gvhd. phan thị ngọc hạnh

25

Click here to load reader

Upload: gab

Post on 18-Jun-2015

980 views

Category:

Documents


2 download

TRANSCRIPT

Page 1: GVHD. Phan Thị Ngọc Hạnh

GVHD. Phan Thị Ngọc Hạnh

LỜI MỞ ĐẦU

Rau quả là thức ăn thiết yếu của con người, nó cung cấp nhiều vitamin và

khoáng chất cần thiết. Gluxit của rau quả chủ yếu là thành phần đường dễ tiêu

hóa, ngoài ra rau quả còn cung cấp nhiều chất xơ… Do đó, trong khẩu phần ăn

thì rau quả không thể thiếu được.

Ở nước ta với khí hậu nhiệt đới gió mùa là điều kiện rất thuận lợi để trồng

nhiều loại cây ăn quả nhiệt đới như dứa, xoài, đu đủ, thanh long, chôm chôm…

Hiện nay do dứa tươi có giá trị dinh dưỡng, giá trị dược liệu cao, cho nên

bên cạnh việc tiêu thụ các loại đồ hộp dứa thị trường quốc tế đang đòi hỏi rất

nhiều về mặt hàng dứa tươi. Trong xuất khẩu dứa tươi sống, cần đẩy mạnh một

cách thích đáng mặt hàng dứa lạnh đông để hạn chế đến mức thấp nhất tỉ lệ hư

hỏng trong vận chuyển từ vùng chuyên canh đến các nước tiêu thụ ở Anh, Mỹ…

Chính vì vậy mà ở nước ta hiện nay nhà nước rất coi trọng việc phát triển xuất

khẩu rau quả lạnh đông nói chung và Dứa lạnh đông nói riêng.

Dứa chẳng những là loại quả đứng số một trong ba loại quả chủ lực: Dứa,

Cam, Chuối ở nước ta mà đối với thế giới Dứa còn được mệnh danh là “Hoàng

Đế” của các loại quả.

Xuất khẩu Dứa lạnh đông không những tránh được gần như đến mức

tuyệt đối tỉ lệ hư hỏng mà còn cho phép xuất khẩu với quy mô lớn.

Qua đây em xin chân thành cảm ơn quý thầy cô trường Đại học Tiền

Giang, đặc biệt là cô Phan Thị Ngọc Hạnh đã hướng dẫn tận tình giúp em hoàn

thành bài báo cáo này.

SV. Đặng Thị Kim Loan Trang 1

Page 2: GVHD. Phan Thị Ngọc Hạnh

GVHD. Phan Thị Ngọc Hạnh

PHẦN IGIỚI THIỆU

SV. Đặng Thị Kim Loan Trang 2

Page 3: GVHD. Phan Thị Ngọc Hạnh

GVHD. Phan Thị Ngọc Hạnh

1.1. Nguồn gốc quả Dứa và tình hình trồng Dứa ở nước ta (http://vi.wikipedia.org/wiki/Chi_D%E1%BB%A9a)

Dứa là cây ăn quả nhiệt đới, nguồn gốc ở Nam Mỹ (Brazil, Achentina, Paragoay). Hiện nay trên thế giới, cây dứa được trồng hầu hết các nước nhiệt đới và một số nước nhiệt đới có mùa đông tương đối ẩm như đảo Hawai, Đài Loan. Các nước Châu Á chiếm trên 60% sản lượng dứa cả thế giới. Các nước trồng nhiều là Philippines, Thái Lan, Malaysia, Hawai, Brazil, Mêhicô, Cuba, Úc, Nam phi.

