hành vi ng tiêu dùng

55
GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Mạnh Xác định đoạn thị trường Indonesia Nhóm 7 VĂN THỊ PHƯƠNG NGUYỄN THỊ OANH PHẠM HỒNG NHUNG NGUYỄN HỒNG QUANG

Upload: xop-yeu

Post on 29-Jun-2015

167 views

Category:

Education


5 download

DESCRIPTION

BT

TRANSCRIPT

Page 1: Hành vi ng tiêu dùng

GVHD: PGS.TS Nguyễn Văn Mạnh

Xác định đoạn thị trường Indonesia

Nhóm 7VĂN THỊ PHƯƠNG

NGUYỄN THỊ OANH

PHẠM HỒNG NHUNG

NGUYỄN HỒNG QUANG

Page 2: Hành vi ng tiêu dùng

Nội dung

Page 3: Hành vi ng tiêu dùng

1. Giới thiệu chung về Indonesia1.1 Địa lý

•Indonesia là quốc gia quần đảo lớn nhất thế giới, gồm trên 17.500 hòn đảo

lớn nhỏ nằm ở khu vực giữa Ấn Độ Dương và Nam Thái Bình Dương

•Diện tích 1.919.440 km2

Page 4: Hành vi ng tiêu dùng
Page 5: Hành vi ng tiêu dùng

1.2 Lịch sử

Page 6: Hành vi ng tiêu dùng

1.3 Thể chế chính trị

Indonesia là một nước cộng hòa với một hệ thống tổng thống.

Tổng thống Indonesia là lãnh đạo quốc gia, tổng tư lệnh các Lực lượng Vũ trang

Indonesia, và là người chịu trách nhiệm quản lý nhà nước, lập chính sách cùng quan

hệ đối ngoại.

Tên gọi chính thức: Cộng hoà Indonesia. Tên gọi này đã có từ thế kỷ 18, rất lâu

trước khi nhà nước Indonesia độc lập hình thành.  

Cơ quan đại diện cao nhất ở cấp quốc gia

là Hội nghị Hiệp thương Nhân dân (Majelis

Permusyawaratan Rakyat Republik Indonesia

- MPR).

Đơn vị tiền tệ chính thức của Indonesia là

rupiah (IDR), được chia thành 100 sen.

Ngày quốc khánh: Indonesia tuyên bố độc lập

ngày 17 tháng 8 năm 1945

Page 7: Hành vi ng tiêu dùng

Jakarta đã phát triển

hơn 490 năm và hiện

là vùng đô thị có mật

độ dân cư xếp thứ 9

thế giới với 44.283

người/dặm vuông.

Thủ đô: Jakarta (phiên âm tiếng Việt: Gia-các-ta).

Tên đầy đủ là Tỉnh Đặc khu Thủ đô Jakarta

Vị trí: Bờ tây bắc của đảo Java

Diện tích: 661,52 km²

Dân số 8.792.000 người (năm 2004)

Page 8: Hành vi ng tiêu dùng

1.4 Kinh tế

Trong hơn 30 năm của thời kỳ Trật tự mới (1966-1998), chiến

lược phát triển kinh tế của In-đô-nê-xi-a trải qua 2 giai đoạn chính:

Giai đoạn thay thế nhập khẩu, hướng nội (1966-1982) lấy sản

xuất dầu khí làm trọng tâm

Giai đoạn hướng ngoại (1983 đến nay) chủ yếu thông qua

xuất khẩu hàng hóa ngoài dầu lửa.

Từ 1970 - 1997, tốc độ phát triển kinh tế tăng từ 7% đến 8%/năm.

Từ năm 2001 đến nay, tuy có khó khăn nhưng tăng trưởng kinh tế

(GDP) Indonesia giữ được ở mức khá.

GDP tăng trung bình hàng năm đạt khoảng 3-4%.

Page 9: Hành vi ng tiêu dùng

1.5 Dân số

Số dân: 251.160.124 người (Thống kê năm 2013)

- Có khoảng trên 300 dân tộc ở Indonesia. 95% trong số họ là người bản địa.

- Nhóm dân tộc đông nhất ở Indonesia là người Java (hay người Chà Và), chiếm

41% tổng số dân, tập trung ở đảo Java.

