hỘi thi - dost-dongnai.gov.vn filehòa bình lập lại, trong số đó có những người may...

92
Hi thi Tìm hiu giá trlch s- văn hóa năm 2016 1 UBND TỈNH ĐỒNG NAI BAN TỔ CHỨC HỘI THI HỘI THI TÌM HIỂU GIÁ TRỊ LỊCH SỬ - VĂN HÓA ĐỒNG NAI NĂM 2016 Năm 2016

Upload: others

Post on 30-Aug-2019

0 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Hội thi Tìm hiểu giá trị lịch sử - văn hóa năm 2016 1

UBND TỈNH ĐỒNG NAI BAN TỔ CHỨC HỘI THI

HỘI THI TÌM HIỂU GIÁ TRỊ LỊCH SỬ - VĂN HÓA

ĐỒNG NAI NĂM 2016

Năm 2016

Hội thi Tìm hiểu giá trị lịch sử - văn hóa năm 2016 2

ĐỀ THI

Câu 1: Hãy nêu cảm nhận của bạn về tiểu sử nhân vật được chọn đặt tên đường tại địa phương phường, xã nơi bạn đang ở. Những hành động, đức tính nào của nhân vật bạn cần học tập làm theo.

*** Câu 2: Hãy trình bày cảm xúc của bạn về tấm gương của một trong những vị đại biểu quốc hội ở Đồng Nai qua các nhiệm kỳ đã qua đời mà bạn biết.

Hội thi Tìm hiểu giá trị lịch sử - văn hóa năm 2016 3

LỜI THƯA

Mỗi ngày, tôi đều đi trên con đường ấy; con đường mang tên ông - Dương Tử Giang. Và tôi cũng chỉ biết thế thôi. Mãi đến khi, tôi may mắn được nhận vào làm việc trong ngành văn hóa, thể thao và du lịch tỉnh Đồng Nai, phụ trách công tác hướng dẫn khách tham quan tại di tích Nhà lao Tân Hiệp. Tôi đã nhìn thấy tên ông trong danh sách các chiến sĩ hy sinh trong Cuộc nổi dậy phá nhà lao Tân Hiệp - Biên Hòa ngày 02/12/1956.

Hội thi Tìm hiểu lịch sử văn hóa năm 2016, tôi quyết định tham gia và xin mạo muội tìm hiểu, viết về ông. Ngoài mục đích bổ sung nguồn tư liệu, tài liệu phục vụ cho công tác; tôi cũng muốn gửi một lời tri ân sâu sắc nhất đến ông và đồng đội của ông đã hy sinh trong Cuộc nổi dậy phá nhà lao Tân Hiệp - Biên Hòa cách đây tròn 60 năm (02/12/1956 - 02/12/2016).

Để có được những tư liệu, tài liệu, hình ảnh liên quan đến nhân vật, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc tới Đài Phát thanh và Truyền hình Đồng Nai, Trung tâm Lưu trữ quốc gia II (thành phố Hồ Chí Minh), Hội Nhà báo tại thành phố Hồ Chí Minh, Ban Quản lý Di tích và Danh thắng Đồng Nai, Thư viện tỉnh Đồng Nai. Đặc biệt, gửi lời cảm ơn tới nhà báo Trương Võ Anh Giang đã giúp tôi hoàn thành phần I của bài viết này.

Trân trọng cảm ơn!

Hội thi Tìm hiểu giá trị lịch sử - văn hóa năm 2016 4

CÂU I:

HÃY NÊU CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ TIỂU SỬ NHÂN VẬT ĐƯỢC CHỌN ĐẶT TÊN ĐƯỜNG TẠI ĐỊA PHƯƠNG PHƯỜNG, XÃ NƠI BẠN ĐANG Ở. NHỮNG HÀNH ĐỘNG, ĐỨC TÍNH NÀO CỦA NHÂN VẬT BẠN CẦN HỌC TẬP LÀM THEO.

Việt Nam - đất nước đã trải qua bao cuộc chiến tranh khốc liệt. Một dân tộc anh hùng đã sinh ra những người con anh hùng. Họ đã anh dũng chiến đấu và hy sinh để giành độc lập - tự do cho tổ quốc. Hòa bình lập lại, trong số đó có những người may mắn được trở về đoàn tụ với gia đình nhưng cũng có những người đã mãi mãi nằm lại trong lòng đất mẹ. Có lẽ không nơi nào trên thế giới này mà số lượng nghĩa trang liệt sĩ nhiều như đất nước Việt Nam (hơn 3000 nghĩa trang liệt sĩ). Và đâu chỉ có chừng ấy nghĩa trang, đâu chỉ có chừng ấy nấm mồ liệt sĩ. Hãy đi từ Ải Nam Quan đến tận Cà Mau đất Mũi, nhặt lên từng hòn đất, nếm xem có hòn đất nào không hăng nồng vị máu của các chiến sĩ cách mạng. Đâu đó, các anh, các chị còn nằm lại trên dãy Trường Sơn, những chiến trường khốc liệt như Quảng Trị thành cổ, Củ Chi, vùng đất Tây Nguyên, chiến trường miền Đông, miền Tây... Máu các anh, chị đã đổ xuống điểm tô thêm màu cờ đỏ của dân tộc Việt Nam.

Hôm nay, chúng ta - thế hệ được tận hưởng trọn vẹn niềm vui trong ngày hòa bình, luôn nêu cao truyền thống, đạo lý tốt đẹp ngàn đời của dân tộc “Uống nước nhớ nguồn”, “Ăn quả nhớ người trồng cây”. Bằng những hành động thiết thực như tri ân các anh hùng liệt sĩ, thăm hỏi, động viên những người thương binh, các mẹ Việt Nam anh hùng, gia đình có công với cách mạng, tổ chức nhiều đợt tìm kiếm hài cốt liệt sĩ… và vinh dự, tự hào chọn tên anh, tên chị đặt tên trường, tên đường, tên công trình nghiên cứu và tên các giải thưởng lớn… Tất cả những điều đó không dừng lại ở sự tri ân, niềm tự hào của thế hế hôm nay với thế hệ đi trước mà còn giáo dục truyền thống tốt đẹp, hun đúc, tiếp thêm sức mạnh, tình yêu quê hương, yêu đồng chí, đồng bào, khơi dậy tinh thần trách nhiệm của thế hệ hôm nay với đất nước.

CÓ MỘT NGƯỜI NHƯ THẾ

Sinh thời, chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Cán bộ báo chí cũng là chiến sĩ cách mạng. Cây bút, trang giấy là vũ khí sắc bén của họ. Để làm tròn nhiệm vụ của mình, cán bộ báo chí phải tu dưỡng đạo đức cách mạng”.

Và ông - người chiến sĩ cách mạng đa tài, khéo léo với bút danh Dương Tử Giang. Để tìm hiểu về ông, tôi đã tra tìm rất nhiều nguồn tư liệu, tài liệu, đọc rất nhiều sách báo mới lẫn cũ, xem phim tư liệu, gặp gỡ rất nhiều người biết về

Hội thi Tìm hiểu giá trị lịch sử - văn hóa năm 2016 5

ông. Tuy nhiên, kết quả thu thập được rất ít ỏi, chưa đủ để tôi có thể hiểu, cảm nhận sâu sắc và có cái nhìn chân xác hơn về ông. Tôi quyết định tìm đến gia đình, người thân ông đang sinh sống tại thành phố Hồ Chí Minh và cả những người đã từng một hoặc nhiều lần tiếp xúc với ông. Thế nhưng, có lẽ tôi chưa có duyên để thực hiện những điều bản thân muốn tìm hiểu về ông.

Rồi một ngày cuối tuần, tôi bắt đầu tìm đến nghĩa trang liệt sĩ thành phố Hồ Chí Minh (quận 9), trước để thắp lên mộ phần ông một nén nhang tri ân, sau cũng để tìm hiểu thêm các thông tin liên quan khác.

Tác giả viếng mộ ông tại nghĩa trang liệt sĩ tp. Hồ Chí Minh

Đúng trước phần mộ của ông, hình ảnh tôi bắt gặp đầu tiên là ngôi mộ nằm trong khu vực các ngôi mộ tiêu biểu, được xây khá đơn giản. Tôi bắt đầu đọc hàng chữ khắc trên bia, nội dung về năm sinh, năm mất của ông chưa chính xác; nhìn lên góc trên bia không có tấm ảnh nào của ông. Tôi thấy xót xa khi những ngôi mộ bên cạnh đều có ảnh chân dung, thông tin trên bia cũng chính xác. Còn ông, tấm ảnh không có, thông tin cũng sai lệch đi nhiều. Đứng tần ngần trước mộ ông một lúc lâu, tôi bắt đầu thắp hương mộ ông và các phần mộ bên cạnh. Tôi quay trở ra và quyết định sẽ tiếp tục hành trình tìm hiểu thông tin về ông.

Hội thi Tìm hiểu giá trị lịch sử - văn hóa năm 2016 6

Theo lời chỉ dẫn của một số người, tôi tìm đến nhà của nhà báo Trương Võ Anh Giang - tác giả cuốn sách “Dương Tử Giang cuộc đời và sự nghiệp” xuất bản năm 1998. Tôi hi vọng ông vẫn còn mạnh khỏe, có thể kể tôi nghe thêm về nhà báo Dương Tử Giang. Quả thật, chính cuộc hội ngộ với nhà báo Trương Võ Anh Giang tại tư gia đã giúp tôi có được những tư liệu quý và hiểu thêm về nhà thơ, nhà báo Dương Tử Giang.

Với số tư liệu ít ỏi tìm kiếm được bấy lâu nay cộng với những thông tin từ cuộc trò chuyện với nhà báo Trương Võ Anh Giang thì cuộc đời, sự nghiệp hoạt động của nhà báo Dương Tử Giang mới từ từ hiện ra trong tâm trí tôi như một cuốn phim quay chậm.

TUỔI TRẺ VÀ “BA CÁI MÊ”

Dương Tử Giang tên thật là Nguyễn Tấn Sĩ, sinh năm Giáp Dần - 1914 (không rõ ngày tháng) nhưng trên giấy tờ ghi ngày 15/3/19151, quê tại huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre.

Ảnh Nguyễn Tấn Sĩ

(Dương Tử Giang) lúc còn đi học

1. Trước nay, có nhiều số liệu khác nhau về năm sinh của ông Nguyễn Tấn Sĩ: năm 1914 (theo xác nhận của gia đình ông), năm 1915 (theo học bạ của ông và tài liệu của địch), năm 1916 (bia mộ tại nghĩa trang liệt sĩ thành phố Hồ Chí Minh), năm 1918 (theo “Địa chí Bến Tre”). Ở đây, sử dụng theo số liệu của gia đình.

Hội thi Tìm hiểu giá trị lịch sử - văn hóa năm 2016 7

Cha của Dương Tử Giang là ông Nguyễn Văn Kỷ. Cha ông là hương chức trong làng (hương trưởng), tính tình hiền lành. Ông theo đạo Nho. Về sau, ông thôi làm hương trưởng, về làng bốc thuốc nam, giúp đỡ mọi người.

Bà Văn Thị Tĩn

Mẹ ông - bà Văn Thị Tĩn, sinh ra ở Quảng Nam. Theo gia đình vào sinh sống lập nghiệp tại Bến Tre. Người mẹ hiền hậu, chất phác, thương con hết mực. Mẹ là điểm tựa về vật chất và cả tinh thần trong suốt cuộc đời hoạt động của ông.

Vợ ông: Bà họ Mai, sinh năm 1921 tại Tiên Long, có với nhau 3 người con. Người con đầu tên Nguyễn Kỳ Nam, hi sinh khi tham gia tải thương tại Dầu Tiếng năm 1965. Người con thứ hai tên Nguyễn Thu Thủy, đậu Tú tài I, đi làm ở Tổng nha thuế vụ và bị bệnh mất năm 1973. Người con gái út tên Nguyễn Sĩ Ánh (nay là Mai Thị Ngọc Ánh), là giáo viên, hiện đã nghỉ hưu và trở về quê Bến Tre sinh sống (không biết còn sống hay đã mất).

Hội thi Tìm hiểu giá trị lịch sử - văn hóa năm 2016 8

Bà Mai, Nguyễn Sĩ Ánh, Nguyễn Kỳ Nam và Nguyễn Thu Thủy

(tính từ trái sang) Nguyễn Tấn Sĩ là người con thứ hai trong gia đình có bốn anh, chị em.

