hỊ trƯỜng hÀng hÓa ĐÁng quan tÂm trong tuẦn tin/2019...bán trái cây, chợ trái cây...

12
Soá 11 thaùng 06 naêm 2019 THỊ TRƯỜNG HÀNG HÓA HỊ TRƯỜNG HÀNG HÓA ĐÁNG QUAN TÂM TRONG TUẦN Thị trường trái cây tuần qua: Biến động tăng/giảm tùy theo từng chủng loại Thị trường trái cây tuần đến ngày 12/5/2019 giá biến động tăng/giảm tùy theo từng chủng loại. Trên thế giới, tại thị trường Trung Quốc giá dưa hấu và chuối đồng loạt giảm. Tuy mới vào đầu tháng 5, nhưng tại Hà Nội nhiều chợ trên địa bàn vải thiềuđầu mùa (hay còn gọi là vải tu hú) đã bắt đầu được bán, tuy cung không đủ cầu, giá đứng ở mức cao. Hiện vải thiều loại rẻ nhất được bán tại chợ đầu mối hoa quả Long Biên giá nhập từ 40.000 – 45.000 đồng/kg, nhưng bị sâu đầu nhiều. Loạn ngon hơn, ít sâu đầu giá từ 60.000 – 80.000 đồng/kg. Còn giá tại các chợ trên địa bàn Hà Nội dao động từ 75.000 – 100.000 đồng/kg. Nhưng tại một số cửa hàng thực phẩm sạch, vải thiều được tuyển chọn từ các nhà vườn trồng theo tiêu chuẩn VietGap hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, chất lượng ngon và thời gian bảo quản lâu hơn, giá cao. Việc Trung Quốc tăng cường thắt chặt nhập khẩu tiểu ngạch, đẩy mạnh xuất khẩu chính ngạch và đề ra yêu cầu truy xuất nguồn gốc, cấp giấy phép nhập khẩu, cấp chứng thư xuất khẩu, kiểm tra chất lượng tại nước xuất khẩu. Với những quy định này, đối với trái vải thiều không còn lo ngại nữa khi được xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc đã có mã số vùng trồng. Vải thiều được trồng nhiều ở Hải Dương, theo thống kê tỉnh Hải Dương còn 115 cơ sở đóng gói và 10 vùng trồng trái cây của tỉnh đang chờ cấp mã số và chờ Trung Quốc chấp nhận. Nếu các thủ tục hoàn tất, cơ hội xuất khẩu chính ngạch của các sản phẩm trái cây của Hải Dương sang Trung Quốc sẽ rộng mở hơn. Ước tính, vụ vải năm 2019, Hải Dương sẽ thu hoạch khoảng 35.000 - 40.000 tấn. Theo Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NNPTNT), tính đến nay đã có 149 vùng trồng vải thiều của tỉnh Bắc Giang, 19 vùng trồng vải thiều của Hải Dương và 2 vùng trồng vải thiều của tỉnh Hưng Yên được cấp mã số vùng trồng, phục vụ cho việc truy xuất nguồn gốc khi xuất khẩu sang Trung Quốc. Cùng với trái vải thiều thì sầu riêng hàng tuyển chọn có giá cao. Hiện mùa trái cây Nam Bộ bắt đầu vào mùa chín rộ, các tỉnh Nam sông Hậu như: Sóc Trăng, Tp Cần Thơ, Hậu Giang sầu riêng đã đến lứa hái trái. Các nhà vươn cho biết, dù hàng nhiều nhưng trái ngon, tuyển lựa loại 1 như: Giống sầu riêng Sáu Hữu, ngon đỉnh điểm giá bán tại vườn giữ giá cao nhất 80.000 đ/ kg, sầu riêng Chuồng Bò số lượng ít giá 65.000-70.000 đ/kg, sầu riêng R6, Mong- thong bán tại vườn 50.000- 52.000 đ/kg. Nhưng ngược lại, mít Thái đã qua cơn sốt giá, trong tháng 4/2019 giá từ 60.000- 70.000 đ/kg nhưng nay dân thương lái đến vườn tại Phong Điền (Cần Thơ) thu mua giảm còn 22.000 đ/kg. Theo dự báo dân buôn bán trái cây, chợ trái cây nội địa sẽ biến động giá tùy theo sức hút hàng xuất khẩu qua các nước lân cận, nhất là khi các nhà vườn thu hoạch dồn dập nếu chưa có nhiều hợp đồng kết nối các đầu mối tiêu thụ từ đầu vụ. Bên cạnh đó, giá chuối tây tại huyện Khoái Châu khá cao và ổn định từ 8.500 – 12.000 đồng/kg. Theo những hộ trồng chuối trên địa bàn huyện

Upload: others

Post on 07-Aug-2020

1 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: HỊ TRƯỜNG HÀNG HÓA ĐÁNG QUAN TÂM TRONG TUẦN tin/2019...bán trái cây, chợ trái cây nội địa sẽ biến động giá tùy theo sức hút hàng xuất khẩu

Soá 11 thaùng 06 naêm 2019

THỊ TRƯỜNG HÀNG HÓA

HỊ TRƯỜNG HÀNG HÓAĐÁNG QUAN TÂM TRONG TUẦN

Thị trường trái cây tuần qua: Biến động tăng/giảm tùy theo từng chủng loại

Thị trường trái cây tuần đến ngày 12/5/2019 giá biến động tăng/giảm tùy theo từng chủng loại. Trên thế giới, tại thị trường Trung Quốc giá dưa hấu và chuối đồng loạt giảm.

Tuy mới vào đầu tháng 5, nhưng tại Hà Nội nhiều chợ trên địa bàn vải thiềuđầu mùa (hay còn gọi là vải tu hú) đã bắt đầu được bán, tuy cung không đủ cầu, giá đứng ở mức cao. Hiện vải thiều loại rẻ nhất được bán tại chợ đầu mối hoa quả Long Biên giá nhập từ 40.000 – 45.000 đồng/kg, nhưng bị sâu đầu nhiều. Loạn ngon hơn, ít sâu đầu giá từ 60.000 – 80.000 đồng/kg. Còn giá tại các chợ trên địa bàn Hà Nội dao động từ 75.000 – 100.000 đồng/kg. Nhưng tại một số cửa hàng thực phẩm sạch, vải thiều được tuyển chọn từ các nhà vườn trồng theo tiêu chuẩn VietGap hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, chất lượng ngon và thời gian bảo quản lâu hơn, giá cao.

Việc Trung Quốc tăng cường thắt chặt nhập khẩu tiểu ngạch, đẩy mạnh xuất

khẩu chính ngạch và đề ra yêu cầu truy xuất nguồn gốc, cấp giấy phép nhập khẩu, cấp chứng thư xuất khẩu, kiểm tra chất lượng tại nước xuất khẩu. Với những quy định này, đối với trái vải thiều không còn lo ngại nữa khi được xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc đã có mã số vùng trồng.

Vải thiều được trồng nhiều ở Hải Dương, theo thống kê tỉnh Hải Dương còn 115 cơ sở đóng gói và 10 vùng trồng trái cây của tỉnh đang chờ cấp mã số và chờ Trung Quốc chấp nhận. Nếu các thủ tục hoàn tất, cơ hội xuất khẩu chính ngạch của các sản phẩm trái cây của Hải Dương sang Trung Quốc sẽ rộng mở hơn. Ước tính, vụ vải năm 2019, Hải Dương sẽ thu hoạch khoảng 35.000 - 40.000 tấn.

Theo Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NNPTNT), tính đến nay đã có 149 vùng trồng vải thiều của tỉnh Bắc Giang, 19 vùng trồng vải thiều của Hải Dương và 2 vùng trồng vải thiều của tỉnh Hưng Yên được cấp mã số vùng trồng, phục vụ cho việc truy xuất nguồn gốc khi xuất khẩu sang Trung Quốc.

Cùng với trái vải thiều thì sầu riêng hàng tuyển chọn

có giá cao. Hiện mùa trái cây Nam Bộ bắt đầu vào mùa chín rộ, các tỉnh Nam sông Hậu như: Sóc Trăng, Tp Cần Thơ, Hậu Giang sầu riêng đã đến lứa hái trái. Các nhà vươn cho biết, dù hàng nhiều nhưng trái ngon, tuyển lựa loại 1 như: Giống sầu riêng Sáu Hữu, ngon đỉnh điểm giá bán tại vườn giữ giá cao nhất 80.000 đ/kg, sầu riêng Chuồng Bò số lượng ít giá 65.000-70.000 đ/kg, sầu riêng R6, Mong-thong bán tại vườn 50.000-52.000 đ/kg.

