halogen

7
Bài tập tự luận nhóm halogen Năm học 2011 - 2012 BÀI TẬP TỰ LUẬN CHƯƠNG HALOGEN 1) Clo có thể tác dụng với chất nào sau đây? Viết phương trình phản ứng xảy ra: Al (t o ) ; Fe (t o ) ; H 2 O ; KOH ; KBr; Au (t o ); NaI ; dung dịch SO 2 2) Axit HCl có thể tác dụng những chất nào sau đây? Viết phản ứng xảy ra: Cu, Al, Mg(OH) 2 , Na 2 SO 4 , FeS, Fe 2 O 3 , Ag 2 SO 4 , K 2 O, CaCO 3 , Mg(NO 3 ) 2 . 3) Viết phương trình phản ứng xảy ra khi cho lần lượt các chất trong nhóm A {HCl, Cl 2 } tác dụng với lần lượt các chất trong nhóm B {Cu, AgNO 3 , NaOH, CaCO 3 }. 4) Viết phương trình phản ứng xảy ra khi cho các chất trong nhóm A lần lượt tác dụng các chất trong nhóm B. a) (A): HCl, Cl 2 ; (B): KOH đặc (t o ), dung dịch AgNO 3 , Fe, dung dịch KBr b) (A): HCl, Cl 2 ; (B): KOH (t o thường), CaCO 3 , MgO , Ag 5) Hoàn thành chuỗi phản ứng sau: a)MnO 2 Cl 2 HCl Cl 2 CaCl 2 Ca(OH) 2 Clorua vôi b) KMnO 4 Cl 2 KCl Cl 2 axit hipoclorơ NaClO NaCl Cl 2 FeCl 3 HClO HCl NaCl c) Cl 2 Br 2 I 2 HCl FeCl 2 Fe(OH) 2 6) Thực hiện chuỗi phản ứng sau: a) NaCl HCl Cl 2 HClO HCl AgCl Ag CuCl 2 HCl b) KMnO 4 Cl 2 CuCl 2 FeCl 2 HCl HCl CaCl 2 Ca(OH) 2 c) KCl HCl Cl 2 Br 2 I 2 FeCl 3 AgCl Ag e) Kali clorat kali clorua hiđro clorua đồng (II) clorua bari clorua bạc clorua clo kali clorat f) Axit clohiđric clo nước Javen clorua vôi clo brom iot Giáo viên: Vũ Ngọc Hoàng Trang 1/7 Trường THPT Tân Hiệp

Upload: linh-lam

Post on 02-Jan-2016

172 views

Category:

Documents


5 download

TRANSCRIPT

Page 1: Halogen

Bài tập tự luận nhóm halogen Năm học 2011 - 2012BÀI TẬP TỰ LUẬN CHƯƠNG HALOGEN

1) Clo có thể tác dụng với chất nào sau đây? Viết phương trình phản ứng xảy ra: Al (to) ; Fe (to) ; H2O ; KOH ; KBr; Au (to); NaI ; dung dịch SO2

2) Axit HCl có thể tác dụng những chất nào sau đây? Viết phản ứng xảy ra: Cu, Al, Mg(OH)2 , Na2SO4 , FeS, Fe2O3, Ag2SO4, K2O, CaCO3, Mg(NO3)2 .

3) Viết phương trình phản ứng xảy ra khi cho lần lượt các chất trong nhóm A {HCl, Cl 2} tác dụng với lần lượt các chất trong nhóm B {Cu, AgNO3 , NaOH, CaCO3}.

4) Viết phương trình phản ứng xảy ra khi cho các chất trong nhóm A lần lượt tác dụng các chất trong nhóm B.

a) (A): HCl, Cl2; (B): KOH đặc (to), dung dịch AgNO3 , Fe, dung dịch KBr b) (A): HCl, Cl2; (B): KOH (to

thường), CaCO3 , MgO , Ag5) Hoàn thành chuỗi phản ứng sau:

a)MnO2 Cl2 HCl Cl2 CaCl2 Ca(OH)2 Clorua vôib) KMnO4 Cl2 KCl Cl2 axit hipoclorơ

NaClO NaCl Cl2 FeCl3

HClO HCl NaClc) Cl2 Br2 I2

HCl FeCl2 Fe(OH)2 6) Thực hiện chuỗi phản ứng sau:

a) NaCl HCl Cl2 HClO HCl AgCl Ag CuCl2 HCl b) KMnO4 Cl2 CuCl2 FeCl2 HCl HCl CaCl2 Ca(OH)2 c) KCl HCl Cl2 Br2 I2

FeCl3 AgCl Ag e) Kali clorat kali clorua hiđro clorua đồng (II) clorua bari clorua bạc clorua clo kali clorat f) Axit clohiđric clo nước Javen clorua vôi clo brom iot g) CaCO3 CaCl2 NaCl NaOH NaClO NaCl Cl2 FeCl3 AgCl h) Thực hiện chuỗi phản ứng sau:

i) I2 KI KBr Br2 NaBr NaCl Cl2 HI AgI HBr AgBrj) H2 F2 CaF2 HF SiF4 l) KMnO4 Cl2 KClO3 KCl HCl CuCl2 AgCl Cl2 clorua vôim) HBr Br2 AlBr3 MgBr2 Mg(OH)2

I2 NaI AgI

7) a) Từ MnO2, HCl đặc, Fe hãy viết các phương trình phản ứng điều chế Cl2, FeCl2 và FeCl3.

