hành trình và truyền giáo của giáo sĩ đắc lộ

63
[email protected] Trang 1 HÀNH TRÌNH VÀ TRUYỀN GIÁO CỦA GIÁO SĨ ĐẮC LỘ Cuốn sách tài liệu quí và giá trị về lịch sử, văn hóa và phương cách đem Tin Mừng đến Việt Nam trong những bước khởi đầu rất quan trọng. Lời nói đầu Chúa đã đổi dự định thứ nhất của tôi là bỏ Âu Châu đi Nhật, nay lại muốn cho tôi hoạt động nhiều năm ở hai nƣớc lân cận với Trung Quốc, nơi Ngƣời đã cho thành lập hai giáo đoàn thịnh vƣợng mà dòng chúng tôi đƣợc thấy ở những nơi xa lạ này, nơi đã có nhiều ngƣời nổi tiếng nhiệt tâm làm việc. Tôi sẽ vắn tắt, trong phần thứ hai này, nói về những điều Chúa đã cho tôi chứng kiến. Thú thật rằng lòng tôi còn tƣởng nhớ đến những nơi đó, đêm ngày tôi vẫn mong sao trở lại và gặp lại biết bao giáo dân tôi đã bỏ lại, họ còn thƣơng tôi, nhắc nhở đến tôi với những cảm tình đằm thắm mà tôi không xứng đáng, nhƣng về phần tôi, tôi xin đáp lại bằng những nỗi niềm thƣơng mến của tôi. Mục Lục Truyền giáo tại Đàng ngoài và Đàng trong Chƣơng 1-10 Chƣơng 1 TÌNH HÌNH Ở ĐÀNG TRONG Chƣơng 2 NHỮNG NHÀ TRUYỀN GIÁO ĐẦU TIÊN TỚI ĐÀNG TRONG GIẢNG PHÖC ÂM Chƣơng 3 LẦN THỨ NHẤT TÔI ĐƢỢC PHÁI TỚI ĐÀNG TRONG Chƣơng 4 MẤY VIỆC TRỞ LẠI ĐẶC BIỆT VÀ HAI SẮC LỆNH BẮT GIÁO DÂN Chƣơng 5 TÔI ĐƢỢC PHÁI RA ĐÀNG NGOÀI ĐỂ RAO GIẢNG ĐẠO CHÖA KITÔ TỚI NAY NGƢỜI TA CHƢA BIẾT Chƣơng 6 TÌNH HÌNH ĐÀNG NGOÀI Chƣơng 7 MẤY PHONG TỤC RIÊNG Ở ĐÀNG NGOÀI Chƣơng 8 LẦN ĐẦU TIÊN TÔI TỚI ĐÀNG NGOÀI VÀ NHỮNG KẾT QUẢ ĐẦU TIÊN CỦA PHÖC ÂM Chƣơng 9 NHỮNG TIẾN TRIỂN LỚN LAO CỦA ĐỨC TIN Ở ĐÀNG NGOÀI Chƣơng 10 LÕNG SỐT SẮNG CỦA GIÁO DÂN TÂN TÕNG TRONG GIÁO ĐOÀN ĐÀNG TRONG Chƣơng 11-20 Chƣơng 11 TẠI SAO TÔI PHẢI BỎ ĐÀNG NGOÀI MÀ VÀO ĐÀNG TRONG

Upload: nguyen

Post on 27-May-2015

1.821 views

Category:

Education


3 download

TRANSCRIPT

Page 1: HàNh TrìNh Và TruyềN GiáO CủA GiáO Sĩ đắC Lộ

[email protected] Trang 1

HÀNH TRÌNH VÀ TRUYỀN GIÁO CỦA GIÁO SĨ ĐẮC LỘ

Cuốn sách tài liệu quí và giá trị về lịch sử, văn hóa và phương cách đem Tin Mừng đến Việt Nam trong những bước khởi đầu rất quan trọng.

Lời nói đầu Chúa đã đổi dự định thứ nhất của tôi là bỏ Âu Châu đi Nhật, nay lại muốn cho tôi hoạt động nhiều năm ở hai nƣớc lân cận với Trung Quốc, nơi Ngƣời đã cho thành lập hai giáo đoàn thịnh vƣợng mà dòng chúng tôi đƣợc thấy ở những nơi xa lạ này, nơi đã có nhiều ngƣời nổi tiếng nhiệt tâm làm việc. Tôi sẽ vắn tắt, trong phần thứ hai này, nói về những điều Chúa đã cho tôi chứng kiến. Thú thật rằng lòng tôi còn tƣởng nhớ đến những nơi đó, đêm ngày tôi vẫn mong sao trở lại và gặp lại biết bao giáo dân tôi đã bỏ lại, họ còn thƣơng tôi, nhắc nhở đến tôi với những cảm tình đằm thắm mà tôi không xứng đáng, nhƣng về phần tôi, tôi xin đáp lại bằng những nỗi niềm thƣơng mến của tôi.

Mục Lục Truyền giáo tại Đàng ngoài và Đàng trong

Chƣơng 1-10

Chƣơng 1 TÌNH HÌNH Ở ĐÀNG TRONG Chƣơng 2 NHỮNG NHÀ TRUYỀN GIÁO ĐẦU TIÊN TỚI ĐÀNG TRONG GIẢNG PHÖC ÂM

Chƣơng 3 LẦN THỨ NHẤT TÔI ĐƢỢC PHÁI TỚI ĐÀNG TRONG

Chƣơng 4 MẤY VIỆC TRỞ LẠI ĐẶC BIỆT VÀ HAI SẮC LỆNH BẮT GIÁO DÂN

Chƣơng 5 TÔI ĐƢỢC PHÁI RA ĐÀNG NGOÀI

ĐỂ RAO GIẢNG ĐẠO CHÖA KITÔ TỚI NAY NGƢỜI TA CHƢA BIẾT

Chƣơng 6 TÌNH HÌNH ĐÀNG NGOÀI Chƣơng 7 MẤY PHONG TỤC RIÊNG Ở ĐÀNG NGOÀI

Chƣơng 8 LẦN ĐẦU TIÊN TÔI TỚI ĐÀNG NGOÀI VÀ NHỮNG KẾT QUẢ ĐẦU TIÊN CỦA PHÖC ÂM

Chƣơng 9 NHỮNG TIẾN TRIỂN LỚN LAO CỦA ĐỨC TIN Ở ĐÀNG NGOÀI

Chƣơng 10 LÕNG SỐT SẮNG CỦA GIÁO DÂN TÂN TÕNG TRONG GIÁO ĐOÀN ĐÀNG TRONG

Chƣơng 11-20

Chƣơng 11 TẠI SAO TÔI PHẢI BỎ ĐÀNG NGOÀI MÀ VÀO ĐÀNG TRONG

Page 2: HàNh TrìNh Và TruyềN GiáO CủA GiáO Sĩ đắC Lộ

[email protected] Trang 2

Chƣơng 12 TRỞ LẠI TRUNG QUỐC VÀ CƢ TRÖ MƢỜI NĂM Chƣơng 14 Ở ĐÀNG TRONG TRONG NĂM ĐẦU Chƣơng 15 CHA ANTÔN RUBEN TỚI THĂM CHÖNG TÔI Ở ĐÀNG TRONG VÀ BUỒN PHIỀN VÌ THẤY ẢNH THÁNH BỊ THIÊU HUỶ Chƣơng 16 NHIỀU CHUYẾN ĐI TRONG TỈNH QUẢNG NAM VÀ NHIỀU ƠN CHÖA BAN CHO GIÁO DÂN Chƣơng 17 NHỮNG VIỆC XẢY RA TRONG BA TỈNH MIỀN NAM VÀ XẢY ĐẾN CHO TÔI Chƣơng 18 NHỮNG SỰ KỲ DIỆU XẢY RA NƠI GIÁO DÂN TỈNH PHÖ YÊN Chƣơng 19 HÀNH TRÌNH BẤT ĐẮC DĨ ĐI PHI LUẬT TÂN VÀ MẤY SẮC THÁI RIÊNG Ở QUẦN ĐẢO NÀY Chƣơng 20 CƢ TRÖ Ở PHI VÀ KHỞI HÀNH ĐI TRUNG QUỐC Chƣơng 21-30

Chƣơng 21 TRỞ LẠI ĐÀNG TRONG VÀ ĐI THĂM VIẾNG TRONG HAI NĂM Chƣơng 22 MẤY PHÉP LẠ CHÖA LÀM QUA HAI GIÁO DÂN NHÂN ĐỨC

Chƣơng 23 KẾT QUẢ MƢỜI THẦY GIẢNG THU LƢỢM ĐƢỢC TRONG KHI TÔI ĐI VẮNG Chƣơng 24 HÀNH TRÌNH THỨ NĂM VÀ CUỐI CÙNG CỦA TÔI Ở ĐÀNG TRONG VÀ NHỮNG CUỘC TRỞ LẠI TRONG PHỦ CHÖA

Chƣơng 25 LÕNG MỘ ĐẠO CỦA BÀ MARIA

Chƣơng 26 LÕNG SỐT SẮNG CỦA GIÁO DÂN TRONG TUẦN THÁNH

VÀ TỪ KHẮP NƠI GIÁO DÂN TUỐN ĐẾN

Chƣơng 27 CUỘC TRỞ LẠI CỦA MẤY NGƢỜI LỖI LẠC Chƣơng 28 BỔN ĐẠO CŨ Ở ĐÀNG NGOÀI ĐẾN MỜI TÔI TỚI THĂM HỌ Chƣơng 29 BA VỊ QUAN KHÂM PHỤC ĐẠO NHƢNG CHƢA DÁM TIN THEO Chƣơng 30 NHIỆT THÀNH CỦA MỘT GIÁO DÂN TÊN LÀ GIOAN TRONG VIỆC CHINH PHỤC LƢƠNG DÂN Chƣơng 31-40

Chƣơng 31 MỘT LƢƠNG Y DANH TIẾNG Chƣơng 32 NHỮNG THÀNH CÔNG VẺ VANG CỦA GIÁO ĐOÀN MỚI VÀ THẦY GIẢNG ANRÊ TỬ ĐẠO Chƣơng 33 KIÊN TRÌ CỦA MỘT GIÁO DÂN CŨNG TÊN LÀ ANRÊ VÀ MẤY NGƢỜI KHÁC

Chƣơng 34 BA MƢƠI NHĂM GIÁO DÂN XƢNG ĐỨC TIN TRONG VỤ BẮT BỚ Chƣơng 35 LẦN TRÁNH TRONG THUYỀN, TÔI ĐI THĂM LẦN CUỐI CÙNG MẤY TỈNH MIỀN NAM

Page 3: HàNh TrìNh Và TruyềN GiáO CủA GiáO Sĩ đắC Lộ

[email protected] Trang 3

Chƣơng 36 NHỮNG ĐAU KHỔ TRONG DỊP LỄ GIÁNG SINH Chƣơng 37 THẦY INHAXU VÀ TÔI BỊ TÙ, NHƢNG CHÖA RA LỆNH THA

Chƣơng 38 INHAXU BỊ TÙ CÙNG MẤY GIÁO DÂN, LÕNG KIÊN TRUNG CỦA HỌ Chƣơng 39 LÕNG KIÊN TRÌ ĐẶC BIỆT CỦA BỐN BÀ CÓ ĐẠO Chƣơng 40 CAN TRÀNG CỦA BẢY GIÁO DÂN MẠNH BẠO Chƣơng 41-51

Chƣơng 41 MẤY NỮ TU NGƢỜI TÂY BAN NHA ĐI PHI LUẬT TÂN GHÉ QUA ĐÀNG TRONG Chƣơng 42 NHỮNG ĐÓN TIẾP ĐẶC BIỆT CHÖA ĐÀNG TRONG DÀNH CHO CÁC NỮ TU Chƣơng 43 NHỮNG CUỘC THAO DIỄN CHO NGƢỜI TÂY COI, RỒI HỌ TRỞ VỀ TÀU CỦA HỌ Chƣơng 44 TÔI BỊ BẮT GIAM VỚI BỐN ĐỒNG SỰ Chƣơng 45 BỊ ĐIỆU TỚI CHÖA VÀ BỊ TỐNG NGỤC

Chƣơng 46 BỊ ÁN TỬ RỒI ĐƢỢC THA Chƣơng 47 CHÍN THẦY GIẢNG BỊ GÔNG CÙM VÀ CHÖNG TÔI ĐAU KHỔ TRONG NGỤC Chƣơng 48 CHÖA RA LỆNH TRỤC XUẤT TÔI KHỎI ĐÀNG TRONG Chƣơng 49 BỊ GIAM Ở HỘI AN HAI MƢƠI HAI NGÀY Chƣơng 50 BỊ TRỤC XUẤT KHỎI ĐÀNG TRONG VÀ ĐƢỢC PHÉP LẠ NHỜ LỜI CẦU XIN THẦY ANRÊ Chƣơng 51 SAU KHI TÔI VỀ MACAO, CHÍN BẠN ĐỒNG SỰ LÀM CHỨNG VÌ ĐẠO

Tác giả Alexandre de Rhodes (Nguyễn Khắc Xuyên dịch)

Page 4: HàNh TrìNh Và TruyềN GiáO CủA GiáO Sĩ đắC Lộ

[email protected] Trang 4

CHƢƠNG 1-10

Phần II: TRUYỀN GIÁO TẠI ĐÀNG NGOÀI VÀ ĐÀNG TRONG

Lời nói đầu Chúa đã đổi dự định thứ nhất của tôi là bỏ Âu Châu đi Nhật, nay lại muốn cho tôi hoạt động nhiều năm ở hai nƣớc lân cận với Trung Quốc, nơi Ngƣời đã cho thành lập hai giáo đoàn thịnh vƣợng mà dòng chúng tôi đƣợc thấy ở những nơi xa lạ này, nơi đã có nhiều ngƣời nổi tiếng nhiệt tâm làm việc. Tôi sẽ vắn tắt, trong phần thứ hai này, nói về những điều Chúa đã cho tôi chứng kiến. Thú thật rằng lòng tôi còn tƣởng nhớ đến những nơi đó, đêm ngày tôi vẫn mong sao trở lại và gặp lại biết bao giáo dân tôi đã bỏ lại, họ còn thƣơng tôi, nhắc nhở đến tôi với những cảm tình đằm thắm mà tôi không xứng đáng, nhƣng về phần tôi, tôi xin đáp lại bằng những nỗi niềm thƣơng mến của tôi.

Chƣơng 1: TÌNH HÌNH Ở ĐÀNG TRONG

Đàng Trong mới tách ra khỏi Đàng Ngoài chƣa đƣợc năm mƣơi năm 1, còn thì trong bảy trăm năm 2, Đàng Trong chỉ là một tỉnh của Đàng Ngoài. Ngƣời tiên khởi rũ cái ách đó là vị thủy tổ của chúa đƣơng thời. Là quan cai trị, do vua Đàng Ngoài phái vào, ông cũng là em rể. Sau khi cƣ trú ít lâu, ông thấy cái danh hiệu làm chúa đẹp hơn danh hiệu quan trấn thủ, và tƣ thế một ông hoàng có giá hơn tƣ thế một chƣ hầu, ông liền khởi loạn và tự xƣng làm chủ đất nƣớc này. Từ đó ông chuẩn bị đầy đủ võ trang và lối lại cho các con một gia sản mấy lần bị tranh giành. Dân Đàng Ngoài mấy phen xông đánh nhƣng chẳng thành công và hiện nay chắc là quyền thống trị nằm trong tay ngƣời có quyền.

Đàng Trong ở vào miền nhiệt đới, về phía nam Trung Quốc; bắt đầu từ vĩ tuyến mƣời hai cho tới vĩ tuyến mƣời tám. Tôi ƣớc lƣợng dài chừng một trăm ngàn bƣớc, nhƣng bề rộng thì ngắn hơn nhiều. Có tất cả sáu tỉnh, mỗi tỉnh đều có quan cai trị và quan tòa riêng 3. Thành phố chúa ở gọi là Kẻ Huế, triều đình rất đẹp và có rất nhiều quan chức. Họ ăn vận rất lộng lẫy, nhƣng điện đài không đồ sộ, vì họ chỉ xây cất bằng gỗ, tuy nhiên cũng rất tiện lợi và rất đẹp, vì có cột chạm trồ tinh vi.

Số dân cũng rất đông, tính tình hòa nhã. Tuy vậy họ là những binh sĩ rất thiện nghệ. Họ có lòng sùng kính nhà vua. Còn thuyền chiến thì có một trăm rƣỡi cỗ, đậu ở ba cửa biển. Ngƣời Hòa Lan nghiệm thấy đoàn thuyền chiến ấy có thể thắng nổi đoàn tàu lớn của mình, tuy vẫn tự coi là chúa biển 4.

Tôn giáo của họ cũng giống tôn giáo ở Trung Quốc. Họ rất sùng đạo cũng nhƣ ở Đàng Ngoài. Cả hai đều cùng một hiến pháp và gần nhƣ cùng một phong tục. Họ cũng có những tiến sĩ nhƣ ngƣời Tàu và đối với họ, hàng quan lại rất có thế giá. Tuy nhiên, tôi thấy họ không kiêu căng nhƣ ngƣời Tàu, dễ giao thiệp và là những binh sĩ rất lành nghề.

Họ cũng rất giàu vì có đất đai phì nhiêu với hai mƣơi bốn con sông cung cấp nƣớc, cũng nhờ đó mà rất tiện việc đi lại bằng đƣờng sông ngòi, tiện việc thông thƣơng và hành trình. Mỗi năm thƣờng có lụt lội, vào tháng một và tháng chạp, thỉnh thoảng có tới ba mùa lụt thêm màu mỡ cho đồng ruộng. Vào thời gian này, chỉ đi lại bằng thuyền. Nhà cửa thì làm trống về phía dƣới để cho nƣớc lƣu thông và vì thế thƣờng đặt trên những cột lớn 5.

Có nhiều mỏ vàng ở Đàng Trong, nhiều hồ tiêu mà ngƣời Tàu tớ mua, nhiều tơ lụa đến nỗi còn dùng để đan lƣới và bện dây thuyền. Đƣờng cũng rất nhiều, giá nửa ký chỉ vào khoảng hai xu 6. Ho xuất cảng qua Nhật Bản; tuy rất tốt, nhƣng tôi thấy họ không biết cách lọc nhƣ chúng ta. Mía cũng rất ngon và ngƣời ta thƣờng ăn nhƣ chúng ta ăn táo, giá chẳng là bao.

Nhƣng không có lúa mì, không có rƣợu nho, không có dầu, nhƣng đừng tƣởng nhƣ vậy là sống khổ sống sở đâu. Họ có những sản phẩm mà ta không có, thế nên bữa ăn của họ chẳng kém thịnh soạn nhƣ ở Au Châu. Thật ra họ không dùng nhiều nƣớc “xốt” 7 nhƣ ta, nên họ khoẻ mạnh hơn và không mắc những bệnh ta thƣờng mắc, nhƣ tôi đã nói về Trung Quốc.

Ở khắp thế giới, chỉ có ở Đàng Trong là có thứ cây danh tiếng gọi là trầm hƣơng, gỗ rất thơm, dùng làm vị thuốc. Có tất cả ba loại: loại quý nhất gọi là “Calamba” hƣơng thơm tuyệt diệu, dùng để bổ tim

Page 5: HàNh TrìNh Và TruyềN GiáO CủA GiáO Sĩ đắC Lộ

[email protected] Trang 5

và chống hết các thứ nọc độc. Ở xứ này giá trầm nhƣ giá vàng. Hai loại khác là “aquila” và “calambouc” thông thƣờng, không tốt bằng loại thứ nhất, nhƣng cũng rất có hiệu lực tốt 8.

Cũng chỉ ở Đàng Trong mới có thứ tổ yến, ngƣời ta cho vào cháo và thịt. Có một hƣơng vị đặc biệt, thƣờng là món ăn cao sang các ông hoàng bà chúa. Nó trắng nhƣ tuyết. Ngƣời ta tìm thấy trong mấy núi đá ven biển, đối diện với đất liền có trầm hƣơng, ngoài ra không đâu có. Tôi nghĩ chim yến đã hút mủ cây trầm và từ mủ đó trộn với bọt biển, vì thế tổ yến vừa trắng vừa có vị ngon. Ngƣời ta không ăn riêng nhƣng nấu chung với cá hoặc với thịt 9.

Cũng ở đất này, có rất nhiều mít có trái, nhƣ trái bí lớn đầy hạt nhƣ hạt dẻ của ta. Chỉ một trái cũng đủ cho một ngƣời vác. Vì thế Chúa quan phòng muốn chúng không sinh trên cành vì không mang nổi, nhƣng ở ngay thân cây. Cái bị là một vỏ dầy, khi cắt ra thì thấy ở trong có tới năm trăm hạt, nhƣng lớn hơn hạt dẻ của ta. Hƣơng vị thơm ngon là ở cái vỏ, vừa trắng vừa thơm, ngƣời ta ăn vỏ còn hạt thì nấu chín.

Dứa mà ở Pháp ngƣời ta rất thích cũng là thổ sản rất thông thƣờng. Đó là những trái to hơn dƣa bở của ta, nhƣng vô địch về thơm ngon khi còn tƣơi. Trái mọc từ dƣới đất nhƣ atisô của ta, là cũng tƣơng tự. Vỏ bên ngoài đỏ và vàng, đầy những mắt nhỏ và chấm, bên trong rất ngọt. Một ngƣời khó mà ăn hết một trái. Dứa thuộc loại nhiệt chứ không giải nhiệt.

Tôi không nói tới nhiều trái khác ở xứ này, nhƣ dƣa hấu, giống nhƣ dƣa hấu tôi đã thấy ở Ý. Có ba thứ cam, thứ cam của ta không tài nào so đo nổi, khi ăn cứ tƣởng nhƣ ăn trái nho “musca” 10 của ta. Nào ai còn nói đất nƣớc này chẳng thẩ sánh với đất nƣớc ta.

Chƣơng 2: NHỮNG NHÀ TRUYỀN GIÁO ĐẦU TIÊN TỚI ĐÀNG TRONG GIẢNG PHÖC ÂM

Tôi không chú ý tới đất đai phì nhiêu, nhƣng tới kết quả lớn lao trong việc truyền bá Phúc âm trong thời gian ngắn. Tôi là chứng nhân và tôi có thể nói: đƣợc phái đến đất tất cả năm lần, tôi hằng chứng kiến phép lành Chúa ban cho đất màu mỡ này, đúng nhƣ lời thánh vƣơng Đavít đã ca: Trời đổ sƣơng xuống và toàn trái đất sinh hoa kết trái 11.

Những ngƣời đầu tiên đƣợc sai tới giảng cho xứ này biết Chúa Kitô, trƣớc kia chƣa bao giờ nghe tới, đó là cha Francois Buzomi, ngƣời thành Napoli, vị tông đồ đích thực của Đàng Trong, ngƣời đã tận tuỵ lo việc truyền giáo, hoạt động trong hơn hai mƣơi năm với một sức kiên trì đáng đƣợc khen lao ca tụng; ngƣời bạn đồng hành của ngài là cha Diego Carvaillo, ngƣời Bồ, từ đó đã đi Nhật và chịu tử đạo.

Cơ hội tiên khởi để bắt đầu việc truyền giáo này là Ferdinand de Costa đức ông ngƣời Bồ, đã về Macao sau khi tới Đàng Trong. Ông tới tìm các cha và kể những sự ông đã thấy cùng nói tới triển vọng tốt đẹp về việc truyền giáo cho đất nƣớc này. Cha Buzomi, sau khi nghe biết, liền đến quỳ dƣới chân bề trên, xin cho phép đi tới đất nƣớc mà Chúa kêu gọi ngài. Lời xin liền đƣợc chấp nhận. Thế là ngài trẩy đi ngay đầu năm 1615 và tới nơi vào ngày lễ thánh Phêrô lập tòa ở thành Rôma 18 tháng giêng. Ngài nghĩ ngay đến việc cất một nhà nguyện ở cửa Hội An, nơi tàu đƣa ngài tới chính ngày lễ Phục sinh. Ngài long trọng dâng thánh lễ đầu tiên và rửa tội cho mƣời ngƣời tân tòng.

Từ bến này ngài đi hoạt động ở khắp miền lân cận, năm thứ nhất, đƣợc ba trăm giáo dân tân tòng. Ngài cất thêm một nhà nguyện thứ hai cho đủ chỗ thờ phƣợng. Vì có một mình nên lúc thì ngài ở nhà nguyện trên, khi thì ở nhà nguyện dƣới. Nhƣng rồi ngài nhận đƣợc trợ lực từ Macao, đó là cha Francois Barret và Francois de Pina 12, cả hai đều là những thợ làm việc không bao giờ biết mệt mỏi. Sau ít lâu đã thu đƣợc kết quả rất đặc biệt nơi các dân ở đây.

Đƣợc thành công mỹ mãn, dĩ nhiên thù địch chính là ma quỷ phản kháng. Một cơn hạn hán đã xảy đến làm cho mất hy vọng gặt hái. Lƣơng dân liền đổ tội cho các thầy phù thuỷ mới, lấy cớ dạy đƣờng lên trời, nhƣng đã phá phách cõi đất. Thế là tin theo lời vu oan, dân chúng tới gây gỗ, đuổi các cha ra khỏi nhà nguyện và bắt phải trốn vào rừng thiếu thốn đủ mọi thứ, trừ niềm tin vào Chúa.

Vì thế Chúa không bỏ. Cha Buzomi đƣợc lòng quan trấn tỉnh Quy Nhơn, ông này đƣợc chúa tin cậy, và vì thế ngài đƣợc toàn cõi vị nể. Đƣợc tin ngƣời ta đã xử tệ với bạn thân của mình, ông liền cho

Page 6: HàNh TrìNh Và TruyềN GiáO CủA GiáO Sĩ đắC Lộ

[email protected] Trang 6

mời ngài vào tƣ dinh, giữ ngài ở đó và tiếp đãi thịnh tình trong năm tuần lễ, rồi sửa soạn cho ngài một nhà khá tƣơm tất, cho voi long trọng rƣớc ngài tới ở. Tuy đƣợc tiếp đãi nồng hậu nhƣ thế, ngài đã ngã bệnh sau thời gian bị đày ải và chịu nhiều cực khổ. Bề trên ở Macao sợ mất ngài nên gọi ngài về để săn sóc và bồi dƣỡng. Ngài vâng lệnh không dám sai, nhƣng Chúa đã cho ngài hồi phục trƣớc ngày ngài bắt đầu trẩy đi. Thế là ngài chỉ còn nghĩ tới hoạt động ngay mà thôi.

Năm 1618 ngài đảm nhận trụ sở ở tỉnh Quy Nhơn cùng với cha Francois de Pina. Cả hai khởi công thành lập một giáo đoàn mới, nhƣng hòa bình chẳng đƣợc bao lâu. Ma quỷ lại bày mƣu tìm kế, số là lƣơng dân tự ý bẻ tay đánh gẫy chân mấy tƣợng thần rồi đem ra chiềng dân chúng nơi công, tố cáo giáo dân đã phạm tội ác. Dân chúng cả tin và nổi giận chống đối các cha, dùng võ lực đối với mấy ngƣời giúp việc và bắt giam tù. Cha Buzomi liền kín đáo vào tƣ dinh, phân bua minh oan, rồi trở về đem lệnh chúa truyền để cho các cha và giáo dân sống yên hàn.

Trong mấy năm sau, 1620, 1621 và 1622, dòng đã phái liên tiếp những thợ mới đến làm vƣờn nho đẹp đẽ này, vƣờn nho bắt đầu lan ra khắp đất nƣớc. Cha Emmanuel Porgez cũng tới. Tôi sẽ không kể tên các cha khác, sợ quá dài dòng. Nhƣ vậy cũng đủ nói lên rằng đã có mấy ngƣời kiên trì hoạt động và trong ít lâu đã thành lập đƣợc mấy giáo đoàn.

Chƣơng 3: LẦN THỨ NHẤT TÔI ĐƢỢC PHÁI TỚI ĐÀNG TRONG

Các tông đồ kiên trì giảng Phúc âm đƣa vào lƣới rất nhiều cá đến nỗi không thể kéo lên đƣợc, nên đã kêu gào trong thƣ gủi về bề trên ở Macao để xin phái các cha đến viện trợ, dù có gửi tới hai chục thì vẫn còn những mẻ cá lớn lao và tốt đẹp để săn sóc.

Vì Nhật Bản vẫn thi hành chính sách bế quan tỏa cảng, nên bề trên tin rằng Chúa cho phép sự ác đó để mở cửa cho Đàng Trong nhận Phúc âm.

Thế là năm 1624, bề trên phái cha Mathêu Mattos, trƣớc kia ở Rôma làm quản thủ các tỉnh dòng, đến thăm việc truyền giáo ở Đàng Trong, cùng với năm bạn đồng sự ngƣời Au, trong số đó tôi hân hạnh là ngƣời thứ năm và một ngƣời Nhật thông thạo chữ Hán.

Chúng tôi khởi hành từ Macao vào tháng 10 năm 1624 và sau mƣời chính ngày thì tới Đàng Trong, tất cả đều hồ hởi bởi hoạt động tốt. Ở đó chúng tôi gặp cha Pina, ngài rất thông tạo tiếng xứ này, một thứ tiếng khác hẳn tiếng Tàu. Tiếng mới này còn thông dụng ở Đàng Ngoài, ở Cao Bằng, ở Đàng Trong và ngƣời ta còn nghe và hiểu ở ba xứ lân bang khác. Đối với tôi, thú thật vừa tới Đàng Trong và nghe dân xứ này nói, nhất là phụ nữ, tôi tƣởng nhƣ nghe chim hót và tôi không bao giờ mong có thể học đƣợc.

Hết các tiếng đều độc vận và chỉ phân biệt ý do nhiều giọng nói khác nhau. Một chữ nhƣ “đại” chẳng hạn, có tới hai mƣơi ba nghĩa hoàn toàn khác nhau, do cách đọc khác nhau, vì thế khi nói thì nhƣ ca nhƣ hát. Tôi đã đề cập tới nhiều hơn trong cuốn Lịch sử Đàng Ngoài. Căn cứ vào đó thì thấy học thứ ngôn ngữ này không phải là dễ.

Vì thế mà tôi thấy cha Fernandez và cha Buzomi phải dùng thông ngôn để giảng, chỉ có cha Francois de Pina không cần thông ngôn vì nói rất thạo. Tôi nhận thấy bài ngài giảng có ích nhiều hơn bài các vị khác. Điều này khiến tôi tận tuỵ học hỏi, tuy vất vả, thế nhƣng khó ít mà lợi nhiều. Tôi liền chuyên chú vào việc. Mỗi ngày tôi học một bài và siêng năng nhƣ khi xƣa vùi đầu vào khoa thần học ở Rôma. Chúa đã cho tôi trong bốn tháng tôi đủ khả năng để ngồi tòa giải tội và trong sáu tháng tôi đã giảng đƣợc bằng ngôn ngữ Đàng Trong và cứ thế tôi tiếp tục trong nhiều năm. Tôi khuyên tất cả các vị nhiệt tâm muốn tới những tỉnh dòng chúng tôi để chinh phục các linh hồn, thì nên chuyên cần ngay từ buổi đầu. Tôi cả quyết rằng hiệu quả của việc trình bày các mầu nhiệm trong ngôn ngữ của họ thì vô cùng lớn lao hơn khi giảng bằng thông ngôn: thông ngôn chỉ nói điều mình dịch chứ không sao nói với hiệu lực của lời từ miệng nhà truyền đạo có Thánh Thần ban sinh khí.

Ngƣời giúp tôi đắc lực là một cậu bé ngƣời xứ này. Trong ba tuần lễ đã dạy tôi các dấu khác nhau và cách đọc hết các tiếng. Cậu không hiểu tiếng tôi mà tôi thì chƣa biết tiếng cậu, thế nhƣng, cậu có trí thông minh biết những điều tôi muốn nói. Và thực thế, cũng trong ba tuần lễ, cậu học các chữ của chúng ta, học viết và học giúp lễ nữa. Tôi sửng sốt thấy trí thông minh của cậu bé và trí nhớ chắc chắn của cậu. Từ đó cậu đã làm thầy giảng giúp các cha. Cậu đã là một dụng cụ rất tốt để tôn thờ

Page 7: HàNh TrìNh Và TruyềN GiáO CủA GiáO Sĩ đắC Lộ

[email protected] Trang 7

Chúa trong giáo đoàn và cả ở nƣớc Lào, nơi cậu hoạt động trong nhiều năm với thành quả mỹ mãn, cậu rất mến thƣơng tôi nên đã muốn lấy tên tôi.

Từ ngày tôi trở về Au Châu, tôi đã cho in ở Rôma, nhờ các vị ở bộ Truyền giáo, một tự vị tiếng Đàng Trong, Latinh và tiếng Bồ, một cuốn ngữ pháp và một cuốn giáo lý, trong đó tôi bàn giải về phƣơng pháp chúng tôi dùng để trình bày mầu nhiệm đạo thánh cho lƣơng dân. Việc này sẽ có ích cho những ngƣời ao ƣớc tới giúp việc giảng Chúa Kitô bằng ngôn ngữ tới nay chỉ dùng để sùng bái quỷ ma 13.

Chƣơng 4: MẤY VIỆC TRỞ LẠI ĐẶC BIỆT VÀ HAI SẮC LỆNH BẮT GIÁO DÂN

Năm 1625, đạo Kitô đƣợc truyền bá trong khắp các nơi ở Đàng Trong. Chúng tôi có mƣời tu sĩ chuyên cần hoạt động và công việc không gặp cản trở. Bởi vì Thầy chúng tôi phụng sự cho chúng tôi thấy nhãn tiền rằng ơn thánh cùng làm với chúng tôi, với những thành công quá sức chúng tôi và quá sự chúng tôi mong mỏi.

Có vị làm việc ở Quy Nhơn với cha Buzomi, một ngƣời nóng nhƣ lửa, lòng nhiệt thành của ngài nung nấu mọi tâm hồn. Tôi làm việc với cha Francois de Pina ở tỉnh Quảng Nam, nơi có một số rất đông lƣơng dân chịu phép rửa tội. Từ đó chúng tôi vào trong phủ và khi đi qua chúng tôi ở lại ít bữa ở Huế nơi có một bà hoàng, họ gần với chúa và rất sùng thần ngoại, nhƣng khi nghe cha Pina giảng thì đƣợc ơn Thiên Chúa soi sáng, bà liền bỏ sai lầm và xin chịu phép rửa tội, lấy tên là Maria Madalêna. Từ đó bà là điểm tự cho giáo đoàn này. Gƣơng của bà và thế giá của bà đã giúp rất đắc lực cho việc chinh phục lƣơng dân và duy trì lòng nhiệt thành nơi những kẻ chịu phép rửa. 14

Tôi vẫn thƣờng gặp bà trong suốt thời kỳ tôi ở xứ này và tin rằng bà vẫn kiên trì từ hai mƣơi tám năm trong việc thi hành các nhân đức đạo Chúa Kitô. Trong tƣ dinh của bà có một nhà nguyện rất đẹp. Trong những vụ bắt bớ gắt gao nhất, nhà nguyện đó vẫn không lay chuyển, hằng ngày bà tới đó cầu nguyện và thƣờng mở cửa để chứa chấp các đạo hữu trong tỉnh. Bà vẫn điều khiển giáo đoàn mà không ai dám phản đối. Bà còn dùng lời lẽ khôn ngoan khiển trách để chinh phục mấy ngƣời lƣơng dân có thế giá, trong số đó có mấy ngƣời thuộc họ nhà chúa. Ngày nay bà vẫn là nơi trú ẩn cho hết các cha và không có giáo dân nào mà bà không giúp đỡ về hết những gì có thể làm đƣợc.

Trong tất cả những thành công Chúa ban cho chúng tôi, Chúa lại cho chúng tôi hai việc rất đau đớn, may mà có sức mạnh hơn sức loài ngƣời đã nâng đỡ chúng tôi. Thứ nhất, cha Pina qua đời. Cha là một trong những kiện tƣớng đạo binh nhỏ của chúng tôi. Tai nạn bất thần đến với chúng tôi năm 1625. Cha đi thăm ngƣời Bồ mới đến bến Hội An. Tàu của họ bỏ neo ở xa. Thăm họ xong, cha đi một chiếc xuồng để vào bờ gặp lại đoàn chiên nhƣng có cơn bão lớn nổi lên làm lật chiếc xuồng. Bị vƣớng trong chiếc áo dài, cha không bơi vào bờ đƣợc nhƣ những ngƣời khác. Cha đã chìm dƣới biển và trong nƣớc mắt của biết bao giáo dân trong toàn cõi.

Thứ hai là cơn bão táp đã tới từ phía phủ chúa 15. Vì thấy ngƣời Bồ không trở lại năm đó với đoàn tàu chở hàng hóa nhƣ thƣờng lệ, chúa cả nghe bên phía địch thù của giáo dân. Những ngƣời này không bỏ lỡ dịp vu cáo và làm cho chúaa không tin giáo dân nữa. Trong những tội vu khống, có tội này: giáo dân không thờ kính tổ tiên, lại theo đạo man di, vứt bỏ tâm tình biết ơn đối với tổ tiên, những tâm tình trời đặt trong lòng mọi ngƣời.

Sở dĩ có những lời vu khống này là vì có ngƣời quá nhiệt thành, không kín đáo, không khôn khéo. Họ muốn bãi bỏ hết các nghi lễ thƣờng làm ở xứ này để cầu siêu đối với vong linh ngƣời quá cố. Tôi đã tƣờng thuật nhiều trong cuốn Lịch sử Đàng Ngoài. Thực ra nếu có một vài nghi lễ giáo dân không nên làm vì sợ tội, thì đa số kể nhƣ vô thƣởng vô phạt và chúng tôi cho là có thể đƣợc duy trì mà không phạm tới sự thánh thiện của đạo ta 16.

Nghe theo những luận điệu vu cáo đó, trứơc hết chúa ra lệnh cấm chúng tôi sau đó trừng trị giáo dân. Chúa truyền cho hết các cha dòng phải rời bỏ các giáo đoàn đã thành lập và rút lui về Hội An, viện cớ để bảo vệ tính mạng cho chúng tôi và sự tự do thi hành chức vụ. Chúng tôi đã tìm cách xoay trở vấn đề, cậy nhờ ngƣời con trƣởng của chúa có thịnh tình với chúng tôi 17, xin cho chúng tôi đƣợc phép ở lại một trăm ngày để lo đám tang cho cha Pina, Trong khi đó, chúng tôi có thời giờ trình bày với chúa để chúa thay đổi ý định.

Page 8: HàNh TrìNh Và TruyềN GiáO CủA GiáO Sĩ đắC Lộ

[email protected] Trang 8

Nhƣng chúng tôi phải vất vả và nhiều hơn để hoãn lệnh bắt giáo dân, công dân của chúa, phải bỏ hết ảnh, ảnh thnáh giá, và tràng hạt giáo dân tân tòng đeo ở cổ nó. Chúng tôi không thể ngăn cản đƣợc việc thi hành sắc lệnh, nếu Thiên Chúa không sắp đặt cho chúng tôi một vị quan cái tỉnh có thịnh tình với chúng tôi. Ông đã giúp đỡ chúng tôi nhƣ một giáo dân tốt chúng tôi có thể mong đƣợc. Thế là chùa định chỉ thi hành sắc lệnh và chúng tôi có đủ thời giờ loan báo cho giáo dân tân tòng giấu hết ảnh và đừng đeo tràng hạt trên cổ nữa. Có nhiều ngƣời lấy làm hổ thẹn vì bỏ cơ hội tỏ lòng kiên trung trong đức tin và coi việc cất giấu ảnh tƣợng niềm tin và vinh quang Chúa Kitô nhƣ một thái độ hèn nhát bất xứng với danh nghĩa ngừơi đeo đạo Kitô.

Nhƣng khi chúng tôi cho họ biết rằng đạo Kitô không ngăn cấm lòng can đảm, thế nhƣng không nên quá táo bạo, thì họ nghe theo. Rồi khi sắc lệnh ban hành thì không ai bỡ ngỡ và lƣơng dân không còn lý do hung bạo gây hại cho giáo dân.

Chƣơng 5: TÔI ĐƢỢC PHÁI RA ĐÀNG NGOÀI ĐỂ RAO GIẢNG ĐẠO CHÖA KITÔ TỚI NAY NGƢỜI TA CHƢA BIẾT

Ở đây xin hết lòng tôn thờ Chúa thƣơng yêu và quan phòng đã muốn dùng đầy tớ hèn mọn nhất và bất xứng nhất để khởi sự một công trình đẹp đẽ đã thực hiện từ mấy thế kỷ nay. Phần tôi, tôi tự nhận không xứng đáng với công việc lớn lao Chúa trao phó cho tôi, chứng tỏ chỉ mình Ngƣời làm cho hoàn thành. Tôi thú thật chẳng làm đƣợc gì, chỉ ngăn cản việc Thiên Chúa mà thôi.

Tôi ở Đàng Trong chừng mƣời tám tháng và rất hài lòng thấy số con Thiên Chúa tăng lên. Khi cha Baldinotti, tu sĩ Dòng Tên, đƣợc phái từ Macao đến một lãnh thổ mới, tới nay chƣa có ngƣời nào thuộc dòng chúng tôi đến, bởi vì dòng chúng tôi nhằm tất cả vào Nhật Bản, thì tháng ba năm 1626 ngài đã tới Đàng Ngoài trong một chiếc tàu buôn 18.

Cha rất nhiệt thành, nhƣng đau khổ cho cha biết bao, vì trong cơ hội có một không hai này cha đành nhƣ ngƣời câm, vì không hiểu biết ngôn ngữ xứ này. Cha đã vào yết kiến chúa, dâng tặng phẩm và đƣợc tiếp đón trong phủ chúa. Cha nhận thấy đất nƣớc này vừa lớn vừa đẹp, nhân dân hiền hòa, tự nhiên, tính tình dễ thƣơng. Thế là cha hết sức tiếc vì đã không học tiếng để có thể vun trồng đức tin trong một mảnh đất coi nhƣ đã đƣợc sửa soạn trƣớc.

Cha đành chỉ rửa tội đƣợc bốn trẻ nhỏ hấp hối, đó là đóa hoa đầu mùa của giáo đoàn và nhƣ bốn trạng sƣ về bênh vực trƣớc tòa Chúa cho toàn dân. Thấy mình vô ích cho công trình lớn lao, chỉ vì không hiểu biết ngôn ngữ, cha liền viết thƣ thúc giục các cha ở Đàng Trong, nài xin và khẩn khoản các cha thƣơng đến cả một dân tộc lớn đang không có ai đến đƣa họ vào đƣờng ngay nẻo chính. Đồng thời cha cũng viết về Macao và khi trở về thì đến trình bề trên sớm phái ngƣời biết nói tiếng đến Đàng Ngoài.

Lòng nhân lành vô tận của Chúa đã muốn trao phó nhiệm vụ này cho tôi, bởi vì ở Đàng Trong lúc này không cần đến tôi. Và ngôn ngữ tôi đã học đƣợc chính là cớ để bề trên đƣa mắt tới tôi, phái tôi đi truyền giáo ở Đàng Ngoài. Trọng trách này, đối với tôi, là một vinh dự lớn, nên tôi liền sửa soạn trẩy đi. Trong việc này có một nguy hiểm phải tránh. Đó là nếu tôi bỏ Đàng Trong mà ra thẳng Đàng Ngoài, vì hai nƣớc đang có chiến tranh với nhau, chúa Đàng Ngoài nghi cho tôi đã từ đất thù địch mà tới. Vì thế tôi đành phải trở về Macao. Để tránh không cho ngƣời Đàng Ngoài nghi ngơ, tôi đã bỏ Đàng Trong vào tháng 7 năm 1626, để nhiều cha can đảm ở lại nơi tôi sẽ trở lại mƣời bốn năm sau. Tôi sẽ nói vắn tắt về những thành quả kỳ diệu của đức tin ở Đàng Ngoài, những sự việc tôi đã trình bày đầy đủ hơn trong cuốn Lịch sử viết cách đây ba năm 19.

Chƣơng 6: TÌNH HÌNH ĐÀNG NGOÀI

Tôi sẽ không nói hết những điều tôi thấy ở miền truyền giáo này, bởi vì tôi đã trình bày đầy đủ trong một cuốn sách. Tuy nhiên ngƣời ta đã khuyên tôi tóm lƣợc ở đây nhân dịp tôi kể về hành trình của tôi, nhƣ vậy những ai chƣa đọc sách Lịch sử Đàng Ngoài của tôi, sẽ thích thú vì đƣợc biết ít ra một cách sơ lƣợc.

Tôi biết bởi đâu đất nƣớc rất đẹp này lại không đƣợc biết tới, bởi đâu các nhà địa lý Châu Au không biết tới tên gọi và gần nhƣ không ghi trong bản đồ nào cả, tuy họ chép đầy đủ tên các nƣớc trên thế giới 20. Là vì họ lẫn với một nơi trùng với tên xứ này. Về xứ này họ chỉ đƣa ra những lời dối trá làm

Page 9: HàNh TrìNh Và TruyềN GiáO CủA GiáO Sĩ đắC Lộ

[email protected] Trang 9

cho những ai đã đến ở đây phải phì cƣời. Họ chỉ dựa theo sách vở và tự coi là nhà bác học, thế rồi ngƣời ta nhai lại những sai lầm của ngƣời viết sách.

Đàng Ngoài là một nƣớc lân bang với Trung Quốc, trƣớc đây tám trăm năm là một tỉnh tuỳ thuộc Trung Quốc, cũng nhƣ Bắc Kinh và Nam Kinh. Rồi họ đã đứng lên phản công tách ra khỏi do một viên tƣớng lãnh tự xƣng vƣơng quốc củng cố ngôi vị. Ngƣời Tàu đành phải giảng hòa, chỉ đòi phải triều cống qua loa ba năm một lần 21.

