gs1-cac loai hinh giam sat danh gia trong du an oda

21
BKHOCH VÀ ĐẦU TƯ Chương trình Nâng cao Năng lc Toàn din Qun lý ODA (CCBP) Giáo trình Đào to Qun lý Dán ODA Phn I: Các knăng qun lý dán ODA Nhóm: Giám sát, Đánh giá trong qun lý ODA Mo đun GS1: Các loi hình giám sát, đánh giá trong qun lý dán ODA Kết thúc mođun GS1 bn có khnăng: Nm vng nhng loi hình giám sát, đánh giá trong qun lý dán ODA. Nm vng cách vn dng các loi hình giám sát, đánh giá vào qun lý dán ODA Người hc đã tng tham gia vào các hot động qun lý ODA Trao đổi tích cc gia giáo viên và người tham gia đào to. Giáo viên chđộng đưa ra các câu hi cơ bn để quá trình trli, trao đổi squá trình ttng hp kiến thc ca người hc. Thc hành vn dng các phương pháp giám sát, đánh giá trên mt stài liu dán cth. Người hc tthc hin phn Kim tra – Đánh giá sau khi kết thúc mođun. Tài liu mođun GS1: Các loi hình giám sát, đánh giá trong qun lý dán ODA Tài liu tóm tt ni dung đã trao đổi Mt stài liu dán để thc hành vn dng giám sát, đánh giá 1. Giáo viên trình bày nhng ni dung cơ bn nht. 2. Người hc trao đổi trong nhóm và tho lun gia các nhóm vi nhau. 3. Trình bày nhng thng nht và kết lun 4. Tđánh giá kết quhc tp. Trang s: 1/21 Mođun GS1: CÁC LOI HÌNH GIÁM SÁT, ĐÁNH GIÁ TRONG QUN LÝ DÁN ODA

Upload: nguyen-thanh-tung

Post on 28-Oct-2015

28 views

Category:

Documents


3 download

DESCRIPTION

Hướng dẫn

TRANSCRIPT

Page 1: GS1-Cac Loai Hinh Giam Sat Danh Gia Trong Du an ODA

BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ Chương trình Nâng cao Năng lực Toàn diện Quản lý ODA (CCBP) Giáo trình Đào tạo Quản lý Dự án ODA

Phần I: Các kỹ năng quản lý dự án ODA Nhóm: Giám sát, Đánh giá trong quản lý ODA Mo đun GS1: Các loại hình giám sát, đánh giá trong quản lý dự án ODA

Kết thúc mođun GS1 bạn có khả năng:

Nắm vững những loại hình giám sát, đánh giá trong quản lý dự án ODA.

Nắm vững cách vận dụng các loại hình giám sát, đánh giá vào quản lý dự án ODA

Người học đã từng tham gia vào các hoạt động quản lý ODA

Trao đổi tích cực giữa giáo viên và người tham gia đào tạo. Giáo viên

chủ động đưa ra các câu hỏi cơ bản để quá trình trả lời, trao đổi sẽ là quá trình tự tổng hợp kiến thức của người học.

Thực hành vận dụng các phương pháp giám sát, đánh giá trên một số tài liệu dự án cụ thể.

Người học tự thực hiện phần Kiểm tra – Đánh giá sau khi kết thúc mođun.

Tài liệu mođun GS1: Các loại hình giám sát, đánh giá trong

quản lý dự án ODA Tài liệu tóm tắt nội dung đã trao đổi Một số tài liệu dự án để thực hành vận dụng giám sát, đánh giá

1. Giáo viên trình bày những nội dung cơ bản nhất. 2. Người học trao đổi trong nhóm và thảo luận giữa

các nhóm với nhau. 3. Trình bày những thống nhất và kết luận 4. Tự đánh giá kết quả học tập.

Trang số: 1/21

Mođun GS1: CÁC LOẠI HÌNH GIÁM SÁT, ĐÁNH GIÁ TRONG QUẢN LÝ DỰ ÁN ODA

Page 2: GS1-Cac Loai Hinh Giam Sat Danh Gia Trong Du an ODA

BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ Chương trình Nâng cao Năng lực Toàn diện Quản lý ODA (CCBP) Giáo trình Đào tạo Quản lý Dự án ODA

Phần I: Các kỹ năng quản lý dự án ODA Nhóm: Giám sát, Đánh giá trong quản lý ODA Mo đun GS1: Các loại hình giám sát, đánh giá trong quản lý dự án ODA

Những nội dung cơ bản của mođun này Có 5 nội dung cần phải được làm rõ trong quá trình trao đổi:

Trang số:

1. Cấu trúc nội dung của hợp phần giám sát,

đánh giá

Trang 3

2. Vì sao phải có giám sát, đánh giá dự án

ODA?

Trang 5

3. Giám sát, đánh giá là gì? Sự khác nhau giữa

giám sát và đánh giá.

Trang 7

4. Các loại hình giám sát, đánh giá.

Trang 11

5. Các bước thực hiện giám sát, đánh giá dự án

ODA

Trang 15

Trang số: 2/21

Page 3: GS1-Cac Loai Hinh Giam Sat Danh Gia Trong Du an ODA

BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ Chương trình Nâng cao Năng lực Toàn diện Quản lý ODA (CCBP) Giáo trình Đào tạo Quản lý Dự án ODA

Phần I: Các kỹ năng quản lý dự án ODA Nhóm: Giám sát, Đánh giá trong quản lý ODA Mo đun GS1: Các loại hình giám sát, đánh giá trong quản lý dự án ODA

1. Cấu trúc nội dung của hợp phần giám sát, đánh giá

Nội dung của hợp phần giám sát, đánh giá được cấu trúc với 6 mođun nhằm bao quát những nội dung cơ bản nhất về giám sát, đánh giá.