Nhưng ngược lại, mít Thái đã qua cơn sốt giá, trong tháng 4/2019 giá từ 60.000-70.000 đ/kg nhưng nay dân thương lái đến vườn tại Phong Điền (Cần Thơ) thu mua giảm còn 22.000 đ/kg.

Theo dự báo dân buôn bán trái cây, chợ trái cây nội địa sẽ biến động giá tùy theo sức hút hàng xuất khẩu qua các nước lân cận, nhất là khi các nhà vườn thu hoạch dồn dập nếu chưa có nhiều hợp đồng kết nối các đầu mối tiêu thụ từ đầu vụ.

Bên cạnh đó, giá chuối tây tại huyện Khoái Châu khá cao và ổn định từ 8.500 – 12.000 đồng/kg.

Theo những hộ trồng chuối trên địa bàn huyện

Page 2: HỊ TRƯỜNG HÀNG HÓA ĐÁNG QUAN TÂM TRONG TUẦN tin/2019...bán trái cây, chợ trái cây nội địa sẽ biến động giá tùy theo sức hút hàng xuất khẩu

Soá 11 thaùng 06 naêm 2019

THỊ TRƯỜNG HÀNG HÓA

Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên, năm nay chuối tây tại đây được mùa. Hiện nay, diện tích trồng chuối tây trên địa bàn huyện chuẩn bị cho thu hoạch xong. Đầu vụ, giá vào khoảng 12.000 đồng/kg, đến nay giá giảm xuống 8.500 đồng/kg.

Theo thống kê của Phòng NN&PTNT huyện Khoái Châu, diện tích chuối trên địa bàn khoảng 900ha. Trong đó, chuối tây chiếm 500ha, diện tích chuối tiêu là 400ha, ước tính cho thu về 4.500 tấn chuối các loại. Hiện huyện Khoái Châu đang đưa giống chuối tây Thái Lan vào trồng rộng rãi. Theo Phòng NN&PTNT huyện Khoái Châu, đây là giống chuối đã được Viện Nghiên cứu rau quả có đề tài đánh giá về tính hiệu quả. Thực tiễn tại địa phương cho thấy giống này rất hiệu quả, cho năng suất ổn định, đặc biệt là khả năng hạn chế được bệnh héo rũ…

Đồng Tháp đang khôi phục lại diện tích trồng quýt. Vừa qua, diện tích trồng quýt Lai Vung bị thu hẹp dần do bị bệnh vàng lá thối rễ. Huyện Lai Vung là địa phương chuyên canh tác các loại cây có múi nổi tiếng của tỉnh Đồng Tháp trong đó có quýt hồng là loại đặc sản của vùng đất này. Để ứng phó với dịch bệnh, khôi phục lại sản phẩm thế mạnh của địa phương, nhà vườn Lai Vung đã và đang áp dụng các biện pháp để nỗ lực tái canh loại

giống cây trồng đặc sản này.Về tình hình xuất khẩu,

trong tuần từ 19/4 đến 2/5/2019, thanh long và xoài là hai loại trái cây được xuất khẩu nhiều sang các thị trường sang Trung Quốc, Australia…. với phương thức thanh toán theo giá FOB.

Trên thị trường thế giới, giá chuối Trung Quốc giảm trước khi ổn định. Giá chuối sản xuất tại các khu vực Vân Nam, Lào, Myanmar và Hải Nam đã giảm trong tuần trước nhưng sau đó đã ổn định. Nhiệt độ tại các khu vực sản xuất tương đối cao làm tăng tốc độ phát triển của chuối. Điều này gây áp lực cho nông dân trồng chuối bán ra lượng dự trữ.

Các nhà bán lẻ sẵn sàng dự trữ cho tiêu thụ trái cây trong dịp nghỉ lễ đầu tiên của tháng 5. Đồng thời, chuối phải cạnh tranh với các hoa quả theo mùa khác như dứa, dưa hấu và táo. Điều này không chỉ ảnh hưởng tới giá tại các khu vực sản xuất mà giá bán buôn chuối cũng đang giảm.

Giá dưa hấu tại Trung Quốc giảm Công nghệ trồng dưa hấu ở Trung Quốc không ngừng được cải thiện, nay đã cho phép lựa chọn thời điểm thu hoạch. Hiện trên thị trường này vẫn còn dưa của vùng Hải Nam, trong khi các khu vực Quảng Đông, Giang Tô, Sơn Đông và Hà Nam cũng bắt đầu thu hoạch dưa. Tuy nhiên, nguồn cung không dư thửa nên nông

dân vẫn đảm bảo thu lợi nhuận. Giá giảm so với cách đây một tuần nhưng vẫn duy trì ở mức khoảng 2 CNY (0,3 USD)/0,5 kg, tức là cao hơn so với tuần cuối tháng 4.

Đồng bằng sông Cửu Long: Xoài Cát Chu giảm giá mạnh còn 6.000 – 7.000 đồng/kg

Hiện tại ở khu vực ĐBSCL xoài Cát Chu đang giảm giá mạnh chỉ còn 6.000 – 7.000 đồng/kg.

Hiện nay tại các tỉnh ĐBSCL, đang bước vào mùa mưa cũng chính là thời điểm thu hoạch rộ vụ xoài trong năm. Theo người trồng xoài cho biết, năm nay riêng mặt hàng xoài Cát Chu giá giảm mạnh chỉ còn 6.000 – 7.000 đồng/kg (giá thương lái mua xô tại vườn), còn xoài Cát Chu chín bán tại chợ chỉ có 10.000 – 12.000 đồng/kg giảm hơn 50% so với tháng trước.

Với mức giá như hiện tại, người trồng xoài giống Cát Chu vụ này xem như hòa vốn, thậm chí còn lỗ do thuê nhân công chăm sóc, thu hoạch trái và phân thuốc bảo vệ thực vật….

Nguyên nhân giá xoài xuống thấp là do đang thời điểm thu hoạch rộ vụ xoài khiến cung vượt cầu. Vì vậy, để đảm bảo ổn định đầu ra, các thành viên trong HTX cũng tìm kiếm thêm nhiều vựa, đầu mối tại các tỉnh lân cận để mang đi tiêu thụ.

Trung tâm TTCN&TM

Page 3: HỊ TRƯỜNG HÀNG HÓA ĐÁNG QUAN TÂM TRONG TUẦN tin/2019...bán trái cây, chợ trái cây nội địa sẽ biến động giá tùy theo sức hút hàng xuất khẩu

Soá 11 thaùng 06 naêm 2019

XUẤT NHẬP KHẨU

XUAÁT NHAÄP KHAÅUXuất khẩu trái cây

khởi sắc

Đơn cử như với trái xoài, từ khi Việt Nam thực hiện xuất khẩu lô hàng đầu tiên sang Mỹ (ngày 18/4), nhiều lô xoài Việt Nam tiếp theo đã liên tục được đưa sang thị trường này. Riêng với Công ty Vina T&T, kể từ sau ngày 18/4, ngày nào cũng xuất xoài sang Mỹ bằng cả 2 đường hàng không và đường biển, mỗi ngày đi khoảng 7-8 tấn. Tính đến đầu tháng 5 (trừ những ngày nghỉ lễ), Vina T&T đã xuất khẩu được khoảng 70 tấn xoài sang thị trường này với giá tốt.

Nhu cầu nhập khẩu xoài của Mỹ là rất lớn. Nếu giữ vững được chất lượng và khả năng cung ứng, xoài hoàn toàn đủ điều kiện để trở thành một trong những loại trái cây chủ lực của Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ, và có thể chiếm tới khoảng 20% tổng giá trị trái cây mà Mỹ nhập khẩu từ Việt Nam. Cũng nhờ có thêm trái xoài được xuất khẩu sang Mỹ, năm nay, giá trị xuất khẩu trái cây sang thị trường này có thể tăng khoảng 30%.