Đàng Ngoài lớn hơn Đàng Trong gấp bốn lần và theo tôi, thì rộng bằng nƣớc Pháp, bắt đầu ở vĩ tuyến mƣời tám cho tới vĩ tuyến hai mƣơi tƣ, hoàn toàn nằm trong vùng nhiệt đới. Thế nhƣng rất đẹp và rất trù phú, có hơn năm muơi sông ngòi và biển ở hai phía. Về khí hậu, về đồng ruộng lụt ngập, về trái cây, về hiến pháp, phong tục và tình thế thì cũng chung nhau nhƣ tôi đã nói ở chƣơng nhất phần hai này. Tôi cũng đã nói rằng chƣa đƣợc một thế kỷ Đàng Trong vẫn thuộc về cùng một nƣớc với Đàng Ngoài 22.

Nƣớc này thật là một nƣớc quân chủ, tuy có hai quốc vƣơng, một thì gọi là vua, chỉ có danh tánh, và một là chúa ngƣời có mọi quyền hành và tuyệt đối cắt đặt việc cai trị các tỉnh, trừ chức tiến sĩ thì dành cho vua, để chính vua ban vào thời thi tuyển đã định trƣớc. Cũng dành cho vua một nghi thức cử hành vào đầu năm mới. Ngoài ra, vua không ra mắt, chỉ ở cấm cung trong điện đài cổ kính, cuộc đời trôi qua nhàn rỗi, trong khi đó chúa nắm hết quyền hành, chiến tranh cũng nhƣ hỏa binh 23.

Vị này mới là vua thật, kể từ khi những vị trƣớc cƣớp quyền, nay thực thụ nắm hết không ai có thể tranh giành đƣợc. Tôi phấn khởi thấy toàn dân tỏ lòng trọng kính và nhanh nhẩu vâng mệnh lệnh. Lúc nào cũng có năm mƣơi ngàn lính hộ vệ, mỗi ngày mƣời hai ngàn thay phiên canh gác, chỉnh tề nghiêm khắc. Tất cả đều vận nhung phục chúa ban cho vào đầu mỗi năm. Khi tuyên thệ trung thành thì họ mặc nhung phục màu tím, cũng là màu dành cho các bậc tiến sĩ và không ai vào chầu chúa với áo màu đỏ.

Vũ khí binh sĩ thì gồm có súng tay, giáo mác và mã tấu. Họ chỉ mang một thứ vũ khí và xủ dụng rất khéo, nhất là hỏa vũ khí. Súng đại bác của họ không bằng gang, cũng không rộng lòng nhƣ súng của ta. Điều tôi biết chắc là mặc dầu sống chung với nhau và khi có giặc họ chiến đầu rất anh dũng không tiếc mạng sống, thế nhƣng họ thƣơng nhau nhƣ anh em và không bao giờ tôi nghe nói có binh sĩ nào dùng vũ khí ám hại đồng sự.

Tôi phải xấu hổ cho giáo dân ta, có một ngƣời Pháp tới Đàng Ngoài, ngƣời đó gặp một ngƣời Bồ là bạn thân, thế nhƣng không ở với nhau lâu mà không xích mích. Binh sĩ lƣơng dân khi thấy hai ngƣời cầm súng hăm he thì đều sửng sốt về sự hung hãn đó. Họ bực tức nói với tôi rằng chƣa bao giờ thấy một việc man rợ nhƣ thế. Tôi để cho độc giả nghĩ họ sẽ phê phán gì nếu họ thấy những cách ăn ở của ta ở Au Châu 24.

Từ khi tôi trở về Au Châu, nhiều ngƣời tƣởng tôi kể lại cho vui, khi tôi nói hay khi họ đọc trong các sách của tôi rằng chúa Đàng Ngoài có tới năm trăm thuyền chiến, hoặc họ tƣởng tôi coi thuyền chiến là thứ thuyền nhỏ, bởi vì các tƣớng lãnh ở Au Châu giàu gấp mƣời lần chúa Đàng Ngoài cũng chỉ bảo dƣỡng đƣợc bốn trăm với đầy đủ trang bị 25.

Vậy thì tự do ai muốn tin thì tin, còn tôi, nhờ ơn Chúa, tôi không ƣa phóng đại và ghét gian dối đến ghê tởm, thế nhƣng tôi không hối khi nói lên những gì tôi thấy. Tôi đã một lần đếm đủ bốn trăm thuyền chiến trong đạo binh chúa Đàng Ngoài, tất cả đều đầy đủ trang bị, có thể không rộng bằng, nhƣng dài hơn những thuyền chiến tôi đã thấy, không lâu đây, khi từ Roma trở về, ở cửa biển thành Gênes và thành Macxây. Thực ra những thuyền chiến ấy không có tù để chèo, hay ngƣời khổ sai nhƣ chúng ta, cũng không có tội nhân bị án phạt chèo thuyền nhƣ chúng ta, nhƣng là binh sĩ nhận danh dự đƣợc chèo. Vì thế tiêu khiển thông thƣờng nhất của chúa là dự các buổi thao diễn thuyền chiến ở bến, binh sĩ nào chèo giỏi thì đƣợc chúa thƣởng hậu hĩ.

Thƣờng thƣờng chúa ra khỏi đền bốn hay năm lần một năm để du ngoạn, lần nào cũng có ít ra mƣời hay mƣời hai ngàn ngƣời hộ vệ với ba trăm voi, trên lƣng có mƣời hai ngàn ngƣời hộ vệ với ba trăm voi, trên lƣng có chòi sơn son hoặc thiếp vàng: đó là những cỗ xe chở các bà hoàng đi rất khoan thai, mỗi voi có thể chở ít ra mƣời hay mƣơi hai ngƣời. Thỉnh thoảng tôi thấy chúa cƣỡi voi và điều khiển rất khéo. Ngoài những tiêu khiển đó, chúa chăm chỉ lo việc nƣớc và không ngày nào không cho dân

Page 10: HàNh TrìNh Và TruyềN GiáO CủA GiáO Sĩ đắC Lộ

[email protected] Trang 10

tới triều yết. Các bạn sẽ thấy mỗi sáng quần thần trong nƣớc tới sân rồng cùng với binh sĩ để dự buổi chầu. Họ buộc phải tới tuy họ còn nhiều phụ tá dƣới quyền mình ở các tỉnh và ở cả mỗi xã.

Chƣơng 7: MẤY PHONG TỤC RIÊNG Ở ĐÀNG NGOÀI

Tôi có thể kể nhiều sự kỳ lạ về tôn giáo, về pháp luật, về thƣơng mại, về cỗ bàn và về hôn nhân nơi ngƣời Đàng Ngoài, nếu tôi muốn lặp lại những gì tôi đã viết ở chỗ khác. Ở đây tôi chỉ đề cập sơ qua không theo thứ tự tới một ít phong tục coi nhƣ có hệ tới xu hƣớng tốt của dân tộc này để nhận đức tin đạo ta.

Tôi quan sát nơi họ có một tập quán có thể cho chúng ta tƣởng đạo ta từ xa xƣa đã có giảng ở đất nƣớc này mà ngày nay không ai còn nhớ tới. Trẻ vừa sinh ra, tôi thấy cha mẹ liền bôi trên trán một dấu chữ thập bằng than hay mực. Nhƣng tại sao họ lại bôi trên trán nhƣ thế. Tôi hỏi thì họ nói là để trừ tà ma và ngăn không cho chúng làm hại tới trẻ. Tôi lại thêm: nhƣng tại sao lại làm cho tà ma sợ vì chúng là thần linh? Họ thú nhận chẳng biết chẳng hiểu gì hơn. Còn tôi, tôi không bỏ lỡ cơ hội cho họ biết bí quyết và dạy cho họ công nhận thế lực của thánh giá. Điều đó nhiều lần trở thành phƣơng thế để chinh phục họ trở lại đạo.

Nơi họ cũng có ba thứ tôn giáo nhƣ ở Trung Quốc. Nhƣng việc sùng bái vong linh tiên tổ vƣợt hết những gì có thể nghĩ đƣợc ở Au Châu. Họ vất vả rất nhiều để tìm đất đặt mồ mả. Họ cho rằng, hạnh phúc toàn gia tộc đều phụ thuộc vào sự để mả này. Họ không tiếc tiền của, công lao để bày cỗ bàn tiếc tùng mấy ngày liền sau đám tang, rồi mỗi năm, vào ngày kỵ, không bao giờ họ bỏ không làm giỗ tổ tiên tới tám đời hoặc có khi tới mƣời đời. Tôi không nói gì thêm về các việc khác họ làm trong dịp này, tôi đã nói trong cuốn Lịch sử Đàng Ngoài.

Khi tôi bắt đầu giảng và ngay trƣớc khi chúa cho tôi một nhà thờ đầu tiên, thì có một bà còn trẻ trong họ hàng nhà chúa, chồng mới mất. Vì rất yêu chồng, nên khi nghe nói tôi cầu nguyện cho các vong linh thì bà mời tôi và xin tôi cho bà biết có liều thuốc nào hiệu nghiệm để chữa chồng bà mới qua đời đƣợc mấy tháng nay. Bà sẽ không tiếc gì, tôi muốn đòi hỏi gì thì bà bằng lòng dâng cúng.

Tôi cho bà biết là vì đạo tôi giảng, tôi buộc mình không đƣợc nói dối, trong bất cứ trƣờng hợp nào. Và điều bà xin, tôi không thể nói sự thật chẳng đẹp lòng bà. Tôi đến đất nƣớc này để đem liều thuốc có đảm bảo cho ngƣời còn sống, miễn là họ muốn dùng, còn về các vong linh ngƣời đã chết trong sai lầm, thì tôi chẳng chữa chạy đƣợc gì, mà chỉ còn khóc lóc thƣơng ngƣời xấu số.

Bà này chỉ đáp lại tôi bằng đôi mắt và thở dài, không nghĩ đến việc trở lại, nhƣng Chúa đã cho một bà sang trọng khác đã dự vào câu chuyện, bà này lý luận, nếu ông này muốn đƣa lời dối trá trong lời giảng thì ông chỉ cần bảo bà kia rằng ông có thể chữa chạy cho chồng bà kia đƣợc và bà kia sẽ dâng cho ông một phần gia tài, và chẳng ai có thể vạch sự gian dối đó đƣợc. Nhƣng vì trong cơ hội tốt để làm giàu, ông đã kiên trì nói sự thật, thì phải tin rằng ông không lừa gạt trong đạo ông giảng và lời ông nói là sự thật, vì thế tôi xin theo và xin vào con đƣờng cứu rỗi ông giảng dạy. Sau đó ít lâu, bà này tới gặp tôi, kể lại câu chuyện và cho tôi biết ý định của bà. Tôi liền bắt đầu dạy giáo lý cho bà, và sau đó rửa tội cho bà. Và tôi thầm phục thế lực của ơn thánh và tình thần của dân tộc này.

Về pháp luật thì theo tôi, cũng đƣợc thi hành tốt nhƣ trong bất cứ nƣớc nào trong thế giới. Chính nhà chúa trả lƣơng cho các quan tòa và cấm không đƣợc bênh bên nào, trong bất cứ vụ kiện nào, để cho không ai phải tốn kém trong việc bênh vực quyền lợi. Vì thế không có nhiều thủ tục, nhiều giấy tờ, làm hao tốn cho cả đôi bên về kinh phí, về tranh cãi; những việc này lƣơng dân ở đây không biết tới, dân mà ta thƣờng gọi là man di. Tôi để các bạn nghĩ họ sẽ nói gì về chúng ta nếu họ biết luật lệ tòa án và hết những thủ tục cãi vã của ta.26

Tôi còn thấy có một luật bất khả xâm phạm nơi họ và tôi cho là rất tốt đẹp, đó là ngƣời trong họ với nhau không bao giờ đƣợc kiện cáo nhau, họ hòa giải với nhau trong nội bộ, quan tòa chỉ là ngƣời ngoài, không đƣợc biết tới. Nếu điều này đƣợc thi hành ở chúng ta, thì ba phần tƣ những vụ kiện cáo không còn nữa. Lại còn một luật lệ nữa là không một quan tòa nào đƣợc trị nhậm nơi mình sinh trƣởng, không một hoàng tộc nào đƣợc quyền cai trị trong nƣớc vì sợ ngƣời đó có tham vọng cƣớp quyền trị dân 27.

Page 11: HàNh TrìNh Và TruyềN GiáO CủA GiáO Sĩ đắC Lộ

[email protected] Trang 11

Sau cùng, hôn lễ đƣợc cử hành rất long trọng, trƣớc mặt quan tòa. Còn những đám cƣới lén lút thì bị tòa lên án. Tội ngoại tình bị trừng phạt hết sức nghiêm khắc, có thể bị xử tử. Hình phạt phải chịu là bị đƣa ra một thửa ruộng, bị trói chân tay và đặt nằm dƣới đất, thế rồi ngƣời ta cho voi lấy vòi hất lên, lúc rơi xuống thì ngà voi đỡ lấy, sau cùng cho voi giày.

Chƣơng 8: LẦN ĐẦU TIÊN TÔI TỚI ĐÀNG NGOÀI VÀ NHỮNG KẾT QUẢ ĐẦU TIÊN CỦA PHÖC ÂM

Thế là ngày 12 tháng 3 năm 1627, tôi rời Macao và sau tám ngày trên biển với một cơn bão lớn tƣởng nguy tới tính mạng, chúng tôi may mắn cập bến cửa Bạng ở tỉnh Thanh Hóa, ngày 19 tháng 3, lễ thánh Giuse 28, Đấng tôi nhận là quan thầy trong công trình lớn lao này. Chúng tôi liền đặt tên cho cửa biển này và từ đó gọi là cửa thánh Giuse.

Tàu chúng tôi chƣa vào tới bờ thì đã thấy rất đông ngƣời tụ tập để xem hàng hóa trong tàu. Tôi liền bắt đầu giở hàng hóa của tôi ra và cho họ biết tôi có một thứ hàng quý hơn và rẻ hơn tất cả những hàng khác, tôi sẽ biếu không nếu ai muốn, đó là đạo thật, đƣờng thật ban hạnh phúc. Tôi giảng giải một bài ngắn, bởi vì đạo trong ngôn ngữ của họ có nghĩa là đàng, đƣờng. Chúa cho trong mẻ thứ nhất này, ngay trƣớc khi đặt chân lên đất, có hai ngƣời rất thông minh sa lƣới và nhất quyết xin chịu phép rửa tội. Tôi đã rửa tội cho họ sau đó ít lâu cùng tất cả gia đình.

Chúng tôi ở bên này không lâu và mỗi ngày đều có ngƣời đến nghe giảng và tin theo sự thật Chúa cho hiểu biết. Ngƣời ta dẫn chúng tôi tới phủ chúa, lúc đó chỉ nghĩ tới chiến tranh 29. Chúa cầm đầu một đạo quân lớn gồm có một trăm hai mƣơi ngàn ngƣời và bốn trăm thuyền chiến. Ngƣời Bồ đến lạy chúa và dâng phẩm vật. Tôi cũng đi với họ. Ngoài những phẩm vật khác, tôi dâng chúa một đồng hồ có bánh xe và một đồng hồ cát 30, nhƣng chúa không ngó tới vì còn mải sửa soạn cộc hành quân chống chúa Đàng Trong. Chúa truyền cho chúng tôi đợi chúa trong tỉnh thành này, nơi chúa để lại hết các hành trang và cung phi. Chúa cũng cho một toán binh hộ vệ chúng tôi.

Trong hai tháng trời, chúng tôi đƣợc thong dong thu lúa đầy kho Thiên Chúa, rửa tội cho hai trăm ngƣời. Thật là đƣợc mùa dƣ dật. Khi chúa bại trận nặng nề trở về thì chúng tôi ra mắt. Lúc này trí óc thảnh thơi, chúa tiếp đón chúng tôi rất niềm nở. Tôi dâng chúa một cuốn sách về toán học, bì nạm chữ vàng, in bằng chữ hán 31. Nhân dịp tôi cũng cắt nghĩa cho chúa biết sự xoay vần trời đất cùng các tinh tú, từ đó tôi đề cập tới Đức Chúa Trời. Chúa để ý nghe suốt hai tiếng đồng hồ, ấy là đã mệt nhọc vì đƣờng trƣờng. Chúa tỏ ra hài lòng đƣợc nghe nói về đạo thánh của ta, chúa cũng mời tôi năng lui tới phủ chúa. Bài giảng thứ nhất này không vô ích, có một quan sang trọng, sau khi nghe, đã thấy đƣợc ơn Thiên Chúa và đến xin chịu phép rửa tội.

Tôi đƣợc hân hạnh chúa vời tới thuyền chúa nhiều lần và còn mời tôi ngồi bàn tiệc với chúa, theo kiểu dân xứ này, mỗi ngƣời một bàn riêng. Chúa để tôi ngồi cạnh chúa và có nhã ý cho tôi dùng những món thịt ngon nhất tốt nhất mà chúa có. Tôi phải vận động để đƣợc ở lại trong đất nƣớc này, khi tàu ngƣời Bồ lên buồm trẩy đi. Tôi liền kiếm khắp nơi một ngƣời bạn nói dùm cho tôi một tiếng. Nhƣng ai cũng chối từ, chỉ có Thiên Chúa nói cho tôi và cho tôi thành công không ai dự phần vào.

Chúa với tôi vào thuyền để chỉ dẫn cho chúa biết đồng hồ dùng vào việc gì và đồng hồ cát sử dụng thế nào, hai phẩm vật tôi đã dâng. Sau khi bái chào chúa, tôi lên dây đồng hồ và cho đánh giờ, và đồng thời tôi lất đồng hồ cát, cho chúa biết, khi tất cả cát rơi xuống đáy thì đồng hồ lại đánh giờ. Chúa thấy rất lạ và hỏi xem tôi có nói thật hay không. Tôi liền ngồi xa chiếc đồng hồ, vì sợ chúa tƣởng tôi xờ mó vào đồng hồ. Tôi cũng bắt đầu giảng về nguyệt thực nhật thực, trong khi chờ đợi. Chúa vẫn đăm đăm vào đồng hồ cát và khi cát đã rơi xuống đáy thì chúa cầm trong tay nói: hỏng rồi, đồng hồ của khanh không đánh. Chúa vừa nói thì đồng hồ liền đánh giờ nhƣ tôi đã báo trƣớc. Chúa lấy làm thích thú và chúa bảo tôi nếu tôi muôn ở đây hai năm với chúa, chúa vui lòng tiếp tôi nhiều lần nữa.

Tôi thƣa, không phải hai năm, mà suốt đời tôi, tôi rất hân hạnh đƣợc phụng sự một vị chúa cao sang 32. Thế là chúa cho chuẩn bị một thuyền chiến để đƣa tôi đi đƣa ngoạn với chúa, và tôi đã đi với chúa, đƣợc chúa ân cần quý mến. Trên hành trình, chúng tôi có dịp chiến đấu với Satan. Trong số năm mƣơi tên nguỵ giặc 33 bị kết án tử hình, tôi theo đuổi một ngƣời tôi khuyên anh chịu phép rửa tội trƣớc khi bị tử hình. Khi đã sẵn sàng rồi thì tôi thấy không sao thi hành đƣợc, vì không có nƣớc. Tôi đang băn khoăn giữa thửa ruộng chúng tôi đứng, thì tôi khám phá hầu nhƣ ngay chỗ chân tôi có một vũng đầy nƣớc mƣa từ đêm hôm qua, tôi liền lấy hai tay vốc nƣớc rửa tội cho anh. Ngay sau đó, anh

Page 12: HàNh TrìNh Và TruyềN GiáO CủA GiáO Sĩ đắC Lộ

[email protected] Trang 12

bị chém đầu. Tôi tin linh hồn anh lên thẳng trời. Tôi vội vàng chạy tới những ngƣời khác, nhƣng không ai còn sống: đây là bí nhiệm không đo lƣờng đƣợc của Chúa quan phòng.

Chƣơng 9: NHỮNG TIẾN TRIỂN LỚN LAO CỦA ĐỨC TIN Ở ĐÀNG NGOÀI

Vì vinh quang Cha muôn ngàn ánh sáng mà tôi sẽ kể những chiến thắng ơn thánh đã lƣợm đƣợc trong một thời gian ngắn đối với sai lầm, trong một lãnh thổ mà mỗi ngày ma quỷ hằng thành công không ai tranh giành với chúng đƣợc. Khi chúng tôi tới kinh đô Đàng Ngoài tên là Kẻ Chợ, một kinh thành rất lớn và rất đẹp, phố phƣờng rộng rãi, dân cƣ đông đúc, lũy thành dài tới hơn sáu dặm, tức thì chúa dựng cho chúng tôi một nhà ở và một nhà thờ xinh đẹp. Thế là tiếng đồn đi khắp nƣớc và ngƣời ta tuốn đến rất đông, đến nỗi tôi phải giảng mỗi ngày ít ra bốn lần và nhiều khi sáu lần. 34

Nhìn thấy kết quả, tôi khó lòng tin cho nổi. Một bà em gái của chúa 35 và mƣời ngƣời họ hàng gần đã đƣợc rửa tội, có mấy tƣớng lãnh nổi tiếng cũng xin theo đạo và nhiều binh sĩ nữa. Năm thứ nhất, số ngƣời chịu phép rửa tội là một ngàn hai trăm ngƣời, năm sau, hai ngƣời và năm thứ ba ba ngàn năm trăm.

Không gì làm tôi bỡ ngỡ nữa, tôi thấy dễ dàng chinh phục các vị sƣ sãi 36, (…) tôi đã rửa tội đƣợc hai trăm, những ngƣời này rất đắc lực giúp tôi chinh phục kẻ khác. Một trong số này đã dẫn đến tôi năm trăm ngƣời xƣa kia dạy điều dối trá, nay họ giảng chân lý đức tin và từ đó chính họ là những thầy giảng nhiệt thành nhất của chúng tôi.

Họ rất hài lòng khi tôi trình bày đạo ta hợp với lẽ phải và nhất là họ phục mƣời điều răn Chúa, cho rằng không có gì hợp lý hơn và đáng đƣợc công bố bởi đấng thƣợng đế muôn dân muôn nƣớc. Phƣơng pháp tôi dùng là luận về linh hồn bất tử và sự sống đời sau, từ đó chứng minh về tính Thiên Chúa, về quan phòng của Ngƣời và dần dần mới đề cập tới mầu nhiệm khó hơn. Theo kinh nghiệm chúng tôi thấy, cách giảng dạy lƣơng dân nhƣ thế rất có ích: tôi đã cắt nghĩa dài hơn trong cuốn Phép giảng tám ngày trong đó tôi cố trình bày hết các chân lý căn bản phải giảng dạy lƣơng dân.

Ngoài ơn bên trong giúp cho công việc thu phục muôn dân, còn có nhiều phép lạ thƣờng xuyên xảy ra trong lúc khai sinh giáo đoàn, làm cho công cuộc đƣợc thành đạt vẻ vang. Tôi nói thƣờng xuyên bởi vì có rất nhiều đến nỗi các thầy giảng của tôi không còn đếm xuể. Tôi cho là tội lớn những kẻ giả dối hoặc kể lại những phép lạ giả tạo và xin Chúa đừng để tôi phạm. Tôi có thể nói hết sự thực về phép lạ tôi đã thấy và nghe ngƣời đáng tin kể lại. 37

Với thánh giá Chúa, với nƣớc phép, giáo dân tốt lành đã thông thƣờng đuổi ma quỷ, chữa các thứ bệnh tật. Chỉ cho uống bốn năm giọt nƣớc thánh mà chữa đƣợc nguời mù và cho hai ngƣời chết sống lại. Một viên quan lƣơng dân có vợ theo Kitô giáo, đã đến xin tôi phái mấy ngƣời giáo dân tới một xã thuộc quyền ông, nơi đây có nhiều thuộc hạ của ông đang đau bệnh, mỗi ngày có ngƣời qua đời. Tôi liền sai sáu thầy giảng và căn dặn chớ nhận của ngƣời ta cho để tạ ơn vì đã khỏi bệnh.

Họ ra đi mang theo vũ khí để đối phó với ma quỷ mà ngƣời ta cho là căn nguyên của bệnh tật tai ƣơng. Vũ khí đó là cây thánh giá, nƣớc phép, cành lá phép, nến phép 38 và ảnh Đức Trinh Nữ mà tôi đã trao cho họ ngày chịu phép rửa tội. Họ ra đi, cầm thánh giá ở đầu, ở giữa và ở cuối xóm. Họ đến thăm bệnh nhân đọc kinh và cho bệnh nhân uống vài giọt nƣớc phép 39. Không đầy năm ngày đã chữa khỏi hai trăm bày mƣơi hai ngƣời. Tiếng đồn khắp nƣớc. Quan cai đã tới cảm ơn tôi, mắt đẫm lệ. Việc này làm cho giáo dân rất phấn khởi và nhiều lƣơng dân nhận sai lạc của mình.

Nhƣng đã xảy ra một tai nạn buồn thảm vừa làm cho chúng tôi đau khổ vừa để lại một bài học. Số là một trong đám giáo dân tới xã đó, ngƣời đứng đầu trong bọn, sau khi trở về đƣợc mấy ngày thì tắt thở. Tôi đƣợc biết ông đã không giữ lời tôi căn dặn, không đƣợc nhận gì vì ơn Chúa làm qua lời cầu nguyện. Thế mà ông đã nhận một áo nhung hoa vi quan đó tặng. Khi tôi biết điều này, tôi sợ Chúa phạt, nhƣ Giêzi đã không vâng lời Elisê 40. Đây là sự việc nhắn nhủ ngƣời khác phải coi chừng và chớ bao giờ để mình tham của cải đời này.

Có một nữ giáo dân rất đạo đức tên là Benoite, mẹ cậu thanh niên mới đƣợc rửa tội đƣợc ít lâu nay tên là Benoit, bà này chết khi tôi đi vắng, vì thế không đƣợc xƣng tội. Ngƣời con hết sức đau khổ vì mất mẹ mà nhất là mẹ chƣa đƣợc xƣng tội trƣớc khi chết. Cậu khóc lóc thảm thiệt, thật là sầu khổ đôi đƣờng. Do ơn Chúa thúc đẩy, cậu xin giáo dân tới chia buồn đọc kinh cầu nguyện bên giƣờng ngƣời

Page 13: HàNh TrìNh Và TruyềN GiáO CủA GiáO Sĩ đắC Lộ

[email protected] Trang 13

chết, xác đã cứng lạnh và bất động từ sáu giờ đồng hồ. Họ đến quỳ gối, Benoit đọc lớn tiếng kinh Lạy Cha và kinh Kính Mừng, rồi rảy nƣớc thánh trên mặt mẹ, tức thì bà mở mắt, không những bà sống lại mà còn hoàn toàn khỏi bệnh. Bà chỗi dậy rồi cũng quỳ xuống với mọi ngƣời khác đồng thanh ngợi khenh Chúa đã ban cho phép lạ rất hiển nhiên. Mấy ngày sau khi tôi tới thôn đó thì cả mẹ cả co đều kể cho tôi nghe về ơn họ đã nhân đƣợc.

Tôi không kể những chuyện khác vì sợ quá dài, nhƣng nếu ai nhàn rỗi và đọc những điều tôi viết trong cuôn Lịch sử Đàng Ngoài thì sẽ biết ngợi khen Chúa đã cho giáo đoàn mới này những ơn Ngƣời đã ban cho giáo dân mấy thế kỷ đầu.

Chƣơng 10: LÕNG SỐT SẮNG CỦA GIÁO DÂN TÂN TÕNG TRONG GIÁO ĐOÀN ĐÀNG TRONG

Đời sống trong sạch và lòng sốt sắng của giáo dân tân tòng ở giáo đoàn này còn là chứng cứ rõ ràng có tay Chúa hơn là các phép lạ. Tôi nói thật, không gì làm cho tôi xúc động bằng thấy trong đất nƣớc này có bao nhiêu giáo dân là bấy nhiêu thiên thần và ơn phép rửa đã tạo nên nơi mọi ngƣời một tinh thần đã phát sinh nơi các tông đồ và các vị tử đạo thời Giáo hội sơ khai.

Họ có một đức tin vững chắc đến nỗi không ai có thể nhổ ra khỏi lòng họ đƣợc. Có một bà còn trẻ tên là Darie đã thà chết chẳng thà theo ý một vị quan muốn làm mất danh giá bà. Bà sẵn sàng chết để khỏi bị ô uế mất ơn phép rửa.

Một giáo dân khác tên là Phanchicô làm việc khiêng cáng cho ngƣời em của chúa, theo phong tục những kẻ cả trong nƣớc. Ông này đành chịu chết hơn là bỏ việc bác ái thƣờng làm ngoài giờ hầu hạ chủ. Ông nhiệt tâm đi chôn xác những giáo dân nghèo và việc bác ái này đã đƣa ông tới cái chết và cái chết là phần thƣởng lớn nhất ông mong mỏi 41.

Vì quý trọng đức tin mà họ rất chuộng các nghi lễ rất nhỏ có hệ đến đức tin. Họ coi các cha giảng đức tin nhƣ các thiên thần và hân hạnh đƣợc vâng lời trong hết mọi việc rất nhỏ mọn. Không bao giờ tôi giơ thánh giá lên mà không thấy họ sụt sùi chảy nƣớc mắt. Cứ mƣời lăm ngày, họ lại đến xƣng tội hoặc xem lễ. Mặc dầu xa nhà thờ chừng từ năm sáu dặm đàng, họ không bao giờ quên những ngày lễ. Họ tới vào ngày áp lễ để rồi trở về ngày hôm sau, sau các nghi lễ, nghĩa là rất muộn. Họ ở nhà thờ từ sáng sớm cho tới chiều tà. Họ thƣờng quỳ, rất mực khiêm tốn. Thấy họ tôi không cầm đƣợc nƣớc mắt.

Mỗi ngƣời đeo hai ảnh thánh giá, một ở cổ và một ở cổ tay. Họ nói ảnh thứ nhất làm thuẫn, ảnh thứ hai làm gƣơm đao. Không bao giờ họ đi hoạt động mà không đem theo một bàn thờ nhỏ, gấp lại khi tới nhà trọ. Mỗi sáng họ không bao giờ quên nguyện ngắm một nửa giờ. Đa số suy niệm về mầu nhiệm đạo thánh và họ đƣợc hƣởng những êm ái Chúa ban cho những linh hồn trong sạch.

Họ rất quý trọng nƣớc phép, cứ năm sáu ngày họ lại đến lấy, họ đeo một lọ ở cẳng tay có dân buộc. Họ cho bệnh nhân uống với những thành quả lạ lùng. Mỗi chủ nhật, tôi buộc lòng phải làm phép với năm vại lớn, để thỏa mãn lòng sốt sắng của họ.

Tôi rất phấn khởi thấy họ thận trọng dọn mình xƣng tội và rƣớc lễ. Họ có lòng quý mến và trọng kính các bí tích một ngàn lần hơn tôi. Ngày hôm trƣớc, bao giờ họ cũng giữ chay và đánh tội 42. Nếu tôi không ngăn cản thì họ sẽ rƣớc lễ nhiều lần chứ không phải chỉ một tuần một lần. Họ xƣng tội mà khóc lóc nhƣ thể họ phạm tội tày đình và thực ra tôi có thể nói, thƣờng thƣờng khi ngồi tòa, tôi khó thấy gì là tội để làm phép giải, không phải ở một số ít mà thƣờng là cả một làng một xã. Tôi cũng nhận thấy không phải là họ không biết, nhƣng vì họ kính sợ Chúa.

Page 14: HàNh TrìNh Và TruyềN GiáO CủA GiáO Sĩ đắC Lộ

[email protected] Trang 14

CHƢƠNG 11-15

Chƣơng 11: TẠI SAO TÔI PHẢI BỎ ĐÀNG NGOÀI MÀ VÀO ĐÀNG TRONG

Những thành quả tốt đẹp ở Đàng Ngoài dĩ nhiên làm cho thù địch không đội trời chung là ma quỷ phản kháng. Tôi đƣợc bình yên chừng một năm rƣỡi để vui sƣớng thấy thuyền thánh Phêrô chứa đầy cá dâng tiến Chúa Kitô.

Cơn bão táp thứ nhất bắt đầu do cùng một nguyên cơ gây nên xáo trộn đầu tiên trên thế giới. Giáo dân tân tòng đa thê, khi theo đạo thì thải các bà vợ bé đi, vì thế các bà này phản ứng gây xúc động cho cả nƣớc. Chính chúa tới nay rất thiện cảm với chúng tôi, cũng bắt đầu nghi ngờ về đạo chúng tôi rao giảng. Ngƣời ta đã nã vào tai chúa rằng đạo có hại cho tiền đồ đất nƣớc vì đạo cấm lấy nhiều vợ và do đó hạn chế dân số, bớt số tráng đinh làm việc cho chúa.

Lại có điều làm phật ý chúa: các hoạn quan hầu hạ thƣờng xuyên các cung phi lại đổ dầu vào lửa. Họ sợ nếu chúa khen đạo chỉ cho có một vợ một chồng, một chồng một vợ thì chúa sẽ thải hết cung phi, có tới một trăm, nhƣ vậy họ không còn đƣợc làm việc trong phủ chúa nữa. Thế là họ nổi lên chống chúng tôi và tìm muôn nghìn mƣu kế để chúa không tỏ thịnh tình với chúng tôi.

Đối với họ thật không khó gì. Họ ở luôn bên cạnh chúa và tha hồ nói xấu đạo ta. Kết cục, chúa ra sắc lệnh cấm tất cả thần dân không đƣợc nghe đạo mới đƣa từ trời Au tới, bởi vì đạo có hại cho tiền đồ Nhà nƣớc và thuần phong mỹ tục toàn dân.

Chúng tôi rất bỡ ngỡ và tất cả giáo dân đều mạnh bạo tuyên bố vâng phục chúa trong tất cả những điều lƣơng tâm cho phép, nhƣng cƣơng quyết quý trọng đức tin hơn mạng sống. Nhƣng rồi nhờ ơn Thiên Chúa, cơn sấm sét này chỉ làm cho chúng tôi sửng sốt, ánh lửa chỉ le lói thoảng qua mà không gây hại.

Bởi vì chúa chƣa hết tín nhiệm chúng tôi. Sau khi những chấn động đầu tiên không còn ở trong tâm trí chúa nữa, thì chúa không theo dõi làm hại chúng tôi. Thế là chúng tôi âm thầm làm việc nhƣ trƣớc. Từ đây số giáo dân tân tòng càng đông. Thật là rõ ràng, chỉ có Thiên Chúa ban ơn dồi dào trong cơn thử thách.

Thế nhƣng sau thời bình an này thì tiếp đến cơn bão táp mới, cũng do những ngƣời đó gây nên với những nguyên cớ khác. Số là ngƣời ta tố cáo giáo dân đập nhà tƣợng thần, rồi đến thƣa với chúa rằng tôi là thầy phù thuỷ, hơi thở của tôi có phù có phép vặn đầu ngƣời tôi đối thoại, không ai chống lại đƣợc. Thế là từ đó không những chúa bắt đầu chống đối đạo tôi rao giảng, mà còn chống đối bản thân tôi. Chúa ngại không muốn gặp tôi và đàm đạo với tôi, đến nỗi khi tôi muốn vào yết kiến chúa để thanh minh thì các ngả đƣờng ra vào đều đóng hết. Thảng hoặc có các bạn đƣợc lòng chúa tìm cách đƣa tôi vào phủ chúa, thì chúa nhƣ muốn tránh tôi và chỉ cho tôi một phiên hầu rất ngắn ngủi và vội vã, vì chúa sợ hơi thở tôi gieo phù gieo pháp.

Tuy thế tôi không bỏ công việc mọi ngày cho tới khi chúa công khai chống tôi, vào đầu năm 1630. Chúa cấm tôi không đƣợc giảng đạo mới trong đất nƣớc của chúa, ra lệnh cho tôi phải rút về Macao hoặc về Đàng Trong: sắc lệnh đƣợc long trọng công bố bằng mọi cách thức và niêm yết trên bảng lớn ở cửa nhà chúng tôi.

Tôi để các bạn nghĩ biết bao áy náy nơi giáo dân khi biết tin dữ này. Phần tôi, mặc dầu tôi phiền muộn vì một bất hạnh không tại lỗi tôi, nhƣng không phải vì thế mà tôi không cố gắng làm cho họ can đảm. Tôi lẩn trốn trong nhà họ. Không giảng dạy công khai, nhƣng không phải vì thế mà tôi không đi đến những nơi tôi có thể giúp đỡ. Khi ở nhà này lúc tới nhà kia, giáo dân đƣợc báo tin và từ các ngả họ khôn khéo tuốn đến hội họp đông đúc mà không làm cho lƣơng dân để ý.

Một thời gian ngƣời ta đã giam tôi trong một nhà nọ và đặt lính canh gác thế nhƣng tôi đã đƣợc lòng chủ cách dễ dàng, mỗi đêm đƣa tôi lọt qua cửa sổ, trong khi lính vẫn canh gác cửa. Nhƣ vậy đêm

Page 15: HàNh TrìNh Và TruyềN GiáO CủA GiáO Sĩ đắC Lộ

[email protected] Trang 15

đêm tôi tới nhà giáo dân để rửa tội, giảng, giải tội, làm lễ, rồi khi tờ mờ sáng, tôi về nhà tù mà không ai để ý.

Cứ thế trong hai tháng, sau đó đƣợc lệnh chúa bắt tôi trở vào Đàng Trong chờ cho khi có tàu ngƣời Bồ chở tôi đi Trung Quốc. Ngƣời ta đƣa tôi xuống một chiếc thuyền với một toán lính ba mƣơi sáu ngƣời và một thuyền trƣởng để canh gác tôi. Họ đƣợc lệnh không rời tôi cho tới khi trục xuất tôi ra khỏi xứ Đàng Ngoài này. thế là trong khi không còn trợ lực của loài ngƣời và tôi bị mọi ngƣời sa thải thì Thiên Chúa cho tôi nhận thấy Ngƣời vẫn săn sóc và gìn giữ tôi.

Tôi đã kể cuộc hành trình đầy mạo hiểm trong cuốn Lịch sử. Tôi ở ba tuần trong thuyền chiến, thời gian đủ cho hai mƣơi bốn lính gác xin theo đạo, còn thuyền trƣởng thì sau mƣời lăm ngày cũng xin theo, bởi vì thấy một phép lạ hiển nhiên. Số là có trận bão lớn làm nguy tới tính mạng, chúng tôi liền rảy một chút nƣớc phép xuống biển, đọc kinh Lạy Cha, tức thì sóng yên biển lặng. Thuyền trƣởng rất xúc động và xin chịu phép rửa tội. Sau đó tôi đã rửa tội cho ông và đặt tên là Augustin. Từ đó tôi nhƣ làm cha làm mẹ họ và làm chủ tàu nữa. Tôi muốn gì thì họ làm nấy và lẽ ra phải dẫn tôi đến Đàng Trong thì họ lại để tôi ở tỉnh Bố Chính 44 là tỉnh xa phủ chúa nhất. Ở đây tôi trốn ở nhà mấy giáo dân. Rồi họ để tôi trong một chiếc thuyền trong bốn tháng trời, chúng tôi lúc thì theo mấy giòng sông, khi thì ven theo bờ biển. Ban ngày chúng tôi ở xa bến, ban đêm lên đất liền, vào nhà giáo dân để đem hết sức giúp đỡ họ.

Trong thời gian này chúng tôi bị dồn vào thế thiếu thốn mọi sự, đành phải cậy nhờ giáo dân. Họ đã rất rộng rãi cung cấp cho chúng tôi mọi thức cần dùng. Đồng thời đƣợc tin có tàu ngƣời Bồ đã đợi sẵn ở cửa chúa có hai cha dòng đến đón vì đƣợc tin ở Macao cho biết chúng tôi bị trục xuất khỏi Đàng Ngoài. Chúng tôi quá đỗi vui sƣớng khi đƣợc gặp và đƣợc ôm các ngài, vui mừng biết kể sao hết. Chúng tôi tƣởng nhƣ đang ở trên thiên quốc, khi bốn anh em dòng gặp nhau ở đất nứơc này, nơi Thiên Chúa ban cho biết bao công dân mới.

Chúng tôi liền mạnh bạo cùng đi với ngƣời Bồ vào phủ chúa. Chúa không đến nỗi bạc đãi chúng tôi, thế là chúng tôi can đảm tiếp tục công khai giảng và làm những việc chúng tôi vẫn làm trƣớc khi đƣợc lệnh trục xuất. Chúng tôi nghĩ là ngƣời ta chẳng nỡ làm khó dễ cho chúng tôi, bao lâu ngƣời Bồ còn chuyển hàng hóa để rồi trẩy về Macao. Chúng tôi không nghĩ tới việc ngƣời ta đến đƣa sắc lệnh tuyệt đối của chúa đƣa chúng tôi xuống tàu, nếu không tuân thì bị liệt là nguỵ giặc. Chúng tôi hết sức vận động để bãi lệnh đó, nhƣng tất cả công chúng tôi, cả công các bạn hữu đều vô ích. Cả bốn chúng tôi đành phải trẩy đi.

Tôi cũng chẳng muốn nói tới những quyến luyến giáo dân tỏ ra lúc chia tay vì mỗi lần nghĩ tới, tôi lại thƣơng lại nhớ. Đối với chúng tôi, họ tỏ ra nhƣ ngƣời cha ngƣời mẹ thƣơng nhớ vì mất con xa con. Ngày đêm họ kéo đến nhà chúng tôi khi đƣợc tin đó. Họ khóc, họ than, họ gào và nhất là khi vĩnh biệt họ ở nhà thờ thì họ kêu gào lớn tiếng làm cho tôi hãi sợ. Tôi không còn lời để nói, chỉ còn nhiều nƣớc mắt mà thôi. hai cha mới đến đều sửng sốt và lƣơng dân cũng động lòng trắc ẩn 45.

Trong mấy ngày, ngƣời ngƣời lũ lƣợt đến xƣng tội. Tôi phải lo cho hết mọi ngƣời và hầu nhƣ không làm hết, mặc dầu ngày đêm tôi không ngủ vì chỉ có một mình tôi biết tiếng. Ngày cuối cùng đã tới, từ nửa đêm, nhà đông nghịt giáo dân. Họ theo chúng tôi và hôn chúng tôi, nƣớc mắt ƣớt đẫm áo, mà chúng tôi chẳng biết làm gì, chỉ khóc nhƣ họ mà thôi. Khi đã nhiều nƣớc mắt hơn lời nói, để khuyên họ kiên trì trong niềm tin yêu Chúa Kitô. Họ vẫn quỳ trên bờ, xin phép lành, nhiều ngƣời lội ngập tới thắt lƣng không ai là không sụt sùi.

Tôi thấy một vị lão thành ngoại thất tuần, một trong những ngƣời trí thức ở đây, ông cũng đến vĩnh biệt chúng tôi. Ông thắng bộ y phục đại trào, bộ áo ma ông chỉ mặc mấy ngày trong một năm để xử kiện. Ông đứng trên bờ, hơi xa đám đông, khóc nức nở. Tôi thấy ông phục xuống đất long trọng bái nhƣ bái vua bái chúa, quỳ xuống đất bốn lần, trán chạm đất, rồi ông ra về khóc dƣng dức. Sau này ngƣời ta kể lại ông buồn phiến đến nỗi không ăn uống đƣợc nữa và ngày thứ mƣời một thì ông mất. Các bạn thử nghĩ xem ở đâu có tình có nghĩa nhƣ thế?

Sau cùng khi chúng tôi bắt đầu kéo buồm thì từ hai bên lại òa lên khóc. Chúng tôi dán mắt nhìn theo hết sức có thể, lòng chúng tôi không bao giờ xa họ. Vì thực ra, tất cả các bạn tôi đều ở Đàng Ngoài và họ còn tỏ ra nhớ đến tôi, vì sau này họ viết thƣ cho tôi, họ vẫn lui tới nhà thờ công khai cầu nguyện cho tôi trong những ngày lễ, cả những ngày trong tuần; sáng tối trong nhà tƣ, họ vẫn đọc kinh Lạy

Page 16: HàNh TrìNh Và TruyềN GiáO CủA GiáO Sĩ đắC Lộ

[email protected] Trang 16

Cha hoặc kinh Kính Mừng cầu cho ngƣời tội lỗi khốn đốn này. Đó là một trong những điều tôi mong Chúa thứ tha cho tôi.

Chƣơng 12: TRỞ LẠI TRUNG QUỐC VÀ CƢ TRÖ MƢỜI NĂM

Sau khi ở Đàng Ngoài ba năm và hai tháng, nghĩa là từ ngày 19 tháng 3 năm 1627 tới tháng 5 năm 1630, tôi chán nản trở về Macao và liền thỉnh cầu bề trên chớ để đàn chiên không chủ. Cả ba cha đã chứng kiến những khả năng lớn lao đang có để giảng đạo cho tất cả đất nƣớc thịnh vƣợng này đều cùng kêu nài nhƣ tôi. Các cha cũng cho cả viện chúng tôi có những cảm tƣởng tốt về những điều đã thấy, và tất cả toán sinh viên trẻ trung và sốt sắng, cả các cha nghiêm nghị đều mỗi ngày đến quỳ dƣới chân bề trên xin tự nguyện đi truyền giáo ở xứ này.

Có mấy vị đã theo đuổi và sắp sửa đƣợc phái đi Nhật thì nay đổi ý xin tới Đàng Ngoài, nhất là cha Gaspar d’Amaral 46, một trong hai vị đã tới cứu tôi khi tôi gặp cơn nguy khốn tù đày, ngài chỉ muốn trở lại, tuy đã học tiếng Nhật và đã làm hết thủ tục cần thiết để tới hòn đảo đẹp đẽ ấy. Bề trên bằng lòng phái ngài đi Đàng Ngoài cùng với hai cha khác. Tháng 3 năm 1628 các ngài đã trẩy đi và làm nảy nở gấp trăm hạt giống đã gieo trong đồng ruộng Giáo hội. Còn mấy thợ lành nghề khác vẫn tiếp tục hoạt động với những thành quả rất tốt đẹp. Tôi đƣợc biết qua thơ cha Jêrôme Maiorica 47, ngƣời thợ khả kính khả ái và không biết mệt, ngài viết cho tôi biết bây giờ có ba trăm ngàn giáo dân, hai trăm nhà thờ công khai, mỗi năm rửa tội cho ít là mƣời lăm ngàn lƣơng dân. Cha tốt lành đó cũng viết cho tôi biết năm đó, về phần ngài, đã rửa tội đƣợc sáu ngàn và coi sóc bốn mƣơi ngàn giáo dân và bảy mƣơi nhà thờ. Nhƣ vậy, độc giả coi xem, một vị truyền giáo ở xứ đó chẳng làm đƣợc bằng năm mƣơi vị nhiệt thành nhất ở Au Châu ƣ?