Mođun GS1 Các loại hình giám sát, đánh giá

Mođun GS2 Lập kế hoạch giám sát, đánh giá

Mođun GS3 Xây dựng các chỉ báo giám sát, đánh giá

Mođun GS4 Thu thập và xử lý thông tin giám sát, đánh giá

Mođun GS5 Báo cáo giám sát, đánh giá

Mođun GS6

Lôgíc của việc xây dựng 6 mođun như trên cho đào tạo về giám sát, đánh giá

dự án ODA là những mô đun trên bao quát được toàn bộ nội dung cơ bản nhất của hoạt động giám sát, đánh giá dự án. Bắt đầu từ nó là gì (mođun GS1: Các loại hình giám sát, đánh giá); đến nó được chuẩn bị như thế nào (mođun GS2: Lập kế hoạch giám sát, đánh giá); đến nó được thực hiện như thế nào (các mođun GS3: Xây dựng chỉ báo giám sát, đánh giá; mođun GS4: Thu thập và xử lý thông tin giám sát, đánh giá; mođun GS5, viết báo cáo giám sát, đánh giá), và cuối cùng là khi có kết quả thì quản lý nó như thế nào (quản lý thông tin dự án ODA). Cấu trúc các mođun như vậy là vừa đủ và hợp lý. Nội dung về giám sát, đánh giá dự án đã được một dự án - Dự án “ Tăng cường năng lực giám sát và đánh giá Dự án Việt Nam – Ôxtrâylia” – Giai đoạn II (VAMESP II) chuẩn bị rất kỹ lưỡng và bao quát tất cả các nội dung. Chính vì thế, 6 mođun đào tạo này dựa chủ yếu trên sản phẩm về giám sát, đánh giá của VAMESP II, có bổ sung thêm những nội dung cần thiết.

Trang số: 3/21

Quản lý thông tin dự án ODA

Page 4: GS1-Cac Loai Hinh Giam Sat Danh Gia Trong Du an ODA

BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ Chương trình Nâng cao Năng lực Toàn diện Quản lý ODA (CCBP) Giáo trình Đào tạo Quản lý Dự án ODA

Phần I: Các kỹ năng quản lý dự án ODA Nhóm: Giám sát, Đánh giá trong quản lý ODA Mo đun GS1: Các loại hình giám sát, đánh giá trong quản lý dự án ODA

Quan hệ giữa giám sát, đánh giá với các quản lý khác trong triển khai dự án ODA

Mô tả quan hệ Công cụ, tham khảo

Giám sát, đánh giá qui trình mua sắm (chuẩn bị hồ sơ, chọn thầu…)

Đánh giá kết quả và hiệu quả mua sắm.

Bảng kiểm tra Phiếu đánh giá Mẫu báo cáo chuẩn dự án Trao đổi trực tiếp

MS: Mua Sắm

Mô tả quan hệ Công cụ, tham khảo

Giám sát, đánh giá thủ tục chi trả các hợp đồng, gói thầu.

Đánh giá hiệu quả và kế hoạch chi tiêu tài chính

Đánh giá năng lực cán bộ thực hiện

Các báo cáo Phân tích kế hoạch tài

chính Kiểm toán

TC: Tài chính-Kế toán

Mô tả quan hệ Công cụ, tham khảo

Giám sát kế hoạch hoạt động của nhân sự

Đánh giá mức độ hoàn thành vai trò của nhân sự

Đánh giá mức độ nâng cao kiến thức của nhân viên sau dự án

Phân tích báo cáo Phỏng vấn sâu Thảo luận nhóm

NS: Nhân sự

Mô tả quan hệ Công cụ, tham khảo

Giám sát kế hoạch chuẩn bị báo cáo Giám sát, đánh giá các hoạt động đền

bù tái định cư, đảm bảo môi trường, phát triển dân tộc thiểu số

Giám sát, đánh giá việc thực hiện biện pháp giảm thiểu tác động xấu (nếu có)

Quan sát trực tiếp Phỏng vấn sâu Thảo luận nhóm Bảng hỏi Thống kê

Các báo cáo

MT: Môi trường–Xã hội

Mô tả quan hệ Công cụ, tham khảo

Giám sát, đánh giá việc thực hiện kế hoạch dự án

Đánh giá tiến độ và kết quả dự án dựa vào kế hoạch

Phân tích kế hoạch Thảo luận nhóm

Trang số: 4/21

KH: Chuẩn bị-Kế hoạch

Giám sát,

đánh giá

Page 5: GS1-Cac Loai Hinh Giam Sat Danh Gia Trong Du an ODA

BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ Chương trình Nâng cao Năng lực Toàn diện Quản lý ODA (CCBP) Giáo trình Đào tạo Quản lý Dự án ODA

Phần I: Các kỹ năng quản lý dự án ODA Nhóm: Giám sát, Đánh giá trong quản lý ODA Mo đun GS1: Các loại hình giám sát, đánh giá trong quản lý dự án ODA

2. Vì sao phải có giám sát, đánh giá dự án ODA • Giám sát, đánh giá là hai công cụ hữu hiệu nhất giúp những nhà quản lý ODA

có thể (i) lập kế hoạch và đưa ra những sự thay đổi cần thiết; và (ii) đảm bảo được tiến trình, kết quả và các tác động của dự án ODA như đã được đặt ra.

• Mỗi dự án ODA đều nhằm vào một hoặc một số mục tiêu kinh tế-xã hội và

các mục tiêu này được xác định ngay từ giai đoạn Xác định dự án ODA. Giám sát, đánh giá là rất quan trọng để xem xét liệu dự án có thể đạt được các mục tiêu này một cách hiệu quả hay không và khuyến nghị những điều kiện cần phải có để đảm bảo rằng mục tiêu hoặc các mục tiêu của dự án là sẽ đạt được.

• Giám sát, đánh giá được xem là một khâu yếu trong quản lý ODA của Việt

Nam. Cụ thể là, ở cấp Trung ương vẫn đề cao khía cạnh “đầu vào” của dự án ODA hơn là những mục tiêu thực tế của dự án cần đạt được, thiếu hệ thống báo cáo tổng hợp, chưa có đơn vị chuyên giám sát, đánh giá trong các Bộ, Ban ngành Trung ương, thiếu hệ thống thu thập thông tin cũng như phương pháp một cách bài bản, thiếu cán bộ... Ở cấp tỉnh cũng gặp nhiều khó khăn trong giám sát, đánh giá như thiếu cán bộ, kinh phí, không có hệ thống thu thập thông tin có hiệu quả...