Giáo viên: Vũ Ngọc Hoàng Trang 1/4 Trường THPT Tân Hiệp

Page 2: Halogen

Bài tập tự luận nhóm halogen Năm học 2011 - 2012b) Từ muối ăn, nước, đá vôi và các thiết bị cần thiết, hãy viết các phương trình phản ứng

điều chế Cl2, HCl, nước Javel và clorua vôi.8) Từ KCl, H2SO4 đặc, MnO2 , Fe, CuO, Zn, hãy điều chế FeCl3 , CuCl2 , ZnCl2 .9) Từ NaCl, H2O, Fe và các thiết bị cần thiết, hãy điều chế FeCl3 , FeCl2 , Fe(OH)2 , Fe(OH)3.10)Từ KMnO4, HBr và Al, viết các phương trình hóa học điều chế AlBr3 theo 2 cách.11)Từ Cl2, Fe, K và H2O có thể điều chế được những muối nào, hidroxit nào?12)Điện phân muối CaCl2 nóng chảy thu được rắn A và khí B. Cho A tác dụng với H2O thu

được dung dịch D và khí C. Cho khí B tác dụng với khí C và lấy sản phẩm hòa tan vào H2O được dung dịch E. Bỏ mẫu quỳ tím vào dung dịch E, sau đó đổ dung dịch D vào dung dịch E. Viết các phương trình hóa học đã xảy ra và giải thích sự đổi màu của giấy quỳ.

13)Nhận biết các dung dịch mất nhãn sau bằng phương pháp hóa học: a) KOH, K2SO4, KCl, b) HCl, NaCl, HNO3, KNO3

c) HCl, NaOH, Ba(OH)2, Na2SO4

d) NaCl, NaF, NaBr, NaI14)Hòa tan 1 (mol) hiđro clorua vào nước rồi cho vào dung dịch đó 300 (g) dung dịch NaOH

10%. Dung dịch thu được có phản ứng gì? Axit, bazơ hay trung hòa?15)Cho axit H2SO4 đặc tác dụng hết với 58,5 gam NaCl, đun nóng. Hòa tan khí tạo thành vào

146 (g) nước. Tính C% dung dịch thu được.16)Điều chế một dung dịch axit clohiđric bằng cách hòa tan 2 mol hiđro clorua vào nước. Đun

axit thu được với mangan đioxit có dư. Hỏi khí clo thu được sau phản ứng có đủ tác dụng với 28 gam sắt hay không?

17)Cho 10,44 gam MnO2 tác dụng axit HCl đặc. Khí sinh ra (đktc) cho tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH 2M.

a) Tính thể tích khí sinh ra (đktc). b) Tính thể tích dung dịch NaOH đã phản ứng và nồng độ (mol/l) các chất trong dung dịch thu được.18)Cho 69,6 gam MnO2 tác dụng với axit HCl đặc. Sau phản ứng thu được V lít khí (đktc) a) Tính V. b) Dẫn toàn bộ V lít khí clo thu được ở trên vào 500 ml dung dịch NaOH 4M ở nhiệt độ thường. Tính nồng độ mol của các muối trong dung dịch thu được, coi thể tích dung dịch thay đổi không đáng kể. c) Nếu dẫn toàn bộ V lít khí clo thu được ở trên vào 500 ml dung dịch KOH 4M (đun nóng). Tính nồng độ mol của các muối trong dung dịch thu được, coi thể tích dung dịch thay đổi không đáng kể. 19)Có một dung dịch chứa đồng thời HCl và H2SO4. Cho 200 gam dung dịch đó tác dụng

dung dịch BaCl2 dư tạo được 46,6 gam kết tủa. Lọc kết tủa, trung hoà nước lọc phải dùng 500 ml dung dịch NaOH 1,6 (M). Tính C% mỗi axit trong dung dịch đầu.

20)Hòa tan 31,2 gam hỗn hợp A gồm Na2CO3 và CaCO3 vào dung dịch HCl dư thu được 6,72 lít CO2 (đktc). Tính khối lượng từng chất trong A.