Sau khi đã tới giúp xứ Đàng Ngoài, thì tôi bắt đầu dốc hết tâm lực chinh phục ngƣời Tàu, nhƣng phải nói thực, tôi không tìm thấy sự dễ dàng nhƣ tôi đã có kinh nghiệm ở đất nƣớc có phúc tôi vừa rời bỏ. Theo tôi thì trƣớc hết tại tôi, bởi vì tuy hiểu biết tiếng Tàu, nhƣng chƣa đủ để giảng bài liên tục, do đó tôi vẫn phải nhờ thông dịch viên, nên không có sức mạnh thông thƣờng để thuyết phục ngƣời ta quyết định thay đổi tôn giáo và đời sống. Lý do thứ hai, ngƣời Tàu kiêu căng, họ tự coi nhƣ tài giỏi nhất trên trái đất. Tôi thấy họ đến nghe giảng khi họ có điều gì để phản đối, nhƣng khi đã đuối lý, thì không trở lại nữa.

Dẫu sao, Thiên Chúa còn dùng chúng tôi để chinh phục một số khá đông lƣơng dân và tôi cũng rửa tội đƣợc ít ra một ngàn ngƣời tự tay tôi. Chúng tôi thƣờng tới mấy thành phố Tàu, nhất là Hƣơng Cảng. Thỉnh thoảng tới kinh đô là một thành phố lớn và rất đẹp tôi chƣa từng thấy ở đâu và nhờ ơn Chúa, không bao giờ chúng tôi về tay không 48.

Tôi rất hài lòng giữ một nhiệm vụ ở Macao và tôi rất chuyên chú. Ngƣời ta thƣờng gọi là cha giáo dân, tu sĩ nào giúp ngƣời Tàu mới trở lại giáo huấn họ, săn sóc họ và dạy họ những điều cần thiết để sống đạo. Việc này làm tôi bận suốt ngày, còn nếu tôi muốn học hỏi thêm để dọn bài giảng hay bài dạy thần học tôi đảm nhận ở Viện chúng tôi, thì tôi phải làm việc ban đêm. Mới tảng sáng là tôi đã bận với giáo dân ngƣời Tàu hoặc lƣơng dân đang sửa soạn chịu phép rửa tội.

Chƣơng 13: LẦN THỨ HAI TÔI ĐƢỢC PHÁI TỚI ĐÀNG TRONG

Từ ngày tôi rời bỏ Đàng Trong cho tới năm 1639, thì vẫn có nhiều nhân vật danh tiếng của dòng chúng tôi tiếp tục làm việc thành công mỹ mãn và nhiều lần bị khốn đốn vì phong ba bão táp làm cho mất phƣơng tiện nhƣng không mất can đảm làm tiến triển vinh quang Chúa trong công cuộc giảng Phúc âm.

Ngƣời làm việc nhiều hơn tất cả và thu đƣợc nhiều thành quả tuyệt vời ở đất nƣớc này là cha Phanchicô Buzomi, ngƣời thành Napoli. Nhƣ tôi đã nói, ngài đã khởi sự truyền giáo năm 1615 và đã hoạt động trong hai mƣơi bốn năm, chuyên chú một cách lạ thƣờng. Thật là một đấng thánh, không mệt nhọc vì công việc, can tràng trong nguy khốn, kiên trì trong quyết định. Ngài hoàn toàn hy sinh để thiết lập và mở mang giáo đoàn này. Ngài đã may mắn thành công, bởi vì khi mới đến lần thứ nhất ở Đàng Trong, chỉ có rất ít giáo dân, thế mà ngài đã để lại mƣời hai ngàn khi ngài trở về lãnh một số triều thiên nhiều nhƣ số giáo dân tân tòng ngài để lại.

Page 17: HàNh TrìNh Và TruyềN GiáO CủA GiáO Sĩ đắC Lộ

[email protected] Trang 17

Các cha khác cộng tác trực tiếp với vị đại tông đồ là cha Benoit de Mattos, Jean Leria Gaspar, Louis và nhiều tu sĩ khác của dòng. Những vị này, trong những dịp khác nhau, đã đƣợc sai tới và ở nhiều nằm trong xứ Đàng Ngoài. Trong những năm đó, các ngài đã bị bắt bớ bằng nhiều cách do thù địch của Chúa Kitô và thù địch của tôn giáo các ngài rao giảng.

Ba lần chúa ra lệnh trục xuất. Ngƣời ta tố cáo về tội nhƣ tội để cho giáo dân mấy thế kỷ đầu: ngăn cản cơn mƣa và cho đất cằn cỗi. Vu khống này làm cho lƣơng dân bực tức đến nỗi họ định giết các ngài. Phần các ngài không có ý định nào khác bằng ý định mở cửa trời cho mọi ngƣời và xin mƣa xuống dồi dào ơn phúc.

Các tông đồ này không bỡ ngỡ vì những tin đồn và không vì thế mà dễ dàng bỏ công việc. Có vị tạm rút lui và trốn tránh ở nhà giáo dân, các vị khác tạm trẩy về Macao ít lâu, để rồi trở lại đem theo phẩm vật để xoa dịu cơn giận chúa. Nhờ phƣơng kế này, các ngài đã dễ dàng làm cho chúa rút lệnh trục xuất.

Cứ thăng trầm tốt xấu nhƣ thế cho tới đầu năm 1639 là năm xảy ra tai họa lớn cho giáo đoàn quẫn bách. Số là có một vị quan cai trị tỉnh Quảng Nam rất ghét giáo dân. Ông đƣợc lòng chúa nên xúi chúa chống lại các cha, bởi vì các cha cho giáo dân tôn thờ ảnh thánh giá, chứ không sùng bái chƣ thần trong đất nƣớc. Ngƣời ta liền đến cƣớp một ảnh thánh giá rất đẹp các cha vẫn giữ để thờ. Họ đem tới trình chúa và bịa đặt trăm mƣu nghìn chƣớc để làm cho chúa hoảng sở. Chúa liền truyền cho đốt ảnh đi và ngƣời nào còn đƣa vào đất nƣớc này những vật khả ố đó thì hãy coi chừng mạng sống.

Bởi có thế giá nên ngƣời Bồ đã ngăn cản không cho thi hành vụ vi phạm tới thánh giá. Họ bỏ tiền ra để chuộc lại từ tay kẻ vô đạo. Nhƣng họ không thể xin cho các cha đƣợc ở lại Đàng Trong. Tất cả bị đƣa xuống tàu và bỏ lại đàn chiên bé mọn.

Tin đoàn các cha bị tan vỡ đã làm cho cha Buzomi quá xúc động, khi cha về Macao để thƣơng lƣợng mấy việc cho chúa Đàng Trong. Thế là ngài ngã bệnh và sau mấy ngày, ngài đã qua đời. Thật là một tổn thất nặng nề cho Đàng Trong, một vết thƣơng lớn hơn việc trúc xuất các cha. Nhƣng ý Thiên chúa là vực sâu thẳm, chỉ nên âm thầm thờ lại và khiêm nhƣờng tuân theo lệnh Ngƣời.

Đồng thời cha Anton Ruben, tia sáng lớn bị giập tắt trong cuộc bắt đạo ở Nhật Bản để rồi trở thành tinh tú nói trên thiên đàng, ngài vừa đƣợc cử làm khâm sai tỉnh dòng Trung Quốc và Nhật Bản. Trứơc khi chịu hành hình và nhận triều thiên toàn thắng, ngài muốn cho anh xứ lân bang với Trung Quốc, có đủ thợ cần thiết để gầy dựng đức tin. Ngài cho rằng một ngƣời ở một chỗ thì không thể làm việc đầy đủ đƣợc, nên quyết định sai nhiều ngƣời tới nhiều nơi để thay thế ngài rao giảng Phúc âm.

Ngài liền sai tới Trung Quốc các cha Gabriel de Mađalena, Giuse de Almedia cả hai đều là ngƣời Bồ, Phanchicô Ferraio, ngƣời Ý; tới Đàng Ngoài chỉ có ca Thoma Rodriguez, ngƣời Bồ, nhƣng thực ra một mình bằng bốn cha khác, và cuối cùng ngài ban cho tôi ơn đƣợc tới Đàng Trong để khôi phục giáo đoàn tan vỡ vì các cha đã bị trục xuất hết.

Tôi rất hớn hở trẩy đi, vào đầu thằng 6 năm 1640, hy vọng đƣợc lòng chúa và tái lập nƣớc Chúa Kitô, trong lãnh thổ này. Dƣợc thuận buồm xuôi gió, chỉ sau bốn ngay tôi đã tới nơi. Chỉ có một mình tôi là linh mục và thuộc dòng Tên, nhƣng bề trên đã hứa là sau đó sẽ có cha Phêro Albert ngƣời Bồ đến cộng tác với tôi, ngài vừa nhiệt hành vừa khôn ngoan. Đó là hai đức tính có thừa nơi nhân vật ƣu tú này. và thật vậy, sau ít lâu ngài đã tới và chúng tôi nhất tâm phụng sự Thầy chung của chúng tôi.

Chƣơng 14: Ở ĐÀNG TRONG TRONG NĂM ĐẦU

Tuy đƣợc may mắn trở lại Đàng Trong, tôi nghĩ lúc này không nên vội công khai ra mắt. Tôi lẩn trách và sửa soạn đƣờng trƣớc khi tiến tới dự định chính. Tôi liền lẩn trốn ở một tỉnh gọi là Hội An, nơi ngƣời Nhật đến buôn bán rất sầm uất. Họ ở đây để trao đổi hàng hóa. Tôi vẫn chƣa công khai ra mắt và việc làm đầu tiên là lấy lòng viên bang trƣởng là một ngƣời Nhật, vừa là lƣơng dân vừa là kẻ ghét đạo.

Để thực hiện dự định, chỉ còn cách tặng cho ông món quà ông ƣa thích, tuy chẳng đáng giá là bao, nhƣng đổi đƣợc lòng ngƣời, từ một thù địch nguy hại, ông trở thành ngƣời bảo vệ chắc chắn. Ông tìm

Page 18: HàNh TrìNh Và TruyềN GiáO CủA GiáO Sĩ đắC Lộ

[email protected] Trang 18

mọi dịp để nhờ tôi lo cho đồng bào của ông và cho dân bản xứ Đàng Trong, rồi ông còn đƣa tôi đến Thuận Hóa có phủ chúa. Tôi rất ngại tới đó, vì sợ chúa cho là tôi khinh thƣờng lệnh trục xuất chúng tôi.

Vì ngƣời Nhật này rất khôn khéo dẫn đƣa tôi và nhờ các bạn của ông giúp, nên tôi đƣợc tiếp đón niềm nở. Tôi để cha Phêrô Albert ở lại với đám ngƣời Nhật, cha đƣợc lòng họ và thu đƣợc thành quả tốt đẹp. Còn tôi, tôi vào yết kiến chúa, mang theo phẩm vật quý nhất tôi có thể sắm đƣợc. Thực ra đó là tất cả tiền bạc tôi mang theo từ Macao để sinh sống trọn một năm. Nhƣng Thiên Chúa đã lo liệu hết cho tôi, vì có một giáo dân tên là Anrê và vợ đã gửi cho tôi số tiền cần thiết để nhƣ bù lại cho tôi, họ muốn đƣợc dâng những phẩm vật này để làm vui lòng chúa.

Nói cho cùng Thiên Chúa đã thay đổi lòng dạ nhà chúa cũng nhƣ những ngƣời khác đã làm thay đổi bang trƣởng ở Hội An. Nhà chúa niềm nở tiếp đãi tôi, niềm nở săn sóc tôi. Thế là đến lúc tôi phải nắm cơ hội thuận lợi Thiên Chúa ban cho để làm việc vì lòng kính mến Ngƣời. Bà sang trọng và rất đạo đức, cha Phanchicô de Pina đã rửa tội, nhƣ tôi đã nói ở trên, tên là Maria, bà đã một mực mời tôi ở lại nhà bà, có một nhà thờ đẹp dùng làm nơi trú ẩn cho các giáo dân trong thành 49.

Ngày đêm tôi bắt đầu chuyên chú đón giáo dân đến nhận các phép bí tích một cách hăm hở lạ thƣờng. Hằng ngày tôi làm lễ, vì quá đông ngƣời nên trong dịp đại lễ, tôi phải làm tới mấy lễ. Suốt tuần thánh tôi ở lại đây. Tôi thành thật nhận rằng, không phải ở Au Châu ngƣời ta xúc động khi nghe đọc sự thƣơng khó Chúa Kitô 50. Tôi ở lại ba mƣơi lăm ngày trong thành phố này, rửa tội đƣợc chín mƣơi bốn lƣơng dân và ngoài ra còn ba bà họ rất gần với chúa, tôi đã rửa tội trọng thể ngày lễ Phục sinh. Cũng có một vị sƣ có tiếng bà Maria đã khuyên bỏ sai lạc. Vị này rất nhiệt tâm đến nỗi từ ngày đó, giúp chúng tôi rất đắc lực để làm cho ngƣời khác trở lại đạo ta.

Sau khi đã đi khắp thành phố, tôi trở về Hội An gặp bạn đồng sự. Ở đây chúng tôi lẩn trốn một ít lâu, để cho ngƣời Bồ trẩy đi Macao sau khi đã mua bán hàng hóa xong. Nhƣ vậy khi thấy không còn thuyền để chở chúng tôi về Trung Quốc, thì các quan đành để chúng tôi ở lại xứ này. Nhƣng có ông Nghè Bộ 51, quan cai trị tỉnh Quảng Nam, thấy chúng tôi còn ở lại, thì nhất quyết trục xuất chúng tôi.

Ông ra lệnh nghiêm ngặt bắt chúng tôi phải sớm trẩy đi, bằng bất cứ cách nào, cho dù phải đi bộ trên mặt nƣớc. Chúng tôi đành buông tay chịu thua võ lực. Tôi liền sắm một chiếc thuyền, cha Albert và tôi thuyền trƣởng. Vì nhu cầu cấp bách, chúng tôi học cái nghề mới này, tuy cả hai chỉ là những thợ mới bắt đầu học nghề. Ngay lần đầu tiên, chúng tôi đã có thể trở nên thầy nên chủ đƣợc rồi: chƣa bao giờ chúng tôi vững chắc lƣớt trên biển đầy bão táp sóng gió nhƣ thế, nơi biết bao tàu phải khó khăn nhiều mới thoát khỏi. Tôi để các bạn tƣởng tƣợng xem hai tu sĩ dòng Tên và ba giáo dân trẻ tuổi đã có thể vƣợt qua vịnh Hải Nam và biển đại dƣơng này bằng yên, nếu Thiên Chúa không cho thấy chính Ngƣời chèo lái con thuyền bé nhỏ để may mắn cập bến Macao ngày 21 tháng 9 năm 1640.

Tôi tƣởng nên kể ở đây một bí quyết tuyệt diệu giáo dân Đàng Trong dạy tôi để không bị đau dạ dày khi đi biển. Thực ra không bao giờ tôi đi biển mà không bị chứng đỏ hoành hành trong năm sáu ngày đầu. Thấy tôi quặn đau, ngƣời ta mách tôi một liều thuốc rất hiệu nghiệm. Bệnh này là do thuyền tàu chòng chành hoặc hơi khí biển bốc lên. Đây là liều thuốc: mổ bụng con cá lớn lấy mấy con cá con trong đó, đem rán lên, rắc chút hồ tiêu và ăn trƣớc khi bƣớc xuống thuyền. Thế là tức khắc dạ dày cứng cát khỏe mạnh, đi biển mà không núng.

Tôi thấy bí quyết này kỳ diệu, nhƣng còn kỳ diệu hơn khi dùng, từ đó tôi vẫn đem ra thực hành và không bao giờ đau bệnh này nữa, tuy cho tới nay tôi rất khổ sở. Tôi mong cho độc giả xử dụng và nhất là những ai muốn tới làm việc với chúng tôi ở bên kia đại dƣơng, họ sẽ vƣợt qua mà không bị đau.

Chƣơng 15: CHA ANTÔN RUBEN TỚI THĂM CHÖNG TÔI Ở ĐÀNG TRONG VÀ BUỒN PHIỀN VÌ THẤY ẢNH THÁNH BỊ THIÊU HUỶ

Tuy thân xác tôi ở Macao nhƣng lòng tôi không ra khỏi Đàng Trong, tôi vẫn nhƣ ở với giáo dân của tôi, vì thế chẳng bao lâu tôi lại đi thăm họ. Dòng cho chúng tôi một bạn đồng sự là cha Benoit de Mattos, ngƣời Bồ, thợ rất lành nghề. Chúng tôi xuống thuyền ngày 17 tháng 12 năm 1640 và may mắn vào ngày áp lễ Giáng sinh, chúng tôi tới nơi, vừa đúng lúc để mừng lễ trọng đại. Đƣợc tin chúng

Page 19: HàNh TrìNh Và TruyềN GiáO CủA GiáO Sĩ đắC Lộ

[email protected] Trang 19

tôi cập bến Hội An, từ khắp các tỉnh trong nƣớc, giáo dân tuốn đến, cả những ngƣời ở rất xa cũng không bỏ lỡ dịp đến dự với những ngƣời đã tới sớm hơn.

Đồng thời có trận bão lớn nổi lên để giúp cho công cuộc truyền giáo của chúng tôi ở Đàng Trong. Cha Ruben, khâm sai tỉnh dòng chúng tôi, đang ở chiếc tàu đƣa ngài đi Phi luật tân để rồi từ đó tới Nhật hiển hách nhận ơn tử đạo. Gió mạnh đến nỗi đã bắt ngƣời đầy tớ trung tín của Chúa cùng hai đồng sự phải trôi dạt vào bến Đà Nẵng ở Đàng Trong. Thế là chúng tôi đƣợc hân hạnh giữ ngài lại trong bốn tháng rƣỡi. Giáo dân rất mực sung sƣớng. Những giòng nƣớc mắt vị đại thánh này liên tục chảy ra khi dâng thánh lễ đã tƣới vƣờn nho và chúng tôi đƣợc mùa hái quả rực rỡ. Trong thời gian ngắn, Thiên Chúa ban ơn cho cha de Mattos và cho tôi, rửa tội đƣợc một trăm chín mƣơi ba lƣơng dân. Chúng tôi công nhận là đã đƣợc một vị quan thầy thần thế nơi Thiên Chúa đắc lực giúp chúng tôi.

Thế nhƣng ma quỷ không nghỉ yên, nó dùng mƣu mô xảo quyệt để phá công trình của Thiên Chúa. Địch thù nguy hiểm đó là Ông Nghè Bộ tôi đã nói ở trên. Một hôm, lúc không ai ngờ, ông đã dám sai thuộc hạ vào nhà mấy giáo dân đàn anh tịch thu ảnh tƣợng, thánh giá và đồ thờ. Chúng đùng đùng vào một nhà bổn đạo cũ tên là Anrê có một nhà nguyện để làm nơi hội họp của giáo dân. Chúng lấy hết ảnh tƣợng, bắt trói Anrê cùng hai con ông là Louis và Emmanuel. Chúng cũng vào nhà một quan tòa có thế giá trong tỉnh tên là Antôn, ở đây chúng tịch thu một tƣợng thánh giá bằng sừng. Vì không thấy chủ nhà, chúng bắt bà vợ, một bà rất đáng kính nể tên là Eulalia, thay thế chồng. Lính trói bà và điệu thẳng tới quan trấn kèm theo những đồ thánh chúng cƣớp đƣợc.

Tên vô đạo này vênh vang coi nhƣ đã giật đƣợc nhiều của cải ở một thành nguỵ giặc nào. Hắn tập hợp một số lớn binh sĩ và huênh hoang phái tới bên Đà Nẵng, nơi có các cha dòng chúng tôi, để thiêu huỷ trƣớc mặt các ngài. Hắn dẫn đầu đoàn quân hung dữ. Khi tới nhà chúng tôi có cha khâm sai cùng mấy cha khác, hắn muốn cho ngài chứng kiến vụ thiêu huỷ. Hắn truyền đƣa các đồ thánh ra, truyền lệnh đánh đòn Anrê và hai con ông, cả bà Eulalia và mẹ chồng, rồi chúng nhóm lửa ném hết các ảnh và thánh giá vào.

Thấy tai họa này, cha Ruben vô cùng đau đớn vì ngài xót thƣơng Chúa, nhƣ ngƣời bề tôi trung thành thấy chủ bị tàn sát. Ngài khẩn khoản tên man di đó, khóc lóc thảm thiết, xoay trở tứ bề, lúc nhƣ đe dọa, khi muốn dùng võ lực, thế nhƣng đều vô hiệu, ngài liền rút lui vào trong nhà tuyệt vọng, lòng tràn ngập đau khổ. Ngài tới phục trƣớc bàn thờ, để đền tạ vì sự phạm thánh của phƣờng vô đạo. Chính ngày hôm đó ngài viết cho tôi là thƣ tôi có ghi trong sách viết về cái chết vinh quang của ngài 52. Có thể kể nhƣ chính sự đau thƣơng đã viết vậy. Khi ở phía nam nơi ngài phái tôi đến, tôi nhận đƣợc, tôi cũng rất đau đớn. Thế là tôi trở về Cửa Hàn nơi xảy ra vụ Ông Nghè Bộ hành hung. Nhƣng tôi chẳng đƣợc gặp cha Ruben, ngài đã trẩy đi, vì ngài không thể ở đƣợc lâu hơn một ngày nào nữa. Chịu tù đày gian khổ nhất trên đất này còn đƣợc, nhƣng tội ác này, ngài không thể chịu nổi.

Page 20: HàNh TrìNh Và TruyềN GiáO CủA GiáO Sĩ đắC Lộ

[email protected] Trang 20

CHƢƠNG 16-20

Chƣơng 16: NHIỀU CHUYẾN ĐI TRONG TỈNH QUẢNG NAM VÀ NHIỀU ƠN CHÖA BAN CHO GIÁO DÂN

Tôi sẽ kể dài hơn một chút, nhƣng không làm cho những kẻ lòng ngay trí chính chán nản, bởi vì đặc biệt tôi nói nhiều về những ơn Thiên Chúa ban cho giáo đoàn mới mẻ này, suốt chừng năm năm tôi sung sƣớng ngụ ở đây. Thế nhƣng tôi sợ nhắc đi nhắc lại cùng một sự việc bởi vì Chúa hằng ban cho rất nhiều ơn lành, nên tôi chỉ chọn những việc đặc biệt còn thì nói sơ qua về những việc khác.

Sau khi đã làm khá đầy đủ những việc ở bến Đà Nẵng thì vào đầu năm 1641 tôi đi một vòng tỉnh Quảng Nam, tỉnh này không phải tỉnh lớn nhất Đàng Trong, nhƣng rất giàu có và rất thích thú. Đây là nơi buôn bán sầm uất của ngƣời Bồ, ngƣời Trung Hoa và ngƣời Nhật Bản. Họ đƣa mọi thứ hàng hóa tới đây, vì có bến thuận tiện, tỉnh nằm gần giữa đất nƣớc, mua bán rất tiện.

Tôi đƣợc tự do rảo khắp các thành phố và thị xã lớn trong tỉnh. Tôi gặp giáo dân đã nhận đức tin và kiên trì lạ lùng, còn lƣơng dân thì sẵn sàng tin theo. Trong tỉnh Hà Lâm 53, tôi gặp một giáo dân đạo đức tên là Emmanuel, ma quỷ thù ghét ông, đã xúi giục rất nhiều thù địch, ngay cả ngƣời họ hàng, làm cho ông không đƣợc yên, nhƣng Thiên Chúa đứng về phía ông, Ngƣời mạnh hơn mọi kẻ hành hạ ông.

Một trong những ngƣời hàng xóm cứ luôn luôn xỉ vả ông; sau khi đã hành hạ ông suốt một ngày, thì cuối cùng vào chiều tối ngày hôm đó, hắn bị Chúa phạt chết bất thần. Không ai cho ông biết mà chính hắn đã cho ông hay. Số là sau khi chết hắn hiện về và cho ông biết tình trạng khốn đốn hắn chịu hiện nay, bởi vì chính hắn đã hành hạ ông. Bà mẹ của Emmanuel và đứa em út cũng dằn vặt ông, cả hai đều bị quỷ ám rất dữ dằn. Sau khi ma quỷ xúi giục làm sự tội thì lại trở nên tên đao phủ. Nhƣng rồi cả hai đều nhận tội vì bắt bớ đầy tớ Chúa, cả hai đều quyết định tin theo đạo, tin theo những gì đã lên án nơi Emmanuel và xin chịu phép rửa tội. Tôi đặt tên cho bà là Têrêsa và đứa em là Inhaxu và tôi tin rằng hai đấng quan thầy phù hộ cho hai giáo dân tân tòng này tránh khỏi tà ma hành hạ. Niềm tin của tôi không vô ích, bởi vì từ ngày đó, không còn thấy ma quỷ tấn công; ơn phép rửa tội đem Thánh Thần tới nơi họ.

Để chứng tỏ dân ở miền nhiệt đới không kém thông minh nhƣ ta tƣởng, thì tôi kể chuyện đã xảy ra trong khi tôi dạy giáo lý cho dân tân tòng. Hôm đó tôi cắt nghĩa linh hồn bởi đâu mà có và tôi nói chỉ có Thiên Chúa là đấng tạo thành, còn cha mẹ không dự gì vào công cuộc này. Hôm sau, tôi đề cập tới tổ tông và tội ngƣời truyền cho con cháu, nghĩa là truyền cái vết nhơ ngƣời đã vƣơng vấy.

Vừa giảng xong thì có một lƣơng dân rất hiểu biết lý lẽ đứng lên và nói: thƣa cha, làm thế nào để cho hợp điều cha vừa giảng hôm nay với điều cha nói hôm qua? nhƣ cha khẳng định, hồn không bởi đâu mà ra, chỉ bởi tay Thiên Chúa, còn cha mẹ chẳng đóng góp gì vào để cho hồn sống. Vậy thì sao hồn lại bị nhơ nhớp bởi tội một ngƣời không sinh ra mình? Thỉnh thoảng chúng ta thấy, con cái bị khinh miệt bởi vì cha mẹ chúng là những ngƣời làm tội ác, nhƣng ở đây theo cha nói, thì hồn chỉ nhận có Thiên Chúa là đấng sinh thành ra mình, thế mà Adong đối với hồn thì chẳng là gì, sao lại truyền tội mình đƣợc?

Tôi thích thú đƣợc nghe từ miệng một ngƣời Đàng Trong nói lên sự nghi ngờ phân vân xƣa kia đã làm cho thánh Autinh vất vả suy tƣ, vị thánh tiến sĩ vĩ đại nhất của ta. Tôi không dùng những lý luận sâu sắc kinh viện để trả lời, sợ làm rối trí thêm, tôi chỉ đƣa ra một thí dụ nhỏ để cho ông hài lòng. Tôi nói: nếu ông cầm một viên ngọc rất trắng rất trong, bất ngờ hòn ngọc đó rơi xuống bùn và lấm bẩn hết cả, thực ra tay ông không bị nhơ bẩn gì hết. Nhƣng nếu ông đem rửa thì nó lại đƣợc trong trắng nhƣ trƣớc. Hồn chúng ta cũng nhƣ hạt ngọc rất quý, từ tay Thiên Chua nó phát xuất trong sáng, nhƣng nó đã rơi vào một xác làm cho nó nhơ bẩn, vì không phải chỉ một mình linh hồn, nhƣng là một ngƣời bởi Adong mà ra. Hồn bị nhơ bẩn ở đó, thế nhƣng khi đƣợc nƣớc rửa tội tắm cho sạch thì nó không còn nhơ bẩn nữa, nó trở nên trong sáng và đẹp đẽ nhƣ mặt trời. Thí dụ này làm thỏa mãn cả đoàn thể nghe tôi giảng.

Page 21: HàNh TrìNh Và TruyềN GiáO CủA GiáO Sĩ đắC Lộ

[email protected] Trang 21

Cũng ở đây tôi gặp một bà rất khả ái tên là Agata, bà này từ lâu bị nhiều thử thách, nhƣ những con cái Chúa thƣờng gặp. Nhƣng đấng đã cho bà kiên trì chịu đựng thì cũng cho bà biết sẽ chẳng còn chịu bao lâu nữa. Một ngày kia, đang khóc nức nở vì những đau khổ phiền muộn thì bà trông thấy trong bóng tối một cây thánh giá xinh đẹp có hào quang sáng chói, thế là bà xúc động, tâm trí hết tăm tối, sầu muộn trong lòng cũng tan biến.

Chƣơng 17: NHỮNG VIỆC XẢY RA TRONG BA TỈNH MIỀN NAM VÀ XẢY ĐẾN CHO TÔI

Cha Benoit de Mattos và tôi vì thấy trong đất nƣớc rộng lớn này gồm sáu tỉnh mà chỉ có hai chúng tôi thì sau khi làm việc chung với nhau một thời gian, chúng tôi đành chia tay nhau để phân công tác: ngài nhận hai tỉnh phía bắc là Thuận Hoá, Quảng Bình nơi ngài làm việc rất có kết quả, còn tôi thì nhận ba tỉnh phía nam là Quảng Ngãi, Quy Nhơn và Phú Yên. Cả ba tỉnh này đều rất đẹp, có nhiều cửa biển và sông lớn rất thuận tiện cho việc thông thƣờng đi lại. Về phía tỉnh Phú Yên, chúa có nhiều thuyền chiến để chống xâm lăng… ở ngay biên giới. Ngoài ra, chính ở đây có thổ san rất quý là trầm hƣơng và tổ yến, một món đặc biệt ăn với thịt nhƣ tôi đã nói ở trên.

Tôi bỏ ra sáu tháng để đi một vòng cả ba tỉnh, khi thì đi biển… đi sông, gặp nhiều nguy hiểm, có khi đi đƣờng bộ vất vả khó khăn không ít. Nhƣng Chúa nhân lành hằng ở cạnh tôi và cứu tôi ở hết mọi nơi mọi chốn. Vì chỉ có một mình tôi nên tôi chọn một ngƣời đồng hành, một ngƣời bổn đạo cũ tên là Jêrôm, ông rất có khả năng phụ tôi về những gì ông có thể làm đƣợc, một giáo dân thông thái nhƣng không phải là linh mục. Và ông đã giúp tôi rất đắc lực, thế nên trong sáu tháng tôi đã rửa tội đƣợc một ngàn hai trăm năm lƣơng dân.

Tôi bắt đầu từ tỉnh Quảng Ngãi, tới một xã gọi là Trà Mi 54. Tất cả giáo dân đều ra bến đón tôi. Họ cho tôi nhiều công việc làm, nhƣng nhiều an ủi hơn, trong mấy ngày tôi ở đây. Không gì làm tôi phấn khời bằng thấy một cụ già đáng kính tên là Phaolô, cụ kể từ khi chịu phép rửa tội thì cùng với vợ là Mônica săn sóc làm các việc từ thiện xứng đáng một giáo dân sốt sắng, thế nhƣng Thiên Chúa quan phòng sâu thẳm đã để cho ông bị mù lòa vì việc nghĩa. Thấy ông, tôi có cảm tƣởng nhƣ thấy một Tôbia thứ hai. Ông già này có đui mù đôi mắt, nhƣng rất kiên trì phụng thờ Chúa Kitô.

Ông là linh hồn của cả giáo đoàn. Chủ nhật và ngày lễ, ông thu tập giáo dân trong nhà nguyện dựng ngay trong khu nhà ông ở, rồi ông dạy giáo lý, giảng giải và chuyên cần săn sóc về tất cả những gì cần thiết để củng cố đức tin. Ông còn thu xếp lo liệu cho lƣơng dân và chuẩn bị cho họ chịu phép rửa tội. Thiên Chúa cho ông nắm quyền tuyệt đối đối với ma quỷ, không một ai bị quỷ ám mà ông không cứu cho thoát, chính tôi cũng thấy và rửa tội cho một bà bị ma quỷ ám. Ai cũng thƣơng bà khi thấy bà chạy vào rừng và làm trăm ngàn sự điên khùng. Cụ Phaolô đã chữa cho khỏi và đem đến trình tôi xin chịu phép rửa tội.

Giáo dân ở tỉnh Baobam đƣợc tin tôi đến liền cử hai ngƣời vị vọng tới xin tôi đến thăm họ. Tôi rất vui lòng nhƣng lúc tôi sắp trẩy đi thì Jêrôm ngƣời đã hy sinh theo tôi và giúp tôi trong hết các cuộc hành trình, ông đã đổi ý định. Ông đến nói với tôi là nhất thiết phải trở về nhà thăm vợ con. Tôi bỡ ngỡ nhƣng bằng lòng để ông nghỉ, còn tôi, tôi quyết định ở lại một mình, tin rằng Thiên Chúa không bỏ tôi. Ông ra đi trên một chiếc thuyền vào lúc sầm tối, vì lúc này có gió thuận. Nhƣng khi vừa tiến sâu trên đƣờng thì nghe một tiếng kêu dữ dội chƣa từng nghe thấy bao giờ, tiếng đó đe dọa ông nếu ông không trở lại với tôi. Ông hãi sợ và trở về, đến phục dƣới chân tôi, xin tôi tha thứ cho tính thay đổi của ông và hứa sẽ can đảm làm việc hơn. Ông cũng nhận thấy vì ông kiên trì mà ma quỷ không bằng lòng nên mới xúi giục ông phạm tội hèn nhát đó.

Thế là tôi tới Baobam 55. Không ngờ giáo dân tiếp đón tôi nồng hậu đến thế, không những ngƣời ở trong tỉnh mà cả những ngƣời vùng lân cận. Tôi thấy có một nhà thờ rất đẹp, khá rộng lớn và tôi cùng vào với cả đoàn thể giáo dân. Họ đói khát lời Chúa và các phép bí tích, vì thiếu thốn từ rất lâu. Họ không để cho tôi đƣợc thong thả ăn uống hay ngủ nghỉ. Thực ra tôi rất sung sƣớng khi thấy họ, và cũng thật quá những gì tôi muốn nói. Ngay lúc này, viết tới đây, tôi còn nhớ đến giây phút êm đềm lúc đó và nƣớc mắt tôi lại trào ra. Tôi coi nhƣ trên đời này không thể có một cảm xúc thấm thía hơn.

Tôi thấy có mấy ngƣời bị tƣớc chức cai quản thành phố chỉ vì họ là giáo dân, nhƣng họ vui vẻ nhận sự mất mát đó nhƣ nhận tin đƣợc danh lợi lớn. Nhiều ngƣời khác dẫn trẻ em đến với tôi, mặc dầu có ngƣời chỉ có một con và lại khá giàu có nữa. Cũng có ngƣời nuôi trong nhà một kẻ ngheo khó đầy mụn dơ dáy, họ săn sóc và chiều chuộng nhƣ thể con họ. Sau mấy tháng tôi đã rửa tội và rồi chết

Page 22: HàNh TrìNh Và TruyềN GiáO CủA GiáO Sĩ đắC Lộ

[email protected] Trang 22

trong tay tôi. Tôi tƣởng nhƣ thấy Lagiarô nghèo khó, nhƣng thực ra đầu phải là ngƣời giàu xấu xa. Tôi dành cả ngày để ngồi tòa giải tội cho đàn bà, còn suốt đêm thi dành cho đàn ông. Nhiều khi riêng tôi, tôi nghĩ đến công việc của rất nhiều linh mục không biết làm gì ở Au Châu và các vị có thể tìm thấy ở đây một công việc xứng đáng với nhiệt tâm của mình.

Khi tôi ngồi tòa thì các thầy giảng làm phận sự dạy ngƣời tân tòng. Tôi cũng tìm thời giờ để giảng mỗi ngày hai lần, lƣơng dân kéo đến lũ lƣợt và Thiên Chúa phán trong lòng họ. Số ngƣời chịu phép rửa tội nhiều khi quá đông không làm ở trong nhà thờ đƣợc, mặc dầu nhà thờ khá rộng lớn, đành phải dạy dỗ và rửa tội cho họ ở sân lớn trƣớc cửa nhà thờ. Thế mà trong công việc này, tôi không cảm thấy mệt mỏi, không ngã bệnh. Tôi vui sƣớng đến nỗi không biết tôi còn ở dƣới đất hay đã lên trời.

Những gì tôi nói về giáo đoàn Baobam, nơi tôi chỉ cƣ trú có mƣời lăm ngày thì cũng đã xảy ra nhƣ vậy ở hết các nơi khác trong tỉnh Quảng Ngãi, Quy Nhơn và Phú Yên. Tôi tới hết các nơi, nhƣng tôi không kể hết ở đây. Tôi cho nhƣ thế cũng đủ để đoán hết những gì tôi có thể nói ở các nơi khác.

Chƣơng 18: NHỮNG SỰ KỲ DIỆU XẢY RA NƠI GIÁO DÂN TỈNH PHÖ YÊN

Trong khi giáo dân tỏ hết nhiệt thành tôn thờ Thầy chí thánh thì Ngƣời không quên thƣơng yêu họ: tôi có thể kể ra nhiều chuyện, nhƣng chỉ đan cử ba việc sau đây mà thôi.

Trong thành Phú Yên tỉnh lỵ cùng tên, có một thầy lang nổi tiếng, nhƣng còn nổi tiếng là giáo dân tốt nữa tên là Emmanuel. Ông chăm sóc thân xác và linh hồn giáo dân cũng nhƣ lƣơng dân và ông thƣờng khuyên họ tin theo đạo thật. Khi tôi đến đƣợc ít lâu thì ông mắc bệnh hiểm nghèo làm cho giáo dân lo lắng sợ tắt mất một bó đuốc soi sáng cho cả giáo đoàn. Ngày đêm họ ở cạnh ông và khóc lóc nhƣ khóc ngƣời chết.

Một ngày kia, khi giáo dân vây quanh giƣờng ông kiệt sức quá làm cho ngƣời ta tƣởng ông đã tắt thở, sau mấy giờ, ông lại hồi tỉnh và mọi ngƣời rất bỡ ngỡ khi biết qua miệng ông nói đó là một cơn ngất trí. Ông nói Chúa đã cho ông thấy thiên đàng, nơi có nhiều sự tuyệt vời ông không thể nào tả hết đƣợc, ở đó có mấy giáo dân ông quen biết khi còn sống đã làm gƣơng sáng nhân đức, nhƣng ông không kể tên riêng ai cả. Đây không phải là giấc mơ bởi vì đồng thời ông trỗi dậy khoẻ khoắn nhƣ thể chƣa bao giờ đau yếu, mặc dầu trƣớc đây ông bị bệnh khó lòng trông sống nổi. Thế rồi từ đó chán ghét các sự trần thế này, ông không thể không nghĩ đến những vẻ đẹp ông đã thấy trên trời. Khi ông ở với họ hàng thân thuộc, ông không nói gì ngoài những niềm hy vọng cao cả, mắt luôn hƣớng lên trời và tâm hồn hình nhƣ muốn ngả về lâu đài tuyệt vời ông đã xem thấy.

Ông chẳng còn thiết ăn uống ngủ nghỉ và có chăng nữa thì chỉ là bất đắc dĩ, ông nóng lòng sốt ruột trẩy về thiên quốc. Nhƣ vậy, ngƣời ông héo hon dần và tắt thở sau mấy tháng trong một niềm hân hoan lạ lùng, đến nỗi lúc ông sắp chết, ngƣời ta thấy nơi khuôn mặt ông và toàn thân ông có những cử động và rung chuyển khoái lạc chƣa bao giờ thấy nơi ông. Thật ra, những ngƣời biết cõi trời quý giá đến thế nào thì không còn thèm tất cả những gì là đẹp đẽ nhất ở dƣới đất.

Không phải chỉ có Emmanuel cảm thấy những lạc thú thiên đình, ngƣời ta kể gần nhƣ cùng lúc đó, một giáo dân nhiệt tâm khác, khi suy niệm về vinh quang các thánh ở trên trời thì cũng đƣợc nghe thấy tiếng thánh thót Chúa mời gọi về dự tiệc lớn trên trời. Ông vui thích quá đến nỗi từ đó ông không còn thể dùng thịt thà gì nữa và sau đó ít lâu, ông mất trong hƣơng vị lạc thú trên thiên đình, nơi đã có sẵn chỗ dành cho ông.

Một bà nhân đức tên là Maria Mađalêna, vợ quan trấn thủ 56, làm nhiều việc thiện trong tỉnh Phú Yên. Bà còn sáng lập một bệnh viện để săn sóc tất cả giáo dân và ngƣời tân tòng bị chứng bất trị. Trong đám bệnh nhân có mấy ngƣời cùi sẵn sàng chịu phép rửa tội, để đƣợc sạch trong linh hồn. Mỗi ngày ngƣời ta giảng dạy những điều cần thiết để chuẩn bị chịu phép bí tích ban ơn thánh. Có mấy bổn đạo cũ đến giúp và dự vào việc giáo huấn.

Có một ngƣời lƣơng thiện và rất đáng tin cậy, sau đó nói với tôi rằng: trong suốt giờ giảng, ông trông thấy trên tay ngƣời giảng một trẻ thơ rất xinh đẹp với khuôn mặt vui vẻ, khi thì cƣời với thầy giảng, lúc thì cƣời với cửa tọa và chiếu nhiều ánh sáng. Ông đến kể cho tôi nghe một cách rất nghiêm trang và cũng rất đơn sơ làm cho tôi tin lời ông nói và tƣởng nhƣ chính tôi xem thấy vậy. Việc này kích động

Page 23: HàNh TrìNh Và TruyềN GiáO CủA GiáO Sĩ đắC Lộ

[email protected] Trang 23

các thầy giảng và giáo dân. Mọi ngƣời đều biết chắc đấng xâm nhập tâm hồn ta bằng ơn thánh thì trƣớc đó cũng đã sửa soạn nơi Ngƣời ngự tới bằng ánh sáng của Ngƣời.

Việc thứ ba tôi muốn nói ở đây là việc giải thoát hai ngƣời đàn bà bị quỷ ám nhờ phép rửa. Việc xảy ra trong tỉnh Phú Yên. Từ lâu cả hai đều bị ma quỷ hành hạ. Có những triệu chứng chỉ sự có mặt của chúng, bởi vì lúc thì nói thứ tiếng lạ chƣa bao giờ học, khi thì làm những việc không bao giờ có thể làm đƣợc, nếu ma quỷ không giúp sức và góp hiểm độc.

Ngƣời thứ nhất đƣợc khỏi ngay khi tôi làm phép trừ tà thần lần đầu tiên để chuẩn bị phép rửa tội, nhƣ thể tên nguỵ đã ra đi ngay khi nghe hoàng tử hợp pháp sửa soạn ngự tới. Còn ngƣời thứ hai thì phải vất vả hơn. Đây là một ngƣời làm nghề phù thuỷ, họ làm cho ma quỷ dùng miệng họ mà nói, nhất là trong đám tang, họ gọi hồn ngƣời chết để yên ủi con cháu. Họ làm cho quỷ nhập vào các bà này, để rồi nói những điều bí ẩn, không ai hiểu nổi. Bà đã làm cái nghề xấu xa lâu năm và đƣợc khá nhiều của cải. Nhƣng bà đã đƣợc cái mà bà không muốn: ma quỷ đã quá quen nhà này nên không muốn ra đi. Nó hành hạ dữ dội đêm ngày. Bà và chồng bà, sau bảy năm khổ cực và đã tìm hết cách để thoát, cuối cùng đã phải nhận rằng không còn thuốc nào bằng phép rửa tội.

Bà đã đƣợc chuẩn bị hết sức chu đáo. Trƣớc khi làm phép bí tích, tôi tƣởng phép trừ tà đủ hiệu quả nhƣ đối với ngƣời thứ nhất, và tôi tiếp tục trong mấy ngày, thế nhƣng quỷ vẫn không núng. Thấy nó ngoan cố nên tôi đi vƣợt mức và cho bà chịu phép rửa tội, có Chúa Thánh Thần hiện diện trong linh hồn, đuổi tên nguỵ tặc ra khỏi thân xác. Tôi kể lại việc đã thấy và không thể kể lại mà không ca ngợi sức mạnh của phép bí tích, vì vừa khi tôi đọc lời thành phép và đổ nƣớc trên đầu thì mặt bà biến sắc, mất cái vẻ thảm hại, điên cuồng và trở nên bình thản làm cho mọi ngƣời có mặt phải kêu lên “phép lạ”, “phép lạ”! Từ đó bà không còn bị vật vã về tinh thần và thân xác nữa, bà sống trong gia đình rất hiền hậu, và ma quỷ không còn nơi trú trọ và hành hạ nữa.

Chƣơng 19: HÀNH TRÌNH BẤT ĐẮC DĨ ĐI PHI LUẬT TÂN VÀ MẤY SẮC THÁI RIÊNG Ở QUẦN ĐẢO NÀY

Sau sáu tháng làm việc ở ba tỉnh phía nam, nơi Thiên Chúa cho ơn chống cự nhiệt liệt với quân thù, thì tôi bắt đầu phải lẩn tránh, vì sợ quan trấn thủ tỉnh Quảng Nam vẫn ghét giáo dân, biết lúc này có ngƣời Bồ trẩy về Macao, nên bắt tôi xuống tàu cùng đi với họ. Đó là điều thảm hại hơn sự chết, vì tôi thấy cả giáo đoàn không còn một chủ chăn.

Viên quan này đầy lửa giận và điên cuồng ghét các tôi tớ Chúa Kitô. Ông ra sức rình mò và theo dõi tôi, rồi nhân danh chúa truyền bắt tôi phải ra khỏi Đàng Trong cùng với ngƣời Bồ. Tôi còn cân nhắc lâu ngày, xem Thiên Chúa có đòi tôi ở lại mặc dầu đƣợc lệnh trục xuất. Tôi không dám tin vào quyết định riêng của tôi, tôi liền cho hội các ông trùm trƣởng giáo dân tỉnh Quảng Nam và hỏi ý kiến họ, xem họ nghĩ phải xứ trí thế nào trong việc này.