- Người Sundan, người Mã Lai và Madura là các nhóm đông dân kế tiếp.Nhiều dân

tộc, đặc biệt là ở Kalimantan và tỉnh Papua thuộc Indonesia, chỉ có vài trăm người.

1.6 Tôn giáo

Indonesia là quốc gia có số dân theo Hồi giáo đông nhất thế giới.

86%

6%

3% 2% 3%

Đạo Hồi

Đạo tin lành

Đạo Thiên Chúa

Đạo Hindu

Các tôn giáo khác

Page 10: Hành vi ng tiêu dùng

1.7 Ngôn ngữ

Ngôn ngữ chính thống bắt nguồn từ tiếng Malaysia là tiếng Ba-ha-sa In-

do-ne-si-a.

Tiếng Indonesia lần đầu tiên được những người theo chủ nghĩa quốc gia

truyền bá vào thập niên 1920, và đã được tuyên bố là ngôn ngữ chính thức

khi nước này giành độc lập năm 1945.

Người dân Indonesia còn sử dụng hàng trăm tiếng địa phương. Trong số

các ngôn ngữ đó, tiếng Java được sử dụng nhiều nhất bởi nó là ngôn ngữ

của nhóm sắc tộc lớn nhất. Đa số những người già hiện nay vẫn có thể nói

tiếng Hà Lan ở một số mức độ thành thạo

Các ngôn ngữ khác như: tiếng Gia-va, Ma-đu, Sun-đa, tiếng Anh, tiếng

Hà Lan và khoảng hơn 20 thứ tiếng khác.

Page 11: Hành vi ng tiêu dùng

1.8 Văn hóa, phong tục, tập quán

Văn hóa: sự kết hợp từ văn hóa truyền thống của người dân đầu tiên di cư đến đây

với nền văn hóa mang phong cách phương tây cổ của những người thương gia Bồ

Đào Nha và thực dân Hà Lan trong quá khứ.

Hệ thống luật pháp: dựa trên bộ luật hình sự Hà Lan cổ

Đời sống xã hội, các nghi thức thờ cúng hay các dịp lễ đặc biệt, phần lớn vẫn theo

các phong tục tập quán khác nhau của từng địa phương hay là luật Adat

Nghề thủ công mỹ nghệ của người

Indonesia đa dạng cả về hình thức lẫn

chất liệu. Có khá nhiều trung tâm mua

sắm vải dệt hoa Batic khắp nơi ở Java

mà tiêu biểu là: Yogyakarta, Surakarta,

Pekalongan và Cirebon

Vải batik với màu truyền thống là màu nâu và màu chàm

Page 12: Hành vi ng tiêu dùng

1.9 Nghệ thuậtCác hình thức nghệ thuật Indo chịu ảnh hưởng lớn từ tôn giáo của địa phương.

Các chương trình ca múa nhạc kịch nổi tiếng của người Java và Bali có xuất phát từ

thần thoại Hindu và thường có những phân đoạn đặc trưng nói về các thiên sử thi của

người Hindu như Ramayana và Mahabharata.

1.9.1 Nghệ thuật múa rối bóng

Múa rối bóng truyền thống Wayang Kulit ở Trung Java

Page 13: Hành vi ng tiêu dùng

Nghệ thuật múa rối bóng truyền thống của Indonesia có lối biểu diễn độc đáo,

mang âm hưởng truyền thống và sống động

Một trong những nghệ thuật múa rối bóng truyền thống và lâu đời nhất phải kể đến là

Wayang Kulit ở Trung Java.

Năm 2003, nó được công

nhận là kiệt tác di sản “Oral

and Intangible Heritage of

Humanity” của đất nước

vạn đảo.

Page 14: Hành vi ng tiêu dùng

1.9.2 Nghệ thuật múa Barong

Barong là một điệu múa rất thân thuộc trong đời sống của người dân ở Bali,

Indonesia.

Thông qua điệu múa này, họ bày tỏ niềm tin và khát vọng của mình hướng tới một

cuộc sống tốt đẹp hơn.

Trong các dịp lễ Tết và các ngày hội của người dân Bali, điệu múa này được trình diễn

với những màu sắc và trang phục bắt mắt.

Page 15: Hành vi ng tiêu dùng

Múa Bajidor Kahot

Múa Cilinaya

Múa Bidjeh

Page 16: Hành vi ng tiêu dùng

1.10 Giải trí

Một số địa điểm vui chơi nổi tiếng tại Indonesia: Jakarta, Surabaya, Bandung,

Semarang, Yogyakarta và Bali.

