giới thiệu về giao diện của ubuntu

45
1 VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN BÀI TẬP LỚN Đề số 9: Tìm hiểu về các vấn đề về việc thiết lập giao diện người sử dụng trong Ubuntu (thay đổi ảnh nền, thiết lập các hộp thoại, màn hình login, các hiệu ứng, các chương trình hỗ trợ cải tiến giao diện…) Giảng viên hướng dẫn: Ths. Nguyễn Thùy Linh Thực hiện: Nhóm sinh viên 2 Họ tên Email Hà Nội, 9 - 2012

Upload: hien-tryn-tran

Post on 02-Aug-2015

608 views

Category:

Documents


1 download

TRANSCRIPT

Page 1: giới thiệu về giao diện của ubuntu

1

VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘIKHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

BÀI TẬP LỚN

Đề số 9: Tìm hiểu về các vấn đề về việc thiết lập giao diện người sử dụng trong Ubuntu (thay đổi ảnh nền, thiết lập các hộp thoại, màn hình login, các hiệu ứng, các chương trình hỗ trợ cải tiến giao diện…)

Giảng viên hướng dẫn: Ths. Nguyễn Thùy Linh

Thực hiện: Nhóm sinh viên 2

Họ và tên Email

Hà Nội, 9 - 2012

Page 2: giới thiệu về giao diện của ubuntu

2

M c l cụ ụ

Chương I: Giới Thiệu Đề Tài 3

Chương II: Thiết Lập Giao Diện Trong Ubuntu 7

2.1 Thay đổi ảnh nền 72.1.1 Thay đổi ảnh nền 72.1.2 Thay đổi màu của ảnh nền 11

2.2 Thiết lập hộp thoại 14

2.3 Chế độ bảo vệ màn hình(Screensaver) 20

2.4 Tùy chỉnh độ phân giải màn hình 22

2.5 Màn hình login 24

2.6 Các chương trình hỗ trợ cải tiến giao diện 262.6.1 Tweak 262.6.2 Compizconfig settings manager 32

Chương III: Tài Liệu Tham Khảo 37

Tài liệu tham khảo: 37

Chương IV: Trắc nghiệm 38

Page 3: giới thiệu về giao diện của ubuntu

3

Chương I: Giới Thiệu Đề Tài

Ubuntu là một hệ điều hành mã nguồn mở được phát triển bởi cộng đồng chung

dựa trên nền tảng Debian GNU/Linux, nó được tài trợ bởi Canonical Ltd (chủ sở

hữu là Mark Shuttleworth), rất phù hợp cho máy tính để bàn, máy tính xách tay

và máy chủ. Dù bạn dùng cho máy tính ở nhà, ở trường hay trong công sở,

Ubuntu có đầy đủ các chương trình bạn cần, từ phần mềm soạn thảo văn bản và

gửi nhận thư, đến các phần mềm máy chủ web và các công cụ lập trình.

Ubuntu hoàn toàn miễn phí. Bạn không phải trả tiền bản quyền cho bất cứ ai.

Bạn có thể tải về, sử dụng và chia sẻ với bạn bè, gia đình hoặc đồng nghiệp mà

không mất một khoản phí nào cả. Mỗi phiên bản Ubuntu đều được cập nhật 6

tháng một lần, điều đó có nghĩa là bạn luôn luôn có các ứng dụng mới nhất trong

thế giới phần mềm mã nguồn mở.

Ubuntu được thiết kế với tiêu chí chuyên về bảo mật. Bạn có thể lấy về các bản

cập nhật về bảo mật ít nhất là 18 tháng trên máy để bàn và máy chủ. Với phiên

bản Hỗ trợ dài hạn (Long Term Support - LTS), bạn sẽ có 3 năm hỗ trợ với máy

để bàn và 5 năm hỗ trợ đối với máy chủ. Bạn không phải trả thêm một khoản phí

nào cho phiên bản LTS. Việc nâng cấp lên phiên bản mới hơn của Ubuntu hoàn

toàn miễn phí.