Được sinh ra trong một gia đình khá giả, dòng họ có nhiều ruộng đất nên con đường học vấn của ông cũng có nhiều thuận lợi.

Ông học hết lớp ba tại làng Nhơn Thạnh rồi lên thị xã Bến Tre học lớp nhì và nhứt. Năm 1928, sau khi đậu bằng sơ học, ông thi vào trường Collège de Mỹ Tho (nay là trường trung học phổ thông Nguyễn Đình chiểu) và thi rớt phải lên Sài Gòn học trường tư tên Hoàng Tỵ. Thời gian này, ông bắt đầu làm quen với Thư viện ở Sài Gòn (nay là Thư viện Khoa học Xã hội, 34 Lý Tự trọng, quận 1, tp. Hồ Chí Minh). Năm sau ông thi lại và đậu vào trường Collège de Mỹ Tho (15/9/1929). Sau mấy năm học tập (1932 - 1933) ông đậu bằng Thành chung của chương trình Pháp - Việt và hai bằng Brevet của chương trình Pháp.

Hội thi Tìm hiểu giá trị lịch sử - văn hóa năm 2016 9

Trường Nguyễn Đình Chiểu, nơi Dương Tử Giang đã học

(Ảnh chụp năm 1996) Thuở ấy, sau khi có bằng Thành chung (Tú tài) thường người ta có hai lựa

chọn là tiếp tục học nữa bằng cách qua Pháp học Đại học, ra Hà Nội học Cao đẳng hoặc đi làm công chức. Ông Sĩ không làm như mọi người mà vùi đầu vào đọc sách. Ông đọc từ Dostoevsky, André Gide, Nietzsche cho tới Albert Camus, Jean Paul Sartrre … Đây là thời gian ông tìm kiếm một con đường mới và tích hợp được một khối kiến thức lớn.

Thuở nhỏ ông có ba cái mê là “mê hát bội, mê sách và mê cờ tướng”. Những kỳ nghỉ hè ở nhà, ông treo tấm bảng trước nhà với hai câu thơ:

“Ai là người rảnh thời giờ.

Lại đây đánh ít bàn cờ cho vui”.

Những cái mê ấy đi theo ông sau khi đậu bằng Thành chung. Không đi học tiếp, không làm công chức, ông lên Mỹ Tho mướn một căn phố, để mở tiệm Tân Thiếu Niên. Một phần mặt tiền căn phố, ông bán khăn, quần áo trẻ em, bán sách, cho mướn truyện; phần còn lại là tiệm hớt tóc với 06 cái ghế, học sinh vào hớt tóc được bớt 30 phần trăm. Trong tiệm hớt tóc, ông treo vài cây đờn cổ nhạc, sắp xếp một bàn cờ tướng để thợ và khách giải trí.

Hội thi Tìm hiểu giá trị lịch sử - văn hóa năm 2016 10

Thỉnh thoảng, máu “mê hát” nổi lên là ông mua trọn đêm diễn hoặc mua quyền làm chủ gánh hát ế ở Sài Gòn một thời gian đem về tỉnh nhà biểu diễn nhưng hầu như ông không có duyên làm bầu hát nên luôn bị lỗ lã.2

Với tất cả nhiệt huyết của tuổi trẻ, năm 1936, ông đứng ra thành lập một gánh hát riêng lấy tên Thanh Kỳ với mong muốn góp phần vào việc xây dựng một nền sân khấu mới nhưng chỉ được một thời gian ngắn phải rã gánh, bởi ông đi trước thời đại quá xa, phần đông khán giả không chấp nhận và cũng phần vì ông không có duyên với chuyện làm ăn, thường bị lỗ khi bao giàn gánh hát.

Kinh doanh gánh hát không thành công nhưng ông lại có duyên nợ với văn nghệ nên sau đó ông sáng tác khá nhiều kịch bản. Năm 1939, ông đã viết và xuất bản vở “Đường ngay là đường gần” do Editions Văn nghệ ở số 11 đường E. Farinole (nay là Đặng Trần Côn, quận 1) xuất bản. Sau đó, ông viết vở “Chuồng báo” (hát bội) và nhiều truyện ngắn, tiểu thuyết. Năm 1950, bị giặc truy đuổi, ông vào Khu 9, viết nhiều tuồng hát bội và dàn dựng để phục vụ nhân dân như “Tam Tạng thỉnh kinh”, “Trương Phi thủ cổ thành”, “Quan Công phò nhị tẩu”, “Nguyễn Trung Trực quy thần”, “Bảo Đại vua hộp đêm”, “Nợ nước thù nhà”,…

Vào chiến khu, ông được phân công về Phòng Báo chí của Sở Thông tin Nam bộ, đồng thời là thành viên Ban Biên tập báo Thống Nhất cùng với Đoàn Giỏi, Triệu Công Minh và có chân trong Ban Văn nghệ Đài Tiếng nói Nam bộ. Ngoài ra ông còn viết cho báo Cứu Quốc cùng với Thiếu Sơn, Phạm Hữu Tùng, Nguyễn Văn Bá; viết các bài bình luận, tiểu phẩm cho đài phát thanh. Tại đây, ông còn viết tuồng kịch và tham gia diễn xuất, tiêu biểu như vở tuồng kịch cương “Le Page hí Charton”. Cuối năm 1951, sau khi được điều về Ban Văn nghệ của Sở Thông tin Nam bộ, ông dự một khóa học văn nghệ và tại đây người ta phát hiện tài năng văn nghệ của ông đặc biệt là hát bội. Và đó là lí do ông được chỉ định lập gánh hát bội có tên là Bến Bào với các tuồng nổi tiếng như đã nói ở trên. “Từ đó cái bút danh đẹp đẽ Dương Tử Giang biến mất nhường chỗ cho hai tiếng thân thương của đồng bào: Bầu Giang!”3.

*** Một người con sinh ra tại mảnh đất xứ dừa Bến Tre, giàu truyền thống

đấu tranh cách mạng; mảnh đất ấy không chỉ chứng kiến ông trưởng thành mà còn vun đắp trong ông một tâm hồn cao cả.

Một chàng thanh niên vừa bước qua cái tuổi hai mươi đã mang trong mình một hoài bão lớn. Cái hoài bão ấy không chỉ đơn thuần giải quyết vấn đề cơm

2 . Ba nhà báo Sài Gòn - Trần Nhật Vy, NXB Văn hóa - Văn nghệ, năm 2015. 3 . Hồi ký Mai Văn Bộ - Nhớ Dương Tử Giang - di cảo chép tay chưa in)

Hội thi Tìm hiểu giá trị lịch sử - văn hóa năm 2016 11

áo, gạo tiền mà đó chính là niềm đam mê cháy bỏng, đam mê gìn giữ và phát huy cái truyền thống văn hóa của dân tộc qua các tác phẩm và loại hình nghệ thuật. Từ các tác phẩm như “Chuồng báo”, “Bịnh học”, “Le Page hí Charton”… đến các loại hình nghệ thuật như kịch cương, hát bội, … ông đã thổi thêm một làn gió mới vào nền nghệ thuật của nước ta lúc bấy giờ.

Thời đại của ông, chiến tranh triền miên, loạn lạc khắp nơi, đời sống của nhân dân vô cùng cơ cực, niềm an ủi, động viên bắt đầu từ những điều tưởng chừng đơn giản mà vô cùng khó khăn ấy là được xem, được nghe diễn kịch, hát bội… Như nhà thơ Viễn Phương từng nói: Sách báo không có mà đọc. Điện ảnh thì chưa có, thỉnh thoảng mới được xem một lần triển lãm mấy tấm ảnh cũ mèm trong chuồng trâu hoặc vựa lúa. Còn cải lương, kịch nói, âm nhạc lâu, lâu lắm gặp ngày lễ lớn mới có một lần tổ chức mít tinh, diễn kịch, đồng bào ở xa đôi ba chục cây số cũng chèo ghe tới coi”4.

Khó khăn là vậy nhưng ông bầu Dương Tử Giang với niềm đam mê cùng hoài bão lớn vẫn tổ chức đi biểu diễn khắp nơi để phục vụ bà con miệt vùng U Minh này. Thời gian sống và hoạt động tại đây là khoảng thời gian đầy ý nghĩa trong cuộc đời ông. “Nhựt thực tam san, mỗi niệm nông lao chi khổ” (Mỗi ngày ăn ba chén cơm hằng nhớ công lao mồ hôi nước mắt của người làm ra thóc lúa). Ông xuất thân từ một gia đình nông dân nên ông rất yêu nông dân. Tình yêu ấy bồi đắp thêm nhiệt tình và xúc cảm cho trái tim nghệ sĩ của ông. Viết báo, viết kịch, soạn bài cải lương, ngâm thơ, diễn viên sân khấu, dạy các em thiếu nhi học văn hóa, múa hát, đánh du kích chống càn, cấy lúa, gặt lúa, bơi xuồng, tát đìa… không một công việc nào ông chối từ. Ông đi tới đâu cũng được đồng bào thương mến, vừa thấy bóng là các má, các chị đã réo. “Đồng bào ở Điền Quốc Gia, xã Quách Văn Phẩm khó mà quên vai Trương Phi trong “Trương Phi thủ cổ thành” do anh Giang đóng… Hình ảnh một anh Trương Phi - Dương Tử Giang miệng í a hát khách, tay bơm đèn măng xông, chân đá giáp, mãi mãi khắc sâu trong ký ức các bà má xã Long Điền, quận Giá Rai. Một mình thì diễn độc tấu. Hai người thì đối đáp. Nhiều người thì tập tuồng, thì chập, không có một cuộc phát động quần chúng nào mà không có một lớp hát bội của ông bầu Giang”5.

Qua đó để thấy rằng, ông là một người sống rất đỗi chân thành, giản dị, nhân hậu, yêu thương tất cả mọi người, luôn vì mọi người. Ông đã tìm được niềm vui trên từng chặng đường, từng vỡ diễn, từng tác phẩm mà cũng chính ông là tác giả, kiêm đạo diễn, diễn viên để mang tới phục vụ nhân dân trong những năm tháng ác liệt của cuộc chiến tranh.

4 . Nhớ người năm ấy - hồi ký Viễn Phương, báo Văn nghệ TP. HCM ngày 23/10/1981. 5 Tuyển tập Lý Văn Sâm - Một bài thơ một cuộc đời, Đồng Nai, năm 1991.

Hội thi Tìm hiểu giá trị lịch sử - văn hóa năm 2016 12

Những tác phẩm của ông không đơn thuần là giải trí mà ẩn sâu xa trong đó là một trái tim lớn, tấm lòng yêu nước, yêu cuội nguồn dân tộc Việt Nam. Đó là cái gốc rễ tạo nên một tâm hồn cao cả trong ông như tôi đã đề cập trước đó.

Ông lấy các tuồng tích xưa, vốn quen thuộc với bà con nông dân diễn lại để giáo dục về lòng trung nghĩa như “Trương Phi thủ cổ thành”, về lập trường kiên định như Tam Tạng không hề bị lung lay trước mọi cám dỗ trong vở “Tam Tạng thỉnh kinh”, hay tuồng kịch cương “Bảo Đại vua hộp đêm”, diễn tả cảnh ăn chơi, trụy lạc của vua khiến cho đồng bào chửi bới, la lối ầm ĩ…

Ông quá thông minh và tinh tế khi khéo léo sử dụng nghệ thuật làm cầu nối giữa quần chúng nhân dân với cách mạng. Không dừng lại ở việc đi diễn để phục vụ bà con mà ông còn tổ chức gánh hát thành một đơn vị du kích chống càn có hiệu quả trong đợt chống càn có quy mô lớn đến 2.000 lính Pháp vào khu Bến Bào năm 1952, gây cho địch nhiều tổn thất.

Tóm lại: Thời kỳ này, ông đã sử dụng nghệ thuật làm vũ khí chiến đấu với kẻ thù xâm lược; dùng nghệ thuật để tuyên tuyền, tập hợp, giáo dục quần chúng nhân dân, lật tẩy bộ mặt thối nát, giả tạo của bọn thực dân, nêu cao tinh thần yêu nước trong mọi tầng lớp nhân dân.