• Hệ thống giám sát, đánh giá yếu hoặc các hoạt động giám sát, đánh giá không

được triển khai chặt chẽ ít nhất sẽ làm cho những nhà quản lý ODA thiếu thông tin và thực tế về ba nội dung cơ bản, đó là (i) liệu dự án ODA có được triển khai đúng kế hoạch; (ii) liệu dự án ODA có mang lại kết quả như đã được thiết kế; và (iii) tác động của dự án ODA sẽ như thế nào.

• Giám sát, đánh giá mang nhiều nghĩa khác nhau. Tuy nhiên, khái niệm “kiểm

tra, đôn đốc” mà nhiều các Ban quản lý dự án đang sử dụng và đang thực hiện không bao hàm hết nội dung và yêu cầu của giám sát, đánh giá.

• Nghị định 17/2001/NĐ-CP của Chính phủ đã quy định riêng một chương

(Chương VI) về giám sát, đánh giá các dự án ODA. Tuy nhiên, do có nhiều bất cập về nhân sự, kinh phí, quy trình... việc thực hiện giám sát, đánh giá các dự án ODA chưa được chặt chẽ.

Trang số: 5/21

• Giám sát, đánh giá để hỗ trợ quản lý hướng tới các kết quả phát triển. Với việc gia tăng các phương thức đầu tư (ví dụ dự án, các khoản hỗ trợ ngành hoặc hỗ trợ cán cân thanh toán) kết quả các hoạt động đầu tư ODA cần được chứng tỏ có hiệu quả để đáp ứng nhu cầu của tất cả các cơ quan tham gia. Quản lý hướng tới các kết quả phát triển (MfDR) là một phương cách hiệu quả đáp

Page 6: GS1-Cac Loai Hinh Giam Sat Danh Gia Trong Du an ODA

BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ Chương trình Nâng cao Năng lực Toàn diện Quản lý ODA (CCBP) Giáo trình Đào tạo Quản lý Dự án ODA

Phần I: Các kỹ năng quản lý dự án ODA Nhóm: Giám sát, Đánh giá trong quản lý ODA Mo đun GS1: Các loại hình giám sát, đánh giá trong quản lý dự án ODA

ứng những nhu cầu này. Các cơ quan sử dụng Quản lý hướng tới các kết quả phát triển đảm bảo rằng quy trình, sản phẩm và các dịch vụ của họ góp phần đạt được những kết quả đã nêu trước đó. Quản lý hướng tới các kết quả cung cấp một khung lập kế hoạch và quản lý chiến lược toàn diện thông qua nâng cao việc học hỏi và trách nhiệm. Quản lý hướng tới các kết quả phát triển tập trung vào giám sát “kết quả” hơn là giám sát đầu vào và đầu ra theo cách truyền thống. Để quản lý tốt vẫn phải đòi hỏi việc ghi chép và giám sát đầu vào và đầu ra, nhưng các kết quả cũng phải được giám sát để đo lường sự thành công của một hoạt động phát triển. Giám sát kết quả là một quy trình có hệ thống và liên tục thu thập và phân tích dữ liệu để đo lường mức độ thực hiện của các đầu tư bằng nguồn vốn ODA với các kết quả đạt được ở cấp dự án, chương trình hoặc cấp ngành. Nói một cách khác, Ban quản lý dự án và cơ quan chủ quản sẽ liên tục thu thập thông tin về tiến độ đạt tới một kết quả, và sau đó sẽ so sánh định kỳ tình hình thực tại với cơ sở ban đầu để có được các chỉ số kết quả. Những dữ liệu này sẽ được sử dụng để đánh giá và phân tích thực trạng. Những thông tin kết quả sẽ được các cán bộ quản lý sử dụng để ra quyết định về phân bổ các nguồn lực ở đâu và như thế nào cho việc thực hiện dự án. Đối với đánh giá, quản lý hướng tới các kết quả phát triển tập trung vào đánh giá “kết quả” hoặc tác động, hiệu quả và tính bền vững hơn là nhấn mạnh giám sát đầu vào và đầu ra theo truyền thống.

Trang số: 6/21

GHI NHỚ

Yêu cầu về giám sát, đánh giá cần có sự hài hoà giữa Quy định của Nhà nước về giám sát, đánh giá với yêu cầu giám sát, đánh giá của các nhà tài trợ.

Page 7: GS1-Cac Loai Hinh Giam Sat Danh Gia Trong Du an ODA

BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ Chương trình Nâng cao Năng lực Toàn diện Quản lý ODA (CCBP) Giáo trình Đào tạo Quản lý Dự án ODA

Phần I: Các kỹ năng quản lý dự án ODA Nhóm: Giám sát, Đánh giá trong quản lý ODA Mo đun GS1: Các loại hình giám sát, đánh giá trong quản lý dự án ODA

3. Giám sát, đánh giá là gì - sự khác nhau giữa giám sát và đánh giá

GIÁM SÁT

• Giám sát dự án ODA cho phép xác định các vấn đề đang và có khả năng xảy

ra cũng như khả năng thành công của một dự án ODA. Nó làm cơ sở để tạo ra các hành động điều chỉnh nhằm hoàn thiện thiết kế ban đầu của dự án, phương pháp tiến hành cũng như chất lượng của kết quả đạt được của dự án ODA.

• Một cách ngắn ngọn nhất, giám sát dự án ODA là một hệ thống cách hoạt

động được triển khai thường xuyên hoặc định kỳ nhằm mục đích cập nhật thông tin về việc triển khai thực hiện và kết quả của các dự án ODA, qua đó, xác định các điều chỉnh cần thiết về tiếp cận dự án, phân bổ nguồn lực, điều chỉnh nhân lực... nhằm đảm bảo đạt được mục tiêu của dự án như kỳ vọng.

• Trước đây, hoạt động giám sát thường tập trung vào hiệu quả của dự án ODA

(hiệu quả đo bằng tiến độ + hoạt động + số lượng đầu ra của dự án). Nhưng những năm gần đây, khía cạnh giám sát hưởng lợi và hiệu quả dự án đều được coi trọng như nhau trong hoạt động giám sát.