Với điều kiện khí hậu đất đai trồng Dứa có thể nói thiên nhiên ưu đãi chúng ta rất nhiều. Từ vùng đất cao, vùng đồng bằng cho đến vùng có sương muối đâu đâu cũng có thể trồng được Dứa. Về thổ nhưỡng, Dứa thích hợp với đất đồi, đất badan và đất xấu.Như vậy chúng ta có thể trồng Dứa trên toàn bộ các loại đất từ đất đồi ở miền bắc, miền trung đến đất phèn ở nam bộ như: Kiên Giang (12.006ha), Tiền Giang (3889ha), Cà Mau, Cần Thơ, Long An (3812ha), Thanh Hóa, Ninh Bình, Tuyên Giang, Phú Thọ, Nghệ An, Quảng Nam, Bình Định (597ha).1.2. Giống dứa (Theo “Bảo quản và chế biến rau quả” Dứa có nhiều giống có thể gộp trongg 3 nhóm sau:Hoàng hậu (Queen), quả tương đối nhỏ, mắt lồi, chịu vận chuyển. Thịt quả vàng đậm, giòn, thơm, vị chua ngọt đậm đà. Nhóm này có chất lượng cảm quan cao nhất, trên thế giới thường dùng để ăn tươi. Khóm, dứa tây, dứa hoa thuộc nhóm này. Cho đến nay nhóm này được trồng nhiều nhất ở Việt NamTây Ban Nha (Spanish), quả lớn hơn dứa Queen, mắt sâu, thịt quả vàng nhạt, có chỗ trắng, vị chua ít thơm nhưng nhiều nước hơn dứa hoa. Thơm, dứa ta, dứa mật thộc nhóm này. Nhóm này có chất lượng kém nhất, được trồng lâu đời và tập trung ở Tam Dương (Vĩnh Phúc).Caien (Cayenne), quả lớn nhất, mắt phẳng và nông. Thịt quả kém vàng, nhiều nước, ít ngọt, kém thơm hơn dứa Queen.

1.3. Đặc điểm quả Dứa (http://www.ebook.edu.vn/?page=1.32&page_num=2, “Thiết kế phân xưởng sản xuất dứa lạnh đông”).

Về phương diện thực vật, dứa là một quả kép, gồm 100 - 150 quả nhỏ hợp lại (mỗi mắt dứa là một quả đơn).

Kích thước và trọng lượng quả: tùy thuộc vào giống, mật độ và lượng phân bón. Trồng càng thưa, bón càng nhiều phân thì quả càng nặng cân.

Hình dạng quả: dạng quả lê, hình trụ hay tháp tùy thuộc vào giống và kỹ thuật canh tác, chăm sóc. Trong thời gian hình thành và phát triển quả, chăm sóc kém quả sẽ bị thóp đầu, bẻ cong ngọn trong thời gian quả đang tăng trưởng sẽ làm tăng trọng lượng quả và quả có dạng hình trụ.

Màu sắc thịt quả: tùy thuộc giống và phần nào ở phân bón và các điều kiện sinh thái. Các sắc tố vàng cam carotenoit quyết định màu vàng của thịt quả dứa, được tạo ra nhiều trong quả dứa trồng ở nhiệt độ thấp và trong mát hơn là trồng ở nhiệt độ cao và ngoài nắng.

SV. Đặng Thị Kim Loan Trang 3

Page 4: GVHD. Phan Thị Ngọc Hạnh

GVHD. Phan Thị Ngọc Hạnh

Hương vị của quả: vị chua ngọt tùy thuộc vào lượng đường, chủ yếu là đường saccaroza và lượng acid hữu cơ. Quả dứa có vị ngọt ngon nhất khi lượng đường tổng số trong quả khoảng 12% và lượng acid khoảng 0.6 - 0.7%.

Độ chắc của thịt quả: thịt quả mềm hay cứng tùy thuộc chủ yếu vào độ chín của quả khi thu hoạch còn tỷ lệ xơ tùy thuộc chủ yếu vào giống trồng.Thành phần của dứa:

o Cuống, đầu: 13%o Mắt: 11%o Vỏ: 18%o Lõi: 12%o Thịt quả: 46%

1.4. Thành phần hoá học

Bảng 1.1: Thành phần hóa học của dứa

STT Thành Phần Tỷ Lệ (%)

1 Nước 72 – 88

2 Chất khô 15 – 24

3 Đường 8 – 19

4 Acid 0.3 – 0.8

5 Protid 0.5

6 Chất khoáng 0.25

7 Vitamin C 40 mg

8 Vitamin A, B1, B2 0.04 – 0.09 mg

1.5. Giá trị kinh tế của quả dứa: 1.5.1. Giá trị sử dụng:Quả dứa có giá trị dinh dưỡng cao, cung cấp calo khá lớn, có đủ các loại

vitamin ngoại trừ vitamin D, giàu khoáng, nhất là Kali, enzym Bromelin trong dứa giúp tiêu hóa tốt protein nên người ta hay trộn dứa vào các món ăn khai vị hoặc dùng làm mềm thịt trong y học, dứa được chỉ dẫn làm thuốc trong các trường hợp thiếu máu, thiếu khoáng chất. Nó giúp sự sinh trưởng và dưỡng sức, dùng khi ăn uống không tiêu, khi bị ngộ độc, bị xơ cứng động mạch, sỏi thận và trị chứng béo phì.