“TRIỆU TỬ LONG” CỦA LÀNG BÁO SÀI GÒN

Một thời gian sau khi “kinh doanh” gánh hát, ông rời miệt U Minh lên Sài Gòn xin đi dạy học và được bổ nhiệm ở một trường nhỏ tại Thủ Đức. Sau đó, ông xin vào ngành quan thuế và từ đây có dịp quen biết với vợ chồng Đông Hồ - Mộng Tuyết rất nổi tiếng trên văn đàn. Cũng trong thời gian này, ông dành rất nhiều thời gian để trao dồi kiến thức, hoàn thành các tác phẩm tiểu thuyết như: “Bịnh học” (1937), “Con gà và con chó” (1939). Ngoài sáng tác văn học, ông còn cộng tác với nhiều tờ báo; ông viết không cần danh, dùng nhiều bút hiệu khác nhau, ông nói lên những gì mình ấp ủ, góp phần vào công cuộc đấu tranh chống những bất công của xã hội để giành độc lập cho Tổ quốc. Ở thời điểm đó, Dương Tử Giang được đồng nghiệp đánh giá là nhà văn có tài và có chí, ông ôm ấp nhiều hoài bão về văn học, nghệ thuật ở tương lai…

Hội thi Tìm hiểu giá trị lịch sử - văn hóa năm 2016 13

Dương Tử Giang (ảnh chụp lúc làm báo)

Ông Dương Tử Giang chính thức bước vào làng báo vào tháng 8/1943 khi cộng tác với báo Thanh Niên, giai đoạn ông Huỳnh Tấn Phát làm chủ biên.

Đây là tờ báo do nhóm Thanh Niên Tiền Phong “mua lại manchette” để làm tiếng nói của cách mạng, tập hợp khá đông văn nghệ sĩ của cả ba miền đất nước. Tờ báo này đã tham gia vận động cho sự ra đời của Hội Truyền bá quốc ngữ Nam kỳ.

Có người hỏi vì sao lại chọn con đường khổ ải là làm báo, thì ông trả lời bằng câu nói trong tiểu thuyết Những nấm mồ thanh niên của Lê Thanh: “Thêm một thanh niên vào chốn công đường là mất một thanh niên ngoài trường tranh đấu” Đó chẳng qua là câu nói vui miệng vay mượn từ một cuốn tiểu thuyết hợp pháp xuất bản thời bấy giờ, chứ thâm tâm anh thì nói thẳng thừng như thế này: “Còn đeo đẳng cái nghề công chức sở Tây thì còn làm mọi cho Tây”6.

Chính cái suy nghĩ này mà sau khi bước chân vào con đường cách mạng, ông đã thực sự chiến đấu và cống hiến theo cách riêng của mình.

Công tác với tờ Thanh Niên, ông đã cùng với các nhà báo Hương Trà (Bằng Giang), Trường Sơn Chí (Ung Ngọc Ky) viết bài cổ động cho Thanh niên 6 . Tuyển tập Lý Văn Sâm, Sđd.

Hội thi Tìm hiểu giá trị lịch sử - văn hóa năm 2016 14

Tiền phong, cho Hội Truyền bá quốc ngữ và các vở kịch yêu nước như Đêm Lam Sơn, Hội nghị Diên Hồng của Huỳnh Văn Tiểng và vở Nguyễn Huệ của Bùi Kiêm Bích…

Tờ báo Thanh Niên (năm 1943)

Với xu hướng cách mạng rõ rệt, tờ Thanh Niên không tồn tại được lâu. Tháng 9-1944 tờ Thanh Niên bị đóng cửa. Không thể ở không, Dương Tử Giang cộng tác với các tờ báo Nước Nam ở Hà Nội, Mai của Đào Trinh Nhất, Dư Luận của Dương Trung Thực và đặc biệt là tờ Hạnh Phúc do Lê Tràng Kiều, Hồ Tăng Ấn và Nguyễn Bính chủ trương.

Lúc này Sài Gòn bỗng dưng khan tiền lẻ. Người Sài Gòn đã giải quyết tiền lẻ bằng cách “xé đôi” tờ giấy bạc. Tờ 5 đồng xé đôi thành mỗi nửa là 2 đồng rưỡi, xài ở đâu cũng được! Còn tiền nhỏ hơn như xu, hào thì trả bằng tem, vé xe buýt... Giữa lúc đó, quân Nhật phát hành ồ ạt giấy bạc 500 đồng dưới danh nghĩa Ngân hàng Đông Dương khiến đồng bạc bị phá giá, giá sinh hoạt nhảy vọt.

Thấy dân tình lầm than, khốn khổ, một cổ hai tròng, Dương Tử Giang bèn viết bài đả kích và kêu gọi dân chúng vùng lên, đăng trên tờ Hạnh Phúc. Vậy là tờ báo bị đóng cửa, giám đốc, quản lý ra hầu tòa! Có lẽ đây là bài báo “làm tờ báo bị đóng cửa” đầu tiên của Dương Tử Giang.

Sau đó ông tham gia viết cho một số tờ báo cách mạng như Thanh Niên Mới, Ngày Mai. Khi các tờ báo này chuyển vào chiến khu, Dương Tử Giang chủ trương tờ Văn Hóa với tôn chỉ “đấu tranh cho thống nhứt dân tộc, cho một nền hòa bình bền vững” với bộ biên tập gồm Dương Tử Giang, Trúc Khanh, Khổng Dương và Hoàng Tấn.

Hội thi Tìm hiểu giá trị lịch sử - văn hóa năm 2016 15

Văn Hóa số 1 ra ngày 10/11/1946 có bốn trang khổ (27 x 38) cm có ba bài chiếm 3/5 tờ báo là bài ca ngợi Nguyễn Ái Quốc (mục Anh hùng tạo thời thế), bài giới thiệu giáo sư Phạm Thiều, một trí thức của Sài Gòn (mục Nhân vật - lúc này giáo sư đã tham gia kháng chiến) và bài thơ Ly rượu thọ của Tố Hữu (mục thơ) khiến cả làng báo ngạc nhiên! Tờ Văn Hóa đã công khai ca ngợi lãnh tụ cách mạng, ca ngợi kháng chiến, đả kích mạnh nhà cầm quyền.

Khi bác sĩ Nguyễn Văn Thinh tự tử ngày 10/11/1946, Pháp đưa bác sĩ Lê Văn Hoạch, một người “từng chạy theo Nhật sau ngày 9/3/1945” và ngay lập tức ông ta bị báo Văn Hóa “dập” liền. Bài viết ấy là của Dương Tử Giang, có câu: “Giỏi nghề mần quan, Rành nghề bắt mạch, Lê gót thành thị đến thôn quê. Thân chủ là Tây, ta, Chà, Khách...”7.

Báo Văn Hóa số sau tết 1947, Dương Tử Giang trong bài viết “Quyền tối thượng của nhà văn” đả kích thẳng tay chính sách kìm kẹp báo chí của chính quyền thực dân và tay sai. Đồng thời ông cũng đả kích quân đội Pháp, điều mà trước nay chưa có báo nào dám làm, nói rõ “quân đội Pháp sang Việt Nam không phải để bảo vệ cho ai cả mà chỉ để xâm chiếm một nước Việt Nam độc lập và có chủ quyền, để đập đầu trí thức, cướp bóc tài sản và giết hại người Việt Nam”8. Thực dân tịch thu số báo, đóng cửa tờ báo, bỏ tù Dương Tử Giang ba tháng ở bót Catinat. “Tôi chưa thấy nhà văn nào say mê làm báo như anh. Có thể nói anh làm báo để viết văn, dùng văn để động viên toàn dân tham gia cứu nước”9. Bị nhốt trong Khám lớn Sài Gòn, ông vẫn tham gia viết báo bí mật trong tù. Ông viết cho tờ Tiếng tù, chuyên về kịch trường. Thời gian này, ông viết tuồng hát bội Chuồng báo, sau này đăng báo công khai gây chấn động mạnh trong làng báo.

Ra tù, Dương Tử Giang tham gia ngay vào ban biên tập tờ Nay... Mai, do Khuông Việt (Lý Vĩnh Khuôn) đứng tên. Nay...Mai ra số đầu ngày 19/5/1947 thì bị đóng cửa hai tháng vì “viết bài ca ngợi Hồ Chủ tịch (đăng cả hình) lên trang nhứt”. Sau đó tục bản được 19 số nữa thì bị đóng cửa10. Vừa dứt Nay...Mai thì người ta thấy tên Dương Tử Giang phụ trách mục thơ và viết truyện ngắn trên tờ Tiếng Chuông của Đinh Văn Khai.

Không lâu sau ông đã trở thành quản lý tờ Justice do Fernand le Gros làm giám đốc chính trị. Dù là “báo tiếng Pháp” nhưng nội dung chống chính quyền nên tờ báo chỉ sống được bốn số từ ngày 04/3 đến 14/3/1948 là bị cấm. Mấy

7 . Hồi ký Mai Văn Bộ, Sđd. 8 . Hồi ký Mai Văn Bộ, sđd. 9 . Ba nhà báo Sài Gòn, Trần Nhật Vy, NXB Văn hóa- Văn nghệ, 2015, tr 29. 10 Hồi ký Mai Văn Bộ, Sđd.

Hội thi Tìm hiểu giá trị lịch sử - văn hóa năm 2016 16

tháng sau, ông lại trở thành chủ biên tờ Phụ Nữ do bà Lê Huỳnh Mai làm chủ nhiệm, tờ báo cũng sống được sáu số từ ngày 01/5 đến 05/6/1948.

Hai tháng sau, ông trở thành giám đốc kiêm chủ bút tuần báo Em bộ mới của bà Nguyễn Minh Nguyệt, tòa soạn đặt ở 232 Galliéni (nay là Trần Hưng Đạo). Trong tờ Em ra số ngày 01/11/1948, ông đăng tuồng Chuồng báo phê phán chính quyền quản lý báo chí giống như nhốt thú vật trong chuồng. Ngày 09/11/1948, chủ báo đã nhận được văn bản của đốc phủ sứ Lê Tấn Nẫm (bộ trưởng phụ trách thông tin của chính phủ Nguyễn Văn Xuân thành lập tháng 10/1947).

Tờ báo Em (năm 1948)

Hội thi Tìm hiểu giá trị lịch sử - văn hóa năm 2016 17

Văn bản có nội dung: “Tôi hân hạnh báo cho bà biết rằng tạp chí ra hằng tuần của bà, Em, trong số báo ngày 01/11/1948 có đăng một vở tuồng tựa là Chuồng báo... Như vậy hiển nhiên bà cố cản ngăn những quan hệ tốt đẹp giữa công quyền và những đại diện của báo chí và cố chống lại hoạt động của chánh phủ. Do đó, chúng tôi rất lấy làm tiếc thông báo cho bà rằng tờ tạp chí của bà bị đóng cửa vô thời hạn kể từ ngày 01/11/1948”.

Thế nhưng Dương Tử Giang vẫn là Dương Tử Giang, vẫn dấn thân và máu lửa với nghề. Khi ông vừa nhận làm giám đốc kiêm chủ bút tờ Việt Báo thì chủ nhiệm Phạm Minh Kiên nhận được công văn cảnh cáo của Bộ Thông tin ngày 15/1/1949. “Tôi hân hạnh báo cho ông biết rằng ông Nguyễn Tấn Sĩ tự Dương Tử Giang, người mà ông giao quản lý tờ Việt Báo của ông, đã biến đổi tờ báo này hoàn toàn thành những tập sách, trong đó ông ta cố ý đăng những tiểu thuyết dịch ca tụng những người cách mạng... Do đó, tôi ra lịnh cho ông xuất bản tờ báo ông trở lại theo hình thức ban đầu, bằng không tôi bắt buộc phải rút giấy phép của ông”.

Tờ Việt Báo (năm 1949)

Hội thi Tìm hiểu giá trị lịch sử - văn hóa năm 2016 18

Đến năm 1954, Dương Tử Giang được tổ chức bố trí ở lại Sài Gòn tiếp tục chiến đấu bằng nghề của mình: làm báo!