1.10.1 Jakarta

Mosque Istiqlal

Nhà thờ Hồi giáo lớn

nhất Đông Nam Á;

Monas gồm các tượng

đài cao 137m cùng tầng

hầm với những lối đi

mạo hiểm như trong

những câu chuyện lịch

sử của Indonesia

Page 17: Hành vi ng tiêu dùng

Khu giải trí Ancol Dreamland

Bảo tàng Rối Wayang

Page 18: Hành vi ng tiêu dùng

Đài tưởng niệm Monas

 Bảo tàng Fatahillah

Page 19: Hành vi ng tiêu dùng

1.10.2 Bali

Bali không chỉ nổi tiếng với

những bãi biển trắng cát vàng,

mà còn hàng loạt những di tích

tuyệt đẹp

Page 20: Hành vi ng tiêu dùng

Địa danh tuyệt vời nhất

của Bali là Nusa Dua với

những bãi biển tuyệt đẹp,

những resort bậc nhất,

những khu vui chơi đẳng

cấp quốc tế.

Page 21: Hành vi ng tiêu dùng

Pura Besakih - “Đền thờ mẹ”

Đền Tanah Lot - “Đất ở trung tâm biển”

Page 22: Hành vi ng tiêu dùng

1.10.3 Thành Medan

Medan lưu giữ nhiều nét văn hóa mang đậm màu sắc của đất nước Indonesia. Đó cũng

là lý do hầu hết các địa điểm du lịch nổi tiếng ở đây đều là nhà thờ, đền hoặc chùa

Borobudur, ngôi chùa Phật giáo lớn nhất trong thế kỷ thứ chín

Page 23: Hành vi ng tiêu dùng

Mesjid Raya, nhà thờ Hồi giáo

Nhà thờ Annai Velangkani

Page 24: Hành vi ng tiêu dùng

1.10.4 Thành phố Semarang

Semarang nổi tiếng bởi những công trình được xây dựng mang dáng dấp phong cách

của Châu Âu như đền thờ Sam Po Kong, Blenduk Gereja, ga Stasiun Tawang;

Lawang Sewu

1.10.5. Thành phố Surabaya

Thành phố kinh doanh lưu giữ khá nhiều kiến trúc cổ, nổi bật là lâu đài Grahadi (tiếng

Phạn có nghĩa là “phân biệt”) được xây dựng vào năm 1795; House of Sampoerna,

bảo tàng với hương thuốc lá thoang thoảng nên được ví như bảo tàng thuốc lá của

Indonesia.

1.10.6. Thành phố Yogyakarta

Thủ phủ một thời của Indonesia là nơi bạn khám phá nhiều kiến trúc cổ cũng như

những tập tục văn hóa đặc trưng của người dân xứ ngàn đảo.

Page 25: Hành vi ng tiêu dùng

1.11 Lễ hội chính, các ngày nghỉ trong năm

Các dịp lễ hội đa số được tổ chức bởi người dân trên đảo Java và Bali và một số

địa phương khác, trong đó cũng có rất nhiều lễ hội mang tính chất tôn giáo của

người đạo Hồi

Một số ngày lễ tiêu biểu ở Indonesia như sau:

01-01: Tết dương lịch

26-03: Tết Hindu (Nyepi)

09-03: Ngày Mouloud, ngày sinh của Prophet

17-08: Ngày độc lập

21-09: Kết thúc tháng ăn chay Ramadan của người theo đạo Hồ

27-11: Lễ hội Idul Adha

28-12: Tết Hồi Giáo

25-12 : Ngày giáng sinh

Page 26: Hành vi ng tiêu dùng

1.11.1. Tết Tahun Baru Hijiriah

Tahun Baru Hijiriah là tết của người Hồi giáo, còn được gọi là Tết Hijiriah. Ngày tết

được tổ chức theo cách tính thời gian của đạo Hồi. Thông thường vào ngày này nói

chung ở các thành phố lớn của Indonesia đều tổ chức bắn pháo hoa đón mừng năm

mới.