21)Cho 27,8 gam hỗn hợp B gồm Al và Fe tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 15,68 lít H2 (đkc). Tính % khối lượng từng chất trong B.

22)Cho 24 gam hỗn hợp G gồm Mg và MgCO3 tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 11,2 lít hỗn hợp khí gồm H2 và CO2 (đktc). Tính % khối lượng từng chất trong G.

23)Hòa tan 34 gam hỗn hợp G gồm MgO và Zn vào dung dịch HCl dư thu được 73,4 gam hỗn hợp muối. Tính % khối lượng từng chất trong G.

24)Cho 31,4 gam hỗn hợp G gồm Al và Zn tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl 2M thu được 15,68 lít H2 (đktc).

a) Tính % khối lượng từng chất trong G.

Giáo viên: Vũ Ngọc Hoàng Trang 2/4 Trường THPT Tân Hiệp

Page 3: Halogen

Bài tập tự luận nhóm halogen Năm học 2011 - 2012 b) Tính thể tích HCl đã dùng.25)Hòa tan 64 gam hỗn hợp X gồm CuO và Fe2O3 vào dung dịch HCl 20%. Sau phản ứng, cô

cạn dung dịch thu được 124,5 gam hỗn hợp muối khan. a) Tính % khối lượng từng chất trong X. b) Tính khối lượng dung dịch HCl đã dùng.26)Cho 11,9 gam hỗn hợp A gồm Al và Zn tác dụng vừa đủ với 400 ml dung dịch HCl 2M thu

được m gam hỗn hợp muối B và V lít khí (đkc). a) Tính khối lượng từng chất trong A. b) Tính thể tích khí thoát ra (đktc). c) Tính khối lượng hỗn hợp muối B.27)Cho a gam hỗn hợp A gồm CaO và CaCO3 tác dụng vừa đủ với 300 ml dung dịch HCl thu

được 33,3 gam muối CaCl2 và 4,480 lít khí CO2 (đktc). a) Tính khối lượng hỗn hợp A. b) Tính nồng độ HCl đã dùng.28)Cho 13,6 gam hỗn hợp X gồm Fe và Fe2O3 tác dụng vừa đủ với 91,25 gam dung dịch HCl

20%. a) Tính % khối lượng từng chất trong X. b) Tính nồng độ % dung dịch sau phản ứng.29)Có 26, 6 gam hỗn hợp gồm hai muối KCl và NaCl. Hòa tan hỗn hợp vào nước thành 500

gam dung dịch. Cho dung dịch tác dụng với AgNO3 vừa đủ thì tạo thành 57,4 gam kết tủa. Tính nồng độ % mỗi muối trong dung dịch đầu.

30)Hòa tan hoàn toàn một hỗn hợp A gồm Zn và ZnO cần dùng 100,8 ml dung dịch HCl 36,5% (d = 1,19 g/ml) thu được 8,96 lít khí (đkc). Tính khối lượng A.

31)Chia 35 gam hỗn hợp X chứa Fe, Cu, Al thành 2 phần bằng nhau:- Phần I: cho tác dụng hoàn toàn dung dịch HCl dư thu 6,72 lít khí (đkc).- Phần II: cho tác dụng vừa đủ 10,64 lít khí clo (đkc). Tính % khối lượng từng chất trong X.32)Cho 25,3 gam hỗn hợp A gồm Al, Fe, Mg tác dụng vừa đủ với 400 ml dung dịch HCl

2,75M thu được m gam hỗn hợp muối X và V lít khí (đkc). Xác định m và V.33)Hòa tan 23,8 gam hỗn hợp muối gồm một muối cacbonat của kim loại hóa trị I và một

muối cacbonat của kim loại hóa trị II vào dung dịch HCl dư thì thu được 0,4 gam khí. Đem cô cạn dung dịch sau phản ứng thì thu được bao nhiêu gam muối khan?

34)Để hòa tan 4,8 gam kim loại R hóa trị II phải dùng 200 ml dung dịch HCl 2M. Tìm R.35)Hòa tan 16 gam oxit của kim loại R hóa trị III cần dùng 109,5 gam dung dịch HCl 20%.

Xác định tên R.36)Hòa tan 15,3 gam oxit của kim loại M hóa trị II vào một lượng dung dịch HCl 18,25% thu

được 20,8 gam muối. Xác định tên M và khối lượng dung dịch HCl đã dùng.37)Hòa tan hoàn toàn 1,17 gam một kim loại A có hoá trị không đổi vào dung dịch HCl 1,2M

thì thu được 0,336 lít khí. Tìm tên kim loại A và thể tích dung dịch HCl đã dùng. 38)Một hỗn hợp gồm Cu và Fe có tổng khối lượng là 12 gam được cho vào 400ml dung dịch

HCl 1M. Sau phản ứng thu được 6,4 gam chất rắn, dung dịch A và V lít khí (đkc). a) Tính % khối lượng mỗi kim loại. b) Tính V. c) Lấy 360 ml dung dịch NaOH 1M cho vào dung dịch A, tính khối lượng kết tủa thu được.