Ông ra tờ Bình Dân để tiếp tục đấu tranh cho hòa bình thống nhất đất nước. Soạn giả Mai Quân (Huỳnh Kim Thạch) kể: “Anh mời tôi về làm thơ ký tòa soạn. Tôi hình dung tòa soạn của một tờ báo ắt bề thế, quy củ lắm. Dè đâu anh lập tòa soạn tại nhà in. Bài vở viết tại đây, in tại đây, phát hành luôn tại đây. Chủ nhà in nói anh thiếu chịu không biết bao nhiêu, in năm bảy số mới trả tiền lần lần, anh làm báo theo kiểu nhà nghèo”. Đã vậy, cuộc sống riêng của ông cũng không khá gì hơn. “Sáu cây cột tre chênh vênh. Vách và mái lá bằng lá tấm, bề ngang độ hai thước rưỡi, bề sâu độ ba thước. Trong nhà có một cái giường lót vạt tre, lỏng chỏng mấy cái cà ràng, ông táo. Thế là hết! Chỉ mấy thước vuông, đó là nơi ăn, nơi ở, nơi nấu nướng, tiếp khách của cả gia đình anh. Trên giường chất chồng đống báo cháy dở... Có phải chăng, từ khi trở về thành, sau Hiệp định Genève cho tới ngày nhắm mắt, anh chưa một đêm nào nằm ngay lưng trên một chiếc giường êm ấm? Thường thì anh ngủ trong tòa soạn, tại nhà in với mấy tờ báo trải trên bàn viết, trải trên mặt gạch”11.

Có thể nói rằng, từ năm 1946 - 1950, ông tham gia cộng tác với rất nhiều tờ báo như: Việt Báo, Điện Báo, Nguồn Sống, Thế giới, Thứ Năm, Văn Nghệ… qua các tờ báo công khai ở Sài Gòn, ông dùng ngòi bút làm vũ khí chiến đấu chống thực dân Pháp và tay sai một cách kiên cường, chính vì vậy chính quyền thực dân đã bắt ông giam một thời gian. Dù bị địch khủng bố và tìm mọi cách để ngăn chặn ngòi bút chiến đấu, hòng bẻ gãy và làm chùn bước của ông, nhưng đối với ông tuy bị giam cầm nhưng tâm hồn vẫn nóng bỏng tình yêu với nghề, canh cánh với tình hình đất nước. Tiêu biểu có sự kiện vào tháng 5/1950, do diễn thuyết trong đám tang nhà báo Nam Quốc Cang, ông bị địch truy lùng ráo riết. Nhờ có sự che chở của đồng bào ông đã thoát ly ra khu kháng chiến ở miền Tây Nam Bộ, cùng với Thiếu Sơn làm báo Cứu quốc và hoạt động văn nghệ ở chiến khu. Thời gian này, Dương Tử Giang còn viết một số kịch bản tuồng.

11 . Hồi ký Viễn Phương - Nhớ người năm ấy, Văn Nghệ TP.HCM ngày 23-10-1981.

Hội thi Tìm hiểu giá trị lịch sử - văn hóa năm 2016 19

Tờ báo Thế giới (năm 1950)

Năm 1954, ông trở lại hoạt động báo chí ở Sài Gòn. Ông thực hiện các báo Công lý, Điện báo rồi Duy tân. Tôn chỉ và mục đích của Dương Tử Giang là viết theo đường lối văn nghệ của Đảng - là đấu tranh đòi thống nhất đất nước, đấu tranh chống áp bức bất công. bấy giờ nhiều sách báo viết nhảm nhí, tình yêu lãng mạn, đồi trụy, khiêu dâm, rồi kiếm hiệp, phi thân, luyện kiếm, luyện pháp đầu độc trẻ con… Ngoài những nội dung khác, ông chủ trương viết truyện thiếu nhi lành mạnh để giáo dục trẻ em, nâng đỡ những mầm non văn nghệ, khuyến khích những cây bút viết tốt. Thời gian này, tuy ông và gia đình gặp cảnh khó khăn, nhiều chuyện không vui nhưng ông vẫn có cái nhìn lạc quan về xã hội, lửa chiến đấu trên mặt trận văn hóa trong ông vẫn tràn đầy nhiệt huyết.

*** Nước mắt tôi chợt rơi!

Tôi đã ngồi suốt hơn bốn giờ đồng hồ để nghe nhà báo Trương Võ Anh Giang kể về cuộc đời và sự nghiệp của ông Dương Tử Giang. Tôi đã nghe say mê, có cả những nụ cười khi được nghe về các chuyên hài hước trong khi còn trẻ liên quan đến ông và đến đây thì tôi đã khóc.

Thấy vậy, nhà báo Trương Võ Anh Giang tạm dừng câu chuyện, đi lấy cho tôi cốc nước và trở lên tầng lầu lục tìm gì đó. Tôi cảm thấy tim mình đau nhói. Có lẽ tôi thật sự quá xúc động khi được nghe về cuộc đời làm báo của Dương Tử Giang. Ông đã làm báo theo cách riêng của mình; không giống ai hết. Một nhà báo nghèo, chỉ có một trái tim yêu nước nồng nàn, đau với nỗi đau của dân tộc; một ngòi bút sắc nhọn hơn bất kỳ thứ vũ khí nào, chiến đấu không

Hội thi Tìm hiểu giá trị lịch sử - văn hóa năm 2016 20

ngừng nghỉ. Tôi đã đặt cho bản thân rất nhiều lần câu hỏi: Tại sao? Tại sao ông không thể giống như những nhà báo như trong vở “Chuồng báo”? Nếu như thế, ông sẽ được thoải mái, tận hưởng cuộc sống tốt đẹp hơn; không bị ai dòm ngó, dọa nát, ...

Thế rồi tôi cũng tự tìm câu trả lời cho mình. Đúng thế, chỉ có người chiến sĩ trên mặt trận văn hóa, tư tưởng như ông với một trái tim yêu nước nồng nàn, tình yêu tổ quốc trong ông đã vượt qua cả những đói khổ vật chất đời thường, đau với nỗi đau của dân tộc. Ông không có gì để cùng với dân tộc vượt qua và chiến đấu với kẻ thù xâm lược bằng ngay chính ngòi bút của mình. Chính những bài báo, truyện tiểu thuyết, tuồng hát bội… của ông là tài liệu tuyên truyền sắc bén, nhanh nhất, hiệu quả nhất đến với quần chúng nhân dân lúc bấy giờ.

Tôi nhớ lại khi ông trên cương vị của một ông bầu nghệ thuật, vẫn theo kiểu cách riêng đó. Ông không quan trọng “kinh doanh” gánh hát để thu lời được bao nhiêu mà chỉ cốt được hoạt động tuyên truyền tới nhân dân, phục vụ cách mạng. Và giờ đây, cây bút của ông lại đang chiến đấu ngay trong lòng địch. Nơi mà nguy hiểm lúc nào cũng rình rập xung quanh ông. Ông chiến đấu đến mức trong giới báo chí Sài Gòn lúc bấy giờ đều nói rằng” “sợ lây cái huông của thằng chả”. Ông không quan tâm họ nói gì, ông chỉ quan tâm đến vận mệnh của đất nước đang còn nằm dưới ách đô hộ của thực dân. Ngày nào, đất nước còn bóng kẻ thù xâm lược thì ngày đó ông còn chiến đấu bằng chính những trang viết của mình.

Tìm hiểu về cuộc đời ông mới thấy rằng câu chuyện làm báo thời xưa quá đỗi gian nan, ra báo dễ, mà bị bắt, bị đóng cửa cũng rất dễ. Thế nên, Dương Tử Giang đã phải lăn lộn trong chiến trường không súng đạn của mình với lòng kiên quyết không lùi bước, dẫu rằng, ông hoạt động ở tờ báo nào, là tớ báo đó… bị đóng cửa. Nghe có vẻ hóm hĩnh nhưng cũng vô vàng cay đắng.

Khởi đầu là tờ Thanh Niên - trang báo mà Dương Tử Giang cộng tác đầu tiên khi chính thức bước vào làng báo năm 1943. Với xu hướng cách mạng rõ rệt, tờ báo này bị đóng cửa vào tháng 9 năm 1944. Rồi đến tờ Hạnh Phúc cũng bị đóng cửa bởi chính bài báo đả kích và kêu gọi dân chúng vùng lên trong nạn khan tiền lẻ của Dương Tử Giang. Tiếp đó là Báo Văn Hóa rồi đến báo Nay... Mai. Nay… Mai bị đóng cửa, người ta thấy lại tên Dương Tử Giang phụ trách mục thơ và viết truyện ngắn trên tờ Tiếng Chuông của Đinh Văn Khai…

Vòng xoay “tham gia viết báo - trang báo bị đóng cửa - rồi lại tiếp tục viết báo khác” cứ như một điệp khúc lập đi lập lại. Trong cái điệp khúc ấy, dẫu cho bị bắt, bị tù đày, bị chính quyền thực dân đàn áp như thế nào thì khi ra tù, Dương Tử Giang vẫn dấn thân và máu lửa với nghề báo. Chưa một phút giây

Hội thi Tìm hiểu giá trị lịch sử - văn hóa năm 2016 21

nào ông cảm thấy nản lòng nhục chí. Thế mới nhận thức rõ tình yêu của ông dành cho nghề, cho lí tưởng đấu tranh cách mạng bền vững đến thế nào.

Nhà giáo, nhà văn yêu nước Thẩm Thệ Hà - Người bạn thân của Dương Tử Giang từng nhận xét: Tranh đấu vừa giải phóng dân tộc, vừa cải tạo xã hội, Dương Tử Giang là con người say mê báo chí, hết làm tờ báo này đến là tờ báo khác. Tờ báo này bị đóng cửa là làm tờ báo khác ra. Cũng như hết tờ Văn Hóa, rồi đến tờ Thế Giới rồi đến tờ Tiểu thuyết thứ 5, luôn luôn làm báo. Làm báo một cách say mê. Như lúc đó thì báo chí Sài Gòn nói chung, các nhà văn, kí giả, nhà thơ nói chung đều có cảm tình với Dương Tử Giang, là nhà văn tranh đấu, nhà văn yêu nước thật sự, không biết mệt mỏi, không biết sợ hãi là gì.

Chính vì khát vọng đấu tranh cho hòa bình thống nhất đất nước ấy, Dương Tử Giang miệt mài làm việc cho lý tưởng cao đẹp mà không màn đến cuộc sống riêng của chính mình.

Tính cách gần gũi, cuộc sống giản dị đơn sơ, thế nhưng ngòi viết của Dương Tử Giang lại trù phú câu từ đanh thép đánh thẳng vào kẻ thù không khoan nhượng. Một ví dụ điển hình có thể minh chứng cho sự gan dạ dũng cảm của Dương Tử Giang, đó là vào năm 1946, sau đám tang học sinh Trần Văn Ơn, người bị Pháp bắn chết, Chính phủ Trần Văn Hữu và Nguyễn Văn Tâm quay ra đàn áp mạnh báo chí. Chúng cho bọn mật vụ ám sát hai ký giả yêu nước Nam Quốc Cang và Đinh Xuân Tiếu. Ấy thế mà trong đám tang Nam Quốc Cang, ông đã leo lên cột đèn, hiên ngang đứng diễn thuyết tố cáo âm mưu đê hèn của địch. Trên tờ Tuần báo thứ Năm, trong đó có bài thơ Dương Tử Giang khóc Nam Quốc Cang, có đoạn:

Nam Quốc Cang! Nam Quốc Cang!

Bởi anh không chịu, anh mới khổ

Bị giam sáu tháng còn mắc nợ

Ngày chết vẫn còn tạm tự do

Ai muốn xử anh theo xuống đó!

Lời thơ giản dị ấy đã gây xúc động trong giới đồng bào lúc bấy giờ. Sau đó, ông bị truy nã. Nhưng chẳng hề chi, ông rời Sài Gòn và lại tiếp tục làm báo ở khu 9 cho tới khi bi địch bắt giam.

BỊ BẮT VÀ HY SINH Dương Tử Giang đã sống cho nghề báo, đấu tranh bằng nghề báo và hy

sinh cũng cho nghề báo của mình. Tháng 10 năm 1955, ông bị bắt trong khi

Hội thi Tìm hiểu giá trị lịch sử - văn hóa năm 2016 22

đang chỉnh sửa cho tờ Duy Tân, với tội “làm trưởng ban văn nghệ Việt cộng ở Sài Gòn”.

Dương Tử Giang bị giam ở bót Catinat, rồi bị đày lên trại giam Tân Hiệp, Biên Hòa. Đây là một trong sáu nhà lao lớn nhất miền Nam và là nhà tù lớn nhất Đông Nam Bộ. Trong thời gian nhà lao này hoạt động, hàng trăm chiến sĩ cách mạng và đồng bào yêu nước của ta đã bị giết hại hoặc đánh đập, tra tấn đến tàn phế, nhưng không thể khuất phục được ý chí chiến đấu kiên cường của những chiến sĩ cách mạng - trong đó có Dương Tử Giang.