1.11.2. Tết Tahun Baru Saka

Còn gọi là Nyepi – Tết của những người theo đạo Hindu

Diễn ra chủ yếu tại hòn đảo du lịch xinh đẹp Bali – bởi nơi đây tập trung hầu hết những

người theo đạo Hindu

1.11.3. Tết Tahun Baru Imlek Tahun

Còn gọi là Imlek – Tết tính theo âm lịch của người Trung Quốc

Các cuộc thi thể thao, biểu diễn thời trang liên tục diễn ra

Page 27: Hành vi ng tiêu dùng

1.11.4. Lễ hội Ramada

Ramadan là dịp lễ kéo dài suốt tháng 9 theo

lịch Hồi giáo (tuỳ theo từng năm nhưng

thường rơi vào khoảng giữa tháng 9 đến giữa

tháng 10 dương lịch). Lễ hội diễn ra trong

cộng đồng người theo đạo Hồi ở bất cứ quốc

gia nào.

1.11.5. Lễ hội trèo cau được bôi mỡ

(tiếng địa phương là Panjat Pinang)

Lễ hội đã trở thành một trong những

phong tục phổ biến nhất Indonesia.

Panjat Pinang là một cách kỉ niệm

ngày Độc lập độc đáo của quốc đảo

này.

Page 28: Hành vi ng tiêu dùng

1.12 Ẩm thực

Thịt xiênSatay

Thịt bò rendang & sambal

Page 29: Hành vi ng tiêu dùng

Canh SotoMỳ xào Java

Cơm rang Nasi

Page 30: Hành vi ng tiêu dùng

2. Các đặc trưng văn hóa ảnh hưởng trực tiếp đến tiêu dùng du lịch của người dân Indonesia

Văn hoá Indonesia không thuần nhất, là sự hoà hợp đa dạng giữa các nền

văn hoá và phong tục của nhiều tôn giáo, trong đó, Hồi giáo có ảnh hưởng lớn

(khoảng 86% dân số là người Hồi giáo).

2.1. Lối sống truyền thống -Người Indonesia không phê bình

trực tiếp một người nào đó và

thường tán thành những điều bạn

nói hơn là làm bạn mất lòng.

-Người Indonesia rất thích được

khen ngợi

-Người Indonesia rất coi trọng việc

giữ thể diện và họ rất lịch sự.

-Họ cũng thích nói một điều gì đó

hơn là tỏ ra không biết trả lời.

Page 31: Hành vi ng tiêu dùng

2.2. Những điều cấm kỵ đối với người Indonesia

- Người du khách ăn mặc thiếu thốn: không dép, quần sóc, áo dây... bị coi là không

lịch sự. Có thể chấp nhận quần lửng,nhưng phải rộng và ít nhất là đến gối.

- Mặc dầu những nơi thờ phụng được mở cửa cho tất cả mọi người, nhưng khi

muốn vào cũng phải có sự cho phép, đặc biệt là khi những nghi lễ đang được tiến

hành, và bạn phải bảo đảm rằng bạn đã ăn mặc chỉnh tề. Bạn phải luôn luôn cởi

giầy trước khi vào nhà thờ Hồi giáo và thông thường phải cởi giầy trước khi vào

nhà ai đó.

- Không nên có các cuộc hẹn vào lúc

11h sáng đến 1h chiều vào các

ngày thứ 6 vì thời gian này hầu hết

mọi người Hồi giáo đều đến nhà thờ

Page 32: Hành vi ng tiêu dùng

2.3. Cử chỉ giao tiếp lịch sự

- Không được vuốt đầu của người Indonesia cho dù đó là trẻ- Người nhỏ tuổi hơn không nên ngẩng đầu cao hơn người trưởng thượng.

- Khi đưa hay nhận một vật gì bạn nhớ dùng tay phải (không được dùng tay trái vì tay trái đối với phần lớn người Indonesia là không sạch sẽ).

- Không được chống nạnh, cũng không nên mang kính mát khi nói chuyện với người Indonesia

- Không được bỏ tay vào túi quần.

- Bắt tay là thói quen của đàn ông lẫn phụ nữ khi được giới thiệu và chào hỏi..

- Cách đúng đắn khi vẫy gọi một người nào đó là mở rộng bàn tay và cử động các ngón tay theo hướng đi xuống giống như vẫy tay chào tạm biệt. Những cách vẫy gọi khác có thể bị coi là mất lịch sự.