Ngoài trái xoài, xuất khẩu vú sữa sang Mỹ cũng đã đi vào ổn định khi mà các vùng trồng đã đáp ứng được những yêu cầu của nước này. Do đó, xuất khẩu vú sữa sang Mỹ dự kiến cũng

sẽ tăng trong thời gian tới. Các loại trái cây khác như chôm chôm, nhãn, thanh long… cũng đã làm tốt hơn ở khâu sản xuất để có thể thâm nhập vào các thị trường khó tính.

Riêng với thị trường Trung Quốc, việc nước này siết chặt truy xuất nguồn gốc với rau quả nhập khẩu từ Việt Nam, tuy có gây ra ít nhiều khó khăn cho xuất khẩu rau quả sang Trung Quốc trong những tháng qua, thậm chí có thể ảnh hưởng tới tăng trưởng về giá trị xuất khẩu rau quả trong năm nay, nhưng đây cũng là một điều tích cực. Bởi khi Trung Quốc cũng đã làm mạnh về truy xuất nguồn gốc, an toàn thực phẩm…, thì các nhà vườn sẽ buộc phải đi vào sản xuất rau quả một cách bài bản và có trách nhiệm hơn. Nhờ vậy, nếu như trước đây, phần nhiều rau quả Việt Nam mỗi khi bị “ách” đường sang Trung Quốc, thì không thể bán đi các thị trường khác. Nhưng khi thị trường Trung Quốc không còn dễ tính nữa, buộc các nhà vườn Việt Nam phải sản xuất bài bản hơn, thì sản phẩm làm ra, nếu không bán sang Trung Quốc, thì hoàn toàn có thể đi những thị trường khác.

Maroc siết kiểm tra cơm dừa nhập khẩu

Theo Thương vụ Việt Nam tại Maroc, cơ quan kiểm dịch Maroc đang thắt chặt việc kiểm tra đối với mặt hàng cơm dừa nhập khẩu vào nước này.

Theo đó, các lô hàng đến cảng sẽ được lấy mẫu thí nghiệm kiểm tra hàm lượng SO2 trong sản phẩm. Quy định kiểm dịch của Maroc chỉ cho phép thông quan đối với cơm dừa có chỉ số SO2 tối đa là 50 mg/kg.

Trên thực tế thời gian qua, kết quả kiểm tra xác suất cho thấy các lô hàng cơm dừa từ nhiều nguồn đến Maroc có hàm lượng SO2 cao, vượt quá chỉ số cho phép nhập khẩu. Trong đó, có những lô hàng có hàm lượng SO2 lên tới 136 mg/kg. Vì vậy, Thương vụ Việt Nam tại Maroc thông báo và khuyến nghị các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu mặt hàng này sang Maroc cần lưu ý và làm rõ với các đối tác mua hàng Maroc để tránh vướng mắc gây thiệt hại cho doanh nghiệp.

Nhật Bản chính thức bước vào top thị trường xuất khẩu cá tra lớn nhất Việt Nam

Có một thị trường nhập khẩu khó tính tại Châu Á đã bắt đầu “mở lòng” đón nhận cá tra Việt Nam. Năm 2018

Page 4: HỊ TRƯỜNG HÀNG HÓA ĐÁNG QUAN TÂM TRONG TUẦN tin/2019...bán trái cây, chợ trái cây nội địa sẽ biến động giá tùy theo sức hút hàng xuất khẩu

Soá 11 thaùng 06 naêm 2019

XUẤT NHẬP KHẨU

vừa qua đánh dấu sự tăng trưởng XK cá tra sang thị trường Nhật Bản.

Trong năm này, tổng giá trị XK cá tra sang Nhật Bản tăng 37,6% so với năm 2017. Không dừng lại ở đó, 3 tháng đầu năm nay, XK cá tra sang Nhật Bản đạt 8,58 triệu USD, tăng 60,37% so với cùng kỳ năm 2018. Giá trị này còn cao hơn giá trị XK sang thị trường được đánh giá cao và tiềm năng là: UAE, Ai Cập, Đức hay Bỉ.

Đây là một kết quả đáng chú ý tại thị trường lớn của thủy sản Việt Nam mà trước đây người tiêu thụ Nhật Bản không “sẵn lòng” với sản phẩm thủy sản nuôi mà chỉ yêu thích nhập các sản phẩm hải sản từ biển. Nhật Bản là một trong những thị trường XK lớn, giá cao và khó tính. Cá tra Việt Nam đang dần dần khám phá những “bí mật” về thị hiếu tiêu thụ thị trường này.

Năm 2011, giá trị XK cá tra sang thị trường Nhật Bản chỉ đạt 2,56 triệu USD, chiếm 0,14% tổng giá trị XK cá tra. Đây là một con số rất khiêm tốn trong tỷ trọng XK cá tra của Việt Nam. 7-8 năm sau, vào năm 2017-2018, giá trị XK cá tra Việt Nam sang thị trường Nhật Bản đã tăng lần lượt 9 lần và 12 lần so với năm 2011. Điều này cho thấy rằng, DN cá tra Việt Nam vẫn miệt mài chinh phục thị trường khó tính và nhận ra nhiều tiềm năng tại quốc gia này.

Quay trở lại năm 2008 khi Hiệp định Đối tác Kinh tế Việt Nam - Nhật Bản (VJEPA) được ký kết vào ngày 25/12 và bắt

đầu có hiệu lực kể từ ngày 1/10/2009. Đây là FTA song phương đầu tiên của Việt Nam, trong đó cả Việt Nam và Nhật Bản dành nhiều ưu đãi cho nhau hơn so với FTA ASEAN - Nhật Bản. Về mức cam kết chung, trong vòng 10 năm kể từ khi thực hiện Hiệp định, Việt Nam cam kết tự do hoá đối với khoảng 87,66% kim ngạch thương mại và Nhật Bản cam kết tự do hoá đối với 94,53% kim ngạch thương mại. Cũng trong thời gian này, thương mại cá tra Việt Nam - Nhật Bản hầu như vẫn chưa có gì nổi bật.

Tuy nhiên, kể từ tháng 4/2019, theo biểu thuế EPA của Hải quan Nhật Bản, sản phẩm cá da trơn phile tươi, ướp lạnh (trong đó có cá tra) - mã HS 030432 NK vào thị trường này từ Thái Lan, Mex-ico, Chile, Philippines được miễn thuế NK, từ ASEAN áp mức thuế 3,5%, từ CP TPP (TPP11) được miễn thuế. Đối với sản phẩm XK cá tra phile đông lạnh chủ lực của Việt Nam (HS 030462) được miễn thuế hoàn toàn NK vào thị trường Nhật Bản.

Với hai hiệp định thương mại tự do (FTA) trước là Việt Nam - Nhật Bản và ASEAN - Nhật Bản, một số mặt hàng thủy sản của Việt Nam xuất khẩu sang Nhật đã được xóa bỏ rào cản thuế quan. Với CPTPP, nhiều mặt hàng thủy sản trước chưa được cam kết xóa bỏ thuế trong hai FTA này cũng sẽ được hưởng thuế 0% khi xuất khẩu sang Nhật Bản. Trong đó, một số mặt hàng thủy sản sẽ được hưởng thuế

suất 0% ngay khi hiệp định có hiệu lực, bao gồm sản phẩm cá tra được miễn thuế ngay lập tức, từ mức 3,5-10,5% hiện tại. Như vậy, với thuận lợi từ 3 FTA với Nhật Bản, DN XK cá tra Việt Nam có thêm nhiều cơ hội để gia tăng hơn nữa hoạt động cá tra sang thị trường Nhật Bản.

Do thị hiếu của người Nhật là sợ mùi tanh nồng của sản phẩm cá nước ngọt và những định kiến chưa đúng về so sánh tương quan chất lượng giữa cá nuôi nước ngọt và cá nuôi hay khai thác từ biển nên trong quá khứ, người Nhật ít khi “mở lòng” với sản phẩm cá nước ngọt NK. Tuy nhiên, đã có nhiều DN cá tra Việt Nam, đã bắt đầu “làm quen” và “hiểu” với thẩm mỹ, thị hiếu tiêu dùng thủy sản của người Nhật, khách hàng Nhật Bản. Sản phẩm cá tra giả lươn là một ví dụ.

