuyết lẫn thực hành. Nếu các vị bản quyền nhiều địa phận thành lập Ủy ban chung cũng không có gì trở ngại.

KẾT LUẬN

Page 18: Giới thiệu Huấn thị về Thánh nhạc và Phụng vụ

Qua huấn thị về thánh nhạc và phụng vụ, chúng ta thấy Tòa Thánh rất lưu ý đến thánh nhạc, chăm sóc đến thánh nhạc thật là cặn kẽ, từ chỗ nói về vị trí quan trọng và cần thiết của Thánh nhạc trong phụng vụ, đến chỗ đặt ra những quy định chặt chẽ cho thánh nhạc về các thứ bài ca, nhạc công, nhạc trưởng, ca viên, nhạc khí và bổn phận phải học hành nghiên cứu thánh nhạc cũng như những đức tính mà người theo đuổi thánh nhạc phải có.

Trước mối bận tâm và các lời giáo huấn của Tòa Thánh, những người làm thánh nhạc không thể dửng dưng. Vậy đây là một vài điều chúng ta phải làm để đáp ứng nguyện vọng và lời giáo huấn nói trên:

1. Coi thánh nhạc là một khoa học thánh và là một nghệ thuật cao quý. Đã là một nghệ thuật và khoa học thì không thể làm thế nào cũng được, mà phải coi trọng, trau dồi và làm việc nghiêm túc.

2. Xác tín về phần đóng góp của mình, khi tận tâm lo cho thánh nhạc là tôn vinh Thiên Chúa và mưu ích cho các tâm hồn.

3. Giải tỏa những thiên kiến và ngộ nhận về thánh nhạc, cho rằng thánh nhạc gò bó, hạn chế, làm theo quy tắc của thánh nhạc thì bài hát không thể hay được, hoặc Hội Thánh sau Công Đồng Va-ti-ca-nô II rất cởi mở, nên nhạc cũng phóng khoáng và có thể đưa vào nhà thờ tất cả mọi loại nhạc của thế gian cho thêm phong phú. Chúng ta chỉ có thể giải tảo những ngộ nhận và thiên kiến này về thánh nhạc, nếu chúng ta hiểu rõ bản tính thánh nhạc và những giáo huấn của Tòa Thánh về vấn đề. Và như vậy lại phải nhấn mạnh đến việc nghiên cứu học hỏi thánh nhạc một lần nữa.

4. Phân biệt thánh nhạc và nhạc đời, nhạc dùng trong các lễ nghi phụng vụ và nhạc dùng ngoài thánh lễ, ngoài nhà thờ, trong các buổi giáo lý hay sinh hoạt cộng đồng.

5. Thận trọng chọn các bài hát trong lễ cho phù hợp với ngày lễ và các phần đoạn trong lễ. Muốn thế cần phải mất công, mất thời giờ tìm bài hát và sửa soạn trước.

6. Liệu cho các ca viên nghiêm trang sốt sắng khi hát Thánh ca, giữ bầu khí yên lặng để làm gương và lôi kéo cộng đoàn.

7. Tránh những cử điệu đong đưa nhún nhẩy khí hát đơn ca, cũng như nhũng cung giọng lả lướt màu mè của người trình diễn trên sân khấu hay trong phòng trà.

8. Khi đệm đàn, tránh vuốt và chơi ồn ào theo lối kích động nhạc, vì đây là việc thờ phượng nên phải trang nghiêm, không nên chiều theo thị hiếu nông cạn và trống rỗng của người ta.

Page 19: Giới thiệu Huấn thị về Thánh nhạc và Phụng vụ

Như vậy là chúng ta góp phần nhỏ bé của mình vào thánh nhạc, dần dần đưa công cuộc này đi lên và siêu nhân hóa được bầu khí đôi khi nhiễm mùi trần tục, trong lúc cử hành các lễ nghi phụng vụ, tại nhiều nhà thờ của chúng ta.