Page 33: Hành vi ng tiêu dùng

2.4. Phong tục tặng quà

Các món quà phải vừa phải

Quà không cần gói cũng được. Khi nhận quà, người nhận thường nói “Cám ơn” và

đặt quà sang một bên và chỉ mở quà ra khi nào bạn đi khỏi. Vì vậy, khi được người

Indonesia tặng quà, không nên mở gói quà trước mặt họ..

Người Indonesia gốc Trung Quốc rất thích được tặng thực phẩm, nhưng không phải

vào lúc bạn được mời đến dự tiệc (trừ khi đã được đồng ý trước đó).

Page 34: Hành vi ng tiêu dùng

Hoa cũng là món quà phổ biến. Nhưng không được tặng số lượng hoa lẻ vì như thế

là điềm không may mắn.

Khi đàn ông tặng hoa hay quà cho một phụ nữ, họ thường nói, và bạn cũng nên nói, là

món quà này là do vợ mình gửi tặng.

Trong dịp Tết nguyên đán, người ta thường tặng tiền cho trẻ em và những người có

quan hệ làm ăn buôn bán thường xuyên với họ và đựng trong bao đỏ lì xì. Các ông chủ

thường lì xì cho nhân viên một khoản bằng một tháng lương.

Page 35: Hành vi ng tiêu dùng

* Những món quà nên tránh tặng:

- Tránh tặng dao, kéo hay các đồ vật nhọn khác

- Nên tránh tặng các vật thường được sử dụng

trong tang lễ như những đôi dép bằng rơm,

đồng hồ, khăn tay, quà tặng được gói bằng

giấy màu trắng, đen hay màu xanh

Page 36: Hành vi ng tiêu dùng

- Không được tặng rượu, nước hoa, thịt heo, những sản phẩm làm từ da lợn hay

những đồ như: dao, chó đồ chơi, tranh hình con chó cho người theo đạo Hồi.

- Đối với những người theo đạo Hindu thì không nên phục vụ những món làm từ thịt

bò hay sản phẩm làm từ súc vật khác. Ngoài ra, cũng không nên tặng các đồ vật làm

từ da.

Page 37: Hành vi ng tiêu dùng

2.5. Thói quen trang phục của người Indonesia

- Trang phục được may từ chất liệu tự nhiên như cotton

- Sự lựa chọn phổ biến nhất đối với những doanh nhân, quan chức ở Jakarta là mặc

áo vest, sơ mi dài tay và thắt caravat

- Indonesia là đất nước theo đạo Hồi. Do vậy, nên tránh mặc các trang phục không

kín đáo.

- Kurung, khăn trùm đầu, mạng che mặt,… là những thứ đặc trưng và không thể

thiếu của phụ nữ Indonesia

Page 38: Hành vi ng tiêu dùng

2.6. Lối sống chung của người Indonesia

2.6.1 Giờ làm việc:

- Cơ quan Chính phủ thường bắt đầu làm việc vào lúc 7h sáng và kết thúc lúc 3h chiều

(trừ các ngày cuối tuần)

- Các ngân hàng thường mở cửa lúc 8h sáng và đóng cửa vào lúc 5h chiều, từ Thứ 2

đến thứ 6, và đến 1h chiều Thứ 7.

- Các bưu điện mở cửa lúc 9h sáng và đóng cửa lúc 9h tối, từ Thứ 2 đến thứ 7.

2.6.2 Giao thông:

- Ở Jakarta thường xảy ra ùn tắc

giao thông. Vì vậy, tốt nhất nên

tránh các cuộc hẹn vào giờ cao

điểm

Page 39: Hành vi ng tiêu dùng

2.6.3 Đi lại:

- Tại sân bay: Mất khoảng 45’ từ sân bay về thủ đô Jakarta. Phim ảnh, máy quay

phim, băng cassette, băng video.. đều phải được kiểm duyệt tại sân bay. Ngoài ra,

những vật bị cấm mang theo: vũ khí, súng ngắn, điện thoại không dây, trái cây tươi,

sách báo không lành mạnh

- Hàng giờ có các chuyến xe buýt về thành phố. Ngoài ra, thường xuyên có các

chuyến xe buýt đến sân bay Halim Perdana Kusuma. Denpasar cách 13km theo

hướng Tây nam thành phố, là sân bay chính của Bali (mất khoảng 30’).