Cũng như các hệ điều hành khác như Window hoặc Mac OS X, thì Ubuntu

cũng có giao diện cho người sử dụng. Một trong những giao diện phổ biến la

GNOME, mà nó được sử dụng một cách mặc định trong Ubuntu. KDE, XFCE,

và LXDE là các môi trường đồ họa phổ biến khác (được sử dụng trong Kubuntu,

Xubuntu, và Lubuntu, một cách tương ứng), và còn có nhiều hơn nữa.

Giao diện Gnome sử dụng trên Ubuntu có 3 dạng cơ bản sau:

Gnome Classic: Sử dụng cho phiên bản 10.10 trở về trước

Unity: Sử dụng cho phiên bản 11.04 về sau

Page 4: giới thiệu về giao diện của ubuntu

4

Gnome Shell: phiên bản giao diện đồ họa không được Ubuntu sử dụng mặt

định, (có thể cài đặt sau)

Hình 1

Gnome Classic: Đúng cách gọi ‘Fallback Gnome’ là một trong những lựa chọn

quen thuộc nhất của máy tính để bàn Ubuntu, sử dụng mặc định trong ubuntu

10.04. Cũng như Unity trong Gnome classic(gnome 2) cũng đòi hỏi tài nguyên

và hiệu ứng về đồ họa. Giao diện thiết kế đơn giản, tuy nhiên đối với một số

người dùng khi sử dụng lại hơi gặp khó khăn.

Page 5: giới thiệu về giao diện của ubuntu

5

Hình 2

Gnome Shell: Là công nghệ xác định những trải nghiệm của người dùng trong

Gnome 3. Nó cung cấp giao diện chức năng cốt lõi như chuyển sang window và

tung ra các ứng dụng. Gnome shell tận dụng khả năng của phần cứng đồ họa

hiện đại và giới thiệu giao diện đồ họa cung cấp những kinh nghiệm sử dụng

đơn giản và điều thú vị khi sử dụng nó.

 Khi sử dụng GNOME Shell là nhẹ nhàng và mượt mà hơn nhiều so với Unity.

Có vẻ như, GNOME Shell không đòi hỏi nhiều hiệu ứng đồ họa và tài nguyên

máy tính như Unity

Tuy nhiên, một điểm của GNOME Shell làm người viết khó chịu đó là việc

không có nút tắt máy cũng như khởi động lại.

Page 6: giới thiệu về giao diện của ubuntu

6

Hình 3

Unity là một giao diện khá mới được tích hợp trong phiên bản Ubuntu 11.04 -

Dành cho nền tảng Desktop. Đối với Ubuntu 11.04 khi trỏ chuột thì thanh cuộn

chỉ hiện ra. Điều này giúp tiết kiệm không gian làm việc, tuy nhiên đối với một

số người lại gây ra sự khó chịu khi sử dụng. Unity sử dụng hiệu ứng đồ họa và

tài nguyên máy tính.

Page 7: giới thiệu về giao diện của ubuntu

7

Chương II: Thiết Lập Giao Diện Trong Ubuntu

2.1 Thay đổi ảnh nềnẢnh nền là ảnh hoặc màu sắc nằm dưới cùng trong môi trường làm việc của bạn.

Bạn có thể thay đổi hình nền mặc định (Simple Ubuntu) theo cách sau:

2.1.1 Thay đổi ảnh nềnCó 2 cách để thay đổi ảnh nền:

1. Chuột phải chọn change destop background

2. Ở góc trên bên phải màn hình chọn system settings.

Hình 4

Bạn kích chuột vào Appearance, một hộp thoại Appearance preferences hiện ra.

Page 8: giới thiệu về giao diện của ubuntu

8

Hình 5

Chọn một hình nền destop từ các hình nền có sẵn, hình nền thay đổi ngay lập

tức. Tại đây bạn có thể tùy chỉnh ảnh nền theo ý mình.