Lươn là món ăn cao cấp tại Nhật Bản với giá bán lên tới hơn 24 USD/con. Tuy nhiên, lươn Nhật Bản đang đối mặt với nguy cơ cạn kiệt do bị đánh bắt quá nhiều. Các doanh nghiệp Nhật Bản đã nhập khẩu cá tra Việt Nam và chế biến để làm giống món lươn của Nhật Bản với giá rẻ bằng 1/3, trong khi hương vị tương đương. Và năm 2017, cá tra đã tạo hiệu ứng tốt đối với người tiêu dùng Nhật Bản với món ăn này.

Bằng những con số thống kê về mức tăng trưởng lạc quan XK cá tra sang thị trường Nhật Bản, VASEP cho rằng, còn nhiều tiềm năng hơn nữa cho các DN XK cá tra

Page 5: HỊ TRƯỜNG HÀNG HÓA ĐÁNG QUAN TÂM TRONG TUẦN tin/2019...bán trái cây, chợ trái cây nội địa sẽ biến động giá tùy theo sức hút hàng xuất khẩu

Soá 11 thaùng 06 naêm 2019

XUẤT NHẬP KHẨU

Trung tâm TTCN&TM

Việt Nam muốn chinh phục thị trường này. Hiện nay, Nhật Bản đã chính thức bước vào top 10 thị trường XK cá tra lớn nhất của Việt Nam trong 3 tháng đầu năm 2019.

Nhập khẩu trái cây vào Trung Quốc lần đầu tiên vượt xuất khẩu

Trung tâm Nghiên cứu Phát triển Nông nghiệp thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Trung Quốc vừa công bố báo cáo mang tên “Phân tích và dự đoán sự phát triển của nông thôn Trung Quốc” cho thấy thị trường này đã chứng kiến thâm hụt thương mại trầm trọng trong lĩnh vực xuất – nhập khẩu trái cây trong năm 2018.

Cụ thể, trị giá nhập khẩu đã đạt 8,42 tỷ USD, tăng 34,5% so với năm 2017, trong khi xuất khẩu đạt 7,16 tỷ USD, tăng 1,2% so với năm trước. Thâm hụt trong lĩnh vực này đã lên tới 1,26 tỷ USD trong năm vừa qua.

Các thống kê cho thấy Trung Quốc nhập khẩu trái cây chủ yếu từ Việt Nam, Phil-ippines, Thái Lan và Chile. Những loại quả có giá trị nhập khẩu nhiều nhất trong năm 2018 là anh đào, sầu riêng, chuối, nho và cam. Thu nhập tăng cho phép người tiêu dùng ngày càng tiêu thụ nhiều trái cây nhập khẩu hơn. Trong khi đó, ngành nông nghiệp của nước này mặc dù đã phát triển nhanh nhưng nhiều sản phẩm vẫn chưa đáp ứng được các yêu cầu của người tiêu dùng.

Xu hướng nhập khẩu trái cây vào Trung Quốc sẽ còn tiếp tục tăng. Theo EastFruit,

năm 2019 thị trường này sẽ nhập khẩu vượt 10 tỷ USD trái cây. Trong 4 tháng đầu năm nay, nhập khẩu đã tăng lên 3,1 tỷ USD, vượt 26% so với cùng kỳ năm ngoái. Chỉ riêng nhập khẩu anh đào đã lên tới 0,9 tỷ USD (thấp hơn 2% so với cùng kỳ). Giai đoạn nhập khẩu anh đào cao điểm là Tết nguyên đán, và 99% được nhập từ Chile.

Đứng vị trí thứ 2 là các loại quả thanh long, nhãn, vải thiều và chôm chôm, trị giá 330,2 triệu USD trong 4 tháng đầu năm nay, tăng 6%.

Đứng thứ 3 là nho (tăng 22% về khối lượng), trong đó hơn một nửa đến thừ Peru – lần đầu tiên ở tỷ lệ này, còn lại là các nhà cung cấp khác như Australia, Chile, Nam Phi, Ấn Độ, Ai Cập, Mỹ.

Đặc biệt, nhập khẩu măng cụt tăng nhanh nhất. Nhập khẩu măng cụt và xoài trong 4 tháng qua đạt trị giá 160 triệu USD, tăng gần 600%. Nhập khẩu sầu riêng cũng tăng nhanh, đạt 206 triệu USD trong 4 tháng đầu năm, tăng gấp 4,5 lần so với cùng kỳ năm ngoái.

Xuất khẩu mực, bạch tuộc sang Nhật Bản tăng 11%

Năm 2018, XK mực, bạch tuộc của Việt Nam sang Nhật Bản không ổn định nên kết thúc năm, giá trị XK mặt hàng này sang thị trường này chỉ tăng nhẹ 3,7% đạt 154,2 triệu USD.

Hai tháng đầu năm 2019, mặc dù giảm trong tháng 2 nhưng nhờ XK tăng trong tháng

1 nên XK mực, bạch tuộc của Việt Nam sang Nhật Bản trong 2 tháng đầu năm nay đạt 22,1 triệu USD, tăng 11,4% so với cùng kỳ năm ngoái.

Tỷ trọng mực và bạch tuộc của Việt Nam xuất sang Nhật Bản gần như tương đương với mực chiếm 50,7% trong khi bạch tuộc chiếm 49,3%. Trong cơ cấu mực, bạch tuộc của Việt Nam XK sang Nhật Bản, mực sống/tươi/đông lạnh (HS 03) chiếm tỷ trọng cao nhất.

Mực sống/tươi/đông lạnh của Việt Nam XK sang Nhật Bản có giá dao động từ 8,5 - 13,07 USD/kg.

So về thuế, hiện các sản phẩm bạch tuộc chế biến NK từ Thái Lan và Philippines vào Nhật Bản đang có lợi thế với mức thuế 0%, trong khi đó từ Việt Nam và Indonesia là 1,8%, và từ Trung Quốc 6,9%. Như vậy, các sản phẩm bạch tuộc chế biến của Việt Nam đang gặp bất lợi về thuế so với Thái Lan và Philippines tại thị trường Nhật Bản. Hiệp định CPTPP đã chính thức có hiệu lực từ 14/1/2019. XK mực, bạch tuộc sang Nhật Bản thời gian tới dự kiến thuận lợi nhờ ưu đãi thuế quan từ Hiệp định này.

Theo số liệu thống kê của ITC, tháng 1/2019, NK mực, bạch tuộc của Nhật Bản đạt 33,4 triệu USD, tăng 17% so với cùng kỳ năm 2018 trong đó NK từ Trung Quốc, Peru tăng mạnh, NK từ Thái Lan, Việt Nam và Philippine giảm.

Trung Quốc vẫn duy trì là nhà cung cấp mực, bạch tuộc hàng đầu vào Nhật Bản.

Page 6: HỊ TRƯỜNG HÀNG HÓA ĐÁNG QUAN TÂM TRONG TUẦN tin/2019...bán trái cây, chợ trái cây nội địa sẽ biến động giá tùy theo sức hút hàng xuất khẩu

Soá 11 thaùng 06 naêm 2019

SẢN XUẤT KINH DOANH

SAÛN XUAÁT KINH DOANH

Nguồn cung hạn chế ở Trung Quốc sẽ đẩy giá thủy sản toàn cầu tăng 25%

Nhu cầu thủy sản toàn cầu ngày càng tăng trong khi khai thác và nuôi trồng thủy sản tăng chậm lại, nhất là ở Trung Quốc - nhà cung cấp hàng đầu thế giới - sẽ khiến giá tăng cao. Đó là nhận định của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên Hợp Quốc (FAO) trong một báo cáo vừa công bố.

Trong năm 2016, tổng sản lượng thủy hải sản trên toàn cầu đạt mức cao kỉ lục 171 triệu tấn với khai thác tự nhiên chiếm 53% và nuôi trồng chiếm 47%. 88% trong số đó (tương đương 151 triệu tấn) được con người sử dụng trực tiếp. Sản lượng khai thác thủy sản chiếm 90,9 triệu tấn trong khi nuôi trồng thủy sản cung cấp 80 triệu tấn. Mặc dù vậy sự đóng góp của các sản phẩm nuôi trồng thủy sản trong tiêu dùng của con người cao hơn so với đánh bắt tự nhiên.

Dựa trên thực tế nhu cầu tăng cao và cải tiến công nghệ, tổng sản lượng dự kiến sẽ tiếp tục tăng, đạt 201 triệu tấn vào năm 2030, tức là tăng 18% (tương đương

30 triệu tấn) so với năm 2016, tỉ lệ tăng hàng năm chỉ đạt 1% trong giai đoạn 2016 - 2030 so với 2,3% trong giai đoạn 2003 - 2016.