Ngƣời thứ nhất lên tiếng là một quan trong thành phố tên là Gioan, ông vui lòng để cho tôi ẩn nấp ở nhà ông bao lâu tuỳ ý tôi, ông sẽ không sợ tôi làm phiền hà đến ông. Ông còn cho là có phúc nếu đƣợc phụng sự Chúa Kitô và lợi ích của Ngƣời, mặc dầu có nguy tới tính mạng. Các giáo dân khác đều muốn đƣợc nhƣ thế, nhƣng chƣa đồng ý nhƣ ông. Họ cho tôi nên rút lui một thời gian ngắn, để rồi có thể trở lại hơn là gây nguy hiểm vừa cho tôi vừa cho giáo dân, còn nếu ẩn nấp và trong tình trạng đó tôi chẳng giúp đƣợc nhiều cho giáo dân.

Tôi theo ý kiến thứ hai, mà vì đã ở trong ba tỉnh này khá lâu, tàu ngƣời Bồ lại đã trẩy đi, cha Benoit Mattos cũng đã đi theo họ, thế là tôi xuống tàu trẩy đi Phi luật tân, để rồi từ đó về Macao, và cũng chờ hai ba tháng sau trở lại Đàng Trong. Tôi ra đi ngày mồng 2 tháng 7 năm 1641 và sau một hành trình rất hiểm nghèo vì có nhiều bão lớn nổi lên rất nguy hiểm cho tính mạng, ngày 28 cùng tháng, đã tới bến Phi luật tân gọi là Bolinao cách Manila chừng một trăm dặm. Chúng tôi định tới Manila nhƣng có cơn bão làm cho chúng tôi phải ngừng ở đây, nếu không thì chúng tôi chết hết.

Phi luật tân là những đảo lớn dƣới quyền vua Tây Ban Nha, thời Philipphê 2, vua đã lấy tên đặt cho đảo này. Tất cả đều thuộc về miền nhiệt đới. Thành phố chính là Manila, ở vào vĩ tuyến 13. Đây là điểm chót của phƣơng Tây, mặc dầu nó ở vào phía đông Trung Quốc, chỉ cách nhau bằng một nhánh biển một trăm năm mƣơi dặm. Ngƣời ta cho đây là điểm chính của vùng Tây An trong đó có Phi luật tân thuộc ngƣời Tây Ban Nha. 57

Page 24: HàNh TrìNh Và TruyềN GiáO CủA GiáO Sĩ đắC Lộ

[email protected] Trang 24

Do đó có hai ngƣời Hòa Lan xảo quyệt, chính họ đã gây nên cuộc bắt đạo đẫm máu làm tan nát hết gần giáo đoàn Nhật Bản, một trong những giáo đoàn thịnh vƣợng nhất thế giới. Hai tên sát nhân ấy đã vào yết kiến hoàng đế Nhật. Chúng chỉ trên bản đồ thế giới, một bên là Phi luật tân, bên kia là Macao, một bên do vua Tây Ban Nha chiếm đóng, bên kia do vua Bồ Đào Nha. Hắn tâu: “Thƣa hoàng đế, hoàng đế thấy không, liệu ngƣời Tây Ban Nha còn xâm chiếm cho tới đâu nữa? Về mạn tây tới Macao về mạn đông tới Phi luật tân, hoàng đế ở giữa hai pháo đài ấy, chỉ còn một mình hoàng đế là nguời họ phải xâm chiếm. Thực ra lúc này, họ chƣa có đủ quân, nhƣng họ khôn khéo phái tới nhiều linh mục, viện cớ chinh phục giáo dân, nhƣng thực là tìm binh lính làm tay sai cho vua Tây Ban Nha. Khi đã có đủ số quân binh thì hoàng đế sẽ thấy tham vọng của họ đƣợc toại nguyện và thật nguy hiểm cho hoàng đế. Họ sẽ dùng quân binh đó chống lại hoàng đế, xúi giục chúng nổi loạn, viện cớ tôn giáo để xâm chiếm hết các nƣớc lân cận, nhƣ hết các nơi trên thế giới đã thấy. Rồi chẳng bao lâu sẽ tới lƣợt hoàng đế, nếu hoàng đế không bắt đầu đề phòng tham vọng tai ác này”.

Lời xúi giục của hai tên vô đạo làm cho vua Nhật hoảng sợ, vì thế vua liền ra tay tuyên chiến chống giáo dân, đặc biệt chống các nhà truyền giáo, một ý định không ai thay đổi đƣợc. Từ mƣời sáu thế kỷ nay, Giáo hội chƣa bao giờ bị bắt bớ lâu năm lâu tháng và dữ dằn nhƣ vụ này, bởi vì từ bốn mƣơi năm nay, máu chảy ở khắp các tỉnh của đất nƣớc thịnh vƣợng này, nơi đức tin tiến triển mạnh mẽ. Đó là vinh dự lớn cho ngƣời Hòa Lan, họ tự nhận là ngƣời Kitô hữu, nhƣng đã phá huỷ giáo đoàn để thỏa mãn thù ghét các Kitô hữu khác. 58

Tại Phi luật tân có một tổng giám mục và ba giám mục. Kinh thành chính là Manila, có cửa biển lớn, nhiều nhà thờ đẹp và giáo dân rất sùng đạo. Trong khắp đảo này khó thấy có ngƣời lƣơng dân 59. Chúa Kitô đƣợc tôn thờ ở khắp nơi. Ngoài ra đất đai không đẹp cũng không trù mật, lợi ích đem cho vua Phi luật tân cũng nhỏ bé thôi. Ngƣời ta đồn vua cũng muốn bỏ đảo này, nhƣng cái lợi lớn nhất là ngƣời ta dễ dàng đem vàng đem bạc từ Pêru tới để mua lụa đẹp và các thứ hàng hóa khác của Trung Hoa và Nhật Bản.

Nhƣ tôi đã nói, tôi tới Bolinao ngày 28 tháng 7 chủ nhật, nhƣng tôi cẩn thận khi tới, trong đảo này mới là thứ bảy 27 tháng 7. Buổi sáng, chúng tôi ăn thịt, vì là ngày chủ nhật, 28 và buổi chiều thấy họ còn kiêng thịt, vì ngày chủ nhật 28 chỉ là ngày mai; khi tôi suy nghĩ một chút thì thấy họ và chúng tôi đều tính rất đúng, chỉ có ngƣời này chậm hơn ngƣời kia thôi.

Không biết lý do sự khác biệt ấy thì cho là kỳ lạ, nhƣng ngƣời khác chỉ cƣời thầm. Đây là lý do đích thực. Khi từ Tây Ban Nha trẩy đi Phi luật tân thì họ đi từ đông sang tây, mỗi ngày dài hơn mấy phút, vì họ theo mặt trời và mặt trời mọc và lặn muộn hơn đối với họ, rồi mỗi ngày mỗi đêm đối với họ thì dài hơn đối với những ngƣời ở lại Tây Ban Nha, nên đi biển từ Tây Ban Nha tới Phi luật tân họ mất đi nửa ngày.

Trái lại, ngƣời Bồ đi từ Bồ tới miền Tây An thì họ đi ngƣợc lại mặt trời, ngày hai mƣơi bốn tiếng trở nên ngắn hơn mấy phút, họ trốn mặt trời và mặt trời mọc lặn bao giờ cũng sớm hơn, nên đƣợc một nửa ngày sớm hơn những ngƣời ở lại Bồ và khi cuộc đi biển đã hoàn thành, họ sẽ sớm hơn nửa ngày đối với những ngƣời khác.

Bởi đó rất dễ kết luận, ngƣời này đƣợc thì ngƣời kia mất một nửa ngày, cả ngƣời Bồ lẫn ngừơi Tây cùng một ngày rời nƣớc họ và đến cùng một nơi bằng hai ngả đƣờng ngƣợc nhau, ngƣời Bồ tới miền Đông đã sống một ngày tròn hơn ngƣời Tây đi về miền Tây, đó là lý do chúng tôi đếm nhƣ ngƣời Bồ, chủ nhật 28, còn ở Phi thì mới là thứ bảy 27.

Cũng vậy, hai linh mục cùng một ngày trẩy đi, một ngƣời Bồ đi về miền đông, ngƣời kia từ Tây qua miền tây, hằng ngày dâng thánh lễ và cùng một ngày đến cùng một nơi, ngƣời Bồ dâng hơn ngƣời Tây một lễ. Và hai ngƣời sinh đôi cùng sinh một ngày, nếu trong hành trình mỗi ngƣời đi một ngả thì một trong hai sẽ sống hơn ngƣời kia một ngày. Nhƣ vậy là đủ để hiểu. Và tôi tƣởng độc giả không bực mình vì tôi đã nói quá nhiều về việc này.

Chƣơng 20: CƢ TRÖ Ở PHI VÀ KHỞI HÀNH ĐI TRUNG QUỐC

Tới cửa biển Bolinao, tôi đến trú ở tu viện các cha dòng Autinh đi chân không. Các cha có lòng tốt đến đón tôi và đƣa tôi về nhà dòng và rất niềm nở tiếp nhận tôi. Tôi ở đây năm ngày, chờ dịp lấy tàu đi tới thủ đô Manila, nhƣng biển động kinh khủng, thành thử phải lấy đƣờng bộ rất dài và rất nguy hiểm.

Page 25: HàNh TrìNh Và TruyềN GiáO CủA GiáO Sĩ đắC Lộ

[email protected] Trang 25

Tôi đi hết một trăm dặm, qua nhiều nơi có các tu sĩ dòng Autinh và dòng Đaminh, các ngài rất thƣơng tôi. Sau cùng tôi may mắn tới Manila ngày 15 tháng 8, lễ Đức Trinh Nữ toàn thắng về trời. Ngƣời thứ nhất chạy ra đón tôi là cha Antôn Ruben, từ hai tháng nay ngài rời Đàng Trong và ở Manila để sửa soạn cuộc đại hành trình đi Nhật, mong chịu phúc tử đạo. Thiên Chúa biết tôi vui mừng ôm vị thánh cao cả. Ngay sau đó cha Antôn Capechi cũng đến gặp tôi cùng với cha Phanchicô Marquez, cả ba đều là những bạn thân thiết, nhƣng tiếc thay, cả ba đều là ba vị tử đạo hiển vinh, phần tôi, còn khốn đốn, trong cuộc đời tẻ nhạt và bấp bênh về đàng cứu rỗi.

Thú thực, trong năm tuần ở Manila, sự có mặt, tình bạn hữu và nhất là lòng can đảm lạ lùng của ba tôi tớ Chúa, những vị ngấp nghé tử đạo, đã làm nảy sinh trong tôi những trận chiến đấu khốc liệt để suy tính đi Nhật 60, nơi mà phúc tử đạo cầm chắc. Ý muốn đó cũng tốt thôi, tuy tôi đã hứa trở lại với giáo dân Đàng Trong vì thấy sự quẫn bách nơi giáo dân tôi bỏ lại. Những suy tính làm cho tôi đau khổ buồn bực. Đắn đo và lƣỡng lự, tôi chỉ xin một mình Chúa làm trọng tài xét cho tôi. Tôi liền ngỏ ý với các bề trên của tôi, bởi vì Chúa nói qua miệng các ngài. Tôi thƣa với bề trên rằng: từ xƣa tôi vẫn ƣớc ao đi Nhật và tôi cũng trình bày lý lẽ làm tôi lƣỡng lự và cân nhắc. Các ngài quyết định rằng lợi ích của biết bao giáo dân phải vƣợt lên trên chí hƣớng riêng và nếu Chúa muốn cho tôi đƣợc phúc tử đạo thì Ngƣời cũng tìm đƣợc cho tôi ngay ở Đàng Trong cũng nhƣ ở Nhật. Tôi xin vâng và chỉ còn nghĩ tới con đƣờng trở lại giáo đoàn Đàng Trong, nhƣng trƣớc đó phải về Tàu đã.

Cha Antôn Ruben khi đã ở Manila để sửa soạn cuộc đại hành trình rồi ngài muốn trở qua Macao một lần nữa để ban mấy mệnh lệnh cuối cùng cho tỉnh dòng, nơi ngài sẽ không còn trở lại. Tôi đƣợc hân hạnh xuống tàu cùng đi với đấng thánh, ngày 21 tháng 9, lễ thánh Mátthêu. Tôi không biết có phải ma quỷ hổ thẹn vì để cho đại thánh tử đạo toàn thắng, nên không muốn tìm dƣới đáy biển ngƣời sắp đánh đổ chúng, nhƣng tôi biết chắc rằng chúng tôi bị một trận bão kinh khủng tƣởng không thể nào thoát.

Riêng tôi, tôi đinh ninh rằng đây là kết thúc cuộc hành trình của tôi. Tàu không còn buồm, cột chúng tôi hạ xuống mặc cho sóng đƣa, rồi chúng tôi chỉ còn dọn linh hồn ra mắt Chúa. Tôi để ý tới cha Ruben trong lúc đó, mắt ngài ngửa trông lên trời, mặt ngài tƣơi nở, đầy tin tƣởng, ngài quay về phía tôi và nói một lời đanh thép: cha A lịch ơi, đừng sợ, chúng ta sẽ không bị cá nuốt đâu. Ngài nói bằng một giọng làm cho tôi tin rằng Chúa cho ngài biết những ơn Chúa định ban cho chúng tôi.

Tức thì tôi lấy sợi tóc Đức Trinh Nữ 61 từ lâu tôi vẫn đem theo, sợi tóc đã hộ phù tôi trong cơn nguy biến, tôi bỏ vào hộp rồi buộc sợi dây thừng thả xuống biển đang cuồn cuộn khủng khiếp. Lạ lùng thay tức thì sóng dịu hẳn, gió cũng im và cả trận bão ngừng, làm mọi ngƣời trong tàu sửng sốt, mọi ngƣời đều tin đó là phép lạ rõ rệt.

Chúng tôi liền thu lƣợm tất cả những gì còn lại, vải buồm, giây chão và chúng tôi vá víu thành tấm buồm. Sau khi bị sóng biển hành hạ mƣời lăm ngày ròng, chúng tôi tới đất liền, có các cha ở Macao nồng hậu đón tiếp.

Page 26: HàNh TrìNh Và TruyềN GiáO CủA GiáO Sĩ đắC Lộ

[email protected] Trang 26

CHƢƠNG 21-30

Chƣơng 21: TRỞ LẠI ĐÀNG TRONG VÀ ĐI THĂM VIẾNG TRONG HAI NĂM

Thế nhƣng thú thực rằng thời gian nghỉ ngơi không thích thú bằng công việc liên tiếp và những đêm thức ở Đàng Trong. Tôi chỉ mong mỏi trở lại càng sớm càng hay. Vì thế tôi tìm cách để thôi thúc ngƣời Bồ lên buồm chở tôi đi. Tôi đau khổ trong bốn tháng rồi, cuối cùng vào cuối tháng giêng năm 1642, chúng tôi khởi hành. Nhƣng bó buộc tôi chỉ đi có một mình, không thể có phƣơng tiện đem theo một cha nào nữa vì các ngài đƣợc phái đi nhiều nơi khác. Thực ra ở các xứ này, một tu sĩ dòng Tên kể nhƣ cả một viện.

Nhƣng tôi sung sƣớng gặp một thầy giảng 62 ngƣời Đàng Ngoài, hai mƣơi hai tuổi, rất thông minh và đạo hạnh. Thầy đến gặp tôi và xin theo tôi trong cuộc hành trình và trong công cuộc truyền giáo tuy rất khó khăn. Tôi nhận ra đó là ý Chúa quan phòng, ngƣời bạn đồng hành này yên ủi tôi biết bao. Vừa mới tới thì giáo dân đã tuôn đến. Việc đầu tiên là lấy lòng quan trấn thủ Quảng Nam, ngƣời vẫn bắt bớ chúng tôi. Tặng phẩm làm thay đổi lòng ông và ông để tôi yên hàn trong hai năm.

Rồi tôi ra mắt chúa với ý để chúa tỏ ra khoan hồng đối với tôi. Tôi dâng chúa mấy đồng hồ mới có ghi chữ Hán. Chúa vui lòng nhận, giữ tôi ở lại trong phủ, khi ngƣời Bồ trở ra bán hàng hóa. Nhƣ thế một thời gian. Ban ngày tôi hầu chúa, ban đêm tôi đi thăm giáo dân. Họ họp nhau trong nhà tôi chỉ định. Tôi cắt nghĩa cho chúa biết một vài bí quyết toán học và giảng dạy cho giáo dân hiểu mầu nhiệm đức tin.

Tôi muốn kéo dài tình trạng này mà không đƣợc. Sau mấy ngày chúa trả tôi cho ngƣời Bồ. Chúa cũng tặng tôi mấy món quà, nhƣng điều tôi mong mỏi nhất, chua không thuận, đó là đƣợc ở lại lâu hơn trong thành phố này, nơi tôi đem lợi lộc về dâng Chúa Kitô. Tôi liền đến tỉnh Quảng Nam và tôi trù tính đi một vòng trong nƣớc, thăm giáo dân rất đông và chinh phục lƣơng dân trở lại đạo: về cả hai việc, nhờ ơn Chúa, đều có kết quả mỹ mãn.

Không bao giờ tôi thấy Thiên Chúa phù hộ rõ rệt hơn. Chỉ mình tôi là linh mục trong lãnh thổ rộng lớn và tôi nói thật rằng xứ đạo của tôi ít ra rộng tới một trăm hai mƣơi dặm. Thế nhƣng trong vòng hai năm tôi đi thăm tất cả đƣợc, không bỏ sót một nơi nào tôi biết, cần ở bao lâu thì tôi ở bấy lâu để phụng sự các linh hồn. Tôi nói thật, hai năm đó là nhƣ một tuần thánh liên tục: tới nơi nào tôi cũng phải làm những việc mà ở Au Châu ngƣời ta làm trong tuần thánh.

Khi ngƣời Bồ rút lui thì họ xin tôi theo họ. Nhƣng vì quan trấn thủ không nói gì nên tôi dại gì mà bỏ đi. Thế nhƣng khi họ đi rồi thì tôi không dám ra mắt công khai. Ban ngày tôi trốn tránh, ban đêm tôi hoạt động. Tôi thƣờng theo thói xứ này để cho ngƣời ta khiêng tôi trong một chiếc cáng, hai ngƣời trên vai, nhƣ thế không ai biết, ngƣời ta tƣởng cáng bệnh nhân hay ngƣời chết 63. Tôi dùng cách di chuyển này không những để lẩn trốn mà để ngủ nghỉ trong khi đi đƣờng, bởi vì khi tới nhà trọ tôi lại phải làm việc suốt ngày đêm.

Trƣớc hết tôi bắt đầu ở mạn nam cho tới biên giới Chàm, rồi ngƣợc lên mạn bắc cho tới biên giới Đàng Ngoài.

Giáo dân vẫn rất sốt sắng nhƣ mấy năm về trƣớc. Vì thế tôi không nói gì riêng ở đây, nhƣng tôi không thể không nói tới ơn Chúa ban cho tôi và đồng thời kích động mƣời ngƣời trai trẻ hợp tác với tôi trong việc giảng đức tin cho dân xứ này. Tất cả đều ở nhiều tỉnh káhc nhau mà tới, nhƣng họ chỉ có một tâm hồn thuộc về Chúa và hoàn toàn tận tuỵ ở Giáo hội. Trong số đó có ba ngƣời Chúa dành cho phúc tử đạo: Anrê từ tỉnh Phú Yên tới tìm tôi, Inhaxu con nhà sang trọng, vì là quan tòa, thông minh, rất thông thạo chữ Hán, nhất là rất nhân đức, một vị thánh đích thực, gốc ở tỉnh miền bắc, sau khi chịu phép rửa tội thì không muốn rời tôi, và thực ra tôi đƣợc gặp Inhaxu thì không lấy gì làm sung sƣớng hơn.

Page 27: HàNh TrìNh Và TruyềN GiáO CủA GiáO Sĩ đắC Lộ

[email protected] Trang 27

Ngƣời thứ ba là Vincentê, từ lâu nài xin tôi cho vào số những ngƣời khác. Thân phụ anh là một giáo dân đạo cũ ở tỉnh Quảng Ngãi, ông đã đem đến trình tôi, mặc dầu anh là cột trụ nâng đỡ gia đình và cây gậy của tuổi già.

Còn bảy ngƣời khác thì cũng tƣơng tự nhƣ ba ngƣời trên. Tất cả chúng tôi cùng nhau đi khắp các tỉnh, các làng các xã ở Đàng Trong. Thiên Chúa phù hộ ban ơn giúp đỡ chúng tôi và số giáo dân trong một thời gian ngắn đã thêm đƣợc hơn một ngàn.

Chƣơng 22: MẤY PHÉP LẠ CHÖA LÀM QUA HAI GIÁO DÂN NHÂN ĐỨC

Trong tỉnh Quảng Ngãi, tôi gặp một giáo dân tên là Mathêu. Ông sốt sắng hết mực để khuyên lƣơng dân trở lại đạo và giúp đỡ giáo dân. Ông thu đƣợc nhiều kết quả tốt đẹp, tuy ông không thông thái, không giàu có trái lại rất nhiệt thành và đƣợc ơn riêng làm phép lạ, chữa đủ thứ bệnh và cho một ngƣời chết sống lại. Đây là một phần tôi nghe đƣợc qua những ngƣời đáng tin cậy.

Có một thanh niên con nhà gia giáo ở tỉnh Baoban 64 bị bệnh gần chết. Cha mẹ rất thƣơng con vì là con một, đã hết sức chữa chạy và cậy các lƣơng y cùng các phép phù thuỷ dị đoan. Nhƣng sau khi thấy không cứu đƣợc con thì đành chạy đến xin thuốc của giáo dân. Mathêu biết cậu thanh niên rất thông thạo chữ Hán và hy vọng nếu anh khỏi thì anh có thể giúp chinh phục lƣơng dân, ông liền đi tới nhà anh với những liều thuốc thông thƣờng: nƣớc phép và một ảnh thánh giá. Thấy bệnh nhân gần tắt thở, nhƣng ông không thất vọng. Ông bắt đầu đọc kinh cầu hồn rồi đọc kinh cứu sống thân xác và thấy anh hầu nhƣ sắp qua đời, ông liền làm phép rửa tội cho anh. Tức thì bệnh nhân mở mắt và thấy mình hoàn toàn khỏi bậnh và đứng dậy ngay. Cả gia đình cùng cả tỉnh đều sửng sốt. Có mấy ngƣời xin theo đạo. Còn ngƣời bệnh này từ đó hằng tỏ lòng biết ơn vì đã đƣợc một phép lạ hiển nhiên.

Một lần khác, Mathêu cũng đƣợc mời tới thăm một em gái bệnh nặng nhƣng đã chết trƣớc khi ông tới. Ông thấy cô bé không còn tỏ ra dấu hiệu gì sống nữa từ mấy giờ đồng hồ rồi và điều làm ông buồn bực, cô bé đã chết khi chƣa đƣợc chịu phép rửa tội. Nhƣng ngƣời tôi tớ trung thành Chúa liền sốt sắng đọc kinh, xin Chúa cho cô bé sống thêm ít ra mấy phút thôi để có thời giờ chịu phép rửa tội và hƣởng phúc thiên đàng. Lời ông cầu đã đƣợc Chúa nhận. Cô bé từ nửa ngày nay không động đậy, không còn sống, liền mở mắt ra và cứ mở nhƣ thế để nhƣ ra hiệu cho biết có thể rửa tội cho mình đƣợc. Mathêu hớn hở thi hành. Vừa hết nghi thức thì cô bé khép mắt lại và chết êm ái, sau khi nhận đƣợc thông hành bảo đảm về thiên quốc. Sau cùng, tôi không nói tới nhiều sự lạ khác Chúa đã thƣơng làm qua ngƣời tôi trung của Chúa, Ngƣời đã làm rất nhiều. Có nhiều lƣơng dân ngoan cố nhất cũng đã cảm phục và xin chịu phép rửa.

Trong một nơi khác ở trong tỉnh Quảng Ngãi, có một giáo dân tên là Anrê Chúa cho ông ơn chữa bệnh giống nhƣ tôi đã kể. Không những chỉ giáo dân mới nhận thấy hiệu quả chữa bệnh mà cả lƣơng dân cũng nhận thấy, đến nỗi khi họ đau bệnh, họ liền tới nhà Anrê nhƣ tới một bệnh xá. Việc xảy ra rất thƣờng, không ai trong xứ này nghi ngờ nữa. Có thể nói nhà ông thành một bệnh viện lớn, nơi hết các bệnh nhân đƣợc nhận và đƣợc khỏi.

Chƣơng 23: KẾT QUẢ MƢỜI THẦY GIẢNG THU LƢỢM ĐƢỢC TRONG KHI TÔI ĐI VẮNG

Sau khi ở gần hai năm và đi thăm hết cả tỉnh Đàng Trong, không ra mắt công khai, chỉ hoạt động ban đêm thì tôi đƣợc tin ngƣời Bồ, trong khi tôi đi vắng, đã tới cửa Đà Nẵng, để rồi từ đó trẩy về Macao. Trƣớc khi họ khởi hành, tôi đã tới gặp họ và tất cả đều muốn cho tôi cùng về với họ. Họ sợ chúa cả giận. Theo họ thì chúa vui lòng để tôi ở lại ba tháng sau, nhƣ thế tôi giúp giáo dân hơn là cứ phải lẩn tránh.

Tôi đồng ý và trƣớc khi ra đi, tôi nghĩ nên gắn bó mƣời thầy giảng bằng một lời tuyên thệ cũng nhƣ tôi đã làm ở Đàng Ngoài khi tôi rời bỏ họ 65. Chúng tôi chọn ngày lễ đấng thánh tổ phụ Inhaxu để cử hành nghi lễ. Cả mƣời đầy tớ Chúa công khai đến nhà thờ, có mặt toàn thể giáo dân. Họ cầm nến trắng trong tay, phục trƣớc bàn thờ, rồi thề sẽ phụng sự Giáo hội, không lập gia đình và vâng lời các cha dòng đến giảng ở đất nƣớc này hoặc những vị thay thế các ngài.

Họ đọc lời thề rất sốt sắng và cảm động tới rớt nƣớc mắt, làm cho tất cả cử tọa đều phấn khởi. Còn tôi, đứng gần bàn thờ, tôi vui mừng quá đỗi, khi thấy những ngƣời lành thánh hy sinh tận hiến cho Chúa một cách rất thành thực, tâm trí tôi ngợi khen Chúa và mắt tôi tuôn trào dòng châu lệ. Sau đó tôi

Page 28: HàNh TrìNh Và TruyềN GiáO CủA GiáO Sĩ đắC Lộ

[email protected] Trang 28

ra lệnh cho họ phải theo khi tôi vắng mặt. Tôi đặt Inhaxu là bề trên và ai cũng bằng lòng vì là ngƣời lớn tuổi hơn cả, có khả năng hơn cả và thực ra cũng rất nhân đức nhƣ các anh em đồng sự.

Tôi chia họ thành hai toán, toán thứ nhất đi thăm các tỉnh phía bắc cho tới Đàng Ngoài, Inhaxu là toán trƣởng và đem theo Anrê, toán thứ hai thì đi các tỉnh phía nam cho tới biên giới Chàm.

Thế là tôi trở về Macao vào tháng 9 năm 1643 còn họ trung thành làm tròn nhiệm vụ tôi uỷ thác cho. Thoạt đầu tất cả mƣời ngƣời đều cùng nhau ở lại một tháng trong nhà chúng tôi ở Đà Nẵng mà vì lƣơng dân đã phá bình địa nên phải dựng lại. Trong khi đó, có mấy ngƣời ngã bệnh, có Anrê trong số đó, ngƣời rất nhiệt tâm nhƣng sức yếu. Inhaxu là bề trên nhƣng lại làm đầy tờ hầu hạ tất cả, đêm ngày săn sóc, không quản khó nhọc và không ngại việc hèn việc mọn để chữa chạy cho các tôi tớ tốt lành của thầy độc nhất là Chúa Kitô.

Khi khỏi bệnh, họ chia tay đi các nơi nhƣ tôi đã chỉ định. Năm ngƣời trẩy về phía nam và làm việc rất đắc lực, trong ba tháng đã rửa tội đƣợc hai trăm chín mƣơi ba ngƣời lƣơng dân. Họ thấy không nên hoãn việc này để chờ tôi về. Họ còn chuẩn bị nhiều ngƣời khác để cho chính tay tôi làm. Việc này có tiếng vang lớn trong tỉnh Phú Yên, làm cho lƣơng dân áy náy đến thƣa với quan trấn thủ mới về trị nhậm và rất ghét giáo dân.

Ông ta liền cho đi lùng bắt hết các thầy giảng mới để trừng phạt. Họ cũng không còn nể bà Mađalêna, có họ với chúa, vợ quan trấn thủ cũ, chúa đã chuyển đi nơi khác 66. Bọn lính xấc láo ập vào nhà, lục soát các phòng để tìm các thầy giảng, nhƣng may mà các thầy không ở trong thành này. Các thầy chỉ buồn vì đã bỏ lỡ dịp chịu khổ vì đức tin, các thầy thích đƣợc chết vì đạo hơn là giảng. Bà Mađalêna không buồn phiền vì chịu xỉ nhục đó, nếu vào trƣờng hợp khác thì bà rất bực bội.

Trong dịp này có hai bà tỏ lòng kiên trung đặc biệt, một là bà Angela, bà đã khổ sở vì thấy mẹ chồng tên là Monica đã cho hạ một nhà nguyện vì sợ quan tòa tới phá. Do đó bà đã chết vì đau đớn. Bà không muốn sống sau tội ác tày đình do một giáo dân phạm, mẹ chồng bà vậy.

Ngƣời thứ hai là một bà quả phụ, bà cũng có một nhà nguyện. Kẻ địch muốn phá để đẹp lòng quan trên. Nhƣng bà can đảm chống cự, lúc cƣơng lúc nhu vì nhiệt thành tôn vinh Chúa. Cuối cùng nhà nguyện đƣợc an toàn cho dù ma quỷ điên cuồng và lƣơng dân ác ý.

Trong khi đƣợc nhiều thành quả ở phía nam thì Inhaxu với bốn đồng sự cũng không kém thành công ở phía bắc. Trong có ít ngày mà đã rửa tội đƣợc ba trăm ba. Họ không ăn không ngồi rồi. Trƣớc hết họ đến tỉnh chúa ở là Thuận Hóa. Ở đây đƣợc mùa rất tốt đẹp, do sự chuẩn bị của ba giáo dân can tràng. Ba ngƣời này đã lìa khỏi nhà, bỏ nơi sinh quán để tránh đám lƣơng dân tức giận và hành hung.

Trƣớc đây gần hai năm, khi đi qua xã Kẽ Đại 67, trong ba ngày tôi đã rửa tội đƣợc ba trăm ngƣời do các thầy giảng dạy dỗ trƣớc. Lƣơng dân căm tức vì thần giả trá của họ bị bại trận lớn. Chúng nhất định báo thù giáo dân. Trƣớc hết chúng hành hạ thầy Augustino là ngƣời đã giảng dạy. Chúng trói thầy và để ở giữa chợ suốt một ngày, để phơi nắng buổi trƣa, nhƣng đầy tớ trung thành của Chúa đã thấy ánh sáng và một sức nóng bên trong mạnh hơn sức nóng thiêu đốt bên ngoài.

Còn một ngƣời tên là Phaolô, một ngƣời đƣợc kính nể trong xã này, nhƣng vì thấy đức tin bị xâm phạm nên không muốn ở lại. Ông bán hết tài sản và dẫn con tên là Philipphê, cả hai rất sùng đạo, đi kiếm ăn nơi khác, nơi ngƣời ta không làm hại sự đạo. Ông chọn kinh đô chúa ở để có thể lẩn tránh trong đám quần chúng và đồng thời, có thể thu hoạch đƣợc nhiều thành quả hơn. Ông mở trƣờng dạy học, ông một bên và con ông một bên, vì cả hai đều rất thông chữ Hán. Chỉ trong ít lâu ông đạt đƣợc ý nguyện, sửa soạn cho mấy ngƣời theo đạo và giao cho các thầy giảng làm phép rửa.

Hài lòng về can đảm của hai đầy tớ Chúa, Phaolô và Philipphê, Thiên Chúa muốn thƣởng công cho vật chất ở đời này. Một hôm đi qua phố, tình cờ chúa gặp Phaolô mà chúa đã biết và mến chuộng từ xƣa. Chúa hỏi thăm rất ân cần và giao cho chức quan tòa lúc này chƣa có ai đảm nhận. Phaolô bỡ ngỡ vì cơ hội may mắn. Ông nhận thấy mình vì Thiên Chúa mà bỏ hết của cải nơi sinh quán nên Thiên Chúa đền bù cho tất cả những gì đã mất. Ơn huệ vật chất lớn lao này làm cho ông càng can đảm để giúp việc thiêng liêng và vật chất cho hết các giáo dân. Ông càng sốt sắng hơn trƣớc và có thể nói đây là một Phaolô đích thực trong thành phố lớn này.

Page 29: HàNh TrìNh Và TruyềN GiáO CủA GiáO Sĩ đắC Lộ

[email protected] Trang 29

Còn về phần Inhaxu với toán binh tinh nhuệ hằng kiện toàn công trình mà ba giáo dân kia đã đặc biệt khởi sự. Thầy rửa tội, giảng và lấy lời đạo đức củng cố tinh thần giáo dân. Sau đó tới quê quán nơi sinh trƣởng tên là Hemcun 68. Thầy thành thực muốn chinh phục đồng liêu, nhƣng đúng nhƣ chân lý Chúa đã nói, thầy không khuyên nhủ đƣợc ai trở lại đạo. Ngƣời đồng hạng xƣa kia vẫn quý chuộng thầy thì nay lại cho thầy là kẻ cuồng tín. Công việc không tiến triển, ngoài hai ngƣời thầy thƣơng mến nhất, là mẹ và bà nội nay đã bát tuần. Thầy rửa tội cho cả hai. Rồi khi thấy sắp đến thời lúc tôi hứa trở lại, thì thầy rút lui về nơi tôi căn dặn để đón tôi: đó là cửa biển Hội An. Ở đây, tất cả đã gặp nhau, đem theo bao nhiêu của đã cƣớp đƣợc từ tay ma quỷ.

Chƣơng 24: HÀNH TRÌNH THỨ NĂM VÀ CUỐI CÙNG CỦA TÔI Ở ĐÀNG TRONG VÀ NHỮNG CUỘC TRỞ LẠI TRONG PHỦ CHÖA

Khi mƣời thầy giảng rảo khắp các tỉnh Đàng Trong thì tôi rút về Macao theo lời khuyên của ngƣời Bồ. Lúc qua biển, chúng tôi gặp trận bão lớn, sóng biển đánh ngập cả tàu làm hƣ hết chút nƣớc ngọt còn lại. Cũng vì không đậy nắp thùng. Chúng tôi tƣởng thế là vô phƣơng cứu chữa, nếu Thiên Chúa không ra tay giải thoát cho. Chúng tôi lênh đênh giữa đại dƣơng, không thấy đất liền để cập bến và không còn nƣớc để uống.

Trong lúc tuyệt vọng về phía loài ngƣời thì chúng tôi chạy đến Chúa. Mọi ngƣời trong tàu liền quỳ xuống và khấn xin nếu thoát nạn thì tất cả lúc ra khỏi tàu, sẽ đến kính viếng đền Đức Bà ở trên ngọn núi gần Macao gọi là buồm lớn của tàu. Lời khấn đã đƣợc Chúa nhận vì đột nhiên có gió thổi mạnh đƣa chúng tôi về đúng hƣớng và ngày hôm sau, đã bắt đầu nhìn thấy dãy núi ở Trung Quốc. Thế là chúng tôi về tới bến bằng yên để giữ lời đã khấn. Khi tôi đến trƣớc bàn thờ Đức Mẹ, tôi đã bất tỉnh. May thay có hai cha dòng chúng tôi, cha Balthasar Citadelli, sinh quán tại Lucques bên Ý và cha Phaolô Calapresio thành Napoli từ Macao đến viếng đền thánh. Hai cha săn sóc tôi và đƣa tôi về học viện của dòng. Dần dần tôi lại sức, chỉ vì vui sƣớng thấy các cha dòng, sau khi ở Đàng Trong hai năm mà không gặp một linh mục nào.

Tôi vẫn tƣởng rằng ngƣời Bồ thƣờng trẩy đi vào tháng chạp, nhƣng lần này họ chỉ sẵn sàng vào tháng giêng năm 1644, nhƣ vậy tôi vắng mặt ở Đàng Trong cả thảy chừng năm tháng. Đối với tôi cũng nhƣ với giáo dân và nhất là các thầy giảng thì thật là lâu quá. Họ đã chờ tôi ơ nơi đã định. Thế rồi chúng tôi hội họp nhau ở nhà chúng tôi ở Đà Nẵng. Thật là tƣng bừng náo nhiệt, nƣớc mắt đôi bên tuôn trào không thể tƣởng tƣợng đƣợc. Họ kể cho tôi biết những gì đã làm khi tôi vắng, đúng hơn một mình Thiên Chúa đã làm, vì ngoài Ngƣời ra thì chẳng ai có thể xúc tiến những việc đại sự bằng những phƣơng tiện hèn yếu.

Sau khi cảm tạ Chúa về mọi sự Ngƣời đã ban, chúng tôi vào phủ cùng với mƣời bảy thày giảng, bề ngoài nhƣ để bái yết và tiến dâng lễ phẩm, nhƣng thực ra để thăm giáo dân, cũ cũng nhƣ mới, với Inhaxu mà từ nay tôi gọi bằng “thầy” để cho thầy có thế giá. Tôi bảo thầy mặc áo dòng trắng khi thầy ra nơi công chúng để đƣợc trọng kính hơn.

Tôi đã gặp lại chúa. Ngài rất thân tình đón tôi và nhận lễ phẩm tôi dâng 69. Hôm sau ngài lại thân hành ra thăm chúng tôi trong thuyền. Ở đây may mắn làm sao, ngài lại gặp tôi. Vì tôi sợ nếu không gặp tôi ngài đâm nghi ngờ cho tôi lẩn tránh ở nhà giáo dân. Nhƣng may mắn làm sao, tôi đã thức suốt đêm trong nhà một quan võ muốn xin chịu phép rửa tội cùng với bà vợ. Ở đây có mấy ngƣời họp nhau để dự lễ và xƣng tội. Tôi không thể làm xuể trong thời gian quá ngắn ngủi. Tôi đành hẹn họ tới đêm sau. Đêm sau, đông ngƣời quá, nhà không chứa hết, mặc dầu đây là nhà khá rộng rãi. Tôi lại xin giáo dân cũ lui về nhƣờng chỗ cho ngƣời tân tòng xin chịu phép rửa tội. Suốt đêm tôi giảng dạy và rửa tội cho hai trăm tân binh Chúa Kitô, mà thực ra đa số là binh sĩ chuyên nghề, họ cùng vợ con họ đều đƣợc rửa tội, ngoài ra có cả viên quan võ cùng bà vợ chủ nhà. Tôi đặt tên là Gioakim và Anna. Tôi để cho độc giả nghĩ, thức đêm làm việc đạo nhƣ thế, rửa tội cho hai trăm ngƣời thì hơn là ngủ trong chăn trong mền ấm áp. Phần tôi, tôi thành thực cam đoan, đƣợc làm những công việc đẹp đẽ này, tôi không ganh tị với những ngƣời nằm nghỉ ngơi thảnh thơi, ngủ yên sung sƣớng. Tôi vui lòng để lại cho họ tất cả để trẩy đi Đàng Trong, Đàng Ngoài tìm những ngày rất đẹp và những đêm rất tốt nhƣ vậy.

Chƣơng 25: LÕNG MỘ ĐẠO CỦA BÀ MARIA

Page 30: HàNh TrìNh Và TruyềN GiáO CủA GiáO Sĩ đắC Lộ

[email protected] Trang 30

Trong những tín ngƣỡng rất thịnh hành ở nƣớc Annam, có một tin tƣởng ăn sâu vào tinh thần tất cả mọi ngƣời và nhất là nơi các ông hoàng bà chúa. Họ tin rằng tất cả thanh thế gia đình đều phụ thuộc vào việc để mồ để mả cha mẹ, nhất là mẹ. Họ cho rằng nếu tìm đƣợc đất tốt để chôn cất thì cả giòng họ đều ở trong giòng giống vua chúa, nêu không thì nhƣ hết vận may, không còn vƣơng miện vua chúa nữa.

Vì tin tƣởng điên rồ đó mà họ rất thận trọng và rất tốn kém để tìm cho cha mẹ đƣợc mồ yên mả ấm. Có nhiều thầy địa lý làm giàu vì làm nghề này, nghĩa là tìm đất tốt để làm nhà yên nghỉ cho ngƣời quá cố. Không một ngƣời giàu sang nào mà không cần đến họ và thƣởng họ một số tiền lớn, khi họ tìm đƣợc hoặc giả vờ kiếm đƣợc theo ý gia chủ.

Chúa Đàng Trong nghĩ rằng chúng tôi là những thầy địa lý rất thông thái nên ngài sợ chúng tôi cũng tìm cho bà dì của ngài là bà Maria 70 một phần mộ thuận lợi để vƣơng miên đƣợc truyền cho con cháu bà, phƣơng hại tới toàn thể con cháu nhà chúa. Ý tƣởng đó làm cho chúa ghen tuông, khi thấy tôi ra vào tƣ dinh của bà và đàm luận bàn bạc với bà, nhƣ thể dự định của chúng tôi là tìm đất chôn cất khi bà qua đời, chứ không phải tìm cho linh hồn bà một ngai báu trên thiên quốc.

Vƣơng phi đạo đức này có những tâm tƣ rất khác xa với nhà chúa, nhiều lần bà sai ngƣời vời tôi vào tƣ dinh để giảng cho bà hiểu cách sống đạo chứ không phải cách truyền ngôi cho hậu thế. Tôi phải đi lén lút, ban đêm, để khỏi làm cho chúa nghi ngờ giận dữ. Tôi gặp một bà có hết các nhân đức trong đạo, bà tiếp tôi nhƣ tiếp một thiên thần, bà bắt tất cả đại gia đình, rất đông, chịu các phép bí tích; chính bà cũng xƣng tội và rƣớc lễ trƣớc hết. Hết các giáo dân đều tới dự, trong hai giờ, nên tôi cho hội họp tất cả vào đêm chủ nhật, làm nghi lễ long trọng. Mọi ngƣời dự lễ rất sốt sắng làm cho tôi tƣởng nhƣ dân thành Giêrusalem hoan hỉ cầm cành lá đi đón rƣớc Chúa Kitô.

Họ rất mong cho tôi ở lại với họ suốt tuần thánh, nhƣng tôi sợ bị lộ, nên tôi quyết định đến Đà Nẵng có ngƣời Bồ, nơi rất đông giáo dân tân tòng từ xa tuốn đến để mừng lễ Phục sinh vì trong tất cả xứ Đàng Trong này chỉ có một mình tôi là linh mục.

Chƣơng 26: LÕNG SỐT SẮNG CỦA GIÁO DÂN TRONG TUẦN THÁNH VÀ TỪ KHẮP NƠI GIÁO DÂN TUỐN ĐẾN

Tôi tới tỉnh Quảng Nam ngày thứ tƣ tuần thánh. Hết các giáo dân trong tỉnh đã hội nhau ở đây và nóng lòng sốt ruột chờ tôi. Nếu tôi có nhiều chân nhiều tay và nếu tôi có thêm mấy linh mục thì chúng tôi cũng có đủ việc làm trong những ngày tháng này. Ngƣời Bồ cũng không quên góp lòng sốt sắng với tất cả giáo dân: họ cũng đến mừng lễ Thƣơng khó và lễ Phục sinh với chúng tôi.

Tất cả những gì tôi thấy ở Au Châu đều không cho tôi những tâm tình đạo đức tôi thấy ở giáo đoàn này. Thật phải khen ngợi Thiên Chúa, khi thấy giáo dân kiên trì, thức khuya để dự lễ và khóc lóc rất thảm thƣơng: phải cứng nhƣ đá mới không mủi lòng trong dịp này đƣợc. Ngày thứ năm tuần thánh, tôi đặt Mình Thánh Chúa, nhiều ngƣời suốt ngày không rời bỏ nhà thờ. Về khuya thấy tôi rửa chân cho mấy ngƣời nghèo thì họ chảy nƣớc mắt. Hôm sau tôi trƣng bày thánh giá để họ tới kính thờ và hôn, cùng lúc đó họ ngâm những bài ca rất sầu thảm bằng ngôn ngữ của họ về sự thƣơng khó Chúa. Họ khóc nức nở, đổ giòng nƣớc mắt rửa tội họ và dâng cho các thiên thần ngự ẩm. Tới ngày lễ Phục sinh và luôn luôn từ ngày đó, các ngày lễ trọng và chủ nhật, tôi phải dâng tới hai ba thánh lễ, vì nhà thờ tuy rộng nhƣng không chứa hết, phải ngồi cả ngoài hiên.

Những ngƣời ở các tỉnh xa không kịp chờ tôi đến. Họ không thể chịu lâu hơn cơn khát khao các bí tích và thánh lễ: từ những miền xa, nghĩa là chừng tám mƣơi dăm, họ kéo từng đoàn lũ đến. Tôi đành lui về nhà chúng tôi ở Hội An để cho họ đƣợc toại nguyện. Tôi ở lại mƣời lăm ngày, đêm ngày không làm gì ngoài việc giải tội cho giáo dân tân tòng. Những ngƣời này sau khi làm các việc đạo đức rất sốt sắng thì về xứ sở mình, thỏa thuê nhƣ thể trong cuộc hành binh đã tìm đƣợc kho vàng kho bạc.