1.5.2. Giá trị xuất khẩu và thu ngoại tệ:Hiện nay dứa và sản phẩm chế biến từ dứa đứng ở vị trí hàng đầu trong

rau quả xuất khẩu ở các tỉnh phía Nam, có khả năng ngày càng phát triển khách hàng của dứa.

1.5.3. Đầu tư và thu nhập:

SV. Đặng Thị Kim Loan Trang 4

Page 5: GVHD. Phan Thị Ngọc Hạnh

GVHD. Phan Thị Ngọc Hạnh

Dứa là loại cây ăn trái rất mau thu hoạch, từ khi trồng đến lúc hái trái trung bình khoảng 12 - 14 tháng, đồng thời cho thu hoạch lớn. Theo các con số thống kê ở các nước trồng dứa phát triển trên thế giới cho biết với năng suất trái khoảng 80 tấn/ha. Nếu chỉ đóng hộp để bán thì lợi nhuận trung bình hàng năm trên một hecta là 10.000 USD (mười ngàn đô la/ha dứa).

SV. Đặng Thị Kim Loan Trang 5

Page 6: GVHD. Phan Thị Ngọc Hạnh

GVHD. Phan Thị Ngọc Hạnh

PHẦN IIQUY TRÌNH SẢN XUẤT

SV. Đặng Thị Kim Loan Trang 6

Page 7: GVHD. Phan Thị Ngọc Hạnh

GVHD. Phan Thị Ngọc Hạnh

2.1. Yêu cầu nguyên liệuTrong quá trình chế biến và sản xuất, nguyên liệu là một yếu tố hàng đầu

quyết định trực tiếp đến chất lượng cũng như giá thành của sản phẩm đó. Dứa đưa vào sản xuất phải tươi tốt, không dập úng, không sâu bệnh.Độ chín: đối với Dứa hoa chín từ 3 mắt đến 2/3 quả, đối với Dứa ta chín

từ 1 mắt đến 1/3 quả. Có thể sử dụng những quả có độ chín quá độ chín kĩ thuật quy định trên nhưng chưa có men rượu. Những quả này phải sản xuất riêng còn đối với những quả bị dập nát, hư hỏng không quá 1/2 quả trước khi đưa vào sản xuất phải cắt bỏ những phần dập nát.2.2. Cách tồn trữ dứa.Cũng như các loại trái cây nhiệt đới khác, dứa bị “cảm lạnh” do tác dụng của nhiệt độ thấp. Mức độ cảm lạnh tuỳ thuộc nhiệt độ, độ chín của quả, giống dứa. Khi bị cảm lạnh, lõi bị nâu và đen rồi lan dần ra phía ngoài. Việc thả dứa trên mương khi thu hoạch ở các ruộng dứa miền Nam làm cho dứa dễ bị úng thối dẫn đến bệnh thối mắt do penicillium funiculosum (làm cho mắt dứa bị thối nâu, rồi từ mắt dứa lan ra toàn quả). Bệnh thối do Thielaviopsis poradoxa xâm nhập qua vết cắt, chỗ giập. Đây là bệng chủ yếu của dứa khi vận chuyển, tồn trữ.Biện pháp phòng tránh:Không làm dứa sây sát, giậpSát trùng vết cắt, chỗ giập và sát trùng các dụng cụ cắt.Đóng gói, cất giữ xa nguồn bệnhRút ngắn thời gian từ khi thu hái đến kho lạnh.Dứa được hái khi trời mát, khô ráo, loại bỏ quả non, quả sâu, bệnh, giập…Sau đó phân loại theo kích cỡ, độ chín, giống.Với dứa xanh, nhiệt độ tồn trữ hay vận chuyển lạnh là 11-130C, sau 3 tuần dứa mới bắt đầu chín.Với dứa chín (chín 1 hàng mắt sát cuống quả) nhiệt độ tồn trữ là 7-90C, có thể bảo quản 4-6 tuần.