Tuy nhiên, đến năm 2030, FAO dự kiến sản lượng khai thác thủy sản sẽ đạt khoảng 91 triệu tấn, chỉ tăng 1% so với năm 2016. Dự báo các yếu tố ảnh hưởng đến sự hạn chế tăng trưởng này sẽ gồm sản lượng khai thác ở Trung Quốc giảm 17% do thực hiện các chính sách mới.

Về vấn đề này, các chuyên gia tin rằng sản lượng sẽ được bù đắp từ khu vực đánh cá, nơi trữ lượng của một số loài nhất định đang phục hồi do quản lí được cải thiện và tăng cường đánh bắt trong vùng biển của một số quốc gia có nguồn tài nguyên kém cũng như các biện pháp quản lí nghề cá được nới lỏng hơn.

Ngoài ra, AO cảnh báo hiện tượng El Niño dự kiến sẽ làm giảm sản lượng đánh bắt ở Nam Mỹ, đặc biệt là cá cơm, dẫn đến sản lượng khai thác thủy sản trên thế giới giảm khoảng 2%.

Sự tăng trưởng chủ yếu của tổng sản lượng thủy sản vẫn bắt nguồn từ việc nuôi trồng, dự kiến sẽ đạt 109 triệu tấn vào năm 2030, tăng

37% so với năm 2016. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng hàng năm của nuôi trồng thủy sản sẽ chậm lại, chỉ đạt 2,1% trong giai đoạn 2017 - 2030 so với mức 5,7% trong giai đoạn 2003 - 2016.

Theo FAO, sự chậm lại trong sản xuất và nuôi trồng thủy sản của Trung Quốc sẽ khiến giá tại nước này tăng lên, kéo giá thế giới tăng theo. Mức tăng giá trung bình của thủy sản nuôi thả (19%) sẽ lớn hơn so với mức tăng của thủy sản đánh bắt tự nhiên (17%). Tóm lại do nhu cầu tăng mạnh, giá thủy sản trung bình trên toàn cầu ở thời điểm 2030 sẽ tăng 25% so với 2016.

Bên cạnh đó, giá bột cá và dầu cá dự kiến sẽ tiếp tục có xu hướng tăng với mức tăng trưởng lần lượt là 20% và 16% do nhu cầu toàn cầu tăng mạnh. FAO cũng cho rằng giá thức ăn cho cá cao có thể có tác động đến thành phần loài của khu vực nuôi trồng thủy sản trong tương lai với xu hướng hướng đến các loài thủy sản nuôi tốn ít thức ăn hơn.

Trên thực tế, tính đến cả yếu tố lạm phát, giá tất cả mặt hàng sẽ giảm nhẹ trong giai đoạn dự báo tuy nhiên

Page 7: HỊ TRƯỜNG HÀNG HÓA ĐÁNG QUAN TÂM TRONG TUẦN tin/2019...bán trái cây, chợ trái cây nội địa sẽ biến động giá tùy theo sức hút hàng xuất khẩu

Soá 11 thaùng 06 naêm 2019

SẢN XUẤT KINH DOANH

sẽ vẫn ở mức cao. Đối với các mặt hàng thủy sản riêng lẻ, biến động giá có thể rõ rệt hơn do sự thay đổi của cung hoặc cầu.

Vì nuôi trồng thủy sản dự kiến sẽ chiếm tỉ trọng cao hơn trong nguồn cung cá thế giới, ngành này có thể có tác động mạnh mẽ hơn đến sự hình thành giá trong ngành thủy sản toàn cầu.

Thị trường lúa gạo Châu Á: Giá giảm tại Ấn Độ, gạo Thái Lan và Việt Nam vững

Giá gạo xuất khẩu tại Ấn Độ giảm tuần thứ 5 liên tiếp do nhu cầu thấp và đồng rupee yếu đi, trong khi các thương gia Việt Nam kỳ vọng sẽ ký được hợp đồng với Trung Quốc và Ai Cập.

Gạo đồ 5% tấm của Ấn Độ giá hiện khoảng 371-374 USD/tấn, so với 373-376 USD/tấn cách đây một tuần.

Giá giảm liên tiếp khiến nhiều khách hàng trì hoãn việc mua vào với hy vọng giá sẽ còn giảm nữa. Việc Trung Quốc tích cực bán gạo tồn trữ cho các khách hàng Châu Phi càng làm gia tăng áp lực giảm giá lên gạo Ấn Độ.

Trong khi đó, Bangladesh đã tạm hoãn quyết định xóa bỏ lệnh cấm xuất khẩu gạo kéo dài đã khá lâu. Thời gian hoãn sẽ kéo dài tới lúc thu hoạch xong vụ lúa Hè. Vụ trưởng Vụ Khuyến nông Bangladesh cho biết, cơn lốc xoáy Fani đã gây thiệt hại tới vụ lúa Hè Thu (vụ Boro) – 55.600 ha.

Ngày 2/5/2019, Reuters trích dẫn lời một quan chức của bộ lương thực Bangla-desh cho biết nhà sản xuất gạo lớn thứ 4 thế giới sẽ xem xét lệnh cấm xuất khẩu gạo lâu dài trong vòng vài tuần sau khi vụ thu hoạch lúa mùa kết thúc.

Vụ gieo trồng mùa hè, còn được gọi là Boro, thường đóng góp hơn một nửa sản lượng lúa hàng năm của Bangladesh, khoảng 35 triệu tấn.

Tại Việt Nam, gạo 5% tấm giá hiện ở mức 365 USD/tấn, không thay đổi so với cách đây một tuần. Hoạt động giao dịch lúc này không sôi động bởi giá vẫn tương đối cao, theo đánh giá của một số thương gia. Tuy nhiên, giới kinh doanh lúa gạo hy vọng sẽ tăng xuất khẩu gạo sang Trung Quốc vào cuối năm nay. Được biết, một phái đoàn các nhà nhập khẩu gạo Trung Quốc đang tới các tỉnh ĐBSCL để tìm kiếm cơ hội mua gạo.

Ai Cập cũng đang tìm mua ít nhất 20.000 tấn gạo loại 10 và 12% tấm, kỳ hạn giao từ 25/7 đến 20/8/2019.

Nguồn cung gạo tại Việt Nam dự báo sắp tăng khi bước vào vụ thu hoạch Hè Thu – cuối tháng này.

Gạo 5% tấm của Thái Lan tuần này giá ổn định ở 385 -400 USD/tấn, FOB Bangkok, so với 385 – 402 USD/tấn tuần trước.

Nhu cầu nhìn cung vẫn thấp, nhưng các thương gia dự báo giá có thể sẽ tăng lên

do hạn hán trong khi vụ gieo trồng lúa mới sẽ bắt đầu vào tháng này.

Hôm 6/5/2019, Ngân hàng Thế giới (WB) cho biết xuất khẩu gạo của Cam-puchia sang Trung Quốc đã tăng vọt sau khi Liên minh châu Âu (EU) áp thuế lên gạo nhập khẩu từ quốc gia Đông Nam Á này.

Tháng 1, EU đã áp dụng thuế quan trong ba năm đối với gạo nhập khẩu từ Cam-puchia và Myanmar nhằm hạn chế nhập khẩu gia tăng từ hai quốc gia này và để bảo vệ các nhà sản xuất của EU như Italy. Campu-chia đã gửi đơn khiếu nại lên Tòa án Công lý châu Âu để phản đối thuế quan, nói rằng biện pháp bảo vệ này không liên quan đến bất kì hành vi không công bằng nào và dựa trên sự khái quát hóa và sử dụng dữ liệu không đầy đủ. Sau khi bị áp thuế, xuất khẩu gạo đã xay xát của Campu-chia sang EU trong tháng 2 chỉ đạt 10.080 tấn, giảm 57,8% so với tháng trước đó.

Tuy nhiên, WB cho biết “Sự sụt giảm về xuất khẩu gạo Campuchia sang EU đã được bù đắp nhiều hơn nhờ hoạt động xuất khẩu gạo sang thị trường Trung Quốc gia tăng”. Xuất khẩu gạo Campuchia sang Trung Quốc tăng 45,6%, đạt 270.000 tấn, và ước tính tiếp tục tăng 2% trong hai tháng đầu năm.