• Hai hình thức hoạt động đặc trưng của giám sát dự án là cập nhật thông tin và

so sánh. Thông tin cần cập nhật gồm: Tiến độ dự án: các hoạt động, số lượng đầu ra Nhân sự: sự đáp ứng của nhân sự về số lượng cũng như về chuyên

môn để thực hiện hoạt động dự án. Sự phối hợp của các đối tác và các bên liên đới Các vấn đề về người hưởng lợi dự án Các vấn đề nảy sinh

Các thông tin thu thập được về các vấn đề trên được so sánh, đối chiếu với kế hoạch thực hiện dự án nhằm đi đến kết luận dự án có đang được thực hiện đúng với kế hoạch hay không, có vấn đề gì nảy sinh cần phải có những điều chỉnh phù hợp để dự án thực hiện đúng kế hoạch và mang lại được mục tiêu như đã được thiết kế.

Trang số: 7/21

Page 8: GS1-Cac Loai Hinh Giam Sat Danh Gia Trong Du an ODA

BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ Chương trình Nâng cao Năng lực Toàn diện Quản lý ODA (CCBP) Giáo trình Đào tạo Quản lý Dự án ODA

Phần I: Các kỹ năng quản lý dự án ODA Nhóm: Giám sát, Đánh giá trong quản lý ODA Mo đun GS1: Các loại hình giám sát, đánh giá trong quản lý dự án ODA

Mục đích của giám sát dự án ODA là báo hiệu bất kỳ một sự điều chỉnh cần thiết nào cho các bước thực hiện tiếp theo nhằm đảm bảo hơn sự thành công của dự án. Giám sát trước hết là một hoạt động nội bộ - một phần thiết yếu của hoạt động quản lý tốt, và vì thế là một phần cấu thành của công tác quản lý hàng ngày. Giám sát là trách nhiệm của những người quản lý quá trình triển khai thực hiện dự án và thường do cán bộ của Ban Quản lý dự án tiến hành, đôi khi có sự trợ giúp của nhà thầu hoặc tư vấn.

ĐÁNH GIÁ

• Đánh giá dự án ODA là một hệ thống các hoạt động khác quan nhằm tìm hiểu

mức độ phù hợp của dự án với thực tế, quá trình thực hiện dự án, sự thành công cũng như hiệu quả, tác động của một dự án đang diễn ra hoặc đã kết thúc. Mục đích chính của hoạt động đánh giá là mang lại những bài học kinh nghiệm mà có thể được áp dụng sau này cho quá trình ra quyết định của chính phủ cũng như các nhà tài trợ.

• Một cách ngắn gọn, đánh giá dự án ODA là việc xem xét định kỳ các khía

cạnh: hiệu quả và mức độ đạt hiệu quả, sự phù hợp, tác động và các vấn đề nảy sinh của dự án ODA. Hoạt động này mang lại bài học kinh nghiệm cho việc lập chiến lược, kế hoạch dự án ODA trong tương lai.

Trang số: 8/21

• Mục đích của hoạt động đánh giá là nhằm phân tích và làm rõ sự tương quan giữa kết quả đạt được trên thực tế so với mục tiêu đã nêu trong văn kiện dự án do các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, xác định các vấn đề và vướng mắc nảy sinh hoặc tiềm ẩn để khuyến nghị các hành động khắc phục, giải pháp phòng ngừa hiệu quả, đảm bảo tuân thủ các quy trình, thủ tục quản lý, và rút ra bài học kinh nghiệm cho việc lập kế hoạch và thiết kế các dự án ODA tiếp theo.

Page 9: GS1-Cac Loai Hinh Giam Sat Danh Gia Trong Du an ODA

BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ Chương trình Nâng cao Năng lực Toàn diện Quản lý ODA (CCBP) Giáo trình Đào tạo Quản lý Dự án ODA

Phần I: Các kỹ năng quản lý dự án ODA Nhóm: Giám sát, Đánh giá trong quản lý ODA Mo đun GS1: Các loại hình giám sát, đánh giá trong quản lý dự án ODA

Sự khác nhau giữa giám sát và đánh giá

Mặc dù giám sát và đánh giá là rất khác nhau nhưng chúng có liên hệ mật thiết với nhau, chúng hỗ trợ lẫn nhau và quan trọng như nhau. Giám sát cung cấp thông tin định tính và định lượng bằng việc sử dụng những chỉ báo đã được lựa chọn và những thông tin này lại trở thành đầu vào cho hoạt động đánh giá. Về cơ bản, sản phẩm của hoạt động giám sát là đầu vào trực tiếp cho hoạt động đánh giá. Nhưng đánh giá cũng hỗ trợ cho giám sát, cung cấp những bài học kinh nghiệm cho việc giám sát.

Sơ đồ 1: “Vùng hoạt động” của giám sát và đánh giá

Đầu vào Hoạt động Đầu ra Kết quả,

hiệu quả Tác động

Tự giám sát Giám sát độc lập Đánh giá Giám sát và đánh giá là những chức năng khác nhau rõ ràng trong chu trình đầu tư và thường phục vụ những đối tượng sử dụng khác nhau. Những khác biệt giữa giám sát và đánh giá được tóm tắt trong Bảng 1. Tuy nhiên trong thực tế, giám sát và đánh giá là một quá trình liên tục, đi từ giám sát đến đánh giá khi chu trình đầu tư được hoàn thành và tháp mục tiêu của khung lôgíc đi từ những đầu vào cho đến mục đích và mục tiêu cuối cùng. Thuật ngữ giám sát thực hiện đang ngày càng được sử dụng rộng rãi trong phương pháp luận về Giám sát và Đánh giá và được Ủy ban Hỗ trợ phát triển của Tổ chức Hợp tác Kinh tế và Phát triển định nghĩa như sau: “giám sát thực hiện là một quá trình liên tục thu thập và phân tích dữ liệu để so sánh việc thực hiện một dự án, hay một chính sách gắn với kết quả”. Điều này cho thấy rằng những cơ quan quản lý việc thực hiện một dự án đầu tư, ví dụ như một Ban quản lý dự án, có trách nhiệm giám sát không chỉ đầu vào và đầu ra, mà còn giám sát cả quá trình hướng tới kết quả mong đợi. Các phương pháp luận về giám sát và đánh giá hiện đại đang phát triển theo hướng mà ở đó không có ranh giới rõ ràng giữa “điểm dừng của giám sát” và “điểm bắt đầu của đánh giá”.