Nhƣng trong những ngƣời lành thánh, có một ngƣời xảo quyệt đáng Chúa trừng phạt. Đó là một ngƣời buôn bán giàu có, nhƣng là giáo dân xấu sinh trƣởng ở Quy Nhơn, nhƣng sống ở Đà Nẵng. Hắn làm giàu vì buôn bán. Từ ít lâu nay, hắn ly dị vợ chính để lấy vợ khác, làm gƣơng xấu cho giáo dân và lƣơng dân. Tôi thƣờng khuyên giải và nhiều lần khiển trách, đe loi cho hắn sợ cơn giận Chúa không để hắn yên mà không bị phạt.

Page 31: HàNh TrìNh Và TruyềN GiáO CủA GiáO Sĩ đắC Lộ

[email protected] Trang 31

Những cảnh cáo và đe loi của tôi đều vô hiệu, hắn ngoan cố không chịu bỏ ngƣời đàn bà khốn nạn. Chúa liền ra tay để hắn ngã bệnh nặng. Nhƣng có thể tên này còn ngoan cố cƣỡng lại chăng? Trong cơn đau nặng, hắn cho ngƣời mời tôi và xin làm hòa với Chúa và Giáo hội. Hắn xƣng tội vì thực ra từ lâu hắn bỏ. Tôi cƣơng quyết nếu hắn không đuổi ra khỏi nhà ngƣời đàn bà đã làm cho hắn xa Chúa, thì hắn không thể trở lại với Chúa cũng không đƣợc chịu phép tha tội.

Hắn hứa xin theo vì nghĩ rằng không thể thoát chết. Thế nhƣng hắn cứ trì hoãn cho tới ngày đƣợc khỏi bệnh, hắn nhƣ cƣời nhạo Chúa bởi vì không cần đến Ngƣời nữa. Nhƣng thực ra Chúa đã cƣời nhạo hắn. Một trận bão lớn nổi lên ở khắp vùng biển và đất xứ Đàng Trong, gây tai hại rất lớn, nhiều tàu bè bị đắm ngoài khơi, nhiều nhà cửa trên đất sụp đổ, nơi nào cũng có ngƣời hoặc chết đuối hoặc bị vùi dƣới nhà cửa. Nhờ ơn Chúa không một giáo dân nào bị tai nạn, trừ tên khốn nạn, lúc đó đang dƣỡng bệnh. Hắn tƣởng thoát, khi hắn cho ngƣời khiêng hắn đến một nhà khác kiên cố hơn.

Nhƣng Chúa biết đƣờng tìm đến: nhà bị gió bão đánh xiêu vẹo, mấy hôm sau nƣớc lũ cuốn trôi đi hết. Mọi ngƣời trong nhà đều chạy thoát, trừ đứa khốn nạn bị tay Chúa theo đuổi, sau khi tỏ lòng thƣơng yêu nó vô ích. Hắn bị vùi trong hoang tàn, trong khi linh hồn bị vùi trong địa ngục: nó đã chết mà không đƣợc chịu các phép và trong tình trạng bất tuân Chúa và luật Giáo hội. Đây là gƣơng cho mọi ngƣời khác soi để chu toàn bổn phận và sợ án phạt rõ ràng của Chúa.

Chƣơng 27: CUỘC TRỞ LẠI CỦA MẤY NGƢỜI LỖI LẠC

Khi tai họa này xảy ra ở Đà Nẵng thì tôi kín đáo tới phủ chúa để giúp mấy ngƣời đạo đức đang chờ tôi. Tôi ẩn trong tƣ dinh bà Maria 71, bà dì của chúa, và trong tám ngày tôi giải tội và cho rƣớc lễ, không có giờ nghỉ, đó là tôi buộc lòng phải chối không nhận mấy ngƣời tôi cho là chƣa chuẩn bị đủ.

Tôi rửa tội cho mấy ngƣời trong phủ chúa, trong số đó có một ngƣời thợ bạc chúa rất trọng dụng. Ông này xin theo đạo rồi làm thầy giảng. Ông đã thu đƣợc nhiều kết quả, nhất là trong nơi ông sinh trƣởng. Ông dạy cho mấy ngƣời lƣơng dân chịu phép rửa, ông cũng bỏ tiền dựng một nhà nguyện rồi tới xin tôi đến hoàn tất công trình ông đã khởi sự rất tốt đẹp. Tôi vui lòng tới và thấy đã sửa soạn rất chu đáo mùa gặt tƣơi tốt. Phần tôi, tôi làm hết sức của tôi, dạy dỗ thêm và rửa tội cho giáo dân tân tòng.

Xế qua miền Bắc, tôi gặp một giáo dân sốt sắng tên là Đaminh do cha Benoit de Mattos rửa tội chƣa đầy ba năm. Thật là một tông đồ trong quê quán mình. Ông thuyết phục đƣợc mấy ngƣời lƣơng dân bỏ dị đoan, dạy cho biết mầu nhiệm thánh và khuyên giữ chay và giữ các ngày lễ của giáo dân. Tất cả có ba mƣơi ngƣời sẵn sàng chịu phép rửa. Tôi đã rửa tội cho họ sau khi giảng dạy thêm ít điều. Cứ thế thêm lên mỗi ngày, và trong thời gian ngắn, đã có một giáo đoàn vững chãi. Giáo dân sốt sắng Đaminh tận tình săn sóc rất chu đáo. Ông còn dựng một nhà nguyện tƣơm tất nữa.

Sau khi rảo khắp trung tâm đất nƣớc này, cuối cùng tôi tới tỉnh Quảng Bình, ở sát biên giới Đàng Ngoài có luỹ kiên cố chia đôi hai nƣớc. Ngƣời Đàng Ngoài thƣờng dồn hết lực lƣợng để chiếm, nhƣng đều vô hiệu. Tôi đến thành phố chính của tỉnh và đem lễ vật đến tặng quan trấn. Ông rất niềm nở đón tiếp tôi. Ông nói rất thành thạo về các mầu nhiệm đạo ta, làm cho tôi tƣởng xƣa kia ông là giáo dân, điều mà không bao giờ ông thú nhận.

Ở đây tôi gặp một giáo dân rất nhiệt thành, binh sĩ chuyên nghiệp tên là Phanchicô. Ông sống với vợ tên là Têrêsa, cả hai thực hành các nhân đức cao cả. Ông bắt đầu tôn kính Đức Trinh Nữ trƣớc khi thành giáo dân. Một hôm ông thấy có ảnh Đức Mẹ Mân Côi trong tay mấy ngƣời lƣơng dân, ông liền bỏ tiền mua khá đắt và từ đó ông đặt trên bàn thờ dựng trong khu nhà và đêm ngày ông đến kính viếng. Ít lâu sau ông đƣợc đền bù: Đức Trinh Nữ cho ông đƣợc ơn chịu phép rửa tội và thực hành đời sống nhân đức, ông và cả vợ ông. Phanchicô làm gƣơng cho mọi giáo dân, còn Têrêsa đƣợc ơn riêng trừ quỷ. Trƣớc kia bà làm nghề phù thuỷ, bây giờ bà lại là một tai họa lớn cho chúng vì cả hai đều chuyên chú thuyết phục lƣơng dân trở về nhận biết Chúa. Tôi thấy rất nhiều ngƣời sẵn sàng chịu phép rửa. Tôi cho hội tất ở nhà Phanchicô làm nhƣ nhà thờ, còn nhà nguyện ông bà trƣng bày ảnh Đức Trinh Nữ quan thầy bảo vệ, thì đƣợc trang hoàng rất lộng lẫy. Ông tôn sùng Đức Trinh Nữ đến nỗi không bao giờ ông đặt chân vào nhà nguyện mà không rửa sạch linh hồn trƣớc, không hãm mình trƣớc nhƣ ông đã thú với tôi. Thực ra Đức Trinh Nữ cũng trả lại gấp trăm cho ông vì ngoài ơn riêng, ông còn có ơn đặc biệt làm đủ thứ phép lạ.

Page 32: HàNh TrìNh Và TruyềN GiáO CủA GiáO Sĩ đắC Lộ

[email protected] Trang 32

Chƣơng 28: BỔN ĐẠO CŨ Ở ĐÀNG NGOÀI ĐẾN MỜI TÔI TỚI THĂM HỌ

Giáo dân Đàng Ngoài ở tỉnh Bố Chính, khi đƣợc tin tôi đang ở biên giới Đàng Trong thì tƣởng có thể dễ dàng thuyết phục tôi đi quá lên chút ít để đến yên ủi họ. Họ liền viết cho tôi một lá thƣ, nhân danh chung mọi giáo dân và riêng mỗi ngƣời. Họ khẩn nài tôi đừng từ chối ơn đi thăm họ. Lời lẽ trong thƣ rất tha thiết làm cho tôi mủi lòng. Tôi cũng ao ƣớc hết sức để làm theo ý họ và tôi cũng tha thiết đến làm các phép bí tích họ muốn chịu.

Nhƣng ngƣời ta dẫn giải cho tôi biết, tôi không thể tới Đàng Ngoài đƣợc nếu không vƣợt luỹ kiên cố phân chia ranh giới hai nƣớc 72. Mà nếu vƣợt thì quan gác luỹ sẽ cho chúa Đàng Trong biết tôi ra khỏi xứ này để trở qua bên xứ địch, việc này làm cho chúa nghi ngờ tôi và giận ghét giáo dân, nhƣ vậy cả hai đều chịu hậu quả với giáo dân Đàng Trong hơn là chiều ý giáo dân Đàng Ngoài. Tôi chỉ viết một bức thƣ xin lỗi và phát thầy giảng rất sốt sắng Inhaxu đến với họ. Thầy đã hoạt động rất đắc lực làm cho giáo dân rất ngoan đạo đó không muốn để thầy ra đi, sau khi đã làm biết bao việc tốt.

Thế nhƣng, để làm cho kỳ đƣợc ý định đƣa tôi về xứ họ, họ tƣởng một phái đoàn có nhiều thế lực thuyết phục tôi hơn một lá thƣ đơn thuần. Họ liền phái mƣời ngƣời trùm trƣởng giáo dân tỉnh Bố Chính đến gặp tôi ở Đàng Trong. Thú thực, khi trông thấy họ tâm hồn tôi cảm thấy hết các xúc động thƣơng yêu, vui mừng, mong muốn của một ngƣời mẹ đối với các con yêu quý.

Ngƣời thứ nhất trong phái đoàn là một giáo dân rất đạo đức tên là Simon tôi đã rửa tội ở Đàng Ngoài cách đây mƣời sáu năm. Vừa gặp nhau, hai chúng tôi ôm chầm lấy nhau mà khóc rƣng rức. Ông kể cho tôi những sự đẹp đẽ Chúa đã làm qua ông, ở khắp các miền Chúa đã dựng nhà dựng cửa ở đó. Trong thôn ông đang ở, không còn một lƣơng dân nào, hết các ma quỷ đều bị trục xuất. Có ít là một nghìn giáo dân sống rất lành thánh, mặc dầu chƣa bao giờ gặp linh mục.

Ngƣời đặc biệt giúp đỡ Simon trong việc đạo là một giáo dân khác tên là Phanchicô, một trong mƣời ngƣời đã vất vả đến thăm tôi. Ông này có ơn làm phép lạ, ngƣời ta kể cho tôi nghe một số lớn.

Ai cũng tƣởng tôi thèm đi coi chuồng chiên mới của Chúa Kitô và cung cấp cho lƣơng thực thiêng liêng các bí tích họ chƣa bao giờ đƣợc chịu. Nhƣng tôi đã trình bày các lý lẽ tôi viết trong thƣ. Họ ở lại vài ngày với chúng tôi, xƣng tội, rƣớc lễ hết sức sốt sắng bề ngoài tỏ ra nhiệt thành bên trong. Và sau trăm ngàn âu yếm, họ rút về đầy hăng hái làm việc đắc lực hơn để thiết lập nƣớc Chúa Kitô.

Chƣơng 29: BA VỊ QUAN KHÂM PHỤC ĐẠO NHƢNG CHƢA DÁM TIN THEO

Sau khi đã ở tạm đủ trong tỉnh cuối cùng ở Đàng Trong này thì tôi trở về kinh đô, chỉ vì qua thăm giáo dân, chứ không ở lâu. Có một vị quan có thế giá rất đƣợc lòng chúa và chính ông cũng đƣợc tuyển dụng để giáo huấn và giảng kinh sách chữ Hán cho chúa. Khi tôi đến Đàng Ngoài lần thứ nhất, cách đây hai mƣơi năm, tôi đã đƣợc biết tiếng ông, tôi cũng biết ông ƣu đãi giáo dân. Thực ra ông còn sợ dƣ luận nhiều hơn sợ chân lý mà ông hiểu biết.

Năm 1644 này, tôi nhất định đến thăm ông và đề cập thẳng với ông về mầu nhiệm thánh, việc mà trƣớc kia tôi chƣa làm, và quả thực cũng vì lúc đó tôi chƣa thành thạo tiếng nói xứ này. Ông rất ân cần đón tiếp tôi và rất sẵn sàng nghe tôi đàm luận. Tôi còn tặng ông mấy cuốn sách viết bằng chữ Hán các cha dòng chúng tôi soạn bàn về các chân lý đạo Kitô 73. Ông trọng kính lãnh nhận và hứa với tôi sẽ chăm chú đọc, hơn nữa sau khi đọc kỹ và hiểu, ông sẽ nghiêm chỉnh bàn giải với chúa về đạo Kitô. Tôi khuyên dụ ông theo để có thể thuyết phục chúa, nhƣng ông không dám bƣớc bƣớc cuối cùng, ông để cho vợ cùng tất cả gia nhân ai muốn theo thì theo. Tôi đã rửa tội cho bà và mấy ngƣời trong nhà với hy vọng Thiên Chúa mãnh liệt lay động tâm tƣ ông.

Một viên quan khác rất có thế lực trong phủ chúa. Sau khi nghe nói về tôi thì bàn với bạn hữu và ngƣời lân bang Ông Nghè Bộ, rồi mời tôi đến thăm ông và cũng để tôi cắt nghĩa vài ba điều về các mầu nhiệm trong đạo ta. Tôi không hiểu vì ý gì ông mời tôi, nhƣng khi tới, tôi thấy trong phòng chật ních lƣơng dân, trong đó có mấy thƣợng tọa. 74

Tôi bắt đầu bài giảng bằng trình bày công bằng Thiên Chúa là thƣơng đến khắp hàon vũ. Tôi chứng minh cho họ hiểu Ngƣời nghiêm khắc với những kẻ chối không tuân phục Ngƣời, nên Ngƣời phạt

Page 33: HàNh TrìNh Và TruyềN GiáO CủA GiáO Sĩ đắC Lộ

[email protected] Trang 33

trong lửa đời đời. Thế nhƣng Ngƣời dịu dàng và ƣu đãi kẻ sống lành thánh, săn sóc họ ở đời này và cả đời sau. Tôi lấy chuyện ba trẻ nhỏ Thiên Chúa gìn giữ nguyên vẹn trong lò lửa bên Babilon.

Trong những ngƣời nghe tôi, có mấy ngƣời phục lý lẽ lời giảng, nhƣng có ngƣời ngoan cô thỉnh thoảng lại ngắt lời tôi và đƣa ra những thuyết vu vơ về thần dị đoan và kinh sách. Bấy giờ tôi nhờ thầy Inhaxu, có mặt ở đây đứng ra bác bẻ họ, vì thầy rất thông kinh điển và có ơn rất đặc biệt để phi bác lý thuyết sai lầm. Thầy nói hùng hồn và sáng sủa làm cho tất cả đều chịu thua, nhƣng còn ngoan cố chƣa chịu trở lại đạo.

Chịu thua trong dịp này, họ nhƣ điên lên chống lại thầy. Từ đó họ thề sẽ hãm hại thầy và để đạt ý định, họ nhờ một bà mà chúa coi nhƣ vợ cháu mặc dầu trƣớc đây bà là vợ ngƣời anh của chúa, điều mà luật xứ này ngăn cấm, nhƣng sắc dục đâu có biết luật lệ là gì. 75

Viên quan mời tôi đến nhà, ông rất vui tính, thực ra bài giảng không chinh phục đƣợc ông, nhƣng ông rất hài lòng và từ đó vẫn ƣu đãi giáo dân. Đƣa tôi ra khỏi tƣ dinh, ông đƣa biếu tôi một món tiền vì tôi đã vất vả đến thăm ông, nhƣng tôi từ chối nại cớ tôi không đòi hỏi lƣơng bổng nào khi đến giảng dạy đƣờng sống vĩnh cửu. Từ đó ông bênh vực chúng tôi trƣớc mặt chúa và chúa cho phép tôi đi lại tự do trong phủ, lại tỏ ra có thịnh tình với đạo. Đó là những hậu quả tốt ít ra trong một thời gian.

Chƣơng 30: NHIỆT THÀNH CỦA MỘT GIÁO DÂN TÊN LÀ GIOAN TRONG VIỆC CHINH PHỤC LƢƠNG DÂN

Khi tôi thấy chúa có thịnh tình với tôi, tôi hết sức khôn ngoan làm thế nào cho đạo ta thu hoạch đƣợc những thuận lợi mong muốn. Trong tƣ dinh bà Maria, ngƣời quản lý các công việc của con bà cũng là chú của chúa 76, đã rất đắc lực giúp vào dự định của chúng tôi. Ông khôn khéo nắm hết cơ hội tốt để đƣa về đƣờng sự thật những kẻ còn dấn thân trong sai lầm.

Ngoài những ngƣời ông xung kích để đƣa về đạo, ông đặc biệt săn sóc một ông già ngoài bát tuần. Cụ này suốt đời rất sùng thần lƣơng dân và có thanh thế lớn trong phủ chúa và cả khắp thành phố. Trƣớc hết ông để cho cụ thấy những sai lầm mê dại mà kẻ thờ thần vẫn theo, ông chứng minh lời giảng bằng chính kinh sách của họ, rồi ông cho cụ biết cần phải dùng quãng đời còn lại để bù đắp quãng đời đã qua, trả hết món nợ lớn lao đã mắc; sau cùng không còn cách thế nào tốt hơn là đem hết tinh thần và tâm trí để nhận biết và yêu mến Chúa thật và Đức Giêsu Kitô thánh tử của Ngƣời.

Cụ già rất chăm chú nghe. Bài giảng gây một ấn tƣợng rất mạnh trong tâm trí cụ, từ đó cụ lý luận chu đáo về những điều minh chứng và sau cùng cụ bằng lòng theo những gì Gioan chỉ dẫn về việc cứu rỗi. Cụ không những chỉ một mình chịu phép rửa tội mà muốn cho cả nhà chịu nữa. Lần đầu tiên tôi rửa tội đƣợc ba mƣơi ngƣời mà cụ dĩ nhiên đứng đầu. Từ đó cụ gây cho nhiều ngƣời khác cái hạnh phúc chính cụ đƣợc vào cuối đời cụ.

Nhƣng Gioan không thành công đối với một viên quan võ có thế giá. Ông này điều khiển một phần đạo binh của chúa. Ông am hiểu chân lý đạo ta và nhất là thấy đạo ta hợp lẽ phải, nên ông nhất quyết xin theo. Ông bỏ hết việc sùng bái thần lƣơng dân. Ông đọc sách của ta và cho ngƣời khác đọc nữa. Ông giữ ảnh thánh của ta để tôn thờ.

Khi phải ra trận tuyến, ông không muốn làm những nghi lễ mà lƣơng dân mê tín cho là cần thiết để chiến thắng. Ông chế nhạo tất cả những việc đó và thích cầu khẩn Thiên Chúa thật, Ngƣời có quyền có phép cứu ông.

Việc này làm cho lƣơng dân công phẫn. Họ kêu đến tai chúa và chúa cũng phật ý. Chúa cho việc này có phƣơng hại đến tinh thần hàng ngũ quân binh liền cho gọi ông đến có ý khiển trách, truyền cho ông phải bỏ những dị đoan đạo Kitô và kiên trì trong đạo cổ truyền của đất nƣớc. Thế là quá nhu nhƣợc không cƣỡng lại đƣợc cơn giận chúa, ông vâng lời chúa hơn vâng lời Thiên Chúa, Đấng cho ông hiểu biết chân lý.

Một việc tƣơng tự đã ngăn cản không cho một quan lớn trong xứ trở lại đạo, riêng tôi rất buồn. Tôi thƣờng nói tới lòng nhiệt thành và sốt sắng của bà Mađalêna, chồng bà trƣớc đây đã làm quan trấn tỉnh Phú Yên 77 và giữ tất cả những chức vụ lớn trong phủ chúa. Bà vừa làm gƣơng trong đời sống

Page 34: HàNh TrìNh Và TruyềN GiáO CủA GiáO Sĩ đắC Lộ

[email protected] Trang 34

vừa trong lời giảng dạy, nên rất đƣợc giáo dân kính trọng và mộ mến, nhƣng không ai thuyết phục đƣợc ông tin theo ánh sáng dẫn đƣờng vào thiên quốc.

Một ngày kia, lúc từ biệt ông, trƣớc mặt bà, tôi nói với ông rằng tôi rất không hài lòng thấy ông lâu ngày cƣỡng lại Thiên Chúa, ông nên liệu tự giải quyết lấy, nếu không muốn mất linh hồn mãi mãi. Ông đã ngoài bát tuần, cuộc đời đâu còn dài, tôi khuyên ông nên nghĩ đến sự chẳng bao giờ qua đi. Ông xúc động về lời đó và bà vợ cũng thêm lời khuyên nhủ với những câu đầy tinh thần dân Thiên Chúa.

Ông hoàn toàn phục lẽ và nói với tôi rằng ông sẵn sàng làm hết những gì tôi muốn cho ông làm. Ông bằng lòng trở thành giáo dân và rất buồn vì đã trì hoãn lâu năm nhƣ vậy. Nghe lời đó bà Maria và tôi rất đỗi vui mừng. Chúng tôi đội ơn Thiên Chúa hết lòng và để không hoãn công việc mong đợi từ lâu, chúng tôi liền bắt đầu giảng dạy để chuẩn bị cho ông chịu phép rửa tội. Tất cả sẵn sàng để làm các nghi thức. Tôi đã mặc áo dòng trắng, nến đã thắp và nƣớc phép cũng có sẵn.

Tôi nói với ông về bổn phận giáo dân, trong đó có việc không đƣợc thờ kính bất cứ một thần lƣơng dân nào. Bấy giờ ông mới nói với tôi: ông đã quyết không còn tin vào bất cứ thần dị đoan nào khác nữa, thế nhƣng ông không thể bỏ không sùng kính bề ngoài một vị thần mà hết các võ quan điều khiển quân binh đều phải sùng kính78. Tâm tƣ ông không còn tin, nhƣng nếu ông không làm ra bộ tin thì ông sẽ mất hết cơ nghiệp và rất có thể có nguy hại tới tính mệnh, nên ông không thể để mất cả sự nghiệp cả tính mệnh đƣợc.

Tôi rất sửng sốt, bà vợ ông và tôi hết sức năn nỉ và khiển trách để ông vƣợt khó khăn cản đƣờng cứu rỗi. Nhƣng ông không bao giờ chịu. Tƣ lợi đã thắng tâm hồn làm nô lệ cho dục vọng. Thế là chúng tôi phải bỏ hết những việc đã bắt đầu. Ông xin tự tay biên trên mảnh giấy thánh danh Chúa Giêsu và Đức Trinh Nữ Maria và ông hứa sẽ mãi mãi đem theo trong ngƣời. Tôi hy vọng việc sùng kính này cùng với lời cầu nguyện của ngƣời vợ rất nhân đức sẽ đƣợc Thiên Chúa ban cho ông những quyết định quảng đại hơn trƣớc khi chết.

Page 35: HàNh TrìNh Và TruyềN GiáO CủA GiáO Sĩ đắC Lộ

[email protected] Trang 35

CHƢƠNG 31-35

Chƣơng 31: MỘT LƢƠNG Y DANH TIẾNG

Tôi muốn tƣờng thuật một câu chuyện, trong đó tôi nhƣ thể một lƣơng y chữa linh hồn không tài giỏi bằng một lƣơng y chữa thân xác. Nhƣng trƣớc khi kể tôi xin độc giả đừng bực mình, để cho tôi nói ít điều về các lƣơng y ở Đàng Trong, về ngành y dƣợc của họ và cách họ chữa bệnh.

Trong khắp xứ này, ngƣời ta rất nghiêm chỉnh và giữ rất nhiều nghi thức để đậu bằng tiến sĩ, thế mà tôi bỡ ngỡ không thấy họ nói tới tiến sĩ y khoa. Ngƣời ta sẽ chê họ nếu tôi nói nơi họ ai muốn làm bác sĩ thì cứ việc làm. Ngƣời ta tƣởng rằng nhƣ vậy thì phải coi chừng, chớ nên tin vào những kẻ khinh thƣờng bệnh nhân. Thế nhƣng tôi đã nằm trong tay họ và mục kích điều họ biết làm, tôi có thể nói họ chẳng thua các bác sĩ của ta và hơn nữa trong một vài môn, họ giỏi hơn ta nữa.

Vẫn biết rằng nơi họ không có trƣờng đại học để học ngành y khoa, nhƣng đây là một môn cha truyền con nối. Họ có những sách thuốc riêng, không bao giờ ra khỏi gia đình, trong sách có nhiều bí quyết của kỹ thuật họ không bao giờ truyền cho ai cả. Họ thạo nhất về bắt mạch, để biết các chi tiết căn bệnh. Lƣơng y vừa tới thăm bệnh nhân, thì liền bắt mạch và hơn một khắc đồng hồ, ông chỉ làm việc này. Rồi bó buộc ông phải nó cho bệnh nhân biết căn bệnh bởi đâu và hết các chi tiết con bệnh từ lúc nó phát sinh.

Ngƣời ta căn cứ vào đó để phán đoán về khả năng của lƣơng y. Bệnh nhân không bao giờ nói bệnh của mình, nhƣng chính lƣơng y phải chẩn đoán bệnh với những gì ông nhận thấy. Nếu không đoán ra thì ngƣời ta thải ông, coi ông nhƣ ngƣời ngu dốt. Nếu đoán bệnh nhƣ bệnh nhân cảm thấy thì ngƣời ta mới tin. Các lƣơng y chia mạch làm ba phần: phần thứ nhất về đầu, thứ hai về dạ dày, thứ ba về thận 79, vì thế họ luôn dùng ba ngón tay để bắt mạch và thƣc ra họ rất thành thạo.

Hết các lƣơng y ở xứ này đều bốc thuốc. Không bao giờ đến thăm bệnh nhân mà không đem theo một tiểu đồng xách theo một bị đầy các thứ lá để làm liều thuốc. Họ cho đơn rồi dạy cách xắc cho bệnh nhân uống, nên không có những hiểu lầm ngộ nghĩnh về thuốc nhƣ ở Au Châu ngƣời ta vẫn phàn nàn 80. Tôi không biết họ làm thế nào, nhƣng thuốc của họ không khó uống nhƣ thuốc của ta, hơn nữa, không đắt tí nào, bởi vì thứ đắt nhất cũng chẳng giá hơn năm xu.

Về bệnh sốt từng cơn, không bao giờ họ cho tẩy, nhƣng cho mấy liều thuốc để giải nghiệt mà không cần tẩy. Chính tôi cũng nghiệm thấy, với những liều thuốc đó, cơn sốt không còn, thế mà ở Au Châu nào là tẩy, nào là rửa, nào là chích. Họ cũng rất hay giác mà vì xứ này không bao giờ lạnh nên thƣờng thấy họ làm ngay giữa phố chợ.

Khi lƣơng y bắt đầu khám phá thì bàn ngay đến giá cả trả cho lƣơng y, nhƣng chỉ đƣợc nhận khi bệnh nhân khỏi; nếu bệnh nhân chết thì khốn cho lƣơng y không đƣợc gì. Họ cho rằng, và có lẽ cũng khá đúng, vì sợ mất công vô ích, nên phải cẩn thận chữa chạy. Một trong các bạn đồng sự của tôi mắc chứng bệnh khá lôi thôi, có thể là bệnh lở loét. Tôi mời lƣơng y tới và theo tục trong xứ này, tôi hỏi xem phải trả bao nhiêu nếu bệnh nhân khỏi. Lƣơng y đáp: nếu bệnh nhân còn trẻ thì ít ra phải một trăm tiền, nhƣng chỉ xin hai mƣơi vì bệnh nhân đã luống tuổi và quãng đời còn lại chẳng đƣợc bao lâu. Tôi vui lòng nhận trả hai mƣơi tiền và sau đó ít lâu, ông chữa khỏi. Đó là những điều tôi biết về lƣơng y ở xứ này.

Vào tháng 6 năm 1644 tôi bị một cơn sốt rất nặng và tƣởng không sao qua khỏi. Tôi cho mời lƣơng y có tiếng tới. Sau khi thủng thẳng bắt mạch, ông tủm tỉm nói: “Xin cha đừng sợ, bệnh chẳng có gì nặng, hoặc cha dùng thuốc của tôi, hoặc chê thuốc của tôi thì thế nào rồi cha cũng khỏi, nhƣng cha sẽ chóng khỏi hơn nếu cha dùng”. Tôi đáp: “Tôi bằng lòng uống thuốc và trả khá hậu”. Bấy giờ ông lấy lá ở trong bì, làm mấy gói nhỏ rồi dặn tôi cách xắc và uống làm hai lần. Tôi uống trong hai ngày và ngày thứ ba, tôi hết sốt, sau đó ít lâu tôi hoàn toàn bình phục.

Tôi thấy không những phải trả tiền đã hứa mà hơn nữa phải chữa linh hồn làm cho ông bỏ thần lƣơng dân và nhận biết Chúa Kitô. Tôi thƣờng đàm đạo với ông và Thiên Chúa đã hoạt động đắc lực trong

Page 36: HàNh TrìNh Và TruyềN GiáO CủA GiáO Sĩ đắC Lộ

[email protected] Trang 36

linh hồn ông, khiến ông hứa sẽ trở lại đạo. Tôi bắt đầu dạy ông biết các mầu nhiệm thánh, rồi khi cắt nghĩa mƣời điều răn Chúa, tôi cho ông biết không đƣợc giữ một tà thần hay một bàn thờ thần nào. Thế là ông bảo tôi ngừng lại, bởi hết các lƣơng y trong xứ đều tôn thờ một vị y khoa tiến sĩ, ngƣời thứ nhất đã dạy cho loài ngƣời biết ngành y và mỗi lƣơng y đều có một bàn thờ trong nhà 81.

Vì thế đối với ông, có thể ông không sùng bái trên bàn thờ, nhƣng nếu tôi bắt ông phải phá đi thì ông không thể vâng lời đƣợc, bởi vì gia nhân ông, chúng thấy, chúng phao tin đi và tất cả thuốc của ông không còn giá trị và chính ông cũng có thể bị trừng phạt vì đã bỏ một trong những phong tục cổ truyền của đất nƣớc. Cuối cùng tôi phải bó tay chịu. Tôi năn nỉ, khiển trách, nhƣng vô hiệu. Ông đã chữa cho tôi khỏi, còn tôi, tôi không biết chữa linh hồn. Thế rồi tôi rất buồn sau khi đƣợc tin ông chết trong đạo tà, chỉ vì không muốn dùng thuộc Chúa trao cho ông qua công trình truyền giáo của chúng tôi.

Chƣơng 32: NHỮNG THÀNH CÔNG VẺ VANG CỦA GIÁO ĐOÀN MỚI VÀ THẦY GIẢNG ANRÊ TỬ ĐẠO

Cho tới nay giáo đoàn Đàng Trong hầu nhƣ đƣợc bằng yên và thảnh thơi, tuy thỉnh thoảng cũng bị phá phách rất gay go, nhƣng chƣa đổ máu ra để bênh vực Thầy thánh và cũng chƣa đƣợc đứng trƣớc tòa Chiên Thiên Chúa, mặc áo đỏ, đội triều thiên trên đầu và cầm cành vạn tuế trong tay, bởi vì chƣa có ngƣời chứng hy sinh mạng sống để giữ vững đức tin. Chúa đã dành vinh quang này cho một ngƣời thanh niên mới mƣời chín xuân xanh tôi đã rửa tội từ ba năm nay, rồi nhận cho đi theo tôi để giúp dạy giáo lý trong chừng hai năm.

Tôi không kể dài dòng ở đây câu chuyện đẹp đẽ này vì tôi đã viết thành cuốn sách riêng bằng tiếng Pháp và bằng tiếng Ý 82. Tôi mong hết sức cho mọi nƣớc trên thế giới biết ngƣời đầy tớ tuyệt diệu của Chúa, để thúc đẩy họ nhận biết và yêu mến Đấng ngƣời thanh niên đã yêu mến đến chịu chết vì Ngƣời. Ở đây tôi sẽ nói rất vắn tắt mấy tình tiết trong chuyện, xin độc giả đọc cuốn sách tôi vừa nói. 83

Vào tháng 7 năm 1644 quan trấn tỉnh Phú Yên từ phủ chúa về, đem theo sắc lệnh không phải của chúa, vì chúa vẫn tỏ thịnh tình với tôi, nhƣng của bà chúa xƣa nay vốn ghét đạo, nhƣ tôi đã nói và nhất là bà đã thề sẽ hãm hãi Inhaxu 84. Quan trấn này tự nhận công việc vì hợp với ý xấu ôm ấp từ lau. Ông bắt đầu giam một ông già cũng tên là Anrê, rồi sai một toán lính đến nhà chúng tôi để bắt Inhaxu đem giết.

May mà lúc đó tôi với Inhaxu và các thầy giảng không có nhà, trừ ngƣời thanh niên tên là Anrê, vì xin ở lại để săn sóc mấy thầy đau yếu. Tôi đến chào quan trấn vì không biết ông đang âm mƣu hãm hại chúng tôi. Tới cửa tƣ dinh, tôi đƣợc một ngƣời Bồ cho biết. Ông khuyên tôi nên tránh mặt càng sớm càng tốt và cho các thầy đi ẩn nơi an toàn.

Tôi liền giải tán các thầy mặc dầu các thầy chỉ xin đƣợc chết vì đạo, rồi tôi đến thăm quan trấn nhƣ không biết việc ông làm. Ông tỏ ra rất gay gắt, nên tôi thấy không sao lấy lòng ông đƣợc nữa. Tôi liền đến nhà ngục thăm ông già. Ông mang gông nhƣ thói xứ này, nhƣng vẫn tƣơi tỉnh nhƣ thể ở trong đền đài. Tôi muốn suốt đêm ở đây với ông, nhƣng ngƣời cai ngục không cho phép. Tôi đành rút lui về thuyền có cả đàn chiên đang chờ tôi.

Thực ra lính đã phá phách trong nhà chúng tôi. Chúng hùng hổ xông vào tìm thầy Inhaxu. Nhƣng Anrê nhận hết các tội chúng gán cho các đồng sự. Chúng xấu hổ rút lui, không thi hành đƣợc ý định, nhƣng chúng liền bắt trói Anrê, sau khi lục soát mọi nơi và lấy trộm các ảnh thánh với các đồ thờ. Anrê vui vẻ theo chúng và trong suốt quãng đƣờng, không ngừng giảng cho những kẻ dẫn mình vào ngục biết đƣờng tránh hỏa ngục và đƣợc lên trời.

Chúng càng giận dữ. Chúng đến gần thuyền chúng tôi lẩn tránh và hỏi xem có Inhaxu ở đây không. Nhờ đêm tối nên chúng tôi thoát. Anrê bị điệu tới quan trấn, bị tố cáo là giáo dân và là thầy giảng. Rồi chúng dẫn thầy vào ngục, nơi đã có một chứng nhân Chúa cũng tên là Anrê. Cả hai thức suốt đêm, coi nhƣ đêm cuối cùng đời mình, cả hai yên ủi lẫn nhau, với niềm tin tƣởng ngày mai cả hai sẽ về thiên quốc.

Page 37: HàNh TrìNh Và TruyềN GiáO CủA GiáO Sĩ đắC Lộ

[email protected] Trang 37

Tới sáng, quan trấn muốn cho tội ác có màu mè pháp lý nên tổ chức một hình thức vụ án. Ông đƣa hai ngƣời vô tội đến rồi lên án mà không nghe họ bào chữa. Sau đó lại đƣa họ vào ngục để hành hìh ngay ngày hôm nay.

Tôi vội vàng chạy nhanh tới, nhƣng đã tuyên án rồi. Tất cả ngƣời Bồ theo tôi đến quan trấn và tìm ngƣời có tín nhiệm đến với ông. Mấy lần tôi nài xin, năn nỉ và đe loi, nhƣng ông ngoan cố trong quyết định xấu. Ông bằng lòng tha cho ông già vì còn con còn cháu, nhƣng về ngƣời thanh niên cƣờng tráng xƣng mình là giáo dân và dù có chịu chết cũng không bỏ danh hiệu ấy, thì sẽ phải chết nhƣ đã xin để dạy cho mọi ngƣời biết vâng lệnh chúa.

Thấy không còn cách cứu Anrê, tôi đành sửa soạn cho thầy chết nhƣ một giáo dân chân chính và ngƣời chứng đích thực. Tôi không nói về những gì tôi với thầy làm ở trong ngục, sợ quá dài dòng. Khi thấy tôi và sau khi ngƣời ta lên án tử hình, thì thầy hớn hở lạ lùng. Thầy nói với đám đông tới thăm thầy, tất cả những điều một thánh Laurensô đã nói khi ngƣời sẵn sàng bị nƣớng chín trên than hồng. Thầy xƣng tội, quỳ xuống cầu nguyện, vĩnh biệt mọi ngƣời, rồi nhanh nhẹn theo toán lính dẫn thầy tới thửa ruộng cách thành phố chừng nửa dặm.

Tôi hằng ở bên thầy và tôi không theo kịp, thầy đi rất nhanh, mặc dầu đeo chiếc gông nặng. Tới nơi toàn thắng, thầy quỳ xuống để chiến đấu cho can đảm hơn. Lính gác chung quanh. Chúng không cho tôi ở bên trong vòng lính, nhƣng viên đội trƣởng cho phép tôi vào và đứng cạnh thầy. Thầy vẫn quỳ dƣới đất, mắt nhìn trời, miệng luôn hé mở và đọc tên Chúa Giêsu.

Một tên lính lấy giáo đâm thầy từ phía lƣng, thâu qua ngực chừng hai bàn tay. Lúc đó thầy Anrê nhìn tôi âu yếm nhƣ thể vĩnh biệt tôi. Tôi bảo thầy hãy nhìn lên trời nơi thầy sắp tới và có Chúa Giêsu đón thầy. Thầy ngƣớc mắt lên cao và không nhìn xuống nữa. Cũng tên lính rút giáo ra, đâm lần thứ hai, rồi đâm lại lần nữa nhƣ thể muốn tìm trái tim thầy.

Nhƣng ngƣời vô tội vẫn không núng, thật là kỳ diệu. Sau cùng tên đao phủ thấy lƣỡi giáo không làm cho thầy lăn xuống đất, liền lấy mã tấu chém cổ, nhƣng vẫn chƣa xong, phải thêm nhát nữa làm đứt hẳn cổ, đầu rơi về bên tay phải chỉ còn vƣớng mảnh da. Nhƣng tôi nghe rất rõ cùng lúc đầu rơi khỏi cổ, thì tên thánh Chúa Giêsu không phải từ miệng thầy thốt ra mà qua vết thƣơng ở cổ, và cùng lúc hồn bay về trời thì xác lăn xuống đất.

Toán lính rút lui để lại di vật thánh. Chúng tôi đến ôm trong tay rồi đặt vào một cỗ ván đẹp, thấm hết máu, làm đám tang không nguy nga trọng thể nhƣng sốt sắng cho đấng thánh tử đạo. Khi thấy xác ngƣời đồng sự vửa về trời thì tất cả đều rụng rời, vui sƣớng và đau khổ lẫn lộn. Tôi gởi xác thánh đó về Macao và cả viện chúng tôi đón rƣớc linh đình. Tôi làm tờ biên bản ghi hai mƣơi ba chứng nhân dự vào cuộc tử đạo. Còn tôi, tôi giữ thủ cấp cho tôi và Thiên Chúa ban cho tôi ơn đƣa về đƣợc cho tới Roma.

Tôi không tƣờng thuật tỉ mỉ ở đây những sự lạ lùng Thiên Chúa đã làm từ ngày thảm thƣơng đó. Trong cuốn sách riêng tôi viết, tôi đã nói, hình nhƣ lửa, biển, đất đều làm chứng về vinh quang ngƣời bạn trung thành của Chúa. Ba ngày sau khi ngƣời mất, một vụ hỏa tai đã xảy ra trong thành Anrê bị hành hình. Nhà tù nơi giam ngƣời, tất cả khu phố ngƣời đi qua và mấy đền tà thần đều bị thiêu huỷ. Tôi sẽ nói sau về việc xảy ra trên biển. Còn khi tôi về Paris, đã có bốn ngƣời đau nặng cầu xin vị tử đạo vinh quang và đã đƣợc khỏi nhờ vào phép lạ, nhƣ sẽ thấy trong sách này.

Chƣơng 33: KIÊN TRÌ CỦA MỘT GIÁO DÂN CŨNG TÊN LÀ ANRÊ VÀ MẤY NGƢỜI KHÁC

Thầy Anrê là ngƣời chứng thứ nhất, sau đó có một ngƣời bổn đạo cũ cũng đáng triều thiên làm chứng cho Chúa Kitô. Ông là bổn đạo cũ nhƣng không những cũ nhất ở tỉnh Quảng Nam, nơi ông sinh trƣởng, mà còn ở cả Đàng Trong. Ông đƣợc hân hạnh là ngƣời đầu tiên bị hành hạ vì danh Chúa Kitô, không phải một lần, mà bốn lần và luôn luôn ông cản đảm bênh vực Thầy chí thánh, và luôn luôn nắm phần thắng lợi chống mọi địch thù đức tin.

Ông là ngƣời đầu tiên bị cầm tù vì đạo và đoạt đƣợc lần đầu tiên chiếc vòng danh dự chúng ta gọi là thánh giá Đàng Trong 85, nhân danh là binh sĩ và hiệp sĩ Chúa Kitô. Ông thoát khỏi mọi trận đánh và chƣa đƣợc phúc tử đạo, nhƣng không trốn tránh cơ hội để đƣợc tử đạo. Vợ ông tên là Inhaxu và hai con là Emmanuel và Luis, cả hai đều là hình ảnh nhân đức của ông. Nhà ông biến thành nơi giáo dân

Page 38: HàNh TrìNh Và TruyềN GiáO CủA GiáO Sĩ đắC Lộ

[email protected] Trang 38

ẩn trú trong yên hàn cũng nhƣ trong cơn giông tố. Ông cũng dựng một nhà nguyện rất rộng lớn, nơi nhiều lƣơng dân đƣợc rửa tội, đƣợc dạy dỗ và đƣợc củng cố bằng các phép bí tích. Vì thế mà ngƣời ta đã hạch sách bản thân ông, con cái ông, tài sản ông. Nhƣng không gì làm ông xa rời Chúa Kitô. Ông là quan tòa có thế giá ở toàn tỉnh Phú Yên, nhƣng ông hằng chịu xỉ nhục vì thánh giá Chúa hơn đƣợc mọi danh vọng bên Ai Cập 86. Sau cùng Ông Nghè Bộ chán không hành hạ ông nữa, nhƣng ông không bao giờ chán chịu đau khổ vì đạo. Từ đó ông đƣợc yên hàn. Theo những thƣ nhận đƣợc vào năm 1648, tôi biết ông đã qua đời rất lành thánh ở nhà ông, vẫn hằng kiên trì và vinh dự chịu xỉ nhục vì đức tin.

Sau vụ tử đạo Anrê, tôi đƣợc lệnh tuyệt đối phải rời Đàng Trong khi ngƣời Bồ trẩy đi, thế nhƣng tôi nghĩ tôi là kẻ đớn hèn nếu tôi bỏ đàn chiên khi có sói dữ lùng bắt, để đàn chiên không chủ. Tôi nên liều mạng để cứu rỗi biết bao linh hồn con Thiên Chúa thƣơng yêu. Nên tôi nhất quyết lẩn trốn trong thuyền, ban đêm đi thăm giáo dân và làm các phép bí tích.

Để đánh lạc ý hƣớng, tôi xuống tàu ngƣời Bồ, trƣớc mặt toàn tỉnh Phú Yên. Nhƣng tôi dặn các thầy ẩn trong một thuyền đợi tôi ngoài khơi xa bến chừng ba dặm, tới đó tôi ra khỏi tàu ngƣời Bồ chở thi hài đấng tử đạo về Macao mà vào thuyền của tôi, thuyền tôi rất hài lòng coi nhƣ nhà vàng nhà ngọc vậy. Ban ngày tôi làm các việc đạo đức khi có thể đƣợc và thực ra chín ngƣời thanh niên sống nhƣ những vị thiên thần, đêm tới, không phải để nghỉ, nhƣng bắt đầu làm việc, vì chúng tôi coi nhƣ cuộc hành trình.

Thế nhƣng cơn bắt bớ càng ngày càng lan rộng và nhiệt thành của giáo dân càng ngày càng lớn, bất chấp hung hãn bạo tàn. Ông Nghè Bộ nghiêm khắc đi tich thu hết các ảnh tƣởng và sai binh lính vào nhà giáo dân đem đi. Có một bà tên là Mađalêna tuy đã có tuổi, nhƣng tỏ ra có sƣc mạnh tinh thần rất đáng khen trong cuộc đụng độ. Lƣơng dân biết bà giữ trong nhà một ảnh Chúa rất đẹp trƣớc kia đặt ở nhà thờ, họ liền nhất quyết lấy cho đƣợc, nhƣng bà thà chết chẳng thà để cho chúng.

Chúng hành hạ bà suốt đêm, cùm chân bà, nhƣng bà khinh thƣờng những tra khảo của chúng, bà cho chúng biết chúng chỉ vất vả vô ích và cho dù có chặt chân bà, lƣỡi bà chẳng thể phản tâm hồn bà, bà một sống một chết vì Thiên Chúa. Thật vậy kẻ hành hạ bà không đƣợc gì, đành xấu hổ rút lui.