WB cho biết nếu chính sách “Mọi thứ trừ vũ khí” (EBA) mà EU dành cho Campuchia bị tạm dừng, Campuchia sẽ

Page 8: HỊ TRƯỜNG HÀNG HÓA ĐÁNG QUAN TÂM TRONG TUẦN tin/2019...bán trái cây, chợ trái cây nội địa sẽ biến động giá tùy theo sức hút hàng xuất khẩu

Soá 11 thaùng 06 naêm 2019

SẢN XUẤT KINH DOANH

ghi nhận mức sụt giảm tối đa về giá trị xuất khẩu sang EU là 654 triệu USD.

Xuất khẩu thủy sản, cá tra và hải sản chiếm vị trí hàng đầu

Theo báo cáo của Hiệp hội thủy sản Việt Nam VASEP, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam trong 3 tháng đầu năm nay tăng nhẹ 1%, đạt 1.8 triệu USD, do xuất khẩu tôm tiếp tục giảm

Xuất khẩu thủy sản quý II năm nay dự báo sẽ tăng 8% nếu xuất khẩu các sản phẩm hải sản (cá biển, cá ngừ, nhóm động vật chân đầu mực, bạch tuộc…) tăng trưởng nhanh và xuất khẩu cá tra tăng trưởng ổn định

Nguồn cung tôm tăng, trong khi lượng dự trữ trên thị trường vẫn cao và giá xuất khẩu giảm. Bên cạnh đó, tôm Việt Nam ít cạnh tranh hơn so với các đối thủ khác là Ấn Độ và Indonesia. Tất cả những yếu tố trên đã khiến xuất khẩu tôm Việt Nam giảm 17% trong quý I năm nay.

Với xuất khẩu cá tra, sau khi ghi nhận mức tăng 37% của quý trước, trong quý I năm nay, xuất khẩu mặt hàng này chỉ tăng 8%. Tuy nhiên, xuất khẩu sản phẩm hải sản như cá ngừ, động vật chân đầu và các loại cá biển khác giữ nguyên mức tăng khả quan (lần lượt 19%, 12% và 22%)

Xuất khẩu tôm và cá tra sang thị trường Hoa Kỳ giảm,

khiến Hoa Kỳ hạ bậc xuống thứ 3 sau Nhật Bản và EU trong những nước nhập khẩu thủy sản cao nhất của Việt Nam. Thuế chống bán phá giá và áp lực cạnh tranh sẽ tiếp tục ảnh hưởng tới xuất khẩu tôm và cá tra sang thị trường Hoa Kỳ trong những tháng tới đây. Tuy nhiên, nhu cầu nhập khẩu thủy sản của thị trường Hoa Kỳ sẽ tăng trong quý II, sau hai sự kiện Hội chợ quốc tế hàng thủy sản tại Hoa Kỳ và EU.

Trong khi đó, ASEAN nổi lên là nhà nhập khẩu cá tra lớn nhất của Việt Nam sau Hoa Kỳ, Trung Quốc và EU. Xuất khẩu cá tra sang các nước ASEAN đã tăng 41.5% lên mức 202.6 triệu USD hồi năm ngoái, trong đó, xuất khẩu sang Thái Lan, Singa-pore và Philippines tăng lần lượt 48.8%, 20.7% và 32.1%

Trong quý I năm nay, xuất khẩu cá tra sang ASEAN tăng 18% so với cùng kỳ năm trước, đạt 55.17 triệu USD. ASEAN là thị trường tiềm năng cho xuất khẩu cá tra Việt Nam trong những năm qua nhờ Hiệp định thương mại hàng hóa trong khối ATIGA ký năm 2009 và có hiệu lực từ 17/5/2010.

Bốn nước Campuchia, Lào, Myanmar và Việt Nam đã xóa bỏ 90% các dòng thuế trong năm 2015 và 97% trong năm 2018. Trong khi đó, 6 nước thành viên khác đã xóa bỏ 1,706 dòng thuế đối với sản phẩm của Việt Nam trong năm 2010.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, sản lượng đầu ra của cá tra Việt Nam có thể đạt 1.51 triệu tấn với giá trị xuất khẩu dự kiến 2.4 tỉ USD trong năm nay.

Thương vụ Việt Nam tại Úc tìm giải pháp thúc đẩy xuất khẩu trong tình hình mới

Trong bối cảnh thương mại quốc tế chịu nhiều tác động khó lường và nền kinh tế Úc đang đối diện với nhiều thách thức. Kim ngạch xuất khẩu từ Việt Nam sang Úc đang bị suy giảm so với cùng kỳ.

Thương vụ Việt Nam tại Úc hiện đang phối hợp, trao đổi với các hiệp hội, doanh nghiệp tại Úc và Việt Nam để bàn các giải pháp thúc đẩy xuất khẩu từ Việt Nam sang Úc trong năm 2019 và các năm tiếp theo. Thương vụ mong muốn và hoan nghênh mọi ý kiến đóng góp về các giải pháp thúc đẩy xuất khẩu. Các doanh nghiệp có thể đến trao đổi tại trụ sở Thương vụ, hoặc gửi thư điện tử cho Thương vụ.

Thương vụ đặc biệt khuyến khích các doanh nghiệp có ý định xuất khẩu các mặt hàng mới, có tiềm năng; nếu cần hỏi thông tin phân tích về thị trường ở góc độ cạnh tranh, xin gửi mã số hàng hóa để Thương vụ tìm hiểu, giải đáp.

Địa chỉ hộp thư: [email protected]

Trung tâm TTCN&TM

Page 9: HỊ TRƯỜNG HÀNG HÓA ĐÁNG QUAN TÂM TRONG TUẦN tin/2019...bán trái cây, chợ trái cây nội địa sẽ biến động giá tùy theo sức hút hàng xuất khẩu

Soá 11 thaùng 06 naêm 2019

TIN THẾ GIỚI

Tin

THEÁ GIÔÙI

Thị trường lúa gạo tuần qua: Giá tăng ở Thái Lan và Việt Nam, giảm ở Ấn Độ

Giá gạo xuất khẩu ở Thái Lan đã tăng trong tuần qua do nhu cầu mạnh lên, trong khi gạo Ấn Độ giảm bởi nhu cầu từ phía khách hàng nước ngoài yếu đi.

Cuối tuần qua, gạo 5% tấm của Thái Lan giá tăng lên 385 - 402 USD/tấn, so với mức 385 - 388 USD/tấn một tuần trước đó.

Các thương nhân tại Bangkok cho hay giá gạo giảm ở tuần trước đã thúc đẩy nhu cầu tăng lên. Dự báo nhu cầu trong tháng 5 này sẽ duy trì vững bởi người theo đạo Hồi sẽ ăn kiêng trong dịp lễ Ramadan (từ ngày 5/5 đến ngày 4/6) (các nước Trung Đông nằm trong số những khách hàng chủ chốt mua gạo Thái Lan). Dự báo nhu cầu sẽ tăng lên vào nửa cuối năm nay.

Trong khi đó, tại thị trường Ấn Độ, giá gạo đồ 5% tấm giảm tuần thứ tư liên tiếp, từ khoảng 375- 378 USD/tấn hồi tuần trước xuống 373- 376 USD/tấn vào tuần này. Các thương nhân Ấn Độ

cho biết nhu cầu từ khách hàng nước ngoài vẫn thấp. Ngoài ra, việc Trung Quốc đẩy mạnh bán ra lượng gạo tồn kho sang châu Phi cũng ảnh hưởng đến giá gạo xuất khẩu của Ấn Độ

Số liệu thống kê mới nhất của Chính phủ Ấn Độ cho thấy xuất khẩu gạo của nước này trong tài khóa 2018 – 2019 (từ 1/4/2018-31/3/2019) đã giảm 7,2% so với tài khóa trước đó xuống còn 11,95 triệu tấn. Nguyên nhân là do nhu cầu của Bangladesh và các nước châu Phi sụt giảm.

Tại Việt Nam, giá gạo 5% tấm hầu như không đổi ở mức 365 USD/tấn do kỳ nghỉ lễ ngày Giải phóng miền Nam (30/4) và ngày Quốc tế Lao động (1/5). Cách đây một tuần, giá vào khoảng 360-370 USD/tấn.