Trang số: 9/21

Page 10: GS1-Cac Loai Hinh Giam Sat Danh Gia Trong Du an ODA

BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ Chương trình Nâng cao Năng lực Toàn diện Quản lý ODA (CCBP) Giáo trình Đào tạo Quản lý Dự án ODA

Phần I: Các kỹ năng quản lý dự án ODA Nhóm: Giám sát, Đánh giá trong quản lý ODA Mo đun GS1: Các loại hình giám sát, đánh giá trong quản lý dự án ODA

Bảng 1: So sánh giữa giám sát và đánh giá

GIÁM SÁT ĐÁNH GIÁ Liên tục hoặc định kỳ Định kỳ hoặc đột xuất Các mục tiêu của chương trình được thực hiện như đã đặt ra

Các mục tiêu của chương trình được đánh giá với các mục tiêu cao hơn hoặc vấn đề phát triển cần giải quyết

Các chỉ số về tiến độ đã xác định được giả định là phù hợp

Cho phép chất vấn độ ứng nghiệm và tính phù hợp của các chỉ số đã được xác định

Giám sát tiến độ theo một số ít các chỉ số dã được xác định trước

Giải quyết các vấn đề thuộc nhiều phạm vi khác nhau

Tập trung vào các kết quả dự kiến Chỉ ra các kết quả dự kiến và ngoài dự kiến

Các phương pháp định lượng Các phương pháp định tính và định lượng

Dữ liệu được thu thập hàng ngày Nhiều nguồn dữ liệu Không trả lời những câu hỏi nhân - quả Trả lời những câu hỏi nhân - quả Thường là một chức năng quản lý nội bộ Thường được tiến hành bởi các chuyên

gia đánh giá độc lập và thường do các cơ quan độc lập đề xướng

Nguồn: Nhìn lại, tiến lên phía trước. Sổ tay đánh giá, SIDA, 2004. SIDAA3753en

GHI NHỚ

Cần phải phân biệt sự khác nhau giữa đánh giá và kiểm toán. Kiểm toán, không phải là đánh giá – là hoạt động xem xét định kỳ, làm rõ và báo cáo về vấn đề hệ thống kế toán, chi tiêu và quản lý, kiểm soát tài chính

Trang số: 10/21

Page 11: GS1-Cac Loai Hinh Giam Sat Danh Gia Trong Du an ODA

BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ Chương trình Nâng cao Năng lực Toàn diện Quản lý ODA (CCBP) Giáo trình Đào tạo Quản lý Dự án ODA

Phần I: Các kỹ năng quản lý dự án ODA Nhóm: Giám sát, Đánh giá trong quản lý ODA Mo đun GS1: Các loại hình giám sát, đánh giá trong quản lý dự án ODA

4. Các loại hình giám sát, đánh giá

Hiện nay tồn tại ít nhất 3 cách phân loại về giám sát, đánh giá. Các cách phân loại khác nhau dựa vào các yếu tố khác nhau:

Dựa vào chu kỳ của dự án

• Đánh giá đầu kỳ • Đánh giá giữa kỳ • Đánh giá kết thúc dự án

Dựa vào đối tượng thực hiện giám sát, đánh giá

• Giám sát độc lập • Giám sát nội bộ • Đánh giá độc lập • Đánh giá nội bộ

Dựa vào mục đích

• Đánh giá lập kế hoạch • Đánh giá tác động • Đánh giá kiểm chứng so

sánh của nhà tài trợ

GIÁM SÁT

• Giám sát trong quản lý dự án ODA thực chất chỉ có một loại hình là giám sát

quá trình thực hiện, tức là cập nhật thông tin về hoạt động, đầu ra (bao gồm cả người hưởng lợi) và tổ chức (bao gồm cả nhân lực và sự phối hợp của các đối tác, các bên liên đới) để ra các quyết định điều chỉnh phù hợp (điều chỉnh tiếp cận và nguồn lực) nhằm đảm bảo đạt được mục tiêu và theo kế hoạch.

• Giám sát dự án hoạt động trong khuôn khổ của dự án, nhằm đảm bảo mục tiêu

và kế hoạch của dự án phải đạt được. Cũng với những câu hỏi như trên nhưng được đặt ra ở cấp dự án, chẳng hạn liệu mục tiêu của dự án có phù hợp với mục tiêu của chương trình và với thực tế hay không? kế hoạch hoạt động có đảm bảo đạt được mục tiêu? cần phải có những điều chỉnh gì cần thiết cho việc đạt mục tiêu.

Trang số: 11/21

Các loại hình đảm bảo ba tiêu chí (i) hữu dụng – cung cấp các thông tin thực dụng cho quản lý ODA; (ii) khả thi – phương pháp và quá trình thực hiện giám sát, đánh giá phải thực tế và đúng với hiệu quả chi phí; và (iii) chính xác – giám sát và đánh giá cung cấp những thông tin chính xác để hỗ trợ cho việc quản lý ODA có hiệu quả

Page 12: GS1-Cac Loai Hinh Giam Sat Danh Gia Trong Du an ODA

BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ Chương trình Nâng cao Năng lực Toàn diện Quản lý ODA (CCBP) Giáo trình Đào tạo Quản lý Dự án ODA

Phần I: Các kỹ năng quản lý dự án ODA Nhóm: Giám sát, Đánh giá trong quản lý ODA Mo đun GS1: Các loại hình giám sát, đánh giá trong quản lý dự án ODA

ĐÁNH GIÁ

• Phân tách theo đối tượng đánh giá thì có đánh giá nội bộ và đánh giá độc lập.

Đánh giá nội bộ là các đối tác quản lý dự án ODA tự tiến hành đánh giá quá trình thực hiện, kết quả cũng như tác động của dự án ODA. Đánh giá độc lập là các hoạt động xem xét quá trình thực hiện kết quả, sự phù hợp, tác động,... của các dự án ODA, thực hiện bởi các cơ quan đánh giá, tư vấn độc lập.

Trang số: 12/21

• Đánh giá nói chung, không chỉ đánh giá dự án ODA, về mặt lý thuyết, có hai kiểu loại đánh giá: (i) Đánh giá bước đầu (Formative Evaluation) và (ii) Đánh giá tổng hợp (Summative Evaluation). Đánh giá bước đầu lại được chia thành 2 loại đánh giá là: (1) Đánh giá quá trình thực hiện (Implementation Evaluation) và (2) Đánh giá kết quả (Progress Evaluation).