Trong style có chế độ hiện kiểu ảnh nền:

+Tile:Ảnh được giữ nguyên kích thước, lặp lại ảnh đến khi phủ đầy màn hình 

+Zoom: Phóng ảnh đến khi cạnh ngang hoặc cạnh dọc chạm cạnh màn hình và

ảnh lớn hơn màn hình. Tỉ lệ ngang:dọc được giữ nguyên. 

+Center:Ảnh được giữ nguyên kích thước, tâm ảnh trùng với tâm màn hình 

+Scale:Phóng ảnh đến khi cạnh ngang hoặc cạnh dọc chạm cạnh màn hình và

ảnh nhỏ hơn màn hình. Tỉ lệ ngang:dọc được giữ nguyên.

+Stretch: Phóng ảnh đến khi cả cạnh ngang và cạnh dọc đều chạm cạnh màn

hình. Tỉ lệ ngang:dọc bị thay đổi, bằng với tỉ lệ ngang:dọc của màn hình. 

+Span:Phóng ảnh đến khi cạnh ngang hoặc cạnh dọc chạm cạnh màn hình và

ảnh nhỏ hơn màn hình. Tỉ lệ ngang:dọc được giữ nguyên.

Page 9: giới thiệu về giao diện của ubuntu

9

Hình 6

Sau khi chọn sau bạn kích vào close trong Appearance preferences trong hộp

thoại để áp dụng những thau đổi.

Ngoài những ảnh nền có sẵn trong Ubuntu , bạn có thể tải ảnh nền từ nhiều

nguồn khác nhau and thêm những ảnh nền này vào danh sách những ảnh nền đã

có sẵn trong hộp thoại Appearance preferences. Bằng cách chọn:

Page 10: giới thiệu về giao diện của ubuntu

10

Hình 7

Tải ảnh nền mà bạn chọn, Trong thời gian tải xem độ phân giải của ảnh nền bạn

chọn. Bạn nên tải và lưu các phiên bản của hình nền bạn lựa chọn phù hợp với

độ phân giải màn hình của máy tính của bạn. Bạn chọn mục cần lưu ảnh, trong

hộp thoại Appearance preferance chọn background và sau đó kích add. App

wallpager mở ra hộp thoại.

Page 11: giới thiệu về giao diện của ubuntu

11

Hình 8

Trong hộp thoại add wallpaper, chọn ảnh vừa tải và kích open.

Kích close trong hộp thoại Appearance preference để cập nhật thay đổi, bạn bây

giờ có thể hiện ảnh mới làm ảnh nền.

2.1.2 Thay đổi màu của ảnh nềnĐể thay đổi màu của ảnh nền ta thực hiện như sau:

1. Kích chuột phải chọn change destop background, kích chọn Appearance để

mở hộp thoại Appearance prefences, chọn background và chọn No destop

background.

Page 12: giới thiệu về giao diện của ubuntu

12

Hình 9

Bạn có duy nhất hình ảnh màu nền, nếu bạn không thiết lập bất kỳ ảnh nào làm

hình nền.

Hộp Colours cung cấp 3 kiểu của hình nền:

+Solid colour

+ Horizontal gradient

+Vertical gradient

Page 13: giới thiệu về giao diện của ubuntu

13

Hình 10

Chọn màu ảnh nền mà bạn muốn chọn và sau đó kích vào ô vuông màu sắc

trong hộp thoại. Hộp thoại Pick a colour mở

Hình 11

Page 14: giới thiệu về giao diện của ubuntu

14

Chọn một màu hoặc các thuộc tính của một màu sắc như màu sắc và độ bão hòa

để tạo ra một màu sắc mà bạn chọn lựa. Kích ok, màn hình sẽ hiện ra cài đặt mới

mà bạn chọn.

Kích close để đóng Appearance preferences.

Hình 12

2.2 Thiết lập hộp thoạiĐể kiểm soát sự xuất hiện nút, biểu tượng, thanh cuộn, bảng điều khiển, viền…

Ta được biết đến với Theme.

Để chọn Theme ta thực hiện như sau:

1. Chọn biểu tượng ở góc trên bên phải màn hình chọn system settings. Sau đó

chọn Appearance. Kích chuột vào Appearance hộp thoại Appearance

preferences.