SV. Đặng Thị Kim Loan Trang 7

Page 8: GVHD. Phan Thị Ngọc Hạnh

GVHD. Phan Thị Ngọc Hạnh

2.2. Quy trình sản xuất

Theo giáo trình Lạnh đông rau quả xuất khẩu-Nhà xuất bản nông nghiệp[1] thì thêm công đoạn: ngâm, tẩm, trộn các chất phụ gia trước khi đóng gói.

SV. Đặng Thị Kim Loan Trang 8

Tạo hình

Đóng gói

Rửa 2

Dứa

Phân loại

Vặt hoa cuống

Ngâm sát trùng

Rửa sạch

Cắt 2 đầu

Sơ chế

Đóng kiện

Lạnh đông nhanh

Bảo quản

Page 9: GVHD. Phan Thị Ngọc Hạnh

GVHD. Phan Thị Ngọc Hạnh

2.3. Thuyết minh quy trình 2.3.1. Chọn, phân loại

Mục đích: chọn và phân loại dứa nguyên liệu theo yêu cầu trước khi đưa vào sản xuất.

Phương pháp thực hiện: - Trước khi đưa vào sản xuất, dứa được chọn lọc theo tiêu chuẩn và

phân loại theo cấp hạng và độ chín ngay tại kho. Những quả không đủ tiêu chuẩn phải để riêng còn những quả đủ tiêu chuẩn thì tiến hành xác định cấp hạng rồi xếp theo từng cấp hạng và độ chín.

- Về độ chín được chia làm 2 loại: độ chín kỹ thuật và quá chín. Trong khi chọn và phân loại dứa, ta tiến hành vặt cuống và bẻ hoa. Tránh làm bầm dập dứa.

2.3.2. Ngâm sát trùng Mục đích: loại bỏ 1 phần tạp chất và sát khuẩn trên vỏ dứa. Các yếu tố ảnh hưởng:

- Nồng độ clo trong dung dịch ngâm nếu sử dụng quá nhiều có thể ảnh hưởng xấu đến mùi của dứa (có lẫn mùi clo). Ngược lại nếu nồng độ clo quá thấp sẽ không tiêu diệt triệt để vi sinh vật làm cho dứa bị nhiễm vi sinh vật trong các công đoạn sau này.

- Thời gian ngâm quá lâu có thể làm cho dứa bị mềm và mất chất dinh dưỡng do bị hoà tan trong nước, ngược lại thời gian quá ít thì clo không kịp tiêu diệt hết vi sinh vật.

Phương pháp thực hiện: - Dứa có 2 độ chín khác nhau được ngâm riêng trong 2 bể nước Clo hóa

50mg/l trong thời gian 5 phút.( Theo [1] có thể ngâm trong bể nước đã clo hoá 5mg/l khoảng 5 phút).

2.3.3. Rửa sạch Mục đích:

loại bỏ clo sót lại trên bề mặt dứa sau giai đoạn ngâm và tạp chất nằm bên trong mắt dứa.

Các yếu tố ảnh hưởng: - Hệ thống cọ rửa phải đạt yêu cầu sao cho có thể cọ rửa sạch mà không

làm dập dứa. Phương pháp thực hiện:

- Dùng hệ thống bàn chải tre hoặc rễ nằm trong máy rửa để cọ rửa sạch hết đất cát bám ngoài vỏ sau đó rửa lại bằng nước sạch.

2.3.4. Cắt đầu Mục đích: loại bỏ phần đầu và cuống để dễ dàng hơn cho quá trình đột

lõi, gọt vỏ. Các yếu tố ảnh hưởng:

- Độ sắc, sạch của dao phải đạt yêu cầu nếu không mặt cắt của dứa sẽ không phẳng và dứa sẽ bị nhiễm bẩn.

SV. Đặng Thị Kim Loan Trang 9

Page 10: GVHD. Phan Thị Ngọc Hạnh

GVHD. Phan Thị Ngọc Hạnh

- Sự thành thạo trong thao tác. - Môi trường và thiết bị phải đảm bảo vệ sinh.

Phương pháp thực hiện: - Dùng dao sắc để cắt đầu dứa, hai mặt cắt ở hai đầu của quả dứa phải

thật phẳng và thẳng góc với lõi, không làm dập và không làm nhiễm bẩn mặt cắt.