Trung tâm cải huấn (Nhà lao Tân Hiệp - Biên Hòa)

- Nơi Dương Tử Giang bị giam Dù bị giam tại nhà tù Tân Hiệp, ông vẫn tiếp tục đấu tranh với kẻ thù theo

cách riêng của mình. Trong một lần giảng địa lý cho học viên lớp bổ túc văn hóa trong nhà tù, ông nói: “Nước Việt Nam là của người Việt Nam, một đất nước anh hùng có bốn ngàn năm lịch sử, một dải giang sơn gấm vóc chạy dài từ Nam chí Bắc. Ai chủ trương phân chia Tổ quốc là có tội. Vĩ tuyến 17 chỉ là ranh giới tạm thời”. Ngay lập tức, bọn công an rình rập bên ngoài xông bào bắt ông. Bọn chúa ngục buộc ông phải nói những điều ngược lại và hứa sẽ “thông cảm” nếu ông “biết điều”. Nhưng không, ông vẫn là ông, vẫn anh dũng, gan dạ, ngoan cường và nhìn thẳng vào mặt chúng nói rằng: “Chân lý vẫn là của Galilê”. Chúng đã hành hạ ông tàn bạo. Máu ông đổ xuống mặt, tâm hồn ông tỏa rạng thành nụ cưới trên môi. Những trận đòn khốc liệt càng hun đúc thêm tinh thần của nhà báo cách mạng tài ba. Trong bốn bức tường của nhà ngục ông lại làm thơ “Giữ dạ sắt đinh” với những lời lẽ mới:

Hội thi Tìm hiểu giá trị lịch sử - văn hóa năm 2016 23

“Tàn bạo nào ngăn được bất bình

Một dòng máu đỏ, một niềm tin

Khảo tra không nhụt lòng gang thép

Lừa mị đâu mềm dạ sắt đinh

Máu lệ dẫu chan hòa ngục thất

Tâm hồn vẫn rực lửa bình minh

Con đường tranh đấu con đường sống

Mãi mãi bên nhau vẹn nghĩa tình.”

Đây là một lời cam kết, một lời thề với lý tưởng, với đồng bào, đồng chí và với cả chính ông. Cuối năm 1956, Dương Tử Giang cùng hàng trăm tù nhân chính trị nổi dậy phá khám Tân Hiệp. Đây là cuộc vượt ngục lớn chưa từng có trong lịch sử kháng chiến chống Mỹ của dân tộc ta, là tiếng súng bạo lực cách mạng đầu tiên ở miền Nam. Giữa những hàng rào dày đặc dây thép gai và họng súng của quân thù, những chiến sĩ Cộng sản tay không tấc sắt đã mưu trí, dũng cảm đứng lên giải thoát 462 tù chính trị trở về với cách mạng. Trong số tù nhân vượt ngục có các chiến sĩ cách mạng như Bảy Tâm, Hai Thông, Lý Văn Sâm… đã trở thành những hạt nhân nòng cốt cho phong trào Đồng Khởi sau này. Còn Dương Tử Giang, trong lúc địch và ta bắn nhau ác liệt, ông đã vượt qua cổng ngục, khi tới suối Đồng Tràm thì bị trúng đạn rồi nằm sấp bên bờ suối, mãi mãi ra đi, trên tay vẫn còn ôm chặt cây đàn ghita…

Một góc phù điêu tái hiện Cuộc nổi dậy phá nhà lao Tân Hiệp - Biên Hòa (02/12/1956)

Hội thi Tìm hiểu giá trị lịch sử - văn hóa năm 2016 24

Dương Tử Giang đã ra đi, để lại lời nhắn nhủ cuối cùng cho người bạn tù Lý Văn Sâm của mình rằng: “Trong hai thằng chúng mình, trận này, nếu một đứa hy sinh, thì đứa còn lại phải sống bằng tiềm lực của hai đứa cộng lại”.

Tôi đã xúc động nghẹn ngào khi nghe đến dòng tâm sự ấy của nhà văn Lý Văn Sâm khi ông kể về người bạn tù thân thiết nhất trong quyển Hồi ký của mình. Đó là người mà Lý Văn Sâm nhận định là một nhà báo tài năng, một cây bút đánh địch sắc sảo, một người bạn chí tình, chí nghĩa với anh em.

“… Hãy sống bằng tiềm lực của hai đứa cộng lại”. Hãy biến tất cả sự hy sinh mất mát này thành sức mạnh để tiếp tục thay ông vững bước trên con đường đấu tranh cho tổ quốc hòa bình.

Ông ra đi khi trên người đang mặc bộ bà ba trắng (màu yêu thích của ông) mà mẹ ông gói gắm gửi cho. Màu trắng tinh khôi như chính tấm lòng không tì vết của ông, cả một đời sống và cống hiến cho tổ quốc, cho cách mạng. Cây đàn ghita - “người bạn tù” thân thiết đã cùng ông chống chọi với những trận đòn roi của kẻ thù. Giờ đây, ông đã hy sinh; không còn những ngày bên nhau cùng đồng đội ca hát, diễn các tuồng hát bội như “Nợ nước thù nhà” nữa; không còn cùng nhau thức trắng đêm tâm sự, hàn huyên, kể nhau nghe những chuyện vui buồn trong cuộc sống, những dự định, ước mơ về ngày mai đất nước độc lập, …

Ông đã về với đất mẹ nhưng tiếng đàn ghita ngày nào của ông chắc chắn sẽ còn vang mãi, tiếp tục tấu lên những bản hùng ca bất tận, truyền lửa cho thế hệ trẻ hôm nay và mai sau về truyền thống tranh đấu chống kẻ thù xâm lược, một lòng hướng về cuội nguồn dân tộc Việt Nam.

Dương Tử Giang - một đảng viên cộng sản, chiến sĩ cách mạng kiên trung, nghĩa dũng khiến cho những người làm báo phải học tập, noi theo. Suốt thời gian kháng chiến chưa bao giờ ông từ chối một công tác khó khăn nào, chưa bao giờ lẩn tránh một gian nguy, khổ cực nào. Tuổi thanh xuân ông đã hiến trọn đời mình cho đại nghĩa, con đường chính nghĩa đó ông đã đi tới cùng, tấm gương sáng hy sinh cho lý tưởng mãi là bài học vô giá mà cả dân tộc Việt Nam ta nhất là thế hệ trẻ phải gìn giữ và noi theo.

Trong sự nghiệp báo chí, Dương Tử Giang được đánh giá là người có công trong sự trao đổi ý kiến về đường lối sáng tác văn nghệ nói chung, có nhiều kinh nghiệm lý luận và là người hiền lành vui vẻ. Ông là một nghệ sĩ đa năng, có tài dùng báo chí để nói lên suy nghĩ, quan điểm của mình về văn hóa và về thời cuộc...

Với những đóng góp của ông cho sự nghiệp báo chí cách mạng Việt Nam, năm 1995, Dương Tử Giang được truy tặng huy hiệu “vì sự nghiệp báo chí Việt

Hội thi Tìm hiểu giá trị lịch sử - văn hóa năm 2016 25

Nam”. Hiện nay, bút danh Dương Tử Giang đã được một số địa phương trong cả nước trong đó có tỉnh Đồng Nai chọn đặt tên đường.

Tác giả bên đường Dương Tử Giang

(Biên Hòa) Tác giả bên đường Dương Tử Giang

(quận 5, tp. Hồ Chí Minh)

Ngày 6/9/2007, Ủy ban Nhân dân tỉnh Đồng Nai đã ra quyết định số 2854/QĐ-UBND, theo Nghị quyết số 91/2007/NQ-HĐND, ngày 25/7/2007 của HĐND tỉnh Đồng Nai về việc đặt tên, đổi tên đường và công trình công cộng tại thành phố Biên Hòa, theo đó con đường mới mở có điểm đầu nối với đường Phan Trung (đường 5 cũ) và điểm cuối nối với đường Nguyễn Ái Quốc thuộc phường Tân Tiến được mang tên Dương Tử Giang. Đoạn đường dài 570m, rộng 10.5m. Đường chạy ngang qua nhà tù Tân Hiệp, di tích cách mạng cấp quốc gia, nơi ông và các đồng chí đảng viên cách mạng bị giam giữ, đã đứng lên đấu tranh và tham gia phá khám vào ngày 02/12/1956. Cùng đó, Hội Nhà báo tỉnh Đồng Nai cũng tổ chức Giải Báo chí Dương Tử Giang dành cho các nhà báo của tỉnh, đây là niềm mơ ước của rất nhiều nhà báo ở Đồng Nai và cũng là niềm tự hào của những nhà báo đạt được danh hiệu này.

Hội thi Tìm hiểu giá trị lịch sử - văn hóa năm 2016 26

NHỮNG NỖI NIỀM CÒN LẠI

Ông hy sinh để lại niềm tiếc thương không chỉ với dân tộc, bạn bè, đồng chí, đồng đội mà hơn cả đó là gia đình, đặc biệt người mẹ già và những đứa con thơ còn ngây dại.

Người mẹ của ông đã phải chịu cảnh “Đầu bạc khóc đầu xanh”. Có nỗi đau nào hơn thế không! Một người mẹ yêu thương ông hết mực, đã chở che cho ông trong những ngày còn hoạt động tại Sài Gòn. Nhớ lúc ông đi kháng chiến về, mẹ vẫn tiếp tay cho ông để được ra tờ báo. Tờ Công Lý chết, mẹ mượn tiền cho ông ra tờ Điện Báo… Mẹ vẫn dự tính mượn tiền cho ông lập hát bội. Thế nhưng, ngày mồng tám tháng 10 năm 1955, con trai mẹ bị mật vụ hốt lên taxi chở về bót Catinat, rồi sau đó đày lên trại giam Biên Hòa, mẹ lại đi thăm nuôi con như năm nào bị tù tại khám Sài Gòn. Mẹ coi việc chăm sóc, nuôi dưỡng, động viên con trai bị ở tù là nghĩa vụ thiêng liêng của mẹ.

Có một bà mẹ không bao giờ đinh ninh rằng con trai mình đã đền nợ nước trước trại giam Biên Hòa buổi chiều ngày mồng hai tháng Chạp năm 1956. Theo lời kể của họa sĩ Dũng Tiến, một người bạn cũ của ông kể lại, thì trong khoảng một vài năm, sau cái ngày ông hy sinh, mẹ vẫn cụ bị mua sắm thức ăn, quà bánh đi thăm con, mẹ vẫn tin sắt đá là ông vẫn còn sống và cho tới khi đơn thăm nuôi của mẹ bị bọn gác ngục trả lại kèm theo câu nói chua lè “con bà tiêu mạng rồi”, thì mẹ vội vàng đính chính ngay với mọi người: “Nó vẫn còn sống. Chắc là nó bị đưa ra đảo rồi”.

Ngày ngày mẹ vẫn ngồi bán báo ở chỗ cũ. Báo của mẹ bán hết rất sớm. Thương ông, nhớ ông, người dân Sài Gòn nhất là những người bạn đồng nghiệp cũ của ông, đã kín đáo tìm mọi cách giúp đỡ mẹ. Mấy ai biết được điều gì bí ẩn đang được mẹ cất giấu trong lòng.

“Mẹ ơi, mẹ đã hiến dâng cho đất nước người con trai hừng hực lửa hành động. Sanh con, mẹ đã sanh cả tấm lòng của con. Anh Giang tự hào được làm con của mẹ. Và con cũng thấy hả lòng được có một người anh lớn như anh Giang. Con lấy điều được mẹ hiểu con, tin con như anh Giang làm điều hạnh phúc. Anh Giang từng nói: Quyết không để tâm hồn mình rỉ sét”. Anh Giang đã nói như vậy và làm đúng như vậy, thưa mẹ.

Máu lệ dẫu chan hòa ngục thất

Tâm hồn vẫn rực lửa bình minh”12

12 . Tuyển tập Lý Văn Sâm - Một bài thơ một cuộc đời, Đồng Nai, năm 1991.

Hội thi Tìm hiểu giá trị lịch sử - văn hóa năm 2016 27

Tâm hồn ông đã hóa thành ngọn lửa trong thơ, hào quang trong địa ngục, võ khí của một con người chưa hề cam tâm chịu bại trận. ông đã không ngừng tấn công bất cứ loại thù địch nào.