2. Trên tab Theme, khi bạn chọn theme màn hình sẽ tự động thay đổi theme

mà bạn vừa chọn ngay lập tức. Nếu bạn muốn tùy chỉnh thêm cho theme hãy

kích vào Customise. Hộp thoại Customise Theme được mở ra.

Page 15: giới thiệu về giao diện của ubuntu

15

Hinh 13

3. Tab mặc định là Controls. Việc thiết lập trong tab Controls quyết định

diện mạo trực quan của các cửa sổ, các bảng điều khiển. Chỉ cần chọn một

control từ danh sách các Controls bạn sẽ thấy diện mạo của các cửa sổ thay đổi

ngay lập tức.

Page 16: giới thiệu về giao diện của ubuntu

16

Hình 14

Tab colors : Bạn có thể tùy chỉnh màu chữ, nền qua:

+Window

+input boxes

+Selected items

+Tooltips

Page 17: giới thiệu về giao diện của ubuntu

17

Hình 15

Window Border: Viền xuất hiện quanh cửa sổ. Nó có khung ở trên cửa sổ chứa

tên của ứng dụng và cạnh cho phép bạn thay đổi kích thước cửa sổ.

Page 18: giới thiệu về giao diện của ubuntu

18

Hình 16

Tab icons: Một biểu tượng đồ họa từ ứng dụng và tùy chọn trên bảng điều khiển

và cửa sổ.

Giồng như bạn có thể tùy chỉnh ảnh nền và màu chữ của cửa sổ, mục chọn…

bằng cài đặt cấu hình trên tab Colour.

Page 19: giới thiệu về giao diện của ubuntu

19

Hình 17

Tab pointer: Thiết lập con trỏ cho một chủ đề xác định, diện mạo và các 6 điểm

của con trỏ chuột. Bạn có thể tùy chọn cho phần con trỏ từ tab pointer trong cửa

sổ customize theme.

Page 20: giới thiệu về giao diện của ubuntu

20

Hình 18

Chú ý: Ubuntu cung cấp thêm lựa chọn để tùy chỉnh Theme của bạn. bạn có thể

tải nhiều Controls, window borders và icon từ các website và lưu một vài nơi

trong máy tính của bạn. Trong tùy chỉnh Theme, kích Install trong Apprearance

preferences trong hộp thoại. Hộp thoại Select Theme mở ra, và bạn chọn hình đã

tải.

Kích close trong hộp thoại customise Theme, để lưu kích chọn save as trong hộp

thoại Appearance preferences. Hộp thoại Save Theme as mở ra.

Hình 19

Bạn viết tên vào trong hộp và miêu tả nếu bạn muốn. Kích lưu. Trong hộp thoại

Appearance prefences kích close.

2.3 Chế độ bảo vệ màn hình(Screensaver)Một màn hình Screensaver thường là những ảnh động khi máy tính của bạn

được bật lên những không sử dùng. Để lại vùng làm việc, bạn có thể di chuyển

con chuột hoặc nhấn một vài phím bất kỳ trên bàn phím.

Page 21: giới thiệu về giao diện của ubuntu

21

Bạn có thể chọn một Screensaver và tùy chỉnh nó. Để tùy chỉnh một Screensaver

ta thực hiện các sau:

1. Ở góc trên bên phải màn hình, bạn chọn system settings. Rồi bạn kích vào

Screensaver.

Hình 20

Trong Screensaver theme, bạn có thể chọn chế độ bản vệ màn hình mà bạn

muốn.

2.Regand the computer as idle after: Xác định thanh trượt khi mà Screensaver

bắt đầu làm việc nếu máy tính không sử dụng. Thời gian cài đặt mặc định là 10

phút. Bạn có thể sử dụng thanh trượt để chọn thời gian bao lâu máy tính bắt đầu

vào chế độ Screensaver.