Reuters dẫn lời một thương nhân tại Thành phố Hồ Chí Minh cho biết giá gạo Việt Nam tương đối cao đang ảnh hưởng đến nhu cầu. Cũng theo thương nhân này, giá gạo Việt Nam ít có khả năng đi xuống trong thời gian tới vì nguồn cung trong nước đang giảm và tình trạng thiếu nước một

phần đang đe dọa vụ Hè - Thu sắp tới.

Một số thông tin liên quanLào mục tiêu sản xuất

trên 5 triệu tấn gạo/năm vào 2025

Bộ Nông – Lâm nghiệp Lào kế hoạch sẽ sản xuất ít nhất 5 triệu tấn gạo mỗi năm trong chiến lược nông nghiệp quốc gia giai đoạn 5 năm tới 2025, trong đó 30% là gạo tẻ.

Mục tiêu của Lào là nâng sản lượng lúa thương phẩm (dùng tiêu thụ trong nước và xuất khẩu) sẽ đạt ít nhất 1,5 triệu tấn.

Sản lượng ngô (dùng trong thức ăn chăn nuôi) sẽ đạt trên 1,4 triệu tấn, cà phê sẽ đạt 280.000 tấn, mía 2,4 triệu tấn, sắn 1,6 triệu tấn và các loại đậu 5,2 tấn.

Sản lượng thịt và trứng sẽ tăng lên 414.000 tấn, trong khi sản lượng cá và các sinh vật nuôi thả sẽ tăng lên 297.000 tấn. Xuất khẩu các sản phẩm thịt dự kiến sẽ tăng lên 15.000 tấn nhờ hiện đại hóa các hoạt động sản xuất và chế biến.

Trung Quốc tăng hạn ngạch xuất khẩu gạo của Myanmar lên 400.000 tấn

Thứ trưởng Bộ Thương

Page 10: HỊ TRƯỜNG HÀNG HÓA ĐÁNG QUAN TÂM TRONG TUẦN tin/2019...bán trái cây, chợ trái cây nội địa sẽ biến động giá tùy theo sức hút hàng xuất khẩu

Soá 11 thaùng 06 naêm 2019

TIN THẾ GIỚI

mại Myanmar, U Khin Maung Lwin, cho biết Trung Quốc đã đồng ý nhập khẩu 400.000 tấn gạo từ Myanmar thông qua đường biển, tăng từ mức 100.000 tấn hiện tại.

Năm 2016, Myanmar được cho phép xuất khẩu 100.000 tấn gạo sang Trung Quốc. Bắc Kinh cũng cho biết dù khuyến khích xuất khẩu gạo và gạo tấm chính thức qua biên giới, những sẽ có hành động nghiêm khắc đối với xuất khẩu bất hợp pháp.

Trung Quốc là thị trường xuất khẩu gạo chính cảu Myanmar và hầu hết hoạt động thương mại được thực hiện tại biên giới, theo Myanmar Times. Các thị trường xuất khẩu khác là châu Âu, châu Phi và châu Á...

Theo dữ liệu từ MRF, My-anmar xuất khẩu khoảng 2 triệu tấn gạo trị giá 650 triệu USD từ đầu tháng 4/2018 đến cuối tháng 3/2019, so với 130 triệu USD (hơn 450.000 tấn gạo tấm) cùng kỳ năm trước. Hơn 52% của hoạt động xuất khẩu được thực hiện bằng đường biển, trong khi phần còn lại giao dịch tại biên giới.

Lào mục tiêu sản xuất trên 5 triệu tấn gạo/năm vào 2025

Bộ Nông – Lâm nghiệp Lào kế hoạch sẽ sản xuất ít nhất 5 triệu tấn gạo mỗi năm trong chiến lược nông nghiệp quốc gia giai đoạn 5 năm tới 2025, trong đó 30%

là gạo tẻ.Mục tiêu của Lào là nâng

sản lượng lúa thương phẩm (dùng tiêu thụ trong nước và xuất khẩu) sẽ đạt ít nhất 1,5 triệu tấn.

Sản lượng ngô (dùng trong thức ăn chăn nuôi) sẽ đạt trên 1,4 triệu tấn, cà phê sẽ đạt 280.000 tấn, mía 2,4 triệu tấn, sắn 1,6 triệu tấn và các loại đậu 5,2 tấn.

Sản lượng thịt và trứng sẽ tăng lên 414.000 tấn, trong khi sản lượng cá và các sinh vật nuôi thả sẽ tăng lên 297.000 tấn. Xuất khẩu các sản phẩm thịt dự kiến sẽ tăng lên 15.000 tấn nhờ hiện đại hóa các hoạt động sản xuất và chế biến.

Giá hành tỏi quốc tế tăng cao

Giá hành tỏi tại một số thị trường đang tăng khá nhanh.

Giá tỏi ở Trung Quốc nhìn chung bắt đầu tăng từ tuần trước (mặc dù giá tỏi tươi giảm nhẹ vì Hà Nam bắt đầu thu hoạch mà tỏi tươi không thể thay thế hoàn toàn được tỏi khô). Thời điểm này là giao mùa, khi đã có tỏi mới nhưng thị trường phần lớn vẫn dùng tỏi cũ (vụ trước). Lúc này nguồn cung tỏi vụ cũ đang giảm nhanh, các kho của doanh nghiệp không còn nhiều trong khi nhu cầu từ khách hàng khá mạnh khi xuất khẩu tỏi Trung Quốc sang Ấn Độ tuần trước tăng lên. Ở Trung Quốc, Hà Nam thu hoạch tỏi trước, nguồn

cung từ đây sẽ nhanh chóng tăng lên. Sau Hà Nam là đến Jinxiang (từ cuối tháng 5).

Ngành sản xuất tỏi Trugn Quốc những năm gần đây gặp khó do thiếu nhân lực. Chi phí lao động bắt đầu tăng lên khiến cho giá bán tỏi cũng phải tăng theo.

Giá hành tại các nước Trung Á tăng nhanh do nhu cầu mạnh lên đối với hành nhập khẩu. Các nước cung cấp hành cho khu vực trung Á là Kazakhstan, Uzbekistan, Tajikistan và các nước Liên minh Châu Âu. Các thị trường này hiện đang tiêu thụ hành sản xuất từ năm ngoái, còn hành vụ thu hoạch sớm của năm nay chưa có nhiều.

Giá hành vụ mới trong tuần này ở Tajikistan đã tăng gấp 3 lần so với cách đây không lâu, từ 80 USD/tấn lên 260 USD/tấn. Ở Uzbekistan, giá hành thu hoạch trong năm 2019 cũng tăng từ 100-150 USD/tấn lên 300 USD/tấn. Trong khi đó ở Ucraina giá cũng tăng từ 410 USD/tấn lên 1.200 USD/tấn.

Hiện nay, bên cạnh việc cạnh tranh với các nhà nhập khẩu ở các thị trường Ba-lan, Đức, hà Lan, Áo, CH Séc và nhiều nước khác, các nhà nhập khẩu hành và rau Ukraina phải cạnh tranh với các nhà nhập khẩu ở khu vực Trung Á. Trang Mice-times.asia dự đoán giá hành ở EU trong tương lai gần sẽ tiếp tục tăng lên do thiếu cung nghiêm trọng.

Trung tâm TTCN&TM

Page 11: HỊ TRƯỜNG HÀNG HÓA ĐÁNG QUAN TÂM TRONG TUẦN tin/2019...bán trái cây, chợ trái cây nội địa sẽ biến động giá tùy theo sức hút hàng xuất khẩu

Soá 11 thaùng 06 naêm 2019

DOANH NGHIỆP CẦN BIẾT

CAÀN BIEÁTDOANH NGHIEÄP CAÀN BIEÁTCảnh báo doanh

nghiệp giả mạo lừa đảo

Thương vụ Việt Nam tại Thổ Nhĩ Kỳ nhận được yêu cầu hỗ trợ của một doanh nghiệp nhập khẩu tại Việt Nam mua mặt hàng bột nhẹ (soda ash) của một doanh nghiệp Thổ Nhĩ Kỳ, nhưng doanh nghiệp này không hề tồn tại trên thực tế.