2.3.5. Sơ chế Mục đích: loại bỏ phần lõi, vỏ và mắt dứa. Các yếu tố ảnh hưởng:

- Độ sắc, sạch của thiết bị đột lõi, gọt vỏ phải đạt yêu cầu. - Sự thành thạo trong thao tác (nhất là thao tác loại bỏ mắt không được

làm hao hụt nguyên liệu nhiều, phải loại bỏ sạch mắt dứa, không làm dập nguyên liệu).

- Môi trường và thiết bị phải đảm bảo vệ sinh. Phương pháp thực hiện: Đột lõi: Trước khi đột lõi phải kiểm tra cấp hạng của dứa, sau đó điều

chỉnh cỡ dao theo bảng sau: Bảng 2.1: Qui định về đường kính dao

Cấp hạng 1 2Đường kính dao đột

(mm)18-20 20-25

- Không được đột lõi một lần nhiều cấp hạng khác nhau.- Đường kính đột lõi phải phù hợp với bảng trên và không còn sót lõi.- Đột lõi phải ngay thẳng không được xiên gãy, sót lõi và mất thịt dứa.

Gọt vỏ: Trước khi gọt vỏ phải kiểm tra cấp hạng của dứa và điều chỉnh cỡ dao theo bảng sau:Bảng 2.2:Qui định về đường kính dao trước khi tiến hành đột lõi cho Dứa

Cấp hạng 1 2Đường kính dao (mm) 70 75

Đường kính trục lõi (mm) 18-20 20-25Dứa gọt xong không được sót vỏ xanh, vỏ gọt đều đặn thịt quả không đập

vỡ. Dứa đã gọt vỏ xong không được xếp chồng các quả lẫn nhau mà phải xếp đứng từng quả lên băng chuyền để chuyển sang bộ phận cắt mắt.

Cắt mắt:Dùng dao sắc để cắt mắt dứa. Trước khi cắt mắt phải gọt sạch những đường vỏ xanh còn sót lại để thấy rõ đường mắt. Những vùng đã được gọt sạch mắt, mắt dứa ở khâu gọt vỏ thì không được cắt thêm. Các đường cắt mắt phải theo hình xoáy ốc mặt rãnh gần như tam giác. Những vết dao cắt và sửa phải nhẵn không được ăn sâu vào gần đến lõi.Yêu cầu dứa sau khi cắt phải sạch hết mắt, hết đường vỏ xanh, hết vết chín quá và vết dập nhẹ. Chỉ cho phép còn những chấm đen nhỏ như đầu kim và những hạt nằm trong thịt dứa.

2.3.6. Rửa 2 Mục đích

SV. Đặng Thị Kim Loan Trang 10

Page 11: GVHD. Phan Thị Ngọc Hạnh

GVHD. Phan Thị Ngọc Hạnh

Làm sạch lại dứa do trong quá trình sơ chế có thể nhiễm bẩn và loại bỏ tạp chất còn sót lại.

Phương pháp thực hiện:- Dứa sau khi được xử lý mắt xong được băng chuyền đưa vào máy rửa 2

để làm sạch tạp chất trước khi được tạo hình. Theo [1] dưa sau khi gọt mắt xong được nhúng qua nước muối sạch có nồng độ 0,7-1% để làm sạch tạp chất và sát trùng. Nước muối phải qua nâu sôi để nguội và lọc.

2.3.7. Tạo hình Mục đích: định dạng nguyên liệu theo yêu cầu (dứa khoanh, dứa rẻ quạt). Các yếu tố ảnh hưởng:

- Độ sắc, sạch của dao. - Sự khéo léo, thành thạo của công nhân càng cao thì dứa được định

hình càng đều, đẹp. - Môi trường phải đảm bảo vệ sinh, tránh nhiễm bẩn trong nguyên liệu.

Phương pháp thực hiện:- Cắt khoanh:

Trước khi đưa vào máy cắt khoanh phải kiểm tra và điều chỉnh các cỡ ống đựng dứa sao cho ống không lớn hơn đường kính quả dứa quá 3mm. Điều chỉnh cự li cắt theo độ dày miếng dứa yêu cầu.Cắt riêng từng đợt theo cấp hạng và độ chín. Khi cho quả dứa vào ống phải nhẹnhàng chọn mặt phẳng cho vào trước, trong mỗi ống chỉ cho phép cắt 1 quả.Yêu cầu độ dày của khoanh dứa khoảng 15mm, khoanh dứa phải đều không bịlệch, 2 mặt cắt phải bằng phẳng.Những khoanh dứa cắt xong phải được chọn ngay những khoanh đạt yêu cầuchuyển sang bộ phận đóng gói, còn những khoanh không đạt yêu cầu chuyển sang bộ phận cắt miếng rẻ quạt hoặc cắt miếng vụn.