3. Để ngăn chặn chế độ Screensaver khi bạn vắng mặt , bạn có thể tự động khóa

màn hình của bạn ở chế độ Screensaver. Khóa yêu cầu người sử dụng gõ mật

khẩu để thực thi. Chọn lock srceen when screensaver is active đánh dấu kiểm

vào hộp để khóa màn hình khi mà Screensaver bắt đầu.

4. chọn close.

2.4 Tùy chỉnh độ phân giải màn hìnhĐộ phân giải màn hình xác định làm thế nào để lớn hay nhỏ trên màn hình.

Page 22: giới thiệu về giao diện của ubuntu

22

Để xác định độ phân giải màn hình ta có thể làm như sau:

1. Ở góc trên bên phải màn hình chọn System setting và sau đó kích

Monitors .

Hình 21

2. Măc định độ phân giải màn hình là 1400x900. Bạn có thể thay đổi màn hình

trong hộp Resolution. Ngoài ra bạn cũng có thể thay đổi độ xoay của màn hình.

Hình 22

Page 23: giới thiệu về giao diện của ubuntu

23

3. Kích chọn Apply, hộp thoại Keep resolution mở ra yêu cầu bạn xác định

việc cài đặt hoặc sử dụng trước đó và trở lại các thiết lập ban đầu. Kích keep this

configuration để lưu lại thay đổi mới

Hình 23

2.5 Màn hình loginỞ góc trên bên phải màn hình vào biểu tượng chọn system setting, chọn Login

screen

Page 24: giới thiệu về giao diện của ubuntu

24

Hình 24

Kích chuột vào Login screen một hộp thoại mở ra, bạn chọn Unclock, bạn điền

mật khẩu để xác định.

Hình 25

Page 25: giới thiệu về giao diện của ubuntu

25

Tại đây bạn cài đặt màn hình login theo ý mình: thời gian, màn hình, các phiên

bản ubuntu. Sau khi chọn xong bạn kích vào close.

Hình 25

2.6 Các chương trình hỗ trợ cải tiến giao diệnĐể tạo ra giao diện với những hình ảnh có nhiều hiệu ứng đẹp, ta có một số phần

mềm cải tiến giao diện phổ biến:

+Tweak

+CompizConfig Settings Manager

2.6.1 TweakĐể có được chương trình hỗ trợ này, trước tiên ta phải có phần mềm Tweek

-Cài đặt Ubuntu Tweak: Trước tiên, bạn download gói cài đặt ubuntu-tweak phù

hợp với phiên bản ubuntu bạn đang sử dụng tại địa chỉ http://ubuntu-tweak.com.

Tiếp theo, bạn nhắp đôi chuột lên file này, chọn Install Package. Khi hộp thoại

Installation finished xuất hiện, bạn bấm nút Close để hoàn thành.

- Sử dụng: Để bắt đầu với tiện ích nhỏ gọn và miễn phí này, bạn vào menu

Applications > System Tools > Ubuntu Tweak. Khi màn hình chính của Ubuntu

Tweak xuất hiện, bạn dựa vào 5 tab chính của chương trình này để thực hiện hầu

hết các thao tác tùy biến hệ thống Ubuntu.

Page 26: giới thiệu về giao diện của ubuntu

26

- Startup: trên tab này, bạn có thể thay đổi màn hình đăng nhập ở mục Login

Setting.

Để thay đổi màn hình đăng nhập chỉ cần bấm Unlock và nhập mật khẩu của máy

bạn

Hình 26

Trong mục Login Options có các lựa chọn

Disable user list in GDM: Nếu chọn mục này sẽ không hiển thị sẵn danh sách

người sử dụng mà bạn phải tự gõ User name để đăng nhập.

Play sound at login: Bật âm thanh khi bạn đăng nhập.

Disable showing the restart button: Không hiện nút restart

Trong mục Login Theme bạn có thể thay đổi logo mạn hình đăng nhập và và

ảnh nền màn hình đăng nhập một cách dễ dàng.

Page 27: giới thiệu về giao diện của ubuntu

27

Hình 27

- Desktop: trong tab này, bạn có thể ẩn/hiện các biểu tượng chức năng và các ổ

đĩa xuất hiện trên desktop như Computer, Home Folder, Network… tại mục

Desktop Icon Setting bằng cách tích vào các biểu tượng đó.