Page 13: GS1-Cac Loai Hinh Giam Sat Danh Gia Trong Du an ODA

BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ Chương trình Nâng cao Năng lực Toàn diện Quản lý ODA (CCBP) Giáo trình Đào tạo Quản lý Dự án ODA

Phần I: Các kỹ năng quản lý dự án ODA Nhóm: Giám sát, Đánh giá trong quản lý ODA Mo đun GS1: Các loại hình giám sát, đánh giá trong quản lý dự án ODA

Trang số: 13/21

Quan niệm

Đánh giá quá trình thực hiện

Là đánh giá xem liệu dự án ODA đang được thực hiện có theo đúng kế hoạch ban đầu hay không. Các hoạt động đánh giá quá trình thực hiện có thể được tiến hành một số lần trong vòng đời của dự án. Loại hình đánh giá này rất gần với hoạt động giám sát dự án, tuy nhiên, nó thường được thực hiện bởi các đơn vị tư vấn độc lập hoặc nhà tài trợ.

Một số dạng câu hỏi đặc trưng

• Những người tham gia dự án đã được lựa chọn có phù hợp hay không?

• Các hoạt động đã được vạch ra đượcthực hiện như thế nào?

• Những cán bộ dự án đã được đào tạohay chưa? Tài liệu, kinh phí có phù hợp hay không?

• Các hoạt động đã được thực hiện có đúng như thời gian biểu đã vạch ra hay không?

• Kế hoạch quản lý có được theo sát hay không?

Đánh giá kết quả

Là hoạt động đánh giá những kết quả đạt được liệu có phù hợp với mục tiêu của chương trình/ dự án ODA vạch ra ban đầu hay không. Đánh giá này thường được thực hiện giữa kỳ và cả khi dự án kết thúc. Đánh giá kết quả cũng liên quan đến thu thập thông tin để xem xét tác động của các hoạt động dự án.

• Kết quả đạt được có giống như kết quả dự kiến?

• Tác động của nó đến kinh tế - xã hội hoặc đến nhóm đối tượng hưởng lợi như thế nào?

Đánh giá tổng hợp

Mục tiêu của đánh giá tổng hợp là đánh giá mức độ thành công nói chung của dự án. Đánh giá tổng hợp diễn ra sau khi các can thiệp và các thay đổi đã được thực hiện và kết thúc, sau khi dự án đã có tác động. Đánh giá tổng hợp thường được đồng nhất với đánh giá tác động (Impact Evaluation)

• Dự án/ chương trình có thành công hay không? Đâu là điểm mạnh, đâu làđiểm yếu?

• Dự án/ chương trình đã đáp ứng được mục tiêu ở mức độ nào?

• Những người tham gia được hưởng lợi gì từ dự án? Hưởng lợi bằng cách nào?

• Thành phần nào của dự án hiệu quả nhất?

• Kết quả đạt được của dự án là tương xứng với chi phí của dự án?

• Liệu dự án/ chương trình có nên nhân rộng hay không?

Page 14: GS1-Cac Loai Hinh Giam Sat Danh Gia Trong Du an ODA

BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ Chương trình Nâng cao Năng lực Toàn diện Quản lý ODA (CCBP) Giáo trình Đào tạo Quản lý Dự án ODA

Phần I: Các kỹ năng quản lý dự án ODA Nhóm: Giám sát, Đánh giá trong quản lý ODA Mo đun GS1: Các loại hình giám sát, đánh giá trong quản lý dự án ODA

• Hiện nay trong quản lý ODA, thường các loại hình đánh giá lại được sử

dụng theo chu kỳ của dự án như sau:

GHI NHỚ

• Giám sát quá trình thực hiện dự án thường là giám sát nội bộ, do các bên tham gia dự án thực hiện.

• Đánh giá thường được tiến hành tốt nhất nếu như sử dụng phương pháp đánh giá độc lập, bởi các cơ quan hoặc tư vấn đánh giá độc lập có kinh nghiệm.

Trang số: 14/21

Được tiến hành ngay sau khi triển khai đầu tư

Đánh giá bước đầu

Được tiến hành trong quá trình triển khai dự án nhằm xem xét 4 khía cạnh: (i) Khía cạnh chính sách của dự án/ chương trình? (ii) Khả năng đạt được mục tiêu của dự án như thế nào? (iii) Các thể chế có phù hợp và hoạt động tốt hay không? (iv) Sự phù hợp của thiết kế dự án đối với thực tế cũng như đối với điều kiện nguồn lực.

Đánh giá quá trình triển khai

(Mid-term Evaluation), và cũng được gọi là (Mid-term review): Được tiến hành ở thời điểm giữa của việc triển khai dự án. Mục tiêu của nó là nhằm cải thiện tình hình thực hiện dự án trong khoảng thời gian còn lại, đôi khi quyết định xem liệu dự án có nên tiếp tục.

Đánh giá giữa kỳ

Là đánh giá một cách hệ thống, tổng hợp khi dự án kết thúc. Nó nhấn mạnh đến khía cạnh liệu dự án có đạt được mục tiêu đã đề ra hay không.

Đánh giá kết thúc dự án

Là đánh giá sau khi dự án đã kết thúc nhằm xem xét tác động của dự án đến các đối tượng hưởng lợi đã được xác định. Thông thường loại hình đánh giá này thường được tiến hành sau khi dự án kết thúc ít nhất là 6 tháng.