Page 40: Hành vi ng tiêu dùng

2.7. Ẩm thực Indonesia

Ẩm thực Indonesia khác biệt theo vùng, tuỳ theo ảnh hưởng của Trung Quốc, Châu Âu,

Trung Đông hay Ấn Độ.

Bên cạnh những lọai gia vị tiêu biểu của Indonesia như đinh hương, vỏ nhục đậu

khấu, dầu lạc. Người dân Indonesia còn thích sử dụng những lọai gia vị được chế biến

từ thảo mộc tươi như quả lai, rau húng, cỏ chanh …

Ớt và tiêu đỏ là những lọai gia vị chính, có mặt trong tất cả các món ăn

Gạo là thực phẩm chính và được dùng cùng với thịt và rau. Cá và các loại hải sản là

nguồn thức ăn quan trọng và luôn dồi dào của đất nước vạn đảo.

Page 41: Hành vi ng tiêu dùng

Thịt cừu, thịt bò, thịt gà, cá và đồ biển là những loại thực phẩm được ưa thích tại

Indonesia.

Trà và café là những thức uống phổ biến

Về cách ăn, người Indonesia ở các vùng quê thường ăn bằng tay, còn dân thành thị

dùng thìa và nĩa, chứ không dùng dao. Thức ăn vì thế được cắt nhỏ thành miếng vừa ăn.

Page 42: Hành vi ng tiêu dùng

3. Tìm hiểu sở thích khách du lịch Indonesia đối với đặc điểm tiêu dùng sản phẩm du lịch cụ thể ở Việt Nam

Số lượng khách du lịch Indonesia đến Việt Nam tăng đều trong những năm gần đây.

Năm 2013, số lượng khách Indonesia đến Việt Nam là 70390 người tăng gần hơn

10000 lượt khách so với năm 2012 là 60857 người.

Cho đến tháng 6 năm 2014, lượng khách đã gần 37000 lượt khách cho thấy số lượng

khách Indonesia đến Việt Nam khá ổn định

Page 43: Hành vi ng tiêu dùng

Khách Indonesia đến Việt Nam so với các nước Nga, Mỹ, Pháp, Trung Quốc, Cam-

pu-chia còn khá thấp nhưng mang tính ổn định. Lượng khách Indonesia đến Việt Nam

chỉ ở mức gần 1% so với tổng số khách quốc tế trong các năm gần đây.

Năm 2012 chỉ chiếm 0,89% trong tổng số khách quốc tế.

Trong khi đó năm 2013 chiếm 0,93% trong tổng số khách quốc tế.

Và cho đến nay – tháng 6 năm 2014 cũng chỉ chiếm 0,86% trong tổng số khách

quốc tế đến Việt Nam. ( Nguồn: vietbao.vn )

Page 44: Hành vi ng tiêu dùng

3.1. Điểm tham quan

. Khi đến Việt Nam, khách Indonesia chủ yếu để tìm kiếm trải nghiệm về văn hóa độc

đáo của Việt Nam, phong cách sống của con người nơi đây. Khám phá thành phố,

bảo tàng, di tích lịch sử, du lịch sinh thái, các danh lam thắng cảnh tự nhiên,...

Không những vậy, khách Indonesia cũng rất thích đi vào các trung tâm thương mại

của các thành phố lớn để mua sắm.

3.2. Dịch vụ

3.2.1. Dịch vụ vận chuyển

Khách du lịch Indonesia sang du lịch Việt Nam chủ yếu bằng đường hàng không.

Hàng tuần có 4 chuyến bay

thẳng từ Indonesia đến Việt

Nam và ngược lại. Các chuyến

bay vào các thứ: Thứ ba, thứ

Tư, thứ Sáu và Chủ Nhật trong

tuần

Page 45: Hành vi ng tiêu dùng

3.2.2. Dịch vụ lưu trú và ăn uống

Khách du lịch Indonesia đa số theo đạo Hồi ( khoảng 85) nên loại thực phẩm

yêu thích của họ là thịt cừu, thịt bò, thịt gà, cá và đồ biển.

Các món ăn thường khá cay và cơm là thực phẩm chính.

Trà và cafe là những thức uống phổ biến.

Không được tặng thịt heo, những sản phẩm làm từ da lợn cho người theo đạo

Hồi.

Đối với những người theo đạo Hindu thì không nên phục vụ những món làm từ

thịt bò hay sản phẩm làm từ súc vật khác.