Page 28: giới thiệu về giao diện của ubuntu

28

Hình 28

Ngoài ra, bạn cũng có thể thực hiện một số thay đổi liên quan đến giao diện các

cửa sổ trên Ubuntu tại Compiz Settings

Từ  'Workspace Edge Settings', từ trình đơn thả xuống của các góc màn hình

chọn tùy chọn:

Hình 29

Show Workspaces: để hiển thị các vùng làm việc chỉ bằng việc đưa chuột về góc

phải trên cùng màn hình.

Page 29: giới thiệu về giao diện của ubuntu

29

Hình 30

Show Windows: sẽ hiển thị các cửa sổ tại tất cả các vùng làm việc khi đưa chuột

về góc trái dưới cùng màn hình

Page 30: giới thiệu về giao diện của ubuntu

30

Hình 31

Show Display: hiện thị màn hình Desktop khi chỉ chuột về góc trên cùng bên

trái màn hình.

Hình 32

Ngoài ra bạn còn có nhiều tính năng nữa bạn có thể tìm hiểu thêm

2.6.2 Compizconfig settings managerBạn có thể cấu hình một vài cài đặt khác nhau ngay bây giờ. Như là phím tắt,

trạng thái launcher và diện mạo của Launcher.

Mở chương trình CompizConfig Settings Manager, trong mục destop chọn

Ubuntu unity pligin.

Page 31: giới thiệu về giao diện của ubuntu

31

Hình 33

Ở tab behaviour bạn có thể thiết lập cấu hình:

Hình 34

Page 32: giới thiệu về giao diện của ubuntu

32

Ở Hide Lancher: cài đặt trạng thái ẩn.

Never: Lancher không bao giờ ẩn

Autohide: Lancher sẽ ẩn tự động

Dodge Windows: Lancher sẽ ẩn khi một cửa sổ chèn lên nó.

Dodge Active Window : Lancher sẽ chỉ ẩn khi một cửa sổ chèn lên nó hoạt động.

Key to show the Lancher: Với mặt định Super key(Shift, Ctrl, Super, Alt). Ta có

thể một hoặc nhiều phím.

The key to put keyboard-focus o the launcher: Di chuyển điều khiển với các

phím(mặc định Alt+F1).

Key to execute a command: Phím mở một nút lệnh tìm kiếm nơi bạn có thể điền

một tên câu lệnh bạn muốn thực thi.(mặc định Atl +F2)

Key to open the first panel menu (default F10)

Key to start the lancher application swicher(mặc định Super +Tab):Phím bắt đầu

ứng dụng lancher chuyển động vòng tròn theo kim đồng hồ.

Key to start the lancher application swicher reverse: Ngược với Key to start the

lancher application swicher.

Trong tab Experimental

Page 33: giới thiệu về giao diện của ubuntu

33

Hình 35

The backlight mode: Đặt icons ngược sáng. Nó có các tùy chọn sau:

Backlight Always On 

Backlight Toggles 

Backlight Always Off 

 Launch Animation: Cài đặt icons động. Có các tùy chọn:

None: hình ảnh động sẽ không được hiện thị 

Pulse Until Running: ánh sáng của biểu tưởng sẽ rung khi ta tải lên 

Blink: ánh sáng trở lại của biểu tượng sẽ nhấp nháy. 

Urgent Animation: cài đặt biểu tượng sẽ thông báo cho bạn một cái gì quan

trọng.

None : không có hình ảnh động

Pulse: nó sẽ rung động 

Wiggle: nó sẽ lắc lư 

Panel Opacity: cài đặt độ mờ đục của panel

Launcher Opacity: cài đặt độ mờ đục của Launcher.

Launcher icon size: cài đặt kích cỡ của lancher trong điểm ảnh.