Tôi biết rằng, ngày còn sống, mẹ nghe kể về ông chắc đau xót vô cùng. Bởi lẽ, máu của ông là máu của mẹ, máu của dân tộc Việt Nam. Tôi biết mẹ nuôi ông như trứng mỏng từ hồi ông còn đỏ hỏn trong đôi bàn tay bồng ẳm của mẹ. Thế nhưng khi đất nước cần đến đứa con trai của mẹ thì mẹ chẳng những không ngăn cản mà còn tiếp thêm đôi cánh cho tình cảm lớn đó bay về hướng mặt trời. Tấm lòng mẹ bao la như trời bể, tuy chưa làm trọn đạo hiếu với mẹ nhưng ông đã làm tròn bổn phận một người con của dân tộc Việt Nam. Tôi chắc rằng mẹ luôn tự hào và không bao giờ trách ông.

Nỗi niềm của ông còn lại với cả vợ và những người con thân thương. Một lần, ông viết thư và tâm sự với nhà báo Lý văn Sâm rằng: Mới đây, tao được tin bà già cho biết vợ tao đã lấy chồng khác. Thằng Nam và con Nữ không ở được với cha ghẻ, đã trở lên Sài Gòn với nội. Mày có buồn lắm không Sâm? Buồn chi mậy? Má thằng Nam không khảm nổi gia đình từ hồi tao còn ở nhà. Nghèo túng đã gặm mòn những cái gì quý báu nhất buổi ban đầu. Một người yếu đuối như má thằng Nam khó mà vượt qua nghịch cảnh. Tao thương nhiều hơn là giận. thôi thì phải hết sức dập tắt ưu phiền để mà vui với công việc.

Tôi xin đề cập đến cuộc sống riêng, gia đình nhỏ của ông ở đây để thấy một điều rằng ông một người có tấm lòng cao thượng, bao dung. Sự bao dung của ông dành cho người vợ trẻ - vì không chịu nổi cuộc sống cơ hàn mà ra đi. Tình yêu thương ông dành cho gia đình rất nhiều nhưng vì nợ nước, thù nhà chưa trả hết thì tình riêng ông đành gác lại. Một con người với trái tim nhận hậu. tôi ngưỡng mộ ông. Những người con mất cha sớm, sống trong tình yêu thương của mẹ và nội, rồi cũng trưởng thành và có những đóng góp nhất định cho dân tộc Việt Nam như tôi đã trình bày trước đó.

Những nỗi niềm riêng ông chôn giấu trong lòng. Những bất hạnh của số phận, những nỗi đau sâu kín của riêng đời thường không làm ông chùn bước, trái lại bước chân vẫn luôn băng băng đi tới với ngòi bút vươn cao tuyên ngôn “chở đạo, đâm gian” mà người đồng hương vong niên - cụ Đồ Chiểu đã khắc vào lịch sử.

Đó là tinh thần lạc quan, yêu đời và tin vào ngày mai tươi sáng như những lời ông để lại cho đời trong bài “Giữ dạ sắt đinh” và được nhạc sĩ Lưu Cầu phổ nhạc.

Hội thi Tìm hiểu giá trị lịch sử - văn hóa năm 2016 28

Hội thi Tìm hiểu giá trị lịch sử - văn hóa năm 2016 29

***

Tôi - một đảng viên trẻ, được sinh ra trong thời bình, những mất mát, đau thương của chiến tranh chưa một lần và sẽ không bao giờ hiểu được. Tìm hiểu, viết về ông, bản thân tôi đã học được ở ông rất nhiều. Trước hết, đó là lòng yêu nước, yêu dân tộc vô bờ bến; đó là dám chiến đấu, hy sinh khi tổ quốc cần.

Ông không ngại khó, ngại khổ, dám xông pha trên mọi chiến trường và chiến đấu đến hơi thở cuối cùng vì dân tộc. Ông chưa một lần chấp nhận thỏa hiệp với kẻ thù, luôn đặt lợi ích của quốc gia, dân tộc lên trên lợi ích của cá nhân.

Tinh thần phê bình và tự phê bình của ông là một trong những đức tính tôi sẽ học tập và noi theo đặc biệt là đối với một đảng viên trẻ, một viên chức nhà nước, điều đó cần thiết hơn bao giờ hết.

Yêu thương tất cả mọi người, hòa đồng cùng đồng chí, đồng đội. Những phẩm hạnh và tài năng của một người cầm bút như ông, một lòng một dạ sắt son với lý tưởng cách mạng. Ngòi bút rực lửa đấu tranh ấy luôn xông pha từ bưng biền đến chốn thị thành, kể cả giữa nơi giam cầm khắc nghiệt của nhà tù Mỹ - ngụy, ngòi bút của ông vẫn tỏa sáng niềm tin vào sự tất thắng của cách mạng.

Tôi học tập ở ông bởi một người vô cùng giản dị, khiêm tốn, nhân hậu. Luôn nêu cao tinh thần học hỏi và ham đọc sách, nâng cao kiến thức.

Cũng nhân dịp này tôi xin bày tỏ một số ý kiến góp ý, rất mong các đơn vị có liên quan có thể xem xét.

- Hi vọng trong thời gian tới, có thể chỉnh sửa lại nội dung bia mộ ông tại nghĩa trang liệt sĩ thành phố Hồ Chí Minh cho đúng sự thật, đặt ảnh chân dung ông vào.

- Tiếp tục tổ chức triển khai công tác tìm kiếm hài cốt các liệt sĩ hy sinh tại di tích nhà lao Tân Hiệp.

Hội thi Tìm hiểu giá trị lịch sử - văn hóa năm 2016 30

CÂU 2:

CẢM XÚC VỀ TẤM GƯƠNG CỦA MỘT TRONG NHỮNG VỊ ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI Ở ĐỒNG NAI QUA CÁC NHIỆM KỲ ĐÃ QUA ĐỜI

PHẦN I:

QUỐC HỘI VIỆT NAM VÀ ĐOÀN ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI TỈNH ĐỒNG NAI QUA CÁC NHIỆM KỲ

Kể từ lần đầu tiên người dân Việt Nam được thực hiện quyền làm chủ của mình là tự do bầu các đại biểu vào quốc hội, đến nay đã tròn 70 năm và đã qua 13 nhiệm kỳ hoạt động. quốc hội Việt Nam hoạt động ngày càng trí tuệ, dân chủ, chất lượng, hiệu quả, đặc biệt trong thời kỳ đổi mới, hội nhập phát triển. Những ngày bầu cử Quốc hội đã trở thành ngày hội của toàn dân, tạo nên một không khí phấn khởi, tin tưởng, một sức mạnh mới với quyết tấm mới trong công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và phát triển đất nước thực hiện mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh” như Bác Hồ từng mong muốn.

Tác giả tại triển lãm chuyên đề về Quốc hội tại Bảo tàng Đồng Nai

Hội thi Tìm hiểu giá trị lịch sử - văn hóa năm 2016 31

Trải qua 70 năm, quốc hội Việt Nam đã có những bước phát triển vượt bậc., Do điều kiện lịch sử nên trừ khóa I với 4 đại biểu, Quốc hội các khóa II, III, IV, V tỉnh Đồng Nai cũng như các tỉnh Nam bộ không có đại biểu tham gia.

Đến năm 1976, sau khi nước nhà hoàn toàn thống nhất, tỉnh Đồng Nai có 13 đại biểu trúng cử vào Quốc hội khóa VI (1976 - 1981). Cuộc bầu cử Quốc hội khóa VI là kết quả của quá trình đấu tranh 45 năm của nhân dân Việt Nam vì độc lập, thống nhất dân tộc, dân chủ nhân dân và chủ nghĩa xã hội.

Quốc hội các khóa VII (1981 - 1987), Khóa VIII (1987 - 1992), Khóa IX (1992 - 1997), khóa X (1997 - 2002), khóa XI (2002 - 2007), khóa XII (2007 - 2011), Khóa XIII (2011 - 2016), Khóa XIV (2016 - 2021). Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Nai luôn thể hiện được vai trò của một tổ chức và những đại biểu dân cử tại địa phương cũng như khi tham gia bàn bạc, quyết định những vấn đề lập pháp, giám sát và những vấn đề trọng đại của đất nước, mở rộng quan hệ quốc tế, vì hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển…

Qua các nhiệm kỳ, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Nai thật sự trở thành nơi gửi gắm tâm tư, tình cảm, nguyện vọng của nhân dân đến cơ quan quyền lực cao nhất của nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; luôn xứng đáng với niềm tin và sự kỳ vọng của người dân.

DANH SÁCH VÀ HÌNH ẢNH ĐOÀN ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI TỈNH ĐỒNG NAI QUA CÁC NHIỆM KỲ

Hội thi Tìm hiểu giá trị lịch sử - văn hóa năm 2016 32

Hội thi Tìm hiểu giá trị lịch sử - văn hóa năm 2016 33

Hội thi Tìm hiểu giá trị lịch sử - văn hóa năm 2016 34

Hội thi Tìm hiểu giá trị lịch sử - văn hóa năm 2016 35

Hội thi Tìm hiểu giá trị lịch sử - văn hóa năm 2016 36

Hội thi Tìm hiểu giá trị lịch sử - văn hóa năm 2016 37

Hội thi Tìm hiểu giá trị lịch sử - văn hóa năm 2016 38

Hội thi Tìm hiểu giá trị lịch sử - văn hóa năm 2016 39

Hội thi Tìm hiểu giá trị lịch sử - văn hóa năm 2016 40

Hội thi Tìm hiểu giá trị lịch sử - văn hóa năm 2016 41

Hội thi Tìm hiểu giá trị lịch sử - văn hóa năm 2016 42

Hội thi Tìm hiểu giá trị lịch sử - văn hóa năm 2016 43

Hội thi Tìm hiểu giá trị lịch sử - văn hóa năm 2016 44

Hội thi Tìm hiểu giá trị lịch sử - văn hóa năm 2016 45

Hội thi Tìm hiểu giá trị lịch sử - văn hóa năm 2016 46

Hội thi Tìm hiểu giá trị lịch sử - văn hóa năm 2016 47

Hội thi Tìm hiểu giá trị lịch sử - văn hóa năm 2016 48

Hội thi Tìm hiểu giá trị lịch sử - văn hóa năm 2016 49

Hội thi Tìm hiểu giá trị lịch sử - văn hóa năm 2016 50

Hội thi Tìm hiểu giá trị lịch sử - văn hóa năm 2016 51

Hội thi Tìm hiểu giá trị lịch sử - văn hóa năm 2016 52

Hội thi Tìm hiểu giá trị lịch sử - văn hóa năm 2016 53

Hội thi Tìm hiểu giá trị lịch sử - văn hóa năm 2016 54

Hội thi Tìm hiểu giá trị lịch sử - văn hóa năm 2016 55

Hội thi Tìm hiểu giá trị lịch sử - văn hóa năm 2016 56

Hội thi Tìm hiểu giá trị lịch sử - văn hóa năm 2016 57

Hội thi Tìm hiểu giá trị lịch sử - văn hóa năm 2016 58

Hội thi Tìm hiểu giá trị lịch sử - văn hóa năm 2016 59

Hội thi Tìm hiểu giá trị lịch sử - văn hóa năm 2016 60

Hội thi Tìm hiểu giá trị lịch sử - văn hóa năm 2016 61

Hội thi Tìm hiểu giá trị lịch sử - văn hóa năm 2016 62

Hội thi Tìm hiểu giá trị lịch sử - văn hóa năm 2016 63

Hội thi Tìm hiểu giá trị lịch sử - văn hóa năm 2016 64

Hội thi Tìm hiểu giá trị lịch sử - văn hóa năm 2016 65

Hội thi Tìm hiểu giá trị lịch sử - văn hóa năm 2016 66

Hội thi Tìm hiểu giá trị lịch sử - văn hóa năm 2016 67

Hội thi Tìm hiểu giá trị lịch sử - văn hóa năm 2016 68

Hội thi Tìm hiểu giá trị lịch sử - văn hóa năm 2016 69

Hội thi Tìm hiểu giá trị lịch sử - văn hóa năm 2016 70

Hội thi Tìm hiểu giá trị lịch sử - văn hóa năm 2016 71

Hội thi Tìm hiểu giá trị lịch sử - văn hóa năm 2016 72

Hội thi Tìm hiểu giá trị lịch sử - văn hóa năm 2016 73

Hội thi Tìm hiểu giá trị lịch sử - văn hóa năm 2016 74

Hội thi Tìm hiểu giá trị lịch sử - văn hóa năm 2016 75

Hội thi Tìm hiểu giá trị lịch sử - văn hóa năm 2016 76

Hội thi Tìm hiểu giá trị lịch sử - văn hóa năm 2016 77

Hội thi Tìm hiểu giá trị lịch sử - văn hóa năm 2016 78

Hội thi Tìm hiểu giá trị lịch sử - văn hóa năm 2016 79

Hội thi Tìm hiểu giá trị lịch sử - văn hóa năm 2016 80

Hội thi Tìm hiểu giá trị lịch sử - văn hóa năm 2016 81

Hội thi Tìm hiểu giá trị lịch sử - văn hóa năm 2016 82

KHÓA XIV (2016 - 2021)

1. Bà Phan Thị Mỹ Thanh: Phó Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai.

2. Ông Võ Văn Thưởng: Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương.