Ngoài ra, khách du lịch Indonesia đánh giá cao các món ăn của Việt Nam, đặc

biệt là các món ăn truyền thống và chế biến từ hải sản.

Ở Việt Nam, cũng có số lượng nhỏ nhà hàng phục vụ hala food cho người theo

đạo Hồi.

Page 46: Hành vi ng tiêu dùng

3.2.3. Dịch vụ vui chơi, giải trí và mua sắm

Ở Việt Nam, các dịch vụ vui chơi giải trí như: khu vui chơi, các công viên chuyên đề,

quán bar,... thu hút khách du lịch. Ở thành phố Hà Nội, nổi tiếng với khu vui chơi công

viên nước Hồ Tây, thành phố Hồ Chí Minh với công viên nước Đầm Sen, cùng nhiều

quán bar, nhà hàng phục vụ cho du khách,... Tuy nhiên, người Indonesia rất coi trọng

việc giữ thể diện và họ rất lịch sự. Đặc biệt Indonesia là đất nước theo đạo Hồi nên

tránh trang phục không kín đáo. Vì vậy không nên đưa du khách vào các nơi ồn ào và

họ thích những nơi thanh tịnh, kín đáo.

Page 47: Hành vi ng tiêu dùng

Khách du lịch Indonesia có nhu cầu mua sắm khá cao nên có nhiều cửa hàng bán

những mặt hàng đặc biệt dành cho khách Hồi giáo

Cô Nasihah, người Chăm đang bán các loại quần, áo cho khách Hồi giáo ở đường

Nguyễn An Ninh, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh cho biết đa số khách đến cửa hàng là

phụ nữ và mua sắm nhiều. “ Ít ai ghé mà chỉ mua một bộ đồ. Thường họ mua năm, bảy

bộ, cũng có người đặt hàng trước”, cô nói (Theo nguồn: thesaigontimes.v )

Ngoài ra, đồ lưu niệm ở Việt Nam cũng khá độc đáo, mang đậm bản sắc dân tộc Việt

Nam như những tượng cô gái mang áo dài Việt Nam, đồ trang sức bằng vỏ ốc, sản

phẩm từ ngọc trai,... được du khách mua nhiều như ở phố cổ Hà Nội, phố cổ Hội An,...

Page 48: Hành vi ng tiêu dùng

3.3. Mức độ chi tiêu của khách Indonesia

Khách Indonesia đến Việt Nam có mức chi trả tương đối khá cao.

Theo các năm, mức chi tiêu bình quân một ngày của khách Indonesia đến Việt Nam biến đổi.

Năm 2005 mức chi tiêu bình quân tăng hơn 15,9 đô la Mỹ so với năm 2003. Nhưng đến năm

2007 lại giảm mức chi tiêu bình quân là 4,8 đô la Mỹ so với năm 2005. Đến năm 2009, mức

chi tiêu bình quân tăng hẳn hơn so với các năm trước, so với năm 2007 tăng 52,5 đô la Mỹ.

Khách Indonesia khá dễ chịu, chỉ cần đáp ứng những yêu cầu về ăn uống đặc biệt của người

theo đạo Hồi.

Page 49: Hành vi ng tiêu dùng

3.4. Họat động lữ hành

Nhiều công ty lữ hành tổ chức tour Việt Nam – Indonesia thường là 5 ngày 4 đêm

như các tour: Hà Nội – Bali – Hồ Beratan – Đền Tanah Lot – Bãi biển Tanjung Benoa,

Tp Hồ Chí Minh – Bali – Tp Hồ Chí Minh,...

Phần lớn khách Indonesia đi tour ngắn ngày, mua sắm ở trung tâm thành phố. Du

khách Indonesia thường chọn tour dài 4-5 ngày.

Năm 2010, du khách Indonesia bắt đầu tăng trưởng nhờ đường bay giá rẻ nối thủ đô

Jakarta – thành phố Hồ Chí Minh do hãng hàng không AirAsia khai thác. Đến cuối năm

2012, Vietnam Airlines tham gia thị trường, mở đường bay thẳng nối thành phố Hồ Chí

Minh – Jakarta với tần suất 4 chuyến/tuần, cung cấp giá vé khuyến mại không đắt hơn

nhiều so với hàng không giá rẻ nên nhiều doanh nghiệp lữ hành tập trung hơn đến thị

trường Hồi giáo này.