39)Cho 19,5 gam Zn tác dụng với 7 lít khí clo (đktc) thu được 36,72 gam muối. Tính hiệu suất phản ứng.

40)Hòa tan hoàn toàn 9 gam hỗn hợp Fe và Mg vào dung dịch HCl thu được 4,48 lít khí (đkc) và một dung dịch A.

Giáo viên: Vũ Ngọc Hoàng Trang 3/4 Trường THPT Tân Hiệp

Page 4: Halogen

Bài tập tự luận nhóm halogen Năm học 2011 - 2012a) Tính % khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp .b) Dẫn khí Clo dư vào dung dịch A, sau đó cô cạn dung dịch thì thu được bao nhiêu gam chất rắn. c) Dung dịch HCl ở trên có CM= 1M (d=0,98g/ml) và dùng dư 30 % so với lý thuyết. Tính khối lượng dung dịch HCl đã dùng.

41)Cho 2,02 gam hỗn hợp Mg và Zn vào cốc (1) đựng 200ml dung dịch HCl. Sau phản ứng cô cạn dung dịch được 4,86 gam chất rắn. Cho 2,02 gam hỗn hợp trên vào cốc (2) đựng 400 ml dung dịch HCl như trên, sau phản ứng cô cạn dung dịch được 5,57 gam chất rắn. a) Tính thể tích khí thoát ra ở cốc (1) (đkc) b) Tính nồng độ mol của dung dịch HCl. c) Tính % khối lượng mỗi kim loại.

42)Cho 3,87 gam hỗn hợp gồm Mg và Al tác dụng với 500 ml dung dịch HCl 1M, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 4,368 lít khí (đkc).a) Tính % khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp trong hỗn hợp.b) Tính nồng độ mol các chất có trong dung dịch sau phản ứng, biết thể tích dung dịch không đổi trong quá trình phản ứng.c) Tính khối lượng NaCl (có 5% tạp chất) cần dùng để điều chế đủ lượng axít ở trên biết hiệu suất phản ứng điều chế là 75%.

43)Hoà tan m gam hỗn hợp Zn và ZnO cần vừa đủ 100,8 ml dd HCl 36,5% (d=1,19g/ml) thấy thoát một chất khí và 161,352 g dung dịch A. a) Tính m. b) Tính nồng độ % các chất trong dung dịch A.

44)Cho 30,6 gam hỗn hợp Na2CO3 và CaCO3 tác dụng với một lượng vừa đủ dd HCl 20% tạo thành 6,72 lít một chất khí (đkc) và một dung dịch A.a) Tính khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp đầu.b) Tính khối lượng dung dịch HCl cần dùng.c) Tính nồng độ % các chất trong dung dịch A.

45)Cho 10,3 gam hỗn hợp Cu, Al, Fe vào dung dịch HCl dư thu được 5,6 lít khí (đktc) và 2 gam chất không tan.a) Viết các phản ứng xảy ra và tính % khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp.b) Nếu nung nóng hỗn hợp trên sau đó cho tác dụng với khí clo. Tính thể tích clo cần dùng để phản ứng vừa đủ.

46) Cho 3,15 gam hỗn hợp KCl, KI vào nước được dung dịch A. Dẫn khí Cl2 (dư) vào dung dịch A thu được dung dịch B. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, cô cạn dung dịch thu được 2,235 gam muối khan. Tính phần trăm khối lượng mỗi muối ban đầu.47) Cho 200 gam dung dịch KBr phản ứng hết với khí Cl2. Sau phản ứng khối lượng muối thu được nhỏ hơn khối lượng muối ban đầu là 4,6 gam. a) Tính thể tích khí Cl2 tham gia phản ứng. b) Tính nồng độ phần trăm của dung dịch KBr ban đầu.48) Hòa tan hoàn toàn 32,3 gam hỗn hợp 2 muối NaX và NaY (X, Y là hai halogen) và nước được dung dịch A. Cho toàn bộ dung dịch A tác dụng vừa đủ với dung dịch AgNO3 thu được 66,3 gam hỗn hợp kết tủa và dung dịch A. Cô cạn dung dịch A thu được m gam muối khan (các phản ứng xảy ra hoàn toàn) a) Viết các phương trình phản ứng xảy ra. b) Tính m. c) Xác định tên của X và Y trong 2 trường hợp sau: - X, Y ở 2 chu kì liên tiếp. - Hai muối NaX và NaY có số mol bằng nhau.

Giáo viên: Vũ Ngọc Hoàng Trang 4/4 Trường THPT Tân Hiệp