Nhiều giáo dân khác cũng tỏ ra kiên trì chịu tra tấn dữ dội vì ảnh thánh nhƣng Thiên Chúa ra tay bênh vực: một tên lính hung hãn nhất đi lục soát, bị một cơn đau nặng ở cổ và hai ngày thì chết. Quan trấn không bị trừng phạt rong bản thân nhƣng trong tài sản. Ở xứ này, ngƣời ta quý trâu bò lắm vì dùng để cày bừa. Quan trấn mất năm mƣơi con trong một ít ngày. Hai tai họa này xảy ra trong ít bữa, làm cho những kẻ bắt bớ đạo cũng dịu đi đôi chút.

Tôi không thể không nói tới một giáo dân tên là Anrê Tê 87, một ngƣời rất giàu có rất danh tiếng trong miền. Ông sống trong gia đình, hoạt động rất đắc lực làm cho khắp thôn không còn ai là lƣơng dân. Khi thấy cơn bắt đạo trở nên dữ dằn ông sợ có nhiều giáo dân tân tòng nao núng, ông thu hết ảnh tƣởng trong nhà cất đi một nơi an toàn và nếu ngƣời ta bắt vạ thì không một ai phải lo, ông xin trả thay cho hết. Ông rất vui lòng làm việc này và nhờ lòng quảng đại mà toàn thể giáo đoàn phồn thịnh này đều trở nên giàu có về công ơn phúc đức và kiên trì trong đức tin.

Chƣơng 34: BA MƢƠI NHĂM GIÁO DÂN XƢNG ĐỨC TIN TRONG VỤ BẮT BỚ

Khi giáo dân tỉnh Quy Nhơn nghe tin thầy Anrê tử đạo, họ không chùn chân khi bị bắt mà còn thêm can đảm chống lại kẻ hung hãn. Tôi giao việc quản trị giáo đoàn cho một giáo dân tên là Antôn Ngữ. Ông này nóng lòng sốt ruột muốn đƣợc triều thiên nhƣ Anrê, ông lên đƣờng đến hỏi tôi xem phải làm gì trong trƣờng hợp này. Tôi phái ông về ngay để uỷ lạo giáo dân chuẩn bị chiến đấu bất cứ ở chỗ nào có đe doạ bắt đạo.

Ông hớn hở ra về và thi hành cặn kẽ điều tôi răn bảo, làm cho mọi giáo dân đƣợc sửa soạn đặc biệt đón thù địch tấn công. Mấy ngày sau, quan trấn phái một quan tòa hình sự tới. Ông vào đây truyền cho giáo dân đến khai, nếu không khai mà bị khám phá thì sẽ bị trừng trị.

Tƣởng lệnh này làm cho binh sĩ Chúa hãi sợ không ai dám ra khai vì sợ bị phạt. Nhƣng ông hết sức bỡ ngỡ thấy giáo dân lũ lƣợt kéo đến để ghi danh: trong chƣa đầy một ngày, đã có bảy trăm và mỗi

Page 39: HàNh TrìNh Và TruyềN GiáO CủA GiáO Sĩ đắC Lộ

[email protected] Trang 39

lúc mỗi còn ngƣời mới. Quan tòa không dám đi xa hơn, vì nhận thấy cuộc lùng bắt này chẳng đƣợc lợi ích gì chỉ thêm bẽ bàng.

Ông muốn rút lui, nhƣng thấy mình đã lấy danh dự mà làm thì liều chọn trong số đó ba mƣơi sáu ngƣời bắt trói lại và điệu tới tỉnh Quảng Nam nơi có tên đại thù địch Ông Nghè Bộ đang chờ. Ông này cũng rất sửng sốt chẳng kém gì thuộc hạ mình, khi thấy toán ba mƣơi sáu giáo dân ra trình diện và cƣơng quyết không nhƣợng bộ tuy bị đe loi tra khảo.

Thế là ông cũng không đủ can đảm lấy khẩu cung, ông giao cho một ngƣời khác tra xem họ muốn sống hay nhất định chết. Tất cả đều đáp: chúng tôi muốn sống nhƣng sống muôn đời ngàn kiếp, Chúa đã hứa cho kẻ tin Ngƣời và để đƣợc sự sống này, chúng tôi vui lòng chết. Ông còn tra hỏi nhiều điều khác, nhƣng chỉ nhận đƣợc những câu trả lời can đảm, làm cho ông thất vọng vì không sao làm cho giáo dân đổi quyết định.

Thế nhƣng trong số ba mƣơi sáu đầy tớ Chúa, có một Giuđa 88 hèn nhát chối bỏ. Đó là một ông già rất giàu có và rất quyền thế. Ông không can đảm nhƣ ba mƣơi lăm ngƣời đồng đạo. Họ rất buồn bực thấy ngƣời anh em, ngƣời bạn rời bỏ Thầy và thủ trƣởng vì sợ chết và sợ mất của cải. Ngƣời khốn nạn đã từ chối đức tin. Từ đó tôi cố gắng gặp lại ông để đƣa về đƣờng chính nghĩa, nhƣng tôi không bao giờ tìm đƣợc cách để gặp vì lƣơng dân canh giữ ông sợ ông lại thoát một lần nữa.

Kẻ bỏ đạo hèn nhát ấy càng làm cho giáo dân can tràng kiên trì trong việc xƣng đức tin và cũng vì đức tin mà họ mong đƣợc chết làm ngƣời chứng đức tin Chúa Kitô. Quan trấn thấy võ lực mình dùng đã vƣợt quyền chúa ban và sợ chúa cho việc giết giáo dân là việc xấu nên chỉ dùng đe dọa làm cho sợ mà thôi. Ông liền chọn sáu ngƣời trong số ba mƣơi lăm, truyền đánh đòn công khai giữa chợ Quảng Nam, tƣởng nhƣ vậy làm cho ngƣời khác hãi sợ. Trong khi chờ ngày mai sẽ tuyển thì ông cho nhốt tất cả trong ngục suốt đêm.

Khi đƣợc tin sự việc xảy ra, tôi tìm cách mua chuộc bọn lính gác để tôi vào ngục đã trở thành nhƣ thiên đàng. Ba mƣơi lăm ngƣời chứng Kitô hữu vừa thấy tôi vào thì liền quỳ xuống đất cảm tạ Thiên Chúa là Cha sinh ánh sáng ban cho chúng tôi tia sáng đẹp đẽ trong bóng tối đêm đen và tù ngục. Rồi sau khi ôm nhau vui mừng tôi dẫn giải các việc phải làm trong dịp này, bởi vì một là mất hết hai là đƣợc hết.

Mọi ngƣời đều xƣng tội và dự thánh lễ, rƣớc lễ tự tay tôi. Nỗi vui mừng trong dịp này thật là khôn tả bởi vì thuộc về bản thể cõi trời mà đây mới chỉ là ấn tƣợng đầu, những tiền vị. Sau khi đã uỷ lạo họ thì tôi rút về vào tảng sáng.

Mấy giờ sau, quan trấn phái một viên quan tới ngục để chọn sáu trong ba mƣơi lăm ngƣời bị mang gông mà chúng tôi thƣờng gọi là thánh giá Đàng Trong, để rồi đem ra đánh đòn rất tàn nhẫn trƣớc mặt toàn tỉnh. Và đây là cuộc chiến đấu đẹp nhất xứ Đàng Trong chƣa bao giờ thầy: ba mƣơi lăm giáo dân thƣơng nhau nhƣ anh em và đồng tâm nhất trí, nay tranh giành nhau, không sao đi tới thỏa thuận đƣợc, tuy họ liên kết với nhau trong tình mến Chúa.

Tất cả đều muốn là sáu kẻ ngƣời ta chọn, và không ai muốn nhƣờng cho ai, bởi vì nhƣ thế thì không đƣợc vinh quang chịu đau khổ. Đâu là điều gây chia rẽ rất thân thƣơng, vì không ai muốn thoát cực hình. Có ngƣời nại lý do là bổn đạo cũ, ngƣời khác vì có sức lực hơn, ngƣời khác nữa vì không cần thiết cho Giáo hội. Cuối cùng ai cũng gán cho đồng sự có công trạng để đƣợc vinh quang chịu hành hình.

Viên quan thấy vậy, không biết phải tức giận hay phì cƣời. Hoặc là phải chiều ý mọi ngƣời, bắt tất cả chịu, hoặc là phạt tất cả, nghĩa là tha tất cả, không hành hạ họ nữa. Nhƣng khi thấy hai cha con nhà kia cũng tranh giành nhau thì ông thấy đức khôn ngoan của giáo dân có những luật lệ chƣa bao giờ nghe thấy. Ngƣời cha tha thiết nói với con là mình bỡ ngỡ thấy con tranh ƣu tiên với mình, tuy mình sức yếu hơn nhƣng can tràng hơn. Còn con cung kính đáp rằng mình ít cần cho đời bằng cha, vì cha phải nuôi cả gia đình, vì thế mình có thể tranh với cha và không vâng lời cha mà không có lỗi. Cả hai cha con đều muốn nhận gông cùm và kéo nhau tới quan để lãnh. Nhƣng viên quan tòa thích thú về cuộc xung đột, ông làm vừa ý cả hai cha con, nghĩa là không theo ý ai cả, ông tha cho cả hai cha con. Ông bỡ ngỡ thấy lòng quảng đại do đức tin Kitô hữu gây nên.

Page 40: HàNh TrìNh Và TruyềN GiáO CủA GiáO Sĩ đắC Lộ

[email protected] Trang 40

Ông liền chọn sáu ngƣời khác. Ngƣời thứ nhất là Antôn Ngữ tôi đã nói ở đầu chƣơng này. Ngƣời ta bắt đeo gông, rồi dẫn cả sáu ngƣời ra khu chợ để trừng trị. Độc giả thấy cảnh trái ngƣợc này: hai mƣơi chín ngƣời ra về không phải chịu hình phạt thì mặt mày ủ rũ và chân bƣớc chậm rãi, còn những ngƣời cổ đeo gông thì nhanh nhẹn nhƣ có cánh. Khi tới trƣớc mặt quan tòa, họ chờ nhận án tử hình mong muốn từ lâu.

Nhƣng họ bỡ ngỡ vì ngƣời ta chỉ phạt đòn và trƣợng ở chợ Hội An. Họ còn rất không bằng lòng khi thấy lính thi hành lệnh đã động lòng xót thƣơng và chỉ thi hành cho có lệ thôi. Chúng chỉ đánh cho mỗi ngƣời bốn năm trƣợng rồi thả tất cả về.

Cả sáu ngƣời đều tới tìm tôi, phàn nàn vì các quan và thuộc hạ xử nhẹ quá. Tôi an ủi rằng: khi có ý thành thật trƣớc mặt Chúa thì kể là Chúa đã nhận rồi và có lẽ trận nhỏ này là một ƣớm thử chuẩn bị cho cuộc sống xung kích lớn hơn, lúc đó sẽ tỏ hết lòng trung tín của mình ra.

Chƣơng 35: LẦN TRÁNH TRONG THUYỀN, TÔI ĐI THĂM LẦN CUỐI CÙNG MẤY TỈNH MIỀN NAM

Ông Nghè Bộ ngƣời địch thù ghê gớm của chúng tôi, vẫn không nguôi cơn giận hành hạ giáo dân. Ông còn đụng tới nhà thờ giáo dân đọc kinh cầu nguyện. Ông cho phá ba nhà thờ rất đẹp ở tỉnh Quy Nhơn. Nhƣng giáo dân không bớt lòng sốt sắng, lại càng nhiệt thành hơn khi bị địch thù lăng nhục. Tôi trốn tránh trong thành này, nơi đây xảy ra vụ ba mƣơi lăm binh sĩ can tràng xƣng đạo và tôi vui mừng thấy cùng lúc đó nhiều lƣơng dân xin chịu phép rửa tội và mong mỏi đƣợc chịu khổ cực để bênh vực đạo.

Cứ nhƣ vậy cho tới ngày 15 tháng 9 cũng năm 1644. Tôi phái thầy Inhaxu lên miền bắc còn tôi tránh về miền nam để yên ủi giáo dân đã mất nhà thờ. Một giáo dân can đảm tên là Phêrô Lao, một trong sáu ngƣời chứng của Chúa ở Hội An, đã kiên quyết tự nguyện theo tôi và giúp tôi để chèo thuyền đƣa tôi đi các nơi tôi muốn. Ông cũng chứa tôi trong nhà để hội họp giáo dân khi cần.

Trứơc khi chúng tôi đến miền đó ở mấy ngày, thì xảy ra vụ cƣớp lớn ở tỉnh Quy Nhơn. Khi ngƣời ta phát giác ra thuyền chúng tôi, tuy đậu cách đó khá xa, ngƣời ta tƣởng chúng tôi là thủ phạm. Tức thì họ bổ vây tứ bề, trong khi tôi mặc áo để làm lễ. Họ vào khám thuyền, vừa trói vừa đánh đập ngƣời đồng sự của tôi, cho chúng tôi là những ngƣời dự vào vụ cƣớp.

Chúng tôi cho rằng họ hành hạ chúng tôi vì chúng tôi là giáo dân chứ không phải là trộm cƣớp. Tôi liền đến trình với bọn lính để đƣợc trói cũng nhƣ đồng sự của tôi, nhƣng không ai dám động tới tôi, không ai dám hành hạ tôi. Chúng dẫn tôi đến quan tòa. Vừa thấy tới thì viên quan này phì cƣời và truyền thả chúng tôi sau khi xin lỗi chúng tôi. Ông cũng bắt lính phải trả lại những đồ đã lấy. Phần chúng tôi, chúng tôi nhận cơ hội chịu cơ cực và ngợi khen Chúa đã gởi đến cho chúng tôi.

Sau vụ này, không thể giấu đƣợc nữa: đƣợc tin tôi tới, giáo dân kéo đến từ khắp ngả. Giáo dân tên là Antôn, thầy giảng miền này, ít lâu nay đã rửa tội đƣợc một trăm bốn mƣơi lƣơng dân, cả trẻ con cả ngƣời lớn, họ không thể trì hoãn liều thuốc cứu rỗi này đƣợc. Ông đƣa đến cho tôi cả một đoàn ngƣời cố gắng đợi tôi. Chúng tôi còn đƣợc an ủi nhận những toán khác và chúng tôi đã rửa tội cho tất cả.

Sau mấy ngày, giáo dân cho rằng nếu tôi công khai ra mắt kẻ thù đức tin thì tôi làm thiệt hại cho giáo đoàn và cho chính tôi, họ liền phao tin tôi đã bỏ ra đi và tìm nhà một giáo dân tên là Paula, vợ một giáo dân sốt sắng tên là Basilô. Bà này hiện là một quả phụ. Tôi đến ẩn nơi nhà bà và ở đây giáo dân đƣợc hài lòng vì đƣợc xem lễ mà không sợ, nhận nguồn an ủi mà không lo.

Tôi phải kể qua ở đây một việc đã xảy ra cho con gái bà quả phụ chứa chấp tôi. Con gái bà có gia đình, tên là Seconda. Từ lâu bà này xin Chúa ban cho bà đƣợc một con trai để dâng mình phụng sự Giáo hội. Chúa nhận lời nhƣng đứa bé sớm về chầu Chúa. Ngƣời mẹ cũng chẳng ở thế gian này lâu hơn sau khi con chết, thế nhƣng bà chẳng đƣợc lên trời dễ dàng bằng đứa con vô tội không phải trả gì trên đƣờng về. Có một ngƣời rất đáng tin nói với tôi: khi làm ruộng ở ngoài đồng, đã thấy trên ngọn đồi bên cạnh một bầu lửa, ở giữa có bà Seconda rên rỉ tố cáo họ hàng rất gay gắt vì không lo cứu giúp mình trong hoạn nạn. Ngƣời đó sợ hãi vì thấy sự lạ lùng này. Khi nghe câu chuyện, tôi liền dâng thánh lễ chỉ cho ngƣời quá cố và từ sau đó không bao giờ còn thấy hiện về trong cảnh đau thƣơng ấy nữa.

Page 41: HàNh TrìNh Và TruyềN GiáO CủA GiáO Sĩ đắC Lộ

[email protected] Trang 41

Tôi ở một tháng trong nhà bà Paula, rồi giáo dân khuyên tôi nên đi chỗ khác xa hơn chừng sáu dặm, nơi giáo dân làm muối. Ban đêm tôi đến và thấy có nhà rất thuận tiện cho ý định chinh phục lƣơng dân và duy trì lòng sốt sắng của giáo dân. Ngƣời chứa chấp tôi là một bổn đạo cũ tên là Giêrôm Giáp suốt đời làm việc nghĩa cùng với vợ là Gioana cũng đạo đức nhƣ chồng.

Hai ông bà đƣợc một con trai độc nhất tên là Eugêniô. Anh này từ ba năm nay hằng năn nỉ xin đƣợc nhận làm thầy giảng trong đoàn chúng tôi. Nhƣng không đƣợc vì anh chƣa thuyết phục đƣợc cha mẹ chỉ có một mình anh là ngƣời an ủi tuổi già, nên không cho anh ra đi đƣợc. Nhƣng sau khi ở nhà ông bà mấy ngày, ông bà bằng lòng hy sinh con cho Chúa. Một buổi sáng chủ nhật, công khai trong nhà thờ, ông bà dâng con cho Chúa, nƣớc mắt tràn trề làm cho ngọn lửa nhân ái bùng lên thiêu đốt lễ hy sinh ông bà dâng Thiên Chúa.

Hai ngƣời khác cũng nhân đức nhƣ Eugêniô, cũng theo gƣơng mà dâng trọn đời mình cho Chúa. Cả hai cũng vất vả xin phép cha mẹ. Không có phép đó thì tôi không thể nhận vào làm việc phụng sự Giáo hội đƣợc. Nhƣng cuối cùng, tình yêu siêu nhiên đã thắng khuynh hƣớng tự nhiên của cha mẹ: họ bằng lòng cho con thoát ly gia đình để hoàn toàn thuộc về Chúa. Tôi nhận vào đoàn chúng tôi, tôi cũng tổ chức buổi lễ long trọng để nhận lời thề nhƣ thƣờng lệ. Và nhƣ vậy, tôi có tất cả mƣời hai thầy giảng và tôi có thể nói các thầy có tinh thần các tông đồ. 89

Page 42: HàNh TrìNh Và TruyềN GiáO CủA GiáO Sĩ đắC Lộ

[email protected] Trang 42

CHƢƠNG 36-40

Chƣơng 36: NHỮNG ĐAU KHỔ TRONG DỊP LỄ GIÁNG SINH

Tất cả giáo dân đều háo hức mong tới ngày đại lễ và dọn mình mừng thật sốt sắng, nhƣng thù địch đƣợc tin, đã rình chực vào giờ thuận tiện để bắt đoàn thể chúng tôi.

Chúng tôi chọn thôn làm muối để hội họp trong ngày trọng đại của ta cũng là ngày giáo dân khắp thế giới mừng rất sốt sắng. Nhà một bổn đạo cũ xứ Đàng Trong tên là Nicola Hảo đƣợc sửa sang mừng lễ vì nhà khá đẹp và khá rộng. Tôi không rõ tại sao lƣơng dân lại biết. Thế là ngày áp lễ, họ cầm gậy gộc giáo mác tới, chủ ý bắt tôi.

Nhƣng tình cờ, tôi lại ở nhà hàng xóm và đang làm lễ. Khi nghe động, thì tôi ngƣng lại, không thể làm hơn đƣợc, vì chƣa tới lúc truyền phép và tôi sợ lƣơng dân xông tới và phạm đến Mình Thánh Chúa. Giáo dân dự lễ. Sau đó tôi dọn mình chịu sự hung hãn của bọn xấc láo đang làm inh ỏi ở nhà bên cạnh.

Ở đây chúng không bắt giáo dân nào trừ một ngƣời mù tên là Giuse cùng hai ngƣời anh em họ đến để xin chịu phép rửa. Chúng liền xông vào ông tra xem tôi ẩn ở đâu. Nhƣng ông phỉ báng chúng, nói ông đâu có nhiệm vụ canh gác tôi vì ông mù lòa. Chúng tức giận vì bị chế giễu, chúng liền tra tấn ông để biết tôi ở đâu, nhƣng chúng chẳng đƣợc gì. Chúng tôi ở ngay giáp vách nên nghe rõ hết lời nói, hết tiếng kêu thƣơng ngƣời vô tội. Tôi muốn bổ ra và xƣng mình để cứu ông, nhƣng giáo dân can ngăn tôi, sợ nhƣ vậy làm cho tất cả phải họa lớn. Thiên Chúa để cho đám mây mù này tan dần; không tìm thấy gì, chúng buộc lòng phải rút lui.

Suốt ngày hôm sau, áp lễ Giáng sinh, cho tới chiều tối, tôi cứ ở trong nhà. Tôi rửa tội cho hai mƣơi hai ngƣời tân tòng và ngồi tòa liên miên cho những ngƣời chƣa xƣng tội trong những ngày trƣớc. Vào chập tối tôi tới nhà Nicola Hảo đã sửa soạn khá tƣơm tất. Có tới bảy tám trăm giáo dân hội nhau ở đây, họ quỳ gối, mặt cúi xuống và đa số mắt đẫm lệ.

Ở đây mới thật sốt sắng mừng đêm Chúa Giáng Sinh: nửa đêm thanh vắng, tôi cứ tƣởng nhƣ thấy mọi ánh sáng thiên đàng. Tôi không nói tới nguồn an ủi tôi nhận đƣợc ở đây, nhƣng tôi quyết rằng trong những nhà thờ đẹp nhất, trong những bản nhạc hay nhất bên trời Au, chƣa bao giờ tôi thấy có gì tƣơng tự, không ai thấu đƣợc, chỉ ngƣời đã thƣởng thức mới biết mà thôi. Vào tảng sáng, tôi ra lệnh cho mọi ngƣời rút lui vì tôi vẫn nơm nớp sợ những gì có thể xảy rakhi chúng tôi chia tay nhau.

Toán lính hai ngày trƣớc đã tới, nay trở lại, tƣởng lần này chúng tôi không tài nào thoát. Chúng không lầm: năm giáo dân chúng tôi đặt canh gác suốt đêm, tới sáng thì ngủ say, thế là chúng trói gô lại, nhất là thầy Inhaxu sau khi giảng giáo lý mấy trống canh liền cũng ngủ luôn. Cả năm ngƣời bị trói rất chặt có thể làm cho chết đƣợc nếu không nói ra đôi chút.

Nhƣng dầu cả năm bị bắt, nhƣng thầy không mất hết tự do rao giảng vinh quang Chúa Kitô: thầy tiếp tục giảng cho bọn chúng và làm đổi lòng chúng. Chúng đành chịu thua thế lực vô địch của Thánh Linh nói qua miệng thầy. Chúng liền sửng sốt rút lui, bỏ lại tù nhân còn bị trói.

Inhaxu không dùng biện thuyết hùng hồn để đƣợc cởi xiềng xích, nhƣng có ý phá tan xiềng xích trói buộc lƣơng dân và khi chúng rút lui rồi thì thầy không muốn cho giáo dân cởi dây trói. Nhƣng tôi phái ngƣời tới nói với thầy dành sức cho một cơ hội tốt đẹp hơn. Bấy giờ thầy mới để cho ngƣời ta cởi trói, dây này thầy quý trọng hơn chuỗi kim cƣơng. Rồi ngay sau đó thầy đến gặp tôi.

Chƣơng 37: THẦY INHAXU VÀ TÔI BỊ TÙ, NHƢNG CHÖA RA LỆNH THA

Ngày lễ Giáng sinh, chúng tôi dự các nghi lễ nhƣ thƣờng lệ, không còn sợ thù địch điên cuồng phá phách. Nhƣng đêm tới, chúng tôi xuống thuyền và chèo đến nơi an toàn hơn. Ngày hôm sau, lễ thánh Tê vọng, chúng tôi lẩn trốn ở một nơi cách xa chừng bốn dặm. Giáo dân tuốn đến xƣng tội. Nhƣng

Page 43: HàNh TrìNh Và TruyềN GiáO CủA GiáO Sĩ đắC Lộ

[email protected] Trang 43

sau đó, một viên đội trƣởng nhân danh quan tòa đến ra lệnh cho tôi phải theo cùng với Inhaxu, tới nơi quan chờ tôi.

Tin này không làm chúng tôi chán nản vì là ngày lễ thánh tử đạo tiên khởi của Giáo hội. Chúng tôi theo tên lính tới chỗ quan chờ: ông này đang ở nhà Nicola Hảo, nơi chúng tôi vừa mừng lễ Giáng sinh. Không những ông không làm hại gì tới chúng tôi mà còn rất lịch sự đứng lên nói với tôi.

Ông cho gọi mấy lƣơng dân cốt cán và ra lệnh cẩn thận canh giữ tôi cho tới sáng hôm sau. Thiên Chúa cho tôi một dịp rất tốt để cho tất cả lƣơng dân tìm ra ánh sáng đức tin trong đêm này. Suốt đêm, tôi giảng về đạo, tuy mệt nhƣng còn nghìn lần thích thú hơn nghỉ ngơi. Tôi cho họ biết đức tin của giáo dân có lý hơn dị đoan lƣơng dân. Họ phục lý lẽ tôi giảng và không một ai không công nhận lời tôi nói là thật.

Tuy họ phục lý nhƣng lòng chƣa theo ánh sáng đã nhận thấy: có ngƣời cho đạo tôi giảng rất hay rất tốt, nhƣng họ khó tin điều tôi nói, bởi vì nhà chúa chƣa tin theo 90.

Tôi đáp rằng đó vẫn là cách thế Thiên Chúa dùng để công bố vinh quang Giáo hội Ngƣời. Ngƣời luôn bắt đầu bằng những kẻ hèn mọn để rồi sau cùng khuất phục các vua các chúa; ý Ngƣời là ban vinh dự cho tôi ngay con thảo sau khi đã thử lòng trung kiên trong cơn bắt bớ; bao giờ Ngƣời cũng khởi sự từ đó, chiến thắng các ông hoàng bà chúa, họ hung dữ nhƣng không thể thắng đƣợc Ngƣời; ở xứ Đàng Trong này rồi cũng thế, sau khi bị chúa giận dữ hành hạ thì cuối cùng giáo dân sẽ thấy chúa thành ngƣời đồng đạo.

Ngƣời khác nói, trong đạo chúng ta sao dễ dàng tha tội thế, bất cứ tội nào, nhất là họ không thấy lý do tha tội, không những tha bốn lần mà rất nhiều lần khi tội nhân muốn.

Tôi đáp: sự dễ dàng tha tội chính chỉ thuộc về một mình Thiên Chúa mà thôi, bởi vì Ngƣời nhân lành không vua chúa trần gian nào sánh đƣợc, cũng vậy, Ngƣời nghiêm khắc trừng trị. Từ bi của Ngƣời không làm tổn thƣơng tới công bằng, từ bi ở đời này coi nhƣ thái quá vì không phạt đời đời, nhƣng công bằng thì tuyệt đối ở đời sau bởi vì không bao giờ nới giãn hình phạt, không bao giờ tha thứ lỗi phạm.

Họ đều cho tôi có lý và tỏ ra rất lễ phép đối với tôi, nên tôi xin phép đƣợc làm lễ. Họ vui lòng ngay. Thế là tôi cho dọn một bàn thờ xinh xắn, rồi tôi dâng Thánh lễ trƣớc mặt họ. Họ cũng rất hài lòng, nhiều ngƣời thầm mong tin theo đạo, nhƣng chƣa ai đủ can đảm thực hiện ý muốn.

Tới sáng bạch nhật rồi mà không thấy quan tòa đâu cả. Ngƣời lính gác điệu tôi về nhà ông, cách đó chừng sáu dặm. Chúng tôi nhanh nhẹn bƣớc, Inhaxu và tôi, hy vọng sẽ không bỏ mất triều thiên xinh đẹp tuy không xứng đáng. Tới nơi, quan không dám xử, lại cho điệu chúng tôi tới một tòa khác có quyền hơn, có phép xử hơn. Thế là ngƣời ta dẫn chúng tôi tới.

Tôi gặp sáu vị quan tra hỏi tôi về đạo mới tôi rao giảng, tại sao tôi chinh phục đƣợc nhiều giáo dân nhƣ thế, mặc dầu chúa đã ngăn cấm. Tôi đáp: tôi làm việc này vì vâng lời Thiên Chúa, đấng quyền thế hơn hết các vua các chúa, chúng tôi không sợ gì để vâng lời Ngƣời. Sau đó ngƣời ta hỏi tôi xem các đồng sự của tôi là ai và tại sao tôi lại nhận họ. Inhaxu liền đáp và nói rất khéo làm cho những vị này không đối lại đƣợc 91. Các vị không dám xử tôi cùng đồng sự của tôi, vì chúng tôi không thuộc quyền các vị. Bây giờ để chúa muốn truyền gì thì mặc chúa, chỉ bỏ tù ba giáo dân đã giữ tôi trong nhà để dâng thánh lễ.

Tức thì tôi phản đôi cho là bất công vì phạt kẻ vô tội và tha kẻ có tội. Nếu tôi phạm vì không vâng lời, tôi vui lòng chịu tội, chịu tù, nhƣng còn ba giáo dân này xin tha cho họ. Chúng tôi phản đối nhƣ thế khá lâu. Sau cùng chúng tôi thiết vào lý, nên quan tòa chỉ bắt nộp phạt. Tôi liền bảo những giáo dân có của cải hơn, bỏ tiền ra chịu thay cho các ngƣời khác: ba giáo dân đƣợc tha và Inhaxu cũng đƣợc tự do.

Chỉ còn một mình tôi là tù nhân, trong khi chờ lệnh chúa. Có một nhân vật trọng yếu trong xứ, nhƣng còn là giáo dân đạo đức tên là Inhaxu, ông đã xin cho tôi đến ở nhà ông, chờ xem lệnh chúa ra thế nào và ông lãnh nhận dẫn tôi đến trình tòa nếu cấn. Ngƣời ta bằng lòng nhƣ ý ông xin. Thế là tôi đến

Page 44: HàNh TrìNh Và TruyềN GiáO CủA GiáO Sĩ đắC Lộ

[email protected] Trang 44

ở nhà ông mƣời hai ngày và trong những ngày ấy tôi bận làm các phép bí tích, cho mấy lƣơng dân xin chịu phép rửa tội và cho giáo dân đến xƣng tội.

Vị quan tòa thứ nhất của tỉnh, khi biết việc xảy ra thì ra lệnh bắt tôi phải rời khỏi nhà Inhaxu, rồi xuống thuyền chờ lệnh chúa sau. Tôi phải vâng lệnh ngay, tuy chủ nhà phải vất vả để tôi rời khỏi nhà. Tôi trở về thuyền là nơi nƣơng náu thông thƣờng của tôi. Ngƣời ta cắt lính gác làm tôi suốt ngày phải có mặt ở đó. Cứ nhƣ thế trong hai tháng. Rồi có tin đồn hết hết các thầy giảng của tôi bị tù và tôi sẽ bị đuổi ra khỏi thuyền và bị trục xuất ra khỏi nƣớc để đi tới bất cứ nơi nào mà tôi muốn. Do đó tôi bó buộc phải cho các thầy ẩn náu ở nhà giáo dân. Một mình tôi ở lại trên sông với một cậu bé tiếp tế lƣơng thực để nếu có tai họa thì một mình tôi chịu tội.

Thế nhƣng chỉ là sợ hão, chúa tỏ ra rộng lƣợng hơn chúng tôi tƣởng. Chúa truyền phải thả tôi. Thế là thù địch bỡ ngỡ vì tin này, còn quan trấn khi thấy tôi không bị theo dõi nữa thì ra lệnh bắt tôi phải ra khỏi tỉnh ông. Tôi trả lời là tôi xin theo, nhƣng tôi xin hoãn ít lâu để sửa lại chiếc thuyền của tôi bị hƣ nhiều, tôi không thể ra khơi mà không gặp nguy hiểm cho tính mạng.

Ông ƣng cho, thế là giáo dân hài lòng và vui mừng thấy tôi trở lại. Tôi vẫn nƣơng náu ở nhà Inhaxu. Tôi ở đó mấy tuần và rất bận, nhất là vào đầu mùa Chay. Giáo dân tân tòng rất thích đƣợc dự nghi thức lễ Tro. Mọi ngƣời đều có mặt, trong thời gian này họ tỏ ra rất có lòng tin.

Chƣơng 38: INHAXU BỊ TÙ CÙNG MẤY GIÁO DÂN, LÕNG KIÊN TRUNG CỦA HỌ

Vào đầu mùa Chay, ngày ngày giáo dân đến nhà tôi ở và thƣờng thƣờng ở lâu. Tình cờ có một viên quan do ông Nghè Bộ sai đến lo một việc hệ trọng, Inhaxu cũng có phần vào đó vì là quan tòa có thế giá nhất ở đây. Viên thƣ lại này trọ trong nhà chúng tôi, nhƣng ông ở nhà dƣới, còn chúng tôi ở nhà trên. Có ba mƣơi giáo dân thức suốt đêm để chịu các phép bí tích và đến sáng thì đọc kinh chung nhƣ thƣờng lệ. Tiếng đọc kinh đánh thức đứa đầy tớ của viên thƣ lại. Nghi là có sự bất thƣờng, hắn báo cho chủ biết. Ông này liền lên nhà trên và bắt quả tang giáo dân đang đọc kinh lớn tiếng trong nhà. Inhaxu ngƣời chứa trọ chúng tôi rất bỡ ngỡ vì thấy quan tòa đƣợc lệnh quan trấn đến bắt hết giáo dân đang đọc kinh.

Tôi ở phòng bên cạnh và đang cầu nguyện. Tôi liền chạy đi cất hết các ảnh tƣợng, sợ lƣơng dân xúc phạm tới. Trong khi tôi đem đi giấu thì ba đồng sự của tôi là Inhaxu, Giuse và Maurô bị bắt vào tù, cổ đeo gông theo tục xứ này. Họ đã đi nhƣ hội, nhất là Inhaxu ngƣời dẫn đầu, không nhƣ một tù nhân mà nhƣ một tông đồ, giảng cho mọi ngƣời biết vinh quang Thầy mình là Đức Kitô.

Vào tới ngục đã xảy ra một việc rất lạ lùng làm cho họ vững tâm. Nhiều lƣơng dân trong tù, giữa đêm tối tăm, đã trông thấy một ngƣời rất uy nghi bƣớc vào nơi Inhaxu và các đồng sự ở. Họ sung sƣớng thấy mặt Ngƣời xinh đẹp và cho rằng đây là Đức Chúa Trời họ vẫn thƣờng nghe nói, Ngƣời đến yên ủi giáo dân vì họ là những tôi tớ đích thực của Ngƣời. Và để chứng tỏ không phải là mộng mị, họ rất cảm kích và quyết định tin theo đạo, thứ đạo làm cho giáo dân vui sƣớng trong tù và đƣợc thăm viếng rất trọng hậu nhƣ vậy. Sau đó ít lâu, họ đƣợc mãn nguyện chịu phép rửa tội.

Ba tù nhân quảng đại này không đƣợc thấy thủ lãnh bằng mắt xác thịt, nhƣng cảm thấy hiệu quả trong tâm hồn vì đƣợc an ủi trong lúc âu sầu. Họ vẫn nhiệt thành giảng đạo Chúa trong tù ngục và khi ngƣời ta cho phép ban ngày đƣợc ra nhƣ thói xử này, thì họ đi ra phố phƣờng chợ búa cổ đeo gông, biểu hiện vinh quang lòng can đảm. Cứ nhƣ vậy, vừa bằng gƣơng sáng, vừa bằng miệng, họ rao giảng chân lý đạo Chúa rất đắc lực, nhiều ngƣời thụ lý và xin chịu phép rửa tội.

Phần tôi, tôi cũng không thoát cơn bão táp. Quan tòa gọi tôi đến và ra lệnh cho tôi phải giao tất cả ảnh tƣợng tôi đã giấu, nếu không tuân lệnh thì ông có cách làm cho tôi không kịp hối về tội ngoan cố. Tôi đáp ông cứ việc ra các hình phạt và tôi mong cho ông thấy, lòng giáo dân cam đảm hơn cơn giận ngƣời bắt bớ: Chúa Kitô là Thầy tôi, Ngƣời làm biết bao điều lành, tôi không bao giờ hèn nhát làm xỉ nhục Ngƣời. Thấy tôi cƣơng quyết, ông không dám đi xa hơn, đã không đƣợc gì chỉ thêm hổ thạn.

Đồng thời, biết giáo dân trong xóm cũng đang bị hành hung, tôi khuyên họ tạm tránh cơn bão táp, đem cả gia đình trốn vào rừng. Không thấy ai ở nhà, chúng nổi cơn giận vì không bắt đƣợc ai, chúng thả chó dữ vào trong rừng và tin chắc sẽ bắt đƣợc bầy tôi Chúa ẩn trong đó, nhất là chúng mong bắt đƣợc đám trẻ con.

Page 45: HàNh TrìNh Và TruyềN GiáO CủA GiáO Sĩ đắC Lộ

[email protected] Trang 45

Nhƣng Thiên Chúa cho lũ chó tung tăng trong rừng mà không làm hại ai, sau này trẻ con nói với tôi: chúng thấy chó sấn sổ nhƣ để vồ chúng, thế nhƣng lại không hề đụng tới chúng.

Không tìm đƣợc giáo dân nào, toán lính tới mấy thôn lân cận để tìm kiếm. Trƣớc hết chúng tìm giáo dân tên là Antôn chúng biết là linh hồn và tinh thần của giáo đoàn tốt đẹp này. Ông đang ở nhà với một ngƣời họ hàng chính ông đã chinh phục đƣợc mấy ngày nay. Cả hai để cho chúng bắt và chịu đánh đập.

Antôn mặt vẫn tƣơi tỉnh và rất can đảm làm cho toán lính bỡ ngỡ. Bạn đồng sự là Mathêu trái lại, tỏ mặt rầu rĩ vì bị hành hung. Thấy vậy Antôn đem lời khuyên nhủ rất nhiệt thành và rất thân thƣơng làm cho Mathêu phải hổ thẹn vì sự hèn nhát của mình. Thế là Mathêu bắt chƣớc lòng kiên trì của ngƣời đồng đạo là Antôn. Cả hai sau đó đều bị đeo gồng nhƣ kẻ trộm cƣớp, rồi bị tống ngục. Họ vào tù một cách vui vẻ nhƣ đi dự cỗ bàn yến tiệc.

Đƣợc tin, tôi liền đến, không phải để yên ủi mà để vui mừng với họ vì danh dự Chúa ban cho họ. Thấy tôi vào, cả hai nhảy mừng và thật là một niềm an ủi không thể tƣởng tƣợng đƣợc, đối với họ cũng nhƣ đối với tôi vì đƣợc tỏ tình quý mến nhau. Rồi Antôn muốn đeo gông đó mà rảo khắp phố phƣờng rao giảng cho mọi ngƣời nhận biết vì Chúa Kitô Thầy mình mà mình chịu xỉ nhục, còn nhà chúa chẳng có kho tàng nào quý bằng cái gông cái cùm làm nhƣ thang đƣa mình về trời.

Ngƣời Đàng Trong có thói tục cho phép tù nhân đi ra phố chợ xin ăn, miễn là cứ đeo gông ở cổ và có một lính gác đi theo để dẫn về ngục. Nhƣng với giáo dân thì không cần cho lính theo vì tù nhân thể nào cũng trở về ngục. Họ chuộng tù ngục vì đạo hơn là trốn ẩn.

Hai giáo dân nhân đức là Philipphê và Sylvanô cũng đƣợc kính trọng trong thôn xóm, cả hai đều bị giam trong ngục, cổ đeo gông nhƣ nhau. Thế là tất cả bốn ngƣời ở trong ngục tối mà đƣợc an ủi nhƣ ở nhà mình vậy.

Chƣơng 39: LÕNG KIÊN TRÌ ĐẶC BIỆT CỦA BỐN BÀ CÓ ĐẠO

Thù địch hung hãn cũng không nể nang phái yếu. Có bốn bà có đạo đã tỏ cho biết, niềm tin Chúa Kitô và trông đợi phúc thiên đàng làm cho kẻ yếu nhất đựơc can tràng thắng mọi cực hình. Ngƣời thứ nhất là một bà sang trọng tên là Paula. Bà bị bắt và bị tra tấn, thế nhƣng bà chịu đau đớn và xỉ nhục rất can đảm không ai lay nổi, không bao giờ bà tỏ ra sợ hay giận dữ, làm cho kẻ bắt bà phải thả bà ra với nhiều lời khen ngợi. Chúng không thắng đƣợc lòng kiên trung của bà thì đành phải buông lời ca tụng.

Bà đạo đức này không có con, nhƣng nuôi hai cô con gái lớn. Sau khi bà cho rửa tội làm giáo dân thì bà giáo huấn và làm gƣơng thực hành các nhân đức. Tên hai cô là Luica và Ruffinê. Cả hai đều bị bắt cùng với mẹ nuôi cũng là chủ. Cả hai đều tỏ ra can tràng không kém mẹ.

Toán lính buộc vào cổ một cái gông rất nặng với một dây nhƣ dây buộc chó. Ngƣời Đàng Trong thƣờng dùng hình phạt này để phạt những ngƣời đàn bà phạm trọng tội, ai cũng gớm ghét thứ hình phạt này, nhƣng Lucia và Ruffinê chỉ tƣơi cƣời. Ngƣời ta dẫn hai cô với đồ trang sức đẹp đẽ này tới tòa quan tên là ông Đề Lĩnh 92. Ông vừa đe loi vừa dụ dỗ, nhƣng cả hai can đảm hơn quan tòa hung ác và khôn khéo. Ngƣời ta tra tấn, đem phơi nắng giữa trƣa, lúc nồng nực không sao chịu nổi. Thế mà thấy những khuôn mặt thiên thần dƣới ánh nắng mặt trời chói chang, lƣơng dân động lòng thƣơng khóc chảy nƣớc mắt và đem nón đội cho.

Chính quan có mặt cũng xúc động. Ông truyền cho hai cô nếu muốn có nón đội thì hãy chối Chúa Kitô. Vừa nghe lời đó, hai cô liền ném nón xuống đất và nói với quan: nếu ông không có cách nào khác để cho mình bỏ đức tin hơn ánh sáng mặt trời, thì ông đừng hòng đổi lòng mình đƣợc và nếu ông coi lửa nhƣ nóng hơn hết thì ông cứ bạo thử xem ngọn lửa Chúa Kitô có nóng hơn ngọn lửa của hết các lò kẻ hung bạo. Viên quan xấu hổ và mọi ngƣời đứng dự đều thán phục sức mạnh của đức tin ban cho những ngƣời yếu ớt nhất.

Cũng có bà khác, lúc đầu không can đảm bằng ba ngƣời này. Bà rất sợ cái dây chòng ở cổ cột vào tấm gỗ nặng, đến nỗi bà thà chối đạo hơn đeo gông. Nhƣng khi đƣợc tin Lucia và Ruffinê vui lòng chịu thì bà xấu hổ vì hèn nhát. Bà tới nói với tôi xem có cách nào chuộc tội và xin Chúa thứ tha về sự

Page 46: HàNh TrìNh Và TruyềN GiáO CủA GiáO Sĩ đắC Lộ

[email protected] Trang 46

xỉ nhục bà làm cho Chúa. Tôi bảo cách ăn nói và tôi cũng cho bà biết chúng ta có một Thầy chí thánh, Ngƣời sẵn lòng tha thứ miễn là chúng ta thành thực nhận tội. Tội tuy nặng nhƣng có cách sửa lại nếu có can đảm đến quan tòa tuyên bố trƣớc mặt ông: bà sẵn sàng chịu mọi hành hình tra tấn vì kính mến Đấng mình đã tỏ ra bất trung.

Không chờ lời nói thứ hai, bà đi thẳng tới và nói với ông Nghè Bộ cách rất quả quyết làm cho ông này rối trí. Ông đe loi, ông dụ dỗ, rồi cuối cùng không làm đƣợc gì. Không mong làm cho bà đổi ý, ông liền đuổi bà ra khỏi tòa. Thế là bà thắng trận vinh quang, không nhƣ lần đầu bà đáng bị quở mắng.

Chƣơng 40: CAN TRÀNG CỦA BẢY GIÁO DÂN MẠNH BẠO

Bị thua đàn bà, các quan không dám động tới họ nữa, nhƣng không để yên giáo dân mà còn hành hạ dữ dằn hơn. Tôi vẫn ở giữa họ và không bỏ lỡ dịp để giúp đỡ với thuốc các phép bí tích và lời huấn dụ. Nhà chúa cho phép tôi muốn đi đâu thì đi, thế nhƣng quan trấn Quy Nhơn không muốn cho tôi ở trong tỉnh của ông. Giáo dân cũng đồng ý để tôi đi nơi khác ít lâu để làm việc chắc chắn và có hiệu quả hơn.

Vừa lúc tôi ra đi thì thấy giáo dân tới, họ đến từ những tỉnh phía bắc, nghĩa là cách đầy chừng hơn một trăm dặm, trong mùa rất bất tiện vì lầy lội. Nghe tin tôi bị bắt và sợ cho tính mạng tôi, tất cả đều có ý định là tự nguyện làm việc với tôi và giúp tôi trong cơn quẫn bách tôi đang chịu.

Tôi để độc giả thấy ý tốt lành làm tôi rất xúc động. Tôi cám ơn họ hết sức, tôi cũng không muốn nhận những quà họ đem tặng tôi, bởi vì tôi vẫn nói với họ luôn rằng: nhờ ơn Chúa, tôi không cần gì. Khi họ thấy tôi không nhận hết các điều họ xin, họ tặng, thì họ đồng lòng dùng tất cả của cải và tính mạng của họ để giúp giáo dân khác đang bị hành hạ vì đức tin.

Họ không quên những gì họ có thể làm để nâng đỡ anh em đồng đạo. Họ nhiệt tình đến nỗi trƣớc đó, họ táo bạo đến gặp quan trấn nói cho quan biết là quan sai lầm vì muốn hành hạ kẻ vô tội. Họ van nài quan đừng làm điều hung ác. Quan trấn sửng sốt vì thấy giáo dân táo bạo và tự do nhƣ thế. Ông rất mực căm tức nhƣng không dám trừng phạt họ vì họ không thuộc quyền ông. Ông liền đuổi họ ra khỏi tỉnh và họ cũng ra đi sau đó ít ngày.