- Cắt miếng rẻ quạt: Trước khi cắt miếng rẻ quạt phải kiểm tra phẩm cấp hạng của khoanh dứa để chọn hình thái cắt lợi nhất.Nếu dùng dao nhiều lưỡi để cắt khoanh thành những miếng rẻ quạt có bề mặt không dưới 3cm2 thì theo bảng sau:Bảng 2.3: Yêu cầu về đường kính dao cắt rẻ quạt cho dứa

Cấp hạng 1 2Đường kính trục lõi (mm) 18-20 20-25

Số miếng từ 1 khoanh 4-6 8Những khoanh vì nát không thể cắt rẻ quạt thì cắt thành loại dứa vụn (miếng nhỏ) có chiều dài không quá 40mm.

- Cắt thanh dọc: chọn mặt phẳng nhất của quả dứa đặt trên thớt dùng dao cắt bổ dọc quả dứa làm đôi rồi làm 4, 6 hoặc 8 phụ thuộc vào đường kính quả dứa, các nhát dao phải chuyển theo chiều dọc đúng tâm của quả dứa. Yêu cầu miếng dứa tương đối đều không dập nát.

2.3.8. Đóng gói Mục đích: dễ đóng kiện, dễ định lượng, dễ phân phối. Phương pháp thực hiện:

SV. Đặng Thị Kim Loan Trang 11

Page 12: GVHD. Phan Thị Ngọc Hạnh

GVHD. Phan Thị Ngọc Hạnh

Dứa ta và Dứa hoa phải đóng riêng, mỗi loại sản phẩm theo hình dáng cũng phải đóng riêng theo từng túi.

Dứa trong túi phải đồng đều màu sắc, cùng cấp hạng, kích thước tương đối đồng đều.

Không lẫn tạp chất, không sót quả xanh, mắt, không dập úng, nát. Khối lượng Dứa trong mỗi túi khoảng 500 10g.

2.3.9. Lạnh đông nhanh Mục đích: để tránh sản phẩm lên men rượu và bị nhiễm vi sinh vật. Các yếu tố ảnh hưởng:

Bộ phận cấp đông của hệ thống IQF phải đảm bảo cấp đủ hơi lạnh và thời gian. Phương pháp thực hiện:

- Dứa phải nhanh chóng đưa vào làm lạnh đông trong thiết bị IQF. Thời gian lạnh đông nhanh phụ thuộc vào loại Dứa Tây và Dứa Ta, kích thước miếng dứa và khối lượng sản phẩm trong túi, nhiệt độ lạnh đông là -35 đến -400C, thường từ 3 đến 5 giờ. Lúc đó trung tâm sản phẩm đạt -15oC và lượng nước trong sản phẩm sẽ đóng băng tới 86% sản phẩm đã đạt yêu cầu chuyển sang khâu bao gói. Theo [1] dứa sau khi đóng gói xong nhanh chóng đưa vào làm lạnh đông trong thiết bị hoặc trong phòng lạnh có nhiệt độ từ -30 đến -350C thường từ 3 đến 5 giờ. Lúc đó tâm sản phẩm đạt -120C và lượng nước trong sản phẩm sẽ đóng băng tới 85%

2.3.10. Đóng kiệnDứa đã đạt yêu cầu làm lạnh đông nhanh thì cần đóng kiện vào thùng

carton. Mỗi thùng carton chứa khoảng 13-17 túi 500g. Khi đủ số lượng túi đưa vào thùng cần bỏ kèm theo phiếu đóng kiện có ghi: loại sản phẩm, số lượng, ngày giờ làm lạnh đông, họ tên người đóng kiện. Thùng carton phải đúng tiêu chuẩn bao bì xuất khẩu của nhà nước. Thùng, phiếu đóng kiện phải để sẵn trước phòng đóng bao gói từ 3-4 giờ (để làm lạnh sẵn). Để giảm bớt khó khăn cho công nhân làm việc ở nhiệt độ thấp, ta tiến hành đóng kiện ở phòng đóng bao gói với nhiệt độ khoảng 100C. Công việc đóng kiện phải tiến hành khẩn trương và các kiện đóng xong phải nhanh chóng đưa vào kho bảo quản ở nhiệt độ -180C.