3. Bà Nguyễn Thị Như Ý: Phó Chủ tịch Thường trực Liên đoàn Lao động tỉnh Đồng Nai.

4. Bà Đỗ Thị Thu Hằng: Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc Tổng Công ty Phát triển Khu công nghiệp Đồng Nai.

Hội thi Tìm hiểu giá trị lịch sử - văn hóa năm 2016 83

5. Ông Vũ Hải Hà: Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội.

6. Ông Lê Hồng Tịnh: Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học và Công nghệ của Quốc hội.

7. Ông Huỳnh Thanh Liêm: Chính ủy Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Đồng Nai.

Hội thi Tìm hiểu giá trị lịch sử - văn hóa năm 2016 84

8. Ông Nguyễn Công Hồng: Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội.

9. Ông Hồ Văn Năm: Trưởng ban Nội chính Tỉnh ủy Đồng Nai.

10. Ông Dương Trung Quốc: Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam; Tổng Biên tập Tạp chí xưa và nay.

11. Ông Bùi Xuân Thống: Bí thư Huyện ủy Định Quán.

Hội thi Tìm hiểu giá trị lịch sử - văn hóa năm 2016 85

PHẦN II

DÂN TỘC CHƠRO ĐỒNG NAI VÀ NHỮNG NGƯỜI CON ƯU TÚ

Đồng Nai là tỉnh có nhiều thành phần dân tộc cộng cư. Theo số liệu thống kê, tỉnh Đồng Nai có 40 dân tộc sinh sống. Tộc người Chơro là một trong những cư dân có mặt sớm trên vùng Đồng Nai. Theo các nguồn sử liệu, trước khi lưu dân Việt đến Đồng Nai khẩn hoang lập nghiệp vào thế kỷ XVI, thì người Chơro cùng các nhóm người Kơ Ho, STiêng đã từng cư trú và sinh sống. Chính vì vậy, người Chơro, Châu Mạ và những nhóm cư dân trên được xem là cư dân bản địa/ cư dân gốc, cư dân tại chỗ của vùng Đồng Nai. Tộc người Chơro thuộc nhóm loại hình nhân chủng Anhđônêdiêng, về mặt ngôn ngữ, thuộc ngữ hệ Môn - Khơ me, dòng Nam Á, chưa có chữ viết riêng của dân tộc mình.

Người Chơro được gọi bằng nhiều tên khác nhau. Một số tài liệu trước đây gọi người Châu Ro là Ro, Tô, Xôp (Coop), hay Dơ Ro…Người Chơro tự gọi mình là Chrau Jro với nghĩa: Chrau/ người, Jro/ tên bộ tộc. Về cá nhân, người Chơro có các họ thường gặp như Điểu, Thổ. Các họ như: Tòng, Lâm, Đào, Lý, Dương, Mai, Hồng được cho là vua Minh Mạng ban cho sau nay để làm họ.

Hiện nay trên địa bàn Đồng Nai, theo thống kê dân số ngày 01/ 4/ 1999 thì số dân Chơro có khoảng13.000 người (đứng hàng thứ 5/ 40 dân tộc sinh sống ở Đồng Nai ); sống tập trung chủ yếu tại ấp Lý Lịch, xã Phú Lý, huyện Vĩnh Cửu; xã Túc Trưng huyện Định Quán; xã Xuân Vinh, xã Xuân Bình huyện Long Khánh; xã Xuân Trường, xã Xuân Phú, xã Xuân Thọ… huyện Xuân Lộc. Một số hộ dân Chơro sống rải rác ở huyện Long Thành, huyện Thống Nhất.

Trước đây, người Chơro cư trú thành từng làng (bon / palây) với một khu vực đất đai riêng biệt và theo chế độ mẫu hệ. Họ sống chủ yếu dựa vào việc làm nương rẫy, sản xuất nông nghiệp mang tính chất tự cung tự cấp và hoàn toàn dựa vào thiên nhiên. Ngày nay, kinh tế đã thay đổi theo hướng tích cực, cuộc sống người dân được cải thiện. Các nghề thủ công như: rèn, đan lát, dệt phát triển trong cộng đồng người Chơro và còn duy trì tới ngày nay.

Người Chơro sống chủ yếu trên các căn nhà sàn bằng gỗ. Ngày nay, được các chính sách hỗ trợ của nhà nước, đồng bào dân tộc Chơro tại Đồng Nai hầu như sống trong các căn nhà cấp bốn xây bằng gạch, cát…

Tín ngưỡng nguyên thủy của dân tộc Chơro là thờ đa thần với quan niệm mọi vật đều có linh hồn. Vì vậy, họ thần rất nhiều thần, các hiện tượng thiên nhiên thường xảy ra mà chính cộng đồng, bản thân họ không lý giải được. Đây cũng chính là quan niệm, tín ngưỡng chung của các cộng đồng cư dân bản địa ở

Hội thi Tìm hiểu giá trị lịch sử - văn hóa năm 2016 86

Đồng Nai. Họ có rất nhiều lễ cúng trong năm, đặc biệt phải kể đến lễ cúng thần Lúa hay còn gọi lễ Sayangva. Xưa kia, lễ hội này kéo dài nhiều ngày đêm, thu hút cả cộng đồng tham gia.

Ngày nay, tại một số nơi, người Chơro vẫn duy trì lễ hội SaYangva nhưng không còn kéo dài như xưa do tác động nhiều mặt của xã hội. Có nhiều yếu tố, địa điểm, nghi thức, diễn sự, vật tế… để tạo nên một lễ hội SaYangVa.

Trước sân nhà người Chơro dựng một cây nêu. Nơi gốc cây nêu cột heo cỏ, gà chuẩn bị làm thịt cúng tế. Buổi sáng, những người phụ nữ Chơro đi rước hồn lúa - vốn là chùm lúa rẫy được bó để dành sau mùa thu hoạch trên nương. Rước về, họ chia bông lúa trang trí trên bàn thờ, làm thịt gà, heo bôi huyết trên cây nhang và chuẩn bị rượu cần, các lễ vật để cúng thần. Nghi thức cúng chính là cúng thần nhà trước, sau đến cúng tổ tiên, thần lúa. Già làng hoặc chủ nhà đảm trách việc đọc lời khấn, trình bày tấm lòng thành của gia chủ, cầu mong được thần linh hộ trì cho sức khoẻ, ban cho mùa màng tươi tốt, cây lắm trái, lúa nhiều hạt. Sau khi cúng thần nhà, người Chơro đem lễ vật ra kho lúa. Tại đây diễn ra những nghi tế và khấn riêng cho thần lúa.

Tại Đồng Nai, những người con ưu tú, tiêu biểu của dân tộc Chơro đã có những đóng góp không nhỏ trong sự nghiệp đấu tranh, giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước. trong số đó, phải kể đến anh hùng liệt sĩ Điểu Xiểng, anh hùng Điểu Cải.

Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Điểu Cải tên thật là Điểu Văn Cải - người dân tộc Chơro sinh năm 1948, quê Đức Thắng, xã Túc Trưng, huyện Định Quán (Xuân Lộc và Tân Phú trước đây). Tuổi thơ của anh gắn liền với vùng quê miền núi mà người dân Chơro luôn trong cảnh đói nghèo, khổ nhục trong những năm tháng quê hương bị xâm lược.

Từ tháng 10 năm 1965 đến năm 1969, Điểu Văn Cải tham gia hoạt động cách mạng tại Túc Trưng và là thành viên của đội du kích địa phương. Anh từng giữ chức vụ Xã đội trưởng vào năm 1969.

Trong thời kỳ bám đất, bám dân hoạt động, Điểu Văn Cải luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Đặc biệt, anh cùng với đội du kích Túc Trưng tổ chức nhiều trận đánh vào quân thù, gây cho chúng nhiều tổn thất. Tiêu biểu là các trận đánh: đầu năm 1968, Điểu Văn Cải chỉ huy một tổ du kích chống địch càn vào căn cứ. Trong một ngày, đơn vị tiêu diệt 31 tên lính Mỹ. Cuối năm 1968, Điểu Văn Cải hóa trang đột nhập 3 lần vào Ấp chiến lược giữa ban ngày diệt 24 tên tề địch ác ôn, hỗ trợ cho phong trào phá thế kềm kẹp ở địa phương.

Hội thi Tìm hiểu giá trị lịch sử - văn hóa năm 2016 87

Năm 1969, Điểu Văn Cải chỉ huy một tổ bí mật mưu trí tổ chức diệt địch khi cài lại những quả mìn định hướng do địch cài xung quanh một bót lính nhằm ngăn chặn lực lượng cách mạng đột nhập. Sau đó, tổ đánh động làm cho địch lùng sục, rơi vào bãi mìn đã cài sẵn diệt 18 tên địch. Tháng 10 năm 1969, Điểu Văn Cải hy sinh anh dũng trong một trận đánh với kẻ thù tại địa phương. Lúc bấy giờ, Điểu Văn Cải giữ chức Xã đội trưởng Túc Trưng. Ngày 6 tháng 11 năm 1978, liệt sĩ Điểu Văn Cải được truy tặng danh hiệu cao quý: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.

PHẦN 3:

ANH HÙNG LIỆT SĨ ĐIỂU XIỂNG - MỘT TRONG NHỮNG VỊ ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI TỈNH ĐỒNG NAI KHÓA ĐẦU TIÊN

Tôi một cán bộ công tác trong ngành văn hóa, thể thao và du lịch tỉnh Đồng Nai, phụ trách mảng lập hồ sơ xếp hạng các di tích - danh thắng trên địa bàn tỉnh. Một lần, trong chuyến công tác về xã Xuân Hòa, huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai (Căn cứ 4) để thu thập thông tin tư liệu phục vụ việc lập hồ sơ xếp hạng di tích Căn cứ Rừng Lá; tôi có dịp được tiếp xúc với đồng bào dân tộc Chơro đang sinh sống tại đây. Tôi được nghe họ kể nhiều về cuộc sống và cả những chiến công, truyền thống đấu tranh của đồng bào trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ và cả mấy câu thơ viết về một người con của dân tộc Chơro tên Điểu Xiểng đã anh dũng hy sinh tại mảnh đất Xuân Lộc này mà họ không biết tác giả là ai:

“…… Anh vẫn đứng lặng im Hiên ngang như ngọn núi Nhìn lũ giặc, căm thù sôi trong máu Anh gầm lên, tiếng thét vang rừng: “Không! Không đầu Tây Tao thà chết tại đây!” … Máu anh đỏ cả ruộng vườn Núi rừng Xuân Lộc nhớ thương đời đời”. Sau này, qua tìm hiểu tôi mới biết đó là bài thơ của thi tướng Huỳnh Văn

Nghệ viết về ông Điểu Xiểng - người con ưu tú của dân tộc Chơro, một trong

Hội thi Tìm hiểu giá trị lịch sử - văn hóa năm 2016 88

những vị đại biểu quốc hội tỉnh Đồng Nai khóa đầu tiên (1946 - 1960) đã hy sinh tại mảnh đất Xuân Lộc.

Điểu Xiểng là tên gọi thân thương mà đồng bào dân tộc Chơro ở Biên Hòa (nay là tỉnh Đồng Nai) gọi ông theo họ của dân tộc. Riêng, đồng bào dân tộc ở xã Xuân Hòa (Căn cứ 4) thì gọi là Thổ Xiểng13.

Ông sinh năm 1909 tại thôn Võ Dõng, tổng Phước Thành (nay là ấp Võ Dõng thuộc xã Gia Kiệm, huyện Thống Nhất). Sinh thời, ông có dáng người cao to, người đậm, khỏe mạnh, dũng cảm, gia đình khá giả và rất giỏi tiếng Pháp. Người dân trong làng còn hay gọi ông là Sếp Xiểng.