Một trong số chín ngƣời, có Bartêlêmi. Ông chỉ muốn đƣợc gia nhập đoàn chúng tôi để giúp việc các thầy giảng. Ông cũng nhằm mục đích đƣợc hạnh phúc nhƣ thầy Anrê. Năm nay ông đã tứ tuần, ngƣời khoẻ mạnh, vạm vỡ, rất giàu có. Tôi sẵn sàng đón nhận ông và chiều theo ý ông, thế nhƣng ông có gia đình và đƣợc một cháu gái mà ông phải dạy dỗ.

Ông đáp trả lại rằng vợ ông vẫn còn là lƣơng dân và rất ngoan cố trong sai lầm, ông không làm sao thuyết phục cho vợ theo đạo đƣợc, và bởi vì vợ không muốn nhận biết Chúa thật thì ông không muốn nhận làm vợ nữa. Còn về con gái thì ông giao cho một giáo dân bạn thân dạy dỗ cho thành bổn đạo tốt.

Tôi khuyên ông trở về nhà và một lần nữa hết sức chinh phục đƣợc vợ theo đạo Chúa, Đấng đã chết vì mọi ngƣời kể cả ngƣời vợ ông, và nếu sau đó còn ngoan cố trong sai lầm thì tôi sẽ cho phép bỏ và mở rộng cửa cho ông gia nhập đoàn chúng tôi để phụng sự Chúa trọn vẹn hơn. Ông thi hành đầy đủ nhƣ lời tôi, nhƣ tôi sẽ kể sau.

Page 47: HàNh TrìNh Và TruyềN GiáO CủA GiáO Sĩ đắC Lộ

[email protected] Trang 47

CHƢƠNG 41-51

Chƣơng 41: MẤY NỮ TU NGƢỜI TÂY BAN NHA ĐI PHI LUẬT TÂN GHÉ QUA ĐÀNG TRONG

Ngày 15 tháng 2 năm 1645 tôi bỏ tỉnh Quy Nhơn, để lại giáo dân đã đƣợc chuẩn bị chống tấn công thù địch. Tôi lấy thuyền ra biển định tới tỉnh Quảng Nam để qua tuần thánh. Nhƣng vì ngƣợc gió, chúng tôi đành phải giạt vào bờ ở một miền hiu quạnh để làm phép lá và phát cho giáo dân. Sau đó chúng tôi tiếp tục hành trình với nguy cơ thuyền bị đắm vì tay lái thuyền bị sóng đánh gẫy. Thế nhƣng Thiên Chúa giúp đỡ chúng tôi một cách lạ lùng, cho chúng tôi giạt vào một hòn đảo để sửa chữa. Rồi khi đã qua đêm và làm lễ sáng thứ năm tuần thánh thì vào nửa đêm chúng tôi tới cửa biển Hội An tôi đã nói ở trên.

Tôi đến đúng lúc để giảng sự thƣơng khó và làm các nghi lễ sáng thứ sáu tuần thánh. Nhƣng tôi vui mừng biết bao khi thấy có hai chiếc tàu ngƣời Bồ mới tới từ Macao, đem thƣ các cha dòng viết cho tôi, nhƣng tôi bỡ ngỡ vì không thấy ai đến phụ tôi, nhƣ tôi vẫn mong mỏi. Đã một năm tròn, tôi không thấy một linh mục nào và nhƣ vậy tôi không có cách nào để xƣng tội.

Tôi cũng đƣợc tin có hai cha dòng họ Phan đã cập bến cửa Đà Nẵng 93 rất gần Hội An, trong một chiếc tàu ngƣời Tây Ban Nha. Tàu này bỏ Macao đi Phi luật tân nhƣng bị bão đánh giạt vào Đàng Trong và ở đó từ mấy tuần nay. Tôi liền lấy thuyền chèo đi và tới nơi vào chập tối. Các cha tiếp đón tôi rất niềm nở và tỏ ra quá thƣơng yêu tôi làm tôi phải xấu hổ. Tôi đến đúng lúc vì sớm mai các cha phải lên buồm. Việc thứ nhất là tôi đi xƣng tội. Sau một năm ở đây, tôi không đƣợc chịu phép bí tích mà tôi ban cho hàng ngàn ngƣời, rồi tôi thức suốt đêm với các cha và các ông ngừơi Tây Ban Nha: các ông kể cho tôi biết hết những gì đã làm ở trong phủ chúa xứ Đàng Trong và về một việc tôi sẽ tƣờng thuật sau đây.

Khi ngƣời Tây Ban Nha ở Phi luật tân đƣợc tin ngƣời Bồ ở Macao muốn bỏ ngƣời Tây Ban Nha để theo vua Bồ thì họ liền phái một chiếc tàu lớn, trang bị đầy đủ với thuyền trƣởng và thuỷ thủ để hộ vực những ngƣời ở Macao muốn quy phục vua Tây Ban Nha. Nhƣng ngƣời Bồ đã tấn công và bắt họ làm tù binh, rồi cho họ trở về tàu của họ mà không nỡ hành hạ. Ở Macao có bốn nữ tu ngƣời Tây trƣớc đây ít lâu đã từ Phi luật tân tới để lập một tu viện thánh nữ Clara. Vì không muốn gây sự với nƣớc đó tuy rất ghét họ, ngƣời Bồ đồng ý cho đƣa bốn nữ tu này xuống tàu của nƣớc họ dƣới sự hƣớng dẫn của hai cha có thế giá trong dòng.

Vào đầu tháng 2 năm 1645 họ rời Macao, nhƣng có trận bão rất lớn không cho họ tới thẳng Phi mà giạt vào bến Đà Nẵng ở Đàng Trong. Hai cha này đƣợc tin tôi bị tù trong tỉnh Quy Nhơn và giáo dân bị bắt bớ, đã viết cho tôi ba lá thƣ rất hay tôi còn giữ, trong đó các cha tỏ ra thƣơng yêu chúng tôi, xúc động về những đau khổ chúng tôi chịu, vui lòng tự nguyện giúp đỡ và cho tôi biết về những việc xảy ra ở phủ chúa Đàng Trong.

Khi bốn nữ tu tới thì cả nƣớc đều đồn tin, nhất là trong phủ chúa. Đƣợc biết cách sống của các nữ tu, chúa và chúa bà đều muốn gặp. Nhƣng các nữ tu trong một thời gian không chịu, lấy cớ không đƣợc khoẻ. Nhƣng rồi cũng phải theo lệnh chúa nhất định truyền cho thuyền trƣởng Tây Ban Nha đem theo một toán binh sĩ áp tải nữ tu tới phủ.

Trƣớc khi đi, các nữ tu đã ngụ rất tƣơm tất trong nhà chúng tôi ở bến Đà Nẵng, có đủ an toàn. Hết các bà lân cận đều tới thăm nom, săn sóc. Ngƣời ta đồn các bà là những ngƣời thánh, sống ẩn dật và che kín, nhƣng ngƣời ta không thể tin các bà cắt tóc, điều rất lạ đối với dân ở đây, vì đàn bà chăm sóc đặc biệt để giữ gìn mớ tóc. Họ quý tóc gần nhƣ đầu họ vậy. 94

Hon tất cả các bà khác trong xứ, bà Maria Mađalêna 95 vợ quan trấn, tỏ ra rất trọng quý các “thánh nữ”, tên ngƣời ta gọi nhƣ vậy. Mỗi ngày bà gửi một món quà mới để tặng, đến thăm thƣờng xuyên và còn cho con gái một của bà đến ở với các nữ tu trong mấy ngày. Cô này chừng mƣời ba xuân xanh, đã đem lòng quý mến các nữ tu và khâm phục nhân đức đến nỗi đã quyết định đi theo. Và ngƣời ta phải vất vả lắm mới làm cho cô đổi ý định đi qua Phi luật tân cùng với các nữ tu.

Page 48: HàNh TrìNh Và TruyềN GiáO CủA GiáO Sĩ đắC Lộ

[email protected] Trang 48

Chƣơng 42: NHỮNG ĐÓN TIẾP ĐẶC BIỆT CHÖA ĐÀNG TRONG DÀNH CHO CÁC NỮ TU

Nhƣng quan lãnh binh cứ giục các bà đến phủ chúa. Ông sai một thuyền chiến xinh đẹp để chở các bà. Khi tới, các bà trọ trong nhà quan tòa có bà vợ và con gái tiếp nồng hậu, trong khi chờ chúa vời vào phủ.

Lúc đó vào khoảng hai giờ chiều, các bà tới, vẫn che mặt, có hai cha dòng một thuyền trƣởng ngƣời Tây và chừng năm mƣơi binh sĩ hộ vệ. Binh sĩ đều mặc quân phục chỉnh tề và có sự trịnh trọng nghiêm túc của một quốc gia. Chúa chờ, dựa vào cửa sổ trông ra sân trong dinh; chúa bà thì ở trong một lầu cạnh chúa. Ngƣời ta trang hoàng trong phòng một góc căng thảm và trang trí rất đẹp, để các nữ tu có thể “ra mặt” mà không ra mắt trƣớc toàn phủ chúa.

Chúa và chúa bà thắng y phục rất lộng lẫy; các quan trong nƣớc đều tới ứng trực. Lính gác chừng bốn ngàn, chia thành bốn đạo binh, mỗi đạo một ngàn, xếp hàng gác trong nhiều khu, nhƣng không gác những nơi có chúa, chúa bà và nơi các nữ tu. Hai đạo binh gác gần nhất thì mặc áo dài hàng hoa tím, có giải vàng ở trƣớc bụng. Hai đạo binh khác thì mặc áo choàng màu đen, tất cả đều đeo kiếp thiếp bạc óng ánh. Họ đứng thành hàng ngũ, không động đậy, không một tiếng.

Khi các nữ tu vào phòng tiếp tân thì ngƣời ta đƣa tới nơi buông màn kín, bên tay trái chúa. Thuyền trƣởng ngƣời Tây, hai vị quan tháp tùng và hai tu sĩ đến gần chúa, bái chào trịnh trọng theo cách ngƣời Tây, đầu để trần, cúi mình rất nghiêm chỉnh 96. Chúa cũng trịnh trọng đáp lại kèm theo những lời quý mến xã giao. Rồi tất cả ngồi trên bục cao đã dọn sẵn, còn lính thì cho ngồi xệp xuống đất, chân xếp lại, việc mà họ làm chỉ trong nháy mắt và không một tiếng động.

Nghi thức bắt đầu bằng một bữa ăn nhẹ bày trên mấy bàn tròn sơn son thiếp vàng. Mỗi ngƣời một bàn, có nhiều món thịt rất ngon trình bày rất vƣơng giả. Chúa mời ngồi vào bàn và xin các nữ tu thƣởng thức. Trong bữa ăn có đám vũ nữ nhảy múa và các ông ngƣời Tây thú nhận ở nƣớc các ông cũng chẳng hơn và có khi còn kém.

Thƣởng thức các món ăn xong, chúa muốn các nữ tu ra ngoài vòng dinh và đi qua cửa sổ có chúa bà đợi. Các nữ tu đi ra, vẫn che kín, qua mặt chúa và bái chào chúa, rồi tới ngồi gần chúa bà. Điều đầu tiên cháu bà muốn đó là xin các nữ tu mở khăn che, vì bà mong đƣợc xem có thật các nữ tu cạo đầu, điều mà không ai tin. Các nữ tu đáp rằng không thể đƣợc, nhất là trƣớc mặt nhiều phái nam nhƣ thế này, nhƣng bằng lòng vén khăn lên trƣớc mặt chúa bà cho chúa bà nhìn thấy mặt. Chúa hơi phật lòng và nói mình để lộ mặt ra thì tại sao nữ tu không chịu mở khăn che.

Chúa bà rất sùng tà thần liền hỏi xem đạo các nữ tu thế nào và kinh kệ ra sao. Các nữ tu trả lời rất rõ rệt nhƣng bà thông dịch không dịch sát nghĩa. Bấy giờ chúa bà bảo một trong mấy bà theo hầu để tay trên đầu các nữ tu xem có thật cạo hết tóc nhƣ ngƣời ta đồn không. Bà nọ liền xờ đầu một nữ tu có tuổi nhất và thấy trọc đầu thật, bà liền lớn tiếng nói có thật, có thật. Việc này đƣợc kể nhƣ một sự lạ lùng.

Cuộc đàm đạo kéo dài tới mấy giờ đồng hồ, trong khi đó có diễn trò chơi theo thói xứ này, với tất cả sự huy hoàng đế vƣơng. Đêm tới, chúa cho thắp rất nhiều đèn trong phủ, rồi khi tan cuộc, chúa truyền cho binh sĩ tiễn đƣa các nữ tu và ngƣời Tây. Tất cả đều cảm tạ chúa về những ƣu đãi đặc biệt, rồi trở về thuyền chiến là nơi an toàn nhất.

Sáng hôm sau, chúa sai đem quà tặng, đặc biệt nhiều thứ mứt kẹo rất tinh xảo, rồi cho phép ngƣời Tây lựa một nhà ở trong thành luỹ tuỳ ý. Viên quan tòa để cho thuyền trƣởng ngƣời Tây trọ trong tƣ dinh cùng hai sĩ quan, còn binh sĩ thì dành cho một nhà rất rộng với đầy đủ tiện nghi. Các nữ tu cùng hai cha dòng thì tới nhà một quan tòa có đạo rất tốt, tôi đã nói ở trên, tên là Gioakim và vợ là Anna. Hai ông bà rất vui mừng đƣợc tiếp đón các tôi tớ Thiên Chúa trong nhà, có nhà nguyện khá thuận tiện để các nữ tu cầu nguyện.

Thế là trong nhà đêm ngày lúc nào cũng đông ngƣời đến đọc kinh thờ phƣợng. Các bà trong phủ chúa cũng thƣờng ra dự và cả những ngƣời sang trọng quyền quý nữa. ai cũng hài lòng thấy các nữ tu khiêm tốn và lành thánh khi hát kinh nguyện 97. Tất cả giáo dân sốt sắng chƣa bao giờ đƣợc thấy nhƣ vậy, nên đều rơi lệ cảm động. Các cha thì ngày đêm ngồi tòa và trong mƣời ngày rửa tội đƣợc năm mƣơi hai lƣơng dân, trong số đó có mấy ngƣời có thế giá.

Page 49: HàNh TrìNh Và TruyềN GiáO CủA GiáO Sĩ đắC Lộ

[email protected] Trang 49

Hậu quả còn có thể lớn hơn, nếu các nữ tu ở nhiều ngày hơn. Các địch thủ không dám hé môi. Thánh lễ đƣợc cử hành công khai và chúng tôi rao giảng mà không sợ trái lệnh chúa, lúc này cháu ƣng thuận mà không ngăn cấm.

Chƣơng 43: NHỮNG CUỘC THAO DIỄN CHO NGƢỜI TÂY COI, RỒI HỌ TRỞ VỀ TÀU CỦA HỌ

Trong khi sự có mặt của các nữ tu rất có lợi cho giáo dân thì chúa muốn cho ngƣời ngoại quốc quý chuộng nƣớc chúa biết rằng xứ Đàng Trong không phải là một xứ man di.

Cuộc thao diễn thứ nhất là một trận thuỷ chiến hai mƣơi thuyền chiến thiếp vàng lƣợn nghìn kiểu trên sông lớn của tỉnh này. Chính chúa cũng ở trong một thuyền rất lộng lẫy. Chúa cũng thao diễn cùng mấy quan lớn trong phủ. Trong khi đó hoàng tử cùng ngƣời em biểu diễn trong một cánh đồng rộng lớn ở gần đó 98. Cả hai cƣỡi ngựa trang hoàng đẹp đẽ. Nhƣ vậy ngƣời Tây đƣợc dự cùng một lúc cả hai cuộc thao diễn, trên đất và trên sông. Họ thú nhận chƣa bao giờ đƣợc thấy cảnh đẹp đẽ nhƣ vậy.

Ngày hôm sau, chúa cho xem một cuộc thao diễn khác. Tất cả có mƣời lăm thuyền chiến trên sông: có thuyền thiếp vàng, có thuyền sơn son màu lửa, chúa ngự trên ngai đặt ở bờ sông có hai ngàn binh sĩ hai bên, tất cả đều mặc nhung phục nhƣ nhau, cùng mang võ khí nhƣ nhau. Thuyền chiến thì cứ một cặp ba chiếc, thẳng hàng ngay lối, không để lọt một đốt ngón tay, tiến lui đều đặn cả trong khúc vòng cũng vậy, điều hòa rất mực.

Ngày thứ ba, chúa muốn cho ngƣời Tây thấy một nghi lễ chúa cử hành để tôn thờ vong linh tiên tổ trong sân phủ chúa. Tất cả binh sĩ đều chỉnh tề túc trực, chừng sáu ngàn. Tất cả đều vận nhung lụa đỏ sẫm, mũ mạ vàng và súng muskê bóng loáng. Các tƣớng lãnh chỉ huy đạo binh, ai nấy đều đứng trong hàng ngũ nhƣ thể phải đi trận.

Khi mọi ngƣời đã xếp hàng đông đủ và có mặt chúa rồi, thì có một vị thƣợng tọa cử hành các nghi lễ bên cạnh bàn thờ. Rồi sau khi thƣợng tọa đọc những lời chẳng aia hiểu thì đốt mấy con ngựa giấy với mấy khẩu đại bác cũng bằng giấy. Trong khi đó binh sĩ rút súng và bắn đạn giả. Cuối cùng chúa ban quà cho những ai bắn trúng giữa, còn ai bắn ra ngoài thì mất một tháng lƣơng.

Đó là ban sáng. Chúa còn muốn cho ngƣời Tây thấy một trận thuỷ chiến với mƣời tám thuyền chiến lớn hơn những thuyền đã thấy mấy ngày trƣớc. Suốt buổi chiều là cuộc thao diễn này. Sau đó ngƣời Tây từ biệt chúa, với nghìn lời cảm tạ thịnh tình của chúa và lòng quý trọng sự cao sang lộng lẫy trong phủ chúa.

Sau mƣời ngày ở đây, các nữ tu và đoàn thể xuống thuyền để ra bến Đà Nẵng lấy tàu. Giáo dân thảy đều luyến tiếc thấy họ trẩy đi: các bà sang trọng quyền quý cùng các bà khác đều đến từ biệt, nƣớc mắt tuôn rơi. Có mấy ngƣời theo họ ra xa, ngƣời khác đứng trên bờ trông theo, tất cả đều trông theo bằng mắt và bằng tâm hồn.

Còn bà Maria, bà dì của chúa 99, bà đã tới đón họ trong một chiếc thuyền đậu thật xa bến. Bà tỏ tình quyến luyến và tặng nhiều quà. Bà rất trọng tấm áo dòng của các nữ tu. Còn các nữ tu thì tạm tặng bà một dây thắt lƣng bằng thừng chão và hứa sẽ gửi biếu sau một áo dòng. Và thực ra các nữ tu đã trung thành giữ lời hứa khi tới Phi.

Đó là những điều tôi đƣợc biết, một phần qua thƣ từ, một phần do các tu sĩ kể lại. Sau khi suốt đêm yên ủi chúng tôi thì sáng sớm ngày thứ bảy tuần thánh, tất cả đã trẩy đi, một lần nữa để lại một mình linh mục trong đất nƣớc rộng lớn này. Chƣơng 44: TÔI BỊ BẮT GIAM VỚI BỐN ĐỒNG SỰ

Tàu Tây đã trẩy đi thì tôi mừng lễ Phục sinh trong tỉnh Quảng Nam, có rất đông giáo dân đến làm nhiệm vụ trong những ngày thánh. Từ đó tôi trở lại thành phố ngƣời Nhật gọi là Hội An. Ở đây Inhaxu rất thành công trong việc làm cho mấy ngƣời lƣơng dân lấy chồng ngƣời Nhật có đạo. Những ông chồng này không sao làm cho các bà bỏ dị đoan đƣợc. Trong ít ngày Inhaxu đã thành công. Thực ra, thầy có đặc ơn Thiên Chúa ban một cách lạ lùng để giảng. Nhiều lần thầy giảng suốt đêm mà không

Page 50: HàNh TrìNh Và TruyềN GiáO CủA GiáO Sĩ đắC Lộ

[email protected] Trang 50

ai cho là dài. Không ai là không muốn kéo dài lâu hơn nữa. Tôi cho rằng đọc mấy dòng này, có ngƣời không tin điều tôi nói, nhƣng thực ra tôi cam đoan là có thật.

Từ Hội An tôi thấy đến lúc đi yên ủi giáo dân ở trong thành chúa. Ít ngày nay họ mới có một tin rất buồn nhất là ngƣời đầy tớ Chúa là bà Maria, bà dì của chúa, bởi vì con bà, chỉ vì một sự chế giễu nhỏ chúa tỏ ra chống giáo dân mà đã cho phá ngôi nhà thờ rộng lớn bà đã cất trong tƣ dinh của bà 100. Bà quá đau đớn vì tội ác của con bà đến nỗi trong tám ngày liền bà nhƣ điên cuồng chạy đây đó không còn biết gì nữa.

Tôi đến yên ủi bà, nhƣng không dám ra mắt ban ngày trong thành phố lớn này, tôi ẩn tránh trong một thành phố nhỏ hơn ở bên cạnh. Bà vừa biết thì liền bỏ dinh đến thăm tôi. Một số đông giáo dân cùng theo bà và Thiên Chúa đã chúc lành cho công việc của chúng tôi.

Nhƣng có một tai họa làm chúng tôi rất đau lòng. Số là chúa cũng tới giải trí trong thành phố chúng tôi đang ẩn tránh và ngụ ở nhà bên cạnh chúng tôi. Thế rồi lửa đã bốc ở nhà bên cạnh, mọi ngƣời đều hoảng hốt. Tôi không dám chạy ra vì chúa có thể trông thấy tôi, nếu tôi muốn thoát, rồi lửa bén sáng phía chúng tôi, lại có gió tạt ngọn lửa lên mái nhà chúng tôi.

Thật là nguy hiểm nếu Thiên Chúa không giúp. Chúng tôi liền cầu nguyện và nhờ Thiên Chúa thƣơng đem lại hiệu quả lạ lùng: gió trở chiều và đƣa ngọn lửa sang phía bên kia, thế là chúng tôi không còn sợ gì nữa. Ngƣời ta liệu còn nghi ngờ sự hộ phù của Thiên Chúa đối với tôi tớ Ngƣời!

Tôi còn trốn ẩn ở nhà này mấy ngày nữa và vẫn có việc làm. Nhƣng rồi tôi định rời khỏi đây để đi tới cùng kiệt xứ này về phía bắc mà từ lâu tôi chƣa đến thăm đàn chiên đƣợc. Tôi liền xuống thuyền cùng tám thầy giảng, đúng ba ngày trƣớc lễ Hiện Xuống. Mà vì đƣợc gió thuận chiều thổi rất mạnh trên con sông lớn, nên chúng tôi bị đoàn thuyền chiến của chúa bắt gặp, thuyền này đi canh phòng sông và biển, vì sợ chúa Đàng Ngoài mới lên lại có mƣu lƣợc chinh phạt Đàng Trong.

Ngƣời ta liền vội vã đến bắt chúng tôi, tƣởng chúng tôi là những ngƣời chúa Đàng Ngoài sai tới và tin này đồn tới dinh trại Đàng Trong. Thế nhƣng khi chúng tôi cho binh sĩ hành hung chúng tôi biết chúng tôi không có võ khí, thì chúng đấu dịu ngay. Viên tƣớng lãnh canh gác chúng tôi trong khi chờ lệnh chúa, viên này là một ngƣời trung thực, ông cho chúng tôi tạm trú trong nhà ông và cho lập một nhà nguyện đẹp và cho phép giáo dân tới. Ông còn dọn bàn thờ để dâng thánh lễ. Ở đây tôi hoàn toàn thong dong nhƣ thể ở nhà mình vậy. Trong chín ngày tôi rửa tội đƣợc bảy mƣơi lƣơng dân, họ xin làm giáo dân vì theo lời họ nói: họ muốn theo tôi vào tù và chịu tử đạo.

Chƣa bao giờ tôi đƣợc phù trợ nhƣ vậy: thấy tôi bị cầm tù, từ các ngả giáo dân chạy đến theo tôi và giúp tôi. Trong một ngày tôi thấy có năm chiếc thuyền lớn tới chở đầy tôi tớ trung thành của Thiên Chúa đến với tôi. Tôi cho tất cả đƣợc mãn nguyện chịu các phép bí tích và lời giảng dạy. Thú thực rằng lòng sốt sắng của những ngƣời này không thể thấy ở các nƣớc Au Châu, thế mà họ cứ tƣởng ngoài Au Châu ra thì hoàn toàn là man di rợ mọi.

Chƣơng 45: BỊ ĐIỆU TỚI CHÖA VÀ BỊ TỐNG NGỤC

Chúa truyền dẫn chúng tôi về phủ chúa. Viên thuyền trƣởng tốt này đã đối xử rất lịch thiệp với chúng tôi và chứa chấp chúng tôi trong nhà. Ông tới từ biệt chúng tôi trong nƣớc mắt. Chúng tôi làm hết sức cho ông chịu phép rửa tội, nhƣng chúng tôi không nhận đƣợc ơn ấy, sau khi đã đƣợc nhiều ơn khác. Ông xin giáo dân cầu Thiên Chúa cho ông, rồi ông ôm chúng tôi tha thiết nói: có thể làm đƣợc gì thì ông làm, nhƣng không bao giờ muốn chiều theo ý chúng tôi.

Chúng tôi trở về thuyền, chỉ có một ngƣời có trách nhiệm dẫn chúng tôi về phủ chúa. Chúng tôi cả thảy là chín ngƣời mà chỉ có một ngƣời canh gác. Bạn hãy tƣởng tƣợng họ không sợ chúng tôi trốn hay sao. Ngƣời lính này rất tốt, ông để chúng tôi dọc đƣờng thăm hết các giáo dân. Họ lần lƣợt tới đƣa chúng tôi về nhà họ để chịu các phép rửa bí tích và họ coi chúng tôi nhƣ những vị tử đạo.

Một giáo dân sốt sắng tên là Bartêlêmi trên kia tôi đã nói, ông ra đón tôi và khiển trách tôi vì tôi đã hứa nhận ông vào đoàn chúng tôi nếu vợ ông chối không chịu trở lại đạo. Thực ra ông đã hết sức thuyết

Page 51: HàNh TrìNh Và TruyềN GiáO CủA GiáO Sĩ đắC Lộ

[email protected] Trang 51

phục ngƣời vợ ngoan cố, nhƣng chẳng đƣợc gì. Bây giờ ông đã làm nhƣ tôi căn dặn thì theo lẽ công bằng tôi phải giữ lời hứa.

Nhƣng thế nào là lời? Tôi hỏi ông: ông không thấy tôi đang là tù nhân hay sao? Lúc này là lúc ra khỏi đoàn thể chứ đừng xin gia nhập. Thƣa cha, cha nói gì đó? Ngƣời giáo dân này đáo: chính vì thế tôi muốn gia nhập, lúc này hơn lúc nào khá, bởi vì cha đi tù và chịu tử vì đạo nên tôi muốn theo cha. Cha muốn làm gì tuỳ cha, nhƣng không nên nuốt lời, tôi không rời khỏi cha đâu. Nói xong, ông nhảy xuống trà trộn vào các đồng sự khác và mặc kệ cho tôi nói, ông theo chúng tôi cho tới phủ và tù ngục.

Vào chập tối, tới bến. Ngƣời lính gác dễ dàng cho phép chúng tôi thức suốt đêm với giáo dân. Sáng hôm sau, ngày lễ Thiên Chúa Ba Ngôi, tôi làm lễ, nhƣ thể lễ cuối cùng. Tôi uỷ lạo giáo dân đến chật nhà. Họ khóc nhƣ mất cha mất mẹ. Tôi từ biệt họ rồi nhanh nhẹn đi tới nơi chúng tôi tƣởng sẽ gặp cái chết chúng tôi quý chuộng nghìn lần hơn sự sống.

Ngƣời ta dẫn tôi vào nơi danh dự nghĩa là trong ngục tối. Chúng tôi vui vẻ bƣớc vào, mặc dầu rất buồn phiền vì viên quan bắt giam chúng tôi theo lệnh chúa, đã tịch thu hết áo quần, cả phẩm phục để dâng lễ, không để cho chúng tôi đồng nào để tiêu dùng cả. Ông gửi hết về phủ chúa và chúa chỉ trả lại tôi áo lễ mà thôi, vì ngƣời ta nói cho chúa biết đó là những đồ dùng để tế lễ vua cao cả trời đất.

Trong sự nghèo khó này, trong ngục đen tối và hôi hám này, chín thầy giảng và tôi nhƣ thấy một thiên đàng đích thực. Ngƣời ta sửa soạn gông cùm chúng tôi nóng lòng mong đợi, coi nhƣ điềm chắc chắn đƣợc tử đạo chúng tôi hằng ao ƣớc.

Chƣơng 46: BỊ ÁN TỬ RỒI ĐƢỢC THA

Sau đó mấy ngày, ngƣời ta đƣa tôi ra bàn ở hội đồng. Chính miệng chúa, chúa lên án xử chém đầu tôi và truyền phải thi hành ngay, nội nhật ngày hôm nay. Thƣơng ôi! Đây là điều từ lâu tôi hết lòng mong mỏi, nhƣng một ngƣời tội lỗi lớn lao nhƣ tôi hẳn chƣa đáng đƣợc ơn đó. Thiên Chúa thƣờng chỉ ban cho những kẻ thân yêu của Ngƣời.

Ngƣời ta đã sửa soạn thi hành lệnh chúa: chém đầu tôi, thế nhƣng khốn đốn làm sao, vì muốn giúp đỡ tôi, có một ngƣời thân của tôi đã làm cho tôi một việc rất xấu, việc mà tôi sợ ở kẻ thù hung hãn nhất của tôi.

Có một quan tòa rất đƣợc chúa quý trọng và đƣợc hội đồng rất tín nhiệm vì xƣa kia đã dạy chúa kinh sách chữ Hán và các môn học. Ông đứng lên nói rất khéo để bào chữa cho tôi, làm chúa dịu lại. Ông nói: nếu chúng nhúng gƣơm vào máu của kẻ vô tội thì thật là một xỉ nhục lớn, giảng đạo Kitô không thể là một tội đáng chết, đạo đó không dạy điều xấu, nếu lên án tôi vì một tội nào khác thì ông không xin rút án tử hình lại, nhƣng nếu không có gì đáng tôi, thì không còn là một việc làm theo công lý mà là một hung bạo, nếu động tới sinh mạng tôi.

Vị quan này không phải là giáo dân, thế nhƣng nhƣ tôi đã nói ở trên, tôi đã cƣ trú ở nhà ông ít lâu và đã thƣờng đàm đạo với ông về đạo thánh. Ông lƣỡng lự rất lâu, nhƣng rồi sợ dƣ luận, trái với lƣơng tâm ông. Tuy nhiên tôi đã rửa tội cho vợ ông cùng mấy gia nhân, còn ông, ông vẫn để lòng thƣơng mến tôi.

Nhƣng trong dịp này, ông làm trái ý tôi: chúa nghe lời ông bàn và rút lệnh không lên án tôi nữa. Chúa nói: “Vì có ngƣời bào chữa cho linh mục ngƣời Bồ 101 này thì ta bằng lòng rút án lại và trả lại tính mạng cho ông, nhƣng ông phải ra khỏi đất nƣớc ta và không bao giờ đƣợc trở lại nữa, ta truyền cho ông phải đi khỏi nếu không sẽ bị xử tử”.

Khi ngƣời ta vào ngục cho tôi hay hai tin đó, tôi buồn đến chết đƣợc và không bao giờ nghĩ tới việc này mà không tố cáo không phải quan tòa vì ông muốn cứu tôi mà là tố cáo chính đời tội lỗi của tôi, vì thế Thiên Chúa cho tôi là kẻ chƣa xứng đáng chết trong một dịp tốt đẹp này.

Chƣơng 47: CHÍN THẦY GIẢNG BỊ GÔNG CÙM VÀ CHÖNG TÔI ĐAU KHỔ TRONG NGỤC

Page 52: HàNh TrìNh Và TruyềN GiáO CủA GiáO Sĩ đắC Lộ

[email protected] Trang 52

Cùng một lúc khi ngƣời ta cho tôi biết lệnh đó thì ngƣời ta cũng đặt gông vào cổ các đồng sự của tôi. Khốn thay! Khi thấy chỉ có chín thì tôi tiếc gấp đôi, bởi tôi thấy ngƣời ta hành hạ những kẻ vô tội, còn tôi thì không đƣợc dự vào vinh quang đó.

Trong số chín đầy tớ Chúa, không một ai là không nhận gông cùm một cách vui mừng nhƣ thể nhận của mong ƣớc nhất đời vậy. Ít lâu nay, ngƣời ta giao cho tôi một thanh niên mƣời lăm tuổi tôi cho gia nhập đoàn chúng tôi để dạy cho biết sống đạo Chúa. Cậu cùng vào ngục với chúng tôi và khi ngƣời ta đem gông tới thì cậu đƣa cổ ra trƣớc hết để nhận. Thấy gông nặng gấp bốn lần kẻ nhận thì quan động lòng thƣơng và ra lệnh đổi cho cậu một chiếc nhẹ hơn.

Inhaxu, tên gọi ngƣời thanh niên vô tội này, liền phản đối khi họ muốn đổi và nói mình có đủ can đảm và dƣ sức để mang ách Chúa chúng ta, ách êm ái nhẹ nhõm, ách mong ứơc nhân danh Thiên Chúa vì Chúa hằng đến giúp chúng ta. Cậu cãi cho đƣợc đeo gông. Thế là cậu đƣợc nhận biểu hiệu con cái Chúa cùng với tám đồng sự, tất cả đều vui vẻ mang gông cùm nhƣ thang để hy vọng đƣợc lên trời.

Chỉ còn một mình tôi là kẻ khốn nạn, xấu hổ vì không đƣợc nhận biểu hiệu danh dự đó. Chúng tôi ở trong ngục, chỉ còn niềm an ủi độc nhất Chúa ban cho: ngoài ra không một giúp đỡ nào. Chúng tôi ngủ trên đất bằng, ăn thì ăn đói, lính gác làm tiền nên hành hạ các bạn tù của tôi, chúng đánh đập gần nhƣ mỗi ngày, mặc cho tôi nói gì thì nói, không gì làm chúng hài lòng.

Sau cùng, tôi tìm đƣợc cách xin giáo dân cho tiền, đủ để đút cho bọn chúng tham của và đủ để chúng tôi tiêu dùng: Thiên Chúa cho một giáo dân còn trẻ nhƣng rất thông hán học, ông vào ngục với chúng tôi để hầu hạ các tù nhân Thiên Chúa. Ông làm bếp dọn các thức ăn cho chúng tôi và trong ngục này, ông làm đủ các việc thiện nhƣ một ngƣời đầy tớ tốt lành nhất. Thật là ơn Thiên Chúa có đủ khôn khéo để giúp những kẻ đau khổ vì yêu mến Ngƣời.

Chƣơng 48: CHÖA RA LỆNH TRỤC XUẤT TÔI KHỎI ĐÀNG TRONG

Sau mấy ngày ở đây, tôi chắc họ không để tôi yên hàn lâu để hƣởng tình bạn thân thiết. Tƣởng họ sắp cho tôi ra khỏi ngục, tôi để các đồng sự ngủ chừng hai giờ, rồi tôi đánh thức tất cả dậy để tôi sửa soạn vĩnh biệt họ và căn dặn ít điều cần làm trong ngục này. Họ xƣng tội và rƣớc lễ tôi dâng trƣớc khi rạng sáng. Với biết bao giòng lệ, với biết bao âu yếm tôi nói với họ và ôm họ, chỉ tƣởng đến mà tôi đã mủi lòng.

Hôm sau, cũng viên quan đã xử tử Anrê, nhân danh chúa đến gặp tôi và truyền cho tôi phải theo ông về Hội An để rồi xuống tàu với ngƣời Bồ khi họ trẩy đi Macao, mà không đƣợc trở lại Đàng Trong nữa, nếu không, sẽ bị xử tử. Chúa đã cử viên quan làm việc này bởi vì chúa biết ông là kẻ thù rõ rệt của giáo dân. Và quả thật, ông đối đãi rất hung hãn, không cho tôi đƣợc thong dong ôm từ biệt các bạn đồng sự của tôi.

Ông truyền cho lính lôi tôi ra khỏi ngục và không cho tôi đƣợc nói vài ba lời. Chúng dẫn tôi về thuyền để đi tới ngƣời Bồ. Qua khắp phố, chúng tôi kéo tôi, giáo dân vô cùng thƣơng tôi, chạy theo tôi cho tới tàu và khi tôi đã xuống tàu rồi thì có ngƣời còn đi vơ vẩn dọc bến, có ngƣời chèo thuyền để gặp tôi tận ngoài xa, hy vọng chặn tôi và nghe tôi nói lần cuối cùng. Thế là tôi vĩnh biệt họ, cả hai bên đều khóc sƣớt mƣớt. Tôi trao cho họ mấy quyển sách kinh bằng tiếng nƣớc họ102, và mấy ảnh đã làm phép mà tôi còn giữ đƣợc; rồi sau khi dặn dò chín ngƣời tù tội, chúng tôi căng buồm thẳng về Hội An còn giáo dân thì về nhà.

Vừa chèo đƣợc chừng bốn dặm và sau khi giáo dân Thuận Hoá rút về chỉ có hai giáo dân chạy tới và khẩn nài lính gác cho phép đƣợc nói nhỏ với tôi. Lính canh thấy họ vất vả chạy đến để gặp tôi thì động lòng thƣơng và cho họ xuống thuyền nói chuyện với tôi.

Họ kéo tôi ra một chỗ vắng và nức nở nói với tôi rằng họ đƣợc tin, chúa không dám giết tôi trƣớc mặt toàn tỉnh vì sợ mang tiếng, nhƣng đã ra mật lệnh cho lính dẫn tôi rồi ném xuống nƣớc khi đã xa hết các bạn hữu thân thiết và lệnh đó chắc chắn sẽ thi hành ngay đêm sau. Họ vừa nói vừa nức nở đến nỗi chỉ đủ nói lên lời. Tôi cảm ơn về tin này. Tôi ôm họ nhƣ thể chẳng còn dịp gặp họ nữa, rồi tôi để họ ra về và cho họ biết là không còn gì tốt đẹp hơn.

Page 53: HàNh TrìNh Và TruyềN GiáO CủA GiáO Sĩ đắC Lộ

[email protected] Trang 53

Khi họ đã đi rồi thì tôi bắt đầu nguyện ngắm và chăm chú nghĩ về đời sau mà lúc này tôi đang ở ngƣỡng cửa. Tôi tin điều họ nói với tôi rất có thể xảy ra và bọn lính rất có thể thi hành lệnh đó. Tôi không còn hồ nghi gì nữa, đêm nay, tôi sẽ hiến mạng tôi cho Chúa và đứng trƣớc tòa phán xét.

Để chuẩn bị sẵn sàng nhận cái chết êm ái đó, tôi lui vào một góc thuyền quỳ gối xuống, tay vẫn cầm ảnh thánh giá mà cha Mutino Vitelleschi đã cho tôi khi tôi rời Roma. Tôi xin Thiên Chúa tha thứ các sự bội bạc của tôi, tôi cung kính hôn ảnh, không còn tin gì ngoài lòng lân tuất Thiên Chúa. Tối hôm đó, tôi chỉ ăn vài miếng cơm, uống một bát nƣớc chờ đƣợc ăn uống say sƣa sắp tới. Rồi tôi lại bắt đầu cầu nguyện, ảnh thánh giá cầm trong tay, không còn muốn ngủ, vì sợ bất thần trong giấc ngủ, tôi bắt chƣớc đấng chân phúc Ganzalès Sylveira trong trƣờng hợp tƣơng tự. Hễ có tiếng động là tôi nghĩ họ đến ném tôi xuống nƣớc. Tôi cứ nhìn xem khi nào tới giờ hồng phúc. Không bao giờ tôi thấy giờ trôi đi lâu nhƣ thế vì tôi mong cho họ đến dẫn tôi về cõi đời đời.

Tôi vẫn thấy lính ngủ rất say. Thế cho nên tôi bắt đầu nghi ngờ về tin họ cho tôi biết. Rồi khi tảng sáng, tôi mới nhận ra tin đó hoàn toàn sai, thật là tai họa cho tôi, khốn cho tôi! Tôi đã quá táo bạo tƣởng mình đáng đƣợc triều thiên quý hóa, mặc dầu chƣa xứng đáng.

Chƣơng 49: BỊ GIAM Ở HỘI AN HAI MƢƠI HAI NGÀY

Hai ngày sau, tôi tới Hội An để xuống tàu và ra khỏi Đàng Trong. Đƣợc tin tôi bị tù, ngƣời Bồ rất buồn. Thấy tôi, họ rất vui mừng. Viên thuyền trƣởng điệu tôi đã đƣợc lệnh không thả tôi, sợ tôi trốn: ông liền giao cho một ngƣời Nhật cũng là giáo dân coi giữ tôi cho tới khi ngƣời Bồ trẩy về Macao.

Tôi đƣợc thong dong trong nhà, hoàn toàn tự do làm các việc đạo. Tôi cũng không thất vọng: ngƣời lƣơng thiện này tên là Phanchicô cùng vợ mà tôi đã rửa tội ít lâu nay, tiếp đón tôi rất tử tế: đây không còn phải là nhà tù, nhƣng là nơi rất thuận lợi cho giáo dân.

Thực ra chúa ra lệnh rất rõ rệt cấm không cho tôi gặp giáo dân: có lính gác đêm ngày ở cửa nhà, không cho tôi ra và cũng không cho ai vào thăm tôi.

Nhƣng chủ nhà rất tốt, lại ƣu đãi tôi, ông có cách đánh lừa tên lính và cho giáo dân đến dự các việc đạo đức. Ngƣời Nhật nhân đức chứa trọ tôi trong nhà, đã tìm đƣợc mƣu kế đánh lừa tên lính gác. Ông còn một nhà khác trên bờ sông, khá gần nhà tôi đang ở. Ông cho dọn nhà đó rồi nhắn giáo dân đến đêm tới hội nhau ở đây và hứa sẽ đƣa tôi đến mặc dầu tôi vẫn là ngƣời tù tội.

Lính gác đã ngủ say rồi, thì Phanchicô bắt một cái thang ở cửa sổ phòng tôi. Tôi nhẹ nhàng bƣớc xuống và đi tới nhà đã có đông đủ giáo dân họp lại. Suốt đêm tôi ngồi tòa giải tội, giảng, dạy giáo lý, rửa tội cho ngƣời tân tòng. Vào khoảng hai giờ sáng, tôi dâng thánh lễ, bao giờ cũng có ngƣời rƣớc lễ. Tảng sáng, tôi từ biệt họ, rồi leo thang về nhà. Suốt ngày, tôi cấm cung ở đó, tên lính gác hay bất cứ ai đều chẳng để ý gì cả.

Cứ thế trong suốt hai mƣơi hai ngày, có chín mƣơi hai lƣơng dân bỏ tà thần và xin chịu phép rửa tội, tự tay tôi. Trong thời gian này, chúng tôi có cách yên ủi và uỷ lạo giáo dân. Nhƣng vì chín bạn tù tôi đã để lại ở Thuận Hóa là mối lo lắng chính của tôi, tôi liền phái ngƣời đi thăm nhiều lần. Tôi cũng mƣợn tiền của ngƣời Bồ để gửi cho họ.

Inhaxu ở trong tù vẫn nhiệt thành và luôn luôn sống nhƣ một tông đồ, cứ liên tục giảng đạo Chúa và trong ngục tối ghê sợ, ông làm cho ngƣời ta thấy ánh sáng thiên đàng, đem lại tự do cho nhiều ngƣời phá tan xiềng xích tội lỗi. Ông cho ngƣời nói với tôi rằng: ông chỉ xin tràng hạt, ảnh treo và ảnh đeo để phát cho những ngƣời tin theo lời giảng, ngoài ra tôi đừng bận tâm gì hết. Tôi liền gửi cho ông hết những gì tôi còn lại về những vũ khí thiêng liêng mà ngƣời chiến sĩ can tràng của Chúa Kitô sử dụng rất khôn khéo.

Ngƣời đầy tớ đáng khen của Chúa có một ngƣời anh tên là Phêrô, rất nhiệt thành, nhƣng không thể làm thầy giảng đƣợc nhƣ Inhaxu vì có gia đình trƣớc khi theo đạo. Đƣợc tin em bị tù, ông đến thăm và giúp đỡ mọi công việc.

Page 54: HàNh TrìNh Và TruyềN GiáO CủA GiáO Sĩ đắC Lộ

[email protected] Trang 54

Ít lâu nay chúa Đàng Trong ra lệnh cấm bất cứ ai đêm không đƣợc ngủ ngoài khu vực nhà mình. Lệnh này đƣợc thi hành rất nghiêm khắc. Nhƣng ngƣời anh của Inhaxu tôi vừa nói và một giáo dân khác tên là Têvọng, không kể chi lệnh này, đã trọ đêm ở nhà một giáo dân tôi đã giới thiệu cho các ngƣời bị tù.

Phêrô và Tê vọng ở nhà này vì không sợ nên trƣớc khi đi ngủ, đã đọc kinh chung với nhau nhƣ thói rất đáng khen của giáo dân. Hai ông đọc khá lớn tiếng làm cho ngƣời lƣơng dân ở bên cạnh đâm nghi và đi tố cáo quan và quan đến bắt ngay đêm đó. Sáng họ đem trình chúa, tố cáo họ là giáo dân. Chúa tra xem có thật hay không, họ nhận tội và chỉ muốn nhƣ thế cho đến chết.

Lập tức chúa truyền phạt đánh một trăm trƣợng. Không trì hoãn, ngƣời ta đem thi hành rất hung dữ đến nỗi tƣởng nhƣ hai ngƣời đó thể nào cũng không thoát chết, vì cả thân thể đầy vết thƣơng. Thế nhƣng, lạ lùng thay chỉ một ngày sau đã lành, không còn để lại một vết tích nào. Việc này làm cho họ ao ƣớc đƣợc chịu những hình khổ ghê gớm hơn nữa.