Hide Animation: Lancher sẽ tự động ẩn. Có các lựa chọn:

Fade on bfb and Slide:

Slide only 

Fade only 

Fade and Slide

Dash Blur thiết lập mức độ mờ trong dash.

No Blur: không có độ mờ

Static Blur: Độ mờ ở chế độ mặc định

Page 34: giới thiệu về giao diện của ubuntu

34

Chương III: Tài Liệu Tham Khảo

Tài liệu tham khảo:

http://www.tinhte.vn/threads/1226241/

http://vi.wikipedia.org/wiki/Ubuntu

http://forum.ubuntu-vn.org/viewtopic.php?f=100&t=15378

http://forum.ubuntu-vn.org/viewtopic.php?f=69&t=18179

Desktop course book student

http://dl.dropbox.com/u/20319611/simple-lightdm-manager_0.2-

public4ubuntu1_all.deb

http://askubuntu.com/questions/29553/how-can-i-configure-unity/

101415#101415

http://omgubuntu.co.uk

http://www.techdrivein.com/2011/06/5-useful-compiz-tweaks-for-ubuntu-

1104.html

Ubuntu Desktop Training – AiTi – Aptech

Page 35: giới thiệu về giao diện của ubuntu

35

Chương IV: Trắc nghiệm

Câu 1: Làm sao bạn xóa được đốm trắng ở màn hình login của Ubuntu?

Trả lời:

A.Sử dụng phím Ctrl+Alt +T rồi copy 3 lệnh: sudo xhost +SI:localuser:lightdm,

sudo su lightdm -s /bin/bash, gsettings set com.canonical.unity-greeter draw-grid

false.

B.Sử dụng phím Ctrl+Shift+T

C.Sử dụng phím Ctrl+Alt+H

D.Sử dụng phím Ctrl+Shift+G

Câu 2: Giao diện Unity sử dụng đầu tiên ở phiên bản Ubuntu nào?

A.Ubuntu 10.10

B.Ubuntu 11.04

C.Ubuntu 11.10

D.Ubuntu 12.04

Câu 3: Ubuntu 12.04LTS khi bạn cài đặt sẽ được mặc định với giao diện nào?

A.Gnome B.Gnome Shell

C.Gnome classic D.Unity

Câu 4: Để thay đổi màn hình đăng nhập của Ubuntu ta cần cài thêm gì?

A. LibreOffice B. Totem Movie Player

C. Simple LightDM Manager D.  Evolution

Câu 5:Gnome là gì?

A. Phần mềm cung cấp các ứng dụng trong Ubuntu.

B. Bộ phần mềm cung cấp môi trường màn hình nền.

C. Phần mềm trình duyệt web.

D. Phần mềm của LibreOffice.

Câu 6: Gnome viết tắt của cụm từ gì?

A. GNU Network Object Model Enviroment

B. Graphical User Interface

Page 36: giới thiệu về giao diện của ubuntu

36

C. Government OSI Profile

D. Systems Network Architecture

Câu 7: Để thêm một số hiệu ứng đẹp cho ubuntu ta cần cài phần mềm nào?

A. Lamp

B. StarDict

C. LibreOffice

D. Compizconfig setting manager, My unity, Tweak

Câu 8:Để chuyển đổi giữa các cửa sổ ta sử dụng phím gì?

A. Ctrl+Tab

B. Ctrl+B

C. Alt+Ctrl+A

D. Ctrl+N

Câu 9: Ubuntu 7.10 sử dụng giao diện nào làm mặc định?

A.Gnome B.Gnome shell

C.Gnome classic D.Unity

Câu 10: Ubuntu Software Center là gì?

A. Phần mềm với giao diện đồ họa một cách thân thiện, dễ dàng.

B. Phần mềm web

C. Phần mềm ứng dụng LibreOffice

D. Phần mềm Lamp

                        

                        

Page 37: giới thiệu về giao diện của ubuntu

37

Page 38: giới thiệu về giao diện của ubuntu

38

(thay đổi ảnh nền, thiết lập các hộp thoại, màn hình login, các hiệu ứng, các

chương trình hỗ trợ cải tiến giao diện…)