Đánh giá tác động

Page 15: GS1-Cac Loai Hinh Giam Sat Danh Gia Trong Du an ODA

BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ Chương trình Nâng cao Năng lực Toàn diện Quản lý ODA (CCBP) Giáo trình Đào tạo Quản lý Dự án ODA

Phần I: Các kỹ năng quản lý dự án ODA Nhóm: Giám sát, Đánh giá trong quản lý ODA Mo đun GS1: Các loại hình giám sát, đánh giá trong quản lý dự án ODA

5. Các bước thực hiện giám sát, đánh giá

GIÁM SÁT

Có 7 bước giám sát dự án ODA và mỗi bước đòi hỏi các kỹ năng khác nhau.

xem chi tiết từng bước ở mô đun GS2: Lập kế hoạch giám sát, đánh giá

Chuẩn bị và hoàn thiện khung logic

Xác định các câu hỏi giám sát, các chỉ báo và các

thông tin cần thiết cho việc giám sát

xem chi tiết từng bước ở mô đun GS3: Xây dựng các chỉ báo giám sát, đánh giá

xem chi tiết từng bước ở mô đun GS2: Lập kế hoạch giám sát, đánh giá

Chuẩn bị khung giám sát và kế hoạch giám sát

xem chi tiết từng bước ở mô đun GS2: Lập kế hoạch giám sát, đánh giá

Chuẩn bị các vấn đề về tổ chức cho việc giám sát

xem chi tiết từng bước ở mô đun GS4: Các phương pháp thu thập và xử lý thông tin giám sát, đánh giá

Thu thập và xử lý thông tin

xem chi tiết từng bước ở mô đun GS5: Báo cáo kết quả giám sát, đánh giá

Báo cáo kết quả và thông tin giám sát

Chia xẻ thông tin giám sát cũng như điều chỉnh dự án

Trang số: 15/21

xem chi tiết từng bước ở mô đun GS6: Quản lý thông tin dự án ODA

Page 16: GS1-Cac Loai Hinh Giam Sat Danh Gia Trong Du an ODA

BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ Chương trình Nâng cao Năng lực Toàn diện Quản lý ODA (CCBP) Giáo trình Đào tạo Quản lý Dự án ODA

Phần I: Các kỹ năng quản lý dự án ODA Nhóm: Giám sát, Đánh giá trong quản lý ODA Mo đun GS1: Các loại hình giám sát, đánh giá trong quản lý dự án ODA

Đó là các bước để giám sát toàn bộ quá trình thực hiện và kết quả nói chung của một dự án ODA. Riêng đối với theo giám sát hiệu quả dự án thì có 5 bước để thực hiện giám sát như sau: • Xác định mục đích và phạm vi – trả lời câu hỏi: “chúng ta sẽ sử

Trang số: 16/21

Trả lời câu hỏi: “chúng ta sẽ sử dụng thông tin giám sát như thế nào?”, “Ai sẽ sử dụng thông tin đánh giá của chúng ta?”, “Hệ thống giám sát của chúng ta cần toàn diện như thế nào?”

Xác định mục đích và phạm vi

Trả lời câu hỏi: “Chúng ta nên đo lường những chỉ số nào để có được các kết quả giám sát hỗ trợ các quyết định quản lý và các kết quả đánh giá, nhằm hỗ trợ cho các quyết định chiến lược của các nhà lãnh đạo của chúng ta?”

Xác định các câu hỏi thực hiện, nhu cầu thông tin và các chỉ số

Trả lời câu hỏi: “Thu thập và tổ chức những dữ liệu cần thiết như thế nào để có được thông tin?”

Lập kế hoạch thu thập và tổ chức thông tin

Trả lời câu hỏi: “Chúng ta sẽ phân tích dữ liệu như thế nào để xác định được thông tin?” và “Chúng ta cần trao đổi thông tin cho ai để các hoạt động của chúng ta hiệu suất và hiệu quả?”

Lập kế hoạch cho các sự kiện và các quy trình phản ánh

Trả lời câu hỏi: “Những gì là cần thiết để đảm bảo hệ thống giám sát và đánh giá phục vụ chúng ta và tất cả các cơ quan tham gia?”

Lập kế hoạch cho các điều kiện và năng lực cần thiết

Page 17: GS1-Cac Loai Hinh Giam Sat Danh Gia Trong Du an ODA

BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ Chương trình Nâng cao Năng lực Toàn diện Quản lý ODA (CCBP) Giáo trình Đào tạo Quản lý Dự án ODA

Phần I: Các kỹ năng quản lý dự án ODA Nhóm: Giám sát, Đánh giá trong quản lý ODA Mo đun GS1: Các loại hình giám sát, đánh giá trong quản lý dự án ODA

ĐÁNH GIÁ

Có 8 bước thực hiện một đánh giá. Các bước này được trình bày cụ thể trong các mođun từ GS2 đến mođun GS6

Quyết định xem liệu có thực hiện đánh giá hay không

Làm rõ mục tiêu đánh giá

Xác định các thông tin sẵn có

Thiết kế đánh giá

Hình thành nhóm đánh giá

Thu thập thông tin, bao gồm cả thiết kế mẫu, tập huấn người thu thập thông tin, thu thập và xử lý thông tin

Viết báo cáo và thảo luận với bên liên đới

Trang số: 17/21

Sử dụng kết quả vào chương trình/ dự án hoặc chia sẻ thông tin với đối tác

Page 18: GS1-Cac Loai Hinh Giam Sat Danh Gia Trong Du an ODA

BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ Chương trình Nâng cao Năng lực Toàn diện Quản lý ODA (CCBP) Giáo trình Đào tạo Quản lý Dự án ODA

Phần I: Các kỹ năng quản lý dự án ODA Nhóm: Giám sát, Đánh giá trong quản lý ODA Mo đun GS1: Các loại hình giám sát, đánh giá trong quản lý dự án ODA

Để hoạt động đánh giá có hiệu quả, dưới đây là 5 công đoạn quan trọng nhất và các vấn đề mấu chốt của mỗi công đoạn cần phải đặc biệt chú ý khi thực hiện hoạt động đánh giá.

Trang số: 18/21

• Làm rõ mục tiêu của đánh giá • Xác định các đối tác, đối tượng đánh giá cũng như hưởng

lợi từ đánh giá • Các khía cạnh cần phải đánh giá trong chương trình, dự

án cụ thể đó là gì • Xây dựng những câu hỏi đánh giá

Xây dựng các vấn đề để đánh giá

• Xác định phương pháp tiếp cận chung • Xác định đối tượng có thể cung cấp các thông tin cần thiết • Lựa chọn các kỹ thuật thu thập thông tin hợp lý, cần kết

hợp cả thông tin định tính và định lượng

Lồng câu hỏi vào các phương pháp thu thập thông tin phù hợp

• Những người tham gia thu thập thông tin cần được tập huấn để tránh tình trạng thông tin áp đặt, chủ yếu hoặc thành kiến

Thu thập thông tin

• Kiểm tra số liệu thô và chuẩn bị số liệu để phân tích • Tiến hành đánh giá ban đầu dựa trên kế hoạch đánh giá • Tiến hành đánh giá tiếp theo dựa trên đánh giá ban đầu • Tổng hợp và phân tích các kết quả thu được