SV. Đặng Thị Kim Loan Trang 12

Page 13: GVHD. Phan Thị Ngọc Hạnh

GVHD. Phan Thị Ngọc Hạnh

2.4. Tiêu chuẩn đánh giá sản phẩm Tiêu chuẩn cảm quan :- Dứa thành phẩm có màu vàng nhạt đến vàng rơm. Không có màu thâm dập

củadứa hỏng, không có vết sâu bệnh, không có màu của mắt, vỏ dứa (do sót lại).

- Màu sắc dứa trong 1 gói phải tương đối đồng đều.- Mùi vị: sau khi lạnh đông xong và sau khi rã đông chậm trong không

khí, sẽ giữ được mùi thơm tự nhiên của dứa, không có mùi vị khác.- Độ cứng: dứa sau khi lạnh đông xong phải cứng chắc, sau khi rã đông

chậm ởnhiệt độ bình thường của không khí trong vòng 2 – 4h không bị mềm nhũn, không bị chảy nước ra nhiều làm cho miếng dứa teo lại và không bị ngả màu sang thâm đen.

Tiêu chuẩn hình thức :- Dứa khoanh: miếng dứa tròn đều, không còn lõi, không bầm dập. Chiều dày

mỗi miếng từ 14 – 16mm, đường kính của mỗi khoanh không nhỏ quá 55mm.- Dứa rẽ quạt: không sót lõi, kích thước của cung lớn không nhỏ quá 40mm,

miếng dứa dày từ 10 – 15mm. Kích thước tương đối đồng đều trong một túi.- Dứa thanh: dứa bổ dộc làm tư không có lõi, mắt được cắt gọt ngay ngắn,

miếng dứa phải nguyên vẹn không sứt sẹo và nhỏ quá. Tiêu chuẩn bao bì:- Dứa đóng trong thùng carton phải sạch, không đóng thùng cũ, thùng được

tráng parafin để chống ẩm.- Thùng carton phải kẽ đúng mã hiệu và nội dung đã kí với khách hàng.- Túi nilong phải sạch, có in mã hiệu- Túi được đóng kín bằng cách hàng Tiêu chuẩn vi sinh vật :- Không có vi trùng gây bệnh: E.coli, Cl.welchi…- Hoạt độ Bromelin của dứa lạnh đông bảo quản ở t = -180C trước 6 tháng

phải còn hơn 80% và từ 6-12 tháng phải còn hơn 50% so với dứa tươi.( Lượng Bromelin còn nhiều chứng tỏ dứa được lạnh đông nhanh).2.6. Bảo quản sản phẩmSau khi lạnh đông xong dứa được đưa vào kho trữ đông ở nhiệt độ nhỏ hơn hoặc bằng -180C và dự trữ khoảng 6-12 tháng.

2.5. Những biến đổi trong quá trình bảo quản sản phầm

Trong quá trình lạnh đông có thể bị mất nước, tái kết tinh và thay đổi tính chất

hoá sinh.

SV. Đặng Thị Kim Loan Trang 13

Page 14: GVHD. Phan Thị Ngọc Hạnh

GVHD. Phan Thị Ngọc Hạnh

- Tổn thất khối lượng do mất nước tuỳ thuộc vào nguên liệu, cách bao gói. Nếu

bao gói không kín, bảo quản ở -180C, độ ẩm 95 – 98 %, sau 10 tháng giảm 1 –

2% khối kượng do mất nước.

- Hiện tượng tái kết tinh xảy ra do bảo quản sản phẩm ở nhiệt độ không ổn định,

có dao động lớn. Khi nhiệt độ tăng, một số tinh thể dá bị tan, sau đó khi nhiệt độ

hạ xuống thì số nước đó lại kết tinh lại tành các tinh thể đá có kích thước lớn

hơn , phá vỡ cấu trúc trúc tế bào. Do đó, sau khi rã đông sản phẩm sẽ bị nhũn,

nát.

- Khi lạnh đông thì tính chất hoá sinh cũng bị thay đổi nhưng không đáng kể

lắm.

+ Hàm lượng chất khô và axít tăng lên theo thời gian bảo quản.