Chƣơng 50: BỊ TRỤC XUẤT KHỎI ĐÀNG TRONG VÀ ĐƢỢC PHÉP LẠ NHỜ LỜI CẦU XIN THẦY ANRÊ

Ngoài chín bạn đồng sự tôi để lại trong tù, còn năm ngƣời nữa tôi đã sai về miền nam giảng Phúc âm, trong khi tôi cùng đi với những ngƣời khác về miền bắc. Khi biết sự việc xảy đến cho tôi, họ đã đến thăm tôi. Thấy tôi sắp phải trẩy đi thì họ đều muốn theo tôi, nhƣng tôi không thể chấp nhận đƣợc. Tôi chỉ bảo cho họ biết nhu cầu của cả giáo đoàn Đàng Trong trong lúc này cần có họ và nhất là còn có anh em họ bây giờ chỉ có thể ra khỏi ngục để chịu tử hình. Tôi viết trên giấy tờ ra lệnh cho họ phải làm những gì, cắt đặt ngƣời trong toán làm bề trên. Tôi ôm từ biệt họ, không còn hy vọng gặp lại nhau. Tôi ban phép lành và hứa nếu tôi không trở lại đƣợc thì tôi hết sức vận động để kiếm các cha khác sớm tới, các ngài sẽ làm việc đắc lực hơn tôi nhiều.

Tôi không sao nói hết những kêu gào khóc lóc của giáo dân họp nhau trên bến khi tôi phải trẩy đi cùng ngƣời Bồ. Có ngƣời nằm lăn dứơi đất nửa sống nửa chết, có ngƣời gầm thét kinh khủng làm cho lòng tôi nhƣ chết đi vì đau đớn. Thấy những ngƣời lành thánh đó, tôi không thể nói đƣợc gì nữa, tôi chỉ cử động bằng đầu và bằng tay nhất là bằng mắt mà thôi. 103

Khi tôi xuống tàu thì có mặt các quan tòa, các ông tới đây chứng kiến và theo tôi cho tới lúc tôi ra khỏi bến. Trƣớc mặt ngƣời Bồ, họ lớn tiếng rao lệnh trục xuất tôi: chúa cấm tôi không đƣợc trở lại đất nƣớc này, nếu không sẽ bị xử tử, cả thuyền trƣởng ngƣời Bồ chở tôi đến cũng sẽ mất đầu.

Đó là ngày mồng 3 tháng 7 năm 1645, thân xác tôi rời bỏ Đàng Trong nhƣng linh hồn tôi thì không, cả Đàng Ngoài cũng không kém. Thực ra cả hồn cả xác tôi đều ở cả hai nơi và tôi không nghĩ tôi có thể rời bỏ mãi đƣợc. Mới ra tới biển thì một trận bão rất dữ dằn nổi lên làm cho tàu chúng tôi gần nhƣ bị vỡ. Trong cơn nguy khốn hiển nhiên chung cho cả mọi ngƣời trong tàu, tôi liền đem thủ cấp Anrê đặt ở một nơi xứng đáng, giữa boong thƣợng. Tôi mời tất cả mọi ngƣời đến, rồi tôi bắt đầu đọc lớn tiếng kinh cầu Đức Trinh Nữ, xin đấng quan thầy cứu chữa. Chƣa đọc xong thì tức khắc cơn bão yên hẳn làm cho tất cả kêu lên: Phép lạ! Phép lạ! Gió thuận chiều đến nỗi đã may mắn đƣa chúng tôi tới bến Macao đúng hai mƣơi ngày sau khi rời bỏ Đàng Trong.

Mỗi ngƣời chúng tôi đều hết lòng cảm tạ vị đại thánh tử đạo, nhƣng chúng tôi còn sửng sốt hơn khi đƣợc tin, mấy ngày sau khi chúng tôi tới, có hai chiếc tàu lớn, một từ An Độ tới và một cùng một lúc từ Đàng Trong nhƣ chúng tôi, cả hai đều bị đắm ở chỗ chúng tôi may mắn thoát. Có mấy ngƣời sống sót, rất ít, đã thuật lại cho chúng tôi nghe và chúng tôi biết họ cũng đã bị đắm tàu cùng một lúc chúng tôi đang gặp hiểm trở. Nhƣng trong tàu chúng tôi, chúng tôi đƣợc một thắng lợi mà hai tàu kia không có, đó là thủ cấp chịu hành hình vì Chúa Kitô, Ngƣời đã ra lệnh cho gió và khiến bão táp phải yên.

Năm ngoái, chiếc tàu đã đƣa thi hài đấng tử đạo về Macao cũng đã nhận đƣợc ơn hộ phù gần nhƣ vậy. Số là viên thuyền trƣởng cầm lái, ông hết sức nhắm đƣờng ông cho là tốt nhất để tới bến. Thế nhƣng mặc dầu ông dùng hết sức để quay mũi tàu, ông vẫn cảm thấy có một sức giằng ngƣợc lại bắt theo lối khác. Cứ nhƣ vậy khá lâu, cuối cùng ông đành buông tay mặc cho con tàu muốn lƣớt tới nơi ông không muốn và ông cũng mạnh bạo nói với hết mọi ngƣời sự thể nhƣ vậy.

Page 55: HàNh TrìNh Và TruyềN GiáO CủA GiáO Sĩ đắC Lộ

[email protected] Trang 55

Khi về tới biển, bốn ngày sau, ông nhận ra cái sức bí ẩn chống lại đó, chính là tay âu yếm của đấng tử đạo. Họ đƣợc biết rằng trên đƣờng họ muốn theo có bọn cƣớp ngƣời Hòa Lan, bọn này đã bắt và chiếm mấy chiếc tàu đi Macao. Việc này cả thành phố đều biết hết, chỗ nào cũng nhắc tới và mọi ngƣời đều ca ngợi vinh quang ngƣời tôi tớ Chúa. Vì thế mọi ngƣời đều đặc biệt trọng kính thi hài thánh nhƣ tôi đã tƣờng thuật ở nơi khác. 104

Chƣơng 51: SAU KHI TÔI VỀ MACAO, CHÍN BẠN ĐỒNG SỰ LÀM CHỨNG VÌ ĐẠO

Tôi vừa rời khỏi Đàng Trong thì chín chiến sĩ vinh quang của Chúa Kitô tôi đã bỏ lại trong ngục để chống trả thù địch của Thầy liền bị tấn công nhƣng họ cƣơng quyết chiến đấu cho tới lúc chiếm đƣợc triều thiên cao cả.

Đó là ngày 26 tháng 7 năm 1645, đúng một năm sau cái chết vinh quang của ngƣời đồng sự Anrê và ba ngày sau khi tôi tới Macao. Chúa đã vời họ đến để làm cho họ đổi ý định. Nhƣng cả chín ngƣời cùng đi, cổ mang gông, nét mặt khiêm tốn nhƣ thiên thần. Họ đƣợc điệu tới một sân rộng lớn trƣớc mặt chúa. Phong cách họ cƣơng quyết đến nỗi ai cũng bỡ ngỡ và động lòng thƣơng thấy họ bị hành hạ tuy chẳng phạm tội gì, mà nếu có thì chẳng là tội nào khác ngoài tội không chịu chối bỏ đạo.

Chúa thân hành tra hỏi, tƣởng làm cho họ hoảng sợ. Chúa hỏi xem họ có thật là giáo dân và nếu là giáo dân cho tới nay thì truyền cho họ đừng theo nữa. Inhaxu liền thƣa thay cho tất cả và nói: tất cả đều là giáo dân và nhờ ơn Thiên Chúa, họ sẽ theo cho tới hơi thở cuối cùng, vậy xin chúa thử nghiệm xem có thật hay không.

Lời lẽ tự do này làm cho chúa nổi giận và nói: nếu họ bị xúi giục phản lại ý muốn của chúa, thì sẽ thấy ai có đủ sức chịu hơn chúa bỏ sức hành hình. Inhaxu đáp rằng: họ rất hèn yếu, nhƣng ơn Đức Kitô sẽ mạnh hơn mọi vua chúa trần gian và không phải là lần đầu tiên do những phƣơng thế rất yếu hèn mà ơn thánh đã thắng hết các thế lực hùng mạnh nhất thế giới.

Cuộc đấu khẩu này đƣợc diễn ra trong một thời gian, Inhaxu hình nhƣ đƣợc nói nhiều nhất. Vincentê thì không thể không tiếp lời khi đến lƣợt mình. Tất cả những ngƣời khác đều tỏ sự đồng tình đồng ý, gật đầu và mỉm cƣời chấp nhận những lời hai thủ trƣởng diễn tả. Nhiều quan trong phủ cũng góp ý khuyên giải họ vâng theo lệnh chúa, nếu không muốn chịu cực hình. Những ngƣời khốn nạn! Inhaxu đáp, một giáo dân đích thực thì không bao giờ khổ cực. Kẻ trông thấy trời mở ra thì đâu có sợ chết và kẻ đã khinh chê cái chết thì không còn sợ gì hết.

Không chịu đƣợc sự tự do ăn nói đó, chúa liền lên án: Inhaxu và Vincentê nói thay cho các đồng sự thì bị chém đầy ngay hôm nay, còn bảy ngƣời kia thì mỗi ngƣời bị chặt một ngón tay. Đƣợc tin đó, Inhaxu và Vincentê rất hớn hở ôm chầm lấy nhau trƣớc mặt các bạn. Còn bảy ngƣời anh em thì tỏ ra rất không hài lòng, ngƣời ta không chém đầu mà chỉ chặt một ngón tay mà thôi ƣ?

Thế là ngƣời ta đem đi hành hình ngay tức khắc. Một đạo quân hai trăm ngƣời đƣa họ ra một cánh đồng ở ngoài thành, tất cả chín ngƣời đeo gông đều vui vẻ bƣớc đi và họ còn đi nhanh nhƣ có cánh. Rất đông giáo dân theo sau, không phải để cho họ có can đảm mà để học đòi gƣơng sáng.

Cánh đồng để hành hình đông nghẹt ngƣời. Rồi chín nạn nhân vinh quang đi tới, ngƣớc mắt nhìn đám đông thán phục lòng can đảm của họ. Nhƣng ngƣời ta nhận thấy Inhaxu và Vincentê sắp chịu tử hình có nét mặt vui hơn bảy ngƣời chỉ bị cắt một ngón tay.

Rồi bà mẹ của Inhaxu muốn tỏ cho ngƣời ta thấy lòng can tràng của những bà mẹ các vị tử đạo ngày thời xƣa, thấy con mình chịu tử hình mà không đau đớn và cũng để bắt chƣớc một phần nào đức can tràng của Mẹ hiển vinh Nữ vƣơng các thánh tử đạo. Đƣợc tin con bị án tử hình, vì là giáo dân, bà nhất định đến nhìn thấy con mình chết và cho con đƣợc can đảm, lấy nƣớc mắt mẹ hòa với giòng máu con.

Bà rẽ đám đông, mạnh bạo tiến đến chỗ con. Bà ôm con, không nói lời âu yếm mà chỉ khuyên con nhƣ bà mẹ Macabê 105. Inhaxu xin mẹ cầu nguyện cho và không thể cầm đƣợc nƣớc mắt khi vĩnh biệt mẹ. Nhƣng sau đó, gạt nƣớc mắt nói rất điềm nhiên để chứng tỏ: những giọt nƣớc mắt tuôn trào thuộc bổn phậncủa máu mủ ruột thịt, chứ không phải vì lo sợ. Hai mẹ con từ biệt nhau nhiều lần trƣớc

Page 56: HàNh TrìNh Và TruyềN GiáO CủA GiáO Sĩ đắC Lộ

[email protected] Trang 56

mặt rất đông dân chúng đứng im không biết nói đƣợc gì nữa, nhƣng có không ít ngƣời khóc lóc rất thảm thƣơng.

Tôi dám chắc rằng ngƣời anh mà tôi nói ở trên cũng có mặt ở đây, để cho giống cảnh Đấng Cứu Thế lúc tắt thở cũng có Mẹ và thánh Gioan đứng hai bên. Dẫu sao tôi không dám chắc là có nhƣ thế, bởi vì ngƣời ta không kể rõ vụ xử tử này, nhƣng tôi cho là rất có thể xảy ra nhƣ vậy.

Inhaxu vẫn can tràng quỳ gối cầu nguyện, đƣa tay và ngƣớc mắt lên trời, vĩnh biệt mọi ngƣời tới dự, thế rồi ngƣời ta chém một nhát. Những ngƣời đứng gần đều thề và làm chứng, và cũng khẳng định với chúng tôi rằng thủ cấp vừa rơi xuống đất còn đọ ba lần danh thánh Chúa Giêsu. Khi tôi tƣờng thuật về Anrê tử đạo, tôi nói đầu vừa bị chém thì đã đọc tên Chúa Giêsu qua vết thƣơng ở cổ và tôi kể lại điều chính tôi đƣợc nghe thấy rất rõ ràng. Còn điều tôi vừa nói về Inhaxu thì tôi chỉ kể theo ngƣời khác, bởi vì tôi đã trở về Macao đƣợc ba ngày. Những ngƣời nghe thấy thì rất đông và rất đáng tin cậy. Hơn nữa, nhân đức lạ lùng, lòng nhiệt thành và tình yêu thƣơng của vị truyền giáo bất khuất này làm cho tôi tin có sự lạ lùng này. Tôi có thể nói, sau khi đã thấy và dìu dắt Inhaxu trong hơn bốn năm, trong đời tôi, tôi chƣa thấy ngƣời đầy tớ Chúa nào trung thành hơn, ngƣời truyền giáo nào đầy tinh thần Chúa hơn, có thể gọi chắc chắn là một tông đồ đích thực của giáo đoàn mới mẻ này.

Sau Inhaxu thì tới phiên Vincentê. Vincentê cũng tỏ ra can đảm nhƣ bạn đồng sự. Tất cả đã diễn ra trƣớc mặt bảy tù nhân vinh quang ao ƣớc đƣợc chết khi thấy hai bạn mình kiên trung. Ngƣời ta đã cắt ngón tay mỗi ngƣời và tất cả đều cho rằng đƣợc chém đầu thì không đau đớn bằng bị cắt ngón tay.

Đó là cái chết vinh quang của các bạn đồng sự của tôi, ba ngƣời chịu chết vì đạo ở xứ Đàng Trong, không kể những ngƣời ở các xứ khác. Nhiều ngƣời xƣng đức tin cách mạnh bạo trƣớc mặt bạo chúa bạo vƣơng mà vì không thể chịu chết đƣợc thì đành chịu mất một chi thể. Còn lại một mình không nhận đƣợc dấu vết nào của Chúa Kitô trong thân thể tôi. Tôi hết lòng cầu xin Ngƣời cho tôi xứng đáng chuộc lại mất mát đó và để rồi noi theo những đấng tự nhận là con cái tôi, nhƣng bây giờ trở nên thầy dạy tôi và đấng phù hộ tôi.

CHÚ THÍCH

(1) Nói về Nguyễn Hoàng vào trấn đất Thuận Hóa, rồi truy tôn là Thái tổ Gia dụ hoàng đế, đƣơng thời gọi là chúa Tiên (1600-1613)

(2) Tự chủ thời đại Ngô Quyền (939-965)

(3) Sáu tỉnh đó đƣợc rõ ràng ghi trong bản đồ của Alexandre de Rhodes: Quảng Bình, Thuận Hóa, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Quy Nhơn, Phú Yên (Ranran)

(4) Trong Lịch sử Đàng Ngoài, giáo sĩ thuật lại cuộc thuỷ chiến giữa ta và quân Hòa Lan năm 1644. Lịch sử ghi bên ta do hoàng tử Nguyễn Phúc Tần chỉ huy, bên Hòa Lan do Pierre Breck. Coi Khảo cổ số 2. tr.52

(5) Hẳn chỉ là nhà làm ở ven sông để tránh lụt, chứ thƣờng thƣờng nhà Việt Nam không phải thứ nhà sàn.

(6) Có nhiều lần giáo sĩ đế ý tới giá cả nhƣ trà mua ở Trung Quốc và đem bán ở Châu Au, giá bánh ở Ba tƣ, giá thuốc bắc.

(7) Chúng ta cũng có nhiều thứ dầu nhƣ dầu lạc, dầu vừng… “xốt” (sauce), món ăn Au Châu thƣờng có nhiều chất mỡ, chất béo.

(8) Cách chia các thứ trầm hƣơng theo ngƣời Bồ thời đó. Còn gọi là kỳ nam, loại quý nhất. “Trầm hƣơng thƣờng mọc hoang ở vùng núi Nghệ Tĩnh, Bình Trị Thiên, Hội An miền nam Việt Nam. Có mọc nhiều ở Campuchia” Đỗ Tất Lợi, Những cây thuốc… Hà Nội, 1981 tr.449-450.

Page 57: HàNh TrìNh Và TruyềN GiáO CủA GiáO Sĩ đắC Lộ

[email protected] Trang 57

(9) “Ở Việt Nam chim yến cho yến sống nhiều ở ven biển từ Quảng Bình đến Hà Tiên. Có ba vùng đặc biệt nổi tiếng: cù lao Chàm (thuộc Quảng Nam Đà Nẵng), Mũi Én và vùng biển thuộc tỉnh Khánh Hòa”-“Ngƣời ta cho rằng, ban ngày chim yến đi kiếm ăn, nuốt cá con trong biển, rồi đêm đến nhả nƣớc dãi thành những vành tròn hình xoáy trôn ốc để xây tổ” Đỗ Tất Lợi sd tr.945

(10) Nho “musca” là thứ nho đen, có vị ngọt và thơm riêng.

(11) Thánh vịnh 85,13

(12) Francois de Pina, ngƣời Bồ sinh năm 1588 tại Guarda. 1605 vào nhà tập Dòng Tên, 1617 tới Đàng Trong. Đƣợc phái đi cùng cha Buzomi vì còn trẻ để học tiếng, lúc đó mới là sinh viên. Ở Hải phố với cha Marquez để giảng cho ngƣời Nhật, còn cha Borri ở Thuận An lo cho ngƣời Bồ và học tiếng. Khi ở Hải phố (1618-1619) đã thông thạo tiếng. Ngày 9 tháng 12 năm 1620, ngài ở trong phủ chúa. Có ông nghè tới hỏi về nguyệt thực, ngài liền cho xem đồng hồ và dụng cụ khác và cho biết đúng 11 giờ đêm hôm sau… (theo Borri)

Năm 1624 khi Alexandre de Rhodes tới thì đã gặp ngài rất thông tiếng Việt. Về bút tích hiện còn một bản viết tay bằng chữ Latinh: Tractatus contra usum nominum Tien chu et xanti in regno Cochinchinae… Khái luận chống việc dùng Thiên Chủ và Thƣợng Đế trong nƣớc Đàng Trong. Ngài cũng phản đối việc dùng danh từ “Dêu” dịch chữ Latin Deus để chi Thiên Chúa vì dêu là dêu bể.

Giáo sĩ Alexandre de Rhoses rất mến phục ngài kể ngài là bậc tôn sƣ dạy tiếng Việt. Trong bài tự cuốn Tự vị Việt Bồ La, giáo sĩ nhắc tới ngài cùng với Gaspar d’Amaral và Anton Barbosa.

(13) Dictionarium Annamiticum, Lusitanum et Latinum, Romae 1651 – Tự vị Việt Bồ La, Linguae annamiticae seu Tunchinensis brevis declaratio (khái luận về tiếng Annam hay tiếng Đàng Ngoài) Cathechismus pro iis qui volunt suscipere baptismum in octo divisus (Phép giảng tám ngày cho kẻ muốn chịu phép rửa tội mà vào đạo thánh Đức Chúa Trời), Romae 1651

(14) Bà Minh Đức Vƣơng Thái Phi, vợ Nguyễn Hoàng, dì chúa Sãi. Xem: Phạm Đình Khiêm, Minh Đức, Saigon 1957, L.Cadière, une princesse…

(15) Chúa Sãi (1614-1635), chúa Thƣợng (1635-1649)

(16) Giáo sĩ tỏ ra biết thích nghi và chọn lọc, không nhất thiết coi tất cả là dị đoan.

(17) Tức hoàng tử Kỳ. Các con trai của chúa Sãi: Kỳ, Anh, An, Lộc, Thiệu, Trung, Thƣợng, Vĩnh, Vinh, Đôn. Nối ngôi chúa Sãi là chúa Thƣợng, xem L.Cadière, sd.

(18) Xem: Baldinotti, Điều trần về Đàng Ngoài viết ở Macao 12-11-1626

(19) Lịch sử Đàng Ngoài, thực ra là một bản Điều trần về những thành quả truyền giáo ở xứ Bắc, bản tiếng Ý phát hành tại Rôma năm 1650, bản tiếng Pháp ở Lyon năm 1651, và bản tiếng Latin ở Lyon năm 1652.

(20) Các tàu ngƣời Bồ hay ngƣời Hòa Lan thƣờng chỉ tới bờ biển Đàng Trong để lấy lƣơng thực và nƣớc uống, chứ không để ý tới tiếp xúc với ngƣời bản xứ, họ thông thƣơng với Tàu, với Nhật, với Nam dƣơng quần đảo hơn lãnh thổ Nam Việt Nam. Còn về miền Bắc Việt Nam thì chỉ vì bị bão táp đánh giạt, họ mới lui tới. Vì thế họ biết Cochin An Độ chứ không nghĩ tới Cochin gần Tàu (China), gọi là Cochincina. Xem: C.Poncet, L’un des Premiers annamites sinon le premier convertis au catholicisme. BAVH 1941, tr.5

(21) Ngô Quyền đứng lên dựng cờ độc lập bắt đầu thời đại tự chủ (939-965)

(22) Nguyễn Hoàng vào trấn đất Thuận Hóa năm 1570.

(23) Vua Lê Thần Tôn (1619-1643), chúa Trịnh Tùng (1570-1620), chúa Trịnh Tráng (1623-1657),

Page 58: HàNh TrìNh Và TruyềN GiáO CủA GiáO Sĩ đắC Lộ

[email protected] Trang 58

(24) Ở Au Châu có tục đấu võ khí giết ngƣời tay đôi hợp pháp, để bảo vệ thanh danh, trả thù đê nhục.

(25) Đọc Hành Trình và Truyền giáo, thấy nhiều con số coi nhƣ không thật. Giáo sĩ hơn một lần nói lên lòng thành thật của mình. Về hàng hải và thuyền chiến, trong Lịch sử Đàng Ngoài, giáo sĩ viết đại khái:

Thuyền tàu của ta (Việt Nam) không ra ngoài hải phận quốc tế đƣợc vì ba lý do: 1. Ta chƣa biết về địa bàn và nghề hàng hải, 2. Thuyền của ta khôgn thể chịu đƣợc sóng gió biển cả, vì ván ghép và buộc dây chứ không đóng đanh và mộng chặt chẽ, nên mỗi năm mỗi sửa, làm lại, 3. Vua xứ này không muốn cho công dân mình bỏ đi xa, trừ đi ven biển tới Campuchia hay Thái Lan (chƣơng 16).

(26) Thủ tục tố tụng ở Au Châu tuy phiền toái, nhƣng bảo đảm tự do cho cả hai bên nguyên bị và luật pháp rất nghiêm chỉnh.

(27) Về luật pháp ở nƣớc ta thời đó, chúng tôi chƣa có dịp nghiên cứu, cũng vậy về nghi thức hôn nhân.

(28) Giáo hội Công giáo Việt Nam đã nhận thánh Giuse là quan thầy, đấng bảo hộ. Nhà thờ lớn Hà Nội là nhà thờ kính thánh Giuse, lễ ngày 19 tháng 3.

(29) Đây là cuộc đụng độ lần thứ nhất năm 1627. Trận này Trịnh Tráng bị thua và quân binh tổn thất nhiều. Xem Lịch sử Việt Nam.

(30) Thứ đồng hồ bằng thuỷ tinh hình quả trám lật ngƣợc, thắt eo ở giữa. Khi lật cho bình chứa cát lên trên thì cát bắt đầu chảy xuống bình ở dƣới, cứ chảy hết thì là một tiếng đồng hồ. Rồi lại lật ngƣợc lại cho cát chảy nhƣ trƣớc. Nói cho cùng, ngành học vấn của ta ngày xƣa chỉ trọng sách thánh hiền chứ không để ý về khoa học thực nghiệm, về máy móc v.v…

(31) Hẳn là cuốn “Kỷ hà nguyên bản” của nhà toán học Euclide ngƣời Hy lạp, thế kỷ 3 tr.c.n, cha Ricci đã dịch ra chữ Hán và in tại Bắc Kinh năm 1603.

(32) Cách cƣ xử rất khéo léo, cũng vậy việc dâng phẩm vật, cũng nhƣ việc đút lót nhƣ sẽ thấy khi đọc tác phẩm.

(33) Xem: Ký sự ĐN ch.11

(34) Một trong những điều kiện thuận lợi cho việc truyền giáo là thế giá của ngƣời Bồ, những lái buôn đƣa tàu tới nƣớc ta để trao đổi hàng hóa và bán khí giới đạn dƣợc cho ta. Ngoài ra còn có thanh thế của giáo sĩ “ngƣời Bồ” đƣợc lòng chúa, đƣợc lòng vua quan trong phủ chúa, lại thêm những nhân vật có ảnh hƣởng lớn nhƣ bà Minh Đức, bà Ngọc Liên… Ở ngoài bắc có bà em gái Trịnh Tráng.

(35) Trong Lịch sử Đàng Ngoài giáo sĩ nói rõ hơn về bà em ruột của chúa Trịnh Tráng. Bà này đƣợc rửa tội và lấy tên là Catarina, vì bà rất hay chữ nên đã viết thành thơ tất cả quyền giáo lý, từ tạo thiên lập địa cho đến Chúa Giêsu ra đời, chịu chết và sống lại.

(36) Coi thêm Lịch sử Đàng Ngoài. Thực ra các vị này giúp việc rất đắc lực vào việc sao chép các sách giáo lý, bằng chữ Nôm cũng có và rất có thể bằng chữ Hán nhƣ sách giáo lý của Ricci, biết đâu đã có một chút ƣớm thử về chữ quốc ngữ. Các sách kinh hẳn cũng đƣợc sao chép lại.

(37) Lần thứ nhất khi nói về các thuyền chiến, giáo sĩ đã thanh minh cho mình, lần thứ hai ở đây, về các phép lạ.

(38) Nƣớc, cành lá, nến đƣợc linh mục “làm phép” trong mấy ngày lễ riêng với nghi thức riêng: Lá vào ngày lễ lá tuần thánh, Nƣớc và Nến trong nghi thức rửa tội. Riêng về nƣớc, chủ nhật nào cũng có nghi thức làm phép.

Page 59: HàNh TrìNh Và TruyềN GiáO CủA GiáO Sĩ đắC Lộ

[email protected] Trang 59

(39) Coi Cƣu ƣớc: 2 Vua 5, 15-27. Truyện tiên tri Elisê đã chứa một ngƣời cùi, nhƣng chối không nhận lễ vật tạ ơn. Song ngƣời môn đệ của ngài lại tham của, đến xin lễ vật đó. Bởi đó y bị phạt trở nên cùi nhƣ ngƣời kia.

(41) Khiêng cáng, võng cho nhà quan thì phải sạch sẽ, đàng này, ông đi chôn xác những ngƣời cùng khổ.

(42) Đánh tội có nghĩa cụ thể là làm đau thân xác mình để đền tội; hãm mình là nhịn ăn uống hay kiêng một thứ gì mình thích để tỏ ra hy sinh, thống hối, đền tội. Từ ngữ thời xƣa còn dùng “ép xác” trong thành ngữ hãm mình ép xác, với nghĩa bắt thân xác chịu khổ, chịu “hy sinh”.

(43) Số một trăm này kể ra cũng là nhiều đối với số giáo dân lúc đó.

(44) Tỉnh Bố Chính chia làm hai, bắc sông Gianh là Bắc Bố Chính thuộc chúa Trịnh miền Bắc (Đàng Ngoài), nam sông Gianh là Nam Bố Chính thuộc chúa Nguyễn Đàng Trong.

(45) Ngƣời Á Đông rất đa cảm và hay tỏ cảm tình ra bề ngoài một cách tự do. Riêng ở đây, rất hợp với tâm tình ngƣời Việt Nam trong những hoàn cảnh tƣơng tự: biệt ly, chết chóc… Sau đây còn có cảnh biệt ly nữa.

(46) Cha Gaspar d’Amaral sinh năm 1592 học tại Curvercera, Bồ. Năm 1608 làm giáo sƣ văn khoa tại học đƣờng Braga, Coimbra và Evora. Năm 1623 đƣợc cử đi Nhật. Năm 1629 theo ngƣời Bồ tới Nghệ An, rồi rút về Macao. Vào năm 1630-31, có mặt ở Đàng Ngoài làm trƣởng phái đoàn. Ông tới đúng mùa thi hội. Năm 1634 ông phái mấy ngƣời đi Lào. Năm 1638 về Macao dƣỡng sức. Năm 1645, cùng mấy cha khác rời Macao tới Đàng Ngoài nhƣng tàu bị bão đánh đắm ở gần đảo Hải Nam, ngài mất 23/12/1645. Gaspar d’Amaral để lại mấy bút tích và cuốn tự vị Việt Bồ viết tay mà Alexandre de Rhodes nhắc tới trong bài tự cuốn Việt Bồ La in năm 1651. Ông đƣợc kể nhƣ rất thông thạo tiếng Việt.

(47) Girôlamô Majorica sinh tại Napoli (Ý) năm 1591, qua An Độ 1619, tới Macao 1623 rồi tới Đàng Trong. Năm 1629 bị trục xuất, 1631 ra Đàng Ngoài cho tới khi mất là năm 1656. Sáng tác tới 48 quyển sách bằng chữ Nôm. Coi G.Schurhamer, nền văn chƣơng về Phanchicô Xavie tại Việt Nam, bản dịch trong Khảo Cổ tập san, Sai gòn 1961 Hoàng Xuân Hãn. G.Majorica và các tác phẩm bằng chữ nôm, trong AHSI 1953 (bài bằng tiếng Pháp) – Nguyễn Khắc Xuyên, Tìm hiểu địa vị chữ nôm thế kỷ 17, Đại học, Huế 1960.

(48) Nói là kinh đô, có thể là Bắc Kinh (?)

(49) Bà Minh Đức Vƣơng Thái Phi

(50) Đạo mới giảng ở xứ này đối với dân lúc đó thật là mới, mới từ giáo lỳ tới việc phụng tự, các nghi lễ, nơi hội họp, kinh sách. Có thể là một điểm cần phải làm sáng tỏ thêm.

(51) Cai Bạ hay Cai Bộ là một chức quan coi thuế khóa, hải quan, cũng gọi là tƣớng thần lại, về sau chắc đƣợc thƣởng hàn lâm nên gọi tóm là ông Nghè Bộ: coi Ngƣời chứng thứ nhất tr.115-116.

(52) Cha Ruben về sau đi Nhật và tử đạo

(53) Địa dƣ còn ghi Hà Lâm cách Đà Nẵng chừng 50 cây số về phía nam.

(54) Địa dƣ còn ghi “Trà My vùng nhiều rừng quế nhất” Xem: Hoàng Đạo Thuỷ, Đi thăm đất nƣớc, Hà Nội 1978, tr.367

(55) Chƣa định đƣợc vị trí này

(56) Giáo sĩ thƣờng dùng danh từ “quan cai trị” nhƣng không rõ quan nào. Theo cha Cadière thì lúc đó có ba thứ quan lại gọi là tam tƣ: xá sai tƣ coi về tƣ pháp và nội vụ có một ký lục và một đô tri; lịch

Page 60: HàNh TrìNh Và TruyềN GiáO CủA GiáO Sĩ đắC Lộ

[email protected] Trang 60

sử tƣ coi về quân binh có nha uý, và tƣớng thần lại coi về tài chính có cai bộ (Cadière, une princesse… tr.51)

Trong sáu tỉnh thì chia làm bốn dinh: Thuận Hóa, Quảng Nam, Phú Yên và Quảng Bình; hai phủ là Quảng Ngãi và Quy Nhơn thuộc về Quảng Nam. Trong bản đồ, Alexandre de Rhodes ghi rõ bốn dinh đó: dinh cả (chính dinh) do chúa Nguyễn cai quản, còn ba dinh kia đều giao cho hoàng tử hay con rể, dinh Chiêm (Quảng Nam) do hoàng tử Kỳ (mất năm 1631), dinh Phó An (hay dinh Phú Yên), do phó tƣớng Nguyễn Phúc Vinh, con rể lấy công chúa Ngọc Liên con gái Sãi vƣơng, dinh công (?) hoặc dinh Mƣời (Quảng Bình) do Nguyễn Cầu Kiều con rể lấy công chúa Ngọc Đĩnh em Ngọc Liên.

Ở các dinh ngoài dinh cả, thì có cai bạ coi về hành chính và ký lục coi về tƣ pháp, trong các phủ thì có tuần phủ và khán lý. Xem: Phạm Đình Khiêm, Khảo cổ 2, tr.47-48

(57) Ranh giới phân vùng ảnh hƣởng ngƣời Bồ và ngƣời Tây: ngƣời Tây qua Đại Tây Dƣơng tới Mỹ châu rồi vƣợt Thái Bình Dƣơng tới Phi luật tân, còn ngƣời Bồ đi về An Độ Dƣơng rồi tới Thái Bình Dƣơng cho tới Macao (Trung Quốc). Phi luật tân là điểm gặp nhau, có thể nói nhƣ vậy. Nƣớc Việt Nam ở vào ranh giới hai nƣớc Bồ và Tây vì ở cạnh Macao và Phi luật tân.

(58) Từ năm 1542 ngƣời Bồ và ngƣời Tây đến Nhật Bản mở đƣờng thƣơng mại và các giáo sĩ cũng theo gót ngƣời lái buôn tới truyền giáo. Thánh Phanchicô Xavie tới năm 1549 và thành lập một giáo đoàn thịnh vƣợng. Đến thế kỷ 17, ngƣời Anh và ngƣời Hòa Lan cũng tới lập căn cứ thƣơng mại. Ngƣời Nhật sợ liền ra lệnh trục xuất các giáo sĩ và bắt đạo năm 1617. Năm 1637 có tới 37 ngàn giáo dân bị giết ở Kyu Shiu. Ngƣời Tây bị trục xuất năm 1624, còn ngƣời Hòa Lan đƣợc ở Nagasaki cho tới năm 1640 đƣợc ở trong đảo Dejima. Năm 1633 hoàng đế Nhật cấm ngƣời Nhật ra khỏi nƣớc, tuy vậy vẫn có lái buôn và ngƣời Kitô hữu tới Hội An.

(59) Magellan (1480-1521) ngƣời Bồ, khám phá ra Phi châu và bờ biển An Độ cho tới Malacca. Sau đó ông làm việc cho ngƣời Tây, định đi tìm quần đảo Moluques và An Độ qua Đại Tây Dƣơng. Ngày 21 tháng 9 năm 1519 ông rời khỏi Tây tới Riô de la Plata 12 tháng 1 năm 1520, rồi ông tìm đƣợc eo biển – ngày nay mang tên ông – tới Thái Bình Dƣơng, từ đó ông tiến thẳng tới Phi luật tân ngày 16 tháng 3 năm 1521. Ông lấy tên vua Philiphê 2 mà đặt cho quần đảo này. Nhƣ vậy cái mộng của ông sắp thành sự thật, nhƣng tiếc thay ông đã mất ở đảo Mactan năm 1521. Từ năm 1570 bắt đầu đặt chế độ thuộc địa thực dân đồng hóa quần đảo và đạo Kitô lan toàn dân Phi.

(60) Từ khi vào dòng Tên, ông vẫn chủ ý đi truyền giáo ở Nhật.

(61) Lần thứ hai, phép lạ sợi tóc Đức Trinh Nữ, xem phần I, chú 25.

(62) Ở Macao, dòng Tên đã mở trƣờng huấn luyện thầy giảng chung cho các nƣớc miền Đông Nam Á châu kể cả Trung Hoa và Nhật Bản.

(63) Có thứ cáng có mui và màn hai bên để chân nắng, mƣa, gió có hại cho bệnh nhân.

(64) Coi chú 25

(65) Coi chú 10, chú 43.

(66) Trấn thủ cũ là Nguyễn Phúc Vinh, vợ là Ngọc Liên công chúa, con đầu lòng chúa Sãi, cùng một mẹ với hoàng tử Kỳ và chúa Thƣợng, Xem: Ngƣời chứng tr.58-67.

(67) Chúng tôi chƣa nhận ra địa điểm này.

(68) “Xã Liêm Công gần Cửa Tùng, trong tỉnh Quảng Trị, sinh năm 1609 đời chúa Nguyễn Hoàng. Học thức rộng, tinh thông kinh sử, ông đƣợc bổ một chức quan trong dinh trấn thủ Nguyễn Phúc Khê con bà Minh Đức Vƣơng Thái Phi. Ông đã lập gia đình song vợ mất sớm”, coi Ngƣời Chứng tr.83.

(69) Giáo sĩ không kể rõ những lễ phẩm nào.

Page 61: HàNh TrìNh Và TruyềN GiáO CủA GiáO Sĩ đắC Lộ

[email protected] Trang 61

(70) Đây có thể là một trong những lý do khiến chúa Sãi sau này sẽ ra lệnh trục xuất giáo sĩ.

(71) Bà Minh Đức Vƣơng Thái Phi

(72) Luỹ Thầy hay Luỹ trƣờng thành, cao 15 thƣớc, dài 3 ngàn thƣớc ta, chạy dài từ cửa Nhật Lệ đến núi Đầu Mâu (Đồng Hới) do Đào Duy Từ xây vào năm 1631 vào thời chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên để ngăn binh chúa Trịnh. Đào Duy Từ 1572-1634.

(73) Thƣờng là những tác phẩm chữ hán của M.Ricci phát hành ở Tàu, nhƣ chúng tôi đã nói ở trên.

(74) Các vị thƣợng tọa, trong dân gian thƣờng gọi là thầy sãi.

(75) Đây là truyện bà Tống Thị mà trong sử ta có ghi rõ. Xem: Ngƣời chứng tr.109. Bà là vợ thứ của hoàng tử Kỳ, con chúa Sãi, trấn thủ Quảng Nam. Khi Kỳ chết (1631) và năm 1635 chúa Sãi mất và chúa Thƣợng em hoàng tử Kỳ lên kế vị, Tống Thị ra vào cửa phủ rất mực tự do và đƣợc chúa coi nhƣ vợ (đúng lời Alexandre de Rhodes). Sử ta cũng chép tƣơng tự. Triều đình can ngăn không đƣợc. Thế là con trai thứ tƣ của chúa Sãi là hoàng tử Trung định diệt mầm tội lỗi. Tống Thị biết, liền âm mƣu với chúa Trịnh ngoài bắc, nhƣng việc không thành. Rồi chúa Thƣợng mất năm 1648, Tống Thị dụ dỗ hoàng tử Trung lúc đó làm chƣởng cơ đƣợc thăng chức chƣởng dinh. Tống Thị xui Trung âm mƣu làm phản. Bị bại lộ, Trung bị bắt giam ngục cho tới chết, còn Tống Thị bị kết án tử hình.

Lời giáo sĩ phù hợp với nguồn sử liệu của ta.

(76) Hoàng tử Khê con bà Minh Đức

(77) Coi chú 66

(78) Chúng tôi chƣa định đƣợc tên vị thần này

(79) Nguyên văn: đầu, dạ dày và bụng. Bắt mạch với ba ngón tay trái là tâm, can, thận; tay phải là phế, tỳ, thận.

(80) Thế kỷ 17 ở Châu Au, đơn thuốc làm bằng tiếng latinh, dân chúng chẳng hiểu gì cả. Bởi thế có những hiểu lầm rất ngỗ nghĩnh.

(81) Chúng tôi chƣa định đƣợc vị thần này.

(82) Cuốn: Điều trần về thầy giảng Anrê tử đạo tiên khởi Đàng Trong, bản tiếng Ý, Roma 1652, bản tiếng Pháp, Paris 1653.

(83) Tóm tắt niên biểu vị tử đạo Anrê Phú Yên: sinh năm 1625, rửa tội năm 1641, khấn thầy giảng năm 1643 ở Hội An, hoạt động 1643-1644, bị bắt ở Hội An và tử đạo ở dinh trấn Thanh Chiêm hay dinh Chiêm.

(84) Tống Thị, xem trên.

(85) Danh từ “thánh giá Đàng Trong” chỉ chiếc gông đeo cổ.

(86) Khi dân Do thái ra khỏi đất nô lệ Ai cập đi tìm tự do, thì Ai cập tƣợng trƣng cho sự nô lệ, tội lỗi, thờ thần giả dối.

(87) Cho tới đây giáo sĩ chỉ nói tới tên rửa tội hay tên thánh, từ đây và trong một thời gian, ông nói thêm cả tên gọi Việt Nam, nhƣng không có dấu, thành thử chúng tôi tạm thêm dấu vào nhƣ Anrê Tê, Antôn Ngữ, Phêrô Lao, Giêrôm Giáp, Nicola Hảo. Dĩ nhiên ông không hề ghi tên họ.

(88) Trong mƣời hai môn đệ của Chúa Kitô, có một ngƣời phản bội là Giuđa.

Page 62: HàNh TrìNh Và TruyềN GiáO CủA GiáO Sĩ đắC Lộ

[email protected] Trang 62

(89) Mƣời hai thầy giảng rập theo mƣời hai môn đệ Chúa Kitô.

(90) Các giáo sĩ thƣờng nhắm vào các bậc vua chúa và giới trí thức nhƣ phái đoàn dòng Tên đã làm ở Tàu. Họ là những ngƣời có trình độ học thức và thông thạo khoa học.

(91) Có thể cũng là một trong các lý do khiến chúa Thƣợng trục xuất giáo sĩ, ngoài cái lý do “Tống Thị”.

(92) Đề Lĩnh, theo từ điển Alexandre de Rhodes là chức quan xét những vụ cƣớp bóc (superior ad quem pertinet judicare de vi illata), Tự Vị Việt Bồ La 1631. Tự Vị Theuret 1877 ghi là quan cai quản kho nhà vua (praefectus regio horreo).

(93) Giáo sĩ gọi là Bến Chàm, tức Thanh Chiêm.

(94) Những tu sĩ bên Phật Giáo cũng có cạo đầu, nhƣ vậy có gì lạ đối với ngƣời thời đó. Chẳng qua do tính tò mò chăng?

(95) Công chúa Ngọc Liên, vợ Nguyễn Phúc Vinh.

(96) Theo cách thức chào thời đó, võ quan đeo kiếm, lấy tay cầm mũ giơ ra và cúi mình nghiêm chỉnh, trịnh trọng.

(97) Nếu lúc đó các nữ tu hoặc đọc kinh Latinh lớn tiếng hoặc hát theo bình ca Giáo hội thì giáo dân rất lấy làm lạ vì chƣa bao giờ đƣợc nghe nhƣ vậy.

(98) Hoàng tử là Dũng lễ hầu đã thắng giặc Hòa Lan năm 1644.

(99) Bà Minh Đức Vƣơng Thái Phi

(100) Ở đây đặt ra câu hỏi tại sao hoàng tử Khê chúa Thƣợng con bà Minh Đức Vƣơng Thái Phi lại dám phá nhà thờ của mẹ mình là ngƣời công giáo rất sùng đạo. Cha Cadière đã phân tích, dựa vào nguồn sử liệu của ta (bài dẫn tr.28tt) 1. Chúa Thƣợng có cảm tình với đạo chỉ vì vụ lợi. Ngƣời Bồ thƣờng đem tiến lễ vật chúa thích nhất là ngọc trai. Ngoài ra chúa hung bạo hơn chúa Sãi nhiều. Chúa Thƣợng còn có những sở thích nhỏ nhoi kỳ dị, cứ xem việc đòi xem mặt các nữ tu ngƣời Tây thì biết. 2. Còn hoàng tử Khê là một ngƣời rất trung tín. Trƣớc kia ông tỏ ra hết mình với chúa Sãi là anh cùng cha khác mẹ, ông tiếp tục ăn ở rất trung thực với cháu là con chúa Sãi, tức chúa Thƣợng bây giờ, vì thế ông đành làm mất lòng mẹ hơn là làm mất lòng chúa, nghĩa là ông đặt lòng trung trƣớc chữ hiếu.

Theo sử sách thì khi Sãi vƣơng mất, hoàng tử Khê có thể âm mƣu gạt chúa Thƣợng lúc đó vừa còn nhỏ dại vừa không xứng đáng, thế nhƣng ông đã không làm. Do đó mà vào thời Minh Mạng năm thứ 12 (1831) ông đã đƣợc phong là Nghĩa Hƣng Quận Vƣơng. Coi thêm những trang 28-35 rất thích thú trích ở nguồn sử liêu ta (Đại Nam thực lục tiền biên).

Còn về nhà thờ bà Minh Đức cho lập trong tƣ dinh, theo cha Cadière, thì cũng chỉ là thứ nhà cổ truyền Việt Nam ba gian hai trái, có thể chứa đƣợc chừng ba trăm ngƣời.

(101) Vị giáo sĩ đi với ngƣời Bồ nên ngƣời ta coi ông là ngƣời Bồ, thực ra là ngƣời Pháp, nhƣ chúng ta thấy trong Hành Trình.

(102) Hẳn là chép bằng chữ Nôm, nhƣng cũng có thể chép bằng chữ quốc ngữ để dùng trong nội bộ.

(103) Xem cảnh vĩnh biệt giáo dân Đàng Ngoài, cũng lâm ly thắm thiết, rất Á Đông.

(104) Cuốn “Điều trần về thầy giảng Anrê tiên khởi tử đạo ở Đàng Trong” hay Anrê Phú Yên ngƣời chứng thứ nhất.

Page 63: HàNh TrìNh Và TruyềN GiáO CủA GiáO Sĩ đắC Lộ

[email protected] Trang 63

(105) Truyện trong Cựu ƣớc, bà mẹ Macabê can đảm chứng kiến cái chết “tử đạo” của bảy ngƣời con trai (2 Mc, 7, 20-23)