Phân tích số liệu

• Cung cấp thông tin cho những đối tượng cơ bản của dự án/ chương trình

• Chia sẻ thông tin với các bên liên đới

Cung cấp thông tin

Page 19: GS1-Cac Loai Hinh Giam Sat Danh Gia Trong Du an ODA

BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ Chương trình Nâng cao Năng lực Toàn diện Quản lý ODA (CCBP) Giáo trình Đào tạo Quản lý Dự án ODA

Phần I: Các kỹ năng quản lý dự án ODA Nhóm: Giám sát, Đánh giá trong quản lý ODA Mo đun GS1: Các loại hình giám sát, đánh giá trong quản lý dự án ODA

Thực hành

Tên: “Tổng kết đặc điểm và những khác biệt về nội dung yêu cầu của các loại giám sát, đánh giá”

Mục tiêu: Giúp học viên củng cố kiến thức về các loại hình giám sát, đánh giá dự án ODA

Thời gian : 50 phút. Thực hiện sau khi kết thúc mô đun GS1

Mô tả : • Chia lớp thành 4 nhóm học viên • Từng nhóm chọn ra một dự án cụ thể mà một trong những

thành viên trong nhóm đang quản lý • Nhóm tiến hành thảo luận về loại hình giám sát, đánh giá

phù hợp, yêu cầu và nội dung cụ thể cần phải giám sát, đánh giá cho dự án trên

• Viết kết quả thảo luận vào giấy A0 • Trưởng nhóm trình bày kết quả • Cả lớp bình luận và hoàn thiện • Giáo viên cung cấp một số thiết kế giám sát, đánh giá của

một số dự án ODA để học viên tham khảo

Chuẩn bị: Giấy A0, giá treo giấy A0, bút viết

Trang số: 19/21

Page 20: GS1-Cac Loai Hinh Giam Sat Danh Gia Trong Du an ODA

BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ Chương trình Nâng cao Năng lực Toàn diện Quản lý ODA (CCBP) Giáo trình Đào tạo Quản lý Dự án ODA

Phần I: Các kỹ năng quản lý dự án ODA Nhóm: Giám sát, Đánh giá trong quản lý ODA Mo đun GS1: Các loại hình giám sát, đánh giá trong quản lý dự án ODA

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang số: 20/21

TT Tên tài liệu Nguồn Mô tả - Tóm tắt

1

A guide for project monitoring and evaluation – managing for impact in rural development.

International Fund for Agricultural Development. Rome, Italy (see www.ifad.org/evaluation/)- IFAD (2002)

Hướng dẫn cơ bản về phương pháp thực hiện giám sát, đánh giá - vận dụng vào giám sát, đánh giá các dự án phát triển nông thôn.

2 Australia Monitoring and Evaluation Strengthening Project - Phase II

Vietnam Monitoring and Evaluation Manual - Evaluation Module.-MPI. (2006)

Tài liệu trình bày bao quát toàn bộ các vấn đề cơ bản của giám sát, đánh giá như định nghĩa, phương pháp, cách sử dụng, ví dụ và các trường hơp điển hình, các vấn đề khi vận dụng cụ thể vào giám sát, đánh giá ODA ở Việt nam.

3 Handbook on M&E for Results

United Nations Development Program, New York, USA (see www.undp.org/eo/rbm/index.htm) - UNDP (2002)

Hướng dẫn chi tiết về phương pháp thiết kế giám sát, đánh giá dự án.

4 Looking back, moving forward – SIDA Evaluation Manual

. Swedish International Development Agency. Stockholm, Sweden (see www.sida.se/Sida/jsp/polopoly.jsp?d=1265&a=25624) - SIDA (2004)

Hướng dẫn về giám sát, đánh giá bao gồm định nghĩa, tiếp cận, phương pháp...có những phân tích về sự thay đổi, hoàn thiện trong tiếp cận, phương pháp thông qua các dự án cụ thể của SIDA

5

Monitoring and evaluation based on the project cycle management method

Foundation for Advanced Studies on International Development. Tokyo, Japan (see www.fasid.or.jp) - FASID (2000)

Định nghĩa, phương pháp, lợi ích, vận dụng giám sát và đánh giá chu kỳ dự án.

6 Monitoring and Evaluation on a shoestring – a manual

Foundation for Advanced Studies on International Development. Tokyo, Japan (see www.fasid.or.jp) - FASID (2003)

Tài liệu hướng dẫn cô đọng về các bước và yêu cầu của các bước giám sát, đánh giá

7 Nghị định 17/2001/NĐ-CP về quản lý sử dụng ODA

http://www.vietnamtraining.net/ODAtraining.htm

Chương VI: Các quy định về giám sát, đánh giá dự án ODA

8

Vietnam Australia Monitoring and Evaluation Strengthening Project - Phase II

Institutional Strengthening/Adult Learning Adviser Mission Report - MPI. (2006)

Tài liệu bao quát các vấn đề liên quan tới giám sát, đánh giá các dự án ODA

Page 21: GS1-Cac Loai Hinh Giam Sat Danh Gia Trong Du an ODA

BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ Chương trình Nâng cao Năng lực Toàn diện Quản lý ODA (CCBP) Giáo trình Đào tạo Quản lý Dự án ODA

Phần I: Các kỹ năng quản lý dự án ODA Nhóm: Giám sát, Đánh giá trong quản lý ODA Mo đun GS1: Các loại hình giám sát, đánh giá trong quản lý dự án ODA

Sau khi kết thúc mođun GS1, mỗi thành viên sẽ được phát 01 phiếu tự đánh giá để điền vào!

Anh/ Chị hãy điền vào các dòng trống dưới đây:

Các loại giám sát Mục đích Thời điểm thực hiện Giám sát quá trình thực hiện

...... ....... ....... .......

...... ....... ....... .......

Các loại đánh giá Mục đích Thời điểm thực hiện 1.Đánh giá bước đầu

...... .......

...... .......

2. Đánh giá quá trình triển khai

...... .......

...... .......

3. Đánh giá giữa kỳ

...... .......

...... .......

4. Đánh giá kết thúc dự án

...... .......

...... .......

5. Đánh giá tác động

...... .......

...... .......

Trang số: 21/21