Lịch sử ghi lại rằng: Trong thời kỳ Mặt trận dân chủ Đông Dương, các đảng viên cộng sản: Phạm Văn Khoai, Nguyễn Văn Nghĩa và một số đồng chí khác được cử về quận Xuân Lộc để vận động nhân rộng phong trào cách mạng trong công nhân cao su, nông dân địa phương và đồng bào dân tộc. Nhân đó, ông Điểu Xiểng được giác ngộ cách mạng trong dịp này. Trong cuộc kháng chiến chống Pháp, ông và gia đình luôn bí mật giúp đỡ nuôi giấu cách mạng, tiếp tế lương thực, vũ khí, thuốc men cho lực lượng của ta.

Tháng 02 năm 1937, Điểu Xiểng là một trong bốn đảng viên người dân tộc Chơro được dự hội nghị lịch sử tổ chức ở Bàu Trâm (thị trấn Xuân Lộc) để thành lập Chi bộ Đảng Cộng sản đầu tiên ở Xuân Lộc. Khi cách mạng Tháng Tám năm 1945 thắng lợi, Điểu Xiểng được cử làm Chủ tịch Ủy ban kháng chiến làng Võ Dõng (nay thuộc phạm vi xã Gia Kiệm, huyện Thống Nhất). Do hầu hết dân trong làng đều là đồng bào dân tộc Chơro nên trong Ủy ban kháng chiến, ngoài Điểu Xiểng làm Chủ tịch thì Phó chủ tịch là Điểu Nhông, phụ trách phụ nữ là Điểu Thị Thiên, phụ trách thanh niên là Điểu Hùng...; Điểu Xiểng đã tổ chức đội vũ trang gồm 30 thanh niên dân tộc Chơro khỏe mạnh vừa giỏi lội rừng vừa giỏi bắn ná, bách phát bách trúng như: Điểu Nghệ, Điểu Chà, Điểu Đê, Điểu Chàng, Điểu Bài... trang bị ná, tên tẩm độc sẵn sàng chiến đấu chống thực dân Pháp tái xâm lược. Chính đội quân trang bị ná và tên tẩm thuốc độc này (bọn Việt gian tay sai gọi một cách miệt thị là "Thượng") do ông dẫn đầu đã cùng với hàng ngàn công nhân cao su và nhân dân lao động ở Xuân Lộc đã rầm rộ kéo về Sài Gòn tham gia cướp chính quyền trong ngày 25-8-1945. Và sau đó, đội quân người dân tộc Chơro này còn án ngữ ở mặt trận Thị Nghè - Hàng Xanh cho đến khi mặt trận này bị vỡ mới rút về lại Biên Hòa - Xuân Lộc.

Ngày 06 tháng 01 năm 1946, nhân dân cả nước hân hoan thực hiện quyền công dân đi bầu cử Quốc hội khóa đầu tiên (1946-1960) của nước Việt Nam

13. Theo lời kể lại của bà Lý Thị Kiểng, trưởng làng dân tộc Chơro xã Xuân Hòa, Xuân Lộc.

Hội thi Tìm hiểu giá trị lịch sử - văn hóa năm 2016 89

Dân chủ Cộng hòa; tại khu vực Bầu cử tỉnh Biên Hòa: các ông Điểu Xiểng, Hoàng Minh Châu, Phạm Văn Búng, Nguyễn Văn Nghĩa đã trúng cử vào đại biểu Quốc hội khóa I.

Ngày 26 tháng 01 năm 1946, giặc Pháp huy động lực lượng gồm hơn một ngàn quân với xe tăng, đại bác đánh chiếm quận lỵ Xuân Lộc và một số đồn điền cao su trong vùng. Trên đường ra Hà Nội dự phiên họp Quốc hội khóa I; vừa đến khu vực Rừng Lá (thuộc địa bàn quận Xuân Lộc), Điểu Xiểng bị rơi vào ổ phục kích của bọn giặc Pháp. Qua viên thông ngôn, tên sĩ quan chỉ huy Pháp giở trò mua chuộc ông bằng cách hứa cho làm quan ngay tại quận đường Xuân Lộc nếu ông chịu hợp tác với chúng và từ bỏ Việt Minh. Ông đã khẳng khái trả lời: “Không! Tao không đầu hàng thằng Tây! Tao thà chết tại đây!”.

Thấy dụ dỗ người chiến sĩ cách mạng Chơro không được, bọn Pháp đe dọa dùng cực hình, người đại biểu Quốc hội đầu tiên của tỉnh Đồng Nai vẫn vững vàng tư thế, quyết không đầu hàng kẻ địch. Điên tiết, bọn giặc cột tay ông vào sau xe Jeep rồi mở máy chạy kéo lê thân hình đẫm máu của ông về đến tận dinh quận Xuân Lộc. Cuối cùng, vị đại biểu Quốc hội khóa đầu tiên, người con ưu tú dân tộc Chơro của vùng đất Biên Hòa, Đồng Nai đã anh dũng ngã xuống trong tư thế hiên ngang của người chiến thắng. Thương tiếc ông Điểu Xiểng và càng căm thù hơn nữa bọn giặc Pháp tàn ác nhiều người dân tộc Chơro ở Túc Trưng, Võ Dõng, Bình Lộc... liền cắt máu ăn thề, đổi họ Điểu thành họ Hồ, họ Nguyễn Ái trực tiếp tham gia kháng chiến.

Cảm phục trước khí phách người anh hùng dân tộc Chơro, nhà thơ Huỳnh Văn Nghệ đã sáng tác bài thơ “Cái chết của anh Xiểng” được trích trong tập thơ “Bên dòng sông xanh”, Nhà xuất bản Tổng hợp Sông Bé, năm 1988), bài thơ có nội dung như sau:

Mở mắt tròn xoe Trừng trừng nhìn lũ giặc Đang trói vòng anh sau xe Jeep Giữa biển nắng vàng Anh Xiểng ngẩng đầu nhìn ngọn Chứa Chan. Nhớ lại ngày trúng cử Đồng bào Xuân Lộc Từ rừng xanh, núi đỏ kéo về đây Tiệc mừng anh đêm ấy cả rừng say Trăng huyền ảo trên chân mây gối núi Mới hôm qua chia tay bên bờ suối Mừng mừng, tủi tủi, mến thương Từng con chim, con sóc, cành hương Cũng thỏ thẻ, vuốt ve âu yếm

Hội thi Tìm hiểu giá trị lịch sử - văn hóa năm 2016 90

Dây xiết chặt hai cổ tay đau điếng Nhựa đường trơn như lửa đốt bàn chân Nhưng ngọn núi Chứa Chan Vẫn cao đầu hiên ngang dưới nắng Bên tai anh, lời ca cách mạng Vẫn vang vang trong tiếng suối lời chim. Anh vẫn đứng lặng im Trước những lời thấm đầy nọc độc Không biết nói thì cúi đầu cũng được Chịu đầu Tây cho về huyện làm quan. Không thì xe sẽ kéo xác trên đường! Anh vẫn đứng lặng im Hiên ngang như ngọn núi Nhìn lũ giặc, căm thù sôi trong máu Anh gầm lên, tiếng thét vang rừng: "Không! Không đầu Tây Tao thà chết tại đây!". Chiếc xe hoảng hốt rồ ga Phóng tới như điên, kéo anh ngã gục. Ngọn Chứa Chan ngắm mãi người anh hùng dân tộc Đuổi theo xe như một khối căm hờn... Máu anh đỏ cả ruộng vườn Núi rừng Xuân Lộc nhớ thương đời đời. Thi tướng Huỳnh Văn Nghệ đã dùng tất cả cảm xúc chân thực xuất phát

tự trong trái tim mình để phác họa nên hình tượng người anh hùng dân tộc thiểu số Điểu Xiểng hết sức đẹp đẽ, dù đứng trước cái chết anh vẫn hiên ngang ngẩng cao đầu không hề khuất phục kẻ thù, luôn dương cao ngọn cờ cách mạng trong tim,… Cái chết của ông được đồng bào, đồng đội cảm phục và tiếc thương, cái chết của ông đã làm cho kẻ thù phải khiếp sợ và cái chết của ông sẽ là bất tử trong triệu triệu trái tim con người Việt Nam…

Tìm hiểu về ông, đọc và ngẫm cả bài thơ viết về ông trong tôi cảm thấy có gì đó nghèn nghẹn. Ông - người con của đồng bào dân tộc Chơro, vinh dự, tự hào và mang cả trọng trách to lớn khi được đồng bào tín nhiệm, trở thành đại biểu quốc hội tỉnh Đồng Nai khóa đầu tiên.

Niềm vui được thay mặt đồng bào Chơro Đồng Nai góp tiếng nói tới Quốc hội, tới Bác Hồ kính yêu, tới cách mạng đã không thể thực hiện được. Người anh hùng dân tộc đã hiên ngang, bất khuất ngã xuống vì độc lập, tự do của dân tộc Việt Nam. Tấm gương của ông luôn luôn là niềm tự hào cho dân tộc

Hội thi Tìm hiểu giá trị lịch sử - văn hóa năm 2016 91

Chơro nói riêng, người Đồng Nai và cả nước nói chung. Chúng ta tự nhủ rằng, ông hãy yên nghỉ, lớp lớp thế hệ kế tiếp chúng ta luôn noi theo gương ông, sống như ông, sống với lý tưởng và hoài bão cách mạng, sẵn sàng chiến đấu và có thể hy sinh thân mình khi đất nước cần.

Tôi đứng tần ngần trước cổng làng Chơro (Xuân Hòa, Xuân Lộc), chính tại vị trí này ông đã bị giặc Pháp bắt. Chợt nghĩ tới ông và cả những ước mơ, dự định ông muốn thực hiện khi trở thành đại biểu quốc hội. Những ước mơ dang dở, những dự định chưa thành nhưng giờ này chắc ông cũng đã vui phần nào vì cuộc sống của dân làng Chơro Xuân Hòa nói riêng và Đồng Nai nói chung đã được cải thiện. Họ được sống trong những căn nhà xây kiến cố, con cái được đến trường, cuộc sống tốt đẹp hơn. Đặc biệt, đồng bào nơi đây vẫn luôn nhớ về ông, về tấm gương hy sinh của ông để giáo dục con cháu. Tôi thật sự ngưỡng mộ ông - người con ưu tú của núi rừng Xuân Lộc.

Cổng làng Chơro Xuân Hòa - nơi ông Điểu Xiểng bị bắt

Hội thi Tìm hiểu giá trị lịch sử - văn hóa năm 2016 92

Tại Xuân Lộc, một ngôi trường mang tên ông đã được xây dựng. Từ đây và mãi mãi về sau những người con của đồng bào các dân tộc thiểu số được đến trường học cái chữ dưới mái trường này sẽ trở thành những người có ích cho xã hội, góp phần xây dựng đất nước Việt Nam ngày càng phát triển và giàu đẹp như chính ước mơ của ông ngày nào.

Điều cuối cùng tôi vẫn còn băn khoăn và mong muốn góp ý kiến đến các ngành có liên quan là hi vọng trong thời gian tới, có thể xem xét và triển khai các việc như:

- Sưu tầm, thu thập thông tin, hình ảnh để có những thông tin chính xác, cơ bản làm tài liệu viết về liệt sĩ Điểu Xiểng, Điểu Cải...

- Phác họa chân dung của ông Điểu Xiểng để làm tượng đặt tại trường THPT - THCS Điểu Xiểng, huyện Xuân Lộc.

- Tìm kiếm hài cốt hoặc nơi chôn ông.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Lịch sử Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam tỉnh Đồng Nai 1930- 1945 (tập 1).

2. Người Châu Ro ở Đồng Nai, NXB Đồng Nai, 1998.

3. Lịch sử đấu tranh cách mạng của Đảng bộ và nhân dân huyện Thống Nhất, NXB Đồng Nai, 1995.

4. Tập ký sự "Bên dòng sông xanh" của Huỳnh Văn Nghệ, NXB Tổng hợp Sông Bé, 1988.

5. Một bài thơ một cuộc đời, tuyển tập Lý Văn Sâm -, Đồng Nai, 1991.

6. Ba nhà báo Sài Gòn, Trần Nhật Vy, NXB Văn hóa- Văn nghệ, 2015.

7. Dương Tử Giang cuộc đời và sự nghiệp, Trương Võ Anh Giang, NXB Tổng hợp Đồng Nai, 1998.

8. Từ ngục tù Tân Hiệp, TTVHTT Đồng Nai, 2001.

9. Kỷ yếu Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Nai qua các nhiệm kỳ, NXB Đồng Nai, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Nai, 2016.