Tháng 6 – năm 2003, tuy AirAsia chính thức ngừng bay tuyến Jakarta – thành phố

Hồ Chí Minh nhưng doanh nghiệp lữ hành vẫn khá lạc quan số chỗ trên tuyến này vẫn

không thiếu, giá không cao.

Page 50: Hành vi ng tiêu dùng

4. Tìm hiểu sở thích du khách Indonesia đối với sản phẩm du lịch Việt Nam

• Du khách Indonesia thường đi du lịch Hồ Chí Minh, Mỹ Tho hoặc đi ra Hà Nội rồi

ghé vịnh Hạ Long. Khi đến thành phố Hồ Chí Minh, chương trình phải có là mua

sắm ở chợ Bến Thành, các cửa hàng gần khu vực chợ cũng như ở Taka Plaza

hoặc Saigon Square.

• Thường tour dài 4 ngày. Đa số là những người trung niên. Họ đều thích đi mua

sắm, thích đi chợ, hai giờ dành cho mua sắm thường không đủ.

Page 51: Hành vi ng tiêu dùng

5. Mức độ hài lòng của khách du lịch Indonesia với Việt Nam

5.1. Những điều du khách Indonesia không hài lòng với Việt Nam

- Sự không phong phú về các loại hình hoạt động giải trí, vui chơi. Quy mô quản lý

chưa cao, chưa hiện đại.

- Việt Nam còn thiếu nhiều những cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ khách du lịch

đạo Hồi, đặc biệt là thiếu hệ thống nhà hàng phục vụ các món ăn được chế biến

theo tiêu chuẩn Hồi giáo ( Hala food).

- Việt Nam có chính trị ổn định nhưng chưa được xem là “An toàn“

- Các điểm mua sắm còn nghèo nàn, chủng loại chưa phong phú. Hàng hóa chủ

yếu xuất xứ từ Trung Quốc.

- Số lượng khách sạn chất lượng cao chưa nhiều

- Giao thông Việt Nam còn lộn xộn, số lượng xe máy nhiều nên môi trường ô

nhiễm, người điều khiển các phương tiện giao thông còn ẩu.

- Vệ sinh nơi công cộng chưa cao.

Page 52: Hành vi ng tiêu dùng

5.2. Những điều du khách Indonesia hài lòng với Việt Nam

- Du khách Indonesia thích đến Việt Nam là điểm đến hòa bình và an toàn;

người Việt Nam thân thiện và hiếu khách, am hiểu phong tục tập quán và lịch

sử của dân tộc mình.

- Cảnh quan thiên nhiên và nền văn hóa dân tộc giàu bản sắc, đa dạng và

phong phú.

- Du khách cảm thấy hài lòng với mức chất lượng yêu cầu cơ bản của sản

phẩm du lịch.

Page 53: Hành vi ng tiêu dùng

6. Câu hỏi nghiên cứu hành vi tiêu dùng du lịch của khách

ở Việt Nam1. What is visitor attraction in Vietnam?

A. Natural Resources, structures B. Cuisine C. Weather and climate D. Price E. Place entertainment, festivals, ... F. The attractions

2. What is visitor purpose in Vietnam?

A . Tourism B. Rest C. Take the job D. Visiting relatives E. The other purposes

3. How do the visitors know to Viet Nam?

A. Over the Internet, TV B. Friends C. Travel companies D. Books, newspapers, magazines E. Word of mouth F. Work G. Others

4. How do the visitors go to Viet Nam?

A. By air B. Seaway C. Roads D. Others

Page 54: Hành vi ng tiêu dùng

5. What do the visitors like in Vietnam?

A. Natural Resources, structuresB. Cuisine C. Weather and climate D. Price E. Place entertainment, festivals, ... F. The attitude of the local population G. Souvenirs H. Others

6. How are the visitors satisfied when the visitors traveled to Viet Nam ?

A. Very disappointedB. DisappointedC. NormalD. SatisfiedE. Very satisfied

7. Will the visitors return to Vietnam ? Will the visitors introduce to their friends to Vietnam?A. Yes B. No

8.What do the visitors need to satisfied demand during the trip?

A. Good view more B. Improve the infrastructure, facilitiesC. Adjust the price: accommodation, meals, ... D. Others

Page 55: Hành vi ng tiêu dùng