Doanh nghiệp tại Việt Nam cho biết, doanh nghiệp xuất khẩu có trang web (tên miền .com) và địa chỉ công ty tại Thổ Nhĩ Kỳ. Sau khi giao kết hợp đồng, doanh nghiệp lừa đảo gửi một bộ chứng từ đầy đủ bị làm giả bao gồm cả vận đơn, giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật... Vận đơn của lô hàng cũng do một công ty vận tải giả mạo phát hành và công ty này cũng có một trang web, trên đó có cả mục tra cứu vị trí của lô hàng nhưng thông tin này đều là không có trên thực tế. Doanh nghiệp Việt Nam ký kết hợp đồng nhưng không kiểm tra doanh nghiệp có thật hay không và sau khi nhận bộ chứng từ giả đã chuyển tiền đến một tài khoản của một doanh nghiệp bên thứ 3 tại Thổ Nhĩ Kỳ cũng không có thật theo yêu cầu của công

ty lừa đảo.Tiếp đó, doanh nghiệp lừa

đảo tiếp tục yêu cầu người mua chuyển tiếp một khoản tiền cước nữa nếu không sẽ không cho hàng lên tầu trong khi hợp đồng ký với điều kiện CIF Hải Phòng. Đến lúc này doanh nghiệp mới liên hệ với Thương vụ tại Thổ Nhĩ Kỳ và đề nghị kiểm tra, tuy nhiên doanh nghiệp vẫn tin là hàng đã đi vì kiểm tra trên trang web của công ty vận tải cấp vận đơn giả mạo vẫn có kết quả tầu đang ở một cảng tại đảo Síp. Sau đó, doanh nghiệp tiếp tục liên hệ và được doanh nghiệp là bên thứ ba nêu trên thông báo có nhận được các khoản tiền hàng và yêu cầu chuyển thêm 1.000 USD nữa thì sẽ chuyển trả lại khoản tiền đã chuyển vào tài khoản của họ.

Thương vụ Việt Nam tại Thổ Nhĩ Kỳ đã kiểm tra và nhận thấy tất cả các doanh nghiệp được đề cập đều không có trong danh sách các doanh nghiệp đăng ký tại phòng thương mại và công nghiệp và phòng hàng hải tại địa phương. Doanh nghiệp lừa đảo có trang web có vẻ rất chuyên nghiệp và bắt mắt, có đủ thông tin

liên hệ và không dễ dàng nhận ra một số yếu tố đáng nghi ngờ do khó nhận biết như số điện thoại không có số cố định (có mã vùng) và là số di động (bắt đầu là +90 5xx …). Số điện thoại liên hệ được sử dụng để trao đổi với doanh nghiệp nhập khẩu là số di động và dùng phần mềm WhatsApp để giao dịch với người mua. Thương vụ kiểm tra và phát hiện là các số di động của Thổ Nhĩ Kỳ nhưng sử dụng tại Bắc Síp và không trả lời.

Bên cạnh việc kiểm tra qua các nguồn thông tin, Thương vụ cũng liên hệ trực tiếp với Phòng Thương mại tại địa phương ở Thổ Nhĩ Kỳ để kiểm tra thêm lần nữa và được xác nhận lại tất cả các doanh nghiệp đều không tồn tại. Phòng cũng cảnh báo nhiều người tị nạn sang Thổ Nhĩ Kỳ sinh sống đã lập trang web rồi lừa đảo và phòng đã gặp phải rất nhiều trường hợp lừa đảo tương tự. Thương vụ cũng đã liên hệ với ngân hàng có tài khoản công ty lừa đảo nhận tiền chuyển từ Việt Nam và được trả lời ngân hàng này không thể cung cấp thông tin về tài khoản cũng như

Page 12: HỊ TRƯỜNG HÀNG HÓA ĐÁNG QUAN TÂM TRONG TUẦN tin/2019...bán trái cây, chợ trái cây nội địa sẽ biến động giá tùy theo sức hút hàng xuất khẩu

Soá 11 thaùng 06 naêm 2019

DOANH NGHIỆP CẦN BIẾT

Trung tâm TTCN&TM

khoản tiền do nguyên tắc hoạt động của ngân hàng sở tại. Ngân hàng cũng chỉ hướng dẫn doanh nghiệp bị lừa đảo cần liên hệ và ủy quyền cho luật sư khởi kiện ra tòa án tại Thổ Nhĩ Kỳ và ngân hàng chỉ thực hiện theo yêu cầu của tòa án. Ngân hàng cũng không thực hiện theo yêu cầu của cơ quan đại diện ngoại giao nước ngoài.

Cũng cùng mặt hàng này, trong năm 2017, một doanh nghiệp khác tại Việt Nam đã tìm thấy một doanh nghiệp cung cấp nhưng do nghi ngờ về tính chất pháp lý đã đề nghị Thương vụ hỗ trợ kiểm tra và Thương vụ đã phát hiện ra doanh nghiệp này là giả mạo và đã sử dụng số điện thoại di động để giao dịch mà không cung cấp số điện thoại cố định, email giao dịch cũng làm giả gần giống email của doanh nghiệp độc quyền xuất khẩu (chỉ khác là thêm một chữ s vào sau 1 chữ s khác trong tên miền của email). Bên cạnh đó, người giao dịch cũng sử dụng tên của một người đã từng làm cho doanh nghiệp xuất khẩu độc quyền để tạo niềm tin với nhà nhập khẩu. Chỉ sau khi Thương vụ trực tiếp liên hệ và xác minh bằng cách gọi điện theo số cố định, đề nghị gặp làm việc mới xác định được kẻ lừa đảo sử dụng tên cá nhân

và doanh nghiệp giống hệt doanh nghiệp xuất khẩu độc quyền.

Thương vụ Việt Nam tại Thổ Nhĩ Kỳ khuyến cáo các doanh nghiệp giao dịch với các doanh nghiệp sở tại cần có bước kiểm tra tư cách pháp lý của đối tác và liên hệ với Thương vụ để được hỗ trợ và ngăn chặn các vụ lừa đảo. Đặc biệt, các doanh nghiệp cần lưu ý và cảnh giác khi khách hàng yêu cầu chuyển tiền đến một tài khoản của một bên thứ 3 để tránh các trường hợp lừa đảo như nêu trên hoặc bị hacker làm giả email giao dịch của các bên để chiếm đoạt tiền.

Tài liệu hướng dẫn cho doanh nghiệp vừa và nhỏ phát triển xuất nhập khẩu

Bạn có muốn phát triển ngoài Thụy Sỹ? Bạn sẽ tìm thấy tất cả thông tin bạn cần - Nắm bắt khi bạn vẫn đang tự hỏi nếu và làm thế nào để tiếp cận xuất khẩu trong doanh nghiệp của bạn? - Tìm kiếm một thị trường tốt để bắt đầu?

Các bước và kiến thức chung được Tổ chức Hỗ trợ phát triển doanh nghiệp toàn cầu Thuỵ Sỹ www.s-ge.com/ đưa ra như sau

+ Bước đầu tiên: xuất khẩu cơ bản - chuẩn bị và xây dựng kiến thức xuất khẩu

Công ty của bạn đã sẵn sàng để quốc tế hóa chưa? Trong bước đầu tiên, xuất khẩu cơ bản xuất bản, bạn có thể làm quen với kinh doanh quốc tế và đạt được ...

+ Bước thứ hai: đánh giá thị trường - tìm thị trường xuất khẩu phù hợp

Đánh giá thị trường. Bước thứ hai Đánh giá thị trường trên thị trường. Có rất nhiều thị trường xuất khẩu tiềm năng ...

+ Bước thứ ba: mô hình kinh doanh - kiểm tra các hình thức thâm nhập thị trường khác nhau

Mô hình kinh doanhMỗi thị trường đều khác

nhau: Mô hình kinh doanh và bán hàng nào phù hợp với công ty của bạn trong thị trường mục tiêu đã chọn? Tại đây bạn có thể tìm hiểu ...

+ Bước thứ tư: kiểm tra thị trường - bước đầu tiên trên thị trường

Kiểm tra thị trường: Bạn có muốn biết làm thế nào bạn có thể khám phá thị trường mục tiêu của mình từng bước không? Thực hiện các chuyến đi đến đó, tìm hiểu thị trường và phong tục và mở rộng .

Xem chi tiết nguồn Tiếng Anh tại

https://www.s-ge.com/en/first-steps-export-tips-information-and-contacts-smes-and-startups