+ Hệ số đường/axít giảm theo sự tăng nhiệt độ trữ đông.

+ Tổn thất vitamin C tăng theo nhiệt độ bảo quản. Sau 12 tháng tồn trữ ở -

180C, hàm lượng vitamin C còn 80%, so với hàm lượng ban đầu.

+ Nếu bảo quản ở -180C, gluxit, protein, lipit và chất khoáng ít bị thay đổi.

SV. Đặng Thị Kim Loan Trang 14

Page 15: GVHD. Phan Thị Ngọc Hạnh

GVHD. Phan Thị Ngọc Hạnh

PHẦN IIITHIẾT BỊ SẢN XUẤT

SV. Đặng Thị Kim Loan Trang 15

Page 16: GVHD. Phan Thị Ngọc Hạnh

GVHD. Phan Thị Ngọc Hạnh

3.1. Thiết bị lạnh đông IQF

Nguyên tắc hoạt động của thiết bị:Trong suốt thời gian cấp đông, khi sản phẩm di chuyển xuyên qua buồng cấp đông trên những băng chuyền, hàng ngàn tia khí lạnh với tốc độ cao hướng trực tiếp và liên tục lên mặt trên và mặt dưới của sản phẩm thổi hơi nóng bao bọc quanh sản phẩm đẩy nhanh quá trình trao đổi nhiệt. Các tia khí lạnh này làm lạnh đạt hiệu quả tương đương phương pháp nhúng Nitơ lỏng.Khi các tia khí lạnh thổi qua bề mặt sản phẩm, trên bề mặt sản phẩm nhanh chóng tạo nên một lớp băng mỏng bao bọc quanh sản phẩm, làm giảm mất nước và giữ sản phẩm không bị biến dạng về mặt cơ học. Hình dạng và kích thước ban đầu của sản phẩm được duy trì trong suốt quá trình cấp đông

SV. Đặng Thị Kim Loan Trang 16

Page 17: GVHD. Phan Thị Ngọc Hạnh

GVHD. Phan Thị Ngọc Hạnh

PHẦN IVKẾT LUẬN

SV. Đặng Thị Kim Loan Trang 17

Page 18: GVHD. Phan Thị Ngọc Hạnh

GVHD. Phan Thị Ngọc Hạnh

- Gần 20 đợt nghiên cứu thí nghiệm, đã xây dựng được qui trình lạnh đông dứa dạng rời bằng máy lạnh đông kiểu băng chuyền IQF là loại máy lạng đông kiểu hiện đại của thế giới được đưa vào sản xuất tại các xí nghiệp rau quả lạnh đông xuất khẩu.

- Sản phẩm dứa lạnh đông rất nhanh (bằng máy kiểu băng chuyền) có chất lượng hơn hẳn dứa lạnh đông ở dạng túi về các mặt:

+ Giá trị thương phẩm: dứa lạnh đông cứng, chắc nhưng ở dạng rời, đáp ứng được thị hiếu và tiện lợi khi sử dụng của khách hàng quốc tế hiện nay.

+ Giá trị cảm quan: màu vàng sáng hấp dẫn, dáng đẹp (nhất là dứa khoanh), giữ được mùi thơm tự nhiên cửa dứa; sau khi tan giá không bị ngã màu, không bị mềm nhũn và đặc biệt không bị chảy nước từ trong dứa ra.

+ Giá trị dinh dưỡng: qua lạnh đông trữ đông 4 tháng, hàm lượng sinh tố C cao hơn 4%, hàm lượng Brômelin cao hơn 3% so với mẫu đối chứng.

- Về mức độ vô trùng: lượng tạp trùng ở mẫu thí nghiệm luôn luôn ít hơn ở mẫu đối chứng. Vi sinh vật gây bệnh Cl.welchi, E.coli,…phụ thuộc chủ yếu vào mức độ vệ sinh và kỹ thuật vô trùng trong sản xuất.

- Với kết quả thí nghiệm dứa lạnh đông rất nhanh bằng máy lạnh đông kiểu băng chuyền. cho phép khẳng định là có thể nâng cao một bước chất lượng mặt hàng dứa lạnh đông xuất khẩu- mặt hàng quả lạnh đông chủ lực của ta hiện nay, để phục vụ tốt cho phát triển ngành rau quả lạng đông xuất khẩu của Việt Nam.

SV. Đặng Thị Kim Loan Trang 18